Tumgik
vaithieulucngan · 5 years
Text
Giá vải thiều Lục Ngạn 2019 có thể tăng gấp 3 so với năm ngoái
Tỷ lệ vải ra hoa đậu quả của vải thiều huyện Lục Ngạn đạt khoảng 50% so với vụ trước, tuy nhiên dự báo giá vải sẽ gấp 3 lần năm ngoái
Sản lượng vải thiều giảm 50%
Huyện Lục Ngạn năm nay, tổng diện tích trồng vải toàn huyện đạt gần 16.000 ha. Trong đó có khoảng 1.850 ha, chiếm 12,1% vải chín sớm; gần 13.500 ha vải thiều chính vụ, chiếm 87,9%. Khác với mùa vải thiều bội thu của năm 2018, năm nay sản lượng vải thiều huyện Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang) giảm sút nhiều. Người dân ở vùng chuyên canh vải đang thấp thỏm lo lắng về tỷ lệ đậu quả và giá bán vải thiều.
[caption id="attachment_835" align="aligncenter" width="650"] Sản lượng vải thiều Lục Ngạn - Bắc Giang 2019 giảm sút nhiều[/caption]
Ông Nguyễn Hữu Tuấn ở thôn Đồng Quýt, xã Tân Mộc, huyện Lục Ngạn cho biết, dù chăm sóc kỹ, đúng quy trình nhưng do thời tiết nóng ấm vào dịp Tết nên tỷ lệ ra hoa đậu quả của vải thiều trong năm nay rất thấp, thường các vườn vải chỉ đạt khoảng 50% đậu quả, vườn nào cao nhất cũng chỉ đạt 75% vải đậu quả. “Vụ năm 2018, vải thiều bội thu, với gần một ha vải có thể thu 5 - 7 tấn quả, còn vụ năm nay nhiều gia đình chỉ thu được 2-3 tấn quả. Nhưng cũng có gia đình mất gần hết vườn vải dù đã tỉa cành, triệt lộc, chăm sóc” - ông Tuấn chia sẻ.
Theo dự báo của huyện Lục Ngạn, sản lượng vải thiều toàn huyện năm nay đạt hơn 80.000 tấn, trong đó có khoảng 12.500 tấn vải chín sớm; thời gian thu hoạch dự kiến từ 20 - 30/7/2019. So với vụ vải thiều trước, năm nay sản lượng vải của Lục Ngạn giảm gần 50% (năm 2018 tổng sản lượng vải thiều Lục Ngạn là 150.000 tấn vải).Bà Nguyễn Thị Hoàng, ở xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn cũng là một trong những hộ tham gia thí điểm trồng vải thiều hữu cơ năm 2019 phương thức chăm sóc mà không phun thuốc trừ sâu bệnh. Năm nay, thời tiết không thuận lợi sản lượng giảm sút, quả trên các cây chỉ lác đác, thu nhập của gia đình khó đảm bảo được.
Giá vải thiều tăng gấp 3 lần, dự báo 40.000 đồng/kg
Sản lượng vải giảm gần 50% so với năm 2018 khiến giá vải thiều đang ở mức cao, hiện giá bán vải thiều tại vườn chờ thu hoạch là 40.000 đồng/kg, gấp 3 lần so với mùa vải trước (năm 2018 trung bình giá vải 12.000 đồng/kg). Mức giá này khiến các nhà vườn bớt lo âu khi sản lượng thấp.
[caption id="attachment_836" align="aligncenter" width="640"] Giá vải thiều năm 2019 tăng gấp 3 lần, dự kiến 40.000đ/kg[/caption]
Ông Lê Bá Thành, Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn cho biết, mùa vải thiều năm nay tiêu chuẩn cho xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc (thị trường xuất khẩu chính của vải thiều) có yêu cầu cao hơn. Các tiêu chuẩn kỹ thuật đều yêu cầu cao hơn, quy chuẩn từ bao bì đến tem nhãn sản phẩm rõ ràng để truy xuất nguồn gốc. Tiếp tục phối hợp với các doanh nghiệp xuất khẩu sang Mỹ, Nhật Bản, châu Âu…
“Vải thiều chế biến và xuất khẩu sang các nước (trừ thị trường Trung Quốc) chiếm 20% tổng sản lượng (tương đương 16.000 tấn) còn lại 80% vải thiều tươi phục vụ cho tiêu thụ nội địa và xuất sang thị trường Trung Quốc. Với việc thị trường Trung Quốc nâng tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng trong nhập khẩu vải thiều thì đây là cơ hội để người dân thay đổi dần phương thức hướng tới tiêu chuẩn, chất lượng cao hơn để hội nhập và hướng tới các thị trường khó tinh” - ông Thành nói.
36 mã vùng trồng của vải thiều huyện Lục Ngạn đã được xác định để xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, 82 cơ sở sơ chế vải thiều cũng được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp chứng nhận đủ tiêu chuẩn.
Trong tiêu thụ nội địa, các doanh nghiệp, siêu thị, chuỗi cửa hàng tiếp tục ký kết với người dân bao tiêu sản phẩm cũng như cung cấp tư thuơng phục vụ cho các chợ đầu mối. Vải thiều ngoài thị trường truyền thống phía Bắc lượng tiêu thụ ở các thị trường phía Nam cũng tăng lên đáng kể trong những năm vừa qua. Với vải thiều đẹp có thể sẽ được các thương nhân Trung Quốc tranh mua khi Trung Quốc cũng mất mùa vải, ông Thành cho biết thêm.
Tham khảo nguồn : Giá vải thiều Lục Ngạn 2019 có thể tăng gấp 3 so với năm ngoái
0 notes
vaithieulucngan · 6 years
Text
Lục Ngạn mùa Vải Thiều
Vượt quãng đường gần 100km, nhóm chúng tôi có mặt tại Lục Ngạn - Bắc Giang lúc 7h sáng. Dọc con đường từ Thị trấn Đồi Ngô đến Thị trấn Chũ tấp nập xe máy chở vải thiều hối hả ngược xuôi. Đến trung tâm thị trấn Chũ mọi người không khỏi choáng ngợp bởi trên là trời, dưới là vải thiều, vải nhuộm đỏ dọc con phố. Hàng trăm xe máy chở những sọt vải cao quá đầu chen chúc nhau đến các điểm thu mua, con đường trung tâm thị trấn tắc nghẽn, xe ô tô nối dài hàng km chờ đi qua khu vực này, nhiều xe tải, xe lạnh có trọng tải cả chục tấn kéo về đây để vận chuyển vải đi tiêu thụ, thị trấn nhỏ trở nên đông đúc, náo nhiệt. Một tổ cảnh sát giao thông cùng hàng chục thanh niên tình nguyện tham gia đảm bảo an toàn giao thông đô thị cũng không giải quyết nổi cho các phương tiện lưu thông.
[caption id="attachment_745" align="aligncenter" width="960"] Phố Kim - TT Chũ mùa thu hoạch vải thiều[/caption]
Xe chúng tôi đành rẽ vào một ngõ nhỏ thị trấn Chũ rồi thả bộ đi dọc đoạn phố nơi có hàng chục điểm thu mua vải thiều của bà con nông dân trong huyện Lục Ngạn. Trời nắng nóng, những gương mặt nông dân xạm đen bóng nhẫy mồ hôi chở theo sau xe máy là giỏ vải nặng từ 120 – 150kg. Ghé vào một điểm thu mua trên dãy phố tôi gặp anh Thành, một trong những chủ thu mua vải lớn nhất nơi đây, anh đang kiểm tra chất lượng vải cho nhân viên thu mua, hàng chục xe đang xếp hàng chờ cân.
Trao đổi cùng anh đôi điều, anh cho biết: Lục Ngạn đang thời kỳ cao điểm thu hoạch vải thiều, điểm của tôi đang thu gom vải chở sang bán cho thương lái Trung Quốc , mỗi ngày thu mua và chuyển đi một xe 14 tấn. Chúng tôi thanh toán ngay tiền cho nông dân sau khi cân, giá thu mua dao động từ 19 – 22 ngàn đồng/ kg. Vải từ đây không chỉ bán sang Trung Quốc mà còn đi khắp đất nước .Tôi hỏi thêm anh về việc nông dân hay các chủ thu mua vải có sử dụng hóa chất bảo quản không anh chia sẻ : Vải Lục Ngạn đều là vải sạch, chúng tôi ở đây thường bảo quản bằng cách ngâm vải ít phút vào nước đá lạnh xong xếp lên xe đi luôn, nếu có xe lạnh thì chúng tôi không phải làm công đoạn này.
[caption id="attachment_747" align="aligncenter" width="960"] Anh Thành (mặc áo đỏ) đang kiểm tra chất lượng vải thu mua[/caption]
Khảo sát thêm mấy điểm thu mua vải mới thấy lượng tiêu thụ vải nơi đây rất lớn đến gần trăm tấn mỗi ngày. Sức hút từ thị trường vải đã giúp cho nhiều người dân nơi đây và vùng phụ cận có thêm việc làm, hàng ngàn thùng xốp, hàng trăm tấn nước đá từ các cơ sở trong vùng được tiêu thụ hàng ngày. Sau hơn hai giờ lang thang trên Phố Kim - Thị trấn Chũ, phải hỏi đường đi tắt trong ngõ phố xe chúng tôi mới qua được nơi đây. Ở chiều đường ngược lại, đoàn xe ô tô các loại đang còn tắc chưa đi được đỗ kéo dài hàng km giữa cái nắng chói chang.
[caption id="attachment_748" align="aligncenter" width="960"] Một điểm thu mua vải trên phố Kim[/caption]
Trên đường trở về Hà Nội, nhóm chúng tôi ghé vào Vườn quả Bác Hồ tại thôn trại 3, xã Quý Sơn, Lục Ngạn tham quan đồng thời mua vải về làm quà. Đưa chúng tôi đi thăm vườn là vợ chồng anh Sơn, chị Thủy. Hơn bẩy mươi gốc vải đang mùa thu hoạch cùng nhiều cây ăn quả khác được trồng trên ba sào đất đồi của gia đình anh chị. Những chùm vải chín mọng nặng trĩu cành làm thỏa mãn cơn khát cho nhóm chúng tôi giữa cái nắng hè gay gắt, cái cảm giác khoan khoái làm sao khi được tự tay hái, ăn những quả vải tươi, ngon ngọt ngay dưới những tán lá sum suê và những chùm vải chín mọng đỏ.
[caption id="attachment_749" align="aligncenter" width="960"] Điểm thu mua vải tại TT Chũ[/caption]
Chia sẻ cùng chúng tôi chị cho biết: “Mỗi cây vải thu hoạch được từ năm mươi đến ngót một tạ quả, mỗi năm thu nhập của gia đình cũng được hơn năm mươi triệu từ vải. Nhà em ít đất nên vậy còn nhiều nhà thu hàng trăm thậm chí cả tỷ đồng mỗi năm nhờ cây vải. Nông dân Lục Ngạn chúng em may mắn sống nhờ cây vải “
[caption id="attachment_750" align="aligncenter" width="960"] Chị Thủy - Chủ một vườn vải ở Lục Ngạn[/caption]
Chia tay vợ chồng chủ vườn vải Lục Ngạn mang theo nửa tạ vải mua về làm quà cùng niềm vui về một vùng quê đang giàu lên từ bàn tay, khối óc của những người nông dân nơi đây, là kết quả từ “Dự án Xây dựng chỉ dẫn địa lý cho vải thiều Lục Ngạn” đã được chính quyền địa phương nỗ lực thực hiện để sản phẩm vải thiều Lục Ngạn hôm nay đã có mặt tại nhiều siêu thị trong và ngoài nước.
[caption id="attachment_751" align="aligncenter" width="960"] Vườn vải thiều của gia đình chị Thủy - Lục Ngạn[/caption]
Nguồn bài viết: Nguyễn Kỳ Nam
Tham khảo bài gốc ở : Lục Ngạn mùa Vải Thiều
0 notes
vaithieulucngan · 6 years
Text
Tin vải thiều Bắc Giang giá 10 nghìn 3 cân, không ai mua là bịa đặt
Trước thông tin cho rằng vải thiều tại Bắc Giang chỉ có giá 3.000 đồng/kg, thậm chí không có người mua, phải cho dê ăn, phóng viên đã vào cuộc khảo sát.
[caption id="attachment_740" align="aligncenter" width="1000"] Thông tin vải thiều giá 3k/kg là bịa đặt[/caption]
Thời điểm hiện tại, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đang bước vào thu hoạch vải sớm. Năm nay thời tiết thuận lợi, năng suất, sản lượng vải tăng mạnh khiến giá vải ngay từ đầu vụ đã thấp hơn khá nhiều so với thời điểm này năm 2017.
Mấy ngày gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện một số thông tin cho rằng việc tiêu thụ vải thiều của người dân gặp rất nhiều khó khăn. Thậm chí, có nơi tiểu thương “ép” giá chỉ còn 3.000 đồng/kg, khiến người dân hoang mang, chán nản. Tuy nhiên, theo khảo sát của phóng viên, đó là những thông tin hoàn toàn thiếu cơ sở. Trao đổi với phóng viên, anh Nguyễn Văn Tài ở xã Đồng Tiến, huyện Yên Thế (Bắc giang) cho biết: "Giá vải năm nay khá rẻ và giảm dần theo ngày. Tuy nhiên, sáng nay tôi vẫn bán được với giá 10.000 đồng/kg; vải xấu, nhỏ thì có giá khoảng 7.000 - 8.000 đồng/kg.
Còn ông Vi Văn Mùa, ở thôn Phúc Lễ, xã Phúc Hòa, huyện Tân Yên (Bắc Giang), nơi được coi là “thủ phủ” vải sớm của tỉnh Bắc Giang, cho biết, trong buổi sáng ngày 29-5, ông vẫn bán được giá 13.000 đồng/kg. “Vải năm nay sai hơn nên giá thấp hơn năm ngoái là điều đương nhiên. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn bán bình thường, không có chuyện bị ép giá xuống thấp đến mức không chấp nhận được. Vải xấu thì 8.000 - 10.000 đồng/kg, vải đẹp thậm chí còn trên 15.000 đồng/kg.
Ông Đinh Đức Cảnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Yên cho biết: "Tổng diện tích vải của cả huyện là 13.000ha. Chúng tôi đã chủ động tuyên truyền, hướng dẫn người dân chăm sóc từ đầu năm nên sản lượng và chất lượng vải tăng mạnh. Mặt khác, huyện cũng đã phát triển diện tích vải theo tiêu chuẩn VietGAP lên trên 6.000ha, giúp giá vải của huyện luôn giữ ở mức cao". “Hiện việc mua bán vải của người dân diễn ra rất thuận lợi, giá tuy có thấp hơn năm ngoái nhưng không có giá dưới 7.000 đồng/kg, hoặc 10.000 đồng/3kg như thông tin trên mạng xã hội. Vùng vải VietGAP còn có giá 20.000 đồng/kg”, ông Cảnh khẳng định.
Điều đó cho thấy, các thông tin cho rằng vải thiều Bắc Giang rơi vào cảnh giá thấp, “ế” không ai mua là hoàn toàn bịa đặt, nhằm mục đích ép người dân bán vải rẻ hoặc “câu” view trên mạng xã hội. Trước đó, để việc tiêu thụ vải được thuận lợi, bảo đảm mục tiêu “được mùa nhưng không mất giá”, đích thân Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bắc Giang Bùi Văn Hải gửi thư đề nghị Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt hỗ trợ về mặt truyền thông. “Để tiếp nối thành công trong mùa vải thiều năm 2018 và mang lại niềm vui, ấm no, hạnh phúc của người trồng vải không thể thiếu vai trò rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định của các cơ quan báo chí và truyền thông, trong đó có báo Nông thôn Ngày nay”, ông Bùi Văn Hải khẳng định trong thư.
Dự báo, sản lượng vải thiều năm nay của tỉnh Bắc Giang đạt khoảng từ 150.000 - 200.000 tấn, gấp gần hai lần so với năm 2017.
Theo Ngọc Tùng/Dân Việt
Xem toàn bộ bài viết tại : Tin vải thiều Bắc Giang giá 10 nghìn 3 cân, không ai mua là bịa đặt
0 notes
vaithieulucngan · 6 years
Text
Tập trung phòng trừ sâu đục cuống quả vải
Lục Ngạn hiện có khoảng 15.200 ha vải thiều, với điều kiện thời tiết thuận lợi năm nay, vải thiều ra hoa và đậu quả sai hơn năm trước. Hiện trà vải chính vụ đang phát triển cùi và hạt; trà vải sớm ở giai đoạn kín cùi – đỏ cuống. Vào đầu tháng 5, thời tiết có mưa rào xen kẽ nắng nóng, độ ẩm không khí cao thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên đây cũng là điều kiện thuận lợi để các đối tượng sâu bệnh gây hại trên cây vải, trong đó đặc biệt sâu đục cuống quả là đối tượng gây hại nguy hiểm, có thể làm giảm năng suất và chất lượng quả vải.
Theo kết quả điều tra của Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện, hiện nay sâu đục cuống quả tiếp tục phát triển gây hại trên các trà vải, nhất là ở những vườn rậm rạp, hại nặng trên trà vải sớm và có hiện tượng sâu gối lứa. Diện tích gây hại ở tất cả các xã, thị trấn trong huyện. Mật độ trung bình 0,2 con/cành, cao từ 3 – 5 con/cành; tỷ lệ gây hại trung bình 0,2%, cao từ 5 – 10%. Nếu không phòng trừ kịp thời sâu non sẽ gây hại nặng trong thời gian tới làm ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng vải đặc biệt là giai đoạn thu hoạch quả.
Giai đoạn sâu non của sâu đục cuống quả là giai đoạn hại mạnh nhất trực tiếp làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng quả vải. Do đặc điểm sâu non khi nở là trực tiếp từ mặt vỏ trứng đục vào hạt quả và suốt đời sống của sâu non ở trong hạt cho đến khi sâu đẫy sức hóa nhộng mới ra ngoài, vì vậy diệt trừ sâu ở giai đoạn trứng và sâu non đạt hiệu quả không cao nên chủ yếu người dân phải diệt trừ con trưởng thành ở giai đoạn chúng đẻ trứng.
[caption id="attachment_701" align="aligncenter" width="800"] Sâu đục cuống gây hại đối với trà vải sớm[/caption]
Để phòng trừ sâu đục cuống quả đạt hiệu quả cao, theo đồng chí Giáp Thị Quyên, cán bộ Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện người dân cần thực hiện tốt các biện pháp như: Tiếp tục làm tốt công tác tạo tán, tỉa cành cho cây vải thiều thông thoáng, kết hợp vệ sinh vườn, thường xuyên thu gom tiêu hủy các quả bị sâu hại.
Tập trung phun thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ sâu đục cuống quả vải từ nay cho đến hết ngày 20/5 bởi sâu trưởng thành lứa 3 đang ra rộ (có hiện tượng gối lứa) bằng thuốc có chứa một trong các hoạt chất sau: Emamectin, Abamectin, Matrine, Rotenone… Phun đúng nồng độ và liều lượng theo hướng dẫn trên nhãn mác. Thời điểm phun vào chiều mát và phun kỹ vào tán lá, trong tán cây, cành cấp 2, 3. Đối với những vườn có mật độ sâu cao cần phun kép 2 lần, cách nhau 3 ngày để diệt trừ con trưởng thành hiệu quả./.
[caption id="attachment_700" align="aligncenter" width="800"] Cán bộ Trạm Trồng trọt và BVTV huyện Lục Ngạn kiểm tra đối tượng sâu đục cuống gây hại quả vải[/caption]
Nguồn: Đài truyền thanh Lục Ngạn - Bắc Giang
Xem thêm ở : Tập trung phòng trừ sâu đục cuống quả vải
0 notes
vaithieulucngan · 7 years
Text
Kỹ thuật chăm sóc vườn vải thiều
1. Vườn vải thiều mới trồng
Đây là thời kỳ kiến thiết cơ bản, cần được làm sạch cỏ xung quanh tán gốc, đồng thời xới xáo quanh gốc, kết hợp trồng cây họ đậu (điền thanh, cốt khí, đậu tương) hoặc cỏ chống xói mòn. Có thể trồng xen dứa quả hoặc xoài. Phương pháp trồng xen vừa tận thu hoa quả phụ khi cây trồng chính chưa cho thu hoạch, vừa tác dụng tăng độ che phủ đất, chống xói mòn rửa trôi làm suy thoái đất khi cây vải chưa khép tán. Có thể trồng tận thu trong thời gian từ 3-4 năm đầu.
[caption id="attachment_635" align="aligncenter" width="800"] Cây vải thiều mới trồng nên trồng xen các cây họ đậu[/caption]
- Bón phân: Trong thời kỳ đầu kiến thiết cơ bản (chưa có thu hoạch), chế độ bón phân hàng năm cho mỗi cây như sau:
Phân chuồng: 5 - 10kg
Phân đạm urea 0,2 - 0,4kg
Phân lân Super: 0,5 - 1kg
Phân kali 0,2 - 0,5kg
* Số lần bón: Chia làm nhiều lần bón trong năm (3 - 4 lần) sau mỗi đợt lộc hoàn chỉnh. Những cây xanh tốt cần giảm lượng phân, số lần bón, tránh cây sinh trưởng quá mạnh, vống lướt.
* Cách bón: Đào rãnh xung quanh theo hình chiều tán, độ sâu rãnh khoảng 20cm, rộng 30cm rải đều phân vào rãnh và lấp đất lại, hoặc rải đều phân trên mặt đất dưới tán rồi xới nhẹ và lấp một lớp đất mỏng, đồng thời tiến hành phủ một lớp rơm rạ hoặc cây phân xanh.
- Tưới nước: Trong điều kiện thời tiết khô hạn cần tưới nước cho cây, đặc biệt sau mỗi đợt bón phân nếu gặp khô hạn cần tưới ẩm để giúp cho phân tán nhanh, giúp cây sử dụng phân bón có hiệu quả hơn. Khi các đợt lộc hình thành gặp thời tiết khô hạn cũng cần tưới ẩm cho cây.
- Thoát nước: Vải thiều là cây trồng chịu hạn rất tốt nhưng khả năng chịu úng lại rất kém, nhất là đối với cây trồng bằng cành chiết vì chủ yếu là rễ chùm và ăn nông. Trong điều kiện mùa mưa kéo dài, đất kém thoát nước gây ứ đọng hoặc mực nước ngầm dâng cao, rất dễ gây nên hiện tượng chết rũ với toàn bộ hệ thống rễ bị chết và cổ rễ thối đen. Bộ rễ không còn khả năng hô hấp, trao đổi nước và dinh dưỡng. Kết quả làm cho cây chết đột ngột.
* Biện pháp: Trên những vườn vải có địa hình đất bằng phẳng, kém thoát nước cần đào rãnh thoát nước. Cứ 2 - 3 hàng cây cần đào một rãnh thoát nước, rãnh sâu từ 30 - 40 cm, để nước thoát nhanh sau khi mưa lớn và góp phần hạ thấp mực nước ngầm trong vườn.
- Tỉa cành, tạo tán: Là biện pháp hết sức quan trọng đối với các loại cây ăn quả nói chung và cây vải nói riêng. Thường xuyên sau mỗi đợt lộc cần tỉa bớt cành khuất, cành tăm, cành vượt và những cành bị sâu bệnh phá hoại. Việc tỉa cành tạo tán đối với cây trong giai đoạn kiến thiết cơ bản rất quan trọng, giúp cho cây phát triển cân đối và chắc khỏe để tạo khả năng ra quả tốt sau này. Thường tạo tán theo hình mâm sôi hoặc bánh dày, có khoảng cách từ mặt đất tới tán cao khoảng 70 đến 80 cm. Ngoài ra, biện pháp tỉa cành tạo tán còn giúp hạn chế sâu bệnh trú ngụ, giảm tiêu hao dinh dưỡng và giúp cây sinh trưởng phát triển tốt hơn.
2. Vườn vải thiều cho quả
Thời kỳ kinh doanh, từ khi vườn cây cho thu hoạch quả việc chăm sóc cho cây bao gồm các khâu như: đốn tỉa, bón phân, nước tưới, phòng trừ sâu bệnh...và đều phải tuân thủ theo một quy trình kỹ thuật chặt chẽ. Đặc biệt, trong vụ hè thu cần chăm sóc để cây kết thúc đợt lộc thu chậm nhất vào cuối tháng 11, đầu tháng 12. Nếu muộn quá sẽ ảnh hưởng đến việc ra hoa, đậu quả, tuyệt đối không tiến hành bón phân và tưới nước vào thời gian từ tháng 10 trở đi. Nếu tưới ẩm hoặc mưa ở thời kỳ này thì cây sẽ sinh trưởng dinh dưỡng (ra lộc), lấn át sinh trưởng sinh thực (ra hoa) vì vải là cây rất mẫn cảm với thời tiết, gianh giới giữa sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực luôn đan xen, lấn át nhau. Do vậy, việc chăm sóc vườn cây cần chú ý những công việc sau:
+ Tỉa cành tạo tán:
Sau vụ thu hoạch quả cây bị tàn tạ, cành bị sước, dập gẫy do mang quả và quá trình thu hái gây nên, vì vậy cần tiến hành cắt tỉa cành tăm, cành khuất, cành dập gãy và các cành vượt. Mục đích của công việc này là loại bỏ những cành cây hư, cành vô ích, để lại những cành hữu ích, giảm bớt thân cành, giúp cây chống gió bão. Đặc biệt, giúp cây sớm phục hồi sau thu hoạch, đồng thời giảm bớt trú ngụ sâu bệnh hại trong tán cây.
+ Làm cỏ, bón phân:
Tiến hành làm cỏ dưới gốc và tán cây tránh cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng với cây, đồng thời tiến hành bón phân cho cây. Lượng phân cần bón được xác định bởi sản lượng quả vừa thu hoạch nhằm bù đắp lại lượng thiếu hụt dinh dưỡng trong đất. Bình quân cho một cây 10 năm tuổi trở lên có sản lượng 100kg/cây/năm, thì lượng bón như sau:
Phân chuồng: 20 - 30kg
Đạm Urea: 0,8 - 1,2kg
Phân Lân Super: 2 - 3,5kg
Phân Kali Sulphát: 1,2 - 1,5kg
Hoặc phân chuồng: 10 -12kg NPK có tỷ lệ 5:7:6 hoặc NPK có tỷ lệ 5:10:3
[caption id="attachment_636" align="aligncenter" width="800"] Vườn vải thiều đang nở hoa[/caption]
Số lần bón và phương pháp bón như sau:
- Bón lần 1:
+ Lượng bón: Sau thu hoạch quả cuối tháng 6 và trong tháng 7 giai đoạn này là giai đoạn cây đang bị suy kiệt dinh dưỡng sau thời kỳ mang quả. Vì vậy, cần bón đủ phân cho cây để bù đắp lượng dinh dưỡng trong đất do cây lấy đi để nuôi quả, thân và lá. Lượng phân bón cần bón lần này chiếm 2/3 lượng phân bón cả năm (2/3 lượng phân cần bón nên ở trên).
+ Phuóng pháp bón: Đào rãnh xung quanh mép ngoài hình chiều tán 20cm, rãnh rộng 30cm và sâu 30cm. Rải đều lượng phân cần bón vào rãnh và lấp đất lại. Với những cây đã khép tán thì bón phân rải đều trên bề mặt dưới tán cây rồi tiến hành xới nhẹ 1 lượt để trộn lẫn phân vào đất hoặc lấp 1 lớp đất màu mỏng. Với những cây xanh tốt, cây không cho quả, hoặc có phía tán không cho quả có thể không cần bón hoặc bón lượng phân ít hơn.
 - Bón phần 2:
+ Lượng phân bón: Bón vào giai đoạn có nụ hoa (cuối tháng 1 hàng năm) với 1/2 lượng phần còn lại.
+ Phương pháp bón: Có thể bón rải đều trên mặt đất dưới tán cây rồi lấp 1 lớp đất mỏng hoặc bón xong kết hợp tưới ẩm cho cây. Chú ý không bón phân và tưới nước cho những cây chưa phát triển hoa rõ rệt, vì thời kỳ này nếu ẩm thời tiết ấm rất dễ làm cây biến đổi trạng thái phát triển hoa sang lộc.
- Bón lần 3:
+ Lượng bón: Vào khoảng tháng 4 khi hình thành quả non và cùi. Tiến hành bón hết lượng phân còn lại, có thể bón bổ sung thêm kali từ 0,2 - 0,3kg/cây.
+ Cách bón: Bón rải đều trên bề mặt dưới tán cây khi có mưa nhỏ hoặc sau bón kết hợp tưới ẩm. Chú ý với những cây không mang quả hoặc ít, cây xanh tốt thì không cần bón bổ sung.
+ Tưới nước:
Từ khi cây hình thành hoa đến khi thu hoạch, nếu thời tiết khô hạn, cần tưới ẩm cho cây thường xuyên. Nếu giai đoạn này thiếu nước làm cho hoa còi cọc, hoa và quả non dễ bị rụng. Chú ý khi tưới nước chỉ được tưới ẩm thường xuyên, không được tưới đẫm đột ngột gây nên hiện tượng rụng hoa, nứt quả non do sức trương hạt lớn hơn sức căng vỏ quả. Cần tưới rải làm nhiều lần.
  Tham khảo nguồn : Kỹ thuật chăm sóc vườn vải thiều
0 notes
vaithieulucngan · 7 years
Text
Lịch sử phát triển cây vải thiều ở Lục Ngạn
1. Giai đoạn 1960 - 1982
Thời kỳ này được coi là giai đoạn nghiên cứu thực nghiệm, bước đầu xác định được cây vải thiều là cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu và đất đai của huyện Lục Ngạn.
Trước năm 1982, cơ cấu kinh tế của huyện được xác định là cơ cấu nông-lâm-công nghiệp. Trong nông nghiệp, tập trung phát triển lúa và màu lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày: đậu tương, lạc, mía ở các vùng đất thấp và được quan tâm chỉ đạo như một nhiệm vụ trong tâm trong suốt giai đoạn này. Còn cây lâm nghiệp được phát triển ở mọi vùng đất có độ dốc từ 15 độ trở lên. Các loại cây ăn quả chỉ được trồng rất ít trong vườn các hộ gia đình,
Từ những năm 1970, cây đậu tương ở Lục Ngạn có tốc độ phát triển rất nhanh cả về diện tích và sản lượng. Các giống đậu tương có năng suất cao, phẩm chất tốt được đưa vào trồng tại địa phương. Việc đưa cây đậu tương xuống trồng ở các chân ruộng một vụ lúa là sự sáng tạo của nhân dân các dân tộc trong huyện. Diện tích trồng đậu tương tăng từ 1261 ha năm 1976 lên 2214 ha năm 1982. Do áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất ngày càng tăng, sản lượng đậu tương tăng từ 370 tấn năm 1976 lên 1164 năm 1982. Với kết quả đó, huyện Lục Ngạn đã trở thành một điển hình của miền núi phía Bắc về trồng đậu tương và kỹ thuật đưa đậu tương xuống chân ruộng cấy lúa 1 vụ, phụ thuộc nước trời không ăn chắc đã góp phần đáng kể làm tăng hệ số sử dụng đất, tăng sản phẩm cho xã hội và cải tạo đất trồng trọt.
Cây mía một thời đã được phát triển mạnh, năm cao nhất đã trồng 700 ha mía. Sản phẩm đường thủ công của huyện đã từng nổi tiếng, được nhiều nơi biết đến với tên gọi "đường Chũ". Để giúp nhân dân chế biến và tiêu thụ sản phẩm mía đường, được sự giúp đỡ của UBND tỉnh Hà Bắc và tỉnh Tây Ninh, huyện đã đầu tư xây dựng dây chuyền ép mía và chế biến đường tinh với công suất 200 tấn/ngày. Ngoài ra Nông trường Quốc doanh Lục Ngạn (thuộc tổng công ty Rau quả Trung ương) cũng có một nhà máy đường cồn đang hoạt động, làm nhiệm vụ chế biến cây mía. Đồng thời, các lò đường thủ công trong nhân dân cũng được phát triển mạnh. Cây mía cũng ít nhiều tạo công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân một số địa phương trong huyện.
Vào cuối những năm 70 đầu những năm 80, nhân dân Lục Ngạn tập trung cao độ cho việc thực hiện 3 chương trình kinh tế lớn do Đảng đặt ra, đặc biệt là chương trình "lương thực - thực phẩm". Huyện đã tập trung mở rộng diện tích, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, vì vậy trong sản xuất lương thực đã thu được một số kết quả khá. Tổng sản lượng lương thực quy thóc năm 1982 đạt 35.780 tấn (trong đó màu quy thóc 17.604 tấn, chiếm tỷ trọng ~50%).
Để thực hiện chương trình "lương thực - thực phẩm", huyện đã tập trung làm thủy lợi với khẩu hiệu "Thắt lưng buộc bụng, ăn cháo ăn khoai, làm thủy lợi để con cháu sung sương muôn đời". Từ phong trào này, xã Quý Sơn đã trở thành lá cờ đầu của cả nước về làm thủy lợi nhỏ và được Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng Ba. Nhân dân các dân tộc trong huyện đã đào đắp được 190 hồ đập nhỏ và 7 công trình trung thủy nông. Từ chỗ không cấy được lúa vụ chiêm xuân, đến 1982 diện tích lúa chiêm được tưới nước cho 30% diện tích lúa cả năm. Lục Ngạn trở thành huyện có phong trào mạnh về làm thủy lợi và cải tạo đất của tỉnh.
Một thời gian dài, do quan niệm chưa đầy đủ về ăn ninh lương thực và giải quyết lương thực tại chỗ, nên huyện tập trung mọi nguồn lực để phát triển sản xuất lương thực. Diện tích lúa nước có hạn, năm 1982 có 8.860 ha. Để tăng sản lượng lương thực, không còn cách nào khác ngoài việc tăng diện tích cây màu lương thực bằng cách khai phá đất đồi, đất rừng làm nương rẫy, vì vậy diện tích cây màu lương thực năm 1982 lên đến 9.600 ha trong đó có 3.370 ha khoai lang, 2.230 ha ngô, 4.000 ha sắn (năm có diện tích sắn cao nhất đạt 5.689 ha là năm 1978).
Thế mạnh của huyện được xác định trong chăn nuôi là phát triển chăn nuôi trâu, bò và lợn, nhằm cung cấp sức kéo và đáp ứng nhu cầu thực phẩm trong và ngoài tỉnh. Với định hướng đó, đến năm 1982 đàn trâu cày kéo trong huyện đã lên tới 23.837 con, đàn bò 1.277 con, đàn lợn 33.813 con.
Lâm nghiệp trước năm 1982 tập trung vào việc khai thác gỗ, củi, tre nứa và các sản phẩm từ rừng tự nhiên theo chỉ tiêu khai thác lâm sản được giao trong kế hoạch hằng năm. Kết quả khai thác gỗ hàng năm từ 1.000 - 2.000 m3, củi từ 2.000 3.000 xe, tre, luồng từ 200.000 - 300.000 cây, nứa từ 1,5 triệu cây. Việc trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc cũng được quan tâm chỉ đạo và trở thành phong trào mạnh mẽ trong nhân dân. Nhằm mục tiêu của trồng rừng là phủ xanh đất trống đồi núi trọc, sản xuất gỗ hàng hóa cung cấp cho nhu cầu làm gỗ trụ mỏ và đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhân dân.
Với lâm trường có hàng ngàn công nhân, các đội của Lâm trường đã có mặt ở hầu hết các xã trong huyện để trồng thông, bạch đàn. Phong trào trồng bạch đàn phát triển rất mạnh trong các xã, thông bản trong toàn huyện. Từ đồi núi đến ven các trục đường giao thông, cơ quan, trường học, bệnh viện, đơn vị quân đội đều được trồng bạch đàn, xà cừ hoặc thông. Đến năm 1982 diện tích trồng rừng khu vực quốc doanh là 5.399 ha, khu vực nhân dân là 4.100 ha, trong đó đất trồng rừng khu vực nhân dân hầu hết là đất đồi thấp, cũng là phần diện tích đất đai có khả năng lớn về trồng vải thiều.
Trải qua thời gian dài, nhân dân các dân tộc đã tìm tòi, thử nghiệm trồng nhiều loại cây, nhiều mô hình kinh tế khác nhau. Trong sự tìm tòi sáng tạo đó đã xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến xuất sắc: đậu tương Tân Mộc, thủy lợi Quý Sơn, trông cây nhân dân Thanh Hải, sản xuất chè, chuối Tân Quang, mía đường Tân Lập...Kết quả của quá trình sản xuất, các sản phẩm trên đã góp phần cải thiện đáng kể đời sống nhân dân so với thời gian trước đó.
Tuy nhiên, nếu xét một cách toàn diện thì việc trồng các loại cây trên đây hiệu quả kinh tế đều không cao. Do đầu tư lao động sống và lao động vật chất hóa cao, nên giá trị thặng dư thấp và người dân lao động vô cùng cực nhọc mà đời sống không được nâng cao. Đến năm 1982 toàn hộ có 70% số hộ nghèo đói, số còn lại chưa được gọi là giàu có mà chỉ đủ ăn ở mức đạm bạc. Mặt khác, do khai thác quá mức tài nguyên rừng để được mở rộng diện tích gieo trồng các loại cây màu lương thực cùng với tập quán canh tác theo kiểu "du canh" nên diện tích đất được che phủ giảm nhanh chóng, tài nguyên đất đai ngày càng suy kiệt nghiêm trọng.
Nguyên nhân của tình trạng nêu trên, trước hết là do chưa xác định được đúng hướng sản xuất, chưa tìm được chủng loại và cây trồng phù hợp. Mặt khác, do ảnh hưởng của cơ chế cũ, nên người dân chưa chủ động trong đầu tư phát triển sản xuất. Việc tổ chức, lựa chọn các loại cây trồng chủ yếu tuân theo kế hoạch rót từ trên xuống, sản xuất không gắn với thị trường. Nhà nước chưa có các chính sách thích hợp để thúc đẩy sản xuất, nhất là các chương trình về quản lý đất đai, khai thác nguồn vốn, về tiêu thụ sản phẩm và lưu thông hàng hóa.
Trong thời gian này, Lục Ngạn được giao nhiệm vụ tiếp nhận dân của một số tỉnh đồng bằng lên xây dựng kinh tế mới. Trong trăm nỗi lo toan cuộc sống mới, trong hành trang của họ đều có giống cây, con đem từ quê như một kỷ vật. Vải thiều và cam Thanh Hà - Hải Dương, nhãn lồng Hưng Yên, hồng Nhân Hậu và chuối tiêu Lý Nhân - Hà Nam đã lần lượt được đem trồng tại Lục Ngạn.
[caption id="attachment_626" align="aligncenter" width="800"] Đồi vải thiều Lục Ngạn[/caption]
Lúc đầu, các loại cây đặc sản trên chưa được phát triển rộng rãi, chủ yếu trồng trong vườn, xung quanh nhà để cải thiện, nhưng cũng có một số gia đình như cụ Trình, cụ Chiểu (thị trấn Chũ) đã mạnh dạn trồng từ 30-60 cây từ đầu những năm 60, sau 10-15 năm đã cho năng suất ổn định. Người ta nhận thấy cây vải thiều trồng tại Lục Ngạn phát triển tốt, chất lượng cao không kém vải Thanh Hà, sản phẩm sản xuất ra được thị trường chấp nhận. Từ những năm 1980 các nhà máy đồ hộp ở Hà Nội, Vĩnh Phúc, Sơn Tây đã đến Lục Ngạn mua vải thiều để đóng hộp xuất khẩu. Ngoài ra vải thiều tươi còn được tiêu thụ tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam.
Tuy nhiên sản lượng vải tươi lúc đó chưa nhiều. Do đặc điểm nền kinh tế nước ta bấy giờ, việc mua bán trao đổi hàng hóa thường lấy thóc làm tiêu chuẩn so sánh, để xác định các tỷ lệ trao đổi thích hợp, khi đó nhà máy đổi cho dân 1,2 kg đạm Urê lấy 1kg vải thiều tươi và 1 kg Urê = 3 kg thóc, như vậy 1 kg vải thiều tương đương với 3,6 kg thóc. Thực tế thấy rằng quan hệ đó cơ bản được ổn định cho đến ngày nay. Song cũng có lúc quan hệ trên thay đổi bất thường, giá trị bán 1 kg vải thiều tươi có thể mua được 10 kg thóc.
Từ thực tế trên, đã khiến người dân liên tưởng, so sánh hiệu quả của việc trồng vải thiều với các loại cây trồng khác như sắn, mía, đậu tương, bạch đàn, chè, thậm chí cả lúa. Nhận thấy rằng trồng vải thiều đem lại lợi ích hơn hẳn các loại cây khác. Chính từ đó, phong trào trồng vải thiều trong nhân dân bắt đầu phát triển một cách tự phát. Đến năm 1982 toàn huyện đã trồng 42 ha vải thiều, sản lượng ước tính đạt 100 tấn. Như vậy, trong suốt thời gian dài Đảng bộ, nhân dân các dân tộc trong huyện Lục Ngạn mất nhiều công sức tìm tòi, thử nghiệm và bước đầu đã xác định được vây vải thiều là cây trồng thích hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của huyện. Sản phẩm sản xuất ra đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
2. Giai đoạn 1982 - 1998
Đây là giai đoạn được coi là thời kỳ chuyển dịch một cách toàn diện và sâu sắc cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, theo hướng tăng nhân diện tích cây vải thiều, giảm dần diện tích cây màu lương thực và cây nông nghiệp ngắn ngày.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá, tổng kết đầy đủ tính khoa học và thực tiễn của việc trồng cây ăn quả trong thời kỳ 1960 - 1982, đã khẳng đ���nh rõ vai trò của cây vải thiều trong nền kinh tế huyện nhà. Huyện ủy - UBND huyện Lục Ngạn đã đi tới một quyết sách có tính quyết định là phát động phong trào trồng vải thiều sâu rộng trong nhân dân. Một quyết tâm chiến lược được đề ra là "di dời kinh đô vải thiều từ Thanh Hà lên Lục Ngạn"
[caption id="attachment_627" align="aligncenter" width="800"] Quả vải thiều Lục Ngạn tại Hà Nội[/caption]
Mặc dù đã có sự chỉ đạo chặt chẽ như vậy, nhưng trong thời gian gần 10 năm đầu (1982 - 1990) diện tích cây vải thiều tăng rất chậm. Nguyên nhân của sự chậm trễ đó là do thiếu các điều kiện để phát triển sản xuất, nhà nước chưa có chính sách giao quyền sử dụng đất lâu dài đến hộ, các đối tượng cho vay của các tổ chức tín dụng lúc đó là HTX và các doanh nghiệp, còn các hộ nông dân chưa được vay vốn để sản xuất kinh doanh, thị tường tiêu thụ mới chỉ tập trung vào một số nhà máy sản xuất đồ hộp xuất khẩu, sức mua hàng năm chỉ ở mức 150 - 200 tấn. Ngoài ra vải thiều tươi còn được tiêu thụ tại Hà Nội, Hồ Chí Minh và một số tỉnh thành phía Nam với số lượng hạn chế. Mặc khác, do cơ chế chính sách của Nhà nước lúc bấy giờ chưa thực sự có tác dụng thúc đẩy lưu thông hàng hóa, càng làm khó khăn hơn cho việc tiêu thụ sản phẩm vải thiều cho nông dân.
Vào cuối những năm 1980 - 1998, dưới tác động tích cực của các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế. Cây vải thiều đã hội tụ đủ các điều kiện để phát triển. Nhà nước đã có chính sách giao quyền sử dụng đất lâu dài đên hộ nông dân. Trong thời gian này, UBND huyện đã giao 23.000 ha đất trống đồi núi trọc cho các hộ. Chính sách tín dụng hướng mạnh vào việc đầu tư cho sản xuất, các hộ nông dân được vay vốn để sản xuất kinh doanh. Song quan trọng hơn là thị trường tiêu thụ nông sản được mở rộng, cùng với thị trường tiêu thụ nông sản được mở rộng, cùng với thị trường trong nước vải thiều còn được bán qua Trung Quốc với số lượng lớn.
Tất cả các yếu tố trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho cây ăn quả nói chung và cây vải thiều nói riêng phát triển với tốc độ nhanh. Đến cuối năm 1998, toàn huyện đã trồng được 10.800 ha cây ăn quả, trong đó 8.000 ha cây vải thiều, diện tích cây trồng các loại cây có giá trị kinh tế thấp như: sắn, ngô, cây công nghiệp ngắn ngày và một phần diện tích cấy lúa 1 vụ không ăn chắc đã được chuyển sang trồng cây vải thiều và các loại vây ăn quả khác.
3. Giai đoạn 1998 đến nay
Là giai đoạn phát triển cây ăn quả theo hướng thâm canh và đa dạng hóa chủng loại cây ăn quả, trong đó chủ lực vẫn là cây vải thiều. Đến 1998, diện tích cây vải thiều tập trung tương đối lớn, khả năng mở rộng diện tích bị hạn chế, vì vậy cần tập trung thâm canh tăng năng suất, nâng cao sản lượng thu hoạch. Mặt khác, trong nền kinh tế thị trường, việc tập trung sản xuất với quy mô lớn theo hướng độc canh tất yếu sẽ khó tránh khỏi tổn thất, rủi ro trong tiêu thụ sản phẩm, làm giảm hiệu quả của sản xuất kinh doanh và tính bề vững của nền sản xuất dễ bị đe dọa.
Vì vậy huyện đã chủ trương tiếp tục phát triển mạnh cây ăn quả theo hướng thâm canh và đa dạng chủng loại cây ăn quả, lấy cây vải thiều làm chủ lực. Nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường về các loại hoa quả, nâng cao năng suất chất lượng, rải vụ thu hoạch, phát triển việc làm và tạo ra khả năng cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường, làm tăng nhanh sản lượng quả trong điều kiện diện tích cây trồng tăng chậm, hạn chế rủi ro tổn thất cho người làm kinh tế vườn và kinh tế trang trại.
Thời kỳ này, một số loại cây ăn quả mới như hồng không hạt, nhãn lồng, xoài và một số giống vải có thời gian thu hoạch khách nhau cho phép rải vụ như U hồng, lai Thanh Hà và một số giống vải Úc, Trung Quốc, Thái Lan...Các giống vải đó đã và đang được đưa vào trồng tại Lục Ngạn. Với định hướng nêu trên, thời vụ thu hoạch vải của huyện trước đây chỉ có 25-30 ngày, thời vụ thu hoạch quả rộ trong khoảng 10-12 ngày, thời gian này giá vải xuống thấp nhất chỉ bằng 50% lúc đầu vụ và cuối vụ. Đến nay, thời gian thu hoạch có thể kéo dài đến 55-60 ngày và giá vải ở thời kỳ đầu vụ, chính vụ và cuối vụ thu hoạch chênh lệch nhau không lớn. Lợi ích của người sản xuất và tiêu dùng được đảm bảo.
Đến cuối năm 2000, toàn huyện đã trồng được 13.739 ha cây ăn quả, trong đó có 11.235 ha vải thiều, 950 ha hồng, 650 ha nhãn. Sản lượng quả tươi đạt 20.120 tấn, trong đó vải thiều là 17.600 tấn. Cùng với việc tuyên truyền đẩy mạnh phát triển diện tích, các cấp, các ngành còn đặc biệt quan tâm đến việc giúp nhân dân ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất hiệu quả. Nhờ có sự vào cuộc tích cực của các nhà khoa học từ Trung ương đến địa phương, cộng với kinh nghiệm chăm sóc cây vải thiều được đúc kết trong thực tiễn lao động thông minh và sáng tạo của nhân dân nên người dân Lục Ngạn đã thực hiện rất hiệu quả các kỹ thuật như: hạn chế cây vải thiều ra quả cách năm bằng việc bón phân khoa học, đúng thời điểm; sử dụng các biện pháp tỉa cành, tạo tán, khoanh cành; rồi thực hiện phòng trừ sâu bệnh hiệu quả, đặc biệt là cách trị sâu đục cuống quả vải triệt để, đã giúp cho chất lượng quả vải thiều ở Lục Ngạn được nâng cao. Có lẽ hội tụ đủ các yếu tố: điều kiện đất đai, khí hậu mang đặc trưng riêng; sự quan tâm đặc biệt của cấp uỷ đảng, chính quyền và các nhà khoa học; cộng quá trình lao động cần cù, thông minh sáng tạo của nhân dân nên chất lượng quả vải thiều Lục Ngạn mới thơm ngon nổi tiếng không nơi nào sánh kịp: quả vải to đều, chín đỏ đẹp, ăn thơm ngon và ngọt lịm. Thương hiệu vải thiều Lục Ngạn ngày càng nổi tiếng và được khách hàng ở trong, ngoài nước tin dùng, ưa chuộng.
[caption id="attachment_628" align="aligncenter" width="800"] Vải thiều Lục Ngạn sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP[/caption]
Năm 2005, vải thiều Lục Ngạn đã được Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp văn bằng bảo vệ độc quyền sở hữu công nghệ đối với nhãn hiệu hàng hoá tập thể “Vải thiều Lục Ngạn”. Vải thiều Lục Ngạn còn được tôn vinh ở các hội chợ trong nước và được người tiêu dùng bình chọn là sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của cả nước. Thực tế, sản xuất vải thiều đã mang về cho người dân Lục Ngạn hàng trăm tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc phát triển diện tích vải thiều nhanh ở Lục Ngạn cũng không tránh khỏi một số vùng diện tích vải thiều ở trên đồi cao hoặc ở vùng trũng cây phát triển kém, cho chất lượng và giá trị quả không cao. Để tập trung nâng cao năng suất, sức cạnh tranh và giá trị của sản phẩm vải thiều, những năm gần đây, Huyện ủy – UBND huyện đã tăng cường chỉ đạo cơ quan chuyên môn, tuyên truyền vận động nhân dân tích cực áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăm sóc, đồng thời đẩy mạnh mở rộng diện tích sản xuất vải thiều sạch an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Cùng đó là việc cơ cấu lại vùng cây ăn quả phù hợp. Theo đó một phần diện tích vải thiều ở trên đồi cao đã được nhân dân trồng thay thế bằng rừng kinh tế; một số diện tích vải thiều ở vùng trũng thấp cũng đã được chuyển đổi sang trồng nhãn lồng và các loại cây ăn quả có múi cho giá trị kinh tế cao như cam đường Canh, bưởi Diễn, cam Vinh…
Đến nay, huyện Lục Ngạn có hơn 22.000 ha cây ăn quả, trong đó diện tích vải thiều còn 17.500 ha, và đã có 9.500 ha vải thiều được người dân sản suất theo tiêu chuẩn VietGAP. Nhờ đẩy mạnh sản xuất vải thiều chất lượng nên giá trị sản phẩm không ngừng được nâng cao. Trong ba năm gần đây, nguồn thu từ vải thiều luôn đạt hơn 1.000 tỷ đồng. Điển hình như năm 2014, sản lượng vải thiều của Lục Ngạn đạt 130.000 tấn, cho giá trị đạt 1.625 tỷ đồng. Như vậy, từ vùng đất nghèo đói xưa kia, nhờ phát triển cây ăn quả, đặc biệt là vải thiều mà bộ mặt nông thôn mới ngày càng khởi sắc.Có thể thấy, sự phát triển nhanh chóng vùng cây ăn quả Lục Ngạn đã tác động làm thay đổi cơ cấu trong nông nghiệp và các thành phần kinh tế nông thôn; mô hình kinh tế trang trại phát triển mạnh mẽ; huyện có đến 4.486 hộ dân có thu nhập từ 100 đến trên 500 triệu đồng/năm từ vải thiều, trong đó 83 hộ có mức thu từ 300 – 500 triệu đồng. Hiện cây vải thiều vẫn được xác định là cây thế mạnh chủ lực trong tập đoàn cây ăn quả của địa phương.
Xem toàn bộ bài viết tại : Lịch sử phát triển cây vải thiều ở Lục Ngạn
0 notes
vaithieulucngan · 7 years
Text
Vải Thiều Tươi
Với mong muốn đem lại cho người tiêu dùng những thực phẩm sạch và tốt cho sức khỏe. Chúng tôi chuyên cung cấp vải thiều Lục Ngạn – Bắc Giang chính gốc, khi mua vải thiều tươi của chúng tôi người tiêu dùng có thể yên tâm vì tất cả sản phẩm đều được chọn lọc từ vùng đất Lục Ngạn – với sản lượng vải thiều lớn nhất cả nước cũng như chất lượng thơm ngon số 1.
Giới thiệu về vải thiều Lục Ngạn
Vải thiều là đặc sản nổi tiếng của huyện Lục Ngạn – tỉnh Bắc Giang. Quả vải thiều Lục Ngạn khi chín có màu đỏ tươi, cùi dày hạt nhỏ, rất ngọt, nhiều nước hơn những vùng khác và giàu chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Vải thiều nơi đây được khắp trong và ngoài nước ưa chuộng.
Vải thiều Lục Ngạn
Nguồn gốc cây vải thiều
Cây vải (tên tiếng Anh Litchi) có nguồn gốc ở Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam thuộc họ Bồ Hòn, miền Bắc Việt Nam được coi là thủy tổ của vây vải. Vải thiều Lục Ngạn có xuất xứ từ giống vải Thanh Hà nhưng vải thiều về với miền đất Lục Ngạn như một cách hữu duyên trời định. Sự hòa hợp của vây vải với đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu nơi đây đã tạo ra một thứ quả thơm ngon lạ kỳ, thậm chí vải Lục Ngạn còn được đánh giá thơm ngon, đậm đà hơn cả nơi nó được sinh ra.
Vải thiều ở đâu ngon nhất
Vải thiều được trồng nhiều nhất ở 2 huyện Thanh Hà – Hải Dương và Lục Ngạn – Bắc Giang. Vải thiều Lục Ngan – Bắc Giang có sản lượng lớn hơn, quả to, ngon ngọt và bán giá cao hơn. Tuy nhiên, cả hai loại vải đều có vị thơm ngon riêng biệt đặc trưng đã tạo nên thương hiệu Vải Thiều Thanh Hà và Vải Thiều Lục Ngạn. Cả 2 loại vải đều đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý và bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá.
Vải thiều Lục Ngạn cùi dày, hạt nhỏ
Mùa vải thiều vào tháng mấy
Vải thiều bắt đầu chín vào đầu tháng và giữa tháng 6 hàng năm vải thiều Lục Ngạn đã chính thức vào vụ. Mùa vải chín là hình ảnh đặc trưng nhất của Lục Ngạn và đẹp nhất. Dù đứng ở bất cứ nơi đâu trên mảnh đất Lục Ngạn phóng tầm mắt ra xa những vườn vải quả chín đỏ bạt ngàn là những gì mà bạn nhìn thấy. Mùa vải tại đây kéo dài trong khoảng 1 tháng, mùa vải thiều chín sớm hoặc muộn cũng phụ thuộc khá nhiều vào thời tiết của từng năm.
Vườn vải thiều Lục Ngạn
Giá vải thiều Lục Ngạn 2018
Giá vải thiều Lục Ngạn hôm nay? Giá vải thiều Bắc Giang 2018? Đây có lẽ là câu hỏi được nhiều người thắc mắc. Để biết giá vải thiều sớm nhất hãy truy cập vào website vaithieu.net hoặc liên hệ với chúng tôi để được cập nhật giá vải. Giá vải tươi còn phụ thuộc rất nhiều vào sản lượng vải thiều hàng năm nên hiện tại chưa có một mức giá cụ thể nào được đưa ra.
Mua vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang
Chúng tôi cung cấp vải thiều tươi, vải sấy khô Lục Ngạn chính gốc đến người tiêu dùng trên cả nước với giá thành thấp nhất. Khi đặt hàng của chúng tôi các bạn sẽ được mua với giá tại vườn với vải tươi và tại lò với với khô mà không phải qua bất cứ trung gian nào cả.
Mua vải thiều tươi
Với sản phẩm vải tươi, chúng tôi nhận đơn đặt hàng với số lượng lớn (tấn) và có phương tiện vận chuyển đến tận nơi trên toàn Quốc. Vải thiều tươi để lâu bên ngoài sẽ bị khô héo làm mất thẩm mỹ nên chúng tôi sẽ tiến hành ướp đá và có xe lạnh để vận chuyển. Đảm bảo vải tươi ngon giữ nguyên chất lượng khi các bạn nhận hàng. Các bạn có thể đặt hàng online trên web hoặc gọi điện đến hotline của chúng tôi, nhân viên của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ các bạn.
Ướp lạnh vải thiều Lục Ngạn
Mua vải thiều sấy khô
Với sản phẩm vải sấy khô, chúng tôi nhận đơn đặt hàng với số lượng tối thiểu 50kg (được mua với giá sỉ). Vải sấy khô được đóng hộp giấy dày và giao hàng toàn quốc, đảm bảo vải khô loại 1, không vỡ, không cháy, giữ nguyên chất lượng khi nhận hàng. Để mua vải thiều sấy các bạn có thể đặt online trên web hoặc gọi điện đến hotline để đặt hàng.
Đóng hộp vải sấy khô Lục Ngạn
Những công dụng của quả vải thiều Bắc Giang
Vải thiều tươi dùng thưởng thức hàng ngày, chế biến các món ăn, đóng hộp, làm nước vải…
Vải thiều sấy khô thưởng thức quanh năm, làm vị thuốc, ngâm rượu…
Trong quả vải giàu chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe: kháng ung thư, điều hòa huyết áp, ngăn ngừa các bệnh, giàu vitamin, tăng cường miễn dịch, giảm đau tự nhiên, tốt cho da…và còn vô vàn lợi ích khác từ quả vải thiều tươi Lục Ngạn – Bắc Giang.
The post Vải Thiều Tươi appeared first on Vải thiều Lục Ngạn - Đặc sản vải thiều Bắc Giang.
0 notes
vaithieulucngan · 7 years
Text
Những giống vải trồng ở Lục Ngạn
Trước năm 1990 người dân Lục Ngạn chưa hiểu biết đầy đủ về kỹ thuật chọn giống và kỹ thuật trồng trọt đối với cây vải thiều. Nhưng hiện nay ở Lục Ngạn đã xác định được 3-4 giống vải chính có năng suất, chất lượng cao và có tính rải vụ thu hoạch trong tổng số khoảng 24 giống vải có mặt trên đất Lục Ngạn.
1. Giống vải lai chua
Là giống có nguồn gốc từ Thanh Hà (Hải Dương) có mặt sớm trên đất Lục Ngạn, là giống chín sớm sau giống vải tu hú (chín từ ngày 5/5 - 25/5 hàng năm). Quả hình trái tim, khi chín có màu đỏ tươi và phần cuối quả màu xanh. Quả to trung bình 30-35 quả/kg, khí chín vỏ quả mỏng.
[caption id="attachment_539" align="aligncenter" width="800"] Vải lai chua Lục Ngạn[/caption]
Quả còn xanh vị chua, nhưng khi quả chín thì ngọt hơi chua. Hạt quả to, tỷ lệ cùi từ 50-55%. Lá to xanh đậm, cây sinh trưởng khỏe, chống chịu sâu bệnh tốt. Thân cây vặn dãnh múi khế, cây phân cành thưa. Chùm hoa thưa, dài và khỏe. Lá non và chùm hoa từ cuống đến nụ hoa và quả có phủ một lớp lông màu nâu sẫm. Cây ra hoa ít phụ thuộc vào thời tiết lạnh. Tỷ lệ đậu hoa ít hơn vải chính vụ. Năng suất thấp, thường chỉ bằng khoảng 2/3 so với năng suất của giống vải chính vụ.
2. Giống vải U Hồng
Cũng là giống có nguồn gốc từ Thanh Hà (Hải Dương). Đây là giống chín sớm, cùng thời gian với vải lai chua. Thời gian thu hoạch quả thường từ ngày 5/5 - 10/6 hàng năm. Quả hình trái tim, cuống quả sâu, vải quả nhô cao nên khi bổ theo chiều dọc quả thì mép trên có hình chữ U (nên có tên là vải U Hồng).
[caption id="attachment_540" align="aligncenter" width="800"] Vải U Hồng Lục Ngạn[/caption]
Giống vải U Hồng có đặc điểm phát triển ít cành tăm hương, cành thưa. Lá to, dài và có màu xanh sáng. Cây sinh trưởng mạnh. Cuống hoa dài, bông thưa, từ cuống hoa đến nụ hoa phủ lớp lông màu nâu.
Quả đóng thưa và khoe quả. Thuộc nhóm giống có quả to trung bình, khối lượng 30-35 quả/kg. Khi chín vỏ quả mỏng, vai quả có màu hồng đỏ tươi, phần cuối quả màu vàng hoặc xanh sáng. Quả khi còn xanh hơi chua, khi chín quả ngọt vừa. Tỷ lệ cùi ăn được chiếm từ 55-60%. Hạt quả nhỏ hơn vải lai chua. Năng suất cùng độ tuổi trung bình thường bằng 2/3 so với giống vải chính vụ, năng suất khá ổn định và ít chịu ảnh hưởng của thời tiết lạnh.
3. Giống vải lai Thanh Hà
Cũng là giống vải có nguồn gốc từ Thanh Hà - Hải Dương. Đây là giống vải thuộc nhóm giống chín hơi sớm. Cây mọc nhanh, ít cành tăm và thân cành hơi vặn.  Lá màu xanh đậm, thuôn dài nhỏ hơi vặn. Từ cuống đến nụ hoa có phủ lớp lông màu xanh sáng. Hoa cái màu trắng, quả chín vào trung tuần tháng 6, sớm hơn vải chính vụ và sau vải U Hồng chút ít.
Quả to tròn, khối lượng quả trung bình 35-40 quả/kg. Tỷ lệ cùi ăn được từ 60-65%. Khi chín ăn vị chua ngọt, sau khi ăn có vị hơi chát. Khi chín quả có màu đỏ tươi đều, vỏ quả dày, gai quả to và lì. Thời gian bảo quản quả tươi có thể kéo dài hơn so với giống khác từ 1-2 ngày. Năng suất khá, bằng 2/3 năng suất của giống vải chính vụ có cùng độ tuổi.
4. Vải thiều Lục Ngạn (giống vải Thanh Hà)
Là giống vải chính vụ và được mọi người biết đến với tên gọi Vải Thiều Lục Ngạn, được trồng chủ yếu ở Lục Ngạn hiện nay, chiếm khoảng 90% diện tích trồng vải. Cây sinh trưởng bình thường, lá nhỏ trung bình, màu xanh sáng. Thân ra nhiều cành và nhiều cành tăm hương. Chùm hoa có màu xanh nhạt, hoa màu vàng trắng, chùm hoa dày và có nhiều hoa.
[caption id="attachment_538" align="aligncenter" width="800"] Vải thiều Lục Ngạn[/caption]
Quả chín màu đỏ tươi, vỏ quả mỏng, hạt nhỏ. Cùi quả dày, tỷ lệ cùi vào khoảng 68-70%. Khối lượng quả đạt từ 40-50 quả/kg. Quả có vị ngọt đượm và thơm. Là giống vải cho năng suất cao nhất trong số các giống vải hiện nay đang trồng tại Lục Ngạn. Khả năng ra hoa, kết quả và năng suất của giống này chịu tác động khá mạnh của thời gian có nhiệt độ thấp trong mùa đông.
Ngoài ra, trong sản xuất bắt đầu phát triển một số giống vải mới song còn rất lác đác. Chủ yếu mang tính chất thăm dò thử nghiệm. Gồm các giống mới được nhập từ các nước như Australia, Trung Quốc, Thái Lan.
Tham khảo nguồn : Những giống vải trồng ở Lục Ngạn
0 notes
vaithieulucngan · 7 years
Text
Kinh nghiệm cho vải thiều ra hoa, quả sớm
Hiện nay diện tích trồng cây vải thiều ở tỉnh bắc Giang lên tới trên 50.000 ha, mùa vải chín rộ (thượng tuần tháng sáu dương lịch), tiêu thụ gặp nhiều khó khăn, giá bán hạ, nhưng nếu vào thời điểm trước đó 10-15 ngày quả vải còn khan hiếm, bán thường được giá hơn 30-50% so với vải chính vụ. Một số bà con nông dân ở huyện Lục Ngạn, Hiệp Hoà, Tân Yên có sáng kiến điều khiển vải thiều ra quả chín sớm cho thu nhập cao.
[caption id="attachment_524" align="aligncenter" width="800"] Điều chỉnh lộc để vải thiều ra hoa hợp lý[/caption]
Để giúp bà con trồng vải tăng thu nhập, chúng tôi trình bày kinh nghiệm cho vải thiều ra hoa quả sớm của một số hộ nông dân trồng vải thiều huyện Lục Ngạn. Biện pháp điều chỉnh vải ra hoa, ra quả sớm bao gồm:
Chọn cây và cần bón phân sớm cho vải:
Chọn cây tác động: Cần chọn những cây vải có ít nhất có 7 năm tuổi, ra được 3 vụ quả ổn định trở lên, ổn định về mặt di truyền, trồng nơi chủ động tưới tiêu thì tác động kỹ thuật mới cho hiệu quả cao.
Bón thúc sớm cho lộc hè: Đây là đợt bón quan trọng nhằm giúp cây vải phục hồi lại sức sau một mùa cho quả, đặc biệt là nhưng cây sai quả. Cần chủ động bón sớm ngay sau khi thu quả (vào cuối tháng 6, đầu tháng 7). Bón phân khi đất được tưới ẩm 65-70% độ ẩm đồng ruộng. Lượng bón cho một cây gồm có phân chuồng 30-50 kg; phân lân super Lâm Thao 1-3 kg; phân đạm urê 0,2-1 kg; kali clorua 0,1-0,5 kg, tỷ lệ bón giữa phân đạm và kali đợt này là 2 phần đạm với 1 phần kali để kích thích ra lộc (lượng bón cụ thể tuỳ vào tuổi cây, năng suất thu hoạch vụ vừa qua, độ phì của đất, bón sâu 10cm thành 4-6 hốc quanh tán cây). Đợt bón này kết hợp với tỉa cành la, cành vóng, cành bị sâu, bệnh hại làm cho tán cây thông thoáng hạn chế sâu, bệnh hại.
Bón thúc sớm cho lộc thu: Lộc thu được hình thành trên nách lá của lộc hè, là cành quả của vụ vải năm sau, do vậy cần bón phân điều chỉnh sao cho lộc thu ra kết thúc trước 15/11 hàng năm. Bón phân thúc lộc thu vào tháng 9 sau khi lộc hè đã thành thục (thành lá bánh tẻ). Lượng phân đạm và kali bón bằng 1/2 lượng thúc lộc hè, kết hợp đốn, tỉa bỏ cành tược (cành vượt) trong tán.
Điều chỉnh cho vải thiều ra lộc hợp lý
Lộc thu chỉ nên bón đối với những cây dưới 15 năm tuổi, có biểu hiện thiếu phân sinh trưởng kém (biểu hiện lá có màu xanh vàng).
Cần hạn chế và diệt lộc đông sớm: Nếu cây vải ra lộc đông thì sẽ không ra hoa, ra quả vụ xuân. Cần có biên pháp hạn chế cây vải ra lộc đông (chú ý đối với những cây sinh trưởng mạnh lá xanh tốt, khi gặp mưa có độ ẩm đất cao vào tháng 11 trở đi) như sau:
+ Cuốc thành rãnh sâu 35-40 cm, rộng 20-30 cm quanh hình chiếu của tán cây nhằm làm đứt bớt bộ rễ hút của cây, hạn chế dinh dưỡng cung cấp cho cây, nhằm làm cây "bị chột" không ra được lộc đông.
+ Tiến hành khoanh vỏ trên thân cành. Dùng dao sắc hay cưa vanh khoanh từ 1-4 vòng quanh thân cành (tuỳ màu sắc xanh tốt của bộ lá, nhưng chú ý để một cành không khoanh vỏ, nối liền lá với thân và bộ rễ để cung cấp thức ăn hạn chế cho cây) nhằm làm giảm quá trình luân chuyển giữa phân khoáng và nước "dòng nhựa tinh" từ dưới lên và chất hữu cơ "dòng nhựa luyện" từ trên chuyển xuống, có tác dụng làm hạn chế quá trình phát lộc đông.
[caption id="attachment_523" align="aligncenter" width="800"] Làm đúng phương pháp vải thiều sẽ đậu sai quả[/caption]
Cần diệt lộc đông sớm: Muốn vải thiều ra hoa, quả sớm cần tiến hành diệt lộc đông sớm, những lộc đông ra sau 10/11 cần dùng hoá chất diệt trừ. Có nhiều loại hoá chất diệt lộc non như nước muối ăn (NaCl), nước phân đạm, kali, thuốc diệt cỏ, ... Theo kinh nghiệm của bà con nông dân Hiệp Hoà thì tốt nhất nên dùng Ethrell (C2H4) có trong thuốc dấm hoa quả của Trung Quốc. Chất Ethrell dùng với nồng độ vừa phải có tác dụng làm thui lộc non, không ảnh hưởng tới các lá bánh tẻ, lá đã sinh trưởng thành thục như một số hoá chất khác. Ngoài tác dụng làm thui lộc đông, Ethrell còn có tác dụng quan trọng nữa là làm ức chế pha sinh trưởng của cây (quá trình sinh trưởng thân lá) và kích thích pha phát triển (quá trình sinh trưởng sinh thực hay ra nụ, hoa, quả).
Kinh nghiệm của nhiều hộ nông dân trồng vải ở Lục Ngạn dùng 3-4 lọ thuốc dấm hoa quả (15-20 mml, khi phun thuốc nếu trời ấm phun 15ml, trời lạnh phun 20ml) pha với 10 lít nước phun thẳng vào lộc non giai đoạn lá chưa thành thục (lộc và lá non có màu phớt hồng) cho hiệu quả cao.
Chỉ tiến hành tưới ẩm và bón phân thúc cho vải khi thấy nhú mầm hoa ở nách lá đầu cành (vào tháng1), lượng bón phân đạm tương đương với thúc lộc thu nhưng tỷ lệ bón đạm và kali ở giai đoạn này là 1 phần đạm với 1 phần kali để kích thích ra nụ, ra hoa.
Kết hợp với phun thuốc kích phát tố hoa trái Thiên Nông cho vải 3 lần trong tháng 1, lần đầu 1/1-5/1, mỗi lần cách nhau 10 ngày (đến khi có nụ to, hoa chớm nở). Cây vải sẽ nở hoa vào thượng tuần tháng 2, cho thu hoạch vào thượng tuần tháng 5 như ý muốn.
Phòng bệnh và trị bệnh cho vải thiều
Thời điểm nở hoa đợt này thường gặp rét và mưa phùn, có nhiều loại sâu, bệnh phá hại. Để đảm bảo chắc chắn mùa vải bội thu bà con cần phòng trừ tốt một số đối tượng sâu, bệnh hại chủ yếu sau:
- Bệnh sương mai, tốt nhất dùng hai loại thuốc nội hấp (sau khi phun 4-5 giờ thuốc được cây hấp thụ, lưu dẫn trong thân, lá có tác dụng phòng trừ thời gian dài 10-15 ngày, không sợ nước mưa rửa trôi) Alpine 80WP hoặc thuốc Ridomin gold 72WP , phun khoảng 3-4 lần, mỗi lần cách nhau 15-20 ngày từ khi nhú nụ dến khi quả có đường kính khoảng 1cm).
- Nếu có nấm lông nhung hại cần phun thuốc trừ nhện khi lộc xuân vừa nhú, dùng thuốc Regent 800 WG hoặc Danitol 10 EC, Pegasus 500 EC,... Phun trừ.
- Trên nụ hoa có bọ xít hại với mật độ cao cần dùng thuốc Actara 25 EC hoặc Con phai 10WP, Butyl 10 WP phun trừ khi bọ xít còn non (tuổi nhỏ). Nếu có nhiều bọ xít trưởng thành phá hại cần phối hợp giữa hai loại thuốc Actara 25 EC hoặc Conphai 10WP với Sherpa 25 EC phun trừ kịp thời.
Nguồn: khuyennongvn.gov.vn
Tham khảo bài gốc ở : Kinh nghiệm cho vải thiều ra hoa, quả sớm
0 notes
vaithieulucngan · 7 years
Link
0 notes
vaithieulucngan · 7 years
Photo
Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media
Kho ảnh của Vải Thiều Lục Ngạn
0 notes
vaithieulucngan · 7 years
Video
vimeo
Vải Thiều Lục Ngạn - Vải Thiều Tươi Lục Ngạn Bắc Giang from Vải Thiều Lục Ngạn on Vimeo.
Mặc dù nguồn gốc của vải thiều không phải là Lục Ngạn. Vải thiều đến với vùng đất sỏi đá này hết sức tình cờ. Xuất xứ từ vùng Châu thổ sông Hồng, vải thiều di thực về Bắc Giang một cách hữu duyên như trời định, sự hòa hợp giữa đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu với loài cây quả độc đáo này đã tạo ra một thứ quả ngọt thơm lành thậm chí còn thơm ngọt, đậm đà hơn ở nơi nó đã được sinh ra. Kết quả của mối nhân duyên đó đã hình thành nên vùng cây ăn quả tập trung tại Bắc Giang mà thủ phủ là Lục Ngạn, với diện tích khoảng 40.000 ha, đạt sản lượng hàng năm 250.000 tấn (riêng Lục Ngạn trên 150.000 tấn). Vải thiều Lục Ngạn đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý và bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá. Sản phẩm: vaithieu.net/vai-thieu-tuoi/ Website: vaithieu.net
0 notes
vaithieulucngan · 7 years
Video
vimeo
Vải Thiều Lục Ngạn - Vải Thiều Tươi Lục Ngạn Bắc Giang
0 notes
vaithieulucngan · 7 years
Video
vimeo
Vải Thiều Lục Ngạn - Vải Sấy Lục Ngạn Bắc Giang
0 notes
vaithieulucngan · 7 years
Video
vimeo
Vải Thiều Lục Ngạn - Vải Sấy Lục Ngạn Bắc Giang from Vải Thiều Lục Ngạn on Vimeo.
Vải Thiều Lục Ngạn - Vải Sấy Lục Ngạn Bắc Giang Vải thiều sấy khô được chế biến từ vải thiều tươi loại 1 chính gốc Lục Ngạn – Bắc Giang với hương vị thơm ngon đặc trưng không một sản phẩm vải sấy ở đâu có thể sánh được. Chất lượng sản phẩm được kiểm soát chặt chẽ từ khâu lựa chọn vải tươi để sấy, chế biến, đóng gói và giao hàng. Sản phẩm: vaithieu.net/vai-thieu-say/ Website: vaithieu.net
0 notes
vaithieulucngan · 7 years
Text
Vải Thiều Sấy Lục Ngạn Bắc Giang
Mua vải thiều sấy khô ở đâu uy tín
Nơi bán vải thiều sấy khô uy tín? Mua vải sấy giá gốc ở đâu? Có lẽ là câu hỏi của rất nhiều người đang có ý định mua vải thiều sấy khô Lục Ngạn. Hiện nay có nhiều cửa hàng, đại lý bán hàng online rao bán vải thiều sấy khô Lục Ngạn với giá cực thấp, nhưng thực chất đây là những loại vải của những vùng miền khác GIẢ MẠO vải Lục Ngạn. Vì vậy có nhiều khách hàng mua phải vải giả mạo, kém chất lượng ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của người tiêu dùng.
Là cơ sở sản xuất và phân phối vải thiều sấy khô Lục Ngạn uy tín chúng tôi cam kết mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm sạch, chất lượng với giá thành thấp nhất. Sản phẩm được đóng gói cẩn thận, đẹp mắt, có lựa chọn đóng gói theo yêu cầu của khách hàng để làm quà biếu trong những dịp lễ Tết.
Túi vải thiều sấy làm quà biếu
Đặc điểm vải thiều sấy khô Lục Ngạn
Lục Ngạn là một huyện thuộc tỉnh Bắc Giang có sản lượng vải thiều lớn nhất cả nước, vải thiều ở đây có vị thơm ngon đặc trưng mà không một loại vải thiều nào khác có thể sánh được. Chính vì thế vải thiều sấy khô Lục Ngạn cũng thơm ngon hơn hẳn vải sấy ở những vùng miền khác. Vải sấy Lục Ngạn có hương vị đặc trưng, thơm ngọt đầm đà ăn như kẹo tự nhiên dễ làm say lòng người thưởng thức.
Vải thiều sấy có vỏ ngoài vàng sẫm, long vải màu cánh gián ăn dẻo, ngọt thơm như kẹo
Khoảng 5kg vải tươi sấy ở nhiệt độ cao sẽ cho 1kg vải khô
Vải sấy có thể bảo quản và sử dụng hơn 6 tháng mà không hề ảnh hưởng đến chất lượng
Quả vải thiều sấy Lục Ngạn có vỏ vàng sẫm
Công dụng của vải sấy khô
Vải giàu vitamin và dưỡng chất tốt cho sức khỏe như vitamin A, B, C, đồng, folate, magie giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa ung thư, giảm viêm, cải thiện lưu thông máu, tăng cường trao đổi chất...
Vải thiều sấy khô Lục Ngạn có vị ngon ngọt đặc trưng đậm đà như kẹo tự nhiên có thể làm đồ ăn vặt, quà biếu tặng trong những dịp lễ Tết
Làm da vị chế biến các món ăn như: chè vải hạt sen, cháo vải, gỏi vịt quay vải, kem vải...và dùng để ngâm rượu uống với lượng vừa đủ rất tốt cho sức khỏe
Chè vải thiều sấy là món ăn cực hấp dẫn
Giá vải sấy khô 2018
Giá vải sấy Lục Ngạn phụ thuộc vào sản lượng của vải thiều tươi của từng năm. Trên thị trường có nhiều loại vải sấy gắn mác vải thiều sấy Lục Ngạn nhưng chất lượng kém bán với giá thành chỉ bằng 1 nửa vải thiều sấy Lục Ngạn chính gốc khiến người tiêu dùng nhầm lẫn mua phải những sản phẩm kém chất lượng ảnh hưỡng đến những nhà cung cấp như chúng tôi. Long vải thiều sấy Lục Ngạn có màu cánh gián hấp dẫn Địa chỉ cơ sở của chúng tôi tại Chũ - Lục Ngạn - Bắc Giang nên khi đặt hàng sản phẩm vải sấy của chúng tôi các bạn sẽ được mua với giá gốc rẻ nhất mà không phải chịu thêm chi phí qua bất kì trung gian nào. Những cơ sở cung cấp sản phẩm có địa chỉ tại khác tỉnh thành khác có thể giả mạo nguồn hàng. Giá vải sấy được chúng tôi niêm yết trên website là giá bán lẻ, nếu lấy với số lượng lớn hãy để lại thông tin liên hệ hoặc gọi điện cho chúng tôi để nhận báo giá.
0 notes
vaithieulucngan · 7 years
Text
Vải thiều Lục Ngạn 2018 đã ra hoa, người dân phấn khởi
Thời điểm hiện tại, khoảng 60% diện tích vải thiều chính vụ đã ra hoa, còn lại khoảng 40% có thể ra hoa muộn hơn. Trái ngược với năm 2017, năm nay thời tiết ủng hộ bà con nông dân nhiều hơn khi có nhiều đợt không khí lạnh mạnh kéo dài là điều kiện lý tưởng cho vải ủ hoa và đúng như mong đợi vải thiều Lục Ngạn đã cho ra những lớp hoa đầu tiên. Vải thiều 2018 ra hoa khá sai Được biết, điều kiện căn bản là phải cần từ 200-300 giờ lạnh liên tục dưới 15 độ cho một cây vải “ủ hoa”. Hoa vải đã ra dài từ 3-5cm có những nơi ra sớm hoa đã khá dài, tuy nhiên sản lượng đậu quả còn phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Hoa vải thiều đã ra khá dài Năm 2017 do những đợt nắng nóng kéo dài dường như không có mùa đông đã khiến cho Lục Ngạn mất mùa vải thiều trên diện rộng. Vải thiều tươi giá cao kéo theo sản lượng vải thiều sấy cung không đủ cầu, hiện nay giá vải sấy rất đắt và cũng đã hết hàng. Hi vọng năm nay vải thiều Lục Ngạn sẽ được mùa!
0 notes