Don't wanna be here? Send us removal request.
Text
Dãy số Fibonacci và ứng dụng của Fibonacci trong đầu tư
Dãy số Fibonacci là gì?
Một dãy số vô hạn, được bắt đầu bởi số 0 và số 1, các số tiếp theo luôn bằng tổng của 2 số liền trước cộng lại được gọi là dãy số fibonacci. Dãy số được phát triển bởi nhà toán học người Ý vào thế kỷ 13. Dãy fibonacci có công thức: xn = xn − 1 + xn − 2 Ký hiệu:
xn là số hạng “n”
xn − 1 là số hạng trước (n − 1)
xn − 2 là số hạng trước đó (n − 2)
Ví dụ: 0, 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55, 89, 144, 233, 377. Có 3 loại Fibonacci thường được dùng: Fibonacci Retracement (Fibonacci thoái lui) Fibonacci fans (Fibonacci quạt) Fibonacci arc (Fibonacci vòng cung) Và còn một số loại Fibonacci khác như Fibonacci mở rộng, Fibonacci vùng thời gian, Fibonacci hình xoắn ốc,…
Tỷ lệ vàng Fibonacci là gì?
Tỷ lệ vàng là xấp xỉ bằng 1,61803. Tỷ số giữa tổng của các đại lượng là a + b với đại lượng lớn hơn là a sẽ bằng tỷ số giữa đại lượng lớn hơn a với đại lượng nhỏ hơn b Công thức: (a+b)/a = a/b= 1,61803 Sự dao động của tỷ lệ xung quanh giá trị 1.618 đối với một giá trị nhỏ hơn hoặc lớn hơn cũng có thể được nhìn thấy khi sử dụng lý thuyết sóng Elliott .
Ứng dụng của Fibonacci trong đầu tư
Trong đầu tư, các nhà giao dịch thường ứng dụng fibonacci vào phân tích kỹ thuật, và có 3 loại thông dụng sau đây:
Fibonacci retracement (Fibonacci thoái lui)
Fibonacci thoái lui được sử dụng rộng rãi trong tất cả các công cụ giao dịch Fibonacci do tính đơn giản và dễ ứng dụng đối với hầu hết loại đầu tư. Fibonacci thoái lui có thể được sử dụng để vẽ và xác định đường hỗ trợ, kháng cự, xác định giá cắt lỗ và giá mục tiêu. Tỷ lệ Fibonacci có thể hoạt động như một chiến lược chính trong giao dịch ngược xu hướng. Mức thoái lui Fibonacci là các đường nằm ngang, mỗi cấp độ được liên kết với một trong các tỷ lệ hoặc tỷ lệ phần trăm. nhà đầu tư có thể dự đoán giá đã giảm xuống mức nào của một lần di chuyển trước đó. Tuy nhiên, giá của tài sản thường thoái lui về một trong các tỷ lệ được liệt kê ở trên trước khi điều đó xảy ra.
Fibonacci fans (Fibonacci quạt)
Fibonacci Fan là tập hợp các đường xu hướng tuần tự được vẽ từ đáy hoặc đỉnh thông qua một tập hợp các điểm được quy định bởi các Fibonacci retracement (Fibonacci thoái lui). Để tạo ra chúng, một nhà đầu tư vẽ ra một đường xu hướng để tạo cơ sở cho các đường fan fibonacci, thường bao gồm các mức giá thấp và cao của chứng khoán trong một khoảng thời gian nhất định. Để đạt được các mức thoái lui, nhà đầu tư chia sự khác biệt về giá ở mức thấp và cao theo các tỷ lệ được xác định bởi chuỗi Fibonacci, thường là 23,6%, 38,2%, 50% và 61,8%.2 Các đường được hình thành bằng cách kết nối điểm bắt đầu cho đường xu hướng cơ sở và mỗi mức thoái lui sẽ tạo ra hình quạt Fibonacci.
Fibonacci arc (Fibonacci vòng cung)
Fibonacci arc là một nửa vòng tròn mở rộng ra ngoài từ một đường nối điểm cao và điểm thấp, được gọi là đường cơ sở. Các cung này cắt đường cơ sở ở các tỷ lệ 23,6%, 38,2%, 50%, 61,8% và 78,6%. Các vòng cung Fibonacci đại diện cho các khu vực hỗ trợ và kháng cự tiềm năng . Các vòng cung được dựa trên cả giá cả và thời gian vì các cung sẽ rộng hơn khi đường cơ sở dài hơn hoặc thu hẹp lại càng ngắn. Các đường cung Fibonacci thường được sử dụng để kết nối hai điểm giá quan trọng, chẳng hạn như mức dao động cao và mức dao động thấp. Một đường cơ sở được vẽ giữa hai điểm này và sau đó các vòng cung hiển thị nơi giá có thể kéo trở lại và có khả năng thoát khỏi.
0 notes
Text
Các loại nến trong chứng khoán thường gặp và ý nghĩa
Các loại nến trong chứng khoán thường gặp và ý nghĩa
Cách đọc nến trong chứng khoán
Thân nến
Thường là thành phần lớn nhất được tô màu biểu trưng cho sự tăng giảm của giá, là khoảng cách giữa giá đóng cửa và giá mở cửa.
Thân nến càng dài cho thấy lực mua/ lực bán mạnh hay động lượng tăng/giảm mạnh. Với nến xanh, giá mở cửa thấp (giảm) nhưng sau đó lực mua tăng mạnh vào cuối phiên, phe mua áp đảo phe bán, đóng cửa tăng điểm tạo nến bullish – màu xanh. Ngược lại, nếu phe bán áp đảo, giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa sẽ tạo cây nến bearish – màu đỏ.
Thân nến ngắn cho thấy thị trường đang chững lại, cả lực mua và bán đều đang yếu. Hai phe đều đang lưỡng lự chưa quyết định thể hiện tình trạng do dự của thị trường (sẽ được mô tả chi tiết trong phần nến doji)
Bóng nến
Hay còn gọi là râu nến là 2 que nhỏ nằm ở trên và dưới thân nến.Râu nến dài cho thấy sự cạnh tranh giữa phe mua và phe bán..Cả 2 phe đều mua bán mạnh khiến giá tăng giảm liên tục. Cần quan tâm đến đỉnh của bóng nến (giá cao nhất/thấp nhất) để đánh giá các mức cản (ngưỡng hỗ trợ, ngưỡng kháng cự).
Đỉnh mỗi bóng nến tương ứng với giá cao nhất (High) và thấp nhất (Low) trong một phiên giao dịch.
Tương ứng với giá vào giờ mở cửa (Open), giá vào giờ đóng cửa (Close) thể hiện ở 2 đỉnh của thân nến. Với thân nến tăng (màu xanh) thì giá mở cửa nằm ở dưới, giá đóng cửa nằm ở trên (do giá tăng lên). Với thân nến giảm (màu đỏ) thì ngược lại.
Ý nghĩa của nến trong chứng khoán và trong phân tích kỹ thuật
Việc tìm hiểu, nhận dạng và sử dụng các mô hình nến trong chứng khoán là cực kỳ quan trọng với nhà đầu từ. Vì thông qua những mô hình này, người tham gia có thể dễ dàng theo dõi đưa ra nhận định tương đối chính xác về xu hướng biến động giá. Nhờ vậy mà nhà đầu tư có thể đưa ra những chiến lược giao dịch, điểm vào lệnh chính xác và kịp thời hơn nhằm tối ��u hóa lợi nhuận và tối thiểu những rủi ro có thể gặp
Tổng hợp các loại nến trong chứng khoán phổ biến nhất hiện nay
Hiện tại có rất nhiều mô hình nến nhưng không phải tất cả chúng đều được chứng minh hiệu quả. Và tùy thuộc vào đặc tính của thị trường cụ thể, một số loại nến sẽ có xác su��t thành công cao hơn các loại nến còn lại.
Phân loại nến theo tín hiệu xu hướng
Xem thêm:
Các mô hình nến tiếp diễn xu hướng
Các mô hình nến đảo chiều
Phân loại theo số lượng nến: 1 nến, 2 nến hoặc nhiều nến
Các mô hình nến đơn thường gặp (1 cây nến)
Marubozu: thân nến dài và không có bóng nến
Spinning top (con xoay) : bóng nến trên và dưới dài, thân nến nhỏ
Mô hình nến Doji: có giá mở cửa trùng hoặc rất gần với giá đóng cửa.
Hammer (nến búa): thân nến ngắn, bóng nến dưới dài
Inverted hammer (nến búa ngược): thân nến ngắn, bóng nến trên dài
Mô hình 2 nến thường gặp
Bullish Engulfing (nến nhấn chìm tăng): báo hiệu sự đảo chiều từ giảm sang tăng.
Bearish Engulfing (nến nhấn chìm giảm): báo hiệu sự đảo chiều từ tăng sang giảm.
Tweezer Bottom (đáy nhíp): thường xuất hiện ở đỉnh hoặc đáy của một xu hướng giảm giá. Nếu xuất hiện trong một xu hướng giảm thì đây có thể là dấu hiệu của một xu hướng đảo chiều tăng.
Tweezer Top (đỉnh nhíp): gồm 2 nến đảo chiều giảm, thường xuất hiện trong một xu hướng tăng giá.
Shooting star (bắn sao): Thường xuất hiện sau một đợt xu hướng tăng và được xem là một tín hiệu cho thấy xu hướng đã đạt đỉnh.
Mô hình 3-5 cây nến thường gặp
Morning Star: là mô hình cụm 3 nến đảo chiều tại đáy.
Evening Star (sao ban chiều): là mô hình nến đảo chiều tại đỉnh, gồm 3 nến. Mô hình nến Evening Star cho biết giá có khả năng giảm dần.
Rising Three Methods (tăng giá 3 bước): Mô hình nến tiếp diễn tăng giá 3 bước bao gồm 5 nến.
Falling Three Method ( giảm giá 3 bước ): Mô hình nến tiếp diễn giảm giá 3 bước bao gồm 5 nến.
Gap tăng Tasuki: Mô hình nến gap tăng Tasuki là mô hình giá tiếp diễn khi xu hướng tăng.
0 notes
Text
Nến rút chân là gì? Đặc điểm và cách giao dịch hiệu quả
Nến rút chân là gì?
Nến rút chân là cách gọi thay thế cho mô hình nến Hammer hay còn được dịch là nến búa do nến có hình dạng giống như một cây búa. Đây là mô hình nến Nhật đảo chiều đơn (chỉ bao gồm 1 cây nến).
Khi nến rút chân xuất hiện tại cuối xu hướng giảm của thị trường thì nhiều khả năng giá sẽ có xu hướng đảo chiều từ giảm thành tăng. Hoặc khi nến rút chân xuất hiện tại đáy của đợt điều chỉnh giảm thì nhiều khả năng thị trường sẽ quay lại xu hướng tăng trước đó.
Đặc điểm nhận dạng của nến rút chân
Nến rút chân là mô hình nến Nhật đảo chiều, với một cây nến có đặc điểm như sau:
Không có râu nến trên hoặc râu nến ngắn
Phần thân nến (đầu búa) nhỏ chỉ bằng 1/3 của chiều dài toàn bộ nến, giá đóng cửa xấp xỉ bằng giá mở cửa
Râu nến dưới (thân búa) dài, bằng 2/3 chiều dài toàn bộ nến hoặc dài hơn
Không phân biệt màu sắc thân nến, màu xanh (nến tăng) hay màu đỏ (nến giảm) đều không có ý nghĩa trong trường hợp này
Cần phân biệt nến búa (hammer) và nến búa ngược (inverted hammer). Đúng như tên gọi, nến búa ngược tương tự như nến búa, nhưng đảo ngược lại. Bóng nến trên dài, trong khi không có bóng nến dưới hoặc rất ngắn. Nến búa ngược xuất hiện cuối một xu hướng tăng mạnh và là tín hiệu đảo chiều giảm tiềm năng.
Ý nghĩa của nến rút chân – nến hammer
Nến rút chân thường xuất hiện vào cuối các đợt giảm mạnh, hành động rút chân cho thấy giá từ chối giảm thể hiện lực bán đã kết thúc và lực mua quay trở lại vào cuối phiên (tùy vào khung thời gian đóng nến). Đây là tín hiệu tiềm năng của việc đảo chiều tăng trở lại, tuy nhiên cần quan sát các cây nến tiếp theo để xác nhận lực tăng vẫn được tiếp tục, hạn chế các tín hiệu nhiễu.
Bóng nến dưới dài vì giá có thể giảm vào đầu phiên nhưng lực bán cạn kiệt và phe bán không thể đẩy giá xuống thấp hơn. Lực mua quay trở lại, đẩy giá đóng cửa lên gần mức giá mở cửa, hình thành bóng nến dài. Giá đóng cửa có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá mở cửa, nhưng nếu đóng cửa cao hơn (nến bullish) thì sẽ tốt hơn. Nến hammer không nên có bóng nến trên hoặc bóng nến rất ngắn cho thấy lực mua áp đảo.
Tuy nhiên cần phải lưu ý, không phải cứ thấy nến rút chân là nhảy vào mua ngay lập tức. Đặc biệt là khi thị trường không có xu hướng rõ ràng thì ý nghĩa đảo chiều tăng của nến rút chân không còn chính xác nữa.
Hướng dẫn giao dịch, tìm điểm vào lệnh hiệu quả
Nến rút chân là một nến đảo chiều khá hiệu quả nhưng cũng không tránh khỏi những tín hiệu nhiễu, tín hiệu giả. Vì vậy để tăng xác suất khi giao dịch với nến rút chân cần lưu ý
Chỉ giao dịch khi xuất hiện nến rút chân sau một chuỗi giảm mạnh, không giao dịch khi thị trường sideway không rõ xu hướng
Nến rút chân tại các vùng hỗ trợ quan trọng sẽ có ý nghĩa hơn so với tại các vùng khác
Chỉ vào lệnh khi đóng nến và xác nhận mô hình nến búa với thân nến nhỏ và bóng nến dưới dài
Tiến hành vào lệnh mua với mức giá bằng 50% chiều dài cây nến búa hoặc cao hơn, tùy vào lực mua tại thời điểm đó
Dừng lỗ dưới bóng nến dưới với khoảng 2-3 pips/bước giá
Chốt lời TP với tỷ lệ R:R (dừng lỗ: chốt lời) tối thiểu 1:2 hoặc tại kháng cự gần nhất
0 notes
Text
Lệnh giới hạn LIMIT ORDER là gì? Ưu nhược điểm của lệnh LIMIT
Lệnh Giới Hạn Là Gì?
Lệnh giới hạn (limit order) được viết tắt lệnh LMT là lệnh giao dịch mua hoặc bán với mức giá xác định trước.
Các lệnh giới hạn giúp cho các nhà đầu tư có quyền kiểm soát hơn đối với giá mua và bán trong các giao dịch. Lệnh giới hạn có thể áp dụng cho cả lệnh mua hoặc lệnh bán:
Lệnh giới hạn mua (MUA LMT) sẽ chỉ được thực hiện ở mức giá giới hạn hoặc mức giá thấp hơn.
Lệnh giới hạn bán (BÁN LMT) sẽ chỉ được thực hiện ở mức giá giới hạn hoặc mức giá cao hơn.
Mức giá sẽ được đảm bảo đặt theo lệnh của nhà đầu tư hoặc tốt hơn, nhưng sẽ không được thực hiện nếu giá xấu hơn giá đặt.
Lệnh giới hạn hoạt động như thế nào?
Khi nhà giao dịch hoàn thành đặt lệnh giới hạn, lệnh sẽ được đưa vào sổ lệnh, nhưng lệnh sẽ không được khớp giá ngay lập tức, trừ khi giá thị trường chạm đến giá giới hạn đã được đặt sẵn.
Ví dụ: Giá dầu hiện tại đang ở mức 70$/thùng, và bạn muốn chờ mua dầu ở mức giá 68$/thùng. Bạn sẽ đặt lệnh giới hạn mua MUA LIMIT tại giá 68$. Lệnh này sẽ chỉ được khớp nếu giá dầu giảm về 68$ hoặc thấp hơn.
Thứ tự khớp lệnh sẽ tùy thuộc vào tính thanh khoản của thị trường.Nếu có các lệnh giới hạn chờ mua khác tại giá 68$ được đặt trước lệnh của bạn, hệ thống sẽ thực hiện khớp lệnh đó trước, lệnh giới hạn của bạn sẽ được thực hiện sau đó với số thanh khoản còn lại.
Giống như các lệnh chờ khác, lệnh giới hạn có hiệu lực chờ của lệnh. Các lệnh giới hạn có thể được kéo dài đến 90 ngày, tuỳ thuộc vào nền tảng và sàn giao dịch. Tuy nhiên nhà đầu tư cần theo dõi thị trường chặt chẽ và điều chỉnh hoặc hủy lệnh chờ giới hạn nếu không còn phù hợp.
Các lệnh giới hạn sẽ có giá trị cho đến khi bị hủy, có nghĩa là lệnh của nhà giao dịch được đặt sẽ luôn mở cho đến khi lệnh được khớp hoặc bị hủy bởi người đặt lệnh. Lệnh có thể được hủy bất cứ khi nào, trước khi được khớp, hoặc hủy phần còn lại chưa được khớp (nếu là dạng lệnh FAK Filled And Kill, chỉ được khớp một phần)
Chiến lược dùng lệnh giới hạn này phù hợp với các nhà giao dịch có mục tiêu giá mua hoặc giá bán chính xác và giá thị trường hiện tại vẫn chưa đạt được mức mong đợi.
Ưu nhược điểm của lệnh LIMIT
Quá trình sử dụng lệnh giới hạn trong giao dịch sẽ mang đến những lợi thế và hạn chế riêng, nhà đầu tư cần hiểu rõ những đặc điểm này để đặt lệnh hiệu quả:
Ưu điểm:
Lệnh giới hạn giúp nhà đầu tư mua hoặc bán tài sản với mức giá tốt hơn so với thị trường tại thời điểm đặt lệnh.
Giúp nhà đầu tư hạn chế các rủi ro thua lỗ, tuân thủ các nguyên tắc cắt lỗ hoặc lãi khi thị trường có những biến động về giá khó lường.
Lệnh giới hạn hỗ trợ nhà đầu tư giải quyết các giao dịch hiệu quả kể cả khi không có nhiều thời gian xem biến động thị trường.
Hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện chốt lời tự động ở mức giá mong muốn hoặc mở một vị thế mới tại mức giá tốt hơn giá thị trường
Nhược điểm:
Tính thanh khoản: khi giá thị trường bỏ xa mức giá giới hạn thiết lập ban đầu, các nhà đầu tư sẽ đối mặt với rủi ro không khớp lệnh. Do đó, họ có thể sẽ bỏ lỡ cơ hội đầu tư tốt.
Nguyên tắc ưu tiên trong khớp lệnh không được đáp ứng: Lệnh giới hạn tự động đôi khi không được thực hiện, ngay cả khi mức giá giới hạn được đáp ứng khi thiếu thanh khoản.
Biến động thị trường nếu không khớp với dự đoán của nhà đầu tư sẽ gây áp lực tâm lý vô cùng lớn và mất nhiều thời gian chờ đợi.
0 notes
Text
Lệnh thị trường là gì? Cách sử dụng lệnh market
Lệnh market là gì?
Lệnh market hay còn gọi là lệnh thị trường là một loại lệnh giao dịch cho phép mua hoặc bán ngay tức thì một tài sản tài chính với mức giá tốt nhất hiện có. Bằng cách khớp lệnh ngay lập tức với mức giá chờ hiện có trên sổ lệnh.
Với lệnh mua vào, lệnh thị trường sẽ được khớp tại giá Ask (giá chào bán) gần nhất. Ngược lại, với lệnh bán ra, lệnh thị trường sẽ khớp tại giá Bid (giá chào mua) gần nhất. Bạn không thể biết chắc chắn mức giá sẽ được khớp khi đặt lệnh, giá khớp thường sẽ có chênh lệch nhỏ với giá hiển thị. Phần chênh lệch được gọi là trượt giá, tùy thuộc vào loại sản phẩm, thanh khoản thị trường và loại tài khoản giao dịch, trượt giá có thể lớn hoặc nhỏ.
Ở các thị trường khác nhau lệnh thị trường sẽ có những tên gọi khác nhau như lệnh MKT (trong hàng hóa) hay lệnh MP (Market Price trong chứng khoán), lệnh market.
Lệnh market là loại lệnh đơn giản, được sử dụng nhiều nhất và phổ biến tại các sàn giao dịch bởi nhà đầu tư trên toàn thế giới. Một vài đặc điểm cần lưu ý về loại lệnh này:
Phù hợp với giao dịch liên tục, góp phần tăng tính thanh khoản
Có mức độ ưu tiên cao nhất so với các lệnh giao dịch khác
Được khớp ngay lập tức với mức giá tốt nhất khi có lệnh chờ đối ứng. Nếu không có thanh khoản, lệnh market sẽ không được khớp
Lệnh market hoạt động như thế nào?
Lệnh market được thực hiện ngay lập tức theo giá thị trường hiện hành. Luôn có hai phía trong một giao dịch; đó là maker và taker. Khi đặt lệnh market, bạn đang khớp với giá chờ do người khác đặt sẵn.
Lệnh market có ưu tiên cao nhất, sẽ được thực hiện trước tiên so với tất cả các lệnh giao dịch khác. Nếu có lệnh chờ đối ứng, lệnh market sẽ được thực hiện ngay khi nhập vào hệ thống.
Thường thì lệnh market sẽ được khớp ngay lập tức. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp nếu không có thanh khoản (nghỉ giữa phiên, thị trường rơi vào trạng thái thuần mua hoặc thuần bán) thì lệnh thị trường sẽ không được khớp
Sàn giao dịch sẽ khớp lệnh mua market mua với giá bán thấp nhất trên sổ lệnh. Ngược lại, lệnh bán market bán sẽ được khớp với giá mua cao nhất trên sổ lệnh.
Trong ví dụ dưới đây:
Nếu đặt lệnh MUA MKT với 1 lot, giá được khớp sẽ là 3102, là giá chờ bán gần nhất và tốt nhất
Nếu đặt lệnh BÁN MKT với 1 lot, giá được khớp sẽ là 3101, là giá chờ mua gần nhất và tốt nhất
Khi nào nên sử dụng lệnh thị trường?
Như chúng ta đã thấy, lệnh market tỏ ra hiệu quả khi bạn coi trọng việc khớp lệnh hơn việc nhận được một mức giá cụ thể. Điều này nghĩa là bạn chỉ nên sử dụng lệnh market nếu bạn sẵn sàng trả chi phí cao hơn do trượt giá gây ra. Nói cách khác, lệnh market rất hữu ích nếu bạn đang vội.
Những nhà đầu tư ngắn hạn là những người thường xuyên sử dụng lệnh thị trường. Bởi vì thời gian giữ lệnh của họ chỉ là vài phút đến dưới 30 phút, đồng thời tần suất giao dịch khá nhiều. Mục tiêu cuối cùng của họ đó là giao dịch được càng nhiều lệnh dương trong ngắn hạn càng tốt nên dùng lệnh market là lựa chọn tốt nhấtKhi bạn giao dịch các tài sản có thanh khoản cao với chênh lệch giá mua – giá bán thấp, lệnh market sẽ giúp bạn có giá gần bằng hoặc bằng giá giao ngay dự kiến. Những tài sản có mức chênh lệch cao hơn sẽ có khả năng gây trượt giá cao hơn nhiều.
0 notes
Text
Lệnh dừng (Stop order) là gì? Các loại lệnh dừng và cách sử dụng
Lệnh dừng là gì?
Lệnh dừng hay còn gọi là stop order là loại lệnh giao dịch thường được các nhà đầu tư chuyên nghiệp sử dụng để bảo vệ lợi nhuận hoặc hạn chế sự thua lỗ.
Đây là loại lệnh điều kiện hay lệnh chờ, chỉ được thực hiện khi giá thị trường chạm đến mức giá xác định (giá dừng). Ngay khi chạm đến giá dừng, lệnh dừng sẽ trở thành lệnh thị trường (Market order). Giá được khớp sẽ có thể khác giá dừng, bằng hoặc cao hơn giá dừng (với lệnh dừng mua; bằng hoặc thấp hơn giá dừng với lệnh dừng bán.
Ngoài việc sử dụng để dừng lỗ như là lệnh stop loss, lệnh dừng còn có thể dùng để mở vị thế mới khi giá vượt ra khỏi mức giá dừng, ví dụ như chiến lược giao dịch breakout
Có nhiều loại lệnh dừng, được phân loại dựa vào mục đích và cách hoạt động như:
Lệnh dừng mua (buy stop) và lệnh dừng bán (sell stop)
Lệnh thị trường dừng (stop order) và giới hạn dừng (stop limit order)
Các loại lệnh này rất phổ biến trong cả giao dịch hàng hóa, chứng khoán và ngoại hối, nơi các biến động trong ngày có thể mang lại lợi nhuận lớn cho các nhà giao dịch.
Thuật ngữ cơ bản trong lệnh dừng
Giá đặt lệnh hay còn gọi là giá dừng (Order Price- OP): là giá của lệnh được phát sinh vào sàn khi đã thỏa mãn các điều kiện. Giá được đặt ngay lúc đặt lệnh và phải tuân thủ nguyên tắc bước giá, thỏa mãn biên độ trần sàn của ngày giao dịch.
Giá kích hoạt (Trigger Price- TP): Là giá được sử dụng để so sánh với giá thị trường để xác định điều kiện kích hoạt của lệnh điều kiện có thỏa mãn hay không. Đây chính là giá giới hạn sau khi giá chạm mức giá dừng của lệnh giới hạn dừng STL
Nguyên tắc hủy/sửa lệnh: Lệnh dừng này chỉ được hủy khi chưa được gửi vào sàn, đang ở trạng thái “Chờ kích hoạt”. Sau khi lệnh được kích hoạt, nguyên tắc hủy/sửa lệnh sẽ tuân theo nguyên tắc của lệnh thông thường.
Hiệu lực của lệnh dừng: Là một loại lệnh chờ, lệnh có thể có hiệu lực trong ngày (DAY), mãi mãi hoặc đến khi hủy lệnh (Good Till Cancel) hoặc tới một khoảng thời gian nhất định (DATE, TIME)
Phân loại lệnh dừng
Lệnh dừng STOP order (lệnh STP)
Lệnh dừng hay chỉ thị dừng (stop order) là một cơ chế ra chỉ thị cho nhà đầu tư mua một tài sản nhất định với giá cao hơn giá thị trường hiện hành, hoặc bán với giá thấp hơn giá thị trường hiện hành để bảo vệ các khoản lợi nhuận chưa được thực hiện hay hạn chế các khoản tổn thất. Có hai loại lệnh dừng (lệnh STP) là lệnh dừng để bán và lệnh dừng để mua. Lệnh dừng để bán luôn đặt giá thấp hơn giá hiện tại của tài sản muốn bán. Ngược lại, lệnh dừng để mua luôn đặt giá cao hơn giá thị trường của tài sản cần mua.
Lệnh dừng trở thành lệnh thị trường khi giá tài sản bằng hoặc vượt quá mức giá ấn định trong lệnh dừng. Lệnh dừng thường được các nhà đầu tư chuyên nghiệp áp dụng và không có sự bảo đảm nào cho giá thực hiện sẽ là giá dừng. Điều này khác hoàn toàn với lệnh giới hạn (LIMIT) ở chỗ, lệnh giới hạn bảo đảm được thực hiện với giá giới hạn hoặc tốt hơn.
Xem thêm: Lệnh giới hạn (limit order) là gì
Lệnh dừng giới hạn STOP LIMIT order (lệnh STL)
Lệnh dùng được sử dụng để bảo vệ lợi nhuận hay hạn chế sự thua lỗ của nhà đầu tư. Tuy nhiên, nếu có nhiều nhà đầu tư đều sử dụng lệnh dừng đối với một loại tài sản, khi các lệnh dừng đều được “kích hoạt” sẽ dẫn đến tình trạng giá cả của tài sản bị bóp méo và mục tiêu của nhà đầu tư khó có thể được thực hiện.
Để hạn chế vấn đề này người ta đưa ra một loại lệnh được gọi là lệnh dừng giới hạn, đây thực chất là sự kết hợp giữa lệnh dừng và lệnh giới hạn.
Lệnh dừng giới hạn là loại lệnh được sử dụng để khắc phục sự bất định tiềm ẩn về mức giá thực hiện của lệnh dừng. Trong lệnh dừng giới hạn, nhà đầu tư phải xác định rõ hai mức giá: mức giá dừng và mức giá giới hạn.
Khi giá trị thị trường đạt tới hoặc vượt qua mức giá dừng thì lệnh dừng giới hạn STL ban đầu sẽ trở thành lệnh giới hạn với mức giá giới hạn mà nhà đầu tư đã xác định trong lệnh.
Ưu và nhược điểm khi sử dụng lệnh dừng
Ưu điểm của lệnh dừng
Sử dụng lệnh dừng ( stop order) là một cách tuyệt vời để quản lý các vị thế của bạn mà không cần phải liên tục theo dõi thị trường và có mặt tại thời điểm thực hiện chính xác. Điều quan trọng là chọn mức lệnh dừng cho phép tài sản của bạn dao động về giá trong khi vẫn bảo vệ bạn khỏi rủi ro giảm giá.
Lệnh dừng cũng giúp bạn giao dịch mà không có nguy cơ ảnh hưởng đến cảm xúc. Bằng cách thiết lập mức thoát và tự động hóa giao dịch của mình, bạn có thể giữ vị thế trung lập – nghĩa là không có rủi ro khi bạn giữ vị thế của mình ở trạng thái mở với hy vọng rằng tài sản sẽ tăng giá trở lại, đồng thời tích lũy các khoản lỗ không cần thiết trên vị thế của bạn.
Nhược điểm của lệnh dừng
Khi chọn mức lệnh dừng của bạn, điều quan trọng là phải nhận ra rằng điều này không đảm bảo cho việc thực hiện – các lệnh dừng cơ bản có thể bị trượt khi mở và đóng các vị trí nếu có những chuyển động hoặc khoảng trống lớn trên thị trường.
Vì vậy, nếu đạt đến mức giá dừng, lệnh dừng của bạn sẽ được thực hiện với giá thị trường có sẵn tốt nhất, có thể khác với giá mong muốn của bạn. Nếu bạn chọn sử dụng lệnh dừng và chuyển động của thị trường chỉ là tạm thời, bạn có thể mất lợi nhuận tiềm năng. Ví dụ: nếu lệnh cắt lỗ của bạn đóng vị thế của bạn chỉ để thị trường tăng giá trị trở lại, giao dịch của bạn sẽ bị lỗ trước khi có cơ hội quay trở lại lợi nhuận.
Xem thêm: Lệnh thị trường (market order) là gì
Cách đặt lệnh dừng trong phái sinh hàng hóa
Nhập giá dừng (và giá giới hạn nếu là lệnh STL)
Chọn loại lệnh là STP hoặc STL
Chọn hiệu lực lệnh: DAY, GTC hoặc ….
Nhấn nút đặt lệnh và xác nhận đặt lệnh
0 notes
Text
Vị thế là gì? Cách thức mở vị thế và đóng vị thế
Vị thế là gì
Vị thế là cách gọi ngắn gọn của vị thế mở, là trạng thái giao dịch và khối lượng tài sản cơ sở hoặc phái sinh còn hiệu lực mà nhà đầu tư đang nắm giữ tại một thời điểm cụ thể. Vị thế này vẫn đang có mức lãi lỗ tạm tính, liên tục biến đổi theo giá thị trường. Chỉ khi nào vị thế được tất toán (đóng vị thế) thì nhà đầu tư mới thực sự nhận được lãi lỗ thực tế từ việc mua hoặc bán này
Các loại vị thế
Vị thế được chia làm 2 loại, đó là vị thế mua (long position) và vị thế bán (short position)
Vị thế mua (long position)
Vị thế mua (Long positions) là việc nhà giao dịch mua các danh mục tài sản như cổ phiếu, hàng hóa hay tiền tệ với mong muốn giá của tài sản sẽ tăng trong tương lai, và có thể bán với một mức giá tốt hơn để thu về lợi nhuận từ chênh lệch giữa giá mua thấp và giá bán cao hơn.
Các nhà đầu tư và doanh nghiệp cũng có thể mua một hợp đồng tương lai hoặc kỳ hạn hoặc quyền chọn để phòng ngừa sự biến động bất lợi về giá. Hợp đồng tương lai và hợp đồng kỳ hạn khác với quyền chọn là bên mua hợp đồng có nghĩa vụ phải mua hoặc bán tài sản cơ sở. Nhà đầu tư có thể mua quyền chọn mua (long call option) khi kỳ vọng giá của tài sản cơ sở sẽ tăng trong tương lai. Họ mua quyền chọn bán (long put option) khi dự đoán tài sản cơ sở sẽ giảm giá.
Vị thế bán (short position)
Ngược lại với vị thế mua là vị thế bán (tham gia/mở vị thế bán) khi nhà đầu tư có nhu cầu bán tài sản cơ sở hoặc cho rằng giá của tài sản cơ sở, phái sinh đó sẽ giảm trong tương lai. Nhà đầu tư sẽ đặt lệnh bán trên thị trường, ngay khi lệnh được khớp, nhà đầu tư đã mở thành công và đang nắm giữ một vị thế bán
Phân biệt giữa vị thế mua và vị thế bán
Sự khác nhau giữa các vị thế mua và bán:
Vị thế mua (Long position) dự đoán giá tài sản sẽ tăng, trong khi vị thế bán (Short position) dự đoán giá tài sản sẽ giảm.
Một vị thế mua, nhà giao dịch là chủ sở hữu của tài sản, trong khi đó vị thế bán có nghĩa là nhà giao dịch đang bán một tài sản mà một nhà môi giới cho bạn vay.
Vị thế bán là bán một tài sản mà nhà giao dịch chưa sở hữu
Vị thế mua nghĩa là nhà giao dịch đã mua và sở hữu tài sản cơ sở
Cách thức mở vị thế và đóng vị thế
Khi nhà giao dịch đặt lệnh giao dịch trên thị trường, họ đang thực hiện mở và đóng các vị thế. Vị thế ban đầu mà một nhà đầu tư sở hữu đối với tài sản là một vị thế mở, có thể là vị thế mua hoặc vị thế bán đối với tài sản.
Để thoát vị thế (tất toán vị thế hoặc đóng vị thế) nhà giao dịch cần phải đóng vị thế bằng cách thực hiện một lệnh đối ứng với vị thế đang nắm giữ. Sử dụng lệnh bán (SELL) để đóng một vị thế mua (LONG POSITION) đang nắm giữ và ngược lại sử dụng lệnh mua (BUY) để đóng vị thế bán đang nắm giữ (SHORT POSITION).
VD: Nhà đầu tư bán HĐTL (mở vị thế bán) chỉ số CP VN30 nếu kỳ vọng chỉ số VN30 giảm. Nhà đầu tư không cần có hợp đồng nào cũng có thể bán được (bán khống). Để đóng vị thế, Nhà đầu tư phải mua lại HĐTL hoặc giữ đến đáo hạn
Thời điểm và cách thức đóng vị thế phụ thuộc vào nhu cầu và chiến lược cụ thể của nhà giao dịch, thường là một trong các trường hợp sau:
Không còn nhu cầu tham gia nắm giữ tài sản, hợp đồng
Có nhu cầu chốt lời, dừng lỗ
Đang nắm giữ số lượng vị thế vượt quá mức quy định
Không đủ khả năng bổ sung ký quỹ theo yêu cầu
Nhà giao dịch có thể lựa chọn đóng vị thế:
Trước thời điểm đáo hạn, chủ động đóng vị thế ở mức giá phù hợp
Hoặc tại thời điểm đáo hạn và thanh toán hợp đồng
Sử dụng các giao dịch Mua và Bán trong chiến lược giao dịch
Các vị thế mua được thực hiện khi các nhà giao dịch kỳ vọng giá tăng và khi họ kỳ vọng giá giảm, họ có thể bán khống tài sản cơ sở.
Trong khi đó, bán khống là một cách để cân bằng rủi ro. Nó cho phép nhà giao dịch có một vị thế đối lập trên một tài sản và giúp tăng cơ hội kiếm lợi nhuận ròng từ các giao dịch
0 notes
Text
Bollinger Band là gì? Chiến lược sử dụng đường Bollinger Band
Bollinger Band là gì?
Bollinger Bands một chỉ báo phân tích kỹ thuật được phát triển bởi John Bollinger, được sử dụng với mục đích để đo lường sự biến động của thị trường. Bollinger Bands là sự kết hợp giữa đường trung bình động Moving Average (MA) và độ lệch chuẩn, cấu trúc gồm 3 phần:
Middle Band (dải giữa): Đường trung bình động SMA 20
Upper Band (dải trên): dải giữa + 2 lần độ lệch chuẩn (Standard deviation)
Lower Band (dải dưới): dải giữa – 2 lần độ lệch chuẩn (Standard deviation)
Về cơ bản, công cụ này giúp cho chúng ta biết liệu thị trường đang ở trong tình trang im ắng hay biến động.
Khi thị trường im ắng, dải sẽ thu hẹp lại
Khi thị trường biến động, dải băng sẽ mở rông ra
Chiến lược giao dịch với Bollinger Bands
Bollinger Bounce – Bật lại từ dải băng
Một số điều bạn cần biết về Bollinger Bands là giá thường có xu hướng quay trở lại vùng trung tâm của dải băng. Đây chính là ý tưởng của chiến lược giao dịch Bollinger Bounce, giao dịch với việc bật lại từ dải băng lên hoặc dưới.
Thực chất, nguyên nhân của việc bật lại này là dải trên và dải dưới của Bollinger Bands đóng vai trò như những hỗ trợ và kháng cự động. Vì thế, với phương pháp này, chúng ta sẽ:
Bán ra khi giá chạm dải trên (upper band) Bollinger Bands
Mua vào khi giá chạm dải dưới (lower band) Bollinger Bands
Chỉ báo Bollinger Bands sử dụng hiệu quả nhất khi thị trường đi ngang (sideway), nhưng rất nguy hiểm khi thị trường có xu hướng mạnh mẽ
Bollinger Squeeze – Dải băng co bóp
Phương pháp giao dịch Bollinger Squeeze hay còn được gọi là “Dải băng co bóp”. Đây là một trong những phương pháp giao dịch kinh điển của chỉ báo Bollinger Bands.
Khi thị trường dao động lên và xuống trong một vùng biên độ nhỏ, các dải băng co lại với nhau trong một khoảng thời gian dài (giai đoạn tích lũy) và thường sau đó sẽ là một giai đoạn bùng nổ, giá biến động mạnh và nhanh.
Tóm lại, để xác định vào mua hay vào bán sau khi giá tích lũy (dải băng hẹp) sau một thời gian dài:
Nếu giá đóng cửa của nến xuyên thủng dải băng trên, thường giá sẽ tiếp tục đi lên – xác nhận xu hướng tăng – nên MUA
Nếu giá đóng cửa của nến xuyên thủng dải băng dưới, thường giá sẽ tiếp tục đi xuống – xác nhận xu hướng giảm – nên BÁN
Bollinger Bands kết hợp với chỉ báo RSI
Đây là một phương pháp khá đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả nếu bạn biết cách kết hợp các chỉ báo khác nhau để cho tín hiệu chính xác hơn.
RSI là viết tắt của Relative Strength Index, có nghĩa là ” chỉ số sức mạnh tương quan”. RSI được phát triển bởi Welles Wilder, là một công cụ kỹ thuật dùng để đánh giá sức mạnh hoặc sự suy yếu của xu hướng chuyển động giá.
0 notes
Text
Đường trung bình động Moving Average (MA) từ A-Z
Đường trung bình động MA – Moving Average là gì?
Đường trung bình động MA là một chỉ báo kỹ thuật được sử dụng phổ biến nhất trong thị trường tài chính
Moving Average (MA) hay còn được gọi là đường trung bình động, là đường nối tất cả mức giá đóng cửa trung bình trong N chu kỳ của một sản phẩm, với N được chọn trước.
Ví dụ: Đường MA10 trên khung H1 là đường nối tất cả những giá đóng cửa trung bình trong 10 giờ gần nhất.
Hoặc MA15 trên khung D1 là đường nối tất cả những giá đóng cửa trung bình trong 15 ngày gần nhất
Đường trung bình động (MA) là một cách giúp lọc nhiễu và làm dịu những biến động giá phức tạp trở nên mượt hơn giúp bạn quan sát xu hướng thị trường tốt hơn, chỉ báo chậm theo xu hướng bởi vì nó dựa trên giá cả trong quá khứ. Bằng cách nhìn vào độ dốc của đường trung bình, bạn có thể xác định tốt hơn hướng đi tiềm năng của giá cả thị trường.
Nói chung, đường trung bình di chuyển càng mượt thì phản ứng của biến động giá càng chậm. Một đường trung bình càng nhiều biến động, nó càng phản ứng nhanh với biến động giá. Để làm cho đường trung bình di chuyển mượt mà hơn, bạn cần lấy trị số trung bình của giá ở số kỳ thời gian nhiều hơn (N lớn hơn).
Các dạng đường trung bình động (MA – Moving Average)
Có hai dạng đường trung bình động được sử dụng phổ biến là:
Đường trung bình đơn giản (SMA – Simple Moving Average)
SMA là gì?
SMA là viết tắt của Simple Moving Average, có nghĩa là đường trung bình đơn giản
Lưu ý khi sử dụng đường SMA
Dùng SMA để xác định xu hướng giá: giá có xu hướng tăng hoặc giảm hoặc đang đi ngang.
Một vấn đề với SMA là nó rất dễ bị xuyên. Khi điều này xảy ra, nó đưa ra những tín hiệu mua/bán sai. Bạn nghĩ rằng một xu hướng mới hình thành khi SMA bị xuyên thủng nhưng thực tế là sau khi xuyên thủng thì giá quay đầu trở lại vùng giá trước đó, xu hướng mới chưa được xác nhận
Đường trung bình hàm mũ (EMA – Exponential Moving Average)
EMA là gì?
EMA là viết tắt của Exponential Moving Average, có nghĩa là đường trung bình hàm mũ.
Tại sao bạn lại cần đường trung bình hàm mũ ( EMA)?
Đôi khi đường trung bình đơn giản (SMA) quá đơn giản và chưa giúp lọc hết những tín hiệu nhiễu. Cho nên bạn cần phải dùng đến đường trung bình động hàm mũ (EMA)
Ý nghĩa của đường trung bình hàm mũ (EMA)
Đường trung bình hàm mũ (EMA) chú tâm nhiều hơn đến những hành động giá gần hơn là những dữ liệu quá xa trong quá khứ.
Hãy nhìn vào ví dụ trên biểu đồ USDJPY trên khung H4 bên dưới để nhận ra sự khác biệt của SMA và EMA.
Ý nghĩa của đường trung bình hàm mũ (EMA)
Đường trung bình hàm mũ (EMA) chú tâm nhiều hơn đến những hành động giá gần hơn là những dữ liệu quá xa trong quá khứ.
0 notes
Text
MACD là gì? Hướng dẫn sử dụng MACD hiệu quả nhất
MACD là gì?
MACD được viết tắt của từ The Moving Average Convergence Divergencce (Đường trung bình động hội tụ phân kỳ) là một chỉ báo động lượng và xu hướng được phát triển bởi Gerald Appel. MACD được thiết kế để chỉ ra những thay đổi về sức mạnh, xu hướng, động lượng và thời gian của một xu hướng giá
Cấu tạo của MACD
Đây chính là công thức của chỉ báo MACD:
Đường MACD: EMA 12 – EMA 26
Đường tín hiệu: Đường EMA 9 của đường MACD
MACD Histogram: Đường MACD – Đường tín hiệu
Ý nghĩa của các đường
Đường MACD chính là thành phần cốt lõi của chỉ báo này, nó được tính toán từ sự sai biệt của 2 đường EMA có chu kỳ lần lượt là 26 và 12
Đường signal (tín hiệu) là đường trung bình của đường MACD với thông số mặc định là 9
MACD histogram là chênh lệch giữa đường MACD và đường signal
Hướng dẫn sử dụng MACD hiệu quả:
Vì MACD dựa trên nền tảng đường trung bình (MA), do đó chúng ta có thể sử dụng MACD phân tích động lượng, tìm các điểm vào theo xu hướng và ở lại trong đó đến khi thấy động lượng suy giảm. Dưới đây là các dấu hiệu nhận biết xu hướng đổi chiều bằng MACD.
Đường MACD cắt mức tham chiếu 0
Trong biểu đồ phía dưới gồm hai đường MA là EMA 12 và EMA 26. Ta hãy xem chuyển động của đường MACD và sự giao cắt của hai đường MA
Đường EMA 12 cắt xuống dưới đường EMA 26 (xu hướng giảm hình thành) thì đường MACD cắt xuống dưới mức 0
Ngược lại, EMA 12 cắt lên trên đường EMA 26 thì MACD cũng cắt lên trên mức 0
Vậy mỗi khi đường MACD giao cắt với mức 0, bạn hãy để ý đến khả năng một xu hướng tăng giảm mới sẽ hình thành.
Đường tín hiệu (signal)
Đối với đường signal, bạn sẽ quan sát cách chuyển động của nó với đường MACD. Về cơ bản, khi chúng giãn ra xa nhau thì xu hướng đang mạnh dần lên, ngược lại khi chúng tụ lại với nhau thì đà tăng/giảm đang mất đi sức mạnh
Tuy nhiên, đối với một xu hướng mạnh, điều này có thể không chính xác. Sự giao cắt giữa chúng có thể xuất hiện trong khi xu hướng vẫn tiếp diễn, như trong vùng (3) của ví dụ bên dưới, đừng bị sự giao cắt khiến bạn bị bối rối
Các điểm vào lệnh xu hướng
Nếu chỉ thuần túy vào lệnh dựa trên chỉ báo MACD thì sẽ có nhiều tín hiệu nhiễu.Do đó để tăng tính chính xác, bạn nên kết hợp MACD với hành động giá.
Ví dụ biểu đồ dưới đây được phân làm 6 vùng gồm:
Vùng tích lũy: (1), (3)
Vùng xu hướng: (2),(4),(6)
Vùng phân kỳ: (5)
Các vùng mua vào là cuối vùng (1) và (3) do MACD đã cắt đường 0 đi lên, kèm theo việc giá đã phá vỡ kháng cự của mô hình
Vùng (5) là vùng thoát lệnh mua khi mà giá phá hỗ trợ, cùng lúc xảy ra tín hiệu phân kỳ từ MACD
Những tín hiệu phân kỳ như vùng (5) nếu biết cách tận dụng bạn có thể vào lệnh từ đoạn đầu của xu hướng. Và tất nhiên nếu tận dụng được những loại tín hiệu phân kỳ thì biên độ lợi nhuận sẽ rất lớn.
0 notes
Text
Chiến lược giao dịch hiệu quả dành cho người mới
Chiến lược sử dụng bộ chỉ báo Ichimoku cho người mới
Sau đây là chiến lược sử dụng cho Ichimoku
Các nhà giao dịch sẽ sử dụng đám mây Kumo (tạo bởi Senkou Span A và Senkou Span B) được dự đoán cho tương lai, đưa ra những thông tin dự báo cho xu hướng hiện tại và quyết định xem sẽ BUY hay sẽ SELL.
Đám mây Kumo được coi là chỉ báo dẫn đường.
Giá nằm dười đám mây Kumo thì chúng ta SELL và, giá nằm trên đám mây thì chúng ta BUY
Một khi đã xác định được hướng đi, các nhà giao dịch nên chờ cho giá hồi về đường Kijun-sen và bắt đầu cắt qua Tenkan-sen thì mới bắt đầu vào lệnh.
Cụ thể với chiến lược MUA khi:
Giá nằm phía trên mức thấp nhất của đám mây Kumo. Đám mây sẽ là hỗ trợ tốt cho giá.
Giá di chuyển xuống dưới đường màu đỏ Kijun-sen tạo trạng thái pullback cho giá.
Giá hồi lại bằng cách cắt lên đường màu xanh Tenkan-sen (đường tín hiệu)
Cụ thể với chiến lược BÁN khi:
Giá nằm phía dưới mức cao nhất của đám mây Kumo. Đám mây sẽ là kháng cự tốt cho giá.
Giá di chuyển lên trên đường màu đỏ Kijun-sen tạo trạng thái pullback tăng cho giá.
Giá hồi lại bằng cách cắt xuống đường màu xanh Tenkan-sen (đường tín hiệu)
Ý nghĩa của Ichimoku.
Ichimoku Kinko Hyo là một hệ thống nhận dạng xu hướng dựa trên đường trung bình động (Moving Average). Biểu đồ sử dụng Ichimoku chứa nhiều dữ liệu hơn so với một biểu đồ thông thường, chính vì thế nó giúp chúng ta nhìn thấy một bức tranh toàn cảnh hơn về hành động giá.
Xem thêm: Đường trung bình động Moving Average
Những con số trong chỉ báo Ichimoku có ý nghĩa về cả Không gian & thời gian, về Dao động sóng và Đo lường giá trị.
Đối với những chỉ báo khác như Moving Average hay Bollinger Bands, thông thường chúng ta phải kết hợp với những công cụ hỗ trợ khác để xây dựng nên phương pháp giao dịch đạt được hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, đối với Ichimoku thì điều đó gần như không cần thiết.
Đây là một chỉ báo gồm nhiều thành phần, trong đó bao gồm các thành phần có vai trò xác định xu hướng, mức hỗ trợ và kháng cự và các điểm ra vào lệnh
Chính những điều đó khiến Ichimoku có thể hoạt động như một hệ thống giao dịch độc lập và cũng là điều khiến Ichimoku trở nên khác biệt so với những chỉ báo khác.
0 notes
Text
Ichimoku là gì?
Ichimoku hay còn được gọi là Ichimoku Kinko Hyo, là một bộ các chỉ báo indicator được thiết kế để trở thành một hệ thống riêng biệt. Những bộ chỉ báo này có vai trò xác định đường hỗ trợ/kháng cự, xu hướng và điểm vào lệnh cho các nhà giao dịch.
Bộ chỉ báo Ichimoku là một hệ thống riêng biệt và không cần phải kết hợp với bất kỳ một indicator hoặc phương pháp nào cả.
Các thành phần của bộ chỉ báo Ichimoku
Gồm có 5 đường tín hiệu khác nhau:
Đường Tenkan-sen (đường tín hiệu): đường màu xanh, được tính bằng trung bình cộng của mức cao nhất và mức thấp nhất trong 9 kỳ.
Đường Kijun-sen (đường xu hướng): đường màu đỏ, được tính bằng trung bình cộng của mức cao nhất và mức thấp nhất trong 26 kỳ.
Senkou Span A: trung bình cộng của Tenkan-sen và Kijun-sen. Đường này được coi là đường dự báo tương lai vì nó đi trước giá 26 cây nến.
Senkou Span B: được tính bằng trung bình cộng của mức cao nhất và mức thấp nhất trong 52 kỳ. Đường này cũng được coi là đường dự báo tương lai vì nó đi trước giá 26 cây nến.
Chikou Span (màu xanh lá cây): đường trễ, nó là đường giá hiện tại được làm trễ đi 26 kỳ.
Senkou Span A và Senkou Span B hợp lại tạo thành đám mây Kumo, dẫn hướng cho giá trước 26 kỳ.
Mây Ichimoku
Mây Ichimoku (Kumo) chính là điểm đặc biệt và nổi bật nhất trong hệ thống chỉ báo Ichimoku Kinko Hyo.
Mây Ichimoku được xem là thể hiện sức mạnh của tâm lý thị trường. Khi đám mây to, dày sẽ thể hiện rằng tại đó sức mạnh tâm lý đám đông đang rất vững mạnh và khó phá vỡ. Ngược lại, khi đám mây nhỏ, mỏng sẽ thể hiện một tâm lý e dè, không chắc chắn và dễ bị xuyên qua.
Chính vì đặc điểm đó của mây Ichimoku khiến cho nó mang đến những góc nhìn thú vị trong giao dịch như sau:
Dựa vào màu sắc, hình dáng, độ dày mỏng của đám mây ta có thể dự đoán được xu hướng và tình hình diễn biến của thị trường sắp tới.
Đám mây Ichimoku có thể đóng vai trò như một mức cản hiệu quả, ví dụ như sử dụng Senkou Span B phẳng làm mức hỗ trợ và kháng cự.
Đám mây Ichimoku đóng vai trò như một ngưỡng tâm lý, là điểm cân bằng. Khi giá càng đi ra xa đám mây, có nghĩa rằng giá đang đi ra càng xa ngưỡng giới hạn tâm lý và điểm cân bằng của thị trường. Khi đó, tâm lý đám đông sẽ điều chỉnh và giá sẽ có xu hướng về lại vị trí cân bằng, tức là về lại gần đám mây.
0 notes
Text
Hướng dẫn sử dụng Stochastic trong thị trường có xu hướng
Cách sử dụng Stochastic:
Stochastic cho phép chúng ta xác định tình hình của thị trường đang trong vùng QUÁ MUA hay QUÁ BÁN. Tuy nhiên, chỉ báo nên được sử dụng kết hợp với việc phân tích xu hướng chung. Thông thường chúng có giá trị mặc định như sau:
Nếu Stochastic trên 80 thì cho thấy thị trường đang quá mua (overbought)
Nếu Stochastic dưới 20 thì cho thấy thị trường đang quá bán (oversold)
Mua và bán khi:
Đường %K cắt đường %D hướng từ trên xuống dưới tại vùng quá mua -> thực hiện lệnh BÁN
Đường %K cắt đường %D hướng từ dưới lên trên tại vùng quá bán -> thực hiện lệnh MUA
Tuy nhiên bạn cần lưu ý rằng đó chỉ là lý thuyết và không phải lúc nào sự đảo chiều cũng xảy ra khi Stochastic trong khu vực quá mua hoặc quá bán.
Trong trường hợp thị trường đang có một xu hướng rất mạnh có thể sẽ khiến cho tình trạng quá mua hoặc quá bán được giữ trong một thời gian dài.
Cách sử dụng stochastic trong điều kiện thị trường có xu hướng
Sử dụng stochastic trong thị trường có xu hướng đi ngang (ranging), tín hiệu mà stochastic đem lại có độ chính xác tương đối cao, tuy nhiên, trong điều kiện thị trường có xu hướng, tín hiệu nhiễu là rất nhiều.
Vì vậy việc đầu tiên cần là đó là xác định thị trường có xu hướng hay không.
Cách xác định xu hướng thị trường
Để xác định liệu thị trường có đang trong xu hướng hay không có nhiều cách, và 2 cách phổ biến nhất đó chính là sử dụng đường trung bình và hành động giá.
Sử dụng đường trung bình để xác định xu hướng
Trong phương pháp này, để xác định xu hướng với đường trung bình chúng ta sử dụng đường SMA50. Về cơ bản, giá sẽ di chuyển như sau:
Giá di chuyển phía dưới đường SMA50, thị trường đang có xu hướng giảm
Giá di chuyển phía trên dường SMA50, thị trường đang có xu hướng tăng
Giá liên tục cắt đường SMA50, thị trường đang trong giai đoạn đi ngang.
Sử dụng hành động giá để xác định xu hướng
Đây là cách xác định xu hướng sử dụng hành động giá, chúng ta chỉ đơn giản quan sát vị trí các đỉnh đáy gần nhất.
Đây là một phương pháp xác định xu hướng cổ điển nhưng rất hiệu quả.
Khi thị trường liên tục tạo được những đỉnh cao hơn – đáy cao hơn tức là lực mua đang chiếm ưu thế và thị trường đang trong xu hướng tăng.
Ngược lại, khi thị trường liên tục tạo ra những đỉnh thấp hơn – đáy thấp hơn tức thị trường đang có xu hướng giảm.
Có thể hiểu rộng ra, trong một xu hướng giảm, nếu giá không thể tạo đỉnh hay đáy thấp hơn thì xu hướng giảm này có khả năng đã đi đến hồi kết. Ngược lại, trong một xu hướng tăng nếu giá không thể tạo những đỉnh hay đáy cao hơn thì xu hướng tăng này có khả năng sẽ có một đợt đảo chiều.
0 notes
Text
Stochastic là gì?
Stochastic là một trong những chỉ báo dao động rất phổ biến vì độ chính xác của nó.Stochastic so sánh giá đóng cửa cụ thể với phạm vi giá của nó trong một khoảng thời gian nhất định.
Stochastic trong điều kiện thị trường đi ngang (ranging) đưa ra những tín hiệu khá chính xác. Tuy nhiên, trong điều kiện thị trường có xu hướng (trending), nếu không biết cách sử dụng tài khoản của bạn sẽ lãnh hậu quả rất nặng nề.
Công thức tính Stochastic
Stochastic được thể hiện bằng các chỉ số %K và %D. Được tính theo công thức sau (các thông số mặc định):
%K = 100 [(C – L14) / (H14 – L14)]
Trong đó:
C = giá đóng cửa hiện tại
L14 = giá thấp nhất của 14 phiên giao dịch
H14 = giá cao nhất của 14 phiên giao dịch
%D = SMA 3 phiên của %K
Chỉ báo Stochastic được cá nhân hóa khá nhiều tùy thuộc vào ý tưởng của từng nhà giao dịch là gì. Có người chỉ sử dụng đường %K, có người lựa chọn thông số là 5, 8 hay thậm chí là 20 period (phiên) để tính %K.
Bạn có thể điều chỉnh độ nhạy của Stochastic bằng cách điều chỉnh thông số của phiên giao dịch.
Ý nghĩa của Stochastic
Stochastic là một chỉ báo đo động lượng của giá, vì động lượng luôn di chuyển trước giá nên chúng ta có thể sử dụng Stochastic làm công cụ để xác định xu hướng thị trường trong tương lai.
Stochastic thường bao gồm 2 đường: 1 đường phản ánh giá trị của Stochastic (%K) và 1 đường được tính theo SMA 3 phiên của %K (%D).
Chính vì lý do động lượng luôn di chuyển trước giá, cho nên giao điểm của 2 đường %K và %D được xem là tín hiệu cho thấy sự đảo chiều có thể xảy ra, vì nó cho thấy sự thay đổi lớn của động lượng.
0 notes
Text
Các phương pháp giao dịch trong ngày với RSI
Những tín hiệu của RSI
Có 3 tín hiệu cơ bản của chỉ báo RSI: Quá mua, quá bán và phân kỳ
Quá mua (Overbought)
Quá mua được hiểu là thị trường đang có dấu hiệu quá mua. Điều này xảy ra khi RSI lớn hơn 70, thường xảy ra trong một xu hướng tăng và dự báo thị trường đảo chiều giảm trở lại
Quá bán (Oversell)
Ngược lại với quá mua,báo hiệu thị trường đang quá bán khi RSI nhỏ hơn 30, thường xảy ra trong một xu hướng giảm và dự báo thị trường đảo chiều tăng trở lại
Phân kỳ (Divergence)
Phân kỳ là một sự “lệch pha” giữa biến động thực tế của giá và chỉ báo kỹ thuật, cảnh báo rằng sức mạnh của xu hướng giá đã yếu dần và có thể đảo chiều.
Phân kỳ RSI Bullish: Giá tạo đáy mới thấp hơn (đang trong xu hướng giảm) trong khi đường RSI đang tăng cho thấy một dấu hiệu đảo chiều tăng của thị trường.
Phân kỳ RSI Bearish: Giá tạo đỉnh mới cao hơn (đang trong xu hướng tăng) trong khi đường RSI đang giảm cho thấy một dấu hiệu đảo chiều giảm của thị trường.
Go Long – Cân nhắc mua khi:
RSI nằm dưới đường tham chiếu 30 (quá bán)
Giá đang test vùng hỗ trợ
Mua tại giá phía trên của một nến tăng
Go Short – Cân nhắc bán khi
RSI nằm phía trên đường tham chiếu 70 (quá mua)
Giá đang test vùng kháng cự
Bán tại giá phía dưới của một nến giảm
Lưu ý đối với chiến lược giao dịch go long, go short:
Cách bạn xác định vùng kháng cự hỗ trợ là điểm mấu chốt để bạn có những điểm vào lệnh chất lượng. RSI được sử dụng làm căn cứ để xác định điểm vào lệnh
Phù hợp với những trader sử dụng chiến lược giao dịch trong ngày nhưng lại không muốn dán mắt vào chart
Nên xác định vùng hỗ trợ, kháng cự rồi đặt alert (thông báo), khi giá chạm đến vùng mà bạn đã đánh dấu thì bắt đầu cân nhắc vào lệnh
Đừng nên chỉ đánh giá một chiến lược chỉ qua một vài mẫu hình quá khứ. Hãy nghiên cứu và thực hành vì chỉ có bạn mới biết rằng chiến lược nào phù hợp với bạn hay không.
Cách vẽ đường xu hướng cho RSI
Đây cũng là cách mà một số “cao thủ” dùng để dự đoán điểm đảo chiều sớm. Nếu RSI phá gãy đường xu hướng – trendline – của chính nó (đường xu hướng của RSI) thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy giá đã hết sức, nhiều khả năng sẽ đảo chiều
0 notes
Text
RSI là gì?
RSI là gì? các phương pháp giao dịch trong ngày với RSI, công thức tính, các tín hiệu và phương pháp giao dịch với RSI tạo ra lợi nhuận
RSI là gì?
RSI được viết tắt bởi từ Relative Strength Index (chỉ số sức mạnh tương đối) là một chỉ số kỹ thuật phổ biến được phát triển bởi một nhà phân tích kỹ thuật có tên J.Welles Wilder. RSI là một chỉ báo động lượng dùng để đo tình trạng quá mua hay quá bán của thị trường.
Chỉ báo RSI được hiển thị dưới dạng bộ dao động (Oscillator). RSI nằm trong vùng với mức độ từ 1 đến 100. Nếu RSI nằm dưới 30 là tình trạng quá bán và nếu nằm trên 70 là tình trạng quá mua.
Ý nghĩa của RSI
Chỉ báo RSI được dùng để xác định liệu khi nào thị trường đang ở tình trạng mua quá mức hoặc bán quá mức, và cho các dấu hiệu khi nào xu hướng đảo chiều.
RSI thường được sử dụng nhiều nhất với chu kỳ 14, giá trị RSI dao động trong khoảng từ 1 đến 100 và các đường tiêu chuẩn được vẽ ở mức 30 và 70
Công thức tính RSI
RSI = Relative Strength Index= Average Gain / Average Loss
RS là giá trị sức mạnh tương đối
Average Gain chính là EMA trên 14 thanh nến tăng gần nhất
Average Loss là EMA trên 14 thanh nến giảm gần nhất
Thông số cài đặt mặc định của RSI là 14 kỳ
Hoặc với RSI 20 (20 kỳ) thì công thức sẽ như sau
RS = (20 EMA trên 20 thanh nến tăng gần nhất) / (20 EMA trên 20 thanh nến giảm gần nhất)
0 notes
Text
Tâm lý thị trường là gì? Làm thế nào để nhận biết tâm lý thị trường
Tâm lý thị trường là gì?
Tâm lý thị trường đơn giản là khái niệm dùng để chỉ cảm xúc hiện tại của thị trường tài chính nói chung.
Mỗi nhà giao dịch có ý kiến hoặc cách giải thích riêng về cách chuyển động của thị trường. Mỗi suy nghĩ, ý kiến của trader được thể hiện qua lệnh mua bán
Làm thế nào để nhận biết tâm lý thị trường?
Một ngày trôi qua trên thị trường tài chính thế giới có rất nhiều dữ liệu và loại thông tin được công bố. Và tất nhiên không phải toàn bộ các thông tin đó đều làm thị trường di chuyển ở mức độ giống nhau.
Là một nhà giao dịch, việc của bạn là phải đánh giá được những gì thị trường đang nghĩ. Như là các chỉ số đang thể hiện thị trường sắp tăng hay nền kinh tế sắp suy giảm.
Tâm lý thị trường có xu hướng dẫn dắt thị trường trong ngắn hạn. Trong một khoảng thời gian ngắn, các chuyển động trên thị trường hoàn toàn dựa trên cảm xúc của trader và tin tức.
Khi giao dịch trên khung thời gian lớn hơn, nhà đầu tư nên chú ý đến những yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới tâm lý như: lịch kinh tế, tình hình nguồn cung của một số loại hàng hóa trên thế giới, thời tiết, công nghệ, tình hình chính trị, tiền tệ của các nước liên quan tới loại hàng hóa bạn đang giao dịch …
Thời điểm tốt nhất để giao dịch là ngay khi bạn nhận ra sự thay đổi. Tâm lý này thay đổi rất nhanh vì nhiều loại tin tức: có thể là 1 dữ liệu, báo cáo nào đó được công bố; 1 sự thay đổi về chính trị hay 1 sự kiện bất ngờ nào đó. Cơ bản là bạn luôn có cơ hội giao dịch khi thị trường thay đổi.
Lời kết: Bạn nên kết hợp phân tích tâm lý thị trường với phân tích kỹ thuật và cơ bản để đưa ra các ý tưởng giao dịch tốt hơn.
0 notes