Tumgik
vnbotania-blog · 5 years
Text
Tiền đái tháo đường là gì ? Có nguy hiểm không ?
Tiền đái tháo đường không được coi là một bệnh lý mà là chỉ một tình trạng rối loạn chuyển hóa bất thường của cơ thể. Tiền tiểu đường tuy không nguy hiểm nhưng nó có nguy cơ rất lớn trở thành bệnh tiểu đường mạn tính. Và khi đó người bệnh sẽ phải đối diện với hàng loạt các biến chứng nghiêm trọng.
Tumblr media
Tình trạng như thế nào được gọi là tiền đái tháo đường ? Những người bị tiền đái tháo đường là người mà có đường huyết cao hơn mức an toàn bình thường của cơ thể nhưng vẫn chưa đủ lớn để được chẩn đoán là bệnh đái tháo đường:
+ Bình thường nồng độ đường huyết của chúng ta sẽ luôn được điều chỉnh và giữ ở trong khoảng an toàn là 3,9-5,6 mmol/l (70-100 mg/dL) lúc đói và lúc nonthấp hơn mức 7,8 mmol/l (140 mg/dL). + Nồng độ đường huyết của người bệnh đái tháo đường sẽ cao hơn 7mmol/l (126mg/dL) lúc đói hoặc 11,1 mmol/l (200mg/dL) lúc no. + Người được gọi là tiền đái tháo đường nếu như đường huyết cao hơn mức bình thường và thấp hơn mức tiểu đường. Nghĩa là chỉ số đường huyết ở trong khoảng: 5,7-6,9 mmol/l (101-125 mg/dL) lúc đói hoặc 7,8-11 mmol/l (140-199 mg/dL) lúc no.
Ngoài ra để có thể xác định bệnh một cách chính xác hơn thì cần phải áp dụng nghiệm pháp dung nạp glucose hoặc đo chỉ số HbA1c.
Khi ở giai đoạn tiền bệnh này thì người bệnh gần như không có các triệu chứng biểu hiện gì đặc biệt cả. Cách nhận biết và phát hiện duy nhất là kiểm tra đường huyết, kiểm tra sức khỏe.
Tiền đái tháo đường và nguy cơ trở thành tiểu đường mạn tính type 2
Nếu phát hiện ra tiền đái tháo đường vào có các biện pháp chữa trị, khắc phục thì đường huyết sẽ có khả năng trở về bình thường hoàn toàn. Ngược lại nếu cứ để tiến triển thì sớm muộn gì cũng sẽ trở thành bệnh tiểu đường mạn tính và người bệnh sẽ phải điều trị duy trì liên tục đến hết đời.
Theo số liệu nghiên cứu ước tính của Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA), khoảng 10-23% những người bị tiền tiểu đường sẽ trở thành bệnh đái tháo đường loại 2 trong khoảng thời gian 5 năm.
Trong nhiều năm trở lại đây tiểu đường vẫn luôn là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới với rất nhiều các biến chứng nguy hiểm như: xơ vữa động mạch, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy thận, rối loạn thần kinh, hoại tử da…
Do đó ngay khi phát hiện ra tiền tiểu đường thì chúng ta cần phải nhanh chóng áp dụng các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu nguy cơ trở thành bệnh mạn tính.
Người bị tiền đái tháo đường nên làm gì ? Thay đổi, điều chỉnh lại chế độ ăn uống là điều đầu tiên chúng ta cần phải thực hiện: + Hạn chế tối đa các đồ ngọt, nhiều đường: bánh kẹo, nước ngọt… + Giảm lượng tinh bột trong các bữa ăn hằng ngày. + Tăng cường rau xanh, trái cây ít ngọt, hay các loại thực phẩm giàu chất xơ. + Uống nhiều nước.
Về lối sống sinh hoạt cần phải tăng cường vận động, tập luyện thể dục thể thao đều đặn hằng ngày, hạn chế thức khuya, ngủ đủ giấc, hạn chế căng thẳng đầu óc, stress… và đặc biệt là phải tránh xa rượu bia, thuốc lá…
0 notes
vnbotania-blog · 5 years
Text
Các nhóm thuốc điều trị dùng cho người bệnh tiểu đường
Các nhóm thuốc điều trị dùng cho người bệnh tiểu đường thường được chia ra làm 2 loại chính là: loại điều hòa đường huyết bằng cách bổ sung insulin và loại không bổ sung insulin. Cụ thể từng nhóm thuốc như thế nào, chúng ta sẽ tìm hiểu ở dưới đây nhé !
Nhóm thuốc tiểu đường bổ sung insulin cho người bệnh type 1 Tất cả các trường hợp bệnh đái thaso đường đều liên quan đến insulin. Trong cơ thể của chúng ta, insulin là một loại hormon được bài tiết ra bởi tuyến tụy có vai trò chính là điều hòa đường huyết, làm giảm lượng đường glucose ở trong máu.
Với người bình thường thì khi nồng độ đường huyết tăng cao thì cơ thể sẽ tăng cường tiết insulin để đưa glucose từ máu vào trong tế bào để chuyển hóa thành năng lượng hoặc chuyển sang dạng dự trữ là glycogen.
Trong các trường hợp tiểu đường thì những người bị type 1 sẽ bắt buộc phải được bổ sung insulin từ bên ngoài vào. Vì cơ thể gần như không thể sản xuất ra được insulin nữa do các tế bào tuyến tụy đã bị phá hủy và mất chức năng. Nếu không bổ sung insulin kịp thời thì những người bệnh đái tháo đường loại 1 sẽ rất dễ chuyển sang giai đoạn toàn phát vô cùng nguy hiểm. Ngoài ra thì một số trường hợp người bệnh tiểu đường type 2 cũng có thể cần được sử dụng insulin.
Insulin có thể được bổ sung vào cơ thể thông qua đường uống hoặc đường tiêm truyền tĩnh mạch, tiêm dưới da. Hiện nay thì nhờ một số thiết bị hiện đại mà người bệnh có thể sử dụng insulin một cách dễ dàng chính xác và đúng liều lượng.
Trong thực tế thì nhiều người bệnh sẽ được bác sỹ chỉ định kết hợp thêm một vài thuốc hạ đường huyết khác để tăng cường hiệu quả điều trị, giảm liều lượng sử dụng, hạn chế các tác dụng phụ và tránh tình trạng nhờn thuốc, kháng thuốc.
Các nhóm thuốc tiểu đường không bổ sung insulin
Ngoài thuốc bổ sung insulin thì còn có rất nhiều loại thuốc khác giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát nồng độ đường trong máu, đó là: + Nhóm Sulfonylurea: có tác dụng kích thích sản xuất insulin từ tế bào Beta của tuyến tụy, làm tăng nhạy cảm của insulin với tế bào và làm giảm sự đề kháng insulin. + Nhóm Biguanide là nhóm thuốc hạ đường huyết nhờ tác dụng ức chế sự chuyển hóa glycogen thành glucose, tăng tổng hợp glucogen từ glucose ở gan, tăng nhạy cảm của insulin đối với tổ chức ngoại vi, tăng sử dụng glucose ở tổ chức cơ, đồng thời làm giảm hấp thu glucose ở ruột non. + Nhóm ức chế men alpha-Glucosidase: ức chế quá trình chuyển hóa carbohydrat thành glucose ở ruột non, làm chậm quá trình hấp thu glucose vào máu.
Người bệnh tiểu đường khi sử dụng thuốc tây y thì phải đúng theo chỉ định, hướng dẫn từ bác sỹ về liều lượng, thời gian dùng. Và các bệnh nhân cần phải chú ý 1 điểm nữa là ăn uống một cách hợp lý, tập luyện thể dục, vận động thường xuyên và sinh hoạt điều độ.
0 notes
vnbotania-blog · 5 years
Text
Cẩn thận với biến chứng bàn chân đái tháo đường
Đừng coi thường và chủ quan không phòng ngừa biến chứng bàn chân đái tháo đường ! Đây là một biến chứng rất nguy hiểm rất dễ xảy ra, có thể khiến người bệnh tiểu đường phải cắt cụt chi đi và chịu cảnh tàn tật suốt quãng đời còn lại.
Tumblr media
Biến chứng bàn chân đái tháo đường nguy hiểm đến mức nào ?
Tình trạng bàn chân, hai chi của người bệnh đái tháo đường bị lở loét viêm nhiễm nặng là hệ lụy của vấn đề thần kinh và mạch máu ngoại vi.
Tình trạng đường huyết tăng cao ở người bệnh tiểu đường khiến cho độ nhớt, áp suất của máu tăng cao. Khả năng tuần hoàn, lưu thông khí huyết ở các mạch máu cũng vì thế mà bị suy giảm. Nhất là cách mạch máu, vi mạch ở cách xa trung tâm như hai chi dưới thì khả năng lưu thông máu lại càng kém hơn. Máu không lưu thông được sẽ khiến cho những vết thương nếu xảy ra ở chân sẽ rất khó lành, lâu hồi phục và có nguy cơ ngày càng nặng hơn.
Máu không lưu thông được sẽ khiến cho các thống dây thần kinh tại 2 chân hoạt động không tốt, dễ bị tổn thương. Tình trạng này sẽ khiến ccho người bệnh tiểu đường thường bị tê bì chân, mất cảm giác ở 2 chi. Đặc biệt là sẽ không thể cảm nhận được những tổn thương hay vết xước ở trên da. Chính vì không nhận biết được khiến cho các vết thương không được chăm sóc tốt và dẫn đến khó lành, lở loét nặng.
Sự lở loét của các vết thương ở 2 chân chủ yếu là do sự tấn công và phát triển của vi khuẩn. Với một môi trường mà nồng độ đường glucose ở mức cao thì sẽ rất thuận lợi để các vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh sinh sản gia tăng số lượng.
Thậm chí chỉ từ những vết xước, tổn thương rất nhỏ ở trên da thôi cũng có thể dẫn đến những ổ loét lớn, hoại tử da và phải cắt bỏ đi. Chính vì vậy người bệnh không được chủ quan với biến chứng bàn chân đái tháo đường mà phải luôn có tinh thần phòng ngừa, cảnh giác.
Cách phòng ngừa biến chứng bàn chân ở người bệnh đái tháo đường Để tránh được những tổn thương viêm nhiễm nặng trên 2 bàn chân thì người bệnh đái tháo đường cần phải chú ý những điểm sau đay:
+ Kiểm tra bàn chân mỗi ngày: Kiểm tra bàn chân thường xuyên vào cuối ngày, tại những điểm khó nhìn, quan sát thì có thể nhờ người khác kiểm tra xem có bất kỳ thay đổi hoặc vết thương nào không. + Rửa chân hàng ngày: Giữ chân sạch sẽ để tránh nhiễm trùng. + Thường xuyên đi giày khi ra ngoài, đi tất vớ hỗ trợ, đi dép mềm kể cả ở trong nhà… để bảo vệ bàn chân an toàn mọi lúc, mọi nơi. + Thúc đẩy lưu lượng máu xuống bàn chân bằng cách hạn chế ngồi nhiều, nằm nhiều, tăng cường vận động tập thể dục, cử động bàn chân mỗi khi ít đi lại và thường xuyên làm ấm, giữ ấm cho chân vào mùa lạnh. + Cắt móng chân cẩn thận: tránh làm tổn thương da và không để móng quá dài dễ bị những thương tổn khó lường. + Không để chân tiếp xúc với những vật quá nóng hoặc quá lạnh + Kiểm soát tốt đường huyết: đường huyết luôn ổn định ở mức an toàn sẽ giúp người bệnh không chỉ hạn chế được biến chứng bàn chân mà còn ngăn chặn được hàng loạt các biến chứng đái tháo đường nguy hiểm khác.
0 notes
vnbotania-blog · 5 years
Text
Tăng đường huyết có phải là đái tháo đường không ?
Trong cơ thể người thì tăng đường huyết có thể chỉ là một biểu hiện sinh lý bình thường của cơ thể nhưng cũng có thể là tình trạng tiền tiểu đường hoặc bệnh đái tháo đường mạn tính. Cụ thể vấn đề này như thế nào, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn ở bài viết dưới đây nhé !
Tumblr media
Tăng đường huyết có thể xảy ra khi nào ? Đầu tiên là tình trạng tăng đường huyết do nguyên nhân sinh lý. Bình thường đường huyết của chúng ta sẽ tăng lên cao sau khi ăn, đặc biệt là ăn nhiều những thức ăn có nhiều chất đường bột. Các chất đường bột khi vào hệ tiêu hóa sẽ chuyển thành đường glucose và được hấp thu vào máu tại niêm mạc ruột non.
Tuy nhiên tình trạng này sẽ không kéo dài quá lâu vì cơ thể sẽ nhanh chóng tiết ra insulin để đưa glucose vào trong tế bào để chuyển hóa thành năng lượng hoặc chuyển thành dạng dự trữ (glycogen).
Tăng đường huyết nếu cao hơn mức bình thường một chút mà cơ thể không thể tự điều chỉnh về mức bình thường được là tình trạng tiền tiểu đường. Nếu như phát hiện được giai đoạn này thì chúng ta có thể ngăn chặn được nguy cơ khởi phát bệnh tiểu đường hay đái tháo đường mạn tính.
Ngoài ra thì tăng đường huyết có thể là do tác dụng phụ của một số thuốc điều trị tây y nếu như người bệnh sử dụng trong thời gian dài.
Tăng đường huyết như thế nào là bệnh đái tháo đường ? Đái tháo đường là bệnh lý nội tiết rối loạn chuyển hóa đặc trưng với tình trạng đường huyết tăng cao vượt mức an toàn: lớn hơn 7mmol/l (126mg/dL) lúc đói và lớn hơn 11,1 mmol/l (200mg/dL) lúc no. Khi bị tiểu đường rồi thì suốt đời người bệnh sẽ phải điều trị để giữ cho mức đường huyết ổn định an toàn.
Nếu không tình trạng tăng đường huyết quá cao sẽ dẫn đến hàng loạt các biến chứng, hậu quả nghiêm trọng. Trong đó có những biến chứng đặc biệt nguy hiểm như: xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy thận mạn tính, rối loạn thần kinh, lở loét nặng, hoại tử da…
Phương pháp để đường huyết ổn định, không tăng cao Với người bình thường thì giữ đường huyết ở mức ổn định là cách phòng ngừa bệnh tiểu đường tốt nhất nhất. Còn với người bệnh tiểu đường thì kiểm soát đường huyết luôn là mục tiêu điều trị hàng đầu để đảm bảo sức khỏe, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Chế độ ăn uống và sinh hoạt là hai yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến nồng độ đường huyết trong cơ thể cua chúng ta. Để giữ đường huyết an toàn, không tăng cao quá mức thì bạn cần phải nhớ kỹ những lời khuyên dưới đây: + Hạn chế việc ăn đồ ngọt quá nhiều một lúc và thường xuyên. + Uống nhiều và đầy đủ nước hằng ngày. + Nên tăng cường ăn rau xanh, chất xơ, hoa quả trái cây. + Hạn chế uống bia rượu, đồ uống có cồn, hút thuốc lá… + Tăng cường vận động tập luyện thể dục thể thao đều đặn hằng ngày.
0 notes
vnbotania-blog · 5 years
Text
Thuốc trị tiểu đường tốt nhất hiện nay
Có lẽ hiện nay không ai là không biết đến căn bệnh mạn tính tiểu đường vì mức độ phổ biến của nó rất lớn. Với người bệnh thì việc dùng thuốc trị tiểu đường đều đặn hằng ngày là việc không thể thiếu để điều hòa nồng độ đường huyết và phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm.
Thuốc trị bệnh tiểu đường tốt nhất hiện nay là gì ? Việc lựa chọn thuốc hay phương pháp điều trị vẫn luôn là vấn đề lo lắng, băn khoăn của người bệnh tiểu đường. Phương pháp nào hiệu quả mà lại an toàn, không gây tác dụng phụ ? \
Cùng tìm hiểu nhé !
Các loại thuốc trị bệnh tiểu đường Trong điều trị bệnh tiểu đường thì dùng thuốc tây y là phương pháp được áp dụng phổ biến nhất. Tuy nhiên trong thực tế thì nếu như bệnh tiểu đường type 2 mới ở mức độ nhẹ hoặc chỉ bị tiền đái tháo đường thì sẽ chưa cần sử dụng thuốc vội. Ban đầu người bệnh sẽ được hướng dẫn điều chỉnh lại chế độ ăn uống, tăng cường tập luyện để cơ thể tự điều chỉnh đường huyết trước.
Tuy nhiên nếu như sau đó tình trạng đường huyết không được cải thiện thì các thuốc điều hòa đường huyết sẽ được sử dụng. Các thuốc này bao gồm: + Nhóm thuốc bổ sung insulin: để bù đắp lại lượng insulin thiếu hụt trong cơ thể.
Loại thuốc này bắt buộc phải dùng cho người bệnh tiểu đường type 1 và một số trường hợp đái tháo đường type 2. Bổ sung insulin có thể dùng đường uống hoặc đường tiêm truyền.
+ Nhóm thuốc sulfamid: thế hệ 1 là các thuốcTolbutamide (diabetol, tolbucal, xyclamid), Chlorpropamide (diabiner, galiron, melliner...) và Carbutamide. Thế hệ 2 là Glibenclamid (daonil, maninil...), Gliclazid (diamicron, predian) và Glimepirid.
+ Nhóm thuốc Biguamid: gồm 3 nhóm nhỏ khác nhau phân loại theo cấu trúc hóa học: Phenethylbiguanid (phenformin), Buthylbiguanid (buformin, silubin, adebit), Methyl biguanit (metformin, metforal, glucophage).
+ Nhóm thuốc Acarbose: tác dụng hạ đường huyết yếu nên thường dùng kết hợp với các thuốc khác để hỗ trợ tăng cường hiệu quả.
Bên cạnh các thuốc giúp kiểm soát đường huyết trên thì các thuốc khác cũng có thể được sử dụng để điều trị triệu chứng hoặc biến chứng tùy thuộc vào từng trường hợp người bệnh cụ thể.
Ưu nhược điểm của các thuốc trị tiểu đường tây y Ưu điểm của các thuốc trị bệnh tiểu đường tây y là hiệu quả nhanh chóng, giúp ổn định đường huyết ở mức an toàn ngay sau khi sử dụng.
Tuy nhiên việc dùng nhiều thuốc tây sẽ có nguy cơ rất lớn bị các phản ứng phụ không mong muốn và tình trạng nhờn thuốc có thể xảy ra. Do đó thông thường các bác sỹ sẽ chỉ định kết hợp nhiều loại thuốc hạ đường huyết với nhau để tăng cường hiệu quả mà lại giảm liều lượng, giảm nguy cơ nhờn thuốc và hạn chế các tác dụng phụ.
Bên cạnh đó thì trong quá trình điều trị người bệnh cũng cần phải chú ý đến chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt tập luyện hợp lý thì mới có được kết quả điều trị tốt nhất.
Một trong những giải pháp tốt nhất giúp người bệnh tiểu đường tăng cường thêm hiệu quả điều trị mà lại giảm thiểu được nguy cơ gặp phản ứng phụ là sử dụng kết hợp thêm thảo dược thiên nhiên.
Thảo dược thiên nhiên, sự lựa chọn an toàn cho người bệnh tiểu đường Trong tự nhiên có rất nhiều loại thảo dược quý cho người bệnh tiểu đường điển hình như dây thìa canh, mướp đắng, nha đam (lô hội), hạt cà ri (hạt methi), cây húng quế... Kết hợp dùng thêm các thảo dược này sẽ vừa giúp người bệnh điều hòa đường huyết tốt hơn mà còn giảm được rất nhiều nguy cơ xảy ra các biến chứng tiểu đường nguy hiểm.
3 Ưu điểm của các thảo dược tự nhiên trong điều trị bệnh tiểu đường: + Hiệu quả: nhiều hoạt chất quý trong thảo dược giúp điều hòa đường huyết hiệu quả trên nhiều cơ chế tác động khác nhau: kích thích tuyến tụy tiết insulin, tăng độ nhạy cảm của insulin với tế bào, giảm hấp thu đường ở niêm mạc ruột và tăng cường sử dụng glucose ở trong cơ thể. + An toàn: Các thảo dược chữa bệnh tiểu đường đều rất an toàn lành tính với người sử dụng, không gây ra tác dụng phụ gây hại cơ thể như các thuốc tây y. + Tiết kiệm: Hầu hết các thảo dược từ thiên nhiên đều dễ tìm kiếm và có giá thành rẻ hơn rất nhiều so với các sản phẩm tổng hợp nên sẽ giúp mọi người tiết kiệm được 1 khoản chi phí không nhỏ.
BoniDiabet – Công nghệ bào chế hiện đại nâng tầm hiệu quả của thảo dược thiên nhiên
Điều gì tạo nên sản phẩm đột phá BoniDiabet dành cho người bệnh tiểu đường: + Sản phẩm đầu tiên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng vi lượng thiết yếu (Se, Mg, Zn, Cr, A.Folic...) vô cùng quan trọng với người tiểu đường. Các vi chất này phối hợp cùng 5 thảo dược thiên nhiên (Dây thìa canh, mướp đắng, hạt methi, quế, lô hội) giúp ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng hiệu quả. + Các thành phần của BoniDiabet đều được nâng cao tác dụng cũng như khả năng hấp thu lên gấp nhiều lần nhờ Công nghệ bào chế Microfluidizer – Công nghệ Siêu Nano hiện đại cho phép tạo ra các phân tử hạt kích thước siêu nhỏ (<70nm)
+ Sản phẩm của tập đoàn Viva Nutraceuticals –Tập đoàn sản xuất dược phẩm, sản phẩm bảo vệ sức khỏe hàng đầu thế giới với 2 nhà máy tiêu chuẩn quốc tế tại Mỹ và Canada.
Đặc biệt BoniDiabet đã được kiểm chứng lâm sàng tại bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông, hiệu quả hạ đường huyết, giảm chỉ số HBA1C, phòng và làm giảm biến chứng tiểu đường.
0 notes
vnbotania-blog · 5 years
Text
Người bị tiểu đường nên ăn gì để gì để đường huyết đẹp, phòng biến chứng
Với người bệnh đái tháo đường thì 2 vấn đề quan trọng luôn là ưu tiên hàng đầu là kiểm soát đường huyết ổn định và phòng ngừa xảy ra biến chứng. Để thực hiện được 2 mục tiêu này thì không những cần dùng thuốc điều trị đúng cách mà còn phải có chế độ ăn uống phù hợp, khoa học. Vậy người bệnh tiểu đường nên ăn gì ? Ăn uống như thế nào ? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé !
Người tiểu đường nên ăn gì để ổn định đường huyết Để đường huyết được kiểm soát tốt ở mức an toàn bình thường thì người bệnh cần phải chú ý những điểm sau đây trong chế độ ăn uống:
+ Hạn chế ăn đồ ngọt, bánh kẹo, thức ăn có nhiều đường là điều đầu tiên phải làm. Các loại đồ ăn này có hàm lượng đường rất cao, sẽ chuyển hóa nhanh chóng thành đường glucose và hấp thu vào máu khiến cho đường huyết tăng cao một cách đột ngột. Nước ngọt có ga hay một số nước giải khát đóng chai cũng có nhiều đường cũng cần phải tránh sử dụng.
+ Điều thứ hai là kiểm soát tốt lượng tinh bột hấp thu hằng ngày. Tùy thuộc vào mức độ tăng đường huyết mà giảm lượng tinh bột ăn trong mỗi bữa đi so với bình thường. Nên chọn các loại tinh bột có chỉ số đường huyết GI thấp như: gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt…
+ Ăn nhiều chất xơ rau xanh, hoa quả cũng là cách điều hòa đường huyết tốt vì chất xơ sẽ làm chậm và cản trở sự hấp thu glucose vào máu. Rau xanh còn là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào cho cơ thể. Các dưỡng chất này có vai trò quan trọng với người bệnh tiểu đường trong việc phòng ngừa biến chứng.
+ Uống nhiều nước hằng ngày: với 1 lượng đều đặn khoảng 2-2,5 lít nước để cơ thể tăng cường chuyển hóa cũng như đào thải lượng đường dư thừa ra ngoài qua đường nước tiểu.
Khi đường huyết luôn ở mức ổn định thì người bệnh tiểu đường sẽ không còn phải lo lắng về các biến chứng nguy hiểm nữa. Nhưng để phòng ngừa cụ thể với từng loại biến chứng tim mạch, thận, hay mắt thì người bệnh nên chú ý về ăn uống như sau:
Người tiểu đường ăn gì để phòng biến chứng tim mạch
Biến chứng tim mạch ở người bệnh tiểu đường có rất nhiều sự đe dọa đến tính mạng: cao huyết áp, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến đột quỵ… Để hạn chế được tối đa nguy cơ biến chứng này thì điều đầu tiên là phải kiêng ăn các loại đồ ăn có nhiều chất béo xấu, mỡ bão hòa. Đó là các loại mỡ động vật, nội tạng, đồ ăn chế biến sẵn, chiên rán nhiều dầu mỡ…
Cùng với đó hãy ăn nhiều các loại rau xanh trái cây tươi. Nên thay thế thịt động vật bằng các loại cá vì trong cá có nhiều chất béo tốt, omega-3 rất tốt cho sức khỏe tim mạch, hạn chế những vấn đề bất thường. Cá biển là nguồn bổ sung omega-3 tối ưu nhất: cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi…
Để tránh huyết áp tăng cao nguy hiểm thì người bệnh tiểu đường phải tránh ăn mặn, ăn quá nhiều muối, cần phải ăn nhạt đi, ăn với lượng muối vừa phải.
Tiểu đường nên ăn gì để phòng biến chứng trên thận Ở người bệnh tiểu đường, để chức năng thận ổn định, giảm thiểu nguy cơ bị suy thận mạn tính thì điều đầu tiên cần phải kiểm soát lượng muối ăn vào hằng ngày.
Nên giảm lượng muối ăn xuống, không nên ăn mặn, hạn chế sử dụng các đồ muối chua, đồ ăn chế biến sẵn, đồ đóng hộp vì khó kiểm soát được lượng muối có trong đó.
Không nên ăn quá nhiều chất đạm, nhất là đạm từ thịt gia súc, gia cầm. Vì lượng protein nhiều sẽ khiến cho thận phải tăng cường hoạt động hơn, dễ bị tổn thương và suy yếu.
Tiểu đường nên ăn gì để phòng biến chứng trên mắt Với biến chứng trên mắt thì đa phần người bệnh chỉ cần kiểm soát tốt đường huyết là có thể phòng ngừa được. Bên cạnh đó hãy thường xuyên bổ sung thê, các loại thực phẩm tốt cho mắt như: cá biển, cà chua, gấc, bí đỏ, đu đủ, rau bina…
0 notes
vnbotania-blog · 5 years
Text
Chỉ số HbA1c là gì? Ý nghĩa, tầm quan trọng với người bệnh tiểu đường
Chỉ số HbA1c là một trong những tiêu chí để xác định, chẩn đoán bệnh tiểu đường cũng như là chỉ số xét nghiệm để đánh giá đúng tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Vậy bản chất của chỉ số HbA1c là gì ? Ý nghĩa và vai trò ra sao ? Cách định lượng, xét nghiệm chỉ số này như thế nào ? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé !
Chỉ số HbA1c là gì ? Chỉ số HbA1c còn có rất nhiều tên gọi và ký hiệu khác như: hemoglobin A1c, HbA1c , A1C , hoặc ít gặp hơn như: HgbA1c, hemoglobin A1c, HbA 1c , Hb1c… Nếu như thấy những ký hiệu này thì bạn cần phải hiểu đó là một, có ý nghĩa như nhau.
Về bản chất thì HbA1c là một dạng liên kết giữa protein hemoglobin với phân tử đường glucose ở trong máu. Mà hemoglobin lại là một loại protein thường có trong tế bào hồng cầu nên chỉ số HbA1c cũng sẽ cho thấy được mức độ liên kết giữa glucose và hồng cầu.
Sự hình thành HbA1c diễn ra chậm và sẽ tồn tại suốt trong đời sống hồng cầu 90-120 ngày. Chính vì thế, HbA1c phản ánh nồng độ đường trong máu trong suốt khoảng thời gian 90-120 ngày.Ở người bệnh tiểu đường do nồng độ glucose trong máu tăng cao nên chúng sẽ tăng cường liên kết với hemoglobin, dẫn tới HbA1c sẽ tăng theo.
Chỉ số HbA1c rất quan trọng trong chẩn đoán và điều trị bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên nhiều người lại không biết đến chỉ số này. HbA1c thậm chí còn có thể phản ánh được chính xác tình trạng tiểu đường cũng như sức khỏe của bệnh nhân tốt hơn cả chỉ số đường huyết.
Chỉ số HbA1c và ý nghĩa với người bệnh tiểu đường
Những người có nghi ngờ mắc đái tháo đường hay người đã mắc bệnh thì khi đi khám sẽ không thể thiếu được xét nghiệm HbA1c. So với chỉ số đường huyết thì chỉ số HbA1c sẽ ít có sự biến động và thường ổn định trong vòng 2-3 tháng. Do đó người bệnh tiểu đường chỉ phải làm xét nghiệm định lượng này ít nhất sau 3 tháng một lần.
Tiêu chuẩn để chẩn đoán bệnh tiểu đường với chỉ số HbA1c là: + Theo Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế và Đại học Nội tiết Hoa Kỳ khuyến nghị thì HbA1c phải cao hơn 48 mmol / mol (6,5 DCCT%). + Còn Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ khuyến thì HbA 1c phải vượt mức 53 mmol / mol (7,0 DCCT%) cho hầu hết các trường hợp bệnh nhân.
Chỉ số HbA1c càng cao thì mức độ nguy hiểm với sức khỏe càng lớn. HbA1c có nhiều trong máu sẽ làm gia tăng các gốc tự do phản ứng cao bên trong các tế bào máu, làm thay đổi tính chất màng tế bào máu . Điều này dẫn đến sự kết tụ tế bào máu làm tăng độ nhớt của máu , dẫn đến lưu lượng máu bị suy giảm, tăng nguy cơ lắng đọng cholesterol xấu trong lòng mạch. Từ đó hàng loạt các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra với người bệnh tiểu đường: biến chứng trên thận, tim mạch, thần kinh, mắt và cả trên da nữa.
Theo ước tính trung bình nếu chỉ số HbA1c tăng 1% thì nguy cơ mắc biến chứng trên tim mạch tăng 25%, nguy cơ viêm loét da tăng 40%, biến chứng trên mắt tăng hơn 30%... Chính vì vậy đi khám định kỳ sức khỏe thường xuyên là cách xác định tình trạng bệnh tốt nhất cũng như, phòng ngừa biến chứng tiểu đường xảy ra.
Cách định lượng, xét nghiệm HbA1c là gì ? Xét nghiệm để định lượng HbA1c cần phải được thực hiện trong phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế với đầy đủ các trang thiết bị, máy móc hiện đại.
Người bệnh sẽ được lấy một lượng máu để xét nghiệm HbA1c. Và sau đó một loạt các phương pháp định lượng sẽ được thực hiện để đo nồng độ HbA1c ở trong máu: sắc ký lỏng hiệu năng cao, xét nghiệm miễn dịch, xét nghiệm enzyme, điện di mao mạch, hoặc sắc ký ái lực boronate…
Định lượng, xét nghiệm HbA1c ở đâu chính xác nhất ? Để xác định được chỉ số HbA1c thì người bệnh cần phải đến các bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa nội tiết-tiểu đường để làm xét nghiệm. Đặc biệt các cơ sở y tế này phải đảm bảo đầy đủ các thiết bị cần thiết và điều kiện phòng thi nghiệm phải đảm bảo đúng theo tiêu chuẩn.
Làm thế nào để kiểm soát chỉ số HbA1c ổn định ? Khác với chỉ số đường huyết, kiểm soát HbA1c người bệnh cần phải điều trị duy trì liên tục trong vòng 3 tháng thì mới thấy được hiệu quả. Để kiểm soát đường huyết cũng như HbA1c thì trước tiên người bệnh cần phải tuân thủ đúng các phương pháp điều trị theo chỉ định từ bác sỹ. Tuyệt đối không được tùy ý điều chỉnh liều thuốc, thay đổi thuốc uống và nhất là không được quên uống thuốc. Điều trị bệnh tiểu đường cần phải duy trì đều đặn hằng ngày.
Lưu ý là các thuốc tây y sử dụng nhiều có thể gây nhờn thuốc và nguy cơ bị một số tác dụng phụ. Vì vậy người bệnh có thể kết hợp dùng các sản phẩm thảo dược thiên nhiên an toàn lành tính để tăng cường thêm hiệu quả cũng như giảm thiểu các tác dụng phụ gây hại cho cơ thể.
Và người bệnh cũng không thể thiếu được chế độ ăn uống phù hợp khoa học kết hợp với tập luyện thể dục thể thao vừa sức thường xuyên để tăng cường điều hòa ổn định đường huyết và phòng ngừa nhiều biến chứng bệnh tiểu đường.
0 notes
vnbotania-blog · 5 years
Text
Bonidiabet đã gúp tôi chiến thắng bệnh tiểu đường
“Sống đã gần tới cái tuổi thất thập cổ lai hi, con cái trưởng thành, kinh tế gia đình cũng chẳng cần lo nghĩ  gì nữa. Duy chỉ có một nỗi bận tâm lớn nhất vẫn luôn cứ đeo bám, dai dẳng bác suốt những năm tháng qua, đó chính là căn bệnh tiểu đường mạn tính”.
     Lời tâm sự nhẹ nhàng của bác Nguyễn Thị Sửu, 68 tuổi, số 80, KHC 10, p. Ngô Quyền, thành phố Vĩnh Yên,  tỉnh Vĩnh Phúc chứa chất đầy nỗi niềm khó tả: “Bác không biết mình bị tiểu đường từ bao giờ, chỉ biết rằng có giai đoạn bác thấy người mệt lắm, làm việc gì cũng nhanh hụt hơi. Lúc nào cũng thèm ăn uống, toàn thèm đồ ngọt thôi, bác thường pha mấy chai nước chanh đường to đùng để sẵn trong nhà, ngày cũng vài chai. Ấy thế nhưng lại chóng khát, vừa uống nước xong đã khát rồi, tiểu nhiều nữa. Trong 2,3 tháng bác sụt từ 63 cân xuống  57”.
      Và điều làm bác bận lòng hơn nưa là trong mấy tháng đó mắt mờ đi trông thấy, tay chân tê bì, da dẻ tay chân như bị thiếu nước, đặc biệt gót chân vừa cứng vừa khô, nứt nẻ khó chịu. Bác nghĩ do thời tiết khô hanh và thử dùng thuốc bôi da nhưng vẫn không hết. Đi khám bác rất bàng hoàng khi biết mình bị tiểu đường typ 2, mức đường huyết còn rất cao lên tới 13,5: “Bác sĩ nói những triệu chứng đó là biến chứng của tiểu đường và nói bác nhập viện để theo dõi vì với mức đường huyết này cộng thêm cả tuổi cao nên dễ biến chứng nặng. Điều trị vài tuần đường huyết về được mức 7,5. Bác sĩ cũng nói là về được mức đường huyết như thế này là ổn lắm rồi nên cho bác ra viện.”
     Về nhà bác Sửu vẫn chăm chỉ dùng đều đặn Diamicron theo đơn của bác sĩ, ăn uống kiêm khem, đường huyết vẫn ở mức 7.5 mà không hạ hơn được, biến chứng cũng chẳng cải thiện. Bác Sửu rất lo lắng cho bệnh tật của mình nên chăm chỉ tìm hiểu báo chí, truyền hình xem có phương pháp nào giúp những người bệnh như bác hay không. Tình cờ bác biết được số điện thoại tư vấn dược sỹ ngoài Hà Nội về bệnh tiểu đường là 1800.1044. Bác liền gọi điện hỏi han, các cháu nói rất tỉ mỉ cẩn thận chế độ ăn uống, thể dục thế nào tốt cho bệnh tiểu đường và hướng dẫn cho bác dùng thêm tpcn BoniDiabet của Canada để đẩy lùi biến chứng.
     Nhắc tới BoniDiabet, giọng bác bỗng trở lên tươi vui hẳn: “Tin tưởng các cháu dược sỹ bác mua về uống luôn, ngày 4 viên, chia 2 lần kèm với 2 viên Diamicron. Tháng đầu uống chưa thấy tác dụng nhiều nhưng bác biết thảo dược thì không thể nhanh được. Sau 2 tháng khi đo lại đường huyết bác rất bất ngờ khi biết đường huyết đã xuống 6.6. Thấy người khỏe mạnh, đường huyết lại ổn định nên bác xin ý kiến bác sỹ giảm liều thuốc tây xuống được không và bác sỹ đã giảm nửa liều thuốc tây xuống cho bác. Đến bây giờ sau nửa năm, bác chỉ còn dùng 2 viên BoniDiabet với 1 viên thuốc tây mỗi ngày đường huyết luôn là 6.2 đến 6.5.”
     Điều khiến bác vui hơn cả đó là mắt sáng hơn, da dẻ đẹp hơn, hết nứt gót chân, chân tay không còn tê bì. Biết bệnh này là bệnh mạn tính, không khỏi được nhưng bác vẫn vui vẻ “Có BoniDiabet, sống với tiểu đường cả đời bác cũng chẳng sợ.” điều trị tiểu đường không lo biến chứng với bonidiabet
0 notes
vnbotania-blog · 5 years
Text
Ăn gì phòng bệnh tiểu đường ? 6 loại thực phẩm nên bổ sung đều đặn
Ăn gì phòng bệnh tiểu đường ?
Bệnh tiểu đường là căn bệnh mạn tính rối loạn chuyển hóa có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm mà hiện nay chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn. Do đó hãy tốt nhất là bạn hãy tìm cách phòng tránh, ngăn ngừa trước khi nó xảy ra.
Chế độ ăn uống khoa học chính là cách hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Nhưng phải ăn gì để phòng bệnh tiểu đường ?
Trong thực tế có rất nhiều loại thực phẩm tốt có thể giúp chúng ta hạn chế được tỷ lệ lớn mắc căn bệnh này. Tuy nhiên ở bài viết dưới đây chúng ta sẽ chỉ tìm hiểu về 6 loại thực phẩm mang lại hiệu quả cao nhất. Đó là:
Rau xanh Rau xanh có hàm lượng chất xơ rất cao nên ăn nhiều trong thực đơn hằng ngày để phòng bệnh tiểu đường. Loại thực phẩm này sẽ hạn chế và lạm chậm quá trình hấp thu đường vào trong máu từ hệ tiêu hóa nên sẽ giúp cơ thể kiểm soát đường huyết tốt.
Rau xanh trong tự nhiên có rất nhiều loại, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm và mua về ở chợ: từ bông cải xanh, các loại rau cải, rau ngót, rau bina đến bắp cải, bí xanh…
Hơn nữa rau xanh còn giúp bổ sung cho cơ thể nhiều vitamin, khoáng chất và các dưỡng chất quan trọng nữa.
Ngũ cốc nguyên hạt Ngũ cốc nguyên chất chứa hàm lượng chất xơ cao và nhiều chất dinh dưỡng hơn so với các loại ngũ cốc tinh chế. Một chế độ ăn nhiều chất xơ rất quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh tiểu đường mạn tính. Hơn nữa ngũ cốc nguyên hạt còn có chỉ số đường huyết (GI) thấp nên sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời có thể thay thế cho các loại tinh bột thường dùng như bánh mỳ, cơm, xôi…
Đậu Đậu là một loại thực phẩm tuyệt vời cho những người muốn nâng cao sức khỏe, phòng ngừa tiểu đường. Chúng là nguồn protein từ thực vật rất tốt, vừa có thể thỏa mãn cơn thèm ăn, giải quyết đói mà vừa có thể giúp giảm lượng carbohydrate dung nạp hằng ngày. Trong tự nhiên có rất nhiều loại đậu mà chúng ta có thể lựa chọn thay đổi trong thực đơn ăn uống cho phong phú, đa dạng: đậu nành, đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, đậu thận, đậu hà lan…
Quả mọng Các loại quả mọng bao gồm: việt quất , quả mâm xôi, dâu tây, cam, quýt, bưởi, kiwi,… Chúng có hàm lượng chất chống oxy hóa vô cùng lớn cùng với chất xơ giúp cải thiện và nâng cao sức khỏe toàn diện cho cơ thể, phòng ngừa nhiều bệnh lý nguy hiểm, trong đó có cả bệnh tiểu đường.
Chúng cũng chứa các vitamin và khoáng chất quan trọng khác, bao gồm: vitamin C, vitamin K, mangan, kali… Chúng ta có thể bổ sung các loại quả mọng tươi vào bữa sáng, ăn một ít như một bữa ăn nhẹ trong ngày.
Khoai lang Khoai lang có chỉ số GI thấp hơn nhiều so với khoai tây. Do đó thay vì khoai tây chúng ta sẽ dùng khoai lang thay thế để có thể hạn chế việc đường huyết tăng lên quá cao, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường xuống mức thấp.
Khoai lang cũng là một nguồn cung cấp tuyệt vời những dưỡng chất quan trọng với sức khỏe như: chất xơ, vitamin A, vitamin C, kali… Chúng ta có thể thưởng thức khoai lang theo nhiều cách khác nhau, bao gồm nướng, luộc, nướng hoặc nghiền. Để có một bữa ăn cân bằng, hãy kết hợp chúng với một loại chất đạm protein và rau lá xanh.
Hạt Chia Hạt chia được đánh giá là một siêu thực phẩm khi mà có hàm lượng chất chống oxy hóa và omega-3 rất cao. Chúng cũng là một nguồn protein và chất xơ thực vật tốt cho cơ thể chúng ta.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và khẳng định rằng hạt chia có thể giúp mọi người kiểm soát bệnh tiểu đường loại 2 hiệu quả. Sử dụng hạt chia cũng không hề phúc tạp khi bạn có th�� chế biến chúng theo nhiều phương thức khác nhau.
0 notes
vnbotania-blog · 5 years
Text
Vitamin C và Bệnh tiểu đường
Bổ sung vitamin C sẽ giúp tăng cường khả năng kiểm soát, điều hòa đường huyết và giảm thiểu nguy cơ của một số biến chứng bệnh tiểu đường. Nhưng sử dụng vitamin C cần phải đúng cách và khoa học thì mới có được hiệu quả, hạn chế những tác dụng phụ nguy hại với sức khỏe.
Lợi ích của Vitamin C với người bệnh tiểu đường Vitamin C hay Acid ascorbic là một dưỡng chất thiết yếu rất quan trọng với cơ thể của chúng ta. Nhu cầu bổ sung vitamin C với người bình thường là không thể thiếu được mỗi ngày. Những vai trò nổi bật của Vitamin C là: + Đầu tiên là vai trò xúc tác cho quá trình sản xuất collagen trong cơ thể. Sự có mặt đầy đủ của vitamin C sẽ giúp chúng ta sản sinh đầy đủ collagen, tăng cường tính bền vững độ đàn hồi của các mô cơ, da, thành mạch máu… tăng khả năng hồi phục, tái tạo lại các tổn thương. Do đó nếu thiếu vitamin C sẽ dễ dẫn đến tình trạng chảy máu, xuất huyết, lâu lành vết thương. + Cùng với đó vitamin C còn đóng vai trò là một chất chống oxy hóa mạnh trong cơ thể, giúp trung hòa, loại bỏ các gốc tự do có hại hay những yếu tố lạ, yếu tố gây bệnh Vitamin C rất cần thiết cho người bệnh tiểu đường, đặc biệt là tiểu đường type 2.
Vitamin C sẽ giúp người bệnh ổn định đường huyết tốt hơn và giảm thiểu được nhiều nguy cơ xảy ra biến chứng tiểu đường trên tim mạch: + Nghiên cứu, được công bố trên tạp chí Tiểu đường, Béo phì và Chuyển hóa của nhóm nghiên cứu từ Đại học Deakin ở Victoria (Úc), cho biết uống 500 mg vitamin C hai lần mỗi ngày giúp giảm lượng đường trong máu trong suốt cả ngày và giảm lượng đường trong máu sau bữa ăn đến 36%. + Kết quả còn cho thấy sau khi bổ sung vitamin C, tỷ lệ người bị tăng huyết áp giảm một nửa với cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương đều giảm đáng kể. Cùng với đó là nồng độ cholesterol xấu ở trong máu cũng được hạ xuống mức thấp. Vì vậy mà giảm được tỷ lệ xảy ra biến chứng xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim và đột quỵ ở người tiểu đường.
Sử dụng vitamin C đúng cách cho người bệnh tiểu đường Vitamin C tuy tốt nhưng sử dụng không đúng cách thì sẽ chả khác gì một con dao hai lưỡi cả. Sự bổ sung vitamin C tốt nhất vẫn là ở dạng tự nhiên, cung cấp từ các loại thực phẩm, đồ ăn thức uống hằng ngày. Trường hợp dùng viên thuốc bổ sung vitamin C thì cần phải có chỉ định từ bác sỹ mới được sử dụng. Vì quá liều vitamin C sẽ rất nguy hiểm: gây phản ứng ngộ độc cấp tính, buồn nôn, đau quặn bụn, tiêu chảy và ảnh hưởng xấu đến chức năng thận, làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận…
Cơ thể của chúng ta không có khả năng tự tổng hợp vitamin C nên để bổ sung thì bắt buộc phải cung cấp từ bên ngoài. Nguồn Vitamin C trong tự nhiên cũng vô cùng phong phú (từ thực vất đến động vật) mà người bệnh hoàn toàn có thể lựa chọn và thay đổi đa dạng trong thực đơn ăn uống hằng ngày: + Nguồn vitamin C từ động vật bao gồm: một số loại thịt như thịt bò, vịt… nhưngchủ yếu có nhiều ở trong gan động vật. + Nguồn vitamin C từ thực vật: các loại trái cây họ berry, trái cây họ cam chanh, quả kiwi, mơ, mận, cà chua, ớt chuông, bí dao, bông cải xanh, khoai tây…
Qua bài viết “vitamin C và bệnh tiểu đường” hy vọng rằng bạn đọc đã có thêm được nhiều kiến thức quan trọng trong việc điều trị căn bệnh mạn tính nguy hiểm này. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến đái tháo đường, bạn có thể liên hệ đến tổng đài miễn phí cước 18001044 để được tư vấn trực tiếp, cụ thể bởi các chuyên gia hàng đầu.
0 notes
vnbotania-blog · 5 years
Text
Vai trò quan trọng của việc ăn cá với bệnh tiểu đường
Ăn cá với bệnh tiểu đường là điều nên làm ! Nhất là cá biển loại thực phẩm mang lại rất nhiều lợi ích, công dụng với những người bị đái tháo đường. Tại sao cá lại tốt đến vậy ? Ăn cá như thế nào mới đúng ? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở bài viết này nhé !
Tumblr media
Lợi ích của việc ăn nhiều cá Có thể khẳng định rằng ăn nhiều cá sẽ tốt hơn hẳn so với ăn các loại thịt gia súc,gia cầm (lợn, bò, dê, gà, vịt, ngan…). Xét về hàm lượng dinh dưỡng, năng lượng calo cung cấp cho cơ thể thì khó có thể nói loại nào hơn. Nhưng nếu đề cập đến  các dưỡng chất, vitamin, khoáng chất tốt với sức khỏe thì cá sẽ là loại thực phẩm chiếm ưu thế hơn hẳn: + Tốt cho hệ tiêu hóa: chất đạm trong cá là những protein có mạch ngắn và ít phức tạp hơn các loại thịt khác. Do đó cá sẽ dễ tiêu hóa hơn rất nhiều, tránh gây tình trạng đầy hơi, chướng bụng, ăn không tiêu. Hơn nữa trong cá còn có nhiều dưỡng chất có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa nên có thể bảo vệ cho niêm mạc đường tiêu hóa. + Tốt cho hệ tim mạch: cá có chứa rất ít cholesterol giàu chất béo không bão hòa và hàm lượng chất béo xấu thấp giúp cải thiện lưu lượng máu, ngăn chặn bệnh tim mạch, làm giảm nồng độ triglyceride trong máu và giảm hiện tượng máu bị vón cục dẫn tới tắc nghẽn mạch máu. + Tốt cho xương khớp: cá cũng là một nguồn thực phẩm bổ sung cả vitamin D và khoáng chất canxi cho người sử dụng góp phần tăng cường sức khỏe, sự dẻo dai cho hệ thống xương khớp + Tốt cho não bộ: DHA có nhiều trong cá là dưỡng chất tự nhiên có vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng của tế bào não và hệ thần kinh.
Tác dụng của cá với người bệnh tiểu đường
Chưa có bất cứ nghiên cứu nào khẳng định về việc ăn cá sẽ giúp người bệnh điều hòa đường huyết. Nhưng nếu ăn nhiều cá thay vì ăn nhiều các loại thịt gia cầm, gia súc hay thực phẩm giàu chất đường bột thì chắc chắc là đường huyết của người bệnh tiểu đường sẽ ổn định hơn và không tăng lên quá cao.
Nhiều chuyên gia đánh giá cá là loại thực phẩm cần thiết để người bệnh tiểu đường tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là biến chứng trên tim mạch.
Các nghiên cứu đã chứng minh rằng những bệnh nhân đái tháo đường ăn cá ít nhất 2 lần mỗi tuần sẽ có sức kh��e tim mạch tốt hơn hẳn những người không ăn.
Cá và nhất là cá biển có hàm lượng lớn chất béo tốt, chưa bão hòa, acid béo omega-3, DHA và EPA… vô cùng có lợi cho sức khỏe của hệ tim mạch. DHA và EPA giúp bảo vệ các tế bào xếp thành mạch máu, làm giảm các dấu hiệu viêm và cải thiện cách thức hoạt động của động mạch.
Người bệnh tiểu đường ăn nhiều cá sẽ có một hệ tim mạch khỏe mạnh: tuần hoàn lưu thông khí huyết tốt, hạn chế tình trạng tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, đặc biệt là giảm thiểu nguy cơ biến chứng nhờ tác dụng điều hòa lượng cholesterol xấu trong máu, ngăn ngừa tình trạng xơ vữa động mạch phòng nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Người bệnh tiểu đường nên ăn cá như thế nào ? Người bệnh tiểu đường nên ăn cá ít nhất là 3 bữa mỗi tuần. Đặc biệt là ăn cá biển sẽ lại càng tốt. Nhất là những loại cá sau đây: Cá hồi , cá mòi, cá trích, cá cơm và cá thu. Về cách chế biến cá thì nên chọn các phương pháp lành mạnh như hấp, nấu, luộc, kho… hạn chế chiên rán nhiều dầu mỡ hay nướng cháy.
Bên cạnh đó thì ngoài việc ăn cá người bệnh đái tháo đường cũng cần phải chú ý về mặt cân bằng dinh dưỡng. Đặc biệt là tăng cường ăn rau xanh, hoa quả, trái cây rất quan trọng với người bệnh tiểu đường. Đây đều là các loại thực phẩm giàu chất xơ, nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu với cơ thể giúp hỗ trợ điều hòa đường huyết, đồng thời hạn chế được nhiều biến chứng nguy hiểm.
0 notes
vnbotania-blog · 5 years
Text
Chất xơ có gì với bệnh tiểu đường
Các loại rau xanh, hoa quả tươi chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ tốt cần thiết cho người mắc các bệnh mạn tính như: béo phì, táo bón, trĩ, tăng mỡ máu, tim mạch, đặc biệt là bệnh tiểu đường.
      Chất xơ có gì đặc biệt?
Tumblr media
Chất xơ hay chất sợi thường có nhiều trong các trái cây, rau quả, củ được khuyến cáo là chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Chất xơ dai không bị phân tán nhỏ hay tiêu hóa bởi hệ thống tiêu hóa cho nên không hấp thụ trong cơ thể được mà theo đường tiêu hóa ra ngoài sau khi được tiêu thụ.
Có hai loại chất xơ: loại tan trong nước giúp giảm hấp thụ mỡ,cholesterol qua đường ruột và giảm tăng lượng đường trong máu nên tốt cho những bệnh nhân bị tiểu đường. Loại chất xơ này có trong đậu, trái cây như lê, dâu, táo, xoài, cam, quít, mận. Loại không tan trong nước giúp việc đại tiện được điều hòa, có thể làm giảm tỉ lệ bị ung thư ruột. Loại chất xơ này có trong ngũ cốc, gạo lứt, các loại rau màu xanh thẫm, cà rốt, cà chua, dưa leo…
Sử dụng bao nhiêu chất xơ mỗi ngày?
Nghiên cứu cho thấy trung bình một người thường ăn khoảng 5 – 10g chất xơ mỗi ngày. Trong khi theo Hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ, phái nam cần dùng khoảng 30 – 38g, phái nữ 21 – 25g chất xơ mỗi ngày để có hiệu quả dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Nên chia thức ăn có chất xơ ra nhiều bữa ăn khác nhau. Cần uống nhiều nước mỗi ngày nếu chúng ta dùng thêm chất xơ. Chất xơ thường hút nước giống như đất sét. Nếu có nước đất sét mềm dẻo; thiếu nước đất sét khô cứng. Nếu không uống đủ nước mà dùng thêm chất xơ mỗi ngày có thể làm cho phân bị cứng làm táo bón.
Chất xơ có trong ngũ cốc, rau quả: một chén cơm gạo lứt có 4g chất xơ; một trái táo 5g; 1 trái chuối 3g; 1 trái lê 4g; 1 ly dâu tây xay 4g;1 chén cà rốt luộc 5g; 1 củ khoai lang 4g; nửa đĩa rau muống 3g.
Lợi ích của chất xơ
Chính vì đặc tính không năng lượng, không bổ dưỡng, không hấp thụ,làm mau no mà các bác sĩ nghiên cứu y khoa cho thấy chất xơ có các công dụng sau: Để hỗ trợ điều trị tiểu đường một cách hiệu quả nhất.
Điều hòa đường huyết: những thực phẩm giàu chất xơ rất thích hợp cho bệnh nhân đái tháo đường, do những thực phẩm này ít làm tăng đường huyết sau khi ăn so với loại ít chất xơ. Đây là một tiêu chí quan trọng cho người bệnh đái tháo đường.Các thực phẩm chứa nhiều chất xơ, đặc biệt là dạng hòa tan thường có chỉ số đường huyết thấp. Những người ăn nhiều thức ăn ngọt và ít chất xơ dễ bị bệnh đái tháo đường, ngược lại các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bị bệnh đái tháo đường giảm đi nếu dùng các thức ăn có nhiều chất xơ. Chất xơ còn làm cho mau no nên giảm béo mập giúp phòng tránh bị bệnh đái tháo đường.
Giảm cholesterol trong máu: dùng thức ăn có nhiều chất xơ giúp giảm loại cholesterol xấu (LDL-C),  nguyên nhân chính dẫn đến bệnh nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não.
Giúp việc đại tiện dễ dàng: vì chất xơ tạo ra nhiều chất bã trong phân và giúp ruột già co thắt được điều hòa, dễ dàng, bớt bị táo bón, tránh bị trĩ. Chất xơ là một trong những “thuốc” căn bản bác sĩ dùng chữa bệnh nhân bị bệnh táo bón.
Giảm nguy cơ ung thư ruột: những người ăn chất xơ nhiều giảm được tỉ lệ ung thư ruột so với những người ăn nhiều thịt đỏ và ít chất xơ.
0 notes
vnbotania-blog · 5 years
Text
Người bệnh tiểu đường có ăn chuối được không ?
Người bệnh tiểu đường có ăn được chuối không ? Để trả lời được vấn đề thắc mắc này thì chúng ta cần phải đề cập đến rất nhiều các vấn đề: từ mức độ đường huyết của người bệnh là bao nhiêu, chuối như thế nào, xanh hay chín, số lượng chuối ăn trong cùng một thời điểm… Hãy đọc bài viết dưới đây để có được câu trả lời chính xác và đúng đắn nhất !
Người bệnh tiểu đường có ăn được chuối không ? Khi bị tiểu đường mạn tính thì điều quan trọng nhất với người bệnh là phải làm sao cho nồng độ đượng huyết ổn định nhất có thể. Kiểm soát tốt đường huyết chính là cách ngăn chặn biến chứng đái tháo đường hiệu quả nhất. Chính vì vậy mà người bệnh luôn phải tránh các loại thực phẩm gây tăng nồng độ đường một cách đột biến.
Và chuối – một loại quả có vị ngọt khá đậm khiến cho các bệnh nhân tiểu đường phải lo lắng suy nghĩ nhiều trước khi sử dụng: + Một quả chuối chín cỡ bình thường sẽ chứa khoảng 14g đường và 6g tinh bột. + Tuy nhiên ngoài chất đường bột thì chuối còn có cả chất xơ nữa. Một quả chuối trung bình sẽ cung cấp khoảng 3g chất xơ. Mà chất x�� lại đặc biệt quan trọng đối với người mắc bệnh tiểu đường, vì nó có thể giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thu glucose tại niêm mạc ruột non. Từ đó có thể tránh đường huyết tăng lên một cách nhanh chóng và đột ngột. + Do đó chuối không phải là một loại thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) cao nên người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể ăn được.
Tùy thuộc vào độ chín của chuối mà chỉ số GI sẽ dao động ở mức thấp và trung bình (GI của chuối sẽ thường trong khoảng từ 42-62) nên không gây nguy hiểm với tình trạng đái tháo đường.
Chuối xanh rất tốt cho người bệnh tiểu đường Nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa ra kết luận rằng chuối xanh không những không làm tăng đường huyết mà còn có thể cải thiện được khả năng điều hòa đường huyết ở trong cơ thể người bệnh. Kết luận này là hoàn toàn có cơ sở khi mà hàm lượng đường ở trong chuối xanh là rất thấp, thấp hơn rất nhiều so với chuối chín. Do đó người bệnh tiểu đường dù có ăn nhiều chuối xanh cũng không phải lo lắng về việc nồng độ glucose trong máu tăng lên quá cao.
Nhưng thành phần quan trọng cần phải nói đến trong chuối xanh giúp hỗ trợ điều hòa đường huyết cho người bệnh là thành phần tinh bột đặc biệt. Chất tinh bột trong chuối xanh hoạt động tương tự như chất xơ không làm tăng đường huyết mà còn làm chậm quá trinh hấp thu đường vào trong máu. Tinh bột này có thể giúp nuôi các vi khuẩn có lợi trong đường ruột và có liên quan đến việc cải thiện sức khỏe trao đổi chất cũng như kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn.
Một số nghiên cứu khác còn cho rằng tinh bột trong chuối xanh còn có thể giúp cải thiện độ nhạy cảm của insulin ở người bệnh tiểu đường nữa.
Với chuối chín thì người bệnh tiểu đường phải ăn đúng cách Chuối càng chín thì hàm lượng đường càng cao và lượng tinh bột tốt sẽ càng giảm. Điều này cũng đồng nghĩa với việc chuối chín hoàn toàn sẽ có chỉ số đường huyết (GI) cao và khiến cho nồng độ đường huyết của bạn tăng lên nhanh chóng.
Tuy nhiên độ chín của chuối không phải là yếu tố duy nhất mà quan trọng hơn là ở số lượng chuối mà chúng ta ăn vào một lúc là bao nhiêu. Do đó lời khuyên dành cho những người bệnh tiểu đường khi ăn chuối là: + Hãy chọn chuối gần chín hoặc chín vừa tới, chứ không nên chín quá. + Không nên ăn chuối quá nhiều một lúc, mỗi lần người bệnh tiểu đường chỉ nên ăn 1 quả. + Mỗi lần ăn chuối nên cách xa nhau để giữ cho đường huyết ổn định. + Mỗi ngày chỉ nên ăn khoảng 2-3 quả chuối là tốt nhất.
0 notes
vnbotania-blog · 5 years
Text
Bệnh tiểu đường ở trẻ em: Không chỉ có type 1, có cả type 2 nữa
Ngày nay bệnh tiểu đường ở trẻ em đã không còn là một hiện tượng hiếm gặp nữa. Nhưng điều đặc biệt cần phải chú ý đến là không chỉ có đái tháo đường type 1 xảy ra ở trẻ em mà còn có cả type 2 nữa. Những người còn trẻ tuổi đã mắc bệnh tiểu đường rồi thì suốt cuộc đời về sau sẽ có rất nhiều mối nguy hại có thể xảy ra ảnh hưởng đến sức khỏe.
Đừng chủ quan với bệnh tiểu đường ở trẻ em ! Chỉ tính riêng tại Hoa Kỳ trong năm 2017 thì theo báo cáo của Viện y tế quốc gia thì có đến hơn 200,000 trẻ em và thanh thiếu niên dưới 20 tuổi được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường loại 1 hoặc loại 2. Và họ cũng dự báo rằng con số này sẽ không ngừng tăng lên qua các năm.
Type 1 và type 2 là 2 thể khác nhau của bệnh đái tháo đường, nhưng điểm chung của cả 2 thể bệnh này là đều liên quan trực tiếp đến hormon điều hòa đường huyết (insulin) ở trong cơ thể. Nếu như bệnh tiểu đường type 1 xảy ra ở trẻ em và thanh thiếu niên là điều hoàn toàn dễ hiểu vì thực chất đây là căn bệnh của giới trẻ. Cơ chế xảy ra đái tháo đường type 1 là do tuyến tụy bị hệ miễn dịch của cơ thể phá hủy và không sản xuất ra được hormon insulin nữa. Và khi đó đường sẽ không thể từ máu vào tế bào được dẫn đến đường huyết luôn ở mức cao. Việc điều trị tiểu đường loại 1 sẽ bao gồm:
+ Sử dụng insulin thay thế suốt đời để điều hòa đường huyết và thường xuyên theo dõi chỉ số này để đề phòng những bất thường xảy ra đột ngột. + Luôn kiểm soát chế độ ăn uống và tập luyện thể dục, thể thao, tăng cường vận động để giúp giữ lượng đường trong máu trong phạm vi an toàn.
Nhưng bệnh tiểu đường type 2 xảy ra ở trẻ em hay thanh thiếu niên mới thực sự là điều đáng báo động. Vì đây là loại đái tháo đường xảy ra do lối sống bừa bãi, thiếu khoa học trong một thời gian dài gây ra nên độ tuổi mắc bệnh thường làngoài 40. Điều đó chứng tỏ rằng lối sống ăn uống, sinh hoạt của giới trẻ ngày nay đang thực sự sai lầm và không đúng chuẩn mực. Thực trạng này cũng có một phần trác nhiệm không nhỏ của các bậc phụ huynh khi mà thiếu quan tâm sát sao đến con cháu, thiếu kiến thức, thiếu hiểu biết mà dẫn đến bệnh.
Bệnh tiểu đường ở trẻ em nhận biết như thế nào ? Các triệu chứng phổ biến nhất của bệnh tiểu đường loại 1 ở trẻ em và thanh thiếu niên là: + Thường xuyên có cảm giác khát, số lần đi tiểu trong ngày tăng lên + Thấy đói nhiều, cân nặng giảm không rõ lý do. + Người mệt mỏi, dễ cáu gắt. + Hơi thở có mùi trái cây bất thường. + Mờ mắt, thị lực suy giảm
Các triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 2 ở trẻ em bao gồm: + Đi tiểu thường xuyên hơn, đặc biệt là vào ban đêm, cơn khát tăng dần + Mệt mỏi, giảm cân và gầy đi + Ngứa nhiều xung quanh bộ phận sinh dục, có thể bị nhiễm trùng nấm men + Vết thương ngoài da lâu lành, dễ bị lở loét + Mắt mờ, khô mắt.
Các triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 1 ở trẻ em có xu hướng phát triển nhanh chóng trong một vài tuần. Nhưng với loại 2 thì phát triển chậm hơn, thường mất đến vài tháng hoặc vài năm thì mới phát hiện được các triệu chứng rõ rệt và chẩn đoán được bệnh.
Phòng ngừa bệnh tiểu đường ở trẻ em Hiện tại vẫn chưa có phương pháp cụ thể nào có thể ngăn ngừa được bệnh tiểu đường type 1, nhưng trẻ em có thể thực hiện các bước sau đây để giảm thiểu nguy cơ khởi phát tiểu đường type 2: + Luôn duy trì cân nặng ổn đinh, không để tình trạng thừa cân béo phì. + Thường xuyên vận động thể chất, tập thể dục thể thao: hoạt động thể chất nhiều sẽ làm giảm sự đề kháng insulin trong cơ thể và đồng thời giúp kiểm soát huyết áp tốt hơn. + Hạn chế thực phẩm và đồ uống có đường: Tiêu thụ liên tục các thực phẩm có nhiều đường thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường lên gấp nhiều lần. + Ăn một chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng với nhiều vitamin, chất xơ và thịt nạc ít mỡ, sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
0 notes
vnbotania-blog · 5 years
Text
Bệnh tiểu đường và máu nhiễm mỡ
Bệnh tiểu đường và máu nhiễm mỡ là 2 tình trạng rối loạn chuyển hóa vô cùng nguy hiểm mà lại rất phổ biến với số lượng người mắc phải luôn ở top đầu. Nếu như đồng thời xảy ra cả hai căn bệnh này cùng lúc thì thực sự là một mối đe dọa lớn với sức khỏe của chúng ta.
Sự phổ biến của bệnh tiểu đường trên toàn thế giới Chúng ta sẽ nói về bệnh tiểu đường trước vì đây là căn bệnh chỉ trong vài thập niên gần đây thôi đã có tốc độ tăng lên một cách chóng mặt. Theo số liệu đưa ra từ WHO thì từ năm 1980 số lượng người bị tiểu đường trên thế giới là 108 triệu thì đến năm 2013 đã lên tới 382 triệu và năm 2017 là 425 triệu bệnh nhân. Thực sự rất đáng báo động !
Tiểu đường hay đái tháo đường là một bệnh lý nội tiết, rối loạn chuyển hóa mạn tính liên quan đến đường huyết trong cơ thể. Chỉ số đường huyết của người bệnh sẽ luôn ở mức cao do ảnh hưởng trực tiếp từ việc thiếu hụt nồng độ hormone insulin hoặc có sự đề kháng insulin.
Hiện nay tiểu đường có 3 loại chính là type 1 (thiếu insulin tuyệt đối), type 2 (thiếu insulin tương đối, kháng insulin) và tiểu đường thai kỳ. Trong đó thì số lượng người bệnh đái tháo đường type 2 chiếm đa số (khoảng 90%) vì đây là căn bệnh của lối sống. Nếu chúng ta có một chế độ ăn uống quá thừa dinh dưỡng, chất đường bột, lười vận động, dung nhiều bia rượu thuốc lá… thì nguy cơ bị tiểu đường type 2 là vô cùng lớn.
Có thể khẳng đỉnh rằng, hiện nay bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là do những biến chứng nguy hiểm phát sinh từ căn bệnh mạn tính này. Do nồng độ đường glucose ở trong máu rất cao nên sẽ khiến cho nhiều cơ quan bộ phận trong cơ thể bị tổn thương mà dẫn đến những biến chứng trên tim mạch, thận, thần kinh, da và mắt. Trong đó nguy hiểm nhất là biến chứng nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy thận, hoại tử da…
Theo ước tính thì chỉ trong năm 2012 thôi, trên thế giới có đến hơn 1,5 triệu ca tử vong liên quan đến bệnh đái tháo đường. Và điều đáng nói hơn là con số này đã gần chạm ngưỡng 4 triệu vào năm 2017. Nếu như chúng ta không có các biện pháp khắc phục thì vấn nạn sẽ không ngừng phát triển.
Máu nhiễm mỡ đừng chủ quan mà nguy hiểm Cùng với bệnh tiểu đường thì máu nhiễm mỡ cũng là căn bệnh rối loạn chuyển hóa cần được quan tâm hang đầu hiện nay. Bệnh lý này còn có tên gọi phổ biến hơn là rối loạn chuyển hóa lipid máu.
Để tìm hiểu kỹ hơn về máu nhiễm mỡ thì cần phải biết là mỡ trong cơ thể của chúng ta tồn tại ở 2 dạng chính: Cholesterol và Triglyceride. Trong đó thì cholesterol lại được chia thành 3 loại là VLDL-cholesterol, LDL- cholesterol và HDL-cholesterol:
+ HDL-cholesterol: là cholesterol tốt trong cơ thể, giúp ngăn ngừa nhiều bệnh lý tim mạch. + VLDL-cholesterol là một chất vận chuyển mỡ từ gan đi ra các bộ phận khác và sau đó nó sẽ chuyển thành LDL-cholesterol. + LDL-cholesterol là cholesterol xấu, nếu nồng độ trong máu quá cao sẽ rất nguy hiểm dễ gây xơ vữa động mạch và nhồi máu cơ tim.
Triglyceride là loại chất béo không steroid và được cung cấp chủ yếu từ thức ăn bên ngoài.
Máu nhiễm mỡ là tình trạng mà nồng độ LDL-cholesterol hoặc triglyceride trong máu tăng lên quá cao. Trong đó nguy hiểm nhất là tình trạng tăng LDL-cholesterol huyết. Nó chính là nguyên nhân gây đột quỵ và tử vong hàng đầu ở các bệnh nhân.
Mối quan hệ giữa bệnh tiểu đường và máu nhiễm mỡ
Đây là 2 căn bệnh có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Những người bị đái tháo đường sẽ có nguy cơ cao bị máu nhiễm mỡ, bệnh tim mạch và ngược lại người bệnh máu nhiễm mỡ, béo phì thừa cân sẽ rất dễ mắc bệnh tiểu đường. Nếu đồng thời xảy ra 2 tình trạng này cùng lúc mà không có các biện pháp chữa trị, khắc phục kịp thời thì tính mạng của người bệnh sẽ rất nguy kịch
Ở người bênh tiểu đường thì do nồng độ glucose ở trong máu cao nên độ nh���t lớn và khả năng lắng đọng cholesterol xấu ở thành mạch là rất lớn. Từ đó dẫn đến biến chứng bệnh tim mạch nguy hiểm.
0 notes
vnbotania-blog · 5 years
Text
10 loại rau củ tốt cho bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường phải tuân theo một chế độ ăn uống kiêng khem nghiêm ngặt với nhiều rau xanh. Những loại rau củ sau giúp cải thiện sức khỏe ở bệnh nhân tiểu đường
Bông cải xanh. Hợp chất sulforaphane có nhiều trong bông cải xanh giúp điều hòa hàm lượng đường trong máu
Cải bó xôi. Theo các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu Anh, ăn cải bó xôi mỗi ngày giúp giảm khoảng 20% nguy cơ bị tiểu đường
Củ dền. Có khả năng điều hòa lượng đường trong máu cũng như hàm lượng huyết áp trong cơ thể. Đây là một trong những loại củ được các bác sĩ khuyên dùng đối với bệnh nhân tiểu đường. Một ly nước ép từ củ dền có thể giúp giảm huyết áp tâm thu.
Khoai lang. Hàm lượng anthocyanin trong khoai lang có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu. Nhưng khoai lang cũng chứa nhiều tinh bột nên khi ăn khoai lang, bệnh nhân cần giảm bớt lượng tinh bột từ những thực phẩm khác như gạo, mì, ngô,...
Bông cải xanh: loại rau này giàu chất sắt, kali và các vitamin thiết yếu như vitamin B6 và vitamin K.
Cải bắp. Ăn cải bắp giúp giảm lượng đường trong máu và hỗ  tuyến tụy hoạt động hiệu quả. Tuyến tụy có tác dụng sản sinh ra một loại enzyme quan trọng được gọi là insulin có tác dụng kiểm soát đường huyết
Măng tây. Chức năng của thận và tuyến tụy được tăng cường nếu bạn đưa măng tây vào chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Nó có tác dụng đẩy mạnh hàm lượng insulin trong cơ thể, nhờ đó kiểm soát được lượng đường glucose trong máu.
Đậu. Chất xơ và protein trong đậu có tác dụng giảm lượng đường huyết trong cơ thể. Đậu đường xem là chiến binh tự nhiên chống tiểu đường.
Cà rốt. Hàm lượng dồi dào beta-carotene trong củ cà rốt có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu, theo một nghiên cứu tại Anh. Cà rốt cũng chứa vitamin A thúc đẩy chức năng của hệ miễn dịch.
Tỏi. Trong danh sách những thực phẩm tốt cho bệnh nhân tiểu đường không thể thiếu tỏi. Ăn tỏi ngay từ sớm cũng giúp ngừa bệnh tiểu đường. Đó là nhờ tỏi chứa nhiều hoạt chất có tác dụng điều chỉnh huyết áp, hạ hàm lượng cholesterol và lượng đường trong máu.
Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả với BoniDiabet
0 notes
vnbotania-blog · 5 years
Text
Người bệnh tiểu đường nên ăn rau gì? 5 Loại rau củ tốt nhất
Có phải tất cả các loại rau củ đều tốt không ? Người bệnh tiểu đường nên ăn rau gì có nhiều lợi ích nhất ? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu và giải quyết những vấn đề thắc mắc này ở bài viết dưới đây nhé !
Lợi ích từ rau củ với người bệnh tiểu đường Với người bệnh tiểu đường thì các loại thực phẩm thuộc nhóm rau xanh, củ quả nói chung đều rất tốt. Các loại thực phẩm đa phần có hàm lượng calo thấp, cùng với chỉ số đường huyết (GI) không cao nên người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể ăn nhiều àm không lo về tình trạng đường huyết tăng cao đột ngột gây nguy hiểm.
Chất xơ từ rau củ được coi là thành phần rất tốt cho các bênh nhân đái tháo đường. Chất xơ tuy không có nhiều giá trị về mặt dinh dưỡng những về vấn đề tiêu hóa và kiểm soát đường huyết lại có rất nhiều lợi ích. Chất xơ ở trong hệ tiêu hóa sẽ làm cản trở sự hấp thu đường glucose vào máu tại niêm mạc ruột. Nhờ đó mà làm chậm quá trình tăng nồng độ đường huyết sau khi ăn. Người bệnh tiểu đường ăn nhiều các thực phẩm giàu chất xơ còn giúp quá trình no được kéo dài lâu và sẽ ăn ít hơn để kiểm soát tốt cân nặng.
Không những vậy trong thành phần của các loại rau củ còn có rất nhiều các dưỡng chất quan trọng, vitamin và khoáng chất thiết yếu giúp tăng cường sức khỏe cơ thể toàn diện, phòng ngừa được nhiều biến chứng tiểu đường nguy hiểm.
Do đó hãy bổ sung đầy đủ rau xanh và củ quả trong thực đơn hằng ngày để ổn định bệnh đái tháo đường.
Người bệnh tiểu đường nên ăn rau gì ? 5 Sự lựa chọn tốt nhất 5 Loại thực phẩm dưới đây sẽ giúp chúng ta giải quyết được bài toàn “bệnh tiểu đường nên ăn rau gì”:
Bông cải xanh + Bông cải xanh là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao mà lại ít calo và chỉ số đường huyết (GI) thấp. + Theo ước tính thì trong nửa bát bông cải xanh nấu chín thì chỉ cung cấp khoảng 27 calo, cùng với các chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin C và magiê. + Các nghiên cứu ở bệnh nhân tiểu đường đã phát hiện ra rằng bông cải xanh có thể giúp giảm mức độ đề kháng insulin và bảo vệ các tế bào khỏi các gốc tự do có hại được tạo ra trong quá trình trao đổi chất nhờ vào thành phần giàu các chất chống oxy hóa tự nhiên.
Rau bina + Loại rau này rất giàu vitamin và khoáng chất bao gồm cả vitamin C. Vitamin C đã được chứng minh là có tác dụng làm giảm các quá trình viêm trong cơ thể cũng như tác dụng điều hòa đường huyết cho người bệnh tiểu đường. + Bên cạnh đó thì rau bina cũng rất giàu chất chống oxy hóa có thể giúp người bệnh kiểm soát được những biến chứng bất thường.
Bí đao + Trong bí đao có nhiều dưỡng chất có lợi giúp tăng độ nhạy cảm của insulin với tế bào đích và giúp làm giảm lượng đường dư thừa trong máu. + Một số nghiên cứu đã được thực hiện để đánh giá về tác dụng của bí đao trong việc giảm mức độ đề kháng của insulin và giảm tình trạng béo phì thừa cân.
Măng tây + Măng tây cũng rất giàu chất xơ, chất chống viêm, chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất cần thiết cho người bệnh tiểu đường. + Măng tây có khả năng giữ lượng đường trong máu ở mức độ an toàn ổn đinh và có thể giúp cơ thể tăng cường sản xuất hormon điều hòa đường huyết (insulin).
Rau diếp + Với hàm lượng nitrat tự nhiên cao thì rau diếp cá có thể làm giảm huyết áp và cải thiện sức khỏe của hệ tim mạch. Nhờ đó mà có thể làm giảm được nguy cơ xảy ra các biến chứng trên tim mạch ở người bệnh tiểu đường.
0 notes