Tumgik
ykhoadiamond · 11 months
Text
(Chuyên khoa mắt)
Đục thủy tinh thể: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết
Tumblr media
Bài viết được viết bởi đội ngũ Bác sĩ Chuyên khoa Mắt - Phòng Khám Đa Khoa Diamond.
Bài viết gốc tại đây.
Bệnh đục thủy tinh thể là tác nhân gây giảm thị lực và mù lòa. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường ở độ tuổi trén 50.
Thủy tinh thể là gì?
Thủy tinh thể là một dạng thấu kính trong suốt, hai mặt lồi, nằm sau lòng đen mắt. Thủy tinh thể không chứa mạch máu và thần kinh nên dinh dưỡng bằng cách thẩm thấu.
Thông thường thủy tinh thể có khả năng điều tiết cho ánh sáng đi qua và hội tụ tại võng mạc giúp ta có thể nhìn thấy mọi vật.
Bệnh đục thủy tinh thể là gì?
Bệnh đục thủy tinh thể còn có các tên gọi khác như: đục nhân mắt, bệnh cườm đá, cườm khô,...
Vì nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc thủy tinh thể bị mờ không còn trong suốt, lúc này ánh sáng khó đi qua không hội tụ được tại võng mạc ta gọi là bệnh đục thủy tinh thể.
Do ánh sáng khó đi qua nên dẫn đến người bệnh bị đục thủy tinh thể, giảm thị lực, nhìn mờ và có thể bị mù lòa.
Nguyên nhân và các yếu tố gây đục thủy tinh thể
Các yếu tố dẫn đến tình trạng đục thủy tinh thể gồm:
Nguyên nhân nguyên phát
- Do bẩm sinh liên quan tới các rối loạn yếu tố di truyền.
- Do quá trình lão hóa tự nhiên gây ảnh hưởng tới dinh dưỡng cho thủy tinh thể. Thường gặp ở độ tuổi trên 50.
Tumblr media
Nguyên nhân thứ phát
- Mắc các bệnh khác tại mắt tái đi tái lại nhiều lần như : Viêm màng bồ đào
- Chấn thương mắt...
- Thường xuyên sử dụng các loại thuốc ảnh hưởng tới mắt như corticoid, thuốc hạ mỡ máu nhóm statin, các thuốc chống loạn nhịp, thuốc chống trầm cảm...
- Mắc các bệnh toàn thân như: tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì...
- Do Thường xuyên tiếp xúc với tia tử ngoại, tia X, ánh sáng tia chớp, tia hàn...
Các yếu tố liên quan
- Không chú ý luyện tập cung cấp các chất dinh dưỡng cho mắt.
- Dùng quá nhiều các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá...
- Thường xuyên bị stress, tiếp xúc môi trường khói bụi ô nhiễm...
Dấu hiệu nhận biết bệnh đục thủy tinh thể
Bệnh thường diễn biến chậm không gây đau cho người bệnh, ở những giai đoạn đầu hầu như không có bất kỳ dấu hiệu nào. Khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng sẽ thấy các triệu chứng như:
- Giảm thị lực, mắt nhìn mờ, khó nhìn, hay mỏi mắt.
- Tăng độ nhạy cảm với ánh sáng, hay lóa mắt. Nhìn ở ngoài sáng khó hơn nhìn nơi có bóng râm.
- Nhìn đôi, nhìn một vật thành nhiều vật.
- Nhìn mờ như có màn sương che trước mắt.
- Các triệu chứng có thể thấy ở cả hai mắt hoặc một mắt.
Phân loại bệnh đục thủy tinh thể
Bệnh đục thủy tinh thể được phân loại các thể bệnh như sau:
Đục thủy tinh thể tuổi già
Là nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực ở độ tuổi trung niên. Thường trên 50 tuổi, do quá trình lão hóa.
Tumblr media
Đục thủy tinh thể do bệnh lý
Thường gặp ở người có các bệnh lý như: đái tháo đường, tăng huyết áp, béo phì...
Đục thủy tinh thể do chấn thương
Sau chấn thương mắt có thể gây đục thủy tinh thể ngay hoặc diễn biến sau nhiều năm.
Đục thủy tinh thể do bẩm sinh
Trẻ mới sinh ra đã xuất hiện hiện tượng đục thủy tinh thể. Nguyên nhân có thể do rối loạn di truyền hay do mẹ mắc các bệnh như giang mai...
Xem thêm các bài viết chuyên khoa mắt của phòng khám Diamond: Viêm kết mạc: Triệu chứng và cách điều trị: https://ykhoadiamond.com/tin-chuyen-khoa/viem-ket-mac-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-n55.html Bệnh mắt đỏ bao lâu sẽ khỏi: https://ykhoadiamond.com/tin-chuyen-khoa/benh-dau-mat-do-bao-lau-se-khoi-n116.html Khi nào nên khám mắt định kỳ: https://ykhoadiamond.com/tin-chuyen-khoa/khi-nao-nen-kham-mat-dinh-ky-n145.html
0 notes
ykhoadiamond · 11 months
Text
(Chuyên khoa mắt)
Khi nào nên khám mắt định kỳ
Tumblr media
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi đội ngũ Bác sĩ mắt - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Phòng Khám Đa Khoa Diamond tại TP. HCM.
Khám mắt, đo thị lực định kỳ là việc cần thiết giúp bạn bảo vệ đôi mắt cho chính mình. Kết quả đo, khám mắt giúp sàng lọc nhanh các vấn đề về thị lực, từ đó có hướng điều trị phù hợp.
Bài viết gốc được viết  tại đây .
Khi nào nên đi khám mắt
Khám mắt thường được tiến hành sau khi bệnh nhân có một số dấu hiệu bất thường hoặc xuất hiện các vấn đề bất thường từ các lần kiểm tra mắt định kỳ. 
Một số dấu hiệu sau cho thấy đôi mắt của bạn cần được kiểm tra:
Nhìn mờ, nhòe
Nếu trong phạm vi 10 bước, đôi mắt không thể nhìn rõ người đối diện hoặc bạn không thể đọc được rõ chữ ở khoảng cách gần, khả năng cao đôi mắt đã bị các tật khúc xạ như: cận thị, loạn thị hoặc viễn thị.
Khó nhìn vào ban đêm
Nếu tầm nhìn của bạn trở nên mờ đục và suy giảm vào ban đêm, đây là dấu hiệu đáng lo ngại của một bệnh về mắt nguy hiểm: bệnh đục thủy tinh thể sớm.
Nhạy cảm với ánh sáng
Nếu như từ trong bóng tối nhìn ra ánh sáng có cảm giác khó chịu và cần nhiều thời gian để thích nghi, điều này có khả năng là do các cơ mống mắt đang có dấu hiệu co giãn suy yếu.
Đau mắt, mỏi mắt
Thời gian hoạt động của mắt đột nhiên giảm mạnh, chỉ có thể duy trì hoạt động đọc trong khoảng 20 phút là đôi mắt đã mỏi.
Tầm nhìn đôi
Nhìn đôi có thể là một dấu hiệu nghiêm trọng của các bệnh về mắt,, nhìn đôi cũng là một biểu hiện của chứng đục thủy tinh thể. 
Nhìn thấy quầng sáng xung quanh vật thể
Hiện tượng này báo hiệu sự phát triển của đục thủy tinh thể. Các quầng sáng có xu hướng rõ hơn so với các vật thể trong tối.
Tầm quan trọng trong khám mắt định kỳ
Khám mắt định kỳ diễn ra mỗi năm 1 lần giúp kiểm tra thị lực, từ đó thay đổi tròng kính cho phù hợp với mắt. Đồng thời khám sàng lọc một số bệnh về mắt.
Các bệnh về mắt rất đa dạng, ở giai đoạn đầu rất ít người bệnh nhận ra những dấu hiệu này. Do đó, việc khám mắt định kỳ là điều quan trọng nhằm phát hiện sớm vấn đề bất thường ở mắt, từ đó các Bác sĩ thực hiện kiểm tra cụ thể và chẩn đoán bệnh chính xác.
Bao lâu nên khám mắt định kỳ một lần?
- Trẻ em dưới 5 tuổi: Các tật nhược thị, lé mắt, lác mắt, cận loạn bẩm sinh,... cần được kiểm tra thường xuyên. Giúp phòng ngừa nguy cơ các bệnh về mắt như: đục thủy tinh thể, khối u mắt,…
- Trẻ em từ 6 – 17 tuổi: Mỗi năm nên kiểm tra mắt định kỳ, nếu trẻ bị tật khúc xạ như: cận loạn, cần đo kính để lấy độ phù hợp.
- Người từ 18 tuổi trở lên: mỗi năm nên kiểm tra mắt ít nhất 1 lần.
Đôi mắt chính là "cửa sổ tâm hồn", vì thế khi có tiền sử mắc các bệnh lý về mắt hoặc xuất hiện các dấu hiệu bất thường thì bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và được tư vấn điều trị kịp thời.
Xem thêm các bài viết khác về chuyên khoa mắt dưới đây: Viêm kết mạc: Triệu chứng và cách điều trị: https://ykhoadiamond.com/tin-chuyen-khoa/viem-ket-mac-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-n55.html
Bệnh mắt đỏ bao lâu sẽ khỏi: https://ykhoadiamond.com/tin-chuyen-khoa/benh-dau-mat-do-bao-lau-se-khoi-n116.html
Đục thủy tinh thể: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết: https://ykhoadiamond.com/tin-chuyen-khoa/duc-thuy-tinh-the-nguyen-nhan-dau-hieu-nhan-biet-n127.html
0 notes
ykhoadiamond · 11 months
Text
Khám tiền sản cần chuẩn bị những gì?
Những điều bạn cần chuẩn bị trước khi khám:
Tam lý thoải mái
Hiểu đơn giản, khám tiền sản là một bước kiểm tra sức khỏe nhằm chuẩn bị những điều kiện tốt nhất cho quá trìn h mang thai, do đó các cặp đôi không nên lo lắng hoặc bị áp lực tâm lý về điều này. Các cặp đôi nên mang tâm lý tích cực, thoải mái, sẵn sàng đón nhận kết quả và lắng nghe tư vấn, hướng dẫn của bác sĩ. 
Các giấy tờ liên quan
Mang theo các kết quả khám sức khỏe gần nhất, kết quả chẩn đoán các bệnh lý trước đó, kết quả xét nghiệm, giấy tiêm chủng… để được thăm khám và chẩn đoán nhanh hơn, đồng thời tiết kiệm được một khoản chi phí so với việc thực hiện lại các kiểm tra.
Ghi lại tiền sử bệnh lý hoặc tình trạng đang gặp phải
Các cặp đôi cần ghi chú đầy đủ thông tin tiền sử bệnh lý hoặc tình trạng đang gặp phải chẳng hạn đang điều trị bệnh lý nào, có dị ứng thuốc không, tiền sử bệnh lý gia đình… để cung cấp cho bác sĩ một cách đầy đủ và chính xác.
Người vợ cần cung cấp các thông tin về chu kỳ kinh nguyệt. Đồng thời, chuẩn bị sẵn những câu hỏi và thắc mắc để được bác sĩ giải đáp.
Những lưu ý khi khám tiền sản
Xem thêm:  https://ykhoadiamond.com/tin-chuyen-khoa/kham-tien-san-can-chuan-bi-nhung-gi-n225.html
1 note · View note