anhdaole369
anhdaole369
anhdao le
85 posts
Don't wanna be here? Send us removal request.
anhdaole369 · 2 days ago
Text
Sâu và cây
Hôm nay ra vườn tôi phát hiện hai bạn sâu đã ăn trơ trụi khóm cây nhài. Hóa ra mấy ngày nay cây nhài mất bớt lá dần là do bọn này. Thiệt là vừa giận vừa thương cho cả bọn sâu và cây nhài. Cuộc sống mà! Tôi nhìn mấy cành nhài loe hoe khẳng khiu không một chiếc lá mà chỉ còn ti hí mấy ngách mầm ở các đoạn cành thì khơi lại mạch ký ức cũ, nhớ đến hàng cây bàng cũng trơ trọi lá ở trường năm xưa.
Tumblr media
Tôi không biết các trường nơi khác như thế nào, chỉ là tôi sống dưới các mái trường quê tôi với khoảnh sân luôn được phủ bóng mát bởi các cây bàng. Trường nào cũng có cây gắn với tuổi học trò với mùa hè được tha hồ nghỉ học là hoa phượng đỏ. Tuy nhiên cây phượng thường chỉ có một hoặc vài cây được trồng khiêm tốn nép ở một góc sân. Còn cả sân trường men dọc theo lối đi hay giữa sân toàn là cây bàng. Có lẽ cây bàng lá to, tán nhiều tầng xòe rộng như những chiếc dù khổng lồ nên được ưa chuộng hơn chăng. Tôi chỉ biết thường thường mỗi khi trống đánh báo giờ nghỉ là bọn học sinh thường túm tụm dưới gốc hay tán cây tám chuyện nô đùa. Hồi đương học thì tôi vẫn thấy cây thâm thấp đủ cho một cô cậu học trò nhỏ nhảy tung người lên vươn tay chạm vào lá như một trò chơi. Rồi bẵng đi mấy dạo và thời gian thoáng qua quay đi quay lại thì tôi đã thấy cây nào cây nấy cao ngang nóc phòng học lầu một rồi, còn cái sân trường ngày nào dường như thu nhỏ lại thì phải.
Bây giờ thì ta quay lại với câu chuyện bọn sâu và lá nhé. Nói chung thì tôi thấy cây bàng sẽ trút lá vào mùa xuân và nảy lá lộc non vào mùa hạ. Và mùa hè của học sinh thì cây phượng vỹ bung nở hoa đỏ rực nên người ta lấy nó là biểu tượng và bỏ quên cái cây che mát gần như quanh năm. Vậy thì tại sao tôi lại nhớ tới hàng bàng ở sân trường hơn? Thực ra tôi cũng như mọi học sinh khác thôi, cũng bu quanh cây phượng, hái hoa lấy cánh ghép hình thành con bướm đỏ. Chỉ khi đến mùa tết năm lớp 12 thì có đổi khác vì sự xuất hiện bất thường của một loài sâu. Mùa xuân năm ấy lá của tất cả cây bàng rụng rất nhiều, tôi cũng không để ý lắm cho đến một ngày trời mưa lâm râm, sân trường vắng lặng vì học sinh về hết chỉ còn lác đác vài bóng người. Ở giữa sân trường tôi có một bảng thông báo có mái che ra chừng hai tấc, chả hiểu sao tôi không chạy vô hành lang rộng rãi núp mưa mà lại ôm cặp nép vào nơi đó. Chà, bạn có thể hình dung cảnh này như thước phim chiếu chậm lướt qua một cô nữ sinh tròn tròn mặc áo dài trắng ôm cặp màu đen mái tóc dài thắt bím lấm tấm hạt mưa đang đứng nép mình ở bảng thông báo đưa mắt mình lãng đãng ra hàng cây ở sân trường trong cơn mưa bụi lất phất. Ờ, hoặc là ai đó khác dòm vào lại kể lại rằng có một con man mát cứ đụt mưa giữa sân trường cho ướt lấm lem mà không chịu chạy ù vào chỗ không bị tạt mưa. Nếu thế thì nay tôi chả có câu chuyện nào để kể ra ở đây rồi nhỉ.
Ở góc nhìn từ chỗ bảng thông báo thì tôi lại có cơ hội nhìn toàn cảnh hàng cây bàng dọc theo hành lang dãy phòng học hơn. Thời gian cũng trôi chầm chậm lại kiểu gì đó để tôi ngắm sâu hơn. Nhìn lại thì lá bàng đã rơi rụng thành từng đống to với những chiếc lá màu đỏ lam chút vàng hay khô đi thành màu nâu xám. Mà chiếc nào cũng đầy lỗ thủng li ti vì bị sâu ăn. Những thứ còn lại trên cây là cành to nhánh nhỏ liu khiu trụi lá và hàng tá hàng vạn con sâu hình giống ốc len nhỏ li ti bằng đầu tăm treo mình bằng đúng một sợi tơ mong manh chừng 1cm lên khắp thân cành cây bàng. Cái cảnh ngàn ngàn vạn vạn con sâu xíu xiu này bám đầy cành cây bàng cứ như cuộc tổng tấn công của loài sâu với loài cây bàng vậy. Nó man mác màu tang thương và gợi lên trong tôi nỗi buồn dờn dợn xa xăm vời vợi khó diễn tả thành lời. Biết đâu mùa hè này hàng cây bàng này trụi hết!? Chưa bao giờ tôi thấy chuyện sâu chiếm cứ cây như thế này xảy ra cả, có lẽ năm đó thời tiết đổi khác hay chuyện cũng từng xảy ra theo chu kỳ mà tôi không hề biết. Tôi chỉ không thích cái cảnh rơi rụng hoang tàn mất mát này, tôi ghét bọn sâu vì thế.
Có lẽ tác giả O'Henry và các nhân vật chính như bác họa sỹ nghèo, cô gái đang nằm bệnh trên giường đếm lá rơi của truyện ngắn 'Chiếc lá cuối cùng' cũng hỡi ôi trước cảnh này. Không còn một chiếc lá! Chỉ còn một bộ sậu chút chít họ hàng sâu treo mình đung đưa trên cành! Tôi cũng muốn hình dung thử tác giả và các nhân vật ấy phản ứng ra sao trước cám cảnh này.
Nếu đó là cái kết câu chuyện thì có lẽ tôi không nhớ đến giờ vì không đủ sâu đậm. Những ngày tiếp theo thì tình cảnh sâu và cây cũng thế và ngày càng đìu hiu. Tôi cũng dợm heo hắt một thoáng thì thời gian cũng vặn nhanh ồ ạt cho những tháng ngày cuối năm với bài vở thi học kỳ hai lớp 12.
Dù có ai hay không ai để ý thì vạn vật cũng chuyển tiếp vận hành và những đổi thay từ sâu bên trong, dưới lòng đất cũng tự nhiên diễn ra. Và ồ lạ chưa, những chồi lộc non dần hé ra nơi mà cứ tưởng đã ngụi tắt lịm mạch sống. Những phiến lá con con xanh non dần đồng loạt thay áo lên màu cho cây. Cuộc thi học kỳ đã xong và buổi tổng kết cũng đến ngày. Tôi cùng các bạn ngồi ở hàng ghế ngay dưới những tán cây bàng. Thầy cô cứ đọc đọc phát biểu, học sinh bên dưới ai làm gì cứ làm tôi thì ngồi đó ngước hẳn mặt lên trời thu vào tầm mắt màu xanh lá non tươi trẻ lung linh kẽ nắng đu đưa đó. Tôi ngắm mải miết như thể đó là kỳ quan thiên nhiên hiếm có ngoạn mục. Không hiểu sao sâu trong thâm tâm tôi tự nhủ mình phải khắc ghi lại cảnh này. Ừ, chính nó, tuổi xanh năm 18 của tôi đó!
Nếu có ai hỏi mùa hè của bạn là gì thì có lẽ câu trả lời của tôi là...
Mùa hè trong tôi là cây bàng xanh lá lộc non mát mắt!
Còn những con sâu bé tí ti kia thì sao nhỉ? Nó là gì trong mối quan hệ với cây bàng năm ấy: là kẻ gây hại, là nhân tố thay đổi, là đối tác cộng sinh...hay chỉ là kẻ vì cuộc sống ăn lá bàng bám cành làm ổ kén rồi biến thái thành con gì đó rồi chết đi?
Với tôi thì được nhìn thấy hai cảnh với hai sắc thái đối lập đó là may mắn và nhiều ý nghĩa. Đó là điều tôi tự nhắc nhở mình khi cuộc sống của mình lúc vơi lúc đầy.
Sâu làm chuyện của sâu, sống như sâu
Cây làm chuyện của cây, sống như cây
Người làm chuyện của người, sống như người
Cuộc sống vốn dĩ tự nhiên thường hằng.
Tumblr media
0 notes
anhdaole369 · 2 days ago
Text
trong vườn có sâu
trong sầu có vươn
Chờ sâu đóng kén, hóng kén hóa bướm
Chờ cây lại xanh lá, hẹn đá đươm bông
Tumblr media
0 notes
anhdaole369 · 5 days ago
Text
Mầm
Tumblr media
0 notes
anhdaole369 · 6 days ago
Text
Cái thú đi tìm ánh sao vui
Ở cái thành phố nhộn nhịp hào nhoáng nhiều đèn đóm này thì thật không dễ dàng gì để ngắm sao trời. Tôi thì lại thích ngắm trời ngắm trăng nên thành ra tự tạo thành cái thú dò tìm ánh sao, cũng là một cách luyện mắt. Đơn giản lắm, tôi cứ ngửa mặt lên bầu trời tối đen và bắt ngay bất kỳ ánh trăng ánh sao nào đập vào mắt đầu tiên. Thế rồi mở ra tầm mắt sâu hơn, rộng hơn để quét tìm những ánh sáng be bé xí xí khác thu vào tầm mắt.
Và ôlala, ting, tôi bắt được một bé sao tí ti nháy mắt với mình sát bờ ranh giới của màn đêm. Chào bạn sao sao!
Tíng, lại thêm một ánh sao nhi nhí gần bên vầng trăng khuyết ngay trên đỉnh đầu. Hello baby!
Tìng, ôi chu choa một cái đá lông nheo của một ánh sao phía đối diện. Konbanwa, hoshi-chan!
Ting, một cặp ánh sao mờ mờ nằm gần nhau cùng nhá tín hiệu thu hút mình. Ni hao ma!
Và ting, ting, ting, ting... các vì sao dần lên tiếng và xòe vũ điệu xoay tít tròn tròn lung linh. Tôi luôn thấy các vì sao như một đốm sáng đang dao động hơn là đứng yên. Có lẽ vì thực tế ngôi sao nào cũng có quỹ đạo chuyển động của nó như Trái Đất hay các hành tinh trong hệ mặt trời. Có phải các vì sao đang hát và xoay theo vũ điệu của chính mình? Thành ra cái thú vui dò tìm ánh sao của tôi lại là bắt tín hiệu với ánh sáng, giọng ca và vũ điệu của bầu trời sao. Cứ như tôi mở lòng mình để thưởng thức night-show 'Bầu trời sao' zay. Nghe vui mần sao ấy! Mà mỗi lần một ánh sao nhá ting tíng ting tìng là tôi reo vui trong lòng như bắt được vàng thật mà.
Sao ơi sao mà vui thế
Nhảy cùng tôi hát khúc nhạc đêm này.
(P.s: camera siêu mờ ảo chụp trăng khuyết thành trăng tròn lun. Mắt nhìn đẹp hơn nhìu)
0 notes
anhdaole369 · 7 days ago
Text
BRAVO! Thắng Bại
Tôi khao khát chiến thắng, một cảm giác thấy tôi trùng mạch, thẳng hàng, thống nhất với với chính tôi, tất cả tôi, với trái đất, và với cả vũ trụ này.
Nó giống như trong bóng đá, thắng là cảm giác cầu thủ sút bóng vào trúng goal và ghi bàn.
Hay như bóng chày, thắng là cảm giác cầu thủ đánh trúng bóng tạo thành một cú home-run ghi điểm tuyệt đối chạy về đích.
Hay một cú sky-diving tung mình nhảy khỏi máy bay để cho cơ thể rơi tự do trong bầu khí quyển lao xuống mặt đất.
...
Có lẽ cái khát khao 'thắng' trong tôi là cảm giác xõa hết mình, tung hết nguồn năng lượng, bật hết công suất từng hơi thở, từng nhịp đập, từng tế bào để kích hoạt toàn thể trạng thái đỉnh nhất của chính tôi hiện tại đến mức phải vỡ tung giáp xác cũ và sáng tạo một trạng thái tổng thể mới.
Tumblr media
Với tôi thắng - bại là một cặp đối xứng, nghĩa là 'bại' chỉ đơn giản là trạng thái hoàn toàn thư thái thả lỏng, hơi thở trút hết ra phổi, tim ngừng co bóp, cơ bắp giãn hết mức, điện n��o ngừng chạy, tế bào tự phân rã hoàn toàn. Chúng ta chỉ 'bại' được sau khi làm hết sức trong trạng thái 'thắng'. Giống như cầu thủ ken hết sức để 'thắng' một cú sút thì sau khi chân chạm bóng là khoảng 'bại' của cú sút đó, anh ta không cần làm gì cả, chỉ cần tiếp đất an toàn và để bóng đi theo con đường của nó.
Còn nếu ta vẫn còn day dứt thấy mình 'thua' có lẽ vì trong tiến trình chơi ta đã háo thắng biểu hiện ra thành sự tự cao thổi phồng thêm một quả bong bóng năng lượng hoặc nỗi e sợ thu lại một cục năng lượng cố thủ nên cái bong bóng hay cục nghẽn đó mới cho ta sức mọn dùng để nói 'giá như' trong hối tiếc sau cuộc đấu. Thắng bại là chuyện thường tình. Háo thắng dẫn đến thua cuộc là dạng bất thường của thắng - bại. Thắng bại lấy gốc là vận lực nguồn lực nội tại, còn thua cuộc hướng vào đánh giá bên ngoài về kết quả. Thú thực là có lẽ tôi chưa từng 'bại' mà thường xuyên 'thua' nên dần thấm nỗi day dứt, đau đáu này. Ôi lại thèm 'thắng' nữa rồi!
Thắng bại thì cần xét trong một hệ đầy đủ có đối tượng là người chơi, các đối tượng tham gia cuộc chơi khác như đồng đội, đối thủ, ban huấn luyện, trọng tài, khán giả..., sân hay sàn đấu, thời gian cuộc đấu, phương thức chơi và dụng cụ thi đấu. Do cuộc sống có nhiều sân chơi với cách ghi nhận thắng bại khác nhau và mỗi người tham gia có nhiều vai trò trong cuộc sống nên phân định thắng bại cần nói rõ trong hệ chơi nào. Nhầm lẫn hệ chơi sẽ khiến ta phân tán nguồn lực vô bổ và hoang mang giữa thắng bại hay thua cuộc. Thắng bại trong sân chơi xã hội, nghề nghiệp hay gia đình, mối qua hệ... thì rất khác nhau.
Nhân tiện xin nói qua một chút về một phim Ấn Độ tên là Test do phim này cũng nói về thắng thua. Bối cảnh phim là một cuộc đấu test môn cricket rất gay go giữa Ấn Độ và Pakistan. Và 3 nhân vật chính cũng đang trong một trận đấu test với cuộc đời họ, ai cũng chật vật chiến đấu với mong mỏi chiến thắng và buộc phải lựa chọn giữa sự nghiệp, tiền bạc và con cái. Một cầu thủ danh tiếng đang xuống phong độ cần một cú lội ngược dòng cho sự nghiệp nhưng lại bị đe dọa bắt đấu thua đối thủ để nhà cái kiếm lợi vì con trai anh ta bị bắt cóc. Một anh chồng chật vật xoay sở đầu ra cho máy nhiên liệu hydro mà anh nghiên cứu để lấy lại thành công và có tiền làm thụ tinh nhân tạo. Anh ta phải lựa chọn giữa đứa con sự nghiệp và gia đình, bạn thân. Còn nhân vật chính thứ 3 là cô vợ đang chịu áp lực từ chính cô và những lời dị nghị khuyên bảo thương cảm về việc sinh con, một kiểu thành công đối với vai trò phụ nữ như cô trong xã hội Ấn Độ. Cơ hội có con lần này gần như là lần cuối. Cái lựa chọn dành cho cô ấy là chọn con của chính mình hay con người khác. Tình huống là anh chồng bắt cóc con anh cầu thủ để đe dọa anh ta đấu thua để lấy tiền cho dự án máy nhiên liệu hydro và chi phí thụ tinh nhân tạo, cô vợ là cô giáo của cậu bé và là bạn của anh cầu thủ nên muốn bảo vệ cậu bé. Trận đấu cuối cùng sắp đến hồi kết cần một cú đánh quyết định thắng thua và hạn chót nộp tiền làm thụ tinh nhân tạo sắp hết. Ai là ai? Ai sẽ chọn gì đây?
Tumblr media
Nói chung, theo tôi tình huống trong phim được cố tình đẩy lên kịch tính cực đoan cho nhân vật chỉ được chọn một cực này hay cực khác mà không mở ra góc nhìn giải pháp thứ 3. Tôi chưa thể đánh giá cái lựa chọn của mỗi nhân vật cuối phim là đúng hay sai được vì đó chỉ gói gọn trong một trận đấu mà cuộc đời của họ còn bao nhiêu cuộc đấu khác, lựa chọn khác. Chắc chỉ có chính họ mới trả lời được mà thôi.
Tôi cũng ở tình huống khá tương tự trong một giấc mơ về tương lai vài năm trước. Tôi đứng trước lựa chọn thành công sự nghiệp hay hạnh phúc gia đình. Tôi quá cực đoan nên chỉ chọn một trong hai. Mà có cái may là tôi xem được 3 khả năng của giấc mơ đó nên mở rộng được góc nhìn hơn. Hướng đầu tiên là tôi đặt công việc lên cao nhất và rất thành công sự nghiệp, bỏ bê con cái, chồng thất bại công việc thảm hại, má tôi bất mãn với tôi. Khả năng thứ 2 thì ngược lại hoàn toàn với cái đầu tiên: tôi chọn thu về gia đình, chồng tôi rất thành công trong công việc, tôi thất nghiệp ở nhà hoàn toàn chăm con, khá hờ hững với chồng con vì chìm trong nỗi ưu tư, má tôi vô cùng hài lòng vì tôi được chồng lo không làm gì cả. Chỉ là trong 2 khả năng tôi đều luôn ở trong căn hộ sang trọng với góc nhìn hướng ra bờ sông đó, cũng với người chồng đó và những đứa con đó vì tôi luôn yêu họ, cùng với nỗi buồn bực vì hạnh phúc chưa trọn vẹn cân bằng công việc - gia đình. Khả năng thứ 3 là tôi trung dung được cả 2 nên tôi và chồng chỉ thành công trong công việc thường thường bậc trung, ở trong căn hộ tầm tầm nên có thời gian chơi đùa nhiều bên con cái, một hạnh phúc vừa đủ mà rất thực với gia đình nhỏ và gia đình to. Mọi bước rẽ lựa chọn có vô số đường hướng và đó chỉ là 3 khả năng dễ thấy nhất, vẫn có khả năng thứ 4 - thành công tất cả và thứ 5 - thất bại tất cả hoặc n tình huống khác. Đó là giấc mơ cũ năm ấy, còn bây giờ tôi không biết nữa, có khi cuộc sống đang rẽ ngoặt hoặc mở ra thêm vô vàn khả năng mới.
Còn bạn thì sao, tôi rất muốn lắng nghe thắng bại bạn trải qua là gì? Lựa chọn của bạn như thế nào?
Thắng bại là một bài TEST "Tôi là ai ngay lúc này?". Tin vui là cuộc sống luôn cho chúng ta được chọn dù mỗi giây đều thử thách từng ngóc ngách con người ta.
Thắng, tôi thèm mùi chiến thắng! Hãy cho tôi chí ít một lần thắng trọn vẹn để được bại hoàn toàn trong cuộc đấu này. BRAVO!
(Link trailer phim Test: https://youtu.be/3gC3MLUePsw?si=epxndo6CyrltfmUB)
youtube
1 note · View note
anhdaole369 · 8 days ago
Text
Làm ăn
Làm ăn có phải là mở cuộc kinh doanh lớn để kiếm tiền to?
Đến khi tôi thó tay vào thử học làm bánh chưng bánh dày, bánh ú, bánh cuốn, bánh xèo... và tự thưởng thức thành phẩm mình làm thì tôi lại thấy làm ăn hóa ra có khi 'dễ như ăn bánh'
'Làm ăn' có chăng chỉ đơn giản là 'tự làm' rồi 'tự ăn' cái mình tạo ra. Một kiểu tự thỏa mãn nhu cầu tự cung tự cấp tuần hoàn nội tại!? Có khi đây là gốc của sinh kế và kinh tế.
Đời sống hiện tại thì có mấy ai tự làm cái mình ăn và tự ăn cái mình làm? Ở mức độ lành mạnh thì tự cung tự cấp hay có mua bán trao đổi hàng hóa vừa đủ thì cái trách nhiệm cho chu trình làm-ăn được bảo toàn. Vì chính người làm và người ăn vẫn trong vòng tự thân hay quen biết nhau nên người nào làm sao thì tự chịu hệ quả như vậy. Bạn chắc chắn không dùng chất độc hay nguyên liệu, cách làm kém chất lượng cho cái bánh mình sẽ ăn, đúng không nào?
Nếu ta hỏng phần 'làm' chỉ còn phần 'ăn' thì ta chỉ biết nhập vào không biết xuất ra, chỉ ưa nhận mà không cho. Ngược lại, khi giỏi 'làm' mà không biết 'ăn' thì ta lại thành người cuồng tạo thành quả, lập thành công mà không biết hưởng thụ hay chỉ cho mà không nhận. "Có làm có ăn" là câu ông bà nhắc nhở ta cân bằng trong cuộc sống, trong công việc với hai đầu 'làm' và 'ăn'.
Nếu tôi có con tôi sẽ dạy nó 'làm ăn' ngay từ bé, chỉ đơn giản là tạo ra được món bánh trái, tranh ảnh, thơ ca, bài nhạc, điệu vũ, phép toán,... và ăn, thưởng thức cái nó làm ra.
Hôm nay chúng ta 'làm ăn' gì? Hay ta sẽ 'làm gì ăn'?
Tumblr media
1 note · View note
anhdaole369 · 10 days ago
Text
Cho đến khi
Em vẫn thấy mình quá nhỏ bé, kém cỏi
để xứng đáng đứng bên anh
cho một hạnh phúc chung em hằng mơ
Em đã lỡ cuộc đời,
em nào muốn lỡ anh
Dù em biết rằng cho đến lúc cuối cùng của cuối cùng
anh vẫn luôn là người em thương yêu chọn ở cạnh bên
Mặc dù rằng em chưa từng ước mơ về
mái nhà có chồng và con cái
cho đến khi
anh đến
bước vào cuộc đời em
Tình yêu là điều bất ngờ cuộc sống dành cho em
Dù cái đầu có xoắn vặn từng tế bào
vẫn không hiểu tại sao tình yêu này cứ mãi hiện diện trong em
mà em lại vừa yêu vừa ghét anh
chỉ muốn hạ knock out anh
để một lần được thắng, để ��ược anh nhìn nhận
Chỉ có trái tim hiển nhiên hiểu và chọn anh ngay từ đầu
mặc cho lý trí và cơ thể run rẩy co thắt bấn loạn
dù cho anh có nhiều thứ em ghét
dù cho anh có nhiều thứ ghét em
dù cho em làm gì cũng dở dang, mà lại muốn cùng anh đến tận cùng.
Ước gì em thành công hơn trong cuộc sống
hoặc nếu em chấp nhận hoàn toàn sự bất lực yếu đuối của mình
thì em đã tự tin hơn để đến trước mặt anh
ôm anh vào lòng
cho đến khi trái tim ngừng rơi
tình yêu ơi, ta có còn hội ngộ bên nhau?
Một giấc mơ hoang mơ màng
anh sẽ bước đến trước mặt em
nắm lấy tay em và hỏi...
em nghiêng đầu
cười mỉm chi chi
Ta hôn và yêu nhau nhé
cho đến khi
trái tim ngừng rơi!
Say mơ?
Tumblr media Tumblr media
0 notes
anhdaole369 · 13 days ago
Text
[Review film] 'Black Mirror' Season 7 - ep3
Một tập phim ngắn mà nói lên được khá nhiều điều hay ho nếu ví von cuộc đời như một bộ phim nên mình muốn review vài điểm tâm đắc.
Câu chuyện phim nào cũng có kịch bản gốc và sân khấu/hiện trường diễn xuất nên luôn có những biến thể ngoài kịch bản ứng biến theo diễn viên, bối cảnh bên trong/ngoài. Cái cảnh mở đầu đã 'sai kịch bản' vì cô đóng vai Alex không biết chơi đàn piano và vài chi tiết sai kịch bản lúc đó làm ban đạo diễn chới với để cập nhật kịch bản. Cô Alex đã cứu vớt được cảnh này nhờ một sai lầm ngoài kịch bản nữa ;)). Mình hiểu rằng ở cảnh này điều mấu chốt 2 nhân vật cần bắt được là 'chạm vào cái tôi sâu thẳm' của nhau chứ không phải cách thức là đánh lên được bản nhạc hay gọi ra được cái tên gắn với tâm tư uẩn ức kết nối với nó.
Cô diễn vai Alex có may mắn "vào vai" mà còn nhớ kịch bản, lời thoại, liên lạc dc với ban "đạo diễn". Nếu là cuộc đầu thai vào kiếp con người thật thì lẽ thường là quên sạch rồi. Người ta nói diễn viên phải nhập tâm vào vai của mình mà vẫn phải nhớ mình là diễn viên khi đang trình diễn, rồi hết show thì xả vai. Còn chỉ đóng khung mình trong vai diễn sẽ bị 'đóng băng' khi cảnh phim không 'on air' lên sóng như các diễn viên AI trong phim này.
Các diễn viên khác trong cảnh phim chỉ là AI, duy chỉ có cô nữ chính có 'cái bóng' của đời thực nên nhớ mang máng được tên thực và không bị đóng băng khi sự cố đứt mạch với phòng 'đạo diễn'. Cảnh hay và bất ngờ nhất là cô ấy dù chỉ nghe nói nơi mình sống chỉ là cảnh phim ảo thì cô dám tự tìm đường xuyên qua "bức tường" ranh giới ảo rồi đến tới vùng tối dữ liệu ký ức. Cô đã vượt qua ranh giới định danh mình trong vai diễn đang sống trong cảnh phim ảo mà biết mình là diễn viên ngoài đời. Đó là một khám phá lớn lao mở rộng khả năng của cô và vai diễn của cô trong những thước phim ảo tạo ra một trường cảnh kịch bản ngoài lề vì mở rộng được hiện thực cô đang sống. Cái vùng bóng tối đen đó bạn có can đảm muốn xuyên vào không?
Xin kết lại bài bằng một câu hỏi mở:
"Nếu cuộc đời là một bộ phim và bạn có nguồn lực vô hạn (vô số phim, vô số vai...) thì bạn muốn tự lên kịch bản và diễn xuất bao như thế nào?".
(P.s: phim có tình tiết tình yêu đồng giới, cá nhân m ủng hộ mọi hình thức của tình yêu, còn m thì chọn hình thức cơ bản của cuộc sống 1 âm 1 dương)
Tumblr media
0 notes
anhdaole369 · 14 days ago
Text
em yêu anh.
0 notes
anhdaole369 · 17 days ago
Text
Sinh Tử Là Một Món Quà
Có những câu chuyện cổ tích kể rằng khi một đứa trẻ ra đời sẽ được một con cò mang đến cho bà mẹ hoặc người mẹ có thai mộng là được bà mụ ẵm đứa trẻ mang đến cho. Ắt hẳn hầu hết chúng ta sẽ tiếp nhận việc sinh ra đời hay đứa bé là một món quà trời ban. Chúng ta sẽ hân hoan chờ đợi, chào đón, nâng niu và nuôi dưỡng món quà cuộc sống này với lòng trân trọng và tình thương yêu vô bờ bến. Tuy nhiên đến khi thần chết gõ cửa thì phản ứng của đa số lại đầy hoang mang, sợ hãi, chối bỏ. Ngay từ phút giây ban đầu cuộc sống của một con người đã là một món quà thì hà cớ gì thời khắc sau cuối lại thành ra là một quả bom hẹn giờ hay của ôi của bỏ!?
Tumblr media
Năm ngoái và đầu năm nay tôi có cơ hội chứng kiến và đồng hành một đoạn đường cuối đời của một cô bạn học ở cùng ký túc xá cùng tuổi và một người bà trăm tuổi lẻ. Cô bạn tôi mắc bệnh nặng và tôi là một trong số những người biết tin từ sớm, sau đó hơn một năm rưỡi tôi vẫn luôn theo dõi hỗ trợ tình hình biến chuyển của bạn. Khi bạn hấp hối tôi dành hai ngày ở bên cạnh và thực sự gần như dõi theo từng nhịp thở, nhịp tim yếu ớt thảng khi vơi khi loạn của bạn. Thậm chí khoảnh khắc nhỏ nhoi khi bạn trút hơi thở cuối cùng tôi cũng chứng kiến tận mắt mặc dù đố ai có tài tình nào canh được nếu cố ý.
Thế rồi, tôi vẫn ở lại niệm Phật A-di-đà hộ trì cho bạn vài giờ sau đó và tham gia lễ mộc dục, phạn hàm, tẩm liệm, phát tang cho đám tang của bạn nhưng không thể ở lại cho đến cuối đám tang. Đối với tôi đây là một món quà quý giá bạn và gia đình bạn trao cho tôi để lần đầu tiên tôi biết được cái chết diễn ra như thế nào ở độ gần như thế dù trước đó khi còn nhỏ  tôi cũng từng tham gia đám tang của người thân. Do cô ấy qua đời ở cái tuổi còn trẻ và con cái vẫn còn nhỏ nên đa số người thân bạn bè tiếc nuối rất nhiều. Tôi vẫn nhớ dù đã tháo ống thở, dây dịch truyền trước đó nhưng lúc gần cuối khi người nhà thì thầm vào tai hỏi cô có muốn cố gắng tiếp không thì bạn tôi vẫn ráng sức gật đầu nên người nhà gắn lại ống thở oxy, uống thêm thuốc. Nên với tôi thì câu hỏi “Khi nào cần cố gắng đến phút cuối cùng của cuối cùng và khi nào nên buông để tiến lên?” vẫn đeo mang suốt một năm trời sau đó.
Và rồi cho đến khi tôi lại được tham gia cùng một đoạn cuối đời hấp hối và đám tang của bà tôi thì câu trả lời dần sáng tỏ. Với cái tuổi hơn một trăm lẻ hoặc luống 70, 80, 90 tuổi thì cả người già và mọi người đều thấy đã sống đủ cho một đời, có thể làm đủ mọi việc trên đời, con cháu, tư gia, sự nghiệp, di sản đề huề cả nên cái chết được chấp nhận dễ hơn. Cũng như hầu hết người già vào cuối đời thì bà tôi cũng bệnh và thân thể đau đớn nhiều, đi lại khó khăn rồi dần dà chỉ nằm một chỗ dù tinh thần tỉnh táo minh mẫn. Cú ngã làm gãy chân đã lần mòn lấy đi chút sức già của bà theo từng ngày với cơn đau kéo dài.
Tôi cũng về thăm lúc bà còn tỉnh, còn mớm được chút đồ ăn bổ dưỡng lấy sức. Ngày cuối tôi đi thì cũng là lúc bà chuyển sang hôn mê, không ăn nữa chỉ cầm hơi bằng nước và không còn biết rên đau nữa. Tôi không thể ở bên cạnh lúc bà trút hơi thở cuối cùng mà chỉ tham gia tang lễ cho đến lúc chôn cất. Lúc làm lễ động quan thì trời bất ngờ mưa lớn như trút. Vậy mà đến lúc di quan ra khỏi nhà thì mưa chỉ lất phất theo ra đến huyệt mộ. Với tôi bà đã cho tôi biết thế nào là cái chết tự nhiên của một vòng đời. Người ra đi đôi chân nhẹ nhàng bước tiếp hành trình sinh tử còn người người ở lại buông tay bình yên tiếp tục cuộc sống, làm điều cần làm.
Tumblr media
Đi qua hai đoạn cuối đời và đám tang của cô bạn và bà tôi thì tôi tạm ghép lại được khá đầy đủ cả đoạn đường cuối từ lúc cái chết bắt đầu đến kết thúc và quá trình tang lễ diễn ra. Nó có đủ cả nước mắt, thương tiếc và cả lòng yêu thương trân trọng món quà sinh tử của đời người. Tôi thiết nghĩ bất cứ ai cũng nên biết và hiểu về cái chết để thời điểm ấy xảy ra cho người thân hay chính mình thì ta cũng còn đủ tỉnh táo vượt lên trên nuối tiếc đau buồn mà tận hưởng mở món quà của tử thần.
Tumblr media
Vừa qua tôi có xem một phim mà có cảnh chia sẻ khá tường tận quá trình chết nên chia sẻ lại ở đây. Câu chuyện phim “Dying for sex” này kể về cô nhân vật chính tái mắc bệnh ung thư vú giai đoạn IV và từng giai đoạn sống cuối đời cô trải qua từ khi phát hiện đến cuối cùng. Cô được bạn bè, người thân, nhân viên chăm sóc cuối đời, bác sỹ, y tá, điều dưỡng… nâng đỡ suốt thời gian lâm bệnh để có khoảng thời gian tận hưởng cuối đời đầy ý nghĩa, yêu thương, tự do, phóng khoáng. Mỗi tập phim mở ra một nút thắt của nhân vật chính về căn bệnh, tâm lý, mối quan hệ, và về cuộc đời của chính cô để thời khắc cuối cùng ra đi nhẹ nhàng mãn nguyện trong vòng tay yêu thương của mọi người. Với tôi, cô ấy đã mang lại cho những người bên cạnh lúc đó một món quà vô giá về cái chết và cả sự sống.
Ở tập cuối tôi ấn tượng với cái cách cô điều dưỡng đã thoải mái chia sẻ về quá trình chết với cô nhân vật chính. Chính nhờ vậy mà giúp cô ấy hết hoang mang về điều gì sẽ xảy ra khi cái chết gõ cửa. Thiết nghĩ mọi người bất cứ khi nào có thể và sẵn sàng thì nên có trải nghiệm chứng kiến cái chết tự nhiên của người quen hoặc được nghe kể rành rọt quá trình cái chết diễn ra như thế nào. Dưới đây tôi trích lược nội dung cô điều dưỡng trong phim nói (có lược bỏ câu thoại của các nhân vật khác trong cảnh phim này).
“Có ai muốn nghe về những gì xảy ra khi chết ko?
Cái chết không phải là 1 bí ẩn. Nó cũng không phải là một thảm họa y tế. Nó là một quá trình sinh học, giống như sinh đẻ, đi vệ sinh hay ho, vàcả  lên đỉnh nữa. Bởi vì cơ thể ta biết phải làm gì. Cơ thể ta biết cách chết. Tuyệt vời không?
Đây là những gì ta nên mong đợi. Trong tháng cuối cùng của cuộc đời mình, cô sẽ ngừng ra khỏi giường. Cô sẽ ăn và uống ít hơn rất nhiều và cô cũng sẽ ngủ nhiều hơn. Ờ, mê sảng cũng phổ biến. Và một số người nói rằng họ có cảm giác như thời gian không còn là thật nữa. Đó có phải là điều cô đang cảm thấy không?
Hai đến ba tuần nữa, cô sẽ cần giúp đỡ với tất cả các hoạt động hằng ngày. Nhưng phần yêu thích nhất của tôi trong quá trình chết là trạng thái ketosis...Cơ thể cô biết điều gì sắp xảy ra và nó đi vào trạng thái ketosis, sẽ làm giảm cơn đói và đau và nó làm tăng cảm giác hưng phấn. Và khi bắt đầu giai đoạn hấp hối...Ôi chao, hấp hối là một thời khắc thiêng liêng. Ít nhất thì điiều đó đã từng được xem là vậy, và nó vẫn còn ở một số nơi trên thế giới. Đó là khoảnh khắc khi ta rất gần với cái chết, và cơ thể ta bắt đầu ngừng hoạt động.
Trong giai đoạn hấp hối cô sẽ không hoàn toàn tỉnh táo. Và các cơ hàm của cô sẽ giãn ra. Hơi thở của cô thay đổi. Và có thể có tiếng ọc ọc ở phía sau cổ gây ra bởi một thứ, thật không may, gọi là chất tiết cuối đời. Và khi rất gần với cái chết hơi thở cô đi vào một chu kỳ của những hơi thở chậm và sâu với những khoảng dừng dài. Và rồi cuối cùng, có một hơi thở ra mà không có một hơi thở hít vào tiếp theo. Và thế là hết.
Và lúc nào đó cô cảm thấy quá yếu, quá đau đớn hoặc cô chỉ muốn kết thúc cô có thể nói với tôi về việc dùng thuốc an thần, nhưng rồi cô sẽ bất tỉnh.
Đợi đã, tôi quên kể cho cô nghe về cuộc phục hồi! Tuần cuối cùng của cuộc đời, một số người trải qua điều được gọi là cuộc phục hồi. Và đó chỉ là sự trỗi dậy của năng lượng và minh mẫn về tinh thần. Vậy nên hãy tận hưởng cuộc phục hồi. Chỉ cần biết rằng cô đang tiến gần hơn một bước đến cái chết, được chứ?”.
Tôi muốn kết lại bài viết này bằng việc quay lại câu hỏi bên trên. Với câu hỏi “Khi nào cần cố gắng đến phút cuối cùng của cuối cùng và khi nào nên buông tay để tiến lên?” thì câu trả lời của tôi là không có câu trả lời đúng cho mọi trường hợp. Cái nền tảng để tôi đáp lại mỗi khi câu hỏi này vang lên là:
1. Who decide?: Sinh tử là do chính mỗi người hay chủ thể tự chủ quyết định.
2. Life Circle?: Vòng sinh tử hay vòng đời của chủ thể là gì và đang hoàn thành đến đâu?
3. Return Zero and what Next?: Quay về số 0 và bắt đầu vòng sinh tử mới gì?
(Tham khảo thêm: What happens as we die? | Kathryn Mannix | TED
https://youtu.be/CZDDByT0Vr0?si=Auz76aPyQQ-lHKy6 )
0 notes
anhdaole369 · 20 days ago
Text
Chữa cháy chảy nhão
Chủ nhật vừa rồi mình cùng hội chị em mới thử xay bột gạo bằng cối đá định là làm bánh cuốn bánh khọt. Đến khi lên bếp thì không thể chiên bánh khọt định hình nên dạng được vì bột quá loãng. Những chiếc bánh ra lò dúm dó dồn cục đến phát tội dù nhân hay vỏ bánh đều ngon đậm vị.
Nhờ cái sai này mà mình vô tình học được thế nào là 'chữa lành' bánh khọt bột nhão nhoẹt, chứ đoạn tình lúc đó ai cũng bó tay chấp nhận ăn bánh khọt dính cục 'vô định hình' rồi. Bột lỏng chưa pha được lọc qua vải để chắt được phần bột đặc. Bột đặc được thêm từ từ bột đã pha bị loãng để thành hỗ hợp bột mới vừa đủ cho vỏ bánh khọt định hình được. Bravo! Những chiếc bánh khọt, bánh xèo đần ra đời dầy dặn hơn.
Hóa ra không có gì là không sửa chữa được! Chấp nhận hiện trạng nhão nhoẹt xấu xí mà vị ngon vẫn là một phương án khả thi. Cố sức thử nghiệm nhiều lần pha bột để biết được tỷ lệ bột - nước chuẩn chỉnh theo ý mình là cách chữa quá được chứ lỵ vì về đúng được cái hình bánh khọt ta muốn. Và hơn thế nữa, ta lại thử làm các dạng bánh khác như bánh khoái, bánh xèo tròn, bánh xèo vuông. Cho dù tệ nhất là phải đổ bỏ hết mớ bột hỏng thì cho bột gạo về đất cũng là để gạo về tận cùng vòng đời, về với đất mẹ. Làm cho mọi thứ thông suốt và tạo thêm nhiều khả năng vận hành hanh thông mới đều là 'chữa lành' thành công.
Mình gọi cái kiểu chữa nhão, loãng, nhạt này là 'chữa chảy' và đối lập với chữa cháy. Chữa chảy bản chất là quá nhiều nước thì vắt, lắng bớt nước hoặc thêm chất đặc. Còn chữa cháy thì do quá lửa, mà như ông bà ta nói 'Cơm sôi nhỏ lửa biết đời nào khê'. Lửa cũng là vị cay nên thêm đường ngọt (mang tính thủy) là cách chữa cháy cay hiệu quả.
Nếu có dịp thì học chữa chay/chạy/chãy/chày sau vậy. Giữ vững tinh thần chưa chứa chừa chửa chữa mọi việc lành thông là được!
Tumblr media
1 note · View note
anhdaole369 · 23 days ago
Text
Cái ăn cái ở trong đời
Trong vài dịp đặc biệt khiến ta nhìn lại cuộc đời một cách sâu rộng thì vang vang đâu đó dấy lên câu hỏi: "Thay đổi cuộc đời bắt đầu từ đâu?". Cuộc đời có vẻ là cái gì đó quá to lớn mênh mang khiến cho ta dễ lạc trôi khi bắt tay vào công cuộc đổi đời. Vậy ta thử quay lại từ đầu xem có manh mối gì dẫn lối không?
Chúng ta sẽ quay lại một chút với môn sinh học cơ thể người. Như ai cũng biết chúng ta đều sinh ra từ sự kết hợp h��t giống của cả cha lẫn mẹ, hay do tinh cha huyết mẹ hợp thành. Tinh trùng của cha từ ngôi nhà gốc ở tinh hoàn bơi vào trong tử cung của mẹ. Tương tự trứng của mẹ rời ngôi nhà gốc ở buồng trứng lăn đến khoảng 1/3 vòi tử cung rồi đợi ở đó cất tiếng hát vang lên bài ca ước định để khớp nhau. Khi nhân đực của tế bào tinh trùng và nhân cái của tế bào trứng hợp nhất thì hợp tử - chính là hình hài ban sơ của mỗi chúng ta - chính thức khởi đầu sự sống. Lúc này tế bào hợp tử dùng năng lượng nội sinh do bào quan bên trong cung cấp cũng như lấy từ lớp nội mạc tử cung của mẹ để tiếp tục hành trình lăn từ vòi trứng vào trong lòng tử cung. Đồng thời bắt đầu quá trình nguyên phân để phân chia nhân tế bào lên con số hàng trăm chuẩn bị cho quá trình phát triển mới của cơ thể từ đơn bào duy nhất là hợp tử thành cơ thể đa bào - phôi thai.
Một giai đoạn đánh dấu bước ngoặt quan trọng của phôi là làm tổ trong tử cung mẹ. Bạn có thể coi đây là quá trình đứa con đang ở dạng phôi thai tự dựng nhà cửa và xây tổ ấm của riêng mình ngay chính đất đai thuộc tử cung mà mẹ cung cấp. Trong lúc chuyển giao thì phôi thai vẫn tự cung cấp dinh dưỡng bằng túi noãn hoàng (yolksac). Đứa con vừa phải tự sắp xếp các tế bào để xây nên cơ thể vừa xây các vòng bao túi ối và mạch máu để nhận nguyên liệu là chất dinh dưỡng, không khí từ mẹ trao cho. Như bất cứ ngôi nhà mới nào thì chủ nhân đều cần tự nấu nướng, hứng lấy nước nôi cho ăn uống sinh hoạt và tổ chức đời sống mới. Cái bào thai lúc này đã thay đổi cách ăn ở một cách ngoạn mục và khác hẳn giai đoạn phôi 2 lá mầm hay 3 lá mầm trước đó. Có lẽ từ phôi thai phát triển thành thai nhi thì đứa con yên vị trong túi ối ở tử cung mẹ nhưng cách cơ thể phát triển đầy đủ cấu trúc các bộ phận và vận hành cơ thể thì thay đổi rất nhiều.
Có một thay đổi lớn mà ai cũng biết là khi phát sinh nhịp tim thai đầu tiên. Rõ ràng đây cũng đánh dấu về sự tự chủ nhịp sinh học của thai nhi, con có nhịp điệu cuộc sống của riêng con lồng trong và hòa nhịp cùng nhịp điệu của mẹ.
Lướt nhanh đến ngày đủ 9 tháng 10 ngày mẹ khai hoa nở nhụy và con trải qua chuyến hành trình thay đổi cực lớn một lần nữa trong đời. Cuộc chuyển hóa này đảo lộn tung mọi thứ trước đó. Nào là con từ trong tử cung mẹ ra khỏi bụng mẹ để được ôm lấy mặt ngoài làn da mẹ, được gặp mặt đối mặt với mẹ cha. Con không còn được bao bọc bằng nước ối bồng bềnh như 9 tháng 10 ngày trước mà được ủ ấp quấn tã áo quần và được nằm nôi tại ngôi nhà gia đình có cha mẹ con (và những người thân khác nếu có) trong suốt 12 tháng tới. Con không được lấy không khí từ máu mà phải tự hít thở lấy không khí trên mặt đất. Con không còn lấy chất dinh dưỡng sẵn có trong máu mà tự bú sữa, tự tiêu hóa lấy. Con đường máu lưu thông qua tim khi còn là thai nhi cũng khóa lại giữa mẹ con và bên trong con để tim con tự đập hoàn toàn độc lập. Con tự cảm nhận ấm lạnh của thế giới bên ngoài bụng mẹ cũng như nghe, nhìn, ngửi, nếm, xúc chạm rất nhiều rất nhiều điều mới mẻ của thế giới bên ngoài.
Cho đến khi thôi nôi đầy 1 tuổi con cũng đã thay đổi từ việc bú sữa mẹ sang ăn dặm từ cháo bột đến thức ăn cứng, con cũng bập bẹ học nói cùng lúc học ăn, học trườn bò đi đứng. Con có thể giao tiếp với nhiều người hơn và không gian không chỉ bó hẹp trong ngôi nhà mà ở nơi nào chân con bước tới. Một cách nào đó kỳ diệu mà thời gian 9 tháng 10 ngày trong bụng mẹ và 1 năm đầu tiên ra đời thì có quá nhiều sự thay đổi lớn lao và rất nhanh cho mỗi cuộc đời con người.
Cuộc đời dĩ nhiên vẫn còn tiếp tục có những khoảng thay đổi tiếp theo. Tuy nhiên ta dễ nhìn sự thay đổi trong đời hơn ở 2 giai đoạn trên hoặc lúc còn trẻ. Chúng ta sơ lược một chút các giai đoạn thay đổi lớn về sau: học hành, làm việc, kết hôn, sinh con, dưỡng lão và chết.
Khi bắt đầu bước vào môi trường xã hội như đi học và đi làm thì chúng ta có thêm những không gian, con người, hoạt động xã hội bên ngoài gia đình. Khi đã tự lập kiếm sống và có khả năng mua đất xây nhà riêng thì một bước tiến nữa thay đổi cuộc đời diễn ra. Không ai giống ai trong cách tự mưu sinh, tạo dựng nhà cửa và lịch trình cuộc sống. Cách bạn ăn ở, sống cuộc đời mình thì có âm hưởng từ gia đình và môi trường trải nghiệm nhưng chắc chắn nó đã đổi thay rất khác ở giai đoạn khi còn dưới bóng cha mẹ, gia đình gốc.
Cho đến khi kết hôn thì cuộc đời chúng ta có thêm một con người gắn kết đồng hành vào trong cuộc đời. Thường thì bên đàng trai sửa soạn lại nhà cửa, phòng ốc, giường chiếu, bếp núc để đón thành viên mới. Còn bên đàng gái thì gói gém hành trang chuyển sang ở hẳn một ngôi nhà, một gia đình mới. Tuy nhiên nếp ở mới dung hòa được hai con người khác biệt dưới mái nhà chung là điều cả hai bên cần vun đắp thay đổi cho phù hợp với giai đoạn cuộc đời mới. Bữa cơm chung không chỉ là thêm một đôi đũa một chén cơm mà đó là cả một quá trình cùng làm cùng ăn để hun đúc, nêm nếm cho khẩu vị chung hay vị nhà. Bếp lửa cũng là thứ giữ ấm cho ngôi nhà chung, gìn giữ tình nghĩa gia đình mặn nồng. Dưới cùng một mái nhà thì nhịp sinh hoạt không cần mọi thứ giống nhau y đúc mà chỉ cần sự đồng điệu hòa nhịp hay ăn rơ với nhau. Khi ở trong tử cung mẹ thì đứa bé được bảo vệ vỗ về giấc ngủ trong bọc nước ối ấm cúng với tiếng nhịp tim, tiếng các tạng phủ tế bào hoạt động và lại tiếp tục được mẹ ru ngủ trong vòng tay sau khi ra đời. Và giờ đây khi dựng vợ gả chồng thì một lần nữa giấc ngủ chung được thiết lập mới, sự nghỉ ngơi yên lành là sự bảo bọc mới vợ chồng dành cho nhau.
Truyện ngắn 'Vợ nhặt' của Kim Lân kể lại câu chuyện về cặp vợ chồng gá duyên cáp nghĩa vào thời nạn đói kém năm 1945. Ở cái thời người chết đói như ngả rạ mà cuộc kết duyên mới cũng chân chất nói lên sự thay đổi khi kết hôn ở đoạn miêu tả buổi sáng sau khi nhà có người vợ nhặt về "...Ngoài vườn người mẹ đang lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở. V�� hắn quét lại cái sân, tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất...Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà...Hình như ai nấy đều có ý nghĩ rằng thu xếp cửa nhà cho quang quẻ, nề nếp thì cuộc đời họ có thể khác đi, làm ăn có cơ khấm khá hơn..."
Khi kẻ thứ 3 hợp lệ xuất hiện trong hôn nhân là đứa con đầu tiên và những đứa con tiếp theo được ra đời thì cuộc đời chúng ta được mở rộng và thay đổi thêm một bậc mới. Nhịp sống của cha mẹ đặc biệt là người mẹ sẽ nương hoàn toàn theo nhịp điệu sinh học của đứa con mới chào đời, thức ăn và lối sống cũng ưu tiên vì sự phát triển của con cái. Và chắc chắn đứa con nào cũng làm rối tinh rối tươm nhà cửa theo nghĩa đen cả nghĩa bóng. Người ta nói rằng sinh con thì người mẹ sẽ "thay máu". Lúc sinh nở  rõ ràng có một lượng máu lớn mất đi và máu mới sau đó được sản sinh bổ sung thêm. Tuy nhiên cái thay đổi lớn vẫn là trong tính cách của người mẹ một cách vô thức và tự ý thức khi bản năng làm mẹ trỗi lên lúc này. Ông bà ta có câu 'Sinh con rồi mới sinh cha/ Sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông', con cái kích hoạt bản năng làm cha và khiến người đàn ông vươn đôi vai rộng lớn gánh vác làm trụ cột của gia đình nhỏ và mở ra không gian rộng lớn hơn để khai chi tán diệp dòng họ.
Thực ra cha mẹ lại một lần nữa thay đổi cách sống khi con cái đủ lông đủ cánh tự ra riêng thành ra lập thất. Cũng như khi con trong bụng mẹ sẽ đến lúc nào đó phải ra đời để đánh dấu sự lớn lên thì lúc con tự lập có gia đình riêng tách rời cha mẹ là bước trưởng thành lớn của con cái. Rồi đến khi có cháu chắt thì cuộc đời ông bà lại tiếp tục thay đổi mở rộng gia đình với các thành viên nhí mới.
Rồi năm tháng trôi qua mau khiến cho cơ thể già nua yếu ớt hơn thì chúng ta đến tuổi ngưng làm việc để dưỡng lão. Có thể nhiều người cảm thấy bỗng dưng sao cuộc dời dần thu hẹp lại hơn khi quẩn quanh trong ngôi nhà của mình. Rồi thức ăn ngày càng lỏng dần với cháo bột và nước thuốc bổ. Một kiểu nào đó chúng ta lại tập dần quen việc làm ngược lại với cái diễn ra thời năm đầu đời trong ăn uống, đi lại, nói năng, sinh hoạt...Về thể chất có thể đây là lúc chiều muộn lụi tàn nhưng đồng thời là khoảng trời sáng tươi cho thăng hoa về tinh thần, là lúc trao truyền di sản cuộc đời cho thế hệ kế tục.
Khi tử thần gọi và thời khắc tử sắp điểm canh thì cũng là lúc chúng ta chuẩn bị thay đổi chiếc giường, căn phòng, ngôi nhà đang sống và hơn hết chuyển sang cảnh giới sống của người âm. Ngược lại lúc sinh ra đời chúng ta bắt nhịp cuộc sống mới bằng hơi thở và nhịp tim đầu tiên thì hơi thở, nhịp tim cuối cùng đánh dấu chấm dứt cho cuộc đời trần thế. Chiếc giường được thay bằng áo quan tài bao bọc thi hài, căn phòng chuyển thành huyệt mộ đất (hoặc giàn hỏa thiêu), ngôi nhà thay bằng ngôi mộ. Đời sống của người âm ắt hẳn khác người dương về thời gian không gian, chỉ ăn hương ăn hoa của đồ cúng, cách biệt giao tiếp giữa âm trần...Chết là bước chân vào hành trình mới, hành lý gói ghém là cách người ấy ăn ở trong đời. Cái chết là bước chuyển đổi lớn của cuộc đời ai cũng mặc định trải qua. Có lẽ đây cũng là sự chấp nhận lẽ thường hằng biến đổi vô thường của cuộc sống.
Nhìn qua một vòng cuộc đời thì chúng ta có thể nhận ra một sự thật là cuộc đời luôn biến đổi tự nhiên theo năm dài tháng rộng. Việc thay đổi là chắc chắn, và đương nhiên sẽ suôn sẻ hơn nếu chúng ta thuận theo dòng đời của chính mình. Thay đổi ngay ở không gian sống, cơ thể và trong cách chúng ta ăn ở trong đời. Thế đấy, cứ thử bắt tay chuyển đổi nết ăn nếp ở thì chúng ta sẽ sống một cuộc đời khác hơn.
Hoặc thảng khi mệt mỏi bạn hãy thử nhấc mình đi rửa mặt tắm táp, nhấm một ngụm nước, quét tước nhà cửa phòng ốc, rồi nhóm bếp pha một cốc nước hay nấu một món ăn, vận một bộ cánh ưng ý, bước ra chào đón cảnh thiên nhiên, một sinh vật sống hay một người lạ, đặt chân đến một vùng đất mới. Một khởi đầu mới từ ngay bản thân và ngôi nhà cũng bật lên được một tia lửa mới mẻ trong đời.
Đổi mới là chuyện không chỉ mỗi con người, mỗi giai đoạn cuộc đời mà còn là điều hiển nhiên dành cho mọi thứ mọi sinh vật khắp cả địa cầu và vũ trụ. Vòng xoay của lịch tiết trời mỗi năm mùa tháng tuần ngày khắc giây để nhắc nhớ chúng ta về sự biến chuyển thường hằng. Các ngày lễ tết và đặc biệt ngày tết nguyên đán là dịp đất trời đồng khởi thay sắc đổi thanh. Bởi vậy trong lòng người người cũng nô nức dọn dẹp, sắm sửa, làm mới nhà cửa và bản thân.
Một 'tấm áo' mới, một câu chuyện cuộc đời mới có lẽ là thứ chính ta và thế giới trông chờ được diễn ra, hiện hữu trong cuộc sống bao la này. Thay đổi bắt đầu từ nết ăn nếp ở...
- 7.3 Ất Tỵ, khởi tiết Thanh Minh -
Thanh minh trong tiết tháng ba Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh (Truyện Kiều)
(P.S: tính ra 'mảnh đất và ngôi nhà' blog cá nhân này đã tròn 5 năm và đây cũng là bài viết mới sau một thời gian dài vắng bóng. Là một cơn gió đổi mới khởi đầu bằng bài viết về thay đổi, hợp tình hợp lý ha ;)
Tumblr media
0 notes
anhdaole369 · 2 years ago
Photo
Tumblr media
0 notes
anhdaole369 · 2 years ago
Text
Sống Thường
Chả màng cao rạng lẫy lừng Sòn sòn sống vậy thường thường con đen Lem nhem luốc nhuốc phèn phèn Sống lên chết xuống một phen đề huề
Xoay xoay sở sở rối ngơ Thơ thơ thẩn thẩn sống sao ra người?! Thương thương sống sống thường thường Vào sinh ra tử tương giao tròn đầy Yêu yêu sống sống lấm lây Biến thiên vạn chuyển hóa ra luân hồi Sống thường ... mà thương!
0 notes
anhdaole369 · 2 years ago
Photo
Tumblr media
Chơi cùng câu đối Đối đầu đối nối đâu là match Ng��u hứng hững hờ chưng hửng clash
0 notes
anhdaole369 · 2 years ago
Text
Mở Thành Không Thấy
Cô Đẹp lấy ông Xí
Ông Rèn yêu cô Sắc
Cô Nước thương ông Lửa
Aphro(dite) lấy Hepha(estus)
Venus lấy Vulcan
Cả hai sinh Eros
Là đứa trẻ Cupid
Tumblr media
Eros lấy nàng Psyche
Nàng Psyche sao cứ soi
Tò mò mở hộp Pan
Ngất lịm theo cơn ngủ
Sống sống chết chết dở
Trong vòng tay tình ái
Nụ hôn chàng trao ngay
Chết chết sống sống dang
Nàng bừng tỉnh cơn mê
Có thứ không thể ‘thấy’
Là nam thần tình yêu
Có thứ mở thành không
Không thấy mới chạm tới
Tâm Trí yêu Tâm Tình
Tình Yêu ái Tâm Hồn
Âm Si không là Si
‘I See’ turns out ‘Sea’
Tumblr media
0 notes
anhdaole369 · 2 years ago
Text
Câu đối: Cho & Nhận
Tumblr media
0 notes