Building a strong online presence and increasing visibility for brands.
Don't wanna be here? Send us removal request.
Text
Ý Định Người Dùng Và “Cuộc Chiến” Từ Khóa?
Thuở Google còn non trẻ, bộ máy tìm kiếm đa phần dựa vào dữ liệu text và backlink để xếp hạng. Dần dần sau nhiều lần cải tiến, Google đã trở thành một sản phẩm phức tạp với hàng loạt thuật toán đổi mới nhằm đẩy mạnh nội dung và kết quả đáp ứng nhu […]
Bài viết: Ý Định Người Dùng Và “Cuộc Chiến” Từ Khóa? Nguồn: FOOGLESEO – Trung Tâm Đào Tạo Digital Marketing
Ý Định Người Dùng Và “Cuộc Chiến” Từ Khóa? published first on https://foogleseo.wordpress.com
0 notes
Text
Keyword Mapping: 4 Bước Cải Thiện Chiến Lược SEO Tăng Thứ Hạng
Keyword mapping là khái niệm còn tương đối mới với những ai chưa thật sự sành sỏi về SEO. Nếu bạn vẫn còn lạ tai với khái niệm keyword mapping thì trong bài viết sau, chúng ta sẽ cùng định nghĩa về nó và các bước cần thiết để sáng tạo từ khóa và cho […]
Bài viết: Keyword Mapping: 4 Bước Cải Thiện Chiến Lược SEO Tăng Thứ Hạng Nguồn: FOOGLESEO – Trung Tâm Đào Tạo Digital Marketing
Keyword Mapping: 4 Bước Cải Thiện Chiến Lược SEO Tăng Thứ Hạng published first on https://foogleseo.wordpress.com
0 notes
Text
Tâm Lý Học SEO: Hiểu Người Dùng Và Tăng Thứ Hạng
Có thể ví von bộ máy tìm kiếm (search engine) đang trong cuộc “chạy đua vũ trang” với những nhà làm marketing online. Bộ máy tìm kiếm muốn đưa ra kết quả chính xác nhất cho người dùng, trong khi marketer muốn tăng thứ hạng trên Google. Những nhà marketers, thường cố giành lợi thế trên […]
Tâm Lý Học SEO: Hiểu Người Dùng Và Tăng Thứ Hạng published first on https://foogleseo.wordpress.com
0 notes
Text
Bảo Trì Nội Dung SEO: Phân Tích, Kết Hợp Và Điều Hướng
Khi trang web phát triển, số lượng bài viết sẽ tăng lên. Một số bài viết sẽ cùng xoay quanh một chủ đề chung. Mặc dù b���n đã phân loại kỹ, nhưng những nội dung đó ít nhiều cũng sẽ “chỏi” nhau, dẫn tới hiện tượng keyword cannibalization. Không chỉ vậy, bài viết của bạn […]
Bảo Trì Nội Dung SEO: Phân Tích, Kết Hợp Và Điều Hướng published first on https://foogleseo.wordpress.com
0 notes
Text
Làm Thế Nào Để Xây Dựng Danh Tiếng Tác Giả Trên Website?
Một trong những thay đổi đáng lưu ý nhất của Quality Rater Guidelines phiên bản mới từ Google đó là xây dựng danh tiếng tác giả. Thay vì chỉ tập trung vào tiếng tăm của trang web thì Google chủ trương tập trung hơn vào danh tiếng của người viết nội dung.
Tác giả đó có nổi tiếng không? Có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực họ viết không? Có nhiều kinh nghiệm và đáng tin cậy trong lĩnh vực đó không?
Trước đây, Google chỉ quan tâm đến danh tiếng của trang web và chủ nhân trang web. Vì thế nhiều webmaster chủ trương tăng sức mạnh cho trang giới thiệu, đảm bảo thông tin liên hệ, FAQ cho trang web.
Thế nhưng, mọi thứ đã thay đổi, nhân tố quan trọng ở thì hiện tại chính là danh tiếng của tác giả. Một số trang chỉ có một tác giả cho toàn bộ nội dung. Với những trang này thì chỉ cần phần giới thiệu ngắn và link về trang giới thiệu đầy đủ, chứa thông tin về thành tựu, bằng cấp, kinh nghiệm của tác giả. Nhưng khi trang của bạn có nhiều tác giả thì cần hiển thị từng người riêng lẻ.
Điều đáng lưu tâm là nếu tác giả “lỡ” mang tiếng xấu, hoặc nội dung được viết bởi những tác giả không có tên tuổi thì Google sẽ xếp hạng thấp cho trang web đó. Hãy thử tìm thông tin tác giả trên trang của bạn xem. Bạn tìm thấy gì?
Google sẽ thay đổi thuật toán liên tục để đánh giá mức độ danh tiếng cùa tác giả cũng như trang web. Do đó, nếu trang của bạn có những đặc tính khiến Google muốn xếp hạng thấp thì bạn phải tìm hiểu xem trang đang thiếu sót gì và điều chỉnh ngay.
Thế nhưng mọi thứ không chỉ phụ thuộc vào mỗi Google mà chính độc giả cũng phải cảm thấy trang của bạn đáng tin cậy, biểu hiện qua việc chia sẻ bài viết của trang chẳng hạn.
Vậy chủ trang web nên làm gì để phô bày được kinh nghiệm, danh tiếng và độ tin cậy của tác giả? Và tác giả nên làm gì để độc giả tin tưởng vào những gì họ viết? Trung tâm đào tạo digital marketing Foogleseo sẽ hướng dẫn từng bước:
Tạo danh tiếng cho chủ trang web
Chủ trang web cần khuyến khích tác giả tạo phần giới thiệu (bio) chi tiết, cho thấy trình độ và kinh nghiệm trong lĩnh vực họ viết. Hãy thử đặt các câu hỏi như:
Tác giả có giải thưởng, chứng chỉ hay bằng cấp nào về lĩnh vực họ viết không?”,
Họ có phải cấp dưới của nhân vật nổi tiếng nào đó?
Họ có tham gia khóa học hay hội nghị nổi tiếng nào có liên quan đến chủ đề họ viết không?
… Chung quy phải giải thích được tác giả đó nổi tiếng vì cái gì và tại sao phải tin những gì họ nói.
Thay đổi on-site
Phần bio tác giả nên có hình ảnh. Đôi khi độc giả không nhớ tác giả tên gì nhưng chỉ cần bức ảnh cận mặt là đủ gợi nhớ cho họ. Nếu bạn muốn phần bio trở nên hài hước quá mức, hoặc không màng tới chuyện nêu bật thành tựu của tác giả thì cần suy nghĩ lại. Phần bio ít ra phải có liên quan đến kỹ năng và chuyên môn của họ.
Với WordPress thì có thể tạo phần bio cho tất cả tài khoản. Có rất nhiều plug-in, cả trả phí lẫn miễn phí, cho phép tạo phần bio chuyên nghiệp hơn, có chèn link liên quan đến lĩnh vực chuyên môn và link profile từ social media, chèn ảnh tác giả…
Đừng lo lắng nếu độc giả thoát khỏi trang bạn và chuyển qua link của tác giả. Không chỉ Google muốn hiểu rõ hơn về tác giả mà cả độc giả cũng muốn vậy. Vì thế, đừng quá căng thẳng, điều này sẽ cũng có lợi cho chính độc giả.
Bios
Không cần quá dài dòng, chỉ cần độ dài vừa đủ để hiển thị trình độ chuyên môn của tác giả. Tuy nhiên cũng không nên rút gọn còn 1, 2 câu. Nhìn chung là không cần để ý đến độ dài mà chỉ nên quan tâm xem bạn đã thuyết phục được độc giả vì sao nên tin tưởng tác giả đó hay chưa thôi.
Mở rộng trang giới thiệu
Không cần phải làm một trang bio dài ngoằng. Bạn có thể cung cấp cho độc giả phiên bản mở rộng hơn. Bạn cũng nên mở rộng theo kiểu đa dạng link (Facebook, LinkedIn, Twitter, profile quan trọng trong lĩnh vực cụ thể) ở cuối trang giới thiệu.
Link trên mạng xã hội
Hãy đảm bảo tác giả có các link dẫn đến profile trên mạng xã hội. Bạn sẽ hiểu hơn về một nhân vật nào đó (tích cực hay tiêu cực) thông qua các tweet hoặc bài post họ chia sẻ. Vì thế, hãy đảm bảo nội dung tác giả chia sẻ trên mạng xã hội cũng phải mang giá trị tương tự như trên trang của bạn. Google sẽ để mắt đến chuyện này đấy.
Bio trên mạng xã hội
Mặc dù bio trên mạng xã hội bị giới hạn độ dài (Twitter chẳng hạn) nhưng bạn vẫn phải cung cấp đủ thông tin về bằng cấp, giải thưởng, kiến thức, kỹ năng.
Bio trên LinkedIn
LinkedIn là nơi một cá nhân có thể trình bày rất nhiều thông tin về bản thân. Hãy đảm bảo trang ở chế độ công khai, ai cũng xem được. Khuyến khích tác giả trình bày rõ kỹ năng, chứng chỉ, nền tảng giáo dục, giải thưởng hoặc những công việc họ đảm trách ở nơi làm việc. Chính những thông tin này sẽ tạo độ tin cậy cực kỳ cao cho người đọc.
Các trang khác
Nên tận dụng luôn profile tác giả trên những trang chuyên về lĩnh vực họ viết. Ví dụ, nếu bài viết liên quan chủ đề SEO thì một profile trên SearchEngineLand sẽ rất đáng giá vì giúp chia sẻ thông tin hữu ích đến cộng đồng yêu thích SEO.
Blog cá nhân
Lấy ví dụ trang web của bạn chuyên về du lịch. Nếu tác giả có trang blog cá nhân viết về du lịch, chia sẻ trải nghiệm cá nhân về những chuyến đi của họ thì cũng nên link về, bởi nó cho thấy được kinh nghiệm về du lịch của tác giả đó. Việc bạn cần nhớ là không nên chỉ tập trung vào bề nổi mà phải có chiều sâu về mặt thông tin cho bio tác giả.
Tạo danh tiếng cho tác giả
Với vai trò là tác giả, bạn sẽ ít nhiều gặp hạn chế trong việc trình bày về danh tiếng và chuyên môn bản thân.
Ví dụ, nếu trang bạn cộng tác không cho phép chia sẻ tài khoản Twitter hoặc trang cá nhân, bạn nên nói chuyện với chủ trang web để họ hiểu hơn tầm quan trọng của việc này. Bởi danh tiếng tác giả vẫn còn là khái niệm hoàn toàn mới nên nhiều người không biết.
Bios
Khi viết bio, đừng ngại ngùng nghĩ rằng đang phô trương bản thân. Khi ai đó đọc bài viết của bạn thì bạn phải khiến họ tin tưởng vào kiến thức bạn đưa ra. Điều đó được phản ánh qua thành tựu, kinh nghiệm, nền tảng giáo dục của bạn trong lĩnh vực đó. Thế nhưng, đừng hài hước hóa bio của bạn (trừ khi đó là cách thật hiệu quả để liệt kê kinh nghiệm).
Hình đại diện
Hình đại diện rất quan trọng trong việc định hình thương hiệu cá nhân. Người đọc có thể không nhớ tên, nhưng họ lại nhớ mặt. Vì thế, nên sử dụng cùng một hình đại diện ở bất kì trang nào bạn viết để người dùng dễ nhận diện.
Bio trên mạng xã hội
Nếu gặp hạn chế về độ dài, không gian của bio trên mạng xã hội, bạn có thể chia sẻ đường link dẫn tới bio đầy đủ, hoặc sử dụng cú pháp “Contributor to @site” để thể hiện bạn là người nổi tiếng trong lĩnh vực đó.
LinkedIn
Hãy chắc chắn profile của bạn trên LinkedIn được cập nhật thường xuyên và trình bày đầy đủ về bản thân bạn. Dẫu bằng cấp của bạn không liên quan đến lĩnh vực đang viết, bạn cũng có thể liệt kê vào. Và phải đảm bảo người dùng có thể vào đọc profile của bạn mà không cần phải đăng nhập.
Trang giới thiệu cá nhân
Nếu bạn có trang cá nhân hoặc trang doanh nghiệp riêng thì cũng nên đưa bio vào đó. Khi có người phản hồi tốt về bạn, bạn có thể trích dẫn lời khen đó và link về nguồn của câu nói đó. Đôi khi trang giới thiệu của một tác giả là điều đầu tiên mà độc giả nhìn vào khi họ tìm kiếm thông tin về tác giả đó. Vì vậy, hãy đầu tư cho nó diện mạo chuyên nghiệp và cung cấp mọi thông tin chi tiết về bản thân.
Và nên nhớ phải có thông tin liên lạc. Google sẽ đánh giá tác giả đó có danh tiếng tốt hay không dựa vào khả năng liên lạc với tác giả đó. Đồng thời bổ sung link dẫn tới bài viết của bạn đã được đăng tải trên các trang có độ uy tín cao. và thường xuyên cập nhật nếu có thông tin gì mới.
Sự tán dương
Hãy tưởng tượng một bìa sách, nơi người ta thường trích dẫn những câu nói hay và bình luận tốt về tác giả. Nếu bạn cũng được tán dương trong lĩnh vực đó thì nên trích dẫn chúng trong LinkedIn hoặc bio cá nhân. Khi tác giả thấy bạn được tán dương bởi nhân vật nào đó mà họ tin tưởng thì họ cũng sẽ tin tưởng bạn.
Giải thưởng
Bạn từng thắng giải thưởng nào trong lĩnh vực chuyên môn chưa? Bất kể giải thưởng lớn nhỏ, miễn nó chứng nhận được kiến thức của bạn bởi người/tổ chức nổi tiếng thì đều có giá trị. Hãy thêm vào ở trang giới thiệu, LinkedIn, hoặc bất kì nơi nào bạn cảm thấy thích hợp.
Chia sẻ nội dung
Bất kì thứ gì bạn chia sẻ trên mạng xã hội đều tác động đến danh tiếng của bạn. Có rất nhiều nhân vật phải lao đao khi ai đó “lội dòng lịch sử” trong Twitter và “bốc phốt” bạn nếu từng lỡ vạ miệng. Vì vậy, hãy cẩn thận khi chia sẻ bất kể thông tin gì, đặc biệt nếu thông tin đó có liên quan đến trang bạn cộng tác. Có thể thông tin bạn chia sẻ chỉ mang tính hài hước, nhưng không phải ai cũng nghĩ vậy đâu.
Kết luận
Nhìn chung, xây dựng danh tiếng tác giả đều có lợi cho chủ trang web, tác giả và cả độc giả. Điều quan trọng nhất của việc xây dựng danh tiếng của tác giả không phải là để đối phó với Google mà là tạo được lòng tin ở độc giả khi họ đặt chân đến trang web của bạn và khi họ muốn tìm hiểu về tác giả bài viết.
Làm Thế Nào Để Xây Dựng Danh Tiếng Tác Giả Trên Website? published first on https://foogleseo.wordpress.com
0 notes
Text
Đào tạo SEO Foogleseo – SEO toàn diện
Khóa Học SEO Toàn Diện – Đào Tạo SEO FOOGLESEO
Dominate bất kỳ lĩnh vực nào và không lo Google phạt!
Keep It Simple, Stupid!
Vấn đề không nằm ở bạn, mà ở ngành SEO Việt Nam!

Điều gì xảy ra nếu bạn liên tục tạo ra traffic tự nhiên đến trang web của bạn?
SEO thực sự không khó.
Ngày nay, tất cả những gì bạn cần làm là tuân theo một quy tắc rất đơn giản
Bạn có giúp công cụ tìm kiếm giải đáp câu hỏi của người dùng?
FOOGLESEO sẽ từng bước hướng dẫn bạn phương pháp để có được lưu lượng truy cập nhiều hơn, xếp hạng tốt hơn, bán hàng nhiều hơn qua việc thống trị bảng xếp hạng tìm kiếm, Google Maps và Youtube.
Chương trình đào tạo seo Foogleseo dành cho ai?
Chuyên Viên SEO, Youtuber
Chủ Doanh Nghiệp, Chủ Cửa Hàng
Những Người Kiếm Tiền Online (MMO)
Nội Dung Đào Tạo SEO Chuyên Sâu tại FOOGLESEO
Bài 1: Google’s Quality Raters’ Guidelines
Chìa khóa để thành công với SEO trong năm 2018-2019 và xa hơn nữa.
Bản cập nhật Google Medic thực sự là gì?
Bản cập nhật Core của Google giữa tháng 10 và giữa tháng 11 năm 2018
Khám phá TẠI SAO bạn hiếm khi đạt được thứ hạng trang 1 cho hầu hết các từ khóa cạnh tranh mà không thiết lập Entity.
Tìm hiểu lý do tại sao thứ hạng hiện tại sẽ tiếp tục giảm cho những người chưa thành lập Entity.
Các mẹo và cách thực hiện sẽ giúp bạn cải thiện chất lượng trang web của mình trong con mắt của Google.
Bài 2: Nghiên cứu từ khóa cho chiến dịch
Đánh giá từ khóa xem bạn có thể xếp hạng trên Google & Youtube
Cách để tìm ra tất cả các từ khóa theo ý định người dùng để tăng ROI
Sử dụng thành thạo các công cụ phân tích & nghiên cứu từ khóa hàng đầu
4 bước thiết kế bản đồ từ khóa theo ngữ nghĩa để dễ dàng xếp hạng hàng ngàn từ khóa
Bài 3: Tối ưu Onpage SEO theo cấu trúc SILO
LSI và thiết kế bản đồ ngữ nghĩa nội dung
Xây dựng Website theo cấu trúc SILO để Google yêu
Các biến thể của cấu trúc SILO và cách áp dụng
Cách liên kết nội bộ để có kết quả SEO tốt hơn
Những kỹ thuật và câu lệnh truy vấn để Audit
Bài 4: RSS Feeds & IFTTT
IFTTT là gì? Tại sao nó là công cụ tự động hóa hiệu quả?
Toàn tập cấu hình IFTTT và những mẹo tối ưu
Danh sách công thức IFTTT hiệu quả cho Website và YouTube
Kỹ thuật tích hợp RSS, tạo New Feeds từ tài khoản Social
Những chiến lược sử dụng RSS Feeds để tăng thứ hạng
Bài 5: Offpage SEO
Backlink là top 3 nhân tố ảnh hưởng bảng xếp hạng
Lập chiến lược xây dựng backlink chất lượng & bền vững
Kỹ thuật xây dựng Domain Authority Stacking V2
Kỹ thuật xây dựng Google Authority Stacking
PBN – Đòn bẩy thứ hạng từ khóa trong SEO
Xây dựng và sử dụng PBN hiệu quả nhằm hạn chế Footprints
Bài 6: Youtube Video SEO
Tối ưu kênh onpage youtube, tích hợp website
Nhúng danh sách phát
Thiết lập cấu trúc SILO & từ khóa
Xây dựng danh sách phát hoàn chỉnh
Liên kết nội bộ các video nâng cao
Cấu trúc SILO cơ bản
Cấu trúc SILO cho những từ khóa khó
Chiến lược xây dựng liên kết cho kênh
Cài đặt công thức IFTTT hiệu quả cho YouTube
Phương pháp HUB: SEO tự động cho hàng ngàn Video với chi phí của 1 Video.
Bài 7: Local SEO
SEO top 0, tăng khách hàng tiềm năng không mất nhiều thời gian và chi phí
Tối ưu Google doanh nghiệp của tôi (GMB)
Internal & External link bài viết trên GMB
SILO bài viết trên GMB
Stacking cho Google Maps
Kỹ thuật lặp vòng iFrame
Bài 8: Phương pháp Local PR
PR Stack cơ bản
PR Stack for Established Sites
Những kỹ thuật PR nâng cao
Liên kết và tăng sức mạnh cho PR
Tham khảo về khóa học đào tạo SEO toàn diện bạn click vào link này: https://foogleseo.com/dao-tao-seo
Đào tạo SEO Foogleseo – SEO toàn diện published first on https://foogleseo.wordpress.com
0 notes
Text
Entity có quan trọng trong SEO
Làm SEO, chắc hẳn ít nhiều bạn đã nghe đến thuật ngữ entity. Entity thực chất là gì và vì sao nó ngày càng được các chuyên gia SEO quan tâm? Hãy cùng Foogleseo tìm hiểu xu hướng SEO mới trong 2019 và sau này ngay trong bài viết sau đây.
Entity là gì?
Google định nghĩa entity là “một sự vật, khái niệm có sự tồn tại độc lập, duy nhất, được xác định rõ ràng và có thể phân biệt được”. Sự vật ở đây không nhất thiết phải cầm nắm được, mà nó có thể là màu sắc, ý tưởng, ngày giờ…
Có ba yếu tố quan trọng cần quan tâm khi xếp hạng, đó là:
Nội dung
Liên kết (link)
RankBrain
Chúng ta hãy cùng phân tích thêm về ba yếu tố này.
Nội dung
Theo quan điểm của SEO, nội dung là sự kết nối các entity lại với nhau bằng mối quan hệ.
Ví dụ, Ngọc Trinh nói “Anh Trình thật là đẹp trai” thì có entity “Anh Trình”, entity “đẹp trai”, mối liên hệ giữa hai entity “Anh Trình” và “đẹp trai”, và sự hướng tới mối quan hệ được nhắc đến. Về cơ bản, tất cả nội dung đều được hình thành như thế.
Liên kết (Link)
Link là sự liên kết giữa các entity seo, thông báo mối quan hệ và sự hướng tới giữa các trang với nhau. Các trang đó là entity, chứa những entity khác.
Entity của anchor text được liên kết bởi mối quan hệ với một chủ đề (đồng thời là một entity) và entity chủ đề đó sẽ được liên kết thông qua mối quan hệ (link) dẫn tới entity của trang đích.
RankBrain
RankBrain không phải là yếu tố xếp hạng mang tính truyền thống. Nó không đóng vai trò của một tín hiệu (signal), mà sẽ chịu trách nhiệm xem xét tín hiệu nào mang lại hiệu quả.
Ví dụ, đối với truy vấn “quà giáng sinh”, RankBrain sẽ phiên nghĩa để kết luận tín hiệu nào là câu trả lời phù hợp nhất.
Thời gian cũng là entity. Với truy vấn “Bí mật hậu cung” thì việc xếp hạng dựa trên độ uy tín sẽ được đánh giá cao hơn mức độ tươi mới của bài viết.
Nói một cách đơn giản, RankBrain xác định chỉ số entity (entity metric) và mối quan hệ nào là quan trọng nhất trong một truy vấn.
Xếp hạng kết quả tìm kiếm dựa trên chỉ số entity
Xếp hạng kết quả tìm kiếm dựa trên chỉ số entity là tiêu đề của bằng sáng chế của Google vào năm 2015. Theo đó, thứ hạng của entity sẽ dựa trên bốn yếu tố, bao gồm:
Mức độ liên quan:
Mức độ liên quan được xác định khi các entity xuất hiện cùng lúc.
Về cơ bản, nếu hai entity được thường xuyên tham chiếu trên web, ví dụ “Donald Trump” và “Tổng thống”. Khi đó, ta sẽ nhận kết quả sau:

Mức độ liên quan trong entity
Kết quả này có được là do hai entity này thường xuyên tồn tại cùng lúc và trên các trang có độ uy tín cao. Khi tìm kiếm dưới dạng số nhiều (Các đời tổng thống), quá trình liên kết các entity cũng tương tự:
Mỗi nhân vật là một entity và có liên hệ với entity “tổng thống”. Vì vậy, khi tìm kiếm truy vấn dưới dạng số nhiều, chúng ta thấy đầy đủ tất cả các entity.
Mức độ chú ý:
Google sử dụng công thức khá đơn giản để xác định mức độ chú ý của entity. Nếu không sử dụng công thức, entity có giá trị càng cao (được xác định bởi link, review, mức độ liên quan), giá trị danh mục hoặc chủ đề đang cạnh tranh càng thấp thì mức độ gây chú ý càng cao.
Có thể hiểu một cách hình tượng thế này: nếu bạn là con cá lớn trong một cái ao nhỏ thì bạn sẽ được chú ý nhiều hơn là con cá lớn giữa đại dương.
Mức độ đóng góp:
Sự đóng góp được xác định bởi tín hiệu bên ngoài (link, review) và là thước đo mức độ đóng góp của entity cho một chủ đề.
Review từ nhà phê bình ẩm thực nổi tiếng sẽ có sức nặng hơn là lời bình luận giá cả vu vơ của tác giả nào đó, bởi đóng góp cho ngành của entity nhà phê bình đó có mức độ cao hơn.
Giải thưởng:
Chỉ số giải thưởng là thước đo cho những giải thưởng mà entity nhận được.
Có thể là giải Nobel, Oscar… Phân loại giải thưởng sẽ quyết định sức ảnh hưởng. Giải thưởng càng lớn thì giá trị gắn với entity càng cao.
Chúng ta hãy cùng tham khảo quy trình xử lý khi người dùng yêu cầu thông tin về một entity. Lấy ví dụ “những diễn viên nữ xuất sắc nhất”. Google sẽ tiến hành quy trình theo thứ tự sau:
Xác định tính liên quan của các entity khác và gán giá trị
Xác định mức độ chú ý của các entity và gán giá trị cho mỗi entity
Xác định chỉ số đóng góp của các entity và gán giá trị
Xác định giải thưởng trao cho các entity và gán giá trị
Xác định trọng số mà mỗi entity nên có, dựa trên loại truy vấn
Xác định điểm số cuối cùng cho mỗi entity khả thi
Trả lời câu hỏi bằng cách tham chiếu entity trong dữ liệu phi cấu trúc (unstructred data)
Mỗi entity được gán một định danh duy nhất (liên quan đến việc Google mua lại Metaweb vào năm 2010).
Bằng cách thiết lập các entity xuất hiện nhiều nhất trong top 10 kết quả sẽ xác định entity nào có khả năng được người dùng tìm kiếm nhất. Ví dụ, nếu người dùng tìm “Trình Nguyễn”, hầu hết kết quả đứng top đều liên quan đến entity “Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm”. Và đó là entity được sử dụng cho knowledge panel của Google.
Nhằm hạn chế Google cứ phải xử lý kết quả tìm kiếm hàng đầu mỗi khi có truy vấn thì đã có một cơ sở dữ liệu để lưu trữ entity và mối liên hệ giữa chúng. Hãy xem đó là cơ sở dữ liệu link, nhưng dùng cho entity.
Các entity được xếp hạng dựa theo điểm chất lượng, bao gồm mức độ tươi mới, nhóm lựa chọn trước đó của người dùng, các link đến và link đi. Tuy nhiên, đừng liên kết tới mọi trang bạn tìm được.
Khi tiến hành truy vấn cho một entity, mức độ liên quan của các truy vấn khác nhau được xác định để cho ra kết quả. Ví dụ, đối với truy vấn “Trình Nguyễn”, Google cần xác định chỉ số entity nào liên quan mật thiết nhất với nó. Các entity quan trọng bao gồm ngày sinh, anh em, công việc, chức vụ… và những entity khác đủ quan trọng để tạo knowledge panel. Tuy nhiên, việc ông là con thứ mấy trong gia đình lại không phải entity đủ quan trọng, mà nó chỉ đóng vai trò minh họa cụ thể hơn thôi.
Có rất nhiều phương pháp để Google suy ra ngữ cảnh cho nhiều truy vấn với cùng tên gọi. Hoa Hồng có thể là một loài hoa, một con đường hoặc tên một bộ phim. Nếu hỏi “where”, tức là đang nói về đường phố. Hỏi “ai là diễn viên của” tức là đang nói về bộ phim. Hỏi “hương thơm” là đang nói về loài hoa.
Cách thức này cho phép Google xác định các entity và mối quan hệ của chúng khi dữ liệu chưa được cấu trúc (liên quan đến thông tin không có mô hình dữ liệu được xác định trước hoặc không được sắp xếp theo cách được xác định trước).
Phương pháp này đồng thời cho phép Google tìm hiểu các entity mới. Kỹ thuật này tăng khả năng tìm hiểu về entity và mối quan hệ giữa chúng cho Google, cộng với sự tiến bộ trong việc hiểu ngôn ngữ, công nghệ máy học và tầm quan trọng của các entity.
Entity có liên quan
Lại một lần nữa, chúng ta thấy có sự tham chiếu lên cơ sở dữ liệu entity. Cơ sở dữ liệu này không chỉ chứa danh sách các entity được nhắc đến bên trên mà còn thể hiện chúng có liên hệ ra sao với các entity khác. Ví dụ entity “Trình Nguyễn” có liên hệ với các entity khác bằng các mối liên hệ sau:
“28/11/1585” bởi mối quan hệ “ngày sinh”
“Trình Nguyễn” bởi mối quan hệ “những câu nói”
“TrinhNguyen.com” bởi mối quan hệ “có trang web”
Vân vân và mây mây. Tất cả những mối liên kết này đều nằm trong cơ sở dữ liệu.
Có một cơ chế để xác định mức độ ưu tiên của mối quan hệ entity. Như đã lưu ý bên trên, thứ tự ngày sinh ra trong gia đình được xem là một entity, thế nhưng lại không được ưu tiên so với các entity khác có khả năng được người dùng quan tâm hơn.
Những trang mạnh như Wikipedia cho thấy mối liên kết mạnh mẽ hơn giữa các entity. Ví dụ, trang Wikipedia khi cung cấp thông tin về Nguyễn Bỉnh Khiêm đỗ đạt Trạng Nguyên sẽ liên kết hai entity “Nguyễn Bỉnh Khiêm” và “Trạng Trình”.
Vì sao entity quan trọng với SEO?
Không có máy học, Google không thể hiểu đủ rõ để giải thích các trang và mối quan hệ giữa các entity. Không có máy học và RankBrain, Google không biết nên ưu tiên tín hiệu nào và điều chỉnh các ẩn số một cách chính xác.
Entity đem lại những giá trị sau:
Khả năng tính toán mức độ khả thi của việc đáp ứng chính xác mục tiêu tìm kiếm của người dùng.
Khả năng hiểu ngôn ngữ và tông giọng, bất kể kết quả mang ý nghĩa tích cực hay tiêu cực.
Giảm đáng kể sự phụ thuộc vào các link.
Link vẫn đóng vai trò là tín hiệu xếp hạng, nhưng sẽ theo cơ chế đơn giản để tạo nên giá trị entity. Để tối ưu hóa, chúng ta nên thay đổi cách nhìn nhận về website và cách tiếp thị ra bên ngoài.
Nếu muốn xếp hạng cho bất kỳ từ khóa nào, ta cần xem xét Goolge có thể hiểu tất cả những entity liên quan đến từ khóa hay không, và thứ tự thông tin xuất hiện đáp ứng chính xác mục đích người dùng.
Việc cần làm là xác định entity nào bạn cần trên website và chúng được liên kết ra sao để tối đa hóa khả năng Google hiểu mục đích của bạn trong việc đáp ứng mục đích của người dùng so với đối thủ cạnh tranh.
Để hiểu rõ hiệu quả của Entity và cách làm SEO năm 2019 và sau này, các bạn tìm hiểu thêm khóa học seo foogleseo để biết chính xác từng bước phải làm. Nếu thời gian hạn hẹp, dịch vụ seo foogleseo cung cấp dịch vụ entity building mang lại kết quả cao nhất cho website của bạn.
Entity và link
Đối với các chuyên gia SEO, thay đổi trong liên kết là điều quan trọng. Xu hướng mới của Link sẽ đóng vai trò kết nối entity. Vậy tại sao liên kết lại cần thiết để truyền tải giá trị khi ta đã có được mọi tín hiệu và sự thấu hiểu mối quan hệ giữa các entity?
Google sẽ dựa trên bối cảnh tìm kiếm, sẽ hiểu truy vấn được tham chiếu đến entity nào. Bất kể bạn đang triển khai loại nội dung nào cũng phải xem xét mối liên hệ hợp lý. Khi viết nội dung, hãy nghĩ đến những entity nên xuất hiện trên trang. Tham khảo top 10 trang để thu thập các entity khác trên những trang top đó.
Khi xây dựng link, hãy nghĩ đến những entity có liên quan đến bạn và lấy link từ những trang đó, thậm chí nếu các link đó bị giảm giá trị, bạn vẫn không bị ảnh hưởng.
Ví dụ bạn đang bán bất động sản tại Q2 ư? Hãy nhận link không chỉ từ các trang bất động sản mà cả những trang liên quan đến Quận 2.
Tăng giá trị cho entity – Dễ hay khó?
Sau đây là một số gợi ý để tối đa hóa tính hiệu quả cho entity:
Hãy tạo nội dung không chỉ xoay quanh sản phẩm hay dịch vụ của bạn, mà nên tập trung đào sâu vào chủ đề (subject) của trang. Nội dung đó phải tăng sức mạnh liên kết cho website dựa trên chủ đề mà bạn xếp hạng. Từ đó Google sẽ thấy được bạn là kho đáp án cho nhiều mục đích tìm kiếm khác nhau.
Xây dựng link phù hợp và đề cập tên thương hiệu, tên trang trong những trang có chủ đề thích hợp. Thường thì sử dụng link sẽ hiệu quả hơn là chỉ nhắc tên đơn thuần, nhưng vì Google sẽ tốn công để hiểu entity nên có thể (chỉ là có thể thôi) Google sẽ không yêu cầu dùng link để nắm bắt sự liên kết giữa các entity.
Thêm Schema cho trang. Schema là cách thức đơn giản để thêm thông tin cho trang về mối quan hệ giữa các chủ đề, thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ cố định và đem lại nhiều lợi ích khác nữa.
Luôn cập nhật Google My Business. Google My Business cho Google biết hàng tá thông tin về trang của bạn, doanh nghiệp, mức độ phù hợp nội dung, nguồn tin tức… Bạn cũng có thể dùng Google My Business để thêm thông tin vào Knowledge Panel nhằm thu hút sự chú ý của người dùng.
Hi vọng những thông tin tổng quan trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về entity và ứng dụng hiệu quả hơn vào công việc.
Entity có quan trọng trong SEO published first on https://foogleseo.wordpress.com
0 notes
Text
Xác định và loại bỏ từ khóa ăn thịt để nâng thứ hạng SEO
Từ khóa ăn thịt (keyword cannibalization) là hiện tượng xảy ra khi trang của bạn sở hữu nhiều bài viết được xếp hạng cho cùng một truy vấn trên Google. Nếu bạn tối ưu hóa bài viết cho truy vấn giống nhau, chúng sẽ “ăn thịt” lẫn nhau.
Trong bài viết này, Foogleseo sẽ giải thích hiện tượng đặc biệt này và đưa ra giải pháp xử lý triệt để cho bạn.
Keyword cannibalization là gì?
Keyword cannibalization có thể hiểu là từ khóa tự tranh chấp và triệt tiêu lẫn nhau. Bạn đang chia tách CTR, liên kết, nội dung và cả chuyển đổi giữa hai hoặc nhiều trang khi mà nên chỉ có một trang.
Khi làm điều này, bạn không cho Google thấy chiều rộng hoặc chiều sâu của kiến thức và sẽ không cải thiện uy tín của trang web cho truy vấn đó. Thay vào đó, bạn đang yêu cầu Google cân nhắc các trang của bạn với nhau và chọn trang nào phù hợp nhất với từ khóa truy vấn.
Ví dụ khi bạn tối ưu hóa bài viết cho những cụm từ tìm kiếm tương tự nhau thì Google sẽ chỉ hiển thị 1 – 2 kết quả cho cùng 1 domain (ở bất kỳ truy vấn cụ thể nào). Nếu domain đó có độ tin cậy cao thì Google có thể hiển thị 3 – 4 kết quả.

Vì sao keyword cannibalization gây bất lợi cho SEO?
Tự tranh chấp từ khóa với chính mình đồng nghĩa bạn tự triệt tiêu khả năng xếp hạng cao của chính bạn trên Google. Ví dụ bạn có 2 post cho cùng một chủ đề. Khi đó Google sẽ không phân biệt được nên xếp hạng bài nào cao hơn cho cùng một truy vấn. Kết quả là đánh rớt hạng cả hai.
Tuy nhiên, từ khóa ăn thịt nhau cũng xảy ra khi bạn tối ưu hóa các bài viết với từ khóa tương tự (không phải giống nhau hoàn toàn mới xảy ra hiện tượng này).
Ví dụ, khi bạn viết 2 bài về chủ đề “nghiên cứu từ khóa”.
Bài đầu tiên nhắm tới từ khóa “Tất tần tật về nghiên cứu từ khóa seo”, bài thứ hai nhắm tới từ khóa “18 công cụ nghiên cứu từ khóa seo”.
Cả hai bài đều phân tích góc độ khác nhau nhưng vẫn rất liên quan tới nhau. Khi đó, Google sẽ phân vân bài nào quan trọng hơn. Kết quả là… cho tụt hạng cả hai.
Dấu hiệu nhận biết từ khóa ăn thịt lẫn nhau
Cách nhận biết keyword cannibalization tương đối đơn giản. Bạn có thể tìm trên trang của bạn bất kì từ khóa nào bạn nghi ngờ có nhiều kết quả.
Công thức ‘site:domain.com “từ khóa” sẽ giúp bạn nhận biết trang của mình có đang mắc phải lỗi này không.

Cách nhận biết từ khóa ăn thịt
Nhìn vào hình tôi nghi ngờ ba kết quả đầu tiên đang “ăn thịt” lẫn nhau.
Khắc phục tình trạng keyword cannibalization với liên kết nội bộ
Thiết lập cấu trúc liên kết nội bộ chặt chẽ là cách hiệu quả để Google nhận biết bài nào quan trọng hơn, bằng cách liên kết từ bài ít quan trọng hơn về bài quan trọng nhất. Như vậy, Google sẽ biết được bài nào bạn muốn đạt thứ hạng cao nhất trên bộ máy tìm kiếm.
Kết hợp bài viết với nhau
Cách hiệu quả nhất để chấm dứt tình trạng “ăn thịt đồng loại” này trong hầu hết trường hợp là kết hợp nhiều bài viết với nhau.
Hãy thống kê những bài viết cho các truy vấn tương tự nhau. Nếu hai bài viết đều thu hút cùng một đối tượng độc giả, kể cùng một câu chuyện thì bạn hãy kết hợp hai bài thành một bằng cách viết lại cho tốt hơn. Động thái này sẽ giúp thứ hạng của bạn cải thiện, triệt tiêu tình trạng từ khóa ăn thịt nhau do Google ưa chuộng nội dung dài và chi tiết.
Điều cần làm là xóa một trong hai bài và sửa bài còn lại cho phù hợp. Và đừng quên redirect (chuyển hướng link) cho bài viết bạn đã xóa.
Sử dụng chuyển hướng 301
Mặc dù bạn không nên sử dụng quá nhiều 301, nhưng chúng có thể cần thiết nếu bạn đã xếp hạng nhiều trang cho cùng một từ khóa. Sử dụng 301 cho phép bạn hợp nhất nội dung ăn thịt của mình bằng cách liên kết tất cả các trang có ít liên quan đến một trang duy nhất, có nội dung đầy đủ hơn.
Mặc dù vậy, chiến thuật này chỉ phù hợp với các trang có nội dung tương tự và những truy vấn từ khóa cụ thể.
Kết luận:
Nếu trang của bạn phát triển lớn mạnh thì càng dễ gặp tình trạng từ khóa ăn thịt. Khi đó, bạn cần kiểm tra lại trang nào bạn muốn xếp hạng nhất. Bằng cách tái cấu trúc trang hoặc viết lại, bạn có thể khắc phục hoàn toàn vấn đề không mong muốn này.
Mời các bạn xem thêm tại đây: https://foogleseo.com/tu-khoa-an-thit-va-cach-loai-bo
Xác định và loại bỏ từ khóa ăn thịt để nâng thứ hạng SEO published first on https://foogleseo.wordpress.com
0 notes
Text
Let’s Take a Look at SEO Trends: How to Rank Higher in 2019
Search Engine Optimization (SEO) is a vital part of any website owner or digital marketer’s work. This is unlikely to change in the new year, but that doesn’t mean you can just rely on old strategies. In fact, as browsing habits change, you’ll need to keep your SEO techniques up to date.
The way people use search engines such as Google changes constantly. For example, over the past few years, ‘mobile-first’ has become an important mantra for improving both accessibility and page rankings. While nobody can tell for sure what the future holds, it is possible to get a good idea of what you should focus on for the next year.
In this article, we’ll talk about why SEO will continue to be a critical consideration in the upcoming year. We’ll also discuss some of the trends that may come to dominate your SEO strategy in 2019. Let’s get started!
The Current State of Search Engine Optimization (SEO)
In case you’re new to the concept, Search Engine Optimization (SEO) refers to a series of techniques for helping your site rank higher in search results. It’s an integral aspect of everyday work for most developers and content creators, and looks poised to remain so for years to come.
There is no shortage of ways you can improve SEO on your website. General considerations include making sure its loading times are kept to a minimum, for example, and performing keyword research to tailor your posts to match what people are searching for.
However, while it might seem like SEO practices are evergreen, this is far from the case. In reality, what ranks well depends on the search engines’ algorithms, which are continually changing. This naturally means you can’t keep relying on the same optimization techniques over time and expect good results.
As such, you’ll want to stay up-to-date with the changing world of SEO. This will help you keep your site optimized well into 2019 (and beyond).
SEO Trends: 10 Tips for Ranking Higher in 2019
To help you get a head-start on optimizing your content in the new year, we’re now going to take a look at some of the SEO trends that will be worth paying attention to in 2019. We’ll also give you some tips on how to adapt your content and strategy to take advantage of those trends. Let’s jump right in!
1. Prepare Your Site for Voice Search
Voice search has already nestled comfortably into many people’s lives. Perhaps you use Apple’s Siri, Amazon’s Echo, or Google’s Assistant, just to name three examples. As this technology becomes more prevalent so to will the need to consider how voice search will affect your SEO efforts.
The main difference between typical SEO strategies and optimizing for voice search involves using more ‘natural’ phrasing. After all, text searches usually involve stilted, compressed phrases like “best blog hosting 2018.” However, if you were to use your voice to search for the same information, you’d probably say something like: “What is the best hosting for blogs this year?”
Do you notice how the second phrase is both more natural and considerably longer? This means you’ll also want to consider optimizing your content for long-tail keywords to a greater degree. Since the ultimate goal is to use keywords people are likely to search for, this might actually make your job easier, as you won’t need to jam cumbersome key phrases into your content.
2. Optimize Your Site for Speed
Optimizing your site for performance is something we’ve discussed in several previous posts. However, the importance of this step bears repeating. Loading times will undoubtedly remain a huge consideration in 2019, especially when it comes to improving your site’s rankings.
This issue became even more pressing in 2018, as Google announced it would begin factoring in page speed for mobile devices. This is due to the growing popularity of mobile browsing, and means that keeping load times short is now a primary concern for all website owners.
Fortunately, we’ve also previously explored how to speed up your site in general. Key strategies include implementing a caching solution, as well as optimizing your media files. For more information, you can take a look at our full series of tutorials on performance optimization.
3. Make Use of Artificial Intelligence (AI)
The term Artificial Intelligence (AI) has a distinctly futuristic ring to it. So it’s no surprise that it’s going to play a major role in how SEO changes in the near future. We’re (unfortunately) not talking about hiring a robot to handle your SEO strategy, but that’s not as far from the reality as you might expect.
Google already uses AI extensively, thanks to its RankBrain system. This is a bot that uses machine learning to continuously improve Google’s search results. It finds patterns and context in millions of pages, which the search engine can then use to return more relevant results for specific queries.
However, Google isn’t the only party that can also use AI to its advantage. In fact, tools that utilize machine learning to improve your SEO are becoming more popular. One such example is Automated Insights.
This solution helps you turn unorganized data, such as site analytics, into a clear narrative. In turn, that can help you spot patterns more quickly and start making improvements.
Another tool that can help you when creating content is WordLift.
Read more on https://www.dreamhost.com/blog/how-to-rank-higher-seo-trends/
1 note
·
View note