Tumgik
chamsoccakieng · 6 years
Text
Cách nuôi cá Thanh Tử Quan - Bình Khách
Tucan fish, Cá Thanh Tử Quan hay còn gọi Bình Khách là một loài cá cảnh đẹp cá có màu xanh ngọc bích rất thích hợp nuôi trong bể thủy sinh
Tên khoa học: Chalceus erythrurus (Cope, 1870) Tên đồng danh: Plethodectes erythrurus Cope, 1870; Chalceus macrolepidotus iquitensis Nakashima, 1941 Tên Tiếng Anh: Tucan fish; Pink tail chalceus Tên Tiếng Việt: Thanh tử quang; Bình khách Bộ: Characiformes (bộ cá chim trắng) Họ: Characidae (họ cá hồng nhung)
Chiều dài cá (cm): 21,4 Chiều dài bể: 100 cm Thể tích bể nuôi (L): 220 (L) Nhiệt độ nước (C): 24 – 28 Độ cứng nước (dH): 5 – 15 Độ pH: 6,0 – 7,0 Yêu cầu ánh sáng: Vừa Yêu cầu lọc nước: Nhiều Yêu cầu sục khí: Ít Thiết kế bể: Bể thiết kế đơn giản với một ít thực vật nổi và nền đáy trải cát mịn, dành nhiều không gian cho cá bơi. Bể có nắp đậy. Nuôi nhóm trên 6 con cùng loại hoặc thả trong bể nuôi chung.
Chăm sóc: Cá thích hợp môi trường nước mềm và có tính axít Thức ăn: Cá ăn thiên về động vật bao gồm trùng chỉ, côn trùng, giáp xác, tép nhỏ ... Cá cũng ăn thức ăn viên
Nguồn: https://www.petcare24h.com/2018/11/cach-nuoi-ca-thanh-tu-quan-binh-khach.html
0 notes
chamsoccakieng · 6 years
Text
Làm sao để trị các bệnh thường gặp ở cá cảnh
Các bệnh thông thường nhất có thể tác hại đến cá trong bể nuôi có thể do ký sinh vật xâm nhập vào bể đồng thời với thức ăn sống hay cây trồng lấy từ nước bẩn ở nơi khác, hoặc là nhiễm khuẩn do mốc hoặc môi trường sống chung quanh thiếu vệ sinh và cũng do sự thiếu săn sóc của con người.
1. Bệnh đốm trắng Cơ thể của cá phủ đầy những nốt nhỏ màu trắng mọc khắp mình cá và lan truyền ra cả vây. Sự nhiễm bệnh theo chu kỳ. Ký sinh vật ichthyophthirius multifilius sẽ rời cơ thể cá tạo màng để làm thành nang nhớt rơi xuống đáy của bể. Trong nang này, ký sinh vật tiềm sinh vẫn phân chia và tạo ra nhiều cá thể con. Đến lúc màng ngoài của nang nứt ra, các cá thể con thoát ra, bơi lội tự do đi tìm một vật chủ khác. Có thể diệt chúng vào giai đoạn này bằng phương pháp thích hợp. Vì bệnh có thể lây cho cá khác trong bể, do đó phải điều trị toàn bể nuôi. Người ta đã tìm được thuốc chữa bệnh này. Cũng có thể điều trị bằng cánh nâng nhiệt độ nước lên 32-35 độ C trong 4-6 ngày. Pha vào trong nước thuốc tím theo tỷ lệ 1g cho 1 lít nước. 2. Bệnh nấm mốc nước Bệnh này gây ra bởi các loài nấm thủy mi hay mốc nước Saprolegnia, một loại phát ban dạng túm như là bông xuất hiện trên cơ thể của cá, có khi được phủ một màng mỏng nấm dạng sợi hay bột. Cách điều trị có hiệu quả là ngâm cá trong một chậu nước tắm mặn. Người ta hòa tan muối tự nhiên trong nước ngọt. Nồng độ cho một lần ngâm như vậy với thời gian ngắn (từ 15-30 phút) là 15-30g trong một lít. Muốn điều trị dài ngày, cần dùng 7g/lít. Có một số phép chữa đặc biệt khác. 3. Nấm thân, nấm miệng Nấm miệng không liên quan đến nấm thân, do một loại vi khuẩn là Chondrococcus gây ra. Bệnh xảy ra tại vùng miệng gây ra những vết sùi. Không dùng thuốc trị nấm được mà phải dùng thuốc kháng sinh, có thể tìm ở các thầy thuốc thú y. 4. Bệnh rung Khi mô tả về các triệu chứng của bệnh này, chỉ có thể nói là cá bị bệnh thực hiện những chuyển động uốn lượn rất nhanh tại chỗ mà không nhích lên được một centimet nào cả. Có người gọi là bệnh vặn mình. Một trong những nguyên nhân của rối loạn này do sự hạ thấp nhiệt độ của nước, gây ra cho cá sự nhiễm lạnh. Cách trị là hiệu chỉnh lại hệ thống tạo nhiệt lượng cho bể nuôi và đưa nhiệt độ trở về mức đúng cho nhu cầu của cá. 5. Bệnh phù Cơ thể của cá phù lên ở một điểm kéo theo sự xù lên của các vảy. Nguyên nhân là do sự tích tụ của chất lỏng trong khoang bụng nhưng chưa rõ đúng là do cái gì gây nên. Phần đông các nhà nuôi cá gọi một cách không chắc chắn là bệnh phù thũng. Khó có thuốc điều trị đặc hiệu, nhưng cũng có thể tiến hành rút nước thừa trong cơ thể cá bằng một ống tiêm dưới da. Nhưng bệnh này có thể lây, nên tốt nhất là bắt riêng cá bệnh cho tới khi có dấu hiệu khỏi bệnh mới cho cá vào bể nuôi. 6. Bệnh thối vây, đuôi Sự thoái hóa của các mô nằm giữa các tia của vây do sự nhiễm khuẩn thường xảy ra dễ dàng hơn nếu phẩm chất của nước xấu. Vây cá cũng có thể bị thiệt hại do những khi bắt cá bằng tay không khéo léo hoặc do các cá khác cắn vây, khiến cho sự nhiễm khuẩn có chỗ phát sinh trên những phần bị thương. Để điều trị, phải làm sao cho nước được hoàn toàn trong sạch, luôn luôn xem xét đến các điều kiện bảo quản và vận hành của bể. Nếu bệnh phá hoại ở phần đuôi của cá, sự trị bệnh rất tốn kém. Có thể dùng các cách điều trị trên cơ sở của Acriflavin và của Phenoxethol thay cho các phương pháp phẫu thuật. 7. Bệnh giun hay gyrodactylite  Người ta thấy có khi các cá bị bệnh gãi mình vào đá và cây cỏ, triệu chứng này thường kèm theo sự thở gấp của cá. Các mang há ra và có thể thấy bị sưng. Các cá này bị các loại giun nhỏ Dactylogyrus hay Gyrodactylus ký sinh; chúng bám và xâm nhập vào da và tập trung ở các màng mềm của mũi cá. Gyrodactylus làm cá yếu đi và làm biến màu cá. Chúng thường nằm phía ngoài bề mặt của cá. Có khi chúng xâm nhập vào mang của cá tạo ra bệnh giun ở mang. Người ta có thể loại trừ các loài giun này bằng cách cho cá tắm trong các dung dịch lỏng của xanh methylen, formol (pha loãng và tiến hành thận trọng vì là một chất độc) và aciflavin. Xanh methylen pha loãng 1%. Ngâm lâu cá trong dung dịch 0,4-0,8cc mỗi lít. Acriflavin pha loãng 10/mg/lít. Ngâm lâu, dùng 2,2cc mỗi lít. Formol. Đậm đặc formaldehyd 47%. Ngâm ngắn (45-50 phút) 0,25cc mỗi lít, hoặc ngâm lâu 0,066cc mỗi lít. Cần chú ý là độ đậm đặc của các sản phẩm thích hợp thay đổi tùy theo từng nơi, từng khu vực khác nhau. Các loài ký sinh không thể sống nếu không có vật chủ. Nếu ta lấy hết cá bệnh ra để điều trị một thời gian bằng xanh metylen, thì các loài ký sinh tự nó cũng bị huỷ diệt nếu không còn có vật chủ. Cũng có trường hợp cá phập phồng bơi ở mặt nước không hẳn là cá đã nhiễm bệnh ký sinh. Có thể chúng đi tìm oxy để thở trong trường hợp bể nuôi dư thừa cacbonic. Trong trường hợp này, ta tăng cường không khí để có đủ oxy cho cá hô hấp, nhưng cách giải quyết tốt nhất là phải tổ chức tốt bể nuôi. Nguồn: https://www.petcare24h.com/2018/11/lam-sao-de-tri-cac-benh-thuong-gap-o-ca-canh.html
0 notes
chamsoccakieng · 6 years
Text
Cách nuôi cá vòi voi, mũi voi
Cá Vòi Voi (cá mũi voi) một loài cá cảnh đẹp có hình dạng tổng thể một con … với cái miệng dài ra giống vòi con voi, vây lưng và bụng thì chẳng giống ai, tập tính lạ lùng, yêu cầu đủ thứ chuyện, nuôi trong hồ thủy sinh.
Cá vòi voi có tên khoa học Gnathonemus petersii (Günther, 1862); tên Tiếng Anh: Elephantnose fish thuộc bộ cá Osteoglossiformes (bộ cá thát lát), họ: Mormyridae (họ cá vòi voi) có nguồn gốc từ châu Phi. Cách nuôi cá vòi voi Nuôi trong hồ thủy sinh: Cá vòi voi có thể đạt kích thước đến 35 cm, cá thường được nuôi theo từng đàn 5-6 con trong hồ thủy sinh. Cá thích hợp nuôi trong hồ rong với ánh sáng yếu, nhiều cây thủy sinh làm nơi trú ẩn. Bể cần có nắp đậy vì cá hay nhảy. Cá sống ở tầng đáy trong bể, cá thích sục mũi xuống nền đáy tìm thức ăn nên bể cần phủ cát, bùn đất hoặc trải sỏi tròn không có góc cạnh.
Nước nuôi cá cần đảm bảo: Nhiệt độ nước (C): 24 – 28 Độ cứng nước (dH): 5 – 15 Độ pH: 6,0 – 7,5 Cách chăm sóc: Như các loài cá không có vảy khác, cá nhạy cảm với các loại thuốc chữa bệnh, muối ăn, hóa chất hay chlorin trong nước máy. Để nuôi dưỡng thành công loài cá này cần quản lý tốt môi trường nuôi và phòng bệnh hiệu quả. Thức ăn: Cá vòi voi ăn thức ăn động vật, chủ yếu là các loại côn trùng và các loại trùn dưới nền đáy, có thể ăn thức ăn đông lạnh. Cá hoạt động và ăn chủ yếu vào ban đêm. Cho cá ăn thức ăn vừa cỡ miệng, thả xuống nền đáy gần nơi cá trú ẩn vào ban đêm.
Hình thức sinh sản: Đẻ trứng, cá chưa sinh sản nhân tạo, chưa có thông tin đặc điểm sinh sản, nguồn giống hiện chủ yếu vớt từ tự nhiên ở châu Phi. Bể cá cảnh nuôi cá vòi voi cần đảm bảo: Thể tích bể nuôi (L): 220 (L) Chiều dài bể: 100 cm Yêu cầu ánh sáng: Yếu Yêu cầu lọc nước: Trung bình Yêu cầu sục khí: Nhiều Nguồn: https://www.petcare24h.com/2018/11/cach-nuoi-ca-voi-voi-mui-voi.html
0 notes
chamsoccakieng · 6 years
Text
Cách nuôi cá mắt xanh, cá mắt đèn
Cá Mắt Xanh là một loại cá cảnh đẹp nuôi trong bể cá cảnh và hồ thủy sinh, cá mắt xanh khi bơi theo đàn sẽ tạo hiệu ứng do những đốm màu xanh ngọc bích tuyệt đẹp trên mắt của chúng.
Cá mắt xanh hay còn gọi cá mắt đèn có tên tiếng Anh Norman’s lamp eye, blue eye tên khoa học Aplocheilichthys normani (Ahl, 1928) thuộc bộ: Cyprinodontiformes (bộ cá sóc), họ: Poeciliidae (họ cá khổng tước) là nguồn cá nhập nội, cá phân bố tự nhiên ở phía Bắc châu Phi. Cách nuôi cá mắt xanh
Cá mắt xanh có thể đạt chiều dài đến 4 cm, cá ở tầng nước giữa và bơi thành từng đàn rất đẹp trong hồ trồng nhiều loại cây thủy sinh, bạn nên nuôi theo nhóm ít nhất 10 con cá mắt xanh chung với nhau vì loài cá này sống theo đàn, cá mắt xanh tương đối khỏe và dễ nuôi tương tự cá bảy màu.
Nước nuôi cá cần đảm bảo:  Nhiệt độ nước (C): 22 – 27 Độ cứng nước (dH): 5 – 15 Độ pH: 6,5 – 7,2 Thức ăn cho cá mắt xanh: Ăn động vật, cá ăn giáp xác, côn trùng nhỏ, trùng chỉ và thức ăn viên Hình thức sinh sản: Cá mắt xanh đẻ trứng Cá mắt xanh sinh sản: Cá dễ sinh sản, đẻ trứng trên giá thể cây thủy sinh, trứng nở sau 12 – 14 ngày Thể tích bể nuôi: tốt nhất tối thiểu là 70 (L), chiều dài bể nuôi 60 cm
Nguồn: https://www.petcare24h.com/2018/11/cach-nuoi-ca-mat-xanh-ca-mat-den.html
0 notes
chamsoccakieng · 6 years
Text
Cách nuôi tép cảnh đen Black Tiger, viên kim cương đen
Tép cảnh đen Black Tiger còn có nhiều tên gọi khác như Tép Tiger Đen-Tép Kim Cương Đen-Caridina Cantonensis sp. Black Tiger Tép Tiger đen (Black Tiger Shrimp) là 1 trong những dạng đột biến hiếm gặp của tép Tiger, nó được lai tạo và chọn lọc qua những con tép Tiger xanh (Blue Tiger Shrimp) với màu sắc tối hơn (ngả dần về đen) tép có hạng cao là tép có màu đen hẳn. Phân hạng của tép được đánh giá qua màu đen đồng đều của cơ thể và màu mắt, hạng thấp thường có màu đen nhạt hơn so với hạng cao và những cá thể Tiger đen mắt cam (Orange Eyes Black Tiger Shrimp) có giá cao hơn so với mắt đen.
Đặc điểm của tép và cách nuôi tép: Tên khoa học: Caridina cantonensis sp.Black Tiger Tên thường gọi: Tép Black Tiger, tép Tiger đen, Black Diamond Shrimp, Tép Kim Cương đen, Tép Tiger đen mắt cam, Cọp đen mắt cam, Orange Eyes Black Tiger Shrimp Xuất xứ: Trung Quốc Độ pH thích hợp: 6,8-7,2 Nhiệt độ nuôi tối ưu: 17-23° C Chỉ số TDS thích hợp: 80-200 Độ KH thích hợp: 0-8 GH (độ cứng của nước): 6-10 Chiều dài tối đa: 2,5 – 3,8cm Khả năng sinh sản của tép: Thấp
Nuôi dưỡng tép trong bể thủy sinh: Tép Cọp Đen hay Black Tiger (Caridinacantonensis sp.Black Tiger) được coi là một biến thể màu sắc hiếm của tép Tiger nhất là giống mắt cam, do đó ngoài điều kiện nuôi và chăm sóc giống tép Tiger nhưng khắt khe hơn trong môi trường nuôi, yêu cầu đảm bảo môi trường nước sạch và giàu Oxi hòa tan, Nhiệt độ nuôi tối ưu ổn định để tép phát triển và sinh sản tốt… Ngoài việc để tép tự kiếm thức ăn trong bể là các loại rêu tảo, mảng protein sinh học, mảnh vụn hữu cơ thì các bạn có thể cho tép ăn thêm vài lát hoa quả, lá khô, thức ăn đặc biệt dành cho tép cảnh và các loại thức ăn dành cho tép cảnh. Nguồn: https://www.petcare24h.com/2018/11/cach-nuoi-tep-canh-den-black-tiger-vien-kim-cuong-den.html
0 notes
chamsoccakieng · 6 years
Text
Cách nuôi tép Ong Đen (Black Bee Shrimp)
Tép Ong đen (Black Bee Shrimp) luôn được coi là ông hoàng của dòng tép cảnh, nếu đã chơi tép đến tầm chuyện nghiệp (hoặc bán chuyên và mon men lên chuyên), bể của bạn không thể thiếu Ong đen. Sơ lược về loài tép Ong Đen
Tên gọi khác: Tép Ong Đen - Black Bee Shrimp (Crystal Shrimp Black) Tên khoa học: caridina C. cf. cantonensis Tên thường gọi: Black Bee Shrimp Nguồn gốc: Nhật bản Kích thước tối đa: 3 cm Màu sắc: Trắng và đen lẫn lộn từ đầu xuống tận đuôi. Môi trường: Nước ngọt Tập tính: Hiền lành Vòng đời: 2 – 3 năm
Cách nuôi tép ong đen Độ PH: 6.5 - 8.0 Độ PH lý tưởng: 6.2 Nhiệt độ (độ C): 22 - 28 Nhiệt độ lý tưởng (độ C): 24 Độ cứng nước (dkh): 1 - 5 Độ cứng lý tưởng (dkh): 3 Chất nước: PH nên từ 6.5 đến 7.3, không có ammonia và nitrites, nhiệt độ từ 68 - 78 F. Nhiệt độ càng thấp thì màu sắc càng đẹp.
Thức ăn: Các loại rêu tảo sẽ giúp tép cân bằng dinh dưỡng. Nên cho chúcng ăn snack và các loại thức ăn chuyên dụng. Sinh sản: Nên nuôi mật độ 2 đực 3 cái. Tép dễ dàng sinh sản trong bể, có thời gian thai kỳ là 30 ngày. Thiết kế bể: Các loại cây thủy sinh nhỏ và rêu nhiều sẽ có tác dụng rất tốt để tép sống khỏe mạnh và sinh sản. Nên nuôi chung tép ong đẹp với các loại tép cảnh khác và cá cỡ nhỏ hiền lành như cá mún, neon, đuôi kiếm… Các loại cá tetras, đặc biệt cá Neon rất hợp với loài này. Không nên nuôi chung các loài cá và tép dữ. Nguồn: https://www.petcare24h.com/2018/11/cach-nuoi-tep-ong-den-black-bee-shrimp.html
0 notes
chamsoccakieng · 6 years
Text
Cá vàng Ryukyu (Okinawa Nhật Bản)
Cá vàng Ryukyu là một loài cá cảnh có nguồn gốc từ Trung Quốc được người Nhật Lai tạo ra nhiều chủng có màu sắc rất đẹp. Chúng được cho là đã từng di chuyển đến Nhật thông qua các quần đảo Ryukyu nằm giữa Đài Loan và Nhật Bản, người Nhật gọi loài cá này là cá vàng Okinawa. Người ta quan niệm cá vàng Ryukyu tượng trưng cho vàng và sẽ mang đến sự giàu có, may mắn, sung túc cho những người nuôi chúng nên loài cá này được rất nhiều người yêu thích.
Cá vàng Ryukyu có đặc tính kháng bệnh, dễ cho ăn, thích hợp nuôi trong bể cá cảnh bằng kính. Những đặc tính về hình dáng của Ryukyu khiến cho việc ngắm nhìn cá từ mặt bên là đẹp nhất nên khá thích hợp để nuôi loài cá cảnh đẹp này trong bể kiếng. Okinawa có hình dạng khá đặc trưng bởi cái đầu bằng phẳng không không có đầu gồ, thân ngắn bụng tròn như cá vàng Ping Pong nhưng cái đuôi và kỳ trên lưng lại khá dài nên trông chúng rất đẹp và dễ thương. Nếu bạn chăm sóc đúng cách, cá vàng Ruykyu có thể đạt kích thước to lên đến 8 inch (21 cm) về chiều dài, như thế nhìn chúng bơi trong hồ kiếng sẽ rất hoành tráng đúng không nào.
Ryukyu có rất nhiều màu sắc khác nhau: vàng đến màu đỏ, trắng xen kẽ đỏ, trắng toàn thân, sọc, một số loại có vảy phát ra ánh vàng kim rất đẹp. Ngoài ra chúng còn được lai tạo ra các giống Okinawa đuôi ngắn, đuôi quạt để phục vụ cho sự đa dạng sở thích của nhiều người khác nhau.
Nguồn: https://www.petcare24h.com/2018/11/ca-vang-ryukyu-okinawa-nhat-ban.html
0 notes
chamsoccakieng · 6 years
Text
Cách nuôi tép cảnh xanh dương đậm Carbon Rili Shrimp, Neocaridina heteropoda carbon rili
Mô tả: là một trong những loại tép dễ nuôi nhất. Nó rất lý tưởng để giúp bạn làm sạch hồ thức ăn thừa và các loại tảo. Nó thích nghi với thông s�� nước rộng. Khi đạt đến 1 -1.5 cm sẽ bắt đầu sinh sản. Hình dạng: khi trưởng thành trên cơ thể tép sẽ xuất hiện các mảng đen hay những chấp đen nhỏ. Càng già thì màu sắc càng nổi bật. Tép sẽ giao phối lúc 4,5 tháng tuổi là lúc trưởng thành. pH: 6.2 - 8.0 Độ pH lý tưởng: 7.2 Nhiệt độ: 22 - 28 Nhiệt độ lý tưởng: 26 Độ cứng: 3 - 15 dkh Độ cứng lý tưởng: 8 dkh
Vòng đời : 1 - 3 năm Chu kỳ sinh sản: 30 ngày TDS: 100-500 Kích thước: đực 1,5-2cm, cái 2-2.5cm Chế độ ăn uống: Ăn tạp, ăn rêu hại Thức ăn: là Động vật ăn tạp thiên về thực vật, ăn nhiều protein động vật dễ mắc bệnh tiêu hoá. Tép sẽ ăn tảo trong hồ, tảo nâu hay bất cứ vật gì bạn ném vào bể.
Nuôi dưỡng: Điều kiện nước tốt sẽ rất dễ gây giống khi đạt đến trưởng thành khoảng 4,5 tháng tuổi. Tép sẽ mang 20-30 trứng trong 30 ngày trước khi nở thành con. Nuôi chung: Cá nhỏ hoặc tép có kính cỡ tương tự, không khuyến khích trộn chung các loại Caridina sp.
Nguồn: https://www.petcare24h.com/2018/11/cach-nuoi-tep-canh-xanh-duong-dam-carbon-rili-shrim-neocaridina-heteropoda-carbon-rili.html
0 notes
chamsoccakieng · 6 years
Text
Cách nuôi tép vàng - loài tép cảnh đẹp cho người mới
Tép vàng (yellow shrimp - Neocaridina Heteropoda var. yellow) có sức sống tốt, sinh sản nhiều, màu sắc đẹp, dễ nuôi, tép vàng thật sự là một loài tép cảnh dễ nuôi cho người mới làm quen với tép cảnh.
Tép vàng xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2006 tại Nhật Bản hiện nay đã được cho sinh sản và nhân giống rộng rãi khắp thế giới. Màu vàng của tép có thể chuyển từ vàng nhạt đến màu xanh lá cây sáng,  tép tuổi càng cao thì ngày càng trở nên đậm hơn và đạt đến những màu sắc tươi sáng nhất là màu cam. Tép vàng có thể nuôi trong một hồ thủy sinh nhỏ có kích thước khiêm tốn, yêu cầu về độ cứng của nước nuôi tép cũng không quá khắt khe. Tép vàng sinh sống tốt ở nhiệt độ nước 20 - 28 ° C, pH trung tính (pH 6,5 - 7,5) và đòi hỏi môi trường nước cần sạch và thay mới thường xuyên. Tép vàng rất hiền lành và không gây đe dọa đến các loài cá nhỏ vì thế rất được chuộng nuôi trong cá bể cá cảnh thủy sinh, không nên nuôi tép với các loài cá ăn động vật.
Thức ăn cho tép vàng: tép vàng ăn cả thức ăn có nguồn thực vật lẫn thức ăn động vật. Và trong điều kiện bình thường có thể cho ăn thức ăn cho cá (cả khô và thức ăn sống), rau diếp đã tiệt trùng, bắp cải hoặc rau bina. Cho chúng ăn đủ 1 lần mỗi ngày, cho thức ăn để ăn 2-3 giờ, còn lại lấy ra khỏi hồ cá. Không có trường hợp không ăn quá nhiều tôm, chuẩn bị tốt hơn cho họ ăn chay ngày thường xuyên hơn. Trong hồ cá cảnh nuôi chung với tép đông đúc, tép vàng sẽ tự tìm cho mình một cái gì đó để ăn, từ tảo và thức ăn dư thừa cho cá. Hồ thủy sinh nuôi tép nên tạo môi trường cho tép vàng ẩn nấp trong những vật dụng hồ cá hoặc những bụi cây và rêu. Cách cho tép vào sinh sản Giống như tép đỏ, tép vàng sinh sản rất nhanh trong điều kiện bình thường. Tuy nhiên, để đẩy nhanh quá trình nuôi, chúng thường cần phải thay nước nguồn nước mới thường xuyên.
Thông thường, tép vàng mái mang lên đến 25 trứng. Thời gian trưởng thành của trứng là 30-45 ngày. Bạn có thể xác định được tép con sắp đẻ nhờ vào cặp mắt đen của chúng, về cơ bản động vật giáp xác mới sinh ra gần như hoàn toàn trong suốt. Tép mái phát triển nhanh và lớn hơn tép trống, thường có kích thước lớn hơn 30mm chiều dài. Một con tép vàng có tuổi thọ 2 năm và đạt được chiều dài trung bình của loài tép. Tép vàng rất hiếu động, chúng không ngừng bò trên các bề mặt trong hồ. Chúng thậm chí không cần ẩn náu trong các tán cây rêu, bạn có thể thoải mái ngắm nhìn chúng. Do những đặc tính sức sống tốt, sinh sản nhiều, màu sắc đẹp, dễ cho ăn dễ nuôi tép vàng thật sự là một loài tép cảnh cho người mới làm quen với tép. Nguồn: https://www.petcare24h.com/2018/11/cach-nuoi-tep-vang-loai-tep-canh-dep-cho-nguoi-moi.html
0 notes
chamsoccakieng · 6 years
Text
Cách nuôi tép cảnh Snowball Shrimp
Tép cảnh Snowball Shrimp cho bể thủy sinh, Tép Snowball là một biến thể đột biến rõ ràng của Blue Pearl, có nguồn gốc từ Đông Nam Á, nó có nguồn gốc tên của nó từ trứng của nó, trông giống như quả bóng tuyết trắng nhỏ. Tép cảnh snowball shrimp có màu trắng tinh khiết, bao gồm cả những quả trứng. Nó cũng có các điều kiện môi trường nước và Khả năng sinh sản của tépgiống như những người anh em họ heteropoda Neocaridina của nó, tức là tép anh đào Red Cherry và sẽ dễ dàng giao phối với loài khác trong chi họ này nếu nuôi cùng 1 bể. Snowball thực ra được phân loại với tên khoa học là Neocaridina cf. zhangjiajiensis, nhưng gần đây đã được phân loại lại thành Neocaridina cf. palmata.
                                               Tép Snowball trong suốt với quả trứng màu trắng. Tên khoa học: Neocaridina cf. palmata Tên thường gọi: tôm Snowball Xuất xứ: Trung Quốc Độ pH thích hợp: 6,0-8,0 Nhiệt độ nuôi tối ưu: 17-28 ° c Chỉ số TDS thích hợp: 80-400 Độ KH thích hợp: 0-10 GH (độ cứng của nước): 4-14 Khả năng sinh sản: Cao
Phân loại và biến thể Snowball được lai tạo trực tiếp liên quan đến Blue Pearl. Lai tạo tuyển chọn bởi Ulf Gottschalk ở Đức và có nguồn gốc từ các Neocaridina cf. zhangjiajiensis hoang dại để đạt được màu sắc của mình. Nguyên thủy của loài này đã từ từ tạo ra để đạt được tất cả tất cả cá con trắng, dần dần được biết đến như hiện nay là Snowball. Phải nói rằng Ulf Gottschalk thuần hóa để đạt được một kiệt tác như vậy và đáng được khen thưởng. Snowball cực kỳ sung mãn. Một môi trường tốt sẽ nhanh chóng sẽ nhân ra con cái sẽ liên tục mang thai. Thường là 30-45 ngày từ khi mang thai trứng nở. Cách tốt nhất để biết nếu một con cái gần nở là trứng xuất hiện một bộ mắt bên trong mỗi quả trứng, điều này là dễ dàng để phát hiện. Một cách khác để nói là sự xuất hiện của trứng lưng mới khi khi tép mái vẫn có trứng. Sự xuất hiện của trứng lưng là dấu hiệu cho thấy con cái được chuẩn bị sẵn sàng để có một bộ mới của trứng và trứng hiện tại gần nở. Nguồn: https://www.petcare24h.com/2018/11/cach-nuoi-tep-canh-snowball-shrimp.html
0 notes
chamsoccakieng · 6 years
Text
Cách nuôi tép cảnh Yellow Cheek, tép Sulawesi má vàng
Đặc điểm của tép và cách nuôi tép: Tép Yellow Cheek bắt nguồn từ Hồ Towuti, môi trường sống tự nhiên của nó vẫn giữ được Nhiệt độ nuôi tối ưu 28*C , pH 8.4 cùng độ dẫn điện thấp TDS 150-180, GH (độ cứng của nước)6, KH 4, và nước giàu Oxy hòa tan 7.15 mg /l và luôn ổn định là cần thiết cho loài này. Loài tép này khá là nhát và hay trốn vì thế trong hồ nuôi bạn cần lưu ý ánh sáng và cách bố trí trong bể.
Tên khoa học: Caridina cf. Spinata Tên thường gọi: Tép Yellow Cheek, tép Red Goldflake, Má vàng Sulawesi Xuất xứ: Hồ Towuti trên đảo Sulawesi của Indonesia Độ pH thích hợp: 7,4-8,4 Nhiệt độ nuôi tối ưu: 26-30 ° C Chỉ số TDS thích hợp: 80-140 Độ KH thích hợp: 0-6 độ dẫn điện thấp GH (độ cứng của nước): 4-9 Khả năng sinh sản: Trung bình , trong nước ngọt
Phân loại và biến thể Tép với cơ thể màu đặc trưng là màu đỏ sậm tối hoặc màu vang đỏ với các sọc màu vàng hoặc dấu chấm vàng từ chóp mũi đến cuối đuôi , loại mà không có phần màu vàng được gọi chung là "Malili Red". Nguồn: https://www.petcare24h.com/2018/11/cach-nuoi-tep-canh-yellow-cheek-tep-sulawesi-ma-vang.html
0 notes
chamsoccakieng · 6 years
Text
Cách nuôi tép cảnh Wine Red
ĐẶC ĐIỂM CUA TÉP: Vẫn chưa rõ liệu tép Wine Red là đột biến trực tiếp của Crystal Red Shrimp (ong đỏ), hoặc biến thể tự nhiên của tép ong Orange Bee, hoặc có lẽ một sự kết hợp. Tép Wine Red trông rất giống với Crystal Red Shrimp, với ngoại lệ đầu chủ yếu là màu đỏ, cũng như sự phân chia màu sắc rõ hơn về màu đỏ trắng và vững chắc hơn.
Tên khoa học: Caridina cantonensis cf.Bee var. Red Wine Tên thường gọi: tép Wine Red, tép ong đỏ Đài Loan, Taiwan Bee , tép rượu vang đỏ Xuất xứ: Đài Loan Độ pH thích hợp: 5,6-6,2 Nhiệt độ nuôi tối ưu: 16,7°C – 22.2°C Chỉ số TDS thích hợp: 80-140 Độ KH thích hợp: 0-1 GH (độ cứng của nước): 4-6 Khả năng sinh sản: Thấp PHÂN LOẠI VÀ BIẾN THỂ Để phân biệt tép Wine Red với tép ong đỏ Crystal Red Shrimp, chú ý đến phần đầu của tép. Wine Red có một cái đầu gần như đỏ hoàn toàn và cũng đỏ hơn hoặc đậm hơn nhiều so với tép ong đỏ. -WineRed cũng như những tép khác rất khoái ăn các loại tảo. Đồng rất độc hại đối với Tép nói chung và WineRed nói riêng , tốt nhất không nên để các loại vật liệu bằng đồng trong hồ. Wine Red Extrame là một biến thể nữa của wine red nó có một màu đỏ toàn thân gần như hoàn toàn.
                                                                        Tép Wine Red Extreme Nguồn: https://www.petcare24h.com/2018/11/cach-nuoi-tep-canh-wine-red.html
0 notes
chamsoccakieng · 6 years
Text
Cách nuôi tép cảnh Blue Bolt, tép Tia chớp xanh, Tép Ong Đài Loan
Đặc điểm của tép và cách nuôi tép: Tép cảnh Blue Bolt màu xanh ngọc bích tuyệt đẹp. Vẫn chưa rõ liệu Blue Bolt là một biến trực tiếp của tự nhiên Orange Bee, hoặc có lẽ một sự kết hợp của các loài khác. Do giao phối cận huyết quá mức, loài này rất nhạy cảm và có một mai mở rộng.
Tên khoa học: Caridina cantonensis Tên thường gọi: Blue bolt tép, Blue bolt Đài Loan Bee Xuất xứ: Đài Loan Độ pH thích hợp: 5,6-6,2 Nhiệt độ nuôi tối ưu: 68-74 ° F Chỉ số TDS thích hợp: 80-140 Độ KH thích hợp: 0-1 GH (độ cứng của nước): 4-6 Khả năng sinh sản: Thấp
Phân loại và biến thể Bu lông màu xanh chủ yếu là màu xanh, với một số màu trắng dọc theo phần đuôi. Nguồn: https://www.petcare24h.com/2018/11/cach-nuoi-tep-canh-blue-bolt-tep-tia-chop-xanh-tep-ong-dai-loan.html
0 notes
chamsoccakieng · 6 years
Text
Cách nuôi tép cảnh Harlequin, tép khăn quàng cổ Sulawesi
Đặc điểm của tép: Tép khăn quàng cổ Sulawesi – Harlequin là một loài tép đẹp bắt nguồn từ Hồ Towuti trên đảo Sulawesi, trong tự nhiên môi trường sống của nó vẫn giữ được Nhiệt độ nuôi tối ưu28C, pH 8.4, TDS 150-180, GH (độ cứng của nước) 6, KH 4, và oxy hòa tan cao 7.15 mg /L. Môi trường nước luôn ổn định và nước giàu oxy yêu cầu đầu tiên và quan trọng khi nuôi loài này. Tép Harlequin được khoa học phân loại là Caridina Woltoreckae chứ không phải Caridina cf. Spongicola ( một tên gọi thông thường).
Tên khoa học: Caridina Woltoreckae Tên thường gọi: Tép Harlequin, Sulawesi Harlequin Xuất xứ: Hồ Towuti, đảo Sulawesi Độ pH thích hợp: 7,4-8,4 Nhiệt độ nuôi tối ưu: 24-28 ° C Chỉ số TDS thích hợp: 80-140 Độ KH thích hợp: 0-6 GH (độ cứng của nước): 4-9 Khả năng sinh sản: Trung bình
Phân loại và biến thể Tép Harlequin có cơ thể với màu sắc bắt mắt rõ ràng, với các sọc màu đỏ đậm xung quanh cơ thể dọc theo chiều dài của cơ thể của nó. Nguồn: https://www.petcare24h.com/2018/11/cach-nuoi-tep-canh-harlequin-tep-khan-quang-co-sulawesi.html
0 notes
chamsoccakieng · 6 years
Text
Cách nuôi tép cảnh Princess Bee, tép Ong Công Chúa
Đặc điểm của tép và cách nuôi tép: Tép Princess Bee là loại tép có nguồn gốc từ Việt Nam. Giống như một cấp thấp CBS, loài tép hoang dã này cũng có thể cho lai chéo với các loài khác thuộc chi giống Caridina cantonensis (CRS / CBS, Ong Đài Loan, tép tiger hổ). Princess Bee bắt nguồn từ vùng nước có tính axit rất mềm, nhưng các nhà nhân giống đã thích ni loài pH cao như 8 và Nuôi tép này khó hay khônơn nước (TDS lên đến 500). Loài tép này ở Việt Nam hay gọi là “Ong Huế” hay là “Ong hoang dã Viet Nam”, hiện nó đang gây ấn tượng mạnh trên mạng nhờ một anh chàng khá nổi tiếng đam mê tép cảnh người Đức là Andreas Karge bắt về nuôi và tung thông tin lên mạng, điều đáng nói là anh ta đã đặt một cái tên rất ấn tượng “Princess Bee” vì cái chóp màu trắng trên đầu của con tép có hình cái Vương Miện rất dễ nhận ra.
Tên khoa học: Paracaradina Princess Bee Tên thường gọi: tép Princess Bee; tép Huế Xuất xứ của tép từ: Việt Nam Độ pH: 5,6-6,2 Nhiệt độ nuôi: 68-77 ° F Chỉ số TDS thích hợp: 80-140 Độ KH thích hợp: 0-1 GH (độ cứng của nước): 4-6 Khả năng sinh sản của tép: Trung bình Nguồn: https://www.petcare24h.com/2018/11/cach-nuoi-tep-canh-princess-bee-tep-ong-cong-chua.html
0 notes
chamsoccakieng · 6 years
Text
Cách nuôi tép Cam, Tép Cảnh Sunkis
NGUỒN GỐC Nơi sinh sống tự nhiên và giống loài chính xác của loài Tép Cam này vẫn chưa được xác định chính xác. Với những thông tin có được thì chỉ có thể khẳng định rằng chúng khá các loài tôm thuộc họ Cardina Propinqua thường được tìm thấy trong các khu đầm lầy nước lợ ở Sulawesi, Indonesia hoặc có thể chúng cùng họ với những con tép đỏ RC (Red cherry shrimp)
Kích thước: 2-2.4cm Độ pH thích hợp: 6.5-7.5 Nhiệt độ nuôi tối ưu: 24-30ºC ĐẶC TÍNH Rất dễ nhận diện tép Cam nhờ toàn thân có màu cam sáng với một vài vệt đỏ loang lỗ. Cũng khó nhầm lẫn loài này với tép Tiger (tép Cọp), vì tép này mình dài và dáng thon hơn so với tép Tiger.
NUÔI TRONG HỒ THỦY SINH Giới thuỷ sinh thường bị mê hoặc bởi màu cam sáng nổi bật và tạo điểm nhấn hấp dẫn trên nền xanh của các loài cây thuỷ sinh trong hồ cũng như trên mảng màu tối của phân nền. Tép Cam là loài hiền lành và rất dễ thích ni với môi trường mới, do vậy có thể nuôi chung với hầu hết các loài tép nước ngọt khác như Tép Ong (Crystal Red Shrimp), Tép Cọp (Tiger Shrimp), Tép Snowball, Tép Xanh ngọc (Blue Pearl Shrimp) và Tép Đỏ (RC Shrimp) – mà cũng không lo bị lai tạp. THỨC ĂN Là loài tép thuần chủng, Tép Cam có thể ăn rất nhiều thứ: rêu, tảo, thức ăn dạng sợi, thức ăn đặc biệt cho tép đỏ, thức ăn tép cảnh.
CHẤT LƯỢNG NƯỚC Do có nguồn gốc từ các vùng đầm lầy duyên hải (nước lợ), Tép Cam có thể thích ni với nhiều điều kiện môi trường nước khác nhau, Nhiệt độ nuôi tối ưu và độ pH cũng có thể dao động trong phạm vi rộng. Tuy nhiên cần lưu ý là trong môi trường nuôi nhốt là độ cam sáng sẽ bị giảm và có thể bị chuyển sang màu xám. SINH SÀN Người nuôi thường rất phấn khởi khi phát hiện được một hai chú Tép Cam mang bọc trứng. Tuy nhiên, sau một vài ngày, tép cái sẽ xả hết trứng mà không biết nguyên do. Nguyên do là Tép Cam thuộc loài sinh sản cấp thấp, nĩa là trứng phải nở thành ấu trùng trong môi trường nước lợ. Và ấu trùng phải phát triển qua nhiều giai đoạn trước khi lớn thành tôm trưởng thành. Việc tạo ra môi trường sinh sản phù hợp (nước lợ) khá phức tạp chính là nguyên do khiến rất hiếm khi thấy Tép Cam có thể sinh sản được trong hồ thuỷ sinh. Tuy nhiên, bạn có thể tạo bằng cách mua muối biển và pha với 1 lượng nước bằng 25% rồi hòa với nước bể (bạn nên làm riêng) Nguồn: https://www.petcare24h.com/2018/11/cach-nuoi-tep-cam-tep-canh-sunkist.html
0 notes
chamsoccakieng · 6 years
Text
Cách nuôi tép cảnh Snow White, Tép Ong Trắng
Tép cảnh Snow White, Tép Ong Trắng cho bể tép cảnh, Snow White là một hậu duệ trực tiếp của Crystal đỏ và tép đen chọn lọc nhân giống cho đến khi phần còn lại màu đỏ trắng hoặc đen hoàn toàn biến mất.
Tên khoa học: Caridina cantonensis Tên thường gọi: Bạch Tuyết tôm, Golden Bee Xuất xứ: Đài Loan Độ pH thích hợp: 5,6-6,2 Nhiệt độ nuôi tối ưu: 68-74 ° F Chỉ số TDS thích hợp: 80-140 Độ KH thích hợp: 0-1 GH (độ cứng của nước): 4-6 Khả năng sinh sản: Thấp
Phân loại và biến thể Snow White and yellow Bee là cùng một tép. Snow White là cấp cao hơn, kể từ khi mai trắng là hoàn toàn mờ đục, tép với carapaces trong suốt hoặc các vết nứt trong carapaces là một màu vàng, và được gọi là yellow Bee. Nguồn: https://www.petcare24h.com/2018/11/cach-nuoi-tep-canh-snow-white-tep-ong-trang.html
0 notes