Tumgik
Text
Tumblr media
Men vi sinh nào giúp cải thiện tiêu chảy ở trẻ?
Tiêu chảy là vấn đề tiêu hóa rất dể xảy ra ở trẻ em, tình trạng này khiến trẻ khó chịu và mệt mỏi, có thể gây ra các ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của con nếu không được khắc phục kịp thời. Vậy mẹ đã biết nên lựa chọn cho trẻ tiêu chảy dùng men vi sinh nào tốt chưa?
MEN VI SINH NÀO GIÚP CẢI THIỆN TIÊU CHẢY Ở TRẺ?
Nếu bố mẹ đang chưa biết cho trẻ tiêu chảy dùng men vi sinh nào tốt thì có thể tham khảo các loại men vi sinh dành cho bé như dưới đây:
Men dùng cho bé đến từ Úc Nature’s Way Kids Smart Drops Probiotic
Nature’s Way Kids Smart Drops Probiotic là sản phẩm men vi sinh giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa và nâng cao hệ miễn dịch của Úc.
Thành phần: Trong mỗi ml dung dịch uống có chứa 1 tỷ CFU lợi khuẩn Bifidobacterium (BB-12).
InfaBiotix – Men vi sinh chuyên biệt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ của Anh Quốc
InfaBiotix là sản phẩm men vi sinh nhập khẩu chính hãng từ Châu Âu, được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam. Sản phẩm được thiết kế dạng nhỏ giọt, giúp bổ sung đủ liều lượng mỗi ngày để hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho trẻ.
Thành phần: Mỗi 5 giọt (0.2ml) có chứa 1 tỉ vi khuẩn Lactobacillus rhamnosus.
Công dụng:
Tăng cường probiotic dạng lỏng cho đối tượng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho trẻ, tăng sức đề kháng.
Đối tượng sử dụng:
Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh có hệ tiêu hóa kém.
Trẻ biếng ăn, bị rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn đường ruột.
Cách dùng: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (1 tháng tới 3 tuổi) uống 5 giọt (0,2ml) 1 lần hoặc 2 lần/ngày với nước hoặc thức ăn.
Men vi sinh cho trẻ nhập khẩu từ Italy – Buona Simbiosistem
Men trị tiêu chảy Buona Simbiosistem là sản phẩm men vi sinh tăng cường lợi khuẩn được thiết kế dạng nhỏ giọt nổi tiếng tại Italy. Sản phẩm ứng dụng công nghệ bao phim độc quyền với 2 lợi khuẩn thế hệ mới rất tốt, tăng gấp 5 lần hiệu quả điều trị.
Thành phần: Dầu thực vật, lợi khuẩn lactic được bao vi nang gồm Lactobacillus rhamnosus LR06 và Lactobacillus reuteri LRE02.
Men tiêu chảy dành cho trẻ của Italia Enterogermina
Sản phẩm men vi sinh Enterogermina là probiotic trị tiêu chảy dành cho trẻ nhỏ nổi tiếng từ Italia, sản xuất bởi tập đoàn dược phẩm Sanofi-Aventis. Men vi sinh được sản xuất trên dây chuyền đạt chuẩn GMP-WHO.
Thành phần: Có chứa 2 tỷ bào tử kháng đa kháng sinh Bacillus clausil.
BÉ BỊ TIÊU CHẢY DÙNG MEN VI SINH CÓ HIỆU QUẢ KHÔNG?
Trẻ nhỏ bị tiêu chảy cho thấy con đang có vấn đề hệ tiêu hóa, nếu không sớm cải thiện sẽ khiến cho bé mệt mỏi, mất nước và ảnh hưởng xấu tới sự phát triển toàn diện của trẻ. Việc tăng cường men vi sinh sẽ giúp hỗ trợ điều trị tiêu chảy với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Lợi khuẩn trong men vi sinh giúp ức chế sự sinh sôi của hại khuẩn gây bệnh, cạnh tranh chỗ bám với hại khuẩn và đẩy hại khuẩn ra khỏi niêm mạc ruột, khiến hại khuẩn không thể phát triển và bị loại bỏ. Hệ vi sinh của trẻ sẽ được ổn định và cân bằng trở lại, giảm nhanh dấu hiệu tiêu chảy của bé. Sử dụng men vi sinh tăng cường lợi khuẩn hỗ trợ cải thiện các biểu hiện sau:
Tăng cường sức đề kháng cho bé, kìm hãm và ức chế hoạt động của hại khuẩn gây bệnh, tạo tiền đề tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.
Đề phòng viêm ruột hoại tử với biểu hiện tiêu chảy kéo dài, giảm nguy cơ bị viêm ruột hoại tử, tử vong ở trẻ sơ sinh, trẻ sinh non.
Giảm dấu hiệu tiêu chảy do dùng kháng sinh dài ngày.
Khắc phục tình trạng tiêu chảy do nhiễm trùng đường ruột, thường xảy ra do Rotavirus, trực khuẩn E.coli hay do trực khuẩn tả.
0 notes
Text
Tumblr media
Giúp cải thiện tình trạng tiêu chảy ở trẻ hiệu quả
Tiêu chảy là vấn đề tiêu hóa rất dể xảy ra, tình trạng này khiến trẻ khó chịu và mệt mỏi, có thể gây ra các ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của con nếu không được khắc phục kịp thời. Vậy khi trẻ tiêu chảy nên làm gì để con mau khỏi?
GIÚP CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG TIÊU CHẢY Ở TRẺ HIỆU QUẢ
Nhiều phụ huynh thường thắc mắc trẻ tiêu chảy nên làm gì để bé mau khỏe. Thông thường tình trạng đi ngoài phân lỏng của trẻ có thể tự điều trị tại nhà với những biện pháp sau đây, bố mẹ có thể tham khảo và áp dụng cho bé:
Tăng cường men vi sinh bổ sung probiotic giúp trẻ tăng cường tiêu hóa: Cho trẻ sử dụng men vi sinh để cân bằng và ổn định sức khỏe hệ tiêu hóa, giảm dấu hiệu tiêu chảy do nhiễm khuẩn, tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa. Bằng cách cho con uống men vi sinh đều đặn mỗi ngày, bố mẹ sẽ thấy tình trạng của con dần được cải thiện, con tiêu hóa tốt hơn và hỗ trợ nâng cao sức đề kháng tự nhiên của cơ thể.
Trẻ bị tiêu chảy cần bù nước: Hãy cố gắng khuyến khích trẻ uống nhiều nước hoặc tiếp tục cho con bú mẹ với cữ bú tăng lên. Mục đích bù nước chính là ngăn ngừa tình trạng mất nước và thiếu hụt điện giải xảy ra khi bé đi ngoài nhiều lần.
Lựa chọn thực phẩm vệ sinh: Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho trẻ, cho con ăn chín – uống sôi và đảm bảo chất lượng, nguồn gốc xuất xứ của thực phẩm, không dùng thực phẩm hỏng, ôi thiu, để lâu ngày.
Điều chỉnh chế độ ăn: Với những trẻ lớn hơn bị tiêu chảy, bố mẹ đừng ép buộc mà hãy chia nhỏ bữa ăn cho con trong ngày. Ưu tiên nấu các món ăn mềm, lỏng dạng súp, canh, cháo để giúp cơ thể trẻ hấp thu dễ dàng hơn, phù hợp với thể trạng hiện tại của bé.
Vệ sinh tay thường xuyên: Giữ vệ sinh tay cho trẻ thường xuyên đặc biệt là trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Bố mẹ hoặc người chăm sóc trẻ cũng cần giữ vệ sinh tay với xà phòng và nước sạch khi chế biến món ăn cho trẻ hay khi chăm sóc, thay tã cho con.
THỰC PHẨM TỐT CHO TRẺ BỊ TIÊU CHẢY MẸ NÊN BIẾT
Sau khi đã biết trẻ tiêu chảy nên làm gì giúp con mau khỏi, bố mẹ cũng có thể tìm hiểu một số thực phẩm có lợi cho bé bị tiêu chảy để bổ sung vào khẩu phần ăn mỗi ngày của trẻ như sau:
Gạo trắng: Gạo cung cấp năng lượng tuyệt vời cho trẻ tiêu chảy bởi có chứa nhiều carbohydrate. Ăn các món từ gạo giúp phân trẻ cứng hơn, kích thích sự phát triển của vi khuẩn có lợi, giúp nhu động ruột hoạt động bình thường.
Sữa chua: Sữa chua giúp hỗ trợ tiêu hóa, cân bằng lại hệ vi sinh, giảm nhẹ dấu hiệu bị tiêu chảy. Hãy cho con dùng sữa chua thường xuyên để bé nhanh khỏi bệnh.
Các loại thịt (thịt gà nạc, thịt lợn nạc, cá nạc): Thịt cung cấp protein để cơ thể khỏe mạnh, cân bằng các dưỡng chất. Tuy nhiên mẹ nên hạn chế cho con ăn các món chiên rán dầu mỡ bởi món này sẽ cản trở hệ tiêu hóa, khiến bé tiêu chảy nặng hơn.
Gừng: Gừng giúp giảm nhu động ruột, giúp chất thải đi chậm qua đường tiêu hóa, giảm quá trình sinh hơi của vi khuẩn ở dạ dày và ruột. Thêm gừng vào món ăn hay cho con uống nước gừng sẽ giúp bé bị tiêu chảy thoải mái hơn.
0 notes
Text
Tìm hiểu cách cải thiện tình trạng tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ
Tumblr media
Sức khỏe hệ tiêu hóa của trẻ chính đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với quá trình phát triển của cơ thể. Cho nên cha mẹ vẫn luôn lo lắng tìm kiếm đủ loại kiến thức liên quan để có thể kịp thời giúp con đối phó với các vấn đề về tiêu hóa như táo bón, nôn trớ, khó đi ngoài,… Vậy cha mẹ đã biết cách chăm sóc trẻ tiêu chảy nhiễm khuẩn chưa?
 TÌM HIỂU CÁCH CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG TIÊU CHẢY NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ
Khi thực hiện chăm sóc trẻ tiêu chảy nhiễm khuẩn, bố mẹ cần lưu ý một số điều sau đây bên cạnh việc sử dụng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ, nhằm giúp trẻ hồi phục nhanh và giảm nguy cơ tái phát tiêu chảy trở lại:
Thực hiện vệ sinh dụng cụ cho trẻ ăn
Những dụng cụ cho trẻ ăn như bình sữa, đồ cho con ăn dặm cần được vệ sinh sạch sẽ sau mỗi bữa ăn của bé. Nên đun sôi hoặc khử trùng hơi nước mỗi lần cho con ăn để tránh vi khuẩn bám trên các dụng cụ này. Hạn chế cho trẻ ngậm ti giả, hoặc nếu cho con dùng ti giả cần vệ sinh sạch mỗi ngày.
Khi thay bỉm cho trẻ cần nhẹ nhàng, làm sạch hậu môn của bé, thấm khô với khăn bông. Bỉm bẩn sau khi thay cần buộc gọn trong túi nylon và cho vào thùng rác, không để bỉm bẩn trong phòng của bé mà cần vứt đi ngay.
Chăn ga của con cũng cần được thay giặt ngay khi dính bẩn, phơi n��i khô thoáng và có nắng. Hàng tuần bố mẹ nhớ thay giặt chăn ga cho con để đảm bảo vệ sinh, hạn chế tối đa vi khuẩn bám trên chăn ga, dọn phòng của bé gọn gàng thường xuyên.
Hướng dẫn cách vệ sinh đúng cho bé khi bị tiêu chảy nhiễm khuẩn
Dùng nguồn nước sạch cho vệ sinh và ăn uống, dạy trẻ rửa tay sạch với xà phòng và nước trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Sau khi trẻ hắt hơi, ho, sổ mũi, làm dính chất dịch tiết trên bàn tay thì cần vệ sinh sạch sẽ trở lại.
Bố mẹ cũng cần giữ vệ sinh khi cho trẻ ăn, chăm sóc trẻ, rửa tay sạch khi chế biến thức ăn cho bé, trước và sau khi thay tã lót cho con cũng cần vệ sinh tay sạch.
Nếu có người tới thăm trẻ thì cần phải rửa tay sạch trước khi bế bé. Hạn chế tối đa cho trẻ gặm tay, gặm chân hay cho các món đồ chơi vào trong miệng.
Tăng cường bổ sung men vi sinh cho trẻ đều đặn
Ngoài việc chú ý cho con ăn uống khoa học, giữ vệ sinh thường xuyên thì bố mẹ cũng nên tăng cường thêm men vi sinh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Sử dụng men vi sinh là biện pháp giúp trẻ ổn định và cân bằng sức khỏe hệ tiêu hóa, từ đó giảm nhanh dấu hiệu tiêu chảy nhiễm khuẩn của con, giúp bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn. Duy trì cho con dùng men vi sinh bổ sung probiotic cho bé cũng giúp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho con, ngăn ngừa các vấn đề hệ tiêu hóa hay gặp ở lứa tuổi này.
Chú ý về chế độ dinh dưỡng của trẻ tiêu chảy nhiễm khuẩn
Tiêu chảy có thể khiến cho con mất một lượng nước lớn và thiếu hụt các chất điện giải cần thiết, do đó khi bé bị tiêu chảy bố mẹ cần cho con dùng nhiều nước hơn, bù nước và cân bằng điện giải với Oresol. Lưu ý pha Oresol theo hướng dẫn của bác sĩ và hướng dẫn in trên bao bì của nhà sản xuất.
Cho trẻ ăn uống đầy đủ 4 nhóm thực phẩm (tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất), sử dụng các thực phẩm tốt cho bé tiêu chảy như gạo, cà rốt, khoai tây, thịt gà, thịt lợn nạc, tăng cường ăn trái cây như hồng xiêm, táo, chuối..
Ưu tiên chế biến thức ăn dễ tiêu hóa cho con để giảm co bóp dạ dày, giúp trẻ hấp thu hiệu quả các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm. Bố mẹ có thể nấu các món cháo, súp, các món ninh, hầm nhừ, súp canh dinh dưỡng cho trẻ.
NGUYÊN NHÂN GÂY TIÊU CHẢY NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ NHỎ LÀ GÌ?
Tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ nhỏ là hiện tượng đi ngoài phân lỏng với số lượng nhiều, số lần nhiều hơn so với bình thường, đi phân nhớt hơn 3 lần/ngày liên tục trong vài ngày và do các vi khuẩn, virus, ký sinh trùng gây ra. Loại tiêu chảy này thường lây lan qua đường phân – miệng.
Các loại vi khuẩn gây tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ nhỏ thường gặp gồm có:
E.Coli.
Shigella, Campylobacter jejuni, Salmonella.
Các loại ký sinh trùng L.giardia, Cryptosporidium.
0 notes
Text
Mẹ nên cho trẻ kiêng ăn gì khi bị tiêu chảy?
Tumblr media
Làm thế nào để giúp con phòng ngừa cũng như cải thiện nhanh chóng các vấn đề về tiêu hóa luôn là câu hỏi mà cha mẹ tìm kiếm nhiều nhất. Vậy cha mẹ nên cho trẻ tiêu chảy nên kiêng gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
 MẸ NÊN CHO TRẺ KIÊNG ĂN GÌ KHI BỊ TIÊU CHẢY?
Trẻ tiêu chảy nên kiêng gì để giúp con mau trở lại trạng thái bình thường và hạn chế nguy cơ bị tiêu chảy trầm trọng hơn? Dưới đây là một số thực phẩm mẹ nên tránh dùng cho con trong khoảng thời gian này:
Hạn chế cho trẻ dùng một số loại trái cây và nước ép: Vì cơ thể bé chưa có khả năng tiêu hóa các loại đường trong trái cây bởi những loại đường này có thể gây khó chịu và khiến trẻ tiêu chảy. Do đó, trẻ sơ sinh dưới 4 tháng tuổi có thể bị tiêu chảy khi mẹ cho con uống nước trái cây. Các loại trái cây và nước ép mẹ cần tránh cho con dùng gồm nước ép táo, nước ép đào và nước lê.
Sữa và các chế phẩm của sữa: Sữa công thức và sữa bò có thể khiến trẻ nhỏ bị tiêu chảy, khi các loại đường trong sữa công thức và protein trong sữa làm cho con bị khó tiêu. Do đó, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi thấy trẻ uống sữa bị tiêu chảy để tìm ra loại sữa phù hợp cho con, không dùng lại loại trước đó nữa.
Tránh cho trẻ ăn cá, tôm và các loại thủy sản: Nhóm thực phẩm này có chứa các protein kích ứng gây dị ứng, khiến trẻ bị đau bụng và nôn trớ. Các loại thủy hải sản này cũng có lớp chất nhày ở bề mặt, mùi tanh hấp dẫn các vi khuẩn đường ruột như salmonella, shigella. Mẹ cần tránh cho trẻ ăn các loại thực phẩm này để không khiến bé tiêu chảy nặng hơn.
Tránh sử dụng các thực phẩm chiên xào: Khi bé bị tiêu chảy cần tránh cho con ăn các thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh hay các món nhiều dầu mỡ như khoai tây chiên, thịt xào, thịt nướng.. Thay vào đó, mẹ hãy nấu các món ăn dạng mềm, lỏng, dễ tiêu hóa cho trẻ.
THỰC PHẨM TỐT NÊN BỔ SUNG CHO BÉ BỊ TIÊU CHẢY
Ngoài những thực phẩm cần cho trẻ kiêng ăn khi tiêu chảy, mẹ nên chú ý bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho bé, ưu tiên dùng các thực phẩm sau đây:
Bánh mì: Bánh mì là món ăn rất thích hợp với trẻ tiêu chảy. bánh mì trắng giúp bé no bụng nhưng không bị đầy bụng, đồng thời giữ nước trong cơ thể, phòng tránh tình trạng đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày.
Súp hoặc cháo gà: Trẻ tiêu chảy nên được cho ăn súp hoặc cháo gà để bổ sung dinh dưỡng, cung cấp chất lỏng và phù hợp với thể trạng của bé.
Gừng: Gừng được xem là thần dược giúp hỗ trợ tiêu hóa, kích thích nhu động ruột và tăng vận chuyển thức ăn nhưng không gây co thắt quá mức, làm trẻ tiêu hóa hiệu quả hơn, chống đầy hơi, tiêu chảy. Bố mẹ có thể cho con uống nước gừng để bé thoải mái hơn.
Gạo trắng: Gạo là thực phẩm rất dễ tiêu hóa, đặc biệt tốt với trẻ bị tiêu chảy. Gạo giúp làm se và làm phân của bé cứng hơn, đồng thời cung cấp năng lượng cho trẻ tuyệt vời khi nó chứa nhiều carbohydrate. Gạo còn kích thích sự phát triển của lợi khuẩn, mẹ nên nấu cháo hoặc cơm bằng gạo trắng cho con ăn thay vì gạo lứt.
LƯU Ý KHI CHĂM TRẺ BỊ TIÊU CHẢY MẸ CẦN BIẾT
Sau khi đã biết trẻ tiêu chảy nên kiêng gì và nên ăn gì, dưới đây là một số lưu ý bố mẹ cần nhớ khi chăm sóc trẻ:
Chia nhỏ bữa ăn trong ngày để hệ tiêu hóa của con không bị áp lực và làm việc quá sức.
Với những bé tiêu hóa kém, con tiêu chảy do loạn khuẩn ruột, các mẹ có thể kết hợp dùng thêm men vi sinh bổ sung probiotic giúp trẻ tăng cường tiêu hóa. Các lợi khuẩn từ men vi sinh khi được bổ sung cho bé giúp nhanh chóng thiết lập cân bằng hệ vi sinh, hỗ trợ tiêu hóa với các trường hợp tiêu chảy do nhiễm khuẩn, rối loạn tiêu hóa, từ đó ổn định sức khỏe đường ruột cho trẻ, giúp con ăn ngon, tiêu hóa tốt hơn.
Cần đảm bảo cho con uống đủ nước để bù nước và điện giải cho bé, bởi trong quá trình tiêu chảy con đã bị mất nước nhiều.
Tránh tự ý sử dụng thuốc cầm tiêu chảy hay kháng sinh chữa bệnh cho trẻ mà không hỏi ý kiến của bác sĩ.
Theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ, dấu hiệu, thời gian trẻ bi tiêu chảy để biết cách xử lý kịp thời.
0 notes
Text
Probiotic giúp trẻ có hệ miễn dịch khỏe mạnh vì đâu?
Tumblr media
Hiện nay cha mẹ có rất nhiều lựa chọn khác nhau để có thể giúp con có một hệ miễn dịch khỏe mạnh, một trong những cách đơn giản mầ hiệu quả nhất chính là giúp con bổ sung lợi khuẩn. Hãy cùng tìm hiểu cách probiotic tăng cường miễn dịch ở trẻ nhé.
 PROBIOTIC GIÚP TRẺ CÓ HỆ MIỄN DỊCH KHỎE MẠNH VÌ ĐÂU?
Vì sao cần bổ sung thêm probiotic tăng cường miễn dịch ở trẻ là điều mà nhiều mẹ băn khoăn. Dưới đây là một số nguyên nhân cần bổ sung probiotic cho bé:
Tăng cường miễn dịch khi cơ thể có hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Các tế bào miễn dịch tại đường ruột chiếm khoảng 80% tổng số tế bào miễn dịch trong cơ thể. Hệ sinh thái đường ruột đóng vai trò quan trọng trong việc hoạt hóa các tế bào miễn dịch đó. Và sự bất ổn trong hệ vi sinh đường ruột sẽ thúc đẩy nhanh hơn quá trình viêm mãn tính. Bổ sung probiotic cho trẻ giúp ổn định, cân bằng hệ khuẩn ruột, đặc biệt ở những trẻ hay mắc vấn đề về tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể.
Các tế bào miễn dịch ở ruột chiếm 80% tổng số các tế bào miễn dịch của cơ thể. Hệ vi sinh đường ruột giữ nhiệm vụ quan trọng trong việc hoạt hóa các tế bào miễn dịch đó. Sự bất ổn trong hệ vi sinh sẽ thúc đẩy quá trình viêm mãn tính. Bổ sung lợi khuẩn cho trẻ giúp bé ổn định và cân bằng hệ vi sinh đường ruột, nhất là ở những trẻ thường mắc các vấn đề rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn đường ruột, từ đó tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
Giảm sự lây nhiễm của virus
Bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm virus được chứng minh là lợi ích của các probiotic. Probiotic giúp giảm số đợt, số ngày nằm viện ở những trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp.
Nghiên cứu ở New Delhim cho thấy việc bổ sung probiotic trong 6 tháng với hơn 100 trẻ từ 2-5 tuổi có kết quả là những trẻ này ít bị cảm cúm, tiêu chảy và sốt hơn so với bình thường. Hội Nhi khoa Nhật Bản cũng chỉ ra việc tăng cường lợi khuẩn 2 lần/ngày cũng giảm nguy cơ sốt, ho và sổ mũi ở những trẻ từ 8-13 tuổi.
Tăng tác dụng của tiêm phòng
Probiotic mang tới nhiều lợi ích trong việc tăng cường tác dụng cho vắc-xin cúm. Nghiên cứu ngẫu nhiên mù đối chứng với giả dược chỉ ra việc sử dụng thêm L.Rhamnosus GG trong 28 ngày sau khi tiêm vắc-xin cúm sống giảm độc lực và tăng hiệu quả bảo vệ của vắc-xin cao hơn. Việc bổ sung này không mang lại tác dụng phụ nào, do đó, L.Rhamnosus GG có vai trò như một chất bổ trợ quan trọng giúp cải thiện tính sinh miễn dịch của vắc-xin cúm.
 Giờ thì bố mẹ đã biết vì sao cần bổ sung probiotic tăng cường miễn dịch ở trẻ rồi. Hãy duy trì việc sử dụng men vi sinh cho bé thường xuyên để con có đường ruột hoạt động khỏe mạnh, phòng tránh nhiều vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy, dị ứng, đầy hơi táo bón.. giúp trẻ ăn uống hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, từ đó tăng trưởng và phát triển theo chuẩn.
TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG MIỄN DỊCH CỦA TRẺ
Hệ miễn dịch trong cơ thể có vai trò sản xuất các kháng thể để tiêu diệt, chống lại tác nhân gây hại từ bên ngoài như các loại virus, vi khuẩn, ký sinh trùng và nấm. Có 2 cơ chế miễn dịch gồm có cơ chế miễn dịch thụ động và cơ chế miễn dịch chủ động.
Ở người trường thành, hệ miễn dịch sẽ được xây dựng và củng cố khi cơ thể mắc bệnh nhiều lần, ghi nhớ sự xâm nhập của các tác nhân gây hại và sử dụng cho lần sau. Đây là cơ chế miễn dịch chủ động.
Ở trẻ sơ sinh, hệ miễn dịch trong những ngày đầu chào đời tiếp nhận từ sữa mẹ, đây là cơ chế miễn dịch thụ động. Kháng thể này sẽ giảm nhanh sau 6 tháng đầu tiên và sau khi bé cai sữa mẹ. Bởi vậy, để chống lại các tác nhân gây hại độc tính cao và nguy hiểm, bố mẹ cần cho con đi tiêm phòng vắc-xin đầy đủ cũng như bổ sung lợi khuẩn probiotic cho con để tăng cường miễn dịch cho bé.
Khác với những trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn, ở những bé sinh non và dùng sữa công thức có hệ miễn dịch yếu hơn và có nguy cơ bị mắc bệnh cao hơn. Việc tăng cường probiotic nâng cao hệ miễn dịch cho trẻ từ sớm là cần thiết, giúp con phòng được nhiều vấn đề liên quan tới miễn dịch như dị ứng, viêm ruột hoại tử.
0 notes
Text
Bổ sung men probiotic nào giúp tăng cường tiêu hóa ở trẻ
Tumblr media
Hệ vi sinh đường ruột đóng vai trò vô cùng quan trọng tới quá trình tiêu hóa và sức khỏe miễn dịch của trẻ. Do đó, sự mất cân bằng lợi khuẩn và hại khuẩn của hệ vi sinh sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng sức khỏe của con. Một trong những giải pháp hiệu quả cho vấn đề này chính là bổ sung probiotic giúp trẻ tăng cường tiêu hóa.
 BỔ SUNG MEN PROBIOTIC NÀO GIÚP TĂNG CƯỜNG TIÊU HÓA Ở TRẺ
Dưới đây là top 5 men probiotic giúp trẻ tăng cường tiêu hóa được nhiều phụ huynh yêu thích hiện nay, mẹ hãy tham khảo và sử dụng cho bé nhà mình để hỗ trợ tiêu hóa tối ưu:
Men vi sinh Nature’s Way Kids Smart Drops Probiotic của Úc
Lợi khuẩn trong men vi sinh Natures Way Kids Smart Drops Probiotic được chiết xuất trực tiếp từ lợi khuẩn trong hệ tiêu hóa của trẻ, giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, nâng cao hệ miễn dịch đường ruột của trẻ.
Thành phần: Trong 1ml dung dịch chứa 1 tỷ CFU lợi khuẩn Bifidobacterium (BB-12).
Men vi sinh Enterogermina sản xuất tại Italia
Men vi sinh BioGaia Protectis dành cho trẻ nhỏ từ Thụy Điển
BioGaia là thương hiệu nổi tiếng Thụy Điển với các dòng sản p hẩm dành cho đối tượng là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Sản phẩm giúp hạn chế tình trạng rối loạn tiêu hóa, tăng cường lợi khuẩn cải thiện hệ vi sinh đường ruột cho trẻ.
Thành phần: Lợi khuẩn L.reuteri Protectis.
Men vi sinh Enterogermina tăng cường các lợi khuẩn Bacillus Clausii hỗ trợ điều trị những vấn đề đường ruột của trẻ nhỏ. Sản phẩm được bán với dạng thuốc theo viên và bột hòa tan, sản xuất trên dây chuyền công nghệ tiêu chuẩn GMP-WHO.
Thành phần: Gồm có các bào tử lợi khuẩn Bacillus Clausii.
Men vi sinh InfaBiotix của Quest Vitamin Limited – Anh Quốc
Men vi sinh InfaBiotix được sản xuất bởi Quest Vitamin Limited nhập khẩu nguyên hộp của Anh Quốc. Sản phẩm có thành phần chính gồm có 1 tỉ Lactobacillus Rhamnosus trong mỗi 5 giọt (0.2ml).
Công dụng:
Hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, hỗ trợ tăng sức đề kháng cho trẻ.
Bổ sung probiotic dạng giọt, probiotic thế hệ mới cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Đối tượng sử dụng:
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tiêu hóa kém.
Trẻ biếng ăn, trẻ bị rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột.
Giá bán: 350.000 VNĐ/lọ 7ml
Cốm vi sinh Biolac Plus sản xuất tại Việt Nam
Sản phẩm cốm vi sinh được sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ Biolac Plus của công ty V-Biotec, sản xuất tại Việt Nam, có tác dụng giúp ổn định hệ sinh thái đường ruột cho bé.
Thành phần: Lợi khuẩn và axit amin Lactobacillus Sporogenes, Lactobacillus Acidophilus, Bacillus Clausii, L-Lysine
TRẺ CẦN DÙNG MEN PROBIOTIC TĂNG CƯỜNG TIÊU HÓA TRONG TRƯỜNG HỢP NÀO?
Trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh khi tỷ lệ lợi khuẩn và hại khuẩn cân bằng ở mức 85% lợi khuẩn – 15% hại khuẩn. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa còn non yếu, chưa phát triển nên dễ mắc các vấn đề rối loạn tiêu hóa và bị các bệnh lý liên quan.
Bổ sung probiotic cho bé giúp tăng cường tiêu hóa để cơ thể dễ hấp thu các chất dinh dưỡng. Tăng cường lợi khuẩn giúp tạo ra môi trường acid dễ hấp thu các vitamin và khoáng chất cần thiết, từ đó kích thích trẻ ăn uống ngon miệng hơn, ăn nhiều hơn với đa dạng các nhóm chất khác nhau.
Men vi sinh tốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, hỗ trợ thúc đẩy quá trình trao đổi chất, phòng tránh nhiều bệnh lý như tiêu chảy, táo bón, rối loạn tiêu hóa, đầy hơi chướng bụng, nôn trớ..
0 notes
Text
Tìm hiểu xem trẻ uống nước gì có giúp trị tiêu chảy
Tumblr media
Các vấn đề tiêu hóa ở trẻ luôn là nỗi lo thường trực của các bậc làm cha làm mẹ. Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy là một trong những tình huống mà chúng ta thường xuyên phải đối mặt nhất. Hãy cùng tìm hiểu về việc cho trẻ tiêu chảy uống gì trong bài viết dưới đây.
 TÌM HIỂU XEM TRẺ UỐNG NƯỚC GÌ CÓ GIÚP TRỊ TIÊU CHẢY
Nếu mẹ đang chưa biết trẻ tiêu chảy uống gì bù nước tốt và giúp con nhanh khỏi thì hãy thêm những thức uống sau vào chế độ dinh dưỡng của bé:
Nước lá ổi non: Lá ổi có thành phần tannin giúp làm giảm nhu động ruột, hỗ trợ kháng khuẩn, giảm tiết dịch ruột và cũng giảm dấu hiệu tiêu chảy của bé. Cách làm rất đơn giản, chỉ cần sắc lá ổi với nước trên lửa nhỏ và chắt nước cho con dùng là được.
Nước hồng xiêm: Hồng xiêm xanh có vị chát do có chứa nhiều tannin – có tác dụng làm se niêm mạc, giảm lượng nước trong phân và hỗ trợ giảm tình trạng tiêu chảy rất hiệu quả. Hồng xiêm còn chứa lượng vitamin A và khoáng chất cao, hỗ trợ phục hồi niêm mạc hệ tiêu hóa tốt. Hãy nấu nước hồng xiêm và bỏ bã, cho con uống ngày 2 lần, mẹ sẽ thấy tình trạng tiêu chảy của con nhanh khỏi.
Sinh tố rau sam: Trẻ tiêu chảy uống gì thì tốt? Mẹ có thể cân nhắc cho bé dùng sinh tố rau sam, bởi rau sam có tác dụng hiệu quả với các bệnh đi ngoài như tiêu chảy, kiết lỵ, phân sống. Rau sam tính hàn, không độc, sử dụng an toàn trị các bệnh hệ tiêu hóa. Hãy đun nước rau xam dùng cho trẻ nhiều lần trong ngày hay xay sinh tố rau sam với đường cho trẻ uống.
Nước gừng tươi: Gừng có tính ấm, hỗ trợ cầm tiêu chảy nhanh cũng như cải thiện tình trạng đi phân sống nếu có. Dùng nước gừng giúp kích thích hệ tiêu hóa, phù hợp với tình trạng trẻ có các chức năng tiêu hóa bị giảm sút. Mẹ hãy thêm vài lát gừng vào cốc nước sôi, để nguội và cho trẻ dùng bình thường.
TRẺ BỊ TIÊU CHẢY LÀ GÌ?
Trẻ nhỏ bị tiêu chảy là tình trạng con đi ngoài với tần suất nhiều hơn bình thường, khi trong phân có nhiều nước hoặc đi ngoài lớn hơn 3 lần/ngày. Tiêu chảy là cách mà cơ thể loại bỏ vi trùng, hầu hết các đợt trẻ bị tiêu chảy sẽ kéo dài khoảng vài ngày tới một tuần, có thể kèm theo sốt, buồn nôn, nôn ói, chuột rút hay thậm chí phát ban.
Tiêu chảy bao gồm 2 dạng:
Tiêu chảy cấp: Trẻ đi ngoài phân lỏng với thời gian dưới 14 ngày, nguyên nhân thường do thực phẩm hay nước bị nhiễm khuẩn, hoặc do siêu vi gây ra.
Tiêu chảy mãn tính: Là tình trạng trẻ bị tiêu chảy trong vài tuần, do nguyên nhân trẻ bị nhiễm trùng hay nhiễm ký sinh trùng, bị hội chứng ruột kích thích, dị ứng thức ăn..
 Ngoài việc tăng cường thêm các loại nước uống bù nước và giúp trẻ mau khỏi tiêu chảy, mẹ cũng nên cho trẻ dùng thêm men vi sinh để lấy lại sự cân bằng hệ sinh thái đường ruột khi con bị tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn đường ruột. Dùng men vi sinh tăng cường thêm probiotic cho trẻ sơ sinh, hỗ trợ hệ tiêu hóa ổn định trở lại, giảm nhanh dấu hiệu tiêu chảy, đi ngoài cũng như nâng cao sức đề kháng tự nhiên cho trẻ.
0 notes
Text
Nên cho trẻ tiêu chảy dùng cháo gì tốt nhất?
Tumblr media
Tiêu chảy là vấn đề tiêu hóa xảy ra khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Sức khỏe của trẻ sẽ bị ảnh hưởng, lâu dài khiến con ngày càng khó chịu, mệt mỏi và quấy khóc nhiều hơn. Mẹ nên cho trẻ tiêu chảy ăn cháo gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau nhé..
 NÊN CHO TRẺ TIÊU CHẢY DÙNG CHÁO GÌ TỐT NHẤT?
Nếu mẹ đang chưa biết nên cho trẻ tiêu chảy ăn cháo gì thì có thể tham khảo một số loại cháo dinh dưỡng hỗ trợ tiêu hóa cho bé dưới đây:
Cháo bí đỏ thịt gà tăng cường miễn dịch cho bé
Bí đỏ giàu beta-carotene là tiền chất của vitamin A giúp tăng cường hệ miễn dịch, có tác dụng chống nhiễm trùng. Trong khi đó thịt gà giàu protein cung cấp năng lượng cho trẻ mà không gây hại cho dạ dày. Do đó nếu mẹ đang không biết nên cho con ăn gì khi tiêu chảy thì có thể lựa chọn loại cháo này.
Cháo cà rốt hỗ trợ giảm nhu động ruột, giảm tiêu chảy
Cà rốt là loại củ rất tốt trong việc điều trị tiêu chảy. Củ cà rốt có chứa lượng lớn pectin giúp giảm nhu động ruột, làm cho phân cứng lại và giảm nhanh dấu hiệu tiêu chảy. Cà rốt còn giúp bù lại lượng vitamin và muối khoáng thiếu hụt do tiêu chảy.
Cháo gừng thịt heo bằm giảm co thắt đau bụng, giảm đi ngoài
Thay đổi thực đơn của trẻ với cháo gừng thịt heo bằm giúp giảm co thắt cơ tiêu hóa dưới, giảm tần suất đi ngoài của trẻ và xoa dịu cơn đau do tiêu chảy gây ra. Mẹ nấu cháo gừng thịt heo còn giúp bổ sung năng lượng cho con mà không làm hại dạ dày.
Cháo hạt sen bổ dưỡng cho bé tiêu chảy
Hạt sen không chỉ giàu dưỡng chất thúc đẩy quá trình phục hồi của trẻ mà còn chứa lượng chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa, hỗ trợ quá trình tạo chất thải và giúp bé đi ngoài suôn sẻ. Trong đó thêm hồng xiêm có chứa tannin giảm nhu động ruột, cầm tiêu chảy ở trẻ nhỏ hiệu quả.
 Ngoài việc lưu ý bổ sung dinh dưỡng cho trẻ với các loại cháo ngon miệng, bố mẹ cũng có thể tăng cường thêm men vi sinh cho bé tiêu chảy, hỗ trợ bổ sung probiotic cho bé tăng cường tiêu hóa, ổn định sức khỏe hệ sinh thái đường ruột. Việc dùng men vi sinh đều đặn sẽ giúp tạo tiền đề giúp bé hồi phục tiêu hóa, giảm nhanh các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, đi ngoài, khó tiêu của bé, đồng thời hỗ trợ tăng sức đề kháng cho con hiệu quả.
VÌ SAO MẸ NÊN CHO TRẺ BỊ TIÊU CHẢY ĂN CHÁO?
Tiêu chảy là tình trạng thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi do bị nhiễm khuẩn, nhiễm virus với các biểu hiện đi ngoài nhiều lần, mệt mỏi, biếng ăn… Tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe của trẻ, làm cho con bị sút cân, suy dinh dưỡng.
Khi trẻ bị tiêu chảy, mẹ nên cho con ăn cháo bởi:
Các thực phẩm trong cháo đã được nấu nhừ, dễ ăn, thích hợp cho trẻ bị nôn nhiều, kém tiêu hóa.
Món cháo dễ tiêu hóa và có tác dụng bù nước hiệu quả.
Có thể chế biến với nhiều nguyên liệu khác nhau, cung cấp dưỡng chất tốt cho trẻ hấp thu và mau hồi phục.
0 notes
Text
Tìm hiểu cách giúp trẻ cải thiện tình trạng táo bón đau bụng
Tumblr media
Tình trạng táo bón ở trẻ thường xảy ra và luôn khiến cha mẹ đau đầu lo lắng. Vậy cha mẹ nên làm gì khi gặp tình huống này? Hãy cùng tham khảo các cách cải thiện cho trẻ táo bón đau bụng trong bài viết sau nhé!
 TÌM HIỂU CÁCH GIÚP TRẺ CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG TÁO BÓN ĐAU BỤNG
Khi thấy trẻ táo bón đau bụng, mẹ có thể tham khảo các biện pháp sau đây và thực hiện giảm đau bụng cho con tại nhà mà không cần sử dụng thuốc:
Sử dụng men vi sinh: Tăng cường thêm lợi khuẩn cho trẻ với men vi sinh là lựa chọn của nhiều phụ huynh nhằm hỗ trợ tăng cường tiêu hoá cho bé, đặc biệt ở trẻ tiêu hoá kém với các biểu hiện như đau bụng, khó tiêu, đầy hơi, táo bón,… Bổ sung probiotic cho bé vào đường ruột sẽ giúp hệ khuẩn ruột cân bằng, ổn định trở lại, từ đó giảm các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa, tăng cường quá trình tiêu hóa và giúp trẻ đi ngoài nhanh chóng hơn.
Thực hiện chườm nóng bụng, massage bụng: Khi trẻ bị đau bụng, mẹ hãy chườm nóng và chườm vùng bụng cho con để giảm đau. Tận dụng hơi nóng và sức nặng của túi chườm giảm đầy hơi, đau bụng cho bé bị táo bón. Chườm khoảng 10-20 phút và kết hợp với hành động xoa bóp bụng cho trẻ để giảm đau, thúc đẩy nhu động ruột và thúc đẩy cảm giác buồn đi tiêu cho trẻ. Mẹ hãy massage bụng bé theo chiều kim đồng hồ và làm nóng phần bụng trẻ.
Giảm đau bụng táo bón với củ hành củ tỏi: Nướng một củ hành hay tỏi bỏ vào miếng gạc và đặt lên rốn trẻ đang bị chướng bụng, đau bụng, một lúc sau sẽ thấy trẻ đỡ đau bụng và xì hơi được. Với trẻ lớn thì mẹ phi thơm tỏi nêm vào cháo cho con ăn.
Cho trẻ uống nước ấm: Cho trẻ uống nước ấm để làm giảm cơn đau tạm thời và đồng thời cho con uống nhiều nước trong ngày để bổ sung nước và đẩy lùi táo bón. Nước ấm sẽ giúp xoa dịu cơn đau bụng của bé, làm mềm phân và hỗ trợ phân di chuyển dễ dàng để đào thải ra bên ngoài.
Tăng cường chất xơ: Chất xơ có vai trò thúc đẩy quá trình tiêu hóa, làm mềm phân và hỗ trợ đẩy chất thải ra ngoài. Khi trẻ bị táo bón, mẹ hãy cho con ăn nhiều rau củ quả giàu chất xơ và vitamin để hỗ trợ tiêu hóa với các thực phẩm như chuối, táo, lê, kiwi, bí ngô, khoai lang, hạt óc chó..
NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRẺ TÁO BÓN ĐAU BỤNG LÀ GÌ?
Hiện tượng táo bón ở trẻ nhỏ chủ yếu là táo bón chức năng, chủ yếu do sự kém ổn định chức năng hệ tiêu hóa. Nguyên nhân chính gây ra táo bón thường gặp là:
Trẻ nhịn đi đại tiện do mải chơi ở môi trường lạ.
Trẻ táo bón đau bụng là do phân bị tích tụ quá nhiều tại đại tràng và gây ra tình trạng tắc ruột. Bé đầy bụng, chướng bụng kèm theo đau bụng âm ỉ, rối loạn tiêu hóa.
Trẻ lười ăn rau củ quả và các thực phẩm giàu chất xơ.
Trẻ ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh. Những thực phẩm này cần nhiều thời gian tiêu hóa hơn, lại chứa nhiều natri gây giữ nước, ngăn cản đào thải nước qua phân.
Trẻ dùng nhiều các thực phẩm giàu đạm và chất béo.
Trẻ uống ít nước làm cho phân khô cứng.
0 notes
Text
Giúp mẹ tìm hiểu câu trả lời probiotic có lợi ích gì với trẻ
Tumblr media
Chúng ta có thể xử lý tình huống này bằng cách bổ sung các lợi khuẩn từ bên ngoài để giúp hệ vi sinh đường ruột cân bằng lại. Một trong những loại lợi khuẩn phổ biến hiện nay chính là probiotic, vậy những lợi ích khi trẻ bổ sung probiotic là gì?
 GIÚP MẸ TÌM HIỂU CÂU TRẢ LỜI PROBIOTIC CÓ LỢI ÍCH GÌ VỚI TRẺ
Những lợi ích khi trẻ bổ sung probiotic trong những năm đầu đời có thể kể đến như sau:
Khắc phục tình trạng quấy khóc Colic ở trẻ sơ sinh
Tình trạng quấy khóc do đầy hơi bụng ở trẻ sơ sinh Colic làm nhiều bố mẹ bối rối. Lúc này, việc tăng cường probiotic cũng giúp cân bằng các vi khuẩn trong đường ruột, giảm tình trạng đau bụng. Trẻ sơ ính bú mẹ được bổ sung probiotic ít khóc hơn so với trẻ không được bổ sung probiotic trong tuần đầu điều trị.
Cân bằng hàm lượng lợi khuẩn và hại khuẩn trong đường ruột của trẻ
Trẻ nhỏ sở hữu hệ tiêu hóa còn non nớt và chưa phát triển hoàn thiện, vì vậy mỗi khi hệ vi sinh trong cơ thể bé mất cân bằng thì số lượng hại khuẩn lại tăng sinh nhiều hơn lợi khuẩn khiến bé gặp các vấn đề về tiêu hóa. Lợi ích khi trẻ bổ sung probiotic là giúp lấy lại sự cân bằng hệ khuẩn ruột, ổn định sức khỏe hệ tiêu hóa cho trẻ, hỗ trợ tiêu hóa thức ăn và giúp trẻ hấp thu dinh dưỡng tối ưu.
Giúp tăng cường sức đề kháng hệ tiêu hóa
Lợi khuẩn probiotic được chứng minh mang tới nhiều lợi ích với hệ tiêu hóa của trẻ, giúp trẻ có một đường ruột khỏe mạnh. Khi được bổ sung một lượng probiotic mỗi ngày, hàm lượng lợi khuẩn đường ruột sẽ tăng nhanh và nâng cao sức đề kháng cho hệ tiêu hóa, phòng tránh các vấn đề rối loạn, để phòng các dấu hiệu trẻ nhỏ bị táo bón, đầy hơi, khó tiêu, đau bụng..
Cải thiện hiệu quả các bệnh lý đường ruột
Một trong những tác dụng lớn nhất của việc tăng cường probiotic dành cho trẻ là hỗ trợ điều trị, hồi phục các bệnh lý hệ tiêu hóa như tiêu chảy, đầy hơi, viêm loét đại tràng, giảm thiểu các triệu chứng tái phát của bệnh. Ngay khi trẻ gặp vấn đề về tiêu hóa thì mẹ nên tăng cường luôn lợi khuẩn probiotic cho trẻ để rút ngắn thời gian bé bị bệnh và làm giảm các triệu chứng nhanh chóng.
Hỗ trợ giảm các triệu chứng bệnh dị ứng và chàm
Theo các nghiên cứu khoa học, triệu chứng của bệnh chàm được cải thiện khi trẻ được bổ sung thêm probiotic trong bữa ăn hàng ngày so sánh với trẻ không được dùng probiotic. Thêm vào đó, phụ nữ mang thai khi dùng thêm probiotic sinh con có bệnh chàm ít hơn khoảng 83% trong 2 năm đầu sau sinh. Vi khuẩn probiotic cũng được nghiên cứu chỉ ra làm giảm phản ứng ở trẻ dị ứng bơ sữa, sữa.
CÁCH BỔ SUNG PROBIOTIC CHO TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ MẸ NÊN BIẾT!
Để tăng cường probiotic cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, mẹ có thể bổ sung cho bé qua thực phẩm với các loại sản phẩm chứa vi sinh vật “sống” như sữa chua, men nấm kefir, miso, phô mai, tempeh..
Bên cạnh đó, nhiều phụ huynh cũng lựa chọn tăng cường probiotic cho con với men vi sinh dành riêng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để cung cấp hàm lượng lớn lợi khuẩn đường ruột tự nhiên cho bé chỉ với vài giọt men nhỏ trên đầu lưỡi. Lựa chọn sản phẩm chuyên biệt cho trẻ nhỏ dạng giọt, vừa thuận tiện sử dụng, vừa đảm bảo hàm lượng men cung cấp cho con mỗi ngày.
Sau khi đọc xong bài viết trên, chắc hẳn mẹ đã biết lợi ích khi trẻ bổ sung probiotic là gì và làm thế nào để tăng cường probiotic cho con đúng cách rồi. Hãy duy trì cho con dung probiotic cho trẻ thường xuyên để bé có hệ tiêu hóa tốt hơn, phòng ngừa nhiều bệnh lý đường ruột hay gặp.
0 notes
Text
Làm gì để giúp trẻ cải thiện táo bón tại nhà hiệu quả?
Tumblr media
Trẻ nhỏ là những đối tượng có hệ tiêu hóa còn chưa phát triển hoàn thiện nên rất non nớt và dễ bị tổn thương bởi nhiều yếu tố tác động. Một trong những vấn đề tiêu hóa thường gặp ở trẻ chính là táo bón. Để chăm sóc trẻ táo bón tại nhà mẹ hãy tham khảo ngay những kinh nghiệm trong bài viết sau.
 LÀM GÌ ĐỂ GIÚP TRẺ CẢI THIỆN TÁO BÓN TẠI NHÀ HIỆU QUẢ?
Cách chăm sóc cho bé bị táo bón
Khi trẻ bị táo bón, ba mẹ hãy tìm hiểu và tham khảo một số động tác. Ví dụ như xoa bụng bé từ phải sang trái theo chiều kim đồng hồ. Mỗi ngày xoa từ 3 – 4 lần vào thời gian giữa 2 bữa ăn. Ngoài ra, ba mẹ có thể giữ lấy 2 đầu gối của bé; nhẹ nhàng gấp chân phải từ từ về phía vai phải; sau đó duỗi thẳng và gấp chân trái về phía vai trái theo động tác tương tự. Nếu bé đã lớn, hãy để cho bé nô đùa, chạy nhảy, tập thể dục thể thao thường xuyên. Điều này sẽ giúp tăng cường vận động các cơ bụng và cơ hậu môn.
Cùng với đó, ba mẹ nên tập cho bé thói quen đi vệ sinh theo giờ quy định. Thông thường nên chọn vào sau bữa ăn.
Trẻ bị táo bón nên ăn gì?
Đối với những bé sơ sinh đang bú mẹ, trước hết bạn cần đánh giá xem bé có được bổ sung đầy đủ lượng sữa không. Sau đó mới điều chỉ chế độ ăn của mẹ, hạn chế tối đa các thực phẩm không tốt như đồ cay nóng, chất kích thích. Đặc biệt, mẹ nên tăng cường bổ sung chất xơ từ rau củ quả.
Nếu bé được nuôi bằng sữa công thức, ba mẹ cần chú ý pha sữa cho bé đúng chuẩn theo hướng dẫn. Ngoài ra, bạn cũng cần xem xét, lựa chọn loại sữa phù hợp với bé.
Với những bé đã có thể ăn ngoài, ba mẹ nên bổ sung nhiều chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày cho bé. Các loại rau xanh như mồng tơi, rau bina, cải thảo, rau ngót… có chứa nhiều chất xơ và vitamin. Tuyệt đối không được cho bé ăn hồng xiêm, đồ uống có gas, các loại bánh kẹo ngọt. Đồng thời, cho bé uống đủ nước để làm giảm thiểu tình trạng táo bón.
 Ngoài ra, để cải thiện hệ tiêu hoá của bé khoẻ mạnh, ba mẹ hãy bổ sung thêm các sản phẩm men vi sinh cho bé. Những sản phẩm này sẽ cung cấp thêm hàm lượng lợi khuẩn probiotic cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cùng dưỡng chất dồi dào. Từ đó thúc đẩy hệ tiêu hoá khoẻ mạnh, ngăn ngừa và hạn chế táo bón tối ưu cho bé.
Khi lựa chọn những sản phẩm này, ba mẹ hãy tìm kỹ nguồn gốc xuất xứ; chỉ mua những sản phẩm từ thương hiệu nổi tiếng, uy tín cao. Đồng thời với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bạn hãy ưu tiên chọn sản phẩm men vi sinh dạng nhỏ giọt. Đây là dạng vô cùng tiện lợi, giúp ba mẹ dễ dàng sử dụng trong bất cứ điều kiện nào. Liều lượng liều lượng trong mỗi lần sử dụng cho bé cũng được kiểm soát chặt chẽ hơn.
NHỮNG BIỂU HIỆN THƯỜNG GẶP Ở TRẺ BỊ TÁO BÓN LÀ GÌ?
Khi bé bị táo bón sẽ xuất hiện một số biểu hiện dưới đây:
Són phân không kiểm soát: Khi bé bị táo bón, dịch ruột sẽ ứ lại ở quanh khối phân. Nếu dịch ứ quá nhiều sẽ gây ra triệu chứng són phân lỏng. Từ đó trẻ sẽ bị táo bón nhiều, phân càng cứng hơn.
Đau rát khi đi vệ sinh: Việc phân trở nên cứng khiến cho hậu môn của bé bị rách, gây rau và chảy máu. Nguy hiểm hơn là khi bé sợ đau sẽ càng cố nhịn đi vệ sinh. Vô tình điều này khiến táo bón ở trẻ càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Bé suy nhược cơ thể: Nếu tình trạng táo bón kéo dài và nặng sẽ làm bé khó khăn khi đi tiểu;p tiểu lắt nhắt; đái dầm; mệt mỏi; đau bụng; buồn nôn; biếng ăn; chậm tăng cân; suy dinh dưỡng…
Bé bị đau bụng: Bé bị táo bón có thể xuất hiện vấn đề đau bụng nhiều  quanh rốn. Thậm chí biểu hiện này còn tái đi tái lại nhiều lần.
0 notes
Text
Những điều cần biết khi gặp tình trạng táo bón ở trẻ
Tumblr media
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón ở trẻ em. Để có thể giúp con phòng ngừa cũng như chữa trị hiệu quả táo bón, cha mẹ cần nắm rõ những lý do có thể gây nên tình trạng này. Hãy cùng đọc bài viết sau để hiểu rõ hơn mẹ nên làm gì khi trẻ táo bón nhé.
 NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI GẶP TÌNH TRẠNG TÁO BÓN Ở TRẺ
Điều đầu tiên và cũng là quan trọng nhất ba mẹ cần làm khi bé bị táo bón chính là xem lại chế độ dinh dưỡng của bé. Vậy trẻ táo bón nên ăn gì? Thông thường nếu bé bị táo bón nhẹ, trong thời gian ngắn sẽ giảm hoặc hết hẳn nếu ba mẹ thay đổi lại chế độ dinh dưỡng.
Tích cực bổ sung đầy đủ nước cho bé mỗi ngày. Ba mẹ không cần cho bé uống một lượng lớn nước để trị táo bón. Nhưng cần đảm bảo bé sẽ uống đủ (uống nhiều lần) trong ngày. Trung bình, bé trên 1 tuổi sẽ cần khoảng 960ml nước (không phải sữa)/ ngày.
Bé cần được xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, cân bằng các dưỡng chất. Ba mẹ không nên ép bé ăn quá nhiều.
Đối với bé đang tập đi vệ sinh, ba mẹ sẽ cho bé ngồi trên bồn cầu 5 – 10 phút sau bữa ăn. Tần suất có thể 1 – 2 lần/ ngày. Hãy khen ngợi và thưởng cho bé việc này ngay cả khi bé chưa đi tiêu.
Để tăng cường thêm khoẻ cho hệ tiêu hoá của bé, đặc biệt với trẻ táo bón do tiêu hoá kém, ba mẹ hãy tham khảo thêm các sản phẩm men vi sinh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để bổ sung probiotic cho bé.
Cho trẻ ăn nhiều trái cây, rau củ, ngũ cốc, các thực phẩm chứa nhiều chất xơ. Tránh cho bé ăn nhiều đồ nhiều dầu mỡ, chiên rán, bánh kẹo ngọt, uống nước có gas…
Cho bé uống một số loại trái cây để giúp làm mềm phân. Ví dụ như nước mận, nước táo, nước lê… Tuy nhiên ba mẹ cần chú ý không sử dụng quá 180ml nước trái cây nguyên chất cho bé 1 – 6 tuổi.
TRẺ BỊ TÁO BÓN KHI NÀO CẦN ĐI KHÁM?
Đây là câu hỏi chung của rất nhiều bậc phụ huynh hiện nay. Mặc dù táo bón là vấn đề khá phổ biến, tuy nhiên nó cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ có hại cho sức khoẻ của bé. Thực tế cho thấy, nếu bé bị táo bón quá thường xuyên sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt cho sức khoẻ. Trong những trường hợp dưới đây, ba mẹ hãy cho bé tới các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám:
Trẻ bị táo bón và có máu trong phân
Bé bị táo bón kèm theo biểu hiện đau bụng, đau hậu môn
Bé bị táo bón khi chỉ dưới 4 tháng tuổi
Trẻ thường xuyên bị táo bón, hay tái phát
Bé đã nhận điều trị táo bón nhưng vẫn chưa thể đi đại tiện sau 24h
ĐỐI TƯỢNG TRẺ NÀO DỄ MẮC PHẢI TÁO BÓN?
Trên thực tế, bất kỳ đứa trẻ nào cũng có thể mắc phải táo bón. Tuy nhiên thống kê, tình trạng táo bón có tỉ lệ cao hơn gấp 3 lần ở những trẻ dưới đây:
Trẻ táo bón ở độ tuổi đi lớp
Khi bé bắt đầu đi nhà trẻ, lớp học… sẽ phải làm quen với môi trường mới xa lạ. Có nhiều bé ngại xin phép cô giáo hoặc sợ bẩn không dám đi đại tiện và nhịn. Điều này kéo dài sẽ làm cho đại tràng dãn to, làm phân to, cứng và khô gây táo bón.
Ngoài ra, khi bé mới tập ngồi bồn cầu cũng có thể dễ mắc phải táo bón. Ba mẹ nên chú ý cho bé ngồi trên bồn cầu có chỗ để chân. Khuyến khích bé đi đại tiện vào thời gian nhất định mỗi ngày.
Trẻ dễ táo bón ở giai đoạn bắt đầu ăn dặm
Trẻ táo bón khi ăn dặm là vấn đề khá phổ biến hiện nay. Do từ bú mẹ chuyển sang tập ăn dặm, bé có thể chưa quen với các loại thực ăn. Từ đó dẫn tới trẻ bị táo bón. Mặt khác, bé bị táo bón khi ăn dặm có thể do chế độ ăn, thực phẩm chứa ít chất xơ. Bởi vậy ba mẹ cần chú ý khoảng thời gian này; cân bằng dinh dưỡng để hạn chế bé bị táo bón. Nếu thấy bé bị táo bón cần can thiệp sớm, tránh để quá lâu.
0 notes
Text
Làm sao để chọn được loại probiotic cho trẻ sơ sinh tốt?
Tumblr media
Hệ vi sinh đường ruột đóng vai trò vô cùng quan trọng tới quá trình tiêu hóa và sức khỏe miễn dịch của trẻ. Do đó, sự mất cân bằng lợi khuẩn và hại khuẩn của hệ vi sinh sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng sức khỏe của con. Một trong những giải pháp hiệu quả cho vấn đề này chính là bổ sung probiotic cho trẻ sơ sinh.
 LÀM SAO ĐỂ CHỌN ĐƯỢC LOẠI PROBIOTIC CHO TRẺ SƠ SINH TỐT?
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm probiotic dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với nhiều chủng loại và mẫu mã khác nhau. Dưới đây là một số gợi ý về sản phẩm chứa probiotic ưu việt và an toàn với trẻ được nhiều phụ huynh tin chọn:
Men lợi khuẩn Eubioflor nhập khẩu Ý cho bé
Xuất xứ: Italia                                                                                                            
Thành phần: Trong 10 giọt men lợi khuẩn Eubioflor chứa 1 tỉ lợi khuẩn (gồm các loại lợi khuẩn Lacrobacillus Rhamnosus, Lactobacillus Plantarum, Lactobacillus Reuteri)
Công dụng:
Bổ sung lợi khuẩn giúp lấy lại cân bằng hệ sinh thái đường ruột.
Tăng cường tiêu hóa tốt, giúp trẻ ăn uống ngon miệng hơn.
Giảm nhanh các biểu hiện rối loạn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Giá bán: 339.000 VNĐ/lọ 15ml
Men vi sinh BioGaia Protectis
Xuất xứ: Thụy Điển
Thành phần: Gồm có lợi khuẩn Lactobacillus reuteri DSM 17938.
Công dụng:
Tăng cường, nâng cao hệ miễn dịch đường ruột.
Giải quyết các vấn đề về tiêu hóa do loạn khuẩn gây ra.
Cung cấp hàm lượng lợi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa.
Giá bán: 395.000 VNĐ/lọ 5ml.
Men vi sinh InfaBiotix chuyên biệt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ của Quest Vitamin Anh Quốc
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe InfaBiotix là sản phẩm được sản xuất bởi Quest Vitamin Limited, Anh Quốc. Sản phẩm hiện đã được nhập khẩu nguyên hộp chính hãng từ Châu Âu và được Bộ Y tế cấp giấy phép lưu hành tại Việt Nam. Với thiết kế men vi sinh dạng giọt, ba mẹ chỉ cần nhỏ trực tiếp lên lưỡi bé với liều lượng đủ là đã tăng cường lợi khuẩn đáng kể cho con.
Thành phần: Mỗi 5 giọt (0.2ml) chứa 1 tỉ vi khuẩn Lactobacillus rhamnosus
Công dụng:
Bổ sung probiotic dạng lỏng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, hỗ trợ tăng sức đề kháng
Đối tượng sử dụng:
Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh tiêu hóa kém
Trẻ biếng ăn, rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột.
Cách dùng: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (1 tháng tới 3 tuổi): uống 5 giọt (0,2ml) một lần hoặc hai lần mỗi ngày với nước hoặc thức ăn.
InfaBiotix hiện đã được nhập khẩu chính hãng và phân phối độc quyền tại Việt Nam. Sản phẩm 100% bay đường hàng không, bảo quản tại kho lạnh để đảm bảo chất lượng tốt, date luôn mới nhất khi sử dụng cho bé.
Mẹ có thể đặt mua hàng chính hãng online qua:
Website chính hãng: InfaBiotix.vn
Facebook: InfaBiotix – Heathy Baby = Happy Baby
Zalo: https://zalo.me/0888313236
Shopee Mall chính hãng: Sabina.Pharmacy
Lazada: https://www.lazada.vn/shop/sabina-pharma/
Hotline 0888.31.32.36
Giá bán: 350.000 VNĐ/lọ 7ml.
Men vi sinh chứa Bifidobacterium Imiale
Xuất xứ: Đan Mạch
Thành phần: Có chứa lợi khuẩn Bifidobacterium animalis subsp và Lactis (Bifidobacterium BB-12®)
Công dụng:
Hỗ trợ khắc phục rối loạn hệ tiêu hóa do loạn khuẩn.
Hỗ trợ tăng cường tiêu hóa.
Ổn định cũng như cân bằng hệ sinh thái đường ruột.
Giá bán: 390.000 VNĐ/lọ 8gr.
Men lợi khuẩn của Úc Nature’s Way Kids Smart Drops Probiotic
Xuất xứ: Úc
Thành phần: Trong 1ml dung dịch chứa khoảng 1 tỉ CFU lợi khuẩn BB-12(Bifidobacterium )
Công dụng:
Làm giảm bớt tình trạng đầy hơi, chướng bụng, nôn trớ ở trẻ sơ sinh.
Cân bằng và ổn định hệ khuẩn ruột.
Giá bán: 395.000 VNĐ/lọ 20ml.
 Trên đây là những loại probiotic cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mẹ có thể tham khảo và tìm mua để sử dụng phù hợp cho bé nhà mình. Hiện nay có rất nhiều men lợi khuẩn với dạng bào chế khác nhau, tuy nhiên men vi sinh dạng nhỏ giọt là phù hợp nhất với trẻ. Mẹ có thể chia liều lượng sử dụng dễ dàng cũng như nhỏ trực tiếp lên đầu lưỡi trẻ là đủ đảm bảo cung cấp hàm lượng men probiotic một lần dùng mà không sợ con bị nôn trớ.
NHỮNG TIÊU CHUẨN KHI CHỌN MUA SẢN PHẨM CHỨA PROBIOTIC CHO TRẺ
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, các tiêu chí đánh giá sự an toàn và hiệu quả của probiotic dành cho trẻ sơ sinh cần phải đảm bảo những điều sau:
Đã có mặt trong các nghiên cứu lâm sàng: Sản phẩm probiotic nên dùng là những loại men vi sinh đã được chứng minh độ hiệu quả và an toàn qua các nghiên cứu khoa học, được các bác sĩ Nhi khoa tin dùng.
Nguồn gốc của chủng lợi khuẩn probiotic: Chủng lợi khuẩn sử dụng trong các sản phẩm probiotic cần thuần khiết, chính xác về số lượng, chủng, chi, loài. Một số chủng lợi khuẩn được sử dụng trong các sản phẩm men vi sinh gồm có Lactobacillus Rhamnosus, Bacillus.. và một số loại nấm men khác.
Chất lượng của lợi khuẩn được sử dụng: Chủng lợi khuẩn khi được nạp vào cơ thể cần đủ khỏe mạnh để di chuyển được xuống tới ruột non và cần tối thiểu từ 2-3 tỷ lợi khuẩn còn sống sót. Loại men vi sinh đạt chất lượng tốt cần có 90% lợi khuẩn đạt tiêu chuẩn khi tới ruột.
0 notes
Text
Bổ sung probiotic cho trẻ cần lưu ý những điều gì?
Tumblr media
Một trong những cách đơn giản và dễ thực hiện nhất giúp tăng cường khả năng tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng của trẻ sơ sinh chính là tăng cường số lợi khuẩn trong hệ vi sinh đường ruột. Bằng cách bổ sung probiotic dành cho trẻ, con sẽ có thể tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng một cách hiệu quả nhất.
 BỔ SUNG PROBIOTIC CHO TRẺ CẦN LƯU Ý NHỮNG ĐIỀU GÌ?
Bổ sung probiotic cho bé thế nào để đạt hiệu quả tốt? Nếu mẹ đang băn khoăn điều này thì hãy lưu ý một số điều sau:
Không sử dụng kháng sinh với men vi sinh cùng lúc, tốt nhất nên dùng cách nhau 2 giờ đồng hồ để tránh việc kháng sinh tiêu diệt lợi khuẩn trong men.
Trường hợp mẹ đang cho trẻ dùng thuốc đặc trị thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng men vi sinh.
Trường hợp dùng probiotic dạng bột, mẹ không nên pha với cháo, đồ uống hay nước ở nhiệt độ cao vì có thể làm lợi khuẩn trong men bị chết và khiến men vi sinh bị giảm tác dụng. Hoặc tốt nhất mẹ nên sử dụng men vi sinh dạng nhỏ giọt tiện lợi nhằm cung cấp hàm lượng lợi khuẩn cần thiết cho trẻ đầy đủ, không bị thất thoát trong quá trình pha chế.
Men vi sinh đã mở nắp hay pha với nước hơn 2 giờ đồng hồ thì không nên sử dụng, vì ở môi trường bên ngoài ngoài quá lâu thì lợi khuẩn sẽ bị chết.
VÌ SAO MẸ CẦN TĂNG CƯỜNG PROBIOTIC DÀNH CHO TRẺ?
Probiotic có tác dụng quan trọng với cơ thể, tuy nhiên mẹ có biết vì sao nên tăng cường probiotic cho trẻ sơ sinh không? Dưới đây là một số lợi ích mà cơ thể nhận được khi tăng cường đủ probiotic:
Ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa: Theo các chuyên gia, việc tăng cường men vi sinh giúp hạn chế nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa với các biểu hiện tiêu chảy, táo bón cũng như giảm mức độ nguy hiểm của bệnh.
Tăng cường miễn dịch: Dùng probiotic giúp tăng tế bào miễn dịch như như IgA, Lympho T, tế bào tiêu diệt tự nhiên.. Khi bổ sung lợi khuẩn thì tỉ lệ mắc bệnh đường hô hấp và tiết niệu cũng giảm, từ đó hệ miễn dịch được cải thiện hiệu quả.
Hỗ trợ kích thích quá trình tiêu hóa: Lợi khuẩn sau khi được bổ sung vào cơ thể sẽ tổng hợp các loại vitamin, bài tiết ra enzyme, giúp tăng cảm giác ngon miệng khi ăn cũng như giúp cơ thể hấp thu tốt hơn các chất dinh dưỡng trong quá trình tiêu hóa của trẻ.
Cân bằng hệ vi sinh đường ruột: Đường ruột cân bằng với 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn. Nếu lượng hại khuẩn lớn hơn thì cơ thể sẽ phát sinh nhiều bệnh lý đường ruột như đau bụng, tiêu chảy, dị ứng, buồn nôn.. Việc tăng cường probiotic dành cho trẻ sẽ giúp cân bằng vi sinh đường ruột và hạn chế nhiều nguy cơ bị bệnh.
Phục hồi lợi khuẩn sau bệnh: Khi bị bệnh, trẻ thường cần sử dụng kháng sinh để điều trị, điều này làm cho lợi khuẩn bị tiêu diệt trong quá trình dùng thuốc, khiến cho hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Bên cạnh đó, quá trình hồi phục cũng không đạt hiệu quả do trẻ gặp các bệnh lý hệ tiêu hóa. Dùng probiotic sẽ giúp phục hồi lợi khuẩn hiệu quả.
PROBIOTIC LÀ GÌ?
Probiotic là men vi sinh, là những vi khuẩn hay nấm men có lợi cho hệ tiêu hóa. Probiotic còn được gọi là các vi khuẩn có lợi cho đường ruột có tác dụng ngăn chặn, giảm khả năng bám dính của các vi khuẩn có hại lên tế bào mô ở ruột. Nói một cách đơn giản, probiotic là lợi khuẩn giúp hệ tiêu hóa xử lý thức ăn, duy trì sức khỏe để chống lại các bệnh lý có hại.
0 notes
Text
Các cách chăm sóc trẻ 1 tuổi bị phân sống hiệu quả
Tumblr media
Các vấn đề tiêu hóa ở trẻ luôn là nỗi lo thường trực của các bậc làm cha làm mẹ. Trẻ sơ sinh đi ngoài phân sống là một trong những tình huống mà chúng ta thường xuyên phải đối mặt nhất. Hãy cùng tìm hiểu cách chăm sóc trẻ 1 tuổi bị phân sống trong bài viết dưới đây.
 CÁC CÁCH CHĂM SÓC TRẺ 1 TU���I BỊ PHÂN SỐNG HIỆU QUẢ
Sau khi đã biết vì sao trẻ 1 tuổi bị phân sống, bố mẹ hãy lên kế hoạch điều chỉnh thực đơn dinh dưỡng của bé, điều chỉnh thói quen sinh hoạt cho con để bé tiêu hóa tốt, phát triển toàn diện:
Sử dụng men lợi khuẩn tốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với những bé tiêu hóa kém, có biểu hiện rối loạn tiêu hóa để giúp trẻ cân bằng hệ sinh thái đường ruột, cải thiện tình trạng đi ngoài phân sống nhanh chóng. Nếu mẹ kiên trì cho con dùng men vi sinh đều đặn, trẻ cũng được bảo vệ an toàn hơn bởi men vi sinh hỗ trợ tăng cường đề kháng cho cơ thể.
Giữ vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo thức ăn của trẻ được nấu chín kỹ để tránh lây nhiễm vi khuẩn và làm cho tình trạng đi phân sống của bé nghiêm trọng hơn.
Bổ sung thêm các loại thực phẩm tốt cho đường ruột như sữa chua hỗ trợ tiêu hóa dễ dàng.
Chế biến các thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa cho bé dễ nhai nuốt như các loại rau củ quả, bông cải xanh, bắp cải, cà rốt, thịt gà.... Mẹ cũng có thể cho con uống các loại nước hoa quả để bé không bị mất nước.
Hạn chế cho trẻ ăn các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, thực phẩm tanh như tôm, cua, cá, loại bỏ các loại thực phẩm khó tiêu, cay nóng.
Cho trẻ uống nhiều nước đề bù đắp lượng nước bị thiếu hụt khi bé đi ngoài liên tục.
NGUYÊN NHÂN NÀO KHIẾN TRẺ 1 TUỔI BỊ PHÂN SỐNG?
Có nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ 1 tuổi bị phân sống, trong đó một số nguyên nhân chính gồm có:
Môi trường sống không đảm bảo vệ sinh
Trẻ 1 tuổi bị phân sống có thể do môi trường sống không đảm bảo vệ sinh, làm cho hệ miễn dịch của trẻ bị suy giảm, giảm khả năng chống đỡ bệnh tật, khiến cho bé dễ nhiễm vi khuẩn, virus, hay ốm và phải dùng thuốc kháng sinh để khắc phục. Hệ tiêu hóa của trẻ bị tổn thương và có tình trạng đi ngoài phân sống, chậm tăng cân.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ thiếu cân bằng dưỡng chất
Các phụ huynh thường có thiên hướng cho con ăn nhiều chất đạm, chất béo để con lớn nhanh hơn. Tuy nhiên khẩu phần ăn của con cần được xây dựng khoa học, cân bằng các nhóm dưỡng chất cơ thể cần như chất đạm, đường, chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất để hệ tiêu hóa hoạt động ổn định.
Nếu chế độ ăn của con có thừa đạm, dư thừa chất béo, ít rau củ quả tươi.. trẻ có thể bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy khi bé không hấp thu hết dinh dưỡng trong bữa ăn, gây ra tình trạng đi ngoài phân sống.
Cho trẻ sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài
Dùng thuốc kháng sinh thời gian dài khiến cho hệ tiêu hóa của trẻ bị tổn thương, bởi thuốc kháng sinh không chỉ tiêu diệt các vi khuẩn có hại mà còn loại bỏ luôn lợi khuẩn đường ruột, giảm khả năng hấp thu dưỡng chất trong đường ruột, khiến cho bé bị đi ngoài phân sống. Hậu quả làm cho con chậm tăng cân, còi xương, suy dinh dưỡng.
Bố mẹ ép trẻ ăn quá nhiều trong một bữa, thời gian không khoa học
Nhiều phụ huynh cho con ăn quá nhiều với mong muốn bé tăng cân tốt, lớn nhanh hơn. Tuy nhiên điều này sẽ mang lại tác dụng phụ gây loạn khuẩn đường ruột, rối loạn tiêu hóa, khiến bé ăn không tiêu và bị phân sống. Trẻ chẳng những không lớn mà còn càng còi cọc hơn.
TỔNG QUAN VỀ TRIỆU CHỨNG ĐI PHÂN SỐNG Ở TRẺ NHỎ
Tình trạng trẻ đi ngoài phân sống là khi ăn vào cái gì thì sẽ đại tiện ra thứ đó. Khi mang đi xét nghiệm, các cặn dư của phân trẻ sẽ còn lại chất như đạm, tinh bột, mỡ khá nhều. Trẻ bị đi ngoài phân sống còn được xem như một biểu hiện của rối loạn tiêu hóa, được gọi bằng tên khác là loạn khuẩn đường ruột với trẻ em.
Một số biểu hiện thường thấy khi trẻ đi phân sống gồm có:
Trong phân sống có các chất nhầy, phân có lợn cợn hạt, bọt và có lẫn đồ ăn chưa tiêu hóa hết như rau và các loại hạt.
Phân sống của trẻ thường có màu vàng, hơi ngả sang xanh.
Trẻ có lúc đi phân rắn, có lúc đi phân dạng sền sệt, có lúc phân và nước tách riêng.
0 notes
Text
Cách cải thiện tình trạng hệ tiêu hóa kém ở trẻ hiệu quả
Tumblr media
Tình trạng tiêu hóa kém ở trẻ rất dễ xảy ra do ở độ tuổi này, cơ thể con còn chưa phát triển hoàn thiện cho nên hệ tiêu hóa rất dễ bị tổn thương bởi nhiều yếu tố tác động. Vậy đâu là các cách giúp trị tiêu hóa kém ở trẻ?
 CÁCH CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG HỆ TIÊU HÓA KÉM Ở TRẺ HIỆU QUẢ
Trong quá trình phát triển bình thường, bố mẹ có thể thấy con bị tiêu hóa kém từ 1-2 ngày do sốt mọc răng, bị các bệnh nhiễm khuẩn, viêm đường hô hấp, tác dụng phụ của vắc-xin. Nếu trẻ có các triệu chứng tiêu hóa kém không phải vì các lý do này, bố mẹ có thể áp dụng một số biện pháp trị tiêu hóa kém ở trẻ như:
Tăng cường men vi sinh cho bé tiêu hóa kém: Đây là giải pháp được nhiều ba mẹ tin chọn giúp chăm sóc sức khỏe cho bé hiện nay. Cho trẻ uống men vi sinh khi có các biểu hiện tiêu hóa kém, biếng ăn, sẽ giúp bổ sung lợi khuẩn đường tiêu hóa, giúp lấy lại sự cân bằng của hệ vi sinh đường ruột, ổn định và bảo vệ sức khỏe đường ruột. Điều này giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, tạo tiền đề giúp trẻ ăn ngon uống ngon miệng và hấp thu tốt hơn. Duy trì cho con dùng men vi sinh cũng giúphỗ trợ tăng cường sức đề kháng của cơ thể bé.
Cân bằng các nhóm chất: Thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của trẻ cần đảm bảo đủ 4 nhóm gồm chất đạm, chất béo, tinh bột, chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết.
Tẩy giun định kỳ: Bố mẹ nên tẩy giun định kỳ cho trẻ trên 2 tuổi để làm sạch hệ tiêu hóa của bé.
Thực hiện chế độ ăn phù hợp: Chế biến các thực phẩm hợp vệ sinh, phù hợp với lứa tuổi và khẩu vị của trẻ để kích thích vị giác, giúp con ăn nhiều hơn, ăn ngon hơn. Chú ý không nên ép trẻ ăn quá nhiều mà chỉ nên ăn đủ lượng, chia nhỏ các bữa ăn giúp con hấp thu dinh dưỡng hiệu quả.
Vận động thường xuyên: Trẻ vận động thường xuyên sẽ tăng sự co bóp của ruột, giúp bé ăn ngon miệng hơn và thúc đẩy tiêu hóa thức ăn, hỗ trợ hấp thu dinh dưỡng đầy đủ.
Giữ vệ sinh sạch sẽ: Dạy trẻ cách vệ sinh tay thường xuyên đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, vệ sinh tay trước và sau khi ăn. Khi chế biến các món ăn cho con, mẹ cũng nhớ vệ sinh tay và vệ sinh dụng cụ nhà bếp kỹ lưỡng.
TIÊU HOÁ KÉM Ở TRẺ EM CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
Tiêu hóa kém mặc dù gây ra nhiều ảnh hưởng tới quá trình hấp thu dinh dưỡng của bé, tuy nhiên nếu được can thiệp kịp thời thì không gây ra những nguy hiểm nặng nề. Ở nhiều trường hợp, trẻ kém hấp thu dinh dưỡng, tiêu hóa kém còn là dấu hiệu chứng tỏ con đang mắc bệnh lý nào đó.
Vấn đề tiêu hóa của trẻ em hiện nay khá phổ biến, khi cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng làm sức khỏe yếu ớt, thân hình gầy gò thiếu sức sống, sức đề kháng suy giảm và làm cho con dễ bị mắc bệnh hơn.
Dấu hiệu nhận biết tiêu hoá kém ở trẻ gồm có:
Trẻ ăn ít nên có thể mắc một số bệnh do thiếu chất như niêm mạc nhợt nhạt vì thiếu máu thiếu sắt, cơ thể tê phù khi thiếu vitamin B1, chuột rút vì thiếu hụt canxi..
Trẻ bị đau bụng, chướng bụng, đầy hơi hay bị sôi bụng.
Trẻ đi ngoài phân lỏng, nhiều nước, đôi khi bị đi phân sống lổn nhổn các hạt thức ăn chưa tiêu hóa hết. Bố mẹ quan sát bồn cầu sau khi trẻ đi đại tiện thấy có váng nổi lên do mỡ không được hấp thu trong phân.
Trẻ bị biếng ăn, chậm lớn, suy dinh dưỡng, chậm phát triển chiều cao.
Trẻ không thèm ăn, khẩu vị giảm nên sẽ ăn ít hơn so với bình thường.
0 notes
Text
Đâu là thực đơn tốt cho trẻ bị phân sống?
Tumblr media
Phân sống là vấn đề tiêu hóa xảy ra khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Mẹ hãy trang bị cho bản thân các kiến thức liên quan để có thể kịp thời đối phó bằng cách nắm rõ các cách đối phó khi gặp tình trạng trẻ bị phân sống nhé.
 ĐÂU LÀ THỰC ĐƠN TỐT CHO TRẺ BỊ PHÂN SỐNG?
Trong quá trình cải thiện sức khỏe cho trẻ đi ngoài phân sống, mẹ nên chú ý hơn tới chế độ dinh dưỡng của bé, bổ sung các dưỡng chất đầy đủ giúp con mau hồi phục.
Dinh dưỡng cho trẻ trên 1 tuổi
Trẻ trên 1 tuổi đã bắt đầu mọc răng, hệ tiêu hóa dẫn ổn định nên số thực phẩm trẻ có thể hấp thu cũng đa dạng hơn. Bố mẹ nên tăng cường cho trẻ các thực phẩm tốt cho tiêu hóa bé bị đi ngoài phân sống:
Chất xơ: Thêm các loại ngũ cốc, rau xanh, các loại hạt.. để hỗ trợ tiêu hóa và giảm tình trạng đi ngoài phân sống.
Vitamin: Tăng cường các loại trái cây bổ sung vitamin, ưu tiên các loại quả mềm như chuối, đào, dâu tây..
Chất đạm: Hạn chế lượng chất đạm ở mỗi bữa ăn của trẻ. Mẹ nên cho trẻ ăn thịt nạc, hạn chế các loại thực phẩm giàu protein như tôm, cua, trứng..
Tinh bột: Cung cấp đủ tinh bột cần thiết để trẻ dễ tiêu hóa và no lâu hơn.
Ngoài việc chú ý tăng cường dinh dưỡng cho con khoa học, mẹ cũng cần bổ sung lợi khuẩn đường ruột với men lợi khuẩn tốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Việc tăng cường men vi sinh là cần thiết để hỗ trợ tiêu hóa, hạn chế tình trạng trẻ bị phân sống nhanh chóng hơn. Dùng men vi sinh sẽ giúp cân bằng hệ sinh thái đường ruột, bảo vệ đường ruột hoạt động tốt cũng như hỗ trợ tăng sức đề kháng cho trẻ.
Dinh dưỡng cho trẻ 6 tháng đến 1 tuổi
Giai đoạn trẻ từ 6 tháng đến 1 tuổi bé đã bắt đầu ăn dặm nên việc lựa chọn thực phẩm cho con cũng cần được quan tâm nhiều hơn. Khi trẻ bị đi ngoài phân sống, mẹ cần tiếp tục cho con bú nhiều hơn và chỉ nên coi ăn dặm là bữa phụ.
Trong bữa ăn của con cần tăng cường chất xơ, hạn chế các đồ ăn dầu mỡ, nhiều chất đạm. Thức ăn của trẻ cần xay nhuyễn hoặc làm lỏng để con dễ dàng hấp thu hơn. Nên cho trẻ ăn các loại bột ăn dặm làm từ sữa và gần giống với sữa mẹ.
Dinh dưỡng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi
Đây là khoảng thời gian trẻ được nuôi dưỡng hoàn toàn bằng sữa mẹ hay sữa công thức. Chất dinh dưỡng của bé hoàn toàn phụ thuộc vào chế độ ăn của mẹ và loại sữa công thức phù hợp:
Với trẻ bú mẹ hoàn toàn: Mẹ cần có chế độ ăn khoa học, lành mạnh, ăn nhiều các thực phẩm giàu chất xơ như bí đỏ, rau, khoai lang.. kiêng các loại thực phẩm có hại cho hệ tiêu hóa của trẻ, hạn chế ăn thực phẩm giàu protein như tôm, cua, trứng..
Với trẻ dùng sữa công thức: Lựa chọn các loại sữa có thành phần phù hợp với chế độ dinh dưỡng của con trong thời điểm này, chọn sữa nhiều chất xơ và lợi khuẩn để tránh khiến bé bị đi phân sống. Bên cạnh đó, một số loại protein trong sữa như casein, đạm whey.. cúng có thể khiến trẻ bị dị ứng..
NHỮNG SẢN PHẨM TUYỆT ĐỐI TRÁNH KHI BÉ BỊ ĐI NGOÀI PHÂN SỐNG
Trường hợp trẻ bị phân sống cần tuyệt đối tránh cho trẻ dùng các thực phẩm sau đây:
Tránh ăn các thực phẩm tái sống, chưa chín kĩ.
Tránh ăn các đồ ăn cay nóng có thể ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa.
Tránh ăn các loại bánh kẹo có chứa nhiều đường, chất làm ngọt nhân tạo.
Tránh ăn các đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, bánh rán, xúc xích..
Tránh dùng đồ uống có đường hay đồ có ga.
0 notes