Tumgik
dunhien · 5 years
Photo
Tumblr media
Empire Records (1995) dir. Allan Moyle
79K notes · View notes
dunhien · 5 years
Text
““Xuân hữu bách hoa thu hữu nguyệt, Hạ hữu lương phong đông hữu tuyết. Nhược vô nhàn sự quải tâm đầu, Tiện thị nhân gian hảo thời tiết. ” Bản dịch thơ của Nguyễn Nam Trân: Xuân có trăm hoa, thu, ánh nguyệt, Hạ thời gió mát, tuyết vào đông. Người mà thư thái, tâm vô sự, Thời tiết quanh năm đẹp giữa lòng”
59 notes · View notes
dunhien · 5 years
Photo
Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media
Whisper of the Heart
5K notes · View notes
dunhien · 5 years
Photo
Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media
507 notes · View notes
dunhien · 7 years
Photo
Tumblr media
Trong bụng mẹ là phòng ở đắt tiền nhất mà đời này chúng ta sống, cũng là nơi chúng ta không bao giờ phải trả tiền thuê nhà. Trên đời này chỉ có mẹ là người bao dung toàn bộ khuyết điểm của chúng ta, cho dù chúng ta nghèo hèn hay phú quý, tấm lòng của mẹ vĩnh viễn sẽ như thuở ban đầu.
Nếu như tin tưởng trên đời này có Phật, thì mẹ nhất định chính là Phật trong tim chúng ta.
— Mạc Y Phi dịch © Photo Gallery
1K notes · View notes
dunhien · 7 years
Photo
Tumblr media
Nếu có một ngày bạn chỉ vì được nắm tay ai đó mà cảm thấy thực sự thỏa mãn, thì đó là ngày bạn đã rất yêu rất thương đối phương mất rồi.
1K notes · View notes
dunhien · 7 years
Quote
Mình thích cf một mình, đọc sách một mình. Mình thích làm vài vòng trong thành phố rồi trở về căn phòng trống trải để một mình uống cho hết đêm. Mình thích đi ăn một mình, nghe nhạc một mình. Đi mua màu vẽ cũng một mình. Một mình để có thời gian suy ngẫm. Mình nghĩ, mình là bầu trời tự do, không ai có được. Nhưng khi nhìn thấy một chú bé ngồi trên vai cha, một cô gái cầm tay người yêu, hay một bạn trẻ cười ngặt nghẽo với bạn bè của họ, mình nhận ra rằng dù thích một mình, nhưng mình sợ cô đơn. Bầu trời thì đẹp mà người ta thì buồn. Mình chỉ cần một người không bỏ rơi mình.
eric.  (via ericnguyenthedrawer)
618 notes · View notes
dunhien · 7 years
Photo
Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media
Frankie and Johnny (1991)
1K notes · View notes
dunhien · 7 years
Photo
Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media
991 notes · View notes
dunhien · 7 years
Text
Đằng sau mỗi người đều có sự khó khăn mà người khác không thấy được, trong lòng của mỗi người, đều có sự khó chịu mà người ngoài không có cách nào cảm nhận. Dưới lớp vỏ kiên cường bên ngoài, muốn nói lại không thể, dưới khuôn mặt tươi cười, là tâm trạng không thể bộc lộ, phải luôn đem nụ cười rạng rỡ nhất, đối diện với mọi người. Từng bước từng bước chạy trên con đường và để lại dấu chân mà bản thân rõ nhất, bạn chạy mệt đến thế nào, chân sẽ biết. Bạn thấy có khó hay không, vai sẽ biết. Bạn sống tốt hay không, lòng sẽ biết.
[Trans: Tiểu Thuần]
401 notes · View notes
dunhien · 8 years
Photo
Tumblr media
511 notes · View notes
dunhien · 8 years
Photo
Tumblr media
“Tâm lý con người rất phức tạp, nó vừa có tính riêng biệt vừa có tính chung, đằng sau mỗi một hành vi đều ẩn chứa bí mật tâm lý kỳ diệu. Có đến 10 hiện tượng tâm lý hành vi hữu dụng nhất sẽ giúp bạn hiểu thêm về hành vi của người khác và của cả bản thân mình.
1. Lời tiên tri tự đúng (tự kỷ ám thị) Robert Rosenthal – nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ đã từng làm một cuộc thí nghiệm thế này: Ông chia một nhóm chuột bạch thành hai nhóm A và B, nói với người nuôi dưỡng nhóm A rằng những chú chuột này rất thông minh, đồng thời lại nói với người nuôi dưỡng nhóm B rằng trí lực những chú chuột này chỉ bình thường thôi. Mấy tháng sau, ông cho hai nhóm chuột này làm một trắc nghiệm kiểu vượt qua mê cung và phát hiện nhóm A thật sự thông minh hơn nhóm B, chúng có thể ra khỏi mê cung tìm được thức ăn đầu tiên. Ông nghĩ, hiệu ứng này có thể xảy ra ở con người không? Thế là ông lại đến một trường trung học bình thường, ông vào một lớp học bất kỳ và khoanh tròn vài cái tên học sinh trong bảng danh sách, sau đó ông nói với giáo viên của những học sinh đó rằng: Những em này trí tuệ rất cao, rất thông minh. Qua một thời gian, ông trở lại trường và kỳ tích đã xảy ra: những học sinh mà ông chọn thật sự đã trở thành những người xuất sắc của lớp. Tại sao lại xảy ra hiện tượng này? Đó chính là tác dụng đầy ma lực của một kiểu “ám thị” thần kỳ. Trong cuộc sống, mỗi người đều sẽ chịu sự ám thị tâm lý thế này hay thế kia, những ám thị này có cái tích cực, cũng có cái tiêu cực. Nếu một người chịu sự ám thị nào lâu dài thì kết quả họ sẽ trở thành đúng như loại ám thị đó.
2. Hiệu ứng quá giới hạn Tác giả nổi tiếng của Mỹ – Mark Twain có một lần nghe mục sư giảng trong nhà thờ. Lúc đầu, ông cảm thấy mục sư giảng rất hay, rất cảm động và ông đang dự định sẽ quyên góp tiền. Nhưng qua 10 phút, mục sư vẫn chưa giảng xong, ông bắt đầu có chút mất kiên nhẫn nên quyết định sẽ quyên một ít tiền lẻ thôi. Qua thêm 10 phút nữa mục sư vẫn tiếp tục giảng, thế là ông nghĩ không quyên góp nữa. Hiện tượng tâm lý này được gọi là “hiệu ứng quá giới hạn”, nghĩa là khi bị kích thích quá nhiều, quá mạnh và thời gian tác dụng quá lâu sẽ dẫn đến tâm lý cực kỳ khó chịu và phản kháng. Hiệu ứng siêu hạn thường xảy ra trong việc giáo dục gia đình. Ví dụ như khi đứa con phạm lỗi, b��� mẹ cứ nhắc đi nhắc lại chuyện đó cùng lời khiển trách sẽ khiến đứa con từ buồn bã bất an chuyển sang mất kiên nhẫn, thậm chí chán ghét. Một khi bị “bức” quá thì sẽ xuất hiện tâm lý và hành vi phản kháng kiểu “lần sau mình sẽ làm vậy nữa”. Có thể thấy, sự khiển trách và đánh giá của bố mẹ dành cho con cái không được vượt quá giới hạn, đối với trẻ chỉ nên “phạm lỗi một lần, chỉ phạt một lần”. Cho dù muốn nhắc nhở lại thì cũng không nên lặp lại đơn thuần mà phải thay đổi góc độ, cách nói. Như thế thì trẻ mới không cảm thấy lỗi của mình cứ bị “giữ mãi không buông” mà sinh ra tâm lý chán ghét, phản nghịch.
3. Hiệu ứng Westerners Nhà tâm lý học Westerners đã từng giảng một ngụ ngôn thế này. Có một đám trẻ con chơi đùa huyên náo suốt ngày trước cửa nhà một ông lão. Mấy ngày qua đi, ông lão không thể chịu đựng nữa. Ông bèn cho mỗi đứa trẻ 10 đồng và nói: “Các cháu đã khiến ở đây thật náo nhiệt, làm cho ông cảm thấy mình trẻ lại rất nhiều, tiền này ông thưởng cho các cháu”. Bọn trẻ rất vui, hôm sau lại đến, nhưng lần này ông lão chỉ cho mỗi đứa 5 đồng. Bọn trẻ vẫn thích thú đến chơi ngày hôm sau, lần này ông lão chỉ cho mỗi đứa 2 đồng. Vậy là bọn trẻ tức giận bảo, “Cả ngày mới được cả 2 đồng, ông có biết bọn cháu chơi đùa cũng mệt lắm không!” Sau đó thì bọn trẻ không đến nhà ông lão chơi nữa. Trong câu chuyện này, cách của ông lão rất đơn giản, ông đã biến động cơ bên trong “chơi vì niềm vui của chính mình” từ bọn trẻ trở thành động cơ bên ngoài “chơi vì để được tiền”. Và khi ông lão thao túng nhân tố bên ngoài này thì cũng đã thao túng được hành vi của bọn trẻ. Hiệu ứng Westerners cũng thấy rõ trong cuộc sống. Ví dụ, bố mẹ thường nói với con cái: “Nếu lần này con thi được 10 điểm thì bố mẹ sẽ thưởng 100 ngàn”, “Nếu con thi đứng trong top 5 thì bố mẹ sẽ thưởng con một món đồ chơi mới” v.v… Người lớn chúng ta có lẽ không ngờ rằng cơ chế thưởng này không thỏa đáng, nó sẽ khiến hứng thú học tập của trẻ dần dần giảm đi.
4. Hiệu ứng Gió Nam Hiệu ứng này bắt nguồn từ câu chuyện ngụ ngôn của tác gia người Pháp – Jean de La Fontaine. Gió Bắc và Gió Nam thi uy lực với nhau xem ai thổi rơi áo khoác của người đi đường. Đầu tiên là Gió Bắc thổi những luồng gió thật lạnh, lạnh đến thấu xương, kết quả là người đi đường càng quấn áo chặt hơn. Gió Nam bắt đầu từ tốn lay động, gió thật dịu và ánh mặt trời thật đẹp khiến người đi đường cảm thấy như mùa xuân tràn ngập, vậy là họ cởi áo khoác ra để thưởng thức bầu không khí dễ chịu ấy. Cuối cùng Gió Nam chiến thắng. Gió Nam trong câu chuyện sở dĩ đạt được mục đích là vì nó đã thuận theo nhu cầu nội tại của con người. Phản ứng tâm lý sinh ra do được kích thích cảm giác cá nhân và nhu cầu muốn thỏa mãn mình chính là “hiệu ứng Gió Nam”.
5. Hiệu ứng thùng gỗ Tại sao có tên gọi này? Một chiếc thùng được ghép từ nhiều mảnh gỗ, và nếu như những mảnh gỗ này dài ngắn khác nhau thì bạn sẽ thấy rõ ràng lượng nước chứa được trong thùng không phụ thuộc vào những mảnh gỗ dài, mà nó chỉ có thể đầy lên đến chiều cao của chỗ mảnh gỗ ngắn nhất mà thôi. Thành tích học tập chung của một đứa trẻ giống như một chiếc thùng gỗ lớn vậy, thành tích mỗi một môn học trong đó đều là một miếng gỗ không thể thiếu để ghép thành chiếc thùng. Sự ổn định trong thành tích tốt của trẻ không thể dựa vào sự xuất sắc (mảnh gỗ dài) ở vài môn học nào đó, mà nên chú trọng ở tình trạng chỉnh thể của nó, đặc biệt là ở một số mắc xích yếu (mảnh gỗ ngắn). Ý nghĩa của hiệu ứng này? Một người không thể xem nhẹ khiếm khuyết của mình và của cả người khác. Bạn muốn một ai đó hoàn thiện hơn thì không thể chỉ dựa vào sở trường, tài năng của họ mà quên đi sở đoản hay tật xấu, cho dù nhìn vào tưởng chừng như chúng không hề ảnh hưởng gì. Bởi vì một mảnh gỗ ngắn đi thôi cũng đủ làm nước trong cả thùng chảy ra ngoài.
6. Hiệu ứng Hawthorne Tại công xưởng Hawthorne nằm ở ngoại ô bang Chicago (Mỹ), công nhân thường xuyên nóng giận bất bình cho nên tình hình sản xuất không lý tưởng cho lắm. Sau đó, chuyên gia tâm lý đặc biệt đến đây làm một cuộc thí nghiệm: Trong khoảng thời gian 2 năm, vị chuyên gia này có cuộc trò chuyện riêng với hơn 20.000 công nhân và quy định trong quá trình trò chuyện, vị chuyên gia sẽ nhẫn nại lắng nghe mọi ý kiến và bất mãn của họ đối với công xưởng. Cuộc thí nghiệm đã đem lại kết quả không ngờ: sản lượng của công xưởng đã tăng vượt bậc. Rõ ràng, con người có rất nhiều thắc mắc hoặc bất mãn nhưng không phải lúc nào cũng có thể biểu đạt ra được. Sau khi họ “được nói” thì sẽ có một sự thỏa mãn khi đã phát tiết ra, họ cảm thấy dễ chịu và nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
7. Hiệu ứng tăng giảm Hiệu ứng này trong giao tiếp giữa người với người chính là: Bất cứ ai cũng đều hy vọng sự yêu thích, ưu tiên của đối phương dành cho mình “không ngừng tăng lên” chứ không phải “không ngừng giảm đi”. Lấy ví dụ, rất nhiều người bán hàng nắm được tâm lý này của khách hàng, trong khi cân món hàng họ luôn lấy một phần nhỏ để lên cân rồi từ từ “thêm vào thêm vào” cho đủ số lượng khách hàng cần, chứ họ không lấy một phần lớn ngay rồi sau đó lại “bớt ra bớt ra”, mặc dù cả hai cách đều vì đạt đến số lượng khách hàng cần nhưng hành động “thêm vào” sẽ khiến khách hàng cảm thấy hài lòng hơn rất nhiều. Khi chúng ta phê bình đánh giá trẻ nhỏ thường khó tránh “khen trước, chê sau”. Kỳ thực cách này không lý tưởng lắm, tốt hơn hết là hãy chỉ ra cho chúng thấy những lỗi chúng mắc phải rồi sau đó mới khích lệ chúng bằng những “thành quả” mà chúng đã đạt được, như thế trẻ sẽ dễ dàng tiếp thu nhận xét của bạn và có thiện chí sửa chữa hơn.
8. Hiệu ứng bươm bướm Theo nghiên cứu cho thấy, những khí lưu yếu và nhỏ của một con bươm bướm tình cờ vỗ cánh ở Nam bán cầu kết hợp với vô số các nhân tố khác thì sau vài tu���n đã biến thành một trận vòi rồng ở bang Texas (Mỹ)! Sau đó các nhà khoa học đã gọi đây là “hiệu ứng bươm bướm” và đưa ra lý luận như sau: Một nhân tố khởi nguồn cực nhỏ nếu trải qua một thời gian nhất định và tác dụng với các nhân tố tham dự khác thì hoàn toàn có thể phát triển thành sức ảnh hưởng cực kỳ lớn và phức tạp. Hiệu ứng này nói với chúng ta rằng: Đừng bao giờ xem thường những thứ nhỏ bé. Một câu nói, một chuyện, một hành vi nhỏ nếu như đúng đắn sẽ ảnh hưởng tích cực rất lớn, còn nếu sai lệch, võ đoán thì ảnh hưởng tiêu cực cũng lớn như vậy.
9. Hiệu ứng đóng kí hiệu Trong thế chiến 2, Mỹ do binh lính không đủ nên đã lập một đội các tù nhân trong ngục đưa ra tiền tuyến chiến đấu. Mỹ đặc phát vài chuyên gia tâm lý đến huấn luyện, động viên các tù nhân này và theo họ cùng ra tiền tuyến. Trong thời gian huấn luyện, các nhà tâm lý thuyết giáo rất nhiều với tù nhân và bắt mỗi người họ mỗi tuần phải viết một lá thư cho người thân nhất của mình. Nội dung trong thư do nhà tâm lý thống nhất chỉ định, thuật rằng: biểu hiện của tù nhân trong ngục tốt như thế nào, tự cải tạo mình như thế nào v.v… Nhà tâm lý yêu cầu họ viết thật tỉ mỉ rồi gửi đi. Sau 3 tháng, các tù nhân ra tiền tuyến, nhà tâm lý lại yêu cầu họ trong thư viết rằng họ đã phục tùng chỉ huy như thế nào, chiến đấu dũng cảm ra sao v.v… Kết quả là, biểu hiện của đội binh tù nhân này không hề thua kém binh lính thực thụ. Họ trở nên giống y như những gì trong thư họ viết. Hiện tượng này được gọi là “hiệu ứng đóng kí hiệu”, còn có tên gọi khác là “hiệu ứng ám thị”.
10. Hiệu ứng ngưỡng vào Trong cuộc sống hằng ngày có một hiện tượng thế này: Khi bạn nhờ người khác giúp đỡ, nếu vừa mới bắt đầu đã đưa ra yêu cầu quá cao thì rất dễ bị cự tuyệt. Ngược lại nếu đầu tiên bạn đưa ra yêu cầu nhỏ thôi, sau khi người khác đồng ý hãy tăng thêm yêu cầu thì sẽ dễ đạt được mục tiêu hơn. Hiện tượng này được các nhà tâm lý học gọi là “hiệu ứng ngưỡng vào”. Hiệu ứng này cũng vận dụng khá hữu hiệu trong giáo dục con cái trong gia đình. Hãy yêu cầu thấp thôi, khi trẻ đã làm đúng rồi, hãy cho chúng sự khẳng định và biểu dương, khích lệ, thế thì những yêu cầu tăng dần sau đó sẽ khiến trẻ vui vẻ thực hiện hơn.”
{ST} des by |Invisible|@Tu Es Mon Lilas
7K notes · View notes
dunhien · 8 years
Text
Đọc-Nghe-Xem gì trên mạng để mở mang kiến thức
Học Online
Coursera: Du học tại chỗ, có khoảng 1500+ khoá, free, từ các trường đỉnh nhất trên thế giới
https://www.coursera.org/
Edx: Tương tự Coursera, liên minh sáng lập bởi Harvard và MIT
https://www.edx.org/
Future learn: Tương tự Coursera, Edx, nhưng chủ yếu là các trường của Anh
https://www.futurelearn.com/
Iversity: Tương tự Coursera, Edx, Future learn, nhưng chủ yếu là các nước Bắc Âu
https://iversity.org/
Kadenze: Tương tự, tập trung vào các môn nghệ thuật như thiết kế, âm nhạc, mỹ thuật…
https://www.kadenze.com/
Novoed: Tương tự, Stanford sáng lập
https://novoed.com/
Open Yale: Tương tự, Yale sáng lập
http://oyc.yale.edu/
MIT Openware: Tương tự, MIT sáng lập
http://ocw.mit.edu/index.htm
Crash Course: Các video chế biến công phu, hình ảnh đẹp, độ dài 15-20’, các khóa ở cấp độ căn bản như Văn, Sinh, Tâm Lý, Lịch Sử…Rất phù hợp cho học sinh cấp 3 muốn du học Mỹ.
https://www.youtube.com/user/crashcourse
Khan Academy: Hầu hết do Khan (MIT) tự làm, giảng rất chậm và dễ hiểu, tập trung vào các môn khoa học Toán, Lý, Hóa…
https://www.khanacademy.org/
Các trang tổng học, phân loại các khóa học:
http://www.openculture.com/
http://www.openculture.com/
https://www.class-central.com/
Đọc báo
The New Yorker: Cảm nhận cá nhân hay nhất trong tất cả các báo Mỹ, rất nhiều bài đọc của Trạm được dịch từ đây.
http://www.newyorker.com/
The Atlantic: Mục Magazine hàng tháng, rất dài và chất.
http://www.theatlantic.com/
The New York Times: Nên đọc mục Sunday Review, Magazine, Opinion
http://www.nytimes.com/
The guardian: Nên đọc mục Long-Read và Điểm sách
http://www.theguardian.com/uk
The Economist: Mục Magazine nhiều bài hay. Mục What if, nhiều bài lạ
http://www.economist.com/
https://www.1843magazine.com/
http://worldif.economist.com/
New Republic: Thỉnh thoảng có bài hay
https://newrepublic.com/
Wired: Chủ yếu đưa tin về khoa học, công nghệ. Nhiều bài dài.
http://www.wired.com/
Fast Company: Sáng tạo + Thiết kế+ Công nghệ+Startup
http://www.fastcompany.com/
Foreign Affairs: Chính trị+ Ngoại giao + Quan hệ quốc tế
https://www.foreignaffairs.com/
Finanicial Times: Chuyên tài chính
http://www.ft.com/home/asia
Wall Street Journal
http://www.wsj.com/asia
Washington Post
https://www.washingtonpost.com/
Vox: Mới xuất hiện được vài năm, dành cho giới trẻ
http://www.vox.com/
Những trang điểm báo
The Browser: Trang điểm các bài báo hay nhất trong ngày
https://thebrowser.com/
The Electric Typewriter: Tổng hợp các bài báo hay nhất từ các nguồn báo thuộc nhiều chủ đề. Ví dụ: 10 bài báo hay nhất về sáng tạo
http://tetw.org/
Longreads: Cho ai thích đọc những câu truyện dài và hay
https://longreads.com/
Longform: Tương tự Longread
http://longform.org/
Arts & Letters Daily: Điểm các bài báo hàn lâm. Khó đọc nhưng rất chất.
http://www.aldaily.com/
Twitter: Sử dụng #longreads để tìm những bài báo hay nhất trong tuần
https://twitter.com/
Nghe
Ted Radio Hour: Các bài Ted có cùng chủ đề được kết hợp lại. Chất lượng nội dung rất cao, phải nghe hàng tuần.
http://www.npr.org/programs/ted-radio-hour/
Freakonomics Radio: Từ những người viết nên Kinh tế học hài hước. Cực hay!
http://www.wnyc.org/shows/freakonomics-radio/
You are not so smart: Ai thích tâm lí học, thì phải nghe
http://youarenotsosmart.com/
On being: Về ý nghĩa cuộc đời. Hay!
http://www.onbeing.org/
Waking up: Triết học+ tôn giáo + tâm lí học + khoa học. Ai thích thì sẽ rất nghiện, từ Sam Harris
http://www.samharris.org/podcast
The Tim Ferriss Show: Podcast hàng đầu Itunes. Tác giả của cuốn Tuần làm việc 4 giờ.
http://fourhourworkweek.com/
Harvard Business Review IdeaCast: Ai thích kinh doanh, quản trị, lãnh đạo thì nên nghe để bắt kịp với thế giới.
http://feeds.harvardbusiness.org/harvardbusiness/ideacast
In our time: BBC radio, thập cẩm lịch sử, triết học, tôn giáo….
http://www.bbc.co.uk/programmes/b006qykl
BBC Radio 4 - The Reith Lectures: Kinh điển, các bài giảng hàng năm bởi các học giả hàng đầu thế giới, có từ năm 1948 trên đài BBC
http://www.bbc.co.uk/programmes/b00729d9
Philosophy bites: Phỏng vấn các giáo sư, chuyên gia hàng đầu trong triết học. Vô cùng hay, thường 30’ 1 bài phỏng vấn
http://www.philosophybites.com/
Philosophize This!: Điểm lại các triết gia hàng đầu trong lịch sử, nhưng nói theo phong cách dân dã, dễ hiểu.
http://www.philosophizethis.org/
Philosophy Talk: Từ hai giáo sư trường từ Stanford
http://www.philosophytalk.org/
Very Bad Wizards: Triết học+Tâm lí học. Hay, hài, nhiều dinh dưỡng, nhưng hơi tục do 1 giáo sư triết học và 1 tâm lý học dựng
http://verybadwizards.com/
EconTalk: Phỏng vấn nhiều chuyên gia nổi tiếng thế giới, liên quan nhiều đến kinh tế học
http://www.econtalk.org/
Revisionist History: Podcast mới của Malcolm Gladwell, nhìn lại lịch sử về 1 sự kiện, con người hay ý tưởng.
http://revisionisthistory.com/
Video
TED: Quá nổi, không cần bàn
https://www.ted.com/
Ted-ed: Bài học nhỏ, từ 5-10’, nhiều chủ đề, có phần câu hỏi và đào sâu
http://ed.ted.com/
Aspen Ideas Festival: Giống TED, tổ chức hàng năm
http://www.aspenideas.org/
Zuric Minds: Giống TED, nhưng bên Đức
http://zurichminds.com/
Politics and Prose: Quay lại buổi giới thiệu sách mới ra của các tác giả
https://www.youtube.com/user/politicsprose
Talks at Google: Phải cảm ơn Google vì nguồn tài nguyên tuyệt vời này. Các Video đều có Sub Anh, giới thiệu các cuốn sách mới ra.
https://www.youtube.com/user/AtGoogleTalks
ZeitgeistMinds: 1 chương trình khác của Google, nhiều bài Talks rất hay.
https://www.zeitgeistminds.com/
The School of Life: Giới thiệu các tác giả, tác phẩm lớn của nhân loại
https://www.youtube.com/user/schooloflifechannel
Fight Mediocrity: Các video tóm tắt sách khoảng 15’. Rất hay.
https://www.youtube.com/user/phuckmediocrity
PragerU: Video hoạt hình về những ý tưởng lớn
https://www.youtube.com/user/PragerUniversity/videos
Wisecrack: Phân tích phim
https://www.youtube.com/user/thugnotes/
Web Hay
Brain Pickings: Nhiều bài về sách và văn hóa đọc
https://www.brainpickings.org/
Big Think: Video, Bài báo từ các chuyên gia hàng đầu
http://bigthink.com/
Nautilus Magazine: Thập cẩm khoa học, mỗi số nói về 1 chủ đề dưới nhiều góc độ khác nhau, vô cùng hay, thiết kế đẹp
http://nautil.us/
Aeon: Rất nhiều bài hay từ các giáo sư, chuyên gia trong ngành viết.
https://aeon.co/
Edge: Trang Web thông minh nhất thế giới, nơi tụ họp của trí thức hàng đầu thế giới
http://edge.org/
The School of life: Đại học bôn ba
http://www.theschooloflife.com/
The Chronicle of Higher Education: Dành cho những quan tâm đến giáo dục đại học
http://chronicle.com/
Pacific Standard: Thập cẩm
http://www.psmag.com/
Học về mọi thứ: Kênh do Discovery phát triển
https://curiosity.com/
Harvard Business Review: Dành cho ai thích kinh doanh
https://hbr.org/
Closer to Truth: Ai thích thiên văn, vật lý, khoa học, tôn giáo. Do PBS sản xuất
https://www.closertotruth.com/
Quora: Mạng xã hội hỏi đáp, rất nhiều các chuyên gia trong đủ các ngành.
https://www.quora.com/
Debate
Intelligence Squared: Quay các buổi Debate từ các chuyên gia v
http://www.intelligencesquared.com/
Munk Debates: Khách mời khủng, của Canada
https://www.munkdebates.com/
The Economist debates: Tranh luận dưới dạng bài báo từ các chuyên gia. Chú ý phần Futher Reading.
http://debates.economist.com/
Phần mềm đọc
(Sử dụng để lưu lại bài viết trên Trạm :3, lúc nào rảnh thì đọc tiếp)
Instapaper: Giao diện rất đẹp
https://www.instapaper.com/
Pocket: Có tính năng tag bài báo đã lưu
https://getpocket.com/
Tự tổng hợp báo:
https://feedly.com/
https://flipboard.com/
Google News, Apple News
Giúp đọc sách
Spark Notes: Giống sách Văn mẫu Online, có hầu hết các tác phẩm kinh điển
http://www.sparknotes.com/
getAbstract: Tóm tắt sách
https://www.getabstract.com/
Brain Pickings: Nhiều bài về sách và văn hóa đọc
https://www.brainpickings.org/
Blinkist: Tóm tắt sách
https://www.blinkist.com/
The New York Review of Books: Trang điểm sách kinh điển nhất
http://www.nybooks.com/
London Review of Books: Kinh điển, của Anh
http://www.lrb.co.uk/
Macat: Phân tích các tác phẩm kinh điển (Trình độ đại học)
https://www.macat.com/
3K notes · View notes
dunhien · 8 years
Photo
Tumblr media
Trên đời này luôn có những người mà bạn rất yêu thương, thế nhưng lại chẳng thể chung đường…
1K notes · View notes
dunhien · 8 years
Photo
"Cuộc đời đôi lúc rất vô lý. Vẫn chưa lấy được 100 điểm thì kỳ thi đã kết thúc. " Đến cả một cơ hội cho bạn cũng sẽ không bao giờ có thể xảy đến.
Tumblr media
2K notes · View notes
dunhien · 8 years
Text
Sống vừa
Tumblr media
Mọi người hay bảo “sống chậm là tốt”. Thực ra không phải đâu. Sống chậm chán lắm. Sống vừa thôi.
Điều này cũng giống như chuyện uống nước. Không biết từ bao giờ mọi người đều tin rằng “uống nhiều nước là tốt”, “một ngày phải uống ít nhất 2 lít nước”. Vậy nên khi bắt đầu ăn Thực Dưỡng, mọi người thường sốc với việc “uống thật ít nước thôi”. Thật ra không phải đâu. Lượng nước uống vào là một cách tham chiếu sức khỏe hiện tại của bạn. Bạn ăn như thế nào thì sẽ đòi hỏi lượng nước tương tự như thế. Do đó, nhiều quá không tốt, ít quá không được. Uống vừa thôi.
Nhưng làm sao biết được, như thế nào là “vừa”. Tiếc thay, con người không thể là một cái máy để xác định thông số chính xác về hàm lượng dinh dưỡng hay nhu cầu năng lượng mỗi ngày. Để biết được chúng ta cần ăn uống bao nhiêu, hoạt động tinh thần và thể chất như thế nào cho vừa phải, chỉ có một cách duy nhất là “thử và sai”.
Bạn có để ý rằng những ngày ăn ít quá, bạn không có đủ năng lượng để làm việc; nhưng nếu ăn no quá, bạn cũng sẽ thấy mệt mỏi, buồn ngủ, và cũng không thể làm việc được?
Đó là vì cơ thể của bạn đã phải làm việc quá tải để xử lý đống thức ăn đấy. Và phần năng lượng tiêu hao cho việc tiêu hóa có khi còn vượt quá cả dưỡng chất có thể hấp thu.
Do đó, nếu muốn cơ thể thu nạp chất dinh dưỡng tốt hơn, hãy ăn vừa đủ no thôi (khoảng 80% cảm giác no, trước khi bụng của bạn căng phồng lên). Tương tự như vậy, hãy sống vừa đủ thôi, trước khi cơ thể bạn gào lên đòi đình công lâu dài.
Chúng ta đã quen với thời thanh niên phải xông pha hết mình, phải yolo!, làm việc cật lực, thức đêm thức hôm và ăn nhậu xả láng. Chúng ta tin rằng đó là cách ghi dấu “tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại” của mình. Nhưng thường thì hệ quả của thứ tuổi trẻ đó sẽ quay trở lại và đâm sầm vào chúng ta ngay sau đó chỉ khoảng mươi năm.
Lúc tôi vừa bỏ việc, đồng nghiệp nào cũng tiếc. Các bạn hỏi đi hỏi lại vì sao tôi lại quyết định như vậy. Tôi nói rằng bởi vì thấy mình không có nhiều thời gian, mà lại muốn làm những việc khác. Ở đây tôi không có ý nói các bạn hãy bỏ việc cả đi. Nhưng hãy luôn nhìn lại những gì mình đang làm, từng ngày từng giờ một, để xem mình có đang thực sự muốn làm chúng hay không. Mình có đang hạnh phúc không? Rồi quyết định.
Công việc cũ của tôi là một món quà tuyệt vời. Môi trường làm việc hoàn hảo, đồng nghiệp giỏi giang dễ mến, thu nhập ổn định dễ sống, phát huy được nhiều sở trường và cá tính bản thân. Nhưng, nhịp sống hối hả và áp lực điên cuồng của chúng không hợp với tôi. Một ngày, tôi nhận ra mình thèm uống trà quá. Nên tôi xin nghỉ, để được thảnh thơi thưởng trà. Để đi về phương Bắc, lên non về rừng, hái trà, làm trà. Cũng là thức đêm, nhưng để nghe mùi trà mới ấm sực trong lồng quay. Đó là thứ cảm giác ở nơi mình thực sự thuộc về. Chúng khác nhiều lắm.
Tôi biết có những người bạn của mình hợp với nhịp sống năng động nơi phố thị. Đặt họ vào chốn thâm sâu cùng cốc, ở dơ một tuần không tắm, ăn chay uống trà, thì chết ngay. Cuộc sống ấy “vừa” với họ. Cuộc sống này “vừa” với tôi.
Còn bạn? Bạn sẽ “vừa” với cuộc sống nào? Hãy bắt đầu tự hỏi mình ngay từ giây phút này. Món ăn bạn đang nhai, thứ nước bạn đang uống, bầu không khí bạn đang thở, giấc ngủ bạn đang say. Nếu luôn đặt mình vào trạng thái nhìn lại, đánh giá lại, dần dà bạn sẽ hiểu cơ thể và tâm tính của mình hơn. Lúc đó, cho dù giữ nguyên cuộc sống hiện tại hay đổi sang lối sống mới, bạn sẽ luôn thấy ổn hơn. Vì lúc đó bạn thực sự cảm thấy cái gì là “vừa” với mình. Với mình, chứ chẳng phải bất kỳ ai khác trên đời.
Nhà Mình
270 notes · View notes
dunhien · 8 years
Photo
Tumblr media
552 notes · View notes