Tumgik
fluent-forever · 7 years
Text
Link download các tài liệu tiếng Anh
1. Cẩm nang Nghe - Nói - Đọc - Viết tiếng Anh: http://bit.ly/2gMhH48
2. Sách Ngữ Pháp Tiếng Anh Toàn Tập : https://goo.gl/C7vjRn
3. Phần mềm luyện nghe tiếng Anh
Phần mềm “Luyện nghe tiếng Anh” là một công cụ giúp luyện nghe tiếng Anh rất hiệu quả nhờ số lượng bài học lớn (159 bài luyện nghe nói) được sắp xếp thành nhóm các chủ đề quen thuộc, gần gũi với cuộc sống. Phần mềm được chia làm 4 chủ đề lớn:- English for Beginner: Với 11 chủ đề rất cơ bản, giúp phát âm chuẩn như: Countries and Nationalities, Money, Alphabet and Spelling, Days of the week, Months, Seasons, Years, Number...
Link Down miễn phí: https://www.mediafire.com/?o5z3na6upnp2f
4. Bộ video học tiếng Anh qua phim: https://goo.gl/jv629w
5. Video luyện phát âm chuẩn tiếng Anh: https://goo.gl/mN9zSY
6. Bộ Tài Liệu Học Tiếng Anh & IELTS Siêu Tốc https://goo.gl/UWcLMz
7. Bộ 9 KỸ NĂNG MỀM thiết yếu cần có (nhất là sinh viên và người mới đi làm) https://goo.gl/6mJ8Vt
(Sưu tầm từ bạn Đỗ Quang Đạt trên facebook)
0 notes
fluent-forever · 7 years
Text
KEEP CALM AND LEARN ENGLISH - Phần 2: Củng cố ngữ pháp
Tumblr media
Trong bài viết này, mình sẽ giới thiệu một số sách, một số trang web, và một số phương pháp học dựa vào kinh nghiệm việc học của cá nhân mình để củng cố ngữ pháp tiếng Anh.
I. Mấy lời mở đầu dông dài
Phần mở đầu này có hơi dông dài một chút và có thể sẽ làm bạn sốt ruột. Bạn có thể chuyển thẳng sang các phần II và III ở phía dưới. Bạn cũng có thể đọc tiếp nếu bạn muốn nghe mình giải thích mấy lời cho bài viết này.
Mình có ba quy tắc trong việc học tiếng Anh của bản thân mà mình luôn cố gắng hết sức tuân thủ, và sự tiến bộ của bản thân có vẻ đã cho mình biết ít ra với riêng mình, ba quy tắc này đã đúng. Mục đích của bộ bài viết này của mình là để trình bày lại các quy tắc đó một cách cụ thể, đồng thời giới thiệu một số công cụ và cách học có thể có ích cho việc thực hiện từng quy tắc này một. Ba quy tắc đó của mình, nói ngắn gọn lại là như thế này:
1. Ngữ pháp là nền tảng để xây dựng ngôn ngữ, và một hiểu biết tốt về ngữ pháp có thể hỗ trợ tất cả các kỹ năng quan trọng của người học như Nghe, Nói, Đọc, Viết. Nên có hiểu biết một cách có hệ thống về ngữ pháp. Nên tìm và đắp ngay mọi lỗ hổng về ngữ pháp ngay từ giai đoạn đầu, để có thể tiến bộ nhanh với các phương diện khác của ngôn ngữ trong các giai đoạn về sau.
2. Đọc thường xuyên sẽ nâng cao khả năng Viết; Nghe thường xuyên sẽ nâng cao khả năng Nói. Chú trọng tập viết nhiều nhưng không đọc nhiều và hăng say tập nói nhưng lại không gắn với nghe nhiều, có thể lại còn có hại.
3. Việc học một ngoại ngữ có hiệu quả tối đa khi người học “phủ” được ngoại ngữ lên càng nhiều phương diện trong môi trường sống của mình càng tốt, tức là cố gắng làm sao thường xuyên sử dụng hoặc đụng độ phải ngôn ngữ cần học trong mọi hoạt động đọc, nghe, xem, nói, viết và cả suy nghĩ hàng ngày của mình.
Bài viết dưới đây mình sẽ cố gắng trình bày những việc bạn có thể làm để thực hiện quy tắc thứ nhất: Củng cố và đắp các lỗ hổng về ngữ pháp trong tiếng Anh.
Phần II là phần giới thiệu một số tài liệu tự học có phần giải thích kỹ lưỡng và bài tập để luyện về ngữ pháp cơ bản tiếng Anh. Phần này phù hợp với các bạn đã được học qua những phần căn bản của tiếng Anh nhưng tự thấy những gì mình được dạy về ngữ pháp tiếng Anh chưa thật sâu. Phần này cũng phù hợp với các bạn sau khi thi Đại học đã lâu không động đến ngữ pháp tiếng Anh một cách hệ thống giống như thời phổ thông, và đang tự thấy rằng hiện giờ mình bị hổng một số mặt về kiến thức ngữ pháp.
Các sách được giới thiệu trong phần II được xếp theo thứ tự abc, không phải theo độ hay-dở của sách. Mỗi quyển mình đều đã đọc qua dù không phải cuốn nào mình cũng từng dùng tới, khảo sát, và đưa ra đánh giá cụ thể của mình cho từng cuốn, dựa vào kinh nghiệm cá nhân của mình. Mình tin là nếu bạn đầu tư thời gian, đây sẽ là những công cụ đắc lực cho việc tự học của bạn.
Phần III là phần giới thiệu một số trang web hay của cộng đồng người học tiếng Anh nước ngoài, có thể được dùng để tham khảo trong quá trình tự học tiếng Anh của bạn. Những trang này cực kỳ có ích trong việc tra cứu những thứ “lắt nhắt” về ngữ pháp như sự khác biệt giữa do và  make, hay “etc.” viết tắt cho cái gì chẳng hạn.
Hy vọng rằng bạn sẽ thấy ít nhất một trong những thứ mình viết ra ở dưới đây có ích cho việc học tiếng Anh của mình.
II. Giới thiệu một số sách tự học ngữ pháp tiếng Anh
1. Malcolm Mann, Steve Taylore-Knowles, “Destination B2 – Grammar & Vocabulary” - (Macmillan)
Tumblr media
Cuốn này viết dễ hiểu,dễ dùng và thân thiện với người đọc. Được thiết kế cho cả hoạt động tự học lẫn để dùng như sách giáo khoa trên lớp; mỗi chương mở đầu bằng hai trang giải thích ngắn gọn ngữ pháp, hoặc từ vựng, sau đó là bài tập. Cách giải thích dễ hiểu và không cần biết quá nhiều thuật ngữ, cuốn này phù hợp với cả các bạn đã quên lâu cần củng cố lại ngữ pháp lẫn các bạn vẫn còn mới với ngữ pháp tiếng Anh. Có thể dùng kèm cuốn này với hoạt động học tập trên lớp hoặc tự học. Khá là dễ dùng, từ học sinh cấp III đã có thể dùng cuốn này rồi.
2. Michael Vince, “ Intermediate Language Practice” - (Macmillan)
Tumblr media
Đây là một cuốn ở trình độ hơi cao (intermediate - tức là đã hơn người chưa biết gì một chút rồi), bởi vậy phù hợp hơn với các bạn đã được học về ngữ pháp nhưng tự thấy mình còn chưa hiểu sâu và một số chỗ mình còn hổng kiến thức - có thể do lâu rồi không đụng đến nên quên chẳng hạn. Không khuyến khích cho người mới bắt đầu.
Cuốn này có những phần giải thích kỹ, nhưng ngắn gọn, chính xác và dễ hiểu cho từng mục nhỏ trong ngữ pháp tiếng Anh một, đi kèm với đó là bài luyện thường xuyên và sau vài bài lại có một bài luyện lớn. Tuy vậy, để sử dụng được tốt phần này, bạn cần phải hiểu một số thuật ngữ căn bản trong giảng dạy ngữ pháp tiếng Anh như auxiliary (trợ động từ như be, do, have), modal (từ tình thái như can, may, must), relative clause (mệnh đề quan hệ, như which was, that I…), v… v…
Nửa sau của cuốn sách này là dạy về từ vựng, tuy vậy chỉ có bài tập và key chứ không có giải thích, nên có vẻ không phù hợp với người tự học cho lắm. Nếu làm nó bạn nên kết hợp với tự tra cứu trên google hoặc hỏi người có vốn từ vựng nhiều, hoặc giáo viên. Tuy vậy, dù bạn có không đọc đến phần này, mình cũng rất mong bạn sẽ đọc qua trang 213, phần “Dealing with vocabulary” của cuốn này, bởi các cách học từ vựng trình bày trong đó thực sự rất có ích.
3.  Steve Elsworth, “Longman Grammar Practice for Intermediate Students  New Edition” - (Longman)
Tumblr media
Cuốn này thuộc dạng cổ điển nhưng tốt, rất phù hợp với người tự học. Mình đặc biệt giới thiệu cuốn này cho các bạn đã học lâu giờ quên mất nhiều điều về ngữ pháp tiếng Anh, cần đắp lại một số chỗ hổng. Với các bạn này thì không cần phải đọc cuốn sách liền tù tì từ đầu đến cuối, mà sẽ hiệu quả hơn nếu bạn tham khảo mục lục đầu tiên, và chọn ra những phần bạn thấy mình còn đang yếu và bắt đầu từ những phần đó. Sách khá là dài, nhưng chi tiết và đầy đủ. Nếu bạn đủ kiên nhẫn, nó sẽ là một công cụ hữu ích giúp bạn hệ thống hóa các kiến thức ngữ pháp đã lâu không dùng đến hoặc vẫn đang rời rạc, thiếu kết nối của mình.
Các bạn còn mới với tiếng Anh không nên chiến cuốn này một cách solo, vì cách giải thích có hơi lạ cho người mới bắt đầu, theo ý mình ;) Nếu bạn thuộc nhóm này, hãy xem thử cuốn “Longman Grammar Practice for Pre-Intermediate students” mình trình bày ở dưới.
4. Nhiều tác giả, “Longman Grammar Practice for Pre-Intermediate students Third Edition” - (Longman)
Tumblr media
Đây cũng là một cuốn sách tự học, nhưng nó rất phù hợp cho các bạn còn mới với tiếng Anh. Từ học sinh lớp 10, 11 đã có thể đọc được sách này. Cuốn sách cũng bao phủ đầy đủ các mục ngữ pháp lớn, nhưng giải thích rất ngắn gọn, dễ hiểu và cũng cung cấp đầy đủ các bài tập luyện ngay sau mỗi phần giải thích ngữ pháp. Các bạn đã có trình độ nâng cao có thể thấy cuốn này hơi dễ, nhưng với các bạn mới bắt đầu học ngữ pháp tiếng Anh lần đầu thì đây quả thực là một mỏ vàng quý. Có nó là có ngang một thầy giáo ngữ pháp tận tâm giải thích rất dễ hiểu ;)
Cuốn sách này phù hợp với cả người tự học lẫn dùng kết hợp với giờ học trên lớp. Sách có đi kèm với CD nhưng laptop mình hỏng ổ đĩa nên không kiểm tra được phần này. Bạn nào nếu có mua được và dùng cuốn này nếu được mong cho mình ý kiến về phần này :D
----------------------------------------------------
III. Giới thiệu một số địa chỉ web hay ho để củng cố ngữ pháp, cũng như một số phương pháp tự học, tự tra cứu chỗ không biết
(Phần này mình sẽ sớm cập nhật :P )
Nguyễn Tiến Đạt (sutucon)
0 notes
fluent-forever · 7 years
Text
KEEP CALM AND LEARN ENGLISH - Phần 1: Học từ Vlogger
Tumblr media
I. Mấy lời mở đầu dông dài
Không cần đọc phần dưới đâu nếu bạn không thích những câu chuyện dông dài, xin hãy đọc luôn phần II. Nhưng mời bạn cứ đọc tiếp đi nếu bạn thích nghe mình kể chuyện dông dài một chút cho việc mình đang viết mấy cái dòng này để làm gì.
Các vlog (video blog) trên youtube là nguồn tài liệu speaking quý giá nhất với mình. Đấy là điều mình có thể nói ngay lập tức với sự tự hào :)
Những người làm vlog trên Youtube được gọi là các vlogger. Họ là những người kể chuyện, những người không phải là các siêu sao hay các nhân viên của những tập đoàn truyền hình lớn. Họ chỉ là những người bình thường như mình, sẵn lòng kể những câu chuyện về cuộc sống của họ cho mình, bằng thứ tiếng Anh đời thường đơn giản mà mình thấy là tự nhiên và dễ hiểu nhất trên đời.
Với mình, việc được xem các vlog hàng ngày là những bài luyện tập quý giá nhất để nâng cao khả năng nói tiếng Anh. Mình luôn nghĩ là dù mình chỉ là một thằng mọt sách, cả ngày chả mấy khi ra khỏi nhà hay cũng chả bao giờ lê la ở những quán nước quán café khu du lịch để cố tán chuyện với người nước ngoài; việc có những hàng trăm ngàn vloggers ngoài kia chăm chỉ làm vlog cho mình xem mỗi ngày, chẳng khác gì mình có hàng trăm ngàn người bạn người bản xứ tốt bụng sẵn lòng ngồi kể chuyện bằng tiếng Anh cho mình nghe mỗi ngày. Mình thật sự nghĩ mình rất may mắn, vì được sinh ra ở đúng chỗ và đúng lúc, để được sử dụng nguồn tài liệu rất miễn phí, hết sức thú vị, và vô cùng quý giá không chỉ cho việc học tiếng Anh, mà còn cả cho cuộc sống của mình thế này.
Vậy giờ mình viết ra những điều này ở đây. Hy vọng bạn cũng như mình, sẽ được giúp ích ít nhiều từ chúng  :)
II. Các vlogger trên Youtube mình thực sự nghĩ các bạn sẽ muốn xem qua.
Ở đây mình ghi lại những channel (kênh) của các vlogger mình yêu thích nhất trên Youtube. Thứ tự các channel được sắp xếp theo thứ tự abc thôi, chứ chẳng phải theo độ hay-dở hay bất cứ đánh giá nào khác. Đây là các channel trên Youtube chuyên về vlog mà mình thực sự nghĩ các bạn sẽ muốn xem qua, nếu các bạn đang tìm cách nâng cao khả năng nói tiếng Anh của mình.
Ami Yamato
https://www.youtube.com/channel/UCdDpQ461uxNA3odAnpuigAg
Bryarly Bishop
https://www.youtube.com/channel/UChsb5ijI7XiZs5jo7SUXqWQ
Cereal Time
https://www.youtube.com/channel/UCOGelyFJnrzeNWh0y5JfZOQ
ChelseaSpeak3  
https://www.youtube.com/channel/UC3TdJrC_odsqeJ9E6EKcfrw
ComicIsland  
https://www.youtube.com/channel/UC9Anx3CRncARu-Utf_Yaf3A
communitychannel
https://www.youtube.com/channel/UCKHi7M_11VJmLZSq4WNHSkg
Dan Hauer  
https://www.youtube.com/channel/UCDIJPT98nv7gcWgQ8TeJmrg
doddleoddle  
https://www.youtube.com/channel/UCKVfKr96Ifr3Dnhb6mhDAdw
doddlevloggle  
https://www.youtube.com/channel/UCk-83b_vjgxPSHjVFZhR8fA
Domics
https://www.youtube.com/channel/UCn1XB-jvmd9fXMzhiA6IR0w
emmablackery  
https://www.youtube.com/channel/UCebpq6lNn_oV_Y2XiRzR3Vg
FungBrosComedy  
https://www.youtube.com/channel/UC9avFXTdbSo5ATvzTRnAVFg
Hikosaemon
https://www.youtube.com/channel/UCnDDVHmaiCrII800qwAxeQQ
JacksGap  
https://www.youtube.com/channel/UCTqEu1wZDBju2tHkNP1dwzQ
Jeremy Jahns
https://www.youtube.com/channel/UC7v3-2K1N84V67IF-WTRG-Q
Karen Kavett
https://www.youtube.com/channel/UC4ggR30_UJ_GqH3PCCaPMSA
Kyle LeDotNet  
https://www.youtube.com/channel/UCScMaU2pIseOUJcRz9ACjfQ
LeendaDProductions
https://www.youtube.com/channel/UCQ0gG42bXPBi7yHx9UJyexQ
NerdSync Productions
https://www.youtube.com/channel/UCURz5rKDgt7YibUSageNhEw
readbyzoe  
https://www.youtube.com/channel/UCwNqxZRSLVW0Vy6JiSh_Y3A
Savannah Brown  
https://www.youtube.com/channel/UCDAjO0-hd_RS8ZYJ4W-Iq5Q
Screen Junkies
https://www.youtube.com/channel/UCOpcACMWblDls9Z6GERVi1A
The Hopeful Family  
https://www.youtube.com/channel/UCSJzJc-vZHn6JWWG-nJztdg
The Lizzie Bennet Diaries
https://www.youtube.com/channel/UCXfbQAimgtbk4RAUHtIAUww
VickyThePixie  
https://www.youtube.com/channel/UCIgTpXV1InhWmb6FJZwCoPw
vlogbrothers
https://www.youtube.com/channel/UCGaVdbSav8xWuFWTadK6loA
xiaorishu  
https://www.youtube.com/channel/UCR-LizeQ_ZVpyjhSfqmzgTg
--------------------------------------
Nguyễn Tiến Đạt (sutucon)
0 notes
fluent-forever · 7 years
Text
KEEP CALM AND STUDY IELTS - Phần 2: Tự học online
Tumblr media
Dưới đây mình sẽ viết ra một số trang web, blog và các địa chỉ online mà bạn có thể tìm được nhiều tài nguyên, bài giảng, hướng dẫn và các chia sẻ kinh nghiệm về bài thi IELTS. Hy vọng rằng chúng sẽ có ích cho việc học của bạn.
Lưu ý: một số trong các trang mạng này mình chưa thực sự dùng đến, tuy vậy bởi chúng đã được giới thiệu với mình trong buổi workshop dành cho thí sinh IELTS của BC, mình nghĩ chúng cũng đáng để xem qua.
1. ielts.org
Tumblr media
Trang chủ về kỳ thi IELTS. Nên dành chút thời gian xem qua trang này nếu bạn mới với kỳ thi IELTS. Nên đặc biệt lưu tâm các link sau đây:
http://ielts.org/test_takers_information/test_sample.aspx : các bài thi mẫu, dù phải công nhận là khá ít, nhưng độ tin cậy có lẽ khá là cao vì đây là một trang chính thống :)
http://ielts.org/test_takers_information/question_types.aspx : giải thích về các dạng câu hỏi có thể gặp phải trong bài thi IELTS. Chi tiết, và có ích (giá mà hồi trước mình biết đến trang này). Nên đặc biệt chú ý đến phần giải thích về những tiêu chuẩn nào sẽ được chú ý chấm điểm ở từng phần trong bài thi IELTS (ví dụ, trong bài thi Speaking là Fluency and coherence, Lexical resource, Grammatical range and accuracy, và Pronunciation).
http://ielts.org/researchers/analysis_of_test_data.aspx : cái này hơi... buồn cười. Đây là trang đánh giá thống kê số liệu chung về thí sinh thi IELTS trên toàn thế giới gần đây. Bạn có thể xem nếu bạn quan tâm mình giỏi hơn hay kém hơn mặt bằng chung thế giới ;)
http://www.ielts.org/PDF/Writing%20Band%20descriptors%20Task%201.pdf : Giải thích chi tiết yêu cầu cần có của từng mốc điểm trong phần Writing, để bạn biết xem bạn cần những gì cho một mốc điểm cụ thể của phần Writing Part 1.
http://www.ielts.org/pdf/Writing%20Band%20descriptors%20Task%202.pdf : Tương tự, cho Writing Part 2.
http://www.ielts.org/pdf/Speaking%20Band%20descriptors_2014.pdf : Tương tự, cho phần thi Speaking.
--->  3 link trên rất nên được xem nếu bạn có một mốc điểm cụ thể bạn muốn nhắm tới (ví dụ, 8.0). Hãy xem kỹ phần 8.0 yêu cầu những gì, và cố gắng để làm thật tốt chúng, đó là lời khuyên của mình :)
2. dcielts.com
Tumblr media
Đây là một trong những trang mình đã sử dụng rất hữu hiệu vào tháng cuối cùng trước ngày thi. Mình cực kỳ đánh giá cao trang này, đặc biệt là ở phần Writing. Dù điểm Writing của mình không cao (7.5), nhưng nếu không có sự giúp đỡ từ dcielts chưa chắc mình đã lên tới được mốc đó. Riêng về phần Writing, mình nghĩ bạn sẽ muốn ngó qua trang này :)
3. ielts-simon.com
Tumblr media
Trang này theo mình là cũng tạm được. Mình không đánh giá cao lắm, nhưng vẫn khuyến khích nếu bạn muốn có thêm càng nhiều bài luyện càng tốt.
4. ielts-academic.com
Tumblr media
Đây là một trong số các trang mình chưa được dùng qua, nhưng giờ liếc qua nó khiến mình ước mình đã từng biết đến nó vào thời điểm bắt đầu tự ôn cho IELTS, hẳn đã tiết kiệm được nhiều thời gian. Bạn có thể thử.
5. ieltsbuddy.com
Tumblr media
Cũng là một trang blog hướng dẫn IELTS, và tất nhiên là nó cũng cover đủ 4 phần nghe nói đọc viết, nhưng theo mình cảm nhận trang này mạnh nhất là ở phần viết. Hướng dẫn chi tiết và cụ thể, mình rất khuyến khích bạn hãy thử trang này.
6. ielts-blog.com
Tumblr media
Từ một bài viết trên trang này của một thí sinh người Ấn Độ được 8.5 IELTS ngay trong lần thi đầu tiên viết lại để chia sẻ mà mình có động lực để làm được giống cô ấy. Bạn nên tham khảo phần tips dành cho Listening và Reading, có rất nhiều.
Mình không chắc lắm về chất lượng mấy bài sample essay ở trang này. Dù mình đã đọc hết chúng trong thời gian đầu mình luyện IELTS, nhưng có lẽ vì không có phân tích đi kèm nên đọc xong cũng không nâng cao khả năng viết lên được mấy. Vì vậy mình nghĩ bạn nên luyện kỹ năng Writing kỹ ở sách hoặc ở những trang như dcielts, ieltsbuddy trước khi đọc bài sample essay ở trang này; tức là làm ngược lại với quy trình của mình. Đây cũng là một bài học rút ra từ kinh nghiệm thực tế đó ;)
--------
Đó là Hết cho những phần cụ thể về kỳ thi IELTS. Mình tin rằng nếu bạn có thể đầu tư thời gian đọc sách và xem qua những trang web này, bạn có thể có được câu trả lời cho hầu hết mọi thắc mắc bạn có thể có. Bản thân mình không thể có lời giải thích nào chi tiết và tốt hơn những gì đã được viết ra ở những nơi này, và mình cũng không thấy có ích lợi gì trong việc lặp lại những thứ đã được viết ở nơi khác. Thay vào đó, mình đã chọn chỉ ra cho bạn những nơi bạn có thể tìm thấy câu trả lời cho mình.
Nếu còn có kỳ sau, mình sẽ trình bày một số kinh nghiệm trong việc học tiếng Anh nói chung chứ không phải học để cho kỳ thi IELTS nữa, nếu mình có thể. Hy vọng những gì mình đã (và có thể sẽ) viết sẽ giúp ích được ít nhiều cho bạn trong việc học của mình.
Cám ơn bạn vì đã đọc hết những mớ chữ này, bạn kiên nhẫn thật đấy. Nhưng để thành công trong IELTS, bạn sẽ còn phải kiên nhẫn và sẽ còn phải đọc nhiều hơn nữa cơ. Cố lên nhé! Keep calm, and do your best. Fighting!!!! 8-)
Hà Nội, 13/07/2015
Nguyễn Tiến Đạt
7 notes · View notes
fluent-forever · 7 years
Text
KEEP CALM AND STUDY IELTS - Phần 1: Chọn sách
Tumblr media
0.  Mấy lời mở đầu dông dài
Cảnh báo trước: không cần đọc đâu nếu bạn không thích những thứ dông dài; hãy chuyển thẳng đến phần 2 ở phía dưới. Đọc tiếp đi nếu bạn thích nghe mình kể lể dông dài một tẹo trước khi mình bắt đầu :P
Mình bắt đầu đọc quyển sách luyện đầu tiên cho kỳ thi IELTS vào cuối năm 2013, và kể từ đó đã đọc thêm dần và cũng tích trữ, mua, mượn, đọc ké, photo, và cả tải lậu được nguyên một đống sách cho kỳ thi này. Nói mình giỏi tiếng Anh thì mình không dám nhận, mình khá chắc là một phần lớn thành công của mình là do học và áp dụng được những chiến lược học thi, chiến lược làm bài đúng đắn mà thôi. Bản thân mình vẫn luôn tin rằng trình độ tiếng Anh tự nhiên sẽ đưa được một người học bình thường xa nhất là đến mốc 7.5 của kỳ thi này. Còn từ mốc band 8 trở lên, mình thấy IELTS chỉ còn là thử thách xem kỹ năng làm bài thi của thí sinh tốt đến đâu thôi.
Mình viết mấy cái notes này với hình dung là mình như đang viết cho mình của gần 2 năm trước lúc bắt đầu học IELTS từ chỗ chưa biết gì – đúng nghĩa đen chưa biết gì theo kiểu là không biết bản thân cái từ IELTS đọc thế nào mới phải, không biết IELTS  là viết tắt cho cái gì (“International English Language Testing System”, btw :P ), và thậm chí là không biết trong chữ IELTS chữ E hay chữ L chữ nào đứng trước chữ nào nữa.  Từ chỗ đấy đến chỗ bơi được – không, phải gọi là bật giàn nhún Trampoline một phát vọt lên 8.5 mới phải – trông vậy thôi nhưng với mình là cả một hành trình dài ngoằng lòng vòng và lan man, với đủ bộ những lo sợ và tự ti và nhiều lúc hết sức bực tức với bản thân đúng kiểu của mình. Nếu hồi đó mình biết được những thứ mình biết bây giờ thì có lẽ mọi thứ đã có thể sẽ tốt hơn với mình rất nhiều, và có lẽ mình đã không cần sợ sệt chờ đợi đến 2 năm mới dám đăng ký thi IELTS như thế. Vậy giờ cũng gọi là đã tạm thành công với một dự án cá nhân lớn nữa của mình nữa rồi đó là 8.5 IELTS từ chỗ không biết gì, mình sẽ viết lại những gì có thể gọi là “first-hand experience” mình rút được trong hành trình 2 năm vừa rồi của mình, cho bất cứ ai muốn đọc. Mình rất có thể sẽ không biết hoàn cảnh và trình độ cụ thể của phần lớn những người sẽ đọc những dòng này, nên việc mình có thể viết ra những chiến lược và kinh nghiệm phù hợp với mỗi người là chuyện không thể. Vậy nên mình nghĩ mình sẽ viết những kinh nghiệm này ra như là dành cho một bạn thí sinh giống như mình của 2 năm trước. Từ đây cho đến hết bộ bài viết mấy kỳ này, sẽ là những kinh nghiệm học và thi IELTS mà mình ước là mình của 2 năm trước đã biết khi bắt đầu học cho kỳ thi này. Hy vọng là dù bạn là ai và mốc trình độ bạn đang hướng tới là gì, mớ kinh nghiệm này cũng sẽ giúp ích được cho các bạn ít nhiều. Dù gì thì nó cũng là kinh nghiệm trực tiếp, có muốn mua cũng không thấy ở đâu bán đâu :P
Rồi, bắt đầu nha! :D
Những sách hay để cày IELTS
Dưới đây là một số sách mình đã được may mắn giới thiệu cho, đã tìm mua được (hoặc theo nhiều “cách” khác mà tích trữ được). Phần lớn trong số chúng mình đã được trực tiếp đọc, và chắc chắn là mình đều đã học được rất nhiều kinh nghiệm quý giá từ chúng. Thứ tự sách không phải xếp theo độ hay của sách, mà là tiện nhớ được quyển nào thì gõ vào quyển đó. Mình chắc sẽ còn thỉnh thoảng cập nhật thêm sách mới vào bộ này trong tương lai vì chắc mình sẽ còn gắn bó với tiếng Anh này cả đời mất :)
Peter May (2004), “IELTS Practice Tests” - (Oxford University Press)
Tumblr media
Cuốn sách này khá phù hợp với những người mới bắt đầu làm quen với IELTS từ mốc chưa biết gì. Những bạn đã từng làm đề thi thử nhưng còn chưa thạo hết các chiến lược làm bài thi cần thiết cũng có thể sử dụng cuốn sách này để hỗ trợ.
Cuốn gồm có 4 đề luyện (practice tests, hence the title :P ) khá sát với đề thi thật. Cái mình đánh giá cao ở cuốn này là bên cạnh mỗi mục nhỏ trong đề luyện, người đọc còn được cung cấp những phương pháp làm bài chi tiết cho từng dạng, với nhiều mẹo và chiến lược thi rất hiệu quả. Đây là thứ làm cho cuốn sách này đặc biệt hữu dụng với các bạn chỉ mới bắt đầu làm quen với bài thi IELTS.
Mark Harrison (2006), “Exam Essentials: IELTS Practice Tests” - (Thomson)
Tumblr media
Cuốn này cũng là cuốn đề thi thử mô phỏng nhưng có vẻ nó phù hợp với các bạn sắp đến ngày thi cần học một cách cấp tốc (intensive) hơn là các bạn mới bắt đầu, vì độ khó của nó có thể dễ làm các bạn bị choáng. Có thể dùng như tài liệu tự học trong những ngày cuối cùng, hoặc dùng kết hợp với sự kèm cặp của giáo viên.
Phần Introduction của quyển này hay, các bạn nên dành chút thời gian đọc hết để hiểu hơn về format của kỳ thi IELTS và những chiến lược cần nhớ, đặng dễ bề lên kế hoạch học tập. Có đến 6 tests nhưng chỉ 2 cái đầu là có hướng dẫn chi tiết thôi, vậy mới nói nó hợp để ôn cấp tốc lúc cuối hơn là cho các bạn mới bắt đầu.
Sam McCarter (2008), “IELTS Testbuilder 1 & 2” – (Macmillan)
Tumblr media
2 cuốn này thì phù hợp với các bạn ở nhiều trình độ khác nhau, nhưng các bạn càng mới bắt đầu sẽ càng thấy bộ này có ích, vì bọn nó được thiết kế ra để giảng với mức độ rất chi tiết. Các bạn đã khá quen với IELTS rồi mà chỉ cần tìm đề thi thử thôi không cần mất thời gian với phần listening với reading của cuốn này làm gì vì dễ bị nó làm cho sốt ruột (nó chi tiết lắm í).
Phần speaking của cuốn này mình thấy đặc biệt có giá trị vì nó rất sát với bài thi speaking thật mà mình đã thi ở BC tháng trước. Đừng có học để làm tủ nhé, xem để biết dạng thôi. Riêng phần này thì chắc sẽ rất có ích với các bạn đang ôn thi cấp tốc kiểu intensive nhồi nhét :)
IELTS (2009), “Official IELTS Practice Materials 1 & 2” – (UCLES)
Tumblr media
Bên cạnh bộ đề thi thử 9 cuốn của Cambridge đã quá nổi tiếng thì đây là bộ đề thi thử mình tin tưởng nhất. Đây chính là đề từ nguồn của cáccơ quan giám sát IELTS thật và được họ phê chuẩn nên độ khó đảm bảo tương đương với đề thi thật. Ngoài ra trong cuốn sách các đề thi cũng được trình bày theo booklet như đề thi thật nữa. :D
Khi mình tham dự buổi workshop cho thí sinh thi IELTS của BC, anh presenter có nói đây có thể coi là nguồn đề thi “thật” duy nhất có trên thị trường. Tất cả những cái sách gọi là “IELTS Actual Tests”, anh ấy đùa là đều ghi thiếu mất mấy chữ “based on”. Họ (những người làm sách) phỏng vấn các thí sinh vừa thi IELTS xong và dựa vào đó thiết kế đề thi thử. Không nên tin vào những tài liệu này. Đây là những điều anh ấy khuyên mình thôi chứ mình cũng không biết rõ hơn về vấn đề này.
2 cuốn này, nói chung lại, là thuộc loại đề thi thử đáng tin tưởng nhất hiện có. Nên mua, nhưng chỉ nên “chiến” chúng khi các bạn đã hòm hòm rồi thôi chứ đừng vội ngay khi chưa biết chiến lược thi gì nhé, dễ gây sợ hãi không đáng có.
Nhiều tác giả (2012), “Collins Skills for IELTS” – (Collins)
Tumblr media
Bộ này gồm 4 cuốn chính cho bốn kỹ năng nghe nói đọc viết cùng một cuốn ngoài lề ai cần thì đọc cho vocabulary.  Mình chưa xem hết mà chỉ đọc quyển Speaking, mình cũng khuyên các bạn là yếu kỹ năng nào thì nên mua quyển dành cho kỹ năng đó thôi chứ không phải mua hết cho phí.
Nói riêng về quyển speaking trong bộ này thì… chài ơi, nó chi tiết đến không hơn được luôn. Ngó qua mục lục thì thấy nó như sách giáo khoa mình học trên ULIS hồi năm nhất vậy á. Chi tiết quá nên hơi không phù hợp với các bạn đã vững căn bản, các bạn này chỉ cần nhắm vào phần đề thi thử ở cuối và một số unit riêng biệt cụ thể các bạn còn yếu thôi. Các bạn mới với IELTS hoặc căn bản tiếng Anh chưa vững muốn nâng cao một cách nói chung thì theo mình tốt nhất là cần cù chịu khó làm hết 12 unit của cuốn này, rất có ích á.
Pauline Cullen (2007), “Common mistakes at IELTS” – (Cambridge)
Tumblr media
Cuốn này nhỏ nhưng là bé hạt tiêu, theo mình nên có, nhưng không có cũng không sao đâu. Về cơ bản thì cuốn này nó bao phủ hết tất cả những lỗi nhỏ nhỏ người học tiếng Anh hay gặp phải trong kỳ thi IELTS, đặc biệt về cách dùng từ trong writing. Đọc cuốn này cũng là một cách khá hay để ghi nhớ lại những điểm ngữ pháp dễ gây nhầm lẫn trong tiếng Anh. Từ học sinh cấp III đã có thể đọc cuốn này rồi.
Bộ Common mistakes này còn khá nhiều cuốn khác, nếu rảnh và có điều kiện các bạn nên tìm tòi. Nhưng như mình đã nói thì không có nó cũng không sao, nhưng mình nghĩ nếu bạn tự học không có người giáo viên chữa lỗi cho thường xuyên thì cũng nên bỏ túi một cuốn.
Cambridge IELTS từ 5 – 9
Bộ này thì không có gì để nói nhiều về nó, chắc ai cũng biết rồi nhỉ. Khá là đáng tin cậy đấy. Mình chỉ có mấy điều lưu ý thế này nhé:
Nên bỏ qua 4 cuốn đầu vì chúng đã viết từ quá lâu, IELTS đã thay đổi format ít nhiều từ khi chúng được xuất bản. Theo mình chỉ nên chiến từ cuốn 5 trở đi.
Đề thi trong Cambridge IELTS KHÓ HƠN ĐỀ THI THẬT đấy nhé. Mình có đọc thấy mấy nơi trên fb họ nói bộ đề Cambridge  này chỉ bằng 3/4 đề thi thật, 3/4 cái đầu con mèo. Mình làm bài thi nghe và đọc của bộ này từ quyển 5 đến quyển 9 gần mười mấy đề toàn 8.5 là hầu hết, thế mà lúc đi thi được 9.0 cả hai kỹ năng đó.
Cũng vì đề có độ khó cao nên ai còn yếu sức đừng vội chiến, dễ nản với gây tâm lý hoang mang sợ hãi không đáng có.
Một cuốn này có thể DÙNG ĐI DÙNG LẠI NHIỀU LẦN nhé. Cứ làm xong rồi quẳng đó, độ ít nhất 1-2 tháng sau làm lại vẫn được, đến lúc đấy làm cũng như mới thôi chả nhớ gì mấy đâu.
Phần Writing của mấy cuốn này hơi yếu vì họ toàn lấy bài mẫu của các thí sinh band 5 với band 6, không đáng học hỏi. Bạn không cần làm hết cả 4 modules một lúc đâu, chỉ làm listening hoặc chỉ làm reading cũng được. Mấy cuốn này cũng chỉ quý 2 mục đó, phần speaking cũng chung chung lắm và theo mình thì không sát đề thi thật mấy.
Sam McCarter (2007), “Improve your IELTS: Writing Skills” – (Macmillian)
Tumblr media
Chả hiểu sao người ta cứ hay ác cảm với sách của Macmillian nhỉ, chứ mấy cuốn mình tìm được của nxb này mình thấy đều hay mà.
Cuốn này chăm lo riêng cho phần Academic Writing thôi nên các bạn nhắm đến thi General Training không cần quan tâm đâu. Mình thì mới chỉ lướt qua cuốn này chứ không luyện đến, vì kỹ năng viết mình đã được học hết những cái căn bản trên trường rồi, mình là dân Ngoại Ngữ mà. Tuy vậy mình vẫn rất khuyến khích các bạn nên thử cuốn này, đặc biệt là các bạn mới bắt đầu.
Cuốn sách nhìn chung có một hệ thống tầm chục Unit, mỗi cái nhắm vào một mục tiêu cụ thể trong kỹ năng writing. Bên trong mỗi unit lại có cả lý thuyết, bài tập và đề thi thử. Có key với cả sample essay ở cuối sách, nhưng essay cũng chỉ tầm band 6 là chủ yếu thôi.
Cuốn này tuy vậy theo mình thấy nếu dùng riêng biệt chỉ để tự học thì có hơi khó vì họ chỉ cho key thôi chứ không có hướng dẫn hay giải thích chi tiết. Bởi vậy mình nghĩ nếu bạn yếu writing thì vẫn nên đăng ký học 1 lớp với giáo viên hướng dẫn, chỉ mình kỹ năng này thôi cũng được. Cuốn này sẽ có ích hơn nếu được dùng kết hợp với việc học trên lớp như một dạng bài tập bổ trợ.
Vanessa Jakeman (2007), “Action Plan for IELTS” – (Cambridge University Press)
Tumblr media
Đặc biệt xuất sắc, cuốn này nhé! Mình cực kỳ recommend cuốn này cho tất cả các bạn đang ôn thi intensive, bởi cuốn này có thể nói là loại hàng tuyển chuyên để cho ôn thi vào những phút cuối cùng!! :D
Nó giải thích cực kỳ chi tiết, hệ thống và rất dễ hiểu về các yêu cầu của từng mục trong kỳ thi IELTS, kỹ đến từng dạng bài một; những chiến lược quan trọng cần nhớ; và cả rất nhiều lưu ý rất hữu ích cho các thí sinh sắp thi lần đầu nữa.
Cuốn này đặc biệt phù hợp cho tháng cuối cùng trước khi bạn thi IELTS, khi trình độ đã có rồi và chỉ cần phát triển chiến lược thi thôi. Không khuyến khích cho những người mới bắt đầu nhé, nhưng đặc biệt nên có cho các bạn đã ôn kỹ và đã sắp gần đến ngày thi! Bản thân mình cũng đã dùng cuốn này trước ngày thi chỉ 1 tuần, và thu được rất nhiều thành tựu! Tin lời tui đi, bạn bỏ qua hết mớ trên kia cũng được (nhưng thôi, đừng bỏ vì toàn sách tốt đó), nhưng phải đọc cuốn này đó!!! ^_^
Simone Braverman – “IELTS Target Band 7”
Tumblr media
Cuốn này hình như là được tác giả xuất bản lại từ các bài viết trên blog của ông ấy. Mình được recommend cuốn này từ một bài viết của một  thí sinh người Ấn Độ chia sẻ trên ielts blog, bạn nào có đọc quyển IELTS Writing Task 2 mình soạn hồi cuối năm ngoái chắc sẽ nhớ bài này. (Bài viết ấy ngắn nhưng rất motivating, bạn ấy chính là động lực giúp mình dám đặt mục tiêu cao: 8.5 IELTS trong lần thi đầu tiên, không cần gia sư hay đi học lớp đặc biệt nào! :D )
Quyển này theo mình là hay và đáng đọc. Thầy Simone giải thích bài thi IELTS, “chia nhỏ” thành từng phần rất dễ hiểu, dù chia nhỏ nhiều quá nên bố cục quyển sách cũng có hơi lắt nhắt. Nhưng được cái là quyển này bạn có thể nhảy bổ vào đọc từ bất cứ trang nào cũng được, không cần theo thứ tự gì cả. Cả 1 cuốn này về cơ bản là toàn advice với tips chứ không bài luyện đâu. Phù hợp với các bạn đã làm được nhiều đề thi thử, nên đọc trước ngày thi tầm 1-2 tháng.
Không khuyến khích đọc 1 lèo hết ngay cả cuốn nhé, mà thay vào đó bạn nên đọc mỗi ngày vài trang theo mình thì tốt hơn đấy.
Lưu ý thêm: Cuối quyển này tác giả có đính kèm 1 bảng kế hoạch học tập soạn sẵn gồm 21 ngày cuối cùng, ghi rõ ngày nào thí sinh cần phải học những mục gì, nghỉ bao lâu… các kiểu. Cái này theo mình thì để làm tham khảo thôi, còn theo được thì theo không theo được cũng không sao. Kế hoạch học tập tốt nhất, mình nghĩ, vẫn là kế hoạch học tập do tự mình vạch ra và làm theo.
--------------------------------------
Vậy thôi, còn nữa nhưng tớ sẽ không viết thêm sách nào nữa đâu vì bắt đầu có vẻ giống anh bán sách đa cấp rồi đây :)) Đùa thôi, tớ vẫn còn sách trong máy nhưng mớ đó tớ chưa đọc được tới nên không dám đảm bảo chất lượng cho các bạn, hơn nữa làm hết được mớ này các bạn cũng đã hết vài tháng rồi là ít đấy, nhiều sách quá cũng không kham nổi đâu :D
Nguyễn Tiến Đạt (sutucon)
1 note · View note
fluent-forever · 7 years
Text
Thói quen giúp tối ưu hóa 4 kỹ năng trong IELTS
Tumblr media
Thói quen 1: Nghĩ bằng tiếng…
Có một bí mật đi ngược lại lời khuyên của bao nhiêu sách vở và thầy cô nhưng đã giúp mình học tốt tiếng Anh và giải quyết được rất nhiều việc trong cuộc sống. Đó là việc mình hầu như chẳng bao giờ suy nghĩ bằng tiếng Anh cả.
Vì sao vậy? Bởi với mình, suy nghĩ là một việc cực kỳ tự nhiên và trong hầu hết trường hợp, cái gì cần chúng ta suy nghĩ thì… thường là những thứ “không phải dạng vừa đâu”. Gắn bó với IELTS Writing, có một điều mình có thể chắc chắn - đó là đề thi IELTS Writing thì nhất định “không phải dạng vừa” rồi.
Khi đối diện với một vấn đề, nghĩ bằng tiếng mẹ đẻ là một phản xạ vô thức. Việc nghĩ bằng tiếng mẹ đẻ là tự nhiên và dễ dàng nhất mà nhiều khi còn chẳng ra, huống hồ là thứ tiếng còn đang “chẳng ra gì”.
Khi từ vựng và ngữ pháp chưa đầy đủ (thậm chí là đầy đủ đi chăng nữa) thì việc “bắt ép” bản thân suy nghĩ bằng tiếng Anh sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy ảnh hưởng tới hiệu quả ôn luyện.
- Hệ lụy 1: Mệt và không “fun”: Tay chân mệt mà đầu óc vui vẻ thì cái mệt đó thực ra lại khá nhẹ nhõm; nhưng đầu óc mà mệt thì rất nguy hiểm vì sẽ sinh ra tâm lý chán, mà đã chán thì… thôi, đừng hỏi.
- Hệ lụy 2: Sáng tạo ra những thứ “nhìn vậy mà hổng phải vậy". Đơn giản như thế này, bạn muốn nghĩ bằng tiếng Anh về chủ đề những bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, nhưng trong đầu bạn chỉ có từng từ đơn lẻ như sex (tình dục) hay diseases (bệnh) thì làm sao bạn vắt óc để tạo ra được cụm từ chuẩn xác là “sexually transmitted diseases”.
Khi đó, nhiều khả năng một tình huống đáng sợ sẽ xảy ra khi bạn “sáng tạo” những cách dùng của riêng mình - chỉ bạn hiểu chứ người bản ngữ đọc sẽ chẳng hiểu gì. Bởi vì đó là thứ tiếng Anh bạn sáng tạo ra và nó hoàn toàn không tồn tại trong thực tế.
Thói quen này sẽ khiến bạn ngấm độc với những cái sai và lâm vào tình thế oái oăm: Đọc bài tiếng Anh chuẩn thì giãy đành đạch vì… chẳng hiểu gì, còn viết ra những thứ Tây đọc xong chỉ biết chào thua chứ tuyệt nhiên không thể hiểu và không thể sửa.
Vậy nhé, suy nghĩ là việc hệ trọng của đời người và nó luôn cần sự tỉnh táo, tập trung và sáng suốt. Vì thế, hãy cứ dùng bất cứ loại ngôn ngữ nào bạn thích và giúp bạn suy nghĩ sáng suốt, đừng “bắt ép” bản thân phải dùng tiếng Anh.
Thói quen 2: Viết ngắn
Cho đến tận 2 tuần trước khi đi thi, mình vẫn hoàn toàn không viết bài luận hoàn chỉnh. Đơn giản bởi vì mình thấy việc đó không thú vị mà một việc bản thân mình không hào hứng làm thì chắc sẽ không hiệu quả (ít nhất là với mình).
Vậy thì viết cái gì đây? Đơn vị viết của mình chỉ là câu và ý mà thôi.
Nhưng chính việc viết ngắn lại giúp mình ôn thi rất hiệu quả vì việc này rất nhẹ nhàng. Viết ngắn giúp cho mình tập trung nhiều hơn cho cả 3 yếu tố: nội dung, từ vựng và ngữ pháp.
Khi ý hay, từ đắt và ngữ pháp chuẩn, tự nhiên bạn sẽ cảm thấy rất…sướng. Vì khác với bad writing, good writing là bằng chứng của tư duy tốt, khả năng nghiên cứu và khả năng huy động từ vựng/ngữ pháp đắt giá để diễn đạt chính xác nội dung.
Thói quen 3: “Săn lùng – Tích lũy – Bắt chước” chứ tuyệt nhiên không dịch
Săn lùng là đọc thật nhiều để tìm bằng được cách nói “chuẩn Anh” cho những điều mình hay nói trong tiếng Việt, chứ không phải là sáng tạo ra thứ tiếng Anh mà Tây đọc chẳng hiểu gì.
Tích lũy là đưa chúng vào những hệ thống lưu trữ riêng của mình để chúng thực sự đi vào đầu bằng cả âm thanh và hình ảnh một cách bền vững để mình nói chuẩn và viết chuẩn.
Bắc chước là “làm y hệt” theo khuôn mẫu sẵn có, chỉ thêm bớt chút thôi để vừa ngấm từ vựng/ngữ pháp chuẩn lại vừa tránh mắc lỗi vặt.
Chính sự chăm chỉ ôn luyện kỹ năng Nghe và Đọc đã khiến mình săn lùng và xây dựng được một kho từ vựng đủ dùng để cần là chiến mà không phải đau đớn “rặn” ra như cách nhiều bạn hay nói.
Mới hôm qua thôi, cuốn sách mình đang đọc cũng đã cho mình một loạt những cách diễn đạt tuyệt hay mà giống “ hệt” tiếng Việt. Bạn thử xem nhé….
- The animals’ blood boiled with rage when they… (máu sôi lên vì giận dữ).
- Starvation stared them in their face. (Đói là mối họa “nhỡn” tiền rồi).
- No sentimentality, comrade… War is war. (Chiến tranh là chiến tranh. Hỡi các đồng chí, đừng có… ủy mị như thế).
- Grit your teeth and bear it. (Hãy cắn răng chịu đựng).
Thói quen 4: 1st draft - Viết nhanh
Mình có một kỹ thuật cực kỳ lợi hại cho Writing, đó là kỹ thuật viết… cho xong. Khi viết, ưu tiên số 1 của mình là viết xong. Bí từ tiếng Anh thì mình dùng tạm tiếng Việt, không có từ ưng ý nhất thì mình dùng từ ưng ý nhì, miễn là phải nhanh và… phải xong. Khi viết xong bản này, mình gọi nó là 1st draft.
Bạn đừng bao giờ vặn vẹo và chau chuốt với 1st draft, vì nếu làm như vậy, sự tập trung sẽ bị phân tán thay vì được dành trọn vẹn cho dòng chảy của ý nghĩ.
Đó là chưa kể đến việc sự tập trung của bạn vào việc chau chuốt từ ngữ chưa chắc đã mang lại kết quả, thế mới xảy ra tình trạng viết mãi không xong, “rặn” mãi không ra một câu. Vì sao ư? Vì mạch nghĩ bị đứt rồi còn đâu.
Ồ, đó là 1st draft – vậy final draft thì sao?
Thói quen 5: Final draft - Đọc lại, đọc lại nữa, đọc lại mãi
Với mình, đọc lại và đọc lại là điều then chốt để viết tốt. Chính vì vậy, mình luôn cảm thấy “hoảng hốt” vì nạn sai chính tả khi đọc emails, tin nhắn hay bình luận mà các bạn sắp thi IELTS gửi đến cho mình. Điều đáng nói là các nội dung này hầu hết đều bằng tiếng Việt. Khi bài viết tiếng Việt của bạn còn tan nát như vậy, đừng hỏi tại sao điểm IELTS Writing lại chưa cao.
Khi đọc lại và chữa bài, mình áp dụng quy tắc 1-3. Quy tắc này được hiểu như sau: Thời gian “đọc lại và sửa bài” (proofreading) của mình kéo dài gấp 3 thời gian viết. Khi thực hiện proofreading, mình mở sẵn 3 trang web gồm từ điển trực tuyến Cambridge, ozdic.com và google.co.uk (tất cả đều miễn phí) để tiện tra cứu.
- Mình dùng từ điển Cambridge (cambridge.dictionary.org) để xem các ví dụ dễ hiểu với mục tiêu áp dụng kỹ thuật bắt chước nói trên.
- Mình dùng ozdic.com để tìm những collocations (cách kết hợp từ) trúng nhất và đắt nhất.
- Mình dùng google.co.uk để kiểm tra xem những cụm từ và cách diễn đạt có “xịn” hay không (tức là người Anh “xịn” họ có dùng như vậy không?).
Việc đi chậm như một con rùa lúc sửa bài khiến mình thực sự ngấm được kỹ thuật bắt chước, qua đó bắt chước nhanh hơn, tìm kiếm hiệu quả hơn. Quy tắc 1-3 này có thể được lượng hóa như sau:
- Thời gian viết bài = 1 thì thời gian sửa bài = 3.
- Vốn từ vựng và ngữ pháp trước khi sửa bài = 1 thì vốn liếng này sau khi sửa bài = 3
Vậy đấy, đi 1 về 3, đầu tư thế này yên tâm sẽ có lãi nhé.
Còn có rất nhiều những kỹ thuật khác về hướng dẫn xây dựng vốn từ vựng, ngữ pháp và phát triển ý phục vụ cho IELTS Writing.
(Nguồn: Vũ Hải Đăng)
0 notes