Text
Sếp: Anh muốn các em ở nhà làm việc càng phải nghiêm túc hơn ở công ty.
Đúng giờ check in vào zoom để HR điểm danh ngày 2 bữa, trễ quá 5' coi như nghỉ k phép buổi đó. Trong giờ làm nhắn tin 1 phút chưa trả lời là: "em không ngồi máy hả, anh yêu cầu nghiêm túc trong giờ làm, đã cho wfh thì phải đảm bảo thời gian làm việc, không để việc cá nhân ảnh hưởng công ty, bla bla bla
Vẫn là sếp: Chủ nhật họp cũng được, làm việc ở nhà thì kể gì thời gian.
Ok fine! Anh là sếp mà.
0 notes
Text
Lấy chồng, nhất định phải xem hoàn cảnh gia đình!
"Đăng ký kết hôn được 2 ngày, tôi đã hối hận": Lấy chồng, nhất định phải xem hoàn cảnh gia đình!
Lúc yêu đương, tình yêu của bạn có thể chỉ toàn lãng mạn và ngọt ngào nhưng hôn nhân không vậy, hôn nhân là chuyện cả cuộc đời.
Muốn bên ai đó trọn đời thì phải tìm hiểu thật kỹ về đối phương trước khi kết hôn. Và cách tốt nhất để hiểu một người là nhìn vào chính "hoàn cảnh gia đình" của người đó. Cái gọi là "môi trường gia đình" ở đây không chỉ nói đến điều kiện kinh tế của hai bên gia đình, mà còn bao gồm cả lối sống, cách suy nghĩ, các quan điểm sống... do gia đình mang đến.
Cưới đúng người là cả đời hạnh phúc, còn cưới nhầm người thì những gì đang chờ đợi bạn ở phía trước sẽ là cả đống rắc rối, phiền toái và không vui.

01
Cuộc hôn nhân của bạn là sự tiếp nối cuộc hôn nhân của cha mẹ bạn
Gần đây tôi có đọc được một câu chuyện kể về một chàng trai và một cô gái yêu nhau từ cái nhìn đầu tiên. Cả hai hẹn hò hơn 1 năm và càng ngày càng mặn nồng hơn. Chẳng mấy chốc, cả hai đã tính đến chuyện cưới xin.
Sau khi được sự đồng ý từ gia đình hai bên, cả hai quyết định đăng ký kết hôn trước rồi sẽ làm đám cưới sau. Ngày thứ hai sau khi đăng ký kết hôn tình cờ lại là ngày nghỉ của cô gái. Thấy vậy, chàng trai đã đưa vợ về nhà, muốn cô và bố mẹ mình có thời gian hòa hợp trước.
Nhưng về đến nhà bố mẹ chồng rồi, cô gái chợt thấy hối hận.
Không phải là mẹ chồng đối xử không tốt với cô mà cách bố mẹ chồng đối xử với nhau khiến cô cảm thấy không được thoải mái.
Ở nhà, bố chồng cô gần như chỉ ăn không ngồi rồi, không bao giờ đụng tay làm bất kì việc gì, tất cả đều do một tay mẹ chồng cô làm hết. Thậm chí đến 3 bữa 1 ngày, ông cũng phải đợi mẹ chồng cô bê hết mọi thứ lên bàn rồi mới ngồi xuống ăn. Và đương nhiên, ăn xong cũng không có chuyện bố chồng cô dọn dẹp, rửa bát. Ông chỉ lau miệng sau đó tiếp tục nằm dài trên sofa xem TV.
Cả ngày dài, mẹ chồng cô phải quán xuyến hết việc trong nhà, quét dọn, lau nhà, giặt giũ, không lúc nào ngơi tay. Trong khi đó, bố chồng cô chỉ ngồi đó nhàn rỗi, vừa uống trà vừa đọc báo.
Mẹ chồng cô bị đau lưng kinh niên, lâu lâu vừa làm việc nhà vừa "Á" lên đau đớn. Nhưng bố chồng cô có nghe thấy cũng chẳng bao giờ hỏi han, giúp đỡ. Bố chồng luôn thích chỉ đạo mẹ chồng phải làm thế này, thế kia, quát mắng hoặc nổi nóng với mẹ chồng cô mỗi khi có yêu cầu gì không được đáp ứng.
Sau khi ra khỏi nhà chồng, cô gái hỏi chàng trai có cảm thấy bố mình hơi quá đáng không thì chàng trai nói: "Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm, nhà anh như thế là hết sức bình thường mà".
Chẳng bao lâu sau đó, hai người bắt đầu dọn về sống với nhau. Và cô gái dần bắt đầu nhìn thấy hình bóng bố chồng trên người chàng trai: Đi làm về, anh luôn miệng kêu đói và bắt cô gái nấu ăn còn mình thì lo xem TV hoặc chơi game. Bất cứ khi nào cô gái nhờ chàng trai phụ mình trong bếp hoặc phụ làm việc nhà, chàng trai sẽ từ chối thẳng thừng và nói: "Anh đi làm chưa đủ mệt à? Mà mấy việc đấy con gái bọn em phải làm là đúng rồi còn gì nữa mà kêu ca". Còn khi cô than đau lưng, chàng trai sẽ hỏi lại bằng giọng "kháy" đểu: "Em không muốn làm việc nhà à?".
Cô gái thấy rằng cuộc hôn nhân của mình gần như đã trở thành sự lặp lại của bố mẹ chồng. Cuối cùng, cô không thể chịu đựng được mà ra tối hậu thư cho chàng trai, hoặc là anh thay đổi hoặc là cả hai ly hôn! Sau đó, cô gái đăng lên dòng status cay đắng: "Tôi thực sự hối hận vì đã không đến nhà anh ấy sớm hơn...".
Lúc yêu đương, tình yêu của bạn có thể chỉ toàn lãng mạn và ngọt ngào, một ly rượu, một bông hồng, một ánh nến cũng khiến bạn cảm thấy như mình đã có trong tay tất cả. Nhưng hôn nhân không vậy, hôn nhân là chuyện cả cuộc đời, phải sống một cách thực tế.
Có người nói: "Trước khi kết hôn nhất định phải ra mắt, phải gặp gỡ gia đình đối phương để biết hoàn cảnh sống của gia đình họ".
Trên thực tế, đó là bởi vì mọi người sẽ vô thức đưa những thói quen đã phát triển trong gia đình vào chính cuộc hôn nhân của mình. Lớn lên trong một gia đình hòa thuận, đầy yêu thương, con cái cũng sẽ học được cách chăm sóc, quan tâm bạn đời của mình. Trái ngược với đó, lớn lên trong một gia đình mà cha mẹ suốt ngày cãi vã và không hề có tình yêu, con cái trưởng thành sẽ trở nên khắc nghiệt và thờ ơ với nửa kia, tiếp nối bi kịch hôn nhân của thế hệ trước...
02
Kết hôn phải xem hoàn cảnh gia đình
Khi nói đến hôn nhân, chúng ta thường nghe thấy 4 từ "môn đăng hộ đối". Một số người cho rằng câu nói này quá viển vông, thậm chí là thực dụng. Vì Lọ Lem cũng có thể kết hôn với hoàng tử; tiểu thư nhà giàu cũng có thể phải lòng thư sinh nghèo, vậy thì nền tảng gia đình có thực sự quan trọng đối với hai người đến thế không?
Nhưng bạn phải biết rằng: yêu nhau thì dễ vì ngũ quan, hợp nhau thì khó vì tam quan.
Ngẫm lại sẽ thấy truyện cổ tích hoàn toàn không kể tiếp chuyện sau khi lấy được hoàng tử thì cuộc sống của Lọ Lem ra sao, và cũng chẳng ai cho biết thiên kim tiểu thư lấy thư sinh nghèo thì cuộc sống có thực sự hạnh phúc hay không.
Có một đoạn trích thế này: "Môn đăng hộ đối trong ấn tượng của tôi bao gồm trình độ học vấn của bản thân, nền tảng văn hóa... Nền tảng gia đình khác nhau, tầng lớp khác nhau, vòng kết nối xã hội khác sẽ khiến chủ đề có thể giao tiếp giữa hai cá nhân sau khi kết hôn càng ngày càng ít đi. Điều này cuối cùng sẽ dẫn đến việc các cặp đôi càng ngày càng xa cách hơn".
Ngoài năng lực yêu đương, "môi trường gia đình" còn góp phần mang lại cho một người những thứ như điều kiện kinh tế, sự giáo dục, mắt thẩm mỹ, sở thích, nhân sinh quan, thế giới quan, giá trị quan... Và nếu hai người sở hữu quan niệm sống quá khác nhau thì dù yêu nhau đến đâu, đến cuối cùng giữa họ cũng sẽ phát sinh khoảng cách và vết nứt lớn.
Ví dụ:
Bạn muốn bỏ ra 100k để xem phim ngoài rạp nhưng người ấy lại nói: "Tự nhiên tốn tiền làm gì vậy? Thà xem ở nhà còn hơn".
Bạn muốn đăng ký một lớp học tiếng Anh nhưng người ấy lại nói: "Học phí gì đắt vậy, mà em học có ích lợi gì?".
Bạn gợi ý đi Nhật Bản du lịch nhưng người ấy lại nói: "Đi đâu cũng thế thôi, ở nhà ăn cơm cũng hay mà, sao phải tốn cả đống tiền?".
Bạn muốn cuộc sống lãng mạn một chút, có đầu tư một chút nhưng người ấy lại cho rằng đó hoàn toàn là lãng phí...
Hai người khác biệt về quan điểm sống, phong cách sống sẽ khiến việc chung sống trở nên mệt mỏi. Bạn không thể thay đổi được nhận thức của người ấy, và người ấy cũng sẽ không hiểu được suy nghĩ của bạn. Hai bạn mãi mãi không chung một tần số và rất khó để hòa hợp với nhau.
03
Hạnh phúc của hôn nhân là thấu hiểu và bao dung
Trong một cuộc hôn nhân không chỉ có tình yêu hay sự lãng mạn mà nhiều hơn thế là những vấn đề liên quan đến chuyện cơm áo gạo tiền. Muốn cả hai nhìn rõ nhau, thấu hiểu nhau từ chính những điều tầm thường vụn vặt này mà không ghét bỏ nhau thì phải chọn người có giá trị tương thân.
Bằng cách này, ý kiến của hai bạn về việc quy hoạch gia đình hay lộ trình cuộc sống sẽ không khác nhau quá nhiều. Các giá trị tương tự cũng sẽ cho phép hai bạn hiểu được lựa chọn và sở thích của nhau.
Vì vậy, trước khi kết hôn với một người, hãy nhớ xem "gia thế" của người kia.
Điều này không có nghĩa là đo lường năng lực kinh tế của đối phương, cũng không phải nghiêm trọng quá vấn đề "môn đăng hộ đối" mà chỉ là để bạn xác nhận xem gia đình người ấy liệu có thể "phú" cho người ấy năng lực yêu thương, quan tâm người khác hay không và các giá trị quan người ấy sở hữu liệu có thể giúp hai bạn đồng hành cùng nhau lâu dài hay không.
Hôn nhân là một ván cờ, vợ chồng càng gần gũi thì ván cờ càng kéo dài. Kết hôn thì như một buổi biểu diễn, trước khi kết hôn phải tập dượt thật kỹ, phải xem hoàn cảnh gia đình, tìm người đồng hành. Còn sau khi kết hôn thì cần hai người cùng chung sức vun đắp. Chỉ khi có thể bao dung nhau, thấu hiểu nhau thì chúng ta mới có thể ngày càng tiến xa và hạnh phúc trên con đường hôn nhân.
3 notes
·
View notes
Text
Cũng nhiều lần tự nói với bản thân rằng phải sống cuộc đời của mình nữa. Nhiều lần bảo rằng bừa bộn một tí cũng chẳng sao. Nhưng rồi vẫn cứ ôm đồm mọi việc vào người rồi mệt mỏi, cáu gắt. Mà chồng mình cũng chẳng nhường vợ một câu nào. Thế là giận nhau, nặng nề hết sức.
Có lẽ lại cần thêm một lần nữa tập cách mắt nhắm mắt mở.
#botcautoan #home #yolo
- ĐỪNG NGHĨ MÌNH QUAN TRỌNG -
Trong bộ phim "Reply 1988", mình khá ấn tượng với một đoạn thế này. Trước khi bà mẹ phải đi về quê có việc, bà chuẩn bị sẵn hết mọi thứ trong nhà và dặn dò 3 bố con về từng thứ một. Như là thức ăn để trong ngăn tủ lạnh, khi cần ăn thì lấy cái gì và hâm lại, theo thứ tự. Như là việc than để trong lò sưởi, khi thay than thì phải làm thế nào. Như là áo quần thì gấp để riêng từng loại, từng ngăn. Và dặn dò 3 bố con về việc cần phải sống khoa học, không được bừa bộn…
Nhưng khi bà mẹ vừa bước chân ra khỏi nhà, 3 bố con tưng bừng như mở hội, sống bừa bãi và không theo bất kỳ nguyên tắc nào, cảm giác sung sướng như vừa được… ra trại. Nằm kềnh ra nhà vừa ăn bỏng vừa xem tivi, áo quần vứt chỏng vó lung tung, than thay rớt độp rồi vỡ thì thôi, gọi toàn đồ ăn sẵn thay vì những món bà mẹ đã cầu kỳ chuẩn bị... Và khi nghe tin bà mẹ về, họ ngay lập tức dọn dẹp mọi thứ để đối phó và căn nhà trở nên sạch sẽ, mọi thứ đúng quy trình như trước đó bà mẹ đã dặn dò.
Thế nhưng khi về, nhìn thấy mọi thứ mình dặn dò được tuân thủ, bà mẹ lại buồn và không vui một chút nào. Bà cứ thế thất thần, ủ dột. Ba bố con không hiểu vì sao họ đã “đối phó” chỉn chu vậy rồi mà vẫn không làm mẹ hài lòng. Sau cùng, khi 1 cậu con trai đi hỏi bạn của mình, thì nhận được lời giải đáp. Rằng các bà mẹ thực chất luôn muốn thấy mình là người quan trọng, âm thầm nghĩ mấy bố con sẽ không thể sống tốt nếu thiếu mình.
Khi thiếu mình mà mấy bố con vẫn sống tốt thì cảm giác cô đơn, và buồn, thấy mình không phải là người quan trọng. Cậu con trai lớn về truyền lại với bố và anh trai, sau đó 3 bố con họ lại bừa bãi, lại để cho bà mẹ... có việc để làm, là quát mắng, nhắc nhở và luôn tay luôn chân chăm sóc từng người trong gia đình. Và cả nhà lại vui vẻ như trước.
Sự thật là có không ít người đàn bà thuộc tuýp trên. Chúng ta luôn muốn, hoặc tin rằng mình là người quan trọng. Thiếu mình thì mọi thứ trong nhà sẽ không thể vận hành êm xuôi được, sẽ rối tung rối mù lên. Vô tình, chúng ta luôn ràng buộc mình trong mớ trách nhiệm, và thậm chí luôn cảm thấy tội lỗi, ích kỷ nếu dành thời gian cho bản thân. Chúng ta không dám ra ngoài vào buổi tối, không dám đi ăn với bạn bè, không dám tiêu xài cho mình…
Hôm qua, mình đọc một câu chuyện. Một người đàn bà đột ngột qua đời ở tuổi 50. Trước đó, chị là một người vợ, người mẹ rất đảm đang và toàn vẹn với gia đình. Chị quay cuồng để lo cơm nước, dọn dẹp, chuyện học hành của con, sắp xếp trước sau đủ thứ từ lớn, bé. Chị luôn nói bận trước các cuộc tụ họp với bạn bè và lý do chính thì rõ ràng là “phải lo cho gia đình”. Sau khi chị mất, người bạn thân của chị tò mò, nghĩ chắc hẳn gia đình phải rối ren lắm vì không ai xoay xở cho.
Nghĩ chừng nỗi đau đã nguôi ngoai sau mấy tháng, cô bạn gọi điện cho anh chồng của người đàn bà xấu số kia. Cuộc gọi đầu tiên anh không nhấc máy. Nhưng sau đó, anh gọi lại và nói: “Tôi đang chơi tennis và không để ý điện thoại”. Khi cô bạn hỏi về việc nhà, anh bạn kia nói: “Chúng tôi phải chấp nhận sự thật. Và tôi đã thuê thêm 2 người giúp việc. Mọi chuyện đều ổn”. Cuộc gọi điện hỏi thăm bị bỏ ngỏ vì cô bạn bị sốc. Cô nghĩ lại cuộc đời của bạn mình và rơi nước mắt.
Thực tế là vậy, chúng ta luôn có suy nghĩ rằng chồng, con sẽ rất lao đao, khốn đốn nếu không thể thiếu mình. Điều đó đúng nhưng chưa đủ. Vắng bạn, mọi người vẫn sẽ mất một thời gian để làm quen, nhưng sau đó thì mọi thứ đều đâu vào đó, thậm chí có thể tốt hơn nữa. Bởi bạn không phải là siêu nhân, không thể ôm đồm mọi thứ mà không cảm thấy bế tắc, mệt nhọc, áp lực. Cái năng lượng tiêu cực bạn trả lại cho gia đình đôi khi còn kinh khủng hơn là việc để họ tự xoay sở một thời gian.
Mình cũng đã từng mắc sai lầm như vậy. Mình từng tiếc tiền cho bản thân, không dám đi đâu qua bữa cơm và để cho chồng con ở nhà một mình, hoặc nếu đi cũng sẽ nấu sẵn đồ ăn, hướng dẫn đủ thứ từ cách hâm lại, cách cho con ăn, cách chơi với con… Đặc biệt là chồng mình lại thường nói: “Thiếu mẹ, mấy bố con không biết sống sao đâu” khiến mình sướng và lầm tưởng mình quan trọng lắm. Nhưng sự thật là ngược lại, mình chỉ ảo tưởng sức mạnh thôi. Và khi mình biết được sự thật, cuộc đời của mình như được… khai sáng.
Một chuyện đơn giản nhất, là mình dậy sớm đi tập yoga vào lúc 5h sáng. Trước đó, thằng Bút Chì vẫn còn thức dậy loanh quanh vào giờ này, dù đã cai ti nhưng rồi vẫn phải sờ ti mẹ mới ngủ được. Nếu không… sờ thấy mẹ, nó sẽ ngay lập tức ngoác miệng lên và gào khóc. Dù mình nhiều phen tức điên lên, gọi bố dậy để ru con ngủ tiếp nhưng nó lại chỉ đòi mẹ. Giãy giụa, ăn vạ, lăn lóc đủ kiểu, chỉ để đòi mẹ. Và mình phải chấp nhận sự thực là mình sẽ không thể ra khỏi giường vào giờ đấy được.
Nhưng khi mình hạ quyết tâm, chấp nhận mọi sự dằn vặt và cảm giác tội lỗi, để dù con có khóc vẫn đi. Thì dần dần, con chỉ khóc trong khoảng… 1 tuần. Và hầu như là mỗi lần mình về, con đều được bố ru ngủ rồi. Bố nói là vật vã lắm mới ru được, nhưng dù thế, thì rốt cuộc kết quả vẫn là ru được đó thôi. Sau đó thì khác, con không dậy nữa và ngủ một mạch đến sáng mai, chữa luôn được cái việc khó chuyển giấc của con. Sau chuyện này, mình càng tự tin hơn rằng, mình không phải là người quan trọng. Thiếu mình, bố con họ vẫn có thể xoay sở được với nhau.
Bạn có lần nào cảm nhận thấy những điều tương tự không, hay đã từng dũng cảm thấy mình không phải là người quan trọng với bất kỳ ai khác và đưa ra lựa chọn mình muốn? Rốt cuộc thì, mình chỉ quan trọng nhất với bản thân mình thôi, đồng ý không?
Nguồn Via: Lá Xanh
13 notes
·
View notes
Text
Hỏi thì bảo cái gì cũng hỏi.
Không hỏi thì bảo sao cái này em không hỏi anh, cái kia không hỏi anh.
Mắc mệt!
0 notes
Photo










1. Mong bạn có hơi ấm trong nhà tuyết, dầu trong đèn dầu và sự yên bình trong trái tim. (May you have warmth in your igloo, oil in your lamp, and peace in your heart) - Khuyết danh.
2. Con người sẽ nhẹ nhõm và vui vẻ khi dồn tâm sức vào công việc và nỗ lực hết mình; nhưng điều anh ta đã nói hay đã làm sẽ không cho anh ta sự yên bình. (A man is relieved and gay when he has put his heart into his work and done his best; but what he has said or done otherwise shall give him no peace) - Ralph Waldo Emerson.
3. Lời thề trong giông bão bị lãng quên lúc bình yên. (Vows made in storms are forgotten in calm) - Thomas Fuller.
4. Không ai có thể cho bạn sự bình yên ngoài chính bạn. (Nobody can bring you peace but yourself) - Ralph Waldo Emerson.
5. Mỗi người đều phải tìm thấy sự yên bình từ bên trong bản thân mình. Và sự bình yên thật sự không thể bị ảnh hưởng bên ngoài tác động. (Each one has to find his peace from within. And peace to be real must be unaffected by outside circumstances) - Mahatma Gandhi.
6. Khi ta cảm thấy yêu thương và tử tế với người khác, điều đó không chỉ làm người khác cảm thấy được yêu thương và chăm sóc, mà còn giúp ta tìm được hạnh phúc và bình an trong nội tâm. (When we feel love and kindness toward others, it not only makes others feel loved and cared for, but it helps us also to develop inner happiness and peace) - Đạt Lai Lạt Ma XIV.
7. Hãy mạnh mẽ không để điều gì có thể khuấy trộn sự bình yên của tâm hồn. (Be so strong that nothing can disturb your peace of mind) - Christian Larson.
8. Càng trưởng thành, bạn sẽ nhận ra rằng tranh luận đúng sai hơn thua với người khác đôi khi không còn quan trọng nữa. Quan trọng hơn cả là chỉ muốn bình yên. - Khuyết danh.
9. Tôi đã tìm thấy một kiểu thanh bình, một sự trưởng thành mới… Tôi không cảm thấy tốt hơn hay mạnh hơn bất cứ ai, nhưng dường việc người ta có yêu tôi hay không không còn quan trọng nữa – giờ quan trọng hơn là tôi yêu họ. Cảm thấy như vậy làm thay đổi cả cuộc đời; cuộc sống trở thành hành động cho đi. (I had found a kind of serenity, a new maturity… I didn’t feel better or stronger than anyone else but it seemed no longer important whether everyone loved me or not - more important now was for me to love them. Feeling that way turns your whole life around; living becomes the act of giving) - Beverly Sills.
10. Hãy xây dựng sức mạnh và khả năng kiểm soát khi còn trẻ và ôm lấy sự yêu thương với trái tim vị tha. Chỉ như vậy, bạn mới tìm được yên bình thực sự trong tim và bắt đầu cuộc hành trình tiến tới cái tôi tốt đẹp hơn và những ngày tháng tốt đẹp hơn trong đời. (Develop strength and control at an early age and embrace love coupled with a selfless heart. Only then, will you find true peace in your heart and begin the journey to the best version of yourself and the best days of your life) - Tony Gaskins.
11. Sự yên bình trong tâm trí là trạng thái tinh thần khi bạn đã chấp nhận điều tồi tệ nhất. (Peace of mind is that mental condition in which you have accepted the worst) - Lâm Ngữ Đường.
12. Có một quy luật thần bí và tuyệt vời của tự nhiên rằng ba điều chúng ta khao khát nhất trong đời - hạnh phúc, tự do và sự bình an của tâm hồn – luôn luôn có thể đạt được bằng cách trao chúng cho người khác. (There is a wonderful mythical law of nature that the three things we crave most in life—happiness, freedom, and peace of mind—are always attained by giving them to someone else) - Peyton Conway March.
13. Không gì có thể mang cho bạn sự yên bình trừ chính bản thân bạn. (Nothing can bring you peace but yourself) - Dale Carnegie.
14. Bản chất của tình yêu là sự thánh thiện và thanh bình. Ở đó, tâm hồn, lý trí, lương tâm và thể xác đều được bình an. - Khuyết danh.
15. Tôi bị lôi cuốn bởi những thứ sai trái: Tôi thích uống rượu, tôi lười biếng, tôi không tin thánh thần, chính trị, ý tưởng, lý tưởng. Tôi biến dần vào hư không; một kiểu không tồn tại, và tôi chấp nhận điều đó. Tôi không phải là người thú vị. Tôi không muốn làm người thú vị, thực quá khó khăn. Điều tôi thật sự muốn chỉ là một khoảng không mềm mại, mịt mờ để sống, và để được yên một mình. (I was drawn to all the wrong things: I liked to drink, I was lazy, I didn’t have a god, politics, ideas, ideals. I was settled into nothingness; a kind of non-being, and I accepted it. I didn’t make for an interesting person. I didn’t want to be interesting, it was too hard. What I really wanted was only a soft, hazy space to live in, and to be left alone) -Charles Bukowski.
16. Có nhiều lúc con người cần phải tranh đấu để có được sự bình an. - Phim Bụi Đời Chợ Lớn.
17. Bình yên cũng là một dạng của hạnh phúc. Hạnh phúc đó rốt cục cũng là một dạng của tình yêu. Có thể đau khổ cũng là dấu hiệu cho tình yêu, nhưng suy cho cùng cái kết cục viên mãn nhất của tình yêu mà con người ta hằng mong mỏi phải chăng là những tháng ngày bình yên sao? - Tân Di Ổ.
18. Có sự yên bình, nghỉ ngơi và xoa dịu trong nỗi buồn. (There is peace and rest and comfort in sorrow) - Soren Kierkegaard.
19. Thà ăn đậu và thịt xông khói trong yên bình còn hơn ăn bánh uống rượu trong sợ hãi. (Better beans and bacon in peace than cakes and ale in fear) - Aesop.
20. Truy tìm bình an bên ngoài chẳng khác nào tìm kiếm rùa có râu, bạn không thể nào tìm được. Nhưng khi tâm bạn sẵn sàng thì bình an sẽ tự tìm đến bạn. (Looking for peace is like looking for a turtle with a mustache. You won’t be able to find it. But when your heart is ready, peace will come looking for you) - Thiền sư Ajahn Chah.
21. Một cuộc đời hạnh phúc cần có sự bình yên tâm hồn. (A happy life consists in tranquility of mind) - Marcus Tullius Cicero.
22. Xả bỏ một ít sẽ có một ít bình an. Xả bỏ nhiều sẽ có nhiều bình an. Xả bỏ hoàn toàn sẽ được bình an hoàn toàn. (If you let go a little, you will have a little peace. If you let go a lot, you will have a lot of peace. If you let go completely, you will have complete peace) - Ajahn Chah.
23. Sự buồn chán là cảm giác mọi thứ đều lãng phí thời gian; sự thanh bình, là chẳng gì lãng phí thời gian cả. (Boredom is the feeling that everything is a waste of time; serenity, that nothing is) - Thomas Szasz.
24. Bạn không thể tìm được bình yên bằng cách lảng tránh cuộc sống. ( You can not find peace by avoiding life) - Virginia Woolf.
25. Nếu bạn có thể sống qua những ngày bình an, thì đó chính là một phúc phần rồi. Biết bao nhiêu người hôm nay đã không thấy được vầng thái dương của ngày mai, biết bao nhiêu người hôm nay đã trở thành tàn phế, biết bao nhiêu người hôm nay đã đánh mất tự do, biết bao nhiêu người hôm nay đã trở thành nước mất nhà tan. - Khuyết danh.
- Ảnh: Sống đơn giản.
6K notes
·
View notes
Photo
Lòng người vốn dĩ là như thế. Vì ta đã hy vọng ở họ quá nhiều mới có ngày này. Xót xa quá...
1 note
·
View note
Text
Mình bận thì người ta cũng bận, sao cái gì cũng đùn đẩy cho người khác thế. Bực cả mình!
0 notes
Quote
Dạo này có nhiều người hay tâm sự với tôi về cùng một câu chuyện, đó là họ cảm thấy mình không quan trọng trong mắt đối phương, họ đang yêu nhưng dường như đối với người họ yêu thì "có cũng được, không có cũng không sao". Họ hỏi nếu trong trường hợp đó phải làm thế nào, đa phần, tôi khuyên họ nên nghiêm túc xem lại mối quan hệ của mình. Trong tình yêu, tôi sợ nhất là sự bất cần. Không gì mệt mỏi hơn việc cảm thấy trong chuyện tình của mình chỉ có một người cố gắng, còn người kia chỉ miễn cưỡng góp mặt cho đủ quân số hai người. Ta yêu là để mang lại hạnh phúc cho nhau chứ đâu phải khiến nhau đau đầu khi vô vọng tìm câu trả lời cho câu hỏi "Họ yêu mình bao nhiêu mà lại khiến mình khổ tâm như vậy? Rốt cuộc trong trái tim họ mình là gì?" Cuộc sống ngắn ngủi quá hay sao mà người ta dành quá nhiều thời gian thử thách sự kiên nhẫn trong nhau như vậy? Tình yêu là thứ nhàm chán quá hay sao mà người ta phải tỏ ra thờ ơ với nhau như vậy? Với tôi, tình yêu chỉ có một. Đó là hết lòng hết dạ trong từng giây từng phút dành cho nhau. Yêu thương bao nhiêu còn không đủ, một giây hờ hững đã là nhiều. Nếu thực sự là yêu, đừng bao giờ quên điều đó.
Du Phong
1 note
·
View note
Text
Chuyện người ta
Truyện ngôn tình có thật. Thật bao nhiêu phần trăm thì không có cách nào kiểm chứng. Nhưng mà điều đó cũng có quan trọng gì mấy đ��u.
Nếu bạn thấy buồn vì yêu một ai đó nhưng không được đền đáp xứng đáng thì thật ra cũng không có gì đáng lo. Nó sẽ chóng qua thôi. Vì đến cuối cùng, người khiến mình day dứt mãi không quên không phải là người mình yêu nhất, mà là người yêu mình nhất.
Năm 19 tuổi, mỗi tuần tôi đều nhận được một món quà.
Hầu như đều là mấy con gấu bông. Hồi đó, chỉ có xanga, nên nếu trên xanga mà tôi có than vãn đang bệnh, đang sốt thì sẽ nhận extra thêm được mấy lọ thuốc cảm, hoặc mấy viên kẹo ho nữa. Lúc đầu thật sự ko quan tâm lắm. Nhưng quà nhận được đều đặn đến mức dần thành thói quen, cứ tầm đó là lại muốn được khui quà. Nên cứ khoảng 6-7 ngày đi học về, ko thấy quà nằm ở cửa nhà tôi lại chạy ra văn phòng quản lý khu căn hộ hoặc chỗ hộp thư để tìm quà.
Cuối cùng, như dự đoán, tôi cũng biết người tặng là anh. Anh ở Cali, cách chỗ tôi 17 tiếng lái xe. Vậy mà có lần, tôi nói mai muốn đi shopping quá nhưng ko có xe. Thế là sáng ra đã thấy anh ngay trước cổng, anh chạy suốt 17 tiếng chỉ để chở tôi đi cái trung tâm mua sắm cách nhà tôi 30 phút. Sau khi tôi mua sắm, ăn uống đã đời xong, anh chở tôi về, rồi chạy 17 tiếng ngược về thành phố anh ngay sau đó. Từ sau dịp đó, chúng tôi nói chuyện điện thoại với nhau nhiều hơn.
Washington, chỗ tôi ở lúc đó, thời tiết lạnh lẽo quanh năm, nên tôi sốt thường xuyên. Vì thế, ba mẹ muốn tôi dời về Cali ở gần gia đình. Lỡ có gì còn có thể hỗ trợ, chứ ở Washington tôi không có người nhà. Thế là tôi đến Cali theo ý ba mẹ. Dù đến Cali, nhưng chỗ tôi ở, với chỗ của anh vẫn cách nhau 3 tiếng. Ba tiếng đi, ba tiếng về, 6 tiếng ấy mà, so với việc 34 tiếng kia thì đối với anh, cũng chỉ giống như việc chạy ra cái circle K gần nhất mua lon cà phê. Tần suất chúng tôi gặp nhau tăng vọt. Chỉ cần tôi muốn đi đâu, anh sẽ xuất hiện sau 3 tiếng.
Thú thật, là hồi ở Cali, tôi không có bạn. Có lẽ ở đây quá nhiều người Việt khiến họ không coi trọng việc gắn bó với nhau như cuộc sống ở Washington. Mỗi lần đi siêu thị mua đồ ăn, hay đi ăn ngoài quán, tôi đều phải nghe ai đó thoá mạ người Việt ở Việt Nam là dân đen, quê mùa, dốt nát. Trường tôi học ở Cali cũng ko có nhiều hoạt động trường lắm. Mọi thứ đều nhàn nhạt. Tôi thật sự rất buồn chán. Đi học rồi đi về. Lặng lẽ.
Tôi lấy một lớp có thầy giáo người Việt hơn tuổi ba mẹ tôi. Ngày đầu tiên đi học tôi rất thích thú vì đây là lần đâu tiên tôi ngồi lớp có giáo viên người Việt. Nhưng dần dần tôi phát hiện, giáo viên người Việt ở đây, họ rất ghét du học sinh Việt. Ngay buổi học đầu tiên, thầy cho phép nếu ai chưa hiểu vấn đề nào có thể hỏi lại thầy bằng cách gửi giấy. Thầy sẽ trả giấy lại vào cuối giờ. Dĩ nhiên là tôi cũng gửi. Nhưng giấy của tôi chưa bao giờ được trả lại. Tôi và một bạn du học sinh người Việt khác trong lớp, bị thầy ghét ra mặt. Bị xử ép đến mức, bạn bè nước khác nhìn vào cũng thấy ngạc nhiên. Cũng chính thầy là người cố tình drop lớp tôi chỉ vì tôi vắng mặt 3 hôm. Thầy làm điều đó vào cuối học kì, để tôi không có khả năng đăng kí lớp khác cho đủ tín chỉ. Đồng nghĩa với việc tôi sẽ bị đuổi thẳng về Việt Nam.
Tôi tìm đến ban cố vấn của trường. Họ nói rằng chắc tôi nhầm lẫn vì cuối học kì thì sẽ không có ai drop lớp cả. Nhưng khi check ra tài khoản: đúng là tôi bị drop lớp thật thì ai cũng ngạc nhiên. Và nói đây là trường hợp rất kì lạ. Vắng lớp 3 hôm còn không đủ để đánh điểm F, chứ đừng nói là drop hẳn lớp. Mà nếu có drop, thì cũng drop vào đầu học kì để học sinh kiếm lớp khác học cho đủ tín chỉ, chứ ko ai drop ngay cuối học kì, vì toàn bộ lớp học thời điểm đó đều đã đến thời kì final, không nhận thêm học sinh. Đối với du học sinh, drop lớp, không đủ tín chỉ, out of status, có nghĩa phải lập tức quay về nước, nếu không muốn trở thành tội phạm. Nhưng họ cũng nói luôn là ban cố vấn không can thiệp được, vì thật ra giáo viên có quyền này, tuy là thường không có ai làm vậy. Cuối cùng, họ chỉ có thể khuyên tôi nên tới hỏi rõ thầy vì chuyện này chắc có nhầm lẫn.
Tôi xin cuộc hẹn với thầy. Trầy trật lắm, thầy để tôi gặp sau bao nhiêu cuộc hẹn diễn ra theo kiểu: tôi chờ trước cửa, thầy bảo bận đột xuất không đến. Thôi thì cuối cùng tôi cũng gặp được thầy để xin lệnh cancel cho việc drop lớp của tôi. Và tất cả những gì ngày hôm đó tôi nhận được là sự coi thường, mạt sát. Điều buồn cười nhất, thầy khẳng định tôi là thứ dân đen Cộng Sản thích qua Mỹ đi làm chui, tìm cách kiếm chồng rồi ở lại bên này. Và dạng như vậy thì không xứng đáng ở đây. Haha. Thầy khiến tôi từ cảm giác mong chờ đến lớp của thầy, cho đến sự thất vọng, rồi cuối cùng là sự khinh bỉ đến tận cùng. Câu cuối cùng tôi nói với thầy khi bước ra khỏi cửa, rất ngắn gọn "thằng điên". Từ đầu đến cuối, tôi vốn chưa bao giờ muốn ở lại Mỹ. Càng chưa bao giờ đi làm chui. Cũng chưa từng yêu ai có quốc tịch hay thẻ xanh ở đây. Từ ngày tốt nghiệp cho đến nay, tôi sống vui vẻ ở Việt Nam, có lẽ đã đủ chứng minh cho những điều tôi nói. Chứng minh cho cả sự điên khùng, mù loà vì mang trong mình quá nhiều thù ghét của thầy.
Lần đó, may là tôi có anh. Một tay anh chạy tới chạy lui đủ nơi đủ chỗ, để cứu tôi. Tôi không rõ anh đã làm cách nào, nhưng cuối cùng tôi được cứu bằng một cách khác, cùng sự hỗ trợ của nhiều người khác mà không phải là người Việt Nam.
Sau khi được cứu. Tôi chuyển trường. Chuyển tới trường đã cứu tôi. Trường mới ở gần khu nhà anh. Tuy nhà anh cũng ở Cali, nhưng quận này đa số là người Mỹ, rất ít người châu Á và gần như không có người Việt.
Tôi dọn vào ở chung với anh. Biết tôi buồn, nên anh mua cho tôi một con chó. Giống Alaskan Malamute, to cao đẹp trai. Thế là tôi có bạn, ngày ngày đi học về tôi xách bạn đi dạo. Sợ bạn thương anh hơn nên cái gì tôi cũng giành làm, từ đi dạo, cho ăn, tắm rửa. Được đâu khoảng 1 tháng thì chuyển hết hẳn cho anh. Tôi chỉ còn cho bạn ăn và ra trước nhà quăng cây cho bạn lụm đem về thôi.
Vậy đó, tôi từng quen một người đàn ông yêu thương tôi hết mực. Anh tặng tôi bất cứ thứ gì tôi thích và cả những thứ anh thích. Ngày sinh nhật anh, anh tặng tôi chiếc slk mui trần, cười hớn hở "anh thích chiếc này lắm, nhân dịp sinh nhật anh, tặng em đó". Nhưng điều này bất cứ thằng nào dư tiền cũng có thể làm. Anh không phải chỉ là một thằng dư tiền.
Anh chăm sóc tôi từng li từng tí. Biết tôi sợ lái xe ra freeway. Nếu để tôi lái, chắc chắn xe sẽ rị mọ trong local mất khoảng một tiếng thì đến trường. Nên sáng nào anh cũng đưa tôi đi học, trưa đón đi ăn, rồi chở lại vào trường rồi chiều lại đón tôi đi học về. Lịch học của anh luôn lấy sau lịch học của tôi để đảm bảo anh luôn là người chờ tôi mà không phải ngược lại.
Anh không biết nấu ăn, nhưng nếu tôi thích ăn gì, anh sẽ học nấu. Tất cả việc trong nhà, đều một tay anh làm. Nấu ăn, rửa bát, lau nhà, dọn dẹp, giặt ủi,... Đến cả khát nước cũng nhờ anh đi lấy. Ngay cả sơn móng tay, cắt da, anh cũng học trên youtube để làm cho tôi. Tôi thích chụp hình, nên anh cũng mua máy ảnh chuyên nghiệp rồi lấy lớp học chụp ảnh chủ yếu để có thể tự tay chụp hình đẹp cho tôi.
Anh rất thông minh. Cái gì anh cũng học rất nhanh hơn người khác. Cho dù là mấy biểu đồ sàn chứng khoán vĩ mô hay vặt vãnh như sấy tạo kiểu tóc cho tôi anh đều học được, và làm được rất nhanh. Tôi nghĩ đáng ra trường nên cấp cho anh hai bằng tốt nghiệp vì tuy rằng khác ngành, nhưng anh luôn phải làm bài tập giùm tôi. Rồi lo bài vở cho mình. Rồi còn phải làm những công việc vĩ mô khác để kiếm tiền nữa. Vậy mà lớp nào anh cũng đạt điểm tối đa. Anh học rất giỏi, kiếm tiền càng giỏi hơn. Trong nhà lúc nào cũng duy trì tình trạng, một đứa ko làm cái gì, và một đứa làm tất cả những việc còn lại.
Con em tôi chơi chung từng hỏi đùa: "bài tập ảnh cũng làm dùm chị vậy chị chỉ có đi học, ăn, đi shopping rồi leo lên giường, "abc" xong đi ngủ hả chị?" Nhưng sự thật, hai năm từ lúc yêu nhau đến lúc chia tay, chúng tôi chưa từng đi quá giới hạn. Tôi từng nói anh rằng tôi rất sợ. Sợ đau, sợ rất nhiều thứ và chưa thể sẵn sàng. Anh hoàn toàn tôn trọng và chưa bao giờ gây áp lực cho tôi về điều đó.
Vậy mà cuối cùng tôi cũng không giữ được anh. Ngày tôi quyết định chia tay anh, bạn tôi - người chứng kiến toàn bộ mối quan hệ của chúng tôi ra sức ngăn cản "trên đời này mày không bao giờ kiếm được ai tốt với mày hơn thế đâu". Ngày đó, tôi còn kiêu hãnh. Quá nhiều sự tự tin. Tôi có tuổi trẻ, tiền bạc, học vấn, mối quan hệ rộng. Thật lòng tôi không quan tâm lắm đến việc có ai tốt với tôi hay không. Chia tay anh sau 2 năm yêu nhau đối với tôi nhẹ như không. Nói chia tay là tôi tung cánh về Việt Nam ngay. Còn anh thì khác. Vẫn nhớ. Vẫn thương. Vẫn tìm mọi cách để khiến tôi quay lại. Nhưng những ngày tháng vui chơi cùng bạn bè ở Việt Nam sau bao năm mài dũa kinh sử khiến tôi chỉ chăm chăm vào cuộc vui, chẳng có nổi giây phút nhớ đến anh. Mặc cho những gì anh đang chịu đựng, tôi hoàn toàn không có thời gian nghĩ đến nó.
5 năm sau.
Anh giờ đã có gia đình. Có một người vợ hơn tôi về mọi mặt. Có lẽ đối với anh, chẳng có gì đáng nhớ về một cô gái không ra gì như tôi. Nhưng đối với tôi, được yêu, được sống trong sự bao bọc của anh đó là những năm tháng êm đềm nhất, hạnh phúc nhất. Nhất là khi càng lớn, càng cảm nhận điều đó một cách sâu sắc hơn, kiếm một người toàn tâm toàn ý yêu thương mình như vậy, thật sự không hề đơn giản.
Nếu bạn thấy buồn vì yêu một ai đó nhưng không được đền đáp xứng đáng thì thật ra cũng không có gì đáng lo. Nó sẽ chóng qua thôi. Vì đến cuối cùng, người khiến mình day dứt mãi không quên không phải là người mình yêu nhất, mà là người yêu mình nhất
1 note
·
View note
Quote
Khi bạn quá tin cậy hoặc sùng bái một ai, chắc chắn bạn không bao giờ đề phòng, thậm chí nghi ngờ. Và đôi khi bạn chết vì niềm tin thơ ngây của mình.
Tôi là Bê Tô - Nguyễn Nhật Ánh
0 notes