Tumgik
lolunglunglo · 6 days
Text
Nhé? ^^
#K
Tumblr media
Người ngủ ngon. Đêm nay và cả những đêm sau nữa. Không cần hỏi thêm điều gì nữa, vì cũng không phải chuyện của chúng ta nữa rồi. Cứ sống tốt phần đời của người, vì tôi thể không chúc phúc nổi . Sau này yêu người mới, nhớ yêu họ thật nhiều. Còn nhiều điều cần nói. Nhưng nhớ ra hình như mình đã nói rồi. Mà người quên. Mình cũng quên
203 notes · View notes
lolunglunglo · 1 month
Text
Tumblr media
my wish for you, Ken.
0 notes
lolunglunglo · 1 month
Text
Con ngựa Bucéphale Không sao dỗ được đứa bé đang khóc, cô bảo mẫu bèn nghĩ tới nhiều nguyên nhân, tính nết của bé, những thứ nó thích hay không thích, rồi viện đến cả di truyền học, nhận ra trong bé tính nết của bố nó. Những thử nghiệm tâm lý học của cô bảo mẫu còn tiếp tục cho tới khi cô ta phát hiện ra một cái kim băng, lý do thật làm cho đứa bé khóc.
Khi người ta đem con ngựa Bucéphale tới chàng Alexandre, không một ky sĩ nào ngồi vững trên lưng con vật đáng gờm này được. Kẻ thô thiển sẽ nói: “Con ngựa này thật là dữ tợn”. Nhưng chàng Alexandre thì đi tìm cái kim băng và chóng tìm thấy. Chàng nhận ra ngựa Bucéphale hoảng sợ trước cái bóng của chính mình. Rồi mỗi khi nó lồng lên sợ hãi thì cái bóng của nó lại chồm lên theo, và tạo thành một cái vòng luẩn quẩn. Thấy vậy, Alexandre hướng Bucéphale về phía mặt trời và cứ giữ yên con ngựa trong vị trí đó, bằng cách này chàng đã trấn an và quy phục được nó. Người học trò của Aristote hiểu rằng ta không có chút quyền lực nào với sự giận dữ một khi ta chưa biết lý do đích thực của nó.
Có người biết phủ nhận nỗi sợ bằng những lý lẽ vững vàng, thế nhưng người đang sợ thì đâu có lắng nghe lý lẽ, anh ta chỉ nghe thấy tim mình đang đập và máu mình đang sôi mà thôi. Kẻ thông thái rỏm suy luận rằng nguy hiểm dẫn đến sự sợ hãi, người bị cảm xúc chế ngự thì cho là sự sợ hãi dẫn đến nguy hiểm. Cả hai đều nghĩ mình có lý, nhưng cả hai đều lầm, kẻ thông thái rỏm lầm tới hai lần vì anh ta bỏ qua nguyên do đích thực của nỗi sợ và không hiểu sự nhầm lẫn của người đầy cảm xúc kia. Một người đang sợ sẽ tự nghĩ ra một mối nguy hiểm nào đó để giải thích cho nỗi sợ rất có thực mà mình cảm thấy. Một cái gì đó bất ngờ có thể làm ta sợ hãi, mặc dù bản thân nó không nguy hiểm, chẳng hạn như một tiếng súng nổ rất gần, hoặc chỉ đơn giản là sự hiện diện của ai đó không trông đợi. Thống chế Masséna đã từng hoảng sợ chỉ vì một pho tượng trong cầu thang tối tăm, để rồi phải ba chân bốn cẩng bỏ chạy.
Đôi khi sự mất kiên nhẫn và tâm trạng khó chịu của một người xuất phát từ chỗ anh ấy phải đứng quá lâu. Xin chớ tranh luận với tâm trạng của anh ấy mà hãy đem đến một chiếc ghế. Khi nói rằng phong cách quyết định mọi thứ, Talleyrand đã biểu đạt được nhiều hơn ông ấy nghĩ. Ông ấy chịu khó đi tìm cái kim băng để không phải tạo ra sự khó chịu cho người khác và rốt cuộc cũng tìm thấy nó.
Các nhà ngoại giao thời nay dường như đều bị một cái kim băng nằm ở đâu đó dưới lớp áo lót làm cho khó chịu, khiến biết bao nhiêu chuyện rắc rối nảy sinh ra ở châu Âu. Ai cũng biết rằng một đứa trẻ khóc sẽ làm cho những đứa trẻ khác khóc theo. Còn tệ hơn nữa, nhiều khi người ta gào lên chỉ để mà gào. Cô bảo mẫu, bằng một động tác chuyên nghiệp, sẽ đặt đứa trẻ nằm sấp xuống, ngay lập tức đứa bé sẽ phản ứng theo một cơ chế khác. Đó chính là nghệ thuật thuyết phục người khác, rất bình dị, của cô bảo mẫu. Tôi cho rằng những thảm họa của năm 1914 xảy ra vì những nhân vật quan trọng bị rơi vào thế bất ngờ, và chính vì vậy mà họ sợ. Một người khi đang sợ thì dễ rơi vào trạng thái giận dữ, sự cáu giận thường đến sau những cơn kích động. Thật không dễ chịu cho ai đó đột nhiên bị quấy rầy khi đang nghỉ ngơi hay tiêu khiển; khi đó, anh ta sẽ rất dễ nổi khùng. Cũng giống như một người bị đánh thức đột ngột khi đang ngủ, anh ta sẽ tỉnh dậy trong cơn hoảng hốt. Đừng vội gọi một người nào đó là kẻ dữ tợn, khoan hẵng gán cho anh ta tính cách đó. Hãy đi tìm cái kim băng trước đã.
Alain nói về hạnh phúc, 8 tháng mười hai 1922
"Hãy đi tìm cái kim băng trước đã" - a reminder for me
0 notes
lolunglunglo · 2 months
Text
CÁNH RỪNG Một trái tim yếu đuối Một tấc lòng âm u Sớm mùa đông cóng lạnh Ra đi trong sương mù. Con ngựa gầy nhẫn nại Dọ dẫm từng bước chân Tia mặt trời mỏng mảnh Sao như xa như gần. Chúng ta ngày tuổi trẻ Đều phải băng qua rừng Có kẻ đi thật chậm Có người như thiêu thân. Ngươi vài năm khó nhọc Ta vài thập kỷ buồn Chưa ai từng đi trọn Một học trình yêu thương Một trái tim yếu đuối Một tấc lòng âm u Vẫn đi về ánh sáng Bên kia, Sau sương mù.
0 notes
lolunglunglo · 3 months
Text
is an even harder thing :)
"i would die for you" this, "i would kill for you" that. what about "i would live for you" what about i would smile for you, find joy in small things for you, i would endure, hope, survive, thrive for you. i would dive head first into this unknown, terrifying inkwell known as existence for you.
9K notes · View notes
lolunglunglo · 7 months
Text
Querencia
Một nơi hoặc một ai đó khiến bạn thấy an toàn, khiến bạn muốn tìm đến khi cảm thấy yếu lòng, mệt mỏi, một "Nơi trú ẩn" để ở đó bạn có thể sống thật, an yên và bình tâm.
Nơi để bạn chữa lành những vết thương của mình, cả thể xác lẫn tâm hồn, là động lực để bước tiếp.
0 notes
lolunglunglo · 1 year
Text
Tumblr media
Em biến mất vào một ngày tháng Tư.
Chính xác là vào sáng thứ Bảy tuần thứ ba. Có sự nhớ chính xác như vậy vì đây là ngày trả tiền thuê nhà hàng tháng. Bình thường, khi tôi còn chưa định hình được tiếng bấm chuông, em đã đứng dậy, đi ra và đưa cho ông chủ phong bì đã được đính sẵn trên tủ lạnh, rồi sẽ vào trong giường, rúc dưới cánh tay tôi và làu bàu nho nhỏ về việc sao ông già không chịu mở tài khoản ngân hàng. Và chúng tôi nằm cả sáng cạnh nhau như thế.
Thế mà sáng nay, tiếng chuông cửa vang vào tai tôi nhức óc.
Tôi nhíu mày, mở mắt cho dần quen với ánh sáng. Vẻ như ông già đã mất kiên nhẫn, bỏ sang nhà khác quấy rối. Tôi hít một hơi sâu. Im lặng. Sự im lặng cô đọng đặc trưng của một căn hộ không còn ai ngoài mình. Tôi đẩy chăn sang một bên, ngồi dậy nhìn ra cửa sổ. Vài âm thanh xa vọng lại loãng tệch. Vẫn không có gì trong nhà. Không có âm thanh gì trong nhà. Mọi thứ bất động. Chắc em đi đâu đó. Tôi chỉ nhận thức được có vậy.
Buổi sáng cuối tuần bao giờ cũng hết rất nhanh. Đến lúc đánh răng rửa mặt, nấu một bát mì ăn xong cũng đã gần trưa. Đưa tiền nhà cho ông chủ nữa. Tôi bấm gọi cho em nhưng em không bắt máy. Lựa quyển sách còn đang đọc dở, tôi vừa để BBC News chạy vào tai như thói quen bất di bất dịch, duỗi mình trên ghế gỗ dài giữa phòng khách nhỏ vừa đủ. Được một lúc, tôi lại thiếp đi mất.
Mở mắt đã gần ba giờ. Tôi lại va chạm với chính sự im lặng đấy. Sự tịch yên như một đứa trẻ ngủ trễ bị người lớn bỏ quên khóa trái cửa nhốt trong ngôi nhà rộng. Em vẫn không gọi lại. Tôi chớp mắt lần nữa, nhìn điện thoại rất lâu. Rồi tôi đứng dậy, mở tủ quần áo. Quần áo của em biến mất. Tôi nhìn xuống dưới giường. Chiếc vali du lịch to đùng của em biến mất. Tôi mở cửa về phía ban công bé xíu. Chỉ còn quần áo tôi khô cong phất phơ trong chiều hiu gió. Tiếng chuông gió leng keng. Chuông gió bằng sứ hình dưa hấu em mua để đón mùa hè cách đây vài tuần. Cứ mỗi lần mở cửa và nghe tiếng chuông gió, em hay bảo đây là âm thanh mùa hè đấy. Thế là giờ chuông gió còn đây, em thì chạy đi đâu mất rồi.
Hết ngày. Tôi gọi cho em tổng cộng là 20 cuộc. Rải rác 30 phút một lần. Có lẽ máy em hết pin. Có lẽ em cố tình tắt máy. Hoặc đơn giản là em không muốn nghe cuộc gọi của tôi nữa. Tôi đắp chăn mỏng, mắt thao láo nhìn mảng trời ngoài kia. Đêm qua tôi và em đã làm gì nhỉ? Đã nói chuyện gì nhỉ? Thật lạ là mọi thứ cứ như là đã xảy ra lâu lắm rồi, mà tôi vẫn còn cảm giác rõ sự vui vẻ vẫn vương trong không khí. Chính xác là em biến mất từ lúc nào nhỉ? Hay điều mà tôi nghĩ là đêm qua, đã là đêm kia, đêm kìa, hay đêm của thứ Sáu tuần trước? Không, chắc chắn là đêm qua đấy. Tôi hơi cuộn mình vào trong giường, nơi em hay nằm. Rồi trải cánh tay ra hết giường. Và cố nhắm mắt lại.
>
- Anh có bao giờ nhớ một ai đó nhưng bản thân không biết, cho đến khi gặp lại người ta rồi anh mới nhận ra là đây là người anh đã luôn muốn gặp, muốn nhìn thấy. Kiểu thế? – Em ngồi xếp những quân domino cạnh nhau, quyển tạp chí thời trang mới gấp lại.
- Không. Nếu nhớ thì mình phải biết. Nếu đến lúc gặp mới biết là nhớ thì với những người không gặp lại thì sao. – Tôi gõ đều đều bàn phím với bảng biểu và số liệu. Em hơi nhíu mày, rồi thần mặt ra. Vẫn còn vài miếng domino trong hộp. Tôi quay người lại, nhìn em.
- Tại sao em lại hỏi thế? – Em ngước lên nhìn tôi, rồi cúi xuống, đẩy ngón tay vào miếng domino gần nhất. Cả dãy nối đuôi nhau, đổ ụp xuống. Rào rào, cạch cạch. Em chăm chú vào dải đen méo mó. Tôi tiến lại, ngồi xuống cạnh em.
- Vì anh không bao giờ nhớ em cả. Vì anh không bao giờ nói nhớ em cả... – Những tia mắt đỏ buồn nổi lên, em sắp khóc vì điều gì mà tôi cũng không hiểu.
- Nhưng anh đã mời em đi chơi, hẹn gặp, rồi còn bảo em về sống cùng anh. Đấy không phải là vì nhớ sao?
- Nhưng anh không bao giờ nói... – Em òa lên. Cánh tay tôi vươn chạm vào vai em, kéo lại gần mình. Tôi nói xin lỗi, và đại loại gì đó nữa. Rồi em cũng nín, rồi tôi và em lại ôm nhau ngủ như không có chuyện gì xảy ra.
>
Tỉnh dậy, việc đầu tiên tôi làm là nhìn điện thoại. Không có dấu hiệu từ em. Không thông tin, không giải thích. Tôi cố giữ nhịp sống bình thường, mở toang cửa để tiếng ling kling của chuông gió vang mãi. Tại sao em lại bỏ đi? Điều gì đã thay đổi suy nghĩ, hay làm em cảm thấy không ổn, để rồi phải vội vã đi ngay trong giấc ngủ tôi như thế? Gọi cho em vài lần nữa. Để tôi tin chắc rằng em sẽ không nhấc máy. Tôi dò danh bạ điện thoại. Một vài cái tên có thể nói chuyện, một vài cái tên có thể đi cafe và bar, nhưng không cái tên nào có thể cho tôi biết em đang ở đâu. Tôi thả người nặng trịch trên ghế, thở dài. Có gì đó bất thường trong chính cái cách tôi phản ứng sự việc ở đây. Đáng lẽ tôi phải hốt hoảng, đáng lẽ tôi phải gọi điện cho em trăm cuộc trước khi có thể đặt máy xuống bàn, đáng lẽ tôi phải phát điên lao ra ngoài tìm em, hoặc đơn giản hơn, đáng lẽ tôi phải lưu số của vài người bạn thân của em trong những cuộc gặp ồn ào em cười nhiều hơn nói...
Ling kling ling kling. Tôi bắt đầu quen với không gian vắng lặng này. Trời sáng nắng cũng không gắt và oi, đầu óc tôi lơ lửng với nỗi buồn như quả bóng bay khổng lồ sắp vỡ. Có lẽ tôi nên uỷ mị, cho giống những bài hát giới trẻ ngày nay bật oang oang trong quán cafe đồ uống toàn lấy từ các hộp giấy nhập từ các nơi. Nhưng có gì đó ngăn tôi lại, chưa làm tôi buồn đến thế, chưa làm tôi lo và tức giận đến thế. Sổ da, máy tính bảng, vài đồ lặt nhặt cần thiết. Phóng đến góc cafe quen có khoảng màu phối to với dãy tranh nguệch ngoạc, thế là trở về với không gian không-em một cách tự nhiên nhất.
>
- Anh là người chậm cảm, đúng không? – Em nằm ẹp xuống bàn, tay buông lơi không điểm tựa. Trên tivi đang nói về sự tăng tốc độ của nhịp sống thường ngày. Cô dẫn chương trình nói cũng nhanh không kém.
- Thế nào là chậm cảm? – Tôi xoay miếng rửa quanh vòng bát, rồi xuống đáy bát. Tuần tự một đĩa to, hai bát to, hai bát nhỏ.
- Tức là anh nghĩ thay cho cảm xúc. Anh không cảm thấy buồn cho đến khi não anh gắn cho suy nghĩ mác buồn. Hoặc là lúc xảy ra việc gì đó thì anh chưa cảm nhận được ngay, đến một lúc sau, hoặc một vài ngày sau, anh mới cảm rõ tác động của sự việc lên anh như thế nào. – Em chậm rãi giải thích, mắt lơ láo như bắt lấy từ ngữ vô hình trong không trung.
Tôi suy nghĩ về định nghĩa em đưa ra, tay cất những đồ sứ trắng mát dấp nước lên giá.
- Em lấy ví dụ được không? Thực ra mọi việc đều có mặt lý trí và cảm xúc. Nếu em định nói anh là người lí trí thì anh công nhận.
- Không. Chậm cảm khác cơ. Giống như anh bị mất một thứ quan trọng. Anh nhận thức được là anh mất nó, và những bất lợi anh phải chịu. Nhưng việc thứ đó trở thành một phần trong đời sống của anh, gắn với người, với kỉ niệm, và mất thứ đó khiến anh tiếc, anh buồn, thì phải một thời gian sau anh mới nhận ra được. Lúc đó thì đã quá muộn rồi.
- Thế lúc đó anh phải làm sao? – Tôi bật cười, cố hình dung về một thứ cụ thể mà em nhắc tới, nhưng chỉ có màu xám đục trải dài tít tắp.
- Em không biết. Có thể anh chìm trong đó, hoặc là anh lại gạt nó sang một bên, và sống tiếp. Chỉ có trong đầu anh mới biết cái gì đang diễn ra. – Em thở dài, lấy máy tính xách tay, bắt đầu loằng ngoằng với đống dây điện và giấy tờ trong cặp táp màu vàng. Vẻ như em không muốn nói tiếp nữa. Vẻ như em định kéo dài câu chuyện đến điểm quan trọng em muốn tôi phải chú ý, nhưng giữa chừng lại bỏ cuộc. Vẻ như mọi thứ cũng chỉ bâng quơ đến thế thôi.
>
Một tuần.
Tối thứ sáu lên bar trên tầng cao nhất của toà nhà trung tâm, tôi nói chuyện với người lạ có đôi mắt đánh rất khéo và những móng tay sơn màu nhũ bạc lấp lánh. Thứ sáu tuần trước, tôi và em đi dự tiệc cưới của người quen chung trên chiếc du thuyền treo đèn đủ các góc trên hồ.
Người lạ cầm cốc Martini, môi đỏ mọng như diễn viên trong tấm poster phim thập kỉ 70.
Em đi ra ngoài uống rất ít, còn ở nhà luôn kết thúc ngày bằng cốc Baileys ngập đá. Môi bao giờ cũng hơi nhợt nhạt.
Người lạ bắt đầu câu chuyện bằng đám đông xung quanh. Hấp dẫn, nhưng hời hợt. Nói là đi uống nhưng ai cũng giữ cái đầu nguội, tỉnh táo và toan tính.
Em chẳng bao giờ phán xét người khác. Em chỉ nói về tôi. Và em. Và mọi giả thuyết của xã hội áp dụng lên cá nhân. Như vơ lấy được bất cứ gì vô hình lửng lơ trong không khí, vẽ thành hình và đặt lên bàn.
Cuộc nói chuyện thành trao đổi những câu nói ẩn ý. Người lạ thi thoảng lấy bàn tay vuốt nhẹ bờ vai, như thói quen nữ tính cô độc. Cánh tay dài và nhỏ. Cô có vừa bỏ ai đi như em không?
Tôi xoay xoay điện thoại, bấm màn hình. Nhận ra hành động bất thường, tôi đành xin số người lạ như phép lịch sự. Trước khi về, cô ghé sát tai tôi, nói về bữa tiệc toàn khách mời đặc biệt tối mai. Tôi cười, quên nghĩ về em trong thoáng chốc.
"Chúng ta sẽ chẳng đi đến đâu cả." – Tôi giật mình bởi tiếng nói em vang trong đầu. Em nói lúc nào nhỉ? Là khi bỗng nhiên em xiết tay tôi khi đôi vợ chồng mới cưới đi ngang qua với cốc vang đỏ, hay khi em bỏ đi lên đầu thuyền đầy gió và không người? Hay là khi tôi đang chìm dần vào giấc ngủ lờ mờ say? Đó có đúng là điều em nói không, tôi cũng không rõ nữa. Nhưng chỉ cần thế thôi, tôi cũng có cảm giác như ai đó đang xoắn vặn dây thần kinh, cơ chằng của cả cơ thể lại, tê buốt. Tôi lao về nhà, quăng mình lên giường. Qua cánh cửa ban công mở, tiếng nhạc jazz của nhà nào đó vang lên, hòa với tiếng tivi lộn nhộn bên dưới. Rồi ling kling ling kling. Tôi định lấy chiếc chuông gió xuống, nhưng không tài nào nhấc nổi người dậy. Chớp mắt. Một giọt nước vỡ ra, chảy xuống má. Mu bàn tay gạt qua, lấp lánh dải nước bé xíu trong đêm. Là tôi đang nhớ em sao?
Sáng tỉnh dậy mệt mỏi, bàn chải đánh răng của em vẫn để đó cả tuần nay, tôi khó chịu vô cớ ném xuống đất. Nhìn chằm chằm một lúc, tôi lại cầm lên, rửa sạch, để vào chỗ cũ.
Tôi làm bữa sáng, nhưng ngay khi cúi xuống lấy gói mì trong ngăn tủ, tôi lại gặp cái cảm giác đấy. Cảm giác em đứng ngay sau, luồn hai cánh tay nhỏ qua hông tôi ôm ngọt ngào. Tôi ngồi bệt xuống, lưng toát mồ hôi. Vậy là em không ở đây nữa. Tôi nhớ lại lần em khóc vì tôi không nói nhớ em, đoạn hội thoại về chậm cảm. Tất cả đều là dấu hiệu báo trước, vì cớ gì tôi không mảy may nghi ngờ, vì cớ gì tôi không nhận ra? Hay tôi là người chậm cảm đúng như em nói, đến giờ mới cảm thấy buồn đau vì sự bỏ đi của em, dù nhận thức đã được một tuần. Đến khi người khóc hết cả nước mắt, tôi mới bắt đầu thở dài. Nếu giờ tôi đi tìm em, để xin lỗi và xin em quay về, mọi việc có chắc là không như cũ? Nhưng dù gì, tôi cũng phải đi tìm em đã.
Thế mà tôi không tìm thấy.
Tôi đi đến chỗ tôi và em thường đến, chỗ em thường đến, mọi ngóc ngách em từng qua, từng chỗ em khen ngon và đẹp. Nhưng chẳng thấy bóng dáng em đâu cả. Tôi cũng không gặp người bạn nào của em, chính xác là tôi cũng không nhớ mặt họ như thế nào nữa. Nhiều lúc tôi khựng lại, nghĩ về em như một bản nhạc violin da diết không có hồi kết. Thi thoảng số của đôi bàn tay lấp lánh nhũ bạc lại hiện lên trong máy, nhưng tôi chẳng buồn nghe. Tôi nhớ ai đó nói tình yêu được quyết định bởi thời điểm. Nếu thời điểm sai thì người đó có phù hợp đến mấy cũng không yêu hay ở bên cạnh nhau được. Nhưng nếu như tôi là người chậm cảm, thì cái gọi là thời điểm đúng sẽ không bao giờ đến. Đi qua toà nhà có những ô cửa kính trưng bày lớn, tôi nhìn vào thấy mình mất màu. Có thể việc tôi đang làm dần trở nên vô nghĩa.
Tôi không tìm em nữa. Sau hơn một tháng, những cơn đau kí ức cũng dần biến mất.
>
- Anh có biết ưu điểm của người chậm cảm là gì không? – Em mặc chiếc váy maxi to, chỉ hở đôi vai trần và bàn chân trắng bé xíu, đung đưa trong cửa hàng cafe ngoài trời, dưới tán ô đỏ to đùng. Tôi im lặng, lắc đầu.
- Là anh không bao giờ phải chịu nỗi đau cùng lúc với người khác. Có thể anh sẽ cảm thấy sau đó rất lâu, và nỗi đau còn nguyên vẹn không thì em không chắc. – Em cười, hút một hơi nước dài, rồi ngả lưng ra sau.
- Nhưng anh phải chịu đựng một mình. Và đấy là điều cô độc nhất anh từng biết. – Tôi cố không nhấn mạnh vào từng chữ. Nói về trải nghiệm cô đơn, đâu phải là một thứ hay gì.
...
- Em đã chờ... – Em đặt chiếc cốc bám đầy hơi nước xuống bàn, mắt nhìn ra đường nắng phía xa.
- Anh đã đi tìm em. – Tôi khẳng định yếu ớt. Sẽ chẳng có nghĩa lý khi nói về công sức mình bỏ ra khi không được thành quả. Một dạng thử thách lòng tin con người.
- Chỉ cần biết thế là được rồi. Em cảm ơn. – Em bật cười, giọng pha chút hài lòng. Tưởng như những đau đớn trước kia chỉ như mảng bụi bám cửa kính, một trận mưa to là biến mất sạch sẽ. – Em cũng thích cô ấy. Thích cả màu sơn móng tay lấp lánh cô đang dùng nữa.
- Ừ, màu nhũ bạc đấy hợp với cô ấy – Tôi mỉm cười.
Một năm rồi. Thế mà mùa hè chẳng thay đổi gì cả.
>
Written by G.
(Zelda Gin)
0 notes
lolunglunglo · 2 years
Quote
Một mai người đối diện người Mối tình sâu nặng rồi nguôi bão bùng Chỉ còn thanh thản bao dung Vài giây tha thiết cho ngần ấy năm.
Nguyễn Thiên Ngân (via het-hon)
Hoặc không.
Thở dài.
24 notes · View notes
lolunglunglo · 3 years
Quote
With realization of one's own potential and self-confidence in one's ability, one can build a better world.
Dalai Lama
Điều mà J luôn muốn nói với mình, về việc ngừng tự ti về bản thân, nhìn nhận bản thân như vẫn là, nhìn nhận sự cố gắng của bản thân, những điều làm mình lo lắng trăn trở mỗi ngày.
4 notes · View notes
lolunglunglo · 3 years
Quote
Cuộc sống không phải là để gây tì vết lên một ai đó khi họ làm sai, mà là phải sửa chữa nó một cách khéo léo, để nó không còn là một vết thương hay một tì vết nữa.
Nguyễn Ngọc Thuần
8 notes · View notes
lolunglunglo · 4 years
Text
One word of the day:
Petrichor - the earthy scent produced when rain falls on dry soil.
P/s: I love this fresh smell which have the magic to ease all of the pain away. 
0 notes
lolunglunglo · 4 years
Quote
The old dreams were good dreams; they didn’t work out, but glad I had them.
Robert Kincaid, Bridges of Madison County (the movie)
J always talks about the movie, and thinks she is Francesca
Maybe she is. 
48 notes · View notes
lolunglunglo · 4 years
Text
Risks
To laugh is to risk appearing a fool, To weep is to risk appearing sentimental. To reach out to another is to risk involvement, To expose feelings is to risk exposing your true self. To place your ideas and dreams before a crowd is to risk their loss. To love is to risk not being loved in return, To live is to risk dying, To hope is to risk despair, To try is to risk failure. But risks must be taken because the greatest hazard in life is to risk nothing. The person who risks nothing, does nothing, has nothing, is nothing. He may avoid suffering and sorrow, But he cannot learn, feel, change, grow or live. Chained by his servitude he is a slave who has forfeited all freedom. Only a person who risks is free.
- Leo F. Buscaglia
0 notes
lolunglunglo · 5 years
Text
Tumblr media
Vua hề Charlie Chaplin có 12 người con, năm 1965, là một ông già 76 tuổi thông thái, Charlie viết thư cho cô con gái 21 tuổi Geraldine, diễn viên múa sân khấu Paris.
“Con gái của bố!
Bây giờ đang là đêm. Đêm Giáng Sinh. Các anh, chị của con đang ngủ. Mẹ con cũng đã ngủ rồi. Con ở xa bố biết bao! Nhưng hình ảnh con luôn luôn xuất hiện trước mắt bố. Chân dung con – ở đây, trên bàn, và ở đây, trong trái tim bố. Nơi ấy, thành Paris hoa lệ, con đang khiêu vũ trên sân khấu nhà hát hoành tráng của Điện Élysée. Bố biết rõ điều đó, nhưng dù sao bố cũng cảm thấy trong đêm khuya tĩnh lặng bố nghe được tiếng chân con bước, nhìn thấy cặp mắt con đang sáng lên như những vì sao trên bầu trời mùa đông.
Bố nghe nói rằng con sắm vai người đẹp Ba Tư bị một khan Tácta cầm tù trong vở kịch tưng bừng và vui tươi. Hãy làm người đẹp và hãy khiêu vũ! Nhưng nếu lòng mến mộ và biết ơn của công chúng mê hoặc con, nếu như hương thơm của những đóa hoa con được tặng làm đầu óc con choáng váng, thì hãy ngồi vào một góc kín và đọc bức thư của bố, hãy lắng nghe tiếng nói trái tim mình. Bố là bố của con, Geraldine ạ!
Bố là Charlie Chaplin! Con có biết bao nhiêu đêm bố đã ngồi bên giường con, khi con còn tấm bé, kể cho con nghe những câu chuyện cổ tích về người đẹp ngủ trong rừng, về con rồng nhiều phép lạ? Còn khi giấc ngủ làm díp đôi mắt già nua của bố, bố cười và nói: «Hãy đi đi! Giấc ngủ của ta – đó là ước mơ của con gái ta!”.
Bố nhìn thấy những ước mơ của con, Geraldine ạ, nhìn thấy tương lai của con, ngày hôm nay của con.
Bố nhìn thấy một cô gái đang khiêu vũ trên sân khấu, một nàng tiên đang bay lượn trên bầu trời. Bố nghe thấy khán giả trầm trồ: “Có nhìn thấy cô gái ấy không? Cô ta là con gái của một anh hề già. Có biết ông ta là Charlie Chaplin không?”
Vâng, bố là Chaplin! Bố là một anh hề già! Hôm nay đến lượt con. Hãy khiêu vũ! Bố đã mặc chiếc quần rách rộng thùng thình để khiêu vũ, còn con mặc tấm áo lụa dài của một công chúa để khiêu vũ. Những vũ điệu này và những tiếng vỗ tay như sấm dậy có lúc sẽ nâng con lên chín tầng mây. Con hãy bay! Hãy bay tới đó. Nhưng con cũng hãy hạ cánh xuống mặt đất! Con phải nhìn thấy cuộc sống của những con người, cuộc sống của những vũ công đường phố đang vừa nhảy vừa run lên vì lạnh và đói.
Bố đã từng như vậy, như họ, Geraldine ạ. Vào những đêm ấy, những đêm kỳ diệu, khi con chìm vào giấc ngủ bởi những câu chuyện cổ tích của bố, bố vẫn không hề chợp mắt.
Bố nhìn gương mặt bé xíu của con, lắng nghe nhịp tim con đập và tự hỏi: “Này, Charlie, phải chăng con mèo con này một lúc nào đó sẽ nhận ra ngươi?” Con chưa hiểu hiểu hết bố đâu, Geraldine ạ. Bố đã kể cho con nghe nhiều chuyện cổ tích vào những đêm xa xưa ấy, nhưng chưa bao giờ kể cho con nghe chuyện cổ tích của mình. Mà nó cũng rất lý thú. Đó là câu chuyện cổ tích về một anh hề đói đã hát và nhảy trong những khu phố nghèo của London, và sau đó đi xin bố thí. Đó là chuyện cổ tích của bố! Bố biết thế nào là cái đói, thế nào là không chốn nương thân. Hơn nữa, bố đã nếm trải nỗi khổ nhục của một anh hề rong, trong ngực sục sôi một đại dương kiêu hãnh, và niềm kiêu hãnh này bị tổn thương bởi những đồng xu người ta ném cho bố. Nhưng dù sao bố vẫn sống, vì vậy hãy bỏ qua điều đó.
Tốt nhất là hãy nói về con. Sau tên con — Geraldine – là họ của bố – Chaplin. Với cái họ này hơn 40 năm bố đã mua vui cho mọi người trên trái đất. Nhưng bố khóc nhiều hơn họ cười. Geraldine ạ, trong thế giới con đang sống không chỉ có vũ điệu và âm nhạc! Đêm đêm, khi bước ra từ khán phòng lớn, con có thể quên những người hâm mộ giàu sang, nhưng đừng quên hỏi thăm vợ người tài xế taxi chở con về nhà. Và nếu như cô ta đang mang bầu, nếu như họ không có tiền để sắm tã lót cho đứa con tương lai, con hãy đặt tiền vào túi anh ta. Bố đã đề nghị nhà băng thanh toán các khoản chi phí của con. Nhưng những món nợ của những người khác con cũng phải trả đầy đủ. Thỉnh thoảng con nên đi tàu điện ngầm hay ôtô buýt, đi bộ để ngắm thành phố.
Hãy quan tâm tới mọi người! Hãy để ý tới những góa phụ và trẻ em mồ côi! Và ít ra là một lần trong ngày, con hãy tự nói với mình: “Mình cũng giống họ thôi”. Vâng, con cũng là một trong số họ, con gái ạ. Hơn nữa. Nghệ thuật, trước khi cho con người ta đôi cánh để có thể bay cao, thường bẻ gãy chân anh ta. Và nếu như có một ngày con cảm thấy mình cao hơn công chúng, thì ngay lập tức hãy bỏ sân khấu. Con hãy bắt chiếc taxi đầu tiên và đi ra ngoại ô Paris. Bố biết rất rõ những vùng này. Ở đấy con sẽ nhìn thấy nhiều vũ nữ giống như con, thậm chí xinh đẹp hơn, duyên dáng hơn, với niềm kiêu hãnh lớn. Ở đấy không ai biết tới ánh đèn sân khấu rực rỡ của con. Đối với họ đèn sân khấu là mặt Trăng.
Con hãy nhìn thật kỹ! Có phải họ khiêu vũ tốt hơn con không? Hãy thừa nhận đi, con yêu! Bao giờ cũng có thể tìm thấy người khiêu vũ đẹp hơn con, diễn hay hơn con.
Và hãy ghi nhớ: trong gia đình Charlie không có kẻ thô lỗ có thể mắng chửi người xà ích hay giễu cợt kẻ hành khất đang ngồi bên bờ sông Seine. Bố sẽ chết, những con sẽ sống. Bố muốn con không bao giờ biết đến sự nghèo khổ. Cùng với bức thư này bố chuyển cho con một cuốn séc để con có thể chi tiêu tùy thích. Nhưng khi con tiêu 2 phrăng, đừng quên nhắc nhở mình rằng đồng phrăng thứ ba không phải của con. Nó phải thuộc về một người lạ mặt đang cần đến nó. Mà người đó con có thể dễ dàng tìm thấy. Chỉ cần con muốn nhìn thấy những người lạ mặt nghèo khổ là con sẽ gặp họ khắp nơi. Bố nói với con về tiền, vì bố biết được sức mạnh khủng khiếp của nó.
Bố đã làm việc khá lâu trong rạp xiếc. Và bao giờ bố cũng rất lo lắng cho những người đi trên dây. Nhưng phải nói với con rằng con người hay bị vấp ngã trên mặt đất hơn trên sợi dây mạo hiểm. Có thể, vào một trong những buổi dạ hội mà con được mời, ánh sáng của một viên kim cương nào đấy sẽ làm con lóa mắt. Đúng lúc đó, nó sẽ là sợi dây thừng mạo hiểm đối với con, và con không thể tránh được sự vấp ngã. Có thể, vào một ngày đẹp trời, gương mặt tuyệt mỹ của một hoàng tử nào đó sẽ hút hồn con. Chính vào cái ngày hôm ấy, con sẽ trở thành một người đi trên dây thiếu kinh nghiệm, mà những người thiếu kinh nghiệm bao giờ cũng dễ vấp ngã. Con đừng bán trái tim mình vì vàng bạc, châu báu.
Hãy nhớ rằng viên kim cương lớn nhất của con là mặt trời. May mắn thay, nó tỏa sáng cho tất cả mọi người. Còn đến một lúc nào đó, con bắt đầu yêu, thì hãy yêu thương con người đó với tất cả trái tim. Bố đã nói với mẹ viết cho con về điều đó. Trong tình yêu, mẹ hiểu biết nhiều hơn bố, tốt nhất là để mẹ nói với con. Công việc của con đầy khó khăn, bố biết điều đó.
Thân thể con chỉ được che bằng một mảnh lụa. Vì nghệ thuật có thể xuất hiện thoát y trên sân khấu, nhưng phải trở về từ đó không những trong y phục mà còn sạch sẽ hơn.
Bố đã già, và có thể, lời bố nói nghe buồn cười. Nhưng, theo bố, thân thể thoát y của con phải thuộc về kẻ nào yêu tâm hồn cởi mở của con. Không có gì đáng sợ nếu như đây là ý kiến 10 năm trước của con về vấn đề này, nghĩa là nó thuộc về quá khứ. Đừng sợ, 10 năm không làm con già đi. Bố biết rằng giữa thế hệ bố và con luôn luôn có sự đối đầu. Con hãy quyết đấu với bố, với ý nghĩ của bố. Bố không thích những đứa con dễ bảo. Và khi mà nước mắt của bố chưa rỏ xuống bức thư này, bố muốn tin rằng Giáng Sinh hôm nay là một đêm kỳ diệu.
Bố muốn điều kỳ diệu sẽ xảy ra, và con thực sự hiểu tất cả những gì bố muốn nói với con. Bố Charlie đã già thật rồi, con gái Geraldine ạ. Sớm hay muộn, thay cho chiếc áo dài trắng dành cho sân khấu con phải mặc bộ áo tang để bước tới nấm mồ của bố. Bây giờ bố không muốn làm con buồn. Có điều thỉnh thoảng con nên soi gương – trong đấy con sẽ nhìn thấy những đường nét của bố. Trong huyết quản của con đang chảy dòng máu của bố. Ngay cả khi máu trong huyết quản bố đã khô cạn, bố vẫn muốn con không quên bố Charlie của mình. Bố không phải là thiên thần, nhưng luôn luôn khao khát trở thành một con người. Cố gắng lên, con nhé!
Hôn con, Geraldine, Charlie của con. Tháng 12. 1965”
Ảnh: Charlie Chaplin & con gái Geraldine Chaplin
Cre : Hóng
243 notes · View notes
lolunglunglo · 5 years
Quote
Vậy Nietzsche muốn ta nhìn nhận thất bại như thế nào? Hãy tiếp tục tin vào điều mà ta mong muốn, ngay cả khi ta không có nó, và có thể không bao giờ có.
Alain de Botton
0 notes
lolunglunglo · 5 years
Text
“Một trong những bài học đầu tiên, cơ bản nhất và khó khăn nhất mà tôi học trong nghề báo hay truyền thông đại chúng, là việc người ta thường chỉ quan tâm đến những thứ liên quan trực tiếp tới họ. Bài học này không dễ nhớ, vì trong việc viết, các tác giả thường xuyên bị ám ảnh bởi những thứ quan trọng với-bản-thân. Trong những năm làm biên tập viên, tôi đã chứng kiến đầy thảm kịch: các nhà hoạt động môi trường, các nhà khoa học hay chuyên gia kinh tế nói rất nhiều điều sâu sắc về những vấn đề họ cho rằng rất quan trọng với tương lai đất nước hay số phận hành tinh. Nhưng rất ít người đọc. Vì độc giả không có cảm giác chuyện này liên quan đến đời mình.
Nhiệm vụ này, trong truyền thông đại chúng, khó khăn như thể là một cuộc hẹn hò. Đó là nơi mà người chỉ nói những chuyện mà bản thân họ cho là hấp dẫn sẽ bị loại. Người thắng cuộc thường biết gợi ra những mối quan tâm chung.”
- Đức Hoàng, Lịch sử cho ai
4 notes · View notes
lolunglunglo · 5 years
Text
Một trong những tư tưởng mà thầy Thích Nhất Hạnh giảng dạy là tinh thần bất bạo động bằng phương pháp thực tập "im lặng hùng tráng". Nó là một phần của tinh thần bất bạo động.
Bất bạo động là việc mỗi người có thể thực tập hằng ngày để thay đổi thói quen nuôi dưỡng sự bất như ý, giận dữ trong tâm, từ đó dùng lời lẽ nhuốm màu bạo lực, tấn công người khác, hay "nói lời cay đắng" với nhau, hoặc "phóng đao trên mạng" khi tương tác với người dù lạ hay quen. Để giữ gìn hòa bình trong chính mình, mỗi người phải để ý kiểm soát từ ý nghĩ, lời nói, hành động (gọi là ý-khẩu-thân). Khi đó, ta đang thực tập sự thấu hiểu, thương yêu, chia sẻ và buông bỏ.
Theo thầy Thích Nhất Hạnh, im lặng hùng tráng chính là không nói gì trong sự chánh niệm. "Mình biết rõ mình đang im lặng, mình im lặng vì mình biết lúc này những lời nói của mình sẽ gây đổ vỡ hoặc sẽ gây sát thương, làm cho người khác đau khổ và bản thân mình cũng khổ".
Im lặng khi đó cũng là thể hiện tình thương với mình và với người: mình không muốn ai phải khổ, không muốn tạo ra niềm đau cho ai. Im lặng đúng lúc là một sự hiến tặng niềm vui, là thức ăn tinh thần giúp nuôi dưỡng bên trong của mình và của người. Một đồng nghiệp tôi, vẫn chơi mạng xã hội, vẫn làm báo nhưng tránh gây ồn ào, anh tránh tham gia những phát biểu tiêu cực, chỉ chia sẻ trên trang cá nhân điều nhẹ nhàng bởi anh muốn tạo ra một nơi bình tâm cho mọi người, "tâm bình thế giới bình, tâm an vạn sự an".
Ngày Phật đản giờ đây mỗi năm lại được tổ chức quy mô hơn năm trước, tôi không biết liệu có thêm bao nhiêu người trong chúng ta thực sự thấm thía triết lý giản đơn của đức Phật, để xã hội bớt nhiễu loạn hơn. Chỉ khi mỗi người tự giải quyết được vấn đề bên trong mình, không còn nhiều sân si thì mới có thể bớt gây ra lời nói, hành động bạo lực, bình tĩnh trước mọi bất như ý ta đang tiếp nhận mỗi ngày.
Lời nói không là dao
mà cắt lòng đau nhói
Lời nói không là khói
mà mắt lại cay cay.
(Khuyết danh)
Lưu Đình Long
5 notes · View notes