Tumgik
longhuevibe · 3 years
Text
Khách hàng mục tiêu là gì? #8 bước xác định khách hàng mục tiêu chi tiết nhất
Khách hàng và mục tiêu vốn là những từ không xa lạ với nhiều người. Nhưng khi ghép thành khách hàng mục tiêu thì lại có tới 80% mọi người chưa hiểu rõ về cụm từ này.
Nếu đã làm kinh doanh, bỏ qua những đối tượng mục tiêu được xem là sai lầm. Việc bạn hay doanh nghiệp của bạn có bán được hàng hay không phụ thuộc lớn vào nhóm khách hàng mục tiêu.
Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn khách hàng mục tiêu là gì? Làm thế nào để xác định đúng? Thông qua đó, bạn dễ dàng có cơ sở để đưa ra kế hoạch và giải pháp trong chiến lược Marketing và kinh doanh của mình. 
1. Khách hàng mục tiêu là gì?
Khách hàng mục tiêu là một nhóm đối tượng khách hàng nằm trong thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp đang hướng tới. Những khách hàng này phải là những người đang có nhu cầu về sản phẩm – dịch vụ của công ty. Và có khả năng mua hàng cao. 
Cũng có thể khẳng định được rằng, khách hàng mục tiêu chính là những người thực sự mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. Họ gắn với sự phát triển của thương hiệu và thúc đẩy doanh thu. 
Vì vậy, không thể xa rời việc xác định chính xác khách hàng mục tiêu trong kế hoạch kinh doanh.  Điều này thực sự quan trọng bởi nếu làm tốt sẽ giúp làm tăng khả năng mua hàng và giảm thiểu những chi phí marketing lãng phí. Cụ thể là thay vì tập trung vào những nhóm khách hàng không mang lại giá trị. 
Ví dụ khách hàng mục tiêu của Vinamilk là những bạn trẻ đang ở độ tuổi thiếu nhi và thiếu niên vì bởi độ tuổi này có nhu cầu lớn về sữa và tiêu dùng các sản phẩm từ sữa là lớn nhất. 
2. Tầm quan trọng của khách hàng mục tiêu
Như đã khẳng định ở trên, khách hàng mục tiêu mang đến nhiều mặt tích cực cho doanh nghiệp.
Vậy, cụ thể đó là những vai trò gì? 
2.1. Cung cấp thị trường tiềm năng
Một nhóm nhỏ khách hàng mục tiêu mở ra cho doanh nghiệp nhiều cơ hội mở rộng thị trường. 
Ví dụ tiêu biểu về nhóm khách hàng mục tiêu là một số ít khách hàng thân thuộc của một hãng sữa cho trẻ sơ sinh bất dung nạp lactose, tức không có khả năng tiêu hóa được sữa. Từ việc nghiên cứu công thức sữa phù hợp cho trẻ không dung nạp được sữa, đáp ứng cho nhiều phụ huynh của những trẻ gặp vấn đề này. Khi ấy, nhóm phụ huynh là nhóm khách hàng mục tiêu của công ty. 
Song song với những sản phẩm sữa khác, sữa free lactose đã giúp công ty tiếp cận thêm một thị trường ngách nữa. Và thậm chí, có thể là sản phẩm “đích” tạo thương hiệu riêng giữa nhiều đối thủ khác. 
2.2. Xây dựng xu hướng tiêu dùng
Khi nghiên cứu khách hàng mục tiêu, chúng ta sẽ cần phải tìm hiểu những đặc điểm riêng của họ. Đó có thể là giới tính, tuổi tác, mức thu nhập, hành vi tiêu dùng, hay những đặc điểm liên quan đến lối sống trong sinh hoạt. Chính những đặc điểm đó giúp xác định liệu họ có hứng thú với sản phẩm, dịch vụ của công ty bạn không.
Ví dụ, nhóm khách hàng mục tiêu của giày Nike, thường là những người trưởng thành trẻ trung, khỏe khoắn, tham gia nhiều môn thể thao hơn những người cùng tuổi với họ.
2.3. Xúc tiến sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
Tập trung vào khách hàng mục tiêu, một công ty có thể trở thành chuyên gia trong nhóm đó. Theo đó, doanh nghiệp có thể phản ứng kịp thời với những khuynh hướng tiêu dùng thường xuyên thay đổi của khách hàng. Hoặc đôi khi, chúng ta còn có thể thu hút cả những khách hàng này của đối thủ nếu nỗ lực đi sâu phân tích khách hàng mục tiêu.
Nhìn chung, trong một thị phần khách hàng, nhóm khách hàng mục tiêu của một công ty sẽ đóng vai trò như một rào cản cho đối thủ. Vì vậy, vai trò của khách hàng mục tiêu tiềm năng là duy trì lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
Không thể phủ nhận tầm quan trọng của đối tượng bán hàng mục tiêu. Vì thế, trong Marketing, trước khi vạch ra nhiều kế hoạch lớn, thì một trong những bước cần phải làm đầu tiên, chính là xác định khách hàng mục tiêu.
Nhưng vì sao phải như thế?
Hãy đọc tiếp nhé…
3. Vì sao phải xác định khách hàng mục tiêu
3.1. Tối ưu hóa nhóm khách hàng
Khi đã xác định rõ nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu của mình, bạn sẽ tập trung vào nhóm này mà thôi. Bởi sẽ vô ích nếu tiếp cận đến nhiều khách hàng nhưng thương hiệu lại mờ nhạt và chẳng để lại ấn tượng. 
Thay vào đó, để thành công, việc bạn nên làm là chỉ tập trung thu hút một nhóm khách hàng cụ thể và có khả năng trung thành với thương hiệu của bạn.
Hơn hết, xác định nhóm khách hàng mục tiêu giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí tiếp thị. 
Tối ưu hóa nhóm khách hàng
3.2. Nắm bắt được vấn đề
Một khi hiểu rõ nhóm khách hàng mục tiêu của mình, bạn dễ dàng đặt mình vào vị trí của họ và nhìn nhận vấn đề đang tồn tại trong đó. 
Từ đó xác định được những vấn đề họ đang gặp phải. Những khó khăn nào cản trở họ mua hàng của doanh nghiệp. Sau đó bạn có thể đưa ra giải pháp và thỏa mãn khách hàng. Thúc đẩy họ chuyển đổi hành động. 
3.3. Tìm ra giải pháp khắc phục vấn đề
Bằng cách nhìn nhận những trở ngại mà nhóm khách hàng mục tiêu gặp phải, bạn cũng chủ động hơn trong việc tìm kiếm giải pháp. 
Bởi vì không phải khi nào giải pháp đưa ra cũng phù hợp. Thế nên nhờ xác định khách hàng mục tiêu và những vấn đề của họ. Doanh nghiệp có thể tìm ra cách khắc phục đúng đắn.
3.4. Cải tiến hoặc tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới
Với sự hiểu biết chuyên sâu về nhóm khách hàng mục tiêu của mình, doanh nghiệp có thể cải thiện hoạt động marketing hoặc các sản phẩm, dịch vụ đang bán. 
4. Cách xác định khách hàng mục tiêu
Thật vậy, khách hàng mục tiêu là nhóm khách nắm giữ vai trò quan trọng. Nhưng không phải lúc nào, doanh nghiệp cũng xác định đúng khách hàng mục tiêu.
Để không lãng phí thời gian cho những khách hàng không phù hợp. Bạn hãy theo dõi tiếp nhé!
4.1. Kiểm tra lại các giả định
Đây là bước đầu tiên và rất quan trọng. Bởi nó khiến bạn có thể mất hằng giờ đồng hồ để xác định, mặc dù trong đầu bạn hình dung được họ là ai. 
Ví dụ bạn nhắm vào đối tượng khách hàng là bạn trẻ Gen Z. Vậy tại sao bạn lại chọn nhóm khách hàng đó? Khoanh vùng mục tiêu như vậy đã đúng chưa? Có phải tất cả các bạn gen Z đều có khả năng trở thành khách hàng, hay chỉ một nhóm nhỏ trong số ấy? Học sinh cấp 3, sinh viên, người mới ra trường,…
Tốt hơn là bạn không nên vội vàng quyết định trước khi bạn có đủ cơ sở để chứng minh là nó đúng.
4.2. Tham khảo dữ liệu từ người đi trước
Trong thời đại 4.0 hiện nay, thật dễ dàng để tra cứu và tìm kiếm thông tin. 
Bên cạnh tự nghiên cứu về khách hàng, bạn có thể tìm kiếm thông tin từ những bài báo, báo cáo thị trường, sách, tạp chí… từ những chuyên gia đã làm trước đó. 
Nhưng lưu ý rằng, bạn nên chọn lọc thông tin mới nhất, gần với thời gian hiện tại nhất. Cũng như lấy những thông tin phù hợp với nhóm khách hàng mục tiêu mình cần. 
4.3. Phác họa chân dung khách hàng
Sau khi đã có những kết luận chắc chắn và hình dung rõ ràng khách hàng mình hướng đến là ai. Lúc này chúng ta mới bắt đầu đi phác họa chân dung khách hàng.
Những thông tin cần gắn vào chân dung khách hàng như sau:
– Độ tuổi
– Công việc
– Thu nhập
– Học vấn
– Cân nặng
– Chiều cao
– Sở thích
Muốn mục tiêu của bạn càng chính xác, hãy phác họa khách hàng càng chi tiết càng tốt. 
4.4. Khảo sát khách hàng
Để có thêm nhiều thông tin chi tiết của khách hàng. Bạn có thể tiến hành các cuộc khảo sát. 
Ban đầu bạn có thể bắt đầu với cuộc khảo sát trên diện rộng, nhắm đến càng nhiều khách hàng càng tốt. Sử dụng dạng câu hỏi lựa chọn đáp án để tìm hiểu thêm về thói quen của khách hàng. 
Sau đó, dần thu hẹp phạm vi khảo sát lại, tập trung vào một nhóm khách hàng nhỏ hơn. Sử dụng những câu hỏi mở để đi sâu vào insight khách hàng. Khuyến khích khách hàng trả lời càng dài càng tốt. Câu trả lời sẽ được đưa vào quá trình nghiên cứu khách hàng. 
Trong quá trình khảo sát, đừng quên bỏ vào những câu hỏi liên quan đến thương hiệu, sản phẩm để xem họ đang nghĩ gì về bạn. 
4.5. Tìm hiểu đối thủ
Cần nhớ rằng, doanh nghiệp bạn luôn tồn tại song song với nhiều đối thủ. Thế nên, bạn xác định khách hàng mục tiêu thì h��� cũng vậy. Do đó, bạn dễ dàng tham khảo khách hàng mục tiêu mà đối thủ đã từng làm. 
Nếu khách hàng mục tiêu của họ giống của bạn, hãy xem xem họ làm cách nào để thu hút nhóm khách hàng ấy. Sau đó học hỏi và áp dụng cho doanh nghiệp mình. Bạn cũng có thể làm tốt hơn so với đối thủ. 
4.6. Tìm hiểu các sản phẩm và dịch vụ khác
Để xác định rõ khách hàng mục tiêu là ai, bạn cũng nên tìm hiểu những sản phẩm, dịch vụ mà khách hàng ấy đã và đang sử dụng. Tìm hiểu xem họ định vị thương hiệu như thế nào? Những thông điệp gì đã truyền tải tới khách hàng? Cách thức truyền tải là gì?… Sau đó học hỏi và áp dụng vào chiến lược kinh doanh. 
4.7. Tìm hiểu thêm trên mạng xã hội
Ngày nay, hơn 80% dân số Việt Nam sử dụng ít nhất một mạng xã hội, nhiều nhất là Facebook. Hãy tận dụng mạng xã hội và xem thử mọi người đang nghĩ gì, đang bàn tán sôi nổi những vấn đề gì, trend nào được được chú ý… xem những thông tin đó có ích gì tới doanh nghiệp của bạn không.
4.8. Kiểm tra lượng tương tác với thương hiệu
Ngoài ra, bạn cũng có thể dựa vào những công cụ hỗ trợ website như Google Analytics để theo dõi hành vi người dùng. Ai là người thường xuyên tương tác trên cửa hàng trực tuyến? Người truy cập có phải là khách hàng mục tiêu mà bạn hướng tới? Các bài viết mà bạn đăng có nhiều lượng truy cập hay không?…
Hi vọng với bài viết này, bạn đã hiểu hơn về khách hàng mục tiêu là gì và tầm quan trọng của việc xác định khách hàng mục tiêu. Mong rằng bạn có thể chọn đúng khách hàng mà mình cần hướng đến. Nếu có bất cứ thắc mắc cần giải đáp, đừng ngần ngại bình luận bên dưới và cùng Huevibe trao đổi bạn nhé!
Bài viết Khách hàng mục tiêu là gì? #8 bước xác định khách hàng mục tiêu chi tiết nhất xuất bản bởi HueVibe Team.
from HueVibe Team https://ift.tt/3ob7tyz
0 notes
longhuevibe · 3 years
Text
#6 Bước xây dựng chiến lược marketing online & tránh #7 sai lầm dễ mắc phải
Sự bùng nổ của Marketing Online trong những năm gần đây đã làm thay đổi toàn bộ hệ thống marketing nói chung. Nếu không bắt nhịp kịp, doanh nghiệp sẽ nhanh chóng lạc hậu và doanh số cũng theo đó sụt giảm. Để mọi chuyện không trở nên tồi tệ như thế. Bạn cần có kế hoạch tiếp thị bài bản với các bước xây dựng chiến lược marketing online ngay từ bây giờ. 
A. 6 bước kế hoạch triển khai chiến dịch marketing online
Bước 1: Đặt mục tiêu
Rất nhiều người khi nhảy vào triển khai chiến dịch marketing online, đều sẽ đặt ra những mục tiêu như đạt 1000 lượt thích trên trang Fanpage. Nhưng thực chất, những mục tiêu này không có ý nghĩa gì đối với họ, thậm chí với bạn. Bạn sẽ nhận ra rằng đó chỉ là những con số phù phiếm. Chúng chỉ giúp bạn cảm thấy dễ chịu chứ thật ra, hầu như không tác động nhiều đến kết quả kinh doanh. 
Mục tiêu mà bạn cần đặt ra ở thời điểm này là những mục tiêu kinh doanh rõ ràng. Đó là những chỉ số có thể đo lường liệu công việc có đang hiệu quả. Chẳng hạn như sau:
– Nhận ít nhất 2 yêu cầu báo giá mỗi tuần qua website
– Tăng số lượng khách hàng tiềm năng lên 1000 vào cuối năm
Những mục tiêu cụ thể còn là tiền đề giúp bạn định hình rõ ràng những bước tiếp theo. Hơn hết là không đi sai hướng trong chiến dịch Digital Marketing của mình. 
Việc lệch hướng có thể làm bạn mông lung. Tốn thêm thời gian và chi phí để thực hiện nhưng đôi lúc không mang lại hiệu quả. 
Bước 2: Tìm hiểu kỹ khách hàng mục tiêu
Tiếp theo, bạn cần xác định khách hàng mục tiêu của mình là ai. Những người nào sẽ tiếp cận đến mình thông qua các hoạt động tiếp thị trực tuyến.
Nhiều doanh nghiệp thường cảm thấy khó khăn ở bước này. Bởi họ cảm thấy khi quyết định nhắm mục tiêu vào một nhóm người cụ thể, nghĩa là thị trường tiềm năng cũng bị giảm. Trên thực tế, điều này lại đúng và hợp lý. Bởi vì nhiều khi, bạn cố gắng thu hút đủ mọi khách hàng, nhưng lại chẳng thu hút được ai. Nên thay vào đó, tập trung vào lượng khách hàng nhỏ hơn, với thị trường vừa đủ, sẽ giúp bạn thành công hơn.
Do vậy, hãy dành thời gian để phác thảo chân dung khách hàng mục tiêu. Nghĩ xem họ là ai, nhân khẩu học, sở thích của họ là gì. Tập trung đi sâu vào insight khách hàng. Để rồi bạn sẽ ngạc nhiên về thành quả mà mình nhận được. 
Bên cạnh đó, bạn nên áp dụng mô hình 5W1H (Who, What, Why, When, Where và How) để phân tích Insight khách hàng, theo đó, bạn cần phải trả lời những câu hỏi sau: 
– Who? Khách hàng là ai?
– What? Họ mua gì và mong muốn gì ở sản phẩm/dịch vụ của bạn?
– Why? Tại sao họ mong muốn như vậy?
– When? Họ có nhu cầu về sản phẩm/dịch vụ khi nào?
– Where? Họ tham khảo thông tin ở đâu trước khi quyết định mua sản phẩm?
– How? Hành trình đưa ra quyết định diễn ra như thế nào?
Hơn hết, hiểu rõ khách hàng giúp bạn triển khai kế hoạch marketing online cụ thể và rõ ràng. Nhắm đúng những gì họ cần và tăng tỷ lệ mua hàng từ đây.
Bước 3: Xác định rõ vị trí của mình trên thị trường
Đây là bước chuẩn bị cuối cùng, trước khi bắt tay đưa các kế hoạch marketing online vào hoạt động. 
Nếu thương hiệu và sản phẩm dịch vụ của bạn là độc nhất, thì không có gì phải suy nghĩ nữa. Nhưng vấn đề ở đây là vẫn còn tồn tại hàng trăm đối thủ đang cạnh tranh với bạn. Thế nên hãy dành thời gian để đánh giá doanh nghiệp mình có điều gì đặc biệt. Tại sao nên chọn bạn thay vì đối thủ cạnh tranh. Bạn muốn khách hàng nhìn nhận như thế nào? Những giá trị nào là quan trọng đối với bạn?
Tiếp theo, phân tích đối thủ cạnh tranh cũng giúp bạn đánh giá được hoạt động truyền thông của đối thủ. Qua đó học hỏi, tiếp thu cho những kế hoạch marketing online của mình. Bên cạnh đó, việc phân tích đối thủ sẽ giúp bạn dự đoán đối thủ đang và sẽ làm gì, hiểu khách hàng đang nói gì về đối thủ…
Nhìn nhận đúng vị trí của mình trên thị trường mua sắm trực tuyến, giúp kế hoạch marketing truyền tải đúng thông tiệp. Ngoài ra còn thu hút đúng đối tượng khách hàng mà bạn muốn hướng đến. Và cũng dễ dàng bật đối thủ, và vươn lên ở vị trí cao hơn. 
Bước 4: Lựa chọn chiến thuật và hoạt động cụ thể
Sau khi hoàn thành 3 bước trên, bạn đã có đủ cơ sở để bắt đầu triển khai một chiến lược, kế hoạch marketing hoàn hảo. 
Tại đây, bạn có thể chọn các chiến lược tiếp thị cụ thể mà bạn tin rằng chúng sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu ở Bước 1 bằng cách tiếp đúng đối tượng mà bạn đã xác định ở Bước 2.
Với sự hỗ trợ của các công cụ trong chiến lược Marketing Online phổ biến nhất:
– SEO
– SEM
– Email Marketing
– Social Marketing
– Marketing Advertising (Display Ads, Affiliate…)
– Mobile Marketing (quảng cáo trên di động)
Bạn có thể bắt đầu bằng việc kiểm tra nhanh các hoạt động hiện tại. Đánh giá kết quả và xem xem nên loại bỏ cái nào hoạt động không tốt, duy trì cái nào đang làm tốt. 
Ví dụ như, suy nghĩ về những công việc một lần và định kỳ mà bạn nên làm trên website:
– Cải thiện giao diện trang web trực quan hơn (nhiệm vụ một lần)
– Thêm bài viết mới vào trang web mỗi tuần (nhiệm vụ định kỳ)
Hoặc đăng bài lên các trang mạng xã hội 2 ngày/ bài. Tập trung vào các bài sản phẩm. Thay vì đăng những tin không liên quan. 
Đối với công việc một lần, bạn hãy đặt thời hạn cụ thể
Đối với công việc định kỳ, bạn cần xác định lịch trình.
Như vậy bạn sẽ sớm hoàn thành mục tiêu trong kế hoạch của mình. 
Bước 5: Quyết định cách thức đo lường kết quả
Sau khi đã khởi chạy chiến lược một thời gian, đã đến lúc bạn phải đo lường kết quả.
Ví dụ:
– Ghi lại hằng tuần số lượng khách hàng đăng kí thông qua biểu mẫu trên website
– Thiết lập Google Analytics để biết được lưu lượng truy cập website là bao nhiêu, người truy cập đến từ đâu. Công cụ hỗ trợ này còn giúp bạn dễ dàng biết được nền tảng mạng xã hội nào đang gửi traffic về website của bạn…
Google Analytics là công cụ đo lường hữu hiệu
Các yếu tố như lượng khách hàng quan tâm, mua sản phẩm, lượng ngân sách…cần được đưa vào để đánh giá, đo lường hiệu quả của chiến lược. Bên cạnh đó cũng cần có những tiêu chí:
– Phản ứng khách hàng: Ủng hộ, tò mò, kích thích, phản đối, thờ ơ,…
– Doanh thu sản phẩm: Tăng nhẹ, tăng đột biến, giảm nhẹ, giảm mạnh, không tăng không giảm
Bước 6: Lên lịch đánh giá và điều chỉnh chiến lược marketing online
Cuối cùng nhưng cũng rất quan trọng. Bạn cần dành thời gian để các chiến lược của mình hoạt động. Thông thường từ 3 – 6 tháng. Quãng thời gian này đủ để chiến lược marketing online hiển thị kết quả. 
Trong thời điểm đó, bạn có thể loại bỏ bất kỳ chiến lược nào không phù hợp. Giảm bớt những chiến lược đã có hoặc có thể thêm kế hoạch tiếp thị mới vào chiến lược đang chạy.
Sau khi hoàn thành 6 bước triển khai chiến dịch marketing online. Bạn nghĩ rằng những chiến lược ấy mang lại hiệu quả. Nhưng sẽ ra sao nếu bạn làm sai và chỉ đang lãng phí tiền bạc? 
Tiếp theo, hãy cùng khám phá những sai lầm mà bạn có thể mắc phải trong kế hoạch thực hiện tiếp thị trực tuyến. Để rồi tránh chúng và đưa doanh nghiệp thành công hơn
B. Những sai lầm trong kế hoạch marketing online
1. Bỏ qua website
Trang web là thành phần tất yếu đối với bất kỳ hoạt động kinh doanh nào, dù online hay offline. Theo đó, có hơn 1,5 tỷ website trên World Wide Web. Và nếu bạn không làm gì website, để mặc nó, đồng nghĩa với việc sẽ không có bất kỳ người tiêu dùng nào truy cập vào đó.
Hãy tận dụng website để thúc đẩy lưu lượng truy cập và tăng doanh thu. Lúc này, bạn có thể đầu tư vào quảng cáo Google Ads, thực hiện SEO, SEM và phát triển nội dung trang web chất lượng. 
Nếu bạn chưa đủ kiến thức và kinh nghiệm về SEO, không thành vấn đề, vì bạn có thể sử dụng dịch vụ SEO chuyên nghiệp từ những công ty uy tín. Điều quan trọng ở đây là bạn nên tận dụng tối đa lợi ích từ website trong chiến lược quảng cáo marketing của mình.
2. Không đầu tư đúng nguồn lực
Nhiều doanh nghiệp chỉ thuê một vài cá nhân để xử lý tất cả các kế hoạch digital marketing. Thậm chí nhiều nơi không cung cấp đủ các công cụ làm việc cần thiết. Điều này dẫn đến chiến dịch tiếp thị không hiệu quả. Không tạo ra bất kỳ khách hàng tiềm năng nào, không có lợi nhuận.
Muốn đảm bảo chiến lược mình đặt ra có kết quả tốt. Điều quan trọng là bạn hoặc nhóm của bạn phải có đủ nhân viên và được trang bị tốt để chạy chiến dịch. 
3. Chỉ chi tiêu cho quảng cáo 
Nhiều marketer thường mắc sai lầm khi chỉ đổ tiền vào quảng cáo. Dễ thấy nhất là quảng cáo Facebook. Trong khi đó, để lại ngân sách rất ít hoặc không có ngân sách cho những chiến lược tiếp thị số khác, mà nó có thể hiệu quả hơn.
Thay vào đó, bạn chỉ nên trả tiền cho những quảng cáo tăng khả năng hiển thị và nhận dạng thương hiệu. Đặc biệt là giai đoạn mới kinh doanh. Về sau, khi thương hiệu có lượng truy cập tự nhiên (organic traffic) thì lúc này nên để tiền đầu tư vào việc khác. Chẳng hạn như mua thêm các công cụ hỗ trợ tốt hơn, phát triển nội dung chất lượng hoặc cải thiện trang web của mình. 
4. Bỏ qua chiến lược chăm sóc khách hàng
Không có gì khiến khách hàng chú ý hơn một thông điệp mang đầy ý nghĩa tình cảm dành cho họ. Ví dụ: gửi một tấm thiệp trực tuyến chúc mừng ngày sinh nhật của khách hàng. Thư điện tử cảm ơn vì đã mua hàng. Hoặc hỏi han, tư vấn khách hàng sau trải nghiệm sử dụng sản phẩm, dịch vụ. 
Điều này giúp bạn phát triển mối quan hệ với khách hàng. Tăng lòng trung thành của khách hàng mà không phải tốn bất kỳ chi phí nào. 
5. Bỏ qua email của khách hàng
Nếu khách hàng có bất kỳ phản hồi nào liên quan tới doanh nghiệp của bạn. Thì khả năng cao họ sẽ dùng email để nói về việc đó. Vì thế, thường xuyên kiểm tra hòm thư điện tư cũng nên là một trong những việc cần làm khi triển khai kế hoạch marketing online. Chắc chắn rằng nếu bạn bỏ qua email, là bạn đang tự tay làm mất khách. 
Đừng quên mở tài khoản mail của doanh nghiệp và kiểm tra bạn nhé!
6. Làm việc với những kỹ thuật lỗi thời
Digital Marketing đang phát triển mạnh mẽ, điều này đòi hỏi người làm marketing phải bắt kịp xu hướng và cập nhật kiến thức mới. Bạn có thể tìm kiếm các khóa học online và offline miễn phí hoặc có phí với mức giá hợp lý. Duy trì các kỹ thuật, kỹ năng lỗi thời có thể khiến các nỗ lực quảng cáo tiếp thị không hiệu quả, dẫn đến lãng phí tài nguyên.
7. Từ bỏ phương pháp cũ hiệu quả cho phương pháp mới
Nếu bạn đang thực hiện chiến lược trên những kênh hoạt động tốt như Facebook, website,…việc chuyển từ kênh đó sang một kênh mới có thể phản tác dụng. Chẳng hạn như nhiều marketer đã chuyển sang làm Tiktok vì hiện nay nó rất thịnh hành, nhưng lại quên xem xét tính phù hợp của nó sản phẩm mà mình có. Thế nên, đang làm tốt ở kênh nào thì bạn cứ duy trì những kệnh đó. Đừng cố gắng thay đổi vì rất dễ dẫn đến sai lầm. 
Với 6 bước xây dựng chiến lược marketing online như trên, Huevibe mong rằng bạn đã có những định hướng nên và không nên làm gì cho công việc của mình. Môi trường online vốn dĩ luôn biến đổi và những chiến lược e-marketing cũng thế. Bạn có thể thay đổi linh hoạt tùy môi trường và ngân sách. Nếu có bất kỳ thắc mắc cần được giải đáp, đừng ngần ngại, hãy để lại bình luận bên dưới và cùng Huevibe trao đổi nhé!
  Bài viết #6 Bước xây dựng chiến lược marketing online & tránh #7 sai lầm dễ mắc phải xuất bản bởi HueVibe Team.
from HueVibe Team https://ift.tt/3ocljAK
0 notes
longhuevibe · 3 years
Text
Bán hàng đa kênh là gì? Xu hướng bán hàng đa kênh với #4 lợi ích
Trước sự thay đổi không ngừng của thời đại số, công nghệ tiên tiến hơn, Internet phủ rộng hơn, đồng nghĩa hình thức bán hàng dần thay đổi. Theo đó, bán hàng đa kênh đang trở thành xu hướng mới. Để bán hàng tốt hơn, tiếp cận nhiều khách hàng hơn, bạn không thể xa rời cách thức bán hàng này. Vì sao bán hàng đa kênh lại “hot” đến thế? Vậy bán hàng đa kênh là gì? Lợi ích nào nhận được từ việc bán trên nhiều kênh? Huevibe sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích đến bạn ngay bây giờ. 
1. Bán hàng đa kênh là gì? Xu hướng bán hàng đa kênh
Thị trường bán lẻ Việt Nam trở nên sôi động hơn bao giờ hết và có nhiều triển vọng phát triển. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2020, tỷ lệ bán buôn và bán lẻ chiếm tới hơn 20% GDP cả nước. Bán lẻ là 1 trong 6 ngành nghề thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất. 
Cùng với đó, làn sóng công nghệ 4.0 đã tác động đến thị hiếu người tiêu dùng. Khách hàng đề cao sự tiện lợi và có nhiều sự chọn lựa hơn. 
Để tồn tại trong môi trường cạnh tranh khốc liệt này, đòi hỏi các doanh nghiệp bán lẻ, đặc biệt trong lĩnh vực thời trang cần phải thay đổi mô hình hoạt động. Không chỉ đơn thuần mở cửa hàng – chờ khách đến – bán hàng. Vì thế, nhiều chủ cửa hàng dần đổi mới mô hình bán hàng của mình trên nhiều kênh. 
Bán hàng đa kênh là hình thức bán hàng ở nhiều kênh khác nhau. Nhưng tất cả đều chung một mục đích là mang đến trải nghiệm mua hàng tuyệt vời cho khách hàng. Dù là kênh offline hay online, khách hàng có thể dễ dàng chọn sản phẩm ưng ý và thanh toán nhanh gọn. 
Hiện nay, bán hàng đa kênh được biết đến với 2 dạng: Multi Channel và Omni Channel. 
Để hiểu rõ hơn về 2 thuật ngữ này, hãy cùng Huevibe tìm hiểu về 2 hình thức này và sự khác biệt giữa chúng!
a. Multichannel là gì?
Multichannel là mô hình bán hàng trên những kênh khác nhau kể cả Online hay Offline. Trong đó, 5 kênh bán hàng thường thấy nhất là: 
– POS: Các cửa hàng bán lẻ
– Mạng xã hội: Facebook, Instagram, Zalo,…
– Website: thiết kế trang web bán hàng
– Ứng dụng di động: bán hàng online trên ứng dụng (App)
– Affiliate: bán hàng với đội ngũ cộng tác viên
Đặc điểm của Multi Channel là mỗi kênh bán hàng sẽ có hệ thống kinh doanh và quản lý riêng biệt. Sự tách biệt này khiến cho các kênh thiếu đi sự liên kết với nhau. 
Sự bất cập thấy rõ nhất là khi có chương trình khuyến mãi hay sự thay đổi về thông tin sản phẩm không được đồng bộ kịp thời và nhất quán. Gây cản trở cho việc mua sắm của khách hàng. 
Không những thế, Multichannel đòi hỏi doanh nghiệp tốn nhiều chi phí và thời gian để cùng một lúc nhiều kênh một cách liền mạch. 
b. Omnichannel là gì?
Omnichannel là mô hình bán hàng đa kênh như Website, mạng xã hội, điểm bán lẻ, Affiliate,… Các kênh này đều tương tự với mô hình Multichannel. 
Tuy vậy, sự khác nhau giữa Omnichannel và Multichannel là các kênh có sự liên kết chặt chẽ trong quản lý và vận hành. Tất cả các thông tin sản phẩm và chương trình khuyến mãi đều được cập nhật cùng lúc trên các kênh. Điều này giúp việc quản lý toàn bộ kênh dễ dàng hơn. Đặc biệt hơn là góp phần gia tăng trải nghiệm đa kênh của khách hàng. 
Do đó, Omni Channel là hình thức bán hàng đa kênh được ưa chuộng hơn hẳn. Xoanh quanh trọng tâm là khách hàng, kết nối tất cả các kênh bán hàng thành một chuỗi khép kín. 
Theo đó, khi có sự thay đổi về sản phẩm hay chương trình nào đó đều được đồng bộ cùng lúc. Vì thế, dù là tiếp cận kênh nào thì khách hàng cũng có trải nghiệm đồng nhất.
2. Lợi ích từ việc bán hàng đa kênh
2.1. Tăng trải nghiệm khách hàng
Trước tiên hãy trả lời câu hỏi: khách hàng đang mong đợi điều gì khi bắt đầu mua hàng? Đáp án đầu tiên quan trọng là họ muốn có trải nghiệm đồng nhất. 
9 trên 10 người tiêu dùng mong muốn dù sử dụng kênh nào ở đâu đều có những trải nghiệm thông suốt. 
Ví dụ như khi xem Fanpage bán hàng của bạn, họ muốn biết thêm về những bài viết hay thông tin chi tiết về sản phẩm, họ có thể dễ dàng bấm vào link website để tiếp tục mua sắm. Điều này khiến người dùng thuận tiện và duy trì cảm xúc, đồng thời tăng tỷ lệ chuyển đổi mua hàng.
Việc phá bỏ rào cản giữa các kênh đã tăng trải nghiệm khách hàng lên hơn 30%. Điều này tác động tích cực tới công việc của bạn. 
2.2. Tăng doanh số bán hàng và lưu lượng truy cập
Duy trì một chiến lược bán hàng đa kênh bền vững không đơn giản. Nhưng chắc chắn nó đáng giá hơn bạn nghĩ. 
46.000 khách hàng được khảo sát cho thấy rằng khách hàng đa kênh bỏ ra nhiều tiền hơn khách hàng ở các kênh riêng lẻ. Ngoài ra, khách mua hàng đa kênh cũng chi nhiều tiền hơn tại cửa hàng và các nền tảng online.
Với con số này, đầu tư bán hàng đa kênh bạn sẽ không bao giờ lỗ. 
Cùng với Internet phát triển, xu hướng mua sắm online tại nhà tăng cao, thì việc bạn tham gia hệ thống đa kênh chắc chắn tiếp cận đến nhiều người hơn. Thay vì bán 1 thì giờ bạn có thể bán 2, thậm chí 3 ở nhiều kênh. 
2.3. Tăng lòng trung thành của khách hàng
Khách hàng đa kênh không chỉ bỏ ra nhiều tiền hơn mà họ cũng trung thành hơn với sản phẩm và thương hiệu của bạn. 
Ví dụ rõ ràng như sau, bạn muốn mua một đôi giày để chạy, bạn đến cửa gần nhà nhưng không có. Trong lúc đó bạn đang rất cần giày, và rồi cửa hàng nói rằng bạn có thể đặt mua trên Facebook, lướt web và nhắn tin đặt ở zalo. Thật thuận tiện.
Việc mua sắm dễ dàng như thế khiến khách hàng cảm thấy đây là một thương hiệu chuyên nghiệp. Đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. Không gây bất kỳ trở ngại nào. Là một điểm cộng lớn giúp bạn tạo dựng lòng trung thành của khách hàng. 
( Một nghiên cứu tương tự cho thấy rằng trong vòng 6 tháng sau trải nghiệm mua sắm đa kênh, những khách hàng này đã mua sắm lại ở những kênh ấy cao hơn 23% )
Sau khi có trải nghiệm mua sắm tốt, chắc chắn khách hàng cũng có nhiều khả năng giới thiệu thương hiệu cho người khác hơn những người chỉ sử dụng một kênh duy nhất.
Một khi thương hiệu lớn mạnh, bạn cũng không cần phải đẩy nhiều chương trình khuyến mãi hay các chiến lược Marketing khác. Kinh doanh đa kênh sẽ ổn định khi bạn tập trung vào lòng trung thành của khách hàng.
2.4. Thu thập dữ liệu tốt hơn
Khách hàng có thể để lại thông tin sau quá trình mua sắm. Vì vậy, bạn có thể tận dụng dữ liệu của họ để không ngừng cải tiến dịch vụ mua sắm tốt hơn. Mang đến trải nghiệm hoàn hảo hơn nữa cho người dùng. 
3. Quy trình bán hàng đa kênh
Bước 1: Hãy nghĩ về khách hàng đầu tiên
Cần nhớ rằng, khách hàng luôn là trọng tâm của bán hàng đa kênh. 
Hãy xem xét và đánh giá các kênh đang được khách hàng dùng nhiều nhất.
Những kênh này có cung cấp trải nghiệm khách hàng đồng nhất không? Nếu không, bạn sẽ cần tập hợp lại và khiến cho các kênh trở nên thống nhất với nhau. Với mục tiêu lớn nhất là làm hài lòng khách hàng. Tăng trải nghiệm người dùng đa kênh tốt hơn. 
Bước 2: Hiểu rõ khách hàng của mình
Thế nhưng, bạn cũng chẳng thể kinh doanh thành công nếu không hiểu khách hàng của mình. Muốn phát triển các kênh bán hàng, trước hết bạn phải phác thảo chân dung khách hàng, xác định khách hàng mục tiêu. Cũng như hiểu nhu cầu, mong muốn, nhân khẩu học và hành vi của họ. 
Thấu hiểu khách hàng càng sâu thì giải pháp bán hàng đa kênh càng phù hợp.
Bước 3: Sử dụng đúng nền tảng công nghệ
Sau khi đã xác định được khách hàng của mình, bạn lựa chọn một nền tảng công nghệ để xúc tiến kế hoạch của mình. 
Nền tảng công nghệ tốt sẽ hỗ trợ bạn nhiều trong việc:
– Tiết kiệm chi phí
– Thu thập và phân tích dữ liệu
– Triển khai và quản lý chiến lược đa kênh
– Chăm sóc khách hàng
Hiện nay, có nhiều nền tảng công nghệ giúp bạn thực hiện bán hàng đa kênh như Haravan, Odoo, Kiotviet,…
Haravan – nền tảng website bán hàng
Bước 4: Phân loại khách hàng
Mỗi một khách hàng sẽ có những ý định, mong muốn và sở thích khác nhau. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải phân loại nhóm khách hàng. Sau đó vẽ ra hành trình mua hàng của từng nhóm. 
Việc làm này sẽ giúp doanh nghiệp tìm ra được đâu là giải pháp Omnichannel phù hợp với từng nhóm khách hàng. Từ đó, gia tăng tỷ lệ hài lòng của khách về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp hơn. 
Bước 5: Cá nhân hoá
Chẳng có khách hàng nào hứng thú với những điều không rõ ràng, chung chung. Đây là thời đại của cá nhân hoá, vì thế, họ sẽ hài lòng khi mọi thứ liên quan đến họ hơn. 
Vì thế, cá nhân hoá chính là điểm mấu chốt để khách hàng tham gia vào kế hoạch bán hàng đa kênh của bạn. 
Chẳng hạn như , bạn có thể thiết kế, xây dựng mô hình sao cho thật gần gũi. Sử dụng tiếng Việt nếu bạn bán hàng cho người Việt là chính. 
Bước 6: Theo dõi các chỉ số phù hợp
Với thời đại của công nghệ, việc theo dõi và thiết lập chỉ số cũng dễ hơn rất nhiều. Ngày nay, hầu như các giải pháp Omni channel hay Multi channel đều đã được tích hợp các chỉ số giúp doanh nghiệp theo dõi, đánh giá nhanh chóng. Vì hằng tuần, tháng hay quý, bạn cần tập hợp dữ liệu để xem kết quả kinh doanh của mình tốt hay tệ. Dựa vào đó để có những giải pháp phù hợp. 
Không thể phủ nhận sự phổ biến ngày càng lớn của hình thức bán hàng đa kênh. Dù là Omnichannel hay Multichannel thì những hình thức này đều giúp người bán và người mua thuận tiện hơn trong hoạt động kinh doanh và mua sắm. Hi vọng với bài viết mà Huevibe đã chia sẻ, giúp bạn hiểu hơn về bán hàng đa kênh. Hãy để lại bình luận nếu bạn có chia sẻ và góp ý gì thêm nhé!
    Bài viết Bán hàng đa kênh là gì? Xu hướng bán hàng đa kênh với #4 lợi ích xuất bản bởi HueVibe Team.
from HueVibe Team https://ift.tt/3kdPdCq
0 notes
longhuevibe · 3 years
Text
8 Cách thức tương tác nhiều hơn với khách truy cập website
Vốn trước đây, khi mọi người xây dựng website thì chỉ tập trung xây dựng nội dung và cố gắng thực hiện các chiến lược marketing như SEO, chạy quảng cáo,… để tăng lưu lượng truy cập website. Nhưng…không ai hoặc chỉ rất ít người nghĩ đến việc tìm cách thức tương tác nhiều hơn với khách truy cập website.
Đó là lý do vì sao bạn không thể có nhiều chuyển đổi, khó giữ chân khách hàng lâu hơn, công việc kinh doanh từ trang web không đem lại nhiều kết quả.
Thế nhưng, không bao giờ là quá muộn nếu bạn bắt đầu tương tác nhiều hơn với người truy cập ngay từ bây giờ thông qua 8 cách thức đơn giản trong bài viết dưới đây.
I. Tại sao cần tương tác khách truy cập website?
Rõ ràng, ngay cả với những mối quan hệ bên ngoài, bạn càng tương tác càng làm quan hệ tốt đẹp hơn. 
Và trong website cũng thế, tối ưu tương tác người dùng chính là bạn đang chủ động làm giảm bounce rate (tỷ lệ thoát trang) – một trong những yếu tố chính cải thiện hiệu quả SEO. 
Bên cạnh đó, bạn còn có nhiều cơ hội để biết được ý kiến và hiểu hơn nhu cầu từ khách hàng, từ đó có thêm ý tưởng và chiến lược để phát triển website lẫn cải thiện hàng hóa dịch vụ tốt hơn trong tương lai. 
Hành vi khách hàng vốn dĩ luôn thay đổi, thế nên ngày nay, họ cảm thấy không còn hứng thú với việc đọc thông tin một chiều, và thiếu sự tương tác trên website. 
Quan trọng hơn, tạo ra nhiều tương tác với khách hàng khiến website bạn phát triển tốt so với tất cả đối thủ cạnh tranh khác.
Bằng sự tương tác, sẽ có nhiều lợi ích mà doanh nghiệp của bạn nhận được. Tiếp theo, Huevibe bật mí 8 cách thức tương tác nhiều hơn với khách truy cập website. 
1. Xây dựng nội dung hấp dẫn & kêu gọi bình luận
Đầu tiên, cách thức đơn giản nhất mà ai cũng có thể làm được, chính là tạo ra nội dung hấp dẫn và có lời kêu gọi bình luận.
Nội dung trên website là cầu nối giao tiếp giữa thương hiệu của bạn với mọi người. Vậy nên hãy tạo nội dung có giá trị, sử dụng các ngôn từ tạo cảm giác gần gũi, cởi mở và khiến cho người truy cập cảm thấy website có tính chuyên nghiệp, có thể thỏa mãn nhu cầu của họ, cũng như người sáng tạo nội dung là một người có đủ kiến thức, sẵn sàng để giúp đỡ mình.
Thêm một điều quan trọng nữa, bạn cần phải kết hợp với lời kêu gọi hành động. Chỉ khi bạn yêu cầu ai đó làm gì, họ mới có thể thực hiện. 
Ví dụ, bạn muốn các độc giả để lại bình luận, có thể ghi là “Hãy để lại bình luận bên dưới nếu bạn muốn được giải đáp mọi thắc mắc!”
Thêm lời kêu gọi hành động
Đây là một cách phổ biến mà nhiều người đã áp dụng cho website của họ, và Huevibe cũng thế, cho thấy tỉ lệ để lại bình luận tăng đáng kể.
Hơn hết, nếu bạn đang sử dụng mã nguồn WordPress để xây dựng website thì có thể cài đặt thêm plugin WpDiscuz – đây là plugin giúp bạn thay đổi giao diện của phần bình luận trên website. Khi sử dụng plugin này, tỉ lệ để lại tương tác cũng rất cao. 
2. Sử dụng các hộp chat trên website
Các hộp chat trên website cũng là một cách rất tốt để bạn trò chuyện giao tiếp với khách hàng. Hơn nữa, cách này còn có thể tăng tỷ lệ chuyển đổi website. 
Nếu bạn quản lý một website chuyên về dịch vụ, mọi người thường có nhu cầu hỗ trợ ngay tại thời điểm họ truy cập trang web, hay còn gọi là live chat – trò chuyện trực tuyến.
Thế nên, bạn nên bắt tay vào tạo hộp live chat cho website ngay từ hôm nay thông qua các công cụ hỗ trợ.
Thực tế, tích hợp live chat đem đến sự tiện lợi rất nhiều cho khách hàng vì tiện gửi hình ảnh và trao đổi nhanh gọn hơn.
Ngoài ra khi tương tác với bạn qua các ô chat, họ phải cung cấp số điện thoại, email, tên,… sẽ giúp bạn thu thập thêm phễu khách hàng tiềm năng từ đó chuyển đổi thành khách hàng rất hiệu quả.
Một vài nền tảng hỗ trợ live chat phổ biến bạn có thể áp dụng như sau:
– Chattra.io
– Tawk.to
– LiveChat
– Intercom
Ngoài ra có thể sử dụng các hộp chat qua messenger, zalo,…như bạn thường thấy ở những website khác, để tương tác và giữ khách hàng từ Facebook tốt hơn. 
Hộp chat messenger trên website
3. Sử dụng các nút chia sẻ cho bài viết
Từ nghiên cứu hành vi khách hàng, cho thấy rằng người dùng có xu hướng chia sẻ những bài viết mà họ yêu thích, hoặc bài viết có tính chất cộng đồng đến nhiều người bạn của họ. 
Việc đặt các nút chia sẻ trong bài viết vừa thuận lợi cho khách có thể chia sẻ bất cứ khi nào họ muốn, vừa thúc đẩy ý định chia sẻ của mọi người. 
Thông thường, mọi người thường sử dụng các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram,  Twitter, Reddit,…để share bài viết. 
Điều quan trọng ở đây là bạn phải làm nổi bật các nút chia sẻ giúp cho hành động share có thể được thực hiện một cách dễ dàng nhất. 
Nếu website bạn đang xây dựng bằng nền tảng WordPress thì có thể sử dụng một số plugin hỗ trợ dưới đây:
– AddThis
– Digg Digg
4. Đặt internal link thích hợp để giữ chân & điều hướng người dùng
Đôi khi trong một bài viết không thể cung cấp hết toàn bộ nội dung về một chủ đề nào đó, đã đến lúc sử dụng thêm các internal link chứa nội dung liên quan đến bài bạn đang viết, để giúp cho người dùng có thể click vào và xem thêm các các nội dung cần thiết. 
Xét về quá trình làm SEO, thì các liên kết nội bộ cung cấp nhiều thông tin có ích cho người dùng giúp họ có thể thỏa mãn nhu cầu tìm kiếm trong website của bạn. Đồng thời đặt internal link còn giúp cải thiện tỷ lệ thoát trang – bounce rate xuống mức thấp nhất. 
Mẹo hay khi đặt internal link là bạn nên gạch chân, in đậm, thay đổi màu sắc,…của các link. Điều này nhằm giúp người dùng hiểu được rằng đây là liên kết trỏ đến một bài khác.
5. Tạo các pop-up
Sử dụng cửa sổ pop-up để hiện lên các thông báo nổi bật ví dụ như: tặng mã giảm giá, tặng quà miễn phí là một trong những cách hiệu quả để kết nối, tương tác tốt với người dùng.
Đa phần các website chuyên về các sản phẩm buôn bán hoặc re-marketing lại qua email thì sẽ cần sử dụng pop-up rất nhiều.
Tại nền tảng WordPress, có rất nhiều công cụ hỗ trợ tạo pop-up mà bạn có thể sử dụng như:
– OptinMonster.
– Popup Builder.
– Plugin Thrive Leads.
Nhiệm vụ chính của Pop-up là để kết nối và truyền tải thông điệp thương hiệu một cách tốt hơn đến người dùng. Nó còn phù hợp khi bạn đang có ý định xây dựng danh sách email hoặc đẩy sale cho các sản phẩm.
6. Tối ưu trải nghiệm người dùng
Tối ưu trải nghiệm người dùng là một trong các cách thức giúp tương tác nhiều hơn với khách truy cập. Đây là một chủ đề khá rộng, tuy nhiên trong phạm vi bài này Huevibe chỉ chia sẻ một vài điều cơ bản mà bạn có thể tối ưu sớm nhất.
Một số điểm cần lưu ý để giúp khách hàng truy cập có được trải nghiệm tốt hơn trên website:
– Kích thước chữ: chọn font-size ở mức từ 16-18px để hiển thị vừa phải nhưng người dùng vẫn cảm thấy vừa đọc.
– Font chữ thân thiện, dễ nhìn: khuyến khích sử dụng font chữ đơn giản, hiển thị rõ ràng, có hỗ trợ tiếng Việt.
– Màu sắc website hài hòa, hạn chế sự rối rắm, bố cục rõ ràng có sự nhất quán
– Hình ảnh ấn tượng, rõ nét: hình ảnh ảnh hưởng đến tâm lý và hành động của người đọc khá nhiều. Trong blog, bạn cố gắng đưa những hình ảnh liên quan nhất đến chủ đề nhằm truyền tải thông điệp tốt hơn, với hình ảnh sản phẩm, bạn nên ưu ảnh sắc nét, tập trung nhiều vào sản phẩm cần bán.
– Tốc độ tải website nhanh chóng: tốc độ tải website càng nhanh càng tốt, bạn có thể tối ưu dưới 2 giây.
7. Cá nhân hóa nội dung
Cung cấp các bài blog đáp ứng nhu cầu tìm kiếm
Việc bạn cá nhân hóa nội dung trên website sẽ làm tăng mức độ kết nối hơn với người đọc, tỷ lệ tương tác cũng sẽ cải thiện rõ rệt.
Nói một cách dễ hiểu nhất, cá nhân hóa nội dung là bạn sẽ tạo ra được những nội dung đáp ứng đúng gì mà người đọc đang tìm kiếm. 
Nếu như bạn đang tập trung làm SEO web và lưu lượng truy cập phần lớn từ Google, thì ngay từ bước nghiên cứu từ khóa, bạn phải tiến hành thật kỹ để chọn ra volume từ khóa phù hợp. 
Thời gian bạn bỏ ra cho công đoạn này sẽ không hề lãng phí, vì nó giúp bạn hiểu rõ chân dung khách hàng mục tiêu như thế nào, từ đó dễ dàng trong xây dựng kế hoạch nội dung website hiệu quả hơn. 
Ví dụ một người muốn tìm kiếm chuyến bay đến Phú Quốc, khi người đó lên Google tìm kiếm từ khóa “vé máy bay đến Phú Quốc”, bạn hãy tạo nội dung có chủ đề liên quan đến giá vé máy bay đến Phú Quốc, hoặc chủ để khác về mua vé máy bay đến Phú Quốc ở đâu thì rẻ. 
Như vậy giải quyết đúng nhu cầu của người dùng, bạn có điều kiện tăng sự tương tác với họ hơn. Khi đó, nếu website của bạn bán vé máy bay, nhất định sẽ có một lượt chuyển đổi nhờ đặt mua vé của khách hàng ấy.
8. Tạo giveaway
Đây không chỉ là cách tăng tương tác website hiệu quả mà còn có thể giúp bạn lan tỏa thương hiệu đến nhiều người hơn nếu biết cách triển khai.
Để 1 chiến dịch giveaway đi đúng hướng với những gì bạn đã đề ra ngay từ ban đầu thì bạn phải đảm bảo các yếu tố bên dưới:
– Hiểu rõ lí do vì sao mình làm giveaway và đặt được mục tiêu cần phải đạt được sau mỗi chiến dịch ấy
– Không nên làm quá nhiều pop-up trên website tránh khiến khách hàng khó chịu
– Giải thưởng phải liên quan đến nội dung, chủ đề trên trang web hoặc sản phẩm, dịch vụ bạn đang cung cấp
– Các bước nhận thưởng phải thật đơn giản, ai cũng có thể làm được với mọi thiết bị
– Thời gian diễn ra giveaway ngắn với số lượng có hạn để tăng thêm sức nóng cho quà tặng
– Quảng bá chiến dịch giveaway qua mạng xã hội, chatbot, email…
Ví dụ: Để tăng thêm tương tác và lan tỏa bài viết, bạn có thể tạo giveaway bằng việc để mọi người đoán kết quả xổ số. Kèm theo đó là để hợp lệ việc nhận thưởng thì có thể share bài viết về Facebook cá nhân kèm hashtag thương hiệu của bạn. 
II. Kết
Bằng 8 cách thức tương tác nhiều hơn với khách hàng truy cập website vừa kể trên, khi người dùng click vào website bạn, hãy cố gắng giữ chân họ thật lâu vì điều này sẽ làm tăng tỉ lệ chuyển đổi, tạo cơ hội cho doanh nghiệp phát triển.
Hãy để lại bình luận bên dưới về những thắc mắc mà bạn đang cần giải đáp, Huevibe sẽ trả lời giúp bạn!
  Bài viết 8 Cách thức tương tác nhiều hơn với khách truy cập website xuất bản bởi HueVibe Team.
from HueVibe Team https://ift.tt/312TQZ3
0 notes
longhuevibe · 3 years
Text
Cách bán hàng online hiệu quả thu về doanh số “khủng”
Xã hội không ngừng biến đổi và kinh doanh online đang trở thành xu thế mới, nhất là mùa Covid 2021 này. Nhưng có lẽ chỉ 1-2% người bán biết cách bán hàng online hiệu quả.
Khi bạn tìm đến bài viết này, có lẽ bạn cũng đang gặp khó khăn.
…loay hoay không biết làm thế nào để bán hàng trên Internet hiệu quả.
Vậy thì, hãy xem tiếp hướng dẫn này của Huevibe nhé!
Chúng mình sẽ giúp bạn định hướng cách kinh doanh thành công, điều chỉnh những việc bạn cần phải làm, và thậm chí là gợi ý luôn cho bạn hướng đi cụ thể thu lợi nhuận “khủng”. Bạn sẽ nắm được chi tiết
– 7 bước giúp bạn thuần thục cách bán hàng
– Top các mặt hàng bán online đắt khách
– Tư duy bán hàng hiệu quả
1. Bán gì đắt khách Online?
Vấn đề không bao giờ cũ: Bán hàng online thì nên bán gì để đắt khách, không phải bỏ vốn quá nhiều nhưng vẫn “phất”. Đâu dễ dàng để bật ra một ý tưởng kinh doanh. Và đây cũng là rào cản lớn nhất ngăn nhiều người tiến đến công việc kinh doanh của mình.
Nhưng…
Tìm sản phẩm bán online hiệu quả cũng cần đến công thức đấy.
Có cách tiếp cận từng bước giúp bạn tìm ra sản phẩm bán “đắt như tôm tươi” và kiếm được nhiều tiền.
Và nó chính là bí mật thành công của những người đã bán hàng online, tiếp tục thành công vang dội! Bởi lẽ họ đã nắm được công thức!
Nguyên tắc chọn được sản phẩm phù hợp để bán hàng online như sau: – Hãy bán thứ có lượng tiêu thụ lớn. Đừng đâm đầu vào thứ chẳng giải quyết nhu yếu của cộng đồng! Nhắm vào những sản phẩm đơn giản, giá thấp, dễ dùng. Bạn bán hàng online chắc chắn đông khách. – Tìm hiểu thị trường ngách là một cách tiếp cận rất tốt. Thị trường này vẫn đủ lớn, nhưng không quá đại trà.
2. Cách bán hàng online hiệu quả dựa vào tư duy
2.1. Tại sao tư duy bán hàng lại quan trọng
Nhiều người đi lên từ con số 0 khi bắt đầu bán hàng online. Sau đó họ buôn bán hiệu quả, kiếm được nhiều tiền, tậu nhà lầu, xe hơi …đó không hẳn là do may mắn đâu.
Họ đã phải học hỏi rất nhiều điều, có một lối tầm nhìn rộng lớn, tư duy sáng tạo, để có được thành công trên con đường kinh doanh đầy chông gai.
Tạo cho mình một tư duy bán hàng là rất quan trọng. Nó định hình cho bạn hướng đi làm sao không bị “lệch lạc”.
Nào là: – Chiến lược chọn sản phẩm – Phương thức kinh doanh online hiệu quả – Tìm tòi cách thức bán hàng online hiệu quả trên các kênh, mạng xã hội như Facebook, Shopee, Website… – Rồi cần vạch ra chiến lược kinh doanh – …
Hiểu được mình cần làm gì và nên làm thế nào trong cuộc chiến bán hàng, sẽ giúp bạn có được một tư duy kinh doanh thượng thừa. Và sau đó thì, dĩ nhiên, bạn bán cái gì, kinh doanh cái gì cũng dễ dàng.
2.2. 3 Nguyên Tắc Tư Duy Bạn Phải Nhớ
a. Bán thứ mà có thể bán được
Có một tâm lý chung,
Bạn thấy một sản phẩm, ai cũng bán và họ bán cũng tốt.
Và bạn tự hỏi: “Người ta bán như vậy rồi mình làm gì có cơ hội nữa?”
Mình cũng từng có cái suy nghĩ ấy, cho đến khi mình mạnh dạn bán theo và thậm chí còn bán tốt hơn người ta.
Sản phẩm đang bán tốt nghĩa là sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Bạn cứ thế nhảy vào và đi lên thôi.
Áo quần online quá nhiều nhưng vẫn nhiều người nhảy vào thị trường này
b. Luồn lách vào thị trường ngách
Tuy nhiên, khi đối mặt với quá nhiều đối thủ mạnh trong ngành mà bạn chắc rằng để hoạt động tốt, bán được hàng nhiều là rất khó.
Vậy thì hãy xem xét đến thị trường ngách.
Thị trường ngách là một thị trường nhỏ xuất phát từ thị trường cùng ngành rộng lớn.
Ví dụ áo quần là một thị trường lớn, thì áo quần trẻ em / thể dục thể thao / công sở…là những thị trường ngách.
Bạn có thể đi sâu hơn nữa: áo quần trẻ em phong cách Hàn Quốc – Đáp ứng được nhu cầu mua sắm của những mẹ muốn con mình có style chuẩn Hàn.
Nếu ví thị trường là chiếc phễu, thì càng đi xuống, thị trường càng thu hẹp nhưng bạn sẽ dễ dàng khởi nghiệp từ đây và tạo nên sự khác biệt.
c. Đừng chỉ bán hàng, hãy giúp giải quyết vấn đề nào đó!
Đây là cách tư duy bán hàng quan trọng để tìm ra ý tưởng kinh doanh trực tuyến.
Ví dụ bạn từng gặp vấn đề khi mua sắm quần áo cho bản thân. Bạn có thân hình khá bự nhưng vẫn muốn mặc các kiểu áo quần vừa che được vóc dáng vừa thời trang, cá tính.
Trong quá trình tìm hiểu bạn nhận ra cũng có nhiều người có chung đặc điểm như mình. Mà trên thị trường hầu như rất ít cửa hàng đáp ứng điều này.
Vậy thì, rõ ràng là, bán hàng không đơn giản là lấy hàng rồi đem đi bán. Mà sản phẩm cung ứng ra thị trường phải giải quyết tốt những vấn đề mà người mua hàng gặp phải.
Từ phân tích những insight của khách, việc bán hàng online sẽ thuận lợi hơn.
Tư duy này rất đáng đồng tiền!
3. Kinh doanh online hiệu quả trong 7 bước
Bước 1: Chọn đúng mặt hàng
Dù là sản phẩm vô hình hay hiện hữu, nếu nó tồi, cũng chẳng một ai đón nhận. Đừng đặt vào vị trí người bán, bạn hãy xem mình là người mua.
Nếu là bạn, bạn có chấp nhận một sản phẩm, dịch vụ kém chất lượng không?
Người Việt Nam ta có câu “tiền nào của nấy”. Dẫu vậy, đừng vì bán giá rẻ mà bỏ qua chất lượng. Một khi mặt hàng bạn bán vừa rẻ vừa tốt, đó chẳng phải là mong muốn của mọi khách hàng.
Bạn vừa tạo ấn tượng tốt cho họ, vừa đẩy lượng hàng đi nhanh.
Chọn sản phẩm kinh doanh là cánh cửa quyết định thành bại phía sau.
Chọn sai sản phẩm đánh dấu bước đi sai lầm của bạn.
Tiêu Chuẩn Chọn Sản Phẩm
– Sản phẩm có thể bán được trên thị trường
Sản phẩm mới lạ không phải là một ý tưởng tốt. Nếu bạn không có nhân lực và ngân sách đủ mạnh, hãy cẩn trọng với những dự định tung sản phẩm độc lạ ra bán. Trường hợp ở đây bạn chỉ là những người bán hàng online nhỏ, lẻ. Vậy thì hãy tìm những sản phẩm được chứng minh là dễ bán, bán được. Những mặt hàng này mới là cái bạn đang cần.
– Sản phẩm có thị trường đủ lớn
Thị trường quá nhỏ, bạn có chắc là còn đủ khách để mình bán không?
Nếu sản phẩm đem về giá trị lợi nhuận cao. Một tháng bán một cái vẫn lời nhiều thì chẳng có gì phải nói nữa. Nhưng mấy ai được như thế.
Hãy thực tế!
Ví dụ bạn có thể kiểm tra độ lớn thị trường bằng công cụ Keyword Planner
– Sản phẩm hợp thời
Ví dụ điển hình nhất là quần áo thời trang, cứ mỗi giai đoạn lại có một xu hướng mới. Bạn cần kết hợp điều này vào hoạt động kinh doanh.
Hay đồ điện gia dụng luôn được cải tiến với nhiều chức năng, tính năng hiện đại hơn. Bạn đi bán những sản phẩm mẫu mã cũ thì không xong rồi.
– Sản phẩm có điểm nổi trội
Mỗi sản phẩm bạn chọn phải có điểm bán hàng nổi bật khác biệt so với những sản phẩm tương tự.
Trong Marketing, đó là Unique Selling Point
Điểm bán hàng nổi trội này có thể là:
Sản phẩm thời trang có gu độc đáo?
Chất liệu có gì khác?
Quy trình sản xuất đặc biệt ra sao?
Công dụng, lợi ích có những điểm nào vượt trội?
Sản phẩm được người nổi tiếng đề xuất?
Giá rẻ hơn nhưng chất lượng là như nhau?…
Bước 2: Phân tích thị trường
Khi bạn đã định hình được sản phẩm để bán, bạn cần kiểm tra xem:
– Liệu sản phẩm có thị trường đủ lớn?
– Có bao nhiêu sản phẩm giống với sản phẩm bạn sắp kinh doanh
– Có nhiều đối thủ cạnh tranh không?
– Thị trường có phản hồi tốt về sản phẩm ấy hay không?
Kiểm tra độ lớn thị trường
Dựa trên từ khóa tìm kiếm của người dùng Internet, chỉ số Keyword volume sẽ giúp bạn hình dung được có bao nhiêu người quan tâm đến mặt hàng bạn sắp sửa kinh doanh online. Một vài công cụ nghiên cứu từ khóa, chẳng hạn như
– Keyword Planner
– Kwfinder
– Semrush
– Keyword Everywhere …
Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
Nghiên cứu tổng quan đối thủ đang hiện diện như thế nào trên Internet
Xem đối thủ bán thế nào trên Website Google
– Bạn mở một trình duyệt web bất kỳ (Google Chrome, Cốc Cốc, Firefox,…)
– Vào Google tìm từ khóa về sản phẩm của bạn
– Xem trang đầu tiên trên Google, Top 10 đang bán mặt hàng này như thế nào, họ có chạy quảng cáo hay thực hiện SEO tối ưu hóa công cụ tìm kiếm.
Bạn sẽ phân tích được:
– Sản phẩm đang được các đối thủ cạnh tranh ra sao
– Dự toán những việc mình sẽ làm để theo kịp và vượt đối thủ
– Lập được kế hoạch marketing dài hạn
Xem cách đối thủ bán hàng qua Facebook
Cách 1: Để Facebook tự đổ quảng cáo về sản phẩm bạn đang bán về cho bạn.
Thông qua cách như sau:
– Vào Facebook
– Tìm từ khóa về sản phẩm
– Tương tác, bình luận và inbox cho các shop bán sản phẩm này
– Khi đó, Facebook đang ngầm hiểu bạn quan tâm về mặt hàng đó
– Bạn refresh lại Facebook, một loạt quảng cáo về sản phẩm đổ về trên tường của bạn.
Cách 2: Tìm quảng cáo đang chạy của đối thủ
– Vào Fanpage của đối thủ
– Nhấn vào “Tính minh bạch của Trang”
– Bấm “Xem tất cả”
Xem qua đối thủ đang chạy quảng cáo như thế nào. Sau đó áp dụng điều chỉnh sao cho phù hợp với tình hình kinh doanh của bản thân.
Bước 3: Vẽ chân dung khách hàng
Mục Đích
Bước này giúp bạn chọn kênh bán hàng phù hợp: Website/ Facebook Ads /Facebook Group/ Shopee / Zalo / …
Chỉ có nghiên cứu được insight khách hàng tiềm năng mới đề ra được những cách tiếp cận phù hợp và biến họ thành khách hàng.
Cách Vẽ Chân Dung Khách Hàng
Bước 4: Chọn kênh bán hàng
Sau khi vẽ cụ thể chân dung khách hàng mình sẽ hướng tới. Đã đến lúc bạn lựa chọn kênh bán hàng để đăng tải sản phẩm lên Internet.
– Kênh Google
Google Ads
Xây dựng nội dung trên web & SEO
– Kênh Facebook
Quảng cáo Facebook
Bán hàng trên trang cá nhân, hội nhóm
– Kênh Youtube
Quảng cáo Youtube
Thiết kế video, gây dựng nội dung
– Shopee
Nhìn chung đây là 4 kênh bán hàng phổ biến nhất hiện nay. Nhưng nếu cùng lúc làm cả 4 thì nhiều quá nhỉ?
Giả dụ bạn không đủ thời gian để quản lý hết chúng, vậy thì chỉ nên chọn một kênh chính và bắt đầu từ đó.
Đánh giá các kênh bán hàng
Website – kênh bán hàng lâu dài & bền vững
Huevibe đã từng phân tích lý do vì sao doanh nghiệp nào cũng cần website bán hàng,
Rõ ràng website là nơi bạn có thể thỏa sức sáng tạo và lên ý tưởng bán hàng, mà không cần lo lắng việc phụ thuộc người khác như Facebook.
Nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí không muốn đổ nhiều tiền vào Google Ads. Bạn có thể làm SEO đẩy các trang bán hàng, bài viết về sản phẩm, thông tin lên top Google.
Một khi các bài viết của bạn lên top, tăng lượng truy cập người dùng, và “chốt đơn ầm ầm” nếu bạn biết cách tối ưu tỷ lệ chuyển đổi.
Để thành công với website, bạn cần hai thứ: – SEO website lên top – Tối ưu tỉ lệ chuyển đổi (tỉ lệ người ghé thăm website trở thành khách hàng tiềm năng -> khách hàng)
Facebook – tiếp cận khách hàng nhanh chóng
Một khi biết cách làm thế nào để chạy quảng cáo Facebook hiệu quả hay tiếp cận khách hàng qua trang cá nhân.
… thì đẩy đơn và tăng doanh thu trên Facebook trở nên đơn giản. Đây là kênh bán hàng online phổ biến nhất hiện tại Việt Nam. Tuy vậy hiện nay chính sách của Facebook bóp tương tác khá nhiều. Hơn nữa, khi bạn dùng Facebook bán hàng, là bạn đang lệ thuộc vào Mark Zuckerberg.
Kinh doanh là phải tự chủ, và được làm như những gì mình muốn. Cho nên nhiều người đang dần chuyển từ Facebook sang Website để bán hàng online.
Shopee – trang thương mại điện tử giá rẻ
“Mua hàng ở Shopee” là câu cửa miệng của rất nhiều người ngày nay. Shopee là kênh bán hàng tiềm năng không nên bỏ lỡ khi bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh trực tuyến.
Lưu khi khi dùng trang thương mại điện tử Shopee là bạn nên set giá sản phẩm cạnh tranh, hoặc bạn cần một chiến lược bán hàng đúng đắn.
Và cần thêm sự trợ giúp của các công cụ quảng cáo để đẩy kênh lên.
Bước 5: Tìm nguồn sỉ giá tốt để bán hàng online hiệu quả
Nguồn hàng sỉ tiết kiệm chi phí mua hàng ban đầu. Vì bao giờ giá sỉ cũng rẻ hơn giá bán lẻ. Nhưng tìm nguồn sỉ cũng phải cẩn thận. Để tránh tiền mất tật mang.
Có nơi sỉ tận gốc. Có nơi lại sỉ tận ngọn.
Ví dụ hàng thời trang Quảng Châu, sỉ tốt nhất vẫn ở Quảng Châu, Trung Quốc
Nhưng không thể đi Trung Quốc lấy hàng thì ở trong nước, sỉ chỗ nào giá tốt? Tùy chỗ.
Chỗ lớn, họ nhập số lượng lớn nên giá ổn. Chỗ nhỏ hơn thì chưa chắc là sỉ gốc, có thể họ đã lấy sỉ chỗ khác rồi về bán lại, lúc này giá sỉ sẽ cao hơn.
Một gợi ý giúp bạn, bạn có thể lên lục lọi trên Google, Shopee, Facebook, 1688.com (trang sỉ hàng Quảng châu tận gốc) để tìm được nguồn hàng uy tín.
Bước 6: Đẩy sản phẩm
Giờ thì trong tay bạn có:
– Sản phẩm để bán online có vẻ tốt
– Kênh bán hàng – ví dụ là Website
Việc tiếp theo là bạn tìm cách thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm thôi.
Muốn kẻo nhanh traffic về website, bước đầu bạn có thể chạy quảng cáo. Nhưng về lâu về dài có vẻ không ổn đấy!
Cách bán hàng lâu dài và bền vững nhất là thực hiện SEO đưa website lên trang nhất của Google.
Bước 7: Mở rộng sản phẩm kinh doanh online
Khi đã bán thành công sản phẩm đầu tiên trên website, và có lời, hãy cố gắng bán càng nhiều càng tốt!
Để tích lũy chút vốn, và mở rộng danh mục sản phẩm của mình.
Lựa chọn sản phẩm nào để mở rộng kinh doanh?
Khách hàng đã mua hàng, họ còn cần thêm sản phẩm gì thì bán thêm sản phẩm đó.
Chi phí để bán hàng cho khách cũ ít gấp 5 lần so với khách mới. Giữ chân khách hàng cũ là một chiến lược khôn ngoan.
Bên cạnh đó, nếu muốn bán thêm cái gì đó, thì cũng phải cân nhắc liệu sản phẩm này sẽ được khách hàng đón nhận hay không? Hoặc có đáp ứng nhu cầu như sản phẩm đã bán trước đó không?
Bài viết Cách bán hàng online hiệu quả thu về doanh số “khủng” xuất bản bởi Huế Vibe Team.
from Huế Vibe Team https://ift.tt/3E9wS1u
0 notes
longhuevibe · 3 years
Text
Các bước để bắt đầu kinh doanh online thuận lợi và thành công
Bạn đang ấp ủ một ý tưởng buôn bán online đầy táo bạo? Bạn đang muốn thoát khỏi “vùng an toàn” và làm giàu? Nhưng lại chưa biết các bước để bắt đầu kinh doanh online như thế nào cả.
Kinh doanh chưa bao giờ dễ dàng. Thật vậy, mọi việc đều cần phải tiến hành từng bước một mới thành công. Dù cho bạn đã đọc hàng trăm bài viết chia sẻ kinh nghiệm buôn bán online, thì bạn vẫn mắc kẹt trong đống hỗn độn.
Nhưng, sẽ ra sao nếu tôi nói với bạn rằng mọi việc không hề khó như bạn nghĩ. Một khởi đầu tốt sẽ dẫn đến kết cục tốt. Vì thế, bài viết sau sẽ hướng dẫn bạn làm thế nào để bắt đầu kinh doanh online. Việc bạn cần làm bây giờ là đọc nó và hiện thực hóa ước mơ làm giàu của mình.
1. Cơ hội kinh doanh online ngày nay
Trước hết, bạn hãy cùng xem các con số sau đây:
– Số lượng người dùng internet là 68,71 triệu người (chiếm tỷ lệ 70% số dân) tính đến tháng 1/2021.
– Số người dùng mobile là 148,5 triệu thuê bao.
– Số người tham gia mua sắm online tới 49,3 triệu người vào năm 2020. Trước đó, năm 2015 chỉ đạt 30,3 triệu người chọn mua sắm trực tuyến.
Con số này vẫn đang tiếp tục tăng. Cùng với sự phát triển như vũ bão của Internet. Đây đều là những điều kiện thuận lợi giúp ích rất nhiều trên con đường bạn kinh doanh online. 
Có phải chính bạn cũng nhận ra cơ hội đầy hấp dẫn này trong cuộc sống của mình? Những người xung quanh bạn ai cũng có một chiếc smartphone, mọi người dành ít nhất 3 – 4 tiếng hằng ngày để lướt net. Ngay cả dịch vụ ship cũng nở rộ. 
Quả thật lúc này mà không kinh doanh thì rất đáng tiếc. 
Bạn có thể cải thiện thu nhập hằng tháng từ hàng chục tới hàng trăm triệu mỗi tháng khi chủ động mua bán trực tuyến.
Nhưng dù làm gì đi nữa, bạn phải chuẩn bị cho mình các bước để bắt đầu kinh doanh online thuận lợi. 
2. Các bước kinh doanh online hiệu quả
Bước 1: Tìm ra nhu cầu của người dùng và xác định thị trường
Cây chẳng thể sống thiếu nước, cũng như bạn không thể buôn bán mà không có sản phẩm.
Nhưng có một thực trạng hiện nay là nhiều người mắc sai lầm trong khâu chọn sản phẩm và thị trường. 
Để không lặp lại sai lầm như họ, đồng thời tăng cơ hội thành công của mình, bạn nên tiến hành nghiên cứu thị trường. 
Kinh doanh online tất nhiên bạn phải nghiên cứu thị trường trên Internet rồi. Bạn có thể dựa vào các cách sau:
– Truy cập các diễn đàn mua sắm trực tuyến để xem những câu hỏi mà mọi người đặt ra và họ đang vướng vào khó khăn nào. Họ đang thiếu và cần gì khi mua hàng online.
– Dựa trên kết quả của công cụ tìm kiếm, đặc biệt là Google để làm nghiên cứu từ khóa. Từ khóa nào được tìm kiếm nhiều nhất liên quan tới sản phẩm bạn sẽ bán. 
Nếu thị trường bạn định làm quá rộng, và đối thủ quá mạnh. Bạn nhận ra bản thân rất khó đánh bật được đối thủ. Lúc này hãy nghĩ tới thị trường ngách.
Thị trường ngách là phân khúc thị trường nhỏ hơn (con) phát triển từ quy mô thị trường lớn (mẹ). Và nó chính là cơ hội để bạn phát triển công việc kinh doanh online của mình. 
Ví dụ, bạn muốn lấn sân vào thị trường thời trang nữ, nhưng nó lại quá rộng, vậy thì bạn nên nghiên cứu thị trường ngách của nó như thời trang nữ công sở, đồ bikini, đồ nội y, hay váy sexy. 
Bước 2: Tìm nguồn hàng tốt, giá cả hợp lý để bán 
Sau khi xác định rõ thị trường mình như thế nào và sản phẩm mình muốn bán là gì. Bước tiếp theo là tìm nguồn hàng. 
Có nguồn hàng tốt, giá phải chăng sẽ giúp bạn tạo được lợi thế cạnh tranh. Cái bạn nên quan tâm là giá sỉ. 
Hiện nay có nhiều nơi cung cấp hàng hóa với mức giá tốt, bạn có thể tìm nguồn từ Việt Nam hoặc Trung Quốc. Bạn không cần phải đi đến tận nơi, mà chỉ cần liên lạc qua Facebook, Google, Taobao, các trang web bán buôn, nhà sản xuất,…
Hoặc hỏi những người có kinh nghiệm buôn bán online cũng là một kênh tham khảo. 
Một lưu ý nhỏ trong bước này là bạn không nên quá chú trọng đến giả cả mà bỏ qua chất lượng. 
Bạn nên nhớ khách hàng của mình vốn thích rẻ nhưng chất lượng tốt thì vẫn hài lòng hơn. 
Sau khi đánh giá về mức độ uy tín, an toàn của cửa hàng bán sỉ, bạn nên lập bảng so sánh giá cả và chất lượng của cùng một mặt hàng.
Bước 3: Tạo một bản kế hoạch kinh doanh online
Dẫu làm gì đi nữa, bạn cũng nên lập cho mình một bản kế hoạch.
Trong kinh doanh, hoạch định các công việc sẽ làm được xem là chìa khóa thành công.
Mặc dù môi trường Internet rộng lớn, đó là miếng bánh ngon nhưng không dễ “xơi”. Vì thế càng cần phải dành thời gian để ghi ra một kế hoạch kinh doanh online, càng cụ thể càng tốt. 
– Đặt mục tiêu rõ ràng của mình trong kinh doanh: Ví dụ bạn xác định sẽ bán hàng online mỹ phẩm xách tay. Nhưng bạn không muốn dừng lại ở việc cải thiện thu nhập mà dự định đây sẽ là một công việc lâu dài. Do bạn có sở thích làm đẹp nên bạn vừa bán hàng vừa là tư vấn viên làm đẹp cho mọi người
– Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh: Ví dụ bạn dự định bán thời trang nữ công sở, bạn cần nghiên cứu mặt hàng và chất lượng hàng của các đối thủ đang bán trên Facebook hoặc Shopee như thế nào.
– Kế hoạch tài chính: Bất kỳ một kế hoạch bán hàng online nào cũng cần phải được xây dựng và phân bổ ngân sách hợp lý. Bạn cần phải xác định rõ bước này để tránh tình trạng ngân sách bị đội vốn, bán nhưng không lời.
– Xây dựng thương hiệu: Hãy sáng tạo một câu slogan thể hiện được sứ mệnh và nhiệm vụ mà bạn và sản phẩm của bạn sẽ đảm nhận. Ví dụ như Biti’s: Nâng niu bàn chân Việt, BigC: Giá rẻ cho mọi nhà…
Bước 4: Xác định kênh bán hàng
Giống như bán tại chỗ, bán cũng phải có “mặt bằng” để mở cửa hàng. Với thế giới Internet, bạn sẽ có 4  kênh bán hàng phổ biến sau:
– Mạng xã hội Facebook, Instargram, Tiktok, Youtube: Bạn cần tạo tài khoản để đăng bài giới thiệu sản phẩm. Với Facebook, bạn có thể bán hàng trên Fanpage, Group hoặc trang cá nhân. Mạng xã hội có tính viral cao, nên dễ dàng tiếp cận tới lượng khách hàng lớn.
– Bán trên sàn thương mại điện tử như Shopee, Tiki, Lazada, Sendo: Đăng ký tài khoản, tạo gian hàng, đăng hình ảnh sản phẩm chất lượng và viết nội dung giới thiệu hấp dẫn.
– Bán hàng trên Website: Nếu như với 2 kênh trên, bạn phải qua trung quan để xét duyệt, thì website mới là ngôi nhà thực thụ của bạn. Nơi bạn thỏa sức thiết kế gian hàng của mình để thu hút khách hàng truy cập. Đây là kênh bán hàng được nhiều người ưa chuộng và được các Chuyên gia kinh tế đánh giá là kênh bán hàng trực tuyến giúp bạn phát triển kinh doanh online hiệu quả, lâu dài, bền vững và chủ động. 
– Giải pháp bán hàng đa kênh (Omnichannel): Bán hàng đa kênh đang được nhiều người kinh doanh lựa chọn vì đem lại hiệu quả vượt trội. Cụ thể bạn có vừa bán trên các trang TMĐT, vừa có thể quản lý gian hàng của mình trên mạng xã hội và website.
Bước 5: Dùng công cụ tìm kiếm, quảng cáo để tiếp cận khách hàng
Sau khi đã có gian hàng buôn bán của mình. Bước tiếp theo để bắt đầu kinh doanh online hiệu quả là có khách hàng.
Tất nhiên khác với môi trường thực tế, bạn không thể nắm tay khách hàng rồi lôi vào cửa hàng mình được.
Với mạng Internet, bạn sẽ có 2 cách tăng lưu lượng khách truy cập như sau:
– Một là, bạn bỏ tiền ra chạy quảng cáo để tiếp cận được nhiều khách hàn. Bước đầu đây là một cách bán hàng trên mạng khá hiệu quả. Bạn có thể lựa chọn chạy quảng cáo Facebook hoặc Google Ads. Nhưng về mặt lâu dài, ngân sách cho quảng cáo là rất lớn, liệu bạn có đủ chi phí để duy trì? Vì tắt quảng cáo đồng nghĩa lượng traffic giảm theo. Hãy cân nhắc đến phương án thứ 2 bên dưới. 
– Hai là, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm SEO cho website của mình. Một kỹ thuật tối ưu đem lại nhiều mặt tích cực. SEO không tốn nhiều chi phí như quảng cáo, kỹ thuật này giúp bạn lọt top #1 Google bền vững và lâu dài, được Google đánh giá cao, thu hút lượng lớn truy cập từ người dùng, tăng tỷ lệ chuyển đổi và doanh thu tăng mạnh. 
Bước 6: Xây dựng nội dung thu hút cho shop online của bạn
Nếu gian hàng trực tuyến của bán chỉ bán mỗi sản phẩm/ dịch thì nhàm chán quá.
Ví đâu phải ý định khách hàng nào cũng vào để mua hàng. Họ còn có rất nhiều ý định khác.
Ví dụ mặt hàng bạn bán là mỹ phẩm, họ sẽ có những thắc mắc như sữa rửa mặt nào tốt cho da mụn, cách trị thâm cho mặt, tái tạo lỗ chân lông,…Nếu trang mạng xã hội hay website của bạn không mang lại giải pháp cho vấn đề của họ. Họ sẽ thoát ra rất nhanh. Đồng nghĩa bạn chẳng có cơ hội để chuyển đổi họ thành khách hàng.
Sự thật là xây dựng nội dung thu hút còn là cách hữu hiệu lôi kéo người dùng vào cửa hàng của bạn. Vì vậy, việc bạn cần làm ở bước này là:
– Cung cấp nội dung hữu ích miễn phí: Tạo blog, video hoặc bất kỳ nội dung nào khác thỏa mãn nhu cầu tìm kiếm người dùng. 
– Các chương trình mini game, giảm giá, khuyến mãi
Nếu website hay fanpage của bạn có nội dung bổ ích, họ dễ dàng share nội dung ấy đến nhiều người. Không có phương thức quảng cáo nào tốt hơn là xây dựng nội dung thật tốt. Chính là bước để bắt đầu kinh doanh online thành công. 
Hơn nữa, nếu bạn đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, chất lượng phù hợp với giá cả thì chắc chắn khách hàng sẽ quay lại với bạn. 
Bước 7: Thường xuyên chăm sóc gian hàng online của mình
Cuối cùng, tôi muốn hỏi bạn, khi đã bán được hàng, kiếm được tiền, bạn sẽ dừng lại và để mặc cửa hàng của mình như thế?
Câu trả lời tất nhiên là không, phải không?
Thật vậy, không chăm sóc, không cập nhật xu hướng, không đăng tải thêm nội dung,…vô tình bạn đang đẩy công việc kinh doanh online bên bờ vực thẳm.
Dù đây là công việc full-time hay part-time, bạn nên dành 1-2 tiếng mỗi ngày hoặc 2 – 3 buổi mỗi tuần để xây dựng nội dung mới. Cập nhật hàng mới về. 
Hoặc với website, bạn cần kiểm tra việc chạy quảng cáo có đang thuận lợi. Nếu đang thực hiện SEO, bạn phải đánh giá chất lượng SEO có hiệu quả hay không. Nhận ra website tụt hạng, phải nhanh chóng khắc phục. Đánh giá các chiến lược marketing, xem xét chúng mang lại kết quả như thế nào, có cần lược bỏ hay thêm vào chiến lược nào không.
Cái đích cuối cùng của kinh doanh là sinh ra thật nhiều lợi nhuận. Thường xuyên quan tâm, chăm sóc đến công việc kinh doanh trực tuyến của mình, nhất định bạn sẽ ngày càng thành công.
  Bài viết Các bước để bắt đầu kinh doanh online thuận lợi và thành công xuất bản bởi Huế Vibe Team.
from Huế Vibe Team https://ift.tt/2YNkgNx
0 notes
longhuevibe · 3 years
Text
Cách viết bài chuẩn SEO (từ cơ bản tới nâng cao)
Khi dấn thân vào nghề gọi là “content makerting”, có lẽ bạn đã từng nghe đến cụm từ “cách viết bài chuẩn SEO”. Là người xây dựng nội dung, thử thách lớn nhất chính là nội dung viết ra phải tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, nhưng đồng thời cũng thu hút độc giả.
Không thể phủ nhận một khi website lên top Google, cơ hội tiếp cận tới khách hàng và khách hàng tiềm năng là rất lớn. Và Content là một phần rất quan trọng quyết định sự thành công ấy. 
Để phát triển mạnh hoạt động kinh doanh trực tuyến, không đơn giản là “viết nội dung”, mà nội dung cần đạt được 2 điều sau:
Giải quyết một vấn đề cụ thể
Thu hút end – user (người dùng cuối) là khách hàng, khách hàng tiềm năng, độc giả,…
Vì vậy, đã đến lúc bạn viết và xây dựng cấu trúc nội dung chất lượng!
Nhưng…
Bài viết chuẩn SEO là gì?
Cấu trúc của một bài viết chuẩn SEO gồm những gì?
Cách viết chuẩn SEO như thế nào?
Luôn là những câu hỏi thường trực và cần được giải đáp một cách rõ ràng và cụ thể. 
Nếu bạn cũng đang đi tìm câu trả lời thì bài viết sau đây là đáp án dành cho bạn. 
Nào, cùng đi sâu vào vấn đề nào!
1. Thông tin cần hiểu khi viết bài chuẩn SEO
Để biết cách viết bài chuẩn SEO, trước hết, bạn cần nắm được những khái niệm về SEO.
SEO viết tắt của từ tiếng Anh Search Engine Optimization, là một kỹ thuật đặc biệt giúp website đạt thứ hạng cao trên trang kết quả tìm kiếm (nhất là Google), để tăng lưu lượng truy cập (traffic) thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển.
a. Chuẩn SEO là gì?
Chuẩn SEO là khi nội dung, cấu trúc Website hay bài viết thân thiện với bộ máy tìm kiếm Google
Một lần nữa, Content chuẩn SEO khác với Content thông thường, những nội dung bên trong bài viết không chỉ hướng đến người đọc mà còn phải đáp ứng những tiêu chí SEO để bộ máy tìm kiếm đánh giá cao và dễ dàng lên top hơn. 
Dĩ nhiên, một khi bài viết chuẩn SEO, khoảng cách từ khách hàng với doanh nghiệp sẽ được rút ngắn. 
b. Bài viết chuẩn SEO là gì?
Bài viết chuẩn SEO là dạng bài viết thỏa mãn 2 tiêu chí:
– Một là chứa nội dung thỏa mãn nhu cầu tìm kiếm của người dùng Internet
– Hai là phải được triển khai các kỹ thuật của SEO
Để cuối cùng, kết quả gặt hái được là thúc đẩy thứ hạng của website trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm. Kéo về lượng lớn truy cập traffic cho trang web. 
Nếu đã tốn hàng giờ đồng hồ để viết nội dung, nhưng chẳng nhận được bất cứ lợi ích gì. Thì sẽ thật lãng phí. 
Suy cho cùng, mục đích cuối cùng khi lập trang web của bạn là gì? Có phải là được nhiều người biết đến, nhấp chuột vào link và doanh thu tăng trưởng?
Trang web không chỉ tạo bởi những mã code, mà nội dung, cụ thể là bài viết cấu thành nên  thành công. 
Vì vậy, nếu bạn CHỈ viết nội dung cho Google, nội dung của bạn sẽ thật sáo rỗng, như một cỗ máy vậy.
Đây là ví dụ:
Ngược lại, nếu bạn viết nội dung CHỈ cho người dùng, trang của bạn sẽ không chứa các từ khóa quan trọng để đạt yêu cầu của bộ máy tìm kiếm.
Nhưng bạn muốn có một bài viết chuẩn SEO, bạn cần phải đáp ứng cả 2 yếu tố trên.
Thế nên, trong phần tiếp theo, tôi sẽ cấu trúc & cách viết bài chuẩn SEO như thế nào.
2. Cấu trúc một bài viết chuẩn SEO
Xuất phát từ thực tế và kinh nghiệm, cấu trúc bài viết cũng giống như một cái cây ăn quả vậy. Bao giờ người nhìn cũng tập trung vào phần tán cây trên cùng xanh mướt nhiều quả vì trông thật hấp dẫn. Và nội dung bài viết cũng thế, người dùng Internet thường chỉ chú ý vào đoạn Text đầu tiên, các Heading, câu đầu tiên của mỗi đoạn
Vì người đọc có xu hướng tìm kiếm thông tin trong tâm thế  “không lòng vòng như Hải Phòng”. Để níu chân và đem đến sự hài lòng cho họ, tốt nhất bạn nên đặt Content “xịn” hay thông tin quan trọng lên đầu bài để đáp ứng nhu cầu tìm kiếm thông tin kịp thời trước khi họ thoát ra. 
Cấu trúc bài viết chuẩn SEO mẫu:
Giới thiệu Headline
Thông tin quan trọng nhất
Thông tin quan trọng trung bình
Thông tin ít quan trọng 
Thông tin khác
Kết luận
Khi bài viết trên trang lấp đầy “khoảng trống” thông tin mà người dùng tìm kiếm, khả năng cao họ sẽ chia sẻ bài viết ấy, họ ghi nhớ thương hiệu của bạn. Xu hướng chuyển đổi thành khách hàng sớm hơn và cùng nhiều lợi ích khác nữa.
Rất tuyệt, đúng không? 
Vậy thì bạn hãy đọc tiếp để biết được cách viết bài chuẩn SEO “hái ra tiền” nhé!
3. Cách viết bài chuẩn SEO mới nhất 2021
Khi bắt đầu tiếp xúc về SEO và content, tôi đã luôn nghe về việc “thêm từ khóa vào nội dung” và phân bổ chúng rải rác ra sao. Phương pháp đó vẫn đúng nhưng lại không ngừng cải tiến. SEO ngày nay không còn đơn thuần dùng cụm/từ khóa một vài lần trên mỗi đoạn. 
Hiện nay, để xếp hạng các từ khóa cạnh tranh, bạn cần sử dụng các chiến lược viết Content SEO nâng cao hơn. 
Và đó chính xác là những gì mà tôi sẽ trình bày tường tận trong chương này. 
Bước 1: Nghiên cứu từ khóa/ chủ đề cho bài viết
1.1. Nghiên cứu chủ đề bài viết
Nghiên cứu từ khóa đóng vai trò tiên quyết để cho ra đời một bài viết đạt chuẩn SEO. 
Nếu bạn muốn khác biệt so với đối thủ cạnh tranh, dù có muốn làm gì đi nữa, bước đầu tiên là phải thực hiện cuộc nghiên cứu này. 
Nghiên cứu kỹ chủ đề trước khi viết bài SEO
Khi tiến hành nghiên cứu chủ đề Topic, bạn cần đặt vào vị trí của độc giả để có cái nhìn tổng quát nhất. Từ đó biết được những vấn đề họ gặp phải, những câu hỏi cần giải đáp,…và giúp họ gỡ rối thông qua bài viết của bạn.
Chiến lược xếp hạng cho mỗi từ khóa với từng trang, từng bài viết độc lập đã không còn hợp thời nữa. Google liên tục cập nhật và trở nên thông minh hơn. Và chứng minh thẩm quyền của nội dung theo cụm chủ đề (Topic cluster) đang là xu hướng mới trong ngành sản xuất nội dung.
Topic Cluster trong SEO và Chiến lược nội dung có ý nghĩa quan trọng. Xây dựng nội dung, bài viết theo Cụm chủ đề giúp Google và các công cụ tìm kiếm khác biết rằng trang Pillar là một nguồn tài nguyên có thẩm quyền, có sự liên kết thống nhất trong website. Đây là một điểm cộng lớn trong đánh giá website chất lượng. Góp phần thúc đẩy thứ hạng trang web.
Những điểm cần lưu ý khi nghiên cứu về chủ đề
– Xác định các nguồn tin cậy đang xếp hạng cao về chủ đề sẽ làm
– Đọc tham khảo 3-5 bài top Google đã viết về chủ đề đó
– Đọc thêm 2-3 bài viết nước ngoài cùng chủ đề
– Phác thảo cấu trúc bài viết dựa trên các heading bằng cách thu thập từ các nguồn cạnh tranh cùng chủ đề
– Chuẩn bị hình ảnh, video tương thích với chủ đề
1.2. Nghiên cứu hiểu mục đích của người dùng với chủ đề bạn sẽ viết
Cần xác định được mục đích của độc giả (INTENT) và tạo Content đáp ứng điều đó
Triển khai nội dung bài viết tốt cần hiểu rõ nhu cầu, mục đích của người tìm kiếm để tạo những content thích hợp thỏa mãn được nhu cầu ấy. Tức là giúp họ tìm thấy câu trả lời, nhận được giải pháp để giải quyết vấn đề cần gỡ rối trong đời sống và sản xuất. 
Bạn sẽ phải tự trả lời các câu hỏi sau:
– Người tìm kiếm là ai, mục đích lớn nhất của họ khi tìm đến công cụ tìm kiếm là gì?
– Tại sao họ tìm kiếm điều này? Họ đang tìm lời giải cho những câu hỏi nào?
– Người dùng mong muốn nhận được cái gì?
– Nếu chúng ta đã biết họ muốn và cần gì, vậy thì chúng ta sẽ phải có những gì để đáp ứng?
– Có thể có bất kỳ khác biệt lớn nào khác so với những bài viết chủ đề đã được khai thác trước đó?
1.3. Nghiên cứu từ khóa cho bài viết
Lên danh sách bộ từ khóa bằng những công cụ nghiên cứu từ khóa như Google Keyword Planner, hoặc Ahrefs, sẽ giúp bạn lựa chọn từ khóa mục tiêu (target keyword) mà người dùng đang tìm kiếm liên quan tới chủ đề bài viết trên các công cụ tìm kiếm. Từ đó xác định được từ khóa cho bài viết phù hợp nhất.
Mục đích cuối cùng của giai đoạn này là đưa ra được danh sách cụm từ khóa tiềm năng về chủ đề bạn sẽ viết. Từ đó sử dụng và phân bổ nó hợp lý vào trong bài viết chuẩn SEO.
Một lưu ý nhỏ là từ khóa dài sẽ ít cạnh tranh hơn, dễ tối ưu content hơn so với từ khóa ngắn. 
Bước 2: Tiến hành phác thảo bài viết chuẩn SEO
Suốt quá trình thực hiện bài viết, nếu không có outline làm chỗ dựa, bạn sẽ rất dễ lạc đề và khiến bài viết không đủ chất lượng như người dùng Internet mong đợi. 
Để tránh lan man và thời gian dành cho việc việc content được rút ngắn. Trước hết, bạn nên phác thảo và gạch đầu mục cho những gì mình sẽ viết.
Tạo bản Outline cho bài viết
Dưới đây là gợi ý outline hỗ trợ bạn lên ý tưởng và bám sát chủ đề đã đặt ra trước đó:
– Viết ra tiêu đề, hoặc câu hỏi, vấn đề mà bạn đang đi tìm đáp án hoặc lời giải thích.
– Viết ra đối tượng/ khách hàng mục tiêu mà bạn nhắm đến
– Từ insight của khách hàng, hãy viết ra những câu hỏi mà chính họ đang tự hỏi.
– Trình bày cách bạn sẽ dẫn dắt cuộc trò chuyện thông qua những luận điểm / lập luận / giải pháp của bạn.
– Từ những luận điểm lớn, chia nhỏ ra thành từng điểm phụ.
– Xem qua từng điểm phụ, tìm hiểu xem bạn đã hiểu bao nhiêu phần về vấn đề ấy. Và cần bổ sung những thiếu sót nào.
– Dựa vào đó, tiến hành nghiên cứu để điền thông tin đầy đủ, lấp đầy các luận điểm, luận cứ của bài viết. 
Bản phác thảo có thể được chỉnh sửa nhiều lần. Cần nhớ rằng, outline đưa ra và bài viết cuối cùng không phải viết cho bạn hay bản thân doanh nghiệp, mà bài viết chuẩn SEO dành cho người truy cập tìm kiếm. 
Tiêu đề
Đây là tiêu đề của bài viết
Dựa trên cấu trúc bài viết, một tiêu đề hay là thứ đầu tiên cần có.
Thông thường, tiêu đề bài viết đạt chuẩn của SEO thường dưới 70 ký tự, chứa từ khóa chính. Từ khóa nên nằm phía bên trái của tiêu đề.
Làm nổi bật từ khóa trong tiêu đề sẽ giúp người đọc hình dung bài viết sẽ xoay quanh chủ đề gì. Đồng thời hỗ trợ Google crawl – thu thập dữ liệu trên website và nhận dạng dữ liệu nhanh hơn.
Chú ý tới độ dài từ khóa vì nếu viết quá ngắn sẽ không diễn đạt đủ ý, thiếu hấp dẫn. Ngược lại, nếu quá dài cũng không thể hiển thị đầy đủ trên trang kết quả tìm kiếm. 
Hiện nay chưa có một con số chính xác về độ dài tiêu đề bài viết. Vì bộ máy Google tính theo độ rộng tối đa là 600 Pixel. Nên khoảng an toàn nhất hãy từ 60-65 ký tự.
Mở bài
Sau tiêu đề thì mở bài cũng góp phần níu chân người dùng ở lại lâu hơn trên trang web. Bởi vì nó còn ảnh hưởng đến tỷ lệ Boune Rate – thước đo đánh giá website hiệu quả
Vì vậy ngay từ đoạn đầu tiên (thường dưới 155 từ), cần đi thẳng vào vấn đề mà người dùng quan tâm, cũng như đánh vào tâm lý của họ với lời hứa hẹn, giải pháp hợp lý. 
Đừng quên chèn từ khóa chính vào 100 từ đầu tiên theo cách thật tự nhiên để bài viết được chuẩn SEO hơn. 
Phác thảo thân bài
Nếu như phần mở bài là lời mời gọi đầy hấp dẫn, thì tại thân bài, là nơi người dùng hưởng cảm xúc hài lòng sung sướng. Nghĩa là tổng hợp những thông tin, biện pháp, lời giải cho những vấn đề mà họ đang gặp phải. 
Bố cục thân bài trình bày rõ ràng, có chia thành từng mục nhỏ xoay quanh chủ đề chính của bài viết. Xen vào đó là những từ/ cụm tụ khóa chính hoặc phụ. Cụ thể như sau:
– Những thông tin trong bài viết nên đầy đủ, chính xác, có chiều sâu, trọng tâm chính là chủ đề của bài viết. Từ outline đã chuẩn bị sẵn, thực hiện cách viết theo dàn ý ấy. 
– Để giúp content trực quan hơn, bạn có thể xen kẽ chữ viết với hình ảnh, Video, Infographic, CTA,…
– Không nên có nhiều đoạn văn quá dài, mà ngắt nhỏ thành 2-3 câu để người đọc dễ theo dõi và không cảm thấy hoa mắt mà dừng đọc.
– Từ tập hợp từ khóa chính và phụ có sẵn, phân bố từ khóa tự nhiên xuyên suốt bài viết với mật độ từ 1-3%. Ví dụ bài viết 500 từ thì chứa 5 từ khóa, lần lượt nằm ở mở bài, H1, H2, body text và kết bài.
Kết bài
Phần kết bài viết chuẩn SEO chủ yếu là tổng kết lại nội dung và nhấn mạnh tầm quan trọng của bài viết. Độ dài khoảng từ 80 – 150 từ. 
Hãy tận dụng đoạn kết này để nhắc/ quảng bá thương hiệu của mình nhằm kêu gọi khách hàng hành động. Đừng quên chèn từ khóa trong phần này bạn nhé!
Bước 3: Tối ưu bài viết chuẩn SEO
Tối ưu URL/Slug
Slug là một phần của URL và tồn tại duy nhất trên website của bạn. Với nhiều trang web được tạo bằng WordPress, thì phần slug sẽ được tự động tạo ra dựa trên thiết lập trong phần cấu hình tạo đường dẫn Permalinks. Hãy chú ý đến điều này, vì một khi bạn tải bài viết lên web, phần slug đã cố định. Nếu muốn thay đổi, có thể gây ảnh hưởng đến thứ hạng của website
Trước hết, tiêu chí tạo Slug là cả người đọc và Google đều hiểu được:
– URL chứa cụm từ khóa chính (từ từ khóa có lượng search cao nhất)
– Không quá dài nhưng cũng không quá ngắn (tuy nhiên cần giữ đúng nghĩa, dễ đọc, dễ nhớ)
– Nếu muốn thay đổi URL: áp dụng 301 Redirect URL cũ sang URL mới 
Cách tối ưu Subheading (H2, H3, H4 …)
– Khi viết bài SEO, điều chỉnh và chọn lựa Subheading để làm rõ nghĩa và bố cục cho bài viết.
– Các thẻ H2 sẽ bổ trợ cho H1, H3 liên quan H2, H4 Support cho H3 và tương tự các H sau.
– Làm nổi bật các Subheading (in đậm, đổi màu,…) và chèn LSI keyword vào các Subheading
– Đoạn văn trong Subheading nhỏ không nên chứa quá 300 chữ.
– Nếu đã dùng đến H2 thì phải có ít nhất 2 H2, tương tự với H3, H4 để có tính logic
Tối ưu Meta Description
– Thẻ Meta Description là đoạn văn bản ngắn nhưng cần súc tích và mang tính kích thích, thu hút người dùng nhấp vào. 
– Số ký tự tối đa của thẻ meta là 120 ký tự để phù hợp với giao diện Desktop và tối ưu trên cả thiết bị di động.
– Chứa từ khóa chính nằm bên trái của đoạn.
– Tuyệt đối không nhồi nhét nhiều từ khóa vào phần đoạn mô tả này.
Ví dụ về các thẻ meta khi tìm kiếm từ khóa “dịch vụ seo”
Hướng dẫn tối ưu hình ảnh
Rõ ràng một bài viết chỉ chứa câu chữ suông chẳng thể làm người đọc hứng thú. Vì thế mà cách viết bài chuẩn SEO thiếu đi hình ảnh là thiếu sót lớn. Khi mà hình ảnh đang dần trở thành xu hướng tìm kiếm mới trong thời gian gần đây.
Một hình ảnh phù hợp với SEO cần đạt các tiêu chí như sau:
–  Đặt tên có chứa keyword không dấu rồi chèn vào website thông qua WordPress hoặc các nền tảng khác.
– Hình ảnh sắc nét, dễ nhìn và phù hợp với nội dung mà nó thể hiện.
– Đuôi ảnh có thể là .jpg, .png hoặc .gift
– Bắt buộc có thẻ Alt trong hình ảnh với từ khóa hoặc cụm từ khóa liên quan
Bước 4: Cách chèn Keyword trong bài viết chuẩn SEO
Bạn không thể kiểm tra mức độ tối ưu của từ khóa nếu không có sự trợ giúp của công cụ SEO. Với những tính năng có sẵn, bạn sẽ biết được: 
– Cách phân bổ Keyword cho toàn bài viết một cách tự nhiên nhất dựa trên danh sách từ khóa đã có trước đó. 
– Tần suất Keyword chính cần SEO nhiều hơn so với các Keyword còn lại (chèn tầm 5 – 6 lần). 
– Bôi đen toàn bộ từ khóa trong phần mở đầu và kết bài, in đậm làm nổi bật một vài từ khóa phụ nếu cần
– Mật độ từ khóa tầm 1-3% là hợp lý với một bài viết
– Cách kiểm tra: công cụ SEOquake hay Yoast SEO được tích hợp trong WordPress hỗ trợ viết bài đạt chuẩn SEO
Bước 5: Tối ưu Internal Link và External Link
Tìm hiểu Internal Link và External Link trong quá trình thực hiện Content SEO là việc mà SEOer nào cũng phải làm. 
Internal Link là liên kết nội bộ trỏ từ trang web này sang trang khác trong cùng một website. Còn External Link lại là liên kết trỏ từ website của bạn ra đến website khác trên Internet toàn cầu. Cả Internal và External Link đều góp sức mạnh to lớn trong cách viết bài SEO hiệu quả:
– Liên kết đến các bài viết trong cùng một cụm Topic Cluster 
– Sử dụng Anchor Text từ khóa chứa nội dung ở trong bài viết sẽ đặt link tới
Bước 6: Đăng tải bài viết và đo lường hiệu quả
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng trong quá trình viết bài chuẩn SEO.
– Đọc lại bài viết một lần nữa, kiểm tra lỗi chính tả, câu từ ngữ pháp.
– Chọn chế độ “Preview” để xem trước bài viết hiển thị trên web ra sao. Và chỉnh sửa lại đến khi ưng ý thì đăng tải.
– Chia sẻ bài viết trên nhiều kênh: Mạng xã hội như Facebook, Twitter, Google My Business, Email và Submit trên Google Search Console để Google Bot nhanh chóng Index bài viết của bạn.
Sau khi hoàn thành việc đăng bài viết, vẫn chưa thể “gác kiếm” nghỉ ngơi, mà tiếp tục đo lường và đánh giá hiệu quả chiến dịch SEO.
SEO Content hay SEO nói chung, suy cho cùng đều là vì mục tiêu về thứ hạng cao từ khóa và traffic tới website. Nên bạn cần phải xem mục tiêu của mình có đạt được hay không, chiến dịch SEO đã thành công hay chưa?
Check Ranking: Kiểm tra thứ hạng từ khóa
Cách đơn giản nhất để biết được bài viết của mình đang nằm ở thứ hạng bao nhiêu, đó là gõ từ khóa/ chủ đề mà bạn đã viết và xem trang web của bạn nằm ở đâu trên trang kết quả tìm kiếm Google.
Check Traffic: Sử dụng Google Analytics để theo dõi lưu lượng truy cập
Google Analytics là một công cụ hay ho miễn phí đến từ “anh lớn” Google. Google analytics sẽ cho bạn dữ liệu về lưu lượng truy cập qua từng mốc thời gian cụ thể. 
Check Issues bugs: Thường xuyên Sử dụng Google Webmaster Tools để xem các lỗi của site
Bất cứ lúc nào cũng có lỗi xảy ra, nên để kịp thời phát hiện và khắc phục lỗi trong SEO, bạn cần có kế hoạch để tối ưu cải tiến cho vòng đời tiếp theo. 
4. Tổng kết
Trên đây là những chia sẻ của Huevibe về cách viết bài chuẩn SEO thân thiện với người đọc và bộ máy thông minh Google. Hi vọng từ những hướng dẫn được trình bày như trên, giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình lẫn cách thức lên một bài viết cho website của mình. Chúc trang web của bạn lên top mạnh mẽ và gặt hái được nhiều thành công trong kinh doanh! 
  Bài viết Cách viết bài chuẩn SEO (từ cơ bản tới nâng cao) xuất bản bởi Huế Vibe Team.
from Huế Vibe Team https://ift.tt/3tpsd6T
0 notes
longhuevibe · 3 years
Text
Cách tối ưu SEO Google Maps lên Top mạnh mẽ
Trên kết quả của công cụ tìm kiếm, có hàng trăm đối thủ bạn phải vượt qua để đạt thứ hạng cao. Bên cạnh hình thức như quảng cáo, kỹ thuật SEO,…thì tối ưu Google Maps cũng góp phần đẩy thương hiệu của bạn tiếp cận với nhiều người hơn. 
Điều quan trọng khi tối ưu website, là bạn không nên chỉ dựa vào một chiến lược, mà phải vận dụng nhiều cách thức khác nhau, khi ấy website mới có nhiều cơ hội nằm ở vị trí cao lâu dài và bền vững. SEO là thuật ngữ quen thuộc, nhưng SEO Local hay tối ưu Google Maps vẫn còn khá mới mẻ với nhiều người. Thật đáng tiếc khi bạn làm SEO mà bỏ qua Google Maps.
Qua bài viết này, bạn sẽ biết được:
– Mối liên hệ giữa Google Maps và tìm kiếm khách hàng
– Các cách tối ưu Google Maps 
Không chần chừ nữa, cùng tôi tìm hiểu nào!
1. Google Maps là gì?
Google Maps là một dịch vụ bản đồ số được Google phát triển và ra mắt vào năm 2005 nhằm mục đích thay thế bản đồ giấy thông thường.
Sự phát triển của Internet đánh dấu mốc quan trọng đưa Google Maps trở thành một trong những ứng dụng tiện ích và phổ biến nhất hiện nay. Mọi ứng dụng của Google đều nhằm tăng trải nghiệm người dùng và giúp ích cho họ. Vậy nên, chỉ với chiếc smartphone, người dùng có thể nhanh chóng chọn lựa những địa điểm mà mình muốn đến cũng như các dịch vụ xung quanh địa điểm đó.
Cùng tôi điểm qua một vài tính năng nổi bật của Google Map hỗ trợ tối đa người dùng: 
– Thêm địa chỉ nhà và nơi làm việc trên Google Maps
– Lưu địa điểm yêu thích
– Sử dụng la bàn giúp điều chỉnh hướng đi cho người sử dụng
-….
Tận dụng những tiện ích tuyệt vời đó, nhiều doanh nghiệp đã kịp thời nắm bắt và đưa Google Maps vào chiến lược phát triển kinh doanh online bền vững của mình.
Có thể bạn chưa biết? Hiện nay, một bộ phận doanh nghiệp đã tích hợp google maps vào website, từ đó giúp khách hàng dễ dàng nắm bắt thông tin về địa chỉ, số điện thoại, mảng kinh doanh, hoặc các chi nhánh của doanh nghiệp và thuận lợi đi đến địa chỉ mua hàng. Quan trọng hơn, những thông tin ấy xây dựng niềm tin cho khách hàng. So với một thương hiệu mơ hồ, thì thương hiệu của bạn cung cấp đầy đủ chi tiết có thật, đang tồn tại bên ngoài Internet là một điểm cộng lớn thúc đẩy khách mua hàng. 
Từ đây, khái niệm SEO Google Maps (SEO local) ra đời. Thông qua những kết quả tích cực mà chiến dịch này mang lại doanh nghiệp tiếp cận đến khách hàng nhanh hơn, dễ dàng hơn.  Để rồi cuối cùng, góp phần nâng cao uy tín thương hiệu và tăng trưởng doanh thu bán hàng. 
2. Ứng dụng Google Maps tìm kiếm khách hàng như thế nào?
Cái đích cuối cùng của mọi doanh nghiệp là tăng lợi nhuận và có thật nhiều khách hàng. Bạn có thể duy trì bán hàng cho khách hàng cũ. Nhưng…tất nhiên, có thêm lượng lớn khách hàng mới vẫn tuyệt hơn cả.
Khác với SEO On page hay Off page là đẩy thứ hạng website Top 10 trang nhất Google. Thì SEO Local là tập hợp các phương thức tối ưu website giúp tăng khả năng hiển thị địa điểm của doanh nghiệp trên Google Maps. Mà phần hiển thị chỉ cho ra 3 kết quả mà thôi. Hay nói cách khác, đây là một phần quan trọng trong Marketing giúp khách hàng dễ dàng tìm đến doanh nghiệp bạn hơn.
Kết quả hiển thị map của Google với từ khóa “dịch vụ seo ở huế”
Một nghiên cứu về hành vi người dùng liên quan tới vị trí doanh nghiệp, thực hiện bởi Juris Digital chỉ ra rằng có đến 31.5% người tìm kiếm click vào kết quả Google Map được trả về. Local SEO giúp các khách hàng tiềm năng có thêm cơ hội tìm thấy công ty của bạn trên Internet khi họ tìm kiếm về doanh nghiệp, sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn có. 
Ví dụ, khi khách hàng sử dụng từ khóa “dịch vụ SEO Huế”, nghĩa là họ mong muốn tìm thấy một công ty nằm tại địa phương Huế chuyên cung cấp dịch vụ SEO. Nếu hồ sơ doanh nghiệp của bạn có đầy đủ thông tin kèm keyword “Huế” kết hợp SEO Local hiệu quả, đẩy thương hiệu lọt top 3 trên phần hiển thị kết quả của Google Maps, khách hàng rất nhanh tìm thấy bạn và tạo cơ hội chuyển đổi. 
3. 10 cách tối ưu Google Maps để xếp hạng cao
Được xếp hạng cao trên Google Maps, cụ thể nằm trong top 3 hiển thị chính là lợi thế giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều khách hàng, nâng cao sự uy tín của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, giống như bao kỹ thuật SEO khác, SEO Local cũng không hề đơn giản. Bạn phải hiểu và nắm được các yếu tố ảnh hưởng cũng như cách để thực thi hiệu quả. Và trong phần này, tôi sẽ bật mí cho bạn top 10 cách để doanh nghiệp đạt thứ hạng cao trên Google Maps ngay sau đây.
3.1. Tạo và xác nhận hồ sơ doanh nghiệp (Google My Profile) trên Google Maps
Có một thuật ngữ mà nhiều người hay nhầm lẫn, Google Business Profiles và Google My Business hoàn toàn khác nhau:
– Google Business Profile: là thông tin của doanh nghiệp tại địa phương như tên, địa chỉ, số điện thoại, ngành nghề kinh doanh,…Hồ sơ này sẽ hiển thị trong phần tìm kiếm của Google trên các giao diện và cả Google Map
– Trong khi Google My Business là tên của công cụ quản lý Google Business Profile.
Trước khi muốn tối ưu cái gì đó, bạn cần tạo và xác nhận Hồ sơ doanh nghiệp thông qua Google My Business. Để làm được điều này, bạn cần click vào https://www.google.com/business/, rồi chọn “Quản lý ngay”, sau đó đăng nhập vào tài khoản Google của bạn.
Nếu đã xác nhận Google Business Profile, bạn sẽ thấy trang quản lý như này:
Nếu không, Google sẽ cung cấp cho bạn tùy chọn để tìm và quản lý danh sách của mình. Nhập tên doanh nghiệp vào hộp tìm kiếm. Một vài đề xuất sẽ hiện ra, nếu trong số đó có tên doanh nghiệp của bạn thì hãy chọn. Hoặc không có, bạn cần nhấn vào tùy chọn rồi tạo tên mới. Chỉ cần đảm bảo tên bạn tạo trên hồ sơ phải khớp với tên thật công ty đang làm, chứ không phải là cái tên “được tối ưu” với hàng loạt từ khóa.
3.2. Xác định danh mục kinh doanh
Loại hình doanh nghiệp là một trong các yếu tố có thể ảnh hưởng đến thứ hạng trong kết quả tìm kiếm tại địa phương trên Google. 
Việc bạn nên làm trong bước này là phải chọn một loại hình chính cụ thể và bao quát được toàn bộ doanh nghiệp của mình. 
3.3. Thêm giờ làm việc
Thật rắc rối khi khách hàng không biết bạn mở và đóng cửa lúc nào rồi vô tình liên hệ ngoài giờ công ty bạn làm việc, chắc chắn bạn không thể cung cấp sản phẩm/ dịch vụ kịp thời. Vụt mất cơ hội có thêm một khách hàng.
Để không xảy ra điều đáng tiếc ấy, bạn nên thêm giờ làm việc vào hồ sơ của mình. 
Chính xác là có rất nhiều doanh nghiệp không có thông tin cơ bản nhưng cần thiết này, và gây khó khăn cho người tìm kiếm.
3.4. Thêm thông tin liên hệ đầy đủ
Tìm kiếm địa phương rất ưa chuộng bởi kết quả phù hợp nhất với truy vấn. Thông tin doanh nghiệp cung cấp càng chính xác, càng chi tiết thì càng hữu ích.
Để tiếp cận người dùng tốt hơn, bạn cần “giao tiếp” tốt thông qua các trợ thủ đắc lực như  doanh nghiệp làm gì, ở đâu, cách thức giao dịch… để khách hàng không phải dò đoán hay tự mặc định điều dễ gây hiểu lầm nào đó.
3.5. Thêm ảnh vào hồ sơ
Báo cáo Google cho biết có tới 42% yêu cầu tìm đường đến cửa hàng/ doanh nghiệp có bổ sung ảnh vào hồ sơ của họ. Và lượt nhấp vào trang web có ảnh cao hơn 35% so với loại không có.
Hình profile không phải là một logo thương hiệu khô cứng. Hơn hết, bạn cần đảm bảo hình ảnh cung cấp phải có sự thu hút khách hàng. Nhìn vào họ sẽ thấy được nội dung đại diện cho điều gì, thương hiệu cung cấp sản phẩm gì…
Một Profile đầy đủ sẽ bao gồm những loại ảnh như sau:
– Hình logo: dạng khổ vuông, càng rõ ràng càng tốt
– Ảnh bìa: đây là hình thể hiện cá tính của doanh nghiệp, theo tỷ lệ 16:9.
– Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm một vài ảnh phụ. Không nhất thiết phải có, nhưng càng chi tiết càng có lợi trong tối ưu Google Maps hơn
  + Thêm 3+ ngoài cửa hàng: chụp cơ sở kinh doanh ở nhiều góc độ trong ngày giúp khách hàng dễ hình dung và định vị vị trí chính xác hơn. 
  + Thêm 3+ sản phẩm nổi bật và best seller nhất của bạn, làm sao cho khách hàng càng ấn tượng càng tốt
  + Thêm 3+ bên trong nơi làm việc: phô diễn quá trình làm việc chuyên nghiệp đang xảy ra trong công ty bạn.
  + Thêm 3+ ảnh nhân viên/ team: tạo cảm giác chân thật nhất cho khách hàng, khi họ biết được người làm việc với là người có ngoại hình, phong cách làm việc như thế. Phần nào tăng sự tin tưởng giữa khách hàng và doanh nghiệp.
SEO Local không chỉ nằm ở những kỹ thuật máy móc khô khan, mà hơn hết cần phải đánh vào tâm lý và cảm xúc người dùng. Khi ấy SEO mới trở nên hiệu quả hơn và kinh doanh hiển nhiên thuận lợi.
Ngoài ra, bạn cũng cần tuân thủ quy chuẩn hình ảnh khi đăng Google My Business
– Định dạng ảnh: JPG hoặc PNG
– Kích thước: Từ 10KB đến 5MB
– Độ phân giải tối thiểu: 720 x 720 pixels
– Chất lượng: Đảm bảo chất lượng tốt nhất và phản ánh đúng thực tế
3.6. Đăng bài thường xuyên lên Google My Business trên Google Maps
Công cụ Google My Business giống như Facebook hay các trang mạng xã hội khác, bạn có thể xuất bản các bài đăng xuất hiện trên Google Maps của mình. Thường xuyên đăng bài là cách bạn gửi tín hiệu ngầm cho Google rằng bạn chủ động quản lý hồ sơ của mình và sẽ được vào “diện ưu tiên” khi xếp hạng.
Ngoài ra, khi người dùng tìm đến các công cụ tìm kiếm nghĩa là họ đang có ý định cao. Vì vậy, kết hợp cả bài đăng trên web và cả My Business, bạn có cơ hội gia tăng tiếp cận đến những đối tượng sẵn sàng tương tác.
3.7. Bài đánh giá 
Theo nghiên cứu vào năm 2020 của BrightLocal, các bài đánh giá ngày càng quan trọng hơn đối với việc xếp hạng trên Google Maps. Ngay cả Google cũng tuyên bố rằng: “Những review tích cực sẽ tăng khả năng hiển thị doanh nghiệp của bạn và tăng lưu lượng truy cập ghé thăm cửa hàng”.
Nhưng làm thế nào để kéo review Google Maps?’
Đừng lo, dưới đây là một vài cách có thể giúp bạn:
– Yêu cầu khách hàng: nếu bạn đang tương tác trực tiếp với khách hàng và cảm thấy họ đang có những trải nghiệm tích cực. Hãy chủ động yêu cầu họ đánh giá.
– Tạo và chia sẻ link đánh giá: nhiều khách hàng vẫn loay hoay tìm cách đánh giá trên Google. Và thật may, Google hiểu điều này, công cụ này đã cung cấp cho doanh nghiệp một vài lựa chọn để tạo và chia sẻ link review. Từ đây bạn dễ dàng kéo nhiều review cho google maps
– Tạo card “Để lại review”: một card tự động cảm ơn khách hàng đã quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của công ty và nhắc họ đánh giá. Bạn có thể tạo một link rút gọn hoặc mã QR để trông gọn gàng và chuyên nghiệp nhé!
Bạn vẫn có thể có có đánh giá không tốt, đừng lo! Hãy bình tĩnh và giải quyết điều đó bằng việc phản hồi tử tế và yêu cầu giúp đỡ họ.
3.8. Trả lời câu hỏi khách hàng
Cần lưu ý rằng, dẫu bạn có cung cấp thông tin doanh nghiệp chi tiết như thế nào, khách hàng vẫn luôn có nhiều thắc mắc. 
Đấy là lý do Google tăng trải nghiệm người dùng bằng việc cho phép họ đặt câu hỏi và nhận câu trả lời từ doanh nghiệp.
Nhiều doanh nghiệp không tự trả lời câu hỏi mà lại để công việc này cho người khác. Điều này là một sai lầm! Vì khách hàng rất dễ tìm thấy những thông tin sai lệch, hoặc không chính xác về thương hiệu của bạn.
Những tiêu cực trong phần trả lời sẽ là b���c tường ngăn cản họ tiến sâu hơn khu vực kinh doanh. Phá hỏng chiến dịch SEO Local.
Vì lý do đó, chúng tôi khuyến khích bạn nên chủ động tiếp cận câu hỏi và trả lời người dùng Internet. Có 2 cách để làm điều đó:
– Bật thông báo khi có câu hỏi và trả lời: khi có người đặt câu hỏi lập tức có thông báo, giúp bạn kịp thời giải đáp. Đừng quá lo khi thông báo quá nhiều vì điều này khá hiếm, nếu bạn không phải là thương hiệu siêu nổi tiếng. 
– Cung cấp lời giải cho FAQs: nhiều website xây dựng sẵn FAQs. Bạn có thể tự hỏi rồi tự trả lời trên danh sách Google của mình. 
3.9. Đảm bảo trang web hoạt động tốt
Cuối cùng, SEO Local tốt cần dựa trên nền tảng website tốt. Dĩ nhiên rồi. Móng không tốt sao có thể xây nhà. Vì thế, tốt hơn hết bạn nên đảm bảo trang web của mình hoạt động nhất quán trên mọi thiết bị. 
Mặt khác nữa, do hồ sơ doanh nghiệp trên Google Maps có chứa liên kết đến trang web và gần 60% tìm kiếm trên Google diễn ra trên thiết bị di động.
Vì vậy, nếu hồ sơ của bạn cung cấp trải nghiệm người dùng tệ như giao diện web quá nhỏ, liên kết bị hỏng hoặc tải chậm, xếp hạng Google Maps của bạn sẽ bị ảnh hưởng.
3.10. Nhúng Google Maps vào phần giới thiệu hoặc liên hệ của website
Không hiếm gặp nhiều công ty, doanh nghiệp “ma” lập ra chỉ để lừa đảo. Khi mà họ có để địa chỉ, nhưng thật ra nó không hề tồn tại ở ngoài đời thực. Chính điều đó làm khách hàng mất niềm tin vào mua hàng online. Trong khi người chịu ảnh hưởng là bạn, những công ty uy tín và có độ tin cậy cao. Nhưng như đã luôn đề cập từ trước, bạn không thể chứng minh sự uy tín của doanh nghiệp thông qua lời nói suông. 
Những lúc này, bạn cần đến sự trợ giúp của Google Maps. Trên Map, mọi địa chỉ đều có thật và được trình bày rõ ràng, chi tiết. Bạn hãy nhập địa chỉ của công ty trên Google Map và nhúng mã địa chỉ này ở phần giới thiệu và liên hệ trên website. Khi khách hàng truy cập, họ sẽ click vào và biết được công ty bạn nằm ở đâu. Nếu xung quanh công ty bạn có những địa điểm nổi tiếng, được Google bôi đỏ, thì càng tăng độ tin cậy cho khách hàng. 
Với bài viết cách tối ưu Google Maps này, Huevibe hi vọng bạn đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích trong quá trình phát triển website và làm SEO của mình. Nếu còn điều gì thắc mắc, hãy để lại bình luận bên dưới để được giải đáp kỹ hơn bạn nhé!
        Bài viết Cách tối ưu SEO Google Maps lên Top mạnh mẽ xuất bản bởi Huế Vibe Team.
from Huế Vibe Team https://ift.tt/2WTkPV6
0 notes
longhuevibe · 3 years
Text
Làm sao tìm kiếm dịch vụ SEO tốt nhất cho doanh nghiệp?
Đại dịch COVID – 19 đã dần thay đổi hành vi người tiêu dùng, khi mọi người ở nhà và sử dụng Internet nhiều hơn để mua sắm sản phẩm, dịch vụ. Muốn có khách hàng, bản thân doanh nghiệp phải tìm kiếm dịch vụ SEO tốt nhất như một điều tất yếu.
Nhu cầu về SEO tăng cao, cùng là lúc các công ty chuyên cung cấp dịch vụ tối ưu hóa công cụ tìm kiếm ra đời. Có hàng loạt đơn vị SEO hiển thị trên Google và mạng xã hội, thật khó cho doanh nghiệp nếu không có kinh nghiệm chọn đơn vị SEO uy tín.
Hậu quả khi không thể tìm được dịch vụ SEO chất lượng, có thể là:
– Tiêu tốn thời gian và tiền bạc nhưng website không lên top
– Kinh doanh bị ảnh hưởng, chẳng có thêm khách hàng
– Phải đổi sang chiến lược khác phí công sức…
Thương hiệu của bạn không thể rơi vào hoàn cảnh ấy. Nên đây là lúc bạn tìm hiểu làm thế nào tìm kiếm dịch vụ SEO tốt nhất thông qua bài viết này. 
1. Trước hết, bạn cần xác định mục tiêu 
Việc đầu tiên khi bắt tay tìm kiếm một dịch vụ SEO, phải hiểu bản thân doanh nghiệp bạn dùng SEO làm gì?
Ví dụ bạn đang điều hành một trang thương mại điện tử. Bạn muốn mọi người vào xem sản phẩm. Mong gây ấn tượng bằng cái nhìn đầu tiên về sản phẩm. Vậy, cái bạn cần SEO ở đây là những công ty có năng lực tối ưu thương mại điện tử tốt.
Hoặc, bạn sở hữu một trang web cung cấp dịch vụ như lưu trú, ăn uống, spa,…Bạn sẽ cần đơn vị SEO nội dung tốt với các tiêu chí phù hợp với dịch vụ của bạn.
Nhìn nhận nhu cầu bản thân, rốt cục bạn cần gì ở SEO? Để doanh thu tăng trưởng, để thu hút người truy cập?
Bên cạnh đó, xuyên suốt hành trình tìm kiếm đơn vị SEO, hãy giữ mục tiêu làm trọng. Khi ấy bạn mới có thể tỉnh táo kiếm tìm dịch vụ SEO tốt nhất.
2. Công ty SEO tốt nhất sẽ có Portfolio hoàn hảo
Nếu đặt lên bàn cân, một công ty dày dặn kinh nghiệm, có portfolio hoành tráng cùng nhiều khách hàng, so với công ty sở hữu portfolio trống rỗng. 
Kết quả sẽ quá rõ ràng, cán cân sẽ nghiêng về bên chất lượng hơn. Và đây là tiêu chí đầu tiên để tìm kiếm dịch vụ SEO tốt nhất. 
Bản thân portfolio là một tập hồ sơ năng lực, là nơi doanh nghiệp phô diễn những sản phẩm/ thành tựu gặt hái được. Giống như có bao nhiêu thứ đẹp đẽ nhất bạn khoác lên người khiến người khác phải trầm trồ.
Và công ty SEO cũng thế. Dựa vào portfolio, bạn có thể biết được công ty này có lịch sử làm việc với loại khách hàng nào. Tỷ lệ SEO thành công của họ là bao nhiêu %. 
Ví dụ như đơn vị chỉ làm việc với loại hình doanh nghiệp nhỏ, thì với những công ty quy mô lớn hơn, họ có thể sẽ gặp đôi chút khó khăn. 
Nhưng…
Portfolio chỉ mới là yếu tố cần. Nó không thể là thứ duy nhất giúp bạn đánh giá một công ty SEO tốt hay không.
Mời bạn đến với tiêu chí thứ hai…
3. Tìm kiếm Testimonial tích cực
Như một thói quen, chúng ta – những người tiêu dùng thông thái sẽ dựa vào kênh tham khảo là các review, bình luận, để quyết định sử dụng sản phẩm. 
Đây là một cách mua hàng mang lại nhiều lợi ích khi biết được mọi người phản hồi sản phẩm đó như thế nào, tránh bị lừa và tìm được mặt hàng chất lượng.
Trong từ ngữ chuyên ngành, những lời nhận xét của người tiêu dùng sau khi đã trải nghiệm sản phẩm dịch vụ gọi Testimonial – khách hàng chứng thực. Tương tự các trang thương mại điện tử luôn có phần đánh giá hay các website chuyên review sản phẩm, những công ty SEO cũng có phần Testimonial riêng cho mình. 
Và bạn có thể dựa vào đó để nhận về dịch vụ SEO phù hợp với nhu cầu của mình. 
Điều quan trọng khi lấy các chứng thực làm tiêu chí đánh giá chất lượng SEO của công ty, là hãy nhìn vào cách khách hàng phản hồi về trải nghiệm của họ. 
Theo đó, nhiều bình luận tiêu cực là báo động đỏ cho thấy đây không phải là sự tìm kiếm hoàn hảo cho doanh nghiệp của bạn.
Ngoài ra, trong Testimonial, bạn có thể vô tình bắt gặp những review có bối cảnh giống với tình hình doanh nghiệp mình. Điều này sẽ càng có lợi trên hành trình tìm kiếm đơn vị SEO tốt.
4. Kiểm tra thứ hạng SEO của công ty đó
Cách tốt nhất để biết công ty này có SEO hiệu quả không là xem kết quả tự SEO thương hiệu của họ trên Google.
Những đơn vị SEO uy tín sẽ có thứ hạng cao trên trang nhất của công cụ tìm kiếm. 
Ví dụ bạn muốn tìm “dịch vụ seo ở huế” hay “seo ở huế”, gõ từ khóa vào Google sẽ thấy top #1 đang là Huevibe. 
Là một công ty chuyên về tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, họ phải tự chứng minh bằng hành động  tự SEO bản thân thay vì lời nói. 
Nhìn vào kết quả ấy, bạn có thể an tâm hơn về chất lượng SEO của công ty. 
5. Đánh giá kế hoạch công ty SEO vạch ra cho bạn
Công ty SEO tốt nhất nên cung cấp cho bạn một bản kế hoạch SEO cụ thể. 
Tức là họ cần phải vạch ra từng bước để đưa trang web của bạn lên Top, chứ không phải nói chung chung về những gì họ sẽ làm.
Kế hoạch ấy nên có cả dữ liệu và số liệu. Vì con số càng rõ ràng, càng giúp bạn hình dung được thời gian SEO thành công.
Một vấn đề cần quan tâm hơn cả là đánh giá mục tiêu người làm SEO đề ra có phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp hay không?
Ví dụ như SEO có giúp bạn tăng doanh số không? Lưu lượng truy cập của website như thế nào. Vì chắc chắn, dẫu SEO hay một chiến lược marketing nào đó đều vì mục đích cuối cùng là kinh doanh “lời nhiều lãi khủng”.
Thật vô ích khi bạn chọn dịch vụ tối ưu website của họ mà chẳng thể đáp ứng yêu cầu của bạn hoặc không đưa ra một giải pháp thay thế hợp lí.
6. Tìm kiếm dịch vụ SEO tốt nhất thông qua chứng chỉ 
Ngoài ra, cũng cần phải xem những bằng cấp và trình độ của người hoặc team phụ trách SEO cho bạn. 
Mặc dù đây chỉ là một điều kiện nhỏ mà thôi, nhưng dù sao người đúng chuyên ngành vẫn tốt hơn, đúng không?
Bằng cấp cá nhân quan trọng, nhưng kỹ năng tối ưu của toàn bộ công ty mới là tiêu chí quan trọng hơn cả, giúp bạn nhìn nhận đơn vị SEO tốt nhất. 
Bởi lẽ một công ty “show” các chứng chỉ SEO hoành tráng nhưng kinh nghiệm hay thành quả chẳng có gì không gây ấn tượng bằng công ty tuy ít bằng cấp lại có kinh nghiệm thực chiến cực tốt. 
Nên bạn đừng quá coi trọng bằng cấp. Mà chỉ nên xem đây là một điều kiện cần trong vô vàn các điều kiện đánh giá khác.
7. Hỏi họ có kinh nghiệm nào với ngành nghề kinh doanh của bạn không?
Tiêu chí này thật ra cũng không quá cần thiết, nhưng vẫn có lợi trong việc tìm kiếm dịch vụ SEO tốt nhất.
Nếu công ty từng SEO cho khách hàng cũng làm chung ngành với bạn. Thì chẳng phải càng tốt hay sao? Sở dĩ là vì họ đã từng có kinh nghiệm và đem lại thành công cho người khác. Nên dĩ nhiên với thương hiệu của bạn, họ cũng sẽ làm được điều tương tự, thậm chí tối ưu tốt hơn.
Trường hợp đơn vị đó chưa có kinh nghiệm trong ngành của bạn thì sao? Vậy thì có thể dựa vào các tiêu chí khác để quyết định chọn họ. 
Quan trọng là hiệu quả SEO như thế nào và doanh số bạn thu được là bao nhiêu.
Chưa dừng tại đây, vẫn còn một vài mẹo để tìm dịch vụ tối ưu hóa công cụ tìm kiếm tốt nhất.
8. So sánh giá
Chỉ với một từ khóa “dịch vụ seo” sẽ có hàng loạt công ty hiện ra. Mức giá cũng không đồng nhất. 
Thế nhưng, “tiền nào của nấy” chưa chắc đã đúng trong trường hợp này. Bạn không nên đánh giá dịch vụ SEO chất lượng qua giá tiền.  
Mà cái cần quan tâm là mức giá phải phù hợp với ngân sách chi trả của bạn. 
Vốn dĩ SEO là một trong những chiến lược kinh doanh tốt, thích hợp với các doanh nghiệp có quy mô hạn chế. Đặc biệt khi có ngân sách eo hẹp.
Thế nên, sau khi chọn ra những team SEO mà bạn cho là phù hợp với mình. Tiếp theo hãy đối chiếu giá cả để chốt công ty cuối cùng.
9. Đừng vội kết thúc sớm
Bạn nghĩ rằng cuối cùng mình cũng đã tìm được nơi SEO phù hợp, nhưng…mọi việc vẫn chưa dừng tại đây.
Bạn phải tiếp tục liên lạc với họ, gọi điện hoặc gửi mail, nhắn tin trong một tuần liên tiếp. Cố gắng tham khảo ý kiến của họ thường xuyên. Quan trọng hơn là yêu cầu họ báo cáo hằng tuần. Để biết lộ trình SEO đang đi đến đâu và điều chỉnh những chiến lược kịp thời. 
Đừng lãng phí thời gian và tiền bạn vào một công ty SEO chẳng mang lại hiệu quả kinh doanh.
  Bài viết Làm sao tìm kiếm dịch vụ SEO tốt nhất cho doanh nghiệp? xuất bản bởi Huế Vibe Team.
from Huế Vibe Team https://ift.tt/3eLmXUV
0 notes
longhuevibe · 3 years
Text
Cách tăng đánh giá từ khách hàng đơn giản nhưng hiệu quả
Nhiều doanh nghiệp thương mại điện tử đang loay hoay tìm cách tăng review tốt từ khách hàng. Một khó khăn ở đây là họ hiểu tầm quan trọng của những đánh giá ấy, tuy vậy chẳng dễ dàng để dẫn dụ khách hàng để lại review.
Khi mà có hơn 70% người tiêu dùng xem các bình luận, đánh giá về sản phẩm trước khi mua hàng. Và 63% nói rằng họ có xu hướng “chốt đơn” ở những trang web có phần xếp hạng và đánh giá về sản phẩm.
Vậy đó, ai cũng biết điều này ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận như thế nào. 
Nhưng đừng lo nữa…
Tin mừng là bạn hoàn toàn có thể kiểm soát những chia sẻ của khách hàng, có thể chủ động trong cách khuyến khích họ thêm review.
Dưới đây là 6 cách tăng review tốt từ khách hàng – vũ khí lợi hại trong chiến dịch tiếp thị của mọi doanh nghiệp.
I. Review của khách hàng là gì?
Review là một từ tiếng Anh mang nghĩa đánh giá, nhận xét những sản phẩm và dịch vụ đã sử dụng. 
Hành động này nhằm cung cấp thông tin về ưu điểm và nhược điểm chứ không nhằm mục đích quảng cáo, tiếp thị sản phẩm.
Nội dung lời nhận xét này đến từ cái nhìn trung thực và khách quan nhất của khách hàng về bất kì một sản phẩm hay dịch vụ họ đã mua dùng.
Có 2 loại review thường gặp:
– Thông qua con chữ, bài viết mang nội dung review
– Thông qua lời nói, podcast, video,…
Dù bằng hình thức nào đi chăng nữa, một review tốt của người mua sẽ khiến người đọc, người nghe cảm thấy kích thích, mong muốn được sở hữu sản phẩm. Doanh số từ ấy tăng đáng kể. 
Về mặt ý nghĩa, review cũng mang 2 sắc thái đối nghịch nhau:
– Một là review tốt của khách hàng: những nhận xét, đánh giá tích cực, khen ngợi về những ưu điểm của sản phẩm, dịch vụ của một thương hiệu. Hỗ trợ nhiều vào những chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp. Thế nên, hãy tập trung vào các cách tăng review tốt từ khách hàng.
– Hai là review xấu: mang ý nghĩa chê bai, phần lớn là nêu ra nhược điểm. Tốt hơn hết, kinh doanh nên tránh gặp những review như thế này. Vì chắc chắn nó sẽ hại nhiều hơn lợi. 
II. Các cách tăng review tốt từ khách hàng
1. Tạo dựng sản phẩm dịch vụ ấn tượng
Cách đơn giản nhất để có thêm review tốt từ phía khách hàng chính là cung cấp sản phẩm, dịch vụ vượt ngoài sự mong đợi. Nghe có vẻ đơn giản, nhưng lại không hề giản đơn. 
Chúng ta thường cho rằng sản phẩm đưa ra thị trường đã tốt nhất rồi, ổn rồi. Nhưng đặt vào vị trí khách hàng, thì phải cẩn thận. Vì không phải khách hàng nào cũng có chung quan điểm. Món này ngon tất nhiên vẫn có người chê dở. 
Kinh doanh là không thể làm hài lòng tất cả. Nhưng hoàn toàn có thể tạo ra sản phẩm không có lỗi, dù là nhỏ nhất. Và giải quyết trọn vẹn vấn đề của họ. Khi ấy, khách hàng bị ấn tượng và sẵn lòng đánh giá tốt về sản phẩm. 
Việc đồng cảm, thấu hiểu và đề cao cái tôi trong sâu thẳm từng khách hàng ngồi sau màn hình, trở thành điều kiện tiên quyết tạo sự hài lòng cũng như khuyến khích họ để lại những review ấn tượng sau đó.
Ví dụ, tôi luôn tự ti về mụn, đã dùng qua rất nhiều sản phẩm nhưng chẳng tìm được sản phẩm tiêu diệt chúng hoàn toàn. Buồn bã và khó chịu, tôi chẳng thiết tha review vì chúng đem lại cảm giác tệ hại. Nhưng đến khi tìm thấy sản phẩm trị mụn của bạn. Chúng mang lại kết quả tốt đẹp cho gương mặt của tôi, và dù “bị” nhắc nhở đánh giá về sản phẩm. Tôi vẫn vui vẻ chia sẻ những trải nghiệm tích cực từ bản thân.
Vậy đó, dù có chiến lược tiếp thị hoành tráng thế nào. Bạn nhất định không được bỏ qua tiêu chí đầu tiên về chất lượng. 
2. Xây dựng trang đánh giá chất lượng
Suốt nhiều năm làm SEO, tôi đã đúc kết được rằng khi khách hàng phân vân về một sản phẩm, họ sẽ lên Google gõ tên sản phẩm kèm những từ khóa như “đánh giá” hay “review”. 
Chính những kết quả khách quan này lại là mấu chốt gây dựng thương hiệu trong lòng khách hàng. 
Và ấy cũng là lý do bạn cần xây dựng trang đánh giá chất lượng và lên top cao tại kết quả tìm kiếm của Google.
Trang đánh giá càng có nhiều bình luận càng tốt. Tại SiteJabber – nền tảng đánh giá giúp người dùng tìm thấy doanh nghiệp tin cậy, tránh lừa đó. Có hơn 55,000 doanh nghiệp được đánh giá, thương hiệu nào có hơn 1,000 đánh tốt đã tăng thêm 672% chú ý từ khách hàng. Càng sở hữu nhiều bình luận, đánh giá sẽ có nhiều cơ hội để xây dựng niềm tin và có nhiều khách hàng mới.
Bởi lẽ khi không chắc chắn về sản phẩm, khách hàng có xu hướng kéo xuống phần review để củng cố thêm lòng tin. 
3. Khai thác vai trò quan trọng của mạng xã hội
Đừng bỏ qua mạng xã hội – kênh thu hút review của khách hàng mang lại kết quả tích cực nhiều nhất hiện nay.
Tại Việt Nam, mọi người thông thường sử dụng Facebook, Instagram và Twitter. Muốn nhận về nhiều đánh giá tốt, trước hết bạn phải có một tài khoản mang tên thương hiệu/ doanh nghiệp của mình. Đó có thể là fanpage, group, hoặc trang cá nhân. 
Miễn là tạo ra một cộng đồng nơi mà khách hàng có thể gửi câu hỏi về những vấn đề họ gặp phải.
Bởi lẽ, trong quá trình mua hàng và sử dụng, luôn có những thắc mắc phát sinh cần giải đáp kịp thời. Và khi thương hiệu phản hồi nhanh, sẽ tạo dấu ấn và phát triển persona của doanh nghiệp
Nhờ đó, khách hàng cảm thấy gần gũi, cảm tưởng như đang trò chuyện với một cá nhân thú vị hơn là một doanh nghiệp cứng nhắc.
Ví dụ, tự hào có một cộng đồng Facebook hơn 50.000 thành viên cùng tỷ lệ tương tác rất cao. Họ phản hồi tất cả người dùng tận tình và lịch sự nhất. Điều này thúc đẩy lòng trung thành khách hàng và khuyến khích họ chia sẻ những đánh giá tích cực.
Những review từ khách hàng chứng tỏ họ có quan tâm đến bạn. Khai thác sức mạnh từ mạng xã hội, tương tác và tri ân họ sẽ tạo sức mạnh và nền tảng phát triển bền vững cho thương hiệu.
4. Tăng review bằng cách tôn vinh giá trị của khách hàng
Rốt cục điều quan trọng nhất với mỗi khách hàng chính là bản thân họ. 
Họ luôn muốn thể hiện bản thân. Vì thế Social Media mới phát triển nhanh đến thế. 
Một trong những cách tốt nhất để tăng review tốt từ khách hàng là giúp họ thể hiện giá trị bản thân trên mạng xã hội thông qua bao bì. 
Sản phẩm thương hiệu càng tôn vinh giá trị cá nhân của họ, họ càng thích thú. Sẵn lòng đánh giá tốt cho doanh nghiệp của bạn. 
Những sản phẩm có bao bì đẹp, ấn tượng càng phù hợp với xu hướng “check in đăng Facebook”. Những lời có cánh từ phía khách hàng sẽ dành cho thương hiệu của bạn. Đây cũng là một cách lan tỏa thương hiệu tiếp cận đến nhiều người.
Một mũi tên trúng hai đích, bạn vừa có thể nhận về những nhận xét có ích vừa có thêm nhiều khách hàng tiềm năng hơn.
5. Phản hồi những review từ khách hàng
Bạn có biết cảm giác tuyệt vời nhất trong kinh doanh là gì không?
Bán được nhiều hàng? Không phải!
Mà đó là khiến những khách hàng đang tức giận vì sản phẩm của bạn, trở thành người cực kỳ hài lòng với thương hiệu.
Cách tăng review tốt từ khách hàng chính là chuyển các đánh giá từ xấu thành tốt.
Khi gặp những vị khách phản hồi tiêu cực về sản phẩm, dịch vụ. Hãy nhanh chóng liên lạc lại với họ. Ân cần hỏi vì sao họ lại có những cảm xúc như thế và đề nghị hướng giải quyết. 
Bằng cách ấy, người mua hàng sẽ cảm thấy họ đang được quan tâm và xoa dịu “nỗi đau mua sắm”. Hiểu được rằng doanh nghiệp đã thực sự đọc lời bình và quan tâm tới cảm xúc của họ.
Người tiêu dùng sẵn lòng thay đổi những review không tốt trước đó. 
Dịch vụ khách hàng tuyệt vời không chỉ kết thúc ở việc giao hàng chuẩn đến tận nhà. Tiếp tục nâng cao các kỹ năng chăm sóc khách hàng. Hiển thị những review tốt lên vị trí dễ thấy nhất và duy trì tương tác với khách hàng tiềm năng.
6. Tổ chức cuộc thi, giveaway
Cuối cùng, hãy xây dựng một cuộc thi, tổ chức một vài buổi giveaway nho nhỏ trên website hay mạng xã hội để thu hút thêm review tốt từ khách hàng.
Hãy thử nghĩ mà xem! 
Nếu bạn trở thành người may mắn giành giải thưởng. Thương hiệu đó mang đến cho bạn cả về giá trị từ vật chất lẫn tinh thần. Và dĩ nhiên rồi, người làm bạn vui sướng, bạn sẽ đánh giá tốt về họ.
Cần nhớ rằng,
Review không nhất thiết phải thể hiện bằng câu chữ. Mà đó có thể là lời truyền miệng từ người này sang người khác.
“Tôi tham gia một cuộc thi/ give away của thương hiệu A, giải thưởng hấp dẫn lắm. Thương hiệu đó cũng tốt, nhìn có vẻ rất chuyên nghiệp và uy tín. Bạn vào xem đi”
Đó điển hình là một review tốt từ cách thức này. Nhưng lưu ý, bạn đừng quên nhắc nhở mọi người gắn hashtag hoặc dòng chữ liên quan đến doanh nghiệp mình. Vì điều này cũng là một chiến lược marketing thông minh. 
Trên đây là 6 cách tăng review tốt từ khách hàng đơn giản mà doanh nghiệp nào cũng có thể áp dụng. Những đánh giá, nhận xét của người mua dù tốt hay xấu đều là những lời khách quan nhất từ phía khách hàng. Thế nên, để ngày một phát triển công việc lớn mạnh hơn, bạn đừng bỏ qua nó, mà hãy xem xét, điều chỉnh sản phẩm, dịch vụ của mình từ việc góp ý trên.
Bài viết Cách tăng đánh giá từ khách hàng đơn giản nhưng hiệu quả xuất bản bởi Huế Vibe Team.
from Huế Vibe Team https://ift.tt/3wT4GeA
0 notes
longhuevibe · 3 years
Text
Ý tưởng kinh doanh mới nhất 2021 và cơ hội bán online kiếm bội tiền  
Ai cũng muốn giàu, bạn cũng vậy, tôi cũng không phải là ngoại lệ. “Phi thương bất phú” và những ý tưởng kinh doanh là con đường ngắn nhất đi đến cuộc sống “ngập trong tiền”.
Một ý tưởng tuyệt vời kết hợp đúng thời điểm có thể mang lại thành công cho các dự án và thu về hàng trăm triệu đồng lợi nhuận mỗi năm. Nắm bắt cơ hội trong tầm tay là những gì bạn phải làm
Nhưng…
Thật bế tắc khi ngay từ lúc đầu, bạn không biết nên kinh doanh cái gì. Khi mà một ý tưởng kinh doanh 2021 mới là thứ cần có nếu muốn khởi nghiệp lúc này.
Đó chính xác là những gì mà tôi muốn giúp bạn qua bài viết này. Tôi không hứa với bạn sẽ biến bạn thành triệu phú. Nhưng chắc chắn tôi sẽ đưa ra những gợi ý tuyệt vời giúp bạn hình dung được mình cần bán gì sinh lời. 
Đừng bỏ lỡ cơ hội làm giàu nhé!
1. Cơ hội kinh doanh sống sót sau đại dịch
Năm 2020 là mốc thời gian đáng nhớ toàn cầu. Khi mà nhân loại phải đối mặt với dịch bệnh cùng hàng loạt biện pháp giãn cách, cách ly xã hội, work from home. Kéo theo đó là sự sụt giảm về kinh tế trầm trọng, dư âm cho tới năm 2021. 
COVID 19 đã hoàn toàn “hạ knock out” ngành du lịch. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ như massage, làm đẹp, spa,…nhỏ lẻ lần lượt đóng cửa. 
Cho nên, kể từ năm 2021, muốn khởi nghiệp, càng cần phải thận trọng. Những ý tưởng cho kinh doanh cần phải dựa vào tình hình dịch bệnh trong nước. 
Từ nhiều cuộc nghiên cứu, những chuyên gia kinh tế đã xác định loại hình doanh nghiệp phát đạt là những loại hình khiến người chủ hài lòng hơn mức trung bình về hiệu quả kinh doanh. Cũng như tương lai doanh nghiệp phải rõ ràng và xán lạn hơn trong tương lai. 
Theo Shopify, nền tảng thương mại điện tử nổi tiếng, dự đoán về các doanh nghiệp nhỏ có lợi nhuận cao nhất trong năm 2021 là:
– Doanh nghiệp về sức khỏe & sắc đẹp
– Doanh nghiệp B2B và B2C
a. Doanh nghiệp về sức khỏe & sắc đẹp
Số liệu: 55% người sáng lập các doanh nghiệp chuyên về chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp cho biết họ hài lòng về kết quả kinh doanh trong năm 2020. 
Đây là dấu hiệu tốt thể hiện sự thành công. 79% chủ doanh nghiệp sắc đẹp và sức khỏe cho biết họ có triển vọng tích cực trong những tháng tiếp theo.
Tại sao những doanh nghiệp này lại phát triển mạnh?
Trong danh mục sản phẩm về chăm sóc sức khỏe, bạn sẽ nhận ra mặt hàng nước rửa tay và xà phòng có số lượng tiêu thụ lớn. Những sản phẩm này có nhu cầu cao, nhất là trong giai đoạn đầu của đại dịch. Khi mà mọi người đều lo ngại sự lây lan dịch bệnh qua đường tiếp xúc. 
Tình hình triển khai vaccine trong nước hiện nay vẫn rất chậm trễ. Mọi người lo sợ dịch hơn bao giờ hết và ở nhà là một biện pháp. Cho nên nhu cầu làm đẹp tại nhà vẫn tăng mạnh. 
Và không khó đoán, những doanh nghiệp này vẫn kinh doanh ổn cho hết năm 2021.
Cơ hội kinh doanh 2021 đến từ loại hình này.
Nếu bạn muốn dấn thân vào kinh doanh những sản phẩm liên quan đến sức khỏe & sắc đẹp. Và mong có lãi. Hãy đánh giá nhu cầu của người dùng.
Phương thức bán hàng đã thay đổi. Bán hàng trực tuyến, đa kênh lên ngôi. Bên cạnh đó, bạn cũng nên bắt đầu với những sản phẩm như sau:
– Các sản phẩm chăm sóc cá nhân, bảo vệ sức khỏe như nước, gel rửa tay diệt khuẩn, bình xịt khử khuẩn,…
– Các mặt hàng mỹ phẩm treatment tại gia cho da như lăn kim, peel, retinol, tretinol,…
b. Doanh nghiệp B2B và B2C
Có thể bạn chưa rõ:
– B2B: là mô hình kinh doanh doanh nghiệp với doanh nghiệp, chẳng hạn như giữa các nhà sản xuất với người bán buôn, hoặc giữa một người bán sỉ với người bán lẻ.
– B2C: là hình thức thương mại điện tử giữa công ty với người tiêu dùng.
Số liệu: 62% người sáng lập bán cả B2B và B2C báo cáo kết quả kinh doanh tốt trong năm 2020. Chỉ riêng doanh nghiệp B2C cũng đã có tới 53% thành công. 
Không nằm ngoài dự đoán, ngành thực phẩm và đồ uống mang đi đạt hiệu quả. 
Và kế hoạch mở rộng kinh doanh là một chỉ báo về sự thành công của một doanh nghiệp. 
Có tới 24% công ty B2B và B2C dự định lấn sân thêm nhiều danh mục sản phẩm khác vào năm 2021.
Tại sao mô hình B2B & B2C lại bán tốt đến thế?
Dịch COVID ngăn cản tiếp xúc gần, khoảng cách được khuyến khích là 2m. Những chỉ thị từ chính phủ tạm dừng các hoạt động buôn bán tại chỗ. Mọi thứ làm cho việc kinh doanh trực tiếp khó khăn quá nhỉ?
Vậy nhưng…
Người nào bắt kịp xu hướng và thay đổi kênh cũng như phương thức bán hàng take away lại sống sót qua gần 2 năm đại dịch. Và còn tiếp tục sinh lời trong thời gian tới.
Là một người có “máu làm ăn” và đầy tham vọng, bạn chắc chắn sẽ không bỏ qua những sản phẩm có thể bán được cho cả 2 hình thức B2B & B2C. 
Sự kết hợp 2 mô hình còn giúp những doanh nghiệp nhỏ vốn ít lời nhiều. 
Và đây là những sản phẩm có xu hướng gần đây:
– Dụng cụ tập luyện thể thao tại nhà như thảm yoga, dây cao su band, tạ nâng,…: Một số biện pháp giãn cách xã hội, bao gồm đóng cửa phòng gym và hạn chế hoạt động thể thao ngoài trời, làm nhiều người phải nâng cao sức khỏe tại nhà. Và nhu cầu về mặt hàng này tăng cao.
– Sản phẩm chuyên về sức khỏe & sắc đẹp
– Nội thất trang trí nhà cửa
2. Những ý tưởng kinh doanh online sinh lời
Hàng triệu người đang hoạt động trong mảng buôn bán trực tiếp và trở nên giàu có hơn.
Bạn có muốn trở thành một trong số đó?
Thế thì nhất định không được bỏ lỡ những gợi ý kinh doanh online ngay tại nhà.
2.1. Bán đồ ăn vặt, trà sữa
Với sức hút khó cưỡng của đồ ăn vặt thì đây là ý tưởng kinh doanh trực tuyến không bao giờ lỗi thời. 
Với số vốn bỏ ra ít nhưng lợi nhuận bạn thu về lại khá cao. 
Có nhiều bạn trẻ đã khởi nghiệp vô cùng mỹ mãn khi thu hồi vốn sớm, buôn bán nhanh giàu. 
Những mặt hàng được giới sành ăn ưa chuộng có thể kể đến như trà sữa, gà rán, chè, chân gà, khoai lang chiên…
Đặc điểm chung của chúng là dễ bán, khách hàng đông, chạm đúng sở thích của bạn trẻ nên tần suất mua hàng cũng nhiều hơn.
2.2. Dropshipping
Dropshipping là mô hình kinh doanh trong đó người bán bán hàng cho khách nhưng không nắm giữ hàng hóa trong kho. 
Ý tưởng kinh doanh này là cơ hội kinh doanh tốt nhất hiện nay. 
So với những loại hình bán trên nền tảng thương mại điện tử khác, dropshipping có chi phí thấp hơn. Hạn chế chi phí ban đầu bao giờ cũng đề cao hơn hẳn.
Căn bản, bạn không phải lo lắng về chi phí bảo quản, tồn kho và vốn lớn ban đầu. Cũng chẳng cần lo về khâu vận chuyển, khi nhà cung cấp đã giải quyết giúp bạn việc đó.
Vì phí mua hàng không nhiều, ai cũng có thể làm được. Ngay từ bây giờ, bạn có thể thử bán mỹ phẩm làm đẹp, áo quần, đồ gia dụng, nội thất trang trí,…
Cơ hội này là vô tận, tại sao bạn không có kế hoạch ngay bây giờ?
Đừng quên liên hệ với nhà cung cấp uy tín và trao đổi về chính sách mua bán với họ.
2.3. Ý tưởng in ấn theo yêu cầu
Trong tháp Maslow, nhu cầu thể hiện bản thân là cao nhất. Mỗi người ai cũng muốn mình là độc bản. Và khách hàng tìm mọi cách để được thỏa mãn cái tôi. 
Mô hình in ấn theo yêu cầu đáp ứng nhu cầu ấy. Bạn là nghệ sĩ, người sáng tạo nghệ thuật, hội họa, có khả năng thiết kế? Hãy tận dụng nó để mang đến cho khách hàng những sản phẩm cá tính, độc đáo.
Những chiếc túi tote, ốp điện thoại hay áo phông với thiết kế không đụng hàng khiến khách hàng thích thú. 
Tương tự như Dropshipping, theo đuổi dự định này, bạn không cần bỏ số vốn quá lớn để trữ hàng.
2.4. Bán đồ handmade online
Đồ thủ công handmade đến nay vẫn là ý tưởng kinh doanh kiếm “bộn tiền”. Điển hình như trào lưu mua Dreamcatcher cuối năm 2013, sau sức nóng của của bộ phim Hàn Quốc The Heir. 
Trước khi bắt tay buôn bán đồ handmade online thành công chính là bạn phải hiểu về nó. Chỉ khi bạn có những kiến thức nhất định về các món đồ handmade, ý tưởng làm đồ handmade mới hiện thực hóa dễ dàng. 
Có thể nói, chỉ trong 2, 3 tháng nhiều cửa hàng handmade thu được hàng chục triệu đồng nhờ đi theo xu hướng này.
2.5. Ý tưởng kinh doanh kỹ thuật số
Trước những lệnh giới nghiêm, học sinh không thể đi học, E-learning học trực tuyến bùng nổ, trở thành ngành công nghiệp tỷ đô.
Bên cạnh bán khóa học online hay giảng dạy trực tuyến, những sản phẩm như video, âm nhạc, sách điện tử cũng sở hữu lượng tìm kiếm lớn trên Internet. 
Nắm bắt cơ hội này và hiện thực hóa ý tưởng tuyệt vời.
Cái hay của mô hình này là bạn chỉ cần tạo một lần nhưng bán rất nhiều lần. Chẳng cần dự trữ tồn kho hay trao đổi với bên nhà cung cấp. Khi chính bạn là người sáng tạo nội dung. 
Ví dụ về một công ty thành công ở mảng này là Zoom Video Communications – dịch vụ hội nghị từ xa của Mỹ. Kể từ khi đại dịch gia tăng, hàng ngàn tổ chức giáo dục sử dụng Zoom để giảng dạy online. Thông kê có 2,22 triệu người dùng trong những tháng đầu năm 2021. Nhiều người dùng hơn so với tổng số năm 2020. Đến tháng 3 năm 2021, cổ phiếu Zoom đã tăng lên 160,98 USD mỗi cổ phiếu. Tăng 263% so với giá cổ phiếu ban đầu khi công khai lần đầu tiên.
2.6. Kinh doanh thực phẩm ăn kiêng – cơ hội làm ăn bội thu
Cuộc sống càng bận rộn, mọi người dần “lười” vận động hơn.
Hãy quan sát một chút!
Bạn có nhận thấy tình trạng thừa cân, béo phì đang ngày càng phổ biến hơn không?
Trước các nguy cơ bệnh tật do béo phì và thừa cân gây ra. 
Bán cái gì không quan trọng, quan trọng là sản phẩm của bạn phải giải quyết nhu cầu cấp thiết của khách hàng.
Trước xu hướng này,  bạn có thể dự định kinh doanh các đồ ăn, thực phẩm dành cho người ăn kiêng, giúp họ vẫn thỏa mãn sở thích ăn uống mà không lo thừa cân. 
Với rất nhiều lợi thế kinh doanh như lượng khách hàng lớn, vốn bỏ ra ít, sản phẩm bảo quản được lâu, không sợ hàng tồn..
Đánh vào tâm lý sợ béo sợ xấu của mọi người và kiếm tiền mới là người làm ăn khôn ngoan.
Bạn đã nghe về bánh Biscotti bao giờ chưa? Là một loại bánh ăn kiêng du nhập vào thị trường Việt Nam trong thời gian gần đây nhưng sức ảnh hưởng không hề nhỏ. Nhờ công dụng chính là giúp mọi người ăn no nhưng không mập, công ty Baker Baking ra đời, đón đầu xu hướng. Trong năm 2020, thương hiệu bánh dinh dưỡng vẫn tăng trưởng ổn định, khi phát triển lên quy mô nhà máy 1000m2, công suất 30 tấn sản phẩm/tháng để đáp ứng đủ thị trường. 
2.7. Làm Freelancer – tại sao không?
Làm việc tự do là một trong những ý tưởng kinh doanh trực tuyến phổ biến hiện nay. 
Một công việc không ràng buộc nhà tuyển dụng nào. Làm ở đâu bạn muốn. Một cảm giác thống khoái mà môi trường gò bó chật hẹp không sánh kịp.
Sự gia tăng công việc từ xa và gig economy là nền tảng giúp mọi người tự do làm công việc mình thích ngay tại nhà.
Bạn có thể biến các kỹ năng như thiết kế web, SEO, marketing, copywriting,…thành công việc kinh doanh hái ra tiền cho mình.
3. Ý tưởng kinh doanh dịch vụ
3.1. Dịch vụ tư vấn Marketing
Marketing nói chung và Digital Marketing nói riêng là một phần không thể thiếu với các doanh nghiệp dù là kinh doanh nhỏ hay lớn.
Để tổ chức một văn phòng Marketing đúng chuẩn tốn khá nhiều chi phí. Mà thực tế nguồn ngân sách lại có hạn.
Vì thế bạn có khả năng về Marketing? Hãy nắm lấy cơ hội.
Mở một dịch vụ tư vấn marketing ra đời giúp cho các doanh nghiệp thiếu nhân lực marketing hoặc chưa có kinh nghiệm về marketing. 
Bạn có thể tư vấn dịch vụ thiết kế website. Cách SEO website hiệu quả hút khách, chạy quảng cáo hoặc làm thương hiệu…
GTV là một trong những công ty cung cấp dịch vụ SEO uy tín trên cả nước. Khi website phát triển và nhu cầu SEO tăng cao, GTV càng phát triển hơn trong thời đại số. Hiện nay, đã có hơn 100 dự án SEO thành công thuộc 70 lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Sở hữu 180 video & 16.500+ người theo dõi trên kênh Youtube chia sẻ kiến thức. 
3.2. Tư vấn sức khỏe dinh dưỡng
Cơm no đủ đầy, nhiều người quan tâm tới sức khỏe của mình hơn. Xây dựng chế độ dinh dưỡng nhận được chú ý, nhất là tệp khách hàng trung niên, chị em phụ nữ. 
Đây cũng là loại hình kinh doanh được dự đoán là phát triển trong năm 2021
Loại hình kinh doanh này có lượng khách hàng đáng kể nhưng mức độ cạnh tranh lại ít nên bạn có thể dễ dàng kinh doanh.
Bạn có thể kinh doanh theo mô hình bán khóa học luyện tập gym hay yoga tại nhà, coaching 1:1…tư vấn chế độ dinh dưỡng, bán khóa học,…
Nói về gym, đặc biệt giới nữ, cái tên Hana Giang Anh không còn xa lạ. Huấn luyện viên kiêm chuyên gia tư vấn dinh dưỡng nổi tiếng trong cộng động gym Việt Nam. Với 1.28 triệu người đăng kí Youtube, cô ấy chỉ cần ở nhà, chẳng cần đi đâu xa, đã có thể kiếm tiền từ những video mà cô đăng tải. 
3.3. Ý tưởng kinh doanh Content Marketing
Nền tảng số hay kinh doanh thời đại 4.0 đang có những bước chuyển mình.
Khi hành vi khách hàng dần thay đổi, nội dung tiếp cận cũng bị cuốn theo. Đòi hỏi những nhà doanh nghiệp phải cung cấp content có giá trị hơn. 
Tuy nhiên…
Có mấy doanh nghiệp làm được điều đó? Và đây là xu hướng kinh doanh hay ho. 
Với ý tưởng này, bạn có thể tự kiếm tiền trên sản phẩm content của mình thông qua các trang viết ebook, content mạng xã hội… hoặc mở dịch vụ content marketing cho bên thứ hai.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người đọc dùng 32% trong ngày để đọc những tin tức online.
Cái doanh nghiệp cần là khách hàng và doanh số. Và bạn sẽ là người dẫn dắt họ đến gần hơn với mục tiêu. Ý tưởng kinh doanh dịch vụ content là vô cùng tiềm năng.
  Bài viết Ý tưởng kinh doanh mới nhất 2021 và cơ hội bán online kiếm bội tiền   xuất bản bởi Huế Vibe Team.
from Huế Vibe Team https://ift.tt/3BvLuXN
0 notes
longhuevibe · 3 years
Text
Bật mí cách tạo niềm tin khách hàng (online) mọi doanh nghiệp đều cần
Mọi doanh nghiệp đều muốn tạo niềm tin khách hàng online để phát triển lâu dài và vững mạnh.  
Vì sao lại thế?
Trước tiên, hãy tưởng tượng bạn là khách hàng và lần đầu truy cập vào một cửa hàng trực tuyến. Ngoài việc tìm kiếm sản phẩm mình cần, bạn cũng tự đặt câu hỏi: “Liệu sản phẩm của cửa hàng này có đúng với những gì họ nói? Mình sẽ không mất tiền oan chứ?”
Đó cũng là tâm lý chung của mọi khách hàng. Muốn có một lượt chuyển đổi từ khách hàng online, trước hết, bạn phải làm cho họ tin tưởng bạn. 
Họ cần có niềm tin rằng thông điệp của bạn luôn chính xác, không phải là kẻ “treo đầu dê, bán thịt chó” và bạn sẽ hỗ trợ hết mình khi họ gặp sự cố. 
Và bài viết này sẽ gỡ rối giúp bạn:
– Nhận diện những khó khăn khi tạo lòng tin cho khách online
– Tổng hợp các cách xây dựng niềm tin
Những gì bạn phải làm lúc này là đọc tiếp để tạo tiền đề kiếm nhiều tiền hơn, tất nhiên rồi! Đó chẳng phải là mục tiêu quan trọng của kinh doanh sao?
1. Khó khăn khi xây dựng niềm tin khách hàng online
Niềm tin của khách hàng có sức ảnh hưởng to lớn đến mục tiêu xây dựng và phát triển thương hiệu lâu dài, bền vững.
Trong Marketing, còn được biết đến với tên gọi Brand Trust. 
Niềm tin có vai trò quan trọng. Nó quyết định rất lớn tới hành vi tiêu dùng và sử dụng sản phẩm / dịch vụ của khách hàng.
Theo khảo sát từ Marketing Charts, có tới 69% người mua tại Canada, và 57% tại Anh cho rằng lòng tin chính là yếu tố chi phối hành động bỏ hầu bao mua sản phẩm.
Với khách hàng mua sắm tại chỗ đã khó, khách hàng online lại càng khó hơn.
Như chúng ta đã biết, khi bán hàng qua mạng, khách hàng chỉ nhìn qua hình ảnh trên mạng. Mà không thể tới tận nơi cầm, nắm hay ướm thử. Nên cho dù bạn có quảng cáo, giới thiệu sản phẩm hoành tráng đến đâu, sự ngờ vực về thương hiệu vẫn luôn thường trực. 
Đã thế, tình trạng hàng giả, hàng nhái tràn lan trên Internet càng khiến cho họ mất niềm tin hơn. Ngay cả trên các diễn đàn, hội nhóm mạng xã hội, cũng đã có rất nhiều câu chuyện dở khóc dở cười khi mua hàng online.
Đó còn chưa kể đến nhiều thông tin về các vụ lừa đảo tiền bạc tố cáo nhau khi mua online. Do đó, việc xây dựng lòng tin ở khách hàng trở nên khó khăn hơn.
Nhưng mọi khó khăn đều có thể giải quyết. Và phần tiếp theo chính là cách giải quyết ấy. 
2. Cách tạo niềm tin cho khách hàng trực tuyến
2.1. Hoạt động nhiều hơn trên mạng xã hội
Theo Deloitte (một mạng lưới dịch vụ chuyên nghiệp đa quốc gia tại Anh) đã nghiên cứu và thống kê cho thấy 75% người tiêu dùng trực tuyến tại Mỹ và hành vi mua sắm của họ chịu ảnh hưởng dưới các kênh mạng xã hội. 
Cũng nghiên cứu ấy, 84% người cho biết họ sử dụng Internet để tra cứu thông tin liên quan đến sản phẩm trước khi tiến vào cửa hàng. 
Chứng tỏ rằng,
Một khi khách hàng chưa được tiếp cận trước trên mạng xã hội, họ sẽ trở nên thận trọng hơn đối với sản phẩm của một thương hiệu nào đó. Đặc biệt với lần đầu mua hàng.
Ở Việt Nam cũng không ngoại lệ, người Việt dành từ 2-8 tiếng mỗi ngày chỉ để “lướt” các mạng xã hội phổ biến như Facebook, Instagram,… 
Đừng chỉ tập trung về website hay các trang thương mại điện tử lớn như Shopee, Lazada, bạn cũng nên đặt các trang mạng xã hội này làm trọng. 
Bằng cách chọn một kênh mạng xã hội, tương tác nhiều với người dùng. Bạn có thể chạy quảng cáo, tham gia hội nhóm, chia sẻ kiến thức gắn với thương hiệu để tiếp cận và lấy được lòng tin của khách hàng
.
2.2. Chú tâm tới phần Giới thiệu để tạo niềm tin
Đừng quên một trang Giới Thiệu – About Us thật chuyên nghiệp nằm “ngay ngắn” trên thanh danh mục của website.  
Bởi đây là một trong những thứ được đọc nhiều nhất trong trang web. Một nghiên cứu về lòng tin khách hàng cho thấy rằng 72% người mua điều hướng đến trang Giới thiệu để tìm hiểu thêm về thương hiệu và những người đứng sau sản phẩm.
Trang About Us được xem là nơi doanh nghiệp khẳng định chính mình thông qua việc xây dựng một câu chuyện có thật, lí do vì sao thương hiệu bạn ra đời? Sứ mệnh, giá trị cốt lõi, mục đích kinh doanh của bạn là gì? Đội ngũ nhân lực quan trọng trong doanh nghiệp là ai?…
Khi mà xây dựng thương hiệu và niềm tin khách hàng có mối liên hệ với nhau. Càng nói rõ về sản phẩm và giá trị cốt lõi doanh nghiệp hướng tới cộng đồng, khách hàng càng tin tưởng bạn là người bán hàng uy tín và chuyên nghiệp.
Hơn nữa, khách hàng ngày một quan tâm tới cộng đồng của mình. Nếu trong Giới Thiệu đề cập tới những lợi ích mà thương hiệu bạn mang đến cho mọi người xung quanh. Ví dụ bạn nói rằng việc kinh doanh của mình không gây độc hại cho người sử dụng và môi trường, niềm tin về doanh nghiệp sẽ tăng lên nhiều phần. 
Trang giới thiệu của Huế Vibe
2.3. Lòng tin bắt đầu từ “Hứa ít làm nhiều”
Chẳng dễ gì để nhận ra mình đang dùng hàng nhái. Trong khi chúng ngày càng tinh vi. 
Nhất là với mặt hàng online vốn nhạy cảm này. Vì thế mà niềm tin của người dùng Internet đã chẳng còn như xưa. Họ cảm thấy dễ bị lừa dối hơn. 
Và khi thương hiệu nào đó làm họ tổn thương, họ sẽ “thẳng thừng” chia tay nhãn hàng đó ngay và luôn.
Do đó, tốt nhất là bạn “hứa ít, làm nhiều”. 
Ví dụ, nếu bạn mất 3 – 4 ngày cho khâu vận chuyển, hãy nói với họ rằng phải mất đến 1 tuần. Nếu một sản phẩm có vòng đời 10 năm, hãy cam kết với khách hàng rằng sản phẩm ấy bảo hành 8 năm thôi.
Lời nói dối không phải lúc nào cũng xấu. Với trường hợp này, bạn nói dối đồng nghĩa không bao giờ lâm vào nguy cơ phá vỡ lời hứa với khách hàng. Thông qua cách này tạo niềm tin khách hàng mạnh mẽ.
2.4. Luôn sẵn sàng trả lời
Điều quan trọng là thương hiệu có mặt đúng lúc khi có người cần.
Trên trang web, số điện thoại hoặc chatbox hiển thị tạo cảm giác người của công ty lúc nào cũng có mặt. Và khách hàng sẽ cảm thấy thoải mái vì điều này. 
Cảm giác chờ đợi rất khó chịu. Đứng bắt khách hàng phải chờ đợi bạn phản hồi quá lâu. Nếu trả lời muộn, họ sẽ nhanh chóng bỏ đi và tìm một thương hiệu khác. 
Sẽ thật đáng tiếc khi khách hàng lần lượt ra đi chỉ vì sự chậm trễ ấy!
Mặt khác, khi một công ty có hiệu suất phản hồi tích cực tạo độ tin cậy trong mắt khách hàng. Niềm tin về tính chuyên nghiệp tăng tỷ lệ tối ưu chuyển đổi.
Ngoài ra, hãy đảm bảo khách hàng luôn có nhiều lựa chọn để liên lạc. Ngoài số Hotline hay dùng, bạn có thể bổ sung thêm một vài số điện thoại của người phụ trách mảng kinh doanh/ tư vấn. 
2.5. Tổ chức các chương trình tri ân khách hàng
Đây là một cách tạo dựng lòng tin và gia tăng sự trung thành của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu. Không những thế, nó còn ảnh hưởng một phần đến hành động quay lại mua hàng. 
Tạo dựng niềm tin thì khó nhưng phá vỡ nó lại rất dễ. Vì thế bạn không chỉ quan tâm đến khách hàng online trong quá trình họ mua hàng, mà sau khi thanh toán, sự hỏi han và đối đãi ân cần từ doanh nghiệp sẽ xây dựng thêm lòng tin bên trong họ. Họ sẽ cho rằng đây là một công ty tốt đấy, nhất định mình sẽ quay lại mua. 
Đối mặt với môi trường trực tuyến khó tin tưởng, doanh nghiệp của bạn càng phải chứng minh cho người dùng Internet bạn là người đáng tin cậy. 
Hãy nhớ rằng, niềm tin thúc đẩy họ mua sản phẩm.
Một số đề xuất cho các chương trình khách hàng thân thiết là:
Phiếu giảm giá, coupon
Thẻ thành viên
Tích điểm online
Vận chuyển miễn phí, đổi trả hàng lỗi tận tình
Tặng thêm quà, mừng sinh nhật, dịp lễ Tết
Tổ chức các cuộc thi online
2.6. Khuyến khích khách hàng online để lại Feedback
Như một thói quen, mọi người có xu hướng nghe theo đám đông. Nghĩa là khi niềm tin đang lung lay, một vài nhận xét xấu trên mạng sẽ làm người dùng tin rằng thương hiệu đó chẳng tốt đẹp và ngược lại. 
Chính xác là khách hàng có xu hướng tin vào những điều người khác nói về doanh nghiệp hơn. Dẫu bạn có thao thao bất tuyệt về những điều tốt đẹp của mình, người dùng online cũng rất khó tin.
Qua đó những review, feedback chân thực về sản phẩm của những khách hàng mua trước đó có sức mạnh to lớn đánh vào lòng tin. Dù bạn đang bán hàng trên Website, Facebook, Shopee, hay các kênh khác việc lấy đánh giá của khách hàng vô cùng quan trọng.
Khuyến khích khách hàng để lại đánh giá bằng cách tặng khuyến mãi, giảm giá riêng sau mỗi lần mua. Hoặc bạn có thể gửi tin nhắn cảm ơn kèm lời nhắn khách hàng đánh giá sản phẩm của shop mình.
2.7. Cung cấp hình ảnh chân thực về sản phẩm
Một bất cập khi mua hàng online là khó “thấy tận mắt, sờ tận tay”. Cản trở niềm tin của khách hàng trực truyến.
Chính xác nỗi lo lắng luôn thường trực khi mua hàng online là liệu sản phẩm có “như hình”. 
Do đó, ngay khi khách hàng yêu cầu được nhìn ngắm ảnh thật của sản phẩm, bạn nên cung cấp ngay. Tránh sự nghi ngại của khách hàng, giúp họ quyết định mua hàng nhanh chóng.
Hoặc ngay từ đầu, khi upload sản phẩm lên kênh bán hàng, ưu tiên lấy ảnh tự chụp, chân thực và rõ ràng. 
2.8. Cải thiện khả năng bảo mật của bạn
Cuối cùng, muốn kinh doanh ổn định và lâu dài, hãy đảm bảo rằng khách hàng trực tuyến cảm thấy an toàn khi họ truy cập vào kênh bán hàng của bạn. 
Sự tin tưởng còn đến từ mức độ an toàn mà họ cảm thấy tại thời điểm mua hàng. Trong quá trình đặt hàng, khách hàng sẽ cần phải cung cấp những thông tin cá nhân như tên tuổi, số điện thoại, địa chỉ, thậm chí là tài khoản ngân hàng. Nếu chẳng may lọt ra ngoài thì sẽ như thế nào?
Ngay cả tôi cũng đã bị làm phiền bởi hàng trăm cuộc gọi tư vấn vay tiền, mua chứng khoán, nhà ở từ việc bị lộ số điện thoại. Những người bán hàng lừa đảo biết được địa chỉ nhà và gửi hàng trong khi tôi chưa hề đặt hàng. Và dĩ nhiên là mất tiền oan.
Tồi tệ hơn là hack tài khoản ngân hàng, đã biết bao vụ kêu gào vì tiền “không cánh mà bay”. Điều đó làm mất niềm tin khách hàng khi mua hàng online.
Chính vì thế, bạn phải đảm bảo với khách hàng thông tin cá nhân của họ là tuyệt đối bảo mật. Và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu ảnh hưởng xấu trầm trọng đến quyền lợi cá nhân của họ.  
2.9. Đề cập đến quyền lợi khách hàng
Vun đắp lòng tin cho khách hàng bằng cách cho họ thấy bạn bảo vệ họ chu đáo như thế nào. Bên cạnh bảo mật thông tin, các chính sách mua hàng cũng cần được đề cao, đó có thể là:
– Hỗ trợ đổi hàng, trả hàng khi sản phẩm lỗi
– Chính sách chăm sóc khách hàng trước và sau khi mua hàng. Không “đem con bỏ chợ” 
– Giao hàng nhanh chóng, tận nơi như yêu cầu…
Khách hàng mua hàng là cho chính mình hoặc người thân. Nghĩa là họ đề cao bản thân lên trên cùng. Nên nếu muốn bán được hàng, bạn phải chú ý tới việc mọi điều bạn làm phải xoay xung quanh khách hàng. Khách hàng là thượng đế và niềm tin về doanh nghiệp mới 
3. Các website review uy tín hiện nay
3.1. Website Trustreview.vn
Đây là website chuyên đánh giá và xếp hạng rõ ràng và cụ thể mà các bạn nên ghé qua. Lĩnh vực mà Trustreview.vn review rất đa dạng, bao gồm tất cả các ngành như: đồ gia dụng, mỹ phẩm làm đẹp, thiết bị điện tử, sức khỏe, mẹ và bé, đồ thể thao, dã ngoại… 
Thông qua những đánh giá khách quan về sản phẩm, bạn có thể tự mình chọn được những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của bản thân. Và dĩ nhiên là tránh được những băn khoăn khi không biết nên mua sản phẩm nào chất lượng. 
3.2. Website review loveat1stshine.com
Có thể nói Love at first shine là website nổi tiếng trong giới bỉm sữa. Qua 8 năm thành lập dưới sự dẫn dắt của 2 mẹ trẻ Diệp và Loan , đã mang đến 1 trang review về mỹ phẩm và đồ dùng cho bé một cách chân thực nhất. 
Tất cả những sản phẩm được review luôn kèm theo hình ảnh do chính tay 2 bạn chụp lại, và qua sự trải nghiệm khi sử dụng. Bởi thế web nhận được sự tin tưởng từ đông đảo các bạn trẻ. Đặc biệt là những ai đang và sẽ làm mẹ.
3.3. Trang đánh giá công nghệ Tinhte.vn
Chỉ tập trung vào các sản phẩm thuộc lĩnh vực công nghệ như: điện thoại, máy tính, phần mềm kỹ thuật,… Bên cạnh việc cung cấp cho mọi người những thông tin mới nhất về sản phẩm và đưa chúng lên bảng xếp hạng. Thì website còn là nơi chia sẻ các thủ thuật cũng như cách sử dụng các thiết bị, cách tải và cài đặt các phần mềm tiện ích.
Tinhte.vn là tập hợp những người có kiến thức uyên thâm về công nghệ nên những kiến thức ở đây rất rõ nét và dễ hiểu. Qua đó bạn đọc có thể dễ dàng tìm được một sản phẩm công nghệ ưng ý.
Bài viết Bật mí cách tạo niềm tin khách hàng (online) mọi doanh nghiệp đều cần xuất bản bởi Huế Vibe Team.
from Huế Vibe Team https://ift.tt/3isBxSb
0 notes
longhuevibe · 3 years
Text
Các chỉ số đo lường SEO hiệu quả giúp kinh doanh thành công hơn
Không thể dựa vào cảm tính để đo lường SEO hiệu quả. Khi mà SEO đang là một trong những phương pháp trực tuyến thúc đẩy việc kinh doanh của doanh nghiệp trở nên thuận lợi hơn. Vì vậy không thể xem nhẹ hoặc bỏ qua công đoạn đánh giá chất lượng của một chiến dịch SEO. 
Mỗi một doanh nghiệp kinh doanh khi đã làm SEO, đều phải dựa trên một hệ thống kiểm soát để đảm bảo khối lượng công việc được tiến hành đầy đủ và hiệu quả. 
Đâu phải người kinh doanh là chỉ biết cách mua – bán, nếu nắm trong tay các chỉ số đo lường về SEO hay còn gọi là KPI SEO, thương hiệu của bạn nhất định sẽ càng thành công hơn trên thị trường.
Bài viết này sẽ hướng đến việc liệt kê và phân tích các chỉ số đánh giá SEO hiệu quả. Mang đến cho bạn những thông tin khách quan. Hỗ trợ tối ưu công việc, cải thiện quy trình SEO trong kinh doanh.
1. Vì sao doanh nghiệp phải đo lường tính hiệu quả của SEO?
Dù doanh nghiệp tự làm SEO hay thuê dịch vụ SEO ngoài, việc xây dựng hệ thống KPI đo lường và đánh giá SEO đạt hiệu quả hay không đều rất cần thiết. Có 2 lý do giải thích tầm quan trọng này.
Lí do 1: Các chỉ số giúp kiểm soát hiệu quả
Vốn dĩ trong SEO có nhiều việc phải làm. Đằng sau một trang web “on top” là hàng loạt các thao tác kỹ thuật và yếu tố cần được tối ưu:
– Nghiên cứu bộ từ khóa
– Xây dựng nội dung và tối ưu bài viết trên website
– Tối ưu Onpage, Offpage,…
– Tối ưu technical
– …
Để tạo ra một chiến dịch SEO bài bản và chuyên nghiệp phải có sự hỗ trợ từ nhiều phía. Bao gồm: thời gian, công sức, năng lượng, nhân lực và các chi phí khác đi kèm.
Để tránh thất thoát tài nguyên của doanh nghiệp, hạn chế “Chi mà bị Phí”. Bạn cần biết liệu công việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm có đem về thành quả gì không và kiểm soát tiến độ dự án SEO mình đang chạy. 
Để rồi kịp thời phát hiện lỗi và khắc phục những gì có nguy cơ gây hại tổn thất cho hoạt động kinh doanh và hạn chế thất thoát về tiền bạc. 
Kinh doanh đã khó khăn, bạn không thể SEO “bừa” rồi chẳng kiểm tra gì, vì có thể dẫn đến thua lỗ. 
Lý do 2: Bổ sung thông tin giúp doanh nghiệp hoạch định chiến lược tốt hơn
Từ những dữ liệu sau khi SEO đạt được, bạn có thêm thông tin để nhìn nhận và định hướng đúng hơn cho chiến dịch của mình. 
Nếu chiến dịch đem lại thành quả như mong đợi. Bạn cần thúc đẩy và phát triển thêm chiến lược để tăng chuyển đổi khách hàng và doanh số cao hơn cho doanh nghiệp. 
Ngược lại, mặc cho SEO chưa đạt KPI cũng không được vội đánh giá đội ngũ SEO hoạt động thiếu hiệu quả. Đây là dấu hiệu cho thấy chiến lược Digital Marketing cần điều chỉnh hoặc thay đổi. 
Việc sử dụng các chỉ số đo lường SEO hiệu quả là thước đo đắc lực giúp bạn xem xét chiến lược có đi đúng hướng không. Rồi từ số liệu thống kê để sửa đổi sao cho phù hợp với tình hình kinh doanh. 
Trong tổng thể kế hoạch marketing nói chung của doanh nghiệp, hoàn thành mục tiêu SEO là một phần quan trọng. Chính vì vậy, tối ưu SEO hiệu quả cũng chính là để đảm bảo kế hoạch marketing thành công. 
2. Các chỉ số đo lường SEO hiệu quả cho doanh nghiệp
Tương tự như những KPI khác, một cách hữu ích để phân loại chỉ số KPI của SEO là dùng mô hình “Volume, Quality, Value and Cost”. Cách này giúp bạn tập trung vào bốn thước đo chính của bất cứ giá trị thực nào trong chiến dịch SEO: 
Volume (Lượng): số lượng khách truy cập, lượng ghé thăm, số lượng xem trang đặc biệt…
Quality (Chất): Tỉ lệ rời trang, thời gian ở lại trên trang, lượng trang xem một lần ghé thăm
Value (Giá trị): Giá trị mỗi lượt ghé thăm/chuyển đổi/ dẫn dụ là gì?
Cost (Giá thành): Tiêu tốn bao nhiêu để có một lượt dẫn dụ hoặc một lượt bán hàng từ SEO?
Và đó chính xác là những gì mà Huevibe muốn trình bày trong chương tiếp theo. Mục tiêu tiếp theo trong phần sau là trình bày các chỉ số đo lường hiệu quả của SEO rõ ràng và cụ thể.
Bạn đọc tiếp nhé!
2.1. Các chỉ tiêu về dữ liệu website
a. Organic Traffic: Lưu lượng truy cập không trả tiền
Lưu lượng truy cập tự nhiên, không cần trả tiền là số lượng khách truy cập vào trang web, thông qua việc nhấp vào các kết quả hiển thị tự nhiên trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm. Không tính đến các lượt nhấp từ những hình thức quảng cáo trả phí của Google (Google Ads). 
Organic Traffic là chỉ số đánh giá SEO quan trọng cần theo dõi sau mỗi chiến dịch tối ưu website. 
Hãy nhớ lại một trong những mục tiêu tối ưu hóa công cụ tìm kiếm là thúc đẩy thứ hạng website. SEO hiệu quả chính là giúp web lên top Google lâu dài và bền vững. Đồng nghĩa lưu lượng truy cập tự nhiên tăng trưởng. 
Với lượng truy cập tự nhiên, bạn cần đánh giá hai chỉ tiêu:
– Traffic By Device Type – lượng truy cập trên thiết bị
Traffic By Device Type cung cấp số liệu người dùng truy cập vào website của bạn trên thiết bị nào. Khi làm SEO cần tối ưu cả website trên mỗi thiết bị như mobile, máy tính bảng,…Bởi lẽ trên mỗi thiết bị, giao diện của website sẽ hiển thị khác nhau. 
  So sánh lượng truy cập trên công cụ Google analytic
Điều này dẫn đến những trải nghiệm người dùng không giống nhau. Nó còn tác động gián tiếp đến chỉ số đánh giá website của bạn. Vậy nên muốn đánh giá SEO đạt hiệu quả cao, bạn cần quan tâm tới những chỉ số về Traffic By Device Type.
  – Lượng truy cập gắn với thương hiệu – Branded Traffic
Lưu lượng truy cập tự nhiên xuất phát từ ý định tìm kiếm của người dùng. Từ khóa đèn ngủ Shopee hay mua sách văn học Tiki là những ý định điều hướng thương hiệu mà người dùng tìm kiếm. Đó gọi là Branded Traffic. Nó là dấu hiệu cho thấy họ đã biết đến (nhớ) thương hiệu của bạn. Xây dựng và nhận diện thương hiệu là một trong những mục tiêu hàng đầu mà nhiều doanh nghiệp hướng đến. 
Website nằm ở thứ hạng cao nhận được nhiều lượng truy cập gắn với thương hiệu mang lại tỷ lệ chuyển đổi tốt hơn. Bạn cần dành sự quan tâm đặc biệt đến chỉ số này khi đo lường SEO hiệu quả.
b. Bounce Rate: Tỷ lệ thoát
Một trong những KPI tiếp theo dùng để đánh giá quá trình SEO là Bounce Rate. 
Đây là số liệu tương đối cho biết tỷ lệ người dùng truy cập vào web nhưng thoát ra nhanh trong thời gian ngắn. Đối với công cụ tìm kiếm, tỷ lệ thoát trang là một yếu tố đánh giá website chất lượng. 
Khi tỷ lệ thoát trang quá cao, Google sẽ hiểu rằng website đang không hữu ích đối với người dùng. Những nỗ lực về SEO trở nên công cốc khi người dùng chẳng ở lại lâu trên trang web. 
Vì thế, khi kiểm toán SEO, không được bỏ qua tỷ lệ này. Bạn có thể kết hợp với Time on Site để đánh giá chính xác hơn website của mình đang gặp vấn đề gì. Đưa chiến dịch tối ưu hóa website đi đúng hướng với ý định ban đầu. 
c. Tỷ lệ chuyển đổi trong thương mại điện tử
Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate – CR) là con số cho biết có bao nhiêu lượt chuyển đổi trên tổng số người truy cập.
Ví dụ có 100 người truy cập vào website thương mại trong một tháng và có 30 người mua hàng thành công. Tỷ lệ CR sẽ là 30 chia cho 100.
Một chiến dịch SEO được xem là thành công khi đem lại lượng khách hàng đáng kể cho doanh nghiệp. Vì suy cho cùng, làm ăn sinh lời mới là mục tiêu quan trọng của mọi hoạt động kinh doanh. 
Dù tự làm hay thuê dịch vụ bên ngoài, doanh nghiệp đều đã tiêu hao nhiều tiền bạc và thời gian với mong muốn website đạt thứ hạng cao trên trang nhất Google. Song song với việc bán nhiều hàng. Nhưng khi tỷ lệ chuyển đổi CR thấp, chắc chắn SEO đã không hề hiệu quả. 
d. Đánh giá SEO dựa vào time on site: Thời gian trên trang
Thời gian trung bình trên trang là thời gian được đo đạc khi người dùng tương tác trên trang của bạn. Time on site càng cao đồng nghĩa nội dung trang đó có sức hút với người dùng. Người truy cập ấn tượng bởi thông tin mà website cung cấp, giải đáp được những câu hỏi mà họ đang tìm kiếm,…Dù bất kỳ lí do nào, miễn là người dùng Internet ở lại lâu trên trang của bạn, trang web của bạn đã ghi điểm trong mắt Google. 
Các công cụ tìm kiếm luôn chú trọng đến việc tối ưu trải nghiệm người dùng. Khi khách hàng có thời gian lưu lại trên trang lâu . Điều này chứng tỏ quá trình xây dựng nội dung và tối ưu SEO Onpage đang được thực hiện rất tốt. 
e. Chỉ số Returning và New Users đo lường SEO hiệu quả
Số lượng người dùng quay lại truy cập vào website của bạn thể hiện mức độ thu hút của web và liệu họ có nhớ đến thương hiệu của bạn hay không. 
Ngay cả khi tỷ lệ chuyển đổi là 100%, nhưng không một ai trong số khách hàng cũ trở lại chuyển đổi, bạn sẽ mất đi một lượng doanh thu đáng kể trong tương lai. 
Kinh doanh leo “đỉnh” khi những khách hàng của bạn vừa mua hàng, vừa chia sẻ giao dịch của họ trên phương tiện truyền thông, mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram,…và quay lại tiếp tục những giao dịch khác. 
Google Analytics cung cấp thông số KPI này một cách trực quan. Nhìn vào đây, bạn biết được khách truy cập thực tế vào website. 
2.2. Đánh giá hiệu quả SEO qua từ khóa
a. Keyword Volume
Trong quá trình đánh giá hiệu quả của SEO dựa vào các chỉ số đo lường. Bạn nhất thiết phải quan tâm lượng tìm kiếm của từ khóa. Cần lưu ý rằng từ khóa đuôi ngắn có lượng tìm kiếm cao nhưng cạnh tranh rất gay gắt, không giúp ích nhiều nếu muốn SEO đẩy thứ hạng. Dự án SEO của bạn có đang lựa chọn từ khóa phù hợp?
SEO keyword đuôi ngắn hoặc dài tác động trực tiếp đến quá trình đo lường hiệu quả của quá trình lên hạng. Bạn chẳng thể kỳ vọng một dự án SEO hiệu quả với danh sách từ khóa chẳng có lượng tìm kiếm nào cả.
b. Mức độ liên quan của từ khóa và ý định tìm kiếm
Các từ khóa bạn đang nhắm mục tiêu có liên quan tới đối tượng mà bạn đang hướng đến không? Sẽ thật vô ích nếu bạn SEO hàng trăm từ khóa nhưng nó chẳng thỏa mãn ý định tìm kiếm của khách hàng. 
Ví dụ nếu trang web của bạn bán giày chạy bộ, thì xếp hạng của từ khóa “giày chạy bộ miễn phí” gần như không có lợi bằng từ khóa “mua giày chạy bộ giá rẻ”. 
c. Dựa vào số lượng từ khóa để đo lường hiệu quả của SEO
Tất nhiên, là chủ doanh nghiệp, bạn muốn từ khóa có liên quan được tìm kiếm thường xuyên. Nhưng dù vậy, SEO thành công còn cần dựa vào số lượng từ khóa. 
Trang đầu tiên của Google luôn là chiến trường khốc liệt và bạn dễ bị đánh bay bất cứ lúc nào. Vì thế không ngạc nhiên vào một ngày đẹp trời, website bị tụt hạng và từ khóa không còn nằm ở vị trí cao. 
Vì vậy, mỗi tháng, bạn cần theo dõi số lượng từ khóa đang xếp hạng #1, có bao nhiêu từ khóa nằm ở trang đầu tiên, và số lượng những keyword nằm ở các trang thứ hai và ba. Những con số cụ thể sẽ định hướng SEO hiệu quả và tránh website tụt hạng. 
2.3. Đo lường SEO dựa trên tình hình kinh doanh
a. Tăng trưởng tự thân Organic Growth
Hiểu một cách đơn giản, thì tăng trưởng tự thân là tốc độ tăng trưởng của doanh số, thu nhập và lợi nhuận bằng cách tăng sản lượng và doanh số bán hàng trong nội bộ doanh nghiệp.
Hãy nhớ lại, mục đích bạn làm SEO là nâng cao lợi nhuận. Và tốc độ tăng trưởng tự thân là chỉ số bạn cần xem xét trong đo lường SEO. 
Lưu lượng truy cập tự nhiên từ dự án tối ưu website góp phần mang đến nhiều khách hàng tiềm năng và khách hàng cho doanh nghiệp. Tỷ lệ “chốt đơn” càng cao, doanh thu thu về càng nhiều. Kinh doanh có lãi được xem là SEO đạt yêu cầu. 
b. Tỷ suất ROI – chỉ số đánh giá SEO hiệu quả
Thúc đẩy kinh doanh phát triển, sinh lợi nhuận cao là những gì mà doanh nghiệp của bạn muốn. Có nghĩa là phải kiếm được nhiều tiền hơn so với số tiền mà mình đã bỏ ra.
Chẳng ai kinh doanh để chịu lỗ cả, đúng không?
Và ROI – tỷ suất hoàn vốn là cơ sở để biết được liệu số tiền bạn đã chi vào việc làm SEO có đạt hiệu quả hay không, thu được nhiều chuyển đổi bán hàng không.
Dựa vào việc đo ROI, bạn đánh giá được hiệu quả của chiến dịch SEO hiện tại. Giúp người làm SEO và quản lý doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan để quyết định có nên mở rộng hay thu hẹp quy mô đầu tư SEO website và chuyển sang chiến dịch marketing khác tối ưu hơn. 
ROI càng cao đồng nghĩa lợi nhuận đạt được càng cao. Đó là dấu hiệu kinh doanh tốt.
Ví dụ: nếu chiến dịch SEO tạo ra ROI cao hơn so với những chiến dịch quảng cáo khác. Lúc này kinh doanh dựa vào SEO đang sinh lợi nhuận cao, thì bạn có thể đổ vốn nhiều hơn cho chiến dịch này. Và điều chỉnh mức ngân sách thấp hơn cho những chiến dịch hoạt động không hiệu quả. Bạn cũng có thể sử dụng dữ liệu ROI để cải thiện tối ưu hóa website. 
Bài viết Các chỉ số đo lường SEO hiệu quả giúp kinh doanh thành công hơn xuất bản bởi Huế Vibe Team.
from Huế Vibe Team https://ift.tt/3ilbBYI
0 notes
longhuevibe · 3 years
Text
17 thủ thuật thu hút người xem cho website hiệu quả
Là người kinh doanh, bạn thích gì nhất? Có phải là…
– Thu hút người xem cho website của mình
– Kinh doanh ổn định, chi phí thấp, lợi nhuận cao và tăng trưởng mạnh mẽ
– Được nhiều khách hàng biết đến hơn…
Tuy nhiên…không phải người làm kinh doanh nào cũng biết cách đạt được mong muốn ấy. Ngay cả khi bạn sở hữu website, nhưng lại không biết cách tăng lưu lượng truy cập cho trang web của mình, bỏ lỡ cơ hội tiếp cận hơn 64 triệu người dùng Internet tại Việt Nam và không thể khiến một phần trong số đó trở thành khách hàng tiềm năng và khách hàng mua sản phẩm/ dịch vụ của bạn. 
Với lời hứa không để điều đó xảy ra, trong bài viết này, tôi sẽ trình bày hướng giải quyết bằng việc trả lời những vấn đề sau:
– Tại sao tăng lượt truy cập website lại quan trọng
– Traffic chất lượng là gì và vì sao bắt buộc phải có
– 17 cách miễn phí và trả phí để tăng lưu lượng truy cập vào trang web của bạn.
Hãy bắt đầu nào!
1. Tại sao trang web cần nhiều người biết đến hơn?
Một số doanh nghiệp thắc mắc tại sao tăng lưu lượng truy cập (traffic) cần được chú trọng ngay từ đầu, không chỉ mỗi website. Trong thế giới ngày nay, ngay cả với cơ sở kinh doanh truyền thống, website là thứ cần phải có. Ít nhất là bởi khách hàng tiềm năng có thể quen thuộc hơn với doanh nghiệp của bạn. Nhưng sau cùng, mục tiêu tạo ra website là thu hút nhiều khách hàng tiềm năng rồi từ đây chuyển đổi thành khách hàng.
Là website kinh doanh, lượng traffic vừa là chỉ số quan trọng đánh giá website chất lượng, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Nó có thể giúp bạn:
– Xem hoạt động marketing hoạt động hiệu quả như thế nào
– Thu thập chi tiết thông tin khách hàng
– Cải thiện SEO – tối ưu hóa công cụ tìm kiếm
– Tạo ra nhiều khách hàng tiềm năng hơn, tăng tỷ lệ chuyển đổi và có nhiều khách hàng hơn
Nhưng để đạt được những lợi ích này, đòi hỏi phải tăng lượt truy cập website đúng cách và tập trung vào những traffic chất lượng. Đây chính là lý do bài viết này đề cập đến các chiến lược tác động đến lợi nhuận của bạn. 
2. Traffic miễn phí với Traffic chất lượng
Lưu lượng truy cập giúp cải thiện thứ hạng website trên trang kết quả tìm kiếm. Một khi website lên top Google kéo traffic nhiều hơn. Nhưng bạn cần phải đảm bảo rằng traffic tăng tương đương với tăng mức độ tương tác. Nếu lượng truy cập cao nhưng tỷ lệ chuyển đổi lại thấp thì traffic được đánh giá là không chất lượng. 
Có nhiều cách để tối ưu hóa trải nghiệm người dùng tăng tỷ lệ chuyển đổi, nhưng trước hết, bạn cần phải thu hút nhiều người click vào website. 
Việc đề cao những traffic chất lượng là cần thiết. Bạn có thể tham khảo những cách sau đây để tối ưu hóa website tăng traffic:
– SEO On-page
– SEO Off-page
– Email
– Social Media
– Quảng cáo Online
– Content
Và ở phần tiếp theo, Huevibe sẽ đi sâu hơn và chi tiết hơn các cách thu hút người xem website hiệu quả và đáng tin cậy nhất. 
3. Các cách miễn phí để tăng lưu lượng truy cập từ Google
3.1. Tối ưu hóa hồ sơ doanh nghiệp trên Google
Bạn có biết tạo lập hồ sơ doanh nghiệp trên Google và tối ưu nó sẽ nhận được l��ợt truy cập nhiều hơn 17 lần so với những doanh nghiệp không có đầy đủ hồ sơ. Đừng quên liên kết đến trang web của bạn, đây cũng là một cách tuyệt vời để có được nhiều traffic cho website.
Dưới đây là một số tính năng và lợi ích từ việc bổ sung hồ sơ doanh nghiệp:
– Hoàn toàn miễn phí và dễ cài đặt
– Cho phép hiển thị tìm kiếm có liên quan đến thông tin và địa điểm của doanh nghiệp
– Tăng khả năng hiển thị thương hiệu qua các nền tảng mà người dùng sử dụng để mua hàng
– Tạo cơ hội cho khách hàng đánh giá
Ngoài ra, Google My Business còn có thể:
– Tăng khả năng hiển thị thương hiệu trên thiết bị di động
– Sử dụng các phương tiện trực quan để tạo cảm giác chân thật nhất về doanh nghiệp của bạn. Vì sự không tin tưởng chính là rào cản lớn nhất khiến khách hàng do dự truy cập vào website.
Và có nhiều lợi ích hơn nữa khi bạn tạo Google My Business, đặc biệt nếu bạn đang và sẽ thực hiện SEO Local. 
3.2. Tối ưu SEO On-page
Có nhiều chiến thuật SEO có thể áp dụng cho từng trang web để tăng thứ hạng và thu hút nhiều người xem hơn. Cách tối ưu SEO Onpage tuy mất thời gian một chút nhưng miễn phí và hiệu quả. Nó bao gồm nhiều công việc nhưng điều kiện tiên quyết là cần xây dựng content chất lượng. Sau đó là cần thực hiện thêm các thao tác như:
 – Tối ưu từ khóa cho tiêu đề SEO.
 – Đặt từ khóa cốt lõi, trọng tâm ở tiêu đề bài viết
 – Thêm từ khoá vào tên, thẻ alt của ảnh để các công cụ tìm kiếm biết nội dung của chúng
 – Đảm bảo các URL thân thiện với SEO
 – Bổ sung thẻ Meta Description có chứa từ khóa chính
Về cơ bản, những điều trên giúp trang web nhanh chóng lên Top Google, cộng với tiêu đề kích thích người dùng sẽ tạo ra nhiều cơ hội để họ click vào URL của bạn. 
3.3. Xây dựng backlink – tối ưu Off-page tăng lượng truy cập
Backlink là liên kết trang web của bạn đến các trang web khác. Những backlink chất lượng không chỉ đưa doanh nghiệp đến với nhiều người hơn, mà còn tăng lượng traffic chất lượng. Bên cạnh đó, Google còn thu thập dữ liệu về các backlink này. Một khi nhiều trang web uy tín trỏ về website, Google sẽ hiểu trang web mà bạn đang sở hữu thật sự uy tín. Nhờ đó website có cơ hội nằm trên trang nhất của Google. 
3.4. Đăng tải lên mạng xã hội
Social media là một trong những công cụ marketing miễn phí phổ biến nhất hiện nay. Và hơn thế nữa, nó đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy lưu lượng truy cập. Bạn có thể dùng Facebook, Twitter, LinkedIn,…để đăng tải và quảng cáo bài viết, các trang bán sản phẩm của mình. Bằng cách này, bạn có thể khiến những người dùng mạng xã hội trở thành khách truy cập website.
3.5. Thêm thẻ Hashtags trên bài viết
Dùng # gắn nhiều thẻ hashtags trên những bài sản phẩm hoặc bài viết thông tin để mở rộng phạm vi tiếp cận đến tận tay người dùng dễ dàng hơn. Liên kết càng có nhiều “mắt”, càng nhận được nhiều traffic miễn phí đến trang web. 
Khi bạn gắn thẻ hashtag với các chủ đề có liên quan, người dùng có thể truy vấn nội dung đó bằng cách tìm kiếm chúng trên các nền tảng mạng xã hội. Chỉ với một cú nhấp chuột vào hashtag, tập hợp danh sách những nội dung có gắn cùng một hashtag trên sẽ được trả về. Đồng nghĩa việc các bài thông tin tại website có gắn hashtag cũng hiển thị, dễ dàng lôi kéo người truy cập vào.
3.6. Dùng Landing Page (Trang đích)
Landing page là một nguồn truy cập miễn phí khác cho website. Đây là các trang đặc biệt, dành riêng cho những ưu đãi như đổi mã giảm giá, hướng dẫn tải xuống miễn phí hoặc quảng cáo sản phẩm cụ thể. Trang đích chứa thông tin chi tiết, cần thiết cho người dùng nhằm thúc đẩy họ chuyển đổi hành động. 
3.7. Sử dụng những từ khóa dài tăng traffic
Mặc dù từ khóa ngắn có lượng tìm kiếm cao nhưng dựa vào chúng để đưa trang web lên thứ hạng cao sẽ khó khăn hơn. Ngược lại, những từ khóa dài, truy vấn cụ thể lại là cách đưa website của bạn lên top Google nhanh hơn. Đồng nghĩa lượt truy cập website cũng tăng theo.
Ngoài ra, khi công cụ tìm kiếm bằng giọng nói ngày càng phát triển, người dùng có xu hướng sử dụng từ khóa dài để tìm kiếm rõ ràng hơn.
Ví dụ:
Không nên sử dụng từ khóa “du lịch Huế” vì đây là từ khóa có tính cạnh tranh cao. Các trang web mới hầu như không thể dùng từ khóa này để tăng thứ hạng và tăng traffic cho website được vì rõ ràng không thể đánh bật đối thủ cạnh tranh.
Thay vào đó, hãy sử dụng các từ khóa dài (Long-tail) như “du lịch Huế 2 ngày 1 đêm tự túc”. Những từ khóa chi tiết như thế này thường ít cạnh tranh và volume thấp. Nhưng không có nghĩa các từ khóa này không có hiệu quả, ngược lại, nó phân tích rõ nhu cầu của người dùng và thu hẹp phạm vi tìm kiếm từ đó đánh trúng khách hàng mục tiêu. Khi khách hàng tìm kiếm, nội dung trang web có chứa từ khóa này sẽ hiển thị, và traffic tăng là điều hiển nhiên. 
3.8. Tận dụng Guest Blog
Guest Post là một bài đăng vào website đến từ người khác, đó có thể là khách hàng hay chuyên gia, người có ảnh hưởng trong ngành. Ngoài ra, bạn cũng có thể yêu cầu những người ấy đề cập đến doanh nghiệp của bạn trong những bài đăng hoặc bài phỏng vấn của riêng họ. Nhằm giúp xây dựng nội dung, tác giả, liên kết, thương hiệu… mà bạn muốn truyền tải.
Vì sao Guest blog lại lôi kéo traffic cho web? Ví dụ như Wikipedia là trang web thông tin lớn nhất hiện nay. Phần lớn mọi người khi tra cứu thông tin sẽ click vào nó đầu tiên. Và nếu link trang web của bạn được Wiki chọn lựa và gắn vào bài viết. Khi người dùng tìm hiểu, họ sẽ nhấp vào đó, vậy là bạn đã thu được một lượt truy cập. Từ lòng tin vào Wiki, website của bạn cũng trở nên đáng tin hơn. 
3.9. Tham gia các diễn đàn trực tuyến
Bạn có thể tự do hoạt động trên các diễn đàn hoặc hội nhóm liên quan tới ngành nghề của mình. Nhận xét các bài blog, bài đăng trên mạng xã hội, giải đáp các câu hỏi của thành viên và tham gia vào các cuộc trò chuyện. Càng tương tác bạn càng có cơ hội hiển thị trên các diễn đàn trực tuyến, thu hút mọi người truy cập vào hồ sơ của bạn. Dĩ nhiên, hồ sơ trên mạng xã hội phải đính kèm link website doanh nghiệp. 
Trước hết, hãy tìm cộng đồng mà khách hàng tiềm năng của bạn có tham gia và tìm cách để gia nhập nó. Những cộng đồng ấy là Tinhte hay Webtretho? Hay họ sử dụng Facebook và tham gia vào các group mua bán, group trao đổi, group thảo luận…?
Phân tích insight khách hàng, từ đó xác định diễn đàn mà khách hàng có thể tham gia. Sau đó tham gia vào các cuộc thảo luận và cung cấp thông tin có giá trị. Nhưng tránh đưa url vào phần bình luận vì có thể gây spam và không được Google đánh giá cao. Hoặc các hành động quảng bá sản phẩm lặp đi lặp lại sẽ khiến đối tượng nhắm đến bị khó chịu. 
Ngoài ra, bạn có thể xây dựng mối quan hệ với các chuyên gia cùng ngành thông qua các diễn đàn này. Từ đó lôi kéo traffic cho website của mình.
Ví dụ như:  Pinterest – mạng xã hội toàn cầu về hình ảnh. 
Nếu mô hình kinh doanh là tiêu dùng cá nhân (B2C). Thường xuyên đăng tải hoặc thay thế hình ảnh sản phẩm và tạo board trên Pinterest sẽ giúp bạn tăng lưu lượng truy cập.
Thực tế, thống kê cho thấy Pinterest tăng traffic cho những trang mua bán sản phẩm nhiều hơn Facebook đến 33%. Tương tự như các nền tảng truyền thông xã hội khác, bạn cần chăm sóc nó bằng cách đăng bài thường xuyên. 
3.10. Sử dụng Email Marketing
Thường xuyên gửi các bản tin và khuyến mãi thông qua tệp email khách hàng là một cách tuyệt vời để giữ liên lạc với họ. Đồng thời nhắc nhở họ về sự tồn tại của doanh nghiệp. Đảm bảo cung cấp các thông tin hữu ích và liên kết giữa các trang với nhau một cách hợp lý để người truy cập có thể tìm hiểu thêm, thời gian ở lại website cao hơn. Hiện nay, để thuận tiện làm việc, bất kỳ ai cũng có một tài khoản email cho riêng mình. Nhờ hành động kiểm tra email, họ có thể dễ dàng nhìn thấy những cập nhật bài viết mới, ưu đãi từ phía doanh nghiệp của bạn. Bên cạnh đó, cần chú trọng đến cả tiêu đề của email. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến việc người dùng có mở email hay không.Nếu email không bao giờ được mở, đồng nghĩa họ sẽ không thể click vào link dẫn đến trang web của bạn, và bạn sẽ không nhận được bất kỳ lưu lượng truy cập nào từ người dùng. 
3.11. Tạo kênh Youtube
Khi sử dụng Google search, bạn có thể thấy một vài video được đề cử. Thường thì những video Youtube vì có đến 88% lượng videos trên trang kết quả tìm kiếm xuất phát từ Youtube. Vì vậy, nền tảng video này là mỏ vàng để khai thác traffic cho website của bạn
Một cách để tăng traffic cho website từ nguồn này là trong nội dung video, bạn chèn vào một đoạn nhỏ để nói người xem truy cập vào website và giải thích các lợi ích họ sẽ nhận được. Chẳng hạn như sử dụng câu nói “Xem qua trang huevibe.com để biết cách làm thế nào để viết nhanh hơn” — hoặc đặt một đoạn text kêu gọi hành động dưới phần mô tả video kèm link trang web.
4. Tăng lượt truy cập website có phí
4.1. Google Ads tăng lưu lượng truy cập
Bạn sẽ phải trả tiền để Google đưa website lên vị trí “đẹp” trên trang hiển thị kết quả tìm kiếm. Khi nhập từ khóa truy vấn, Google sẽ xem xét và sắp xếp hiển thị dựa vào mức giá thầu và mức độ từ khóa liên quan. Khi trang web của bạn nằm ở vị trí đầu tiên cũng là lúc khách hàng truy cập nhiều hơn. Mặt khác, Google chỉ tính phí khi có người nhấp vào quảng cáo, chứ không tính lượt hiển thị.
4.2. Quảng cáo Google Maps
Từ Google Ads, bạn cũng có thể tùy chọn để doanh nghiệp của mình hiển thị đầu tiên trên Google Maps. Quảng cáo trên Google Maps là một cách hiệu quả để thu hút khách hàng địa phương. Hỗ trợ mọi người dễ dàng tìm kiếm vị trí của bạn.
Và thêm các phương pháp trả phí khác…
4.3. Tăng traffic nhờ quảng cáo mạng xã hội
Với quảng cáo tìm kiếm, bạn phải trả tiền để được hiển thị ở vị trí đầu tiên trên trang kết quả tìm kiếm. Trong khi đó, với quảng cáo mạng xã hội, bạn phải trả phí để hiển thị những thông tin liên quan tới doanh nghiệp của mình. 
4.4. Quảng cáo hiển thị Display Advertising
Quảng cáo hiển thị là hình thức quảng cáo trực tuyến, mà trong đó doanh nghiệp truyền tải thông điệp của họ tới đối tượng khách hàng mục tiêu thông qua các biển quảng cáo hiển thị. Đó có thể là hình ảnh hoặc văn bản có đính kèm tên thương hiệu. 
Thu hút người xem cho website luôn là vấn đề mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng quan tâm. Nhưng dù lựa chọn cách nào đi chăng nữa, bạn cũng cần ưu tiên những traffic chất lượng, chờ đợi và không ngừng cải thiện website. Chúc bạn thành công!
4.5. Quảng cáo website qua các buổi offline
– Tài trợ cho các sự kiện trên danh nghĩa công ty
Ngoài các diễn đàn online, các buổi gặp mặt offline còn là nơi để doanh nghiệp tăng cường quảng bá thương hiệu và khẳng định vai trò của mình. Bởi lẽ các sự kiện luôn là nơi hội tụ của những người có ảnh hưởng trong ngành cùng với nhiều người khác có chung một mục đích và chí hướng. 
Thế nên, thông qua việc tài trợ cho những sự kiện này, logo thương hiệu được tiếp xúc với các phương tiện truyền thông, thu hút nhiều sự quan tâm. Mà họ sẽ quan tâm bằng cách nào? Dĩ nhiên là tìm kiếm thông tin về doanh nghiệp bạn thông qua các công cụ tìm kiếm như Google, và traffic tự nhiên chắc chắn tăng. 
– Quảng cáo tại hội nghị
Một khi có cơ hội phát biểu tại hội nghị với chủ đề liên quan tới lĩnh vực kinh doanh, đừng bỏ lỡ. Việc phát biểu và quảng bá doanh nghiệp sẽ gắn liền với nhau. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết nối và giới thiệu về doanh nghiệp tới các nhà lãnh đạo trong ngành.
4.6. Influencer Marketing
Nền tảng mạng xã hội càng lúc càng thay đổi để không ngừng cung cấp đúng nhu cầu người tiêu dùng cần. Và một trong số những nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua cũng như nhận thức của người tiêu dùng chính là những người ảnh hưởng (influencers). Khách hàng sẽ dựa vào những người này để tìm sản phẩm tiêu thụ của họ. Hầu hết influencers là chuyên gia hoặc người nổi tiếng nên kết quả đạt được qua quảng cáo trên kênh này cũng khả quan nếu biết cách làm hợp lý. 
Chỉ cần chọn influencer để làm việc chung, liên hệ với họ và trao đổi với họ có chấp nhận quảng cáo sản phẩm cho bạn không. Nếu có, bạn có thể tự lên nội dung quảng cáo và đưa cho họ quảng bá, kèm link website trong bài đăng của họ. Bạn sẽ nhanh chóng tăng traffic cho website nhờ vào những người này. 
  Bài viết 17 thủ thuật thu hút người xem cho website hiệu quả xuất bản bởi Huế Vibe Team.
from Huế Vibe Team https://ift.tt/2UIB71L
0 notes
longhuevibe · 3 years
Text
Làm cách nào để tạo website miễn phí mà không cần biết lập trình
Bạn có tin được không?
Tạo một website miễn phí không hề khó như bạn nghĩ. Thực tế, nó vô cùng đơn giản và dễ thực hiện. Hơn thế nữa, các website 0đ này vẫn đáp ứng đầy đủ chức năng cho mục đích cá nhân hay doanh nghiệp.
– Bạn chẳng cần tốn một đồng nào để có một website
– Giảm thiểu chi phí thuê ngoài, tốn kém với ngân sách có hạn
Những gì bạn cần làm lúc này là đọc bài viết sau.
Trong bài viết dưới đây, tôi sẽ cho bạn thấy cụ thể làm thế nào tôi tạo được website miễn phí nhưng vẫn phục vụ tốt nhu cầu sử dụng. 
Nếu bạn muốn biết nhiều hơn, tất cả những gì bạn phải làm đọc tiếp phần bên dưới!
I. Công cụ Internet mới giúp xây dựng website
Khoa học công nghệ không ngừng phát triển và sự ra đời của những phát minh liên quan tới Internet là điều hiển nhiên. Nếu như trước đây, cá nhân hay tổ chức muốn sở hữu website là điều khá khó khăn, hoặc phải nhờ đến dịch vụ thiết kế website. Nhưng giờ đây, web 2.0 ra đời, mang đến giải pháp tuyệt vời cho người dùng Internet.
a. Web 2.0 là gì?
Web 2.0 là một công cụ Internet mới nhằm thúc đẩy trao đổi thông tin và hợp tác giữa mọi người trên mạng thông qua ứng dụng web và mô hình mà nó cung cấp sẵn. Các trang web điển hình web 2.0 là: ứng dụng trực tuyến, cộng đồng trực tuyến, trang mạng xã hội, blog,…Và dĩ nhiên, có cả những web 2.0 là nền tảng tạo website miễn phí. Khi tạo, tên miền trang web của bạn sẽ gắn kèm tên miền gốc của những web 2.0 này. Ví dụ tên trang web tôi muốn tạo là huevibe và tôi sử dụng web 2.0 wordpress.com để thực hiện, và website sau khi xuất bản sẽ có tên miền là huevibe.wordpress.com
b. Lợi ích của web 2.0
– Dễ dàng sử dụng
So với các kỹ thuật thiết kế website phức tạp, thì web 2.0 là một ý tưởng tuyệt vời. Bạn sẽ nhận được những công cụ có sẵn để xây dựng và chỉnh sửa nội dung tương tự như bạn làm với website hoặc trang blog của mình. Dễ dàng đăng kí tài khoản rồi đăng nhập lại bất cứ khi nào bạn cần. 
– Hoàn toàn miễn phí
Một điều tuyệt vời nữa là bạn có thể sáng tạo nội dung trang web mà không bỏ ra một chi phí nào. Hơn nữa, các trang web bạn tạo sẽ được index ngay lập tức. Hỗ trợ SEO, xây dựng nguồn backlink chất lượng và hiệu quả.
– Tạo tương tác giữa khách hàng và doanh nghiệp
Nếu sử dụng đúng cách, web 2.0 sẽ hỗ trợ tạo nền tảng sử dụng cho người dùng một cách tối ưu nhất. Khách hàng vẫn có thể tương tác với bạn bằng tin nhắn hoặc bình luận. Bên cạnh việc bổ trợ backlink, web 2.0 là sợi dây kết nối hoàn hảo giữa khách hàng và doanh nghiệp.
– Nền tảng chia sẻ thông tin
Web 2.0 là nơi bạn có thể thỏa sức chia sẻ những bí quyết, mẹo hay trong cuộc sống, những ý tưởng sáng tạo độc đáo cho người dùng Internet. Thông qua việc sử dụng những tính năng phân loại được tích hợp sẵn trên web 2.0 như đi link, thẻ tag, hình ảnh,…để thông báo cho mọi người biết những cập nhật mới nhất của mình. 
II. Các nền tảng tạo website miễn phí 
Có nhiều web 2.0 cho phép và hướng dẫn chi tiết tạo website miễn phí. Dưới đây là các nền tảng nổi tiếng được nhiều người sử dụng.
1. WordPress 
Một trang web 2.0 có tiếng và cực kỳ quen thuộc với các bạn làm SEO. WordPress là một mã nguồn mở và trang web hỗ trợ tạo website được sử dụng rất rộng rãi trên khắp thế giới. Xuất phát điểm là một trang tạo blog, ứng dụng này đã nhanh chóng trở thành CMS (Content Management System – Hệ thống quản trị nội dung) được người dùng Internet công nhận và áp dụng toàn cầu.
Kho giao diện khổng lồ với thiết kế ấn tượng đã tạo sự khách biệt cho WordPress so với các nền tảng khác. Tích hợp gần như đầy đủ các tính năng từ cơ bản đến phức tạp như mở rộng, tăng độ tương tác, hỗ trợ SEO website tối ưu hóa trải nghiệm người dùng,…Tuy vậy, muốn có nhiều chức năng hơn thì bạn phải trả thêm phí thì mới sử dụng được. Ví dụ như mua tên miền hay thuê Hosting,…
2. Blogger nền tảng tạo website miễn phí
Blogger ra đời từ những năm 90, sau này được Google mua lại và phát triển thêm nhiều tính năng mới và hiện đại hơn. Nó giúp xây dựng website miễn phí một cách bài bản đi kèm hỗ trợ html, css, script… Bên cạnh đó, nó còn có những tính năng vượt trội, thuận tiện cho người bắt đầu làm quen với thiết kế website. Thậm chí, nếu bạn biết code, bạn có thể tạo bất kỳ website nào. 
Nền tảng này sở hữu lượng người dùng khổng lồ, vì vậy, nếu có bất cứ thắc mắc trong quá trình sử dụng và tối ưu công cụ tìm kiếm Google, bạn có thể nhờ các anh chị em trong cộng đồng blogger giải đáp. 
3. Wix
Ở châu Âu, mọi người quen với việc tạo lập web miễn phí bằng Wix. Wix gồm những tính năng cơ bản cùng với thao tác tương đối đơn giản. Thêm vào đó, mạng lưới người dùng của Wix tương đối ổn định nên đảm bảo sự tương tác trong cộng đồng. Bên cạnh đó, tính bảo mật website của Wix cũng được đánh giá cao. 
Tuy không tính chi phí mua tên miền hay thuê Hosting như WordPress, nhưng nếu muốn bổ sung các tiện ích khác như xóa logo Wix, thêm các chức năng thương mại điện tử thì bạn phải mua thêm gói theo tháng hoặc năm. 
4. Weebly công cụ hỗ trợ xây dựng trang web
Weebly là cái tên không còn xa lạ với những bạn có chuyên môn về SEO hay thiết kế web. Đây là trang web uy tín hỗ trợ tạo website miễn phí, thao tác sử dụng đơn giản và tích hợp nhiều tính năng thú vị. Ngay cả những bạn chưa biết gì về thiết kế web và kiến thức lập trình còn hạn chế, cũng có thể dễ dàng tạo ra một trang web trên nền tảng Weebly. 
Ưu điểm của Weebly:
– Giao diện đẹp, thao tác làm việc đơn giản
– Giúp người dùng tạo website như ý muốn
– Tích hợp các giao diện thông minh, đẹp mắt được thiết kế sẵn
5. Webflow
Webflow ra đời vào năm 2013 và nhanh chóng trở thành một trong những nền tảng tạo website phổ biến. Có thể nói, các tính năng của Webflow là sự kết hợp các công cụ thiết kế như Wix và  khả năng quản lý nội dung như của WordPress. Đây là nền tảng xây dựng trang web tuyệt vời phù hợp với tất cả mọi người. Mặc dù, thao tác sử dụng phức tạp và khó hơn nhiều nền tảng khác. Tuy vậy, Webflow vẫn hỗ trợ quy trình SEO hiệu quả và là một web 2.0 không thể bỏ qua. 
6. Jimdo
Jimdo giúp bạn xây dựng website miễn phí, hỗ trợ các công cụ viết blog và tích hợp phương tiện truyền thông, đồng thời giúp nhúng video và biểu mẫu liên hệ tiện lợi. Khi đăng ký, nền tảng này sẽ “tặng” bạn 500MB dung lượng và băng thông 2GB thoải mái sử dụng cho công việc cá nhân hay kinh doanh. 
Ngoài ra, Jimdo cũng có những tính năng phải trả phí, chẳng hạn như nhận tên miền miễn phí, xóa quảng cáo, mở khóa các công cụ SEO, tăng dung lượng và băng thông,…Bạn có thể cân nhắc và chọn mua nếu cần. 
Hi vọng với sự gợi ý từ bài viết này, tạo website cá nhân miễn phí giờ đây chỉ còn là chuyện nhỏ. Tuy nhiên, nếu những nền tảng sẵn có này vẫn không làm bạn hài lòng, hoặc bạn muốn phát triển thương hiệu theo cách chuyên nghiệp hơn. Bạn có thể liên hệ đến dịch vụ thiết kế website từ những đơn vị thiết kế uy tín để website có giao diện riêng biệt, ấn tượng và chuẩn SEO.
Bài viết Làm cách nào để tạo website miễn phí mà không cần biết lập trình xuất bản bởi Huế Vibe Team.
from Huế Vibe Team https://ift.tt/3haultr
0 notes
longhuevibe · 3 years
Text
Nguyên nhân khiến website tụt hạng và cách “lấy lại những gì đã mất”
Hãy tưởng tượng:
Vào một buổi sáng đẹp trời, bạn thức dậy, bắt đầu công việc kiểm tra thứ hạng website của mình. Chẳng biết nguyên nhân nào khiến website tụt hạng, nhưng bạn không còn thấy nó nằm ở Top 10, thậm chí Top 100 nữa. Bao công sức đưa website lên trang nhất của Google bỗng chốc “đổ sông đổ bể”. Tôi tin rằng đó chắc chắn không phải là cảm giác dễ chịu.
Thật may, điều này hiện tại vẫn chưa xảy ra!
Nhưng…thực tế là website có thể tụt hạng bất cứ lúc nào, đòi hỏi bạn phải biết xử lý những vấn đề này. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ liệt kê các cách tìm và sửa chữa trong SEO để website luôn nằm trong vùng an toàn, kéo thứ hạng về nhanh. 
Đây là 1 dự án HueVibe được nhận để phục hồi thứ hạng từ khóa. Traffic giảm dần trong 3 tháng (4,5,6/2021) (Biểu đồ trên công cụ Google Analytics)
Trước hết, hãy bình tĩnh!
Đừng hoảng sợ, đây chỉ là một phần trong SEO. Tin tốt là bạn không cần quá lo lắng. Có thể công cụ theo dõi thứ hạng đang gặp lỗi hoặc Google đang điều chỉnh thuật toán. Kiểm tra lại vào ngày hôm sau, và thường mọi thứ sẽ trở lại bình thường như chưa hề có chuyện gì xảy ra. 
Nhưng phải làm sao khi dù đã kiểm tra nhiều lần , thứ hạng vẫn không tăng trở lại. Hoặc bạn vẫn muốn mọi thứ ổn định theo trật tự vốn có? Lần lượt kiểm tra qua các nguyên nhân bên dưới.
Thứ hạng của website trên Google có thật sự giảm?
Website đã tụt hạng hay chỉ là công cụ theo dõi thứ hạng có trục trặc?
Lần lượt kiểm tra bảng xếp hạng của trang web thông qua phần mềm hay công cụ kiểm tra (Rank Tracker) và tài khoản Twitter, để xem xét có bất thường nào xảy ra. Những phần mềm này và Google thường chơi trò mèo vờn chuột. Ấy là khi Google cập nhật các thuật toán và thay đổi trang kết quả tìm kiếm, những rank tracker cũng vì thế phải cập nhật theo. Cho đến khi quá trình cập nhật hoàn tất, thứ hạng mà họ báo cáo cho bạn đôi khi bị tắt. 
Khi đó, hãy kiểm tra những số liệu phân tích trang web và Google Search Console (mở một tab khác) để xác thực liệu vị trí xếp hạng trên Google và lưu lượng truy cập miễn phí đã giảm xuống hay khôn. 
Ảnh bên dưới là ví dụ về hiệu suất của Google Search Console cho thấy sự sụt giảm nghiêm trọng về số lần nhấp:
Những dấu hiệu này cho thấy sự tụt hạng của website là thật. 
Các trang web vẫn được index chứ?
Trước hết, hãy tìm kiếm site: tên miền để nhanh chóng kiểm tra quá trình index website vẫn hoạt động.
Đồng thời, kiểm tra có bao nhiêu trang đang được index trên Google. Nếu tìm thấy toàn bộ trang trên trang kết quả tìm kiếm, đó là tin tốt. Nhưng một khi phần lớn các trang web bị loại ra khỏi hoạt động index của Google, nghĩa là bạn đang bị phạt theo hình thức thủ công (manual penalty). Nó cũng liên quan đến vài kỹ thuật về SEO và chúng tôi sẽ đề xuất hướng giải quyết ngay bên dưới.
1. Hình phạt thủ công của công cụ tìm kiếm khiến website tụt hạng
Những người đánh giá trên Google sẽ thực hiện các thao tác thủ công để xác định trang web của bạn không tuân thủ theo các quy tắc đánh giá chất lượng của Google. Có nhiều lý do dẫn đến các hình phạt này là: – Trang web bị tấn công hack
– Website bị spam
– Backlink không chất lượng
– Nội dung không sáng tạo, trùng lặp
– Sử dụng thủ thuật che dấu trong SEO cloaking
Nếu thứ hạng giảm mạnh chỉ sau một đêm (tụt quá 10 vị trí) với nhiều từ khóa, kiểm tra các hình phạt thủ công là điều nên làm trong lúc này. Bạn có thể kiểm tra bằng cách đăng nhập vào Google Search Console > Security and Manual Actions > Manual Actions. Nếu website bị phạt, sẽ có thông báo gửi đến kèm lời giải thích từ phía Google với nội dung rõ ràng. Dẫu rằng Google không ưu ái bất kỳ ai, nhưng họ vẫn cung cấp gợi ý về nơi tìm ra thủ phạm. Nó cũng cho biết liệu hành động đó có ảnh hưởng tới toàn bộ trang web hay chỉ là một vài trang hoặc tên miền phụ nhất định.
Xác định chính xác điều gì đã gây hại cho website. Đối với trường hợp xảy ra sự cố trên trang, dễ dàng tìm được nguyên nhân gây ra. Các vấn đề bên ngoài trang có thể do thuật toán hoặc mắc sai lầm trong chiến lược backlink, hoặc cũng có thể do đối thủ chơi xấu. Có nhiều nguyên nhân mà bạn không biết chính xác điều gì đang hãm hại website của mình, hãy kiểm tra các vi phạm phổ biến dưới đây:
a.  SEO Offpage tiêu cực ảnh hưởng đến thứ hạng web
SEO tiêu cực là bất kỳ hoạt động độc hại nào nhằm giảm thứ hạng trang web của đối thủ cạnh tranh trên kết quả công cụ tìm kiếm. Đó có thể là cố ý tạo các liên kết spam, link kém chất lượng đến web, thu thập nội dung hoặc hack web. SEO tiêu cực thường không thành công, nhưng vẫn có thể xảy ra, khi ấy thứ hạng của web sẽ bị sụt giảm đáng kể.
– Các liên kết bất thường: Vị trí của website sẽ bị ảnh hưởng bởi các liên kết spam. Nó có thể xảy ra khi bạn mua phải các link kém chất lượng hoặc do đối thủ tấn công web.
Khắc phục: Xây dựng hồ sơ backlink để kiểm tra 2 điều: một là gần đây số lượng backlink có tăng đột biến không, hai là những rủi ro bị phạt từ nguồn backlink. 
– Scraped Content – sao chép nội dung là một thủ thuật trong SEO ám chỉ  hành vi sử dụng nội dung trên các website khác, uy tín hơn một cách trái phép. Nếu Google phát hiện “phiên bản thật” của những sao chép ấy, website của bạn sẽ bị tụt hạng. 
Khắc phục: Bạn có thể sử dụng Copyscape Plagiarism Checker để xem liệu có ai đang sao chép nội dung của mình hoặc người chịu trách nhiệm content cho website của bạn đang lấy nội dung từ web khác. Vì cả hai điều này đều có hại cho SEO. 
– Trang web bị hack: Có hàng trăm cách để kẻ xấu xâm nhập vào những bảo mật của website. Việc sử dụng http để trao đổi dữ liệu, mật khẩu, tải tệp lên,…đều khiến cho trang web dễ dàng bị tấn công. Google luôn tối ưu trải nghiệm người dùng nên chỉ hiển thị những nội dung đáng tin cậy, và điều này khiến nó luôn quét các trang web để tìm các phần mềm độc hại. 
Khắc phục: Một khi trang web của bạn bị tấn công, nó sẽ báo qua Google Search Console. Việc bạn cần làm là xem hướng dẫn của Google và khắc phục. 
b. Những vi phạm Onpage
Điều này có thể xảy ra và bạn cần phải kiểm soát nó. Xuất phát từ những hành động SEO sai, như tạo ra nội dung kém chất lượng, trải nghiệm người dùng chưa tốt hoặc internal link phức tạp. 
– Spam do người dùng tạo ra: Spam bình luận là một kỹ thuật SEO tiêu cực có thể tác động đến thứ hạng của website. Xem xét các trang web cho phép người truy cập bình luận như trang đánh giá sản phẩm, nhận xét bài blog, thông tin,..Những comment xấu là những liên kết, đề cập tới sản phẩm, công ty khác không liên quan. 
Khắc phục: Xóa nhận xét, khóa tài khoản, và xem xét thực hiện thêm các biện pháp phòng chống spam do người dùng tạo ra trong tương lai.
– Chuyển hướng lén lút (Sneaky redirect): là hành động đưa người dùng đến một URL khác với URL mà họ nhấp vào lúc đầu, nhằm tạo traffic đến các trang web không theo cách tự nhiên.
Trong nguyên tắc quản trị của Google cũng liệt kê cụ thể các chuyển hướng lén lút này như một chiến thuật Black Hat SEO vi phạm nguyên tắc của họ.
– Các liên kết outbound bất thường: Chúng ta biết rằng hình phạt link xảy ra khi website nhận các backlink có chất lượng thấp hoặc từ các link spam trỏ đến. Google sẽ phạt khi bạn đi link từ website của mình tới các website khác, nó được gọi là hình phạt “Liên kết đi ra không tự nhiên” (unnatural outbound links),hình phạt có thể áp dụng toàn bộ trang hoặc một phận trong website khiến thứ hạng web bị tụt giảm đáng kể.
2. Do Google cập nhật thuật toán
Google luôn không ngừng cải tiến và liên tục thay đổi các thuật toán tìm kiếm. Các thuật toán này được update hàng trăm lần mỗi năm, một số ảnh hưởng đáng kể đến website, trong khi số khác hầu như ít tác động đến thứ hạng website. Gần đây, những thuật toán như Penguin, Panda, và Hummingbird được đưa ra nhằm thay đổi cách xếp hạng các kết quả tìm kiếm tốt hơn và công bằng hơn. Tuy nhiên, việc Google thay đổi thuật toán là điều ít được mong đời từ các SEOer và những người quan tâm đến SEO. 
Khắc phục: Để tránh những “bản án” từ Google, nên theo dõi Google Webmaster Guidelines kết hợp với việc hợp tác và thực hiện chiến dịch SEO mũ trắng.
3. Đối thủ có website tốt hơn, đẩy trang web rớt hạng
Không chỉ riêng bạn cố gắng, mà đối thủ cạnh tranh cũng không ngừng nỗ lực để tăng thứ hạng và SEO tốt. Mặc dù điều này ít khi ảnh hưởng quá mạnh đến thứ hạng website, nhưng dù vậy, nó vẫn có thể “đá bay” bạn ra khỏi những vị trí đẹp trên Top Google. 
Khắc phục: Sử dụng SERP History từ những phần mềm kiểm tra thứ hạng để xem xem vị trí website đã thay đổi như thế nào so với đối thủ. Nếu nhiều thay đổi hỗn loạn như trang web mới, sự thay đổi liên tục, di chuyển nhiều, thì có khả năng bạn đang trải qua Google Dance – là hiện tượng bạn đang ở vị trí cao trên Google thì bị rớt hạng rất nhanh. 
– Nếu đối thủ xếp hạng cao hơn bạn do có khối lượng từ khóa lớn, thì có thể, họ đã thực hiện một số cải tiến trên toàn bộ trang web.
Khắc phục: Sử dụng phần mềm phân tích trang web của đối thủ cạnh tranh, để kiểm tra liệu họ có hơn bạn về tối ưu hóa kỹ thuật không, hay họ đang sở hữu hồ sơ backlink chất lượng. 
– Trường hợp bạn đã thay đổi số lượng và chất lượng từ khóa, thì nguyên nhân nữa đến từ việc tối ưu hóa On-page. Đối thủ cạnh tranh có thể đã cập nhật từng trang web, cải thiện nội dung, tối ưu hóa từ khóa, tiêu đề và thẻ html. 
Khắc phục: Truy cập các trang chất lượng của đối thủ, so sánh và đánh giá với trang web của mình. Từ đó mượn ý tưởng và cập nhật cho website.
4. Mất backlink khiến trang web bị tụt hạng
Các backlink chất lượng thấp có thể là nguyên nhân khiến website tụt hạng, ảnh hưởng đến hiệu suất trong SERP và làm mất backlink chất lượng trước đó. 
Khắc phục: Nếu bạn muốn lấy lại link bị mất, có thể liên hệ tới quản trị viên của website đó. Cách thức liên hệ sẽ phụ thuộc vào bản chất của backlink đó. Nếu bạn có mối quan hệ với quản trị viên đó, chỉ cần một cuộc gọi là có thể lấy lại nhanh chóng. Nhưng nếu bạn không quen họ, hãy sử dụng Email, Twitter hoặc LinkedIn là phương thức liên hệ tốt nhất. 
5. Thay đổi site 
Một số các thay đổi trên trang như thiết kế lại, thay đổi CMS hoặc chuyển sang HTTPS đều khiến website rớt hạng trên công cụ tìm kiếm. 
Khắc phục: Nếu gần đây bạn có thay đổi trang web, hãy mở Google Search Console, đi đến phần Index > Coverage. Nếu nó thể hiện nhiều lỗi hoặc có cảnh báo tương ứng với mốc thời gian thay đổi trang web sẽ giúp bạn biết được nguyên nhân. Và thật may, Google có ghi lại nhật ký, thu thập và mô tả những bất thường này. Vì thế bạn dễ dàng xác định và khắc phục sự cố. 
6. Hành vi người dùng thay đổi làm website tụt hạng
Người dùng luôn có những suy nghĩ mà chúng ta không thể lường trước được. Hơn nữa, nỗi khao khát tìm kiếm thông tin bổ ích luôn là điều hiện hữu trong hành vi tìm kiếm của mỗi người. Vì vậy, Google cho rằng, các chỉ số đo lường hành vi luôn biến động khiến vị trí xếp hạng của trang web bị “lung lay”. Bởi vì tỷ lệ nhấp chuột giảm cũng giải thích cho việc rớt hạng của website.
7. SEM traffic cannibalization
Đúng như tên gọi, SEM traffic cannibalization nghĩa là lưu lượng truy cập từ SEM đang bị “ăn thịt”. Quảng cáo Google Ads luôn được ưu tiên trong SERP, và không có vấn đề gì khi đánh cắp lượng lớn truy cập từ những kết quả tìm kiếm tự nhiên. So sánh các từ khóa trong chiến dịch quảng cáo PPC với những từ khóa từ traffic tự nhiên. Nếu phát hiện từ khóa trùng lặp, bạn hãy nhanh chóng dừng quảng cáo PPC. Bởi vì tại sao bạn phải tiếp tục trả tiền cho những lưu lượng truy cập mà trong khi bạn hoàn toàn có thể nhận chúng miễn phí. 
8. Ưu tiên Index Mobile
Các công cụ tìm kiếm luôn đặc biệt quan tâm đến các web thân thiện trên nền tảng di động. Khi bàn về thứ hạng của Google, những trang web thân thiện với thiết bị di động thường được ưu tiên hơn nhiều. Nhưng cũng đừng lo lắng, vì điều này không có nghĩa các trang web trên nền tảng máy tính sẽ không được ưu ái. 
Thế nhưng, việc thiếu phiên bản cho nền tảng di động cũng là lý do khiến website tụt hạng trên trang kết quả tìm kiếm của Google, cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng đến lưu lượng truy cập. 
Một ví dụ rõ ràng: đối thủ của bạn đã tối ưu trang web của họ trên thiết bị di động và họ nhanh chóng vượt mặt bạn và leo top Google. 
Khắc phục: Hãy tạo thêm phiên bản web trên thiết bị di động sớm nhất có thể.
9. SERP thay đổi thứ hạng website đổi thay
Nguyên nhân mất vị trí “xịn” trên Google cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng: Google thay đổi các trang kết quả tìm kiếm. Gần đây, Google ngày cao nâng cao trang kết quả của mình thông qua Knowledge Panel, Rich Snippet, Q&A sections, video clip, trang sản phẩm, quảng cáo việc làm và nhiều thứ khác nữa. Những điều ấy đều chung mục đích là tối ưu hóa trải nghiệm người dùng, và nếu bạn không đáp ứng kịp, chúng sẽ khiến website bạn tụt hạng nhanh chóng. 
Lời kết
Bất cứ lúc nào, những nguyên nhân khiến website tụt hạng kể trên, đều có thể xảy ra với bạn. Tôi biết cảm giác ấy không vui vẻ chút nào. Nhưng mọi chuyện đều có cách giải quyết và phụ thuộc vào hành động của bạn. Hi vọng những thông tin trên thật sự bổ ích và cũng mong rằng bạn không bao giờ phải sử dụng đến các cách khắc phục ấy. Chúc may mắn!
  Bài viết Nguyên nhân khiến website tụt hạng và cách “lấy lại những gì đã mất” xuất bản bởi Huế Vibe Team.
from Huế Vibe Team https://ift.tt/3x1qEgr
0 notes
longhuevibe · 3 years
Text
Cách đưa website lên top Google nhanh nhất và hoàn toàn miễn phí
Có một câu hỏi đùa rằng: “Nên cất giữ đồ vật ở đâu để không bị người khác tìm thấy?”
Và câu trả lời là ở trang thứ hai của Google
Đáp án có vẻ buồn cười nhưng là sự thật. Khi mà có tới 75% người sử dụng Google không bao giờ ấn tiếp vào trang thứ 2 để tìm kiếm thông tin.
Đồng nghĩa website của bạn sẽ chẳng nhận được bất kỳ một click chuột nào, traffic cực thấp nếu không nằm ở trang đầu . Vụt mất cơ hội tiếp cận 10 triệu lượt tìm kiếm mỗi tháng. 
Chỉ khi đưa website lên Top Google mới giúp hàng ngàn người dùng Internet biết đến bạn.
Bài viết hôm nay sẽ trả lời cho bạn các hỏi: – SEO là gì và nó quan trọng như thế nào?
– Cách đưa thông tin lên trang nhất Google nhanh nhất và hoàn toàn miễn phí
– Phương pháp trả phí đưa website lên top
Và bạn còn chần chừ gì nữa? Cùng bắt đầu nào!
1. SEO – tối ưu hóa công cụ tìm kiếm đưa từ khóa lên TOP miễn phí
a. SEO là gì?
SEO là viết tắt của Search Engine Optimization – tối ưu hoá công cụ tìm kiếm. Là tập hợp các công việc như  tối ưu tốc độ, cấu trúc website, đi link, viết bài…giúp tăng thứ hạng của website một cách tự nhiên và miễn phí trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm SERPs – thường là Google. Mà không cần phải nhờ đến sự trợ giúp của quảng cáo trả phí. 
b. Vai trò của SEO
Trước cuộc cách mạng 4.0, Internet phát triển như vũ bão, bên cạnh marketing truyền thống, thì marketing online ngày càng được đẩy mạnh hơn. Nhờ vai trò của SEO  website nằm ở trang nhất của Google, từ đây bạn sẽ đạt được những lợi ích to lớn
– Tiết kiệm chi phí cho chiến lược marketing, chi phí quảng cáo
– Tăng lượng truy cập
– Đánh giá trải nghiệm người dùng
– Phát triển thương hiệu doanh nghiệp…
Sau cùng, mục đích của SEO không dừng lại ở việc website đứng đầu “bảng vàng” Google. Mà quan trọng nó phải phục vụ tốt nhu cầu của doanh nghiệp, là giữ chân khách hàng, bán được hàng và doanh thu tăng trưởng. 
2. Cách đưa website lên trang đầu của Google nhanh nhất 
Rõ ràng, website không phải là đồ vật mà chúng ta có thể tùy ý đặt ở vị trí nào mà mình muốn, mặc dù, nó hiện hữu. 
Mà thông qua việc đưa thông tin, đưa từ khóa lên top nhờ phương pháp SEO. Khi ấy, website mới có thể tăng thứ hạng trên trang kết quả tìm kiếm của Google.
Cụ thể quy trình đưa thông tin và từ khóa lên trang nhất sẽ trải qua 6 bước như sau:
2.1. Tối ưu hóa kỹ thuật đưa trang web lên top
Đánh giá website đã đạt chuẩn theo tiêu chí của Google hay chưa, nếu chưa, việc bạn cần làm lúc này là tối ưu các kỹ thuật trên website. Nhờ vậy, Google sẽ đánh giá website tốt hơn. 
a. Tối ưu tên miền
Chú trọng tên miền và các đường link URL có chứa từ khóa chính. Tuy nhiên, cần phải có sự cân đối giữa độ dài, số lượng từ trong tên miền. Và cũng cần đảm bảo tên miền thể hiện được nội dung chính của bài viết. Không nên đặt tên quá dài, nhưng cũng không nên quá ngắn. 
b. Tối ưu tiêu đề bài viết
Bạn cũng không thể chủ quan với tiêu đề bài viết. Trong SEO, nó cực kỳ quan trọng. Một tiêu đề gây ấn tượng sẽ thu hút người đọc ngay từ cái nhìn đầu tiên. Lượt traffic tự nhiên tăng là tín hiệu tốt cho thấy website của bạn chất lượng, và đạt tiêu chí đánh giá của Google. Cùng với thẻ tiêu đề, các thẻ h2, h3,…cũng cần được tối ưu để nổi bật từ khóa chính và làm nội dung trở nên đầy đủ và có ích cho người đọc hơn. 
c. Mô tả
Tối ưu thẻ meta cũng góp phần giúp trang web hoàn thiện hơn. Không chỉ góp phần đưa trang web lên trang nhất Google, thẻ meta có chứa từ khóa với nội dung hấp dẫn còn là lời mời gọi, kích thích người dùng nhấp vào bài viết. Từ đó tăng lưu lượng truy cập miễn phí cho website. 
2.2. Tối ưu từ khóa và nội dung bài viết
a. Phân tích và lựa chọn từ khóa
Tôi muốn hỏi bạn.
Mỗi lần bạn muốn tìm kiếm trên Google, bạn nhập vào thanh tìm kiếm một hoặc nhiều câu từ, phải không?
Trong SEO, ấy gọi là từ khóa. Cách đưa nội dung leo top Google phụ thuộc nhiều vào việc bạn chọn từ khóa.
Thông thường, từ khóa 4 – 7 từ được xem là loại từ khóa dài có mức độ cạnh tranh trung bình hoặc thấp nên thời gian lên top Google nhanh hơn. So với các từ khoá có độ dài 1-3 từ nhưng cạnh tranh cao. Mặc khác, từ khóa dài còn giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi vì nó mô tả đúng nhu cầu của người dùng hơn. 
Ví dụ như “mua mèo anh lông ngắn” thay cho “mua mèo”. Tôi đã từng tìm trên Google để mua sách học tiếng Anh bằng nhiều từ khóa nhưng kết quả chưa tìm được nhà cung cấp ưng ý. Cuối cùng tôi đã tìm được nơi bán sách phù hợp với từ khóa “sách học tiếng Anh cho người mới bắt đầu”. Vì thế Huevibe khuyên bạn nên nghiên cứu, phân tích và chọn lọc từ khóa để tránh thất bại và phải SEO lại từ đầu.
Thêm nữa, bạn có thể kết hợp cả Local SEO (SEO địa điểm) để khoanh vùng từ khóa theo địa lý nhằm tiếp cận rõ ràng hơn đến khách hàng. Website nhanh chóng đạt top 10 Google và vượt mặt đối thủ. 
Ví dụ: bạn đang tập trung bán hàng ở Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn… thì kèm các tên riêng này vào từ khóa.
b. Tạo nội dung cho các từ khóa
Sau khi lựa chọn được từ khóa cần đưa vào trang một của Google. Bạn cần tiến hành chuẩn bị nội dung có chứa từ khóa thỏa mãn 3 yếu tố Đúng – Đủ – Khác biệt. Google là công cụ hỗ trợ người dùng Internet, nên nó luôn muốn trải nghiệm người dùng tốt hơn. Vì vậy, sáng tạo nội dung chất lượng được Google rất thích và đánh giá cao. 
Tuy nhiên hiện nay, việc sản xuất nội dung đang bị copy và xào nấu rất nhiều. Sự xuất hiện hàng trăm bài viết na ná nhau tràn lan trên mạng đòi hỏi bài viết đăng tải trên website của bạn phải tốt hơn và khác biệt hơn, mới có thể xếp thứ hạng cao trên Google.
Để dễ triển khai và phát triển nội dung cho từ khóa hiệu quả, bạn cần tìm hiểu thị trường mà mình sẽ viết, lên danh sách 10 đối thủ đang nằm ở trang nhất, đọc và phân tích, tự hỏi bản thân có thể viết tốt hơn những bài ấy không? Sau đó lập dàn ý rồi mới bắt tay vào viết thì bạn sẽ dễ quản lý chủ đề và viết nhanh hơn. 
b. Tối ưu hình ảnh trong bài viết
Sử dụng hình ảnh giúp bài viết trực quan và sinh động hơn. Tuy nhiên cần phải sử dụng những hình ảnh phù hợp và liên quan tới nội dung đang trình bày trong website.
Nếu có thể, bạn có thể tự chụp hoặc tạo những bức ảnh của riêng mình. Hoặc bạn cũng có thể tìm kiếm hình ảnh trên những trang web chia sẻ hình ảnh miễn phí và có phí. 
Từ kinh nghiệm, khi làm SEO, doanh nghiệp, nhất là với lĩnh vực kinh doanh, nên sử dụng những hình ảnh tự do và không vi phạm bản quyền. Tránh bị Google phạt và làm chậm quy trình SEO.
Một điểm cần lưu ý nữa là bạn cần phải tối ưu hóa kích thước hình ảnh cho phù hợp. Hình ảnh quá nhỏ sẽ cho chất lượng không tốt. Hình ảnh có kích thước quá to làm tốc độ tải website chậm, khiến thứ hạng của website trên Google bị ảnh hưởng. 
2.3. Tối ưu On-page đưa website lên top miễn phí
Sau khi hoàn thành 3 bước ở trên, đã đến lúc bạn thực hiện SEO Onpage trực tiếp trên trang web. Với các lưu ý cơ bản trong quá trình tối ưu như sau:
– Title (tiêu đề) ngắn gọn, thu hút và có chứa từ khóa
– Đảm bảo đường dẫn URL thân thiện với Google
– Đảm bảo xuất hiện thẻ title và description (mô tả) trên trang hiển thị kết quả
– Tối ưu thẻ h1, h2, h3 
– Hình ảnh rõ nét kèm thẻ alt
– Tốc độ truy cập vào trang nhanh chóng, trang không chứa bất cứ mã độc nào…
Google luôn biến đổi thuật toán nhưng bạn có thể cập nhật và tối ưu theo các tiêu chí mà Google đưa ra. Thực tế, công việc SEO onpage khá mất thời gian và đòi hỏi bạn phải làm kỹ, chắc chắn từng công việc. Khi ấy, không chỉ website nằm ở vị trí cao trên trang kết quả tìm kiếm mà hơn hết, thương hiệu của bạn cũng tiếp cận đến nhiều khách hàng hơn. 
Đó chẳng phải là mục đích cuối cùng của kinh doanh ư?
2.4. Tối ưu Off – page 
Cách đưa website lên top Google còn phải cần đến những công việc trong tối ưu Off – page. Cụ thể đây là hoạt động bên ngoài website. SEO offpage là tập hợp xây dựng liên kết (Link Building), Marketing online trên các kênh Social Media, Social Media Bookmarking,…hỗ trợ đẩy nhanh website tăng thứ hạng, kéo traffic. 
a. Tạo backlink chất lượng để đưa website lên trang đầu 
Điểm lưu ý trong bước xây dựng liên kết cho bài viết, cần chọn lọc backlink chất lượng và có uy tín để trỏ về website. Các hành động như spam vô tội vạ backlink trên các trang web khác nhau có thể bị Google phạt, thậm chí khóa website của bạn, ảnh hưởng đến SEO.
Cho nên,việc xây dựng backlink không chỉ đơn giản là nằm ở số lượng mà bạn đi link, mà hơn hết, còn cần chú ý về chất lượng của từng backlink. Vậy làm thế nào để biết được đâu là backlink tốt? Lựa chọn các website uy tín, có chủ đề liên quan, có PR cao, có DA và PA cao hoặc từ những nơi mua, bạn backlink chất lượng, trên các diễn đàn, hội nhóm SEO chia sẻ backlink.
b. Liên kết với mạng xã hội và các website khác
Hiện nay các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter, Linkedin….ngày càng phổ biến rộng rãi. Chính vì thế, những chia sẻ, những bình luận liên quan đến bài viết của bạn và trỏ về website trên những trang mạng nổi tiếng này sẽ được các công cụ tìm kiếm đánh giá cao và cơ hội lên Top Google trở nên thuận lợi hơn. 
Ngược lại, khi xuất hiện các bài viết spam trên các trang mạng xã hội không làm tăng lượt truy cập cho website của bạn, còn khiến cho hình ảnh, thương hiệu của doanh nghiệp đi xuống. 
Chính vì thế, đối với các trang mạng xã hội, nên chia sẻ từ website các bài viết chất lượng, những thông tin hữu ích cho người đọc, kết hợp tương tác với khách hàng và xây dựng một lượng người theo dõi trung thành. Chính những người dùng này không chỉ giúp đưa thông tin lên trang nhất Google mà có còn có thể trở thành khách hàng tiềm năng và khách hàng trong tương lai. 
2.5. Chờ đợi, củng cố và hoàn thiện nội dung
Cuối cùng, sau khi hoàn thành cách đưa từ khóa lên trang nhất Google từ những bước trên, bạn tạm thời nghỉ ngơi và theo dõi thứ hạng của từ khóa cũng như website thông qua các công cụ hỗ trợ như SEMrush, Google Analytics, Ahrefs,…Tuy vậy, không vì thế mà chủ quan, bạn vẫn phải củng cố, khắc phục lỗi nếu có và hoàn thiện nội dung tốt nhất để website lên top không những nhanh mà bền vững.  
Thực ra, dù là người mới bắt đầu học SEO, bạn đều có khả năng đưa website lên top Google. Tuy nhiên, thời gian bỏ ra cho công việc này khá nhiều trong khi kinh doanh cần sớm tiếp cận đến nhiều khách hàng để phát triển. Vì vậy, để không mất nhiều thời gian và công sức, bạn chỉ cần tập trung cho doanh nghiệp của mình và nhờ đến sự trợ giúp của các chuyên gia SEO và dịch vụ SEO chuyên nghiệp, uy tín cam kết 100% đưa website của bạn nằm ở trang nhất của Google nhanh chóng và hiệu quả. 
Tổng kết lại, đó là những gì mà bạn nên làm trong SEO nếu muốn đưa website lên trang nhất. Nhưng nếu muốn đẩy nhanh tiến độ, làm thế nào để website thần tốc “bay lên” vị trí đầu tiên trên “bảng vàng” trang nhất chỉ sau 1 giờ? Thông qua cách thức quảng cáo trả phí Google Ads, bạn sẽ thực hiện được điều này.
2. Cách đưa website lên Top Google với Google Ads
Một trong những cách cuối cùng để đưa bài viết của bạn lên trang nhất nhanh chóng, chính là việc sử dụng Google Ads. 
Google Ads là dịch vụ quảng cáo trực tuyến dưới sự quản lý của Google. Theo đó, tùy đối tượng khách hàng và loại hình sản phẩm, bạn có thể lựa chọn một trong hai loại quảng cáo phổ biến như sau:
– Thông qua công cụ tìm kiếm của Google (Google Search Network – GSN)
– Thông qua mạng hiển thị của Google (Google Display Network – GDN)
Sau khi đặt mức giá thầu cho quảng cáo, dựa vào từ khóa tìm kiếm liên quan, website sẽ xuất hiện ở những vị trí hàng đầu trên công cụ tìm kiếm Google và ở các trang web kết quả. 
Mặc dù đây là cách thức nhanh nhất để đưa website nằm ở trang nhất của Google. Tuy nhiên nếu sử dụng không có chiến lược và thiếu hợp lý rất có thể sẽ dẫn tới sự lãng phí về ngân sách mà không mang lại kết quả cao. 
Hơn thế nữa, việc chỉ dựa vào chạy quảng cáo Google Ads đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ có ngân sạch hạn chế là một sự lựa chọn khó khăn vì mức độ cạnh tranh với các công ty lớn là rất cao. Cho nên với 2 cách thức có phí và miễn phí, doanh nghiệp sở hữu website có thể cân nhắc chọn 1 trong 2, hoặc kết hợp hài hòa giữa cả 2 phương pháp để có thể đưa website lên top Google nhanh và bền vững. 
Bài viết Cách đưa website lên top Google nhanh nhất và hoàn toàn miễn phí xuất bản bởi Huế Vibe Team.
from Huế Vibe Team https://ift.tt/3vSlu4S
0 notes