Tumgik
mesidasgroup · 3 years
Text
Biến tần INVT | Tổng quan các dòng Inverter/VFD của INVT
Biến tần là thiết bị điện tử dùng để biến đổi nguồn điện xoay chiều có tần số và biên độ xác định sang nguồn điện xoay chiều khác có tần số và biên độ thay đổi được.
INVT là nhà sản xuất và là thương hiệu biến tần dẫn đầu Trung Quốc.  Biến tần INVT sử dụng IGBT với công nghệ của Đức đã sản xuất ra các loại biến tần chất lượng với giá cạnh tranh. Biến tần INVT đã được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới (trong đó có Việt Nam) nhờ có các tính năng đặc biệt, đa năng, độ bền cao, tiết kiệm điện, tối ưu ngân sách đầu tư cho người dùng.
Biến tần INVT có công suất từ 0.4KW đến 8000KW với nhiều cấp điện áp từ 220V/ 380V/ 690V/ 1140/ 3.3KV/ 6.6KV/ 10KV từ đó đáp ứng và thỏa mãn hầu hết các yêu cầu kỹ thuật và ứng dụng sử dụng biến tần. Biến tần INVT được sử dụng trong các ngành công nghiệp như: nâng, hạ, khai thác mỏ, luyện kim, dệt may, máy công cụ, hóa chất, nhựa, dầu khí, thành phố, xi măng, điện, v.v. Ngoài biến tần, INVT còn sản xuất và cung cấp PLC, HMI, UPS, BPD, Servo, v.v.
Chúng ta có thể liệt kê được các dòng biến tần INVT như sau:
GD20
GD20 là dòng biến tần vòng hở đa năng, nhỏ gọn và dễ sử dụng với khả năng đáp ứng vượt trội cho hầu hết tất cả các ứng dụng cơ bản. Ngoài ra, còn có thêm 2 phiên bản của GD20 là GD20-UL và GD20-EU.
Dải công suất: 1P 220V: 0.75–4kW và 3P 380V: 0.75-110kW
Biến tần INVT GD20 thường được ứng dụng trong máy đóng gói, máy dán nhãn, máy đóng chai, máy làm nhang, băng tải, máy chế biến thực phẩm, quạt thông gió, bơm, máy nén khí, máy ly tâm, máy in bao bì, máy cảo đùn…
GD200A
Biến tần GD200A là dòng biến tần đa năng được thiết kế dùng cho cả tải nặng và các loại tải biến thiên (bơm quạt – tải P). GD200A có cấu hình mạnh mẽ, bền bỉ, thích hợp làm việc trong điều kiện khí hậu nhiệt đới. Có khả năng sử dụng cả hai nguồn cấp AC và DC.
Dải công suất: 3P 220V: 0.75-55kW và 3P 380V: 0.75-500kW (có thể mở rộng đến 3000kW)
Biến tần INVT GD200A thường được ứng dụng trong máy kéo thép, cẩu trục, máy thổi, máy nghiền, máy cán, kéo, máy xeo giấy, máy tráng màng, máy tạo sợi, máy nhựa, dệt, nhuộm, hoàn tất vải, thực phẩm, thủy sản, đóng gói, nâng hạ, máy nén khí, bơm, quạt…
GD300
GD300 là dòng biến tần vòng hở cao cấp ứng dụng cho cả động cơ không đồng bộ và động cơ đồng bộ. Với bộ xử lý số tín hiệu DSP và các thuật toán nhận dạng và điều khiển động cơ hiện đại, cho phép hoạt động hiệu suất cao, đáp ứng nhanh. Biến tần GD300 nổi bật với độ tin cậy cao, khả năng thích nghi tốt với môi trường, các giao diện người sử dụng tiện lợi, ứng dụng linh hoạt và vận hành ổn định.
Dải công suất: 3P 380V: 1.5-500kW và 3P 660V: 22-630kW
Biến tần INVT GD300 thường được ứng dụng trong động cơ đồng bộ PM, các loại tải nặng như máy nén khí, nâng hạ, cuộn/xả cuộn, spindle motor, băng tải trong khai thác mỏ.
GD35
Biến tần GD35 là dòng biến tần điều khiển vector vòng kín cao cấp, cung cấp nhiều chế độ điều khiển: tốc độ, vị trí, Torque với độ chính xác cao đáp ứng những yêu cầu khắt khe về sai số, moment, vị trí.. trong các hệ thống như máy CNC, máy cắt theo chiều dài, máy in… GD35 là biến tần cho mọi loại động cơ: động cơ không đồng bộ phổ biến, động cơ tốc độ cao, động cơ đồng bộ PM, AC Servo.
Dải công suất: 3P 380V: 1.5-500KW và 3P 660V: 22-630kW
Biến tần INVT GD35 thường được ứng dụng trong máy CNC, máy chế biến gỗ, máy cắt dao quay, máy xeo giấy tốc độ cao, điều khiển đồng bộ tốc độ và lực căng cho cuộn/xả cuộn…
GD350
GD350 là dòng biến tần thông minh đa chức năng cao cấp nhất của INVT với công nghệ điều khiển vector hàng đầu thế giới, đáp ứng các yêu cầu điều khiển đa dạng với hiệu suất cao. Sản phẩm thỏa mãn yêu cầu công nghệ của nền công nghiệp sản xuất hiện đại 4.0, giúp người dùng có thể giám sát và vận hành thiết bị ở bất cứ đâu với độ chính xác và an toàn tuyệt đối. GD350 có hai phiên bản chính là GD350 IP20 và GD350 IP54, ngoài ra còn có GD350-UL.
Dải công suất: 3P 380V: 1.5-500kW (có thể mở rộng đến 3000kW) và 3P 660V: 22-630kW (có thể mở rộng đến 3690kW)
Biến tần INVT GD350 có thể được ứng dụng trong tất cả các ngành. Đặc biệt dành cho các nhà chế tạo máy và tích hợp hệ thống với khả năng tự lập trình theo yêu cầu của từng đối tác.
GD800
GD800 là dòng biến tần công nghiệp phù hợp cho các động cơ lớn với hiệu suất cao, hoạt động bền bỉ, lắp đặt và bảo trì dễ dàng. Ứng dụng trong các ngành công nghiệp luyện kim, cầu cảng, nâng hạ, điện bờ, dầu khí, hóa dầu, hóa chất, vật liệu xây dựng, khai thác mỏ, đóng tàu, xeo giấy và các ngành công nghiệp khác.
Dải công suất: 3P 380V 4-9600kW và 3P 660V 22-12000kW
Biến tần INVT GD800 thường được ứng dụng trong ngành công nghiệp luyện kim, cầu cảng, nâng hạ, điện bờ, dầu khí, hóa dầu, hóa chất, vật liệu xây dựng, khai thác mỏ, đóng tàu, xeo giấy và các ngành công nghiệp khác.
GD10
GD10 là dòng biến tần đa năng nhỏ gọn, tiết kiệm không gian và được dùng cho các ứng dụng chế tạo máy cơ bản cỡ nhỏ với công suất đến 2.2 kW.
Dải công suất: 1P 220 VAC, 0.75 kW ~ 2.2 kW và 3P 220 VAC, 0.75 kW ~ 2.2 kW và 3P 380 VAC, 0.75kW ~ 2.2 kW
Biến tần INVT GD10 có dải làm việc điện áp rộng, 1P 220 V±15% và 3P 380 V±15%, phù hợp cả với điều kiện điện áp lưới chập chờn, sụt áp nhiều ở các hộ kinh doanh nhỏ, vùng sâu vùng xa.
GD350A
GD350A ứng dụng bộ xử lý hiện đại nhất của INVT và công nghệ điều khiển vector hàng đầu thế giới giúp điều khiển chính xác và linh hoạt cả vòng hở và vòng kín. Nhờ khả năng mở rộng không giới hạn, GD350A có thể đáp ứng mọi ứng dụng từ đơn giản đến phức tạp trong các ngành khác nhau như dệt, sợi, đóng gói, thực phẩm, in ấn, dầu khí…
Dải công suất: 3P, 380V, 1.5kW – 500kW
GD18
GD18 là dòng biến tần 2 trong 1, được tích hợp tương đương 02 biến tần GD20. GD18 có khả năng điều khiển 2 motor độc lập với nhau trong cùng một thời điểm.
Dải công suất: 3P, 380V, 0.75kW – 7.5kW
GD200A-S24
GD200A-S24 là dòng biến tần chuyên dùng cho các ứng dụng điều khiển động cơ 3 pha 380V ở những nơi chỉ có điện lưới 1 pha 220V. Vận hành đơn giản, bền bỉ, hoạt động ổn định ngay cả những nơi nguồn điện bị sụt áp, chập chờn.
Dải công suất: 1P 220V: 7.5-15kW (Có thể mở rộng theo yêu cầu)
Biến tần INVT GD200A-S24 thường được ứng dụng trong máy xay chả, quạt oxi nuôi tôm, các loại máy xay xát, máy nghiền, máy chế biến thực phẩm, băng tải, máy chế biến gỗ.
GD35-07
GD35-07 là biến tần vector vòng kín tính năng đặc biệt, được thiết kế chuyên biệt cho các ứng dụng điều khiển sức căng cuộn/xả cuộn.
Dải công suất: 3P 380V: 1.5-75kW
Biến tần INVT GD35-07 thường được ứng dụng trong điều khiển đồng bộ tốc độ và lực căng cho cuộn và xả cuộn, công nghệ hoàn tất vải, sơn mạ tole, dây và cáp, phim màng mỏng, máy in, máy giấy, máy JIGGER…
GD35-09
GD35-09 là biến tần chuyên dụng tích hợp bộ điều khiển cho ứng dụng máy cắt dao quay tốc độ cao trong các nhà máy bao bì carton, đảm bảo cắt chính xác, tốc độ đáp ứng cao, sản phẩm đồng đều, đẹp, không phế phẩm và hiệu suất sản xuất cao.
Dải công suất: 3P 380V: 1.5-500kW
Biến tần INVT GD35-09 thường được ứng dụng trong các ngành công nghiệp sản xuất bìa carton, bao bì… để cắt liên tục sản phẩm theo chiều dài cố định.
GD300-01
GD300-01 (GD300-01A) là dòng biến tần cao cấp được thiết kế dành riêng cho ứng dụng điều khiển máy nén khı́. Với thiết kế cứng cáp, tích hợp nhiều chức năng điều khiển chuyên biệt và linh hoạt, GD300-01 phù hợp với tất cả môi trường làm việc và các loại máy nén khı́ khác nhau.
Dải công suất: 3P 380V: 18.5-315 kW
Biến tần INVT GD300-01 được thiết kế riêng biệt để dành cho các ứng dụng điều khiển máy nén khí.
GD300-02
GD300-02 là dòng biến tần vòng hở cao cấp được thiết kế dành riêng cho ngành dệt với các yêu cầu đặc thù như chịu được bụi, nhiệt độ cao, điều khiển hệ nhiều động cơ với đế tản nhiệt bằng nhôm thay cho quạt.
Dải công suất: 3P 380V: 7.5-55kW
Biến tần INVT GD300-02 được ứng dụng trong nhà máy dệt, khu vực có nhiều bụi và nhiệt độ cao.
GD300-16
Biến tần GD300-16 được thiết kế đầy đủ tính năng, dải công suất rộng phù hợp với các yêu cầu và ứng dụng trong hệ thống HVAC. GD300-16 có thể sử dụng rộng rãi trong các hệ thống điều khiển nhiệt và điều khiển luân phiên đa bơm trong các hệ thống cung cấp nước.
Dải công suất: 3P 380V: 4-132kW
Biến tần INVT GD300-16 được ứng dụng trong hệ thống HVAC, điều áp trạm cấp nước cho các nhà cao tầng, trạm cấp nước thành phố, nhà máy xử lý nước, hệ thống đa bơm khí nuôi tôm, hởi động mềm cho nhà máy bột mì.
GD100-PV
GD100-PV tận dụng nguồn năng lượng mặt trời để điều khiển máy bơm nước. Hệ thống cung cấp nước với nguồn điện vô tận mà không cần điện lưới hay bộ ắc quy.
Dải công suất: 0.75 ~ 110 kW
BPD
Biến tần BPD được sử dụng trong hệ thống bơm nước năng lượng mặt trời kết hợp điện lưới. BPD tích hợp công nghệ MPPT và công nghệ điều khiển tự động giúp tối ưu hóa nguồn năng lượng điện. Hệ thống hoạt động tự động, ổn định, đảm bảo nguồn nước tưới 24/24 và không tốn chi phí vận hành.
Dải công suất: 0.75 ~ 2.2 kW
BPJ1
Biến tần phòng nổ BPJ1 được thiết kế để sử dụng trong những nơi có nhiều khí gas, bụi than dễ cháy nổ  trong các môi trường ngành mỏ, bao gồm băng tải, bơm nhũ tương, quạt, tời, bơm nước, gàu tải và các máy móc khai thác mỏ than.
Dải công suất:
Two-quadrant 3P 600V: 55-400kW và 3P 1140V: 90-630kW
Four-quadrant 3P 600V: 185-315kW và 3P 1140V: 250-400kW
Biến tần INVT BPJ1 thường được ứng dụng trong các thiết bị ngành mỏ, bao gồm băng tải, bơm nhũ tương, quạt, tời, bơm nước, gàu tải và các máy móc khai thác mỏ than.
GD5000
GD5000 ứng dụng kỹ thuật bộ nguồn nối tiếp, công nghệ điều khiển vector không gian SVPWM cho kết quả điều khiển tốc độ chính xác cao, đáp ứng nhanh và nhiều tính năng chuyên dụng cho động cơ trung thế.
Dải công suất: 3P 3.3kV: 185-2240kW và 3P 6kV: 185-6000kW và 3P 10kV: 220-10000kW
Biến tần INVT GD5000 được ứng dụng trong điều khiển động cơ công suất lớn trong các máy bơm, quạt, máy nén, bang tải, máy cán… trong các nhà máy công nghiệp nặng: xi măng, nhà máy thép, khải thác mỏ, nghiền gỗ, giàn khoan dầu mỏ, trạm bơm lớn, máy nén cao áp…
Trên đây, chúng tôi đã chia sẻ cho các bạn những thông tin cơ bản về các dòng biến tần INVT. Hy vọng rằng những thông tin trên sẽ giúp ích được cho các bạn. Xin cảm ơn!
Nếu các bạn đang có nhu cầu cần mua hay cần tư vấn thêm về biến tần thì hãy vui lòng liên hệ MESIDAS GROUP để được hỗ trợ một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất nhé.
1 note · View note
mesidasgroup · 3 years
Link
Cung cấp các loại biến tần Siemens chính hãng: SINAMICS V20, SINAMICS G120C, SINAMICS G120, SINAMICS G130, SINAMCIS G150, SINAMICS S150, SINAMICS G120X, SINAMICS G120P, SINAMICS G180, SINAMICS V90, SINAMICS S120, SINAMICS PERFECT HARMONY GH150, SINAMICS PERFECT HARMONY GH180, SINAMICS SH150, SINAMICS GM150, SINAMICS SM150, SINAMICS GL150, SINAMICS SL150, SINAMICS DCM, v.v.v.
0 notes
mesidasgroup · 4 years
Text
Arduino là gì? Tổng quan về bo mạch vi điều khiển Arduino
Arduino là gì?
Arduino là một bo mạch vi điều khiển do một nhóm giáo sư và sinh viên nước Ý thiết kế và đưa ra đầu tiên vào năm 2005. Mạch Arduino được sử dụng để cảm nhận và điều khiển nhiều đối tượng khác nhau. Nó có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ lấy tín hiệu từ cảm biến đến điều khiển đèn, động cơ, và nhiều đối tượng khác. Ngoài ra mạch còn có khả năng liên kết với nhiều module khác nhau như module đọc thẻ từ, ethernet shield, sim900A, ….để tăng khả ứng dụng của mạch.
Phần cứng bao gồm một board mạch nguồn mở được thiết kế trên nền tảng vi xử lý AVR Atmel 8bit, hoặc ARM, Atmel 32-bit,…. Hiện phần cứng của Arduino có tất cả 6 phiên bản, Tuy nhiên phiên bản thường được sử dụng nhiều nhất là Arduino Uno và Arduino Mega.
Phần mềm để lập trình cho mạch Arduino là phần mềm IDE.
Phần mềm lập trình Arduino IDE
Arduino cung cấp đến môi trường lập trình tích hợp mã nguồn mở hỗ trợ người dùng viết code và tải nó lên bo mạch Arduino. Đây là môi trường đa nền tảng, hỗ trợ một loạt các bo mạch Arduino cùng rất nhiều tính năng độc đáo. Ứng dụng lập trình này có giao diện được sắp xếp hợp lý, phù hợp với cả những người dùng chuyên nghiệp lẫn không chuyên.
Arduino có môi trường lập trình được viết bằng java, hiện đang được sử dụng cho các bo mạch Arduino và Genuido, được nhiều công ty trên thế giới sử dụng để lập trình cho các thiết bị của họ. Java 2 Platform Standard Edition cũng là một IDE hỗ trợ Java. Hiện Java 2 Platform Standard Edition được rất nhiều người sử dụng.
Arduino là môi trường phát triển tích hợp đa nền tảng, hỗ trợ cho một loạt các bo mạch Arduino như Arduino Uno, Nano, Mega, Esplora, Ethernet, Fio, Pro hay Pro Mini cũng như LilyPad Arduino. Phần mềm này cũng phù hợp cho những lập trình viên C và C ++ là thay thế hoàn hảo cho các IDE khác. Với những ai muốn học lập trình PHP, thì PHP Designer 2007 Personal là lựa chọn tốt. Phần mềm PHP Designer 2007 Personal cung cấp các giải pháp hiệu quả trong thiết kế website.
Các tính năng chính của Arduino IDE:
Viết code cho bo mạch Arduino
Hỗ trợ nhiều loại bo mạch Arduino
Giao diện được sắp xếp hợp lý
Bộ sưu tập các ví dụ mẫu
Mảng thư viện hỗ trợ phong phú
.v.v.
Giao diện phần mềm IDE
Cấu trúc một chương trình trong phần mềm IDE
Phần 1: Khai báo biến
Đây là phần khai báo kiểu biến, tên các biến, định nghĩa các chân trên board một số kiểu khai báo biến thông dụng: #define
Nghĩa của từ “define” là định nghĩa, hàm #define có tác dụng định nghĩa, hay còn gọi là gán, tức là gán một chân, một ngõ ra nào đó với 1 cái tên.
Ví dụ:  #define led 13
Chú ý: sau #define thì không có dấu “,” (dấy phẩy)
Khai báo các kiểu biến khác như: int (kiểu số nguyên), float,…
Phần 2: Thiết lập (void setup())
Phần này dùng để thiết lập cho chương trình, cần nhớ rõ cấu trúc của nó
void setup() { ….. }
Cấu trúc của nó có dấu ngoặc nhọn ở đầu và ở cuối, nếu thiếu phần này khi kiểm tra chương trình thì chương trình sẽ báo lỗi.
Phần này dùng để thiết lập các tốc độ truyền dữ liệu, kiểu chân là chân ra hay chân vào. Trong đó:
Serial.begin(9600); Dùng để truyền dữ liệu từ board Arduino lên máy tính
pinMode(biến, kiểu và hoặc ra)
Ví dụ: pinMode(ChanDO, INPUT);
Dùng để xác định kiểu chân là đầu vào hay đầu ra
Phần 3: Vòng lặp
Dùng để viết các lệnh trong chương trình để mạch Arduino thực hiện các nhiệm vụ mà chúng ta mong muốn, thường bắt đầu bằng: void loop() { ………………. }
Một số ký hiệu và câu lệnh thường gặpKý hiệu, câu lệnhÝ nghĩa
//Dấu // dùng để giải thích, khi nội dung giải thích nằm trên 1 dòng, khi kiểm tra chương trình thì phần kiểm tra sẽ bỏ qua phần này, không kiểm tra
/*
….
*/Ký hiệu này cũng dùng để giải thích, nhưng giải thích dành cho 1 đoạn, tức có thể xuống dòng được
#define biến chânDefine nghĩa là định nghĩa, xác định. Câu lệnh này nhằm gán tên 1 biến vào 1 chân nào đó. Ví dụ #define led 13
digitalWrite(chân, trạng thái);Dùng để tắt, mở 1 chân ra. Cú pháp của nó là digitalWrite(chân,trạng thái chân);. Ở đây trạng thái chân có thể là HIGH hoặc LOW. Ví dụ: digital(led,HIGH); , hoặc digital(led,LOW); . Chú ý dấu chấm phẩy đằng sau câu lệnh.
analogWrite(chân, giá trị);Có ý nghĩa dùng để băm xung (PWM), thường dùng để điều khiển tốc độ động cơ, độ sáng led,..
digitalRead(chân);Read nghĩa là đọc, lệnh này dùng để đọc giá trị digital tại chân muốn đọc
analogRead(chân);Read nghĩa là đọc, lệnh này dùng để đọc giá trị analog tại chân muốn đọc
delay(thời gian);Delay nghĩa là chờ, trì hoãn, duy trì. Lệnh này dùng để duy trì trạng thái đang thực hiện chờ một thời gian. Thời gian ở đây được tính bằng mili giây, 1 giây bằng 1 ngàn mili giây.
if()
{
Các câu lệnh}
else (){
Các câu lệnh}if nghĩa là nếu, sau if là dấu (), bên trong dấu ngoặc là một biểu thứ so sánh. Ví dụ trong bài về cảm biến độ ẩm đất (phần 5) thì: if (giatriAnalog>500) //nếu giá trị đọc được của biến giatriAnalog lớn hơn 500
{
digitalWrite(Led,HIGH); //Ra lệnh cho led sáng
delay(1000);//chờ 1s}
else nghĩa là ngược lại
Serial.print()In ra màn hình máy tính, lệnh này in không xuống dòng
Serial.println()In ra màn hình máy tính, in xong xuống dòng, giá trị tiếp theo sẽ được in ở dòng kế tiếp
Mô phỏng Arduino điều khiển Stepper Motor trên Proteus
Step Motor là gì? Tổng quan về động cơ bước (Stepper Motor)
Trên đây, chúng tôi đã chia sẻ cho các bạn những kiến thức tổng quan nhất về vi điều khiển Arduino. Hy vọng rằng, với những kiến thức mà MesiDas chia sẻ phía trên sẽ giúp ích được cho các bạn trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, học tập và làm việc với vi điều khiển Arduino. Xin cảm ơn!
1 note · View note
mesidasgroup · 4 years
Text
IPC là gì? Tổng quan về máy tính công nghiệp
Chúng ta thường hay nghe thấy những khái niệm hay cụm từ như: PC, Laptop, máy tính để bàn, máy tính xách tay,.. Và ắt hẳn trong mỗi chúng ta, ai cũng đã từng nghe ít nhất một lần về các cụm từ trên. Tuy nhiên, IPC hay còn gọi là máy tính công nghiệp thì không phải ai cũng biết, đặc biệt là những người không làm việc trong môi trường công nghiệp. Vậy IPC là gì? IPC có những ưu nhược điểm gì? IPC khác gì so với PC hay laptop. Thông qua bài chia sẻ dưới đây, chúng ta cùng trả lời những câu hỏi này nhé!
IPC là gì?
IPC (Industrial PC – industrial computer) được dịch sang nghĩa tiếng việt là “máy tính công nghiệp”. Máy tính công nghiệp là hệ thống máy tính chuyên dụng, được dùng trong vận hành công nghiệp đặc biệt ở những nhà máy, phân xưởng với áp suất không đồng đều. Máy tính sẽ vận hành với công suất liên tục 24/7 để đảm bảo hệ thống máy móc luôn được vận hành liên tục tùy theo nhu cầu của các nhà tích hợp. Máy tính công nghiệp được chế tạo để có thể chịu được những môi trường khắc nghiệt (không thân thiện với máy tính), chẳng hạn như môi trường nhiệt độ cao, các điều kiện môi trường bẩn, bụi và thậm chí là ẩm ướt, rung động mạnh, nguồn điện không ổn định.
Sự ra đời của máy tính công nghiệp
Máy tính công nghiệp bắt đầu được phát triển những năm 1990 khi các công ty về tự động hóa có xu hướng thiết kế phần mềm có khả năng mô phỏng một PLC chạy trên nền máy tính cá nhân. Ban đầu, việc sử dụng các PC cho ứng dụng tự động hóa thường không tin cậy và gặp phải những vấn đề độ ổn định do hoạt động của hệ điều hành và do sự không tương thích của máy tính trong môi trường công nghiệp.
Kể từ đó, đã có rất nhiều cải tiến trong thiết kế của các IPC như sử dụng các máy tính được thiết kế theo tiêu chuẩn công nghiệp, sử dụng hệ điều hành ổn định hơn. Thậm chí, một số nhà sản xuất còn chế tạo máy tính công nghiệp của riêng mình với nhân hệ điều hành thời gian thực.  Nhân hệ điều hành thời gian thực cho phép ứng dụng tự động hóa và ứng dụng hệ điều hành chạy độc lập với nhau và do đó có thể thực hiện được các ưu tiên theo ứng dụng.
Nhờ chạy trên nền của PC, các máy tính công nghiệp thường được trang bị các bộ xử lí hiện đại và bộ nhớ dung lượng lớn hơn nhiều so với các PLC. Một trong những lợi thế của IPC là có thể chạy được cả ứng dụng HMI và chương trình điều khiển trên cùng một máy tính và do đó tiết kiệm đáng kể về mặt chi phí
Phân loại máy tính công nghiệp (IPC)
Máy tính công nghiệp có rất nhiều loại, tuy nhiên trong đó có 2 loại phổ biến là máy tính công nghiệp màn hình cảm ứng và máy tính công nghiệp không quạt
Máy tính công nghiệp màn hình cảm ứng
Máy tính công nghiệp màn hình cảm ứng là sự kết hợp của một máy tính công nghiệp và một màn hình cảm ứng công nghiệp. Những máy tính công nghiệp màn hình cảm ứng này được thiết kế mạnh mẽ, cứng cáp và khả năng mở rộng linh hoạt là sự lựa chọn hàng đầu trong các ứng dụng giao diện người và máy (HMI), phục vụ chủ yếu trong các lĩnh vực tự động hóa nhà máy, máy móc, thiết bị và dịch vụ thông minh. Máy tính công nghiệp màn hình cảm ứng giúp xử lý các thao tác nhanh gọn hơn, với màn hình cảm ứng giúp người dùng dễ dàng điều chỉnh và thao tác trực tiếp lên trên màn hình của máy tính. Từ những tính năng đó, sẽ tạo thành một chiếc máy tính có chức năng toàn diện nhằm đem lại hiệu suất cao hơn trong vận hành, sản xuất.
Máy tính công nghiệp không quạt
Máy tính công nghiệp không quạt là một hệ thống máy tính loại bỏ toàn bộ thành phần quay (quạt) và chúng có các ưu điểm sau:
Khả hoạt động ổn định và liên tục 24/7
Hỗ trợ cấu hình core i3/i5/i7 thế hệ mới nhất.
Thiết kế không quạt, loại bỏ các thành phần quay => không gây ra tiếng ồn
Chịu được môi trường nhiệt độ cao từ -20°C đến +70°C
Lưu trữ dữ liệu tức thời theo thời gian thực
Tản nhiệt trực tiếp, đảm bảo đáp ứng môi trường khắc nghiệt.
Chống sụt nguồn, hỗ trợ dải nguồn đầu vào rộng từ 9 đến 36VDC, có chế độ dự phòng 1+1.
Sự khác biệt giữa IPC và PC
Máy tính công nghiệp (IPC) có các chức năng tương tự như một chiếc máy tính văn phòng bình thường (PC); tuy nhiên máy tính công nghiệp sẽ khác máy tính văn phòng ở phần cứng.
CPU IPC không hề có quạt, nhờ công nghệ cao cho phép nhiệt tỏa ra bên ngoài qua lớp vỏ CPU. Thiết kế không quạt sẽ hạn chế rủi ro bụi bặm hay độ ẩm rò rỉ vào các vi mạch bên trong, làm tăng tuổi thọ và độ bền cho máy tính.
IPC với hệ thống bộ nhớ trong sẽ lên tới hàng Terabyte và sử dụng những loại chip cho tốc độ nhanh nhất có thể trong khi máy tính văn phòng thì chỉ vài chục GB.
Hệ điều hành thì hầu như không khác nhau, đều dùng các hệ điều hành cơ bản như Win 7, Win 8, Win 10 hay Linux.
Đó là những điểm khác cơ bản của máy tính công nghiệp, tùy theo từng dòng máy tính sẽ có những thông số kỹ thuật khác nhau nữa.
Bài viết trên đây, chúng tôi đã chia sẻ cho bạn về khái niệm IPC hay còn gọi là máy tính công nghiệp, lịch sử ra đời, phân loại, ưu nhược điểm của IPC và sự khác biệt của IPC so với PC. Chúng tôi hy vọng, những chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình nghiên cứu, học tập và làm việc. Xin cảm ơn!
0 notes
mesidasgroup · 4 years
Text
Tổng hợp các chuẩn giao tiếp & giao thức truyền thông công nghiệp
Với thời đại công nghệ hiện nay, khoa học & kỹ thuật ngày một phát triển mạnh mẽ. Đồng hành theo đó, ngành công nghiệp cũng phát triển không ngừng nghỉ, đặc biệt là trong lĩnh vực truyền thông trong công nghiệp. Dần dần xuất hiện thêm những chuẩn giao tiếp, những chuẩn giao thức truyền thông công nghiệp mới, đến nỗi rất khó để phân biệt được chúng. Bài viết này, sẽ chia sẻ cho các bạn những khái niệm, định nghĩa thu thập được dựa trên trình chuyên môn của chúng tôi. Ví dụ như các khái niệm về: Serial Port, USB, RS232/RS422/RS485, MODBUS, MQTT, WEB SERVER, PROFINET, PROFIBUS,..
Mạng truyền thông công nghiệp là gì?
#1. Cổng nối tiếp (Serial Port)
Serial port hay cổng nối tiếp là một khái niệm dùng để định nghĩa các cổng hoạt động theo nguyên lý nối tiếp, tuy nhiên với chủ đề bài viết hôm nay chúng ta chỉ nói đến các cổng nối tiếp thông dụng được sử dụng trong truyền thông công nghiệp như: COM, RS232/RS422/RS485,.. Và RS ở đây là từ viết tắt của “Recommended Standard”, tức là các “tiêu chuẩn khuyến nghị”. Trong kỹ thuật truyền thông người ta còn có thể phân loại theo khái niệm đơn công (simplex) và song công (duplex).
Đơn công có thể hiểu đơn giản là truyền thông đường một chiều, dữ liệu chỉ truyền trên một hướng. Tức là, một thiết bị chỉ có thể là một máy phát hoặc máy thu mà thôi. Truyền thông đơn công lại rất hiệu quả trong việc truyền một lượng lớn thông tin đến một số lượng lớn máy thu.
Truyền thông song công khắc phục được hạn chế của truyền thông đơn công bằng khả năng cho phép các thiết bị hoạt động như các bộ thu phát. Dữ liệu truyền trên cả hai hướng, do đó cho phép chúng thực hiện nhận tín hiệu và phát tín hiệu điều khiển cùng một lúc. Qua đây, ta có thể thấy RS232, RS422 là truyền thông thông song công hoàn toàn; còn RS485 là hoạt động theo kiểu bán song công.
#2. USB (Universal Serial Bus)
USB là từ viết tắt của cụm từ Universal Serial Bus, là một chuẩn kết nối có dây trong máy tính. Chuẩn USB được sử dụng với mục đích là để kết nối các thiết bị (điện thoại, máy tính bảng, máy chụp ảnh, máy quay phim, máy nghe nhạc hoặc các thiết bị công nghiệp khác như bộ thu thập dữ liệu, remote I/O,… với máy tính. Hình dạng của USB thì có nhiều loại dài, dẹp, vuông đủ loại.
Tính đến thời điểm hiện nay thì USB có 2 loại chính là cổng USB 2.0 và cổng USB 3.0, cổng USB 3.0 là phiên bản nâng cấp của USB 2.0. Về lí thuyết thì tốc độ ghi chép dữ liệu của USB 2.0 là 60 MB/s, còn USB 3.0 là 600 – 625 MB/s. Có thể thấy tốc độ trên lệch nhau gấp 10 lần, tuy nhiên trong thực tế khi sử dụng thì con số này khiêm tốn hơn, chỉ nhanh hơn khoảng 3 lần.
#3. RS232
RS232 là một cổng giao tiếp nối tiếp và là một trong những chuẩn truyền thông công nghiệp, truyền dữ liệu theo hình thức nối tiếp. RS232 có thể được coi như là một huyền thoại, vào những năm về trước cổng RS232 được sử dụng phổ biến nhất với những tên gọi khác như: DB9 hay COM. Giao tiếp nối tiếp chậm hơn so với giao tiếp song song, tuy nhiên được dụng phổ biến để truyền dữ liệu dài bởi chi phí thấp hơn. Giao tiếp nối tiếp sẽ truyền dữ liệu theo kiểu từng bit một, trong khi giao tiếp song song truyền dữ liệu theo byte (8 bit) hoặc ký tự hoặc bus tại cùng một thời điểm. Tốc độ truyền của cổng RS232 được dùng phổ biến như: 9600, 14400, 28800 và 33600.
Ưu điểm của RS232:
RS232 phổ biến, dễ kiếm, chi phí rẻ.
Giao tiếp đơn giản, hỗ trợ và tương thích với nhiều thiết bị
Khả năng chống nhiễu tốt và tốc độ truyền khá nhanh
Có thể cấp nguồn cho thiết bị thông qua cổng RS232
Dễ dàng tháo, lắp
Nhược điểm của RS232:
Tốc độ truyền dữ liệu có thể ở mức 20 kb/s, như vậy khá chậm so với các công nghệ mà con người đang sử dụng hiện nay.
Chiều dài cáp tối đa là 15 mét, nếu dài hơn sẽ gây ra hiện tượng điện trở dây và sụt điện áp nên thường không được sử dụng với khoảng cách xa.
#4. RS422
RS422 là một chuẩn truyền thông truyền dữ liệu theo phương thức nối tiếp. Tín hiệu được truyền trên 2 dây, và tốc độ truyền phụ thuộc vào khoảng cách truyền. Với chiều dài đường truyền là 40 feet (12m) thì tốc độ truyền tối đa là 10 Mbits/s, 400 feet (122m) là 1 Mbits/s và 4000 feet (1219m) là 100 kbits/s. Và ở mỗi một đầu ra có thể kết nối và truyền dữ liệu lên tới 10 đầu nhận. Tuy nhiên, chuẩn truyền thông công nghiệp RS422 gần như thời gian sau đã bị thay thế hoàn toàn.
#5. RS485
Có thể coi RS485 là một phiên bản nâng cấp của RS422, điểm khách biệt là RS485 cho phép kết nối và truyền dữ liệu với tối đa 32 cặp thu phát trên đường truyền cùng một lúc. Tương tự với RS422, tốc độ truyền dữ liệu của RS485 cũng phụ thuộc và tỷ lệ với khoảng cách. Với chiều dài đường truyền là 40 feet (12m) thì tốc độ truyền tối đa là 10 Mbits/s, 400 feet (122m) là 1 Mbits/s và 4000 feet (1219m) là 100 kbits/s.
Chi tiết về chuẩn giao tiếp truyền thông RS232, RS422, RS485
#6. Ethernet (LAN, RJ45)
Ethernet là một dạng công nghệ truyền thông dùng để kết nối các mạng LAN cục bộ, cho phép các thiết bị có thể giao tiếp với nhau thông qua một giao thức – một bộ quy tắc hoặc ngôn ngữ mạng chung. Là một lớp giao thức data-link trong tầng TCP/IP, Ethernet cho thấy các thiết bị mạng có thể định dạng và truyền các gói dữ liệu như thế nào, sao cho các thiết bị khác trên cùng phân khúc mạng cục bộ có thể phát hiện, nhận và xử lý các gói dữ liệu đó. Cáp Ethernet là một hệ thống dây vật lý để truyền dữ liệu qua.
So với công nghệ mạng LAN không dây, Ethernet thường ít bị gián đoạn hơn – cho dù là do nhiễu sóng vô tuyến, trở ngại vật lý hay băng thông. Ethernet cũng cung cấp mức độ bảo mật và kiểm soát mạng tốt hơn so với công nghệ không dây (các thiết bị phải được kết nối bằng cáp vật lý – người ngoài sẽ gặp khó khăn khi truy cập dữ liệu mạng hay khi cố gắng điều hướng băng thông cho các thiết bị không được cung cấp.
Hiện thời công nghệ Ethernet thường được sử dụng nhất là công nghệ sử dụng cáp đôi xoắn 10-Mbps. Công nghệ truyền thông 10-Mbps sử dụng hệ thống cáp đồng trục cỡ lớn, hoặc cáp đôi, cáp sợi quang. Tốc độ chuẩn cho hệ thống Ethernet hiện nay là 100-Mbps, 1000-Mbps.
#7. MODBUS
Modbus là một chuẩn truyền thông công nghiệp được Modicon (Modicon hiện đã trực thuộc Schneider) phát triển từ năm 1979 để thay thế các chuẩn truyền thông truyền thống trước đó. Cách thức hoạt động của Modbus là dựa trên nguyên tắc Master – Slave (bên nhận – bên gửi tín hiệu), nhằm truyền dữ liệu từ các thiết bị đầu cuối về PLC hoặc SCADA.
Modbus đã trở thành một chuẩn truyền thông công nghiệp tiêu chuẩn và phổ biến bởi nhờ sự: ổn định + đơn giản + dễ sử dụng và miễn phí (một yếu tố không kém phần quan trọng). Các thiết bị chỉ cần cùng chung một chuẩn với nhau thì có thể giao tiếp với nhau mà không cần quan tâm về loại thiết bị hay hãng sản xuất. Nhờ đó, các nhà sản xuất đã tích hợp chuẩn Modbus vào sản phẩm của họ để tăng tính linh hoạt mà không cần trả phí bản quyền.
Hiện nay, trong ngành công nghiệp chúng ta có những chuẩn truyền thông Modbus phổ biến như: Modbus RTU , Modbus ASCII , Modbus TCP/IP
#8. MODBUS RTU
Modbus RTU hoạt động dựa trên nguyên tắc Master – Slave, tức là một bên nhận tín hiệu (Master) và một bên truyền tín hiệu (Slave) thông các địa chỉ thanh ghi. Modbus RTU sử dụng phương thức truyền bằng đường truyền vật lý như RS232/RS485. Modbus RTU được mã hóa dạng nhị phân với 1 byte dữ liệu và một byte truyền thông với tốc độ truyền 9600 – 57600 baud.
Ưu điểm của MODBUS RTU:
Tất cả các tín hiệu được truyền trên 2 dây tín hiệu (với RS485) và khoảng cách truyền lên đến 1200m
Giảm lượng dây kết nối vào PLC và tiết kiệm được một lượng lớn Module mở rộng
Độ ổn định cao hơn và ít nhiễu hơn so với tín hiệu analog
Có thể kết nối các thiết bị của các hãng khác nhau cùng chuẩn Modbus RTU
Tiết kiệm không gian lắp đặt
Nhược điểm của MODBUS RTU:
Tốc độ truyền tín hiệu hiệu không nhanh bằng việc sử dụng truyền trực tiếp tín hiệu analog hoặc digital (phù hợp với các ứng dụng điều khiển có thời gian đáp ứng >1s)
Cần PLC hoặc hệ thống SCADA có cấu hình đủ mạnh để đọc được các địa chỉ thanh ghi
#9. MODBUS ASC II
Modbus ASC II được mã hóa dạng hexadecimal – 4 bit, cần 2 byte truyền thông cho một byte thông tin. Với loại Modbus bày, người dùng có thể đọc được trực tiếp các gói tin mà không cần thông qua các thiết bị Master. Vậy nên, Modbus ASCII không thể giao tiếp được với Modbus RTU và ngược lại.
#10. MODBUS TCP/IP
Modbus TCP có nguyên tắc hoạt động giống với Modbus RTU, chỉ khác là Modbus TCP sử dụng phương thức truyền qua internet hay có tên gọi khác là Modbus IP tương ứng với một địa chỉ IP. Và đây đang và đã trở thành xu hướng mà các nhà lập trình yêu thích và sử dụng ở thời điểm hiện tại và tương lai.
#11. CAN (Control Area Network)
CAN là từ viết tắt của cụm từ tiếng anh Control Area Network, xuất phát là một phát triển chung của hai hãng Bosch và Intel nhằm phục vụ việc nối mạng trong các phương tiện giao thông cơ giới để thay thế cách nối điểm – điểm cổ điển, sau đó được chuẩn hóa quốc tế trong ISO 11898. Với một số chủng loại ô tô cỡ lớn, chiều dài dây dẫn tổng cộng trong cách nối điểm – điểm có thể lên tới hàng kilomet, và khối lượng riêng của dây dẫn cũng lên tới hàng trăm kilogram. Chỉ tính 2 yếu tố này thì cũng đã thấy sự hiệu quả của việc sử dụng một hệ thống bus trường như CAN (CANbus) để giải quyết được vấn đề này. Nhờ tốc độ truyền dẫn tương đối cao ở khoảng cách ngắn và những ưu thế ở một số đặc tính kỹ thuật mà công nghệ này đã được đưa vào một số lĩnh vực tự động hóa công nghiệp.
CAN là một mạng điều khiển vùng cho phép các thiết bị trong Bus có thể giao tiếp với nhau chỉ thông qua 2 dây nối (CAN-High và CAN-Low). Các thiết bị trong cùng cùng Bus được gọi là các Node (trong xe hơi thì có thể coi như là các ECU), chúng có thể lên tới vài chục Note trong phạm vi từ vài trăm mét đến vài kilomet mà vẫn đảm bảo được tốc độ truyền tín hiệu. Điều đó tạo nên sự khác biệt của CAN so với các giao thức khác.
Kích thước dữ liệu: tối đa 8 byte/frame
Tốc độ truyền: tối đa 1Mbps trong phạm vi 40m
Phạm vi tối đa: 6 km với tốc độ 10 kbps
Số node tối đa: 70 nodes
Hiện nay ngoài CANbus, chúng ta còn được nghe đến những khái niệm giao thức truyền thông công nghiệp khác như: CANopen, CANlayer2, DeviceNet => chúng đều được xây dựng trên tiêu chuẩn CAN
#12. UART (Universal Asynchronous Receiver – Transmitter)
UART là từ viết tắt của cụm từ tiếng anh Universal Asynchronous Receiver – Transmitter. UART là một mạch tích hợp được sử dụng trong việc truyền dẫn dữ liệu nối tiếp giữa máy tính và các thiết bị ngoại vi.
UART có chức năng chính là truyền dữ liệu nối tiếp. Trong UART, giao tiếp giữa hai thiết bị có thể được thực hiện theo hai phương thức là giao tiếp dữ liệu nối tiếp và giao tiếp dữ liệu song song.
UART thường được sử dụng trong các bộ vi điều khiển có các yêu cầu chính xác và chúng cũng có sẵn trong các thiết bị liên lạc khác nhau như giao tiếp không dây, thiết bị GPS, mô-đun Bluetooth và nhiều ứng dụng khác.
Các tiêu chuẩn truyền thông như RS422 & TIA được sử dụng trong giao tiếp chuẩn UART (ngoại trừ RS232). Thông thường, UART là một IC riêng được sử dụng trong giao tiếp nối tiếp UART.
#13. HART (Highway Addressable Remote Transducer)
HART (Highway Addressable Remote Transducer) là một giao thức mạng điều khiển quá trình mở, có thể truyền tín hiệu truyền thông kỹ thuật số trên cùng một đường truyền với các tín hiệu 4-20mA.
Đây là giao thức mạng truyền thông duy nhất tạo điều kiện cho cả giao tiếp kỹ thuật số – tương tự hai chiều cùng một lúc trên cùng một hệ thống dây, do đó mạng truyền thông công nghiệp chuẩn HART này còn được gọi là mạng lai.
Tín hiệu số này được gọi là tín hiệu HART mang thông tin chẩn đoán, cấu hình thiết bị, hiệu chuẩn và các phép đo khác…
Mạng HART hoạt động ở chế độ điểm-điểm hoặc đa điểm. Trong chế độ điểm-điểm, tín hiệu dòng 4-20 mA được sử dụng để điều khiển quá trình trong khi tín hiệu HART vẫn không bị ảnh hưởng.
Mạng HART đa điểm được sử dụng khi các thiết bị được đặt cách xa nhau. Các thiết bị trường thông minh đa biến tương thích HART được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp. Mạng truyền thông công nghiệp HART chủ yếu được sử dụng trong các ứng dụng SCADA.
#14. BACnet (Building Automation and Control Network)
BACnet là từ viết tắt của Building Automation and Control Network hay còn được hiểu là mạng điều khiển và tự động tòa nhà. Đây là tiêu chuẩn được phát triển bởi ASHRAE Hoa Kỳ. BACnet trở thành tiêu chuẩn ASHRAE/ ANSI 135 vào năm 1995 và sau đó qua nhiều lần nâng cấp và sửa đổi, năm 2003 BACnet trở thành tiêu chuẩn quốc tế ISO-16484-5.
Giao thức BACnet xác định một số dịch vụ được sử dụng để liên lạc giữa các thiết bị xây dựng. Các dịch vụ giao thức bao gồm Who-Is, I-Am, Who-Has, I-Have, được sử dụng để khám phá Thiết bị và Đối tượng. Các dịch vụ như Tài sản Đọc và Thuộc tính Viết được sử dụng để chia sẻ dữ liệu. Kể từ ANSI / ASHRAE 135-2016, giao thức BACnet xác định 60 loại đối tượng được thực hiện bởi các dịch vụ.
Giao thức BACnet xác định một số lớp liên kết / lớp vật lý dữ liệu, bao gồm ARCNET, Ethernet, BACnet / IP, BACnet / IPv6, BACnet / MSTP, Point-To-Point trên RS-232, Master-Slave / Token-Passing trên RS- 485, ZigBee và LonTalk.
#15. KNX (Konnex)
KNX (Konnex) là một tiêu chuẩn mở (EN 50090 , ISO / IEC 14543) dành cho hệ thống quản lý, tự động hóa tòa nhà thông minh; được phát triển trên nền ba tiêu chuẩn trước đó là: European Home Systems Protocol (EHS), BatiBUS, European Installation Bus (EIB). Với chuẩn KNX có thể quản lý ánh sáng, rèm, cửa tự động, HVAC , hệ thống an ninh, quản lý năng lượng, video, âm thanh, camera và điều khiển từ xa,..
#16. M-Bus (Meter-Bus)
M-Bus (Meter-Bus) là một tiêu chuẩn Châu Âu (lEN 13757-2, EN 13757-3) được sử dụng để đọc dữ liệu thông các đồng hồ đo nước, khí hoặc điện từ xa. M-Bus cũng có thể sử dụng cho các loại đồng hồ đo lường tiêu thụ khác. Chuẩn M-Bus được phát triển với sự giao tiếp truyền dữ liệu trên hai dây, giúp tiết kiệm chi phí. Một biến thể  khác của M-Bus là M-Bus không dây cũng được quy định trong EN 13757-4.
M-Bus được phát triển để đáp ứng nhu cầu về một hệ thống kết nối mạng và đọc các thông số đồng hồ đo, như để đo mức tiêu thụ khí đốt hoặc nước trong nhà. M-Bus này đáp ứng các yêu cầu đặc biệt của hệ thống được thiết kế chạy bằng pin hoặc được cấp nguồn từ xa (bao gồm cả đồng hồ đo). Khi được hỏi, các đồng hồ đo sẽ cung cấp dữ liệu mà chúng thu thập được cho một thiết bị quản lý chung, chẳng hạn như một máy tính xách tay, được kết nối định kỳ để đọc tất cả các thông số của đồng hồ đo trong một tòa nhà. Đây một phương pháp thay thế nhằm thu thập dữ liệu một cách tập trung, truyền chỉ số công tơ từ xa qua một modem. M-Bus còn phù hợp với các hệ thống khác như hệ thống báo động, hệ thống chiếu sáng, hệ thống sưởi, v.v.
#17. ProfiNet (Process Field Net)
ProfiNet là từ viết tắt của cụm từ Process Field Net, là một tiêu chuẩn truyền thông công nghiệp để truyền dữ liệu qua Ethernet nhằm thu thập dữ liệu và điều khiển các thiết bị trong các hệ thống công nghiệp. Với khả năng mạnh mẽ trong việc cung cấp dữ liệu theo sự hạn chế của thời gian (theo thứ tự 1ms trở xuống). Tiêu chuẩn này được PROFIBUS & PROFINET International (PI), một tổ chức có trụ sở tại Karlsruhe của Đức duy trì và hỗ trợ.
PROFINET IO triển khai các giao tiếp với các thiết bị ngoại vi kết nối trường, dựa trên cơ sở xếp tầng thời gian thực. PROFINET IO định nghĩa toàn bộ quá trình trao đổi dữ liệu giữa các bộ điều khiển (bộ điều khiển IO) và các thiết bị (thiết bị IO), cũng sẽ chuẩn đoán và thiết lập thông số. Bộ điều khiển IO thường là PLC, DCS hoặc IPC; trong đó IO-Devices có thể thay đổi: khối I/O, trình điều khiển, cảm biến hay bộ điều khiển vị trí,..
#18. ProfiBus (Process Field Bus)
PROFIBUS là từ viết tắt của cụm từ Process Field Bus là một chuẩn cho truyền thông Fieldbus trong kỹ thuật tự động hóa và được phát triển lần đầu vào năm 1989 bởi BMBF (phòng giáo dục và nghiên cứu Đức) và sau đó được sử dụng bởi Siemens. Trong sản xuất, các ứng dụng tự động hóa quá trình công nghiệp và tự động hóa tòa nhà, các mạng trường nối tiếp (serial fieldbus) có thể hoạt động như hệ thống truyền thông, trao đổi thông tin giữa các hệ thống tự động hóa và các thiết bị hiện trường phân tán. Chuẩn này cũng cho phép các thiết bị của nhiều nhà cung cấp khác nhau giao tiếp với nhau mà không cần điều chỉnh giao diện đặc biệt.
Họ PROFIBUS có 3 kiểu giao thức là: PROFIBUS DP, PA, FMS trong đó PROFIBUS-DP được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay.
PROFIBUS DP: là bus cấp thiết bị hỗ trợ cả tín hiệu tương tự và tín hiệu phân tán. PROFIBUS DP được sử dụng rộng rãi cho các đối tượng như hệ thống I/O, điều khiển động cơ và biến tần. Profibus DP truyền thông với tốc độ từ 9,6 Kbp -12 Mbp trong phạm vi từ 100-1200m. Nó là PROFIBUS hoạt động trên giao diện RS485 chuẩn và đã được bổ sung một số đặc điểm để phù hợp với các ứng dụng quá trình như đọc/ghi dữ liệu quá trình không theo chu kì, truyền trạng thái thiết bị, cấp nguồn trên bus và an toàn nội tại. PROFIBUS DP được thiết kế để truyền dữ liệu tốc độ cao tại cấp thiết bị. Trong trường hợp này, các bộ điều khiển trung tâm (PLC, PC) giao tiếp với các thiết bị hiện trường phân tán của chúng (I/O, drive, van…) qua một liên kết nối tiếp tốc độ cao. Hầu hết quá trình truyền dữ liệu với các thiết bị phân tán này được thực hiện theo chu kì.
PROFIBUS PA: là một fieldbus có chức năng toàn diện thường được sử dụng cho thiết bị cấp quá trình. PROFIBUS PA truyền thông với tốc độ 31,25 Kbp với phạm vi tối đa 1.900m/phân đoạn. Chuẩn này được thiết kế cho những ứng dụng Intrinsically Safe.
PROFIBUS FMS: là một bus điều khiển được sử dụng để giao tiếp giữa DCS và các hệ thống PLC.
#19. CC-Link
CC-Link là 1 mạng lưới Fieldbus xử lý cả hai chu kỳ dữ liệu I / O dữ liệu và các dữ liệu tham số mạch hở với tốc độ cao. CC-Link được phát triển bởi Mitsubishi và ngày nay được quản lý bởi CC-Link Partner Association (CLPA). CC-Link là 1 mạng phổ biến ở Châu Á. Hơn nữa, nó được sử dụng cho các ứng dụng chú trọng thời gian dựa trên công nghệ tự động của Mitsubishi. CC-Link được chứng nhận bởi CLPA.
CC-Link là 1 Fieldbus cho mạng truyền thông tốc độ cao giữa các bộ điều khiển và thiết bị trường thông minh như I/Os, cảm biến và bộ truyền động. trong các mạng lưới với hơn 65 trạm, nó cung cấp khả năng truyền thông thật sự mà không cần lặp lại. Được hỗ trợ bởi mật độ rộng của thiết bị tự động từ nhiều nhà máy, CC-Link cung cấp yếu tố truyền thông cho sản xuất tích hợp và hiệu quả hoặc quá trình cơ sở thông qua cáp đơn. Sự đáp ứng thời gian nhanh là kết quả của các giao thức đơn giản và hiệu quả cao.CC-Link bao hàm nhiều đặc tính cấp cao như tính năng stand-by master, tháo gỡ và tự động trở về chức năng Slave cũng như tự động khôi phục từ các tính năng lỗi truyền thông.
#20. CC-Link/LT
CC-Link/LT bổ sung cho hệ thống CC-Link Fieldbus với phiên bản tối ưu hóa cho truyền thông I/O cấp thấp. CC-Link/LT hoạt động với tốc độ truyền thấp hơn và hạn chế truyền thông đối với dữ liệu cyclic I/O chỉ trong định dạng bit. CC-Link/LT sử dụng cáp xoắn đôi 4 dây và cung cấp nguồn 24 V cho các thiết bị có cùng kết nối. CC-Link/LT thường được sử dụng như 1 mạng con và có thể được tích hợp vào mạng CC-Link qua 1 cầu nối. Cấu hình với CSP-Files trong suốt giai đoạn thiết lập mạng CC-link, CC-Link Master phải được cấu hình bằng công cụ đặc biệt như cấu hình CC-Link của Mitsubishi. Quá trình cấu hình dựa trên dữ liệu thiết bị điện tử(CSP-Files) được yêu cầu cho mỗi thiết bị CC-Link. CSP-Files được cung cấp bởi nhà sản xuất thiết bị và chứa các mô tả điện tử liên quan đến thông số truyền thông của thiết bị CC-Link.
#21. DeviceNet
Đây là một mạng bus hệ thống mở được phát triển dựa trên công nghệ CAN. Nó được thiết kế để kết nối các thiết bị cấp chấp hành (như cảm biến, công tắc, đầu đọc mã vạch, màn hình bảng điều khiển, …) với bộ điều khiển cấp cao hơn (như PLC) qua nền tảng giao thức CAN. Giao thức này có thể hỗ trợ tới 64 điểm và hỗ trợ tối đa 2048 thiết bị.
Ưu điểm của giao thức này là giảm chi phí đường dây bằng cách tích hợp tất cả các thiết bị trên cáp bốn dây. Bao gồm cả dữ liệu và nguồn cấp. Nguồn cấp này có thể cấp trực tiếp cho các thiết bị chấp hành luôn. Do đó nó làm giảm các điểm kết nối vật lý. Mạng này được sử dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp ô tô và bán dẫn.
#22. ControlNet
Đây là mạng điều khiển mở, sử dụng giao thức truyền thông công nghiệp chung (CIP) để kết hợp chức năng của mạng ngang hàng và mạng I/O bằng cách cung cấp hiệu suất tốc độ cao. Mạng này là sự kết hợp của (DH +) và I/O từ xa. Nó được sử dụng để truyền dữ liệu theo thời gian thực giữa I/O hoặc bộ xử lý trên cùng một mạng.
Nó có thể giao tiếp tối đa 99 điểm với tốc độ truyền dữ liệu 5.000.000bit/s. Nó được thiết kế để được sử dụng trên cả cấp độ thiết bị chấp hành và điều khiển của hệ thống tự động hóa công nghiệp.
#23. Bộ chuyển đổi
Bộ chuyển đổi hay còn gọi là CONVERTER, đúng như tên gọi của nó: converter được sản xuất ra với mục đích chuyển đổi một cái nào đó có sẵn (cổng giao tiếp, giao thức truyền thông, tín hiệu,..) sang một cái khác, nhằm đáp ứng nhu cầu người dùng. Ví dụ:
Bộ chuyển đổi cổng giao tiếp: USB, RS232, RS422, RS485, RJ45,..
Bộ chuyển đổi giao thức: Gateway,..
Bộ chuyển đổi tín hiệu: 0-20mA, 4-20mA, 0-10V, 0-5V, nhiệt độ, loadcell,..
.v.v.
#24. Gateway
Gateway là một phần tử không nhất thiết phải có trong một giao tiếp H.323. Nó đóng vai trò làm phần tử cầu nối và chỉ tham gia vào một cuộc gọi khi có sự chuyển tiếp từ mạng H.323 (ví dụ như mạng LAN hay mạng Internet) sang mạng phi H.323 (ví dụ mạng chuyển kênh hay PSTN). Một Gateway có thể kết nối vật lý với một hay nhiều mạng IP hay với một hay nhiều mạng chuyển mạch kênh. Một Gateway có thể bao gồm: Gateway báo hiệu, Gateway truyền tải kênh thoại, Gateway điều khiển truyền tải kênh thoại. Một hay nhiều chức năng này có thể thực hiện trong một Gatekeeper hay một Gateway khác.
Hiểu đơn giản, gateway cho phép nối ghép hai loại giao thức với nhau để giúp các thiết bị trong có các giao thức khác nhau có thể giao tiếp được với nhau một cách dễ dàng. Ví dụ: mạng của bạn sử dụng giao thức IP và mạng của ai đó sử dụng giao thức IPX, Novell, DECnet, SNA… hoặc một giao thức nào đó thì gateway sẽ chuyển đổi từ loại giao thức này sang loại khác.
#25. Internet Protocol Suite (TCP/IP)
Internet Protocol Suite (bộ giao thức liên mạng) là tập hợp các giao thức thực thi protocol stack (chồng giao thức) mà Internet chạy trên đó. Internet Protocol Suite đôi khi được gọi là bộ giao thức TCP/IP. TCP và IP là những giao thức quan trọng trong Internet Protocol Suite — Transmission Control Protocol (TCP) và Internet Protocol (IP). Internet Protocol Suite tương tự như mô hình OSI, nhưng có một số khác biệt. Ngoài ra không phải tất cả các lớp (layer) đều tương ứng tốt.
#26. TCP (Transmission Control Protocol)
Transmission Control Protocol (TCP) là giao thức cốt lõi của Internet Protocol Suite. Transmission Control Protocol bắt nguồn từ việc thực thi mạng, bổ sung cho Internet Protocol. Do đó, Internet Protocol Suite thường được gọi là TCP/IP. TCP cung cấp một phương thức phân phối đáng tin cậy một luồng octet (khối dữ liệu có kích thước 8 bit) qua mạng IP. Đặc điểm chính của TCP là khả năng đưa ra lệnh và kiểm tra lỗi. Tất cả các ứng dụng Internet lớn như World Wide Web, email và truyền file đều dựa vào TCP.
#27. IP (Internet Protocol)
Internet Protocol (IP) là giao thức chính trong Internet protocol suite để chuyển tiếp dữ liệu qua mạng. Chức năng định tuyến của Internet Protocol về cơ bản giúp thiết lập Internet. Trước đây, giao thức này là datagram service không kết nối trong Transmission Control Program (TCP) ban đầu. Do đó, Internet protocol suite còn được gọi là TCP/IP.
#28. SQL (Structured Query Language)
SQL là viết tắt của Structured Query Language, nghĩa là ngôn ngữ truy vấn dữ liệu. Có thể coi SQL là ngôn ngữ chung mà bất cứ hệ thống cơ sở dữ liệu quan hệ (RDBMS) nào cũng phải đáp ứng, điển hình như: Oracle Database, SQL Server, MySQL… SQL giúp quản lý hiệu quả và truy vấn thông tin nhanh hơn, giúp bảo trì thông tin dễ dàng hơn.
#29. Web Server
Khía cạnh phần cứng: một web server là một máy tính lưu trữ các file thành phần của một website (ví dụ: các tài liệu HTML, các file ảnh, CSS và các file JavaScript) và có thể phân phát chúng tới thiết bị của người dùng cuối (end-user). Nó kết nối tới mạng Internet và có thể truy cập tới thông qua một tên miền.
Khía cạnh phần mềm: một web server bao gồm một số phần để điều khiển cách người sử dụng web truy cập tới các file được lưu trữ trên một HTTP server(máy chủ HTTP). Một HTTP server là một phần mềm hiểu được các URL (các địa chỉ web) và HTTP (giao thức trình duyệt của bạn sử dụng để xem các trang web).
#30. HTTP (Hypertext Transfer Protocol)
HTTP là từ viết tắt của cụm từ Hypertext Transfer Protocol là nền tảng giao tiếp dữ liệu cho World Wide Web. Siêu văn bản (hypertext) là văn bản có cấu trúc sử dụng các siêu liên kết giữa các node chứa văn bản. HTTP là giao thức ứng dụng cho hệ thống thông tin hypermedia (siêu phương tiện) phân tán và kết hợp. Cổng mặc định của HTTP là 80 và 443. Hai cổng này đều được bảo mật.
#31. FTP (File Transfer Protocol)
FTP là từ viết tắt của cụm từ File Transfer Protocol là giao thức phổ biến nhất được sử dụng cho mục đích truyền file trên Internet và trong các mạng riêng. Cổng mặc định của FTP là 20/21. Với giao thức này, các máy client trong mạng có thể truy cập đến máy chủ FTP để gửi hoặc lấy dữ liệu. Điểm nổi bật là người dùng có thể truy cập vào máy chủ FTP để truyền và nhận dữ liệu dù đang ở xa.
#32. OPC (OLE for Process Control)
OPC được viết tắt từ OLE for Process Control, trong đó OLE là Object Linking and Embedding. OPC là 1 chuẩn giao tiếp dữ liệu giữa các phần mềm, theo cơ chế client-sever , được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp để đảm bảo tính linh hoạt và tương thích giữa các thành phần (có xuất xứ từ nhiều nhà sản xuất khác nhau).
Cấu trúc : PLC -> phần mềm driver – OPC Sever -> OPC Client – phần mềm SCADA.
Nhà sản xuất PLC không cần quan tâm tới các phần mềm SCADA nữa, mà chỉ cần tạo ra 1 driver kết nối PLC và trả dữ liệu ra dưới dạng OPC Server . Nhà sản xuất phần mềm SCADA cũng ko cần quan tâm tới các PLC nữa, mà chỉ cần tích hợp 1 module OPC Client để kết nối tới OPC bất kỳ là đủ.
#33. VNC (Virtual Network Computing)
VNC (Virtual Network Computing) là một công nghệ kĩ thuật dùng để chia sẻ giao diện màn hình từ xa (remote desktop sharing). VNC sẽ giúp người dùng hiển thị được màn hình của máy tính hoặc màn hình hệ thống ở xa ngay trên máy tính hiện tại của người dùng và có thể điều khiển thao tác qua kết nối mạng. Rất tiện lợi cho những người quản trị viên ở khoảng cách xa, có thể truy cập màn hình giám sát từ xa để quản lý, theo dõi hay giám sát.
#34. VPN (Virtual Private Network)
VPN là từ viết tắt của Virtual Private Network (mạng riêng ảo), cho phép người dùng thiết lập mạng riêng ảo với một mạng khác trên Internet. VPN có thể được sử dụng để truy cập các trang web bị hạn chế truy cập về mặt vị trí địa lý, bảo vệ hoạt động duyệt web của bạn khỏi sự tò mò trên mạng Wifi công cộng bằng cách thiết lập mạng riêng ảo cho bạn.
Về cơ bản, VPN chuyển tiếp tất cả lưu lượng network traffic của bạn tới hệ thống – nơi có thể truy cập từ xa các tài nguyện mạng cục bộ và bypass việc kiểm duyệt Internet (Internet censorship). Hầu hết trên các hệ điều hành đều tích hợp hỗ trợ VPN.
#35. MQTT (Message Queuing Telemetry Transport)
MQTT là từ viết tắt của “Message Queuing Telemetry Transport” là một giao thức gửi tín hiệu dạng publish/subscribe. Chúng được sử dụng cho các thiết bị Internet of Things – IoT. Tín hiệu truyền đi với băng thông thấp, có độ tin cậy cao và khả năng sử dụng được trong mạng lưới thiếu ổn định.
Bởi giao thức MQTT này sử dụng băng thông khá thấp trong môi trường có độ trễ cao nên nó là một giao thức lý tưởng cho các ứng dụng M2M (Machine to Machine). Facebook Messenger cũng đang sử dụng giao thức MQTT này. Hiện nay, hầu hết các thiết bị được ứng dụng trong lĩnh vực truyền thông công nghiệp đều hỗ trợ giao thức MQTT này như là một điều kiện đủ.
#36. SNMP (Simple Network Management Protocol)
SNMP là từ viết tắt của cụm từ “Simple Network Management Protocol” là giao thức tầng ứng dụng được sử dụng để quản lý và giám sát các thiết bị mạng cũng như chức năng của chúng. SNMP cung cấp ngôn ngữ chung cho các thiết bị mạng để chuyển tiếp thông tin quản lý trong cả môi trường single-vendor và multi-vendor trong mạng cục bộ (LAN) hoặc mạng diện rộng (WAN). Phiên bản gần đây nhất của SNMP, version 3, bao gồm các cải tiến bảo mật để xác thực và mã hóa tin nhắn SNMP cũng như bảo vệ các gói trong khi truyền.
Một trong những giao thức được sử dụng rộng rãi nhất, SNMP được hỗ trợ trên một loạt các loại phần cứng – từ các thiết bị mạng thông thường như bộ định tuyến (router), bộ chuyển mạch (switch) và điểm truy cập không dây (wireless access point) đến các điểm cuối như máy in, scanner và thiết bị IoT (Internet of Things). Ngoài phần cứng, SNMP có thể được sử dụng để giám sát các dịch vụ như Dynamic Host Configuration Protocol (DHCP). Các software agent trên các thiết bị và dịch vụ này giao tiếp với hệ thống quản lý mạng (NMS), còn được gọi là trình quản lý SNMP, thông qua SNMP để chuyển tiếp thông tin trạng thái và thay đổi cấu hình.
SMTP được sử dụng với hai chức năng chính. SMTP được sử dụng để chuyển email từ mail server nguồn đến mail server đích và chuyển email từ người dùng cuối sang hệ thống mail. Cổng mặc định của SMTP là 25 và cổng SMTP được bảo mật (SMTPS) là 465 (Không phải tiêu chuẩn).
#37. SMS (Short Message Service)
SMS (Short Message Service) là một giao thức viễn thông cho phép gửi các thông điệp dạng văn bản ngắn qua mạng không dây (không quá 160 ký tự, bao gồm chữ cái, số và một số ký tự khác). Số lượng ký tự trong mỗi tin nhắn được áp dụng theo ngôn ngữ của từng quốc gia khác nhau, đối với tin nhắn Tiếng Việt có dấu thì tối đa chỉ được 70 ký tự/SMS, đối với Tiếng Việt không dấu hoặc Tiếng Anh thì mới viết được 160 ký tự/SMS. Tin nhắn SMS vẫn hoạt động trên các mạng cơ bản và dựa trên 3 công nghệ mạng lớn đó là GSM, CDMA và TDMA. Dịch vụ tin nhắn ngắn có trên hầu hết các điện thoại di động và một số PDA với khả năng truyền thông không dây. Trong lĩnh vực truyền thông công nghiệp, SMS thường được dùng cho những nơi không có mạng internet hoặc khó kéo dây nhưng lại có mạng điện thoại.
#38. Email
Email hay thư điện tử là một phương thức trao đổi tin nhắn giữa những người sử dụng các thiết bị điện tử. Thư điện tử hoạt động qua các mạng máy tính mà hiện nay chủ yếu là Internet. Hệ thống thư điện tử ngày nay được dựa trên một mô hình lưu và chuyển tiếp. Các máy chủ thư điện tử chấp nhận, chuyển tiếp, phân phối và lưu tin nhắn. Trong lĩnh vực truyền thông công nghiệp, email cũng thường được sử dụng để gửi các thông điệp từ hệ thống, máy móc đến những người có thẩm quyền.
#39. GSM/GPRS
GPRS (General Packet Radio Service) là dịch vụ vô tuyến gói tổng hợp được phát triển trên nền tảng công nghệ thông tin di động toàn cầu (GSM) sử dụng đa truy nhập phân chia theo thời gian (TDMA). Công nghệ GPRS hay còn biết đến với mạng di động thế hệ 2.5G, áp dụng nguyên lý gói vô tuyến để truyền số liệu của người sử dụng một cách có hiệu quả giữa máy điện thoại di động tới các mạng truyền số liệu.
#40. GPS (Global Positioning System)
Hệ thống định vị toàn cầu (Global Positioning System – GPS) là hệ thống xác định vị trí dựa trên vị trí của các vệ tinh nhân tạo. Trong cùng một thời điểm, ở một vị trí trên mặt đất nếu xác định được khoảng cách đến ba vệ tinh (tối thiểu) thì sẽ tính được tọa độ của vị trí đó.
GPS được thiết kế và bảo quản bởi Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, nhưng chính phủ Hoa Kỳ cho phép mọi người trên thế giới sử dụng nó miễn phí, bất kể quốc tịch.
Các nước trong Liên minh châu Âu đang xây dựng Hệ thống định vị Galileo, có tính năng giống như GPS của Hoa Kỳ, dự tính sẽ bắt đầu hoạt động năm 2011-12
#41. GIS (Geographic Information systems)
Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information systems – GIS) được định nghĩa như là một hệ thống thông tin mà nó sử dụng dữ liệu đầu vào, các thao tác phân tích, cơ sở dữ liệu đầu ra liên quan về mặt địa lý không gian (Geographically of geospatial) nhằm trợ giúp việc thu nhận, lưu trữ, quản lý, xử lý, phân tích và hiển thị các thông tin không gian từ thế giới thực để giải quyết các vấn đề tổng hợp thông tin cho các mục đích của con người đặt ra. Trong các ứng dụng truyền thông công nghiệp, GIS được ứng dụng để quản lý các hệ thống lớn bao gồm nhiều trạm, nhiều nhà máy (VD: quản lý trạm BTS).
Trong bài viết này, chúng tôi đã chia sẻ cho các bạn những khái niệm rất thân thuộc trong tự động hóa công nghiệp nói chung và truyền thông công nghiệp nói riêng. Hy vọng, với những chia sẻ về: Serial Port, USB, RS232/RS422/RS485, Ethernet (LAN, RJ45), MODBUS (RTU, ASCII, TCP/IP), CAN, UART, BACnet, KNX, M-Bus, PROFINET, PROFIBUS, CC-Link, Gateway, TCP/IP, SQL, WEB SERVER, HTTP, FTP, OPC, VNC, VPN, MQTT, SNMP, SMS & Email, GSM/GPRS, GPS, GIS trên đây sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình nghiên cứu, học tập và làm việc. Xin cảm ơn!
0 notes
mesidasgroup · 4 years
Text
Tổng quan PLC Unitronics UniStream, Vision, Samba, M91 & Jazz Series
UNITRONICS thành lập vào năm 1989, với hàng chục năm làm việc với các dự án: hệ thống đỗ xe, đóng gói và xếp hàng tự động; cung cấp, lắp đặt thiết bị tự động cho các nhà máy năng lượng, HVAC, thực phẩm, sữa, hóa chất, nước thải, công nghiệp nồi hơi và các lĩnh vực khác. Trong đó, Unitronics cũng là một hãng sản xuất PLC lớn trên thế giới, được biết đến bởi các dòng PLC Unitronics như: Unistream, Vision, Samba, M91&Jazz series (M91 là phiên bản nâng cấp của M90).
Đã có mặt tại hơn 55 quốc gia với hơn 160 nhà phân phối, đại lý.
[PLC+HMI] All-in-One đã được cung ứng ra thị trường hơn 20 năm và liên tục nhận được phản hồi tích cực từ đơn vị sử dụng.
[PLC+HMI] All-in-One đã giành được giải thưởng ngành: 2013, 2014, 2015, 2016, 2017,2018 và 2019.
=> PLC là gì? ưu điểm, cấu tạo, nguyên lý hoạt động và ứng dụng của PLC
UniStream Series
UniStream là dòng thiết bị phù cho các dự án, hệ thống, dây chuyền, máy móc lớn, phức tạp, yêu cầu cao. Cùng vời sự mạnh mẽ, tinh vi, độ chính xác và độ ổn định cao kèm theo dải lựa chọn đa dạng và phong phú, các dòng PLC của hãng Unitronics đã dần dần xuất hiện trên thị trường Việt Nam. PLC UniStream được phân ra làm 3 dòng là: UniStream PLC, UniStream Modular và UniStream Built-in.
UniStream PLC
Đây là dòng mà chức năng điều khiển được tạo nên bởi các khối (module) độc lập, riêng rẽ như: CPU PLC, mô-đun I/O, mô-đun truyền thông, HMI panel,.. các mô-đun mở rộng luôn có sẵn (tùy chọn tích hợp). UnStream PLC hỗ trợ nhúng sẵn giao diện HMI trong CPU PLC (HMI ảo – cho phép xây dựng giao diện HMI, có thể điều khiển và giám sát trên phần mềm mà không cần phần cứng HMI). UniStream PLC Unitronics hiện được phân thành 3 loại: B3 – Basic, B5 – Standard và B10 – Pro. Có sẵn những tùy chọn CPU PLC như sau:
B3: USC-B3-R20, USC-B3-T20
B5: USC-B5-B1, USC-B5-TR22, USC-B5-T24, USC-B5-RA28, USC-B5-TA30, USC-B5-R38, USC-B5-T42
B10: USC-B10-B1, USC-B10-TR22, USC-B10-T24, USC-B10-RA28, USC-B10-TA30, USC-B10-R38, USC-B10-T42
UniStream Modular
Đây là dòng mô-đun của Unitronics, với các mô-đun tính năng riêng rẽ: HMI tích hợp sẵn CPU PLC (gọn nhẹ, đồng bộ hóa cao, đa dạng sự lựa chọn), tùy chọn mô-đun I/O,.. các mô-đun mở rộng luôn có sẵn. PLC Unitronics dòng UniStream Modular được phân thành 3 loại: 7”, 10.4” và 15.6”. Có sẵn những tùy chọn [PLC+HMI] như sau:
7”: USC-P-B10 * USP-070-B08 / USP-070-B10
4”: USC-P-B10 * USP-104-B10/USP-104-M10
6”: USC-P-B10 * USP-156-B10
UniStream Built-in
Đây là dòng All-in-One của Unitronics, tất cả PLC+HMI+I/O đã được tích hợp sẵn trong một thiết bị. Cực kỳ gọn nhẹ, tiện lợi, khả năng đồng bộ hóa cao và các tính năng nâng cao và module mở rộng luôn sẵn sàng. PLC Unitronics dòng UniStream Built-in được phân thành 2 loại chính: 5” (5” và 5” pro) và 7” (7” và 7” Pro). Có sẵn những tùy chọn [PLC+HMI+I/O] như sau:
5”: US5-B5-B1, US5-B5-TR22, US5-B5-T24, US5-B5-RA28, US5-B5-TA30, US5-B5-R38, US5-B5-T42,
5” Pro: US5-B10-B1, US5-B10-TR22, US5-B10-T24, US5-B10-RA28, US5-B10-TA30, US5-B10-R38, US5-B10-T42
7”: US7-B5-B1, US7-B5-TR22, US7-B5-T24, US7-B5-RA28, US7-B5-TA30, US7-B5-R38, US7-B5-T42
7” Pro: US7-B10-B1, US7-B10-TR22, US7-B10-T24, US7-B10-RA28, US7-B10-TA30, US7-B10-R38, US7-B10-T42
Đặc trưng chính của UniStream
Tùy chọn I/O (đầu vào/đầu ra): analog – tương tự, digital – số, high-speed – tốc độ cao, nhiệt độ, trọng lượng,..
PLC Unitronics dòng UniStream có khả năng mở rộng lên tới 2,048 I/O
Cổng giao tiếp: Ethernet, CANbus, USB, RS232/RS485 COM,..
Truyền thông: Ethernet IP, Web Server, e-mail & SMS, GPRS, TCP/IP, Modbus, CANopen, UniCAN, BACnet và M-Bus qua gateway.
Tùy chọn nâng cao: Webserver, SMS & e-mail, modem GPRS, SNMP, FTP, SQL, MQTT
Truy cập từ xa qua VNC
Hỗ trợ đa phương tiện: *.pdf, Video, RTSP, Audio Jack
Vision Series
Vision Series là dòng sản phẩm thường được sử dụng trong các dự án, máy móc, dây chuyền, hệ thống tự động hóa tân tiến và hiện đại. Các dải sản phẩm của dòng Vision rất rộng, phù hợp với quy mô dự án từ nhỏ đến lớn, từ đơn chiếc cho đến cả hệ thống hay dây chuyền sản xuất.
Vision của Unitronics là một dòng sản phẩm hoàn hảo với đầy đủ các tính năng của bộ điều khiển khả trình logic tích hợp màn hình HMI trong cùng một thiết bị; giúp giảm thiểu không gian lắp đặt, thiết bị gọn nhẹ, tối tân và mang tính thẩm mỹ cao. Với tùy chọn kích thước PLC từ gói gọn trong bàn tay đến PLC với màn hình cảm ứng lên tới 12.1 inch và hỗ trợ mở rộng lên tới 1000 I/O, dường như có thể thấy dòng Vision này có thể phù hợp với tất cả các máy móc và hệ thống.
Dải sản phẩm của PLC Unitronics dòng Vision cực kỳ rộng với 13 loại: Vision1210, Vision1040, Vision700, Vision570, Vision560, Vision430, Vision350, Vision130, và các dòng thấp hơn như Vision530, Vision290, Vision280, Vision230, Vision120.
Đặc trưng chính của Vision
Tùy chọn I/O (đầu vào/đầu ra): analog – tương tự, digital – số, high-speed – tốc độ cao, nhiệt độ, trọng lượng,..
Khả năng mở rộng của PLC Unitronics dòng Vision lên tới 1000 I/O
Cổng giao tiếp: Ethernet, CANbus, USB, RS232/RS485,..
Truyền thông: TCP/IP, Modbus, CANopen, UniCAN, BACnet và M-Bus qua gateway
Tùy chọn nâng cao: Webserver, SMS & email, GPRS/GMS, SNMP
Có APP trên điện thoại thông minh
Samba Series
Samba là dòng All-in-One của Unitronics với sự tích hợp PLC, HMI và I/O, tất cả trên một thiết bị. Samba được dùng chủ yếu với các dự án, máy móc và hệ thống ở mức quy mô vừa và nhỏ. Nếu bạn cần một giải pháp điều khiển và giám sát cho một hệ thống đơn giản với giao diện sử dụng thân thiện, nhưng không muốn tăng ngân sách đầu tư của bạn? PLC+HMI+I/O All-in-One của Unitronics dòng Samba có thể sẽ là thứ mà bạn đang tìm kiếm.
Samba với đầy đủ các tính năng của bộ điều khiển lập trình PLC, tích hợp màn hình cảm ứng kích thước 3.5/ 4.3 hoặc 7 inch và I/O có thể thiết lập sáu cấu hình. Samba chứa đựng các tính năng như một PLC cao cấp: hỗ trợ một loạt các giao thức truyền thông, ghi dữ liệu, đồ thị, tích hợp hệ thống cảnh báo, tuy nhiên giá của nó chỉ bằng giá của hệ thống nút nhấn hoặc hệ thống relay thông minh. PLC Unitronics dòng Samba được phân thành 3 loại: 3.5”, 4.3” và 7”. Có sẵn những tùy chọn PLC+HMI+I/O All-in-One như sau:
Samba 3.5″: SM35-J-R20, SM35-J-T20, SM35-J-RA22, SM35-J-TA22
Samba 4.3″: SM43-J-R20, SM43-J-T20, SM43-J-RA22, SM43-J-TA22
Samba 7″: SM70-J-R20, SM70-J-T20, SM70-J-RA22, SM70-J-TA22
Đặc trưng chính của Samba
Tùy chọn I/O: tương tự – analog, số – digital, tốc độ cao – high-speed, nhiệt độ,..
Cổng giao tiếp: RS232 cho 3.5”, USB cho 4.3” và 7” (thêm Serial/Ethernet, CANbus)
Truyền thông: TCP/IP, Modbus, CANopen, UniCAN, BACnet, KNX, M-Bus
Tùy chọn nâng cao: SMS & email, GPRS/ GSM, SNMP
Có APP trên điện thoại thông minh
Jazz/M91 Series
Jazz/M91 là dòng điều khiển dành cho các dự án, máy móc đơn giản sử dụng các chức năng cơ bản của PLC. Màn hình hiển thị HMI Jazz &  M91 đều là 2 dòng x 16 ký tự và tích hợp bàn phím. Đều được tích hợp sẵn các I/O trên thiết bị và có sẵn tùy chọn high-speed và temperature. Bộ điều khiển lập trình M91 có thể mở rộng và tương thích với tất thảy module mở rộng I/O.
Trong một dự án tự động hóa đơn giản, việc tìm kiếm một thiết bị PLC + HMI vừa đáng tin cậy lại vừa hiệu quả về chi phí là rất khó. Dòng sản phẩm PLC Jazz/M91 của Unitronics đã có mặt và giúp bạn dễ dàng thực hiện điều đó. Dòng sản phẩm bộ điều khiển khả trình logic này có sẵn các I/O trên board, tích hợp hiện thị dạng văn bản trên HMI, ngoài ra phần mềm và hỗ trợ kỹ thuật là hoàn toàn không tính phí. Những gì bạn cần cho một dự án tự động hóa đơn giản, hoàn thiện đều có trong bộ lập trình PLC Jazz/M91 với một mức chi phí đầu tư cực kỳ hợp lý.
Đặc trưng chính của Jazz
PLC Unitronics dòng Jazz có giá thành như các smart relay – đầy đủ các chức năng cần thiết của PLC kết hợp với màn hình HMI hiển thị dạng văn bản và có bàn phím, tích hợp sẵn lên tới 40 I/O.
Tùy chọn I/O (đầu vào/đầu ra): analog – tương tự, digital – số, high-speed – tốc độ cao, nhiệt độ.
Cổng giao tiếp: RS232, USB (Series/Ethernet)
Truyền thông: MODBUS
Tùy chọn nâng cao: SMS qua GSM
HMI hỗ trợ lên tới 60 bản ghi, 15 ngôn ngữ và 20 biểu tượng
Có sẵn các tùy chọn: JZ20-J-R10, JZ20-R10, JZ20-R16, JZ20-J-R16, JZ20-J-R16HS, JZ20-R31, JZ20-J-R31, JZ20-T10, JZ20-J-T10, JZ20-T18, JZ20-J-T18, JZ20-J-T20HS, JZ20-T40, JZ20-J-T40, JZ20-UA24, JZ20-J-UA24, JZ10-11-UN20, JZ10-J-UN20
Đặc trưng chính của M91
PLC Unitronics dòng M91 có giá thành rất phải chăng, là sự kết hợp All-in-One bao gồm: PLC + HMI dạng text + Nút nhấn + I/O; khả năng mở rộng lên tới 150 I/O.
Tùy chọn I/O (đầu vào/đầu ra): analog – tương tự, digital – số, high-speed – tốc độ cao, nhiệt độ và trọng lượng.
Cổng giao tiếp: RS232/RS485
Truyền thông: Modbus, CANbus
Tùy chọn nâng cao: SMS qua GSM
HMI hỗ trợ lên tới 80 bản ghi, 15 ngôn ngữ và 20 biểu tượng
Có sẵn các tùy chọn: M91-2-R1, M91-2-R2C, M91-2-R6C, M91-2-R34, M91-2-T1, M91-2-T38, M91-2-T2C, M91-2-UN2, M91-2-UA2, M91-2-RA22
Phần mềm dành cho PLC Unitronics
Tất cả phần mềm, tiện ích, bản cập nhật được cung cấp MIỄN PHÍ
Diễn đàn & cộng đồng hỗ trợ mạnh (hỗ trợ từng cá nhân từ hãng), tài liệu tường minh đều được cung cấp MIỄN PHÍ
UniLogic cho UniStream
UniLogic là một phần mềm All-in-One cung cấp các tính năng: cấu hình phần cứng, thiết lập truyền thông, lập trình PLC, thiết kế giao diện HMI và Web server. Tất cả tính năng đó đều có trong một phần mềm UniLogic với dung lượng phần mềm cực kỳ nhẹ (>1GB) mà vẫn đáp ứng được tất cả các tính năng, yếu tố thẩm mỹ và trực quan.
Sức mạnh của UniLogic nằm ở thiết kế của nó. Phần mềm được tích hợp các trình chỉnh sửa, có thể thay đổi ngôn ngữ lập trình theo ngữ cảnh (cho phép viết các hàm Ladder hoặc C), dễ dàng thiết kế các giao diện HMI và giao diện Web Server đẹp với trình kéo & thả thư viện đồ họa 3D có sẵn (hoặc có thể thêm thư viện ngoài). Giao diện HMI, Web Server hỗ trợ đa ngôn ngữ: từ tiếng Ý, tiếng Trung, tiếng Anh cho đến tiếng Việt,.. Dễ dàng theo dõi và hiển thị dữ liệu qua các biểu đồ, đồ thị và các đồng hồ 3D hoặc xuất ra file Exel. Dễ dàng thiết lập các báo động, cảnh báo nhiều cấp và gửi thông báo qua SMS hoặc Email, chạy các trình thiết lập trước đó và triển khai một loạt các giao thức truyền thông công nghiệp khác.
Những tính năng chính của UniLogic
MQTT: UniStream hỗ trợ MQTT như một “client” có thể xuất bản và đăng ký các tin nhắn, thu hẹp khoảng cách giữa OT và IT từ tầng sản xuất, vận hành cho đến tầng quản lý, giám sát MES
Cấu trúc: Cấu trúc – Data Tags được quản lý trong một môi trường làm việc – kiểm soát phần cứng, truyền thông và các chức năng. Xây dựng cấu trúc để sử dụng và có thể tái sử dụng với UDFB.
Ladder & C: xây dựng chương trình bằng ngôn ngữ lập trình Ladder phổ biến, dễ học: kéo/thả/gắn các phần tử vào vị trí, không lỗi. Có thể viết chương trình bằng ngôn ngữ C với trình soạn thảo tích hợp sẵn. Tạo UDFB để có thể tái sử dụng.
Dữ liệu: SQL Client: kết nối với MS SQL Server hoặc MySQL & gửi truy vấn. Data Sampler: ghi lại các dữ liệu quan trọng thay đổi theo thời gian (giá trị đầu ra); hiển thị trong đồ thị. Data Tables: đăng nhập/thao tác dữ liệu qua Ladder, thực hiện Recipes.
Web Server: thiết kế trang web dễ dàng với trình kéo & thả – không cần HTML. Phân quyền người dùng và cho phép người dùng từ xa giám sát và nhập dữ liệu bằng bất kỳ trình duyệt web nào.
HMI: kéo & thả đồ họa 2D, 3D từ thư viện, phân quyền người dùng, Hiển thị đồ thị và đồng hồ đang chạy theo thời gian thực, .pdf, phát âm thanh & stream video.
Tái sử dụng: thêm UDFB (khối chức năng do người dùng xác định), lưu vào thư viện giao diện HMI & Web đã thiết kế. Từ đó, có thể lấy những khối chức năng và giao diện đã lưu trữ để tái sử dụng vào các lần sau.
Đa ngôn ngữ: hỗ trợ bất kỳ ngôn ngữ nào bạn có thể nhập — bao gồm cả các ngôn ngữ Châu Á như tiếng Hàn. Chuyển đổi ngay lập tức ngôn ngữ HMI thông qua các hành động của người dùng hoặc các sự kiện chương trình.
Cảnh báo: phù hợp với ISA 18.2 cho hệ thống cảnh báo, báo động. Người vận hành có thể phát hiện, phân tích và xử lý dựa trên cảnh báo. Xuất nhật ký cảnh báo qua FTP, gửi qua email hoặc tới DOK.
Truyền thông: cực kỳ nhanh và dễ thực hiện, truyền thông dữ liệu độc lập với Ladder. Plug & Play MODBUS, CANopen, SNMP, EtherNet / IP.
Giao tiếp: trình soạn tin nhắn: datacom qua bất kỳ Ethernet nào, CANbus/serial với bên thứ 3. Hỗ trợ CAN Layer 2, FTP Client/Server, SMS, email, GSM/GPRS.
Truy cập từ xa: truy cập UniStream qua bất kỳ ứng dụng VNC nào từ PC, điện thoại di động hoặc máy tính bảng.Web Server được tích hợp cho phép giám sát và chỉnh sửa dữ liệu từ xa một cách an toàn, bảo mật.
VisiLogic cho Vision & Samba
All-in-One tất cả đều có trong một phần mềm. Phát triến đơn giản, nhanh chóng, hiệu quả cho các ứng dụng cả lập trình PLC và HMI với trình kéo & thả.
Xây dựng, phát triển lập trình PLC và thiết kế giao diện đồ họa HMI, VFD và Servo trên một phần mềm.
Cấu hình, thiết lập phần cứng và truyền thông
Thiết lập, cài đặt modem và truyền thông dữ liệu
Kiểm tra và sửa lỗi chương trình
Không giới hạn: công cụ quản lý dữ liệu và truy cập từ xa
Kiểm soát từ xa mọi lúc, mọi nơi thông qua app trên điện thoại di động
U90 Ladder cho Jazz & M90/M91
Phát triển lập trình điều khiển PLC và HMI trên một phần mềm
Cấu hình phần cứng và giao tiếp truyền thông
Thiết lập các modem và truyền thông dữ liệu
Kiểm tra và sửa lỗi chương trình
Trên đây, MESIDAS GROUP đã chia sẻ cho các bạn về các dòng sản phẩm PLC UNITRONICS có mặt trên thị trường như: UniStream, Vision, Samba, JAZZ&M91. Chúng tôi hy vọng rằng, những thông tin trên có thể giúp ích cho các bạn trong quá trình nghiên cứu, học tập và làm việc. Xin cảm ơn!
0 notes
mesidasgroup · 4 years
Text
PAC là gì? Bộ điều khiển tự động hóa khả trình PAC
Với sự cải tiến của khoa học & kỹ thuật, những công nghệ tân tiến được ra đời. Giữa công nghiệp và công nghệ, công nghiệp chịu ảnh hưởng của công nghệ, công nghệ chịu ảnh hưởng của nhu cầu người sử dụng. Từ đó dẫn đến những phương châm hô hào: công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong ngành công nghiệp cũng được cải tiến, nâng cấp không ngừng nghỉ, các dây chuyền, hệ thống ngày một hiện đại hơn, đem lại hiệu suất cao hơn, vận hành dễ dàng hơn.
Trong công nghệ điều khiển trong công nghiệp các khái niệm trở nên quen thuộc như: bộ điều khiển, bộ lập trình, plc, lập trình nhúng,… và không thể không kể đến đó là PAC, vậy PAC là gì? Nó có những ưu nhược điểm gì? Nó khác gì PLC? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu bài chia sẻ dưới đây để làm rõ về nó nhé!
PLC là gì? ưu điểm, cấu tạo, nguyên lý hoạt động và ứng dụng của PLC
PAC là gì?
PAC là từ viết tắt của “Programmable Automation Controller” trong tiếng anh, tạm dịch: bộ điều khiển tự động hóa khả trình hay bộ điều khiển tự động hóa có thể lập trình được. PAC là sự kết hợp những tinh túy của PLC và PC để tạo nên một nền tảng truyền tải chức năng lớn hơn, độ mở rộng hơn và linh hoạt cao hơn. PAC có tất cả các tính năng mà PLC có và còn được bổ xung thêm một số tính năng riêng biệt khác.
PAC được ra đời như thế nào?
Trong nhiều thập kỷ qua, các kỹ sư đã phát triển giải pháp tự động hóa công nghiệp với sự trợ giúp rất lớn của bộ điều khiển logic khả trình (PLC). Khi thử thách xuất hiện thì PLC cũng tiến hóa, kết hợp với I/O tương tự, khả năng kết nối mạng và chuẩn lập trình để kịp thời giải quyết thử thách đó. Còn đối với các quá trình công nghiệp phức tạp và rộng lớn, đòi hỏi phải có nhiều tủ rack điều khiển phân tán hơn, với năng lực xử lí cao hơn và bộ nhớ lớn hơn một thiết bị PLC cơ bản hay vượt qua cả khả năng mà PLC có thể làm được thì họ lại chuộng PC với những bộ xử lý tiên tiến, I/O tốc độ cao và công cụ phát triển phần mềm hiện đại.
Tuy nhiên, để đổi lấy sự linh hoạt này người ứng dụng phải trả cái giá khá cao vì PC được thiết kế ra không phải dùng cho môi trường công nghiệp và hệ điều hành PC chuẩn không đủ ổn định và độ tin cậy cho những ứng dụng điều khiển công nghiệp. Bởi vậy, một giải pháp lai (hybrid) xuất hiện. Các kỹ sư bắt đầu sử dụng PLC cho việc điều khiển vòng đóng, còn PC phục vụ cho những chức năng tiên tiến như tích hợp hiển thị, I/O tốc độ cao và ghi dữ liệu.
Bản chất của giải pháp lai là sự kết hợp các nền tảng phần mềm và phần cứng của nhiều nhà sản suất thành một, và chính vì thế, nó cũng nảy sinh vấn đề khi đưa vào ứng dụng. Đầu tiên là vấn đề tích hợp và bảo trì. Còn các kỹ sư lúc này lại kiếm tìm một nền tảng thống nhất với nhiều chức năng, kiến trúc mođun – mở, được hỗ trợ đầy đủ các đặc điểm trong môi trường lập trình.
Lời giải cho các kỹ sư đó là một nền tảng bộ điều khiển tự động hóa khả trình (PAC). Giờ đây, kỹ sư có một thế hệ bộ điều khiển hợp nhất khả năng xử lý, tốc độ thu thập dữ liệu và sức mạnh liên lạc của PC với độ tin cậy và cấu trúc công nghiệp của PLC.
Ưu điểm cấu trúc PAC
Cấu trúc mở của PAC cũng là yếu tố làm đơn giản hóa việc nâng cấp cho các hệ thống điều khiển và tự động hóa công nghiệp sẵn có tại sàn máy. Trong nhiều ứng dụng, người sử dụng chạy PAC song song với những hệ thống điều khiển đã có. Điều này giúp nâng cao thêm khả năng như truy cập dữ liệu trực tuyến, hay tạo ra một hệ thống điều khiển và tự động hóa độc lập.
Hơn nữa, tích hợp PAC vào hệ thống sẵn có, bạn chỉ cần thao tác kết nối I/O số đơn giản giữa PAC và PLC. Ở cầu hình này, PAC cung cấp khả năng phân tích và thu thập dữ liệu tốc độ cao, và tạo đầu ra số cho PLC để tích hợp vào toàn bộ đường điều khiển. Ngoài ra, bus liên lạc và cổng bus chuẩn cho phép bạn bổ sung tính năng của PAC như thị giác máy và xử lý hình ảnh cho những kiến trúc nhà máy sẵn có bằng cách cắm PAC vào bus liên lạc chính của hệ thống mà chỉ cần rất ít, hoặc không cần cấu hình lại hệ thống đó.
PAC lai giữa PLC và PC cũng đã tạo ra độ linh hoạt và chức năng tiên tiến cho phần mềm. Với PLC, người sử dụng bị giới hạn trong ngôn ngữ lập trình Ladder để phát triển ứng dụng của mình. Các nhà phát triển đã cố gắng thử phát triển thêm các ngôn ngữ lập trình PLC mới, nhưng những nỗ lực ấy lại cho kết quả chưa mấy khả thi hoặc hiệu quả chưa cao. Và cho đến bây giờ, ngôn ngữ lập trình Ladder vẫn là chuẩn cho PLC trong các ngành công nghiệp.
Không giống như PLC, PAC kế thừa sự linh hoạt, đa dạng trong ngôn ngữ lập trình của PC, như vậy người sử dụng có thể tự quyết định dùng kiến trúc phần mềm chứ không phải nhà cung cấp phần cứng. Bạn có thể chọn ngôn ngữ lập trình để phát triển, đơn giản hóa việc thống nhất code trong toàn nhóm và toàn bộ chu kỳ thiết kế. Kiến trúc phần mềm được xây dựng trên ngôn ngữ thông dụng và mở; mang lại độ linh hoạt và mở rộng tối đa cho hệ thống.
PAC vượt trội trong công nghệ đo lường công nghiệp
Song song với những tiến bộ trong công nghệ bộ điều khiển tự động hóa, sự theo đuổi không ngừng nghỉ nâng cao hiệu quả trong hệ thống tự động hóa kết hợp với những tiến bộ trong phát triển những hệ thống mới là động lực tạo nên nhiều sự đổi mới quan trọng trong công nghệ đo lường công nghiệp. Mặc dù về cơ bản, thiết bị đo đạc không có thay đổi nhiều loại, nhưng về chất lượng thì có cải tiến rõ rệt. Cảm biến ngày nay cung cấp độ nhạy cao hơn, thời gian đáp ứng nhanh hơn, độ bền và độ ổn định dài hạn. Đó chính là yếu tố tạo ra hàng loạt thế hệ cảm biến tin cậy, cho kết quả đo chính xác hơn. Ngoài ra, các thế hệ cảm biến bây giờ có các ADC và DAC onboard giúp loại bỏ các mạch tuyến tính bên ngoài cho cảm biến.
PAC cho phép bạn tận dụng tối đa sự chính xác của cảm biến thông qua điều hòa tín hiệu và độ phân giải đo được cải tiến. Phần cứng thu thập dựa trên PAC cung cấp khoảng 18 bit độ phân dải và điều hoà tín hiệu cho nhiều cảm biến đầu ra, gồm thước đo và LVDT, những thiết bị này trước đây cần có bộ điều hoàn tín hiệu chính xác thì mới đảm bảo độ chuẩn của kết quả đo.
Một lĩnh vực phát triển khác của công nghệ đo lường công nghiệp là tốc độ vòng tương tự (analog). Những ứng dụng công nghiệp có tốc độ quét đầu vào tương tự tại hoặc dưới 100 Hz. Với nhiều ứng dụng, gồm giám sát vòng quay và độ rung, thì ở tần số này là quá thấp và có thể gây ra việc bỏ sót những thông số đo quan trọng. Với sức mạnh xử lý và kiến trúc của PAC, bạn có thể có giải pháp đo đạc chính xác cao với hàng nghìn hay thậm chí hàng triệu mẫu/giây. Tốc độ truyền dữ liệu cao đảm bảo phát hiện cả những thay đổi nhỏ nhất.
Cho đến nay, người sử dụng đã tích hợp thành công PAC vào những ứng dụng điều khiển mạnh mẽ, trong đó tốc độ vòng điều khiển được kiếm soát chặt chẽ làm tăng tốc độ đo đầu vào và nâng cao khả năng phân tích dữ liệu thời gian thực, như vậy, làm tăng đáng kể hiệu quả trong công việc.
Ứng dụng của PAC
PAC được thiết kế cho các ứng dụng điều khiển phân tán lớn hơn như một dây chuyền đóng gói rộng lớn, các hệ thống điều khiển sản xuất phân tán hay điều khiển quá trình của cả một nhà máy công nghệ. Trong PAC được tích hợp sẵn nhiều tập lệnh điều khiển nâng cao như điều khiển quá trình, điều khiển trình tự, điều khiển mờ và điều khiển thiết bị.
Một số nhà sản xuất còn xây dựng cả những tập lệnh dành riêng cho từng ngành công nghiệp như: ngành dầu khí, ngành điện, ngành hạt nhân…Những tập lệnh đó tương đối phức tạp, đòi hỏi khả năng xử lí nhanh và chính xác. Thông thường, PAC được sử dụng cùng với phần mềm giám sát SCADA để thu thập và quản lý dữ liệu. Chính bởi có những tập lệnh nâng cao và thư viện HMI phong phú, ranh giới giữa PAC và DCS nhiều khi trở nên không rõ ràng. Rất nhiều tính năng tích hợp của hệ thống DCS được cung cấp bởi các nhà chế tạo PAC. PAC cũng có khả năng điều khiển nâng cao, lưu trữ lịch sử cho các hệ thống DSC lớn như điều khiển dự báo (MPC), điều khiển mờ.
Sự linh hoạt của phần mềm cũng mang lại cho người sử dụng PAC sự chủ động trong việc lựa chọn công nghệ bổ sung. Đứng trên phương diện một doanh nghiệp, với kiến trúc phần mềm mở PAC, bạn sẽ dễ dàng kết nối, ghi dữ liệu và liên lạc mạng. PAC có thể sử dụng phần mềm mở để kết hợp một cách dễ dàng với hệ thống tự động hóa sẵn có, phục vụ như một nút mạng bổ sung dựa trên bus liên lạc chuẩn giữa PLC và PC. Nhìn về tương lai của phần mềm công nghiệp, bạn có thể học hỏi từ các kỹ sư điều khiển nhúng trong các ngành công nghiệp hàng không và ô tô. Những kỹ thuật điều khiển tiên tiến được sử dụng trong thiết kế và ứng dụng các bộ điều khiển mạnh trong hệ thống tốc độ vòng cao, và những quá trình quan trọng trong nhiều công đoạn được thực hiện với phần mềm PC. Đến một lúc nào đó, thị trường điều khiển và tự động hóa công nghiệp phát triển vượt ngoài khả năng của thuật toán PID thì lúc đó người sử dụng PAC sẽ giải quyết vấn đề dễ dàng với hệ thống phần mềm linh hoạt và mở từ PC.
Bài viết trên đây, MESIDAS GROUP đã chia sẻ với bạn về PAC là gì? Tại sao nó được ra đời? Ưu điểm của nó là gì? Và PAC được ứng dụng ở đâu? Chúng tôi hy vọng rằng, những kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, học và làm việc. Xin cảm ơn!
0 notes
mesidasgroup · 4 years
Text
Mạng truyền thông công nghiệp là gì?
Khái niệm về mạng truyền thông công nghiệp
Mạng truyền thông công nghiệp (Industrial Communication Network) hay mạng công nghiệp là một khái niệm chung chỉ các hệ thống mạng truyền thông số, truyền bit nối tiếp nhằm mục đích ghép nối các thiết bị công nghiệp giúp các thiết bị có thể giao tiếp được với nhau và kiến tạo thành một mạng lưới, một hệ thống đồng nhất có sự phân cấp và được kiểm soát chặt chẽ. Với các hệ thống truyền thông công nghiệp hiện nay cho phép liên kết mạng ở nhiều mức, nhiều cấp khác nhau: từ các cảm biến, cơ cấu chấp hành (thuộc phân cấp hiện trường) cho đến các máy tính điều khiển, thiết bị quan sát, máy tính điều khiển giám sát và các máy tính cấp điều hành xí nghiệp, quản lý công ty.
Tổng hợp các chuẩn giao tiếp & giao thức truyền thông công nghiệp
Hệ thống SCADA (Supervisory Control and Data Acquisition System)
PLC là gì? 17 Hãng PLC phổ biến nhất tại Việt Nam
Phân biệt mạng truyền thông công nghiệp và mạng viễn thông
Về cơ sở kỹ thuật, mạng công nghiệp và các hệ thống mạng viễn thông có rất nhiều điểm tương đồng, tuy nhiên cũng có những điểm khác biệt sau:
Mạng viễn thông có phạm vi địa lý và số lượng thành viên tham gia lớn hơn rất nhiều, nên các yêu cầu kỹ thuật (cấu trúc mạng, tốc độ truyền thông, tính năng thời gian thực,…) rất khác, cũng như các phương pháp truyền thông (truyền tải dải rộng/dải cơ sở, điều biến, dồn kênh, chuyển mạch,…) thường phức tạp hơn nhiều so với mạng công nghiệp.
Đối tượng của mạng viễn thông bao gồm cả con người và thiết bị kỹ thuật, trong đó con người đóng vai trò chủ yếu. Vì vậy các dạng thông tin cần trao đổi bao gồm cả tiếng nói, hình ảnh, văn bản và dữ liệu. Đối tượng của mạng công nghiệp thuần túy là các thiết bị công nghiệp, nên dạng thông tin được quan tâm duy nhất là dữ liệu.
Các kỹ thuật và công nghệ được dùng trong mạng viễn thông rất phong phú, trong khi kỹ thuật truyền dữ liệu theo chế độ bit nối tiếp là đặc trưng của mạng công nghiệp.
Mạng truyền thông công nghiệp thực chất là một dạng đặc biệt của mạng máy tính, có thể so sánh với mạng máy tính thông thường ở những điểm giống nhau và khác nhau như sau:
Kỹ thuật truyền thông số hay truyền dữ liệu là đặc trưng chung của cả hai lĩnh vực.
Trong nhiều trường hợp, mạng máy tính sử dụng trong công nghiệp được coi là một phần (ở các cấp điều khiển giám sát, điều hành sản xuất và quản lý công ty) trong mô hình phân cấp của mạng công nghiệp.
Yêu cầu về tính năng thời gian thực, độ tin cậy và khả năng tương thích trong môi trường công nghiệp của mạng truyền thông công nghiệp cao hơn so với mạng máy tính thông thường, trong khi đó mạng máy tính thường đòi hỏi cao hơn về độ bảo mật.
Mạng máy tính có phạm vi trải rộng rất khác nhau, ví dụ có thể nhỏ như mạng LAN cho một nhóm vài máy tính, hoặc rất lớn như mạng Internet. Trong nhiều trường hợp, mạng máy tính gián tiếp sử dụng dịch vụ truyền dữ liệu của mạng viễn thông. Trong khi đó, cho đến nay các hệ thống mạng công nghiệp thường có tính chất độc lập, phạm vi hoạt động tương đối hẹp.
Sự khác nhau trong phạm vi và mục đích sử dụng giữa các hệ thống mạng truyền thông công nghiệp với các hệ thống mạng viễn thông và mạng máy tính dẫn đến sự khác nhau trong các yêu cầu về mặt kỹ thuật cũng như tính kinh tế.
Ví dụ: do yêu cầu kết nối nhiều nền máy tính khác nhau và cho nhiều phạm vi ứng dụng khác nhau, kiến trúc giao thức của các mạng máy tính phổ thông thường phức tạp hơn so với kiến trúc giao thức các mạng công nghiệp. Đối với các hệ thống truyền thông công nghiệp, đặc biệt là ở các cấp dưới thì các yêu cầu về tính năng thời gian thực, khả năng thực hiện đơn giản, giá thành hạ lại luôn được đặt ra hàng đầu.
Vai trò của mạng truyền thông công nghiệp
Sử dụng mạng truyền thông công nghiệp, đặc biệt là bus trường để thay thế cách nối điểm-điểm cổ điển giữa các thiết bị công nghiệp mang lại hàng loạt những lợi ích như sau:
Đơn giản hóa cấu trúc liên kết giữa các thiết bị công nghiệp: Một số lượng lớn các thiết bị thuộc các chủng loại khác nhau được ghép nối với nhau thông qua một đường truyền duy nhất.
Tiết kiệm dây nối và công thiết kế, lắp đặt hệ thống: Nhờ cấu trúc đơn giản, việc thiết kế hệ thống trở nên dễ dàng hơn nhiều. Một số lượng lớn cáp truyền được thay thế bằng một đường duy nhất, giảm chi phí đáng kể cho nguyên vật liệu và công lắp đặt.
Nâng cao độ tin cậy và độ chính xác của thông tin: Khi dùng phương pháp truyền tín hiệu tương tự cổ điển, tác động của nhiễu dễ làm thay đổi nội dung thông tin mà các thiết bị không có cách nào nhận biết.
Nhờ kỹ thuật truyền thông số, không những thông tin truyền đi khó bị sai lệch hơn, mà các thiết bị nối mạng còn có thêm khả năng tự phát hiện lỗi và chẩn đoán lỗi nếu có. Hơn thế nữa, việc bỏ qua nhiều lần chuyển đổi qua lại tương tự-số và số-tương tự nâng cao độ chính xác của thông tin.
Nâng cao độ linh hoạt, tính năng mở của hệ thống: Một hệ thống mạng chuẩn hóa quốc tế tạo điều kiện cho việc sử dụng các thiết bị của nhiều hãng khác nhau. Việc thay thế thiết bị, nâng cấp và mở rộng phạm vi chức năng của hệ thống cũng dễ dàng hơn nhiều. Khả năng tương tác giữa các thành phần (phần cứng và phần mềm) được nâng cao nhờ các giao diện chuẩn.
Đơn giản hóa/tiện lợi hóa việc tham số hóa, chẩn đoán, định vị lỗi, sự cố của các thiết bị : Với một đường truyền duy nhất, không những các thiết bị có thể trao đổi dữ liệu quá trình, mà còn có thể gửi cho nhau các dữ liệu tham số, dữ liệu trạng thái, dữ liệu cảnh báo và dữ liệu chẩn đoán. Các thiết bị có thể tích hợp khả năng tự chẩn đoán, các trạm trong mạng cũng có thể có khả năng cảnh giới lẫn nhau.
Việc cấu hình hệ thống, lập trình, tham số hóa, chỉnh định thiết bị và đưa vào vận hành có thể thực hiện từ xa qua một trạm kỹ thuật trung tâm.Mở ra nhiều chức năng và khả năng ứng dụng mới của hệ thống.
Sử dụng mạng truyền thông công nghiệp cho phép áp dụng các kiến trúc điều khiển mới như điều khiển phân tán, điều khiển phân tán với các thiết bị trường, điều khiển giám sát hoặc chẩn đoán lỗi từ xa qua Internet, tích hợp thông tin của hệ thống điều khiển và giám sát với thông tin điều hành sản xuất và quản lý công ty.
Phân loại các hệ thống mạng công nghiệp
Để sắp xếp, phân loại và phân tích đặc trưng các hệ thống mạng truyền thông công nghiệp, ta dựa vào mô hình phân cấp quen thuộc cho các công ty, xí nghiệp sản xuất.
Tương ứng với năm cấp chức năng là bốn cấp của hệ thống truyền thông. Từ cấp điều khiển giám sát trở xuống thuật ngữ “bus” thường được dùng thay cho “mạng”, với lý do phần lớn các hệ thống mạng phía dưới đều có cấu trúc vật lý hoặc logic kiểu bus.
#1 Bus trường
Bus trường (fieldbus) là một khái niệm chung được dùng trong các ngành công nghiệp chế biến để chỉ các hệ thống bus nối tiếp, sử dụng kỹ thuật truyền tin số để kết nối các thiết bị thuộc cấp điều khiển (PC, PLC) với nhau và với các thiết bị ở cấp chấp hành, hay các thiết bị trường.
Các chức năng chính của cấp chấp hành là đo lường, truyền động và chuyển đổi tín hiệu trong trường hợp cần thiết.
Các thiết bị có khả năng nối mạng là các vào/ra phân tán (distributed I/O), các thiết bị đo lường (sensor, transducer, transmitter) hoặc cơ cấu chấp hành (actuator, valve) có tích hợp khả năng xử lý truyền thông.
Một số kiểu bus trường chỉ thích hợp nối mạng các thiết bị cảm biến và cơ cấu chấp hành với các bộ điều khiển, cũng được gọi là bus chấp hành/cảm biến. Trong công nghiệp chế tạo (tự động hóa dây chuyền sản xuất, gia công, lắp ráp) hoặc ở một số lĩnh vực ứng dụng khác như tự động hóa tòa nhà, sản xuất xe hơi, khái niệm bus thiết bị lại được sử dụng phổ biến.
Có thể nói, bus thiết bị và bus trường có chức năng tương đương, nhưng do những đặc trưng riêng biệt của hai ngành công nghiệp, nên một số tính năng cũng khác nhau. Tuy nhiên, sự khác nhau này ngày càng trở nên không rõ rệt, khi mà phạm vi ứng dụng của cả hai loại đều được mở rộng và đan chéo sang nhau.
Trong thực tế, người ta cũng dùng chung một khái niệm là bus trường. Do nhiệm vụ của bus trường là chuyển dữ liệu quá trình lên cấp điều khiển để xử lý và chuyển quyết định điều khiển xuống các cơ cấu chấp hành, vì vậy yêu cầu về tính năng thời gian thực được đặt lên hàng đầu. Thời gian phản ứng tiêu biểu nằm trong phạm vi từ 0,1 tới vài miligiây.
Trong khi đó, yêu cầu về lượng thông tin trong một bức điện thường chỉ hạn chế trong khoảng một vài byte, vì vậy tốc độ truyền thông thường chỉ cần ở phạm vi Mbit/s hoặc thấp hơn. Việc trao đổi thông tin về các biến quá trình chủ yếu mang tính chất định kỳ, tuần hoàn, bên cạnh các thông tin tham số hóa hoặc cảnh báo có tính chất bất thường.
Các hệ thống bus trường được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay là PROFIBUS, ControlNet, INTERBUS, CAN, WorldFIP, P-NET, Modbus và gần đây phải kể tới Foundation Fieldbus. DeviceNet, AS-i, EIB và Bitbus là một vài hệ thống bus cảm biến/chấp hành tiêu biểu có thể nêu ra ở đây.
#2 Bus hệ thống
Các hệ thống mạng công nghiệp được dùng để kết nối các máy tính điều khiển và các máy tính trên cấp điều khiển giám sát với nhau được gọi là bus hệ thống (system bus) hay bus quá trình (process bus). Khái niệm sau thường chỉ được dùng trong lĩnh vực điều khiển quá trình.
Qua bus hệ thống mà các máy tính điều khiển có thể phối hợp hoạt động, cung cấp dữ liệu quá trình cho các trạm kỹ thuật và trạm quan sát (có thể gián tiếp thông qua hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu trên các trạm chủ) cũng như nhận mệnh lệnh, tham số điều khiển từ các trạm phía trên. Thông tin không những được trao đổi theo chiều dọc, mà còn theo chiều ngang.
Các trạm kỹ thuật, trạm vận hành và các trạm chủ cũng trao đổi dữ liệu qua bus hệ thống. Ngoài ra các máy in báo cáo và lưu trữ dữ liệu cũng có thể được kết nối qua mạng này.
Đối với bus hệ thống, tùy theo lĩnh vực ứng dụng mà đòi hỏi về tính năng thời gian thực có được đặt ra một cách ngặt nghèo hay không. Thời gian phản ứng tiêu biểu nằm trong khoảng một vài trăm miligiây, trong khi lưu lượng thông tin cần trao đổi lớn hơn nhiều so với bus trường. Tốc độ truyền thông tiêu biểu của bus hệ thống nằm trong phạm vi từ vài trăm kbit/s đến vài Mbit/s.
Khi bus hệ thống được sử dụng chỉ để ghép nối theo chiều ngang giữa các máy tính điều khiển, người ta thường dùng khái niệm bus điều khiển. Vai trò của bus điều khiển là phục vụ trao đổi dữ liệu thời gian thực giữa các trạm điều khiển trong một hệ thống có cấu trúc phân tán. Bus điều khiển thông thường có tốc độ truyền không cao, nhưng yêu cầu về tính năng thời gian thực thường rất khắt khe.
Do các yêu cầu về tốc độ truyền thông và khả năng kết nối dễ dàng nhiều loại máy tính, hầu hết các kiểu bus hệ thống thông dụng đều dựa trên nền Ethernet, ví dụ Industrial Ethernet, Fieldbus Foundation’s High Speed Ethernet (HSE), Ethernet/IP.
#3 Mạng xí nghiệp
Mạng xí nghiệp thực ra là một mạng LAN bình thường, có chức năng kết nối các máy tính văn phòng thuộc cấp điều hành sản xuất với cấp điều khiển giám sát. Thông tin được đưa lên trên bao gồm trạng thái làm việc của các quá trình kỹ thuật, các giàn máy cũng như của hệ thống điều khiển tự động, các số liệu tính toán, thống kê về diễn biến quá trình sản xuất và chất lượng sản phẩm thông số thiết kế, công thức điều khiển và mệnh lệnh điều hành.
Ngoài ra, thông tin cũng được trao đổi mạnh theo chiều ngang giữa các máy tính thuộc cấp điều hành sản xuất, ví dụ hỗ trợ kiểu làm việc theo nhóm, cộng tác trong dự án, sử dụng chung các tài nguyên nối mạng (máy in, máy chủ,…).
Khác với các hệ thống bus cấp dưới, mạng xí nghiệp không yêu cầu nghiêm ngặt về tính năng thời gian thực. Việc trao đổi dữ liệu thường diễn ra không định kỳ, nhưng có khi với số lượng lớn tới hàng Mbyte. Hai loại mạng được dùng phổ biến cho mục đích này là Ethernet và Token-Ring, trên cơ sở các giao thức chuẩn như TCP/IP và IPX/SPX.
#4 Mạng công ty
Mạng công ty nằm trên cùng trong mô hình phân cấp hệ thống truyền thông của một công ty sản xuất công nghiệp. Đặc trưng của mạng công ty gần với một mạng viễn thông hoặc một mạng máy tính diện rộng nhiều hơn trên các phương diện phạm vi và hình thức dịch vụ, phương pháp truyền thông và các yêu cầu về kỹ thuật.
Chức năng của mạng công ty là kết nối các máy tính văn phòng của các xí nghiệp, cung cấp các dịch vụ trao đổi thông tin nội bộ và với các khách hàng như thư viện điện tử, thư điện tử, hội thảo từ xa qua điện thoại, hình ảnh, cung cấp dịch vụ truy cập Internet và thương mại điện tử, v.v…
Hình thức tổ chức ghép nối mạng, cũng như các công nghệ được áp dụng rất đa dạng, tùy thuộc vào đầu tư của công ty. Trong nhiều trường hợp, mạng công ty và mạng xí nghiệp được thực hiện bằng một hệ thống mạng duy nhất về mặt vật lý, nhưng chia thành nhiều phạm vi và nhóm mạng làm việc riêng biệt.
Mạng công ty có vai trò như một đường cao tốc trong hệ thống hạ tầng cơ sở truyền thông của một công ty, vì vậy đòi hỏi về tốc độ truyền thông và độ an toàn, tin cậy đặc biệt cao. Fast Ethernet, FDDI, ATM là một vài ví dụ công nghệ tiên tiến được áp dụng ở đây trong hiện tại và tương lai.
Trên đây, MESIDAS GROUP đã chia sẻ tổng quan cho các bạn về mạng truyền thông công nghiệp. Chúng tôi hy vọng với những kiến thức mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình nghiên cứu, học tập và làm việc. Xin cảm ơn!
0 notes
mesidasgroup · 4 years
Text
Tổng quan PLC Omron ZEN, CS1, CJ1, CJ2, CP, NJ, NX1P, NX1, NX7 Series
Omron chính thức có mặt tại Việt Nam vào năm 1996, là một trong những thương hiệu nổi tiếng với các sản phẩm trong lĩnh vực y tế và công nghiệp. Trong lĩnh vực tự động hóa công nghiệp Omron cung cấp rất nhiều sản phẩm như biến tần, động cơ Servo, bộ lập trình PLC, màn hình HMI hay phần mềm SCADA. Và hiện PLC Omron cũng tương đối phổ biến tại Việt Nam với các dòng sản phẩm PLC như: N Series (NX7 Series, NX1 Series, NX1P Series, NJ Series); C Series (CP/CPM Series, CJ1 Series, CJ2 Series, CS1 Series); ZEN Series. Nếu bạn chưa hiểu rõ về PLC thì bài viết: PLC là gì? sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn.
ZEN Series
ZEN là loại PLC cỡ nhỏ được hãng Omron sản xuất vào năm 2001. Zen được xem như là một hệ thống relay có thể lập trình. Bộ lập trình ZEN được phân loại dựa trên:
Sử dụng nguồn cấp AC hay DC
Có màn hình LCD hay không
Có đồng hồ thời gian hay không
Có đầu vào Analog hay không
Các model CPU PLC Omron ZEN Series được biết đến như: ZEN-10C4DR-D-V2, ZEN-10C4AR-A-V2. ZEN-20C3DR-D-V2, ZEN-20C3AR-A-V2, ZEN-10C3DR-D-V2, ZEN-10C3AR-A-V2. ZEN-20C2DT-D-V2, ZEN-20C2DR-D-V2, ZEN-20C2AR-A-V2, ZEN-10C2DT-D-V2, ZEN-10C2DR-D-V2, ZEN-10C2AR-A-V2. ZEN-20C1DT-D-V2, ZEN-20C1DR-D-V2, ZEN-20C1AR-A-V2, ZEN-10C1DT-D-V2, ZEN-10C1DR-D-V2, ZEN-10C1AR-A-V2.
CS1 Series
CS1 được trang bị các chức năng theo yêu cầu của vị trí sản xuất phù hợp với một loạt các ứng dụng.
CX-One FA tích hợp công cụ Package dễ thiết kế và bảo trì hiệu quả.
Cải tiến quản lý và kế thừa tài nguyên hỗ trợ mạnh mẽ cho việc bảo trì và hoạt động.
Duplex CS1 tăng độ tin cậy của máy móc và thiết bị.
Hiệu quả máy móc được cải tiến với tốc độ cao, độ chính xác cao, điều khiển chuyển động linh hoạt
Quá trình điều khiển thông minh của PLC CS1 mang đến đổi mới cho tự động hóa.
CS1G Series
Nguồn cấp: 100 – 120 VAC, 200 – 240 VAC, 24VDC
Số lượng ngõ vào,ra: 1280, 960
Số bước lập trình: 60k, 30k, 20k, 10k steps
Dung lượng bộ nhớ: 128K words, 64K words
Phần mềm lập trình: CX-Programmer
Cổng truyền thông: USB, RS232
Tiêu chuẩn: UL, EMC, EC
Các model CPU PLC Omron CS1G Series được biết đến như: CS1G-CPU45H, CS1G-CPU44H, CS1G-CPU43H, CS1G-CPU42H.
CS1H Series
Nguồn cấp: sử dụng module cung cấp điện
Số lượng ngõ vào,ra: 5120
Số bước lập trình: 20k, 30k, 60k, 120k, 250ksteps
Dung lượng bộ nhớ: DM:32k words,EM:32k words
Phần mềm lập trình: CX-Programmer
Cổng truyền thông: USB, RS-232C, RS-422A
Tiêu chuẩn: CE, U, C
Các model CPU PLC Omron CS1H Series được biết đến như: CS1H-CPU67H, CS1H-CPU66H, CS1H-CPU65H, CS1H-CPU64H, CS1H-CPU63H.
CS1D Series
Nguồn cấp: 100-120VAC hoặc 200-240VAC, 24VDC
Số lượng ngõ vào,ra: 5120
Số bước lập trình: 250k, 60k steps
Dung lượng bộ nhớ: 448 Kwords, 128 Kwords
Phần mềm lập trình: CX-One
Cổng truyền thông: USB, RS-232C, RS-422A/RS-485
Tiêu chuẩn: CE, UC1, L
Các model CPU PLC Omron CS1D Series được biết đến như: CS1D-CPU42S, CS1D-CPU44S, CS1D-CPU65S, CS1D-CPU67S. CS1D-CPU65P, CS1D-CPU67P. CS1D-CPU65H, CS1D-CPU67H.
CJ1 Series
Khối CPU 320 I/O Max.
Tốc độ lệnh cơ bản (LD): 0.1µs
Bộ nhớ chương trình: 10Ksteps
Bộ nhớ dữ liệu (DM): 30Kwords
Hỗ trợ lập trình Function Block (FB), Sequential Function Chart (SFC), Structured Text (ST)
Số lượng vào/ra (I/O bits): 320 bits
Số lượng Timer: 4096
Số lượng Counter: 4096
File memory: Nhớ trong CF card (MS-DOS format)
Có sẵn cổng truyền thông RS232C và Peripheral
Trang bị đồng hồ thực (clock)
Tiêu chuẩn: UC1,N,L,CE, EN61131-2
Các model CPU PLC Omron CJ1/CJ1M Series được biết đến như: CJ1M-CPU11, CJ1M-CPU12, CJ1M-CPU13, CJ1M-CPU11-ETN, CJ1M-CPU12-ETN, CJ1M-CPU13-ETN, CJ1M-CPU21, CJ1M-CPU22, CJ1M-CPU23.
CJ2 Series
CJ2M Series
PLC Omron CJ2M Series được thiết kế cho các ứng dụng đòi hỏi tốc độ cao, chính xác & dung lượng lớn
Hỗ trợ tới 40 module I/O.
Có model có sẵn cổng Ethernet
Có sẵn cổng USB để lập trình/theo dõi, kết nối với các PLC khác qua mạng Ethernet/IP mà không cần cấu hình
Hỗ trợ board cắm thêm RS232/RS485
Phần mềm mới tiên tiến & thân thiện
Dùng được tất cả các module của họ PLC CJ1*
Bộ nhớ dữ liệu : 160K words (DM: 32K words; EM: 32K words x 4 banks)
Khả năng mở rộng I/O: 2,560 points / 40 units (tối đa 3 rack mở rộng)
Tốc độ xử lý: Lệnh cơ bản: 0.04µs Min.; Lệnh cao cấp: 0.06µs Min.
Ngôn ngữ lập trình PLC Omron CJ2M Series bao gồm: Ladder Logic (LD); Sequential Function Charts (SFC); Structured Text (ST); Instruction Lists (IL)
Bộ nhớ Function Block (FB): 20K steps
Vùng nhớ tập tin (File memory): Sử dụng thẻ nhớ 128, 256, 512 Mbytes
Cổng truyền thông USB: USB 2.0-compliant B-type, tốc độ 12 Mbps max., khoảng cách truyền 5m max.
Cổng truyền thông nối tiếp: RS232C trang bị sẵn trên CJ2M-CPU1[]. CJ2M-CPU3[] không trang bị sẵn RS232C, có thể chọn lựa thêm CP1W-CIF01: RS232C hoặc CP1W-CIF11 / CP1W-CIF21: RS422/RS485
Cổng Ethernet: Ethernet/IP trang bị sẵn trên CJ2M-CPU3[]
Thời gian thực (clock): Thời gian thực chứa trong trong bộ nhớ. Độ chính xác phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường: Nhiệt độ 55oC: sai số -3.5 ~ +0.5 phút /tháng; Nhiệt độ 25oC: sai số – 1.5 ~ +1.5 phút / tháng; Nhiệt độ 0oC: -3 ~ +1 phút / tháng
Nhiệt độ làm việc: 0~55oC
Độ ẩm môi trường: 10%~90%
Tiêu chuẩn: cULus, EC
Các model CPU PLC Omron CJ2M Series được biết đến như: CJ2M-CPU11, CJ2M-CPU12, CJ2M-CPU13, CJ2M-CPU14, CJ2M-CPU15, CJ2M-CPU31, CJ2M-CPU32, CJ2M-CPU33, CJ2M-CPU34, CJ2M-CPU35.
CJ2H Series
Nguồn cấp: 110VAC, 220VAC, 440VAC
Số lượng ngõ vào,ra: 2.560 điểm/ 40 khối
Số bước lập trình: 50k, 100k, 150k, 250k, 400k steps
Số chương trình: 10Ksteps
Dung lượng bộ nhớ: 8,000 words, 16000 words, 32000 words
Phần mềm lập trình: CX-One
Cổng truyền thông: USB, RS232
PLC Omron CJ2H Series đạt những tiêu chuẩn: CSA, UC: cULus, UC1
Các model CPU PLC Omron CJ2H Series được biết đến như: CJ2H-CPU64, CJ2H-CPU65, CJ2H-CPU66, CJ2H-CPU67, CJ2H-CPU68, CJ2H-CPU64-EIP, CJ2H-CPU65-EIP, CJ2H-CPU66-EIP, CJ2H-CPU67-EIP, CJ2H-CPU68-EIP.
CP Series
CP1E Series
Gồm 2 loại CPU PLC Omron dòng CP1E: loại CP1E-E giá thành thấp hơn (có những hạn chế về các chức năng truyền thông) và loại CP1E-N là dòng PLC đa năng.
Tối đa 160 I/O, loại CPU -N có thể gắn thêm module RS-232 / 485 / 422
Kết nối với module mở rộng tương tự như cho loại CP1L (tối đa 3 module cho CPU 30,40)
2 núm xoay chỉnh đặt giá trị analog (8 bit) trong PLC
6 đầu vào tốc độ cao 10kHz (loại -E) hoặc 6 đầu vào 10kHz và 2 đầu 100kHz (cho loại -N)
Bộ nhớ 2Kstep (loại -E) và 8Kstep (loại -N)
6 đầu vào ngắt và 6 đầu vào tác động nhanh
Chức năng Smart Input (nếu dùng CX-Programmer dành riêng cho CP1E) giúp cho việc lập trình nhanh hơn trước rất nhiều, giảm tới 30% thời gian với chương trình có dung lượng khoảng 1,5kstep.
Các model CPU PLC Omron CP1E Series được biết đến như:
CP1E-E Series: CP1E-E14SDR-A, CP1E-E20SDR-A, CP1E-E30SDR-A, CP1E-E40SDR-A, CP1E-E60SDR-A. CP1E-E10DR-A, CP1E-E10DT-A, CP1E-E10DT1-A, CP1E-E10DR-D, CP1E-E10DT-D, CP1E-E10DT1-D, CP1E-E14DR-A, CP1E-E20DR-A, CP1E-E30DR-A, CP1E-E40DR-A.
CP1E-N Series: CP1E-N30S1DR-A, CP1E-N30S1DT-D, CP1E-N30S1DT1-D, CP1E-N40S1DR-A, CP1E-N40S1DT-D, CP1E-N40S1DT1-D, CP1E-N60S1DR-A, CP1E-N60S1DT-D, CP1E-N60S1DT1-D, CP1E-N30SDR-A, CP1E-N30SDT-D, CP1E-N30SDT1-D, CP1E-N40SDR-A, CP1E-N40SDT-D, CP1E-N40SDT1-D, CP1E-N60SDR-A, CP1E-N60SDT-D, CP1E-N60SDT1-D. CP1E-N14DR-A, CP1E-N14DT-A, CP1E-N14DT1-A, CP1E-N14DR-D, CP1E-N14DT-D, CP1E-N14DT1-D, CP1E-N20DR-A, CP1E-N20DT-A, CP1E-N20DT1-A, CP1E-N20DR-D, CP1E-N20DT-D, CP1E-N20DT1-D, CP1E-N30DR-A, CP1E-N30DT-A, CP1E-N30DT1-A, CP1E-N30DR-D, CP1E-N30DT-D, CP1E-N30DT1-D, CP1E-N40DR-A, CP1E-N40DT-A, CP1E-N40DT1-A, CP1E-N40DR-D, CP1E-N40DT-D, CP1E-N40DT1-D, CP1E-N60DR-A, CP1E-N60DT-A, CP1E-N60DT1-A, CP1E-N60DR-D, CP1E-N60DT-D, CP1E-N60DT1-D, CP1E-NA20DR-A, CP1E-NA20DT-D, CP1E-NA20DT1-D.
CP1L Series
Là dòng Micro PLC đa năng
Tối đa 180 I/O, truyền thông RS-232 / 485 / 422
Kết nối với module mở rộng tương tự như cho loại CPM1 (tối đa 3 module cho CPU 30,40, 60 I/O và 1 cho CPU 14, 20 I/O))
Đầu vào analog 0-10V (256)
Đầu vào / ra xung 100kHz
Bộ nhớ 5/10Kstep, có bộ nhớ ngoài,
Bộ hiển thị LCD gắn ngoài (CP1W-DAM01) giúp theo dõi, điều chỉnh thông số tại chỗ
Lập trình cổng USB bằng CX-Programmer
Chạy mô phỏng bằng CX-Simulator
Các model CPU PLC Omron CP1L Series được biết đến như:
CP1L-E Series: CP1L-EM40DR-D, CP1L-EM40DT-D, CP1L-EM40DT1-D, CP1L-EM30DR-D, CP1L-EM30DT-D, CP1L-EM30DT1-D, CP1L-EL20DR-D, CP1L-EL20DT-D, CP1L-EL20DT1-D.
CP1L-M Series: CP1L-M60DR-A, CP1L-M60DT-A, CP1L-M60DR-D, CP1L-M60DT-D, CP1L-M60DT1-D, CP1L-M40DR-A, CP1L-M40DT-A, CP1L-M40DR-D, CP1L-M40DT-D, CP1L-M40DT1-D, CP1L-M30DR-A, CP1L-M30DT-A, CP1L-M30DR-D, CP1L-M30DT-D, CP1L-M30DT1-D.
CP1L-L Series: CP1L-L20DR-A, CP1L-L20DT-A, CP1L-L20DR-D, CP1L-L20DT-D, CP1L-L20DT1-D, CP1L-L14DR-A, CP1L-L14DT-A, CP1L-L14DR-D, CP1L-L14DT-D, CP1L-L14DT1-D, CP1L-L10DR-A, CP1L-L10DT-A, CP1L-L10DR-D, CP1L-L10DT-D, CP1L-L10DT1-D.
CP1H Series
PLC Omron CP1H Series là dòng PLC gọn nhẹ, cao cấp
Thiết kế trên nền hệ CJ1 tiên tiến, mở rộng tới 320 digital I/O, 34 analogue I/O
Có sẵn tới 40 I/O, có thể kết nối với 7 môđun mở rộng CPM1A và 2 môđun CJ1, nhờ đó hỗ trợ chức năng kết nối cao cấp của CJ1 (Profibus, Controller link, Ethernet, CompoBus S/D…).
Cổng lập trình USB, 2 cổng COM hỗ trợ RS232, 485 (qua converter)
Tích hợp sẵn analogue: 4 vào, 2 ra (CP1H-XA40*); đèn LED hiện thị thông tin 2 số; 8 interrupt inputs
Đầu vào và đầu ra xung tốc độ cao: 100kHz hoặc 1MHz (CP1H-Y); xung ra điều khiển 4 trục
Serial PC Link giúp kết nối 9 CPU (cả với CJ1M) thông qua cổng COM
Modbus-RTU Easy Master kết nối dễ dàng với biến tần
Hỗ trợ lập trình FB, ST, lệnh cao cấp PID (auto tuning), dấu phẩy động, tính toán lượng giác,…bằng CX-Programmer V6.1
Dùng memory cassette lưu chương trình và dữ liệu
Các model CPU PLC Omron CP1H Series được biết đến như: CP1H-X40DR-A, CP1H-X40DT-D, CP1H-X40DT1-D, CP1H-XA40DR-A, CP1H-XA40DT-D, CP1H-XA40DT1-D, CP1H-Y20DT-D.
CP2E Series
CP2E-E ( Essential) là dòng plc loại tiết kiệm, bao gồm cổng lập trình USB và cổng RS232( để kết nối với HMI và các thiết bị ngoại vi khác). CPU gồm 30, 40 và 60 I/O
CP2E-S( Standard) là dòng plc tiêu chuẩn, bao gồm cổng lập trình USB , 1 cổng RS232 ( có thể kết nối HMI) và 1 cổng RS485( có thể kết nối biến tần, điều khiển nhiệt độ) hỗ trợ Modbus RTU
CP2E-N( Network) là dòng plc kết nối mạng, bao gồm 2 cổng Ethernet cùng địa chỉ IP ( là hub) giúp kết nối dễ dàng để lập trình, nối HMI, nối PC, hỗ trợ Modbus TCP Server và Modbus TCP Client.
Cả 3 dòng đều hỗ trợ Function Block(FB), dùng được thư viện phong phú từ CX-One
Một số cải tiến khác giúp hoạt động ổn định hơn như: mở rộng dải nhiệt độ hoạt động từ -20oC đến 60oC, tự động khôi phục hoạt động từ nhiễu điện giúp CPU tránh bị dừng.
Các model CPU PLC Omron CP2E Series được biết đến như:
CP2E-N Series: CP2E-N14DR-A, CP2E-N14DT-A, CP2E-N14DR-D, CP2E-N14DT-D, CP2E-N14DT1-D, CP2E-N20DR-A, CP2E-N20DT-A, CP2E-N20DR-D, CP2E-N20DT-D, CP2E-N20DT1-D, CP2E-N30DR-A, CP2E-N30DT-A, CP2E-N30DR-D, CP2E-N30DT-D, CP2E-N30DT1-D, CP2E-N40DR-A, CP2E-N40DT-A, CP2E-N40DR-D, CP2E-N40DT-D, CP2E-N40DT1-D, CP2E-N60DR-A, CP2E-N60DT-A, CP2E-N60DR-D, CP2E-N60DT-D, CP2E-N60DT1-D.
CP2E-S Series: CP2E-S30DR-A, CP2E-S30DT-D, CP2E-S30DT1-D, CP2E-S40DR-A, CP2E-S40DT-D, CP2E-S40DT1-D, CP2E-S60DR-A, CP2E-S60DT-D, CP2E-S60DT1-D.
CP2E-E Series: CP2E-E14DR-A, CP2E-E20DR-A, CP2E-E30DR-A, CP2E-E40DR-A, CP2E-E60DR-A.
CPM1A Series
PLC Omron dòng CPM1A có khả năng mở rộng tới 160 I/O.
Thiết kế gọn phù hợp với bất kỳ vị trí nào.
Có nhiều tính năng: 2 bộ điều chỉnh đặt analog
Xử lý ngắt
Các đầu vào đáp ứng nhanh
Bộ đếm (counter) tốc độ cao
Các model CPU PLC Omron CPM1A Series được biết đến như: CPM1A-10CDR-A-V1, CPM1A-20CDR-A-V1, CPM1A-20CDR-D-V1, CPM1A-30CDR-A-V1, CPM1A-30CDR-D-V1, CPM1A-40CDR-A-V1, CPM1A-40CDR-D-V1. CPM1A-20CDT-A-V1, CPM1A-20CDT1-A-V1, CPM1A-20CDT-D-V1, CPM1A-20CDT1-D-V1, CPM1A-30CDT-A-V1, CPM1A-30CDT1-A-V1, CPM1A-30CDT-D-V1, CPM1A-30CDT1-D-V1, CPM1A-40CDT-A-V1, CPM1A-40CDT1-A-V1, CPM1A-40CDT-D-V1, CPM1A-40CDT1-D-V1.
CPM2A Series
Các chức năng tiên tiến thích hợp cho ứng dụng vừa và nhỏ
Có giao diện RS232 trên CPU; mở rộng tối đa tới 180 I/O.
Xử lý quét và ngắt tốc độ cao.
Bộ đếm tốc độ cao 20 kHz.
Điều khiển xung đồng bộ.
Chức năng đầu ra xung cho nhiều ứng dụng định vị khác nhau.
Các khối đầu nối có thể tháo rời giúp bảo trì dễ dàng.
Chức năng đồng hồ thời gian thực.
Có thể sử dụng điều khiển analog phân tán.
Các model CPU PLC Omron CPM2A Series được biết đến như: CPM2A-20CDR-A, CPM2A-30CDR-A, CPM2A-30CDR-D, CPM2A-40CDR-A, CPM2A-60CDR-A, CPM2A-60CDR-D. CPM2A-30CDT-D, CPM2A-40CDT-D, CPM2A-60CDT-D.
NJ Series
NJ có khả năng quản lý tất cả các chức năng điều khiển logic, điều khiển truyền động và điều khiển kiểm soát hình ảnh, kết nối mạng thông qua một phần mềm duy nhất Sysmac Studio hoàn toàn mới do Omron phát triển. Phần mềm Sysmac Studio cho phép lập cấu hình, lập trình, mô phỏng, giám sát, đồng thời hỗ trợ mạng điều khiển tốc độ cao Ethernet / IP,  EtherCat.
NJ Series là dòng PLC Omron được sử dụng chip Intel Atom processor
Điều khiển truyền động tới 64 trục
Sử dụng các module I/O của dòng PLC CJ Omron
Hỗ trợ mạng EtherCat (mới nhất)
Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình (tùy chọn)
Các sản phẩm khác có thể kết nối với NJ qua EtherCat
Các model CPU PLC Omron NJ Series được biết đến như: CPU: NJ101-1000, NJ101-9000. NJ301-1200, NJ301-1100. NJ501-4500, NJ501-4400, NJ501-4300, NJ501-4310, NJ501-4320. NJ501-1340. NJ501-1520, NJ501-1420, NJ501-1320, NJ101-1020, NJ101-9020. NJ501-5300. NJ501-1500, NJ501-1400, NJ501-1300.
NX1P Series
CPU PLC Omron NX1P Series có kích thước nhỏ gọn, giá thành thấp, đa tính năng
Cầu đấu dây loại cose cắm chắc chắn và dễ đấu nối
NX1P2 được phân thành 2 nhóm Model 24 in/out và 40 in/out (tùy chọn)
Có tùy chọn board truyền thông HMI và Analog I/O trên thân CPU
Tích hợp cổng truyền thông EtherNet và EtherCat
NX1P2 có thể kết nối với tối đa 8 Module mở rộng trên cùng 1 rack CPU
Lập trình trên phần mềm mới Sysmac Studio mới ra mắt của Omron. Đây là gói phần mềm thiết kế tích hợp đa tính năng với giao diện đẹp mắt và dễ sử dụng. Đặc biệt phần mềm này là phần mềm thiết kế chung cho lập trình PLC; HMI; kết nối và cài đặt thông số cho biến tần; servo; vision.
Được ứng dụng mạnh mẽ trong các ứng dụng điều khiển vị trí. Nó có khả năng truyền thông lên tới 16 điểm trên cùng một mạng truyền EtherCat với phạm vi khoảng cách lên tới 100m.
Các model CPU PLC Omron NX1P Series được biết đến như: NX1P2-1140DT, NX1P2-1140DT1, NX1P2-1040DT, NX1P2-1040DT1, NX1P2-9024DT, NX1P2-9024DT1.
NX1 Series
Hỗ trợ IoT: Máy chủ OPC UA được tích hợp sẵn như tính năng tiêu chuẩn, hỗ trợ các cấu trúc chuyển đổi
Kết nối dữ liệu: SQL client for server Microsoft SQL, Oracle, IBM DB2, MySQL, Firebird, PostgreSQL
Bộ nhớ lớn để xử lý dữ liệu. 33,5 MB
Chu kỳ phản hồi: từ 1 ms
PLC Omron NX1 Series có khả năng điều khiển lên đến 12 trục (8 trục chuyển động đồng bộ & 4 PTP)
Một chu trình đồng bộ và duy nhất cho các thiết bị I / O cục bộ và từ xa, EtherCAT và điều khiển chuyển động
Kết nối mạng mở rộng, 2x Ethernet + 1x EtherCAT
Kết nối lên tới 32 module cục bộ
Hỗ trợ lên tới 64 điểm EtherCAT
Cấu trúc liên kết vòng EtherCAT được hỗ trợ để duy trì thông tin liên lạc và kiểm soát trong trường hợp cáp bị hỏng hoặc lỗi thiết bị
v.v..
Các model CPU PLC Omron NX1 Series được biết đến như: NX102-1200, NX102-1100, NX102-1000, NX102-9000, NX102-1220, NX102-1120, NX102-1020, NX102-9020.
NX7 Series
Sysmac là một nền tảng tự động hóa tích hợp chuyên cung cấp khả năng kiểm soát và quản lý hoàn toàn nhà máy tự động hóa của bạn. Bộ điều khiển máy cung cấp điều khiển đồng bộ của tất cả các thiết bị máy và chức năng nâng cao như chuyển động, robot và kết nối cơ sở dữ liệu. Khái niệm đa ngành này cho phép bạn đơn giản hóa kiến ​​trúc giải pháp, giảm lập trình và tối ưu hóa năng suất.
Hoàn thành chuỗi tích hợp chuyển động và logic
Phần mềm cấu hình, lập trình, mô phỏng và giám sát trong một môi trường làm việc
Điều khiển chuyển động: tích hợp trong IDE, và hoạt động trong thời gian thực
Các khối chức năng PLCopen tiêu chuẩn cộng với chuyển động được tạo ra của Omron FB
Điều khiển đồng bộ trực tiếp cho vị trí, tốc độ và mô-men xoắn
Tất cả các dữ liệu liên quan đến an toàn được đồng bộ với toàn bộ mạng
PLCopen FBD đơn giản hóa và tăng tốc quá trình phát triển thông qua việc cấu trúc các mạch an toàn và tăng cường tái sử dụng.
Hình ảnh có độ phân giải cao hơn mà không tăng thời gian xử lý
Công nghệ tìm kiếm hình dạng: cung cấp tính năng phát hiện đối tượng ổn định và chính xác hơn cho các dự án Pick & Place
Các khối chức năng trong Thư viện điều khiển Robot Adept cho phép điều khiển robot từ Bộ điều khiển NJ / NX / NY bằng cách sử dụng Ladder và Text Structured
Dữ liệu bảo mật: trong trường hợp máy chủ bị mất hoặc mất liên lạc, dữ liệu được lưu trữ tự động trong bộ nhớ trong
Sysmac hoạt động với cơ sở dữ liệu ở tốc độ cao [1000 bảng phần tử / 100 ms ] đảm bảo xử lý dữ liệu lớn thực tế để cải thiện năng suất và hỗ trợ bảo trì dự đoán,
v.v..
Các model CPU PLC Omron NX7 Series được biết đến như: NX701-1700, NX701-1600. NX701-1720, NX701-1620.
Trên đây, chúng tôi đã tổng hợp những thông tin tổng qua nhất về các dòng sản phẩm PLC Omron: NX7 Series, NX1 Series, NX1P Series, NJ Series, CP/CPM Series, CJ1 Series, CJ2 Series, CS1 Series, ZEN Series. dành cho các bạn. Chúng tôi hi vọng bài viết này có thể giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất khi bắt đầu tìm hiểu về PLC Omron, mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng để lại bình luận phía dưới hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi. Xin cảm ơn!
Nguồn: Tổng quan PLC Omron ZEN, CS1, CJ1, CJ2, CP, NJ, NX1P, NX1, NX7 Series
0 notes
mesidasgroup · 4 years
Text
Tổng quan PLC Schneider Zelio Logic, Twido, Modicon Series
Schneider chính thức hoạt động tại Việt Nam vào năm 1994. Tính đến thời điểm hiện tại có các dòng PLC Schneider phổ biến được thị trường biết đến: Zelio Logic (Smart relays), Twido, Modicon M171/M172, Modicon M221, Modicon M238, Modicon M251, Modicon M258, Modicon MC80, Modicon TSX Micro, Preventa XPS MF/MC. Tham khảo thêm:
PLC là gì? Hãng PLC phổ biến tại Việt Nam
Zelio Logic
Zelio Logic là một bộ tập hợp các relay thông minh được thiết kế nhỏ gọn: được phân loại thành 3 kiểu khối đơn với 10, 12 hoặc 20 I / O với các phiên bản có hoặc không có màn hình và nút. Có thể mở rộng thêm 10 hoặc 26 I / O bằng cách sử dụng:
Mở rộng lên tới 26 I/O mà kích thước thiết bị chỉ 124,6 x 90 x 59 mm
Nguồn cấp (tùy chọn): 12 V DC, 24 V DC, 24 V AC, 100… 240 V AC.
Màn hình LCD lớn có đèn nền: 4 dòng gồm 18 ký tự và 1 dòng biểu tượng, điều hướng bằng 6 nút. Cáp kết nối nối tiếp hoặc USB để kết nối rơ le thông minh / PC.
Giao diện kết nối (rơ le thông minh / PC) cho kết nối không dây Bluetooth.
Phần mềm lập trình trực quan Zelio Soft 2, có thể lập trình bằng 2 ngôn ngữ lập trình PLC phổ biến như:
Lập trình an toàn: kiểm tra tính nhất quán, chế độ mô phỏng và giám sát, cửa sổ giám sát, v.v. Giám sát và điều khiển từ xa bằng giao diện truyền thông Modem (Analog hoặc GSM).
Module mở rộng qua Modbus hoặc Ethernet
Module mở rộng riêng biệt với 6, 10 hoặc 14 DI/DO và 4 AI/AO
Sơ đồ khối chức năng (FBD): 32 khối chức năng được thiết lập sẵn, 7 chức năng Grafcet, 6 chức năng logic
Ngôn ngữ lập trình (LADDER): với 12 chức năng được lập trình sẵn.
Các dòng PLC Schneider Zelio Logic Series được biết đến như:
Loại không có màn hình và không có nút nhấn: SR2D101BD, SR2D101FU, SR2D201BD, SR2D201FU, SR2E121B, SR2E121BD, SR2E121FU, SR2E201B, SR2E201BD, SR2E201FU.
Loại có màn hình và có nút nhấn: SR2A101BD, SR2A101FU, SR2A201BD, SR2A201FU, SR2B121B, SR2B121BD, SR2B121FU, SR2B121JD, SR2B122BD, SR2B201B, SR2B201BD, SR2B201FU, SR2B201JD, SR2B202BD, SR2PACK2FU, SR2PACK2BD, SR2PACKBD, SR2PACKFU.
Twido Series
Twido Series được chia thành 3 loại cơ bản (Compact, Modular và Extreme) và nhiều loại I/Os, Twido được cấu hình bằng phần mềm TwidoSuite cung cấp các giải pháp đơn giản và sắc sảo cho mọi tình huống khó khăn của bạn.
Các dòng PLC Schneider Twido Series được biết đến như: TWDLCAA10DRF, TWDLCAA16DRF, TWDLCAA24DRF, TWDLCAA40DRF, TWDLCAE40DRF, TWDLCDA10DRF, TWDLCDA16DRF, TWDLCDA24DRF, TWDLCDA40DRF, TWDLCDE40DRF
Modicon TSX Micro Series
Với độ chính xác, tính linh hoạt và năng suất của Micro, bạn có một bộ điều khiển thực sự ở trung tâm của hệ thống. Đáp ứng được các ngân sách thấp đáng kể trước những hạn chế của thị trường, TSX Micro mang đến cho các nhà sản xuất máy móc, dây chuyền tự động và người dùng cuối sự đa dạng và các mô-đun cần thiết để tối đa hóa lượng kiến ​​thức chuyên môn của họ.
Bộ nhớ lên tới 128k
Hiệu suất cao 0.15 µs/inst
Hỗ trợ các chức năng: Counting/position control, Analogue/PID, Maths functions, Fuzzy logic, etc.
Hỗ trợ kết nối qua Ethernet TCP/IP và Bus cho cảm biến/ cơ cấu chấp hành
Các dòng PLC Schneider Modicon TSX Micro Series được biết đến như: TSX3705028DR1, TSX3708056DR1, TSX3710028AR1, TSX3710028DR1, TSX3710128DR1, TSX3710128DT1, TSX3710164DTK1
Modicon M221 Series
Lập trình trực quan với SoMachine Basic, các ứng dụng và khối chức năng được tích hợp luôn sẵn sàng để sử dụng
Tất cả các tính năng và chức năng mà bạn cần để thiết kế và lập trình đã được tích hợp sẵn
Khả năng mở rộng linh hoạt, cho phép dễ dàng nâng cấp
Kết nối ở mọi nơi qua Ethernet, truy cập không dây, máy chủ web nhằm đơn giản hóa việc giám sát và bảo trì, bảo dưỡng hệ thống
Các dòng PLC Schneider Modicon M221 Series được biết đến như:
Modicon M221: TM221C16R, TM221CE16R, TM221C24R, TM221CE24R, TM221C40R, TM221CE40R, TM221C16T, TM221CE16T, TM221C24T, TM221CE24T, TM221C40T, TM221CE40T, TM221C16U, TM221CE16U, TM221C24U, TM221CE24U, TM221C40U, TM221CE40U
Modicon M221 Book: TM221M16R, TM221M16RG, TM221ME16R, TM221ME16RG, TM221M16T, TM221M16TG, TM221ME16T, TM221ME16TG, TM221M32TK, TM221ME32TK
Modicon M238 Series
Bộ điều khiển lập trình Modicon M238 cung cấp các giải pháp đơn giản và thông minh để đáp ứng mọi nhu cầu điều khiển của bạn.
Cung cấp giải pháp tối ưu hóa cho điều khiển lặp lại dựa trên tính năng đếm tốc độ cao và định vị vị trí đơn giản cho từ 1 đến 4 trục thông qua các kênh PTO hoặc CANopen.
Các dòng PLC Schneider Modicon M238 Series được biết đến như: TM238 LDD24DT,  TM238 LDA24DR, TM238 LFDC24DT, TM238 LFAC24DR
Modicon M251 Series
Modicon M251 với các chuẩn truyền thông CANopen hoặc Modbus TCP cho phép bạn dễ dàng kết nối với SCADA, MES, ERP bằng cáp Ethernet tiêu chuẩn và thậm chí qua Wi-Fi. Tăng hiệu suất hệ thống của bạn bằng cách truyền dữ liệu qua Thẻ SD, nhúng web server và hơn thế nữa. Truy cập không giới hạn vào hệ thống của bạn qua Ethernet – mọi nơi, mọi lúc và đơn giản hóa việc bảo trì với mọi thiết bị di động thông minh qua các trang giám sát trực quan được thiết kế trực tiếp bên trong SoMachine và được lưu trữ trong máy chủ web của PLC.
Các dòng PLC Schneider Modicon M251 Series được biết đến như: TM251MESE, TM251MESC
Modicon M258 Series
CPU hiệu suất cao (22ns / inst), các cổng truyền thông giao tiếp được nhúng dưới dạng Ethernet & CANopen và các tính năng nâng cao được tích hợp như lưu trữ dữ liệu, WebServer và máy chủ FTP.
Có khả năng điều khiển lên đến 16 trục độc lập
Khả năng mở rộng lên đến 2400 I/O Digital
I/O Analog: 12 hoặc 16 Bit
Tính năng nâng cao khác như: HSC / Reflex output / Event Tasks
Các dòng PLC Schneider Modicon M258 Series được biết đến như: TM258LD42DT, TM258LD42DT4L, TM258LF42DR, TM258LF42DT, TM258LF42DT4L, TM258LF66DT4L
XPS MF Series
PLC an toàn XPS MF, có thể lập trình bằng phần mềm XPSMFWIN chạy trên Windows.
Loại 4 phù hợp với EN 954-1 và SIL3 phù hợp với IEC 61508.
2 loại PLC an toàn: Nhỏ gọn với I / Os tích hợp và Mô-đun, trong thanh rack bao gồm 6 khe cắm cho các mô-đun I / O riêng biệt khác nhau
14 chức năng an toàn được chứng nhận, có sẵn trong thư viện phần mềm XPSMFWIN, để đáp ứng các yêu cầu ứng dụng cụ thể
Có thể tạo một chức năng an toàn phù hợp với ứng dụng
Giao tiếp với I / Os qua Safe Ethernet
Giao tiếp với các PLC hoặc HMI tiêu chuẩn qua Modbus TCP / IP, Modbus serial line hoặc PROFIBUS DP
Đầu vào/ đầu ra
Đối với dòng PLC an toàn nhỏ gọn XPS MF30 / 31/35/40
Đồi với dòng modular an toàn PLCs XPS MF60
Các dòng PLC Schneider XPS MF Series được biết đến như: XPSMF3022, XPSMF31222, XPSMF3502, XPSMF3542, XPSMF4002, XPSMF4020, XPSMF4022, XPSMF4040, XPSMF4042
XPS MC Series
Tính linh hoạt trong việc lựa chọn chức năng an toàn và chẩn đoán chính xác hơn chỉ là một số ưu điểm có thể mang lại lợi ích cho các nhà sản xuất máy móc, hệ thống tự động và người dùng bằng cách tích hợp các giải pháp sáng tạo này.
Bộ điều khiển XPSMC, có thể lập trình, cấu hình bằng phần mềm XPSMCWIN chạy trên Windows.
Loại 4 phù hợp với EN 954-1 và SIL3 phù hợp với IEC 61508.
Có 2 phiên bản đầu vào: 16 và 32
4 (2×2 N/O) đầu ra relay và 6 đầu ra solid-state
30 chức năng an toàn được chứng nhận để đáp ứng các yêu cầu ứng dụng cụ thể.
Truyền thông đến PLC qua Modbus, CANopen hoặc PROFIBUS fieldbus.
Loại 4 phù hợp cả với IEC 947-1.
Các dòng PLC Schneider XPS MC Series được biết đến như: XPSMC32Z, XPSMC16Z, XPSMC32ZP, XPSMC16ZC, XPSMC32ZC
Modicon MC80 Series
Modicon MC80 Series là bộ điều khiển cục bộ trường năng lượng mặt trời cho các ứng dụng điện mặt trời tập trung (CSP)
Được thiết kế đơn giản và nhỏ gọn để lắp đặt nhanh chóng, nó tích hợp các thư viện năng lượng mặt trời giúp dễ dàng và rút ngắn thời gian thiết kế. Hướng dẫn TVDA giúp người dùng tích hợp Modicon MC80 vào hệ thống điều khiển năng lượng mặt trời của họ.
Với sự hoạt động thông minh của nó cho phép truy cập dữ liệu từ xa thông qua Ethernet và cung cấp mức độ tin cậy và độ chính xác cao để đáp ứng các thuật toán định vị mặt trời. Nó hỗ trợ cấu trúc liên kết vòng RSTP (Rapid Spanning Tree Protocol) để dự phòng mạng trong trường hợp liên kết bị lỗi.
Việc bảo trì được thực hiện dễ dàng nhờ công cụ quản lý mở rộng và dễ sử dụng (SGbackup) để quản lý chương trình và chương trình cơ sở trong các ứng dụng PAC quy mô lớn.
Nó có thể hoạt động ở nhiệt độ khắc nghiệt (-25ºC đến + 70ºC). Có thể cấu hình bằng Unity Pro.
Các tính năng an ninh mạng tích hợp giúp bảo vệ hoạt động của nhà máy năng lượng mặt trời
Các dòng PLC Schneider MC80 Series được biết đến như:  BMKC8020310, BMKC8030310, BMKC8020300, BMKC8020301, BMKC8030311
Modicon M171/M172 Series
Giảm thời gian tiếp cận nhờ phần mềm lập trình trực quan SoMachine HVAC với các ứng dụng và khối chức năng được tích hợp sẵn sàng sử dụng
Tất cả các tính năng và chức năng bạn cần để thiết kế và chế tạo m��y móc, hệ thống tự động có lợi hơn đã được nhúng sẵn
Các khối chức năng ứng dụng giảm tiêu thụ năng lượng và giúp nâng cao hiệu quả hệ thống
Luôn kết nối ở mọi nơi với nhiều tùy chọn kết nối BMS hoặc web server.
Các dòng PLC Schneider M171/M172 Series được biết đến như:  TM171ODM22R. TM172PDG42SI, TM172PDG42RI, TM172PDG28SI, TM172PDG28S, TM172PDG28RI, TM172PBG42RI, TM172PBG28RI, TM172PBG28R, TM172ODM42R, TM172ODM28R, TM172OBM42R, TM172OBM28R. TM171PDM27S, TM171PBM27R.
Trên đây, chúng tôi đã tổng hợp những thông tin tổng quan nhất về các dòng sản phẩm PLC Schneider: Zelio Logic (Smart relays), Twido, Modicon M171/M172, Modicon M221, Modicon M238, Modicon M251, Modicon M258, Modicon MC80, Modicon TSX Micro, Preventa XPS MF/MC dành cho các bạn. Chúng tôi hi vọng bài viết này có thể giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất khi bắt đầu tìm hiểu về PLC Schneider, mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng để lại bình luận phía dưới hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi. Xin cảm ơn!
Nguồn: https://mesidas.com/plc-schneider/
0 notes
mesidasgroup · 4 years
Text
Tổng quan PLC LS XGT(XGK, XGI, XGR), XGB, XMC, MASTER-K, GLOFA-GM Series
LS với tiền thân bắt đầu từ tập đoàn LG Industrial, sau hơn 30 năm hoạt động và được tách ra vào năm 2003 dưới thương hiệu LS ( chuyên sản xuất thiết bị điện công nghiệp, điện tử ) để chuyên môn hóa ngành nghề, có sức cạnh tranh trên toàn cầu. Các dòng sản phẩm PLC LS phổ biến được thị trường biết đến như: XGT Series (XGK, XGI, XGR), XGB Series, MASTER-K Series, GLOFA-GM Series, XMC Motion.
XGT Series
XGT Series được chia thành 3 dòng chính: XGK Series, XGI Series, XGR Series
XGK Series
Bộ điều khiển lập trình PLC XGK LS sử dụng phương pháp điều khiển lưu chương trình theo chu kỳ, ngắt bộ điều khiển thời gian, ngắt bộ điều khiển Process.
Thiết bị sử dụng ngôn ngữ bậc thang để cài đặt và điều chỉnh khi hoạt động.
PLC này có tốc độ xử lý cao, đạt 84ns/Step
Bộ nhớ chương trình của sản phẩm đạt 16Kstep, tương đương với 64KB.
Bộ điều khiển có đến 256 chương trình để người dùng có thể dễ dàng lựa chọn và cài đặt.
Thiết bị có các cổng kết nối như: USB hay RS rất tiện lợi và hiện đại.
Cấu tạo sản phẩm đơn giản, kích thước nhỏ gọn.
Cấp độ bảo vệ cao giúp thiết bị có thể phù hợp để lắp đặt trong nhiều môi trường khác nhau, kể cả môi trường khắc nghiệt.
Các dòng CPU PLC LS – XGK Series được biết đến như: XGK-CPUUN, XGK-CPUHN, XGK-CPUSN, XGK-CPUU (Ultra capacity), XGK-CPUH (High performance), XGK-CPUA (Advanced). XGK-CPUS (Standard), XGK-CPUE (Economic).
XGI Series
Cấu tạo của bộ điều khiển lập trình PLC XGI LS đơn giản, không có nhiều chi tiết phức tạp.
Sử dụng ngôn ngữ lập trình hiện đại, giúp người dùng sử dụng hiệu quả.
Thiết bị có khả năng lưu trữ nhiều chương trình do có dung lượng bộ nhớ lớn.
Kích thước nhỏ, trọng lượng nhẹ, phù hợp với nhiều vị trí lắp đặt khác nhau.
Tốc độ xử lý của thiết bị nhanh, có nhiều chế độ hoạt động.
Sản phẩm có khả năng kết nối đa dạng đến nhiều thiết bị điện tử và máy móc khác.
Tiêu thụ ít điện năng.
PLC XGI được LS sản xuất từ chất liệu cao cấp, không chứa hóa chất độc hại, có khả năng chịu lực tốt.
Cấp độ bảo vệ của thiết bị cao nên ứng dụng hiệu quả trong nhiều môi trường lắp đặt khác nhau.
Các dòng CPU PLC LS – XGI Series được biết đến như: XGI-CPUUN, XGI-CPUU, XGI-CPUH, XGI-CPUS (IEC Standard), XGI-CPUE (IEC Standard)
XGR Series
Các dòng CPU PLC LS – XGR Series được biết đến như: XGR-CPUH/F, XGR-CPUH/T
XGB Series
XGB Series được chia thành các dòng sau: XGC Series (XBC Series và XEC Series) và XGM Series (XBM Series và XEM Series). XGB dòng PLC được LS sản xuất với các tính năng thích hợp ứng dụng trong các dự án tự động hóa có quy mô từ nhỏ đến trung bình. Thiết bị có kích thước nhỏ gọn, thiết kế đơn giản và có nhiều ưu điểm khi lắp đặt. Đây được xem là một trong những dòng PLC có tính năng cao cấp trên thị trường hiện nay. Đặc biệt là nó có thể được điều khiển trực tiếp bằng lệnh.
Phương pháp điều khiển: Lặp theo chu kì nhất định, ngắt, quét liên tục.
Phương pháp điều khiển I/O: Refresh liên tục, điều khiển trực tiếp bằng lệnh.
Ngôn ngữ sử dụng chương trình: Ladder
Tối đa 2 mô đun mở rộng bảng nối đa năng tốc độ cao
Tốc độ vi xử lí: 83ns /step
Bộ nhớ chương trình: 15.000 step
Số I/O: 64 bao gồm 32 ngõ vào 24DC, 32 ngõ ra transistor (NPN:sink)
Số I/O mở rộng tối đa: 384
Chế độ hoạt động: RUN, STOP, DEBUG
Cổng download chương trình: Serial, USB
Chức năng tính hợp: RS-232C/RS-485(2 ch), Pulse catch, Input filter, External interrupt, PID control, High-speed counter, Positioning, RTC.
Đầu vào DC24, đầu ra bóng bán dẫn, đầu ra rơle, mô-đun đặc biệt
Đầu vào tương tự, đầu ra analog, RTD, cặp nhiệt điện, bộ đếm tốc độ cao, Định vị (Ổ đĩa 2 trục, mạng EtherCAT 8 trục), mô-đun giao tiếp.
RS-232C, RS-422/485, Ethernet, CANopen (Master/Slave), Profibus – DP (Master/Slave), DeviceNet (Slave), EtherNet/IP, RAPIEnet.
Có 16GB lưu trữ dữ liệu hoạt động
Các dòng PLC LS XGB Series được biết đến như:
PLC LS loại XBC/XEC U: XBC-DR28U, XBC-DR28UA, XBC-DR28UP, XEC-DR28U, XEC-DR28UA, XEC-DR28UP. XBC-DN32U, XBC-DN32UA, XBC-DN32UP, XEC-DN32U, XEC-DN32UA, XEC-DN32UP. XBC-DP32U, XBC-DP32UA, XBC-DP32UP, XEC-DP32U, XEC-DP32UA, XEC-DP32UP
PLC LS loại XBC/XEC H: XBC/XEC-DR32H, XBC-DR32H/DC, XEC-DR32H/DI, XBC/XEC-DN32H, XEC-DP32H, XBC-DN32H/DC, XBC/XEC-DR64H, XBC-DR64H/DC, XEC-DR64H/DI, XBC/XEC-DN64H, XEC-DP64H, XBC-DN64H/DC
PLC LS loại XBC/XEC SU: XBC/XEC-DN20SU, XBC/XEC-DR20SU, XBC/XEC-DP20SU, XBC/XEC-DN30SU, XBC/XEC-DR30SU, XBC/XEC-DP30SU, XBC/XEC-DN40SU, XBC/XEC-DR40SU, XBC/XEC-DP40SU, XBC/XEC-DN60SU, XBC/XEC-DR60SU, XBC/XEC-DP60SU
PLC LS loại XBC/XEC E: XBC/XEC-DR10E, XBC/XEC-DN10E, XBC/XEC-DP10E, XBC/XEC-DR14E, XBC/XEC-DN14E, XBC/XEC-DP14E, XBC/XEC-DR20E, XBC/XEC-DN20E, XBC/XEC-DP20E, XBC/XEC-DR30E, XBC/XEC-DN30E, XBC/XEC-DP30E
PLC LS loại XBM/XEM: XBM-DN32H2/XBM-DN32HP, XBM-DP32H2/XBM-DP32HP. XEM-DN32H2/XEM-DN32HP, XEM-DP32H2/XEM-DP32HP
GLOFA-GM Series (GM7 & GM7U)
Chức năng và hiệu suất cao với chip MPU chuyên dụng
Mạng GLOFA-GM
Tích hợp sẵn nhiều chức năng
IEC 61131-3
Fnet, Rnet là MASTER module
DeviceNet, Profibus-DP là SLAVE module
High speed counter 1 point (1-phase 16kHz, 2-phase 8kHz)
Pulse output 1 point (2kHz only available in Tr-output module)
PID loop with autotuning
Pulse catch 8 points (pulse catch: Min. 0.2ms)
Input filter (Noise reduction)
interrupt point: 8 points (Task program execution by external interrupt input)
RS-232C interface 1 channel (Built-in Cnet):dedicated, User-defined, Modbus protocol
MASTER-K Series (K80S & K120S)
PLC LS K80S
Kiểu khối gọn nhẹ với các chức năng cao cấp
Tiêu chuẩn: 10, 20, 30, 40, 60 I/O
Mở rộng: 10, 20 I/O
Nhiều tính năng tích hợp sẵn cho các ứng dụng
1 HSC, 1 đầu ra xung
PID (Max. 8 loops), Pulse catch 8 points
Built-in RS-232C I/F 1Ch: 4 (Rx), 7 (Tx), 5 (SG)
Có sẵn các tùy chọn module cho các tính năng đặc biệt
Analog input/output: G7F-ADHA
Analog input: G7F-AD2A
Analog timer: G7F-AT2A
Cnet I/F: RS-232C, RS-422
Fnet (Master)/Rnet (Master)
Profibus-DP (Slave)/DeviceNet (Slave)
RTC/Memory pack
Có thể chỉnh sửa online trên KGL WIN
PLC LS K120S
Kiểu khối khác nhau với hiệu suất nâng cao
Loại kinh tế: 10/14/20/30 I/O (10/14 I/O: 2 points built-in Analog Timer)
Loại tiêu chuẩn: 20/30/40/60 I/O
Có sẵn các module mở rộng khác nhau: input, output, mixed modules
Mở rộng phạm vi giá trị P cho các ứng dụng SMART I/O (P000~P63F)
Tốc độ xử lý cực kỳ cao: 0.1㎲/step (tiêu chuẩn)
Battery-less backup
Various input handing: Input filter, pulse catch
Program backup: EEPROM backup while online editing
Data backup: Super capacitor
Các tính năng truyền thông giao tiếp nâng cao
Built-in RS-232C (Ch0) and RS-485 (Ch1) support *1)
Transmitting data monitoring support: KGLWIN
Tùy chọn các module khách nhau
Cnet (RS-232C, RS-422) Fnet/Rnet (master module)
Profibus-DP/DeviceNet (slave module)
Tích hợp các tính năng mạnh mẽ
High-speed counter: 32-bit signed operation
Chức năng điều khiển vị trí (DRT/DT type)
Chức năng điều khiển PID
Counter range: -2,147,483,648 ~ 2,147,483,647
Function: ring counter, latch counter, comparison (equal/zone/task), RPM
Control axis: 2 axes (100kHz)
Operation method: single, repeat
Operation mode: end, keep, continuous
Additional functions: return to origin, JOG operation, PWM output
Relay/PRC auto-tuning, SV ramp, delta MV, PWM output, position/velocity algorithm
Có sẵn các module mở rộng khác nhau
7 Digital I/O modules: G7E-DR(08/10/20)A, G7E-TR10A, G7E-DC08A, G7E-RY(08/16)A
9 Analog I/O modules: G7F-ADHA(B/C), G7F-AD2A(B), G7F-DA2I(V), G7F-AT2A, G7F-RD2A
6 Comm. modules: G7L-CUEB(C), G7L-DBEA, G7L-PBEA, G7L-FUEA, G7L-RUEA
2 Option modules: G7E-RTCA, G7M-M256B
XMC Motion Series
PLC LS XMC Motion hiện tại có 2 dòng: XMC-E32A, XMC-E32C cung cấp các chức năng điều khiển vị trí (chuyển động) dựa trên EtherCAT với hiệu suất cao, tích hợp sẵn nhiều chức năng và công nghệ cao chuyên dùng cho điều khiển số và robot. Kèm theo đó là các sản phẩm của LS ELECTRIC PLC, HMI và Servo, XMC-E32A/E32C sẽ giúp bạn tạo ra một giải pháp tối ưu và tốt hơn nữa.
Xử lý chương trình tốc độ cao: 6.25ns (Lệnh cơ bản)
Thời gian chu kỳ với tốc độ cao dựa trên EtherCAT: 0,5 / 1/2 / 4ms (Tương tự như thời gian chu kỳ tác vụ chính)
Tích hợp sẵn nhiều chức năng khác: 8DI/16DO, Encoder inputs (2 ch.), Ethernet, Analog Input (2 ch.)/Output (2 ch.) E32A, RS-232C/RS-485_E32C
Robot control: Delta3, Delta3R, Linear Delta, etc
Phần mềm XG5000: lập trình và giám sát
Trên đây, chúng tôi đã tổng hợp những thông tin tổng quan nhất về các dòng sản phẩm PLC LS: XGT Series (XGK, XGI, XGR), XGB Series, MASTER-K Series, GLOFA-GM Series, XMC Motion dành cho các bạn. Chúng tôi hi vọng bài viết này có thể giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất khi bắt đầu tìm hiểu về bộ lập trình PLC LS, mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng để lại bình luận phía dưới hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi. Xin cảm ơn!
Nguồn: Tổng quan PLC LS XGT(XGK, XGI, XGR), XGB, XMC, MASTER-K, GLOFA-GM Series
0 notes
mesidasgroup · 4 years
Text
Tổng quan PLC Mitsubishi iQ-R, iQ-F, Q, L, F, QS, WS, A Series
Mitsubishi Electric chính thức có mặt tại Việt Nam vào năm 2011, chủ yếu tập trung vào lĩnh vực điều hòa không khí dự án, hệ thống thang máy, thang cuốn, hàng thiết bị gia dụng và tự động hóa công nghiệp. Trong quá trình phát triển tại Việt Nam, đến thời điểm hiện tại PLC Mitsubishi đã trở nên phổ biến. Các dòng sản phẩm PLC Mitsubishi được biết đến đầu đời như: F/FX Series “FX1N, FX1S, FX2N, FX3G, FX3U, FX3S, FX3GE, FX3UC, FX5U, FX3GA, FX3GC, FX3SA”, ngoài ra còn có các dòng khác phát triển sau như: iQ-R Series, iQ-F Series, Q Series, L Series, QS/WS Series, A Series.
iQ-R Series
MELSEC iQ-R Series bao gồm một loạt các bộ điều khiển lập trình có khả năng phục vụ các nhu cầu điều khiển tự động đa dạng, được thiết kế với bus hệ thống tốc độ cao để đảm bảo MELSEC iQ-R mới có thể đạt hiệu suất cao và khả năng xử lý thông minh hơn. Cấu hình bao gồm bộ điều khiển đa năng, hiệu suất cao (có sẵn cấu hình mạng CC-Link IE nhúng) có khả năng thay đổi dung lượng bộ nhớ và bộ điều khiển chuyển động vị trí có độ chính xác cao. Ngoài ra, mỗi loại CPU được thiết kế dành riêng cho từng yêu cầu ứng dụng; Safety CPU (hỗ trợ các tiêu chuẩn an toàn cho chức năng), Process CPU (hỗ trợ điều khiển PID tốc độ cao và phản ứng nhanh với các mô đun I / O khi được ghép nối với mô đun chức năng dự phòng sẽ tạo ra hệ thống điều khiển có tính khả dụng cao) và CPU C, cung cấp ngôn ngữ lập trình C để ứng dụng cho các hệ thống điều khiển vi mô hoặc chuyển đổi chương trình từ máy tính cá nhân/ vi điều khiển một cách thuận tiện hơn.
PLC Mitsubishi iQ-R Series có khả năng mở rộng cao với hiệu suất chương trình từ 10K đến 1200K bước
Cải thiện kiến ​​trúc bộ điều khiển với đa CPU
CPU được tích hợp cổng mạng gigabit
DB nội bộ dễ dàng kiểm soát hàng loạt công thức
Trình bảo mật được nhúng trong phần cứng SRAM
Có thể điều khiển nhiều chuyển động khác nhau (vị trí, tốc độ, mô-men xoắn, đồng bộ hóa nâng cao, v.v.)
CPU PLC Mitsubishi đạt tiêu chuẩn an toàn quốc tế (ISO 13849-1 PL e, IEC 61508 SIL 3)
Điều khiển PID tốc độ cao, thay thế mô-đun trong khi trực tuyến (trao đổi nóng), hỗ trợ CPU xử lý hệ thống dự phòng có độ tin cậy cao
Lập trình C / C ++ cho các hệ thống dựa trên PC / vi điều khiển
Các dòng PLC Mitsubishi iQ-R Series (MELSEC-Q Series) được biết đến như:
CPU cơ bản: R00CPU, R01CPU, R02CPU, R04CPU, R08CPU, R16CPU, R32CPU, R120CPU
CPU với CC-Link IE: R04ENCPU, R08ENCPU, R16ENCPU, R32ENCPU, R120ENCPU
Motion CPU: R16MTCPU, R32MTCPU, R64MTCPU
Safety CPU: R08SFCPU-SET, R16SFCPU-SET, R32SFCPU-SET, R120SFCPU-SET
Process CPU: R08PCPU, R16PCPU, R32PCPU, R120PCPU
SIL2 process CPU: R08PSFCPU-SET, R16PSFCPU-SET, R32PSFCPU-SET, R120PSFCPU-SET
Redundant function module: R6RFM
C Controller: R12CCPU-V
iQ-F Series
MELSEC iQ-F Series là phiên bản nâng cấp của các dòng MELSEC-F Series. Được thiết kế lấy người dùng làm trung tâm, tính năng điều khiển vượt trội, điều khiển định vị tốt hơn, MELSEC iQ-F của Mitsubishi (FX-5U) đã được thiết kế phát triển dựa trên Series MELSEC-F.
Module CPU PLC Mitsubishi dòng MELSEC iQ-F có rất nhiều chức năng tích hợp sẵn như chức năng định vị với 8 kênh xung đầu vào tốc độ cao, ngõ ra xung tốc độ cao 4 trục; Ngõ vào ra analog gắn sẵn; cổng RS485, cổng Ethernet, khe cắm thẻ SD…vv
Ngoài ra, dòng MELSEC iQ-F có thể giữ nguyên chương trình mà không cần dùng pin. Dữ liệu xung đồng hồ có thể lưu đến 10 ngày nhờ siêu tụ điện.
Các dòng PLC Mitsubishi iQ-F Series (MELSEC iQ-F Series) được biết đến: FX5U, FX5UC, FX5UJ.
Q Series
Bộ điều khiển lập trình PLC Mitsubishi Q Series là dòng thiết bị điều khiển tự động chất lượng cao của thương hiệu Mitsubishi đến từ Nhật Bản. Với các tập lệnh cơ bản cũng được áp dụng trên các dòng điều khiển lập trình như của hãng khác, thế hệ PLC Q Series đã cải thiện đáng kể hiệu năng của các hệ thống, dây chuyền tự động. Bộ điều khiển lập trình PLC Q Series cho phép xử lý dữ liệu tốc độ cao, độ chính xác cao hơn, mạnh mẽ hơn. Ngoài ra, PLC Q Series Mitsubishi còn có các ưu điểm nổi bật khác như:
Bộ nhớ lớn, có thể lưu trữ được nhiều chương trình làm việc riêng.
Đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật khắc khe trong công nghiệp.
Dễ dàng thay đổi chế độ làm việc.
Tiết kiệm thời gian cho công tác điều khiển.
Kết nối với các thiết bị thông minh khác dễ dàng.
Đơn giản trong quá trình cài đặt là lập trình.
Các dòng PLC Mitsubishi Q Series (MELSEC-Q Series) được biết đến như: Q26UDVCPU, Q13UDVCPU, Q06UDVCPU, Q04UDVCPU, Q03UDVCPU, Q100UDEHCPU, Q50UDEHCPU, Q26UDEHCPU, Q26UDHCPU, Q20UDEHCPU, Q20UDHCPU, Q13UDEHCPU, Q13UDHCPU, Q10UDEHCPU, Q10UDHCPU, Q06UDEHCPU, Q06UDHCPU, Q04UDEHCPU, Q04UDHCPU, Q03UDECPU, Q03UDCPU, Q02UCPU, Q01UCPU, Q00UCPU, Q00UJCPU.
L Series
PLC Mitsubishi L Series là bộ điều khiển nhỏ gọn, và là một phần của các sản phẩm MELSEC với hiệu suất vượt trội, chi phí thấp và độ tin cậy cao. Nó cung cấp đầy đủ các yêu cầu về hiệu suất, chức năng và khả năng cần thiết cho các ứng dụng ngày nay đang đòi hỏi trong một gói nhỏ gọn. MELSEC-L Series được mở rộng đáng kể những phạm vi chức năng theo truyền thống, các bộ điều khiển lập trình được thiết kế nhỏ gọn và thiết kế dựa trên tiêu chí lấy người dùng làm trung tâm, dễ sử dụng.
Các dòng PLC Mitsubishi L Series (MELSEC-L Series) được biết đến như: L02SCPU, L02SCPU-P, L02CPU, L02CPU-P, L06CPU, L06CPU-P, L26CPU, L26CPU-P, L26CPU-BT, L26CPU-PBT.
F/FX Series
PLC Mitsubishi dòng F/FX được ra đời từ năm 1981, là một loại PLC micro của hãng Mitsubishi nhưng có nhiều tính năng mạnh mẽ. Loại PLC này được tích hợp sẵn các I/O trên CPU. Tùy theo model mà các loại này có dung lượng và bộ nhớ khác nhau. Dung lượng bộ nhớ có thể từ 2kStep đến 8kStep (hoặc 64kStep nếu gắn thêm bộ nhớ ngoài). Tổng số I/O có thể lên đến 256 I/O. Riêng với FX3U có thể lên đến 384 I/O. Số module mở rộng có thể lên đến 8 module.
Các CPU PLC Mitsubishi dòng FX tích hợp nhiều chức năng trên CPU (Main Unit) như ngõ ra xung hai tọa độ, bộ đếm tốc độ cao (HSC), PID, đồng hồ thời gian thực…
Module mở rộng nhiều chủng loại như Analog, nhiệt độ, điều khiển vị trí, các module mạng như Cclink, Profibus….
Có các board mở rộng (Extension Board) như Analog, các board dùng cho truyền thông chuẩn RS232, RS422, RS485, và USB.
Phần mềm lập trình PLC FX series : FXGP_WIN_E, GX_Developer.
Ngôn ngữ lập trình: Ladder, Instruction, SFC
Các dòng PLC Mitsubishi F/FX Series (MELSEC-F Series) được biết đến như: FX0N, FX0S, FX1N, FX1S, FX2N, FX3U‚ FX3UC‚ FX3GE‚ FX3G‚ FX3GC‚ FX3S, FX3SA, FX3GA.
QS/WS Series
MELSEC-QS
Dành cho điều khiển an toàn quy mô từ vừa đến lớn! Đạt được khả năng lập trình linh hoạt với điều khiển rẽ nhánh bằng CC-Link IE Field & CC-Link Safety và các khối hình thang & chức năng.
Các PLC dành cho điều khiển an toàn này được chứng nhận bởi các Tiêu chuẩn An toàn Quốc tế. Chúng có nhiều điểm I/O an toàn, giúp phù hợp với các hệ thống điều khiển an toàn trong các dây chuyền quy mô lớn.
MELSEC-WS
Dành cho điều khiển an toàn quy mô từ nhỏ đến vừa! Dễ dàng lập trình một mạch an toàn chỉ bằng các khối chức năng.
Bộ điều khiển an toàn này phù hợp với các Tiêu chuẩn An toàn “ISO 13849-1 Ple” và “IEC 61508 SIL3”, cũng như hoàn hảo cho việc điều khiển an toàn của các thiết bị và hệ thống loại độc lập.
A Series
Các dòng PLC Mitsubishi A Series (MELSEC-A Series) được biết đến như: A2CCPU, A0J2HCPU, QnASCPU, AnSCPU, Q4ARCPU, QnACPU, AnCPU.
Alpha Series
Đây là loại PLC có kích thước thật nhỏ gọn, phù hợp với các ứng dụng với số lượng I/O nhỏ hơn 30 cổng. Dòng ALPHA có màn hình LCD và các phím nhấn cho phép thao tác, lập trình, sửa đổi… chương trình được tích hợp bên trong bộ đếm tốc độ cao và bộ ngắt (role trung gian), cho phép xử lý tốt một số ứng dụng phức tạp… có thể sử dụng cho một số ứng dụng tự động hóa bao gồm chiếu sáng, điều hòa không khí, hệ thống an ninh, nhiệt độ, và điều khiển bơm nước.
Trên đây, chúng tôi đã tổng hợp những thông tin tổng qua nhất về các dòng sản phẩm PLC Mitsubishi: iQ-R Series, iQ-F Series, Q Series, L Series, F/FX Series, QS/WS Series, A Series, ALPHA Series dành cho các bạn. Chúng tôi hi vọng bài viết này có thể giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất khi bắt đầu tìm hiểu về PLC Mitsubishi, mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng để lại bình luận phía dưới hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi. Xin cảm ơn!
Nguồn: Tổng quan PLC Mitsubishi iQ-R, iQ-F, Q, L, F, QS, WS, A Series
0 notes
mesidasgroup · 4 years
Text
Tổng quan PLC Panasonic FP-X, FP-XH, FP-Σ, FP0H, FP0R, FP2SH, FP7 Series
Thành lập từ năm 1918 với tên ban đầu là Matsushita Electric Industrial Co., Ltd có  trụ sở chính tại Kadoma, tỉnh Osaka Nhật Bản, đến năm 2008 công ty đổi tên thành Panasonic. Panasonic chính thức có văn phòng đại diện tại Việt Nam vào năm 1994. PLC Panasonic phổ biến được thị trường biết đến như: FP-X Series, FP-XH Series, FP-X0 Series, FP-Σ (FP-Sigma) Series, FP0R Series, FP0H Series, FP2SH Series, FP7 Series. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: PLC là gì và các hãng PLC phổ biến tại Việt Nam để có thể tìm hiểu thêm về PLC bạn nhé!
FP7 Series
Với kết nối Ethernet, PLC Panasonic FP7 Series là một bộ thu thập dữ liệu thực sự và được tích hợp web, “Công nghiệp 4.0 đã sẵn sàng”. Có thể điều khiển tối đa 64 thiết bị khác nhau bằng một CPU và được thiết kế với cấu trúc mô-đun giúp FP7 chiếm ít không gian và đã khiến FP7 Series trở thành bộ điều khiển đa năng cho nhiều ứng dụng khác nhau.
PLC Panasonic FP7 có kích thước nhỏ gọn và có thể mở rộng
Được thiết kế theo kiểu cassette. Có thể thêm các cassette bổ sung vào CPU để tăng tính năng mà không cần tăng chiều rộng của thiết bị. Các cassette kết nối hỗ trợ giao tiếp qua RS232C, RS422 và RS485.
Có thể kết nối tối đa 16 thiết bị khác nhau với một CPU duy nhất.
Hỗ trợ thẻ nhớ SD (SDHC) dung lượng cao lên đến 32GB
Hiệu suất cao (thời gian quét tối thiểu 1ms, tối đa 20μs cho 60k bước); tốc độ xử lý ít thay đổi hơn với cố định giao tiếp Ethernet.
Thiết bị đầu cuối cấp nguồn GT
Các dòng PLC Panasonic FP7 Series được biết đến như: AFP7CPS21, AFP7CPS31, AFP7CPS31E, AFP7CPS41E
FP2, FP2SH Series
Thời gian quét 1ms cho 20k bước. Với tốc độ hoạt động hàng đầu trong phân khúc, khả năng xử lý tốc độ siêu cao.
Khả năng lập trình lớn lên đến 120k bước
Các khối I / O, khối thông minh, bộ cấp nguồn và mặt sau có thể được sử dụng cùng nhau cho FP2 và FP2SH. Các đơn vị I / O có thể được đặt ở bất kỳ đâu trên bảng nối đa năng.
Tích hợp chức năng ghi chú thích và đồng hồ thời gian thực
Các dòng PLC Panasonic FP2SH Series được biết đến như: FP2-C2, FP2-C2L, FP2-C2P, FP2-C3P
FP0H Series
PLC Panasonic FP0H Series được tích hợp trực tiếp 2 cổng Ethernet mà không cần thêm module. Với tốc độ xử lý chỉ 10ns mỗi bước, FP0H cực kỳ nhanh. Nhờ bộ nhớ chương trình lớn, PLC hiệu suất cao có thể xử lý lên đến 64k bước. Thiết kế nhỏ gọn làm cho FP0H phù hợp với nhiều ứng dụng khác nhau. Bộ điều khiển lập trình đã được chứng minh là hoàn hảo cho các lĩnh vực ứng dụng đòi hỏi điều khiển từ xa.
Được tích hợp sẵn 2 cổng Ethernet
Ethernet/IP with implicit messaging as I/O scanner (control- ler), PROFIBUS DP slave, PROFINET slave, CANopen slave, DeviceNet slave, BACnet-IP slave, BACnet-MSTP slave, S-Link master, Modbus RTU, Modbus TCP, MC protocol, CC-Link slave, PLC Link, free serial communication
Tốc độ xử lý cao 10ns cho mỗi lệnh cơ bản (lên đến 10k bước) [GU1]
Dung lượng chương trình cao lên tới 64k steps: 24k / 32k / 40k / 64k steps
Dung lượng dữ li��u cao: 12k / 24k / 32k / 64k steps
16 inputs / 16 outputs (transistor)
Các dòng PLC Panasonic FP0H Series được biết đến như: FP0HC32EP (AFP0HC32EP), FP0HC32ET (AFP0HC32ET), FP0HC32P (AFP0HC32P), FP0HC32T (AFP0HC32T)
FP0R Series
Được thiết kế cực kỳ nhỏ gọn, PLC Panasonic FP0R đặc biệt thích hợp cho các tủ điều khiển nhỏ và các vị trí có không gian hạn chế. Có thể điều khiển chuyển động tối đa bốn trục mà không cần thiết bị mở rộng và cổng USB TOOL đảm bảo lập trình đơn giản và nhanh chóng. PLC Panasonic FP0R Series phát huy điểm mạnh của mình trong các lĩnh vực ứng dụng dán nhãn.
Bộ nhớ dữ liệu / chương trình có dung lượng lớn
Dung lượng chương trình: 32k steps max.
Data register: 32k words max.
Tốc độ xử lý cực cao
80ns / step (ST instruction) for basic instructions for the first 3000 steps
Tích hợp sẵn cổng USB. Có khả năng truyền tải chương trình tốc độ cao với USB 2.0
Điều khiển vị trí nhiều trục mà không cần module mở rộng
Đầu ra xung tích hợp cho bốn trục (mỗi trục tối đa 50kHz)
Tự động sao lưu tất cả dữ liệu mà không tốn pin
Loại F có FRAM tích hợp giúp sao lưu toàn bộ dữ liệu mà không cần bảo trì và không cần pin.
Các dòng CPU PLC Panasonic FP0H Series được biết đến như:
C10: AFP0RC10RS, AFP0RC10CRS, AFP0RC10MRS
C14: AFP0RC14RS, AFP0RC14CRS, AFP0RC14MRS
C16: AFP0RC16P, AFP0RC16T, AFP0RC16CP,  AFP0RC16CT, AFP0RC16MP,  AFP0RC16MT
C32: AFP0RC32P, AFP0RC32T, AFP0RC32CP,  AFP0RC32CT, AFP0RC32MP,  AFP0RC32MT
T32: AFP0RT32CP, AFP0RT32CT, AFP0RT32MP,  AFP0RT32MT
F32: AFP0RF32CP, AFP0RF32CT, AFP0RF32MP,  AFP0RF32MT
FP-Σ (FP-Sigma) Series
Với công nghệ SMD mới nhất, PLC Panasonic FPΣ (Sigma) có kích thước rất nhỏ gọn. Bộ điều khiển lập trình PLC FP-Sigma có hiệu suất cao và có khả năng giao tiếp vượt trội. Tất nhiên, FP-Σ (Sigma) có thể được lập trình và điều khiển thông qua phần mềm FPWIN Pro của Panasonic theo tiêu chuẩn IEC 61131-3 và do đó tương thích với tất cả các PLC của Panasonic.
Dung lượng chương trình lên đến 32k bước, có thể gia tăng số lượng chương trình với khả năng cải tiến, mở rộng hoặc thay đổi thiết bị
Được trang bị một bộ nhớ chú thích độc lập. Tất cả 100.000 chú thích I / O, 5.000 dòng chú thích khối và 5.000 dòng nhận xét nhận xét được lưu trong FPΣ cùng với các chương trình.
Được trang bị bộ xử lý RISC, đạt được tốc độ xử lý cao với thời gian quét dưới 2ms cho 5000 bước.
Tần số tối đa 4Mpps và tốc độ khởi động 0,005ms cho phép sử dụng để điều khiển servo tuyến tính.
Chương trình điều khiển nhiệt độ chỉ có thể viết trong một dòng bằng cách sử dụng lệnh PID F356 (EZPID), tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều khiển nhiệt độ bằng PLC, điều mà trước đây được coi là khó.
Các dòng CPU PLC Panasonic FP-Σ Series được biết đến như:
C24: FPG-C24R2H, FPGC24R2HTM
C28: FPG-C28P2H, FPGC28P2HTM
C32: FPG-C32T2H, FPGC32T2HTM
FP-X Series
PLC Panasonic FP-X Series có thể điều khiển đa trục bằng đầu ra xung tích hợp. Bộ điều khiển loại đầu ra transistor có đầu ra xung tích hợp cho phép điều khiển đa trục của động cơ bước và servo. C14: 3 trục, C30 / C60: 4 trục
Các cassette bổ sung mở rộng chức năng trong khi vẫn duy trì kích thước nhằm tiết kiệm không gian. Có thể gắn tối đa ba cassette bổ sung vào thiết bị điều khiển. Chức năng có thể được nâng cao mà không cần tăng diện tích cần thiết. 17 loại cassette bổ sung, bao gồm cả loại truyền thông giao tiếp và tín hiệu tương tự, được sử dụng cho nhiều loại ứng dụng.
Các dòng CPU PLC Panasonic FP-X Series được biết đến như:
C14: AFPXC14R, AFPXC14RD, AFPXC14P, AFPXC14T, AFPXC14PD, AFPXC14TD
C30: AFPXC30R, AFPXC30RD, AFPXC30P, AFPXC30T, AFPXC30PDJ, AFPXC30TDJ
C38: AFPX-C38AT
C60: AFPXC60R, AFPXC60RD, AFPXC60P, AFPXC60T, AFPXC60PD, AFPXC60TD
FP-X0 Series
Bộ điều khiển lập trình PLC Panasonic FP-X0 bao gồm các chức năng cần thiết cho các ứng dụng tự động hóa đơn giản. Chúng lý tưởng cho các giải pháp tự động hóa điều khiển chuyển động phổ biến nhất, chẳng hạn như cùng với bộ truyền động servo MINAS A5 và đặc biệt là MINAS LIQI. CPU có sẵn với 14, 30, 40 và 60 I / Os và có thể được mở rộng lên đến 216 I / Os.
Tốc độ xử lý 0.08µs/step cho basic instructions for the first 3000 steps
Dung lượng chương trình lên đến 8k bước và thanh ghi dữ liệu 8k từ
Có thể sử dụng các module mở rộng tương tự với FP-X và FP0R
Tích hợp đầu vào analog và đồng hồ thời gian thực
Có thể sử dụng đồng thời 2 cổng giao tiếp nối tiếp (1 x RS232 + 1 x RS485)
Đầu ra xung 2 kênh tích hợp, ví dụ: cho phép nội suy tuyến tính
Tần số đếm tốc độ cao tối đa 50kHz (1 kênh) và tần số đầu ra xung tối đa 50kHz (2 kênh)
Tương thích với tất cả các PLC dòng FP của Panasonic. FP-X0 được lập trình bằng phần mềm lập trình Control FPWIN Pro tuân theo tiêu chuẩn quốc tế IEC 61131-3
Các dòng CPU PLC Panasonic FP-X0 Series được biết đến như: L14R, L30R, L40R, L40MR, L60R, L60RM
FP-XH Series
Bộ điều khiển chuyển động (điều khiển vị trí) và bộ điều khiển lập trình được kết hợp trong một thiết bị. PLC Panasonic FP-XH có thể điều khiển tối đa tám trục mà không cần các module bổ sung và được trang bị cho các ứng dụng cao cấp nhờ bus thời gian thực. PLC được tích hợp một cách dễ dàng và nhanh chóng vào hệ thống với trình điều khiển servo Panasonic mà không cần thêm phần cứng khác. FP-XH với hệ thống truyền động servo có độ chính xác cao đã được sử dụng thành công trong sản xuất các linh kiện điện tử cũng như trong ngành đóng gói hoặc chế biến thực phẩm.
PLC tích hợp bộ điều khiển vị trí (chuyển động)
Điều khiển chuyển động lên đến 8 trục
Giao tiếp thời gian thực qua giao thức RTEX
Tương thích với các module mở rộng của dòng FP-X và FP0R
Các dòng CPU PLC Panasonic FP-XH Series được biết đến như: AFPX-HM8N16PD
Trên đây, chúng tôi đã tổng hợp những thông tin tổng quan nhất về các dòng sản phẩm PLC Panasonic: FP-X Series, FP-XH Series, FP-X0 Series, FP-Σ (FP-Sigma) Series, FP0R Series, FP0H Series, FP2SH Series, FP7 Series dành cho các bạn. Chúng tôi hi vọng bài viết này có thể giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất khi bắt đầu tìm hiểu về PLC Panasonic, mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng để lại bình luận phía dưới hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi. Xin cảm ơn!
Nguồn: Tổng quan PLC Panasonic FP-X, FP-XH, FP-Σ, FP0H, FP0R, FP2SH, FP7 Series
0 notes
mesidasgroup · 4 years
Text
Tổng quan PLC ABB AC500, AC500-eCO, AC500-XC, AC500-S Series
ABB chính thức có mặt tại Việt Nam vào năm 1993. Các dòng PLC ABB phổ biến được thị trường biết đến như: AC500 Series, AC500-eCo Series, AC500-S Series và AC500-XC Series. Các dải PLC ABB này phù hợp với từng quy mô ứng dụng từ nhỏ, vừa cho đến lớn và cao cấp. PLC ABB cung cấp các mức hiệu suất khác nhau với tính sẵn sàng cao, chịu được các môi trường khắc nghiệt, điều khiển chuyển động vị trí, giám sát, hoặc các giải pháp theo chuẩn an toàn. Nếu bạn chưa hiểu về PLC thì bạn có thể tham khảo thêm bài viết: PLC là gì? Nguyên lý hoạt động của PLC
AC500 Series
PLC ABB AC500 Series được tích hợp sẵn nhiều tính năng, hiệu suất cao, tích hợp các cổng truyền thông giao tiếp và các I/O phù hợp với các ứng dụng trong công nghiệp. Và đây là sự lựa chọn lý tưởng cho các giải pháp mạng, máy móc, hệ thống phức tạp, đòi hỏi tốc độ cao.
Có sẵn nhiều loại CPU xử lý nhanh với bộ nhớ, hiệu suất và khả năng truyền thông phù hợp với từng ứng dụng
CPU AC500 có nhiều khả năng giao tiếp đa dạng, tùy chọn hoặc tích hợp sẵn các module truyền thông và các mô-đun mở rộng luôn có sẵn, có thể được tích hợp vào nhiều tổ hợp khác nhau, tạo thành các bộ điều khiển tuyệt vời được ứng dụng từ các giải pháp tự động hóa nhỏ nhất đến lớn nhất.
Báo cáo, giám sát tín hiệu hoạt động, cảnh báo bằng tin nhắn mọi lúc, mọi nơi qua webserver
AC500 có thể được sử dụng trong nhiều ứng dụng khác nhau, ví dụ như nhà máy gió, thiết bị theo dõi năng lượng mặt trời, sản xuất cầu dao khối lượng lớn, tàu lớn, tự động hóa đường hầm, điều khiển giao thông, đóng gói, máy in và robot.
Các dòng PLC ABB AC500 Series được biết đến như:
PM56xx: PM5630-2ETH, PM5650-2ETH, PM5670-2ETH, PM5675-2ETH
PM57x: PM571-ETH-V14x, PM571-V14x, PM572, PM573-ETH
PM58x: PM581-ARCNET-V14x, PM581-ETH-V14x, PM581-V14x, PM582, PM582-ARCNET, PM582-ETH, PM582-V14x, PM583-ETH, PM585-ETH, PM585-MC-KIT
PM59x: PM590-ARCNET-V14x, PM590-ETH, PM590-ETH-V14x, PM590-MC-KIT, PM590-V14x, PM591-2ETH, PM591-ARCNET-V14x, PM591-ETH, PM591-ETH-V14x, PM591-V14x, PM592-ETH, PM595-4ETH-F
AC500-eCo Series
PLC ABB AC500-eCo Series là một trong những dòng PLC nhỏ gọn, cung cấp các cấu hình linh hoạt, chi phí thấp phù hợp cho các giải pháp tự động hóa trong các ứng dụng nhỏ.
Bộ nhớ chương trình 128 kB, thời gian xử lý chương trình 0,08 µs / lệnh
CPU PM556 và PM566 với bộ nhớ chương trình 512 kB dành cho các ứng dụng phức tạp hơn
Tích hợp cổng RS485 (tùy chọn cổng thứ 2)
Có thể mở rộng tập trung với tối đa 10 mô-đun I / O (mô-đun S500 tiêu chuẩn và / hoặc S500-eCo có thể được kết hợp với nhau) – có nghĩa là lên đến 335 kênh I / O cục bộ
Lưu trữ dữ liệu, sao lưu chương trình với thẻ SD
Bộ đếm tốc độ cao lên đến 50 kHz
Tất cả các đầu vào tương tự trên CPU PM564 và PM566 có thể được định cấu hình làm đầu vào số
Xử lý tệp bao gồm chức năng ZIP và UNZIP
Web server, FTP server và SNTP cho Ethernet CPUs
CPU PM556 và PM566 chứa tính năng SMTP để gửi email
Phần mềm cấu hình, lập trình: Automation Builder
Có sẵn nhiều tùy chọn giao thức, cổng giao tiếp truyền thông khác
Các dòng PLC ABB AC500-eCo Series được biết đến như:
PM55x: PM554-RP, PM554-RP-AC, PM554-TP, PM554-TP-ETH, PM556-TP-ETH
PM56x: PM564-R-AC (limited), PM564-R-ETH-AC (limited), PM564-RP, PM564-RP-AC, PM564-RP-ETH, PM564-RP-ETH-AC, PM564-T (limited), PM564-TP, PM564-TP-ETH, PM566-TP-ETH
AC500-XC Series
PLC ABB AC500-XC Series dựa trên nền tảng AC500 với khả năng chịu nhiệt kéo dài, khả năng chống rung và khí độc hại, sử dụng ở độ cao và trong môi trường ẩm ướt.
Đồng bộ hóa thời gian thực với tốc độ truyền dữ liệu cao
Thiều kế nhiều loại CPU (eXtreme Conditions CPUs) với khả năng xử lý, bộ nhớ, hiệu suất và khả năng truyền thông phù hợp với từng ứng dụng
Các CPU AC500-XC tích hợp sẵn các công truyền thông giao tiếp, các mô-đun mở rộng luôn có sẵn, có thể tích hợp thành nhiều tổ hợp khác nhau, tạo thành các hệ thống điều khiển tuyệt vời từ các giải pháp tự động hóa nhỏ nhất đến lớn nhất.
Nhiệt độ hoạt động -40ºC đến + 70ºC
Mở rộng khả năng chống rung động (IEC61131-2 / IEC60068-26)
Mở rộng khả năng chống các khí độc xâm hại (IEC60721-3.3 3C2) như H2S, SO2 / SO3, NOX
Mở rộng khả năng chống sương muối (EN60068-2-52 / EN60068-2-11)
Sử dụng được trên môi trường trên cao lên đến 4000m so với mực nước biển hoặc lên đến 620 hPA.
Đạt chuẩn EMC (EN61000-4-4 và EN61000-4-5)
Chống va đập (IEC60068-2-27)
Phóng tĩnh điện lên đến 8 KV.
Báo cáo, theo dõi tín hiệu, tin nhắn cảnh báo mọi lúc, mọi nơi qua web server tích hợp sẵn
Các dòng PLC ABB AC500-XC Series được biết đến như: PM5630-2ETH-XC, PM5650-2ETH-XC, PM5670-2ETH-XC, PM5675-2ETH-XC, PM573-ETH-XC, PM582-XC, PM583-ETH-XC, PM591-ETH-XC, PM592-ETH-XC, PM595-4ETH-M-XC
AC500-S Series
PLC ABB AC500-S Series là dòng PLC an toàn (SIL3, PL e) được thiết kế dành cho các ứng dụng an toàn lên quan đến nhà máy, máy móc, dây chuyền tự động hóa. Đây là sự lựa chọn lý tưởng để thực hiện và quản lý các giải pháp an toàn và phức tạp.
Được chứng nhận cho các ứng dụng an toàn SIL3 (IEC 61508, IEC 62061, IEC 61511) và PL e (ISO 13849-1)
Hỗ trợ cả hai chức năng F-Host và F-Device PROFIsafe trên PROFINET, có thể kết nối với nhiều hơn một F-Host
Lựa chọn lý tưởng cho các ứng dụng an toàn từ chức năng đơn giản đến phức tạp như xử lý vật liệu (cần trục, vận thăng, bệ di động, trung tâm phân phối, bến cảng, sân bay, v.v.), rô bốt, tuabin gió và nhiều hơn nữa.
CPU an toàn được tách riêng biệt giúp các chức năng an toàn vẫn hoạt động ngay cả khi điều khiển không an toàn không hoạt động
Có khả năng xử lý kiểu dữ liệu dấu chấm động giúp khả năng tính toán chính xác cao nhằm kiểm soát tốc độ, vị trí, v.v.
Đầy đủ các hàm lượng giác thường được sử dụng trong các phép đo chính xác liên quan đến các ứng dụng cầu trục
Linh hoạt và đơn giản hơn với các ngôn ngữ lập trình PLC như: văn bản có cấu trúc (ST), sơ đồ khối chức năng (FBD) và sơ đồ bậc thang (LD)
Cấu hình và lập trình được thực hiện bằng Automation Builder với trình soạn thảo đã được chứng nhận an toàn.
Các dòng PLC ABB AC500-S Series được biết đến như: SM560-S, SM560-S-FD-1, SM560-S-FD-4, SM560-S-FD-1-XC, SM560-S-FD-4-XC, SM560-S-XC
Trên đây, chúng tôi đã tổng hợp những thông tin tổng quan nhất về các dòng sản phẩm PLC ABB: AC500 Series, AC500-eCo Series, AC500-S Series và AC500-XC Series dành cho các bạn. Chúng tôi hi vọng bài viết này có thể giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất khi bắt đầu tìm hiểu về PLC ABB, mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng để lại bình luận phía dưới hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi. Xin cảm ơn!
Nguồn bài viết:  Tổng quan PLC ABB AC500, AC500-eCO, AC500-XC, AC500-S Series
0 notes
mesidasgroup · 4 years
Text
Tổng quan PLC Siemens Logo, S7-200, S7-1200, S7-300, S7-1500, S7-400 Series
Siemens chính thức có mặt tại Việt Nam vào năm 1993, chuyên cung cấp các dịch vụ và sản phẩm công nghệ điện, điện tử. Trong đó, PLC Siemens cũng đã trở thành một dấu ấn trong ngành công nghiệp Việt Nam. Nổi tiếng với các dòng sản phẩm PLC: Logo, S7-200, S7-1200, S7-300, S7-1500, S7-400 Series (hiện tại dòng S7-1200 là dòng nâng cao và đang thay thế dòng S7-200). Nếu bạn chưa biết gì về PLC thì bài viết này: PLC là gì? sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn.
https://mesidas.com/plc-la-gi/
Logo Siemens
Được ra đời từ rất sớm, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại dòng sản phẩm Logo của Siemens vẫn còn được cải tiến và sản xuất. Với những ưu điểm của Logo Siemens mà khó có sản phẩm nào thay thế, nó được các nhà tích hợp sử dụng như một bộ phận điều khiển của các hệ thống vừa và lớn với cấp độ điều khiển đơn giản. Ngoài ra, Logo Siemens cũng được sử dụng như một bộ não, thiết bị điều khiển chính cho các hệ thống điều khiển đơn giản ở các lĩnh vực khác nhau.
Ưu điểm của Logo Siemens
Đơn giản, gọn nhẹ, chắc chắn, ổn định, bền đẹp. Đáp ứng được hầu hết các yêu cầu về tính năng điều khiển cho các ứng dụng nhỏ và vừa.
Có 2 dòng Logo chính: tích hợp màn hình hiển thị và không. Dòng Logo Siemens được tích hợp màn hình hiển thị LCD, hiển thị dạng văn bản (phục vụ tính năng lập trình trực tiếp trên thiết bị)
Phần mềm và ngôn ngữ lập trình đơn giản. Có thể lập trình trực tiếp trên PLC Logo (đối với loại có tích hợp màn hình hiển thị)
Với những tính năng mà Logo Siemens có thể thực hiện thì đi kèm đó là giá thành vô cùng hợp lý
Logo Siemens hỗ trợ mở rộng, nâng cấp tính năng thông qua các module mở rộng với đa dạng tính năng. Đến hiện tại có một số dòng Logo Siemens đã được tích hợp Web.
Lập trình Logo qua phần mềm bằng LOGO! Soft Comfort
Các dòng Logo Siemens được biết đến:
Có màn hình hiển thị: LOGO! 24CE, LOGO! 12/24RCE, LOGO! 24RCE, LOGO! 230RCE
Không có màn hình hiển thị: LOGO! 24CEO, LOGO! 12/24RCEO, LOGO! 24RCEO, LOGO! 230RCEO
S7-200 Siemens
Siemens xếp S7-200 vào dòng PLC cỡ nhỏ (Micro PLCs). Tuy nhiên nó cung cấp khả năng đủ cho nhiều loại ứng dụng điều khiển khác nhau. PLC S7-200 hỗ trợ đầy dủ các lệnh như logic, bộ đếm, bộ định thời, các phép tính toán học phức tạp và các hàm truyền thông.
PLC S7-200 hỗ trợ nhiều loại module như Digital Input, Digital Output, Analog Input, Analog Output, AS-i (CP243-2), module điều khiển vị trí (EM253), modem (EM241), thernet (CP243-1), Ethernet IT (CP243-1 IT), PROFIBUS-DP (EM277).
Phần mềm lập trình cho PLC S7-200 là Step7-Micro/Win, phiên bản mới nhất là V4.0, các bản cập nhật là SP9 có thể cài trên Window7. Ngoài ra Siemens còn cung cấp thêm gói AddOn cung cấp thư viện mở rộng như các hàm truyền thông với Modbus,..
Cáp lập trình cho S7-200 sử dụng Micro/Win là cáp PC/PPI USB sử dụng cổng USB, hoặc PC/PPI RS232 sử dụng cổng COM bình thường. Sử dụng cáp này, ta có thể download/upload chương trình, xem online giá trị các biến, trạng thái chương trình đang chạy dưới S7-200. Ngôn ngữ lập trình cho PLC S7-200 là LAD/STL/FBD, thông thường nhất là sử dụng LAD.
Đến thời điểm hiện tại dòng PLC S7-200 đã ngừng sản xuất, tuy nhiên với lịch sử hào hùng của mình thì S7-200 vẫn là cái tên đáng chú ý trong họ PLC.
Các dòng PLC S7-200 Siemens được biết đến như: CPU 221, CPU 222, CPU 224, CPU224XP và CPU226. Ngoài ra, còn có dòng S7-200 SMART: CPU CR40, CPU CR60, CPU SR20, CPU SR30, CPU SR40, CPU SR60, CPU ST20, CPU ST30, CPU ST40, CPU ST60.
S7-1200 Siemens
PLC S7-1200 là dòng PLC thay thế S7-200, thuộc dòng PLC nhỏ, được dùng cho máy móc, dây chuyền nhỏ hoặc các hệ thống nhỏ, được trang bị các chức năng đầy đủ như truyền thông, analog, HSC, PWM/PTO,…Tính năng đầy đủ, lập trình đơn giản và giá thành rẻ nên S7-1200 có mức độ phổ biến cao, được sử dụng rất nhiều trong công nghiệp.
Về tính năng nó tương đương với S7-200, tuy nhiên nó là một cách tiếp cận hoàn toàn khác. S7-1200 không có cổng PPI như S7-200 mà sử dụng cổng Ethernet cho các chức năng download/upload/monitor. Module Ethernet onboard trong S7-1200 tương dương với module Ethernet hoặc Ethernet IT của S7-200 tùy loại sản phẩm. Cách làm việc với cổng Ethernet của S7-200 hoàn toàn tương đương với các module Ethernet này.
Phần mềm lập trình cho PLC S7-1200 là TIA, đây là gói phần mềm mới của Siemens hỗ trợ lập trình cho các PLC (S7-1200. S7-300, S7-400), HMI. Tuy nhiên chỉ một số loại sản phẩm được hỗ trợ với phần mềm này. S7-1200 chỉ hỗ trợ ngôn ngữ lập trình LAD, không hỗ trợ STL.
Các dòng PLC S7-1200 Siemens được biết đến như:
Standard CPUs: CPU 1211C, CPU 1212C, CPU 1214C, CPU 1215C, CPU 1217C.
SIPLUS standard CPUs: SIPLUS CPU 1211C, SIPLUS CPU 1212C, SIPLUS CPU 1214C, SIPLUS CPU 1215C.
Fail-safe CPUs: CPU 1212FC, CPU 1214FC, CPU 1215FC.
SIPLUS fail-safe CPUs: SIPLUS CPU 1214FC, SIPLUS CPU 1215FC.
S7-300 Siemens
PLC S7-300 là dòng PLC cỡ trung, với khả năng tính toán nhanh hơn, quản lý số lượng I/O nhiều hơn nên phù hợp với các ứng dụng vừa và lớn, thường dùng cho dây chuyền, hệ thống vừa và lớn. Giá thành cao hơn nên PLC S7-300 chỉ phù hợp với các ứng dụng lớn có chi phí cao hơn.
PLC S7-300 là một dòng hoàn toàn khác với S7-200. Nó và S7-400 được sử dụng chủ yếu cho các hệ thống SCADA hiện nay. S7-300 hỗ trợ các cấu trúc mạng chuẩn của Siemens gồm Ethernet, Profibus-DP, AS-i, Serial/Modbus, … cho phép người dùng xây dựng các cấu trúc mạng đáp ứng các hệ thống lớn theo nhu cầu đặc biệt là hệ thống phân tán.
Về mặt điều khiển nó cũng hỗ trợ tất cả các lệnh để xử lý các công việc điều khiển như S7-200, tuy nhiên nó xử lý nhanh hơn dòng S7-200.
Phần mềm dùng để cấu hình và lập trình cho S7-300 là Step7 Manager, phiên bản mới nhất là V5.5. Cáp lập trình cho S7-300 thông thường là cáp PCAdapter USB sử dụng giao thức MPI với cổng USB. Ngôn ngữ lập trình cho S7-300 có thể là LAD/STL/FBD/SCL/GRAPH.
Các dòng PLC S7-300 Siemens được biết đến như:
Standard CPUs: CPU 312, CPU 315-2 DP, CPU 314, CPU 315-2 PN/DP, CPU 317-2 DP, CPU 317-2 PN/DP, CPU 319-3 PN/DP
SIPLUS standard CPUs: SIPLUS CPU 314, SIPLUS CPU 315-2 DP, SIPLUS CPU 315-2 PN/DP, SIPLUS CPU 317-2 PN/DP
Compact CPUs: CPU 312C, CPU 313C-2 PtP, CPU 313C, CPU 313C-2 DP, CPU 314C-2 PtP, CPU 314C-2 PN/DP, CPU 314C-2 DP
SIPLUS compact CPUs: SIPLUS CPU 312C, SIPLUS CPU 313C, SIPLUS CPU 313C-2 DP, SIPLUS CPU 314C-2 PtP, SIPLUS CPU 314C-2 PN/DP, SIPLUS CPU 314C-2 DP
Fail-safe CPUs: CPU 315F-2 DP, CPU 315F-2 PN/DP, CPU 317F-2 DP, CPU 317F-2 PN/DP, CPU 319F-3 PN/DP
SIPLUS fail-safe CPUs: SIPLUS CPU 315F-2 DP, SIPLUS CPU 315F-2 PN/DP, SIPLUS CPU 317F-2 DP, SIPLUS CPU 317F-2 PN/DP
Technology CPUs: CPU 315T-3 PN/DP, CPU 317T-3 PN/DP, CPU 317TF-3 PN/DP
S7-1500 Siemens
PLC S7-1500 có thể hiểu là phiên bản hiện đại hơn của PLC S7-300, với các chức năng mạnh mẽ, CPU tốc độ cao, khả năng mở rộng I/O lớn, hỗ trợ nhiều tính năng về OPC, Web server,… nên PLC S7-1500 có thể là lựa chọn thay thế cho S7-300 trong 1 số trường hợp cần khai thác các thế mạnh của tính năng mới.
Các dòng PLC S7-1500 Siemens được biết đến như:
Standard CPUs: CPU 1511-1 PN, CPU 1513-1 PN, CPU 1515-2 PN, CPU 1516-3 PN/DP, CPU 1517-3 PN/DP, CPU 1518-4 PN/DP, CPU 1518-4 PN/DP MFP
SIPLUS standard CPUs: SIPLUS CPU 1511-1 PN, SIPLUS CPU 1513-1 PN, SIPLUS CPU 1516-3 PN/DP, SIPLUS CPU 1518-4 PN/DP, SIPLUS CPU 1518-4 PN/DP MFP
Fail-safe CPUs: CPU 1511F-1 PN, CPU 1513F-1 PN, CPU 1515F-2 PN , CPU 1516F-3 PN/DP , CPU 1517F-3 PN/DP, CPU 1518F-4 PN/DP, CPU 1518-4 PN/DP MFP
SIPLUS fail-safe CPUs: SIPLUS CPU 1511F-1 PN, SIPLUS CPU 1513F-1 PN, SIPLUS CPU 1515F-2 PN , SIPLUS CPU 1518F-4 PN/DP
Compact CPUs: CPU 1511C-1 PN, CPU 1512C-1 PN
Technology CPUs: CPU 1511T-1 PN, CPU 1515T-2 PN, CPU 1516T-3 PN/DP, CPU 1517T-3 PN/DP
Fail-safe T-CPUs: CPU 1511TF-1 PN, CPU 1515TF-2 PN, CPU 1516TF-3 PN, CPU 1517TF-3 PN/DP
Redundant / high-availability CPUs: CPU 1513R-1 PN, CPU 1515R-2 PN, CPU 1517H-3 PN
S7-400 Siemens
PLC S7-400 được xem là trùm cuối của sự mạnh mẽ, với cấu trúc Hot-Standby cho khả năng dự phòng nóng CPU chạy song song, khả năng quản lý số lượng I/O rất lớn, tốc độ tính toán xử lý lệnh cao nên PLC S7-400 phù hợp với các hệ thống DCS điều khiển nhà máy, dây chuyền lớn. Tuy nhiên giá thành của dòng S7-400 cũng rất cao nên việc sử dụng dòng PLC này cũng ít hơn các dòng thấp hơn.
PLC S7-400 là một sự mở rộng của PLC S7-300 với bộ nhớ lớn hơn, số lượng I/O lớn hơn, bộ xử lý mạnh mẽ hơn, … cho phép vận hành với các hệ thống lớn hơn nhiều so với S7-300. S7-400 được thiết kế để làm việc với một số hệ chuẩn do Siemens thiết kế như PCS7, CEMAT, … mà S7-300 không có được (chẳng hạn các khối tạo message).
Phần mềm dùng để lập trình cho S7-400 vẫn là Step7 Manager, các kiểu kết nối và ngôn ngữ lập trình đều giống như S7-300
Các dòng PLC S7-400 Siemens được biết đến như: CPU 412-1, CPU 412-2, CPU 412-2 PN, CPU 414-2, CPU 414-3, CPU 414-3 PN/DP, CPU 416-2, CPU 416-3, CPU 416-3 PN/DP, CPU 417-4, CPU 412-5H, CPU 414-5H, CPU 416-5H, CPU 417-5H, CPU 414F-3 PN/DP, CPU 416F-2, CPU 416F-3 PN/DP
Trên đây, chúng tôi đã tổng hợp những thông tin tổng qua nhất về các dòng sản phẩm PLC Siemens: Logo, S7-200, S7-1200, S7-300, S7-1500, S7-400 series dành cho các bạn. Chúng tôi hi vọng bài viết này có thể giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất khi bắt đầu tìm hiểu về PLC Siemens, mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng để lại bình luận phía dưới hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi. Xin cảm ơn!
Nguồn: Tổng quan PLC Siemens Logo, S7-200, S7-1200, S7-300, S7-1500, S7-400 Series
0 notes
mesidasgroup · 4 years
Text
Hệ thống SCADA (Supervisory Control and Data Acquisition System)
SCADA là từ viết tắt trong cụm từ tiếng anh: “Supervisory Control and Data Acquisition” được dịch ra tiếng việt là “Giám sát điều khiển và thu thập dữ liệu”.  Vậy, hệ thống SCADA thực sự là gì? Nó hoạt động như thế nào? Tại sao nó được gọi là “Supervisory Control and Data Acquisition”? Trong bài chia sẻ này, chúng tôi sẽ cho bạn biết những điều cơ bản về SCADA.
Hệ thống SCADA là gì?
SCADA (Supervisory Control and Data Acquisition) đúng như tên gọi của nó, SCADA là một phần mềm hệ thống được sử dụng để giám sát, điều khiển và thu thập thông tin dữ liệu của hệ thống phần cứng.  Nó được sử dụng rộng rãi trong các nhà máy để giám sát và điều khiển các dây chuyền và máy móc sản xuất. Một cách tốt để hiểu hệ thống SCADA là gì và nó có thể được sử dụng ở đâu? thì chúng ta có thể hiểu điều này đơn giản hơn khi tìm hiểu về kim tự tháp tự động hóa.
Hệ thống SCADA được đặt ở cấp độ theo dõi và giám sát trong kim tự tháp tự động hóa. Kim tự tháp tự động hóa là một khái niệm được xuất bản trong ISA-95 và IEC 62264-3, nhằm cố gắng mô tả cách các hệ thống khác nhau hoạt động tương hỗ cùng nhau. Ở đỉnh kim tự tháp, bạn sẽ có tất cả các thông tin dữ liệu về hệ thống để xử lý về mặt kinh doanh, lập kế hoạch và hậu cần. Và ở dưới cùng, bạn có tất cả các hệ thống, thiết bị hiện trường hoạt động. Hệ thống SCADA được đặt ngay giữa kim tự tháp tự động hóa. Là nơi IT (information technology – công nghệ thông tin) gặp OT (operational technology – công nghệ vận hành).
Bên dưới hệ thống SCADA là tất cả các thiết bị hoạt động như PLC, cảm biến, v.v. Công việc của SCADA thực sự là điều khiển và giám sát tất cả các thiết bị này. Nhưng đồng thời cũng gửi và nhận thông tin từ hệ thống MES hoặc ERP phía trên.
Hệ thống SCADA hoạt động như thế nào?
Một lần nữa, hệ thống SCADA là điểm gặp gỡ và kết nối giữa IT và OT. Khái niệm cơ bản thực sự của SCADA là về trao đổi thông tin và khả năng kiểm soát (giám sát và điều khiển). Đặc biệt là cách bạn thường thấy các hệ thống SCADA được sử dụng.
Hệ thống SCADA về mặt vật lý sẽ giống như một màn hình. Thường sẽ có nhiều màn hình trong đó người vận hành có thể vừa điều khiển vừa giám sát tất cả các thành phần liên quan trong một hệ thống, máy móc hoặc thậm chí toàn bộ nhà máy. Điều này có thể dễ được hình dung với ví dụ: một P&ID (sơ đồ đường ống và các thiết bị đo đạc). Điều quan trọng nhất là người vận hành hiểu các phần khác nhau của hệ thống SCADA và những gì họ cần làm là điều khiển hay giám sát.
Tất cả các màn hình này về cơ bản là giao diện HMI (human-machine interfaces “giao diện người máy”). Chúng là giao diện giữa người vận hành và máy móc. Quay lại như những ngày sơ khai, một HMI thực sự chỉ là một loạt các nút nhấn và tín hiệu đèn điều khiển. Nhưng bây giờ, với những hệ thống hiện đại, tân tiến; bạn sẽ thấy thường có màn hình cảm ứng ở máy hoặc trong phòng điều khiển.
Nhưng nếu tất cả những màn hình này được gọi là HMI, thì SCADA chính xác là gì?
Cấu trúc hệ thống SCADA
Nói một cách đơn giản HMI là một phần của SCADA. Bởi vì HMI chỉ là màn hình hoặc chính giao diện, SCADA là một ứng dụng hoặc toàn bộ hệ thống đằng sau tất cả các màn hình đó. Một hệ thống SCADA có thể có nhiều HMI để điều khiển và giám sát các bộ phận khác nhau của nhà máy.
Nếu chúng ta xem xét kỹ hơn cấu ​​trúc của SCADA thì sẽ thấy rõ rằng nó chứa nhiều thứ hơn là chỉ HMI. Nó là toàn bộ cơ sở hạ tầng của các thiết bị có thể giao tiếp. Ứng dụng SCADA thường chạy trên máy chủ. Sau đó, những thiết bị khách như máy tính để bàn và màn hình HMI kết nối với máy chủ để sử dụng giao diện và cơ sở dữ liệu của hệ thống SCADA. Vì các thiết bị như PLC và RTU cũng được kết nối với máy chủ, nên bây giờ chúng ta có thể sử dụng SCADA để điều khiển và giám sát hoạt động của nó.
RTU hoặc thiết bị đầu cuối từ xa hơi giống PLC. Bạn có thể kết nối các cảm biến với RTU và nó sẽ chuyển đổi tín hiệu, dữ liệu của chúng sang dữ liệu kỹ thuật số. Dữ liệu kỹ thuật số này sau đó sẽ được đưa vào hệ thống SCADA.
Hệ thống SCADA đã trải qua một số giai đoạn lịch sử phát triển.
Monolithic
Distributed
Networked
Internet of things
Lịch sử phát triển cấu trúc hệ thống SCADA
Biết được lịch sử của hệ thống SCADA thực sự giúp bạn có cái nhìn sâu sắc về sự phát triển của nó. SCADA đã phát triển như thế nào từ một cấu ​​trúc nguyên khối đơn giản sang cơ sở hạ tầng dựa trên nền tảng đám mây. Mặc dù thế hệ thứ tư của hệ thống SCADA đã ra đời, nhiều hệ thống hiện có vẫn thuộc thế hệ thứ ba hoặc thậm chí là thứ hai. Đó là lý do tại sao, đối với chúng tôi, những người làm việc với hệ thống SCADA, điều cần thiết là phải làm quen với các hệ thống cũ hơn.
#1 Cấu trúc Monolithic
Các hệ thống SCADA đầu tiên chỉ có một trạm giám sát. Đó là thời điểm khi PC và mạng chưa tồn tại. Thay vì đó các trạm máy tính lớn của PC đã được sử dụng. Chức năng của các hệ thống ban đầu này chỉ giới hạn ở các cảm biến giám sát. Hiện nay, bạn sẽ chỉ tìm thấy những hệ thống này tại trong các viện bảo tàng.
#2 Cấu trúc Distributed
Với việc phát minh ra mạng cục bộ (LAN – Local Area Networks), hệ thống phân tán đã ra đời. Giờ đây, kết nối mạng có nghĩa là bạn có thể kết nối nhiều trạm điều khiển và giám sát. Khi đó bạn có một hệ thống SCADA mà trong đó là một mạng lưới kết nối giữa các trạm điều khiển & giám sát để thực hiện các nhiệm vụ liên lạc và giao tiếp với nhau. Hệ thống SCADA thế hệ thứ hai vẫn tồn tại cho đến ngày nay, tuy nhiên rất hiếm.
#3 Cấu trúc Networked
Khi công nghệ và giao thức mạng phát triển và chúng ta bắt đầu thấy xuất hiện khái niệm mạng diện rộng (WAN – Wide Area Networks), các khả năng kết nối mạng và giao tiếp mới cũng trở nên khả dụng đối với các hệ thống SCADA. Các hệ thống SCADA giờ đây không chỉ có thể được sử dụng trong một nhà máy duy nhất, mà còn có thể sử dụng trên nhiều nhà máy có khoảng cách địa lý cách xa nhau. Với kiến ​​trúc nối mạng diện rộng, việc giám sát có thể truy cập ở bất cứ đâu, ngay cả từ một vị trí địa lý cách xa nhà máy. Hầu hết các hệ thống SCADA hiện nay, trên thực tế vẫn được xây dựng với kiến ​​trúc nối mạng. Mặc dù ngày càng có nhiều người hướng tới IoT, nhưng vẫn còn một chặng đường dài phía trước.
#4 Internet of things (IoT)
Thế hệ thứ 4 của hệ thống SCADA là thế hệ chúng ta đang xây dựng hiện nay. Nó là một phần của cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0. Ở đây, cả Internet of Things (IoT) và truyền thông dữ liệu phi tập trung đều quan trọng. Những công nghệ mới này mang lại cho chúng ta sự tự do kết nối và linh hoạt hơn trong cấu ​​trúc của hệ thống SCADA.
Trên thực tế, toàn bộ cấu ​​trúc SCADA được thiết kế để tập trung vào việc điều khiển và giám sát, thu thập dữ liệu. Toàn bộ ý tưởng là có một hệ thống hoặc một ứng dụng. Nhưng với IoT, ý tưởng này đang thay đổi theo hướng cấu ​​trúc phi tập trung, nơi mọi thành phần của hệ thống có thể giao tiếp với nhau.
Mặc dù cấu ​​trúc mới này là tương lai của tự động hóa nhưng vẫn còn nhiều vấn đề về bảo mật. Dữ liệu từ hệ thống SCADA thường có giá trị cao và nhạy cảm, nhất đối với hoạt động kinh doanh và việc đưa chúng lên đám mây yêu cầu một lớp bảo mật thật mạnh mẽ.
Ứng dụng của hệ thống SCADA
SCADA có nhiều ứng dụng khác nhau, từ các đơn vị nhỏ đến các nhà máy lớn và thậm chí cả các doanh nghiệp, tập đoàn có nhiều nhà máy. Giám sát có thể hữu ích trong mọi khía cạnh của tự động hóa vì nó cho phép chúng ta thu thập những dữ liệu hữu ích. Dữ liệu này không chỉ có thể giúp chúng ta giảm chi phí sản xuất mà còn có thể giúp chúng ta cải thiện hiệu quả của quá trình sản xuất và giảm chi phí bảo trì. SCADA cung cấp cho chúng ta dữ liệu để phân tích.
Nhiều ngành công nghiệp đang sử dụng một số loạt ứng dụng của SCADA để giám sát điều khiển các quy trình của họ. Tuy nhiên, mỗi ngành có những yêu cầu khác nhau về những gì cần thiết phải được giám sát và điều khiển.
Hệ thống SCADA dành cho ngành dầu khí có thể hoàn toàn khác với hệ thống SCADA cho hệ thống điện hoặc nhà máy điện.
Mỗi ngành và mỗi công ty riêng lẻ cũng có những yêu cầu khác nhau đối với hệ thống SCADA mà họ đang sử dụng. Một số công ty lớn và có nhiều nhà máy, trong khi những công ty khác chỉ là một nhà máy hoặc thậm chí chỉ một hệ thống chế biến.
Có thể liệt kê một số lĩnh vực, ngành công nghiệp đang sử dụng hệ thống SCADA rất nhiều như:
Sản xuất
Nhà máy năng lượng
Nhà máy xử lý nước, nước thải
Ngành dược
Thực phẩm và đồ uống
Công nghiệp dầu khí
Tái chế
.v.v
Lưu ý khi chọn phần mềm SCADA
Bạn sẽ có nhiều yếu tố để xem xét khi lựa chọn phần mềm SCADA phù hợp với nhu cầu của bạn. Cả về khía cạnh kinh doanh và kỹ thuật. Tuy nhiên, có những yếu tố chính sau cần lưu ý:
Thời hạn sử dụng
Một điều mà nhiều người thường quên là thời hạn của phần mềm SCADA. Như chúng ta đều biết công nghệ đang phát triển nhanh hơn bất kỳ ngành nào khác. Trên thực tế, công nghệ không chỉ phát triển nhanh mà còn nhanh hơn theo cấp số nhân. Không chỉ công nghệ trở nên nhanh hơn, công nghệ mới cũng phát sinh mọi lúc. Các công nghệ được sử dụng để truyền thông được sử dụng cách đây 5 năm ngày nay được coi là chậm và thường lỗi thời so với các tiêu chuẩn truyền thông mà chúng ta có ngày nay.
RFI
RFI (Request for Information) có thể hiểu đơn giản là sự hỗ trợ của nhà cung cấp trong thời hạn sử dụng phần mềm như: cập nhật, khắc phục lỗi, mở rộng, nâng cấp,..
Lưu trữ dữ liệu
Ghi và lưu trữ dữ liệu là rất quan trọng đối với ngành công nghiệp ứng dụng hệ thống SCADA. Một số ngành công nghiệp như thực phẩm hoặc dược phẩm thậm chí còn có các yêu cầu pháp lý (FDA 21 CFR Phần 11) về việc ghi dữ liệu. Tiêu chuẩn kiểm soát ISA-88 là một ví dụ điển hình về cách thực hiện ghi và lưu trữ dữ liệu để theo dõi.
Tất cả các dữ liệu được ghi lại, lưu trữ lại cũng có thể được sử dụng để phân tích. Trên thực tế, dữ liệu có giá trị rất lớn đối với một công ty, vì việc phân tích nó thường xuyên có thể giúp chúng ta có kế hoạch bảo trì tốt hơn và tối ưu hóa sản xuất.
Cơ sở dữ liệu
Nơi lưu trữ tất cả dữ liệu thu thập được thường là cơ sở dữ liệu. Cũng chính từ cơ sở dữ liệu, sau này bạn có thể truy cập những dữ liệu đó cho các báo cáo và phân tích. Bạn có thể đã nghe nói về cơ sở dữ liệu SQL trước đây và SQL cũng là công nghệ cơ sở dữ liệu chính được sử dụng bởi các hệ thống SCADA.
SQL là viết tắt của “Structured Query Language” và là một ngôn ngữ lập trình dùng để quản lý dữ liệu trong cơ sở dữ liệu. Bạn có thể sử dụng nó để chèn, xóa, chỉnh sửa và nhập hoặc xuất dữ liệu vào cơ sở dữ liệu. Trên thực tế, hệ thống SCADA đang sử dụng các lệnh SQL để quản lý cơ sở dữ liệu.
Bạn có thể tìm thấy các ngôn ngữ truy vấn khác nhưng SQL được sử dụng nhiều nhất hiện nay, không chỉ bởi phần mềm SCADA mà còn để quản lý cơ sở dữ liệu nói chung. Cơ sở dữ liệu SQL có thể được lưu trữ trên máy chủ của riêng của bạn hoặc dưới dạng đám mây.
OPC và OPC UA
Tất nhiên, khả năng tương thích với nền tảng PLC và RTU bạn đang sử dụng là rất quan trọng. Bạn cần một số cách để hệ thống SCADA truy cập dữ liệu từ các thiết bị hiện trường này. Một trong những công nghệ chính cho việc này là OPC.
OPC là viết tắt của “OLE for process control” và là một tiêu chuẩn để truy cập dữ liệu trong các thiết bị hiện trường như PLC hoặc RTU. Hệ thống SCADA thường sử dụng công nghệ máy chủ và máy khách OPC để giao tiếp với PLC. Nói chính xác hơn, phần OPC được sử dụng được gọi là OPC DA (data access “truy cập dữ liệu”).
PLC được thiết lập để trở thành một máy chủ OPC sau đó sẽ dịch dữ liệu để phù hợp với giao thức OPC. Mặt khác, trong hệ thống SCADA của bạn, bạn sẽ có một máy khách OPC có thể truy cập những dữ liệu đó thông qua giao thức OPC.
Với giao thức OPC thì hầu hết các PLC hiện đại đều hỗ trợ nó. Điều này có nghĩa là bạn không phải mua hệ thống SCADA từ cùng một nhà cung cấp mặc định nào đó với loại PLC bạn đang sử dụng.
Cảnh báo
Hầu hết tất cả các hệ thống SCADA đều có cảnh báo, báo động. Xử lý các cảnh báo này được gọi là quản lý báo động và là tất cả mọi thứ từ cài đặt và đặt lại báo động đến quản lý mức độ ưu tiên của báo động.
Báo động có thể là báo động do hệ thống xác định hoặc báo động do người dùng xác định. Trong trường hợp các cảnh báo do hệ thống xác định có liên quan đến trạng thái của chính phần cứng hoặc hệ thống, các cảnh báo do người dùng xác định sẽ được người dùng xác định và lập trình.
Báo động do người dùng chỉ định bao gồm cảnh báo rời rạc hoặc tương tự. Các cảnh báo rời rạc được kích hoạt bởi trạng thái số của một bit. Trong khi cảnh báo tương tự được kích hoạt bởi các giá trị tương tự vượt quá giới hạn xác định.
Trong nhiều hệ thống SCADA, việc đặt lại các cảnh báo bị hạn chế. Một báo động được kích hoạt thường có nghĩa là đã xảy ra sự cố và cần phải có hành động khắc phục. Thường bởi một người có trình độ, nghĩa là chỉ có anh ta mới được phép đặt lại báo động.
Dữ liệu trực quan
Khi hầu hết mọi người nghĩ về hệ thống SCADA, họ nghĩ về một hoặc một số màn hình nơi quá trình hoặc một phần quá trình của nó được hiển thị. Chính sự trực quan đó mang lại cho người vận hành khả năng kiểm soát và xem dữ liệu từ hệ thống.
Trực quan hóa dữ liệu có thể là bất kỳ loại trực quan hóa nào của một luồng dữ liệu nhất định. Đồ thị và biểu đồ thường được sử dụng để trực quan hóa quá trình thay đổi của một giá trị trong khi bảng và màu sắc thường được sử dụng để biểu thị trạng thái của một biến rời rạc. Màu sắc đã được sử dụng khá nhiều trong hệ thống SCADA để dễ hình dung, nhưng với các tiêu chuẩn mới như ISA-101 và ISA-112, thuật ngữ “màu xám là tốt” và HMI hiệu suất cao đã được đề cập đến.
Phân tích dữ liệu
Ngoài việc trực quan hóa dữ liệu, một phần công việc ngày càng đòi hỏi cần đáp ứng của hệ thống SCADA là phân tích những dữ liệu đó. Phân tích dữ liệu và máy tự học không chỉ là những từ ngữ thông dụng. Chúng là một phần của cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 và cùng với nó hệ thống SCADA của bạn sẽ trở nên thông minh hơn.
Bạn có thể lập luận rằng phân tích dữ liệu đã được thực hiện trong suốt lịch sử phát triển hệ thống SCADA. Hầu hết các hệ thống SCADA cung cấp một hệ thống báo cáo, nơi các báo cáo với dữ liệu sản xuất, quá trình và hệ thống được trình bày. Tuy nhiên, những dữ liệu này thường được con người phân tích để tối ưu hóa sản xuất hoặc bảo trì.
Công nghệ mới ở đây là máy học và thuật toán. Với công nghệ máy học mới nổi hiện nay máy tính có thể phân tích dữ liệu. Các thuật toán thông minh không chỉ có thể phân tích dữ liệu mà còn có thể học hỏi từ dữ liệu và tìm ra các khả năng tối ưu hóa trong dữ liệu. Những khả năng mà gần như không thể tìm thấy ở con người.
Nhà cung cấp hệ thống SCADA
Dưới đây, bạn có thể tham khảo một số nhà cung cấp hệ thống SCADA lớn nhất trên thị trường. Chúng tương thích với hầu hết các hệ thống điều khiển, các loại PLC và sử dụng các tiêu chuẩn truyền thông mới nhất và được sử dụng nhiều nhất.
Chọn một hệ thống SCADA từ một nhà cung cấp được sử dụng rộng rãi thường là giải pháp tốt nhất, vì họ thường có sự hỗ trợ tốt hơn, nhiều nhà phát triển hơn, ổn định hơn.
FactoryTalk View của Rockwell Automation
InTouch của Wonderware => Schneider Electric
Citect SCADA của Schneider Electric
Experion SCADA của Honeywell
iFIX của General Electric (GE)
Ignition của Inductive Automation
SIMATIC WinCC của Siemens
MC Works64 của Mitsubishi Electric
Trên đây, chúng tôi đã tổng hợp và cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản nhất về hệ thống SCADA. Chúng tôi, hy vọng với bài chia sẻ này bạn sẽ có một cái nhìn tổng quan và có thể khái quát được hệ thống kiến thức SCADA của bạn, nhằm có thể giúp bạn có định hướng rõ ràng hơn, tìm hiểu sâu hơn và chi tiết hơn về hệ thống SCADA.
Nguồn:  Hệ thống SCADA (Supervisory Control and Data Acquisition System)
0 notes
mesidasgroup · 4 years
Text
Tổng quan PLC Delta AH, AS, DVP Series
Bộ điều khiển logic khả trình (PLC) là một hệ thống điều khiển sử dụng các chức năng hoạt động của linh kiện điện tử. Lưu trữ dễ dàng, có khả năng mở rộng linh hoạt, có các chức năng như điều khiển tuần tự / vị trí, đếm thời gian và điều khiển đầu vào / đầu ra,.. được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực điều khiển tự động hóa công nghiệp. Các dòng sản phẩm PLC Delta được biết đến như: AH Series (Standard, Redundant, Motion), AS Series (Standard, Motion), DVP Series (Standard, Slim, Motion).
AH Series
AH Series PLC của Delta cung cấp các giải pháp tự động hóa cho các ứng dụng cấp cao. Sự kết hợp của cấu trúc phần cứng được mô-đun hóa, các chức năng tiên tiến và phần mềm tích hợp nâng cao nhằm cung cấp một giải pháp hệ thống điều khiển hoàn chỉnh cho các ứng dụng điều khiển tự động hóa quá trình. Ngoài các khối chức năng khác nhau (FB), giá cả / hiệu suất tuyệt vời và nhiều lựa chọn với các mô-đun mở rộng, PLC Delta AH Series còn cung cấp khả năng điều khiển chuyển động đa trục thông qua mạng chuyển động, chẳng hạn như EtherCAT nhằm thực hiện với tốc độ cao, độ chính xác cao trong điều khiển máy. Khả năng mở rộng hệ thống một cách đơn giản là yếu tố đặc biệt cũng làm giảm đáng kể chi phí của hệ thống cho một loạt các ứng dụng.
Các dòng PLC Delta AH Series được biết đến như:
AH Series Srandard CPU: AHCPU500-EN, AHCPU501-EN, AHCPU510-EN, AHCPU511-EN, AHCPU520-EN, AHCPU521-EN/DNP, AHCPU530-EN, AHCPU531-EN.
AH Series Redundant CPU: AHCPU560-EN2
AH Series Motion CPU: AH02HC-5A, AH04HC-5A, AH05PM-5A, AH10PM-5A, AH15PM-5A, AH20MC- 5A, AH08EMC- 5A, AH10EMC- 5A, AH20EMC- 5A
AS Series
AS Series của Delta là dòng PLC tầm trung, dạng mô-đun nhỏ gọn; là bộ điều khiển đa năng hiệu suất cao được thiết kế cho tất cả các loại thiết bị, hệ thống tự động. CPU AS dòng tiêu chuẩn có các CPU SoC 32-bit do Delta tự phát triển để tăng tốc độ thực thi (40 k bước / ms) và hỗ trợ tối đa 32 mô-đun mở rộng, tương ứng lên đến 1.024 đầu vào / đầu ra. Nó cung cấp khả năng điều khiển vị trí chính xác lên đến 8 trục thông qua mạng truyền thông CANopen và tối đa 6 trục thông qua điều khiển xung (200 kHz). CPU dòng AS điều khiển vị trí (chuyển động) có giao diện truyền thông qua EtherCAT / CANopen và nhiều cổng giao tiếp khác. Nó cũng cung cấp các khối chức năng điều khiển chuyển động vị trí tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế và đồng bộ hóa lên đến 16/24 trục thực trong một chu kỳ cập nhật. Bộ điều khiển PLC Delta dòng AS được sử dụng rộng rãi trong các thiết bị tự động đa dạng như đóng gói, in ấn, ghi nhãn, dệt may và công nghiệp dược phẩm.
Các dòng PLC Delta AS Series được biết đến như:
AS Series Standard CPU: AS200, AS300, AS500, AX-3, AS332T-A, AS332P-A, AS324MT-A, AS320T-B, AS320P-B, AS300N-A, AS228T-A, AS228P-A, AS228R-A, AS218TX-A, AS218PX-A, AS218RX-A
AS Series Motion CPU: AS516E-B, AS524C-B, AX-308E
DVP Series
Bộ điều khiển logic lập trình dòng DVP của Delta đáp ứng các ứng dụng tốc độ cao, ổn định và có độ tin cậy cao trong tất cả các loại máy tự động hóa công nghiệp. Ngoài khả năng xử lý hoạt động logic nhanh, tài liệu hướng dẫn phong phú và đa chức năng; DVP PLC Delta rất tiết kiệm chi phí đầu tư và cũng hỗ trợ các giao thức truyền thông khác nhau, kết nối trình điều khiển động cơ AC, servo, giao diện máy người và bộ điều khiển nhiệt độ thông qua mạng công nghiệp một cách hoàn chỉnh “ Giải pháp Delta “ cho tất cả người dùng.
Các dòng PLC Delta DVP Series được biết đến như:
DVP Series Standard CPU
DVP-EX2 Series: DVP20EX200R, DVP20EX200T, DVP30EX200R, DVP30EX200T
DVP-ES2 Series: DVP16ES200R, DVP16ES200T, DVP24ES200R, DVP24ES200T, DVP32ES200R, DVP32ES200T, DVP32ES211T, DVP40ES200R, DVP40ES200RM, DVP40ES200T, DVP60ES200R, DVP60ES200T, DVP80ES200R, DVP80ES200T, DVP32ES200RC, DVP32ES200TC, DVP20ES200RE, DVP20ES200TE, DVP32ES200RE, DVP32ES200TE, DVP40ES200RE, DVP40ES200TE, DVP60ES200RE, DVP60ES200TE.
DVP-ES3 Series: DVP32ES311T
DVP-EC3 Series: DVP10EC00R3, DVP10EC00T3, DVP14EC00R3, DVP14EC00T3, DVP16EC00R3, DVP16EC00T3, DVP20EC00R3, DVP20EC00T3, DVP24EC00R3, DVP24EC00T3, DVP30EC00R3, DVP30EC00T3, DVP32EC00R3, DVP32EC00T3, DVP40EC00R3, DVP40EC00T3, DVP48EC00R3, DVP48EC00T3, DVP60EC00R3, DVP60EC00T3
DVP-EH3 Series High Performance: DVP16EH00R3, DVP16EH00T3, DVP20EH00R3, DVP20EH00T3, DVP32EH00T3, DVP32EH00R3, DVP32EH00M3, DVP32EH00MT , DVP32EH00R3-L, DVP32EH00T3-L, DVP40EH00T3, DVP40EH00R3, DVP48EH00R3, DVP48EH00T3, DVP64EH00R3, DVP64EH00T3, DVP80EH00R3, DVP80EH00T3
DVP Series Slim CPU
DVP-SV2 Series: DVP28SV11R2, DVP28SV11T2, DVP28SV11S2, DVP24SV11T2
DVP-SX2 Series: DVP20SX211R, DVP20SX211T, DVP20SX211S
DVP-SX Series: DVP10SX11R, DVP10SX11T
DVP-SA2 Series: DVP28SA211R, DVP28SA211T, DVP28SA211S, DVP12SA211R, DVP12SA211T
DVP-SE Series: DVP26SE11R, DVP26SE11T, DVP26SE11S, DVP12SE11R, DVP12SE11T.
DVP-SS2 Series: DVP28SS211R, DVP28SS211T, DVP28SS211S, DVP14SS211R, DVP14SS211T, DVP12SS211S
DVP Series Motion CPU
CPU PLC Delta dòng DVP Series Motion: DVP-50MC, DVP-15MC, DVP-20PM, DVP-10PM (DVP10PM00M, DVP20PM00DT, DVP20PM00D, DVP20PM00M, DVP10MC11T, DVP15MC11T, DVP15MC11T-06, DVP50MC11T, DVP50MC11T-06
ISPSoft Delta
ISPSoft là phần mềm lập trình dành cho bộ điều khiển logic khả trình (PLC) của Delta. Cho phép chỉnh sửa giao diện phần mềm, ISPSoft tích hợp cấu hình phần cứng, cấu hình truyền thông và lập trình điều khiển trên cùng một nền tảng phần mềm. ISPSoft thân thiện với người dùng, cung cấp giao diện đồ họa và trình hướng dẫn thuận tiện để nâng cao khả năng hiểu và sử dụng phần mềm một cách nhanh chóng, đồng thời cũng tăng tính linh hoạt trong quá trình lập trình, thiết kế và chỉnh sửa. ISPSoft cung cấp tới 5 ngôn ngữ lập trình PLC: Sơ đồ dạng bậc thang (LD), Sơ đồ khối chức năng (FBD), Biểu đồ chức năng tuần tự (SFC), Danh sách lệnh (IL) và Văn bản có cấu trúc (ST); cho phép người dùng lựa chọn các ngôn ngữ mà mình thành thạo để có thể đem lại hiệu quả cao hơn trong quá trình sử dụng. ISPSoft Delta áp dụng tiêu chuẩn IEC 61131-3 và hỗ trợ các khối chức năng PLCopen® để cấu hình nhanh các chương trình điều khiển giúp bạn tiết kiệm thời gian phát triển dự án và thực hiện được các giải pháp điều khiển công nghiệp thông minh và mạnh mẽ hơn.
Trên đây, chúng tôi đã tổng hợp những thông tin tổng quan nhất về các dòng sản phẩm PLC Delta: AH Series (Standard, Redundant, Motion), AS Series (Standard, Motion), DVP Series (Standard, Slim, Motion) dành cho các bạn. Chúng tôi hi vọng bài viết này có thể giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất khi bắt đầu tìm hiểu về PLC Delta, mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng để lại bình luận phía dưới hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi. Xin cảm ơn!
Nguồn: Tổng quan PLC Delta AH, AS, DVP Series
0 notes