Don't wanna be here? Send us removal request.
Text
Elon Musk mất 15 tỷ USD trong một đêm

CEO Tesla không còn là người giàu nhất thế giới, khi cổ phiếu hãng xe điện giảm 8,6%, thổi bay hơn 15 tỷ USD tài sản của ông.
Theo Bloomberg Billionaires Index, tài sản của Musk hiện chỉ còn 183,4 tỷ USD, qua đó nhường lại vị trí trí giàu nhất hành tinh cho ông chủ Amazon Jeff Bezos. Bezos hôm 22/2 cũng mất 3,7 tỷ USD, hiện còn 186,3 tỷ USD.
Cổ phiếu Tesla giảm 8,6% trong phiên giao dịch 22/2, một phần do bình luận của Musk trên Twitter về Bitcoin và Ether rằng giá "có vẻ cao". Thông điệp này được đưa ra chỉ hai tuần sau khi Tesla thông báo đã mua 1,5 tỷ USD Bitcoin. Musk còn khiến giá Bitcoin hôm qua có thời điểm về dưới 50.000 USD một đồng.

Tỷ phú Tesla Elon Musk. Ảnh: Reuters
Trước đó, Musk cũng viết rằng mẫu SUV Model Y Standard Range của Tesla sẽ vẫn được bán, nhưng "nằm ngoài danh mục lựa chọn sản phẩm". Điều này càng củng cố thông tin trước đó của trang Electrek rằng mẫu này đã bị gỡ khỏi công cụ chọn cấu hình xe online của Tesla.
Musk và Bezos đã liên tục hoán đổi vị trí cho nhau trong năm nay, tùy theo biến động của cổ phiếu Tesla. Musk từng vượt qua Bezos hồi đầu tháng này, sau khi công ty hàng không vũ trụ SpaceX của ông huy động được 850 triệu USD, qua đó được định giá 74 tỷ USD, tăng 60% so với tháng 8 năm ngoái.
Bezos đã giữ vị trí số một trong 3 năm liên tiếp trước khi nhường ngôi cho Musk hồi tháng 1. Tài sản của Musk liên tục đi lên nhờ cổ phiếu Tesla tăng hơn 8 lần năm ngoái.
Hà Thu (theo Bloomberg)
0 notes
Text
Giá vàng thế giới tăng mạnh, chứng khoán Mỹ lao dốc

Mỗi ounce vàng tăng 26 USD, trong khi chỉ số Nasdaq Composite giảm 2,5% chỉ trong một phiên.
Chốt phiên giao dịch 22/2, mỗi ounce vàng thế giới giao ngay tăng 26 USD lên 1.810 USD. Trong phiên, giá có thời điểm lên 1.814 USD, do nhà đầu tư kỳ vọng lạm phát tăng tốc, khiến dòng tiền rời khỏi chứng khoán và đổ vào tài sản an toàn. Đồng đôla yếu cũng phần nào hỗ trợ giá kim loại quý.
"Tiền đầu tư đang chảy vào vàng khi những người tham gia thị trường ngày càng lo ngại về mức tăng của lãi suất thực, khiến định giá cổ phiếu chịu ảnh hưởng", Daniel Ghali - chiến lược gia hàng hóa tại TD Securities nhận xét về lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng cao.

Diễn biến giá vàng thế giới vài phiên gần đây.
Lợi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm đã lên đỉnh 1 năm, làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng - công cụ không trả lãi cố định. Tuy nhiên, lợi suất tăng và lo ngại lạm phát lại làm dấy lên lo ngại về giá trị của cổ phiếu, khiến nhà đầu tư tìm đến vàng - công cụ truyền thống để phòng trừ lạm phát.
Dollar Index hôm qua mất 0,4% xuống thấp nhất hơn một tháng, khiến vàng càng hấp dẫn với người nắm giữ tiền tệ khác. Thị trường hiện kỳ vọng gói 1.900 tỷ USD của Mỹ sẽ được thông qua cuối tuần này. Phiên điều trần của Chủ tịch Fed Jerome Powell trước Quốc hội Mỹ cũng sẽ diễn ra hôm nay.
Trên thị trường chứng khoán Mỹ, nhóm cổ phiếu công nghệ mất giá đã kéo tụt S&P 500 và Nasdaq Composite phiên hôm qua. Nguyên nhân là lợi suất trái phiếu Mỹ liên tục tăng gây sức ép lên nhóm cổ phiếu tăng trưởng, Trong khi đó, nhà đầu tư chuyển sang nhóm cổ phiếu nhạy cảm với sức khỏe nền kinh tế, do đặt cược vào khả năng Mỹ hồi phục.
Chốt phiên 22/2, S&P 500 mất 0,8% về 3.876 điểm. Đây là phiên giảm thứ 5 liên tiếp của chỉ số này, chủ yếu do nhóm công nghệ và tiêu dùng không thiết yếu đi xuống.
Nasdaq Composite mất 2,5%, về 13.533 điểm, do Tesla mất 8,6%. Nhóm Big Tech chịu sức ép lớn, khi cổ phiếu Apple, Amazon và Microsoft đều giảm ít nhất 2%.
Dù vậy, DJIA lại tăng nhẹ 0,1% lên 31.521 điểm, do kỳ vọng vào khả năng kinh tế hồi phục. Disney tăng 4,4%. Caterpillar và hãng hóa chất Dow tăng hơn 3,5%. American Express và Chevron tăng lần lượt 3,2% và 2,7%.
Nhà đầu tư lo ngại khi lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ ngày càng tăng vài tuần gần đây. Việc này có thể tác động đến các công ty có tốc độ tăng trưởng cao, nhưng lại dựa vào nguồn vốn giá rẻ. Lợi suất trái phiếu tăng cũng làm giảm sức hấp dẫn của cổ phiếu nói chung. Trong khi đó, nhóm công nghệ cũng bị bán chốt lời để chuyển sang những cái tên sẽ hưởng lợi khi kinh tế hồi phục.
Hà Thu (theo CNBC, Reuters)
0 notes
Text
Navigos: Nhân sự cấp càng cao bị giảm lương càng nhiều

Khảo sát của Navigos cho thấy nhân sự cấp càng cao thì càng kém lạc quan về triển vọng kinh tế năm 2021 và đây cũng là nhóm bị giảm lương nhiều trong năm 2020.
Báo cáo "Thị trường Nhân sự 2021: Cơ hội việc làm – Thách thức trong tuyển dụng và Mức lương hiện hành của người lao động", do Navigos phân tích dựa trên khảo sát gần 6.000 ứng viên thuộc 35 ngành.
Khảo sát trong thời kỳ Covid-19 nhưng tâm lý người lao động cũng khá lạc quan, không chỉ tiền lương mà còn về triển vọng kinh tế nói chung. Có đến hơn 50% thể hiện lạc quan nhất định, trong khi 31% dự đoán kinh tế sẽ suy giảm.
Sự lạc quan về triển vọng kinh tế thay đổi theo cấp bậc, cấp càng cao mức độ lạc quan càng giảm. Cụ thể, 58% nhóm ứng viên mới ra trường cho rằng kinh tế sẽ giữ vững ổn định hoặc tăng trưởng. Tuy nhiên, với nhân sự thuộc ban điều hành, cấp tổng giám đốc/phó tổng giám đốc, thì tỷ lệ này giảm còn 51%.
Khảo sát cũng cho thấy có 26% ứng viên tham gia cho biết họ bị cắt giảm lương năm 2020 ở nhiều mức khác nhau, từ 10% - 50% so với trước khi có dịch Covid-19. 74% ứng viên còn lại cho biết lương của họ không bị thay đổi.
Nhóm ứng viên cấp cao, như ban điều hành, cấp tổng giám đốc/phó tổng giám đốc là nhóm chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi Covid-19. 40% người tham gia khảo sát thuộc nhóm này cho biết mức lương của họ bị cắt giảm ở nhiều tỷ lệ khác nhau. Chịu ảnh hưởng kế đến là nhóm giám đốc, phó giám đốc.
Về mặt phúc lợi, chỉ có 30% người tham gia khảo sát thấy hài lòng, với 24% cảm thấy khá hài lòng, và chỉ 6% cảm thấy hoàn toàn hài lòng. Trong khi đó, 45% cảm thấy "bình thường" so với sự hài lòng của họ. Ngoài ra, 20% cảm thấy không hài lòng và 5% cảm thấy hoàn toàn không hài lòng.
Về năm 2021, 61% người lao động được hỏi kỳ vọng được tăng từ 3% đến trên 20% lương trong năm nay và 10% nghĩ lương sẽ giảm. Ngoài ra, 52% cho biết sẽ tìm việc trong 3–6 tháng tới; và 13% tìm việc trong 12 tháng nữa.
Hiện tại, tháng lương thứ 13 đang là phúc lợi lớn nhất của người lao động, với 82% ý kiến đồng thuận. Đứng thứ hai là các phúc lợi về sức khỏe và y tế, chiếm 51%. Phụ cấp đi lại, ăn uống, tiếp khách đang đứng thứ ba, với 31% ý kiến.
Đối với người lao động, lương thưởng và chế độ đãi ngộ là yếu tố quan trọng hàng đầu khi họ cân nhắc chuyển việc, với 74% ý kiến khảo sát đồng tình. Tiếp theo là các cơ hội thăng tiến (37%) và các cơ hội được đào tạo và phát triển (34%).
Theo Navigos, để có thể cạnh tranh hơn trong việc thu hút và giữ chân nhân sự giỏi, các doanh nghiệp nên lưu ý đến: cải tiến, xây dựng cơ chế lương thưởng cạnh tranh dựa trên thực tế của thị trường và tiềm lực doanh nghiệp; hiểu rõ đội ngũ quản lý cấp trung và cấp cao để xây dựng các cơ chế lương, thưởng và phúc lợi phù hợp; xây dựng, cải tiến lộ trình về nghề nghiệp cho đội ngũ nhân viên.
Viễn Thông
0 notes
Text
Navigos: Nhân sự cấp càng cao bị giảm lương nhiều trong 'năm Covid'

Khảo sát của Navigos cho thấy nhân sự cấp càng cao thì càng kém lạc quan về triển vọng kinh tế năm 2021 và đây cũng là nhóm bị giảm lương nhiều trong năm 2020.
Báo cáo "Thị trường Nhân sự 2021: Cơ hội việc làm – Thách thức trong tuyển dụng và Mức lương hiện hành của người lao động", do Navigos phân tích dựa trên khảo sát gần 6.000 ứng viên thuộc 35 ngành.
Khảo sát trong thời kỳ Covid-19 nhưng tâm lý người lao động cũng khá lạc quan, không chỉ tiền lương mà còn về triển vọng kinh tế nói chung. Có đến hơn 50% thể hiện lạc quan nhất định, trong khi 31% dự đoán kinh tế sẽ suy giảm.
Sự lạc quan về triển vọng kinh tế thay đổi theo cấp bậc, cấp càng cao mức độ lạc quan càng giảm. Cụ thể, 58% nhóm ứng viên mới ra trường cho rằng kinh tế sẽ giữ vững ổn định hoặc tăng trưởng. Tuy nhiên, với nhân sự thuộc ban điều hành, cấp tổng giám đốc/phó tổng giám đốc, thì tỷ lệ này giảm còn 51%.
Khảo sát cũng cho thấy có 26% ứng viên tham gia cho biết họ bị cắt giảm lương năm 2020 ở nhiều mức khác nhau, từ 10% - 50% so với trước khi có dịch Covid-19. 74% ứng viên còn lại cho biết lương của họ không bị thay đổi.
Nhóm ứng viên cấp cao, như ban điều hành, cấp tổng giám đốc/phó tổng giám đốc là nhóm chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi Covid-19. 40% người tham gia khảo sát thuộc nhóm này cho biết mức lương của họ bị cắt giảm ở nhiều tỷ lệ khác nhau. Chịu ảnh hưởng kế đến là nhóm giám đốc, phó giám đốc.
Về mặt phúc lợi, chỉ có 30% người tham gia khảo sát thấy hài lòng, với 24% cảm thấy khá hài lòng, và chỉ 6% cảm thấy hoàn toàn hài lòng. Trong khi đó, 45% cảm thấy "bình thường" so với sự hài lòng của họ. Ngoài ra, 20% cảm thấy không hài lòng và 5% cảm thấy hoàn toàn không hài lòng.
Về năm 2021, 61% người lao động được hỏi kỳ vọng được tăng từ 3% đến trên 20% lương trong năm nay và 10% nghĩ lương sẽ giảm. Ngoài ra, 52% cho biết sẽ tìm việc trong 3–6 tháng tới; và 13% tìm việc trong 12 tháng nữa.
Hiện tại, tháng lương thứ 13 đang là phúc lợi lớn nhất của người lao động, với 82% ý kiến đồng thuận. Đứng thứ hai là các phúc lợi về sức khỏe và y tế, chiếm 51%. Phụ cấp đi lại, ăn uống, tiếp khách đang đứng thứ ba, với 31% ý kiến.
Đối với người lao động, lương thưởng và chế độ đãi ngộ là yếu tố quan trọng hàng đầu khi họ cân nhắc chuyển việc, với 74% ý kiến khảo sát đồng tình. Tiếp theo là các cơ hội thăng tiến (37%) và các cơ hội được đào tạo và phát triển (34%).
Theo Navigos, để có thể cạnh tranh hơn trong việc thu hút và giữ chân nhân sự giỏi, các doanh nghiệp nên lưu ý đến: cải tiến, xây dựng cơ chế lương thưởng cạnh tranh dựa trên thực tế của thị trường và tiềm lực doanh nghiệp; hiểu rõ đội ngũ quản lý cấp trung và cấp cao để xây dựng các cơ chế lương, thưởng và phúc lợi phù hợp; xây dựng, cải tiến lộ trình về nghề nghiệp cho đội ngũ nhân viên.
Viễn Thông
0 notes
Text
Điểm mạnh nhất có thể biến thành rủi ro lớn nhất của Bitcoin
Sự nhiệt tình của nhà đầu tư khi giá Bitcoin liên tục đi lên có thể là con dao hai lưỡi với tiền số này.
Sự hào hứng của nhà đầu tư xung quanh đà tăng của Bitcoin năm nay đã giúp tiền số liên tiếp lập kỷ lục và thu hút thêm nhiều nhà đầu tư mới. Hôm qua, giá mỗi đồng có thời điểm lên 58.332 USD. Tuy nhiên, sự nhiệt tình này cũng có thể phơi bày rủi ro lớn nhất của Bitcoin hiện tại.
Một phần nguyên nhân, nếu không muốn nói là tất cả, tạo nên sức hấp dẫn cho Bitcoin là nhiều nhà đầu tư coi đây là công cụ cất trữ giá trị. Nói cách khác, nó có giá trị vì người ta coi là nó có giá trị. Có thể những người mua Bitcoin lâu năm tin rằng tiền số này sẽ trở thành tiền tệ thay thế hợp pháp, hoặc công nghệ khối chuỗi sẽ thay đổi thế giới một cách nền tảng theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, những người mua khác - đặc biệt là người mới tham gia gần đây - tiến vào thị trường chỉ vì một lý do đơn giản - giá liên tục tăng.
Diễn biến giá Bitcoin trong 3 tháng qua.
"Tâm lý hào hứng đã biến thành nhu cầu, và nhu cầu đó xoay chuyển thị trường. Sự quan tâm của nhà đầu tư với Bitcoin chưa bao giờ lớn như thế này", Meltem Demirors - Giám đốc Chiến lược mảng Quản lý tài sản số tại CoinShares cho biết trên Yahoo Finance.
Tâm lý này càng thể hiện rõ trong giá Bitcoin. Năm ngoái, tiền số này đã tăng hơn gấp 4 và chỉ riêng năm nay đã tăng hơn gấp đôi. Số nhà đầu tư mới cũng cho thấy sự quan tâm, với kỷ lục 35,6 triệu địa chỉ ví Bitcoin (Bitcoin address), theo The Block/Glassnode. Bitcoin ghi nhận 367 triệu USD đổ vào trong tuần kết thúc ngày 15/2, theo CoinShares.
Tuy nhiên, Bitcoin càng tăng cao, các giao dịch dựa trên tâm lý FOMO (lo sợ bị bỏ lại phía sau) càng bùng nổ. Sự rủi ro sẽ ngày càng lớn.
"Lo ngại của tôi là khi thị trường quá nóng, chúng ta sẽ chứng kiến đòn bẩy tăng mạnh và chi phí vốn trở nên đắt đỏ. Bất kỳ lúc nào đòn bẩy đó bị đưa khỏi thị trường, dòng vốn rút ra sẽ mạnh lên, tạo ra sự sợ hãi", Demirors giải thích.
Dĩ nhiên, nhà đầu tư Bitcoin đã trải qua điều này rồi. Họ chứng kiến giá tiền số lao từ gần 20.000 USD cuối năm 2017 xuống 4.000 USD đầu năm sau đó. Kể cả nếu họ không tin điều này sẽ lặp lại, ký ức đó vẫn sẽ là một hố sâu, củng cố hình ảnh Bitcoin là công cụ đầu tư rất biến động.
Dù Bitcoin đến nay chưa có đợt giảm nào lớn đến vậy, tiền số này cũng đã rơi xuống quanh 40.000 USD đầu tháng 1 và dưới 30.000 USD vài tuần sau đó rồi mới bật tăng trở lại. Trong mắt các chiến lược gia của JPMorgan, sự biến động này vẫn là một rủi ro. Hồi đầu tháng, ngân hàng này cảnh báo đà tăng của Bitcoin khó bền vững cho đến khi mức độ biến động giảm xuống.
Hà Thu (theo Yahoo Finance, CoinDesk)
0 notes
Text
Kido đặt kế hoạch lãi 800 tỷ đồng

Kế hoạch doanh thu và lợi nhuận trước thuế Kido đặt ra lần lượt tăng trưởng 38% và 91,5% so với năm trước, cao nhất trong vòng 4 năm.
Tập đoàn Kido (KDC) công bố mục tiêu doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế năm nay lần lượt là 11.500 tỷ đồng và 800 tỷ đồng, tương ứng tăng 38% và 91,5% so với năm trước. Năm 2020, Kido thu hơn 8.300 tỷ đồng và lãi trước thuế 330 tỷ đồng, vượt 1% kế hoạch doanh thu và 26,6% kế hoạch lợi nhuận đề ra.
Nhờ tái cấu trúc tập đoàn, sáp nhập các công ty thành viên và trở lại thị trường bánh kẹo trong mùa Tết Nguyên đán, công ty thu khoảng 1.100 tỷ đồng trong tháng đầu năm, gấp đôi cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế cũng tăng 342%, đạt 90 tỷ đồng.
Ban lãnh đạo Kido cho biết, ngành dầu ăn năm nay vẫn tiếp tục đa dạng danh mục sản phẩm, tối ưu chuỗi cung ứng và xây dựng thương hiệu. Ngành kem hiện dẫn đầu thị phần với 43,5% nên có nhiệm vụ giữ vị thế này thông qua mở rộng thị trường, phát triển sản phẩm ở phân khúc cao cấp và theo xu hướng giới trẻ. Công ty cũng đang nghiên cứu thêm các sản phẩm ăn vặt, bánh tươi, bánh trung thu... với kỳ vọng ngành hàng này đóng góp lớn doanh thu trong năm nay.
Kido đang tìm hiểu để tham gia thị trường cà phê, bên cạnh kế hoạch ra mắt các sản phẩm nước giải khát mang thương hiệu Vibev như trà thảo mộc, nước từ hạt... ra mắt trong tháng 4. Đây là thành quả của liên doanh giữa công ty với Vinamilk với tổng vốn 400 tỷ đồng. Trong đó, Kido nắm 49% và Vinamilk nắm 51%.
Phương Đông
0 notes
Text
Siêu thị, bán lẻ bắt đầu bán nông sản Hải Dương

Chiều 22/2, nhiều hệ thống siêu thị cho biết đã vận chuyển và bày bán nông sản từ Hải Dương.
MM Mega Market cho biết lô nông sản đầu tiên đã được bày bán tại siêu thị ở Hà Nội. 1-3 ngày sau, hàng hoá sẽ được bày bán ở Đà Nẵng, TP HCM. Hôm 19/2, doanh nghiệp này đã đặt mua 24,3 tấn gồm su hào, cải bắp và ổi. MM Mega Market dự kiến sản lượng mỗi chuyến hàng từ Hải Dương đến Hà Nội khoảng 5-6 tấn, tần suất mỗi ngày một chuyến. Với TP HCM và miền Trung, dự kiến có 2 chuyến hàng giải cứu mỗi tuần với tổng sản lượng là 70 tấn.

Rau củ từ Hải Dương bắt đầu được bày bán tại chuỗi siêu thị ở Hà Nội.
Vinmart trong chiều nay cũng xác nhận đã bày bán các mặt hàng nông sản nhập từ Hải Dương như cà chua, su hào, cà rốt, bắp cải, ổi. Không tiết lộ khối lượng hàng nhập về, doanh nghiệp này chỉ đưa ra con số sản lượng tiêu thụ dự kiến là 70 tấn một tuần.
Bộ Công Thương trong báo cáo gửi Thủ tướng mới đây cũng thông tin về việc các hệ thống bán lẻ tham gia giải cứu nông sản Hải Dương. Ngoài MM Mega Market và Vinmart, Central Group đã thu mua khoảng 100 tấn rau, củ quả một tuần, và dự kiến tăng gấp đôi lượng hàng hoá.
Vì Covid-19, việc vận chuyển hàng hoá của Hải Dương đã gặp khó khăn khi nhiều địa phương giáp ranh không tiếp nhận hàng hoá. Địa phương này đã có nhiều văn bản "kêu cứu" Bộ Công Thương, các tỉnh, thành phố lân cận để hàng hoá được lưu thông. Phía Hải Dương cho rằng đang có cách hiểu chưa thống nhất giữa các địa phương về biện pháp phòng chống Covid-19, dẫn đến việc thực thi gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp của tỉnh.
Để giải quyết vấn đề lưu thông hàng hoá, Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải... thống nhất về một số vấn đề như hướng dẫn lưu thông hàng hoá, biện pháp phòng dịch an toàn trong vận tải, hậu cần, cách thức xác nhận hàng hoá, nông sản an toàn với dịch bệnh... Bộ Công Thương cũng đề xuất, các tỉnh có Covid-19 cần được hỗ trợ về xét nghiệm, nhằm đảm bảo tối đa nhu cầu của đội ngũ lái xe, áp tải hàng.
Với các địa phương, Bộ đề nghị cần chấp nhận kết quả xét nghiệm Covid-19 của người điều khiển phương tiện vận tải đến từ vùng dịch của các đơn vị xét nghiệm được ngành Y tế chỉ định. Bên cạnh đó, các địa phương có dịch và giáp ranh chủ động liên hệ làm việc với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có kinh nghiệm (Lạng Sơn, Thừa Thiên - Huế, Tây Ninh, Quảng Nam,...) để tổ chức các mô hình vận chuyển, lưu thông hàng hóa an toàn, phù hợp với điều kiện thực tế của mình bảo đảm phòng chống dịch hiệu quả...
Trước đó, trong lúc chờ đợi các địa phương thông xe cho hàng hoá Hải Dương, nhiều nhóm tình nguyện đã cùng nhau tổ chức giải cứu nông sản. Tuy nhiên, hoạt động bán hàng tự phát ở vỉa hè sau đó không nhận được sự ủng hộ của chính quyền khi nguy cơ về dịch bệnh vẫn còn tiềm ẩn.
Theo thống kê của Hải Dương, tình còn là 90.760 tấn nông sản chưa tiêu thụ được, bao gồm 4.080 ha rau đang đến kỳ thu hoạch với 3.205 ha hành, 621 ha cà rốt và 261 ha cải bắp, su hào, súp lơ, rau ăn lá.
Đức Minh
0 notes
Text
Nhà lắp ráp Apple tuyển thêm 1.000 công nhân ở Việt Nam

Foxconn đang thông báo tuyển 1.000 công nhân, thu nhập 8-10 triệu một tháng tại Bắc Giang, Bắc Ninh.
Theo thông báo tuyển dụng của Tập đoàn Khoa học Kỹ thuật Hồng Hải (Foxconn), những công nhân này sẽ có nhiệm vụ lắp ráp linh kiện điện tử tại khu công nghệ Quế Võ, VSIP ở Bắc Ninh và khu công nghiệp Quang Châu ở Bắc Giang.
Foxconn cho biết các công nhân sẽ có tổng thu nhập 8-10 triệu đồng một tháng, được ký hợp đồng chính thức, đóng bảo hiểm xã hội từ tháng đầu tiên. Trong đó, lương cơ bản của công nhân là 4,9 triệu, hưởng phụ cấp nhà ở, chuyên cần mỗi loại 500.000 đồng, phụ cấp sinh hoạt và ăn uống hơn 1,2 triệu đồng.
Việt Nam hiện là nơi sản xuất lớn nhất của Foxconn tại Đông Nam Á. Hồi tháng 11/2020, Reuters cho biết Foxconn đang xây dựng nhà máy tại tỉnh Bắc Giang, dự kiến đưa vào hoạt động trong nửa đầu năm 2021. Nhà máy này sẽ chứa dây chuyền lắp ráp máy tính bảng iPad và máy tính xách tay MacBook của Apple.
Theo hãng tin này, một số đơn hàng từ nhà máy Trung Quốc sẽ được chuyển sang dây chuyền mới này, nhưng không tiết lộ cụ thể sản lượng là bao nhiêu. Giữa tháng trước, dự án 270 triệu của Foxconn tại Bắc Giang sản xuất, gia công laptop, tablet đã được UBND tỉnh này trao giấy chứng nhận đầu tư.
Bắt đầu đầu tư vào Việt Nam từ năm 2007, ngoài Bắc Giang và Bắc Ninh, Foxconn cũng có hoạt động tại Vĩnh Phúc, Quảng Ninh. Doanh nghiệp này đang tạo việc làm cho khoảng 50.000 lao động tại Việt Nam.
Nhà lắp ráp của Apple cũng vừa làm việc với tỉnh Thanh Hóa để khảo sát, tìm hiểu cơ hội đầu tư. Theo đó, doanh nghiệp tìm kiếm địa điểm có diện tích 100-150 ha, tổng vốn đầu tư 1,3 tỷ USD, doanh số xuất khẩu 10 tỷ USD một năm.
Anh Tú
0 notes
Text
CNN: 'Bitcoin đang trưởng thành'

Bitcoin cũng như các loại tiền điện tử đang bước vào giai đoạn mới khi được các tổ chức lớn chú ý, thay đổi cách đối xử.
Đà tăng giá của Bitcoin đã lên một tầm cao mới. Giá đồng tiền ảo này vượt 20.000 USD lần đầu tiên hồi tháng 12/2020. Tuần trước, nó phá mốc kỷ lục 50.000 USD. Hôm qua, đồng tiền này còn lên đỉnh hơn 58.200 USD và hiện được giao dịch quanh khoảng 55.000 USD.
Đà tăng giá của Bitcoin 3 tháng gần đây. Ảnh: Coindesk
Khi vốn hóa Bitcoin vượt 1.000 tỷ USD, những người ủng hộ đồng tiền ảo này lâu năm mừng rơi nước mắt.
Theo CNN, môi trường lãi suất thấp khiến nhà đầu tư phải tìm kiếm kênh đầu tư thay thế để tối ưu lợi nhuận khiến Bitcoin thành một lựa chọn. Yếu tố này cũng có vai trò trong đà tăng giá phi mã của Bitcoin vừa qua. Tuy nhiên, một số báo cáo gần đây cũng cho thấy rõ ràng các loại tiền điện tử đang bước vào một giai đoạn trưởng thành mới khi những người tham đối xử với chúng bằng sự tôn trọng ngày càng tăng.
"Tôi nghĩ các tổ chức đang bắt đầu đổ tiền vào Bitcoin đã cho thấy nhiều điều về sự chấp nhận", CEO Osprey Funds, Greg King cho biết. Tuần trước, công ty của ông đã ra mắt Osprey Bitcoin Trust, nhằm tăng khả năng kết nối hàng ngày của các nhà đầu tư.
Theo King, một tín hiệu quan trọng với Bitcoin là việc Telsa – một doanh nghiệp trong nhóm S&P 500 thông báo đầu tư 1,5 tỷ USD hồi đầu tháng này. Không lâu sau đó, ngân hàng lâu đầu nhất nước Mỹ BNY Mellon ra mắt một đơn vị tài sản kỹ thuật số để nắm giữ và giao dịch Bitcoin. Trong khi, Mastercard cũng thông báo sẽ hỗ trợ thanh toán một số loại tiền ảo trên nền tảng của mình cuối năm nay.
Ngay cả quỹ quản lý tài sản lớn nhất thế giới BlackRock cũng bắt đầu quan tâm tới Bitcoin. "Chúng tôi đã bắt đầu nhúng tay vào một chút", Rick Rieder, Giám đốc đầu tư thu nhập cố định toàn cầu của BlackRock trả lời CNBC trong một cuộc phỏng vấn gần đây.
Đến nay, Bitcoin vẫn là lựa chọn hàng đầu của các nhà đầu tư chuyên nghiệp quan tâm đến tiền điện tử. Bên cạnh Bitcoin, đồng ether cũng thu hút được sự chú ý lớn. Thị trường phái sinh hàng đầu Chicago Mercantile Exchange ra mắt hợp đồng tương lai ether hồi đầu tháng 2. Từ đó, giá đồng tiền ảo lớn thứ nhì thế giới cũng tăng mạnh.
King cho rằng cần phải làm nhiều việc hơn khi các loại tiền điện tử đến tuổi trưởng thành. "Tất cả công cụ tạo nên hệ sinh thái thị trường vốn này vẫn ở giai đoạn rất sớm với tiền điện tử", King nói. Hầu hết người chơi trên thị trường truyền thống vẫn đang kiểm tra Bitcoin, đánh giá tính thanh khoản của thị trường tiền điện tử và khả năng chống chọi với các cú sốc khác nhau.
Sự hoài nghi sâu sắc vẫn tồn tại. Trong một báo cáo nghiên cứu tuần trước, các chiến lược gia JPMorgan lưu ý các loại tiền điện tử vẫn biến động giá gấp nhiều lần các loại tài sản cốt lõi và được sử dụng để đầu cơ nhiều hơn là chi tiêu.
"Các thông tin gần đây liên quan đến Tesla, BNY Mellon, Mastercard đã xác nhận nhu cầu và sự quan tâm của nhà đầu tư trong việc giao dịch thanh toán bằng tiền điện tử", JPMorgan cho hay.
Dù vậy, nhiều tổ chức, nhà đầu tư vẫn có những dự báo lạc quan về tương lai của Bitcoin. Thậm chí, mới đây, Anthony Pompliano, Giám đốc Morgan Creek Digital Assets còn dự đoán Bitcoin có thể đạt 500.000 USD, sau đó là 1 triệu vào cuối thập kỷ này. Theo ông, Bitcoin sẽ trở thành đồng tiền dự trữ, vốn hóa lớn hơn rất nhiều so với vàng.
Tú Anh
0 notes
Text
Nông dân Australia 'đỏ mắt' tìm người hái đu đủ, dâu tây

Đu đủ, dâu tây, dứa và các loại rau tại Australia đang tới mùa nhưng đành bỏ đi không ít vì khó tìm đủ người thu hoạch giữa mùa dịch.
Australia đã phòng chống Covid-19 bằng một trong những chế độ kiểm soát biên giới nghiêm ngặt nhất thế giới. Nhưng thành công đó đang gây rắc rối cho nông dân của họ, vì không tuyển đủ lao động để thu hoạch và trồng trọt.
Skybury Farms, thuộc miền bắc Australua, từ lâu đã thu hút đông đảo khách du lịch nước ngoài đến làm việc thời vụ. Năm nay, khi đu đủ tới mùa, chủ trang trại Paul Fagg không thể tuyển đủ người. Sản lượng thu hoạch vì thế giảm một phần ba. Cũng do thiếu nhân công, trang trại đốn bỏ những cây đu đủ già thay vì giữ lại.
"Đối với nhiều loại cây trồng, đây là một năm bội thu. Nhưng nông dân thấy nó thối rữa trên cây, rụng xuống đất hoặc bị cày xới vào đất", Richard Shannon, người quản lý chính sách và vận động tại Growcom, Queensland cho biết.
Hay như Gavin Scurr, CEO của Piñata Farms, gần đây đã thuê một người quản lý trang trại mới cho hoạt động trồng mâm xôi ở Tasmania, sau khi tình trạng thiếu lao động góp phần khiến người quản lý trước đó phải nhập viện vì căng thẳng tột độ.
Tình trạng thiếu lao động đồng nghĩa với việc Piñata Farms không thể thu hoạch 4 triệu tấn dâu tây, khiến công ty bị mất doanh thu khoảng 5,5 triệu USD. Ngoài ra, 300 tấn dứa cũng không thể hái được.
"Chúng tôi sẽ trồng dâu tây vào mùa đông tới, nhưng giờ không có đủ lao động để xây dựng cơ sở hạ tầng trồng dâu tây, chứ đừng nói đến việc trồng chúng", ông Scurr, 52 tuổi, thuộc gia đình làm nông ba đời nói và cho biết có thể phải chờ năm sau hoặc lâu hơn để có đủ lao động.

Thu hoạch đu đủ tại Skybury Farms. Ảnh: Skybury Farms.
Bill Bulmer, Chủ tịch của Ausveg, đại diện cho những người trồng rau và khoai tây, cho biết lĩnh vực này đang thiếu khoảng 30.000 lao động. Tại trang trại của riêng ông, sản xuất xà lách búp Mỹ, rau bina và các loại rau lá xanh khác ở East Gippsland, đông nam Australia, thiệt hại đã vượt 600.000 USD vì thiếu lao động.
Một phần tư trong số 65 người khai báo mất mùa ở Growcom kể từ tháng 12 cho biết, tình trạng thiếu lao động đã ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của họ, bao gồm tăng giờ làm việc, mức độ căng thẳng cao, mất tự tin và trầm cảm. Nông dân nói có nguy cơ bị ngân hàng xiết nợ hoặc đang cân nhắc bán nông trại.
Khách du lịch bụi, những người thường chiếm đến 80% lực lượng nhân công thu hoạch nông sản tươi đã vắng bóng kể từ khi đại dịch nổ ra mà không có người thay thế. Trong khi đó, các lao động thời vụ từ các đảo Thái Bình Dương cũng không đến được, dù nhiều quốc gia được coi là không có Covid-19.
Và sự thiếu hụt lao động đang làm tổn hại nền kinh tế. Nông dân báo cáo lợi nhuận giảm và một số lo sợ bị tịch thu tài sản. Nhiều người trồng ít cây hơn, có thể dẫn đến tăng giá lương thực. Liên minh sản xuất hàng tươi Australia dự đoán tình trạng thiếu lao động có thể làm tăng giá rau quả lên 60% và làm giảm giá trị của ngành làm vườn gần 5 tỷ USD. Các loại cây trồng thâm dụng lao động, chẳng hạn như quả mọng, có nhiều rủi ro nhất.
Tuy nhiên, các nhà lập pháp vẫn chưa ấn định ngày mở lại biên giới, khiến những người trồng trọt thất vọng vì khó lập kế hoạch cho vụ mùa sau. Quyết định trồng trọt của Australia có thể ảnh hưởng đến người tiêu dùng trên khắp châu Á, vì đây là một trong những nước xuất khẩu trái cây, lúa mì và bông lớn nhất thế giới.
Với dân số 25,7 triệu người trên một lãnh thổ rộng bằng Mỹ, Australia từ lâu đã thiếu lực lượng lao động nông nghiệp. Theo một chính sách thị thực được đưa ra cách đây khoảng 15 năm, khách du lịch bụi có thể gia hạn thời gian lưu trú từ một năm lên hai năm nếu họ đồng ý hoàn thành công việc ít nhất 88 ngày tại nước này.
Khoảng 40.000 khách du lịch bụi thường làm việc tại các trang trại, với 1/3 số đó có thị thực Working Holiday Maker. Điều này rất phổ biến với du khách đến từ Anh, Pháp, Italy và một số quốc gia châu Á.
Tuy nhiên, đại dịch đã thu hẹp lực lượng lao động này xuống còn khoảng 16.000 người và đang tiếp tục giảm khi họ bay về nước. Ngoài ra, chỉ có 2.400 lao động thời vụ từ các quốc đảo Thái Bình Dương đã đến, trong số hơn 22.000 lao động được xét duyệt trước để xin thị thực vào năm ngoái.
"Đây không phải là một vấn đề mới. Chúng tôi đã biết hồi tháng 4 năm ngoái rằng sẽ thiếu lao động", Bộ trưởng Nông nghiệp David Littleproud nói. Theo ông, hệ thống cách ly chính là điểm nghẽn vì các cơ sở này đang dành cho công dân trở về từ nước ngoài.
Một số bang đã thử nghiệm cách ly lao động trong các trang trại. Vào tháng 10, 151 lao động bay thuê bao từ Tonga đến để hái nho. Họ được cách ly trong trang trại 14 ngày và xét nghiệm Covid-19 thường xuyên. Mark Furner, người đứng đầu ngành nông nghiệp của Queensland, cho biết thử nghiệm đã được mở rộng và nhiều chuyến bay hơn đã được lên kế hoạch.
Các sáng kiến khác bao gồm gia hạn thêm thị thực cho khách du lịch bụi nếu họ làm việc trong các trang trại. Các chính phủ đã phát tiền mặt cho người dân để chuyển đến các vùng nông thôn, trong khi những sinh viên làm việc trong mùa hè tại các trang trại được nhận trợ cấp. Tuy nhiên, số tiền không nhiều trong lúc nền kinh tế đang phục hồi khiến những chương trình đó kém hấp dẫn.
Phiên An (theo WSJ)
0 notes
Text
Trung Quốc giục Biden bỏ thuế nhập khẩu

Trung Quốc muốn chính quyền Mỹ tạo dựng lại quan hệ hai nước, trong đó có gỡ bỏ thuế nhập khẩu và các lệnh trừng phạt.
Trong một diễn đàn tại Bắc Kinh hôm nay, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị kêu gọi Mỹ và Trung Quốc nên mở lại các nền tảng đối thoại đã bị cắt đứt dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump, đồng thời xóa bỏ dần một số chính sách của chính quyền cũ. Ông nhấn mạnh sự cần thiết phải "gỡ bỏ các loại thuế nhập khẩu vô lý" lên hàng hóa Trung Quốc, các lệnh trừng phạt lên ngành công nghệ nước này và bày tỏ lo ngại về việc Mỹ siết kiểm soát sinh viên, giới truyền thông Trung Quốc.

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị. Ảnh: Reuters
"Với tình hình hiện tại, hai bên có thể bắt đầu từ những việc dễ dàng hơn, tương tác chủ động và xây dựng thiện chí", Wang nói. Ông cho rằng Bắc Kinh và Washington vẫn có thể "làm những điều to lớn" cho thế giới. "Chúng tôi hy vọng phía Mỹ sẽ điều chỉnh chính sách càng sớm càng tốt", ông nói.
Đây là bình luận ở cấp cao nhất của Trung Quốc về quan hệ hai nước kể từ khi Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình điện đàm trước Tết Nguyên đán. Dù cả hai bên bày tỏ mong muốn ổn định mối quan hệ vốn rất sóng gió trong nhiệm kỳ của Trump, Biden đã ra tín hiệu muốn duy trì nhiều chính sách của người tiền nhiệm với Trung Quốc.
Trong cuộc điện đàm, Tổng thống Biden lo ngại về các động thái của Trung Quốc ở khu vực Tân Cương. Đáp lại, ông Tập cũng cảnh báo Mỹ thận trọng trong việc tham gia vào vấn đề nội bộ của nước này và thúc giục Mỹ tái thiết các cơ chế đối thoại để tránh hiểu lầm.
Hà Thu (theo Bloomberg)
0 notes
Text
Hoa Sen hoàn thành nửa kế hoạch lợi nhuận sau 4 tháng

Lũy kế bốn tháng đầu niên độ tài chính 2020-2021, Tập đoàn Hoa Sen lãi xấp xỉ 750 tỷ đồng, hoàn thành 50% kế hoạch cả năm.
Tập đoàn Hoa Sen (HSG) cho biết, lũy kế bốn tháng đầu niên độ tài chính 2020-2021, công ty thu hơn 12.200 tỷ đồng, đạt 37% kế hoạch cả năm. Riêng tháng đầu năm nay, công ty ghi nhận doanh thu 3.100 tỷ đồng và lãi sau thuế 175 tỷ đồng.
Hoa Sen đặt mục tiêu doanh thu 33.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 1.500 tỷ đồng, lần lượt tăng 20% và 30% so với cùng kỳ. Kế hoạch này xây dựng chỉ dựa trên các mặt hàng truyền thống, chưa bao gồm chuỗi siêu thị vật liệu đang được mở rộng. Nếu triển khai đúng tiến độ đến cuối năm nay, Hoa Sen có 130 cửa hàng chuyển đổi và 20 cửa hàng vật liệu xây dựng thì các chỉ tiêu tài chính hợp nhất nhiều khả năng vượt xa hơn.
"Mục tiêu lãi 1.500 tỷ là chuyện nhỏ, chắc chắn đạt được bởi xuất khẩu đã có đơn hàng cho các nhà máy chạy hết công suất đến tháng 4", ông Lê Phước Vũ – Chủ tịch Hội đồng quản trị Hoa Sen chia sẻ tại phiên họp thường niên mới đây.
Hai tháng đầu năm trùng giai đoạn nghỉ Tết trong nước và nhiều thị trường nước ngoài, nhưng xuất khẩu vẫn đóng góp doanh thu khoảng 70-80 triệu USD mỗi tháng với sản lượng trên 100.000 tấn. Ban lãnh đạo Hoa Sen cho biết nguồn thu từ hoạt động xuất khẩu giúp công ty có ngoại tệ đối ứng để vay USD với lãi suất thấp hơn lãi suất tiền đồng nhằm thanh toán các lô hàng nguyên liệu nhập khẩu.
Niên độ trước, Hoa Sen có doanh thu thuần 27.531 tỷ đồng và lãi sau thuế 1.153 tỷ đồng, vượt 118% kế hoạch. Dư nợ từ khoảng 18.000 tỷ đồng đến cuối niên độ đã giảm còn khoảng 7.000 tỷ đồng và dự kiến xóa sạch trong 4-5 năm tới.
Theo ông Vũ, kết quả này cho thấy "cuộc chơi đã khác" bởi công ty không phải vất vả đàm phán với ngân hàng để cơ cấu khoản vay mà có thời gian tập trung mở rộng mảng kinh doanh mới.
Phương Đông
0 notes
Text
Fitch: Đợt dịch mới không ảnh hưởng tới dự báo tăng trưởng năm 2021

Trưởng bộ phận phân tích về Việt Nam của Fitch Ratings dự báo GDP năm 2021 vẫn có thể tăng trưởng 7,5%, bất chấp đợt dịch mới đang bùng phát.
Đầu xuân Tân Sửu, bà Sagarika Chandra, Trưởng bộ phận phân tích về Việt Nam tại Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings, chia sẻ với VnExpress về những biến số ảnh hưởng tới triển vọng tín nhiệm của Việt Nam năm 2021.
- Fitch dự báo gì về kinh tế Việt Nam năm 2021, nhất là trong bối cảnh đợt dịch mới đang diễn ra ở một số địa phương, có thể ảnh hưởng tới một số khu vực của nền kinh tế?
- Việt Nam kiểm soát rất tốt đại dịch Covid-19 nên chúng tôi nghĩ rằng nền kinh tế sẽ hồi phục khi nhu cầu nội địa tăng trưởng cao trở lại. Fitch dự báo năm 2021, GDP của các bạn sẽ có thể tăng trưởng 7,5%, đây là tốc độ tăng trưởng cao hơn đáng kể so với mức 2,91% của GDP năm 2020.
Đương nhiên, mức tăng trưởng 7,5% phản ánh cho thực tế rằng kinh tế Việt Nam hồi phục từ một cái nền thấp.

Bà Sagarika Chandra - Trưởng bộ phận phân tích về Việt Nam của Fitch Ratings. Ảnh: Fitch.
Ngoài ra, chúng tôi nghĩ rằng có những yếu tố khác hỗ trợ cho kinh tế Việt Nam tăng trưởng từ cả trước đại dịch, trong đó có vốn trực tiếp từ nước ngoài (FDI) – khu vực sẽ giữ vai trò quan trọng giúp kinh tế Việt Nam phục hồi. FDI vào Việt Nam sẽ vẫn duy trì ở mức cao, và theo dự báo hiện tại của chúng tôi, FDI ròng sẽ ở mức 4% GDP năm 2021 và 2022.
Về lạm phát trung bình năm 2021 và 2022, chúng tôi dự báo ở mức 3,5%.
Cần nói thêm rằng, kể cả sau những diễn biến mới về dịch bệnh tại Hải Dương và một số địa điểm khác của Việt Nam, Fitch vẫn giữ nguyên dự báo tăng trưởng như trên. Lý do là chúng tôi nhìn vào quá trình chống dịch hiệu quả của Việt Nam đã giúp số ca lây nhiễm ở mức thấp, dựa trên các số liệu chính thức được công bố.
- Ở góc độ một tổ chức đánh giá tín nhiệm, Fitch đánh giá đâu là những thách thức lớn với kinh tế Việt Nam năm 2021?
- Dù dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2021 và 2022 sẽ hồi phục, Fitch cho rằng kinh tế Việt Nam sẽ vẫn dễ chịu tác động từ bên ngoài bởi độ mở cao. Việt Nam sẽ vẫn đương đầu với nhiều rủi ro xuất phát từ nhóm các doanh nghiệp nhà nước và sự yếu kém về cấu trúc của ngành ngân hàng.
Những yếu tố có thể giúp Việt Nam có xếp hạng tín nhiệm cao hơn có thể là ổn định kinh tế vĩ mô thể hiện bởi độ linh hoạt chính sách cao, trong đó có bao gồm chính sách liên quan đến đảm bảo linh hoạt tiền tệ và duy trì dự trữ ngoại hối hoặc tình hình tài chính công cải thiện, thể hiện ở thâm hụt ngân sách nhỏ hơn hoặc nợ chính phủ nói chung giảm hoặc rủi ro với bảng cân đối kế toán quốc gia bắt nguồn từ lĩnh vực ngân hàng giảm.
Hay nói một cách khác, những yếu tố có thể khiến Việt Nam bị hạ xếp hạng tín nhiệm bao gồm: thay đổi chính sách gây ra bất ổn vĩ mô hoặc các yếu tố mất cân bằng vĩ mô tăng hoặc sự kết tinh của các khoản nợ tiềm tàng hoặc dự trữ ngoại tệ suy giảm, như đầu tư nước ngoài giảm với quy mô đủ để gây bất ổn nền kinh tế.

Đường phố Hà Nội vắng vẻ trong đợt cả nước thực hiện giãn cách chống dịch hồi tháng 4/2020. Ảnh: Giang Huy.
- Năm 2020, ngành ngân hàng công bố lợi nhuận tăng trưởng cao. Cùng lúc đó, cũng có những khác biệt so với các năm trước: tăng trưởng tín dụng không cao, số lượng doanh nghiệp phá sản cao, số lao động bị sa thải nhiều. Vậy hai bức tranh trái ngược này tác động gì đến kinh tế và xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam?
- So tương đối với các nước khác trong khu vực, Việt Nam đã tăng trưởng tốt hơn. Kinh tế Việt Nam tăng trưởng được 2,91% trong năm 2020 trong khi nhiều nền kinh tế khác tại Đông Nam Á thậm chí suy giảm mạnh. Như vậy, Việt Nam đã làm tốt hơn nhiều nước khác trong khu vực.
Trong năm 2020, chúng ta đã chứng kiến nhiều doanh nghiệp phá sản, người lao động mất việc nhưng cuối cùng nền kinh tế vẫn tăng trưởng được, điều này có cơ sở từ việc các bên vẫn giải quyết được vấn đề liên quan đến đại dịch Covid-19.
Năm ngoái, Fitch đã điều chỉnh triển vọng tín dụng của Việt Nam từ "tích cực" lên "ổn định". Khi điều chỉnh triển vọng tín dụng, chúng tôi đã tính đến cả những tác động của đại dịch Covid-19 lên nền kinh tế và đưa ra quyết định này. Tuy nhiên, so với những nước ở cùng mức xếp hạng BB như hiện tại, các chỉ số kinh tế quan trọng của Việt Nam vẫn tốt hơn so với các nước khác.
- Trong một năm qua trên khắp thế giới, dòng tiền đầu tư đổ mạnh vào chứng khoán, bất động sản, Bitcoin, đẩy giá của các loại tài sản này tăng lên nhanh chóng. Trong bối cảnh này, kinh tế Việt Nam có thể đương đầu với những rủi ro gì?
- Cho đến nay, những yếu tố biến động giá tài sản trên chưa ảnh hưởng nhiều đến tình hình ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam, Fitch nhận thấy lạm phát vẫn được kiểm soát tốt, kinh tế tiếp tục tăng trưởng và dự báo còn tốt hơn năm ngoái. Diễn biến các dòng vốn bên ngoài nhìn chung chưa tạo ra rủi ro nào lớn với sự ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam.
Nếu có trường hợp chúng tôi trở nên bi quan hơn với xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam, nó sẽ đến từ một trong những yếu tố như việc mất ổn định kinh tế vĩ mô hay quản lý chính sách yếu kém. Tuy nhiên, trong trường hợp Việt Nam hiện tại, chúng tôi không thấy có khả năng trên sẽ xảy ra.
- Năm 2020, thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam đã tăng trưởng ấn tượng, thậm chí rất "nóng". Vậy những diễn biến này ảnh hưởng gì tới tín nhiệm của nền kinh tế?
- Xếp hạng tín nhiệm của quốc gia không thực sự chịu ảnh hưởng bởi thị trường trái phiếu doanh nghiệp mà theo đánh giá của chúng tôi, được tính toán dựa trên tăng trưởng kinh tế mạnh, bền vững và chính sách tập trung vào đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và cải thiện tình hình tài khóa.
Tình hình tài chính nội địa sẽ giúp hỗ trợ cho kinh tế tăng trưởng nhưng đó không phải yếu tố quyết định duy nhất. Xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam được hỗ trợ bởi dòng vốn FDI mạnh, ổn định, tăng trưởng bền vững.
- Bộ Tài chính Mỹ đã "dán nhãn" Việt Nam là nước thao túng tiền tệ, tuy nhiên cho đến nay chưa đưa ra hành động cụ thể nào. Vậy điều này có ảnh hưởng đến xếp hạng tín nhiệm mà Fitch đang đưa ra với Việt Nam?
- Việc Việt Nam bị "dán nhãn" thao túng tiền tệ khiến cho quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Mỹ trở nên phức tạp hơn, nhưng chúng tôi tin rằng hai bên sẽ có các cuộc trao đổi trong những tháng tới để cố gắng làm giảm căng thẳng. Trong lúc đó, chúng tôi sẽ vẫn tiếp tục theo dõi các diễn biến để đánh giá xem liệu nó có thể ảnh hưởng đến xếp hạng tín nhiệm.
- Trong những năm gần đây, có xu thế nhiều doanh nghiệp nước ngoài chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang một số nước Đông Nam Á, trong đó đặc biệt là Việt Nam. Xu thế này sẽ như thế nào dưới chính quyền mới của Mỹ?
- Chúng tôi cho rằng Việt Nam và các nước láng giềng Đông Nam Á sẽ vẫn tiếp tục hưởng lợi từ dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong đó có bao gồm xu thế dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc để tránh thuế cao.
Hiện chưa thể nói trước được quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ diễn biến như thế nào, nhưng nhiều khả năng phía Mỹ sẽ có chiến lược chính sách ngoại giao dễ đoán và cách tiếp cận đa phương với các quan hệ kinh tế và điều này là tốt cho khu vực.
Diệu Thanh (thực hiện)
0 notes
Text
Cách để không cảm thấy vô dụng khi mất việc

Một số xem công việc là sinh mạng và cảm thấy không còn ý nghĩa khi thất nghiệp. Nhưng mất việc không phải là mất đi con người bạn.
Công việc mang đến cho chúng ta không chỉ tiền lương, mà còn nhiều hơn nữa. Nó mang lại sự công nhận, địa vị, tài sản, lòng tự trọng, và củng cố thêm khái niệm về bản thân của chúng ta. Nghiên cứu cũng cho thấy có địa vị vững chắc trong công việc có thể liên quan đến phúc lợi của bạn.
Mất việc, nhất là khi danh tính cá nhân có liên quan chặt chẽ với công việc, thì dù không phải do lỗi nơi bạn - chẳng hạn như do suy thoái kinh tế hay tái cơ cấu – nó vẫn có thể trở thành thảm họa, gây nên cuộc khủng hoảng hiện sinh hoặc điều mà các tác giả quyển "Difficult Conversations" gọi là "chấn động về danh tính".
Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, nó có thể khiến bạn nghi ngờ sâu sắc về giá trị của mình. Mặc dù có thể mất một thời gian, nhưng vẫn có vài cách bắt đầu quá trình lấy lại – và thậm chí xác định lại – ý thức về bản thân của bạn.

Trong trường hợp nghiêm trọng, người bị mất việc sẽ nghi ngờ sâu sắc về giá trị bản thân. Ảnh: Pixabay.
Tiếp cận bạn bè cũ
Các mối quan hệ phản ánh con người chúng ta. Tiếp cận bạn bè, những người vẫn giữ liên lạc, chẳng hạn như bạn thuở nhỏ hoặc lúc học đại học, trong công việc đầu tiên, có thể mang lại lời khuyên tốt.
Đây là những người biết bạn từ lúc trước khi bạn thành đạt. Họ hiểu rõ giá trị vốn có ở bạn, trước sự nghiệp to lớn sau này bạn có. Trò chuyện cùng họ có thể nhắc nhở bạn, ngoài danh tính trong công việc, bạn còn là những điều khác, chẳng hạn là một người bạn trung thành, một người cố vấn nhân hậu, một người chấp nhận rủi ro, hoặc là một người tư duy sáng tạo.
Kiểm tra quan niệm hạn hẹp của bạn
Bản sắc và ý thức về bản thân là kết cấu tinh thần. Khi chúng ta thấy bế tắc, thường là do chúng ta nhìn nhận bản thân qua góc nhìn riêng, được định sẵn - và thường không hiệu quả.
Nhằm thách thức hoặc kiểm tra quan điểm này, bạn hãy trò chuyện với các mối liên hệ cá nhân và công việc mà bạn tôn trọng, và hỏi họ hai câu. Đầu tiên: "Bạn đánh giá cao điều gì ở tôi?" để nhận ra những người khác có thể đánh giá bạn qua những điều khác hơn. Thứ hai: "Cách bạn nhìn nhận giá trị bản thân như là một con người?" để chỉ cho bạn thấy những cách đánh giá khác nhau về mình.
Những cuộc trò chuyện này sẽ giúp nới lỏng quan điểm hạn chế của bạn về "Giá trị của tôi chính là điều tôi làm được", để bạn có thể bắt đầu phân biệt giá trị cá nhân với giá trị bản thân qua thành quả lao động.
Tham gia vào các hoạt động rộng hơn
Tiến sĩ Neil Talkoff, Nhà phân tâm học ở San Francisco (Mỹ), cho biết "khi chúng ta đầu tư quá mức vào công việc, chúng ta sẽ bỏ qua các điều khác trong cuộc sống, nơi vốn có thể tìm thấy ý nghĩa và mục đích". Chúng có thể là các mối quan hệ cá nhân, sở thích, hoạt động tình nguyện...
Tham gia vào các hoạt động rộng hơn có thể giúp bạn sắp xếp thời gian, xây dựng quan hệ mới, bồi đắp những quan hệ hiện có, và nhận thức được ý nghĩa cuộc sống từ các nguồn khác. Điều này cuối cùng sẽ đa dạng hóa cách bạn nhìn nhận chính bản thân và xác định danh tính của mình.
Hình dung về tương lai
Danh tính của chúng ta không bất động. Chúng phát triển theo thời gian. Ít ai có thể khẳng định bản thân giống hệt 10 năm trước. Tuy nhiên, chúng ta có thành kiến khiến bản thân bị mắc kẹt trong một quan điểm trói buộc, nơi chúng ta nhận định danh tính hiện tại thành danh tính vĩnh viễn.
Vì vậy, hãy tự hỏi, "Tôi muốn trở thành ai trong 5 đến 10 năm tới?" Bằng cách tập trung vào tương lai bản thân muốn trở thành, bạn bắt đầu thay đổi tự sự về cá nhân – tức câu chuyện bạn tự kể về bản thân.
Điều này có thể giúp bạn thoát khỏi định kiến khiến bạn thấy bị mắc kẹt trong trạng thái hiện tại và cũng có thể bắt đầu chuyển hành vi theo hướng mong muốn. Và cũng giống như bất kỳ mục tiêu nào, bạn có nhiều khả năng đạt được thành công hơn nếu như bạn chia sẻ với người khác mục tiêu của bạn.
Xác định giá trị cốt lõi của bạn
Khía cạnh trong danh tính mà không bị ảnh hưởng bởi thời gian là các giá trị cốt lõi. Giá trị chính là điều chúng ta ủng hộ và coi trọng – chúng là bản chất con người. Đó có thể là những điều như hòa đồng, chính trực, sáng tạo, tự chủ, hay chân thành.
Điều có thể thay đổi theo thời gian là cách chúng ta thể hiện những giá trị này và tầm quan trọng tương đối của chúng. Mặc dù chúng có thể giúp bạn tìm được ý nghĩa và thành tựu trong công việc, chúng vượt qua danh tính trong công việc và cũng có thể thể hiện trong nhiều bối cảnh bên ngoài công việc.
Đây cũng chính là lăng kính khác để từ đó quan sát chính bạn. Hơn nữa, các giá trị cốt lõi có thể là nền tảng để bạn khám phá những cơ hội mới cho công việc tiếp theo, để biết bạn phù hợp với công việc gì.
Nhận trợ giúp
Bạn có thể nhận hỗ trợ từ huấn luyện viên hoặc chuyên gia trị liệu được đào tạo để giúp bạn kiểm tra, học hỏi, vượt qua trải nghiệm mất việc để đạt thành công ở chặng đường sự nghiệp mới.
Theo tiến sĩ Neil Talkoff, quá trình này thường yêu cầu trung lập về tinh thần và trí tuệ, nơi một cá nhân có thể dừng lại và xem xét bản thân một cách khách quan hơn và hỏi, "Điều này là gì đối với tôi?". Liệu pháp có thể đặc biệt hữu ích đối với những người mất việc làm ,à có quan niệm tiêu cực như nghĩ mình vô dụng.
Ông giải thích thêm rằng, "tiếp thu suy nghĩ, quan sát, và quan điểm của người khác có thể giúp bạn có những ý tưởng mới và quan điểm mới cho riêng mình". Làm như vậy, sau một thời gian, bạn có thể bắt đầu nhìn nhận bản thân và trải nghiệm chuyện mất việc một cách khác.
Chúng ta có thể toàn tâm toàn ý cống hiến cho công việc. Tuy nhiên, chúng ta còn nhiều thứ hơn là công việc. Mất việc không có nghĩa mất đi con người bạn.
Phiên An (theo Harvard Business Review)
0 notes
Text
Nhà vàng bội thu ngày Thần Tài

Dịch bệnh nhưng khách hàng vẫn nườm nượp đổ đến các tiệm vàng ở cả Hà Nội lẫn TP HCM. Đến chiều, trước một cửa hàng vẫn còn gần trăm người xếp hàng chờ mua.
Theo ghi nhận của VnExpress, cuối giờ chiều ngày vía Thần Tài, các cửa hàng trên phố vàng Trần Nhân Tông, Cầu Giấy... đều đông khách hơn nhiều buổi sáng.
Lúc 16h, khoảng 100 khách hàng đang ngồi chờ trước một cửa hàng vàng ở Cầu Giấy chờ đến lượt giao dịch, đông gấp đôi sáng nay. Ảnh: Anh Tú.
Tại một cửa hàng của một số thương hiệu lớn, khách đều phải xếp hàng chờ hơn nửa tiếng vẫn chưa đến lượt.
15h30 chiều, anh Minh Đức (27 tuổi) cùng bạn đi ba tiệm vàng lớn như DOJI, PNJ, Bảo Tín Minh Châu trên đường Cầu Giấy (Hà Nội) nhưng vẫn chưa mua được nhẫn tròn trơn. "Tôi đến cửa hàng nào cũng được nhân viên báo đã hết nhẫn trơn 1, 2 chỉ. Chỉ còn vàng miếng, nhẫn 5 chỉ hoặc các loại vàng hình trâu, thần tài, âu vàng...", anh Đức nói.

Để được vào ngồi xếp hàng chờ, toàn bộ khách hàng đều phải điền tờ khai báo y tế. Ảnh: Anh Tú.
Một số người đành phải tìm sang các cửa hàng của thương hiệu nhỏ hơn để mua nhẫn trơn hoặc để đỡ phải chờ đợi. Sau gần 2 giờ tìm kiếm, anh Đức đã mua được nhẫn trơn 2 chỉ tại một cửa hàng trên phố Nguyễn Hữu Huân với giá gần 11 triệu đồng. "Nhân viên nói đây là chiếc nhẫn trơn cuối cùng tại cửa hàng", anh chia sẻ.
Theo lý giải của một số khách hàng, họ chuộng nhẫn tròn trơn vừa mua cầu may đầu năm vừa dễ cất giữ, không phụ thuộc theo năm nên họ cho rằng giữ giá hơn.

Bên trong một cửa hàng vàng lúc 21h30 vẫn đông khách tới mua vàng. Ảnh: Quỳnh Trang.
Đến 22h, một số cửa hàng của Phú Quý, PNJ tại Hà Nội đóng cửa do hết hàng. Trong khi đó, một cửa hàng của Bảo Tín Minh Châu trên phố Cầu Giấy vẫn đông khách bên trong. Cửa hàng này cho biết sẽ đón "tới khi hết khách mới nghỉ".
Đại diện Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) xác nhận từ 15h hôm nay, nhiều sản phẩm phục vụ dịp này như vàng Thần Tài nửa chỉ, 2.500 bộ 3 miếng vàng Xuân Phú Quý bản giới hạn... đã hết sạch hàng trên toàn hệ thống trong khi nhu cầu khách mua vẫn rất lớn. "Nhiều khách không mua được miếng vàng tài lộc đã chuyển sang sắm vàng trang sức. Một số cửa hàng vì thế cũng hết mặt dây chuyền Kim Ngưu", vị này nói. Các cửa hàng vẫn tiếp tục mở cửa đến 23h với các sản phẩm khác.

Cửa hàng của một thương hiệu nhỏ chật kín khách tìm mua nhẫn tròn trơn. Ảnh: Anh Tú.
Ghi nhận từ các trung tâm, cửa hàng của DOJI trên toàn quốc, đặc biệt là Hà Nội và TP HCM cho thấy, lượng khách hàng đến giao dịch tới 16h vẫn rất đông. Do nhu cầu rất lớn từ khách hàng nên hệ thống DOJI đang tiếp tục điều chuyển hàng tới các trung tâm để đáp ứng nhu cầu sở hữu một vài chỉ vàng cầu may ngày Thần Tài.
Tại TP HCM, nhận định sức mua giảm mạnh vì dịch bệnh, chủ một tiệm vàng ở Bến Bình Đông, quận 8 cho biết năm nay nhập ít vàng Thần Tài và Kim Ngưu một chỉ. Tuy nhiên, đến cuối buổi sáng, toàn bộ cũng hết sạch. "Giá mỗi miếng cao hơn 180.000-200.000 đồng do tiền công chế tác nhưng khách vẫn rất chuộng", chị này cho hay.
Nhiều tiệm vàng trên đường Nguyễn Hữu Hào, quận 4 (TP HCM) cũng nườm nượp khách vào lúc 18h khiến bãi đỗ xe chật kín chỗ. Nhiều người đành mua vàng nhẫn vì được cửa hàng thông báo hết sạch vàng miếng Thần Tài. Chủ một tiệm vàng nhỏ cho biết, đây là hiện tượng hiếm thấy vì ít có năm nào khách đông kéo dài tới buổi chiều tối và hết cả vàng bán như năm nay.

Tiệm vàng tại quận 4 chật kín khách vào 18h ngày Thần Tài. Ảnh: Phương Đông.
Chia sẻ với VnExpress, bà Nguyễn Thị Kim Oanh, Chủ tịch Công ty Sacombank - SBJ nói: "Chưa năm nào như năm nay, SBJ sản xuất không kịp bán. Từ hôm qua tới nay, khách đến các cửa hàng SBJ ở Hà Nội và TP HCM rất đông với đủ nhu cầu từ số lượng nhỏ lẻ cho đến lớn".
Bà Kim Oanh cho biết, các sản phẩm tượng Thần Tài, linh vật trâu vàng, Tân Sửu Cát Tường, túi lộc, Hồ lô vàng có trọng lượng từ 10 chỉ trở xuống bán rất chạy - có thể nói là "cháy hàng", SBJ phải tăng cường sản xuất thêm sản phẩm để giao hàng cho khách kịp trong ngày.

Cửa hàng của SBJ chật kín khách ngày Thần Tài. Ảnh: SBJ.
Trái với lo lắng ban đầu người dân "ngại" mua vàng do ảnh hưởng Covid-19, lượng khách tới cửa hàng vượt ngoài mong đợi của Chủ tịch SBJ. Bà Oanh cho biết, chưa hết " đợt kinh doanh mùa Thần Tài" nhưng từ hôm qua đến nay, lượng khách ghé cửa hàng cao hơn gấp 5-6 lần so với năm trước. Doanh thu của SBJ chỉ trong hai ngày ước tính đạt 400 tỷ đồng. Mùa Thần Tài năm nay, công ty cũng đã chuẩn bị số lượng vàng tăng 20-30% so với năm trước.
Còn tại các trung tâm của Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI, bà Lê Thị Hiền, Phó tổng giám đốc cho biết, thống kê sơ bộ đến 16h, hàng trăm nghìn sản phẩm đã được bán ra thị trường, đắt khách nhất là dòng đồng tiền vàng Kim Ngưu Phát Lộc và Kim Ngưu Chiêu Tài trọng lượng 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ.
Anh Tú - Quỳnh Trang - Phương Đông
0 notes
Text
Ngành rượu vang Australia bị 'vạ lây' ở Trung Quốc

Nhà sản xuất vang Jarrad White mất gần thập kỷ để xây dựng kinh doanh ở Trung Quốc nhưng căng thẳng giữa nước này và Australia vài tháng qua khiến họ đứng bên bờ vực.
Khó khăn này không phải do chất lượng rượu vang của White được sản xuất ở vườn nho McLaren Vale – một trong những vùng trồng nho hàng đầu Australia. Đây là hệ quả của nhiều tháng căng thẳng ngoại giao giữa Trung Quốc và Australia.
White đã mất vài năm ở Thượng Hải để thiết lập mạng lưới phân phối thương hiệu rượu vang Jarressa Estate của mình cho thị trường Trung Quốc đang bùng nổ - nơi nhu cầu rượu vang ngoại của tầng lớp trung lưu tăng nhanh.
Giữa năm ngoái, hơn 96% rượu vang Jaressa Estate còn được bán tại Trung Quốc, lên đến 7 triệu chai một năm. Tuy nhiên, hồi tháng 11/2020, Bắc Kinh thông báo áp thuế lên rượu vang Australia như một phần của "cuộc điều tra chống bán phá giá" ở Trung Quốc. Theo Chính phủ, cuộc điều tra này được thúc đẩy bởi khiếu nại từ các nhà sản xuất rượu Trung Quốc. Từ đó, White cho biết ông không bán được thêm chai vang nào.
"Nó khiến chúng tôi bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chúng tôi có nhiều nguồn cung cấp phải thanh toán và các đơn đặt hàng đã có kế hoạch phải thay đổi. Nó khiến chúng tôi rơi vào tình huống rất khó xử", White chia sẻ.
Không chỉ White, hàng trăm nhà sản xuất vang Australia đã đầu tư mạnh vào thị trường Trung Quốc cũng đang đối mặt với tương lai không chắc chắn. Theo thống kê của tổ chức Wine Australia, lượng vang xuất khẩu sang Trung Quốc giảm xuống con số 0 trong tháng 12 năm ngoái. Cả năm 2020, tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng này từ Australia sang Trung Quốc giảm 14%, chỉ còn 790 triệu USD.

Khách hàng cầm trên tay chai rượu vang Australia tại một siêu thị ở Hàng Châu hồi tháng 11/2020. Ảnh: CNN.
Tầm quan trọng của Trung Quốc với ngành vang Australia
Australia là quốc gia xuất khẩu rượu vang lớn thứ năm trên thế giới và cũng là quê hương của những vùng rượu vang nổi tiếng hàng đầu thế giới như Barossa Valley và Hunter Valley.
Theo Wine Australia, ngành công nghiệp rượu vang đóng góp đến 35 tỷ USD cho nền kinh tế quốc gia này mỗi năm. Trước tháng 11/2020, Trung Quốc là thị trường rượu vang lớn nhất của Australia. Năm 2019, hơn một phần ba rượu vang của Australia xuất khẩu đến Trung Quốc. Trung Quốc mua 840 triệu USD từ các vườn nho của Australia. Năm đó, lượng rượu vang Australia bán cho Trung Quốc bằng cả Mỹ, Anh và Canada cộng lại.
Theo Alister Purbrick, nhà sản xuất rượu vang thế hệ thứ 4, CEO của Tahbilk Group, Australia đã xây dựng lĩnh vực kinh doanh rượu vang ở Trung Quốc nhiều năm. Tuy nhiên, nó chỉ thực sự phát triển sau khi hai quốc gia ký hiệp định tự do thương mại năm 2015, loại bỏ 14% với rượu vang Australia.
Động thái này khiến một ngày công nghiệp đang phát triển tăng tốc thêm. Giai đoạn 2008 – 2018, xuất khẩu rượu vang đến Trung Quốc tăng từ 73 triệu USD lên hơn 1 tỷ USD. Nhu cầu với rượu vang của Trung Quốc không chỉ có Australia. Pháp vẫn là nhà xuất khẩu hàng đầu tới Trung Quốc, Australia thứ hai, Chile cũng tăng mạnh.
Purbrick cho biết các loại vang đỏ của Australia vẫn phổ biến với người tiêu dùng Trung Quốc, dù gần đây họ cũng bắt đầu chuyển sang vang trăng và vang nổ.
Zheng Li, chủ một công ty rượu vang tại Hàng Châu nghĩ rằng vang Australia đã thành công tại Trung Quốc. Theo quan điểm của ông, nó tốt hơn các loại vang được sản xuất ở những nơi khác và cũng rẻ hơn, chủ yếu nhờ hiệp định tự do thương mại giữa hai quốc gia.
Đồng thời, độ cồn của vang Australia cao hơn cũng hấp dẫn khách hàng Trung Quốc vốn quen sử dụng các loại rượu nặng. Hệ thống nhãn mác của vang Australia cũng dễ hiểu hơn các loại từ châu Âu.
Lee McLean, Giám đốc quan hệ chính phủ của Wine Australia nhận định sự bùng nổ của rượu vang Australia nhắm vào tầng lớp trung lưu ngày càng tăng ở Trung Quốc cũng là kết quả của các chiến dịch quảng cáo.
McLean cho biết một số nhà sản xuất, bán rượu tại Trung Quốc còn được mời đến Australia thăm các vườn nho và nếm thử sản phẩm. Theo Purdick tại Tahbilk Group, một số vườn nho ở Melbourne còn thêm thuê nhân viên phiên dịch tiếng Trung để phục vụ nhóm khách hàng này.
Căng thẳng Trung Quốc - Australia
Trung Quốc đã duy trì các biện pháp để ngăn rượu vang giá rẻ làm ảnh hưởng đến thị trường nội địa. Tuy nhiên, ngành công nghiệp rượu vang Australia tin rằng điều này thực sự liên quan nhiều hơn đến căng thẳng giữa hai nước.
Quan hệ giữa Australia và Trung Quốc bắt đầu xấu đi nhanh hơn hồi tháng 4 năm ngoái sau khi Thủ tướng Scott Morrison kêu gọi một cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc của Covid-19. Điều này khiến Bắc Kinh rất tức giận. Thậm chí, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn cho rằng phát ngôn của ông Morrison là "vô trách nhiệm".
"Có thể những người dân Trung Quốc sẽ hỏi tại sao chúng ta lại uống rượu vang Australia? Ăn thịt bò Australia", người phát ngôn này nói với Australian Financial Review. Ngay sau đó, các mặt hàng của Australia như gỗ, thịt bò, một số loại than và cuối cùng là rượu vang gặp khó khi vào thị trường Trung Quốc.
Tháng 8/2020, Trung Quốc phát động cuộc điều tra chống bán phá giá với rượu vang Australia. Đến tháng 11, mặt hàng này bị áp thuế 212% và đến nay vẫn chưa rõ thuế quan được áp dụng đến thời điểm nào.
Trước khi bị Trung Quốc áp thuế, ngành công nghiệp rượu vang Australia cũng đã phải đối mặt với một năm khó khăn. Một chuỗi thiên tai đã khiến các vườn nho tại nước này giảm 40% sản lượng nửa đầu năm 2020. Tiếp đến là đại dịch khiến lượng đơn đặt hàng từ các quốc gia khác trên toàn cầu cũng giảm. "Hai tác động này vẫn quá nhỏ so với ảnh hưởng từ chính sách thuế của Trung Quốc", Purdick đánh giá.

Alister Purbrick, CEO Tahbilk Group bước đi trên cánh đồng nho ở Victoria, Australia tháng 2/2020. Ảnh: CNN
Hiện tại, các nhà sản xuất rượu vang Australia phải tìm lối đi mới, giảm sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Một số đang đặt hy vọng vào Ấn Độ, hoặc các thị trường nhỏ hơn như Kazakhstan và Uzbekistan. Bên cạnh đó một hiệp định thương mại tự do với Vương quốc Anh sau Brexit cũng có thể mở ra cơ hội giảm thuế với rượu vàng Australia vào thị trường này.
Dù vậy, việc tìm kiếm khách hàng quốc tế vào năm đại dịch vẫn rất thách thức. Một số nhà sản xuất vẫn mong căng thẳng giữa Australia – Trung Quốc sẽ được giải quyết, dù có thể dài hơn một năm.
Tuy nhiên, Purbrick đánh giá kể cả khi thuế quan được nới lỏng, ngành rượu vang Australia vẫn sẽ phải không được phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc hoặc bất kỳ thị trường quốc tế nào.
"Chúng ta có thể rút ra những bài học kinh nghiệm rất đáng quý từ tình cảnh hiện tại. Chúng ta phải làm thế nào để đồng hành lâu dài cùng một thị trường, khách hàng mà khi nó sụp đổ cũng không thể kéo theo mình", ông nói.
Tú Anh (theo CNN)
0 notes
Text
Người Sài Gòn đổ đi mua vàng 'đông ngoài mong đợi'

Trái với lo lắng ban đầu người dân "ngại" mua vàng do ảnh hưởng Covid-19, lượng khách tới cửa hàng vượt ngoài mong đợi của lãnh đạo một doanh nghiệp vàng.
Cảnh chen chúc cũng xảy ra tại tiệm vàng Mi Hồng (quận Bình Thạnh). Các lối đi đều chật ních, khách phải len lỏi giữa dòng người để chọn mẫu và thành toán.
Nhận định sức mua giảm mạnh vì dịch bệnh, chủ một tiệm vàng ở Bến Bình Đông, quận 8 cho biết năm nay nhập ít vàng Thần Tài và Kim Ngưu một chỉ. Tuy nhiên, đến cuối buổi sáng, toàn bộ cũng hết sạch. "Giá mỗi miếng cao hơn 180.000-200.000 đồng do tiền công chế tác nhưng khách vẫn rất chuộng", chị này cho hay.
0 notes