Tumgik
nganhkhachsan · 4 years
Text
Tất tần tật về cách tính định biên nhân sự khách sạn
Cách tính định biên nhân sự khách sạn? Nếu bạn còn xa lạ với khái niệm này thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây của chúng tôi. Để có thể hiểu rõ hơn về khái niệm này nhé.
Định biên nhân sự là gì?
Được dựa theo thuật ngữ trong kinh doanh khách sạn thì định biên nhân sự là xác định cơ cấu nguồn nhân sự  về số lượng và chất lượng. Chúng cần cho quá trình hoạt động, vận hành khách sạn. Nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất. Trong việc quản lý nhân sự của khách sạn, định biên nhân sự là yếu tố quyết định đến chính sách tuyển dụng và hoạch định nguồn lực của khách sạn đó.
Việc định biên nhân sự có vai trò rất quan trọng trong quản trị và sử dụng nguồn nhân lực. Vậy điều kiện để định biên nhân sự bao gồm những yếu tố nào?
[caption id="attachment_1504" align="aligncenter" width="1400"]
Nhân sự khách sạn[/caption]
Điều kiện để định biên nhân sự
Đối với công ty
+ Định hướng chiến lược phát triển rõ ràng.
+ Có kế hoạch kinh doanh cụ thể với ngân sách và các  chiến lược thay đổi.
Đối với cấp bộ phận
+ Xác định được hệ thống vị trí, nhiệm vụ và quyền hạn công việc.
+ Xác định được tần suất các nhiệm vụ và quy trình thực hiện công việc một cách tương đối.
+ Xác định được kỳ vọng về mức độ thành thạo và ước lượng được kết quả đầu ra của các vị trí.
+ Nắm rõ về mức độ ứng dụng tự động hóa trong thực thi công việc và hệ thống dữ liệu quản lý.
Các nguyên tắc để định biên nhân sự
Việc định biên nhân sự thường không có một công thức nhất quán nào, thay vào đó sẽ dựa vào 3 nhóm nguyên tắc sau:
Các nguyên tắc về tỷ lệ tương quan
- Tỉ lệ tăng/giảm so với năm trước tương ứng với tương quan tăng/giảm của mức doanh thu. Ví dụ: Doanh thu năm tăng 30% thì định biên tăng 20%.
- Tương quan giữa nhóm vị trí trực tiếp với vị trí gián tiếp. Ví dụ: Trực tiếp vs gián tiếp là 65% và 35%, Quản lý với nhân viên là 15% – 85%.
- Tương quan giữa ngân sách cho các nhóm quản lý và nhân viên, gián tiếp và trực tiếp. Ví dụ: Chi phí/doanh thu = 78%. Quỹ lương quản lý và nhân viên = 22% – 78%.
[caption id="attachment_1505" align="aligncenter" width="1536"]
Nhân viên khách sạn[/caption]
Các nguyên tắc về định mức lao động
- Theo khối lượng. Ví dụ: 30 sản phẩm/ca/người,15 khách hàng phục vụ/ngày
- Theo hệ chỉ tiêu hệ suất. Ví dụ: Tập hợp các chỉ tiêu doanh thu (100 tỉ) và số lượng khách hàng/năm.
- Theo thông lệ thao tác nghề nghiệp. Ví dụ: Số lượng thực hiện giao dịch/ngày.
- Theo đối tượng phục vụ. Ví dụ: 1 nhân viên nhân sự tương ứng với 60 người trong công ty.
Các nguyên tắc về tần suất và thời lượng
- Dựa vào cơ cấu chức danh, tần suất và thời lượng thực hiện nhiệm vụ. Ví dụ: Nhân viên Kế toán chi phí bao gồm nhiệm vụ như kiểm tra chứng từ, hạch toán, thanh toán – hàng ngày, 100 chứng từ/ngày; lập báo cáo mỗi tháng, mỗi ngày; làm việc với thanh tra thuế cuối mỗi quý; hoàn thiện các chứng từ thanh toán cuối mỗi năm, 20 ngày.
Trên đây là cách tính định biên nhân sự khách sạn mà bạn cần biết. Nhân viên khách sạn chuyên nghiệp kèm thiết bị khách sạn chất lượng sẽ là điểm cộng cho khách hàng quay lại khách sạn. Chính vì vậy hãy trang bị cho khách sạn những thứ tốt nhất và cần thiết nhất nhé.
Xem thêm tại: Công việc của giám đốc điều hành khách sạn gồm những gì?  
Coi bài nguyên văn tại : Tất tần tật về cách tính định biên nhân sự khách sạn
source https://nganhkhachsan.com/cach-tinh-dinh-bien-nhan-su-khach-san/
0 notes
nganhkhachsan · 4 years
Text
Công việc của giám đốc điều hành khách sạn gồm những gì?
Bạn có tò mò công việc của giám đốc điều hành khách sạn? Nếu có hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé.
Công việc của giám đốc điều hành khách sạn gồm những gì?
Xây dựng ngân sách, kế hoạch kinh doanh khách sạn.
Nắm bắt thông tin kinh doanh khách sạn trong và ngoài nước…
Giám sát và thực hiện các kế hoạch tiếp thị và quản lý doanh thu kinh doanh khách sạn.
Tối đa hóa doanh thu và lợi nhuận
Tối đa hóa doanh thu dịch vụ an uống
Giám sát việc cung cấp các dịch vụ cho khách. Nhằm đảm bảo chất lượng và chăm sóc khách hàng.
Trực tiếp kiểm tra phòng và VIP set up cho khách VIP 4 trở lên.
Trực tiếp tổ chức đón tiếp, tiễn đưa và thăm hỏi khách VIP 4 trở lên trong thời gian khách nghỉ tại khách sạn.
Đảm bảo chất lượng sản phẩm và tiêu chuẩn dịch vụ được duy trì  trong khách sạn. Thiết lập và duy trì bảo dưỡng để bảo vệ các tài sản vật chất, thiết bị khách sạn.
Lập kế hoạch và đề xuất sửa chữa, nâng cấp trang thiết bị nội thất theo đúng cấp hạng khách sạn, quy mô khách sạn, tiêu chuẩn khách sạn.
[caption id="attachment_1500" align="aligncenter" width="960"]
Giám đốc điều hành khách sạn[/caption]
Kiểm tra công tác an ninh bảo vệ, phòng chống cháy nổ. Tạo môi trường thân thiện, an toàn cho khách và nhân viên khách sạn.
Kiểm tra công tác vệ sinh an toàn thực phẩm.
Xây dựng cơ cấu tổ chức và kế hoạch tiền lương phù hợp với kế hoạch kinh doanh.
Thiết lập và duy trì chức năng quản lý nguồn nh��n lực.
Tạo môi trường làm việc tích cực cho tất cả nhân viên.
Xây dựng quy chế về thưởng phạt cho CBNV. Nhằm tạo không khí thi đua, tăng năng suất lao động.
Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, ngoại ngữ. Nhằm đáp ứng yêu cầu phục vụ khách và quy hoạch cán bộ cho từng bộ phận.
Chăm lo đời sống tinh thần, vật chất cho CBNV Khách sạn.
Phát triển và duy trì mối quan hệ với chính quyền, cơ quan chức năng và cộng đồng địa phương.
Hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm thực hiện các quy định, nội quy đã được phê duyệt.
Tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, phối hợp thanh tra. Thực hiện phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và các hành vi vi phạm pháp luật hoặc nội quy lao động.
Yêu cầu đối với giám đốc điều hành khách sạn
Theo số lượng công việc giám đốc điều hành khách sạn đã kể trên  thì yêu cầu người ở vị trí này cần có bằng tốt nghiệp Cao đẳng/ Đại học các ngành kinh tế, tài chính, marketing, quản trị kinh doanh, có kinh nghiệm ở vị trí tương đương.
Bên cạnh đó, yêu cầu người ở vị trí này có kỹ năng tổ chức, lập kế hoạch, quản lý, lãnh đạo, huấn luyện nhân viên tốt. Kỹ năng điều hành nhân sự, giao tiếp tiếng Anh thành thạo. Sử dụng tốt vi tính văn phòng. Hoạt bát, năng động, trung thực, cầu tiến…
Đây là một vị trí cao, đòi hỏi nhiều yếu tố từ một nhà quản lý. Chính vì vậy cần trau dồi kiến thức cũng những kỹ năng cần thiết để quản lý khách sạn.
Muốn khách sạn phát triển thì tầm hiểu biết của nhà quản lý cũng phải rộng mở. Chúc các bạn kinh doanh khách sạn thành công nhé.
>>> Xem thêm tại: Điều hành khách sạn hiệu quả không phải ai cũng biết
Coi thêm tại : Công việc của giám đốc điều hành khách sạn gồm những gì?
source https://nganhkhachsan.com/cong-viec-cua-giam-doc-dieu-hanh-khach-san/
0 notes
nganhkhachsan · 4 years
Text
Điều hành khách sạn hiệu quả không phải ai cũng biết
Điều hành khách sạn không phải là công việc đơn giản. Để quản lý điều hòa khách sạn đòi hỏi chủ khách sạn phải có kiến thức, kỹ năng, sự hiểu biết,… Bởi vậy, quản lý khách sạn luôn cần có sự mạo hiểu và có những chiến lược cụ thể. Mới có thể thu hút khách hàng, tăng thu nhập cho khách sạn.
Quản lý khách sạn là gì?
Quản lý hay điều hành khách sạn được hiểu là quá trình, công việc quản lý và tổ chức các hoạt động, dịch vụ của khách sạn. Nhằm phục vụ các khách hàng đăng kí dịch vụ lưu trú. Sao cho hoạt động kinh doanh hợp lý nhất và đạt hiệu quả cao nhất.
Quản lý khách sạn bao gồm các công việc như quản lý phòng, quản lý nhân viên, quản lý cơ sở vật chất, thiết bị khách sạn, quản lý khách hàng, giao tiếp với khách hàng, chuẩn bị sự kiện,giải quyết rủi ro, hoạch định chiến lược, kế hoạch kinh doanh của khách sạn trong ngắn hạn và dài hạn…
[caption id="attachment_1493" align="aligncenter" width="800"]
Điều hành khách sạn[/caption]
Công việc trong vị trí quản lý khách sạn rất đa dạng. Chính vì vậy  yêu cầu người quản lý khách sạn phải có khả năng đảm nhận và linh hoạt, xử lý được mọi tình huống có thể sảy ra.
Cách quản lý khách sạn hiệu quả
Không có lý thuyết hay phương pháp cụ thể nào cho việc quản lý, điều hành khách sạn. Mỗi một chủ đầu tư, một người quản lý có cách quản lý khác nhau. Dựa trên những kinh nghiệm tích lũy và những bí quyết riêng để có thể điều hành khách sạn một cách hiệu quả nhất.
Dưới đây là một số kinh nghiệm cần thiết mà người quản lý nên áp dụng trong việc quản lý khách sạn.
Quản lý nhân sự
Nhân viên khách sạn là yếu tố tác động trực tiếp đến thành công trong kinh doanh. Chính vì vậy làm sao để có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp cùng sự sắp xếp cân đối và hợp lý là điều mà các nhà quản lý cần quan tâm.
Đội ngũ nhân viên phải đầy đủ, chuyên nghiệp mới không làm giảm chất lượng dịch vụ của khách sạn. Như chúng ta đã biết, kinh doanh khách sạn phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố du lịch. Bởi vậy, nó sẽ có những sẽ biến động lớn theo mùa.
Chủ đầu tư phải đánh giá, nắm bắt và dự đoán trước được tình hình. Để có sự chuẩn bị nhân sự phù hợp nhất. Đội ngũ nhân  viên trong khách sạn phải có sự đánh giá, chọn lọc để có thể giữ lại ở khách sạn. Sau đó là kỹ năng phân chia, điều phối nhân viên cho từng bộ phận, từng vị trí phù hợp. Để năng lực của họ có thể phát huy một cách tốt nhất.
[caption id="attachment_1494" align="alignnone" width="800"]
Quản lý khách sạn[/caption]
Khai thác tối đa mọi tài nguyên
Tận dụng, khai thác tối đa tài nguyên trang thiết bị của khách sạn. Nhiều người quản lý đã lựa chọn giải pháp ứng dụng các phần mềm quản lý khách sạn chuyên biệt và tổng thể. Đồng bộ tại tất cả các bộ phận phòng ban của khách sạn.
Điều này giúp cho quá trình hoạt động kinh doanh của khách sạn diễn ra một cách nhịp nhàng. Bên cạnh đó còn giúp tiết kiệm nhiều thời gian. Mà độ chính xác lại cao. Đem lại hiệu quả cao nhất, giảm thiểu nhiều chi phí phát sinh. Tận dụng tối đa giá trị tài nguyên cơ sở hạ tầng trong khách sạn của họ.
Nắm bắt xu hướng thị trường
Hoạch định được kế hoạch chiến lược mục tiêu là trong số các yêu cầu tiên quyết. Đòi hỏi người quản lý phải làm tốt mới có thể duy trì sự ổn định và phát triển của một khách sạn. Kế hoạch chiến lược mục tiêu cần được đưa ra trong ngắn hạn, trung hạn và cả dài hạn.
>>> Xem thêm tại: Chiến lược giá cho khách sạn giúp tăng doanh thu trong năm 2020
  Đọc nguyên bài viết tại : Điều hành khách sạn hiệu quả không phải ai cũng biết
source https://nganhkhachsan.com/dieu-hanh-khach-san/
0 notes
nganhkhachsan · 4 years
Text
Chiến lược giá cho khách sạn giúp tăng doanh thu trong năm 2020
Kinh doanh khách sạn là xu hướng kinh doanh thịnh hành nhất hiện nay. Bởi ngành du lịch phát triển kéo theo ngành dịch vụ lưu trú cũng tăng cao. Nhưng trong kinh doanh luôn đòi hỏi phải có chiến lược giá cho khách sạn. Nhờ có những chiến lược mà khách sạn sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn. Từ đó giúp tăng doanh thu cho khách sạn.
Hãy thử tham khảo chiến lược giá khách sạn dưới đây để có thể chọn cho khách sạn của bạn chiến lược thích hợp nhất nhé.
Chiến lược giá trong kinh doanh khách sạn
Giá theo phân khúc khách hàng
Chiến lược đầu tiên được kể đến cũng như được rất nhiều khách sạn sử dụng phổ biến chính là định hoạch giá theo phân khúc. Khách sạn sẽ nghiên cứu thị trường và cung cấp dịch vụ với các mức giá khác nhau cho các loại khách hàng khác nhau.
Trên thị trường kinh doanh khách sạn , giá cho các phân khúc doanh nghiệp có thể thấp hơn. Hoặc khách sạn có thể có những ưu đãi, chiến lược cho một số phòng nhất định hoặc một số bữa ăn nhất định.
Hoặc khách sạn có thể bán nhiều phòng cho các đại lý du lịch với mức giá thấp hơn. Bởi vậy đại lý du lịch có thể bao gồm các phòng trong các gói.
[caption id="attachment_1489" align="aligncenter" width="950"]
Chiến lược Marketing trong khách sạn[/caption]
Chiến lược ngang giá
Chiến lược ngang giá liên quan đến việc duy trì tỷ lệ phù hợp cho cùng một sản phẩm, trên tất cả các kênh phân phối trực tuyến.
Khi áp dụng chiến lược  này vào kinh doanh khách sạn nó sẽ mang đến sự rõ ràng, minh bạch cho khách hàng. Đây cũng là phương pháp giúp khách sạn của bạn đẩy nhanh chiến dịch marketing thông qua các kênh OTA.
Nhưng đây cũng là điều thách thức trong kinh doanh. Bởi kênh OTA tính phí hoa hồng. Trong khi tính lãi suất thấp có thể đắp vào doanh thu. Từ đó khách sạn sẽ kiếm được lợi nhuận thông qua các đặt phòng trực tiếp.
>>> Xem thêm tại: Quản lý khách sạn bằng phần mềm access
Chiến lược thời gian lưu trú (LOS)
Khách sạn có thể áp dụng chiến lược thoi8wf gian lưu trú cho khách sạn của mình. Giá cả có thể thay đổi, tùy chỉnh theo thời gian mà khách hàng đặt phòng. Nếu nhu cầu vượt xa nguồn cung, khách sạn có lợi khi thực hiện quy tắc buộc khách hàng phải giữ một số ngày tối thiểu khi đăng kí dịch vụ lưu trú. Nếu khách sạn áp dụng chiến lược như vậy thì có teher điều chỉnh giá thấp hơn. Hoặc khi nhu cầu thấp hơn, khách sạn có thể khuyến khích khách ở lại lâu hơn bằng cách cung cấp cho họ mức giá thấp hơn.
[caption id="attachment_1488" align="aligncenter" width="720"]
chiến lược giá khách sạn[/caption]
Chiến lược giá theo gói (package)
Để tối đa hpas doanh thu trong kinh doanh chủ khách sạn có thể tạo ra các gói. Các gói dịch vụ này yêu cầu khách hàng trả nhiều hơn tiền phòng. Nhưng khách lại được sử dụng các sản phẩm dịch vụ  đi kèm như bữa ăn, vé chơi golf, spa ....
Trong các gói, giá phòng có thể thấp hơn khi bán đơn lẻ. Nhưng ngược lại khách sạn có thể bù lại  để bán được nhiều sản phẩm dịch vụ cùng một lúc.
Chiến lược giá dựa trên dự báo
Để đưa ra được chiến lược giá cho khách sạn cần nắm vững đặt giá dựa trên dự báo. Nghĩa là giá phòng khách sạn sẽ được tính dựa vào dự báo nhu cầu trong tương lai theo mùa, theo điều kiện thời tiết...
Nhất là khi vào mùa du lịch, mùa cao điểm, nhu cầu của khách sẽ tăng cao. Dẫn đến nhu cầu đặt phòng lớn nên giá phòng cao hơn. Hoặc vào mùa thấp điểm giá sẽ thấp hơn. Thực hiện tốt chiến lược này sẽ giúp khách sạn tối đa hóa doanh thu, tăng doanh thu một cách nhanh chóng.
Nếu có thể áp dụng thành công chiến lược giá trong khách sạn thì tương lai không xa doanh thu 2020 của bạn sẽ tăng nhanh. Chính vì vậy hãy chọn chính xác cho khách sạn chiến lược hợp nhất để có chiến lược quản lý khách sạn hiệu quả nhé. Chúc các bạn kinh doanh khách sạn thành công.
Tham khảo bài gốc ở : Chiến lược giá cho khách sạn giúp tăng doanh thu trong năm 2020
source https://nganhkhachsan.com/chien-luoc-gia-cho-khach-san/
0 notes
nganhkhachsan · 4 years
Text
Ưu điểm của bếp điện công nghiệp mà chủ đầu tư chưa biết
Nhiều nhà hàng khách sạn lựa chọn bếp điện cho không gian bếp nhà hàng. Chính vì vậy bài viết hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ đến các bạn một số thông tin bổ ích về bếp điện công nghiệp nhà hàng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé.
Ưu điểm của bếp điện công nghiệp
Các chủ đầu tư nhà hàng, khách sạn luôn quan tâm đến ưu điểm và giá thành của sản phẩm. Chính vì vậy, bếp điện công nghiệp chính là sự lựa chọn chính xác nhất cho thiết bị bếp - nhà hàng lúc này. Chúng ta sẽ đi tìm hiểu xem ưu điểm mà bếp điện công nghiệp gồm có những gì nhé.
Thời gian nấu chín thức anh nhanh chóng
Tiết kiệm chi phí và thân thiện với môi trường
Bếp điện công nghiệp được thiết kế dựa theo dây chuyền công nghệ tiên tiến, bền đẹp và sang trọng.
Có nhiều kích cỡ, mẫu mã, màu sắc đa dạng.
Tiện lợi và hài hòa cho không gian bếp nhà hàng.
Giảm lượng công việc trong bếp, giúp nấu nướng thêm dễ dàng.
Với nhiều loại bếp thì giá cả cũng có nhiều cạnh tranh. Mức giá phù hợp với nhiều đối tượng nhà hàng.
[caption id="attachment_1481" align="aligncenter" width="800"]
Bếp điện công nghiệp[/caption]
Tiêu chí chọn mua bếp điện công nghiệp là gì?
Chất lượng cao
Chất lượng là tiêu chí đầu tiên mà chủ đầu tư quan tâm đến sản phẩm trong bếp. Sản phẩm chất lượng thường được sản xuất từ các thương hiệu uy tín, có kinh nghiệm. Vì thế, chủ đầu tư cần tham khảo và cân nhắc lựa chọn chất lượng sản phẩm của các thương hiệu khác nhau. Từ đó chủ đầu tư có thể xem xét để lựa chọn mẫu sản phẩm phù hợp nhất.
Dễ vận hành
Quá trình sử dụng bếp yêu cầu việc sử dụng phải đơn giản, tiện lợi. Có hệ thống nút điều khiển đơn giản, dễ thao tác là cực kì quan trọng. Bạn nên chọn bếp có hệ thống điều khiển lớn, nhạy bén để có thể sử dụng linh hoạt.
Giá cả sản phẩm
Với các thương hiệu khác nhau, mẫu mã khác nhau sẽ có giá thành khác nhau. Bởi vậu bạn cần phải chọn sản phẩm có mức giá phù hợp với tiêu chí. Có như vậy, bạn mới có thể dễ dàng tìm được sản phẩm thích hợp với yêu cầu.
>>> Xem thêm tại: Tư vấn thiết kế bếp khách sạn đúng tiêu chuẩn
Lợi ích về hiệu suất của bếp điện công nghiệp
Nhanh hơn
Sử dụng điện để nấu ăn giúp quá trình nấu nướng nhanh hơn nhiều. Thực tế cho thấy là nhờ vào năng lượng được chuyển giao trong kim loại trực tiếp. Với ngành dịch vụ ăn uống thì thời gian luôn tạo được thuận lợi trong kinh doanh, nó đóng ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Cooler
Phạm vi điện và khí truyền thống lãng phí khoảng 50% nhiệt mà chúng tạo ra. Là nguyên nhân khiến cho các nhà hàng trở nên đắt đỏ khi nói đến chi phí. Nhưng nếu chủ đầu tư sử dụng cảm ứng điện, nhiệt được tạo ra trong chảo chính nó thì sẽ không có nhiệt xung quanh được tạo ra trong quá trình này.
[caption id="attachment_1482" align="alignnone" width="800"]
bếp điện công nghiệp nhà hàng[/caption]
  Sạch hơn
Công việc làm sạch bếp cũng đơn giản hơn nhiều so với các loại bếp khác. Giúp tiết kiệm thêm thời gian và công sức. Tất cả những gì bạn phải làm là lau sạch nó bằng một miếng vải ẩm và sau đó lau khô một lần nữa là được.
An toàn hơn
Sử dụng loại bếp điện này sẽ an toàn hơn nhiều vì không có nguồn nhiệt bức xạ, cuộn nóng đỏ hoặc ngọn lửa mở có thể đốt cháy các vật liệu dễ cháy hoặc khói.
Xem nguyên bài viết tại : Ưu điểm của bếp điện công nghiệp mà chủ đầu tư chưa biết
source https://nganhkhachsan.com/bep-dien-cong-nghiep/
0 notes
nganhkhachsan · 4 years
Text
Nghiệp vụ buồng phòng khách sạn là gì? Học ở đâu?
Để trở thành một nhân viên buồng phòng chuyên nghiệp đòi hỏi bạn phải hiểu và nắm rõ được nghiệp vụ buồng phòng. Vậy nghiệp vụ buồng phòng khách sạn là gì? Nên học ở đâu? Qua bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn tìm câu trả lời. 
Nghiệp vụ buồng phòng khách sạn là gì?
Đó là những quy trình, thao tác phục vụ cho mục đích mang lại trải nghiệm lưu trú tại phòng tốt nhất của du khách.
Cũng giống như nghiệp vụ lễ tân hay nghiệp vụ phục vụ bàn, công việc này cũng rất đa dạng, dàn trải đều với từng giai đoạn khách ở (khách chưa nhận phòng, khách đang ở tại phòng, khách đã rời khỏi phòng) với nhiều mục đích khác nhau. 
Những nghiệp vụ khách sạn cụ thể
Các nghiệp vụ mà một nhân viên buồng phòng cần phải nắm rõ cụ thể như sau:
-          Thao tác dọn giường cho khách, sắp xếp chăn gối, trải drap giường chuẩn xác, bố trí các vật dụng gọn gàng, bắt mắt
-          Chuẩn bị và sử dụng các trang thiết bị, công cụ, dụng cụ như xe đẩy chứa vật dụng cần thiết, máy hút bụi,...
-          Phân loại và cách sử dụng hóa chất để vệ sinh buồng ngủ, phòng tắm của khách dựa trên độ tẩy rửa, mùi hương
-          Giải quyết các tình huống như khách treo biển “xin đừng làm phiền” quá thời gian quy định, khách muốn đổi phòng, khách mất đồ, hỏa hoạn,...
Học nghiệp vụ khách sạn ở đâu?
Muốn trở thành một nhân viên buồng phòng chuyên nghiệp thì chắc chắn bạn phải trang bị cho mình nghiệp vụ thật tốt. Ngoài việc học hỏi từ thực tế, việc tìm kiếm một địa chỉ để học hỏi là điều cần thiết.
Bạn nên tìm hiểu xem trung tâm đào tạo ấy có thật sự uy tín hay không? Chất lượng cơ sở vật chất ở đó như thế nào? Những lợi ích mà học viên sẽ được nhận khi theo học tại đây là gì? Ai sẽ là người trực tiếp đứng lớp đào tạo học viên?...
Nếu bạn có mong muốn được trở thành một nhân viên buồng phòng xuất sắc, được làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp thì bạn đừng ngần ngại tìm hiểu trung tâm đào tạo nghiệp vụ khách sạn uy tín để gửi gắm niềm tin. Chúc các bạn thành công!
              Xem bài nguyên mẫu tại : Nghiệp vụ buồng phòng khách sạn là gì? Học ở đâu?
source https://nganhkhachsan.com/nghiep-vu-buong-phong-2/
0 notes
nganhkhachsan · 4 years
Text
Công việc của một nhân viên buồng phòng khách sạn là gì?
Nhân viên buồng phòng được đánh giá là bộ phận quan trọng không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của khách sạn, là một trong những yếu tố tác động trực tiếp đến vấn đề doanh thu và lãi suất của khách sạn. Và có phải khi đọc đến đây bạn cũng đang nóng lòng muốn biết công việc cụ thể của bộ phận này là gì? Bạn hãy đọc tiếp phần sau của bài viết để tìm cho mình câu trả lời nhé!
Nhân viên buồng phòng chịu trách nhiệm vệ sinh phòng ốc cho khách sạn
Đây là công việc chính của nhân viên buồng phòng, họ là những người chịu trách nhiệm đảm bảo mang đến cho khách hàng một không gian sạch sẽ, gọn gàng và thơm mát. Họ cũng chính là người thường xuyên kiểm tra tình trạng hoạt động của các trang thiết bị, đồ dùng trong phòng để kịp thời xử lý nếu có vấn đề.
Bắt đầu mỗi ca làm việc, bộ phận này sẽ được nhân viên giám sát giao cho một số lượng phòng nhất định để làm việc. Công việc chính thức bắt đầu sau khi họ ký nhận chìa khóa phòng, chìa khóa kho và chuẩn bị đầy đủ những vật dụng cần thiết cho xe làm phòng và đẩy đi làm việc. Thông qua thái độ làm việc mà khách hàng sẽ đánh giá được chất lượng, trình độ và sự mến khách của nhân viên phục vụ nói riêng và thương hiệu khách sạn nói chung. Từ đó sẽ tác động đến việc hấp dẫn khách hàng, làm thay đổi lợi nhuận khách sạn.
Báo cáo tình trạng hoạt động của tất cả các thiết bị trong phòng
Song song với quá trình vệ sinh phòng, nhân viên buồng phòng cũng sẽ đồng thời kiểm tra toàn bộ những thiết bị có sẵn trong phòng như: tivi, tủ lạnh, điều hòa,... Mục đích của việc làm ấy là để nắm rõ được tình trạng hoạt động của chúng, đảm bảo mọi thứ đều ổn, và nếu chẳng may có vấn đề thì cũng kịp thời khắc phục.
Sau khi khách trả phòng, họ cũng phải cẩn thận kiểm tra lại tất cả thiết bị để báo cáo với cấp trên khi có hư hỏng hoặc mất mát do khách hàng gây ra.
Báo cáo quản lý buồng phòng khi nhận được đồ thất lạc của khách
Khi nhân viên dọn phòng phát hiện khách hàng có để quên đồ đạc, tài sản cá nhân thì phải lập tức báo cáo lên trưởng bộ phận để kịp thời có cách giải quyết, liên lạc để trả lại cho khách hàng.
Nhân viên buồng phòng là người chịu trách nhiệm xây dựng và đảm bảo cho khách sạn 
Nếu bộ phận lễ tân được xem là “gương mặt đại diện” cho khách sạn, thì nhân viên buồng phòng chính là những người đảm bảo mang đến cho khách hàng những hình ảnh đẹp đẽ và trọn vẹn nhất trong khoảng thời gian lưu trú. 
Bởi phần lớn khách hàng trong thời gian lưu trú đều mong muốn có được một không gian riêng tư phù hợp với nhu cầu nghỉ ngơi của họ. Và không ai khác ngoài nhân viên buồng phòng chính là người chịu trách nhiệm về điều đó. Chỉ cần mắc một lỗi nhỏ trong căn phòng, lập tức khách sạn sẽ để lại ấn tượng xấu trong lòng khách hàng, ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận của khách sạn. 
Nếu khách sạn có được đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, luôn tận tâm với công việc thì chắc chắn sẽ để lại cho khách hàng những ấn tượng tốt đẹp, hấp dẫn họ trở lại vào những lần sau. 
Hy vọng sau khi đọc xong bài viết này bạn đã có được cái nhìn khách quan và toàn diện về công việc của nhân viên buồng phòng khách sạn, giúp những người quản lý có thể xây dựng kế hoạch để phát triển chất lượng khách sạn của mình. Chúc các bạn thành công! 
    Coi thêm ở : Công việc của một nhân viên buồng phòng khách sạn là gì?
source https://nganhkhachsan.com/nhan-vien-buong-phong-khach-san-3/
0 notes
nganhkhachsan · 4 years
Text
Chuyên gia nói gì về nghiệp vụ buồng phòng trong khách sạn 5 sao
Nghiệp vụ buồng phòng được đánh giá là yếu tố quan trọng, chiếm 60% tổng doanh thu của khách sạn. Cũng chính vì điều đó nên ngày càng có nhiều ứng viên muốn trở thành một nhân viên buồng phòng khách sạn chuyên nghiệp. Vậy nếu lựa chọn ngành nghề này, bạn sẽ phải đáp ứng những điều kiện gì, cơ hội thăng tiến như thế nào? Hãy lắng nghe chia sẻ của của chuyên gia về lĩnh vực này nhé!
Chị Nguyễn Bích Nhung - quản lý khối lưu trú khách sạn Hilton Hanoi Opera, đã chân thành chia sẻ về câu chuyện nghề của mình.
Vốn không phải là một người có ý định sẽ “đầu quân” cho lĩnh vực nhà hàng, khách sạn ngay từ đầu, chị Bích Nhung cũng chỉ “bén duyên” một cách tình cờ. Đó là vào thời điểm chị tốt nghiệp đại học nhưng chưa có định hướng công việc rõ ràng cho bản thân, đúng lúc có một khách sạn quốc tế 4 sao đầu tiên tại Hạ Long – quê hương chị đăng tuyển nhân viên để chuẩn bị mở cửa hoạt động. Tò mò về môi trường làm việc quốc tế, muốn thử sức xem khả năng mình đến đâu nên chị đã ứng tuyển và may mắn trúng tuyển.
Ban đầu cũng là khoảng thời gian chị phải tự mình đối mặt với những mới lạ, vượt qua nhiều khó khăn, cũng đã không dưới một lần chị có ý định chấp nhận là kẻ thua cuộc. Nhưng kỳ lạ là chị lại hành động ngược lại với suy nghĩ ấy, cứ bền bỉ cố gắng theo đuổi từng ngày. “Lâu dần mình cảm thấy công việc trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều, và rồi tình yêu nghề nảy nở từ bao giờ mình không rõ, chỉ biết rằng mình không đủ can đảm để từ bỏ mà mong muốn được gắn bó và phát triển sự nghiệp với ngành công nghiệp không khói này”, nữ chuyên gia cho biết.
Chia sẻ về công việc của mình, chị Bích Nhung nói, thành thật mà cảm nhận thì nghề buồng phòng khá vất vả. Bởi đây chính là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá thương hiệu của khách sạn, đẳng cấp của chủ đầu tư. Môi trường sạch sẽ, thái độ nhân viên nhiệt tình, hiếu khách,... chính là những yếu tố hàng đầu quyết định thành công hoạt động kinh doanh của khách sạn. Thế nên người ta mới nói, ở đâu có đội ngũ nhân viên buồng phòng chuyên nghiệp thì ở đó có lợi thế cạnh tranh vượt trội. Điều đó như lần nữa khẳng định lại "sức mạnh" của nghiệp vụ buồng phòng khách sạn. 
Tuy không trực tiếp nhận thông tin và làm việc với khách hàng như lễ tân hay những bộ phận khác, nhưng nhân viên buồng phòng lại là những người phải chịu rất nhiều áp lực công việc. Vì sao ư? Bởi chỉ cần một sơ suất nhỏ, khiến khách hàng không hài lòng là bạn đang trực tiếp khiến lợi nhuận của khách sạn giảm sút.
Nói như vậy không có nghĩa là công việc này chỉ toàn là mệt mỏi, ngược lại nó cũng có rất nhiều niềm vui, chỉ là tùy vào cách lựa chọn và cảm nhận của mỗi người mà thôi. Sẽ chẳng có khó khăn nào có thể ngăn cản được thành công của bạn nếu như đam mê của bạn đủ lớn.
Song song với hành trình ươm mầm và phát triển đam mê với ngành nghề này, bạn phải là một người trung thực, thật thà, nhiệt tình, chủ động trong công việc và luôn sẵn sàng hỗ trợ đồng nghiệp để cùng hoàn thành nhiệm vụ tốt nhất, không ngừng nỗ lực phát triển nghiệp vụ buồng phòng. 
Nếu lâu nay bạn nghĩ rằng, nhân viên buồng phòng là ngành không có cơ hội “tiến thân” thì bạn đã nhầm to. Bởi cũng giống như các lĩnh vực khác, nhân viên buồng phòng cũng có lộ trình phát triển sự nghiệp rõ ràng, cụ thể là: xuất phát điểm là vị trí nhân viên => nhân viên cao cấp => giám sát => giám sát cao cấp => trợ lý bộ phận buồng => trưởng bộ phận buồng.
Chỉ có điều không biết rằng bạn có thể đủ nhiệt huyết và kiên nhẫn để chinh phục được đích đến trên cuộc hành trình này hay không mà thôi. Bởi là một chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm làm việc, chị Bích Nhung nhận thấy có rất nhiều người bắt đầu với ngành này với tâm lý e ngại, mặc cảm. Mà nguyên nhân chủ yếu là do tác động từ dư luận và các mối quan hệ xã hội. Hơn nữa, việc chưa được định hướng nghề nghiệp, hoặc định hướng chưa đầy đủ, toàn diện sẽ khiến các bạn mang tâm lý trên.
Cuối cuộc chia sẻ, chuyên gia Nguyễn Bích Nhung kết luận, với tình hình hiện nay thì nguồn nhân lực cần thiết cho khách sạn nói chung và nghề buồng phòng nói riêng đang ở mức độ khan hiếm trầm trọng. “Với quan điểm cá nhân, tôi thật lòng ủng hộ việc các bạn trẻ có đam mê đi theo và phát triển lĩnh vực nhân viên buồng phòng khách sạn. Tôi tin rằng các bạn chắc chắn sẽ gặt hái được nhiều thành công, vươn mình chinh phục thành công ở những vị trí rất cao nếu như bạn nghiêm túc đam mê và không ngừng cố gắng”.
  Xem bài nguyên mẫu tại : Chuyên gia nói gì về nghiệp vụ buồng phòng trong khách sạn 5 sao
source https://nganhkhachsan.com/nghiep-vu-buong-phong/
0 notes
nganhkhachsan · 4 years
Text
Trang thiết bị nội thất cần có trong buồng phòng khách sạn
Theo bạn điều gì làm nên tên tuổi, thương hiệu của một khách sạn? Theo chúng tôi, vấn đề đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, yếu tố chiếm 60% sự quan trọng chính là chất lượng của các vật dụng mà khách sạn trang trí ở mỗi phòng. Vậy trang thiết bị nội thất cần có trong buồng phòng khách sạn là những gì? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn câu trả lời.
Trang thiết bị nội thất khách sạn cần có 
+ Giường ngủ
+ Bàn đầu giường
+ Tủ để quần áo
+ Bàn, ghế ngồi làm việc, trang điểm
+ Tủ để minibar
+ Giá để hành lý
Trang thiết bị nội thất khách sạn: Đồ vải
+ Đệm mút có vải bọc
+ Ga trải giường
+ Gối
+ Chăn len có vỏ bọc
+ Ri đô che cửa 2 lớp
Thiết bị nội thất khách sạn: đồ điện
+ Điện thoại
+ Đèn đầu giường
+ Đèn bàn làm việc
+ Đèn phòng
+ Tivi
+ Điều hòa nhiệt độ
+ Tủ lạnh mini
Thiết bị nội thất khách sạn: Đồ sành sứ, thủy tinh
+ Bộ ấm chén uống trà
+ Phích nước
+ Cốc thủy tinh
+ Bình nước lọc
+ Gạt tàn thuốc lá
Các loại trang thiết bị khác
+ Khóa an toàn cho phòng ngủ
+ Mắc treo quần áo
+ Dép đi trong nhà
+ Sọt đựng rác
+ Túi kim chỉ
+ Túi đựng đồ giặt là
Chúng tôi đã tổng hợp những thiết bị nội thất buồng phòng khách sạn cơ bản mà bất kể khách sạn nào cũng nên có. Hy vọng bài viết sẽ là kênh thông tin giúp quý khách hàng trọn vẹn hơn trong việc thiết kế và trang trí nội thất buồng phòng. Chúc các bạn thành công. 
Coi bài nguyên văn tại : Trang thiết bị nội thất cần có trong buồng phòng khách sạn
source https://nganhkhachsan.com/trang-thiet-bi-noi-that/
0 notes
nganhkhachsan · 4 years
Text
Tìm hiểu về sơ đồ buồng phòng khách sạn
Bộ phận buồng phòng khách sạn được đánh giá là yếu tố có vai trò chủ chốt, đóng góp 60% tổng doanh thu của khách sạn. Vậy bộ phận buồng phòng là gì? Sơ đồ tổ chức bộ phận này như thế nào? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn trả lời được những thắc mắc ấy.
Bộ phận buồng phòng khách sạn là gì?
Bộ phận này còn có tên gọi khác là Housekeeping, là bộ phận có nhiệm vụ đảm bảo các không gian buồng phòng của khách sạn luôn sạch đẹp, gọn gàng mang đến sự hài lòng cho khách hàng.
Bộ phận buồng phòng có các vị trí như sau:
– Dọn phòng: dọn dẹp sạch sẽ phòng ốc theo tiêu chuẩn khách sạn, đảm bảo tài sản và sức khỏe cho khách hàng, đảm bảo cơ sở vật châ��t hoạt động tốt, nếu phát hiện hỏng hóc trong phòng phải báo nhân viên sửa chữa…
– Giặt ủi: thu gom, giặt ủi tất cả quần áo của khách, kể cả các loại khăn ăn, khăn trải bàn của khách sạn và đồng phục nhân viên…
– Nhân viên minibar: Kiểm tra, nhập dữ liệu tiêu dùng của khách, thay thế thức uống hết hạn sử dụng, đảm bảo số lượng lưu kho đủ phục vụ khách hàng, tiếp nhận và chuyển đồ theo yêu cầu…
– Nhân viên dọn dẹp công cộng: có nhiệm vụ phối hợp với lễ tân, bảo vệ xử lý trường hợp khách quên đồ hay hỗ trợ khi khách có nhu cầu, đảm bảo tác phong, đồng phục theo đúng tiêu chuẩn khách sạn, dọn dẹp sạch sẽ khu vực công cộng…
– Nhân viên cắm hoa: kiểm tra yêu cầu cắm hoa trong ngày, chuẩn bị hoa theo yêu cầu, đảm bảo chất lượng hoa trong các khu vực của khách sạn, bảo quản đồ nghề cắm hoa…
– Nhân viên làm vườn: có nhiệm vụ chăm sóc cây cảnh trong khuôn viên khách sạn, cắt tỉa cây xanh…
– Ngoài cấp nhân viên, sẽ có những vị trí quản lý như: trưởng phòng Housekeeping, trợ lý trưởng phòng Housekeeping, giám sát giặt là, trưởng bộ phận dọn dẹp công cộng, giám sát tầng…
Ngoài ra, để trở thành một nhân viên buồng phòng khách sạn chuyên nghiệp bạn cần phải có một thể lực tốt, chịu được áp lực cao bởi đặc thù ngành nghề của công việc này khá nặng nhọc, vất vả với khối lượng công việc lớn.
Sơ đồ tổ chức buồng phòng khách sạn
Thông thường bộ phận buồng phòng khách sạn thường được xây dựng theo sơ đồ bộ máy như sau:
  Hy vọng bằng bài viết này,chúng tôi đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết, giúp bạn hiểu rõ hơn về tổ chức và cơ chế hoạt động của “cỗ máy” bộ phận buồng phòng.
Tham khảo bài gốc ở : Tìm hiểu về sơ đồ buồng phòng khách sạn
source https://nganhkhachsan.com/buong-phong-khach-san/
0 notes
nganhkhachsan · 4 years
Text
Tiếng Anh dành cho nhân viên buồng phòng
Làm thế nào để trở thành một nhân viên buồng phòng chuyên nghiệp là câu hỏi được nhiều người đặt ra. Chúng tôi sẽ nói cho bạn biết, đó là: trình độ chuyên môn, thái độ làm việc, kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống và có cả một ít tiếng Anh. Vậy tiếng Anh dành cho nhân viên buồng phòng như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn nội dung cần thiết.
Mẫu câu tiếng anh giao tiếp dành cho nhân viên buồng phòng 
Dưới đây là những mẫu câu giao tiếp tiếng Anh cơ bản dành cho nhân viên buồng phòng. Đây không đơn giản là công cụ giúp nhân viên kết nối với khách hàng để hoàn thành công việc của mình. Mà chúng còn góp phần tạo thiện cảm với khách hàng, xây dựng và khẳng định thương hiệu của khách sạn.
  Good Morning/Afternoon, Sir/ Madam! May I clean your room now?
Chào buổi sáng/ buổi chiều ông/ bà. Tôi có thể dọn phòng cho ông/ bà bây giờ được không?
- When would you like me to come back?
Khi nào tôi có thể quay trở lại?
- Did you sleep well last night?
Đêm qua ông/ bà ngủ có ngon không?
- How long will you stay here?
Ông/ bà sẽ ở lại đây bao lâu?
- How many times have you ever been in Vietnam?
Ông/ bà đã đến Việt Nam mấy lần rồi ạ?
- Where will you go after leaving here?
Ông/ bà dự định sẽ đi đâu sau khi rời khỏi đây?
- Do you enjoy this trip/ our hotel?
Ông/ bà có thích chuyến đi này/ khách sạn của chúng tôi không?
- Please put your clothes in the laundry bag in your room and fill out the card that is attached.
Ông/ bà cứ cho quần áo vào túi giặt trong phòng và điền vào phiếu được đính kèm.
Mẫu câu giao tiếp khách hàng thường sử dụng 
Bên cạnh trau dồi cho mình kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh, nhân viên buồng phòng cũng cần nắm chắc được một số thuật ngữ mà khách hàng sử dụng phổ biến để phục vụ khách hàng tốt hơn. Cụ thể như sau:
 Can/ Could you clean up my room now?
Bạn có thể dọn phòng của tôi bây giờ được không?
- Do you have a laundry service?
Khách sạn này có dịch vụ giặt là không?
- Is my laundy ready yet?
Quần áo của tôi giặt xong chưa?
- Can I have some extra bath towels?
Lấy cho tôi thêm khăn tắm nhé?
- I’d like a razor and a toothbrush.
Tôi muốn 1 dao cạo râu và 1 bàn chải đánh răng.
- These pillow are very dirty. Can you change another new one for me?
Mấy cái gối này bẩn rồi. Bạn có thể đổi cho tôi cái mới được không?
- Do not disturb!
Vui lòng đừng làm phiền!
Thuật ngữ nghiệp vụ buồng phòng
Check in time - Giờ nhận phòng
Check out time - Giờ trả phòng
Check list - Danh mục kiểm tra
Arrival list - Danh sách khách đến
Departure list - Danh sách phòng khách sắp rời đi
Departure room - Phòng khách sắp rời đi
Maintenance list - Danh sách bảo trì
Turn down service - Dịch vụ chỉnh trang phòng buổi tối
Section - Khu vực được phân công
Morning duties - Công việc buổi sáng
Evening duties - Công việc buổi tối
Discrepancy check - Kiểm tra sai lệch
Grandmaster key - Chìa khóa vạn năng
Double lock - Khóa kép (khóa hai lần)
Masterkey - Chìa khóa tổng
Floor key - Chìa khóa tầng
Lost and Found - Tài sản thất lạc tìm thấy​
THUẬT NGỮ TÌNH TRẠNG PHÒNG
OOO (Out of order) - Phòng không sử dụng
Check out - Phòng khách trả
VD (Vacant dirty) - Phòng trống bẩn
VC (Vacant Clean) - Phòng trống sạch
VR (Vacant ready) - Phòng sạch sẵn sàng đón khách
OC (Occupied) - Phòng có khách
Make up room - Phòng cần làm ngay
SO (Stay over) - Phòng khách ở lâu hơn dự kiến
SLO (Sleep out) - Phòng có khách ngủ bên ngoài
EA (Expected arrival) - Phòng khách sắp đến
VIP (Very Important Person) - Phòng dành cho khách quan trọng
HU (House use) - Phòng sử dụng nội bộ
EB (Extra bed) - Giường phụ
BC (Baby cot) - Nôi trẻ em
EP (Extra person) - Người bổ sung
PCG (Primary care giver) - Khách khuyết tật
HG (Handicapped guest) - Khách khuyết tật
DND (Do not disturb) - Vui lòng đừng làm phiền​
Coi thêm ở : Tiếng Anh dành cho nhân viên buồng phòng
source https://nganhkhachsan.com/tieng-anh-danh-cho-nhan-vien-buong-phong/
0 notes
nganhkhachsan · 4 years
Text
Tiếng anh chuyên dụng cho bộ phận lễ tân khách sạn
Muốn trở thành một lễ tân khách sạn quốc tế, nhưng điều khiến bạn lo ngại nhất chính là khả năng giao tiếp tiếng anh với khách hàng? Bạn có muốn nhận sự giúp đỡ của chúng tôi để khắc phục được điều đó? Nếu vậy bạn hãy tham khảo những thuật ngữ tiếng anh chuyên dụng cho lễ tân khách sạn mà chúng tôi đã dành thời gian tổng hợp ở bài viết dưới đây nhé!
Từ vựng chuyên ngành của bộ phận lễ tân khách sạn
        Long term guest/ Long staying – Khách ở dài hạn
        VIP guest – Khách quan trọng
        Walk-in guest – Khách vãng lai
        Guaranteed reservation – Đặt phòng có đảm bảo
        Non - guaranteed reservation – Đặt phòng không đảm bảo
        Name list – Danh sách tên khách
        Room list – Danh sách buồng
        Expected  arrivals list – Danh sách khách dự định tới
        Expected departures list – Danh sách khách dự định đi
        Non-smoking room – Buồng không hút thuốc
        Smoking area – Khu vực hút thuốc​
        Upgrade the room – Bố trí buồng tốt hơn loại khách đặt, khách không phải thanh toán phần chênh lệch
        Room service – Dịch vụ phục vụ ăn uống tại phòng
        Hotel bill – Hóa đơn khách sạn
        Hotel directory – Sách hướng dẫn dịch vụ khách sạn
        Telephone directory – Sách hướng dẫn tra cứu điện thoại​
        Continental breakfast – Ăn sáng kiểu lục địa
        American Breakfast – Ăn sáng kiểu Mỹ
        Breakfast buffet – Ăn sáng tự chọn
        Full board – Ăn đủ 3 bữa sáng, trưa, tối
        Half board – Ăn 2 bữa sáng – trưa hoặc tối
        Single room – Buồng 1 giường đơn
        Twin room – Buồng 2 giường đơn
        Triple room – Buồng 3 giường đơn
        Double room – Buồng 1 giường lớn cho 2 người
        Connecting room – Buồng thông nhau
        Adjacent rooms – Buồng kế bên
        Adjoining rooms – Buồng liền kế đối diện
        Handicapped room – Buồng cho người khuyết tật
        Receipt – Giấy biên nhận
        Morning wake-up call – Báo thức buổi sáng
        Dry cleaning – Giặt khô
        Laundry – Giặt là
        High season – Mùa cao điểm
        Low season – Mùa ít khách
        R.O.H (Run of house) – Giá buồng đồng hạng
        G.I.T (Group of  Independent Travellers) – Khách đoàn
        F.I.T (Free Independent Travellers) – Khách du lịch tự do
        F.O.C (Free of charge) – Buồng khuyến mãi
        Room status – Tình trạng buồng
        Room rates – Giá buồng
        Rack rate – Giá niêm yết/ Giá công bố
        Group rate – Giá cho khách đoàn
        Commerical rate – Giá ký hợp đồng
        Complimentary rate – Không phải thanh toán/Miễn phí
        Family rate – Giá cho phòng khách đi theo gia đình
        Day rate – Giá cho khách không ngủ qua đêm
        Weekend rate – Giá cho ngày nghỉ cuối tuần
        Package plan rate – Giá trọn gói
        European plan – Giá buồng không bao gồm bữa ăn
        Government rate – Giá dành cho các tổ chức chính phủ
        Co-operate rate – Giá hợp đồng với các công ty
        Average room rate per guest – Giá buồng bình quân/ 1 khách
        Average daily rate – Giá trung bình hàng ngày
        Residential hotel – Khách sạn dành cho khách thuê lâu dài
        Over booked – Tình trạng đặt buồng quá tải
        Waiting list – Danh sách khách chờ xếp buồng
        Fully booked – Khách sạn kín buồng
        Airport pick-up – Đón khách từ sân bay về khách sạn
        Welcome drinks – Nước mời khách khi check-in
        Voucher – Phiếu ưu đãi thanh toán lưu trú, ăn uống hoặc dịch vụ
        Registration form – Phiếu đăng ký khách sạn
        Breakfast coupon – Phiếu ăn sáng
        Exchange rate – Tỷ giá đổi tiền
        Safety deposit box – Két an toàn
        Daily fruits – Hoa quả đặt buồng hàng ngày
        Daily newspaper – Báo đặt buồng hàng ngày
        Service charge – Phí phục vụ
        Commission – Tiền hoa hồng
        Extra charge – Phí thanh toán thêm
        Deposit – Tiền đặt cọc
        No-show – Khách đặt buồng đảm bảo nhưng không tới khách sạn và cũng không bảo hủy
        Left Luggage – Hành lý bỏ quên
        Guest survey – Phiếu điều tra ý kiến khách
        Emergency key – Chìa khóa vạn năng
        Log book – Sổ bàn giao ca
        Cancellation hour – Giờ hủy buồng
        Daily operations report – Báo cáo hoạt động hàng ngày
        Early check-in – Làm thủ tục nhận buồng sớm
        Late check-out – Làm thủ tục trả buồng trễ
        IDD phone – Điện thoại gọi trực tiếp quốc tế
        Satellite T.V – Vô tuyến truyền hình qua vệ tinh
        Credit card guarantee – Đảm bảo bằng thẻ tín dụng
        Confirm the booking – Xác nhận đặt buồng
        Reconfirm the booking – Xác nhận lại việc đặt buồng
        Cancellation of the reservation – Hủy đặt buồng​
        Occupancy ratio – Tỷ lệ công suất sử dụng buồng
        Overstays – Số buồng khách ở quá ngày dự kiến
        Stayover – Số buồng khách ở quá giờ dự kiến
        Understays – Số buồng khách trả trước thời gian dự kiến
        Paid-out – Khoản tiền tạm ứng
        Occupied – Buồng đang có khách lưu trú
        Rush room – Buồng khách sắp trả nhưng đã xếp cho khách khác
        Sleep-out – Buồng có khách thuê nhưng khách không về ngủ
        Skipper – Buồng khách quỵt tiền
        Lock out – Khách để quên chìa khóa trong phòng, đang chờ giải quyết
        Availability report – Báo cáo tình trạng buồng trống
Những mẫu câu tiếng anh dành cho bộ phận lễ tân khách sạn
- Good morning/ afternoon. Can I help you? – Chào buổi sáng/ buổi chiều. Tôi có thể giúp gì được cho quý khách?
- Welcome to Dragon hotel! – Chào đón quý khách đến với khách sạn Dragon!
-  Do you have a reservation? – Qúy khách đã đặt phòng trước chưa ạ?
- What name is it, please? – Vui lòng cho tôi biết tên của quý khách
- Could I see your passport? Bạn có thể cho tôi xem hộ chiếu được không ạ?
- Could you please fill in this registration form? – Ông bà có thể điền vào tờ phiếu đăng ký này được không ạ?
- How many nights? – Qúy khách đặt phòng trong bao nhiêu đêm?
- Do you want a single room or a double room? – Bạn muốn đặt phòng đơn hay phòng đôi?
- Do you want breakfast? – Qúy khách có muốn dùng bữa sáng không?
- Here’s your room key. – Chìa khóa phòng của ông bà đây.
- Your room number is 301 – Phòng của quý khách là 301
- Your room’s on the…floor: Phòng của bạn ở tầng…
- Would you like a newspaper? Bạn có muốn đọc báo không?
- Would you like a wake-up call? – Bạn có muốn chúng tôi gọi báo thức buổi sáng không?
- Breakfast’s from 6am till 9am – Bữa sáng phục vụ từ 6h đến 9h sáng.
- Lunch’s served between 10am and 1pm: Bữa trưa phục vụ trong thời gian từ 10h sáng đến 1h chiều.
- Dinner’s served between 6pm and 9.30pm: Bữa tối phục vụ trong thời gian từ 6h tối đến 9h30 tối.
- Would you like any help? Bạn có cần giúp chuyển hành lý không?
- Enjoy your stay: Chúc quý khách vui vẻ!                 
- Sorry, We don’t have any rooms available. – Xin lỗi, chúng tôi không còn phòng.
- Glad to be of service! – Rất vui khi được phục vụ quý khách!
- We hope you enjoyed staying with us – Tôi hy vọng bạn thích ở lại với khách sạn của chúng tôi
- Thank you for staying with us: Cảm ơn đã ở khách sạn của chúng tôi!
Hy vọng những nội dung trên đã góp phần bổ sung vốn từ vựng cho bạn, giúp bạn tự tin để hoàn thành và phát triển công việc của mình. Chúc các bạn thành công!
Xem bài nguyên mẫu tại : Tiếng anh chuyên dụng cho bộ phận lễ tân khách sạn
source https://nganhkhachsan.com/tieng-anh/
0 notes
nganhkhachsan · 4 years
Text
Các thuật ngữ tiếng Trung chuyên ngành khách sạn
Việt Nam đang ngày càng xuất hiện nhiều công trình có nguồn vốn đầu tư từ Trung Quốc. Điều đó cũng góp phần lý giải cho nguyên nhân vì sao số lượng du khách  Trung Quốc ghé thăm đất nước chúng ta ngày một nhiều. Và một trong những cách thể hiện sự yêu mến, tôn trọng khách hàng là bạn có thể giao tiếp với họ bằng chính ngôn ngữ của họ. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một số thuật ngữ tiếng Trung chuyên ngành khách sạn.
Thuật ngữ tiếng Trung chuyên ngành khách sạn
1.大厅 /dàtīng/: Đại sảnh
2.订单间 /dìngdān jiān/: Đặt phòng đơn
3.订一个团的房 /dìng yīgè tuán de fáng/: Đặt phòng theo đoàn
4.直接订房 /zhíjiē dìngfáng/: Đặt phòng trực tiếp
5.点心 /diǎnxīn/: Điểm tâm
6.内线 /nèixiàn/: Điện thoại nội bộ
7.国际电话 /guójì diànhuà/: Điện thoại quốc tế
8.减价 /jiǎn jià/: Giảm giá
9.柜台 /guìtái/: Lễ tân
10.查房员 /cháfáng yuán/: Nhân viên dọn phòng
11.高级间 /gāojí jiān/: Phòng hạng sang
12.电脑房门卡 /diànnǎo fáng mén kǎ/: Thẻ phòng (mở cửa)
Một số thuật ngữ tiếng Trung chuyên dùng trong khách sạn
1.我已经预定了
wŏ yĭjīng yù dìng le
Tôi đã đặt chỗ.
2.房间里是双人床吗?
fángjiānli shì shuāng rén chuáng ma?
Phòng có giường đôi không?
3.我们希望房间可以看到海景
wŏmen xīwàng fángjiān kĕyĭ kàndào hăi jĭng
Chúng tôi muốn loại phòng có cửa sổ nhìn ra biển.
4.房间一晚多少钱?
fángjiān yī wăn duōshao qián?
Chi phí bao nhiêu một đêm?
5.我要在这里住三个星期
wŏ yào zài zhèli zhù sān ge xīngqi.
Tôi sẽ ở lại trong ba tuần
6.你的员工都很出色
nĭ de yuángōng dōu hĕn chūsè
Nhân viên của các bạn thật tuyệt vời!
Trên đây là một số những thuật ngữ tiếng Trung cơ bản, hy vọng các bạn sẽ tìm cho mình được phương pháp học hiệu quả, nâng cao vốn tiếng Trung của mình và thành công!
Tham khảo bài gốc ở : Các thuật ngữ tiếng Trung chuyên ngành khách sạn
source https://nganhkhachsan.com/thuat-ngu-tieng-trung/
0 notes
nganhkhachsan · 4 years
Text
10 nội quy khách sạn mà khách hàng nên biết
Bỏ ra một khoản tiền để sử dụng dịch vụ, khách hàng luôn mong muốn và đòi hỏi những trải nghiệm chất lượng nhất trong thời gian lưu trú, đó là điều dễ hiểu. Nhưng đã bao giờ, bạn dành ra ít phút, thử đặt mình vào vị trí của những nhân viên khách sạn để hiểu được họ đã cố gắng như thế nào để mang sự hài lòng đến cho khách hàng chưa?  Chúng tôi nghĩ thực hiện điều đó chẳng phải là điều quá khó khăn. Bởi đơn giản chỉ cần bạn để tâm đến 10 nội quy khách sạn dưới đây là đã cùng họ sẻ chia công việc.
Có một thực tế ở các khách sạn không biết bạn đã biết chưa, đã có nhiều đối tượng lợi dụng hoạt động hoạt động kinh doanh khách sạn để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật (ma túy, mại dâm,...). Thế nên, lĩnh vực kinh doanh này luôn nhận được sự quản lý chặt chẽ của pháp luật. Xuất phát từ chính vấn đề ấy, nội quy khách sạn đã được xây dựng để làm căn cứ đảm bảo nề nếp, an toàn – an ninh của khách sạn mà khách lưu trú phải tuân theo. Dưới đây là nội dung chính của 10 nội quy khách sạn:
Quý khách vui lòng xuất trình hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân để làm thủ tục nhận phòng tại lễ tân
Khách sạn chỉ chịu trách nhiệm với những tài sản hoặc tiền được gửi tại quầy lễ tân
Không mang súng đạn, chất cháy nổ, chất độc hại, các chất gây nghiện, vật nuôi hoặc thực phẩm có mùi tanh hôi vào phòng nghỉ. Không nấu nướng, giặt là trong phòng nghỉ
Không thay đổi, di chuyển đồ đạc trong phòng hoặc từ  phòng này qua phòng khác. Trường hợp tài sản, đồ dùng trong phòng bị mất, hỏng do chủ quan, quý khách sẽ phải bồi thường 100% giá trị.
Xin vui lòng không thay đổi phòng hoặc đưa thêm người vào phòng khi chưa đăng ký trước với lễ tân.
Nếu có người thân đến thăm, xin quý khách vui lòng liên hệ với lễ tân để bố trí nơi tiếp đón.
Khi ra khỏi phòng, quý khách vui lòng rút thẻ chìa khóa ra khỏi ổ điện và gửi lại quầy lễ tân. Điện trong phòng sẽ tự động ngắt khi cửa đã được khép.
Nếu quý khách phát hiện có hiện tượng cháy trong khách sạn, xin khẩn trương tìm cách thông báo cho người ở khu vực gần nhất và bình tĩnh làm theo chỉ dẫn phòng chống cháy nổ.
Thời gian trả phòng là 12h30, nếu muộn hơn sẽ phải thanh toán thêm phụ phí tương ứng. Trong trường hợp cần thiết, xin vui lòng liên hệ với lễ tân.
Trước khi rời khỏi phòng khách sạn, xin quý khách vui lòng thanh toán toàn bộ các hóa đơn và trả lại chìa khóa cho lễ tân khách sạn.
Chúc các bạn có kỳ nghỉ vui vẻ và hạnh phúc!
Đọc nguyên bài viết tại : 10 nội quy khách sạn mà khách hàng nên biết
source https://nganhkhachsan.com/noi-quy-khach-san/
0 notes
nganhkhachsan · 4 years
Text
Công việc và vai trò của bộ phận an ninh khách sạn 
Khách sạn được ví như một cỗ máy khổng lồ được thành lập trên sự liên kết của nhiều mắt xích khác nhau. Và dĩ nhiên, mỗi mắt xích sẽ có một vai trò trong việc phát triển lợi nhuận và hoạt động kinh doanh của khách sạn. Ở bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn thấy được vai trò, tầm quan trọng của bộ phận an ninh khách sạn.
An ninh khách sạn là gì?
An ninh khách sạn là một bộ phận thuộc sự quản lý của khách sạn về các hoạt động, con người, chế độ, công việc, thời gian,... theo quy định của khách sạn và pháp luật. Bộ phận này có vai trò đảm bảo sự an toàn cho mọi hoạt động của khách sạn. Tất cả mọi hành động gây rối, trộm cắp,... đều được bộ phận này ngăn chặn.
Công việc chính của an ninh khách sạn
Nghiệp vụ an ninh khách sạn được thiết kế trên cơ sở các tiêu chuẩn quốc tế hiện hành, được điều chỉnh phù hợp với yêu cầu cụ thể của ngành du lịch Việt Nam và có thể áp dụng linh hoạt vào các cơ sở lưu trú khác nhau. Khách sạn có an toàn hay không phần lớn đều phụ thuộc vào bộ phận an ninh khách sạn. Đó cũng là lời giải thích cho thắc mắc vì sao nhiều người nói đây là bộ phận quan trọng mà bất cứ khách sạn nào cũng cần phải có.
Không biết đã bao giờ bạn từng thắc mắc và nghiêm túc dành trọn vẹn một khoảng thời gian để tìm hiểu về những yêu cầu nghiệp vụ của những người làm an ninh khách sạn chưa?  Nếu chưa thì bạn hãy đọc tiếp những dòng chia sẻ dưới đây để biết rõ hơn về công việc này nhé!
Chuẩn bị làm việc
+ Báo cáo ca làm việc
+ Các tiêu chuẩn của khách sạn về đồng phục và trang phục
+ Vệ sinh và trang phục cá nhân
+ Sổ ghi chép tình hình trong ca và sổ ghi lời nhắn
+ Khách VIP
+ Chuẩn bị ca làm việc
+ Máy nhắn tin và máy bộ đàm
+ Cách sử dụng máy nhắn tin và máy bộ đàm
+ Chìa khóa tổng và chìa khóa tầng
+ Các tình huống khẩn cấp
Kiến thức về sản phẩm
+ Nắm rõ những thông tin về khách sạn mà mình làm việc
+ Các dịch vụ khẩn cấp trong khu vực
Các kỹ năng điện thoại
+ Chuẩn bị
+ Cách chào khách hàng của khách sạn
+ Bảng ngữ âm chữ cái quốc tế
+ Trả lời điện thoại
+ Các số máy lẻ
+ Công việc và trách nhiệm của các bộ phận trong khách sạn
+ Chuyển cuộc gọi đến các bộ phận khác
+ Để cuộc gọi chế độ chờ
+ Ghi lại lời nhắn 
Tuần tra
+ Sơ đồ của khách sạn
+ Các khu vực công cộng và khu vực dành cho nhân viên
+ Những người/ vật thể đáng ngờ
+ Kiểm tra các khu vực trong khách sạn
+ Ghi chép về việc tuần tra
+ Xử lý với các cửa buồng để mở
Xử lý mất mát, hư hỏng, tội phạm hoặc tai nạn
+ Sơ cứu y tế
+ Kiểm tra bảo vệ hiện trường
+ Phỏng vấn nạn nhân
+ Phỏng vấn nhân chứng
+ Ghi lại vụ việc
Xử lý các chất cần được kiểm soát
+ Các chất cần được kiểm soát
+ Ghi chép các vật tìm thấy
+ Thông báo cho người và đơn vị có liên quan
Xử lý khi có người chết trong khách sạn
+ Ấn chuông báo động
+ Kiểm tra buồng khách/ khu vực xung quanh
+ Ghi lại sự việc
Kiểm tra các thiết bị phòng cháy, chữa cháy
+ Kiểm tra các thiết bị phòng cháy, chữa cháy
+ Ghi chép việc kiểm tra các thiết bị phòng cháy, chữa cháy
Đối phó với hỏa hoạn
+ Ấn chuông báo cháy
+ Sơ tán khỏi khách sạn
Xử lý với các đe dọa đánh bom
+  Xử lý cuộc gọi
+ Báo cáo về cuộc gọi
+ Sơ tán khỏi khách sạn
Xử lý với người không có thẩm quyền
+ Đăng ký khách
+ Tiếp cận những người không có thẩm quyền
+ Ghi lại sự việc
Kiểm tra tư trang của nhân viên
+ Kiểm tra tư trang tại lối dành cho nhân viên – không vi phạm, có vi phạm, từ chối cho kiểm tra
+ Kiểm tra tủ có khóa dành cho nhân viên
+ Kiểm tra tử có khóa dành cho nhân viên không vi phạm, có vi phạm
Kiểm soát thiết bị ra/ vào khách sạn
+ Thiết bị mang ra
+ Thiết bị mang vào
Kiểm soát người ra vào
+ Kiểm tra thẻ nhận dạng nhân viên
+ Kiểm tra sự ra, vào của các nhà cung cấp, khách đến thăm, nhân viên làm việc không thường xuyên.
Kiểm soát rác
+ Kiểm tra rác
+ Ghi lại tài sản, đồ vật tìm thấy
Kiểm soát chìa khóa
+ Bàn giao, tiếp nhận chìa khóa
+ Chìa khóa thất lạc và tìm thấy
+ An ninh về chìa khóa
Mở kho
+ Cấp các đồ vật trong kho
+ Ghi chép việc mở kho
Kiểm soát các loại xe ra, vào khách sạn
+ Kiểm soát các loại xe ra, vào khách sạn
Chăm sóc khách hàng
+ Xử lý các yêu cầu của khách hàng
Kết thúc ca làm việc
+ Danh mục kiểm tra trong ca làm việc
+ Bàn giao ca làm việc
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc cái nhìn toàn diện và khách quan về tính chất, công việc của bộ phận an ninh khách sạn.
Coi thêm ở : Công việc và vai trò của bộ phận an ninh khách sạn 
source https://nganhkhachsan.com/an-ninh-khach-san/
0 notes
nganhkhachsan · 4 years
Text
Các thuật ngữ tiếng Nhật chuyên dùng trong ngành khách sạn
Sở hữu nhiều thế mạnh về du lịch, trong những năm gần đây Việt Nam đang trở thành điểm đến lý tưởng hấp dẫn đông đảo du khách Nhật Bản, tạo đà cho sự phát triển của thị trường khách sạn. Nhưng điều đó đặt ra vấn đề, muốn phát triển dịch vụ lưu trú, nhân viên lễ tân khách sạn cần có khả năng giao tiếp bằng tiếng Nhật. Chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề trong bài viết dưới đây.
Từ vựng tiếng Nhật chuyên ngành khách sạn
1.にもつ (荷物): Hành lý
ろうか (廊下): Hành lang
りょうがえ (両替): Đổi tiền
おてあらい (お手洗い): Nhà vệ sinh
ぜいきん     (税金): Thuế
ごちゅうもん (ご注文): Gọi món
しはらい     (支払い): Thanh toán trả tiền
たいざい     (滞在): Lưu lại, ở lại
ごよやく     (ご予約): Đặt trước
せいつひ: Thiết bị, trang thiết bị
でんきゅうく   (電球): Bóng đèn
てんじょういん (添乗員): Hướng dẫn viên du lịch
わりびき (割引): Giảm giá
おみやげ (お土産): Quà lưu niệm
もうふ (毛布く): Chăn
わすれもの (忘れ物): Đồ để quên
くうこう (空港): Sân bay
せっけん (石鹸): Xà phòng
だんぼう (暖房): Hệ thống sưởi
きちょうひん   (貴重品): Đồ quý giá
まんしつ (満室): Kín phòng
しゅっぱつ (出発): Xuất phát
れいぼうく (冷房): Điều hòa
とうちゃく (到着): Đến nơi, tới nơi
ばいてn (売店): Quầy bán hàng
かんこう (観光): Tham quan
ちょうかん (朝刊): Báo ra buổi sáng
のりあいバス   (乗り合いバス): Xe buýt công cộng
いっぽつうこう: Đường một chiều
こうつうたいじゅう: Ùn tắc giao thông
めいぶつ (名物): Đặc sản
あけがた (明け方): Bình minh
ほほえみのくに (微笑みの国): Đất nước hiếu khách
つみこむ (積み込む): Xếp lên
せきにんをもつ (責任を持つ): Có trách nhiệm
うちあわせ (打ち合わせ): Thảo luận, bàn bạc
Các mẫu câu giao tiếp tiếng Nhật cơ bản trong ngành khách sạn
いらっしゃいませ。
irasshaimase.
Chào mừng quý khách đến với khách sạn chúng tôi.
お気をつけていらっしゃいませ。
oki wo tsukete irasshaimase.
Chúc quý khách một ngày vui vẻ.
またのお越しをお待ちしております。
mata no okoshi wo omachishite orimasu.
Chúng tôi hy vọng lần sau sẽ lại được chào đón quý khách.
ご利用ありがとうございます。
goriyou arigatougozaimasu.
Cảm ơn quý khách đã sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
お気をつけてお帰りください。
oki wo tsukete okaerikudasai.
Chúc quý khách có một chuyến đi vui vẻ.
お電話ありがとうございます。
odenwa arigatougozaimasu.
Cảm ơn quý khách đã gọi điện cho chúng tôi.
ご予約ありがとうございます。
goyoyaku arigatougozaimasu.
Cảm ơn quý khách đã đặt phòng
こちらにお名前をお願いいたします。
koko ni onamae wo onegaiitashimasu.
Xin quý khách viết tên vào đây ạ.
こちらにサインをお願いいたします。
kochira ni sain wo onegaiitashimasu.
Xin quý khách ký tên vào đây ạ.
エレベーターはこちらでございます。
erebeta wa kochira de gozaimasu.
Thang máy ở phía này ạ.
~ 様でございますね。
~ sama degozaimasune.
Ngài ~ phải không ạ?
ご予約のお客様でございますね。
goyoyaku no okyakusama de gozaimasune.
Quý khách đã đặt phòng trước phải không ạ?
お部屋の鍵でございます。
oheya no kagi de gozaimasu.
Đây là chìa khóa phòng của quý khách.
こちらにご記入いただけますか。
kochira ni gokinyuu itadakemasuka.
Quý khách có thể điền vào đây được không ạ?
トレーを廊下にだしていただけますか。
tore wo rouka ni dashiteitadakemasuka.
Xin quý khách hãy để khay ngoài hành lang ạ.
Trên đây là một số thuật ngữ tiếng Nhật được sử dụng phổ biến trong ngành kinh doanh khách sạn mà chúng tôi đã tổng hợp để gửi đến cho các bạn. Hy vọng chúng sẽ có ích, giúp bạn hoàn thiện và phát triển sự nghiệp của mình. 
Coi nguyên bài viết ở : Các thuật ngữ tiếng Nhật chuyên dùng trong ngành khách sạn
source https://nganhkhachsan.com/thuat-ngu-tieng-nhat/
0 notes
nganhkhachsan · 4 years
Text
Các thuật ngữ bằng tiếng Hàn dành cho lễ tân khách sạn
Sở hữu nhiều tiềm năng để phát triển ngành du lịch, Việt Nam đang trở thành điểm đến của du khách quốc tế, trong đó khách hàng Hàn Quốc cũng chiếm số lượng lớn. Điều đó đặt ra vấn đề cho những người làm trong lĩnh vực dịch vụ, khách sạn cần phải có kỹ năng giao tiếp tiếng Hàn. Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một số thuật ngữ tiếng Hàn cơ bản dưới đây: 
Thuật ngữ bằng tiếng Hàn dành cho lễ tân khách sạn
웨이트리스: phục vụ nữ
웨이터: phục vụ nam
디저트, 후식: món tráng miệng
주로 음식: món chính
음식: món ăn
전채: món khai vị
가격표: bảng giá
메뉴: thực đơn
삭당: nhà hàng
팁, 사례금: tiền boa
계산서: hóa đơn
퇴숙 시간: trả phòng
거주하다: ở tại
머무르다/ 묵다: ở lại
방 전화: điện thoại phòng
재떨이: gạt tàn thuốc lá
옷장: tủ đứng
양탄자, 가펫: thảm nhung
안락 의자: ghế bành
방열쇠: chìa khóa phòng
여행 가방: vali
운반인: phu khuân vác
청소부: người dọn vệ sinh
급사: nhân viên tạp vụ
숙박 자명부: sổ đăng ký khách sạn
호텔 직원: nhân viên khách sạn
호텔 매니저: quản lý khách sạn
더럽다: không sạch sẽ
깨끗이: sạch sẽ, ngăn nắp
편의 시설: trang bị đầy đủ
호화스러운: sang trọng
선선하다: thoáng mát
편리하다: tiện nghi
로비: tiền sảnh
연회방: phòng tiệc
1인용 방: phòng đơn
2인용 방: phòng đôi
방을 예약하다: đặt phòng trước
손님: khách trọ
일시 손님: khách trọ ngắn hạn
영빈관: nhà khách
Mẫu câu giao tiếp bằng tiếng Hàn lễ tân thường dùng khi check – in
+ 안녕하십니까?
Xin chào quý khách!
+ 예약하셨나요?
Quý khách đã đặt phòng trước chưa ạ?
+ 성함이 어떻게 되세요?
Quý khách tên là gì ạ?
+ 여관 주세요.
Cho tôi xin hộ chiếu của quý khách.
+ 이 양식을 작성해 주십시오.
Quý khách vui lòng điền thông tin vào phiếu này.
+ 손님 여기에 싸인 해주세요?
Quý khách ký vào đây giúp tôi với ạ.
+ 여기 방 열쇠 입니다.
Đây là chìa khóa phòng của quý khách.
+ 방번호는 5층 502호 입니다.]
Phòng của quý khách trên tầng 5, phòng 502 ạ.
+ 아침 식사 시간 6시부 터 10시까지 입니다.
Thời gian ăn sáng là từ 6 giờ đến 10 giờ.
+ 식당에는 베트남 음식, 한식 과 서양식이있습니다.
Khách sạn phục vụ món Việt, món Hàn và món Âu.
+ 호텔의 식당은 3층에 있습니다.
Nhà hàng của khách sạn có ở tầng 3.
+ 호텔에 실외 수영장 7층에 있습니다.
Khách sạn có 1 hồ bơi ngoài trời, có ở tầng 7.
+ 와이파이는 무료 입니다. 비밀번호는 “thankyouverymuch”입니다.
Khách sạn cung cấp wifi miễn phí. Mật khẩu wifi là “thankyouverymuch”.
+ 필요한 게 있으시면 프란트로 연락주시기 바랍니다.
Nếu quý khách cần bất cứ điều gì, vui lòng gọi điện thoại cho lễ tân.
+ 편안한 숙박 되십시오!
Chúc quý khách kỳ nghỉ vui vẻ!
+ 뭘 도와 드릴까요?
Quý khách cần gì ạ?
+ 무엇을 도와 드릴까요?
Tôi có thể giúp gì cho quý khách?
+ 택시 불러 드립니까? 몇분 이세요?
Tôi gọi taxi cho quý khách nhé? Là xe cho mấy người ạ?
+ 몇시에 레스토랑을 예약하고 싶습니까? 몇분 이세요?
Quý khách muốn đặt bàn nhà hàng lúc mấy giờ? Cho mấy người ạ?
+ 어디 아프세요? ���찮으세요? [
Quý khách đau ở đâu? Quý khách có sao không ạ?
+ 편지가 있습니다!
Thư của quý khách đây ạ!
+ 누구라고 전해 드릴까요?
Tôi sẽ nhắn lại là ai gọi đến ạ?
+ 메모 전해 드리겠습니다.
Tôi sẽ chuyển lời nhắn.
+ 안녕히 주무세요!
Chúc quý khách ngủ ngon!
Mẫu câu giao tiếp bằng tiếng Hàn lễ tân thường dùng khi check – out
+ 방 열쇠 반납해 주시겠습니까?
Cho tôi xin lại chìa khóa phòng của quý khách ạ.
+ 미니바에서 뭐 드신 것 있나요?
Quý khách có dùng gì từ minibar không?
+ 여기 영수증 입니다.
Đây là hóa đơn thanh toán của quý khách.
+ 현금과 카드 중 어느 것으로 지불 하시겠습니까?
Quý khách sẽ thanh toán bằng tiền mặt hay bằng thẻ ạ?
+ 여기 거스름돈 입니다.
Đây là tiền thừa ạ.
+ 머무는 동안 불편했던 점은 없었나요?
Trong những ngày ở đây, quý khách cảm thấy dịch vụ như thế nào ạ?
+ 안녕히 가세요! 또뵙겠습니다!
Xin chào tạm biệt. Hẹn gặp lại quý khách!
- Các mẫu câu giao tiếp khách Hàn Quốc thường dùng:
+ 시내 지도 하나 주시겠습니까?
Vui lòng cho tôi xin một bản đồ thành phố được chứ?
+ 베트남 돈으로 바꿔 주세요.
Đổi giúp tôi sang tiền Việt.
+ 호텔에 세탁부가 있습니까?
Khách sạn có dịch vụ giặt ủi không?
+ 스파는 몇층에 있습니까?
Spa có ở tầng mấy ạ?
+ 유명한 관광 명소는 뭐 입니까?
Ở gần đây có những điểm du lịch nổi tiếng nào?
+ 어디에서 오토바이를 임대할 수 있습니까?
Có thể thuê xe máy ở đâu?
+ 하루 일찍 나가고 싶은데요.
Tôi muốn trả phòng sớm hơn một ngày.
+ 저 좀 아침 일곱시에 깨워 주세요.
Vui lòng đánh thức tôi lúc 7 giờ sáng.
+ 청소해 주세요.
Vui lòng dọn phòng cho tôi.
+ 며칠 더 숙박하고 싶은데요.
Tôi muốn ở lại đây thêm vài ngày.
+ 포터를 불러 주세요!
Vui lòng gọi giúp tôi nhân viên hành lý!
+ 5시에 ��크아웃하면 얼마 더 내야되나요?
Trả phòng lúc 5 giờ chiều phải trả thêm bao nhiêu tiền?
 Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn một số vốn tiếng Hàn cơ bản, giúp bạn thuận lợi hơn trong việc hoàn thành công việc, tìm kiếm được nhiều cơ hội để thăng tiến trong sự nghiệp. 
Coi thêm tại : Các thuật ngữ bằng tiếng Hàn dành cho lễ tân khách sạn
source https://nganhkhachsan.com/cac-thuat-ngu-bang-tieng-han/
0 notes