Tumgik
satthepxaydungsdt · 4 years
Link
Dây thép là gì? Chúng có công dụng như thế nào trong đời sống hàng ngày? Đặc biệt, mua dây thép ở đâu giá rẻ? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết hôm nay.
Chúng ta có thể tìm thấy dây thép ở rất nhiều nơi, đặc biệt là trong ngành xây dựng. Nếu bạn băn khoăn về chất liệu của dây thép cũng như các tiêu chuẩn để lựa chọn sản phẩm thép chất lượng cao thì hãy cùng Sắt Thép SDT đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.
Dây thép là gì?
Dây thép hay còn có tên gọi khác là thép cuộn, chúng được sản xuất dạng mảnh, nhỏ và cuộn thành từng cuộn cho dễ di chuyển và thuận tiện sử dụng hơn. Thép dây được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau tùy theo kích cỡ sản xuất. Dây thép thường có bề mặt nhẵn hoặc có gân với đường kính thông thường là: Ø6mm – Ø14mm với trọng lượng trung bình từ 200 – 459kg/cuộn. Dây thép có thể dùng làm khung dù, dây đàn, lõi dây dẫn nhôm, dây cáp, lõi điện cực hàn… Việc sản xuất thép cuộn đòi hỏi kỹ thuật cũng như công nghệ tiên tiến đảm bảo chất lượng và tiêu chuẩn. 
Dây thép hay còn có tên gọi khác là thép cuộn, chúng được sản xuất dạng mảnh, nhỏ và cuộn thành từng cuộn cho dễ di chuyển và thuận tiện sử dụng hơn.
Dây thép phân thành 4 loại khác nhau như:
Dây thép mạ kẽm: Đây là loại thép được thấy nhiều trong ngành công nghiệp sản xuất máy vi tính, hệ thống thông gió, máy nước nóng, sản xuất ô tô, kiến trúc xây dựng, pano quảng cáo…
Dây thép cán nóng: Chúng ta có thể dễ dàng thấy các loại dây thép cán nóng trong vật dụng hàng ngày, xây dựng, công nghiệp ô tô, bình gas, boong tàu thuyền, container… 
Dây thép cán nguội: Ngành công nghiệp sản xuất ô tô, tủ lạnh, máy vi tính, hộp đựng thực phẩm… đều cần đến dây thép cán nguội bởi độ bền cao và khả năng biến đổi thấp
Dây thép không gỉ: Loại thép này được sử dụng làm vật liệu trong ngành xây dựng, môi trường có tính oxy hóa cao như công nghiệp chế tạo tàu biển, công nghiệp điện, y tế, trao đổi nhiệt tại lò hơi… 
Ngoài ra, dựa vào phương pháp sử dụng thì có thể chia làm thép cán nóng và cán nguội. Thép đạt tiêu chuẩn phải đáp ứng được độ bền, độ giãn dài, giới hạn chảy. Người ta thường thử độ bền của dây thép bằng các uốn ở nhiệt độ nguội, kéo thử… 
Quy trình sản xuất dây thép
Nhìn chung, quy trình sản xuất các loại dây thép đều giống nhau, duy chỉ có bước hoàn thiện sẽ được sản xuất theo quy trình riêng biệt. Bắt đầu công đoạn nấu chảy nguyên vật liệu trong nhiệt độ 1000 độ C rồi cho vào khuôn đúc và cán cho đến khi ra được dây thép. Công đoạn cuối cùng là vệ sinh thành phẩm rồi phân chia để sản xuất các loại dây thép khác nhau tùy vào hình dạng và kích thước.
Dây thép được nhiều người sử dụng nhất hiện nay vẫn là hai loại thép cán nóng và cán nguội. Trong đó thép cán nóng sẽ có màu xanh đen thường được dùng để sản xuất đường ray, tôn lợp, thép ống đúc, ống hàn… Tuy nhiên loại này không có tính thẩm mỹ và độ bóng cao. Dây thép cán nguội là kết quả của việc giảm dần độ dày và đưa nhiệt độ về mức ổn định. Điểm quan trọng trong việc sản xuất dây thép cán nguội là cần phải kiểm soát tốt nhiệt độ và duy trì kết cấu thép bên trong sao cho không biến đổi. Nếu xuất hiện tình trạng đứt gãy hoặc nứt bề mặt thì thép đã bị hỏng. Dây thép cán nguội được sử dụng để tạo ra tấm phẳng.
Lưu ý khi lựa chọn dây thép chất lượng cao
Để tìm được sản phẩm dây thép chất lượng cao, bạn nên có kiến thức về thép cũng như chú ý đến những vấn đề dưới đây.
Cân nhắc số lượng cần mua 
Việc ước lượng chính xác số lượng dây thép cần mua cũng như dự trù trước chi phí cho việc mua dây thép sẽ giúp bạn lựa chọn được một loại dây thép phù hợp. Giá cả vật liệu thường dao động theo thị trường nên không ổn định, do đó bạn nên tìm hiểu giá cả trước sẽ tốt hơn. Trong trường hợp không có nhiều kinh nghiệm trong việc lựa chọn dây thép tốt, hãy nhờ tới người có hiểu biết để họ tư vấn.
Lựa chọn thương hiệu uy tín
Tìm kiếm các thương hiệu bán dây thép/thép cuộn uy tín, có tiếng trên thị trường sẽ giúp bạn yên tâm hơn trong quá trình sử dụng. Mặc dù có những loại dây thép giá khá cao nhưng đổi lại chất lượng cao và dùng được lâu dài. Do đó, trước khi mua bạn nên tìm hiểu kỹ lưỡng và là nhà tiêu dùng thông thái khi “chọn mặt gửi vàng”.
Tham khảo giá cả trên thị trường 
Việc tham khảo giá cả ở nhiều địa chỉ khác nhau và so sánh sẽ giúp bạn tìm ra một mức giá tốt nhất vừa tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo chất lượng. Dây thép đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và chế tạo nên bạn không được ham rẻ mà mua các sản phẩm kém chất lượng ảnh hưởng đến cả công trình.
Lựa chọn công ty bán vật liệu xây dựng có tiếng 
Cuối cùng là bạn cần phải tìm những công ty bán vật liệu xây dựng uy tín vừa có giá thành phù hợp, mặt hàng chất lượng lại còn nhận được tư vấn nhiệt tình từ nhân viên. Đại Lý Sắt Thép MTP là một trong những địa chỉ chuyên cung cấp vật liệu xây dựng lớn trên thị trường luôn sẵn sàng mang đến cho khách hàng sản phẩm dây thép tốt nhất, chất lượng nhất. Người mua có thể thoải mái lựa chọn sản phẩm phù hợp theo ý thích và phục vụ vận chuyển nhanh chóng, an toàn theo đúng tiến độ. Nếu bạn mua dây thép với số lượng lớn sẽ nhận được ưu đãi mức giá tốt nhất. Hãy liên hệ Đại Lý Sắt Thép MTP ngay để được hỗ trợ mua dây thép với giá rẻ nhé.
Bài viết Dây thép là gì? Mua dây thép ở đâu giá rẻ? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sắt Thép Xây Dựng SDT.
0 notes
satthepxaydungsdt · 4 years
Link
Lưới B40 là gì? Chúng có công dụng như thế nào trong cuộc sống hàng ngày? Lưới B40 là một trong những vật liệu quan trọng trong các công trình xây dựng được làm từ thép kim loại có nhiều kích cỡ khác nhau. Thực tế kể cả những người có kinh nghiệm trong ngành xây dựng sẽ không biết vì sao lại gọi là B40 cũng như những ưu điểm khi sử dụng loại lưới này. Vậy hãy để Sắt Thép SDT giúp làm rõ hơn về lưới B40 trong bài viết dưới đây nhé.
Lưới B40 là gì?
Lưới B40 (lưới mắt cáo) là một loại vật liệu xây dựng được làm từ thép kim loại mạ kẽm đan chéo lại thành nhiều lỗ hình vuông giống hình mắt cáo. Loại lưới này cũng đã từng xuất hiện trong chiến tranh thế giới và được lấy tên theo loại đạn B40 nhằm ngăn cản sự tàn phá của các loại súng nổ, mìn. Chỉ với một lớp lưới B40 là quân đội có thể che chắn được các loại đạn B40 khi ném vào bị mắc lại trên tấm lưới. Khi chiến tranh kết thúc, lưới B40 vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ công trình xây dựng, không gian sống, hàng rào,…
Lưới B40 (lưới mắt cáo) là một loại vật liệu xây dựng được làm từ thép kim loại mạ kẽm đan chéo lại thành nhiều lỗ hình vuông giống hình mắt cáo
Lưới B40 được sản xuất thành từng cuộn tròn dễ mang vác hoặc thiết kế theo yêu cầu của người sử dụng nên rất được ưa chuộng. 
Trên thị trường hiện nay đang có 2 loại lưới B40 được ưa chuộng bao gồm:
Lưới B40 mạ kẽm: Với thành phần được làm chủ yếu từ dây mạ kẽm nóng nên rất chắc chắn có khả năng chống gỉ, chống mài mòn, oxy hóa rất tốt kể cả trong điều kiện khắc nghiệt nhất.
Lưới B40 bọc nhựa: Đây là loại lưới B40 mạ kẽm nhúng nóng và phủ thêm một lớp nhựa PVC có tác dụng bảo vệ lõi bên trong vừa có tính thẩm mỹ lại bền hơn. Loại lưới thép này thường có giá cả cao hơn so với lưới mạ kẽm. 
Công dụng của lưới B40
Lưới B40 được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày của người dân cũng như nhiều lĩnh vực khác như xây dựng, giao thông, chăn nuôi, nông nghiệp… Chúng được sử dụng làm hàng rào, đường hành lang trong khu công nghiệp, trường học, quán ăn, nhà hàng, sân bóng, sân tennis….
Trong lĩnh vực thi công các công trình việc đảm bảo an toàn lao động luôn được đặt lên hàng đầu nên người ta thường dùng lưới B40 để che chắn, không để vật, phế liệu rơi xuống đường, bảo vệ vật tư trong công trình xây dựng. Hiện nay, lưới B40 còn được sử dụng để làm hàng rào lưu động, gia công cơ khí, làm rào phân cách động vật… rất phổ biến.
Lưới B40 có những kích cỡ, trọng lượng nào?
Để đáp ứng lại nhu cầu ngày càng cao của người sử dụng, nhà cung cấp đã sản xuất ra nhiều loại lưới có kích thước ly cũng như trọng lượng khác nhau. Cụ thể là:
Lưới B40 khổ 1m có 2 loại: 3 ly trọng lượng 1,6kg và 3,5 ly trọng lượng 2,2kg
Lưới B40 khổ 1,2m có 3 loại: 2,7 ly có trọng lượng 1,6kg, 3 ly trọng lượng 1,8kg và 3,5 ly trọng lượng 2,6 kg.
Lưới B40 khổ 1,5m có 4 loại: 2,7 ly trọng lượng 2kg, 3 ly trọng lượng 2,35kg, 3,3 ly trọng lượng 3,2kg và 3,5 ly trọng lượng 3,4kg.
Lưới B40 khổ 1,8m cũng có 4 loại: 2,7 ly trọng lượng 2,45kg, 3 ly trọng lượng 2,85kg, 3,3 ly trọng lượng 3,8kg và 3,5 ly trọng lượng 4,1kg.
Lưới B40 khổ 2m có 3 loại: 3 ly trọng lượng 3,2kg, 3,3 ly trọng lượng 3,8kg à 3,5 ly trọng lượng 4,1kg.
Lưới B40 khổ 2,4m có 3 loại: 3,3 ly trọng lượng 4kg, 3,3 ly trọng lượng 5,4kg và 3,5 ly trọng lượng 5,6kg.
Tùy theo mục đích sử dụng mà bạn nên lựa chọn loại dây phù hợp nhất.
Ưu điểm của lưới B40
Lưới b40 được sản xuất trong dây chuyền công nghệ mạ kẽm nhúng nóng nên khả nắng chống oxy hóa cũng như chống gỉ sét rất tốt. 
Trước sự thay đổi khắc nghiệt của thời tiết, các loại lưới này có thể dùng được rất lâu. 
Khi không còn khả năng sử dụng nữa bạn có thể thu gọn lại và để vào trong kho hoặc sử dụng vào các mục đích khác. 
Không giống như những công trình cố định khác, nếu sử dụng lưới B40 làm hàng rào rất thông thoáng, không bị gò bó và tháo dỡ dễ dàng khi đã hoàn thành mục đích sử dụng
Mẫu mã lưới B40 khá đa dạng, bền, đẹp
Nhìn chung, giá cả của loại lưới này rẻ hơn nhiều so với các vật liệu xây dựng cùng loại
Lưới này được sản xuất và bán được khá nhiều nơi nên bạn có thể dễ dàng mua được với giá cả phải chăng.
Nên mua lưới B40 ở đâu giá rẻ, uy tín và chất lượng nhất?
Lưới B40 được sản xuất và cung cấp bởi rất nhiều công ty, doanh nghiệp khác nhau. Tuy nhiên để nhận được mức giá ưu đãi mà vẫn đảm bảo chất lượng tốt nhất thị trường thì bạn cần phải trang bị đầy đủ kiến thức về lưới B40 cũng như giá cả tại thời điểm mua. Đại Lý Sắt Thép MTP là một trong những địa chỉ sản xuất và cung cấp lưới B40 uy tín được rất nhiều khách hàng tin dùng. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất và cung ứng vật liệu xây dựng, chúng tôi tự tin sẽ đem đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng nhất. Nếu bạn có nhu cầu mua lưới B40 với số lượng lớn, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline để nhận được mức giá tốt nhất nhé.
Bài viết Lưới B40 là gì? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sắt Thép Xây Dựng SDT.
0 notes
satthepxaydungsdt · 5 years
Link
Rắc co là gì?
Nếu bạn đang hoạt động trong ngành ống thép công nghiệp thì những thông tin về rắc co chắc chắn sẽ vô cùng cần thiết cho bạn. Bài viết dưới đây là lời giải đáp cho những thắc mắc: Rắc co là gì? Phân loại rắc co? Cấu tạo và công dụng của nó? Cùng Sắt thép xây dựng SDT tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Rắc co (nhiều nơi còn gọi là giắc co) là phụ kiện không thể thiếu trong hệ thống các đường ống công nghiệp. Ngày nay, rắc co được sử dụng rất rộng rãi bởi chính sự tiện dụng và giá thành hợp lý. 
Giống như măng xông ren, nó được sử dụng để nối hai đầu ống bằng các khớp nối ren. Việc sử dụng rắc co khi nối ống giúp cho người dùng dễ dàng lắp đặt và tháo rời các bộ phận của đường ống. Không những thế, nó còn có khả năng kết nối 2 đầu ống không cùng kích thước với nhau.
Rắc co là gì?
Ngày nay, rắc co được sử dụng để nối hai ống bằng cách vặn chặt vào như một khớp nối ren. Với cấu tạo và thiết kế bằng nhựa, kim loại,… khác nhau, nó thích hợp để sử dụng trong những công trình chịu áp lực cao. 
Bất kể vị trí nối ống nào có đường kính nhỏ và đòi hỏi có mối nối chắc chắn thì bạn đều có thể sử dụng rắc co. Nếu trong tương lai bạn nhận thấy có khả năng cao phải tháo lắp thì phụ kiện này là hết sức cần thiết thay vì lắp ống nối liền.
Phân loại rắc co
Rắc co ngày nay được phân loại dựa trên các vật liệu sản xuất. Cụ thể:
Rắc co nhựa;
Rắc co thép;
Rắc co inox;
Rắc co đồng thau;
Rắc co kẽm.
Cấu tạo của rắc co
Rắc co ngày nay có nhiều loại, tuy nhiên thường có 3 bộ phận chính. Bao gồm bộ nối đực, bộ nối cái và đai ống.
Bộ nối cái và bộ nối đực thường được gắn tại đai nối để cung cấp áp lực cần thiết để siết chặt và bịt kín các mối nối. 
Ba bộ phận của rắc co đều được gắn với nhau bởi tối thiểu là đai ốc với phần chéo qua hoặc một ren vặn. Khi có một lực tác động vào bên ngoài, phần ren này lập tức được mở và tách bộ nối cái và bộ nối đực (tách ra cùng 2 đầu ống). 
Trong điều kiện thông thường, đai nối của rắc co sẽ siết chặt bộ nối đực và bộ nối cái để đảm bảo không có sự rò rỉ giữa các phần của rắc co.
Cấu tạo của rắc co
Công dụng của rắc co
Rắc co ngày càng được nhiều người sử dụng rộng rãi bởi nó mang tới rất nhiều tiện ích. Cụ thể:
Dễ dàng lắp đặt và thay thế khi bị hư hỏng;
Có thể tháo rời chỗ nối 2 ống;
Mang tới tiện ích kinh tế cao;
Có khả năng kết nối hệ thống ống với các bồn chứa;
Có thể nối 2 loại ống không cùng kích thước lại với nhau;
Có thể dùng để chèn thêm một số thiết bị điều áp hay đo lường vào hệ thống chứa;
Cung cấp điểm ngắt ống mà không bị thấm trong hệ thống đường ống.
Ứng dụng của rắc co
Rắc co là phụ kiện được thiết kế thông minh. Nó có khả năng cho phép ngắt kết nối của các đoạn ống một cách thuận tiện và nhanh chóng. Điều này có lợi cho việc thay thế các chi tiết cố định hay bảo trì theo thời hạn trong hệ thống đường ống công nghiệp. 
Nếu bạn đã sử dụng qua măng sông, bạn biết rằng phụ kiện này sẽ yêu cầu rất nhiều keo dán PVC, hàn nhiệt và xoay tất cả các ống liền kề. Tuy nhiên khi sử dụng rắc co (có tác dụng giống với măng sông) thì lại đơn giản hơn nhiều. Rắc co cung cấp cho bạn sự chuyển đổi linh hoạt, dễ dàng kết nối hay ngắt kết nối ở bất kỳ thời điểm nào trong tương lai. Việc lắp đặt, thay thế hay sửa chữa cũng đơn giản và tiết kiệm kinh tế hơn rất nhiều.
Ứng dụng của rắc co
Cách sử dụng rắc co
Để sử dụng rắc co, bạn nên lưu ý 3 bước cơ bản như sau:
Bước 1: Sử dụng keo kính PVC để kết nối 2 đầu của rắc co (bộ nối cái và bộ nối đực) với đường ống. Lưu ý không để keo PVC dính vào ren của rắc co.
Bước 2: Sử dụng vòng ren để siết chặt đường ống lại với rắc co.
Bước 3: Kiểm tra lại xem rắc co đã được nối chặt với đường ống hay chưa. Tránh lắp rắc co ở những nơi có nhiệt độ trên 60 độ C. Mức nhiệt độ tối đa mà rắc co có thể chịu được là từ 0 độ C đến 60 độ C.
Trên đây là những thông tin đáng chú ý nhất về rắc co mà chúng tôi cung cấp. Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp bạn phần nào hiểu rõ hơn về phụ kiện linh hoạt này. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi nào thì đừng ngại comment ngay dưới bài viết. Chúng tôi sẽ giải đáp sớm nhất cho bạn.
Bài viết Rắc co là gì? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sắt Thép Xây Dựng SDT.
0 notes
satthepxaydungsdt · 5 years
Link
Măng sông hay măng xông mới là phát âm đúng? Măng sông là gì? Tác dụng của măng sông? Đó là câu hỏi chưa được giải đáp của rất nhiều người trong ngành ống nước công nghiệp.
Ngày nay, măng sông là phụ kiện được rất nhiều gia đình, công ty, các công trình đòi hỏi áp lực cao sử dụng. Với những tiện ích to lớn, nó dần được sử dụng phổ biến và rộng rãi. Bài viết dưới đây là những thông tin cần thiết về măng xông mà bạn có thể tham khảo. Cùng Sắt thép Xây dựng SDT tìm hiểu ngay nhé!
Măng sông hay măng xông mới là phát âm đúng?
Măng sông hay măng xông đều là phiên âm từ tiếng Pháp Manchon d’accouplement. Từ này để ám chỉ vật nối có ống ren ở bên trong, thường được sử dụng để nối hai cây ống đã được tiện ren. Chính vì thế, bạn hoàn toàn có thể thoải mái gọi phụ kiện này là măng sông hay măng xông tùy thích. Dù phát âm như thế nào thì cũng hoàn toàn chính xác.
Măng xông là gì?
Măng xông hay măng sông là phụ kiện được dùng trong các công trình ống nước công nghiệp. Đây là loại ống nối ren được sử dụng để nối hai ống nước có cùng hay khác kích thước. 
Măng xông là phụ kiện được chế tạo từ rất nhiều loại nguyên liệu khác nhau như: nhựa HDPE, sắt, thép, kim loại,… Hiện nay, nó chủ yếu được sử dụng để nối hai đầu đường ống để bảo vệ mối nối và cáp ngầm khỏi những tác động xấu của môi trường.
Măng xông là gì?
Ứng dụng của măng xông?
Ngày nay măng xông được sử dụng phổ biến vì rất tiện dụng. Nó có thể nối được các loại ống có đa dạng kích thước với giá thành rẻ và hợp lý. Ngoài ra, măng xông còn giúp nhà thi công dễ dàng lắp đặt, người xây dựng dễ dàng bảo trì hay sửa chữa. 
Măng xông giúp kéo dài đường ống ở những nơi mà người thi công gặp khó khăn, thậm chí là khắc phục sự cố rò rỉ do không thể sử dụng điện để hàn ống.
Phân loại măng sông
Hiện nay, người ta phân loại măng sông dựa trên vật liệu cấu thành nên nó. Chủ yếu một số loại sau:
Măng sông thép;
Măng sông inox;
Măng sông gang;
Măng sông mạ kẽm;
Măng sông đồng;
Măng sông nhôm;
Măng sông nhựa HDPE.
Dù được làm từ nhiều vật dụng khác nhau, nhưng đặc điểm chung của các loại măng sông này là bền và có khả năng chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi các yếu tố môi trường. Măng sông thường được dùng để đặt bên ngoài, chôn dưới cống hay trong lòng đất. Chính vì vậy măng sông thường được thiết kế để chống thấm nước, ít bị phân hủy ở điều kiện môi trường tồi tệ và phải có độ bền rất cao.
Măng sông có tuổi thọ trung bình từ vài chục năm đến cả trăm năm. Mặc dù được đặt ở môi trường oxy hóa cao hay môi trường cống rãnh bẩn thỉu, măng xông cũng có khả năng chống chịu mạnh mẽ. Măng xông dày, chịu được những áp lực hay va đập mạnh để bảo vệ các thiết bị bên trong.
Ưu điểm khi sử dụng măng sông
Măng sông có những ưu điểm gì mà lại được sử dụng phổ biến đến vậy? Trong thời gian gần đây, măng sông đã trở thành phụ kiện được ứng dụng rộng rãi, dần thay thế các loại ống bằng xi măng, thép, gang, nhựa,… nhờ mang những ưu điểm vượt trội. Cụ thể:
Lắp đặt đơn giản, nhẹ nhàng và chính xác;
Không thấm nước và có độ bền cao;
Dễ dàng tháo lắp và kiểm tra định kỳ;
Dễ vận chuyển;
Giá thành rẻ, tiết kiệm được nguồn kinh phí lớn;
Độ bền cơ học và độ chống chịu cao;
Chịu được áp lực lớn;
Hệ số ma sát nhỏ nhờ mặt trong và mặt ngoài bóng;
Sử dụng đúng yêu cầu kỹ thuật, độ bền của măng xông không dưới 50 năm;
Chi phí lắp đặt thấp hơn các loại ống khác;
Có khả năng chịu hóa chất cao như muối, kiềm, axit…
Măng sông ren ngoài
Cách nối măng xông
Bước 1: Vặn chặt đầu măng xông vào ống cần nối. Bước này bạn cần lưu ý sao cho ren xoắn trên măng xông khớp với ren xoắn trên ống nối.
Bước 2: Đưa đầu còn lại của măng xông đặt với đầu ống còn lại. Cầm xoay măng sông ngược lại theo chiều vặn của bước 1. Khi đó đầu ống của bước 2 sẽ tiến sâu hơn và tiếp xúc với đầu ống bước 1. Hai đầu ống tiếp xúc nhau tại điểm chính giữa của măng sông thì dừng lại.
Bước 3: Cố định măng sông bằng mối hàn.
Trên đây là những thông tin đáng chú ý nhất về măng sông mà chúng tôi cung cấp. Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp bạn phần nào hiểu rõ hơn về phụ kiện linh hoạt này. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi nào thì đừng ngại comment ngay dưới bài viết. Chúng tôi sẽ giải đáp sớm nhất cho bạn.
Bài viết Măng sông là gì? Măng sông hay măng xông mới đúng? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sắt Thép Xây Dựng SDT.
0 notes
satthepxaydungsdt · 5 years
Link
Những vết rỉ sét (hay gỉ sét) xấu xí, cứng đầu chắc chắn luôn là nỗi bận tâm của mọi người khi vệ sinh và tẩy rửa các đồ vật kim loại. Đồ dùng bằng kim loại khi sử dụng lâu ngày thường dễ bị xỉn màu, rỉ sét không còn giữ được độ bóng đẹp và vô cùng mất thẩm mỹ. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách để tẩy rỉ sét trên kim loại nhanh chóng và hiệu quả.
Bạn sẽ dễ dàng nhận thấy các vết rỉ sét trên các đồ dùng kim loại trong nhà như dao, kéo, kiềm, đinh, óc xoong, nồi, khung cửa, cầu thang,… Rỉ sét chính là kim loại bị oxy hóa dưới tác động của không khí và độ ẩm. Chúng thường có màu nâu, nâu đỏ hoặc đỏ dễ vỡ. Tuy nhiên, việc tẩy rửa chúng không hề khó khăn như bạn tưởng tượng. Với 6 cách làm sạch rỉ sét trên kim loại dưới đây của Sắt thép Xây dựng SDT, bạn hoàn toàn có thể đánh bay rỉ sét một cách đơn giản và hiệu quả bất ngờ.
Những vết rỉ sét trên kim loại làm đồ dùng nhanh chống bị hư hại và mất thẩm mỹ
Nguyên nhân khiến đồ dùng dễ bị rỉ sét
Không lau khô đồ dùng sau khi chùi rửa: Đây chính là lỗi mà rất nhiều người thường mắc phải trong quá trình sinh hoạt hằng ngày. Việc tiếp xúc với nước chính là cơ hội để các vết rỉ sét hình thành. Chính vì thế, sau khi sử dụng dao, kéo và các vật dụng kim loại khác các bạn nên lau chùi sạch sẽ và để thật khô ráo rồi mới đem đi cất giữ.
Dùng tay không cầm nắm các vật dụng: Các loại kiềm, đinh, búa thường dễ bị rỉ sét khi bạn sử dụng chúng bằng tay trần. Tay chúng ta thường có nhiều mồ hôi, đây chính là môi trường (muối) gây ra hiện tượng rỉ sét trên kim loại. Việc sử dụng bao tay trong trường hợp này là hết sức cần thiết chúng vừa giúp bảo vệ tay bạn vừa giúp lớp kim loại hạn chế bị rỉ sét.
Bảo quản và để vật dụng ở những nơi không thích hợp: Với những đồ vật kim loại việc đặt để và bảo quản chúng ở những nơi có độ ẩm cao và dễ bị ẩm ướt là điều không nên và khiến chúng dễ bị hao mòn và rỉ sét.
6 cách tẩy rỉ sét trên kim loại nhanh chóng và hiệu quả
Khi kim loại bị gỉ sét thay vì phải “bó tay” và mua một món đồ khác, bạn hoàn toàn có thể dễ dàng làm sạch những vết rỉ sét bằng những phương pháp đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả dưới đây.
Khoai tây và nước rửa chén tẩy sạch rỉ sét hiệu quả
Khoai tây luôn được biết đến là loại rau củ vô cùng dinh dưỡng và thơm ngon. Nhưng ít ai ngờ khoai tây cũng là nguyên liệu để tẩy vết rỉ sét vô cùng hiệu quả. Để thực hiện phương pháp làm sạch rỉ sét bằng khoai tây các bạn tiến hành như sau:
Chuẩn bị: Khoai tây, nước rửa chén, bàn chải, giấy nhám.
Cách thực hiện:
Bước 1: Cắt khoai tây thành từng lát mỏng, chà sát lên vết rỉ sét.
Bước 2: Ngâm khoai tây vừa chà trong nước rửa chén khoảng 15 – 20 phút.
Bước 3: Đặt miếng khoai tây lên vết rỉ sét và để yên trong vài giờ.
Bước 4: Lấy miếng khoai ra, dùng bàn chải hoặc giấy nhám chà nhẹ để làm sạch vết rỉ, tránh làm hư tổn bề mặt.
Khoai tây là nguyên liệu tẩy vết rỉ sét cho hiệu quả bất ngờ
Tẩy nhanh rỉ sét trên kim loại với hỗn hợp chanh và muối
Chanh là một vật liệu thường thấy để tẩy rửa những vật dụng trong gia đình. Trong chanh vừa chứa acid citric vừa có tinh chất limonene rất thích hợp để dùng làm chất tẩy rửa làm sạch. Chanh và muối khi kết hợp với nhau chúng có thể dễ dàng phản ứng hóa học với vết rỉ sét làm chúng bong tróc nhanh chóng trả lại vẻ sáng bóng cho đồ vật của bạn.
Chuẩn bị: Muối trắng, chanh tươi
Cách thực hiện:
Bước 1: Rắc muối lên bề mặt rỉ sét.
Bước 2: Vắt nước chanh lên vết rỉ sét, càng nhiều nước chanh càng tốt.
Bước 3: Để yên hỗn hợp 2 – 3 giờ.
Bước 4: Dùng vỏ chanh vừa vắt nước để chà rửa bề mặt rỉ sét để tránh làm tổn hại bề mặt vật dụng.
Chanh và muối là cách tẩy vết rỉ sét hiệu quả và dễ thực hiện
Tẩy sạch rỉ sét trên kim loại với bột Baking soda
Thật là thiếu sót nếu chúng ta bỏ qua baking soda để tẩy vết rỉ sét kim loại đáng ghét. Baking soda còn có tên gọi khác là muối nở. Đây là một loại nguyên liệu có tính tẩy rửa cao nên thường được ứng dụng để tẩy sạch các loại chất bẩn cứng đầu kể cả những vết rỉ sét.
Chuẩn bị: Bột Baking soda, nước sạch, bàn chải
Cách thực hiện:
Bước 1: Trộn bột Baking soda với một ít nước tạo thành một hỗn hợp sền sệt.
Bước 2: Bôi hỗn hợp lên bề mặt rỉ sét và để yên trong vài phút.
Bước 3: Dùng bàn chải đánh răng nhẹ nhàng cọ rửa, chà sát đánh bật vết gỉ sét trên bề mặt.
Bước 4: Rửa lại bề mặt với nước sạch.
Ngoài ra các bạn cũng có thể thay nước bằng giấm trắng để làm hỗn hợp Baking soda cũng cho kết quả tẩy rửa rất hiệu quả.
Baking soda là nguyên liu thần thánh giúp đánh bay mọi vết bẩn kể cả vết rỉ sét cứng đầu
Cách tẩy vết rỉ sét trên kim loại với giấm ăn
Giấm ăn (giấm trắng) là nguyên liệu không thể thiếu trong bất kỳ gian bếp nào. Ngoài việc được sử dụng trong nấu nướng. Giấm ăn còn là nguyên liệu dùng để tẩy rửa tuyệt vời. Với bản chất là acid axetic, giấm ăn dễ dàng tác dụng với oxit kim loại hình thành nên vết rỉ và đánh bay chúng dễ dàng. Đây là cách cách làm sạch vết rỉ trên kim loại đơn giản được nhiều người ứng dụng.
Chuẩn bị: Giấm ăn, bàn chải
Cách thực hiện:
Với những dụng cụ nhỏ: Bạn có thể ngâm chúng với giấm ăn trong vài giờ sau đó dùng bàn chải chà nhẹ nhàng, lớp rỉ sét sẽ dễ dàng bong tróc.
Với những dụng cụ có kích thước tương đối và không thể ngâm trực tiếp các bạn hãy đổ giấm lên dụng cụ rỉ sét. Để yên trong vài giờ, rồi chà sạch. Nếu không bạn cũng có thể sử dụng khăn tẩm giấm lau đi vết rỉ sét cũng cho kết tẩy rửa đáng kinh ngạc.
Giấm trắng cho kết quả làm sạch rỉ sét khá hiệu quả
Cách làm sạch rỉ sét trên kim loại bằng dụng cụ mài
Đây là phương pháp làm sạch cơ học phổ biến và khá hiệu quả mà nhiều người vẫn thường sử dụng để tẩy những vết rỉ sét tại nhà. Để thực hiện các bạn cần dụng cụ là giấy nhám, máy mài và bàn chải sắt. Tiến hành vệ sinh vết rỉ sét bằng cách chà sát trực tiếp dụng cụ lên vết bẩn đến khi chúng biến mất.
Tuy nhiên, việc dùng lực chà sát lên vết rỉ thường mất khá nhiều công sức và gây ra sự bào mòn và tổn thương bề mặt vật dụng, hoặc dễ dàng làm gãy mối hàn với những vật dụng chứa mối hàn.
Sử dụng các dụng cụ mài là phương pháp phổ biến để tẩy vết rỉ sét trên kim loại
Sử dụng các loại hóa chất tẩy vết rỉ sét trên kim loại
Nếu những phương pháp tự nhiên và đơn giản trên vẫn chưa thể giúp bạn xóa tan nỗi đau đầu về cách làm sạch rỉ sét thì các loại hóa chất tẩy vết rỉ sét chính là phương pháp nhanh chóng và triệt để giúp bạn tạm biệt vết rỉ sét cứng đầu trong chớp mắt.
Với thành phần những chất hóa học chuyên biệt. Các chế phẩm hóa học chuyên dùng để tẩy sạch các vết rỉ sét có thể tẩy sạch các vết rỉ trên bề mặt đồ dùng kim loại trong gia đình và kể cả các thiết bị kĩ thuật, máy móc công nghiệp. Một số loại chất tẩy rửa rỉ sét các bạn có thể tham khảo có thể kể đến: Hóa chất tẩy rỉ sét SYK Rust Remover,3M STAINLESS STEEL POLISH, Metal Rescue, Nabakem FC-1, Selleys RP7,…
Tuy nhiên, trước khi sử dụng các bạn nên tìm hiểu kỹ lưỡng hướng dẫn sử dụng và tuân thủ đúng theo trình tự thực hiện để đảm bảo an toàn và đạt được kết quả tẩy rửa tốt nhất.
Trên đây, là những cách tẩy vết rỉ sét trên kim loại đơn giản do Vệ sinh nhà Sài Gòn tổng hợp mà bạn hoàn toàn có thể dễ dàng tự mình thực hiện để trả lại vẻ sạch bong sáng bóng cho đồ dùng của mình. Chúc các bạn thực hiện thành công và tìm được phương pháp tối ưu nhất dành cho mình nhé.
Bài viết Đánh bay rỉ sét với 6 cách tẩy rỉ sét trên kim loại cực hiệu quả đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sắt Thép Xây Dựng SDT.
0 notes
satthepxaydungsdt · 5 years
Link
Sơn epoxy là một giải pháp quan trọng trong việc bảo vệ sàn và nền nhà xưởng, mang lại giá trị thẫm mỹ, tiết kiệm chi phí vệ sinh… Cùng Sắt thép Xây dựng SDT tìm hiểu sơn epoxy là gì, quy trình và báo giá thi công sơn epoxy trong bài viết dưới đây nhé!
Sơn epoxy là gì?
Sơn epoxy là một dòng sơn côn nghiệp gồm 2 thành phần: thành phần A là sơn gốc (từ các hạt nhựa epoxy) và thành phần B là chất đóng rắn polyamide, dung môi và một số phụ gia cần thiết khác. Sơn epoxy dùng để tạo ra bề mặt có độ cứng, dai chắc, sáng bóng. Ngoài ra, sơn epoxy còn có thể kèm theo các chức năng khác như sơn tĩnh điện, chống rỉ sét, chịu axít…
Sơn epoxy là gì?
Sơn Epoxy được sử dụng phổ biến trong các ứng dụng sàn công nghiệp, hoặc các sản phẩm kết cấu thép đòi hỏi cao về độ bền và khả năng chịu hóa chất ăn mòn như bề mặt sắt thép, sàn bê tông, tường, trần…
Các loại sơn epoxy
Trên thị trường hiện nay có nhiều thương hiệu cung cấp sơn epoxy. Có thể kể đến các thương hiệu đến từ Hàn Quốc như: Kangnam, KCC, Chokwang, Samhwa… từ Đài Loan: Rainbow, Nanpao; Việt Nam: Kova, APT, Sunbow…)
Sơn epoxy gốc dầu
Sơn epoxy gốc nước
Sơn epoxy không dung môi
Lợi ích khi sử dụng sơn sàn epoxy
Có thể ứng dụng trên nhiều loại bề mặt vật liệu khác nhau: sàn bê tông, sắt thép, nhôm..
Đảm bảo tính thẫm mỹ cao; dễ dàng kết hợp cới nhiều yếu tố trang trí, cảnh báo, nhận diện khu vực….
Bảo vệ bề mặt khỏi hư hại, rỉ sét, chịu được lực lớn.
Quy trình thi công sơn epoxy hệ san phẳng chuẩn cho nền nhà xưởng công nghiệp
Giải pháp sơn nền nhà xưởng bằng epoxy mang lại chất lượng sàn công nghiệp có độ bền cao, tiết kiệm thời gian và chi phí vệ sinh… Tuy nhiên, vì giá thành sơn epoxy cũng cao tương xứng với chất lượng của nó. Chính vì vậy, giải pháp này cần được thực hiện bởi những người thợ sơn lành nghề để tránh những rủi ro làm cho sàn epoxy nhanh hỏng. Vì quá trình sơn epoxy không đúng kỹ thuật thì sẽ khiến sàn dễ bị hư hỏng, không bám dính tốt, dễ bong tróc, tuổi thọ giảm…
Sàn epoxy dày bao nhiêu?
Thông thường các nhà thầu tiến hành thi công sơn epoxy gồm 3 lớp (trong đó có 1 lớp lót và 2 lớp phủ epoxy) dày từ 0,3 – 0,4mm. Nhưng thực tế, độ dày của cả 3 lớp sơn này mới đạt 0.15mm chứ không thể dày đến 0.3mm dù là bằng hệ lăng hoặc hệ phun bằng máy.
Chính vì vậy, để đạt được độ dày theo yêu cầu, nhà thầu thi công phải thực hiện thêm 1 – 2 lớp sơn epoxy bán tự phẳng nữa.
Bước 1: Xử lý bề mặt sàn trước khi thi công sơn epoxy
Ở bước này, kỹ thuật viên sẽ tạo nhám bề mặt bằng máy phun bi. Sau đó tiến hành xử lý vết nứt; đồng thời dặm và vá các vị trí khiếm khuyết như vết nứt và mài phẳng các vị trí nhấp nhô có độ cao vượt quá yêu cầu(nếu có).
Bước 2: Vệ sinh sàn trước khi thi công
Tẩy rửa sàn bê tông nhằm loại bỏ các vết dầu mỡ, tạp chất hữu cơ (nếu có). Nếu quá trình tẩy rửa không được chú trọng dẫn đến lớp sơn lót không bám dính vào sàn nên quá trình thi công sơn epoxy sẽ bị không dí.
Bước 3: Kiểm tra độ ẩm bề mặt nền sàn (độ ẩm yêu cầu ≤ 4%).
Độ ẩm sàn bê tông nếu bị ẩm ướt thì sơn sẽ bị bong tróc, nếu sàn bê tông bị ẩm thì phải dùng lớp ngăn ẩm. Độ dày lớp này thường dày tối thiểu từ 2mm trở lên.
Bước 4: Cách pha sơn epoxy
Với mỗi nhà sản xuất sơn epoxy khác nhau sẽ có định mức tỷ lệ pha sơn epoxy khác nhau. Chẳng hạn quy định sơn lót epoxy có định mức khác với hệ sơn lăn và hệ sơn epoxy tự san phẳng.
Cách pha sơn epoxy thông thường nếu dùng cả set thì việc thi công chỉ trộn 2 thành phần lại với nhau bằng máy trộn sơn trong vòng 5 phút.
Nếu là hệ sơn epoxy gốc dầu, kỹ thuật viên thường dùng dung môi pha sơn epoxy gốc dầu với tỷ lệ pha dung môi không quá 5% – 10% theo thể tích hay khối lượng.
Pha sơn đúng tỷ lệ rất quan trọng trong việc thi công sơn epoxy. Khi trộn các thành phần với nhau sẽ xảy ra quá trình đóng rắn (phản ứng hóa học giữa phần sơn và tác nhân đóng rắn). Mặt khác, quá trình sơn và quá trình đóng rắn phụ thuộc vào nhiệt độ.
Một điều quan trọng đối với quá trình áp dụng sơn là phải sơn trước khi thời gian sống của sơn được thiết lập. Nếu qua thời gian này, sơn xẽ trở nên khô cứng và không thể sử dụng được. Chính vì vậy, sơn đã pha trộn cần được thi công ngay (thông thường thời gian sử dụng sơn đã pha là 90 – 120 phút).
Bước 5: Sơn lớp lót epoxy
Để thi công sơn epoxy lớp lót, kỹ thuật viên sẽ lăn một lớp sơn lót epoxy đã được pha sẵn. Nếu thi công sai thì lớp lót sẽ không bám dính.
Sau khi hoàn thành lớp sơn lót 12 giờ thì kiểm tra bề mặt. Nếu những vị trí bị hút nhiều, không có lớp màng trên bê tông thì phải sơn thêm 1 lớp nữa hay lăn lót bổ sung tại các vị trí đó.
Bước 6: Thi công sơn lớp phủ epoxy hoàn thiện
Sau đó khoảng 24 – 48 giờ kể từ khi lớp lót epoxy được thi công hoàn chỉnh. Nhà thầu sẽ tiến hành thi công sơn epoxy tự san phẳng với định mức và độ dày bình quân tùy theo yêu cầu của khách hàng.
Đối với các đơn vị thi công khác có thể sẽ sơn thêm 1 lớp epoxy phủ trung gian, là lớp sơn màu và cùng màu với lớp sơn phủ.
Sơn sàn epoxy giá bao nhiêu?
Giá sơn nền nhà xưởng epoxy phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như:
Loại sơn;
Chất lượng bề mặt sàn, nếu sàn bê tông bị ẩm thì nhà thầu cần thêm 1 lớp cách ẩm dày ít nhất khoảng 1mm.
Bề mặt nền nhà xưởng có bằng phẳng hay bị rổ, yếu;
Điều kiện, thời gian thi công nhanh hay chậm, ban ngày hay ban đêm;
Diện tích cần thi công là bao nhiêu… Nếu diện tích thì công càng lớn thì giá đơn vị càng giảm.
Xem chi tiết Bảng giá sơn epoxy tại link: https://thicongepoxy.com.vn/bang-gia-son-epoxy/
Bài viết Sơn epoxy là gì? Các loại sơn epoxy hiện nay đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sắt Thép Xây Dựng SDT.
0 notes
satthepxaydungsdt · 5 years
Link
Nhắc đến các tiêu chuẩn Mỹ thì tiêu chuẩn ANSI là tiêu chuẩn được rất nhiều người nhắc đến mỗi ngày. Vậy ANSI là gì? Thành viên và nhiệm vụ của ANSI như thế nào? Tất cả những thông tin này sẽ được Sắt thép Xây dựng SDT giải đáp trong chia sẻ dưới đây. Cùng theo dõi bài viết nhé!
ANSI là gì?
Tiêu chuẩn ANSI (gọi tắt là ANSI) là bộ tiêu chuẩn của Hoa Kỳ do Tổ chức ANSI (American National Standards Intitute) thành lập. Đây là tổ chức tư nhân và phi lợi nhuận tại Mỹ. Tổ chức này được thành lập với mục đích quản trị và điều phối sự tiêu chuẩn hóa một cách tự giác. Ngoài ra, ANSI cũng giúp hợp thức hóa các hệ thống quy ước ra đời từ ngày 19/10/1918.
Trụ sở của ANSI được đóng tại 1899 L street, NW 11th Floor Washington, D.C. Các thành viên sáng lập tiêu chuẩn ANSI là ba cơ quan của Chính phủ Hoa Kỳ và 5 Hiệp hội xây dựng.
ANSI không được thành lập với mục đích xây dựng tiêu chuẩn, mà nó chỉ giúp thúc đẩy công tác phát triển các Tiêu chuẩn Quốc gia của Mỹ (ANS). 
Mục đích này được thực hiện bằng cách công nhận các quy trình của các tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ. Các tổ chức tiêu chuẩn này sẽ cùng nhau phối hợp hoạt động để xây dựng nên những tiêu chuẩn quốc gia một cách đồng thuận và tự nguyện.
Các quy trình của tổ chức tiêu chuẩn được áp dụng để xây dựng tiêu chuẩn quốc gia Mỹ. Nó chỉ được công nhận khi đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu của ANSI về tính công khai, công bằng, đồng thuận và đúng trình tự.
ANSI từ lâu đã là tiếng nói cho toàn hệ thống tiêu chuẩn Mỹ. Đây là hệ thống đánh giá tính phù hợp cũng như luôn cho phép các thành viên của mình và các tổ chức được ủy quyền một vị thế vững vàng trên thị trường Hoa Kỳ. ANSI được thành lập dưới nền kinh tế thế giới với một mục tiêu duy nhất: hướng đến việc đảm bảo an toàn sức khỏe của người dân; đồng thời bảo vệ và giữ gìn tài nguyên thiên nhiên.
Tiêu chuẩn ANSI của Mỹ là gì?
ANSI có hàng nghìn những hướng dẫn và quy tắc có tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của mọi lĩnh vực. Từ công cụ và thiết bị xây dựng đến các sản phẩm bơ sữa, thiết bị âm thanh, nông nghiệp, công nghiệp, chăn nuôi hay năng lượng… thì ANSI đều có những tiêu chuẩn phù hợp. Điều này giúp đảm bảo đánh giá đúng năng lực cạnh tranh cũng như xác định được sự phù hợp đối với chất lượng sản phẩm.
Ngày nay, ANSI rất tích cực tham gia vào công tác tiêu chuẩn hóa quốc tế nhằm nâng cao vị thế của mình. Trong các tổ chức tiêu chuẩn hóa khu vực hay quốc tế, ANSI đóng vai trò rất quan trọng để đánh giá các sản phẩm. Tiêu chuẩn ANSI từ lâu đã gây ảnh hưởng vô cùng lớn với các tổ chức quốc tế này.
Không những thế, ANSI là một trong những thành viên sáng lập và cũng là đại diện của Hoa Kỳ trong tổ chức ISO. Trong IEC (Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế), ANSI là đại diện trong các diễn đàn về tiêu chuẩn hóa. Từ đó, Mỹ có thể tiếp cận dễ dàng hơn với các quá trình phát triển tiêu chuẩn IEC và ISO.
Nhiệm vụ của ANSI là gì?
Tiêu chuẩn ANSI được thành lập với nhiệm vụ đặc biệt. ANSI giúp tăng cường khả năng cạnh tranh toàn cầu của các doanh nghiệp tại Hoa Kỳ, giúp dễ dàng đánh giá và so sánh các sản phẩm này. Nhờ tiêu chuẩn ANSI mà chất lượng cuộc sống của người dân Hoa Kỳ được nâng cao. Tổ chức này cũng giúp thúc đẩy và tạo điều kiện cho các tiêu chuẩn đồng thuận tự nguyện, cũng như hệ thống đánh giá sự phù hợp và bảo vệ tính toàn vẹn.
ANSI giúp điều phối hệ thống tiêu chuẩn đồng thuận tự nguyện. Họ cung cấp một diễn đàn trung lập để tiến hành phát triển các chính sách về tiêu chuẩn. ANSI đóng vai trò là cơ quan giám sát cho các chương trình, quy trình đánh giá sự phù hợp và phát triển tiêu chuẩn.
ANSI cung cấp các tiêu chuẩn về xếp hạng, kích thước, ký hiệu hay thuật ngữ, an toàn cho nhân viên, phương pháp thử nghiệm và các yêu cầu về hiệu suất, sản phẩm, hệ thống và dịch vụ của hàng trăm ngành công nghiệp trong và ngoài nước Mỹ. Chính tổ chức này đã giúp cải thiện sự an toàn của hàng triệu sản phẩm lớn nhỏ nhằm bảo vệ người tiêu dùng
Thành viên của ANSI là ai?
ANSI ngày nay được điều phối bởi gần 1.000 doanh nghiệp. Các thành viên của ANSI gồm hiệp hội thương mại và hiệp hội nghề nghiệp, cơ quan chính phủ, nhà phát triển tiêu chuẩn, viện và người tiêu dùng và lợi ích lao động. Tất cả những thành viên này cùng hợp sức và hợp tác để phát triển các tiêu chuẩn đồng thuận quốc gia tự nguyện.
Hơn 100 năm qua, sức mạnh tạo nên ANSI của ngày hôm nay chính là chuyên môn của các thành viên. Là những đại diện tiêu biểu từ hầu hết các ngành công nghiệp của Hoa Kỳ, các thành viên ANSI có cơ hội tạo nên thành công trong hoạt động của công ty hoặc tổ chức ở cấp quốc gia và quốc tế.
Hy vọng với những thông tin mà Sắt Thép Xây Dựng SDT truyền tải đến bạn trong bài viết hôm nay. Bạn đọc đã hiểu được khái niệm tiêu chuẩn ANSI là gì cũng như nhiệm vụ và thành viên trong ANSI gồm những ai. Mọi thắc mắc, hãy để lại bình luận phía dưới bài viết. Chúng tôi sẽ hỗ trợ, giải đáp nhanh nhất cho bạn.
Bài viết ANSI là gì? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sắt Thép Xây Dựng SDT.
0 notes
satthepxaydungsdt · 5 years
Link
Galvanized Steel là một trong những thuật ngữ được dùng phổ biến trong chuyên ngành thép. Vậy Galvanized Steel là gì? Nó có công dụng gì và có dễ thực hiện không? Hãy cùng Sắt thép Xây dựng SDT tìm hiểu qua bài chia sẻ đầy đủ dưới đây nhé!
Galvanized Steel là gì?
Galvanized Steel là gì?
Galvanized Steel tên tiếng anh đầy đủ là Hot Dip Galvanized Steel Sheet Production Process (HDG), nghĩa là mạ kẽm nhúng nóng. Nó được hiểu một cách đơn giản là quy trình sản xuất thép mạ kẽm. 
Đây là phương pháp dùng chất xi mạ để tạo một lớp bảo vệ bề mặt sản phẩm, tăng khả năng chống chịu của sản phẩm với môi trường. Từ đó làm tăng vật liệu được mạ kẽm nhúng nóng. Đây là phương pháp thông dụng, chi phí thấp và dễ dàng thực hiện.
Thép sẽ được nhúng trong kẽm nóng chảy để tạo thành một lớp phủ đều, có tác dụng chống gỉ sét. Thép sau khi mạ kẽm sẽ có cấu trúc tinh thể đặc trưng của kẽm trên bề mặt. Galvanized Steel giúp vật liệu được phủ mạ cả bên trong lẫn bên ngoài. Lớp mạ kẽm dày và lớn hơn so với mạ điện phân. Đặc biệt, độ bền của nó sẽ được nâng cao.
Mạ kẽm nhúng nóng thường được sử dụng để sản xuất thép có ứng dụng ngoài trời, chịu tác động mạnh và trực tiếp của thời tiết.
Thép mạ kẽm là gì?
Thép mạ kẽm là một trong những sản phẩm được nhiều khách hàng tìm kiếm và sử dụng hiện nay. Với khí hậu nắng mưa thất thường tại nước ta, sắt thép dễ dàng bị bào mòn, gỉ sét và làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới tuổi thọ công trình. Chính vì thế ngày nay, rất nhiều nhà sản xuất sắt thép lớn đã tiến hành mạ kẽm các sản phẩm của mình.
Vẫn là những nguyên vật liệu truyền thống nhưng ngày nay đã chịu đựng được sự bào mòn mạnh mẽ của thời tiết. Đồng thời hạn chế được tối đa lớp gỉ sét trên bề mặt sắt thép tại các công trình.
Sau khi các doanh nghiệp sản xuất xong sắt thép, họ sẽ tiến hành quy trình mạ kẽm nhúng nóng Galvanized Steel để tạo lớp mạ bên ngoài. Việc này giúp bảo vệ vật liệu khỏi những ảnh hưởng xấu của môi trường bên ngoài.
Có thể bạn cũng quan tâm đến :
Bảng báo giá thép tấm mạ kẽm mới nhất
Giá thép ống mạ kẽm mới nhất
Giá thép hộp mạ kẽm mới nhất
Giá thép ống mạ kẽm Hòa Phát hôm nay
Giá thép hộp Hòa Phát mạ kẽm hôm nay
Giá thép hộp Hoa Sen mạ kẽm
Giá thép hộp mạ kẽm Minh Ngọc
Quy trình tiến hành Galvanized Steel
Sau khi được làm sạch và tinh luyện, sắt thép sẽ được cắt thành lát nhỏ hoặc được cán thành tấm. Những tấm thép này sẽ được mang đi tôi luyện, mang đi ủ và tiến hành mạ điện hoặc mạ kẽm.
Xử lý bề mặt
Bước đầu tiên trong quá trình Galvanized Steel làm xử lý bề mặt thép. Thép phải được rửa sạch bằng nước, tẩy bay tất cả các loại dầu mỡ bám dính trên bề mặt. Tiếp theo, thép được đưa vào bể acid HCl để tiến hành loại bỏ các loại bụi bẩn cũng như oxy hóa trên bề mặt của kim loại.
Thép trước khi đưa vào nhúng kẽm phải được sấy khô. Điều này hạn chế sự bắn tung tóe của nồi mạ và giúp gia nhiệt sơ bộ cho tấm thép.
Nhúng kẽm
Tiến hành đun một nồi kẽm lớn nóng chảy ở nhiệt độ 435 – 455 độ C và thả thép vào. Kẽm nóng sẽ phản ứng và tạo thành một lớp phủ riêng biệt trên bề mặt thép. Lớp ngoài là 100% kẽm, lớp trong là 75% kẽm hòa với 25% thép.
Làm mát
Sản phẩm sau khi được nhúng nóng Galvanized Steel sẽ được làm mát bằng nước hoặc không khí lạnh. Sau khi được làm mát, sản phẩm sẽ được kiểm tra chặt chẽ và chuẩn bị cho xuất xưởng bàn giao cho khách hàng.
Vì sao Galvanized Steel có thể bảo vệ sắt thép?
Kẽm là kim loại khi tiếp xúc với nước, oxy và carbon dioxide sẽ tạo ra một lớp kẽm cacbonat rất bền vững. Chính vì thế lớp kẽm này sẽ bảo vệ chất lượng thép của bạn với những ảnh hưởng xấu của môi trường.
Kẽm đóng vai trò như như một cực anode, giúp giảm khả năng phản ứng hóa học của sắt thép với môi trường. Từ đó làm chậm được quá trình ăn mòn. Ngoài ra, kẽm cũng tạo ra được một lớp bền cơ học giữa sắt thép với không khí. Điều này làm giảm sự tiếp xúc của vật liệu với oxy.
Kẽm có thể làm chậm quá trình oxy hóa của sắt thép nhưng không thể ngăn chặn được vấn đề ăn mòn này. Nó chỉ có thể bảo vệ vật liệu trong một thời gian dài và làm tăng tuổi thọ của sắt thép tại công trình. 
Sau một thời gian tiếp xúc với tác hại xấu của môi trường, lượng kẽm sẽ bị ăn mòn dần và quá trình bảo vệ lớp thép bên trong sẽ bị giảm hiệu quả. Chính nước muối và các loại acid trong mưa làm tăng khả năng ăn mòn của môi trường và khiến cho lớp mạ kẽm bị phá vỡ nhanh hơn.
Ứng dụng thép mạ kẽm
Thép mạ kẽm nhúng nóng Galvanized Steel được sử dụng cho nhiều ngành nghề cơ khí khác nhau. Cụ thể như kết cấu dầm thép, đai ốc, tôn lợp, bu lông, thang máng cáp điện, ống dẫn thép, lan can, lưới sắt và nhiều ứng dụng khác. 
Thép mạ kẽm nhúng nóng có tuổi thọ rất dài, thường là trên 50 năm. Nếu ứng dụng thép được sử dụng ở những môi trường nhiều tác hại như tiếp xúc với nước biển, acid, các tác nhân mài mòn cơ học hay các điều kiện khắc nghiệt khác, thì thép không gỉ sẽ là một sự lựa chọn tốt hơn trong dài hạn.
Đặc điểm mạ kẽm nhúng nóng Galvanized Steel
Có độ bám dính tốt
Sắt kẽm sau khi được mạ kẽm nhúng nóng sẽ có phản ứng hợp kim, tạo ra sự kết dính rất tốt. Vì vậy, bề mặt kẽm này sẽ tạo độ bám dính rất tốt. Ngoài ra nó còn có khả năng chống ma sát, chống va đập và chống bong tróc rất tốt.
Tính kinh tế cao
Với khả năng chống ăn mòn và bảo vệ sản phẩm, quá trình mạ kẽm nhúng nóng Galvanized Steel giúp bạn có thể sử dụng sản phẩm đó được lâu dài và bền bỉ hơn. Bạn sẽ không cần đến các phương pháp phụ trợ hay bảo dưỡng thường xuyên gây tốn kém chi phí. 
Chính vì thế, sử dụng mạ kẽm nhúng nóng có thể mang lại hiệu suất kinh tế tốt và giúp bạn tiết kiệm chi phí rất đáng kể.
Khả năng chống ăn mòn rất tốt
Quá trình mạ kẽm nhúng nóng sẽ giúp sự kết điện với lớp kẽm nóng chảy được tăng cao. Chính vì thế, các sản phẩm bằng thép sau khi mạ kẽm sẽ tạo ra một lớp trên bề mặt rất tốt. Lớp này có khả năng chống chịu được với nhiều tác hại xấu của môi trường như không khí, nước biển, acid, trong đất,…
Giúp bảo vệ sản phẩm cực tốt
Mặt trong và mặt ngoài sắt thép đều được phủ lớp mạ kẽm đồng đều. Điều này giúp bảo vệ sản phẩm một cách hiệu quả.
Sắt thép Xây dựng SDT hy vọng sau khi đọc xong bài viết này, bạn sẽ không còn thắc mắc Galvanized Steel là gì nữa. Hãy thường xuyên truy cập website của chúng tôi để theo dõi bảng giá sắt thép mỗi ngày nhé!
Bài viết Galvanized Steel là gì? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sắt Thép Xây Dựng SDT.
0 notes
satthepxaydungsdt · 5 years
Link
Stainless Steel là gì, do ai tạo ra và có những ứng dụng gì sẽ được chúng tôi chia sẻ trong bài viết dưới đây. Stainless Steel là một trong những chất liệu kim loại phổ biến với khả năng vượt trội. Nó chống được các lực kéo hay va đập, chống rỉ sét và có độ bền rất cao. 
Nếu bạn chưa biết thì trong cuộc sống hàng ngày, bạn đã có thể gặp và sử dụng các đồ vật làm từ Stainless Steel mà không hề hay biết. Nó có thể là cái bàn, cái ly, chiếc xe, các công trình kiến trúc, nhà ở hay đồng hồ,… 
Ngày nay Stainless Steel được ứng dụng vô cùng rộng rãi. Chính vì thế để bắt gặp từ là điều vô cùng dễ dàng hình. Cùng Sắt thép xây dựng SDT tham khảo bài viết dưới đây để hiểu chi tiết hơn nhé!
Stainless Steel là gì?
Stainless Steel là thép không gỉ hay inox.
Inox là hợp kim của sắt nhưng chứa thêm Crom với lượng tối thiểu là 10,5%. Với đặc tính sẵn có là cứng của sắt, crom sẽ là một lớp mỏng oxit trên bề mặt để ngăn chặn sự ăn mòn của môi trường. Mặc dù tỷ lệ tối thiểu là 10,5% nhưng nếu tăng tỷ lệ này lên trong hợp kim, thép không gỉ sẽ sơn càng bền hơn sơn và làm giảm được các tác động xấu từ yếu tố bên ngoài.
Stainless Steel là thép không gỉ hay inox.
Ngoài ra, nó còn là hỗn hợp chủ yếu của Sắt, Crom, Cacbon, Niken, Mangan, Molypden,… để tăng khả năng chống ăn mòn. Sự có mặt của Mangan, Molypden giúp inox có thêm khả năng tạo hình cũng như tính bền bỉ. Stainless Steel rất khó bị ăn mòn, oxy hóa gỉ sét hay ố bẩn bởi nước, độ ẩm, nước muối. Nó được dùng phổ biến trong máy móc, vật dụng nhà cửa và cả trang sức.
Ngày nay, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp Stainless Steel bởi nó đã trở nên rất phổ biến khắp toàn thế giới. Nó được xem là một hợp chất của kim loại hoàn hảo về tất cả mọi mặt: giá thành, vẻ đẹp, độ bền, dễ tạo kiểu dáng và hàn, gò.
Stainless Steel do ai tạo ra?
Chỉ trừ một vài kim loại quý hiếm như vàng bạc, bạch kim, kim cương,… thì kim loại nói chung đều có độ bền tương đối thấp. Sử dụng các kim loại này, bạn sẽ dễ dàng gặp các vấn đề về gỉ sét nếu môi trường sống luôn tồn tại độ ẩm và chất ăn mòn. Chính vì vậy, nhiều nhà luyện kim đã tiến hành học hỏi và tìm kiếm, mong muốn tạo ra một chất liệu nào đó tối ưu và tiện lợi hơn.
Sau một thời gian nghiên cứu, người ta nhận thấy rằng Crom là một kim loại có đặc tính chống gỉ sét. Nó có khả năng chống ăn mòn siêu hạng  với các tác động xấu của môi trường. người ta đã ứng dụng Crom với Sắt để tạo nên Stainless Steel ngày nay.
Năm 1821, nhà luyện kim người Pháp tên là Pierre Berthier đã tạo ra hợp kim Sắt – Crom chống ăn mòn làm dụng cụ y tế.
Năm 1872, hai nhà khoa học người Anh Clark và Woods đã nhận bằng sáng chế cho hợp kim thép không gỉ đầu tiên.
Và thời gian trôi qua, không ngừng có những loại Stainless Steel khác nhau ra đời. Mỗi loại đều có thế mạnh riêng của mình và được ứng dụng trong từng lĩnh vực khác nhau. Cụ thể là máy dân dụng, máy công nghiệp, đồ dân dụng, đồ trang sức, thiết bị y tế, đồng hồ,…
Công thức làm nên Stainless Steel
Ngày nay với sự phát triển của khoa học, có rất nhiều loại Stainless Steel đã ra đời. Kéo theo đó là hàng nghìn công thức làm nên Stainless Steel khác nhau. 
Thời điểm hiện tại, nếu muốn được xếp vào loại hợp kim này, sản phẩm phải có ít nhất 10,5% Chromium kết hợp với thành phần chính là sắt. Đồng thời có thêm một số kim loại và phi kim phụ gia khác như Niken, Molypden, Titanium, Đồng, Carbon, Nitơ để tăng độ bền, khả năng chịu nhiệt và độ dẻo dai.
Các loại Stainless Steel hiện nay
Hiện nay có 4 loại Stainless Steel chủ yếu. Cụ thể là: Austenitic, Ferritic, Martensitic và Duplex.
Austenitic
Austenitic là loại Stainless Steel phổ biến nhất thị trường hiện nay. Thành phần của nó bao gồm 7% Niken, 16% Crom, 0.08% Carbon và các yếu tố khác như Nitơ, Molypden,… làm tăng tuổi thọ sản phẩm. 
Austenitic có khả năng chống oxy hóa cực tốt trong môi trường có nhiệt độ cao. Nó không nhiễm từ và rất dễ tạo hình gia công như hàn, uốn,… Các mác thép phổ biến của Austenitic hiện nay là SUS 301, 304, 304L, 316, 316L, 321, 310s.
Ferritic 
Ferritic là hợp kim chứa tỉ lệ Carbon thấp (thường nhỏ hơn 0.1%) nên khá cứng và thiếu độ dẻo dai. Các mác thép phổ biến của nhóm hiện nay là SUS 430, 410, 409 chứa tỉ lệ Crom từ 12% đến 17%.
Martensitic
Martensitic chứa hợp kim tương tự như nhóm Ferritic nhưng có tỉ lệ Carbon cao hơn (1%), tỉ lệ Crom là 11% đến 13%. Martensitic có độ cứng rất cao, có khả năng chịu lực tốt. Nó có mức độ chống ăn mòn và khả năng định hình thấp hơn Austenitic, tuy nhiên lại có từ tính.
Duplex
Duplex là hỗn hợp Ferritic và Austenite theo tỉ lệ 50:50. Đây là hợp kim có đặc tính của Ferritic và của Austenite. Duplex có độ mềm dẻo linh hoạt và độ bền cao. Khả năng chống chịu tương đối và dễ dàng gia công. Các mác thép thuộc nhóm này là LDX 2101, SAF 2304, 2205, 253MA.
Ứng dụng của Stainless Steel
Nhờ có nhiều ưu điểm vượt trội mà thép không gỉ được ứng dụng rất đa dạng trong đời sống. ngày nay rất nhiều người sử dụng inox để cải thiện đời sống ảnh nhờ chi phí rẻ, trẻ tuổi thọ cao và dễ dàng vệ sinh. Dưới đây là một số ứng dụng phổ biến của Stainless Steel:
Trong công nghiệp
Ngày nay, thép không gỉ được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ. Cụ thể như:
Làm thùng hóa chất trong công nghiệp hóa dầu khu;
Làm các bộ phận như mái chèo, đường dẫn, một số bộ phận của tàu thuyền, hệ thống xử lý nước thải, chấn lưu, mỏ neo,… trong công nghiệp đóng tàu;
Trong ngành thực phẩm
Làm các công cụ trong nhà máy sản xuất và chế biến thức ăn;
Làm lon cho các nhà máy nước uống, nước ngọt, nhà máy bia;
Làm đồ hộp chứa thực phẩm, bình giữ nhiệt,.. trong công nghiệp thực phẩm.
Trong gia dụng
Thép không gỉ ngày nay được ứng dụng rộng rãi nhất là trong đồ gia dụng. Cụ thể:
Làm nồi, chảo, muỗng, đũa, dao, nĩa, thau, chậu, nồi, bếp ga,… trong nhà bếp;
Làm dụng cụ phục vụ khử mùi và vệ sinh nhà ở như vòi nước, vòi hoa sen, ống dẫn, bồn rửa,… Thép không gỉ giúp các sản phẩm trong nhà trở nên sạch sẽ và sáng bóng hơn.
Trong y tế
Ngành y tế có yêu cầu rất cao trong vấn đề vệ sinh và vô trùng. Chính vì thế mà thép không gỉ có thể đáp ứng tốt cho các ứng dụng của ngành. Inox SUS316, SUS316L thường được ứng dụng trong y tế nhờ đặc tính chịu nhiệt và chống ăn mòn trong môi trường khắc nghiệt.
Cụ thể:
Làm mũi kim tiêm, dụng cụ của phòng mổ như dao, kéo, kẹp…
Làm giường y tế, đèn phòng phẫu thuật, tủ đầu giường, thùng phân loại rác,…
Làm ly nước, bình chứa thuốc và chất lỏng,..
Làm dụng cụ thí nghiệm… 
Trong xây dựng
Thép không gỉ có đặc tính bền và chống oxy hóa rất cao nên sử dụng cho các ứng dụng trong ngành xây dựng. Với các công trình ngoài trời, inox dễ định hình và uốn cong nên được sử dụng một cách đa dạng. 
Dùng làm tôn lợp vì đặc tính chịu nhiệt cao;
Ứng dụng trong ngành kiến trúc;
Sử dụng nhiều ở những công trình từ quy mô nhỏ đến quy mô tầm cỡ trên thế giới.
Trong vận tải
Thép không gỉ dùng để làm các thiết bị, bộ phận như khung sườn xe, vòng đệm, vành bánh xe, hệ thống xả khí,… của các loại xe cộ;
Làm các bộ phận, thiết bị trong phương tiện xe lửa, máy bay và các phương tiện công cộng khác.
Trong trang trí
Hiện nay trong thế giới đang phát triển mạnh mẽ, nhu cầu thẩm mỹ về nhà ở, các công trình kiến trúc…ngày càng tăng cao. Nhờ những đặc tính tốt và nổi trội vượt bậc mà thép không gỉ được sử dụng phổ biến trong trang trí nội thất, sân vườn, các tòa nhà hay các địa điểm công cộng.
Trong ngành đồng hồ
Stainless steel được ứng dụng vào ngành đồng hồ là một trong những bước tiến thành công của loài người. Đồng hồ đeo tay không chỉ đơn thuần là một vật dùng để xem ngày giờ hàng ngày. Ngày nay nó đã trở thành biểu tượng, một đồ vật giúp người sử dụng thể hiện khát khao và đẳng cấp.
Ngày nay, đồng hồ làm từ Stainless steel được xem là một trong những chiếc đồng hồ đẳng cấp và nổi bật nhất. Nhiều thương hiệu lớn trên thế giới Rolex từ Thụy Sỹ, Cartier từ Pháp, Longines, Hublot… đã ứng dụng chất liệu này cho sản phẩm của mình.
Với những thông tin mà Sắt thép Xây dựng SDT cung cấp cho bạn trong bài viết trên đây. Bạn đã biết Stainless Steel là gì rồi đúng không nào. Nếu có gì thắc mắc về nội dung trong bài, hãy để lại bình luận bên dưới nhé!
Bài viết Stainless Steel là gì? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sắt Thép Xây Dựng SDT.
0 notes
satthepxaydungsdt · 5 years
Link
Có bao giờ bạn tự hỏi: “Liệu trong hàng trăm hàng ngàn loại vật liệu vẫn tồn tại xung quanh chúng ta, đâu là kim loại nặng nhất, đâu là kim loại nhẹ nhất?” hay chưa. Nếu bạn tự hỏi và chưa biết câu trả lời cho kim loại nặng nhất, kim loại nhẹ nhất thì hãy cùng chúng tôi Sắt thép xây dựng SDT tìm hiểu bài chia sẻ dưới đây nhé!
Xem thêm về :
Kim loại mềm nhất hành tinh
Kim loại cứng nhất hành tinh
Kim loại nặng nhất là Osmi (Os)
Tính đến nay, kim loại nặng nhất mà loài người biết tới trên Trái Đất là Osmi (Osimi hay Os). Nó có mật độ cao nhất trong tất cả các kim loại. Trong bảng tuần hoàn của các nguyên tố hóa học, Osmi thuộc nhóm thứ 8, dưới số hiệu nguyên tử 76.
Ngoài việc là kim loại nặng nhất, Osmi còn là một kim loại khá cứng (kim loại cứng thứ 3 hành tinh).
Kim loại nặng nhất là Osmi (Os)
Đặc điểm của Osmi
Osmi là kim loại có độ cứng tốt và nặng nhất. Osmi ở trạng thái rắn có màu xanh nhạt (giống kẽm). Kim loại này bền vững với các loại axit khác nhau và là thành phần quan trọng nhất để chế tạo hợp kim. Osmi là một trong số những kim loại nặng nhất hành tinh mà con người biết đến. Khối lượng riêng của nó là 22,6g/cm3. Đây là kim loại không phóng xạ trên Trái Đất và rất ổn định. Năm 2010, 1kg Osmi có giá khoảng 12.700 USD.
Bạn hoàn toàn có thể tận hưởng được niềm vui thẩm mỹ bằng cách nhìn vào đơn tinh thể Osmi. Tinh thể của kim loại này có cấu trúc hạt rất rõ và đẹp mắt, tuy nhiên chúng lại có ít ứng dụng thực tiễn. 
Osmi là một trong những kim loại hiếm nhất Trái Đất và có giá cũng rất “chua” đấy bạn nhé! Ngày nay, chỉ có khoảng năm mươi phần của Osmi trên một nghìn tỷ phần vỏ của Trái Đất.
Nếu chấm độ cứng theo thang điểm Mohs thì Osmi được đánh giá ở mức 7,0 điểm. Qua thang điểm này, Osmi trở thành kim loại cứng thứ ba hành tinh cho đến thời điểm hiện tại, tương đương với độ cứng của Thạch Anh.
Ứng dụng của Osmi
Osmi được dùng chủ yếu để chế tạo nên các loại hợp kim không gỉ. Nó được sản xuất chủ yếu như một sản phẩm phụ trong việc sản xuất Đồng và Niken. Nhờ tính chất nặng và cứng, Osmi được sử dụng để bịt đầu của một số cây bút mực đắt tiền. Ngoài ra, kim loại này cũng được ứng dụng rộng rãi trong ngành y tế.
Tuy nhiên, do độ cứng của Osmi mà sự nứt nẻ của nó có hiệu quả xấu cho chế biến. Chính vì vậy bạn sẽ không bao giờ tìm thấy đồ trang sức bằng kim loại này (mặc dù nó đẹp) đâu nhé!
Tàu con thoi trong không gian đầu tiên đã sử dụng các tấm gương được tráng với Osmi là một điều khá thú vị mà chúng tôi muốn cung cấp cho bạn về kim loại nặng nhất này. Lý do người ta sử dụng kim loại này là vì nó phản xạ tia cực tím gấp hai lần Vàng.
Có thể thấy rằng, mặc dù Osmi là kim loại nặng nhất và có độ cứng cao nhưng nó vẫn không được sử dụng phổ biến trong các ứng dụng. Lý do là nó quá hiếm và quá đắt tiền, ngoài ra còn có một số độc tính khi tiếp xúc với không khí.
Quá trình phát hiện ra Osmi
Kim loại Osmi được hai nhà hóa học người Anh là William Hyde Wollaston Smithson Tennant phát hiện ra năm 1804.
Kim loại nhẹ nhất là Liti (Li)
Tính đến nay, kim loại nhẹ nhất mà loài người biết tới trên Trái Đất là Liti (Lithium hay Li). Nó có mật độ thấp nhất trong tất cả các kim loại. Trong bảng tuần hoàn của các nguyên tố hóa học, Liti thuộc nhóm thứ nhất, dưới số hiệu nguyên tử 3 và nguyên tử khối bằng 7.
Kim loại nhẹ nhất là Liti (Li)
Đặc điểm của Liti
Liti (theo tiếng Latin là Lithium) là kim loại nhẹ nhất hành tinh mà con người biết tới. Liti ở trạng thái rắn là một kim loại mềm, có màu trắng bạc lóe mắt và thuộc nhóm kim loại kiềm. Khối lượng riêng của nó là 0,543g/cm3 (ở 21 độ C). Vì vậy Liti có thể nổi trên mặt xăng và dầu.
Trong điều kiện tiêu chuẩn, Liti là kim loại nhẹ nhất và là nguyên tố rắn có mật độ thấp nhất. Đây là kim loại có phản ứng mạnh và dễ cháy, dễ bị ăn mòn và đổi sang màu xám bạc, xỉn đen nếu tiếp xúc với không khí ẩm. Liti tác dụng với nước và giải phóng Hydro, có thể bốc cháy mãnh liệt như thuốc nổ. Vì đặc tính này mà Liti không bao giờ có mặt ở dạng nguyên tố trong tự nhiên, nó chỉ có dạng liên kết ion.
Ngày nay, người ta dễ dàng tìm thấy Liti trong các khoáng sản pegmatit. Nhưng bởi đặc tính dễ tan mà Liti cũng có ở trong mặt nước biển và thường được tách từ đất sét và muối.
Ứng dụng của Liti
Liti và các hợp chất của nó được ứng dụng phổ biến trong công nghiệp như thủy tinh cách nhiệt và gốm sứ. Liti được sử dụng thông qua lớp men bóng như thủy tinh làm giảm nhiệt độ nóng chảy của men sành sứ. Ứng dụng này có tác dụng rút ngắn thời gian nung sản phẩm và làm cho độ bóng của bề mặt sản phẩm được đồng đều. 
Dầu nhờn Liti làm chất phụ gia trong sản xuất sắt thép và nhôm, làm giảm bớt sự mài mòn các chi tiết do ma sát. 
Các ứng dụng pin Liti và pin ion Liti chỉ tiêu thụ gấp ¾ sản lượng Liti. Edixon đã tiến hành dùng Oxit Liti làm dung dịch điện giải cho ắc quy và pin. Điều này đã làm tăng cường tính năng của pin lên rất nhiều. Thậm chí trong đại chiến thế giới lần thứ nhất, pin là loại năng lượng không thể thiếu được trong các tàu ngầm. Ngày nay loại pin này được sử dụng rộng rãi trong máy kích động nhịp đập của tim và là pin dùng trong điện thoại di động.
Các ion Liti được ứng dụng để sản xuất một số loại thuốc điều trị rối loạn lưỡng cực, do những ảnh hưởng thần kinh của ion với cơ thể con người.
Trong nông nghiệp, Liti được ứng dụng làm phân bón nhằm chống các bệnh cho thực vật (chống được bệnh gỉ sắt, giúp cho cà chua chống được bệnh lụi).
Quá trình phát hiện ra Liti
Năm 1800, nhà hóa học người Brazil tên là Jose Bonifacio De Andrada E Silva phát hiện Petalit trên đảo Uto Thụy Điển.
Năm 1817, Johan August Arfwedson – người làm việc với Jose Bonifacio De Andrada E Silva mới phát hiện sự có mặt của một nguyên tố mới khi phân tích quặng Petalit.
Năm 1818, Christian Gmelin là người đầu tiên quan sát được Liti tạo ngọn lửa đỏ rực khi cháy. Tuy nhiên Gmelin và Arfwedson đều thất bại trong việc cô lập nguyên tố tinh khiết này.
Năm 1821, William Thomas Brande tách được Liti bằng phương pháp điện phân Liti Hydro.
năm 1855, Robert Bunsen và Augustus Matthiessen thu được một lượng lớn Liti bằng phương pháp điện phân Liti Clorua.
Năm 1923, hình thành công ty sản xuất Liti thương mại tại Đức.
Năm 1950 – 1980, Hoa Kỳ trở thành nhà sản xuất Liti mạnh mẽ nhất thế giới.
Trên đây là những kiến thức về kim loại nặng nhất, kim loại nhẹ nhất mà chúng tôi cung cấp. Hy vọng đây sẽ là những thông tin bổ ích đáp ứng được sự mong mỏi của bạn!
Bài viết Kim loại nặng nhất, Kim loại nhẹ nhất hiện nay đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sắt Thép Xây Dựng SDT.
0 notes
satthepxaydungsdt · 5 years
Link
Top những kim loại mềm nhất hành tinh tính đến thời điểm hiện tại. Đã có bao giờ bạn nghĩ rằng mình có thể dùng dao và cắt kim loại chưa? Thế giới luôn có nhiều điều không tưởng nên đừng nghĩ là không thể.
Những kim loại dưới đây mà bạn có thể thoải mái cắt nó bằng dao. Cùng Sắt thép Xây Dựng SDT tìm hiểu ngay nhé!
Top những kim loại mềm nhất hành tinh
Xesi (Cs)
Đặc điểm của Xesi
Xesi theo tiếng Latinh là Caesius. Nó là nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn với ký hiệu là Cs, số nguyên tử bằng 55. Xesi là kim loại kiềm có màu vàng ngà. Nó mang trong mình những tính chất vật lý và hóa học giống với Kali hay Rubidi. 
Xesi là kim loại có màu r��t nhạt và rất dẻo, có thể cắt bằng dao. Với đặc điểm độ cứng thấp và rất mềm, nó chuyển sang màu tối khi ở dạng vết. Nếu chấm độ cứng theo thang điểm Mohs thì Xesi được đánh giá ở mức 0,2 điểm. Tức là Xesi mềm nhất trong tất cả các kim loại trên hành tinh mà con người biết tới.
Xesi là kim loại soán ngôi “nữ hoàng” trên hành tinh bởi nó có đặc tính mềm nhất, nóng chảy ngay dưới nhiệt độ 28°C (83 °F). Với nhiệt độ phòng bình thường, Xesi có dạng lỏng. 
Đây là một trong những kim loại hoạt động mạnh và có khả năng tự cháy rất cao. Nó phản ứng với nước thậm chí với nhiệt độ rất thấp. Nó được khai thác từ các mỏ khoáng chất Pollucit, từ sản phẩm phân hạch hạt nhân.
Do có tính hoạt động mạnh, kim loại xêsi được xếp vào nhóm vật liệu nguy hại cho sức khỏe con người. Mặc dù chỉ mang độc tính trung bình nhưng Xesi là vật liệu nguy hại ở dạng kim loại. Các đồng vị phóng xạ của Xesi ảnh hưởng và tác hại nghiệm trọng nếu được phóng thích ra môi trường.
Ứng dụng của Xesi
Xesi được ứng dụng trên quy mô lớn nhất là Xesi Format trong dung dịch khoan để thăm dò dầu khí. Nhờ những đặc điểm nổi bật, nó được dùng phổ biến trong kỹ thuật điện, kỹ thuật điện tử và hóa học.
Xesi ngày nay được ứng dụng trong các loại đồng hồ nguyên tử. Trong hàng ngàn năm qua, đồng hồ được làm từ Xesi vẫn có độ chính xác đến từng giây. Không những thế, nhiều nơi trên thế giới đã phát triển các nhà máy phát điện ion nhiệt bằng hơi Xesi.
Ngoài ra, kim loại này cũng được ứng dụng làm dung dịch ly tâm, sử dụng trong hóa học và y học.
Quá trình phát hiện
Năm 1860, hai nhà khoa học Robert Bunsen và Gustav Kirchhoff phát hiện ra quang phổ màu lam nhạt trong nước khoáng lấy từ Durkheim.
Năm 1861, hai nhà khoa học này tìm ra được hỗn hợp keo của Xesi kim loại và Xesi Clorua là Subclorua (Cs2Cl) nhờ phân tích quang phổ. Đồng thời họ phát minh ra được kính quang phổ.
Năm 1882, nhà hóa học Đức Carl Setterberg tìm ra được kim loại Xesi bằng cách điện phân Xesi Cyanua.
Năm 1920, Xesi được sử dụng rộng rãi, chủ yếu là đưa vào trong các ống chân không radio.
năm 1950, Xesi trở thành kim loại mang hiệu quả cao trong công nghiệp.
Rubidi (Rb)
Đặc điểm của Rubidi
Rubidi theo tiếng Latinh là Rubidus. Nó là nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn với ký hiệu là Rb, số nguyên tử bằng 37. Rubidi là kim loại kiềm có màu trắng bạc. Nó mang trong mình những tính chất vật lý và hóa học giống với Kali hay Xesi. 
Rubidi có đặc tính mềm, đồng thời có độ hoạt động hóa học cao. Tuy nhiên lại dễ dàng bị oxy hóa trong không khí. Đây là nguyên tố phổ biến thứ 23 trong lớp vỏ Trái Đất. Trong tự nhiên, Rubidi có mặt trong các mỏ khoáng vật Pollucit, Leucit, Lepidolit và Zinnwaldit. Trong đó Lepidolit chứa từ 0,3 – 3,5% Rubidi nên có giá trị thương mại nhất cho nguyên tố này.
Nếu chấm độ cứng theo thang điểm Mohs thì Rubidi được đánh giá ở mức 0,3 điểm. Tức là kim loại này xếp hạng mềm thứ hai trong tất cả các kim loại trên hành tinh mà con người biết tới.
Ứng dụng của Rubidi
Rubidi ngày nay được ứng dụng rộng rãi trong ngưng tụ Bose-Einstein, làm chất lưu hoạt động trong tua bin hơi và trong các ống chân không. Với những đặc điểm nổi bật, nó còn được sử dụng làm nguyên liệu của các tế bào quang điện và thành phần cộng hưởng trong các đồng hồ nguyên tử.
Không chỉ thế, Rubidi còn được dùng để sản xuất Super Oxit bằng cách đốt cháy trong Oxy. Nó còn được dùng trong các động cơ ion cho tàu vũ trụ.
Quá trình phát hiện
Năm 1861, hai nhà khoa học Robert Bunsen và Gustav Kirchhoff đã phát hiện ra khoáng vật Lepidolit có chứa Rubidi. Hai nhà khoa học này đã tách Rubidi thành công ngay sau đó.
Năm 1862 – 1920, Rubidi được ứng dụng công nghiệp tối thiểu.
Năm 1920, Rubidi được ứng dụng rộng rãi hơn trong ứng dụng hóa và điện tử.
Năm 1995, Rubidi đã được sử dụng trong ngưng tụ Bose-Einstein.
Kali (K)
Đặc điểm của Kali
Kali theo tiếng Latinh là Kalium. Nó là nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn với ký hiệu là K, số nguyên tử bằng 19. Kali là kim loại kiềm mềm có màu trắng bạc, dễ dàng bị oxy hóa trong không khí. Nó mang trong mình những tính chất vật lý và hóa học giống với Rubidi hay Xesi.
Kali là một trong những kim loại hoạt động mạnh và có khả năng tự cháy rất cao. Nó phản ứng với nước và không khí tạo ra lượng nhiệt vừa đủ để đốt cháy Hydro. Khi cháy, Kali có ngọn lửa màu hoa cà.
Kali tích lũy nhiều trong các tế bào thực vật. Các loại rau củ quả và trái cây tươi là những nguồn cung cấp Kali tốt cho cơ thể con người và động vật
Nếu chấm độ cứng theo thang điểm Mohs thì Rubidi được đánh giá ở mức 0,4 điểm. Tức là kim loại này xếp hạng mềm thứ ba trong tất cả các kim loại trên hành tinh mà con người biết tới.
Ứng dụng của Kali
Hợp chất của Kali có khả năng hòa tan tương đối cao trong nước. Chính vì thế, nó được ứng dụng hầu hết vào các ứng dụng trong công nghiệp. Kim loại Kali thuần túy thì chỉ có một vài ứng dụng đặc biệt. Nó có thể được sử dụng thay thế cho kim loại natri trong các phản ứng hóa học.
Kali (K) dưới dạng ion rất cần thiết cho chức năng của các tế bào sống. Để các hoạt động dẫn truyền thần kinh diễn ra suôn sẻ, các ion Kali phải khuếch tán xuyên qua màng tế bào thần kinh. 
Nếu cơ thể người hay động vật bị suy giảm Kali sẽ dẫn tới sự rối loạn chức năng của tim. Chúng ta nhận Kali thông qua chế độ ăn uống. Chế độ ăn của động vật là nền tảng quyết định sự tăng hay giảm nồng độ Kali trong huyết thanh, là cơ sở quyết định sự chuyển đổi Kali từ bên ngoài đến bên trong tế bào. Chúng ta đào thải Kali qua thận.
Quá trình phát hiện
Trong thời kì cổ đại, muối Kali và Natri được Tân Latin biết đến với cái tên Alkali, tức là muối thực vật. Kali được sử dụng xuyên suốt thời kỳ này. Tuy nhiên, nó lại không được biết là một chất khác biệt về cơ bản với muối Natri.
Năm 1736, Henri Louis Duhamel Du Monceau đã chứng minh được sự khác biệt giữa Kali với muối Natri.
Năm 1807, kim loại Kali được Sir Humphry Davy phát hiện bằng cách tách bồ tạt ăn da KOH.
Năm 1840, Justus Liebig chứng minh được Kali là nguyên tố cần thiết cho sự sống.
Những thập niên năm 1960, Canada trở thành đất nước cung cấp Kali mạnh nhất trên thế giới.
Trên đây là top những kim loại mềm nhất mà chúng tôi cung cấp. Hy vọng đây sẽ là những thông tin bổ ích đáp ứng được sự mong mỏi của bạn!
Bài viết TOP 3 kim loại mềm nhất hành tinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sắt Thép Xây Dựng SDT.
0 notes
satthepxaydungsdt · 5 years
Link
Hãy cùng Sắt thép Xây dựng SDT khám phá Các công trình Casino đẹp nhất Việt Nam trong bài viết dưới đây nhé!
Casino Đồ Sơn (Hải Phòng)
Là một điểm tận cùng của bán đảo Đồ Sơn (quận Đồ Sơn, Hải Phòng) hay còn được gọi là Khu Ba. Ở đây là Casino hợp pháp đầu tiên được cấp phép hoạt động ở Việt Nam. Trước khi có sòng bài, toạ lạc tại vị trí này là khách sạn Vạn Hoa.
Đến nay Casino đã chuyển xuống khách sạn Đồ Sơn ở dưới Thung Lũng Xanh (đây là một khách sạn quốc tế 4 sao duy nhất ở Đồ Sơn).
Nơi đây thu hút rất nhiều du khách quốc tế đến chơi, đặc biệt người Trung Quốc, nhưng sòng bạc này không cho phép những người dân nội địa vào giải trí.
Casino Đồ Sơn (Hải Phòng)
Casino Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình)
Là một Casino tại Việt Nam nằm trong dự án xây dựng khu vui chơi giải trí đẳng cấp thế giới, bao gồm: Khu Casino, khách sạn và thành phố trên núi, khu vui chơi giải trí ngoài trời, khai thác hệ thống các hang động ở Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình). Được biết, Dự án Khu vui chơi giải trí đẳng cấp thế giới này có tổng số vốn 4 tỉ USD.
Casino Silver Shores (Đà Nẵng)
Với tổng vốn đầu tư toàn dự án là 160 triệu USD, Silver Shores Đà Nẵng là một công trình trong phức hợp gồm các công trình trong khu du lịch quốc tế.
Được biết, Khu vui chơi giải trí có thưởng lớn nhất Việt Nam này được xây dựng với diện tích 15.000 m2, thiết kế theo phong cách của châu Âu, có sức chứa lên đến hàng trăm người chơi cùng lúc, chỉ phục vụ những người nước ngoài với đa dạng loại hình giải trí như baccarat, blackjack, Roulette và Caribbean Stud Pokers. Có thể nói đây là “Casino” đầu tiên có quy mô lớn tại thành phố Đà Nẵng.
Casino Silver Shores (Đà Nẵng)
Được khởi công xây dựng vào năm 2006, và ngày 26/01/2010, Casino này chính thức hoạt động. Tuy nhiên, tháng 6/2010, Thủ tướng đã đề nghị UBND TP Đà Nẵng chỉ đạo dừng việc hoạt động kinh doanh casino, khách sạn Công ty liên doanh Du lịch và giải trí quốc tế Silver Shores Hoàng Đạt vì vi phạm với giấy phép kinh doanh. Do đó, doanh nghiệp này đã sử dụng cái tên “casino” để quảng cáo cho dự án trái quy định tại đăng ký kinh doanh.
Casino Hồ Tràm (Bà Rịa Vũng Tàu)
Là một Casino tại Việt Nam, Casino Hồ Tràm nằm ở khu du lịch phức hợp Hồ Tràm Strip, thuộc xã Xuyên Mộc, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Dự án này do Tập đoàn Asian Coast Development Ltd, trụ sở tại Canada, chuyên thiết kế và xây dựng mô hình khách sạn, khu nghỉ mát phức hợp, nhà hàng… làm chủ đầu tư. Toàn bộ dự án có vốn đầu tư vào khoảng 4,2 tỷ USD. Dự kiến trong giai đoạn 1 của dự án sẽ hoàn thành vào tháng 1/2013 với một khách sạn chuẩn 5 sao, casino có 90 bàn chia bài và 500 máy trò chơi điện tử. Nếu dự án này hoàn thành, casino sẽ có tổng 180 bàn chia bài và 2.000 máy trò chơi điện tử.
Casino Hồ Tràm (Bà Rịa Vũng Tàu)
Casino khách sạn Hoàng Đồng (Lạng Sơn)
Được biết Quần thể Dự án sân golf và khách sạn Hoàng Đồng ở Lạng Sơn bao gồm trung tâm thương mại tầm quốc tế với diện tích rộng 50.000 m2, gồm 6 tòa khách sạn và chung cư cao cấp và 10 tòa cao ốc văn phòng cho thuê. Đặc biệt dự án này còn có 300 tòa nhà biệt thự nghỉ dưỡng, các câu lạc bộ vui chơi giải trí và sân golf 18 lỗ, với 12 tòa trung tâm casino. Trong tờ giấy chứng nhận đầu tư, dự án này đã được cấp giấy phép xây dựng Casino.
Dự án có diện tích 186 ha và vốn đầu tư lên đến 2 tỷ USD nằm trên đại lộ 1A, thị trấn Cao Lộc, khu kinh tế Lạng Sơn. Được khởi công từ tháng 2 năm 2010 và hoàn thành vào năm 2013.
Đa số các casino này đều chưa cho phép người Việt vào chơi. Nhưng bạn cũng đừng buồn, website Dangkynhacai247.com là nơi cung cấp cho bạn rất nhiều thông tin liên quan đến Casino. Tại đây bạn sẽ biết được những website casino uy tín, những bài viết hướng dẫn cách chơi, cách đăng ký tài khoản cực kỳ chi tiết.
Bài viết Các công trình Casino đẹp nhất Việt Nam đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sắt Thép Xây Dựng SDT.
0 notes
satthepxaydungsdt · 5 years
Link
Nếu bạn cho rằng kim cương là kim loại cứng nhất trên hành tinh thì đó là một điều sai lầm. Kim cương không phải là kim loại và cũng không phải là vật liệu cứng nhất. Ngày nay với những công nghệ tiên tiến của khoa học, nhiều người đã nghiên cứu và tìm ra được những kim loại có độ cứng vượt trội đáng kể.
TOP 4 kim loại cứng nhất hành tinh hiện nay
Ngày nay thế giới đang rất phát triển. Từ những công trình nhỏ đến những công trình lớn, từ nhà ở, bãi đô xe, những tòa nhà cao chọc trời,… đều cần đến những kim loại có đủ độ cứng để xây dựng. Chúng ta đã tìm được rất nhiều loại kim loại có màu sắc, hình dáng và tính chất khác nhau. Chính vì thế, để liệt kê được loại kim loại cứng nhất thật không phải là chuyện dễ dàng. Bài viết sau đây là top những kim loại cứng nhất để giải quyết vấn đề bạn đang thắc mắc. Cùng Sắt thép Xây Dựng SDT theo dõi bài viết nhé!
Crom (Cr)
Đặc điểm của Crom
Crom là kim loại cứng nhất mà loài người từng biết tới. Đây là kim loại có độ cứng rất cao nên được dùng làm nguyên liệu chủ yếu để chế tạo thép không gỉ. Trong hóa học, Crom (Cr) có số hiệu nguyên tử là 24. Đây là nguyên tố thuộc nhóm 6, đặc tính cứng và giòn, độ nóng chảy rất cao. 
Bề mặt kim loại Crom được phủ một lớp màng Cr203 tạo ra ánh bạc và có khả năng chống xước. Đây là một trong những đặc điểm nổi bật của nguyên tố này. Crom có khối lượng riêng là 7,2 g/cm3 nên cũng được xếp vào top những kim loại nặng nhất.
Tính đến thời điểm hiện tại, Crom là kim loại có độ cứng lớn nhất hành tinh. Đây là một nguyên tố ở dạng hợp chất phổ biến thứ 21 trên lớp vỏ Trái Đất (chiếm 0.03% khối lượng vỏ). Hợp chất phổ biến nhất của Crom hiện nay là quặng Cromit FeO.Cr2O3.
Nếu chấm độ cứng theo thang điểm Mohs thì Crom được đánh giá ở mức 8,5 điểm. Qua thang điểm này, Crom trở thành kim loại cứng nhất hành tinh cho đến thời điểm hiện tại
Crom là kim loại có độ cứng lớn nhất hành tinh
Ứng dụng của Crom
Với độ cứng nổi bật mà mình có được, Crom là kim loại được ứng dụng rộng rãi trong ngành sản xuất thép không gỉ. Không những thế với khả năng từ tính của mình, Crom còn được ứng dụng trong việc chế tạo hợp kim. Điều này giúp con người tạo ra được nhiều sản phẩm có khả năng chống ăn mòn và đánh bóng bề mặt khác nhau.
Quá trình phát hiện
Năm 1761, một khoáng chất màu đỏ cam ở dãy núi Ural được Johann Gottlob Lehmann tìm ra. Khoáng chất này bị xác định nhầm là hợp chất giữa chì với selen và sắt. Thực chất khoáng chất này là Cromat chì, hay còn gọi là Crocoit (có công thức hóa học PbCrO4).
Năm 1770, Peter Pallas cũng phát hiện ra khoáng chất chì đỏ có thể dùng làm sơn nhuộm màu ở Ural.
Năm 1797, Louis Vauquelin nhận biết được mẫu vật Crocoit. Người ta tiến hành sản xuất ra oxit crom bằng cách trộn chúng với Axit Clohidric.
Năm 1798, Vauquelin phát hiện cách tách kim loại Crom bằng cách nung Oxit trong than củi. 
Thế kỷ 19, Crom chuyên dùng một cách phổ biến để làm màu sơn. 
Ngày nay Crom được dùng làm nguyên liệu chính để chế tạo nên hợp kim. Các loại hợp kim này chứa 85% Crom. Ngoài ra, người ta cũng áp dụng kim loại này vào công nghiệp hóa chất và sản xuất vật liệu chịu lửa, đúc kim loại. Crom có thể dùng để làm sơn, tạo ra dung dịch vệ sinh các thiết bị thủy tinh trong phòng thí nghiệm, thuốc nhuộm hoặc có thể dùng làm chất phụ trợ giảm cân trong y học. 
Vonfram (W)
Đặc điểm của Vonfram
Vonfram là một trong những kim loại cứng nhất với đôi bền lên tới 1510 megapascal. Nếu xét về độ bền kéo, Vonfram luôn là kim loại giữ vị trí hàng đầu. Đây là kim loại có độ nóng chảy cao nhất.
Ở dạng thô, Vonfram có màu xám thép, có đặc điểm giòn và cứng sau khi gia công. Nếu ở dạng tinh khiết, kim loại này rất dễ gia công để tạo hình theo yêu cầu.
Vonfram có độ cứng bằng Crom. Tuy nhiên nó lại sở hữu độ bền kéo mà không kim loại nào có thể vượt qua. Chính vì thế, Vonfram luôn có một vị trí trong danh sách những kim loại cứng nhất trên hành tinh ngày nay.
Nếu chấm độ cứng theo thang điểm Mohs thì Vonfram được đánh giá ở mức 7,5 điểm. Qua thang điểm này, Vonfram trở thành kim loại cứng thứ hai hành tinh cho đến thời điểm hiện tại.
Vonfram là một trong những kim loại cứng nhất với đôi bền lên tới 1510 megapascal
Ứng dụng của Vonfram
Vonfram có nhiệt độ nóng chảy cao nhất trong tất cả các kim loại. Chính vì thế, đây chính là nguyên liệu chính và thiết yếu được ứng dụng cho ngành điện tử đến ngày hôm nay.
Một số ứng dụng nổi bật của Vonfram là sử dụng làm bóng đèn dây tóc, sợi ống chân không, ống đèn tia âm cực, thiết bị sưởi,…. Không chỉ vậy, kim loại này còn được dùng trong chế tạo các thiết bị của quân đội điển hình, cụ thể là vòi phun động cơ tên lửa. 
Với đặc điểm có tính dẫn điện cao và tính trơ hóa học tự nhiên, Vonfram còn được dùng trong điện cực. Nó trở thành nguồn phát xạ cho nhiều thiết bị chùm tia điện tử và kính hiển vi điện tử.
Quá trình phát hiện
Trong Đệ nhị thế chiến năm 1939-1945, Vonfram là một trong những kim loại góp phần quan trọng vào mối quan hệ giao dịch chính trị giữa các nước. 
Đất nước Bồ Đào Nha nhờ sở hữu mỏ quặng Vonframit nên đã trở nên có tiếng nói hơn trong thời bấy giờ. Chính đất nước này cũng trở thành nơi cung cấp Vonfram chủ yếu tại Châu Âu. 
Nhờ các đặc tính vượt trội mà nó được dùng làm nguyên liệu thô, phục vụ sản xuất vũ khí. 
Osmi (Os)
Đặc điểm của Osmi
Osmi là kim loại có độ cứng tốt và nặng nhất. Osmi ở trạng thái rắn có màu hơi xanh (giống kẽm). Kim loại này bền vững với các loại axit khác nhau và là thành phần quan trọng nhất để chế tạo hợp kim. Osmi là một trong số những kim loại nặng nhất hành tinh mà con người biết đến. Khối lượng riêng của nó là 22,6g/cm3.
Nếu chấm độ cứng theo thang điểm Mohs thì Osmi được đánh giá ở mức 7,0 điểm. Qua thang điểm này, Osmi trở thành kim loại cứng thứ ba hành tinh cho đến thời điểm hiện tại.
Osmi là kim loại có độ cứng tốt và nặng nhất
Ứng dụng của Osmi
Osmi được dùng chủ yếu để chế tạo nên các loại hợp kim không gỉ (các trụ bản lề dụng cụ hoặc bị bịt đầu các ngòi bút). Ngoài ra, kim loại này cũng được ứng dụng rộng rãi trong ngành y tế.
Quá trình phát hiện
Kim loại Osmi được hai nhà hóa học người Anh là William Hyde Wollaston Smithson Tennant phát hiện ra năm 1804.
Titan (Ti)
Đặc điểm của Titan
Titan là kim loại nhẹ nhất, tuy nhiên lại có độ cứng và sức bền cao lên tới 430 megapascal. Nó có màu trắng bạc, có đặc tính không bị ăn mòn bởi clo và nước biển. Titan là kim loại có độ co dãn tốt, khả năng chống ăn mòn cao, chịu đựng nhiệt độ cao và nhẹ tùy nhu cầu sử dụng.
Nếu chấm độ cứng theo thang điểm Mohs thì Titan được đánh giá ở mức 6,0 điểm. Qua thang điểm này, Titan trở thành kim loại cứng thứ hai hành tinh cho đến thời điểm hiện tại. 
Ứng dụng của Titan
Với đặc điểm nhẹ nhưng lại cứng, Titan được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp. Titan phù hợp cho những nền công nghiệp cần kim loại mạnh và có nhiệt độ nóng chảy cao.
Khoảng 95% Titan hiện nay đang được loài người sử dụng dưới dạng Titan Đioxit – một loại thuốc nhuộm trắng có trong giấy, sơn, nhựa và thuốc đánh răng. 
Các loại sơn làm từ Titan Đioxit thường có ưu điểm phản chiếu tốt bức xạ hồng ngoại nên được dùng rộng rãi trong thiên văn học. Ngoài ra, nó còn được ứng dụng trong ngành hàng không, chế tạo tàu vũ trụ, xe bọc thép, áo chống đạn, tàu hải quân,… Không chỉ vậy, kim loại này cũng được ứng dụng để làm đá quý hay xi măng. 
Quá trình phát hiện
Năm 1971, lần đầu tiên William Gregor phát hiện ra một loại kim loại màu trắng bạc ở Cornwall. Nó được đặt tên theo thần Titan trong thần thoại Hy Lạp. 
Titan thường tích tụ trong các khoáng sản được phân bố khắp nơi trong thạch quyển và vỏ trái đất. Chính vì thế, nhiều loài sinh vật sống ở vực đất, nước, đá cũng có kim loại này.
Sắt (Fe)
Đặc điểm của Sắt
Sắt là một trong những kim loại cứng nhất mà loài người sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Nhờ có trữ lượng vô cùng dồi dào trên lớp vỏ trái đất, chúng ta đã dễ dàng khai thác và ứng dụng Sắt vào nhiều ngành công nghiệp khác nhau.
Sắt là nguồn vật liệu chiếm đến 95% khối lượng kim loại được sản xuất trên toàn cầu mỗi năm. Sắt có đặc tính cứng và giá thành rẻ nhưng lại chịu lực tốt.
Nếu chấm độ cứng theo thang điểm Mohs thì Sắt được đánh giá ở mức 4,0 điểm.
Liệu bạn có quan tâm :
Giá Sắt hộp
Giá Sắt hình
Giá Sắt ống
Sắt là một trong những kim loại cứng nhất mà loài người sử dụng rộng rãi nhất hiện nay
Ứng dụng của Sắt
Sắt ngày nay thường được ứng dụng để sản xuất thiết bị và đồ dùng trong sinh hoạt. Không những thế nhờ đặc tính cứng mà Sắt còn được dùng trong xây dựng. Dù là nội thất gia đình, nhà ở, các nhà máy lớn hay những tòa kiến trúc chọc trời,… thì chúng đều được xây dựng trên nền móng của kim loại này.
Ngoài ra, sắt thường được ứng dụng vào sản xuất tàu thủy, ô tô,… Oxit sắt được ứng dụng để sản xuất các bộ lưu từ tính của máy tính. Khi sản xuất xi măng, người ta thường trộn thêm Sunfat sắt để hạn chế tác hại của Crom. Bởi vì Crom có thể gây bệnh dị ứng xi măng với những người thường xuyên phải tiếp xúc.
Quá trình phát hiện
Sắt từ lâu đã được loài người phát hiện và sử dụng. Khoảng 4000 năm TCN, người sống ở Ai Cập đã bắt đầu chế tạo đồ trang trí, mũi giáo và các vật dụng từ sắt lấy trong các thiên thạch rơi xuống Trái Đất.
Thế kỷ 12 – thế kỷ 10 TCN, loài người đã biết dùng các vũ khí bằng sắt. Điều này đánh dấu thời kỳ văn minh mới “Thời đại đồ sắt”. 
Bài viết TOP 5 kim loại cứng nhất hành tinh hiện nay đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sắt Thép Xây Dựng SDT.
0 notes
satthepxaydungsdt · 5 years
Link
Ký hiệu các loại thép xây dựng theo tiêu chuẩn JIS mới nhất. Để có thể lựa chọn được những sản phẩm thép xây dựng uy tín, chất lượng và đảm bảo nhất, người tiêu dùng cần phải có kiến thức cơ bản về lĩnh vực nào. Việc nhận biết chính xác các ký hiệu của hãng, mặt hàng từng loại thép góp phần giúp bạn có sự lựa chọn đúng đắn nhất.
Hãy cùng với Sắt thép xây dựng SDT đi “giải mã” những ký hiệu các loại thép xây dựng trên thị trường hiện nay theo tiêu chuẩn JIS – tiêu chuẩn của Nhật Bản nhé.
Ký hiệu các hãng thép xây dựng
Hiện nay, việc in tên hãng lên mặt hàng thép xây dựng góp phần giúp người tiêu dùng tin tưởng hơn về sản phẩm hàng chính hãng. Mặt khác, nhà thầu cũng có thể nhận biết chính xác mặt hàng thật với hàng giả. 
Ký hiệu thép Pomina
Bạn sẽ dễ dàng nhận ra thương hiệu thép Pomina bởi mặt hàng thép của hãng này luôn có in hình quả táo dập nổi trên thanh thép. Cùng với đó là những con số thể hiện đường kích cách nhau bởi 1 gang thép.
Ví dụ như: SD295, CB400V
Ký hiệu thép miền Nam
Nếu bạn muốn tìm mua sản phẩm thép miền Nam chính hãng thì có thể kiểm chứng bằng cách nhìn ký hiệu chữ V in nổi trên thanh thép và đường kính danh nghĩa của sản phẩm
Thép cuộn của thép miền Nam có chữ nổi là VNSTEEL.
Thép thanh vằn có chữ V, chữ và số cùng với đường kính, mác của mép. Ví dụ V_28_CB500. Cứ khoảng 1m đến 1,2m sẽ lặp lại ký hiệu này tùy theo đường kính của từng thanh thép.
Thép góc đều cạnh: Loại thép này được hãng đánh dấu V dập nổi trên thanh thép với khoảng cách giữa hai dấu là từ 1,2m đến 1,4m tùy theo thép góc lớn hay nhỏ.
Ký hiệu thép Việt Nhật
Chỉ cần nhìn qua logo hình dấu X cùng với lỗ tròn to ở giữa là bạn đã có thể nhận biết được đây là ký hiệu thép Việt Nhật chính hãng. Đây là ký hiệu biểu tượng cho sự chắc chắn, cứng cáp trong từng thanh thép của hãng. Cùng với đó là những con số thể hiện đường kính của thép như C83, D10, D12… D51 với khoảng cách là 1,2m. 
Thông số chính về quy ước cách đặt tên và cách đọc vật liệu sắt thép
Có khá nhiều khách hàng thấy tò mò và không biết cách đọc tên các thông số tên thép, vì thế chúng tôi sẽ cung cấp ngay thông số và cách đọc từng vật liệu sắt thép.
Trước tiên, bạn cần nhận biết được các ký hiệu như A, C, B, M… có ý nghĩa là gì. Bảng dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi trên
Nguyên tố Ký hiệu đơn thể Ký hiệu khi kết hợp với các nguyên tố khác Mangan Mn Mn Crom Cr C Molypden Mo M Niken Ni N Nhôm Al A Borom Bo B
Tiếp theo, việc đọc được các nguyên tố cấu thành nên hợp kim trong thép sẽ được đọc một cách đơn giản và dễ nhớ như sau:
Phân loại Ký hiệu Thép Cacbon SxxC Thép Bo SBo Thép Niken Crom SNC Thép Crom SCr Thép Mangan SMn Thép Mangan Bo SMnB Thép Crom Bo SMnC Thép Mangan Bo SCrB Thép Crom Molypden SCM Thép Mangan Crom Bo SMnCB
Ký hiệu chung của vật liệu sắt thép
Theo tiêu chuẩn của JIS, các mác vật liệu sắt thép đều bắt đầu bằng chữ S hoặc F và gồm 3 phần chính bao gồm
Phần 1: Biểu thị tên vật liệu và được viết tắt bằng chữ đầu tiên trong tên tiếng anh hoặc ký hiệu các nguyên tố. Cũng vì thế mà hầu hết các vật liệu sắt thép đều bắt đầu bằng chữ S (Viết tắt của Steel) hoặc chữ F (Viết tắt của Ferrum).
Phần 2: Tên biểu thị của sản phẩm được hợp thành từ chữ cái đầu tiên của tiếng anh với chủng loại theo hình dạng hoặc mục đích sử dụng như:
T (viết tắt từ tube): ống
P (viết tắt từ plate): tấm
K: Công cụ
U (viết tắt từ Use): ứng dụng đặc biệt
W: Wire
F (viết tắt của Forging): rèm
S (viết tắt của Structure): kết cấu
C (viết tắt của casting): thép đúc
Ví dụ như SS400, SS390
Phần 3: Ký hiệu chủng loại của vật liệu, độ bền tối thiểu.
Nên tìm mua thép xây dựng ở đâu là uy tín?
Nếu bạn băn khoăn khi chưa biết lựa chọn địa chỉ bán thép xây dựng uy tín và chất lượng thì sao không đến với Sắt thép xây dựng SDT. Là địa chỉ bán buôn vật liệu xây dựng và các mặt hàng sắt thép xây dựng chính hãng, chúng tôi luôn sẵn sàng đem đến cho bạn những sản phẩm chất lượng và uy tín nhất. Hãy liên hệ ngay với Sắt thép xây dựng SDT để được tư vấn và hỗ trợ mua hàng với giá cả phải chăng.
Bài viết Ký hiệu các loại thép xây dựng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sắt Thép Xây Dựng SDT.
0 notes
satthepxaydungsdt · 5 years
Link
Bạn đang tìm chọn cửa cổng sắt cho ngôi nhà sắp tới của bạn nhưng chưa tìm được một mẫu ưng ý. Bài viết sau đây sẽ cung cấp đến bạn đọc thông tin để có thể lựa chọn được mẫu cổng tốt nhất với giá thành hợp lý nhất.
Vai trò của của cổng sắt
Cửa cổng sắt được sử dụng phổ biến ở hầu hết các ngôi nhà bởi nó là bộ mặt của công trình, là điểm nhấn nổi bật của ngôi nhà bởi trước khi đặt chân vào trong ngôi nhà thì bạn phải bước qua cánh cổng của ngôi nhà đó, cửa cổng sẽ tạo nên sự đẳng cấp, sang trọng, kiêu sa cho ngôi nhà của bạn. Do đó, rất nhiều khách hàng đã lựa chọn mẫu cửa cổng sắt hộp bởi nó  đạt tính thẩm mỹ cao và bảo an toàn cho mọi công trình.
Chúng ta đều biết cửa cổng sắt có hai chức năng chính: bảo vệ ngôi nhà bạn trước các nguy hiểm và tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà. An ninh của nhà bạn sẽ được tăng cường nếu như bạn có một chiếc cổng sắt chất lượng tốt, vững chắc.
Ngoài ra yếu tố thẩm mỹ và phong thủy được rất nhiều người yêu tiên chọn lựa hiện nay. Do đó khi chọn lựa một chiếc cửa cổng sắt đẹp phải bảo đảm các yếu tố về chất lượng cổng, mẫu mã và màu sắc.
Mẫu cửa cổng sắt 4 cánh
Ưu điểm của cửa cổng sắt hộp
Thứ nhất, sử dụng rất an toàn. Sắt có đặc điểm nổi bật là chắc chắn, chịu được lực mạnh, có độ cứng cao nên gần như an toàn tuyệt đối trong quá trình sử dụng, ngày này khi công nghệ ngày càng phát triển thì nhược điểm ôxy hóa đang dần được khắc phục.
Thứ hai, bền vững theo thời gian. Với công nghệ sản xuất sắt điện đại cùng với việc sơn, hàn đi kèm lớp sơn tĩnh điện sẽ hạn chế được tối đa nhược điểm bị ôxxy hóa mang đến sản phẩm cửa cổng sắt hộp luôn bền đẹp theo năm tháng
Mẫu cửa cổng sắt hộp
Thứ ba, bảo đảm tính thẩm mỹ cao.  Cửa cổng sắt đẹp là một tác phẩm nghệ thuật bởi nó sẽ tôn vinh thêm vẻ đẹp cho ngôi nhà của bạn. Vì với công nghệ hàn, uốn,  tạo hình và ghép nối của sắt sẽ tạo nên mẫu cửa cổng sắt đẹp trang trọng, mới lạ,  tinh tế, giản dị tự nhiên hoặc thanh nhã,…mang giá trị thẩm mỹ cao
Thứ tư, mẫu mã đa dạng: Mẫu cửa cổng sắt hộp đa dạng về mẫu mã, hoa văn, màu sắc, kiểu dáng và tinh xảo đến từng góc cạnh, phù hợp với từng kiến trúc của các công trình khác nhau.
Thông tin về CỬA SẮT VIỆT – Cơ sở làm cửa sắt tại tphcm
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều các cơ sở gia công làm cửa cổng sắt hộp, tuy nhiên để bảo lượng chất, đạt được yếu tố thẩm mỹ, giá thành phải chăng thì bạn hãy liên hệ tới cơ sở sản xuất cửa chuyên nghiệp Cửa sắt Việt. Dưới đây là bảng báo giá  cửa cổng sắt cho quý khác tham khảo:
STT Tên sản phẩm Quy cách đố cửa (mm) Độ dày (mm) Loại sắt Đơn giá Đơn vị tính Sơn chống gỉ Sơn tĩnh điện 1 Cổng sắt hộp hộp 30×60 1.2 (1) 790,000 990,000 m² (2) 820,000 1,020,000 (3) 870,000 1,070,000 (4) 920,000 1,120,000 2 Cổng sắt hộp hộp 40×80 1.2 (1) 840,000 1,040,000 (2) 870,000 1,070,000 (3) 920,000 1,120,000 (4) 970,000 1,170,000 3 Cổng sắt hộp hộp 40×80 1.4 (1) 890,000 1,090,000 (2) 920,000 1,120,000 (3) 970,000 1,170,000 (4) 1,020,000 1,220,000 4 Cổng sắt hộp hộp 40×80 1.8 (1) 990,000 1,190,000 (2) 1,020,000 1,220,000 (3) 1,070,000 1,270,000 (4) 1,120,000 1,320,000 5 Cửa cổng uốn nghệ thuật
Cửa cổng cắt CNC
Cửa cổng nhôm đúc mỹ thuật
Báo giá theo mẫu hoặc bản vẽ thiết kế Với các loại sắt: Sắt thường – (1), Hoa sen – (2), Mạ kẽm – (3), Hữu liên – (4)
Để biết thêm chi tiết các mẫu cửa cổng sắt, lòng liện hệ trưc tiếp với Cửa Sắt Việt qua thông tin bên dưới:
CSV – Tân Chánh Hiệp 10, Quận 12, HCM – Email: [email protected] – Điện thoại: 0903 695 605 – Hotline: 0976 621 767
Bài viết Thông tin về cửa cổng sắt tốt nhất hiện nay đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sắt Thép Xây Dựng SDT.
0 notes
satthepxaydungsdt · 5 years
Link
Bạn không biết gia công tiếng anh là gì? Bạn đang tìm câu trả lời cho mình bằng các tìm kiếm trên Google. Mình cũng vậy, sau khi tìm kiếm trên Google không ra được kết quả mình mong muốn, mình bắt đầu đi hỏi các chuyên và bây giờ mình đã có câu trả lời chính xác nhất. Trong bài viết này, Sắt thép Xây dựng SDT sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi mà bạn đang tìm kiếm.
Gia công tiếng anh là gì?
Gia công tiếng anh là Manufacture
Gia công nguội tiếng anh là Benchwork
Chọn phôi và xác định lượng dư gia công tiếng anh là Choice the workpiece and determine the
Gia công bằng phóng điện tiếng anh là Electrical- discharge machining
Gia công tia lửa điện tiếng anh là Electric-spark machining
Sự gia công hoá lí tiếng anh là Electrophysical machining
Sự gia công tinh, đánh bóng tiếng anh là Finishing
Sự gia công rãnh tiếng anh là Slotting
Sự gia công siêu tinh tiếng anh là Superfinishing
Bề mặt gia công tiếng anh là Work surface
Chi tiết gia công, phôi tiếng anh là Workpiece
Bề mặt đã được gia công tiếng anh là Machined surface
Dung sai cho phép để gia công tiếng anh là Allowance for machining
Chu kỳ gia công bán tự động tiếng anh là Semi-automatic machining cycle
Ttâm gia công tiếng anh là Machining centre
Sự gia công siêu tinh tiếng anh là Superfinishing
Đầu gia công siêu tinh tiếng anh là Superfinishing head
Khái niệm gia công
Gia công là quá trình sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên vật liệu để làm thay đổi hình dạng, trạng thái, tính chất,… của chúng trong quá trình chế tạo.
Gia công cơ khí hay gia công kết cấu thép là quá trình áp dụng máy móc, công nghệ, các nguyên tắc vật lý để tạo ra các thành phẩm đạt độ chính xác cao, đáp ứng nhu cầu và có độ ứng dụng sâu rộng trong xã hội.
Các phương pháp gia công hiện nay
Gia công không phoi
Bao gồm 3 phương pháp chính là đúc, hàn và gia công áp lực.
Gia công bằng cắt gọt
Bao gồm 4 phương pháp chính là gia công nguội, tiện, phay, bào & sọc.
Gia công đặc biệt
Bao gồm 5 phương pháp chính là gia công điện hóa, gia công điện ăn mòn, gia công bằng laser, bằng nước và gia công tạo mẫu nhanh.
Mời quý khách tham khảo về dịch vụ gia công của chúng tôi :
Gia công inox
Gia công thép tấm
Gia công kim loại
Sắt thép Xây dựng SDT – đơn vị chuyên cung cấp các sản phẩm thép hình, thép hộp, thép tấm, thép ống, xà gồ,… Nhận gia công sắt thép theo yêu cầu của quý khách hàng. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghề, cùng đội ngũ thợ tay nghề cao. Chúng tôi cam kết mang đến cho quý khách hàng những dịch vụ chất lượng nhất.
Cam kết cung cấp sắt thép với giá tốt nhất thị trường. Sản phẩm mới 100%, bền mặt nhẵn bóng, không gỉ sét, chưa qua sử dụng. Đầy đủ chứng chỉ CO/CQ từ nhà sản xuất.
Mọi chi tiết mua hàng, gia công sắt thép. Xin vui lòng liên hệ :
CÔNG TY SẮT THÉP XÂY DỰNG SDT
Trụ sở chính : Số 15 Đường số 1, KCN VSIP II, Tp. Thủ Dầu Một, Bình Dương.
Điện thoại : 0274 380 3604 (Mrs. Thảo)
Hotline : 0889 419 589 (Ms. Thắm)
Website : https://satthepsdt.com
Bài viết Gia công tiếng anh là gì? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sắt Thép Xây Dựng SDT.
0 notes
satthepxaydungsdt · 5 years
Link
Nhận gia công kim loại giá rẻ theo yêu cầu của khách hàng dựa trên bản vẽ có sẵn, liên hệ qua hotline 0889 419 589 để được tư vấn hỗ trợ báo giá. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực gia công cơ khí, sở hữu nhà xưởng rộng lớn, trang thiết bị máy móc hiện đại (máy cắt laser, máy cắt plasma,…).
Chúng tôi cam kết luôn đảm bảo chất lượng và thời gian hoàn thiện sản phẩm cho khách hàng (công ty trực tiếp gia công, không qua bất kì đơn vị trung gian nào khác).
Máy cắt laser CNC của chúng tôi sử dụng công nghệ hiện đại có thể gia công nhiều kim loại với độ dày, mỏng khác nhau. Toàn bộ đều sử dụng máy móc chuyên dụng nên cam kết 100% các sản phẩm đều đạt tính thẩm mỹ cao. Đồng thời tiết kiệm thời gian, nguyên liệu và chi phí gia công.
Nếu quý khách có nhu cầu gia công kim loại, xin quý khách vui lòng liên hệ qua hotline 0889 419 589, đồng thời gửi bản vẽ để công ty tiến hành báo giá (cam kết giá là tốt nhất). Quý khách có thể sử dụng vật tư của quý khách hoặc mua vật tư của chúng tôi để phục vụ việc gia công.
Quý khách chắc cũng biết, hiện trên thị trường có rất nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ gia công kim loại tấm. Nhưng đại đai số đều là đơn vị trung gian, chính vì vậy đơn giá gia công sẽ bị dội lên đôi chút. Sắt thép Xây dựng SDT chúng tôi trực tiếp gia công nên cam kết giá sẽ tốt hơn rất nhiều so với các đơn vị khác trên thị trường. Liên hệ qua hotline để được hỗ trợ tốt hơn.
Thông tin liên hệ với chúng tôi
CÔNG TY SẮT THÉP XÂY DỰNG SDT
Trụ sở chính : Số 15 Đường số 1, KCN VSIP II, Tp. Thủ Dầu Một, Bình Dương.
Điện thoại : 0274 380 3604 (Mrs. Thảo)
Hotline : 0889 419 589 (Ms. Thắm)
Website : https://satthepsdt.com
Hợp tác với chúng tôi, quý khách không cần phải lo nghĩ quá nhiều về giá cũng như chất lượng. Bởi đó là những điều làm nên thương hiệu của chúng tôi trong lòng khách hàng.
Mời quý khách xem thêm dịch vụ gia công inox, gia công thép tấm của chúng tôi.
Gia công kim loại
Gia công kim loại bằng cắt gọt là quá trình cắt đi một lớp kim loại trên bề mặt của phôi để tạo thành chi tiết có hình dáng, kích thước và độ chính xác gia công theo yêu cầu trên bản vẽ. Quá trình đó được thực hiện trên các máy công cụ, hoặc bằng tay bởi các dụng cụ thông thường.
70% – 80 % nguyên công trong sản xuất cơ khí dùng để gia công tất cả các loại chi tiết máy và là khâu gia công cơ cuối cùng.
Tiện
Chuyển động chính là chuyển động quay tròn của phôi, – Chuyển động chạy dao là chuyển động tịnh tiến của dụng cụ cắt. – Thường dùng để gia công các chi tiết có dạng tròn xoay.
Phay
Chuyển động chính là chuyển động quay tròn của dụng cụ cắt, – Chuyển động chạy dao là chuyển động tịnh tiến của phôi. – Thường dùng để gia công dạng mặt phẳng, cong phức tạp.
Khoan
Dụng cụ cắt chuyển động quay tròn và chuyển động tịnh tiến theo phương dọc trục. Có thể tạo lỗ từ phôi đặc, mở rộng lỗ có sẵn hoặc tạo ren cho lỗ.
Mài
Chuyển động chính là chuyển động quay của đá mài, chuyển động chạy dao là chuyển động tịnh tiến của phôi và đá mài. Tốc độ quay của đá mài rất lớn, lượng dư gia công nhỏ và số lưỡi cắt trong dụng cụ cắt lớn do đó độ bóng bề mặt chi tiết sau khi mài rất cao, thường dùng khi gia công tinh.
Bào và Sọc
Là phương pháp gia công kim loại bằng cắt gọt, trong đó chuyển động chính là chuyển động tịnh tiến của dụng cụ cắt (với bào là phương nằm ngang, xọc là phương thẳng đứng), chuyển động chạy dao là chuyển động tịnh tiến của phôi. Sản phẩm thường là mặt phẳng hoặc các loại rãnh.
Chuốt
Là phương pháp gia công kim loại bằng cắt gọt, trong đó chuyển động chính và chuyển động chạy dao là chuyển động tịnh tiến của dụng cụ cắt còn phôi được kẹp chặt. Sản phẩm chủ yếu là lỗ có hình dạng đặc biệt, hình dạng của lỗ được quyết định bởi hình dạng của dao chuốt.
Tại sao phải dùng dầu gia công kim loại
Qúa trình gia công kim loại sinh ra nhiệt độ rất cao. Nếu không được làm mát nhiệt độ có thể lên đến 7000oC. Sẽ dẫn đến oxy hóa, mài mòn cao.
Dầu cắt gọt được sử dụng để làm mát vị trí gia công, bôi trơn, bảo vệ lưỡi dao, làm sạch mạt kim loại (phoi).
Mục đích :
Tăng độ chính xác
Tăng tuổi thọ dao cắt
Tăng độ bóng, giảm độ nhám
Tránh biến dạng do nhiệt
Bài viết Gia công kim loại đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sắt Thép Xây Dựng SDT.
0 notes