taetaewriting
taetaewriting
Tae Tae
8 posts
Tae means "Trang and else".
Don't wanna be here? Send us removal request.
taetaewriting · 2 years ago
Text
CHUYỆN CON MÈO
Tôi viết, trong lần đầu tiên không phải vì bị ép buộc trong ức chế xúc cảm, không phải vì bị dồn nén trong bí bách nội tâm, mà vì tôi đang khóc, một cách không thể dừng nổi. Khóc cũng không thể giúp tôi giải toả sự cùng quẫn đến điên người này, và viết sẽ làm nốt phần việc còn lại.
Mấy ngày trước, bàn tay tôi run rẩy khi đưa chú mèo nhỏ màu đen của mình về nhà khi nó bị thương ở ven đường. Tôi không nhớ mình đang rủa thầm, rủa kẻ khốn nạn đã lao trúng nó bao nhiêu lần, đến mức câu nguyền rủa còn nguyên vẹn văng vẳng bên tai tôi. Tôi đã khóc ngay lúc đó, và lẩm nhẩm đi lại hàng trăm câu: "Xin thần linh hãy để con chịu nỗi đau thay nó bằng việc đau bụng kinh gấp đôi vào lần tới, xin hãy để con chịu áp lực công việc gấp đôi, để cứu lấy đứa em nhỏ bé của con." Tôi cầu nguyện và nhìn đứa em nhỏ bé với bộ lông đen mướt đang đau đớn mà bất lực. Cánh tay nó vẫn tinh nghịch đùa bỡn, như thể trấn an tôi vậy. Tôi nhớ như in đôi mắt xanh ấy nhìn tôi, nhớ từ khi nó còn nhỏ xíu tôi đã ẵm nó đi thăm mọi ngóc ngách nhà mình, hứa khi nó lớn sẽ bế nó đi chơi xa hơn. Đương nhiên tôi nhớ cả ngày Tết bón cho nó ăn nem và chụp ảnh cùng nó, là những ngày rất vui vẻ và hạnh phúc của sự đủ đầy trong cảm xúc. Một kẻ hướng nội cần gì hơn một cuốn sách và một chú mèo xinh xắn? Giờ đây một mình trống trải ở căn phòng lạnh lẽo, tôi để mặc nước mắt rơi, và ôm ngực nấc nghẹn trong cơn đau buồn.
P/s: Hãy trở về nhà mình thật sớm, trong một hình hài mới nhưng đủ quen thuộc để chị nhận ra em, được không? Đôi mắt ấy, màu lông ấy, và cả những chiếc răng mới xinh xắn nhé. Tạm biệt em và mình sẽ sớm gặp lại nhau thôi, nhỉ? Có lẽ là chị không để ảnh vào post này đâu, chị sẽ khóc vì nhớ em mất.
30/1/2023
09/1/2023
6 notes · View notes
taetaewriting · 3 years ago
Text
MÌNH ĐANG THỰC SỰ MỆT MỎI
Cảm giác buồn bã nhất đó là khi chúng ta nhìn thấy mọi thứ hiện diện và trong sâu thẳm cõi lòng lại trở nên s��� hãi mọi sự hiện diện ấy. Cuộc đời là nơi mượn tạm gửi gắm một phần nhân thế, là bước nghỉ chân trong vạn dặm luân hồi. Và nhiều người đối mặt với nỗi đau thể xác thì vô vàn kẻ khác quằn quại trong sự giày vò của tâm lý nhàu nát.
Khó thở, kiệt quệ và suy sụp
Mình cảm giác vùng ngực ngạt thở và vô cùng mệt mỏi. Mình chìm vào sự ngột ngạt của thế giới tự tạo ra và nhận thấy sự khốc liệt từng chút nhỏ nhất của nhân thế và nhãn quan vô vọng.
Mình ngạt thở tại gốc rễ tâm trạng của chính mình và cảm nhận thấy tâm lý trôi vào chuỗi vòng lặp mệt nhoài.
Làm ơn, hãy thở bình thường. Đấy là đâu là đâu đấy?
Tumblr media
0 notes
taetaewriting · 3 years ago
Text
Điều tử tế hay sự giả tạo?
Nhiều người ghét lời khen, họ biện minh là bản thân ghét sự xu nịnh và thói bợ đỡ. Nhiều người chưa được khen bao giờ, họ tủi thân vì chẳng được thừa nhận, được cổ vũ.
Thứ tuyệt đẹp và đầy ngọt ngào mà con người dành tặng cho nhau, là sự tinh tế chữa lành, là một món quà yêu thương đáng trân quý - lời khen, đôi khi thường bị nhầm với những câu nói đầu môi, nhầm với những lời lẽ giả tạo vụ lợi. Phải chăng trong bối cảnh quá nhiều người sống bằng những mối quan hệ tạm thời, họ dùng những mánh khoé, xu nịnh để chiếm lấy thiện cảm người khác, họ dùng những lời bên khoé môi để tâng bốc, vậy nên lời khen đáng trân quý bỗng chốc lại hoá thành những ác cảm, đề phòng, cảnh giác?
Mình tự hào vì có những người bạn cực kỳ tử tế, mình có thể chơi với nhiều người, nhưng vẫn có những đứa bạn chơi được rất lâu, từ khi còn nhỏ. Chúng mình chẳng có khoảng cách, chúng mình lớn lên rồi trưởng thành bằng sự tử tế và cả những lời khen ngọt ngào dành tặng nhau. Mình nhớ những khoảng thời gian suy sụp vì áp lực tâm lý và sự tấn công của những điều tiếng, bạn bè mình vẫn ở đó, xoa dịu mình bằng những câu nói yêu thương:"Cậu có thừa khả năng để vượt qua những áp lực này, những ngày khủng hoảng chỉ là những quãng đường cho thấy cậu sắp bước lên một đỉnh cao mới." Mình biết ơn điều đó, và cũng lột xác nhờ vào sự tử tế yêu thương, dựa vào bờ vai của bạn bè, và những xoa dịu chữa lành ấy. Một năm rưỡi trước kia, mình trượt Đại học, và khóc nhiều vô cùng, mình sợ hãi đối mặt với mọi người, và đóng cửa cả ngày. Đến giờ mình vẫn ghét bản thân một cách thậm tệ, vì những nỗi buồn của mình khiến mình không kịp thời chúc mừng người bạn thân đỗ Đại học. Mình trượt dài trong buồn đau, và cuối cùng bạn thân mình đã chủ động gọi cho mình:"Mày khóc đấy à? Tao nhớ ngày xưa lúc còn bé, khi giằng co với tao mày cũng khóc nhiều lắm, nhưng mày phải biết là mày rất giỏi, và mày kiên cường thế nào, mày có thể vị tha với bản thân như cách mày vị tha với những người làm mày tổn thương ấy, vì mày xứng đáng hơn gấp trăm lần." Một đứa bạn khác bảo mình:"Tao chờ mày, cố gắng lại lần nữa thôi. Tao không ghét mày đâu, cho dù cả hai chúng ta đều ghét sự thất bại đến cùng." Biết ơn vô cùng, và cũng may mắn vô cùng.
Có lẽ chúng ta có thể phân biệt được lời khen tử tế và sự tâng bốc giả tạo. Khi bắt đầu Debate, mình gặp nhiều người, và kể từ đó mình nghe được những câu chuyện mới, ở một vòng tròn mới, rộng hơn và khó thích nghi hơn. Mình từng đấu với nhiều người, và team up với vài đội mới khác nhau, cuối cùng mình quyết định gắn bó với Solemn Brave Stars, vì ở đó, chúng mình trân trọng nhau, có thể thoải mái cho và nhận những lời khen dành tặng đồng đội. Trong vài lần nói chuyện, Tú đùa chúng mình là:"Đôi khi ấy, phải công nhận là nghe vài câu khen của một số đứa, nó thật sự rất chua đ*t. Nghe xong cái là thấy ngứa máu rồi ấy. Còn nghe như thằng Dũng khen tao với Trang thì khác, vì tao thấy tao xinh thật, và đôi khi thấy cáu, mệt mà soi gương thấy mình xinh, tao cũng đỡ mệt hẳn ra ấy hehehehe." Mình từng thấy nhiều người công khai sử dụng lời khen như một cách thức công kích, khen mỉa mai và dùng lời khen để hạ thấp và gây tổn thương người khác. Mình cũng thấy nhiều người dùng lời khen như cách che giấu khuôn mặt thứ hai, họ lợi dụng lời khen để đạt được mục đích, và lạ thay, đây thường là những kẻ ghét lời khen nhất. Họ ghét lời khen vì họ không thể tử tế như điều khiến cho lời khen sinh ra, đó là sự ngọt ngào của yêu thương. Họ ghét lời khen vì họ biết thừa sự giả tạo của những lời họ thốt ra. Họ ghét lời khen vì họ không hề có sự khéo léo và chữa lành trong những câu khen ngợi, mà chỉ đầy sự thảo mai xấu xí, lộ liễu đến lố bịch.
Như cách cuộc sống vận hành và cách con người yêu thương nhau, đừng khen giả tạo và vụ lợi, đừng làm vấy bẩn mục đích của lời khen, đừng dùng một phương pháp chữa lành tinh thần đáng quý thành mục đích tiểu nhân, nhỏ nhen hay để công kích người khác.
P/s: Nhân một ngày thấy biết ơn bạn bè nhiều vô cùng, thấy yêu thương những người bạn đã cùng mình qua những chặng đường khó khăn nhất, những người đã lắng nghe, dành tặng cho mình những điều tử tế và đáng trân trọng, đó là lời khen chân thành và tình bạn.
#taetaewriting
1 note · View note
taetaewriting · 4 years ago
Text
             Có một thứ trạng thái rất kiểu cách, rất lạ lùng...đó là thất tình ngay điểm xuất phát.          
             Chợt nhận ra một ngày đi học về, bứt rứt và khó chịu làm sao ấy, cuộn mình lại thôi, rồi lặng lẽ ôm đầu, không thể gửi một lá thư, một tin nhắn, hay thậm chí không còn nước mắt để rơi cho khuây khỏa, để thấy bản thân tổn thương rồi xót xa cho nó. Không còn nữa, mà thật ra là không thể nữa.            
            Ồ, thế là lớn mất rồi, không thể là đứa trẻ loăng quăng chạy nhảy cười đùa, thích thì viết một bài thơ, gói một món quà nhỏ mà nhét vội giỏ xe. Thất tình.... không còn sự cao ngạo thuở trước, cho rằng bản thân xứng đáng với những gì tốt đẹp khác, thậm chí là hơn thế, để rồi ngẩng cao đầu mà bước đi, chậm rãi dùng sự kiêu ngạo ấy bảo vệ cái yếu ớt của tâm hồn vỡ nát.    
            Ba năm sống cùng văn chương hết lòng, đến mức ủ quá lâu mà nó hoá thành rượu, thành cái làm say, say đắm, say đuối, say tới chết, để cái men ấy làm hư hỏng lí trí. Bụi vàng văn học tiếc thay chẳng bám lấy phần hồn yếu ớt này mà vươn thẳng mạnh mẽ tới địa hạt cái đẹp, nó chỉ phủi bay đi thôi, cái duy nhất tồn đọng là cá tính đa cảm, sầu muộn.        
        Cái giá của văn chương... phải chăng vận vào người? Phải đấy, từng một lần tuyên bố hùng hồn và mạnh mẽ, dứt khoát rằng:"Mọi người trầm trồ với bài văn, không phải em viết hay, mà trái tim em không trọn vẹn, nó bị thương nên mới rỉ máu xót xa như thế, đơn phương là cái duy nhất dùng máu nuôi hồn văn phát triển." Đau đớn? Có. Tủi thân? Có. Ức chế? Có. Thậm chí là quằn quại không thể ngủ nổi, hai hàng nước mắt đẫm gối, cắn chặt răng vào chiếc khăn mùi xoa rồi viết, viết như đến chết.      
        Ồ cuối cùng mình chỉ dùng cái tiêu cực ấy để đánh giá, xét nét, buộc tội văn chương và tình yêu? Nên chăng? Không thể hạnh phúc với nó, không có nghĩa rằng sự tồn tại của nó là vô nghĩa, ít nhiều cũng quện chặt cá tính lại thành bện thừng, và càng không có nghĩa phủ nhận sự tồn tại ấy bằng cách chôn chặt nó rồi định kiến bằng kí ức đau thương.          
      Thế nhưng ít ra, thật may mắn, cũng thực hiện được ước mong cũ.... thất tình thật.... nhưng không còn lệ mà rơi nữa.          
    Một chút xíu thôi.          
Tumblr media
    Một chút xíu thôi nhưng là cả vũ trụ.
1 note · View note
taetaewriting · 4 years ago
Text
CÂU HỎI CỦA NHỮNG NGƯỜI MỚI
SUY NGHĨ VÀ NHẬN THỨC
Suy nghĩ giống như một thứ ngăn bằng gỗ, và nhận thức thì lại là “thứ được chứa đựng”, vì ngăn gỗ đủ kín để lưu giữ “những cái gì đó” một cách nguyên vẹn, nhưng lại gần với ta đến mức có thể tỏa ra mùi gỗ - tỏa ra mùi hương gợi nhớ mà hiếm chất liệu nào mang lại. Thêm một đặc trưng nữa, gỗ có thể toát ra cái mùi của chính những gì mà nó chứa đựng. Nhiều khoảnh khắc đến với bản thân mình thật sự rất lạ, thật sự rất giống vệt sao băng ngang qua bầu trời, rất nhanh nhưng lại đủ để lưu lại những ánh sáng đẹp và đáng mong chờ nhất.
Những ngày nghỉ dịch ở nhà khiến mình nhớ lại kha khá chuyện, có những thứ cất giữ khá lâu, thi thoảng mình mới lôi ra ngẫm nghĩ một chút. Mình có thể hiểu hoặc không hiểu, nhưng chắc chắn sẽ cảm nhận được những khoảnh khắc rất mới, những suy nghĩ mà mình cảm thấy đáng lẽ ra phải nhận thấy từ lâu lắm, nên đôi khi mình mới tự trách bản thân một cách quanh quẩn mà không có khả năng giải thích nó. Thế nhưng dù cho bực bội bao nhiêu lần, nhưng mà vì một lẽ nào đó mà không thể ngay khi câu chuyện xảy ra lại khiến mình lập tức nhận ra vấn đề, mà mình phải chờ, thậm chí chờ đợi khá lâu. Và một trong những điều đó là VIỆC LÀ MỘT NGƯỜI MỚI.
MỘT CÂU CHUYỆN HƠI BỊ CŨ
Mùa đông năm trước mình bắt đầu học nấu súp để đem bán trong một thử thách của CLB. Lúc ấy mình loay hoay với hàng đống đồ ăn, có nhiều công thức khác nhau quá mà mình không kịp xem cái nào nấu thì dễ hơn, ngon hơn và quan trọng là đem bán mà hợp khẩu vị khách hàng nhất. Mình gọi cho chị hàng xóm nhà mình, lúng túng trong cả việc đặt câu hỏi, mình cứ:” Tại sao tạo được vân trứng màu đẹp thế?, “Tại sao trông màu súp lại trong vắt như thế?” “Tại sao vị thịt nó lại khác như thế?” “Tại sao nấm đun lâu mà mùi vị nó lại không bị quá nồng?” “Tại sao mùi súp ngoài hàng dễ bị khét?” Thật may mắn cho mình là chị hàng xóm thật thuần tính và tử tế, đủ dịu dàng để hướng dẫn mình từng bước, từng mẹo, nhưng đủ cứng rắn để nhắc nhở mình phải tự thực hành. Mình lúc đó rất chủ quan về khâu thực hành, nhưng dẫu sao mình đã bán súp một cách thành công lần đầu, nhưng đến lần thứ 2 mình đã thẫn thờ vì mùi khét của nó. Đó là một trong rất nhiều lần mình là một NGƯỜI MỚI trong một lĩnh vực nào đó.
TEAMWORK CÙNG NHỮNG THỨ MỚI MẺ
Mình có nhiều cơ hội để teamwork, về bất cứ điều gì: bài tập nhóm, bài về nhà, những cuộc thi, các dự án, những bài viết,...Nhưng không thể không thừa nhận, mình là kẻ teamwork vô cùng tệ. Mới đây học môn SSG104 và ENM401, mình mới nhận thức được giao tiếp và thấu hiểu là điều quan trọng như thế nào trong một nhóm. Rõ ràng mình biết điều đó từ lâu, mình đã từng nói đầu môi, hiểu một cách lý thuyết, nhưng rõ ràng mình không thấu đáo, không nhận thức rõ ràng và nhìn nhận nó nghiêm túc. Cụ thể có thể hiểu: trong một quá trình teamwork, chúng ta là những mắt xích, chúng ta có những vai trò riêng, chúng ta mang những nhiệm vụ riêng, chúng ta có chung những mục tiêu, nhưng việc chúng ta phải làm là khiến cho bản thân không phải một mắt xích thừa. Mình đã nhìn nhận như thế, cho dù bản thân từ khi lên Đại học, liên tục phải tiếp xúc với nhiều cái mới, và dĩ nhiên cũng liên tục trở thành một người mới. Thế nhưng vấn đề là khi gặp một người mới và teamwork cùng họ, mình đã không có được thái độ đúng, và bản thân cảm thấy xấu hổ, không phải chỉ là xấu hổ với bản thân mình, mà là xấu hổ với những người từng dẫn dắt mình và những người mới đang teamwork với mình. Thái độ đó ra sao? Hồi cấp ba, bạn bè xem bóng đá và thấy cầu thủ Duy Mạnh được đồng đội gọi là “Mạnh gắt”, và các bạn ngồi gần cũng gọi mình là “Trang gắt”, đơn giản vì các bạn thấy mình liên tục gắt gỏng, cáu giận hay tỏ vẻ mệt mỏi. Lên Đại học mình vẫn vậy, bạn cùng nhóm mình bảo:”Mày có thể tươi lên một chút được không?” Suốt một thời gian dài, mình vẫn cho rằng điều đó không quan trọng, nhưng chính xác là từ ngày hôm nay, mình nhận ra teamwork cùng người mới chính là một thứ nghệ thuật, và làm người mới cũng là một điều cần nghệ không kém.
NGƯỜI MỚI, HỌ LÀ AI?
Khi ta bắt tay với một thứ mới mẻ, thử sức làm một điều gì đó ta chưa tường tận, cố gắng tiếp xúc cùng một “thứ gì đó bất kỳ”, ta chính là người mới. Từ một kẻ ngoại đạo trở thành một người mới, đó là một bước đáng khâm phục của ta rồi, vì ta đang dám thử sức, đang dám chạy đua, đang dám dấn thân, thật là đáng quý (trong trường hợp đó là một địa hạt tốt). Bước chân vào một cái mới, cụ thể là một cái mà ta chỉ biết nó qua tên gọi, ta không hiểu nó, như không hiểu một người dưng mà ta lựa chọn nói chuyện giết thời gian trên xe buýt hay lề đường. Điều đó thật là khó khăn! Chính vì vậy họ hoang mang, họ sẽ bắt những nhịp ban đầu một cách rụt rè, họ sợ đi sai, họ sợ lầm đường, họ sợ bị chê cười, họ sợ lỡ nói những điều không hay không tốt, nên họ cố hỏi thật nhiều. Vậy tại sao ta hay ngây ra trước câu hỏi của họ hoặc không biết trả lời ra sao? Vì họ không hiểu rõ điều đó, nên câu hỏi của họ sẽ là bất cứ điều gì họ cảm nhận thấy ngay tại lúc đó. Ta đã không hiểu là họ đang lo sợ không kém ta, vì họ không có một phương hướng hay một điều vịn bám vào để lấy đó làm cơ sở cho lời nói của mình. Vậy nên bên cạnh việc nhiệt tình giải thích, ta cũng thường thoái thác, thường trốn tránh, ậm ừ cho qua, và ngại tiếp xúc với họ vì sợ câu hỏi của họ khiến mình bị bối rối. Họ lúc đó cùng bắt đầu suy nghĩ, rằng là mình đã làm sai điều gì, hỏi lỡ miệng câu gì, đã nói gì làm ta phật ý? Có lẽ cả hai bên không hiểu rằng bên kia đều có những suy nghĩ và cảm nhận riêng, và ta không hiểu nhau, đó là khoảng cách về kinh nghiệm, trải nghiệm và quan điểm. Và không ai trong số chúng ta là người có lỗi, vì cả hai đều có những nỗi niềm riêng.
MỘT THỨ NGHỆ MÀ NGƯỜI MỚI RẤT CẦN
Chúng ta cảm thấy khó khăn vì làm việc cùng một người mới, chúng ta thay vì đi giải thích cho họ lại thường ôm đồm, chúng ta thay vì ngồi lại với họ thì lảng tránh và gắt gỏng, chúng ta thay vì lắng nghe họ lại cố ý làm theo ý mình. Vậy ta tìm cái NGHỆ đó ở đâu?
Ta thường lấy lý do rằng: “Vì như vậy nhanh chóng, như vậy gọn lẹ, đỡ tranh cãi mất lòng nhau, đỡ phải tiếp tục trả lời thêm mớ câu hỏi khác.”
Ngày mình mới vào Đại học, mình không biết đang đi tới địa hạt gì, mọi thứ lạ lẫm diễn ra suốt cả tháng đầu tiên làm mình hoang mang rất nhiều. Điều duy nhất lúc đó mình làm là tham gia “Mentor and Mentee program”, và được gặp chị Trang - ĐH Kinh tế Luật TPHCM và chị Vy - ĐH Ngoại thương. Lúc đó chương trình diễn ra theo cách trò chuyện hàng tuần và trao đổi. Mình còn nhớ mình đã hỏi chị Trang nhiều vô cùng, hỏi từ những thứ nhỏ nhặt như giao lưu với bạn cùng nhà trọ hay thậm chí là đi chợ thế nào. Bên cạnh đó, mình chọn cách viết cho chị Vy một email dài ơi là dài để hỏi về tiến trình và kinh nghiệm học tập, tham gia CLB. Tại sao lại hỏi nhiều vậy? Vì mình hoang mang, mất định hướng, và quan trọng nhất là mình rất tin tưởng hai chị, vừa ngưỡng mộ vừa tò mò muốn xem các chị ấy - những sinh viên tiêu biểu, đã làm những gì để trải qua việc học thuận lợi và dễ dàng. Các chị đã chọn cách trả lời mình ra sao? Chị Trang đã hồi đáp mình bằng những chuỗi câu chuyện thực tế và trải nghiệm của chị, kể những điều diễn ra xung quanh và những cảm nhận ban đầu của chị ấy nữa, dĩ nhiên sự thuận lợi không đến ngay từ đầu, nó là chuỗi quá trình thể nghiệm, rút kinh nghiệm và cả nhận thức, nói chung đó là một quá trình cảm nhận mà chị chia sẻ với mình một cách cởi mở. Còn chị Vy lựa chọn cách rep lại mình bằng một email khá dài, và khiến mình bất ngờ vì sự tường tận. Vì vấn đề mình hỏi chị Vy là học tập, một câu chuyện khá khác với đời sống, nên không chỉ là kinh nghiệm, cách học, giáo trình, còn là những tips networking, những điều mình có thể tận dụng và cả sự chuẩn bị từ sớm. Tiếc là mình không thể học được cách chia sẻ ấy, mà vẫn dậm chân tại chỗ trong quá trình teamwork và hiểu nhu cầu người khác.
CHUNG QUY LẠI, NGƯỜI MỚI HỌ CẦN GÌ?
- Điều đầu tiên và cũng quan trọng nhất đó là cầu nối giữa “người mới” và “người không mới”, chúng ta sẽ trấn an người mới rằng những khó khăn này là điều dĩ nhiên phải trải qua, đó là quy luật bất biến của sự khởi đầu. Bằng việc chia sẻ những điều ta đã trải qua, nhất là những khó khăn, thử thách, khoảng cách giữa hai người sẽ thu nhỏ hơn đáng kể, và những câu chuyện chia sẻ ra dễ dàng hơn rất nhiều, vì người ta thường có xu hướng chia sẻ với những người có điểm chung. Cuộc trò chuyện như thế cùng sẽ cởi mở, dễ dàng thấu hiểu và lắng nghe hiệu quả hơn. Như vậy, ta sẽ giảm thiểu những mâu thuẫn không đáng có, giảm thiểu những khúc mắc và sự bức bối.
- Hãy đưa cho người mới những thứ cơ bản nhất của lĩnh vực đó. Có một nền tảng sơ đẳng về vấn đề, người mới dễ dàng hiểu được những điều cốt lõi từ lĩnh vực đó. Họ sẽ có những hình dung ban đầu về lĩnh vực, từ đó sẽ an tâm hơn về lựa chọn định hướng của mình.
- Hãy bình tĩnh với họ và cố gắng lắng nghe, chúng ta ai cũng từng là người mới, và mới ở mức độ nào thì cùng đều dễ nản chí nếu như bị lảng tránh và từ chối giúp đỡ, nhất là ở những bước đầu tiên, kiên nhẫn và cho họ thời gian để hiểu là cách để ta bình tĩnh nhìn nhận xem họ cần gì nhất.
- Hãy để họ tự định hướng theo cách họ muốn, tuy rằng kiến thức về lĩnh vực không bất biến, nhưng cách mỗi người tiếp cận vấn đề là khác nhau, tôn trọng khác biệt của họ và để họ lựa chọn cách hữu hiệu nhất tiếp cận vấn đề, chúng ta đang trở thành người dẫn dắt hiểu chuyện, tâm lý, tôn trọng bản ngã cá nhân của người mới đó. Áp đặt cách của mình lên họ, điều đó vô hình chung là một áp lực khổ sở, gánh nặng, sự sợ hãi dành cho họ cũng như khiến con đường tiếp cận của họ trở nên vất vả hơn rất nhiều.
- Không ngại tốn thời gian những bước đầu. Chúng ta nên hiểu rằng, bước đầu khai mở luôn là khó khăn nhất, đầu tư vào thời gian này là tạo tiền đề cho việc thuận lợi những bước sau này, hiểu rõ, hiểu đúng và hiểu thấu những bước thời gian này chính là nền tảng cho sự hợp tác hiệu quả.
CHỐT LẠI
Giao tiếp cần nghệ thuật, giao tiếp giữa sự chênh lệch là sự thử thách. Không một bước đầu nào thuận lợi, không một tân binh nào thành thạo, không một sự thành công nào thiếu một người dẫn dắt tài ba. Người mới - vai trò mà ta chắc chắn sẽ trải qua, sẽ gặp qua dù ở bất kỳ lĩnh vực nào. Chỉ là khoảnh khắc ngẫu hứng với những câu chuyện nhỏ, với những trải nghiệm đáng nhớ, những cột mốc mới lạ, đó là nguồn gốc của câu chuyện trên. Ta hẳn sẽ tự tới những miền đất mới một mình ở những thời điểm nào đó, nhưng nếu ta buộc phải cần tới sự trợ giúp của ai đó và ai đó cũng cần ta? Ta sẽ xử trí thế nào cho đúng? Hãy lịch sự, lắng nghe, tôn trọng, thấu hiểu và cố gắng kiên nhẫn. Còn nếu thắc mắc tại sao chỉ nói về người dẫn dắt mà chưa nói về vai trò của người mới? Hãy đón chờ bài viết sau nhé! 
1 note · View note
taetaewriting · 4 years ago
Text
Ý NGHĨA CỦA HOÀI NIỆM Không hiểu tại sao dạo này tâm trí cứ tự ái, giận lẫy, đòi mình để yên cho nó nhìn lại bản thân mình của đúng một năm trước đến nhiều năm trước trước đó nữa ấy, chỉ thấy hồi đó đúng là một đứa hiếu thắng, hết mực bảo thủ và là kẻ cuồng đam mê khủng khiếp. Cái lịch trình dằng dặc dài bắt đầu từ 6h sáng lau mặt vội vã và kết thúc vào 2h sáng xếp bút giấy và gấp sách lại khiến mình vui khó tả như thế, kể cũng lạ thật. Đó là đứa trẻ 17 tuổi chỉ biết cười, biết khóc, biết cái gì mình muốn và thừa hưởng cái cứng đầu, táo bạo... từ trên giời rơi xuống. Cái đứa yêu cuồng si Konstantin Georgiyevich Paustovsky, yêu những hạt nắng bình minh nhẹ nhàng, ấm áp xen trong làn mưa bụi, thế nên cái bút danh yêu thích "Bông hồng vàng và bình minh mưa" cũng từ đó mà ra. Nhiều lúc hâm dở cứ tự dưng hỏi mình là:" Sống rồi cũng chết, vậy ý nghĩa cuộc sống là gì? Tại sao phải sống?" Tự hỏi chán chê lại đem ra hỏi mẹ, nhiều lúc mẹ tưởng rằng đang bị ấm đầu. Rồi lại thắc mắc sống theo chủ nghĩa Yolo để làm gì? À liệu đó là chủ nghĩa hay đơn giản là một cách lựa chọn cuộc sống thôi nhỉ? Thế rồi đến lúc đánh mất kha khá thứ, mà toàn thứ quan trọng gì đâu ấy, mới nhận ra một cách hạn hẹp là:"Để không hối tiếc một lần xuất hiện trên đời." Mà khi xưa mình là như thế đấy, chạy theo đủ thứ mình muốn, không ít thứ đã thuộc về mình rồi chặng cuối lại mất trắng khỏi tay, nhưng cuối cùng cái giá trị nhất còn sót lại là gì? Là trái tim nhiệt huyết mà mình của năm 17 tuổi đã may mắn có được. Đối mặt với 12 km - quãng đường từ nhà đến trường vào mỗi sáng, đối mặt với các nắng oi ơi là oi, với bộ đồng phục phải mặc cả tuần, với xấp bài đội tuyển và cả ti tỉ thứ xung quanh, ấy vậy mà con bé 17 tuổi ấy vẫn nhe răng cười như thể cả đám rắc rối kia là vệ tinh của nó không bằng, mà rõ ràng là phải chịu trách nhiệm với chúng như đàn con nhỏ mới phải. Nhớ quay quắt những tháng ngày đẹp như thế, viết một bài văn không suy nghĩ mà chỉ tường thuật lại lời trái tim, viết theo lối mình muốn và thoả sức sáng tạo bằng phong cách được cho quá táo bạo lúc ấy. Nhớ những lá thư trên nóc tủ nữa, và đó là minh chứng cho cuộc đời sống để làm gì đấy. Chúng tớ chơi cùng nhau lâu lắm rồi, và khi nghỉ chơi thì cũng lịch sự kết thúc bằng một lá thư. Tớ có khối lần chỉ muốn vất thư vào làn mưa dữ dội ngoài cửa sổ, thậm chí những lần nhà đốt vàng mã cũng định lén đốt xấp thư này. Thế rồi hỏi.... ừ thì giữ bao lâu trước đó làm gì, kể cả nghỉ chơi thì chúng tớ từng là bạn, đối xử với kỉ niệm một cách tôn trọng cũng là tôn trọng bản thân trong quá khứ, là cách để ta gián tiếp đồng tình với chặng đường trưởng thành. Lá thư còn đó là minh chứng rằng...tớ đã từng chân thành một cách thật lòng hoàn toàn với một người bạn, có thể tớ sau này sẽ không thể tìm thấy những lá thư khác ở tương lai thì sao? Nhiều lúc giận bản thân sao mà chây ì nhiều quá thế, có phải đã già đâu mà chỉ vội vã muốn hàng ngày ngủ cho đã. Cái đánh mất nhiều khi không phải là kỉ niệm, mà là ta của bây giờ đã khác trước quá nhiều, mất đi động lực, mất đi nhiệt huyết, mất đi tự tin, mất đi cả trái tim nhiệt huyết của tuổi 17. Từng ấy thứ đã sạc pin đầy cho năng lượng thời học sinh, mất đi cục dự phòng còn cục sạc gốc thì vứt lại thời điểm ấy mất rồi. Thế nên dù không bằng được cái hết mình hồi đó thì cũng bớt tào lao, bớt ôm đồm lại cho dễ thở, và cái van tim càng lớn thì càng mất đi đàn hồi nên không thể tưng tưng nhảy nhót như hồi xưa đâu. Cái tận cùng xứng đáng là sống mà không hối tiếc dù có chọn sai hay thất bại, bởi ta được quyền tự lựa chọn, một quyền lợi nhiều người lãng quên mất từ lâu. Từng đọc một câu tâm đắc trong "Tiếng chim hót trong bụi mận gai" rằng:"Cái gì đã xảy ra thì có nghĩa nó phải là như thế." Muốn thì phải vực dậy tinh thần, chớ vội sống nhàn như một cư sĩ ẩn danh. Suy cho cùng, giá trị cuộc sống nằm ở trải nghiệm và tận hưởng một cách đúng nghĩa.
3 notes · View notes
taetaewriting · 4 years ago
Text
MỘT CHIỀU VỚI NHIỀU CÂU CHUYỆN Có lẽ là vì đang ngồi trước nồi lá giải cảm nên những câu chuyện của tớ hôm nay cũng vụn vặt và nhỏ bé, ngắt quãng như chính cơn đau đầu và cơn sốt suốt hàng tuần nay của tớ. Chắc phải lâu lắm rồi, dễ có đến gần một năm tớ chưa ốm mệt lâu đến thế. Trận ốm đối với tớ có ý nghĩa đặc biệt lắm, hơi khác người nhỉ, nhưng thật lòng mỗi trận ốm là cơ hội để tớ nhìn nhận lại, suy nghĩ về những hộp kín mà tớ thường cất giữ trong ngăn tim khoá chặt. Điều đầu tiên khi về nhà, tớ sẽ ngồi lại căn phòng cũ thời học sinh, bên khung cửa sổ treo chuông gió tớ từng ngồi học bài mỗi tối và viết văn vào mỗi sáng tinh mơ. Chạm vào những chồng sách cũ...ôi chao, dường như chúng không thuộc về tớ nữa ấy. Phải không nhỉ? Nó lạ lùng, lạnh lẽo, bụi bám như không thèm chào đón bàn tay tớ ấy. Đùa thôi! Tớ đã độc chiếm tầng lầu này từ lớp 5 đấy, đến giờ, bố mẹ vẫn dành riêng cho tớ tầng lầu này, để mỗi khi về nhà tớ vẫn có không gian quen thuộc. Một điều thú vị mà tớ nhớ ơi là nhớ nữa, nhớ sau buổi ăn đêm của tớ nhé. Hồi nhỏ mẹ tớ không cho phép ăn mì tôm đâu, tớ cũng không hiểu sao nữa, chắc vì nó không được tốt cho sức khỏe, mặc dù tớ hay ăn lén lắm. Thế nên mỗi lần muốn ăn là lại giấu mẹ sang nhà ông bà nội, hai ông cháu cùng pha mì tôm ăn, tớ thấy mì lúc đó ngon ơi là ngon luôn ấy. Bây giờ thì không hiểu sao, cũng là hãng mì đó, cách pha đó, mà tớ lại cảm thấy không còn hương vị ngày xưa nữa. Hay do lớn lên khẩu vị tớ thay đổi? Hay do niềm vui của đứa trẻ con mà thấy nó ngon như thế? Ít nhất là tớ được sống lại ngày nhỏ một phút giây với kỉ niệm đó rồi. Cậu hay bảo tớ quên hết kỉ niệm tuổi thơ rồi, nhưng thật lòng tớ vẫn nhớ lắm đấy, chỉ là tớ để nó ngủ yên rồi đôi khi mới mang ra ngắm nhìn thôi nhé. Có những đêm trăng tớ ngồi dựa lưng vào tường, nhìn ra bầu trời ở đúng góc này, thấy đúng tán cây kia, đúng góc mái nhà kia, và cảm nhận gió vuốt má tớ. Tớ chỉ thường gục đầu khóc ở góc sàn này thôi, hoặc ngồi đó thở dài vì áp lực. Mỗi lần về đây, tớ cảm giác như từng kí ức chạy trôi theo, và tớ đánh mất nhiều lắm. Những đêm dài thức trắng đọc lí luận văn học, đọc rồi viết, viết rút hết gan ruột ra để rồi những câu văn ấy vẫn văng vẳng bên tai tớ như vết cắt sâu, gọi về bao nhiêu là giấc mơ dang dở, tiếng vọng âm thầm. Những câu văn gọi tớ về những ngày ôn thi ở Chuyên, những ngày dài ngủ vùi lười biếng để rồi bao ước mơ, bao nuối tiếc chất chồng. Tớ nhớ cô giáo thủ thỉ tâm tình với tớ, nói với tớ những câu động viên, hàng đêm gọi điện nói chuyện với tớ rằng cô tin tưởng tớ ra sao, những lời giũa mài nhẹ nhàng mà tớ luôn ghi nhớ. Tớ nhớ nhất những ngày viết những lá thư cho bạn ấy. Những lời chỉ riêng mình tớ cất giấu gửi gắm theo cái cách cổ xưa như thế. Những bản thư nháp còn dày đặc trên sàn nhà vung vãi nay nằm trơ trọi trong góc ngăn bàn. Ôi chao thời học sinh của tớ, có biết bao thứ tớ đánh mất rồi. Những ngày ấy xa thật rồi cậu ạ, cậu có biết tớ đã trải qua nó thế nào không? Chắc là tớ chỉ nói giản đơn là tớ từng bước một rời khỏi địa h��t đó để tìm một cây cầu đặt chân mới thôi nhỉ? Giật mình thật....trong giấc mơ, tớ vẫn nghĩ tớ đang hàng ngày gò lưng làm bài tập, hàng ngày vẽ tranh về thầy giáo dạy Toán, hàng ngày ăn vụng và xem phim "15 năm đợi chờ chim di trú" với cô bạn cùng bàn. Thế mà lúc này tớ là sinh viên năm nhất rồi đây, đang học onl trong kì nghỉ dịch, đang ngồi trước nồi lá xông hơi để giải cảm. Thế đấy cậu ạ, cậu có thể thấy quãng thời gian của cậu nó lâu trôi quá, thấy sao mà mãi chẳng nghỉ hè, mãi không đến Tết, hoặc là mãi không hết kì dịch này để sớm gặp mấy đứa chúng tớ. Tớ thì cá là cậu sẽ ngưng vội dòng suy nghĩ khi chạm phải một khoảnh khắc quen thân xưa cũ, một khoảng trời cậu từng bỏ lỡ với đầy kí ức đấy. Tớ thường cho rằng con người sống cốt là xây tương lai, nhưng giờ với tớ, hiện tại mới là mục đích tớ muốn theo đuổi, và ngăn tim của tớ đủ rộng chứa chất những hộp quà kí ức khoá kín, chỉ cần đôi khi tớ nghĩ về chúng một chút, chiếc lá hoài niệm trong tim tớ vẫn mãi xanh, mãi tươi màu với những gam gradient dẫn lối.
1 note · View note
taetaewriting · 4 years ago
Text
LẠC QUAN ĐỘC HẠI        
             Mối mâu thuẫn là một khâu quan trọng trong đường truyền của dòng suy nghĩ và là hậu kiện của tư duy, là kết quả của quá trình thể nghiệm và lắng nghe chính những tiếng nói của mình đang cất tiếng sâu thẳm trong tim. Một lần "bày trò" để chơi khó đôi chút cho vui, cũng là cách khiến não bộ được tập Pilates một chút. Oh well, tiêu đề không hề lạ, thậm chí đã được mổ xẻ khá nhiều. Biện luận cũng là một phi vụ nguy hiểm, và mình thì lại "trót" bày vẽ cái khó để nghịch. Không phải vì khó hiểu, mà khó là...cất tiếng quan điểm sao cho chuẩn.                
              Hiểu một cách đơn giản thì lạc quan là trạng thái nhìn mọi việc theo hướng tích cực, là cách để ta tìm kiếm sự giải thoát khỏi những ràng buộc và bủa vây của áp lực. Well, thật tốt, hẳn ta sẽ nghĩ vậy. Dĩ nhiên nó đúng, "cuộc sống có nhiều lựa chọn nên hãy chọn niềm vui", phải vậy không nhỉ? Không đi dài dòng nữa, nhìn lên tiêu đề, chúng ta biết rằng bản thân phải bắt đầu chấp nhận một mặt trái của lạc quan. Nó tốt mà lại không tốt, nôm na như vậy, tức là lạc quan có mặt tiêu cực, và trong bối cảnh hiện tại, CHƯA CHẮC đã tốt bằng bi quan đâu.                    
             Bối cảnh đó là gì...về vị trí xã hội, về con đường ta đang đi, là thời điểm, dấu mốc cuộc đời, là nơi ta đang đứng. Bản chất của cuộc sống là luôn vận động, luôn thay đổi, luôn phát triển ( theo chiều hướng tiêu cực hoặc tích cực, chứ không đứng im), là sự biến đổi về hình thái, tư duy, thế giới quan. Đó là nền tảng để ta xem xét rằng, lạc quan tốt hay bi quan tốt?                                                         Vậy làm sao để biết lạc quan tốt hay không? Đó là ta nhận thấy rằng, lạc quan có thể tạo cho ta cảm giác giải thoát nhất thời, nhưng nó không đem lại cho ta sự định hình tư duy và trạng thái phục hồi về mặt tinh thần, nó chỉ đơn giản là khiến ta trốn tránh thực tế, bao biện cho sự thất bại, cố ý lạc hướng bằng sự thoái thác. Lúc ấy, cái ta cần là một điều gì đó rất khác, bi quan khi ấy là trạng thái thúc đẩy ta phát triển theo chiều hướng tích cực và tiến bộ,  bắt ta nhìn thẳng vào sự thật, chấp nhận, thấu đáo, phục hồi và thậm chí là reset mau chóng.        
 LẠC QUAN TỐT HAY KHÔNG? PHỤ THUỘC VÀO GIÁ TRỊ VÀ HẬU KIỆN CỦA NÓ.                        
          Tiếc thay, trạng thái lạc quan đi liền với cái tâm cần nhàn hạ, là sự thoả hiệp, là sự bằng lòng. Tuổi trẻ vội thoả hiệp, đó là cái đáng lo. Không phải đáng lo suông đâu, nó đang dần tạo nên những nếp sống-hệ quả vô cùng xấu, đó là ngừng phát triển. Tuổi trẻ phải phát triển, nhưng khi ngừng lại thì không đơn giản vậy, nó kéo theo hệ lụy là gánh nặng cho thế hệ sau. Đừng đánh đồng "nếp sống nhàn, trân quý và bằng lòng những gì mình sở hữu" với cái "lạc quan tếu táo", với sự chấp nhận sống một màu, sống bằng sự buông xuôi và để cuộc đời trôi dạt hết tuổi trẻ. Thời gian là một thứ đáng tiền lắm. Nó là cổ phiếu mà, chỉ khác số dư biến động qua tay người chứ không qua thị trường.                        
          Nhấn mạnh ở đây là lạc quan thường đi liền với nếp sống nhàn. Những trường hợp khác thì sao? Những trường hợp"không thường" ấy, nó cho ta cảm giác an toàn nhất thời, vậy cảm xúc đó thay bằng một liều bi quan thì sao? Hoặc là ta sớm reset, hoặc là ta cứ lạc quan một chút để hồi sức. Hồi sức quan trọng mà, vậy tại sao lạc quan không quan trọng? Vì nó chỉ xảy đến MỘT CHỐC LÁT, và chỉ là CẢM XÚC NHẤT THỜI. Cái ta có là cả cuộc đời dài rộng, vịn bám vào lạc quan là điều dễ khiến ta nhìn sự việc phiến diện, cảm xúc bị phụ thuộc sự lạc quan sẽ dễ bị tổn thương.                
  VÌ SAO LẠC QUAN ĐỘC HẠI?                
Tumblr media
        Nó quá dễ gây nhầm lẫn, quá dễ khiến con người phụ thuộc và vịn bám. Nó dễ chi phối cảm xúc, do đó chi phối cả cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ.       P/s: Hãy cứ lạc quan, và đừng quên chừng mực, bức ảnh bên dưới...chớ có dõi theo quầng sáng rực rỡ mà quên rằng, nơi ta đang đứng là đường ray tàu hỏa.
5 notes · View notes