Tumgik
#Đền Hùng
1 note · View note
Text
Viết đoạn văn tiếng Anh về lễ hội Đền Hùng (Từ vựng + 7 Mẫu)
Viết đoạn văn tiếng Anh về lễ hội Đền Hùng (Từ vựng + 7 Mẫu), Viết về lễ hội Đền Hùng bằng tiếng Anh tổng hợp từ vựng và 7 đoạn văn mẫu có dịch hay nhất, giúp các Viết đoạn văn tiếng Anh về lễ hội Đền Hùng (Từ vựng + 7 Mẫu) Viết về lễ hội Đền Hùng bằng tiếng Anh tổng hợp 7 mẫu có dịch hay nhất được chúng tôi tổng hợp từ bài làm đạt điểm cao. TOP 7 mẫu viết về lễ hội Đền Hùng bằng tiếng Anh…
Tumblr media
View On WordPress
0 notes
honhatduy · 10 months
Text
Kẻ Kiến Tạo
Lâu lắm rồi mới được xem một bộ phim phiêu lưu, khoa học viễn tưởng hoành tráng hợp gu như Kẻ Kiến Tạo (The Creator).
Tumblr media
“Hãy tưởng tượng một thế giới nơi AI nắm quyền kiểm soát. Điều gì sẽ xảy ra nếu đó chính xác là những gì đã xảy ra? Liệu loài người có thể tự bảo vệ mình? Trí tuệ nhân tạo sẽ luôn yếu đuối và không hoàn thiện hơn so với con người?”
Kẻ Kiến Tạo là câu chuyện kể về một cựu đặc vụ và một đứa trẻ người lai rô bốt đồng hành vượt qua một tương lai nguy hiểm khi AI vượt khỏi tầm kiểm soát, và khám phá lại bản thân mình trong quá trình đó.
Ý tưởng thú vị lẫn thiết kế cũng đẹp. Cả kho tạo hình nguyên bản ấn tượng với cảnh sát robot, thầy tu robot, phi thuyền châu chấu, tàu lướt trên mặt nước, ngôi đền ốc sên… Các kỹ xảo hình ảnh đặc rất tốt. Kinh phí dưới 100 triệu đô la mà VFX đẹp ăn đứt mấy phim Marvel 300 triệu đô la dạo gần đây.
Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media
45 phút đầu tiên của phim khá hấp dẫn, sau đó thì câu chuyện bị rút gọn với các tuyến nhân vật và các mối quan hệ không được phát triển thêm. Gemma Chan đáng lẽ nên đóng một vai trò quan trọng, nhưng… Bù lại thì phân cảnh cuối cùng mang lại cảm xúc khá tốt.
Những điều yêu thích về Tân Á trong phim
Tân Á hùng vĩ với tàu bay trên Vịnh Hạ Long, đền ốc sên trên cao nguyên Tây Tạng
Tân Á đa sắc tộc với người dân nói xen kẽ tiếng Nhật, Thái, Việt
Tân Á cộng sản với các bộ đội tranh thủ buổi tối mở lớp dạy nhồi sọ trẻ em
Tân Á nằm võng ngủ buổi tối
Nhân vật thích nhất: Đứa Trẻ – Vì càng về sau, nó càng giống con người, và vì tuyệt chiêu 👨🏻‍🦲🙏🏻
Nhân vật thích nhì: Cảnh sát rô bốt đội nón lá 😄
À, nhạc phim Hans Zimmer thì khỏi phải nói rồi, quá xịn
Nói chung, Kẻ Kiến Tạo là một bộ phim khoa học viễn tưởng hợp gu về tất cả mọi thứ.
5 notes · View notes
tapnhan · 1 year
Text
Tumblr media
Mát quá là mát
VIII. Khả Khả Tây Lý, Ngọc Thụ (2)
Khả Khả Tây Lý là tiếng Mông, ý nghĩa là thiếu nữ xinh đẹp, cũng có thể giải nghĩa là sườn núi màu xanh, đều là để hình dung cái đẹp. Nhưng khu Khả Khả Tây Lý ở đây thì rộng tới gần tám mươi nghìn cây số vuông, ko có người nào sống nổi vì thời tiết quá khắc nghiệt, là khu không người ở lớn thứ ba thế giới và lớn nhất Trung Quốc. Đoạn gần huyện thành còn có thảo nguyên, thi thoảng vẫn thấy vài đàn bò lông nhẩn nha ăn cổ nhưng càng đi sâu vào trong mới càng thấy mặt chân thực của nó.
Tumblr media
Gọi là mùa hè chứ hè của 4500m thì vẫn gần 0 độ. Cỏ xanh thêm được 1 xíu như vầy thôi.
Vì có cái danh là cấm khu của sự sống, ban đêm nhiệt độ xuống cực kỳ thấp, Khả Khả Tây Lý thì thế núi thấp bằng, hầu hết đều là những triền thoai thoải nên gió rất là kinh dị, sóng điện thoại thì gần như là ko có, trước ko thôn sau ko quán nên mắc nạn là thôi xem như xác định. Nghe bác tài kể cũng có mấy vụ các bạn thanh niên coi nhẹ mạng sống trang bị thô sơ độc hành lên đây lánh đời rồi bặt tăm luôn. Gia đình đi báo cảnh sát, mãi sau mới tìm được đến đây thì thấy được mỗi cái lều mỏng te tan tác 1 mảnh người còn ko có vì bị dã thú ăn thịt.
Tumblr media
Mấy tụi thú dữ đó thì lẩn kín lắm ko thấy được chỉ coi được mấy e linh dương này thôy. Mùa hè lông tụi nó tiệp màu với màu thảo nguyên nên rất khó phân biệt. Đi cùng với bác tài tinh mắt kỳ cựu trong việc soi động vật nên mới coi được nhiều một chút. Đến mùa đông tuyết phủ trắng xoá cả thảo nguyên thì tụi này mới nổi bần bật sẽ dễ nhìn hơn nhưng mà mùa đông ai mà dư mạng để lên đây coi được :((
Tumblr media
Chỉ có linh dương đực mới có sừng. Càng dài càng quyến rũ với giống cái nhé. Mùa đông là mùa lông linh dương Tây Tạng dày nhất, mùa xuân là mùa mọc lông măng mới còn mùa hè là mùa đi đẻ nên là chớm hè là mùa các bạn ve vãn nhau. Nhìn thấy linh dương cái ở đâu thì cách đó vài trăm mét kiểu gì cũng có mấy chú đực rựa này ở đó nhé.
Tumblr media
Đây là đài tưởng niệm anh hùng Tạng Suonan Dajie bên cạnh tượng linh dương ở gần Côn Luân sơn khẩu. Ai tò mò thêm về chuyện này có thể coi film Kekexili Mountain Patrol nhé (có full trên utube)
Tumblr media
Vua nào lên ngôi cũng phải đem nhiệm vụ bình thiên hạ lên làm thứ 1 nên là bác Tập rất chăm chú Tây Tạng (và Tân Cương). Đường quốc lộ tới Lhasa ở đoạn Khả Khả Tây Lý này thấy toàn xe công chở vật tư, lương thực ... lên đất Tạng để lấy lòng con dân.
Tumblr media
Nhưng cho ăn cơm no xong thì chuẩn bị ăn đòn nhé. :q Bên cạnh công tên nơ đồ ăn thì đó cũng chở hàng loạt xe tăng, thiết giáp, vũ khí .. bằng đường sắt lên chờ ngày thị uy. Đường sắt Thanh Tạng là một hạng mục giao thông trọng điểm của TQ ngay từ khi mới sát nhập lại Tây Tạng vào đại lục rồi. Tàu chở người chạy ngày chạy có 1 chuyến thôi mua vé chen lấn mệt nghỉ nhưng chở khí tài như trên thì ngày chạy vài ba chuyến nhé.
Tumblr media
Từ nơi huyện lị gần nhất có thể ở để đi tới Khả Khả Tây Lý là Khúc Mã Lai đến được đây cũng mất hơn 300km. Và vì ko thể qua đêm ở Khả Khả Tây Lý được nên là phải đi về trong ngày vậy nên là hối hả đi hối hả về cả hơn 600km. Đây có thể nói là ngày cực nhất trong cả hành trình vì di chuyển cự ly dài lại trên khu vực địa hình cao trung bình hơn 4700m trời thì vừa lạnh vừa gió bữa trưa thì ăn uống đạm bạc (thực ra mỗi người được ăn 4 quả mận :v)
Tumblr media
Nhưng thôi kết thúc Khả Khả Tây Lý rồi quay về Ngọc Thụ để chuẩn bị về nhà thôi. Đường về cũng tuyết quá nên ko coi được thêm con chim nào :/
Mấy đêm ở Ngọc Thụ mình ở khách sạn tên là Cách Tát Nhỉ Vương phủ (Gesar Palace Hotel Yushu). Khách sạn này chắc bự nhất cao nhất cả cái trấn Ngọc Thụ, trang trí bên trong thì hào hoa sang trọng (nhiều tiền), trên tầng thượng có view toàn thành phố nên khá là recommend.
Tumblr media
Trường kỷ cho các lạt ma, phật sống ngồi đặt trang trí bên trong khách sạn. Dân thường thì xê ra nhé.
Tumblr media
View toàn thành phố từ sân thượng. Xa xa là đền Kết Cổ
Nhưng cái mình muốn kể ở đây là cái tên Cách Tát Nhĩ Vương (Gesar). Khách sạn này lấy tên từ bộ sử thi Cách Tát Nhĩ Vương là pho sử thi truyền miệng rất nổi tiếng của dân tộc Tạng đã được lưu truyền hơn 1000 năm nay. Bộ này nghe nói còn dài gấp 3 lần sử thi Mahaabharata của Ấn Độ, chủ yếu xoay quanh câu chuyện vua Cách Tát Nhĩ vốn là thần tiên hạ phầm được cử xuống để khắc chế cái ác hoành hành thời kỳ mông muội ở đất Tạng.
Chuyện kể đấu tranh chính trị cung đình vượt qua bao trở ngại mới được xưng vương ra sao, rồi lấy vợ đẻ con thế nào, lập bao nhiêu công lớn gì rồi đến năm 80 tuổi quay lại thiên quốc làm sao …Văn học dân gian thôi chứ nhân vật này có thật ko thì đến giờ có lẽ vẫn chưa rõ nhưng người Khang Ba và người Amdo ở Tây Tạng trước giờ vẫn luôn tin rằng Linh Quốc (gling trong tiếng Tạng) trong bộ sử thi này chính là nằm trong đất Khang Ba giữa sông Trường Giang và sông Yalong. Nơi mà linh hồn Cách Tát Nhĩ Vương an nghỉ cũng chính là núi Amne Machin ở Quả Lặc, Thanh Hải vậy nên là mạn đất Khang Ba, Ngọc Thụ này có rất nhiều nơi tôn vinh Tạng Vương này.
Tumblr media
Ngay giữa lòng Ngọc Thụ là quảng trường Cách Tát Nhĩ Vương. Ngay bên dưới chân có cái bảo tàng khá là bự.
Tumblr media
Bên trong bảo tàng có rất nhiều tranh, thangka, cổ vật được cho là của Cách Tát Nhĩ Vương. Tranh nhé
Tumblr media
Tượng (đồng?) nhé
Nói (gần) hết chuyện cảnh rồi giờ kể tới chuyện người. Ở Tây Tạng có câu nói " Phật của Vệ Tạng, ngựa của Amdo, hán tử của Khang Ba" có nghĩa là trong 3 khu Tạng Vệ Tạng, Amdo và Kham thì lớn thì tôn giáo, Phật pháp của người Vệ Tạng (Lhasa, Ngari .. bây giờ) là phát triển nhất, ngựa của người Amdo là nổi tiếng nhất và Khang Ba có nam tử hán là đặc sắc nhất. Bởi vì người Khang Ba dũng mãnh thiện chiến khẳng khái (nghe nói lúc Đạt Lai Lạt ma lúc lưu vong sang Ấn Độ trong đoàn người đi theo cũng đa phần là người Khang Ba, "nghe nói" năm xưa Nazi cũng từng cử phái đoàn sang Tibet để tìm nguồn gốc chủng tộc Aryan có nghiên cứu người Khang Ba và đưa phụ nữ Đức sang đây để lấy giống.)
Như đã nói ở post trước thì ở mạn Ngọc Thụ chủ yếu là người Khang Ba (còn lại họ cũng rải rác ở mạn Tứ Xuyên, A Lý vv ở đại lục và Tây Tạng.). Cảm nhận chung là ngũ quan của người Khang Ba khá đậm, con trai thì hơi lùn 1 tý nhưng mà đẹp zai. Các chị gái cũng rất là đẹp.
Tumblr media
Bác tài người Khang Ba của tui, 1 trong những điều tuyệt vời nhất trong chuyến đi này. Bố bác trước làm hoà thượng ở đền nhưng sau "giải phóng" TQ đã đập phá rất nhiều đền chùa ở Tây Tạng nên buộc phải hoàn tục, sau đó mới bắt đầu tự học tiếng phổ thông làm việc tay chân giúp đỡ quân đội thời đó rồi mới dần có việc làm tại đây. Ông sinh được 3 người con thì có bác trai út này vẫn ở Ngọc Thụ, 2 chị gái thì lấy người Hán về nhà chồng ở Bắc Kinh, Thành Đô hết rồi. Con trai bác hiện cũng làm công an ở Ngọc Thụ. Có thể nói là gia đình Hán hoá khá nhiều nên tiếng phổ thông của bác rất tốt nên mình mới có thể giao tiếp được. Người Tạng trẻ tuổi thì đa phần đều thông thạo tiếng phổ thông nhưng người lớn tuổi một chút thì hơi khó. Đa phần họ như bác tài của xe còn lại của bọn mình chỉ có thể nói được đơn giản, chứ ko đọc được chữ.
Tumblr media Tumblr media
Hai e zai gặp trên đường. Mặt của e bên trái là rất phổ biến ở đây nè, e bên phải nhìn hơi Hán một tý. Bạn Đinh Chân năm nào đẹp trai nổi tiếng ở mạng xã hội TQ ở Lý Đường, Tứ Xuyên cũng là người Khang Ba nhé. Mặt như e ấy là ở đây thấy nhiều lắm nè.
Tumblr media
Ko có ảnh ce gái trẻ nào nên để ảnh gặp lại gia đình 2 cô người Tạng đi picnic ở Đường Phồn cổ đạo ở post trước ở miếu công chúa Văn Thành vậy (2 cô có đeo mấy cái vòng lớn có mấy viên Thiên Châu to ơi là to. Cái viên Thiên Châu - dzi nổi tiếng này vốn cũng là xuất phát từ đất Tạng. Những viên cổ xịn thật số lượng rất ít đa phần hình như là cha truyền con nối, hay để trẻ con đeo từ nhỏ. Bây giờ được ca tụng là có sức mạnh huyền bí năng lực siêu nhiên .. gì đó pr nghe dữ lắm mình cũng ko tìm hiủ rõ lắm.)
Con gái Tạng hồi trẻ cao ráo mảnh mai nhưng lớn tuổi lên rồi mình thấy tạng người có đầy đặn lên. Có một thực tế là vì sống ở cao nguyên Thanh Tạng độ cao với mực nước biển lớn ko khí loãng, diet nói chung chỉ bao gồm sữa, thịt bò Tạng là chủ yếu, ko ăn rau xanh hoa quả (k có mà ăn) lại sống du mục nên lớn tuổi dễ béo và tuổi thọ ko cao (nghe kể là ngày xưa sống đến 50 là thọ rồi). Ngày nay thì mặc dù diet cũng ko thay đổi quá nhiều nhưng cuộc sống cũng sung túc hơn, điều kiện y tế cũng phát triển hơn nên mặt bằng tuổi thọ nói chung ở đây giờ cũng cao hơn lên rất nhiều.
Người Khang Ba và người Tạng nói chung cũng rất mê ca hát, tối đến là lôi nhau ra quảng trường nhảy. Mùa hè ở Ngọc Thụ cuối tháng 7 cũng có dịp lễ hội lớn, mọi người mặc trang phục truyền thống nhảy múa hát ca ròng rã suốt mấy tuần. Hy vọng năm sau lên được lịch đi để xem nhân tiện trèo núi ngắm tuyết liên xem nó tròn méo như thế nào mới được :3
Tumblr media Tumblr media
Bác tài gửi cho xem ảnh bông tuyết liên ở ngọc núi 5300m bác mới đi trek về
6 notes · View notes
janeduong0510 · 1 year
Text
# Tam chúc
Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media
Ngày tôi đến Tam chúc là một ngày mưa dầm rả rít từ sớm đến tối mịt, chạy một quãng đường hơn 70km để đến được nơi này. Khung cảnh trước mắt tôi là một màn sương ma mị. Lúc chúng tôi chạy xe lên một đoạn dốc cao đưa mắt nhìn lên trời thì choáng ngợp bởi vẻ đẹp hùng vĩ của dãy núi chắn ngang trước mặt, bao quanh là sương mù, một màu xanh sẫm vừa âm u lại vừa cuống hút đến kì lạ. 
Chúng tôi bất giác cảm thấy đó là món quà xứng đáng nhất cho hành trình mưa gió vừa trải qua, đó là những quang cảnh hùng vĩ món quà của thiên nhiên đáp đền. Thật khó để chia sẻ với ai đó về cảm xúc đong đầy trước vẻ đẹp của tự nhiên một cách chân thật, sự rung cảm ngay tại thời điểm đó. Nhưng chắc chắn những gì trải qua với tôi đều thực sự phi thường, là những trải nghiệm mà chắc chắn rằng sẽ rất lâu về sau vẫn còn khiến tôi thấy hạnh phúc. 
J./ 
Tumblr media
6 notes · View notes
duongphuong · 2 years
Text
Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media
PPROJECT - TOCOTOCO
Đây là đồ án chuyên ngành thứ 3, ngành thiết kế nội thất. Ở đồ án này, tôi thực hiện với cửa hàng trà sữa TocoToco. Niềm cảm hứng đầu tiên để thực hiện đồ án là nhờ vào tinh thần thuần Việt của thương hiệu này.
Tiếp theo, tôi khảo sát các công trình mang tính thuần Việt tại Thành phố Hồ Chí Minh như Bảo tàng Lịch Sử, Đền thờ Vua Hùng,... để nhận ra các đặc điểm trang trí Việt Nam tại nơi đây. Đồ án mang hơi thở của phong cách indochine miền nam Việt Nam với các chi tiết truyền thống như mái ngói âm dương, hoa sen, ngũ hành, Cửu cung,... được lồng ghép nhẹ nhàng, giảm tính nặng nề ngầm đem lại không gian ấm cúng cho cửa hàng...
5 notes · View notes
tramanhart · 14 hours
Text
Khám phá thế giới đa dạng của các loại hình điêu khắc
Bài viết này chia sẻ về các loại hình điêu khắc.
Mặc dù nghệ thuật điêu khắc là một lĩnh vực rộng lớn và phức tạp, nhưng Trâm Anh Art hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các loại hình điêu khắc khác nhau, từ đó có thể phân loại và nắm vững kiến thức một cách dễ dàng.
Điêu khắc, một trong những loại hình nghệ thuật lâu đời nhất và phong phú nhất của nhân loại, là hành trình khám phá và thể hiện thế giới xung quanh thông qua hình khối ba chiều. 
Từ những bức tượng tròn đầy sức sống đến những phù điêu tinh xảo, điêu khắc mang đến cho người xem những trải nghiệm thị giác độc đáo và những câu chuyện đầy cảm hứng. Tượng đài sừng sững ghi dấu những sự kiện lịch sử trọng đại, trong khi điêu khắc trang trí tinh tế tô điểm cho không gian sống thêm phần sinh động.
Tumblr media
Loại hình điêu khắc tượng tròn
Điêu khắc tượng tròn, hay còn gọi là điêu khắc toàn phần, là một hình thức nghệ thuật thị giác ba chiều độc đáo, cho phép người xem chiêm ngưỡng tác phẩm từ mọi góc độ. Không giống như phù điêu, tượng tròn tồn tại độc lập, tái hiện hình khối một cách toàn diện thông qua các kỹ thuật đục, đẽo, nặn hoặc đúc trên nhiều chất liệu đa dạng như đá, gỗ, kim loại, đất sét...
Từ thời tiền sử, con người đã sáng tạo ra những tác phẩm tượng tròn mang tính biểu tượng, và qua hàng ngàn năm, nghệ thuật này đã không ngừng phát triển. Ngày nay, tượng tròn không chỉ thể hiện hình người, động vật, thực vật mà còn là những khái niệm trừu tượng, mang đến sự phong phú và đa dạng cho thế giới nghệ thuật.
Tumblr media
Loại hình điêu khắc phù điêu
Phù điêu, một loại hình nghệ thuật đặc biệt trong điêu khắc, mang đến sự kết hợp hài hòa giữa hội họa và điêu khắc truyền thống. Không hoàn toàn nổi bật như tượng tròn, phù điêu được tạo hình trên một mặt phẳng, tạo nên những bức tranh sống động với chiều sâu và sự tinh tế.
Đặc trưng của phù điêu là sự kết hợp giữa các yếu tố hai chiều và ba chiều. Các hình khối được đắp nổi hoặc khoét lõm trên bề mặt phẳng, tạo nên các lớp không gian và hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Chất liệu sử dụng cũng đa dạng, từ đá, gỗ, kim loại đến gốm sứ, thạch cao, thậm chí cả những vật liệu hiện đại như composite.
Từ thời cổ đại, phù điêu đã được ứng dụng rộng rãi trong trang trí kiến trúc, đền đài, lăng mộ và các công trình công cộng. Những bức phù điêu Hy Lạp và La Mã cổ đại với những câu chuyện thần thoại, lịch sử và cuộc sống thường ngày vẫn còn lưu giữ đến ngày nay, là minh chứng cho sức sống và giá trị nghệ thuật trường tồn của loại hình này.
Ngày nay, phù điêu không chỉ là một phần của kiến trúc mà còn là một loại hình nghệ thuật độc lập, được trưng bày trong các bảo tàng, phòng triển lãm và không gian sống. Các nghệ sĩ hiện đại không ngừng khám phá và thử nghiệm với phù điêu, tạo ra những tác phẩm mang tính trừu tượng, biểu cảm và đương đại.
Tumblr media
Loại hình điêu khắc tượng đài
Tượng đài là một loại hình điêu khắc đặc biệt, không chỉ mang giá trị nghệ thuật mà còn là biểu tượng của lịch sử, văn hóa và tinh thần của một cộng đồng. Với kích thước đồ sộ và vị trí trang trọng trong không gian công cộng, tượng đài ghi dấu những sự kiện quan trọng, tôn vinh những nhân vật lịch sử, anh hùng dân tộc hoặc truyền tải những thông điệp ý nghĩa về cuộc sống và xã hội.
Điểm nổi bật của tượng đài là sự kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc. Các tác phẩm thường được xây dựng bằng những vật liệu bền vững như đá, đồng, thép, bê tông... với hình khối vững chãi, đường nét mạnh mẽ và chi tiết tinh xảo. Tượng đài không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật độc lập mà còn tương tác với không gian xung quanh, tạo nên một điểm nhấn ấn tượng trong cảnh quan đô thị.
Từ thời cổ đại, con người đã xây dựng những tượng đài để tôn vinh các vị thần, vua chúa và anh hùng. Ngày nay, tượng đài vẫn tiếp tục được xây dựng để tưởng nhớ những sự kiện lịch sử quan trọng, những nhân vật có đóng góp to lớn cho xã hội hoặc để truyền tải những thông điệp về hòa bình, tự do, công bằng...
Tượng đài có vai trò quan trọng trong việc giáo dục, truyền cảm hứng và khơi dậy lòng tự hào dân tộc. Chúng là những chứng nhân lịch sử, nhắc nhở chúng ta về quá khứ, đồng thời truyền tải những giá trị và lý tưởng cao đẹp cho các thế hệ tương lai.
Tumblr media
Loại hình điêu khắc trang trí
Điêu khắc trang trí là một loại hình nghệ thuật ứng dụng, mang đến sự kết hợp hoàn hảo giữa tính thẩm mỹ và chức năng. Không chỉ đơn thuần là một tác phẩm điêu khắc, nó còn là một phần không thể thiếu trong việc tô điểm và làm phong phú thêm không gian sống, kiến trúc và các đồ vật xung quanh chúng ta.
Điểm đặc biệt của điêu khắc trang trí nằm ở sự đa dạng về hình thức, kích thước và chất liệu. Từ những bức phù điêu tinh xảo trên tường, những bức tượng nhỏ xinh trên bàn làm việc, đến những họa tiết hoa văn cầu kỳ trên đồ nội thất, tất cả đều mang đến vẻ đẹp tinh tế và sự độc đáo cho không gian. Các nghệ nhân sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau như chạm khắc, đúc, nặn, dát vàng... để tạo ra những tác phẩm với đường nét tinh tế và màu sắc hài hòa.
>> Xem ngay: Tượng decor phòng khách và cách lựa chọn
Lịch sử của điêu khắc trang trí gắn liền với sự phát triển của các nền văn minh trên thế giới. Từ những họa tiết trang trí trên đồ gốm cổ đại đến những bức phù điêu lộng lẫy trong các cung điện châu Âu, điêu khắc trang trí luôn thể hiện sự sáng tạo và khéo léo của con người trong việc làm đẹp cho cuộc sống.
Ngày nay, điêu khắc trang trí tiếp tục phát triển với những phong cách và xu hướng mới. Các nghệ sĩ không ngừng tìm tòi và sáng tạo, sử dụng những vật liệu và kỹ thuật hiện đại để tạo ra những tác phẩm độc đáo, mang đậm dấu ấn cá nhân.
Tumblr media
Loại hình điêu khắc trừu tượng
Điêu khắc trừu tượng là một cuộc cách mạng trong thế giới nghệ thuật, phá vỡ những quy tắc truyền thống về hình thức và tái hiện hiện thực. Không còn bị ràng buộc bởi việc mô phỏng chính xác thế giới tự nhiên, điêu khắc trừu tượng hướng tới việc thể hiện những ý tưởng, cảm xúc và khái niệm trừu tượng thông qua hình khối, đường nét, màu sắc và không gian.
Điểm đặc biệt của điêu khắc trừu tượng nằm ở sự tự do và sáng tạo không giới hạn. Các nghệ sĩ không còn cố gắng tái hiện hình ảnh thực tế mà sử dụng các yếu tố hình học, kết cấu và vật liệu để gợi lên những cảm xúc, suy tư và liên tưởng trong tâm trí người xem. Mỗi tác phẩm trừu tượng là một cuộc đối thoại mở, mời gọi người xem khám phá và giải mã ý nghĩa theo cách riêng của mình.
Sự ra đời của điêu khắc trừu tượng vào đầu thế kỷ 20 đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử nghệ thuật. Các nghệ sĩ tiên phong như Constantin Brancusi, Alexander Calder và Henry Moore đã mở đường cho sự phát triển của loại hình này, tạo nên những tác phẩm mang tính biểu tượng và ảnh hưởng sâu sắc đến các thế hệ sau.
Ngày nay, điêu khắc trừu tượng tiếp tục là một nguồn cảm hứng vô tận cho các nghệ sĩ trên toàn thế giới. Với sự đa dạng về phong cách, chất liệu và kỹ thuật, điêu khắc trừu tượng không ngừng làm mới mình, mang đến những trải nghiệm thị giác độc đáo và những câu hỏi mở về bản chất của nghệ thuật và cuộc sống.
Tumblr media
Loại hình điêu khắc sắp đặt
Điêu khắc sắp đặt là một loại hình nghệ thuật đương đại mang tính đột phá, phá vỡ ranh giới truyền thống giữa tác phẩm và không gian trưng bày. Không chỉ đơn thuần là một vật thể tĩnh, điêu khắc sắp đặt biến toàn bộ không gian thành một phần của tác phẩm, tạo nên một trải nghiệm nghệ thuật tương tác và đa chiều cho người xem.
Điểm đặc biệt của điêu khắc sắp đặt nằm ở sự kết hợp đa dạng giữa các yếu tố như vật liệu, ánh sáng, âm thanh và thậm chí cả sự chuyển động. Các nghệ sĩ sắp đặt sử dụng không gian như một bức tranh trắng, sắp xếp và kết hợp các vật thể, hình ảnh, âm thanh và ánh sáng để tạo ra một môi trường nghệ thuật độc đáo, kích thích mọi giác quan của người xem.
Sự ra đời của điêu khắc sắp đặt vào giữa thế kỷ 20 đã mở ra một cánh cửa mới cho sự sáng tạo nghệ thuật. Các nghệ sĩ tiên phong như Marcel Duchamp, Joseph Beuys và Yayoi Kusama đã thách thức những quan niệm truyền thống về nghệ thuật, biến không gian trưng bày thành một phần không thể thiếu của tác phẩm.
Ngày nay, điêu khắc sắp đặt tiếp tục là một lĩnh vực nghệ thuật sôi động và đầy thử thách. Các nghệ sĩ không ngừng khám phá và thử nghiệm với những vật liệu, công nghệ và ý tưởng mới, tạo ra những tác phẩm độc đáo, mang tính tương tác cao và phản ánh những vấn đề đương đại của xã hội.
>> Có thể bạn quan tâm: Tượng đồng – Quà tặng cao cấp cho đối tác
Điêu khắc sắp đặt không chỉ là một hình thức nghệ thuật mà còn là một cuộc đối thoại giữa nghệ sĩ và người xem, giữa tác phẩm và không gian. Đó là một trải nghiệm nghệ thuật mở, mời gọi người xem bước vào, khám phá và tương tác với tác phẩm, để từ đó tạo ra những cảm nhận và ý nghĩa riêng cho mình.
Lời kết
Hiểu rõ về các loại hình điêu khắc không chỉ mở ra cánh cửa đến với thế giới nghệ thuật đa dạng và phong phú, mà còn trang bị cho bạn những kiến thức cần thiết để khám phá, đánh giá và tương tác với các tác phẩm điêu khắc một cách sâu sắc hơn. 
Khi bạn có thể phân biệt giữa tượng tròn, phù điêu, hay tượng đài, bạn sẽ dễ dàng tìm kiếm và lựa chọn những tác phẩm phù hợp với sở thích và không gian của mình. Hơn nữa, kiến thức về các loại hình điêu khắc còn giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa, thông điệp và kỹ thuật mà các nghệ sĩ đã sử dụng, từ đó nâng cao trải nghiệm thưởng thức nghệ thuật của bạn. 
Cho dù bạn là một người yêu tượng nghệ thuật, một nhà sưu tập hay đơn giản là muốn tìm hiểu thêm về thế giới điêu khắc, hãy để kiến thức về các loại hình điêu khắc trở thành chiếc chìa khóa mở ra những cánh cửa mới, đưa bạn đến gần hơn với vẻ đẹp và sự sáng tạo vô tận của nghệ thuật này.
Xin chân thành cảm ơn,
Nguồn bài viết: https://tramanh.art/kham-pha-the-gioi-da-dang-cua-cac-loai-hinh-dieu-khac.html
——–
TRAM ANH ART
See Our Soul
Fine Art Gallery: 51 Nam Ky Khoi Nghia, District 1, Saigon, VietNam
Website: https://tramanh.art/
Facebook: https://www.facebook.com/tramanh.antiques/
Instagram: www.instagram.com/tramanh_art/
Twitter: https://x.com/tramanh_art
Hotline: +84 91 872 1668
0 notes
thptngothinham · 2 days
Text
Văn mẫu 10: Tuyển chọn văn mẫu thuyết minh về giỗ tổ Hùng Vương lớp 10 hay nhất do các em học sinh khá giỏi thực hiện Đề bài: Em hãy thuyết minh Giỗ tổ Hùng Vương, một nét sinh hoạt văn hóa tâm linh của người Việt -/- Văn mẫu thuyết minh về ngày Giỗ tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 Bài số 1 Văn mẫu lớp 10: thuyết minh Giỗ tổ Hùng Vương Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba Bất cứ những người con Việt Nam nào dù đi đâu về đâu cũng đều nhớ tới những giá trị văn hóa của dân tộc, nhớ tới những lễ hội tôn vinh chiến công, công sức dựng nước của mười tám vị vua Hùng- những người đã xây những nền móng đầu tiên của đất nước Việt Nam chúng ta. Do vậy, năm nào cũng thế, vào ngày mùng mười tháng ba âm lịch, cả nước đều hướng tới Đền Hùng- Phú Thọ. Đây là nơi thờ tụng những vị vua Hùng và là nơi tổ chức lễ hội vào những ngày này. Nhà nước quy định, vào những năm chẵn sẽ được tổ chức theo nghi lễ của quốc gia còn những năm lẻ sẽ do tỉnh Phú Thọ phụ trách. Nhưng dù có ở năm nào đi chăng nữa thì vào những ngày này, mọi người ai cũng muốn được tới nơi đây để thể hiện tấm lòng thành kính của mình dâng lên cho tổ tiên và những người đi trước. Đây là một trong những lễ hội lớn nhất của đất nước chúng ta. Lễ hội Đền Hùng và giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức hằng năm vào ngày mùng mười tháng ba âm lịch. Những ngôi đền thờ các vị vua Hùng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Nơi đây thể hiện một cách vô cùng sâu sắc những hình thức sinh hoạt tín ngưỡng truyền thống của nhân dân. Lễ hội được bắt đầu cũng từ chính thời đại của vua Hùng Vương trong quá trình dựng nước và giữ nước. Cũng chính bởi những lí do như vậy mà việc chúng ta suy trì lễ hội này và được tổ chức với quy mô lớn qua các năm càng chứng tỏ tấm lòng của nhân dân, những người thuộc thế hệ đi sau vẫn luôn nhớ tới với niềm biết ơn sâu sắc những vị cha ông ta đã hi sinh để bảo vệ cho đất nước. Qua đây, chúng ta cũng nhận thấy một cách sâu sắc lòng yêu nước của dân tộc chúng ta. Trong những dịp lễ như thế này, chúng ta không thể nào quên được lễ hội Rước kiệu. Đây là một trong những công việc thể hiện sự nghiêm trang, kính lễ tới những người đã khuất. Không khí của buổi lễ vô cùng nghiêm túc, không hề có những hành động như cười đùa, nghịch ngợm. Mọi người sẽ nâng kiệu đi qua các đền và chùa ở trên núi Hùng. Trên đó là những lễ vật như xôi, gà, bánh chưng,… Đó đều là những món cúng truyền thống của dân tộc chúng ta. Tất cả sẽ được xếp một cách gọn gàng và đẹp đẽ ở trong năm bộ kiệu. Đoàn rước kiệu thường được tổ chức một cách vô cùng trang nghiêm và cẩn thận. Thường thì đó chính là những người có sức khỏe tốt, ưa nhìn được xã lựa chọn. Họ đều mặc những đồng phục thống nhất và gọn gàng. Mỗi người lại mang những vũ khí thời xưa được phóng tác lại bằng gỗ như đao, chùy, cờ, long,.. để mô phỏng lại như thời ngày trước. Đoàn rước kiệu đi tới đâu, tiếng chiêng tiếng trống như rộn ràng tới đó. Sau đó, những đoàn đại biểu sẽ xếp hàng chỉnh tề để đi sau kiệu và cùng nhau lần lượt đi theo kiệu lên tới trên đỉnh. Điểm dừng đầu tiên chính là “ Điện kính thiên” . Lúc ấy, cả đoàn dừng lại và thực hiện nghi lễ dâng hương. Cả bầu không khi như khẩn trương và trang nghiêm vô cùng. Mọi người ai cũng chăm chú để theo dõi quá trình dâng hương tới thần linh. Tiếp theo, mọi người đi vào trong thượng cung của đền Thượng. Đây là ngôi đền cao nhất và là ngôi đền chính trong số những đền ở đây. Do đó, tại nơi này, thường thì sẽ có một vị lãnh đạo đại diện cho nhân dân cả nước phát biểu cảm ơn những gì mà ông cha ra đã để lại, sau đó sẽ hứa cố gắng hơn cho những năm sau, cầu mong sự an lành và kinh tế đất nước phát triển. Thường thì nghi lễ này sẽ được báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng theo dõi và phát lại trực tiếp để cho dân chúng cả nước cùng nhau theo dõi. Tất cả mọi người lúc này, ai nấy đều nói thầm những lời nguyện cầu từ trong trái tim của mình, mong nhận được sự phù hộ bình an của tất cả thần linh dành cho con cháu. Sau phần lễ tế những vị vua Hùng là phần hội.
Đây cũng là phần được mọi người rất yêu thích, nhất là với những người thuộc thế hệ trẻ. Mở màn năm nào hầu như cũng là phần thi kiệu của những làng ở xung quanh. Sự tham gia hào hững khiến cho không khí của mùa lễ hội như được dâng cao lên rất nhiều. Bởi mọi người sẽ xem xét và chấm xem cỗ kiệu của làng nào là đẹp nhất thì năm sau, cỗ kiệu của làng đó sẽ được thay mắn những làng còn lại được rước lên đền Thượng làm lễ. Đó chính là niềm vinh dự vô cùng lớn lao đối với ngôi làng được giải nhất vì theo như tập tục cho rằng, ngôi làng có cỗ kiệu được chọn thì trong năm làm ăn sẽ gặp nhiều may mắn, được các Ngài phù hộ tốt lành. Qua đó, chúng ta thấy rõ được những đặc điểm trong đời sống tâm linh của những làng xã quanh chân núi Hùng nói riêng và toàn thể nhân dân Việt Nam nói chung. Trong lễ hội, chúng ta sẽ dễ dàng được xem nghi lễ hát Xoan. Đây là nghi lễ vô cùng độc đáo mà chỉ nơi đây mới có bởi chiếu theo lịch sử thì đây là điệu múa hát được bà Lan Xuân vợ của vua Lý Thần Tông vô cùng yêu thích và có nhiều sự đóng góp giúp cho điệu hát này trở thành điệu hát thờ tại các đền thờ của vua Hùng. Không chỉ có hát Xoan mà ở đền Hạ còn có ca trù. Đây cũng là một loại hình ca hát truyền thống của dân tộc Việt Nam chúng ta. Bên ngoài sân, mọi người cùng nhau tụ tập để chơi một số những trò chơi dân gian như đu quay, đánh cờ, chọi gà, đấu vật,.. Với rất nhiều những trò chơi khác nhau, những người đến thăm hội được thưởng thức bất cứ một loại hình nào mà mình yêu thích. Ví như những bạn trẻ thường chọn chơi đánh đu trên những đu quay làm bằng tre, nứa rất chắc chắn. Buổi tối, những người yêu thích ca hát có thể cùng nhau tham gia những bài hát đối, hát giao duyên, hát chèo,… ngay tại sân của đền Hạ hoặc đền Giếng. Với biết bao những hoạt động bổ ích, hằng năm những lượt khách tới thăm đền Hùng là vô cùng nhiều. Ai cũng muốn được tới nơi thờ phụng tổ tiên của đất nước một lần để thể hiện tấm lòng thành kính. Thuyế minh về lễ hội Đền Hùng không chỉ là thuyết minh về một phong tục rất đẹp trong đời sống tâm linh của dân tộc người Viết. Chúng còn mang những giá trị về văn hóa lịch sử vô cùng to lớn đối với sự phát triển của đất nước. Chính bởi vậy mà đã từ lâu, Phú Thọ được coi là thánh địa của cả nước, là cái nôi của dân tộc. Trải qua một quãng thời gian rất dài với biết bao thăng trầm trong lịch sử nhưng nhà nước vẫn cố gắng tổ chức lễ hội Đền Hùng tưởng nhớ tới những vị vua khai sáng ra nước Việt ta. Những người hành hương tới với nơi đây đều mang trong mình những niềm thành kính, mong muốn gửi lên tấm lòng chân thành của mình tới tổ tiên. Điều đó khiến cho chúng ta càng cảm thấy tự hào về nguồn gốc con Rồng cháu Tiên của dân tộc Việt Nam ta. Một bài văn thuyết minh khác cũng được nhiều thầy cô ra đề: Thuyết minh về tác hại của thuốc lá Bài số 2 Văn mẫu thuyết minh về ngày 10 tháng 3 Truyền thống "uống nước nhớ nguồn" của con người Việt Nam có từ nghìn xưa trở thành đạo lý và lẽ sống của các dân tộc. Trải qua hàng nghìn năm Bắc thuộc nhưng ở đời nào, triều đại nào nhân dân ta đều không hề quên tổ chức lễ hội Đền Hùng. Đây là một lễ hội lớn mang tính quốc gia để tưởng nhớ các vua Hùng đã có công dựng nước. Như vậy phong tục giỗ tổ Hùng Vương đã trở thành truyền thống văn hoá lâu đời ở nước ta. Đó là ngày hội toàn quốc, toàn dân và trong tâm thức dân gian Việt Nam nó mang tính thiêng liêng cao cả nhất. Vì thế mà lễ hội được tổ chức long trọng hàng năm với nghi thức đại lễ quốc gia, với sự hành hương "trở về cội nguồn dân tộc" của hàng chục vạn người từ khắp các nơi trong nước và kiều bào sống ở nước ngoài. Khu di tích đền Hùng là một quần thể kiến trúc đẹp trên núi Nghĩa Lĩnh, tức núi Hùng, thuộc xã Huy Cương, huyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ. Khởi thủy các ngôi đền này đều được làm bằng đá để thờ các vị thần núi và các vị vua Hùng. Và từ đó đến nay, trải qua mấy nghìn năm lịch sử, qua các triều đại, các ngôi đền đều được nhân dân địa phương trông coi, sửa chữa, tôn tạo hoặc xây dựng để chống lại sự phong hoá của thời gian và do các cuộc chiến tranh tàn phá.
Để có được những ngôi đền với diện mạo bề thế khang trang như ngày nay là kỳ tích và công sức của bao thế hệ con cháu duy tu bảo dưỡng. Các di tích này từ lâu đã trở thành một di sản văn hóa quý giá và là bảo tàng lịch sử của dân tộc ta. Mỗi công trình kiến trúc của di tích đền Hùng đều hàm chứa nội dung huyền thoại hòa lẫn hiện thực, theo dòng lịch sử chảy trôi, làm cho người đi hội hôm nay như thấy quá khứ và hiện tại quyện vào nhau. Khí thiêng sông núi như tôn thêm cho ngày hội non sông thêm rạng rỡ. Từ cổng tiền lớn (Đai môn) dưới chân núi, bức đại tự phía trên mang dòng chữ "Cao sơn cảnh hàng" (Núi cao đường lớn) vui vẻ chào đón mọi người. Vượt 225 bậc xi măng, khách tới đền Hạ, nơi bà Âu Cơ sinh bọc trăm trứng, nở thành trăm con trai. Có lẽ đây là sự tích về nguồn gốc của người Việt Nam được cùng sinh ra một bọc. Vì vậy mà trong ngôn ngữ của ta, dân gian vẫn dùng hai tiếng "đồng bào" (cùng một bọc) cho đến tận ngày nay. Khi  u Cơ sinh bọc trăm trứng thì Lạc Long Quân dẫn 50 người về xuôi còn  u Cơ dẫn 49 con lên ngược, để lại người con trưởng làm vua, xưng là Hùng Vương, định đô ở Phong Châu. Vượt 168 bậc nữa là tới đền Trung. Tương truyền nơi đền Trung là chỗ xưa kia các vua Hùng thường họp bàn việc nước với các quan đại thần trong triều. Đây cũng là nơi nghỉ ngơi thoải mái của các vua Hùng cùng các tướng lĩnh sau những cuộc viễn du săn bắn dài ngày. Nơi đền Trung còn liên quan đến sự tích "bánh chưng, bánh dày" và cuộc thi cổ do vua Hùng Vương thứ 6 tổ chức nhằm mục đích tìm người nối ngôi. Lang Liêu là con trai út vì lòng hiếu thảo đã chế ra được hai loại bánh từ gạo nếp thơm là bánh chưng và bánh dày. Lại vượt 102 bậc nữa là tới đền Thượng. Tục truyền rằng ở thời Hùng Vương, các vua Hùng thường cùng các vị tướng soái hay tổ chức tế trời trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, để cầu khấn trời phù hộ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, dân chúng được ấm no hạnh phúc. Cũng tại khu vực đền Thượng, vua Hùng Vương thứ 6 đã lập bàn thờ Thánh Gióng để tưởng niệm người anh hùng làng Phù Đổng. Và sự tích Thục Phán dựng hai cột đá thề, khi được vua Hùng Vương thứ 18 nhường ngôi cho và hứa tiếp tục sự nghiệp của các vua Hùng. Cạnh đền có ngôi mộ nhỏ, cổ kính được gọi là mộ Tổ. Đây chính là phần mộ của Hùng Vương thứ 6, dân gian dựa vào lời dặn của nhà vua lúc băng hà rằng: "Hãy chôn ta trên núi Cả, để đứng trên núi cao ta còn trông nom bờ cõi cho con cháu muôn đời về sau". Từ đền Thượng, phóng tầm mắt về phía trước, khách chiêm ngưỡng 99 ngọn núi lớn nhỏ, hình bầy voi quỳ hướng về núi Mẹ - Nghĩa Lĩnh - uy nghiêm - riêng một con quay lưng lại, "ăn ở ra lòng riêng tư", đã bị mất đầu mãi mãi phải xa lìa bầy đàn, nguồn cội. Bài học bằng đá cho tới nay vẫn có giá trị nhắc nhở hậu thế về lòng hiếu nghĩa ở đời. Trở xuống đền Hạ, chếch về phía Đông Nam là đền Giếng. Tục truyền rằng ở thời Hùng Vương thứ 18, có hai nàng công chúa tên là Tiên Dung và Ngọc Hoa, theo vua cha đi kinh lý qua đây thường hay đến giếng nước trong vắt trốn này để soi gương chải tóc. Cả hai nàng công chúa đều đẹp người, đẹp nết đã có công dạy dân trồng lúa, trồng dâu nuôi tằm, phát triển buôn bán trao đổi, đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho muôn dân trăm họ. Nên để tưởng nhớ ơn hai vị công chúa, nhân dân đã xây dựng ngôi đền Giếng để thờ tự cúng lễ. Di tích đền Hùng gắn liền với tục thờ các vị thần linh trọng tín ngưỡng dân gian đa thần, được dân trong các làng xã địa phương quanh khu đền Hùng thờ phụng. Chính sự trông nom, thờ cúng dân tộc ta từ bao đời nay đã phần nào chứng minh cho đạo lý "uống nước nhớ nguồn" của Việt Nam vốn có từ lâu đời và trở thành phong cách độc đáo của dân tộc. Lễ hội đền Hùng là dịp giỗ tổ thiêng liêng. Bởi vì trong tâm thức của mỗi người dân đất Việt đều tự hào là dòng giống Lạc Hồng, con Rồng cháu Tiên. Để rồi cứ mỗi độ xuân về người Việt lại nô nức hành hương về đất Tổ để tưởng nhớ công lao to lớn trong sự nghiệp mở nước và dựng nước, khai sáng nền văn minh Lạc Việt và lập nên nước Văn Lang cổ đại. Tháng Giêng giỗ Thánh Sóc Sơn Tháng ba giỗ Tổ Hùng Vương nhớ về.
Hoặc là: Dù ai đi gần về xa Nhớ ngày giỗ Tổ tháng ba mồng mười Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba Hội đền Hùng kéo dài từ mùng 8 đến ngày 11 tháng 3 âm lịch, mà mùng 10 là chính hội. Cũng như mọi lễ hội khác ở đồng bằng Bắc Bộ, ở lễ hội đền Hùng gồm có 2 phần: Phần lễ và phần hội. Phần tế lễ được cử hành rất trọng thể mang tính quốc lễ. Lễ vật dâng cúng là "lễ tam sinh" (1 lợn, 1 dê và 1 bò), bánh chưng, bánh dày và xôi nhiều màu, nhạc khí là trống đồng cổ. Sau khi một hồi trống đồng vang lên, các vị chức sắc vào tế lễ dưới sự điều khiển của chủ lễ. Tiếp theo đến các cụ bô lão của làng xã sở tại quanh đền Hùng vào tế lễ. Sau cùng là nhân dân và du khách hành hương vào tế lễ trong các đền thờ, tưởng niệm các vua Hùng. Sau phần lễ là đến phần hội. Ở lễ hội đền Hùng năm nào cũng tổ chức cuộc thi kiệu của các làng xung quanh. Với sự xuất hiện của các đám rước linh đình mà không khí lễ hội trở nên tưng bừng náo nhiệt hơn. Các cỗ kiệu của các làng phải tập trung trước vài ngày thì mới kịp cuộc thi. Nếu như cỗ kiệu nào đoạt giải nhất của kỳ thi năm nay, thì đến kỳ hội sang năm được thay mặt các cỗ kiệu còn lại, rước lên đền Thượng để triều đình cử hành quốc lễ. Vì vậy, cỗ kiệu nào đoạt giải nhất thì đó là niềm tự hào và vinh dự lớn lao của dân làng ấy. Bởi họ cho rằng, đã được các vua Hùng cùng các vị thần linh phù hộ cho nhiều may mắn, nhân khang, vật thịnh... Tuy nhiên, để có được đám rước các cỗ kiệu đẹp lộng lẫy phải chuẩn bị rất công phu và chu đáo từ trước. Những khó khăn vất vả của dân làng đã thôi thúc họ vượt qua được để đến với cái linh thiêng cao thượng và hướng về Tổ tiên giống nòi. Đó là đời sống tâm linh của dân chúng, được biểu hiện rõ nét qua một hình thức sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng dân gian cổ truyền mang tính cộng cảm với cộng mệnh sâu sắc. Sinh hoạt văn hóa dân gian này đã thành nhu cầu không thể thiếu được đối với các cộng đồng làng xã cư trú quanh đền Hùng. Mỗi một đám rước kiệu có 3 cỗ kiệu đi liền nhau. Chúng đều được sơn son thiếp vàng, chạm trổ rất tinh xảo. Sự bày biện trang trí trên cỗ kiệu cũng rất khéo léo và đẹp mắt. Cỗ kiệu đi đầu bày hương hoa, đèn nhang, trầu cau, chén nước và bầu rượu. Cỗ kiệu thứ 2 có đặt hương án, bài vị của Thánh, có lọng và quạt với nhiều sắc màu trang hoàng tôn nghiêm. Cỗ thứ 3 rước bánh chưng và bánh dày, 1 cái thủ lợn luộc để nguyên, đi sau 3 cỗ kiệu này là các vị quan chức và bô lão trong làng. Các vị chức sắc thì mặc áo thụng theo kiểu các bá quan triều đình, còn các cụ bô lão cũng mặc áo thụng đỏ, hoặc mặc quần trắng, áo the, đầu đội khăn xếp. Trong hội đền Hùng, nhân ngày giỗ Tổ có tiến hành nghi lễ hát thờ (tục gọi là hát Xoan). Đây là một lễ thức rất quan trọng và độc đáo. Dân gian truyền rằng hát Xoan xưa kia gọi là hát Xuân và điệu múa hát Xoan có từ thời Hùng Vương và được lưu truyền rộng rãi trong dân cư của các làng xã quanh vùng. Điệu múa hát Xoan này được nhiều người ưa thích, đặc biệt là bà Lan Xuân, vợ của vua Lý Thần Tông. Bà đã cảm nhận được âm hưởng dân ca đặc biệt và độc đáo của nó, nên bà đã cho sưu tầm và cải biên thành điệu hát thờ tại một số đền, đình làng thờ các vua Hùng. Mở đầu, ông trùm phường Xoan Kim Đức - phường nổi tiếng - cùng chủ tế đứng trước hương án hát chúc bằng bài khấn nguyện. Sau đó là một kép trẻ đeo trống nhỏ trước ngực ra làm trò giáo trống, giáo pháo. Tiếp theo, bốn cô đào ra hát thơ nhang và dâng hương bằng giọng hát lề lối. Rồi đến những bài ca ngợi thánh thần kết thúc phần nghi lễ của Xoan. Ở đền Hạ có hát ca trù (gọi là hát nhà tơ, hát ả đào). Đây cũng là loại hát thờ trước cửa đình trong dịp hội làng, do phường hát Do Nghĩa trình diễn. Ngoài sân đền Hạ, ở nơi thoáng đãng có đu tiên. Mỗi bàn đu có hai cô tiên (cô gái Mường trẻ mặc đẹp) ngồi. Đu quay được là do các cô luân phiên lấy chân đạp đất. Đu tiên là trò chơi đẹp mắt, nhịp nhàng của phụ nữ. Xung quanh khu vực dưới chân núi Hùng là các trò diễn và trò chơi dân gian cổ truyền, diễn ra rất sôi động, được nhiều người tham dự như trò chơi ném côn, chơi đu, đấu vật, chọi gà,...
Những trò đánh cờ người và tổ tôm điếm được các cụ cao niên tâm đắc. Còn các đám trai gái tụm năm, tụm ba trên các đồi đó trổ tài hát ví, hát trống quân hoặc hát đối đáp giao duyên...Tối đến có tổ chức hát chèo, hát tuồng ở các bãi rộng ngay cửa đền Hạ hoặc đền Giếng... Không khí ngày hội vừa trang nghiêm phấn khởi, vừa hào hứng sôi nổi đã làm rung động tâm khảm trái tim bao người đến dự hội. Lễ hội Đền Hùng là phong tục đẹp trong truyền thống của người dân đất Việt. Và từ rất lâu đời trong tâm thức dân gian, vùng đất Tổ đã trở thành "Thánh địa linh thiêng" của cả nước, nơi phát nguyên nguồn gốc dân tộc. Trải qua bao thời đại lịch sử tuy có lúc thịnh, lúc suy nhưng lễ hội đền Hùng vẫn được tổ chức. Điều này đã thể hiện rõ bản lĩnh phi thường và nền văn hiến rực rỡ, đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam. Người dân hành hương về đất Tổ không hề có sự phân biệt tôn giáo, chỉ cần là người Việt Nam thì trong tâm khảm họ đều có quyền tự hào là con cháu muôn đời của vua Hùng. Bởi vậy, hễ ai là người Việt Nam nếu có sẵn tâm thành và lòng ham muốn hành hương về đất Tổ thì tự mình có thể thực hiện ước nguyện chính đáng đó một cách dễ dàng và thuận tiện. Hội đền Hùng hay giỗ tổ Hùng Vương là ngày hội quần tụ, ca ngợi sự hưng thịnh của nòi giống, là biểu tượng của tinh thần cộng đồng. Người đến hội mang theo lòng ngưỡng mộ sâu đậm về quê cha đất tổ, một tín ngưỡng đã ăn sâu vào tâm thức người Việt Nam cho dù họ sống ở bất cứ phương trời nào. Ngoài thuyết minh đề tài xã hội thì các em còn có thể tham khảo bài văn Thuyết minh về tác giả Nguyễn Trãi một dạng đề trong văn thuyết minh 10. Bài số 3 Giỗ tổ Hùng Vương: văn hóa tâm linh của dân tộc Việt Nam Là người dân nước Việt ai cũng biết câu ca: Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba Khắp miền truyền mãi câu ca Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm. Từ nhiều đời nay, trong đời sống tinh thần của người Việt Nam, đã luôn hướng tới một điểm tựa của tinh thần văn hoá - đó là lễ hội Đền Hùng và Giỗ Tổ Hùng Vương, được tổ chức vào ngày 10 tháng 3 âm lịch. Giỗ Tổ Hùng Vương - từ rất lâu đã trở thành ngày Giỗ trọng đại của cả dân tộc, đã in đậm trong cõi tâm linh của mỗi người dân đất Việt. Dù ở phương trời nào, người Việt Nam đều nhớ ngày giỗ Tổ, đều hướng về vùng đít Cội nguồn - xã Hy Cương - Lâm Thao - Phú Thọ. Nơi đây chính là điểm hội tụ văn hóa tâm linh của dân tộc Việt Nam. Từ ngàn đời nay Đền Hùng là nơi tưởng nhớ, tôn vinh công lao các Vua Hùng, là biểu tượng của khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam. Người Việt Nam may mắn khi có chung một Tổ để hướng về, có chung một miền Đất Tổ để nhớ, có chung một đền thờ Tổ để tri ân. Ngày nay hàng năm, lễ hội Giỗ Tổ vẫn được tổ chức theo truyền thống văn hoá của dân tộc. Không chỉ để tưởng nhớ tổ tiên, Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng còn nhằm giáo dục truyền thống yêu nước “Uống nước nhớ nguồn”, biết ơn sâu sắc các Vua Hùng đã có công dựng nước và lớp lớp các bậc tiền nhân kiên cường chống giặc ngoại xâm giữ nước. Ngày giỗ Tổ Hùng Vương là ngày hội chung của toàn dân, ngày mà mọi trái tim dầu ở muôn nơi vẫn đập chung một nhịp, mọi cặp mắt đều nhìn về cùng một hướng: Đền Hùng. Lễ giỗ Tổ Hùng Vương cử hành vào ngày mồng mười tháng ba: Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba Lễ hội Đền Hùng là lễ hội truyền thống của dân tộc Việt Nam. Từ thuở xa xưa có một đặc thù riêng là phần lễ nặng hơn phần hội. Tâm tưởng người về dự hội là hướng về tổ tiên, cội nguồn với sự tôn kính và lòng biết ơn sâu sắc (Uống nước nhớ nguồn). 41 làng xã thuộc tỉnh Phú Tha tham gia rước kiệu lễ dâng Tổ. Từ ngàn xưa, trên các cổ kiệu có bày lễ vật, đi kèm có phường bát âm tấu nhạc, cờ quạt, bát bửu, lọng che cùng chiêng trống. Những làng ở xa thường phải rước 2-3 ngày mới tới”. “Xưa kia, việc cúng Tổ (cử hành) vào ngày 12 tháng 3 (âm lịch) hằng năm. Thường khi con cháu ở xa về làm giỗ trước một ngày, vào ngày 11 tháng 3 (âm lịch)… Đến thời nhà Nguyễn định lệ 5 năm mở hội lớn môt lần (vào các năm thứ 5 và 10 của các thập kỷ), có quan triều đình về cúng tế cùng quan hàng tỉnh và người chủ tế địa phương cúng vào ngày 10 tháng 3 (âm lịch).
Do đó ngày giỗ Tổ sau này mới là ngày 10 tháng 3 (âm lịch ) hàng năm”. Những năm hội chính thì phần lễ gồm: Tế lễ của triều đình, sau đó là phần lễ của dân. Có 41 làng được rước kiệu từ đình làng mình tới Đền Hùng. Đó là những cuộc hành lễ thể hiện tính tâm linh và nhân văn sâu sắc. Các kiệu đều sơn son thếp vàng, chạm trổ tinh vi, được rước đi trong không khí vừa trang nghiêm vừa vui vẻ với sự tham gia của các thành phần chức sắc và dân chúng trong tiếng chiêng, trống, nhạc bát âm rộn rã một vùng. Phần hội gồm các trò chơi dân gian như đánh vật, đu tiên, ném còn, cờ người, bắn cung nỏ… và đặc biệt là các đêm hát xoan, hát ghẹo - hai làn điệu dân ca độc đáo của vùng đất Châu Phong. Ngày 2-9-1945, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời đánh dấu bước ngoặt lịch sử mới của dân tộc ta. Kế tục truyền thống cao đẹp của cha ông, nhất là đạo đức “uống nước nhớ nguồn” nên giỗ Tổ Hùng Vương năm 1946 - sau khi Chính phủ mới được thành lập - là một sự kiện hết sức đặc biệt, đáng ghi nhớ. Năm ấy, cụ Huỳnh Thúc Kháng, Phó Chủ tịch nước, đã thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa lên làm lễ dâng hương tại Đền Hùng. Cụ mặc áo the, khăn xếp, khấn vái theo lễ tục cổ truyền và trang trọng dâng lên bàn thờ tấm bản đồ Việt Nam và thanh kiếm là hai vật báu nói lên ý chí của Chính phủ và nhân dân ta trước họa xâm lăng đang đe dọa trở lại. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, do chiến tranh ác liệt nên việc đèn hương nơi mộ Tổ do nhân dân vùng quanh Đền Hùng đảm nhiệm. Kháng chiến thắng lợi với thiên sử vàng Điện Biên Phủ (7-5­1954), ngày 19-9-1954, tại Đền Hùng, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã căn dặn cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên phong trước khi về tiếp quản Thủ đô: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước“. Lời căn dặn cũng là lời hứa quyết tâm ấy của vị đứng đầu đất nước, dân tộc đã được thực hiện vào mùa xuân 1975. Sau 30 năm gian khổ hy sinh, nhân dân ta đã quét sạch bọn xâm lược ra khỏi bờ cõi, giang san thống nhất, quy về một mối vẹn toàn. Có lẽ không một dân tộc nào trên thế giới có chung một gốc cội tổ tiên - một ngày giỗ Tổ như dân tộc ta. Từ huyền thoại mẹ Âu Cơ đẻ ra trăm trứng, nửa theo cha xuống biển, nửa theo mẹ lên rừng đã khơi dậy ý thức về dân tộc, nghĩa đồng bào và gắn kết chúng ta thành một khối đại đoàn kết. Hai chữ đồng bào là khởi nguồn của yêu thương, đùm bọc, của sức mạnh Việt Nam. Ngày nay việc tổ chức lễ hội Giỗ Tổ hàng năm vẫn được tổ chức theo truyền thống văn hoá của dân tộc. Vào những năm chẵn (5 năm một lần), Giỗ Tổ được tổ chức theo nghi lễ quốc gia, năm lẻ do tỉnh Phú Thọ tổ chức. Dù năm chẵn hay lẻ lễ hội Giỗ Tổ vẫn rất chặt chẽ, bao gồm hai phần lễ và hội. Phần lễ được duy trì trang nghiêm trong các đền, chùa trên núi Hùng. Nghi thức dâng hương hoa của các đoàn đại biểu của Đảng, Chính phủ, các địa phương trong toàn quốc,… được tổ chức long trọng tại đền Thượng. Từ chiều ngày mùng 9, làng nào được Ban tổ chức lễ hội cho phép rước kiệu dâng lễ đã tập trung tại nhà bảo tàng dưới chân núi, trên kiệu đặt lễ vật tế. Sáng sớm ngày mùng 10, các đoàn đại biểu tập trung ở một địa điểm tại thành phố Việt Trì, có xe tiêu binh rước vòng hoa dẫn đầu, diễu hành tới chân núi Hùng. Các đoàn đại biểu xếp hàng chỉnh tề đi sau kiệu lễ, lần lượt lên đền theo tiếng nhạc của phường bát âm và đội múa sinh tiền. Tới trước thềm của “Điện Kính Thiên”, đoàn dừng lại, kính cẩn dâng lễ vào thượng cung đền Thượng. Một đồng chí lãnh đạo tỉnh  là nguyên thủ quốc gia hoặc đại biểu đại diện Bộ Văn hoá), thay mặt cho tỉnh và nhân dân cả nước đọc chúc văn lễ Tổ. Toàn bộ nghi thức hành lễ được hệ thống báo chí, phát thanh truyền hình đưa tin hoặc tường thuật trực tiếp để đồng bào cả nước có thể theo dõi lễ hội. Đồng bào dâng lễ trong các đền, chùa trên núi, ai cũng có tâm nguyện cầu mong tổ tiên chứng giám, phù hộ độ trì cho con cháu. Phần hội diễn ra tưng bừng, náo nhiệt xung quanh các đền, chùa và dưới chân núi Hùng . Lễ hội ngày nay có nhiều hình thức sinh hoạt văn hoá hơn xưa. Các hình thức văn hoá truyền thống và hiện đại được đan xen nhau.
Trong khu vực của hội, nhiều cửa hàng bán đồ lưu niệm, văn hoá phẩm, các cửa hàng dịch vụ ăn uống, các khu văn hóa thể thao,… được tổ chức và duy trì một cách trật tự, quy củ. Các trò chơi văn hoá dân gian được bảo lưu có chọn lọc như: đu quay, đấu vật, chọi gà, bắn nỏ, rước kiệu, kéo lửa, nấu cơm thi, đánh cờ tướng (cờ người)… Có năm còn diễn trò “Bách nghệ khôi hài”, “Rước chúa gái”, “Rước lúa thần” và trò “Trám” tại khu vực hội. Cạnh đó là sân khấu của các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp: chèo, kịch nói, hát quan họ,… Hội ngày nay chính là nơi để thi tuyển và giao lưu văn hóa giữa các vùng. Các nghệ nhân người Mường mang đến lễ hội thanh âm của tiếng trống đồng một thời đóng trên đỉnh núi Hùng, gọi mặt trời làm mưa, làm nắng thuận hòa, cho mùa màng tốt tươi, muôn dàn hạnh phúc. Những làn điệu Xoan - Ghẹo với lời ca tinh tế, mượt mà đã đem tới cho lễ hội đền Hùng một nét đặc trưng, thấm đượm văn hóa vùng Trung du Đất Tổ. Ngày này cả nước hướng về vùng Đất Tổ, người người trẩy hội Đền Hùng. Tổ tiên người Việt luôn muốn nhắc nhở con cháu: ai ai cũng nên làm tròn bổn phận, nhiệm vụ của mình, giữ đúng kỷ cương, vua ra vua, cha ra cha, con ra con thì gia đình sẽ yên ổn, xã hội được an cư lạc nghiệp phồn vinh, phát triển. Lời di huấn này không chỉ được nhắc nhở hằng năm thông qua ngày hội giỗ mà còn được khắc ghi trên trống đồng Đông Sơn, trống thiêng của dân tộc, gửi gắm trong biểu tượng mặt trời nằm rạng rỡ giữa trống đồng. Thông qua ngày giỗ Tổ, Tổ tiên ta còn có hoài bão muốn nhắc nhở hậu thế những kế sách giữ nước an dân. Mấy nghìn năm trông coi và gìn giữ, đánh giặc và dựng xây, Đền Hùng đã trở thành biểu tượng của tinh thần dân tộc, là cội nguồn của sức mạnh, niềm tin, chói sáng của một nền văn hóa. Không chỉ người Việt chúng ta tự hào về Đền Hùng và ngày giỗ Tổ , mà tìm vào những dòng lưu bút của các đoàn đại biểu quốc tế và bạn bè khắp năm châu bốn biển từng đến thăm viếng Đền Hùng, chúng ta thật sự xúc động khi được biết Đền Hùng và các di tích trên Nghĩa Lĩnh đã làm cho cả thế giới phải cúi đầu vị nể ý thức cội nguồn dân tộc của chúng ta. Nhiều dòng lưu bút thừa nhận. “Đền Hùng là nơi đặt nền móng cho lịch sử Việt Nam… Lịch sử như một dòng chảy liên tục. Trải mấy nghìn năm, trước bao biến động thăng trầm, trong tâm thức của cả dân tộc, Đền Hùng và ngày giỗ Tổ 10-3 âm lịch vẫn là điểm của bốn phương tụ hội, nơi con cháu phụng thờ công đức Tổ tiên, là biểu tượng của dân tộc Việt Nam - một dân tộc đã có truyền thống dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm. Trên đây là tuyển chọn văn mẫu thuyết minh về ngày giỗ tổ Hùng Vương 10/3 hay do Đọc sưu tầ được, mong rằng đây là tài liệu bổ ích giúp các em có được một bài văn thuyết minh hay. Đừng quên tham khảo những bài văn mẫu 10 hay khác trong chương trình học các em nhé!
0 notes
visamaytravel · 2 days
Text
TOP 15 các điểm du lịch Đài Loan nổi tiếng từ Nam tới Bắc
Tumblr media
Tổng hợp những điểm du lịch Đài Loan nổi tiếng
Các điểm du lịch nổi tiếng ở Đài Bắc
Bảo Tàng Cung Điện Quốc Gia: Kho tàng bảo vật hoàng gia Trung Hoa.
Taipei 101: Biểu tượng hiện đại của Đài Loan, với kiến trúc độc đáo và tầm nhìn bao quát.
Sở thú Đài Bắc: Nơi bạn có thể khám phá cuộc sống của nhiều loài động vật.
Chợ đêm Ninh Hạ Đài Bắc: Thiên đường ẩm thực và trải nghiệm văn hóa đặc sắc.
Làng cổ Jiufen (Cửu Phần): Không gian cổ xưa với khung cảnh núi non hùng vĩ.
Các điểm du lịch nổi tiếng ở Đài Trung
Núi A Lý Sơn (Alishan): Cảnh bình minh tuyệt đẹp với biển mây bao phủ.
Hồ Nhật Nguyệt: Mặt hồ phẳng lặng như tấm gương phản chiếu thiên nhiên hùng vĩ.
Làng cầu vồng Đài Trung: Nghệ thuật đường phố rực rỡ với những câu chuyện cảm động.
Chợ đêm FengJia (Phụng Giáp): Thiên đường ẩm thực và mua sắm náo nhiệt.
Gaomei Wetland - Đầm Lầy Cao Mỹ: Vẻ đẹp hoang sơ với bãi bùn và loài chim quý hiếm.
Các điểm du lịch nổi tiếng ở Đài Nam
Công Viên Janfusun Fancyworld: Khu giải trí hiện đại với các trò chơi và màn biểu diễn đặc sắc.
Đền thờ Khổng Tử Đài Nam: Kiến trúc độc đáo và không gian linh thiêng.
Vườn quốc gia Đài Giang: Hệ sinh thái đa dạng với rừng ngập mặn và tiếng sóng vỗ.
Lâu đài vàng vĩnh cửu: Kiệt tác kiến trúc lịch sử với những họa tiết trang trí tinh xảo.
Phố cổ Anping: Một cuốn sách lịch sử sống động về quá khứ thương mại sầm uất.
Các lưu ý khi đến các điểm du lịch Đài Loan
Tôn trọng văn hóa địa phương.
Giữ gìn vệ sinh môi trường.
Tuân thủ các quy định an toàn.
Lên kế hoạch trước.
Mang theo giấy tờ tùy thân và đủ tiền mặt.
Mặc trang phục phù hợp với thời tiết và địa điểm tham quan.
Tham khảo thêm: TOP 15 các điểm du lịch Đài Loan nổi tiếng từ Nam tới Bắc
0 notes
ttpthuydainam · 3 days
Text
Điểm Qua Những Phát Hiện Mới Từ Hội Thảo
Vào ngày 16/09, buổi Hội thảo khoa học với chủ đề “Diễn trình Lịch sử Văn hóa – Kiến trúc – Phong thủy – Mỹ thuật các Triều đại Phong kiến Việt Nam (Thế kỷ X – XIV)” đã diễn ra thành công rực rỡ. 
Tumblr media
Ngày 16/09, buổi Hội thảo khoa học “Diễn trình lịch sử văn hóa – kiến trúc – phong thủy – mỹ thuật các triều đại phong kiến Việt Nam (Thế kỷ X – XIV)” do Viện tổ chức đã khép lại với nhiều thành tựu đáng chú ý. 
Sự kiện thu hút sự tham gia đông đảo của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực lịch sử, kiến trúc, phong thủy và mỹ thuật, cùng nhiều học giả và nhà nghiên cứu quan tâm đến văn hóa Việt Nam thời kỳ phong kiến.
Buổi hội thảo đã mang đến những kiến thức quý báu và độc đáo, đặc biệt là về cách thức ứng dụng phong thủy trong xây dựng cung điện, đền đài, và các công trình kiến trúc qua nhiều triều đại. 
Các diễn giả đã trình bày chi tiết về những ảnh hưởng của phong thủy đến sự phát triển của mỹ thuật và kiến trúc trong lịch sử, từ việc lựa chọn địa thế đến cách bài trí không gian sao cho hài hòa với thiên nhiên.
Sự kiện khép lại với nhiều đánh giá cao về chất lượng nghiên cứu và nội dung trình bày, đồng thời mở ra những hướng đi mới cho các dự án và nghiên cứu tiếp theo trong lĩnh vực này.
Tumblr media
Buổi hội thảo  “Diễn trình lịch sử văn hóa – kiến trúc – phong thủy – mỹ thuật các triều đại phong kiến Việt Nam (Thế kỷ X – XIV)” bao gồm các nội dung chính sau:Phiên thứ nhất: Triều đại Ngô – Đinh – Tiền Lê: Diễn trình lịch sử Văn hóa – Kiến trúc – Phong thủy – Mỹ thuật
Phiên hội thảo thứ nhất tập trung vào giai đoạn triều đại Ngô – Đinh – Tiền Lê, cung cấp cái nhìn sâu sắc về diễn trình lịch sử văn hóa, kiến trúc, phong thủy và mỹ thuật trong khoảng thời gian từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV. 
ThS. Kim Thanh Sản trình bày về sự đồng hành của hai hệ tư tưởng tôn giáo chính: Phật giáo và Đạo giáo, cùng với tín ngưỡng thờ đa thần, bao gồm các thần tự nhiên như thần đá, thần cây, và thần sông nước. 
Việc thờ cúng các anh hùng dân tộc như Hai Bà Trưng và Bà Triệu cũng được nhấn mạnh, cùng với việc thờ Hùng Vương mang tính địa phương ở vùng Phú Thọ. Những nhân vật lịch sử nổi bật như Ngô Quyền và Đinh Bộ Lĩnh được đề cập, cùng với các dòng họ lớn mạnh thời Ngô, Đinh và Tiền Lê như họ Dương, họ Đinh và họ Hồ.
Nguyễn Đình Chỉnh tiếp tục làm sáng tỏ việc thờ tiền nhân của các dòng họ từ thời Ngô đến thời Trần thông qua các di tích tại Hải Phòng. Ông chỉ ra rằng, việc nghiên cứu các nhân vật lịch sử nổi tiếng và các vị thần được thờ cúng đã giúp xác định tín ngưỡng thờ Thành hoàng và Phúc thần, nhưng việc thờ cúng tiền nhân của dòng họ chưa được phát triển thành tập tục phổ biến.
Cuối cùng, ThS. NCS. Hoàng Thị Thu Hường đã trình bày về Đạo giáo ở Việt Nam trong giai đoạn từ thế kỷ X đến XIV. Đạo giáo trong thời kỳ này bao gồm các cơ sở thờ tự như Thông Thánh quán và động Thiên Tôn, với các đối tượng thờ cúng như Tam Thanh và Tứ Ngự. 
Tumblr media
ThS. Lê Hương Nga (Dự án “Dòng chảy thời gian”) đã trình bày triều đại Lý và Trần, hai thời kỳ vàng son của lịch sử Việt Nam, đã để lại dấu ấn sâu đậm trong mọi lĩnh vực từ quân sự, kinh tế đến văn hóa và nghệ thuật. 
Nhà Lý, với sự phát triển mạnh mẽ về văn hóa và chính trị, đã đặt nền móng vững chắc cho sự thịnh vượng quốc gia, mở đầu một thời kỳ huy hoàng. Trong khi đó, triều đại Trần nổi bật với những thành công rực rỡ về văn hóa, tôn giáo và quân sự, tạo nên một hào khí Đông A lẫy lừng, thể hiện sự đồng thuận từ trên xuống dưới, từ quân đội đến người dân.
Về hệ tư tưởng tôn giáo, cả hai triều đại đều đề cao Phật giáo nhưng cũng dung hòa cả Nho và Đạo giáo, hình thành nền tảng Tam giáo đồng nguyên. Điều này được thể hiện qua việc xây dựng các chùa, đền miếu, và đạo quán, đồng thời thiết lập các giai phẩm cho tăng đạo và sắc phong các vị Nho thần. 
Các triều đại này không chỉ mở văn miếu và Quốc Tử Giám mà còn tổ chức kỳ thi Tam giáo, thể hiện sự hòa quyện và phát triển của ba hệ tư tưởng trong đời sống xã hội.
Nho giáo và Đạo giáo, kết hợp với yếu tố Mật tông của Phật giáo và các tín ngưỡng bản địa, đã tạo nên một hệ thống tín ngưỡng phong phú, ảnh hưởng sâu rộng đến nghệ thuật trang trí và kiến trúc. 
Trường phái tu tiên cũng phát triển mạnh mẽ, với nhiều đạo trưởng nổi bật như Hoàn Nguyên và Huyền Vân, triển khai quyền năng và chữa bệnh, làm phong phú thêm đời sống tâm linh của người dân.
Trong chuyên đề về quy hoạch thành Thăng Long thời Lý, TS. Đinh Thế Anh đã phân tích việc xây dựng dựa trên hai yếu tố phong thủy “Hình” và “Thế”.
Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Hồng Dương cũng đã nhấn mạnh ảnh hưởng của phong thủy đến cấu trúc và hình dáng của các công trình thờ cúng Phật giáo, trong khi Thạc sĩ Nguyễn Văn Anh đề cập đến việc ứng dụng phong thủy trong xây dựng và chọn vị trí lăng tẩm cho các vị vua, đảm bảo chúng nằm trong địa thế đẹp.
PGS. TS. Nguyễn Hồng Dương đã tập trung vào các chùa tháp Phật giáo ở Ninh Bình thời Trần, phân tích sự kết hợp giữa phong thủy và đặc điểm địa hình của vùng. Ninh Bình, với sự kết hợp giữa đồng bằng và đồi núi, đã tạo nên các chùa tháp với bố cục đặc biệt, thường được xây dựng tại những vị trí đắc địa, tựa lưng vào núi và hướng ra sông suối, nhằm tạo sự hài hòa với thiên nhiên.
Tumblr media
Trong bài thuyết trình của NCS. ThS. Trương Thúy Trinh về “Tập Tục Thờ Cúng An Táng Của Người Việt (Từ Tiền Sơ Sử – Thế Kỷ XIV)”, nội dung tập trung vào quá trình hình thành và phát triển của các nghi lễ thờ cúng và an táng của người Việt qua các thời kỳ lịch sử. 
Từ thời tiền sử, người Việt cổ đã hình thành những tập tục như chôn cất tại nơi cư trú, sử dụng mộ đất, mộ thuyền và táng tro cốt, phản ánh đặc trưng văn hóa bản địa. Trong thời kỳ Bắc thuộc, mặc dù ảnh hưởng văn hóa Hán gia tăng, người Việt vẫn duy trì các tập tục cổ truyền như thờ cúng tổ tiên và an táng mộ đất. 
Đến thời kỳ đầu độc lập dưới triều đại Ngô, Đinh, và Tiền Lê, ảnh hưởng văn hóa Hán vẫn còn nhưng có sự hòa quyện với bản sắc dân tộc. Thời Lý – Trần chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ trong xây dựng lăng tẩm và ảnh hưởng sâu sắc của Phật giáo đối với các tập tục thờ cúng. 
Trong bối cảnh hiện đại, việc bảo tồn bản sắc văn hóa và truyền thống thờ cúng tổ tiên vẫn được nhấn mạnh như một phần quan trọng của căn cước người Việt trong thời kỳ hội nhập và hiện đại hóa.
Bài thuyết trình của GS. TS. Đinh Khắc Thuân về dòng họ và thờ cúng dòng họ từ thời Bắc thuộc đến thời Trần, thông qua tư liệu Hán Nôm như văn bia và gia phả, cung cấp cái nhìn sâu sắc về các nghi lễ thờ cúng tiên tổ và quy trình biên soạn gia phả.
Dù tài liệu về thời kỳ này còn hạn chế, các văn bia và gia phả còn lại đã ghi chép chi tiết về các dòng họ lớn như Đào, Lê, Hà, Lưu, Đỗ và nhiều dòng họ khác, cùng những đóng góp của họ qua các thế hệ. Một ví dụ nổi bật là văn bia mộ của Thái phó Lưu công ở Thái Bình và dòng họ Đỗ ở Hưng Yên. 
Tumblr media
Buổi hội thảo chuyên đề của Phong Thủy Đại Nam với chủ đề “Một số vấn đề về dòng họ thờ cúng từ thế kỷ X – XIV” đã diễn ra sôi nổi với nhiều góc nhìn và ý kiến quý báu. 
Thạc sĩ, phong thủy sư Nguyễn Trọng Mạnh đã mở đầu bằng câu hỏi về sự lựa chọn chuyên đề, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì đúng cách thờ cúng và phản ánh sự cần thiết của việc bảo tồn truyền thống trong bối cảnh hiện đại. Thầy chỉ ra rằng việc nhiều gia đình hiện nay không tuân thủ đúng cách thờ cúng đã dẫn đến sự sai lệch văn hóa và làm mất đi bản sắc truyền thống.
Thạc sĩ Tạ Thị Hoàng Vân đã chia sẻ quan điểm về việc bài trí bàn thờ, nhấn mạnh rằng việc này không chỉ dựa vào phong thủy mà còn phải phù hợp với văn hóa và đặc trưng dòng họ. Bà kêu gọi sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố phong thủy và truyền thống văn hóa để giữ gìn bản sắc riêng của mỗi gia đình.
Giảng viên Quách Tấn Hưng từ Đại học Kiến trúc Hà Nội đã bày tỏ sự ấn tượng với nội dung hội thảo và đưa ra ý kiến về sự cần thiết của việc điều chỉnh phong thủy theo không gian thờ cúng của người Việt. Anh nhấn mạnh rằng không gian thờ cúng là trung tâm của ngôi nhà và cần được cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo phù hợp với phong thủy truyền thống.
Nhà sử học Dương Trung Quốc đã đánh giá cao sự linh hoạt trong việc hội nhập với thế giới nhưng khẳng định rằng việc giữ gìn bản sắc dân tộc là rất quan trọng. Tiến sĩ Lê Hồng Châu đã khen ngợi thành công của buổi hội thảo và nhấn mạnh sự cần thiết của việc kết hợp bảo tồn văn hóa truyền thống với phát triển kinh tế trong bối cảnh hiện đại.
Tumblr media
Trong không khí ấm áp và đầy nghĩa cử của buổi hội thảo, ông Nguyễn Đức Nam, đại diện tập đoàn Phong Thủy Đại Nam, đã công bố một tin vui xúc động về hoạt động từ thiện dành cho đồng bào miền Bắc bị ảnh hưởng bởi thiên tai. 
Tính đến 11h30 ngày 16/09, tổng số tiền quyên góp đã đạt 562 triệu 395 ngàn đồng. Trong đó, tập đoàn và các nhân viên đã đóng góp 350 triệu đồng, còn các thầy phong thủy cùng những người yêu mến Đại Nam đã hào phóng quyên góp 212 triệu 395 ngàn đồng.
Đặc biệt, tập đoàn còn quyết định trích 10 triệu đồng để hỗ trợ khẩn cấp cho các cán bộ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ cơn bão thế kỷ YaGi. Số tiền còn lại sẽ được gửi về Ủy ban Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, nơi sẽ phân phối đến các vùng bị thiên tai.
Ông Nguyễn Đức Nam không quên bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với tất cả các cá nhân và tổ chức đã đồng hành cùng chương trình. Ông nhấn mạnh rằng số tiền từ thiện này không chỉ là sự hỗ trợ vật chất, mà còn là biểu hiện rõ nét của tinh thần tương thân tương ái và lòng nhân ái, là minh chứng cho sức mạnh của sự đoàn kết trong cộng đồng. 
Đây không chỉ là sự chia sẻ tài chính, mà còn là nguồn động viên tinh thần to lớn, giúp vơi bớt phần nào nỗi đau và khó khăn của đồng bào miền Bắc, khẳng định rằng trong mọi thử thách, chúng ta luôn cùng nhau tiến bước.
Tumblr media
Báo Điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam đưa tin Ngày 16/09/2024, tại TP Hải Phòng, Công ty CP Viện Phong thủy Khoa học Toàn cầu (thuộc Công ty CP XheroZone) đã tổ chức hội thảo với chủ đề “Diễn trình lịch sử Văn hoá – Kiến trúc – Phong thuỷ – Mỹ thuật các triều đại phong kiến Việt Nam giai đoạn thế kỷ X – XIV”. 
Sự kiện thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu hàng đầu từ các trường đại học và viện nghiên cứu trên toàn quốc. 
Hội thảo tập trung vào việc nghiên cứu và bảo tồn các di sản văn hóa, kiến trúc, phong thủy, và mỹ thuật từ các triều đại phong kiến Việt Nam. Công ty CP Viện Phong thủy Khoa học Toàn cầu đã triển khai Dự án “Dòng chảy thời gian” nhằm t��m kiếm, sắp xếp và hệ thống hóa những di sản văn hóa vật chất và tinh thần của dân tộc.
Các tham luận tại hội thảo bao gồm những chủ đề đa dạng như sự du nhập tôn giáo, các trường phái kiến trúc, mỹ thuật và phong thủy, cũng như công tác trùng tu di tích.
Tiêu biểu có các bài tham luận như “Tìm hiểu việc thờ tiền nhân của họ tộc từ thời Ngô đến thời Trần” của TS Nguyễn Đình Chính, “Chùa tháp Phật giáo Ninh Bình thời Trần tiếp cận từ phong thủy” của PGS.TS Nguyễn Hồng Dương, và “Hành cung Vũ Lâm thời Trần – Đặc trưng kiến trúc” của TS. Tạ Hoàng Vân.
Tumblr media
Tổng kết hội thảo “Diễn trình lịch sử Văn hoá – Kiến trúc – Phong thuỷ – Mỹ thuật các triều đại phong kiến Việt Nam (giai đoạn thế kỷ X – XIV)”, Tập đoàn Phong Thủy Đại Nam khẳng định cam kết mạnh mẽ trong việc tái hiện và bảo tồn những giá trị kiến trúc, văn hóa, phong thủy, và nghệ thuật của các triều đại phong kiến Việt Nam. 
Buổi hội thảo đã thành công trong việc làm sáng tỏ các khía cạnh đa dạng của di sản văn hóa, từ sự du nhập và ảnh hưởng của tôn giáo đến các trường phái kiến trúc và mỹ thuật, qua đó cung cấp một cái nhìn sâu sắc và toàn diện về lịch sử và sự phát triển của các triều đại phong kiến.
Hệ sinh thái Phong Thủy Đại Nam không chỉ xem đây là một sự kiện khoa học đơn thuần, mà còn là một bước đi quan trọng trong nỗ lực kết nối và phục hồi các giá trị văn hóa truyền thống. Những tham luận và báo cáo từ hội thảo đã giúp mở rộng hiểu biết về sự giao thoa giữa phong thủy, kiến trúc và nghệ thuật, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo tồn di sản văn hóa trong bối cảnh hiện đại.
Tập đoàn kỳ vọng rằng hội thảo này sẽ là khởi đầu cho một chuỗi các hoạt động tiếp theo, góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về giá trị di sản văn hóa dân tộc. Sự thành công của sự kiện cũng phản ánh sự nỗ lực không ngừng của Phong Thủy Đại Nam trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống, đồng thời thúc đẩy sự giao lưu và học hỏi giữa các chuyên gia và nhà nghiên cứu.
Với tinh thần trân trọng và gìn giữ di sản văn hóa, Phong Thủy Đại Nam mong muốn tiếp tục lan tỏa những giá trị văn hóa tốt đẹp và quý báu này đến với toàn thể cộng đồng. Hội thảo không chỉ là một thành công về mặt tổ chức mà còn là nền tảng vững chắc cho các hoạt động nghiên cứu, bảo tồn, và phát triển di sản văn hóa trong tương lai. 
Tập đoàn cam kết sẽ tiếp tục nỗ lực trong việc kết nối quá khứ với hiện tại, để di sản văn hóa phong phú của dân tộc được gìn giữ và phát huy, tạo nên một di sản văn hóa bền vững cho các thế hệ mai sau.
Nguồn: https://phongthuydainam.vn/tong-ket-hoi-thao/
0 notes
khamphanhatbannet · 6 days
Text
Tour Nhật Bản 4 Ngày 3 Đêm: Lịch Trình Hấp Dẫn Khám Phá Xứ Sở Hoa Anh Đào
Nhật Bản là điểm đến lý tưởng cho du khách muốn trải nghiệm sự kết hợp hoàn hảo giữa văn hóa truyền thống và hiện đại. Với tour du lịch Nhật Bản 4 ngày 3 đêm, du khách sẽ có cơ hội khám phá những địa danh nổi tiếng, tận hưởng ẩm thực đặc trưng và trải nghiệm nét văn hóa độc đáo của đất nước này. Hãy cùng khamphanhatban.net khám phá chi tiết lịch trình thú vị này.
Tumblr media
Ngày 1: TP.HCM – Tokyo
Du khách khởi hành từ sân bay Tân Sơn Nhất lúc 9h sáng, sau khi hoàn tất thủ tục, lên chuyến bay NH832 đến Tokyo. Đến sân bay Narita vào lúc 22h25, du khách nghỉ đêm và dùng bữa sáng trên máy bay.
Ngày 2: Tokyo – Yamanashi
Sáng sớm, đoàn hạ cánh tại Tokyo và di chuyển đến Yamanashi, bắt đầu hành trình khám phá.
Tumblr media
Buổi sáng
•Hồ Ashi (Hakone): Một trong những hồ nổi tiếng với cảnh đẹp thơ mộng, nằm trong miệng núi lửa Hakone. Du khách sẽ có cơ hội ngồi thuyền du ngoạn trên hồ, chiêm ngưỡng núi Phú Sĩ từ xa, đặc biệt vào mùa thu, cảnh sắc lá đỏ tuyệt đẹp khiến nơi đây trở thành điểm đến lý tưởng.
Buổi chiều
•Tham quan vườn trái cây Yamanashi: Khu vườn nổi tiếng với các loại trái cây đặc sản. Du khách có thể tự tay hái nho, táo, lê, dâu tây… theo mùa và thưởng thức trực tiếp.
•Làng Oshino Hakkai: Ngôi làng cổ nằm dưới chân núi Phú Sĩ, nổi tiếng với những ngôi nhà truyền thống và khung cảnh thiên nhiên bốn mùa tuyệt đẹp.
Buổi tối
Tumblr media
•Sau khi nhận phòng khách sạn, du khách sẽ được trải nghiệm tắm Onsen – một hoạt động thư giãn phổ biến ở Nhật Bản.
Ngày 3: Yamanashi – Tokyo
Sau bữa sáng tại khách sạn, đoàn tiếp tục hành trình.
Buổi sáng
•Núi Phú Sĩ: Điểm dừng chân tại trạm số 5 (nếu điều kiện thời tiết cho phép) sẽ mang đến cho du khách tầm nhìn toàn cảnh núi Phú Sĩ hùng vĩ. Tại đây, du khách có thể mua quà lưu niệm và thưởng thức ẩm thực địa phương.
•Công viên Oishi: Nằm bên hồ Kawaguchi, công viên là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích thiên nhiên. Vào mùa hè, công viên ngập tràn sắc tím của hoa oải hương, còn mùa thu, nơi đây nổi bật với lá đỏ.
Buổi chiều
•Đảo Odaiba: Khu vui chơi giải trí hiện đại với nhiều công trình ấn tượng. Du khách có thể check-in với tượng Nữ thần Tự do, ngắm cảnh Tokyo từ vòng đu quay Daikanransha hay dạo bước trên bãi biển nhân tạo.
•Khu Shinjuku: Một trong những khu sầm uất nhất Tokyo, nổi tiếng với các tòa nhà chọc trời, cửa hàng mua sắm và khu đèn đỏ Kabukicho.
Buổi tối
•Sau bữa tối tại nhà hàng địa phương, đoàn nhận phòng khách sạn tại Tokyo và nghỉ đêm.
Ngày 4: Tokyo – TP.HCM
Bữa sáng tại nhà hàng địa phương và chuẩn bị hành lý trước khi khám phá những điểm đến cuối cùng.
Buổi sáng
•Đền Asakusa (Sensoji): Một trong những ngôi đền cổ nhất Tokyo. Du khách có thể tham quan khu Nakamise-dori sầm uất với nhiều cửa hàng bán quà lưu niệm và ẩm thực đường phố.
•Phố Akihabara: Thiên đường cho các tín đồ anime, manga và game. Khu phố nhộn nhịp với nhiều cửa hàng bán đồ điện tử và quán cà phê theo chủ đề.
Buổi chiều
•Sau bữa trưa, đoàn di chuyển ra sân bay Narita và làm thủ tục bay về TP.HCM, kết thúc hành trình 4 ngày khám phá Nhật Bản.
Tour Nhật Bản 4 ngày 3 đêm không chỉ mang đến cho du khách cơ hội khám phá những địa danh nổi tiếng như núi Phú Sĩ hay thành phố Tokyo nhộn nhịp, mà còn giúp bạn trải nghiệm sâu sắc văn hóa, thiên nhiên và ẩm thực độc đáo của xứ sở hoa anh đào. Hãy theo dõi khamphanhatban.net để cập nhật thông tin du lịch Nhật Bản mới nhất nhé!
#tournhatban4ngay3dem #dulichnhatban #khamphanhatban #dulichtokyo #dulichnhatbantudong
0 notes
Text
Viết đoạn văn tiếng Anh về lễ hội Đền Hùng (Từ vựng + 7 Mẫu)
Viết đoạn văn tiếng Anh về lễ hội Đền Hùng (Từ vựng + 7 Mẫu), Viết về lễ hội Đền Hùng bằng tiếng Anh tổng hợp từ vựng và 7 đoạn văn mẫu có dịch hay nhất, giúp các Viết đoạn văn tiếng Anh về lễ hội Đền Hùng (Từ vựng + 7 Mẫu) Viết về lễ hội Đền Hùng bằng tiếng Anh tổng hợp 7 mẫu có dịch hay nhất được chúng tôi tổng hợp từ bài làm đạt điểm cao. TOP 7 mẫu viết về lễ hội Đền Hùng bằng tiếng Anh…
Tumblr media
View On WordPress
0 notes
ninisinfic · 1 month
Text
L&DP Sylus x MC
Thể loại : Hai e học sinh hư đốn 1 dăm lộ 1 dăm ngầm dám séc trong trường, ngoài trường và giường nhà cả 2.
Chương 1:
Tần Triệt là loại  con trai quậy phá, lưu manh, hung dữ.
Hắn ta gần như chẳng có liên kết nào với MC cả. Mà MC nghĩ kĩ thì người như hắn sẽ chẳng bao giờ có dây mơ rễ má với toàn bộ con gái không đua đòi ăn chơi trong trường này luôn ấy chứ?
Mỗi lần đi ngang qua cái đám giang hồ mới nhú đó tụ tập với mấy cái xe đua trước cổng trường, nữ sinh nào cũng lảng mắt đi coi như nước sông không phạm nước giếng. Nếu mà chẳng may có ai đó gương mặt xuất thần một chút chạm mắt chúng, kiểu gì hai thằng đàn em của hắn cũng huýt sáo chọc ghẹo với mấy từ ngữ khiếm nhã. Còn Tần Triệt thì ngồi đó nhếch môi cười khinh khỉnh.
Nhưng đó cũng là sự xui xẻo của mấy bạn gái xinh đẹp, còn kẻ nhan sắc tầm thường, tính cách tẻ nhạt như MC thì lại nghĩ rằng 10 đời nữa em cũng không dính dáng gì với đám giang hồ đó.
“Con mèo lùn kia, qua đây.”
Đến năm mười một, MC còn chưa kịp làm thủ tục chuyển trường, Tần Triệt đã hùng hổ tìm đến lớp em, đứng tựa vào cửa sổ của lớp mà ngoắc MC ra.
Ngay khi đó, mọi người đều quay lại nhìn người con gái kia một cách kinh hãi. Đứa bạn thân của MC ngồi bên cạnh cũng bị dọa cho hóa đá, chỉ biết nắm chắc lấy áo khoác em đưa mắt như thầm nói : "Mày đã tạo ra tội nghiệt gì vậy??""
Bạn cùng lớp tái mặt tụm ba tụm bảy tự thầm thì hỏi nhau rốt cuộc có chuyện gì mà MC bị đại ca của trường tìm tới lớp. Nhưng MC biết sớm muộn chuyện gì cũng xảy ra, mặt không đổi sắc gấp sách lại, rồi bình tĩnh hơn cả con bạn thân mà bước ra ngoài.
Quan sát từng điệu bộ tỉnh bơ và ương ngạnh của MC, Tần Triệt kia nhếch môi cười hắt ra một tiếng, khi MC bước khỏi lớp hắn cũng tiện tay đóng cửa cái sầm lại.
“Cũng có can đảm đấy, em trai thì cả gan làm xước xe mô tô của người khác, còn chị gái sau khi đánh người vô cớ thì vẫn rất xấc láo giống như mình chẳng sai gì.”
Đúng vậy, MC và Tần Triệt không hiểu vô duyên vô cớ gì mà đụng độ nhau rồi.
Nguyên do cũng là vì người em trai mới năm nhất của MC vừa mới nhập học chưa được mấy ngày nay. Mới đi học được 3 bữa, MC bỗng dưng thấy em mình bị đám người của Tần Triệt vây quanh ỷ lớn mà ức hiếp.
 Em trước giờ không quan tâm tới chuyện chẳng liên quan đến mình, nhưng khi thấy cậu em trai tự dưng quỳ xuống trước chân Tần Triệt khóc lóc van xin, MC không kiềm được đi tới lấy cặp mình phang vào người của hắn.
“LÀM CÁI GÌ NÓ ĐẤY!”
Sau đó còn hét một tiếng kinh thiên động địa, rồi nhanh chóng kéo thằng báo con kia bỏ của chạy lấy người.
Ai ngờ, tới khi về tới nhà, nó mới khóc oe oe bảo là mình lỡ trớn làm xước xe của cái tên đại ca nhuộm tóc trắng đó, chứ thực ra hắn cũng chẳng gây chuyện gì cả.
“Giờ chị còn đánh ổng nữa! Chị em mình sao mà sống!!”
Không nói nhiều, sau đó MC đã nhanh chóng xin ba mẹ làm thủ tục chuyển trường cho hai chị em và cũng xin nghỉ ở trường hiện tại một tuần. Tuy nhiên, tên em trai báo nhà đó lại bảo đã có crush ở trường này, không chịu chuyển đi. Nếu MC chuyển trường khác mà em trai vẫn ở đó cũng như không, kiểu gì Tần Triệt cũng hành cu cậu ra bã. Nhưng thằng nhóc kia mới lớn đã dính não yêu đương, nó hùng hổ tuyên bố:
“Cùng lắm đền tiền cho tên Tần đó là được chứ gì?”
Ừ, nó làm xước xe hắn ta thì đền tiền được.
Còn MC...trong lúc kích động quá đã lỡ bộp một phát vào đầu Tần Triệt...
Em đã đánh luôn trùm trường rồi bỏ chạy đấy! Chỉ cần nghĩ tới cảnh lên trường rồi bị đám giang hồ đó dàn trận luộc không còn cộng lông, MC đã thấy sợ muốn tuột huyết áp rồi.
Đã vậy, người kia còn không thể thuyết phục em trai được...thế là em đàn giả bệnh nghỉ học vài ngày rồi ở nhà thắp nhang cầu trời cho Tần giang hồ quên em đi.
Chỉ tiếc là dù đã cố gắng kéo dài thời gian đến tận một tuần, khi đi học lại, Tần Triệt đã lôi đầu em ra nói chuyện không chút do dự.
Nhưng không sao, MC cũng đã chuẩn bị sẵn tâm lý.
Nhớ tới lời em trai nói, khi thấy Tần Triệt tự bẻ khớp cổ rắc rắc rồi vòng tay trước ngực đợi mình đáp lại, MC máy móc đáp:
“Tần Triệt, xin lỗi vì đã hiểu lầm cậu. Chuyện em trai tôi làm xước xe cậu là nó sai và tôi tưởng nhầm cậu bắt nạt nó cũng sai. Tụi tôi sẽ đền tiền cho cậu.”
“Ha, đền tiền thôi thì không có gì phải nói.”
“Chứ cậu muốn gì?”
 Muốn tôi làm bạn gái cậu à?
MC thầm nghĩ, mấy cái tình huống này trong phim lúc nào cũng vậy. Nhưng em chỉ nghĩ thôi, chứ mặc dù Tần Triệt to con và đẹp trai, với cái tính cách giang hồ đó ai mà dám dây dưa. Em chỉ sợ hắn ta ngứa người, đòi đánh em thì MC xin là xin vĩnh biệt.
“Cậu đánh tôi trật khớp hàm, bồi thường tổn thất tinh thần chứ?”
Cái văn này...
“Tiền độ lại xe là 20 triệu.”
Tần Triệt thấy gương mặt MC không cảm xúc nhưng tay chân nắm chặt căng thẳng, hắn cười khúc khích tựa người vào lan can, tuyên bố bồi thường vật chất trước.
“20 triệu, cậu bị điê- cậu muốn giết người à mà mấy vết xước đó cũng đòi hai mươi triệu!?”
“Nhưng nếu trong cậu làm bạn gái tôi, để tôi chơi cậu mấy hôm...thì tôi chẳng tính nợ lãi nợ gốc nữa.”
Tần Triệt thấy MC đã bị mình làm cho kích động, bản thân càng phấn khích hơn. Sau đó, hắn nói mấy lời không có chút đứng đắn nào, nghe rất khó ưa. Tần Triệt nghĩ kiểu gì mấy đứa con gái cũng sẽ bị chọc ghẹo cho khóc bù lu bà loa, hay là nỗi đóa lên...
“Ok!”
Tuy nhiên, MC lại không chần chừ mà đáp lại.
“Vậy thì dễ cho tôi quá! Chơi thì chơi! Nhưng nhớ...không tính nợ lãi nợ gốc gì nữa.”
Trông đến em có thể bình tĩnh mà thốt ra câu nói đó, ban đầu Triệt cũng ngẩn ra một chốc.
MC dám chắc, hắn thốt ra cái lời này chỉ để đe dọa tinh thần của em. Vì bên cạnh Tần Triệt không thiếu mấy nữ sinh vừa nóng bỏng vừa xinh đẹp vây quanh, làm bạn gái cái quái gì...em và hắn đâu phải đang đóng phim thần tượng. MC thấy mình không xấu, nhưng cũng chẳng đẹp để cái tên ăn chơi này tán tỉnh.
Nếu em đồng ý, chẳng qua em sẽ bị tên này bắt nạt sai vặt vài chút...tới khi hắn chán sẽ tha cho chị em em. Hoặc là bây giờ cũng sẽ chê bai em tự tin thái quá, chịu thua giảm tiền bồi thường xe xuống.
Nhưng khác với suy nghĩ của MC, Tần giang hộ ấy vậy mà thích thú cười hắt ra, hai ngón tay to như gọng kìm đưa tới bấm vào má em, ánh mắt cong cong trêu ghẹo:
“Đúng là gan to bằng trời! Nhưng lời đã thốt ra thì sau này đừng có khóc đấy! Tôi nhìn không nhầm, cậu có cái máu liều vô đối. Để rồi xem bị tôi chơi, cậu giữ được cái vẻ bướng bỉnh láo toét này đến chừng nào.”
Dứt lời, Tần Triệt đột ngột tiến tới cắn vào cặp môi đang bị bóp cho chu lên của em. Người kia sau khi tấn công khiến MC hốt hoảng, hắn lại xách ngược mèo lùn kia lên vai, vác em như một cái bao đi hiên ngang ở hành lang khiến ai cũng muốn rớt con mắt ra.
“Nhìn cái gì, chưa thấy người khác đùa giỡn với bạn gái bao giờ à?”
Nghe học sinh xung quanh kinh hãi bàn tán, còn MC trên vai thì cứ ra sức dãy dãy lên như con cá mắc cạn, Tần Triệt nhàn nhạt thốt ra mấy từ đó. Hắn vừa dứt lời, cả đám hành lang im thin thít.
Chắc họ cũng không nghĩ Tần Triệt sẽ dây dưa với một con bé trước giờ chẳng có tiếng tăm gì...cực kì vô hình như MC.
MC chỉ muốn dằn ra khỏi người Tần Triệt rồi bỏ chạy đi về ngay, nhưng cánh tay to lớn kia giữ chặt lấy em, rồi thuận tiện dùng tay còn lại đánh cái bộp vào mông của MC khiến nó vang ra một tiếng chát vang trời.
“Bạn gái...em quậy gì vậy? Không cần phải gấp thế...chút nữa về nhà, anh chiều em được không?
Hắn ta thốt ra lời ẩn ý dâm tà, khiến nữ sinh xung quanh ai cũng đỏ mặt, còn mấy thằng con trai không kiềm được mà nén cười.
Vậy là từ đó, MC đột ngột nổi tiếng.
Cái gì mà bộ dạng bình thường nhưng dụ tới trùm trường...lù lù xách cái lu chạy
Rồi cái gì mà ở chung nhà với Tần Triệt...mỗi ngày ch*** ba bữa!
Nói chung là MC đã bị đồn thành một đứa con gái ăn chơi đúng nghĩa, chẳng qua là còn thêm cái diễn học sinh ngoan quá giỏi thôi.
Tuy nhiên, để em không bị thiệt thòi có tiếng mà không có miếng, Tần Triệt đã biến những điều đó thành sự thật.
[Còn tiếp]
0 notes
moibaidatnuoc · 1 month
Text
Khám Phá Vẻ Đẹp Đất Nước Việt Nam qua Bài Thơ "Đất Nước"
Khám Phá Vẻ Đẹp Đất Nước Việt Nam qua Bài Thơ "Đất Nước"
mở bài đất nước ngắn gọn là một trong những tác phẩm văn học nổi tiếng của Nguyễn Khoa Điềm, đã để lại ấn tượng sâu sắc về vẻ đẹp tự nhiên và tình cảm sâu lắng đối với quê hương Việt Nam. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá và tìm hiểu về bức tranh văn hóa, thiên nhiên và những giá trị tinh thần mà bài thơ "Đất Nước" đã mang lại.
Bài Thơ "Đất Nước" - Hình Ảnh Thiên Nhiên Tươi Đẹp
Bài thơ "Đất Nước" mở đầu bằng những câu thơ tươi sáng và sống động, miêu tả chân thực về vẻ đẹp thiên nhiên và cuộc sống quê hương Việt Nam. "Bên kia sông Đuống mặt trời lên, Lúa vàng ruộng nắng, bát ngát nồng" là những hình ảnh mà Nguyễn Khoa Điềm đã sử dụng để thể hiện sự hùng vĩ và sự giàu có của đất nước Việt Nam.
Xem Thêm: https://gettr.com/user/moibaidatnuoc
Vẻ Đẹp Tự Nhiên và Di Sản Văn Hóa
Đất Nước Việt Nam là một nơi có vẻ đẹp thiên nhiên đa dạng và phong phú. Từ các dãy núi non cao nguyên đá như dãy Trường Sơn, Fansipan - ngọn núi cao nhất Đông Dương, đến những bãi biển tuyệt đẹp như vịnh Hạ Long, biển Mỹ Khê Đà Nẵng, mỗi miền đất Việt mang trong mình một vẻ đẹp riêng biệt và đặc trưng. Đồng thời, văn hóa Việt Nam cũng là một nguồn cảm hứng vô tận cho những ai yêu thích khám phá về lịch sử và văn hóa dân tộc.
Nét Đặc Trưng Của Văn Hóa Việt Nam
Văn hóa Việt Nam được thể hiện qua nhiều khía cạnh khác nhau, từ văn học, nghệ thuật trang trí, âm nhạc, đến văn hóa ẩm thực. Các nét đặc trưng này không chỉ là nét riêng biệt mà còn là những giá trị văn hóa được duy trì và phát triển qua hàng ngàn năm lịch sử. Các lễ hội truyền thống như lễ hội Tết Nguyên Đán, lễ hội Đền Hùng, lễ hội Yên Tử,.. là những dịp để du khách có thể trải nghiệm và khám phá sâu hơn về văn hóa đặc sắc của đất nước Việt Nam.
Tumblr media
Hành Trình Khám Phá và Trải Nghiệm
Việt Nam không chỉ là một điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích sự hòa mình vào thiên nhiên hoang sơ mà còn là nơi để khám phá và trải nghiệm về nền văn hóa đa dạng và phong phú. Du khách có thể bắt đầu hành trình của mình từ thủ đô Hà Nội, nơi mà lịch sử và văn hóa gắn bó chặt chẽ với nhau, đi qua vùng đất miền Trung nắng vàng, đến với phong cảnh hùng vĩ của miền Nam.
Kết Luận
Bài thơ "Đất Nước" của Nguyễn Khoa Điềm là một trong những tác phẩm văn học đã lưu lại được tinh hoa văn hóa và tình cảm sâu sắc dành cho đất nước Việt Nam. Với vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ và nền văn hóa đa dạng, Việt Nam luôn là điểm đến lý tưởng cho mọi du khách yêu thích khám phá và trải nghiệm. Hãy cùng nhau khám phá và trân quý vẻ đẹp của Đất Nước Việt Nam!
Xem Thêm: https://glose.com/u/moibaidatnuoc
1 note · View note
thaiantravel2 · 1 month
Text
Chùa Lỗ Hán - bình yên giữa lòng Trùng Khánh hiện đại
Chùa Lỗ Hán - bình yên giữa lòng Trùng Khánh hiện đại
Tumblr media
Siêu đô thị - thành phố 8D Trùng Khánh nổi tiếng với những kiến trúc độc lạ như: Ga tàu Lý Tử Bà (Liziba), bến cảng Triều Thiên Môn, phố cổ Hồng Nhai Động, tòa nhà nằm ngang cao nhất thế giới Crystal City…
Bên cạnh đó, vẫn có những công trình, điểm tham quan chứa đựng giá trị văn hóa, lịch sử, vẻ đẹp cổ kính như: Phố cổ Từ Khí Khẩu, Đại lễ đường Trùng Khánh hay chùa Lỗ Hán - ngôi chùa độc đáo nằm ngay con phố sầm uất bậc nhất Trùng Khánh.
Tumblr media
LỊCH SỬ CHÙA LỖ HÁN
Theo ghi chép, chùa Lỗ Hán được xây dựng vào năm Trị Bình thời Bắc Tống (1064-1067) và ban đầu có tên là chùa Trị Bình.
Chùa được xây dựng theo động La Hán, năm Càn Long thứ 10 của nhà Thanh (1745), tiền điện bị sập nên mới xây dựng lại thành đền thờ Long Thần. Mãi đến giữa thời nhà Thanh, hòa thượng Long Pháp mới xây dựng lại miếu thờ và xây dựng thêm một Điện La Hán mô phỏng chùa Bảo Quang ở Tân Đô, với năm trăm tác phẩm điêu khắc bằng đất sét về các vị La Hán, sau mới đổi tên thành La Hán Tự.
Tumblr media
Năm 1939, Trùng Khánh bị máy bay Nhật ném bom. Chùa Lỗ Hán bị phá hủy khiến cho Vườn Hồ và các di tích mới xây dần trôi vào quên lãng, chỉ còn lại tấm bia Tây Hồ cổ tích gắn trong Minh Bi Đình, với những dấu vết chữ viết mờ nhạt.
Năm 1982, chùa Lỗ Hán được tu sửa lại, mang lại hình dáng giống như ngày nay.
Đây là một trong những ngôi chùa Phật giáo trọng điểm ở khu vực dân tộc Hán của Trung Quốc. Và là đơn vị bảo vệ di tích văn hóa trọng điểm Quốc gia. Đồng thời cũng là trụ sở của Hiệp hội Phật giáo Trùng Khánh.
Trong chùa có một tượng phật cổ bằng đá nham thạch dài hơn 20 mét và chứa hơn 400 tượng Phật được chạm khắc trên đá từ thời nhà Tống.
TOÀN CẢNH CHÙA LỖ HÁN NHÌN TỪ TRÊN CAO
Bố cục toàn bộ chùa rất hùng vĩ và trang nghiêm. Phong cách xây dựng cổ điển mà tráng lệ.
Tumblr media
Tạng kinh lâu cao chót vót được che mát bởi những hàng cây xanh. Phật giáo kinh thư với bầu không khí văn hóa nồng đậm.
Trong điện Lỗ Hán có 500 vị La Hán với 500 tư thế, không một tư thế nào là trùng lặp.
Tumblr media
Ngôi chùa nghìn năm tuổi này nằm trong khu trung tâm sầm uất nhất bán đảo Du Trung, được bao quanh bởi những tòa nhà cao tầng. Sự hiện đại và truyền thống có thể nói là chỉ cách nhau một bức tường.
Ngôi chùa nghìn năm ẩn mình giữa trung tâm thành phố - một nơi bình yên giữa thành phố nhộn nhịp, đã trở thành thiên đường tâm linh xoa dịu tâm hồn của những con người nơi nhịp sống hối hả của Trùng Khánh.
KINH NGHIỆM DU LỊCH CHÙA LỖ HÁN
Về ngôi chùa :
Chùa Lỗ Hán – Trùng Khánh là ngôi chùa nghìn năm tuổi được xây dựng vào thời Chí Bình của triều đại Bắc Tống và ẩn mình trong thành phố.
Ngôi chùa này vừa cổ vừa kính, vừa mâu thuẫn nhưng lại thống nhất, hiện đại và truyền thống, thời thượng và nguyên sơ, ồn ào và yên tĩnh. Chỉ có một bức tường để ngăn cách những đặc điểm trên giữa chùa và thành phố.
Tumblr media
Vách Phật Cổ ở chùa Lỗ Hán: tảng đá Phận cổ dài hơn 20 mét và chứa hơn 400 tượng Phật được chạm khắc trên đá từ thời nhà Tống
Sảnh chính: nơi đây có rất nhiều kho tàng nghệ thuật Phật giáo như: tượng Phật thứ mười sáu, tượng đồng Tam Thánh phương Tây thời nhà Minh, tượng Phật ngọc Miến Điện và bản sao của bức bích họa Thích Ca Mẫu Ni rời cung điện của Ấn Độ, một nhà sư v..v..
Lỗ Hán Điện: tổng cộng có hơn 524 pho tượng, tất cả đều là tượng đất sét. Hình dạng rất tinh tế và biểu cảm sống động như thật.
Tumblr media
Về phương tiện di chuyển:
Tàu điện: Metro Line 6 – ga Xiaoshizi - lối ra 6, chỉ cần đi theo chỉ dẫn này, bạn sẽ tới được chùa Lỗ Hán
Nếu lái xe ô tô, bạn có thể đỗ xe tại trung tâm mua sắm Feyaehui cạnh chùa Lỗ Hán
Đi taxi đến chùa Lỗ Hán: tại Trùng Khánh chỉ cần bước chân ra đường là sẽ bắt gặp xe taxi, taxi bản địa thông thạo đường xá, sẽ đưa bạn tới điểm đến nhanh chóng và an toàn.
Nên đi taxi hoặc các phương tiện công cộng. Cơ bản Trùng Khánh là đường một chiều, những du khách ở ngoài thành phố không nên tự lái xe, vì nếu lỡ một ngã tư và đi vòng quanh thì sẽ mất rất nhiều thời gian để tìm được lối ra.
Về vé: Vé vào thăm chùa Lỗ Hán là: 20 NDT (tương đương 72.000 VNĐ), có thể mua ngay tại cổng chùa Lỗ Hán
Thời gian tham quan: 8h00 – 17h00
Một số lời khuyên khi bạn tới tham quan chùa Lỗ Hán:
Vui lòng không gây ồn ào
Bạn có thể nhận hương tại cổng vào
Đừng tin khi đột nhiên có một số “hoàng hậu” đến xem bói và nắm tay bạn, nói rằng: chúng ta có duyên và có mệnh, sau đó nói thêm vài lời rồi đưa nhang.
Một số khu vực bên trong không mở cửa cho công chúng. Hãy cẩn thận và để ý biển báo, nếu không bạn sẽ bước vào khu vực cấm đấy nhé.
NHỮNG ĐỊA ĐIỂM THAM QUAN GẦN CHÙA LỖ HÁN
Bến cảng Triều Thiên Môn: Đây là một trong mười biểu tượng văn hóa của Trùng Khánh, nằm tại vị trí bán đảo sông ở khu Du Trung, nơi giao nhau của hai dòng sông lớn là Dương Tử và Gia Linh, đồng thời là ga đường thủy lớn nhất Trùng Khánh. Phía trên bến cảng là Triều Thiên Môn - cổng lớn nhất trong 17 cổng thành của Trùng Khánh, được xây dựng đầu thời nhà Minh. Tên Triều Thiên Môn có nghĩa là "cổng hướng lên trời". Nơi đây là địa điểm nhận sắc lệnh của triều đình phong kiến xưa. Ban đêm, Triều Thiên Môn rực rỡ với tổ hợp các toà cao ốc sử dụng ánh đèn màu đỏ làm chủ đạo, đồng thời cũng là địa điểm mua sắm sầm uất bậc nhất trong thành phố. Du khách đến đây thường chọn vị trí trên cao để có thể ngắm toàn cảnh Triều Thiên Môn cùng với hình ảnh nước sông 2 màu tách biệt độc đáo.
Tòa nhà nằm ngang cao nhất thế giới: Skybridge Trùng Khánh thuộc tòa nhà The Crystal. Đây là một trong những điểm du lịch mới rất được kỳ vọng ở Trung Quốc. Nhìn bao quát, tòa nhà có thiết kế vô cùng độc đáo với một dãy nhà nằm ngang được gọi là cây cầu The Crystal có chiều dài 300 mét, nặng tới 12.000 tấn và đặc biệt hơn là vắt qua hay nói cách khác là được nâng đỡ bởi 4 trụ tháp phía dưới trong tổng số 8 trụ tháp. Công trình khổng lồ này cách mặt đất 250m. Đây là một dự án đa nặng mới nhất được cấp phép xây dựng tại thành phố này.
Phố đi bộ: Trùng Khánh - thành phố luôn luôn tấp nập người đi lại trên cầu bộ hành, trên những tuyến đường quanh những con phố, hay dưới chân các hầm đi xuống tàu điện ngầm. Bên cạnh những nơi sầm uất này thì còn có một con “Phố đi bộ” nằm ngay trung tâm của Trùng Khánh, bên cạnh “Đài tưởng nhiệm giải phóng nhân dân”. Phố đi bộ Trùng Khánh chính là nơi đây quy tụ rất nhiều tầng lớp, từ người trẻ đến người già vui đùa và đi lại dạo chơi quanh những con phố đi bộ này.
Bia Giải Phóng: Đài tưởng niệm Giải phóng Nhân Dân có chiều cao 27,5m tọa lạc tại giao lộ sầm uất nhất tại quận Trùng Khánh. Tấm bia kỷ niệm chiến thắng chống phát xít Nhật và là một trong những biểu tượng của thánh phố.
LỜI KẾT:
Nhìn chung, chùa Lỗ Hán không chỉ đơn giản là một cảnh quan du lịch mà mà mang một ý nghĩa và giá trị sâu sắc đối với người dân Trùng Khánh nói riêng, cũng như Trung Quốc nói chung. Là một tín đồ tâm linh thì có lẽ nơi đây là điểm đến mà bạn không thể bỏ lỡ.
Tham khảo ngay tour du lịch Nam Ninh – Trùng Khánh khởi hành thứ Tư hàng tuần của Thái An Travel hoặc liên hệ qua hotline 0862.880.833 để được nhận hỗ trợ tư vấn nhé!
THÁI AN TRAVEL - chuyên tour Trung Quốc, Tour Trùng Khánh
Mời bạn tham khảo các tuyến tour Trùng Khánh được thiết kế theo lịch trình tốt nhất với nhiều ưu đãi:
Tour Trùng Khánh 5 ngày 4 đêm ô tô + tàu hỏa + tàu cao tốc: trọn gói từ 9.990.000
Tour Trùng Khánh 5 ngày 4 đêm ô tô + tàu cao tốc (khứ hồi Nam Ninh - Trùng Khánh ): trọn gói từ 10.990.000
Tour Trùng Khánh 5 ngày 4 đêm máy bay: trọn gói từ 11.990.000
THÁI AN TRAVEL
Hotline: 0862.880.883
VPGD: Số 27 Lô 5, Đền Lừ 2, Hoàng Mai, Hà Nội
Website: Thái An Travel - Home
0 notes
lichduongam · 2 months
Text
"Quan Thánh Đế Quân: A Glimpse into the Revered Historical Figure's Legacy"
📣 Quan thánh đế quân - Sự kính trọng và hiếu thảo trong lịch sử Việt Nam!
 Quan thánh đế quân, với tên gọi đầy đặn và ý nghĩa, là một biểu tượng văn hóa và tín ngưỡng quan trọng của dân tộc Việt Nam.
Đây là một ngôi đền linh thiêng, dành riêng để thờ phụng những vị anh hùng và nhân vật lịch sử đã có công đức với quốc gia.
Ngôi đền Quan thánh đế quân nằm tại Hà Nội, nơi mà hàng nghìn du khách đổ về để chiêm bái và tìm hiểu về lịch sử văn hóa của đất nước.
Đây là một địa điểm truyền thống, nơi mà người dân Việt Nam có thể thể hiện lòng thành kính và sự tôn trọng đối với tổ tiên.
Quan thánh đế quân là một biểu tượng đặc biệt, mang ý nghĩa về lòng hiếu thảo và tinh thần vượt trội.
Đây là một nơi linh thiêng, nơi mà chúng ta có thể tìm kiếm truyền cảm hứng và sự tôn trọng đối với quá khứ của chúng ta.
🙏 Hãy cùng lưu giữ và truyền bá giá trị văn hóa này cho thế hệ tương lai!
Tumblr media
0 notes