Tumgik
#đầutưkinhdoanhtaxi
tuvandoanhnghiep · 3 years
Text
Điều kiện kinh doanh Taxi mới nhất theo pháp luật hiện hành 2021
Tumblr media
Kinh doanh Taxi thuộc loại hình “Kinh doanh vận tải đường bộ”, đây là nhóm ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành, căn cứ Phụ lục IV “Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện” ban hành kèm theo Luật đầu tư năm 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021. Vậy điều kiện kinh doanh Taxi gồm những điều kiện nào, hãy cũng chúng tôi điểm qua bài viết sau đây. Kinh doanh vận tải đường bộ gồm kinh doanh vận tải hành khách, kinh doanh vận tải hàng hóa căn cứ Khoản 2 Điều 64 “Hoạt động vận tải đường bộ”' Luật giao thông đường bộ năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2018, 2019.
Tumblr media
Chi tiết bao gồm 9 loại khác nhau, trong đó có kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi căn cứ Điều 66 “Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô” Luật giao thông đường bộ năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2018, 2019. Như vậy có thể thấy, đó là 9 ngành, nghề đầu tư kinh doanh và kèm theo là rất nhiều điều kiện đầu tư kinh doanh khác nhau theo quy định của pháp luật hiện hành.
Kinh doanh Taxi là gì?
Căn cứ Khoản 6 Điều 3 Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17/02/2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô: Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi là việc sử dụng xe ô tô có sức chứa dưới 9 chỗ (bao gồm cả người lái xe) để vận chuyển hành khách theo lịch trình và hành trình do hành khách yêu cầu; có sử dụng đồng hồ tính tiền để tính cước chuyến đi hoặc sử dụng phần mềm để đặt xe, hủy chuyến, tính cước chuyến đi và kết nối trực tiếp với hành khách thông qua phương tiện điện tử. Từ năm 2014, việc xuất hiện mô hình kinh doanh gọi xe công nghệ như Grab, Uber đã gây tranh cãi xung quanh câu hỏi: Đó là hoạt động kinh doanh có điều kiện hay là được tự do kinh doanh? Bên ủng hộ thì cho rằng đó là hoạt động kinh doanh không bị cấm, không có điều kiện và rất lợi ích, nên cần được khuyến khích. Còn bên phản đối thì lại cho rằng đó là hoạt động kinh doanh trái pháp luật và kiến nghị tạm thời cấm hoạt động. Thực chất, đó là một mô hình kinh doanh mới, không chỉ dừng lại là một loại hình kinh doanh có điều kiện là vận tải hành khách đã được quy định trong Luật Giao thông đường bộ. Mô hình kinh doanh này là sự kết hợp tối đa giữa việc vận chuyển khách bằng xe taxi, ô tô khác và công nghệ hiện đại. Nó mang lại lợi ích cho cả tài xế, doanh nghiệp, khách hàng và xã hội. Nhưng điều quan trọng nhất là cho dù loại hình kinh doanh đó có sai trái gì thì cũng chỉ có thể bị cấm hoạt động theo quy định của pháp luật. Do vậy, Thủ tướng Chính phủ đã phải cho phép thực hiện thí điểm loại hình kinh doanh này căn cứ theo Văn bản số 1850/TTg-KTN ngày 19/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Thí điểm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng”. Đến năm 2020, trong khi quy định về ngành, nghề kinh doanh vận tải đường bộ trong Luật Giao thông đường bộ và Luật Đầu tư không hề thay đổi thì việc xác định thế nào là kinh doanh taxi và các điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô đã được thay đổi một cách cơ bản. Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô nói chung, và bằng taxi nói riêng, được giải thích là việc thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải gồm: trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải) để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi, căn cứ Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17/01/2020 của Chính phủ Quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô”.
Điều kiện kinh doanh Taxi
Căn cứ Điều 58, Khoản 1 Điều 65 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2018 và 2019; Điều 6, Điều 11, Điều 13, Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17/01/2020 của Chính phủ “Quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô”, có tới 13 điều kiện (hoặc tương tự với điều kiện) trực tiếp và gián tiếp đối với kinh doanh xe taxi bao gồm như sau: Một, phải được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; Hai, phải là xe dưới 09 chỗ (kể cả người lái); Ba, phải có niên hạn sử dụng xe không quá 12 năm (tính từ năm sản xuất); Bốn, phải có phù hiệu xe taxi” dán cố định; Năm, phải dán cố định cụm từ “xe taxi” làm bằng vật liệu phản quang trên kính phía trước và kính phía sau xe; Sáu, phải được cấp phù hiệu theo địa phương hoạt động chính; Bảy, phải gắn đồng hồ tính tiền và phải có thiết bị in hóa đơn hoặc phiếu thu tiền kết nối với đồng hồ tính tiền hoặc sử dụng phần mềm để đặt xe, hủy chuyến, tính cước; Tám, phải có giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới; Chín, phải có Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới; Mười, phải có Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; Mười một, phải xây dựng và thực hiện quy trình bảo đảm an toàn giao thông; Mười hai, phải thực hiện thời gian làm việc của người lái xe ô tô không được quá 10 giờ/ngày và không được lái xe liên tục quá 4 giờ; thời gian nghỉ giữa 2 lần lái xe liên tục tối thiểu là 05 phút; Mười ba, phải thắt dây an toàn đối với người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô có trang bị toàn theo quy định luật căn cứ của Khoản 2 Điều 9 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2018, 2019. Tuy nhiên, Nghị định đã “vượt” Luật khi quy định nếu “không thắt dây an toàn khi điều lệ xe chạy trên đường”, hoặc “chở người trên xe ô tô không thắt an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn)” thì người điều khiển xe (mà không phải là người không thắt dây) vẫn bị xử phạt, phat tiền từ 800.000 đến 1.000.000 đồng, căn cứ Điểm c, q khoản 3 Điều 5 Nghị định số 100/2014/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt”. Trước đó, pháp luật còn quy định một số điều kiện kinh doanh bất hợp lý như số lượng tối thiểu xe ô tô để đủ điều kiện kinh doanh taxi, căn cứ Điều 17 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 của Chính phủ về “Kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô”, hiện đã bị thay thế theo Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17/01/2020 của Chính phủ “Quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô”. Ngoài ra, năm 2014, pháp luật quy định, xe ô tô từ 4 chỗ trở lên nói chung, xe taxi chở khách nói riêng, còn phải trang bị tối thiểu 1 bình bột hoặc bình bắt chữa cháy hoặc bình nước với chất phụ gia chữa cháy hoặc bình khí CO, chữa cháy căn cứ Điểm d khoản 1 Điều 10 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy; Nếu xe không trang bị đủ phương tiện phòng cháy, chữa cháy thì điều khiển xe ô tô có thể bị phạt tiền từ 300.000 đồng 500.000 đồng, căn cứ Điểm b, c Khoản 2 Điều 41 Nghị định số 167/2013 của Chính phủ “Quy định xử phạt vi Phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng, chống cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đfinh”; điểm a khoản 2 Điều 16 Nghị định số 100/2014/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt”. Đây vừa là một điều kiện kinh doanh, vừa là một điều kiện tiêu dùng, tức là điều kiện sử dụng đối với xe ô tô không tham gia kinh doanh. Tuy nhiên, quy định có những điểm bất hợp lý như sau: Một, luật quy định ô tô từ 4 chỗ ngồi trở lên phải bảo đảm các điều kiện theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy cần phải được hiểu là quy chuẩn ô tô phải bảo đảm điều kiện này, chứ không cần phải có bình chữa cháy, căn cứ Khoản 1 Điều 18 Luật phòng cháy và chữa cháy năm 2001 sửa đổi, bổ sung năm 2013. Hai, bình chữa cháy dùng trên xe ô tô phải là loại bảo đảm tiêu chuẩn chịu được nhiệt độ, sự rung l���c và phải được lắp đặt trên giá thích hợp, có nghĩa sử dụng bình chữa cháy thông thường là không bảo đảm an toàn, căn cứ Điểm 7.5.2.2, Điểm 7.5.2.5.3, Điểm 10.2.1.5; Điểm 10.2 Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7026:2013 (ISO 7165:2009) “Về chữa cháy – bình chữa cháy xách tay - Tính năng và cấu tạo”. Do vậy, từ năm 2021, yêu cầu về “phương tiện chữa cháy” đã bị bãi bỏ đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ” từ 9 chỗ trở xuống. Trên đây là một số điều kiện, đầu tư kinh doanh vận tải bằng Taxi mới nhất theo quy định của pháp luật hiện hành, khách hàng muốn được tư vấn hay yêu cầu sử dụng dịch của chúng tôi, vui lòng liên hệ: 0912 815 544 hoặc Email: [email protected]./. Read the full article
0 notes