Tumgik
tuvandoanhnghiep · 3 years
Text
Thời hạn và mức nộp lệ phí môn bài cho địa điểm kinh doanh năm 2021
Tumblr media
Nhiều doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp thành lập theo Luật doanh nghiệp năm 2020, khi thành lập địa điểm kinh doanh thường không nắm rõ vấn đề lệ phí môn bài cho địa điểm kinh doanh, cụ thể như địa điểm kinh doanh có được miễn lệ phí môn bài hay không? Khi nào thì địa điểm kinh doanh phải nộp lệ phí môn bài và mức nộp lệ phí môn bài là bao nhiêu? Bài viết sau đây chúng tôi sẽ giải đáp vấn đề lệ phí môn bài đối với địa điểm kinh doanh của tổ chức là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
1. Căn cứ pháp lý
– Luật doanh nghiệp năm 2020; – Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định về lệ phí môn bài; – Nghị định 22/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 139/2016/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ quy định về lệ phí môn bài; – VBHN 20/VBHN-BTC hợp nhất Nghị định 139/2016/NĐ-CP và Nghị định 22/2020/NĐ-CP; – Thông tư 302/2016/TT-BTC hướng dẫn về lệ phí môn bài; – Thông tư 65/2020/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 302/2016/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về lệ phí môn bài;
2. Địa điểm kinh doanh có phải nộp lệ phí môn bài?
Căn cứ Điều 2 Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định về lệ phí môn bài, người nộp lệ phí môn bài bao gồm: – Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật. – Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã. – Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật. – Tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân. – Tổ chức khác hoạt động sản xuất, kinh doanh. – Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của các tổ chức quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này (nếu có). – Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh. Như vậy, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp được thành lập theo Luật doanh nghiệp năm 2020 là đối tượng phải nộp lệ phí môn bài.
3. Địa điểm kinh doanh được miễn lệ phí môn bài?
Căn cứ Khoản 4, Điều 1 Nghị định số 22/2020/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 02 năm 2020, thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 hàng năm. Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 1 Nghị định số 22/2020/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 02 năm 2020: – Miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập hoặc ra hoạt động sản xuất, kinh doanh (từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12) đối với tổ chức thành lập mới (được cấp mã số thuế mới, mã số doanh nghiệp mới). Trong thời gian miễn lệ phí môn bài, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thì chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được miễn lệ phí môn bài trong thời gian tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân được miễn lệ phí môn bài. – Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển từ hộ kinh doanh (theo quy định tại Điều 16 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa) được miễn lệ phí môn bài trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu. Trong thời gian miễn lệ phí môn bài, doanh nghiệp nhỏ và vừa thành lập địa điểm kinh doanh thì địa điểm kinh doanh được miễn lệ phí môn bài trong thời gian doanh nghiệp nhỏ và vừa được miễn lệ phí môn bài. Đối với địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa (thuộc diện miễn lệ phí môn bài theo quy định tại Điều 16 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa) được thành lập trước thời điểm 25 tháng 02 năm 2020 thì thời gian miễn lệ phí môn bài của địa điểm kinh doanh được tính từ ngày 25 tháng 02 năm 2020 đến hết thời gian doanh nghiệp nhỏ và vừa được miễn lệ phí môn bài. Tóm lại, đối với doanh nghiệp được thành lập mới kể từ ngày 25 tháng 02 năm 2020 được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu tiên thành lập hoặc ra hoạt động sản xuất kinh doanh (từ ngày 01/01 đến 31/12) và trong thời gian được miễn lệ phí môn bài thì doanh nghiệp thành lập địa điểm kinh doanh thì địa điểm kinh doanh cũng được miễn lệ phí môn bài. Lưu ý, địa điểm kinh doanh chỉ được miễn lệ phí môn bài trong thời gian doanh nghiệp được miễn lệ phí môn bài.
4. Mức nộp lệ phí môn bài cho địa điểm kinh doanh?
Căn cứ điểm c Khoản 1 Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP, lệ phí môn bài của địa điểm kinh doanh phải nộp là 1.000.000 đồng/năm. Theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 1 Nghị định số 22/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh (bao gồm cả địa điểm kinh doanh) khi hết thời gian được miễn lệ phí môn bài (năm thứ tư kể từ năm thành lập doanh nghiệp): – Trường hợp kết thúc trong thời gian 6 tháng đầu năm nộp mức lệ phí môn bài cả năm. – Trường hợp kết thúc trong thời gian 6 tháng cuối năm nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm. Như vậy, đối với trường hợp địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp thành lập mới, không thuộc trường hợp doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh thì mức lệ phí môn bài là 1.000.000 đồng/năm sau thời gian được miễn lệ phí.
5. Mức phạt chậm nộp lệ phí môn bài?
5.1 Mức phạt chậm nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài Căn cứ Điều 13 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn, mức phạt chậm nộp tờ khai lệ phí môn bài được quy định như sau: – Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ. – Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 30 ngày, trừ trường hợp quy định tại khoản trên. – Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 31 ngày đến 60 ngày. – Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 61 ngày đến 90 ngày. – Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế. Trường hợp số tiền phạt nếu áp dụng theo khoản này lớn hơn số tiền thuế phát sinh trên hồ sơ khai thuế thì số tiền phạt tối đa đối với trường hợp này bằng số tiền thuế phát sinh phải nộp trên hồ sơ khai thuế nhưng không thấp hơn m���c trung bình của khung phạt tiền quy định tại khoản 4 Điều này. 5.2 Mức phạt chậm nộp tiền thuế Căn cứ Khoản 2 Điều 59 Luật quản lý thuế năm 2019, mức tính tiền chậm nộp và thời gian tính tiền chậm nộp được quy định như sau: - a) Mức tính tiền chậm nộp bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp; b) Thời gian tính tiền chậm nộp được tính liên tục kể từ ngày tiếp theo ngày phát sinh tiền chậm nộp quy định đến ngày liền kề trước ngày số tiền nợ thuế, tiền thu hồi hoàn thuế, tiền thuế tăng thêm, tiền thuế ấn định, tiền thuế chậm chuyển đã nộp vào ngân sách nhà nước. Như vậy, từ quy định trên: Số tiền phạt = Số tiền thuế chậm nộp x 0,03% x Số ngày chậm nộp Ví dụ: Doanh nghiệp phải nộp tiền lệ phí môn bài cho địa điểm kinh doanh là 1.000.000 đồng, hạn nộp là ngày 30/1. Nhưng đến ngày 15/2 doanh nghiệp mới đi nộp lệ phí môn bài cho địa điểm kinh doanh, như vậy số tiền phạt sẽ phải nộp được tính như sau: Số tiền phạt = 1.000.000 đồng x 0,03% x 15 ngày chậm nộp = 4.500 đồng Trên đây chúng tôi đã tổng hợp các quy định pháp luật mới nhất về lệ phí môn bài đối với địa điểm kinh doanh, khách hàng cần tư vấn hay hỗ trợ vui lòng liên hệ: 0912 815 544 hoặc Email: [email protected]./. Xem thêm: Văn bản hợp nhất 20/VBHN-BTC quy định về lệ phí môn bài Read the full article
0 notes
tuvandoanhnghiep · 3 years
Text
Báo cáo tình hình sử dụng lao động năm 2021(Mẫu 01/PLI Nghị định 145/2020/NĐ-CP)
Tumblr media
Căn cứ Luật lao động năm 2019, bên cạnh việc lập, cập nhật, quản lý, sử dụng sổ quản lý lao động, thì người sử dụng lao động còn phải khai trình việc sử dụng lao động trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động. Người sử dụng lao động phải định kỳ báo cáo tình hình thay đổi về lao động trong quá trình hoạt động với cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và thông báo cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
1. Thời hạn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2021, việc khai trình sử dụng lao động, định kỳ báo cáo tình hình thay đổi về lao động được quy định như sau: Định kỳ 06 tháng (trước ngày 05 tháng 6) và hằng năm (trước ngày 05 tháng 12), người sử dụng lao động phải báo cáo tình hình thay đổi lao động đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia theo Mẫu số 01/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện. Trường hợp người sử dụng lao động không thể báo cáo tình hình thay đổi lao động thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia thì gửi báo cáo bằng bản giấy theo Mẫu số 01/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổng hợp tình hình thay đổi về lao động trong trường hợp người sử dụng lao động gửi báo cáo bằng bản giấy để cập nhật đầy đủ thông tin theo Mẫu số 02/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Xử lý vi phạm
Căn cứ điều 7 Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 4 năm 2020: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi sau đây: - Không thông báo công khai kết quả tuyển lao động hoặc thông báo sau 05 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả tuyển lao động; - Không khai trình việc sử dụng lao động theo quy định với phòng Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (đối với người sử dụng lao động thuộc khu công nghiệp) nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện; - Không báo cáo tình hình thay đổi về lao động với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (đối với người sử dụng lao động thuộc khu công nghiệp) nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện;
3. Tải về mẫu Báo cáo tình hình sử dụng lao động  (Mẫu 01/PLI) hiệu lực từ ngày 01/02/2021
Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn doanh nghiệp bao gồm dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói, tư vấn đầu tư, tư vấn, soạn thảo hợp đồng lao động và các hoạt động khác liên quan đến doanh nghiệp. Quý khách hàng muốn được tư vấn hay yêu cầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi, vui lòng liên hệ yêu cầu dịch vụ: 0912 815 544 hoặc Email: [email protected]./. Xem thêm: Mẫu hợp đồng lao động mới nhất năm 2021 Read the full article
0 notes
tuvandoanhnghiep · 3 years
Text
9 loại hình vốn của doanh nghiệp
Tumblr media
Vốn là tài sản của doanh nghiệp, có thể bằng tiền hoặc tài sản khác như hàng hóa, giấy tờ có giá, quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất; là bất động sản hay động sản; là tài sản ngắn hạn hay tài sản dài hạn; là tài sản cố định hay tài sản lưu động. Vốn của doanh nghiệp gồm nhiều loại theo các tiêu chí nhau như: vốn chủ sở hữu, vốn đầu tư, vốn điều lệ, vốn huy động, vốn kinh doanh, vốn nhận ủy thác, vốn pháp định, vốn thực có, vốn tự có, vốn vay. 1. Vốn chủ sở hữu. Trong lĩnh vực kế toán, vốn chủ sở hữu là phần tài sản thuần của doanh nghiệp còn lại thuộc sở hữu của các cổ đôn thành viên góp vốn (chủ sở hữu), căn cứ Khoản 1 Điều 66 về “Nguyên tắc kế toán” Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính “Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp”, sửa đổi, bổ sung theo các thông tư: số 75/2015/TT-BTC ngày 18/5/2015, số 177/2015/TT-BTC ngày 12/11/2015 và số 53/2016/TT-BTC ngày 21/3/2016.
Tumblr media
Vốn chủ sở hữu gồm các nguồn như vốn góp của chủ sở hữu, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, chênh lệch đánh giá lại tài sản. Trong đầu tư hợp tác công tư, vốn chủ sở hữu là vốn góp của nhà đầu tư để thực hiện dự án PPP (đối tác công tư). Doanh nghiệp phải công khai Báo cáo tài chính theo quy định, trong đó có tình hình tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. 2. Vốn đầu tư. Vốn đầu tư là vốn bằng tiền và tài sản khác theo quy định của pháp luật về dân sự và điều ước quốc tế để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh. Vốn đầu tư của dự án đầu tư gồm vốn góp của nhà đầu tư và vốn huy động, căn cứ Khoản 23 Điều 3 về “Giải thích từ ngữ”; Khoản 6 Điều 40 về “Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư”, Luật Đầu tư năm 2020. Vốn đầu tư của doanh nghiệp tư nhân được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2020 thì chỉ phải ghi trên Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, căn cứ Khoản 4 Điều 24 về “Nội dung giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp; khoản 4 Điều 29 về “Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Luật Doanh nghiệp năm 2014. Một số lĩnh vực còn quy định doanh nghiệp phải cam kết đầu tư vốn trong quá trình hoạt động. Ví dụ như doanh nghiệp đề nghị cấp phép thiết lập mạng viễn thông cố định vệ tinh và di động vệ tinh phải đáp ứng điều kiện về vốn pháp định và cam kết đầu tư ít nhất 100 tỷ đồng trong 3 năm đầu tiên để phát triển mạng viễn thông, căn cứ Điều 21 về “Vốn pháp định và mức cam kết đầu tư để thiết lập mạng viễn thông cố định vệ tinh và di động vệ tinh”, Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06/4/2011 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông sửa đổi, bổ sung theo các nghị định: số 81/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016, số 49/2017/NĐ-CP ngày 24/4/2017 và số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020. 3. Vốn huy động. Loại vốn này có thể được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như vay vốn, nhận vốn góp, hợp tác đầu tư kinh doanh, bán trái phiếu doanh nghiệp. Ví dụ, vốn huy động phục vụ cho phát triển nhà ở , hình thức góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh , doanh, liên kết của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, căn cứ Khoản 2 Điều 69 về “Vốn phục vụ cho phát triển nhà ở thương mại”, Luật Nhà ở năm 2014 sửa đổi, bổ sung năm 2019, 2020. 4. Vốn kinh doanh. Đây là vốn để phục vụ kinh doanh của doanh nghi cả sử dụng cho đầu tư, sản xuất, dịch vụ, thương mại hoạt động. doanh nghiệp, gồm thương mại, duy trì. Ví dụ, vốn kinh doanh trong quy định trường hợp người có quyền sử dụng đất góp vốn kinh doanh bằng quyền sử dụng đất, căn cứ Điểm đ khoản 3 Điều 4 về “Người nộp thuế”, Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2010. Thường ít khi có sự phân biệt rõ ràng giữa vốn đầu tư và vốn kinh doanh mà được gọi chung là vốn phục vụ hoạt động đầu tư kinh doanh. 5. Vốn nhận ủy thác. Vốn ủy thác là khoản tiền bên ủy thác giao cho bên nhận ủy thác để thực hiện nội dung ủy thác, căn cứ Khoản 9 Điều 3 về “Giải thích từ ngữ”, Thông tư số 30/2014/TT-NHNN ngày 06/11/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước “Quy định về ủy thác và nhận ủy thác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”, sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 14/2016/TT-NHNN ngày 30/6/2016. Có hai cách gọi khác nhau là “vốn ủy thác” hoặc “vốn nhận ủy thác”, tùy theo cách tiếp cận. Tuy nhiên, có trường hợp cùng diễn đạt nội dung tương tự nhau nhưng luật lại sử dụng hai cụm từ khác nhau, đó là quy định một trong những nguồn tài chính hình thành quỹ bảo vệ và phát rừng là “vốn ủy thác” căn cứ Điểm a khoản 4 Điều 95 về “Quỹ bảo vệ và phát triển rừng", Luật Lâm nghiệp năm 2017, trong khi quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản là “vốn nhận ủy thác”, căn cứ Điểm b khoản 4 Điều 21 về “Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản”, Luật Thủy sản năm 2014. 6. Vốn thực có. Vốn thực có là vốn tự có của chủ sở hữu hay của nhà đầu tư. Vốn thực có được quy định trong một số văn bản quy phạm pháp luật. Ví dụ, quy định công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường trong thời hạn 72 giờ, kể từ khi xảy ra sự kiện quyết định vay hoặc phát hành trái phiếu có giá trị từ ba mươi phần trăm vốn thực có trở lên, căn cứ Điểm a khoản 3 Điều 101 về “Công bố thông tin của công ty đại chúng”, Luật Chứng khoán năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2010, 2018. Hay quy định báo cáo kiểm toán của trường đại học dân lập chuyển sang loại hình tư thục phải xác định được tổng số vốn thực có, căn cứ Khoản 4 Điều 4 về “Kiểm toán tài chính, định giá tài sản. Thông tư số GDĐT ngày 17/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo “Quy định về việc chuyển đổi loại hình Trường đại học dân lập sang loại hình trường đại học tư thục”. 7. Vốn tự có. Pháp luật đã từng quy định: “từ nay, trong quản lý và hạch toán vốn sản xuất kinh doanh ở xí nghiệp quốc doanh không dùng thuật ngữ “vốn tự có” và không còn vốn nào được coi là vốn tự có”, căn cứ Mục 2 phần I Thông tư số 32-TC/VKH ngày 31/7/1990 của Bộ trưởng Bộ Tài chính “Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng vốn trong các xí nghiệp quốc doanh”. Tuy nhiên, khái niệm này vẫn tiếp tục được trong nhiều văn bản, từ luật, nghị định cho đến thông tư. Trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, vốn tự có là nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ đầu tư được hình thành từ lợi nhuận trích ra để đầu tư; từ tiền thanh lý tài sản, từ khấu hao tài sản từ các quỹ, huy động cổ phần, góp vốn liên doanh của các bên đối tác liên doanh...”, căn cứ Mục 04 về “Đầu tư và xây dựng”, Phụ lục “Nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia” ban hành kèm theo Nghị định số 97/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ Quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia”. Trong lĩnh vực ngân hàng “vốn tự có: là vốn điều lệ và lợi nhuận để lại tích lũy”, căn cứ Khoản 10 Điều 2 về “Giải thích từ ngữ” Nghị định số 28/2005/NĐ-CP ngày 09/3/2005 của Chính phủ về “Tổ chức và hoạt động của tổ chức chính quy mô nhỏ tại Việt Nam”, sửa đổi, bổ sung theo các Nghị định số 165/2007/NĐ-CP ngày 15/11/2007, số 86/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019. Trước kia, luật đã từng quy định vốn tự có gồm giá trị thực có của vốn điều lệ, các quỹ dự trữ, một cái tài sản “Nợ” khác của tổ chức tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Vốn tự có là căn cứ để tính toán các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hang, căn cứ Khoản 13 Điều 20 về “Giải thích từ ngữ”, Luật Các tổ chức tín dụng năm 1997 sửa đổi, bổ sung năm 2004; Thông tư số 22/2019/TT-NHNN ngày 15/11/2019 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước “Quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. 8. Vốn vay. Vốn vay là một dạng của vốn huy động. Doanh nghiệp có thể vay tiền hoặc có thể vay tài sản, vật tư, hàng hóa (vay thương a hàng trả chậm, trả dần); vay vốn của cá nhân (người lao động, cổ đông hoặc cá nhân khác) và doanh nghiệp, pháp nhân khác; vay vốn của các tổ chức tín dụng và tổ chức tài chính khác; vay vốn trong nước và vay ngoài nước (vay ODA hoặc thương mại). 9. Vốn khác. Là nguồn vốn huy động ngoài các nguồn vốn trên, như vốn đóng góp tự nguyện, cho, biếu, tặng, tài trợ, từ thiện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Trong các nguồn vốn, có hai loại bắt buộc chung theo quy định của pháp luật, đó là vốn điều lệ và vốn pháp định. Xem thêm: Tải về luật doanh nghiệp năm 2020 Read the full article
0 notes
tuvandoanhnghiep · 3 years
Text
8 ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh năm 2021
Tumblr media
Luật đầu tư quy định 8 ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh căn cứ Khoản 1 Điều 6 về “Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh”, Luật đầu tư năm 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021. Thứ nhất, cấm kinh doanh một số chất ma túy. Pháp luật quy định một số danh mục chất ma túy và tiền chất, trong đó có các chất ma túy tuyệt đối cấm sử dụng và được dùng hạn chế, căn cứ Khoản 2 Điều 6 về “Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh”, Luật đầu tư năm 2020; Điều 1 Nghị định số 73/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ "Quy định các Danh mục chất ma túy và tiền chất”, sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 60/2020/NĐ-CP ngày 29/5/2020.
Tumblr media
Luật đầu tư quy định cấm đầu tư kinh doanh với danh mục 47 chất ma túy, căn cứ Phụ lục 1 “Các chất ma túy cầm đầu tư kinh doanh”, ban hành kèm theo Luật đầu tư năm 2020 (tăng thêm 2 chất so với Luật đầu tư năm 2014). Có 9 hành vi liên quan đến ma túy bị nghiêm cấm theo quy định của Luật phòng, chống ma túy, căn cứ Điều 3 Luật phòng, chống ma túy năm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2008. Thứ hai, cấm kinh doanh một số loại hóa chất, khoáng vật. Các hành vi bị nghiêm cấm đối với các loại hóa chất, khoáng vật được quy định cụ thể gồm 4 nhóm trong Luật hóa chất, căn cứ Điều 7 về “Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động hóa chất", Hóa chất năm 2007 sửa đổi, bổ sung năm 2018 và 14 nhóm trong Luật năng lượng nguyên tử, căn cứ Điều 12 về “Những hành vi bị nghiêm cấm”, Luật năng lượng nguyên tử năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2018. Luật đầu tư quy định cấm đầu tư kinh doanh đối với 18 loại, nhóm hóa chất, khoáng vật, căn cứ Phụ lục II “Danh mục hóa chất, khoáng vật”, ban hành kèm theo Luật đầu tư năm 2020 (tăng 5 loại, nhóm so với Luật đầu tư năm 2014). Thứ ba, cấm kinh doanh một số mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã. Các hành vi bị nghiêm cấm đối với động vật, thực vật hoang dã được quy định cụ thể gồm: - 9 nhóm trong Luật đa dạng sinh học, căn cứ Điều 7 về “Những hành vi bị nghiêm cấm về đa dạng sinh học”, Luật đa dạng sinh học năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2018. - 9 nhóm trong Luật lâm nghiệp, căn cứ Điều 9 về “Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động lâm nghiệp”, Luật lâm nghiệp năm 2017. Luật đầu tư quy định cấm đầu tư kinh doanh đối với 258 loại thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên, căn cứ Phụ lục III. “Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm nhóm I”, ban hành kèm theo Luật đầu tư năm 2020. Luật đầu tư cũng quy định, việc sản xuất, sử dụng 3 loại sản phẩm nêu trên (chất ma túy; một số loại hóa chất, khoáng vật và một số mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã), trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, điều tra tội phạm, bảo vệ quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định của Chính phủ, căn cứ Khoản 2 Điều 6 về “Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh”, Luật đầu tư năm 2020; Điều 1 Nghị định số 73/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ “Quy định các Danh mục chất ma túy và tiền chất”. Như vậy, về bản chất, pháp luật không cấm toàn bộ, mà chỉ hạn chế một cách nghiêm ngặt việc sản xuất, sử dụng các loại sản phẩm trên; Thứ tư, cấm kinh doanh mại dâm. Có 9 hành vi mại dâm bị nghiêm cấm theo Pháp lệnh phòng, chống mại dâm gồm: mua dâm, bán dâm, chứa mại dâm, tổ chức hoạt động mại dâm, cưỡng bức bán dâm, môi giới mại dâm, bảo kê mại dâm, lợi dụng kinh doanh dịch vụ để hoạt động mại dâm, các hành vi khác liên quan đến hoạt động mại dâm theo quy định của pháp luật, căn cứ Điều 4 về “Các hành vi bị nghiêm cấm”, Pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003. Thứ năm, cấm mua, bán người, mô, xác bộ phận cơ thể, bào thai người. Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực này được quy định cụ thể bao gồm: - 10 nhóm trong Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác, căn cứ Điều 11 về “Các hành vi bị nghiêm cấm”, Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006. Luật đầu tư năm 2020 bổ sung thêm việc cấm mua bán "xác và bào thai người” so với Luật đầu tư năm 2014, - 12 nhóm trong Luật phòng, chống mua bán người, căn cứ Điều 3 về “Các hành vi bị nghiêm cấm”, Luật phòng, chống mua bán người năm 2011. Thứ sáu, cấm hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người. Đây là hành vi bị cấm theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, căn cứ điểm g Khoản 2 Điều 5 về “Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình”, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Đồng thời đây cũng là một trong những thực tiễn trái với nhân phẩm của con người căn cứ theo Điều 11 Tuyên bố toàn cầu về Gen người và các quyền của con người đã được Đại hội đồng của Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) nhất trí thông qua và tuyên bố tại phiên họp lần thứ 29 ngày 11/11/1997. Thứ bảy, cấm kinh doanh pháo nổ. Tất cả các loại pháo nổ đã bị nghiêm cấm sản xuất, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ và sử dụng trên toàn lãnh thổ Việt Nam từ ngày 01/01/1995, căn cứ Chỉ thị số 406-TTg ngày 08/8/1994 của Thủ tướng cấm sản xuất, buôn bán và đốt pháo”. Từ ngày 01/7/2015, “kinh doanh các loại pháo” thuộc ngành, nghề kinh doanh có điều kiện theo Luật đầu tư năm 2014. Từ ngày 01/01/2017 trở đi, kinh doanh pháo nổ lại bị cấm theo quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư năm 2016. Nếu pháp luật chỉ cấm kinh doanh pháo nổ theo quy định dưới luật thì sẽ không xử lý được về tội sản xuất, buôn bán hàng cấm theo quy định của Bộ luật hình sự, căn cứ Điều 190 về “Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm”, Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Thứ tám, cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ. Nền kinh tế càng phát triển thì xã hội càng phát sinh thiếu vấn đề phức tạp, đòi hỏi chuyên môn hóa cao trong lao động. Đòi nợ là một nghề khó, một công việc phức tạp, đòi hỏi chuyển môn, kinh nghiệm, kỹ năng nghệ thuật, phương thứ nhất định mà người cho vay, cho nợ, bán chịu hàng hóa sành sỏi cũng không dễ gì có được. Dịch vụ đòi nợ vốn là một trong những hoạt động rất cần thiết, thậm chí là sự tất yếu giúp cho việc thu hồi nợ trên thực tế, bảo vệ hữu hiệu quyền của chủ nợ và chủ sở hữu, đồng thời thúc đẩy các giao dịch dân sự liên quan đến việc vay, nợ. Năm 2007, lần đầu tiên pháp luật quy định chính thức về hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ và quy định một số hành vi bị nghiêm cấm đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ như: “Thực hiện hoặc thông qua người khác thực hiện các hoạt động, hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe nhân phẩm, danh dự, quyền tự do cá nhân, quyền tài sản và các quyền dân sự khác của khách nợ, chủ nợ và tổ chức, cá nhân khác liên quan”, căn cứ Điều 11 về “Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động dịch vụ đòi nợ”, căn cứ Nghị định số 104/2007/NĐ-CP ngày 14/6/2007 của Chính phủ “Kinh doanh dịch vụ đòi nợ”. Trước đó, pháp luật chưa có quy định, hoạt động đòi nợ thuê diễn ra một cách phổ biến. Từ năm 2015 trở đi, kinh doanh dịch vụ đòi nợ được xác định là một trong các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, căn cứ Phụ lục IV “Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện”, ban hành kèm theo Luật đầu tư năm 2014 sửa đổi, bổ sung năm 2015, 2016, 2017, 2018, 2019. Năm 2020, luật đã cấm dịch vụ đòi nợ vì lý do dễ bị lợi dụng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, căn cứ Điểm b Khoản 1 Điều 6 về “Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh”, Luật đầu tư năm 2020. Đây là việc cấm rất thiếu thuyết phục, vì khác với những thứ gây nguy hại trực tiếp như ma túy, bản chất hoạt động đòi nợ thuê là vô hại, chỉ nên cấm việc đòi nợ thuê phạm pháp và xử lý những hành vi biến tướng, lạm dụng, gây nguy hại cho xã hội. 8 ngành, nghề bị cấm đầu tư, kinh doanh nêu trên đồng thời cũng bị cấm đầu tư ra nước ngoài, căn cứ Khoản 1 Điều 53 về “Ngành, nghề cấm đầu tư ra nước ngoài”, Luật đầu tư năm 2020. Trong lĩnh vực ngoại thương, năm 2018, có 7 loại hàng hóa bị cấm xuất khẩu, 14 loại hàng hóa bị cấm nhập khẩu, (áp dụng cho hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa mậu dịch, phi mậu dịch; xuất, nhập khẩu hàng hóa tại khu vực biên giới, hàng hóa viện trợ Chính phủ, phi Chính phủ), căn cứ Phụ lục I. "Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu” ban hành kèm theo Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ “Quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương”. Xem thêm: Quy định mới về đầu tư ra nước ngoài năm 2021 Read the full article
0 notes
tuvandoanhnghiep · 3 years
Text
Điều kiện kinh doanh Taxi mới nhất theo pháp luật hiện hành 2021
Tumblr media
Kinh doanh Taxi thuộc loại hình “Kinh doanh vận tải đường bộ”, đây là nhóm ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành, căn cứ Phụ lục IV “Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện” ban hành kèm theo Luật đầu tư năm 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021. Vậy điều kiện kinh doanh Taxi gồm những điều kiện nào, hãy cũng chúng tôi điểm qua bài viết sau đây. Kinh doanh vận tải đường bộ gồm kinh doanh vận tải hành khách, kinh doanh vận tải hàng hóa căn cứ Khoản 2 Điều 64 “Hoạt động vận tải đường bộ”' Luật giao thông đường bộ năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2018, 2019.
Tumblr media
Chi tiết bao gồm 9 loại khác nhau, trong đó có kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi căn cứ Điều 66 “Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô” Luật giao thông đường bộ năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2018, 2019. Như vậy có thể thấy, đó là 9 ngành, nghề đầu tư kinh doanh và kèm theo là rất nhiều điều kiện đầu tư kinh doanh khác nhau theo quy định của pháp luật hiện hành.
Kinh doanh Taxi là gì?
Căn cứ Khoản 6 Điều 3 Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17/02/2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô: Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi là việc sử dụng xe ô tô có sức chứa dưới 9 chỗ (bao gồm cả người lái xe) để vận chuyển hành khách theo lịch trình và hành trình do hành khách yêu cầu; có sử dụng đồng hồ tính tiền để tính cước chuyến đi hoặc sử dụng phần mềm để đặt xe, hủy chuyến, tính cước chuyến đi và kết nối trực tiếp với hành khách thông qua phương tiện điện tử. Từ năm 2014, việc xuất hiện mô hình kinh doanh gọi xe công nghệ như Grab, Uber đã gây tranh cãi xung quanh câu hỏi: Đó là hoạt động kinh doanh có điều kiện hay là được tự do kinh doanh? Bên ủng hộ thì cho rằng đó là hoạt động kinh doanh không bị cấm, không có điều kiện và rất lợi ích, nên cần được khuyến khích. Còn bên phản đối thì lại cho rằng đó là hoạt động kinh doanh trái pháp luật và kiến nghị tạm thời cấm hoạt động. Thực chất, đó là một mô hình kinh doanh mới, không chỉ dừng lại là một loại hình kinh doanh có điều kiện là vận tải hành khách đã được quy định trong Luật Giao thông đường bộ. Mô hình kinh doanh này là sự kết hợp tối đa giữa việc vận chuyển khách bằng xe taxi, ô tô khác và công nghệ hiện đại. Nó mang lại lợi ích cho cả tài xế, doanh nghiệp, khách hàng và xã hội. Nhưng điều quan trọng nhất là cho dù loại hình kinh doanh đó có sai trái gì thì cũng chỉ có thể bị cấm hoạt động theo quy định của pháp luật. Do vậy, Thủ tướng Chính phủ đã phải cho phép thực hiện thí điểm loại hình kinh doanh này căn cứ theo Văn bản số 1850/TTg-KTN ngày 19/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Thí điểm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng”. Đến năm 2020, trong khi quy định về ngành, nghề kinh doanh vận tải đường bộ trong Luật Giao thông đường bộ và Luật Đầu tư không hề thay đổi thì việc xác định thế nào là kinh doanh taxi và các điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô đã được thay đổi một cách cơ bản. Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô nói chung, và bằng taxi nói riêng, được giải thích là việc thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải gồm: trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải) để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi, căn cứ Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17/01/2020 của Chính phủ Quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô”.
Điều kiện kinh doanh Taxi
Căn cứ Điều 58, Khoản 1 Điều 65 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2018 và 2019; Điều 6, Điều 11, Điều 13, Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17/01/2020 của Chính phủ “Quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô”, có tới 13 điều kiện (hoặc tương tự với điều kiện) trực tiếp và gián tiếp đối với kinh doanh xe taxi bao gồm như sau: Một, phải được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; Hai, phải là xe dưới 09 chỗ (kể cả người lái); Ba, phải có niên hạn sử dụng xe không quá 12 năm (tính từ năm sản xuất); Bốn, phải có phù hiệu xe taxi” dán cố định; Năm, phải dán cố định cụm từ “xe taxi” làm bằng vật liệu phản quang trên kính phía trước và kính phía sau xe; Sáu, phải được cấp phù hiệu theo địa phương hoạt động chính; Bảy, phải gắn đồng hồ tính tiền và phải có thiết bị in hóa đơn hoặc phiếu thu tiền kết nối với đồng hồ tính tiền hoặc sử dụng phần mềm để đặt xe, hủy chuyến, tính cước; Tám, phải có giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới; Chín, phải có Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới; Mười, phải có Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; Mười một, phải xây dựng và thực hiện quy trình bảo đảm an toàn giao thông; Mười hai, phải thực hiện thời gian làm việc của người lái xe ô tô không được quá 10 giờ/ngày và không được lái xe liên tục quá 4 giờ; thời gian nghỉ giữa 2 lần lái xe liên tục tối thiểu là 05 phút; Mười ba, phải thắt dây an toàn đối với người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô có trang bị toàn theo quy định luật căn cứ của Khoản 2 Điều 9 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2018, 2019. Tuy nhiên, Nghị định đã “vượt” Luật khi quy định nếu “không thắt dây an toàn khi điều lệ xe chạy trên đường”, hoặc “chở người trên xe ô tô không thắt an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn)” thì người điều khiển xe (mà không phải là người không thắt dây) vẫn bị xử phạt, phat tiền từ 800.000 đến 1.000.000 đồng, căn cứ Điểm c, q khoản 3 Điều 5 Nghị định số 100/2014/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt”. Trước đó, pháp luật còn quy định một số điều kiện kinh doanh bất hợp lý như số lượng tối thiểu xe ô tô để đủ điều kiện kinh doanh taxi, căn cứ Điều 17 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 của Chính phủ về “Kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô”, hiện đã bị thay thế theo Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17/01/2020 của Chính phủ “Quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô”. Ngoài ra, năm 2014, pháp luật quy định, xe ô tô từ 4 chỗ trở lên nói chung, xe taxi chở khách nói riêng, còn phải trang bị tối thiểu 1 bình bột hoặc bình bắt chữa cháy hoặc bình nước với chất phụ gia chữa cháy hoặc bình khí CO, chữa cháy căn cứ Điểm d khoản 1 Điều 10 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy; Nếu xe không trang bị đủ phương tiện phòng cháy, chữa cháy thì điều khiển xe ô tô có thể bị phạt tiền từ 300.000 đồng 500.000 đồng, căn cứ Điểm b, c Khoản 2 Điều 41 Nghị định số 167/2013 của Chính phủ “Quy định xử phạt vi Phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng, chống cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đfinh”; điểm a khoản 2 Điều 16 Nghị định số 100/2014/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt”. Đây vừa là một điều kiện kinh doanh, vừa là một điều kiện tiêu dùng, tức là điều kiện sử dụng đối với xe ô tô không tham gia kinh doanh. Tuy nhiên, quy định có những điểm bất hợp lý như sau: Một, luật quy định ô tô từ 4 chỗ ngồi trở lên phải bảo đảm các điều kiện theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy cần phải được hiểu là quy chuẩn ô tô phải bảo đảm điều kiện này, chứ không cần phải có bình chữa cháy, căn cứ Khoản 1 Điều 18 Luật phòng cháy và chữa cháy năm 2001 sửa đổi, bổ sung năm 2013. Hai, bình chữa cháy dùng trên xe ô tô phải là loại bảo đảm tiêu chuẩn chịu được nhiệt độ, sự rung lắc và phải được lắp đặt trên giá thích hợp, có nghĩa sử dụng bình chữa cháy thông thường là không bảo đảm an toàn, căn cứ Điểm 7.5.2.2, Điểm 7.5.2.5.3, Điểm 10.2.1.5; Điểm 10.2 Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7026:2013 (ISO 7165:2009) “Về chữa cháy – bình chữa cháy xách tay - Tính năng và cấu tạo”. Do vậy, từ năm 2021, yêu cầu về “phương tiện chữa cháy” đã bị bãi bỏ đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ” từ 9 chỗ trở xuống. Trên đây là một số điều kiện, đầu tư kinh doanh vận tải bằng Taxi mới nhất theo quy định của pháp luật hiện hành, khách hàng muốn được tư vấn hay yêu cầu sử dụng dịch của chúng tôi, vui lòng liên hệ: 0912 815 544 hoặc Email: [email protected]./. Read the full article
0 notes
tuvandoanhnghiep · 3 years
Text
Mẫu điều lệ công ty cổ phần mới nhất theo Luật doanh nghiệp 2020
Tumblr media
Điều lệ công ty chính là "luật" của công ty do các chủ sở hữu công ty thỏa thuận xác lập khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, cũng như sửa đổi, bổ sung trong quá trình hoạt động để phù hợp với lợi ích cũng như định hướng phát triển của doanh nghiệp. Nguyên tắc xây dựng điều lệ công ty Điều lệ công ty do các bên tự lập nhưng có nội dung không được trái với các quy định của Luật doanh nghiệp. Việc xác lập, hủy bỏ và thay thế điều lệ của công ty phải tuân thủ theo quy định của pháp luật. Tất cả các doanh nghiệp là công ty đều phải có Điều lệ, ngoại trừ doanh nghiệp tư nhân không phải là công ty nên không có và không bao giờ có điều lệ. Khi đăng ký kinh doanh công ty phải có Điều lệ, bao gồm Điều lệ khi đăng ký doanh nghiệp và Điều lệ được sửa đổi, bổ sung trong quá trình hoạt động - Khoản 1 Điều 24 Luật doanh nghiệp năm 2020. Xem thêm: Điều lệ công ty TNHH mới nhất theo Luật doanh nghiệp năm 2020 Để có thể soạn thảo nên một bản Điều lệ công ty cổ phần hoàn chỉnh và phù hợp với quy định của pháp luật, các chủ sở hữu công ty phải dựa theo nguyên tắc dưới đây: - Không được trái pháp luật. - Tự nguyện và thỏa thuận trong giới hạn pháp luật quy định. - Không được xâm phạm đến lợi ích của bên thứ ba. Nội dung của điều lệ công ty cổ phần Căn cứ Khoản 2 Điều 24 Luật doanh nghiệp năm 2020, điều lệ công ty cổ phần bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây: a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty; tên, địa chỉ chi nhánh và văn phòng đại diện (nếu có); b) Ngành, nghề kinh doanh; c) Vốn điều lệ; tổng số cổ phần, loại cổ phần và mệnh giá từng loại cổ phần; d) Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch của cổ đông sáng lập. Số cổ phần, loại cổ phần, mệnh giá từng loại cổ phần của cổ đông sáng lập; đ) Quyền và nghĩa vụ của cổ đông; e) Cơ cấu tổ chức quản lý; g) Số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; phân chia quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật trong trường hợp công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật; h) Thể thức thông qua quyết định của công ty; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ; i) Căn cứ và phương pháp xác định tiền lương, thù lao, thưởng của người quản lý và Kiểm soát viên; k) Trường hợp thành viên, cổ đông có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần; l) Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh; m) Trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản công ty; n) Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty. Xem thêm: Những điểm mới về Điều lệ công ty theo Luật doanh nghiệp năm 2020 Mẫu điều lệ công ty cổ phần theo Luật doanh nghiệp năm 2020 Chúng tôi cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng soạn hồ sơ thành lập doanh nghiệp, soạn thảo Điều lệ cho khách hàng theo đúng quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020 và các văn bản pháp luật liên quan. Khách hàng muốn được tư vấn hay yêu cầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi, vui lòng liên hệ yêu cầu dịch vụ: 0912 815 544 hoặc email: [email protected]. Read the full article
0 notes
tuvandoanhnghiep · 3 years
Text
Bất động sản là gì? 7 vấn đề cần lưu ý khi giao dịch bất động sản
Tumblr media
Xây dựng và phát triển thị trường bất động sản lành mạnh hiện là một trong những nội dung cơ bản trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước của Chính phủ Việt Nam. Để làm được điều này, pháp luật về đất đai nói chung và pháp luật về thị trường quyền sử dụng đất nói chung cần phải được hoàn thiện, bởi đất đai là yếu tố cơ bản cấu thành nên hàng hóa bất động sản cũng như là đối tượng giao dịch trên thị trường bất động sản. I. Bất động sản là gì? Về mặt ngôn ngữ, bất động sản là các tài sản không thể di dời (‘bất động’) được. Luật pháp Việt Nam không định nghĩa cụ thể thế nào là bất động sản, mà chỉ liệt kê những loại tài sản nào là bất động sản. Căn cứ Khoản 1 Điều 107 Bộ luật dân sự năm 2015, bất động sản bao gồm: a. Đất đai; b. Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai; c. Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng; d. Tài sản khác theo quy định của pháp luật. II. Đặc điểm của bất động sản Bất động sản khác với các loại tài sàn khác bởi các đặc điểm sau đây: Không di dời được Ở đây cần được hiểu là nó có tính cố định và ổn định về vị trí so với các loại tài sản là động sản. Tuy nhiên tính cố định chỉ mang nghĩa tương đối mà thôi. Các tài sản khác cũng được coi là bất động sản khi nó phụ thuộc và luôn gắn liền với đất đai (một loại bất động sản). Đặc điểm này cho thấy đối tượng tài sản là bất động sản đa dạng và phân biệt được với động sản. Khan hiếm Đặc điểm này của bất động sản xuất phát từ tính khan hiếm của đất đai. Tính khan hiếm của đất đai là do diện tích bề mặt trái đất là có hạn. Tính khan hiếm cụ thể của đất đai là giới hạn về diện tích đất đai của từng mảnh đất, khu vực, vùng, địa phương, lãnh thổ...Chính vì tính khan hiếm, tính cố định và không di dời được của đất đai nên hàng hoá bất động sản còn có tính riêng biệt. Trong cùng một khu vực nhỏ kể cả hai bất động sản cạnh nhau đều có những yếu tố không giống nhau. Trên thị trường bất động sản khó tồn tại hai bất động sản hoàn toàn giống nhau vì chúng có vị trí không gian khác nhau kể cả hai công trình cạnh nhau và cùng xây theo một thiết kế. Ngay trong một toà cao ốc thì các căn phòng cũng có hướng và cấu tạo nhà khác nhau... Bền vững Đất đai là tài sản do thiên nhiên ban tặng, một loại tài nguyên được xem như không thể bị huỷ hoại, trừ khi có thiên tai hoặc thay đổi cấu trúc địa chất. Đồng thời, các vật kiến trúc và công trình xây dựng trên đất sau khi xây dựng hoặc sau một thời gian sử dụng được cải tạo nâng cấp có thể tồn tại hàng trăm năm hoặc lâu hơn nữa. Vì vậy, đặc tính bền vững của bất động sản là chỉ tuổi thọ của vật kiến trúc và công trình xây dựng. Chính vì tính chất bền vững của hàng hoá bất động sản là do đất đai không bị mất đi, không bị thanh lý sau một quá trình sử dụng, lại có thể sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, nên hàng hoá bất động sản rất phong phú và đa dạng, không bao giờ cạn. Tương quan giá trị Bất động sản chịu sự ảnh hưởng lẫn nhau rất lớn, giá trị của một bất động sản này có thể bị tác động bởi một bất động sản khác, hay nói một cách khác giá trị của bất động sản chủ yếu dựa trên yếu tố địa lý, vị trí, môi trường. Chẳng hạn, giá trị của thửa đất, căn nhà mặt tiền bao giờ cũng cao hơn nhà đất cùng loại, cùng diện tích ở trong ngõ, hẻm, hoặc giá trị cùa căn nhà ở nơi trung tâm thương mại bao giờ cùng cao hơn nhà ờ nơi xa trung tâm thương mại. Đây cũng là đặc điểm có tính đặc thù cùa bất động sản. III. Quyền sở hữu đối với bất động sản 1. Nhìn chung pháp luật công nhận quyền sở hữu tài sản đối với mọi cá nhân và tổ chức với nhiều hình thức sở hữu như: - Sở hữu toàn dân (đối với đất đai). - Sở hữu Nhà nước. - Sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội. - Sở hữu tập thể. - Sở hữu tư nhân. - Sở hữu chung. - Sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp. Tuy nhiên đối với đất đai thì có tính đặc thù riêng cụ thể là: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thông nhất quản lý” – Điều 4 Luật đất đai năm 2013, còn đối với cá nhân, tổ chức chỉ có “quyền sử dụng đất", đây cũng được xem là một tài sản - bất động sản. Xem thêm: Bản chất của sở hữu toàn dân đối với đất đai 2. Quyền sở hữu đối với tài sản theo Điều 158 Bộ luật dân sự năm 2015 bao gồm các quyền: - Quyền chiếm hữu tài sản. - Quyền sử dụng tài sản. - Quyền định đoạt tài sản. 3. Đối với quyền sử dụng đất, căn cứ Điều 166, Điều 167 Luật đất đai năm 2013 thì người sử dụng có các quyền chung như sau: - Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. - Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất. - Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp. - Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bô đất nông nghiệp. - Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình. - Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật đất đai. - Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai. - Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai năm. IV. Những vấn đề cần lưu ý khi giao dịch bất động sản 1. Giá đất Việc định giá đất theo quy định tại Điều 112 Luật đất đai năm 2013 phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây: a. Theo mục đích sử dụng đất hợp pháp tại thời điểm định giá; b. Theo thời hạn sử dụng đất; c. Phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường của loại đất có cùng mục đích sử dụng đã chuyển nhượng, giá trúng đấu giá quyền sử dụng đất đối với những nơi có đấu giá quyền sử dụng đất hoặc thu nhập từ việc sử dụng đất; d. Cùng một thời điểm, các thửa đất liền kề nhau có cùng mục đích sử dụng, khả năng sinh lợi, thu nhập từ việc sử dụng đất tương tự như nhau thì có mức giá như nhau. 2. Đấu giá quyền sử dụng đất 2.1. Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất trong các trường hợp sau đây, trừ các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 118 Luật đất đai năm 2013: a. Đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê hoặc cho thuê mua; b. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê; c. Sử dụng quỹ đất để tạo vốn cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng; d. Sử dụng đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đ. Cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối; e. Giao đất, cho thuê đất đối với đất Nhà nước thu hồi do sắp xếp lại, xử lý trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh mà tài sản gắn liền với đất thuộc sở hữu nhà nước; g. Giao đất ở tại đô thị, nông thôn cho hộ gia đình, cá nhân; h. Giao đất, cho thuê đất đối với các trường hợp được giảm tiên sử dụng đất, tiền thuê đất. 2.2. Các trường hợp không đâu giá quyền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất bao gồm: a. Giao đất không thu tiền sử dụng đất; b. Sử dụng đất được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất quy định tại Điều 110 của Luật đất đai năm 2013; c. Sử dụng đất quy định tại các điểm b, g khoản 1 và khoản 2 Điều 56 của Luật đất đai năm 2013; d. Sử dụng đất vào mục đích hoạt động khoáng sản; đ. Sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở tái định cư, nhà ở xã hội nhà ở công vụ; e. Giao đất ở cho cán bộ, công chức, viên chức chuyển nơi công tác theo quyết định điều động của cơ quan có thẩm quyền; g. Giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân có hộ khẩu thường trú tại xã mà không có đất ở và chưa được Nhà nước giao đất ở; h. Giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân có hộ khẩu thường trú tại thị trấn thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn mà không có đất ở và chưa được Nhà nước giao đất ở; i. Các trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định. 2.3. Trường hợp đất đưa ra đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định tại Khoản 1 Điều 118 Luật đất đai năm 2013 mà không có người tham gia hoặc trường hợp chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá hoặc đấu giá ít nhất là 02 lần nhưng không thành thì Nhà nước thực hiện việc giao đất, cho thuê đất mà không phải đấu giá quyền sử dụng đất. 2.4. Điều kiện để tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất: a. Đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; b. Đất đã được giải phóng mặt bằng, đất có tài sản gắn liền với đất mà tài sản thuộc sở hữu nhà nước; c. Có phương án đấu giá quyền sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. 2.5. Tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá quyền sử dụng đất phải có đủ các điều kiện sau đây: a. Thuộc đối tượng được Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo quy định tại Điều 55 và Điều 56 của Luật đất đai năm 2013; b. Phải bảo đảm các điều kiện để thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Điều 58 Luật Đất đai năm 2013 đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư. 3. Nắm vững các qui định của pháp luật về thị trường bất động sản Đây là một yêu cầu rất quan trọng khi tham gia thị trường bất động sản, bởi lẽ nếu nắm vững các qui định của pháp luật thì người kinh doanh sẽ tránh được những rủi ro pháp lý, làm giảm bớt những khó khăn do làm không đúng pháp luật (chẳng hạn nếu nắm rõ các quy định về chuyển nhượng, cho thuê về quyền sử dụng đất thì người kinh doanh sẽ thự nhanh chóng đúng pháp luật việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho đối tác). Ngược lại, nếu không nắm rõ các quy định của pháp luật sẽ có thể dẫn đến phát sinh tranh chấp, gây thiệt hại cho các bên tham gia thị trường bất động sản. 4. Lựa chọn đối tác tư vấn pháp lý Nói chung cho dù bạn là nhà đầu tư, kinh doanh bất động sản (doanh nghiệp) hay là cá nhân có nhu cầu mua bán, kinh doanh bất động sản thì không phải bao giờ bạn cũng am hiểu tất cả các lĩnh vực chuyên môn cần thiết cho việc kinh doanh bất động sản. Vì thế để tham gia thành công một giao dịch bất động sản bạn nên nhờ tư vấn ở những tổ chức tư vấn uy tín hoặc chuyên gia đáng tin cậy về những lĩnh vực bạn chưa nắm vững. 5. Công chứng, chứng thực giao dịch 5.1. Đối với đất đai quy định tại Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai năm 2013. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau: - Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b dưới đây: - Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyên đôi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên; - Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự; - Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã. 5.2. Đối với nhà ở quy định tại Điều 122 Luật nhà ở năm 2014. a. Trường hợp mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại điểm b dưới đây. Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm công chứng, chứng thực hợp đồng. b. Đối với trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu. Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là do các bên thỏa thuận; trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm ký kết hợp đồng. c. Văn bản thừa kế nhà ở được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự. d. Việc công chứng hợp đồng về nhà ở được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng; việc chứng thực hợp đồng về nhà ở được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà ở. 5.3. Đối với hợp đồng kinh doanh bất động sản quy định tại Khoản 2 Điều 17 Luật Kinh doanh bất động sản 2014. Hợp đồng kinh doanh bất động sản phải được lập thành văn bản. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng do các bên thỏa thuận, trừ hợp đồng mua bán, thuê mua nhà, công trình xây dựng, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà các bên là hộ gia đình, cá nhân quy định tại Khoản 2 Điều 10 của Luật Kinh doanh bất động sản thì phải công chứng hoặc chứng thực. Khoản 2 Điều 10 Luật Kinh doanh bất động sản quy định: “Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản quy mô nhỏ. không thường xuyên thì không phải thành lập doanh nghiệp nhưng phải kê khai nộp thuế theo quy định của pháp luật.” 6. Thời điểm xác lập, chuyển quyền sở hữu 6.1. Điều 161, Điều 459 và Điều 503 Bộ luật dân sự năm 2015 Điều 161. Thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản: “1. Thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản thực hiện theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan; trường hợp luật không có quy định thì thực hiện theo thỏa thuận của các bên; trường hợp luật không quy định và các bên không có thỏa thuận thì thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là thời điểm tài sản được chuyển giao. Thời điểm tài sản được chuyển giao là thời điểm bên có quyền hoặc người đại diện hợp pháp của họ chiếm hữu tài sản. 2. Trường hợp tài sản chưa được chuyển giao mà phát sinh hoa lợi, lợi tức thì hoa lợi, lợi tức thuộc về bên có tài sản chuyển giao, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.” Điều 459. Tặng cho bất động sản: “1. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật. 2. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.” Điều 503. Hiệu lực của việc chuyển quyền sử dụng đất: “Việc chuyển quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký theo quy định của Luật đất đai.” 6.2. Điều 12 Luật nhà ở năm 2014 Điều 12. Thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở: “1. Trường hợp mua bán nhà ở mà không thuộc diện quy định tại khoản 3 Điều này và trường hợp thuê mua nhà ở thì thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở là kể từ thời điểm bên mua, bên thuê mua đã thanh toán đủ tiền mua, tiền thuê mua và đã nhận bàn giao nhà ở, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. 2. Trường hợp góp vốn, tặng cho, đổi nhà ở thì thời điểm chuyển quyền sở hữu là kể từ thời điểm bên nhận góp vốn, bên nhận tặng cho, bên nhận đổi nhận bàn giao nhà ở từ bên góp vốn, bên tặng cho, bên đổi nhà ở. 3. Trường hợp mua bán nhà ở giữa chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở với người mua thì thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở là kể từ thời điểm bên mua nhận bàn giao nhà ở hoặc kể từ thời điểm bên mua thanh toán đủ tiền mua nhà ở cho chủ đầu tư. Đối với nhà ở thương mại mua của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thì thời điểm chuyển quyền sở hữu được thực hiện theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản. 4. Trường hợp thừa kế nhà ở thì thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật về thừa kế. 5. Các giao dịch về nhà ở quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này phải tuân thủ các điều kiện về giao dịch nhà ở và hợp đồng phải có hiệu lực theo quy định của Luật này.” 7. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng mua bán nhà ở, đất đai và kinh doanh bất động sản 7.1. Đối với giao dịch nhà ở quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 122 Luật nhà ở năm 2014 Điều 122. Công chứng, chứng thực hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về nhà ở: “1. Trường hợp mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm công chứng, chứng thực hợp đồng. 2. Đối với trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu. Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là do các bên thỏa thuận; trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm ký kết hợp đồng.” 7.2. Đối với giao dịch dân sự quy định tại Điều 401 Bộ luật dân sự năm 2015 Điều 401. Hiệu lực của hợp đồng “1. Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác. 2. Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.” 7.3. Đối với giao dịch kinh doanh bất động sản quy định tại Khoản 3 Điều 17 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 Điều 17. Hợp đồng kinh doanh bất động sản: “3. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng do các bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng. Trường hợp hợp đồng có công chứng, chứng thực thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm công chứng, chứng thực. Trường hợp các bên không có thỏa thuận, không có công chứng, chứng thực thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm các bên ký kết hợp đồng.” Trên đây, chúng tôi đã tổng hợp các vấn đề mà cá nhân, tổ chức cần lưu ý khi giao dịch hay tham gia thị trường bất động sản. Read the full article
0 notes
tuvandoanhnghiep · 3 years
Text
Mẫu Quyết định giải thể doanh nghiệp mới nhất theo Luật doanh nghiệp 2020
Tumblr media
Tải về mẫu Quyết định giải thể doanh nghiệp, giải thể công ty mới nhất năm 2021, đã cập nhật theo Luật doanh nghiệp năm 2020. Doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp nào? Căn cứ Khoản 1 Điều 207 Luật doanh nghiệp năm 2020, doanh nghiệp bị giải thể trong trường hợp sau đây: - Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn; - Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; - Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; - Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác. Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục giải thể doanh nghiệp mới nhất năm 2021 Điều kiện giải thể doanh nghiệp Căn cứ Khoản 2 Điều 207 Luật doanh nghiệp năm 2020, doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp quy định tại điểm d khoản 1 Điều Điều 207 Luật doanh nghiệp năm 2020 cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp. Mẫu Quyết định giải thể doanh nghiệp mới nhất theo Luật doanh nghiệp năm 2020 TÊN DOANH NGHIỆP                                                          CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Số:      /QĐ/2021                                                                                Độc lập - Tư do - Hạnh phúc                                        QUYẾT ĐỊNH GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP Căn cứ Điều 207, Điều 208, Điều 209, Điều 210 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14; Căn cứ tình hình hoạt động của doanh nghiệp.                                                          QUYẾT ĐỊNH Điều 1: Giải thể doanh nghiệp: Mã số doanh nghiệp: Trụ sở: Điều 2: Lý do giải thể: Điều 3: Thời hạn, thủ tục thanh lý các hợp đồng đã ký kết: -  Các hợp đồng đã ký kết, đang thực hiện: (nêu rõ nội dung hợp đồng, thủ tục và thời hạn thanh lý hợp đồng. Lưu ý: thời hạn thanh lý không vượt quá 6 tháng kể từ ngày quyết định giải thể). -  Kể từ thời điểm quyết định giải thể, doanh nghiệp không ký kết hợp đồng mới không phải là hợp đồng nhằm thực hiện giải thể doanh nghiệp. - Không được chấm dứt thực hiện các hợp đồng đã có hiệu lực. Điều 4: Thời hạn, thủ tục thanh toán các khoản nợ: - Doanh nghiệp còn các khoản nợ: (Doanh nghiệp nêu rõ từng loại nợ đối với khách hàng, đối với cơ quan thuế, bảo hiểm xã hội và các khoản nợ khác, thời điểm thanh toán. Lưu ý: Thời hạn thanh toán nợ không được vượt quá 6 tháng, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể.) -  Kể từ thời điểm quyết định giải thể, doanh nghiệp không huy động vốn dưới mọi hình thức. Điều 5: Xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động: Doanh nghiệp sử dụng ………. (nêu số lượng lao động). Thời hạn thanh toán các khoản lương và trợ cấp cho người lao động, xử lý tất cả các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động chậm nhất là vào ngày ..../...... /2021. Điều 6: Thanh lý tài sản sau khi thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp (nếu có). Ông/bà …………………………. là Chủ doanh nghiệp trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản còn lại (nêu rõ các loại tài sản còn lại và phương thức thanh lý). Điều 7: Ông/bà …………………………. là Chủ doanh nghiệp …………………….. phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán số nợ chưa thanh toán, số thuế chưa nộp và quyền lợi của người lao động chưa được giải quyết; chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về những hệ quả phát sinh của doanh nghiệp không chính xác; trung thực với hồ sơ giải thể nộp tại cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 03 năm. Điều 8: Quyết định này được niêm yết công khai tại trụ sở doanh nghiệp và trụ sở các đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, được gởi đến các chủ nợ kèm phương án giải quyết nợ, được gởi đến người lao động, được gởi đến người có quyền và nghĩa vụ liên quan, gởi đến cơ quan Nhà nước. Điều 9: Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký./. Nơi nhận:                                                                                     ĐẠI DIỆN PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP - Sở Kế hoạch và Đầu tư;                                                                     (Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên) - Các chủ nợ; - Người lao động; - Cơ quan Thuế; - Lưu. Khách hàng cần tư vấn, hỗ trợ về giải thể doanh nghiệp, giải thể công ty vui lòng liên hệ: 0912 815 544 hoặc Email: [email protected]. Read the full article
0 notes
tuvandoanhnghiep · 3 years
Text
Thuế là gì? Đặc điểm, phân loại và chức năng của Thuế trong nền kinh tế
Tumblr media
Hệ thống thuế của Việt Nam được hình thành và phát triển trong thời kỳ "đổi mới" sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 6/1986. Trước đó, nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, thu Ngân sách nhà nước (NSNN) chủ yếu từ kinh tế quốc doanh, chiếm tới 90% tổng số thu, thuế chỉ áp dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh dưới một số hình thức như: thuế doanh nghiệp, thuế hàng hóa, thuế lợi, thuế nông nghiệp, thuế môn bài...vai trò của thuế thời điểm này trong quản lý điều tiết nền kinh tế được sử dụng rất hạn chế. Cùng với sự phát triển kinh tế sau 35 năm kể từ thời kỳ "đổi mới", thuế giờ đây đã là nguồn thu chủ yếu cho NSNN, bên cạnh chức đảm bảo công bằng xã hội. Vậy thuế là gì? Hãy cùng chúng tôi phân tích đặc điểm, phân loại của hệ thống thuế, cũng như công dụng và vai trò của thuế đối với nền kinh tế của một quốc gia. Thuế là gì? Xét về mặt khái niệm, ý nghĩa, vai trò của hệ thống thuế, cho đến nay đã xuất hiện nhiều quan điểm khác nhau. Theo các nhà kinh tế học, một trong những khái niệm cổ điển về thuế đó là: “Thuế là một khoản đóng góp bằng tiền, có tính chất xác định và không hoàn trả trực tiếp do các công dân đóng góp cho nhà nước thông qua con đường quyền lực nhằm bù đắp các khoản chi tiêu của nhà nước trong việc thực hiện các chức năng kinh tế - xã hội.” Trên góc độ phân phối thu nhập thuế được hiểu là hình thức phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân nhằm hình thành nên quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của nhà nước (quỹ NSNN) để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Trên góc độ người nộp thuế thì thuế được cho là khoản đóng góp bắt buộc mà mỗi tổ chức, cá nhân phải có nghĩa vụ đóng góp cho nhà nước theo luật định để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước, người đóng thuế được hưởng hợp pháp phần thu nhập còn lại. Trên góc độ kinh tế học, thuế được định nghĩa là biện pháp đặc biệt, theo đó, nhà nước sử dụng quyền lực của mình để chuyển một phần nguồn lực từ khu vực tư sang khu vực công nhằm thực hiện các chức năng kinh tế - xã hội của nhà nước. Đặc điểm của hệ thống thuế Mặc dù thuế có nhiều khái niệm khác nhau nhưng hệ thống thuế của bất kỳ quốc gia nào cũng có một số đặc điểm chung, cụ thể như sau: Thứ nhất, trong xã hội hiện đại, thuế là khoản đóng góp bằng tiền. Về nguyên tắc, thuế là một khoản đóng góp dưới hình thức tiền tệ. Điều này trái ngược với các hình thức thanh toán bằng hiện vật đã tồn tại trước đây. Sự phát triển của quan hệ hàng hóa – tiền tệ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thuế, đổi lại, nghĩa vụ của đối tượng nộp thuế được thực hiện bằng tiền lại góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế thị trường. Thứ hai, thuế là khoản đóng góp bắt buộc được thực hiện thông qua quyền lực chính trị. Dù thực hiện dưới hình thức nào, thuế vẫn thể hiện tính chất bắt buộc, được thực hiện thông qua quyền lực nhà nước (qua hệ thống, chính sách pháp luật về thuế). Do đó, đối tượng nộp thuế bắt buộc phải tuân thủ các quy định pháp luật về kê khai, nộp thuế. Đối tượng nộp thuế không thể tự mình ấn định hay thỏa thuận mức thuế mà phải chấp nhận mức thuế và thời hạn nộp thuế theo quy định của pháp luật. Đối tượng nộp thuế vi phạm luật sẽ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hoặc cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật để buộc họ phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Đây là điểm khác biệt giữa thuế với các khoản đóng góp mang tính chất tự nguyện. Thứ ba, thuế là một khoản thu không có đối khoản cụ thể, không hoàn trả trực tiếp nhằm đáp ứng nhu cầu chì tiêu của nhà nước trong việc thực hiện các chức năng quản lý xã hội, chức năng kinh tế xã hội của nhà nước. Khác với các khoản vay, thuế không hoàn trả trực tiếp cho người nộp thuế. Tuy vậy, một phần thuế được hoàn trả giản tiếp cho người nộp thuế thông qua các khoản phúc lợi xã hội, phúc lợi công cộng. Sự không hoàn trả trực tiếp được thể hiện cả trước và sau khi thu thuế. Trước khi thu thuế, Nhà nước không hề cung ứng trực tiếp một dịch vụ nào cho người nộp thuế. Sau khi thu thuế, Nhà nước cũng không có sự bồi hoàn trực tiếp nào cho người nộp thuế. Như vậy, người nộp thuế không thể phản đối việc thực hiện nghĩa vụ thuế với lý do họ sử dụng ít các dịch vụ công cộng, không có quyền đòi hỏi được hưởng nhiều dịch vụ công cộng hơn so với số thuế họ phải trả vì lý do này hay lý do khác; cũng không thể từ chối nộp thuế với lý do họ đã phải thanh toán cho các khoản chi trái với nguyên tắc này. Thuế được thu nhằm đáp ứng mọi nhu cầu chi tiêu của Nhà nước, thuế không có đối khoản cụ thể. Điều này thể hiện rõ ở cho nguồn thu từ mỗi loại thuế không được quy định gắn với mục đích chi tiêu cụ thể nào cả mà đều được sử dụng để đáp ứng nhu cầu chi tiêu chung của Nhà nước trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Xem thêm: 7 yếu tố cấu thành của một sắc Thuế Phân loại hệ thống thuế Căn cứ theo đặc điểm, công dụng, chức năng và vai trò của từng loại thuế đối với quá trình phát triển kinh tế, xã hội; và tùy theo mục tiêu, yêu cầu của quản lý mà thuế được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau, từ đó nhằm sử dụng phát huy vai trò tích cực của từng công cụ thuế trong quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Có một số cách phân loại chủ yếu sau: 1. Phân loại theo thẩm quyền đánh thuế Theo thẩm quyền đánh thuế, thuế được phân loại thành thuế trung ương và thuế địa phương. Cách phân loại này chỉ tồn tại các quốc gia có phân quyền tự chủ về ngân sách về thuế cho các địa phương. Cụ thể: - Thuế Trung ương là loại thuế do chính quyền trung ương ban hành và được thu nộp vào ngân sách trung ương, ví dụ như tại Hoa Kỳ, thuế này được gọi là thuế liên bang (federal tax). - Thuế địa phương là loại thuế do chính quyền địa phương ban hành và được thu nộp vào ngân sách địa phương. Tùy theo cách thức tổ chức chính quyền của một quốc gia có thể có nhiều cấp độ thuế địa phương, chẳng hạn như: thuế bang, thuế vùng, thuế tỉnh... Ở Hoa Kỳ, thuế này được gọi là là thuế tiểu bang (state tax), có sự áp dụng khác nhau giữa các tiểu bang. Tại Việt Nam, Nhà nước được xây dựng theo nguyên tắc tập trung dân chủ: Trung ương thống nhất ban hành pháp luật, chính sách, các cấp chính quyền địa phương không được phép ban hành và quản lý thu các loại thuế riêng. Tất cả các nguồn thu thuế do Nhà nước thống nhất quản lý và việc phân bổ nguồn lực cho các địa phương, phân chia các nguồn thu từ thuế trên địa bàn được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Vì vậy, hiện nay ở Việt Nam không tồn tại thuế trung ương và thuế địa phương. 2. Phân loại theo cơ sở tính thuế Theo cơ sở tính thuế, hệ thống thuế được chia thành 3 nhóm: thuế thu nhập; thuế tiêu dùng; và thuế tài sản. - Thuế thu nhập là loại thuế đánh vào phần thu nhập thu được của các tổ chức và cá nhân. Cơ sở tính thuế thu nhập là phần thu nhập thu được trong một thời kỳ nhất định của người nộp thuế. - Thuế tài sản là loại thuế đánh vào phần thu nhập tích trữ dưới dạng tài sản. Cơ sở thuế tài sản là giá trị của tài sản mà người nộp thuế có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng. Thuế trước bạ, thuế thừa kế, thuế nhà đất là các ví dụ về loại thuế này. Thực tế, không phải mọi tài sản đều bị đánh thuế. Nhà nước thường đánh thuế vào những tài sản có giá trị lớn và có thể kiểm soát được. Tuy cơ sở thuế là giá trị của tài sản nhưng bản chất chính là phần thu nhập đã được tạo ra trong quá khứ của người nộp thuế.  Thuế tài sản luôn là chủ đề gây tranh cãi trong các cuộc thảo luận. Một số quan điểm cho rằng thuế tài sản là cần thiết, một số khác lại phản đối vì cho rằng thuế này đánh trên tài sản hình thành trước kia và khi đó chúng đã phải chịu thuế. - Thuế tiêu dùng là loại thuế đánh vào phần thu nhập đem tiêu dùng ở hiện tại của người nộp thuế. Cơ sở thuế tiêu dùng là phần thu nhập có được hoặc sẽ có được của người nộp thuế đem tiêu dùng ở hiện tại. Thuế GTGT, thuế TTĐB, và thuế xuất khẩu là những ví dụ về thuế tiêu dùng. 3. Phân loại theo phương thức đánh thuế Theo phương thức đánh thuế, thuế được phân loại thành thuế trực thu; và thuế gián thu. - Thuế trực thu (direct tax) là loại thuế thu trực tiếp vào khoản thu nhập, lợi ích thu được của các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân. Thuế trực thu là loại thuế mà người, hoạt động, tài sản chịu thuế và nộp thuế là một. Thuế trực thu trực tiếp điều tiết thu nhập hoặc tài sản của người nộp thuế. Thuế TNDN, thuế TNCN là những ví dụ về thuế trực thu. Do thuế trực thu trực tiếp điều tiết vào thu nhập, tài sản của tổ chức và cá nhân, có xem xét đến hoàn cảnh, điều kiện và khả năng đóng góp của người nộp thuế nên nó rất có tác dụng trong việc điều tiết thu nhập, góp phần giảm bớt sự chênh lệch về thu nhập và tài sản giữa các tầng lớp dân cư. Mặc dù vậy, thuế trực thu có hạn chế lớn là dễ gây phản ứng từ phía người nộp thuế hoặc dễ xảy ra tình trạng trốn, lậu thuế nếu quy định mức thuế suất cao. Ngoài ra, theo dõi, tính toán và thu thuế phức tạp, đặc biệt là thuế TNCN với diện thu thuế rộng. Vì vậy, nếu không có biện pháp quản lý thu thuế hiệu quả thì dễ dẫn đến hạn chế tác dụng của loại thuế này trong việc tập trung số thu đầy đủ, kịp thời về cho NSNN và tạo sự công bảng xã hội. - Thuế gián thu (indirect tax) là loại thuế được cộng vào giá, là một bộ phận cấu thành của giá cả hàng hóa. Thuế gián thu là hình thức thuế gián tiếp qua một đơn vị trung gian (thường là các doanh nghiệp) để đánh vào người tiêu dùng. Ví dụ, Chính phủ đánh thuế vào doanh nghiệp (doanh nghiệp nộp thuế) và doanh nghiệp lại chuyển thuế này vào chi phí tính vào giá hàng hóa và dịch vụ, do vậy đối tượng chịu thuế là người tiêu dùng cuối cung. Ví dụ thuế GTGT, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế TTĐB... là thuế gián thu. Khác với thuế trực thu là người nộp thuế chính là người phải chịu thuế, nhưng với thuế gián thu, người nộp thuế và người chịu thuế (người trả thuế) không đồng nhất. Do điều tiết một cách gián tiếp vào thu nhập của người tiêu dùng thông qua Cơ chế giá nên với thuế gián thu, người chịu thuế (người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ) ít có cảm giác bị Nhà nước đánh thuế. Vì vậy, loại thuế này cũng ít gây ra những phản ứng từ phía người chịu thuế mỗi khi Chính phủ có chủ trương tăng thuế. Sự phân biệt giữa thuế trực thu và thuế gián thu chi rõ ràng ở góc độ pháp lý, tức là theo quy định của pháp luật thì người nộp thuế có là người chịu thuế không hay người nộp thuế là người phải có trách nhiệm kê khai, nộp thuế cho một người khác. Dưới góc độ kinh tế, gánh nặng thuế thực sự do ai chịu không phụ thuộc vào đó là thuế trực thu hay thuế gián thu mà phụ thuộc vào độ co giãn của cung cầu hàng hóa, dịch vụ. 4. Phân loại dựa theo mối quan hệ giữa thuế mới thu nhập Cách phân loại này xét mối quan hệ tỷ lệ giữa số thuế phải gánh chịu với thu nhập của người chịu gánh nặng thuế. Cách phân loại này cho thấy gánh nặng thuế được phân bổ cho đối | tượng nào là chính, cho người nghèo hay cho người giàu. Nó phản ánh phần nào tính công bằng của các sắc thuế. Theo cách phân loại này, thuế được chia thành 3 loại: Thuế lũy tiến, thuế lũy thoái và thuế tỷ lệ. - Thuế lũy tiến là loại thuế mà tỷ lệ phần trăm số thuế gánh chịu so với thu nhập của người chịu thuế tăng lên khi thu nhập tăng. Tiêu biểu cho loại thuế này là thuế TNCN trong trường hợp áp dụng biểu thuế lũy tiến đối với thu nhập. Đối với thuế lũy tiến, người giàu chịu thuế nhiều hơn người nghèo. - Thuế lũy thoái là loại thuế mà tỷ lệ phần trăm số thuế phải gánh chịu so với thu nhập của người chịu thuế giảm đi khi thu nhập tăng. Tiêu biểu cho loại thuế này là thuế GTGT, thuế TTĐB. Với loại thuế này, người nghèo chịu thuế nhiều hơn người giàu. Ví dụ, với thuế GTGT, bất kể người tiêu dùng là người giàu hay người nghèo, thu nhập cao hay thấp, nếu cùng tiêu dùng một lượng hàng hóa, dịch vụ như nhau thì cũng phải chịu một mức điều tiết thuế như nhau (cùng thuế suất thuế GTGT). Số thuế này nếu so với thu nhập của người giàu và người nghèo thì rõ ràng chúng mang tính lũy thoái: tỷ lệ giữa tiêu dùng so với thu nhập của người nghèo cao hơn tỷ lệ này của người giàu, và đương nhiên tỷ lệ giữa thuế gián thu so với tổng thu nhập của người nghèo lớn hơn người giàu. - Thuế tỉ lệ là loại thuế mà tỷ lệ phần trăm số thuế phải gánh chịu so với thu nhập của người chịu thuế không đổi khi thu nhập tăng. Tiêu biểu cho loại thuế này là thuế TNDN trong trường hợp sắc thuế này chỉ áp dụng một thuế suất phổ thông cho mọi mức thu nhập của người nộp thuế. 5. Phân loại theo cách thiết kế mức thu Theo cách phân loại này, thuế được phân loại thành: thuế tuyệt đối; và thuế theo giá trị. - Thuế tuyệt đối là loại thuế mà mức thuế được xác định bằng mức tiền tuyệt đối trên một đơn vị vật lý của đối tượng bị đánh thuế (trọng lượng, khối lượng, diện tích...), độc lập với giá trị tiền tệ của chúng. Ví dụ, mức thuế tuyệt đối áp dụng cho các loại xe chở người dưới 10 chỗ ngồi có dung tích xi-lanh dưới 1,5 lít nhập khẩu sẽ là 8,000 USD/xe. Loại thuế này có lợi thế là rất đơn giản, không cần phải xác định giá trị của đối tượng bị đánh thuế nhưng lại có bất lợi là không thích ứng trong trường hợp tiền tệ bị mất giá. Ở một số quốc gia, loại thuế này thường được áp dụng dưới hình thức thuế rượu, bia, thuốc lá. - Thuế theo giá trị là loại thuế được tính toán bằng cách áp dụng một tỷ lệ (hoặc tỷ lệ %) trên cơ sở thuế. Loại thuế này là dễ thích ứng trong trường hợp lạm phát. Đồng thời, số thuế thu được tỷ lệ thuận theo giá trị của cơ sở thuế Có nhiều loại thuế áp dụng phương thức này, ví dụ thuế xuất khẩu đối với loại hàng hóa A là 0%. Chức năng của thuế trong nền kinh tế Thuế có 3 chức năng cơ bản, đó là: chức năng bảo đảm nguồn thu cho NSNN nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước; chức năng phân phối lại thu nhập và tài sản nhằm đảm bảo công bằng xã hội; và chức năng điều tiết vĩ mô nền kinh tế. 1. Thuế là nguồn thu cho ngân sách Nhà nước Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước. Mức độ động viên các khoản thuế vào ngân sách phần lớn gắn liền với tổng số chi tiêu của của nhà nước và các khoản thu này là nguồn bù đắp chủ yếu cho các khoản chi ngân sách. Nhưng các khoản thu này cũng không phải là nguồn bù đắp duy nhất mà bên cạnh đó, chỉ ngân sách NSNN còn được bù đắp bằng nguồn vay hoặc phát hành tiền tệ. 2. Thuế nhằm đảm bảo công bằng xã hội Về nguyệt tắc, gánh nặng về thuế phải được phân chia một cách công bằng; thuế phải có vai trò sửa chữa những khiếm khuyết của sự phân phối lần đầu để đảm bảo sự công bằng và bình đẳng. Tuy nhiên, sự công bằng chỉ mang tính chất tương đối và tùy thuộc vào quan niệm cho rằng sự phân phối phải công bằng hay không trong việc phân chia quyền sở hữu diễn ra trên thị trường. Vì vậy, đánh thuế lũy tiến, đối với một số người, có thể được coi như đồng nghĩa với sự công bằng, với một số người khác, lại bị coi là tùy tiện. 3. Thuế để điều tiết vĩ mô nền kinh tế Thuế là một công cụ của chính sách kinh tế có thể đóng vai trò khuyến khích, hạn chế hoặc ổn định kinh tế. Thuế có thể được sử dụng để khắc phục những bất cân bằng của thị trường. Ví dụ như, dựa trên cơ sở các phân tích kinh tế vi mô để quốc tế hoá những tác động nội tại của nền kinh tế. Thuế cũng có thể góp phần thực hiện các cân bằng tổng thể trong khuôn khổ chính sách ngân sách dựa trên cơ sở các phân tích kinh tế vĩ mô. Cách tiếp cận kinh tế vi mô phù hợp với cách nhìn tự do về sự can thiệp của nhà nước mà với chức năng trợ cấp ngân sách, nhà nước có thể xóa bỏ được những vật cản nảy sinh trong kinh tế thị trường. Cách tiếp cận này đôi khi cũng là trung tâm của các cuộc tranh luận. Cách tiếp cận kinh tế vĩ mô thuộc quan niệm của Keynes về chính sách kinh tế, thuế là một công cụ mà nhà nước sử dụng nhằm ổn định tình huống (chính sách tác động trên tổng cầu) hoặc cơ cấu (chính sách thuế nhằm tạo thuận lợi cho sự tăng trưởng kinh tế). Khả năng của thuế trong việc thực hiện các mục tiêu hiệu quả kinh tế này đã bị tranh luận khá gay gắt. Tùy theo quan điểm mà chức nằng này được đánh giá cao hay thấp. Read the full article
0 notes
tuvandoanhnghiep · 3 years
Text
Mẫu hợp đồng lao động mới nhất theo Luật lao động 2019 (cập nhật theo Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH)
Tumblr media
Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử sụng lao động về việc làm có trả công, trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động. Các loại Hợp đồng lao động Căn cứ vào khoản 1 Điều 20 Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021, hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây: 1. Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng; 2. Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. Nội Read the full article
0 notes
tuvandoanhnghiep · 3 years
Text
Công cụ tài chính phái sinh theo quy định của pháp luật năm 2021
Tumblr media
Công cụ tài chính phái sinh hay còn gọi là công cụ phái sinh (tiếng Anh là derivatives) được phát hành dựa trên cơ sở những công cụ tài chính đã có, chủ yếu nhằm phòng ngừa rủi to tài chính, phân tán rủi ro tiềm ẩn khi thực hiện các hợp đồng kinh doanh để bảo vệ hoặc tạo ra lợi nhuận cho các bên tham gia. Công cụ tài chính phái sinh là một công cụ tài chính hoặc một hợp đồng, gồm các hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai được quy định trong các văn bản sau đây: Thứ nhất, pháp luật thương mại quy định, “Hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa bao gồm hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn” – Khoản 1 Điều 64 Luật Thương mại 2005, sửa đổi năm 2017, 2019. Thứ hai, pháp luật chứng khoán quy định, chứng khoán gồm cả chứng quyền, chứng quyền có bảo đảm, quyền mua cổ phần, chứng chỉ lưu ký, chứng khoán phái sinh – Khoản 1 Điều 4 Luật chứng khoán năm 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021. Read the full article
0 notes
tuvandoanhnghiep · 3 years
Text
Thủ tục giải thể công ty TNHH 1 thành viên
Tumblr media
Khi các doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả và muốn tiến hành giải thể công ty thì cần phải nắm rõ các thủ tục cần thiết theo quy định của pháp luật để tiến hành giải thể. Ở mỗi loại hình khác nhau thì các thủ tục giải thể khác nhau, vậy thủ tục để giải thể công ty TNHH 1 thành viên là gì, có khác gì so với các loại hình doanh nghiệp khác? Chúng tôi sẽ giải đáp cho các bạn qua bài viết dưới đây. Cơ sở pháp lý - Luật doanh nghiệp năm 2020. - Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp giải thể công ty TNHH 1 thành viên theo ý chí tự nguyện - Công ty TNHH 1 thành viên kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong điều lệ công ty mà không có quyết định ra hạn. Nếu như kết thúc thời hạn hoạt động mà công ty không có quyết định ra hạn thì sẽ phải thực hiện thủ tục giải thể. - Công ty TNHH 1 thành viên giải thể theo quy định của chủ doanh nghiệp. Read the full article
0 notes
tuvandoanhnghiep · 3 years
Text
Điều kiện, thủ tục giải thể công ty cổ phần năm 2021
Tumblr media
Có nhiều bạn đọc có câu hỏi thắc mắc rằng: “Công ty tôi là công ty cổ phần do hoạt động không hiệu quả nên muốn tiến hành thủ tục giải thể, xin hỏi điều kiện và thủ tục giải thể công ty theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020 là như thế nào?" Căn cứ vào quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020, Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn qua bài viết dưới đây. Giải thể công ty cổ phần là gì? Căn cứ theo Khoản 1 Điều 207 Luật doanh nghiệp năm 2020: Giải thể công ty cổ phần là việc chấm dứt sự tồn tại của công ty theo ý chí của công ty hoặc của các cơ quan có thẩm quyền. Xem thêm: 12 điểm mới về công ty cổ phần theo Luật doanh nghiệp năm 2020 Điều kiện để được giải thể công ty cổ phần Căn cứ quy định tại Khoản 2  Điều 207 Luật doanh nghiệp năm 2020 thì điều kiện để giải thể công ty cổ phần gồm: - Thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản có liên quan. Read the full article
0 notes
tuvandoanhnghiep · 3 years
Text
Tìm hiểu về Hợp đồng tín dụng
Tumblr media
Căn cứ Khoản 14 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác. Như vậy, có thể hiểu rằng, hợp đồng tín dụng hay hợp đồng cấp tín dụng, bao gồm hợp đồng cho vay, hợp đồng chiết khấu, hợp đồng cho thuê tài chính, hợp đồng bào thanh toán, hợp đồng bảo lãnh ngân hàng và các hợp đồng tín dụng khác. Từ năm 1958 đến nay, các văn bản pháp luật đã gọi hợp đồng tín dụng với những cái tên khác nhau, như “hợp đồng vay tiền”, “hợp đồng vay vốn”, “hợp đồng cho vay”, “hợp đồng tín dụng”, “hợp đồng cấp tín dụng”. Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính năm 1990 cũng chỉ quy định hoạt động tín dụng là cho vay. Read the full article
0 notes
tuvandoanhnghiep · 3 years
Text
Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp (file Word)
Tumblr media
Nghị định 01/2021/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 04/01/2021, quy định chi tiết về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh; quy định về cơ quan đăng ký kinh doanh và quản lý nhà nước về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh. Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp được ban hành để thay thế cho Nghị định 78/2015/NĐ-CP (đã sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 108/2018/NĐ-CP). Dưới đây chúng tôi tổng hợp15 điểm mới của Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp so với Nghị định 78/2015/NĐ-CP. Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp file Word (.doc) Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn doanh nghiệp bao gồm dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói, tư vấn đầu tư và các hoạt động khác liên quan đến doanh nghiệp. Quý khách hàng muốn được tư vấn hay yêu cầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi, vui lòng liên hệ yêu cầu dịch vụ: 0912 815 544 hoặc Email: [email protected]. Xem thêm: Tải về Luật doanh nghiệp năm 2020 (file Word .doc) Read the full article
0 notes
tuvandoanhnghiep · 3 years
Text
Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp (file Word)
Tumblr media
Nghị định 01/2021/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 04/01/2021, quy định chi tiết về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh; quy định về cơ quan đăng ký kinh doanh và quản lý nhà nước về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh. Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp được ban hành để thay thế cho Nghị định 78/2015/NĐ-CP (đã sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 108/2018/NĐ-CP). Dưới đây chúng tôi tổng hợp15 điểm mới của Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp so với Nghị định 78/2015/NĐ-CP. Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp file Word (.doc) Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn doanh nghiệp bao gồm dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói, tư vấn đầu tư và các hoạt động khác liên quan đến doanh nghiệp. Quý khách hàng muốn được tư vấn hay yêu cầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi, vui lòng liên hệ yêu cầu dịch vụ: 0912 815 544 hoặc Email: [email protected]. Xem thêm: Tải về Luật doanh nghiệp năm 2020 (file Word .doc) Read the full article
0 notes
tuvandoanhnghiep · 3 years
Text
Mẫu Điều lệ công ty TNHH mới nhất theo Luật doanh nghiệp 2020
Tumblr media
Điều lệ công ty là văn bản quan trọng nhất và có hiệu lực cao nhất đối với một công ty, giống như một bản Hiến pháp đối với một quốc gia. Tất nhiên, Điều lệ công ty không được trái với các quy định bắt buộc của Luật Doanh nghiệp năm 2020 và các văn bản pháp luật liên quan. Điều lệ công ty là gì? Điều lệ công ty là khung pháp lý ghi nhận các nội dung cơ bản nhất, cần thiết nhất về cơ cấu tổ chức, quản trị, kiểm soát, điều hành cho đến việc cải tổ và chấm dứt hoạt động của công ty. Tất cả các doanh nghiệp là công ty đều phải có Điều lệ, ngoại trừ doanh nghiệp tư nhân không phải là công ty nên không có và không bao giờ có điều lệ. Khi đăng ký kinh doanh công ty phải có Điều lệ, bao gồm Điều lệ khi đăng ký doanh nghiệp và Điều lệ được sửa đổi, bổ sung trong quá trình hoạt động. Xem thêm: Những điểm mới về Điều lệ công ty theo Luật doanh nghiệp năm 2020 Đặc điểm của điều lệ công ty Theo Luật Doanh nghiệp năm 2020, Điều lệ công ty bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây: - Read the full article
0 notes