Tumgik
#Báo cáo sơ kết công tác đảng 6 tháng đầu năm 2020
Text
Báo cáo sơ kết công tác xây dựng Đảng 6 tháng đầu năm 2020
Báo cáo sơ kết công tác xây dựng Đảng 6 tháng đầu năm 2020, Báo cáo sơ kết công tác xây dựng Đảng 6 tháng đầu năm 2020 giúp các Chi bộ Đảng báo cáo sơ kết những Báo cáo sơ kết công tác xây dựng Đảng 6 tháng đầu năm 2020 giúp các Chi bộ Đảng báo cáo sơ kết những gì đã thực hiện được, chưa thực hiện được trong công tác chuyên môn, tư tưởng chính trị, xây dựng đoàn thể. Từ đó, rút kinh nghiệm và đề…
Tumblr media
View On WordPress
0 notes
giaitritonghop123 · 3 years
Text
5 đại án được yêu cầu khẩn trương xét xử sơ thẩm
Tumblr media
Ban chỉ đạo Trung ương phòng chống tham nhũng yêu cầu khẩn trương xét xử sơ thẩm đại án tại Công ty Nhật Cường và Tổng Công ty Bia rượu nước giải khát Sài Gòn (Sabeco).
Ngày 18/3, tại cuộc họp của Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, 3 vụ án còn lại được nêu tên gồm: vi phạm về đầu tư công ở Công ty Gang thép Thái Nguyên; vi phạm quy định xây dựng tại Dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi (giai đoạn 1); thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) cùng một số cơ quan, đơn vị có liên quan.
4 trong 5 vụ án trên từng được Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng yêu cầu kết thúc điều tra trong năm 2020, xử lý nghiêm sai phạm của các tổ chức, cá nhân.
Ngoài 5 đại án, Ban Chỉ đạo cũng yêu cầu các cơ quan chức năng tăng cường phối hợp, tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh điều tra, truy tố, xét xử; xử lý các vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo; phấn đấu kết thúc điều tra 4 vụ án, ban hành cáo trạng 8 vụ, xét xử sơ thẩm 11 vụ. Việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng cần được đẩy mạnh "với quyết tâm chính trị cao hơn, hành động quyết liệt, hiệu quả hơn".
Tumblr media
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu kết luận cuộc họp ngày 18/3. Ảnh: TTXVN
Thường trực Ban Chỉ đạo đề xuất Ban Chỉ đạo kết thúc chỉ đạo xử lý 7 vụ án, một vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo, do đã kết thúc xử lý. 7 vụ án một vụ việc được chuyển Ban Nội chính Trung ương theo dõi, đôn đốc; bổ sung một số vụ án vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng yêu cầu "không được làm tượng trưng là có xét xử" và "khâu thu hồi tài sản phải làm tốt hơn nữa". Các cơ quan chức năng phải làm quyết liệt hơn. Ban Chỉ đạo không làm thay hết tất cả, chỉ ví dụ một số vụ để làm gương. Còn lại, các cơ quan chức năng, các địa phương phải làm.
"Cần thiết nghiên cứu, đề xuất, báo cáo với Bộ Chính trị cho phép bổ sung chức năng phòng, chống tiêu cực trong hoạt động của Ban Chỉ đạo. Nội hàm tiêu cực là gì, sẽ nghiên cứu kỹ, quy định thành quy chế để bảo đảm giữ gìn được phẩm chất, đạo đức, lối sống của cán bộ", Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nói.
Tại cuộc họp, Thường trực Ban Chỉ đạo thống nhất đánh giá, từ sau Phiên họp thứ 19 (hồi tháng 1), công tác phòng, chống tham nhũng, phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo đã có chuyển biến tích cực.
Các cơ quan tiến hành tố tụng đã kết thúc điều tra 6 vụ án với 70 bị can; ban hành cáo trạng 5 vụ án; xét xử sơ thẩm 4 vụ; mở rộng điều tra, đi sâu làm rõ bản chất hành vi chiếm đoạt, tham nhũng, khởi tố thêm nhiều bị can trong một số vụ án...
Ủy ban Kiểm tra Trung ương lập 22 đoàn kiểm tra, giám sát với các tổ chức đảng và đảng viên thuộc diện Trung ương quản lý nhằm kịp thời phát hiện, xử lý những vấn đề nổi cộm, bức xúc, mới phát sinh.
Thanh tra Chính phủ hoàn thành thanh tra việc chấp hành pháp luật trong quản lý và sử dụng đất đai tại Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam, Tổng công ty Lâm nghiệp và Tổng công ty Chè Việt Nam. Công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo tiếp tục có những chuyển biến tích cực.
Theo TTXVN
Hoàng Thùy
from Tin mới nhất - VnExpress RSS https://ift.tt/3tD0deR via IFTTT
0 notes
hoanvu-2016-us · 4 years
Text
Bản tin ngày 29-5-2020
(bởi adminTD, 29/05/2020)
BTV Tiếng dân, 29-5-2020
(truy cập từ https://baotiengdan.com/2020/05/29/ban-tin-ngay-29-5-2020/)
Tin biển Đông
Hôm 28/5, truyền thông trong nước đưa tin về vụ tàu cá ở Quảng Trị, di chuyển bất thường về phía đảo Hải Nam rồi mất tích hôm 26/5. Báo Người lao động có bài: “Tiết lộ bất ngờ của chủ tàu”. Đó là tàu cá QT-95645-TS, do ông Nguyễn Thanh Ngữ làm chủ và thuyền trưởng trên chuyến tàu đó là ông Hồ Văn Thái.
Tumblr media
Hướng đi của tàu cá QT-95645-TS trước khi mất kết nối (Ảnh: NLĐ)
 Ông Ngữ cho biết, khi xuất bến, chỉ một mình ông Thái trên tàu, chứ không phải năm người như đăng ký ban đầu. Ông Ngữ nói: “Lúc xuất bến ông Thái tự đi không thông báo gì với tôi. Khi vợ ông Thái chạy xuống nhà tôi nói ‘anh Thái đi một mình’, tôi mới điện bảo Thái chạy tàu vào để đón người, không được tự động. Ông Thái nói sẽ chạy vào nhưng thực tế ông ấy không chạy vào”.
Cũng tin biển Đông, hôm nay hải quân Hoa Kỳ thông báo, tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Mustin đã tiến hành chiến dịch tự do hàng hải ở quần đảo Hoàng Sa trên biển Đông, hôm 28/5. Trung úy Rachel Maul, người phát ngôn của hạm đội 7, tuyên bố: “Bằng cách tiến hành hoạt động này, Hoa Kỳ đã chứng minh rằng các vùng biển này vượt quá những gì Trung quốc có thể tuyên bố hợp pháp là lãnh hải của mình”.
CNN có bài: “Tàu chiến Mỹ một lần nữa thách thức các yêu sách biển Đông của Trung quốc”. Bài viết dẫn lời một quan chức quốc phòng Mỹ cho biết, tàu USS Mustin đã vượt qua phạm vi 12 hải lý của đảo Phú Lâm và đá Hòn Tháp, thuộc quần đảo Hoàng Sa.
Trước sự kiện này, người phát ngôn quân đội Trung quốc lên tiếng: “Quân giải phóng nhân dân Trung quốc đã đuổi một tàu chiến Hoa Kỳ xâm nhập lãnh hải Trung quốc ngoài khơi quần đảo Xisha [Hoàng Sa] ở biển Đông”, và nói “chiến dịch này diễn ra trong bối cảnh đại dịch COVID-19, cho thấy Hoa Kỳ là nguồn phá hoại hòa bình và sự ổn định trên Biển Đông”, theo Hoàn cầu thời báo, cơ quan ngôn luận của đảng CSTQ đưa tin hôm 28/5.
Cũng tin liên quan, báo Người lao động dẫn tin từ Rapler cho biết, Indonesia vừa đệ trình công hàm lên Liên hợp quốc tái khẳng định lập trường của nước này về biển Đông, trong đó bác bỏ “đường 9 đoạn” của Trung quốc ở biển Đông là thiếu cơ sở và vi phạm công ước Liên hợp quốc về luật Biển 1982. Nguồn tin này còn được xác nhận bởi hãng tin Wion của Ấn độ hôm 29/5, trong bài viết: “Indonesia bác bỏ yêu sách của Trung quốc ở biển Đông, nói không bị ràng buộc bởi các tuyên bố trái với luật pháp quốc tế”.
RFA đưa tin hôm 28/5: Bắc Kinh mở chiến dịch tuyên chiến với các bản đồ “thiếu đường lưỡi bò”. Tin dẫn nguồn từ Hoàn cầu thời báo, cho biết, chính quyền Bắc Kinh ra quân kiểm tra và xử phạt đối với các bản đồ mô tả không chính xác lãnh thổ của Trung quốc, gồm Đài Loan, “đường chín đoạn”, các đảo ở biển Đông và cả việc viết sai tên các đảo.
Vụ 45 đoàn thể ủng hộ kiện Trung quốc, cô Genie Nguyễn Thị Ngọc Giao, thuộc Voice of Vietnamese American, có clip “Thông cáo báo chí Trưng cầu dân ý về vấn đề biển Đông”:
Tumblr media
(https://youtu.be/3Ca-0OhU-40)
  Mời đọc thêm: Mỹ điều tàu USS Mustin ra Biển Đông, Trung Quốc tuyên bố đã cảnh báo, xua đuổi (TT). – Chiến thuật ‘vùng xám’ của Trung Quốc ở Biển Đông (TN). – Chiến hạm Mỹ vào Biển Đông thách thức yêu sách của Trung Quốc (LĐ). – Indonesia gửi công hàm bác ‘đường lưỡi bò’ của Trung Quốc ở Biển Đông (TN).  – Việt Nam lên tiếng về việc Trung Quốc đưa người ra ở ồ ạt trên Biển Đông (TT). – Tàu cá Quảng Trị mất tích: Khi xuất bến chỉ có một mình tài công ở trên tàu (LĐ).
***
Tin Hồng Kông
South China morning post đưa tin hôm nay về cuộc biểu tình ở Hồng Kông: gần 100 trẻ em trong số 396 người bị bắt vì luật an ninh quốc gia. Theo đó, sự giận dữ của người biểu tình được thúc đẩy bởi Bắc Kinh áp đặt đặt luật An ninh quốc gia mới đối với Hồng Kông. Hành động này của chính quyền Bắc Kinh làm dấy lên mối lo ngại sâu sắc đối với các quyền tự do ở Hông Kong, với cảnh báo chấm dứt sự tự trị của Hồng Kông theo nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ”.
Trong cùng ngày, RFA có phóng sự cho biết, người dân Hồng Kông bày tỏ lo ngại, Hồng Kông sẽ trở nên giống Trung quốc và sẽ không có tự do, dân chủ và nhân quyền khi quốc hội Trung quốc vừa thông qua luật An ninh quốc gia, nhắm vào các cuộc biểu tình ở đặc khu.
Hôm qua, bốn nước Anh, Úc, Canada và Hoa Kỳ đưa ra một tuyên bố chung để đáp lại đề xuất của Trung quốc về luật an ninh mới cho Hồng Kông. Tuyên bố viết: “Chúng tôi cũng vô cùng lo ngại, rằng hành động này sẽ làm trầm trọng thêm sự chia rẽ sâu sắc hiện có trong xã hội Hồng Kông; luật pháp sẽ không làm gì để xây dựng sự hiểu biết lẫn nhau và thúc đẩy sự hòa giải trong Hồng Kông”.
Mới đây, trong buổi họp báo thường kỳ, trả lời câu hỏi của phóng viên Tân hoa xã, người phát ngôn bộ ngoại giao VN nói: “Lập trường của Việt Nam về tình hình Hồng Công đã được nêu rõ. Việt Nam tôn trọng và ủng hộ chính sách ‘một nước, hai chế độ’ của Trung quốc. Các vấn đề liên quan tới Hồng Công là công việc nội bộ của Trung quốc”.
Mời đọc thêm: Trung quốc thông qua luật an ninh dành cho Hồng Kông (TN). – Luật an ninh Hong Kong: Trung quốc đã ra tay, Mỹ sẽ làm gì? (TT). – Bốn nước tố Trung quốc vi phạm nghĩa vụ với Hong Kong (VNE). – Tự do và dân chủ Hồng Kông : Thành lũy chống chế độ độc tài Trung quốc (RFI). – Chính phủ Anh sẽ tiếp nhận 300.000 công dân Hồng Kông nếu Bắc Kinh không rút đi luật an ninh mới? (BizLive).
***
Khí chất của báo Phụ nữ
Như [báo] Tiếng dân đưa đưa tin tối qua về việc báo điện tử Phụ nữ TPHCM bị phạt 55 triệu đồng và bị đình bản một tháng vì dám đụng đến tập đoàn Sun group và dự án Tam Đảo, sáng nay 29/5, ấn phẩm báo giấy của báo này đã chạy trang đầu bài viết có tựa “Báo Phụ nữ TPHCM sai phạm những gì?” như thách thức lại quyết định xử phạt của cục báo chí, thuộc bộ thông tin & truyền thông đưa ra ngày 28/5.
Ngoài ra, trang Fanpage báo Phụ nữ TPHCM trên Facebook vẫn còn hoạt động và tiếp tục đưa nội dung thông tin về bài viết này. Bài báo đã nêu ra 7 vấn đề để minh định với độc giả về kết quả làm việc giữa báo Phụ nữ TPHCM với đoàn làm việc của cục báo chí, liên quan đến 7 bài viết được cho là sai phạm, nhằm giúp độc giả có thể tự mình đánh giá sự việc đúng, sai như thế nào.
Có thể nói, đây là một sự kiện hiếm hoi khi một tờ báo trong nước dám lên tiếng, “bật lại” một cơ quan quản lý nhà nước về báo chí, sau khi bị xử phạt. Tác giả Thanh Nhã có bài viết: “Thử một góc nhìn pháp lý trong vụ báo Phụ nữ” trên Báo sạch, đưa ra nhận định: “Có thể sự kiện này sẽ làm tiền đề cho tranh luận dân chủ với cơ quan quản lý nhà nước trước các quyết định hành chính”.
Tumblr media
Một thông báo trên trang mạng xã hội của báo Phụ nữ TPHCM hôm nay
 Mời đọc thêm: Báo Phụ nữ TPHCM bị phạt tiền, đình bản 1 tháng (RFA). – Vạch tội ‘tư bản đỏ’ Sun group, báo Phụ nữ TPHCM bị đình bản ‘online’ (NV). – Báo Phụ nữ TPHCM bị phạt 55 triệu đồng, tước giấy phép online 1 tháng (TN). – Báo Phụ nữ online bị đình bản vì đăng bài ‘sai sự thật’ về Sun group (VOA).
***
Tin nhân quyền
VOA đưa tin: Nhà ngoại giao Hoa Kỳ tìm hiểu cáo buộc nhóm Hiến pháp bị đánh trong trại giam. Sau thông tin, hai nhà hoạt động trong nhóm Hiến pháp như Ngô Văn Dũng và Lê Quý Lộc bị hành hung trong trại giam ở Sài Gòn, hôm 18/5, ông Gaetan Damberg-Ott, viên chức chính trị của tổng lãnh sự quán đã gặp các nhà hoạt động và gia đình của nhóm.
Tumblr media
Ông Gaetan Damberg-Ott, viên chức chính trị của tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ, gặp gỡ các nhà hoạt động và gia đình của nhóm Hiến pháp hôm 18/05/2020 (Ảnh: Facebook Vo Ngoc Luc)
 Bà Huỳnh Thị Kim Nga, vợ ông Ngô Văn Dũng, nói về nguyên nhân ông bị đánh và kỷ luật từ hôm 12/04: “Ảnh nói rằng người ta đánh anh Lê Quý Lộc, cũng là thành viên của nhóm Hiến pháp. Ảnh mới lên tiếng bảo vệ anh Lê Quý Lộc. Họ điện thoại với nhau nói gì đó, sau đó có mười mấy người bịt hết mặt, vào ban đêm, đến mở cửa phòng, kéo anh Dũng ra ngoài. Cả mười mấy người đánh ảnh. Ảnh bị tét đầu và đưa đi nhập viện một tuần”.
Cũng tin nhân quyền, một người đàn ông bị tòa tuyên án buổi sáng, đã nhảy lầu tự tử tại sân tòa chiều nay. Đó là ông Lương Hữu Phước, sinh năm 1965, ở Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước, đã vào trụ sở TAND tỉnh Bình Phước, lên lầu 2 và nhảy xuống tự tử chiều nay.
Sáng nay, trong phiên tòa phúc thẩm, TAND tỉnh Bình Phước tuyên án ông Phước 3 năm tù giam, tội “vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” với nhiều khuất tất. Trước đó, sau bản án sơ thẩm, ông Phước từng tâm sự với nhiều người rằng: “Nếu bản án gây bất công, ông sẽ tự tử”, Báo sạch đưa tin.
Tumblr media
Ông Lương Hữu Phước đã tự tử chết chiều nay (Nguồn: FB nhân vật)
 Trước khi tự tử, ông Phước viết trên Facebook: “Nếu một cái chết của tôi làm thức tỉnh nền tư pháp tỉnh Bình Phước thì cũng đáng lắm chớ!”.
***
Đình công ở công ty Chí hùng vẫn đang tiếp diễn
Trở lại vụ việc hàng ngàn công nhân sản xuất giày Adidas ở công ty TNHH Chí hùng, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, bắt đầu đình công từ hôm 26/5 đến nay, RFA cho biết, có ít nhất 4 người bị bắt và 1 người bị thương, hôm 28/5.
Nguồn tin này dẫn lời công nhân, cho biết, có ít nhất một công nhân nữ đang mang thai, bị dân quân tự vệ chích điện ngất xỉu trong khi xô đẩy và bốn người khác bị công an bắt giữ khi tham gia đình công.
Tumblr media
Cư dân mạng đang loan truyền hình ảnh người dân quân (đội nón) được cho là đã chích điện một công nhân đang mang thai dẫn đến ngất xỉu (Ảnh: Internet)
 Báo Một thế giới nói rằng, lý do hàng ngàn công nhân đình công vì nghe tin công ty TNHH Chí hùng không còn đơn hàng do ảnh hưởng của đại dịch, nên họ cho công nhân tạm nghỉ việc nhưng không có trợ cấp, bắt đầu từ giữa tháng 6 tới.
Theo nguồn tin này, sau khi vụ đình công lên cao trào, chiều 28/5, chủ tịch công đoàn của công ty đưa ra văn bản có chữ ký và đóng dấu của phó tổng giám đốc để trấn an mọi người rằng, hiện công ty vẫn hoạt động bình thường và mong toàn thể công nhân viên yên tâm tham gia sản xuất.
Hôm nay, báo Dân việt cập nhật thông tin, cho hay, công nhân tiếp tục đến công ty nhưng không làm việc, mà ngồi theo thành từng nhóm. Phóng viên báo này ghi nhận lực lượng công an, dân phòng cũng có mặt đông đảo.
Có vẻ như các facebooker có mặt tại hiện trường đưa tin về vụ đình công này đang chịu áp lực hoặc bị đe dọa để xóa bài. Như Tiếng dân dẫn tin về vụ việc này hôm qua từ facebooker Nam Bình, thì nay Facebook này đã xóa các post về vụ đình công. Còn Facebook Mimi Nhung thì viết: “Nghe nói là cái stt của em đang được nhiều người để ý và chiếu cố lắm...”.
____
Thêm một số tin: Phòng chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của báo QĐND: Lợi dụng góp ý, phản biện để gây rối. Bài viết lợi dụng việc viết báo, đưa ra các nhận định tuyên truyền ngu dân.
– Chiếc lò cụ Tổng đang đốt “sân nhà” Ba Dũng: Lãnh đạo Kiên Giang sẽ bị xử lý thế nào khi phá tan đảo ngọc Phú Quốc? (RFA). – Nhiều cơ quan báo chí trực thuộc TP.HCM xin gia hạn thời điểm sáp nhập (TN). Chưa có ghế mới để ngồi, nên xin thêm thời gian nhằm kiếm chỗ lót đít.
– Treo băng rôn đề nghị loại bỏ tiếng Việt, 1 cựu giáo viên bị công an mời lên làm việc (NLĐ). Lạ đời! Kêu gọi bỏ tiếng Trung, học Tiếng Anh thì còn nghe được, hết chuyện lại đi kêu gọi bỏ tiếng mẹ đẻ.
– TT Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh về việc xét lại quy chế bảo vệ các mạng xã hội (RFI). TT Trump trả đũa Twitter sau khi mạng xã hội này gắn chú ý dưới 2 tin nhắn của Trump, ý nói tin này không chính xác.
youtube
0 notes
hosodangkynhanhieu · 5 years
Text
Quyết định 1270/QĐ-TTg năm 2019 về Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 76/NQ-CP về công tác phòng, chống thiên tai do Thủ tướng Chính phủ ban hành
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng các màu sắc:
     : Sửa đổi, thay thế, hủy bỏ
     : Hướng dẫn
Click vào nội dung được bôi màu      để xem chi tiết.
Số hiệu: 1270/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Trịnh Đình Dũng Ngày ban hành: 03/10/2019 Ngày hiệu lực: Đã biết Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật Tình trạng: Đã biết
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————
Số: 1270/QĐ-TTg
Hà Nội, ngày 03 tháng 10 năm 2019
  QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 76/NQ-CP NGÀY 18 THÁNG 6 NĂM 2018 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai;
Xét đề nghị của Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai với nội dung chủ yếu như sau:
1. Mục đích, yêu cầu:
a) Đảm bảo triển khai kịp thời và hiệu quả các nội dung đã được xác định trong Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai.
b) Xác định cụ thể nội dung công việc, thời hạn, sản phẩm dự kiến hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc tổ chức thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ.
c) Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Nghị quyết.
d) Xác định nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trong Nghị quyết theo từng giai đoạn, đảm bảo các nhiệm vụ cấp bách phòng chống thiên tai phù hợp với khả năng cân đối, huy động nguồn lực.
2. Nội dung kế hoạch
a) Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn thi hành pháp luật, cơ chế, chính sách về phòng, chống thiên tai; quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn, tiêu chí kiểm soát việc đảm bảo an toàn trước thiên tai.
b) Kiện toàn tổ chức bộ máy phòng, chống thiên tai các cấp theo hướng chuyên nghiệp, hiệu lực, hiệu quả trên cơ sở sắp xếp lại bộ máy tổ chức hiện có, không tăng thêm đầu mối và biên chế.
c) Đầu tư hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị, công cụ hỗ trợ; đào tạo, tập huấn nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ nhằm nâng cao năng lực tham mưu trong công tác phòng, chống thiên tai.
d) Xây dựng, tu bổ, nâng cấp, nâng cao sức chống chịu của cơ sở hạ tầng phòng, chống thiên tai, công trình liên quan đến phòng, chống thiên tai.
đ) Nâng cao năng lực giám sát khí tượng thủy văn, dự báo, cảnh báo, truyền tin thiên tai; xây dựng hệ thống quan trắc chuyên dùng phòng, chống thiên tai.
e) Nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền và cộng đồng trong phòng, chống thiên tai; thông tin, truyền thông và đào tạo kỹ năng phòng, chống thiên tai.
g) Kiểm soát an toàn trước thiên tai; lập và rà soát kế hoạch, quy hoạch đảm bảo yêu cầu về phòng, chống thiên tai.
h) Ứng dụng khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế trong quan trắc theo dõi, giám sát, chỉ đạo điều hành phòng, chống thiên tai.
i) Nâng cao năng lực ứng phó tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trong thiên tai.
(Chi tiết tại phụ lục kèm theo)
3. Tổ chức thực hiện
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ (có liên quan) và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi quản lý chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này theo chức năng, nhiệm vụ được phân công, bảo đảm tiến độ, hiệu quả, tiết kiệm, tránh hình thức, lãng phí; định kỳ hàng năm báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch gửi về Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
b) Nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố trí từ ngân sách nhà nước trong dự toán chi thường xuyên hàng năm và các nguồn lực hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
– Việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí triển khai Nghị quyết thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
– Bộ, ngành, địa phương được phân công chủ trì thực hiện các nội dung, nhiệm vụ cụ thể có trách nhiệm chủ động bố trí kinh phí trong nguồn ngân sách hàng năm được phê duyệt, dự toán bổ sung kinh phí và huy động các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật để tổ chức thực hiện Kế hoạch.
c) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan và địa phương căn cứ khả năng cân đối của ngân sách nhà nước bố trí kinh phí sự nghiệp trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm cho các nhiệm vụ tại Kế hoạch theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật liên quan.
d) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và địa phương căn cứ khả năng cân đối của ngân sách nhà nước rà soát, tổng hợp, đề xuất nguồn vốn đầu tư phù hợp trong kế hoạch đầu tư công trung hạn để thực hiện các nhiệm vụ đầu tư cấp bách trong Kế hoạch theo quy định của pháp luật về đầu tư công, ngân sách nhà nước và các pháp luật khác có liên quan.
đ) Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai có trách nhiệm giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, đôn đốc các Bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch theo đúng tiến độ; sơ kết, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết, tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
  Nơi nhận: – Ban Bí thư Trung ương Đảng; – Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; – Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc CP; – HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; – Ban Chỉ đạo TW về phòng, chống thiên tai; – Ủy ban QG ứng phó sự cố thiên tai và TKCN; – Văn phòng Trung ương Đảng; – Văn phòng Tổng Bí thư; – Văn phòng Chủ tịch nước; – Văn phòng Quốc hội; – Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; – Cơ quan trung ương của các đoàn thể; – VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: PL, CN, KTTH, NC, KGVX; – Lưu: VT, NN (3). Tuynh
KT. THỦ TƯỚNG PHÓ THỦ TƯỚNG
Trịnh Đình Dũng
  PHỤ LỤC
CÁC NHIỆM VỤ, CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN (Ban hành kèm theo Quyết định số 1270/QĐ-TTg ngày 03 tháng 10 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ)
TT
Nhiệm vụ cụ thể
Đơn vị chủ trì tổ chức thực hiện
Sản phẩm
Thời gian hoàn thành
1
Rà soát, điều chỉnh Luật Phòng, chống thiên tai, các văn bản quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và văn bản pháp luật khác có liên quan
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Luật, Nghị định, Quyết định
2019-2020
2
Nghị định quy định về tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ quốc tế để cứu trợ khẩn cấp và khắc phục hậu quả thiên tai
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Nghị định của Chính phủ
2019
3
Quyết định điều chỉnh, bổ sung quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai; cấp độ rủi ro thiên tai
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
2019-2020
4
Hướng dẫn nâng cao năng lực Văn phòng thường trực các cấp
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo TWPCTT)
Văn bản hướng dẫn
2019-2020
5
Chiến lược quốc gia phòng chống, giảm nhẹ thiên tai đến năm 2030 tầm nhìn 2050.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
2019 – 2020
6
Rà soát Kế hoạch phòng, chống thiên tai cấp quốc gia.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  Hàng năm
7
Kế hoạch Phòng chống thiên tai giai đoạn 2019-2020; kế hoạch phòng chống thiên tai giai đoạn 2021-2025
Các bộ, ngành liên quan và các địa phương
Các kế hoạch
Rà soát hàng năm
8
Phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai; phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão, lũ lớn, đảm bảo an toàn công trình phòng chống thiên tai, đê điều,
Các bộ, ngành liên quan và các địa phương
Phương án ứng phó
Rà soát hàng năm
9
Triển khai kế hoạch thu, chi Quỹ Phòng, chống thiên tai
Các địa phương
  Thường xuyên
10
Lồng ghép phòng chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội
Các bộ, ngành liên quan và các địa phương
  Thường xuyên
11
Hướng dẫn kiện toàn tổ chức cơ quan phòng, chống thiên tai các cấp đảm bảo tinh gọn, hoạt động hiệu quả, theo nguyên tắc không tăng thêm đầu mối và biên chế
Bộ Nội vụ, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Văn bản hướng dẫn
2019 – 2020
12
Tiêu chuẩn công chức, viên chức làm công tác phòng, chống thiên tai các cấp
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Văn bản quy định
2019 – 2020
14
Xây dựng lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã với lực lượng dân quân tự vệ làm nòng cốt
Ban Chỉ đạo TWPCTT; UBND các tỉnh/TP
Lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai được thành lập
2019 – 2020
15
Xây dựng Trung tâm điều hành phòng, chống thiên tai quốc gia, cấp vùng; nâng cấp trụ sở Văn phòng thường trực Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các địa phương
Trụ sở cơ quan thường trực phòng, chống thiên tai được xây dựng, nâng cấp
Theo kế hoạch
16
Mua sắm trang thiết bị, vật tư, phương tiện chuyên dùng phục vụ công tác phòng chống thiên tai
Văn phòng Ban Chỉ đạo TWPCTT; các Bộ ngành liên quan; Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT-TKCN các địa phương
Trang thiết bị, vật tư, phương tiện phục vụ công tác phòng chống thiên tai
Hàng năm
17
Xây dựng cơ sở dữ liệu, công cụ hỗ trợ; kết nối trực tuyến với cơ quan phòng chống thiên tai trung ương và các cấp địa phương theo thời gian thực
Văn phòng Ban Chỉ đạo TWPCTT; các Bộ ngành liên quan; Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT-TKCN các địa phương
Cơ sở dữ liệu; Công cụ hỗ trợ; kết nối trực tuyến với cơ quan phòng chống thiên tai trung ương và các cấp địa phương
2019-2020
18
Đào tạo, nâng cao năng lực đội ngũ làm công tác phòng, chống thiên tai các cấp
Cơ quan thường trực, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo TWPCTT, cơ quan thường trực Ban chỉ huy PCTT-TKCN các cấp
Tài liệu; Hội nghị, hội thảo, tập huấn; các khóa đào tạo
Hàng năm
19
Điều chỉnh, bổ sung quy trình vận hành liên hồ chứa; cập nhật tự động dữ liệu thông tin vận hành hồ chứa.
Bộ Tài nguyên và Môi trường, phối hợp với Ban Chỉ đạo TWPCTT và các địa phương
Quy trình vận hành; hệ thống cơ sở dữ liệu
2019 – 2025
20
Di dời, bố trí lại dân cư vùng thường xuyên bị thiên tai, tập trung ưu tiên vùng nguy cơ cao lũ quét, sạt lở đất
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phối hợp với cơ quan liên quan và các địa phương
Dân cư được bố trí, di dời
2019 – 2025
21
Xử lý công trình cản trở thoát lũ trên sông
UBND các cấp ở địa phương
  2019 – 2020
22
Phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND cấp tỉnh
Công trình phòng, chống sạt lở
2020 – 2025
23
Tu bổ, nâng cấp, duy tu bảo dưỡng hệ thống đê điều
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND cấp tỉnh
Công trình đê điều được tu bổ, nâng cấp
Hàng năm
24
Xây dựng công trình phòng, chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai lũ quét, sạt lở đất
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND cấp tỉnh có liên quan
Công trình phòng, chống lũ quét, sạt lở đất
2020 – 2025
25
Cắm mốc hành lang thoát lũ cho các tuyến sông chính
UBND cấp tỉnh có liên quan
Hệ thống mốc
2019 – 2025
26
Sửa chữa, nâng cấp, đảm bảo an toàn hồ chứa, công trình thủy lợi
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND cấp tỉnh có liên quan
Hồ chứa được sửa chữa, nâng cấp
Hàng năm
27
Xây dựng khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND cấp tỉnh có liên quan
Khu neo đậu tàu thuyền trú tránh bão
2019 – 2025
28
Xây dựng, nâng cấp nhà ở phòng chống thiên tai
Bộ Xây dựng, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương
Hỗ trợ các hộ nghèo xây dựng, nâng cấp nhà ở
2019 – 2025
29
Xây dựng hệ thống quan trắc, giám sát công trình phòng, chống thiên tai
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND cấp tỉnh có liên quan
Hệ thống quan trắc chuyên dùng
2019 – 2025
30
Lắp đặt thiết bị giám sát tàu thuyền hoạt động trên biển
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Hệ thống thông tin giám sát tàu cá
2019 – 2020
31
Tăng cường hệ thống quan trắc, ứng dụng công nghệ dự báo hiện đại, đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực khí tượng thủy văn, nhất là trong công tác quan trắc, cảnh báo sớm
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Hệ thống quan trắc, cảnh báo; chính sách về xã hội hóa
2019 – 2025
32
Thực hiện Chương trình cập nhật phân vùng rủi ro thiên tai, lập bản đồ cảnh báo thiên tai, đặc biệt là các thiên tai liên quan đến bão, nước dâng do bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất, hạn hán, xâm nhập mặn
Bộ Tài nguyên và Môi trường, phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Hệ thống cơ sở dữ liệu về rủi ro thiên tai; bản đồ phân vùng rủi ro thiên tai
2019 – 2025
33
Hoàn thành Đề án “Điều tra, đánh giá và phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá các vùng miền núi Việt Nam”
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Bộ cơ sở dữ liệu và bản đồ
2019 – 2022
34
Cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Báo cáo
2021
35
Lắp đặt, xây dựng hệ thống quan trắc chuyên dùng phục vụ phòng chống thiên tai (tự động quan trắc mưa, độ mặn, mực nước,...)
Các địa phương
Hệ thống quan trắc chuyên dùng
2019 – 2025
36
Lắp đặt thiết bị cảnh báo ở các khu vực thường xuyên bị ngập sâu (ngầm tràn, khu vực trũng thấp…)
Các địa phương
Hệ thống cảnh báo
2019 – 2025
37
Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm một số loại hình thiên tai điển hình (lũ quét, sạt lở đất,…)
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phối hợp với các cơ quan, địa phương
Hệ thống quan trắc, cảnh báo
2019 – 2025
38
Hướng dẫn và tổ chức thông tin, tuyên truyền về phòng chống thiên tai qua các hệ thống thông tin đại chúng
Bộ Thông tin và Truyền thông
  Hàng năm
39
Tổ chức đào tạo tập huấn về công tác phòng chống thiên tai cho cộng đồng tại vùng thường xuyên bị thiên tai
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phối hợp với các cơ quan, địa phương
Tài liệu, ấn phẩm tuyên truyền; lớp đào tạo, tập huấn
Theo kế hoạch
40
Phổ biến kiến thức, kỹ năng về phòng chống thiên tai trong nhà trường
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Đưa nội dung kiến thức, kỹ năng phòng, chống thiên tai vào chương trình học
2019 – 2025
41
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng chống thiên tai
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Các hội nghị, hội thảo, lớp tập huấn; tài liệu;
Theo kế hoạch
42
Tổ chức diễn tập phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
Thường trực Ban Chỉ đạo TWPCTT, Ủy ban QG ứng phó sự cố thiên tai và TKCN; Ban Chỉ huy PCTT-TKCN các cấp
Diễn tập PCTT
Theo kế hoạch
43
Lập quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi; rà soát, điều chỉnh quy hoạch phòng, chống lũ các tuyến sông có đê và quy hoạch đê điều theo quy định của pháp luật về quy hoạch
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Quyết định phê duyệt của cấp thẩm quyền
2020
44
Ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn phục vụ phòng, chống thiên tai
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ
Chương trình, dự án
2020 – 2025
45
Rà soát tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan đến phòng, chống thiên tai
Các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Công Thương, Giao thông vận tải và cơ quan liên quan
Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được sửa đổi, bổ sung
2020 – 2021
46
Nghiên cứu, ứng dụng vật liệu mới, công nghệ tiên tiến, giải pháp kỹ thuật mới trong phòng chống thiên tai
Các Bộ: Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cơ quan liên quan
Các đề tài, chương trình, dự án
Hàng năm
47
Chuyển đổi giống cây trồng vật nuôi, ứng dụng KHCN trong sản xuất nông nghiệp phù hợp với thiên tai từng vùng miền
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương
  Hàng năm
48
Tăng cường, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong phòng chống thiên tai
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Hoạt động hợp tác được tăng cường
Hàng năm
49
Nâng cấp, bổ sung trang thiết bị tìm kiến cứu nạn
Ủy ban QG ứng phó sự cố thiên tai và TKCN và các cơ quan liên quan
Trang thiết bị TKCN được nâng cấp, bổ sung
Hàng năm
50
Tập huấn, huấn luyện nâng cao năng lực cho nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ
Ủy ban QG ứng phó sự cố thiên tai và TKCN và các cơ quan liên quan
Các lớp huấn luyện, đào tạo tập huấn về cứu hộ, cứu nạn
Hàng năm
51
Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện phương châm 4 tại chỗ và tiêu chí xã an toàn trong xây dựng nông thôn mới
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Văn bản hướng dẫn
Hàng năm
52
Đánh giá tiềm năng cát sỏi lòng sông tại các lưu vực sông đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long; đề xuất giải pháp và khoanh vùng quy hoạch thăm dò khai thác hợp lý tránh rủi ro thiên tai
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Báo cáo
2020 – 2025
53
Xây dựng Kế hoạch quốc gia về thích ứng với biến đổi khí hậu (NAP) giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
2021
54
Đề án phòng, chống thiên tai khu vực miền núi phía Bắc, miền Trung, Tây Nguyên
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Đề án được phê duyệt
2019 – 2025
55
Trồng, bảo vệ và phục hồi rừng phòng hộ đầu nguồn
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương liên quan
  Hàng năm
56
Xây dựng, cập nhật dữ liệu bản đồ về tình hình sạt lở bờ sông, bờ biển
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Báo cáo, bản đồ
Hàng năm
57
Tổ chức cắm biển cảnh báo tại các khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở
Các địa phương
  Hàng năm
  Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh
Quyết định 1270/QĐ-TTg năm 2019 về Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 76/NQ-CP về công tác phòng, chống thiên tai do Thủ tướng Chính phủ ban hành
396
Quyết định 1270/QĐ-TTg 2019 thực hiện Nghị quyết công tác phòng chống …
Chọn văn bản so sánh thay thế:
CÁC NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
NỘI DUNG
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
= Nội dung thay thế tương ứng;
= Không có nội dung thay thế tương ứng;
= Không có nội dung bị thay thế tương ứng;
= Nội dung được sửa đổi, bổ sung.
  Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines) E-mail: [email protected]
IP: 103.221.221.8
Xin chân thành cảm ơn Thành viên  đã sử dụng www.ThuVienPhapLuat.vn
Hiện tại THƯ VIỆN PHÁP LUẬT phiên bản hoàn toàn mới cung cấp nhiều tiện ích vượt trội:
Tra cứu dễ dàng bởi thanh công cụ tra cúu hoàn toàn mới
Tra cứu toàn bộ Văn bản Gốc;
Tra cứu hơn 280.000 văn bản Pháp Luật;
Ban Thư Ký Luật sẽ Thông báo tóm lược những Văn bản Quý khách cần, qua Email hoặc SMS, ngay khi nó vừa ban hành, hoặc vừa có hiệu lực;
Hỗ Trợ tư vấn Pháp lý sơ bộ miễn phí qua các hình thức: Điện Thoại, email.
Khi áp dụng văn bản, bạn sẽ được biết: • Ngày áp dụng của từng văn bản. • Tình trạng hiệu lực của từng văn bản.
Đặc biệt hỗ trợ tư vấn pháp lý sơ bộ miễn phí qua 3 hình thức: điện thoại, chat và email bởi bộ phận chuyên viên pháp lý.
Xin chân thành cảm ơn Thành viên  đã sử dụng www.ThuVienPhapLuat.vn
The post Quyết định 1270/QĐ-TTg năm 2019 về Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 76/NQ-CP về công tác phòng, chống thiên tai do Thủ tướng Chính phủ ban hành appeared first on Hồ Sơ Đăng Ký Nhãn Hiệu.
https://ift.tt/35gruIw
0 notes
Link
Cuộc chạy đua nước rút để phát triển vắc-xin chống Covid-19 Từ khi virus Sars-CoV2 xuất hiện tại Vũ Hán, Trung Quốc, vào cuối năm 2019, siêu vi đã nhanh chóng lây lan khắp thế giới, và giáng một đòn nặng vào nền kinh tế của tất cả các nước nơi dịch Covid-19 hoành hành. Theo trang web worldometers cập nhật tình hình dịch Covid-19 trên toàn cầu thì siêu vi Sars CoV2 gây ra dịch Covid-19 đã lây lan sang 213 nước và vùng lãnh thổ, và tính cho tới 24/8 đã giết chết hơn 814.000 người, lây nhiễm cho hơn 23 triệu người. Ước lượng số bệnh nhân hồi phục là hơn 16.140.000 người, có ngh��a là hiện còn hơn 6.730.000 ca đang được điều trị, 1% trong số này trong tình trạng nguy kịch. Hoa Kỳ vẫn đứng đầu bảng trong danh sách các nước bị tác động nặng nề nhất, với gần 5,9 triệu ca nhiễm, hơn 180.000 ca tử vong. Kế tiếp là Brazil - 3,6 triệu ca nhiễm, và thứ 3 thế giới là Ấn Độ, với 3,1 triệu ca. Hiện chưa có dấu hiệu nào cho thấy siêu vi gây dịch Covid-19 sẽ tự động biến mất trong tương lai gần, và thế giới nói chung vẫn bó tay, cho tới khi có một vắc-xin hữu hiệu và an toàn chống Covid-19, và một chương trình chủng ngừa quy mô trên toàn cầu. Trong cuộc đua để trở thành nước đầu tiên phát triển vắc-xin, nhiều nước đã đốt giai đoạn để đẩy nhanh tiến trình phát triển. Vắc-xin Nga Nga hôm 11/8 tuyên bố nước này là nước đầu tiên cấp phép để sản xuất một vắc-xin có tên là Sputnik-5, mặc dù Nga chưa tiến hành thử nghiệm giai đoạn 3 – một giai đoạn thiết yếu để bảo đảm vắc-xin hiệu quả và an toàn. Một nhà khoa học làm việc trong phòng thí nghiệm của Viện nghiên cứu Dịch tễ và Sinh học Gamaleya ở Moscow, Nga, hôm 6/8/2020. (Russian Direct Investment Fund / Handout via Reuters) Tin này được đón nhận với nhiều hoài nghi, ngay cả trong cộng đồng khoa học Nga, cũng quan tâm về tính an toàn của vắc-xin Nga vì quy trình phát triển bị nghi là không đạt tiêu chuẩn vì chính quyền muốn đốt giai đoạn. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết sẽ thẩm định tuyên bố của Nga. Mặc dù vậy, Nga nói đã có 20 nước, kể cả Brazil, Indonesia và Liên hiệp các tiểu vương quốc Ả Rập, yêu cầu mua vắc-xin của họ. Việt Nam đang tìm cách phát triển một vắc-xin riêng nhưng đã lập tức đặt mua từ 50 triệu tới 150 triệu liều vắc-xin của Nga, một phần với sự tài trợ của Nga. Bên cạnh đó, công ty Petrovax -thuộc quyền sở hữu của tư nhân ở Nga- đang giúp thử nghiệm một vắc-xin của CanSino của Trung Quốc, và cho hay nếu thành công, Nga sẽ sản xuất vắc-xin tại khu vực Moscow để bán ở trong nước v�� bán cho các nước thuộc Liên Xô cũ. Vắc-xin tại Hoa Kỳ Tại Hoa Kỳ, hai công ty đã bước vào thử nghiệm giai đoạn 3, bước thử nghiệm cuối cùng trước khi được cấp phép sản xuất. Công ty sinh học Moderna đang tiến hành thử nghiệm giai đoạn 3 một loại vắc-xin có thể luyện cho hệ thống miễn dịch của con người chống lại virus corona. Moderna đã đạt được thỏa thuận với Ủy hội Châu Âu để cung cấp tới 160 triệu liều vắc-xin cho khối EU. Ngoài ra, chính phủ Tổng Thống Trump cũng đang xem xét việc đẩy nhanh tiến trình sản xuất vắc-xin chống Covid-19 của công ty AstraZeneca, một công ty dược phẩm đa quốc của Anh và Thụy Điển, có chi nhánh tại nhiều nước, kể cả tại Hoa Kỳ. Trang tin tức Alliance News của Anh trích dẫn báo Financial Times, cho biết Tổng Thống Trump đang cân nhắc việc nới lỏng các quy định và tiêu chuẩn luật định để có thể đẩy nhanh một vắc-xin chống virus corona có tinh cách thử nghiệm từ nước Anh. Các biện pháp đang được cứu xét gồm cho phép Cơ quan Quản lý Thực phầm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cấp giấy phép sử dụng khẩn cấp vào tháng 10 cho một vắc-xin do công ty bào chế dược phẩm AstraZeneca phát triển, nếu kết quả nghiên cứu thành công. Tuy nhiên trong khi các cơ sở khoa học của chính phủ Mỹ đòi hỏi một vắc-xin phải được nghiên cứu trên 30.000 đối tượng thì mới đủ điều kiện để được cấp phép, cuộc nghiên cứu do Astra Zeneca thực hiện chỉ nghiên cứu trên 10.000 người tình nguyện. Giới khoa học, cũng như một số quan chức y tế và các nhà lập pháp Mỹ lo ngại chính quyền của Tổng Thống Trump có thể vì lý do chính trị gây áp lực đối với FDA để hối thúc cấp phép cho một vắc-xin chống Covid trước cuộc bầu cử Tổng Thống ngày 3/11 năm nay. Vắc-xin Ấn độ hợp tác với Hội từ thiện Bill & Melinda Gates Tại Ấn Độ, Viện Nghiên cứu Huyết thanh Ấn Độ (SII), hãng bào chế vắc-xin lớn của thế giới, cũng đang ráo riết phát triển một vắc-xin chống Covid. Có tin nói rằng một vắc-xin của SII, COVISHIELD, có thể sẵn sàng ra mắt trong vòng 73 ngày, mặc dù SII ra tuyên bố cải chính tin này hôm 23/8: “Hiện nay, chính phủ chỉ cấp phép cho chúng tôi sản xuất vắc-xin và tích trữ thuốc để sử dụng trong tương lai mà thôi. COVISHIELD đã chứng tỏ là thành công, và thỏa đáng tất cả các quy định cần thiết.” Trước đó, báo Business Today của Ấn Độ đăng một bài báo hôm Chủ nhật 23/8, dẫn lời một quan chức hàng đầu tại SII, xác nhận ‘độc quyền’ với tờ báo này rằng vắc-xin COVISHIELD sẽ sẵn sàng nội trong 73 ngày. Đầu tháng này, SII hợp tác với Gavi, Liên minh toàn cầu về vaccine và tiêm chủng, tổ chức được Hội Từ thiện Bill & Melinda Gates hỗ trợ, để đẩy nhanh sản xuất vắc-xin chống COVID-19 cho Ấn Độ và các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. ‘Ngoại giao vắc-xin’ của Trung Quốc Hơn 160 vắc-xin đang được thử nghiệm trên toàn cầu, trong số này chỉ có 6 hay 7 vắc-xin là đang trong giai đoạn thử nghiệm cuối cùng, trong số các vắc-xin có triển vọng đạt đích sớm nhất có 3 vắc-xin là của các công ty dược phẩm Trung Quốc, cả quốc doanh lẫn tư nhân. Trung Quốc từ lâu đã là nước sản xuất vắc-xin lớn nhất thế giới. Bắc Kinh đang tìm cách khai thác vị thế dẫn đầu này để đổi chác lấy lợi thế về mặt ngoại giao. Tổng Thống Indonesia Joko Widodo (P) tới thăm Viện bào chế Dược phẩm Bio Farma, nơi sản xuất vaccine chống COVID-19 ở Bandung, Tây Java. - Indonesia ngày 11/8/2020.. (Foto: Biro Setpres via AFP) Bài báo đăng trên WSJ hôm 17/8/2020 cho biết các quan chức ở Bắc Kinh và các hãng bào chế thuốc Trung Quốc đã cam kết ưu tiên cung cấp vắc-xin cho các nước: Brazil, Indonesia, Pakistan, Nga và Philippines, là những nước có thể phục vụ các lợi ích chiến lược của Trung Quốc giữa lúc nước này đang tìm cách khôi phục lại vị thế của mình trên thế giới sau trận đại dịch đã gây căng thẳng cho các quan hệ địa chính trị của Trung Quốc. Bộ Ngoại giao Trung Quốc hứa ưu tiên cung cấp vắc-xin cho Philippines, trong khi Công ty Sinovac Biotech của Trung Quốc do tư nhân sở hữu đồng ý hợp tác với Brazil và Indonesia để sản xuất hàng trăm triệu liều vắc-xin cho các thị trường địa phương. Pakistan, nước đồng minh thân cận nhất của Trung Quốc trong thế giới đang phát triển, sẽ được cung cấp các liều vắc-xin đủ để phân phối cho 1/5 dân số 220 triệu dân của nước này, theo một thỏa thuận với Sinopharm, Tập đoàn Dược phẩm quốc gia Trung Quốc, với điều kiện Pakistan cho phép Sinopharm thực hiện các cuộc nghiên cứu lâm sàng ở Pakistan. Bắc Kinh không tiết lộ các chi tiết của những dàn xếp của họ với các nước khác, nhưng báo WSJ nói dựa trên những tuyên bố chính thức của Trung Quốc thì Bắc Kinh không ngần ngại dùng vấn đề nhân đạo để thăng tiến các ưu tiên về chính sách đối ngoại của họ, trong đó có vận động các nước cần vắc-xin ủng hộ các tuyên bố chủ quyền của TQ trong Biển Đông. Tuy nhận vắc-xin của Trung Quốc có thể giúp thắt chặt các quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh, nhưng cùng lúc, có thể phương hại tới các quan hệ với Washington. Vắc-xin và các nước Á châu Đầu tháng này, Ngoại trưởng Malaysia tiếp xúc với cả Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo về những cách thức để đẩy mạnh hợp tác sản xuất vắc-xin. Cả Bắc Kinh lẫn Washington không hứa hẹn sẽ giúp Malaysia, nhưng cả hai nước đều muốn củng cố quan hệ với Kuala Lumpur trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền Biển Đông. Một người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc hồi tháng 7 nói Bắc Kinh sẽ ưu tiên cho Philippines, một nước cũng có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, sau khi Tổng Thống Duterte trực tiếp yêu cầu lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình giúp. Câu hỏi được đặt ra tại đây là Philippines phải trả giá nào cho sự giúp đỡ này? Và liệu cái giá đó quá đắt đối với chủ quyền quốc gia và chủ quyền lãnh thổ? Bắc Kinh tung ra ‘ngoại giao vắc-xin’ sau chiến dịch ‘ngoại giao khẩu trang’ tặng thiết bị y tế cho nhiều nước hồi đầu năm nay. WSJ dẫn lời các chuyên gia y tế thế giới nói họ tin rằng Trung Quốc, Nga và một số nước khác, nếu phát triển vắc-xin thành công, sẽ dùng vắc-xin như một ‘công cụ ngoại giao’ trong bối cảnh nhu cầu vắc-xin đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết trên toàn cầu. Cấp bách vì có vắc-xin mới mong khống chế được dịch Covid-19. Khống chế được dịch Covid-19 mới mong khôi phục được kinh tế và sinh hoạt bình thường. CanSino đã nộp hồ sơ xin cấp bằng sáng chế từ 18/3 trong khi đang thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 và được cấp bằng hôm 11/8 trong lúc vắc-xin Ad5-nCoV đang được thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3. Hoàn Cầu Thời Báo, báo do tờ Nhân dân, cơ quan ngôn luận chính thức của đảng cộng sản Trung Quốc, quản lý, nói dù chưa hoàn tất giai đoạn cuối, kết quả giai đoạn 1 và 2 cho thấy sản phẩm của CanSino có độ an toàn và khả năng miễn dịch. Các nước phương Tây hoài nghi vắc-xin Nga, Trung Quốc Như Nga, vắc-xin Trung Quốc khó tìm được khách mua từ các nước Âu Tây, nên phần lớn sẽ tập trung vào các thị trường ‘thân thiện’ hơn. Reuters cho biết Peru, Morocco, UAE (Liên hiệp các tiểu vương quốc Ả rập) và Argentina đồng ý cho Trung Quốc thực hiện các cuộc thử nghiệm giai đoạn 3 một vắc-xin có tính cách thử nghiệm của CNBG, một đơn vị của Tập đoàn Dược phẩm Quốc gia Trung Quốc. Các cuộc thử nghiệm giai đoạn 3 -trên nguyên tắc- phải được thực hiện trên quy mô lớn với hàng ngàn người tình nguyện, thì các nhà nghiên cứu mới thu thập được đủ dữ liệu cần thiết để xác quyết tính hiệu quả cũng như sự an toàn của vắc-xin. Ông John J. Donnelly của Vaccinology Consulting LLC khuyến cáo ‘nếu vắc-xin không hiệu quả hay sau này chứng tỏ là không an toàn, thì nước phát triển ra vắc-xin sẽ ‘mất mặt’ trước thế giới. Xuất khẩu trang thiết bị hư hỏng hay không đạt tiêu chuẩn, như Trung Quốc đã làm với các lô hàng khẩu trang thiếu tiêu chuẩn trước đây, sẽ phương hại tới uy tín của Trung Quốc. WSJ nói Brazil, nước thứ nhì trên thế giới (sau Hoa Kỳ) trên danh sách các nước bị Covid-19 hoành hành dữ dội nhất, có thể là một trong những nước đầu tiên sử dụng vắc-xin Trung Quốc, kèm theo những rủi ro của nó. Nước này cũng phải chấp nhận điều kiện của Trung Quốc là đồng ý thực hiện các cuộc thử nghiệm vắc-xin Sinovac trên người. Trong khi chờ đợi một vắc-xin an toàn và hữu hiệu, dịch Covid-19 vẫn tiếp tục đe dọa thế giới, với các ca lây nhiễm vẫn tăng mỗi ngày tại nhiều nơi. Chưa có dấu hiệu cho thấy siêu vi SARS CoV2 sẽ tự động biến mất trong tương lai gần, và thế giới vẫn bó tay, cho tới khi có một vắc-xin hữu hiệu và an toàn chống Covid-19, và một chương trình chủng ngừa quy mô trên toàn cầu.#tintuc #news
0 notes
kitohuu · 4 years
Text
Obama alum Christopher Hale, hiện đang tranh cử Quốc hội, bị buộc tội lừa gạt người Công giáo trong Liên minh vì lợi ích chung
Denver Newsroom, ngày 3 tháng 8 năm 2020 / 07:15 chiều MT (CNA).-
Một cựu thành viên hội đồng quản trị của một tổ chức vận động chính trị Công giáo tiến bộ cho biết hôm thứ Hai, cựu giám đốc điều hành của tập đoàn, hiện đang cạnh tranh cho một ghế trong Quốc hội ở Tennessee, đã lừa gạt tổ chức này và cuối cùng đã phá sản.
Bây giờ tôi đang nói chuyện công khai, rất ít quan tâm đến việc ghi điểm. Tôi chỉ đơn giản là ở đây để nói về hồ sơ, để thiết lập một mô hình thực tế, để giúp giải thích cho công chúng về trải nghiệm đáng thất vọng mà tôi có với Chris Hale, James nói, James Salt, cựu thành viên hội đồng Công giáo trong Liên minh vì lợi ích chung , trong một thông báo livestream ngày 3 tháng 8.
Hale nói với CNA tối thứ Hai rằng, ý tưởng rằng tôi đã khiến tổ chức này phá sản hoặc lừa gạt nó về cơ bản là không đúng sự thật. Tôi tiếp tục tổ chức.
Hale đang hoạt động trong trường tiểu học Dân chủ ở Quận 4 của Quốc hội Tennessee. Đối thủ của anh ta trong cuộc đua đó, Noelle Bivens, đã tổ chức một sự kiện được phát trực tiếp với Salt vào tối thứ Hai, sau khi truyền thông địa phương đưa tin rằng Hale bị buộc tội lạm dụng danh sách email từ người chủ cũ của mình để gây quỹ vì lợi ích của anh ta.
Salt cho biết nhóm vận động chính trị, nhằm thúc đẩy các ứng cử viên Dân chủ và các sáng kiến ​​chính sách bằng cách kêu gọi người Công giáo, đã bị tổn hại về mặt tài chính và pháp lý bởi sự lãnh đạo của tổ chức Hale.
Công việc của tôi chỉ đơn giản là được ghi vào hồ sơ nói rằng anh ấy đã làm một việc không tốt cho tất cả những người đã làm việc với anh ấy.
Sau khi Hale được thuê làm giám đốc điều hành của Công giáo trong Liên minh vì lợi ích chung năm 2013, Salt nói, chúng tôi bắt đầu thấy một mô hình của Chris che giấu và tránh bất kỳ trách nhiệm nào.
Cuối cùng, Salt nói, Hale đã nói dối về việc nộp hồ sơ tài chính, và một lần nói với các đồng nghiệp rằng anh ta đang phẫu thuật, điều này rõ ràng là không đúng sự thật, để bào chữa cho việc bỏ lỡ công việc.
Hale đã bị sa thải khỏi nhóm vào năm 2017, Salt nói, và nhóm đã bị giải tán. Hale tranh cãi rằng anh ta bị sa thải, nói rằng anh ta đã rời khỏi hội đồng quản trị, bởi vì anh ta đã sẵn sàng để di chuyển và có những cuộc phiêu lưu khác nhau trong cuộc sống.
Anh ta bị buộc tội rời đi với danh sách gửi thư và gửi thư của tổ chức, và sử dụng chúng sau khi anh ta bị sa thải để gây quỹ cho một sáng kiến ​​mà anh ta bắt đầu vào cuối năm đó, được gọi là Dự án Francis.
Theo các tài liệu thu được từ Murfreesboro Voice, Hale đã được yêu cầu liên tục ngừng sử dụng các danh sách đó để gây quỹ, nhưng vẫn tiếp tục làm như vậy vào cuối tháng 12 năm 2019.
Trong một lá thư ngày 24 tháng 1 gửi Washington, tổng chưởng lý của DC, Luật sư Công giáo trong Liên minh vì lợi ích chung, và tổ chức Công giáo Hoa Kỳ có liên quan, nói rằng Dự án Francis không thực sự là một tổ chức phi lợi nhuận, mà thay vào đó là một giao dịch Tên được kết nối với một tập đoàn vì lợi nhuận của Washington, DC do Hale thành lập và đăng ký với tên là Christopher Christopher Hale.
Người Công giáo United nói trong bức thư của mình, người ta lo ngại rằng mối quan hệ trước đây của Hale với nhóm, đã hỗ trợ các sáng kiến ​​chính sách phù hợp với giáo lý xã hội Công giáo, có thể đánh lừa người nhận email để tin rằng họ đang đóng góp khấu trừ thuế trực tiếp cho Tổ chức hoặc cho một tôn giáo tương tự nhóm phi lợi nhuận.
Nhóm này đã yêu cầu tổng chưởng lý của quận Columbia xem xét vấn đề này và thực hiện tất cả các bước cần thiết để điều tra và ngăn chặn ông Hale tiếp tục các chiến thuật gây quỹ gian lận và gian lận của mình.
“Ông. Các hành động không trung thực của Hale làm suy yếu các giá trị của sự liêm chính và niềm tin rất quan trọng trong quá trình gây quỹ từ thiện, nhóm của nhóm nói.
Hale nói với CNA tối thứ Hai rằng ông không lấy bất kỳ danh sách nào từ tổ chức. Thay vào đó, anh ta nói, anh ta đã đưa vào một danh sách gửi thư có được từ công việc anh ta đã làm trước khi anh ta được thuê tại Công giáo trong Liên minh vì lợi ích chung, và anh ta đã được thông báo khi anh ta được thuê rằng anh ta sẽ giữ quyền sở hữu danh sách đó .
Ông nói rằng đó là danh sách gửi thư mà ông đã sử dụng cho dự án tiếp theo của mình, Dự án Francis, rằng ông chỉ thêm các liên hệ cá nhân sau khi ông bắt đầu làm việc tại Công giáo trong Liên minh vì lợi ích chung, và không có bổ sung từ cơ sở dữ liệu của chủ nhân trước đây.
Hale cho biết ông đã thực hiện thỏa thuận đó với Fred Rotondaro, người với tư cách là chủ tịch hội đồng quản trị tại Công giáo trong Liên minh vì lợi ích chung, đã thuê ông. Rotondaro qua đời vào tháng 6/2017.
Dự án Francis, Hale cho biết, là một nhóm nhỏ những người đang cố gắng xây dựng một nhóm vận động tập trung vào những người Công giáo trẻ, Công giáo ngàn năm, trong cuộc sống công cộng. Nó không bao giờ thực sự có chân dưới nó bởi vì không có ai muốn làm điều đó toàn thời gian.
Hale cho biết Dự án Francis đã gửi các bản tin và phản ánh tâm linh, và đã thực hiện công tác vận động, đặc biệt là về các vấn đề giáo huấn xã hội Công giáo trong bối cảnh chính quyền Trump.
Đây không bao giờ có ý định trở thành một nhóm đầy đủ với đôi cánh ngoài việc thực hiện công việc khiêm tốn của mình là đưa ra các bản tin, các phản ánh hàng ngày, một số khóa đào tạo giáo dục và một số hoạt động kiến ​​nghị và tuyên truyền có chủ đích về các vấn đề đặc biệt quan trọng trong giáo huấn xã hội Công giáo .
Chúng tôi không bao giờ nộp đơn là một tổ chức phi lợi nhuận vì chúng tôi chưa bao giờ là một tổ chức phi lợi nhuận. Chúng tôi đã làm công tác vận động chính sách. Không có khoản đóng góp nào của chúng tôi từng được coi là được khấu trừ thuế bởi vì họ không, ông nói thêm. Hale nói rằng những lời gạ gẫm từ nhóm không gợi ý hay ngụ ý rằng đóng góp sẽ được khấu trừ thuế.
Hale nói rằng ông sẽ tham khảo ý kiến ​​tư vấn pháp lý, để đáp ứng yêu cầu từ CNA để xem xét hồ sơ tài chính của Dự án The Francis.
Đây là một tổ chức tư nhân, nó không phải là một tổ chức phi lợi nhuận công cộng.
Một phiên bản lưu trữ của trang web Dự án Francis đưa ra yêu cầu quyên góp và cơ hội đăng ký các danh sách gửi thư khác nhau, bao gồm cả những đề cập của Hale.
Bivens, đối thủ chính của anh, cho biết tối thứ Hai rằng cô không biết liệu Hale có còn ở lại cuộc đua hay không. Trong khi cô thừa nhận rằng một số người trong khu vực đã bỏ phiếu qua thư, thì việc đi vào một vị tướng với Chris Hale là người được đề cử sẽ là một cơn ác mộng.
Hale nói với CNA rằng anh không có kế hoạch rời khỏi cuộc đua.
Với hơn 3.300 nhà tài trợ, 300 tình nguyện viên, 900 dấu hiệu trong sân của cử tri và những người ủng hộ hàng đầu ở mọi khu vực trong cộng đồng này, chúng tôi đang tiến hành chiến dịch cơ sở mạnh nhất ở vùng nông thôn Tennessee từng thấy. Chúng tôi đã không chỉ nâng cao Nghị sĩ DesJarlais bằng tỷ lệ 5: 1 kỷ lục, chúng tôi đã tổ chức cho ông 100: 1. Các cử tri của Tennessee đang khao khát một Dân biểu mới, người sẽ mang bệnh viện, chăm sóc sức khỏe, công việc tốt, tiền lương và thay đổi thế hệ đến Tennessee.
Tôi sẽ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử này vào thứ năm và sau đó vào ngày 3 tháng 11
Hale đã chạy đua vào Quốc hội trong cùng khu vực của Quốc hội vào năm 2018, nhưng đã thua trong cuộc thi sơ cấp Dân chủ. Ông đã được một số nhà quan sát chính trị dự đoán để giành chiến thắng trong năm 2020, nhưng nói chung là không được dự kiến ​​để giải phóng các nghị sĩ đảng Cộng hòa đương nhiệm của quận. Khu vực này mang nặng tính Cộng hòa, và được đại diện bởi bác sĩ Scott DesJarlais kể từ năm 2011. DesJarlais đã giành được gần 64% số phiếu trong cuộc bầu cử năm 2018 của quận.
Hale nói rằng ông tin rằng động lực của Salt trong việc đưa ra các cáo buộc chống lại ông hoàn toàn là chính trị.
Tôi đã trở thành một pinball trong một trận chiến. Nhưng James Salt cũng là một người ủng hộ Bernie Sanders. Anh ấy là một người đàn ông tốt, anh ấy là một người ủng hộ Bernie Sanders xa. Đối thủ của tôi cũng là một người ủng hộ Bernie Sanders, ông Hale nói, lưu ý rằng những cáo buộc chống lại ông đã đến chỉ vài ngày trước cuộc bầu cử sơ bộ của ông chống lại Bivens.
Tôi đang ba ngày sau một cuộc bầu cử. Nếu đây là một vấn đề pháp lý gây tranh cãi và dội bom như vậy, tại sao James lại đợi đến ba ngày trước cuộc bầu cử và sau đó làm như vậy trong bối cảnh cuộc họp báo với đối thủ của tôi?
Hale cũng nói với đơn tố cáo của CNA Salt về anh ta là rất cá nhân và nói rằng Salt rất ghen tị với công việc anh ta đã làm với người Công giáo trong Liên minh vì lợi ích chung. Ông cũng nói rằng ông đã phải đối mặt với những thách thức với Salt vì chúng khác nhau về chính sách và rằng có sự phân chia trong tổ chức về thế giới quan và chiến lược.
Ứng cử viên này là đồng sáng lập của Tạp chí Mill Years, và làm việc vào năm 2012 như một phần của nhóm tiếp cận Công giáo trong chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Barack Obama.
Bản thân Salt đã tham gia vào cuộc tranh cãi xung quanh người Công giáo Hoa Kỳ.
Trước cuộc bầu cử năm 2012, Salt, giám đốc điều hành của Catholics United, cho biết trong một lá thư gửi các mục sư của nhà thờ Công giáo Florida, nhóm này đã tuyển dụng một mạng lưới tình nguyện viên để theo dõi bài phát biểu liên quan đến bầu cử trong các nhà thờ vì hoạt động chính trị bất hợp pháp. Các nhà lãnh đạo Công giáo địa phương cho biết đây dường như là một nỗ lực nhằm bịt ​​miệng các mục sư về các vấn đề quan tâm đối với Giáo hội trong mùa bầu cử này.
Cuối cùng, các giám mục của Florida kêu gọi các mục sư không ký một bản cam kết được lưu hành bởi nhóm để giữ cho chính trị thoát khỏi bục giảng.
Salt trước đây đã phục vụ trong việc tiếp cận đức tin cho Đảng Dân chủ Kansas và đã thực hiện công việc nhắn tin dưới thời Thống đốc Kansas lúc bấy giờ là bà Kathleen Sebelius, một người ủng hộ quyền phá thai kiên quyết. Muối phục vụ trong Ủy ban Nền tảng Đảng Dân chủ 2012.
Người Công giáo trong Liên minh và Công giáo Hoa Kỳ, được sáp nhập một cách hiệu quả vào năm 2015, cả hai đều được thành lập sau sự kiện của Sen. Thất bại của John Kerry trong các chiến dịch bầu cử tổng thống năm 2004. Sự mất mát này một phần là do sự thất bại của đảng Dân chủ trong việc làm lung lay các cử tri tôn giáo.
Vào năm 2008, Đức Tổng Giám mục Denver Charles Chaput đã buộc tội rằng Công giáo Hoa Kỳ đã nhầm lẫn các ưu tiên tự nhiên của giáo huấn Công giáo, làm suy yếu những người ủng hộ tiến bộ đã đưa ra, và đưa ra một lý do để một số người Công giáo từ bỏ vấn đề phá thai thay vì chiến đấu trong các đảng của họ và tại thùng phiếu để bảo vệ thai nhi.
Người Công giáo trong Liên minh đã nhận được ít nhất 450.000 đô la tài trợ từ Tổ chức Xã hội mở, sau đó được gọi là Viện Xã hội mở, từ năm 2006 đến năm 2010. Một tài liệu nền tảng nội bộ từ năm 2009 đã trích dẫn vai trò chính của nhóm trong việc ảnh hưởng đến bài phát biểu gây tranh cãi năm 2009 của Barack Obama, và ca ngợi các chiến dịch của mình rằng, người đã mở rộng chương trình nghị sự của cử tri Công giáo để xem việc phá thai chỉ là một trong một số vấn đề bầu cử.
Công giáo United cũng nhận được tài trợ từ Quỹ Gill, được thành lập bởi chiến lược gia LGBT và triệu phú Tim Gill. Nhóm này được liệt kê là một đối tác trên trang web của Arcus Foundation, nơi đã tài trợ cho các nhóm Công giáo bất đồng chính kiến ​​và các tổ chức tôn giáo khác để ủng hộ các vấn đề về LGBT cũng như giới hạn nghiêm ngặt hơn về tự do tôn giáo.
Trước cuộc bầu cử năm 2016, Wikileaks đã đăng các email năm 2012 dường như liên quan đến người đứng đầu chiến dịch Hillary Clinton John Podesta, tại thời điểm tranh cãi quan trọng của Công giáo về bảo hiểm tránh thai của chương trình y tế bắt buộc.
Email của Podesta đã đáp lại lời đề nghị của Sandy Newman về cuộc cách mạng Mùa xuân của Công giáo Hồi giáo trong Giáo hội, theo cách nói sinh động của Newman, chính người Công giáo yêu cầu chấm dứt chế độ độc tài trung cổ và khởi đầu một nền dân chủ nhỏ và tôn trọng bình đẳng giới trong Công giáo nhà thờ.”
Podesta, cựu giám đốc nhân viên của Tổng thống Bill Clinton, đã trả lời: Hiện Chúng tôi đã tạo ra những người Công giáo trong Liên minh vì lợi ích chung để tổ chức trong một khoảnh khắc như thế này. Nhưng tôi nghĩ rằng nó thiếu sự lãnh đạo để làm như vậy bây giờ. Công giáo Hoa Kỳ cũng vậy. Giống như hầu hết các phong trào mùa xuân, tôi nghĩ rằng điều này sẽ phải từ dưới lên.
Theo các tài liệu nội bộ của Tổ chức Xã hội Mở từ năm 2009, sự ra đi của người Công giáo trong Liên minh đồng sáng lập Alexia Kelley để gia nhập Nhà Trắng Obama đã rời khỏi nhóm mà không có sự lãnh đạo mạnh mẽ. Kelley cuối cùng đã trở thành chủ tịch và Giám đốc điều hành của Tổ chức từ thiện có ảnh hưởng và các nhà tài trợ quan tâm đến các hoạt động Công giáo.
Báo cáo này đã được chỉnh sửa vào 8:55 Mountain Time để bao gồm các bình luận từ Christopher Hale.
catholicnewsagency. com dịch bởi Hà Trịnh
from WordPress https://ift.tt/33uZ9Q6 via IFTTT
0 notes
luatnhandan · 4 years
Text
Những điểm mới của Luật sửa đổi Luật Cán bộ công chức và Luật Viên chức
Sau đây Luật Nhân Dân xin chia sẻ về những điểm mới trong Luật sửa đổi, bổ sung Luật Cán bộ công chức và Luật viên chức có hiệu lực từ ngày 1/7/2020, mời bạn đọc cùng tham khảo.
Cơ sở pháp lý
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức số 52/2019/QH14 có hiệu lực từ ngày 1/7/2020.
Những điểm mới của Luật sửa đổi Luật Cán bộ công chức và Luật Viên chức cần biết
1. Cán bộ công chức nghỉ hưu có thể bị kỷ luật xóa tư cách chức vụ đã từng làm
Nội dung luật sửa đổi, bổ sung nhấn mạnh rằng sau khi cán bộ, công chức đã nghỉ việc , nghỉ hưu vẫn có thể áp dụng hình thức xử lý kỷ luật “xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm”.
Cụ thể tại Khoản 7 Điều 1 Luật sửa đổi, nêu rõ  sau khi nghỉ việc hoặc nghỉ hưu mới phát hiện có hành vi vi phạm trong thời gian công tác thì tùy vào tính chất, mức độ sẽ phải chịu một trong các hình thức xử lý kỷ luật là: Khiển trách, cảnh cáo, xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm.
Bao gồm các trường hợp có hành vi  vi phạm trong thời gian công tác trước ngày 01/7/2020 cũng được thực hiện theo quy định của Luật này.
2. Bỏ chế độ “biên chế suốt đời” đối với viên chức
Viên chức vẫn làm việc theo chế độ của hai loại hợp đồng đối là Hợp đồng không xác định thời hạn và Hợp đồng xác định thời hạn.
Với Hợp đồng không xác định thời hạn hay còn được gọi là “chế độ biên chế suốt đời” của viên chức sẽ không còn được áp dụng với các đối tượng mới được tuyển dụng từ ngày 01/7/2020.
Do đó, việc thực hiện hợp đồng loại không xác định thời hạn chỉ còn được áp dụng với 03 trường hợp đó là:
 Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01/7/2020;
Cán bộ, công chức chuyển thành viên chức;
 Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
( Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 sửa đổi, bổ sung Điều 25 Luật Viên chức)
3. Cán bộ, công chức tham nhũng đương nhiên bị buộc thôi việc 
Luật sửa đổi bổ sung đã bổ sung thêm nội dung về việc  xử lý cán bộ, công chức có hành vi tham nhũng. Cụ thể, công chức sẽ bị buộc thôi việc trong 02 trường hợp sau đây:
- Bị kết án phạt tù mà không được hưởng án treo;
- Bị kết án về tội phạm tham nhũng;
4. Kéo dài thêm thời hạn hợp đồng làm việc của viên chức lên tới 60 tháng
Luật sửa đổi đã nâng thời hạn thực hiện hợp đồng xác định thời hạn của viên chức từ 36 tháng như quy định hiện nay lên 60 tháng. Theo đó, hợp đồng xác định thời hạn là loại hợp đồng mà hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng, áp dụng với những người mới trúng tuyển viên chức.
Cần lưu ý rằng, trước khi hết thời hạn 60 ngày, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phải ký tiếp hoặc chấm dứt hợp đồng với viên chức.Viên chức đã đáp ứng được các yêu cầu và đơn vị còn nhu cầu thì bắt buộc phải ký tiếp hợp đồng, nếu từ chối thì cần có văn bản và nêu rõ lý do.
5. Bổ sung thêm trường hợp tuyển dụng vào công chức
Việc tuyển dụng công chức qua hình thức thi tuyển, trừ trường hợp xét tuyển là người có phẩm chất, trình độ và năng lực, cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở miền núi, biên giới, hải đảo…(Theo quy định tại Điều 37 Luật cán bộ, công chức năm 2008)
Luật sửa đổi bổ sung đã bổ sung thêm hình thức xét tuyển đối với một số trường hợp như:
- Sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, nhà khoa học trẻ tài năng;
- Người học theo chế độ cử tuyển theo quy định của Luật Giáo dục, sau khi tốt nghiệp về công tác tại địa phương cử đi học.
Không chỉ vậy, người đứng đầu cơ quan quản lý công chức còn có thể tiếp nhận các trường hợp:
- Viên chức công tác tại các đơn vị sự nghiệp công lập;
- Cán bộ, công chức cấp xã;
- Người hưởng lương trong lực lượng vũ trang nhân dân; người làm công tác cơ yếu nhưng không phải là công chức;
- Tiếp nhận để bổ nhiệm làm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý với người đang là Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng trong doanh nghiệp Nhà nước…
- Người đã từng là cán bộ, công chức sau đó được cấp có thẩm quyền điều động, luân chuyển giữ các vị trí công tác không phải là cán bộ, công chức tại các cơ quan, tổ chức khác.
6. Nới lỏng thêm các điều kiện xem xét viên chức nghỉ hưu
Việc nới lỏng thêm các điều kiện xem xét viên chức nghỉ hưu được thể hiện như sau:
- Đã quy định theo hướng loại bỏ nội dung “không giải quyết nghỉ hưu” ra khỏi điều luật đối với việc giải quyết nghỉ hưu cho viên chức đang trong thời hạn xử lý kỷ luật,  đang bị điều tra, truy tố.
- Khi viên chức bị khiển trách hoặc cảnh cáo vẫn có thể được bổ nhiệm lại nhưng không được bổ nhiệm vào chức vụ cao hơn trong thời hạn 12 tháng
7. Tiến hành công khai kết quả đánh giá cán bộ, công chức ở nơi làm việc
Nội dung này được quy định tại khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi  Điều 29 Luật Cán bộ, công chức, căn cứ vào kết quả đánh giá cán bộ, công chức vẫn được phân loại thành 04 mức. Kết quả này  được lưu vào hồ sơ cán bộ, công chức, thông báo đến người được đánh giá và công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi đối tượng này công tác. 
8. Đánh giá viên chức thông qua công việc, sản phẩm cụ thể
Nếu như ở văn bản luật cũ - Điều 41 Luật viên chức 2010 thì việc đánh giá viên chức chỉ được xem xét ở kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết; thái độ phục vụ nhân dân… thì nay đã được quy định rõ theo từng công việc, sản phẩm cụ thể. Đây là cơ sở để  tạo sự rõ ràng, thuận lợi hơn trong việc đánh giá viên chức
9. Có 04 trường hợp công chức không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật.
Thời hiệu xử lý kỷ luật là gì? Thời hiệu xử lý kỷ luật là thời hạn mà khi hết thời hạn đó cán bộ, công chức có hành vi vi phạm không bị xử lý kỷ luật. 
Thời hiệu  áp dụng với công chức là 24 tháng. Tuy nhiên đẻ phù hợp hơn với thời với thực tiễn thì Luật sửa đổi bổ sung đã kéo dài thời hiệu cụ thể hơn:
02 năm nếu bị kỷ luật khiển trách;
05 năm với các hành vi không thuộc trường hợp bị khiển trách.
Đặc biệt,là bổ sung thêm 04 hành vi không áp dụng thời hiệu xử lý như:
- Cán bộ, công chức là Đảng viên vi phạm đến mức bị kỷ luật khai trừ;
- Vi phạm về công tác bảo vệ chính trị nội bộ;
- Xâm hại lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại;
- Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp.
Bên cạnh đó,  thời hạn xử lý kỷ luật với cán bộ, công chức cũng kéo dài thêm, cụ thể:
- Thời hạn xử lý kỷ luật không quá 90 ngày (hiện nay là 02 tháng);
- Nếu vụ việc có tình tiết phức tạp cần phải thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn có thể kéo dài nhưng không quá 150 ngày (hiện nay đang là 04 tháng)…
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân Dân Việt Nam về Những điểm mới của Luật sửa đổi Luật Cán bộ công chức và Luật Viên chức. Nếu còn những vướng mắc về các vấn đề liên quan hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành. 
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666 - Tel: 02462.587.666
Tác giả: Luật sư Nguyễn Anh Văn
0 notes
giaitritonghop123 · 4 years
Text
Dự kiến nghiệm thu đường sắt Cát Linh - Hà Đông trong tháng 12
Tumblr media
Từ nay đến giữa tháng 11, khoảng 10 chuyên gia tư vấn Pháp sẽ sang Việt Nam để đánh giá an toàn dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông.
Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể cho biết như trên tại cuộc họp Thường trực Chính phủ chiều 28/10.
Theo ông, Bộ Giao thông Vận tải phấn đấu trong tháng 12, hoàn thành nghiệm thu có điều kiện dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông (dự án); đồng thời, cam kết cố gắng tối đa để đưa dự án vào vận hành thương mại trước Đại hội lần thứ XIII của Đảng (quý I/2021).
Ghi nhận ý kiến của Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, đây là dự án đường sắt trên cao đầu tiên của Việt Nam, được ký kết vào năm 2008. Việc dự án chậm trễ là khuyết điểm cần nhanh chóng khắc phục, đồng thời rút kinh nghiệm chung cho các công trình, dự án nói chung, trong đó có dự án của Bộ Giao thông Vận tải.
Tumblr media
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đã vận hành thử nhà ga từ tháng 3/2019. Ảnh: Giang Huy
Theo Bộ Giao thông Vận tải, khối lượng xây lắp và thiết bị của dự án đã cơ bản hoàn thành, nghiệm thu 5/5 hạng mục công trình và 9/11 chuyên ngành thiết bị. Công việc chính hiện nay là hoàn thiện hồ sơ để nghiệm thu các công trình thành phần, thanh quyết toán, vận hành thử toàn bộ hệ thống, đồng thời tiếp tục thực hiện đánh giá an toàn của tư vấn trong quá trình vận hành thử hệ thống.
Hiện còn một số tồn tại mà chủ đầu tư (Bộ Giao thông Vận tải), TP Hà Nội và các đơn vị liên quan không giải quyết được. Do đó, tại cuộc họp, Thủ tướng, Thường trực Chính phủ đã đưa ra các quyết sách để giải quyết theo đúng pháp luật và với tinh thần: Thủ tướng không làm thay các công việc thuộc thẩm quyền của chủ đầu tư hay TP Hà Nội với tư cách địa phương sử dụng công trình.
Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, TP Hà Nội có tinh thần hợp tác cao hơn nữa, liên tục hơn nữa, dành nhiều thời gian xử lý các vấn đề đặt ra. Trong đó, vấn đề sử dụng nhanh chóng, an toàn đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông là nhiệm vụ chính trị đặc biệt mà chủ đầu tư, TP Hà Nội phải tập trung sức lực.
"An toàn phải đặt lên hàng đầu", Thủ tướng nêu rõ, vì nếu để xảy ra sự cố thì tai họa rất lớn. Các chuyên gia, nhà tư vấn, các cuộc kiểm tra kỹ thuật cần làm đầy đủ để kết luận dự án hoàn toàn bảo đảm an toàn.
Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông khởi công từ tháng 10/2011, dự kiến vận hành vào quý II/2019, nhưng đến nay chưa xác định được ngày vận hành chính thức. Hồi tháng 6, Thủ tướng giao Bộ Giao thông Vận tải sớm hoàn thiện, đưa vào khai thác tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông trong năm 2020; báo cáo Chính phủ những vướng mắc của dự án, trình Quốc hội để có hướng xử lý.
Tuyến đường có chiều dài 13,05 km gồm 12 ga và 1 khu Depot. Tổng mức đầu tư ban đầu 8.770 tỷ đồng (gần 553 triệu USD), sau đó điều chỉnh lên 18.002 tỷ đồng (hơn 868 triệu USD). Trong số này, vốn vay ODA Trung Quốc là 13.867 tỷ đồng, vốn đối ứng 4.134 tỷ đồng.
Viết Tuân
from Tin mới nhất - VnExpress RSS https://ift.tt/35G4WC6 via IFTTT
0 notes
bdscuatui · 4 years
Photo
Tumblr media
Người dân mòn mỏi chờ đợi
Sau gần 50 năm đi vào hoạt động các chung cư cũ (trước năm 1975) hầu hết các chung cư này đã xuống cấp nghiêm trọng, vẫn còn nhiều hộ dân sinh sống. Những bức tường bên ngoài đã hoen ố, bong tróc theo thời gian, đường dây diện thì chằng chịt, ống nước không đi theo một sự sắp đặt nào. Bên trong là các căn hộ bị nghiêng lún, ẩm thấp, tối tăm... có thể sụp đổ bất cứ lúc nào gây mất an toàn cho người sử dụng.
Có thể kể đến cụm 8 chung cư thuộc cư xá Thanh Đa (quận Bình Thạnh). Trong đó, chung cư lô IV và lô VI đã được bồi thường giải toả, 6 chung cư lô số còn lại có diện tích gần 57.000m2 và khoảng 1.427 hộ dân (khoảng 4.784 người).
Chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc ở công trình mới có số tầng cao tối đa là 30 tầng, quy mô khoảng 8.000 người, số căn hộ phục vụ tái định cư khoàng 1.427 căn, số căn hộ thương mại khoảng 1.067 căn.
Mặc dù đã được UBND TP.HCM chấp thuận chủ trương xây dựng lại từ năm 2010, nhưng cho đến nay vẫn chưa xong thủ tục pháp lý. Cuối tháng 4/2019, TP.HCM chấp thuận cho Công ty CP Phát triển nhà Thanh Đa làm chủ đầu tư và yêu cầu nộp hồ sơ để công nhận chủ đầu tư dự án. Hiện công ty này đã có đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 nhưng vẫn chưa được cơ quan chức năng có thẩm phê duyệt.
Tại quận 1, có 98 lô chung cư cũ, Tập đoàn C.T Group đã đăng ký tham gia cải tạo tới gần 90 lô. Đơn vị này còn hợp tác với Công ty Quản lý vốn nhà nước TP.HCM (HFIC) để đầu tư xây mới chung cư cũ trên đường Kỳ Đồng (quận 3).
Danh sách doanh nghiệp xin thực hiện các dự án cải tạo chung cư cũ ở quận 1 còn có Công ty TNHH MTV Phát triển công nghiệp Tân Thuận, Công ty CP Đầu tư Xây dựng Tuấn Lộc, Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng, Công ty CP Đầu tư Phát triển nhà Gia Bảo, Liên danh Vinaconex - Hoàng Sơn - Quân Anh… Chung cư cũ số 155-157 đường Bùi Viện (phường Phạm Ngũ Lão, quận 1) rộng gần 600m2 cao 7 tầng với tổng diện tích sàn hơn 4.000 m2 và thuộc diện xuống cấp nghiêm trọng. Tập đoàn Novaland xin làm chủ đầu tư xây dựng mới và cam kết xây dựng bàn giao trong thời gian 30 tháng kể từ khi được giao đất.
Tại quận 3, có 45 lô chung cư cũ đang được các nhà đầu tư quan tâm. Trong đó, Tập đoàn Novaland muốn cải tạo tất cả 11 lô của chung cư Nguyễn Thiện Thuật. Ngoài ra còn có các doanh nghiệp khác như Him Lam Land, Hưng Thịnh, Phúc Khang... đăng ký nhận dự án đầu tư mới.
Còn với chung cư Trúc Giang (quận 4), sau nhiều lần mời gọi, đã có 3 nhà đầu tư được chọn để sửa chữa, di dời nhưng sau đó doanh nghiệp cũng bỏ và chưa có nhà đầu tư mới. Hay như tại chung cư Ngô Gia Tự (quận 10), là chung cư xuống cấp nghiêm trọng nằm trong diện di dời khẩn cấp nhưng không có bất kỳ doanh nghiệp nào quan tâm.
Người dân hàng ngày vẫn sống lo âu, sợ hãi và không thôi mong chờ có nơi ở mới để yên tâm sinh sống, làm việc. Tuy nhiên, hiện nay số lượng chung cư cũ được di dời, cải tạo, xây mới vẫn vô cùng ít ỏi.
Thất bại giải cứu chung cư cũ
Đại hội Đảng bộ lần thứ X, nhiệm kỳ 2015-2020 lãnh đạo TP.HCM đặt nhiệm vụ di dời, xây mới gần 474 chung cư cũ là một trong 7 chương trình đột phá cần được triển khai. Trong đó, thành phố đặt mục tiêu đến hết năm 2020 phải cải tạo được một nửa trong tổng số 474 chung cư cũ trên địa bàn. Tuy nhiên, theo số liệu của Sở Xây dựng TP.HCM, hiện nay thành phố mới chỉ mới di dời được 32 chung cư cũ. Có thể nói, nhiệm vụ mà lãnh đạo TP.HCM đặt ra tại nhiệm kỳ 2015-2020 đã "thất bại".
Nguyên nhân dẫn sự thất bại trong việc di dời chung cư cũ này là do cơ chế vẫn còn nhiều rào cản như: công tác đàm phán, hỗ trợ người dân di dời, nghĩa vụ tài chính đối với phần diện tích thuộc sở hữu nhà nước...
Trước đây, thành phố đã có phương án dùng quỹ đất để thành toán chi phí cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 160/NQ-CP về tổ chức rà soát các hợp đồng BT đã ký kết, nên hình thức BT - đổi đất lấy hạ tầng tại các dự án chỉnh trang đô thị, di dời nhà trên và ven kênh rạch tạm thời dừng lại. Sau đó, Chính phủ ban hành Nghị quyết 69/2019/NQ-CP quy định việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho dự án BT.
Bên cạnh những khó khăn về cơ chế, chính sách cũng phải nhắc tới công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. Một bộ phận người dân không đồng tình với phương án bồi thường, dù số đông đã đồng thuận, dẫn đến dự án bị dừng lại.
Trong Báo cáo số 95/2020/CV về việc góp ý kiến Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ TP.HCM lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 – 2025, ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản (HoREA) cho biết: Báo cáo chính trị đánh giá toàn diện về phát triển kinh tế- xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh, đã lồng ghép đánh giá một số nội dung của 7 chương trình đột phá do Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ X quyết định nhưng chưa thật sâu. Do vậy, Hiệp hội đề nghị bổ sung mục Đánh giá 7 Chương trình đột phá vào Báo cáo chính trị.
Bên cạnh đó, liên quan đến vấn đề di dời, cải tạo, xây mới các chung cư cũ trên địa bàn thành phố, ông Lê Hoàng Châu cho rằng, Nghị định 101/2015/NĐ-CP quy định đối với nhà chung cư cấp A, B, C muốn phá dỡ phải được tất cả chủ sở hữu thống nhất phá dỡ để xây dựng lại là khó thực hiện.
Nghị định này cũng không quy định chỉ tiêu dân số có tính ưu đãi để tạo điều kiện cho chủ đầu tư thực hiện dự án xây dựng lại chung cư cũ, tái định cư tại chỗ các hộ dân và có thêm sản phẩm căn hộ để bán thu hồi vốn.
Vì thế ông Châu kiến nghị Chính phủ xem xét sửa đổi Nghị định 101/2015/NĐ-CP theo hướng quyết định phá dỡ nhà chung cư hạng A,B,C chỉ cần 2/3 hoặc 3/4 chủ sở hữu chung cư đồng ý là có hiệu lực.
Trước những vướng mắc, Sở Xây dựng TP.HCM đã gửi văn bản kiến nghị Bộ Xây dựng có hướng dẫn bổ sung quy định cho phép chủ đầu tư các dự án cải tạo, xây dựng lại thay thế nhà chung cư cũ không phải thực hiện nghĩa vụ tài chính phát sinh từ việc điều chỉnh tăng chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc.
Đề nghị Bộ Xây dựng thống nhất với Bộ Tài chính về việc áp dụng quy định miễn tiền sử dụng đất đối với trường hợp cải tạo, xây dựng lại chung cư có một phần diện tích là nhà biệt thự hoặc có mục đích sử dụng khác. Đồng thời, báo cáo Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh nội dung của Nghị định số 101/2015/NĐ-CP, trong trường hợp Nhà nước trực tiếp thực hiện xây dựng mới chung cư cũ thì không thỏa thuận bồi thường, mà chỉ thực hiện phương thức tái định cư bằng căn hộ.
Đầu tháng 10/2020, Bộ Xây dựng đã có Báo cáo việc thực hiện nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn trong nhiệm kỳ khóa XIV và một số nghị quyết trong nhiệm kỳ khóa XIII về lĩnh vực xây dựng. Trong đó, nêu rõ cơ chế, chính sách đẩy nhanh việc cải tạo các chung cư, tập thể cũ xuống cấp, bảo đảm hài hòa lợi ích của nhà nước, người dân và nhà đầu tư.
Cụ thể, Chính phủ đã giao Bộ Xây dựng tiếp tục rà soát, tổng hợp các khó khăn, vướng mắc trong thực hiện chủ trương về cải tạo nhà chung cư cũ, nguy hiểm để nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật liên quan đến việc cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ. Trước mắt, năm 2020 Chính phủ sẽ nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Nghị định số 101/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ để tạo dựng các cơ chế, chính sách đột phá hơn và tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy việc cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ.
Ngoài ra, trong kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 83/2019/QH14, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm ban hành theo thẩm quyền các văn bản, hướng dẫn cụ thể việc quản lý, sử dụng, khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư... theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 29/CT-TTg; Rà soát, đánh giá, kiểm định, lập và phê duyệt kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ theo quy định của Nghị định số 101/2015/NĐ-CP.
Đồng thời, tăng cường vai trò trách nhiệm của các địa phương đối với việc quy hoạch, cấp phép đầu tư và tiến độ xây dựng các dự án bất động sản, nhất là các dự án khu đô thị mới, dự án phát triển nhà ở, cải tạo chung cư cũ.
[ad_2] Nguồn CafeF
0 notes
daycattocgiare · 4 years
Text
Kỳ họp thứ tám Hội đồng Lý luận, Phê bình VHNT Trung ương
Chiều nay (12/8), tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận, Phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương tổ chức Kỳ họp thứ 8 (nhiệm kỳ 2016-2021). PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV), Chủ tịch Hội đồng Lý luận, Phê bình Văn học Nghệ thuật (VHNT) Trung ương chủ trì kỳ họp.
Phát biểu khai mạc, PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ cho biết: Trên cơ sở kế hoạch công tác năm 2020 đã được Hội đồng thông qua tại Kỳ họp thứ bảy, Hội đồng sẽ tập trung thảo luận, đánh giá kết quả những công việc đã triển khai, phân tích, chỉ ra những ưu điểm, kết quả và hạn chế, bất cập; từ đó chỉ rõ nguyên nhân và đề xuất giải pháp cho thời gian tới.
Tumblr media
PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ phát biểu khai mạc kỳ họp.
Báo cáo hoạt động của Hội đồng giữa hai Kỳ họp, PGS.TS Phan Trọng Thưởng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng cho biết, 6 tháng đầu năm 2020, cũng như nhiều cơ quan, đơn vị trong cả nước, Hội đồng Lý luận, Phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương hoạt động trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát, lây lan và diễn biến kéo dài, ảnh hưởng nặng nề đến các mặt của đời sống kinh tế - xã hội.
Trong tình hình đó, Thường trực Hội đồng đã chủ động điều chỉnh kế hoạch hoạt động của Hội đồng sao cho phù hợp để vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh; vừa đảm bảo chương trình, kế hoạch công tác, hạn chế tình trạng ách tắc công việc.
Trong 6 tháng đầu năm 2020, Hội đồng đã tư vấn giúp Ban Bí thư, Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương một số vấn đề nảy sinh trong thực tiễn. Thường xuyên nắm bắt thông tin, k��p thời đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên lĩnh vực văn học, nghệ thuật.
Hội đồng tiếp tục tổ chức triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học về lĩnh vực văn học, nghệ thuật, trong đó trọng tâm là các đề tài khoa học cấp Ban, Đảng.
Tumblr media
PGS.TS Phan Trọng Thưởng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng báo cáo kết quả hoạt động của Hội đồng giữa hai kỳ họp.
Từ sau Kỳ họp thứ bảy đến nay, Hội đồng đã tổ chức xét tặng thưởng các tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất bản năm 2019. Căn cứ kết quả xét của các Tiểu ban sơ tuyển và hội đồng xét chọn, Ban Chỉ đạo đã thống nhất đề nghị Chủ tịch Hội đồng quyết định trao tặng thưởng cho tổng số 15 tác phẩm, trong đó, mức A: 4 tác phẩm; mức B: 7 tác phẩm; mức C: 4 tác phẩm.
7 cơ quan, đơn vị (nhà xuất bản, cơ quan báo chí) đã công bố nhiều tác phẩm có đóng góp cho sự phát triển lĩnh vực lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật năm 2019 cũng đề nghị được trao tặng thưởng.
Theo PGS.TS Phan Trọng Thưởng, Hội đồng có ghi nhận một số điểm bất cập về giải thưởng, từ tên gọi đến mức tặng thưởng. Tuy nhiên, do tình hình khó khăn chung của năm nay nên Hội đồng chưa kịp điều chỉnh. Hội đồng sẽ đề nghị các cơ quan có thẩm quyền thay đổi trong thời gian tới.
Nhìn chung, Hội đồng đã chủ động bám sát tình hình thực tế, kịp thời điều chỉnh kế hoạch công tác phù hợp và cơ bản hoàn thành các nhiệm vụ đề ra trong 6 tháng đầu năm, đạt chất lượng tốt, đồng thời tích cực chuẩn bị cho các công việc từ nay đến cuối năm, đảm bảo thực hiện tốt kế hoạch công tác năm 2020.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tiến độ triển khai công việc của Hội đồng còn chậm, vai trò và hoạt động chuyên môn của các tiểu ban chưa được phát huy, hoạt động khoa học của Hội đồng nhìn chung còn thụ động...
Tumblr media
GS Trần Đăng Xuyền phát biểu tại Kỳ họp.
Tại Kỳ họp, các đại biểu đã nêu những ý kiến xung quanh chất lượng cán bộ, việc tăng cường hiệu quả hoạt động của các tiểu ban chuyên môn, cũng như các vấn đề lý luận phải bám sát thực tiễn... Ngoài ra, các đại biểu cũng cho rằng các lớp tập huấn, bồi dưỡng các lớp lý luận cần được tăng cường tổ chức.
GS Trần Đăng Xuyền cho biết: "Kỳ họp nào chúng ta cũng bàn về việc tăng cường hiệu quả hoạt động của các tiểu ban chuyên môn. Tuy nhiên, đây là việc rất khó vì các hoạt động chuyên môn rất rộng, nhiều lĩnh vực, nhiều địa phương. Các thành viên Hội đồng đều kiêm nhiệm và khó phát huy nếu không có sự tham gia của Thường trực Hội đồng. Chúng ta cần phải tính toán lại, từng tiểu ban phải năng động, đề xuất, góp ý thiết thực, cụ thể, sau đó Thường trực Hội đồng giúp đỡ, tạo điều kiện thì mới phát huy được". 
PGS.TSKH Bùi Mạnh Nhị cũng đề nghị Hội đồng nên tổ chức thêm nhiều Hội thảo Khoa học tại các trường đại học, gửi tặng các ấn phẩm của Hội đồng như cuốn kỷ yếu "Vai trò định hướng của phê bình văn học, nghệ thuật trong hoạt động thực tiễn và sáng tạo văn học, nghệ thuật hiện nay" cho các thư viện để tăng cường uy tín của Hội đồng bằng uy tín của học thuật. Từ đó, tiếng nói của Hội đồng sẽ lớn hơn.
Tumblr media
Toàn cảnh Kỳ họp thứ 8 Hội đồng Lý luận, Phê bình VHNT Trung ương.
Phát biểu tổng kết kỳ họp, PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ điểm lại những kết quả Hội đồng đã đạt được thời gian qua, đồng thời chỉ ra một số hạn chế và những biện pháp khắc phục.
Theo PGS. TS Nguyễn Thế Kỷ, một số Tiểu ban chuyên môn của Hội đồng chưa thực sự chủ động, tích cực trong triển khai nhiệm vụ. Sự phối hợp giữa Thường trực Hội đồng và Trưởng các tiểu ban, giữa Trưởng tiểu ban và các thành viên còn hạn chế, vì vậy, quan điểm lấy hoạt động của các tiểu ban làm trọng tâm, gắn với nhiệm vụ tư vấn chuyên sâu của Hội đồng chưa được phát huy, do đó hiệu quả còn hạn chế.
Ngoài ra, do những khó khăn khách quan và chủ quan khác nhau, một số công việc của Hội đồng khi thực hiện còn lúng túng, có nhiệm vụ triển khai còn chậm.
PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ cho rằng: "Trong thời gian tới, Hội đồng phải bám sát chức năng, nhiệm vụ được giao là tư vấn giúp Đảng và Nhà nước những vấn đề thuộc lĩnh vực lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật, lấy chất lượng tư vấn làm thước đo đánh giá chất lượng các hoạt động của Hội đồng. Tăng cường nắm bắt thông tin, triển khai đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng".
PGS.TS Nguy���n Thế Kỷ yêu cầu các Tiểu ban chuyên môn, Trưởng các tiểu ban cần tích cực, chủ động hơn nữa, phối hợp thường xuyên với Thường trực Hội đồng, Văn phòng Hội đồng để xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch tổ chức các tọa đàm khoa học, khảo sát thực tế.
Trong điều kiện dịch bệnh như hiện nay, Hội đồng đề nghị Trưởng các Tiểu ban chuyên môn chủ động làm việc với các thành viên, hàng tháng xây dựng báo cáo cung cấp thông tin, đề xuất các nội dung cần tập trung nghiên cứu, tư vấn để Thường trực Hội đồng cho ý kiến và cùng chỉ đạo, phối hợp, triển khai hoạt động.
Tumblr media
Sau Kỳ họp thứ tám, Hội đồng Lý luận, phê bình VHNT Trung ương sẽ tổ chức Chương trình Lễ trao tặng thưởng với sự tham gia của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đại diện một số Ban, Bộ, Ngành và được truyền hình trực tiếp trên các kênh sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam vào tối 12/8. Buổi lễ bao gồm chương trình nghệ thuật đặc sắc với sự góp mặt của tập thể nghệ sĩ Nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam./.
0 notes
hoanvu-2016-us · 4 years
Text
Chặng cuối của vụ án Hồ Duy Hải: Chúng ta ứng xử thế nào trước phán quyết sau cùng?
(bởi adminTD, 05/05/2020)
Luật khoa, Võ Văn Quản, 5-5-2020
(truy cập từ https://baotiengdan.com/2020/05/05/chang-cuoi-cua-vu-an-ho-duy-hai-chung-ta-ung-xu-the-nao-truoc-phan-quyet-sau-cung/)
Tumblr media
Hồ Duy Hải (Ảnh trên mạng)
 Giám đốc thẩm là thủ tục tố tụng đặc biệt, nhằm xem xét lại bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án.
Giám đốc thẩm không xem xét lại sự thật khách quan của vụ án. Nó chỉ xem xét xem cơ quan tiến hành tố tụng có sai sót trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử hay không.
Kết luận của phiên tòa giám đốc thẩm vì vậy có thể tồn tại dưới nhiều dạng: (1) giữ nguyên bản án có hiệu lực và bác kháng nghị; (2) hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực để điều tra lại; (3) hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực để xét xử lại ở cấp sơ thẩm; (4) hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực và đình chỉ vụ án; (5) trực tiếp sửa bản án đã có hiệu lực pháp luật; và (6) đình chỉ xét xử giám đốc thẩm.
Vụ án Hồ Duy Hải đang đi đến thủ tục tư pháp này.
***
Hồ Duy Hải bị bắt vào tháng Ba năm 2008.
Tháng 12 năm 2008, tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Long An tuyên anh án tử hình.
Tháng Tư năm 2009, tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP. Hồ Chí Minh bác đơn kháng cáo của Hải, giữ nguyên hình phạt tử hình.
Hai lần nhận án tử hình, bị cáo Hồ Duy Hải đã đi trên dây giữa sự sống và cái chết được hơn 11 năm.
Một phần đời người. Và cả đời tuổi trẻ của một thanh niên.
Chúng ta đang đi đến những quãng cuối cùng của sự chờ đợi thống khổ ấy, với phiên tòa giám đốc thẩm của hội đồng thẩm phán – tòa án nhân dân tối cao, cấp xét xử cao nhất mà Hải có thể đi tới.
Ta sẽ phải đối mặt với phán quyết này như thế nào? Ta sẽ phải lựa chọn thái độ ra sao?
***
Người ta thường hay nói về tính chính danh trong xã hội hiện đại, nhưng ít ai định nghĩa chính danh là gì.
Chính danh chính trị (political legitimacy) thường được giải quyết bằng câu hỏi quyền lực nhà nước có đại diện cho số đông và bảo vệ số đông người dân hay không. Song tính chính danh tư pháp (judicial legitimacy) không có cái diễm phúc được hiểu thông qua cách thức giản đơn như vậy.
Ở bất kỳ quốc gia nào, bản chất của một tòa án là phi dân chủ. Họ không được nhân dân bầu ra, không có trách nhiệm tuân thủ nguyện vọng của nhân dân, và không có trách nhiệm giải trình về bản án của mình trước nhân dân. Tính chính danh của một tòa án, vì vậy, thường được cho là đến “từ quá trình xét xử”: Tòa có độc lập hay không? Tòa có thượng tôn pháp luật hay không?
Hiển nhiên, đây không phải là cách duy nhất người ta nhìn nhận về tính chính danh của tòa. Trong quyển “courts: a comparative and political analysis”, Giáo sư Martin Shapiro (đại học Harvard) phản đối việc chỉ dựa vào tiến trình tố tụng để lý giải cho sự cần thiết của chế định tư pháp tòa án.
“Tòa cần phải được đánh giá dựa trên bản án cuối cùng của nó” – ông nói. Theo cách tiếp cận này, phép thử dân chủ cho sự chính danh của một tòa án nằm ở chỗ “kết quả cuối cùng” của nó có hướng tới công lý, có nhằm bảo vệ và cải thiện đời sống con người hay không. Nếu bản án không có đóng góp gì cho mục tiêu xây dựng xã hội tốt đẹp hơn, việc bảo vệ thứ độc lập trừu tượng của hệ thống tư pháp cũng chẳng có ý nghĩa gì.
Nhưng thế nào là xã hội tốt đẹp hơn? Thế nào là công lý? Thật khó để tìm ra một điểm dung hòa cả hai luồng ý kiến. Ngay cả những thẩm phán tài ba của Tối cao pháp viện Hoa Kỳ cũng luôn phải tự nhắc nhở mình về tính chính danh của cơ quan tư pháp quyền lực nhất liên bang, vốn luôn được rất nhiều luật gia trên thế giới thần tượng.
Trong ghi chép phần tranh luận (oral argument) tại Tối cao pháp viện của án lệ nổi tiếng Gill v. Whitford hồi năm 2016 liên quan đến việc đảng Dân chủ tại Wisconsin cáo buộc chính quyền tiểu bang do đảng Cộng hòa cầm quyền cố tình đưa ra các đạo luật để “thao túng vùng bầu cử” (partisan gerrymander), chánh thẩm John Robert đã phải cân nhắc:
“Giả sử tin về việc đảng Dân chủ thắng vụ kiện này đến tai một người dân trên đường phố Wisconsin, họ sẽ nói gì? Nếu họ đủ bình tĩnh, có thể họ sẽ hỏi vì sao đảng Dân chủ thắng. Và câu trả lời của chúng ta, đối với họ, đơn giản chỉ là những mớ thuật ngữ pháp lý xã hội vô nghĩa lý (sociological gobbledygook). 
Trong khi đó, đường phố rõ ràng cũng không có chỗ cho sự lịch thiệp nói trên. Họ sẽ gọi chúng ta là đám vớ vẩn. Rằng Tối cao pháp viện đang ủng hộ đảng Dân chủ và thù ghét đảng Cộng hòa. Khi điều này xảy ra, vai trò và sự chính trực của Tối cao pháp viện đang bị đe dọa nghiêm trọng trước con mắt quốc dân”.
Lo lắng của chánh thẩm John Robert được Giáo sư Luis Fuentes-Rohwe, trường đại học Indiana Bloomington, nhìn nhận dưới góc độ “sự trung thành chính thể” (institutional loyalty).
Ông nhận định, người Mỹ đã từng rất thần tượng hệ thống tòa án Hoa Kỳ. Sự tin tưởng đó không phải bởi kết quả bản án, hay thậm chí là quá trình xét xử. Nó được xây dựng bởi lòng tin của toàn bộ quốc gia đối với vai trò đọc, hiểu và giải thích pháp luật được chính Hiến pháp trao cho Tối cao pháp viện Hoa Kỳ.
Công chúng có thể không hài lòng với kết quả của một vụ án cụ thể. Nhưng họ không thách thức trí tuệ và sự công minh của các thẩm phán. Đối với họ, các thẩm phán khác biệt hoàn toàn với chính trị gia “tráo trở và gian dối”. Đây chính là mấu chốt khiến cho vị thế của tòa án đặc biệt, khiến cho công chúng còn phải “ngước nhìn” các thẩm phán.
Khi “sự trung thành với chính thể” của một quốc gia không còn; đó là lúc các thẩm phán bị xem là những tay chơi chính trị, đơn thuần “choàng áo thụng” để xử án.
Sự lo lắng của thẩm phán Robert quả thật không thừa. Từ năm 2016, môi trường chính trị Hoa Kỳ đã hoàn toàn thay đổi với sự thắng thế của Donald Trump. Với việc ông này cổ vũ phong trào thách thức thể chế chính trị Hoa Kỳ, rồi kế đó là khủng hoảng phân cực tồi tệ nhất Hoa Kỳ sau Nội chiến, niềm tin vào chính thể mà Hiến pháp Hoa Kỳ đã xây dựng, trong số đó có Tối cao pháp viện, đang sụt giảm nghiêm trọng.
Người ủng hộ Trump gọi thẩm phán Ruth Bader Ginsburg là “con chó cái của đảng Dân chủ” sau khi bà phê bình cách nói chuyện của Trump.
Người ghét Trump gọi thẩm phán Brett Kavanaugh (do Trump bổ nhiệm) là một “thằng hiếp dâm” không hơn không kém sau những cáo buộc dành cho ông này.
Tối cao pháp viện Hoa Kỳ đang phải đối mặt với khủng hoảng niềm tin chưa từng có tiền lệ.
***
Vậy người Việt Nam tin vào điều gì?
Chúng ta có sở hữu “sự trung thành chính thể” đối với tòa án Việt Nam hay không?
Có thể tự tin mà nhận định rằng người Việt Nam chưa bao giờ có một niềm tin “son sắt” dành cho hệ thống tư pháp Việt Nam như người Mỹ dành cho hệ thống của họ.
Chúng ta chưa từng nhìn thẩm phán như những con người vượt lên trên chính trị.
Làm sao những người dân bình thường có thể làm điều đó, khi mà ngay cả hiến pháp và luật Tổ chức tòa án còn khẳng định các cơ quan tư pháp là cánh tay thể chế, phải trung thành với các loại tuyên ngôn chính trị từ cao xuống thấp?
Hay người Việt Nam có niềm tin về quá trình và sự công tâm của tòa án Việt Nam hay không?
Vẫn là con số không.
Trong nghiên cứu có tên “Corruption in Asia: rethinking the governance paradigm” của Giáo sư luật Timothy Lindsey và Giáo sư kinh tế – sử Howard W. Dick thuộc đại học Melbourne, hai khoa học gia cho thấy người Việt không có mấy niềm tin vào hệ thống tư pháp quốc gia. Theo họ, điều này không chỉ do tác động của thực trạng pháp luật quốc gia, mà còn do đặc điểm lịch sử – văn hóa.
Từ việc đặt đạo đức lên trên pháp luật của ngàn năm Khổng giáo, sự yếu kém đã thành bản chất của các cơ chế tư pháp phong kiến, cho đến sự lộn xộn của nền chính trị thời chiến, người dân kỳ vọng và tin tưởng hơn vào các công cụ cưỡng chế bạo lực của cơ quan hành pháp, khi so sánh với “những tờ giấy vụn” do cơ quan tư pháp ban hành. Nghiên cứu này được thực hiện vào tận đầu những năm 2000. Song giá trị phân tích của nó 20 năm sau tại Việt Nam vẫn còn đó.
Thực tế trên đẩy người Việt Nam vào thế chỉ còn có thể chọn một niềm tin rất thực dụng khi nói đến các cơ quan tư pháp – kết quả.
Miễn là kết quả đúng với mong muốn hay nguyện vọng của mình, cơ quan tư pháp sẽ trở nên “công minh”, “sáng suốt”. Nhưng nếu kết quả đi ngược lại điều này, tòa án đơn giản chỉ là “con rối”, nơi tập hợp “những kẻ nhận hối lộ”. Cách tiếp cận này chỉ càng khiến vai trò và niềm tin vào hệ thống tư pháp của Việt Nam sụt giảm.
***
Với vụ án của Hồ Duy Hải, nhờ vào sự kiên cường của thân mẫu anh, nhờ vào sự nhiệt thành của các luật sư tham gia, nhờ sự lên tiếng của báo chí, và quan trọng nhất là nhờ vào công luận Việt Nam, chúng ta có lẽ đang được chứng kiến một quy trình tư pháp phần nào công khai và sòng phẳng.
Một ngày trước ngày thi hành án tử cho anh (4/12/2014), chủ tịch nước Trương Tấn Sang gửi công văn cho chánh án TAND tối cao và viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị hoãn thi hành án tử hình để xem xét kỹ trước khi thi hành án, từ đó tạo thêm nhiều thời gian cho quá trình xem xét lại thủ tục tố tụng trước đó.
Đại biểu quốc hội Lê Thị Nga cũng can đảm dấn thân vào vụ án, với báo cáo của bà ghi nhận bản án kết tội Hồ Duy Hải “chưa đủ cơ sở vững chắc”, và “có đầy đủ căn cứ để giám đốc thẩm” cũng như “cần phải xem xét, kháng nghị giám đốc thẩm vụ án này”.
Đến năm 2019, viện KSND tối cao ra quyết định kháng nghị giám đốc thẩm. Họ nhận định bản án sơ thẩm và phúc thẩm tuyên tử hình Hồ Duy Hải là chưa phù hợp với tình tiết khách quan vụ án; việc thu thập, đánh giá chứng cứ, tài liệu chưa đầy đủ; vụ án có nhiều nội dung cần chứng minh nhưng chưa được làm rõ.
Có thể nói mọi thủ tục tư pháp, mọi cân nhắc pháp luật đã được gần như mọi cơ quan có liên quan xem xét và đánh giá.
Chúng ta không hề biết sự thật. Và tôi tin là ngay cả các thẩm phán của tòa án nhân dân tối cao cũng vậy. Điều họ có thể làm là nhìn vào quy trình tố tụng và chứng cứ để đưa ra phán quyết cuối cùng.
Với những chứng cứ rất rõ ràng, tôi tin vụ án Hồ Duy Hải ít nhất cũng sẽ được trả hồ sơ để xét xử lại, nếu không nói là phải trả hồ sơ để điều tra lại từ đầu.
Song với những đặc trưng khó có thể chối bỏ nói trên của nền tư pháp Việt Nam, không khỏi bùi ngùi khi nghĩ rằng bản án sẽ không thể nào làm thay đổi cách nhìn của người dân đối với hệ thống tư pháp, và lại càng không thể làm thay đổi chính bản chất thật sự của hệ thống.
Dù phán quyết chung thẩm có là gì đi chăng nữa, những vấn đề cốt lõi gây ra án oan của hệ thống tư pháp Việt Nam vẫn còn nguyên đó.
Trả lại sự trong sạch cho Hồ Duy Hải theo đúng như những gì hồ sơ thể hiện là cần thiết, là việc phải làm. Nhưng công lý vẫn chưa chiến thắng, khi người Việt Nam ta còn chưa định hình được công lý là gì.
0 notes
blogtintonghop24h · 4 years
Text
Thủ tướng mong muốn báo chí lan tỏa năng lượng tích cực trong xã hội
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh điều này tại Hội nghị sơ kết công tác thông tin, tuyên truyền về phòng, chống dịch COVID-19 do Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Y tế và Bộ Thông tin - Truyền thông phối hợp tổ chức vào ngày 16/6. Hội nghị diễn ra trong bối cảnh hơn 2 tháng qua, chúng ta không có ca nhiễm mới trong cộng đồng. Cùng dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương.
"Việt Nam là tấm gương sáng chói"
Báo cáo của Ban Tuyên giáo Trung ương cho biết, công tác thông tin, tuyên truyền về phòng chống COVID-19 được triển khai đồng bộ, quyết liệt, đa dạng với tất cả các hình thức truyền thông như báo chí, qua tin nhắn SMS, mạng xã hội, truyền thông tại cơ sở (hệ thống loa truyền thanh thông tin cơ sở), truyền thông trực tiếp tại cộng đồng…
Theo điều tra của Viện Dư luận xã hội (Ban Tuyên giáo Trung ương) 84% người được hỏi đánh giá cao công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho nhân dân về phòng, chống COVID-19.
Báo cáo của Bộ Thông tin - Truyền thông cho biết, từ ngày 1/2 đến 31/5/2020, báo chí đã đăng tải tổng số 560.048 tin, bài về dịch COVID-19, trong đó, về sắc thái, tin tích cực chiếm tỷ lệ 41,96%; trung lập chiếm tỷ lệ 35,47%, tin tiêu cực chiếm tỷ lệ 22,56%. Khi Việt Nam bước sang trạng thái "bình thường mới", tỷ lệ tin bài liên quan đến dịch COVID-19 vẫn được các cơ quan báo, đài tiếp tục duy trì từ 28-40% tỷ lệ tin, bài về phục hồi, phát triển kinh tế nhưng không chủ quan trong phòng, chống dịch bệnh. Trong 5 tháng đầu năm 2020, trên không gian mạng Việt Nam có gần 17 triệu đề cập (dòng trạng thái, bình luận) liên quan tới tình hình dịch COVID-19 ở Việt Nam.
Đại diện Cục Viễn thông (Bộ Thông tin - Truyền thông) cho biết, nếu như trước đây, nói tới tuyên truyền, chúng ta chỉ nhớ đến báo chí, truyền hình thì từ đợt dịch này, mỗi chiếc điện thoại nhỏ bé đã trở thành một công cụ tuyên truyền có vai trò to lớn. Từ ngày 3/2 đến nay, Cục Viễn thông đã chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp triển khai 18 đợt nhắn tin cho thuê bao di đ���ng để tuyên truyền phòng chống COVID-19, trong đó số thuê bao đã gửi tin nhắn (cộng dồn) là hơn 2 tỷ thuê bao, 15 tỷ bản tin đã gửi.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm triển lãm tranh ảnh về phòng, chống COVID-19. Ảnh: Quang Hiếu
Cho biết hầu hết dư luận quốc tế đánh giá Việt Nam đã hành động một cách xuất sắc, luôn chủ động, sẵn sàng hợp tác và hoàn toàn minh bạch; có tỷ lệ người dân tin tưởng vào các biện pháp ứng phó dịch của Chính phủ cao nhất thế giới, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Lê Mạnh Hùng dẫn chứng các bài báo quốc tế nhận định Việt Nam là "tấm gương sáng chói và hy vọng", "nguồn động viên lớn lao" trên thế giới trong công cuộc phòng chống dịch COVID -19; trên cương vị Chủ tịch ASEAN, Việt Nam đã có sự hồi đáp rất nhanh, có nhiều sáng kiến, thể hiện "tầm lãnh đạo mạnh mẽ" trong việc dẫn dắt một phản ứng tập thể của khu vực trước đại dịch COVID -19.
"Nhiều người nước ngoài, nhất là những người đã thực hiện cách ly y tế và được điều trị tại Việt Nam gửi đi những thông điệp bày tỏ cảm ơn Việt Nam "là một đất nước của những con người tuyệt vời, tuyệt vời với những trái tim đẹp"; "Khi nghĩ đến người Việt Nam tôi luôn cúi đầu với sự tôn trọng hết mực", Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương trích lại chia sẻ của các bệnh nhân người Anh, Ba Lan đã từng được cách ly, chăm sóc ở Việt Nam...
Tại hội nghị, đại diện các cơ quan thông tấn báo chí đều khẳng định sự chung sức, xung kích trên mặt trận thông tin chống "giặc COVID-19". Báo chí đã phát huy sức mạnh đa loại hình, đa phương tiện, đa ngôn ngữ trong tuyên truyền phòng, chống dịch.
Lan tỏa năng lượng tích cực trong xã hội
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao Bằng khen của Thủ tướng cho 18 tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác thông tin, tuyên truyền về phòng chống dịch COVID-19. Ảnh: Quang Hiếu
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận, đánh giá cao sự đóng góp to lớn trực tiếp nhiều mặt của truyền thông, báo chí nước nhà vào kết quả phòng, chống dịch. Vai trò của truyền thông, thông tin, với lực lượng hùng hậu, có ý nghĩa rất quan trọng, là một trong những yếu tố quyết định sự thành bại của bất cứ sự kiện nào. Lúc khó khăn mới hiểu lòng người, Thủ tướng cho rằng, sự xông pha, đồng thanh hiệp lực của báo chí chống dịch COVID-19 có ý nghĩa lớn.
Theo Thủ tướng, chúng ta đã chống dịch với tinh thần của thời chiến, "chống dịch như chống giặc", "thần tốc, thần tốc hơn nữa". Chúng ta đã sử dụng các đối sách kịp thời như cách ly tập trung, sử dụng các lực lượng quân đội, công an vào công tác này, "quân lệnh như sơn", khóa chặt bên ngoài, khoanh vùng, dập dịch bên trong, đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng hộ. Thà hy sinh quyền lợi kinh tế trong ngắn hạn để bảo đảm sức khỏe nhân dân.
Toàn dân đã vào cuộc, đồng tâm hiệp lực, quyết tâm chống COVID-19, hạn chế tối đa lây nhiễm trong cộng đồng. Nhờ đó, chúng ta có tỷ lệ lây nhiễm trên số dân là thấp nhất và chi phí phòng, chống dịch cũng thấp nhất. Điều thần kỳ và cũng là may mắn là không có người tử vong, không có gia đình nào phải mang khăn tang trên đầu do COVID-19.
Trong lúc dịch bệnh, khó khăn thì tính nhân văn, nhân ái được thể hiện mạnh mẽ. Khi xuất hiện tâm dịch ở Vũ Hán (Trung Quốc), chúng ta đã đưa máy bay đón các du học sinh về nước và hàng chục phi công, tiếp viên đăng ký tình nguyện đi vào tâm dịch "giải cứu" đồng bào. Hay khi bệnh nhân số 91, phi công người Anh có nguy cơ phải ghép phổi thì 50 người tình nguyện sẵn sàng hiến phổi cho bệnh nhân này.
Thủ tướng nêu rõ, ngành tuyên giáo, truyền thông và thông tin, các cơ quan báo chí, giới văn nghệ sỹ đã đóng góp quan trọng vào phòng, chống dịch, tạo đồng thuận xã hội, nâng cao nhận thức của nhân dân, khơi dậy tinh thần yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc để chiến thắng đại dịch. Đó là món quà quý giá để chúng ta có sản phẩm thiết thực, đóng góp kỷ niệm 95 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam.
Nhắc lại câu chuyện về chuyến công tác chống hạn, mặn tại các tỉnh phía Nam, Thủ tướng cho biết, khi đó, phát hiện bệnh nhân số 17, thị trường náo loạn, "chúng ta đã chỉ đạo kịp thời và báo chí đồng loại đưa tin, Việt Nam bảo đảm đầy đủ hàng hóa, có cơ số dự phòng ứng phó mọi tình huống, các cửa hàng mở đến 11 giờ đêm". Nhờ đó, thị trường đã trở lại bình thường. Hay là hàng tỷ tin nhắn đã được gửi tới người dân. "Chúng ta đã thông tin kịp thời, minh bạch", áp dụng công nghệ trong đưa tin. Rất nhiều hình ảnh ấn tượng về chiến sỹ áo trắng, cán bộ, chiến sỹ quân đội, công an gác dọc biên giới, những câu chuyện chiến sỹ không thể về thắp hương khi bố mất hay không thể về thăm con mới sinh… đều được báo chí, truyền thông đưa lên. Qua báo chí, đã tiếp thêm động lực, sức mạnh cho các cán bộ, chiến sỹ ở tuyến đầu chống dịch, động viên, khuyến khích người dân bình tĩnh, chủ động.
"Vì lẽ đó, chúng ta đã có tình hình Việt Nam là một trong số ít nước bắt đầu đến tiến trình bình thường mới sau đại dịch sớm nhất thế giới", Thủ tướng nói, đồng thời nêu rõ, cần tiếp tục thực hiện mục tiêu kép. Nếu chống dịch thành công bước đầu mà để "kinh tế đổ gãy, nhân dân cơ hàn" thì không thể hoàn thành nhiệm vụ trước Đảng, trước nhân dân. Nhiệm vụ quan trọng lúc này là phát triển kinh tế - xã hội, giữ các cân đối lớn của nền kinh tế. Tuy nhiên, chúng ta không được chủ quan, nếu chủ quan là trả giá khi dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp trên thế giới, hiện chưa có vaccine. "Chúng ta nói về việc chuẩn bị mở cửa nhưng mở cửa ở đâu, mở cửa như thế nào, kiểm soát làm sao để không lây nhiễm ra cộng đồng từ khách du lịch", Thủ tướng đặt vấn đề.
Để thực hiện mục tiêu kép, hiện thực hóa mục tiêu Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, Thủ tướng cho rằng, cần phải làm tốt hơn nữa công tác thông tin truyền thông, truyền thông phải góp phần lan tỏa năng lượng tích cực trong xã hội, nhân rộng những gương người tốt, việc tốt, mô hình tốt, công ty tốt, cách làm ăn hiệu quả trong phát triển kinh tế-xã hội, góp phần đưa nền kinh tế bật dậy nhanh sau dịch.
Truyền thông, thông tin phải góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đóng góp vào nỗ lực xử lý các khó khăn, vướng mắc, giải quyết các đề xuất, kiến nghị của các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp để thúc đẩy tăng trưởng, đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu, giải ngân vốn đầu tư công, chú trọng phát triển thị trường trong nước đối với sức tiêu dùng gần 100 triệu dân đang tăng trưởng nhanh về thu nhập.
Chủ động thực hiện tốt thông tin đối ngoại, tuyên truyền những nỗ lực thành tựu Việt Nam, xây dựng hình ảnh Việt Nam là điểm đến an toàn, hấp dẫn, năng động và giàu tiềm năng trong mắt các nhà đầu tư và bạn bè quốc tế.
Thủ tướng đề nghị báo chí tham gia tích cực, góp phần vào thành công Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ 13 của Đảng.
Chúc mừng báo chí nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần của báo chí là "phò chính, diệt tà", vượt qua khó khăn trước ảnh hưởng của mạng xã hội để đứng vững.
Nhân dịp này, Thủ tướng cho biết, cần có cơ chế tài chính phù hợp hỗ trợ cho báo chí sau khi quy hoạch.
Tại hội nghị, Thủ tướng đã quyết định thưởng 1 tỷ đồng cho tất cả các tờ báo tham gia thực hiện nhiệm vụ truyền thông, thông tin về COVID-19; trao Bằng khen của Thủ tướng cho 18 tập thể.
Đức Tuấn
Báo Gia đình và Xã hội cập nhật tin tức trong ngày liên tục, mới nhất
Nguồn https://ift.tt/315RKpz
0 notes
hosodangkynhanhieu · 5 years
Text
Quyết định 1270/QĐ-TTg năm 2019 về Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 76/NQ-CP về công tác phòng, chống thiên tai do Thủ tướng Chính phủ ban hành
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng các màu sắc:
     : Sửa đổi, thay thế, hủy bỏ
     : Hướng dẫn
Click vào nội dung được bôi màu      để xem chi tiết.
Số hiệu: 1270/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Trịnh Đình Dũng Ngày ban hành: 03/10/2019 Ngày hiệu lực: Đã biết Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật Tình trạng: Đã biết
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————
Số: 1270/QĐ-TTg
Hà Nội, ngày 03 tháng 10 năm 2019
  QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 76/NQ-CP NGÀY 18 THÁNG 6 NĂM 2018 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai;
Xét đề nghị của Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai với nội dung chủ yếu như sau:
1. Mục đích, yêu cầu:
a) Đảm bảo triển khai kịp thời và hiệu quả các nội dung đã được xác định trong Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai.
b) Xác định cụ thể nội dung công việc, thời hạn, sản phẩm dự kiến hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc tổ chức thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ.
c) Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Nghị quyết.
d) Xác định nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trong Nghị quyết theo từng giai đoạn, đảm bảo các nhiệm vụ cấp bách phòng chống thiên tai phù hợp với khả năng cân đối, huy động nguồn lực.
2. Nội dung kế hoạch
a) Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn thi hành pháp luật, cơ chế, chính sách về phòng, chống thiên tai; quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn, tiêu chí kiểm soát việc đảm bảo an toàn trước thiên tai.
b) Kiện toàn tổ chức bộ máy phòng, chống thiên tai các cấp theo hướng chuyên nghiệp, hiệu lực, hiệu quả trên cơ sở sắp xếp lại bộ máy tổ chức hiện có, không tăng thêm đầu mối và biên chế.
c) Đầu tư hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị, công cụ hỗ trợ; đào tạo, tập huấn nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ nhằm nâng cao năng lực tham mưu trong công tác phòng, chống thiên tai.
d) Xây dựng, tu bổ, nâng cấp, nâng cao sức chống chịu của cơ sở hạ tầng phòng, chống thiên tai, công trình liên quan đến phòng, chống thiên tai.
đ) Nâng cao năng lực giám sát khí tượng thủy văn, dự báo, cảnh báo, truyền tin thiên tai; xây dựng hệ thống quan trắc chuyên dùng phòng, chống thiên tai.
e) Nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền và cộng đồng trong phòng, chống thiên tai; thông tin, truyền thông và đào tạo kỹ năng phòng, chống thiên tai.
g) Kiểm soát an toàn trước thiên tai; lập và rà soát kế hoạch, quy hoạch đảm bảo yêu cầu về phòng, chống thiên tai.
h) Ứng dụng khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế trong quan trắc theo dõi, giám sát, chỉ đạo điều hành phòng, chống thiên tai.
i) Nâng cao năng lực ứng phó tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trong thiên tai.
(Chi tiết tại phụ lục kèm theo)
3. Tổ chức thực hiện
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ (có liên quan) và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi quản lý chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này theo chức năng, nhiệm vụ được phân công, bảo đảm tiến độ, hiệu quả, tiết kiệm, tránh hình thức, lãng phí; định kỳ hàng năm báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch gửi về Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
b) Nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố trí từ ngân sách nhà nước trong dự toán chi thường xuyên hàng năm và các nguồn lực hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
– Việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí triển khai Nghị quyết thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
– Bộ, ngành, địa phương được phân công chủ trì thực hiện các nội dung, nhiệm vụ cụ thể có trách nhiệm chủ động bố trí kinh phí trong nguồn ngân sách hàng năm được phê duyệt, dự toán bổ sung kinh phí và huy động các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật để tổ chức thực hiện Kế hoạch.
c) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan và địa phương căn cứ khả năng cân đối của ngân sách nhà nước bố trí kinh phí sự nghiệp trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm cho các nhiệm vụ tại Kế hoạch theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật liên quan.
d) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và địa phương căn cứ khả năng cân đối của ngân sách nhà nước rà soát, tổng hợp, đề xuất nguồn vốn đầu tư phù hợp trong kế hoạch đầu tư công trung hạn để thực hiện các nhiệm vụ đầu tư cấp bách trong Kế hoạch theo quy định của pháp luật về đầu tư công, ngân sách nhà nước và các pháp luật khác có liên quan.
đ) Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai có trách nhiệm giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, đôn đốc các Bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch theo đúng tiến độ; sơ kết, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết, tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
  Nơi nhận: – Ban Bí thư Trung ương Đảng; – Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; – Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc CP; – HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; – Ban Chỉ đạo TW về phòng, chống thiên tai; – Ủy ban QG ứng phó sự cố thiên tai và TKCN; – Văn phòng Trung ương Đảng; – Văn phòng Tổng Bí thư; – Văn phòng Chủ tịch nước; – Văn phòng Quốc hội; – Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; – Cơ quan trung ương của các đoàn thể; – VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: PL, CN, KTTH, NC, KGVX; – Lưu: VT, NN (3). Tuynh
KT. THỦ TƯỚNG PHÓ THỦ TƯỚNG
Trịnh Đình Dũng
  PHỤ LỤC
CÁC NHIỆM VỤ, CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN (Ban hành kèm theo Quyết định số 1270/QĐ-TTg ngày 03 tháng 10 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ)
TT
Nhiệm vụ cụ thể
Đơn vị chủ trì tổ chức thực hiện
Sản phẩm
Thời gian hoàn thành
1
Rà soát, điều chỉnh Luật Phòng, chống thiên tai, các văn bản quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và văn bản pháp luật khác có liên quan
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Luật, Nghị định, Quyết định
2019-2020
2
Nghị định quy định về tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ quốc tế để cứu trợ khẩn cấp và khắc phục hậu quả thiên tai
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Nghị định của Chính phủ
2019
3
Quyết định điều chỉnh, bổ sung quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai; cấp độ rủi ro thiên tai
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
2019-2020
4
Hướng dẫn nâng cao năng lực Văn phòng thường trực các cấp
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo TWPCTT)
Văn bản hướng dẫn
2019-2020
5
Chiến lược quốc gia phòng chống, giảm nhẹ thiên tai đến năm 2030 tầm nhìn 2050.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
2019 – 2020
6
Rà soát Kế hoạch phòng, chống thiên tai cấp quốc gia.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  Hàng năm
7
Kế hoạch Phòng chống thiên tai giai đoạn 2019-2020; kế hoạch phòng chống thiên tai giai đoạn 2021-2025
Các bộ, ngành liên quan và các địa phương
Các kế hoạch
Rà soát hàng năm
8
Phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai; phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão, lũ lớn, đảm bảo an toàn công trình phòng chống thiên tai, đê điều,
Các bộ, ngành liên quan và các địa phương
Phương án ứng phó
Rà soát hàng năm
9
Triển khai kế hoạch thu, chi Quỹ Phòng, chống thiên tai
Các địa phương
  Thường xuyên
10
Lồng ghép phòng chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội
Các bộ, ngành liên quan và các địa phương
  Thường xuyên
11
Hướng dẫn kiện toàn tổ chức cơ quan phòng, chống thiên tai các cấp đảm bảo tinh gọn, hoạt động hiệu quả, theo nguyên tắc không tăng thêm đầu mối và biên chế
Bộ Nội vụ, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Văn bản hướng dẫn
2019 – 2020
12
Tiêu chuẩn công chức, viên chức làm công tác phòng, chống thiên tai các cấp
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Văn bản quy định
2019 – 2020
14
Xây dựng lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã với lực lượng dân quân tự vệ làm nòng cốt
Ban Chỉ đạo TWPCTT; UBND các tỉnh/TP
Lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai được thành lập
2019 – 2020
15
Xây dựng Trung tâm điều hành phòng, chống thiên tai quốc gia, cấp vùng; nâng cấp trụ sở Văn phòng thường trực Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các địa phương
Trụ sở cơ quan thường trực phòng, chống thiên tai được xây dựng, nâng cấp
Theo kế hoạch
16
Mua sắm trang thiết bị, vật tư, phương tiện chuyên dùng phục vụ công tác phòng chống thiên tai
Văn phòng Ban Chỉ đạo TWPCTT; các Bộ ngành liên quan; Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT-TKCN các địa phương
Trang thiết bị, vật tư, phương tiện phục vụ công tác phòng chống thiên tai
Hàng năm
17
Xây dựng cơ sở dữ liệu, công cụ hỗ trợ; kết nối trực tuyến với cơ quan phòng chống thiên tai trung ương và các cấp địa phương theo thời gian thực
Văn phòng Ban Chỉ đạo TWPCTT; các Bộ ngành liên quan; Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT-TKCN các địa phương
Cơ sở dữ liệu; Công cụ hỗ trợ; kết nối trực tuyến với cơ quan phòng chống thiên tai trung ương và các cấp địa phương
2019-2020
18
Đào tạo, nâng cao năng lực đội ngũ làm công tác phòng, chống thiên tai các cấp
Cơ quan thường trực, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo TWPCTT, cơ quan thường trực Ban chỉ huy PCTT-TKCN các cấp
Tài liệu; Hội nghị, hội thảo, tập huấn; các khóa đào tạo
Hàng năm
19
Điều chỉnh, bổ sung quy trình vận hành liên hồ chứa; cập nhật tự động dữ liệu thông tin vận hành hồ chứa.
Bộ Tài nguyên và Môi trường, phối hợp với Ban Chỉ đạo TWPCTT và các địa phương
Quy trình vận hành; hệ thống cơ sở dữ liệu
2019 – 2025
20
Di dời, bố trí lại dân cư vùng thường xuyên bị thiên tai, tập trung ưu tiên vùng nguy cơ cao lũ quét, sạt lở đất
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phối hợp với cơ quan liên quan và các địa phương
Dân cư được bố trí, di dời
2019 – 2025
21
Xử lý công trình cản trở thoát lũ trên sông
UBND các cấp ở địa phương
  2019 – 2020
22
Phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND cấp tỉnh
Công trình phòng, chống sạt lở
2020 – 2025
23
Tu bổ, nâng cấp, duy tu bảo dưỡng hệ thống đê điều
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND cấp tỉnh
Công trình đê điều được tu bổ, nâng cấp
Hàng năm
24
Xây dựng công trình phòng, chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai lũ quét, sạt lở đất
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND cấp tỉnh có liên quan
Công trình phòng, chống lũ quét, sạt lở đất
2020 – 2025
25
Cắm mốc hành lang thoát lũ cho các tuyến sông chính
UBND cấp tỉnh có liên quan
Hệ thống mốc
2019 – 2025
26
Sửa chữa, nâng cấp, đảm bảo an toàn hồ chứa, công trình thủy lợi
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND cấp tỉnh có liên quan
Hồ chứa được sửa chữa, nâng cấp
Hàng năm
27
Xây dựng khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND cấp tỉnh có liên quan
Khu neo đậu tàu thuyền trú tránh bão
2019 – 2025
28
Xây dựng, nâng cấp nhà ở phòng chống thiên tai
Bộ Xây dựng, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương
Hỗ trợ các hộ nghèo xây dựng, nâng cấp nhà ở
2019 – 2025
29
Xây dựng hệ thống quan trắc, giám sát công trình phòng, chống thiên tai
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND cấp tỉnh có liên quan
Hệ thống quan trắc chuyên dùng
2019 – 2025
30
Lắp đặt thiết bị giám sát tàu thuyền hoạt động trên biển
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Hệ thống thông tin giám sát tàu cá
2019 – 2020
31
Tăng cường hệ thống quan trắc, ứng dụng công nghệ dự báo hiện đại, đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực khí tượng thủy văn, nhất là trong công tác quan trắc, cảnh báo sớm
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Hệ thống quan trắc, cảnh báo; chính sách về xã hội hóa
2019 – 2025
32
Thực hiện Chương trình cập nhật phân vùng rủi ro thiên tai, lập bản đồ cảnh báo thiên tai, đặc biệt là các thiên tai liên quan đến bão, nước dâng do bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất, hạn hán, xâm nhập m��n
Bộ Tài nguyên và Môi trường, phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Hệ thống cơ sở dữ liệu về rủi ro thiên tai; bản đồ phân vùng rủi ro thiên tai
2019 – 2025
33
Hoàn thành Đề án “Điều tra, đánh giá và phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá các vùng miền núi Việt Nam”
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Bộ cơ sở dữ liệu và bản đồ
2019 – 2022
34
Cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Báo cáo
2021
35
Lắp đặt, xây dựng hệ thống quan trắc chuyên dùng phục vụ phòng chống thiên tai (tự động quan trắc mưa, độ mặn, mực nước,...)
Các địa phương
Hệ thống quan trắc chuyên dùng
2019 – 2025
36
Lắp đặt thiết bị cảnh báo ở các khu vực thường xuyên bị ngập sâu (ngầm tràn, khu vực trũng thấp…)
Các địa phương
Hệ thống cảnh báo
2019 – 2025
37
Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm một số loại hình thiên tai điển hình (lũ quét, sạt lở đất,…)
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phối hợp với các cơ quan, địa phương
Hệ thống quan trắc, cảnh báo
2019 – 2025
38
Hướng dẫn và tổ chức thông tin, tuyên truyền về phòng chống thiên tai qua các hệ thống thông tin đại chúng
Bộ Thông tin và Truyền thông
  Hàng năm
39
Tổ chức đào tạo tập huấn về công tác phòng chống thiên tai cho cộng đồng tại vùng thường xuyên bị thiên tai
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phối hợp với các cơ quan, địa phương
Tài liệu, ấn phẩm tuyên truyền; lớp đào tạo, tập huấn
Theo kế hoạch
40
Phổ biến kiến thức, kỹ năng về phòng chống thiên tai trong nhà trường
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Đưa nội dung kiến thức, kỹ năng phòng, chống thiên tai vào chương trình học
2019 – 2025
41
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng chống thiên tai
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Các hội nghị, hội thảo, lớp tập huấn; tài liệu;
Theo kế hoạch
42
Tổ chức diễn tập phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
Thường trực Ban Chỉ đạo TWPCTT, Ủy ban QG ứng phó sự cố thiên tai và TKCN; Ban Chỉ huy PCTT-TKCN các cấp
Diễn tập PCTT
Theo kế hoạch
43
Lập quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi; rà soát, điều chỉnh quy hoạch phòng, chống lũ các tuyến sông có đê và quy hoạch đê điều theo quy định của pháp luật về quy hoạch
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Quyết định phê duyệt của cấp thẩm quyền
2020
44
Ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn phục vụ phòng, chống thiên tai
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ
Chương trình, dự án
2020 – 2025
45
Rà soát tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan đến phòng, chống thiên tai
Các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Công Thương, Giao thông vận tải và cơ quan liên quan
Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được sửa đổi, bổ sung
2020 – 2021
46
Nghiên cứu, ứng dụng vật liệu mới, công nghệ tiên tiến, giải pháp kỹ thuật mới trong phòng chống thiên tai
Các Bộ: Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cơ quan liên quan
Các đề tài, chương trình, dự án
Hàng năm
47
Chuyển đổi giống cây trồng vật nuôi, ứng dụng KHCN trong sản xuất nông nghiệp phù hợp với thiên tai từng vùng miền
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương
  Hàng năm
48
Tăng cường, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong phòng chống thiên tai
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Hoạt động hợp tác được tăng cường
Hàng năm
49
Nâng cấp, bổ sung trang thiết bị tìm kiến cứu nạn
Ủy ban QG ứng phó sự cố thiên tai và TKCN và các cơ quan liên quan
Trang thiết bị TKCN được nâng cấp, bổ sung
Hàng năm
50
Tập huấn, huấn luyện nâng cao năng lực cho nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ
Ủy ban QG ứng phó sự cố thiên tai và TKCN và các cơ quan liên quan
Các lớp huấn luyện, đào tạo tập huấn về cứu hộ, cứu nạn
Hàng năm
51
Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện phương châm 4 tại chỗ và tiêu chí xã an toàn trong xây dựng nông thôn mới
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Văn bản hướng dẫn
Hàng năm
52
Đánh giá tiềm năng cát sỏi lòng sông tại các lưu vực sông đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long; đề xuất giải pháp và khoanh vùng quy hoạch thăm dò khai thác hợp lý tránh rủi ro thiên tai
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Báo cáo
2020 – 2025
53
Xây dựng Kế hoạch quốc gia về thích ứng với biến đổi khí hậu (NAP) giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
2021
54
Đề án phòng, chống thiên tai khu vực miền núi phía Bắc, miền Trung, Tây Nguyên
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Đề án được phê duyệt
2019 – 2025
55
Trồng, bảo vệ và phục hồi rừng phòng hộ đầu nguồn
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương liên quan
  Hàng năm
56
Xây dựng, cập nhật dữ liệu bản đồ về tình hình sạt lở bờ sông, bờ biển
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Báo cáo, bản đồ
Hàng năm
57
Tổ chức cắm biển cảnh báo tại các khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở
Các địa phương
  Hàng năm
  Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh
Quyết định 1270/QĐ-TTg năm 2019 về Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 76/NQ-CP về công tác phòng, chống thiên tai do Thủ tướng Chính phủ ban hành
31
Quyết định 1270/QĐ-TTg 2019 thực hiện Nghị quyết công tác phòng chống …
Chọn văn bản so sánh thay thế:
CÁC NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
NỘI DUNG
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
= Nội dung thay thế tương ứng;
= Không có nội dung thay thế tương ứng;
= Không có nội dung bị thay thế tương ứng;
= Nội dung được sửa đổi, bổ sung.
  Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines) E-mail: [email protected]
IP: 103.221.221.8
Xin chân thành cảm ơn Thành viên  đã sử dụng www.ThuVienPhapLuat.vn
Hiện tại THƯ VIỆN PHÁP LUẬT phiên bản hoàn toàn mới cung cấp nhiều tiện ích vượt trội:
Tra cứu dễ dàng bởi thanh công cụ tra cúu hoàn toàn mới
Tra cứu toàn bộ Văn bản Gốc;
Tra cứu hơn 280.000 văn bản Pháp Luật;
Ban Thư Ký Luật sẽ Thông báo tóm lược những Văn bản Quý khách cần, qua Email hoặc SMS, ngay khi nó vừa ban hành, hoặc vừa có hiệu lực;
Hỗ Trợ tư vấn Pháp lý sơ bộ miễn phí qua các hình thức: Điện Thoại, email.
Khi áp dụng văn bản, bạn sẽ được biết: • Ngày áp dụng của từng văn bản. • Tình trạng hiệu lực của từng văn bản.
Đặc biệt hỗ trợ tư vấn pháp lý sơ bộ miễn phí qua 3 hình thức: điện thoại, chat và email bởi bộ phận chuyên viên pháp lý.
Xin chân thành cảm ơn Thành viên  đã sử dụng www.ThuVienPhapLuat.vn
The post Quyết định 1270/QĐ-TTg năm 2019 về Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 76/NQ-CP về công tác phòng, chống thiên tai do Thủ tướng Chính phủ ban hành appeared first on Hồ Sơ Đăng Ký Nhãn Hiệu.
https://ift.tt/35gruIw
0 notes
kitohuu · 4 years
Text
Obama alum Christopher Hale, hiện đang tranh cử Quốc hội, bị buộc tội lừa gạt người Công giáo trong Liên minh vì lợi ích chung
Denver Newsroom, ngày 3 tháng 8 năm 2020 / 07:15 chiều MT (CNA).-
Một cựu thành viên hội đồng quản trị của một tổ chức vận động chính trị Công giáo tiến bộ cho biết hôm thứ Hai, cựu giám đốc điều hành của tập đoàn, hiện đang cạnh tranh cho một ghế trong Quốc hội ở Tennessee, đã lừa gạt tổ chức này và cuối cùng đã phá sản.
Bây giờ tôi đang nói chuyện công khai, rất ít quan tâm đến việc ghi điểm. Tôi chỉ đơn giản là ở đây để nói về hồ sơ, để thiết lập một mô hình thực tế, để giúp giải thích cho công chúng về trải nghiệm đáng thất vọng mà tôi có với Chris Hale, James nói, James Salt, cựu thành viên hội đồng Công giáo trong Liên minh vì lợi ích chung , trong một thông báo livestream ngày 3 tháng 8.
Hale nói với CNA tối thứ Hai rằng, ý tưởng rằng tôi đã khiến tổ chức này phá sản hoặc lừa gạt nó về cơ bản là không đúng sự thật. Tôi tiếp tục tổ chức.
Hale đang hoạt động trong trường tiểu học Dân chủ ở Quận 4 của Quốc hội Tennessee. Đối thủ của anh ta trong cuộc đua đó, Noelle Bivens, đã tổ chức một sự kiện được phát trực tiếp với Salt vào tối thứ Hai, sau khi truyền thông địa phương đưa tin rằng Hale bị buộc tội lạm dụng danh sách email từ người chủ cũ của mình để gây quỹ vì lợi ích của anh ta.
Salt cho biết nhóm vận động chính trị, nhằm thúc đẩy các ứng cử viên Dân chủ và các sáng kiến ​​chính sách bằng cách kêu gọi người Công giáo, đã bị tổn hại về mặt tài chính và pháp lý bởi sự lãnh đạo của tổ chức Hale.
Công việc của tôi chỉ đơn giản là được ghi vào hồ sơ nói rằng anh ấy đã làm một việc không tốt cho tất cả những người đã làm việc với anh ấy.
Sau khi Hale được thuê làm giám đốc điều hành của Công giáo trong Liên minh vì lợi ích chung năm 2013, Salt nói, chúng tôi bắt đầu thấy một mô hình của Chris che giấu và tránh bất kỳ trách nhiệm nào.
Cuối cùng, Salt nói, Hale đã nói dối về việc nộp hồ sơ tài chính, và một lần nói với các đồng nghiệp rằng anh ta đang phẫu thuật, điều này rõ ràng là không đúng sự thật, để bào chữa cho việc bỏ lỡ công việc.
Hale đã bị sa thải khỏi nhóm vào năm 2017, Salt nói, và nhóm đã bị giải tán. Hale tranh cãi rằng anh ta bị sa thải, nói rằng anh ta đã rời khỏi hội đồng quản trị, bởi vì anh ta đã sẵn sàng để di chuyển và có những cuộc phiêu lưu khác nhau trong cuộc sống.
Anh ta bị buộc tội rời đi với danh sách gửi thư và gửi thư của tổ chức, và sử dụng chúng sau khi anh ta bị sa thải để gây quỹ cho một sáng kiến ​​mà anh ta bắt đầu vào cuối năm đó, được gọi là Dự án Francis.
Theo các tài liệu thu được từ Murfreesboro Voice, Hale đã được yêu cầu liên tục ngừng sử dụng các danh sách đó để gây quỹ, nhưng vẫn tiếp tục làm như vậy vào cuối tháng 12 năm 2019.
Trong một lá thư ngày 24 tháng 1 gửi Washington, tổng chưởng lý của DC, Luật sư Công giáo trong Liên minh vì lợi ích chung, và tổ chức Công giáo Hoa Kỳ có liên quan, nói rằng Dự án Francis không thực sự là một tổ chức phi lợi nhuận, mà thay vào đó là một giao dịch Tên được kết nối với một tập đoàn vì lợi nhuận của Washington, DC do Hale thành lập và đăng ký với tên là Christopher Christopher Hale.
Người Công giáo United nói trong bức thư của mình, người ta lo ngại rằng mối quan hệ trước đây của Hale với nhóm, đã hỗ trợ các sáng kiến ​​chính sách phù hợp với giáo lý xã hội Công giáo, có thể đánh lừa người nhận email để tin rằng họ đang đóng góp khấu trừ thuế trực tiếp cho Tổ chức hoặc cho một tôn giáo tương tự nhóm phi lợi nhuận.
Nhóm này đã yêu cầu tổng chưởng lý của quận Columbia xem xét vấn đề này và thực hiện tất cả các bước cần thiết để điều tra và ngăn chặn ông Hale tiếp tục các chiến thuật gây quỹ gian lận và gian lận của mình.
“Ông. Các hành động không trung thực của Hale làm suy yếu các giá trị của sự liêm chính và niềm tin rất quan trọng trong quá trình gây quỹ từ thiện, nhóm của nhóm nói.
Hale nói với CNA tối thứ Hai rằng ông không lấy bất kỳ danh sách nào từ tổ chức. Thay vào đó, anh ta nói, anh ta đã đưa vào một danh sách gửi thư có được từ công việc anh ta đã làm trước khi anh ta được thuê tại Công giáo trong Liên minh vì lợi ích chung, và anh ta đã được thông báo khi anh ta được thuê rằng anh ta sẽ giữ quyền sở hữu danh sách đó .
Ông nói rằng đó là danh sách gửi thư mà ông đã sử dụng cho dự án tiếp theo của mình, Dự án Francis, rằng ông chỉ thêm các liên hệ cá nhân sau khi ông bắt đầu làm việc tại Công giáo trong Liên minh vì lợi ích chung, và không có bổ sung từ cơ sở dữ liệu của chủ nhân trước đây.
Hale cho biết ông đã thực hiện thỏa thuận đó với Fred Rotondaro, người với tư cách là chủ tịch hội đồng quản trị tại Công giáo trong Liên minh vì lợi ích chung, đã thuê ông. Rotondaro qua đời vào tháng 6/2017.
Dự án Francis, Hale cho biết, là một nhóm nhỏ những người đang cố gắng xây dựng một nhóm vận động tập trung vào những người Công giáo trẻ, Công giáo ngàn năm, trong cuộc sống công cộng. Nó không bao giờ thực sự có chân dưới nó bởi vì không có ai muốn làm điều đó toàn thời gian.
Hale cho biết Dự án Francis đã gửi các bản tin và phản ánh tâm linh, và đã thực hiện công tác vận động, đặc biệt là về các vấn đề giáo huấn xã hội Công giáo trong bối cảnh chính quyền Trump.
Đây không bao giờ có ý định trở thành một nhóm đầy đủ với đôi cánh ngoài việc thực hiện công việc khiêm tốn của mình là đưa ra các bản tin, các phản ánh hàng ngày, một số khóa đào tạo giáo dục và một số hoạt động kiến ​​nghị và tuyên truyền có chủ đích về các vấn đề đặc biệt quan trọng trong giáo huấn xã hội Công giáo .
Chúng tôi không bao giờ nộp đơn là một tổ chức phi lợi nhuận vì chúng tôi chưa bao giờ là một tổ chức phi lợi nhuận. Chúng tôi đã làm công tác vận động chính sách. Không có khoản đóng góp nào của chúng tôi từng được coi là được khấu trừ thuế bởi vì họ không, ông nói thêm. Hale nói rằng những lời gạ gẫm từ nhóm không gợi ý hay ngụ ý rằng đóng góp sẽ được khấu trừ thuế.
Hale nói rằng ông sẽ tham khảo ý kiến ​​tư vấn pháp lý, để đáp ứng yêu cầu từ CNA để xem xét hồ sơ tài chính của Dự án The Francis.
Đây là một tổ chức tư nhân, nó không phải là một tổ chức phi lợi nhuận công cộng.
Một phiên bản lưu trữ của trang web Dự án Francis đưa ra yêu cầu quyên góp và cơ hội đăng ký các danh sách gửi thư khác nhau, bao gồm cả những đề cập của Hale.
Bivens, đối thủ chính của anh, cho biết tối thứ Hai rằng cô không biết liệu Hale có còn ở lại cuộc đua hay không. Trong khi cô thừa nhận rằng một số người trong khu vực đã bỏ phiếu qua thư, thì việc đi vào một vị tướng với Chris Hale là người được đề cử sẽ là một cơn ác mộng.
Hale nói với CNA rằng anh không có kế hoạch rời khỏi cuộc đua.
Với hơn 3.300 nhà tài trợ, 300 tình nguyện viên, 900 dấu hiệu trong sân của cử tri và những người ủng hộ hàng đầu ở mọi khu vực trong cộng đồng này, chúng tôi đang tiến hành chiến dịch cơ sở mạnh nhất ở vùng nông thôn Tennessee từng thấy. Chúng tôi đã không chỉ nâng cao Nghị sĩ DesJarlais bằng tỷ lệ 5: 1 kỷ lục, chúng tôi đã tổ chức cho ông 100: 1. Các cử tri của Tennessee đang khao khát một Dân biểu mới, người sẽ mang bệnh viện, chăm sóc sức khỏe, công việc tốt, tiền lương và thay đổi thế hệ đến Tennessee.
Tôi sẽ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử này vào thứ năm và sau đó vào ngày 3 tháng 11
Hale đã chạy đua vào Quốc hội trong cùng khu vực của Quốc hội vào năm 2018, nhưng đã thua trong cuộc thi sơ cấp Dân chủ. Ông đã được một số nhà quan sát chính trị dự đoán để giành chiến thắng trong năm 2020, nhưng nói chung là không được dự kiến ​​để giải phóng các nghị sĩ đảng Cộng hòa đương nhiệm của quận. Khu vực này mang nặng tính Cộng hòa, và được đại diện bởi bác sĩ Scott DesJarlais kể từ năm 2011. DesJarlais đã giành được gần 64% số phiếu trong cuộc bầu cử năm 2018 của quận.
Hale nói rằng ông tin rằng động lực của Salt trong việc đưa ra các cáo buộc chống lại ông hoàn toàn là chính trị.
Tôi đã trở thành một pinball trong một trận chiến. Nhưng James Salt cũng là một người ủng hộ Bernie Sanders. Anh ấy là một người đàn ông tốt, anh ấy là một người ủng hộ Bernie Sanders xa. Đối thủ của tôi cũng là một người ủng hộ Bernie Sanders, ông Hale nói, lưu ý rằng những cáo buộc chống lại ông đã đến chỉ vài ngày trước cuộc bầu cử sơ bộ của ông chống lại Bivens.
Tôi đang ba ngày sau một cuộc bầu cử. Nếu đây là một vấn đề pháp lý gây tranh cãi và d��i bom như vậy, tại sao James lại đợi đến ba ngày trước cuộc bầu cử và sau đó làm như vậy trong bối cảnh cuộc họp báo với đối thủ của tôi?
Hale cũng nói với đơn tố cáo của CNA Salt về anh ta là rất cá nhân và nói rằng Salt rất ghen tị với công việc anh ta đã làm với người Công giáo trong Liên minh vì lợi ích chung. Ông cũng nói rằng ông đã phải đối mặt với những thách thức với Salt vì chúng khác nhau về chính sách và rằng có sự phân chia trong tổ chức về thế giới quan và chiến lược.
Ứng cử viên này là đồng sáng lập của Tạp chí Mill Years, và làm việc vào năm 2012 như một phần của nhóm tiếp cận Công giáo trong chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Barack Obama.
Bản thân Salt đã tham gia vào cuộc tranh cãi xung quanh người Công giáo Hoa Kỳ.
Trước cuộc bầu cử năm 2012, Salt, giám đốc điều hành của Catholics United, cho biết trong một lá thư gửi các mục sư của nhà thờ Công giáo Florida, nhóm này đã tuyển dụng một mạng lưới tình nguyện viên để theo dõi bài phát biểu liên quan đến bầu cử trong các nhà thờ vì hoạt động chính trị bất hợp pháp. Các nhà lãnh đạo Công giáo địa phương cho biết đây dường như là một nỗ lực nhằm bịt ​​miệng các mục sư về các vấn đề quan tâm đối với Giáo hội trong mùa bầu cử này.
Cuối cùng, các giám mục của Florida kêu gọi các mục sư không ký một bản cam kết được lưu hành bởi nhóm để giữ cho chính trị thoát khỏi bục giảng.
Salt trước đây đã phục vụ trong việc tiếp cận đức tin cho Đảng Dân chủ Kansas và đã thực hiện công việc nhắn tin dưới thời Thống đốc Kansas lúc bấy giờ là bà Kathleen Sebelius, một người ủng hộ quyền phá thai kiên quyết. Muối phục vụ trong Ủy ban Nền tảng Đảng Dân chủ 2012.
Người Công giáo trong Liên minh và Công giáo Hoa Kỳ, được sáp nhập một cách hiệu quả vào năm 2015, cả hai đều được thành lập sau sự kiện của Sen. Thất bại của John Kerry trong các chiến dịch bầu cử tổng thống năm 2004. Sự mất mát này một phần là do sự thất bại của đảng Dân chủ trong việc làm lung lay các cử tri tôn giáo.
Vào năm 2008, Đức Tổng Giám mục Denver Charles Chaput đã buộc tội rằng Công giáo Hoa Kỳ đã nhầm lẫn các ưu tiên tự nhiên của giáo huấn Công giáo, làm suy yếu những người ủng hộ tiến bộ đã đưa ra, và đưa ra một lý do để một số người Công giáo từ bỏ vấn đề phá thai thay vì chiến đấu trong các đảng của họ và tại thùng phiếu để bảo vệ thai nhi.
Người Công giáo trong Liên minh đã nhận được ít nhất 450.000 đô la tài trợ từ Tổ chức Xã hội mở, sau đó được gọi là Viện Xã hội mở, từ năm 2006 đến năm 2010. Một tài liệu nền tảng nội bộ từ năm 2009 đã trích dẫn vai trò chính của nhóm trong việc ảnh hưởng đến bài phát biểu gây tranh cãi năm 2009 của Barack Obama, và ca ngợi các chiến dịch của mình rằng, người đã mở rộng chương trình nghị sự của cử tri Công giáo để xem việc phá thai chỉ là một trong một số vấn đề bầu cử.
Công giáo United cũng nhận được tài trợ từ Quỹ Gill, được thành lập bởi chiến lược gia LGBT và triệu phú Tim Gill. Nhóm này được liệt kê là một đối tác trên trang web của Arcus Foundation, nơi đã tài trợ cho các nhóm Công giáo bất đồng chính kiến ​​và các tổ chức tôn giáo khác để ủng hộ các vấn đề về LGBT cũng như giới hạn nghiêm ngặt hơn về tự do tôn giáo.
Trước cuộc bầu cử năm 2016, Wikileaks đã đăng các email năm 2012 dường như liên quan đến người đứng đầu chiến dịch Hillary Clinton John Podesta, tại thời điểm tranh cãi quan trọng của Công giáo về bảo hiểm tránh thai của chương trình y tế bắt buộc.
Email của Podesta đã đáp lại lời đề nghị của Sandy Newman về cuộc cách mạng Mùa xuân của Công giáo Hồi giáo trong Giáo hội, theo cách nói sinh động của Newman, chính người Công giáo yêu cầu chấm dứt chế độ độc tài trung cổ và khởi đầu một nền dân chủ nhỏ và tôn trọng bình đẳng giới trong Công giáo nhà thờ.”
Podesta, cựu giám đốc nhân viên của Tổng thống Bill Clinton, đã trả lời: Hiện Chúng tôi đã tạo ra những người Công giáo trong Liên minh vì lợi ích chung để tổ chức trong một khoảnh khắc như thế này. Nhưng tôi nghĩ rằng nó thiếu sự lãnh đạo để làm như vậy bây giờ. Công giáo Hoa Kỳ cũng vậy. Giống như hầu hết các phong trào mùa xuân, tôi nghĩ rằng điều này sẽ phải từ dưới lên.
Theo các tài liệu nội bộ của Tổ chức Xã hội Mở từ năm 2009, sự ra đi của người Công giáo trong Liên minh đồng sáng lập Alexia Kelley để gia nhập Nhà Trắng Obama đã rời khỏi nhóm mà không có sự lãnh đạo mạnh mẽ. Kelley cuối cùng đã trở thành chủ tịch và Giám đốc điều hành của Tổ chức từ thiện có ảnh hưởng và các nhà tài trợ quan tâm đến các hoạt động Công giáo.
Báo cáo này đã được chỉnh sửa vào 8:55 Mountain Time để bao gồm các bình luận từ Christopher Hale.
Đưa tin từ catholicnewsagency. com dịch bởi Hà Trịnh
from WordPress https://ift.tt/2BWdKJ7 via IFTTT
0 notes
binhduongtop-blog · 6 years
Text
Sở TN&MT Bình Dương: Nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2018
http://bds.binhduong.top/?p=2545 Để triển khai thực hiện các nhiệm vụ công tác kịp thời và đạt hiệu quả, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Bình Dương chủ động tham mưu UBND tỉnh Bình Dương chỉ đạo giải quyết các khó khăn, vướng mắc; tích cực triển khai thực hiện các chỉ tiêu về phát triển kinh tế - xã hội... được giao. Qua đó, góp phần đưa công tác quản lý Nhà nước ngành TN&MT Bình Dương ngày càng đi vào nề nếp, hiệu lực và hiệu quả hơn.
Hoàn thành nhiều nhiệm vụ quan trọng
Lãnh đạo Sở TN&MT Bình Dương cho biết: Trong 6 tháng đầu năm 2018, Sở TN&MT đã tham mưu trình UBND tỉnh Bình Dương thông qua HĐND tỉnh ban hành 01 Nghị quyết, UBND tỉnh đã ban hành 01 Quyết định; tiếp tục hoàn thiện xây dựng các dự thảo trình UBND tỉnh 04 Quyết định; đã tham mưu UBND tỉnh thành lập Ban chỉ đạo bồi thường, giải phóng mặt bằng tỉnh Bình Dương; thực hiện rà soát các văn bản quy phạm pháp luật do HĐND tỉnh và UBND tỉnh Bình Dương ban hành thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường; thực hiện góp ý các dự thảo Luật liên quan đến lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Đối với công tác quản lý đất đai, Sở TN&NT Bình Dương đã tham mưu UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2018 của các huyện, thị xã, thành phố; hoàn thành công tác thẩm định điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của 9 huyện, thị xã và thành phố; hoàn thành kết quả thống kê diện tích đất đai năm 2017 tỉnh Bình Dương và trình UBND tỉnh Bình Dương báo cáo Bộ TN&MT; thực hiện dự án “Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính ngành TN&MT tỉnh Bình Dương”. Ngoài ra, đã thực hiện kịp thời các báo cáo chuyên đề gửi UBND tỉnh Bình Dương và Bộ TN&MT theo quy định. Riêng đối với công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu, lũy kế đến nay trên toàn tỉnh Bình Dương đạt tỷ lệ 99,81%, tương ứng diện tích trên 243.227 ha. Trong đó, diện tích cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức trên 97.559 ha, đạt 99,53% và hộ gia đình, cá nhân đạt 99,99%, tương ứng với diện tích trên 145.667 ha. Sờ TN&MT còn thực hiện thẩm tra và trình UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt đối với 83 dự án hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất tương ứng diện tích trên 217 ha; thẩm định và tham mưu phê duyệt kinh phí bồi thường 04 đợt với 06 hồ sơ bồi thường, tương ứng với số tiền bồi thường 48,6 tỷ đồng… Đối với công tác quản lý môi trường, Sở TN&MT Bình Dương đã tổ chức thực hiện Sơ kết Kế hoạch thí điểm phân loại rác tại nguồn trên địa bàn tỉnh năm 2017 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2018; báo cáo Bộ TN&MT việc ủy quyền ký thông báo nhập khẩu phế liệu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và đề nghị hướng dẫn chi tiết; thực hiện Dự án POP “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu tại Việt Nam”; xây dựng Quy chế phối hợp với Ban Quản lý các Khu công nghiệp (KCN) trong quản lý môi trường đối với các doanh nghiệp trong KCN và triển khai xây dựng Quy chế bảo vệ môi trường của các KCN. Song song đó, tổ chức họp Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với 69/106 lượt hồ sơ; tham gia khảo sát địa điểm đầu tư và ý kiến chuyên ngành đối với 106 dự án đầu tư; phối hợp Ban Quản lý các KCN tỉnh họp thẩm định 52 báo cáo đánh giá tác động môi trường. Ngoài ra, kiểm tra, xác nhận hoàn thành Đề án bảo vệ môi trường đối với 17 dự án; thực hiện thông báo kết quả quan trắc nước thải tự động quý 1 năm 2018 cho 64 nguồn thải, kết quả, có 43 trạm cơ sở có kết quả quan trắc chất lượng nước thải đạt quy chuẩn, 03 trạm cơ sở bị lỗi hư hỏng thiết bị… Đối với công tác quản lý tài nguyên nước, khoáng sản, khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu, Sở TN&MT Bình Dương đã hoàn thành xây dựng điều chỉnh Quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến 2030 báo cáo UBND tỉnh Bình Dương thông qua HĐND tỉnh; xây dựng và trình UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt Phương án bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh; thực hiện một số báo cáo về công tác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Dương Sở TN&MT Bình Dương cũng đã hoàn chỉnh kế hoạch và dự toán kinh phí thực hiện Thỏa Thuận Paris về biến đổi khí hậu của tỉnh Bình Dương; phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Dương báo cáo Sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường và Chương trình hành động số 68-CTHĐ/TU ngày 14/8/2013 của Tỉnh ủy Bình Dương về việc thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Cũng trong 6 tháng đầu năm 2018, Sở TN&MT Bình Dương đã thực hiện thanh - kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính đối với 107 đơn vị với số tiền khoảng 10,4 tỷ đồng. Trong đó, thanh - kiểm tra theo kế hoạch và đột xuất đối với 38 đơn vị và xử lý 22 đơn vị do năm 2017 chuyển sang, kết quả có 21 đơn vị vi phạm với tổng số tiền 2,5 tỷ đồng; Đội liên ngành cũng đã kiểm tra đột xuất đối với 19 đơn vị và xử lý 03 đơn vị từ năm 2017 chuyển sang, kết quả có 11 đơn vị vi phạm với số tiền 6,5 tỷ đồn; ngoài ra, trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính, kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính đối với 75 đơn vị với số tiền khoảng 1,4 tỷ đồng.
Tập trung hoàn thành công tác năm
Lãnh đạo Sở TN&MT Bình Dương cho hay: Để hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2018 cũng như hoàn thành tốt nhiệm vụ trọng tâm năm 2018, Sở TN&MT tiếp tục tham mưu trình UBND tỉnh Bình Dương thông qua HĐND tỉnh ban hành 4 Nghị quyết liên quan đến lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường; tiếp tục hoàn thiện để tham mưu UBND tỉnh Bình Dương ban hành 4 Quyết định liên quan đến lĩnh vực quản lý khoáng sản, đất đai…; chủ động thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ quan trọng của ngành TN&MT Bình Dương năm 2018 theo đúng kế hoạch. Bên cạnh đó, tiếp tục xây dựng Quy chế tiếp nhận, xác minh, xử lý và phản hồi thông tin phản ánh, kiến nghị về ô nhiễm môi trường qua đường dây nóng; ban hành Quy chế cung cấp thông tin của Sở TN&MT; tiếp tục tăng cường thực hiện các giải pháp giải quyết thủ tục hành chính đúng, trước hạn đối với thời gian quy định đạt trên 99%; triển khai thực hiện tự đánh giá, chấm điểm Chỉ số cải cách hành chính của Sở TN&MT; tăng cường công tác bảo mật hệ thống công nghệ thông tin tài nguyên và môi trường; nâng cấp, cải tạo, hoàn thiện các Phần mềm ứng dụng... Đồi với lĩnh vực đất đai, đo đạc - bản đồ và viễn thám, Sở TN&MT Bình Dương tham mưu UBND tỉnh Bình Dương về đo nâng tỷ lệ bản đồ địa hình, xây dựng cơ sở dữ liệu nền thông tin địa lý những vùng có bản đồ từ tỷ lệ 1/10.000 về tỷ lệ 1/2.000 và bổ sung các biến động về địa hình, chỉnh lý cơ sở dữ liệu vùng đã có bản đồ tỷ lệ 1/2.000; tiếp tục thực hiện dự án “Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính ngành TN&MT tỉnh Bình Dương”. Song song đó, thẩm định chặt chẽ và tham mưu UBND tỉnh Bình Dương chấp thuận chủ trương đầu tư và giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất cho các tổ chức; phê duyệt Phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư các công trình; phối hợp với các Sở ngành liên quan xử lý những khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và công tác xác định giá đất cụ thể; thẩm định và trình Hội đồng thẩm định giá đất tỉnh các trường hợp xác định giá đất cụ thể theo quy định tại Khoản 4 Điều 114 Luật Đất đai năm 2013. Đối với lĩnh vực môi trường, Sở TN&MT Bình Dương tham mưu trình UBND tỉnh Bình Dương ban hành Quy định về lập, thẩm định và phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu; Quy định về lập, thẩm định Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở trên địa bàn tỉnh Bình Dương; chấp thuận chủ trương thực hiện sửa đổi Quy định Bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương; xây dựng báo cáo chuyên đề về thực hiện Quy hoạch mạng lưới quan trắc trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Và đôn đốc, nhắc nhở các doanh nghiệp lập báo cáo hoàn thành công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành, nhanh chóng hoàn thành hồ sơ và nộp về Sở TN&MT để được xác nhận; triển khai thực hiện đề án “Phân vùng xả thải các kênh rạch, sông suối trên địa bàn tỉnh Bình Dương”, dự án “Nâng cấp và tích hợp cơ sở dữ liệu về môi trường với các hệ thống quan trắc tự động”; nhắc nhở Phòng TN&MT các huyện, thị và thành phố, Ban Quản lý các KCN, Ban Quản lý KCN VSIP tăng cường cập nhật các văn bản có liên quan lên Cổng thông tin quản lý môi trường Bình Dương để làm cơ sở tra cứu dữ liệu. Đối với lĩnh vực tài nguyên nước, khoáng sản, khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu, Sở TN&MT Bình Dương hoàn thiện tham mưu trình UBND tỉnh Bình Dương ban hành Quy chế phối hợp về quản lý hoạt động khai thác, kinh doanh cát tại vùng giáp ranh giữa Bình Dương và Tây Ninh”; Kế hoạch cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước trên địa bàn tỉnh; tiếp tục đôn đốc, nhắc nhở, hướng dẫn các đơn vị được cấp phép thực hiện hồ sơ tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo Nghị định số 82/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ. Cùng với đó, tổ chức phiên bán đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 02 mỏ sét theo kế hoạch được duyệt; triển khai thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Bình Dương và của Chính phủ về việc quản lý hoạt động khai thác cát ở hồ Dầu Tiếng; phối hợp Cục Kiểm soát Hoạt động Khoáng sản miền Nam thực hiện kiểm tra định kỳ một số doanh nghiệp hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh; triển khai Kế hoạch số 108 ngày 11/01/2018 của UBND tỉnh Bình Dương về triển khai thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017 - 2020 và 2021 - 2030… Theo TN&MT bds.binhduong.top
0 notes
bdscuatui · 4 years
Photo
Tumblr media
Đại hội Đảng bộ lần thứ X, nhiệm kỳ 2015-2020 lãnh đạo TP.HCM đưa nhiệm vụ chỉnh trang và phát triển đô thị là một trong 7 chương trình đột phá. Việc di dời, xây mới gần 500 chung cư cũ là nhiệm vụ cấp bách. Thế nhưng, nhiệm vụ này đã hoàn toàn thất bại khi mới chỉ di dời được 32 chung cư.
Người dân mòn mỏi chờ đợi
Sau gần 50 năm đi vào hoạt động các chung cư cũ (trước năm 1975) hầu hết các chung cư này đã xuống cấp nghiêm trọng, vẫn còn nhiều hộ dân sinh sống. Những bức tường bên ngoài đã hoen ố, bong tróc theo thời gian, đường dây diện thì chằng chịt, ống nước không đi theo một sự sắp đặt nào. Bên trong là các căn hộ bị nghiêng lún, ẩm thấp, tối tăm... có thể sụp đổ bất cứ lúc nào gây mất an toàn cho người sử dụng.
Có thể kể đến cụm 8 chung cư thuộc cư xá Thanh Đa (quận Bình Thạnh). Trong đó, chung cư lô IV và lô VI đã được bồi thường giải toả, 6 chung cư lô số còn lại có diện tích gần 57.000m2 và khoảng 1.427 hộ dân (khoảng 4.784 người).
Chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc ở công trình mới có số tầng cao tối đa là 30 tầng, quy mô khoảng 8.000 người, số căn hộ phục vụ tái định cư khoàng 1.427 căn, số căn hộ thương mại khoảng 1.067 căn.
Mặc dù đã được UBND TP.HCM chấp thuận chủ trương xây dựng lại từ năm 2010, nhưng cho đến nay vẫn chưa xong thủ tục pháp lý. Cuối tháng 4/2019, TP.HCM chấp thuận cho Công ty CP Phát triển nhà Thanh Đa làm chủ đầu tư và yêu cầu nộp hồ sơ để công nhận chủ đầu tư dự án. Hiện công ty này đã có đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 nhưng vẫn chưa được cơ quan chức năng có thẩm phê duyệt.
Tại quận 1, có 98 lô chung cư cũ, Tập đoàn C.T Group đã đăng ký tham gia cải tạo tới gần 90 lô. Đơn vị này còn hợp tác với Công ty Quản lý vốn nhà nước TP.HCM (HFIC) để đầu tư xây mới chung cư cũ trên đường Kỳ Đồng (quận 3).
Tumblr media
TP.HCM thất bại trong việc ‘giải cứu’ chung cư cũ và nhà ven kênh
Danh sách doanh nghiệp xin thực hiện các dự án cải tạo chung cư cũ ở quận 1 còn có Công ty TNHH MTV Phát triển công nghiệp Tân Thuận, Công ty CP Đầu tư Xây dựng Tuấn Lộc, Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng, Công ty CP Đầu tư Phát triển nhà Gia Bảo, Liên danh Vinaconex - Hoàng Sơn - Quân Anh… Chung cư cũ số 155-157 đường Bùi Viện (phường Phạm Ngũ Lão, quận 1) rộng gần 600m2 cao 7 tầng với tổng diện tích sàn hơn 4.000 m2 và thuộc diện xuống cấp nghiêm trọng. Tập đoàn Novaland xin làm chủ đầu tư xây dựng mới và cam kết xây dựng bàn giao trong thời gian 30 tháng kể từ khi được giao đất.
Tại quận 3, có 45 lô chung cư cũ đang được các nhà đầu tư quan tâm. Trong đó, Tập đoàn Novaland muốn cải tạo tất cả 11 lô của chung cư Nguyễn Thiện Thuật. Ngoài ra còn có các doanh nghiệp khác như Him Lam Land, Hưng Thịnh, Phúc Khang... đăng ký nhận dự án đầu tư mới.
Còn với chung cư Trúc Giang (quận 4), sau nhiều lần mời gọi, đã có 3 nhà đầu tư được chọn để sửa chữa, di dời nhưng sau đó doanh nghiệp cũng bỏ và chưa có nhà đầu tư mới. Hay như tại chung cư Ngô Gia Tự (quận 10), là chung cư xuống cấp nghiêm trọng nằm trong diện di dời khẩn cấp nhưng không có bất kỳ doanh nghiệp nào quan tâm.
Người dân hàng ngày vẫn sống lo âu, sợ hãi và không thôi mong chờ có nơi ở mới để yên tâm sinh sống, làm việc. Tuy nhiên, hiện nay số lượng chung cư cũ được di dời, cải tạo, xây mới vẫn vô cùng ít ỏi.
Thất bại giải cứu chung cư cũ
Đại hội Đảng bộ lần thứ X, nhiệm kỳ 2015-2020 lãnh đạo TP.HCM đặt nhiệm vụ di dời, xây mới gần 474 chung cư cũ là một trong 7 chương trình đột phá cần được triển khai. Trong đó, thành phố đặt mục tiêu đến hết năm 2020 phải cải tạo được một nửa trong tổng số 474 chung cư cũ trên địa bàn. Tuy nhiên, theo số liệu của Sở Xây dựng TP.HCM, hiện nay thành phố mới chỉ mới di dời được 32 chung cư cũ. Có thể nói, nhiệm vụ mà lãnh đạo TP.HCM đặt ra tại nhiệm kỳ 2015-2020 đã "thất bại".
Nguyên nhân dẫn sự thất bại trong việc di dời chung cư cũ này là do cơ chế vẫn còn nhiều rào cản như: công tác đàm phán, hỗ trợ người dân di dời, nghĩa vụ tài chính đối với phần diện tích thuộc sở hữu nhà nước...
Trước đây, thành phố đã có phương án dùng quỹ đất để thành toán chi phí cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 160/NQ-CP về tổ chức rà soát các hợp đồng BT đã ký kết, nên hình thức BT - đổi đất lấy hạ tầng tại các dự án chỉnh trang đô thị, di dời nhà trên và ven kênh rạch tạm thời dừng lại. Sau đó, Chính phủ ban hành Nghị quyết 69/2019/NQ-CP quy định việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho dự án BT.
Bên cạnh những khó khăn về cơ chế, chính sách cũng phải nhắc tới công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. Một bộ phận người dân không đồng tình với phương án bồi thường, dù số đông đã đồng thuận, dẫn đến dự án bị dừng lại.
Trong Báo cáo số 95/2020/CV về việc góp ý kiến Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ TP.HCM lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 – 2025, ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản (HoREA) cho biết: Báo cáo chính trị đánh giá toàn diện về phát triển kinh tế- xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh, đã lồng ghép đánh giá một số nội dung của 7 chương trình đột phá do Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ X quyết định nhưng chưa thật sâu. Do vậy, Hiệp hội đề nghị bổ sung mục Đánh giá 7 Chương trình đột phá vào Báo cáo chính trị.
Bên cạnh đó, liên quan đến vấn đề di dời, cải tạo, xây mới các chung cư cũ trên địa bàn thành phố, ông Lê Hoàng Châu cho rằng, Nghị định 101/2015/NĐ-CP quy định đối với nhà chung cư cấp A, B, C muốn phá dỡ phải được tất cả chủ sở hữu thống nhất phá dỡ để xây dựng lại là khó thực hiện.
Nghị định này cũng không quy định chỉ tiêu dân số có tính ưu đãi để tạo điều kiện cho chủ đầu tư thực hiện dự án xây dựng lại chung cư cũ, tái định cư tại chỗ các hộ dân và có thêm sản phẩm căn hộ để bán thu hồi vốn.
Vì thế ông Châu kiến nghị Chính phủ xem xét sửa đổi Nghị định 101/2015/NĐ-CP theo hướng quyết định phá dỡ nhà chung cư hạng A,B,C chỉ cần 2/3 hoặc 3/4 chủ sở hữu chung cư đồng ý là có hiệu lực.
Trước những vướng mắc, Sở Xây dựng TP.HCM đã gửi văn bản kiến nghị Bộ Xây dựng có hướng dẫn bổ sung quy định cho phép chủ đầu tư các dự án cải tạo, xây dựng lại thay thế nhà chung cư cũ không phải thực hiện nghĩa vụ tài chính phát sinh từ việc điều chỉnh tăng chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc.
Đề nghị Bộ Xây dựng thống nhất với Bộ Tài chính về việc áp dụng quy định miễn tiền sử dụng đất đối với trường hợp cải tạo, xây dựng lại chung cư có một phần diện tích là nhà biệt thự hoặc có mục đích sử dụng khác. Đồng thời, báo cáo Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh nội dung của Nghị định số 101/2015/NĐ-CP, trong trường hợp Nhà nước trực tiếp thực hiện xây dựng mới chung cư cũ thì không thỏa thuận bồi thường, mà chỉ thực hiện phương thức tái định cư bằng căn hộ.
Đầu tháng 10/2020, Bộ Xây dựng đã có Báo cáo việc thực hiện nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn trong nhiệm kỳ khóa XIV và một số nghị quyết trong nhiệm kỳ khóa XIII về lĩnh vực xây dựng. Trong đó, nêu rõ cơ chế, chính sách đẩy nhanh việc cải tạo các chung cư, tập thể cũ xuống cấp, bảo đảm hài hòa lợi ích của nhà nước, người dân và nhà đầu tư.
Cụ thể, Chính phủ đã giao Bộ Xây dựng tiếp tục rà soát, tổng hợp các khó khăn, vướng mắc trong thực hiện chủ trương về cải tạo nhà chung cư cũ, nguy hiểm để nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật liên quan đến việc cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ. Trước mắt, năm 2020 Chính phủ sẽ nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Nghị định số 101/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ để tạo dựng các cơ chế, chính sách đột phá hơn và tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy việc cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ.
Ngoài ra, trong kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 83/2019/QH14, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm ban hành theo thẩm quyền các văn bản, hướng dẫn cụ thể việc quản lý, sử dụng, khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư... theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 29/CT-TTg; Rà soát, đánh giá, kiểm định, lập và phê duyệt kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ theo quy định của Nghị định số 101/2015/NĐ-CP.
Đồng thời, tăng cường vai trò trách nhiệm của các địa phương đối với việc quy hoạch, cấp phép đầu tư và tiến độ xây dựng các dự án bất động sản, nhất là các dự án khu đô thị mới, dự án phát triển nhà ở, cải tạo chung cư cũ.
[ad_2] Nguồn CafeLand
0 notes