Tumgik
#Báo cáo sơ kết công tác xây dựng đảng 6 tháng đầu năm
Text
Báo cáo sơ kết công tác xây dựng Đảng 6 tháng đầu năm 2020
Báo cáo sơ kết công tác xây dựng Đảng 6 tháng đầu năm 2020, Báo cáo sơ kết công tác xây dựng Đảng 6 tháng đầu năm 2020 giúp các Chi bộ Đảng báo cáo sơ kết những Báo cáo sơ kết công tác xây dựng Đảng 6 tháng đầu năm 2020 giúp các Chi bộ Đảng báo cáo sơ kết những gì đã thực hiện được, chưa thực hiện được trong công tác chuyên môn, tư tưởng chính trị, xây dựng đoàn thể. Từ đó, rút kinh nghiệm và đề…
Tumblr media
View On WordPress
0 notes
donghoang · 5 years
Text
Toàn cảnh Quan hệ Việt - Cam dưới con mắt người Cam và thế giới.
Cách đây lâu rồi, tôi có hân hạnh được đọc bản thảo cuốn “When broken glass floats” của Chanrithy Him trước khi nó được xuất bản và trở thành một cuốn sách bán chạy khắp thế giới. Tôi đọc say mê, tím tái cả thân thể bởi câu chuyện rùng rợn của một đứa trẻ sống dưới chế độ Khơ-me Đỏ. Chỉ đến khi đọc tới câu cuối cùng, tôi mới như bị dội một xô nước lạnh vào mặt. Chanrithy nói rằng, cô "...thoát chết trong gang tấc, và trái tim cô gái nhỏ thắt lại, bởi cùng với nỗi khổ hạnh đã qua, cô nhìn thấy đất nước Campuchia đang chuẩn bị chìm trong bóng tối cuộc xâm lược từ một kẻ thù truyền kiếp: Việt Nam".
Những cuộc biểu tình phản đối Việt Nam, những cuộc đụng độ và bài trừ dân Việt ở Campuchia đã diễn ra từ tháng 7 năm ngoái khi chính quyền thân Việt của Hun Sen thắng cử với nhiều cáo buộc gian lận. Đỉnh điểm vào ngày 6-6, Tham tán ĐSQ Việt Nam Trần Văn Thông tuyên bố rằng miền Nam VN đã chính thức thuộc về VN từ rất lâu, trước cả khi Pháp chiếm đóng. Bắt đầu từ tuyên bố này, cờ Việt bị đốt, người Việt bị thanh trừng, lãnh đạo đảng đối lập liên tục gọi thiểu số Việt là “yuon” (savage/man rợ[*]), một bộ phận dân Cam biểu tình đòi lại vùng Nam Bộ Tây Ninh, ngày 9/10 Cambodia Daily đưa tin người biểu tình đốt tiền VN và dọa đốt sứ quán. Trên face của tôi, bạn bè quốc tế liên tục inbox hỏi thăm, bàn bè làm ăn ở Cam cũng cập nhật tình hình lo ngại, báo chí quốc tế hối hả bình luận. Nhưng đương nhiên, cả trăm triệu dân Việt ở ngay sát nách Campuchia phần lớn vẫn nằm duỗi chân ăn mừng quốc khánh của dải đất hình chữ S. Tại sao báo chí VN không đưa tin đầy đủ?
“Nước mày hình chữ C thì có, “Cờ” … kứt ý!” – một bình luận viên gõ như vậy trên một facebook cá nhân mà tôi quen. Hẳn nhiên, comment vô văn hóa này không thể khiến tôi ngồi yên. Căm ghét kẻ dám xúc phạm quê hương là một chuyện, nhưng tôi cũng thấy mình có trách nhiệm phải đi tìm bằng được những lý giải cho nỗi căm ghét đó. Lịch sử ngày bé tôi học chỉ thấy nói người Cam biết ơn người Việt, đâu có nói đến sự căm hận đến mức như vậy?
Một bài viết trên báo Campuchia ngày 6-9 đưa lời dẫn của môt thanh niên Cam "17/20 người trong số bạn bè của tôi ghét VN, và cho rằng VN có âm mưu mờ ám".. Bài báo cũng nêu ra thực trạng của nhiều người Việt ở Cam, không có quốc tịch, con cái không được đến trường, không được mua đất, chủ yếu sống trên thuyền với nghề sông nước.
http://www.phnompenhpost.com/…/out...-17-hate-vi…
(Xem bản dich tiếng Viet của Khanh Nguyen ở cuối bài)
Lịch sử (chính thống) luôn được viết bằng ngòi bút của kẻ chiến thắng (Churchill). Chính vì vậy, để trả lời cho câu hỏi tại sao một bộ phận dân Cam ghét VN, tôi quyết định chọn đọc những tư liệu của bên thứ ba, tức là những tư liệu được viết bởi những tác giả không phải người Việt hoặc Cam, và ít có liên quan nhất đến cả Việt Nam và Campuchia. (Tất nhiên không tài liệu nào hoàn toàn khách quan cả, nhưng "không Việt không Cam" thì sẽ dễ có khả năng khách quan hơn). Sau đây là tóm tắt một cách sơ lược nhất. Đề nghị các bạn tìm danh sách tư liệu tham khảo bên dưới để đọc chi tiết.
Vương quốc Khmer nằm kẹp giữa hai láng giềng lớn Việt Thái dần dần mất đất từ nhiều lý do khác nhau. Người Campuchia có câu: “cây thốt nốt mọc đến đâu, đất (xưa) của người Cam trải dài đến đó”. Sách sử Việt Nam có một cách gọi khác, hào hùng hơn: “mang gươm đi mở nước”. Hẳn nhiên, đây là một đường đi phát triển tất yếu của xã hội loài người "cá lớn - cá bé" ở đâu cũng vậy. Đường biên của các bộ lạc, thành phố tự trị, lãnh thổ chư hầu, đế chế và nay là quốc gia đã luôn luôn đổi thay dựa vào thế mạnh yếu từng thời kỳ của từng xã hội. Lịch sử mà VN gọi là "mang gươm đi mở nước" thực chất là một quá trình lâu dài và phức tạp của nhiều yếu tố chứ không chỉ là thanh gươm: di dân, đồng hóa, áp đặt, thỏa hiệp, và cả đánh chiếm từ Bắc xuống Nam (đề nghị xem thêm các tài liệu tham khảo đã liệt kê ở dưới).
Chính vì vậy, bất kỳ một quốc gia nào cũng nuôi ít nhiều hằn thù với các nước láng giềng bởi những hiềm khích không thể tránh khỏi trong quá trình xác định biên giới bờ cõi. Đối với người Cam, đế chế Khmer rộng lớn khi xưa bị mất hẳn là một lịch sử tơi bời, và điều này có thể khiến chúng ta hiểu tại sao Campuchia chưa bao giờ hết xích mích với người Thái và chưa bao giờ tin tưởng vào người Việt.
Khi Việt Nam với tham vọng thành lập một liên minh chống Pháp trên toàn Đông Dương, trực tiếp giúp thành lập Đảng dân tộc cách mạng Campuchia (tiền thân của Đảng Cộng sản Campuchia, tức Khmer Đỏ), thì hai bên trở thành đồng minh thân thiết. Tuy nhiên, đằng sau vỏ đồng minh là niềm uất hận mất nước không bao giờ nguôi ngoai, thậm chí biến thành dã tâm tiêu diệt 50 triệu người Việt đến kẻ cuối cùng. Khmer Đỏ cho rằng Việt Nam âm mưu thành lập Khối Đông Dương (Indochina Federation) và dắt mũi các nước khác trong đó có Campuchia. Với hai lý do này, Khmer Đỏ yêu cầu Việt Nam trả lại đất tổ tiên (đề nghị xem chi tiết ở các tài liệu tham khảo đã liệt kê ở dưới).
Với quân số nhỏ hơn nhiều lần, nhưng Khmer Đỏ liên tục thực hiện các cuộc tàn sát đẫm máu dọc biên giới Việt – Cam làm hơn 300.000 người Việt Nam thiệt mạng. Ngày 17-4-1977, chính quyền VN vẫn còn gửi thông điệp chúc mừng chính quyền Khmer Đỏ sau 2 năm thành lập. Đáp lại lời chúc này, 2 tuần sau, đúng dịp 30-4, quân Khmer bất ngờ tấn công thẳng vào An Giang và Châu Đốc, giết hại hàng trăm dân thường. Việt Nam buộc phải đáp trả. Cuối cùng, (1) chịu không nổi những cuộc đụng độ và tàn sát dã man, (2) cộng với lý do cho là Campuchia cấu kết với Trung Quốc, cực chẳng đã, Việt Nam quyết định nghe theo Liên Xô chính thức kết thúc mối quan hệ đồng minh lúc đó chỉ còn trên danh nghĩa và lật đổ chính quyền Khmer Đỏ bằng vũ lực. Lưu ý lúc đó TQ đối đầu với Liên Xô. VN là đồng minh của Liên Xô còn Khme Đỏ là đồng minh của TQ. Liên Xô muốn hất cẳng TQ ở khu vực nên ủng hô Việt Nam đánh Khme Đỏ là đồng minh của TQ.
Lấy cớ Khmer phạm tội diệt chủng, quân VN tiến vào "giải phóng” Campuchia, lật đổ chính quyền của kẻ từng là đồng minh. Lưu ý rằng truyền thông VN được chỉ đạo tuyên truyền đây là nghĩa vụ quốc tế. Lý do Khmer Đỏ "giết người Việt" không được nhấn mạnh bằng lý do Khmer Đỏ "diệt chủng người Cam". Việc VN đưa quân vào Cam vì thế được nhấn mạnh là "nghĩa vụ quốc tế", tạo tiền đề cho kế hoạch của VN tại Cam sau này (đề nghị xem thêm các tài liệu tham khảo đã liệt kê ở dưới).
Tuy nhiên, VN không ĐÁNH rồi RÚT, mà dựng nên chính quyền bù nhìn thân Việt và bắt đầu thời kỳ hơn 10 năm đóng quân và ảnh hưởng. Lý do tại sao thì có rất nhiều (mời đọc thêm các tư liệu ở dưới), trong đó quan trọng nhất là việc Việt Nam muốn diệt hoàn toàn tàn quân Khmer Đỏ chứ không chỉ làm sụp đổ chính quyền cầm quyền. Có lẽ sự man rợ của Khmer Đỏ khiến VN không thể chấp nhận dù một chút rủi ro từ phía các tàn quân. Lưu ý rằng đến tận năm 92, khi các hiệp định quan trọng đã được ký kết thì Khmer Đỏ vẫn tiếp tục tìm giết người Cam gốc Việt với hy vọng họ sẽ không thể bỏ phiếu. Bản thân VN cũng cho rằng đây là một sai lầm chiến lược vì Việt Nam đã “dính líu quá sâu và quá lâu vào vấn đề Campuchia” (Hồi ký Trần Quang Cơ). Cũng có ý kiến cho rằng VN ban đầu tự vệ và giải phóng Capuchia, sau đó do chạy theo "tham vọng" lớn mà trở thành "sa lầy" ở đây trong một ván cờ của hai nước lớn Trung Quốc đối đầu với Liên Xô (đề nghị xem thêm các tài liệu tham khảo đã liệt kê ở dưới).
Trong khi người Việt gọi đây là cuộc giải phóng nước láng giềng anh em và giúp bạn xây dựng đất nước, thì chính bản thân người Cam và hầu hết các tư liệu lịch sử ngoài biên giới VN lại cho rằng đây là cuộc xâm lược - (invasion). Khi tôi đến nhà tù S21 nơi trưng bày hàng trăm cái đầu lâu của dân Cam bị giết, thì nơi đây, đáng lý phải coi là tượng đài của việc người Cam biết ơn người Việt thì giấy trắng mực đen trên các tấm bản hướng dẫn khách tham quan vẫn tuyên bố Việt Nam "xâm lược" Campuchia.
Tại sao người Cam coi VN là quân xâm lược dù đã cứu họ thoát khỏi chế độ diệt chủng? Một lý giải cho cách hiểu này (theo như các tài liệu đưa ra ở dưới) là do VN không bó hẹp các hoạt động của mình tại Cam trong phạm vi quân sự để tiêu diệt tàn quân Khmer, mà sau đó đã nhúng tay quá sâu vào chính trị, áp đặt ảnh hưởng của mình lên chính trường Campuchia, hoặc có những chính sách thiếu khôn khéo khiến nhiều người Cam cho rằng VN không chỉ kết thúc chế độ diệt chủng mà còn đang lũng đoạn hệ thống chính trị Cam. Cần phải phân biệt rõ ràng hai chuyện này với nhau, vì đây là hai thái độ tình cảm riêng biệt. Họ mang ơn vì một chuyện (Khmer Đỏ), nhưng sau đó thành mang oán vì những chuyện hoàn toàn khác (thao túng chính trị + cho là VN lấy đất). (Một số bạn comment ở dưới thêm vào lý do một số người Việt làm ăn quá mức tinh quái đến thành lừa lọc nên bị người Cam ghét) .
Tuy nhiên, Trung Quốc coi việc VN dựng lên chính quyền bù nhìn thân Việt là một hành động qua mặt “láo xược” của đàn em, cộng với việc ViệtNam ký kết hiệp ước với Liên Xô được TQ cho là có mưu đồ bành trướng khu vực, nên đã khơi nguồn cuộc chiến tranh biên giới 79 để chia lửa với Khmer Đỏ, và để dằn mặt, nhằm bắt Việt Nam dời quân từ phía Nam lên phía Bắc, tạo điều kiện cho Khmer Đỏ lấy lại sức mạnh (xem trích nguồn bên dưới **).
Trong thời kỳ trụ lại Campuchia, Việt Nam bị dư luận thế giới lên án mạnh mẽ với lý do đã dùng vũ lực chiếm đóng nước khác. Nhiều tư liệu cho rằng các quyết định của chính quyền Campuchia trong thời kỳ này đều phải qua sự kiểm duyệt cuối cùng của VN. Mỗi bộ trưởng Cam đều đi kèm một cố vấn người Việt, chưa kể các cố vấn cho thứ trưởng. 80 nước trên thế giới và Liên Hiệp Quốc công nhận chính quyền Khmer Đỏ là chính quyền duy nhất đại diện cho Campuchia, phủ nhận chính quyền bù nhìn do VN lập nên. Việt Nam không được phép ra nhập nhiều tổ chức kinh tế quốc tế như IMF. Thụy Điển - một nước từng hết sức ủng hộ VN cũng rút toàn bộ viện trợ. Nhiều quốc gia dù CÔNG NHẬN CÔNG TRẠNG của VN trong việc xóa bỏ chế độ man rợ của Khmer Đỏ, nhưng lại không tin rằng ý đồ nguyên thủy của VN là thực sự muốn kết thúc chế độ diệt chủng Khmer. Nhiều nước coi việc VN đánh đổ Khmer chỉ là hệ quả phụ của một ván bài chính trị mà VN có thể vừa là người chơi vừa là nạn nhân. Nhiều nhà sử học đặt giả thuyết nếu Khmer Đỏ không tàn sát dã man người Việt thì hai bên vẫn sẽ tiếp tục là đồng minh, cho dù dân Campuchia có thể bị diệt chủng (xin xem thêm chi tiết trong các tài liệu bên dưới).
Từ góc nhìn này, Thaí Lan - một nước chưa bao giờ cảm thấy thoải mái vì cho rằng VN có tham vọng lớn ở Đông Nam Á, sợ rằng VN sau khi thôn tính Cam sẽ nuốt chửng cả Thái Lan- đã cưu mang những thành viên thất trận của Khmer Đỏ, cùng khối ASEAN yêu cầu VN lập tức rút quân để người Cam có thể thực hiện một cuộc bỏ phiếu mà không bị ảnh hưởng của thế lực nước ngoài. Một số nghiên cứu thậm chí cáo buộc VN vi phạm nhân quyền khi phong tỏa lương thực các vùng do tàn quân Khmer Đỏ chiếm giữ, khiến hệ quả phụ là hơn 600.000 dân Campuchia chết đói (xem trích dẫn nguồn ở dưới**).
Việt Nam có lẽ sẽ còn trụ lại Campuchia lâu hơn thời gian 10 năm nếu Liên Xô và hệ thống các nước XHCN không sụp đổ. Mất sự ủng hộ từ Liên Xô, chính quyền VN lúc đó buộc phải cầu hòa với TQ để tìm chỗ dựa/ anh cả mới. Kết quả của sự đổi chiều này chính là Hội nghị Thành Đô (Chengdu secret meeting) , được tổ chức bí mật và cho đến nay vẫn không hề được công bố. Lấy cớ hai nước cùng chung lý tưởng cộng sản, Lê Đức Anh tuyên bố: " Mỹ và phương Tây muốn cơ hội này để xoá cộng sản. Nó đang xoá ở Đông Âu. Nó tuyên bố là xoá cộng sản trên toàn thế giới. Rõ ràng nó là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm. Ta phải tìm đồng minh. Đồng minh này là Trung Quốc"
Tuy nhiên, phía TQ một mực yêu cầu sẽ chỉ chấp nhận bình thường hóa quan hệ nếu Viet Nam hoàn toàn rút quân khỏi Campuchia. Trong cuốn Hồi Ký Trần Quang Cơ, nguyên Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao, ghi rõ "kết quả được ghi lại trong một văn bản gọi là "Biên bản tóm tắt" gồm 8 điểm, có tới 7 điểm nói về vấn đề Campuchia, chỉ có 1 điểm nói về cải thiện quan hệ giữa hai nước mà thực chất chỉ là nhắc lại lập trường cũ Trung Quốc gắn việc giải quyết vấn đề Campuchia với bình thường hoá quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Trong 7 điểm về Campuchia, 2 điểm là những điểm có tính chất chung về mặt quốc tế mà 2 bên đang còn tranh cãi (giải pháp chính trị toàn diện cho vấn đề Campuchia; rút hết quân Việt Nam ở Campuchia, còn 5 điểm thì hoàn toàn là đáp ứng yêu cầu của Trung Quốc. Không có điểm nào theo yêu cầu của ta cả.".
Để đổi lại sự ủng hộ của TQ, chính quyền VN không những phải bác bỏ luận điệu chính trị của chính mình suốt 10 năm, coi TQ là kẻ thù, phải từ bỏ ảnh hưởng cuả mình tại Campuchia, rút quân toàn bộ khỏi Cam, mà thậm chí phải sửa đổi cả Hiến Pháp . Hiến pháp năm 1980 gọi TQ là "bọn bá quyền Trung Quốc xâm lược" nhưng Hiến pháp năm 1992 bỏ hẳn. Cuộc chiến biên giới năm 79 cũng gần như bị xóa khoỉ sách giaó khoa và các tư liệu lịhc sử đại chúng. Mỗi năm đến ngày kỷ niệm, báo chí không được phép đưa tin. Năm 2013, chỉ có duy nhất tờ Thanh Niên đưa headline Nhìn lại chiến tranh biên giới 1979, và được coi là một tờ báo dũng cảm.
--> Từ những tư liệu đọc được trên đây, cộng với viêc người Việt lâu nay vốn hay có ý coi thường người Cam, tôi đã có thể hiểu được sự kiêu hãnh/ thậm chí thành kể cả ngạo mạn của kẻ tự cho mình là quân giải phóng cứu dân Cam khỏi họa diệt chủng, sự mù mờ dối trá của môn lịch sử đang giảng dạy tại nhà trường (mà thực chất là môn chính trị học, sàng lọc sự kiện)… là những lý do khiến Việt Nam thiếu sự đề phòng với đất nước láng giềng vẫn còn như con thú bị thương này. Bạn tôi nói một bộ phận người Cam nhìn người Việt còn nhiều nghi ngờ sâu sắc hơn cả người Việt nhìn người Trung Quốc. Những người biểu tình chống VN hiện nay ở Cam không chỉ đòi lại đất ngày xưa mà còn yêu cầu người phát ngôn của VN rút lại lời tuyên bố hồi tháng 6 về thực trạng chủ quyền một phần miền Nam VN trước khi Pháp đô hộ. Những kẻ cực đoan và bị kích động thì yêu cầu đuổi người Cam gốc Việt về nước. BBC đã có phóng viên tường thuật tại buổi biểu tình về vấn đề đòi đất của người Cam ngày 6-9.
https://www.facebook.com/video.php?v...388303&fref=nf
Sẽ còn mất nhiều thời gian để chúng ta hiểu rằng tại sao 15.000 chiến sĩ hy sinh xương máu ở Campuchia với 30.000 người bị thương mà một bộ phận dân Campuchia lại nhanh chóng chuyển từ biết ơn sang oán thán? Tại sao 5% thiểu số người Việt phần lớn là dân nghèo làm nghề chài lưới hiện ở Cam bị một số người bản xứ nhìn nhận như kẻ thù hơn là những người nhập cư đến làm ăn sinh sống? Bản thân tôi sẽ phải tự đi tìm câu trả lời tại sao gia đình của chính mình phải chịu cảnh chia cắt khi đất nước đã thống nhất mà người đàn ông vẫn phải tiếp tục lên đường cầm súng ở một chiến trường khác? Tại sao Khmer Đỏ gọi Việt Nam là “cá sấu”? Cuốn sách đen (The Black book) của Khmer ám chỉ rằng chẳng ai tin con cá sấu, kể cả khi nó rơi nước mắt.
Vậy tại sao tôi viết post này? Lý do thứ nhất đơn giản vì báo chí VN không đưa tin, hoặc đưa tin nhỏ giọt. Bất kể một người dân bình thường nào cũng có quyền được biết nếu quốc kỳ của họ bị đốt ở một xứ ngoại bang. Họ có quyền được biết, và có quyền được hiểu tại sao lại nên cơ sự. Có bạn bảo là tôi đổ dầu vào lửa. Ơ hay, ở Cam mới có lửa chứ ở VN thì đã làm gì có dầu mà đòi châm lửa. Nhiều người Việt không hề biết cờ Tổ Quốc bị đốt, rằng người láng giềng ghét mình như mẻ, thậm chí đòi lại đất cho là "bị cướp" thì tôi dựng cột khói báo tín hiệu cho hay. Nghe tin dữ yếu tim không chịu được thì mắng người đưa tin là sao? Lại nữa, có bạn kêu vừa đi Cam về xong, chả thấy gì? Đương nhiên là bạn không thấy gì rồi. Bạn muốn trước khi người ta đốt cờ VN sẽ gửi email thông báo đến tất cả mấy chục triệu người ở khắp Campuchia để họ và bạn chuẩn bị mang máy ảnh đến chứng kiến chắc? Hay là bạn muốn bản thân mình ngồi trong quán cà phê mà thấy được tất cả những gì diễn ra ở mọi xó xỉnh trên đời? Ai mà cũng như Phật Bà ngàn mắt ngàn tay thấy được mọi thứ như thế thì cần cóc gì đến báo chí? Trong cuốn Con Đường Hồi giáo tôi vừa xuất bản, có hẳn một chương tôi ở Syria cả tháng trời giữa lúc đất nước nội chiến mà chẳng thấy một giọt máu. Bạn "không -thấy-gì" không có nghĩa là "không-có-gì" xảy ra.
Thứ hai, tôi cho rằng sách sử Việt Nam không đưa ra cái nhìn khách quan chân thực. Hẳn nhiên, chúng ta sẽ không-bao-giờ có được cái nhìn khách quan tuyệt đối, nhưng với sự va chạm của những nguồn tư liệu khác nhau không bị kiểm duyệt, chúng ta có thể cố gắng chạm vào gần hơn đến Sự Thật.
Lý do thứ ba, tôi muốn hiểu tại sao người Cam chưa bao giờ ghét người Trung Quốc như ghét người Việt, dù TQ từng chống lưng Khmer Đỏ, thậm chí từ trước khi TQ đầu tư hàng tỷ đô la vào đây và viện trợ đầy phóng khoáng cho Cam? Tại sao Campuchia bỏ phiếu phản lại nỗ lực của khối ASEAN bảo vệ chủ quyền biển Đông chống Trung Quốc tại hội thảo ASEAN 2 năm trước?
Tại sao bên cạnh rất nhiều những người Cam yêu VN lại có những người Cam ghét người Việt đến thế? Tại sao cờ Tổ Quốc tôi bị đốt cháy? Tại sao người Việt ở Cam đang ngày đêm lo sợ?
Tại sao xương máu của bao người Việt ngã xuống mà vẫn không thể đổi lại được lòng tin và tình bằng hữu của nước láng giềng? Tại sao VN tốn kém sức người sức của đến thế mà đổi lại chỉ là một sự nghi ngờ từ phía dân chúng? Nếu ván bài chính trị này tính sai, VN được gì ngoài sự ngã xuống của hàng vạn thanh niên để đổi lại một gia tài oán hận? Khi Hun Sen không còn nắm quyền, VN sẽ xử lý ra sao với một Campuchia thân TQ, xử lý ra sao với tình trạng cả phía Nam lẫn phía Bắc bị bủa vây bởi những láng giềng không hữu hảo?
Ai thực sự biết ơn VN, người Cam hay Hoàng gia Cam? Có phải họ tuy biết ơn VN đã cứu thoát khỏi họa diệt chủng nhưng không thể nguôi đi nỗi thù mất nước từ xa xưa? Có phải họ chịu ơn cứu mạng của VN nhưng lại nhanh chóng bị mất lòng tin khi thấy quân VN sau khi đánh đổ chế độ diệt chủng thì không rút đi mà tiếp tục ở lại, thành lập rồi giật dây chính quyền bù nhìn Heng Samrin?
Có phải những hận thù này đang được cố tình đổ dầu vào lửa, được các đảng phái chính trị đối lập với độc tài Hun Sen ở Cam lợi dụng cho những ván bài chính trị mới, kích động một bộ phận dân chúng tuy nhỏ nhưng hung hăng để tạo phản ứng dây chuyền, và kẻ chịu nạn là những người Cam gốc Việt vô tội?
Hận thù với láng giềng thì hầu như nước nào cũng có. Và tôi tin rằng hận thù nào cũng có thể hóa giải. Trân trọng quá khứ và cởi mở với nhau là điều kiện tiên quyết để tạo nên các mối giao hảo vững bền. Hơn bao giờ hết, quyền lợi của các quốc gia đang được thắt chặt vào nhau.
Hãy nhìn châu Âu mà xem, giết nhau hàng bao nhiêu thế kỷ mà giờ đường biên thênh thang không có cả lính gác. Tạo sao? Bởi châu Âu cũng như rất nhiều nước ngoài châu Âu không ngần ngại phán xét lịch sử của chính mình, phân tích chi ly cái gì đúng cài gì sai, chửi rủa những lỗi lầm của chính mình, liên tục nhắc thế hệ đi sau về những sai phạm của thế hệ đi trước. Có bạn tên @Phạm Trang comment ở dưới nói rằng có đất nước nào bôi xấu lịch sử của mình đâu. SAI ! Lịch sử VN thì đương nhiên là ta làm cái gì cũng đúng, chưa bao giờ chính quyền trên đất nước này làm cái gì sai cả !!!.
Nhưng nếu bạn bước ra thế giới sẽ thấy dù không bao giờ đạt 100% khách quan, nhưng nhiều nước văn minh luôn cố gắng hạn chế dùng lịch sử như một thứ đồ trang điểm cho đẹp hay công cụ tuyên truyền mà cố gắng nhìn nhận nó như một KHOA HỌC, tức là có đúng có sai, có phản biện và tranh luận. Cứ cách vài chục bước chân ở trung tâm Berlin bạn sẽ thấy những tấm biển lớn, chữ hai thứ tiếng Anh-Đức thông báo về những sự kiện lịch sử đen tối của Quốc Xã đã từng diễn ra ở địa điểm hay tòa nhà này trong quá khứ. Trẻ con Hà Lan được học về chủ nghĩa phân biệt chủng tộc dã man ở Nam Phi mà chính cha ông họ dựng lên, thậm chí bài quốc ca của họ vẫn còn nguyên trạng lời hát: "chúng ta nguyện trung thành với hoàng đế Tây Ban Nha". Người Pháp và Anh thẳng thắn nhìn nhận hậu quả của những năm dài đô hộ thế giới, lập ra hàng trăm quỹ cứu trợ để hòng chuộc lại một phần lỗi lầm. Người Mỹ không che giấu sự thật về những vụ tàn sát người da đỏ. Thậm chí cả những nước có chủ nghĩa dân tộc cao như Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã bắt đầu công nhận cuộc diệt chủng người Armenia. Thế giới vừa kỷ niệm 100 năm chiến tranh thế giới thứ nhất, hàng triệu bông hoa được cài lên áo cho TẤT CẢ những chiến sĩ ngã xuống ở cả hai phe, bất phân ta-địch.
Người chết luôn luôn được tôn trọng, nhưng những nguyên nhân và hệ quả của chiến tranh, những quyết định của TỔ CHỨC LÃNH ĐẠO thì phải được nhìn nhận rõ ràng đúng sai. Phán xét lịch sử KHÔNG ĐỒNG NGHĨA với phán xét hành động hy sinh xương máu của các chiến sĩ mà là phán xét quyết định của người làm lãnh đạo, gửi quân ra chiến trường. Nói một cách khác, phải phán xét đúng sai để có thể tiết kiệm và tránh được đổ máu cho những người lính của hiện tại và tương lai. Như vậy, cái chết của họ mới không thành những con số vô nghĩa. Tại sao những quốc gia này làm thế? Bởi lịch sử sẽ trở nên vô dụng nếu ai cũng chăm chăm cho rằng mình làm gì cũng đúng, nếu sai thì thì có những lý do này nọ để thông cảm được. Chỉ có tôn trọng lịch sử, nhìn nhận và phán xét đúng sai rõ ràng thì những mối thâm thù mới có thể hóa giải, mới thấy cái chết là không cần thiết, những người từng giết nhau mới có thể nắm tay nhau trở thành bạn làm ăn.
Mối quan hệ Việt Cam may mắn chưa đến mức thảm sát nghiêm trọng như những ví dụ tôi nêu ra ở trên, nhưng cũng lại phức tạp hơn vì trắng đen không rõ ràng, người Cam vừa mang ơn vừa mang oán. Các làn sóng nghi ngờ, thậm chí thù hằn đối với người Việt là có thật và đang bị kích động bằng các chiêu bài chính trị. Nhưng tôi tin rằng hai nước Việt Cam hoàn toàn có thể để quá khứ sang một bên, hóa giải ân oán như chúng ta đã từng làm với Nhật, Pháp, Mỹ. Nếu chúng ta có thể tha thứ được cho kẻ thù, tại sao không thể lắng nghe tâm tư của kẻ mình từng cứu nạn? Và để hóa giải thì buộc phải có sự chân thành, phải có thành ý thực sự muốn tìm hiểu tại sao người hàng xóm lại ghét và nghi ngờ tấm chân tình của mình đến thế dù được mình cứu sống. Trước khi mắng họ vô ơn, hãy kiềm chế cơn giận và lắng nghe họ giãi bày.
Đường biên giới Việt Cam có thể sẽ không bao giờ thay đổi nữa. Cũng như những đường biên giới khác trên thế giới này sẽ không bao giờ thay đổi nữa. Tôi cũng như hàng triệu người Việt khác sẽ luôn ôm vào lòng hình ảnh đất nước hình chữ S. Nhưng tôi cũng sẽ phải hiểu rằng, cùng với hình ảnh lá cờ Tổ Quốc bị đốt cháy, lịch sử không bao giờ khép lại hay sang trang. Người ta chỉ cố tình hay vô ý quên nó đi trong chốc lát mà thôi.
---
(*) Nhiều người Cam gọi Việt là "youn", nhưng một số không hiểu nghĩa. Một cách lý giải khác cho từ này là do chiết xuất từ chữ Yueh theo cách người Tàu gọi người Việt.
(**) Con số người Cam chết được trích từ tư liệu của cuốn "Cambodia's Curse: The Modern History of a Troubled Land" (Lời nguyền của Campuchia: Lịch sử hiện đại của một mảnh đất đầy trắc trở), tác giả Joel Brinkley
(***) Sách tham khảo thì rất rất nhiều. Và đương nhiên khôgn có cuốn nào khách quan tuyệt đối cả. Vấn đề là khách quan đến đâu. Muốn tiến gần đến sự thật do vậy không có cách nào khác là phải tìm đọc từ nhiều nguồn.
Đây là một facebook status nên đương nhiên là không có chức năng đưa đủ thông tin. Đề nghị các bạn đọc và tìm hiểu thêm, rồi TỰ RÚT RA KẾT LUẬN CHO CHÍNH MÌNH.
Tôi xin giới thiệu ở đây một vài cuốn cá nhân tôi cho là có khá nhiều thông tin cho những ai muốn tìm một ý kiến khác, hoặc một ý kiến ngoài cuộc về lịch sử của mối quan hệ Việt Cam. Không nhất thiết phải đồng ý với các tác giả, nhưng đọc để tham khảo, so sánh, và biết các nhà sử học quốc tế nhìn nhận chúng ta như thế nào.
1. "Why Vietnam Invaded Cambodia: Political Culture and the Causes of War" (Tại sao Việt Nam xâm lược Campuchia - Văn hóa chính trị và nguyên nhân của cuộc chiến), tác giả Stephen J. Morris
2. Genocide by Proxy: Cambodian Pawn on a Superpower Chessboard (Con tốt đen Campuchia trong ván cờ của các nước lớn), của tác giả Micheal Haas.
3. A History of Cambodia (Lịch sử Campuchia), của David Chandler
4. Cambodia's Curse: The Modern History of a Troubled Land (Lời nguyền của Campuchia: Lịch sử hiện đại của một mảnh đất nhiều thăng trầm), của Joel Brinkley
---
P/S cho những bạn hay đọc kiểu "đọc một suy luận mười", bới bèo ra bọ, (không tìm ra bọ thì vẽ ra bọ), nhé! Chán các bạn lắm rồi ạ! Đề nghị các bạn block tôi đi nhé!
1. Bạn gọi quá trình VN mở rộng xuống phía Nam là gì tùy bạn. Ở post này, tôi chỉ đưa ra hai cách nhìn, một là của lịch sử VN (mở nước). Hai là của người Cam (mất nước). Bản thân tôi chấp nhận cả hai. Quan điểm của tôi là luôn nhìn lịch sử thông qua những mất mát cũng như vinh quang của cả hai phe.
2. Người Cam đương nhiên biết ơn người Việt, Hun Sen lại càng biết ơn tợn. Thế nên ông ấy mới lên tiếng đính chính là "người Việt không xâm lược Campuchia mà là revive (cứu sống) Campuchia. Không có người Việt, dân Cam chắc không chỉ dừng lại ở con số hơn 2 triệu người chết dưới bàn tay diệt chủng man rợ của Khmer Đỏ.
3. Tuy nhiên, cùng với sự biết ơn đó là sự oán ghét CHƯA thể nguôi ngoai. Tâm lý người Cam vì vậy rất nhạy cảm, vì họ vừa biết ơn lại mang oán. Thế nên mới có chuyện trong khi chúng ta tưởng họ mang ơn mình thì họ đốt cờ VN. Mối thù này tuy không bùng phát ra ngoài, không phải ai ai cũng mang trong đầu, chỉ một số nhỏ dân chúng bị kích động, nhưng nó là mối thù có thật, và nó được các đảng đối lập lợi dụng triệt để để thu hút phiếu bầu. Post này để cho bạn biết cái gì đang diễn ra, và cá nhân tôi đang cố gắng tìm hiểu tại sao nó lại diễn ra như thế. Đừng có đặt chữ vào mồm tôi, cho là tôi ủng hộ các đường biên quốc gia trên thế giới có thể vẽ lại. Vẽ lại thế quái nào được? Ai mà cũng đòi trả lại đất đai từ xa xưa thì thành Israel-Palestine hết à? Mệt lắm các nhà suy diễn ạ! Đừng có hồ đồ kết luận tôi phản động, vô ơn, về phe nọ phe kia, không tôn trọng xương máu người ngã xuống. Bạn nào mắc lỗi này tôi xin block thẳng luôn. Đơn giản vì bạn không những mắc lỗi suy diễn mà còn vi phạm một trong những nguyên tắc tối thiểu của tranh luận văn minh: chỉ thảo luận về ý kiến chứ không xúc phạm cá nhân người nêu ý kiến.
4. Vì vậy post này là hành trình cá nhân tôi đi tìm câu hỏi tại sao người Cam mang ơn mà trả oán. Tôi CHƯA bàn đến cuộc chiến ở Cam đúng sai ra sao, liệu việc VN đem quân vào Campuchia và ở lại đó có chính nghĩa hay không, mục đích của post (số 3) là để hiểu TẠI SAO một số người Cam hành động như vậy. Tạm thời có 3 lý do: (1) Di chứng lịch sử từ xưa để lại; (2) Các vấn đề xung quanh Khmer Đỏ và sự can thiệp quân sự cũng như chính trị của VN tại Campuchia; (3) Sự khác biệt về văn hóa giữa hai dân tộc cũng như cung cách làm ăn của một bộ phận người Việt hiện nay tại Cam.
Bạn nào muốn bàn đến cuộc chiến ở Cam đúng sai ra sao, có chính đáng hay không, xin để dành một dịp khác để tôi kịp trích dẫn ý kiến của các nhà nghiên cứu giỏi đã rồi chúng ta bàn luận cũng chưa muôn. Yêu cầu duy nhất là các ý kiến này phải dựa trên chứng cứ khoa học rõ ràng trên các tài liệu của bên thứ ba (không Cam không Việt) để chúng ta có thêm cơ sở tiến gần đến sự thật, bởi đương nhiên, chưa chắc những gì tôi đọc hiểu đã là toàn vẹn. Ở đây, tôi chỉ muốn trả lời câu hỏi TẠI SAO. Và vì muốn biết TAI SAO, chúng ta buộc phải mở lòng đặt mình vào vị thế của người Cam để có thể hiểu được nỗi lòng của họ.
Một số bạn ngang nhiên nói rằng bản chất của người Cam là như thế: họ là lũ VÔ ƠN. Nói thế thì có khác gì những người Trung Quốc mắng VN vô ơn, được TQ giúp cho bao nhiêu đạn dược để đánh nhau mà lại phản bội lại công hàm Phạm Văn Đồng? Có bao nhiêu người TQ có thể ngồi xuống bình tĩnh lắng nghe người Việt giải thích ngọn ngành? Nếu mình không thể làm được thế với Campuchia thì đừng đòi hỏi TQ phải hiểu tại sao VN nổi giận.
5. Một số bạn bảo sao lại nói ra chuyện này, không có lợi. Tôi cho rằng nhiều người Việt không hể biết một bộ phận dân Cam lại có thể ghét mình đến mức này. Phải lựa chọn giữa hai trường hợp: (1) Sống cạnh một người hàng xóm ghét mình nhưng mình BIẾT TẠI SAO nó ghét mình để mà còn tìm cách hóa giải ân oán, và (2) Sống cạnh một người hàng xóm ghét mình nhưng minh KHÔNG HỀ BIẾT, lại cứ tưởng nó MANG ƠN mình nhiều lắm. Bạn chọn cách nào?
6. Đừng có đòi tôi phải đưa ra giải pháp. Tôi là dân đen giống như bạn, thấy chuyện thì tri hô lên, cùng lắm là tốn công mày mò thêm để hiểu "tại sao". Chúng ta trả thuế cho nhà nước làm cái việc "tìm ra giải pháp". Tôi không phải là nhà nước.
7. Tuy nhiên, nếu bạn hỏi tôi sẽ làm gì với tư cách cá nhân, thì tôi xin thưa là sẽ gửi tất cả những người bạn Campuchia mình quen biết một lá thư, nói rằng mày biết không, có một ông nhà thơ ở nước tao tên Nguyen Duy nói rằng: "bên nào thắng thì nhân dân cũng bại". Tao hiểu tại sao mày cáu, tao hiểu tại sao mày ghét người Việt. Tao hứa sẽ tìm hiểu thêm về lịch sử. Chuyện của chính quyền với nhau, xin mày đừng lẫn lộn với chuyện của dân đen.
Các bài báo về chuyện người Cam bài Việt đây nhé! Tôi chọn 4 nhóm llink, để tạo sự khách quan, một nhóm của Cam, nhóm của Việt (hai thứ tiếng của báo Thanh Niên và Dân Trí về vụ bài Việt ở Cam), hai link còn lại của phương Tây, và Al-jazeera được tôi coi như hãng thông tấn có vai trò làm cân bằng cán cân với phương Tây.
Báo chính thống của Campuchia
http://www.cambodiadaily.com/…/khm...ters-burn-…/
http://www.cambodiadaily.com/…/nat...ge-on-thre…/
Báo nhà mình
http://dantri.com.vn/…/mot-nguoi-v...hia-bi-danh…
http://www.thanhniennews.com/…/vie...ambodia-to-…
Hãng thông tấn Al-jazeera
http://www.aljazeera.com/…/cambodi...ask-anti-vi…
Hãng thông tấn Reuter
http://www.reuters.com/…/us-cambod...BREA3R1CN20…
----
Nếu bạn có đủ thời gian, đây là phần dịch của bạn @Khanh Nguyen với bài viết "17/20 người bạn tôi ghét Việt Nam"
'Trong số 20 người bạn của tôi, đã có đến 17 người ghét người Việt Nam'
Nguồn: Emily Wight, 'Out of 20 of my friends, 17 hate the Vietnamese', báo Phnom Penh Post, bản online, ngày 6 tháng 9 năm 2014, http://www.phnompenhpost.com/…/out...-17-hate-vi…
'Trong số 20 người bạn của tôi, đã có đến 17 người ghét người Việt' Nam', đó là cảm nghĩ của bạn Tep Afril, một sinh viên 22 tuổi ngành công nghệ thông tin tại trường đại học Campuchia.
Một người bạn khác cùng nhóm với Tep cũng thừa nhận rằng đã từng nghĩ rằng người Việt Nam ở Campuchia che giấu một 'mưu đồ bí ẩn' nào đó.
Những bạn khác cũng đề cập đến một tâm lý chung của nhiều người Campuchia cho rằng những người Việt đang làm việc ở Campuchia với mục đích 'xâm lược', giống như cách giới quân sự của họ đã làm vào năm 1979, đẩy lùi quân Khmer Đỏ rồi đóng quân hơn 10 năm.
Afril miêu tả quan điểm của người Campuchia - một quan điểm mà chính Afril cũng không đồng tình - với một thái độ thẳng thắn khác thường đối với một vấn đề vốn rất nhạy cảm. 'Ở Campuchia, chúng tôi có một ấn tượng không tốt về người Việt Nam.'
Thái độ khoan dung của Afril chính là mục tiêu phấn đấu của chương trình trao đổi văn hoá Sarus, chương trình tổ chức dự án xây dựng kết nối cộng đồng giữa người bản địa và người gốc Việt ở Campuchia.
Vào tháng 7, dự án này đã chào đón 10 sinh viên Việt Nam đến Campuchia đánh dấu 4 năm nỗ lực của chương trình vốn được tài trợ bởi tổ chức xây dựng hoà bình quốc tế Sarus.
Cuộc đối thoại diễn ra trong bối cảnh tâm lý bài trừ Việt Nam lan rộng và có khuynh hướng bạo lực ngày càng cao trong cộng đồng người Campuchia bản xứ.
Vào tháng 2 năm nay, Trần Văn Chiến (hoặc Chiên), một người Campuchia gốc Việt, đã bị đánh chết bởi đám đông ở thủ đô Phnom Penh trong một khung cảnh mà một nhân chứng miêu tả là 'dân yuon... đánh dân Khmer' (yuon: là từ lóng dân địa phương dùng để chỉ người Việt)
Vào tháng trước, chính phủ Campuchia vừa triển khai chương trình điều tra dân số, một chương trình mà nhiều người cho rằng nhắm đến người gốc Việt ở Campuchia.Có ít nhất hơn mười trường hợp bị trục xuất khỏi Campuchia.
Trở lại với chương trình trao đổi văn hoá của Sarus, vốn luôn nhấn mạnh việc không có bất kỳ mưu lợi chính trị nào đằng sau hoạt động của tổ chức, nhân viên điều phối Heng Sokchannaroath (gọi tắt là Naroath) cho biết chương trình năm nay đã được thực hiện một cách khác đi.
Trong 3 năm vừa qua, chính các nhân viên của Sarus phụ trách tổ chức các sự kiện; tuy nhiên năm nay, họ đã mời thêm các thành viên tham dự và các thực tập sinh tham gia vào việc quyết định chương trình hoạt động. Tiếp sau 2 tuần của các bạn sinh viên Việt Nam ở Campuchia như thường niên, lần đầu tiên sẽ có 10 bạn sinh viên Khmer đến Việt Nam để tham gia vào các dự án phục vụ cộng đồng như hoạt động trí phòng học ở các làng nghèo khó ở Việt Nam.
Đây là nỗ lực của chương trình nhằm cải thiện những định kiến tiêu cực bằng cách xây dựng thái độ tích cực cho thế hệ trẻ ở cả hai nước, như lời giải thích của Naroath - điều phối viên dự án. Cô cho biết thêm: 'Các bạn sinh viên sẽ là thế hệ lãnh đạo tương lai của 2 quốc gia, vì thế họ có tiếng nói vô cùng quan trọng. Họ có thể nói chuyện với bạn bè và chia sẻ những trải nghiệm của ho về chương trình.'
Các bạn sinh viên Việt Nam trong chương trình này sẽ có hai tuần ở Campuchia, tham gia vào các dự án phát triển cộng đồng ở một ngôi làng thuộc tỉnh Kandal vốn có nhiều người gốc Việt và cả dân nhập cư từ Việt Nam sang. Ở đây họ sẽ cùng làm việc với các bạn sinh viên ngừơi Khmer bản xứ.
Đối với nhiều người gốc Việt ở Campuchia, cuộc sống là sự đấu tranh sinh tồn từng ngày trong một xã hội vốn không chấp nhận họ. Không quốc tịch đồng nghĩa với việc trẻ em không thể đến trường., còn cha mẹ của các bé thì không thể mua đất mua nhà. Nhiều gia đình sống trên những ngôi nhà nổi ven sông thiếu vệ sinh và ủ nhiều mầm bệnh đặc biệt khi mùa mưa ngập lụt.
'Nhiều người ở đây không có giấy khai sinh ngay cả khi họ được sinh ra trên đất Campuchia; họ không đến trường; họ không được chính phủ chăm sóc, và thậm chí cộng đồng bản địa cũng chả đoái hoài quan tâm gì đến họ.'. Naroath cho biết và cô hy vọng rằng tổ chức Sarus sẽ có thể giới thiệu chương trình trao đổi tương tự đến người Miến Điện bản địa và người gốc Bangladesh ở Myanmar trong tương lai.' (*)
(*) Tình huống xung dot tương tự ở Myanmar diễn ra giữa người Miến Điện bản địa và người gốc Bangladesh (còn gọi là nhóm người Rohingya)
Naroath giải thích rằng một phần của mối xung đột nảy sinh từ lich sử chiếm đóng giữa hai dân tộc. Sự hiện diện của quân đội Việt Nam từ năm 1979 đến 1989 vẫn còn hằn lên tâm trí của thế hệ trước. Cô nói thêm: 'Họ nghĩ rằng người Việt đến đây để cướp công ăn việc làm của họ. Đó là vì yếu tố lịch sử - họ xem đó sự xâm lược đất nước Campuchia của người Việt'
Nhưng cội rễ của xung đột sắc tộc này có nguồn gốc sâu xa hơn thế, về tận thế kỷ 17, khi mà người Việt bắt đầu lấn sang lãnh thổ của người Khmer ở vùng đồng bằng sông Mekong. Vào thế kỷ 19, Việt Nam đã xâm lược Campuchia và thậm chí chiếm đóng cả Phnom Penh dưới triều vua Minh Mạng, vị vua đã cho rằng người Khmer là lạc hậu, điều mà sử gia Joel Brinkley đã ghi nhận lại trong quyển 'Lời nguyền của Cambodia' (Cambodia's Curse).
Chỉ khi vua Norodom ký hiệp định với thực dân Pháp thì Campuchia mới được xem là không còn nằm trong sự kiểm soát của Viêt Nam - dù vẫn dưới quyền Bảo hộ của Pháp, nhiều lao động và nhân viêncôngvụ ở Campuchia lúc bấy giờ đều là người Việt, dẫn đến tâm trạng bất nhẫn trong nội bộ Campuchia.
Khi Việt Nam tiến quân vào Campuchia năm 1979, họ đã đẩy lùi được Khmer Đỏ,một chế độ hà khắc với những chính sách tàn ác đã giết hại gần 1.7 triệu người Campuchia. Nhưng quân Việt Nam đã không được chào đón như những người giải phóng được bao lâu.
Kok-Thay Eng, giám đốc nghiên cứu tại Trung Tâm Dữ Liệu Campuchia (the Documentation Center of Cambodia - DC-Cam) cho biết: 'Trong suốt thời kỳ này, Việt Nam đã cố du nhập văn hoá Việt vào Campuchia và vấp phải sự phản đối từ người dân Campuchia.'. Ông cũng bổ sung quan điểm cho rằng việc mất đi lãnh thổ Kampuchea Krom hàng thập kỉ trước đã từ lâu gây nên không ít xung đột giữa 2 dân tộc.
Ngày nay, ông cho rằng, nhiều người Campuchia cảm thấy công việc của họ bị đe doạ bởi những người dân nhập cư Việt Nam. Nhiều người khác thì cho rằng dân nhập cư Việt chịu trách nhiệm về nạn khai thác gỗ lậu và đánh bắt cá tràn lan. 'Người Campuchia còn cho rằng các công ty Việt Nam tiếp tay với những thương lái và chính trị gia địa phương để khai thác mỏ, đánh bắt cá tràn lan và cưỡm đoạt tiền lợi nhuận từ du lịch của Campuchia' (**).
(**) lợi nhuận từ du lịch của Campuchia chủ yếu đến từ đền Angkor Wat vốn được quản lý bởi một công ty mà chủ đầu tư được cho là người Việt Nam.
Trọng tâm nỗ lực của tổ chức Sarus để đối trọng lại những thái độ bài trừ Việt Nam trên là sản phẩm từ một nghiên cứu về người Việt Nam ở Campuchia.Những kết luận trên đã được trình bày trong nhiều bài nghiên cứu trong ba năm trở lại đây. Kết quả nghiên cứu năm nay sẽ được trình bày trong một bộ phim tài liệu ngắn trình chiếu trong cuối tháng này. Hầu hết tư liệu hình ảnh trong bộ phim được quay tại một ngôi làng ở tỉnh Kandal, tập trung vào đời sống thường nhật của những người Việt nhập cư và người Campuchia gốc Việt tại đây.
Đạo diễn của bộ phim, Porchhay Seng, 23 tuổi, một sinh viên ngành Nghiên cứu quốc tế tại Học viện Ngoại ngữ, cho biết anh tham gia vào chương trình trao đổi này vì niềm đam mê của anh với phim ngắn và cơ hội làm việc vì cộng đồng.Anh thừa nhận, trước khi tham gia chương trình này, bản thân anh cũng có suy nghĩ rằng những người Việt sang Campuchia với một động cơ mờ ám.
Theo nguồn sưu tầm của thành viên voz
24 notes · View notes
giaxdhn · 3 years
Text
ĐỀ ÁN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CẢNH BÁO CHÁY NHANH PHỤC VỤ CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN, CỨU HỘ (PHẦN II & III)
II. CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA ĐỀ ÁN
-         Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 16 tháng 9 năm 2001;
-         Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 22 tháng 11 năm 2013;
-         Căn cứ Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
-         Căn cứ chỉ thị số 47-CT/TW ngày 25/6/2015 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy.
-         Căn cứ Quyết định 1635/QĐ-TTg về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị số 47-CT/TW ngày 25 tháng 6 năm 2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy.
-         Căn cứ Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 05/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác PCCC tại khu dân cư.
-         Căn cứ phê duyệt của lãnh đạo Bộ Công an tại Tờ trình số 268/C07-P7 ngày 18/02/2019 của Cục Cảnh sát PCCC& CNCH về việc đề xuất xây dựng đề án ứng dụng công nghệ cảnh báo cháy sớm phục vụ công tác quản lý, thông tin chỉ huy điều hành phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại Việt Nam.
 III. MỤC TIÊU, YÊU CẦU CỦA ĐỀ ÁN
1. Mục tiêu đề ra:
-         Ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, công nghệ điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin để xây dựng mô hình tổng thể hệ thống quản lí điều hành giám sát, thông tin chỉ huy cảnh báo cháy sớm trên phạm vi cả nước, góp phần xây dựng lực lượng Cảnh sát PCCC tiến lên chính qui, hiện đại, đáp ứng tình hình mới trong công tác PCCC và CNCH.
-         Xây dựng thí điểm mô hình triển khai cảnh báo cháy nhanh tại một số tỉnh, thành phố trọng điểm (đề xuất triển khai tại TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và tỉnh Quảng Ninh), từ đó phân tích đánh giá các thông tin, số liệu, phương án triển khai...để phục vụ việc xây dựng các cơ chế chính sách xã hội hóa công tác đầu tư tham gia xây dựng phát triển hạ tầng kỹ thuật về phòng cháy chữa cháy, chuyển giao công nghệ, phương tiện thiết bị PCCC và cứu nạn, cứu hộ đảm bảo công tác PCCC&CNCH được giám sát 24/24 và cảnh báo tức thời khi có sự cố cháy xảy ra.
-         Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lí tập trung các điểm quản lí cháy nổ trọng điểm làm cơ sở để phát triển các hệ thống cốt lõi phục vụ các công tác nghiệp vụ cho lực lượng PCCC và CNCH.
-         Từng bước tiếp cận cách mạng công nghiệp 4.0, tăng cường đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực PCCC và CNCH.
2. Yêu cầu:
-         Xây dựng hệ thống tổng thể bao gồm cả thiết bị phần cứng và hệ thống phần mềm, các chuẩn kết nối, hệ thống an ninh bảo mật, qui trình hoạt động... nhằm áp dụng công nghệ thông tin và viễn thông trong việc hỗ trợ công tác PCCC và CNCH cho lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH trong cả nước.
-         Hệ thống phải đủ lớn để kết nối online theo thời gian thực, quản lý tập trung các hệ thống PCCC và CNCH của Quốc gia.
-         Hệ thống tập trung giải quyết các vấn đề tồn tại vướng mắc của hai khâu trọng yếu trong công tác PCCC là: Phòng ngừa và xử lý sự cố.
*Phòng ngừa:
- Quản lý trang thiết bị PCCC, nhân lực, danh sách đơn vị hỗ trợ
- Quản lý danh mục tài nguyên phục vụ công tác PCCC
- Quản lý, giám sát tập trung toàn bộ các hệ thống PCCC trên cả nước.
- Kết nối hai chiều giữa đơn vị PCCC và các điểm quản lý cháy nổ trọng điểm.
- Thống kê, báo cáo, phân tích số liệu hỗ trợ ra quyết định cho lãnh đạo.
- Đào tạo hướng dẫn tập trung công tác PCCC.
-  Tập huấn định kỳ hoặc bất thường đảm bảo công tác PCCC luôn luôn phản ứng nhanh và hiệu quả…
*   Xử lý sự cố:
- Phát hiện và cảnh báo sự cố đảm bảo 24/24 theo thời gian thực
- Phát hiện và báo cháy theo thời gian thực theo hướng đa đối tượng.
- Điều hành tác chiến, kết nối trung tâm chỉ huy tới cảnh sát PCCC, các phương tiện..
- Chỉ dẫn đường đi tối ưu, phát hiện vị trí báo cháy chính xác.
- Chỉ dẫn tài nguyên chữa cháy (điểm lấy nước, các trang thiết bị chữa cháy tại vị trí cháy).
- Chỉ rõ sơ đồ, thiết kế của điểm cháy; định vị, điều động xe chữa cháy; quản lý lượng nước, nguyên liệu chữa cháy...
- Yêu cầu kết nối hỗ trợ và chỉ dẫn các đơn vị hỗ trợ cùng tác chiến (quân đội, bệnh viện, Công an, các đơn vị PCCC khác)…
https://giaxd.com
0 notes
giaitritonghop123 · 4 years
Text
5 đại án được yêu cầu khẩn trương xét xử sơ thẩm
Tumblr media
Ban chỉ đạo Trung ương phòng chống tham nhũng yêu cầu khẩn trương xét xử sơ thẩm đại án tại Công ty Nhật Cường và Tổng Công ty Bia rượu nước giải khát Sài Gòn (Sabeco).
Ngày 18/3, tại cuộc họp của Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, 3 vụ án còn lại được nêu tên gồm: vi phạm về đầu tư công ở Công ty Gang thép Thái Nguyên; vi phạm quy định xây dựng tại Dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi (giai đoạn 1); thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) cùng một số cơ quan, đơn vị có liên quan.
4 trong 5 vụ án trên từng được Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng yêu cầu kết thúc điều tra trong năm 2020, xử lý nghiêm sai phạm của các tổ chức, cá nhân.
Ngoài 5 đại án, Ban Chỉ đạo cũng yêu cầu các cơ quan chức năng tăng cường phối hợp, tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh điều tra, truy tố, xét xử; xử lý các vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo; phấn đấu kết thúc điều tra 4 vụ án, ban hành cáo trạng 8 vụ, xét xử sơ thẩm 11 vụ. Việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng cần được đẩy mạnh "với quyết tâm chính trị cao hơn, hành động quyết liệt, hiệu quả hơn".
Tumblr media
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu kết luận cuộc họp ngày 18/3. Ảnh: TTXVN
Thường trực Ban Chỉ đạo đề xuất Ban Chỉ đạo kết thúc chỉ đạo xử lý 7 vụ án, một vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo, do đã kết thúc xử lý. 7 vụ án một vụ việc được chuyển Ban Nội chính Trung ương theo dõi, đôn đốc; bổ sung một số vụ án vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng yêu cầu "không được làm tượng trưng là có xét xử" và "khâu thu hồi tài sản phải làm tốt hơn nữa". Các cơ quan chức năng phải làm quyết liệt hơn. Ban Chỉ đạo không làm thay hết tất cả, chỉ ví dụ một số vụ để làm gương. Còn lại, các cơ quan chức năng, các địa phương phải làm.
"Cần thiết nghiên cứu, đề xuất, báo cáo với Bộ Chính trị cho phép bổ sung chức năng phòng, chống tiêu cực trong hoạt động của Ban Chỉ đạo. Nội hàm tiêu cực là gì, sẽ nghiên cứu kỹ, quy định thành quy chế để bảo đảm giữ gìn được phẩm chất, đạo đức, lối sống của cán bộ", Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nói.
Tại cuộc họp, Thường trực Ban Chỉ đạo thống nhất đánh giá, từ sau Phiên họp thứ 19 (hồi tháng 1), công tác phòng, chống tham nhũng, phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo đã có chuyển biến tích cực.
Các cơ quan tiến hành tố tụng đã kết thúc điều tra 6 vụ án với 70 bị can; ban hành cáo trạng 5 vụ án; xét xử sơ thẩm 4 vụ; mở rộng điều tra, đi sâu làm rõ bản chất hành vi chiếm đoạt, tham nhũng, khởi tố thêm nhiều bị can trong một số vụ án...
Ủy ban Kiểm tra Trung ương lập 22 đoàn kiểm tra, giám sát với các tổ chức đảng và đảng viên thuộc diện Trung ương quản lý nhằm kịp thời phát hiện, xử lý những vấn đề nổi cộm, bức xúc, mới phát sinh.
Thanh tra Chính phủ hoàn thành thanh tra việc chấp hành pháp luật trong quản lý và sử dụng đất đai tại Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam, Tổng công ty Lâm nghiệp và Tổng công ty Chè Việt Nam. Công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo tiếp tục có những chuyển biến tích cực.
Theo TTXVN
Hoàng Thùy
from Tin mới nhất - VnExpress RSS https://ift.tt/3tD0deR via IFTTT
0 notes
lemodo · 4 years
Text
một sự vu khống nhất linh nguyễn tường tam
Thụy Khuê♦ 0 bình luận ♦ 4.09.2020
Tumblr media
Lời Người Viết: Trong khi tìm hiểu về Tự Lực văn đoàn, chúng tôi đã đọc được một số thông tin về Nhất Linh Nguyễn Tường Tam hoàn toàn vô căn cứ, trong đó có việc vu khống Nguyễn Tường Tam hâm mộ Hitler, không thể chấp nhận được.
Chúng tôi thấy cần phải đưa vụ việc này ra trước, mong sớm ngăn chặn được những tác hại của loại “thông tin” này. Trích đoạn dưới đây là một phần trong chương 15 của cuốn sách “Tự Lực văn đoàn, văn học và cách mạng” mà chúng tôi đang soạn. TK
Theo sự tìm kiếm của chúng tôi thì Tự Lực văn đoàn được thành lập từ trước khi có Phong Hóa số 14 (22-9-1932), nhưng tên và dấu ấn của văn đoàn chỉ được trình làng sau đó rất lâu, trên Phong Hóa số 56 (21-7-1933), trong khung quảng cáo Annam xuất bản cục (ở cuối trang 2) và trong bài Từ cao đến thấp của Tứ Ly (trang 5).
Bản tuyên ngôn của Tự Lực văn đoàn, xuất hiện trên Phong Hóa số 87 (2-3-34), nhưng bản tuyên ngôn này, chỉ có ý nghiã tượng trưng, bởi vì chẳng nhà văn nào sáng tác theo “tuyên ngôn” cả. Muốn hiểu công lao xây dựng văn học của Tự Lực văn đoàn thì chỉ có cách đọc Phong Hóa, Ngày Nay, chứ không thể làm khác.
Trong phần viết dưới đây, chúng tôi lưu ý độc giả đến cái dấu ấn của Tự Lực văn đoàn, bởi vì có thể cái dấu này đã gây hiểu lầm: có người cho rằng Nhất Linh hâm mộ Hitler.
Một trong những người tung tin đó là Tú Mỡ.
Việc này khá trầm trọng, không thể bỏ qua.
Tự Lực văn đoàn in dấu ấn ấy lần đầu tiên trên Phong Hóa số 56 (21-7-1933), nhưng không giải thích gì cả, và từ Phong Hóa số 89 (16-3-34) trở đi, dấu ấn được in trên tựa báo Phong Hoá.
clip_image002
Dấu ấn Tự Lực Văn đoàn và Annam xuất bản cục, PH số 56 (21-7-1933), trang 2.
clip_image004
Tựa báo Phong Hóa kể từ số 89 (16-3-1934)
Đến Phong Hoá số 87 (2-3-34), trong mục Cuộc điểm báo và điểm sách mùa xuân của Nhất-Nhị-Linh (Nhất Linh và Khái Hưng), hai ông phản đối bìa cuốn sách Tuổi xuân với ngày xuân “dám” ghi bốn chữ: “Tiên phong văn đoàn“, tức là “dám” bắt chước Tự Lực văn đoàn, nhân thể kể luôn “tội” cuốn Tân quốc dân:
“Nói đến Tiên phong văn đoàn lại nhớ đến cuốn Tân quốc dân. Ngoài bìa có đặt một cái dấu ấn na ná như cái dấu của Tự Lực văn đoàn: cũng chỉ có con chim và mấy ngấn nước. Chỉ khác có một tý là con chim ở cuốn Tân quốc dân, có lòi thêm cái đuôi. Chẳng trách thiên hạ vẫn thường nói, bắt chước lòi đuôi“[1].
Nhờ câu này, ta mới biết: dấu ấn Tự Lực văn đoàn vẽ con chim và mấy ngấn nước.
Có người “nhìn ra” là chim ó (diều hâu) tuy hình này không xác định chim gì cả.
Có kẻ tưởng đó là dấu chữ thập có móc (croix gammée) hay chữ vạn của đảng Hiller, trong số đó có Phòng nhì Pháp, ý này giúp họ có thêm lý do hạ thấp giá trị Việt Nam Quốc Dân Đảng.
clip_image006
Dấu ấn Tự Lực Văn Đoàn và Croix gammée Đức quốc xã
Nhưng tệ nhất là mấy lời Tú Mỡ viết về Nhất Linh trong bài Trong bếp núc của Tự Lực văn đoàn. Bài hồi ký này được rất nhiều sách in lại, hoặc trích dịch, vì hai lý do:
– Tú Mỡ là một trong những thành viên Tự Lực văn đoàn từ đầu.
– Tú Mỡ đã từng nhận là rất thân với “anh Tam”, nên những điều Tú Mỡ “nhận định” về “anh Tam” sau đây, hoàn toàn tin được:
“Bị lôi cuốn vào guồng Việt Nam Quốc Dân Đảng, anh Tam muốn đóng vai lãnh tụ. Tôi thấy trước đây anh có đọc “Mein Kamf” của Hít-le và giờ đây anh muốn bắt chước Hít-le từ y phục, cử chỉ đến đầu óc quốc xã.”[2]
Ảnh hưởng tai hại của câu này rất rộng lớn, đặc biệt trong cuốn Đại Việt, indépendance et révolution au Việt Nam, L’échec de la troisième voie (1938-1955)- Đại Việt, cách mạng và độc lập ở Việt Nam, Sự thất bại của con đường thứ ba (1938-1955) của François Guillemot[3] trong đó, tác giả đã dùng “thông tin” của Phòng nhì Pháp, phối hợp với lời viết trên đây của Tú Mỡ, để “xác định” ba lần: Nguyễn Tường Tam là “người sùng bái chủ nghĩa Đức quốc xã” (fervent admirateur du nazisme)! (ở các trang 68, 78 và 90) trong quyển sử của ông.
Về thông tin của Phòng nhì Pháp, François Guillemot dựa vào bản báo cáo đề ngày 29-1-1949, lưu trữ trong hồ sơ CAOM, GGI 65492 của Haut Commissaire de France en Indochine, Direction de la Police et de la Sureté fédérales, Secret, Les partis nationalistes vietnamiens (Cao Uỷ Pháp ở Đông Dương, Nha Giám đốc Cảnh sát Công an trung ương, Mật, (hồ sơ về) Những đảng phái quốc gia Việt Nam). Bản báo cáo này có câu:
“Đảng Đại Việt gồm những phần tử thân VNQDĐ ngày trước và những thành viên hoạt động nhất là các Ô. Nguyễn Tường Tam, thời đó sùng bái chủ nghiã Đức quốc xã, hiện lãnh đạo Việt Nam QDĐ hải ngoại ở Quảng Đông, Nguyễn Tường Long, người em vừa mới mất ở Quảng Đông, Nguyễn Gia Trí, họa sĩ…”[4]
Những “thông tin” này, của Công an Pháp viết tháng giêng năm 1949, không cho thấy gì mới cả, trừ sự sai lầm: Nguyễn Tường Tam thời đó sùng bái chủ nghiã Đức Quốc xã, thời đó là thời nào?
Tuy nhiên, François Guillemot đã dựa vào những “thông tin” này để đưa ra nhận định sau đây về Nguyễn Tường Tam:
“Là nhà văn nổi tiếng và nhà bỉnh bút có tài, tuy nhiên nhân vật phức tạp này là người thất bại trong chính trị. Việc Công an truy lùng và trình bày ông, thời đó, như một người “sùng bài chủ nghiã Đức quốc xã”, có thể cho chúng ta chìa khoá để hiểu sự thất bại của nhà văn về mặt ý thức hệ. Dường như, đối với chúng ta, khúc ngoặt theo chủ nghiã quốc gia xã hội năm 1940 của ông, sẽ như một vết sẹo trên hành trình chính trị của ông. Sự tham gia này lần theo thời gian trở thành cơn ác mộng khó xoá. Cái “lỗi lầm tuổi trẻ” này phát xuất, từ một trí thức không những sành sỏi mà còn thơ mộng và lý tưởng, sẽ là một gánh nặng”[5]
Và trong chú thích số 40, ông còn đặt thêm câu hỏi: “Sự hòa nhập Đại Việt Dân Chính năm 1945 trong lòng Việt Nam Quốc Dân Đảng phải chăng có mục đích bí mật để sửa sai những bước đầu tai hại trong chính trị?”[6]
Như vậy, theo lập luận của François Guillemot, việc Nguyễn Tường Tam “sùng bái chủ nghiã Đức quốc xã” đã dẫn đến sự thất bại chính trị của đảng ông. Việc “sùng bái” này, có lúc được xác định vào năm 1940, có lúc được coi là “lỗi lầm tuổi trẻ”.
Chữ hay được người ta dùng nhất là “thời ấy“(à l’époque, cette époque). Vậy cái thời ấy là thời nào, ta cần phải xét lại cho rõ.
Việc mật thám Pháp không đọc Phong Hóa và Ngày Nay, còn hiểu được, nhưng tại sao sử gia François Guillemot không kiểm chứng lại? Ông viết một cuốn sách lịch sử công phu, có giá trị về Đại Việt-Quốc Dân Đảng, mà cho rằng một trong những lãnh tụ của đảng này sùng bái chủ nghĩa Đức quốc xã, dẫn đến sự thất bại của đảng này, qua “thông tin” lười biếng của Phòng nhì Pháp và lời viết vu vơ của Tú Mỡ, mà không đọc trực tiếp Phong Hóa và Ngày Nay để xem thực hư thế nào.
Bởi vì, dù chỉ đọc lướt qua, ta cũng có thể thấy những tranh hài hước hay những bài viết chống Hitler, có tựa đập vào mắt. Và “cái thời đó“, thời mà phòng nhì Pháp cho rằng Nguyễn Tường Tam sùng bái Chủ nghiã Đức quốc xã, là những thời sau đây:
1- Năm 1934, trên Phong Hóa số 104 (29-6-1934), trang 4, đăng bài: Hit-Le tướng công Y- Ta-li phó hội, của Lê Ta (Thế Lữ) chế giễu Hitler đi phó hội sang Ý gặp Mussolini, bài văn hài hước viết theo lối Đông chu liệt quốc và Tam quốc chí.
2- Trên Ngày Nay số 11 (7-5-1935) trang 3, đăng bức ảnh Trên sân khấu Âu Châu, giễu Tướng Hitler đóng tuồng, dưới đề: Ảnh chụp khí Hitler đang khoa đao và hò hét như một ông tướng Tầu.
clip_image008
Hitler, Ngày Nay số 11, 7-5-1935, trang 3
3- Ngày Nay số 32 (1-11-1936) có dịch một đoạn bài viết của Drieu de la Rochelle trong báo Marianne, giới thiệu một thứ trường dạy cầm đầu (Une école de chefs) trong “nước Đức mới”: Kể rằng “nước Đức mới” lập ra không biết bao nhiêu cơ quan huấn luyện thanh niên như: thanh niên đoàn Hitler (jeunesse de Hitler), Tự ý lao động (Volontaires du travail), Trại tập làm việc… để luyện cho thanh niên có thân thể cường tráng và có tinh thần kỷ luật.
Đó là bài duy nhất, không công kích Hitler, Ngày Nay in ra với dụng ý cổ động thanh niên nên rèn luyện thân thể, theo đúng “10 điều tâm niệm” của Hoàng Đạo, bắt đầu đăng trên Ngày Nay từ hai tháng trước, từ số 25 (3-9-1936).
4- Ngày Nay số 53 (4-4-1937) có tranh bìa ký Ritg TRAN AG (Nguyễn Gia Trí) chế giễu Hitler và thực dân: vẽ Hitler đem hoa đến cầu hôn cô Mỵ Nương Đông Dương của thực dân Pháp.
clip_image010
Bià Ngày Nay số 53 (4-4-1937) của Ritg (Nguyễn Gia Trí)
5- Ngày Nay số 108 (1-5-1938), trong mục Chính trị và đảng phái, Hoàng Đạo viết bài Chủ nghĩa Phát xít, phân tích cặn kẽ đường lối chính trị độc tài của Mussolini.
6- Ngày Nay số 109 (8-5-38) vẫn trong mục Chính trị và đảng phái, Hoàng Đạo viết bài Chủ nghiã quốc gia xã hội, phân tích và kết án không nhân nhượng chủ nghiã Hitler và chính sách xâm lược của Đức quốc xã.
Hai bài chính luận này Hoàng Đạo, lý thuyết gia của TLVĐ, viết vào tháng 5-1938, là năm Nguyễn Tường Tam thành lập đảng Hưng Việt với Hoàng Đạo, Nguyễn Gia Trí và Khái Hưng; sau đổi thành Đại Việt Dân Chính.
Chủ trương của đảng này là tiếp tục tư tưởng Việt Nam Quốc Dân Đảng của Nguyễn Thái Học và theo chủ nghiã duy dân của Tôn Dật Tiên, không dính dáng đến chủ nghiã Quốc gia xã hội của Hitler. Những điều này sau sẽ đăng công khai trên các báo: Ngày Nay kỷ nguyên mới, Việt Nam và Chính Nghiã.
7- Ngày Nay số 154 (25-3-1939), trên trang nhất có tranh hài hước: Cuộc bảo hộ nước Tiệp Khắc trong trí tưởng tượng của người Annam, không ký tên, chế giễu việc Hitler xâm nhập Tiệp Khắc.
clip_image012
Ngày Nay số 154 (25-3-1939)
8- Ngày Nay số 201 (2-3-1940) có bài thơ trào phúng Diêm vương kén tướng của Tú Mỡ, ví Hitler như Diêm vương, sai hung thần, ác tướng đem quân lên chinh phục cõi trần:
“Đem võ lực ra oai tác ác,
Cử binh đi cướp nước tranh quyền.
Hoàn cầu đang hưởng bình yên.
Bỗng đâu binh lửa dấy lên đùng đùng”.
clip_image014
Bài thơ Diêm vương kén tướng của Tú Mỡ, Ngày Nay số 201 (2-3-1940)
Tú Mỡ cộng tác liên tục với Phong Hoá và Ngày Nay từ những ngày đầu. Nhưng dường như ông không đọc các bài viết và tranh chống Hitler trên hai tờ báo này. Ngày 12 tháng 8 năm 1968 ông “nhớ” và viết rằng Nguyễn Tường Tam sùng bái Hiler![7]
Nếu quả thật “Nguyễn Tường Tam sùng bái Hitler” như lời Tú Mỡ, và có ngõ quặt theo Hitler từ năm 1940, theo phòng nhì Pháp, thì liệu ông Tam có để cho báo Ngày Nay đăng bài thơ Diêm Vương kén tướng, của Tú Mỡ, tháng 3 năm 1940? Bởi vì kỷ luật đảng rất nghiêm: Hai báo Việt Nam và Chính Nghiã thường bị đảng công khai kiểm duyệt (với dấu ấn) hàng cột, hàng trang, vì viết không đúng đường lối (của đảng) là thường.
Có lẽ vì quá ngây thơ, thấy Nhất Linh đọc Mein Kamf, nên Tú Mỡ vội gán cho bạn nhãn hiệu Hitler. Một sự ngây thơ vô cùng tai hại, bởi vì Tú Mỡ đã từng nói: “Anh Tam là người đã tạo ra Tú Mỡ vậy.”[8], cho nên bài hồi ký Trong bếp núc của Tự Lực văn đoàn, có những giai thoại vui, nhưng cũng có nhiều sai lầm, được người ta tin và trích dẫn, trong đó có nhà nghiên cứu François Guillemot, đã sử dụng việc bôi nhọ Nhất Linh như một “sự thật” lịch sử có cơ sở và in lại trong cuốn sử có giá trị mà ông đã bỏ công nhiều năm nghiên cứu về Đại Việt và Việt Nam Quốc Dân Đảng.
Sự vu khống Nhất Linh Nguyễn Tường Tam sùng bái chủ nghĩa Đức quốc xã là một vết nhơ, không những cho Nhất Linh và Tự Lực văn đoàn mà còn cho cả các phong trào cách mạng dân tộc nữa.
Tháng 8-2020
Thụy Khuê
thuykhue.free.fr
Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media
0 notes
newstinxahoi · 4 years
Text
Sự thống trị của Big Tech trong kinh tế Mỹ
Tumblr media
Đại dịch đang khiến mọi người mua sắm thường xuyên hơn trên Amazon, nhấp vào quảng cáo của Google, Facebook hoặc bỏ tiền mua iPhone.
Đà tăng của nhóm cổ phiếu công nghệ đã nâng chỉ số S&P 500 lên mức cao kỷ lục vào thứ ba (18/8), bất chấp đại dịch đang phá hủy cả nền kinh tế. Số liệu của Credit Suisse chỉ ra cổ phiếu của Apple, Amazon, Alphabet, Microsoft và Facebook - 5 công ty đại chúng lớn nhất ở Mỹ - đã tăng 37% trong 7 tháng đầu năm. Trong khi đó, các mã còn lại trong S&P 500 giảm 6%.
Năm công ty này hiện chiếm 20% tổng vốn hóa của thị trường chứng khoán. Đây là mức chưa từng có đối với một lĩnh vực trong ít nhất 70 năm. Giá trị của Apple cao nhất trong nhóm, có thời điểm đạt 2.000 tỷ USD phiên hôm qua (19/8), gấp đôi so với 21 tuần trước.
Tumblr media
Giá trị thị trường của Apple từ 1980 đến nay. Đồ họa: NYT
Các hãng công nghệ thống trị thị trường chứng khoán nhờ khả năng có mặt trong mọi ngóc ngách cuộc sống, định hình cách mọi người làm việc, giao tiếp, mua sắm và thư giãn. Điều này càng trở nên rõ ràng hơn khi trong thời kỳ đại dịch, mọi người mua sắm thường xuyên hơn trên Amazon, nhấp vào quảng cáo của Google, Facebook hoặc bỏ tiền mua iPhone. Các công ty vì thế kiếm được lợi nhuận lớn hơn bao giờ hết.
Đây là lý do tại sao các nhà đầu tư đổ xô vào cổ phiếu công nghệ trong năm nay, bỏ qua các công ty đang gặp khó khăn trong cuộc khủng hoảng, và đánh cược rằng vị thế của Big Tech sẽ còn vững vàng nhiều năm nữa. "Covid-19 là cơn bão tích cực hoàn hảo cho họ", Thomas Philippon - Giáo sư tài chính tại Đại học New York bình luận.
Sự thâm nhập ngày càng sâu của các công ty này trong cuộc sống người Mỹ phản ánh rõ trong lưu lượng truy cập các website thuộc Alphabet, Facebook và Amazon. Lưu lượng truy cập hàng ngày đã tăng mạnh trong tháng 3, với Facebook tăng 15% và YouTube 10%, theo SimilarWeb. Tình hình trên thế giới cũng tương tự. Facebook cho biết số lượng người dùng hàng ngày các dịch vụ của họ trên toàn cầu vào tháng 6 cao hơn 12% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hoạt động kinh doanh của Amazon, vốn đã rất mạnh so với các đối thủ trong lĩnh vực thương mại điện tử và điện toán đám mây, càng trở nên quan trọng hơn đối với các doanh nghiệp và hộ gia đình. Cổ phiếu của họ đã tăng hơn 50% so với mức đỉnh tiền đại dịch, cho thấy nhà đầu tư rất tin tưởng mức độ hưởng lợi từ đại dịch của Amazon.
Dù vậy, những người chỉ trích nói rằng các Big Tech phát triển một phần nhờ một loạt các hành vi phản cạnh tranh. Các nhà quản lý châu Âu đang điều tra xem liệu App Store của Apple có vi phạm các quy tắc cạnh tranh hay không. Các cơ quan quản lý của Mỹ đang xem xét liệu các công ty công nghệ lớn có vi phạm chống độc quyền khi mua lại các công ty khác hay không.
Một số chuyên gia về chống độc quyền tin rằng sự thống trị ngày càng tăng của các công ty này đã dẫn đến việc lương lao động trì trệ và bất bình đẳng tăng cao. Tháng trước, các CEO công nghệ đã bị tiểu ban chống độc quyền Hạ viện chất vấn gay gắt.
"Bất kỳ hành động đơn lẻ nào của một trong những công ty này có thể ảnh hưởng đến hàng trăm triệu người trong chúng ta theo những cách sâu sắc và lâu dài", Nghị sĩ đảng Dân chủ David Cicilline phát biểu trong tuyên bố khai mạc phiên điều trần, "Nói một cách đơn giản: Họ có quá nhiều quyền lực".
Tumblr media
Màn hình tường thuật phát biểu của CEO Facebook Mark Zuckerberg tại phiên điều trần ở Hạ viện Mỹ. Ảnh: NYT
Theo một số chuyên gia về cạnh tranh, mức độ tập trung trong một số ngành công nghiệp ngày nay lớn hơn so với cuối những năm 1800, khi Quốc hội Mỹ thông qua đạo luật chống độc quyền mạnh tay nhằm hạn chế quyền lực của ngành đường sắt.
Jan Eeckhout - Giáo sư kinh tế tại Đại học Pompeu Fabra (Tây Ban Nha) cho biết vào năm 1929, Sears và A&P chiếm 3% doanh số bán lẻ. Việc này khiến Quốc hội Mỹ lo ngại và đưa ra luật chống độc quyền bổ sung vào năm 1936. Còn ngày nay, Walmart và Amazon thậm chí chiếm tổng cộng 15% doanh số bán lẻ.
Trong một nghiên cứu gần đây, các nhà nghiên cứu tại RAND Corporation đã sử dụng hồ sơ công khai, dữ liệu khác và các kỹ thuật suy luận thống kê để lập mô hình kết nối giữa các công ty lớn nhất. Ví dụ hàng đầu là Amazon, với nền tảng thương mại điện tử được sử dụng bởi hàng nghìn nhà bán lẻ và dịch vụ điện toán đám mây Amazon Web Services.
Jonathan Welburn, tác giả chính của nghiên cứu cho biết: Với một ngày làm việc tại nhà điển hình, một người có thể giao tiếp với đồng nghiệp bằng Slack, tham dự hội nghị truyền hình trên Zoom, đặt đồ ăn mang về qua DoorDash và xem phim trên Netflix vào buổi tối. Tất cả các dịch vụ này đều dùng Amazon Web Services."Amazon là một đầu mối kỹ thuật số trung tâm và là hình ảnh thu nhỏ của chiều hướng mà nền kinh tế đang vận hành", ông Welburn, nhận xét.
Tầm quan trọng ngày càng tăng của điện toán đám mây cho thấy các công ty công nghệ đang xây dựng vị thế thống trị của họ như thế nào. Chi tiêu toàn cầu cho điện toán đám mây đã tăng 33% lên hơn 30 tỷ USD trong quý II, theo Synergy Research.
Để trở thành một nhà cung cấp dịch vụ đám mây đầy đủ như Amazon, Microsoft và Google là một nỗ lực vô cùng tốn kém. John Dinsdale, Trưởng ban phân tích của Synergy, cho biết mỗi công ty chi tiêu từ 10 đến 15 tỷ USD mỗi năm cho các trung tâm dữ liệu và mạng đám mây của họ. Và đó chỉ mới là một phần chi tiêu để cạnh tranh. Chỉ một số ít công ty trên thế giới có đủ khả năng chi trả thế này.
Big Tech cho biết chi tiêu khổng lồ của họ sẽ giúp ích cho nền kinh tế Mỹ và giá cả sẽ dần thấp hơn. "Các kỹ sư của chúng tôi đang giúp Mỹ tiếp tục dẫn đầu toàn cầu về các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, ôtô tự lái và điện toán lượng tử", CEO Google Sundar Pichai cho biết trong phiên điều trần tại Hạ viện gần đây, "Cạnh tranh thúc đẩy chúng tôi đổi mới và nó cũng đưa đến sản phẩm tốt hơn, giá thấp hơn và nhiều lựa chọn hơn cho mọi người".
Còn trong phát biểu của mình, CEO Apple Tim Cook khẳng định rằng công ty không có thị phần chi phối ở bất kỳ thị trường nào mà họ kinh doanh. Hồi tháng 7, CEO Microsoft Satya Nadella cho biết công ty không thể phát triển vô hạn khi phần còn lại của nền kinh tế và các ngành khác đang gặp khó khăn. "Thế giới cần diễn biến tốt thì chúng tôi mới làm tốt về lâu dài", ông nói.
Bên cạnh đó, các công ty mới vẫn có thể xâm nhập thị trường Mỹ. Người dùng của Zoom đã tăng vọt trong đại dịch và cổ phiếu của công ty này đã tăng hơn 150% kể từ cuối tháng 2. Và ứng dụng video ngắn TikTok cho thấy rằng vẫn có cơ hội xây dựng một ứng dụng mạng xã hội phổ biến.
Tất nhiên, sự phục hồi của cổ phiếu công nghệ có thể là kết quả của sự lạc quan quá mức và giá cổ phiếu có thể giảm. Nhưng nếu Big Five tiếp tục báo cáo lợi nhuận khổng lồ, tức là họ vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn trên thị trường. Trong 12 tháng tính đến cuối tháng 6, các công ty này có lợi nhuận tổng cộng 500 triệu USD mỗi ngày.
"Thị trường chứng khoán có lợi thế lớn là nhìn vào dòng lợi nhuận trong tương lai", ông Philippon nói, "Họ nghĩ rằng lợi nhuận hiện ở mức cao và trong tương lai sẽ còn cao nữa".
Phiên An (theo NYT)
0 notes
hoanvu-2016-us · 4 years
Text
Bản tin ngày 29-5-2020
(bởi adminTD, 29/05/2020)
BTV Tiếng dân, 29-5-2020
(truy cập từ https://baotiengdan.com/2020/05/29/ban-tin-ngay-29-5-2020/)
Tin biển Đông
Hôm 28/5, truyền thông trong nước đưa tin về vụ tàu cá ở Quảng Trị, di chuyển bất thường về phía đảo Hải Nam rồi mất tích hôm 26/5. Báo Người lao động có bài: “Tiết lộ bất ngờ của chủ tàu”. Đó là tàu cá QT-95645-TS, do ông Nguyễn Thanh Ngữ làm chủ và thuyền trưởng trên chuyến tàu đó là ông Hồ Văn Thái.
Tumblr media
Hướng đi của tàu cá QT-95645-TS trước khi mất kết nối (Ảnh: NLĐ)
 Ông Ngữ cho biết, khi xuất bến, chỉ một mình ông Thái trên tàu, chứ không phải năm người như đăng ký ban đầu. Ông Ngữ nói: “Lúc xuất bến ông Thái tự đi không thông báo gì với tôi. Khi vợ ông Thái chạy xuống nhà tôi nói ‘anh Thái đi một mình’, tôi mới điện bảo Thái chạy tàu vào để đón người, không được tự động. Ông Thái nói sẽ chạy vào nhưng thực tế ông ấy không chạy vào”.
Cũng tin biển Đông, hôm nay hải quân Hoa Kỳ thông báo, tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Mustin đã tiến hành chiến dịch tự do hàng hải ở quần đảo Hoàng Sa trên biển Đông, hôm 28/5. Trung úy Rachel Maul, người phát ngôn của hạm đội 7, tuyên bố: “Bằng cách tiến hành hoạt động này, Hoa Kỳ đã chứng minh rằng các vùng biển này vượt quá những gì Trung quốc có thể tuyên bố hợp pháp là lãnh hải của mình”.
CNN có bài: “Tàu chiến Mỹ một lần nữa thách thức các yêu sách biển Đông của Trung quốc”. Bài viết dẫn lời một quan chức quốc phòng Mỹ cho biết, tàu USS Mustin đã vượt qua phạm vi 12 hải lý của đảo Phú Lâm và đá Hòn Tháp, thuộc quần đảo Hoàng Sa.
Trước sự kiện này, người phát ngôn quân đội Trung quốc lên tiếng: “Quân giải phóng nhân dân Trung quốc đã đuổi một tàu chiến Hoa Kỳ xâm nhập lãnh hải Trung quốc ngoài khơi quần đảo Xisha [Hoàng Sa] ở biển Đông”, và nói “chiến dịch này diễn ra trong bối cảnh đại dịch COVID-19, cho thấy Hoa Kỳ là nguồn phá hoại hòa bình và sự ổn định trên Biển Đông”, theo Hoàn cầu thời báo, cơ quan ngôn luận của đảng CSTQ đưa tin hôm 28/5.
Cũng tin liên quan, báo Người lao động dẫn tin từ Rapler cho biết, Indonesia vừa đệ trình công hàm lên Liên hợp quốc tái khẳng định lập trường của nước này về biển Đông, trong đó bác bỏ “đường 9 đoạn” của Trung quốc ở biển Đông là thiếu cơ sở và vi phạm công ước Liên hợp quốc về luật Biển 1982. Nguồn tin này còn được xác nhận bởi hãng tin Wion của Ấn độ hôm 29/5, trong bài viết: “Indonesia bác bỏ yêu sách của Trung quốc ở biển Đông, nói không bị ràng buộc bởi các tuyên bố trái với luật pháp quốc tế”.
RFA đưa tin hôm 28/5: Bắc Kinh mở chiến dịch tuyên chiến với các bản đồ “thiếu đường lưỡi bò”. Tin dẫn nguồn từ Hoàn cầu thời báo, cho biết, chính quyền Bắc Kinh ra quân kiểm tra và xử phạt đối với các bản đồ mô tả không chính xác lãnh thổ của Trung quốc, gồm Đài Loan, “đường chín đoạn”, các đảo ở biển Đông và cả việc viết sai tên các đảo.
Vụ 45 đoàn thể ủng hộ kiện Trung quốc, cô Genie Nguyễn Thị Ngọc Giao, thuộc Voice of Vietnamese American, có clip “Thông cáo báo chí Trưng cầu dân ý về vấn đề biển Đông”:
Tumblr media
(https://youtu.be/3Ca-0OhU-40)
  Mời đọc thêm: Mỹ điều tàu USS Mustin ra Biển Đông, Trung Quốc tuyên bố đã cảnh báo, xua đuổi (TT). – Chiến thuật ‘vùng xám’ của Trung Quốc ở Biển Đông (TN). – Chiến hạm Mỹ vào Biển Đông thách thức yêu sách của Trung Quốc (LĐ). – Indonesia gửi công hàm bác ‘đường lưỡi bò’ của Trung Quốc ở Biển Đông (TN).  – Việt Nam lên tiếng về việc Trung Quốc đưa người ra ở ồ ạt trên Biển Đông (TT). – Tàu cá Quảng Trị mất tích: Khi xuất bến chỉ có một mình tài công ở trên tàu (LĐ).
***
Tin Hồng Kông
South China morning post đưa tin hôm nay về cuộc biểu tình ở Hồng Kông: gần 100 trẻ em trong số 396 người bị bắt vì luật an ninh quốc gia. Theo đó, sự giận dữ của người biểu tình được thúc đẩy bởi Bắc Kinh áp đặt đặt luật An ninh quốc gia mới đối với Hồng Kông. Hành động này của chính quyền Bắc Kinh làm dấy lên mối lo ngại sâu sắc đối với các quyền tự do ở Hông Kong, với cảnh báo chấm dứt sự tự trị của Hồng Kông theo nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ”.
Trong cùng ngày, RFA có phóng sự cho biết, người dân Hồng Kông bày tỏ lo ngại, Hồng Kông sẽ trở nên giống Trung quốc và sẽ không có tự do, dân chủ và nhân quyền khi quốc hội Trung quốc vừa thông qua luật An ninh quốc gia, nhắm vào các cuộc biểu tình ở đặc khu.
Hôm qua, bốn nước Anh, Úc, Canada và Hoa Kỳ đưa ra một tuyên bố chung để đáp lại đề xuất của Trung quốc về luật an ninh mới cho Hồng Kông. Tuyên bố viết: “Chúng tôi cũng vô cùng lo ngại, rằng hành động này sẽ làm trầm trọng thêm sự chia rẽ sâu sắc hiện có trong xã hội Hồng Kông; luật pháp sẽ không làm gì để xây dựng sự hiểu biết lẫn nhau và thúc đẩy sự hòa giải trong Hồng Kông”.
Mới đây, trong buổi họp báo thường kỳ, trả lời câu hỏi của phóng viên Tân hoa xã, người phát ngôn bộ ngoại giao VN nói: “Lập trường của Việt Nam về tình hình Hồng Công đã được nêu rõ. Việt Nam tôn trọng và ủng hộ chính sách ‘một nước, hai chế độ’ của Trung quốc. Các vấn đề liên quan tới Hồng Công là công việc nội bộ của Trung quốc”.
Mời đọc thêm: Trung quốc thông qua luật an ninh dành cho Hồng Kông (TN). – Luật an ninh Hong Kong: Trung quốc đã ra tay, Mỹ sẽ làm gì? (TT). – Bốn nước tố Trung quốc vi phạm nghĩa vụ với Hong Kong (VNE). – Tự do và dân chủ Hồng Kông : Thành lũy chống chế độ độc tài Trung quốc (RFI). – Chính phủ Anh sẽ tiếp nhận 300.000 công dân Hồng Kông nếu Bắc Kinh không rút đi luật an ninh mới? (BizLive).
***
Khí chất của báo Phụ nữ
Như [báo] Tiếng dân đưa đưa tin tối qua về việc báo điện tử Phụ nữ TPHCM bị phạt 55 triệu đồng và bị đình bản một tháng vì dám đụng đến tập đoàn Sun group và dự án Tam Đảo, sáng nay 29/5, ấn phẩm báo giấy của báo này đã chạy trang đầu bài viết có tựa “Báo Phụ nữ TPHCM sai phạm những gì?” như thách thức lại quyết định xử phạt của cục báo chí, thuộc bộ thông tin & truyền thông đưa ra ngày 28/5.
Ngoài ra, trang Fanpage báo Phụ nữ TPHCM trên Facebook vẫn còn hoạt động và tiếp tục đưa nội dung thông tin về bài viết này. Bài báo đã nêu ra 7 vấn đề để minh định với độc giả về kết quả làm việc giữa báo Phụ nữ TPHCM với đoàn làm việc của cục báo chí, liên quan đến 7 bài viết được cho là sai phạm, nhằm giúp độc giả có thể tự mình đánh giá sự việc đúng, sai như thế nào.
Có thể nói, đây là một sự kiện hiếm hoi khi một tờ báo trong nước dám lên tiếng, “bật lại” một cơ quan quản lý nhà nước về báo chí, sau khi bị xử phạt. Tác giả Thanh Nhã có bài viết: “Thử một góc nhìn pháp lý trong vụ báo Phụ nữ” trên Báo sạch, đưa ra nhận định: “Có thể sự kiện này sẽ làm tiền đề cho tranh luận dân chủ với cơ quan quản lý nhà nước trước các quyết định hành chính”.
Tumblr media
Một thông báo trên trang mạng xã hội của báo Phụ nữ TPHCM hôm nay
 Mời đọc thêm: Báo Phụ nữ TPHCM bị phạt tiền, đình bản 1 tháng (RFA). – Vạch tội ‘tư bản đỏ’ Sun group, báo Phụ nữ TPHCM bị đình bản ‘online’ (NV). – Báo Phụ nữ TPHCM bị phạt 55 triệu đồng, tước giấy phép online 1 tháng (TN). – Báo Phụ nữ online bị đình bản vì đăng bài ‘sai sự thật’ về Sun group (VOA).
***
Tin nhân quyền
VOA đưa tin: Nhà ngoại giao Hoa Kỳ tìm hiểu cáo buộc nhóm Hiến pháp bị đánh trong trại giam. Sau thông tin, hai nhà hoạt động trong nhóm Hiến pháp như Ngô Văn Dũng và Lê Quý Lộc bị hành hung trong trại giam ở Sài Gòn, hôm 18/5, ông Gaetan Damberg-Ott, viên chức chính trị của tổng lãnh sự quán đã gặp các nhà hoạt động và gia đình của nhóm.
Tumblr media
Ông Gaetan Damberg-Ott, viên chức chính trị của tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ, gặp gỡ các nhà hoạt động và gia đình của nhóm Hiến pháp hôm 18/05/2020 (Ảnh: Facebook Vo Ngoc Luc)
 Bà Huỳnh Thị Kim Nga, vợ ông Ngô Văn Dũng, nói về nguyên nhân ông bị đánh và kỷ luật từ hôm 12/04: “Ảnh nói rằng người ta đánh anh Lê Quý Lộc, cũng là thành viên của nhóm Hiến pháp. Ảnh mới lên tiếng bảo vệ anh Lê Quý Lộc. Họ điện thoại với nhau nói gì đó, sau đó có mười mấy người bịt hết mặt, vào ban đêm, đến mở cửa phòng, kéo anh Dũng ra ngoài. Cả mười mấy người đánh ảnh. Ảnh bị tét đầu và đưa đi nhập viện một tuần”.
Cũng tin nhân quyền, một người đàn ông bị tòa tuyên án buổi sáng, đã nhảy lầu tự tử tại sân tòa chiều nay. Đó là ông Lương Hữu Phước, sinh năm 1965, ở Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước, đã vào trụ sở TAND tỉnh Bình Phước, lên lầu 2 và nhảy xuống tự tử chiều nay.
Sáng nay, trong phiên tòa phúc thẩm, TAND tỉnh Bình Phước tuyên án ông Phước 3 năm tù giam, tội “vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” với nhiều khuất tất. Trước đó, sau bản án sơ thẩm, ông Phước từng tâm sự với nhiều người rằng: “Nếu bản án gây bất công, ông sẽ tự tử”, Báo sạch đưa tin.
Tumblr media
Ông Lương Hữu Phước đã tự tử chết chiều nay (Nguồn: FB nhân vật)
 Trước khi tự tử, ông Phước viết trên Facebook: “Nếu một cái chết của tôi làm thức tỉnh nền tư pháp tỉnh Bình Phước thì cũng đáng lắm chớ!”.
***
Đình công ở công ty Chí hùng vẫn đang tiếp diễn
Trở lại vụ việc hàng ngàn công nhân sản xuất giày Adidas ở công ty TNHH Chí hùng, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, bắt đầu đình công từ hôm 26/5 đến nay, RFA cho biết, có ít nhất 4 người bị bắt và 1 người bị thương, hôm 28/5.
Nguồn tin này dẫn lời công nhân, cho biết, có ít nhất một công nhân nữ đang mang thai, bị dân quân tự vệ chích điện ngất xỉu trong khi xô đẩy và bốn người khác bị công an bắt giữ khi tham gia đình công.
Tumblr media
Cư dân mạng đang loan truyền hình ảnh người dân quân (đội nón) được cho là đã chích điện một công nhân đang mang thai dẫn đến ngất xỉu (Ảnh: Internet)
 Báo Một thế giới nói rằng, lý do hàng ngàn công nhân đình công vì nghe tin công ty TNHH Chí hùng không còn đơn hàng do ảnh hưởng của đại dịch, nên họ cho công nhân tạm nghỉ việc nhưng không có trợ cấp, bắt đầu từ giữa tháng 6 tới.
Theo nguồn tin này, sau khi vụ đình công lên cao trào, chiều 28/5, chủ tịch công đoàn của công ty đưa ra văn bản có chữ ký và đóng dấu của phó tổng giám đốc để trấn an mọi người rằng, hiện công ty vẫn hoạt động bình thường và mong toàn thể công nhân viên yên tâm tham gia sản xuất.
Hôm nay, báo Dân việt cập nhật thông tin, cho hay, công nhân tiếp tục đến công ty nhưng không làm việc, mà ngồi theo thành từng nhóm. Phóng viên báo này ghi nhận lực lượng công an, dân phòng cũng có mặt đông đảo.
Có vẻ như các facebooker có mặt tại hiện trường đưa tin về vụ đình công này đang chịu áp lực hoặc bị đe dọa để xóa bài. Như Tiếng dân dẫn tin về vụ việc này hôm qua từ facebooker Nam Bình, thì nay Facebook này đã xóa các post về vụ đình công. Còn Facebook Mimi Nhung thì viết: “Nghe nói là cái stt của em đang được nhiều người để ý và chiếu cố lắm...”.
____
Thêm một số tin: Phòng chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của báo QĐND: Lợi dụng góp ý, phản biện để gây rối. Bài viết lợi dụng việc viết báo, đưa ra các nhận định tuyên truyền ngu dân.
– Chiếc lò cụ Tổng đang đốt “sân nhà” Ba Dũng: Lãnh đạo Kiên Giang sẽ bị xử lý thế nào khi phá tan đảo ngọc Phú Quốc? (RFA). – Nhiều cơ quan báo chí trực thuộc TP.HCM xin gia hạn thời điểm sáp nhập (TN). Chưa có ghế mới để ngồi, nên xin thêm thời gian nhằm kiếm chỗ lót đít.
– Treo băng rôn đề nghị loại bỏ tiếng Việt, 1 cựu giáo viên bị công an mời lên làm việc (NLĐ). Lạ đời! Kêu gọi bỏ tiếng Trung, học Tiếng Anh thì còn nghe được, hết chuyện lại đi kêu gọi bỏ tiếng mẹ đẻ.
– TT Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh về việc xét lại quy chế bảo vệ các mạng xã hội (RFI). TT Trump trả đũa Twitter sau khi mạng xã hội này gắn chú ý dưới 2 tin nhắn của Trump, ý nói tin này không chính xác.
youtube
0 notes
tuongtaccongdong · 5 years
Text
Những cuộc thanh tra "đình đám" trong năm 2019
Năm 2019, Thanh tra Chính phủ đã tiến hành các cuộc thanh tra được người dân rất chờ đợi, qua đó kiến nghị xử lý nhiều cán bộ sai phạm.
Năm 2019, Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã tiến hành nhiều cuộc thanh tra ở các lĩnh vực được người dân đặc biệt quan tâm. Đánh giá về ngành thanh tra trong năm qua, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình nhấn mạnh ngành đã thực hiện tốt vai trò tham mưu thực hiện các giải pháp phòng, chống tham nhũng. Công tác phòng, chống tham nhũng tiếp tục được đẩy mạnh, tham nhũng đang từng bước được kiềm chế.
Tin tức khác: Vẻ đẹp tinh tế của những mẫu nhà cấp 4 diện tích 100m2
Với các vụ việc "nóng" như thanh tra Dự án Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2, thanh tra quản lý sử dụng đất đai tại Bán đảo Sơn Trà, Thủ Thiêm, Phó Thủ tướng cho rằng ngành thanh tra đã chịu nhiều áp lực, nhưng đã hoàn thành theo kế hoạch và công bố các kết luận bảo đảm khách quan, chính xác.
Cơ quan thanh tra đã chuyển hồ sơ nhiều vụ việc sang cơ quan điều tra để tiếp tục làm rõ, xử lý theo quy định.
Dự án gang thép ngàn tỷ "đắp chiếu"
Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 Công ty Gang thép Thái Nguyên (TISCO) là 1 trong 12 dự án thua lỗ của ngành công thương. Sau khi TTCP vào cuộc, nhiều sai phạm trong quá trình thực hiện dự án này đã được chỉ rõ, các cá nhân liên quan đã bị khởi tố, tạm giam phục vụ quá trình điều tra.
Tumblr media
Dự án ngàn tỷ đắp chiếu tại Thái Nguyên - Ảnh: Minh Chiến
Dự án có tổng mức đầu tư thời điểm phê duyệt năm 2005 là hơn 242,5 triệu USD (tương đương hơn 3.843 tỷ đồng). Cuối tháng 8-2012, Tổng công ty Thép Việt Nam có văn bản đề nghị Bộ Công Thương trình Chính phủ điều chỉnh tổng mức đầu tư (TMĐT) với nội dung để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Trên cơ sở báo cáo của TISCO, VNS, Bộ Công Thương về việc tăng TMĐT lên hơn 8.100 tỉ đồng, TTCP kết luận, việc TISCO điều chỉnh tổng mức đầu tư lên hơn 8.100 tỷ đồng là không có căn cứ, không đúng quy định.
Đến thời điểm thanh tra, tổng giá trị TISCO đã thanh toán cho dự án là hơn 4.421 tỉ đồng; tổng dư nợ gốc, lãi vay ngân hàng phải trả là hơn 3.896 tỉ đồng. Dù số tiền thanh toán đã lên tới hàng ngàn tỉ đồng nhưng các hạng mục của gói thầu EPC đều chưa hoàn thành.
Cơ quan thanh tra cũng phát hiện một số sai phạm khác trong quá trình triển khai dự án như ưu ái cho nhà thầu, lựa chọn nhà thầu không đủ năng lực, buông lỏng, không giám sát quá trình thi công...
Những sai phạm tại dự án này đã được TTCP chuyển hồ sơ sang Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an. Một số lãnh đạo các thời kỳ của Tổng công ty Thép Việt Nam, TISCO đã bị khởi tố, tạm giam, như: Ông Mai Văn Tinh (cựu Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Thép Việt Nam); Trần Trọng Mừng (cựu Tổng Giám đốc TISCO); Trần Văn Khâm (cựu Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc TISCO); Ngô Sỹ Hán (cựu Phó Tổng Giám đốc, Trưởng Ban Quản lý dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 - TISCO)...
Mới đây nhất, Bộ Chính trị đã thi hành kỷ luật với hình thức cảnh cáo đối với ông Hoàng Trung Hải, Bí thư Thành ủy TP Hà Nội, do trong thời gian giữ cương vị Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, ông Hoàng Trung Hải đã có những vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong quá trình chỉ đạo thực hiện dự án nêu trên.
Chỉ rõ sai phạm liên quan đến KĐT Thủ Thiêm
Cuối tháng 6-2019, TTCP đã công bố kết luận thanh tra về công tác quản lý nhà nước và thực hiện pháp luật trong quy hoạch, quản lý xây dựng, đất đai tại Khu đô thị mới (KĐTM) Thủ Thiêm (TP HCM). Đây là một trong những cuộc thanh tra được dư luận rất chờ đợi, đặc biệt là người dân TP HCM.
TTCP đã chỉ ra nhiều khuyết điểm, vi phạm của UBND TP HCM và các sở, ngành liên quan. Theo đó, UBND TP HCM ban hành Điều lệ quản lý xây dựng KĐTM Thủ Thiêm chưa đầy đủ, không thực hiện trình duyệt theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Do đó, việc đầu tư dự án đã thiếu đồng bộ, khó quản lý, có nơi còn buông lỏng, chậm triển khai.
Tumblr media
TTCP chỉ ra nhiều sai phạm về công tác quản lý nhà nước và thực hiện pháp luật trong quy ho���ch, quản lý xây dựng, đất đai tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm - Ảnh: Hoàng Triều
Bên cạnh đó, công tác quản lý, đấu giá sử dụng đất, đề xuất phương án giá đất cũng có nhiều sai phạm, gây bức xúc trong dư luận. Đoàn thanh tra cũng xác định chủ đầu tư các dự án BT đã hưởng lợi rất lớn do chênh lệch giá đất (chênh lệch địa tô).
Thanh tra về nội dung quản lý, sử dụng nguồn vốn đầu tư, TTCP kết luận UBND TP HCM phê duyệt và điều chỉnh dự án bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư trị giá hơn 38.600 tỷ đồng là không đúng thẩm quyền theo nghị quyết của Quốc hội và nghị định của Chính phủ. TP HCM còn tạm ứng, quản lý, sử dụng nguồn vốn ngân sách chưa đúng với quy định, đồng thời không hoàn trả tạm ứng hằng năm theo Luật Ngân sách với tổng giá trị hơn 26.300 tỷ đồng.
Theo báo cáo của UBND TP HCM về đánh giá tổng quan cân đối vốn khi đầu tư KĐTM Thủ Thiêm và kết quả thanh tra, tổng chi phí phải trả là hơn 83.300 tỷ đồng. Tổng thu dự kiến đến thời điểm hiện nay là hơn 74.600 tỉ đồng. Như vậy, việc đầu tư KĐTM Thủ Thiêm còn mất cân đối vốn khoảng hơn 8.700 tỷ đồng.
Theo TTCP, trong quá trình xử lý về trách nhiệm và kinh tế sau thanh tra, nếu không khắc phục được hoặc khắc phục không triệt để các vi phạm về kinh tế gây thiệt hại tài sản nhà nước trước ngày 31-12-2019 thì chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
Về xử lý trách nhiệm, TTCP chuyển kết luận thanh tra đến Ủy ban Kiểm tra Trung ương để xem xét, xử lý theo thẩm quyền đối với các tổ chức, cá nhân thuộc diện Bộ Chính trị và Ban Bí thư quản lý có liên quan đến khuyết điểm, vi phạm được nêu trong kết luận.
Đồng thời, kiến nghị Thủ tướng giao UBND TP HCM kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền như: Ban Quản lý KĐTM Thủ Thiêm; các sở Giao thông Vận tải, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Quy hoạch - Kiến trúc, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Viện Nghiên cứu Phát triển TP; các đơn vị tư vấn, các nhà đầu tư dự án... đã có khuyết điểm, vi phạm.
Bán đảo Sơn Trà bị "băm nát"
Việc Bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) bị "băm nát" đá gây bức xúc dư luận trong những năm gần đây. TTCP đã vào cuộc thanh tra, công bố kết luận vào trung tuần tháng 10-2019.
Theo kết luận thanh tra, UBND TP Đà Nẵng chấp thuận phát triển hàng loạt dự án tại Bán đảo Sơn Trà nhưng chưa phê duyệt quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Khu Bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà.
Quá trình thanh tra 18 dự án, TTCP phát hiện có 9 dự án có một phần diện tích là rừng tự nhiên với tổng diện tích là 163,32 ha nhưng chưa xác định trong phương án giao quản lý, bảo vệ rừng. Đáng chú ý, Đà Nẵng chưa có văn bản lấy ý kiến của Bộ Quốc phòng, không tổ chức rà soát để xử lý vi phạm nhưng vẫn cho triển khai.
Tumblr media
Lô biệt thự L09 tại dự án khu biệt thự Suối Đá, một trong những dự án có sai phạm - Ảnh: Bích Vân
TTCP cũng xác định có 7 dự án được giao đất, cho thuê đất vi phạm về an ninh quốc phòng. Ba dự án khu du lịch bãi Bụt, khu du lịch bãi Trẹm, khu du lịch sinh thái kết hợp nuôi trồng thủy sản dù không có hồ sơ dự án đầu tư nhưng Đà Nẵng cũng giao đất cho các chủ đầu tư. Bên cạnh đó là các sai phạm trong khâu thẩm định nhu cầu sử dụng đất, giá đất.
Đà Nẵng đã ban hành quyết định đấu giá đất các dự án tại Sơn Trà chưa đúng quy định, đưa ra đấu giá đất khi khu đất chưa được phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết, chưa đền bù giải phóng mặt bằng, không có phương án đấu giá được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Cơ quan thanh tra xác định UBND TP Đà Nẵng, chủ tịch, các phó chủ tịch UBND TP, giám đốc các sở chức năng, chủ tịch UBND quận Sơn Trà qua các thời kỳ có lỗi khi chưa thực hiện đúng, đầy đủ trách nhiệm được giao, chưa chấp hành các quy định về quản lý đất đai, môi trường, bảo vệ và phát triển rừng, an ninh quốc phòng, đầu tư, xây dựng...; thiếu kiểm tra, giám sát, xử lý những tồn tại, vi phạm.
Qua đó, Tổng TTCP kiến nghị Thủ tướng giao Bộ Công an điều tra, xử lý theo quy định đối với các vi phạm tại dự án khu du lịch sinh thái biển, biệt thự cao cấp Ghềnh Bàn - Bãi Đa do Công ty CP Xây dựng 79 làm chủ đầu tư.
Đồng thời, điều tra sai phạm tại dự án khu biệt thự Suối Đá khi UBND TP Đà Nẵng giao đất, cho thuê đất đối với lô L09 không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất; phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết đối với dự án làm giảm tiền sử dụng đất hơn 11 tỷ đồng, có dấu hiệu làm trái quy định, gây thất thoát tài sản nhà nước.
Vũ "nhôm" thâu tóm đất công:
Hàng loạt đất công, nhà công sản tại TP Đà Nẵng đã bị Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ "nhôm") thâu tóm, với sự trợ giúp của một số lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng và các sở, ngành từng thời kỳ. Đây là nội dung quan trọng được TTCP kết luận khi thanh tra về việc chuyển đổi nhà, đất công có vị trí đắc địa sang mục đích khác trên địa bàn TP Đà Nẵng.
Tin tức khác: Giá thuê văn phòng cao cấp tại quận Hoàn Kiếm cao nhất Hà Nội
Kiểm tra 31 cơ sở nhà, đất mà lãnh đạo TP Đà Nẵng giai đoạn 2010-2016 bán lại cho bên thuê, TTCP phát hiện 4 cơ sở mà theo quy định phải tổ chức bán đấu giá quyền sử dụng đất (QSDĐ), song UBND TP Đà Nẵng lại ký hợp đồng cho thuê và ngay sau đó làm thủ tục bán lại cho bên thuê. Việc làm của UBND TP Đà Nẵng khi không đấu giá các cơ sở nhà, đất trên là vi phạm Luật Đất đai năm 2003 cũng như Nghị định của Chính phủ về sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước.
Tumblr media
Nhà 2 mặt tiền tại số 2 Hải Phòng, phường Hải Châu 1 (quận Hải Châu), thuộc diện công sản được bán cho Công ty Minh Hưng Phát với giá quá rẻ - Ảnh: Bích Vân
Trong 8 cơ sở nhà, đất bán trực tiếp, khi kiểm tra có 4 cơ sở là khu tập thể xuống cấp, TTCP phát hiện có 2 cơ sở được UBND TP Đà Nẵng bán trực tiếp để sử dụng với mục đích thương mại dịch vụ không phù hợp với mục tiêu như ban đầu, đồng thời không thông qua đấu giá. Ngoài ra, có 2 cơ sở được bán cho đơn vị đang thuê, sau đó đơn vị này cũng bán lại cho đối tượng khác, như vậy là "lách luật".
Trong số hàng loạt cơ sở nhà đất sai phạm, đáng chú ý là 4 cơ sở nhà đất bán không qua đấu giá dính đến Vũ "nhôm", gây thất thoát tiền ngân sách nhà nước hàng tỉ đồng. Đây là 4 cơ sở nhà đất nằm trong 10 cơ sở nhà đất mà Thanh tra Chính phủ chuyển hồ sơ cho cơ quan CSĐT (Bộ Công an) xác minh tại: số 47 Nguyễn Thái Học và số 2 Hải Phòng (bán cho Công ty TNHH Minh Hưng Phát của Vũ "nhôm"), 39 Pasteur và 73 Nguyễn Thái Học (bán cho Công ty CP Đầu tư Nhất Gia Phúc, do bà Phan Thị Anh Đài - chị ruột Vũ "nhôm" - đứng tên giám đốc công ty).
Ngày 13-1 vừa qua, TAND Hà Nội đã tuyên phạt bị cáo Trần Văn Minh, cựu Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng 17 năm tù, Văn Hữu Chiến, cựu Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng 12 năm, Phan Văn Anh Vũ 25 năm... liên quan đến vụ Vũ "nhôm" thâu tóm nhiều nhà đất công sản và bất động sản ở Đà Nẵng.
(Nguồn Minh Chiến/nld.com.vn)
0 notes
vieclamnhanhnetvn · 5 years
Text
Tổ dân phố là gì? Nét đẹp văn hóa của người Việt Nam
Tumblr media
1. Tổ dân phố là gì? Tổ dân phố là một tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư Việt Nam. Chúng ta thấy rằng tổ dân phố hiện nay không phải là một đơn vị cấp hành chính, mà tổ dân phố ở đây chỉ là một động đồng dân cư cùng chung sống trong một vị trí địa lý, tổ dân phố nó bao gồm các hộ gia đình với nhau bao gồm tất cả các đối tượng sinh sống trong khu vực đó… được gọi là tổ dân phố. Trong tổ dân phố sẽ bỏ phiếu bình bầu những người có khả năng có thể đảm nhận các công việc của tổ dân phố được gọi là tổ trưởng tổ dân phố,, việc chia các hộ dân thành các tổ dân phố sẽ giúp cho việc quan lý, tổ chức, phổ biến các chủ chương, chính sách một cách đơn giản và thuận tiện hơn.Thì đấy được gọi là tổ dân phố. Tổ dân phố là gì? 2. Yếu tố cơ bản hình thành nên tổ dân phố Tổ dân phố ra đời mang đến cho người dân rất nhiều lợi ích, không những vậy tổ dân phố còn giúp cho việc quản lý và tuyên truyền trở nên đơn giản hơn. Ngày nay tổ dân phố đều được đảng và chính quyền địa phương ghi nhận về những lợi ích mà nó đem lại cả về vật chất lẫn tinh thần. Nhưng để phát huy hết được những yêu điểm đó thì tổ dân phổ cần phải có nhiều đổi mới và có những quyết định cụ thể. Dưới đây là những đổi mới Yếu tố cơ bản hình thành nên tổ dân phố 2.1. Cách thức tổ chức tổ dân phố Để có thể quản lý tốt, sinh hoạt tốt thì một tổ dân phố cần có tổ trường và tổ phó, điều này đã được quy định tại điều 4 của thông tư số 04/2012/tt- BNV tại thông tư này có quy định cụ thể và chi tiết. Bên cạnh đó thông tư cũng nói rõ với những tổ dân phố có số hộ gia đình lớn hơn 600 hộ thì có thể cử thêm một tổ phó, Thay vì nhìn vào số dân để quy định số tổ phó của một tổ dân phố. Như vậy chúng ta đã biết một tổ dân phố gồm có tổ trường và tổ phó, với những tổ dân phố có số dân trên 600 hộ thì cử thêm tổ phố để dễ dàng cho việc quản lý và giải quyết các công việc phát sinh của tổ dân phố. 2.2. Cơ sở thành lập tổ dân phố Để thành lập tổ dân số chúng ta cần phải căn cứ vào luật và thông tư của  nhà nước đã đề ra, theo điều 7 của thông từ 04/2012/TT-BNV có quy định về điều kiện thanh lập tổ dân phố mới nhất hiện nay đó chính là dựa vào quy mô. Về quy mô hộ gia đình tổ dân phố được thành lập cần phải có từ 250 hộ gia đình trở lên đối với những khu vực đồng bằng, có số lượng dân cư tập trung cao, còn đối với những tổ dân phố khi thành lập ở những vùng núi, vùng biên giới, vùng hải đảo, vùng ít người dân sinh sống thì quy mô hộ gia trình là trên 150 hộ là chúng ta có thể thành lập tổ dân phố. Cơ sở thành lập tổ dân phố Bên cạnh điều kiện về số hộ dân thì còn có những điều kiện khác như cần phải cso được những cơ sở hà tầm kinh tế- xã hội ở mức thiết yếu nhất. Nhìn vào các tiêu chuẩn trên có thể thấy số lượng hộ gia đình đã tăng lên mới đáp ứng được nhu cầu thành lập tổ dân phố. Điều này cho thấy việc tăng quy mô dân số sẽ tinh giảm được bộ máy cán bộ và cán bộ được bỏ phiếu và nắm giữ các vị trí trong tổ dân phố sẽ có trách nhiệm cao hơn. 2.3. Trình tự và giấy tờ cần thiết thành lập tổ dân số Để thành lập được tổ dân số chúng ta cần phải chuẩn bị hồ sơ giấy tờ theo quy định tại điều 8 trong thông tư số 04/2012/TT-BNV có quy định về quy trình cùng với đó là những hồ sơ giấy tờ liên quan đến thành lập tổ dân phố mới với những nội dung cụ thể sau đây. 2.3.1. Quy trình thành lập tổ dân phố mới nhất hiện nay Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh đưa ra quyết định chủ trương thành lập tổ dân phố mới. - Sau khi có chủ trương quyết định ở của tỉnh xuống cấp huyện, sau đó giao cho đơn vị cấp nhỏ hơn là cấp xã, nghiên cứu và xây dựng đề án để trình lên Hội đồng nhân dân cấp xã, ở cấp xã sẽ hoàn thiện hồ sơ và trình ở ủy ban nhân dân cấp huyện. Việc thành lập tổ dân phố cần phải theo chu trình và trình tự từ trên xuống dưới, không phải lúc nào thích cũng có thể thanh lập được tổ dân phố. Sau khi đã đưa lên cấp huyện. Quy trình thành lập tổ dân phố mới nhất hiện nay Tại đây ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ gửi tờ trình và hồ sơ lên sở nội vụ nhắm thẩm định lại một lần nữa, sau đó quay trở lại trình với ủy ban nhân dân cấp tính. Cuối cùng sau khi đi qua các cấp có thẩm quyền, kiểm định sẽ ban hành quyết định về việc thành lập tổ dân phố mới. 2.3.2. Thời gian thực hiện quy trình này Để thành lập tổ dân phố thì thời gian thực hiện sẽ có các khoảng thời gian cụ thể như sau, trong khoảng 10 ngày để ủy ban nhân dân xã hoàn thiện hồ sơ và trình lên ủy ban nhân dân huyện, Tính từ ngày có nghị quyết của hội đồng nhân dân xã. Khoảng thời gian không quá 15 ngày để ủy ban nhân dân cấp Huyện xem xét lại hồ sơ và thẩm định hồ sơ ừ ủy ban xã gửi lên. Và khâu cuối cùng cũng không quá 15 ngày để sở nội vụ thẩm định tờ trình và hồ sơ từ ủy ban nhân dân huyện. Trên đây là thời gian cụ thể cho từng cấp để xem xét và thẩm định lại các giấy tờ hồ sơ. 3. Quyền lợi và nghĩa vụ của người tổ trưởng tổ dân phố Sau khi hồ sơ và giấy tờ của tổ dân phố được xác nhận thì chính thức tổ dân phố được hình thành, để việc quản lý và tuyên truyền đến các hộ dân trong tổ dân phố được thuận lời thì tổ dân phố cần phải bình bầu một tổ trưởng và một tổ phó, với những tổ dân phố có số hộ dưới 600 hồ, còn trên 600 hộ được bình bầu thêm 1 tổ phó. Vậy chức năng và nhiệm vụ của người làm tổ trường và tổ phó trong tổ dân phố là gì cùng tìm hiểu nội dung sau đây nhé. Theo thông tư số 04/2012/TT-BNV ở điều 10 có đưa ra 11 nhiệm vụ và 3 quyền hạn của người tổ trưởng tổ dân phố. Nhưng có một bất cập là quyền hạn và nghĩa vụ của người tổ trưởng tổ dân phố đưa ra khá chung chung dẫn tới nhiều việc khó khăn trong khâu tổ chức và quản lý. Quyền lợi và nghĩa vụ của người tổ trưởng tổ dân phố 3.1. Nhiệm vụ của Tổ trưởng tổ dân phố - Tổ trưởng tổ dân phố có nhiệm vụ triệu tập và chủ trì hội nghị tổ dân phố, tổ chức thực hiện các công việc trong tổ dân phố được nhân dân quyết định. Đồng thời đảm bảo những nội dung hoạt động của tổ dân phố được diễn ra theo đúng quy định ở Điều 5 của Thông tư 14/2018/TT-BNV. - Người tổ trưởng tổ dân phố có nhiệm vụ thực hiện dân chủ tại cơ sở, quy ước, hương ước của tổ dân phố đã được phê duyệt bởi những cấp có thẩm quyền. - Thực hiện lập biên bản kết quả được nhân dân trong tổ quyết định công việc của tổ dân phố, lập biên bản kết quả được bàn và biểu quyết sau đó báo cáo kết quả đó cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã - Tập hợp, đề nghị chính quyền xã giải quyết các kiến nghị và nguyện vọng của nhân dân trong tổ dân phố. Là cầu nối để đưa những nguyện vọng của người dân lên các cấp cao hơn. Đồng thời báo cáo với Ủy ban xã về hành vi vi phạm pháp luật trong tổ dân phố. - Phối hợp với các Tổ chức chính trị ở tổ dân phố để vận động người dân tham gia vào các phong trào, tổ chức tham gia các hoạt động có ý nghĩa ở tổ dân phố. - Báo cáo kết quả công tác theo giai đoạn 6 tháng đầu năm và cuối năm trong hội nghị tổ dân phố. 3.2. Quyền hạn của Tổ trưởng tổ dân phố Tổ trưởng tổ dân phố theo quy định có 11 nghĩa vụ và cùng với đó là 3 quyền hạn vậy quyền hạn đầu tiên được nói đến đó chính là được ký hợp đồng xây dựng những công trình do tổ dân phố đóng góp. Bảo đảm đúng quy định của chính quyền các cấp. Những người tổ trưởng tổ phó được tham dự các cuộc họp ở cấp xã, được nhận bồi dưỡng khi đi tập huấn về việc tổ chức, hoạt động của tổ dân phố. Ngoài ra người tổ trưởng tổ dân phố còn có nhiệm vụ giải quyết các vấn đề phát sinh trong tổ dân phố nằm trong quyền hạn của mình. 4. Điều kiện để thành lập tổ dân phố Để có tổ dân phố chúng ta cần phải tuân thủ một số điểm về quy mô, số hộ gia đình, điều kiện thành lập tổ dân phố, và việc thành lập tổ dân phố phải có quyết định của cấp trên. Các cấp bậc xem xét ban hành mới có. 4.1. Quy mô về số lượng hộ gia đình trong tổ dân phố Quy mộ để thành lập tổ dân phố là số hộ gia đình trên 250 hộ đối với đồng bằng và trên 150 hộ đối với vùng núi. Khi đủ điều kiện các cấp sẽ xem xét hồ sơ và thành lập tổ dân phố để tiện cho việc quản lý. Điều kiện để thành lập tổ dân phố 4.2. Những điều kiện thành lập tổ dân phố khác Việc thành lập tổ dân phố còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố  chúng ta cần phải căn cứ vào nhiều yếu tố và thực tế, thực trạng kinh tế của từng khu vực, bản sắc văn hóa của từng dân tộc để có được những tổ chức phù hợp nhất, điều quan trọng là căn cứ và mục đích phục vụ cho hoạt đồng, tổ chức tuyên truyền những chính sách và đường lối của đảng để mọi người dân đều nắm rõ. 4.3. Các trường hợp đặc thù Theo điều luật thì căn cứ vào số hộ dân và điều kiện kinh tế để thành lập tổ dân số nhưng với một số trường hợp đặc biệt thì thị việc thành lập tổ dân phố có hơi khác một chút, với những nói xa đất liền, những nơi có ít dân cư sinh sống thì số hộ gia đình chỉ từ 100 hộ đã có thể thành lập được tổ dân phố, Những trường hợp đặc biệt này cần phải đưa lên để xem xét kỹ. 5. Tổ dân phố nét đẹp của văn hóa người Việt Nam Như chúng ta đã biết người dân Việt Nam có tinh thần đoàn kết, tinh thần hàng xóm láng giềng, bán anh em xa mua láng giềng gần, việc thành lập tổ dân phố giúp cho tình làng nghĩa xóm được gần nhau hơn, những người cao tuổi trong tổ dân phố thường xuyên giao lưu với nhau. Việc thành lập tổ dân phố còn giúp cho việc tuyên truyền các đường lối của đảng và nhà nước ta được thuận lợi và đơn giản hơn. Khi người dân sống trong một tập thể có sự lãnh đạo và tổ chức các hoạt động cùng nhau, cùng nhau giao lưu thì đời sống của người dân cũng sẽ được nâng lên. Việc thành lập tổ dân phố là điều cần thiết và nên làm, nhưng bên cạnh đó do có nhiều hạn chế về chủ trương trình sách nên có nhiều điểm bất cập, vậy nên chúng ta cần phải có những ý kiến để xây dựng tổ dân phố ngày càng hoạt động mạnh hơn nữa, để tổ dân phố là nơi để người dân tham gia sinh hoạt cùng nhau.
Đọc nguyên bài viết tại: Tổ dân phố là gì? Nét đẹp văn hóa của người Việt Nam
#vieclamnhanhnetvn
0 notes
hosodangkynhanhieu · 5 years
Text
Quyết định 1270/QĐ-TTg năm 2019 về Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 76/NQ-CP về công tác phòng, chống thiên tai do Thủ tướng Chính phủ ban hành
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng các màu sắc:
     : Sửa đổi, thay thế, hủy bỏ
     : Hướng dẫn
Click vào nội dung được bôi màu      để xem chi tiết.
Số hiệu: 1270/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Trịnh Đình Dũng Ngày ban hành: 03/10/2019 Ngày hiệu lực: Đã biết Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật Tình trạng: Đã biết
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————
Số: 1270/QĐ-TTg
Hà Nội, ngày 03 tháng 10 năm 2019
  QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 76/NQ-CP NGÀY 18 THÁNG 6 NĂM 2018 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai;
Xét đề nghị của Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai với nội dung chủ yếu như sau:
1. Mục đích, yêu cầu:
a) Đảm bảo triển khai kịp thời và hiệu quả các nội dung đã được xác định trong Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai.
b) Xác định cụ thể nội dung công việc, thời hạn, sản phẩm dự kiến hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc tổ chức thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ.
c) Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Nghị quyết.
d) Xác định nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trong Nghị quyết theo từng giai đoạn, đảm bảo các nhiệm vụ cấp bách phòng chống thiên tai phù hợp với khả năng cân đối, huy động nguồn lực.
2. Nội dung kế hoạch
a) Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn thi hành pháp luật, cơ chế, chính sách về phòng, chống thiên tai; quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn, tiêu chí kiểm soát việc đảm bảo an toàn trước thiên tai.
b) Kiện toàn tổ chức bộ máy phòng, chống thiên tai các cấp theo hướng chuyên nghiệp, hiệu lực, hiệu quả trên cơ sở sắp xếp lại bộ máy tổ chức hiện có, không tăng thêm đầu mối và biên chế.
c) Đầu tư hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị, công cụ hỗ trợ; đào tạo, tập huấn nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ nhằm nâng cao năng lực tham mưu trong công tác phòng, chống thiên tai.
d) Xây dựng, tu bổ, nâng cấp, nâng cao sức chống chịu của cơ sở hạ tầng phòng, chống thiên tai, công trình liên quan đến phòng, chống thiên tai.
đ) Nâng cao năng lực giám sát khí tượng thủy văn, dự báo, cảnh báo, truyền tin thiên tai; xây dựng hệ thống quan trắc chuyên dùng phòng, chống thiên tai.
e) Nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền và cộng đồng trong phòng, chống thiên tai; thông tin, truyền thông và đào tạo kỹ năng phòng, chống thiên tai.
g) Kiểm soát an toàn trước thiên tai; lập và rà soát kế hoạch, quy hoạch đảm bảo yêu cầu về phòng, chống thiên tai.
h) Ứng dụng khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế trong quan trắc theo dõi, giám sát, chỉ đạo điều hành phòng, chống thiên tai.
i) Nâng cao năng lực ứng phó tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trong thiên tai.
(Chi tiết tại phụ lục kèm theo)
3. Tổ chức thực hiện
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ (có liên quan) và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi quản lý chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này theo chức năng, nhiệm vụ được phân công, bảo đảm tiến độ, hiệu quả, tiết kiệm, tránh hình thức, lãng phí; định kỳ hàng năm báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch gửi về Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
b) Nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố trí từ ngân sách nhà nước trong dự toán chi thường xuyên hàng năm và các nguồn lực hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
– Việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí triển khai Nghị quyết thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
– Bộ, ngành, địa phương được phân công chủ trì thực hiện các nội dung, nhiệm vụ cụ thể có trách nhiệm chủ động bố trí kinh phí trong nguồn ngân sách hàng năm được phê duyệt, dự toán bổ sung kinh phí và huy động các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật để tổ chức thực hiện Kế hoạch.
c) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan và địa phương căn cứ khả năng cân đối của ngân sách nhà nước bố trí kinh phí sự nghiệp trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm cho các nhiệm vụ tại Kế hoạch theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật liên quan.
d) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và địa phương căn cứ khả năng cân đối của ngân sách nhà nước rà soát, tổng hợp, đề xuất nguồn vốn đầu tư phù hợp trong kế hoạch đầu tư công trung hạn để thực hiện các nhiệm vụ đầu tư cấp bách trong Kế hoạch theo quy định của pháp luật về đầu tư công, ngân sách nhà nước và các pháp luật khác có liên quan.
đ) Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai có trách nhiệm giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, đôn đốc các Bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch theo đúng tiến độ; sơ kết, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết, tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
  Nơi nhận: – Ban Bí thư Trung ương Đảng; – Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; – Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc CP; – HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; – Ban Chỉ đạo TW về phòng, chống thiên tai; – Ủy ban QG ứng phó sự cố thiên tai và TKCN; – Văn phòng Trung ương Đảng; – Văn phòng Tổng Bí thư; – Văn phòng Chủ tịch nước; – Văn phòng Quốc hội; – Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; – Cơ quan trung ương của các đoàn thể; – VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: PL, CN, KTTH, NC, KGVX; – Lưu: VT, NN (3). Tuynh
KT. THỦ TƯỚNG PHÓ THỦ TƯỚNG
Trịnh Đình Dũng
  PHỤ LỤC
CÁC NHIỆM VỤ, CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN (Ban hành kèm theo Quyết định số 1270/QĐ-TTg ngày 03 tháng 10 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ)
TT
Nhiệm vụ cụ thể
Đơn vị chủ trì tổ chức thực hiện
Sản phẩm
Thời gian hoàn thành
1
Rà soát, điều chỉnh Luật Phòng, chống thiên tai, các văn bản quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và văn bản pháp luật khác có liên quan
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Luật, Nghị định, Quyết định
2019-2020
2
Nghị định quy định về tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ quốc tế để cứu trợ khẩn cấp và khắc phục hậu quả thiên tai
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Nghị định của Chính phủ
2019
3
Quyết định điều chỉnh, bổ sung quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai; cấp độ rủi ro thiên tai
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
2019-2020
4
Hướng dẫn nâng cao năng lực Văn phòng thường trực các cấp
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo TWPCTT)
Văn bản hướng dẫn
2019-2020
5
Chiến lược quốc gia phòng chống, giảm nhẹ thiên tai đến năm 2030 tầm nhìn 2050.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
2019 – 2020
6
Rà soát Kế hoạch phòng, chống thiên tai cấp quốc gia.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  Hàng năm
7
Kế hoạch Phòng chống thiên tai giai đoạn 2019-2020; kế hoạch phòng chống thiên tai giai đoạn 2021-2025
Các bộ, ngành liên quan và các địa phương
Các kế hoạch
Rà soát hàng năm
8
Phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai; phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão, lũ lớn, đảm bảo an toàn công trình phòng chống thiên tai, đê điều,
Các bộ, ngành liên quan và các địa phương
Phương án ứng phó
Rà soát hàng năm
9
Triển khai kế hoạch thu, chi Quỹ Phòng, chống thiên tai
Các địa phương
  Thường xuyên
10
Lồng ghép phòng chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội
Các bộ, ngành liên quan và các địa phương
  Thường xuyên
11
Hướng dẫn kiện toàn tổ chức cơ quan phòng, chống thiên tai các cấp đảm bảo tinh gọn, hoạt động hiệu quả, theo nguyên tắc không tăng thêm đầu mối và biên chế
Bộ Nội vụ, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Văn bản hướng dẫn
2019 – 2020
12
Tiêu chuẩn công chức, viên chức làm công tác phòng, chống thiên tai các cấp
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Văn bản quy định
2019 – 2020
14
Xây dựng lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã với lực lượng dân quân tự vệ làm nòng cốt
Ban Chỉ đạo TWPCTT; UBND các tỉnh/TP
Lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai được thành lập
2019 – 2020
15
Xây dựng Trung tâm điều hành phòng, chống thiên tai quốc gia, cấp vùng; nâng cấp trụ sở Văn phòng thường trực Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các địa phương
Trụ sở cơ quan thường trực phòng, chống thiên tai được xây dựng, nâng cấp
Theo kế hoạch
16
Mua sắm trang thiết bị, vật tư, phương tiện chuyên dùng phục vụ công tác phòng chống thiên tai
Văn phòng Ban Chỉ đạo TWPCTT; các Bộ ngành liên quan; Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT-TKCN các địa phương
Trang thiết bị, vật tư, phương tiện phục vụ công tác phòng chống thiên tai
Hàng năm
17
Xây dựng cơ sở dữ liệu, công cụ hỗ trợ; kết nối trực tuyến với cơ quan phòng chống thiên tai trung ương và các cấp địa phương theo thời gian thực
Văn phòng Ban Chỉ đạo TWPCTT; các Bộ ngành liên quan; Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT-TKCN các địa phương
Cơ sở dữ liệu; Công cụ hỗ trợ; kết nối trực tuyến với cơ quan phòng chống thiên tai trung ương và các cấp địa phương
2019-2020
18
Đào tạo, nâng cao năng lực đội ngũ làm công tác phòng, chống thiên tai các cấp
Cơ quan thường trực, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo TWPCTT, cơ quan thường trực Ban chỉ huy PCTT-TKCN các cấp
Tài liệu; Hội nghị, hội thảo, tập huấn; các khóa đào tạo
Hàng năm
19
Điều chỉnh, bổ sung quy trình vận hành liên hồ chứa; cập nhật tự động dữ liệu thông tin vận hành hồ chứa.
Bộ Tài nguyên và Môi trường, phối hợp với Ban Chỉ đạo TWPCTT và các địa phương
Quy trình vận hành; hệ thống cơ sở dữ liệu
2019 – 2025
20
Di dời, bố trí lại dân cư vùng thường xuyên bị thiên tai, tập trung ưu tiên vùng nguy cơ cao lũ quét, sạt lở đất
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phối hợp với cơ quan liên quan và các địa phương
Dân cư được bố trí, di dời
2019 – 2025
21
Xử lý công trình cản trở thoát lũ trên sông
UBND các cấp ở địa phương
  2019 – 2020
22
Phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND cấp tỉnh
Công trình phòng, chống sạt lở
2020 – 2025
23
Tu bổ, nâng cấp, duy tu bảo dưỡng hệ thống đê điều
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND cấp tỉnh
Công trình đê điều được tu bổ, nâng cấp
Hàng năm
24
Xây dựng công trình phòng, chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai lũ quét, sạt lở đất
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND cấp tỉnh có liên quan
Công trình phòng, chống lũ quét, sạt lở đất
2020 – 2025
25
Cắm mốc hành lang thoát lũ cho các tuyến sông chính
UBND cấp tỉnh có liên quan
Hệ thống mốc
2019 – 2025
26
Sửa chữa, nâng cấp, đảm bảo an toàn hồ chứa, công trình thủy lợi
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND cấp tỉnh có liên quan
Hồ chứa được sửa chữa, nâng cấp
Hàng năm
27
Xây dựng khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND cấp tỉnh có liên quan
Khu neo đậu tàu thuyền trú tránh bão
2019 – 2025
28
Xây dựng, nâng cấp nhà ở phòng chống thiên tai
Bộ Xây dựng, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương
Hỗ trợ các hộ nghèo xây dựng, nâng cấp nhà ở
2019 – 2025
29
Xây dựng hệ thống quan trắc, giám sát công trình phòng, chống thiên tai
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND cấp tỉnh có liên quan
Hệ thống quan trắc chuyên dùng
2019 – 2025
30
Lắp đặt thiết bị giám sát tàu thuyền hoạt động trên biển
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Hệ thống thông tin giám sát tàu cá
2019 – 2020
31
Tăng cường hệ thống quan trắc, ứng dụng công nghệ dự báo hiện đại, đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực khí tượng thủy văn, nhất là trong công tác quan trắc, cảnh báo sớm
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Hệ thống quan trắc, cảnh báo; chính sách về xã hội hóa
2019 – 2025
32
Thực hiện Chương trình cập nhật phân vùng rủi ro thiên tai, lập bản đồ cảnh báo thiên tai, đặc biệt là các thiên tai liên quan đến bão, nước dâng do bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất, hạn hán, xâm nhập mặn
Bộ Tài nguyên và Môi trường, phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Hệ thống cơ sở dữ liệu về rủi ro thiên tai; bản đồ phân vùng rủi ro thiên tai
2019 – 2025
33
Hoàn thành Đề án “Điều tra, đánh giá và phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá các vùng miền núi Việt Nam”
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Bộ cơ sở dữ liệu và bản đồ
2019 – 2022
34
Cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Báo cáo
2021
35
Lắp đặt, xây dựng hệ thống quan trắc chuyên dùng phục vụ phòng chống thiên tai (tự động quan trắc mưa, độ mặn, mực nước,...)
Các địa phương
Hệ thống quan trắc chuyên dùng
2019 – 2025
36
Lắp đặt thiết bị cảnh báo ở các khu vực thường xuyên bị ngập sâu (ngầm tràn, khu vực trũng thấp…)
Các địa phương
Hệ thống cảnh báo
2019 – 2025
37
Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm một số loại hình thiên tai điển hình (lũ quét, sạt lở đất,…)
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phối hợp với các cơ quan, địa phương
Hệ thống quan trắc, cảnh báo
2019 – 2025
38
Hướng dẫn và tổ chức thông tin, tuyên truyền về phòng chống thiên tai qua các hệ thống thông tin đại chúng
Bộ Thông tin và Truyền thông
  Hàng năm
39
Tổ chức đào tạo tập huấn về công tác phòng chống thiên tai cho cộng đồng tại vùng thường xuyên bị thiên tai
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phối hợp với các cơ quan, địa phương
Tài liệu, ấn phẩm tuyên truyền; lớp đào tạo, tập huấn
Theo kế hoạch
40
Phổ biến kiến thức, kỹ năng về phòng chống thiên tai trong nhà trường
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Đưa nội dung kiến thức, kỹ năng phòng, chống thiên tai vào chương trình học
2019 – 2025
41
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng chống thiên tai
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Các hội nghị, hội thảo, lớp tập huấn; tài liệu;
Theo kế hoạch
42
Tổ chức diễn tập phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
Thường trực Ban Chỉ đạo TWPCTT, Ủy ban QG ứng phó sự cố thiên tai và TKCN; Ban Chỉ huy PCTT-TKCN các cấp
Diễn tập PCTT
Theo kế hoạch
43
Lập quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi; rà soát, điều chỉnh quy hoạch phòng, chống lũ các tuyến sông có đê và quy hoạch đê điều theo quy định của pháp luật về quy hoạch
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Quyết định phê duyệt của cấp thẩm quyền
2020
44
Ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn phục vụ phòng, chống thiên tai
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ
Chương trình, dự án
2020 – 2025
45
Rà soát tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan đến phòng, chống thiên tai
Các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Công Thương, Giao thông vận tải và cơ quan liên quan
Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được sửa đổi, bổ sung
2020 – 2021
46
Nghiên cứu, ứng dụng vật liệu mới, công nghệ tiên tiến, giải pháp kỹ thuật mới trong phòng chống thiên tai
Các Bộ: Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cơ quan liên quan
Các đề tài, chương trình, dự án
Hàng năm
47
Chuyển đổi giống cây trồng vật nuôi, ứng dụng KHCN trong sản xuất nông nghiệp phù hợp với thiên tai từng vùng miền
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương
  Hàng năm
48
Tăng cường, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong phòng chống thiên tai
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Hoạt động hợp tác được tăng cường
Hàng năm
49
Nâng cấp, bổ sung trang thiết bị tìm kiến cứu nạn
Ủy ban QG ứng phó sự cố thiên tai và TKCN và các cơ quan liên quan
Trang thiết bị TKCN được nâng cấp, bổ sung
Hàng năm
50
Tập huấn, huấn luyện nâng cao năng lực cho nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ
Ủy ban QG ứng phó sự cố thiên tai và TKCN và các cơ quan liên quan
Các lớp huấn luyện, đào tạo tập huấn về cứu hộ, cứu nạn
Hàng năm
51
Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện phương châm 4 tại chỗ và tiêu chí xã an toàn trong xây dựng nông thôn mới
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Văn bản hướng dẫn
Hàng năm
52
Đánh giá tiềm năng cát sỏi lòng sông tại các lưu vực sông đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long; đề xuất giải pháp và khoanh vùng quy hoạch thăm dò khai thác hợp lý tránh rủi ro thiên tai
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Báo cáo
2020 – 2025
53
Xây dựng Kế hoạch quốc gia về thích ứng với biến đổi khí hậu (NAP) giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
2021
54
Đề án phòng, chống thiên tai khu vực miền núi phía Bắc, miền Trung, Tây Nguyên
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Đề án được phê duyệt
2019 – 2025
55
Trồng, bảo vệ và phục hồi rừng phòng hộ đầu nguồn
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương liên quan
  Hàng năm
56
Xây dựng, cập nhật dữ liệu bản đồ về tình hình sạt lở bờ sông, bờ biển
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Báo cáo, bản đồ
Hàng năm
57
Tổ chức cắm biển cảnh báo tại các khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở
Các địa phương
  Hàng năm
  Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh
Quyết định 1270/QĐ-TTg năm 2019 về Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 76/NQ-CP về công tác phòng, chống thiên tai do Thủ tướng Chính phủ ban hành
396
Quyết định 1270/QĐ-TTg 2019 thực hiện Nghị quyết công tác phòng chống …
Chọn văn bản so sánh thay thế:
CÁC NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
NỘI DUNG
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
= Nội dung thay thế tương ứng;
= Không có nội dung thay thế tương ứng;
= Không có nội dung bị thay thế tương ứng;
= Nội dung được sửa đổi, bổ sung.
  Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines) E-mail: [email protected]
IP: 103.221.221.8
Xin chân thành cảm ơn Thành viên  đã sử dụng www.ThuVienPhapLuat.vn
Hiện tại THƯ VIỆN PHÁP LUẬT phiên bản hoàn toàn mới cung cấp nhiều tiện ích vượt trội:
Tra cứu dễ dàng bởi thanh công cụ tra cúu hoàn toàn mới
Tra cứu toàn bộ Văn bản Gốc;
Tra cứu hơn 280.000 văn bản Pháp Luật;
Ban Thư Ký Luật sẽ Thông báo tóm lược những Văn bản Quý khách cần, qua Email hoặc SMS, ngay khi nó vừa ban hành, hoặc vừa có hiệu lực;
Hỗ Trợ tư vấn Pháp lý sơ bộ miễn phí qua các hình thức: Điện Thoại, email.
Khi áp dụng văn bản, bạn sẽ được biết: • Ngày áp dụng của từng văn bản. • Tình trạng hiệu lực của từng văn bản.
Đặc biệt hỗ trợ tư vấn pháp lý sơ bộ miễn phí qua 3 hình thức: điện thoại, chat và email bởi bộ phận chuyên viên pháp lý.
Xin chân thành cảm ơn Thành viên  đã sử dụng www.ThuVienPhapLuat.vn
The post Quyết định 1270/QĐ-TTg năm 2019 về Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 76/NQ-CP về công tác phòng, chống thiên tai do Thủ tướng Chính phủ ban hành appeared first on Hồ Sơ Đăng Ký Nhãn Hiệu.
https://ift.tt/35gruIw
0 notes
bdscuatui · 4 years
Photo
Tumblr media
Người dân mòn mỏi chờ đợi
Sau gần 50 năm đi vào hoạt động các chung cư cũ (trước năm 1975) hầu hết các chung cư này đã xuống cấp nghiêm trọng, vẫn còn nhiều hộ dân sinh sống. Những bức tường bên ngoài đã hoen ố, bong tróc theo thời gian, đường dây diện thì chằng chịt, ống nước không đi theo một sự sắp đặt nào. Bên trong là các căn hộ bị nghiêng lún, ẩm thấp, tối tăm... có thể sụp đổ bất cứ lúc nào gây mất an toàn cho người sử dụng.
Có thể kể đến cụm 8 chung cư thuộc cư xá Thanh Đa (quận Bình Thạnh). Trong đó, chung cư lô IV và lô VI đã được bồi thường giải toả, 6 chung cư lô số còn lại có diện tích gần 57.000m2 và khoảng 1.427 hộ dân (khoảng 4.784 người).
Chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc ở công trình mới có số tầng cao tối đa là 30 tầng, quy mô khoảng 8.000 người, số căn hộ phục vụ tái định cư khoàng 1.427 căn, số căn hộ thương mại khoảng 1.067 căn.
Mặc dù đã được UBND TP.HCM chấp thuận chủ trương xây dựng lại từ năm 2010, nhưng cho đến nay vẫn chưa xong thủ tục pháp lý. Cuối tháng 4/2019, TP.HCM chấp thuận cho Công ty CP Phát triển nhà Thanh Đa làm chủ đầu tư và yêu cầu nộp hồ sơ để công nhận chủ đầu tư dự án. Hiện công ty này đã có đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 nhưng vẫn chưa được cơ quan chức năng có thẩm phê duyệt.
Tại quận 1, có 98 lô chung cư cũ, Tập đoàn C.T Group đã đăng ký tham gia cải tạo tới gần 90 lô. Đơn vị này còn hợp tác với Công ty Quản lý vốn nhà nước TP.HCM (HFIC) để đầu tư xây mới chung cư cũ trên đường Kỳ Đồng (quận 3).
Danh sách doanh nghiệp xin thực hiện các dự án cải tạo chung cư cũ ở quận 1 còn có Công ty TNHH MTV Phát triển công nghiệp Tân Thuận, Công ty CP Đầu tư Xây dựng Tuấn Lộc, Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng, Công ty CP Đầu tư Phát triển nhà Gia Bảo, Liên danh Vinaconex - Hoàng Sơn - Quân Anh… Chung cư cũ số 155-157 đường Bùi Viện (phường Phạm Ngũ Lão, quận 1) rộng gần 600m2 cao 7 tầng với tổng diện tích sàn hơn 4.000 m2 và thuộc diện xuống cấp nghiêm trọng. Tập đoàn Novaland xin làm chủ đầu tư xây dựng mới và cam kết xây dựng bàn giao trong thời gian 30 tháng kể từ khi được giao đất.
Tại quận 3, có 45 lô chung cư cũ đang được các nhà đầu tư quan tâm. Trong đó, Tập đoàn Novaland muốn cải tạo tất cả 11 lô của chung cư Nguyễn Thiện Thuật. Ngoài ra còn có các doanh nghiệp khác như Him Lam Land, Hưng Thịnh, Phúc Khang... đăng ký nhận dự án đầu tư mới.
Còn với chung cư Trúc Giang (quận 4), sau nhiều lần mời gọi, đã có 3 nhà đầu tư được chọn để sửa chữa, di dời nhưng sau đó doanh nghiệp cũng bỏ và chưa có nhà đầu tư mới. Hay như tại chung cư Ngô Gia Tự (quận 10), là chung cư xuống cấp nghiêm trọng nằm trong diện di dời khẩn cấp nhưng không có bất kỳ doanh nghiệp nào quan tâm.
Người dân hàng ngày vẫn sống lo âu, sợ hãi và không thôi mong chờ có nơi ở mới để yên tâm sinh sống, làm việc. Tuy nhiên, hiện nay số lượng chung cư cũ được di dời, cải tạo, xây mới vẫn vô cùng ít ỏi.
Thất bại giải cứu chung cư cũ
Đại hội Đảng bộ lần thứ X, nhiệm kỳ 2015-2020 lãnh đạo TP.HCM đặt nhiệm vụ di dời, xây mới gần 474 chung cư cũ là một trong 7 chương trình đột phá cần được triển khai. Trong đó, thành phố đặt mục tiêu đến hết năm 2020 phải cải tạo được một nửa trong tổng số 474 chung cư cũ trên địa bàn. Tuy nhiên, theo số liệu của Sở Xây dựng TP.HCM, hiện nay thành phố mới chỉ mới di dời được 32 chung cư cũ. Có thể nói, nhiệm vụ mà lãnh đạo TP.HCM đặt ra tại nhiệm kỳ 2015-2020 đã "thất bại".
Nguyên nhân dẫn sự thất bại trong việc di dời chung cư cũ này là do cơ chế vẫn còn nhiều rào cản như: công tác đàm phán, hỗ trợ người dân di dời, nghĩa vụ tài chính đối với phần diện tích thuộc sở hữu nhà nước...
Trước đây, thành phố đã có phương án dùng quỹ đất để thành toán chi phí cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 160/NQ-CP về tổ chức rà soát các hợp đồng BT đã ký kết, nên hình thức BT - đổi đất lấy hạ tầng tại các dự án chỉnh trang đô thị, di dời nhà trên và ven kênh rạch tạm thời dừng lại. Sau đó, Chính phủ ban hành Nghị quyết 69/2019/NQ-CP quy định việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho dự án BT.
Bên cạnh những khó khăn về cơ chế, chính sách cũng phải nhắc tới công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. Một bộ phận người dân không đồng tình với phương án bồi thường, dù số đông đã đồng thuận, dẫn đến dự án bị dừng lại.
Trong Báo cáo số 95/2020/CV về việc góp ý kiến Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ TP.HCM lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 – 2025, ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản (HoREA) cho biết: Báo cáo chính trị đánh giá toàn diện về phát triển kinh tế- xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh, đã lồng ghép đánh giá một số nội dung của 7 chương trình đột phá do Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ X quyết định nhưng chưa thật sâu. Do vậy, Hiệp hội đề nghị bổ sung mục Đánh giá 7 Chương trình đột phá vào Báo cáo chính trị.
Bên cạnh đó, liên quan đến vấn đề di dời, cải tạo, xây mới các chung cư cũ trên địa bàn thành phố, ông Lê Hoàng Châu cho rằng, Nghị định 101/2015/NĐ-CP quy định đối với nhà chung cư cấp A, B, C muốn phá dỡ phải được tất cả chủ sở hữu thống nhất phá dỡ để xây dựng lại là khó thực hiện.
Nghị định này cũng không quy định chỉ tiêu dân số có tính ưu đãi để tạo điều kiện cho chủ đầu tư thực hiện dự án xây dựng lại chung cư cũ, tái định cư tại chỗ các hộ dân và có thêm sản phẩm căn hộ để bán thu hồi vốn.
Vì thế ông Châu kiến nghị Chính phủ xem xét sửa đổi Nghị định 101/2015/NĐ-CP theo hướng quyết định phá dỡ nhà chung cư hạng A,B,C chỉ cần 2/3 hoặc 3/4 chủ sở hữu chung cư đồng ý là có hiệu lực.
Trước những vướng mắc, Sở Xây dựng TP.HCM đã gửi văn bản kiến nghị Bộ Xây dựng có hướng dẫn bổ sung quy định cho phép chủ đầu tư các dự án cải tạo, xây dựng lại thay thế nhà chung cư cũ không phải thực hiện nghĩa vụ tài chính phát sinh từ việc điều chỉnh tăng chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc.
Đề nghị Bộ Xây dựng thống nhất với Bộ Tài chính về việc áp dụng quy định miễn tiền sử dụng đất đối với trường hợp cải tạo, xây dựng lại chung cư có một phần diện tích là nhà biệt thự hoặc có mục đích sử dụng khác. Đồng thời, báo cáo Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh nội dung của Nghị định số 101/2015/NĐ-CP, trong trường hợp Nhà nước trực tiếp thực hiện xây dựng mới chung cư cũ thì không thỏa thuận bồi thường, mà chỉ thực hiện phương thức tái định cư bằng căn hộ.
Đầu tháng 10/2020, Bộ Xây dựng đã có Báo cáo việc thực hiện nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn trong nhiệm kỳ khóa XIV và một số nghị quyết trong nhiệm kỳ khóa XIII về lĩnh vực xây dựng. Trong đó, nêu rõ cơ chế, chính sách đẩy nhanh việc cải tạo các chung cư, tập thể cũ xuống cấp, bảo đảm hài hòa lợi ích của nhà nước, người dân và nhà đầu tư.
Cụ thể, Chính phủ đã giao Bộ Xây dựng tiếp tục rà soát, tổng hợp các khó khăn, vướng mắc trong thực hiện chủ trương về cải tạo nhà chung cư cũ, nguy hiểm để nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật liên quan đến việc cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ. Trước mắt, năm 2020 Chính phủ sẽ nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Nghị định số 101/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ để tạo dựng các cơ chế, chính sách đột phá hơn và tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy việc cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ.
Ngoài ra, trong kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 83/2019/QH14, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm ban hành theo thẩm quyền các văn bản, hướng dẫn cụ thể việc quản lý, sử dụng, khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư... theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 29/CT-TTg; Rà soát, đánh giá, kiểm định, lập và phê duyệt kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ theo quy định của Nghị định số 101/2015/NĐ-CP.
Đồng thời, tăng cường vai trò trách nhiệm của các địa phương đối với việc quy hoạch, cấp phép đầu tư và tiến độ xây dựng các dự án bất động sản, nhất là các dự án khu đô thị mới, dự án phát triển nhà ở, cải tạo chung cư cũ.
[ad_2] Nguồn CafeF
0 notes
giaitritonghop123 · 7 years
Text
Cựu tổng giám đốc PVN 'sa lầy' ở dự án nhiệt điện 1,7 tỷ USD
Ông Phùng Đình Thực. Ảnh: Anh Minh
Ngày 20/12, Cơ quan An ninh điều tra đã tống đạt các quyết định khởi tố với ông Phùng Đình Thực (63 tuổi) do bị cáo buộc "cố ý làm trái" trong quá trình chỉ đạo thực hiện dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 gây hậu quả nghiêm trọng.
Việc khởi tố nằm trong tiến trình điều tra vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; Tham ô tài sản”, xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng công ty Cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC).
Ông Phùng Đình Thực làm Chủ tịch Hội đồng Thành viên PVN vào từ tháng 9/2011 đến tháng 6/2014, sau hai năm làm Tổng giám đốc. Năm 2012, PVN giao PVC làm chủ đầu tư và liên doanh với một số nhà thầu khác tại dự án Nhiệt điện Thái Bình 2. Đây là dự án có tổng mức đầu tư hơn 34.295 tỷ đồng (tương đương 1,7 tỷ USD), được coi là dự án cấp bách trong Tổng sơ đồ điện VI. Dự án từng được kỳ vọng sẽ cung cấp cho lưới điện quốc gia 6,7 tỷ kWh điện mỗi năm sau khi hoàn thành, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. 
Tuy nhiên, năm năm sau dự án mới hoàn thành 79,4% kế hoạch do đa số nhà thầu không chủ động được nguồn lực để thi công hoặc thi công cầm chừng, trong đó có PVC – PT, PVC – MS… Việc mua sắm vật tư thiết bị của tổng thầu PVC chậm, không đáp ứng tiến độ thi công lắp đặt hoặc đã ký hợp đồng nhưng do chưa thanh toán nên nhà cung cấp từ chối giao hàng.
Theo báo cáo kiểm toán về tài chính và các hoạt động liên quan tới quản lý, sử dụng vốn tài sản Nhà nước năm 2014 tại PVN được Kiểm toán Nhà nước công bố, chủ đầu tư dự án là PVN đã "mắc kẹt" khi đã ký hợp đồng tư vấn thu xếp vốn trị giá gần 68,9 tỷ đồng và thực hiện giải ngân gần 61,3 tỷ. Tuy nhiên, khoản chi phí này chưa có văn bản quy định của Nhà nước hướng dẫn về định mức cũng như hạch toán, quyết toán của các dự án đầu tư xây dựng.
Số tiền tạm ứng cho dự án này được PVN rót cho PVC hồi năm 2011 vào khoảng 1.300 tỷ đồng và 6,6 triệu USD (xấp xỉ 150 tỷ đồng). Tuy nhiên, tiền đã bị sử dụng sai mục đích. Lãnh đạo PVC thời điểm đó là ông Trịnh Xuân Thanh đã chi 1.080 tỷ đồng để thanh toán 425 tỷ đồng nợ gốc vay ngân hàng và 55 tỷ đồng trả lãi vay uỷ  thác của tập đoàn. PVC cũng đã chi 74 tỷ đồng để hỗ trợ Nhà máy nhiên liệu sinh học Phú Thọ, đồng thời bổ sung 103 tỷ đồng hỗ trợ cho công trình Vũng Áng (Hà Tĩnh).
Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 chậm tiến độ nhiều năm so với kế hoạch. Ảnh: NLM
Toàn bộ số tiền tạm ứng còn lại, gần 300 tỷ đồng, doanh nghiệp này cũng không sử dụng vào triển khai dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 mà "ném" vào 5 đơn vị khác mà PVC góp vốn, gồm công ty PVC - MS (với 102 tỷ đồng), công ty PVC - Land (50 tỷ đồng), công ty PVC - Hoà Bình (55 tỷ đồng), công ty PVNC (30 tỷ đồng) và công ty PVC Mekong (30 tỷ đồng). Hiện, ba công ty kinh doanh thua lỗ không thu hồi được vốn, PVC đã phải trích lập dự phòng và hạch toán kinh doanh thua lỗ.
Để có tiền triển khai Nhiệt điện Thái Bình 2, lãnh đạo PVC sau này là ông Vũ Đức Thuận đã có văn bản "cầu cứu" công ty mẹ là PVN xin hỗ trợ toàn bộ phần lãi vay phải trả cho việc vay vốn để mở L/C đến hết năm 2013 khoảng 1,5 triệu USD. 
Nhận xét không đúng về Trịnh Xuân Thanh
Trong thông báo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, ông Phùng Đình Thực phải chịu trách nhiệm người đứng đầu về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn giai đoạn 2011-2014; có trách nhiệm trong việc ban hành Nghị quyết 233 và Nghị quyết số 4266, gây hậu quả rất nghiêm trọng.
Ủy ban Kiểm tra cũng kết luận ông Thực vi phạm công tác tổ chức, cán bộ, thiếu trách nhiệm trong việc nhận xét không đúng với Trịnh Xuân Thanh khi chuyển công tác về Bộ Công Thương; không chỉ đạo xem xét vi phạm của Nguyễn Xuân Sơn khi làm Tổng giám đốc OceanBank.
Ông Thực còn phải chịu trách nhiệm cùng Tập thể Ban thường vụ Đảng ủy, HĐTV khi làm quy trình đề nghị cấp có thẩm quyền bổ nhiệm Nguyễn Xuân Sơn từ Phó tổng giám đốc lên Chủ tịch Hội đồng Thành viên và Bí thư Đảng ủy Tập đoàn năm 2014; có trách nhiệm liên quan vi phạm tại Dự án Nhà máy sản xuất xơ sợi Polyeste Đình Vũ và các dự án nhiên liệu sinh học.
Trước đó, cũng liên quan sai phạm ở dự án Nhiệt điện Thái Bình 2, ngày 26/9, Cơ quan an ninh điều tra (Bộ Công an) cho biết đã khởi tố, bắt tạm giam ông Lê Đình Mậu - Kế toán trưởng PVN về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Ngoài ông Mậu, 3 người khác cũng bị khởi tố gồm Vũ Hồng Chương (nguyên trưởng ban quản lý dự án điện lực dầu khí Thái Bình 2); Trần Văn Nguyên (kế toán trưởng ban quản lý dự án điện lực dầu khí Thái Bình 2) và Nguyễn Ngọc Quý (nguyên phó chủ tịch Hội đồng quản trị PVC). Theo cơ quan chức năng, bốn người này có dấu hiệu sai phạm trong việc tạm ứng tiền trước khi ký Hợp đồng EPC của dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2.
Liên quan các sai phạm tại PVN, hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra, Cơ quan An ninh điều tra đã khởi tố bị can với hơn 20 cựu lãnh đạo và lãnh đạo tập đoàn. Trong số này có ba cựu chủ tịch Hội đồng thành viên là ông Đinh La Thăng, Nguyễn Quốc Khánh, Nguyễn Xuân Sơn.
Gần đây nhất, ngày 18/12, VKSND Tối cao đã phê chuẩn việc khởi tố bị can, khám xét với ông Phan Đình Đức, thành viên Hội đồng thành viên PVN.
from Tin mới nhất - VnExpress RSS http://ift.tt/2z4oVYZ via IFTTT
0 notes
kitohuu · 4 years
Text
Obama alum Christopher Hale, hiện đang tranh cử Quốc hội, bị buộc tội lừa gạt người Công giáo trong Liên minh vì lợi ích chung
Denver Newsroom, ngày 3 tháng 8 năm 2020 / 07:15 chiều MT (CNA).-
Một cựu thành viên hội đồng quản trị của một tổ chức vận động chính trị Công giáo tiến bộ cho biết hôm thứ Hai, cựu giám đốc điều hành của tập đoàn, hiện đang cạnh tranh cho một ghế trong Quốc hội ở Tennessee, đã lừa gạt tổ chức này và cuối cùng đã phá sản.
Bây giờ tôi đang nói chuyện công khai, rất ít quan tâm đến việc ghi điểm. Tôi chỉ đơn giản là ở đây để nói về hồ sơ, để thiết lập một mô hình thực tế, để giúp giải thích cho công chúng về trải nghiệm đáng thất vọng mà tôi có với Chris Hale, James nói, James Salt, cựu thành viên hội đồng Công giáo trong Liên minh vì lợi ích chung , trong một thông báo livestream ngày 3 tháng 8.
Hale nói với CNA tối thứ Hai rằng, ý tưởng rằng tôi đã khiến tổ chức này phá sản hoặc lừa gạt nó về cơ bản là không đúng sự thật. Tôi tiếp tục tổ chức.
Hale đang hoạt động trong trường tiểu học Dân chủ ở Quận 4 của Quốc hội Tennessee. Đối thủ của anh ta trong cuộc đua đó, Noelle Bivens, đã tổ chức một sự kiện được phát trực tiếp với Salt vào tối thứ Hai, sau khi truyền thông địa phương đưa tin rằng Hale bị buộc tội lạm dụng danh sách email từ người chủ cũ của mình để gây quỹ vì lợi ích của anh ta.
Salt cho biết nhóm vận động chính trị, nhằm thúc đẩy các ứng cử viên Dân chủ và các sáng kiến ​​chính sách bằng cách kêu gọi người Công giáo, đã bị tổn hại về mặt tài chính và pháp lý bởi sự lãnh đạo của tổ chức Hale.
Công việc của tôi chỉ đơn giản là được ghi vào hồ sơ nói rằng anh ấy đã làm một việc không tốt cho tất cả những người đã làm việc với anh ấy.
Sau khi Hale được thuê làm giám đốc điều hành của Công giáo trong Liên minh vì lợi ích chung năm 2013, Salt nói, chúng tôi bắt đầu thấy một mô hình của Chris che giấu và tránh bất kỳ trách nhiệm nào.
Cuối cùng, Salt nói, Hale đã nói dối về việc nộp hồ sơ tài chính, và một lần nói với các đồng nghiệp rằng anh ta đang phẫu thuật, điều này rõ ràng là không đúng sự thật, để bào chữa cho việc bỏ lỡ công việc.
Hale đã bị sa thải khỏi nhóm vào năm 2017, Salt nói, và nhóm đã bị giải tán. Hale tranh cãi rằng anh ta bị sa thải, nói rằng anh ta đã rời khỏi hội đồng quản trị, bởi vì anh ta đã sẵn sàng để di chuyển và có những cuộc phiêu lưu khác nhau trong cuộc sống.
Anh ta bị buộc tội rời đi với danh sách gửi thư và gửi thư của tổ chức, và sử dụng chúng sau khi anh ta bị sa thải để gây quỹ cho một sáng kiến ​​mà anh ta bắt đầu vào cuối năm đó, được gọi là Dự án Francis.
Theo các tài liệu thu được từ Murfreesboro Voice, Hale đã được yêu cầu liên tục ngừng sử dụng các danh sách đó để gây quỹ, nhưng vẫn tiếp tục làm như vậy vào cuối tháng 12 năm 2019.
Trong một lá thư ngày 24 tháng 1 gửi Washington, tổng chưởng lý của DC, Luật sư Công giáo trong Liên minh vì lợi ích chung, và tổ chức Công giáo Hoa Kỳ có liên quan, nói rằng Dự án Francis không thực sự là một tổ chức phi lợi nhuận, mà thay vào đó là một giao dịch Tên được kết nối với một tập đoàn vì lợi nhuận của Washington, DC do Hale thành lập và đăng ký với tên là Christopher Christopher Hale.
Người Công giáo United nói trong bức thư của mình, người ta lo ngại rằng mối quan hệ trước đây của Hale với nhóm, đã hỗ trợ các sáng kiến ​​chính sách phù hợp với giáo lý xã hội Công giáo, có thể đánh lừa người nhận email để tin rằng họ đang đóng góp khấu trừ thuế trực tiếp cho Tổ chức hoặc cho một tôn giáo tương tự nhóm phi lợi nhuận.
Nhóm này đã yêu cầu tổng chưởng lý của quận Columbia xem xét vấn đề này và thực hiện tất cả các bước cần thiết để điều tra và ngăn chặn ông Hale tiếp tục các chiến thuật gây quỹ gian lận và gian lận của mình.
“Ông. Các hành động không trung thực của Hale làm suy yếu các giá trị của sự liêm chính và niềm tin rất quan trọng trong quá trình gây quỹ từ thiện, nhóm của nhóm nói.
Hale nói với CNA tối thứ Hai rằng ông không lấy bất kỳ danh sách nào từ tổ chức. Thay vào đó, anh ta nói, anh ta đã đưa vào một danh sách gửi thư có được từ công việc anh ta đã làm trước khi anh ta được thuê tại Công giáo trong Liên minh vì lợi ích chung, và anh ta đã được thông báo khi anh ta được thuê rằng anh ta sẽ giữ quyền sở hữu danh sách đó .
Ông nói rằng đó là danh sách gửi thư mà ông đã sử dụng cho dự án tiếp theo của mình, Dự án Francis, rằng ông chỉ thêm các liên hệ cá nhân sau khi ông bắt đầu làm việc tại Công giáo trong Liên minh vì lợi ích chung, và không có bổ sung từ cơ sở dữ liệu của chủ nhân trước đây.
Hale cho biết ông đã thực hiện thỏa thuận đó với Fred Rotondaro, người với tư cách là chủ tịch hội đồng quản trị tại Công giáo trong Liên minh vì lợi ích chung, đã thuê ông. Rotondaro qua đời vào tháng 6/2017.
Dự án Francis, Hale cho biết, là một nhóm nhỏ những người đang cố gắng xây dựng một nhóm vận động tập trung vào những người Công giáo trẻ, Công giáo ngàn năm, trong cuộc sống công cộng. Nó không bao giờ thực sự có chân dưới nó bởi vì không có ai muốn làm điều đó toàn thời gian.
Hale cho biết Dự án Francis đã gửi các bản tin và phản ánh tâm linh, và đã thực hiện công tác vận động, đặc biệt là về các vấn đề giáo huấn xã hội Công giáo trong bối cảnh chính quyền Trump.
Đây không bao giờ có ý định trở thành một nhóm đầy đủ với đôi cánh ngoài việc thực hiện công việc khiêm tốn của mình là đưa ra các bản tin, các phản ánh hàng ngày, một số khóa đào tạo giáo dục và một số hoạt động kiến ​​nghị và tuyên truyền có chủ đích về các vấn đề đặc biệt quan trọng trong giáo huấn xã hội Công giáo .
Chúng tôi không bao giờ nộp đơn là một tổ chức phi lợi nhuận vì chúng tôi chưa bao giờ là một tổ chức phi lợi nhuận. Chúng tôi đã làm công tác vận động chính sách. Không có khoản đóng góp nào của chúng tôi từng được coi là được khấu trừ thuế bởi vì họ không, ông nói thêm. Hale nói rằng những lời gạ gẫm từ nhóm không gợi ý hay ngụ ý rằng đóng góp sẽ được khấu trừ thuế.
Hale nói rằng ông sẽ tham khảo ý kiến ​​tư vấn pháp lý, để đáp ứng yêu cầu từ CNA để xem xét hồ sơ tài chính của Dự án The Francis.
Đây là một tổ chức tư nhân, nó không phải là một tổ chức phi lợi nhuận công cộng.
Một phiên bản lưu trữ của trang web Dự án Francis đưa ra yêu cầu quyên góp và cơ hội đăng ký các danh sách gửi thư khác nhau, bao gồm cả những đề cập của Hale.
Bivens, đối thủ chính của anh, cho biết tối thứ Hai rằng cô không biết liệu Hale có còn ở lại cuộc đua hay không. Trong khi cô thừa nhận rằng một số người trong khu vực đã bỏ phiếu qua thư, thì việc đi vào một vị tướng với Chris Hale là người được đề cử sẽ là một cơn ác mộng.
Hale nói với CNA rằng anh không có kế hoạch rời khỏi cuộc đua.
Với hơn 3.300 nhà tài trợ, 300 tình nguyện viên, 900 dấu hiệu trong sân của cử tri và những người ủng hộ hàng đầu ở mọi khu vực trong cộng đồng này, chúng tôi đang tiến hành chiến dịch cơ sở mạnh nhất ở vùng nông thôn Tennessee từng thấy. Chúng tôi đã không chỉ nâng cao Nghị sĩ DesJarlais bằng tỷ lệ 5: 1 kỷ lục, chúng tôi đã tổ chức cho ông 100: 1. Các cử tri của Tennessee đang khao khát một Dân biểu mới, người sẽ mang bệnh viện, chăm sóc sức khỏe, công việc tốt, tiền lương và thay đổi thế hệ đến Tennessee.
Tôi sẽ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử này vào thứ năm và sau đó vào ngày 3 tháng 11
Hale đã chạy đua vào Quốc hội trong cùng khu vực của Quốc hội vào năm 2018, nhưng đã thua trong cuộc thi sơ cấp Dân chủ. Ông đã được một số nhà quan sát chính trị dự đoán để giành chiến thắng trong năm 2020, nhưng nói chung là không được dự kiến ​​để giải phóng các nghị sĩ đảng Cộng hòa đương nhiệm của quận. Khu vực này mang nặng tính Cộng hòa, và được đại diện bởi bác sĩ Scott DesJarlais kể từ năm 2011. DesJarlais đã giành được gần 64% số phiếu trong cuộc bầu cử năm 2018 của quận.
Hale nói rằng ông tin rằng động lực của Salt trong việc đưa ra các cáo buộc chống lại ông hoàn toàn là chính trị.
Tôi đã trở thành một pinball trong một trận chiến. Nhưng James Salt cũng là một người ủng hộ Bernie Sanders. Anh ấy là một người đàn ông tốt, anh ấy là một người ủng hộ Bernie Sanders xa. Đối thủ của tôi cũng là một người ủng hộ Bernie Sanders, ông Hale nói, lưu ý rằng những cáo buộc chống lại ông đã đến chỉ vài ngày trước cuộc bầu cử sơ bộ của ông chống lại Bivens.
Tôi đang ba ngày sau một cuộc bầu cử. Nếu đây là một vấn đề pháp lý gây tranh cãi và dội bom như vậy, tại sao James lại đợi đến ba ngày trước cuộc bầu cử và sau đó làm như vậy trong bối cảnh cuộc họp báo với đối thủ của tôi?
Hale cũng nói với đơn tố cáo của CNA Salt về anh ta là rất cá nhân và nói rằng Salt rất ghen tị với công việc anh ta đã làm với người Công giáo trong Liên minh vì lợi ích chung. Ông cũng nói rằng ông đã phải đối mặt với những thách thức với Salt vì chúng khác nhau về chính sách và rằng có sự phân chia trong tổ chức về thế giới quan và chiến lược.
Ứng cử viên này là đồng sáng lập của Tạp chí Mill Years, và làm việc vào năm 2012 như một phần của nhóm tiếp cận Công giáo trong chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Barack Obama.
Bản thân Salt đã tham gia vào cuộc tranh cãi xung quanh người Công giáo Hoa Kỳ.
Trước cuộc bầu cử năm 2012, Salt, giám đốc điều hành của Catholics United, cho biết trong một lá thư gửi các mục sư của nhà thờ Công giáo Florida, nhóm này đã tuyển dụng một mạng lưới tình nguyện viên để theo dõi bài phát biểu liên quan đến bầu cử trong các nhà thờ vì hoạt động chính trị bất hợp pháp. Các nhà lãnh đạo Công giáo địa phương cho biết đây dường như là một nỗ lực nhằm bịt ​​miệng các mục sư về các vấn đề quan tâm đối với Giáo hội trong mùa bầu cử này.
Cuối cùng, các giám mục của Florida kêu gọi các mục sư không ký một bản cam kết được lưu hành bởi nhóm để giữ cho chính trị thoát khỏi bục giảng.
Salt trước đây đã phục vụ trong việc tiếp cận đức tin cho Đảng Dân chủ Kansas và đã thực hiện công việc nhắn tin dưới thời Thống đốc Kansas lúc bấy giờ là bà Kathleen Sebelius, một người ủng hộ quyền phá thai kiên quyết. Muối phục vụ trong Ủy ban Nền tảng Đảng Dân chủ 2012.
Người Công giáo trong Liên minh và Công giáo Hoa Kỳ, được sáp nhập một cách hiệu quả vào năm 2015, cả hai đều được thành lập sau sự kiện của Sen. Thất bại của John Kerry trong các chiến dịch bầu cử tổng thống năm 2004. Sự mất mát này một phần là do sự thất bại của đảng Dân chủ trong việc làm lung lay các cử tri tôn giáo.
Vào năm 2008, Đức Tổng Giám mục Denver Charles Chaput đã buộc tội rằng Công giáo Hoa Kỳ đã nhầm lẫn các ưu tiên tự nhiên của giáo huấn Công giáo, làm suy yếu những người ủng hộ tiến bộ đã đưa ra, và đưa ra một lý do để một số người Công giáo từ bỏ vấn đề phá thai thay vì chiến đấu trong các đảng của họ và tại thùng phiếu để bảo vệ thai nhi.
Người Công giáo trong Liên minh đã nhận được ít nhất 450.000 đô la tài trợ từ Tổ chức Xã hội mở, sau đó được gọi là Viện Xã hội mở, từ năm 2006 đến năm 2010. Một tài liệu nền tảng nội bộ từ năm 2009 đã trích dẫn vai trò chính của nhóm trong việc ảnh hưởng đến bài phát biểu gây tranh cãi năm 2009 của Barack Obama, và ca ngợi các chiến dịch của mình rằng, người đã mở rộng chương trình nghị sự của cử tri Công giáo để xem việc phá thai chỉ là một trong một số vấn đề bầu cử.
Công giáo United cũng nhận được tài trợ từ Quỹ Gill, được thành lập bởi chiến lược gia LGBT và triệu phú Tim Gill. Nhóm này được liệt kê là một đối tác trên trang web của Arcus Foundation, nơi đã tài trợ cho các nhóm Công giáo bất đồng chính kiến ​​và các tổ chức tôn giáo khác để ủng hộ các vấn đề về LGBT cũng như giới hạn nghiêm ngặt hơn về tự do tôn giáo.
Trước cuộc bầu cử năm 2016, Wikileaks đã đăng các email năm 2012 dường như liên quan đến người đứng đầu chiến dịch Hillary Clinton John Podesta, tại thời điểm tranh cãi quan trọng của Công giáo về bảo hiểm tránh thai của chương trình y tế bắt buộc.
Email của Podesta đã đáp lại lời đề nghị của Sandy Newman về cuộc cách mạng Mùa xuân của Công giáo Hồi giáo trong Giáo hội, theo cách nói sinh động của Newman, chính người Công giáo yêu cầu chấm dứt chế độ độc tài trung cổ và khởi đầu một nền dân chủ nhỏ và tôn trọng bình đẳng giới trong Công giáo nhà thờ.”
Podesta, cựu giám đốc nhân viên của Tổng thống Bill Clinton, đã trả lời: Hiện Chúng tôi đã tạo ra những người Công giáo trong Liên minh vì lợi ích chung để tổ chức trong một khoảnh khắc như thế này. Nhưng tôi nghĩ rằng nó thiếu sự lãnh đạo để làm như vậy bây giờ. Công giáo Hoa Kỳ cũng vậy. Giống như hầu hết các phong trào mùa xuân, tôi nghĩ rằng điều này sẽ phải từ dưới lên.
Theo các tài liệu nội bộ của Tổ chức Xã hội Mở từ năm 2009, sự ra đi của người Công giáo trong Liên minh đồng sáng lập Alexia Kelley để gia nhập Nhà Trắng Obama đã rời khỏi nhóm mà không có sự lãnh đạo mạnh mẽ. Kelley cuối cùng đã trở thành chủ tịch và Giám đốc điều hành của Tổ chức từ thiện có ảnh hưởng và các nhà tài trợ quan tâm đến các hoạt động Công giáo.
Báo cáo này đã được chỉnh sửa vào 8:55 Mountain Time để bao gồm các bình luận từ Christopher Hale.
catholicnewsagency. com dịch bởi Hà Trịnh
from WordPress https://ift.tt/33uZ9Q6 via IFTTT
0 notes
hoanvu-2016-us · 4 years
Text
Chặng cuối của vụ án Hồ Duy Hải: Chúng ta ứng xử thế nào trước phán quyết sau cùng?
(bởi adminTD, 05/05/2020)
Luật khoa, Võ Văn Quản, 5-5-2020
(truy cập từ https://baotiengdan.com/2020/05/05/chang-cuoi-cua-vu-an-ho-duy-hai-chung-ta-ung-xu-the-nao-truoc-phan-quyet-sau-cung/)
Tumblr media
Hồ Duy Hải (Ảnh trên mạng)
 Giám đốc thẩm là thủ tục tố tụng đặc biệt, nhằm xem xét lại bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án.
Giám đốc thẩm không xem xét lại sự thật khách quan của vụ án. Nó chỉ xem xét xem cơ quan tiến hành tố tụng có sai sót trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử hay không.
Kết luận của phiên tòa giám đốc thẩm vì vậy có thể tồn tại dưới nhiều dạng: (1) giữ nguyên bản án có hiệu lực và bác kháng nghị; (2) hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực để điều tra lại; (3) hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực để xét xử lại ở cấp sơ thẩm; (4) hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực và đình chỉ vụ án; (5) trực tiếp sửa bản án đã có hiệu lực pháp luật; và (6) đình chỉ xét xử giám đốc thẩm.
Vụ án Hồ Duy Hải đang đi đến thủ tục tư pháp này.
***
Hồ Duy Hải bị bắt vào tháng Ba năm 2008.
Tháng 12 năm 2008, tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Long An tuyên anh án tử hình.
Tháng Tư năm 2009, tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP. Hồ Chí Minh bác đơn kháng cáo của Hải, giữ nguyên hình phạt tử hình.
Hai lần nhận án tử hình, bị cáo Hồ Duy Hải đã đi trên dây giữa sự sống và cái chết được hơn 11 năm.
Một phần đời người. Và cả đời tuổi trẻ của một thanh niên.
Chúng ta đang đi đến những quãng cuối cùng của sự chờ đợi thống khổ ấy, với phiên tòa giám đốc thẩm của hội đồng thẩm phán – tòa án nhân dân tối cao, cấp xét xử cao nhất mà Hải có thể đi tới.
Ta sẽ phải đối mặt với phán quyết này như thế nào? Ta sẽ phải lựa chọn thái độ ra sao?
***
Người ta thường hay nói về tính chính danh trong xã hội hiện đại, nhưng ít ai định nghĩa chính danh là gì.
Chính danh chính trị (political legitimacy) thường được giải quyết bằng câu hỏi quyền lực nhà nước có đại diện cho số đông và bảo vệ số đông người dân hay không. Song tính chính danh tư pháp (judicial legitimacy) không có cái diễm phúc được hiểu thông qua cách thức giản đơn như vậy.
Ở bất kỳ quốc gia nào, bản chất của một tòa án là phi dân chủ. Họ không được nhân dân bầu ra, không có trách nhiệm tuân thủ nguyện vọng của nhân dân, và không có trách nhiệm giải trình về bản án của mình trước nhân dân. Tính chính danh của một tòa án, vì vậy, thường được cho là đến “từ quá trình xét xử”: Tòa có độc lập hay không? Tòa có thượng tôn pháp luật hay không?
Hiển nhiên, đây không phải là cách duy nhất người ta nhìn nhận về tính chính danh của tòa. Trong quyển “courts: a comparative and political analysis”, Giáo sư Martin Shapiro (đại học Harvard) phản đối việc chỉ dựa vào tiến trình tố tụng để lý giải cho sự cần thiết của chế định tư pháp tòa án.
“Tòa cần phải được đánh giá dựa trên bản án cuối cùng của nó” – ông nói. Theo cách tiếp cận này, phép thử dân chủ cho sự chính danh của một tòa án nằm ở chỗ “kết quả cuối cùng” của nó có hướng tới công lý, có nhằm bảo vệ và cải thiện đời sống con người hay không. Nếu bản án không có đóng góp gì cho mục tiêu xây dựng xã hội tốt đẹp hơn, việc bảo vệ thứ độc lập trừu tượng của hệ thống tư pháp cũng chẳng có ý nghĩa gì.
Nhưng thế nào là xã hội tốt đẹp hơn? Thế nào là công lý? Thật khó để tìm ra một điểm dung hòa cả hai luồng ý kiến. Ngay cả những thẩm phán tài ba của Tối cao pháp viện Hoa Kỳ cũng luôn phải tự nhắc nhở mình về tính chính danh của cơ quan tư pháp quyền lực nhất liên bang, vốn luôn được rất nhiều luật gia trên thế giới thần tượng.
Trong ghi chép phần tranh luận (oral argument) tại Tối cao pháp viện của án lệ nổi tiếng Gill v. Whitford hồi năm 2016 liên quan đến việc đảng Dân chủ tại Wisconsin cáo buộc chính quyền tiểu bang do đảng Cộng hòa cầm quyền cố tình đưa ra các đạo luật để “thao túng vùng bầu cử” (partisan gerrymander), chánh thẩm John Robert đã phải cân nhắc:
“Giả sử tin về việc đảng Dân chủ thắng vụ kiện này đến tai một người dân trên đường phố Wisconsin, họ sẽ nói gì? Nếu họ đủ bình tĩnh, có thể họ sẽ hỏi vì sao đảng Dân chủ thắng. Và câu trả lời của chúng ta, đối với họ, đơn giản chỉ là những mớ thuật ngữ pháp lý xã hội vô nghĩa lý (sociological gobbledygook). 
Trong khi đó, đường phố rõ ràng cũng không có chỗ cho sự lịch thiệp nói trên. Họ sẽ gọi chúng ta là đám vớ vẩn. Rằng Tối cao pháp viện đang ủng hộ đảng Dân chủ và thù ghét đảng Cộng hòa. Khi điều này xảy ra, vai trò và sự chính trực của Tối cao pháp viện đang bị đe dọa nghiêm trọng trước con mắt quốc dân”.
Lo lắng của chánh thẩm John Robert được Giáo sư Luis Fuentes-Rohwe, trường đại học Indiana Bloomington, nhìn nhận dưới góc độ “sự trung thành chính thể” (institutional loyalty).
Ông nhận định, người Mỹ đã từng rất thần tượng hệ thống tòa án Hoa Kỳ. Sự tin tưởng đó không phải bởi kết quả bản án, hay thậm chí là quá trình xét xử. Nó được xây dựng bởi lòng tin của toàn bộ quốc gia đối với vai trò đọc, hiểu và giải thích pháp luật được chính Hiến pháp trao cho Tối cao pháp viện Hoa Kỳ.
Công chúng có thể không hài lòng với kết quả của một vụ án cụ thể. Nhưng họ không thách thức trí tuệ và sự công minh của các thẩm phán. Đối với họ, các thẩm phán khác biệt hoàn toàn với chính trị gia “tráo trở và gian dối”. Đây chính là mấu chốt khiến cho vị thế của tòa án đặc biệt, khiến cho công chúng còn phải “ngước nhìn” các thẩm phán.
Khi “sự trung thành với chính thể” của một quốc gia không còn; đó là lúc các thẩm phán bị xem là những tay chơi chính trị, đơn thuần “choàng áo thụng” để xử án.
Sự lo lắng của thẩm phán Robert quả thật không thừa. Từ năm 2016, môi trường chính trị Hoa Kỳ đã hoàn toàn thay đổi với sự thắng thế của Donald Trump. Với việc ông này cổ vũ phong trào thách thức thể chế chính trị Hoa Kỳ, rồi kế đó là khủng hoảng phân cực tồi tệ nhất Hoa Kỳ sau Nội chiến, niềm tin vào chính thể mà Hiến pháp Hoa Kỳ đã xây dựng, trong số đó có Tối cao pháp viện, đang sụt giảm nghiêm trọng.
Người ủng hộ Trump gọi thẩm phán Ruth Bader Ginsburg là “con chó cái của đảng Dân chủ” sau khi bà phê bình cách nói chuyện của Trump.
Người ghét Trump gọi thẩm phán Brett Kavanaugh (do Trump bổ nhiệm) là một “thằng hiếp dâm” không hơn không kém sau những cáo buộc dành cho ông này.
Tối cao pháp viện Hoa Kỳ đang phải đối mặt với khủng hoảng niềm tin chưa từng có tiền lệ.
***
Vậy người Việt Nam tin vào điều gì?
Chúng ta có sở hữu “sự trung thành chính thể” đối với tòa án Việt Nam hay không?
Có thể tự tin mà nhận định rằng người Việt Nam chưa bao giờ có một niềm tin “son sắt” dành cho hệ thống tư pháp Việt Nam như người Mỹ dành cho hệ thống của họ.
Chúng ta chưa từng nhìn thẩm phán như những con người vượt lên trên chính trị.
Làm sao những người dân bình thường có thể làm điều đó, khi mà ngay cả hiến pháp và luật Tổ chức tòa án còn khẳng định các cơ quan tư pháp là cánh tay thể chế, phải trung thành với các loại tuyên ngôn chính trị từ cao xuống thấp?
Hay người Việt Nam có niềm tin về quá trình và sự công tâm của tòa án Việt Nam hay không?
Vẫn là con số không.
Trong nghiên cứu có tên “Corruption in Asia: rethinking the governance paradigm” của Giáo sư luật Timothy Lindsey và Giáo sư kinh tế – sử Howard W. Dick thuộc đại học Melbourne, hai khoa học gia cho thấy người Việt không có mấy niềm tin vào hệ thống tư pháp quốc gia. Theo họ, điều này không chỉ do tác động của thực trạng pháp luật quốc gia, mà còn do đặc điểm lịch sử – văn hóa.
Từ việc đặt đạo đức lên trên pháp luật của ngàn năm Khổng giáo, sự yếu kém đã thành bản chất của các cơ chế tư pháp phong kiến, cho đến sự lộn xộn của nền chính trị thời chiến, người dân kỳ vọng và tin tưởng hơn vào các công cụ cưỡng chế bạo lực của cơ quan hành pháp, khi so sánh với “những tờ giấy vụn” do cơ quan tư pháp ban hành. Nghiên cứu này được thực hiện vào tận đầu những năm 2000. Song giá trị phân tích của nó 20 năm sau tại Việt Nam vẫn còn đó.
Thực tế trên đẩy người Việt Nam vào thế chỉ còn có thể chọn một niềm tin rất thực dụng khi nói đến các cơ quan tư pháp – kết quả.
Miễn là kết quả đúng với mong muốn hay nguyện vọng của mình, cơ quan tư pháp sẽ trở nên “công minh”, “sáng suốt”. Nhưng nếu kết quả đi ngược lại điều này, tòa án đơn giản chỉ là “con rối”, nơi tập hợp “những kẻ nhận hối lộ”. Cách tiếp cận này chỉ càng khiến vai trò và niềm tin vào hệ thống tư pháp của Việt Nam sụt giảm.
***
Với vụ án của Hồ Duy Hải, nhờ vào sự kiên cường của thân mẫu anh, nhờ vào sự nhiệt thành của các luật sư tham gia, nhờ sự lên tiếng của báo chí, và quan trọng nhất là nhờ vào công luận Việt Nam, chúng ta có lẽ đang được chứng kiến một quy trình tư pháp phần nào công khai và sòng phẳng.
Một ngày trước ngày thi hành án tử cho anh (4/12/2014), chủ tịch nước Trương Tấn Sang gửi công văn cho chánh án TAND tối cao và viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị hoãn thi hành án tử hình để xem xét kỹ trước khi thi hành án, từ đó tạo thêm nhiều thời gian cho quá trình xem xét lại thủ tục tố tụng trước đó.
Đại biểu quốc hội Lê Thị Nga cũng can đảm dấn thân vào vụ án, với báo cáo của bà ghi nhận bản án kết tội Hồ Duy Hải “chưa đủ cơ sở vững chắc”, và “có đầy đủ căn cứ để giám đốc thẩm” cũng như “cần phải xem xét, kháng nghị giám đốc thẩm vụ án này”.
Đến năm 2019, viện KSND tối cao ra quyết định kháng nghị giám đốc thẩm. Họ nhận định bản án sơ thẩm và phúc thẩm tuyên tử hình Hồ Duy Hải là chưa phù hợp với tình tiết khách quan vụ án; việc thu thập, đánh giá chứng cứ, tài liệu chưa đầy đủ; vụ án có nhiều nội dung cần chứng minh nhưng chưa được làm rõ.
Có thể nói mọi thủ tục tư pháp, mọi cân nhắc pháp luật đã được gần như mọi cơ quan có liên quan xem xét và đánh giá.
Chúng ta không hề biết sự thật. Và tôi tin là ngay cả các thẩm phán của tòa án nhân dân tối cao cũng vậy. Điều họ có thể làm là nhìn vào quy trình tố tụng và chứng cứ để đưa ra phán quyết cuối cùng.
Với những chứng cứ rất rõ ràng, tôi tin vụ án Hồ Duy Hải ít nhất cũng sẽ được trả hồ sơ để xét xử lại, nếu không nói là phải trả hồ sơ để điều tra lại từ đầu.
Song với những đặc trưng khó có thể chối bỏ nói trên của nền tư pháp Việt Nam, không khỏi bùi ngùi khi nghĩ rằng bản án sẽ không thể nào làm thay đổi cách nhìn của người dân đối với hệ thống tư pháp, và lại càng không thể làm thay đổi chính bản chất thật sự của hệ thống.
Dù phán quyết chung thẩm có là gì đi chăng nữa, những vấn đề cốt lõi gây ra án oan của hệ thống tư pháp Việt Nam vẫn còn nguyên đó.
Trả lại sự trong sạch cho Hồ Duy Hải theo đúng như những gì hồ sơ thể hiện là cần thiết, là việc phải làm. Nhưng công lý vẫn chưa chiến thắng, khi người Việt Nam ta còn chưa định hình được công lý là gì.
0 notes
blogtintonghop24h · 4 years
Text
Thủ tướng mong muốn báo chí lan tỏa năng lượng tích cực trong xã hội
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh điều này tại Hội nghị sơ kết công tác thông tin, tuyên truyền về phòng, chống dịch COVID-19 do Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Y tế và Bộ Thông tin - Truyền thông phối hợp tổ chức vào ngày 16/6. Hội nghị diễn ra trong bối cảnh hơn 2 tháng qua, chúng ta không có ca nhiễm mới trong cộng đồng. Cùng dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương.
"Việt Nam là tấm gương sáng chói"
Báo cáo của Ban Tuyên giáo Trung ương cho biết, công tác thông tin, tuyên truyền về phòng chống COVID-19 được triển khai đồng bộ, quyết liệt, đa dạng với tất cả các hình thức truyền thông như báo chí, qua tin nhắn SMS, mạng xã hội, truyền thông tại cơ sở (hệ thống loa truyền thanh thông tin cơ sở), truyền thông trực tiếp tại cộng đồng…
Theo điều tra của Viện Dư luận xã hội (Ban Tuyên giáo Trung ương) 84% người được hỏi đánh giá cao công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho nhân dân về phòng, chống COVID-19.
Báo cáo của Bộ Thông tin - Truyền thông cho biết, từ ngày 1/2 đến 31/5/2020, báo chí đã đăng tải tổng số 560.048 tin, bài về dịch COVID-19, trong đó, về sắc thái, tin tích cực chiếm tỷ lệ 41,96%; trung lập chiếm tỷ lệ 35,47%, tin tiêu cực chiếm tỷ lệ 22,56%. Khi Việt Nam bước sang trạng thái "bình thường mới", tỷ lệ tin bài liên quan đến dịch COVID-19 vẫn được các cơ quan báo, đài tiếp tục duy trì từ 28-40% tỷ lệ tin, bài về phục hồi, phát triển kinh tế nhưng không chủ quan trong phòng, chống dịch bệnh. Trong 5 tháng đầu năm 2020, trên không gian mạng Việt Nam có gần 17 triệu đề cập (dòng trạng thái, bình luận) liên quan tới tình hình dịch COVID-19 ở Việt Nam.
Đại diện Cục Viễn thông (Bộ Thông tin - Truyền thông) cho biết, nếu như trước đây, nói tới tuyên truyền, chúng ta chỉ nhớ đến báo chí, truyền hình thì từ đợt dịch này, mỗi chiếc điện thoại nhỏ bé đã trở thành một công cụ tuyên truyền có vai trò to lớn. Từ ngày 3/2 đến nay, Cục Viễn thông đã chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp triển khai 18 đợt nhắn tin cho thuê bao di động để tuyên truyền phòng chống COVID-19, trong đó số thuê bao đã gửi tin nhắn (cộng dồn) là hơn 2 tỷ thuê bao, 15 tỷ bản tin đã gửi.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm triển lãm tranh ảnh về phòng, chống COVID-19. Ảnh: Quang Hiếu
Cho biết hầu hết dư luận quốc tế đánh giá Việt Nam đã hành động một cách xuất sắc, luôn chủ động, sẵn sàng hợp tác và hoàn toàn minh bạch; có tỷ lệ người dân tin tưởng vào các biện pháp ứng phó dịch của Chính phủ cao nhất thế giới, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Lê Mạnh Hùng dẫn chứng các bài báo quốc tế nhận định Việt Nam là "tấm gương sáng chói và hy vọng", "nguồn động viên lớn lao" trên thế giới trong công cuộc phòng chống dịch COVID -19; trên cương vị Chủ tịch ASEAN, Việt Nam đã có sự hồi đáp rất nhanh, có nhiều sáng kiến, thể hiện "tầm lãnh đạo mạnh mẽ" trong việc dẫn dắt một phản ứng tập thể của khu vực trước đại dịch COVID -19.
"Nhiều người nước ngoài, nhất là những người đã thực hiện cách ly y tế và được điều trị tại Việt Nam gửi đi những thông điệp bày tỏ cảm ơn Việt Nam "là một đất nước của những con người tuyệt vời, tuyệt vời với những trái tim đẹp"; "Khi nghĩ đến người Việt Nam tôi luôn cúi đầu với sự tôn trọng hết mực", Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương trích lại chia sẻ của các bệnh nhân người Anh, Ba Lan đã từng được cách ly, chăm sóc ở Việt Nam...
Tại hội nghị, đại diện các cơ quan thông tấn báo chí đều khẳng định sự chung sức, xung kích trên mặt trận thông tin chống "giặc COVID-19". Báo chí đã phát huy sức mạnh đa loại hình, đa phương tiện, đa ngôn ngữ trong tuyên truyền phòng, chống dịch.
Lan tỏa năng lượng tích cực trong xã hội
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao Bằng khen của Thủ tướng cho 18 tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác thông tin, tuyên truyền về phòng chống dịch COVID-19. Ảnh: Quang Hiếu
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận, đánh giá cao sự đóng góp to lớn trực tiếp nhiều mặt của truyền thông, báo chí nước nhà vào kết quả phòng, chống dịch. Vai trò của truyền thông, thông tin, với lực lượng hùng hậu, có ý nghĩa rất quan trọng, là một trong những yếu tố quyết định sự thành bại của bất cứ sự kiện nào. Lúc khó khăn mới hiểu lòng người, Thủ tướng cho rằng, sự xông pha, đồng thanh hiệp lực của báo chí chống dịch COVID-19 có ý nghĩa lớn.
Theo Thủ tướng, chúng ta đã chống dịch với tinh thần của thời chiến, "chống dịch như chống giặc", "thần tốc, thần tốc hơn nữa". Chúng ta đã sử dụng các đối sách kịp thời như cách ly tập trung, sử dụng các lực lượng quân đội, công an vào công tác này, "quân lệnh như sơn", khóa chặt bên ngoài, khoanh vùng, dập dịch bên trong, đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng hộ. Thà hy sinh quyền lợi kinh tế trong ngắn hạn để bảo đảm sức khỏe nhân dân.
Toàn dân đã vào cuộc, đồng tâm hiệp lực, quyết tâm chống COVID-19, hạn chế tối đa lây nhiễm trong cộng đồng. Nhờ đó, chúng ta có tỷ lệ lây nhiễm trên số dân là thấp nhất và chi phí phòng, chống dịch cũng thấp nhất. Điều thần kỳ và cũng là may mắn là không có người tử vong, không có gia đình nào phải mang khăn tang trên đầu do COVID-19.
Trong lúc dịch bệnh, khó khăn thì tính nhân văn, nhân ái được thể hiện mạnh mẽ. Khi xuất hiện tâm dịch ở Vũ Hán (Trung Quốc), chúng ta đã đưa máy bay đón các du học sinh về nước và hàng chục phi công, tiếp viên đăng ký tình nguyện đi vào tâm dịch "giải cứu" đồng bào. Hay khi bệnh nhân số 91, phi công người Anh có nguy cơ phải ghép phổi thì 50 người tình nguyện sẵn sàng hiến phổi cho bệnh nhân này.
Thủ tướng nêu rõ, ngành tuyên giáo, truyền thông và thông tin, các cơ quan báo chí, giới văn nghệ sỹ đã đóng góp quan trọng vào phòng, chống dịch, tạo đồng thuận xã hội, nâng cao nhận thức của nhân dân, khơi dậy tinh thần yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc để chiến thắng đại dịch. Đó là món quà quý giá để chúng ta có sản phẩm thiết thực, đóng góp kỷ niệm 95 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam.
Nhắc lại câu chuyện về chuyến công tác chống hạn, mặn tại các tỉnh phía Nam, Thủ tướng cho biết, khi đó, phát hiện bệnh nhân số 17, thị trường náo loạn, "chúng ta đã chỉ đạo kịp thời và báo chí đồng loại đưa tin, Việt Nam bảo đảm đầy đủ hàng hóa, có cơ số dự phòng ứng phó mọi tình huống, các cửa hàng mở đến 11 giờ đêm". Nhờ đó, thị trường đã trở lại bình thường. Hay là hàng tỷ tin nhắn đã được gửi tới người dân. "Chúng ta đã thông tin kịp thời, minh bạch", áp dụng công nghệ trong đưa tin. Rất nhiều hình ảnh ấn tượng về chiến sỹ áo trắng, cán bộ, chiến sỹ quân đội, công an gác dọc biên giới, những câu chuyện chiến sỹ không thể về thắp hương khi bố mất hay không thể về thăm con mới sinh… đều được báo chí, truyền thông đưa lên. Qua báo chí, đã tiếp thêm động lực, sức mạnh cho các cán bộ, chiến sỹ ở tuyến đầu chống dịch, động viên, khuyến khích người dân bình tĩnh, chủ động.
"Vì lẽ đó, chúng ta đã có tình hình Việt Nam là một trong số ít nước bắt đầu đến tiến trình bình thường mới sau đại dịch sớm nhất thế giới", Thủ tướng nói, đồng thời nêu rõ, cần tiếp tục thực hiện mục tiêu kép. Nếu chống dịch thành công bước đầu mà để "kinh tế đổ gãy, nhân dân cơ hàn" thì không thể hoàn thành nhiệm vụ trước Đảng, trước nhân dân. Nhiệm vụ quan trọng lúc này là phát triển kinh tế - xã hội, giữ các cân đối lớn của nền kinh tế. Tuy nhiên, chúng ta không được chủ quan, nếu chủ quan là trả giá khi dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp trên thế giới, hiện chưa có vaccine. "Chúng ta nói về việc chuẩn bị mở cửa nhưng mở cửa ở đâu, mở cửa như thế nào, kiểm soát làm sao để không lây nhiễm ra cộng đồng từ khách du lịch", Thủ tướng đặt vấn đề.
Để thực hiện mục tiêu kép, hiện thực hóa mục tiêu Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, Thủ tướng cho rằng, cần phải làm tốt hơn nữa công tác thông tin truyền thông, truyền thông phải góp phần lan tỏa năng lượng tích cực trong xã hội, nhân rộng những gương người tốt, việc tốt, mô hình tốt, công ty tốt, cách làm ăn hiệu quả trong phát triển kinh tế-xã hội, góp phần đưa nền kinh tế bật dậy nhanh sau dịch.
Truyền thông, thông tin phải góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đóng góp vào nỗ lực xử lý các khó khăn, vướng mắc, giải quyết các đề xuất, kiến nghị của các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp để thúc đẩy tăng trưởng, đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu, giải ngân vốn đầu tư công, chú trọng phát triển thị trường trong nước đối với sức tiêu dùng gần 100 triệu dân đang tăng trưởng nhanh về thu nhập.
Chủ động thực hiện tốt thông tin đối ngoại, tuyên truyền những nỗ lực thành tựu Việt Nam, xây dựng hình ảnh Việt Nam là điểm đến an toàn, hấp dẫn, năng động và giàu tiềm năng trong mắt các nhà đầu tư và bạn bè quốc tế.
Thủ tướng đề nghị báo chí tham gia tích cực, góp phần vào thành công Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ 13 của Đảng.
Chúc mừng báo chí nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần của báo chí là "phò chính, diệt tà", vượt qua khó khăn trước ảnh hưởng của mạng xã hội để đứng vững.
Nhân dịp này, Thủ tướng cho biết, cần có cơ chế tài chính phù hợp hỗ trợ cho báo chí sau khi quy hoạch.
Tại hội nghị, Thủ tướng đã quyết định thưởng 1 tỷ đồng cho tất cả các tờ báo tham gia thực hiện nhiệm vụ truyền thông, thông tin về COVID-19; trao Bằng khen của Thủ tướng cho 18 tập thể.
Đức Tuấn
Báo Gia đình và Xã hội cập nhật tin tức trong ngày liên tục, mới nhất
Nguồn https://ift.tt/315RKpz
0 notes
vieclam365vn · 4 years
Text
Học viện Báo chí và Tuyên truyền ở đâu? Lý do nên học trường Báo
1. Khái quát sơ lược về Học viện Báo chí và Tuyên truyền Giới thiệu Học viện Báo chí và Tuyên truyền Học viện Báo chí và Tuyên truyền hay được gọi tắt là AJC (Academy of Journalism and Communication). Đây là trường đại học đứng đầu các trường chuyên đào tạo về ngành báo chí và truyền thông, đồng thời trực thuộc sự quản lý của  Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh nên trường còn có tên gọi khác là trường Đảng. Trường được thành lập vào ngày 16/1/1962 và thuộc loại hình Đại học công lập. Hiện nay, Phó Giám đốc Phụ trách là Phó giáo sư, Tiến sĩ Lưu Văn An. Tổng số giảng viên của trường tính đến thời điểm này là 242 cán bộ. Bên cạnh đó, trường cũng mời thêm nhiều giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia đầu ngành về giảng dạy và tham gia một số hoạt động của trường. Giới thiệu qua thông tin chung như vậy thôi, còn bây giờ, chúng ta sẽ đi tìm kiếm địa chỉ của trường Báo nhé. 2. Học viện Báo chí và Tuyên truyền ở đâu? Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện đang tọa lạc tại số 36, đường Xuân Thủy, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Đây cũng là cổng chính của trường Báo. Ngoài ra, trường còn có một cổng phụ nữa ở số 51 - 53, đường Nguyễn Phong Sắc, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy. Vào những ngày đi học, cổng chính vẫn mở bình thường để giảng viên và sinh viên di chuyển hoặc đón khách mời, đại biểu về tham dự các sự kiện quan trọng. Riêng cổng phụ thì giới hạn thời gian hơn, chỉ mở cửa trước 7h sáng và sau 5h chiều để hạn chế sinh viên đi muộn, trốn học. Vì nằm ở khu vực đông dân, thuộc đoạn đường chính có nhiều xe cộ qua lại nên cứ đến giờ cao điểm là hai cổng trường Báo đều kẹt cứng, tắc từ 1 - 2 tiếng đồng hồ. Trước cổng chính là trạm dừng xe bus và bốt gác của lực lượng Cảnh sát Giao thông. Các phụ huynh và các em lớp 12 đang muốn đến trường Báo hãy cẩn thận đoạn đường này nhé. Khi đi xe máy, nhớ đội mũ bảo hiểm, tuân thủ đúng luật Giao thông, đem theo đầy đủ giấy tờ xe, không lái xe khi không có bằng lái, bật xi nhan bên phải, để ý các tuyến xe bus đằng sau và đừng rẽ trái ở ngã tư nhé. Những ai muốn rẽ trái từ Trần Thái Tông sang Xuân Thủy hay từ Xuân Thủy sang Nguyễn Phong Sắc thì hãy bỏ ý định ấy ngay nhé. Bạn phải đi thẳng theo đúng làn đường của mình khi thấy ngã tư giao nhau, đến chỗ cho quay thì mới được quay xe lại và rẽ phải để tránh vi phạm luật. Vì chưa nhớ đường, chưa tìm hiểu kĩ luật giao thông nên đối tượng hay bị các chú công an vẫy lại chủ yếu là các bạn sinh viên năm Nhất, những bạn từ các địa phương, tỉnh thành khác chuyển lên Hà Nội học tập và sinh sống. Học viện Báo chí và Tuyên truyền ở đâu? Sang đến cổng phụ, bạn có thể bắt gặp quán Cà phê Báo - điểm hẹn của các buổi học nhóm, họp ban tổ chức sự kiện, bắt gặp những quán photo tài liệu, giáo trình, Nghệ An Quán, Bánh mì chị Mến - những nơi quen thuộc với các sinh viên có tâm hồn ăn uống, thích ngồi trà chanh, tâm sự chuyện đời.  3. Những chuyên ngành chính ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền Nhắc đến Học viện, đa số mọi người thường hay nghĩ rằng: trường chỉ đào tạo về Báo chí, sau này ra trường chỉ làm được mỗi nghề phóng viên, nhà báo. Thực chất, trường còn đào tạo cả các chuyên ngành Lý luận chính trị, các ngành liên quan đến công tác tư tưởng - văn hóa, truyền thông cùng một số chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn khác. Cụ thể, Học viện Báo chí và Tuyên truyền gồm những ngành sau: - Khoa Triết học: chuyên ngành Triết học Mác - Lênin. - Khoa Kinh tế: chuyên ngành Quản lý Kinh tế, Kinh tế chính trị Mác - Lênin, Kinh tế và Quản lý. - Khoa Lịch sử Đảng: chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. - Khoa Xây dựng Đảng: chuyên ngành Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước. - Khoa Chủ nghĩa xã hội khoa học: chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học, Giáo dục lý luận chính trị. - Khoa Chính trị học: chuyên ngành Chính trị phát triển, Chính sách công, Quản lý công. - Khoa Tuyên truyền: chuyên ngành Quản lý hoạt động tư tưởng - văn hóa, Văn hóa phát triển, Truyền thông chính sách. - Viện Báo chí: chuyên ngành Báo in, Ảnh báo chí, Truyền thông đại chúng, Truyền thông đa phương tiện. Những chuyên ngành chính được đào tạo - Khoa Quan hệ Công chúng - Quảng cáo: chuyên ngành Quan hệ Công chúng, Quảng cáo, Truyền thông Marketing. - Khoa Quan hệ Quốc tế: chuyên ngành Quan hệ chính trị và truyền thông quốc tế, Thông tin đối ngoại, Truyền thông quốc tế, Quan hệ quốc tế và truyền thông toàn cầu. - Khoa Phát thanh - Truyền hình: chuyên ngành Báo truyền hình, Báo phát thanh, Báo mạng điện tử, Quay phim truyền hình. - Khoa Xuất bản: chuyên ngành Biên tập Xuất bản. - Khoa Xã hội học: chuyên ngành Xã hội học, Công tác xã hội. - Khoa Nhà nước - Pháp luật: chuyên ngành Quản lý xã hội, Khoa học Quản lý nhà nước. - Khoa Tư tưởng Hồ Chí Minh: chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh. - Khoa Ngoại ngữ: chuyên ngành Ngôn ngữ Anh - Khoa Tâm lý giáo dục đại cương, khoa Tâm lý giáo dục và nghiệp vụ sư phạm: không có chuyên ngành đào tạo. Trường Báo có cả chương trình đại trà và chương trình chất lượng cao Trong số các chuyên ngành này, có chuyên ngành Quan hệ Công chúng và Báo truyền hình là hai chuyên ngành có điểm xét tuyển đầu vào cao nhất. Đối với khoa Quan hệ Công chúng - Quảng cáo và khoa Quan hệ Quốc tế, môn Tiếng Anh sẽ được nhân đôi. Bên cạnh hai khối xét tuyển thông thường là A00, D01 bạn có thể chọn thi thêm khối D72 (Văn, KHTN, Anh) và D78 (Văn, KHXH, Anh). Còn riêng khoa Phát thanh - Truyền hình, chuyên ngành Báo in, Ảnh báo chí, bạn bắt buộc phải thi thêm môn Năng khiếu báo chí. Môn thi Năng khiếu báo chí bao gồm 2 phần thi: Trắc nghiệm và Tự luận. Các câu hỏi đều xoay quanh kiến thức Sử - Địa - Văn - GDCD, các vấn đề nóng trong xã hội, sửa lỗi chính tả. Bạn cứ cố gắng nắm chắc những kiến thức cơ bản của các môn học đó, kết hợp xem thời sự, VTV Chuyển động 24h là có thể tự tin đi thi rồi. Đừng vì quá lo lắng mà mất tiền đi học những trung tâm ôn thi năng khiếu báo chí nhé. Học viện Báo chí và Tuyên truyền không tổ chức bất cứ cơ sở ôn luyện nào và cũng không khuyến khích thí sinh đi học thêm bên ngoài để thi môn này bởi đa số những trung tâm ấy đều mang tính chất lừa đảo. Tuy không thuộc danh sách ở những khoa vừa liệt kê, song Học viện Báo chí và Tuyên truyền còn có Chương trình Cử nhân quốc tế Quảng cáo, PR và Thương hiệu - chương trình nhượng quyền của Đại học Middlesex (Vương quốc Anh) cùng một số chuyên ngành chất lượng cao. 4. Có những câu lạc bộ nào ở trường Báo? Khi bạn trở thành sinh viên trường Báo, có vô số các câu lạc bộ để bạn thử sức mình và trải nghiệm các hoạt động bồi dưỡng kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ. Khi tham gia vào các câu lạc bộ, bạn sẽ được làm quen với nhiều người có chung sở thích, đam mê và suy nghĩ giống mình, bạn sẽ cảm thấy không hề cô đơn và nhận ra bản thân mình đã dần trưởng thành. Tuy nhiên, nếu bạn thích đi làm part - time hơn tham gia các câu lạc bộ, cũng không sao cả. Nhưng tuổi trẻ mà không tham gia các câu lạc bộ, hoạt động xã hội thì cũng thật phí. Ngoài kiến thức chuyên môn, các nhà tuyển dụng rất thích những ứng viên nhiệt tình, năng động, tham gia nhiều dự án xã hội vì điều đó chứng tỏ ứng viên là người nhanh nhẹn, có kỹ năng giao tiếp tốt, có thể làm việc nhóm. Bạn có thể tham gia các câu lạc bộ ở trường Đại học khác hoặc tham gia các hoạt động do tổ chức Phi chính phủ thực hiện (AIESEC),... Mỗi trải nghiệm đều là một bài học quý báu, các mối quan hệ cũng giúp bạn mở rộng tầm mắt và sự hiểu biết nên ngại gì mà không tham gia câu lạc bộ nhỉ? Các câu lạc bộ ở trường Báo Ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền, bạn có thể tham gia những câu lạc bộ sau: - Đội Văn nghệ Xung kích - Đội Tình nguyện Xung kích - Câu lạc bộ Kỹ năng Truyền thông CSC - Câu lạc bộ Báo chí Truyền thông CJC - Câu lạc bộ Diễn thuyết AJC - Câu lạc bộ Biên tập viên trẻ - AJC - Câu lạc bộ Văn hóa Nhật Bản (AJC - Ashita Japan Club) - Câu lạc bộ Văn hóa Hàn Quốc - Koreaholic - Câu lạc bộ Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc AJC - Câu lạc bộ Sóng trẻ Radio - Câu lạc bộ Truyền hình sinh viên STV - Câu lạc bộ Karate 5. Môi trường học tập, cơ sở vật chất Cơ sở vật chất ở AJC Cơ sở vật chất của Học viện Báo chí và Tuyên truyền đều đạt chuẩn chất lượng. Mỗi phòng học đều được trang bị 2 điều hòa và 1 máy chiếu, 1 micro. Nếu bạn học chương trình Middlesex, bạn sẽ được học ở tòa nhà màu tím B12 sang chảnh mà trường mới xây. Đồng thời, B12 cũng là góc sống ảo của khá nhiều bạn sinh viên vì trông “tây” quá. Cứ đến buổi chiều, người dân sống xung quanh lại vào trong Học viện để đi bộ, tập thể dục do thiếu không gian xanh. Trường khá rộng, mọi người thường hay nói đùa rằng trường Báo cứ như một công viên thu nhỏ. Góc chụp ảnh đẹp thì không thiếu, nào là gốc nhãn B6, canteen B8, tòa nhà B1,... và cả thần Đá. Có rất nhiều câu chuyện được đồn đại về thần Đá, muốn khám phá thì hãy trở thành sinh viên trường Báo rồi nghe anh chị kể nhé.  Ngoại trừ tòa nhà A1, AJC không có thang máy nên bạn có thể giảm cân bằng cách đi bộ từ tầng 1 đến tầng 5 (tòa B8, B9) hoặc tầng 6 (tòa B1) vào “Những trưa tháng sáu - Nước như ai nấu - Chết cả cá cờ - Cua ngoi lên bờ - Mẹ em xuống cấy...”. Nhưng bù lại, cứ đi vài bước lại thấy canteen xịn cực kỳ. Có tất cả 6 canteen ở trong trường, đủ khiến cái bụng của bạn bớt sôi “”òng ọc”. Vào sáng thứ 2 của ngày đầu tháng, AJC sẽ có buổi chào cờ trang nghiêm ngay giữa sân trường. Đồng phục là áo đoàn. Đến khi học quân sự, các bạn sẽ không phải đến HOLA như các trường khác mà sẽ tập quân sự ngay tại trường vì trường Báo là trường Đảng mà. Thêm một điều thú vị nữa, du học sinh đang học tập tại AJC chủ yếu là người Lào, tất cả đã gần 30 tuổi nhưng tâm hồn vẫn cực kỳ phơi phới, vui vẻ, lạc quan chẳng khác gì các bạn sinh viên mười chín, đôi mươi đâu nhé. Ngoài ra, Học viện Báo chí và Tuyên truyền còn có những tên gọi vui khác mà sinh viên hay truyền tai nhau như: “Học viện Ú òa” (thông báo lịch thi, lịch học bất ngờ), “Học viện cây cảnh Trung ương” (nhiều cây xanh), “Học viện Biểu diễn nghệ thuật và Tổ chức sự kiện Cầu Giấy” (chạy sự kiện quanh năm), “Học viện X” (vẫn còn là một bí ẩn) (?). Đặc biệt, Hội trường C còn được ưu ái đặt cho cái tên “Thánh đường Học viện”. Hội trường C là nơi diễn ra các cuộc thi và sự kiện quan trọng với nhiều quy mô lớn nhỏ của trường. Trải qua bao nhiêu khóa sinh viên, hội trường trở thành nơi đăng quang của nhiều cá nhân xuất sắc, nơi chứng kiến mọi cảm xúc buồn vui, khát khao cháy bỏng và đam mê của những trái tim tuổi trẻ nồng nhiệt. Những sự kiện đã diễn ra ở Hội trường C có thể kể đến như: Tài sắc nữ sinh báo chí - Press Beauty 2020, Cuộc thi MC Speak Up 2019, Cuộc thi Creative Hunter 2019, Teen Talk, Phút Cuối,... và các sự kiện chào khoa. Môi trường học tập ở AJC Nếu bạn trở thành tân sinh viên của AJC, bạn sẽ vô cùng choáng ngợp với số lượng chương trình chào khoa được tổ chức ở trường Báo đấy. Các sự kiện chào khoa đều do các anh chị khóa trên tổ chức nhằm chào đón các em sinh viên năm nhất. Mỗi khoa lại có chương trình chào khoa riêng qua các năm: Khoa Quan hệ Công chúng và Quảng cáo (Game On 2019, Dây Cót 2018), Khoa Phát thanh - Truyền hình (Sóng trẻ), Viện Báo chí (Fire Up), Khoa Quan hệ Quốc tế (Halloween), Khoa Tư tưởng Hồ Chí Minh (FPS 2019: COLOSSUS), WELCOME TO AJC 2019 - Logging In (Đội VNXK),... Chương trình nào cũng có khách mời ca sĩ và không thu tiền vé. Thậm chí, các bạn còn được tham gia các trò chơi và nhận nhiều phần quà hấp dẫn đến từ Ban tổ chức và Nhà tài trợ nữa. Đầu năm có chào khoa, giữa năm có Press Beauty, Speak Up, Creative Hunter, cuối năm có Phút Cuối. Thế này đã đủ làm “dân đê mê sự kiện” sáng mắt chưa? Về chương trình học, hai năm đầu tiên, bạn sẽ được học Đại cương. Đến năm thứ ba, bạn sẽ được tiếp xúc với các môn chuyên ngành. Những môn chuyên ngành có hình thức thi rất đa dạng, chủ yếu là làm bài tập lớn theo nhóm, giúp sinh viên chủ động trong quá trình học tập. 6. Lý do nên học trường Báo Lý do nên học trường Báo Bạn có biết: “Trường Báo là nơi sản sinh ra các tài năng sáng giá”? Những gương mặt quen thuộc ở Đài VTV từng là cựu học sinh của AJC có thể kể đến như: BTV Ngọc Trinh, MC Phí Linh, BTV Công Tố, MC Mộc Miên, MC Vũ Phương Thảo,... hay là ca sĩ Thơm (DALAB), cô nàng Phan Thanh Nhàn (Lộn Xộn Band). Có bao giờ bạn suy nghĩ mình sẽ thành công như họ hay không? Đa số các bạn thi vào trường Báo đều ôm giấc mộng trở thành phóng viên, biên tập viên truyền hình nên tỷ lệ thi vào Báo truyền hình năm nào cũng có sự cạnh tranh lớn. Bạn sẽ được kiến tập ở Đài VTV (nếu đỗ Báo truyền hình) hoặc Đài VOV (nếu đỗ Báo phát thanh). Các bạn sẽ có cơ hội tham gia thử sức với câu lạc bộ “cam go” nhất trường là AMC. Bên cạnh các chuyên ngành liên quan đến Báo chí, bạn có thể trở thành Cán bộ, Bí Thư, nắm giữ các chức vụ Công chức - Nhà nước sau khi học khối ngành Lý luận. Hoặc bạn cũng có thể trở thành Giảng viên của trường để tiếp tục đào sâu, nghiên cứu và nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Với những bạn đam mê truyền thông, AJC là môi trường hợp các bạn vô cùng. Còn gì tuyệt vời hơn khi được áp dụng kiến thức đã học để chạy sự kiện của trường nhỉ? Khi đi xin việc vào các công ty Truyền thông, bạn sẽ có lợi thế hơn các ứng viên còn lại vì xuất thân từ trường Báo. Học trường Báo sẽ có lợi thế khi đi xin việc Sinh viên trường Báo vốn được biết đến là những người năng động, sáng tạo, nhạy bén, cá tính, thích khám phá và tìm hiểu cái mới. Mọi người đều hòa đồng và tôn trọng sự khác biệt của nhau. Thầy cô trong trường rất thoải mái, hài hước, phương pháp dạy gần gũi, hay đưa ra những ví dụ dễ bắt gặp trong cuộc sống, thỉnh thoảng lại trò chuyện tâm tình với học sinh. Trong Đợt đại dịch Covid 19, các thầy cô đã cho ra mắt MV “ AJC THỜI CÔ VY” để cổ vũ cả nước đang chống dịch và như một món quà nhỏ dành tặng cho các bạn sinh viên, các em học sinh lớp 12 luôn hướng tình yêu về AJC. Còn các anh chị khóa trên thì luôn hết mình chào đón, giúp đỡ các em khóa dưới, nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức, hệt như một người anh/người chị trong gia đình. Đi đâu cũng thấy người quen trong trường, bạn bè không chỉ giới hạn phạm vi trong lớp mà phạm vi người quen đã mở rộng hơn. Với môi trường đa màu như vậy, từ người ít nói, trầm tính, rồi dần dần bạn cũng sẽ mở lòng và hòa đồng thôi. Đừng tự ti mình là người hướng nội mà không dám đăng ký vào trường Báo nhé. Bởi xung quanh chúng ta vẫn có những người làm Truyền thông rất giỏi nhưng lại thuộc tuýp người hướng nội đấy. Nếu bạn muốn cải thiện kỹ năng giao tiếp, muốn mạnh dạn và tự tin hơn thì trường Báo chính là chất xúc tác để mở khóa khả năng vượt trội ẩn sâu trong bạn. Nếu bạn thuộc cộng đồng LGBT, bạn sẽ không hề cô đơn ở trường Báo. Ở đây, mọi người đều không có tư tưởng kì thị, phân biệt nên các bạn có lẽ sẽ dễ dàng hòa nhập và cảm thấy thoải mái hơn khi học tập ở môi trường này. Những ngôi trường khác chắc chắn cũng không có sự kì thị nhưng số lượng cộng đồng LGBT dám công khai và sống thật với bản thân thường ít hơn trường Báo. Đến với AJC, bạn sẽ cảm nhận được tinh thần của tập thể. Mọi người cùng ăn, cùng thức, cùng làm việc với nhau. Cho nên, tính cách và sở thích, suy nghĩ cũng ảnh hưởng lẫn nhau. Khi nghe được câu nói “Nhỏ không học, lớn làm nhà báo”, các sinh viên trong trường sẽ đồng loạt nổi giận, cảm thấy bị xúc phạm nhưng vẫn bình tĩnh, không hét to, chửi đồng mà điềm nhiên buông câu: “Hãy phân biệt Báo và Trang thông tin điện tử trước khi phát biểu”. Khi học AJC rồi, bạn sẽ có đủ lý lẽ, dẫn chứng để chứng minh câu nói đó là sai, là thiển cận. Như thế có khác nào biết bao cống hiến, tâm huyết, công sức của những nhà báo chân chính bị từ chối sạch vì những cá nhân vô lương tâm, thiếu hiểu biết mà phát ngôn ngông cuồng, chưa rõ sự tình đúng sai, chỉ biết núp sau màn hình điện thoại, máy tính? Tin giả (Fake News) cũng là đối tượng tiếp theo mà sinh viên trường Báo bài trừ triệt để. Nói chung, học Báo xong, bạn sẽ để ý cuộc sống xung quanh, tình hình chính trị, biến động thế giới nhiều hơn. Bạn sẽ vỡ ra được nhiều thứ mà trước đây bạn vẫn thường xem nhẹ hay không quan tâm nhiều lắm. Người hướng nội vẫn có thể học Báo Đặc biệt, bạn sẽ tìm thấy được nhiều bằng hữu cùng chung lý tưởng, chí hướng giống mình. Bạn sẽ phải hét lên sung sướng vì cuối cùng cũng tìm thấy những người có thể lắng nghe, tâm sự, chia sẻ câu chuyện nghề nghiệp. Nếu bạn bị gia đình, bạn bè phản đối vì đã chọn nghề báo, bị hiểu nhầm là học báo sẽ làm phóng viên, rồi thì làm nghề này nguy hiểm lắm, thất nghiệp nhiều lắm,... Tất cả các định kiến đó, câu nói đó sẽ trở thành gió thoảng bên tai. Bạn sẽ không còn cảm thấy buồn bã và tủi thân nữa. Bạn sẽ tìm được những người đồng hành tuyệt vời, luôn khích lệ và động viên bạn vượt qua bản thân. Tất nhiên, chẳng có thứ gì là hoàn hảo tuyệt đối. Đừng quá kỳ vọng, làm quá lên để rồi vỡ mộng, chán nản khi thấy trường Báo không như bản thân mình tưởng tượng. Đừng chia bè kéo phái, đừng chấp vặt nhỏ nhen, đừng chán ghét những cuộc cãi vã, drama trong các câu lạc bộ rồi rời đi ngay. Hãy nán lại một chút, học cách xử lý vấn đề và bỏ qua lỗi lầm của nhau. Đừng vội thấy các anh chị cựu học sinh kêu “học Báo xong vẫn thất nghiệp” mà muốn buông xuôi Đại học. Chắc gì bạn cũng thất nghiệp giống họ? Có thể họ thất nghiệp vì chê lương ít, họ thất nghiệp vì không đủ can đảm theo nghề, họ muốn chăm sóc gia đình nhiều hơn, họ chọn sai ngành,... Làm nghề Báo đúng là vất vả, gặp sự cạnh tranh cao nhưng không nên quá bi quan. Đã theo Báo chí - Truyền thông, muốn gặt hái được nhiều thành công thì xác định: chỉ có tiến chứ không được lùi., phải mạnh mẽ vượt qua cám dỗ. Đại học cũng chính là bức tranh phản ánh chân thực thế giới ngoài kia mà thôi. Bạn phải vượt qua khó khăn ở hiện tại thì mới có dũng khí mơ cao và bay xa. Bạn sợ điều gì, bạn muốn bản thân thay đổi như thế nào thì hãy quăng mình vào môi trường đó. Trường Báo cũng giống như các trường Đại học khác, bên cạnh những mặt tốt đẹp, những lý do nên vào trường thì cũng có đủ thứ xấu lặt vặt để kể ra. Bạn có yêu AJC không? Tại sao bạn lại muốn biết Học viện Báo chí và Tuyên truyền ở đâu? Bạn đang muốn thi vào trường Báo? Khi đã yêu một thứ gì đó đậm sâu, những khuyết điểm nhỏ nhặt ấy cũng chẳng là gì trong mắt ta. Ta sẽ trở nên vị tha hơn và dám đối diện, nghĩ cách sửa chữa các khuyết điểm và sai lầm ấy.  Chúc những bạn học sinh lớp 12, những bạn đang có ý định thi lại vào trường Báo sẽ đạt được kết quả tốt và thấy đây là môi trường phù hợp với mình. Hy vọng bạn sẽ cảm nhận được tình đồng đội, tình tập thể và luôn yêu trường giống như Hoàng Nga. Hẹn gặp lại mọi người ở AJC!
Coi bài nguyên văn tại: Học viện Báo chí và Tuyên truyền ở đâu? Lý do nên học trường Báo
#timviec365vn
0 notes