Tumgik
#MÁY ĐO CỒN ALP-1
quyhaiminh · 2 years
Text
youtube
0 notes
quanghaiminh · 9 months
Video
youtube
Có máy đo nồng độ cồn Sentech ALP -1 không lo PHẠT TIỀN | Siêu Thị Hải Minh
1 note · View note
duocthaoanphat · 4 years
Text
Kiểm tra chức năng gan gồm xét nghiệm gì? Các chỉ số chức năng gan
Các xét nghiệm chức năng gan là cơ sở dữ liệu cần thiết và quan trọng để đánh giá và chẩn đoán các bệnh về gan, mật. Bài viết này sẽ giới thiệu đến bạn các loại xét nghiệm chức năng gan cơ bản và tiêu chuẩn đánh giá xét nghiệm.
Xét nghiệm chức năng gan là gì?
Xét nghiệm chức năng gan thực chất là các xét nghiệm sinh hóa máu và nước tiểu để đo lường các chỉ số thể hiện chức năng của gan, qua đó xác định sức khỏe của gan để có những chẩn đoán và chữa trị bệnh kịp thời.
Kiểm tra chức năng gan là gì?
Tại sao cần xét nghiệm kiểm tra chức năng gan?
Khi bệnh nhân có các biểu hiện, dấu hiệu của bệnh gan, các bác sĩ sẽ cho bạn thực hiện các xét nghiệm kiểm tra gan, mục đích của chúng là:
Theo dõi và phát hiện mức độ tổn thương đang tồn tại ở gan.
Xác định và chẩn đoán được những nguyên nhân dẫn đến rối loạn của chức năng gan giúp bác sĩ có phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả. 
Trong quá trình sử dụng thuốc điều trị bệnh, xét nghiệm này có thể giúp theo dõi mức độ hiệu quả và tiến trình phát triển của phác đồ điều trị hiện tại.
Phát hiện những bệnh gan tiềm ẩn có khả năng gây ung thư gan, xơ gan để có biện pháp phòng tránh kịp thời. 
Khi nào cần xét nghiệm đánh giá chức năng gan?
Khi người bệnh có biểu hiện như chán ăn, người mệt mỏi liên tục trong thời gian dài, sụt cân không rõ nguyên nhân, nghiện rượu,  vàng da, da sạm, buồn nôn, nôn liên tục, bụng trướng, nổi sao mạch ở da, hay ngứa da, xuất huyết dưới da…
Trong theo dõi điều trị khi sử dụng thuốc cũng được chỉ định làm xét nghiệm này để đánh giá ảnh hưởng, tác dụng phụ của thuốc đến gan.
Kiểm tra tổn thương do virus gây viêm gan như virus viêm gan B, viêm gan C.
Người mắc các bệnh liên quan đến túi mật.
Người bị bệnh tiểu đường, cao huyết áp hoặc thiếu máu.
Bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh gan, cần theo dõi hiệu quả sau quá trình điều trị.
Các xét nghiệm chức năng gan
Các xét nghiệm đánh giá chức năng gan dựa trên việc đánh giá các chức năng mà bình thường gan vẫn thực hiện trong cơ thể người. Trên lâm sàng có các xét nghiệm về gan thường làm như sau:
Nhóm xét nghiệm khảo sát chức năng bài tiết và khử độc
Chức năng bài tiết và thải độc tố là một trong những chức năng rất quan trọng của gan. Phần lớn các độc tố trong cơ thể được thải qua đường gan, thận, phân, da….Thông thường, người ta sẽ đánh giá chức năng này qua các hợp chất Bilirubin, Amoniac, Phosphatase Kiềm…
STT Tên xét nghiệm Kết quả Đơn vị Đánh giá kết quả 1
Bilirubin huyết thanh
Bilirubin toàn phần (TP) 0,8 – 1,2 mg/dL Giới hạn bình thường Bilirubin gián tiếp 0,6 – 0,8 mg/dL Giới hạn bình thường 0,8 -15 mg/dL Do tăng sản xuất bilirubin (tán huyết, tạo hồng cầu không hiệu quả, tái hấp thu từ khối máu tụ).
Do giảm sự bắt giữ bilirubin tại tế bào gan (hội chứng Gilbert).
Bilirubin trực tiếp 0,2- 0,4 mg/dL Giới hạn bình thường >0,4 mg/dL Có liên quan đến bệnh lý gan mật, có thể do giảm bài tiết bilirubin vào tiểu quản mật hoặc do ứ mật trong gan hay ngoài gan. 2 Bilirubin niệu Dương tính Có vấn đề gan mật. Âm tính Giới hạn bình thường 3 Urobilinogen 0,2 -1,2 phương pháp Watson Giới hạn bình thường >1,2 Tán huyết (tăng sản xuất), xuất huyết tiêu hóa hoặc bệnh lý gan. 4 ALP 25 – 85  U/L Giới hạn bình thường 86-170 U/L Viêm gan, xơ gan, di căn hoặc thâm nhiễm ở gan (bệnh bạch cầu, lymphoma, sarcoidosis) 255-850 U/L Tắc mật trong hoặc ngoài gan. 5 5’ Nucleotidase (5NT) 0,3 – 2,6  đơn vị Bodansky/dL Giới hạn bình thường 5NT giúp xác định tình trạng tăng ALP là do gan hay do xương hoặc do các trạng thái sinh lý như trẻ em đang tuổi tăng trưởng hoặc phụ nữ có thai. 6 GGT, g-GT 30 U/L Giới hạn bình thường 50 U/L Giới hạn bình thường >50 U/L Nghiện rượu mạn tính, tắc mật, dùng thuốc gây cảm ứng enzym ở gan (acetaminophen, phenytoin) và một số trường hợp gan nhiễm mỡ không do rượu. 
Suy thận, nhồi máu cơ tim, viêm tụy cấp, đái tháo đường, cường giáp, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
7 NH3 máu 5-69  mg/dL Giới hạn bình thường >70 mg/dL Bệnh gan cấp và mãn tính.
Nhóm xét nghiệm khảo sát chức năng tổng hợp
Chức năng tổng hợp được đánh giá dựa trên hàm lượng các protein, vì phần lớn các protein huyết tương được tổng hợp từ gan.
STT Tên xét nghiệm Kết quả Đơn vị Đánh giá kết quả 1 Albumin huyết thanh (gan là nơi duy nhất tổng hợp được) 35-55 g/L Giới hạn bình thường <35 g/L Bệnh gan mạn tính hoặc tổn thương gan rất nặng
Xơ gan cổ trướng
Suy dinh dưỡng
Hội chứng thận hư
2 Globulin huyết thanh 20 – 35 g/L Giới hạn bình thường Tăng cao g/L Xơ gan 3 Thời gian Prothrombin (PT) 0,8-1,2 INR Giới hạn bình thường
PT là thời gian chuyển prothrombin thành thrombin khi có sự hiện diện của thromboplastin và Ca++ cùng các yếu tố đông máu.
Kéo dài INR
Tiên lượng bệnh nặng. 
Thiếu vitamin K do tắc mật kéo dài hay rối loạn hấp thu mỡ (tiêu chảy mỡ, viêm tụy mạn) cũng làm PT kéo dài nhưng khi tiêm 10 mg vitamin K, PT sẽ trở về ít nhất 30%
Nhóm xét nghiệm đánh giá tình trạng hoại tử gan
STT Tên xét nghiệm Kết quả Đơn vị Đánh giá kết quả 1 AST, ALT <40 UI/L Giới hạn bình thường < 100  UI/L Tăng nhẹ, gặp trong viêm gan virus cấp, nhẹ và bệnh gan mạn tính khu trú hay lan tỏa (xơ gan, viêm gan mạn, di căn gan), tình trạng tắc mật hoặc gan nhiễm mỡ. < 300  UI/L Tăng vừa, gặp trong viêm gan do rượu > 3000  UI/L Tăng cao, gặp trong hoại tử tế bào gan như viêm gan virus, tổn thương gan do thuốc, độc tố,, trụy mạch kéo dài. 2 LDH 5-30 UI/L Giới hạn bình thường (tuy nhiên không đặc hiệu cho gan vì phân bố nhiều cơ quan khác) 3 ALT/LDH > 1.5 Viêm gan virus cấp  < 1.5 Tình trạng sốc gan hoặc ngộ độc acetaminophen  4 Ferritin 100 – 300  mg/L  Giới hạn bình thường ở nam 50-200  mg/L  Giới hạn bình thường ở nữ tăng cao mg/L  Viêm hoại tử tế bào gan cấp hoặc mạn tính, đặc biệt trong viêm gan virus C, hoặc có thể liên quan đến bệnh huyết học, ung thư gan, thận,…  giảm mg/L  Thiếu máu thiếu sắt, xuất huyết rỉ rả, thiếu máu tán huyết mạn, người cho máu thường xuyên, chạy thận.
Các xét nghiệm khác có liên quan
Người ta còn sử dụng thêm một số các xét nghiệm để khảo sát trước khi phẫu thuật cắt gan, ghép gan hoặc dùng trong nghiên cứu bệnh học về gan như sau:
Đo độ thanh lọc BSP (bromo sulfonephtalein).
Đo độ thanh lọc indocyanine green.
Đo độ thanh lọc antipyrine.
Test hơi thở aminopyrine.
Đo độ thanh lọc caffeine.
Đo khả năng thải trừ glactose.
Quy trình xét nghiệm chức năng gan
Có rất nhiều người thắc mắc về xét nghiệm gan như thế nào? Dưới đây là những quy trình cơ bản khi làm xét nghiệm đánh giá chức năng gan.
Tiến hành lấy máu tại bệnh viện lúc sáng sớm :
Kĩ thuật viên sát trùng da bằng bôn tẩm cồn vào vùng da chuẩn bị lấy máu.
Thông thường kỹ thuật viên sẽ cột garo vào bắp tay để bộc lộ tĩnh mạch. Dùng kim nhỏ để lấy mẫu máu.
Sau khi rút kim sẽ được cầm máu và băng cá nhân. Mẫu máu được mã hóa theo bệnh nhân, gửi về phòng xét nghiệm.
Kỹ thuật viên hẹn giờ trả kết quả cho bệnh nhân.
Tiến hành lấy mẫu nước tiểu vào sáng sớm.
Kỹ thuật viên dán mã hóa bệnh phẩm lên ống nhựa khô, sạch và đưa cho bệnh nhân.
Bệnh nhân vào buồng vệ sinh và lấy nước tiểu vào ống, lưu ý lấy nước tiểu giữa dòng, tức là bỏ qua đoạn tiểu đầu tiên và đoạn cuối. Lấy gần đầy ống nước tiểu.
Bệnh nhân đưa ống nước tiểu cho kỹ thuật viên và được hẹn giờ lấy kết quả.
Lưu ý khi làm xét nghiệm chức năng gan?
Một số lưu ý trước khi xét nghiệm:
Nhịn ăn ít nhất 6 tiếng trước khi làm xét nghiệm.
Không uống chất kích thích, đồ uống có cồn ít nhất 6h trước khi xét nghiệm.
Thông báo với bác sĩ về các loại thuốc, thực phẩm chức năng đang sử dụng để có được lời khuyên cũng như sự tư vấn tốt nhất. Một số loại thuốc mà bạn đang dùng có thể là nguyên nhân gây tăng men gan, dẫn đến việc đánh giá kết quả thiếu khách quan.
Xét nghiệm chức năng gan bao nhiêu tiền?
Khi bạn đến bệnh viện để thực hiện các xét nghiệm đánh giá chức năng gan, mỗi chỉ số sẽ có giá dao động trong khoảng 50.000đ – 500.000đ tùy từng chỉ số. Bảng giá xét nghiệm cụ thể bạn tham khảo ở các bệnh viện mà mình đến khám nhé.
Xét nghiệm gan ở đâu?
Bạn hãy đến những cơ sở y tế chuyên khoa lớn để thực hiện xét nghiệm, sau khi có kết quả, các bác sĩ sẽ đánh giá kết quả xét nghiệm cho bạn được tốt nhất nhé. Một số địa chỉ có thể tham khảo như sau:
Bệnh viện Việt Đức Hà nội
Địa chỉ: số 16 -18 Phủ Doãn, Hà nội
Thời gian: Từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần
Nơi khám: Khoa khám bệnh, Khoa khám theo yêu cầu C4
Đây là một địa chỉ đáng tin cậy cho người bệnh, là nơi tập trung nhiều bác sĩ giỏi chuyên khoa gan mật với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành. 
Bệnh viện Bạch mai, Hà nội
Địa chỉ: số 78 Giải Phóng, Hoàng Mai, Hà nội
Thời gian: từ thứ 2 đến chủ nhật
Nơi khám: Khoa Khám bệnh theo yêu cầu, Khoa tiêu hóa.
Bệnh viện Bạch Mai là 1 trong 5 bệnh viện hạng đặc biệt của cả nước với rất nhiều chuyên khoa, là nơi quy tụ của nhiều bác sĩ có tâm có tài cùng cơ sở vật chất được nhà nước đầu tư với các máy móc thiết bị y tế hiện đại. 
Bệnh viện Trung ương quân đội 108
Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà nội.
Thời gian: Từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần
Nơi khám: Khoa khám bệnh (tầng 1), Khoa khám bệnh theo yêu cầu (tầng 2).
Trung tâm Y khoa số 1 – Đại học Y Hà nội
Địa chỉ:  số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà nội
Thời gian: từ thứ 2 đến thứ 7 vào buổi sáng
Nơi khám: Tòa nhà A5, đăng kí khám tại tầng 1
Đại học y Hà nội là nơi đào tạo ra rất nhiều bác sĩ giỏi cho cả nước. Nằm trong khuôn viên của trường Đại học Y, Bệnh viện đại học Y Hà nội có sẵn một lực lượng đông đảo bác sĩ kiêm giảng viên y khoa giỏi, vừa có lí thuyết tốt vừa có kinh nghiệm thực hành trên bệnh nhân. Đồng thời, trung tâm Y Khoa cũng là nơi tập trung nhiều bác sĩ giỏi từ các bệnh viện lớn. 
Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh 
Phòng khám gan trực thuộc bệnh viện Y Dược thành phố Hồ Chí Minh luôn đi đầu trong việc nghiên cứu và áp dụng các liệu pháp điều trị tiên tiến, những kỹ thuật phức tạp. Đội ngũ bác sĩ là các giáo sư đầu ngành, luôn luôn đặt vấn đề Y đức làm trọng, tận tâm hết mình vì sức khỏe của bệnh nhân. Bệnh viện có 3 cơ sở chính địa chỉ như sau:
Cơ sở 1: 215 Hồng Bàng, phường 11, quận 5, tp HCM
Cơ sở 2: 201 Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, tp HCM
Cơ sở 3: 221B  Hoàng Văn Thụ, phường 8, quận Phú Nhuận, tp HCM
Bệnh viện nhân dân 115
Địa chỉ: Khoa nội tiêu hóa, bệnh viện nhân dân 115, 527 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.
Nơi khám: Khoa khám theo yêu cầu/ Khoa khám bệnh.
Bệnh viện Chợ Rẫy
Địa chỉ: 201B Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.
Nơi khám: Phòng khám bệnh/Phòng khám theo yêu cầu.
Đây là 1 trong 5 bệnh viện hạng đặc biệt của cả nước. Bệnh viện có cả thế mạnh nội khoa và ngoại khoa với trang thiết bị được đầu tư hiện đại. Bệnh viện chuyên điều trị các bệnh nặng đến rất nghiêm trọng liên quan đến nội khoa gan… mà các bệnh viện tuyến tỉnh không giải quyết được. Bệnh viện Chợ Rẫy là nơi mà tất cả các bệnh nhân có thể đặt niềm tin tuyệt đối.
Bệnh viện nhân dân Gia Định
Địa chỉ: Số 1 Nơ Trang Long, phường 7, quận Bình Thạnh, tp Hồ Chí Minh
Nơi khám: Khoa khám bệnh.
Bệnh viện được đánh giá là bệnh viện đứng thứ 2 trong các bệnh viện có chất lượng khám chữa bệnh tốt nhất thành phố Hồ Chí Minh.
Sau khi làm xét nghiệm chức năng gan cần chú ý gì?
Sau khi thực hiện xét nghiệm chức năng gan, bạn nên nghỉ ngơi trong lúc chờ có các kết quả. Tranh thủ ăn nhẹ vì thường trước khi làm xét nghiệm bác sĩ yêu cầu bạn không được ăn, sẽ ảnh hưởng đến các kết quả chỉ số đánh giá.
Sau khi có kết quả và đưa cho bác sĩ để chẩn đoán bệnh, bạn hãy tuân thủ quy trình điều trị của bác sĩ nhé. Nếu có thắc mắc về các chỉ số xét nghiệm, hãy trực tiếp hỏi bác sĩ để được tư vấn cụ thể bạn nhé.
Các xét nghiệm chỉ số về chức năng tương đối nhiều chỉ tiêu và phức tạp trong đánh giá. Các kết quả xét nghiệm kết hợp với chẩn đoán hình ảnh, triệu chứng lâm sàng và thăm khám trực tiếp là các công cụ giúp bác sĩ có thể đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất cho bệnh nhân.
Bài viết Kiểm tra chức năng gan gồm xét nghiệm gì? Các chỉ số chức năng gan đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Dược Thảo An Phát.
source https://duocthaoanphat.com/xet-nghiem-chuc-nang-gan/
0 notes