Tumgik
#bầu tháng cuối uống sữa đậu nành được không
Bà bầu tháng cuối có nên uống sữa đậu nành không?
Sữa đậu nành chứa nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng, đặc biệt là protein có hàm lượng cao. Tuy nhiên, mẹ bầu tháng cuối uống sữa đậu nành được không?
Xem thêm: thuốc sắt và canxi loại nào tốt cho bà bầu ngừa thiếu máu loãng xương
Thành phần dinh dưỡng của sữa đậu nành
Sữa đậu nành chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như vitamin A, B1, B2, PP, D, E,… Có khoảng 40% các loại protein thực vật, chất béo, một số chất khoáng như magie, canxi, sắt, natri,…, đặc biệt còn chứa các loại enzyme có lợi cho quá trình tiêu hóa và phytoestrogen còn được mệnh danh là estrogen của thực vật.
Sữa đậu nành sở hữu nhiều khoáng chất và vitamin như canxi, protein, chất xơ,… tốt cho cơ thể mẹ bầu nên được khuyên dùng trong 3 tháng đầu mang thai giúp ngăn ngừa táo bón, loãng xương, thiếu máu thai kỳ. Các mẹ cần uống đúng cách và điều độ để sữa đậu nành mang lại nhiều tác dụng tốt và hiệu quả nhất cho cả mẹ và bé.
Xem thêm: dha nên uống sáng hay tối
Bà bầu tháng cuối có nên uống sữa đậu nành không?
Câu trả lời được số đông chuyên gia khẳng định là CÓ. Mặc dù có những ý kiến trái chiều về việc uống sữa đậu nành trong khi mang thai, tuy nhiên có rất nhiều lý do khiến chúng ta không thể phủ nhận lợi ích của sữa đậu nành:
Protein từ đậu nành có thể cung cấp đầy đủ và cân đối các axit amin cần thiết cũng giống như các nguồn axit amin động vật có trong sữa, thịt, trứng…Đặc biệt protein trong sữa đậu nành rất dễ tiêu hóa. Sữa đậu nành chứa nhiều axit béo không no như omega-3, hàm lượng cholesterol thấp có tác dụng ổn định huyết áp, ngăn ngừa nguy cơ xơ vỡ động mạch,…Qua đó, giúp cho mẹ bầu hạn chế được những rủi ro các bệnh như đau tim, đột quỵ,… Sự kết hợp của canxi và photpho dồi dào có trong sữa đậu nành giúp hệ xương khớp và răng của bà bầu chắc khỏe hơn. Bên cạnh đó, sữa đậu nành còn hỗ trợ cho quá trình hình thành khung xương của thai nhi. Đậu nành còn có chứa các chất xơ hòa tan và không hòa tan, giúp kiểm soát đường huyết thai kỳ, giảm hiện tượng táo bón ở bà bầu tháng cuối. Sữa đậu nành có chứa chất isoflavone – rất tốt cho làn da, chống lão hoá, đẩy lùi tình trạng sạm da, nám tàn nhang khi mang thai.
Xem thêm: uống sắt và sữa cách nhau bao lâu
Uống sữa đậu nành đúng cách để thai kỳ an toàn
Để có được một thai kỳ khỏe mạnh mẹ bầu cần phải biết uống sữa đậu nành sao cho đúng cách, sắt bà bầu sẽ chia sẻ những thông tin mẹ bầu cần biết:
Tốt nhất mẹ nên tự làm sữa đậu nành tại nhà để đảm bảo chất lượng. Ngoài ra, mẹ có thể chọn những sản phẩm có xuất xứ rõ ràng, thương hiệu uy tín. Tuyệt đối tránh dùng sữa đậu nành cùng các loại quả như cam, chanh, tắc, quýt,… và trứng sẽ làm mẹ bầu khó tiêu. Sữa đậu nành rất giàu canxi do đó mẹ không nên uống chung với sắt. Sắt không uống chung với gì? Sau khi uống sắt mẹ không nên uống sữa đậu nành ngay mà nên uống cách nhau ít nhất 2h để không cản trở sắt hấp thu nhé. Với sữa tự làm trước khi xay mẹ nên ngâm đậu trong nước ấm, đun sôi sữa thật kỹ hạn chế uống lạnh. Mẹ bầu chỉ nên sử dụng 500ml sữa 1 ngày và dùng sữa trước khi uống thuốc tối thiểu 30 phút. Sữa đậu nành nên uống vào buổi sáng cùng bánh mì, bánh bao…các món có nhiều tinh bột, tinh bột sẽ giúp các axit amin được hấp thụ tốt hơn.
Tháng cuối là thời điểm thai nhi tích trữ sắt cho những tháng đầu đời. Mẹ cũng cần chuẩn bị lượng sắt cần thiết cho quá trình sinh nở, chuyển dạ. Do đó, mẹ bầu tháng cuối nên chú ý bổ sung sắt mỗi ngày thông qua chế độ ăn giàu sắt kết hợp với các loại thuốc sắt cho bà bầu loại nào tốt nhất để đảm bảo cung cấp đầy đủ nhu cầu của cả 2 mẹ con nhé!
Có thể thấy rằng, sữa đậu nành mang lại rất nhiều giá trị dinh dưỡng cho các mẹ. Tuy nhiên trước khi lựa chọn uống sữa đậu nành trong tháng cuối, các mẹ bầu cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Một số yếu tố tiềm ẩn như các vấn đề sức khỏe, dị ứng có thể làm cho việc uống sữa đậu nành không mang lại hiệu quả thậm chí còn ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của mẹ và bé.
0 notes
spachamsocbauhanoi · 5 months
Text
Phụ nữ mang thai tháng cuối cần bổ sung gì?
Chế độ dinh dưỡng khi mang thai có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe của người mẹ, đặc biệt là chế độ dinh dưỡng 3 tháng cuối thai kỳ. Bởi giai đoạn này chính là giai đoạn thai nhi hoàn thiện các cấu trúc trên cơ thể để chuẩn bị chào đời. Vậy bà bầu tháng cuối cần bổ sung gì và bổ sung như thế nào cho tốt?
Phụ nữ mang thai tháng cuối cần bổ sung gì?
Bà bầu tháng cuối cần bổ sung các dưỡng chất sau.
Bổ sung sắt mỗi ngày
Cơ thể mẹ bầu sẽ cần bổ sung thêm sắt trong tháng cuối của thai kỳ để ngăn ngừa thiếu máu hoặc xuất huyết khi sinh. Trong giai đoạn này, mẹ cần bổ sung khoảng 27-30mg sắt/ngày. Những thực phẩm giàu sắt có thể đưa vào khẩu phần ăn của mẹ như: các loại rau có lá màu xanh đậm như rau bina, rau cải xoăn…, trái cây sấy khô như nho khô, mơ khô, hạt bí ngô, vừng…, đậu nành, thịt đỏ, gan động vật và thịt gia cầm.
Bên cạnh đó, tháng cuối thai kỳ cũng là thời điểm thai nhi tích trữ sắt cho những tháng đầu sau sinh. Do đó, ngoài chế độ ăn khoa học với các thực phẩm giàu sắt, mẹ đừng quên bổ sung viên sắt, thuốc sắt cho bà bầu 3 tháng cuối đầy đủ nhé.
Bổ sung protein đúng cách
Protein hay còn gọi là chất đạm, là thành phần tham gia cấu thành hoặc xúc tác hầu như tất cả các phản ứng hóa học trong cơ thể, kiểm soát hệ thống miễn dịch cũng như hình thành các thành phần chính của da và cơ bắp. Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến cáo mẹ bầu trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ nên được bổ sung tối thiểu 91g protein vào khẩu phần ăn hàng ngày để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con.
Tháng cuối nên bổ sung DHA
Axit béo DHA là một trong những axit béo cần thiết cho sự phát triển não của thai nhi. Một lượng 200mg mỗi ngày theo khuyến nghị giúp cho não bộ của bé phát triển tốt. Dầu cá, cá béo như cá ngừ, quả óc chó, hạt lanh là những thực phẩm cung cấp DHA phong phú. Vì vậy, hãy sử dụng những thực phẩm này trong khẩu phần ăn của bà bầu đặc biệt ở giai đoạn tháng cuối của thai kỳ.
Xem thêm: dha nên uống sáng hay tối
Mẹ đừng quên bổ sung canxi
Việc bổ sung canxi trong tháng cuối của thai kỳ rất quan trọng. Vì hàm lượng canxi đủ sẽ hỗ trợ sự phát triển hệ thống xương của bé và giúp cho xương có cấu trúc vững chắc. Bà mẹ ở giai đoạn này cần bổ sung những thực phẩm giàu canxi vào khẩu phần ăn hàng ngày như: sữa, phô mai, sữa chua, các loại hải sản, rau lá xanh, đậu nành…
Xem thêm: canxi nào không gây táo bón cho bà bầu
Bà bầu tháng cuối cần được bổ sung axit folic
Mẹ bầu tháng cuối nên ăn gì chứa nhiều axit folic bởi đây là một chất dinh dưỡng quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ bầu. Nghiên cứu cho thấy, việc bổ sung axit folic trong chế độ ăn uống của mẹ bầu giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh, dị tật hở hàm ếch, bệnh tim cũng như các rối loạn khác về não bộ và tủy sống. Các dị tật này có thể xảy ra ngay cả khi thai nhi chỉ mới phát triển được 3 – 4 tuần. Vì vậy, việc bổ sung folate trước và trong suốt quá trình mang thai là rất cần thiết.
Bổ sung magie cho mẹ bầu tháng cuối
Magie là khoáng chất không thể thiếu đối với bà bầu tháng cuối. Magie giúp giảm bớt triệu chứng chuột rút ở chân, thư giãn cơ bắp và cũng ngăn ngừa sinh non, tiền sản giật đồng thời giúp đồng hóa canxi hiệu quả. Nguồn thực phẩm có giàu magie như: socola đen, đậu đen, cám yến mạch, lúa mạch, atiso, hạnh nhân và hạt bí ngô.
Xem thêm: Canxi hóa độ 3 có nên uống canxi nữa không
Bà bầu tháng cuối cần bổ sung gì đã được giải đáp trong bài viết trên. Nhìn chung, chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thai kỳ và khả năng phát triển của thai nhi. Chúc các mẹ có thai kỳ an toàn, vượt cạn thuận lời và đón bé yêu khỏe mạnh chào đời.
0 notes
Text
Có bầu 15 tuần uống canxi được không?
Mẹ bầu nào cũng được biết đến vai trò quan trọng của canxi trong hành trình thai kì. Nhưng mang thai 15 tuần đầu uống canxi tốt cho bà bầu được chưa là câu hỏi được nhiều mẹ quan tâm.
Lượng canxi cần thiết cho cơ thể mẹ bầu
Việc bổ sung canxi cho bà bầu hết sức quan trọng, bởi lượng canxi không chỉ đủ cho mẹ mà đòi hỏi phải đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của thai nhi. Lượng canxi này rất quan trọng đối với quá trình hình thành nên bộ xương của thai nhi. Ở phụ nữ có thai, nhu cầu canxi tăng dần trong thai kì. Càng về cuối thai kì, lượng canxi mẹ cần càng cao để đáp ứng nhu cầu phát triển hệ xương của bé.
Tumblr media
3 tháng đầu (tuần 1 – 13): 800 – 1.000mg/ngày
3 tháng giữa (tuần 14 – 26): 1.000 – 1.200mg/ngày
3 tháng cuối (tuần 27 – 40): 1.200 – 1.500mg/ngày
Nếu mẹ bầu không bổ sung canxi, cơ thể sẽ tự giải phóng canxi từ xương của mẹ để cung cấp cho bé. Tình trạng này kéo dài khiến mẹ bầu bị loãng xương, yếu xương khi mang thai và giai đoạn mãn kinh sau này. Lâu ngày còn khiến thai nhi không được cung cấp đủ lượng canxi khiến trẻ có nguy cơ bị còi xương, chậm lớn, suy dinh dưỡng, …
>>Xem thêm: dấu hiệu thai nhi thiếu canxi
Mang bầu 15 tuần uống canxi được chưa?
Trong tam cá nguyệt đầu tiên, lượng canxi mẹ cần hấp thu chỉ khoảng 800mg/ngày. Lúc này, mẹ có thể cung cấp đủ canxi cho cơ thể bằng các thực phẩm hàng ngày.
Tuy nhiên, từ tuần 12-14 trở đi, nhu cầu canxi của cơ thể thai nhi càng ngày càng tăng cao. Việc bổ sung canxi bằng thực phẩm lúc này không còn đủ cho nhu cầu của cả mẹ và bé. Vậy nên mẹ bầu mấy tháng thì uống được canxi? Mẹ có thể bổ sung bằng các viên uống bổ sung canxi từ lúc này để có thể đảm bảo cung cấp đủ lượng canxi cần thiết cho cơ thể mẹ và sự phát  triển của bé.
Vậy mẹ mang thai 15 tuần uống canxi được chưa? Câu trả lời là mẹ đã uống được. Thậm chí, đây là giai đoạn bắt buộc mẹ cần bổ sung viên canxi để đảm bảo nhu cầu canxi của cơ thể. Bởi lúc đó, nhu cầu canxi của cơ thể mẹ lên tới 1000 – 1300mg/ngày. Lượng nhu cầu canxi tăng cao do đây là  giai đoạn bộ xương thai nhi đã cơ bản hoàn chỉnh, bước sang giai đoạn phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ. Mẹ có thể tham khảo dấu hiệu thai nhi 15 tuần tuổi khỏe mạnh để có thể thấy rõ sự phát triển của thai nhi trong giai đoạn này.
Vậy nên, trong 15 tuần đầu của thai kỳ, nhu cầu canxi tăng cao. Càng về giai đoạn cuối của thai kỳ, nhu cầu canxi của cơ thể tăng mạnh để đáp ứng sự phát triển của thai nhi. Mẹ bầu cần bổ sung các thực phẩm giàu canxi kết hợp với viên uống canxi cho bà bầu hiệu quả để cung cấp canxi cho cơ thể.
Lưu ý khi bổ sung canxi cho bà bầu hiệu quả
Canxi mặc dù rất tốt nhưng cái gì cũng vậy, nếu nhiều quá cũng không tốt vì nếu bổ sung dư thừa canxi thì lượng canxi thừa bị đào thải qua nước tiểu có thể gây sỏi tiết niệu hay canxi hóa động mạch. Với những thai phụ được bác sĩ chỉ định uống bổ sung canxi thì nên lưu ý:
Tăng cường bổ sung vitamin D: việc tắm nắng vào sáng sớm và chiều tối để bổ sung vitamin D giúp cơ thể mẹ hấp thụ canxi dễ dàng hơn. Thêm vào đó, cơ thể có thể hấp thụ canxi là nhờ sự có mặt của vitamin D. Nên mẹ bầu có thể tắm nắng vào sáng sớm trước 9h, đây là khoảng thời gian thích hợp để tắm nắng nhất. Đặc biệt, cần lựa chọn viên uống kết hợp canxi và vitamin D để đảm bảo hấp thu tốt nhất.
Uống canxi vào buổi sáng, sau ăn khoảng 30 phút: Việc uống canxi sau bữa ăn với khoảng thời gian trên sẽ giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn.  Nên tránh uống canxi vào buổi tối để phòng ngừa những tác dụng phụ không mong muốn.
Kết hợp uống canxi với thực đơn chứa những món giàu canxi như sữa và chế phẩm của sữa, đậu nành, tôm, cua,… sẽ giúp lượng canxi hấp thu vào cơ thể tốt nhất.
Khám thai định kỳ để theo dõi quá trình phát triển của trẻ và sức khỏe bà bầu. Việc khám thai định kỳ được các bác sĩ khuyến cáo để mẹ có thể quan sát được bé yêu của mình phát triển qua từng giai đoạn, cũng như theo dõi được nhu cầu dinh dưỡng của bé trong giai đoạn đó.  
>>Xem thêm: sau khi uống canxi không nên ăn gì
Hy vọng với những thông tin đây đã giúp bạn biết cách uống Canxi đúng chuẩn nhất và áp dụng cho việc chăm sóc sức khỏe của chính mình và em bé.
0 notes
antruongnguyenthuy · 4 years
Text
Tumblr media
Ngày đó mới học lớp 3, mỗi ngày Ba chỉ cho 2 ngàn đi học. Bắt đầu luyện chữ đi thi, Ba mua cho cây bút máy 25 ngàn. Rồi không phải một cây, sau đó là những cây nối tiếp. Khoảng cách từ 2 ngàn tới 25 ngàn đủ lớn để mình trộm nghĩ, những cây bút trong tay mình mắc quá đi. Nhà mình không dư dả, mỗi thứ đều là tích góp, mình biết Ba cũng xoay xở trăm đường. Cậu nói mình không có giai đoạn tuổi thơ vì từ thuở bạn bè còn ngây ngô bặp bẹ thì mình đã một bước vượt lên thành thiếu niên chỉ vì nghĩ ngợi quá nhiều. Dĩ nhiên vì như thế nên mình đã trộm biết chạnh lòng và biết không nên xin mua thêm bút nữa. Về sau, càng luyện Thầy càng có gợi ý mua thêm những loại bút khác viết cho biết thì mới thi với bọn trên tỉnh được, nhưng mình cũng dần không về nói lại với Ba. Cuối tuần Nội hay kêu Ba chở xuống Nội chơi, Nội cho tiền thì lấy tiền sang nhà Thầy Thi mua. Tiền Nội cho một buổi khi ấy là mình đã có thể mua một cây bút xịn và một quyển vở 5 ô ly giấy loại rất dày để viết không lem.
Ngày đi thi, sáng sớm trời còn tối đen, Ba đã gọi dậy chở xuống nhà Nội chờ xe đón lên tỉnh. Ba cho ăn sáng mà không phải chờ trường cho ăn. Ba sợ trường lại cho mỗi đứa một cái bánh bao mà thôi. Ăn xong về nhà bà Tám ngồi uống sữa đậu nành. Chiều thi về xe thả ở nhà Nội, đi bộ về thì Ba giật mình sao về sớm vậy. Mình thong dong đi thẳng vào nhà, không phấn khích. Mình tiến thẳng lại tủ lấy đồ đi tắm. Ba Mẹ quấn quít đi theo hỏi có giải gì không, (lẽ ra nên hỏi là giải gì mới đúng, sao lại hỏi có giải không cơ chứ). Khi đó mình cũng chỉ bình thản nói giải nhì. Mình biết Ba Mẹ có thoáng chút tự hào, à không, chắc là tự hào rất nhiều.
Còn mình chỉ thấy ấm ức, đã tới được giải nhì thì thua con nhỏ kia chỗ nào mà không được giải nhất. Mình nhớ bài viết chữ đứng là Quả ngọt cuối mùa, mình đã ghi Quả ngọt cuối cùng. Mình đã phát hiện sai rồi nhưng nhớ lời Thầy dặn, có sai cũng để đó viết chữ khác đừng gạch vào bài thi. Mình cũng tự vuốt ve lòng tự cao là tại mình ẩu chứ không phải tại viết xấu hơn người ta.
Ngày thi đó là 20/3. Ba ngày sau là sinh nhật mình. Và sau đó cũng một, hai tuần thì Nội mất.
Lúc đó nhiều người khóc, mình cũng rình rình trộm nhìn thử xem nhưng mãi cũng không thấy Ba khóc. Mình đã nghĩ, à là đàn ông thì ra có thể cứng rắn tới mức không rơi nước mắt. Mình không biết tại sao, cũng có thể Ba đã khóc khi không có ai thấy. Cũng có thể Ba nghĩ rằng cuộc đời Ông như thế đã mãn nguyện rồi. Cả tuổi thơ đã lớn lên bên Ba cũng chưa bao giờ thấy Ba khóc mãi cho đến thời khắc tích tắc nằm xuống trong tay mình.
Mình biết có thể Ba đã mang theo quá nhiều ấm ức, quá nhiều tủi thân, quá nhiều trăn trở. Nếu có điều gì làm Ba chưa yên lòng, nhất định là mình rồi.
Khi Ba mất, Chú mình khóc. Một người đàn ông dày dạn chữ đời đã khóc trong tay ôm của một đứa cháu. Chú mình cũng đã truân qua những năm tháng lên xuống ghềnh dốc của trần gian, mình đã ngỡ con người khi đủ mỏi mòn thì nước mắt cũng trở nên xa xỉ, vậy mà trong một buổi sáng bầu trời vẫn biếc xanh và lòng không khỏi đổ vỡ thì đau đớn vẫn bật ra không ngừng. Nức nở thành tiếng và nước mắt thành dòng. Chú cháu ôm nhau mà mình hiểu, thì ra con người ta rơi nước mắt nhiều nhất là cho những nuối tiếc.
Chú nói Ba “dang dở một cuộc đời”.
Cuộc đời thấy có vẻ dài mà chữ cuộc đời sao nghe ngắn đến bàng hoàng. Mình hoảng loạn hệ thống lại tất cả những gì mình được nghe sau khi Ba nằm xuống. Tuổi trẻ. Học hành. Lý tưởng. Hơn người. Tất cả những khái niệm vừa gần vừa xa. Nuối tiếc với mình là một từ xa hoa đến độ nào, cuối cùng chỉ nằm gọn trong ánh mắt xa xăm của người Chú ruột. Mình thoáng nghĩ về độ dài rộng nông sâu của những năm tháng mà con người đang sống. Hoá ra thì cuối cùng chỉ có những dở dang xếp chồng. Không có một thứ thẩm mỹ nào đẹp bằng những dang dở trong đời sống. Dạy người ta biết ray rứt. Dạy người ta biết ngậm ngùi. Dạy người ta biết nhìn nhận. Dạy người ta biết đương đầu. Dạy người ta đừng quá quan trọng, đừng quá mong cầu. Bản thân số mệnh và những gì ngẫu nhiên nhất của số mệnh đã là hoàn hảo lắm rồi. Càng sống càng dở dang. Càng dở dang càng phải sống.
Buổi sáng ngày tiễn biệt Ba, Chú chậm rãi từ cửa nhà bước vào hỏi “Con ăn sáng chưa đó, ăn gì nói, Chú đi mua”.
Ngắn gọn, quyết liệt, không nhầm lẫn vào đâu được. Dưới bóng dáng Chú có nguyên vẹn hình dung Ba. Mình càng nhìn càng chỉ thấy xót xa trùng điệp. Mình nhận ra rồi, đời sống của một con người không gì đả kích bằng nhìn những người yêu thương và thân thuộc nhất cứ không ngừng đi về phía xế chiều mà buồn vui trong lòng cứ bị chôn sâu sau những ngày áo cơm vội vã.
Mình băn khoăn quá. Có ai trên đời này lòng lúc nào cũng nặng trịch như mình không? Nếu lúc nào cũng nghĩ ngợi có thể là bẩm sinh. Nhưng nghĩ ngợi mà không có lối thoát thì là do lối sống sai trái tệ hại của mình rồi. Tới cái mức mà người đối diện mấp máy định nói an ủi, nhưng lại thấy không có hy vọng an ủi thành công nên thu hết những lời định nói vào lòng. Làm người khác tủi thân, càu cấu mình day dứt. Đây không phải là cách.
Nhưng làm thế nào thì mình vẫn đang gắng gồng, đợi mình một tí nữa thôi.
— An Trương
24 notes · View notes
Thai phụ bị sốt mọc răng có ảnh hưởng tới thai nhi không?
Đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng sức khỏe răng miệng có ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vậy bà bầu bị sốt mọc răng có ảnh hưởng tới thai nhi không? Hướng dẫn cách chăm sóc bà bầu khi bị sốt an toàn hiệu quả.
Bà bầu bị sốt mọc răng có ảnh hưởng tới thai nhi không?
Về cơ bản thì sốt mọc răng khôn không gây hại đến sức khỏe ở cả người bình thường và chị em mang thai. Tuy nhiên nếu chiếc răng khôn có chiều hướng mọc lệch, mọc ngầm hay mọc chen chúc vào các răng kế bên, gây nên tình trạng đau nhức kéo dài, dễ sâu răng, viêm nướu. Nếu mẹ bầu bị sốt kéo dài thì mẹ nên đi khám để được bác sĩ tư vấn.
Tumblr media
Với người bình thường, răng khôn sẽ được bác sĩ chỉ định nhổ răng nếu như nó gây gại đến sức khỏe. Tuy nhiên, nhổ răng khôn khi mang bầu không được các bác sĩ khuyến khích, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Do nhổ răng có thể ảnh hưởng tới hệ thống thần kinh. Mà trong 3 tháng đầu khi mẹ mang thai, thai nhi đang có sự phát triển mạnh mẽ, bất kỳ tác động nào cũng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. 3 tháng cuối thai kì cũng là thời điểm mẹ không nên nhổ răng, vì lúc này cơ thể mẹ đã nặng nề hơn và đang phải chuẩn bị để sinh con.
Đối với các trường hợp răng khôn mà bác sĩ chỉ định phải nhổ thì cần nhổ khi thai nhi từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 7. Lúc này thai nhi đã phát triển hoàn thiện các cơ quan trong cơ thể, nên nhổ răng không gây ảnh hưởng nhiều tới sự phát triển của bé.
>>xem thêm: thuốc bổ sung canxi cho bà bầu giảm đau nhức xương khớp
Cách hạ sốt giảm đau cho bà bầu mọc răng khôn
Súc miệng bằng nước muối loãng hàng ngày để giảm đau và chống viêm.
Chườm nước đá để gây tê và giảm đau khi mọc răng.
Không tự ý sử dụng thuốc giảm đau, thuốc hạ sốt, kháng sinh và nếu không có sự chỉ định của bác sĩ.
Sử dụng thuốc giảm đau nếu được sự cho phép của bác sĩ.
Đi khám bác sĩ nếu có bất kì hiện tượng không khỏe nào để được tư vấn và chăm sóc tốt nhất.
>>Xem thêm: thuốc sắt và acid folic cho bà bầu ngừa dị tật thai nhi
Mẹ bầu mọc răng khôn nên ăn gì để giảm đau nhức?
Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải biết được mọc răng khôn nên ăn gì. Cụ thể:
Tumblr media
Sữa và các chế phẩm từ sữa Sữa có chứa hàm lượng canxi và vitamin cao có tác dụng giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng cường sự trao đổi chất và khả năng miễn dịch của cơ thể. Các loại sữa chua, sữa đậu nành,… có thể giúp giảm đau hiệu quả, đồng thời bổ sung thêm canxi và protein giúp răng chắc khỏe. Ngoài ra, sữa và các chế phẩm của nó đều rất dễ ăn, phù hợp để giúp mẹ thay đổi khẩu vị, tránh trường hợp mẹ bị chán ăn khi bị sốt. Cà rốt Trong cà rốt có chứa lượng lớn vitamin A, C, có lợi trong việc cải thiện hệ thống miễn dịch. Ăn cà rốt thường xuyên giúp mẹ tăng cường khả năng miễn dịch. Nó còn giúp làm giảm nguy cơ bé yêu bị dị tật bẩm sinh như tật nứt đốt sống… Tuy nhiên, lượng vitamin A quá cao có thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Do đó, mẹ bầu cần kết hợp nhiều loại thực phẩm khác trong thực đơn của mình để trung hòa hàm lượng dinh dưỡng mà mẹ nạp vào cơ thể. Bí xanh Bí xanh chứa nhiều chất xơ, đặc biệt nó còn chứa nhiều canxi, sắt và nhiều loại vitamin quan trọng với mẹ bầu như: vitamin A, B1, B2, B3, B9, C, E…. Bí xanh có công dụng thanh nhiệt, giải độc… rất phù hợp để mẹ bầu bị sốt mọc răng ăn để cải thiện sức khỏe và giúp mẹ giảm sốt.
>>Xem thêm: cách uống sắt canxi và vitamin tổng hợp Chị em sẽ không tránh được những khó chịu và cơn đau bất thường khi răng khôn mọc, thế nhưng hãy chịu đựng cho đến khi em bé ra đời hãy “xử lý” gọn ghẽ chiếc răng khôn này bạn nhé. Chúc mẹ có một thai kì khỏe mạnh và an toàn!
0 notes
rongnhomocthuy · 3 years
Text
Làm Đẹp Cho Con Ngay Từ Khi Còn Trong Bụng Mẹ
Bài viết Làm Đẹp Cho Con Ngay Từ Khi Còn Trong Bụng Mẹ thuộc chủ đề về Nấu Ăn đang được rất nhiều bạn quan tâm đúng không nào !! Hôm nay, Hãy cùng RongNhoMocThuy.com tìm hiểu Làm Đẹp Cho Con Ngay Từ Khi Còn Trong Bụng Mẹ trong bài viết hôm nay nha ! Các bạn đang xem chủ đề về : “Làm Đẹp Cho Con Ngay Từ Khi Còn Trong Bụng Mẹ”
Bà mẹ nào cũng mong muốn con sinh ra khỏe mạnh, xinh đẹp. Vậy ngay từ đầu thai kỳ, hãy chăm sóc bản thân đúng phương pháp để em bé sinh ra khỏe đẹp và thông minh nha.
Trong thời gian thai kỳ, chăm sóc cho mẹ là rất quan trọng. Vì chăm sóc mẹ có tốt thì con sinh ra mới khỏe mạnh, xinh đẹp. Chỉ nhờ những cách đơn giản thế này thôi, các mẹ đã khả năng giúp em bé xinh đẹp như thiên thần rồi.
1.Bí kíp để bé có làn da sáng đẹp
Theo thống kê, sắc tố da của con người khả năng thay đổi ngay chứ không những phụ thuộc hoàn toàn vào yếu tố di truyền. vì thế mà, chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ cũng khả năng tác động đến làn da của bé. Nếu muốn con sinh ra có làn da trắng mịn, mẹ hãy bổ sung thật nhiều những loại vitamin A, C, E trong quy trình mang thai nha. Vitamin A bảo vệ các tế bào biểu mô để da sáng bóng, vitamin C lại làm sụt giảm sắc tố đen trong tế bào để da trắng hơn. Vitamin E khả năng ngăn chặn các phản ứng hóa học của các gốc tự do gây ra tổn thương tế bào – nguồn gốc của sự lão hóa và hơn 100 bệnh tật nguy hiểm. không những có vậy, vitamin E cũng có công dụng ngăn chặn hắc sắc tố tích tụ gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến làn da của mẹ và bé.
Mẹ bầu nên ăn gì?
– Vitamin A có rất nhiều trong những loại thực phẩm như gan động vật, lòng đỏ trứng, sữa, cà rốt, cà chua và rau củ quả(xanh càng tốt), trái cây.
Tumblr media
một vài loại trái cây như kiwi và táo khả năng can thiệp một cách hiệu quả vào quy trình hình thành melanin – những sắc tố quy định màu da, tóc trên cơ thể con người, giúp cho da bé trở nên hồng hào.
– Nguồn vitamin C cũng vô cùng dồi dào trong cà chua, nho, cam, dâu, táo, bông cải xanh…
Tumblr media
Bông cải xanh và cà rốt rất giàu vitamin C và carotene, khả năng làm sụt giảm sự tích tụ của các hắc sắc tố – hung thủ gây ra nên nám da và tàn nhang
– Các danh mục từ đậu nành giàu vitamin, đặc biệt là vitamin E.
Tumblr media
Đậu nành và các chế phẩm giàu vitamin E
2. Bí kíp để bé có chiều cao lý tưởng
Nhiều người cho rằng, muốn con cao lớn thì chỉ cần bổ sung thật nhiều canxi là được. mặc khác, chỉ bổ sung canxi sẽ không hiệu quả, bởi nếu thiếu vitamin D thì cơ thể không hấp thụ được canxi, khiến trẻ khó đạt chiều cao lý tưởng. vì thế, trong thai kỳ bà bầu cần bổ sung đầy đủ vitamin D, để đẩy nhanh quy trình phát triển xương, tạo tiền đề giúp bé cao lớn hơn khi ra đời.
Mẹ bầu nên làm gì?
– Bổ sung canxi mỗi ngày. Mục tiêu mỗi ngày là 800mg 3 tháng đầu, 1000mg 3 tháng giữa và 1500mg 3 tháng cuối. mặc khác nhớ đừng nên ăn lệch mà phải đảm bảo chế độ ăn mỗi bữa cân bằng giữa tinh bột, đam, rau, trái cây.
– Để bổ sung vitamin D, bà bầu nên đều tắm nắng vào lúc sáng sớm từ 6 giờ đến 7 giờ, trong khoảng 15 – 20 phút.
Tumblr media
Tắm nắng giúp tăng chiều cao cho bé
– Đối với việc bổ sung vitamin D bằng ăn uống thì cần cẩn thận hơn vì bổ sung quá 2000 IU vitamin D một ngày khả năng làm cơ thể nhiễm độc. Các mẹ khả năng bổ sung vitamin D bằng thực phẩm hoặc viên uống bổ sung.
Tumblr media
Cá hồi giàu vitamin D nhất, khoảng 425 IU trong 0,085 kg. Sau đó là cá sardine, 270 IU trong 0,1 kg, lòng đỏ trứng 25 IU/quả, phô mai 2,8 IU/0,028 kg.
3. Bí kíp để bé có mái tóc mượt mà
Bà bầu cần bổ sung đầy đủ vitamin B cho cơ thể khi mang thai. Loại vitamin này rất dồi dào trong những loại thực phẩm như thịt nạc, cá ngừ, sữa, cà rốt, đậu, trứng, rong biển, mè, bắp, rau củ quả(xanh càng tốt)…
Tumblr media
Rong biển giàu vitamin B
4. Bí kíp để bé thông minh
Theo các chuyên gia, việc bổ sung đầy đủ các dưỡng chất như protein, axit béo, canxi, sắt, folate, colin rất có lợi cho sự phát triển bộ não của thai nhi và tăng sức đề kháng khi trẻ ra đời. Tiến sĩ Kate Di Prima cho biết, 70% sự phát triển não trẻ xảy ra khi em bé còn trong bụng mẹ. vì thế những gì bạn ăn trong quy trình mang thai là rất quan trọng.
Mẹ bầu nên ăn gì?
– Quả việt quất: Trong thời kỳ mang thai, nếu ăn quả việt quất nhiều sẽ giúp mẹ bầu sinh con thông minh bởi nó có công dụng kích thích sự phát triển bộ não, tăng cường trí nhớ rất hiệu quả.
– Bí ngô: Bí ngô là loại thức ăn vừa ngon vừa bổ vừa giúp mẹ bầu sinh con thông minh một cách hiệu quả mà không phải ai cũng biết, với hàm lượng đa dạng các chất dinh dưỡng như beta – carotene, kali, những loại vitamin A,C,E, magie, kẽm, can xi, chất xơ, selen, sắt, protein, axit folic, omega 3…
– Cá: Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu nên ăn uống đủ chất, mặc khác các chuyên gia dinh dưỡng vẫn khuyên rằng nên ăn cá nhiều hơn ăn thịt, ít nhất là 3 bữa cá/ 1 tuần để khả năng sinh con thông minh hơn.
– Trứng: Bởi trong trứng có chứa chất choline rất tốt cho sự phát triển của trí não, hỗ trợ tăng cường trí nhớ cực tốt, chính vì thế nếu trong thời gian mang thai nếu mẹ bầu ăn trứng đều, đúng hàm lượng cho phép (3-4 quả/1 tuần) sẽ sinh ra những đứa con thông minh, có chỉ số IQ vượt trội đấy nha.
Tumblr media
Thực phẩm giúp bé thông minh
Nguồn: Tổng hợp
Bài viết bạn quan tâm:
• Tự tin mặc đồ sexy với bí kíp trị mụn ở lưng hiệu quả
• Thực hư công dụng làm đẹp bằng lăn kim, các cơ sở uy tín
• Tự tin cả ngày dài với những tuyệt chiêu kiểm soát nhờn
thuytrang
12/07/2016
Các câu hỏi về Làm Đẹp Cho Con Ngay Từ Khi Còn Trong Bụng Mẹ
Nếu có bắt kỳ câu hỏi thắc mắt nào vê Làm Đẹp Cho Con Ngay Từ Khi Còn Trong Bụng Mẹ hãy cho chúng mình biết nha, mõi thắt mắt hay góp ý của các bạn sẽ giúp mình nâng cao hơn hơn trong các bài sau nha Rong Nho Mộc Thủy? Hệ thống cung cấp và phân phối rong nho khắp cả nước. Cam kết trung thực với khách hàng 100% về nguồn gốc và chất lượng danh mục. Rong Nho Mộc Thủy đạt chứng nhận ISO 22000, VSATTP, HACCP, Kiểm Định Vi Sinh.
Tham Quan Cửa Hàng Rong Nho Mộc Thủy Nhé!
-21%
+
Rong Nho Tươi
60,000 ₫ – 250,000 ₫
Chọn một tùy chọn1 Kg200gram500gram
1 Kg
200gram
500gram
Xóa
-21%
+
Mù Tạt
20,000 ₫ – 27,000 ₫
Chọn một tùy chọn35gram50gram
35gram
50gram
Xóa
-8%
+
Nước Chấm Mè Rang
51,500 ₫ – 285,000 ₫
Chọn một tùy chọn1000ml180ml210ml500ml
1000ml
180ml
210ml
500ml
Xóa
-23%
+
Rong Nho Tách Nước
99,000 ₫ – 460,000 ₫
Chọn một tùy chọn100gram250gram500gram
100gram
250gram
500gram
Xóa
Tham Gia Cộng Đồng Tại
Tumblr media
Nguồn Tin tại: https://rongnhomocthuy.com/
Tumblr media
Xem Thêm Nấu Ăn tại : https://rongnhomocthuy.com/vao-bep/
from Rong Nho Mộc Thuỷ https://ift.tt/3qpA2tK via https://ift.tt/3ez52Rt
0 notes
Ăn thịt chó khi mang thai 3 tháng cuối không?
Nhiều ý kiến về việc mang thai có nên ăn thịt chó hay không? Bởi đây là món ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng lại có tính nóng gây đầy bụng, táo bón, khó tiêu. Vậy bà bầu 3 tháng cuối ăn được thịt chó không và ăn uống như nào để mẹ khỏe con khỏe để chào đời khỏe mạnh?
Xem thêm: thuốc sắt và canxi loại nào tốt cho bà bầu ngừa thiếu máu loãng xương
Thành phần dinh dưỡng của thịt chó
Thịt chó là loại thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng khá cao. Trong thịt chó chứa một số thành phần dinh dưỡng cơ bản như protein, lipit, vitamin A, vitamin B1, vitamin B2, vitamin B3, vitamin C, canxi, sắt…Cụ thể 100g thịt chó chứa khoảng 19g protein, 28g chất béo, 270mg canxi, 168mg photpho, 2,8mg sắt, vitamin và nhiều loại khoáng chất khác.
Thịt chó có thể chế biến được nhiều món ăn ngon như luộc, nướng, cháo, hấp…Thịt chó tuy tốt nhưng có những người được khuyến cáo không nên ăn món này vì có thể gây hại cho sức khỏe. Những đối tượng nên kiêng ăn thịt chó bao gồm:
Người bệnh gút, huyết áp, tiểu đường Người bị bệnh mạch máu não Người bị xơ gan, suy thận
Xem thêm: gold dha có tốt không
Ăn thịt chó khi mang thai 3 tháng cuối không?
Mặc dù, chứa hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng bà bầu chỉ nên ăn thịt chó ở mức độ vừa phải. Bởi khi mẹ bầu 3 tháng cuối ăn nhiều thịt cho có thể gây nên những tác động xấu cho sức khỏe bà bầu. Những tác hại khi mẹ bầu ăn nhiều thịt chó bao gồm:
Tăng nguy cơ tiền sản giật: Thịt chó là món giàu đạm, khi ăn quá nhiều thịt chó sẽ khiến cho bà bầu thừa protein, khiến cho acid uric trong máu tăng, dẫn đến nguy cơ cao bị sản giật và tiền sản giật rất nguy hiểm. Gây chán ăn: Người mẹ ăn nhiều thịt chó sẽ cảm thấy đầy bụng, không muốn ăn uống những thực phẩm khác. Điều này sẽ dẫn tới tình trạng mất cân bằng và thiếu hụt những dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe thai phụ và sự phát triển của thai nhi. Dễ gây nóng trong: Mẹ bầu thân nhiệt vốn đã cao, ăn thịt chó có thể gây khó tiêu, nóng trong, nổi mụn nhọt, ngứa ngáy, rối loạn tiêu hóa, táo bón. Nguy cơ nhiễm độc cao: Nếu mẹ bầu mua thịt chó ở những lò mổ không đảm bảo chất lượng có thể mua phải thịt chó nhiễm bệnh dại hoặc chó bị đánh bả. Khi mẹ bầu ăn phải thịt chó không đảm bảo an toàn sẽ có nguy cơ nhiễm độc cao.
Xem thêm: viên sắt không gây táo bón cho bà bầu
Chế độ ăn uống trong 3 tháng cuối cần lưu ý gì?
Trong suốt thai kỳ, bà bầu nên chú ý chế độ dinh dưỡng như sau:
Nên chia nhỏ các bữa ăn thành 5 – 6 bữa thay vì 3 bữa chính sẽ giúp mẹ tiêu hóa tốt và hấp thu các dưỡng chất hiệu quả hơn. Không nên bỏ bữa hay nhịn ăn lâu. Mẹ bầu nên bổ sung protein từ các loại thực phẩm khác nhau như các loại đậu, sữa, trứng, thịt,… Bổ sung thêm chất sắt trong thực đơn hàng ngày tránh tình trạng thiếu máu, thiếu sắt khi chuyển dạ và sau sinh. Một số thực phẩm có chứa nhiều sắt mà mẹ bầu nên bổ sung trong thực đơn mỗi ngày như đậu nành, các loại rau màu xanh đậm, các loại trái cây sấy khô, thịt đỏ, thịt gia cầm,… Bổ sung nhiều thực phẩm giàu canxi để giữ hệ xương chắc khỏe, đồng thời giúp quá trình sản xuất sữa cho con bú sau khi sinh thuận lợi hơn. Mẹ bầu có thể bổ sung canxi bằng các thực phẩm như sữa, sữa chua, phô mai,… Bổ sung magie có tác dụng giảm nguy cơ chuột rút ở mẹ bầu, phòng tránh nguy cơ sinh non. Hơn nữa, magie cũng cần thiết để đồng hóa canxi. Một số thực phẩm giàu magie có thể kể đến là đậu đen, lúa mạch, cám yến mạch, hạnh nhân, atiso,… Cần uống nhiều nước, không nên ăn mặn để tránh bị phù nề. Không ăn đồ ăn nhiều chất béo, nhiều dầu mỡ để tránh tăng cân quá nhiều. Ăn nhiều rau và trái cây để ngăn ngừa tình trạng táo bón. Ăn chín uống sạch, tránh ăn đồ sống, thực phẩm ch��a tiệt trùng để tránh nguy cơ sảy thai, sinh non.
Xem thêm: viên canxi nào không gây táo bón cho bà bầu
Bài viết trên đây đã giúp mẹ bầu trả lời câu hỏi bầu 3 tháng cuối có ăn được thịt chó không? Món ăn này tuy bổ dưỡng nhưng mẹ bầu nên hạn chế ăn, đặc biệt bầu 3 tháng cuối không nên ăn. Thay vì ăn thịt chó, mẹ bầu có thể bổ sung các loại thịt khác an toàn hơn như thịt lợn, thịt bò, thịt gà…
0 notes
bloghealthcom · 3 years
Text
Những lưu ý trong thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối Update 06/2021
Bài viết Những lưu ý trong thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối Update 06/2021 được chia sẻ bởi website Blog-Health #bloghealth #suckhoe #lamdep #sinhly
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Trịnh Thị Thanh Huyền - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.
<!-- -->
Ba tháng cuối của thai kỳ là thời gian mà thai nhi phát triển nhanh nhất cả về cân nặng và trí não. Do vậy, có một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bà bầu ở 3 tháng cuối sẽ giúp thai nhi phát triển tối ưu, bà bầu cũng có đủ sức khỏe để nuôi dưỡng và chuẩn bị cho quá trình vượt cạn.
1. Tầm quan trọng của dinh dưỡng với mẹ bầu và thai nhi
Nhiều nghiên cứu từ các chuyên gia cho thấy tình trạng sức khỏe, dinh dưỡng của mẹ bầu ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của con từ khi trong bụng mẹ cho đến khi trưởng thành. Nhiều trường hợp thai nhi sinh ra có cân nặng thấp do tình trạng thiếu năng lượng, thiếu vi chất từ mẹ.
Thời kỳ trong bụng mẹ, nguồn dinh dưỡng duy nhất mà thai nhi có được là từ mẹ cung cấp. Các chất dinh dưỡng sẽ theo máu qua nhau thai cung cấp cho thai nhi phát triển. Khi có nguồn dinh dưỡng đầy đủ giúp thai phụ có sức đề kháng tốt, hạn chế tối đa khả năng nhiễm bệnh trong thời kỳ mang thai. Mẹ sẽ có đủ sức để sinh con, sức khỏe phục hồi nhanh chóng sau khi sinh và có đủ sữa cho con bú.
Phụ nữ có dinh dưỡng tốt từ trước và trong suốt thai kỳ sẽ giúp con không bị suy dinh dưỡng bào thai, suy thai, chậm phát triển tâm thần và vận động.
Tumblr media
Dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp bé và mẹ khỏe mạnh
2. Gợi ý thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối
Cuối thai kỳ là giai đoạn thai nhi phát triển trí não và cân nặng nhanh chóng nhất. Do vậy, việc đảm bảo nguồn dinh dưỡng đầy đủ, đa dạng đáp ứng đủ nhu cầu của thai nhi là việc cực kỳ quan trọng.
Dưới đây là thực đơn cho bà bầu trong 3 tháng cuối
2.1. Thực đơn cho bà bầu tháng thứ 7
Sang tháng thứ 7 là thời gian mà cơ thể mẹ bầu cần nhiều sắt nhất. Mẹ có thể bổ sung chất sắt này từ các nguồn thực phẩm như: thịt nạc, rau quả, trái cây, gan động vật, các loại đậu...
Song song với đó là bổ sung thêm nhiều canxi, phốt pho, i-ốt và kẽm. Các thực phẩm giàu các chất này gồm: rong biển, táo đỏ, sứa, đậu tương, đậu phụ, rau cải, mộc nhĩ đen, lạc, trứng gà, xương đầu động vật,... và các loại cá, tép moi, trai biển..
Trong tháng 7 bà mẹ cũng tránh ăn quá no để hạn chế tình trạng ợ nóng. Nên chia bữa ăn thành nhiều lần trong ngày. Cần tránh ăn đồ ăn chiên, nhiều dầu mỡ và đồ ăn cay nóng.
Tumblr media
Thịt bò giàu chất sắt rất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu
2.2. Thực đơn cho mẹ bầu tháng thứ 8
Ở tháng thứ 8 người mẹ cũng cần bổ sung các nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Các thực phẩm được các chuyên gia khuyến khích ăn trong tháng thứ 8 của thai kỳ gồm: gạo, các loại ngũ cốc, trứng, các loại thịt, cá, gan động vật (1 tuần ăn 1 lần), rau xanh và các loại trái cây.
Đây là giai đoạn trí não của bé phát triển mạnh, do vậy bổ sung nhiều omega-3 trong 3 tháng cuối của thai kỳ là điều cần thiết. Có thể bổ sung chất này từ những loại thực phẩm như có chứa chất béo tự nhiên như các loại hạt (hạt óc chó, hạt chia, lạc, hạt dẻ cười...), các loại thủy hải sản (đặc biệt là cá hồi),...
Thai phụ nên tránh ăn đậu nành, khoai hồng để không bị chướng bụng. Cũng không nên quá lạm dụng các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng như dầu cá, vitamin tổng hợp, nhân sâm...
2.3. Thực đơn cho bà bầu tháng thứ 9
Đây là tháng cuối của thai kỳ chuẩn bị đón bé chào đời. Cũng là giai đoạn bé hoàn thiện mọi cơ quan chức năng trong cơ thể mình, là giai đoạn bé phát triển nhanh đến chóng mặt. Do vậy việc đáp ứng đủ nguồn dinh dưỡng cho thai nhi ở tháng này vô cùng cần thiết.
Tumblr media
Bổ sung dinh dưỡng đa dạng cho mẹ vào tháng cuối thai kỳ
Lời khuyên về cách ăn uống trong 4 tuần cuối này như sau:
Nên chia nhỏ các bữa ăn thành 5 - 6 bữa thay vì 3 bữa chính. Không nên bỏ bữa hay nhịn ăn lâu.
Bổ sung nhiều thực phẩm giàu canxi để giữ hệ xương chắc khỏe, đồng thời giúp quá trình “sản xuất” sữa cho con bú sau khi sinh thuận lợi hơn.
Cần uống nhiều nước, không nên ăn mặn để tránh bị phù nề.
Không ăn đồ ăn nhiều chất béo, nhiều dầu mỡ để tránh tăng cân quá nhiều.
Bổ sung chất béo cho cơ thể từ những loại thực phẩm tự nhiên.
Ăn nhiều rau và trái cây ngừa táo bón.
Bổ sung thêm chất sắt trong thực đơn hàng ngày tránh tình trạng thiếu máu, thiếu sắt.
Cho cá vào thực đơn (2 bữa/tuần) để bổ sung thêm omega 3 cho trí não của bé phát triển toàn diện.
Bổ sung vitamin theo hướng dẫn của bác sĩ.
Ăn chín uống sạch, tránh ăn đồ sống, phô mai chưa tiệt trùng để tránh nguy cơ sảy thai, sinh non.
3 tháng cuối là thời kỳ thai nhi phát triển mạnh mẽ nhất đặc biệt là cân nặng. Tuy nhiên, đây cũng là vấn đề cần lưu tâm bởi thai nhi có thể bị thừa cân hoặc nhẹ cân gây ra các biến chứng nguy hiểm như: sinh khó, thai chậm phát triển. Vì vậy, trong giai đoạn này, bạn nên khám thai thường xuyên để theo dõi cân nặng thai nhi, từ đó có sự điều chỉnh phù hợp trong chế độ ăn uống. Đây cũng là thời điểm thai phụ rất dễ sinh non nên cần đặc biệt chú ý đến những dấu hiệu bất thường và đến cơ sở y tế sớm để được khám và điều trị.
Để bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé toàn diện cũng như giúp mẹ an tâm hơn trong khi chuyển dạ, Vinmec cung cấp dịch vụ Thai sản trọn gói. Với gói khám này, mẹ sẽ được khám thai định kỳ, thực hiện các xét nghiệm thường quy để theo dõi sức khỏe. Thai nhi được theo dõi tim thai và cơn co tử cung bằng monitor sản khoa ở tuần thai 37-40 dự kiến thời điểm sinh chính xác. Sau mỗi lần khám, thai phụ đều được các bác sĩ chuyên khoa phân tích kết quả và tư vấn chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi phù hợp với thể trạng của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Nếu như trẻ sinh non sẽ được chăm sóc và nuôi dưỡng với quy trình chuẩn quốc tế. Các ca sinh non đều được tổ chức bài bản dưới sự phối hợp của nhiều chuyên khoa: khoa sản, khoa gây mê và đặc biệt là khoa sơ sinh, khoa nhi. Việc này giúp hạn chế rủi ro và tăng hiệu quả điều trị đối với những vấn đề về sức khỏe mà trẻ sinh non có thể gặp phải.
Nếu bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ thai sản tại Vinmec thì hãy đăng ký trực tiếp tại website để được phục vụ.
Tumblr media
Hình ảnh khach hàng được tư vấn sức khỏe sau khi khám thai tại Vinmec
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY. Ngoài ra, Quý khách có thể Đăng ký tư vấn từ xa TẠI ĐÂY
source https://blog-health.com/nhung-luu-y-trong-thuc-don-cho-ba-bau-3-thang-cuoi/
0 notes
muoigentis · 3 years
Text
Mang bầu bé gái nên ăn gì để con trắng trẻo
Mẹ bầu nếu ý thức ăn uống hợp lý trong thai kỳ không những khỏe mạnh mà còn có lợi cho thai nhi. Vù vậy, mời bạn cùng xét nghiệm sàng lọc trước sinh gentis tham khảo mang thai bé gái nên ăn gì nhé!
Mang thai bé gái nên ăn gì để con trắng trẻo
1. Ăn nhiều trái cây giàu vitamin C cho con gái có làn da trắng hồng
Mang thai bé gái nên ăn gì? Đầu tiên, mẹ bầu đừng quên bổ sung đầy đủ lượng vitamin C nhé. Vitamin C được biết với công dụng có thể giảm lắng đọng các sắc tố đen, đặc biệt hàm lượng vitamin C phong phú và an toàn nhất được chứa trong các loại rau củ quả, điển hình như cà chua, táo, nho, bí đao, hành tây…
Ngoài ra, phụ nữ có thai ở tháng thứ 5 nên chú ý bổ sung nguồn vitamin này. Bạn có thể sử dụng điều độ, kết hợp đa dạng các loại thực phẩm khác cho đến ngày sinh nở. Hấp thu vitamin C không những tăng sức đề kháng cho mẹ bầu mà em bé sinh ra cũng có làn da hồng hào, trắng mịn.
Ngoài ra, nếu bố mẹ có da bị thô ráp mà muốn con sinh ra được cải thiện hơn, mẹ bầu nên bổ sung thêm thực phẩm giàu vitamin A. Lựa chọn tốt cho bạn gồm gan động vật, sữa bò, lòng đỏ trứng, cà rốt, rau cải lá xanh, trái cây sấy khô, dầu thực vật…
2. Mang thai bé gái nên ăn gì? Ăn thực phẩm chứa vitamin A để con có đôi mắt to tròn, long lanh
Triệu chứng ốm nghén có thể khiến bà bầu ăn uống không ngon miệng. Tuy nhiên, hãy cố khắc phục và chú trọng dinh dưỡng nhiều hơn trong thai kỳ, ăn quá nhiều cũng không tốt nhưng nếu kén ăn cũng ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi.
Mẹ bầu kén ăn sẽ thiếu hụt dinh dưỡng, có thể gây trở ngại cho sự phát triển thị giác của bé. Ngoài ra, một số bệnh tật như tiểu đường khi mang thai sẽ dẫn đến trao đổi chất khác thường, tăng nguy cơ đục thủy tinh thể bẩm sinh ở trẻ.
Đặc biệt, mẹ bầu thiếu vitamin A còn dễ khiến thai nhi phát sinh các dị tật bẩm sinh khác ở mắt như giác mạc mỏng. Trong thai kỳ, mẹ nên chú ý bổ sung đầy đủ dưỡng chất, bao gồm cả vitamin A để con gái sinh ra có đôi mắt to tròn, sáng đẹp. Thực phẩm lý tưởng cho bạn là cà rốt, ngô, khoai lang, đậu nành, bí đỏ, cải bó xôi, dầu hạt cải, hồng…
3. Ăn thực phẩm giàu vitamin B cho con gái có mái tóc đen bóng
Đặc biệt là trong trường hợp bố mẹ bị mắc chứng tóc bạc sớm hoặc chất tóc bẩm sinh bị khô, dễ rụng, thiếu sức sống thì vấn đề ăn uống trong thai kỳ càng quan trọng. Bà bầu nên bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin B để nuôi dưỡng mái tóc đẹp cho bé.
Mang thai bé gái nên ăn gì? Để bé có mái tóc dày, đen nhánh, sáng bóng, mẹ bầu có thể kết hợp ăn nhiều thực phẩm khác nhau như thịt nạc, cá, gan động vật, sữa bò, bánh mì, các loại đậu, trứng, rong biển, mè đen… sàng lọc trước sinh là gì ?
4. Ăn thực phẩm giàu vitamin D để con gái phát triển chiều cao
Cho dù bố mẹ có cao hay không thì vẫn hy vọng con cái sinh ra có được vóc dáng cân đối, đặc biệt con gái nếu có đôi chân dài, thon đẹp thì càng được mong đợi. Muốn vậy, mẹ bầu nên chú ý bổ sung thức ăn giàu vitamin D, thúc đẩy phát triển xương của bé ngay từ trong thai kỳ. Bạn nên chọn tôm, lòng đỏ trứng, gan, rau cải lá xanh…
5. Bổ sung đủ iốt cho bé gái thông minh, lanh lợi
Bổ sung iốt cũng là việc cần thiết để thúc đẩy quá trình hợp thành tuyến giáp của thai nhi, có lợi cho sự phát triển não bộ, giúp bé sinh ra thông minh vượt trội. Rong biển và các sản phẩm chế biến từ rong biển là lựa chọn lý tưởng cho mẹ bầu.
6. Những dưỡng chất quan trọng khác cần được đảm bảo
Ba tháng cuối thai kỳ được xem là giai đoạn nhạy cảm đối với tế bào não và sự tăng trưởng tế bào lipid ở thai nhi. Thời kỳ này, mẹ bầu phải chú ý tăng cường bổ sung protein, phospholipid và các loại vitamin. Chế độ ăn uống nên đa dạng gồm sữa, trứng, thịt nạc, gan, cá, đậu, rau củ quả.
Canxi và vitamin D cũng là hai loại dưỡng chất mà bà bầu dễ thiếu khi mang thai. Tình trạng thiếu hụt canxi nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng đến xương, răng của thai nhi, thậm chí có thể gây dị tật thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu cần thường xuyên kiểm tra các chỉ số dinh dưỡng để kịp thời cải thiện.
Mật ong là một trong những thực phẩm bổ sung có lợi cho bà bầu, có tác dụng giảm táo bón, giúp thanh tâm, thư giãn, tăng cường chức năng tiêu hóa và hấp thu. Đây là nguyên liệu thiên nhiên đáng để đưa vào danh sách mang thai bé gái nên ăn gì của chị em.
Khoảng hai tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu càng dễ bị phù, thiếu máu nên cần có chế độ bồi dưỡng máu huyết, nhuận âm hơn cho cơ thể. Cháo đậu đỏ, canh bí đao hay canh cá chép là những món thích hợp cho bà bầu. Ngoài ra, bạn có thể ăn thêm thịt n���c heo, ngân nhĩ, hải sâm…
Mẹ bầu có thể tham khảo thêm gói xét nghiệm nội tiết tố uy tín chất lượng tại happiny Hà nội
0 notes
Text
TOP hoa quả giàu canxi cho mẹ bầu bị thiếu canxi
Thực phẩm từ thiên nhiên là nguồn canxi dồi dào, tốt nhất giúp bổ sung canxi cho mẹ và bé. Vậy thiếu canxi khi mang thai nên ăn trái cây gì để bổ sung canxi trong thời gian mang thai.
TOP trái cây giàu canxi mẹ bầu bị thiếu canxi
Dưới đây mách mẹ bầu các loại hoa quả giàu canxi cho con phát triển toàn diện, mời mẹ cùng tham khảo nhé!
Trái cây họ cam, quýt
Cam, quýt là một trong những loại trái cây giàu canxi mà mẹ có thể bổ sung cả trong khi mang thai và sau khi sinh nở. Không chỉ cung cấp hàm lượng lớn canxi, loại trái cây này còn giúp cơ thể khỏe khoắn hơn và tăng sức đề kháng. Theo nghiên cứu cho thấy cứ 100gr cam quýt sẽ chứa khoảng 40mg canxi tự nhiên. Đây được xem là một trong số ít loại quả có hàm lượng canxi cao.
Tumblr media
Vì vậy, các mẹ hãy tích cực ăn trái cây họ cam, quýt hàng ngày để bổ sung vitamin C và canxi sẽ giúp phòng tránh bệnh loãng xương, cơ khớp nhức mỏi hay giảm trí nhớ nhé.
>>Xem thêm: thảo dược tăng cường đề kháng cho bà bầu
Thiếu canxi nên ăn trái cây gì thì nên ăn kiwi các mẹ nhé
Kiwi là loại trái cây nhiệt đới có hương vị đậm đà và chứa rất nhiều canxi. Cứ mỗi 100g kiwi chứa 34mg canxi. Ngoài ra, quả kiwi giàu nước, dồi dào các vitamin A, C, E, các vitamin nhóm B, axit folic và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể như: mangan, kẽm, sắt, đồng, kali, magie…
Mẹ bầu có thể bổ sung canxi hàng ngày bằng việc nhấm nháp một chút kiwi, vừa tốt cho hệ tiêu hóa, lại tăng cường miễn dịch, chống táo bón, còn cung cấp canxi cho hệ xương và răng thai nhi chắc khỏe.
Quả sung không chỉ giàu sắt mà còn chứa lượng canxi dồi dào
Quả sung là loại trái cây giàu canxi hơn cả sữa mà nhiều mẹ không hề hay biết. Sung giàu các vitamin A, E, C, K và các khoáng chất như: đồng, sắt, kẽm, kali, mangan, canxi. Mẹ có thể ăn sung tươi hoặc sung khô đều rất giàu canxi nhé. 150g sung khô chứa khoảng 241mg canxi và mỗi quả trung bình có khoảng 13mg canxi. Sung giúp mẹ bầu bổ sung canxi trong thai kỳ đồng thời giúp chống lại tình trạng loãng xương.
>>Xem thêm: thuốc canxi bổ sung cho bà bầu giảm đau nhức xương khớp
Quả mận
Mận có nhiều lợi ích không ngờ đối với sức khỏe. Ngoài việc bảo vệ tim, tăng cường tiêu hóa, cải thiện trí nhớ, giúp ích cho đại tràng, mận còn là nguồn cung cấp canxi dồi dào tốt cho xương. Theo nghiên cứu, trong 256g mận khô, cung cấp khoảng 75mg canxi cho cơ thể. Mẹ bầu có thể ăn mận khô trong bữa ăn vặt hằng ngày cũng giúp bổ sung canxi rất tốt nhé
Tumblr media
Các kênh bổ sung canxi cho mẹ bầu
Chuyên gia khuyến cáo mẹ cần kết hợp bổ sung canxi từ nhiều nguồn khác nhau để đảm bảo đáp ứng canxi được đầy đủ nhất.
Ăn các thực phẩm giàu canxi khác như sữa và các chế phẩm từ sữa, tôm, cua, đậu nành… để giúp bổ sung canxi và các dưỡng chất khác như đạm, sắt, kẽm…
Sử dụng các viên uống canxi cho bà bầu với hàm lượng phù hợp để bổ sung canxi được nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Nên kết hợp bổ sung thêm vitamin D để tăng cường hấp thu canxi.
Mẹ nên tích cực vận động ngoài trường, dưới trời nắng nhẹ dễ chịu để bổ sung canxi và vitamin D hiệu quả.
>>Xem thêm: nên uống canxi từ tháng thứ mấy
Việc bổ sung các trái cây giàu canxi cho bà bầu thiếu canxi là điều vô cùng quan trọng và cần thiết, giúp hệ xương của trẻ phát triển toàn diện. Hy vọng với các loại thực phẩm chia sẻ trên sẽ giúp mẹ bầu có được chế độ dinh dưỡng hợp lý và cách chăm sóc bản thân tốt hơn trong những tháng cuối thai kỳ. Chúc mẹ bầu có thai kỳ khỏe mạnh và mẹ tròn con vuông.
0 notes
Chế độ ăn uống dành cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ
Mang thai là một nghĩa cử vô cùng thiêng liêng của mỗi người mẹ. Ngoài niềm hạnh phúc khi sẽ được đón chào đứa con của mình thì mẹ bầu cũng rất băn khoăn về khoản ăn uống làm sao cho đủ chất và tốt cho thai nhi, đặc biệt là trong vòng 3 tháng đầu - thời kỳ mà hầu hết các mẹ bầu phải trải qua tình trạng ốm nghén. Vậy chế độ dinh dưỡng khi chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu như thế nào là tốt nhất?
Mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì?
Thực tế, không ít bà mẹ  lần đầu mang thai thường không có sự quan tâm đặc biệt đến chế độ dinh dưỡng hằng ngày cho bà bầu 3 tháng đầu. Trong bất cứ giai đoạn phát triển nào của thai nhi đều cần bổ sung thêm nhiều dưỡng chất thiết yếu bởi vì chế độ ăn hàng ngày chỉ đủ cung cấp năng lượng cho cơ thể của mẹ. Những dưỡng chất quan trọng mẹ cần bổ sung giai đoạn này bao gồm:
Tumblr media
Ăn thêm những thực phẩm giàu sắt
Để nuôi dưỡng thai nhi, nhu cầu về sắt của mẹ bắt đầu tăng lên đáng kể. Bổ sung đủ sắt giúp phát triển não bộ, tăng cường hệ miễn dịch cho thai nhi, tăng cường sức đề kháng cho mẹ bầu. Nếu thiếu sắt, mẹ bầu sẽ thường cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, da xanh xao, kéo dài có thể làm tăng nguy cơ sinh non, bé sinh thiếu cân, dễ bị thiếu máu vào những giai đoạn tiếp theo.
Vì vậy, mẹ bầu cần bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày của mình các thực phẩm chứa nhiều sắt như thịt bò, gan động vật, cải xoăn, cải bó xôi, rau dền, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây khô… Ngoài ra, mẹ còn phải kết hợp với chế độ ăn với việc uống viên sắt đúng cách ngay từ đầu thai kì.
>>Xem thêm: thuốc bổ sung sắt không gây táo bón Tăng cường thực phẩm giàu axit folic
Axit folic hay còn gọi là vitamin B9, là vi chất không thể thiếu trong quá trình phát triển của thai nhi, giúp thai nhi tổng hợp AND trong 3 tháng đầu và còn giúp ngăn ngừa khiếm khuyết ống thần kinh cũng như dị tật tim, sứt môi, hở hàm ếch ở trẻ…
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu cần bổ sung lượng axit folic khoảng 400-600mcg/ngày. Nguồn bổ sung axit folic mà mẹ bầu nên chú ý để bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng hằng ngày là gan, thịt gia cầm, ngũ cốc, rau xanh, đậu nành, cà chua, cam…
Sử dụng các viên uống bổ sung
Thời gian này mẹ bắt đầu những cơn ốm nghén nên thói quen ăn uống sẽ bị đảo lộn. Mẹ có thể không ăn được nhiều, do vậy mẹ nên sử dụng thêm các viên uống bổ máu với liều lượng phù hợp sẽ bổ sung đủ nhu cầu sắt và axit folic trong giai đoạn này. Tuy nhiên, dù sử dụng sắt dạng nước hay sắt dạng viên, mẹ đều cần chú ý bổ sung đúng cách và đảm bảo sản phẩm uy tín, chính hãng để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng.
>>Xem thêm: thuốc axit folic cho bà bầu loại nào tốt
Thực phẩm giàu đạm rất cần thiết
Bổ sung đạm đảm bảo sự phát triển nhanh của mô bào thai. Không chỉ vậy, đạm còn giúp tăng trưởng mô vú và tử cung trong thai kỳ, tăng cường sản sinh máu, đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé. Vì vậy, mẹ bầu nên chú ý ăn nhiều hơn các thực phẩm giàu đạm như cá, đậu, trứng, thịt gà, sữa, thịt bò nạc và heo,… trong cả 3 bữa ăn. Trong giai đoạn này, thai phụ cần khoảng 85 – 90g đạm mỗi ngày.
>>Xem thêm: prenalen giảm nghén cho bà bầu
Một số loại thực phẩm mẹ nên tránh khi mang thai 3 tháng đầu
Sau đây là một số loại thực phẩm có thể gây sảy thai hoặc không tốt cho thai nhi, thai phụ cần chú ý cẩn thận khi ăn:
Tumblr media
Dứa: Ăn dứa hoặc uống nước ép dứa quá nhiều trong 3 tháng đầu mang thai có thể khiến mẹ có nguy cơ sảy thai. Bởi vì chất bromelain trong quả dứa gây co thắt tử cung dẫn tới sảy thai. Nếu quá thèm mẹ chỉ nên ăn 1 miếng nhỏ mỗi lần thôi nhé.
Nha đam: Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu nên tránh sử dụng nước ép nha đam vì nó có thể gây xuất huyết vùng chậu dẫn tới sảy thai.
Hạt vừng: Là loại thực phẩm thai phụ không nên ăn quá nhiều trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Hạt vừng khi kết hợp sử dụng với mật ong có thể dẫn tới sảy thai. Tuy nhiên, mẹ bầu có thể ăn hạt vừng đen trong giai đoạn cuối của thai kỳ để sinh con dễ dàng hơn.
Đu đủ xanh: Đu đủ xanh hoặc ương có chứa các enzyme có thể dẫn đến cơn co thắt tử cung gây sảy thai.
Rau chùm ngây: Tuy rất giàu vitamin, kali và sắt nhưng chùm ngây lại có chứa alpha sitosterol có hại cho phụ nữ mang thai vì có thể dẫn tới sảy thai. Đó là lý do thai phụ trong 3 tháng đầu không nên ăn loại rau này;
Thực phẩm sống: Rau, quả chưa rửa kỹ, rau mầm sống, thịt chưa được nấu chín,… vì một loại ký sinh trùng là toxoplasma sống trên rau, thịt chưa được rửa kỹ, nấu chín có thể gây hại cho sự phát triển thần kinh của thai nhi.
Các chất kích thích: Cà phê, rượu, bia và các chất chứa cồn làm tăng nguy cơ sảy thai, gây dị tật thai nhi hoặc khiến trẻ chậm phát triển.
>>Xem thêm: bà bầu nên uống sắt vào thời điểm nào trong ngày
Lưu ý tới cách xây dựng chế độ dinh dưỡng 3 tháng đầu thai kỳ trên đây sẽ giúp thai phụ có sức khỏe tốt và thai nhi phát triển toàn diện.
0 notes
hoanq2802 · 4 years
Text
Quán bar cho người chán đời
New Post has been published on https://khachsanthanhdong.com/quan-bar-cho-nguoi-chan-doi.html
Quán bar cho người chán đời
Tumblr media
Đài Loan”The Misanthrope Society” (tức thị “Hội chán đời” hay “Hội tránh xa cả trái đất”) là chốn thư giãn hoàn toàn riêng biệt với trái đất bên ngoài.
Tumblr media
Quán bar nằm trong con hẻm cụt giữa khu chợ đêm nờm nợp của Đài Bắc, cách ga xe điện ngầm chưa tới một phút đi bộ. Du khách có thể nhận diện quán bar với một mô hình  xương ngồi trước cửa. Ảnh: CNN.
Không gian quán bar cũng đặc trưng do phong cách trang trí u tối: tường đen, thực đơn đen, đĩa đen, cả gà rán cũng có màu đen. Quán phục vụ các loại cocktail sáng tạo, khó hiểu với các cái tên u ám như “Ghost Island Tea” (Đảo ma ám) hay “No Longer Human” (Thất lạc cõi người).
Khách tới đây sẽ được trải nghiệm cảm giác thoát khỏi cuộc sống tầm thường,thể hiện tâm trạng qua những món ăn, đồ uống họ chọn. Nếu thực khách gọi một cốc “Last Words” (Lời trăng trối), họ sẽ được người pha chế yêu cầu viết ra điều muốn nói vào những phút cuối đời. Hay món “Vịt hầm thịnh nộ” có thể hợp khẩu vị của những người đang cảm thấy tức giận.
Tumblr media
Thịt gà sau khi được ướp trong sữa đậu nành lên men truyền thống của Đài Loan sẽ được tẩm rượu và châm lửa để lớp da bên ngoài cháy đen. Món gà rán đen biểu tượng cho hình ảnh của địa ngục. Ảnh: CNN. 
Chủ sở hữu, anh Chen Xiaoguai, 28 tuổi từng là kĩ sư và đã bị trầm cảm nặng. Anh được truyền cảm hứng để mở quán bar sau khi trải qua một tháng nằm viện. Anh nhận được sự chăm sóc không giống nhau từ các nhà tâm lý học và chuyên gia y tế, tuy nhiên sau khi xuất viện, chàng trai này không còn cảm thấy được tương trợ. 
Chủ quán san sẻ: “Tôi nghĩ điều quan yếu nhất để có thể bước ra khỏi bóng tối là sự tương trợ từ mọi người, những người quý khách tôi gặp trong bệnh viện. Vì vậy tôi muốn nhân rộng đồng đội này, tạo ra một không gian để giúp mọi người được tương trợ về tâm lý”.
khi tới đây, khách hàng có thể thoải mái ghét bỏ trái đất, loài người như cách họ muốn. “Những người có nỗi niềm trong lòng sẽ tới đây, san sẻ, tương trợ lẫn nhau và cảm nhận sự rét mướt từ những người khác”, anh san sẻ thêm.
Quán bar còn là một quán cà phê và hiệu sách, với sách tâm lý, tự truyện và tiểu thuyết về những tình tiết đen tối trong cuộc sống của loài người. 
Kể từ khi mở cửa vào tháng 2/2019, Chen cho biết mọi người thường tới đây để khóc, thì thầm, hoặc chỉ ngồi đọc sách. Ở Đài Loan, những vấn đề về sức khỏe thần kinh không được chú trọng và thậm chí bị kỳ thị.
“Trước đây, họ có nhẽ chỉ có thể thì thầm với gia đình, quý khách hữu. Những người này không thực sự hiểu họ, không giống nhau là phụ vương mẹ, thế hệ cũ, những người không hiểu về các vấn đề sức khỏe thần kinh”, Chen nói về những khách hàng không giống nhau. Các thế hệ cũ thường đề xuất cách giải quyết bằng cách thì thầm với sư thầy ở đền thờ, hay bằng mê tín dị đoan.
Hướng tới mặt tối của xã hội một cách vui nhộn, “The Misanthrope Society” thu hút những người muốn tìm một loại thức uống lạ, cũng như một nơi để mọi người bầu quý khách, tìm kiếm sự đồng cảm. Khi rời quán, khách có thể nhìn thấy dòng chữ trên lối ra: “quý khách có chắc mình muốn trở lại đời thực hay không?”.
Ngân Dương (Theo CNN)
Info: https://khachsanthanhdong.com/
0 notes
ganivn2019 · 5 years
Text
[3 Gợi Ý🏵️] Bệnh Gan Nên Ăn Gì Và Kiêng Ăn Gì Là Tốt!
Tumblr media
Chế độ ăn dành cho người bị bệnh gan cần cung cấp đủ lượng calo, dưỡng chất và chất lỏng. Gan được xem như nhà máy chế biến thực phẩm thành các chất dinh dưỡng cần thiết. Các bệnh về gan, nhất là viêm gan, ảnh hưởng rất lớn đến việc ăn uống. Vậy bệnh gan nên ăn gì?
Người mắc bệnh gan nên ăn gì?
1. Các Loại Thực Phẩm Giàu Đạm  Người bị bệnh gan nên bổ sung nhiều những thực phẩm giàu chất đạm, điển hình như thịt, cá, trứng, sữa…đây là chất dinh dưỡng thiết yếu để cơ thể tạo ra năng lượng giúp duy trì hoạt động sống, đồng thời giúp bạn tránh bị tụt cân. 2. Tăng Cường Bổ Sung Trái Cây Tươi Và Rau Xanh
Tumblr media
Bệnh Gan Cần Tăng Cường Bổ Sung Trái Cây Tươi Và Rau Xanh Nên tăng cường ăn nhiều trái cây tươi bởi trái cây tươi không những ngon miệng, dễ ăn mà thành phần hoa quả còn chứa cực kỳ nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt như các vitamin C, A giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, hàng loạt chất chống oxyx hóa có trong hoa quả giúp ức chế sự tiến triển của bệnh gan, ngăn ngừa xảy ra ung thư. Nên ăn nhiều rau xanh hơn mỗi ngày: trong rau xanh có chứa hàm lượng chất xơ dồi dào rất tốt cho hệ tiêu hóa, đồng thời còn có nhiều vitamin khác giúp gan chuyển hóa tốt, gan không phải gồng mình để làm việc.. Một số loại thực phẩm điển hình rất phù hợp với người bị bệnh gan, nhất là với trường hợp bị viêm gan do virut như: bánh mỳ, bột mỳ, gạo tẻ, các loại đậu như đậu xanh, đậu đen và đậu tương bởi nó giúp làm mát gan. 3. Ưu Tiên Chế Biến Lành Mạnh Và Uống Nước Khi chế biến món ăn, thay vì xào nấu, nhiều dầu mỡ hay đồ nướng chiên thì bạn nên ưu tiên chuyển sang chế biến theo cách luộc, hầm hoặc là hấp. Như vậy sẽ giúp chuyển hóa thức ăn tốt hơn nhiều so với đồ xào nấu, gan làm việc nhẹ hơn nên tránh bị tổn thương.Cần ưu tiên thực phẩm có tính mát, như vậy vừa dễ tiêu hóa, không gây nóng trong người, tránh tạo ra độc tố trong cơ thể, làm mát gan, ngăn ngừa tổn thương gan.Nên ăn nhiều sữa chua: sữa chua rất tốt cho sức khỏe, có nhiều lợi khuẩn tốt cho đường ruột, đồng thời hỗ trợ chuyển hóa thức ăn và chất dinh dưỡng tốt hơn, làm mát gan, ức chế sự hoạt động của các virut gây hại.Thực phẩm trước và sau khi chế biến cũng cần được bảo quản kỹ, hợp vệ sinh, tránh để vi khuẩn xâm nhập, khi ăn vào sẽ gây hại cho gan. Đồng thời những thực phẩm mà để quá lâu thì không nên ăn vì như vậy đã bị biến chất.Khi chế biến thực phẩm thì cần chế biến chín kỹ, đảm bảo ăn chín uống sôi để tránh sự xâm nhập của viurt vào cơ thể.
Tumblr media
Uống nhiều nước - bệnh gan nên ăn gì? Nên uống nhiều nước hơn mỗi ngày, ít nhất là uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày, như vậy sẽ giúp đẩy nhanh tốc độ chuyển hóa chất dinh dưỡng, hỗ trợ gan hoạt động, đồng thời giúp loại bỏ các độc tố trong cơ thể ra ngoài thông qua đường tiểu.Bạn có thể bổ sung vitamin cho cơ thể thông qua các loại thực phẩm như cà chua, bầu, bí, bắp cải, cam, quýt, táo tàu…
Tumblr media
Bệnh gan nên ăn gì?
Một số điều cần lưu ý đối với chế độ ăn của người bệnh gan
Người bệnh cũng cần lưu ý không nên ăn những thực phẩm cay nóng, điển hình như gia vị cay (ớt, hạt tiêu, mù tạt…), đồ ăn có nhiều dầu mỡ, đồ nướng, chiên rán. Không sử dụng bia rượu và các chất kích thích gây hại cho gan. Chế độ dinh dưỡng đối với bệnh gan tùy thuộc vào từng giai đoạn của bệnh: 1. Trong trường hợp viêm gan cấp Tế bào gan bị phá hủy cấp tính: các hoạt động bình thường của gan có thể bị xáo trộn, thường biểu hiện mệt mỏi và rối loạn tiêu hóa (chán ăn, ăn không tiêu, đầy bụng, tiêu chảy, hay nôn ói).
Tumblr media
Viêm gan cấp nên ăn gì? Lúc này không nhất thiết phải kiêng ăn quá mức, ngược lại cần ăn đầy đủ dinh dưỡng. Nên chọn thức ăn dễ tiêu hóa. Không ăn lòng đỏ trứng. Nên dùng các loại thịt cá nạc, đậu hũ... Nếu tình trạng bệnh nặng hơn, bắt đầu có các triệu chứng vật vã, lơ mơ thì phải giảm lượng đạm, giảm chất béo.  Không dùng thức ăn có nhiều cholesterol như óc, tim, gan, lòng heo, lòng đỏ trứng vì sự bài tiết mật có thể bị giảm hoặc bế tắc, dẫn đến không tiêu hóa hết các chất béo. Đặc biệt, ăn nhiều rau quả tươi sẽ cung cấp chất khoáng và vitamin cần thiết để gan hoạt động bình thường trở lại. Quan trọng nhất, bắt buộc phải tuân thủ, đó là ngưng hẳn rượu bia và thức uống có cồn đến khi gan hồi phục hoàn toàn. Thận trọng khi sử dụng các loại thuốc vì một số thuốc có thể gây độc cho gan như thuốc an thần, thuốc giảm đau - chống viêm. Nếu bệnh nhân bị nôn ói liên tục hoặc tiêu chảy nhiều, cần nhập viện để truyền dịch và nuôi ăn bằng truyền dịch. Còn nếu chỉ buồn nôn nhẹ thì có thể điều trị ở nhà. Nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày, ăn từng ít một, không ăn quá no. Bệnh nhân viêm gan thường chán ăn và nôn ói vào buổi chiều, nên có thể ăn nhiều hơn vào buổi sáng, còn chiều tối ăn nhẹ hoặc uống sữa để tránh đầy bụng. Nên nghỉ ngơi, tránh làm việc nặng. Khi gan hồi phục hoàn toàn, có thể ăn uống trở lại như bình thường. 2. Riêng ở người viêm gan mạn tính Đa số không có triệu chứng gì đặc biệt, vẫn cảm thấy bình thường mặc dù gan có thể đã bị hư hoại ngày một nặng hơn. Một số có cảm giác mệt mỏi và ăn uống kém đi. Chế độ ăn vẫn phải cân đối giữa các chất đường, đạm, béo và cung cấp đầy đủ năng lượng. Không cần thiết kiêng ăn quá mức, vì sẽ làm người bệnh thêm mệt mỏi. Chỉ cần hạn chế thức ăn quá nhiều gia vị, dầu mỡ vì gây khó tiêu; không uống rượu bia. Cần ăn nhiều các loại protein được nấu nhừ, bên cạnh đó cũng cần ăn các chất có xơ như cam, cà rốt, chuối, gạo lứt, đậu đỏ, các loại rau xanh...
Tumblr media
Viêm gan mạn tính nên uống nhiều nước trái cây Trong giai đoạn này bệnh nhân cũng nên uống nhiều nước, đặc biệt nước cam, nước chanh vừa tăng lượng sinh tố, vừa tăng lượng nước của cơ thể. Thực phẩm sử dụng cần hết sức đa dạng trong các nhóm như rau, củ, quả, ngũ cốc, sữa và chế phẩm từ sữa, thịt cá hay trứng. Thức ăn cần cung cấp đủ năng lượng, cho bệnh nhân, phù hợp với trọng lượng chiều cao và hoạt động của cơ thể.  Cần cung cấp đủ lượng protein cần thiết để tấn công bệnh tật, tái tạo gan và không thất thoát các chất cơ. Các thức ăn cần có nhiều vitamin A (như gan gà, gan lợn...) và vitamin C (cam, quýt, rau sống...) ✔️Rau củ và trái cây: Cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất, mỗi ngày nên ăn ít nhất một loại rau có màu xanh đậm và một loại rau có màu cam (cà rốt, cà chua, bí đỏ...). ✔️Sữa: Mỗi ngày bệnh nhân nên dùng khoảng 500ml sữa để có đủ vitamin D, có thể sử dụng chế phẩm của sữa như sữa chua, phô mai. ✔️ Nên dùng dầu thực vật, dầu đậu nành, dầu mè. ✔️Tuyệt đối bỏ rượu để bảo vệ tế bào gan và giúp gan chóng bình phục, giảm thiếu tối đa các chất quá béo, quá ngọt. ✔️ Hiện nay người ta khuyến cáo với những người bị viêm gan mạn tính cần siêu âm, kiểm tra chức năng gan định kỳ 3 hoặc 6 tháng một lần để kịp thời phát hiện và điều trị các biến chứng. 3. Một vài trường hợp đặc biệt + Với người bị xơ gan: Bệnh nhân cần phải ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa ăn một ít giúp cho gan sử dụng tốt hơn nitrogen và làm giảm sự ôxy hóa các chất béo, ngăn ngừa sự thiếu hụt glycogen dự trữ. Đáng chú ý, trong trường hợp xơ gan có cổ trướng thì khẩu phần ăn của bệnh nhân cần giảm lượng muối và nên dùng các chất có tác dụng lợi tiểu. + Với người thừa cân và gan nhiễm mỡ: Một số bệnh nhân thừa cân và bị gan nhiễm mỡ cần phải giảm ăn để giảm bớt sự thoái hóa mỡ gan. Đặc biệt chứng thoái hóa mỡ gan hay xảy ra ở bệnh nhân viêm gan virut nói chung và viêm gan siêu vi C nói riêng. Nhiễm mỡ gan đi đôi với béo phì dễ dẫn đến xơ hóa và một số bệnh lý khác. Bệnh nhân cần giảm cân từ từ bằng cách áp dụng chế độ ăn hợp lý và hoạt động cơ thể. Không nên giảm cân nhanh vì nó sẽ làm tổn thương gan, tăng áp lực tĩnh mạch cửa và gia tăng sự xơ hóa. Và cuối cùng, một điều hết sức quan trọng là không nên tự ý sử dụng các loại thuốc trong điều trị nhất là các thuốc ảnh hưởng đến chức năng gan như thuốc hạ sốt giảm đau, vitamin A liều cao..., việc dùng thuốc nam cũng cần được cân nhắc vì hầu hết thuốc nam có thể biết được tác dụng chính nhưng tác dụng không mong muốn thì chúng ta chưa biết hết nên nhiều khi mang đến sự phiền toái cho người bị viêm gan.
Giải Pháp Hỗ Trợ Điều Trị Các Bệnh Về Gan
Một giải pháp an toàn cho người bị bệnh viêm gan là hiện nay khoa học đã phát triển và đã điều chế được các thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe chúng ta có thể sử dụng mà yên tâm không có tác dụng phụ.  SILYMARIN MỸ – GIẢI ĐỘC, BỔ GAN, BẢO VỆ GAN Viên uống bổ gan Silymarin Milk Thistle 1000mg được nhập khẩu chính hãng từ Mỹ: ✅ Thành phần là thảo dược tự nhiên giúp ổn định gan, tăng cường thải độc gan giúp loại bỏ tế bào độc hại cho bạn sức khỏe tốt nhất. ✅ Cải thiện các triệu chứng của gan như: gan nhiễm mỡ, viêm gan… ✅ Hồi phục lại các tế bào gan bị hư hoại do bia, rượu và các độc tố khác. ✅ Thải độc gan Silymarin cho bạn cơ thể khỏe mạnh, làn da trắng sáng.
Tumblr media
 SILYMARIN MỸ – GIẢI ĐỘC, BỔ GAN, BẢO VỆ GAN 1. Chống ôxi hóa Silymarin là hỗn hợp của Flavonolignan có từ hạt và cây kế sữa có thể vô hiệu hóa các gốc tự do gây hại. Việc sử dụng Silymarin sẽ ngăn ngừa được chất này, giúp gan khỏe mạnh hơn. 2. Ổn định màng tế bào gan, giải độc gan Các cấu trúc màng tế bào gan được tác động khi sử dụng Silymarin. Qua nhiều cuộc thí nghiệm từ chuột, Silymarin mang lại nhiều tác dụng tuyệt vời như: ức chế tổng hợp phốt pho lipit, giảm glycerol gắn vào lipit ở tế bào gan, giúp giải độc tố cơ thể, màng tế bào gan được ổn định hơn. 3. Chống nguy cơ bị xơ gan Silymarin có tác dụng giảm tế bào hình sao một cách hiệu quả lên đến 75%. Các tế bào sao ở gan sẽ làm gan dễ bị xơ hóa gây ra bệnh xơ gan dẫn đến ung thư gan. Một thí nghiệm ở chuột chứng tỏ Silymarin giúp cải thiện khi chuột bị tắc ống dẫn mật. 4. Giúp tăng cường chức năng gan Một lá gan khỏe sẽ giúp cơ thể tươi trẻ, tránh được các vấn đề như: cơ thể nổi nhiều mụn, da mặt không được hồng hào mà sạm đen, dễ bị say khi sử dụng chất kích thích: rượu bia,… và Silymarin Milk Thistle 1000mg sẽ “đập tan” nỗi lo của bạn, giúp tăng cường chức năng gan của bạn nhanh chóng và hiệu quả. 5. Giải độc gan, hạ men gan hiệu quả Một trong những chức năng nổi bật của Silymarin Milk Thistle 1000mg là giải độc gan, hạ men cao. 6. Hồi phục các tế bào gan bị hư hoại Rượu, bia là chất kích thích nếu lạm dụng nhiều sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, làm cho các tế bào gan bị hư hoại. Để các tế bào gan bị hủy hoại do bia rượu hay các độc tố khác được hồi phục thì việc sử dụng Silymarin Milk Thistle là vô cùng cần thiết. 7. Hạn chế tác dụng phụ của thuốc đối với tế bào gan Một trong những nỗi lo của người dùng khi sử dụng bất cứ một loại thuốc nào chính là ảnh hưởng từ tác dụng phụ của thuốc đối với cơ thể. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng Silymarin Milk Thistle. Theo nghiên cứu hàng đầu của các chuyên gia thì khi sử dụng Silymarin Milk Thistle sẽ hạn chế được tối đa tác dụng phụ của thuốc với cơ thể. Thật tuyệt vời đúng không nào. Sản phẩm nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Là dòng sản phẩm CAO CẤP của Nature’s Bounty Pharmaceutical, Inc® – USA. ⭐ Dây chuyền sản xuất sản phẩm tại Mỹ đạt chuẩn GMP-WHO Quốc Tế. ⭐ Sản phẩm được Bộ Y Tế kiểm định và chứng nhận an toàn, thân thiện với người sử dụng. ⭐ Được chiết xuất hoàn toàn 100% từ thiên nhiên – An toàn cho người sử dụng. 🎁 KHÁCH TỚI NHÀ LÀ PHẢI CÓ QUÀ (100 khách hàng đầu tiên) 🎁 Bạn có muốn nhận ưu đãi giảm giá cho thuốc bổ gan Silymarin? (còn lại: 29) Thông tin liên hệ: CÔNG TY TNHH DƯỢC TAVICO Địa chỉ: 200 Tô Hiến Thành, phường 15, quận 10, TPHCMHotline: 0931 822 811Email: [email protected]: http://gani.vn Read the full article
0 notes
Text
Cách nấu sữa hạt cho bà bầu 3 tháng cuối
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học rất cần thiết để mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và hỗ trợ bé phát triển tốt. Trong đó, ngày nay nhiều mẹ bầu còn lựa chọn bổ sung sữa hạt vì đây là một loại thức uống thơm ngon, giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, sữa hạt cho bà bầu nào tốt không phải ai cũng biết. Mẹ nên tham khảo thêm các công thức sữa hạt cho bà bầu 3 tháng cuối trong bài sau để biết cách chế biến sữa hạt ngon miệng mà không bị ngán để bổ sung trong ngày.
Cách nấu sữa hạt cho bà bầu 3 tháng cuối
Dưới đây là tổng hợp hơn 5 loại sữa hạt dinh dưỡng cho bà bầu vừa tốt cho sức khỏe của mẹ lại thêm dưỡng chất cho thai nhi khỏe mạnh, phát triển tốt: Sữa đậu nành lá dứa tăng cường dinh dưỡng
Sữa đậu nành có nguồn gốc từ thực vật, tăng cường sắt và canxi cho bà bầu rất tốt, kết hợp với lá dứa tạo nên sữa hạt đơn giản và ngon miệng các mẹ nên thực hiện ngay.
Nguyên liệu
300gr đậu nành 4 lá dứa tươi 1.5 lít nước lọc Đường phèn hay đường thốt nốt
Cách làm
Đậu nành rửa sạch, ngâm trong nước lạnh 4-5 tiếng, sau đó rửa sạch lại với nước và để ráo. Cho đậu nành vào máy xay nhuyễn tới khi được hỗn hợp nhỏ mịn thì dùng vải lọc vắt lấy sữa. Phần sữa lọc được cho vào nồi, thêm lá dứa tươi đun sôi khoảng 30 phút với lửa nhỏ. Khuấy đều trong quá trình nấu và vớt bọt sữa trên bề mặt để không cháy khét. Sữa sánh mịn, có mùi thơm thì tắt bếp, vớt lá dứa, lọc lại sữa qua rây và thêm đường rồi thưởng thức.
Xem thêm: thuốc sắt cho bà bầu loại nào tốt nhất
Sữa hạt sen khoai lang mật thơm bùi hấp dẫn
Loại sữa hạt cho bà bầu 3 tháng cuối nhiều mẹ yêu thích là sữa hạt sen khoai lang mật. Hạt sen thơm bùi kết hợp cùng khoai lang mật dẻo ngọt mang tới loại sữa hạt thơm ngon, dinh dưỡng, giúp mẹ ngủ ngon an thần trong tháng cuối thai kỳ.
Nguyên liệu
100gr hạt sen 200gr khoai lang mật 1 lít nước lọc
Cách làm
Ngâm hạt sen trong 1 tiếng trước khi mang đi nấu. Khoai lang mật rửa sạch, gọt vỏ và cắt thành khoanh. Hạt sen sau khi ngâm và rửa sạch nấu cùng nước trong 15 phút thì thêm khoai lang nấu cùng, tới khi hạt sen và khoai lang mềm thì tắt bếp. Cho hỗn hợp trên vào máy xay nhuyễn. Sữa hạt sen khoai lang dẻo thơm bùi, ngọt thanh rất dễ uống.
Sữa óc chó mè đen giàu canxi và sắt
Bổ sung hàm lượng canxi và sắt dồi dào cho bà bầu với sữa óc chó mè đen, thúc đẩy sự phát triển khung xương của thai nhi. Hàm lượng Omega-3 lớn trong hạt óc chó cũng giúp phát triển não bộ toàn diện cho em bé.
Nguyên liệu
80gr hạt óc chó 20gr mè đen 1 lít nước ấm Đường phèn hay đường thốt nốt
Cách làm
Rửa sạch hạt óc chó và mè đen, sau đó ngâm mè đen khoảng 6-8 tiếng, ngâm hạt óc chó từ 1-2 tiếng và rửa sạch lần nữa. Mè đen mang đi rang chín để tạo độ thơm, sau đó thêm hạt óc chó nấu cùng 1 lít nước ấm. Cho vào máy xay nhuyễn, thêm đường phèn theo khẩu vị của mẹ và sử dụng.
Xem thêm: các loại canxi hữu cơ cho bà bầu tốt nhất
Sữa hạt hạnh nhân bổ sung dinh dưỡng dồi dào
Sữa hạt cho bà bầu 3 tháng cuối bổ dưỡng mà rất dễ làm mẹ không thể bỏ qua là sữa hạt hạnh nhân, cung cấp hàm lượng Omega-3 tốt, giúp em bé t hông minh ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
Nguyên liệu
100gr hạt hạnh nhân 1.5 lít nước lọc Đường phèn hay đường thốt nốt
Cách làm
Ngâm hạt hạnh nhân trong nước khoảng 8 tiếng để hạt nở và dễ bóc vỏ. Cho hạt hạnh nhân được ngâm và làm sạch xay cùng 1.5 lít nước, xay mịn hỗn hợp. Dùng rây lọc phần nước cốt sữa hạt hành nhân, đun sôi phần sữa đã lọc trong 5-10 phút. Tắt bếp, thêm đường tùy ý thích.
Xem thêm: bà bầu uống sắt và canxi đến khi nào
Sữa hạt macca giúp thai nhi phát triển não bộ
Trong số những loại sữa hạt cho bà bầu 3 tháng cuối thì sữa hạt hạnh nhân cung cấp nhiều vi chất có lợi cho sức khỏe của mẹ, tốt cho sự phát triển não bộ và hệ thần kinh của thai nhi. Do đó, mẹ đừng quên bổ sung loại sữa này trong thai kỳ.
Nguyên liệu
100gr hạt macca đã tách vỏ 1 lít nước lọc 50gr lá dứa Đường phèn hay đường thốt nốt Cách làm
Ngâm hạt macca trong nước sạch từ 5-8 tiếng, giúp hạt mềm hơn và dễ xay hơn. Rửa sạch hạt lại với nước, thêm hạt macca với 1 lít nước nấu cùng lá dứa tới khi sôi thì vặn nhỏ lửa, đun trong 10 phút. Vớt lá dứa ra, thêm đường tùy sở thích của mẹ. Xay hỗn hợp hạt tới khi mịn nhuyễn, lọc qua rây là được. Xem thêm: Uống sữa xong uống sắt được không
Ngoài các loại sữa hạt trên, còn có nhiều loại sữa hạt tót cho bà bầu khác cũng có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, trước khi thêm bất cứ thực phẩm mới nào vào chế độ ăn uống hàng ngày, hãy tham khảo thêm nhiều nguồn uy tín để đảm bảo rằng nó phù hợp với sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.
0 notes
Text
Cách an toàn để tiêu thụ sữa trong thời gian mang thai
Ths.Bs.Trần Thu Nguyệt cho biết, uống sữa là cần thiết và tốt cho sức khỏe của mẹ bầu cũng như sự phát triển của bé. Song, không phải ai cũng có hiểu biết đúng về các loại sữa khi mang thai cũng như thành phần dinh dưỡng trong mỗi loại.
>>  chi phí xét nghiệm adn
Trước khi có thai, người mẹ có thể ăn uống thoải mái, ăn bất kể món nào mình thích, nhưng khi có thai - nghĩa là bạn phải có trách nhiệm với sự sống, sự phát triển thể chất và trí tuệ của một người nữa.
Vì vậy người mẹ cần nghiên cứu các chế độ dinh dưỡng và đôi khi cần tự hỏi, liệu món ăn/ đồ uống đó có gây ra phản ứng dị ứng nào không?
Uống sữa là cần thiết và tốt cho sức khỏe của mẹ bầu cũng như sự phát triển của bé. Song, không phải mẹ bầu nào cũng có hiểu biết đúng về các loại sữa cũng như thành phần dinh dưỡng trong mỗi loại.
Tumblr media
1. Khi nào phụ nữ mang thai nên uống sữa bầu?
Theo các chuyên gia y tế, vào cuối tuần thứ 5 hoặc thứ 8 của thai kỳ là thời gian thích hợp nhất để các mẹ bầu bắt đầu uống sữa, thậm chí mẹ có thể uống từ khi có kế hoạch mang thai để chuẩn bị cơ thể tốt nhất, đầy đủ dưỡng chất cho việc mang thai.
Ở những tháng đầu thai kỳ, do nhiều mẹ bầu bị ốm nghén nên sẽ khó uống sữa hơn. Mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về những phương pháp giảm ốm nghén, cũng như tư vấn về chế độ ăn uống hợp lý nhất khi mang thai.
2. Các loại sữa cho bà bầu
Sữa ít béo/ sữa gầy: Đây là một trong những lựa chọn tốt nhất giúp mẹ và bé khỏe mạnh. Nó cũng chứa các chất dinh dưỡng thiết yếu giúp cho sự phát triển và cấu trúc xương của bé.
Một cốc sữa ít chất béo cung cấp 302mg canxi, giúp bảo vệ trẻ khỏi thiếu hụt canxi sau khi sinh. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, 2-3 ly sữa ít chất béo là lý tưởng trong khi mang thai. Đây là một lựa chọn hàng đầu cho những mẹ bầu hơi nặng cân/ thừa cân.
Sữa nguyên chất hoặc sữa nguyên kem: Sữa nguyên chất chứa chất béo và chất dinh dưỡng. Một cốc sữa nguyên chất cung cấp 146 calo trong khi sữa gầy chỉ có 83 calo.
Sữa tiệt trùng: Cho dù bạn chọn sữa gầy hoặc sữa nguyên chất, bạn cần phải chọn sữa được tiệt trùng. Sữa tươi thường chứa vi khuẩn, có thể gây nguy hiểm cho bạn và em bé của bạn. Làm nóng sữa có thể kiểm soát sự phát triển của vi khuẩn.
Sữa có nguồn gốc từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm cả động vật và thực vật. Từ sữa bò đến sữa dê, sữa gạo và sữa hạnh nhân, mỗi loại có giá trị và hương vị dinh dưỡng khác nhau, mà bạn cần biết trước khi thử.
3. So sánh các loại sữa
Sữa bò: Đây là loại sữa phổ biến, được sử dụng rộng rãi và sẵn có trên thị trường. Với loại sữa này, mẹ bầu có thể chọn lựa: sữa nguyên chất, sữa không béo, sữa tách kem...
Sữa bò cũng giàu axit amin giúp xây dựng các tế bào trong cơ thể người mẹ và cơ thể bé. Cũng chứa Vitamin D, giúp tránh xa bệnh tiểu đường ở các bà mẹ và hỗ trợ trong sự phát triển của thai nhi; Vitamin E, chất chống oxy hóa; Vitamin A, tốt cho thị giác, xây dựng các mô khỏe mạnh và tăng cường khả năng miễn dịch. Một ly sữa bò cung cấp 275-300mg canxi
Sữa dê: Không phổ biến, nhưng rất bổ dưỡng. Nó có một hương vị đặc trưng. So với sữa bò, sữa dê có hàm lượng protein và lượng vitamin B2 cao hơn một chút. Chất béo – MCTs trong sữa dê giúp giảm cholesterol và thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Đồng thời, nó cũng hỗ trợ tiêu hóa.
Hàm lượng Vitamin A cao có trong sữa dê được hấp thu trực tiếp vào cơ thể, cùng với Vitamin B2 sản xuất kháng thể, giúp mẹ và thai nhi có hệ thống miễn dịch tốt hơn. Một cốc sữa dê cho 330mg canxi.
Sữa đậu nành: Sữa đậu nành là chọn lựa tốt cho không ít mẹ bầu. Hàm lượng protein trong sữa đậu nành sánh ngang với sữa bò. Nó không có cholesterol và cung cấp một lượng canxi tốt cho thai nhi và người mẹ.
Ngoài ra, hàm lượng chất béo không bão hòa đơn và đa không bão hòa giúp chống lại các bệnh tim mạch và chất chống oxy hóa giúp chống ung thư. Một ly sữa đậu nành cung cấp tới 300mg canxi.
Sữa hạnh nhân: Sữa hạnh nhân là lựa chọn tốt nhất với những người không dung nạp gluten hoặc dị ứng với protein đậu nành. Nó không chứa cholesterol và chất béo bão hòa, lại rất giàu chất xơ, axit folic, vitamin B và E, protein, canxi và sắt, ít calo và chứa chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch. Một cốc sữa hạnh nhân được cho là có thể cung cấp 200mg canxi.
Sữa yến mạch: Hàm lượng chất xơ cao trong sữa yến mạch giúp ngăn ngừa táo bón trong thai kỳ. Nó kiểm soát cảm giác thèm ăn, theo dõi lượng đường trong máu, và giúp vận chuyển oxy đến các tế bào. Sữa yến mạch cũng giàu vitamin A và vitamin nhóm B, và các khoáng chất như kali, mangan và phốt pho. Hàm lượng protein của sữa yến mạch nhiều hơn sữa gạo nhưng ít hơn sữa bò.
4. Cách an toàn để tiêu thụ sữa trong thời gian mang thai
Khi tiêu thụ quá mức hoặc không pha đúng công thức, sữa có thể gây ra một số khó chịu cho cơ thể mẹ bầu. Dưới đây là một số cách an toàn để tiêu thụ sữa:
- Với sữa bột: pha loãng sữa với nước theo tỷ lệ như hướng dẫn của nhà sản xuất. Dùng nước ấm vừa đủ, khoảng 40 độ C để pha sữa.
- Uống từ ngụm nhỏ sữa ấm, không uống nhanh, nuốt vội
- Tránh uống sữa sau bữa ăn
- Bạn có thể uống khoảng 3 ly sữa mỗi ngày.
Những điều cần ghi nhớ khi uống sữa
Mặc dù sữa có lợi cho sức khỏe mẹ và bé nhưng có một số điều mẹ bầu cần đặc biệt ghi nhớ:
- Các loại thực phẩm từ sữa như sữa chua có thể làm bữa ăn nhẹ vào đầu giờ chiều cho mẹ bầu.
- Có thể kết hợp sữa với ngũ cốc như: yến mạch, ngô hoặc bắp, lúa mạch… cho bữa ăn sáng.
5. Uống sữa khi mang thai: Các câu hỏi thường gặp Mẹ bầu nên uống bao nhiêu sữa mỗi ngày?
Sữa giàu canxi, vitamin D, protein và các khoáng chất. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy không khỏe vì ốm nghén, hoặc nếu bạn không nạp đủ chất dinh dưỡng bởi kén ăn thì có thể cân bằng lượng dinh dưỡng bằng việc uống thêm sữa. Duy trì 400-500ml sữa/ngày là hợp lý.
Ngoài ra, bạn có thể chọn sữa công thức dành cho bà bầu hoặc sữa tiệt trùng. Tùy từng thể trạng và khẩu vị của mẹ bầu mà bạn có thể lựa chọn loại sữa phù hợp với mình.
Đặc biệt lưu ý, không uống các loại sữa tươi vắt trực tiếp, bởi sữa này chưa qua tiệt trùng, dễ bị nhiễm các loại vi khuẩn gây hại dẫn tới nguy cơ sảy thai hoặc thai chết lưu trong bụng mẹ.
Làm thế nào để mẹ bầu bớt sợ uống sữa?
Không phải mẹ bầu nào cũng ngửi thấy mùi thơm ngậy của sữa. Cảm giác thấy sữa là buồn nôn hay không thể uống rất phổ biến ở phụ nữ mang thai.
Để hạn chế tình trạng này, mẹ hãy thử nhiều cách khác nhau như chia thành nhiều cữ nhỏ trong ngày hoặc chọn sữa có kèm hương vị như: vani, cam, chocolate… sẽ giúp vị sữa thanh nhẹ, dễ uống hơn.
Mẹ bầu không hấp thu được sữa thì phải làm sao?
Có một tỷ lệ nhỏ các mẹ bầu rơi vào tình cảnh không hấp thu được sữa, hoặc cứ uống sữa là bị dị ứng. Sữa đã vào “danh sách đen” nên việc bạn cần là dừng uống sữa và chọn cách bổ sung dưỡng chất tương tự sữa thông qua thực phẩm khác.
Điều gì sẽ xảy ra nếu mẹ bầu uống quá nhiều sữa?
Cái gì quá cũng không tốt. Uống quá nhiều sữa trong khi mang thai có thể khiến bạn khó tiêu và đầy hơi, uống quá nhiều sữa bột, đặc biệt là nếu pha không đúng cách, có thể gây tiêu chảy, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và em bé trong bụng.
>> Tin liên quan:  dịch vụ xét nghiệm adn
0 notes
muoigentis · 4 years
Text
Thay đổi lớn mẹ bầu cần thực hiện trong khi mang thai tháng thứ 6
Mang thai đến tháng thứ 6, mẹ sẽ cảm nhận ra những thay đổi đáng chú ý trên cơ thể mình
Những thay đổi của thai nhi khi mang thai tháng thứ 6
Khi mang thai đến tháng thứ 6, các bà mẹ đều cảm thấy rằng bụng của họ to hơn, sinh hoạt bất tiện hơn. Tuy nhiên, mẹ bầu cảm thấy vô cùng hạnh phúc khi từng ngày được cảm nhận những cú đạp đáng yêu của bé.
Tình trạng của thai nhi ở tháng thứ 6 của thai kỳ
Khi mang thai đến tháng thứ 6, tức là tuần thứ 21 đến 24 thai nhi sẽ tiếp tục phát triển mỗi tuần thai.
Thai nhi ở tuần 21 của thai kỳ
Em bé dài khoảng 19cm và nặng khoảng 300 gram. Tỷ lệ cơ thể của em bé ngày càng cân xứng hơn và em bé trông đã giống một đứa trẻ. Tại thời điểm này, da của bé có màu đỏ và trong suốt, cơ thể được phủ một lớp mỡ thai nhi màu trắng, nhờn, có thể thấy rõ xương và các cơ quan dưới da.  nipt là gì ?
Thai nhi ở tuần 22 của thai kỳ
Chiều dài khoảng 20 cm, cân nặng khoảng 350g, phổi đã phát triển ở mức cơ bản. Lông mày và mí mắt được phát triển đầy đủ, và những ngón tay nhỏ đã mọc móng tay. Thai nhi có nhiều cử động hơn, như gãi mũi, dụi tay lên mắt, nhoẻn miệng, v.v.
Thai nhi ở tuần 23 của thai kỳ
Em bé dài khoảng 22cm và nặng khoảng 500 gram. Các mạch máu phổi của bé tiếp tục phát triển và lỗ mũi của bé đã mở rộng. Bé sẽ bắt đầu có thể ngửi và tìm kiếm mùi hương yêu thích của bé. Các dây thần kinh trong miệng và môi của thai nhi cũng ngày càng nhạy cảm hơn. Đây là để cách để thai nhi chuẩn bị cho việc bú mẹ sau khi ra đời.
Thai nhi ở tuần thứ 24 của thai kỳ
Cơ thể bé dài khoảng 26cm và nặng khoảng 850 gram. Phổi tiếp tục phát triển. Cột sống đã trở nên mạnh mẽ hơn, nhưng nó chưa thể có thể nâng đỡ toàn bộ cơ thể. Lúc này, não của thai nhi đã trưởng thành hơn và có thể phản ứng với những đụng chạm bên ngoài. Bé đã có thể nghe được những âm thanh bên ngoài và thích được nghe những âm thanh dịu dàng. Đây là thời điểm tốt để các bà mẹ tiến hành thai giáo. Lúc này, thai nhi đã có thể thở và nuốt
Mang thai đến tháng thứ 6 tháng, các mẹ bầu cần chú ý những thay đổi như sau:
Thay đổi chế độ ăn uống
Tháng thứ 6 của thai kỳ là thời kỳ xương của thai nhi phát triển. Mẹ nên bổ sung lượng sắt, canxi và chất đạm phù hợp. Chẳng hạn, bạn nên ăn nhiều thịt nạc, gan động vật, sữa, trứng, sản phẩm từ đậu nành...
Ngoài ra, mẹ bầu cần ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ để giảm táo bón. Do áp lực của tử cung lên bàng quang, bà bầu dễ bị táo bón vào thời điểm này. Bạn nên ăn nhiều rau và trái cây giàu chất xơ.
Bạn cũng cần tránh một số thực phẩm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi như cà phê, trà, thuốc lá, rượu, thực phẩm chiên, thức ăn cay, v.v ... Ngoài ra, bạn nên hạn chế ăn thực phẩm chứa lượng muối cao để tránh tạo gánh nặng cho thận, gây phù, tăng huyết áp do mang thai.
Thay đổi trên cơ thể
Chuột rút bắp chân
Bắt đầu trong tam cá nguyệt thứ hai, các bà mẹ mang thai sẽ thường xuyên bị chuột rút bắp chân, đặc biệt là vào nửa đêm và trước khi đi ngủ. Điều này ảnh hưởng lớn đến chất lượng giấc ngủ của bà mẹ mang thai. Nguyên nhân chính là bụng và cân nặng của bạn tăng cao, cơ bắp chân không thể chịu được tải trọng lớn. Các bà mẹ mang thai cần cố gắng nghỉ ngơi tay càng lâu càng tốt. Khi đi ngủ, bạn nên gác chân vào một cái gối để giảm căng cơ.
Tay tê, ngứa ran
Ở giai đoạn giữa và cuối của thai kỳ, một số bà mẹ mang thai có thể cảm thấy bị tê tay, nóng rát ở tay. Điều này có thể do mẹ bị phù, tích tụ một lượng lớn dịch cơ thể dẫn đến tăng áp lực.
Đau xương mu
Ở giai đoạn giữa và cuối của thai kỳ, cơ thể người mẹ mang thai sẽ tiết ra relaxin, giúp thư giãn xương chậu và dây chằng và khớp có liên quan, chuẩn bị cho việc sinh nở suôn sẻ trong tương lai. Ngoài ra, tam cá nguyệt thứ 2, thứ 3, thai nhi phát triển rất nhanh, làm tăng gánh nặng lên cột số thắt lưng khiến mẹ bầu bị đau xương mu. Khi cơn đau mu xuất hiện, mẹ bầu có thể dùng khăn nóng trong 30 phút để giảm đau. Bạn chú ý không mang vác vật nặng, tránh đứng trong thời gian dài cũng như leo cầu thang bộ.
Đọc thêm: xét nghiệm triple test là gì ?
0 notes