Tumgik
#cát đông kỳ
tuilathu · 1 year
Text
youtube
0 notes
huagiaduan · 2 years
Text
Tumblr media
累都累得没了泪点
“Đã mệt đến mức không còn nước mắt. ”
— Không còn nước mắt | Cát Đông Kỳ.
131 notes · View notes
justyourlily · 1 year
Text
Tumblr media
Anh của em,
Khi em viết những dòng này. Em thấy Trời Phật đã ban cho em quá nhiều ưu ái. Và món quà hôm nay em nhận được từ vũ trụ, là gặp được một thầy tu. Đúng như với câu "Nhất kỳ, nhất hội" được viết trên nền cát mịn qua ngón tay trỏ mà thầy di xuống, đời người có những nhân duyên chỉ gặp một lần và có lẽ sẽ không bao giờ gặp lại. Cuộc đàm thoại và tương ngộ bất ngờ giữa thầy và em, em đã gỡ được rất nhiều những nút thắt trong lòng. Sau rất nhiều năm cuối cùng em cũng đã dành thời gian để tự vấn bản thân mình, để đối diện với những nhu cầu, những nỗi sợ của bản thân.
- Con đi tìm kiếm điều gì?
- Con đi tìm một bản ngã tĩnh tại. Một nội tâm mạnh mẽ.
- Con nghĩ thế nào là mạnh mẽ?
- Dạ, mạnh mẽ là kiểm soát được cảm xúc của bản thân mình.
Thầy cười hiền.
- Tại sao dạo gần đây con đi tìm những điều đó?
- Con thấy mình có rất nhiều nhu cầu về mặt tinh thần. Những nhu cầu cần được đáp ứng bởi một thực thể khác, một linh hồn khác. Và khi không tìm được thực thể đó, con cảm thấy rất cô đơn. Con thấy tủi hờn ngay cả sống trong sự sung túc. Ngay cả khi gia đình, bạn bè và người thương đều rất yêu con. Nên con nghĩ vấn đề đó là do bản thân mình.
- Con cần đối diện, khi nào con cảm thấy cô đơn?
- Con cần sự đồng điệu. Sự đồng điệu trong cách suy nghĩ và cả cách tận hưởng cuộc sống. Con cần một thực thể chia sẻ với con những cảm xúc thường nhật, như khi nghe một bản nhạc hay, khi xem một bức tranh đẹp, khi nếm thử một món ngon, khi rơi tự do cùng con khi chơi bungee . Con gặp vấn đề nghiêm trọng về giấc ngủ. Con thường xuyên lặp lại những ác mộng giữa đêm. Con cần một người ôm con ngủ. Con cần một người nằm kế con trong những đêm mưa. Con cảm thấy sứ mệnh của bản thân mình là phải cống hiến bằng những sáng tạo và truyền cảm hứng. Con cảm thấy con cần tất cả những điều đó để tạo ra dopamine để thúc đẩy con làm việc. Nhưng con cũng đồng thời cảm thấy những mong muốn đó là quá nhiều.
- Văn hoá Đông Phương luôn dạy chúng ta khiêm tốn và "biết đủ". Ở đây, con có thể thấy tất cả người dân đều sống hạnh phúc với những gì họ có, ăn thanh đạm, không công nghệ, và rất nhiều những điều khác đều không. Và con biết đấy, Bhutan là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới. Khi tâm ta trở về với "Không", mới là lúc chúng ta tự do và hạnh phúc nhất. Hạnh phúc không phải là vì có được, mà là vì buông được. Tuy nhiên con cũng đừng vì vậy mà gạt đi những mong muốn ấy, nó không có gì là xấu. Con cũng đừng chối bỏ nó vì bài học đầu tiên là phải thành thật, phải thành thật với cảm xúc của bản thân. Con hãy cố gắng thiền, để tách mình ra khỏi bản ngã, để quan sát tất cả những cảm xúc: cô đơn, tủi hờn, mỏi mệt,... chúng đến và đi. Hãy kiểm soát hơi thở của mình. Để những cảm xúc đó được chảy trong con, và để nó tự đi. Đừng chạy đuổi theo những cảm giác đó. Hãy chỉ lặng lẽ quan sát nó như cách con quan sát dòng xe chạy trên đường. Hãy nhớ đây là cõi tạm. Hình hài này, xác thân này không mãi là của con, đến lúc nào đó con sẽ chuyển hoá, những cảm xúc xảy đến trong một thời điểm đều là những bài học mà con cần học trong kiếp này. Vậy nên hãy chấp nhận bài học đó, tách biệt linh hồn của mình để quan sát những dòng biến động và những bài tập trong kiếp này. Tuy là khó, nhưng đừng nao núng.
- Dạ, con nhận ra rồi.
- Thực hành luôn là một điều khó hơn hiểu rất nhiều. Tại sao con cảm thấy con cần kiểm soát những nhu cầu của chính mình? Hãy hỏi bản thân con là tại sao?
- Vì những mong cầu về mặt tinh thần của con ở thời điểm hiện tại, không phù hợp với những lựa chọn của con.
- Đức Phật nói khi chúng ta buông bỏ được những cái muốn dù là cần thiết, nhưng chưa phù hợp thì con thuyền của chúng ta sẽ trồi lên trên mặt biển và lao tới phía trước. Hãy để thuyền của con rỗng đi, rồi biển cả sẽ là của con. Vì mỗi điều muốn là một thùng hàng nặng trĩu đè con thuyền chúng ta xuống. Dù cái muốn đó có thực hiện hay không nhưng nó cứ âm ỉ trong lòng, làm chúng ta cứ bứt rứt, bực bội, khó chịu. Những điều chúng ta muốn không bao giờ đến khi chúng ta cứ lầm rầm cầu xin hay điên cuồng kiếm tìm. "Không tìm thì mới gặp". Một ngày nào đó khi con ngưng kiếm tìm, thì những gì con mong muốn ngày hôm nay khi hội tụ đủ duyên sẽ tìm đến với con, chỉ là chưa chắc ở thời điểm đó liệu đó còn có phải là điều con muốn - cũng như chúng ta hội ngộ với nhau ở đây ngày hôm nay, không tìm thì mới gặp.
Lòng em bỗng trở nên tĩnh lặng như mặt hồ nước. Em đã nhìn thấu cả bản thân mình. Em thấy hai vai nhẹ bẫng. Dường như em bắt đầu thở những hơi thở chánh niệm và tĩnh tại nhất trong suốt 5 năm gần đây.
- Ta có thể cảm nhận được năng lượng của con- Con ắt hẳn phải sinh vào ngày trăng tròn, vì năng lượng của con hội tụ đủ yếu tố đó- thầy cười và tiếp lời. Con phản chiếu toàn diện sự ấm áp và năng lượng của mặt trời, cũng nắm giữ một nguồn năng lượng rất lớn của mặt trăng- năng lượng thậm chí có khả năng điều khiển thuỷ triều, điều khiển cả sức khoẻ tinh thần và đồng thời cũng bị chịu tác động nhiều nhất của dòng chảy năng lượng này. Nên cảm xúc của con luôn tuôn chảy và đòi hỏi sự chuyển động. Con có biết tại sao các bậc chân tu nhiều nam giới hơn nữ giới không? Vì trong vũ trụ quan, phụ nữ thường bị chi phối bời cảm xúc nhiều hơn, nên việc tu tập ít nhiều bị ảnh hưởng. Và thầy biết con còn là người chịu nhiều chi phối hơn, nhưng trong con có năng lượng chữa lành những người khác. Ta hiểu bước ra khỏi mảnh đất này, rất nhiều điều ngoài kia làm nhịp sống trở nên nhanh hơn, nhưng tính nữ bên trong con mát lành, con sẽ ấp ôm, nhẫn nại và xoa dịu được cả những người mà con ban yêu thương. Con sẽ là nơi an trú cho họ mỗi khi họ cần nghỉ ngơi. Nhưng trước hết, hãy giữ lại một mảnh bình yên cho chính tâm hồn mình. Để chính con được an trú ở trong con.
- Con thật sự rất cảm động trước những chia sẻ của thầy. Chưa bao giờ con được chữa lành đến thế. Sau khi con rời khỏi Bhutan, liệu có cách nào để con có thể gặp lại thầy?
Thầy di những ngón tay lên lớp cát dưới chân những viên gạch, vài dòng chữ "Nhất kỳ nhất hội" bằng tiếng Hán được hiện ra . Thầy cười nói câu này xuất phát từ Nhật Bản, thầy không viết được chữ của xứ phù tang. Nhưng thầy rât thích câu này. Đó là mỗi thời điểm, mỗi cuộc tương phùng hay gặp gỡ đều là duy nhất. Có thể vĩnh viễn không có lại. Nên hãy trân trọng những phút giây hiện tại. Cũng như trân trọng những gì mà mình đang có.
- Vậy là không còn cách nào để gặp lại thầy? Vậy xin thầy cho con được biết tên thầy?
- Từ sau hôm nay ta sẽ luôn tồn tại trong tâm thức của con. Ta với con đã được kết nối. Chỉ cần con thực hành như những gì ta đã chỉ dạy, và đối diện với chính bản thân mình như cách ta đối diện với con ngày hôm nay, con sẽ tìm thấy ta. Một ngày nào đó, có thể trong tương lai xa, có thể ngay ngày mai, con sẽ biết ta là ai.
16 notes · View notes
buddhistbooks · 6 months
Text
Tumblr media
Người thực sự có trí tuệ trước nay không bao giờ nóng vội.
Thành công sau một đêm, làm giàu trong phút chốc, đó là những gì mà con người hiện đại đang theo đuổi, nhưng người xưa lại không suy nghĩ như vậy.
Khương Tử Nha 80 tuổi mới gặp được minh chủ, Tư Mã Ý 60 tuổi mới được trọng dụng, Lưu Bang lúc 40 tuổi vẫn còn ở huyện Bái làm đình trưởng. Bởi vậy có thể thấy, từ cổ chí kim, người thực sự lợi hại trước nay không bao giờ nóng vội.
Khổng tử nói: “Đừng lo không có chức vị, chỉ lo không đủ tài đức để nhận chức vị. Đừng lo không ai biết mình, chỉ mong sao mình có tài đức để cho người ta biết đến”.
Không nóng nảy, tâm kiên định
Người có thể giành được chiến thắng sau cùng, thường thường là những người giữ được sự bình thản. Thời kỳ Tam Quốc, nước Thục và nước Ngụy tranh đấu với nhau. Trong trận chiến ở gò Ngũ Trượng, quân Thục đi đường xa đến, lương thảo vận chuyển bất tiện. Lúc đó Gia Cát Lượng đang bị bệnh, ông biết rõ chiến sự kéo dài thì sẽ bất lợi, nên nóng lòng muốn tốc chiến tốc thắng.
Tư Mã Ý đã nhìn thấu điểm này, mặc cho quân Thục ở phía trước chửi rủa, vẫn cứ đóng chặt cửa doanh trại không ra. Gia Cát Lượng nghĩ ra một kế, ông tặng cho Tư Mã Ý một cái váy của phụ nữ, với ý trêu chọc Tư Mã Ý: “Trốn ở trong thành không dám ra ứng chiến, giống như đàn bà vậy, sao có thể gọi là hảo hán được!”
Tư Mã Ý vẫn thản nhiên như không, thậm chí còn mặc cái váy đó lên người, vui lòng nhận “hậu lễ” này của Gia Cát Lượng.
Ở trên gò Ngũ Trượng, hai quân Thục – Ngụy giằng co cả trăm ngày, mãi cho đến khi Gia Cát Lượng mắc bệnh rồi mất ở trong quân doanh, quân Thục không đánh mà lui, Tư Mã Ý không cần tốn nhiều sức mà đã có thể trừ đi được đối thủ nguy hiểm nhất đời mình.
Bước đi trên đường đời, đừng để cho người khác nhiễu loạn nhân tâm của bạn. Kiên định, không nóng nảy, đợi cho đối thủ lộ ra sơ hở, đó chính là thời điểm mà bạn có thể giành lấy chiến thắng.
Không hấp tấp, tâm tính trầm ổn
Người thực sự lợi hại, đều phải biết đạo lý “hậu tích bạc phát”, tức là phải chuẩn bị đầy đủ thì làm việc mới tốt. Họ liên tục cố gắng nhưng lại không nóng nảy, họ tin rằng thành công không thể nào chỉ làm một lần là xong, muốn có được tài năng trong lĩnh vực nào, nhất định phải quyết tâm thật cao.
Đại thư pháp gia Vương Hiến Chi thời Đông Tấn, chính là con trai của ‘Thư thánh’ Vương Hi Chi. Vương Hiến Chi từ nhỏ đã nhìn thấy được danh tiếng của cha, rất nóng lòng muốn đi ra giới thư pháp để thể hiện bản thân mình.
Năm 14, 15 tuổi, thư pháp của Vương Hiến Chi đã rất xuất sắc rồi, nhưng so với cha thì vẫn còn kém xa. Ông chủ động tìm đến cha hỏi: “Con làm thế nào mới có thể viết chữ cho đẹp được?”.
Cha dẫn ông đi đến sau vườn, chỉ vào một dãy 18 cái chum đựng nước rồi nói: “Dùng nước này mài mực viết chữ, khi nào nước ở trong chum đều sử dụng hết, chữ tự nhiên cũng luyện thành”.
Vương Hiến Chi nghe theo lời dạy bảo của cha, từ đó về sau không hề nóng vội, giữ tâm trầm ổn mà nghiên cứu thư pháp. Cuối cùng ông cũng được vinh danh là “Á thánh” trên thư đàn, và trở thành “Thư thánh” đệ nhất sau khi Vương Hi Chi qua đời.
Đường đi cứ bước từng bước, chữ cũng từng nét từng nét mà viết, dục tốc bất đạt. Không hấp tấp, tâm tính trầm ổn. Luyện tập cho thật giỏi, đường tương lai mới có thể càng đi càng rộng.
Không nóng nảy, không lo nghĩ
Không nóng nảy là một loại thái độ trong cuộc sống, cũng là một cảnh giới nhân sinh. Trong “Thái căn đàm” có nói: “Tuế nguyệt vốn lâu dài, chỉ là người ta bận bịu mà tự gấp rút; phong hoa tuyết nguyệt vốn là chuyện thanh nhàn, chỉ là người ta tự làm rối mình”.
Có người cảm thấy thế giới như luôn chạy về phía trước, chúng ta phải ra sức truy đuổi, bằng không thì sẽ bị thời đại bỏ rơi. Nhưng sự thật lại thường là, bạn càng nóng vội, lại càng giống như một con quay chuyển động không ngừng, tiêu hao sức khỏe, tiêu hao thời gian, cũng tiêu hao cả tinh lực.
Hãy học theo phong thái của lạc đà, đây là một loài động vật rất bình thản, không hề vội vàng, cứ chậm rãi đi rồi cũng đến, cứ chậm rãi nhai, rồi cũng no.
Nhân sinh không cần phải sốt ruột, cứ tìm đúng phương hướng, bước đi từng bước một. Không cần đi nhanh, chỉ cần đi đều, chậm rãi bước chân, hưởng thụ cuộc sống mỹ hảo.
(Nguồn: tinhhoa)
2 notes · View notes
toptour-com-vn · 1 year
Text
Du lịch Dubai mùa nào đẹp nhất?
Nhu cầu nghỉ dưỡng của con người từ lâu đã trở thành một việc được chú trọng vô cùng. Trước khi bắt đầu chuẩn bị một chuyến đi đến bất kỳ địa điểm nào, du khách vẫn luôn có cho mình một sự tìm hiểu nhất định. Đặc biệt hơn cả, khi đó còn là thành phố siêu giàu, thành phố của những ánh đèn không bao giờ tắt như Dubai.
Dubai là một trong những thành phố đẹp nhất thế giới với các tòa nhà cao chọc trời và các khu mua sắm sang trọng. Tuy nhiên, với khí hậu khô và nóng nực, nhiều người sẽ cảm thấy khó chịu khi đến thăm thành phố này. Như thế, liệu du lịch trong tháng 5, 6 này có phải là thời điểm thích hợp để bắt đầu khởi hành chuyến đi đến Dubai nghỉ dưỡng hay không?
Tumblr media
Tại sao nên chọn du lịch Dubai vào tháng 5,6?
Để giải đáp cho thắc mắc này thì câu trả lời đó chính là du lịch vào tháng 5 và 6 - Khoảng thời gian tốt nhất để đi Dubai trong năm. Khí hậu trong thời gian này vô cùng ôn hòa. Du lịch trong khoảng thời gian này, bạn sẽ có cơ hội trải nghiệm nhiều hoạt động đáo đáo diễn ra duy nhất trong năm. Đặc biệt là bạn sẽ không phải trải qua những ngày nắng nóng khắc nghiệt của khí hậu nơi đây.
Tumblr media
Dubai là một điểm đến du lịch phổ biến. Thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới mỗi năm. Với những tòa nhà cao nhất thế giới, sa mạc đẹp như tranh vẽ và nhiều hoạt động giải trí thú vị. Dubai là nơi đến mà bạn không thể bỏ qua. Tuy nhiên, nếu bạn muốn tránh nắng nóng và đông đúc, tháng 5 và 6 là thời điểm lý tưởng để tham quan thành phố này.
Điều hấp dẫn gì đang chờ đón bạn trong chuyến du lịch Dubai vào tháng 5,6 này?
Trong tháng 5 và 6, Dubai trải qua thời tiết đẹp và khô ráo, dễ chịu. Điều này tạo điều kiện tốt nhất để bạn có thể thoải mái khám phá các địa điểm du lịch mà không bị nóng bức hay khó chịu. Bên cạnh đó, thời gian này cũng không quá đông đúc. Giúp bạn có trải nghiệm du lịch tốt. Đồng thời phải ít chờ đợi hơn.
So với các tháng 7,8,9 du lịch vào tháng 5 và 6 bạn sẽ không cần phải chịu cảnh nắng nóng, khó chịu. Cũng như tình trạng kẹt cứng đông đúc khách du lịch. Chính vì thế, hãy chọn tháng 5 và 6 để đến Dubai. Tận hưởng các hoạt động giải trí thú vị. Khám phá những điểm đến hấp dẫn, và thưởng ngoạn vẻ đẹp của thành phố trong mùa du lịch tuyệt vời nhất bạn nhé!
Du lịch Dubai vào tháng 5 và 6 cũng là dịp giúp bạn thu lại rất nhiều trải nghiệm thú vị khác. Bởi lẽ, tháng 5 và 6 là thời điểm cuối của mùa xuân và đầu mùa hè. Khi Dubai còn rất đẹp với các hoa đang nở rực rỡ trên khắp thành phố. Bạn có thể tận hưởng khung cảnh đầy màu sắc của các công viên và vườn hoa như:
Vườn hoa Miracle, công viên Zabeel hay công viên Creek.
Tumblr media
Vườn hoa Miracle
Tumblr media
Công viên Zabeel
Tumblr media
Công viên Creek
Du lịch Dubai - Trải nghiệm các sự kiện độc đáo trong năm
Nếu là một người yêu thích các hoạt động ngoài trời. Lựa chọn đi du lịch vào tháng 5 và 6 là thời điểm thích hợp nhất bạn tuyệt đối đừng bỏ qua. Bạn sẽ có cơ hội được trải nghiệm những trò chơi nước tại Atlantis The Palm. Tham gia các hoạt động đua xe trên cát tại sa mạc. Hay thậm chí là tận hưởng các chuyến đi thuyền trên Vịnh Ba Tư với cảnh quan tuyệt đẹp.
Tumblr media
Bên cạnh đó du lịch vào tháng 5 và 6 tại Dubai cũng sẽ diễn ra các sự kiện và lễ hội đặc sắc độc đáo diễn ra duy nhất trong năm. Cụ thể vào tháng 5 sẽ có Lễ hội Cà phê Dubai. Vào  tháng 6 sẽ diễn ra Lễ hội Đèn lồng Ramadan và Giải Vô địch Dubai Grand Ramadan.
Có thể thấy, đi Dubai du lịch vào tháng 5 và 6 là lựa chọn tuyệt vời cho du khách muốn tránh nắng nóng, đông đúc. Và tận hưởng vẻ đẹp và các hoạt động thú vị của thành phố. Hãy chuẩn bị kế hoạch cho mình chuyến đi thú vị. Và khám phá toàn cảnh thành phố bậc nhất mùa du lịch này bạn nhé!
Tham khảo tour du lịch Dubai tháng 5, 6 cùng Toptour
Khám phá toàn cảnh Dubai trong mùa du lịch tháng 5,6Du lịch Dubai vào tháng 5 và 6 được xem là thời điểm lý tưởng để khám phá những địa điểm du lịch nổi tiếng của Dubai như tháp Burj Khalifa, tòa nhà cao nhất thế giới. Ngắm trọn vẹn bầu trời mà không phải sợ mưa, gió như những tháng khác trong năm. Hoặc không bạn cũng có thể chọn Dubai Mall, một trong những trung tâm mua sắm lớn nhất thế giới. Bạn cũng có thể lựa chọn tham quan công viên giải trí nổi tiếng Dubai Parks and Resorts.
Nếu bạn là người yêu thích ẩm thực. Dubai là một điểm đến tuyệt vời để khám phá những món ăn địa phương thơm ngon và đa dạng. Bạn có thể thưởng thức các món ăn truyền thống của vùng Trung Đông như kebab, hummus, bánh pita. Hoặc những món ăn phương Tây hiện đại tại những nhà hàng sang trọng tại thành phố.
Không chỉ là một thành phố đáng sống và đáng đến thăm. Dubai còn là một điểm đến đầy tham vọng đối với các dự án xây dựng lớn như: thành phố Akoya Oxygen - Khu đô thị cao cấp nhất của Dubai và Dubai Water Canal, một kênh nước rộng 3,2km mang đến cho du khách những trải nghiệm độc đáo
Tumblr media
Thành phố Akoya Oxygen
Tumblr media
Dubai Water Canal
Phần kết
Du lịch Dubai vào tháng 5, 6 sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm tuyệt vời và đầy ý nghĩa. Với khí hậu mát mẻ, các hoạt động thú vị và các sự kiện đặc sắc. Dubai hứa hẹn sẽ là điểm đến tuyệt vời, không làm bạn thất vọng. Hãy lên kế hoạch cho chuyến đi của bạn và khám phá thành phố đầy sức sống này ngay hôm nay bạn nhé!
Xem thêm:
Trải nghiệm "cà phê băng" giữa sa mạc Dubai sẽ như thế nào?
Thưởng ngoạn trăng tại nơi cao nhất thế giới Burj Khalifa - Dubai
Du lịch Úc mùa nào đẹp nhất?
4 notes · View notes
thptngothinham · 2 days
Text
Phân tích bài thơ Sóng dựa trên những gợi ý chi tiết của THPT Ngô Thì Nhậm giúp em viết được một bài văn hay phân tích nội dung bài thơ Sóng của nhà thơ Xuân Quỳnh. Tài liệu hướng dẫn phân tích bài thơ Sóng do THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn bao gồm các nội dung gợi ý làm bài, mẫu dàn ý chi tiết và những bài văn mẫu hay phân tích bài thơ Sóng để thấy rõ những cung bậc cảm xúc thầm kín trong tình yêu, khát vọng về tình yêu vĩnh cửu, bất diệt của tác giả Xuân Quỳnh. Hướng dẫn soạn bài Sóng - Xuân Quỳnh Giới thiệu tác giả Xuân Quỳnh và bài thơ Sóng 1. Tác giả Xuân Quỳnh a) Tiểu sử cuộc đời - Xuân Quỳnh (1942 - 1988) tên đầy đủ là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, quê quán La Khê, Hà Đông - Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). - Xuất thân trong một gia đình công chức, lớn lên trong vòng tay của bà nội, mẹ mất sớm, bố thường xuyên đi công tác xa gia đình. - Từ 1962 - 1964, bà theo học Trường bồi dưỡng những người viết văn trẻ (khóa I) của Hội Nhà văn Việt Nam và làm việc tại báo Văn nghệ, báo Phụ nữ Việt Nam sau khi tốt nghiệp. - Từ 1967, bà là hội viên báo Văn Nghệ, ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa III. - Bà trải qua hai cuộc hôn nhân, một là với nhạc công chơi đàn violon Lưu Tuấn và hai là nhà thơ Lưu Quang Vũ. - Năm 1988, bà mất trong một vụ tai nạn giao thông cùng với chồng Lưu Quang Vũ và con trai Lưu Quỳnh Thơ (13 tuổi). b) Sự nghiệp văn học - Xuân Quỳnh là một trong nữ thi sĩ nổi tiếng với nhiều bài thơ đi vào lòng của biết bao nhiêu thế hệ như: Thuyền và biển, Sóng, Tiếng gà trưa, Thơ tình cuối mùa thu,… - Phong cách sáng tác: Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc đời thường. Thơ Xuân Quỳnh giàu cảm xúc với những cung bậc khác nhau như chính tính cách luôn hết mình của Xuân Quỳnh. Những bài thơ khi hạnh phúc đắm say, lúc đau khổ, suy tư của nhà thơ luôn gần gũi vì được viết với sự đằm thắm của một người phụ nữ vừa làm thơ vừa làm vợ, làm mẹ. - Bà được Nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Nhà nước (2001) và Giải thưởng Hồ Chí Minh (2017) vì những thành tựu cho nền văn học Việt Nam. c) Các tác phẩm tiêu biểu - Tơ tằm - Chồi biếc (1963) - Hoa dọc chiến hào (1968) - Gió Lào, cát trắng (1974) - Lời ru trên mặt đất (1978) - Cây trong phố - Chờ trăng (1981) - Sân ga chiều em đi (1984) - Tự hát (1984) - Hoa cỏ may (1989) - Thơ Xuân Quỳnh (1992, 1994) - Thơ tình Xuân Quỳnh - Lưu Quang Vũ (1994) - Không bao giờ là cuối (2011) - Tiếng gà trưa (1984) Ngoài ra còn có các tác phẩm viết cho thiếu nhi như: - Mùa xuân trên cánh đồng (1981) - Bầu trời trong quả trứng (1982) - Truyện Lưu Nguyễn (1985) - Bến tàu trong thành phố (1984) - Vẫn có ông trăng khác (1986) - Tuyển tập truyện thiếu nhi (1995) - Chú gấu trong vòng đu quay (không rõ năm viết, in và xuất bản năm 1995) 2. Bài thơ Sóng a) Bối cảnh lịch sử, xã hội - Năm 1967 là thời kỳ đất nước đang bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ và tay sai, thanh niên trai gái ào ào ra trận. - Năm 1967, Xuân Quỳnh đang ở độ tuổi 25 và vừa trải qua những đổ vỡ trong tình yêu. b) Hoàn cảnh ra đời và xuất xứ - Bài thơ Sóng được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh. - Bài thơ in trong tập Hoa dọc chiến hào. c) Nội dung chính - Chủ đề bài thơ: Bài thơ là sự khám phá những khát vọng tình yêu của trái tim người phụ nữ chân thành, giàu khao khát nhưng cũng rất tự nhiên. - Bài thơ là lời tự bạch của một tâm hồn phụ nữ đang yêu thiết tha, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người trên cơ sở khám phá sự tương đồng, hòa hợp giữa hình tượng "sóng" và "em". d) Ý nghĩa nhan đề - “Sóng” là hình ảnh ẩn dụ của tâm trạng người con gái đang yêu, là sự hóa thân, phân thân của nhân vật trữ tình. - “Sóng” và “em” là “em” và “sóng”: Hai hình tượng tuy hai mà một, có lúc tách đôi ra để soi chiếu cho nhau, có lúc lại hòa nhập vào nhau để tạo ra sự cộng hưởng.
Hai hình tượng ấy đan cài, quấn quýt với nhau như hình với bóng. - Tác giả mượn hình ảnh “sóng” để thể hiện những cảm xúc, cung bậc tình cảm của trái tim khao khát yêu thương. Nổi bật trong bài thơ là vẻ đẹp tâm hồn thiết tha nồng hậu và niềm khao khát của người phụ nữ về một tình yêu thủy chung, bất diệt. 3. Một số nhận định về Xuân Quỳnh và bài thơ Sóng “Đọc thơ xuân Quỳnh, người ta không có cảm giác như tác giả cố ý làm thơ, mà thơ chị tự nhiên, nhẹ nhàng, là tiếng nói chân thật từ sâu trong tâm hồn chứ không cố gắng gượng ép bản thân phải sáng tác về những triết lý khô khăn. vì vậy, giọng thơ của chị thủ thỉ tâm tình, dạt dào những đợt sóng tình cảm, lúc thì nhẹ nhàng vỗ về, lúc lại cuồn cuộn dâng trào”. (Nhà phê bình văn học Lưu Khánh Thơ) “Sóng không chỉ là tên một thi phẩm đã gây xốn xang cho nhiều thế hệ bạn đọc. Sóng không chỉ là biểu trưng cho một hồn yêu chưa từng nguội yên. Sóng còn là một nguồn sống, nguồn năng lượng mà nữ thi sĩ ấy đã truyền lại cho thế hệ sau qua mỗi tiếng thơ của mình. Và, lâu nay, lòng thơ của chúng ta, người mờ người tỏ, người đang yêu, người đã yêu, đều từng thầm thu thầm phát thứ sóng đặc biệt ấy: Đó chính là Sóng Xuân Quỳnh.” (T.S Chu Văn Sơn) “Điều đáng quý nhất ở Xuân Quỳnh và thơ Xuân Quỳnh là sự thành thật, rất thành thật, thành thật trong quan hệ bạn bè, với xã hội và cả trong tình yêu. Chị không quanh co, không giấu diếm một điều gì. Mỗi dòng thơ, mỗi trang thơ đều phơi bày một tình cảm, một suy nghĩ của chị. Chỉ cần qua thơ ta biết khá kĩ đời tư của chị. Thành thật, đây là cốt lõi thơ trong Xuân Quỳnh” (Võ Văn Trực) “Bài thơ Sóng là một cuộc hành trình khởi đầu từ sự từ bỏ cái chật chội, nhỏ hẹp để tìm đến một tình yêu bao la rộng lớn, cuối cùng là khát vọng được sống hết mình trong tình yêu, muốn hóa thân vĩnh viễn thành tình yêu muôn thuở.” (G.S Trần Đăng Suyền) “Ở mỗi tập thơ của Xuân Quỳnh, những bài viết về tình yêu thường để lại nhiều ấn tượng hơn cả. Với giọng điệu thơ hết sức tự nhiên, bài thơ Sóng thể hiện một tình yêu sâu sắc, bồi hồi, thao thức đến cả trong giấc mơ. Dù có những gian truân cách trở, nhưng tình yêu bao giờ cũng đẹp, cũng đến được tận cùng hạnh phúc như con sóng nhỏ đến với bờ.” (Trích Nhà thơ việt Nam hiện đại, G.S Phong Lê chủ biên, Viện Văn học, NXB KHXH, 1984)"Sóng" là một bài thơ tình yêu rất tiêu biểu cho tư tưởng và phong cách thơ Xuân Quỳnh ở giai đoạn đầu. Một bài thơ vừa xinh xắn, duyên dáng; vừa mãnh liệt, sôi nổi; vừa hồn nhiên, trong sáng; vừa ý nhị, sâu xa. Sau này, khi nếm trải nhiều, giọng thơ Xuân Quỳnh không còn phơi phới bốc men say nữa, nhưng cái khát vọng tình yêu vẫn mãi tồn tại trong trái tim giàu có yêu thương của chị.” (GS Nguyễn Đăng Mạnh & PTS Trần Đăng Xuyền, Những bài văn hay, Nxb Đồng Nai, 2003, tr. 135) Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh 1. Hình tượng sóng và em a) Hình tượng sóng - Sóng là hình tượng nghệ thuật do tác giả sáng tác để ẩn dụ cho trái tim người phụ nữ đang yêu với những cảm xúc, tâm trạng, sắc thái tình cảm vừa phong phú vừa phức tạp. + Mở đầu bài thơ là trạng thái tâm lý đặc biệt của một tâm hồn khao khát yêu đương đang tìm đến một tình yêu rộng lớn hơn. "dữ dội - dịu êm, ồn ào - lặng lẽ": nghệ thuật tương phản. -> Hai trạng thái tâm lí đối nghịch lại được diễn tả trong một ngữ cảnh cụ thể làm hiện lên vẻ đẹp của những con sóng biển ngàn đời đối cực, gợi liên tưởng đến tâm lí của người phụ nữ khi yêu (khi mãnh liệt khi lại dịu dàng). => Xuân Quỳnh đã diễn tả thật cụ thể trạng thái khác thường, vừa phong phú vừa phức tạp trong một trái tim đang cồn cào, khao khát tình yêu. + “Nỗi khát vọng tình yêu... ngực trẻ” “bồi hồi” là trạng thái tâm hồn bất định, khắc họa thật rõ ràng những nét cảm xúc: có cái nôn nao, xao xuyến; có nỗi khắc khoải, da diết của tình yêu muôn đời vĩnh hằng trong “ngực trẻ”. => Liên hệ tình yêu của tuổi trẻ với con sóng của đại dương, khát vọng tình yêu là khát vọng đặc trưng muôn đời của tuổi trẻ. - Sóng là hiện thân của những cung bậc cảm xúc trong tình yêu: lúc nồng nàn, mãnh liệt, lúc dịu dàng, sâu lắng.
- Sóng là biểu tượng cho khát khao được yêu thương, được sống hết mình với tình yêu mãnh liệt, cháy bỏng của người phụ nữ. + “Ôi con sóng... và ngày sau vẫn thế” Thán từ “ôi” thể hiện nét nồng nàn trong giọng thơ Xuân Quỳnh, là tiếng lòng thốt lên từ nỗi thổn thức của trái tim yêu.Nghệ thuật đối lập “ngày xưa” - “ngày sau” càng làm tôn thêm nét đáng yêu của sóng. -> Dù trong quá khứ hay hiện tại sóng luôn dạt dào, sôi nổi, luôn khát vọng. Đó cũng là khát vọng và bản tính của người phụ nữ muôn đời, mãi trường tồn, vĩnh hằng với thời gian. - Quy luật của sóng - quy luật của tình yêu: không bao giờ ngừng nghỉ, luôn hướng về phía trước: + Ba hình ảnh “sông”, “sóng”, “bể” bổ sung cho nhau: Sông và bể làm nên đời sóng, sóng chỉ thực sự có đời sống riêng khi ra với biển khơi mênh mang thăm thẳm. => Hành trình của sóng là hành trình khám phá chính bản thân mình, khát khao vươn tới giá trị tuyệt đích trong tình yêu của người phụ nữ, bứt phá không gian chật hẹp để khát khao một không gian lớn lao. b) Hình tượng em - Em là nhân vật trữ tình, là hình tượng được miêu tả trong những cung bậc khác nhau của tình yêu. - Tâm hồn em nhạy cảm, giàu nữ tính, luôn khao khát yêu thương và được yêu thương. + Đối diện với “muôn trùng sóng bể”, “em” đã có những suy tư, khát khao nhận thức bản thân, người mình yêu, “biển lớn” tình yêu. - Sự giằng xé nội tâm giữa khát vọng yêu đương mãnh liệt và nỗi trăn trở, băn khoăn về tình yêu. + “Em” băn khoăn về khởi nguồn của “sóng” rồi tự lí giải bằng quy luật của tự nhiên, nhưng rồi tự nhận thấy rằng khởi nguồn của sóng, thời điểm bắt đầu tình yêu thật bí ẩn. c) Mối quan hệ giữa sóng và em - "Sóng" là một thực thể mang trong mình nhiều tính chất đối lập: dữ dội - dịu êm, ồn ào - lặng lẽ. Ẩn sâu trong hình ảnh "sóng" là hình ảnh “em”, bản tính của sóng chính là tính khí của “em” trong tình yêu. - Hai hình tượng sóng và em luôn song hành cùng nhau, có lúc phản ánh lẫn nhau, có lúc tách rời có lúc lại hòa vào làm một. - Sự hòa quyện giữa sóng và em cho thấy tình yêu đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người phụ nữ. - Tâm hồn người phụ nữ đang yêu nhìn vào sóng để hiểu tận đáy lòng mình và nhờ con sóng biển mà biểu hiện những trạng thái tâm hồn mình trong tình yêu. - Cuộc hành trình của sóng luôn không ngừng khám phá chính mình, còn người phụ nữ luôn tìm kiếm, khát khao vươn tới những giá trị tuyệt vời. => "Sóng" và "em" tuy hai nhưng lại là một, đều là nỗi lòng của người phụ nữ đang yêu, là sự phân thân và hóa thân của cái tôi trữ tình, từ đó diễn tả những cung bậc tình cảm mãnh liệt trong trạng thái yêu đương của người phụ nữ. 2. Những cung bậc cảm xúc khi yêu của người phụ nữ - Nhớ da diết, cồn cào, khắc khoải, không nguôi, như con sóng ngày đêm không ngừng vỗ bờ, vừa dữ dội vừa dịu êm và luôn muốn tìm ra biển lớn. "Sóng tìm ra tận bể" + “Sóng nhớ bờ” chính là “em” nhớ “anh”, nỗi nhớ của “em” cũng bao trùm không gian, thời gian, thậm chí thường trực trong tiềm thức, trong suy nghĩ “cả trong mơ còn thức”. - Niềm khát khao hướng về nhau, được hiểu và được yêu, được cảm thông và yêu thương trọn vẹn: Dẫu xuôi về phương Bắc Dẫu ngược về phương Nam Nơi nào em cũng nghĩ Hướng về anh - một phương - Khát vọng vượt lên mọi thử thách: Tình yêu trong "Sóng" không chấp nhận sự tầm thường, luôn muốn vượt qua mọi rào cản để vươn tới những giá trị vĩnh hằng. Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ 3. Những suy tư, trăn trở về cội nguồn của tình yêu - Khát khao tự nhận thức bản thân, nhưng chỉ dừng lại ở đó vì còn nặng lòng đi tìm câu trả lời cho nguồn gốc của tình yêu - Từ “Không hiểu nổi mình” nhà thơ liên tiếp đặt ra những băn khoăn, thắc mắc về biển cả, về tình yêu: + Điệp ngữ “em nghĩ về” + Câu hỏi: “Từ nơi nào sóng lên” -> Nhấn mạnh niềm khát khao, nhu cầu tự nhận thức bản thân, người mình yêu và nhu cầu nhận thức, lí giải nhưng lại không thể cắt nghĩa nổi của tình yêu. + “Em cũng không biết nữa - Khi nào ta yêu nhau” -> Người phụ nữ băn khoăn về khởi nguồn
của tình yêu và bộc bạch một cách hồn nhiên, chân thành, cách cắt nghĩa rất nữ tính, rất trực cảm của Xuân Quỳnh. - Xuân Quỳnh dựa vào quy luật tự nhiên để tìm khởi nguồn của sóng, của tình yêu, gợi lên sự trăn trở trước bí ẩn của tình yêu, thời điểm bắt đầu tình tình yêu. + Lí giải được ngọn nguồn của sóng: “Sóng bắt đầu từ gió”. “Gió bắt đầu từ đâu?: Em cũng không biết nữa” -> Tình yêu đến rất bất ngờ và tự nhiên không báo động trước. => Câu thơ “Em cũng không biết nữa” như một cái lắc đầu nhè nhẹ, phân vân. - Nhân vật trữ tình đang băn khoăn tự hỏi chính mình một câu hỏi mà vốn muôn đời nào ai lý giải được khi đã dấn thân vào vòng xoáy tình yêu: “Khi nào ta yêu nhau” 4. Nỗi nhớ và lòng thủy chung của người con gái khi yêu - Nghệ thuật tương phản gợi những phạm vi không gian và thời gian khác nhau: + “dưới lòng sâu”, “trên mặt nước” + "ngày" - "đêm" - Nỗi nhớ dạt dào, triền miên của sóng với bờ cũng là nỗi nhớ của người phụ nữ khi yêu: + Phép nhân hóa “ngày đêm không ngủ được” - Người phụ nữ bày tỏ nỗi nhớ một cách trực tiếp, mạnh dạn, chân thành, nỗi nhớ ăn sâu vào tiềm thức, thường trực trong suy nghĩ cả khi thức, khi ngủ, bao trùm cả không gian và thời gian: + “Lòng em nhớ đến anh” + Cách nói thậm xưng: “Cả trong mơ còn thức” - Tình cảm thủy chung của người con gái: dù đi đâu, dù xuôi ngược bốn phương thì cũng chỉ hướng về một phương của anh, có anh, cho anh: + Nghệ thuật tương phản “xuôi - ngược”, "bắc - nam" + Điệp ngữ “dẫu”, “vẫn”, “về” -> Hành trình của sóng ngoài biển lớn cũng như hành trình tình yêu của người phụ nữ giữa cuộc đời. 5. Khát vọng về tình yêu vĩnh cửu - Quy luật vĩnh cửu của thiên nhiên, cũng giống như “em” muốn được gần bên anh, được hòa nhịp vào trong tình yêu với anh, dù khó khăn, thử thách vẫn luôn hướng đến “anh”: “Con nào chẳng tới bờ... Dù muôn vời cách trở” -> Người phụ nữ hồn nhiên, tha thiết yêu đời ấp ủ biết bao hi vọng, niềm tin vào hạnh phúc tương lai, vào cái đích cuối cùng của một tình yêu lớn như con sóng nhất định sẽ “tới bờ”, “dù muôn vời cách trở”. - Cảm giác cô đơn nhỏ bé trước cuộc đời, nỗi lo âu về sự hữu hạn của tình yêu trước thời gian vô tận: “Cuộc đời tuy dài thế Năm tháng vẫn đi qua” - Cảm giác bất an trước cái dễ đổi thay của lòng người giữa “muôn vời cách trở”. Nhưng đây còn là vượt lên sự lo âu phấp phỏng đặt niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh của tình yêu như mây có thể vượt qua biển rộng. “Như biển kia... bay về xa” - “Làm sao” gợi sự băn khoăn, khắc khoải, ước ao được hóa thành “trăm con sóng nhỏ” để muôn đời vỗ mãi vào bờ. => Khát khao của người phụ nữ được sống trong “biển lớn tình yêu” bằng tình yêu và cùng tình yêu, khát khao hòa nhập tình yêu riêng tư trong tình yêu chung rộng lớn. 6. Ý nghĩa biểu tượng của hình tượng sóng - Biểu tượng cho khát vọng về tình yêu của người phụ nữ, sự phong phú, bí ẩn của tâm hồn người phụ nữ khi yêu. - Biểu tượng cho tình yêu vĩnh hằng - tình yêu trong mạch thời gian ngày xưa và ngày sau, quá khứ và tương lai bất diệt trước mọi đổi thay. - Tượng trưng cho quy luật không thể cắt nghĩa của tình yêu. - Biểu tượng cho tình yêu trong sáng, giản dị, chân thành, khát vọng về một tình yêu chung thủy và trọn vẹn, ý thức được sự trôi chảy của thời gian và sự nhỏ nhoi của kiếp người. => Thông qua hình tượng sóng, bài thơ đã thể hiện vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu: vừa hiện đại bởi sự bộc lộ thành thực, táo bạo, mạnh mẽ những khao khát, đam mê; vừa giữ được những nét truyền thống tốt đẹp trong sự dịu dàng, đằm thắm, đức hy sinh và sự gắn bó thủy chung. Sơ đồ tư duy phân tích bài thơ Sóng Xem chi tiết: Sơ đồ tư duy bài Sóng của Xuân Quỳnh chi tiết theo từng dạng bài Giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Sóng 1. Giá trị nội dung của bài Sóng Bài thơ là sự cảm nhận về tình yêu từ hình tượng sóng với tất cả những sắc thái, cung bậc và cả khát vọng vĩnh cửu hóa tình yêu của một tâm hồn phụ nữ luôn chân thành, khát khao hạnh phúc. - Phát hiện ra những cung bậc đa dạng, phức tạp của cảm xúc trong tâm hồn của người phụ nữ đang yêu qua việc quan sát, chiêm nghiệm về những con sóng trước biển cả mênh mông.
- Diễn tả tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người - Cho thấy tình yêu là một tình cảm cao đẹp, một hạnh phúc lớn lao của con người. 2. Đặc sắc về nghệ thuật - Thể thơ ngũ ngôn liền mạch với cách ngắt nhịp linh hoạt phù hợp trong việc diễn tả các cung bậc, sắc thái cảm xúc khác nhau. - Xây dựng thành công hình tượng “sóng” - hình tượng nghệ thuật ẩn dụ sóng đôi giúp nhà thơ diễn tả những cảm xúc khó nói trong tình yêu, vừa mang nghĩa thực, vừa mang nghĩa ẩn dụ. - Sử dụng các biện pháp nhân hóa, ẩn dụ, đối lập tương phản,... - Ngôn từ, hình ảnh trong sáng bình dị, tinh tế. - Cách ngắt nhịp linh hoạt, phóng khoáng - Cách gieo vần, phối âm độc đáo, giàu sức liên tưởng - Giọng thơ phong phú, vừa thiết tha, đằm thắm, vừa mãnh liệt sôi nổi, vừa hồn nhiên, nữ tính. Bài văn mẫu đặc sắc phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh Nếu như Xuân Diệu đã từng thổn thức vì tình yêu, dâng hiến trọn đời cho tình yêu, chạy vội với thời gian để được yêu thì Xuân Quỳnh cũng thế, cũng từng thấp thỏm, lo âu, đau khổ vì yêu. Nhưng dù sao đi nữa, là phận nữ nhi nên người rất ít tỏ ra táo bạo, quá mạnh dạn như Xuân Diệu. Đọc thơ Xuân Quỳnh, ta thường bắt gặp hình ảnh con sóng, chiếc thuyền nói hộ tình yêu… Cũng vì lẽ ấy, suy cho cùng đây chỉ là những chất liệu dung dị, bình thường nhất trong cuộc sống song lại chứa đựng biết bao là ẩn ý, biết bao là ẩn tình mà Xuân Quỳnh muốn bày tỏ. Chúng ta đã đến với Sóng của Xuân Quỳnh để thưởng thức từng vị thương, vị nhớ của một người phụ nữ đang yêu. Người ta thường ví rằng tình yêu là một bông hoa kì diệu! Vâng! Quả đúng như thế, tình yêu chưa bao giờ đi theo một hướng xác định. Cũng có lúc, người ta nhìn nhận tình yêu là cây đàn muôn điệu gảy lên muôn bản nhạc tình, có khi trầm bổng thiết tha, có khi nghẹn ngào đau đớn, cũng có khi e ấp, nũng nịu, dễ thương. Thì đây, trong bài thơ này, tình cảm của nhân vật “em” cũng biến thiên như thế! “Sóng” là thơ ngũ ngôn, một thể thơ rất phù hợp để kể về một huyền thoại tình yêu đầy ăm ắp những tâm trạng khắc khoải, những cung bậc tình cảm và vì thế bài thơ dễ dàng được phổ nhạc. Sóng - là một hình tượng ẩn dụ, là phương tiện bộc lộ tình cảm của nhân vật “em”: “Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ Sóng không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể Ôi con sóng ngày xưa Và ngày sau vẫn thế Bồi hồi trong ngực trẻ”. Một câu chuyện cổ tích về tình yêu được nhà thơ Xuân Quỳnh kể lại. Câu chuyện bắt đầu từ một con sóng nhỏ chẳng biết xuất phát từ đâu, sóng hiện ra như một con người có nội tâm nhiều biến động. Hai trạng thái tâm hồn đối lập nhau, giằng xé nhau, buồn vui lẫn lộn. Sóng chẳng hiểu tại sao mình lại cứ “dữ dội” rồi “dịu êm”, “ồn ào” rồi “lặng lẽ”. Phải chăng sóng đang yêu, yêu âm thầm, lặng lẽ? Vâng! Một tình cảm đang rạo rực trong trái tim người con gái, làm sao ai có thể “định nghĩa được tình yêu”. Một buổi chiều mộng? Một lần gặp gỡ? Một phút xao động trong tâm hồn? Người con gái hay chính nhân vật “em” trong bài đang cố tìm câu giải đáp cho tình yêu, cho sự bâng khuâng, đối lập của lòng mình. Và rồi chỉ còn một lối thoát: con sóng phải tìm ra tận bể cũng như “em” đi tìm nguồn gốc của tình yêu. Tâm hồn con người là một cõi mênh mông vô tận. Làm sao ta có thể đi xuyên suốt hết cái cõi vô tận ấy. Và ngay chính trong lúc cõi lòng đang bùng lên ngọn lửa yêu thương thì cô gái trẻ lại càng trăn trở, bâng khuâng, khắc khoải, dằn vặt với chính lòng mình. Phải vượt khỏi cái giới hạn chật hẹp này, phải lao mình vào chân trời bao la, những miền vô tận để hiểu rõ lòng mình. Con sóng đã rời bờ ra đi, đi thật xa, cố tìm hiểu và soi mình với những con sóng khác để biết được sự huyền diệu của tình yêu, mà hiện tại đối với sóng vẫn còn là một bí mật. Tình yêu là gì ư? Một nhà thơ Pháp đã từng khẳng định: “tình yêu là điều mà con người không thể hiểu nổi”. Và thế rồi con sóng vẫn đi tìm mãi, tìm mãi: “Ôi con sóng ngày xưa Và ngày sau vẫn thế Nỗi khát vọng tình yêu Bồi hồi trong ngực trẻ”. Tình yêu cũng như con sóng, vẫn vĩnh hằng với thời gian và tuổi trẻ. Xuân Diệu đã từng nói:
“Hãy để trẻ con nói cái ngon của kẹo Hãy để tuổi trẻ nói hộ tình yêu”. Tình yêu gắn liền với tuổi trẻ. Tuổi trẻ là trái tim dào dạt, đa cảm và rạo rực niềm yêu thương chất sống. Chính vì thế, mà cái khát vọng tình yêu cứ bồi hồi trong ngực trẻ, nó cứ thúc đẩy tuổi trẻ đi tìm chân lý yêu đương, cũng như con sóng “ngày xưa và ngày sau vẫn thế”. Tuy nhiên, câu thơ “bồi hồi trong ngực trẻ” là một câu thơ chưa chín. Thật ra ngực trẻ hay ngực già… đều nồng nàn và bồi hồi trước tình yêu. Song, sóng và em cứ tìm mãi mà chẳng hiểu mình, chẳng thể hiểu được tình yêu. Sóng chính là điển hình của sự nhận thức về cái “quy luật” không thể cắt nghĩa được tình yêu: “Sóng bắt đầu từ gió Gió bắt đầu từ đâu Em cũng không biết nữa Khi nào ta yêu nhau”. Sóng bắt đầu từ gió - Vâng! Gió bắt đầu từ đâu? Tình yêu bắt đầu từ đâu? - “Em” cũng không biết nữa. Đọc những câu thơ này, ta chợt hình dung cái lắc đầu nhè nhẹ như một sự bất lực của cô gái. Trong khi người con gái cố đi tìm cội nguồn tình yêu thì tình yêu trở thành trò chơi ú tim, không tài nào nắm bắt được. Và thế là, muôn đời tình yêu vẫn là sự bí hiểm. Tình yêu của “em” giờ đây trở thành nỗi nhớ da diết, giày vò. Nó choáng đầy cả không gian, nó chiếm cả tầng sâu và bề rộng, nó trải dài trong mọi thời gian. Phạm Đình An đã nhận xét: “Tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh không dừng lại ở mức độ yêu buổi đầu giản đơn hò hẹn, non nớt, ngọt ngào, mà là tình yêu hạnh phúc, tình yêu gắn bó với cuộc sống chung với nhiều đòi hỏi ở chiều sâu tình cảm, với nhiều chứng minh của thử thách, mang đậm dấu ấn trách nhiệm”. Chính vì thế mà tình yêu của người “em”. Ở đây có thể nói không còn bồng bột mà khá chín chắn, có sự can thiệp của lý trí, có ý thức về mặt tình cảm. Ấy thế mà trong lòng người con gái vẫn trỗi dậy mãnh liệt một nỗi nhớ muôn hình, muôn sắc: “Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được”. Nỗi nhớ của “em”, của tình yêu dữ dội được khởi đầu từ những cái cao cả lớn lao, không tủn ngủn và tầm thường chút nào! Nỗi nhớ ấy da diết, cuốn lấy tâm hồn người con gái! Với Xuân Quỳnh là thế: mọi con sóng đều có bờ, mục đích là vỗ vào bờ, nên khi sóng xa bờ thì phải nhớ bờ, ngày đêm không ngủ được. Cũng như sóng, nỗi nhớ về “anh” vẫn dào lên mãnh liệt: “Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức”. Tình yêu đến, tình yêu mang theo một nỗi nhớ vô bờ đến với “em”, choáng ngợp tâm hồn “em”. Tình yêu đã trở nên đậm đà đến thế, và nỗi nhớ lại càng da diết miên man. “Có không gian nào dài hơn chiều dài nỗi nhớ, có một khoảng mênh mông nào sâu thẳm hơn tình yêu…”. Vâng! Làm sao đo được nỗi nhớ, làm sao đo được tình yêu! “Em” vẫn nhớ đến “anh”, chỉ nhớ về phương anh mà thôi: “Dẫu xuôi về phương Bắc Dẫu ngược về phương Nam Nơi nào em cũng nghĩ Hướng về anh một phương”. Tình yêu thật huyền diệu! Điều đáng nói là “em” biết chủ động, biết gửi trao nỗi nhớ về hướng xác định: Phương anh - phương của tình yêu: “rợp trời thương ấy mấy màu xanh suốt, mà em nghiêng hết ấy mấy về phương anh, mà em nghiêng hết ấy mấy về phương anh…”. Tình yêu của người phụ nữ thật mãnh liệt nhưng cũng thật trong sáng, dung dị, một tình yêu thủy chung và trọn vẹn. Song, để toàn vẹn mối tình ấy, con sóng phải vượt qua muôn ngàn cách trở: “Ở ngoài kia đại dương Trăm ngàn con sóng đó Con nào chẳng tới bờ Dù muôn vời cách trở”. Con sóng muốn tới bờ, phải vượt qua bao giông tố, bão bùng. Em muốn hướng về anh, phải vượt qua bao cạm bẫy cuộc đời. Suy cho cùng, tình yêu phải cần thử thách tôi luyện mới thấy rõ giá trị thực sự của nó. Tình yêu muốn tồn tại cũng phải có sự ra đi và trở lại, phải có sự dồi lên, lắng xuống để cuối cùng trở về với tình yêu hồn nhiên thuở đầu. Chính tình yêu của anh đã giúp cho em vượt qua tất cả, đón nhận một tình yêu vĩnh cửu - tình yêu lớn lao và cao thượng, không mang màu sắc vị kỉ, riêng rẽ mà là hòa trong cái chung và ở trong cái chung mênh mông ấy, cái riêng sẽ tồn tại mãi mãi: “Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ”.
Tình yêu sẽ trưởng thành đằm thắm hơn và sẽ vĩnh hằng trong cái đẹp của tạo hóa. Bài thơ kết thúc rồi mà nhịp điệu êm ái, nhẹ nhàng của tình yêu vẫn còn vương đọng đâu đây. Bài thơ thành công không chỉ trong việc miêu tả hình tượng “sóng” mà còn bộc lộ một tình yêu thật sôi nổi, nỗi khao khát tình yêu của một nhà thơ nữ. Đây chính là nét mới mẻ trong thơ ca hiện đại Việt Nam. Trong rất nhiều loài hoa thì bông hoa Xuân Quỳnh tỏa ra một hương thơm riêng, một cách cảm nhận riêng về sóng - biển trong tình yêu. Tình yêu như con sóng mênh mang, vô tận, song cái đích cuối cùng cũng là một tình yêu thứ nhất, vĩnh hằng mãi mãi. Tài liệu tham khảo thêm - https://vi.wikipedia.org/wiki/Xu%C3%A2n_Qu%E1%BB%B3nh - https://daidoanket.vn/xuan-quynh-tho-va-doi-10134363.html Những câu hỏi thường gặp về bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh 1. Nhân vật trữ tình xuất hiện xuyên suốt bài thơ Sóng? Bài thơ có hai hình tượng xuyên suốt đó là sóng và em: - "Em" chính là cái tôi trữ tình của nhà thơ. - "Sóng" là hình ảnh ẩn dụ của người con gái đang yêu, là sự hóa thân của em, một kiểu đặc biệt của cái tôi trữ tình nhập vai. => Nhân vật trữ tình "em" được sóng soi chiếu làm sáng lên tâm hồn với những sắc thái tâm trạng phong phú, đa dạng; có khi sóng hòa điệu vào tâm hồn em để giãi bày, bộc bạch. Thực chất hai hình tượng tuy hai mà một, đều thể hiện một cái tôi Xuân Quỳnh tha thiết yêu thương, mãnh liệt mà đầy nữ tính. 2. Mối quan hệ giữa sóng và em trong bài thơ Sóng? Sóng và em là hai hình tượng luôn song hành cùng nhau, có lúc phản ánh lẫn nhau, có lúc tách rời có lúc lại hòa vào làm một. Sóng có những đặc tính giống như tâm trạng của người con gái trong tình yêu. Hình tượng này soi chiếu vào nhau và cộng hưởng nghệ thuật với nhau, nhằm biểu đạt một cách trọn vẹn thế giới tâm tình người phụ nữ đang yêu. Tâm hồn người phụ nữ đang yêu nhìn vào sóng để hiểu tận đáy lòng mình và nhờ con sóng biển mà biểu hiện những trạng thái tâm hồn mình trong tình yêu. 3. Vẻ đẹp truyền thống và hiện đại qua bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh - Vẻ đẹp truyền thống: + Những trạng thái cảm xúc đối lập mà thống nhất trong trái tim người con gái đang yêu. + Trái tim luôn thủy chung son sắt hướng đến người mình yêu của người phụ nữ, một vẻ đẹp mang đậm tính truyền thống của người con gái Việt Nam. + Niềm tin mãnh liệt vào tình yêu mặc cho muôn vàn trở ngại, xa cách của người con gái. - Vẻ đẹp hiện đại: + Người con gái chủ động đến táo bạo, cương quyết rời bỏ không gian tù túng chật hẹp để đến với biển lớn bao la rộng lớn mênh mông để nhận thức về mình, hiểu mình và được là mình. + Khát vọng tình yêu mãnh liệt luôn âm ỉ, bùng cháy trong trái tim người con gái. + Khao khát khám phá và nhận thức đầy chủ động của một cảm xúc mãnh liệt + Chủ động bày tỏ nỗi nhớ của mình, chủ động trên con đường kiếm tìm hạnh phúc. + Khát vọng được dâng hiến hết mình cho tình yêu cho cuộc đời để tình yêu trở nên bất tử. 4. Giá trị nội dung bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh: A. Diễn tả tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người B. Sự phẫn uất, đau buồn trước tình duyên lận đận, gắng gượng vươn lên để kiếm tìm đích đến của tình yêu C. Cả hai đáp án trên đều đúng D. Cả hai đáp án trên đều sai (Đáp án: A) Qua hình tượng sóng, trên cơ sở khám phá sự tương đồng, hòa hợp giữa sóng và em, bài thơ diễn tả tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người. Từ đó thấy được tình yêu là một tình cảm cao đẹp, một hạnh phúc lớn lao của con người. 5. Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh là: A. Đoạn tuyệt của một người phụ nữ với người yêu của mình. B. Lời than thở của tâm hồn người phụ nữ bị phản bội trong tình yêu. C. Lời bộc bạch của tâm hồn người phụ nữ khi yêu. D. Lời khuyên của một người phụ nữ hạnh phúc trong tình yêu đối với các cô gái trẻ. (Đáp án C) -/- Trên đây là những gợi ý chi tiết và bài văn đạt điểm cao của học sinh phân tích bài thơ Sóng (Xuân Quỳnh) do THPT Ngô Thì Nhậm tổng hợp và biên soạn.
Các em hãy đọc tham khảo để rút kinh nghiệm cho bài làm của mình kết hợp với những kiến thức đã học trên lớp. Chúc các em làm bài tốt!
0 notes
mayspablog · 8 days
Text
Các loại máy spa và máy thẩm mỹ làm đẹp là thiết bị không thể thiếu trong các spa, thẩm mỹ viện, phòng khám da liễu, và bệnh viện da liễu. Những thiết bị này không chỉ giúp nâng cao hiệu quả điều trị mà còn mang lại sự thư giãn và thoải mái cho khách hàng. Từ máy RF, máy triệt lông, máy làm sáng da, đến máy giảm mỡ, mỗi loại máy đều có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc và làm đẹp cho làn da. [caption id="attachment_2482" align="aligncenter" width="800"] Dịch Vụ Sửa Máy Thẩm Mỹ Spa Tại Bắc Từ Liêm Uy Tín Nhanh Thợ Giỏi[/caption] Tuy nhiên, như mọi thiết bị công nghệ, các máy này đôi khi gặp sự cố kỹ thuật và cần được sửa chữa kịp thời để đảm bảo hoạt động ổn định. Tại Bắc Từ Liêm, Hà Nội, MaySpa.Asia cung cấp dịch vụ sửa chữa máy thẩm mỹ spa Bắc Từ Liêm tận nơi với cam kết sửa chữa hết lỗi 100%. Chúng tôi hiểu rằng thời gian và chi phí là hai yếu tố quan trọng đối với các cơ sở làm đẹp, vì vậy chúng tôi luôn đảm bảo mức giá phải chăng và dịch vụ nhanh chóng. Nếu bạn đang gặp vấn đề với máy spa hoặc thẩm mỹ của mình, đừng ngần ngại liên hệ với MaySpa.Asia để được hỗ trợ. Chúng tôi luôn sẵn sàng giúp đỡ để thiết bị của bạn hoạt động trở lại một cách hiệu quả nhất! Dịch Vụ Sửa Chữa Máy Spa Tại Bắc Từ Liêm, Hà Nội [caption id="attachment_1962" align="aligncenter" width="802"] Dịch Vụ Sửa Chữa Máy Spa Tại Bắc Từ Liêm, Hà Nội[/caption] Chào mừng bạn đến với Máy Spa Asia, trung tâm hàng đầu chuyên cung cấp dịch vụ sửa chữa máy thẩm mỹ và máy spa tại Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Với kinh nghiệm lâu năm và đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp, chúng tôi cam kết mang đến dịch vụ sửa chữa nhanh chóng, hiệu quả, và tận tâm nhất cho tất cả các thiết bị spa của bạn. Tại Bắc Từ Liêm, chúng tôi phục vụ tất cả các khu vực bao gồm: Phường Minh Khai Phường Cổ Nhuế 1 Phường Cổ Nhuế 2 Phường Phú Diễn Phường Thượng Cát Phường Đông Ngạc Phường Xuân Đỉnh Phường Tây Tựu Phường Từ Liêm Chúng tôi hiểu rằng thiết bị thẩm mỹ và spa của bạn đóng vai trò quan trọng trong việc phục vụ khách hàng và duy trì hoạt động kinh doanh của bạn. Vì vậy, bất kể vấn đề gì bạn gặp phải với máy móc của mình, từ lỗi kỹ thuật đến bảo trì định kỳ, Máy Spa Asia luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và đặt lịch sửa chữa. Chúng tôi rất mong được phục vụ bạn và đảm bảo rằng thiết bị của bạn luôn hoạt động tốt nhất Sửa các Hư Hỏng Thường Gặp ở Máy Thẩm Mỹ [caption id="attachment_1942" align="aligncenter" width="802"] Sửa các Hư Hỏng Thường Gặp ở Máy Thẩm Mỹ[/caption] Khi sử dụng máy thẩm mỹ, spa hay máy làm đẹp, việc gặp phải sự cố là điều không thể tránh khỏi. Dưới đây là 12 hư hỏng thường gặp và cách khắc phục chúng, giúp bạn duy trì hiệu suất và tuổi thọ của thiết bị. 1. Máy không bật Nguyên nhân có thể do cầu chì hỏng hoặc cắm điện không chắc chắn. Kiểm tra dây cáp và cầu chì, thay thế nếu cần. 2. Màn hình không hiển thị Có thể do kết nối dây cáp bị lỏng hoặc hỏng màn hình. Thử kiểm tra kết nối và thay màn hình nếu cần. 3. Chức năng không hoạt động Nguyên nhân có thể là lỗi phần mềm hoặc hỏng thiết bị. Khởi động lại máy và kiểm tra các phần mềm, nếu không cải thiện, cần kiểm tra thiết bị với kỹ thuật viên. 4. Âm thanh bất thường Âm thanh lạ có thể do bộ phận bên trong bị lỏng hoặc hỏng. Kiểm tra và siết chặt các bộ phận hoặc thay thế linh kiện bị hỏng. 5. Nhiệt độ không ổn định Nguyên nhân có thể là do cảm biến nhiệt độ bị hỏng hoặc hệ thống làm mát không hoạt động. Kiểm tra cảm biến và hệ thống làm mát để sửa chữa hoặc thay thế. 6. Máy quá nóng Điều này thường do quá tải hoặc làm việc lâu dài. Đảm bảo máy được nghỉ ngơi hợp lý và kiểm tra hệ thống làm mát. 7. Ánh sáng không đều Có thể do đèn LED hỏng hoặc kết nối bị lỏng. Thay thế đèn LED hoặc kiểm tra kết nối. 8. Vỏ máy bị rò rỉ Nguyên nhân có thể là vỏ máy không kín hoặc mạch điện bị hỏng. Kiểm tra và thay thế các bộ phận bị hỏng hoặc không kín. 9. Tốc độ không chính xác Điều này có thể do bảng điều khiển bị lỗi hoặc động cơ gặp sự cố. Kiểm tra bảng điều khiển và động cơ, sửa chữa hoặc thay thế nếu cần.
10. Máy rung lắc Có thể do các bộ phận bên trong bị lỏng hoặc hỏng. Siết chặt các bộ phận hoặc thay thế các linh kiện bị hỏng. 11. Mất kết nối wifi Nguyên nhân có thể là do thiết bị wifi bị lỗi hoặc kết nối mạng không ổn định. Kiểm tra kết nối mạng và thiết bị wifi, sửa chữa hoặc thay thế nếu cần. 12. Chất lượng dịch vụ kém Có thể là do cài đặt không chính xác hoặc thiết bị không được bảo trì định kỳ. Đảm bảo thiết bị được bảo trì định kỳ và cài đặt đúng cách. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc xử lý sự cố với máy thẩm mỹ. Nếu vấn đề vẫn tiếp tục, đừng ngần ngại liên hệ với dịch vụ sửa chữa chuyên nghiệp để được hỗ trợ kịp thời Không Sửa Chữa Máy Thẩm Mỹ Ngay Khi Hỏng Có Sao? [caption id="attachment_2235" align="aligncenter" width="800"] Không Sửa Chữa Máy Thẩm Mỹ Ngay Khi Hỏng Có Sao?[/caption] Gián đoạn công việc kinh doanh: Khi máy thẩm mỹ bị hỏng, bạn sẽ không thể cung cấp dịch vụ cho khách hàng, dẫn đến việc gián đoạn hoạt động kinh doanh và ảnh hưởng đến uy tín của cơ sở. Tổn thất lợi nhuận: Sự cố máy móc kéo dài sẽ gây ra tổn thất về doanh thu, vì bạn không thể thực hiện các dịch vụ thu phí từ khách hàng trong thời gian máy bị hỏng. Khách hàng không hài lòng: Việc không thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng do máy móc hỏng hóc có thể dẫn đến sự không hài lòng và mất khách hàng. Ảnh hưởng đến danh tiếng: Sự chậm trễ trong việc sửa chữa thiết bị có thể làm giảm uy tín của bạn trong ngành làm đẹp, khiến khách hàng tìm đến các đối thủ cạnh tranh. Giảm hiệu quả điều trị: Nếu máy thẩm mỹ không hoạt động đúng cách, hiệu quả điều trị cho khách hàng có thể bị giảm sút, gây ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả điều trị. Chi phí sửa chữa gia tăng: Việc trì hoãn sửa chữa có thể làm tình trạng máy móc trở nên nghiêm trọng hơn, dẫn đến chi phí sửa chữa cao hơn. Tăng thời gian chờ đợi: Khách hàng sẽ phải chờ đợi lâu hơn để được phục vụ khi máy móc không được sửa chữa kịp thời, điều này làm giảm sự hài lòng của họ. Nguy cơ hỏng hóc nặng hơn: Nếu không sửa chữa kịp thời, sự cố có thể dẫn đến hỏng hóc nặng hơn, làm cho việc sửa chữa trở nên phức tạp và tốn kém hơn. Mất cơ hội cạnh tranh: Trong khi thiết bị của bạn không hoạt động, các đối thủ có thể tận dụng cơ hội để thu hút khách hàng của bạn. Khách hàng có thể bị tổn thương: Máy thẩm mỹ hỏng hóc có thể gây ra nguy hiểm cho khách hàng nếu thiết bị không được bảo trì và sửa chữa đúng cách. Lãng phí tài nguyên: Máy móc không được sửa chữa kịp thời có thể gây lãng phí tài nguyên, bao gồm thời gian và chi phí cho việc bảo trì và sửa chữa trong tương lai. Để đảm bảo hoạt động kinh doanh của bạn không bị ảnh hưởng, hãy liên hệ ngay với dịch vụ sửa chữa máy thẩm mỹ chuyên nghiệp để khắc phục sự cố nhanh chóng và hiệu quả Quy Trình Chữa Máy Thẩm Mỹ Tại Bắc Từ Liêm, Hà Nội [caption id="attachment_1987" align="aligncenter" width="1000"] Quy Trình Chữa Máy Thẩm Mỹ Tại Bắc Từ Liêm, Hà Nội[/caption] Tại Trung Tâm MaySpa.Asia, chúng tôi cam kết cung cấp dịch vụ sửa chữa máy thẩm mỹ chất lượng với quy trình rõ ràng và chuyên nghiệp. Dưới đây là quy trình 6 bước giúp bạn hiểu rõ cách chúng tôi xử lý yêu cầu sửa chữa máy thẩm mỹ của bạn: Nhận Thông Tin Khách Hàng Khi bạn liên hệ với chúng tôi, đội ngũ chăm sóc khách hàng sẽ ghi nhận thông tin chi tiết về thiết bị của bạn, bao gồm loại máy, triệu chứng sự cố, và địa chỉ sửa chữa. Chúng tôi sẽ xác nhận thông tin và hướng dẫn bạn các bước tiếp theo. Khảo Sát Và Đánh Giá Kỹ thuật viên của chúng tôi sẽ đến địa chỉ của bạn để khảo sát tình trạng máy. Chúng tôi sẽ kiểm tra kỹ lưỡng để xác định nguyên nhân gây ra sự cố và đánh giá mức độ hư hỏng. Tư Vấn Và Báo Giá Sau khi hoàn tất đánh giá, chúng tôi sẽ thông báo cho bạn về vấn đề gặp phải và đưa ra giải pháp sửa chữa. Bạn sẽ nhận được bảng báo giá chi tiết, và chúng tôi sẽ giải thích các chi phí liên quan để bạn có thể đưa ra quyết định. Tiến Hành Sửa Chữa Sau khi bạn đồng ý với bảng báo giá, kỹ thuật viên sẽ tiến hành sửa chữa máy thẩm mỹ. Chúng tôi sử
dụng các linh kiện chất lượng và công nghệ hiện đại để đảm bảo hiệu quả và độ bền của thiết bị. Kiểm Tra Và Đảm Bảo Chất Lượng Sau khi hoàn tất sửa chữa, chúng tôi sẽ kiểm tra lại thiết bị để đảm bảo mọi chức năng hoạt động bình thường và không còn lỗi. Điều này giúp bạn yên tâm về chất lượng dịch vụ. Giao Trả Máy Và Hỗ Trợ Sau Sửa Chữa Chúng tôi sẽ giao trả máy tới địa chỉ của bạn và cung cấp hướng dẫn sử dụng nếu cần. Đồng thời, chúng tôi sẽ sẵn sàng hỗ trợ bạn trong thời gian bảo hành để đảm bảo rằng máy của bạn hoạt động ổn định. Chúng tôi luôn nỗ lực để mang lại sự hài lòng tối đa cho khách hàng. Nếu bạn gặp bất kỳ vấn đề gì với máy thẩm mỹ của mình, đừng ngần ngại liên hệ với Trung Tâm MaySpa.Asia để được hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả Bảng Giá Sửa Máy Thẩm Mỹ Máy Spa Tham Khảo Dưới đây là bảng giá sửa chữa máy thẩm mỹ máy spa tham khảo. Lưu ý rằng chi phí sửa chữa có thể thay đổi tùy thuộc vào mức độ hư hỏng và loại thiết bị của bạn. Để có thông tin chi tiết và chính xác, vui lòng liên hệ với MaySpa.Asia để được tư vấn cụ thể và hỗ trợ tận tình. Loại Máy Mức Độ Hư Hỏng Giá Tham Khảo (VNĐ) Máy RF Hư hỏng phần mềm 800.000 - 1.200.000 Hỏng bộ phận phát sóng 1.500.000 - 2.500.000 Máy Triệt Lông Không hoạt động 1.000.000 - 1.500.000 Hỏng bộ phận phát ánh sáng 1.200.000 - 2.000.000 Máy Giảm Mỡ Lỗi hệ thống điều chỉnh 1.500.000 - 2.000.000 Hỏng bộ phận làm lạnh 2.000.000 - 3.000.000 Máy Làm Sáng Da Lỗi cảm biến và điều khiển 800.000 - 1.200.000 Hỏng bộ phận phát sáng 1.500.000 - 2.500.000   Chúng tôi tại MaySpa.Asia luôn nỗ lực cung cấp dịch vụ sửa chữa máy thẩm mỹ máy spa nhanh chóng, hiệu quả và với mức giá hợp lý. Đội ngũ kỹ thuật viên của chúng tôi có kinh nghiệm và chuyên môn cao, sẵn sàng tư vấn và xử lý mọi sự cố của thiết bị của bạn. Nếu bạn cần sửa chữa máy thẩm mỹ hoặc máy spa, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi. MaySpa.Asia sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất, đảm bảo thiết bị của bạn hoạt động trở lại như mới. Hãy gọi ngay để được tư vấn chi tiết và nhận báo giá cụ thể Nhận Sửa Các Thương Hiệu Máy Thẩm Mỹ Lớn Nhỏ [caption id="attachment_2269" align="aligncenter" width="800"] Nhận Sửa Các Thương Hiệu Máy Thẩm Mỹ Lớn Nhỏ[/caption] Khi lựa chọn máy thẩm mỹ cho spa hoặc thẩm mỹ viện của bạn, việc chọn đúng thương hiệu rất quan trọng để đảm bảo chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng. Dưới đây là 10 thương hiệu máy thẩm mỹ nổi bật cùng với ưu và nhược điểm của từng loại: Hada Labo Ưu điểm: Công nghệ tiên tiến, hiệu quả cao trong việc cải thiện làn da. Nhược điểm: Giá thành cao, cần bảo trì định kỳ. Korean Bio Light Ưu điểm: Hiệu quả trong điều trị các vấn đề da như nám, tàn nhang. Nhược điểm: Cần thời gian để thấy kết quả rõ rệt. Cavitation RF Ưu điểm: Tốt cho việc giảm mỡ và làm săn chắc da. Nhược điểm: Có thể gây khó chịu cho một số khách hàng. HIFU (High-Intensity Focused Ultrasound) Ưu điểm: Cung cấp hiệu quả nâng cơ, trẻ hóa da lâu dài. Nhược điểm: Có thể tốn kém chi phí đầu tư. Ultherapy Ưu điểm: Chất lượng cao, hiệu quả rõ rệt trong việc làm căng da và xóa nhăn. Nhược điểm: Cần thực hiện nhiều lần để đạt hiệu quả tối ưu. LPG Endermologie Ưu điểm: Giúp cải thiện lưu thông máu và giảm cellulite. Nhược điểm: Kết quả phụ thuộc vào tần suất sử dụng. Hydrafacial Ưu điểm: Làm sạch sâu và cung cấp độ ẩm cho da. Nhược điểm: Chi phí điều trị có thể cao. Laser CO2 Ưu điểm: Hiệu quả cao trong việc điều trị sẹo, vết thâm. Nhược điểm: Cần thời gian phục hồi sau điều trị. Electroporation Ưu điểm: Tăng cường hiệu quả của các sản phẩm dưỡng da. Nhược điểm: Cần bảo trì thường xuyên để duy trì hiệu quả. Microneedling Ưu điểm: Cải thiện kết cấu da và giảm nếp nhăn. Nhược điểm: Có thể gây đau nhẹ và cần thời gian hồi phục. Tại Trung Tâm Máy Spa Asia, chúng tôi nhận sửa chữa tất cả các thương hiệu máy thẩm mỹ nêu trên. Đội ngũ kỹ thuật viên của chúng tôi có kinh nghiệm và chuyên môn để đảm bảo thiết bị của bạn luôn hoạt động hiệu quả nhất.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ sửa chữa và bảo trì thiết bị của bạn một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp Lợi Ích Sửa Chữa Máy Thẩm Mỹ Tại TT MaySpa.Asia [caption id="attachment_1932" align="aligncenter" width="802"] Lợi Ích Sửa Chữa Máy Thẩm Mỹ Tại TT MaySpa.Asia[/caption] Khi bạn lựa chọn dịch vụ sửa chữa máy thẩm mỹ tại TT Sửa Chữa MaySpa.Asia, bạn sẽ được tận hưởng nhiều lợi ích nổi bật sau: 1. Uy tín hàng đầu Chúng tôi được biết đến với uy tín trong ngành sửa chữa máy thẩm mỹ. Khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng dịch vụ và sự chuyên nghiệp của chúng tôi. 2. Thợ giỏi với 10 năm kinh nghiệm Đội ngũ kỹ thuật viên của chúng tôi đều là những người có tay nghề cao, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sửa chữa máy thẩm mỹ. Họ am hiểu sâu về các loại máy và các sự cố thường gặp. 3. Dịch vụ sửa chữa nhanh chóng Chúng tôi hiểu rằng thời gian của bạn là quý giá. Chính vì vậy, dịch vụ sửa chữa của chúng tôi luôn được thực hiện một cách nhanh chóng và hiệu quả để bạn có thể trở lại làm việc càng sớm càng tốt. 4. Linh kiện máy thẩm mỹ chính hãng Chúng tôi cam kết sử dụng linh kiện chính hãng cho tất cả các dịch vụ sửa chữa, đảm bảo chất lượng và độ bền cho thiết bị của bạn. 5. Bảo hành dài hạn Dịch vụ của chúng tôi đi kèm với bảo hành dài hạn, giúp bạn yên tâm hơn về hiệu quả sửa chữa và các vấn đề phát sinh sau khi sửa chữa. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ và cung cấp dịch vụ sửa chữa chất lượng nhất cho bạn Cách Sử Dụng Máy Thẩm Mỹ Hiệu Quả Cao [caption id="attachment_2265" align="aligncenter" width="800"] Cách Sử Dụng Máy Thẩm Mỹ Hiệu Quả Cao[/caption] Để đảm bảo máy thẩm mỹ của bạn hoạt động an toàn, hiệu quả cao và tiết kiệm điện năng, việc sử dụng và bảo trì đúng cách là rất quan trọng. Dưới đây là một số mẹo hữu ích giúp bạn bảo quản thiết bị của mình một cách tốt nhất. Tuân thủ hướng dẫn sử dụng: Đọc và làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất là bước đầu tiên để đảm bảo máy hoạt động đúng cách và an toàn. Điều này giúp tránh những sai sót có thể gây hỏng hóc thiết bị. Bảo trì định kỳ: Thực hiện bảo trì và kiểm tra máy thẩm mỹ định kỳ để phát hiện và khắc phục kịp thời các sự cố nhỏ trước khi chúng trở thành vấn đề lớn. Đảm bảo rằng các bộ phận của máy luôn được làm sạch và bảo dưỡng. Sử dụng thiết bị đúng cách: Đảm bảo rằng bạn sử dụng máy theo đúng quy trình và không vượt quá giới hạn công suất của thiết bị. Điều này giúp kéo dài tuổi thọ máy và giảm nguy cơ hỏng hóc. Tiết kiệm điện năng: Tắt máy khi không sử dụng và hạn chế việc bật máy liên tục để tiết kiệm điện năng. Sử dụng chế độ tiết kiệm năng lượng nếu máy có tính năng này. Kiểm tra và thay thế linh kiện kịp thời: Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu hỏng hóc nào, hãy thay thế linh kiện ngay để tránh làm giảm hiệu suất hoạt động của máy hoặc gây hư hại nghiêm trọng hơn. Liên hệ dịch vụ sửa chữa chuyên nghiệp: Nếu máy gặp sự cố hoặc không hoạt động như mong đợi, đừng ngần ngại liên hệ với dịch vụ sửa chữa chuyên nghiệp. Họ có thể giúp bạn sửa chữa các lỗi một cách hiệu quả và an toàn. Áp dụng các mẹo trên sẽ giúp máy thẩm mỹ của bạn hoạt động ổn định, tiết kiệm năng lượng và duy trì hiệu suất cao. Nếu bạn cần hỗ trợ sửa chữa hoặc bảo trì, hãy liên hệ với MaySpa.Asia để được tư vấn và dịch vụ tốt nhất Cách Gọi Thợ Sửa Máy Thẩm Mỹ Tại Bắc Từ Liêm, Hà Nội [caption id="attachment_1967" align="aligncenter" width="802"] Cách Gọi Thợ Sửa Máy Thẩm Mỹ Tại Bắc Từ Liêm, Hà Nội[/caption] Nếu bạn đang tìm kiếm dịch vụ sửa chữa máy thẩm mỹ uy tín và nhanh chóng tại Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Trung Tâm Sửa Chữa MaySpa.Asia luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn. Để liên hệ với chúng tôi và đặt lịch sửa chữa, bạn có thể thực hiện theo các cách sau: Gọi Hotline Bạn có thể gọi trực tiếp đến số hotline của chúng tôi: 0383.109.868. Đội ngũ chăm sóc khách hàng của chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và hướng dẫn bạn các bước tiếp theo. Nhắn Tin Trên Zalo Nếu bạn thích phương thức nhắn tin, hãy liên hệ với chúng tôi qua Zalo. Chúng tôi sẽ phản hồi nhanh chóng và hỗ trợ bạn đặt lịch sửa chữa một cách thuận tiện.
Đặt Lịch Qua Website Truy cập vào website chính thức của chúng tôi tại MaySpa.Asia để đặt lịch sửa chữa online. Bạn chỉ cần điền thông tin yêu cầu và chúng tôi sẽ liên hệ lại với bạn để xác nhận thời gian và địa điểm sửa chữa. Chúng tôi cam kết mang đến dịch vụ sửa chữa máy thẩm mỹ chất lượng và hiệu quả nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được hỗ trợ nhanh chóng Các Câu Hỏi Thường Gặp Phải: [caption id="attachment_1950" align="aligncenter" width="802"] Các Câu Hỏi Thường Gặp Phải[/caption] 1. Thời gian sửa chữa máy thẩm mỹ mất bao lâu? Thời gian sửa chữa thường phụ thuộc vào mức độ hư hỏng của máy. Tuy nhiên, chúng tôi cam kết hoàn thành dịch vụ một cách nhanh chóng nhất để bạn không phải chờ đợi lâu. 2. Có cần đặt lịch hẹn trước không? Có, để đảm bảo chúng tôi có thể phục vụ bạn tốt nhất, bạn nên đặt lịch hẹn trước. Bạn có thể gọi điện hoặc đặt lịch trực tuyến để tiết kiệm thời gian. 3. Linh kiện sửa chữa có được bảo hành không? Có, tất cả các linh kiện thay thế đều được bảo hành dài hạn. Chúng tôi cam kết cung cấp linh kiện chính hãng và chất lượng. 4. Tôi có thể theo dõi tiến trình sửa chữa không? Có, bạn hoàn toàn có thể theo dõi tiến trình sửa chữa của thiết bị. Chúng tôi sẽ cập nhật thường xuyên về tình trạng và tiến độ sửa chữa. 5. Dịch vụ sửa chữa có bảo đảm chất lượng không? Chúng tôi cam kết dịch vụ sửa chữa với chất lượng hàng đầu, đảm bảo thiết bị của bạn hoạt động ổn định và hiệu quả sau khi sửa chữa. 6. Chi phí sửa chữa được tính như thế nào? Chi phí sửa chữa sẽ được thông báo rõ ràng trước khi bắt đầu dịch vụ. Chúng tôi sẽ cung cấp bảng giá chi tiết và không phát sinh thêm chi phí ngoài dự kiến. 7. Có cần phải đem máy đến trung tâm không? Tùy vào tình trạng của máy, chúng tôi có thể cung cấp dịch vụ sửa chữa tại chỗ hoặc yêu cầu bạn đưa máy đến trung tâm. 8. Tôi có thể yêu cầu sửa chữa vào cuối tuần không? Chúng tôi có thể linh hoạt thời gian sửa chữa, bao gồm cả cuối tuần, tùy thuộc vào lịch trình và sự sắp xếp của bạn. Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào khác, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tận tình.
0 notes
vinhomescoloasr · 10 days
Text
Đầu tư shophouse Vinhomes Cổ Loa: Cơ hội kinh doanh sinh lời lâu dài
Đầu tư shophouse Vinhomes Cổ Loa mang lại tiềm năng kinh doanh lớn và giá trị bất động sản bền vững. Với vị trí đắc địa, kết nối giao thông thuận tiện, và tiện ích hiện đại, đây là cơ hội tuyệt vời để thu hút khách hàng và sinh lời lâu dài.
Tìm hiểu ngay về phân khu sở hữu TTTM Vincom Mega Mall qua bài viết: Phân khu Cát Tường Vinhomes Cổ Loa
Tumblr media
Lợi ích kinh doanh từ việc sở hữu shophouse Vinhomes Cổ Loa
Sở hữu shophouse Cổ Loa Global Gate không chỉ mang lại không gian kinh doanh đắc địa mà còn là nguồn thu nhập ổn định với tiềm năng sinh lời lâu dài cho nhà đầu tư.
Vị trí đắc địa cho kinh doanh
Shophouse Vinhomes Global Gate có vị trí đắc địa nằm trên các tuyến đường quan trọng như đường Ngôi Sao và Thời Đại, giúp thuận tiện cho hoạt động kinh doanh. Vị trí này nằm gần các trục đường huyết mạch, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút lượng lớn khách hàng và cư dân trong khu vực.
Không chỉ vậy, việc kết nối từ shophouse đến các tuyến giao thông lớn như Quốc lộ 5 và cầu Nhật Tân giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận khu vực kinh doanh, từ đó tăng cường lượng khách vãng lai tiềm năng.
Tận dụng tiện ích nội khu và ngoại khu hiện đại
Shophouse Vinhomes Global Gate được hưởng lợi từ hệ thống tiện ích nội khu đa dạng, bao gồm Vincom, Vinschool và các khu vực công cộng lớn như công viên Millennium Park. Những tiện ích này giúp thu hút nhiều cư dân đến mua sắm, góp phần nâng cao giá trị kinh doanh cho các chủ sở hữu shophouse.
Tìm hiểu thêm thông tin về phân khu Thịnh Vượng tại dự án qua bài viết: Phân khu Thịnh Vượng
Sự gia tăng dân số trong khu đô thị cùng với nhu cầu tiêu dùng lớn từ cư dân tương lai là cơ hội không thể bỏ qua cho nhà đầu tư. Khả năng kinh doanh bền vững nhờ vào lượng khách hàng ổn định là điểm cộng nổi bật của dự án này.
Tiềm năng sinh lời và lợi ích đầu tư lâu dài từ shophouse Vinhome Global Gate
Đầu tư shophouse tại dự án Vin Cổ Loa không chỉ mang lại tiềm năng sinh lời ngay lập tức mà còn là tài sản tăng trưởng giá trị bền vững theo thời gian.
Khả năng sinh lời ổn định
Một trong những lợi ích lớn của việc sở hữu shophouse Vinhome Global Gate là khả năng cho thuê với thu nhập ổn định. Nhờ vị trí đắc địa và nhu cầu cao về mặt bằng kinh doanh, các shophouse có tiềm năng lớn trong việc thu hút các thương hiệu và doanh nghiệp lớn.
Ngoài ra, chủ sở hữu có thể tận dụng không gian kinh doanh trực tiếp. Từ cửa hàng bán lẻ đến nhà hàng, mọi loại hình kinh doanh đều có thể sinh lời nhanh chóng và mang lại lợi nhuận ổn định.
Tham khảo thêm sản phẩm biệt thự đơn lập qua bài viết: Biệt thự đơn lập Vinhomes Cổ Loa
Tăng trưởng giá trị bất động sản theo thời gian
Với sự phát triển không ngừng của khu vực Đông Anh và các dự án hạ tầng giao thông như cầu Nhật Tân và đường Vành đai 3.5, giá trị bất động sản tại Vin Cổ Loa sẽ tiếp tục tăng cao. Nhà đầu tư có thể kỳ vọng vào việc gia tăng giá trị shophouse trong tương lai, mang lại lợi nhuận lớn khi bán lại.
Sự độc quyền và khan hiếm của các căn shophouse, cùng với vị trí đẹp, giúp chúng trở thành tài sản có giá trị cao. Điều này đồng nghĩa với việc nhà đầu tư có cơ hội bán lại với giá cao hơn, đảm bảo giá trị đầu tư lâu dài và tiềm năng sinh lời vượt trội.
0 notes
kinhdoanhvlxd · 23 days
Text
Khám Phá Những Đơn Vị Cung Cấp Vật Liệu Xây Dựng Hàng Đầu Tại TP.HCM
Khi xây dựng hoặc cải tạo công trình, việc chọn lựa vật liệu xây dựng chất lượng là một yếu tố không thể thiếu để đảm bảo kết quả bền vững và an toàn. TP.HCM, với sự phát triển nhanh chóng trong lĩnh vực xây dựng, cung cấp nhiều lựa chọn cho các nhà thầu và chủ đầu tư. Dưới đây là năm công ty hàng đầu cung cấp, kinh doanh vật liệu xây dựng tại TP.HCM mà bạn có thể cân nhắc.
Tumblr media
1. Công ty TNHH VLXD Sài Gòn CMC
Công ty TNHH VLXD Sài Gòn CMC nổi bật với sự đa dạng trong danh mục sản phẩm vật liệu xây dựng. Công ty cung cấp tôn, thép hộp, xi măng, đá, cát và nhiều sản phẩm khác với chất lượng đảm bảo và giá cả hợp lý. Điểm mạnh của Sài Gòn CMC nằm ở bảng báo giá chi tiết và minh bạch, cùng dịch vụ vận tải và cho thuê xe cẩu, xe tải. Công ty cam kết giá cả luôn ưu đãi nhất thị trường, chất lượng hàng đầu và vận chuyển miễn phí cho đơn hàng lớn. Đồng thời, khách hàng còn nhận được % hoa hồng cho người giới thiệu và sự hỗ trợ 24/7.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: Landmark 4 - 208 Nguyễn Hữu Cảnh, Vinhomes Tân Cảng, Q. Bình Thạnh, TP.HCM; 42A Cống Lỡ, P. 15, Q. Tân Bình, TP.HCM; 1/4 Ấp Tiền Lân, Xã Bà Điểm, H. Hóc Môn, TP.HCM
Điện thoại: 0786 668 080 & 0868 666 000
Website: vatlieuxaydungcmc.com
2. Công ty Halo Group
Công ty Halo Group, thành lập từ năm 2009, chuyên cung cấp các sản phẩm nội thất hoàn thiện chất lượng cao với giá cả hợp lý. Với 5 công ty thành viên hỗ trợ lẫn nhau, Halo Group không chỉ cung cấp gạch ốp lát, gạch hồ bơi, và đá solid surface mà còn ván sàn, tủ bếp Halo Kitchen và thiết bị gia dụng nhập khẩu. Sản phẩm của Halo Group đều được nhập khẩu từ các quốc gia uy tín, đảm bảo chất lượng và giá trị cho khách hàng.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: 01 Sương Nguyệt Ánh, P. Bến Thành, Q.1, TP.HCM
Điện thoại: 0283 925 7666 & 0918 411 616
Website: halo-mart.com
Fanpage: Halo Group
3. Công ty VLXD Hiệp Hà
Công ty VLXD Hiệp Hà cung cấp một loạt vật liệu xây dựng từ cát, đá, sắt thép, đến xi măng và gạch. Đặc biệt, công ty cung cấp nhiều loại cát và đá xây dựng với các đặc tính khác nhau để phù hợp với nhu cầu của từng dự án. Hiệp Hà cũng nổi bật với việc cung cấp các loại sắt thép từ các thương hiệu lớn như Pomina, Hòa Phát và Việt Mỹ, cùng với xi măng đa dạng từ Thăng Long đến Hà Tiên.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: Tầng 1, Tòa nhà Packsimex, 52 Đông Du, P. Bến Nghé, Q.1, TP.HCM; 3189/23 Phạm Thế Hiển, P.7, Q.8, TP.HCM
Điện thoại: 0909 672 222
Website: vlxdhiepha.com
Fanpage: VLXD Hiệp Hà
4. Công ty TNHH VLXD Huy Tuấn Phát
Công ty TNHH VLXD Huy Tuấn Phát là địa chỉ tin cậy cho việc cung cấp sỉ và lẻ vật liệu xây dựng như gạch, cát, đá, xi măng, sắt và thép. Công ty phân phối các loại thép và tôn lợp mái từ nhiều thương hiệu nổi tiếng và đảm bảo giá cả cạnh tranh. Huy Tuấn Phát cũng nổi bật với dịch vụ giao hàng tận nơi không phân biệt số lượng, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và chi phí.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: 25 Dương Văn Dương, P. Sơn Kỳ, Q. Tân Phú, TP.HCM; 80 Tam Bình, P. Tam Phú, TP. Thủ Đức, TP.HCM
Điện thoại: 0971 060 606 & 0916 859 666 & 0901 456 999
Website: vlxdhuytuanphat.net
5. Công ty VLXD Anh Thủy
Công ty VLXD Anh Thủy đã khẳng định vị thế của mình trên thị trường từ năm 2013 với việc cung cấp đa dạng vật liệu xây dựng. Công ty chuyên cung cấp cát, đá, gạch, sắt thép, và xi măng với chất lượng hàng đầu và giá cả cạnh tranh. Công ty cam kết giao hàng đúng chất lượng và tiến độ, đồng thời cung cấp dịch vụ tư vấn miễn phí và tận tình.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: 124/8 Phan Huy Ích, P.15, Q. Tân Bình, TP.HCM; 687 Phan Văn Trị, P.7, Q. Gò Vấp, TP.HCM; 11 Nghiêm Toản, P. Hoà Thạnh, Q. Tân Bình, TP.HCM
Điện thoại: 0979 107 070 & 0937 393 888
Website: vlxdanhthuy.com
Xem thêm: https://baotintax.com/thanh-lap-cong-ty-kinh-doanh-vat-lieu-xay-dung/
Khi lựa chọn đơn vị cung cấp vật liệu xây dựng tại TP.HCM, việc cân nhắc giữa chất lượng, giá cả, và dịch vụ khách hàng là rất quan trọng. Hãy dựa vào nhu cầu cụ thể và ngân sách của bạn để lựa chọn nhà cung cấp phù hợp, đảm bảo sự thành công cho dự án của mình.
0 notes
devatravel60 · 1 month
Text
Du lịch trải nghiệm Thái Lan tết âm lịch, Trải nghiệm khó quên
Du lịch trải nghiệm Thái Lan Tết Âm lịch: Trải nghiệm văn hóa và lễ hội đặc sắc
Tết Âm lịch là dịp lễ quan trọng không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia châu Á khác, trong đó có Thái Lan. Du lịch Thái Lan tết âm lịch sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm văn hóa độc đáo và không khí lễ hội sôi động.
Những điểm đến hấp dẫn:
Tumblr media
Bangkok: Thủ đô Bangkok luôn là điểm đến hấp dẫn với sự kết hợp giữa tầm nhìn đẹp cổ kính và hiện đại. Trong dịp Tết Âm lịch, bạn có thể tham gia các hoạt động lễ hội tại khu phố người Hoa Phố Tàu, ngưỡng những màn múa lân, múa rồng truyền thống và thưởng thức ẩm thực Trung Hoa đặc sắc.
Chiang Mai: Thành phố Chiang Mai mang đến không khí Tết Âm lịch đậm chất miền Bắc Thái Lan. Bạn có thể tham quan các đền chùa cổ kính, dạo chơi tại các khu chợ đêm và thưởng thức những món ăn truyền thống.
Phuket: Nếu bạn muốn tận hưởng không khí biển trong lành và những bãi cát trắng, Phuket là lựa chọn tuyệt vời. Dịp Tết Âm lịch, Phuket cũng tổ chức nhiều hoạt động lễ hội sôi động trên bãi biển.
Kiểm tra văn hóa:
Tumblr media
Thăm đền chùa: Tết Âm lịch là dịp người Thái Lan đi lễ chùa cầu may mắn và bình an cho năm mới. Bạn có thể tham quan các ngôi chùa nổi tiếng như Wat Pho, Wat Arun, Wat Phra Kaew để tìm hiểu về văn hóa Phật giáo và cầu nguyện.
Thưởng thức ẩm thực: Ẩm thực Thái Lan phong phú và đa dạng sẽ làm hài lòng bất kỳ thực khách nào. Trong dịp Tết Âm lịch, bạn có thể thưởng thức các món ăn truyền thống như bánh tét, bánh chưng, xôi gấc và các món ăn Trung Hoa đặc sắc.
Mua sắm: Thái Lan là thiên đường mua sắm với các trung tâm thương mại hiện đại, các khu chợ đêm sầm uất và các cửa hàng thủ công mỹ nghệ độc đáo. Bạn có thể tìm thấy nhiều món quà ý nghĩa cho người thân và bạn bè.
Lưu ý:
Tết Âm lịch là mùa cao điểm du lịch ở Thái Lan, vì vậy hãy đặt vé máy bay và khách sạn trước để đảm bảo có chỗ.
Nên tìm hiểu về các phong tục và tập quán của người Thái Lan trong dịp Tết Âm lịch để tránh những hiểu lầm không đáng có.
Hãy chuẩn bị tinh thần cho việc đông đúc và giá cả có thể tăng cao hơn so với ngày thường.
Du lịch Thái Lan 5 ngày 4 đêm vào dịp Tết Âm lịch sẽ là một trải nghiệm đáng nhớ, mang đến cho bạn những kỷ niệm khó quên về văn hóa và lễ hội đặc sắc của đất nước này.
0 notes
ynghiacuocsong60 · 1 month
Video
youtube
Giải mã Huyền Thoại: Đông Phong và Bí Ẩn Chiến Thắng tại Xích Bích | Câu chuyện mượn gió Đông hỏa thiêu Xích Bích trong Tam Quốc đã trở thành một huyền thoại lịch sử, gắn liền với tên tuổi của Gia Cát Lượng và Chu Du. Nhưng liệu có phải thật sự cần đến ngọn gió Đông nam để chiến thắng? Nghiên cứu sâu hơn về sử liệu và yếu tố khí tượng cho thấy, hướng gió không quyết định tất cả. Chu Du, với chiến thuật tài tình, hoàn toàn có thể tiến hành hỏa công thành công dù gió thổi theo bất kỳ hướng nào. Đây chính là sự tinh tế trong nghệ thuật quân sự và cũng là điều làm nên sự hấp dẫn và bất ng�� của trận chiến Xích Bích. Hãy cùng khám phá chi tiết hơn về câu chuyện này qua các minh họa sinh động và phân tích sâu sắc.
0 notes
doanvankha · 1 month
Text
Mọt vai thong tin du lich bien Vung Tau
Mời bạn tìm hiểu một vài thông tin thú vị về du lịch biển Vũng Tàu giúp bạn có được một kế hoạch du lịch thật chu đáo.
Tumblr media
Vũng Tàu là một thành phố biển nổi tiếng ở Việt Nam, cách TP. Hồ Chí Minh khoảng 100 km. Nơi đây được biết đến với những bãi biển đẹp, những hòn đảo hoang sơ và những khu nghỉ dưỡng cao cấp. Vũng Tàu là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn tận hưởng một kỳ nghỉ biển vui vẻ và thư giãn.
Thời điểm du lịch:
Du khách có thể đi du lịch biển Vũng Tàu quanh năm. Thời điểm lý tưởng nhất để du lịch Vũng Tàu là từ tháng 4 đến tháng 8. Lúc này, thời tiết ở Vũng Tàu nắng nóng, ít mưa, thuận lợi cho các hoạt động du lịch biển.
Cách di chuyển:
Du khách có thể đến Vũng Tàu bằng nhiều phương tiện khác nhau như:
Máy bay: Sân bay Vũng Tàu cách trung tâm thành phố khoảng 7 km. Du khách có thể bay đến Vũng Tàu từ các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ...
Tàu hỏa: Ga Vũng Tàu cách trung tâm thành phố khoảng 3 km. Du khách có thể đi tàu hỏa đến Vũng Tàu từ các ga tàu trên cả nước.
Xe khách: Có nhiều hãng xe khách khai thác tuyến đường TP. Hồ Chí Minh - Vũng Tàu và Hà Nội - Vũng Tàu.
Lưu trú: Vũng Tàu có rất nhiều khách sạn, resort, homestay cho du khách lựa chọn. Giá phòng dao động từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng một đêm tùy vào tiêu chuẩn phòng và vị trí khách sạn.
Địa điểm du lịch nổi bật:
Bãi Sau: Bãi Sau là bãi biển đẹp nhất ở Vũng Tàu. Bãi biển có bờ cát trắng mịn, nước biển trong xanh và những hàng dừa xanh mát. Du khách có thể tắm biển, tắm nắng, tham gia các hoạt động thể thao biển như lướt ván, chèo thuyền kayak, lặn biển...
Bãi Trước: Bãi Trước là bãi biển sôi động nhất ở Vũng Tàu. Bãi biển có nhiều nhà hàng, quán ăn, quán cà phê, khu vui chơi giải trí... Du khách có thể dạo biển, ngắm cảnh, thưởng thức ẩm thực, mua sắm...
Núi Lớn: Núi Lớn là ngọn núi cao nhất ở Vũng Tàu. Du khách có thể leo núi, ngắm cảnh biển, tham quan các di tích lịch sử như Tượng Chúa Kitô Vua, Hải Đăng Vũng Tàu...
Núi Nhỏ: Núi Nhỏ là ngọn núi thấp hơn Núi Lớn. Du khách có thể leo núi, ngắm cảnh thành phố, tham quan các di tích lịch sử như Bạch Dinh, Thích Ca Phật Đài...
Hòn Bà: Hòn Bà là một hòn đảo nhỏ nằm cách bờ biển Vũng Tàu khoảng 1 km. Du khách có thể đi thuyền ra đảo để tắm biển, lặn biển, tham quan hang động...
Và nhiều điểm du lịch thú vị khác,…
Ẩm thực: Vũng Tàu có nhiều món ăn ngon như bánh khọt, bánh bèo, lẩu cá đuối, lẩu mắm... Du khách có thể thưởng thức các món ăn này ở các nhà hàng, quán ăn ven biển hoặc trong các khu chợ địa phương.
Vũng Tàu nổi tiếng với những bãi biển đẹp và nhiều hoạt động vui chơi giải trí sôi động, thu hút du khách mọi lứa tuổi. Dưới đây là một số trò chơi biển phổ biến ở Vũng Tàu:
1. Tắm biển: Đây là hoạt động được yêu thích nhất ở Vũng Tàu. Du khách có thể tắm biển ở Bãi Sau, Bãi Trước, Bãi Dâu, Hồ Mây,... Tận hưởng làn nước biển trong xanh, mát mẻ và thả mình vào thiên nhiên thơ mộng.
2. Lướt ván: Vũng Tàu có nhiều bãi biển phù hợp cho lướt ván như Bãi Sau, Bãi Dâu, Hồ Mây,... Du khách có thể thuê ván và hướng dẫn viên để trải nghiệm môn thể thao mạo hiểm này.
3. Chơi dù lượn: Du khách có thể bay dù lượn từ Núi Ta Bà hoặc Núi Lớn để ngắm nhìn toàn cảnh thành phố Vũng Tàu và biển Đông bao la.
4. Đi cano, chèo thuyền kayak: Đây là hoạt động phù hợp cho gia đình và những ai muốn khám phá vẻ đẹp hoang sơ của các hòn đảo xung quanh Vũng Tàu như Hòn Bà, Hòn Hải,...
5. Lặn biển: Vũng Tàu có nhiều rạn san hô đẹp với nhiều loài sinh vật biển phong phú. Du khách có thể tham gia các tour lặn biển để khám phá thế giới dưới nước đầy màu sắc.
6. Chơi các trò chơi thể thao trên cát: Du khách có thể tham gia các trò chơi thể thao trên cát như bóng chuyền, bóng đá, kéo co,... tại các bãi biển ở Vũng Tàu.
7. Tham gia các hoạt động vui chơi giải trí tại các khu du lịch:
Vũng Tàu có nhiều khu du lịch với nhiều trò chơi giải trí hấp dẫn như:
Công viên nước Hồ Tràm: Nơi đây có nhiều trò chơi trượt nước, hồ bơi tạo sóng,... phù hợp cho mọi lứa tuổi.
Khu du lịch Hồ Mây: Nơi đây có nhiều trò chơi mạo hiểm như đu dây zipline, tàu lượn siêu tốc,...
Khu du lịch Suối Tiên: Nơi đây có nhiều trò chơi dân gian, trò chơi nước,... phù hợp cho gia đình.
8. Thưởng thức hải sản: Vũng Tàu có nhiều nhà hàng hải sản với thực đơn phong phú và giá cả hợp lý. Du khách có thể thưởng thức các món ăn ngon như ghẹ hấp, lẩu hải sản, ốc nướng,...
9. Dạo biển: Du khách có thể dạo biển vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối để tận hưởng bầu không khí trong lành và ngắm nhìn cảnh đẹp của Vũng Tàu.
10. Tham quan các di tích lịch sử: Vũng Tàu có nhiều di tích lịch sử như Bạch Dinh, Thích Ca Phật Đài,... du khách có thể tham quan để tìm hiểu về lịch sử và văn hóa của địa phương.
11. Mua sắm: Vũng Tàu có nhiều khu chợ và trung tâm thương mại với nhiều mặt hàng đa dạng. Du khách có thể mua sắm quà lưu niệm cho bản thân và gia đình.
Vũng Tàu là một điểm đến du lịch lý tưởng cho những ai muốn tận hưởng một kỳ nghỉ biển vui vẻ và thư giãn. Với những bãi biển đẹp, những hòn đảo hoang sơ và những khu nghỉ dưỡng cao cấp, Vũng Tàu chắc chắn sẽ mang đến cho du khách những trải nghiệm khó quên.
Bạn yêu thích du lịch biển Vũng Tàu hãy liên hệ đến: vé máy bay, đặt phòng khách sạn, Tour du lịch,… của Công ty Du Lịch Thanh Niên Mới.
Vui lòng liên hệ:
Ms An; Viber, Zalo 0903.709.178
Ms Dung: Viber, Zalo 0934.574.577
CÔNG TY TNHH TMDV DU LỊCH THANH NIÊN MỚI
Địa chỉ: 212/29 Nguyễn Thái Bình, phường 12, Tân Bình, Tp Hồ Chí Minh.
Chúc bạn có những trải nghiệm vui vẻ và đáng nhớ tại Vũng Tàu!
0 notes
dulichvandon · 1 month
Text
Du lịch đảo Ngọc Vừng, Vân Đồn, Quảng Ninh - Viên ngọc giữa vịnh Bái Tử Long
Nằm giữa hai hòn đảo lớn là đảo Quan Lạn và đảo Cô Tô, đảo Ngọc Vừng thuộc huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, là một trong những hòn đảo đẹp và hoang sơ nhất của vịnh Bái Tử Long. Tên gọi Ngọc Vừng bắt nguồn từ câu chuyện dân gian về ánh sáng lấp lánh của những viên ngọc trai quý giá từng được tìm thấy quanh đảo, làm cho cả vùng biển sáng rực lên. Với diện tích khoảng 12 km², đảo Ngọc Vừng không chỉ hấp dẫn du khách bởi cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp mà còn bởi sự yên bình, hoang sơ, và những giá trị văn hóa, lịch sử đặc sắc.
Vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ
Đảo Ngọc Vừng nổi bật với bãi biển dài cát trắng mịn, nước biển trong xanh và không gian yên tĩnh, là nơi lý tưởng cho những ai muốn tìm kiếm một kỳ nghỉ thư giãn và tránh xa sự ồn ào của cuộc sống đô thị. Bãi Trường Chinh, một trong những bãi biển đẹp nhất của Ngọc Vừng, trải dài gần 3 km với cát trắng mịn như kem, là nơi du khách có thể thả mình vào làn nước mát lạnh, tắm nắng và ngắm cảnh biển trong không gian yên bình, hoang sơ.
Ngoài bãi biển, Ngọc Vừng còn có rừng phi lao rậm rạp và những cánh đồng xanh mướt, tạo nên một cảnh quan thiên nhiên đa dạng và hấp dẫn. Du khách có thể đi dạo dọc theo những con đường mòn xuyên qua rừng cây, hít thở không khí trong lành và ngắm nhìn toàn cảnh biển trời bao la. Điểm đặc biệt của đảo Ngọc Vừng là sự hòa quyện giữa biển cả và rừng cây, mang đến một không gian thiên nhiên thanh bình và thư thái.
Những điểm tham quan hấp dẫn
Ngọc Vừng không chỉ có cảnh quan thiên nhiên đẹp mà còn có nhiều điểm tham quan mang giá trị văn hóa và lịch sử, đáng để du khách khám phá khi đi du lịch Vân Đồn.
Cột cờ Đông Dương
Cột cờ Đông Dương là một trong những di tích lịch sử quan trọng trên đảo Ngọc Vừng, gắn liền với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Đây là nơi từng được sử dụng làm điểm quan sát và liên lạc của quân đội ta trong những năm kháng chiến, giúp bảo vệ vùng biển Đông Bắc khỏi sự xâm lược. Cột cờ Đông Dương nằm trên đỉnh một ngọn đồi cao, từ đây du khách có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn toàn cảnh biển đảo bao la và cảm nhận không khí thiêng liêng của vùng đất giàu truyền thống lịch sử.
Ngôi làng chài cổ
Đảo Ngọc Vừng còn nổi tiếng với những ngôi làng chài cổ kính, nơi du khách có thể tìm hiểu về cuộc sống của người dân địa phương và tham gia vào các hoạt động hàng ngày như câu cá, lưới bắt hải sản. Những ngôi nhà gỗ đơn sơ nằm sát biển, những chiếc thuyền nhỏ đậu ven bờ và hình ảnh người dân làng chài chăm chỉ làm việc tạo nên một khung cảnh yên bình, mộc mạc. Đây là cơ hội để du khách trải nghiệm cuộc sống làng chài truyền thống và thưởng thức các món ăn hải sản tươi ngon được chế biến ngay tại chỗ.
Khám phá các trang trại ngọc trai
Ngọc Vừng còn nổi tiếng với nghề nuôi cấy ngọc trai, một nghề truyền thống mang lại thu nhập chính cho người dân đảo. Du khách khi đến đây có thể tham quan các trang trại ngọc trai, tìm hiểu quy trình nuôi cấy và chế tác ngọc trai. Đây là một trải nghiệm thú vị và độc đáo, giúp du khách hiểu rõ hơn về công việc tỉ mỉ và kỳ công để tạo ra những viên ngọc trai quý giá. Ngoài ra, bạn cũng có thể mua những sản phẩm ngọc trai tại chỗ làm quà lưu niệm hoặc trang sức, với nhiều mẫu mã đẹp mắt và giá cả phải chăng.
Ẩm thực đặc sắc
Không chỉ có cảnh quan thiên nhiên và di tích lịch sử, Ngọc Vừng còn hấp dẫn du khách bởi nền ẩm thực biển phong phú và đa dạng. Những món hải sản tươi ngon là đặc sản không thể bỏ qua khi đến đảo Ngọc Vừng.
Tôm hùm nướng phô mai
Tôm hùm là món ăn cao cấp và rất được ưa chuộng tại Ngọc Vừng. Tôm hùm nướng phô mai là một trong những món ăn đặc sắc, kết hợp giữa vị ngọt tự nhiên của tôm hùm và vị béo ngậy của phô mai, tạo nên một hương vị thơm ngon khó cưỡng. Đây là món ăn thường được phục vụ trong các bữa tiệc hải sản tại các nhà hàng trên đảo, và chắc chắn sẽ làm hài lòng những thực khách khó tính nhất.
Mực tươi hấp
Mực tươi là món hải sản phổ biến tại Ngọc Vừng, được chế biến thành nhiều món ăn ngon miệng. Mực tươi hấp là cách chế biến đơn giản nhất nhưng lại giữ được hương vị tươi ngon tự nhiên của mực. Mực sau khi được làm sạch sẽ được hấp cách thủy, giữ cho thịt mực mềm, giòn và ngọt. Món mực hấp thường được ăn kèm với nước mắm gừng hoặc tương ớt để tăng thêm hương vị.
Cù kỳ hấp
Cù kỳ là một loại hải sản đặc trưng của vùng biển Quảng Ninh, có thịt ngọt, chắc và giàu dinh dưỡng. Món cù kỳ hấp là một trong những món ăn không thể bỏ qua khi đến Ngọc Vừng. Cù kỳ sau khi được làm sạch sẽ được hấp chín, ăn kèm với muối tiêu chanh hoặc nước mắm gừng. Món cù kỳ hấp không chỉ ngon miệng mà còn rất bổ dưỡng, là lựa chọn hoàn hảo cho những bữa tiệc hải sản.
Nghỉ dưỡng tại Ngọc Vừng
Dù là một hòn đảo nhỏ và hoang sơ, nhưng Ngọc Vừng cũng có những dịch vụ lưu trú cơ bản để đáp ứng nhu cầu của du khách. Tại đây, du khách có thể lựa chọn nghỉ tại các nhà nghỉ, homestay hoặc cắm trại trên bãi biển để tận hưởng trọn vẹn không gian thiên nhiên.
Homestay tại Ngọc Vừng
Nếu bạn muốn trải nghiệm cuộc sống gần gũi với người dân địa phương, homestay là lựa chọn lý tưởng. Các homestay tại Ngọc Vừng thường là những ngôi nhà gỗ đơn giản, mộc mạc nhưng đầy đủ tiện nghi cơ bản. Tại đây, bạn sẽ được tiếp đón như người nhà và có cơ hội tham gia vào các hoạt động hàng ngày cùng với người dân, từ việc nấu ăn, câu cá cho đến làm ngọc trai. Đây là một trải nghiệm đáng nhớ, giúp bạn hiểu thêm về văn hóa và phong cách sống của người dân đảo.
Cắm trại trên bãi biển
Đối với những ai yêu thích thiên nhiên và muốn trải nghiệm cảm giác mới lạ, cắm trại trên bãi biển là một hoạt động thú vị không thể bỏ qua. Với không gian yên bình, gió biển mát rượi và bầu trời đầy sao, cắm trại trên bãi biển Trường Chinh sẽ mang đến cho bạn những kỷ niệm khó quên. Bạn có thể tự mang theo lều hoặc thuê lều tại đảo, sau đó tổ chức tiệc BBQ, ngắm sao đêm và lắng nghe tiếng sóng biển rì rào. Đây là hoạt động lý tưởng cho các nhóm bạn trẻ hoặc cặp đôi muốn tận hưởng không gian riêng tư, lãng mạn. Đảo Ngọc Vừng, Vân Đồn, Quảng Ninh là một điểm đến lý tưởng cho những ai muốn khám phá vẻ đẹp hoang sơ của thiên nhiên, tìm hiểu về lịch sử và văn hóa địa phương, cũng như thưởng thức những món ăn hải sản tươi ngon. Với cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, không gian yên bình và những trải nghiệm thú vị, Ngọc Vừng hứa hẹn sẽ mang đến cho du khách những giây phút thư giãn và những kỷ niệm khó quên. Hãy đến và khám phá Ngọc Vừng để cảm nhận vẻ đẹp và sự quyến rũ của hòn đảo này!
#vânđồn #ngọcvừng #đảongọcvừng #dulịchvânđồn
Tumblr media
1 note · View note
dulichchaumyy · 2 months
Text
Bờ Đông Hoa Kỳ: Nơi hiện đại gặp gỡ lịch sử
Từ những tòa nhà chọc trời đến những con phố cổ kính, từ những bãi biển sôi động đến những khu rừng yên bình, bờ Đông luôn có điều gì đó để khám phá.
Bờ Đông Hoa Kỳ là một trong những khu vực sôi động và đa dạng nhất của nước Mỹ. Với những thành phố lớn như New York, Boston, Philadelphia, và Washington D.C., bạn sẽ được đắm mình trong nhịp sống hiện đại, khám phá những tòa nhà kiến trúc độc đáo, thưởng thức những vở nhạc kịch Broadway, hoặc đơn giản chỉ là đi dạo trên những con phố sầm uất. 
Tumblr media
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể khám phá những vùng quê yên bình, những bãi biển cát trắng, và những khu rừng xanh mướt.
Xem thêm: https://vietnam-tickets.com/tin-tuc-du-lich/kinh-nghiem-du-lich-bo-dong-nuoc-my.html
0 notes
thptngothinham · 12 days
Text
Hướng dẫn phân tích Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài đạt điểm cao được tổng hợp và biên soạn bởi THPT Ngô Thì Nhậm kèm theo bài văn mẫu tham khảo Hướng dẫn làm bài văn phân tích tác phẩm Vợ chồng A Phủ do THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn gồm gợi ý cách làm bài, dàn ý chi tiết cùng một số mẫu bài văn hay phân tích nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài). "Vợ chồng A Phủ" là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Tô Hoài, phản ánh chân thực cuộc sống cơ cực, bất hạnh của người dân miền núi dưới ách thống trị của chế độ phong kiến, đồng thời ca ngợi tinh thần phản kháng, khát vọng tự do mãnh liệt của họ. Tác phẩm đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả bằng những câu chuyện đầy kịch tính, những nhân vật đầy cá tính và một giọng văn giàu chất thơ, mang đậm nét riêng của nhà văn Tô Hoài. Để phân tích tác phẩm Vợ chồng A Phủ, bài viết dưới đây sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về tác phẩm, từ đó viết được bài văn phân tích ấn tượng. Giới thiệu về tác giả Tô Hoài và tác phẩm Vợ chồng A Phủ 1. Tác giả Tô Hoài a) Sơ lược về tiểu sử cuộc đời - Tô Hoài (1920 - 2014) tên khai sinh là Nguyễn Sen, sinh ra trong một gia đình thợ thủ công ở thôn Cát Động, Thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông cũ (nay là phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội) - Thời thanh niên, ông đã phải làm nhiều công việc để kiếm sống như dạy trẻ, bán hàng, kế toán hiệu buôn,... - Năm 1943, ông gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực báo chí. - Từ 1954 trở đi, ông có điều kiện tập trung vào sáng tác hơn. - Năm 2014, ông mất tại Hà Nội, hưởng thọ 94 tuổi. b) Sự nghiệp văn học - Tô Hoài bắt đầu viết văn từ trước năm 1945, với đa dạng các thể loại và phong cách nghệ thuật độc đáo, không thể trộn lẫn. - Phong cách sáng tác: + Tô Hoài bước vào sự nghiệp văn chương bằng một số bài thơ lãng mạn, nhưng nhanh chóng chuyển mình với thể loại văn xuôi và tạo được tiếng vang lớn. + Các tác phẩm của ông với lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động của người từng trải, vốn từ vựng giàu có, nhiều khi rất bình dân và thông tục nhưng được sử dụng đắc địa và tài ba nên có sức lôi cuốn, lay động người đọc. + Ông có một "lối văn" đặc biệt, "một lối văn dí dỏm, tinh quái đầy những phong vị và màu sắc của thôn quê", khả năng quan sát, cái nhìn hiện thực tinh tế sắc sảo. - Những sáng tác đầu tay của nhà văn Tô Hoài đã được bạn đọc đương thời chú ý, trong đó phải kể đến Dế Mèn phiêu lưu ký, Quê người, O chuột, Trăng thề, Nhà nghèo… - Tính đến nay ông đã để lại hơn 100 tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau: truyện ngắn, truyện dài kỳ, hồi ký thiên về diễn tả sự thật đời thường, kịch bản phim, tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác. - Quan điểm sáng tác: “Viết văn là quá trình đấu tranh để nói ra sự thật, đã là sự thật thì không tầm thường, cho dù phải đập vỡ những thần tượng trong lòng người đọc”. - Trong cuộc đời sáng tác, ông đã dùng nhiều bút danh khác ngoài Tô Hoài như Mai Trang, Mắt Biển, Thái Yên, Vũ Đột Kích, Hồng Hoa và Phạm Hòa. - Các giải thưởng đạt được trong cuộc đời hoạt động nghệ thuật: Giải nhất Tiểu thuyết của Hội Văn nghệ Việt Nam 1956 (Truyện Tây bắc);Giải A Giải thưởng Hội Văn nghệ Hà Nội 1970 (tiểu thuyết Quê nhà);Giải thưởng của Hội Nhà văn Á - Phi năm 1970 (tiểu thuyết Miền Tây);Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật (đợt 1 - 1996).Giải Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội 2010 c) Các tác phẩm tiêu biểu - Dế Mèn phiêu lưu ký (truyện dài, 1941) - Giăng thề (tập truyện ngắn, 1941) - O chuột (tập truyện ngắn, 1942) - Quê người (tiểu thuyết, 1942) - Nhà nghèo (tập truyện ngắn, 1944) - Cỏ dại (hồi kí, 1944) - Núi cứu quốc (truyện ngắn, 1948) - Xuống làng (tập truyện ngắn, 1950) - Đại đội Thắng Bình (ký, 1950) - Truyện Tây Bắc (tập truyện, 1953),... 2. Tác phẩm Vợ chồng A Phủ a) Hoàn cảnh ra đời và xuất xứ - Năm 1952, Tô Hoài theo bộ đội vào giải phóng Tây Bắc. Ông đã sống gắn bó nghĩa tình với đồng bào dân tộc vùng cao Tây Bắc trong 8 tháng. Chính cuộc sống của đồng bào miền núi nơi đây đã khơi nguồn cảm hứng sáng tạo để ông hoàn thành 3 truyện ngắn trong đó có Vợ chồng A Phủ (1953).
- Tác phẩm truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ" nằm trong tập "Truyện Tây Bắc" của Tô Hoài xuất bản vào năm 1953 và được trao giải Nhất - giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam 1954 - 1955. b) Vị trí quan trọng của tác phẩm - Vợ chồng A Phủ là một tác phẩm khẳng định tên tuổi của Tô Hoài trong nền văn học Việt Nam, góp phần đáng kể trong việc khai thác và tái hiện cuộc sống của người dân nông thôn Việt Nam sau chiến tranh. c) Nội dung chính - Tác phẩm là câu chuyện về những người dân lao động vùng núi cao Tây Bắc không cam chịu sự áp bức, đày đọa, giam hãm của bọn thực dân, chúa đất trong cuộc sống tối tăm nên đã vùng lên phản kháng đi tìm cuộc sống tự do... - Tóm tắt: "Mị là người con dâu gạt nợ nhà thống lí, tại đây Mị phải làm việc không kể ngày đêm, Mị dần trở. Trong những ngày Tết, Mị tình cờ nghe được tiếng sáo gọi bạn vọng lại, Mị bồi hồi nhớ về ngày xưa, Mị nhận ra mình còn trẻ, Mị muốn được đi chơi nhưng A Sử bắt Mị phải ở nhà. A Phủ là người làm nhà thống lí, vì làm mất một con bò mà bị phạt đánh, phạt trói giữa sân. Bị bỏ đói suốt nhiều ngày, A Phủ tuyệt vọng khi thấy mình cận kề với cái chết. Nhìn thấy giọt nước mắt của A Phủ, Mị thấy thương cho A Phủ, thương cho mình nên đã có quyết định táo bạo: cắt dây giải thoát cho A Phủ, sau đó cùng A Phủ chạy trốn khỏi nhà thống lí." d) Ý nghĩa nhan đề Vợ chồng A Phủ Nhan đề "Vợ chồng A Phủ" đề cập đến hai hình tượng trung tâm của tác phẩm là Mị và A Phủ. Mị và A Phủ vốn là những người xa lạ, nhưng do một cảnh ngộ đặc biệt, họ đã đến với nhau và trở thành vợ chồng. Quá trình trở thành “vợ chồng” của họ là một sự vươn lên từ bóng tối đến ánh sáng; hoàn cảnh đen tối dưới ách áp bức của thống lý Pá Tra khiến họ thành vợ chồng, song chỉ có cách mạng mới đem lại hạnh phúc bền vững cho họ; điều ấy lí giải vì sao cặp vợ chồng ấy đến với cách mạng và trung kiên với cách mạng. 3. Bối cảnh lịch sử - xã hội a) Bối cảnh lịch sử - Những năm đầu thế kỷ 20, trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, là thời kỳ thực dân Pháp và phong kiến tay sai áp bức, bóc lột nhân dân ta một cách tàn bạo, sự phân biệt giàu nghèo, đẳng cấp với những luật lệ hà khắc, bất công đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng cao Tây Bắc. b) Bối cảnh xã hội - Hồng Ngài là một bản người Mông ở vùng núi Tây Bắc, là một xã hội còn mang nặng tàn dư của chế độ phong kiến với sự phân biệt giàu nghèo rõ rệt. Người dân lao động nghèo khổ bị áp bức, bóc lột bởi bọn thống lý, cường hào, địa chủ. - Xã hội miền núi còn tồn tại nhiều hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, gây ra nhiều đau khổ cho người dân, đặc biệt là phụ nữ. => Bối cảnh lịch sử - xã hội này đã tạo nên một bức tranh hiện thực đầy tăm tối, phản ánh rõ nét cuộc sống cơ cực, tủi nhục của người dân miền núi dưới ách áp bức của thực dân và phong kiến. Đồng thời cũng là động lực thúc đẩy những người dân nghèo khổ vùng lên đấu tranh để giành lại tự do và hạnh phúc cho mình. 4. Những nhận định hay về Tô Hoài và "Vợ chồng A Phủ" "Có những nhà văn, nhà thơ làm vinh dự cho chữ Hán, làm vinh dự cho chữ Nôm. Anh Tô Hoài, cùng với Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố...làm vinh dự cho chữ quốc ngữ. Tôi được gần các thế hệ đi trước, càng hiểu giá trị của những giây phút sống bên cạnh họ, kể cả khi các anh im lặng. (Nhà thơ Hữu Thỉnh) “Số phận của cô là sự hồi sinh mãnh liệt của con người cô. Sự hồi sinh của một con người là vô cùng quý giá.” (Tô Hoài) "Bản chất của văn chương Tô Hoài là phong cách, bút pháp đậm đà bản sắc dân tộc. Phẩm chất ấy là sự tích tụ của cả một đời gắn bó với đất nước và nhiều miền quê hương, trân trọng và yêu thương những con người lao động mang tâm hồn và tính cách của người Việt Nam." (Hà Minh Đức) "Hơn cả một nhà văn, Tô Hoài đã, đang và sẽ luôn là người bạn đường thân thiết của độc giả thuộc mọi lứa tuổi, trên con đường đưa họ đến với thế giới động vật tưởng tượng thuở nhỏ, hay đến với những miền đất mới, đến với con đường đời dài rộng khi đã trưởng thành." (Phan Anh Dũng) "Tô Hoài là một nhà văn lớn của Văn học Việt Nam hiện đại, người có 95 năm tuổi đời nhưng đã dành hơn 70 năm đóng góp cho văn học.
Ông là nhà văn chuyên nghiệp, bền bỉ sáng tác và có khối lượng tác phẩm đồ sộ." (Phạm Xuân Nguyên - Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội) Phân tích tác phẩm Vợ chồng A Phủ 1. Phân tích nhân vật A Phủ a) Hoàn cảnh xuất thân của A Phủ - Là một chàng trai mồ côi, hiền lành, giỏi giang, sống tự do, khỏe mạnh, siêng năng, giàu bản lĩnh, nhưng không kiêu ngạo, là “con trâu tốt” của bản Mường, nhưng vì nghèo nên không lấy được vợ. b) Tính cách của A Phủ * Mạnh mẽ, gan góc, kiên cường - Lúc nhỏ thì mạnh mẽ, gan bướng: khi bị bán xuống cánh đồng thấp lại trốn lên núi cao. - Lớn lên là chàng trai khỏe mạnh chăm chỉ, tháo vát, biết làm mọi công việc. - Khi trở thành người ở gạt nợ nhà thống lí Pá Tra: + Nguyên nhân: đánh con quan, thua cuộc trong vụ xử kiện quái gở. + Chịu sự đày đọa về mặt thể chất: Phải làm những công việc nặng, nguy hiểm: “đốt rừng, cày nương, săn bò tót,...”Không có giá trị bằng một con bò, làm mất bò mà bị trói đứng đến chết. - A Phủ là người không chùn bước trước thế lực thống trị tàn bạo, biết bất bình trước bất công (đánh A Sử ngay cả khi biết A Sử là con của nhà cường quyền), khao khát tự do (nén đau để vùng chạy khi được cắt dây trói). + Khi bị đánh chỉ "im như tượng đá" không một lời kêu van + Dưới cái đàn áp trơ trẽn, A Phủ cảm thấy chẳng hề hấn gì, vẫn chấp nhận để sống qua ngày. + Khi để hổ vồ mất con bò trong lúc đi săn, A Phủ kiên quyết thề rằng sẽ bắt bằng được con hổ nhưng cuối cùng vẫn bị tra tấn, hành hạ, bị trói đứng và bị bỏ đói suốt mấy đêm. => Khi phân tích nhân vật A Phủ ta thấy A Phủ được nhìn từ bên ngoài với những lời nói ngắn gọn, hành động dữ dội mạnh mẽ, chân dung con người miền núi Tây Bắc: số phận đau thương nhưng giàu sức sống, tình cảm và khát vọng. Cảnh A Phủ bị xử oan, bị trói đứng ở cột nhà và bị bỏ đói suốt mấy ngày đêm là minh chứng cho sức chịu đựng và ý chí kiên cường của anh. * Tự do, phóng khoáng - A Phủ là một chàng trai yêu thích tự do, thích rong ruổi trong núi rừng, chơi khèn, ca hát. + "A Phủ cứ cùng trai làng đem sáo, khèn, đem con quay và quả pao, quả yến đi tìm người yêu ở các làng trong vùng". - Không chấp nhận sự ràng buộc, gò bó của chế độ phong kiến miền núi: + Khi bị trói đứng, anh vẫn cố gắng vùng vẫy, thể hiện khát vọng tự do cháy bỏng: "Ðến đêm, A Phủ cúi xuống, nhay đứt hai vòng mây, nhích dãn dây trói một bên ta..." + Khi được Mị cởi trói, mặc dù cơ thể đau đớn bước không nổi nhưng anh vẫn gồng lên để chạy thoát khỏi nhà thống lí cùng Mị. * Sức phản kháng mãnh liệt - Cuộc đời A Phủ là một chuỗi những bi kịch: bị người làng đem bán, bị xử oan, bị trói đứng và bị bỏ đói mấy ngày liền. - Trong hoàn cảnh khắc nghiệt, A Phủ vẫn luôn tiềm ẩn một sức sống mãnh liệt, một khát vọng tự do cháy bỏng: + Người làng bắt A Phủ bán để đổi lấy lương thực của người Thái dưới cánh đồng nhưng A Phủ cương quyết không chịu xuống và trốn lên Hồng Ngài lưu lạc. + Vì bất bình trước sự ngạo mạn, hống hách của A Sử con trai nhà thống lý, A Phủ đã thẳng tay trừng trị A Sử => A Phủ không chịu cúi đầu trước thế lực cường quyền. + Khi được Mị cắt dây trói, A Phủ nén đau để vùng dậy cùng Mị chạy thoát khỏi nhà thống lí. => Khao khát tự do. c) Vai trò và ý nghĩa của nhân vật A Phủ - A Phủ đại diện cho những người dân lao động miền núi, bị áp bức bóc lột nhưng không chấp nhận sự áp bức cường quyền, khát vọng tự do và tinh thần phản kháng quyết liệt. - A Phủ không chỉ là người bạn đồng hành, mà còn là người khơi dậy sức mạnh tiềm tàng trong Mị, đánh thức những khao khát tự do và tình yêu cuộc sống tưởng chừng đã ngủ quên trong Mị. 2. Phân tích nhân vật Mị a) Hoàn cảnh xuất thân của Mị - Mị là một cô gái người Mông xinh đẹp, con nhà nghèo, có tài thổi sáo + “trai đến đứng nhẵn chân vách đầu buồng Mị” -> nhan sắc rực rỡ ở tuổi cập kê. + "thổi sáo, thổi lá. Hay đến mức có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm thổi sáo đi theo Mị." - Bị thống lý Pá Tra bắt về làm dâu gạt nợ - món nợ truyền kiếp của cha mẹ. - Cuộc sống của Mị tại nhà thống lý Pá Tra là chuỗi ngày cam chịu, đau thương, tủi nhục, tối tăm. b) Vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Mị
* Cam chịu, nhẫn nhục - Mị chấp nhận số phận bị bắt làm dâu gạt nợ, bị đối xử tàn tệ, bị giam hãm đày đọa trong cái địa ngục trần gian khủng khiếp của cả nhà thống lý, bị bóc lột sức lao động, “không bằng con trâu con ngựa”, “đàn bà trong cái nhà này chỉ biết vùi đầu vào công việc”, bị đánh, bị phạt, bị trói,... - "Mị cúi mặt, không nghĩ ngợi nữa", "Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Ở buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông ấy mà trông ra. Đến bao giờ chết thì thôi". => Mị hầu như mất hết ý thức về bản thân và những mong muốn đổi thay cho số phận của mình, cảm xúc trở nên chai lì thậm chí không có cả ý thức về cái chết nữa. Mị trở thành một cỗ máy, công cụ lao động, mất hết ý niệm về thời gian. * Sức sống tiềm tàng, khát vọng tự do - Trước khi trở thành con dâu gạt nợ: + Mị là cô gái trẻ trung, hồn nhiên, có tài thổi sáo. + Mị đã từng yêu, luôn khao khát đi theo tiếng gọi của tình yêu. + Mị là người con gái hiếu thảo, chăm chỉ, ý thức được giá trị cuộc sống tự do nên sẵn sàng làm nương ngô trả nợ thay cho bố: "Con nay đã biết cuốc nương làm ngô, con làm nương ngô trả nợ thay cho bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu." - Từ khi trở thành con dâu gạt nợ: + Nguyên nhân: Bởi vì món nợ truyền kiếp từ thời cha mẹ Mị, tục cướp vợ đem về cúng trình ma của người Mông, người lao động bị cả cường quyền và thần quyền buộc chặt. + Mị phải chịu những đày đọa về thể xác: phải làm việc không kể ngày đêm, “không bằng con trâu con ngựa”; bị đánh đập dã man: bị trói, đạp vào mặt,... + Mị dần trở nên chai sạn với nỗi đau: một cô gái lúc nào cũng “mặt buồn rười rượi”, không quan tâm đến thời gian (hình ảnh ô cửa sổ), sống lầm lũi “như con rùa nuôi trong xó cửa”, “ở lâu trong cái khổ Mị quen rồi”. + Trong đêm hội mùa xuân ở Hồng Ngài, sức sống của Mị đã trỗi dậy: Âm thanh cuộc sống bên ngoài (tiếng trẻ con chơi quay, tiếng sáo gọi bạn tình,...) đánh thức những kỉ niệm trong quá khứ.Mị ý thức được sự tồn tại của bản thân “thấy phơi phới trở lại”, “Mị còn trẻ lắm...”, với khát khao tự do, thắp sáng căn phòng tối, muốn “đi chơi tết” chấm dứt sự tù đày.Khi bị A Sử trói, lòng Mị vẫn lửng lơ theo tiếng sáo, tiếng hát của tình yêu đến những đám chơi. Lúc vùng dậy cô chợt tỉnh trở về với hiện thực. => Ở Mị tiềm tàng sức sống mãnh liệt, sức sống ấy luôn âm ỉ trong lòng người con gái Tây Bắc và chỉ chờ có cơ hội để bùng lên mạnh mẽ. + Hành động cởi trói cho A Phủ: Ban đầu Mị dửng dưng bởi sau đêm tình mùa xuân, cô trở lại là cái xác không hồn.Khi thấy giọt nước mắt của A Phủ khiến Mị đồng cảm, chợt nhớ đến hoàn cảnh của mình trong quá khứ, Mị lại biết thương mình và thương cho kiếp người bị đày đọa “có lẽ ngày mai người kia sẽ chết, chết đau,... phải chết”.Bất bình trước tội ác của bọn thống lí, Mị cắt dây đay cởi trói cho A Phủ. Mị sợ cái chết, sợ nhà thống lí, cô chạy theo A Phủ tìm lối thoát. => Mị là người con gái lặng lẽ mà mạnh mẽ, hành động của Mị đã đạp đổ cường quyền, thần quyền của bè lũ thống trị miền núi. * Sự chuyển biến tâm lý nhân vật Mị - Thời gian đầu, Mị sống câm lặng như đá núi “không nói”, chỉ biết “cúi đầu”, mặt “buồn rười rượi”, lầm lụi, chậm chạp, trơ lì như “con rùa” quẩn quanh nơi xó cửa. + Mị mất hết ý niệm về không gian, thời gian, nhìn ra ngoài “chỉ thấy trăng trắng không biết là sương hay là nắng” + Mị như trơ lì cảm xúc, mất đi ý thức về giá trị bản thân, mất ý thức phản kháng, cam chịu, chấp nhận số phận: “Mị nghĩ rằng, mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi”. - Trong đêm tình mùa xuân: + Nghe tiếng sáo từ xa vọng lại, Mị nhẩm theo lời bài hát của người đang thổi, tiếng sáo “lửng lơ ngoài đồng như lòng ai đợi chờ oán trách” + Mị thấy “phơi phới” trở lại, “vui sướng như những đêm tết ngày trước” + Thức dậy ý thức và khát vọng: “Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi”. “Muốn đi chơi” là biểu hiện cao nhất của sự thức tỉnh, Mị muốn được hạnh phúc, muốn được tự do như mọi người. -> Khát vọng sống, khát vọng yêu, khát vọng hạnh phúc ngày nào đã trở về, đưa Mị về với quá khứ đẹp đẽ những ngày còn trẻ và còn tự do.
=> Cuộc sống hôn nhân với A Phủ đã đánh thức sức sống và khát vọng tự do trong Mị. - Từ một cô gái cam chịu, Mị dần trở nên mạnh mẽ, chủ động hơn trong cuộc sống. - Cảnh Mị nhẩm theo lời bài hát trong đêm tình mùa xuân là biểu hiện cho sự hồi sinh về mặt tinh thần của cô. - Trong đêm cởi trói cho A Phủ: + Khi thấy giọt nước mắt A Phủ “lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại”, Mị từ cõi quên trở về cõi nhớ, nhớ về kí ức đau khổ -> Thấy thương mình rồi thương người. + Ý thức dần sống lại, nhận ra dấu hiệu về cái chết -> hành động cắt dây cởi trói cho A Phủ. + Hốt hoảng, sợ hãi, Mị vùng chạy theo A Phủ -> Bản năng tự vệ tích cực của Mị được thúc đẩy. => Phân tích nhân vật Mị ta thấy sự thay đổi trong tâm lí, tính cách của Mị, vẫn con người ấy, trong căn buồng ấy, từ cam chịu, tê liệt về tinh thần đã chuyển thành khao khát sống mạnh mẽ, mãnh liệt. c) Vai trò và ý nghĩa của nhân vật Mị - Hình ảnh Mị tiêu biểu cho số phận bất hạnh, cuộc đời khổ đau của đồng bào dân tộc dưới ách áp bức của giai cấp thống trị miền núi. - Hành động Mị cắt dây trói cho A Phủ trở thành biểu tượng cho sự phản kháng, đấu tranh, giải phóng của người phụ nữ khỏi chế độ phong kiến miền núi. 3. Phân tích mối quan hệ giữa Mị và A Phủ (cuộc gặp gỡ giữa Mị và A Phủ) Mối quan hệ giữa Mị và A Phủ trải qua nhiều giai đoạn và chuyển biến, từ sự xa lạ, đồng cảm đến yêu thương và gắn bó. a) Giai đoạn 1: Xa lạ và thờ ơ - Họ đều là những người lao động nghèo khổ, bị áp bức dưới ách thống trị của nhà thống lý Pá Tra. + Mị bị b��t về làm dâu gạt nợ cho nhà thống lý + A Phủ là bị bắt trói vì tội để hổ ăn mất bò. -> Cả hai đều sống trong sự cam chịu và tuyệt vọng, không quan tâm đến bất cứ điều gì khác ngoài cuộc sống cơ cực của mình. - Ở giai đoạn này, mối quan hệ giữa họ chưa có sự giao tiếp, gần gũi và chia sẻ: + “Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi” bởi cảnh bị trói đến chết không phải là hiếm hoi ở nhà thống lí. + Mị đã chịu đựng quá nhiều đau khổ về thể xác lẫn tinh thần dẫn đến trơ lì cảm xúc, tê liệt khả năng cảm thông, chia sẻ với cảnh ngộ khốn cùng của người khác. b) Giai đoạn 2: Đồng cảm và thức tỉnh - Họ ở trong cùng một không gian, chứng kiến và thấu hiểu nỗi đau của nhau. - Giọt nước mắt của A Phủ đã đánh thức những khao khát tự do và tình yêu cuộc sống tưởng chừng đã ngủ quên trong Mị. + "Lé mắt trông sang" -> cái nhìn hờ hững, vô hồn. + thấy "dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại" + Độc thoại nội tâm: đồng cảm với A Phủ, với những người cùng cảnh ngộ -> bất bình -> tình thương trỗi dậy. - A Phủ không chỉ là người bạn đồng hành, mà còn là người khơi dậy sức mạnh tiềm tàng trong Mị, giúp Mị tìm lại được chính mình và cùng nhau đi tìm cuộc sống mới. - Hành động của Mị: rút dao, cắt dây trói cứu A Phủ và chạy theo A Phủ để tự cứu lấy mình -> Hai nhân vật gặp gỡ nhau trong đau thương, cùng đường, nhờ khát vọng tự do mà vùng lên tự thay đổi cuộc đời. => Hai tuyến nhân vật thuộc hai kiểu khác nhau (Mị thuộc kiểu nhân vật tâm lí, A Phủ thuộc nhân vật hành động táo bạo, quyết liệt) đã góp phần thể hiện rõ nét tư tưởng của tác phẩm đó là khát vọng tự do, sự vùng lên phản kháng và niềm tin vào cuộc sống mới của những người lao động bị áp bức. Cùng với Mị, A Phủ đã góp phần hoàn thiện chân dung con người miền núi Tây Bắc: Số phận đau thương nhưng giàu sức sống, tình cảm và khát vọng. c) Giai đoạn 3: Yêu thương và gắn bó - Sau khi chạy trốn khỏi Hồng Ngài, Mị và A Phủ đến Phiềng Sa, một nơi có cuộc sống tự do hơn. Tại đây, họ nương tựa vào nhau để sinh sống và cùng tham gia vào cuộc đấu tranh chống lại ách thống trị của thực dân Pháp và phong kiến. - Trải qua những khó khăn và thử thách, tình cảm giữa Mị và A Phủ ngày càng sâu đậm. Họ trở thành vợ chồng, cùng nhau xây dựng một gia đình hạnh phúc và cùng nhau chiến đấu cho lý tưởng cách mạng. d) Ý nghĩa của mối quan hệ - Mối quan hệ giữa Mị và A Phủ không chỉ là câu chuyện tình yêu giữa hai con người, mà còn mang ý nghĩa xã hội sâu sắc. Nó thể hiện sự đồng cảm và tình đoàn kết giữa những người lao động nghèo khổ, bị áp bức.
Sự vùng lên của Mị và A Phủ cũng là sự phản kháng mạnh mẽ chống lại ách thống trị tàn bạo của thực dân Pháp và phong kiến. - Thông qua mối quan hệ này, Tô Hoài đã gửi gắm niềm tin vào sức mạnh của tình yêu thương và sự đoàn kết trong cuộc đấu tranh vì một xã hội công bằng và tốt đẹp hơn. Các đề đọc hiểu về tác phẩm Vợ chồng A Phủ Giá trị nội dung và nghệ thuật của Vợ chồng A Phủ 1. Giá trị nội dung - Khắc họa chân thực những nét đặc sắc về phong tục, tập quán, tính cách và tâm hồn người dân các dân tộc thiểu số - Lên án bọn thực dân, chúa đất - Bày tỏ niềm cảm thông với nỗi thống khổ của người dân nghèo miền núi - Khẳng định sức sống ngoan cường, khát vọng tự do tiềm tàng ở người dân lao động. 2. Giá trị nghệ thuật - Xây dựng tình huống truyện đặc sắc - Khắc họa hình tượng nhân vật sinh động, có cá tính rõ nét - Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế - Nghệ thuật trần thuật với giọng kể trầm lắng, cảm thông - Ngôn ngữ sinh động được chọn lọc, sáng tạo vừa giàu tính tạo hình vừa giàu chất thơ - Tái hiện cuộc sống và vẻ đẹp thiên nhiên, phong tục tập quán của người dân miền núi Tây Bắc Tham khảo một số mẫu dàn ý khác: Dàn ý chi tiết phân tích Vợ chồng A Phủ 3. Sơ đồ tư duy phân tích Vợ chồng A Phủ >>> Xem chi tiết và đầy đủ các dạng sơ đồ tư duy Vợ chồng A Phủ theo từng đề tài để có lựa chọn phù hợp cho bài văn mình định viết. Mẫu dàn ý phân tích bài Vợ chồng A Phủ 1. Mở bài - Giới thiệu tác giả, tác phẩm và khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của truyện. >>> Tham khảo các mẫu Mở và kết bài Vợ chồng A Phủ hay nhất 2. Thân bài a) Phân tích nhân vật Mị - Trước khi trở thành con dâu gạt nợ + Mị là cô gái người Mông trẻ trung, hồn nhiên, có tài thổi sáo. + Mị đã từng yêu, luôn khao khát đi theo tiếng gọi của tình yêu. + Hiếu thảo, chăm chỉ, ý thức được giá trị cuộc sống tự do nên sẵn sàng làm nương ngô trả nợ thay cho bố. - Từ khi trở thành con dâu gạt nợ + Nguyên nhân: món nợ truyền kiếp từ thời cha mẹ Mị, tục cướp vợ của người Mông đem về cúng trình ma. Người lao động bị cả cường quyền và thần quyền buộc chặt. + Mị phải chịu những đày đọa về thể xác: phải làm việc không kể ngày đêm, “không bằng con trâu con ngựa” ; bị đánh đập dã man: bị trói, đạp vào mặt, ... + Mị dần trở nên chai sạn với nỗi đau: một cô gái lúc nào cũng “mặt buồn rười rượi”, không quan tâm đến thời gian (hình ảnh ô cửa sổ), sống lầm lũi “như con rùa nuôi trong xó cửa”, “ở lâu trong cái khổ Mị quen rồi”. + Trong đêm hội mùa xuân ở Hồng Ngài, sức sống của Mị đã trỗi dậy: Âm thanh cuộc sống bên ngoài (tiếng trẻ con chơi quay, tiếng sáo gọi bạn tình, ..) đánh thức những kỉ niệm trong quá khứ.Mị ý thức được sự tồn tại của bản thân “thấy phơi phới trở lại”, “Mị còn trẻ lắm ...”, với khát khao tự do, thắp sáng căn phòng tối, muốn “đi chơi tết” chấm dứt sự tù đày.Khi bị A Sử trói, lòng Mị vẫn lửng lơ theo tiếng sáo, tiếng hát của tình yêu đến những đám chơi. Lúc vùng dậy cô chợt tỉnh trở về với hiện thực. => Mị luôn tiềm tàng sức sống mãnh liệt, sức sống ấy luôn âm ỉ trong lòng người con gái Tây Bắc và chỉ chờ có cơ hội để bùng lên mạnh mẽ. + Khi A Phủ làm mất bò, bị phạt trói đứng: Ban đầu Mị dửng dưng bởi sau đêm tình mùa xuân, cô trở lại là cái xác không hồn.Khi thấy giọt nước mắt của A Phủ khiến Mị đồng cảm, chợt nhớ đến hoàn cảnh của mình trong quá khứ, Mị lại biết thương mình và thương cho kiếp người bị đày đọa “có lẽ ngày mai người kia sẽ chết, chết đau,... phải chết”.Bất bình trước tội ác của bọn thống lí, Mị cắt dây cởi trói cho A Phủ. Mị sợ cái chết, sợ nhà thống lí, cô chạy theo A Phủ tìm lối thoát. => Mị là người con gái lặng lẽ mà mạnh mẽ, hành động của Mị đã đạp đổ cường quyền, thần quyền của bè lũ thống trị miền núi. b) Phân tích nhân vật A Phủ - Số phận: + Mồ côi cha mẹ, không còn người thân + Lớn lên đi làm thuê, sau đó trở thành người ở gạt nợ nhà thống lí Pá Tra. + Khi trở thành người ở gạt nợ: Nguyên nhân: đánh con quan, thua cuộc trong vụ xử kiện quái gở.A Phủ chịu sự đày đọa về mặt thể chất: phải làm những công việc nặng, nguy hiểm: “đốt rừng, cày nương, săn bò tót,...”, không có giá trị bằng một con bò, làm mất bò mà bị trói đứng đến chết.
- Tích cách: + Lúc nhỏ mạnh mẽ, gan bướng: khi bị bán xuống cánh đồng thấp lại trốn lên núi cao + Lớn lên là chàng trai khỏe mạnh chăm chỉ, tháo vát, biết làm mọi công việc. + Là người biết bất bình trước bất công (đánh A Sử) + Khao khát tự do (nén đau để vùng chạy khi được cắt dây trói). => Khi phân tích nhân vật A Phủ ta thấy A Phủ được nhìn từ bên ngoài với những lời nói ngắn gọn, hành động dữ dội mạnh mẽ. c) Phân tích mối quan hệ giữa Mị và A Phủ - Sự đồng cảm, thấu hiểu, chia sẻ giữa hai số phận cùng khổ. - Tình yêu thương nảy sinh trong hoàn cảnh khắc nghiệt, gian khổ. - Hành động cắt dây trói là sự giải thoát cho cả hai, mở ra một tương lai mới. => Mối quan hệ giữa Mị và A Phủ là một trong những yếu tố quan trọng làm nên sức hấp dẫn của tác phẩm, không chỉ là câu chuyện tình yêu giữa hai con người mà còn là biểu tượng cho sức mạnh của tình yêu thương, khát vọng tự do và sự đấu tranh chống lại áp bức, bất công. d) Đặc sắc nghệ thuật - Ngôn ngữ giản dị, sinh động, hấp dẫn. - Nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc, miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo, tài tình. - Lối trần thuật linh hoạt với sự dịch chuyển điểm nhìn trần thuật - Giọng văn nhẹ nhàng, tinh tế, cách nói đậm chất miền núi, vừa giàu tính tạo hình, vừa giàu chất thơ. 3. Kết bài - Khẳng định lại giá trị của tác phẩm và nêu cảm nhận cá nhân. Trên đây là những gợi ý chi tiết của THPT Ngô Thì Nhậm về cách làm bài văn phân tích Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài. Các em cũng có thể tham khảo bài văn mẫu mà chúng tôi đã tổng hợp ngay sau đây để mở rộng vốn từ cho bài viết của mình thêm phong phú, hấp dẫn. 3+ Bài văn phân tích bài Vợ chồng A Phủ đạt điểm cao Phân tích Vợ chồng A Phủ mẫu 1 Trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”, Mị là nhân vật trung tâm mà nhà văn Tô Hoài đã giành nhiều tài năng và tâm huyết để xây dựng. Truyện Vợ chồng A Phủ được trích từ tập “Truyện Tây Bắc” (1953) của Tô Hoài. Trong chuyến đi cùng bộ đội vào giải phóng miền Tây Bắc (1952), Tô Hoài đã có dịp sống, cùng ăn, cùng ở với đồng bào các dân tộc miền núi, chính điều đó đã giúp Tô Hoài tìm được cảm hứng để viết truyện này. Tô Hoài thành công trong “Vợ chồng A Phủ” không chỉ do vốn sống, tình cảm sống của mình mà còn là do tài năng nghệ thuật cùa một cây bút tài hoa. Viết “Vợ chồng A Phủ”, Tô Hoài đã sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật, trong đó nổi bật và đáng chú ý nhất là biện pháp phân tích tâm lý và hành động của nhân vật Mị trong từng chặng đường đời. Điểm nghệ thuật ấy thật sự phát sáng và thăng hoa trong đoạn văn miêu tả tâm trạng và hành động của Mị trong đêm cứu A Phủ. Qua đó ta thấy được giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm. Trong tác phẩm này, điều gây cho bạn đọc ấn tượng nhất đó chính là hình ảnh của cô gái “dù làm bất cứ việc gì, cô ta cũng cúi mặt, mắt buồn rười rượi”. Đó là tâm lý của một con người cam chịu, buông xuôi trước số phận, hoàn cảnh sống đen tối đầy bi kịch. Sở dĩ, Mị có nét tính cách ấy là do cuộc sống hôn nhân cưỡng bức giữa Mị và A Sử. Mị không được lấy người mình yêu mà phải ăn đời ở kiếp với một người mà mình sợ hãi, lạnh lùng. Một nguyên nhân nữa chính là do uy quyền, thần quyền, đồng tiền của nhà thống lý Pá Tra đã biến Mị thành một đứa con dâu gạt nợ. Mang tiếng là con dâu của một người giàu có nhất vùng, nhưng thật sự Mị chỉ là một kẻ nô lệ không hơn không kém. Điều đó làm Mị đau khổ, Mị khóc ròng rã mấy tháng trời và từng có ý định ăn nắm lá ngón kết thúc cuộc đời mình. Thế nhưng “sống lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi”. Chính vì thế Mị đã buông xuôi trước số phận đen tối của mình, trái tim của Mị dần chai sạn và mất đi nhịp đập tự nhiên của nó. Song song với nét tính cách đó lại là tâm trạng của một người yêu đời, yêu cuộc sống, mong muốn thoát khỏi hoàn cảnh sống đen tối, đầy bi kịch. Điều đó đã được thể hiện trong đêm mùa xuân. Trong đêm mùa xuân ấy, tâm trạng của Mị phát triển theo những cung bậc tình cảm khác nhau, cung bậc sau cao hơn cung bậc trước. Ban đầu, Mị nghe tiếng sáo Mèo quen thuộc, Mị nhẩm thầm bài hát người đang thổi, rồi Mị uống rượu và nhớ lại
kỷ niệm đẹp thời xa xưa… Mị ý thức được về bản thân và về cuộc đời, Mị muốn đi chơi nhưng sợi dây thô bạo của A Sử đã trói đứng Mị vào cột. Mặc dù vậy, sợi dây ấy chỉ có thể “trói” được thân xác Mị chứ không thể “trói” được tâm hồn của một cô gái đang hòa nhập với mùa xuân, với cuộc đời. Đêm ấy thật là một đêm có ý nghĩa với Mị, là đêm mà Mị thực sự sống cho riêng mình sau hàng ngàn đêm sống vật vờ như một cái xác không hồn. Đó là một đêm Mị vượt lên uy quyền và bạo lực để sống theo tiếng gọi trái tim mình. Sau đêm mùa xuân ấy, Mị lại tiếp tục sống kiếp đời trâu ngựa. Thế nhưng viết về vấn đề này, Tô Hoài khẳng định: cái khổ cái nhục mà Mị gánh chịu như lớp tro tàn phủ khuất che lấp sức sống tiềm tàng trong lòng Mị. Và chỉ cần có một luồng gió mạnh đủ sức thổi đi lớp tro buồn nguội lạnh ấy thì đốm lửa ấy sẽ bùng cháy và giúp Mị vượt qua cuộc sống đen tối của mình. Giá trị nhân đạo của tác phẩm ngời lên ở chỗ đó. Và cuối cùng, luồng gió ấy cũng đến, những đêm mùa đông dài và buồn trên núi rừng Tây Bắc đang về. Mùa đông rét buốt như cắt da cắt thịt vì thế đêm nào Mị cũng ra bên ngoài bếp lửa để thổi lửa hơ tay. Trong những đêm đó Mị gặp A Phủ đang bị trói đứng chờ chết giữa trời giá rét. Thế nhưng Mị vẫn thản nhiên thổi lửa hơ tay “Dù A Phủ là cái xác chết đứng đó cũng thế thôi”. Tại sao Mị lại lãnh cảm, thờ ơ trước sự việc ấy? Phải chăng việc trói người đến chết là một việc làm bình thường ở nhà thống lý Pá Tra và ai cũng quen với điều đó nên chẳng ai quan tâm đến. Hay bởi Mị “sống lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi” nên Mị lãnh đạm, thờ ơ trước nỗi đau khổ của người khác? Một đêm nữa lại đến, lúc đó mọi người trong nhà đã ngủ yên cả rồi, Mị lại thức dậy đến bên bếp đốt lửa lên để hơ tay. Lửa cháy sáng, “Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại”. Đó là dòng nước mắt của một kẻ nô lệ khi phải đối mặt với cái chết đến rất gần. Chính “dòng nước mắt lấp lánh ấy” đã làm tan chảy lớp băng giá lạnh trong lòng Mị. Lòng Mị chợt bồi hồi trước một người cùng cảnh ngộ. Đêm mùa xuân trước, Mị cũng bị A Sử trói đứng thế kia, có nhiều lần khóc nước mắt rơi xuống miệng, xuống cổ không lau đi được. Mị chợt nhận ra người ấy giống mình về cảnh ngộ, mà những người cùng cảnh ngộ rất dễ cảm thông cho nhau. Mị nhớ lại những chuyện thật khủng khiếp lúc trước kia, “chúng nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở trong cái nhà này”. Lý trí giúp Mị nhận ra “Chúng nó thật độc ác”. Việc trói người đến chết còn ác hơn cả thú dữ trong rừng. Chỉ vì bị hổ ăn mất một con bò mà một người thanh niên khỏe mạnh, siêng năng, say sưa với cuộc đời đã phải lấy mạng mình thay cho nó. Bọn thống trị coi sinh mạng của A Phủ không bằng một con vật. Và dẫu ai phạm tội như A Phủ cũng bị xử phạt như thế mà thôi. Nhớ đến những chuyện ngày trước, trở về với hiện tại, Mị đau khổ cay đắng cho thân phận của mình: “Ta là thân đàn bà, chúng nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết chờ ngày rũ xương ở đây thôi”. Nghĩ về mình, Mị lại nghĩ đến A Phủ “có chừng này, chỉ đêm nay thôi là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Người kia việc gì mà phải chết như thế. A Phủ…. Mị phảng phất nghĩ như vậy”. Thật sự, chẳng có lí do gì mà bọn thống lí Pá Tra bắt A Phủ phải chết vì cái tội để mất một con bò! Trong đầu Mị bỗng nhiên nghĩ đến cảnh A Phủ bỏ trốn và chính Mị sẽ là người chết thay cho A Phủ trên cái cột tưởng tượng đó. Thế nhưng, Mị vẫn không thấy sợ, sự suy tưởng của Mị là có cơ sở của nó. Cha con Pá Tra đã biến Mị từ một con người yêu đời, yêu cuộc sống, tài hoa chăm chỉ, hiếu thảo, tha thiết với tình yêu thành một người con dâu gạt nợ, một kẻ nô lệ đúng nghĩa, chúng đã tàn ác khi trói một người đàn bà ngày trước đến chết thì chẳng lẽ chúng lại không đối xử với Mị như thế ư? Chứng kiến “dòng nước mắt lấp lánh” của A Phủ, tâm trạng của Mị diễn biến phức tạp. Mị thông cảm với người cùng cảnh ngộ, Mị nhớ đến chuyện người đàn bà ngày trước, lí trí giúp Mị nhận ra bọn lãnh chúa
phong kiến thật độc ác, Mị xót xa trước số phận của mình rồi Mị lại nghĩ đến A Phủ; sau đó Mị lại tưởng tượng đến cái cảnh mình bị trói đứng… Một loạt nét tâm lí ấy thúc đẩy Mị đến với hành động: dùng dao cắt lúa rút dây mây cởi trói cho A Phủ. Đó là một việc làm táo bạo và hết sức nguy hiểm nhưng nó phù hợp với nét tâm lí của Mị trong đêm mùa đông này. Sau khi cắt dây cởi trói cho A Phủ, Mị cũng không ngờ mình dám làm một chuyện động trời đến vậy. Mị thì thào lên một tiếng “đi ngay” rồi Mị nghẹn lại. A Phủ vùng chạy đi, còn Mị vẫn đứng lặng trong bóng tối. Ta có thể hình dung được nét tâm lí ngổn ngang trăm mối của Mị lúc này. Lòng Mị rối bời với trăm câu hỏi: Vụt chạy theo A Phủ hay ở đây chờ chết? Thế là cuối cùng sức sống tiềm tàng đã thôi thúc Mị phải sống và Mị vụt chạy theo A Phủ. Trời tối lắm nhưng Mị vẫn băng đi, bước chân của Mị như đạp đổ uy quyền, thần quyền của bọn lãnh chúa phong kiến đương thời đã đè nặng tâm hồn Mị suốt bao nhiêu năm qua. Mị đuổi kịp A Phủ và nói lời đầu tiên. Mị nói với A Phủ sau bao nhiêu năm câm nín: “A Phủ. Cho tôi đi! Ở đây thì chết mất”. Đó là lời nói khao khát sống và khát khao tự do của nhân vật Mị. Câu nói ấy chứa đựng biết bao tình cảm và làm quặn đau trái tim bạn đọc. Đó chính là nguyên nhân - hệ quả của việc Mị cắt đứt sợi dây vô hình ràng buộc cuộc đời của mình. Thế là Mị và A Phủ dìu nhau chạy xuống dốc núi. Hai người đã rời bỏ Hồng Ngài - một nơi mà những kỉ niệm đẹp đối với họ quá ít, còn nỗi buồn đau, tủi nhục thì chồng chất không sao kể xiết. Hai người rời bỏ Hồng Ngài và đến Phiềng Sa, nhưng những ngày phía trước ra sao họ cũng chưa biết đến… Rõ ràng, trong đêm mùa đông này, sức sống tiềm tàng đóng một vai trò hết sức quan trọng. Chính nó đã giúp Mị vượt lên trên số phận đen tối của mình. Mị cứu A Phủ cũng đồng nghĩa với việc Mị tự cứu lấy bản thân mình. Qua đoạn trích trên, Tô Hoài đã ca ngợi những phẩm chất đẹp đẽ của người phụ nữ miền núi nói riêng và phụ nữ Việt Nam nói chung. Tô Hoài đã rất cảm thông và xót thương cho số phận hẩm hiu, không lối thoát của Mị. Bằng một trái tim nhạy cảm và chan chứa yêu thương, Tô Hoài đã phát hiện và ngợi ca đốm lửa còn sót lại trong trái tim Mị. Tư tưởng nhân đạo của nhà văn sáng lên ở đó. Đồng thời qua tác phẩm, Tô Hoài cũng đã khẳng định được chân lí muôn đời: ở đâu có áp bức bất công thì ở đó có sự đấu tranh để chống lại nó dù đó là sự vùng lên một cách tự phát như Mị. Quả thật, tác phẩm này giúp ta hiểu được nhiều điều trong cuộc sống. Với truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” nói riêng và tập “Truyện Tây Bắc” nói chung, ta hiểu vì sao Tô Hoài lại thành công trong thể loại truyện ngắn đến như vậy. Nét phong cách nghệ thuật: màu sắc dân tộc đậm đà chất thơ, chất trữ tình thấm đượm, ngôn ngữ lời văn giàu tính tạo hình đã hội tụ và phát sáng trong truyện ngắn này. Tác phẩm “Truyện Tây Bắc” xứng đáng với giải nhất truyện ngắn - giải thưởng do Hội nghệ sĩ Việt Nam trao tặng năm 1954 - 1955. Và “Vợ chồng A Phủ” thực sự để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng bạn đọc bởi những giá trị nghệ thuật, giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của nó. Truyện ngắn này quả là một truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách Tô Hoài. Đối với riêng em, truyện “Vợ chồng A Phủ” giúp em cảm thông sâu sắc trước nỗi khổ của người phụ nữ trong xã hội phong kiến miền núi, từ đó giúp em ngày càng trân trọng khát vọng của họ hơn. Đây quả là một tác phẩm văn chương đích thực bởi nó đã góp phần nhân đạo hóa tâm hồn bạn đọc như Nam Cao đã quan niệm trong truyện ngắn “Đời thừa”. Phân tích Vợ chồng A Phủ mẫu 2 Cuối năm 1952, nhà văn Tô Hoài đi với bộ đội trong chiến dịch Tây Bắc. Sau khi tìm hiểu chung, Tô Hoài quyết định đi sâu vào những khu du kích của đồng bào các dân tộc thiểu số trên vùng núi cao. Chuyến đi kéo dài tám tháng đã để lại những ấn tượng sâu sắc và tình cảm tốt đẹp cho nhà văn. Tô Hoài kể lại: “Cái kết quả lớn nhất và trước nhất của chuyến đi tám tháng ấy là đất nước và con người miền Tây đã để thương để nhớ cho tôi nhiều quá, tôi không thể bao giờ quên. Tôi không thể bao
giờ quên được lúc vợ chồng A Phủ tiễn tôi tại dốc núi làng Tà Xùa rồi cùng vẫy tay gọi theo: “Chéo lù! Chéo lù” (Trở lại! Trở lại!). Không bao giờ tôi quên được lúc vợ chồng Lý Nủ Chu tiễn chúng tôi dưới chân núi Cao Phạ cũng vẫy tay kêu: "Chéo lù! Chéo lù!". Hai tiếng: Trở lại! Trở lại! chẳng những nhắc tôi có ngày trở lại, phải đem trở lại cho những người thương ấy của tôi một kỉ niệm tấm lòng mình, một cái gì làm hiển hiện lại cả cuộc đời người Mèo (Mông) trung thực, chí tình, dù gian nan thế nào bao giờ cũng đợi cán bộ, đợi bộ đội, bao giờ cũng mong anh em trở lại [...]. Hình ảnh Tây Bắc đau thương và dũng cảm lúc nào cũng thành nét, thành người, thành việc trong tâm trí tôi [...]. Ý thiết tha với đề tài này là một quyết định. Vì thế tôi viết Truyện Tây Bắc”. Truyện Tây Bắc gồm ba truyện (Cứu đất cứu mường, Mường Giơn và Vợ chồng A Phủ) viết năm 1953, ngay sau chuyến thâm nhập thực tế Tây Bắc của tác giả. Tập truyện này được tặng Giải Nhất, Giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam năm 1954 - 1955. Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn đặc sắc nhất trong tập Truyện Tây Bắc, cũng là một trong những truyện ngắn hay nhất của văn xuôi Việt Nam giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp. Tác phẩm là bức tranh chân thực về cuộc sống và số phận đau khổ của người nông dân nghèo miền núi dưới ách áp bức của các thế lực phong kiến và thực dân, đồng thời là một bài ca về sức sống và khát vọng tự do của con người miền núi, là hình ảnh con đường giải phóng và cuộc đổi đời của họ khi đến với cách mạng. Dưới đây chỉ phân tích nửa đầu của truyện: quãng đời ở Hồng Ngài của Mị và A Phủ, đây cũng là phần thành công hơn của tác phẩm. Trong phần này, tác giả tập trung giới thiệu và miêu tả về cuộc sống và số phận của hai nhân vật chính: Mị và A Phủ, thể hiện sức sống tiềm tàng và sự gặp gỡ của hai con người cùng một cảnh ngộ nô lệ ấy. Mị xuất hiện ngay trong mấy dòng đầu của truyện. Tô Hoài sử dụng thủ pháp miêu tả phác hoạ ngoại hình để gợi mở nội tâm nhân vật và đặt nhân vật trong sự đối lập với khung cảnh xung quanh: giữa cảnh giàu có, tấp nập của nhà thống lí Pá Tra "nhiều nương, nhiều bạc, nhiều thuốc phiện nhất làng" thì Mị luôn được đặt ở vị trí cạnh tảng đá và bên tàu ngựa. Mị như gắn vào với những cảnh vật ấy, tạo nên một cảnh sống riêng, im lìm, tăm tối, cực nhọc của kiếp sống đọa đày, nó phơi bày ra bên cạnh cái giàu sang, tấp nập của nhà thống lí, nhưng chính nó là một phần trong bức tranh trọn vẹn của nhà thống lí. Chân dung nhân vật được khắc họa bằng một nét đậm: "Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi". Sau khi đã giới thiệu nhân vật bằng một vài nét phác họa chân dung gây chú ý cho người đọc, tác giả mới kể lại câu chuyện Mị về làm dâu gạt nợ cho nhà Pá Tra. Mị là cô gái trẻ, đẹp và giàu lòng yêu đời, lại chăm chỉ và hiếu thảo. Mị đang sống những ngày tươi đẹp của tuổi yêu đương, dù trong cảnh nghèo khó. Không ít chàng trai đã theo đuổi cô gái nghèo ấy. Mùa xuân đến, Mị đang sống trong niềm sung sướng hồi hộp chờ nghe tiếng sáo quen thuộc của người yêu. Thế nhưng chính trong một đêm xuân như thế, Mị đã bị bắt cóc về làm dâu trừ nợ cho nhà thống lí Pá Tra. Nguyên do chỉ vì món nợ truyền kiếp của bố mẹ Mị. Ngày trước hai người lấy nhau, không có tiền cưới, phải đến vay tiền thống lí, bố của Pá Tra. Mị phải mang món nợ truyền kiếp ấy như một thứ "tội tổ tông" của người nghèo, từ lúc ra đời! Tô Hoài đã tố cáo một hình thức bóc lột phổ biến của bọn phong kiến ở miền núi cũng như ở miền xuôi: nạn cho vay nặng lãi. Nó đã cột chặt bao nhiêu người nghèo vào số phận nô lệ, phụ thuộc vào bọn chủ nợ giàu có. Trong thời gian đầu bị bắt về làm vợ A Sử, Mị đã phản kháng quyết liệt: hàng mấy tháng ròng, đêm nào Mị cũng khóc, rồi Mị định tự tử bằng lá ngón. Nhưng có chết thì món nợ vẫn còn. Bố già còn khổ hơn bao nhiêu lần bây giờ. Thế là Mị không đành lòng chết. Những năm tháng làm dâu trong nhà Pá Tra là một chuỗi dài triền miên những cực nhọc vất vả nối tiếp không
dứt đến mức dường như đã làm tê liệt cả ý thức về bản thân và những mong muốn thay đổi số phận ở Mị. "Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Bây giờ thì Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa, là con ngựa phải đổi ở cái tàu ngựa nhà này đến ở cái tàu ngựa nhà khác, ngựa chỉ biết việc ăn cỏ, biết đi làm mà thôi". Củng cố thêm cái ách áp bức nặng nề ấy còn là sự áp chế về tinh thần bởi mê tín, thần quyền. Mị bị ràng buộc bởi ý nghĩ rằng bố con Pá Tra đã "trình ma" mình là người nhà nó thì chỉ còn biết ở cho đến lúc chết rũ xác trong nhà nó mà thôi. Chân dung Mị được khắc đậm một nét này: "cúi mặt không nghĩ ngợi nữa", "Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như một con rùa nuôi trong xó cửa", lúc nào "cũng cúi mặt buồn rười rượi". Căn buồng Mị nằm lúc nào cũng âm u, chạng vạng với cái cửa sổ "một lỗ vuông bằng bàn tay", là một biểu tượng gắn với cuộc đời nhân vật. Cái cửa sổ "Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi". Thậm chí Mị cũng không có ý nghĩa vẻ cái chết nữa: "Lần lần, mấy năm qua, mấy năm sau, bố Mị chết. Nhưng Mị cũng không còn tưởng đến Mị có thể ăn lá ngón tự tử nữa". Mị sống như một cái bóng vật vờ, sống mà như đã chết, không còn cả ý thức về thời gian nữa. Mị không còn nhớ mình về làm dâu nhà Pá Tra đã bao nhiêu năm. Với Mị, sự chuyển đổi của thời gian, trong một ngày hay trong một năm, cũng chẳng gợi cho cô một ấn tượng, cảm xúc gì, vẫn chỉ là một cái màu nhờ nhờ trăng trắng "không biết là sương hay là nắng", cái sắc màu mờ mờ đùng đục của những hoàng hôn đằng đẵng buồn tẻ và tê tái. Ở đoạn đầu của truyện, cuộc sống của Mị bị giam hãm trong cái không gian chật hẹp và tù đọng của nhà Pá Tra, với một nhịp điệu buồn tẻ, nặng nề của những công việc khổ sai lặp di lặp lại, trong một thời gian ngưng đọng như không dĩ vãng và không tương lai. Lời trần thuật với nhịp chậm, trầm lặng tạo ra giọng điệu có chiều sâu thấm đượm nỗi xót xa và thương cảm. Phải chăng tâm hồn Mị đã hoàn toàn nguội lạnh? Cô Mị một thời trẻ đẹp, khát khao hạnh phúc đã hoàn toàn cam chịu thân phận nô lệ, sống mà như đã chết. Không, ngòi bút của Tô Hoài không chỉ phơi bày cái đen tối, ảm đạm của cuộc đời mà còn thiết tha hướng tới phía sự sống và ánh sáng. Ngòi bút của nhà văn đã tìm sâu vào tận cùng của ý thức và trong đáy sâu tiềm thức nhân vật để khơi bừng lên chút ánh sáng và hơi ấm của niềm ham sống khát khao hạnh phúc. Sự thức tỉnh đời sống ý thức của Mị trước hết là nhờ tác động của hoàn cảnh, một hoàn cảnh khá "điển hình" - đấy là mùa xuân về trên miền núi cao Tây Bắc. Mùa xuân gợi dậy ở con người, ở thiên nhiên sức sống tiềm tàng và những khát vọng. Người Mông ăn Tết khi ngô lúa đã gặt xong, mùa xuân có thêm niềm vui thu hoạch mùa màng. Cái Tết năm ấy đến vào lúc gió và rét dữ dội, nhưng vẫn không ngăn được những sắc màu của mùa xuân trong thiên nhiên và cả ở con người. Sự sống của tạo vật và con người như được mùa xuân khơi dậy, làm bừng tỉnh. Và thời điểm để ngọn lửa sống trong lòng Mị bừng lên đã đến. Đấy là một "đêm tình mùa xuân". Tiếng sáo gọi bạn tình cứ thiết tha, bồi hồi "tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng". Với Mị, tiếng sáo gọi bạn là biểu tượng lôi cuốn nhất của mùa xuân, của khát vọng hạnh phúc: "Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị" hết núi này sang núi khác. Cái nồng nàn của đêm xuân lại được tăng thêm bởi bữa rượu ngày Tết, trong tiếng chiêng đánh ầm ĩ và những người lên đồng, người hát: "Ngày Tết, Mị cũng uống rượu, Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Rồi say...". Chính trong một trạng thái đã được kích thích bởi men rượu, bởi những âm thanh náo động của bữa cơm cúng ma trong nhà Pá Tra và sự lôi cuốn của tiếng sáo gọi bạn ngoài đường, Mị đã vượt ra khỏi tâm trạng thờ ơ, nguội lạnh lâu nay của mình. Dấu hiệu đầu tiên là
Mị sống lại với những hồi tưởng về những ngày xuân quá khứ, những kỉ niệm đẹp về ngày trước, những ngày hạnh phúc ngắn ngủi của tuổi trẻ. Bằng việc nhớ lại quá khứ, Mị đã vượt qua tình trạng sống "phi thời gian", sống mà như đã chết bấy lâu nay, rồi Mị sống lại với niềm ham sống của tuổi trẻ: "Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi". Sức sống bấy lâu nay bị đè nén, tưởng đã tắt lịm, thì nay bỗng bật trào dậy. Phản ứng đầu tiên đến với Mị là ý nghĩ: "Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa". Ý nghĩ về cái chết lúc này là sự phản kháng với hoàn cảnh, nó chứng tỏ rằng Mị đã ý thức lại được tình cảnh đau xót dai dẳng của mình. Trong khi ấy thì tiếng sáo - biểu tượng của khát vọng tình yêu và tự do - cứ theo sát diễn biến tâm trạng của Mị. Nó là ngọn gió thổi bùng lên đốm lửa trong lòng Mị. Tiếng sáo từ chỗ là một hiện tượng ngoại cánh ("tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường") đã xâm nhập thế giới nội tâm của Mị, trở thành một hiện hữu ở trong tâm linh nhân vật: "Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo". Đến đây đã xảy ra bước phát triển quyết định: từ những sôi sục trong tâm tư, Mị bước tới hành động. Đầu tiên là một hành động có nhiều ý nghĩa: "Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng". Đấy là một hành động của sự thức tỉnh. Mị thắp sáng ngọn đèn trong càn phòng vốn âm u, mờ mịt của mình, cũng tức là Mị thắp lên một ánh sáng trong cuộc đời tăm tối triền miên của mình trong nhà Pá Tra. Và hành động này thúc đẩy hành động tiếp theo, như những đợt sóng tiếp nhau. Dường như không đếm xỉa gì đến những trói buộc khắt khe của nhà Pá Tra, đến A Sử, Mị tự mình hành động như một con người tự do, theo tiếng gọi của lòng mình: quấn lại tóc, rút lấy cái váy hoa, sửa soạn đi chơi Tết. Giữa lúc lòng ham sống trỗi dậy mạnh mẽ thì nó bị dập xuống phũ phàng: A Sử bước vào, thản nhiên, lầm lì, trói đứng Mị vào cây cột nhà: tóc Mị xõa xuống, A Sử quấn luôn tóc lên cột, rồi y "tắt đèn, đi ra, khép cửa buồng lại". Cái kĩ càng, rành rẽ của từng động tác biểu hiện một sự tàn ác đến thản nhiên của A Sử. Suốt cái đêm bị trói vào cột ấy, Mị đã sống trong sự giằng xé giữa niềm khao khát sống tự do và thực tại nghiệt ngã. Ban đầu, Mị như quên những vòng dây trói và những đau đớn thể xác mà vẫn sống với tiếng sáo, "tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi" ở ngoài kia, đến nỗi Mị "vùng bước đi". Nhưng rồi những vòng dây trói thít chặt và nỗi đau đớn đến tê dại toàn thân đã kéo Mị trở về với thực tại. Thay thế cho tiếng sáo gọi bạn, chỉ còn "tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân nhai cỏ. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa". Thực tại phũ phàng đã bóp chết những khao khát tự do và hạnh phúc ở Mị. Ngòi bút của Tô Hoài đã thấm nhuần tinh thần nhân đạo, thể hiện ở niềm tin và sự trân trọng niềm khát khao vươn lên đời sống tự do và hạnh phúc của những con người bị đọa đày đau khổ. Đấy là sự tiếp nối tinh thần nhân đạo truyền thống trong văn học dân tộc. Đến đây, giữa lúc xung đột đã dẫn đến căng thẳng, tác giả tạm thời mở nút cho tình tiết này bằng sự xuất hiện của A Phủ trong cuộc đánh nhau của toán thanh niên làng bên với A Sử. Đây cũng là lối giới thiệu nhân vật một cách tự nhiên và gây sự chú ý ngay từ đầu. Cũng như Mị, A Phủ được tác giả giới thiệu bằng sự xuất hiện đột ngột, gây chú ý cho người đọc, rồi mới kể về lai lịch của anh. A Phủ xuất hiện trong cuộc đánh nhau của trai làng bên với bọn A Sử. Lũ phá đám ta đêm qua đây rồi. - A Phủ đâu? A Phủ đánh chết nó đi! Một người to lớn chạy vụt ra vung tay ném con quay rất to vào mặt A Sử. Con quay gổ ngát lăng vào giữa mặt. Nó vừa kịp bưng tay lên. A Phủ đã xộc tới, nắm cái vòng cổ, kéo dập đầu xuống, xé vai áo, đánh tới tấp". A Phủ xuất hiện đối đầu với A Sử thật hiên ngang và trận đòn đánh mới áp đảo và hả hê làm sao! (Chú ý câu văn mô tả cảnh này bằng một loạt từ chỉ hành động với nhịp nhanh, mạnh, dồn dập: chạy vụt ra, vung tay ném, xộc tới nắm, kéo đập đầu, xé, đánh tới tấp).
A Phủ là một thanh niên nghèo, suốt đời đi làm thuê làm mướn, không có ruộng, không có cả đến cái vòng bạc đeo cổ để đi chơi Tết. Cha mẹ đã chết cả trong một trận dịch đậu mùa, A Phủ đã từng bị bắt bán xuống vùng người Thái,... Nhưng chính cuộc sống cùng cực ấy đã hun đúc thêm ở A Phủ một sức sống mạnh mẽ, lòng ham chuông tự do và một tính cách thật gan góc, cùng với một tài năng lao động đáng quý. A Phủ thạo và ham thích những công việc lao động nặng nhọc mà khó khăn, nguy hiểm: "biết đúc lưỡi cày, biết đục cuốc, lại cày giỏi và đi săn bò tót rất bạo", "Đốt rừng, cày nương, cuốc nương, săn bò tót, bẫy hổ, chăn bò, chăn ngựa, quanh năm một thân một mình bôn ba rong ruổi ngoài gò ngoài rừng". A Phủ là đứa con của núi rừng tự do. Cuộc sống phóng khoáng, ưa tự do, gần gũi thiên nhiên và chất phác của A Phủ cũng là một nét tính cách đặc trưng của người Mông. Việc A Phủ bị bắt làm người ở gạt nợ càng làm tăng thêm sức tố cáo của tác phẩm: một chàng trai khoẻ mạnh, gan góc, vốn không nợ nần gì nhà Pá Tra, lại lao động giỏi, sống tự do như chim trời giữa núi rừng, vậy mà cuối cùng cũng không thoát khỏi ách áp bức của chúa đất, phải rơi vào thân phận kẻ nô lệ suốt đời trong nhà Pá Tra. Hơn thế nữa, cho đến cả đời con, đời cháu cũng vậy, bao giờ trả hết nợ mới thôi! Cảnh bọn chức việc trong làng xử kiện A Phủ lại thêm một bức tranh cụ thể sống động, giàu sức tố cáo vé một tập tục là hiện thân của ách áp chế kiểu trung cổ ở miền núi. Cuộc xử kiện diễn ra trong khói thuốc phiện mù mịt "tuôn ra các lỗ cửa sổ tun hút xanh như khói bếp" và "Người thì đánh, người thì quỳ lạy, kể lể, chửi bới. Xong một lượt đánh, kể, chửi, lại hút", cứ thế suốt từ trưa cho đến hết đêm. Còn A Phủ gan góc, quỳ chịu đòn chỉ im như tượng đá. Mị và A Phủ cùng cảnh nô lệ trong nhà Pá Tra, nhưng không phải họ đã gặp gỡ nhau ngay được. Nhưng rồi một cảnh ngộ xảy đến với A Phủ. A Phủ đi chăn bò để hổ bắt mất một con. Pá Tra trói đứng A Phủ vào cọc ở giữa nhà, một tình cành bị trói chờ chết như năm nào Mị đã phải chịu. Lúc đầu, nhìn A Phủ bị trói, Mị vẫn chưa có một suy nghĩ gì. Nào phải đâu Mị là người nhẫn tâm, chỉ vì những hành động tội ác trong nhà Pá Tra là chuyện diễn ra hằng ngày và Mị cũng chỉ là một nạn nhân bất lực mà thôi. Hơn nữa, Mị vẫn đang chìm trong trạng thái sống gần như vô cảm. Nhưng đến một đêm, khi Mị trở dậy thổi lửa sưởi, "Ngọn lửa bập bùng sáng lên, Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại". Chính dòng nước mắt ấy của A Phủ, dòng nước mắt tuyệt vọng, đau đớn của người trai Mông gan góc, quả cảm đã đánh thức đời sống ý thức và tình cảm ở Mị. Mị bừng tinh, thoát khỏi tình trạng "vô cảm", mà dấu hiệu đầu tiên của sự thức tính ấy cũng lại là sự hồi tưởng. Kí ức sống dậy, Mị nhớ lại những nỗi đau đớn khi bị trói đứng vào cột. "Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được". Mị nhớ đến một người đàn bà khác đã từng bị trói đến chết. Từ sự xót thương người đồng cảnh ngộ, ở Mị đã hình thành mối đồng cảm giai cấp tự nhiên. Ý nghĩ cứu A Phủ đã mạnh hơn cả nỗi lo sợ cho chính mình. Từ tình cảm và ý nghĩ ấy, ắt dẫn tới hành động quyết định của Mị: cắt dây trói cứu A Phủ. Cắt dây trói cứu A Phủ, Mị cũng đã tự cắt sợi dây trói buộc đời mình với nhà Pá Tra. Để tự cứu mình, Mị đã chạy theo A Phủ thoát khỏi địa ngục nhà Pá Tra. Đến dây cái vòng trói buộc cuộc đời Mị và A Phủ đã được tháo gỡ nút thứ nhất. Mặc dù đây chỉ là những hành động đấu tranh tự phát, nhưng cũng chính là từ những khát vọng tự do và sự phản kháng mạnh mẽ ấy mà họ sẽ nhanh chóng đến với cách mạng, để giải phóng triệt để cho số phận của mình và của những người nghèo khổ khác. Thành công của truyện Vợ chồng A Phủ trước hết là ở cốt truyện mang ý nghĩa tiêu biểu cho số phận và con đường giác ngộ của người nông dân miền núi, cũng như của nhân dân lao động nói chung trong sự gặp gỡ cách mạng. Mô típ cốt truyện này rất tiêu biểu cho các tác phẩm văn xuôi trong giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp, cũng như cả trong văn học từ năm 1945 đến 1975.
Nhưng tác phẩm gây được ấn tượng sâu sắc là ở nghệ thuật xây dựng nhân vật. Nhân vật vừa mang tính tiêu biểu cho tầng lớp, giai cấp vừa có được những nét cá tính khá rõ. A Phủ thì mạnh mẽ, gan góc mà bộc trực, cả tin, chất phác. Mị giàu sức sống nhưng trầm lắng hơn, có một đời sống nội tâm sôi nổi dưới vẻ ngoài lặng lẽ. Phân tích Vợ chồng A Phủ mẫu 3: Tô Hoài là một nhà văn tài năng, cần mẫn. Ông sáng tác trên nhiều thể loại và ở thể loại nào ông cũng đạt được những thành tựu xuất sắc. Ông là nhà văn của sự thật đời thường với vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về phong tục tập quán của nhiều vùng khác nhau. Trước cách mạng, ông chủ yếu hướng ngòi bút của mình về cuộc sống nông thôn nghèo và thế giới loài vật, sau cách mạng ông hướng đến những vùng nông thôn rộng lớn, đặc biệt là Tây Bắc. Vợ chồng A Phủ là kết quả của chuyến đi thực tế Tây Bắc của ông với nhân vật trung tâm là Mị. Mị là một cô gái Mông trẻ trung, xinh đẹp nhưng số phận lại vô cùng bất hạnh. Vẻ đẹp của Mị được minh chứng qua việc “trai đến đứng nhẵn chân vách đầu buồng Mị”, Mị mang nhan sắc rực rỡ của người con gái tuổi mới lớn, độ tuổi đẹp đẽ, căng tràn sức sống nhất. Không chỉ xinh đẹp mà Mị còn rất tài năng, tài thổi sáo của Mị nức tiếng gần xa, biết bao người mê đắm, ngày đêm thổi sáo đi theo Mị. Dù gia cảnh nghèo nàn, vẫn luôn nợ tiền nhà thống lí Pá Tra, nhưng khi biết nhà thống lí muốn bắt mình về làm con dâu để gạt nợ, cô đã lập tức cầu xin cha cho mình được đi làm để trả nợ dần: “Con sẽ làm nương ngô giả nợ thay cho bố”, vì cô tự tin vào khả năng, sức khỏe của mình: “Con nay đã biết cuốc nương làm ngô” và hơn hết cô gái trẻ ấy còn mang trong mình cái khát vọng được sống cuộc đời tự do: “Bố đừng bán con cho nhà giàu”. Dù Mị hội tụ đầy đủ những phẩm chất để được hưởng một cuộc sống tự do, hạnh phúc nhưng số phận lại vô cùng bất hạnh, bị các thế lực thần quyền và cường quyền chà đạp, áp bức. Vì món nợ truyền kiếp, cuối cùng Mị bị thống lí Pá Tra bắt về làm con dâu gạt nợ. Cũng chính từ giờ phút đó cuộc sống bi kịch đổ ập xuống đời cô. Ban đầu khi mới về nhà thống lí, trong Mị vẫn mong manh xuất hiện ý thức phản kháng: đêm nào cô cũng khóc và đến cuối cùng cô đã đi đến quyết định ăn lá ngón tự tử. Người ta chỉ muốn chết khi ý thức được nỗi khổ của mình, khi sự chịu đựng đã đạt đến giới hạn. Nhưng tình yêu thương gia đình đã khiến Mị từ bỏ ý định đó, vì nếu cô chết đi, món nợ vẫn còn, cha cô lại phải gánh chịu. Mị chấp nhận quay trở lại với cuộc sống lầm lũi, bất hạnh. Khi người ta sống trong đau đớn và khổ cực trong một thời gian quá dài, tự nhiên sẽ mất đi cảm giác về cái khổ, cái bất công. Khi Mị làm dâu đã quen, cô quên đi nỗi đau khổ về thể xác. Thời gian của Mị không tính bằng thời gian đơn thuần mà bằng lượng công việc cô làm, việc này nối tiếp việc kia, dường như không có lúc nào người con gái ấy được nghỉ ngơi. Từ một người con gái trẻ trung, đầy sức sống, Mị biến thành công cụ lao động, mất đi ý niệm về thời gian, về tuổi trẻ. Không chỉ vậy Mị còn phải gánh chịu nỗi đau khổ về tinh thần: “Ai có việc ở xa về, có việc vào nhà thống Lí Pá Tra thường trông thấy có một cô con gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa”, “lúc nào cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi”. Và chính Mị cũng tưởng mình cũng là con trâu, con ngựa trong nhà này. Biện pháp so sánh đã cho thấy nỗi khổ bị đẩy lên đến tận cùng của Mị. Đặc biệt là hình ảnh ẩn dụ về căn buồng mà Mị ở “kín mít, chỉ có một cửa sổ lỗ vuông bằng bàn tay, lúc nào nhìn ra cũng chỉ thấy mờ mờ trăng trắng không biết là sương hay là nắng”. Đây thực chất không phải là nơi để con người sinh sống mà nó như một địa ngục trần gian, dùng để giam hãm cuộc đời Mị. Và nó cũng chẳng khác gì một nấm mồ chôn vùi thanh xuân, tuổi trẻ và hạnh phúc của một người con gái lương thiện, giàu sức sống. Đoạn văn cho thấy hiện thực xã hội thối nát đương thời đã chà đạp lên quyền sống và hạnh phúc của con người, đồng thời cũng là lời nói cảm thương cho những số phận bất hạnh dưới ách thống trị của bọn phong kiến miền núi.
Ẩn sâu trong tâm hồn tưởng chừng như đã héo úa, không còn niềm tin ấy nữa lại là sức sống tiềm tàng vô cùng mãnh liệt. Sức sống ấy được thể hiện rõ nhất trong đêm tình mùa xuân. Không phải ngẫu nhiên mà sức sống đó được khơi nguồn, trước hết do Mị nhận sự tác động từ không khí mùa xuân ấm áp, đầy tình tứ, những đồi cỏ gianh vàng ửng, những chiếc váy phơi trên mỏm đá xòe rộng ra như những cánh bướm sặc sỡ. Cùng với đó là âm thanh náo nhiệt, rộn rã của đám trẻ con và đặc biệt là sự xuất hiện của tiếng sáo. Tiếng sáo xuất hiện từ xa đến gần, ban đầu là ở bên ngoài, sau đó gần như hòa làm một trong Mị: “Rập rờn trong đầu Mị”. Trong hồn Mị sống lại những khát khao được yêu đương, khát vọng được sống hạnh phúc của ngày xưa, từ cõi vô cảm, quên lãng, Mị trở về cõi nhớ. Đồng thời cũng không thể thiếu đi chất xúc tác của hơi men, Mị uống cả hũ rượu, uống ừng ực từng bát, Mị say rồi ngồi lịm đi, mơ màng nhớ về quá khứ tự do. Những chất xúc tác đó đã tạo nên hành trình vượt thoát, để Mị tìm lại chính bản thân mình. Trong lòng Mị thấy phơi phới trở lại, cái cảm giác mà tưởng rằng bấy lâu nay đã mất. Mị ý thức được rằng: “Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi”. Tuy nhiên sự thật vô cùng phũ phàng, Mị muốn đi chơi nhưng lại không được đi nên Mị quay về buồng. Trong hơi men của rượu lại một lần nữa sức sống trỗi dậy. Mị lấy ống mỡ, sắn một miếng thắp lên cho sáng, đây không chỉ là hành động thắp sáng vật lí đơn thuần mà nó còn biểu tượng cho khát vọng, niềm tin được giải thoát, thắp sáng chính cuộc đời Mị. Cô quấn lại tóc, lấy cái váy chuẩn bị đi chơi thì bị A Sử chặn đứng lại bằng hành động vô cùng thô bạo. Mị bị trói đứng ở cột, nhưng A Sử chỉ trói được thân xác Mị, chứ không thể trói được khát vọng, sức sống trong Mị. Trong tâm tưởng cô vẫn thả hồn theo tiếng sáo và những cuộc chơi. Sáng hôm sau Mị tỉnh lại và tiếp diễn chuỗi ngày sống mòn, sống mỏi. Và để cho cuộc vượt thoát của Mị được thành công, Tô Hoài đã tạo ra tình huống gặp gỡ bất ngờ giữa Mị và A Phủ. A Phủ là người ở của thống lí, do làm mất bò nên bị trói đứng. Sau đêm tình mùa xuân Mị rơi vào trạng thái tê liệt, nhưng gặp A Phủ đã thức dậy trong cô khát vọng sống. Giọt nước mắt “lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại” đã có tác động mạnh mẽ đến Mị, khiến Mị ý thức được nỗi đau khổ của mình, tự thương thân và thương người. Điều đó đã dẫn đến hành động cởi dây trói và bỏ đi theo A Phủ, hướng đến cuộc đời tự do, hạnh phúc phía trước. Xây dựng nhân vật Mị, Tô Hoài đã phơi bày một cách chân thực số phận cực khổ của người dân lao động Tây Bắc dưới ách áp bức của giai cấp thống trị miền núi. Đồng thời thể hiện niềm cảm thương với số phận khổ đau của nhân vật Mị, phát hiện, trân trọng và ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn với sức sống tiềm tàng mãnh liệt của Mị. Ngoài nhân vật Mị, ta cũng không thể không nhắc đến nhân vật A Phủ. A Phủ là người có số phận bất hạnh, cha mẹ mất, cậu trở thành món hàng trao đổi, mất tự do ngay từ khi còn bé. Khi lớn lên do không có nhà cửa, tiền bạc, ruộng nương nên A Phủ không thể lập gia đình. Mặc dù vậy, cậu lại là người mang trong mình những phẩm chất hết sức đẹp đẽ, lối sống phóng khoáng, mạnh mẽ, tự lực kiếm sống, vươn lên hoàn cảnh khắc nghiệt để sống, là một con người dũng cảm, tự tin, yêu đời. Nhưng số phận bất hạnh đã biến A Phủ thành người ở gạt nợ một cách hết sức phi lí. Cậu bị đày đọa về thể xác, bị lợi dụng sức khỏe triệt để, bị rẻ rúng khôn cùng. Nhưng trong con người ấy vẫn luôn tồn tại khao khát tự do, hạnh phúc mãnh liệt. Ngay khi được Mị giải cứu, A Phủ và Mị đã cùng nhau bỏ trốn nơi địa ngục đó để tìm đến một cuộc sống đẹp đẽ, tự do hơn. Nét nghệ thuật đắc sắc nhất trong tác phẩm là nghệ thuật xây dựng nhân vật. Mị được xây dựng theo kiểu nhân vật tâm trạng, còn A Phủ là kiểu nhân vật hành động. Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, cũng như phong tục tập quán tài tình. Ngôn từ giản dị, linh hoạt, giàu cảm xúc, mang đậm chất dân tộc. Các yếu tố nghệ thuật đó đã góp phần tạo nên thành công cho tác phẩm. Vợ chồng A Phủ là kết tinh của giá trị hiện thực và nhân đạo.
Tác phẩm đã lên án, tố cáo chế độ phong kiến miền núi chà đạp, áp bức quyền sống, quyền hạnh phúc của con người. Bên cạnh đó tác phẩm cũng thấm đẫm tinh thần nhân đạo: Cảm thương cho số phận những người lao động nghèo bất hạnh, bị tước đoạt đi quyền sống, bị hành hạ cả thể xác và tinh thần. Đồng thời trân trọng ngợi ca sức sống tiềm tàng, luôn biết hướng đến một tương lai tốt đẹp hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO - https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%B4_Ho%C3%A0i - Văn bản Vợ chồng A Phủ, trang 3 SGK Ngữ văn lớp 12, tập Hai - Hệ thống kiến thức bài Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài -/- Truy cập kho tài liệu Văn mẫu 12 để cập nhật thêm nhiều bài văn hay tham khảo, giúp rèn luyện kỹ năng làm văn, chuẩn bị tốt cho các bài thi và kiểm tra môn Văn lớp 12. Chúc các em học tốt!
0 notes
levantu · 2 months
Video
youtube
HUYỀN THOẠI TRƯƠNG LƯƠNG PHẦN I!LÃO GIÀ NGÃ BẢY SÀI GÒN.
 Trương Lương, họ Trương tên Lương, tự là Tử Phòng, người nước Hàn. Tổ tiên 5 đời của Trương Lương đều làm quan Tướng Quốc nước Hàn. Cha tên là Bình, làm Tướng Quốc cho vua Hàn là Ly Vương và Điệu Huệ Vương. Khi cha chết, Trương Lương còn ít tuổi nên chưa được tập ấm làm quan. Khi nước Hàn bị Tần Thủy Hoàng đánh tan, sáp nhập vào nước Tần, lúc đó Trương Lương có 300 tôi tớ trong nhà. Em của Lương chết, Lương không lo chôn cất, mà lo bán tất cả gia tài, giải tán các tôi tớ, dùng tiền đi tìm một người làm thích khách để giết vua Tần, báo thù cho nước Hàn. Trương Lương thường học lễ ở Hoài Dương, đi về đông yết kiến một vị ẩn sĩ tên là Thương Hải Quân, tìm được một dũng sĩ họ Lê, thường gọi là Trưng Hải Công, sử dụng một đôi chùy nặng 120 cân. Khi hay tin Tần Thủy Hoàng đi chơi qua miền đông, Trương Lương cùng với dũng sĩ rình núp ở bãi cát Bác Lãng, chờ khi xe của Tần Thủy Hoàng đi qua thì xông ra đánh, nhưng lại đánh nhầm xe của bọn tùy tùng. Tần Thủy Hoàng nổi giận, giết chết dũng sĩ họ Lê, rồi cho lịnh truy lùng bắt cho kỳ được Trương Lương. Lương phải đổi tên họ, cải dạng, trốn tránh ở Hạ Bì. TRƯƠNG LƯƠNG DÂNG DÉP 3 LẦN Một hôm, Trương Lương tản bộ ra cầu Hạ Bì, gặp một cụ già mặc áo cộc, cốt cách phương phi, đi ngang qua cầu, bỗng làm rớt chiếc dép xuống cầu. Cụ quay lại thấy Lương ngồi đó thì bảo rằng: - Thằng bé, xuống cầu lượm dép giùm ta. Lương ngạc nhiên muốn cự lại, nhưng thấy cụ già cả nên cố nhịn, lội xuống dạ cầu lượm chiếc dép đem lên cho cụ. Ông cụ lại b���o: - Xỏ vào chân ta. Lương đã trót lấy dép lên nên luôn tiện ngồi xuống xỏ dép vào chân của cụ. Cụ già mang dép xong, cười rồi bỏ đi. Lát sau cụ quay lại cầu, loay quay thế nào lại rớt dép lần nữa. Rồi Cụ cũng biểu Lương lội xuống lượm dép cho Cụ và xỏ vào chân Cụ. Lương thấy việc nầy có vẻ lạ, nên cũng vâng lời, làm vừa lòng cụ già lần nữa. Cụ già lại dở chưn dở tay thế nào lại làm rớt dép lần thứ ba. Lần nầy Cụ cũng biểu Lương xuống nhặt dép cho Cụ như hai lần trước. Trương Lương đã trót hai lần giúp Cụ già nên lần nầy cũng ráng giúp cụ cho trót. Cụ già mang dép vào chân xong, cười rồi bỏ đi. Một lát Cụ quay trở lại, nói với Trương Lương rằng: - Thằng bé nầy dạy được! Năm ngày sau, sáng tinh mơ, mày đến gặp ta tại đây. Trương Lương lấy làm lạ, nhưng cũng đáp: - Vâng. Đúng 5 ngày sau, sáng tinh mơ, Trương ra cầu thì đã thấy Cụ già đã ở đó từ trước. Cụ có ý giận, nói: - Đã hẹn với người già cả, lại đến sau, là cớ gì? Cụ bỏ đi, rồi quay lại nói: - Năm ngày nữa ra gặp ta ở đây cho sớm. Năm ngày sau, Trương Lương ra cầu thật sớm, vào lúc gà gáy, nhưng lại thấy Cụ già đã đến trước rồi. Cụ giận, nói: - Năm ngày sau, hãy ra đây cho sớm. Đúng năm ngày sau nữa, chưa đến nửa đêm thì Trương Lương ra cầu, một lát sau thì thấy Cụ già đi tới. Cụ vui vẻ nói: - Thế mới phải chứ! Rồi Cụ trao cho Lương một quyển sách, Cụ nói: - Học trong quyển sách nầy thì làm thầy của bực đế vương. Mười năm sau sẽ ứng nghiệm. Mười ba năm sau con sẽ đến gặp ta, hòn đá màu vàng dưới chơn núi Cốc Thành ở phía Bắc sông Tế là ta đó. Cụ già nói xong thì đi mất. Sáng hôm sau, Trương Lương mở sách ra xem thì đó là quyển 'THÁI CÔNG BINH PHÁP'. Trương Lương vô cùng mừng rỡ, ngày đêm chuyên cần nghiên cứu học tập. Cụ già tặng sách cho Trương Lương là Ông Tiên Huỳnh Thạch Công. (Huỳnh Thạch là cục đá màu vàng). Nhờ công dâng dép 3 lần cho Tiên Ông nên được Tiên Ông tặng cho sách quí, học trong đó mới trở nên tài giỏi, làm thầy cho bực đế vương (tức là làm Quân Sư), bày mưu tính kế, đánh đông dẹp bắc, bình trị thiên hạ. (Theo CỔ HỌC TINH HOA)
 LÃO GIÀ NGÃ BẢY SÀI GÒN.
***
HUYỀN THOẠI TRƯƠNG LƯƠNG PHẦN I!LÃO GIÀ NGÃ BẢY SÀI GÒN.
  #huyenthoaitruongluongphan1
#phattrienbanthan
#laogiangabaysaigon
#tslevantucantho
#facebooklevantu
#kenhyoutubetslevantu
#kenhtiktoktslevantu
#hoasinhtanhd.com
0 notes