Tumgik
#cuongdobucxamattroi
solarv-vn · 3 years
Text
Tim hieu cuong do buc xa mat troi o Viet Nam
Tumblr media
Cường độ bức xạ mặt trời các khu vực tại Việt Nam có sự phân bố khác nhau theo từng khu vực, bởi tùy khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt đới ẩm hay nhiết đới xavan mà số giờ nắng khác nhau.
Cường độ bức xạ là gì?
Bức xạ mặt trời được xem là nguồn năng lượng chính cho những quá trình diễn ra trên trái đất như bóc mòn, phong hóa, bồi tu, vận chuyển, cũng như giúp chiếu sáng và sưởi ấm cho các hành tinh trong hệ Mặt Trời. Còn Cường độ bức xạ là thuật ngữ chỉ dòng vật chất và năng lượng của mặt trời phát ra và có thể chuyển đổi thành các dạng năng lượng như nhiệt điện… rất hữu ích trong cuộc sống
Bản đồ cường độ bức xạ mặt trời tại việt nam
Để tạo nên bản đồ bức xạ mặt trời, các nhà khoa học nghiên cứu đo lượng ánh sáng mặt trời tại các vị trí cụ thể ở rất nhiều thời điểm khác nhau trong năm. Từ những kết quả này, họ ước tính lượng tia sáng mặt trời tại các khu vực có cùng vĩ độ với khí hậu tương tự. Dữ liệu bức xạ mặt trời cho các hệ thống điện năng lượng mặt trời thường có đơn vị kilowatt-giờ trên mét vuông (kWh/m2).
Bức xạ mặt trời là nguồn tài nguyên vô cùng lớn tại Việt Nam. Trung bình, tổng bức xạ mặt trời ở các tỉnh miền Nam và miền Trung khoảng 5kWh/m2/ngày, còn các tỉnh miền Bắc là khoảng 4kWh/m2/ngày. Từ dưới vĩ tuyến 17, bức xạ mặt trời rất cao và ổn định trong suốt cả năm, vào mùa khô cao hơn mùa mưa khoảng 20%. Số giờ nắng trong năm ở miền Bắc vào khoảng 1.500-1.700 giờ  còn ở miền Nam và miền Trung thì vào khoảng 2.000-2.600 giờ mỗi năm.
Xem chi tiết tại: https://solarv.vn/cuong-do-buc-xa-mat-troi/
2 notes · View notes