Tumgik
#ezecma
nklminhtat323 · 8 months
Text
Cách điều trị và phòng ngừa bệnh chàm (Ezecma)
Cách điều trị và phòng ngừa bệnh chàm (Ezecma)
Chàm, còn gọi là eczema, là một tình trạng da mà không có cách điều trị hoàn toàn, nhưng có thể được kiểm soát và làm dịu triệu chứng. Dưới đây là một số cách điều trị và phòng ngừa chàm:
Điều trị chàm:
Dùng kem dưỡng ẩm: Sử dụng kem dưỡng ẩm hàng ngày để duy trì độ ẩm cho da. Chọn sản phẩm không chứa hương liệu hoặc chất gây kích ứng.
Sử dụng kem chống viêm: Bác sĩ có thể kê đơn kem chống viêm để làm dịu viêm nhiễm da. Thông thường, các loại kem chống viêm sẽ có corticosteroid, nhưng cần phải tuân thủ hướng dẫn sử dụng của bác sĩ vì sử dụng lâu dài và không đúng cách có thể gây tác dụng phụ.
Thuốc chống dị ứng: Bác sĩ có thể kê thuốc chống dị ứng hoặc thuốc kháng histamine để giảm ngứa.
Các phương pháp tự nhiên: Có thể sử dụng các sản phẩm tự nhiên như dầu dừa, gel lô hội, hoặc nước biển để làm dịu da. Tuy nhiên, hãy thảo luận với bác sĩ trước khi sử dụng chúng.
Thuốc kháng khuẩn: Nếu da bị nhiễm trùng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng khuẩn.
Ánh sáng UV: Các liệu pháp ánh sáng UV tại phòng khám da liễu có thể được sử dụng để kiểm soát triệu chứng chàm.
Phòng ngừa chàm:
Tránh các chất kích thích: Hạn chế tiếp xúc với các chất gây kích ứng như hóa chất trong sản phẩm làm sạch, bột giặt mạnh, hoặc các loại thảm.
Chăm sóc da đúng cách: Sử dụng sản phẩm làm sạch và chăm sóc da nhẹ nhàng, không sử dụng xà phòng cứng hoặc nước quá nóng khi tắm.
Tránh gãi da: Gãi da có thể làm tổn thương da và gây nhiễm trùng. Nails nên được cắt ngắn, và có thể sử dụng găng tay đêm để ngăn việc gãi khi ngủ.
Dụng đỏng phục học da: Nếu biết rõ các tác nhân gây kích ứng, tránh tiếp xúc với chúng.
Dinh dưỡng và thể dục: Duy trì một chế độ ăn lành mạnh và tập thể dục để củng cố hệ miễn dịch và cải thiện tình trạng da.
Thăm bác sĩ: Nếu triệu chứng không được kiểm soát hoặc nghiêm trọng, hãy thăm bác sĩ da liễu để đánh giá và điều trị chuyên sâu.
Nhớ rằng mỗi người có thể phản ứng khác nhau với các biện pháp điều trị, vì vậy nên thảo luận với bác sĩ để tìm ra liệu pháp phù hợp nhất cho bạn.
1 note · View note
healinggurldrops · 4 years
Photo
Tumblr media
It’s tha real results fa meee😍So glad we helped @nailsby_cherrypie beautiful baby Gurl clear up her eczema in just 1 day look at the dates😍 Do you or anyone you know have eczema? Your kids? Send them our way link in our bio (Looking fa a fih nail tech💅🏾 @nailsby_cherrypie is ya Gurl) #1 #healinggurlbrand #healinggurldrops #healinggurlsaroundtheworld #ezecma #clearskin #healnggurldrops #healinggurldrops #healinggurldrops #weloveoursupporters #godsplan #realresults #postopsupplies #blackownedbusiness #blessed #drop👑 https://www.instagram.com/p/CIbtU96F2VK/?igshid=1sn8os0cise78
0 notes
Text
Chàm đỏ ở trẻ sơ sinh và thông tin cần biết
Chàm đỏ ở trẻ sơ sinh khiến nhiều phụ huynh lo lắng thực chất là một dạng bớt đỏ lành tính. Trong một số trường hợp, màu sắc chàm đỏ bất thường có thể là dấu hiệu của u máu và dấu hiệu giãn mao mạch.
Chàm đỏ ở trẻ sơ sinh Chàm đỏ ở trẻ sơ sinh thường bị nhầm lẫn với các triệu chứng viêm da phổ biến Chàm đỏ ở trẻ sơ sinh là gì? Chàm đỏ ở trẻ sơ sinh hay bớt đỏ là một dị dạng mao mạch lành tính. Đây là tình trạng tổn thương cơ bản thuộc nhóm Chàm – Ezecma, xảy ra do giãn mạch máu trên da. Bản chất của chàm đỏ đến từ sự tập trung quá nhiều các tế bào sinh sắc tố ở da trẻ sơ sinh. Chàm đỏ có phạm vi nhỏ hoặc lớn khác nhau phụ thuộc vào số lượng sắc tố tập trung dưới da. Vết chàm là chấm đỏ trên da với màu đỏ tươi hoặc hồng nhạt, chúng có thể phát triển từ giai đoạn thai nhi hoặc sau khi trẻ chào đời.
Chàm đỏ có thể xuất hiện tại mọi vị trí trên cơ thể, trong đó có khoảng 0,3-0,5% trẻ sơ sinh bị chàm đỏ ở má, mặt, cổ. Ban đầu chàm đỏ là những nốt bớt đỏ, vùng da màu hồng phẳng, không có sần hay mụn nước kèm theo. Trong quá trình trẻ phát triển vùng da sẽ chuyển sang màu đậm hoặc màu tím nhạt. Hầu hết các vết chàm đỏ thường chỉ xuất hiện ở má, một số ít trường hợp chàm đỏ ở tay và chân. Triệu chứng này là một vấn đề da liễu lành tính, tuy nhiên trẻ có thể bị ngứa tại khu vực nổi chàm. Ngứa ngáy dễ dẫn đến chảy máu, viêm loét và mất thẩm mỹ.
Triệu chứng chàm đỏ ở trẻ sơ sinh Chàm đỏ là biểu hiện rối loạn sắc tố dưới da, khi khu vực da đó hội tụ quá nhiều tế bào sắc tố. Khi dùng tay xoa miết vùng da bị chàm đỏ, khu vực này sẽ chuyển sang màu hồng, đỏ nhạt hoặc bình thường. Do lúc này các tiểu động mạch bị chèn ép khiến máu bị dồn xung quanh. Nếu như bạn bỏ tay ra sẽ nhận thấy vùng tổn thương trên da bé có màu đỏ tươi hoặc hồng nhạt như cũ.
Xem thêm: Top 10 loại son môi đẹp, an toàn được ưa chuộng nhất hiện nay
Bệnh chàm đỏ ở trẻ sơ sinh có thể xuất hiện sau khi bé chào đời khoảng 1 – 4 tuần. Dấu hiệu nhận biết rõ nhất là sự xuất hiện mảng khô có màu đỏ với những vảy li ti. Chàm đỏ có khuynh hướng phát triển tại mặt, cổ, khuỷu tay, mắt cá chân, mu bàn tay,… Trẻ sẽ cảm thấy ngứa rát, khó chịu khi vùng chàm đỏ tiếp xúc với nước bẩn hoặc mồ hôi.
Chàm đỏ ở trẻ sơ sinh Chàm đỏ ở trẻ sơ sinh là một mảng da liền với sắc hồng hoặc đỏ lan rộng thành mảng Chàm đỏ ở trẻ sơ sinh nếu như không bị kích thích (gãy, dị ứng) đều là những tổn thương lành tính. Vết chàm mặc dùng có thể tăng kích thước nhưng chúng phát triển rất chậm. Thông thường đến giai đoạn trẻ bước vào tuổi dậy thì, vết bớt sẽ ngừng gia tăng kích thước. Vết chàm đỏ không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ và không phát sinh các biến chứng.
Mặc dù vậy, một số ít trường hợp trẻ bị chàm đỏ do sắc tố tập hợp ở mắt thì có thể thoái hóa ác tính. Những dạng nguy hiểm hơn của chàm đỏ là viêm nhiễm, bội nhiễm mất thẩm mỹ. Đặc biệt tình trạng chàm đỏ nằm trên mặt trẻ dễ ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Đặc biệt nếu trẻ có các vết đỏ sẫm màu xuất hiện với khoảng lớn, phụ huynh nên tìm cách chữa chàm đỏ cho bé càng sớm càng tốt.
Nguyên nhân chàm đỏ ở trẻ sơ sinh Chàm đỏ là một dị dạng mạch máu tự phát, vì thế triệu chứng không lây lan và không có thuốc điều trị. Những nguyên nhân chính gây chàm đỏ ở trẻ sơ sinh được cho là bởi:
Yếu tố di truyền được xem là nguyên nhân phổ biến nhất. Nếu như gia đình có cha mẹ hoặc người thân bị chàm đỏ thì tỷ lệ trẻ bị chàm đỏ khá cao. Chàm đỏ cũng xảy ra ở những trường hợp trẻ có gen đột biến. Điều này ảnh hưởng bởi quá trình mang thai không an toàn, hoặc do những yếu tố tác động từ bên ngoài. Nếu như trong quá trình thai nghén, hoặc mới chào đời mà trẻ bị nhiễm virus và nhiễm trùng lầm phân chia tế bào sẽ dẫn đến sự hình thành các vết chàm trên da. Chàm đỏ ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Chàm đỏ không nguy hiểm, trẻ có thể gặp khó chịu do vết chàm ngứa rát. Nếu như không cẩn thận có thể gây bội nhiễm tại vùng da bị chàm. Ngoài ra nhiều phụ huynh nhầm lẫn chàm đỏ với những căn bệnh nguy hiểm hơn u máy và giãn mao mạch. Cần nhận diện và đưa trẻ đến bệnh viện sớm đẻ thăm khám đối với những trường hợp sau:
Trẻ có vết bớt rượu vang đỏ
Chàm đỏ là một triệu chứng của bớt đỏ, chỉ với những trường hợp bị tụ máu phẳng với kích thước nhỏ, ở vùng da kín, không có dấu hiệu chấn thương thì không cần can thiệp. Tuy nhiên nếu như tình trạng bớt đỏ lan rộng đến những vùng da hở, ảnh hưởng tới thẩm mỹ như bớt rượu vang đỏ sẽ cần được điều trị.
Bớt rượu vang đỏ ở trẻ sơ sinh có hình dạng như một chấm màu đỏ hay tím. Đường kính từ vài mm cho đến vài cm, bớt rượu vang đỏ thường xuất hiện trên mặt trẻ sơ sinh. Vết bớt rượu vang đỏ xuất hiện tại một số vùng kín trên cơ thể trẻ, do sự rò rỉ mạch máu.
Màu sắc vết bớt rượu vang có khuynh hướng sẫm màu hơn khi bé lớn lên và không điều trị cũng có thể tự khỏi.  Đối với những trẻ bị bớt rượu vang ở khu vực mí mắt, trẻ cần được theo dõi và điều trị bổ sung. Do tại vị trí này, vết bớt cho thấy các bất thường trong não và chần được chẩn đoán nguy cơ chính xác.
Bớt dạng u máu
Chàm đỏ ở trẻ sơ sinh Triệu chứng chàm đỏ ở trẻ sơ sinh dễ bị nhầm lẫn với u máu có mức độ nguy hiểm hơn Bớt u máu có thể mang màu đỏ sẫm hoặc thâm tím. U máu còn gọi là bớt dâu tây vì chúng thường có màu đỏ và phồng lên trên da. U máu xuất hiện khi trẻ vừa mới chào đời, vết bớt có kích thước nhỏ và phẳng và có thể phát triển ngày một lớn theo độ tuổi. Trong 4 – 5 tháng đầu đời, u máu phát triển nhanh và sang giai đoạn 1 – 2 tuổi sẽ ngừng tăng sinh. Tại vùng da nơi có vết bớt xuất hiện có thể giãn ra hay thậm chí biến dạng thấy rõ. Phụ huynh không nên quá lo lắng vì đa số u máu lành tính và mờ đi theo thời gian.
Trong một số trường hợp u máu nguy hiểm, nếu vùng u máu bị tổn thương sẽ nhanh chóng nhiễm trùng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Vì thế trẻ bị u máu cần được theo dõi để nhận được điều trị  kịp thời.
Bớt ne-vi giãn mao mạch
Tình trạng chàm đỏ ở trẻ sơ sinh dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng bớt ne-vi giãn mao mạch. Nhiều người gọi đây là “mảng màu cá hồi” hay “dấu mổ con cò”. Tình trạng này hình thành do sự giãn rộng của các mao mạch trong cơ thể của bé. Tương tự như chàm đỏ,  bớt ne-vi giãn mao mạch là mảng da nhỏ màu đỏ nhưng chúng có thể có màu sắc nhạt hơn. Ở một vài trường hợp, vết bớt còn có thể xuất hiện rõ hơn khi bé khóc.
Xem thêm: Tê bì chân tay: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Bớt ne-vi giãn mao mạch sẽ ở lại trên cơ thể bé suốt đời. Tại vùng da bị giãn mao mạch hình thành lớp sừng dày trở nên mỏng yếu, mẫn cảm và dễ bị tổn thương bởi ngoại lực.
Cách chữa chàm đỏ ở trẻ sơ sinh Các vết chàm đỏ tuy không nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng đáng kể đến thẩm mỹ trên khuôn mặt trẻ. Ngoài ra vết chàm đỏ cũng gây ra các cơn ngứa khó chịu ảnh hưởng đến tâm trạng của bé. Để tránh trường hợp vết chàm lan rộng thì phụ huynh nên chăm sóc da bé thật tốt. Sau đây là những phương pháp điều trị chàm đỏ ở trẻ sơ sinh phụ huynh nên tham khảo:
Chữa chàm đỏ cho trẻ bằng nguyên liệu tự nhiên Có nhiều phương pháp chữa chàm nói chung và chàm đỏ nói riêng hữu hiệu. Nhìn chung chàm khiến da bé bị khô và nhạy cảm hơn, vì thế phụ huynh nên dùng các nguyên liệu có tính dưỡng ẩm để khắc phục tình trạng chàm đỏ ở trẻ. Những nguyên liệu phổ biến được sử dụng gồm có:
Tinh dầu dừa
Dầu dừa có độ ẩm cao và được sử dụng nhiều trong phương pháp điều trị chàm, khô da, viêm da… Nguyên liệu này cung cấp các vitamin và độ ẩm cần thiết cho làn da nhạy cảm. Khi thực hiện, phụ huynh sử dụng dầu dừa để massage lên vùng da bị chàm của trẻ mỗi ngày 2 lần.
Phương pháp này chỉ được áp dụng khi vết chàm đỏ đã có dấu hiệu vỡ mụn nước. Trước đó phụ huynh nên tẩy tế bào chết cho bé bằng muối biển và dùng dầu dừa để kích thích hình thành lớp da non mới trên bề mặt. Nếu kiên trì thực hiện, dầu dừa giúp giảm ngứa tại vết chàm hiệu quả và hạn chế sự lan rộng đáng kể.
Chàm đỏ ở trẻ sơ sinh Dầu dừa giúp bổ sung độ ẩm và tái tạo các tế bào sắc tố tham gia điều trị chàm đỏ ở trẻ sơ sinh Dùng tinh dầu cám gạo
Sử dụng tinh dầu cám gạo để chữa chàm đỏ ở trẻ sơ sinh mang lại hiệu quả bất ngờ. Trong tinh dầu cám gạo có độ ẩm cáo cùng nhiều vi khoáng chất kích thích tế bào da phát triển. Khi thực hiện phụ huynh chuyển bị cám gạo, chén sứ cùng với một ít than và vài tờ giấy A4.
Đầu tiên cha mẹ sử dụng giấy A4 để bịt kín chén sứ, sau đó cho cám gạo lên trên vun thành chóp. Phía trên đặt một lượng than hồng nhỏ. Đợi cho cám gạo cháy từ từ cho đến khi gần sát mặt giấy, khi đốt dầu cám gạo hình thành và rơi xuống.
Lưu ý không để lớp giấy lót bị cháy và không để cám gạo rớt xuống chén. Đợi phần dầu cám gạo nguội hẳn thì dùng bôi lên vết chàm đỏ cho con. Sau nhiều lần thực hiện thì màu đỏ của vết chàm sẽ nhạt dần và biến mất.
Dùng khoai tây
Khoai tây được biết đến như nguyên liệu có tác dụng phục hồi và tái tạo làn da. Trong đó thành phần đa dạng trong khoai tây bao gồm các loại vitamin B1 và B2, cùng với các chất chống oxy hóa sẽ giúp đào thải các loại độc tố trên da. Nguyên liệu này cũng giúp cải thiện vết chàm đỏ ở trẻ.
Để thực hiện, phụ khuynh chuẩn bị khoai tây nguyên vỏ, sau đó cắt nhỏ và giã mịn. Dùng phần nước cốt khoai tây pha thêm với nước lã, sau đó bôi trực tiếp lên vùng da chàm đỏ. Công dụng của nước khoai tây là tẩy tế bào chết và làm bong tróc lớp da bên ngoài để hình thành lớp da mới. Để đạt được những kết quả như mong đợi thì phụ huynh cần thực hiện kiên trì và áp dụng thường xuyên mới đem lại hiệu quả khắc phục chàm đỏ.
Cách chữa chàm đỏ ở trẻ sơ sinh bằng thuốc thuốc bôi chàm đỏ ở trẻ sơ sinh Sử dụng các loại thuốc bôi chữa chàm ở trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ Thuốc chữa chàm đỏ ở trẻ sơ sinh được bán tại nhà thuốc Tây phổ biến. Tuy nhiên để tránh các kích ứng nguy hiểm, phụ huynh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Đối với vết chàm đỏ ở thể nhẹ: Phụ huynh cho bé sử dụng thuốc chống dị ứng, kết hợp vệ sinh vùng da bị chàm đỏ bằng các loại sữa tắm dành riêng cho trẻ bị viêm da, hoặc sản phẩm kháng khuẩn, chống viêm. Mỗi ngày cần vệ sinh vùng da bị chàm đỏ 2 lần. Các chuyên gia bác sĩ khuyến khích phụ huynh sử dụng sữa tắm Cetaphil cho mọi trường hợp viêm da ở trẻ. Đối với vết chàm đỏ nặng: Chàm đỏ nặng là tình trạng vết chàm biến thể lan rộng. Trong trường hợp vùng da bị chàm hình thành vết loét thì phụ huynh cha mẹ cần cho trẻ đi thăm khám tại các bệnh viện chuyên khoa uy tín. Đối với từng mức độ khác nhau mà bé sẽ được chỉ định sử dụng thuốc có chứa corticoid hoặc kết hợp sử dụng thêm kháng sinh, chống viêm. Ngoài ra còn có những liệu pháp điều trị chàm bằng công nghệ cao. Tùy từng trường hợp, lứa tuổi, vị trí và kích thước vết bớt, chủ yếu là điều trị chàm đỏ bằng tia X-quang nông hoặc sâu, chiếu tia laser, phẫu thuật thẩm mỹ,… Tất cả các phương pháp điều trị đều được bác sĩ chuyên khoa chỉ định và theo dõi chặt chẽ.
Phụ huynh không tự ý sử dụng thuốc bôi ngoài da cho trẻ vì một số loại thuốc dễ gây bỏng da, nhiễm khuẩn. Nếu như vết bớt có lông, phụ huynh không nên cạo lông trên bớt sắc tố vì càng cạo lông mọc càng nhanh và cứng hơn, gây khó chịu.
Lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị chàm đỏ Chàm đỏ ở trẻ sơ sinh Cho trẻ bú mẹ để tăng cường miễn dịch đề phòng các bệnh ngoài da Song song với áp dụng các phương pháp điều trị chàm đỏ ở trẻ sơ sinh kể trên, khi chăm sóc trẻ cha mẹ nên lưu ý những nguyên tắc sau:
Phụ huynh nên cắt ngắn móng tay hoặc cho bé đeo bao tay để không xảy ra trường hợp bé cào, gãi vùng da bị chàm đỏ gây tổn thương, rách da, nhiễm trùng dẫn đến viêm da.
Xem thêm: Gel Emla 5% có tác dụng gì? Mua ở đâu? Dùng có hại không? Không để vùng da nhạy cảm của trẻ tiếp xúc với xà phòng, bột giặt. Phụ huynh không sử dụng sữa tắm, nước xả vải có chứa chất tẩy rửa cao. Không để trẻ tiếp xúc với môi trường ô nhiễm hay vật nuôi có nhiều lông, phụ huynh nên cho trẻ vui chơi ở nơi rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ. Trẻ sơ sinh cần được bú sữa mẹ nhiều hơn, người mẹ cần tránh các món ăn dễ gây dị ứng như trứng, hải sản, thịt bò… để đảm bảo chất lượng nguồn sữa an toàn cho bé. Khi đưa trẻ ra ngoài trời, phụ huynh sử dụng kem chống nắng v��i SPF trên 30 và bôi cho trẻ trước 30 phút. Phụ huynh nên đưa trẻ đi khám chuyên khoa da liễu để được xác định dạng chàm đỏ, sau đó điều trị trong từng trường hợp cụ thể. Vết chàm đỏ bất thường có thể là điều khiến nhiều mẹ cảm thấy lo lắng, tuy nhiên hàm đỏ ở trẻ sơ sinh tương đối lành tính. Và nếu có những biểu hiện đáng nghi ngại thì phụ huynh tuyệt đối không nên lơ là chủ quan. Trang bị những kiến thức chữa chàm đỏ an toàn và đúng cách sẽ giúp cải thiện vết chàm đáng kể, đảm bảo bé vẫn khỏe mạnh và phát triển bình thường.
0 notes
tealroses88-blog · 6 years
Text
Day 22
Today I had a thought that I wanted to give up on myself. Like truly abandon this process. I think I'm being fazed my the strict eating I've placed on myself. So here were two things I said to myself, if in 6 months I dont think it was worth it, I'll let it go. So these 6 months have to be filled with really intentional work. The second thing that I said was eff how hard it maybe for me to abandon gluten, I really need to out my body before my desires, because my ezecma removes choicw from the equation. It will get easier to resist.
1 note · View note
myblogislame · 5 years
Text
as soon as i hype myself up bc my skin is looking good (aside from my ezecma) i start breaking out 😭
0 notes
massageishealthy · 6 years
Text
Các loại rau tốt cho người bị đau dạ dày nên ăn hằng ngày
Bị đau dạ dày nên ăn rau gì là thắc mắc của nhiều bệnh nhân bị đau dạ dày. Chế độ ăn uống góp 50% việc chữa trị đau dạ dày nhanh chóng, vì thế bệnh nhân đau dạ dày đặc biệt quan tâm đến lựa chọn thực phẩm. Rau xanh cũng vậy, không phải loại nào cũng tốt cho người bị đau bảo tử vì vậy cần lựa chọn 1 cách đúng đắn.
Xin được chia sẻ một số loại rau tốt cho người đau dạ dày có tác dụng hỗ trợ điều trị mà người bệnh cần thường xuyên đưa vào thực đơn ăn uống hàng ngày.
Các loại rau người bị đau dạ dày nên ăn
Rau thì Là – rau củ tốt cho người đau dạ dày
Rau thì là có chứa rất nhiều Vitamin B, C, chất xơ, Fennel, các loại khoáng chất ( Canxi, sắt, mangan, magie, kali) có tác dụng tăng sức đề kháng, kháng khuẩn. Các chất xơ có trong thì là còn giúp ngăn ngừa ung thư đường ruột, loại bỏ các độc tố, các vi khuẩn gây loét bao tử.
Các loại rau tốt cho người bị đau dạ dày nên ăn hằng ngày hình 1
Bạn có thể sử dụng rau thì là để giúp làm tăng gia vị món ăn, thì là rất thích hợp với món canh riêu và canh cà chua nấu trứng.
Ngoài ra, rau thì là còn có tác dụng ngăn ngừa loãng xương, chữa rối loạn tiêu hóa, rối loạn kinh nguyệt, ngăn ngừa nhiễm trùng, giảm lượng đường trong máu, chữa chứng mất ngủ.
Bắp Cải – rau củ tốt cho người đau dạ dày
Bắp cải là loại rau có nhiều Vitamin K1 và Vitamin U. Hấp thu các loại vitamin này thường xuyên sẽ giúp bảo vệ lớp nhầy dạ dày, phòng chống loét.
Có thể ăn bắp cải luộc hàng ngày hoặc tốt nhất nên uống 2 ly nước ép bắp cải sẽ giúp nhanh chóng làm lành các vết loét dạ dày.
Các loại rau tốt cho người bị đau dạ dày nên ăn hằng ngày hình 2
Bắp cải ngoài chứa nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể, tốt cho người đau dạ dày, bắp cải còn có tác dụng chữa một số bệnh thông thường như: Bệnh tiểu đường, đau khớp, chữa ho, làm giảm cơn ngứa bệnh ezecma, giải độc cơ thể, tốt cho tim mạch, ngăn ngừa ung thư, tăng cường miễn dịch, giảm trọng lượng cơ thể, chống viêm, nhuận tràng. Với những công dụng trên, bạn nên bổ sung nhiều bắp cải hàng ngày để tốt cho cơ thể.
Rau chân vịt – rau củ tốt cho người đau dạ dày
Các loại rau tốt cho người bị đau dạ dày nên ăn hằng ngày hình 3
Rau chân vịt có hàm lượng scellulose lớn. Hấp thụ nhiều chất scellulose sẽ giúp thúc đẩy nhu động ruột, giúp hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt.
Ăn rau chân vịt hàng ngày sẽ giúp bảo vệ ruột, gan, dạ dày cực kỳ tốt. Bạn có thể dùng rau chân vịt để nấu canh, luộc, nhất là vào mùa hè, có bát canh rau chân vịt để ăn thì quá tuyệt vời.
Cà Rốt – rau củ tốt cho người đau dạ dày
Cà rốt có chứa nhiều carotene, chất xơ giúp tăng cường chức năng cho ruột và dạ dày thì nên ăn cà rốt luộc mỗi ngày. Chưa dừng lại ở đó, ăn nhiều cà rốt mỗi ngày còn giúp sáng mắt, đẹp da tăng cường miễn dịch cho sức khỏe.
Bạn có thể sử dụng cà rốt để ăn sống, hầm xương, nấu canh, làm gỏi, đặc biệt là uống nước ép cà rốt không chỉ tốt cho người đau dạ dày mà còn giúp bạn có một làn da trắng sáng mịn màng.
Các loại rau tốt cho người bị đau dạ dày nên ăn hằng ngày hình 4
Ngoài ra, ăn nhiều cà rốt còn giúp phòng chống bệnh cao huyết áp, chữa sởi ở trẻ nhỏ, chữa chứng ho gà, ho khan, tốt cho răng miệng, giúp giải độc gan. Tuy nhiên, khi ăn cần ăn đúng liều lượng không nên ăn quá nhiều vì cà rốt có thể gây rối loạn kinh nguyệt, vàng da, gây táo bón.
Rau Dền – rau củ tốt cho người đau dạ dày
Các loại rau tốt cho người bị đau dạ dày nên ăn hằng ngày hình 5
Rau dền có chứa rất nhiều Vitamin E và hàm lượng chất xơ giúp giảm táo bón, cải thiện hệ tiêu hóa. Rau dền có chứa rất nhiều sắt và canxi tốt cho sức khỏe. Rau dền gai còn được nhiều vùng miền dùng làm bài thuốc chữa đau dạ dày. Chỉ cần dùng phần thân và ngọn lá giã nát sắc với nước uống hàng ngày sẽ giúp điều trị bệnh hiệu quả.
  Rau mồng tơi – rau củ tốt cho người đau dạ dày
Mồng tơi có nhiều vitamin A, D, K, các khoáng chất kẽm, magie, sắt, kẽm. Theo Đông y mồng tơi có tính mát và giải độc vì vậy ăn nhiều ra dền không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp làm giảm các cơn đau do dạ dày gây ra.
Rau mồng tơi thích hợp với các món canh, bạn có thể nấu món canh mùng tơi với ngao, tôm, cua, thịt thì ngon hết sảy.
Các loại rau tốt cho người bị đau dạ dày nên ăn hằng ngày h��nh 6
Ngoài ra, rau mồng tơi còn có nhiều tác dụng tuyệt vời mà ít ai biết đến như: Giúp giảm cholesterol, tốt cho xương khớp, chữa yếu sinh lý, trị mụn nhọt, trị chứng khó tiểu, chữa vết bỏng, lợi sữa, là loại rau rất tốt cho người mắc bệnh trĩ.
Bạn cũng có thể dùng lá mùng tơi non giã nát cho thêm một chút muối rồi thoa lên mặt sẽ giúp bạn có một làn da trắng sạch hồng hào.
Chúc các bạn nhanh chóng khỏi bệnh.
Bài viết Các loại rau tốt cho người bị đau dạ dày nên ăn hằng ngày đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Kiến thức bệnh đau bao tử, dạ dày, sức khỏe, làm đẹp dinh dưỡng.
0 notes
rich2218-blog · 7 years
Photo
Tumblr media
Washing with some perfumed body wash can be very harsh on your skin due to all the chemicals in them. Reviive body wash can help sooth dry skin and help with skin conditions such as ezecma. Reviive is 100% organic and leaves the skin nice and soft. For more information see my website; www.reviive.com/richiefleming or PM me.
0 notes