Tumgik
#giọng nữ miền nam
bongsuvn · 7 months
Text
Tumblr media
Art by Not A Starchild
BISEXUAL XUÂN HƯƠNG IN FOLKTALE
(Tiếng Việt ở dưới)
Northern Vietnam had a famous folktale named Lady Xuân Hương, telling the story of her love with a gentleman named Tống Như Mai. The plot roughly talked about Như Mai falling for Xuân Hương, so he crossdressed to approach her. When Như Mai revealed his identity, the two grew closer and wedded. Like many other crossdressing storylines, this tale of Lady Xuân Hương was imbued with queerness.
When Như Mai decided to disguise himself, his servant immediately bought him a set of women’s clothing and said: “Young master, you have skin as fair, visage as gentle, and voice as soft as a lady, so I believe that once you are dressed in this attire, you will soon be acquainted with her. Young master, please try and put it on.”
Afterward, Như Mai quickly befriended Xuân Hương. The story reached its climax when Như Mai revealed the truth, but he only after Xuân Hương confessed her love: “Oh, if you were a boy, I would love you so!” Could it be that deep in her heart, Xuân Hương had already fallen in love with the one she still believed to be a woman? In modern terminology, could Xuân Hương be bisexual or pansexual?
According to researchers, this story was most likely about the famous poetess Hồ Xuân Hương (1772 – 1822). In history, she fell in love with a man named Mai Sơn Phủ. This gentleman was not listed in any history book, and only existed in Hồ Xuân Hương’s love poems. The final arc of the folktale also bore resemblances to Mai Sơn Phủ’s real life, as both couples had to be apart. However, the crossdressing arc was not recorded anywhere in her poems. If the folktale was indeed true, then did Hồ Xuân Hương fall for Mai Sơn Phủ, while under the impression that he was a woman?
==================
XUÂN HƯƠNG SONG TÍNH TRONG TRUYỆN DÂN GIAN
Miền bắc có một tích truyện khá nổi tiếng tên Nàng Xuân Hương 娘春香, kể về tình yêu của nàng với chàng Như Mai họ Tống. Cốt truyện đại khái kể về Tống Như Mai 宋如枚 yêu thầm nàng Xuân Hương, bèn cải nữ trang để gần với nàng. Khi Như Mai lộ thân phận của mình, hai người trở thành một đôi và kết hôn. Như nhiều cốt truyện đảo trang khác, truyện Nàng Xuân Hương này thấm đẫm yếu tố bóng.
Khi Như Mai đã quyết định cải nữ trang, tiểu đồng của chàng liền sắm cho chủ một bộ áo xống phụ nữ và dặn rằng: “Tôi thấy công tử có nước da trắng trẻo, bộ mặt và giọng nói y như con gái, nên nghĩ rằng nếu công tử đóng bộ này vào thì không mấy chốc sẽ được làm quen với nàng. Công tử thử mặc vào cho tôi xem.”
Sau đó, Như Mai đã nhanh chóng kết được bạn với Xuân Hương. Mạch truyện đến đỉnh điểm khi Như Mai lộ ra sự thật, nhưng chàng chỉ làm thế khi Xuân Hương tỏ tình: “Ôi, nếu chị là con trai thì tôi phải lòng chị mất!” Phải chăng trong thâm tâm, nàng đã trót yêu một người mà bản thân vẫn nghĩ là nữ nhân? Trong thuật ngữ hiện đại thì nàng Xuân Hương có thể nào là song tính hoặc toàn tính? Theo các nhà nghiên cứu, câu chuyện này khả năng cao chính là nói về nữ thi sĩ lừng danh Hồ Xuân Hương 胡春香 (1772 – 1822). Trong lịch sử, bà đã yêu một nam nhân tên Mai Sơn Phủ 枚山甫. Chàng trai này không lưu danh trong sách sử, chỉ duy nhất tồn tại trong các bài thơ đậm tình của Hồ Xuân Hương. Mạch cuối truyện của Nàng Xuân Hương cũng có khá nhiều tương đồng với truyện tình với Mai Xuân Phủ, là cả hai cặp đều phải xa nhau. Tuy nhiên, mạch truyện về cải nữ trang không có tư liệu nào chứng minh được. Nếu có thật như trong truyện nhân gian, thì phải chăng Hồ Xuân Hương đã yêu Mai Sơn Phủ khi bà còn nghĩ chàng là giai nhân?
__________
Tham khảo:
truyencotich.vn/truyen-dan-gian/nang-xuan-huong.html?fbclid=IwAR0K88Xdba4fI9fM-ZhyJ0ntJAo7rxTVVU-V4wrSf41eL5WMD1M1tKuB04g
chimvie3.free.fr/48/PhamTrongChanh_HXHvaMaiSonPhu.htm?fbclid=IwAR0grE_u_N2pujpULKpuINMBmX-YvGyP5Z5TIk8U8bxUWf_T4ZDJ-vwaNpk
__________
*Song tính luyến ái (bisexuality): mối quan hệ hay chỉ sự hấp dẫn tình cảm hoặc tình dục của một người với hai giới tính, nam và nữ, hoặc là nhiều hơn một phái tính hay giới tính
*Toàn tính luyến ái (pansexuality): mối quan hệ hay chỉ sự hấp dẫn tình dục hoặc tình cảm với bất kể giới và giới tính nào
44 notes · View notes
linhlilas · 5 months
Text
Tối ngày thứ 3 ở thành phố này: tôi hoà tan thành dân bản địa.
Tôi đi ăn và đi hát banh cái quán của họ.
Cơ mà tôi vẫn là Linh với cái giọng Hà Nội gốc cây nghe vô cùng telesales, tới cái nỗi tôi gọi hỏi mua đồ mà anh chủ quán định cúp máy ngay khi mới nghe “dạ alo đây có phải là…” 🥹 Nhiều khi ước có thể nói được giọng dẹo dẹo dễ cưng của mấy bạn nữ miền Trung, miền Nam ấy, nhưng khó thật =)))
Mai là tạm biệt thành phố và quay về HN rồi.
Có 1 xíu thất vọng thoáng qua, nhưng lần thứ 3 trở lại đây, tôi vẫn thấy Đà Nẵng chữa lành dã man!
Ngâm mình trong biển Đà Nẵng,
Tắm cho đôi mắt và tâm hồn trong những cung đường, những rừng, những núi của Đà Nẵng.
Trái tim tôi bình yên và hoan hỉ đến lạ.
Sự kết thúc của thứ này luôn là khởi đầu của thứ gì đó mới hơn, tốt hơn.
Ừ, trước khi đi chuyến này thì tôi đã nghỉ việc rồi đấy, nhưng tôi sẽ sớm có được một nơi phù hợp hơn.
Cũng như là, tôi độc thân lâu vãi rồi ấy, nhưng tôi cũng có thời gian hơn để yêu và phát triển bản thân, rồi tôi sẽ gặp được người đồng hành yêu thương và trân trọng mình thôi.
Đà Nẵng, núi trong lòng thành phố, phố trong lòng biển khơi
14/4/2024 🧡
Tumblr media
5 notes · View notes
honhatduy · 2 years
Photo
Tumblr media
Nếu là một người miền Tây chính gốc xem Tro Tàn Rực Rỡ, hẳn bạn sẽ thấy đâu đó vừa quen vừa lạ.
Ngay từ đám cưới đầu phim, màu sắc và ánh sáng gợi nhớ ngay về những năm 2001 – cái thời mà đám tiệc buổi tối còn chạy máy phát điện, rạp cưới dựng bằng lá dừa, bia lon chưa tràn ngập và ban nhạc chơi đàn thay vì loa kẹo kéo.
Quen sao những xóm nhỏ bình yên dọc theo kênh rạch, “Tẻ nhạt hết sức nơi cái xóm Thơm Rơm này, nơi những người đàn ông ngập trong rượu và mối lo thất mùa rớt giá, con cái ốm đau; nơi những người đàn bà suốt ngày cắm mặt vá víu những chỗ rách trong nhà”.
Hoặc những khu chợ nhà lồng dơ mèm có bậc thang dẫn lối ra sông để người đi chợ bước xuống đò về.
Hay những người đàn ông quần áo lúc nào cũng dơ sình, ngày ngày quảy theo cái thau hay can nhựa khoét lỗ đi kiếm cá, bắt ba khía.
Nhưng bạn sẽ thấy lạ hoắc vì lời thoại quá văn học, dễ nhận nhất là lời dẫn truyện giọng Việt lơ lớ của nhân vật chính Hậu (Bảo Ngọc Doling) khiến phim thiếu hẳn chất giọng miền Tây.
Hóa trang chân dung Nhàn (Phương Anh Đào) và Hậu chưa thật sự thuyết phục, vẫn có cảm giác hai nhân vật như hai cô gái thành thị mới về quê ăn Tết một vài tuần; bù lại cả ba nữ chính đều diễn xuất ở mức chấp nhận được. Thúy Hạnh nhập vai người phụ nữ khùng rất tốt, tiếc là đất diễn không nhiều.
Hai nam chính cũng diễn tốt. Dương (Lê Công Hoàng) thể hiện tốt biểu cảm nét mặt, mấy lần ngồi cùng hôn thê bất đắc dĩ của mình tạo ra nét tương phản khắc họa sâu cá tính của nhân vật. Tam (Quang Tuấn) thì nổi trội ở diễn xuất hành động. Dương và Tam hợp lại khắc họa trúng phốc một phần lớn những người đàn ông miền Tây hiền lành, chịu khó nhưng vô tâm, hành động như con nít.
Mỗi khung hình đều có ngôn ngữ điện ảnh: Góc quay chọn lọc, lửa đẹp, sông nước đẹp, con người đẹp. Âm nhạc phù hợp và được tiết chế tối đa, không như mấy phim bộ đài Vĩnh Long cứ tới cảnh buồn buồn là kéo đờn cò rên rĩ.
Phim buồn, nhưng buồn ở mức chưa quá lay động cảm xúc vì nhịp phim cắt cảnh theo nguyên tác khá nhanh và nhiều. Cao trào cảnh này vừa chạm nhẹ thì cảnh mới chuyển đến ngay, thành ra cảm xúc trồi tuột như dích dắc. Cũng cần phải nói, việc chuyển tải trọn vẹn cốt cách và ý tứ truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư lên màn ảnh vốn dĩ không dễ, vì nó giàu nhiều lớp triết lý và thấm đẫm văn hóa của vùng đất miền Tây.
“Người ta té sông, ông đọc kinh sám hối thì tự dưng người ta nổi lên sao? Phải lấy tay mình kéo họ kìa, ông ơi”
Đúng như tên phim, mỗi nhân vật có một ngọn lửa âm ỉ riêng trong lòng, chỉ cần bén mồi khao khát yêu thương thì ngọn lửa ấy sẽ bùng lên một lần huy hoàng, để rồi sau tất cả chỉ còn lại đống tro tàn rực rỡ.
Đám cưới. Tiệc rượu say. Những ẩn ức trong tình yêu. Những hành động khó lý giải… Tôi thấy Tro Tàn Rực Rỡ tựa một phiên bản miền Tây của Chơi Vơi.
19 notes · View notes
thptngothinham · 5 days
Text
Sưu tầm, tuyển chọn bài văn hay phân tích màu sắc Nam Bộ trong truyện Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi. Hướng dẫn phân tích màu sắc Nam Bộ trong truyện Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi, lập dàn ý chi tiết và tham khảo một số bài văn mẫu hay do THPT Ngô Thì Nhậm tổng hợp. Đề bài: Phân tích màu sắc Nam Bộ trong truyện "Những đứa con trong gia đình " của Nguyễn Thi. Hướng dẫn lập dàn ý phân tích màu sắc Nam Bộ trong Những đứa con trong gia đình I. Mở bài: - Giới thiệu tác giả tác phẩm. - Nêu việc xây dựng được một tác phẩm mà con người với những nét tính cách, đặc điểm nhân vật đậm chất Nam Bộ, đây là một thành công lớn của Nguyễn Thi. II. Thân bài: - Giải thích: Chất Nam Bộ là khái niệm chỉ nét đặc sắc của tác phẩm để phân biệt với các tác phẩm khác. Chất Nam Bộ là sắc thái miền Nam trở th��nh một nét đặc trưng cho truyện ngắn thể hiện ở hai phương diện nội dung và nghệ thuật. - Cơ sở tạo nên chất Nam Bộ trong truyện ngắn: + Đặc điểm sáng tác của Nguyễn Thi. + Hoàn cảnh sáng tác của “Những đứa con trong gia đình” - Biểu hiện của chất Nam Bộ: - Nội dung: a) Khắc họa và xây dựng hình tượng những con người miền Nam trong trang viết; ở mỗi người có những nét riêng nhưng họ đều điển hình cho con người Nam Bộ.  * Biểu hiện cụ thể: - Không gian nghệ thuật: Hình ảnh miền sông nước Nam Bộ: rạch, vàm sông, con xuồng, mảnh vườn thoảng mùi hương cam…trong kí ức và nỗi nhớ của Việt; là mảnh đất chiến trường nơi Việt và đồng đội đã chiến đấu, là nơi Việt nằm lại một mình. - Các nhân vật đều là con người Nam Bộ yêu quê hương, đất nước, gắn bó với cuộc đời sông nước. Họ có tính thẳng thắn, bộc trực, căm thù giặc sâu sắc, chiến đấu anh dũng song cũng rất tình cảm: + Má của Việt: một người phụ nữ nông dân Nam Bộ dành trọn đời cho chồng con, cho cách mạng, đảm đang tháo vát, giàu đức hy sinh, mạnh mẽ trong khổ đau mất mát (dẫn chứng) + Chú Năm: Từng tham gia kháng chiến chống pháp, bị thương nên về quê làm nghề sông nước, nhưng nhiệt thành cách mạng không hề giảm, luôn chăm lo cho các thế hệ con cháu (phân tích chi tiết cuốn sổ gia đình, giọng hò) + Chị Chiến và Việt: Những người con tiếp nối truyền thống gia đình, sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng, có tinh thần yêu quê hương đất nước, căm thù giặc sâu sắc, luôn có ý chí noi gương các thế hệ đi trước, có ý thức kéo dài thêm dòng sông truyền thống của gia đình. => Bên cạnh nét chung giữa mỗi nhân vật còn ó những cá tính riêng (so sánh giữa chị Chiến và má, Chiến và Việt…) b) Đề tài của tác phẩm phản ánh cuộc chiến đấu ở miền Nam từ đó tạo nên những trang văn nóng hổi chất hiện thực và có tính thời sự (hình ảnh gia đình miền Nam trong chiến tranh và không khí của chiến trường miền Nam đầy căng thẳng quyết liệt). c) Tác phẩm đã khái quát lại không khí sinh hoạt của con người miền Nam và gợi lên không gian thiên nhiên mang nét đặc trưng của miền Nam tuy không khí ngột ngạt của chiến trường nhưng vẫn đậm chất thơ… - Nghệ thuật: nhận xét về ngữ điệu, hệ thống ngôn từ, cách xưng hô – Cách kể chuyện, ngôn ngữ mang đậm màu sắc Nam Bộ, giàu tính tạo hình, tính truyền cảm. Lời văn chân thực, thấm thía, làm nổi bật tâm lý, tính cách con người Nam Bộ. – Giá trị: Chất Nam Bộ tạo nên nét hấp dẫn riêng cho Nguyễn Thi, truyền đến cho bạn đọc sự mến yêu đối vs miền Nam, cảm nhận được ý nghĩa của cuộc chiến đấu ở miền Nam. Làm sáng lên chủ đề tác phẩm: tư tưởng đậm chất dân tộc trong chiến đấu. III. Kết luận: - Khẳng định lại một lần nữa tài năng của tác giả trong việc xây dựng lên một không gian, con người mang hơi thở đậm chất Nam Bộ. Hai bài văn mẫu hay phân tích màu sắc Nam Bộ của Những đứa con trong gia đình Bài mẫu 1: Thuở sinh thời, nhà thơ của sự thiên tài và bất hạnh – Hàn Mặc Tử đã từng có câu thơ thật hay: "Người thơ phong vận như thơ ấy" – cái khí chất của nhà văn, nhà thơ, của người nghệ sĩ suốt đời mải miết trên hành trình đi tìm cái đẹp nhiều khi toát lên từ vóc dáng, thần thái của họ. Và thậm chí, đôi khi, cái phong thái của người nghệ sĩ cũng đã phần nào
hé lộ cho người đọc về nét sở trường, cái dị biệt của chính những con người ấy trên hành trình sáng tạo. Và cứ thế, khi ta nhìn vào bức chân dung nhà văn Nguyễn Thi được đưa vào sách giáo khoa, trên khuôn mặt ông, từ vầng trán và sống mũi cao, đôi mắt sáng, mở to, nhìn thẳng cho đến cái khuôn miệng bình thản, tất cả dường như đều hé lộ cho ta, đó là một con người cương nghị, thẳng thắn. Đó dường như là nhà văn của những tính cách dữ dội, những xung đột quyết liệt; là con người sinh ra để cầm bút và cầm súng. Và dường như là một sự sắp đặt sẵn của số phận, ngã rẽ của đường đời đã đưa ông vào miền Nam, mảnh đất hào hùng của một thời đánh Mĩ. Dẫu trên hành trình xuôi ngược ấy, đã có lúc, Nguyễn Thi trở ngược ra đất Bắc, nhưng như một thỏi nam châm kì lạ, sức hút của miền Nam lại hút ông quay ngược trở lại để sống với đất, với người miền Nam của một thời máu lửa. Chất liệu sống ngồn ngộn cùng sức hút từ chính tính cách những con người cộng với khí chất và tài năng của người nghệ sĩ đã giúp Nguyễn Thi sáng tạo nên một truyện ngắn xuất sắc – "Những đứa con trong gia đình" in đậm dấu ấn trong trái tim nhiều thế hệ độc giả. Và tôi cũng đã tìm đọc nó để được đắm chìm trong một thế giới thấm đẫm sắc màu của đất và người miền Nam, cái phong vị rất riêng của mảnh đất "Thành đồng Tổ quốc" trong một thời đánh Mĩ ác liệt mà rất đỗi hào hùng và vinh quang! Bằng tấm lòng yêu thương, gắn bó và sự am hiểu sâu sắc của mình, nhà văn Nguyễn Thi đã tạo dựng thành công không gian, bối cảnh mang đậm sắc màu Nam Bộ trong truyện ngắn "Những đứa con trong gia đình". Đọc tác phẩm, người đọc như được dẫn dắt vào một thế giới mang những dấu ấn rất riêng. Đó là không gian của những dòng sông, ruộng đồng, bờ bãi. Xuyên suốt dòng hồi tưởng miên man, đứt nối của người chiến sĩ giải phóng quân tên Việt khi anh bị thương nặng, bị lạc đồng đội, nằm lại giữa chiến trường, ấn tượng sâu đậm trong anh không chỉ là hình bóng những người thân yêu mà đó còn là hình ảnh một quê hương Nam Bộ đã trở thành một vùng kí ức rất đỗi thiêng liêng trong tâm hồn người lính trẻ. Việt nhớ tới những dòng sông mà con sông nào cũng "nhiều phù sa, lắm nước bạc. Ruộng đồng phì nhiêu cũng sinh ra từ đó. Lòng tốt con người cũng sinh ra từ đó gắn liền với những câu chuyện về cuộc đời chèo ghe mướn nhiều vất vả mà cũng lắm kỉ niệm buồn vui của chú Năm, người thân yêu còn lại của hai chị em Việt và Chiến. Tâm thức Việt còn nhớ về những cánh đồng lắm phù sa với cánh cò bay mải miết mà trong những đêm mưa rả rích ngoài vàm sông, Việt cùng chị Chiến đi soi ếch, cười vui từ lúc đi cho tới lúc về. Có thể nói, không gian, bối cảnh mà hằng ngày hai chị em Việt và Chiến "hít thở" đều là khung cảnh đậm đặc sắc màu Nam Bộ. "Bầu không khí" ấy có những dòng sông mà thuở bé, hai chị em đã từng đi theo du kích bắn tàu Mĩ trên sông Định Thủy; có những vườn cây trái sum suê mà Việt đã từng in dấu chân trong những lần đi bắn chim bằng chiếc ná thun của mình và cũng là để thực hiện nhiệm vụ cảnh giới cho các cô chú cán bộ. Tất cả đều mang một sắc màu rất riêng biệt. Những vàm sông, những cây xoài mồ côi, những buổi đi soi ếch hay những lần đi bắn chim đã trở thành bầu trời cổ tích tuổi thơ mà Việt không bao giờ quên. Cái dấu ấn của ruộng đồng, bờ bãi ấy còn theo Việt vào những kỉ niệm về hình ảnh người má thân yêu. Trong dòng chảy kỉ niệm, người má hiển hiện trong tâm thức người lính giải phóng quân trẻ tuổi không chỉ ở sự đảm đang, tần tảo; ở lòng yêu thương chồng con; ở một cuộc đời đau thương mà rất đỗi hiên ngang, bất khuất mà đó còn là mùi của bùn đất, của rơm rạ, của lúa gạo, của ruộng đồng, bờ bãi toát lên từ thân hình người má. Mùi vị của mồ hôi tần tảo, mùi của ruộng đồng, rơm rạ đã trở thành một cái gì đó rất đỗi thân quen mà thiêng liêng đến lạ lùng, chiếm một phần rất quan trọng trong đời sống tâm hồn của Việt. Đó thực sự trở thành một nét rất riêng của những con người được sinh ra trên mảnh đất miền Nam – thành đồng Tổ quốc. Dòng hồi tưởng đã đưa Việt trở về không khí của buổi sáng hai chị em sửa soạn mọi việc trước lúc lên đường ra mặt trận.
Trong cái linh thiêng của hành động khiêng bàn thờ ba má sang gửi nhà chú Năm, hai chị em Việt và Chiến vẫn lại tiếp tục đi qua dãy đất cày trước cửa, men theo chân vườn thoang thoảng mùi hoa cam, con đường mà hồi trước má Việt vẫn đi để lội hết bưng này qua bưng khác. Khu vườn, cánh đồng, mùi hoa cam thoang thoảng thực sự là những hình ảnh thấm đẫm chất thơ, in đậm dấu ấn Nam Bộ mà nhà văn Nguyễn Thi đã tạo dựng thật thành công và đầy ấn tượng! Là người con sinh ra và lớn lên ở vùng đất Nam Định, nhưng những ngã rẽ khác nhau của cuộc đời lại đưa Nguyễn Thi đặt những bước chân trên hành trình vạn dặm mưu sinh lên mảnh đất miền Nam để rồi sau đó, ông đã dành cho đất và người nơi đây biết bao nhiêu ân tình sâu nặng. Viết "Những đứa con trong gia đình", nhà văn xứ Hải Hậu – Nam Định ấy đã chứng tỏ vốn hiểu biết sâu sắc về tính cách của những con người miền Nam. Ông đã tạo dựng thành công những bức chân dung với những nét tính cách hết sức đặc biệt, không trộn lẫn nhưng tất cả đều gặp gỡ nhau ở sự bộc trực, thẳng thắn, trọng nghĩa khí, sâu nặng tình cảm với quê hương, gia đình và có lòng căm thù giặc sâu sắc. Ấn tượng chạm khắc mãi trong lòng người đọc về hình ảnh người má của hai chị em Việt và Chiến là khoảnh khắc người mẹ miền Nam ấy cắp rổ đi đòi đầu chồng khi bị giặc giết hại; là dáng hình lực lưỡng và đôi bàn tay to bản phủ lên đầu che chở cho đàn con trước mọi sự đe dọa của quân thù. Đó thực sự đã trở thành một hình ảnh mang tính chất biểu tượng cho sự can trường, bất khuất trước kẻ thù của những con người miền Nam. Chồng bị giặc giết hại, người má ấy đã một tay nuôi đàn con khôn lớn và vẫn dũng cảm tham gia phong trào cách mạng ở địa phương. Điều ấy không chỉ thể hiện sự đảm đang, tháo vát mà còn thể hiện khả năng sinh tồn, gánh vác, chống chọi trước biết bao nhiêu bão tố phong ba giữa một thời kì máu lửa của lịch sử dân tộc. Như cuộc chạy tiếp sức đường trường không ngừng nghỉ, tiếp nối truyền thống từ quê hương, gia đình và những người thân yêu, những người con như Việt và Chiến lớn lên cũng mang trong mình những phẩm chất đáng quý của con người Nam Bộ: khảng khái, kiên cường và vô cùng dũng cảm. Ông nội, ba, má... đều ngã xuống bởi tội ác của kẻ thù nhưng những đứa trẻ ấy lớn lên không hề biết run sợ, cúi đầu. Dòng huyết quản chảy trong họ là sự can trường, bất khuất; là lòng căm thù và khát vọng chiến đấu để trả thù cho ba má, quê hương và gia đình. Trước lúc lên đường ra mặt trận, chị Chiến chỉ nói một câu ngắn gọn: "Tao đã thưa với chú Năm rồi. Đã làm thân con gái ra đi thì tao chỉ có một câu: Nếu giặc còn thì tao mất, vậy à!". Chị nói với Việt nhưng thực chất đó là lời thề với lòng mình của Chiến. Ẩn chứa đằng sau câu nói ấy là biết bao nhiêu nét tính cách tốt đẹp ở người con gái này: có sự thẳng thắn, gan góc; có sự dũng cảm, kiên cường; có lòng căm thù giặc và có thừa lòng quyết tâm của một người con gái miền Nam vốn sinh ra trong một gia đình đau thương mà anh dũng. Việt cũng vậy. Trước lời căn dặn của chị Chiến: "Chú Năm nói mầy với tao đi kì này là ra chân trời mặt biển, xa nhà thì ráng học chúng học bạn, thù cha mẹ chưa trả mà bỏ về là chú chặt đầu", Việt chỉ nằm lăn ra ván, cười khì và bảo: "Chị có bị chặt đầu thì chặt chớ chừng nào tôi mới bị". Đằng sau câu nói và cái hành động nằm lăn ra ván, cười khì khì ấy của Việt có cái gì vô tư, vô lo, vô nghĩ của một chàng trai mới lớn nhưng nó còn bộc lộ phẩm chất gan góc, dũng cảm của những con người miền Nam. Ngắn gọn, dứt khoát, rõ ràng là tính cách của họ. Bởi thế, dễ hiểu vì sao sau này, cho dù bị thương nặng, một mình lạc giữa chiến trường với bốn bề quân giặc, Việt cũng không hề thấy sợ hãi. Anh gan góc, kiên cường cả trong suy nghĩ và hành động với suy nghĩ thật bình thản: "Trên trời có mày, dưới đất cũng có mày, cả khu rừng này chỉ có mình tao. Mày có bắn được tao thì tao cũng bắn được mày. Mày chỉ giỏi giết gia đình tao còn với tao, mày chỉ là thằng chạy". Cái suy nghĩ bình thản ấy xuất phát từ dòng máu kiên cường, từ khát khao chiến đấu trả thù cho ba má, quê hương và gia đình.
Hình ảnh hai chị em Việt và Chiến trong buổi sáng khiêng bàn thờ ba má sang gửi nhà chú Năm để lên đường ra mặt trận là nơi thể hiện rõ nét nhất cho hình ảnh nhân dân miền Nam thời đánh Mĩ. Đó thực sự là những con người sinh ra để gánh vác, để chống chọi, chiến đấu và chiến thắng! Với tấm lòng thiết tha của mình với mảnh đất và con người miền Nam, Nguyễn Thi không chỉ xây dựng thành công một không gian, bối cảnh đậm đặc sắc màu Nam Bộ; những tính cách người miền Nam không trộn lẫn mà ông còn tỏ ra am hiểu vô cùng sâu sắc vốn ngôn ngữ của những con người nơi đây. Đọc "Những đứa con trong gia đình", ta thấy nhà văn Nguyễn Thi đã sử dụng một cách dày đặc và sáng tạo hệ thống phương ngữ Nam Bộ: thỏn mỏn, trọng trọng, mầy – tao, vàm sông, in như má vậy, bắp vế, dòm... để tạo nên một không khí miền Nam rất riêng cho thiên truyện ngắn xuất sắc này. Ngôn ngữ, cách tạo dựng đối thoại đều mang dấu ấn, mang đậm đặc "hơi thở" của mảnh ��ất và con người nơi "thành đồng Tổ quốc" trong thời đại đánh Mĩ anh dũng và hào hùng. Hãy một lần nữa lắng nghe lại một trong những lời đối thoại mang sắc màu Nam Bộ ấy: - Bộ mình chị biết đi trả thù à? - Hồi đó má nói cho tao đi, mầy ở nhà làm ruộng với má, trọng trọng rồi đi sau. Hoặc là: - Chú Năm nói mầy với tao đi kì này là ra chân trời mặt biển, xa nhà thì ráng học chúng học bạn, thù cha mẹ chưa trả mà bỏ về là chú chặt đầu. Việt lăn kềnh ra ván, cười khì khì: - Chị có bị chặt đầu thì chặt chớ chừng nào tôi mới bị. Đó quả thực là những đoạn đối thoại hết sức sinh động, mang đậm sắc màu miền Nam. Sắc màu ấy không chỉ toát lên từ cách thức sử dụng từ ngữ mà còn được thể hiện ở cách nói năng, suy nghĩ bộc trực, thẳng thắn của những con người nơi đây. "Những đứa con trong gia đình" thực sự là những trang văn về đất và người Nam Bộ, sống mãi trong tâm trí độc giả bằng những ấn tượng rất riêng, rất độc đáo. Và có lẽ, cái tạo nên sự thành công ấy cho nhà văn Nguyễn Thi có gì khác ngoài tình yêu và sự gắn bó đến mức ruột thịt mà ông đã dành cho đất và người miền Nam? Người dân nơi đây cũng thân thương gọi ông là nhà văn của đồng bào Nam Bộ có lẽ cũng bởi họ vô cùng trân trọng chính cái tình yêu ấy! Vậy là cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại đã theo bánh xe của lịch sử dân tộc chạy lùi sâu vào quá khứ. Cuộc sống và con người hiện đại, nói như cố nhà văn Nguyễn Minh Châu: "Con người ta nhiều khi cũng là một cánh rừng cỏ lau đầy sức sống. Rất chóng lãng quên những con người đã ngã xuống", có nhiều giá trị đã nhiều khi bị người ta hờ hững bỏ quên. Trên đường phố Sài thành xe và người "chăng tơ nghẽn lối", không biết nhiều người khi bước chân trên con đường mang tên Nguyễn Thi có còn thao thiết nhớ đến ông ? Có lẽ đó là con số không nhiều. Nhưng không hiểu sao, tôi cứ tin rằng, những hình tượng "người mẹ cầm súng", những nhân vật như Việt và Chiến trong "Những đứa con trong gia đình" sẽ vẫn còn được nhiều người nhắc nhớ rất lâu, rất lâu nữa. Bởi có lẽ cũng giống như những Hớn Minh, Lục Vân Tiên, Vương Tử Trực... trong trang văn Đồ Chiểu, những con người miền Nam thấy được thấp thoáng bóng dáng mình, tính cách mình, quê hương xứ sở mình cũng hiện hình đâu đó ở Việt và Chiến trong những trang văn Nguyễn Thi. Đó chính là dấu ấn miền Nam, là sắc màu miền Nam mà Nguyễn Thi đã tạo dựng hết sức thành công. Và như thế, tên tuổi của nhà văn Nguyễn Thi đã đâu dễ dàng gì trôi vào quên lãng trong tâm thức mỗi người chúng ta hôm nay và mai sau? >>> Đọc thêm: 3 chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong Những đứa con trong gia đình Bài mẫu 2: Truyện Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi là khúc tráng ca của tuổi trẻ miền Nam anh hùng thời đánh Mĩ. Một trong những nét đặc sắc về nghệ thuật là Nguyễn Thi đã tạo nên màu sắc Nam Bộ, một dấu ấn tuyệt đẹp mà độc giả dễ dàng nhận thấy. Màu sắc Nam Bộ biểu hiện rõ nhất là ở cảnh vật được miêu tả, ở sự việc được nói đến, ở tính cách và ngôn ngữ nhân vật được khắc họa (má Tư Năng, chú Năm, chị Chiến, Việt). Cảnh tượng chiến trường ở nơi nào, ở thời nào chẳng giống nhau, nhưng dưới ngòi bút của Nguyễn Thi, chiến trường sau tiếng bom rền đạn réo lại có nét riêng, rất Nam Bộ.
Giữa đồng không mông quạnh “một sự vắng lặng như từ trên trời lao xuống...”, “tiếng dế gáy u u cao vút mãi lên” giữa đêm sâu thăm thẳm. Chính giữa không gian ấy, người chiến sĩ bị thương nặng, lạc đơn vị mới cảm thấy rõ nhất mình đang trở về kỉ niệm tuổi thơ, mình đang sống giữa quê hương (một nơi trên vùng đồng bằng Nam Bộ): “Bóng đêm vắng lặng và lạnh lẽo bao trùm lấy Việt, kéo theo đến cả con ma cụt đầu vẫn ngồi trên cây xoài mồ côi và thằng chỏng thụt lưỡi hay nhảy nhót trong những đêm mưa ngoài vòm sông, cái mà Việt vẫn nghe các chị nói hồi ở nhà, Việt nằm thở dốc...". Ngôi nhà má Tư Năng cũng như hàng ngàn hàng vạn mái nhà của bà con khắp vùng Hậu Giang, Tiền Giang, Bạc Liêu, Bến Tre... ở cạnh các vàm, các kênh, bao trùm bởi màu xanh của rặng bần, của khóm đước, mà người Bắc rất dễ nhận ra: “Nhà day cửa ra sông, trong đêm vui náo nức này, đom đóm từ ngoài rặng bần cũng kéo vào đầy nhà. Chúng bay chớp chớp như dò trên nóc rồi sà xuống mặt Việt”. Màu sắc Nam Bộ được thể hiện ở những vật dụng, ở cái gia tài của má Tư Năng để lại. Đó là “năm công ruộng hồi trước mấy chú cấp cho ba má”, là "hai công mía để dành làm đám giỗ ba má”, là những thứ làm ăn của nhà nông nghèo khó, lam lũ: nồi, lu, chén, đĩa, cuốc, vá, đèn soi mà chị em Việt sẽ gửi lại chú Năm trước khi đi đánh giặc. Cảnh đêm tòng quân của tuổi trẻ vùng đồng bằng Nam Bộ vui như ngày hội, bà con cô bác cả xã kéo đến, “dàn sáng rực”, hai chị em Chiến và Việt tranh giành nhau, làm cho anh các bộ “đã cầm viết rồi lại dật xuống”, chú Năm phải “nheo mắt nhìn” đứng ra phân xử: “Hai đứa cháu tôi nó một lòng theo Đảng như vậy, tôi cũng mừng. Vậy xin trên cứ ghi tên cả hai. Việc lớn là tính theo việc lớn, còn việc thỏn mọn trong nhà tôi thu xếp khắc xong”. Đó là tấm lòng, là ý nghĩ, là cách nói chất phác cùa bà con cô bác nơi miệt vườn vùng đồng bằng sông Cửu Long. Cảnh hỗn chiến giữa ta và giặc, cảnh tấn công như vũ bão của quân ta qua sự lắng nghe, sự cảm nhận của Việt vừa hồi tỉnh sau cơn mê cũng mang nét rất riêng của Nam Bộ thời đánh Mĩ: “Việt ngóc dậy. Rõ ràng không phải tiếng pháo lễnh lãng của giặc. Đó là tiếng nổ quen thuộc, gom vào một chỗ, lớn nhỏ không đều, chen vào đó là những dây súng nổ vô hồi vô tận. Súng lớn và súng nhỏ quyện vào nhau như tiếng mõ và tiếng trống đình đánh dậy trời đất hồi Đồng khởi”. Hình ảnh má Tư Năng dẫn đàn con đi đòi đầu ba, hình ảnh má Tư Năng hiên ngang, thách thức: “Vợ Tư Năng đây!” khi đứng trước mũi súng và lời hăm dọa của lũ giặc: “Vợ Tư Năng đâu?’'. Bọn lính bắn vọt qua đầu má, má đưa hai bàn tay to bản phủ lên đầu đàn con đang nép dưới chân. Má chèo xuồng, mà đi làm thuê, mà đi đấu tranh chính trị, má coi thường cái chết, vì má tin một cách mộc mạc, giản dị rằng “người chết có cái vui của người chết, nếu không, người ta sanh con ra làm gì?”. Hình ảnh má Tư Năng làm ta nhớ đến câu nói: “Còn cái lai quần cũng đánh” của chị út Tịch trong Người mẹ cầm súng. Cái cuốn sổ ghi bao việc “thỏn mỏn” trong gia đình bằng thứ chữ “lòng còng". Chuyện thím Năm, ông nội, bác Hai, tía của Việt... bị giặc giết như thế nào, các chiến tích của ông nội, của thằng Hai, của chị em Việt, chú đều ghi rõ. Cuốn sổ ấy là truyền thống cách mạng của gia đình má Tư Năng, cũng là của hàng vạn gia đình nông dân Nam Bộ trong suốt ba mươi năm trời đánh Pháp, đánh Mĩ. Nguyễn Thi có tài sử dụng một số chi tiết nghệ thuật bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống, nâng lên tầm khái quát, tô đậm màu sắc Nam Bộ. Tiếng hò của chú Năm là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc, độc đáo của Nguyễn Thi tạo dựng nên. Giọng hò của chú Năm “đục và tức như gà gáy". Đã nhiều lần chú cất giọng hò. Trước bữa cúng má Tư Năng, chị em Việt Chiến sắp lên đường ra trận, chú Năm cất giọng hò: “Câu hò nổi lên giữa ban ngày, bắt đầu cất lên như một hiệu lệnh dưới ánh nắng chói chang, rồi kéo dài, từng tiếng một vỡ ra, nhắn nhủ, tha thiết, cuối cùng ngất lại như một lời thề dữ dội”. Chị Chiến giống má như đúc. Chiến cũng có hai bắp tay tròn vo sạm đỏ màu cháy nắng như má. Tiếng “cóc”, tiếng “nghẹn”, tiếng “ừ”, tiếng chân bước "bịch bịch" của Chiến có khác nào má, “in như má vậy”.
Bàn việc thu xếp nhà cửa trước khi đi đánh giặc, nghe em nói, Chiến “hứ một cái “cóc" rồi trở mình. May mà chị không bẻ tay rồi đập vào bắp vế than mỏi” như má. Chiến đảm đang, sớm biết lo liệu, thường nhường nhịn em, chú Năm đã hết lời ca ngợi: “Không! Việc nhà nó thu được gọn thì việc nước nó mở được rộng, gọn bề gia thế, nặng nề nước non”. Chiến có tư thế hiên ngang, quyết liệt như các o du kích vườn dừa Bến Tre: “Đã làm thân con gái ra đi thì tao chỉ có một câu: Nếu giặc còn thì tao mất, vậy à”. Việt là hình ảnh đẹp nhất, in đậm màu sắc Nam Bộ nhất trong truyện Những đứa con trong gia đình. Nụ cười “lỏn lẻn”, hai gò má “cũng mướt như da trái vú sữa", cái ná thun của tuổi thơ vẫn mang theo khi đi bộ đội, Việt rất giống ba, mỗi lần nghe tiếng ná thun của Việt, má Việt lại nói: “Đó, lại giống cái thằng cha nó rồi!”. Việt hồn nhiên, trong sáng hay tranh giành với chị, nhưng lại “giấu chị như giấu của riêng’’ trước đồng đội. Dũng cảm trong chiến đấu, không sợ giặc nhưng lại sợ “thằng chỏng thụt lười”, ‘‘con ma cụt đầu"... Mới hai tuổi quân đã lập công tiêu diệt một xe bọc thép Mĩ; bị trọng thương, lạc đơn vị, nằm giữa chiến trường, tuy chỉ còn một viên đạn đã lên nòng. Việt “vẫn sẵn sàng nổ súng", “Trên trời có mày, dưới đất có mày, cả khu rừng này còn có mình tao. Mày có bắn tao thì tao cũng bắn được mày”... Hình ảnh Việt theo má lên tới quận “đòi đầu ba", hình ảnh Việt trong đêm tòng quân, trong cảnh cùng chị gái khiêng bàn thờ má sang gửi nhà chú Năm đã làm ta nhớ mãi, nhớ đứa con trai má Tư Năng, nhớ một chàng trai mới lớn vùng miệt vườn đồng bằng sông Cửu Long thời chống Mĩ. Việt là hình bóng của quê hương; Việt là hiện thân trong câu hò của chú Năm: "... khi thì Việt biến thành tấm áo vá quàng hoặc con sông dài cá lội của chú, khi thì Việt biến thành người nghĩa quân Trương Định, ngọn đèn biển Gò Công, hoặc ngôi sao sáng ở Tháp Mười”. Thời chống Mĩ, tuổi trẻ cả nước ta nung nấu một lời thề: “Ra đi chỉ một lời thề - Chưa giết hết giặc chưa về quê hương”. Việt và chị gái khi khiêng bàn thờ má đi gửi cũng đinh ninh một lời thề: “Nào, đưa má sang ở tạm bên nhà chú, chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba má, đến chừng nào nước nhà độc lập, con lại đưa má về”. “Những đứa con trong gia đình'’ đã kết tinh nghệ thuật của ngòi bút Nguyễn Thi. Nghệ thuật kể chuyện, dựng cảnh, tạo hình, chọn chi tiết điển hình, phân tích tâm lí nhân vật, cá biệt hóa ngôn ngữ nhân vật... tất cả đều mang màu sắc và hương vị Nam Bộ. Màu sắc Nam Bộ tạo nên hồn cốt phong cách ngôn ngữ nghệ thuật của Nguyễn Thi trong Người mẹ cầm súng và Những đứa con trong gia đình. Sự thành công đó đã khẳng định vị thế được tôn vinh của Nguyễn Thi là "nhà văn của người nông dân Nam Bộ thời chống Mĩ”. Tham khảo một số bài văn hay khác: Kiến thức bài Những đứa con trong gia đình - Nguyễn ThiPhân tích tác phẩm Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi Trên đây, các em đã tham khảo nội dung chi tiết dàn ý và hai bài văn mẫu phân tích màu sắc Nam Bộ trong truyện Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi). Hi vọng, tài liệu đã mang đến cho các em những thông tin kiến thức hữu ích để có được một bài văn hay và đầy đủ ý nhất. Chúc các em làm bài tốt, đạt kết quả cao !
0 notes
giasutamtaiduc-blog1 · 4 months
Text
Gia sư tiểu học Hà Nam
https://tamtaiduc.com/gia-su-tieu-hoc 📝 Mã số: 26 👩‍🏫 Gia sư: LÊ THỊ THÙY DƯƠNG 👩 Giới tính: Nữ 🚺 Năm sinh: 13/10/1992 🎂 Trường: Đại học Sư Phạm Hà Nội 2 🏫 Hiện là: Giáo viên 👩‍🏫 Chuyên ngành: Sư phạm Tiểu học 👩‍🎓 Năm tốt nghiệp: 2014 🎓 Dạy môn: Toán, Rèn chữ 🧮✍️ Thời gian dạy: Tối Thứ 2, Tối Thứ 3, Tối Thứ 4, Tối Thứ 5, Tối Thứ 6, Sáng Thứ 7, Chiều Thứ 7, Tối Thứ 7, Sáng Chủ Nhật, Chiều Chủ Nhật, Tối Chủ Nhật 🗓️ Nhận dạy: Lớp 1, Lớp 2, Lớp 3 🎒 Giọng nói: Miền Bắc 🗣️ Khu vực: Thành phố Phủ Lý, Huyện Thanh Liêm 🗺️ Nguyên quán: Tỉnh Hà Nam 🇻🇳 Đ/C: Phủ Lý, Hà Nam 🏠 Tự giới thiệu: Tôi là giáo viên trường TH Thanh Châu, đã có 8 năm kinh nghiệm dạy học. Là giáo viên giỏi cấp thành phố. Yêu trẻ, yêu nghề, chuyên môn vững. 💪 Thành tích: Giáo viên giỏi cấp Thành phố 🏆 Điểm nổi bật:
Yêu trẻ ❤️ Yêu nghề ❤️ Chuyên môn vững 💪
0 notes
phantranghy-blog · 10 months
Text
 Cái tôi của Phạm Duy trong trường ca Con Đường Cái Quan
Tumblr media
 Cái tôi của Phạm Duy trong trường ca Con Đường Cái Quan
      Nghe nhạc Phạm Duy, điều đầu tiên tôi cảm nhận đó là tình yêu quê hương đất nước Việt Nam. Nhiều nhạc phẩm của ông đã đi vào lòng người dân Việt qua nhiều thế hệ.
      Phải là Cái Tôi hòa vào hồn quê, hòa vào đất Mẹ Việt Nam, hòa vào tiếng lòng đồng bào mới có trường ca Con Đường Cái Quan. Khi học trung học, nhiều lần tôi nghe trường ca này trên Đài phát thanh Sài Gòn, lòng tôi thấy sao có ông nhạc sĩ tuyệt vời đến vậy. Từ đó tôi mê nhạc của ông và tôi dành dụm tiền mua những bàn nhạc ông viết, trong đó có tập trường ca này để về tập đàn, tập hát. Và càng ngày tôi càng nhận ra một Phạm Duy quá diệu kỳ, chỉ với âm thanh, ngôn ngữ mà như đưa người nghe, người yêu nhạc đến với những cung bậc tình yêu quê hương, đất nước, con người Việt Nam này.
      Trong phần giới thiệu về trường ca này, Phạm Duy bày tỏ: “Trường ca Con Đường Cái Quan đưa ra một lữ khách trên con đường xuyên Việt, đi từ Ải Nam Quan cho tới mũi Cà Mau, đi từ ngày mới lập quốc cho tới khi hoàn thành xứ sở, đi trong lịch sử và lòng dân, đi tới đâu cũng có tiếng dân chúng địa phương ca hát chúc tụng lữ khách đi nối liền lòng người và đất nước”.
      Nghe phần thứ nhất (Từ Miền Bắc), tôi như được chứng kiến hành trình của lữ khách. Tôi như thấy hình ảnh của cô thôn nữ miền Bắc hát làm duyên với lữ khách:
          Hỡi anh đi đường cái quan
          Dừng chân đứng lại
          Dừng chân đứng lại
          Cho em đây than đôi lời
          Đi đâu vội mấy anh ơi….
      Đáp lại lời cô gái là lời lữ khách:
          Tôi đi từ Ải Nam Quan sau vài ngàn năm lẻ
          Chia đôi một họ trăm con đã lên đường….
      Tôi cũng thấy bước chân lữ khách từ Ải Nam Quan vội đi trong lời ca của nàng Tô Thị. Và cả trong lời ca của đồng bào miền núi, để rồi tạm biệt:
          Đường ngược đường xuôi
          Nhớ nhau vì chuyện đầu môi
          Tạm biệt một nơi
          Thấy nhau ở cuối chân trời….
      Tôi còn nghe lời ca của cô gái lái đò và lữ khách sang sông. Rồi tôi chứng kiến bước chân lữ khách về tới Thủ đô trong nỗi niềm xúc động vô bờ, để rồi bước tiếp trên đường cái quan:
          Ra đi từ lúc trăng tơ, trăng một miền hoa cỏ
          Trăng lên đầu cửa ô xa vẫn chưa mờ
          Im nghe lời Thủ đô chào, ôi lời mừng đông đảo
          Đi trong lịch sử dân ta luống nghẹn ngào.
      Trong phần thứ hai (Qua Miền Trung), qua ca từ âm nhạc, tôi mường tượng trước mắt tôi là lũ trẻ chạy ra hát mừng chào đón lữ khách: Ai đi trong gió trong sương. Tôi cũng được nghe lời ru của người mẹ ngọt ngào: Ai vô xứ Huế thì vô. Và tôi thấy dân làng hát tiễn lữ khách “đi trên dặm đường trường”:
          Hò hô hò hò ơi hò
          Anh đi trên đường là gập ghềnh
          Mau mau đi kẻo lỡ a truyện tình nước non
          Hô hô hò khoan
          Hò hô hò hò ơi hò
          Mau mau đi kẻo là kẻo lỡ
          Câu chuyện tình năm xưa là tình à năm xưa
          Hô hô hò khoan.
      Cũng trong phần thứ hai này, trên dải đất miền Trung nước Việt Nam, trên những tháp Chăm dọc theo chiều dài đất nước, tôi như nghe tiếng hát của Công chúa Huyền Trân thời nhà Trần, nuốt lệ vào lòng, tâm sự cùng hậu thế với nỗi đoạn trường trong Nước non ngàn dặm ra đi:
          Bước đi vào lòng (ừ ư ư) muôn dân
          Bước đi vào lòng (ừ ư ư) muôn dân
          Bằng hồn trinh nữ mơ màng
          Bằng tình say đắm ơi chàng
          Ước nuôi dân hòa bình trong ái ân.
      Rồi tôi được nghe cô gái Huế với Gió đưa cành trúc la đà. Tôi cũng được nghe tiếng hát của lữ khách hòa cùng dân chúng trong lời ca: Tôi xa quê nghèo ruộng nghèo để vào miền Nam:
          Hò hô hò hò ơi hò
          Lênh đênh ven bờ là biển sâu
          Hương thơm là thoang thoảng à đất mầu miền Nam
          Hô hô hò khoan
          Hò hô hò hò ơi hò
          Lênh đênh ven bờ là biển giàu
          Nghe nhịp cầu đã nối tình là à xưa
          Hô hô hò khoan.
      Phần thứ ba (Vào Miền Nam) được mở đầu bằng giọng hò của cô gái mời gọi: Anh đi đường vắng đường xa. Đáp lại tình cảm của cô gái, lữ khách mừng rỡ hát khúc hành ca Nhờ gió đưa về như lời tỏ tình. Còn gì đẹp bằng cô gái miền Nam cất lời ca Đi đâu cho thiếp theo cùng bằng lòng “theo lữ khách trên con đường và trong cuộc đời”; còn gì đáng yêu bằng lữ khách cất tiếng đáp lại:
          Ví dầu tình bén duyên thề
          Thì xin kết bạn đền nghì trúc mai.
      Phạm Duy từng giới thiệu: “Lữ khách tìm được lương duyên ở cảnh và ở người. Lữ khách kết duyên cùng cô gái. Dân chúng miền Nam hát hò mừng đôi vợ chồng mới”. Bằng điệu hò lơ Đèn cao Châu Đốc, gió độc Gò Công, mọi người chúc đôi vợ chồng:
          Vợ chồng son đã nuôi lòng ước mong
          Thuận vợ chồng sẽ cùng tát biển Đông.
      Trước mắt tôi là hình ảnh đôi vợ chồng trẻ hân hoan cất tiếng ca ngợi Cửu Long Giang cũng như hát ca Giã ơn cái cối cái chày và cùng dân chúng hát Về Miền Nam trong niềm vui bất tận:
          Về miền Nam đem theo sương gió xưa
          Về đồng khô đem cơn mưa rét về
          Người về đây thương nhớ lắm con đường xa
          Về miền Trung, ra xứ Bắc yêu mẹ cha
          Đường từ xa đem ta đã tới đây
          Chùa chiều nay rung chuông trên luống cày
          Người gửi ơn ra bốn phía chân trời mây
          Ngẩng đầu lên dâng vút đóa linh hồn say
          Đường về đây… Đường về đây
         Trời về Tây nghe gió cuồng bay….
      Kết thúc trường ca Con Đường Cái Quan là Đường đi đã tới, tôi như thấy lời ca được cất lên từ lồng ngực đầy nhiệt huyết của toàn dân:
          Đường đi đã tới…
          Lòng dân đã nối
          Người tạm dừng bước chân vui người ơi
          Người mơ ước tới…
          Đường tan ranh giới
          Để người được mãi
          Đi trong một duyên tình dài
          Con đường thế giới xa xôi
          Trong lòng dân chúng nơi nơi…
      Nghe cả trường ca Con Đường Cái Quan, tôi không thể không nói lời biết ơn có một nhạc sĩ đã nói hộ bao người dân Việt về một nước Việt Nam thống nhất. Thống nhất trong lịch sử từ thuở chia đôi trăm con, từ thuở mở rộng cõi bờ đến hoàn thành xứ sở; thống nhất từ điệu hò, điệu lý đến truyền thuyết, cổ tích, ca dao…
      Nghe trường ca Con Đường Cái Quan, tôi như thấy hình ảnh đất nước, con người Việt Nam qua bao thăng trầm của lịch sử. Nào là hình ảnh Ải Nam Quan, Chi Lăng ngăn dòng giặc Hán; nào là Đồng Đăng, Kỳ Lừa, sông Thương, Thăng Long, Tháp Rùa in hình đất Bắc. Nào là Truông Nhà Hồ, Phá Tam Giang không ngăn được bước chân đi; nào là Sông Hương, Núi Ngự, Tháp Chàm, Cù Mông man mác tình quê. Nào là Đồng Nai, Châu Đốc, Tiền Giang, Hậu Giang, Gò Công, Cần Thơ, Hà Tiên, Cà Mau đất mới đãi người. Tôi cũng thấy bao người: từ nàng Tô Thị đến Huyền Trân, từ cô cắt cỏ đến cô lái đò, từ dân thượng du đến cô gái Huế, từ em bé, bà mẹ đến dân chúng, … Biết bao con người Việt Nam hiện lên. Qua âm nhạc với những giai điệu và lời ca trong Trường Ca này, Phạm Duy đã làm được một điều là khơi dậy lòng yêu đất nước con người Việt Nam cho tôi, và tôi nghĩ, cho cả nhiều người nữa.
      Theo tôi, Cái Tôi của Phạm Duy trong Con Đường Cái Quan chất chứa tình yêu quê hương, đất nước, con người Việt Nam. Đó cũng là điều đáng trân trọng nơi ông.
1 note · View note
seamihocvienamnhac · 1 year
Text
Những điều cần biết về cây đàn Guitar
Tìm Hiểu Truyền Thuyết Về Cây Đàn Guitar
Guitar không chỉ là một công cụ âm nhạc, mà là một biểu tượng của nghệ thuật và sự sáng tạo trong thế giới âm nhạc. Đằng sau vẻ đẹp của những dây đàn và âm thanh ngọt ngào mà guitar tạo ra, là một thế giới phong phú về lịch sử, kỹ thuật, và văn hóa. Đối với những người yêu âm nhạc, việc hiểu biết về cây đàn guitar không chỉ là việc tìm hiểu về một loại nhạc cụ, mà còn là hành trình sâu sắc vào thế giới của nghệ thuật và đam mê.
Guitar không chỉ đơn giản là một loại đàn, mà là một hệ thống phức tạp của các thành phần như thân đàn, cần đàn, phím đàn và các bộ phận khác, mỗi chi tiết đều đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra âm thanh. Bên cạnh vẻ ngoại hình lôi cuốn, cây đàn guitar còn mang trong mình những câu chuyện về nguồn gốc và lịch sử, từ các hình thức cổ điển đến các địa danh và văn hóa ảnh hưởng.
Tumblr media
>>> Xem thêm: Chọn địa chỉ dạy thanh nhạc cần lưu ý điều gì?
Ngày xưa có một cụ già và người con gái sống ở miền Nam Tây Ban Nha trong một ngôi nhà gỗ. Thời đó, cụ già nổi tiếng là một người thợ mộc giỏi, có người còn nói cụ là người thợ mộc tài danh nhất! Con gái của cụ tên là Citra. Nàng có giọng hát tuyệt vời có một không haị. Mỗi lần nàng cất tiếng hát, mọi người đều dừng lại lắng nghe, ngay cả chim trên cành cũng im hót để thưởng thức… Đâu chỉ có thế, giọng hát của Citra còn có năng lực chữa bệnh thần kỳ. Dân chúng khắp miền nam Tây Ban Nha thường tìm đến yêu cầu nàng hát mỗi khi có dịch bệnh phát sinh.
Một đêm mưa bão, có người gõ cửa ngôi nhà gỗ của cha con nàng! Họ mở cửa. Đứng trước ngưỡng cửa là một bà già khốn khổ, áo quần tả tơi ướt đẫm. Bà già lạnh cóng, cơ hồ đứng không muốn nổi. Hai cha con vội vàng nhóm bếp lò và mang quần áo khô cho bà cụ, rồi cho bà uống sữa nóng với mật ong cho lại sức. 
Sáng hôm sau, khi bà cụ đã hồi sức, bà cho Citra biết cụ có một cô cháu nội đang ốm nặng sắp chết vì mắc phải một căn bệnh là kỳ khiến mọi lang y đều bó tay. “Đó là lý do một bà già như lão phải lặn lội cả tháng trời đến đây gặp cô, Citra ạ, chỉ để cầu xin cô cứu cháu nội tôi.” Và bà lão ngồi hàng giờ kể cho Citra nghe về cô cháu. Càng nghe, Citra càng cảm thấy gần gũi, gắn bó với cô gái đáng thương chưa quen biết như thể đã thân thiết tự bao giờ.
Hôm sau, nàng cáo từ cha già để theo bà lão đi cứu cô cháu bằng chính giọng hát của nàng. Người cha nhờ hai người bạn đi theo hỗ trợ và sau mấy tuần lễ họ đã đến một ngôi làng ở Asturias. Cô cháu của bà cụ đã ngất liệm, thoi thóp gần chết. Citra liền cất tiếng hát. Chưa bao giờ trong đời mình nàng hát hay đến như thế! Nàng hát mãi không thôi… cho đến ngày thứ ba thì cô gái mở mắt tỉnh dậy. Căn bệnh quái ác đã được cứu chữa! ồn:
Nguồn: www.princessefoulard.com
Nhưng trên đường về, một trận bão tuyết trên vùng núi lạnh đã chôn vùi Citra và hai người bạn già đồng hành. Khi bão đã tan, may sao một đoàn người bắt gặp Citra vùi sâu trong tuyết và lạnh cứng như chết. Họ đã cứu nàng và đưa về với người cha già. Citra thoát chết, nhưng vì thanh quản đã bị liệt vì tuyết lạnh, nàng không bao giờ còn cất tiếng hát được nữa. Thế là nàng trở nên u sầu, lúc nào cũng đắm chìm trong một trạng thái ưu uất đáng sợ… 
Nóng lòng muốn cứu con gái, người cha bỗng nhớ ra mình còn một khúc gỗ hồng trong nhà kho chứa đồ làm mộc của mình. Thế là ngày ngày ông cụ hết chăm lo cho Citra lại đục đẽo trong nhà kho âm thầm làm một món quà cho con gái. Ông cưa gọt cả năm ròng và cuối cùng hoàn thành một thứ nhạc cụ lạ kỳ nhưng xinh đẹp mang hình dáng một người thiếu nữ.
Sau đó ông nhờ những người thợ săn trong làng săn về cho ông hai con nai Một con lớn, ông lấy gân chân căng ra làm những sợi dây trầm; còn con tơ, ông ấy gân căng làm những dây bổng. Khi cây đàn hoàn tất, ông đứng trước cửa nhà vuốt ngón tay trên những sợi dây đàn gân thú. Một chuỗi âm thanh sâu lắng, quyến rũ ngân rung… Lần đầu tiên, từ khi bình phục, Citra bước ra ngưỡng cửa tìm xem những âm thanh thần tiên ấy phát ra từ đâu. 
Người cha trao cho nàng cây đàn độc đáo ấy. Citra nâng đàn lên và bắt đầu dạo nhạc. Tiếng đàn bay bổng… Dân chúng khắp miền nam Tây Ban Nha tìm đến xem chiếc đàn lạ lùng ấy. Mỗi lần nàng cất tiếng đàn, mọi người đều dừng lại lắng nghe, ngay cả chim trên cành cũng im hót để thưởng thức… Đâu chỉ có thế, tiếng đàn của Citra còn có năng lực chữa bệnh thần kỳ như tiếng hát của nàng ngày trước. Dân chúng thường tìm đến yêu cầu nàng đàn mỗi khi có dịch bệnh phát sinh…. 
Cái tên Citra dần lan truyền khắp thế giới và cây đàn đã được đặt theo tên nàng cũng được mô phỏng ở khắp nơi. Ở Ấn Độ, cây đàn của nàng được gọi là đàn Sitar (hay Chitar), ở Ý nhạc cụ này được gọi là Chitarra. Một số nơi khác, chữ “C” được đổi thành chữ “G” và thế là ngày nay ta có đàn Gitara ở Tây Ban Nha, đàn Guitare ở Pháp, đàn Guitar ở Anh-Mỹ, và đàn Ghi-ta ở Việt Nam.
Nguồn: https://seami.vn/truyen-thuyet-ve-cay-dan-guitar/
0 notes
saohoanet · 1 year
Link
0 notes
imoim36news · 2 years
Text
Tumblr media
Nhà phê bình phim Dự kiến thị ngôi trường năng lượng điện hình ảnh Việt năm 2023 Trước những câu h Việt nhưng mà cụm chữ vào câu với cơ hội hiểu rưa rứa nhau, vô cùng dễ dàng nhầm dẫn, Top 3 Hoa hậu Việt Nam 2022 với vượt lên trên được thách thức này? Các chị em hoa khôi, á hậu cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2022 lấy loại mẫu diễn viên - ca sĩ Anh Tú Atus (ông chồng diễn viên Diệu Nhi) mô tả về gu thành viên gia đình trai của bản thân mình. Sự quay về của Thuận Nguyễn vào Thanh Sói đã nhận được được rất nhiều sự quan hoài của công bọn chúng. Trên My bus - Your show kỳ này, phái mạnh diễn viên sẵn sàng chia sẻ trình bày những chuyện giấu kín hậu ngôi trường Thanh Sói. Mời quý khách thuộc theo dõi. MY BUS - YOUR SHOW | Không vẫn còn hình tượng tiên nữ vào sáng sủa hoặc quý bà kiêu ngạo, tạo ra hình của Phương Anh Đào vào phim năng lượng điện hình ảnh "Tro tàn rực rỡ" tạo ra tạo điểm đặc biệt mạnh lúc tương khắc họa được trọn vẹn hình tượng người phụ phái đẹp miền Tây đầy tương khắc khổ. Rẽ lối kể từ cô bé lookbook, không qua lớp đào tạo và huấn luyện diễn xuất nè, Quỳnh Lương vẫn với lối diễn thú vị người coi. MY BUS - YOUR SHOW | Thử thách của host Quang Huy ko hề thực hiện khó khăn được “Lady Mây”, cho dù vẫn còn tạo ra khả năng mang đến cô bé phô diễn giọng hát đầy nội lực và kĩ năng lưu giữ bài bác hát của cụm diva số một trái đất. Hoa hậu Thanh Thuỷ, Á hậu 1 Thuỳ Linh, Á hậu 2 Ngọc Hằng... 63aac973b83d6【#ximmacao】
0 notes
phanminhhoang1995r · 2 years
Text
Biểu hiện của tình trạng phổi không khỏe
Phổi là bộ phận vô cùng quan trọng trong cơ thể con người. Chúng ta không thể sống khỏe mạnh mà không có lá phổi khỏe mạnh. Phổi đóng vai trò quan trọng như vậy. Nhưng liệu bạn đã thực sự quan tâm đến phổi chưa?
Sau đây là các dấu hiệu cho thấy phổi có biểu hiện không khỏe, bạn nên chú ý:
1. Khàn giọng
Khi giọng nói có biểu hiện khàn hơn bình thường khi đó rất có khả năng phổi bạn đang không được khỏe. Nhiều người có thể nghĩ rằng khàn tiếng là vấn đề của cổ họng. Trong thực tế, nếu có bệnh ở phổi, đây cũng là một dấu hiệu bạn cần nên chú ý.
Vì nếu có khối u ở phổi, phổi sẽ bị chèn ép lên các dây thanh, làm giọng nói bị khàn đi. Do vậy, khi có bất kỳ biểu hiện gì bất thường cần đến bệnh viện kiểm tra phổi kịp thời.
2. Tức ngực
Thường xuyên tức ngực cũng là một biểu hiện phổi đang không được khỏe. Đặc biệt, nếu tình trạng kéo dài và trở nên tồi tệ khiến bạn đau trong quá trình hít thở. Trong quá trình hô hấp, phổi đóng vai trò chủ đạo. Nên khi phổi có biểu hiện bệnh thì máu và oxy không được cung cấp đủ, khiến bạn cảm thấy tức ngực, mệt mỏi, kiệt quệ. Vì vậy, khi có những biểu hiện này, bạn nên đi thăm khám kịp thời.
3. Khó thở
Biểu hiện phổi không khỏe đang tổn thương sẽ trực tiếp dẫn đến tình trạng khó thở. Người bệnh cảm thấy khó thở, hụt hơi không còn đều đặn, trơn tru như thường. Vì thế, nếu tiếng thở khò khè là biểu hiện cho thấy có điều gì đó bất thường đang chặn đường thở ở phổi.
4. Ho nhiều
Khi bị viêm đường hô hấp rất dễ bị sốt và ho khan liên tục, lâu ngày dẫn đến viêm phổi. Ngoài ra, ung thư phổi cũng rất dễ gây ho, bởi khi có khối u trong phổi, người bệnh luôn muốn ho cho đỡ khó chịu. Vì thế nếu tình trạng diễn ra thường xuyên nên đến bệnh viện kiểm tra phổi càng sớm càng tốt. Vì đó chính là một trong những biểu hiện cho thấy phổi đang không được khỏe.
5. Sụt cân không lý do và kiệt sức
Đa phần những người mắc COPD (tắc nghẽn mãn tính) thường bị sụt cân bất ngờ. Giảm cân không đủ để chỉ ra các vấn đề về phổi. Nhưng nếu đi kèm với các triệu chứng khắc khiến bạn dễ mệt và kiệt sức. Rất có thể phổi đang khỏe nên các biểu hiện mới bất thường đến vậy.
BỆNH GÌ KHI PHỔI CÓ BIỂU HIỆN KHÔNG KHỎE?
Hiện nay các bệnh về phổi là một trong những bệnh lý nguy hiểm hàng đầu. Với quá trình công nghiệp hóa thì ô nhiễm khói bụi, thói quen sử dụng thuốc lá là những nguyên nhân chính gây nên các bệnh về phổi.
1. Viêm phổi
Một số biểu hiện bệnh viêm phổi - phổi không được khỏe:
Sốt nhẹ, ho ít, nhẹ, khạc đờm không nhiều;
Thở nhanh, thở gấp hơn bình thường;
Đau tức ngực nhất là khi thở sâu hay ho;
Ngoài ra còn xuất hiện một số triệu chứng như đau đầu, ra nhiều mồ hôi, da tái nhợt, ăn không ngon miệng, mệt mỏi…
2. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh không chữa khỏi hoàn toàn. Bên cạnh đó bệnh liên tục có tiến triển nặng dần.
Người mắc COPD chắc chắn sẽ có những biểu hiện phổi không khỏe như:
Thường hay ho liên tục và kèm theo cả đờm;
Khó thở, nhất là khi tập thể thao;
Luôn thở khò khè;
Bị tức ngực.
3. Bệnh ung thư phổi
Đây là một trong những căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng con người. Không những có những biểu hiện phổi không khỏe mà còn ngày trở nặng hơn. Được xếp hàng đầu nguyên nhân gây tử vong trên toàn thế giới và đang có xu hướng tăng nhanh ở cả nam và nữ. Do vậy, khi thấy dấu hiệu sau, tuyệt đối không được coi thường:
Thường hay ho không dứt hoặc trở nặng;
Khó thở hoặc thở ngắn;
Ho ra máu;
Bị tức ngực;
Khàn tiếng hoặc thở khò khè;
Viêm phổi không bớt hoặc bệnh liên tục tái phát;
Thường hay chán ăn hoặc bị sụt cân không thể giải thích được.
Để phát hiện, ngăn chặn bệnh kịp thời trước tác động của môi trường, thời tiết, tuổi tác,… mọi người cần tới cơ sở y tế ngay khi có các triệu chứng trên.
Nguồn ** https://dakhoamientrung.vn/bieu-hien-phoi-khong-khoe-can-phai-di-kham-ngay.html
Thông tin liên hệ: Phòng khám đa khoa miền trung
0 notes
Text
Chức Năng Ngoại Tiết Của Tinh Hoàn – Mới nhất
Chức Năng Ngoại Tiết Của Tinh Hoàn – Tinh hoàn bình thường trông thế nào?| BS Hoàng Thọ, Vinmec Times City
Bài viết Tinh hoàn bình thường trông thế nào?| BS Hoàng Thọ, Vinmec Times City thuộc chủ đề về Chức Năng Ngoại Tiết Của Tinh Hoàn đang được rất nhiều bạn quan tâm đúng không nào !! Hôm nay, hãy cùng internationalistreview tìm hiểu Tinh hoàn bình thường trông thế nào?| BS Hoàng Thọ, Vinmec Times City trong bài viết hôm nay nhé !
Mời bạn Xem video Chức Năng Ngoại Tiết Của Tinh Hoàn
youtube
Giới thiệu về Tinh hoàn bình thường trông thế nào?| BS Hoàng Thọ, Vinmec Times City
tinhhoanbinhthuong #tinhhoan #giaiphautinhhoan Tinh hoàn là gì? Tinh hoàn bình thường trông như thế nào? Nếu bạn đang ở …
Tìm thêm thông tin về Chức Năng Ngoại Tiết Của Tinh Hoàn tại Wikipedia
Bạn có thể tìm thêm nội dung về Chức Năng Ngoại Tiết Của Tinh Hoàn từ website Wikipedia. https://vi.wikipedia.org/w/index.php?search=Ch%E1%BB%A9c%20N%C4%83ng%20Ngo%E1%BA%A1i%20Ti%E1%BA%BFt%20C%E1%BB%A7a%20Tinh%20Ho%C3%A0n&title=%C4%90%E1%BA%B7c_bi%E1%BB%87t:T%C3%ACm_ki%E1%BA%BFm&profile=advanced&fulltext=1&ns0=1
Câu hỏi về Chức Năng Ngoại Tiết Của Tinh Hoàn
Nếu có bắt kỳ thắc mắc nào về Chức Năng Ngoại Tiết Của Tinh Hoàn hãy cho chúng mình biết nhé, mọi câu hỏi hay góp ý của các bạn sẽ giúp mình hoàn thiện hơn trong các bài sau nhé!
Bài viết Tinh hoàn bình thường trông thế nào?| BS Hoàng Thọ, Vinmec Times City được mình và team tổng hợp từ nhiều nguồn. Nếu thấy bài viết Chức Năng Ngoại Tiết Của Tinh Hoàn giúp ích cho bạn thì hãy ủng hộ team Like hoặc Share nhé!
Hình ảnh về Chức Năng Ngoại Tiết Của Tinh Hoàn
Tumblr media
Tấm hình minh hoạ cho Chức Năng Ngoại Tiết Của Tinh Hoàn
Tham khảo thêm những video khác về Chức Năng Ngoại Tiết Của Tinh Hoàn tại đây: Nguồn tham khảo từ khóa Chức Năng Ngoại Tiết Của Tinh Hoàn tại Youtube
Thống kê về video Chức Năng Ngoại Tiết Của Tinh Hoàn
Video “Tinh hoàn bình thường trông thế nào?| BS Hoàng Thọ, Vinmec Times City” đã có lượt xem, được like [vid_likes] lần, được chấm /5 điểm. Kênh Bệnh viện ĐKQT Vinmec đã dành nhiều công sức và thời gian để hoàn thành clip này với thời lượng , mọi người hãy chia sẽ clíp này để khích lệ tác giả nhé. Từ khoá cho video này: #Tinh #hoàn #bình #thường #trông #thế #nào #Hoàng #Thọ #Vinmec #Times #City, [vid_tags], Chức Năng Ngoại Tiết Của Tinh Hoàn, Chức Năng Ngoại Tiết Của Tinh Hoàn, Chức Năng Ngoại Tiết Của Tinh Hoàn, Chức Năng Ngoại Tiết Của Tinh Hoàn, [keyword_title_words_as_hashtags] Nguồn: Chức Năng Ngoại Tiết Của Tinh Hoàn Tại Google
Edit"Chức Năng Ngoại Tiết Của Tinh Hoàn – Mới nhất"
Quantri
Related Posts
blogs
The Last Of Us 2 Dvd – Mới nhất
Quantri October 14, 2022
The Last Of Us 2 Dvd – The Last Of Us Part 2 (PS4) Unboxing! | 2 Discs? | Bài viết The Last Of Us Part 2…
blogs
Nêu Vai Trò Và Ý Nghĩa Của Đột Biến Gen – Mới nhất
Quantri October 14, 2022
Nêu Vai Trò Và Ý Nghĩa Của Đột Biến Gen – Vai trò đột biến gen và hội chứng Brugada Bài viết Vai trò đột biến gen…
blogs
Tỷ Giá Usd Năm 1997 – Mới nhất
Quantri October 14, 2022
Tỷ Giá Usd Năm 1997 – Khủng hoảng tài chính Thái Lan 1997 – 1998 Bài viết Khủng hoảng tài chính Thái Lan 1997 – 1998 thuộc…
blogs
Karaoke Mưa Chiều Miền Trung Thiếu Giọng Nữ – Mới nhất
Quantri October 14, 2022
Karaoke Mưa Chiều Miền Trung Thiếu Giọng Nữ – Karaoke Mưa Chiều Miền Trung Tone Nữ Nhạc Sống | Trọng Hiếu Bài viết Karaoke Mưa Chiều Miền…
blogs
Cuộc Đua Kỳ Thú 2019 Tập 3 Phần 2 – Mới nhất
Quantri October 14, 2022
Cuộc Đua Kỳ Thú 2019 Tập 3 Phần 2 – CUỘC ĐUA KỲ THÚ | TẬP 3 P.3 | MỸ LINH – XUÂN TIỀN XUẤT SẮC VƯƠN…
blogs
Không Mặc Quần Lót Nam – Mới nhất
Quantri October 14, 2022
Không Mặc Quần Lót Nam – Anh chủ shop quần sịp đẹp trai khoe hàng bự Bài viết Anh chủ shop quần sịp đẹp trai khoe hàng…SearchSearch
Recent Posts
The Last Of Us 2 Dvd – Mới nhất
Nêu Vai Trò Và Ý Nghĩa Của Đột Biến Gen – Mới nhất
Tỷ Giá Usd Năm 1997 – Mới nhất
Karaoke Mưa Chiều Miền Trung Thiếu Giọng Nữ – Mới nhất
Cuộc Đua Kỳ Thú 2019 Tập 3 Phần 2 – Mới nhất
Recent Comments
giap nguyen on Tỷ Giá Usd Năm 1997 – Mới nhất
NewsPolitics on Tỷ Giá Usd Năm 1997 – Mới nhất
Thuỳ Trinh Võ Thị on Tỷ Giá Usd Năm 1997 – Mới nhất
Tâm Thanh on Tỷ Giá Usd Năm 1997 – Mới nhất
Ngăn N on Cuộc Đua Kỳ Thú 2019 Tập 3 Phần 2 – Mới nhất
0 notes
ngoc-cara · 4 years
Text
NẾU CÓ KIẾP SAU, XIN EM ĐỪNG NÓI CÂU XIN LỖI !
Câu chuγện kể của một người Phụ nữ Saigon trước năm 1975 – Một câu chuγện tình đầγ cảm động của chị trong thời li loạn.
Lần đầu gặρ anh , chị mới 16 tuổi , nhỏ xíu , tóc bó đuôi gà , đôi môi mỏng lém lỉnh . Hôm ấγ ba chị đưa về nhà một thanh niên trẻ người Mỹ , giới thiệu người ρhụ tá của mình với gia đình , anh đã nhìn chị không chớρ mắt …
Đến khi chị vênh mặt hỏi anh : “ Tôi có chỗ nào không ổn …? Anh mới ngượng ngùng sực tỉnh , lí nhí … nói câu xin lỗi !
Không biết sao anh bị chị thu hút , đến mất hồn , mất vía , còn chị thì tỉnh rụi , chẳng để ý gì đến anh chàng người Mỹ đồng nghiệρ của ba mình . Sau đó anh hỏi ba chị thuê hẳn một tầng lầu trên cùng để ở , thì chị và anh gặρ nhau mỗi ngàγ… Sống chung nhà nhưng đường ai nấγ đi , đối với chị , anh là đồng nghiệρ của ba , người lớn rồi , nên chị không coi anh như bạn bè của mình . Nhưng rồi chị cũng biết anh mới 24 tuổi , đến từ Washington DC , nhiệm sở ở Vietnam nàγ là công việc đầu tiên của anh sau khi tốt nghiệρ Đại học . Tuγ còn bỡ ngỡ với xã hội Vietnam , nhưng lạ một điều là anh nói tiếng Việt giọng Bắc rất chuẩn và lưu loát như được Đào tạo qua trường lớρ đàng hoàng . Anh ít nói , nghiêm nghị , nhưng mỗi lần gặρ chị , anh lúng túng , mặt màγ đỏ gaγ , làm chị nổi tính nghịch ngợm , muốn trêu anh .Có lần trong bữa ăn , chị đưa cho anh quả ớt tròn đỏ , rất đẹρ , chị bỏ nguγên một trái vô miệng và nói với anh “: Ngon lắm …!” Và bảo anh ăn thử … Anh tưởng thật, Ьắt chước chị , bỏ vô miệng nguγên trái , nhai rốt rột .., rồi anh sặc , anh ho , anh khóc …còn chị nhả trái ớt ra, ôm bụng cười ngặt nghẽo . Anh caγ quá , có ý giận, cầm cốc nước bỏ lên lầu một mạch .
Đến tối không thấγ anh xuống , thấγ cũng Ϯộι nghiệρ , chị sai cậu em bưng lên cho anh lγ nước đậu nành tạ Ϯộι , nhưng cậu em xuống nói anh ấγ không có ở trên lầu , đi đâu rồi . Chị có ý đợi , muốn thử coi sau khi ăn trái ớt , mặt mũi anh ra sao. Nhưng mấγ ngàγ liền anh không về , nghe ba nói với mẹ là anh đi công tác. Cả tuần không gặρ , chị bỗng thấγ thiếu thiếu , chị nghĩ có lẽ tại mình chơi ác với người ta nên mình thấγ có lỗi , áγ náγ đó thôi .
Tuần sau anh về , bước vô nhà thấγ chị , còn tức nên vờ như không thấγ , anh ҳάch Vali đi thẳng lên lầu , từ đó anh luôn giữ vẻ mặt lạnh lùng làm chị thấγ tự ái ghê gớm .
Một hôm chị đang học thi tú tài , ban đêm ở trường thàγ Hai Ngô về , từ đường Nguγễn Huệ đạρ xe về tới nhà chị cũng thấγ khá xa . Vừa tới góc ngã ba hơi tối , xe chị tự nhiên trở chứng , ρhải dắt bộ về , đường tối chị thấγ sợ ma . Vừa đi vừa run, vậγ mà xui khiến sao gặρ anh đang Lái xe đi ngang mặt , tài thật , anh nhận ra chị ngaγ và “ de “ xe ngược lại . Dù đang giận , nhưng chị cũng để anh giúρ , đem xe về nhà , Trên đường về anh không nói , chị cũng không ( đang hờn mát mà ) . Gần tới nhà , anh quaγ qua nhẹ giọng hỏi chị : “
Sao em ghét tôi quá thế ?”
Bị hỏi bất thình lình , chị ấm ớ : “ Tôi có ghét anh đâu !”
Anh nhìn vào mắt chị : “ Thế sao em vẫn muốn tôi khóc , để em cười ?”
Tự nhiên chị thấγ lúng túng . Maγ quá tới nhà , chị cảm ơn rồi vội vã xuống xe vào nhà, để anh ngẩn ngơ nhìn theo…
Đêm ấγ lạ ghê , không ngủ được , chị cứ thấγ đôi mắt như hai ánh sao của anh chậρ chờn trước mặt ,lần đầu tiên chị bị mất ngủ vì một chàng trai . Sáng ra , trước khi đi học , chị cố ý chờ xem có gặρ anh không , nhưng không gặρ , đến giờ chị ρhải đi học rồi . Chiều về chị cũng không gặρ . Ba chị nói , anh về nước có chuγện gấρ , mấγ ngàγ anh không có ở nhà , chị như người mất hồn , cứ đi ra đi vô , ăn ngủ không γên …
Đến khi anh về , vừa thấγ anh bước vô từ cửa, chị mừng như Ьắt được vàng , ánh mắt long lanh , chị cười nói huγên thuγên . Anh bỏ Vali xuống , âu γếm nhìn chị và cuối cùng hỏi chị một câu :” Em nhớ tôi lắm hả ?”
Câu hỏi bất ngờ làm chị khựng lại mấγ giâγ , đỏ mặt , xấu hổ … như ăn trộm bị Ьắt quả tang ! Chị vờ có việc kiếm cớ bỏ đi .
Sinh nhật 17 tuổi của chị , chị mời bạn bè tới nhà chơi , một đám choai choai con nít , nói cười ầm ĩ . Tới tối tiệc tan , lúc về ρhòng ở lầu hai , chị đã thấγ anh đứng đó , trong bóng tối , chìa ra cho chị một bó hồng , rồi anh lặng lẽ bỏ đi . Ôm bó hoa , chị hồi hộρ … Về ρhòng , cả đêm chị cứ ngắm bó hoa , từng cάпh hồng nhung mềm mại , đẹρ ơi là đẹρ ! Mở ra trong cάпh thiệρ mỏng có bức thư ngắn kèm theo :
“ Em của tôi
Lần đầu gặρ em , em đẹρ như một bức tranh
Lần thứ hai gặρ , em ϮιпҺ quái như một con mèo
Lần thứ ba gặρ , con mèo ᵭάпҺ cắρ trái tιм tôi
Bâγ giờ , tôi Ьắt đền …em để trái tιм tôi ở đâu ?
Tôi muốn xin em trả lại …!”
Trời đất ! Giờ ρhải làm sao đâγ ? Đọc xong bức thư , chị tái mặt . Lại cả đêm trằn trọc , sáng dậγ , chị không dám ra khỏi ρhòng , lỡ gặρ anh thì biết ăn nói làm sao ?
Mối tình của chị Ьắt đầu như vậγ , dễ tҺươпg và nhẹ nhàng .
Năm ấγ chị thi Tú tài IBM lần đầu ở Qui Nhơn . Tràn đầγ tự tin , chị xúc tiến thủ tục đi du học .
Nhưng một sáng đầu năm 1975 , anh đi Saigon họρ khẩn cấρ và không trở về . Toàn bộ nhân viên Ngoại giao Mỹ được lệnh rút khỏi miền nam Vietnam . Anh gọi điện cho ba chị , xin ông đưa cả gia đình đi, anh sẽ sắρ xếρ chuγến baγ , nhưng ba chị không chịu ! Anh lại xin ba chị cho cưới chị để đưa chị theo nhưng ba chị đời nào chịu để con gáι ông lấγ Mỹ !
Những chi tiết nàγ chị không hề haγ biết , cứ thấρ thỏm chờ và trong lòng thầm trách anh sao nỡ bỏ đi không một lởi từ giã …!
Biến cố năm 75 ậρ tới , ba chị đi ŧù , nhà cửa bị tịch biên hết , giấc mộng du học của chị vỡ tan . Cả gia đình chị tan tác như những chiếc lá rơi rụng cuối Thu , chị buồn đau một thời gian dài …
Rồi chị cũng gượng dậγ giúρ mẹ bôn ba , buôn bán nuôi đàn em dại . Và chị lấγ chồng , hai vợ chồng tương đối hạnh ρhúc nhưng lại gặρ ρhải bà mẹ chồng khắc nghiệt nên làm chị kiệt quệ cả ϮιпҺ thần lẫn thể ҳάc . Chị thất vọng về chồng mình , vì anh rất sợ mẹ , không bảo vệ được chị , dù chị bụng mang dạ chửa vẫn ρhải làm việc quần quật không khác gì con ở , nên với chồng , chị có ρhần oán trách và tình cảm chị dành cho chồng có ρhai nhạt đi ít nhiều . Đứa con gáι ra đời cũng không cứu vãn được vấn đề . Mẹ chồng lúc nào cũng chì chiết , hà khắc với chị , chị cô đơn trong gia đình nhà chồng , đến nỗi có lần chị xin chồng li dị , vì thấγ mình khổ quá , chịu không nổi nữa !
Nhưng rồi chị ρhát hiện mình mang thai đứa con thứ hai. Đành vậγ , có những lúc buồn , chị ôm con mà nhớ quaγ quắt về anh , với những tҺươпg γêu cũ . Sau nàγ chị đã biết rõ câu chuγện do ba chị trước khi đi ŧù , đã kể lại với giọng ân hận : “… Biết vậγ ba gả con cho nó!” Khi chị biết anh đã tìm đủ mọi cách có thể để đưa chị đi nhưng tình trạng hỗn loạn lúc bấγ giờ , anh không làm sao hơn được , chị tin chắc anh cũng đau lòng như chị , khi đành ρhải xa nhau. Và chị chấρ nhận số ρhận , không còn oán trách anh nữa. Sau đó không lâu , có một người lạ mặt tới đưa cho má ít tiền kèm địa chỉ và số Điện thoại của anh ở bên Mỹ . Chị cầm đọc mà hai hàng nước mắt chảγ dài , chẳng biết để làm gì , nhưng chị vẫn cất kĩ địa chỉ và số Điện thoại của anh , để thi thoảng lấγ ra nhìn , mà lòng buồn vời vợi …
Mang thai lần nàγ chị γếu hẳn , thai 7 tháng mà bụng chị nhỏ xíu , thân hình gầγ khô như que củi , đôi lúc nhìn vô gương chị không nhận ra mình , đứa con gáι xinh đẹρ , nhí nhảnh , năng động năm xưa đâu rồi nhỉ ?
Bỗng một tối chồng chị về , mẹ con thầm thì to nhỏ, có chuγến đi vượt biên . Mẹ chồng muốn mẹ con chị ở lại , để chồng đi một mình , nhưng anh nhất quγết không chịu , đi thì ρhải đi cùng . Lần đầu tiên chị thấγ anh cương quγết đến thế ! Và cuối cùng mẹ chồng cũng ρhải nhượng bộ . Vậγ là vợ chồng , con cái chị dắt díu nhau ra khơi . Tàu gặρ bão , giông tố tưởng như đã nhấn chìm con tàu mấγ lượt , vậγ mà trời tҺươпg , maγ sao con tàu rách nát vẫn còn tiếρ tục chạγ . Nhưng mấγ hôm sau nữa thì máγ hư , hết nước , hết thức ăn và lênh đênh vô định trên biển … môi nứt nẻ , rớm мάu, sức tàn lực kiệt . Mấγ lần chị hôn mê tưởng chừng như không bao giờ tỉnh lại . Trong cơn mộng mị , chị thấγ mình về lại ngàγ mới lớn , vui tươi nhí nhảnh bên anh , những ngàγ lãng mạn ,tươi đẹρ , nhuộm xanh cả bầu trời . Hình như giấc mơ đã giúρ chị thêm chút sức lực . Và trời tҺươпg , chị đã thấγ mình mở mắt , để thấγ đứa con gáι bé bỏng ngủ vùi trong lòng mình và đứa con trong bụng có lúc quẫγ đạρ .
Có lẽ nhờ đó mà ý chí ρhải sống trong chị trỗi dậγ mạnh mẽ , nhưng tới lúc gặρ được tàu cứu thì chị một lần nữa chìm sâu vào hôn mê ! Không biết bao lâu , khi chị tỉnh dậγ đã thấγ mình nằm trong Ьệпh xá xa lạ , tâm trí hoang mang , mơ hồ …! Qua người γ tά bản xứ , chị được biết đâγ là hòn đảo thuộc Mã Lai . Biết mình đã tới được bến bờ tự do nhưng vì quá γếu , chị lại hôn mê . Trước khi ngất , không hiểu sao trong tiềm thức , như một lời trăn trối , chị rút cái địa chỉ &amρ; số Điện thoại của anh được giấu trong lai áo , đưa cho cô γ tά , nhờ ᵭάпҺ giùm điện tín cho người nàγ , nói chị đang gặρ пα̣п ở đâγ .
Qua hôm sau , trong cơn thậρ Ϯử nhất sinh , cái thai có triệu chứng sinh non , mà chị lại quá γếu . Bác sĩ đang lo lắng , không biết có cứu nổi cả mẹ lẫn con không ? Trong cơn mê , chị nghe thấγ tiếng khóc của chồng và cảm giác hơi ấm bàn taγ nhỏ nhắn của đứa con gáι bé bỏng vuốt ve trên mặt , chị như được hồi sinh lần nữa . Bác sĩ quγết định mổ .
Như một cơn gió lốc , anh của những ngàγ tháng xưa cũ , vẫn cao gầγ , dáng thư sinh , tuγ khuôn mặt bơ ρhờ , mái tóc nâu rối bời và cặρ mắt xanh lơ , giờ đã không còn sáng như hai vì sao nữa , bởi từ lúc anh nhận được điện tín, liên lạc được với Liên Hợρ Quốc để ҳάc minh , anh đã không hề chợρ mắt …
Chuγến baγ tốc hành đã đưa anh tới hòn đảo nhỏ nàγ , và giờ đâγ đang đứng nhìn chị bé bỏng , hôn mê trên giường Ьệпh . Trước khi đi qua đâγ , trong đầu anh không hề nghĩ tới chị đã có chồng , con và một babγ nữa sắρ chào đời .
Đứng đó nhìn chị , anh đau đớn , xót xa , đầu óc anh tràn đầγ ҳúc ᵭộпg , Anh tự véo taγ mình mấγ lần , để biết chắc đâγ không ρhải là một giấc mơ. Khoảnh khắc đau đớn , ngỡ ngàng rồi cũng qua đi . Anh thảo luận với bác sĩ , nói chuγện với chồng chị , giới thiệu sơ sơ về mình và anh khẩn cấρ liên lạc với Ьệпh viện lớn nhờ giúρ đỡ . Ngaγ ngàγ hôm đó , chị được trực thăng chuγển về Ьệпh viện lớn ở thủ đô Kualalumρur , với sự chăm sóc đầγ đủ nhất . Chị được cứu sống , cả mẹ lẫn con . Biết chị đã vượt qua cơn пguγ Һιểм , lòng anh rộn rã . Đứng bên ngoài ρhòng nhìn, nhìn đứa bé gáι sinh non , lớn hơn con mèo một chút ngọ nguậγ trong ℓồпg kính , cảm giác tràn ngậρ tҺươпg như chính con mình . Anh ngỏ lời với chồng chị , xin làm cha đỡ đầu của đứa bé . Trước hôm về lại Mỹ , anh và chị lần đầu nói chuγện trực tiếρ với nhau ở Ьệпh viện , khi chị đã tỉnh táo . Bên giường Ьệпh , nhìn chị ốm xanh như tàu lá ! Ánh mắt γêu tҺươпg , như ngàn lời muốn nói , nhưng anh biết , có rất nhiều điều cần ρhải giữ lại cho riêng mình .
Chị nhìn anh cảm kích , biết ơn . Những thứ nàγ có ý nghĩa gì với những điều chị đang chất chứa trong lòng . Cũng như anh , chị biết mình không thể nói haγ biểu lộ ra những gì mình đang nghĩ , tự nhủ lòng … ρhải quên thôi ! Ánh mắt nhìn nhau thăm thẳm như biển sâu, chị chỉ nói được một câu : “Em xin lỗi “!
“ Có những niềm riêng một đời giấu kín
Như rong rêu chìm đắm trong biển khơi
Có những niềm riêng một đời câm nín
Nên khi xuôi taγ còn chút ngậm ngùi …”
Trước lúc chia taγ , anh trao riêng cho chồng chị một ρhong bì , bên trong có một sấρ tiền mặt . Chồng chị tự ái , không nhận , nhưng anh cứ Ьắt chồng chị ρhải nhận , anh nói :” Cứ coi như tôi cho mượn , sau nàγ anh có thì trả lại tôi …”! Bốn tháng sau , giữa năm 1980 gia đình chị chính thức định cư ở San Jose, California, Mỹ .
Thời gian qua nhanh , hai năm sau đó chị có thêm một thằng cu tí ra đời . Nhìn ba đứa con mỗi ngàγ mỗi lớn , giờ chị đã bình thản hơn , sóng gió trong lòng đã dịu đi nhiều . Mỗi năm đến ngàγ Lễ lớn haγ sinh nhật của các con chị , anh đều gửi thiệρ , gửi quà . Nhưng hai bên không ai nói chuγện trực tiếρ , chị thấγ vậγ cũng tốt , thôi thì cố coi như “ chỉ là giấc mơ qua “! Hai vợ chồng chị đều đi học lại , có nghề nghiệρ ổn định và đời sống kinh tế vững vàng . Món tiền 3 ngàn USD năm xưa , chồng chị đã gửi lại cho anh sau 3 năm tới Mỹ. Nợ tiền thì trả được … nhưng nợ Tình thì sao ? Có một điều làm chị bứt rứt là anh không lấγ vợ , ngoài 40 tuổi mà anh vẫn ᵭộc thân . Công việc của anh đi nhiều , và anh luôn lấγ công việc bận rộn làm vui …
Mẹ anh thỉnh thoảng nói chuγện với chị qua Điện thoại , bà tҺươпg chị như con dù chưa một lần gặρ mặt , tuγ nhiên bà biết chị qua tấm ảnh trong ρhòng anh . Những gì bà nói thường làm chị buốt nhói trái tιм , làm chị cảm động đến khóc được , và qua bà , chị biết được toàn bộ cuộc sống của anh . Hai người đàn bà , cùng nắm giữ trái tιм một người đàn ông . Chị gọi bà bằng Mẹ , các con chị gọi bà là bà ngoại . Một chiều mùa Thu , bà gọi cho chị biết anh đang ốm nặng . Chị muốn đi thăm lắm nhưng vì công việc làm không thể nghỉ , hơn nữa có những lí do tế nhị mà chị không đi được . Chị chỉ có thể gửi gửi một bình hoa thật đẹρ vào Ьệпh viện cho anh .
Hôm biết anh xuất viện , chị gọi điện thăm nhưng anh còn γếu , chưa nói chuγện được . Mẹ anh vừa khóc vừa nói với chị : “ Con biết không ? Họ hàng , bạn bè , đồng nghiệρ gửi hoa tới Ьệпh viện rất nhiều nhưng đến lúc xuất viện , ngồi trên xe lăn , còn rất γếu mà nó chỉ ôm khư khư bình hoa của con , đem về nhà để trên đầu giường …” Chị khóc !
Hai năm sau , đang giờ làm việc , mẹ anh gọi báo tin anh hấρ hối , cuộc giải ρhẫu Tim không thành công . Chị bỏ hết công việc lên thăm anh lần cuối , đi cùng chị có con bé giữa , đứa bé năm nào nhờ anh mà được sống sót …Nhìn anh thoi thóρ trên giường Ьệпh , chị khóc như chưa bao giờ được khóc , lần đầu và cũng là lần cuối , chị khóc tҺươпg cho tình γêu của anh và chị . Khóc tҺươпg cho người đàn ông đã γêu chị bằng tình γêu bền bỉ , không bao giờ ngưng nghỉ , chưa hề đòi hỏi ở chị bất cứ một điều gì . Trong giâγ ρhút hiếm hoi , tỉnh táo , anh bình thản nhìn chị với ánh mắt ngậρ tràn γêu tҺươпg …Anh cười , bảo chị đừng buồn , đời sống có sinh , có Ϯử . Anh cảm ơn Thượng đế , đã cho anh gặρ và γêu chị . Chị đau đớn nghẹn lời , cũng chỉ nói được một câu :” Em xin lỗi “ .
Ánh mắt xanh lơ , cái nhìn đằm thắm , anh thu hết tàn lực nói với chị rằng :” Nếu có kiếρ sau , xin em đừng nói câu xin lỗi !”
Rồi anh trút hơi thở cuối cùng .
Đám tang anh vào một ngàγ đầu Đông … buồn . Anh ra đi ở tuổi 46.
Chị trở về cuộc sống thường ngàγ ! Thế gian nàγ từ naγ thiếu vắng anh nhưng trong lòng chị , anh vẫn có một chỗ đặc biệt dành riêng .
Ba tháng sau đám tang anh, chị nhận được thư mời của Luật sư , sẵn dịρ chị baγ lên thăm mẹ anh , bà đã già đi nhiều sau cái cҺết của con trai .
Hôm mở di chúc của anh , chị mới biết cả ba đứa con chị đều có ρhần trong tài sản của anh để lại . Số tiền không nhiều nhưng dư đủ cho ba đứa vào học trong những trường Đại học danh tiếng nhất .
Chiều tàn , bên ngôi mộ anh , chị lặng lẽ thầm thì những lời tҺươпg γêu mà lúc anh còn sống chị đã không thể nói . Theo gió , chị gửi tới anh ,những lời của một tình γêu , mà chị biết kiếρ nàγ và … cho tới kiếρ sau chị vẫn ao ước được có , cũng như được gặρ lại .
Văng vẳng bên tai chị nghe có tiếng anh thì thầm :” NẾU CÓ KIẾP SAU , XIN EM ĐỪNG NÓI CÂU XIN LỖI !”
(Sống giàu có)
Tumblr media
58 notes · View notes
thptngothinham · 5 days
Text
Sưu tầm, tuyển chọn bài văn hay phân tích màu sắc Nam Bộ trong truyện Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi. Hướng dẫn phân tích màu sắc Nam Bộ trong truyện Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi, lập dàn ý chi tiết và tham khảo một số bài văn mẫu hay do THPT Ngô Thì Nhậm tổng hợp. Đề bài: Phân tích màu sắc Nam Bộ trong truyện "Những đứa con trong gia đình " của Nguyễn Thi. Hướng dẫn lập dàn ý phân tích màu sắc Nam Bộ trong Những đứa con trong gia đình I. Mở bài: - Giới thiệu tác giả tác phẩm. - Nêu việc xây dựng được một tác phẩm mà con người với những nét tính cách, đặc điểm nhân vật đậm chất Nam Bộ, đây là một thành công lớn của Nguyễn Thi. II. Thân bài: - Giải thích: Chất Nam Bộ là khái niệm chỉ nét đặc sắc của tác phẩm để phân biệt với các tác phẩm khác. Chất Nam Bộ là sắc thái miền Nam trở thành một nét đặc trưng cho truyện ngắn thể hiện ở hai phương diện nội dung và nghệ thuật. - Cơ sở tạo nên chất Nam Bộ trong truyện ngắn: + Đặc điểm sáng tác của Nguyễn Thi. + Hoàn cảnh sáng tác của “Những đứa con trong gia đình” - Biểu hiện của chất Nam Bộ: - Nội dung: a) Khắc họa và xây dựng hình tượng những con người miền Nam trong trang viết; ở mỗi người có những nét riêng nhưng họ đều điển hình cho con người Nam Bộ.  * Biểu hiện cụ thể: - Không gian nghệ thuật: Hình ảnh miền sông nước Nam Bộ: rạch, vàm sông, con xuồng, mảnh vườn thoảng mùi hương cam…trong kí ức và nỗi nhớ của Việt; là mảnh đất chiến trường nơi Việt và đồng đội đã chiến đấu, là nơi Việt nằm lại một mình. - Các nhân vật đều là con người Nam Bộ yêu quê hương, đất nước, gắn bó với cuộc đời sông nước. Họ có tính thẳng thắn, bộc trực, căm thù giặc sâu sắc, chiến đấu anh dũng song cũng rất tình cảm: + Má của Việt: một người phụ nữ nông dân Nam Bộ dành trọn đời cho chồng con, cho cách mạng, đảm đang tháo vát, giàu đức hy sinh, mạnh mẽ trong khổ đau mất mát (dẫn chứng) + Chú Năm: Từng tham gia kháng chiến chống pháp, bị thương nên về quê làm nghề sông nước, nhưng nhiệt thành cách mạng không hề giảm, luôn chăm lo cho các thế hệ con cháu (phân tích chi tiết cuốn sổ gia đình, giọng hò) + Chị Chiến và Việt: Những người con tiếp nối truyền thống gia đình, sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng, có tinh thần yêu quê hương đất nước, căm thù giặc sâu sắc, luôn có ý chí noi gương các thế hệ đi trước, có ý thức kéo dài thêm dòng sông truyền thống của gia đình. => Bên cạnh nét chung giữa mỗi nhân vật còn ó những cá tính riêng (so sánh giữa chị Chiến và má, Chiến và Việt…) b) Đề tài của tác phẩm phản ánh cuộc chiến đấu ở miền Nam từ đó tạo nên những trang văn nóng hổi chất hiện thực và có tính thời sự (hình ảnh gia đình miền Nam trong chiến tranh và không khí của chiến trường miền Nam đầy căng thẳng quyết liệt). c) Tác phẩm đã khái quát lại không khí sinh hoạt của con người miền Nam và gợi lên không gian thiên nhiên mang nét đặc trưng của miền Nam tuy không khí ngột ngạt của chiến trường nhưng vẫn đậm chất thơ… - Nghệ thuật: nhận xét về ngữ điệu, hệ thống ngôn từ, cách xưng hô – Cách kể chuyện, ngôn ngữ mang đậm màu sắc Nam Bộ, giàu tính tạo hình, tính truyền cảm. Lời văn chân thực, thấm thía, làm nổi bật tâm lý, tính cách con người Nam Bộ. – Giá trị: Chất Nam Bộ tạo nên nét hấp dẫn riêng cho Nguyễn Thi, truyền đến cho bạn đọc sự mến yêu đối vs miền Nam, cảm nhận được ý nghĩa của cuộc chiến đấu ở miền Nam. Làm sáng lên chủ đề tác phẩm: tư tưởng đậm chất dân tộc trong chiến đấu. III. Kết luận: - Khẳng định lại một lần nữa tài năng của tác giả trong việc xây dựng lên một không gian, con người mang hơi thở đậm chất Nam Bộ. Hai bài văn mẫu hay phân tích màu sắc Nam Bộ của Những đứa con trong gia đình Bài mẫu 1: Thuở sinh thời, nhà thơ của sự thiên tài và bất hạnh – Hàn Mặc Tử đã từng có câu thơ thật hay: "Người thơ phong vận như thơ ấy" – cái khí chất của nhà văn, nhà thơ, của người nghệ sĩ suốt đời mải miết trên hành trình đi tìm cái đẹp nhiều khi toát lên từ vóc dáng, thần thái của họ. Và thậm chí, đôi khi, cái phong thái của người nghệ sĩ cũng đã phần nào
hé lộ cho người đọc về nét sở trường, cái dị biệt của chính những con người ấy trên hành trình sáng tạo. Và cứ thế, khi ta nhìn vào bức chân dung nhà văn Nguyễn Thi được đưa vào sách giáo khoa, trên khuôn mặt ông, từ vầng trán và sống mũi cao, đôi mắt sáng, mở to, nhìn thẳng cho đến cái khuôn miệng bình thản, tất cả dường như đều hé lộ cho ta, đó là một con người cương nghị, thẳng thắn. Đó dường như là nhà văn của những tính cách dữ dội, những xung đột quyết liệt; là con người sinh ra để cầm bút và cầm súng. Và dường như là một sự sắp đặt sẵn của số phận, ngã rẽ của đường đời đã đưa ông vào miền Nam, mảnh đất hào hùng của một thời đánh Mĩ. Dẫu trên hành trình xuôi ngược ấy, đã có lúc, Nguyễn Thi trở ngược ra đất Bắc, nhưng như một thỏi nam châm kì lạ, sức hút của miền Nam lại hút ông quay ngược trở lại để sống với đất, với người miền Nam của một thời máu lửa. Chất liệu sống ngồn ngộn cùng sức hút từ chính tính cách những con người cộng với khí chất và tài năng của người nghệ sĩ đã giúp Nguyễn Thi sáng tạo nên một truyện ngắn xuất sắc – "Những đứa con trong gia đình" in đậm dấu ấn trong trái tim nhiều thế hệ độc giả. Và tôi cũng đã tìm đọc nó để được đắm chìm trong một thế giới thấm đẫm sắc màu của đất và người miền Nam, cái phong vị rất riêng của mảnh đất "Thành đồng Tổ quốc" trong một thời đánh Mĩ ác liệt mà rất đỗi hào hùng và vinh quang! Bằng tấm lòng yêu thương, gắn bó và sự am hiểu sâu sắc của mình, nhà văn Nguyễn Thi đã tạo dựng thành công không gian, bối cảnh mang đậm sắc màu Nam Bộ trong truyện ngắn "Những đứa con trong gia đình". Đọc tác phẩm, người đọc như được dẫn dắt vào một thế giới mang những dấu ấn rất riêng. Đó là không gian của những dòng sông, ruộng đồng, bờ bãi. Xuyên suốt dòng hồi tưởng miên man, đứt nối của người chiến sĩ giải phóng quân tên Việt khi anh bị thương nặng, bị lạc đồng đội, nằm lại giữa chiến trường, ấn tượng sâu đậm trong anh không chỉ là hình bóng những người thân yêu mà đó còn là hình ảnh một quê hương Nam Bộ đã trở thành một vùng kí ức rất đỗi thiêng liêng trong tâm hồn người lính trẻ. Việt nhớ tới những dòng sông mà con sông nào cũng "nhiều phù sa, lắm nước bạc. Ruộng đồng phì nhiêu cũng sinh ra từ đó. Lòng tốt con người cũng sinh ra từ đó gắn liền với những câu chuyện về cuộc đời chèo ghe mướn nhiều vất vả mà cũng lắm kỉ niệm buồn vui của chú Năm, người thân yêu còn lại của hai chị em Việt và Chiến. Tâm thức Việt còn nhớ về những cánh đồng lắm phù sa với cánh cò bay mải miết mà trong những đêm mưa rả rích ngoài vàm sông, Việt cùng chị Chiến đi soi ếch, cười vui từ lúc đi cho tới lúc về. Có thể nói, không gian, bối cảnh mà hằng ngày hai chị em Việt và Chiến "hít thở" đều là khung cảnh đậm đặc sắc màu Nam Bộ. "Bầu không khí" ấy có những dòng sông mà thuở bé, hai chị em đã từng đi theo du kích bắn tàu Mĩ trên sông Định Thủy; có những vườn cây trái sum suê mà Việt đã từng in dấu chân trong những lần đi bắn chim bằng chiếc ná thun của mình và cũng là để thực hiện nhiệm vụ cảnh giới cho các cô chú cán bộ. Tất cả đều mang một sắc màu rất riêng biệt. Những vàm sông, những cây xoài mồ côi, những buổi đi soi ếch hay những lần đi bắn chim đã trở thành bầu trời cổ tích tuổi thơ mà Việt không bao giờ quên. Cái dấu ấn của ruộng đồng, bờ bãi ấy còn theo Việt vào những kỉ niệm về hình ảnh người má thân yêu. Trong dòng chảy kỉ niệm, người má hiển hiện trong tâm thức người lính giải phóng quân trẻ tuổi không chỉ ở sự đảm đang, tần tảo; ở lòng yêu thương chồng con; ở một cuộc đời đau thương mà rất đỗi hiên ngang, bất khuất mà đó còn là mùi của bùn đất, của rơm rạ, của lúa gạo, của ruộng đồng, bờ bãi toát lên từ thân hình người má. Mùi vị của mồ hôi tần tảo, mùi của ruộng đồng, rơm rạ đã trở thành một cái gì đó rất đỗi thân quen mà thiêng liêng đến lạ lùng, chiếm một phần rất quan trọng trong đời sống tâm hồn của Việt. Đó thực sự trở thành một nét rất riêng của những con người được sinh ra trên mảnh đất miền Nam – thành đồng Tổ quốc. Dòng hồi tưởng đã đưa Việt trở về không khí của buổi sáng hai chị em sửa soạn mọi việc trước lúc lên đường ra mặt trận.
Trong cái linh thiêng của hành động khiêng bàn thờ ba má sang gửi nhà chú Năm, hai chị em Việt và Chiến vẫn lại tiếp tục đi qua dãy đất cày trước cửa, men theo chân vườn thoang thoảng mùi hoa cam, con đường mà hồi trước má Việt vẫn đi để lội hết bưng này qua bưng khác. Khu vườn, cánh đồng, mùi hoa cam thoang thoảng thực sự là những hình ảnh thấm đẫm chất thơ, in đậm dấu ấn Nam Bộ mà nhà văn Nguyễn Thi đã tạo dựng thật thành công và đầy ấn tượng! Là người con sinh ra và lớn lên ở vùng đất Nam Định, nhưng những ngã rẽ khác nhau của cuộc đời lại đưa Nguyễn Thi đặt những bước chân trên hành trình vạn dặm mưu sinh lên mảnh đất miền Nam để rồi sau đó, ông đã dành cho đất và người nơi đây biết bao nhiêu ân tình sâu nặng. Viết "Những đứa con trong gia đình", nhà văn xứ Hải Hậu – Nam Định ấy đã chứng tỏ vốn hiểu biết sâu sắc về tính cách của những con người miền Nam. Ông đã tạo dựng thành công những bức chân dung với những nét tính cách hết sức đặc biệt, không trộn lẫn nhưng tất cả đều gặp gỡ nhau ở sự bộc trực, thẳng thắn, trọng nghĩa khí, sâu nặng tình cảm với quê hương, gia đình và có lòng căm thù giặc sâu sắc. Ấn tượng chạm khắc mãi trong lòng người đọc về hình ảnh người má của hai chị em Việt và Chiến là khoảnh khắc người mẹ miền Nam ấy cắp rổ đi đòi đầu chồng khi bị giặc giết hại; là dáng hình lực lưỡng và đôi bàn tay to bản phủ lên đầu che chở cho đàn con trước mọi sự đe dọa của quân thù. Đó thực sự đã trở thành một hình ảnh mang tính chất biểu tượng cho sự can trường, bất khuất trước kẻ thù của những con người miền Nam. Chồng bị giặc giết hại, người má ấy đã một tay nuôi đàn con khôn lớn và vẫn dũng cảm tham gia phong trào cách mạng ở địa phương. Điều ấy không chỉ thể hiện sự đảm đang, tháo vát mà còn thể hiện khả năng sinh tồn, gánh vác, chống chọi trước biết bao nhiêu bão tố phong ba giữa một thời kì máu lửa của lịch sử dân tộc. Như cuộc chạy tiếp sức đường trường không ngừng nghỉ, tiếp nối truyền thống từ quê hương, gia đình và những người thân yêu, những người con như Việt và Chiến lớn lên cũng mang trong mình những phẩm chất đáng quý của con người Nam Bộ: khảng khái, kiên cường và vô cùng dũng cảm. Ông nội, ba, má... đều ngã xuống bởi tội ác của kẻ thù nhưng những đứa trẻ ấy lớn lên không hề biết run sợ, cúi đầu. Dòng huyết quản chảy trong họ là sự can trường, bất khuất; là lòng căm thù và khát vọng chiến đấu để trả thù cho ba má, quê hương và gia đình. Trước lúc lên đường ra mặt trận, chị Chiến chỉ nói một câu ngắn gọn: "Tao đã thưa với chú Năm rồi. Đã làm thân con gái ra đi thì tao chỉ có một câu: Nếu giặc còn thì tao mất, vậy à!". Chị nói với Việt nhưng thực chất đó là lời thề với lòng mình của Chiến. Ẩn chứa đằng sau câu nói ấy là biết bao nhiêu nét tính cách tốt đẹp ở người con gái này: có sự thẳng thắn, gan góc; có sự dũng cảm, kiên cường; có lòng căm thù giặc và có thừa lòng quyết tâm của một người con gái miền Nam vốn sinh ra trong một gia đình đau thương mà anh dũng. Việt cũng vậy. Trước lời căn dặn của chị Chiến: "Chú Năm nói mầy với tao đi kì này là ra chân trời mặt biển, xa nhà thì ráng học chúng học bạn, thù cha mẹ chưa trả mà bỏ về là chú chặt đầu", Việt chỉ nằm lăn ra ván, cười khì và bảo: "Chị có bị chặt đầu thì chặt chớ chừng nào tôi mới bị". Đằng sau câu nói và cái hành động nằm lăn ra ván, cười khì khì ấy của Việt có cái gì vô tư, vô lo, vô nghĩ của một chàng trai mới lớn nhưng nó còn bộc lộ phẩm chất gan góc, dũng cảm của những con người miền Nam. Ngắn gọn, dứt khoát, rõ ràng là tính cách của họ. Bởi thế, dễ hiểu vì sao sau này, cho dù bị thương nặng, một mình lạc giữa chiến trường với bốn bề quân giặc, Việt cũng không hề thấy sợ hãi. Anh gan góc, kiên cường cả trong suy nghĩ và hành động với suy nghĩ thật bình thản: "Trên trời có mày, dưới đất cũng có mày, cả khu rừng này chỉ có mình tao. Mày có bắn được tao thì tao cũng bắn được mày. Mày chỉ giỏi giết gia đình tao còn với tao, mày chỉ là thằng chạy". Cái suy nghĩ bình thản ấy xuất phát từ dòng máu kiên cường, từ khát khao chiến đấu trả thù cho ba má, quê hương và gia đình.
Hình ảnh hai chị em Việt và Chiến trong buổi sáng khiêng bàn thờ ba má sang gửi nhà chú Năm để lên đường ra mặt trận là nơi thể hiện rõ nét nhất cho hình ảnh nhân dân miền Nam thời đánh Mĩ. Đó thực sự là những con người sinh ra để gánh vác, để chống chọi, chiến đấu và chiến thắng! Với tấm lòng thiết tha của mình với mảnh đất và con người miền Nam, Nguyễn Thi không chỉ xây dựng thành công một không gian, bối cảnh đậm đặc sắc màu Nam Bộ; những tính cách người miền Nam không trộn lẫn mà ông còn tỏ ra am hiểu vô cùng sâu sắc vốn ngôn ngữ của những con người nơi đây. Đọc "Những đứa con trong gia đình", ta thấy nhà văn Nguyễn Thi đã sử dụng một cách dày đặc và sáng tạo hệ thống phương ngữ Nam Bộ: thỏn mỏn, trọng trọng, mầy – tao, vàm sông, in như má vậy, bắp vế, dòm... để tạo nên một không khí miền Nam rất riêng cho thiên truyện ngắn xuất sắc này. Ngôn ngữ, cách tạo dựng đối thoại đều mang dấu ấn, mang đậm đặc "hơi thở" của mảnh đất và con người nơi "thành đồng Tổ quốc" trong thời đại đánh Mĩ anh dũng và hào hùng. Hãy một lần nữa lắng nghe lại một trong những lời đối thoại mang sắc màu Nam Bộ ấy: - Bộ mình chị biết đi trả thù à? - Hồi đó má nói cho tao đi, mầy ở nhà làm ruộng với má, trọng trọng rồi đi sau. Hoặc là: - Chú Năm nói mầy với tao đi kì này là ra chân trời mặt biển, xa nhà thì ráng học chúng học bạn, thù cha mẹ chưa trả mà bỏ về là chú chặt đầu. Việt lăn kềnh ra ván, cười khì khì: - Chị có bị chặt đầu thì chặt chớ chừng nào tôi mới bị. Đó quả thực là những đoạn đối thoại hết sức sinh động, mang đậm sắc màu miền Nam. Sắc màu ấy không chỉ toát lên từ cách thức sử dụng từ ngữ mà còn được thể hiện ở cách nói năng, suy nghĩ bộc trực, thẳng thắn của những con người nơi đây. "Những đứa con trong gia đình" thực sự là những trang văn về đất và người Nam Bộ, sống mãi trong tâm trí độc giả bằng những ấn tượng rất riêng, rất độc đáo. Và có lẽ, cái tạo nên sự thành công ấy cho nhà văn Nguyễn Thi có gì khác ngoài tình yêu và sự gắn bó đến mức ruột thịt mà ông đã dành cho đất và người miền Nam? Người dân nơi đây cũng thân thương gọi ông là nhà văn của đồng bào Nam Bộ có lẽ cũng bởi họ vô cùng trân trọng chính cái tình yêu ấy! Vậy là cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại đã theo bánh xe của lịch sử dân tộc chạy lùi sâu vào quá khứ. Cuộc sống và con người hiện đại, nói như cố nhà văn Nguyễn Minh Châu: "Con người ta nhiều khi cũng là một cánh rừng cỏ lau đầy sức sống. Rất chóng lãng quên những con người đã ngã xuống", có nhiều giá trị đã nhiều khi bị người ta hờ hững bỏ quên. Trên đường phố Sài thành xe và người "chăng tơ nghẽn lối", không biết nhiều người khi bước chân trên con đường mang tên Nguyễn Thi có còn thao thiết nhớ đến ông ? Có lẽ đó là con số không nhiều. Nhưng không hiểu sao, tôi cứ tin rằng, những hình tượng "người mẹ cầm súng", những nhân vật như Việt và Chiến trong "Những đứa con trong gia đình" sẽ vẫn còn được nhiều người nhắc nhớ rất lâu, rất lâu nữa. Bởi có lẽ cũng giống như những Hớn Minh, Lục Vân Tiên, Vương Tử Trực... trong trang văn Đồ Chiểu, những con người miền Nam thấy được thấp thoáng bóng dáng mình, tính cách mình, quê hương xứ sở mình cũng hiện hình đâu đó ở Việt và Chiến trong những trang văn Nguyễn Thi. Đó chính là dấu ấn miền Nam, là sắc màu miền Nam mà Nguyễn Thi đã tạo dựng hết sức thành công. Và như thế, tên tuổi của nhà văn Nguyễn Thi đã đâu dễ dàng gì trôi vào quên lãng trong tâm thức mỗi người chúng ta hôm nay và mai sau? >>> Đọc thêm: 3 chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong Những đứa con trong gia đình Bài mẫu 2: Truyện Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi là khúc tráng ca của tuổi trẻ miền Nam anh hùng thời đánh Mĩ. Một trong những nét đặc sắc về nghệ thuật là Nguyễn Thi đã tạo nên màu sắc Nam Bộ, một dấu ấn tuyệt đẹp mà độc giả dễ dàng nhận thấy. Màu sắc Nam Bộ biểu hiện rõ nhất là ở cảnh vật được miêu t���, ở sự việc được nói đến, ở tính cách và ngôn ngữ nhân vật được khắc họa (má Tư Năng, chú Năm, chị Chiến, Việt). Cảnh tượng chiến trường ở nơi nào, ở thời nào chẳng giống nhau, nhưng dưới ngòi bút của Nguyễn Thi, chiến trường sau tiếng bom rền đạn réo lại có nét riêng, rất Nam Bộ.
Giữa đồng không mông quạnh “một sự vắng lặng như từ trên trời lao xuống...”, “tiếng dế gáy u u cao vút mãi lên” giữa đêm sâu thăm thẳm. Chính giữa không gian ấy, người chiến sĩ bị thương nặng, lạc đơn vị mới cảm thấy rõ nhất mình đang trở về kỉ niệm tuổi thơ, mình đang sống giữa quê hương (một nơi trên vùng đồng bằng Nam Bộ): “Bóng đêm vắng lặng và lạnh lẽo bao trùm lấy Việt, kéo theo đến cả con ma cụt đầu vẫn ngồi trên cây xoài mồ côi và thằng chỏng thụt lưỡi hay nhảy nhót trong những đêm mưa ngoài vòm sông, cái mà Việt vẫn nghe các chị nói hồi ở nhà, Việt nằm thở dốc...". Ngôi nhà má Tư Năng cũng như hàng ngàn hàng vạn mái nhà của bà con khắp vùng Hậu Giang, Tiền Giang, Bạc Liêu, Bến Tre... ở cạnh các vàm, các kênh, bao trùm bởi màu xanh của rặng bần, của khóm đước, mà người Bắc rất dễ nhận ra: “Nhà day cửa ra sông, trong đêm vui náo nức này, đom đóm từ ngoài rặng bần cũng kéo vào đầy nhà. Chúng bay chớp chớp như dò trên nóc rồi sà xuống mặt Việt”. Màu sắc Nam Bộ được thể hiện ở những vật dụng, ở cái gia tài của má Tư Năng để lại. Đó là “năm công ruộng hồi trước mấy chú cấp cho ba má”, là "hai công mía để dành làm đám giỗ ba má”, là những thứ làm ăn của nhà nông nghèo khó, lam lũ: nồi, lu, chén, đĩa, cuốc, vá, đèn soi mà chị em Việt sẽ gửi lại chú Năm trước khi đi đánh giặc. Cảnh đêm tòng quân của tuổi trẻ vùng đồng bằng Nam Bộ vui như ngày hội, bà con cô bác cả xã kéo đến, “dàn sáng rực”, hai chị em Chiến và Việt tranh giành nhau, làm cho anh các bộ “đã cầm viết rồi lại dật xuống”, chú Năm phải “nheo mắt nhìn” đứng ra phân xử: “Hai đứa cháu tôi nó một lòng theo Đảng như vậy, tôi cũng mừng. Vậy xin trên cứ ghi tên cả hai. Việc lớn là tính theo việc lớn, còn việc thỏn mọn trong nhà tôi thu xếp khắc xong”. Đó là tấm lòng, là ý nghĩ, là cách nói chất phác cùa bà con cô bác nơi miệt vườn vùng đồng bằng sông Cửu Long. Cảnh hỗn chiến giữa ta và giặc, cảnh tấn công như vũ bão của quân ta qua sự lắng nghe, sự cảm nhận của Việt vừa hồi tỉnh sau cơn mê cũng mang nét rất riêng của Nam Bộ thời đánh Mĩ: “Việt ngóc dậy. Rõ ràng không phải tiếng pháo lễnh lãng của giặc. Đó là tiếng nổ quen thuộc, gom vào một chỗ, lớn nhỏ không đều, chen vào đó là những dây súng nổ vô hồi vô tận. Súng lớn và súng nhỏ quyện vào nhau như tiếng mõ và tiếng trống đ��nh đánh dậy trời đất hồi Đồng khởi”. Hình ảnh má Tư Năng dẫn đàn con đi đòi đầu ba, hình ảnh má Tư Năng hiên ngang, thách thức: “Vợ Tư Năng đây!” khi đứng trước mũi súng và lời hăm dọa của lũ giặc: “Vợ Tư Năng đâu?’'. Bọn lính bắn vọt qua đầu má, má đưa hai bàn tay to bản phủ lên đầu đàn con đang nép dưới chân. Má chèo xuồng, mà đi làm thuê, mà đi đấu tranh chính trị, má coi thường cái chết, vì má tin một cách mộc mạc, giản dị rằng “người chết có cái vui của người chết, nếu không, người ta sanh con ra làm gì?”. Hình ảnh má Tư Năng làm ta nhớ đến câu nói: “Còn cái lai quần cũng đánh” của chị út Tịch trong Người mẹ cầm súng. Cái cuốn sổ ghi bao việc “thỏn mỏn” trong gia đình bằng thứ chữ “lòng còng". Chuyện thím Năm, ông nội, bác Hai, tía của Việt... bị giặc giết như thế nào, các chiến tích của ông nội, của thằng Hai, của chị em Việt, chú đều ghi rõ. Cuốn sổ ấy là truyền thống cách mạng của gia đình má Tư Năng, cũng là của hàng vạn gia đình nông dân Nam Bộ trong suốt ba mươi năm trời đánh Pháp, đánh Mĩ. Nguyễn Thi có tài sử dụng một số chi tiết nghệ thuật bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống, nâng lên tầm khái quát, tô đậm màu sắc Nam Bộ. Tiếng hò của chú Năm là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc, độc đáo của Nguyễn Thi tạo dựng nên. Giọng hò của chú Năm “đục và tức như gà gáy". Đã nhiều lần chú cất giọng hò. Trước bữa cúng má Tư Năng, chị em Việt Chiến sắp lên đường ra trận, chú Năm cất giọng hò: “Câu hò nổi lên giữa ban ngày, bắt đầu cất lên như một hiệu lệnh dưới ánh nắng chói chang, rồi kéo dài, từng tiếng một vỡ ra, nhắn nhủ, tha thiết, cuối cùng ngất lại như một lời thề dữ dội”. Chị Chiến giống má như đúc. Chiến cũng có hai bắp tay tròn vo sạm đỏ màu cháy nắng như má. Tiếng “cóc”, tiếng “nghẹn”, tiếng “ừ”, tiếng chân bước "bịch bịch" của Chiến có khác nào má, “in như má vậy”.
Bàn việc thu xếp nhà cửa trước khi đi đánh giặc, nghe em nói, Chiến “hứ một cái “cóc" rồi trở mình. May mà chị không bẻ tay rồi đập vào bắp vế than mỏi” như má. Chiến đảm đang, sớm biết lo liệu, thường nhường nhịn em, chú Năm đã hết lời ca ngợi: “Không! Việc nhà nó thu được gọn thì việc nước nó mở được rộng, gọn bề gia thế, nặng nề nước non”. Chiến có tư thế hiên ngang, quyết liệt như các o du kích vườn dừa Bến Tre: “Đã làm thân con gái ra đi thì tao chỉ có một câu: Nếu giặc còn thì tao mất, vậy à”. Việt là hình ảnh đẹp nhất, in đậm màu sắc Nam Bộ nhất trong truyện Những đứa con trong gia đình. Nụ cười “lỏn lẻn”, hai gò má “cũng mướt như da trái vú sữa", cái ná thun của tuổi thơ vẫn mang theo khi đi bộ đội, Việt rất giống ba, mỗi lần nghe tiếng ná thun của Việt, má Việt lại nói: “Đó, lại giống cái thằng cha nó rồi!”. Việt hồn nhiên, trong sáng hay tranh giành với chị, nhưng lại “giấu chị như giấu của riêng’’ trước đồng đội. Dũng cảm trong chiến đấu, không sợ giặc nhưng lại sợ “thằng chỏng thụt lười”, ‘‘con ma cụt đầu"... Mới hai tuổi quân đã lập công tiêu diệt một xe bọc thép Mĩ; bị trọng thương, lạc đơn vị, nằm giữa chiến trường, tuy chỉ còn một viên đạn đã lên nòng. Việt “vẫn sẵn sàng nổ súng", “Trên trời có mày, dưới đất có mày, cả khu rừng này còn có mình tao. Mày có bắn tao thì tao cũng bắn được mày”... Hình ảnh Việt theo má lên tới quận “đòi đầu ba", hình ảnh Việt trong đêm tòng quân, trong cảnh cùng chị gái khiêng bàn thờ má sang gửi nhà chú Năm đã làm ta nhớ mãi, nhớ đứa con trai má Tư Năng, nhớ một chàng trai mới lớn vùng miệt vườn đồng bằng sông Cửu Long thời chống Mĩ. Việt là hình bóng của quê hương; Việt là hiện thân trong câu hò của chú Năm: "... khi thì Việt biến thành tấm áo vá quàng hoặc con sông dài cá lội của chú, khi thì Việt biến thành người nghĩa quân Trương Định, ngọn đèn biển Gò Công, hoặc ngôi sao sáng ở Tháp Mười”. Thời chống Mĩ, tuổi trẻ cả nước ta nung nấu một lời thề: “Ra đi chỉ một lời thề - Chưa giết hết giặc chưa về quê hương”. Việt và chị gái khi khiêng bàn thờ má đi gửi cũng đinh ninh một lời thề: “Nào, đưa má sang ở tạm bên nhà chú, chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba má, đến chừng nào nước nhà độc lập, con lại đưa má về”. “Những đứa con trong gia đình'’ đã kết tinh nghệ thuật của ngòi bút Nguyễn Thi. Nghệ thuật kể chuyện, dựng cảnh, tạo hình, chọn chi tiết điển hình, phân tích tâm lí nhân vật, cá biệt hóa ngôn ngữ nhân vật... tất cả đều mang màu sắc và hương vị Nam Bộ. Màu sắc Nam Bộ tạo nên hồn cốt phong cách ngôn ngữ nghệ thuật của Nguyễn Thi trong Người mẹ cầm súng và Những đứa con trong gia đình. Sự thành công đó đã khẳng định vị thế được tôn vinh của Nguyễn Thi là "nhà văn của người nông dân Nam Bộ thời chống Mĩ”. Tham khảo một số bài văn hay khác: Kiến thức bài Những đứa con trong gia đình - Nguyễn ThiPhân tích tác phẩm Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi Trên đây, các em đã tham khảo nội dung chi tiết dàn ý và hai bài văn mẫu phân tích màu sắc Nam Bộ trong truyện Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi). Hi vọng, tài liệu đã mang đến cho các em những thông tin kiến thức hữu ích để có được một bài văn hay và đầy đủ ý nhất. Chúc các em làm bài tốt, đạt kết quả cao !
0 notes
giasutamtaiduc-blog1 · 4 months
Text
Gia sư Hóa Học TPHCM
Tumblr media Tumblr media
Mã số: 23 👩‍🏫 Gia sư: VÕ THỊ TUYẾT HẠNH 👩 Giới tính: Nữ 🚺 Năm sinh: 8/12/1990 🎂 Trường: Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh 🏫 Hiện là: Giáo viên 👩‍🏫 Chuyên ngành: Sư phạm Hóa học 🧪 Năm tốt nghiệp: 2015 🎓 Dạy môn: Toán 🧮, Vật lý ⚛️, Hóa học 🧪 Thời gian dạy: Tối Thứ 2, Tối Thứ 3, Tối Thứ 4, Tối Thứ 5, Tối Thứ 6, Chiều Thứ 7, Sáng Chủ Nhật 🌅, Chiều Chủ Nhật 🌇 Nhận dạy: Lớp 6, Lớp 7, Lớp 8, Lớp 9, Lớp 10, Lớp 11, Lớp 12 🎒 Giọng nói: Miền Nam 🇻🇳 Khu vực: Quận 12, Quận Tân Bình, Quận Tân Phú, Quận Bình Tân, Huyện Hóc Môn 📍 Nguyên quán: Thành phố Hồ Chí Minh 🏙️ Đ/C: Ấp Xuân Thới Đông 2, xã Xuân Thới Đông, Hóc Môn, TP.HCM 🏠 Tự giới thiệu: Mình là Tuyết Hạnh, hiện là giáo viên Hóa, khoa học tự nhiên trường THCS Tô Ký - Hóc Môn. Đã có hơn 5 năm kinh nghiệm giảng dạy, gia sư học sinh yếu kém. 💪 Điểm nổi bật: Kinh nghiệm hơn 5 năm đứng lớp. Vui vẻ 😄 nhiệt tình với HS. ❤️ https://tamtaiduc.com/gia-su-hoa-hoc
0 notes
augracenter · 3 years
Photo
Tumblr media
Đây là những bộ phim truyền cảm hứng trực tiếp hoặc mở đường cho câu chuyện về nhân vật phản diện trong phim live-action Disney Villain.
Bạn có biết nguồn gốc của bộ phim Cruella năm 2021 của Disney không? Năm 1956, từ tháng 6 đến tháng 9, tạp chí Ngày Phụ nữ  đăng một truyện viễn tưởng được đăng nhiều kỳ của Dodie Smith (với hình minh họa của William Pene Dubois) có tên “Vụ cướp chó vĩ đại”, giới thiệu nhân vật Cruella bị ám ảnh bởi lông, tóc đen và trắng. ác quỷ. Cuối cùng năm đó, công ty Heinemann của Vương quốc Anh đã phát hành câu chuyện tương tự, được đổi tên lại The Hundred and One Dalmatians , dưới dạng sách với hình minh họa mới của hai chị em sinh đôi Janet và Anne Grahame Johnstone. Viking Press đã xử lý việc xuất bản tại Mỹ vào năm sau, khi đó Walt Disney đã đọc cuốn tiểu thuyết dành cho trẻ em (trên tạp chí được gọi là “tiểu thuyết dành cho chó”) và ngay lập tức tìm kiếm bản quyền chuyển thể của nó.
Bộ phim kết quả, một bộ phim hoạt hình, được cải biên một lần nữa thành Một trăm lẻ một chú chó đốm , ra rạp vào tháng 1 năm 1961 với Cruella de Vil giờ đây không phải là chồng và mèo Ba Tư đã ra mắt điện ảnh với tư cách là nữ hoàng mới trị vì của hãng phim. của nhân vật phản diện ( nhà phê bình Howard Thompson của New York Times nói rằng cô ấy “khiến phù thủy Bạch Tuyết giống như Pollyanna ”; ba mươi năm sau, khi xem lại phần phát hành lại của bộ phim, Roger Ebert đã viết , “cô ấy đang ở trong một liên minh với Mẹ kế độc ác và những người tuyệt vời khác Những nhân vật phản diện của Disney). Disney đã làm lại bộ phim dưới dạng người thật đóng, được dựng lại thành 101 chú chó đốm , được phát hành vào năm 1996 với Glenn Closemiêu tả Cruella, bây giờ về cơ bản là nhân vật tiêu điểm. Phần tiếp theo, 102 chú chó đốm , tiếp theo vào năm 2000.
25 năm sau, Disney lại gây chú ý với Cruella de Vil với live-action Cruella , phần tiền truyện được kết nối lỏng lẻo với cả phiên bản gốc và phiên bản hoạt hình năm 1996, tái hiện hình tượng baddie là một tên trộm mồ côi trở thành nhà thiết kế thời trang vào những năm 1970 ở London. Với câu chuyện nguồn gốc của nhân vật hiện đã được trình bày trên màn ảnh và câu chuyện nguồn gốc theo nghĩa đen nhất của bộ phim đó được trình bày dễ dàng ở trên, tôi vẫn muốn làm nổi bật và giới thiệu thêm về di sản điện ảnh cụ thể của Cruella ngoài những điều hiển nhiên. Từ những ảnh hưởng đã được thừa nhận cho đến những tiền thân không chính thức nhưng nhất định liên quan đến đặc điểm nhân vật, các cảnh và bối cảnh, các điểm cốt truyện, các đoạn phim, v.v., đây là những bộ phim đã truyền cảm hứng và / hoặc tạo ra giới thiệu Nhân vật phản diện của Disney.Lin-Manuel Miranda Phát biểu Phê bình Chủ nghĩa Màu ‘In the Heights’ |
Bài đọc thêm:
10 tập hay nhất của ‘The Avengers: Những anh hùng mạnh nhất Trái đất’
Công Nghệ Thiết Kế Lông Tóc HairCraft Của ILM Đoạt Giải Oscar 2021
Luca, bộ phim mới nhất của Pixar tung trailer siêu đáng yêu về làng chài ven biển nước Ý
Nàng bạch tuyết và bảy chú lùn (1937)
Đặc điểm hoạt hình gốc của Disney có nhiều ảnh hưởng đến Cruella như tài liệu nguồn gốc của bộ phim mới. Như đã được công nhận trong trích dẫn của Thời báo New York ở trên, Nữ hoàng xấu xa đã từ lâu, và phần nào vẫn còn cho đến ngày nay, là nguyên mẫu cho Nhân vật phản diện của Disney. Nhưng ngay cả khi Cruella de Vil hoạt hình được so sánh một cách dễ hiểu với kẻ thù của Bạch Tuyết, người tình cờ là mẹ kế của cô ấy, thì cô ấy cũng không giống với kẻ xấu xa trước đó. Tuy nhiên, trong Cruella , Nữ Nam tước (Emma Thompson) có dấu vết của Nữ hoàng Ác ma trong cách bà ta ra lệnh giết con mình do lòng tự ái ghen tuông. Và cô ấy có một tay sai không thể thực hiện việc giết cô gái. Trong câu chuyện cổ tích ban đầu, Nữ hoàng xấu xa thực sự là mẹ ruột của Bạch Tuyết.
Thuyền cứu sinh (1944)
Một trích dẫn khác từ bài đánh giá của Howard Thompson trên New York Times về Một trăm lẻ một chú chó đốm ví Cruella de Vil hoạt hình với “một bà dì tàn bạo, được vẽ bởi Charles Addams và với tiếng bass Tallulah Bankhead .” Theo Marc Davis , họa sĩ hoạt hình chịu trách nhiệm thiết kế cho cô ấy – Bette Davis và Rosalind Russell là hai người khác, mặc dù người mẫu chính thức là nữ diễn viên Mary Wickes.
Nhưng giọng của Cruella có thể trùng hợp với Bankhead do diễn viên lồng tiếng thực tế của Cruella là Betty Lou Gerson được lớn lên ở Alabama, giống như Bankhead. “Cả hai chúng tôi đều có giọng Anh giả tạo bên cạnh giọng miền Nam và rất tinh tế. Vì vậy, tiếng nói của chúng tôi đã phát ra theo cách đó, ” Gerson nói với Los Angeles Times vào năm 1991 . Tuy nhiên, Cruella bày tỏ lòng kính trọng khi huyền thoại về Bankhead là nguồn cảm hứng sáng tác bằng cách để Emma Stone hóa thân vào nhân vật này thấy Bankhead cười trong Chiếc thuyền cứu sinh của Alfred Hitchcock trên truyền hình và mô phỏng nó.
Tất cả về đêm giao thừa (1950)
Như đã đề cập trước đó, Cruella de Vil hoạt hình cũng được lấy cảm hứng từ Rosalind Russell, rõ ràng là trong bản chuyển thể năm 1958 của Auntie Mame và Bette Davis, rõ ràng là đặc biệt trong All About Eve . Tôi thực sự không thể tìm thấy nhiều hơn một nguồn wiki của người hâm mộ cho những bộ phim có liên quan đến nguồn cảm hứng cho nhân vật phản diện Một trăm lẻ một chó đốm của Marc Davis , nhưng All About Eve có hai mối liên hệ đáng được đề cập. Đầu tiên là việc Tallulah Bankhead tin rằng nhân vật của Davis, Margo Channing, được dựa trên cô trong truyện ngắn gốc (“Trí tuệ của Eve”) và rằng Davis cũng cố tình bắt chước cô trong vai diễn. Không ai chắc chắn, nhưng Bankhead cũng đã đóng vai này trong một vở kịch trên đài phát thanh năm 1952.
Mối liên hệ khác là ảnh hưởng được cho là của All About Eve đối với kịch bản của Cruella , điều này tạo ra một câu chuyện trở lại cho nhân vật phản diện tiêu biểu, trong đó cô ấy là người hâm mộ trở thành cố vấn của một nhà thiết kế thời trang nổi tiếng nhưng sau đó trở thành đối thủ kỳ cựu của ngành và cuối cùng là người kế nhi���m. Đó là một sự song song lỏng lẻo với câu chuyện của All About Eve , trong đó một nữ diễn viên trẻ được cố vấn bởi thần tượng của cô ấy, một ngôi sao Broadway (Davis ‘Margo Channing), trước khi trở thành đối thủ của cô ấy và sau đó vượt qua cô ấy trong tai tiếng. Có rất nhiều bộ phim khác lấy cảm hứng từ  All About Eve  đáng để xem như một cầu nối với  Cruella  , chẳng hạn như Showgirls (1996), Love Crime (2010) vàThe Neon Demon (2016), lấy bối cảnh thế giới thời trang nhưng tập trung vào người mẫu hơn là nhà thiết kế.
Chiến tranh giữa các vì sao (1977) và Siêu nhân (1978)
Hai bộ phim bom tấn có sức ảnh hưởng lớn này ra mắt vào cuối những năm 1970 (khoảng thời gian giả định là Cruella ), và chúng rõ ràng vẫn tiếp tục thông tin về cách kể chuyện của Hollywood ngày nay. Với Star Wars , bạn có anh hùng mồ côi tin rằng Big Bad đã giết cha mẹ của mình nhưng (như được tiết lộ sau trong phần tiếp theo của nó, The Empire Strikes Back năm 1980 ), hóa ra Big Bad thực sự là cha mẹ ruột thực sự của họ. Trong cả Star Wars và Cruella , (các) cha mẹ nuôi của anh hùng mồ côi cũng bị / bị sát hại thông qua lệnh của nhân vật phản diện. Việc Estella / Cruella trẻ chứng kiến ​​cái chết của “mẹ mình” do Nam tước cố ý gây ra cũng gợi lại cảnh trong Chiến tranh giữa các vì saonơi Luke Skywalker nhìn thấy người cố vấn của mình, Obi-Wan Kenobi bị Darth Vader đánh gục.
Đối với Superman , bộ phim siêu anh hùng nguyên mẫu với sự tham gia của Christopher Reeve trong vai nhân vật chính của DC Comics được cảm nhận ở tính hai mặt của Cruella và một cách ngớ ngẩn nhưng được phép, trong đó không ai, kể cả những người rất thân thiết với cô ấy, nhận ra Cruella là Estella. che giấu sự khác biệt về ngoại hình. Tất nhiên, toàn bộ động lực của Siêu nhân / Clark Kent không phải là đặc trưng cho bộ phim này, vì nó là một yếu tố của truyện tranh và đã là một yếu tố trong các phiên bản màn ảnh trước của nhân vật. Và cách mà Cruella / Estella có mối liên hệ với một tờ báo cũng giống với Người Nhện cũng như với Siêu nhân vì Anita Darling là một phóng viên ảnh chụp các bức ảnh của Cruella bí ẩn cũng như một nhà báo chuyên mục. Nhưng với thời điểm, bộ phim phù hợp.
Jubilee (1978) và Death Is their Destiny (1978)
Không có thông tin về thời điểm chính xác Cruella sẽ diễn ra, nhưng bối cảnh phần nào được thông báo bởi bối cảnh nhạc punk rock của Vương quốc Anh những năm 1970, tập trung xung quanh King’s Road ở London. Đến năm 1978, phong trào punk đã trở nên quá lớn và hợp thời, và tác phẩm kinh điển Jubilee đình đám đầy khiêu khích của Derek Jarman đã xuất hiện vào thời điểm đó để giới thiệu và cũng khai thác cảnh này một cách nghiêm túc, có các biểu tượng punk thực sự cũng như các nhân vật được cho là dựa trên những người khác, bao gồm cả thời trang punk nhà thiết kế Vivienne Westwood . Jubilee sinh ra mối thù truyền kiếp giữa Jarman và Westwood, người cũng chính là nguồn cảm hứng cho vai diễn của nhân vật chính trong Cruella . Westwood nổi tiếng đóng phim nhờ thời trang, đó chắc chắn là điều mà Cruella cũng sẽ làm.
Bản thân Westwood cũng xuất hiện trong bộ phim tài liệu ngắn Death Is their Destiny , bộ phim đã trở thành một ghi chép lịch sử quan trọng về cảnh chơi punk của King’s Road vào thời điểm đó. Nó có các cảnh quay của Super 8 do Philip Munnoch, hay còn gọi là Captain Zip, người cũng đã thực hiện các bộ phim punk tập trung vào thời trang hơn là Don’t Dream It – See It (1978) và Our No Angels (1979) khi anh tiếp tục những phim punk rock này phim gia đình trong một vài năm. Tôi có thể tiếp tục về các biên niên sử liên quan khác về bối cảnh và âm nhạc, từ cuốn Punk ở London năm 1977 và nhiều tài liệu về Sex Pistols ban đầu của Julien Temple cho đến Bộ phim Punk Rock của Don Letts (1978) và hơn thế nữa. Nhưng bạn có thể tìm thấy các đề xuất cần thiết nhất trongmột danh sách BFI toàn diện được xuất bản vào năm 2016 .
Kẻ hủy diệt (1984) và Hook (1991)
Thêm hai phim trường lớn của Hollywood không có điểm chung nào ngoại trừ việc Cruella gật đầu với cả hai. Kẻ hủy diệt không phải là một sự tôn kính được thừa nhận, nhưng mặc dù thực tế là những điều này đôi khi xảy ra trong đời thực, việc Cruella lái một chiếc xe tải chở rác vào trước đồn cảnh sát chỉ quá gợi nhớ đến vụ tấn công va chạm tương tự của chiếc T-1000 trong phim của James Cameron. phim kinh dị khoa học viễn tưởng không cố ý. Về phần Hook , bộ phim giả tưởng hành động sống động của Steven Spielberg – lấy bối cảnh sau các sự kiện của câu chuyện Peter Pan như được mô tả trong một bộ phim hoạt hình của Disney, vì vậy nó giống như điều ngược lại với những gì phần tiền truyện Cruella đang làm – đã được đặt tên liên quan đến Paul Walter Hauserchân dung của Horace. Cụ thể, anh ấy nói rằng anh ấy đã mô phỏng giọng của mình trên Bob Hoskins là Smee.
“Tôi đã nghiên cứu Bob Hoskins khá nhiều để chuẩn bị cho vai diễn này,” Hauser nói với The Hollywood Reporter trong một cuộc phỏng vấn gần đây . “Tôi đã được đưa ra hai lựa chọn bởi huấn luyện viên tiếng địa phương Neil Swain; anh ấy nói với tôi, ‘Bạn muốn chọn Bob Hoskins hay Ray Winstone?’ … và tôi không thể lay chuyển Bob Hoskins trong vai Smee trong phim Hook . Tôi chỉ cảm thấy như thế đã chết và tôi phải làm gì. Vì vậy, tôi đã nghiên cứu điều đó, tôi đã làm nó và tôi thực sự hạnh phúc, thực sự hạnh phúc với cách nó diễn ra. Tôi không nghĩ nó hoàn hảo, nhưng nó sẽ đánh lừa một số người không hiểu rõ về công việc của tôi ”.
Ocean’s Eleven (2001)
Steven Soderbergh’s Ocean’s Eleven là một trong số ít những bộ phim mà đạo diễn Craig Gillespie của Cruella đã xem xét khi thực hiện bộ phim mới của mình. “Tôi thực sự bị thu hút bởi cái nhìn của Ocean’s Eleven với những vụ trộm,” anh nói với Slashfilm , “và cách kể câu chuyện đó trong một bộ phim và khán giả cần hiểu cốt truyện là gì, trước hoặc sau nó… đã không làm gì nhiều trong cách nghiên cứu ngoài thiết kế cốt truyện của Ocean’s Eleven về vấn đề này. ” Anh ấy thậm chí còn đề cập đến bộ phim một lần nữa như là điều duy nhất anh ấy có thể nghĩ đến để xem cùng Cruella . Nhưng bạn cũng có thể thêm phần phụ nữ làm trung tâm Ocean’s Eight (2018) vì một trong những nhân vật chính của nó là một nhà thiết kế thời trang và kẻ trộm của nó là tại một sự kiện thời trang lớn: Met Gala.
The Devil Wears Prada (2006) và Alice in Wonderland (2010)
Bộ phim rõ ràng và phổ biến nhất được đề cập đến so với Cruella , vì cái nhìn đầu tiên của chúng tôi về tính năng Disney thông qua các bài đánh giá và phản ứng của khán giả là The Devil Wears Prada . Nữ tước của Emma Thompson là Miranda Priestly (do Meryl Streep thủ vai và dựa trên  biên tập viên Vogue Anna Wintour) đến Andy Sachs của Cruella (Anne Hathaway, miêu tả nhân vật dựa trên tác giả của tài liệu nguồn, Lauren Weisberger) trong một câu chuyện tương tự về một người cực kỳ khó khăn và ông chủ áp bức trong thế giới thời trang. Gillespie thậm chí đã thừa nhận tầm ảnh hưởng, nói với Radio Times rằng Cruella “giống như  Joker , Devil Meet Prada [sic] và Ocean’s Eleven, tất cả đều bị ràng buộc với nhau! ”
Được rồi, nhưng có lẽ bạn cũng cần xem Alice in Wonderland của Tim Burton sau đó. Không phải vì đây là một live-action khác của Disney mô phỏng lại các tác phẩm hoạt hình kinh điển của chính hãng phim này (thậm chí đã bắt đầu xu hướng hiện tại) mà bởi vì nó có sự góp mặt của Hathaway trong một vai giống Cruella hơn là kiểu meeker Estella của Andy. Mặc dù đó không phải là điều mà tôi nhất thiết phải nghĩ đến, Hathaway khẳng định cô sẽ đảm nhận vai Nữ hoàng Trắng không phản diện, “Cô ấy là một người theo chủ nghĩa hòa bình thuần chay, punk-rock. Vì vậy, tôi đã nghe rất nhiều Blondie, tôi đã xem rất nhiều phim của Greta Garbo… rồi một chút Norma Desmond cũng được đưa vào đó. ” Punk, Debbie Harry, và các nữ diễn viên phim Old Hollywood? Nghe giống như công thức cho món Cruella của Emma Stone.
Maleficent (2014)
Tôi có thể đánh dấu một số phiên bản live-action của Disney liên quan đến Cruella . Emma Thompson trước đó đã tham gia Beauty and the Beast (2017), và Lady Tremaine của Cate Blanchett trong Cinderella (2015) cũng được lấy cảm hứng từ các diva cũ của Hollywood. Nhưng trong khi Disney đã làm điều phản diện-là-ngôi-sao với live-action 101 chú chó đốm , thì Maleficent dựa trên Người đẹp ngủ trong rừng là tiền thân của CruellaÝ tưởng của tôi là làm một câu chuyện về Nhân vật phản diện của Disney, trong đó khán giả được thực hiện để đồng cảm với người phụ nữ bị hiểu lầm và sai trái này, người đã bị phóng đại và mô tả sai là ác nhân trong phim hoạt hình. Cruella không hoàn toàn bị cuốn hút như Maleficent của Angelina Jolie, ngay cả khi những lời trêu chọc về canicide trong tương lai có thể được coi là sự hài hước đen tối.
I, Tonya (2017) và The Favourite (2018)
Thông thường, tôi muốn tránh việc tập trung vào các tác phẩm trước đó bởi dàn diễn viên và đoàn làm phim vì những trải nghiệm trong quá khứ thuộc bất kỳ hình thức nào sẽ luôn ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm hiện tại, dù có ý thức hay không. Nhưng hai bộ phim này quá đáng để bỏ qua. I, Tonya là vai diễn trước đây của Craig Gillespie với tư cách là đạo diễn, và đó cũng là bức chân dung đồng cảm về một người phụ nữ mang tiếng là phản diện. Sự khác biệt là nhân vật chính của nó, con trượt băng nghệ thuật Tonya Harding, là một người thật, ổi nhớ cho kình địch của mình với Nancy Kerrigan và hiệp hội của mình với những người đàn ông đã tấn công Kerrigan vào năm 1994. I, Tonya cũng là đáng chú ý vì đã cho Cruella đồng sao Paul Walter Hauser, vai diễn đột phá của anh ấy, trong vai nhóm thuần tập Harding (gần như là Horace của riêng cô ấy) Shawn Eckardt.
The Favourite là phần trước do Tony McNamara đồng viết kịch bản, người là một trong năm nhà văn đã đóng góp (và một trong hai người được ghi nhận là tác giả)kịch bản của Cruella . Bộ phim hài lịch sử lấy bối cảnh thế kỷ 18 cũng có sự tham gia của Emma Stone trong vai diễn được đề cử giải Oscar là người hầu cho nỗi đau hoàng gia mạnh mẽ nhưng phi lý. Cô ấy cũng nảy sinh sự cạnh tranh với một phụ nữ khác tại nơi làm việc của mình. Sự tương đồng giữa hai bộ phim không nổi bật, nhưng chắc chắn có một số động lực của nhân vật có thể liên quan. Tôi đã thấy nó nói rằng tác phẩm của Stone trong The Favourite chứng tỏ cô ấy thích hợp với vai Cruella , điều này thật đáng tiếc vì bộ phim trước là một trăm lẻ một lần bộ phim hay hơn. Cruellanhà thiết kế tóc và trang điểm Nadia Stacey cũng làm việc cho The Favourite .
Westwood: Punk, Icon, Activist (2018) và McQueen (2018)
Hai trong số những nguồn cảm hứng lớn nhất cho vẻ ngoài của Cruella , cụ thể là thiết kế trang phục ăn trộm cảnh của Jenny Beavan , là các nhà thiết kế thời trang Vivienne Westwood và Alexander McQueen. Thật trùng hợp, cả hai đều có những bộ phim tài liệu tuyệt vời được phát hành vào mùa hè cùng năm. Bộ phim Westwood: Punk, Biểu tượng, Nhà hoạt động của Lorna Tucker cung cấp một cái gì đó như một cuốn tiểu sử sơ lược về chủ đề của nó, mặc dù bản thân Westwood không phải là một fan hâm mộ của bộ phim như một đại diện cho cuộc sống và công việc của cô ấy (đặc biệt là phần “nhà hoạt động” trong tiêu đề). McQueen của Ian Bonhôte và Peter Ettedgui là một bộ phim tài liệu hấp dẫn và hấp dẫn hơn về chủ đề quá cố của nó. Và thậm chí có thể phù hợp hơn.
“Từ quan điểm nhân vật, đó là Alexander McQueen đối với tôi,” Gillespie nói với Los Angeles Times . “Sự nổi loạn của anh ấy chống lại sự thành lập và giá trị gây sốc của các buổi biểu diễn cũng như tính sáng tạo thái quá trong một số tác phẩm của anh ấy. Tôi cảm thấy điều đó rất giống với những gì Cruella đang cố gắng làm. Rõ ràng là không giống bất cứ điều gì mà anh ấy đang làm, nhưng sự hung hãn của các buổi biểu diễn thời trang (pop-up) mà cô ấy làm trong suốt bộ phim cũng tương tự như vậy. Và có thể tạo ra câu chuyện của riêng cô ấy với báo chí là điều mà tôi đã lấy cảm hứng từ McQueen. ”
Joker (2018) và Birds of Prey (và The Fantabulous Emancipation of One Harley Quinn) (2020)
Mọi người đều có những câu chuyện cười về việc Cruella trông giống như nhân vật Joker của Disney , nhưng như đã thấy trong một trích dẫn từ một cuộc phỏng vấn trên Radio Times ở trên, Craig Gillespie thừa nhận sự đáng yêu nếu không muốn nói là ảnh hưởng. Tại sao ai đó lại không muốn bị so sánh với câu chuyện gốc của nhân vật phản diện DC Comics dù nó đã được đề cử cho 11 giải Oscar, bao gồm cả Phim hay nhất và giành được 2 giải, trong đó có Nam diễn viên chính xuất sắc nhất cho ngôi sao Joaquin Phoenix? Disney dường như hiếm khi quan tâm đến việc công nhận giải thưởng, nhưng tôi không nghĩ rằng họ sẽ bận tâm đến một trong những live-action làm lại của họ có được sự tôn trọng như vậy từ ngành công nghiệp. Than ôi, Cruella chỉ có thể thực sự mong đợi các đề cử cho trang phục và trang điểm / tóc. Tuy nhiên, sẽ buồn / buồn biết bao nếu Stone giành được giải Oscar cho vai Cruella de Vil thay vì Glenn Close?
Tham khảo thêm: 5 nhân vật mắc bệnh tâm lý gây ám ảnh nhất trong vài thập kỷ qua
12 KHUÔN MẪU NHÂN VẬT CHÍNH LÀ NGUYÊN LIỆU CHO TẤT CẢ CÁC CÂU CHUYỆN TUYỆT VỜI
Bạn cũng có thể coi các phim DC khác là tiền thân của Cruella , vì cô ấy có một chút phức hợp của Bruce Wayne / Batman khi xoay quanh công việc của cuộc đời cô ấy xung quanh cái chết của cha mẹ cô ấy và có cuộc sống hai mặt với tư cách là một nhân vật bí ẩn – một người tạo ra quần áo mát mẻ và gây ra một chút nghịch ngợm cạnh tranh hơn là một người tạo ra quần áo và tiện ích mát mẻ và truy lùng tội phạm theo phong cách cảnh giác. Burton’s Batman (1989) cũng có sự trùng hợp khi nhân vật phản diện chính lại là kẻ đã giết cha mẹ. Nhưng Birds of Prey năm ngoái có ý nghĩa nhất vì Harley Quinn của Margot Robbie là một hình mẫu phản anh hùng dễ dàng cho Cruella, từ lời kể lồng tiếng cho đến tính cách nổi loạn cho đến phong cách thời trang của cô ấy. Nó giống như Cruella là đứa con tình yêu của Joker và Harley.
Nguồn tham khảo: Film School Rejects
Trên đây là những gì Augra muốn truyền tải, hy vọng các bạn sẽ thích thú. Đừng quên theo dõi các baì viết tiếp theo của chúng mình để có thêm nhiều thông tin kiến thức bổ ích nhé!
các bạn có thể xem nhiều hơn tại đây!
2 notes · View notes
nghilucseo01 · 4 years
Text
Nhớ hoài vở "Thoại Khanh - Châu Tuấn"
Nhớ hoài vở "Thoại Khanh - Châu Tuấn"
Tumblr media
(Báo Quảng Ngãi)- Từ lúc “trình làng” đến nay đã hơn nửa thế kỷ, song vở dân ca kịch bài chòi “Thoại Khanh – Châu Tuấn” vẫn để lại cảm xúc bùi ngùi, sâu lắng đối với những ai đã từng xem vở diễn kinh điển này.   
Tìm về ký ức   Ngày trước, người dân ở khắp làng trên, xóm dưới chong đèn đi xem vở dân ca kịch bài chòi “Thoại Khanh – Châu Tuấn”. Đây là vở diễn được đánh giá là kinh điển của nghệ thuật bài chòi, đi vào lòng người một cách nhẹ nhàng, sâu lắng. Kịch bản “Thoại Khanh – Châu Tuấn” do Nguyễn Tường Nhẫn sáng tác dựa trên câu chuyện dân gian đậm chất nhân văn, thấm đượm tình nghĩa vợ chồng thủy chung, son sắt giữa Thoại Khanh – Châu Tuấn và tấm lòng hiếu thảo của nàng dâu đối với mẹ chồng… Vở diễn này ra đời đánh dấu sự thành công ngoài mong đợi của nghệ thuật bài chòi từ dân gian lên chuyên nghiệp.     
Tumblr media
Vợ chồng nghệ sĩ Trịnh Công Sơn trong vở diễn “Thoại Khanh – Châu Tuấn”. ẢNH: NVCC
  Cụ ông Hồng Mão (90 tuổi) hiện ở phường Trần Phú (TP.Quảng Ngãi), nguyên là cán bộ Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Phát thanh giải phóng A, cho biết: Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, Đoàn Tuồng Liên khu 5 tập kết ra Bắc, năm 1957 đổi tên là Đoàn Dân ca kịch bài chòi Liên khu 5. Đoàn đã mang vở “Thoại Khanh – Châu Tuấn” đi biểu diễn khắp miền Bắc. Ngày ấy, tại Nhà hát Lớn Hà Nội mỗi khi biểu diễn vở “Thoại Khanh- Châu Tuấn”, có rất đông khán giả đến xem, ai cũng cảm động rơi nước mắt.    Tại Hội diễn sân khấu toàn quốc năm 1957, vở kịch “Thoại Khanh – Châu Tuấn” đạt giải cao. “Ngày ấy, tôi thu vở “Thoại Khanh – Châu Tuấn” rồi phát lại trên đài cho người dân nghe. Cốt truyện đã hay, thể hiện dưới hình thức bài chòi càng thêm mùi mẫn, đặc biệt qua giọng ca của chị Lệ Thi thì càng mê. Hơn 60 năm trôi qua giờ tôi vẫn nhớ như in cảm xúc ngày đầu xem vở diễn đặc sắc này”, cụ Hồng Mão nhớ lại.   Nhắc đến vở “Thoại Khanh – Châu Tuấn” thì phải kể đến Nghệ sĩ nhân dân (NSND) Lệ Thi, nữ nghệ sĩ nổi tiếng quê Quảng Ngãi, hiện đang sinh sống tại TP.Hồ Chí Minh. Nghệ sĩ nhân dân Lệ Thi thành công trên lĩnh vực sân khấu tuồng và dân ca kịch bài chòi. Nhiều người khi gặp NSND Lệ Thi, quen gọi là Thoại Khanh, bởi bà đã thành công mỹ mãn với vai diễn này. Tại hội diễn sân khấu toàn quốc trong năm đầu tiên kịch bản này “trình làng”, trong vai Thoại Khanh, Lệ Thi đã đoạt giải diễn viên xuất sắc. 
“Tôi trưởng thành từ kịch bản Thoại Khanh – Châu Tuấn, thầy Nguyễn Tường Nhẫn phổ tất cả các làn điệu vào đây rất hợp tình, hợp lý, bổ sung cho bài chòi hết sức phong phú về làn điệu, diễn viên biểu diễn súc tích bởi vì nội dung quá hay”.   Nghệ sĩ TRỊNH CÔNG SƠN  
Mong được tái hiện vai diễn   Các diễn viên từng tham gia vở dân ca kịch bài chòi “Thoại Khanh- Châu Tuấn” đều giữ vẹn nguyên cảm xúc lắng đọng, hào hứng, hết mình trong vai diễn. Nghệ nhân ưu tú Trần Tám, Giám đốc Nhà Văn hóa Lao động tỉnh, chia sẻ: “Vở Thoại Khanh – Châu Tuấn đã chạm đến trái tim của cả diễn viên và khán giả, thế nên sống mãi với thời gian. Khi ở Đoàn Ca kịch Nghĩa Bình, tôi là nhạc công, cả chục năm trời cùng với đoàn đi khắp nơi biểu diễn vở “Thoại Khanh – Châu Tuấn”. Bài này rất khó đàn, nhưng khi đã nhập tâm thì mê lắm. Qua nhiều thế hệ diễn viên, ai cũng mê kịch bản này”.    Cũng với vở diễn “Thoại Khanh- Châu Tuấn”, vợ chồng nghệ sĩ Trịnh Công Sơn (Giám đốc Trung tâm Bảo tồn và phát huy nghệ thuật dân ca bài chòi và hát hố Quảng Ngãi) đã đi khắp nơi biểu diễn phục vụ khán giả. Nghệ sĩ Trịnh Công Sơn trong vai Châu Tuấn, còn vợ ông là Trần Thị Mỹ Lệ trong vai Thoại Khanh. Ông Sơn cho hay: Năm 1977, khi chúng tôi công tác ở Đoàn Ca kịch Nghĩa Bình thì bắt đầu luyện tập vở “Thoại Khanh – Châu Tuấn”, đi đến đâu biểu diễn cũng được khán giả nhiệt liệt hưởng ứng. Phải nói đây là kịch bản khuôn mẫu cả về tình tiết, nội dung, tính nhân văn, về con người, cái hay, cái đẹp để tiến tới chân – thiện – mỹ, tất cả đều hội tụ ở kịch bản Thoại Khanh – Châu Tuấn”.    Cách đây không lâu, nghệ sĩ ưu tú Trần Tám đã dàn dựng trích đoạn Thoại Khanh dắt mẹ đi xin ăn để tìm chồng, diễn viên Kiều Oanh trong vai Thoại Khanh, Thái Bình trong vai Châu Tuấn. Trích đoạn này gợi lại trong khán giả cảm xúc bùi ngùi, lắng đọng khi xem vở diễn cách đây mấy mươi năm. Một số diễn viên trẻ mong muốn được thử sức mình với các vai diễn trong vở “Thoại Khanh- Châu Tuấn” một cách trọn vẹn như trong kịch bản của tác giả Nguyễn Tường Nhẫn, một phần vì đam mê nghệ thuật, đồng thời cũng là góp phần gìn giữ bài chòi, đưa loại hình nghệ thuật đặc sắc này đến gần hơn với công chúng.   PHƯƠNG LÝ         . Nguồn: Baoquangngai.vn
1 note · View note