Tumgik
#hanoimoicomvn
tintuc5692 · 10 years
Link
(HNM) - Ngày 15-5, hơn 700 công nhân làm việc tại Nhà máy Hongfu ở Thanh Hóa đã phải nhập viện vì ngộ độc nghi do sử dụng nước uống nhiễm độc. Mặc dù không có trường hợp nào bị nguy hiểm đến tính mạng, nhưng vụ việc này thêm lần gióng lên lời cảnh báo về tình trạng công nhân bị ngộ độc tập thể đang xảy ra khá thường xuyên tại nhiều nhà máy, khu công nghiệp, khu chế xuất thời gian qua.
Điều gì đã khiến cho bữa ăn, thức uống của người lao động bỗng nhiên trở thành thứ "hàng độc chết người"? Có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng có lẽ bản chất nhất là khẩu phần ăn của công nhân ở nhiều nơi quá thấp, thậm chí dưới 10.000 đồng/suất. Đương nhiên với số tiền ít ỏi như thế thì các nhà bếp, các cơ sở cung cấp thực phẩm sẽ phải tìm đủ mọi cách để "cắt" chi phí bằng việc sử dụng nguyên liệu rẻ tiền, chất lượng không bảo đảm.
Nếu chỉ như vậy thì tăng giá trị bữa ăn lên sẽ giải quyết được vấn đề, nhưng chuyện không đơn giản. Thay đổi được khẩu phần ăn cho công nhân lao động là vấn đề nan giải. Bởi lẽ không có quy định nào buộc doanh nghiệp phải chi cho mỗi bữa ăn bao nhiêu tiền. Nhưng dù gì thì đây cũng vẫn là giải pháp cơ bản nhất, ngoài việc tăng cường kiểm tra, giám sát về mặt y tế, an toàn vệ sinh thực phẩm.
Dễ thấy những bữa ăn tập thể của công nhân ở nhiều nơi đang dưới mức an toàn. Nó không chỉ thiếu chất, không bảo đảm dinh dưỡng để người lao động phục hồi năng lượng làm việc, mà còn luôn bị nguy cơ nhiễm độc rình rập. Một con số thống kê gần đây cho thấy, có tới hơn 89% chủ doanh nghiệp ký cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm bếp ăn, thế nhưng các vụ ngộ độc tập thể vẫn xảy ra, có vụ hàng nghìn người phải nhập viện như hồi cuối năm ngoái tại Tiền Giang. Vì thế, nỗi lo về mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm tại các bếp ăn công nhân vẫn là vấn đề "nóng" bởi các bản cam kết kia dường như chỉ có hiệu lực trên giấy.
Đang lúc này đây - tháng 5, lần thứ 3 Tháng công nhân được tổ chức ở quy mô quốc gia, được coi là đợt cao điểm về chăm lo, bảo vệ quyền lợi người lao động, song thực tế đáng buồn là đời sống công nhân ở nhiều khu công nghiệp thời gian qua vẫn có những xì xào thật sự đắng lòng. Phần đông công nhân ở các khu công nghiệp đang sống tạm bợ, chật chội, bức bối, thiếu thốn đủ thứ từ miếng ăn đến văn hóa. Lương thấp, trong khi giá cả liên tục tăng đã trở thành nỗi ám ảnh của không ít công nhân nghèo. Họ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Có thể chúng ta sẽ khó đạt được ngay mục tiêu cải thiện bữa ăn cho công nhân, nhưng đã đến lúc cần thiết phải hành động vì lợi ích lâu dài của hàng triệu công nhân trên khắp cả nước. Lo bữa ăn cho công nhân cũng chính là lo cho doanh nghiệp, vì sức khỏe của người lao động chính là tài sản của doanh nghiệp.
Để việc này đạt được hiệu quả, đồng thời để Tháng công nhân thực sự thiết thực với người lao động, các nhà quản lý, tổ chức công đoàn cần hướng các hoạt động trong Tháng công nhân vào những mục tiêu cụ thể, sát với lợi ích của người lao động. Thay vì phát động các chủ đề chung chung như "đồng hành vì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp", có thể đặt ra các mục tiêu cụ thể như kiểu phong trào "cơm có thịt" cho học sinh nghèo vùng cao. Tức là đặt ra những mục tiêu cụ thể, vận động, khuyến khích doanh nghiệp và toàn xã hội tập trung nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân. Thực tế qua 3 lần tổ chức Tháng công nhân dường như chúng ta mới chỉ tập trung các hoạt động bề nổi, mang tính phong trào như họp mặt truyền thống, tuyên dương người lao động có thành tích, tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao... Những điều ấy cũng cần, nhưng có lẽ nó chưa thực sự gấp gáp bằng việc lo cho bữa ăn hằng ngày của mỗi người công nhân.
Từ khoá: bảo vệ quyền lợi học sinh nghèo lao động công nhân an toàn doanh nghiệp người lao động bão
tin giới trẻ
0 notes
tintuconline247 · 10 years
Link
Công ty Bảo hiểm (BH) Prudential Việt Nam vừa công bố báo cáo tài chính với tổng doanh thu đạt 11.011 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2012.
Trong đó, tổng doanh thu phí BH đạt mức 7.640 tỷ đồng, tăng 16%; lợi nhuận trước thuế năm 2013 của Prudential Việt Nam đạt mức 1.145 tỷ đồng, tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu ngành BH nhân thọ.
Tính đến cuối năm 2013, Prudential đã chi trả bồi thường và các quyền lợi BH cho gần 1,7 triệu trường hợp với số tiền lên đến gần 15.756 tỷ đồng. Thành công trong hoạt động kinh doanh BH và đầu tư cũng đã giúp Prudential Việt Nam đạt tổng tài sản đạt 37.840 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2012. Khả năng thanh toán và các chỉ số tài chính khác vượt xa so với luật định.
Đại diện Prudential Việt Nam cho biết, nhân kỷ niệm 15 năm hoạt động tại Việt Nam, trong năm 2014, Prudential đặt mục tiêu tiếp tục cải thiện chất lượng của sản phẩm và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Từ khoá: việt nam prudential prudential việt nam khả năng thanh toán tổng tài sản chi trả bồi thường
tin tức nghệ sĩ
0 notes
tintuc9966 · 10 years
Text
Công ty Bảo hiểm nhân thọ Prudential khai trương văn phòng tại Đan Phượng
(HNMO) - Ngày 25-2, văn phòng Giao dịch Bảo hiểm Nhân thọ (BHNT) của Prudential tại huyện Đan Phượng đã chính thức khai trương và đi vào hoạt động đánh dấu một bước phát triển mới trong việc phát triển kinh doanh và phục vụ khách hàng của Prudential VN tại huyện Đan Phượng _Đây là Văn phòng thứ 239 của công ty Prudential VN được mở trên toàn quốc.
 Văn phòng Giao dịch BHNT tại huyện Đan Phượng ra đời trên cơ sở hợp đồng được ký kết giữa công ty BHNT Prudential VN và công ty TNHH Phúc An Bình sẽ góp phần nâng cao chất lượng phục vụ chăm sóc khách hàng, phát triển thị trường bảo hiểm tại huyện Đan Phượng và các vùng lân cận, qua đó giao dịch của công ty với khách hàng được nhanh chóng và thuận tiện hơn.
Nhân dịp khai trương văn phòng mới, công ty Prudential VN đã phối hợp với Quỹ Bảo trợ trẻ em HN tặng 15 suất học bổng cho học sinh nghèo hiếu học của huyện Đan Phượng (mỗi suất trị giá 1 triệu đồng).
Từ khoá: prudential học sinh nghèo bão khai trương văn phòng nâng cao chất lượng phát triển thị trường bảo hiểm công ty khách hàng phát triển thị trường giao dịch bảo hiểm văn phòng bảo hiểm nhân thọ thị trường bảo hiểm bhnt chăm sóc khách hàng phát triển
thoi su trong ngay
0 notes
tintuc4 · 10 years
Text
Mang đến Giáng sinh ấm áp cho các em tại bệnh viện Nhi đồng 2
(HNMO) - Nhân dịp Giáng sinh 2013 và mừng năm mới 2014, Công ty TNHH Bảo Hiểm Hanwha Life Việt Nam, gọi tắt là Hanwha Life Vietnam, phối hợp với Bệnh viện Nhi đồng 2 (TPHCM) tổ chức chương trình từ thiện "Giáng sinh ấm áp" vào ngày 20/12/2013.
 Trong dịp này, gần 50 nhân viên của Hanwha Life Việt Nam hóa trang thành ông già Noel và công chúa Tuyết đã trao tặng 500 phần quà gồm cháo, sữa, bánh kẹo cho các em bệnh nhi nghèo đang điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 2. Bên cạnh đó, các em còn được tham gia vào một chương trình vui chơi - biểu diễn văn nghệ đặc sắc gồm các hoạt động chụp ảnh, tô tượng... và thưởng thức các tiết mục múa rối, ảo thuật do nhóm rối Baby - Nhà Thiếu Nhi Thành Phố thực hiện. Ngoài ra, đội ngũ nhân viên Hanwha Life Việt Nam còn trực tiếp đóng góp và trao tặng 300 nón Noel cho các em tham gia chương trình.
Bên cạnh đó, trong suốt dịp lễ Giáng sinh 2013 và mừng năm mới, Hanwha Life Việt Nam sẽ tài trợ trang trí khu vườn Giáng Sinh tại khuôn viên sân chơi của Bệnh viện Nhi Đồng 2 giúp các em nhỏ có không gian thư giãn, chụp hình trong thời gian điều trị nội trú. Tổng giá trị tài trợ và tổ chức chương trình khoảng 100 triệu đồng.
Chương trình "Giáng sinh ấm áp" nằm trong chuỗi hoạt động từ thiện mang tên "Hội tụ yêu thương" được bắt đầu từ tháng 6/2009. Tiếp tục thực hiện cam kết dài hạn với Bệnh viên Nhi đồng 2, tính đến nay chương trình đã mang đến hàng chục ngàn phần quà cho các em bệnh nhi có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị lâu dài tại đây.
Từ đầu năm 2013 đến nay, Hanwha Life Việt Nam đã thực hiện nhiều chương trình hướng đến cộng đồng. Nổi bật nhất là chương trình "Kết nối trái tim, cùng xây mơ ước" với hàng loạt các hoạt động như phát 300 suất cơm dinh dưỡng cho bệnh nhân nghèo bệnh viện Nguyễn Tri Phương, 15.000 suất cháo dinh dưỡng trong vòng 3 tháng cho trẻ em nghèo ở Đắk Lắk, xây dựng 100 căn nhà tình thương và trường học trên cả nước với tổng chi phí lên đến 6,3 tỉ đồng.
Từ khoá: việt nam chương trình từ thiện điều trị nội trú bệnh viện
tin tuc sao han quoc
0 notes
tintucmoi · 11 years
Text
Kiên quyết xử lý doanh nghiệp, đơn vị nợ đọng BHXH, BHYT
(HNM) - Chiều 6-11, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đã làm việc với Bảo hiểm xã hội Việt Nam về tình hình bảo hiểm xã hội (BHXH) và bảo hiểm y tế (BHYT).
 Đến hết tháng 9-2013, cả nước có 61,8 triệu người tham gia BHXH, BHYT, trong đó số người tham gia BHXH, BHYT bắt buộc là hơn 10,6 triệu người (tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2012). Tuy nhiên, tình trạng nợ đọng BHXH, BHYT có chiều hướng gia tăng với tổng số tiền nợ bảo hiểm là 9.915 tỷ đồng (tăng 2.234 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2012), trong đó nợ BHXH 6.757 tỷ đồng, nợ BHYT 2.569 tỷ đồng, nợ bảo hiểm thất nghiệp 589 tỷ đồng...
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh, tình trạng nợ đọng BHXH, BHYT là không thể chấp nhận được, vì thế trong thời gian tới sẽ tiếp tục giải quyết những bất cập, những kiến nghị, đề xuất của BHXH Việt Nam. Trong khi chờ Luật BHXH được thông qua, BHXH Việt Nam cần phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành có liên quan để tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT và giải quyết tình trạng nợ đọng BHXH, BHYT; thành lập các đoàn thanh tra liên ngành kiên quyết xử lý các đơn vị, DN vi phạm...
Từ khoá: bảo hiểm thất nghiệp bảo hiểm gia bhxh việt nam bảo hiểm xã hội bão bảo hiểm xã hội việt nam
0 notes
tintuc8985-blog · 11 years
Text
Trẻ em đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông: Chuyện của người lớn
(HNM) - Thực hiện quy định đội mũ bảo hiểm (MBH) cho trẻ em khi tham gia giao thông nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông (TNGT) là chương trình do Quỹ Phòng chống thương vong Châu Á (Quỹ AIP) phối hợp với Ủy ban ATGT quốc gia, Bộ GD&ĐT và triển khai từ năm 2011.
Tuy nhiên, dù rất quyết tâm cải thiện tỷ lệ trẻ em đội mũ song không phải nơi nào, cơ quan, đơn vị nào cũng thực sự quan tâm. Nhiều cá nhân, gia đình vẫn đang coi đây là chuyện của người khác.
 Người lớn cần cho trẻ em đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Ảnh: Đức Minh
"Hai con gái tôi có mang mũ nhưng không đội. Tai nạn xảy ra, cả 2 cháu đi, tôi coi như đã mất hết. Chỉ xin được nói một điều với tất cả mọi người, dù mũ xấu, mũ đẹp thì cũng hãy cứ đội khi tham gia giao thông. Đừng ai để xảy ra như con tôi..." - Đó là lời nói đẫm nước mắt của chị Kim Lan (trú tại đường Phan Văn Trị, quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh), một người mẹ đã mất cả hai đứa con trong một vụ TNGT mà người viết được gặp khi cùng các chuyên gia của Quỹ AIP và Ủy ban ATGT quốc gia đi thực hiện các chiến dịch tuyên truyền về đội MBH ở một số địa phương.
Chuyện của gia đình chị Kim Lan nói trên thực sự là một lời cảnh báo với những ai đang còn bàng quan với chuyện đội MBH nói chung và MBH cho trẻ em nói riêng. Thế nhưng, thực tiễn triển khai các chiến dịch tuyên truyền nhằm nâng tỷ lệ trẻ em đội MBH khi tham gia giao thông do Quỹ AIP phối hợp với Ban ATGT và Sở GD&ĐT các địa phương thời gian qua cho thấy, nhiều cơ quan, trường học và đông đảo phụ huynh, học sinh chưa thực sự quan tâm, thậm chí còn hiểu không đúng về quy định này.
Ông Bùi Văn Trường, Giám đốc theo dõi và đánh giá chương trình (Quỹ AIP) cho biết, mới có 3 địa phương là Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh quan tâm. Tại Hà Nội, tỷ lệ trẻ em đội MBH năm 2011 vào khoảng 9%, đến nay đã tăng lên 52,7%, cao nhất cả nước; Đà Nẵng tăng từ 27% năm 2011 lên 34,7% năm 2013; TP Hồ Chí Minh tăng từ 22,2% năm 2011 lên 48,6% vào năm 2013. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn còn thấp so với yêu cầu. Qua khảo sát, có đến 2/3 số phụ huynh được hỏi có những hiểu biết chưa đúng về độ tuổi đội MBH, thậm chí nếu có đội thì cũng chỉ cốt để đối phó với lực lượng chức năng. Thậm chí, có phụ huynh cho rằng đội MBH quá sớm sẽ gây tổn thương đốt sống cổ của trẻ em.
Theo ông Nguyễn Hiệp Thống, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, phụ huynh có vai trò rất quan trọng trong việc đội MBH cho trẻ em. Do đó, Sở đã có công văn chỉ đạo các trường tuyên truyền và nhắc nhở phụ huynh về vấn đề này ngay trong cuộc họp phụ huynh đầu năm học. Sở cũng sẽ phối hợp với Quỹ AIP và các cơ quan liên quan để đẩy mạnh tuyên truyền đội MBH tới các bậc phụ huynh; chỉ đạo các trường thường xuyên nhắc nhở, giáo dục ý thức đội MBH cho học sinh ngay từ bậc tiểu học để có những thế hệ trẻ em có thói quen đội MBH cũng như tham gia giao thông an toàn ngay từ khi còn nhỏ.
Rõ ràng, để tăng tỷ lệ trẻ em đội MBH khi tham gia giao thông, vai trò của nhà trường và gia đình rất quan trọng. Tuy nhiên, để mục tiêu này vào cuộc sống thì không thể chỉ vận động, tuyên truyền là đủ. Đơn cử như nhiều trường học trên địa bàn Hà Nội chưa bố trí chỗ treo mũ bảo hiểm cho học sinh. Thực tế này dẫn đến tình trạng nhiều em học sinh, buổi sáng bố đưa đến trường thì có đội mũ, chiều mẹ rời công sở đến đón thì không có mũ để đội. Để giải quyết chỗ treo mũ cho học sinh, không có gì phức tạp. Người viết xin giới thiệu cách làm của cô Thanh Vân - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Nhân Tôn (huyện Bình Chánh - TP Hồ Chí Minh): "Trên 95% học sinh trường tôi đội MBH khi tham gia giao thông. Để có chỗ cất mũ, chỉ cần đóng hai hàng móc (giống như móc treo quần áo) ở cuối lớp là đủ chỗ cho vài chục học sinh. Học sinh của tôi nếu không đội MBH sẽ được giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở. Các bậc phụ huynh phải ký cam kết thực hiện nghiêm quy định này. Không đội MBH sẽ là không giống ai. Chính các em học sinh phải là những tuyên truyền viên làm thay đổi quan niệm của phụ huynh...". Nếu như trường học nào cũng quan tâm, có những hành động cụ thể, hiệu quả như trên, chắc hẳn tỷ lệ học sinh đội MBH khi tham gia giao thông sẽ được cải thiện.
Từ khoá: trường học gia đình tham gia giao thông học sinh bảo hiểm tuyên truyền quy định giao thông bão gia tai nạn giao thông bảo hiểm cho học sinh quan tâm
tin túc hàng ngày
0 notes
tintuc6293 · 11 years
Link
giao thông tai nạn giao thông người lao động công trình
(HNMO) - Thiết thực chào mừng Đại hội Công đoàn TP Hà Nội lần thứ XV, ngày 16-3, tại xã Kim Chung-huyện Đông Anh, Sở GTVT và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố đã tổ chức lễ gắn biển công trình cầu đi bộ qua đường khu nhà ở khu công nghiệp (KCN) Bắc Thăng Long.
Công trình có tổng mức đầu tư hơn 9,3 tỷ đồng, dài 39,3m, được khởi công xây dựng từ tháng 2-2013 và hoàn thành sau gần 1 tháng thi công, kịp thời phục vụ nhu cầu đi bộ qua đường của công nhân KCN Bắc Thăng Long và người dân trong khu vực. Đồng thời góp phần xóa bỏ điểm đen về ùn tắc và tai nạn giao thông tại khu vực này.
Phát biểu tại lễ gắn biển, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Khôi đánh giá cao nỗ lực của chủ đầu tư, nhà thầu đã khẩn trương hoàn thành công trình. Cầu vượt tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa rất lớn đối với người lao động. Ngay sau khi hoàn thành công trình, UBND TP yêu cầu Sở GTVT phối hợp với LĐLĐ TP và huyện Đông Anh tiếp tục khảo sát, tìm địa điểm xây dựng thêm 1 cầu vượt cho người đi bộ tại KCN này. Bên cạnh đó, Sở GTVT tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công 2 cầu vượt kết cấu thép tại nút giao thông Nguyễn Chí Thanh-Kim Mã và Trần Khát Chân-Đại Cồ Việt; hoàn tất công tác chuẩn bị đầu tư để khởi công công trình cầu vượt nút giao thông Nguyễn Sơn-Nguyễn Văn Cừ ngay trong năm 2013.
người lao động công trình giao thông tai nạn giao thông
0 notes
tinmoionline · 11 years
Link
gia quốc tế gia đình công trình xây dựng cộng đồng bão
(HNM) - Cửa ngõ vào Ramallah là con đường hẹp và không bằng phẳng. Những hàng dài ô tô nối đuôi nhau nhích từng mét trên đường khiến tôi liên tưởng tới hình ảnh tắc đường giờ cao điểm tại một thành phố đông đúc dân cư nào đó. Cũng may người Palestine có văn hóa giao thông khá tốt. Không một bóng cảnh sát và cũng chẳng có người phân luồng, những chiếc xe cứ kiên nhẫn xếp hàng để thoát khỏi đám đông. Tuyệt đối không có cảnh lạng lách hay cướp đường.
Rất lạ là, chỉ ra khỏi "nút cổ chai" dài chừng 500m ấy là một không gian khác hẳn. Ramallah hiền hòa hiện ra với những con phố rộng thênh thang. Công bằng mà nói, chất lượng đường sá ở Palestine cực tốt, được trải nhựa phẳng lỳ và không có dấu hiệu của sự chắp vá. Một nhân viên phụ trách đoàn, người Palestine giải thích, sở dĩ có sự ùn tắc là bởi lẽ khu vực này nằm trong khu C, hoàn toàn do Israel kiểm soát. Người Palestine không được phép làm bất kỳ điều gì tại con đường này, từ việc nâng cấp, sửa chữa, mở rộng cho đến điều khiển giao thông. Vậy là chúng tôi lại được làm quen với một khái niệm mới mà người Palestine đã phải sống chung với nó gần hai thập kỷ nay.
 Bức tường an ninh, được người Palestine gọi là Bức tường chiếm đóng đang chia cắt các vùng lãnh thổ Palestine. Ảnh: Jamal Aruri, Nhật báo Alayaam, Palestine.
Theo tinh thần của Hiệp định Oslo năm 1993 (được xem là một trong những cột mốc quan trọng nhất của tiến trình hòa bình Trung Đông), tất cả vùng lãnh thổ của người Palestine được chia thành ba khu vực A, B và C. Khu A, là nơi đông dân cư nhất, được giao cho người Palestine quản lý cả về hành chính và an ninh. Khu B sẽ do phía Palestine phụ trách về các vấn đề dân sự và Israel kiểm soát an ninh. Khu C, chủ yếu là những nơi nhiều đất đai nhưng thưa người ở, nằm dưới sự kiểm soát toàn diện của Israel. Cũng theo bản hiệp định này, trong vòng 5 năm, hai bên phải ký kết một hiệp định toàn diện để kết thúc sự phân chia A, B, C. Song, 20 năm đã trôi qua, điều khoản này đã trở th��nh một "món nợ" quá hạn. Nhìn tấm bản đồ khu vực, có thể thấy những lằn ranh phân định khá rõ ràng đan xen khắp các vùng đất của Palestine. Thế nhưng, có đến đây mới cảm nhận được phần nào sự phức tạp ẩn sau những chữ cái A, B, C đơn giản ấy.
Tôi không thể quên được hình ảnh những đứa trẻ ngơ ngác trong cái lạnh của một buổi chiều tà tại làng Yatta, ngoại ô Hebron. Vượt qua nhiều con dốc ngoằn nghèo, những đoạn đường đá dăm lởm chởm, chúng tôi mới tới được khu Alfajara. Theo thông tin từ một số đồng nghiệp Palestine, tại khu vực này có những gia đình phải sống dưới hang đá như thời nguyên thủy để bám trụ, giữ đất đai của tổ tiên. Câu chuyện tưởng đùa mà hóa thật. Nhờ sự chỉ dẫn tận tình của một người địa phương, chúng tôi tới "ngôi nhà hang" của gia đình anh Fadhil Hammaden. Trong ánh sáng mờ mờ của ngọn đèn leo lét, căn nhà khác thường dần hiện lên trong lộn xộn và nhiều thứ mùi trộn lẫn vào nhau. Không bàn ghế, giường, tủ... nền hang rộng chừng hơn 60m2 được chia làm đôi, một bên là nơi ở của gia đình 8 nhân khẩu và phần kia là chỗ giữ gia súc. "Chúng tôi cũng muốn dựng một căn nhà nhỏ trên phần đất này nhưng không được phép vì đây thuộc khu C. Nhưng chúng tôi cũng không thể chuyển đi vì đây là đất đai của cha ông để lại và cũng là nơi chúng tôi có thể chăn thả gia súc để kiếm sống", anh Hammaden cho biết. Tại đây, có 16 gia đình như nhà Hammaden đang phải bám đất mưu sinh dù gặp không ít khó khăn, vì mọi sinh hoạt tối thiểu cho một cuộc sống bình thường đều diễn ra ở dưới hang. Theo người đứng đầu khu vực này, mọi công trình xây dựng "lộ thiên" đều bị chính quyền Israel cấm. "Chúng tôi muốn xây một ngôi nhà nhỏ để làm nơi cầu nguyện cho mọi người ở đây nhưng đã bị ủi đổ". Người đàn ông khắc khổ vừa nói vừa chỉ vào ngôi nhà cấp 4 đã bị phá tan hoang.
Cách đó không xa, đối lập với sự tiêu điều của "xóm nhà hang" xơ xác là khu định cư khang trang của Israel. Mái ngói đỏ, quy hoạch đều tăm tắp, rộng rãi, có đường đi riêng và được bao quanh bởi nhiều hàng rào dây thép gai, những đặc điểm này khiến các khu định cư Do Thái rất dễ nhận biết. Là một trong những vấn đề gây cản trở lớn nhất cho tiến trình hòa bình Trung Đông, nhưng ở bất kỳ thành phố nào của Palestine cũng tồn tại những khu định cư như vậy. Với 61% lãnh thổ Bờ Tây thuộc khu C, những khu định cư Israel xen cài, chồng lấn với các làng mạc, công trình, nhà ở... của người Palestine bản địa, tạo nên một bức tranh địa lý và xã hội cực kỳ phức tạp, có một không hai trên thế giới.
Chưa từng nhận được sự thừa nhận của cộng đồng quốc tế và cũng đi ngược lại tinh thần của Hiệp định Oslo, quy định cả hai phía Israel và Palestine không được có bất kỳ hành động đơn phương nào làm thay đổi hiện trạng lãnh thổ trước khi có một thỏa thuận cuối cùng, thế nhưng các khu định cư Israel vẫn mọc lên với tốc độ chóng mặt. Sau năm 1993, khi Hiệp định Oslo được ký kết, số lượng khu nhà của Israel đã tăng từ xấp xỉ 250.000 lên hơn 500.000 vào năm 2011. Tính trung bình từ năm 2000 đến nay, tỷ lệ gia tăng các khu định cư Do Thái trên lãnh thổ của người Palestine là từ 5 đến 5,7% mỗi năm, gấp ba lần tỷ lệ tăng dân số bình quân của Israel. Do đó, sẽ chẳng hiếm hoi nếu như bắt gặp những khu định cư hoành tráng và đầy đủ hạ tầng nhưng tuyệt nhiên không có một bóng người. Sức ép của cộng đồng quốc tế, trong đó có cả Mỹ cũng không làm kế hoạch mở rộng các khu định cư của Israel chậm lại. Thậm chí Liên minh Châu Âu (EU), một đối tác trong nhóm Bộ Tứ về tiến trình hòa bình Trung Đông, cũng đã thể hiện lập trường kiên quyết bằng cách cấm nhập khẩu những hàng hóa của Israel được sản xuất tại các vùng lãnh thổ chiếm đóng của Palestine.
Để bảo vệ cho các công dân của mình trên những vùng đất này, Tel Aviv đã huy động lực lượng an ninh bảo vệ vòng trong vòng ngoài. Thậm chí, một số nơi như Hebron có tới 5.000 lính được triển khai chỉ để bảo vệ cho 200 người định cư Israel. Một hàng rào bê tông cao tới 8m, đã vấp phải sự phản đối gay gắt của người Palestine và cộng đồng quốc tế, được dựng lên và mang một cái tên rất thuyết phục: Hàng rào an ninh. Song, đối với người Palestine, họ gọi sản phẩm này là "hàng rào Apartheid" (tên của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc tại Nam Phi) hay đơn giản hơn là "hàng rào chia cắt". Những miếng bê tông xám xịt cao ngút chạy ngoằn ngoèo, không theo một quy tắc nào, không những làm thay đổi không gian tự nhiên của lãnh thổ Palestine mà còn chia lìa khoảng 12,4% dân số Bờ Tây và cô lập 10,6% số dân Palestine ở phía Tây bức tường. Tôi chợt nhớ đến nhận xét của nhà báo kỳ cựu người Pháp về Trung Đông, Anton La Guardia, trong cuốn "Cuộc chiến không kết thúc". Ông viết thế này, chừng nào người Palestine chưa có hòa bình thì người Israel sẽ chẳng có an ninh. Tôi bỗng liên tưởng đến hình ảnh hai thanh niên Israel khoác súng trường trên vai trong khi đang chạy bộ tập thể dục bên ngoài một khu định cư Do Thái ở ngoại ô Hebron...
gia đình bão quốc tế cộng đồng công trình xây dựng gia
0 notes
tintuc9966 · 10 years
Link
(HNM) - Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (QLGSBH), Bộ Tài chính cho biết, năm 2013 thị trường bảo hiểm có 59 doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) hoạt động.
Tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường cả năm ước đạt 45.120 tỷ đồng, tăng 9,1% so với năm 2012. Tổng số tiền đầu tư trở lại nền kinh tế của các DNBH ước đạt 105.333 tỷ đồng, tăng 17,6%.
Năm 2014, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý liên quan đến lĩnh vực bảo hiểm, đồng thời nghiên cứu giải pháp xây dựng, phát triển thị trường theo hướng nhanh và bền vững. Trong đó, sẽ chú trọng việc tái cấu trúc lại thị trường bảo hiểm, thực hiện các cam kết quốc tế, đồng thời tăng cường, giám sát thanh tra nhằm ngăn ngừa hiệu quả tình trạng trục lợi bảo hiểm.
Từ khoá: thị trường bảo hiểm nền kinh tế trục lợi bảo hiểm bộ tài chính phát triển thị trường thị trường doanh nghiệp bảo hiểm doanh thu phí bảo hiểm bão bảo hiểm phí bảo hiểm tái cấu trúc lĩnh vực bảo hiểm
tin tức sao hàn
0 notes
tintuc5692 · 11 years
Text
Hơn 5.000 tỷ đồng nợ đọng bảo hiểm xã hội
(HNM) - Ngày 5-4, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Phạm Thị Hải Chuyền đã có buổi đối thoại trực tuyến với nhân dân tại Cổng thông tin điện tử chính phủ về các vấn đề việc làm, đào tạo dạy nghề, xuất khẩu lao động, tai nạn lao động (TNLĐ).
Bộ trưởng thừa nhận hiện nay, còn nhiều hệ thống trung tâm việc làm địa phương thiếu năng động, chưa giới thiệu được nhiều việc làm thiết thực cho người lao động mặc dù cả nước có 64 trung tâm dạy nghề của các tỉnh, thành phố và trên 66 trung tâm của các bộ, ngành trung ương.
Năm 2012, cả nước để xảy ra 6.777 vụ TNLĐ làm 606 người chết, 6.361 người bị thương. Đây là con số quá lớn, vì vậy Bộ LĐ-TB&XH được Chính phủ giao trình Quốc hội Dự luật về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong năm 2014 với các nội dung như: Xây dựng đội ngũ những người làm công tác thanh tra lao động, các cơ quan quản lý nhà nước về ATVSLĐ được tiến hành thanh tra trong lĩnh vực này. Giải pháp này sẽ góp phần sớm phát hiện và xử lý những trường hợp sử dụng lao động không chấp hành về ATVSLĐ.
Theo Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền, hiện số tiền nợ đọng bảo hiểm xã hội (BHXH) là hơn 5.000 tỷ đồng, tập trung tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Việc các chế tài xử lý vi phạm Luật BHXH hiện nay còn hạn chế, chỉ ở mức dân sự càng làm cho việc xử lý nợ đọng khó khăn hơn.
  Từ khoá: lao động người lao động đồng bảo hiểm việc làm tai nạn lao động quản lý nhà nước atvslđ bảo hiểm xã hội cơ quan quản lý nhà nước
0 notes
tintuc5692 · 11 years
Link
(HNMO) - Tổng thống Mỹ Barack Obama đã mời các nhà lãnh đạo 4 nước châu Phi tới Nhà Trắng, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp tục xây dựng nền dân chủ mạnh mẽ ở châu Phi.
Ông Obama đã gặp Tổng thống Ernest Bai Koroma của Sierra Leone, Tổng thống Macky Sall của Senegal, Tổng thống Joyce Banda của Malawi và Thủ tướng Jose Maria Pereira Neves của Cape Verde ngày hôm qua, 28/3.
Ông Obama nhấn mạnh, 4 nước đã thiết lập hệ thống chính trị dân chủ và đã đạt được sự tăng trưởng kinh tế.
 Ông cho biết, sự thành công của các nước này sau cùng sẽ giúp nền kinh tế Mỹ và đóng góp cho một thế giới hòa bình hơn.
Tổng thống Obama nhấn mạnh, Mỹ sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các quốc gia châu Phi.
Bình luận của ông Obama được đưa ra chỉ vài ngày sau chuyến thăm châu Phi của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình. Trung Quốc đang đẩy mạnh đầu tư và ngoại giao trên lục địa này. 
Từ khoá: nền kinh tế tầm quan trọng
0 notes
tintuc5692 · 11 years
Text
Tình hình tiêu thụ thép chưa được cải thiện
chương trình khuyến mại
(HNM) - Theo Bộ Công thương, tình hình tiêu thụ thép trong cuối tháng 2 vừa qua tốt hơn so với dự kiến do tác động của một số chương trình khuyến mãi, kích cầu của nhà sản xuất. Tuy nhiên, nhìn chung doanh nghiệp vẫn sản xuất cầm chừng nhằm giải phóng hàng tồn kho. Trong tháng 2, sản lượng sắt, thép thô đạt 167.000 tấn, chỉ bằng 64,7% so với tháng 2-2012; thép cán đạt 158.100 tấn, tăng 2,8%; thép thanh, thép góc đạt 198.400 tấn, bằng 86,6%.
Giá nguyên liệu đầu vào cho sản xuất thép như quặng, thép phế liệu, phôi thép đã tăng lên, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất thép trong nước. Các doanh nghiệp cũng tạm ngừng nhập khẩu phôi thép. Dự báo, tình hình giá phôi nguyên liệu và thép thành phẩm vẫn chưa cải thiện rõ nét bởi thị trường trầm lắng, nhu cầu tiêu thụ chưa tăng cao.
  chương trình khuyến mại
0 notes
tintuc5692 · 11 years
Link
chiến lược môi trường gia việt nam điện ảnh cách mạng bão thế giới quốc tế chiến lược phát triển phát triển
(HNM) - Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ ký sắc lệnh thành lập ngành điện ảnh cách mạng Việt Nam vừa diễn ra thật xúc động ở Hà Nội với sự hiện diện của nhiều thế hệ nghệ sĩ đã góp phần làm nên tên tuổi, vị thế của điện ảnh cách mạng Việt Nam suốt sáu thập kỷ qua.
Hànộimới đã ghi lại tâm tư của một số nghệ sĩ điện ảnh nhân dịp này!
1. Đạo diễn, NSND Huy Thành(sinh năm 1931, lớp đạo diễn khóa I Trường Điện ảnh). Ông là tác giả của trên 30 phim truyện và 2 phim tài liệu. Trong đó phim truyện "Nổi gió" đoạt Bông sen Vàng Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ nhất. Điềm đạm và sâu sắc, ông nhấn mạnh: Điều cốt yếu là phải có một chiến lược điện ảnh lâu dài!
Điện ảnh cách mạng nước ta trong suốt 60 năm qua đã phát triển đồng bộ ở nhiều thể loại. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải nói về cái sắp tới. Tôi cho rằng thế hệ nghệ sĩ trẻ hôm nay có một lợi thế lớn là được đào tạo bài bản và được tiếp xúc mạnh mẽ với thế giới. Điện ảnh mà không được tiếp xúc với bên ngoài thì khó phát triển lắm. Thực sự, những năm gần đây, điện ảnh của chúng ta đã manh nha một lực lượng trẻ rất có năng lực. Nhưng muốn để điện ảnh Việt có chỗ đứng trong lòng khán giả, có uy tín với thế giới thì điều cốt yếu là cần phải có một chiến lược phát triển lâu dài 5 năm, 10 năm, 20 năm. Điện ảnh không thể không có sự đầu tư của Nhà nước!
 Đến hẹn lại lên - một bộ phim hay của điện ảnh cách mạng Việt Nam.
2. NSND Thế Anh(sinh năm 1938), chàng Trung úy Phương với nụ cười và điệu huýt sáo quyến rũ trong phim truyện "Nổi gió" 43 năm trước, nay vẫn hóm hỉnh và say mê với nghề diễn. Ông đã tham gia vào khoảng hơn 60 bộ phim, trong đó hơn một nửa là phim truyện nhựa. Nhiều bộ phim mà ông đảm nhiệm vai chính đã đoạt giải cao tại các liên hoan phim trong nước và quốc tế. Chia sẻ của ông gieo vào lòng người nghe một nỗi buồn man mác: Tôi cứ chờ mãi, chờ mãi một thành tựu quốc tế của điện ảnh hôm nay...!
60 năm, một chặng ��ường biết bao yêu mến của điện ảnh nước nhà, làm sao có thể nói là không vui, không xúc động được. Dịp này chúng tôi được gặp lại bao đồng nghiệp, bạn bè, đồng chí, để rồi, giật mình vì 60 năm qua điện ảnh Việt Nam đã làm được những điều thật đáng cảm phục. Trong đó, hạnh phúc là mình cũng góp một phần nho nhỏ. Nhưng bên cái vui, phải nói thật là cũng xen lẫn cái buồn man mác. Giá như, hôm nay ta có một vài giải thưởng nước ngoài, một vài đoàn điện ảnh vừa nhận giải thưởng quốc tế trở về thì sung sướng biết bao nhiêu. Giống như lễ tết, con cháu về thăm ông bà, báo cáo: đây cháu nó vừa tốt nghiệp thạc sĩ hay tiến sĩ ở Mỹ về, thì có phải vui không! Giá như điện ảnh của mình vươn lên được, thôi thì không bằng nhưng cũng víu được cái áo tầm cỡ thế giới, có tên trong danh sách phim được đề cử của liên hoan phim quốc tế chẳng hạn. Mà không biết đến bao giờ! Tôi thì tuổi cao mất rồi, nhưng vẫn cố vươn lên, vẫn chờ và chờ mãi...
3. NSND Nguyễn Thước(sinh năm 1953), quay phim chính của khoảng hơn 20 phim tài liệu; hai lần đoạt giải Quay phim xuất sắc tại Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ X và XI. Ông đặt vấn đề: Chúng ta đã thực sự có một môi trường sáng tác tốt chưa?
Ở mảng phim tài liệu, thế hệ cha anh của chúng tôi đã hoàn thành vẻ vang sứ mạng của mình, trong đó rất nhiều bộ phim tài liệu cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Những năm gần đây, người làm phim tài liệu tự nhận thấy có một khoảng cách khá xa của điện ảnh tài liệu Việt Nam với điện ảnh tài liệu thế giới. Trong khi đó, bối cảnh đất nước chúng ta đã, đang và vẫn là một môi trường khơi gợi rất nhiều đề tài cho mảng phim này.
Có lúc tôi tự hỏi môi trường sáng tác của chúng ta đã tốt chưa? Có lẽ tự mỗi người nghệ sĩ phải nỗ lực vượt lên chính mình. Và hơn thế rất cần sự hỗ trợ về nhiều mặt của Nhà nước cho thế hệ đạo diễn phim tài liệu sau này, đặc biệt là đào tạo. Sự vươn lên của điện ảnh Hàn Quốc trong hai, ba thập kỷ qua là ví dụ tiêu biểu cho một chiến lược điện ảnh mang tầm quốc gia.
4. NSƯT Trần Lực(sinh năm 1963), thuộc thế hệ diễn viên, đạo diễn thành danh trong những năm đất nước đổi mới, từng được trao giải Diễn viên xuất sắc cho vai Hùng, phim "Đời hát rong" tại Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ X, năm 1993. Trần Lực cũng là người vào vai Nguyễn Ái Quốc trong phim "Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông" (năm 2003). Anh nói về các nghệ sĩ đi trước: Cho đến nay họ vẫn là thần tượng của tôi!
Thú thực, dịp kỷ niệm 60 năm điện ảnh cách mạng vừa qua, khi nghe bài hát "Bài ca trên núi" trong phim "Vợ chồng A Phủ" tôi đã rớm nước mắt. Tôi nhớ về các nghệ sĩ lão thành của điện ảnh nước nhà, những nghệ sĩ từng là thần tượng của chúng tôi và đến nay vẫn là thần tượng của chúng tôi như nghệ sĩ Trần Phương, Đức Hoàn...
Nói về điện ảnh hôm nay, là người đứng đầu một hãng phim tư nhân, tôi nhận thấy sự thật là các hãng phim tư nhân nói riêng và các hãng phim của Việt Nam nói chung đang góp phần làm phong phú nền điện ảnh Việt. Nói gì thì nói, một nền điện ảnh muốn phát triển thì phim sản xuất ra phải phong phú, đa dạng. Mọi người nói điện ảnh đi xuống. Tôi thì không nghĩ như vậy. Rõ ràng trong điều kiện không ít khó khăn như hiện nay, phim Việt trên cả truyền hình và rạp chiếu vẫn được sản xuất, vẫn có khán giả. Đương nhiên, muốn có những tác phẩm chất lượng cần phải có sự sàng lọc của thời gian. Tôi thấy cũng đã xuất hiện những cá nhân có năng lực và thực sự tâm huyết. Vì vậy, tôi tin vào sự phát triển của điện ảnh Việt trong tương lai.
phát triển bão gia quốc tế chiến lược phát triển môi trường việt nam cách mạng thế giới chiến lược điện ảnh
0 notes
tintuc5692 · 11 years
Link
bão vượt qua cá nhân khánh hòa kinh tế đà nẵng khó khăn lê văn đông gia không có bảo hiểm gia đình
(HNM) - Kết thúc cuộc đụng độ ở đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao ngày 14-3-1988, 64 chiến sỹ anh hùng không bao giờ trở về. Còn những chiến sỹ vẫn sống và trở về với đời thường, tuy còn khó khăn, vất vả, nhưng họ vẫn hiên ngang như những ngày tháng chiến đấu để bảo vệ lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc.
 Các chiến sỹ hải quân luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ canh giữ vùng biển quê hương.
Tự vượt qua khó khăn
Sinh năm 1968, Trần Văn Hải nhập ngũ tháng 3-1987. Sau một thời gian huấn luyện ở Lữ đoàn 126, anh được điều về Trung đoàn Công binh 83. Đầu tháng 3-1988, Trung đoàn 83 nhận lệnh ra làm nhiệm vụ ở quần đảo Trường Sa và anh là một trong 70 chiến sỹ công binh cùng 22 chiến sỹ làm nhiệm vụ chiến đấu có mặt trên tàu HQ 604 ở đảo Gạc Ma. Sáng 14-3, cha anh nghe Đài Tiếng nói Việt Nam đọc tên các chiến sỹ hy sinh ở đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao, ông đã khóc và lặng lẽ lập ban thờ cho đứa con trai mới 20 tuổi đời. Nhưng rồi anh trở về và cho đến hôm nay anh cũng không nhớ nổi vì sao mình vẫn còn sống. Năm 1992, anh lập gia đình và đến nay đã có 3 con. Đến quán bún của vợ chồng anh trên đường Nguyễn Đình Chiểu, TP Đà Nẵng, tôi mới biết cuộc sống của gia đình anh còn vất vả, thiếu thốn dù con lớn đã đi làm ở một nhà hàng. Bản thân anh từ khi lập gia đình cũng chỉ quanh quẩn ở nhà, làm việc lặt vặt giúp vợ vì quanh năm đau cột sống. Năm 2012, Bộ Tư lệnh Hải quân tặng anh 5 triệu đồng nhưng anh bảo "Bao nhiêu năm nay, gia đình tôi vẫn tự sống dù không có sự hỗ trợ". Anh nói đúng, phải tự đứng vững, phải tự vượt qua khó khăn, trông chờ vào ai bây giờ? Rồi tôi nghĩ trên đất Việt Nam này vẫn còn hàng vạn gia đình người lính qua các cuộc kháng chiến đang vật lộn với khó khăn, bệnh tật.
Đầu tháng 3-1988, Lê Văn Đông được đơn vị cho về phép ít ngày và trước khi trở lại đơn vị, anh lính trẻ đã tranh thủ cưới vợ. Ở với nhau mới một ngày thì có điện báo anh phải trở về đơn vị gấp. Vợ anh, chị Lê Thị Thương, nức nở trong nước mắt chia tay chồng. Về đơn vị, Lê Văn Đông mới biết nhiệm vụ đi Trường Sa và cuộc đụng độ ở Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao ngày 14-3-1988, anh bị địch bắt. Cùng với 9 đồng đội, anh đã bị giam cầm khổ ải suốt 3 năm 5 tháng 15 ngày. Hiện anh Đông sống tại xã Tây Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình và gia đình vẫn tất tả trong vòng xoáy áo cơm. Vài năm trở lại đây, anh cũng nhận được sự giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân trong tỉnh, ngoài tỉnh. Nhưng anh bảo: "Tôi cũng bị cầm tù như những chiến sỹ từng bị tù ở đảo Phú Quốc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Đãi ngộ biết đến bao giờ, khó khăn thì cố mà vượt qua thôi, bao nhiêu năm nay mình vẫn sống thì giờ đây tại sao mình không cố gắng?". Tôi không nghĩ anh lên gân, người Quảng Bình là vậy. Trong chiến tranh chống Mỹ, dân Quảng Bình đã đóng góp lương thực nhiều gấp đôi chỉ tiêu mà đến nay, có ai đòi hỏi gì đâu?
Một chiến sỹ khác cũng bị cầm tù cùng với anh Đông là anh Trương Văn Hiền. Anh Hiền có mặt trên tàu HQ 604 bị bắn chìm ngày 14-3. Bị thương, anh vớ được miếng ván trôi lênh đênh trên biển 3 ngày 2 đêm thì bị địch bắt. Đầu năm 1992, anh ra quân, thấy khó sống trên đất quê nhà nên cuối năm anh rời Hương Sơn, Hà Tĩnh, vào lập nghiệp ở Đắk Lắk. Năm 1995, anh lập gia đình với chị Bùi Thị Phương. Những ngày đầu vô cùng gian nan, anh chị phải làm thuê để sống và ở nhờ trong chòi canh rẫy của chủ. Năm 1996, anh chị dựng túp lều nhỏ trên đất của người chị và rồi ở hiền gặp lành, được một chủ vựa bán chịu vật liệu xây dựng, nhờ thế anh chị mới cất được ngôi nhà nhỏ. Khó khăn cứ đeo đẳng, hiện vợ anh bị gai đôi cột sống nên tiền cơm áo, tiền học hành của hai con trông cả vào thu nhập từ tiền công đi làm phu hồ của anh. Nhưng cứ đến mùa khô ở Tây Nguyên, anh lại vật vã ốm đau, chân tay nhức mỏi mà tiền mua thuốc men không có. Không chỉ vậy, anh hay mê sảng về cuộc xung đột vũ trang ở Gạc Ma anh đã trải qua.
Lần theo địa chỉ do Hội Cựu chiến binh tỉnh Khánh Hòa cung cấp, tôi đến thăm chị Đỗ Thị Hà, vợ của liệt sỹ Đinh Ngọc Doanh tại TP Cam Ranh (Khánh Hòa). Chị kể, chị lấy anh là do mai mối của Thiếu úy Trần Văn Phương, người sỹ quan anh hùng quyết giữ lá cờ Tổ quốc trên đảo Gạc Ma ngày 14-3-1988. Căn nhà tình nghĩa mà chị Hà đang sống tuy không lớn nhưng ấm áp tình đồng chí, đồng đội. Thỉnh thoảng, đồng đội cũ của anh Doanh đến thăm mẹ con chị và khi về có anh tế nhị giấu dưới gối cho cháu ít tiền.
Từ Khánh Hòa trở ra Đà Nẵng, tại khách sạn Vawna, tôi may mắn ở sát phòng anh Lê Hữu Khoa, một người lính bản lĩnh và sắt đá trước kẻ thù hung hăng gây hấn trên đảo Gạc Ma ngày 14-3-1988 mà trước đó tôi chỉ nghe tiếng chứ chưa biết mặt. Anh rắn rỏi nhưng khuôn mặt lúc nào cũng phảng phất nỗi buồn. Giải ngũ, anh Khoa sang Đức. Gần 10 năm lao động, kiếm sống ở xứ người, anh trở lại quê hương Hà Tĩnh. Anh bảo cuộc sống của anh cũng bấp bênh. Hiện, anh thuê một căn nhà ở TP Hà Tĩnh và cho đến nay, ở tuổi 48, anh vẫn chưa lập gia đình. Trò chuyện với anh, thấy anh bình thản, không cố ý tỏ ra ta từng sống chết ở nơi đầu sóng ngọn gió bảo vệ Tổ quốc, tôi chợt nhớ 4 câu thơ của Nguyễn Duy: "Anh nhét tấm huân chương vào hộc tủ/Dửng dừng dưng trước mọi nỗi vui mừng/Cái chết đã qua, tử thần biết mặt/Mọi vui buồn anh vẫn dửng dừng dưng".
Hơn cả sự tri ân
Ông Nguyễn Văn Dũng, thương binh Trường Sa hạng 2/4, chủ nhà hàng Thiên Phước, ở Bãi Tiên, TP Nha Trang (Khánh Hòa) không chỉ làm kinh tế giỏi mà luôn canh cánh với đồng đội, từ thân nhân những anh em đã hy sinh đến cả những người còn sống gặp khó khăn. Hằng năm, ông lặn lội ra Phú Yên thăm hỏi, động viên và tặng quà cho hai gia đình liệt sỹ hy sinh ngày 14-3-1988 tại đảo Gạc Ma. Những người như ông Dũng quả là đáng trân trọng. Chỉ tiếc là số anh em trở về thành đạt trong kinh doanh lại không nhiều mà phần lớn còn vất vả, thiếu thốn.
Khi hỏi mong muốn điều gì, anh Trương Văn Hiền bảo khi anh rời quê lập nghiệp ở Đắk Lắk, nhiều giấy tờ bị thất lạc, hiện chỉ còn tấm ảnh chụp 9 anh em sau ngày địch trao trả và giấy xuất ngũ. Năm 2011, anh nhờ Hội Cựu chiến binh Đắk Lắk làm chế độ thương binh nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả. Anh bộc bạch: "Nếu được công nhận là thương binh thì các con tôi đi học cũng được hưởng các chế độ của Nhà nước, giúp tôi đỡ vất vả". Trong cuộc trò chuyện với hàng xóm của anh Trần Văn Hải, mọi người bảo trước khi nhập ngũ mặt anh tươi tắn, gặp ai cũng cười. Còn hiện tại, trông anh thất thần và dù không bao giờ cáu gắt nhưng hiếm khi thấy anh cười. "Chính quyền địa phương nên cho anh ấy đi kiểm tra y tế để biết tình trạng sức khỏe anh thế nào, tinh thần ra sao vì điều kiện kinh tế gia đình không cho phép anh Hải làm việc rất bình thường ấy".
Theo anh Nguyễn Văn Bình, Phó Trưởng ban Liên lạc anh em cựu binh Trường Sa tại Đà Nẵng, vài năm nay các cấp chính quyền địa phương, các đơn vị, tổ chức và cá nhân ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước đã có những việc làm thiết thực giúp đỡ anh em cựu binh Trường Sa, đặc biệt là các anh em tham gia trận chiến trên đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao. Tuy họ đều chủ động tự lo cho bản thân và gia đình nhưng kinh tế của nhiều anh em vẫn còn vất vả, có người không có bảo hiểm y tế nên khi bệnh tình tái phát không được điều trị tại bệnh viện. Anh Bình hy vọng nếu các tổ chức, cá nhân cùng chung tay giúp đỡ thì chắc chắn anh em sẽ bớt khó khăn. Điều đó không chỉ là hành động tri ân những người lính quả cảm, không tiếc máu xương của mình 25 năm trước mà còn là nguồn động viên cho các chiến sỹ đang đóng quân ở nơi đầu sóng ngọn gió của Tổ quốc hôm nay. 
gia khánh hòa bão gia đình kinh tế vượt qua cá nhân không có bảo hiểm đà nẵng khó khăn lê văn đông
0 notes
tintuc5692 · 11 years
Text
Xã Thượng Vực (Chương Mỹ, Hà Nội): Hoàn thành gieo trồng vụ xuân
người dân
(HNMO) - Ngày 16-3, trao đổi với phóng viên Báo Hànộimới, ông Nguyễn Bá Sâm, Chủ tịch UBND xã Thượng Vực, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) cho biết, tính đến ngày 14-3, toàn bộ diện tích ruộng cấy lúa xuân của thôn Trung Vực Trong đã được phủ kín.
 Người dân thôn Trung Vực Trong đã cấy xong diện tích lúa xuân (Trong ảnh người dân ra đồng chăm bón và làm cỏ đợt 1 cho lúa xuân)
Ông Sâm cũng cho biết thêm, diện tích lúa đã được cấy trước hiện người dân đã ra đồng chăm bón và làm cỏ đợt 1. Đồng thời với việc cấy diện tích lúa xuân, phần diện tích làm màu người dân đã gieo ngô và làm các loại hoa màu khác.
 Người dân thôn Trung Vực Trong, xã Thượng Vực làm cỏ đợt 1 cho lúa.
Trước đó, Báo Hànộimới đã phản ánh, do còn một số vướng mắc với phương án dồn điền đổi thửa UBND xã Thượng Vực và thôn Trung Vực Trong, nhiều hộ dân trong thôn đã không nhận ruộng để gieo trồng vụ xuân năm 2013 mặc dù khung thời vụ đã gần hết. Trước tình hình đó, các ban, ngành, đoàn thể của huyện, xã một mặt đã vào từng nhà dân thôn Trung Vực Trong tuyên truyền, vận động, mặt khác huy động máy móc khẩn trương xuống đồng làm đất, chuẩn bị đủ mạ để cấy hết diện tích, không để ruộng hoang.
 Diện tích làm màu người dân xã Thượng Vực đã gieo ngô và làm các loại hoa màu khác
Theo ông Sâm, sau khi làm đất xong, Đảng ủy, UBND xã đã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, nhất là Đoàn xã, Hội phụ nữ xã huy động các đoàn viên, hội viên xuống đồng cấy lúa giúp các gia đình trong thôn Trung Vực Trong. Trước sự nhiệt tình, tích cực đó, các hộ dân trong thôn dần dần hiểu ra việc làm chưa đúng của mình, từ đó đã ra đồng nhận ruộng và khẩn trương bắt tay vào cấy lúa xuân cho kịp thời vụ. Đến thời điểm này, các hộ gia đình trong thôn Trung Vực Trong đều đã nhận ruộng để sản xuất, đồng thời đồng tình với sự chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện Chương Mỹ là trong thời gian chờ thu hoạch vụ xuân sẽ điều chỉnh lại phương án dồn điển, đổi thửa cho phù hợp với thực tế và nguyện vọng của đại đa số các hộ dân trong thôn.
người dân
0 notes
tintuc5692 · 11 years
Link
gia thị trường
(HNMO)- Cuối tuần (16-3), giá vàng trong nước nhích nhẹ 10.000 đồng trong bối cảnh giá kim loại quý tăng không nhiều. Chênh lệch giá giữa hai thị trường duy trì ở mức cao, khoảng 3,8 triệu đồng/lượng.
 Ảnh minh họa
Mở cửa phiên, mỗi lượng vàng miếng SJC tại Công ty VBĐQ Sài Gòn được giao dịch ở mức giá 43,98 triệu đồng-44,05 triệu đồng (mua vào-bán ra), tăng 10.000 đồng so với lúc đóng cửa thị trường hôm qua.
Tập đoàn Doji điều chỉnh tăng nhẹ lên mức 44 triệu đồng/lượng-44,05 triệu đồng/lượng đối với cả vàng miếng giao dịch lẻ và giao dịch buôn.
Do giao dịch trên thị trường ảm đạm nên các doanh nghiệp vẫn để biên độ mua-bán ở mức rất hẹp là 50.000-70.000 đồng.
Trong tuần này, thị trường vàng diễn biến chậm cả về giá và giao dịch, giá trong ngày dao động biên độ rất hẹp, cao nhất cũng chỉ khoảng 200.000 đồng. Tính chung cả tuần, giá kim loại quý tăng khoảng 100.000 đồng/lượng. Do giá biến động chậm nên giao dịch trên thị trường cũng chậm. Vì thế doanh nghiệp phải kích thích giao dịch bằng cách thu hẹp biên độ mua-bán.
Trên thị trường thế giới, giá vàng giao ngay đêm qua chốt phiên tăng 2,6 USD/ounce, lên 1.592,9 USD/ounce; giá vàng giao tháng 4 đạt mức 1.592,6 USD/ounce sau khi ghi 1,9 USD/ounce. Như vậy, trong tuần này giá vàng đã tăng 1%, là tuần thứ 2 liên tiếp đi lên.
Trong 2 phiên gần đây, Quỹ tín thác vàng lớn nhất thế giới là SPDR Gold Trust đã ngừng bán ra. Tuy nhiên trong tuần này, quỹ vẫn bán ra 3,43 tấn, tuần bán ròng thứ 11 liên tiếp.
Theo cuộc khảo sát của Hãng Kitco đối với 25 người về giá vàng trong tuần tới thì có tới 17 người dự báo giá sẽ tăng trong khi 2 người nghĩ giá giảm, 6 người còn lại cho rằng giá đi ngang.
Với mức giá như trên, tính ra giá vàng trong nước vẫn cao hơn giá vàng thế khoảng 3,8 triệu đồng/lượng. Mức chênh lệch này đã duy trì trong suốt cả tuần.
gia thị trường
0 notes