Tumgik
#tapnhantravel
tapnhan · 11 months
Text
Tumblr media
VII. Khả Khả Tây Lý, Ngọc Thụ
Nếu ai có đọc series Mật mã Tây Tạng của tác giả Hà Mã thì chắc sẽ nhớ tới hành trình của nhân vật chính Trác Mộc Cường Ba tới Khả Khả Tây Lý (Kekexili) trên cao nguyên Thanh Tạng. Là địa điểm làm bối cảnh chính trong cuốn 1, được miêu tả với muôn vàn cảnh thiên nhiên kì bí sông băng núi tuyết... , là khu thảo nguyên mênh mang khí hậu khắc nghiệt người ko thể sống nổi nên khu này đã trở thành thiên đường của các loài động vật hoang dã: gấu, sói, cáo, hươu ... và linh dương Tạng.
Tumblr media
Linh dương đực nè
Khả Khả Tây Lý là quê hương của linh dương Tây Tạng, do sống ở khu vực khí hậu khắc nghiệt cao hơn 5000m so với mực nước biển lạnh giá quanh năm này nên linh dương tiến hoá để có một bộ lông rất chi là dày, rất được giới mộ điệu phương Tây ưa chuộng bán được giá rất cao nên vào những năm 90 trước linh dương ở đây bị dân người Hồi (nghe nói, và cả số ít người Tạng nữa) săn trộm và tàn sát dã man. Số lượng linh dương ở đây giảm từ hàng triệu con xuống vài trăm ngàn con tiệm cận bờ tuyệt chủng.
Tumblr media
Chính phủ TQ thời đó có bận đấu đá lẫn nhau rảnh đâu mà để ý tới cái khu đồng không mông quạnh này chứ đừng nói gì tới mấy con linh dương. Xuất phát từ cả yếu tố tín ngưỡng, Phật giáo Tây Tạng vốn rất tôn trọng tự nhiên cũng như các loài động vật xung quanh, ý thức bảo vệ môi trường của họ trước giờ vốn vô cùng cao. Vậy nên là thấy chuyện bất bình rút đao tương trợ, có một chú anh hùng người Tạng ở đây đã đứng ra thành lập đội đi tuần dã chiến, quyết tâm chống lại bọn săn bắt trộm này. Chú tên là Suonan Dajie.
Tumblr media
Cáo Tạng
Do đội đi tuần này hoàn toàn là tự phát, không có chính phủ đứng đằng sau hỗ trợ vật tư vv trong khi dân săn bắt trộm do kiếm bộn từ việc buôn lậu nên ăn chơi trác táng, mua sắm khí tài đầy đủ, xe cộ súng ống không thiếu thứ gì. Ko ai tay ko mà bắt giặc được nên là để có thể đối chọi được với bọn chúng, trớ trêu là đội của chú cũng bắt buộc phải lấy linh dương bán kiếm tiền để mua súng ống đạn dược. Chú vốn ko phải là dân du mục lỗ mạng ít được ăn học mà thực tế là chú học rất cao, làm việc cũng có chức tước lớn nhưng đã bỏ tất cả vì sự nghiệp bảo vệ linh dương này.
Tumblr media
Mông trắng chính là linh nguyên
Mặc dù có tiến hành vận động hành lang tác động để chính phủ quan tâm đến vấn đề này hơn nhưng không có hiệu quả, đồng thời cũng vấp phải nhiều ý kiến trái chiều sau khi bị phát hiện chính đội của chú cũng dùng sinh mạng của linh dương để đổi lấy khí tài, chú đi thêm một bước nữa là mời một số nhà báo trong và ngoài nước đến tận nơi để chứng kiến sự tàn ác của cuộc đấu tranh tại xứ sở này. Chính bản thân chú cũng đã hy sinh trong công cuộc đó.
Tumblr media
Côn Luân sơn khẩu tại Khả Khả Tây Lý
Nhờ có các nhà báo vào cuộc nên là vấn đề này được dư luận quốc tế rất quan tâm, chính phủ TQ chịu áp lực từ quốc tế cũng đã nhìn nhận chuyện này một cách nghiêm túc hơn là quyết định thành lập khu bảo tồn Khả Khả Tây Lý và đặt các trạm bảo hộ cũng như đưa quân đội vào đây để chấm dứt nạn săn bẳt trộm. 1 trong những trạm bảo hộ đã được đặt theo tên của chú Suonan Dajie. Cũng là trạm bảo hộ duy nhất ở Khả Khả Tây Lý mà khách du lịch được tới thăm. Khu vực sâu hơn của Khả Khả Tây Lý về cơ bản là cấm cả người TQ lẫn khách quốc tế. Để có thể vào được bắt buộc phải xin một cái permit vô cùng đắt tiền ( hình như mấy chục vạn 1 người cho 1,2 hôm trong đó). Vậy nên là đợt này chỉ có trớt quớt đi được ở cái mép Khả Khả Tây Lý thôi.
Tumblr media
Checkin ngay với cái bia. Bình thường trước kia ở ngay gần viewpoint này có thể nhìn thấy nhiều linh dương Tạng lắm nhưng bây giờ mấy đoạn gần đường đông xe tụi linh dương ko xí xớn ra chơi nữa rồi nên chả thấy mống nào.
Nếu đi sâu vào bên trong thảo nguyên nữa thì chắc gặp nhiều thú lắm nhưng mà theo luật thì xe ko phải biển Khả Khả Tây Lý chính người bản địa thì ko được đi ra khỏi phạm vi đường bê tông. Vượt ra khỏi đường chính một cái là xem như phạm pháp có người alo cảnh sát luôn nên ko thể léng phéng lái xe việt dã xuyên cao nguyên ngắm thú như trong Mật mã Tây Tạng được.
Tumblr media
Ngày đến Kekexili thì trời lại xấu, rồi lại có thêm một vài sự cố buồn khác nữa nên là ko enjoy hết được :(
Tumblr media
Vịt ở đầu nguồn Trường Giang, Khả Khả Tây Lý
Để đến được Khả Khả Tây L�� từ phải đi từ Ngọc Thụ đến huyện Trị Đa (Zhiduo). Zhiduo như post trước có nói thì nổi tiếng vì nằm ở đầu nguồn sông Trường Giang, được xưng là "vạn lý Trường Giang đệ nhất huyện". Được ca tụng là "nguồn của Trường Giang, tổ của trăm sông, đất của bò lông,quê của ca vũ,ngọn nguồn sinh thái, vương quốc động vật,cổ đạo Đường-Phồn cố đạo" và "nhất giang cửu hà thập đại than". Từ huyện Trị Đa đi về phía Tây, đêm ngủ ở Khúc Mã Lai (Qu Ma Lai), lên đồn công an điểm danh xong hôm sau mới được tiến vào khu không người ở Khả Khả Tây Lý. Thực ra cũng có thể nói huyện Trị Đa này là một bộ phận của Khả Khả Tây Lý.
Tumblr media
Vịt Trường Giang tiếp
Tumblr media
Gặp nhiều nhất là lừa Tạng nè. Tụi này sống bầy đàn, có quả bụng và chân màu trắng là đặc điểm nhận biết.
Tumblr media
Sếu cổ đen cũng rất nổi tiếng nhưng mà hình mờ tịt :))
Tumblr media
Bonus thêm hình e Ngao Tạng đi hoang :(
13 notes · View notes
tapnhan · 11 months
Text
Tumblr media
Bò sống đọ với núi cao nguyên 5000m nên lông vừa dài vừa lại ú
V. Tam Giang Nguyên, Ngọc Thụ
Thành phố Ngọc Thụ có độ cao trung bình là hơn 3600m nên là mới từ đồng bằng (aka Tây Ninh) lên ở khách sạn hịn 1 chút để giúp khách dễ thích ứng với độ cao hơn ban đêm họ cho ăn buffet oxy thoả thích (trong phòng có ống dẫn oxy ngay đầu giường bật lên là phun oxygen như máy tạo ẩm). Mới đầu còn chảnh tính để tự quen với độ cao một cách tự nhiên cho lành mạnh thèm bật nhưng sang đến ngày hôm sau thấy hơi đau nửa đầu, có triệu chứng shock độ cao mà mới đi được nửa hành trình nên là hơi rét tối về nằm hít lấy hít để.
Để làm quen dần với độ cao thì ngay ngày hôm sau với Ngọc Thụ ko nên lao lực đi chơi quá nên là chỉ thong thả đi xem đền Kết Cổ - đền dòng Sakya - Hoa giáo lớn nhất ở Ngọc Thụ. Loạng quạng thế nào đến đúng ngày niệm kinh đầu tiên của đợt lễ lớn tháng 6, 2 bác tài người Tạng nhà mình lại theo dòng này nên được dẫn vô tận trong điện xem các lễ buổi sáng và công tác chuẩn bị.
Tumblr media
Điện chính của đền Kết Cổ
Tumblr media
Phía bên trái là khu nhà ở của các thầy. Mới xây lại sau hồi động đất nên nhìn hơi bị công nghiệp.
Tumblr media
Lễ chính thức bắt đầu vào 8h tối nhưng đã tất bật chuẩn bị từ sáng sớm
Tumblr media
Xem các thầy vẽ mandala. Tranh mandala rất đối xứng hồi trước cứ nghĩ các thầy tay không bắt giặc cứ thế hoạ thôi ai dè nay mới biết là cũng phải dùng compa, tool các thứ nhé.
Tumblr media
On the road
Vì lễ 8h tối mới bắt đầu nên cho đến lúc ấy chạy đi thăm miếu công chúa Văn Thành trên Đường Phồn cổ đạo (đến được đến miếu thì ko có cái ảnh nào : )).
Tumblr media Tumblr media
Trên đường đi qua thành đá Mani. Ko hiểu sao mà cả khu phố bên cạnh thơm lừng hương thịt nướng kéo nặng chân thiếu nữ. 
Đường Phồn cổ đạo là con đường mòn nối liền thủ đô Tây An của nhà Đường qua Tây Ninh tới Ngọc Thụ, xuyên qua Tam Giang Nguyên để tới Lhasa, Thổ Phồn (vương quốc Tibet ngày trước). Đây cũng là con đường mà 1300 năm trước công chúa Văn Thành của nhà Đường đã đi để đến làm dâu Tây Tạng, mang theo bao nhiêu là tuỳ tùng, của nả, sách vở và cả kinh Phật  làm của hồi môn, tạo tiền đề cho việc phát triển kinh tế và hình thành Phật giáo Tây Tạng ngày nay (2700km nhưng cô đi 3 năm mới tới vì mỗi chỗ dừng chân nghỉ hẳn 2,3 tháng, chắc do hồi đầu hỏng có ham lấy chồng xứ lạ lắm.
Tumblr media
Dừng chỗ nào cô cho vẽ tranh khắc tượng xây chùa Phật đến đó. 1 ví dụ 1 graffiti. Mặt Phật đầy đẵn đúng thẩm mỹ nhà Đường nha  
Tumblr media
Đi tháng 6 hơi sớm hoa mùa hè chưa mọc nhiều lắm nhưng mọi người đã đem lều chõng ra cắm trại picnic tưng bừng rồi.
Tumblr media
Sà vào làm quen rồi ăn hết nửa cả cái bàn picnic nhà người ta. Từ ảnh nhìn ko rõ chứ giữa bàn có mảng thịt bò yak khô hong gió to đùng ăn rõ là bon mồm : )). Cả nhà cô này đang trên đường hành hương nên là một lúc nữa lại gặp lại trên miếu công chúa Văn Thành. Người Tạng rất chi thân thiện hiếu khách các cô còn hỏi trong đoàn có đứa nào bị shock độ cao ko rồi cô cô lôi cho mấy miếng thảo dược người Tạng hay ăn để chữa bệnh nhìn như 1 cái mộc nhĩ khô mà ko shock độ cao ko được ăn nên quên tên dồi.
Tumblr media
Mani núi trên cổ đạo. Ngoài mani núi còn Mani nước, mani .. rất nhiều loại hình như đương đăng ký di sản văn hoá thế giới mà quên mất tiêu.
Tumblr media
Ngày nay Đường Phồn cổ đạo cũng trở con đường hành hương tới Lhasa rất nổi tiếng nên trên đường có thể bắt gặp rất nhiều người Tạng tam bộ nhất bái hoặc đi bộ tới Tây Tạng như các cô chú ni đi từ Cam Túc tới.
Tumblr media
Có những nụ cười mà cả đời ta ko bao giờ quên.
Bình thường khi ai đó quyết định đi hành hương bằng đường bộ nếu người trong làng hoặc bạn bè người thân có ai sắp xếp được người ta cũng sẽ bỏ công bỏ việc là lái chiếc xe uỷ lạo như chú lái bên phải này mang đầy đủ vật dụng nấu nướng rồi đồ ăn đồ uống lều chõng để người hành hương có thể nhẹ nhàng lên đường với balo vừa phải. Thường xe sẽ chạy phía trước vài km, người hành hương sẽ đi bộ hoặc tam bộ, ngũ bộ nhất bái đi theo sau. Khi đi đến chỗ xe rồi thì họ sẽ nghỉ ngơi một chút như các cô chú lúc này.
Nếu hành hương chỉ đi một mình ko có người trợ giúp thì chỉ cần vẫy xe qua đường, ai cũng sẽ sẵn sàng chở giùm ba lô của người hành hương đi trước và đặt lại ở vệ đường trước đó khoảng vài km để họ có thể hành lễ và lấy lại ba lô rồi đi tiếp. Vậy nên đi trên Đường phồn cổ đạo thi thoảng sẽ hay thấy mấy chiếc ba lô được đặt hoặc buộc gọn gàng bên cột đường. Đấy chính là hành lý của những người hành hương được các tài xế hảo tâm đặt giùm lên phía trước.
Tumblr media
Liên Hoa Sinh trên đường. Đi được đến miếu công chúa Văn Thành thì ko chụp ảnh nên chờ khi nào chôm được ảnh của bạn thì mềnh kể tiếp.
Tumblr media
Chạy đến miếu công chúa Văn Thành xong vội vàng trở về Ngọc Thụ coi đại lễ. Đi coi lễ được gặp thầy chấp pháp siêu ngầu.
Tumblr media
Đầu nguồn sông Lan Thương tại khu bảo tồn Ang Sai
Ngày hôm sau đi tiếp hành trình về nguồn các con sông.
Khoảng 55 triệu nước 2 mảng kiến tạo Ấn Úc và Á Âu va chạm vào nhau đã đẫn đến sự hình thành của cao nguyên Thanh Tạng cũng như tạo ra dãy Hymalaya có đỉnh Everest cao nhất Trái Đất hiện nay. 55 triệu năm tính ra so với tuổi của Trái Đất là còn rất mới và quá trình này vẫn còn đang diễn ra nên các nhà khoa học vẫn nhận xét là địa chất vùng này còn chưa ổn định. Chính từ những ngọn núi tuyết trên cao nguyên Thanh Tạng ở chính Ngọc THụ này đã chảy ra 3 dòng sông mẹ nuôi dưỡng 1/3 dân số thế giới: sông Trường Giang, sông Hoàng Hà và sông Lan Thương (lúc ở địa phận TQ gọi là Lan Thương khi sang địa phận quốc tế thì gọi là sông Mê Kong).
Trường Giang, Hoàng Hà và Lan Thương lần lượt có nơi khởi nguồn từ  3 huyện Zhiduo (Trị Đa), Maduo (Mã Đa) và Zaduo (Tạp Đa) tại Ngọc Thụ. Trong tiếng tạng thì Duo có nghĩa là nguồn, nên là Zhiduo có nghĩa là đầu nguồn của Zhi Qu (trị khúc). Maduo có nghĩa là Hoàng Hà - thượng lưu của Mã Khúc có nói đến ở post trước.
Tumblr media
Thông Thiên Hà
Từ thành phố Ngọc Thụ đi tới Zhiduo đầu tiên sẽ thấy khúc sông Trường Giang mà lúc chảy ở mạn Ngọc Thụ gọi tên là Thông Thiên Hà. Ai mà còn nhớ Tây Du Ký thì sẽ biết Thông Thiên Hà này chính là kiếp nạn 81 mà thầy trò Đường Tăng phải vượt qua trên đường lấy kinh mang về Đại Đường. Hồi đầu khi các thầy trò ��i qua đây thì có nhờ cụ rùa giữa sông chở giùm sang bờ bên kia. Cụ cho quá giang nhưng có nhờ một việc là đến lúc gặp Phật tổ rồi thì hỏi giùm là cụ năm nay bao tuổi rồi nhé, già quá rồi cụ nhớ hỏng có nổi.
Đến lúc 4 thầy trò thỉnh được kinh gặp được Phật tổ rồi công thành danh toại dzui qúa nhớ gì đến ai nữa nên là quên ko hỏi luôn. Đến đoạn đường về lại phải đi qua khúc sông này, cụ rùa mới hỏi thế hỏi hộ cụ chưa để cụ về làm mấy mâm đại thọ. Thấy cả 4 ông ậm ừ như gà mắc tóc là biết ôi nó quên chuyện của tôi rồi nên là cụ bực quá trả dép ông về. Đang chở ra giữa sông thì cụ hẩy cả 4 ông cùng mấy thùng kinh Phật mới thỉnh được về xuống. Sau khi lóp ngóp mãi bơi được lên bờ thì thấy kinh Phật ướt hết trơn rồi nên mới có chuyện ở khúc sông này Trư Bát Giới mới đem kinh Phật lên phơi trên đá. Nhưng vì ướt quá nên có nhiều đoạn chữ đọc ko nổi, chính vì thế nên đời sau mới có nhiều cách kiến giải kinh Phật khác nhau, vì sự cố này là Phật giáo mới chia thành 2 dòng Đại thừa và Tiểu thừa (đoạn này mình nghe bác tài kể lại thôi ko có check lại nên ko chắc chắn lém).
Bây giờ ở chỗ này người ta có quay lại thành 1 khu nhỏ trong đó có đặt hòn đá mà năm xưa Trư Bát Giới phơi kinh xong chữ bị lên phiến đá (đương nhiên là mang tính tượng trưng kỉ niệm thôi chứ chuyện thần thoại mà :v)
 
Tumblr media
Vì mình là người VN mà nên để ý sông Mê Kong hơn. Khúc sông Lan Thương tại Tạp Đa. Đoạn này nhìn êm đềm vậy thôi chứ phần nhiều nó chảy xiết đục ngầu tràn bờ dữ wá nên được gọi là sông Lan Thương (nghĩa là cuồn cuộn sóng).
Tumblr media
Một đêm ngủ lều ngay bên bờ sông Lan Thương tại khu bảo tồn Ngang Trại. Rét lạnh thấy mồ đắp 3 lớp chăn người muốn bẹp dí rồi mà vẫn tê tái. Đúng chiều lại có gấu lảng vảng ngay cạnh khu lều nên tối ko ai dám đi đâu nằm im ru trong nhà.
Tumblr media
Gặp được một đàn linh nguyên
Tumblr media
Gặp cáo Tạng, với ít thỏ rừng và một đàn dê xanh
Tumblr media
Hôm trước lúc mới tới mưa dữ tối trời tối đất quá tưởng trôi cả xe cả người xuống dòng Lan Thương để bơi về đất mẹ rồi may mà hôm sau hửng một tý còn thấy được mấy mẩu núi đá.
Tumblr media
Từ lúc thành lập khu bảo tồn là chính phủ bắt người dân sống ở khu vực này phải di tản hết. Giờ chỉ còn sót lại một vài gia đình Tạng du mục vẫn trú ngụ nơi đây thôi (bên cạnh bộ đội ở trạm gác)
Tumblr media
Bò ở Tạp Đa
Huyện Tạp Đa không chỉ là nơi có dòng sông đầu nguồn của Mekong-Lan Thương, mà còn là “quê hương của đông trùng hạ thảo” (gọi tắt là trùng thảo) ở Thanh Hải. Ngay giữa trung tâm huyện lỵ Tạp Đa có 1 cái quảng trường Đông trùng hạ thảo. Người ta còn hay nói rằng người Hán lên huyện Tạp Đa chỉ có 2 mục đích, một là tìm về đầu nguồn sông Lan Thương, hai là tìm đông trùng hạ thảo thôy.
Tumblr media
Địa hình càng cao, chất lượng trùng thảo càng tốt. Mưa nhiều hay thiếu nắng, trùng thảo cũng không ngon.
Tumblr media
Đi đúng mùa đào đông trùng chính vụ nên là xấp vội vô làm quen với 1 gia đình người Tạng ở Tạp Đa xin đào mới.
Tumblr media
Lúc mới đào lên thì còn tươi dính đất như này nhé
Tumblr media
Rồi phải lấy bàn chải ra rũ đất như vầy nè. Nhẹ nhàng thôi mắc tiền lắm đứt cọng râu là xỉu tại chỗ luông.
Tumblr media
Xong đem phơi khô nhé. Phơi xong nó teo lại còn xíu à.
4 notes · View notes
tapnhan · 11 months
Text
Tumblr media
Tour động vật hoang dã tại Ngọc Thụ, Thanh Hải chuẩn bị bắt đầu
IV. Khu tự trị Tạng Ngọc Thụ (1)
Tiếp tục đi về phía Tây mới là các điểm chính của hành trình cũng như là những nơi mà mình muốn đến nhất khi tới Thanh Hải: Ngọc Thụ, Tam Giang Nguyên và Khả Khả Tây Lý.
Tumblr media
Sáng sớm đổi sang 2 con xe việt dã xuất phát từ Cộng Hoà đi lại nhìn thấy ruộng cải và thanh khoa bên bờ sông Hoàng Hà
Từ Cộng Hoà tới Ngọc Thụ là hơn 600km đường đi mải miết từ 8h sáng tới 8h tối mới tới được nơi vì trên cao nguyên chênh lệch nhiệt độ ngày đêm cao đất đường đêm thì đóng băng lại do rét mướn sáng hôm sau mặt trời lên lại nở hết cả ra vì nóng. Cứ liên tiếp tuần hoàn như vậy nên mặt đường trồi thụt liên tục, uốn lượn như đồ thị hình sin nên xe chạy bập bềnh cứ như chơi thú nhún. Thế mà đoạn ko bị bắn tốc độ bác tài cứ mát ga hơn trăm cây số/h làm các cháu trong xe nín hết cả thở.
Tumblr media
TQ giờ lắp camera phạt nguội với theo dấu người dân rất chi là kinh. Lúc xe vừa trờ tới địa phận Quả Lặc, chụp camera thấy người lạ một phát là đồn công an lập tức gọi điện thoại tới cho bác tài hỏi mấy đứa ấm ớ đi cùng trên xe là 6 đứa ngoại quốc hôm trước mới xin permit đấy đúng ko. Ko biết nếu bảo ko thì có bị dẫn độ về sân bay ko nhỉ.
Để giải quyết cho vấn đề đường hỏng liên tục chả kịp sửa này là dựng các cây tán nhiệt chạy bằng năng lượng mặt trời ở 2 bên đường để tránh cho mặt đất bị đóng băng vào lúc thời tiết lạnh. Nhưng vì làm vậy khá là tốn kém nên chỉ làm nhiều ở đường cao tốc Thanh Tạng huyết mạch mấy ngàn cây số thôi còn mạn Ngọc Thụ này lưu lượng người sử dụng ít hơn nên thi thoảng mới thấy có một ít (hok có chụp ảnh).
Lên cao nguyên hơn 3000m rồi nên là người ít bò nhiều. 1 con bò yak giá khoảng 1 vạn tệ 1 chú (khoảng 35tr vnd). Nhà nào nuôi ít thì năm chục gần trăm con, đàn nào nhiều thì vài ngàn con có lẻ. Nghe nói người chăn thường đào một cái hố đâu đó nằm xuống dưới tránh gió tránh rét nên bình thường nhìn không có thấy. Cuộc sống cao nguyên của người Tạng chủ yếu phụ thuộc vào bò yak: thịt, sữa dùng để ăn, lông để may áo, may lều, còn dùng để thồ hàng, cày bữa, phân bò thì dùng để làm chất đốt ... nên nuôi được bò là có thể tự cung tự cấp đáp ứng được đầy đủ nhu cầu cơ bản rồi. Bò thuần hoá thì sống được khoảng hơn 20 năm, mua vài con làm giống rồi từ đó sinh sản thêm ra lời gấp mấy lần gửi tiết kiệm. Tuy nhiên tuy tài sản tích luỹ chạy bằng cỏ này chịu khổ giỏi nhưng gặp phải những năm dịch bệnh hoặc tuyết lớn quá có khi chết cả đàn là tay trắng nên là nào giờ chính phủ TQ vẫn vận động dân du mục định cư cố định ở làng xóm và ít chăn thả tản mát nay đây mai đó như trước giờ nữa.
Tumblr media
1 bức ảnh toàn tiền là tiền. Cỏ đầu hè vàng khè mà vẫn phải cạp.
Tumblr media Tumblr media
Dạo gần đây Thanh Hải làm công tác bảo tồn thiên nhiên rất tốt nên là lượng động vật hoang dã ở khu vực này cũng rất nhiều. Vd như là lừa Tạng hoang nè, kền kền nè ..
Tumblr media
Xingxing Hai tại Maduo (Biển sao - gọi vậy vì cả khu này là cả cụm hồ nước ngọt to nhỏ đủ kích cỡ lại bạt ngàn như sao trên trời vậy)
Từ Cộng Hoà đi miết gần 300 km tới huyện Maduo (Mã Đa) thuộc châu tự trị Guoluo (Quả Lặc) là tới địa phận đầu nguồn con sông mẹ của nền văn minh Trung Hoa - sông Hoàng Hà. Sông Hoàng Hà được sinh ra từ núi Ba Nhan Khách Lạp (Bayan Har) thuộc dãy Côn Lôn tại Maduo, tận nguồn nghe nói chảy có xíu xíu vậy thôi vậy mà cũng tích được 2 hồ chị em Erling và Zhaling (hồ nghe nói vừa to vừa đẹp nhưng người nước ngoài cũng đang bị cấm :/ ) rồi chảy ra được đến đây vỡ thành hàng trăm cái hồ nước ngọt nhỏ gọi là cụm hồ Xingxinghai rồi lại chảy tiếp xuống dưới mạn Cộng Hoà, Quý Đức như ở post dưới.
Tumblr media Tumblr media
Chuột ko đuôi - mồi khoái khẩu của các loại động vật cao nguyên và cá Hoàng hà tại hồ sao. Giống cá này cũng là động vật được quốc gia bảo vệ nên ko được bắt và người Tạng cũng có truyền thống thuỷ táng và ko ăn động vật bơi dưới nước nên mấy con cá này ko có thiên địch gì hết. Thấy có người là bu tới ào ào vì biết là người ta đến cho ăn.
Tumblr media
Có cờ lungta là biết là hồ thiêng nhé.
Tumblr media
Đèo Bayan Har (4824m)
Qua đến đèo Bayan Har là xem như chính thức đã đi vào đến địa phận Ngọc Thụ rồi. Trời vừa gió vừa lạnh, đèo thì cao gần 5000m không khí loãng ai nấy há mồm thở như cá mắc cạn nên ko xí xớn gì nhiều.
Tumblr media
Ngồi xe hơn chục giờ đồng hồ cuối cùng đã tới được Ngọc Thụ. Cảnh thành phố hơi bị anti-climax tý vì khoảng hơn chục năm trước đây là tâm chấn của vụ động đất lớn 7.1 độ richter thương vong rất nhiều, nhà cửa đổ nát hết sau đó được viện trợ từ cả nước xây mới lại rất nhiều trong thời gian ngắn nên ko còn được nhìn thấy bóng dáng xưa cũ của nó nữa.
Tumblr media Tumblr media
Thành đá Mani tại Ngọc Thụ
5 notes · View notes
tapnhan · 11 months
Text
Tumblr media
Kỳ Liên Sơn (Qilian Shan) trên đường đi tới hồ Thanh Hải
III. Huyện Cộng Hoà
Lẽ thường là đến tỉnh Thanh Hải người ta phải lao đi hồ Thanh Hải xoã xượi cho bõ cái công, dù gì cũng là hồ nước mặn cao nhất trong Đại lục mà ai ai cũng check-in ca tụng (vốn hồ này từng là một phần của biển nhưng do sự trồi lên của cao nguyên Thanh Tạng nên nhấc luôn cả cái vạt biển này lên giờ để nó bơ vơ mắc kẹt ở đây mới thành hồ nước muối giữa lòng cao nguyên như thế này). Nhưng không :v. Vì thổ địa ở đó một mực kêu giờ chính phủ quây toàn bộ cái hồ đóng rào ko cho ai vô rồi thu vé vào cửa mắc như quỷ xong đi vô coi được môĩ cái vũng nước xong thôi chả có rì đâu đứng ngoài xem xem tý cho biết là được rồi. Thôi cũng tặc lưỡi chiều bạn vì lúc đến được khu thắng cảnh cũng gần giờ đóng cửa rồi có xuỳ tiền chạy vô cũng chỉ coi được chút xíu là bị đuổi ra, tháng 6 cải vàng còn chưa kịp nở chắc cũng khó chụp được hình đẹp nên đứng ngoài hàng rào ngó nghiêng tý rồi chạy xe về huyện Cộng Hoà nghỉ ngơi để chuẩn bị cho chặng hành trình hardcore đợt sau.
Tumblr media
Hồ Long Dương (Long Yang gorge)
Trong huyện Cộng Hoà (Gong He) có cái hẻm núi Long Dương là hẻm núi đầu tiên mà sông Hoàng Hà chảy qua sau khi từ nguồn chảy tới cao nguyên Thanh Hải. Cửa hẻm núi chỉ rộng 30 mét và tổng chiều dài khoảng 33 km với 2 bức tường bằng đá granit cứng đứng thẳng và cao gần 200 mét nhìn từ trên cao trông rất giống hình một con rồng.
Tumblr media
Nhìn từ đây thì ko thấy rồng hay thằn lằn chi hết
Vị trí địa lý này rất phù hợp làm thuỷ điện nên các bạn TQ lập luôn 1 trạm thuỷ điện ở đây (trữ lượng to chỉ sau đập Tam Hiệp) rồi đầu tư thêm thành khu thắng cảnh nên trồng hoa cỏ làm tiểu cảnh tưng bừng vừa đẹp vừa mới mỗi tội chả có mấy mống khách. Khu bên trong huyện Cộng Hoà thì càng lặng như tờ về đêm cứ như thành phố ma vì ngoài cái hẻm núi kia ra chả có gì chơi cả nên ko ai người ta ở qua đêm tại đây làm chi hết.
Tumblr media
Trồng dương, trồng hoa, toilet xịn xò này nọ rất chi là đầu tư
Tumblr media
Nơi đây còn có tên gọi là Colorado của TQ :))
Tumblr media
Đằng xa xa là khu thuỷ điện (cấm vào)
Tumblr media
May quá có cái đồng cải gỡ gạc cho chuyến Thanh Hải mùa hè
Tumblr media
Thanh Hải trồng rất nhiều tử đinh hương, từ đường bê tông cho đến trên núi, chỗ nào cũng thơm phức
Tumblr media
Kết thúc chặng 1 nghỉ dưỡng tại Thanh Hải tại đây từ giờ trở đi là chặng 2 bão táp :x
4 notes · View notes
tapnhan · 1 year
Text
Tumblr media
Công viên địa chất Khảm Bố Lạp (Kanbula), Hoàng Nam, Thanh Hải
II. Khu vực Hoàng Nam
Do nằm ở phía nam sông Hoàng Hà nên khu tự trị Tạng này gọi là Hoàng Nam. Hoàng Hà lúc xuất phát từ núi Bayan Har thuộc dãy Côn Lôn trên cao nguyên Thanh Tạng thì cũng chỉ có xíú, lại sinh sau đẻ muộn nên chưa có đủ sức mạnh vượt núi cao nguyên nên chỉ có thể chảy men theo sơn mạch vậy nên mềm mại uốn éo lững thững chảy qua Hoàng Nam.
Tumblr media
Phía xa là 9 khúc sông Hoàng Hà
Tumblr media
Nước sông Hoàng hà xanh ngọc tại Quý Đức (Gui De County)
Hoàng Hà có nhiều trầm tích nên nước sông nổi tiếng đục vàng thế nên mới có câu tội lỗi này nhảy xuống sông Hoàng Hà cũng không thể rửa sạch nhưng ở thượng nguồn Thanh Hải nước sông do chạy qua hẻm núi Long Dương ở Cộng Hoà, trầm tích lắng xuống hồ thuỷ điện Long Dương nhân tạo ở đây rồi mới đổ về Quý Đức nên nước sông ở 2 mạn này trong veo.
Tumblr media
Hồ Long Dương (Long Yang Lake) , huyện Cộng Hoà (Gong He Xian), Hải Nam
Tumblr media
Có ruộng cải nên thơ lừa tình quá thể
Tumblr media
Kho nước Lí Gia Hiệp (Li Jia Gorge) thuộc công trình trị thuỷ nằm bên trong công viên địa chất Kanbula, Hoàng Nam.
Công viên địa chất Kanbula này nằm ở khu vực giao giữa cao nguyên Thanh Tạng và cao nguyên Hoàng Thổ, có địa mạo Đan Hà đất đỏ cũng rất nổi tiếng (màu sắc và quy mô thì vẫn kém Trương Dịch 1 chút). Công viên to bự chảng nhưng đến đúng hôm nắng quá ai nấy rũ rượi như cái giẻ vắt vai nên đi loăng quăng có 1 xíu.
Tumblr media
Địa mạo Đan hà trong công viên
Tumblr media
Hoàng Nam cũng có rất nhiều tu viện Phật giáo đẹp và có huyện Đồng Nhân nổi tiếng với truyền thống nghệ thuật Tạng như vẽ thangka .. nhưng ko kịp ghé, chỉ kịp đi qua đền Hạ Quỳnh (Xiaqiong Si). Hạ Quỳnh Gompa được thành lập năm 1394 là một trong những học viện Phật giáo lâu đời nhất Thanh Hải. Vị Lạt ma sau khi học ở đây 9 năm đã thành lập nên phái Cách Lỗ, nên là tu viện này có thể được coi như là khởi sinh cho phái mũ vàng.
Tumblr media
Hạ Quỳnh Gompa (Xia Qiong Si) vì vị trí khá xa xôi nên ít bị khách du lịch quấy nhiễu
Tumblr media
Chỉ có các A Khả (tiếng Tạng chỉ các hoà thượng còn đang tu hành) chăm chỉ niệm kinh.
Tumblr media
Trên đường lên đền Hạ Quỳnh có gặp một gia đình đi làm lễ, đốt vàng thả giấy đầy trời.
Tumblr media Tumblr media
Đêm về được ở trong hợp viện nhà Tạng gỗ đạt kỷ lục thế giới ở ngay gần bên công viên Kanbula làm ace hú hét quá chừng
1 note · View note
tapnhan · 1 year
Text
Tumblr media
Tu viện Kumbum - Tháp Nhĩ Tự là một trong sáu tu viện quan trọng của phái Cách lỗ mũ vàng được thành lập từ năm 1379 là một tổ hợp tu viện rất lớn diện tích hơn 600 mẫu.
II. Tây Ninh và các khu vực phụ cận Hải Nam
Mọi hành trình tại Thanh Hải thường bắt đầu từ Tây Ninh - thành phố trung tâm của tỉnh Thanh Hải , điểm kết nối giữa Trung Nguyên và miền Tây Trung Quốc. Là một phần của con đường tơ lụa kết nối Á Âu cũng như nằm trên Đường Phồn cổ đạo kết nối Trung Hoa & Thổ Phồn cũng như là biên giới giữa triều Hán, Đường với Tây Vực trong lịch sử, ngày nay Tây Ninh vẫn tiếp tục với vai trò quan trọng của mình như là đầu mối giao thông từ nội địa TQ đi vào cao nguyên Thanh Tạng cũng như là điểm khởi hành cũng như bắt buộc phải đi qua của đường sắt Thanh Tạng cùng các đường quốc lộ huyết mạch khác của TQ.
Thanh Hải có tổng cộng 44 sắc tộc cùng sinh sống nhưng nhân khẩu nhiều nhất và phân bố rộng rãi nhất là người Tạng, sau đó là người Hồi, người Thổ, người Mông Cổ ... Riêng người Hán tập trung nhiều nhất ở khu đô thị chính là Tây Ninh. Chính vì nhiều sắc tộc như vậy nên ở Tây Ninh có thể nhìn thấy đền thờ Phật giáo Tây Tạng, mosque của người Hồi giáo cũng như đền thờ Đạo giáo xuất hiện ở rất nhiều nơi (do Đạo giáo được cho là xuất phát từ núi Côn Luân, nằm trên cao nguyên Thanh Tạng trong địa hạt Thanh Hải nên ở đây có 1 số đền thờ Đạo giáo rất nổi tiếng).
Tumblr media
Bắc Thiền Tự (Bei Chan Si - Tulou Guan)
Bắc Thiền Tự hay còn gọi là Bắc Sơn Tự được xây dựng từ thời Nguỵ (năm 106 trước Công Nguyên) vốn trước đó là một ngôi chùa Phật giáo nhưng sau đó chuyển thành đền thờ Đạo giáo được dựng dựa vào núi Bắc Sơn. Do trên bề mặt núi có các vân chia từng tầng từng lớp nhìn rất giống kiến trúc tầng của Thổ Lâu nên đền này còn có tên gọi là Thổ Lâu Quan (Tu Lou Guan). 
Tumblr media
Tượng Phật tự nhiên cao 30m ở Bắc Thiền Tự. Tượng này nhìn xa có thể thấy rõ đầu, thân, tứ chi cũng như ngũ quan đầy đặn rất có phong cách nghệ thuật đời Đường.
Tumblr media
Đương mùa mẫu đơn nên bên trong khuôn viên hoa nở tưng bừng. Phía trên đèn lồng đỏ có in 3 chữ Thổ Lâu Quan.
Tumblr media
Câu đối và đèn lồng đỏ.
Tumblr media
Lâm trường Tiên Mễ (Xian Mi) : từ Tây Ninh chạy mấy chục km đi về lâm trường ngắm cảnh thảo nguyên. Cừu nè.
Tumblr media
Dê nè, đông như kiến cỏ
và nhân tiện có rẽ vô một ngôi đền Tạng (quên tên ..)
Tumblr media
Đền thờ Phật giáo Tây Tạng ở Trung Quốc trộn lẫn rất nhiều yếu tố của người Hán vd như hình dạng cổng đền mái ngói 2 tầng, treo đèn lồng đỏ, cùng chạm khác hoạ tiết rồng phượng ..
Tumblr media
Đỉnh núi tuyết Cương Thập Ca (Gangshiqia Peak) : đỉnh này nằm trong dãy Kỳ Liên (Qilian Shan) , có độ cao 5254m nằm cách Môn Nguyên (Men Yuan) 36km là một trong những đỉnh núi tuyết được mở cửa với du khách, cho phép được leo lên đỉnh với permit đơn giản.
Tumblr media
Hôm này cũng có rẽ qua Môn Nguyên (Men Yuan) nơi nổi tiếng với đồng cải vàng trải dài hàng chục km nhưng vì mùa cải là tháng 7, hiện giờ mới có tháng 6 nên đồng vẫn xanh lè. Và bên cạnh cải thì Thanh Hải còn trồng nhất nhiều lúa mì Thanh Khoa - vừa là lương thực chính để nấu mì, vừa có thể đem đi nấu rượu - 1 đặc sản ai cũng phải thử ở Thanh Hải. Trên hình là đồng lúa mì thanh khoa với backdrop và dãy Kỳ Liên ở Môn Nguyên.
Tumblr media
Hành trình đi chụp mông cừu
Tumblr media
Ở Thanh Hải còn có rất nhiều sóc đất. Con nào cũng ú na ú nần
1 note · View note
tapnhan · 6 years
Photo
Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media
CHUYỆN PERU (1): LIMA
Nếu nhìn trên bản đồ về mặt địa lý thì Peru trông khá giống một miếng thịt ba chỉ với 3 phần riêng biệt: ngoài cùng giáp Thái Bình Dương là một dải mỡ mỏng nhạt màu tượng trưng , ở giữa là một lớp thịt dày to khoảng 1/3 miếng thịt, trong cùng là một mảng mỡ cộng bì cũng bự nhất nằm phía sâu trong lục địa Nam Mỹ. Lớp mỡ mỏng ngoài cùng tượng trưng cho khí hậu sa mạc nhiệt đới khô nóng với các thành phố duyên hải là Lima, Arequipa… Mảng thịt dày ở giữa là dãy Andes cao lừng lững trải dài từ Bắc xuống Nam với các thung lũng và cao nguyên màu mỡ cùng khí hậu núi cao, là cái nôi của nền văn minh Inca lừng lẫy cũng như là 1 trong những lý do chính mà người ta bay nửa quả địa cầu để đến thăm Peru. Lớp mỡ và bì trong cùng tượng trưng cho lưu vực rộng thênh thang của con sông dài nhất thế giới - Amazon.
I. Lima Khu duyên hải của Peru diện tích ko lớn, chỉ khoảng hơn 10% so với tổng diện tích toàn quốc nhưng có gần 50% tổng dân số sinh sống. Mặc dù sát biển nhưng do khí hậu sa mạc nên ở đây nhiệt độ trung bình là khoảng từ 15 đến 25 độ C, ra đường vẫn luôn phải cố thủ 1 cái áo khoác mỏng. Lượng mưa ở đây cũng rất ít, thủ đô Lima còn được gọi tên là thành phố ko mưa vì mặc dù ngay gần sát Thái Bình Dương nhưng do có dòng hải lưu lạnh chảy từ nam lên bắc làm cho nhiệt độ của hải vực thấp, nước biển lạnh ko dễ bốc hơi thành mưa nên đến thành phố sáng có thể thấy mây mù nhưng hầu như chẳng có mấy ngày rớt xuống giọt nào cả. Bù lại thì đường bờ biển dài cung cấp sản lượng cá lớn, biến Peru thành 1 trong 3 vựa cá lớn nhất châu Mỹ Latin.
Vốn trước khi tàu của Columbo cập bến và thực dân Tây Ban Nha biết đến sự tồn tại của lục địa này vào thế kỷ 16 thì người dân Indian bản địa là Quechua và Aymaran đã kiến quốc và xây dựng được nền văn minh phát triển cao ở lãnh thổ Peru (và cả Bolivia hiện đại) rồi. Trung tâm của đế chế Inca ngày đó đặt ở Cusco nhưng sau khi chiến bại và bị thực dân TBN đô hộ, người TBN đã chuyển thủ đô của Peru về Lima để tiện vận chuyển vàng là một trong những tài nguyên đáng giá ở thuộc địa này về quốc mẫu. Cũng chính vì thế nên là ở khu duyên hải chủ yếu có người da trắng và con lai giữa người da trắng và Indian bản địa sinh sống, mức sống cao hơn, hiện đại hơn so với mặt bằng chung. Muốn được tận mắt nhìn người Indian bản địa thì phải di chuyển lên khu cao nguyên Andes.
Ảnh hưởng của văn hoá TBN ở đây sâu sắc. Khu quảng trường Plazas de Armas này là tập hợp của những toà nhà kiến trúc thực dân phương Tây trên nền đất Inca cũ ( kiến trúc Inca cũ ở đây bị người TBN phá huỷ ráo trọi rồi, chỉ còn sót lại 1 mảng bé tý ở Huaca Huallamarca, nơi thờ cúng thần mặt trời Pachacamac ở thời Inca cổ đại. Nhưng có lẽ ko nhiều người đến thăm lắm vì nếu muốn coi di sản Inca người ta phi tới khu khác dồi.)
Lima là điểm trung chuyển lớn ở Nam Mỹ nên thường người ta chỉ lưu lại ở đây 1,2 ngày trước khi di chuyển tới các điểm du lịch chính khác thôi nên nói chung về thắng cảnh mà nói thì cá nhưn thấy chưa đặc sắc lắm, mặc dù nói 1 cách công bằng thì từ sau khi Francisco Pizarro lập đô ở đây, nơi đây là một hộp báu chứa đựng lịch sử huy hoàng của Nam Mỹ. Vừa phong vị còn sót của đế chế Inca cũ, bên cạnh có lễ đường, nhà thờ được người TBN xây dựng tinh tế theo cách thời kỳ thực dân như ở khu quảnh trường vũ khí ở trên còn có khu trung tâm hiện đại, khu kinh doanh bên biển Larcormar náo nhiệt với các nhà hàng mở xuyên đêm hứng gió, ngắm nhìn sóng biển Thái Bình Dương dồn dập trải ra trước mắt.
Đường bờ biển Thái Bình Dương nhìn từ công viên Parque de amor. Gọi là công viên tềnh êu vì có cái tượng 2 người hun nhau màu đất sét ở góc phải kia kìa. Biển ở đây sóng lớn nên cũng là địa điểm lý tuỏng của dân lướt sóng. Trời gần vào thu nước lạnh thí mồ mà vẫn thấy các bạn ôm ván phi ra ngoài khơi
Tham quan chủ yếu thì ngoài khu quảng trường Plaza de armas là khu trung tâm phố cổ với phủ tổng thống Peru, Nhà thờ lớn cùng các toà nhà kiến trúc màu vàng sáng khác rồi đài phun nước etc ở trên thì còn có nhà thờ San Fransisco nổi tiếng với khu hầm mộ với hàng nghìn cái đầu nâu (Thực ra e k có vào trong vì ko thích đầu nâu.)
Ngoài khu trung tâm phố cổ này ra thì còn có 1 số khu neighborhood khác khá là hip mà người ta hay đến thăm là Miraflores và Barranco.
Vì xét đến trị an của Nam Mỹ nói chung thì mọi người hay suggest khách du lịch lần đầu tiên đến Lima nên ỏ khu Miraflores vì nơi này là chỗ ở của tầng lớp khá giả của Lima nên khá là an toàn, tối có thể ra ngoài đi dạo loanh quanh mà ko lo lắng. Khu phố cổ Plaza de Armas ngược lại lại khá nguy hiểm đặc biệt lúc về đêm. Barranco là khu ở của dân nghệ sĩ, nên yên tĩnh và laid-back hơn, cũng là một lựa chọn ko tồi để làm nơi nghỉ lại. Nhà hàng ăn uống ngon cũng đều chủ yếu tập trung ở 2 khu này. Barranco có rất nhiều graffiti hoành tráng.
Đi lại ở Lima thì đi đông thuê taxi là tiện nhất. Nhưng taxi ko có meter nên phải cò kè trả giá trước. Ngoài ra mặc cả xong nên có đúng số tiền đó để trả cho tài xế, ko đưa tiền chẵn người ta ko có tiền trả lại, lại mắc công trao đổi qua lại bác tài ko nói được tiếng anh, câu thông ko được mệt mỏi nhắm.
Còn nếu solo 1 mình thì đi rẻ nhất tới mấy điểm tham quan như quảng trường Plaza de Armas, Barranco, Miraflores etc kia thì có Metropolitian, kiểu như BRT nhà mình. Mua một cái thẻ, nạp ít tiền vào, các điểm dừng của route đều dừng chân ở các điểm tham quan du lịch như trên. Mỗi tội cách này toàn dân local đi nên nói chung là hơi đông đúc chen lấn một tý.
Một số thông tin hữu dụng khác: - Tỷ giá: 1 peru sol = 0.31 $ - Từ sân bay đi vào trung tâm thành phố: nên sử dụng Xe bus chuyên dụng Airport Express là tiện và rẻ nhất. Xe dừng ở các điểm trung tâm như Miraflores… Tuy nhiên nếu bay đến muộn quá, ngoài 11:30 xe bus ko chạy nữa thì đi taxi là an toàn nhất. Có hãng Green Taxi là xe offical, ra khỏi sân bây là thấy có quầy, giá được niêm yết rõ ràng. Nên đi xe này chứ ko nên chọn taxi dù bên ngoài vì sân bay Lima nằm ở khu an ninh ko được tốt cho lắm. - Nơi ở: Flyingdogs Hostel (40 peru sol/đêm). Bạn này có 3 cơ sở đều ở quanh Kennedy Park ở Miraflores. Staff rất chi là nice và helpful. Bữa sáng thì phát phiếu ăn ở nhà hàng ngay gần đó. Ăn sáng đơn giản với nước hoa quả, trà hoặc cafe, bánh mì và trứng ốp. Nói chung mặc dù ở có 2 hôm nhưng xét vị trí thuận lợi và staff thì rất là mến hostel này. - Từ Lima di chuyển sang thành phố khác dùng bus đường dài: bus của Cruz del Sur là được đánh giá cao nhất. Mua được vé online (mua ở trang tiếng Tbn thường sẽ rẻ hơn trang tiếng anh). Tại Lima có 2 bến bắt xe là ở Javier Prado và Plaza Norte. Sau khi đến bến chìa vé người ta sẽ phát cuống giữ hành lý và lên xe khỏi hành thôi.
11 notes · View notes
tapnhan · 6 years
Photo
Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media
CHUYỆN PERU (4): MACHU PICCHU Thành cổ Cuszo nằm trong sơn cốc được bao bọc bởi dãi Andes có độ cao 3410m so với mực nước biển. Còn Machu Picchu - điểm đích của tất cả mọi khách đến thăm Peru cách Cuszo 130 km về phía tây bắc, cả 1 toà di tích cổ nằm trên sống lưng ngọn núi cao 2350m so với mực nước biển, nhìn xuống thung lũng sông Urubamba. Là 1 trong những di tích khảo cổ quan trọng nhất Nam Mỹ, Machu Picchu thực sự rất choáng ngợp với mắt người nhìn vì sự đặc biệt của nó. 1 vẻ đẹp mà bất kể trước khi đi có tìm hiểu sách báo video kỹ lưỡng như thế nào cũng thấy vô cùng xúc động khi được nhìn thấy trực tiếp. I. Phát hiện ra Machu Picchu Machu Pichu có tên gọi là The lost city of Inca. Đầu thế kỷ 20 có 1 truyền thuyết được lưu truyền rằng bên trong dãy Andes có một toà thành thần bí. Thực dân TBN thống trị ở Peru trong suốt 300 năm nhưng ngoài người bản địa, hầu như ko có ai biết đến sự tồn tại của nó. Mãi cho đến 1 ngày tháng 7 năm 1911, Hiram Bingham - 1 giáo sư trường đại Yales dưới sự dẫn đường của 1 người bản địa đã đến được di tích thành cổ ẩn trong rừng nhiệt đới rậm rạp này. Mặc dù đây ko phải là thành phố vàng mà ông chủ đích muốn tìm kiếm, nhưng nhờ có Machu Picchu mà bức màn bí ẩn về những điều tuyệt mỹ của nền văn minh Inca được khai quật, tìm hiểu và phổ biến rộng rãi hơn. Mặc dù di tích chỉ còn lưu lại tàn tích là phần khung xương thành phố, nhưng có thể tưởng tượng ra được vẻ hùng vĩ của nó trong thời kỳ hùng thịnh của đế chế Inca. Đường trong thành cổ rất hẹp, bày trí có đường lối, cung điện, tu viện, nhà ở, bảo đài đều rất đặc sắc. Phần lớn đều dùng đá tảng mà tạo thành, nhưng lại rất khít với nhau, đá lớn đá nhỏ khít đến mức 1 con dao lam cũng ko thể len vào giữa được. Vào năm 1983 Machu Picchu được LHQ công nhận là di sản văn hoá và là 1 trong những di tích tự nhiên và văn hoá nổi tiếng của thế giới. Cả khu di tích được xây thành 2 khu vực riêng biệt là khu nông nghiệp và khu dân cư. Khu nông nghiệp chủ yếu bao gồm ruộng bậc thang. Sau khi bước qua cổng soát vé thì mọi người sẽ đặt chân vào khu này đầu tiên. Điểm nhấn thì có The city gate, House of guardians và Funerary Rock. Viewpoint rất chi classic nhìn xuống toàn Machu Picchu với backdrop là ngọn núi nhìn ngang như tạo hình mặt người há miệng nằm ngửa ra đều chụp ở khu này. Nam Mỹ là quê hương của alplaca, ở Machu Picchu các bác quản lý cũng chăm thả llama với alpaca ra làm model cho thể thấy được rất nhiều loại alpaca khác nhau. Alpaca đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống nông nghiệp chăn nuôi của người dân ở đây vì cung cấp lông dệt vải và thịt. Lông mượt, người thon, thịt thì ngon, cười lên nhìn lại còn beng beng dễ thương vluuu!! Vốn người Inca chưa biết cách sử dụng gia súc để kéo cày làm nông, cũng ko có thói quen sử dụng các chế phẩm từ sữa dê bò etc... cho nên alpaca chủ yếu chăn thả, nhẩn nha gặm cỏ cả ngày rồi tối tối lại về chuồng. Mặc dù cả đời chắc chả tắm bao giờ nhưng cuộc đời cũng coi là yên ả, hạnh phúc (cho đến ngày bị lôi lên bàn xẻ thịt.) Khu urban section là khu dân cư nên có nhiều kiến trúc hơn. Từ khu cúng bái đến lăng mộ, quảng trường rồi nhà ở, vườn hoa... Ngoài ra nếu đến mọi người nhớ chú ý tới Temple of Condor, vì ở đây có tượng của con chim ưng (hay kền kền?) bằng đá rất lớn. Được coi là sự cố gắng trong việc làm nghệ thuật của người Inca, nó chứng thực cho câu ở post trước của em là người Inca rất có năng lục trong việc xây dựng những gì thực dụng, kiên cố, vững chắc, chứ về mặt nghệ thuật thẩm mỹ ko giỏi tý nào vì uống cho đủ 3 lít diệu ở trên khu núi cao này (khu cao so với mực nước biển hơn hình như dễ say hơn) cũng ko thể nào nhìn ra đây là 1 con chim cả. Nhớ được tẹo nào thì kể sơ lược vậy thôi. Cụ tỷ mọi người xem film tài lịu về Machu Picchu trên utube nhoé :). Còn 1 điều nữa là ở cổng ra của Machu Picchu có chỗ cho cộp dấu Machu Picchu vào passport free (có dấu đó tự cộp thôi). Ai đi ra cũng cộp :)) II. Đường đến Machu Picchu: Để đến được MC có vài cách. Trong đó có cách trải nghiệm lại đúng cảm giác của Hiram Bingham lúc tìm ra được Machu Picchu là đi bộ. Trong các đường trek từ Cuzco tới Machu Picchu bao gồm 3 trail trek nổi tiếng thế giới. Peru làm du lịch và quản lý đường bộ rất tốt nên người nào ko có kinh nghiệm trekking nhiều vẫn có thể đi được. Nổi tiếng nhất có Inca Trail, trek 4 ngày và 1 ngày chơi ở Machu Picchu, tổng cộng 33km, điểm cao nhất là 4200m so với mực nước biển, độ khó là 3. Có thể ngắm được núi tuyết và rừng và cảm nhận được di tích Inca. Tuy nhiên có quy định mỗi tháng chỉ được 500 người trek, trong đó porter chiếm khoảng 1 nửa rồi nên muốn đi phải đặt sớm. Porter đi theo đoàn sẽ mang lều bạt, nồi niêu xoong chảo và các thư cần thiết khác để chuẩn bị ăn uống ngủ nghỉ. Giá rổ thì nói chung hơm rẻ tý nào. Thời điểm em đi thì vẫn còn chỗ để chen vào, nhưng xét tháng 3 trời cũng lo mưa nên bỏ k trek cung này vì 4,5 ngày rừng rú mà còn mưa nữa thì chỉ làm mồi cho muỗi. National Graphic thì recommend 1 hiking trail khác dài hơn là Salkantay. Trail này có đi qua sông băng có đỉnh Salkantay cao 6271m, đoạn cuối có giao với Inca Trail, đi cần 5 ngày và 1 ngày tham quan Machu Picchu, độ khó là 4. Vì cao và thời gian dài nên khá là khó. Từ Cusco em có đi 1-day tour tới Humantay Lake, là hồ núi cao nằm trên đầu đường trek Salkantay. Tính ra leo có 7km từ đoạn gần 4000m trở lên mà thấy cũng chết đi sống lại, mồm ko ngáp ngáp vì thiếu oxy thì cũng phải nhồm nhoàm nhai lá coca để chống shock độ cao bò lên từ từ. Đoạn đường leo xuống 2 tay chống 2 walking poles bước đi như bà zà, tối về nhà cởi giày thấy ngón út sưng như bong bóng 🎈. Hiện tại bên cạnh Inca Trail cho phép trải nghiệm lại đúng cảm giác của những người đầu tiên đặt chân lại đc tới Machu Picch thì có tàu lửa chuyên phục vụ du lịch chạy tới địa điểm này. Tuy nhiên vì đường núi hình xoắn ốc, đường ray lại hẹp nên là xe chạy rất chậm, cảm giác rất giống như đang ngồi xe trong công viên giải trí, chầm chậm lắc lư đến gần Machu Picchu. Tàu của Inca Rail và Peru Rail đều là loại tàu ngắm cảnh, trên trần có khung kính, có người phục vụ snack. Lâu lâu lại dừng 1 tý phát loa giới thiệu cảnh trên đường. Nói chung là enjoyable. Mỗi tội đắt (rẻ nhất là loại 100$ khứ hồi).
2 notes · View notes
tapnhan · 6 years
Photo
Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media
CHUYỆN PERU (3): CUSCO
Theo như văn vật khảo cổ thì lịch sử Peru có từ 21000 năm về trước. Dân cư của nền văn minh Peru cổ đại được cho là đến từ Siberia của châu Á, kỷ nguyên đó khi mà Bering Strait nối giữa Siberia của Nga hiện tại và Alaska của Mỹ vẫn có thể đi được bằng đường bộ, họ đã đặt chân đến châu Mỹ, trong đó 1 bộ phận người Indian đã vượt qua Canada, Mỹ, càng đi sâu xuống phía Nam, đi qua kênh đào Panama và tìm thấy một vùng đất màu mỡ, cao nguyên hoa cỏ mọc đầy ở Peru và đã quyết định dừng chân tại đây.
Nói đến Peru người ta thường chỉ hay nói đến nền văn minh Inca nhưng thực tế, đế chế này mặc dù rất huy hoàng nhưng chỉ kéo dài trong 1 khoảng thời gian ngắn ngủi năm. Từ trước khi đế chế Inca được hình thành thì các bộ lạc người Quechua, Aymaran, Mochica…đã sớm sống rải rác ở cao nguyên Andes rồi. Mỗi bộ lạc tự hình thành và phát triển 1 nền văn minh riêng. Tuy nhiên chủ yếu thấy được chia thành 2 giai đoạn là nền văn hoá Chavin và nền văn hoá Tihuanaco.
Nền văn hoá đầu tiên xuất hiện sớm nhất ở Peru khoảng 1000 năm trước CN gọi là Chavin, được mệnh danh là khởi nguồn văn hoá vùng Andes. Nền văn minh này phát triển chủ yếu dựa trên canh tác nông nghiệp trồng bắp, khoai tây… đi cùng với việc xây dựng hệ thống dẫn nước bằng đá, mạng lưới nước ngầm phức tạp. Nhờ vậy là sản lượng nông nghiệp tăng cao, cung cấp lương thực được cho lượng người lớn, dần dần dẫn đến việc phân hoá lao động, phân cấp xã hội … đều là các tiền đề cho hệ thống xã hội phức tạp sau này. Thời kỳ này và 1 số nền văn minh hậu kỳ khác của nó rất đặc sắc với đồ mỹ nghệ dệt thêu.
Ngoài ra phải kể đến 1 nền văn minh rất nổi tiếng nữa mà mọi người vẫn hay biết đến đó là nền văn minh Nazca kéo dài khoảng từ 300 trước công nguyên đến 500 năm trước công nguyên với kỳ quan thứ 8 của thế giới là di tích tranh trên mặt đất. Nếu đi bus đường dài từ Lima đến Arequipa sẽ đi qua Nazca, nhưng mà em hơi bị claustrophobic, ko dám ngồi lên cái máy bay tí hon rung lắc dữ dội để bay lên ngắm Nazca nên lần này bỏ qua điểm này.
Nền văn hoá tiền Inca thứ 2 cũng đáng nói là Tihuanaco từ 600-1000 năm sau công nguyên, cũng là tập hợp của các nền văn minh đa dạng khác nhau Chimu và Huari. Trung tâm của nền văn minh Chimu đến từ hồ nước ngọt cao nhất thế giới Titicaca, đặc trưng bởi các kiến trúc sử dụng đá khối lớn. Nền văn minh Huari cungz có rất nhiều thành tựu, văn minh Inca nói chung được xây dựng lên từ các cơ sở này.
1. Những đứa con của thần mặt trời - đế chế Inca & Cusco
Người Inca là một nhánh của tộc người Quechua ở cao nguyên Andes. Quốc vương của tộc được gọi là Inca. Lúc thực dân TBN lần đầu tiếp xúc với người của bộ lạc thì nhầm tên xưng của quốc vương thành tên của bộ tộc nên mới gọi luôn thành tộc người Inca. Lịch sử của đế quốc này vốn cũng ko dài, chỉ tồn tại khoảng 13 đời quốc vương trong đó vị đầu tiên là 1 nhân vật thần thoại. Khai quốc từ khoảng 1200 sau công nguyên, đến đời Pachicuti Inca nhờ tiến hành cải cách chính trị mà dẫn đến sự phát triển và bành trướng lớn mạnh của quốc gia, liên tục mở rộng lãnh thổ, đến đời Huayna Câpc năm 1525 thì đạt đến thời điểm cực thịnh với diện tích bao gồm cả lãnh thổ Peru, Ecuador, Bolivia và 1 phần Chile, Argentina ngày nay.
Có thể nói ở Nam Mỹ thì văn hoá Inca đạt được mức độ phát triển cao nhất, với sự tân tiến và đóng góp ở rất nhiều mảng khác nhau. Vd như y học rất tiến bộ, biết tiến hành giải phẫu, sử dụng thuốc gây mê…về mặt chính trị và tổ chức xã hội thì sử dụng chế đ�� trung ương tập quyền, kinh tế kế hoạch. Mặc dù ko biết chữ tượng hình nhưng phát minh ra cách bện thừng làm từ lông của llama và alpaca là Quipu để lưu trữ, tính toán sổ sách… đóng góp rất lớn vào việc quản trị nhà nước, góp phần tạo nên sự hưng thịnh của quốc gia này. Sau khi thực dân TBN tới thì hệ thống chữ viết châu Âu thay thế dần cách thức này, hiện tại ở một số bộ lạc vẫn có thể nhìn thấy quipus, nhưng đại bộ phận chỉ dùng để trưng bày biểu diễn, còn hàm ý giá trị bên trong thì đã mất từ lâu, hiện tại thì chỉ có những nhà sử học có thể từ đó mà đoán biết suy ra được những câu chuyện cũ của đế quốc Inca. Ai muốn coi thì rẽ vào Đảo Uros xem biểu diễn nhé.
Dân số ở Cusco là khoảng 30 vạn người, phần lớn đều là người Indian. Vào thời kỳ đầu của đế quốc Inca thế kỷ 11, quốc vương Inca đã xây dựng toà thành này làm trung tâm của đế quốc. Trải qua chiến tranh, chinh phạt và bị chinh phạt, Cusco đi cùng với sự lịch sử thăng trầm của đế chế Inca, trở thành trung tâm chính trị, văn hoá và tôn giáo.
Ngày 15/11/1533 thực dân TBN công phá toà thành, sau khi thời kỳ nội chiến trôi qua, thành phố được đưa vào khu quản hạt của Peru, thủ đô chuyển thành Lima. Rất may mắn là toà thành vẫn được duy trì vóc dáng cổ xưa. Vào thế kỷ 16, nhà quy hoạch thành phố mới đã xây thêm quảng trường mới ở phía trên quảng trường Inca. Kết cấu thành phố và đường xá hình bàn cờ của người inca.
Quảng trường Plaza de Armar: là trung tâm của đế chế Inca, cũng là nơi tiến hành những nghi lễ quan trọng. Thời kỳ thực dân, người tbn ko phá huỷ nơi này mà xây nhà thờ ở xung quanh, đồng thời xây thêm hành lang đá bao quanh quảng trường. Ngày nay mặc dù diện tích quảng trường ko còn đc rộng như trước nữa nhưng ngta vẫn cảm nhận đc 2 phong cách kiến trúc khác nhau của 2 thời kỹ trộn lẫn. Bên cạnh đó còn có khu San Blas rất đẹp (mặc dù phải công nhận Cusco rất touristy.
Tuy nhiên thành tựu nổi trội nhất của người Inca phải kể đến kiến trúc. Đường xá được mở rộng khắp nơi và những con đường lát đá của người Inca ở những vùng núi vẫn còn được sử dụng đến tận bây giờ. Nguyên liệu xây dựng chủ yếu là đá tảng của vùng sơn cước. Đến nay con người vẫn chưa giải được câu đố người Inca làm thế nào mà có thể cắt được những phiến đá nặng hàng trăm tấn thành các phiến nhỏ, ko dùng vữa mà xếp khít đến ko đút lọt lưỡi dao lam để xây dựng cung điện và thần điện cả
Tuy nhiên về mặt nghệ thuật nói chung thì người Inca ko được đánh giá cao, nếu so sánh với các thời kỳ trước đó. Thành quả của họ chú trọng về sự thực dụng, nên kiến trúc nói chung được xây dựng kiên cố và vững chắc, chống động đất, vài trăm năm có thể lung lay xuy chuyển, chứ ko quan tâm quá nhiều đến tính trang trí và thẩm mỹ. Tiêu biểu như Machu Picchu rất hùng vĩ, kiên cố và vững chãi, nhưng vẻ bề ngoài nói chung thì vẫn khá là mộc mạc. Cụ tỷ về Machu Picchu sẽ nói tiếp ở post sau.
Một số thông tin hữu dụng khác:
- Nơi ở: Dragonfly Hostel. Vị trí vẫn thuận lợi, đi 5’ ra ngay khu quảng trường chính. Các bạn nhân viên cũng rất nice.
- Ở Cusco có cảm giác bao nhiêu ngày cũng ko đủ! Vì có rất nhiều khu phế tích Inca cần tham quan. Cách phổ biến nhất là đi tour theo ngày, mà ở đây có rất nhiều tour agency, có thể đi hỏi quanh để khảo giá. Tuy nhiên hỏi nhiều quá cũng loạn nên mình chọn đi tour của agency nằm ngay trong Hostel. Giá có thể ko thấp như mấy chỗ rao ở ngoài đường nhưng may mắn gặp được bạn guide rất nhiệt tình dễ thương nên ko có phàn nàn gì.
- Ngoài Cusco thì nên đi đâu: nếu thích xem phế tích và cuộc sống của người bản địa thì nên chọn đi thăm Pisac, Moray (và nếu đúng mùa đổ nước thì đồng muối Salines, mỗi tội mình đi đúng mùa xấu nên đồng xấu òm như ảnh trên :)). Khu Sacred Valley này tiêu biểu cho văn hoá thung lũng Inca, đồng ruộng rất màu mỡ với backdrop là núi tuyết. Đi mới thấy khu vực này được thiên nhiên ưu ái và trở thành khu sản xuất nông nghiệp chủ yếu của Peru như thế nào. Tất cả những chỗ này nếu ko đi tour có thể tự đi bằng cách bắt collectivo (mini-bus), mất chỉ vài sole là tới nơi. Một số điểm xa hơn 1 tý như đồng muối Maras và Moray thì sau khi minibus thả xuống thì bắt thêm taxi chờ sẵn ở đó đi vào là được.
Bạn nào thích núi cầu vồng có thể đi tour trek trong ngày. Nhưng tháng 3 mùa mưa nên mặc dù lúc ở Cusco thời tiếp cũng đẹp nhưng mình cũng bỏ qua điểm này.
- Quán cafe view đẹp nhất Cusco: L'atelier cafe-concept ở Khu San Blas Nhà hàng recommend: Organika. Bạn này là hàng đồ organic. Nguyên liệu đều lấy từ nông trại riêng của nhà hàng ở Sacred Valley. Ôi ăn 2 lần ở đây mà lúc nào cũng muốn quay lại. Phục vụ rất chu đáo (mỗi tội Pisco Sour thì k ngon lắm)
4 notes · View notes