Tumgik
#thơ ong và bướm
thptngothinham · 1 hour
Text
Cùng tham khảo các đề đọc hiểu Vội vàng của Xuân Diệu để làm quen với các dạng câu hỏi đọc hiểu về văn bản này trong các kì thi em nhé! Bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu thể hiện cái nhìn nhạy cảm với thời gian của tác giả và bộc lộ niềm khát khao giao cảm mạnh mẽ với cuộc đời. Để giúp bạn hiểu rõ ràng và sâu sắc hơn về các dạng đề đọc hiểu liên quan đến bài thơ, cùng THPT Ngô Thì Nhậm tham khảo soạn bài Vội vàng cùng một số đề đọc hiểu dưới đây và xem gợi ý đáp án của từng đề bạn nhé: Đề đọc hiểu Vội vàng - Xuân Diệu Đề số 1 Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm.  Ta muốn ôm Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn. Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,  Ta muốn say cánh bướm với tình yêu, Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều  Và non nước, và cây, và cỏ rạng,  Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,  Cho no nê thanh sắc của thời tươi;  - Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi! (Trích Vội vàng – Xuân Diệu) Câu 1. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên. Lí giải vì sao? Câu 2. Tìm các biện pháp tu từ được sử dụng, nêu tác dụng của nó trong đoạn thơ. Câu 3. Đoạn thơ có đề cập đến tình yêu, theo anh/chị, ở đây là tình yêu đối với điều gì? Hãy viết một bài văn ngắn để nêu suy nghĩ của anh/ chị về tình yêu ấy. Đáp án đề đọc hiểu Vội vàng số 1 Câu 1: Đoạn thơ trên thuộc thể thơ tự do, số câu chữ không giới hạn và được viết theo sáng tạo của nhà thơ - Phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên là: biểu cảm Câu 2: Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ là: - Biện pháp Điệp: Ta muốn, và, cho... Tác dụng của biện pháp tu từ điệp là: Nhịp thơ gấp gáp, sôi nổi; ý thơ nhấn mạnh khát vọng tận hưởng vẻ đẹp cuộc đời và sống đẹp từng giây từng phút. - Biện pháp liệt kê: mây đưa, gió lượn, cánh bướm, tình yêu, non, nước, mây, cỏ… Tác dụng: Gợi tả vẻ đẹp tươi, mơn mởn, sự đa dạng, phong phú của thiên nhiên, của cuộc đời khiến nhà thơ đắm say, ngây ngất… Câu 3: Đoạn thơ trên đề cập đến tình yêu cuộc sống cháy bỏng của Xuân Diệu. - Các em có thể dựa vào những ý sau đây để viết bài: a. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tình yêu cuộc sống của con người. b. Giải thích: Thế nào là tình yêu cuộc sống? c. Đánh giá: Tình yêu cuộc sống là tình cảm tích cực. Vì: Cuộc sống vô cùng quý giá.Tính yêu cuộc sống gắn liền với những tình cảm cao cả khác: Yêu quê hương đất nước, yêu con người, yêu thiên nhiên…Tình yêu cuộc sống đem lại động lực để sống tốt, sống đẹp.Dẫn chứng: đoạn thơ trên, và nhiều tấm gương khác… d. Phê phán: Thái độ sống hời hợt, sai lầm… e. Bài học cho thế hệ trẻ: Học tập, lao động, sống hữu ích, thể hiện tình yêu cuộc sống bằng lối sống đẹp. Đề số 2 Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dƣới: Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất; Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi. Của ong bướm này đây tuần tháng mật; Này đây hoa của đồng nội xanh rì; Này đây lá của cành tơ phơ phất; Của yến anh này đây khúc tình si; Và này đây ánh sáng chớp hàng mi, Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa; Tháng giêng ngon như một cặp môi gần; (Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2007, tr.22) Câu 1. Đoạn trích trên được trích từ tác phẩm nào? Của ai? Giới thiệu vài nét về tác giả đó. Câu 2. Phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ được sử dụng trong bốn dòng thơ đầu. Vì sao nhân vật trữ tình lại muốn tắt nắng, buộc gió? Câu 3. Sự thay đổi số tiếng trong câu thơ từ năm tiếng (bốn dòng đầu) sang tám tiếng (bảy dòng sau) có ý nghĩa gì? Câu 4 . Phân tích tác dụng của điệp ngữ này đây. Câu 5. Từ các hình ảnh ong bướm, tuần tháng mật, hoa của đồng nội, lá của cành tơ, yến anh, khúc tình si, nêu cảm nhận về vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên mùa xuân. Câu 6. Theo nhà thơ, chuẩn mực của mọi vẻ đẹp là gì? Quan niệm đó được thể hiện ở những câu thơ nào trong đoạn trích? Phân tích những câu thơ đó để thấy được quan niệm của tác giả. Đáp án đề đọc hiểu Vội vàng số 2 Câu 1: Đoạn trích trên được trích từ bài thơ Vội vàng của nhà thơ Xuân Diệu. - Xuân Diệu (1916 – 1985) tên thật là Ngô Xuân Diệu, là một thành viên của tổ chức Tự Lực văn đoàn.
Ông là một nhà văn hoá lớn có sức sáng tạo mãnh liệt, bền bỉ và sự nghiệp văn học phong phú. Câu 2: Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bốn dòng thơ đầu: điệp ngữ (tôi muốn), ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (tắt nắng, buộc gió), điệp từ cho, đừng. - Hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ được sử dụng trong bốn dòng thơ đầu là: Điệp ngữ tôi muốn nhấn mạnh “cái tôi” chủ quan, “cái tôi” ƣớc muốn, khao khát rất đặc trưng cho ý thức cá nhân không chỉ của Xuân Diệu mà còn của văn học hiện đại Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945.Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác tắt nắng, buộc gió thể hiện ước muốn phi lí của “cái tôi” chủ quan: ước muốn chế ngự, chi phối hiện tượng thiên nhiên khách quan, vĩnh hằng, bất biến.Điệp từ cho, đừng mang đến sắc thái van nài, khẩn khoản, cho thấy mục đích tắt nắng, buộc gió không phải vì ghét nắng, gió mà vì một nguyên cớ rất nhân văn: muốn níu giữ lại vẻ đẹp, những “màu”, những “hương” của cuộc đời và muốn nâng niu nó, muốn trân trọng, gìn giữ những vẻ đẹp đó trong lòng. - Tác giả muốn tắt nắng, buộc gió là để nắng đừng làm phai màu, gió đừng thổi cho hương đời bay xa. Cách nói rất thơ, rất lãng mạn của thi nhân thể hiện niềm yêu, niềm say đắm vô cùng của thi nhân. Xuân Diệu quá đắm say với hương sắc của cuộc đời nên luôn luôn muốn nâng niu, trân trọng, giữ gìn nó, luôn muốn ấp iu trong lòng, trong tâm hồn tha thiết yêu của mình. Câu 3: Sự thay đổi số tiếng trong câu thơ từ năm tiếng (bốn dòng đầu) sang tám tiếng (bảy dòng sau) nhu để nói cho đủ, cho thỏa niềm say đắm thiên nhiên, say đắm cuộc đời trong lòng thi nhân. Câu 4: Tác dụng của điệp ngữ này đây: Gợi cảm xúc chủ quan của nhân vật trữ tình: cảm giác hân hoan, sung sƣớng, nhƣ reo lên của thi nhân.Gợi sự giàu có, phong phú đến mức thừa thãi, tuyệt vời, say đắm của hương sắc cuộc đời.Thể hiện cảm quan về cuộc sống của Xuân Diệu: sự hiện hữu của hƣơng sắc cuộc đời, của thiên nhiên, cuộc sống nơi trần thế, không phải ở nơi xa xôi mà gần gũi ngay trước mắt, không phải ở tương lai hay quá khứ mà ngay trong lúc này. Câu 5: Các hình ảnh ong bướm, tuần tháng mật, hoa của đồng nội, lá của cành tơ, yến anh, khúc tình si được Xuân Diệu nhìn qua lăng kính của tình yêu, bằng ánh mắt chiêm ngưỡng yêu đương, được cảm nhận bằng trái tim mê đắm và nhất là bằng khát khao được sở hữu, chiêm ngưỡng, tận hưởng, chiếm lĩnh. - Với các hình ảnh đó, Xuân Diệu dẫn người đọc vào một khu vườn mùa xuân không chỉ chan chứa xuân sắc mà còn phơi phới xuân tình. Câu 6: Theo Xuân Diệu, chuẩn mực của mọi vẻ đẹp là con người, thiên nhiên muốn đẹp phải so sánh với con người - Những câu thơ trong đoạn trích được thể hiện quan niệm đó là: Và này đây ánh sáng chớp hàng mi: Ánh sáng của buổi sớm không phải tỏa ra từ mặt trời. Ánh dương buổi bình minh tuyệt vời ấy như tỏa ra sau cái chớp mắt của hàng mi thiếu nữ. Sau cái chớp mắt, ánh sáng tỏa ra muôn nơi, chan chứa khắp thế gian, đem đến sự sống, đem đến niềm yêu say đắm cho khắp thế gian.Tháng giêng ngon như một cặp môi gần: Vẻ đẹp tuyệt vời của mùa xuân được cảm nhận thông qua nụ hôn mê đắm, quyến rũ, tình tứ, ngọt ngào, hạnh phúc của lứa đôi trai gái. Đề số 3 Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Ta muốn ôm Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn; Ta muốn riết mây đưa và gió lượn, Ta muốn say cánh bướm với tình yêu, Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều Và non nước, và cây, và cỏ rạng, Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng, Cho no nê thanh sắc của thời tươi; - Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi! (Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2007, tr.23) Câu 1. Nêu đại ý của đoạn trích. Câu 2. Điệp ngữ ta muốn lặp đi lặp lại nhiều lần có tác dụng gì? Câu 3. Phân tích ý nghĩa biểu đạt của các động từ: riết, say, thâu và các tính từ - từ láy mơn mởn, chuếnh choáng, đã đầy, no nê. Câu 4. Phân tích nhịp điệu của lời thơ. Câu 5. Vì sao tác giả lại viết xuân hồng mà không phải xuân xanh (như Nguyễn Bính) hay xuân chín (như Hàn Mặc Tử)? Có thể bạn quan tâm: Phân tích bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu Đáp án đề đọc hiểu Vội vàng số 3 Câu 1: Đại ý của đoạn trích: cách thực hành lối sống “vội vàng” của Xuân Diệu
Câu 2: Điệp ngữ ta muốn lặp đi lặp lại nhiều lần có tác dụng nhấn mạnh khát vọng chủ quan của thi sĩ. Tác giả chuyển từ tôi ở đoạn đầu sang ta - vẫn là con người cá nhân – như để căng mình ra ôm cho trọn, cho đủ. Câu 3: Ý nghĩa biểu đạt của các động từ: riết, say, thâu và các tính từ - từ láy mơn mởn, chuếnh choáng, đã đầy, no nê là: - Các động từ mạnh (loại động từ tác động) ôm, riết, say, thâu chỉ hành động chiếm lĩnh, theo mức độ tăng dần, vội vàng, cuống quýt, thể hiện khát vọng giao cảm, hoà nhập với thiên nhiên, với cuộc đời đến tận độ của thi nhân. - Các tính từ - từ láy chuếnh choáng, đã đầy, no nê chỉ mức độ tràn trề, thừa thãi, thể hiện xúc cảm cuồng nhiệt, ào ạt và sự giao cảm đã đạt đến tận độ. Câu 4: Lời thơ có nhịp nhanh, gấp gáp. Điệp từ ta muốn cùng lối vắt dòng (Và non nước, và cây, và cỏ rạng, Cho chuếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng, Cho no nê thanh sắc của thời tươi) khiến lời thơ như hối hả tuôn trào mà vẫn chưa kịp với xúc cảm say mê, dạt dào trong tâm hồn thi sĩ. Nhịp thơ góp phần thể hiện rõ sự vội vàng, cuống quýt, như chạy đua với thời gian để tận hưởng cuộc sống xanh non, biếc rờn của “cái tôi” đầy ham muốn. Câu 5 : Xuân Diệu viết là xuân hồng chứ không phải xuân xanh (như Nguyễn Bính) hay xuân chín (như Hàn Mặc Tử) vì xuân hồng là mùa xuân đương độ đẹp nhất, “ngon” nhất, căng tràn sức sống nhất, nó đã qua cái thì xanh và còn chưa đến mức chín. Câu thơ là đỉnh điểm của cảm xúc thác lũ, vừa đầy cảm giác mê đắm vừa đảm bảo sự trong sáng, thanh sạch, rất phù hợp với quan niệm sống của thi sĩ họ Ngô. Xem thêm: Sơ đồ tư duy Vội vàng ----------- Trên đây là một số đề đọc hiểu Vội vàng của Xuân Diệu mà THPT Ngô Thì Nhậm đã sưu tầm được, mong rằng sẽ giúp ích cho các em trong quá trình ôn tập tại nhà!
0 notes
inducthanh · 7 months
Text
Làm thế nào để in sách A5 tự tin và chuyên nghiệp
Một cuốn sách A5 đẹp không chỉ phụ thuộc vào hình thức bên ngoài mà còn cả nội dung bên trong. Để tận dụng không khí tươi mới của mùa xuân, hãy lựa chọn chủ đề và nội dung phù hợp với mùa này. Dưới đây là một vài gợi ý:
Sách ảnh du lịch mùa xuân: Bạn đã có một chuyến du lịch mùa xuân tuyệt vời và muốn lưu giữ những khoảnh khắc đó? Hãy in chúng thành một cuốn sách ảnh A5! Sắc hoa anh đào rực rỡ, khung cảnh thiên nhiên tươi xanh hay những lễ hội truyền thống mùa xuân sẽ trở nên sống động hơn qua những bức ảnh.
Nhật ký cá nhân mùa xuân: Mùa xuân là thời điểm vạn vật sinh sôi, cũng là lúc con người ta dễ dàng cảm thấy hứng khởi và tràn đầy năng lượng. Sử dụng một cuốn sổ A5 để ghi lại những suy nghĩ, cảm xúc và mục tiêu trong mùa xuân sẽ giúp bạn lưu giữ những khoảnh khắc ý nghĩa và theo dõi sự phát triển của bản thân.
Sách dạy nấu ăn mùa xuân: Mùa xuân thường gắn liền với các món ăn thanh đạm và tươi ngon. Bạn có thể in một cuốn sách A5 tập hợp các công thức nấu ăn mùa xuân, chẳng hạn như gỏi cuốn, bánh tét, chè hoa cau,... Cuốn sách này sẽ là một món quà tuyệt vời cho những người yêu thích ẩm thực.
Thơ ca và truyện ngắn mùa xuân: Mùa xuân là nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà thơ và nhà văn. In một tập thơ hoặc truyện ngắn lấy cảm hứng từ mùa xuân sẽ là một cách tuyệt vời để bạn thể hiện sự sáng tạo và lưu giữ những khoảnh khắc đẹp.
Tumblr media
Thiết kế và bố cục trang sách
Sau khi lựa chọn chủ đề và nội dung, bước tiếp theo là thiết kế và bố cục trang sách. Đối với sách A5, không gian trang sẽ tương đối hạn chế, vì vậy cần chú ý đến sự đơn giản, tinh tế và hài hòa.
Màu sắc: Sử dụng tông màu pastel nhẹ nhàng hoặc màu sắc rực rỡ của hoa cỏ mùa xuân sẽ tạo cảm giác tươi mới và vui mắt.
Font chữ: Chọn font chữ dễ đọc, thanh thoát và phù hợp với nội dung. Kiểu chữ viết tay mềm mại có thể phù hợp với sách thơ ca, trong khi font chữ serif cổ điển sẽ hợp với sách dạy nấu ăn.
Hình ảnh: Hình ảnh đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút người đọc. Sử dụng hình ảnh chất lượng cao, có độ phân giải phù hợp với kích thước in. Đối với sách ảnh, hãy sắp xếp bố cục ảnh hợp lý, tránh nhồi nhét quá nhiều ảnh trên một trang.
Trang trí: Bạn có thể thêm các họa tiết trang trí đơn giản như hoa lá, chim muông, ong bướm để tăng thêm nét đẹp mùa xuân cho trang sách. Tuy nhiên, hãy đảm bảo các họa tiết này không làm rối mắt và che khuất nội dung chính.
Lựa chọn chất liệu giấy và phương pháp in
Chất liệu giấy và phương pháp in ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và vẻ đẹp của cuốn sách A5.
Giấy: Giấy in A5 thường có định lượng từ 80gsm đến 120gsm. Giấy dày hơn sẽ cho cảm giác sang trọng và bền đẹp hơn, tuy nhiên cũng sẽ làm tăng trọng lượng của sách. Giấy mỹ thuật với vân nhẹ hoặc giấy có màu sắc nhẹ nhàng cũng là những lựa chọn thú vị cho sách mùa xuân.
Phương pháp in: In kỹ thuật số là phương pháp phổ biến nhất để in sách A5. Phương pháp này cho phép in theo yêu cầu với số lượng ít, phù hợp với nhu cầu cá nhân. Nếu bạn muốn in số lượng lớn, in offset sẽ tiết kiệm chi phí hơn.
 Nguồn Bài Viết:
cách in sách a5
0 notes
marianne-andrea · 7 months
Text
Biết không, mình thấy còn rất nhiều điều cần mình rèn luyện thêm, nhưng ít nhất mình biết mình đang đi đúng đường. Và trong khoảng cách một bước chân trong cuộc đời, ít nhất mình nhìn rõ được.
Đi bộ loanh quanh khiến mình có nhiều thời giân hơn để nhìn kỹ con đường mình đi và xung quanh nó. Có cái lợi của sự bỏ lỡ, có vẻ đẹp mà mình cứ dặn sẽ đi xem khi rảnh rôi nhưng khi rảnh rồi chẳng đi, có nơi im lặng để tự nhìn lại và biết ơn, điều những đóa hoa của cuộc sống, cũng có mình trong gương và chút thơ dại mình muốn ngược đường để với tới.
Hai bím tóc, mũ lưỡi trai đen, quần jeans ống suông và đôi giày thể thao thoải mái, cùng chiếc hoodies dày và chiếc khẩu trang vải. Mọi thứ đều là hàng yêu thích và thể hiện được con người trẻ con, hoang dại của mình.
Mình thích cảm giác bí ẩn mà bình yên khi bước vào bất kỳ vườn bán cây nào. Rợp bóng mát. Có ngôi nhà gỗ đơn sơ cùng khoảng sân đầy cây cảnh, bonsai. Giữa hai bên là xô bồ, nhà gạch, cao tầng. Có khu vườn đầy hoa và nắng. Hoa đầy màu sắc, cây thủy sinh, có cả bonsai nho nhỏ, ong bướm và một con đường bên hông sạch sẽ, thẳng tắp. À, một quý cô hời hợt nữa. Có quầy bon sai nhỏ giữa hàng cây cảnh uốn lượn, cao lớn, cùng một chú chó đáng yêu và cô chủ thân thiện. Có những vườn hoa lung linh. Có những vườn hoa sang trọng. Còn có những người thật khéo léo, họ thật sự thấy được nghệ thuật bên trong những đóa hoa.
14/10/2023
0 notes
thiendoanng · 8 months
Text
(599)*423 / TÌNH BƠ VƠ MONG CHỜ TƯỞNG NHỚ .
Tình gắn bó như sông với nước , Yêu thương hoài ,vọng tưởng có nhau . Trớ trêu con tạo cơ cầu , Con thuyền cách bến biết đâu tìm bờ ?
Mình mơ mộng ngây thơ tự thuở , Cuộc lưu đày dang dở đi hoang . Bao nhiêu cay đắng phũ phàng , Muộn màng số phận bẽ bàng tơ duyên .
Sống lăn lóc thuyền quyên thân gái , Giữa trần đời kéo mãi thương đau . Lấm lem mưa nắng dãi dầu , Thân thương chẳng mấy dưới bầu nhân gian …?
Hồn ma bước vội vàng đêm tối , Đi lang thang trôi nổi giữa vời ? Lệ sầu uất nghẹn đầy vơi , Ôm lòng nức nở hận đời lao đao …!
Từng ao ước dạt dào ong bướm , Đôi cánh vàng phủ ướm hình hài . Lim dim hơi thở khoan thai , Mặn nồng ân ái kéo dài trăng thanh …
Anh tha thiết sau mành bất tận , Hai thân kề cận cõi Bồng Lai . Mân mê đắm đuối non đoài Đi vào hang động lạc loài Uyên Ương ..
Thiên Đàng chốn yêu đương trăn trở , Bao vấn vương thương nhớ bơ phờ… Chuyện tình lẻ bóng chơ hơ , Sao đành phiêu bạt hải hồ đợi mong …!
Căn gác nhỏ tơ lòng trống vắng , Bỏ đi rồi đăng đẵng ngàn khơi . Chao ơi chỉ có kêu trời , Để em đau nhói chợ đời bơ vơ …!
Tình tuyệt diệu ban sơ gởi gắm , Vòng tay choàng sưởi ấm thịt da … No căng oằn oại đẫy đà , Mình còn đâu nữa để mà mây mưa…!…?
Bình minh chiếu trời vừa ló dạng , Chói nắng hồng soi sáng không gian . Nước mắt tuôn chảy hai hàng , Hồi hôm nằm mộng rụa ràng trong mơ …
Anh xa cách trông chờ một cõi , Khi nào được…tiếp nối…miên man .? Chắt chiu cảm khoái lâm sàng , Canh khuya thức trắng cùng chàng với em …
Mơ ước…tháng 12 năm 1988 . Ghi lại . Antioch, California USA Ngày 09 tháng 4 năm 2017 Nguyễn Doãn Thiện
Ảnh minh hoạ : Chân dung Tác Giả Thi Sĩ Nguyễn Doãn Thiện và phu ngân Lê Thị Huyền Nga .( Hình chớp tháng 8/2010 ) 64-61 tuổi . Tại Thượng Hải , Trung Cọng .
Tumblr media
0 notes
bengoan · 8 months
Text
(599)*423 / TÌNH BƠ VƠ MONG CHỜ TƯỞNG NHỚ .
Tình gắn bó như sông với nước , Yêu thương hoài ,vọng tưởng có nhau . Trớ trêu con tạo cơ cầu , Con thuyền cách bến biết đâu tìm bờ ?
Mình mơ mộng ngây thơ tự thuở , Cuộc lưu đày dang dở đi hoang . Bao nhiêu cay đắng phũ phàng , Muộn màng số phận bẽ bàng tơ duyên .
Sống lăn lóc thuyền quyên thân gái , Giữa trần đời kéo mãi thương đau . Lấm lem mưa nắng dãi dầu , Thân thương chẳng mấy dưới bầu nhân gian …?
Hồn ma bước vội vàng đêm tối , Đi lang thang trôi nổi giữa vời ? Lệ sầu uất nghẹn đầy vơi , Ôm lòng nức nở hận đời lao đao …!
Từng ao ước dạt dào ong bướm , Đôi cánh vàng phủ ướm hình hài . Lim dim hơi thở khoan thai , Mặn nồng ân ái kéo dài trăng thanh …
Anh tha thiết sau mành bất tận , Hai thân kề cận cõi Bồng Lai . Mân mê đắm đuối non đoài Đi vào hang động lạc loài Uyên Ương ..
Thiên Đàng chốn yêu đương trăn trở , Bao vấn vương thương nhớ bơ phờ… Chuyện tình lẻ bóng chơ hơ , Sao đành phiêu bạt hải hồ đợi mong …!
Căn gác nhỏ tơ lòng trống vắng , Bỏ đi rồi đăng đẵng ngàn khơi . Chao ơi chỉ có kêu trời , Để em đau nhói chợ đời bơ vơ …!
Tình tuyệt diệu ban sơ gởi gắm , Vòng tay choàng sưởi ấm thịt da … No căng oằn oại đẫy đà , Mình còn đâu nữa để mà mây mưa…!…?
Bình minh chiếu trời vừa ló dạng , Chói nắng hồng soi sáng không gian . Nước mắt tuôn chảy hai hàng , Hồi hôm nằm mộng rụa ràng trong mơ …
Anh xa cách trông chờ một cõi , Khi nào được…tiếp nối…miên man .? Chắt chiu cảm khoái lâm sàng , Canh khuya thức trắng cùng chàng với em …
Mơ ước…tháng 12 năm 1988 . Ghi lại . Antioch, California USA Ngày 09 tháng 4 năm 2017 Nguyễn Doãn Thiện
Ảnh minh hoạ : Chân dung Tác Giả Thi Sĩ Nguyễn Doãn Thiện và phu ngân Lê Thị Huyền Nga .( Hình chớp tháng 8/2010 ) 64-61 tuổi . Tại Thượng Hải , Trung Cọng .
Tumblr media
0 notes
phantranghy-blog · 10 months
Text
Như là đóa hoa
Tumblr media
Như là đóa hoa
      Sinh thời Phạm Duy từng phơi lòng mình “Sinh ra từ mùa Thu, nhưng tôi yêu mùa Xuân. Quanh năm tôi gọi “Xuân ới Xuân ơi”! Xuân không bao giờ bỏ tôi đâu!”*
      Chính cõi lòng ấy, Phạm Duy đã tạo nên những ca từ tươi vui, mượt mà chào đón Xuân. Trong một số bản nhạc của ông viết về Xuân, những ca từ ấy như là đóa hoa Xuân dâng hiến cho đời.
      Đầu tiên, trong bài Xuân Nồng (1956), với lời ca vẽ lên không gian xuân. Này là “nắng khắp phố phường”, “hoa cười lên hương”, “máu Xuân trong lòng tràn lan trong gió cong” cho người cảm thụ như thấy xuân rạo rực trong từng nốt nhạc của Phạm Duy, như thấy xuân tình tứ cùng cõi đất trời thấm đẫm tình yêu. Dù không áp dụng thi pháp của thơ, nhưng chính những giai điệu, những cung bậc của âm nhạc khơi gợi cả không gian nghệ thuật. Đó là “trời xanh”, “hương xuân la đà”, “trời tự do”, “lũ bướm quanh co”, “đường tơ”, “nẻo mơ”. Chính không gian xuân ấy đã đưa Phạm Duy mơ mộng về một cuộc đời tươi đẹp, về cuộc sống hoan ca:
          Có tiếng guốc kéo vang trên phố vắng
          Đưa tôi ra gặp ngay ánh nắng
          Có tiếng hát giáo đường trong gió sớm
          Đưa tôi về cuộc đời đầm ấm.
      Hòa cùng mùa Xuân, tác giả như muốn trải nỗi lòng cùng người và cảnh. Nỗi lòng ấy là đóa hoa nồng đượm hương thơm thổ lộ tình yêu đồng bào, đất nước này khi độ xuân sang: “Yêu người dân, Xuân nồng tình doan”.
      Còn đây là Xuân Thì (1953), ca từ như một bài thơ. Ca từ gợi lên mơ ước của bao người khi Xuân về. Mơ ước ấy vẫn mãi là mơ ước từ bao đời nay, không riêng của người dân Việt mà là giấc mơ chung của nhân loại:
          Đường đi êm quá
          Có phải giấc mơ đã thành tiếng thơ
          Trời không mưa gió
          Mẹ bế con thơ, con bú say sưa.
      Mỗi khi nghe bài này, tôi thấy lòng mình được xoa dịu nỗi đau. Như bỏ sau lưng những “mùa chinh chiến”, những “giận hờn”, “cô đơn” để mà trao “những lời yêu mến nhau”, để tình duyên ngập tràn cả Nam, Bắc, Tây, Đông. Đây là niềm tin của bao người như đóa hoa chớm nở, như “tình Xuân chớm nở đêm qua” sẽ bỏ những đau buồn, mất mát, tiếc thương để chào đón nàng Xuân, chào đón yêu thương, mừng vui chào đón “tin lành” tràn về khắp chốn:
          Tình ra núi Bắc, non Đông
          Duyên về tới chốn Nam sông, Tây rừng
          Gọi đàn chim trắng như bông
          Tin lành đưa xuống khắp vùng trên đất nước ta
          Êm êm tiếng hát trăng tà
          Tình soi trên phím tay ngà gái trinh
          Người ôm nhân loại trong mình
          Cười tuôn nước mắt cho Xuân tình dấy men.
      Mỗi độ Xuân về, những âm vang của những ca khúc về mùa Xuân rạo rực vang lên làm bừng tỉnh cả đất trời. Thiên nhiên ngời ngời hương sắc mùa Xuân. Hòa trong tiếng nhạc của đất trời, bài ca Hoa Xuân (1953) được ra đời. Trong bài ca này, thiên nhiên qua những âm giai hiện ra bằng những hình ảnh vừa ước lệ, ẩn dụ vừa chi tiết, cụ thể. Hình ảnh ấy là “bãi cỏ non”, “gió Xuân”, “hoa cười”, “nắng vàng son”, “lũ ong lên đường cánh tung tròn”, “lũ bướm lả lơi”. Đặc biệt, hình ảnh “hoa” và động từ “yêu” được nhắc đi nhắc lại, in dấu ấn của nàng Xuân với con người. “Hoa” được nhân hóa, gợi lên thứ tình cảm trân quý mà nàng Xuân dành trọn cho con người, đặc biệt là nông dân và người lính:
          Hoa chẳng yêu lũ bướm lả lơi
          Muốn yêu anh vác cày trên đồi
          Hay là yêu chiến sĩ ngàn nơi
          Thấy hoa tươi cười bỗng thương đời.
      Từ hình ảnh “hoa”, tác giả thể hiện cái tình của lòng mình với mùa Xuân. “Hoa” là cái cớ để chàng trai, nhạc sĩ Phạm Duy khi trẻ hát lên khúc hát dâng hiến cho đời:
          Xuân! Hoa còn tươi mãi
          Hoa vì nhân thế biết sum vầy cuộc vui
          Xuân! Hoa nở vì ai
          Tay nhịp bàn tay cùng đắp xây ngày mai.
      “Hoa” là phẩm vật của thiên nhiên tặng cho con người. Giờ, “hoa” là tặng phẩm tình yêu của chàng thi sĩ – nhạc sĩ dâng tặng nàng thơ xuân sắc trong tiếng hát mừng của đàn em thơ trẻ:
          Có một chàng thi sĩ miền quê
          Ngắt bông hoa biếu người xuân thì
          Có một đàn em bé ngoài đê
          Hát câu i tờ đón xuân về.
      Xuyên suốt bài hát là hình ảnh “hoa” và “xuân” cứ lặp đi lặp lại vẽ lên mùa xuân thái bình, an lạc với “hoa xuân phép lạ ra màu”, “người cùng mùa đã thoát vực sâu”, với “sức reo hoa nở lúc Xuân đầu”. “Hoa Xuân” chính là tiếng lòng nở hoa của Phạm Duy muốn phơi tình cùng nhân thế: “Xuân! Hoa là tình tôi/ Đua nở cùng ai cùng quyến luyến mọi nơi”. Tiếng lòng ấy của Phạm Duy như nói hộ tình của bao người với lòng cầu chúc, ước mong đất trời, quê hương, con người mãi an lạc, thái hòa, hạnh phúc:
          Có một bầy thôn nữ nhìn hoa
          Chúc cho Xuân vui vẻ thái hòa
          Có một vài tóc trắng thầm mơ
          Ước cho hoa nở mãi không già.
      Còn đây là thổ lộ của Phạm Duy khi sáng tác bản Xuân Ca (1961): “Cũng trong dòng nhạc tâm linh, tôi soạn bài XUÂN CA, lần này không phải là hành khúc hay âu ca mà là dân ca phát triển. Trong bài này, tôi muốn nói mùa Xuân của tôi đã có ngay trong đêm tân hôn của cha mẹ tôi. Xuân như mặt trời nổ trong lòng mẹ, rồi từ đó, tôi ra đời, góp chung câu gào thiết tha cho mùa Xuân vĩnh cửu. Nếu tôi chết đi, xin cho tôi được tái sinh nhiều lần để tôi tiếp tục đi mãi trong mùa Xuân. Bài XUÂN CA được soạn theo ngũ cung Việt Nam”**
       Dựa trên những tâm tình của Phạm Duy, và mỗi khi nghe Xuân Ca, tôi nghĩ đây là khúc ca hoan lạc đầy chất người. Khúc hoan ca ấy là tình yêu, là cội mầm của sự sống, là phát khởi bao điều để thành hình hài, thành tình yêu của đất trời, tình yêu của cha mẹ, rồi đến tình yêu của anh, của em. Khúc hoan ca ấy là “hoa của đất”***. Cứ thế tình yêu xoay vần theo từng hơi thở của tạo hóa trong “một đêm gối chăn phòng the đón cha mẹ về” để “bừng reo rồi theo nắng lên từ cha chói chan lòng mẹ”, rồi “chung câu gào thiết tha” cùng cất lời ca “hát Xuân thật dài”. Đến khi thanh xuân, “sang bến yêu”, “tìm gió trăng”, căng ngời sức sống yêu đương, khát khao luân hồi trong cõi yêu hoan lạc.
       Nghe “Xuân Ca”, và nhất là mỗi khi nghe điệp khúc Xuân Xuân ơi, Xuân ới, Xuân ơi/ Xuân Xuân ơi, Xuân ới, Xuân ơi lặp lại nhiều lần, ta như nghe tiếng réo gọi mùa Xuân, nàng Xuân. Đó là tiếng gù của con chim cu gọi mái, là tiếng huýt sáo của hải mã, là tiếng gầm gừ của hươu đỏ lúc động tình…; là tiếng đàn môi, tiếng khèn xao động cả núi rừng gọi bạn; là tiếng gọi tình em, gọi tình anh trong cõi vô thường. Trên hết là tiếng gọi tình khát khao cuộc sống trần gian này. Rất đời thường, nhưng đầy dư vị của cuộc đời qua âm thanh “ơi”, “ới”. Tiếng “ơi”, “ới” như lan cả đất trời Xuân, thấm vào tận dòng máu cuồng nhiệt yêu đương tạo men say tình ái, ngất ngây như thuở A-đam cùng E-va ăn trái cấm.
       Nhiều nhạc sĩ đã cống hiến những bài ca Xuân cho người yêu nhạc. Và với Phạm Duy cũng thế, những bài ca Xuân của ông vẫn vang lên khắp chốn, góp một nét riêng báo tin mừng cho nhân thế đón chào Chúa Xuân. Trong những bài ca Xuân ấy, tôi như nghe tiếng lòng của ông: “Vì yêu, yêu nước, yêu nòi/ Ngày Xuân tôi hát nên bài tình ca/ Ruộng xanh tươi tốt quê nhà/ Lòng tôi đã nở như là đóa hoa” (Tình Ca).
       Chú thích: (*) và (**): Những Xuân Ca Trong Đời Tôi (nguồn phamduy.com)
                             (***): lấy ý tục ngữ: Người ta là hoa đất
0 notes
phuongdg · 11 months
Text
30+ Bài thơ cho bé 2 tuổi học nói, dễ nhớ và ý nghĩa
Tumblr media
2 tuổi là giai đoạn mà các bé có thể tiếp thu và ghi nhớ mọi thứ xung quanh. Vậy nên cha mẹ có thể đọc thơ cho bé 2 tuổi để cải thiện khả năng ngôn ngữ và tư duy sáng tạo cho con. Dưới đây là các bài thơ cho bé 2 tuổi mà bạn có thể tham khảo.
Lợi ích khi dạy thơ cho bé 2 tuổi
Việc dạy thơ cho trẻ 2 tuổi nói riêng và các bé nói chung mang lại rất nhiều lợi ích như: Cải thiện khả năng ngôn ngữ Khi đọc thơ cho bé nghe từ lúc còn nhỏ sẽ giúp bé phát triển khả năng ghép các vần với nhau, hỗ trợ bé tập đánh vần tốt hơn.
Tumblr media
Đọc thơ giúp cải thiện ngôn ngữ cho trẻ Bên cạnh đó, việc đọc thơ cho bé cũng sẽ giúp bé tiếp xúc với sự thú vị của các từ ngữ mới và cấu trúc câu khác nhau. Nhờ vậy mà con sẽ nhận thấy được sự linh hoạt của ngôn ngữ, giúp cải thiện khả năng ngôn ngữ của bản thân. Nuôi dưỡng sự sáng tạo, trí tưởng tượng Nội dung của những bài thơ thường sẽ gợi lên rất nhiều cảm xúc: tình cảm gia đình, những điều thú vị trong cuộc sống… theo nhiều cách khác nhau. Nhờ vậy, đây sẽ là nền tảng để nuôi dưỡng tính sáng tạo cũng như trí tưởng tượng của bé từ sớm. Phát triển trí thông minh, cảm xúc Khi bạn đọc các bài thơ về những nhân vật dũng cảm sẽ là động lực truyền cảm hứng cho bé có thể thực hiện điều tương tự. Hay bạn đọc các bài thơ về cách giải quyết những cảm xúc khó khăn cũng sẽ giúp bé có thể xác định được cảm xúc của bản thân và thấu hiểu rõ hơn.
Tumblr media
Phát triển trí thông minh, cảm xúc cho trẻ bằng cách đọc thơ Ngoài ra, những bài thơ về tình bạn, sự hy vọng cũng sẽ là niềm cảm hứng cho bé phát triển một cách cởi mở hơn.
Tổng hợp các bài thơ cho bé 2 tuổi
Những bài thơ cho bé 2 tuổi về mẹ, hoa quả, con vật… Các bé rất cần đến sự đồng hành của cha mẹ để phát triển, hoàn thiện khả năng nói của mình. Dưới đây một số bài thơ hay, ý nghĩa về chủ đề ba mẹ, hoa quả, con vật, cách chào hỏi…  để bạn đọc cho bé mỗi ngày nhé.
Tumblr media
Bài thơ cho bé 2 tuổi: Bắp cải xanh Bài số 1: Quả thị Vàng như mặt trăng Treo trên vòm lá Da nhẵn mịn màng Thị ơi! thơm quá Bài số 2: Hoa sen Hoa sen đã nở Rực rỡ đầy hồ Thoang thoảng gió đưa Mùi hương thơm ngát Bài số 3: Củ cà rốt Lá xanh Củ đỏ Lớn nhỏ Bên nhau Đất đội Ngập đầu Nhảy lên Đẹp thật! Tên em Cà-rốt Củ đỏ Lá xanh… Bài số 4: Cây dây leo Cây dây leo Bé tí teo Ở trong nhà Lại bò ra Ngoài cửa sổ Và nghển cổ Lên trời cao Hỏi vì sao? Cây trả lời: Ra ngoài trời Cho dễ thở Tắm nắng gió Gội mưa rào Cây mới cao Hoa mới đẹp. Bài số 5: Bắp cải xanh Xanh mát mát Lá cải sắp Sắp vòng tròn Lá cải non Nằm ngủ giữa. Bài số 6: Con cá vàng Con cá vàng Quàng khăn lụa Giữ nước trong Cùng bạn múa Bài số 7: Con cua Con cua tám cẳng Nghênh ngang hai càng Đeo chiếc yếm trắng Dạo chơi đồng làng Bài số 8: Con rùa Rì rà rì rà đội nhà đi chơi Tối lặn mặt trời Úp nhà đi ngủ Bài số 9: Con voi Con vỏi con voi Cái vòi đi trước  Hai chân trước đi trước  Hai chân sau đi sau  Còn cái đuôi đi sau rốt Em xin kể nốt  Cái chuyện con Voi Bài số 10: Mèo kêu Con mèo kêu meo meo Con heo kêu ụt ịt Chim vui hót líu lo Ò, ó, o, o, o! Là con gà cồ gáy.
Tumblr media
Bài thơ cho bé 2 tuổi: Ong và bướm Bài số 11: Mèo con lười học Mèo con buồn bực Mai phải đến trường Bèn kiếm cớ luôn Cái đuôi tôi ốm Cừu mới be toáng Tôi sẽ chữa lành Nhưng muốn cho nhanh Cắt đuôi khỏi hết Cắt đuôi ấy chết Tôi đi học đây. Bài số 12: Bê hỏi mẹ Mẹ uống sữa lúc nào Mà sữa đầy vú mẹ? Còn con bú nhiều thế Sữa lại chạy đi đâu? Kìa, mẹ không nói Lại cứ cười là sao? Bài số 13: Ong và bướm Con bướm trắng Lượn vườn hồng Gặp con ong Đang bay vội Bướm liền hỏi Rủ đi chơi Ong trả lời Tôi còn bận Mẹ tôi dặn Việc chưa xong Đi chơi rong Mẹ không thích Bài số 14: Yêu mẹ Mẹ đi làm Từ sáng sớm Dậy thổi cơm Kho thịt cá Em kề má Được mẹ thơm Ôi mẹ ơi! Yêu mẹ lắm. Bài số 15: Mẹ và cô Buổi sáng bé chào mẹ Chạy đến ôm cổ cô Buổi chiều bé chào cô Rồi sà vào lòng mẹ Mặt trời mọc rồi lặn Trên đôi chân lon ton Hai chân trời của con Là mẹ và cô giáo. Bài số 16: Trăng sáng Sân nhà em sáng quá Nhờ ánh trăng sáng ngời Trăng tròn như cái đĩa Lơ lửng mà không rơi Nhưng hôm nào trăng khuyết Trông giống con thuyền trôi Em đi trăng theo bước Như muốn cùng đi chơi Bài số 17: Chiếc đồng hồ Em đang say ngủ Quên cả giờ rồi Chú đồng hồ nhắc Reng! Reng! Dậy thôi! Gà trống dậy sớm Mèo lười ngủ trưa Còn em đi học Đi cho đúng giờ. Bài số 18: Cháu chào ông ạ Chú chim bạc má Đậu trên cành cao Gặp ông chim chào: – Cháu chào ông ạ! Bạn chim ngoan quá! Bài số 19: Đi nắng Có con chim chích Nó đậu cành xoan Nó kêu ai ngoan Thì nghe lời nó Đi nắng phải có Nón mũ mà che Hễ ai không nghe Thì chim không thích Bài số 20: Đi dép Chân được đi dép Thấy êm êm là Dép cũng vui lắm Được đi khắp nhà. Những bài đồng dao cho bé 2 tuổi Ngoài những bài thơ cho bé 2 tuổi ở trên thì bạn có thể sưu tầm thêm những bài đồng dao hay dưới đây. Chắc chắn các bé sẽ rất thích khi được nghe đó.
Tumblr media
Bài đồng dao cho bé 2 tuổi Bài số 1: Cốc cốc cốc Cốc cốc cốc Ai gọi đó Tôi là thỏ Nếu là thỏ Cho xem tai Cốc cốc cốc Ai gọi đó Tôi là nai Nếu là nai Cho xem gạc Bài số 2: Dưa Dưa chuột cậu ruột dưa gang. Dưa gang họ hàng dưa hấu Dưa hấu là cậu bí ngô. Bí ngô là cô đậu nành. Đậu nành là anh dưa chuột Bài số 3: Con gà cục tác Con gà cục tác lá chanh Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi Con chó khóc đứng khóc ngồi Mẹ ơi, đi chợ mua tôi đồng riềng... Bài số 4: Cút ca, cút kít Cút ca, cút kít, Làm ít, ăn nhiều, Nằm đâu, ngủ đấy, Nó lấy mất của, Lấy gì mà kéo Bài số 5: Đồng dao về củ Ngồi chơi trên đất Là củ su hào Tập bơi dưới ao Đen xì củ ấu Không cần phải nấu Củ đậu mát lành Lợn thích củ hành Chó đòi riềng sả Củ lạc đến hạ Có hạt uống bia Nước mũi ông hề Là củ cà rốt Bài số 6: Bà còng đi chợ trời mưa Bà còng đi chợ trời mưa Cái tôm cái tép đi đưa bà còng Đưa bà tới quãng đường cong Đưa bà vào tận ngõ trong nhà bà Tiền bà trong túi rơi ra Tép tôm nhặt được trả bà mua rau Bài số 7: Con vỏi con voi Con vỏi con voi Cái vòi đi trước Hai chân trước đi trước Hai chân sau đi sau Còn cái đuôi đi sau rốt. Tôi xin kể nốt Cái chuyện con voi: Con vỏi con voi... Bài số 8: Chim Sáo đen là em gà cồ Gà cồ là cô sáo sậu Sáo sậu là cậu chim ri Chim ri là dì tu hú Tu hú là cậu sáo đen! Bài số 9: Vỗ tay vỗ tay Vỗ tay, vỗ tay Bà cho ăn bánh Không vỗ tay Bà đánh trên tay Bài số 10: Dậy sớm Gió dậy sớm tập chạy Chim dậy sớm tập bay Bé dậy sớm cùng bố Tập đưa tay dang chân Có thể bạn quan tâm: Tuyển tập những câu thơ về mẹ ngắn hay và ý nghĩa nhất Top 7 truyện thần thoại Việt Nam không thể bỏ qua Có thể nói việc dạy thơ cho bé 2 tuổi là vô cùng hữu ích, không chỉ giúp các bé nhận thức về mọi vật xung quanh mà còn phát triển khả năng ngôn ngữ hiệu quả. Vậy nên, ba mẹ hãy lưu lại những bài thơ, bài đồng dao ở trên để có thể đọc cho bé những lúc rảnh rỗi nhé! Read the full article
0 notes
shophoahaiha · 1 year
Text
Dat bo hoa hong do dep - Scarlet - Dien Hoa Hai Ha
” Như bướm ong kia đùa cánh nhỏ Hoa hồng tươi ngát thẹn thùng xinh Mùi hương nhè nhẹ đưa lòng nhớ Cho kẻ thương thầm khắc dạ in… “
Nhắc đến loài hoa của tình yêu thì không thể không nhắc tới hoa hồng. Hoa hồng được được mọi người gọi là nữ hoàng của các loài hoa. Bởi nó mang trong mình vẻ đẹp sắc sảo và quý phái. Ngày nay, hoa hồng ngày càng được sử dụng phổ biến trong các dịp quan trọng, trong đó có ngày sinh nhật. Dành tặng hoa hồng là dành tặng những tình cảm chân thành nhất. Mỗi loài hoa hồng lại mang một ý nghĩa khác nhau. Vậy, để chọn những loài hoa phù hợp nhất cho ngày sinh nhật. Điện hoa Hải Hà sẽ có nhân viên tư vấn giúp bạn cho ra mẫu hoa mà bạn ưng ý nhất. Bạn có thể tham khảo mẫu hoa sau: Bó hoa hồng đỏ đẹp – Scarlet.
Bó hoa hồng đỏ đẹp – Scarlet gồm:
Hoa hồng đỏ
Hoa hồng trắng
Bó hoa hồng đỏ đẹp – Scarlet mang ý nghĩa đặc biệt trong ngày sinh nhật.
Mỗi loài hoa đều có ý nghĩa riêng, vì thế dùng hoa tặng sinh nhật chính là bí quyết giúp bạn nhắn gửi tình cảm chân thành đến họ. Hồng đỏ là loài hoa tượng trưng cho tình yêu nồng nàn, lãng mạn, say đắm. Mang trong mình vẻ đẹp kiêu sa, nét quyến rũ, sang trọng và tượng trưng cho sự đam mê cháy bỏng. Nhắc đến hoa hồng là nhắc tới tình yêu lứa đôi. Vì thế hoa này được dùng làm hoa tặng sinh nhật người yêu của các cặp yêu nhau. Hay của các cặp vợ chồng dành tặng cho nhau nhân các dịp đặc biệt. Đó sẽ là lựa chọn tuyệt vời nếu bạn muốn có một món quà có ý nghĩa. Và thể hiện tình cảm của mình với những người thân yêu trong dịp sinh nhật.
Với hoa hồng trắng – nó là bí quyết giúp tôn vinh về tình yêu thánh thiện và trong sáng. Tình yêu này hoàn toàn xuất phát từ chính trái tim thơ ngây chứ không hề vướng chút đam mê vụ lời. Một người con gái nhận bó hoa hồng trắng chắc chắn rằng người đó có tâm hồn đẹp, tinh tế và ắt hẳn điều này đã làm say lòng những trái tim tình si. Đồng thời, hoa hồng trắng còn làm hoa sinh nhật tặng mẹ, món quà đặc biệt bày tỏ sự biết ơn và yêu thương đối với mẹ. Cả đời mẹ đã vất vả nuôi nấng các con, giờ là lúc các con báo hiếu dành cho mẹ. Chúc mẹ ngày càng khỏe mạnh, sống vui vẻ bên con, bên cháu.
Bó hoa hồng đỏ đẹp – Scarlet là tình cảm chân thành của người tặng.
Bó hoa sẽ là món quà vô cùng đặc biệt và tuyệt đẹp. Mang đến cho người nhận sự hạnh phúc, cảm giác vui tươi, thoải mái. Thể hiện sự tinh tế và bày tỏ tình cảm chân thành nhất của bạn dành cho người nhận. Tặng bó hoa chính là lời chúc tốt đẹp nhất đến với những người thân yêu của bạn.
Điện hoa Hải Hà vẫn còn nhiều giỏ hoa, bó hoa đẹp mang đến cho bạn một món quà ý nghĩa nhất dành tặng đến người nhận
Nguồn: https://dienhoahaiha.vn/san-pham/bo-hoa-hong-dep-scarlet/
0 notes
blogmuahang · 2 years
Text
Êm đềm trướng rủ màn che là gì?
Êm đềm trướng rủ màn che là gì?
Đây là một thành ngữ mà nhiều người đã được biết khi còn đi học trung học, trong bài viết ngày hôm nay, Blog Mua Hàng sẽ cùng bạn tìm hiểu về nghĩa của thành ngữ êm đêm trướng rủ màn che này.
https://blogmuahang.com/em-dem-truong-ru-man-che-la-gi/
Tumblr media
Nghĩa của thành ngữ êm đềm trướng rủ màn che là gì?
Trướng rủ màn che: ở đây có nghĩa là kín đáo, không phô trương, lộ liễu; cảnh sống êm đềm, đài các của con gái nhà quyền quý thời xưa.
Trong truyện Kiều Nguyễn Du viết:
“Phong lưu rất mực hồng quần
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê
Êm đềm trướng rủ màn che,
Tường đông ong bướm đi về mặc ai”
Trong đoạn thơ trên, chúng ta thấy tuổi của Thúy Kiều và Thúy Vân tuy đã “tới tuần cập kê”, đến độ tuổi lấy chồng nhưng hai nàng sống rất kỉ cương, lễ giáo. Cuộc sống “Êm đềm tướng rủ màn che” đã nói lên tính tình thùy mị, nết na, tư thế đài các. Còn thái độ “Tường đông ông bướm đi về mặc ai” để thể hiện thái độ trang trọng, lễ giáo của người đẹp. Đây cũng là cách ngợi ca kín đáo của nhà thơ về tâm hồn và phẩm hạnh của hai chị em.
Nói thêm về trướng là bức màn che cửa, có thêu hình trang trí, đẹp, sang trọng, ngày trước nhà quyền quý hay dùng. Và thành ngữ trướng rủ màn che được dùng để chỉ cuộc sống đài các, êm đềm, được nuông chiều trong sự vinh hoa phú quý của tầng lớp thượng lưu trong xã hội phong kiến, nhất là đối với các lớp con cái của họ.
Êm đềm trướng rủ màn che là gì?
Nhìn ở một góc độ khác, chúng ta có thể thấy đoạn thơ miêu tả cuộc sống giữa nhung lụa nơi lầu son gác tía khép kín ngăn cách với thế giới “hỗn tạp”, rách rưới, ồn ào bên ngoài. Như thế khiến cho con người mất dần đi mối liên hệ với cuộc sống sinh động của muôn người ngoài xã hội đời thường.
Những lo toan, những đắng cay, nhọc nhằn của người đời, cao hơn thế nữa, vận mệnh của một dân tộc, họ cũng chẳng hay biết và chẳng buồn biết tới. Chính cái hiện thực cuộc sống có được ở những người giàu sang, quyền quý xưa đã làm nảy sinh trong ý nghĩ của người đời sự so sánh nó với một lớp người trong xã hội ngày nay, chỉ biết chăm lo, vun vén cho cuộc sống riêng của mình, có tất cả rồi thì sao nhãng công việc cho đời, thu mình, khép kín lại.
Và rồi, lớp người ấy bỗng hoảng hốt khi ngẫm lại mình và nhìn ra cuộc đời sống động, thấy mình đã đứng ra ngoài để tự chiêm ngưỡng một cách vô duyên, lạc lõng. Nói trướng rủ màn che, trướng phủ màn che hay màn che trướng rủ cũng là trong cái ý ấy cả. Vừa là một nhận xét, cũng vừa là một lời chê trách nhẹ nhàng, lặng lẽ.
Còn bạn, bạn hiểu thế nào về nghĩa của thành ngữ êm đêm trướng rủ màn che? Hãy chia sẻ cùng Blog Mua Hàng trong phần bình luận bên dưới nhé!
0 notes
nhgvelvet · 2 years
Text
Câu văn thơ trong sách ngữ văn đong đầy kỉ niệm.
1. "Điểm đặc biệt của trứng muối Cao Bưu là tơi mảnh, nhiều dầu. Phần lòng trắng non, mềm, không khô, bột như những nơi khác, mấy chỗ ấy ăn vào cứ như nhai vôi vậy. Cũng chẳng đâu sánh kịp nơi này ở chỗ nhiều dầu. Như Viên Tử Tài có nói, ăn trứng vịt nên để nguyên vỏ rồi cắt làm đôi, ấy là cách dùng trong những bữa tiệc đãi khách. Lúc thường ngày, đều gõ vỡ một đầu trứng, sau đó dùng đũa chọc vào bên trong. Đầu đũa vừa đưa vào, tương đỏ sẽ trào ra. Lòng đỏ trứng muối Cao Bưu có màu đỏ bừng." - Trứng vịt Đoan Ngọ | Uông Tằng Kỳ
2. "Tôi đặt giấy chứng nhận tốt nghiệp tiểu học trong ngăn kéo của bàn đọc sách, rồi bước ra ngoài, lão Cao đã giúp tôi thuê một chiếc xe đến bệnh viện. Lúc ngang qua vườn, nhìn cây trúc đào rủ xuống kia, tôi tự nhủ với mình: Cây ba trồng, hoa đã rụng, tôi cũng chẳng còn là một đứa bé nữa rồi." - Chuyện cũ ở thành Nam | Lâm Hải Âm
3. "Một người dũng sĩ chân chính, là kẻ có can đảm đối mặt với cuộc đời ảm đạm, có can đam nhìn thẳng vào những máu tươi tuôn trào." - Kỷ niệm chị Lưu Hòa Trân | Lỗ Tấn
4. "Gửi thân phù du ở trong trời đất, xem ta nhỏ nhặt như một hạt thóc ở trong bể xanh, thương cho sự sống của ta không bao lâu, mà khen cho con sông này dài vô cùng. Vậy mà muốn được dắt tiên bay để chơi cho sung sướng, ôm lấy vừng trăng tỏ mà sống mãi ở đời." - Tiền Xích Bích | Tô Thức (Bản dịch xuôi của Phan Kế Bình)
5. "Cây đào, cây hạnh, cây lê, bạn không nhường mình, mình không nhường bạn, tất cả đều nở hoa khắp vườn. Đỏ như lửa, hồng như mây, trắng như tuyết. Có chút vị ngọt ngào trong mỗi cánh hoa. Nhắm mắt lại, hình như trên cây đã nở đầy hoa đào, hoa hạnh, hoa lê. Trong tàng hoa ấy, hàng ngàn, hàng trăm chú ong mật vo ve ồn ã, bướm xinh đủ kích cỡ bay qua bay lại. Khắp nơi đều có hoa dại: đủ mọi hình dáng, có tên, không tên, nằm trong bụi cỏ, như ánh mắt, như sao trời, nhấp nha nhấp nháy." - Xuân | Chu Tự Thanh
6. "Khổng Ất Kỷ liền đỏ mặt, từng sợi gân xanh trên trán cứ thế nổi lên, cãi rằng: Trộm sách không xem là trộm... Trộm sách... Việc người đọc sách làm, sao có thể xem là trộm được?" - Khổng Ất Kỷ | Lỗ Tấn
7. "Thanh thanh tử khâm
Du du ngã tâm
Túng ngã bất vãng
Tử ninh bất tự âm.
Thanh thanh tử bội
Du du ngã tư
Túng ngã bất vãng
Tử ninh bất lai.
Khiêu hề thoát hề
Tại thành khuyết hề
Nhất nhật bất kiến
Như tam nguyệt hề."
Kinh Thi | Khổng Tử
(Xanh xanh tà áo
Bồi hồi lòng ta
Lâu không gặp Người
Bặt âm xa vợi.
Xanh xanh thắt lưng
Tương tư dai dẳng
Lâu không gặp Người,
Người nỡ buông xuôi?
Ngày nhớ, đêm trông
Bên tường cao vợi.
Không thấy một ngày
Như ba tháng đợi.
Ẩm Vũ phỏng dịch)
8. "Một chuyến đi, những hai ba dặm đường
Bốn năm căn nhà ẩn giữa khói sương.
Sáu bảy chỗ ngồi, dừng chân phía trước
Tám chín mười cành hoa nhẹ đưa hương."
Tỏ lòng với Sơn Đông | Thiệu Ung
Bài học đầu tiên khi bước vào lớp Một.
9. "Kẻ bỏ ta mà đi, ngày hôm qua đâu thể lưu giữ.
Kẻ làm loạn tim ta, ngày hôm nay lại thêm phiền muộn.
Ngàn dặm gió hanh tiễn đưa cánh nhạn thu,
Này cũng đủ khiến ta say chốn lầu cao."
Trên lầu Tạ Diễu ở Tuyên Châu tiễn đưa chú Vân làm hiệu thư lang | Lý Bạch
10. "Tuyết rơi rồi, tuyết rơi rồi!
Một đám hoạ sĩ nhỏ cùng chơi trên tuyết.
Gà con vẽ lá trúc, cún con vẽ hoa mai, vịt con vẽ lá phong, ngựa con vẽ trăng non.
Chẳng cần màu sắc, cũng chẳng cần bút, vài bước đi là trọn một bức tranh.
Sao ếch con không tới vẽ cùng nhỉ?
À, bé đang say giấc ở trong hang."
Họa sĩ nhỏ trên nền tuyết | Trịnh Hoành Minh
11. Tí tách, tí tách, mưa rơi, mưa rơi rồi.
Mạ non ngỏ lời: "Xuống đây, xuống đây đi, tớ muốn lớn khôn."
Cành đào bồn chồn: "Xuống đi, xuống đây đi, tớ muốn đơm bông."
Hướng dương đồng thanh: "Xuống đây, xuống đây đi, tớ muốn nảy mầm."
Bé con thầm thì: "Xuống đây, xuống đây đi, tớ muốn trồng dưa."
(Mưa xuân)
12. "Tôi giục ngựa qua Giang Nam.
Đợi đến khi dung nhan mùa về như cánh sen nở rồi tàn.
Gió đông chẳng đến, liễu tháng Ba chẳng chịu tung bay.
Nơi đáy tim em như thị trấn bé nhỏ chứa đầy tĩnh mịch.
Vừa lúc hẻm nhỏ lát đá xanh chìm vào chiều muộn,
Tiếng bước chân chẳng vang, rèm xuân tháng Ba chẳng chịu vén.
Nơi đáy tim em như cánh cửa sổ khép chặt.
Tiếng vó ngựa của tôi là sự sai lầm đầy xinh đẹp,
Tôi không phải vị cố nhân trở về, tôi chỉ là người khách qua đường."
Sai Lầm | Trịnh Sầu Dư
13. "Những cảnh tượng kỳ vĩ, tráng lệ, cũng đầy khác biệt trên thế gian này, thường ẩn giữa những gian nguy cùng xa xôi, nơi ít người lui tới.' - Du Bao Thiền Sơn Ký | Vương An Thạch
14. "Cháu không biết đâu..." Bác sờ mũi mình, cười rồi nói: "Lúc bác còn nhỏ, mũi bác cũng giống mũi bố cháu, cũng vừa cao vừa thẳng đấy." "Thế tại sao..." "Nhưng sau này, đụng vào tường mấy lần, thế là mũi bị vẹo luôn."
Bác của tôi, tiên sinh Lỗ Tấn | Châu Diệp
15. "Nếu em yêu anh,
Sẽ chẳng như dây tơ hồng bấu víu cành trên
Mượn chốn cao nơi anh mà vươn cánh chính mình.
Nếu em yêu anh,
Sẽ chẳng học theo những chú chim chóc si tình
Vì chồi xanh mà ngân mãi khúc ca đơn điệu.
Cũng không chỉ như con nước dịu êm,
Quanh năm đưa tới an ủi mát lành.
Cũng không chỉ như núi non hiểm trở,
Đưa anh lên cao, đưa anh những uy nghiêm.'
Gửi cây bao | Thư Đình
16. "Mùa thu đến rồi, lá xanh chuyển vàng, một bầy chim nhạn bay về phương Nam, có khi xếp thành chữ "Nhân", có khi xếp thành chữ "Nhất". Ôi, mùa thu đến rồi!" - Mùa thu đến rồi.
17. 'Trăng sáng cong cong, thuyền gỗ nho nhỏ. Thuyền gỗ nho nhõ, hai mui thon thon. Tôi ngồi trong thuyền gỗ nho nhỏ, chỉ nhìn thấy sao xa lấp lánh, sắc trời xanh xanh.'
18. 'Cha là một người mập mạp, đương nhiên lúc đi lại sẽ phải rách việc hơn xíu. Tôi định đi rồi, cha lại không cho, đành để cha đi vậy. Tôi thấy cha đội chiếc nón nhỏ bằng vải đen, khoác lên mình áo khoác đen, bên trong mặc cái áo dài xanh thẫm, loạng choạng bước về phía đường sắt, chậm chạp đi xuống phía dưới, nhìn khó khăn quá. Ấy thế mà cha lại đi ngang qua cả đường ray, định nhảy lên sân ga bên kia, cái này thì không dễ chút nào. Cha vịn hai tay vào phía trước, hai chân co lại nhảy lên. Thân hình mập mạp của cha nghiêng về bên trái, nhìn rất cố gắng."
19. "Khi đi tha thướt cành dương,
Khi về mưa tuyết phũ phàng tuôn rơi.
Thấp cao dặm thẳng xa xôi,
Biết bao đói khát, khúc nhôi cơ cầu.
Lòng ta buồn bã thương đau,
Ta buồn ai biết, ta rầu ai hay."
Thải Vi 6 - Thi Kinh | Khổng Tử
(Bản dịch của Nguyễn Văn Thọ)
20. "Con người có hai thứ quý giá: đôi bàn tay cùng trí óc. Đôi bàn tay làm việc, trí óc nghĩ suy. Dùng tay không dùng não, không làm giỏi chuyện gì. Dùng não không dùng tay, chẳng việc gì làm được. Vừa dùng não vừa dùng tay, mới có thể sáng tạo. Tất cả những sáng tạo đều dựa vào lao động tay kết hợp trí óc."
21. "Tôi lặng lẽ ra đi,
Như khi tôi lặng lẽ đến
Vẫy tay áo thật nhẹ
Chẳng mang đi một áng mây."
Tạm biệt Khang kiều | Từ Chí Ma
22. 'Chim én bay đi, rồi cũng lại trở về. Cành liễu úa tàn, rồi cũng lại xanh tươi. Cánh đào rụng rơi, rồi cũng lại đơm bông. Nhưng, thông minh ơi, hãy nói cho tôi biết, tại sao những tháng ngày của chúng ta lại không thể trở lại?"
'Bởi có người trộm mất chúng."
"Đó là ai? Ở phương nào?"
"Họ trốn mất rồi."
'Vậy giờ họ ở nơi đâu?"
23. "Tôi yêu sự náo nhiệt, cũng yêu sự tĩnh lặng. Thích sống tập thể, cũng thích ở một mình. Như đêm nay vậy, một mình ngồi dưới ánh trăng mênh mông, có thể chẳng nghĩ về điều gì cả, cũng có thể nghĩ về tất cả mọi điều, lại thấy mình là một kẻ tự do. Những chuyện nhất định phải làm, những lời nhất định phải nói lúc ban ngày, giờ có thể bỏ mặc." Trăng chiếu hồ sen | Chu Tự Thanh
Weibo | Linh Lung Tháp
“Quảy gánh qua đồng rộng
Người đẹp anh yêu cất bước theo chồng
Vừa đi vừa ngoảnh lại
Vừa đi vừa ngoái trông
Chân bước xa lòng càng đau nhớ
Em tới rừng ớt ngắt lá ớt ngồi chờ
Tới rừng cà ngắt lá cà ngồi đợi
Tới rừng lá ngón ngóng trông
Anh tới nơi em bẻ lá xanh em ngồi
Được nhủ đôi câu anh mới đành lòng quay lại
Được dặn đôi lời anh yêu em mới chịu quay đi”
Tiễn dặn người yêu | Tình ca dân tộc Thái
0 notes
tieuduongnhi · 3 years
Text
Viết vào đây, 1 câu thơ tình mà bạn thích?
1.
Nàng nắm tay ta, neo ta nửa đời phiêu bạt
Ta hôn mắt nàng, che nàng nửa kiếp lênh đênh.
2.
Có duyên chân trời cũng sẽ gặp
Vô duyên trước mặt cũng như không.
3.
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Cúi đầu... muốn hôn anh. (Linh Lung Tháp dịch)
4.
Ánh trăng rất sáng, sáng cũng vô ích, vô ích cũng vẫn sáng.
Tớ rất thích cậu, thích cũng vô ích, vô ích cũng vẫn thích. (Linh Lung Tháp dịch)
5.
Trăng dưới nước là trăng trên trời
Người trước mặt là người trong lòng
Hướng đến tim là tim người lạ
Người không biết là người trong lòng. (Trương Ái Linh)
6.
Nếu anh nguyện ý bóc trái tim em ra từng lớp, từng lớp
Anh sẽ nhận ra, anh sẽ ngạc nhiên
Trong đó có cả mười oppa~ (Linh Lung Tháp dịch)
7.
Nắng bỏ đi và nắng không về nữa
Dốc cạn lòng chỉ thấy những cơn mưa. (Vân Jenny)
8.
Người trao có nửa nụ cười
Mà ta mất cả một đời... để quên. (Vân Jenny)
9.
Em ngược đường, ngược nắng để yêu anh
Ngược những giấc mơ của một thời nông nổi
Nơi phố xưa anh ngược chiều gió thổi
Bởi yêu anh, em ngược cả lòng mình… (Vân Jenny)
10.
Trong núi có rừng rừng có cây.
Lòng em có chàng chàng nào hay (DennisQ dịch)
11.
Năm năm tháng tháng hoa chẳng đổi
Tháng tháng năm năm người khác rồi. (Lưu Hy Di)
12.
Hoa nở là duyên, hoa tàn là nghiệt
Người đến là phúc, người đi là phận
Duyên sâu thì hợp, duyên mỏng thì tan
Vạn pháp do duyên, vạn sự tuỳ duyên
Không cưỡng không cầu, không mong không khổ
13.
Trăm lối đi chỉ mong một lối về
Trăm người cần chỉ muốn một người mong
14.
Em chỉ ước thế gian không quá rộng.
Để yêu lòng, quay lại sẽ gặp anh.
15.
Đường em đi toàn hoa và cỏ
Biết lấy gì bày tỏ với a đây
16.
Bao nhiêu cân thính cho vừa
Bao nhiêu cân bả mới lừa được anh?
17.
Không ai đưa em qua ngày giông bão
Che cho em qua những cơn mưa rào
Chỉ mình em dưới góc phố ồn ào
Đôi vai gầy chẳng biết dựa vào ai...
18.
Chỉ sợ cuộc đời không sự nghiệp
Lo gì trần thế thiếu giai nhân.
19.
Em chỉ muốn thế giới này nhỏ lại
Để khi quay đầu là có thể gặp được anh!
20.
Thế giới của em vốn dĩ rất ít người.
Nên khi bước vào anh bỗng trở thành duy nhất
21.
Người ta yêu nhau sao bình yên đến thế?
Còn mình đây: Chông chênh giữa hoa lệ
Hoa của người, còn lệ của riêng ta...
22.
Ba mươi ba thiên cung, cao nhất thiên ly hận
Bốn trăm bốn mươi bệnh, khổ nhất bệnh tương tư.
23.
Đừng cố níu những điều xa tầm với
Mây của trời hãy để gió cuốn đi.
24.
Người đi, một nửa hồn tôi mất
Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ. (Hàn Mặc Tử)
25.
Có lòng trồng hoa, hoa chẳng nở
Vô tình cắm liễu, liễu lại xanh.
26.
Lạc hoa hữu ý tùy lưu thủy.
Lưu thủy vô tình luyến lạc hoa.
Hoa rơi có ý theo nước chảy.
Nước chảy vô tình cuốn hoa trôi.
27.
Lửa đã tắt làm sao cháy lại.
Chia tay rồi mãi mãi là xa.
Trời hết mưa nhưng chưa hẳn đã nắng.
Hết yêu rồi chưa hẳn đã là quên.
28.
Bỗng thèm một cái nắm tay.
Dắt mình qua những gió lay mưa dầm.
Dắt mình qua những phố đông.
Dắt mình qua những mênh mông nỗi buồn. (Linh tumblr)
29.
Em đi qua hết tháng Ba
Chỉ mong hoa cải hiên nhà còn tươi.
Chỉ mong con nắng vẫn cười.
Chỉ mong còn giữ được người ở bên…(Linh tumblr)
30.
Bình yên nằm xa lắc
Đâu đó giữa địa cầu
Nhưng mà mình kiên nhẫn
Thì sẽ tìm thấy nhau... (Linh Tumblr)
31.
Chàng sinh, em chưa sinh
Em sinh, chàng đã già
Chàng hận em sinh muộn
Em hận chàng sinh sớm.
32.
Bầu trời vẫn xanh đến thế
Người thì vẫn đơn phương đến đáng thương
33.
Trăng kia ai vẽ mà tròn
Lòng anh ai trộm mà hoài nhớ thương.
34.
Chỉ vì người hẹn một câu
Mà ta lỡ cỡ chừng đâu một đời... (Nguyễn Thiên Ngân)
35.
Trước khi buông tay anh ra, em cũng không biết rằng
Thế giới của em lại cô độc đến như vậy
Hoa kia bừng nở, rồi lại úa tàn
Thời gian bên anh, sẽ chẳng bao giờ quay lại nữa.
36.
Có những ngày chẳng cần gì nhiều cả
Chỉ đơn giản là một cái nắm tay
Nhắm đôi mắt là có thể ngủ say
Thấy an yên vì người ở ngay cạnh
37.
Cái nắng của ngày hôm qua không thể phơi khô quần áo của ngày hôm nay.
Đừng nuối tiếc quá khứ. Cũng đừng quá lo lắng cho tương lai. Hãy sống tốt cho hiện tại.
38.
Roses are red, violets are blue.
You may not know it, but someone loves you.
39.
Cuối chân trời mây và biển hôn nhau
Bờ lặng lẽ cúi đầu không dám khóc
40.
Suốt bao năm lòng ta ưu tĩnh
Tương ngộ chàng tĩnh lặng hóa phong ba.
41.
Mười năm cách biệt muôn trùng.
Dù không cố nhớ nhưng lòng chẳng quên.
42.
Có những chuyện, chớp mắt đã thành chuyện cũ
Có những người, quay lưng đã thành người dưng... (Hiên)
43.
Hôm nay trời xanh mây trắng
Gió mát nhè nhẹ gọi nắng mai
Hương hoa đua nở gọi ong bướm
Mặt đất phẳng phiu gọi chân chàng
Chân chàng bước đến nhẹ như bông
Tim em đập lỗi vài ba nhịp
Em muốn bước bước vào nơi chàng ở
Liệu chàng có sẵn mở lòng đón em chưa ?
44.
Em đứng trên cầu ngắm phong cảnh
Người đứng trên lầu ngắm nhìn em.
45.
Bên anh nắng rồi, em còn mưa
Anh yêu ai rồi, em vẫn chưa.
46.
Anh và em như loài hoa Bỉ ngạn
Lá nhớ hoa nhưng suốt đời chẳng gặp
Chỉ hẹn kiếp sau em là loài ong bướm
Để đến bên anh vơi bớt nỗi đau này
47.
Chúng mình chẳng phải người dưng
Chẳng yêu...
chẳng bạn...
Lưng chừng thế thôi
Tình cờ giữa bảy tỉ người
Va vào nhau...
Để nửa đời đắng cay...
Chúng mình chẳng muốn buông tay
Nhưng không thể bước qua ngày bão giông... (Tiểu Tử HK)
48.
Sóng bắt đầu từ gió.
Gió bắt đầu từ đâu.
Em cũng không biết nữa.
Khi nào ta yêu nhau. (Xuân Quỳnh)
49.
Ta không thể nhắm mắt
Khi đang băng qua đường
Cũng như không thể ghét
Một người mình đã thương. (Nguyễn Thiên Ngân)
50.
Không lấy được nhau mùa hạ, ta sẽ lấy nhau mùa đông.
Không lấy được nhau thời trẻ, ta sẽ lấy nhau khi góa bụa về già.
(Tiễn dặn người yêu - Truyện thơ dân tộc Thái)
Tổng hợp cmt: group/truyen.nguoc
30 notes · View notes
thptngothinham · 5 days
Text
Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong các đoạn thơ sau: Biết bao bướm lả ong lơi ... Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh (Trích Nỗi thương mình) Đề bài: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Biết bao bướm lả ong lơi, Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm. Dập dìu lá gió cành chim, Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh. ( Trích Nỗi thương mình, Trang 107, Ngữ văn 10, Tập II,NXBGD, 2006) 1. Văn bản trên có ý chính gì? Xác định phương thức biểu đạt của văn bản ? 2. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng ở văn bản trên? 3. Những hình ảnh bướm lả ong lơi, lá gió cành chim, cuộc say đầy tháng, trận cười suốt đêm, Tống Ngọc, Trường Khanh sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó là gì? 4. Nhà thơ Nguyễn Du tỏ thái độ như thế nào với xã hội phong kiến qua văn bản trên ? Trả lời: 1. ý chính của 4 câu thơ trên là: tả cảnh sinh hoạt ở lầu xanh của Tú Bà. Phương thức biểu đạt của văn bản : miêu tả, tự sự, biểu cảm 2. - Phép đối: + Tiểu đối: Trong một câu: ; cuộc say...- trận cười...; Sớm đưa...- tối tìm... + Đại đối: Đối trong cả đoạn: Hai câu trên đối với hai câu dưới Ý nghĩa: Tạo nên sự đăng đối, cân xứng cho câu thơ - Tách từ: ong bướm lả lơi => bướm lả ong lơi; cành lá gió chim => lá gió cành chim Ý nghĩa: Thể hiện sự ê chề, nhục nhã của Thúy Kiều 3. Những hình ảnh bướm lả ong lơi, lá gió cành chim, cuộc say đầy tháng, trận cười suốt đêm, Tống Ngọc, Trường Khanh sử dụng biện pháp nghệ thuật ước lệ quen thuộc trong thơ văn trung đại. Hiệu quả nghệ thuật: vừa tả cảnh sống thực của Thuý Kiều – làm kĩ nữ ở lầu xanh vừa giữ được chân dung cao đẹp của nhân vật mà Nguyễn Du yêu quý, trân trọng. 4. Nhà thơ Nguyễn Du tỏ thái độ phê phán, lên án gay gắt cảnh lầu xanh nhơ nhớp trong xã hội phong kiến ngày xưa Tham khảo thêm: Phân tích đoạn trích Nỗi thương mình trong Truyện KiềuCảm nhận đoạn trích Nỗi thương mình
0 notes
betrangtron · 3 years
Text
Tumblr media
Chuyện con mèo
Hai năm trở lại đây, vợ chồng mình mới làm được cái vườn tươm tất. Từ hồi làm vườn xong có bao nhiêu “khách” năng tới chơi. “Khách” được chào đón lắm, mà “khách” không mời cũng nhiều. Nào chim chóc, ong, bướm, cánh cam, đến sên, sâu, rệp, nhện, kiến, lại cả mèo… Trong đó phải kể đến bạn “khách” chăm lui tới nhất là bạn mèo khoang, nói thẳng ra là bạn mèo loang lổ (vì cái màu lông của bạn í không rõ màu gì ra màu gì, kì dị hết sức).
Nhà mình thì được cả vợ cả chồng đều thích con này con kia. Mỗi lần đi chợ cây đều rẽ qua khu thú cưng ngắm mấy con chó mèo còn nhỏ chạy chơi trong lồng, nghe lũ chim hót inh tai hay đám cá bảy màu bơi lượn tung tăng trong bể. Lần đi chơi đảo núi lửa Lanzarote ở Tây Ban Nha, khu resort mình ở có bao nhiêu mèo, chẳng biết chúng nó là mèo hoang hay gì, nhưng mỗi tối ăn buffet xong hai đứa toàn len lén giấu ít thịt nguội đem gói lại cho con mèo cái đang nuôi con nhỏ, suốt ngày rúc sâu trong bụi cây. Mẹ chồng cản thì cản, được cái cả hai đều cứng đầu nên chả bữa nào nỡ bỏ đói mẹ con nhà mèo đó. Lũ mèo lông xù xịt, ăn như lợn, con mèo mẹ lúc nào cũng kéo lê miếng thịt vào bụi cây khuất khuất rồi mới cho đám con ăn. Tụi mình thì chờ chúng nó ăn sạch sẽ lại thu miếng giấy vứt vào sọt rác. Hôm nào không thấy đám mèo ở chỗ cũ lại phải lượn qua lượn lại mấy vòng tìm, mà cái vườn của resort thì bự tổ chảng.
Còn cái vườn nhà mình trước đây xấu ỉn thì chả ma nào ngó ngàng. Nói thật đến chủ nhà mở rèm ra liếc còn thấy ngán ngẩm nữa là “khách khứa” ai muốn tới chơi. Vậy nên lúc làm vườn xong có bạn này bạn nọ vãng lai, hai đứa xem chừng cũng thích thú lắm. Mình mê nhất buổi sáng mở mắt kéo rèm cái roẹt, thấy hoa nở rợp khung cửa sổ, mọc xen kẽ tầng trước tầng sau đủ các màu, cực kỳ thơ mộng. Chiều chiều hay có mấy bạn bướm trắng bướm nâu lượn qua lượn lại quanh mấy bụi hồng, hoặc mấy chị ong chăm chỉ chui cả vào mấy bông hoa lay ơn hút mật. Còn bạn mèo khoang, thì cứ giờ ăn (sáng, trưa, tối) là đúng hẹn qua thăm… xin ăn. Hồi đầu bạn chồng mình chạy vào bếp lục xem còn đồ gì thừa để cho, khi thì xương cá, hay miếng thịt mỡ. Sau bạn í ghé thường nhật, đều như vắt chanh, nên đầu tư hẳn bịch hạt thức ăn cho mèo, với mấy que ăn dặm kiểu snack cho mèo, cho bạn í lâu lâu được đổi món. Bạn mèo hay thích nằm dưới bụi hồng ngủ trưa, chắc tại tán lá dày man mát. Ăn xong lúc nào cũng vươn chân vươn tay, vận động một hồi (có hôm còn lượn một vòng trong nhà mình), rồi mới thủng thẳng leo rào bỏ đi. Bạn í chắc là mèo hoang, không thích bị nhốt tí nào (vào nhà mà tụi mình đóng cửa là thấy cái mặt đanh lại, nghiêm túc yêu cầu mở cửa, ghê gớm lắm). Có lần thấy bạn mèo gãi gãi cổ, bạn Gấu phát hiện ra trên người mèo khoang có bọ chét, bắt được hẳn 1 con, nên hai bạn Gấu Mèo lại phải lặn lội đi mua thuốc trị bọ chét, chấy rận cho chó mèo về nhỏ thuốc cho. Ngẫm lại thấy hai đứa mình cũng rảnh dễ sợ. Mà thôi, đã thương thì thương cho trót. Đã quan tâm người ta, thì cũng quan tâm cho tròn trách nhiệm, từ miếng ăn đến sức khoẻ của loài mèo.
Một hôm trời gần tối, sau khi ăn xong bạn Gấu và mèo khoang chơi với nhau chán chê trên bãi cỏ. Trời bắt đầu xâm xẩm tối, bạn đèn hoa hồng chạy năng lượng mặt trời đã tự động bật. Mình nằm trên ghế trứng chillin’ cuối ngày, ngắm hai bạn kia nô giỡn, thấy bạn Gấu vừa xoa đầu mèo khoang vừa bảo : “Mai lại đúng giờ sang ăn nhé, thương lắm”. Chẳng hiểu sao mình lại có linh cảm, có thể sau hôm nay sẽ chẳng thấy mặt mèo khoang nữa cũng nên. Nói ra điều này có thể hơi lạ lùng, hay tâm linh, nhưng ở một số thời điểm, mình giống như có thể cảm nhận trước một số chuyện sắp sửa xảy đến, hay những giới hạn của một khoảng thời gian sắp đi đến điểm dừng. Mình vẫn nhớ ngày hôm đó trời đẹp, ba bạn chơi với nhau rất vui, bạn mèo khoang giỡn một tí lại chạy ra ăn, rồi lại chạy lại vườn chơi vờn cây cỏ với Gấu. Ngắm nhìn khoảnh khắc đó, dưới ánh nắng mùa hè, mình nghĩ nó quá đỗi đẹp, đến mức có thể sẽ không thể lặp lại một lần nữa…
Y như rằng những ngày sau mưa rả rích, dầm dề suốt một, hai tuần. Tuyệt nhiên không thấy bóng dáng mèo khoang đâu cả.
Mèo khoang là một con mèo không mấy sợ mưa. Chẳng biết nó lăn lộn bên ngoài tự kiếm sống bao nhiêu lâu rồi, nhưng cơn mưa chưa bao giờ khiến nó lo sợ hay nao núng. Mấy lần tụi mình rủ nó vào nhà trú mưa, nhưng nó toàn chạy vụt đi. Đến khi quay trở lại vào giờ ăn thì lông ướt sũng. Nhưng nó chẳng bao giờ bận tâm đến điều đó. Mình luôn tự hỏi, trong những cơn mưa bão hay ban đêm sương xuống, mèo khoang sẽ trú ngụ ở đâu ?
Bẵng đi phải 3 tuần, một tháng, bạn mèo khoang mới xuất hiện trở lại. Chẳng biết thời gian vừa rồi, bạn ấy đã đi đâu ? Đợt trở lại này, mèo khoang giống như đã thay đổi hoàn toàn, dường như biến thành… một con mèo khác vậy. Trước đây thân thiện, giờ có vẻ xa cách đi nhiều. Ăn xong là quay đi, chẳng thèm ở lại chơi đùa hay đi dạo gì nữa cả. Đang ăn nghe tiếng động lạ một cái là lại giật mình bỏ đi. Bạn Gấu bảo, hình như nó đã gặp chuyện gì đó rồi. Suốt thời gian mèo hoang vắng mặt, ngày nào tụi mình cũng đi ra đi vào, ngó cửa xem nó có ghé không. Giờ thiếu đứa xin ăn hằng ngày, thấy cũng nhớ nhớ. Nên lúc thấy mèo khoang quay lại, tụi mình mừng lắm. Lúc trước linh cảm nó sẽ bỏ đi, nhưng mình biết sẽ có ngày quay lại, nên mình vẫn trấn an bạn Gấu mỗi lần Gấu nghĩ đến chuyện tiêu cực, như mèo khoang bị bắt hay gặp tai nạn ở đâu rồi…
Mình thì mình nghĩ mèo khoang đã vào tuổi cập kê, chắc thời gian vừa rồi bỏ đi tìm bạn tình, rồi hai đứa cặp với nhau một thời gian không hợp, chia tay nên tâm tình mèo khoang có chút không tốt. Bạn Gấu thì cứ nghĩ mèo khoang bị ai bắt, hành hạ nên giờ cứ thấy tiếng động là sợ sệt. Thực sự cũng chẳng biết mèo khoang đã trải qua những gì. Nhưng đúng là thỉnh thoảng giờ thấy nó có vẻ ánh lên vẻ xa xăm, trải đời hơn, giống như một người trưởng thành vậy đó.
Giờ mèo khoang lại nhà cũng vào những lúc chẳng ai biết trước, giờ giấc loạn xạ. Nên bạn Gấu hay đổ sẵn thức ăn trên sân, trước cửa đường ra vườn nhà mình. Mấy lần đi qua đi lại thấy hết sạch đồ ăn, là cũng yên tâm biết nó được no cái bụng rồi. Đêm qua ra hái phúc bồn tử, thấy mèo khoang trong sân mà chẳng thèm cho ai đụng vào, thấy nhớ thời nó còn ngây thơ, ham vui như một con mèo… trẻ con.
Ai rồi cũng phải lớn lên, ai rồi cũng phải khác thôi. Dù là con người hay con mèo cũng vậy. Miễn là chúng ta còn sống, còn cố gắng tiến về phía trước, vì những điều mình tin tưởng, và luôn biết rằng mình không lẻ loi đơn độc trên cuộc đời này.
2021.08.16 - Trăng Tròn.
6 notes · View notes
thiendoanng · 1 year
Text
0193 / DẠT DÀO THIẾT THA TÌNH TRAO HOANG DẠI . . .
Xinh xinh mộng đẹp tuổi thời con gái , Tràn ngập hương yêu bướm lại ong kề . Đâu nữa đêm về hò hẹn cập kê , Tình cảm tâm giao câu thề non nước .?
Mong được với anh từ bao năm trước , Bầu trời thênh thang vượt cánh hải âu . Khập khiễng vì ai để lại u sầu , Con tim chai lì hầu như sỏi đá ?
Khô khan cháy lòng vắng nhau buồn bã , Vũ trụ trần gian thiếu cả yêu thương .! Chông gai thay thế rải trên đường , Đêm hàng đêm chập chờn trong bóng tối .
Muôn vạn ánh màu đưa đường lạc lối , Em giam lỏng bối rối giữa rừng người . Nào hay to nhỏ gợi tiếng buông xuôi , Men rượu cay nồng ngọt lời ân ái ! …?
Có tội nghiệp không lòng nao trống trải , Mãi vẫn mơ hồ quảng đại tình thương .? Cô đơn khắp nẻo nơi chốn phố phường , Chẳng thấy anh đâu , buồn vương nhỏ lệ …!
Hao gầy xác thân đời bất cần kể , Bọn người bao quanh tồi tệ bon chen ! Tìm cảm giác , mua vui dưới ngọn đèn , Hồn bay chơi vơi nơi miền sao lạc …
Xin đừng giẫm đạp tình đang bộc phát , Và rất tình người diễn đạt yêu đương .! Đã thương trao trong những đêm trường , Lại nỡ chia lìa vô phương trông ngóng …?
Thân phận bọt bèo đêm tàn lẻ bóng , Vẫn âm thầm ao ước ở trong mơ ! Muốn được nâng niu khao khát đợi chờ , Chìu chuộng đắm say tình thơ lẽ sống .!
Đơn côi cuộc sống đèo heo gió lộng , Khắp chốn lạc loài biển rộng trời cao . Không có anh bến như thuở hôm nào , Dạt dào thiết tha tình trao hoang dại …! …?
Nguyễn Doãn Thiện Long Beach , California Ngày 05 tháng 5 năm 2017 Vacation days
Tumblr media
0 notes
bengoan · 1 year
Text
0193 / DẠT DÀO THIẾT THA TÌNH TRAO HOANG DẠI . . .
Xinh xinh mộng đẹp tuổi thời con gái , Tràn ngập hương yêu bướm lại ong kề . Đâu nữa đêm về hò hẹn cập kê , Tình cảm tâm giao câu thề non nước .?
Mong được với anh từ bao năm trước , Bầu trời thênh thang vượt cánh hải âu . Khập khiễng vì ai để lại u sầu , Con tim chai lì hầu như sỏi đá ?
Khô khan cháy lòng vắng nhau buồn bã , Vũ trụ trần gian thiếu cả yêu thương .! Chông gai thay thế rải trên đường , Đêm hàng đêm chập chờn trong bóng tối .
Muôn vạn ánh màu đưa đường lạc lối , Em giam lỏng bối rối giữa rừng người . Nào hay to nhỏ gợi tiếng buông xuôi , Men rượu cay nồng ngọt lời ân ái ! …?
Có tội nghiệp không lòng nao trống trải , Mãi vẫn mơ hồ quảng đại tình thương .? Cô đơn khắp nẻo nơi chốn phố phường , Chẳng thấy anh đâu , buồn vương nhỏ lệ …!
Hao gầy xác thân đời bất cần kể , Bọn người bao quanh tồi tệ bon chen ! Tìm cảm giác , mua vui dưới ngọn đèn , Hồn bay chơi vơi nơi miền sao lạc …
Xin đừng giẫm đạp tình đang bộc phát , Và rất tình người diễn đạt yêu đương .! Đã thương trao trong những đêm trường , Lại nỡ chia lìa vô phương trông ngóng …?
Thân phận bọt bèo đêm tàn lẻ bóng , Vẫn âm thầm ao ước ở trong mơ ! Muốn được nâng niu khao khát đợi chờ , Chìu chuộng đắm say tình thơ lẽ sống .!
Đơn côi cuộc sống đèo heo gió lộng , Khắp chốn lạc loài biển rộng trời cao . Không có anh bên như thuở hôm nào , Dạt dào thiết tha tình trao hoang dại …! …?
Nguyễn Doãn Thiện Long Beach , California Ngày 05 tháng 5 năm 2017 Vacation days
Tumblr media
0 notes
phantranghy-blog · 11 months
Text
MÙA XUÂN TRONG CA TỪ CỦA PHẠM DUY
Tumblr media
MÙA XUÂN TRONG CA TỪ CỦA PHẠM DUY
      Phạm Duy viết về mùa Xuân rất nhiều. Xin nêu một đôi điều về mùa Xuân qua ca từ trong một số bản nhạc của ông.
      Trong bài hát Một Bàn Tay, hình ảnh bàn tay được nhắc đi nhắc lại cùng với hình ảnh 4 mùa như thể bàn tay đi suốt cả thời gian, tạo nên những cung bậc tâm hồn của cuộc đời. Đây là cung bậc nhập vào cuộc đ��i đầy hân hoan, nhìn đâu cũng thấy Xuân, cũng thấy ai cũng đáng yêu, thấy ai cũng góp lòng vun xới tình người cao đẹp:
          Bàn tay đưa anh đi gặp cuộc đời
          Một Xuân bao dung ai cũng là người
          Bàn tay vun xới, ôi bàn tay đưa lối
          Dọc đời, thơ hát đầy vơi.
      Còn trong bài Nhạc Tuổi Vàng, Xuân trong bài hát chỉ là những gì đã qua, chỉ là kỷ niệm đẹp một thời:      
          Tuổi vàng như bông lúa thơm tho ngày mùa
          Trên cành đồng chiều tà
          Nhớ Xuân xa, khi còn thơ��       
      Mỗi khi Xuân về, muôn loài cũng trở mình đón Xuân. Nào là “Nắng trên thềm lấp lánh/ Lũ bướm vàng tung cánh/Với to nhỏ chim hót trên cành”, nào là "cỏ nỏn nà”, nào là ốc, dế, giun, chuồn chuồn, ong, nai “quấn quýt người con gái đương tơ”:
          Một con ốc nằm yên giấc ở đồi hoang
          Bỏ mộng ngoan từ vỏ, vươn chào đón Xuân
          Khiến cho đàn giun dế
          Cũng ngước mặt nghênh đón
          Bóng dáng người con gái tươi ròn
          Chuồn chuồn ngấp nghé ở vòm tre
          Rồi bay tới cùng đàn ong lượn vuốt ve
          Khiến cho đàn nai bé
          Kéo nhau về bỡ ngỡ
          Quấn quýt người con gái đương tơ…
                    (Trên Đồi Xuân)
      Viết về những bài hát nói về mùa Xuân, không thể không đề cập đến bài ca Tuổi Xuân. Đọc đi, đọc lại lời bài hát và nghe Thái Hiền hát, ta như thấy cô bé tinh khôi, bỗng dưng “dậy thì” thấy lòng mình đổi biến đổi: “Bỗng dưng yêu đời! Bỗng dưng yêu đời!”. Cô bé trải lòng yêu thiên nhiên vũ trụ kỳ diệu, yêu quê hương đất nước đẹp ngời, yêu mọi nơi, mọi chốn trên trái đất mỏng manh, yêu cuộc sống, cuộc đời qua bao thăng trầm không ngơi nghỉ. Rồi, cô bé thấy lòng yêu người: “Bỗng dưng yêu người! Bỗng dưng yêu người!”. Cô yêu từ những người gần gũi, thân yêu, từ trẻ thơ đến cụ già, từ thầy cô, đến bạn bè, từ xóm vắng đến phố thị. Ta như thấy tiếng lòng reo vui của cô bé: “Bỗng dưng vui nhiều! Bỗng dưng vui nhiều”. Cô vui nhiều khi được mẹ ba nuông chìu, được anh chị thương yêu, được mọi người tôn trọng, và hơn hết và luôn được yêu. Tôi cũng thấy hình ảnh cô bé đang lớn: “Bỗng dưng mơ màng! Bỗng dưng mơ màng!”. Lòng cô bé rộn ràng vui khi tình yêu thương tràn ngập. Cô hát ca về tuổi xuân đẹp của mình: “Em ca em hát, em vui rộn ràng”.
      Còn Xuân Hành, một bài hát với ca từ như thơ. Thơ có những bài hành như Tống biệt hành của Thanh Tâm, Hành phương Nam của Nguyễn Bính, Trường Sa hành của Tô Thùy Yên, Biên cương hành của Phạm Ngọc Lư. Ở đây, tôi xin nêu lời của bài hát có tính chất của một thể hành. Nếu “Tống biệt hành, một cuộc chia ly thường tình nhưng chứa đựng trong nó cả một vũ trụ biệt ly” (Châu Minh Hùng), nếu “Hành phương Nam không chỉ là khát vọng bứt phá khỏi vòng vây cơm áo, mà hơn thế, là khát vọng của sự bứt phá khỏi kiềm tỏa của một tẻ nhạt cô đơn. Song đáng thương, chí bình sinh đáng cảm thông ấy đã không thỏa ước, vẫn một phương Nam cô đơn thiếu vắng tình người” (Nguyễn Tấn Ái), nếu Trường Sa hành “diễn tả tâm trạng những người lính trấn đảo nhưng cuối cùng trở về nỗi thao thức thân phận của con người” (Nguyễn Thị Thảo An), nếu “Có thể nói, Biên Cương Hành là một trong những bài thơ hay nhất viết về chiến tranh, không chỉ của thi ca miền Nam, mà cho cả nền thi ca đất Việt” (Đỗ Trường), thì Xuân Hành là cuộc hành trình của NGƯỜI với bao trở trăn về phận của mình trên thế gian này. Muôn đời nay, ai cũng tự hỏi: Ta là ai? Ta từ đâu đến? Ta sẽ về đâu? Từng có nhiều quan niệm của tôn giáo, triết học, nghệ thuật về những câu hỏi trên.
      Từng xem, bức tranh Chúng ta từ đâu đến? Chúng ta là ai? Chúng ta đi đâu? của danh họa Paul Gauguin (1848 – 1903) trên Internet, tôi như thấy cuộc hành trình của con người trong kiếp sống vô thường này. Đó là sự trăn trở đúng nghĩa đầy chất NGƯỜI trong cõi nhân gian. Đã là NGƯỜI dù có trở trăn cũng phải chấp nhận phận NGƯỜI như là sứ mệnh của mình. Nói như chúa Kitô là mình phải tự vác thập giá của mình: “Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập tự giá mình mà theo” (theo Mác-cô, Tân Ước); nói như Đức Phật trước khi nhập Niết Bàn là phải tự thắp đuốc mà đi: "Này! Các người phải tự mình thắp đuốc lên mà đi! Các người hãy lấy Pháp của ta làm đuốc! Hãy theo Pháp của ta mà tự giải thoát! Ðừng tìm sự giải thoát ở một kẻ nào khác, đừng tìm sự giải thoát ở một nơi nào khác, ngoài các người!.." (theo buda.vn). Tất cả đều cho ta chấp nhận sống sao cho ra sống:
          Người là TA, một mùa Xuân tỏa ánh nắng mai
          Bước lên đời mang một duyên tình duyên mới
          Người là TA, đường nhân ái còn đi mãi mãi
          Hết bước Xuân, TA gọi nhau về trong NGƯỜI.
                       (Xuân Hành)
      Trong bài Xuân Thì, bài ca đẹp như bài thơ viết về mùa Xuân của đất Mẹ Việt Nam. Mùa Xuân đến, chuyện chiến chinh lùi xa. Chỉ còn lại hy vọng tốt lành. Mùa Xuân quả thực đem đến nhiều hy vọng mỗi chúng ta: “Ngày mà Thượng đế tạo ra hi vọng có lẽ cùng một ngày ngài tạo ra mùa Xuân” (Bern Williams). Và cũng vậy, Phạm Duy hy vọng một mùa Xuân hòa bình chỉ còn lại nỗi mừng vui khi yêu thương tràn ngập:
          Tình ra núi Bắc, non Đông
          Duyên về tới chốn Nam sông, Tây rừng
          Gọi đàn chim trắng như bông
          Tin lành đưa xuống khắp vùng trên nước ta
          Êm êm tiếng hát trăng tà
          Tình soi trên phím tay ngà gái trinh
          Người ôm nhân loại trong mình
          Cười tuôn nước mắt cho Xuân tình dấy men.
      Với niềm hy vọng về mùa Xuân tốt đẹp, Phạm Duy như muốn hóa thành hoa tỏa hương, đem thương yêu, niềm vui đến với mọi người, đem tình yêu đua nở dâng hiến cho đời. Trong niềm vui yêu thương ngập tràn hương hoa mùa Xuân, tác giả cảm nhận được bao thôn nữ hân hoan thưởng ngoạn hoa Xuân, chúc tụng mùa Xuân thái hòa, nghe được tiếng lòng của bao cụ già thầm mơ hoa trẻ mãi:
          Xuân! Hoa tỏa hương mới
          Nhân quần ân ái đã kêu đòi niềm vui
          Xuân! Hoa là tình tôi
          Đua nở cùng ai cùng quyến luyến mọi nơi
          Có một bầy thôn nữ nhìn hoa
          Chúc cho Xuân vui vẻ thái hòa
          Có một vài tóc trắng thầm mơ
          Ước cho hoa nở mãi không già.
                     (Hoa Xuân)
      Mùa Xuân đối với Phạm Duy không những tốt đẹp mà còn hiền. Ông ao ước được sống trong cõi Xuân hiền ấy. Cõi Xuân hiền ấy là cuộc tái sinh như thể đất trời mãi là Xuân:
          Xuân non, Xuân già, Xuân vẫn Xuân quen
          Mới biết Xuân là cuộc tái sinh duyên
          Thu, Đông, Hạ chết
          Nhưng Xuân còn nguyên
          Khuyến khích dòng máu về tim
          Xuân không lên đường, Xuân đứng êm êm
          Đứng mãi trong đời để cõng ta lên
          Yêu Xuân đằm thắm
          Yêu Xuân một phen
          Và sống cùng với Xuân hiền…
                      (Xuân Hiền)
      Còn trong bài Xuân Ca, “cái tôi” đầy sức Xuân của Phạm Duy tràn ngập khao khát. Khao khát ấy chính là hoài bảo, khát vọng sống cống hiến dù biết rằng, đã là người thì ai cũng sẽ chết, sẽ thành tro bụi chốn hồng trần. Bởi lẽ, còn Xuân là còn mơ ước, hy vọng, là còn trẻ mãi đầy sức sống theo thời gian, bởi “Không bao giờ là quá già để đặt ra mục tiêu khác hoặc một giấc mơ mới” (S. Lewis):
          Xuân tôi ơi, sức Xuân tôi còn khát khao
          Dù nay, dù mai cũng như mọi ai chết trong địa cầu
          Xuân muôn năm có ta Xuân còn hỡi Xuân
          Thì xin, thì Xuân hãy cho tình nhân sống thêm vài lần.
      Có thể khẳng định rằng, qua một số lời bài hát viết về mùa Xuân, Phạm Duy đã góp phần không nhỏ vào việc làm đẹp cho tiếng Việt, giúp cho người nghe càng thêm yêu tiếng nói của mình như ông đã từng cất lời “Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời” (Tình Ca).
1 note · View note