Tumgik
#thi công nhà tre
Text
Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media
Trang trí nhà bằng tre trúc cho nhà hàng Chợ Quê, Duy Tân – Dự Án kiến trúc đẹp ấn tượng của Tre trúc Ngọc Dương
Năm 2022, Tre trúc Ngọc Dương vinh dự được lựa chọn để thi công dự án Trang trí nhà bằng tre trúc tại nhà hàng Chợ Quê, Duy Tân – một trong những nhà hàng sang trọng và nổi tiếng bậc nhất ở thủ đô Hà Nội. Với không gian đặc biệt, nhà hàng không chỉ phục vụ những bữa tiệc đẳng cấp cho doanh nhân, du khách quốc tế và những nhân vật quan trọng, mà còn là nơi tôn vinh nghệ thuật kiến trúc truyền thống.
Xem thêm tại Trang trí nhà bằng tre trúc
0 notes
tretamvongdp · 9 months
Text
youtube
Cây Tre Tầm Vông vùng Bình Phước -Tre Tầm Vông Đàm Phương
Nơi sản xuất loại nguyên liệu cây Tre Tầm Vông cao cấp, sử dụng cho ngành nội thất tre và công trình tre ☘️☘️☘️
Xưởng sản xuất nằm tại Bình Phước, nơi có nguồn nguyên liệu Tre Tầm Vông bậc nhất miền Nam, với sản lượng nguyên liệu lớn. Chúng tôi đảm bảo cung cấp cho các đối tác và người sử dụng với các lựa chọn hợp lý.
Giá trị chúng tôi cung cấp không chỉ là sản phẩm, mà còn là lợi ích và sự gắn kết với khách hàng. Thỏa mãn nhu cầu người sử dụng cuối cùng, là mối quan tâm của chúng tôi.
SĐT: 0986 292 764 | HOTLINE: 0395 3333 78
The place where high quality Tam Vong Bamboo material is produced, used for the bamboo furniture industry and bamboo construction industry ☘️☘️☘️
The factory is located in Binh Phuoc, an area with the highest quality raw materials, with large raw material output. We ensure to provide partners and users with the most reasonable options.
The value we provide is not only the product, but also the benefits and connection with customers. Satisfying the needs of end users is our concern. Let the way we work say it all.
Tretamvong DP - Unite and Move Forward Together
nhatre #tretamvongdp #bambooconstruction #kientructre #kienviet thi công nhà tre mái lá
thi_công_tre_truc #thi_công_nội_thất_tre_trúc #vật_liệu_tre #vật_liệu_tre_trong_kiến_trúc
1 note · View note
tretrucsaigon · 4 months
Text
Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media
2 notes · View notes
thicongtretruc · 1 year
Video
youtube
Thi công chòi lá hoàn thiện tại Bà Rịa- Vũng Tàu do Tre Trúc Thành Phát thực hiện. Cám ơn quý khách hàng đã tin tưởng lựa chọn chúng tôi !
➨ Tham khảo các mẫu chòi lá đẹp của Tre Trúc Thành Phát tại: https://thicongtretruc.com.vn/thi-cong-tre-truc/
Công Ty Thi Công Ốp Tre Trúc Trang Trí TPHCM - Thicongtretruc.com.vn
➨ Hotline Tư Vấn: 070.305.9999
➨ Website: https://thicongtretruc.com.vn/
➨ Facebook: https://bit.ly/facebook-tre-truc-thanh-phat
➨ Youtube: https://bit.ly/youtube-tre-truc-thanh-phat
➨ Địa Chỉ Làm Việc Tại HCM: Tầng 1, số 42 Đường 26/3, Bình Hưng Hoà, Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh (https://www.google.com/maps?cid=17509322756525606296).
Từ khóa tìm kiếm: thi công tre trúc hcm, tre trúc thành phát, thi công chòi lá, giá thi công chòi lá, chi phí làm chòi lá, chòi lá, nhà chòi lá, nhà chồi lá, chòi lá đơn giản, cách làm nhà chòi đơn giản, mẫu chòi lá, mẫu chòi lá đẹp, chòi lá đẹp, chòi lá sân vườn, làm chòi nghỉ trong vườn rộng
► Đừng quên đăng ký, chia sẻ và để lại những bình luận góp ý ở video để Tre Trúc Thành Phát có thể kết nối và hỗ trợ bạn tốt hơn nữa.
Tre Trúc Thành Phát chúc bạn có một ngày mới vui vẻ. Rất hân hạnh khi được phục vụ bạn.© Bản quyền thuộc về Tre Trúc Thành Phát© Copyright by Tre Trúc Thành Phát ☞ Do not Reup
2 notes · View notes
holethoa · 14 days
Video
youtube
Video đầy đủ: 100 ngày xây dựng gà tre, ngỗng, vịt, lợn...
Giới thiệu:
Chào mừng bạn đến với hành trình thú vị của chúng tôi về việc xây dựng một trang trại hoàn toàn hữu cơ với tre và gạch. Trong video này, bạn sẽ chứng kiến toàn bộ quá trình 100 ngày xây dựng trang trại cho gà, ngỗng, vịt và lợn, cũng như một bếp gạch độc đáo.
Nội dung video:
Ngày 1-10: Lập kế hoạch và chuẩn bị
Tìm hiểu và lập kế hoạch thiết kế trang trại và bếp gạch.
Chuẩn bị các vật liệu và dụng cụ cần thiết.
Lập bản vẽ và xác định vị trí công trình.
Ngày 11-30: Xây dựng cơ sở hạ tầng
Xây dựng nền móng cho chuồng trại và nhà bếp.
Lắp đặt hệ thống thoát nước và cấp nước cho trang trại.
Ngày 31-50: Xây dựng chuồng trại
Xây dựng chuồng cho gà, ngỗng, vịt và lợn bằng tre.
Tạo khu vực sinh hoạt, ăn uống, ngủ nghỉ cho từng loài.
Ngày 51-70: Thi công bếp gạch
Xây dựng bếp gạch với khu vực chế biến và nấu ăn thực phẩm.
Tạo hệ thống thông gió và bảo quản thực phẩm.
Ngày 71-90: Hoàn thiện và trang trí
Hoàn thiện công trình, lắp đặt thiết bị và trang trí.
Kiểm tra và đảm bảo mọi thứ đều hoạt động tốt.
Ngày 91-100: Thử nghiệm và thử nghiệm
Kiểm tra toàn bộ trang trại và bếp gạch.
Đặt động vật vào chuồng và kiểm tra các chức năng của nhà bếp.
Kết thúc:
Video này sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn sâu sắc về quá trình xây dựng một trang trại bền vững và hiệu quả. Bạn sẽ thấy những thách thức, giải pháp và khoảnh khắc đáng nhớ trong suốt 100 ngày. Hãy theo dõi để bạn không bỏ lỡ bất kỳ chi tiết quan trọng nào trong hành trình này!
Kêu gọi hành động:
Nếu bạn thích video này, đừng quên thích và đăng ký kênh để cập nhật những video mới nhất về các dự án nông nghiệp và xây dựng bền vững. Cảm ơn bạn đã theo dõi!
0 notes
thptngothinham · 24 days
Text
Phân tích bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy, hướng dẫn lập dàn ý chi tiết và tham khảo top 3 bài văn mẫu hay phân tích nội dung và nghệ thuật của bài thơ Ánh trăng. Để dễ dàng làm được một bài văn phân tích bài thơ Ánh trăng thật hay và không bỏ sót ý quan trọng, các em không nên bỏ qua gợi ý làm bài và mẫu dàn ý chi tiết kèm theo một số bài văn mẫu hay do THPT Ngô Thì Nhậm sưu tầm, tổng hợp ngay sau đây. I. Hướng dẫn phân tích bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy Đề bài: Phân tích bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy. 1. Phân tích yêu cầu đề bài - Yêu cầu về nội dung: phân tích nội dung và nghệ thuật của bài thơ Ánh trăng. - Phạm vi tư liệu, dẫn chứng: các từ ngữ, chi tiết tiêu biểu trong bài thơ Ánh trăng. - Phương pháp lập luận chính: phân tích. 2. Luận điểm bài Ánh trăng - Luận điểm 1: Vầng trăng trong quá khứ - Luận điểm 2: Vầng trăng của hiện tại - Luận điểm 3: Cảm xúc của tác giả về trăng với con người 3. Kiến thức cần củng cố trước khi làm bài a) Kiến thức cơ bản về tác giả - Nguyễn Duy (7/12/1948) tên thật là Nguyễn Duy Nhuệ, quê xã Đông Vệ, huyện Đông Sơn (nay là phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa), tỉnh Thanh Hóa. - Ông từng làm tiểu đội trưởng tiểu đội dân quân trực chiến tại khu vực cầu Hàm Rồng, làm lính đường dây của bộ đội thông tin, tham gia chiến đấu nhiều năm trên các chiến trường, từng làm việc tại Tuần báo Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam. - Ông làm thơ từ rất sớm, từ khi còn đang là học sinh cấp 3 - Năm 1973 đoạt giải nhất cuộc thi thơ tuần báo Văn nghệ với chùm thơ: Hơi ấm ổ rơm, Bầu trời vuông, "Giọt nước mắt và nụ cười", Tre Việt Nam trong tập Cát trắng. - Năm 2007, Nguyễn Duy được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật. - Tác phẩm chính: Cát trắng (1973), Ánh trăng (1978), Đãi cát tìm vàng (1987), Đường xa (1989), Về (1994), Bụi (1997), Thơ Nguyễn Duy (2010)... (tập thơ); kịch thơ Em - Sóng (1983), tiểu thuyết Khoảng cách (1986), bút kí Nhìn ra bể rộng trời cao (1986), hai tập ký Tôi thích làm vua (1988) Ghi và Nhớ (2017) b) Kiến thức chung về tác phẩm - Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ “Ánh trăng” được Nguyễn Duy viết vào năm 1978, ba năm sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, lúc đó tác giả đang sống tại thành phố Hồ Chí Minh - nơi đô thị tiện nghi hiện đại, nơi những người từ trận đánh trở về đã để lại sau lưng cuộc chiến gian khổ mà nghĩa tình. - Nội dung chính: Bài thơ là sự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước rất bình dị, hiền hậu. Qua đó nhắc nhở người đọc phải có một thái độ sống “Uống nước nhớ nguồn”, thủy chung ân tình với quá khứ, nhớ quên là lẽ thường tình, quan trọng là biết thức tỉnh lương tâm. - Đặc sắc nghệ thuật: Thể thơ năm chữ, có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa trữ tình và tự sự, hình ảnh thơ vừa cụ thể, sinh động vừa khái quát, giàu tính biểu cảm, giọng điệu tâm tình tự nhiên như lời tâm sự của nhân vật trữ tình. II. Lập dàn ý chi tiết phân tích bài thơ Ánh trăng 1. Mở bài Ánh trăng - Giới thiệu vài nét về tác giả: Nguyễn Duy là một trong những nhà thơ có rất nhiều những sáng tác được nhiều bạn đọc đón nhận. - Giới thiệu khái quát về tác phẩm: “Ánh trăng” là một bài thơ hay viết vào năm 1978, ba năm sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, được nhà thơ viết tại Thành phố Hồ Chí Minh và in trong tập “Ánh trăng”. Ví dụ: Nguyễn Duy là một nhà thơ nổi tiếng và đi đầu trong công cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Thơ văn của ông gần gũi với cuộc sống, mang hương vị thân thương, giản dị và đằm thắm. Một trong những tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Duy là tác phẩm Ánh trăng, tác phẩm rất đỗi gần gũi và giản dị mang lại cho chúng ta cảm giác chân thực, vô cùng sâu sắc. 2. Thân bài phân tích Ánh trăng * Khái quát về bài thơ - Hoàn cảnh sáng tác: + Bài thơ ra đời vào năm 1978 tại thành phố Hồ Chí Minh - nơi đô thị của cuộc sống tiện nghi hiện đại, nơi những người từ trận đánh trở về đã để lại sau lưng cuộc chiến gian khổ mà nghĩa tình. + In trong tập thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy - tập thơ đạt giải A của Hội nhà Văn Việt Nam năm 1984.
- Mạch cảm xúc: Bài thơ mượn đề tài thiên nhiên để nói tới suy ngẫm, chiêm nghiệm của nhà thơ và con người, cuộc đời theo trình tự thời gian từ quá khứ đến hiện tại gắn với các mốc sự kiện trong cuộc đời con người. * Phân tích bài thơ Ánh trăng 2 khổ đầu: Vầng trăng trong quá khứ - Hồi nhỏ sống: + với đồng. + với sông. + với bể. -> Tác giả nhớ đến kỉ niệm của mình với trăng lúc nhỏ: gắn bó với đồng, với sông, với bể,…  => Điệp từ “với” được lặp lại ba lần càng tô đậm thêm sự gắn bó chan hòa của con người với thiên nhiên, với những tươi đẹp của tuổi thơ. - “Hồi chiến tranh ở rừng” – những năm tháng gian khổ, ác liệt thời chiến tranh,“vầng trăng thành tri kỉ” -> Nghệ thuật nhân hóa -> Tác giả nhớ đến hồi khi chiến tranh mình và trăng đã ở trong rừng cùng nhau, trăng là người bạn thân thiết, tri âm tri kỉ, là đồng chí cùng chia sẻ những vui buồn trong chiến trận với người lính – nhà thơ. + Hành quân giữa đêm, trên những nẻo đường chông gai ra mặt trận, những phiên gác giữa rừng khuya lạnh lẽo, những tối nằm yên giấc dưới màn trời đen đặc, người lính đều có vầng trăng bên cạnh. + Trăng ở bên, bầu bạn, cùng cảm nhận cái giá buốt nơi “Rừng hoang sương muối” (Đồng chí) + Cùng trải qua bao gian khổ của cuộc sống chiến đấu, cùng chia ngọt sẻ bùi, đồng cam cộng khổ; cùng hân hoan trong niềm vui thắng trận, cùng xao xuyến, bồn chồn, khắc khoải mỗi khi người lính nhớ nhà, nhớ quê… - “Trần trụi với thiên nhiên/ hồn nhiên như cây cỏ” -> Vầng trăng trong quá khứ mới đẹp làm sao! => Phép liên tưởng đầy tính nghệ thuật “trần trụi với thiên nhiên”, so sánh độc đáo “hồn thiên như cây cỏ” -> cho ta thấy rõ hơn vẻ đẹp bình dị, mộc mạc, trong sáng, rất đỗi vô tư, hồn nhiên của vầng trăng. Đó cũng chính là hình ảnh con người lúc bấy giờ: vô tư, hồn nhiên, trong sáng. - “không… quên… vầng trăng tình nghĩa” -> thể hiện tình cảm thắm thiết với vầng trăng. + Vầng trăng đã gắn bó thân thiết với con người từ lúc nhỏ đến lúc trưởng thành, cả trong hạnh phúc và gian lao. + Trăng là vẻ đẹp của đất nước bình dị, hiền hậu; của thiên nhiên vĩnh hằng, tươi mát, thơ mộng. => Vầng trăng không những trở thành người bạn tri kỉ, mà đã trở thành “vầng trăng tình nghĩa” biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình. * Phân tích bài thơ Ánh trăng 2 khổ giữa: Vầng trăng của hiện tại - Chiến tranh kết thúc: + Đất nước hòa bình. + Hoàn cảnh sống thay đổi: người lính từ giã núi rừng trở về với thành phố nơi đô thị hiện đại, sống sung túc trong “ánh điện cửa gương” - cuộc sống đầy đủ, tiện nghi, khép kín trong những căn phòng hiện đại, xa rời thiên nhiên. - “Vầng trăng đi qua ngõ – như người dưng qua đường”: + Vầng trăng bây giờ đối với người lính năm xưa giờ chỉ là dĩ vãng, dĩ vãng nhạt nhòa của quãng thời gian xa xôi nào đó. + Biện pháp nhân hóa, so sánh: “Vầng trăng tình nghĩa” trở thành “người dưng qua đường”. + Vầng trăng vẫn “đi qua ngõ”, vẫn tròn đầy, vẫn thủy chung tình nghĩa, nhưng con người đã quên trăng, hờ hững, lạnh nhạt, dửng dưng đến vô tình. -> Vầng trăng giờ đây bỗng trở thành người xa lạ, chẳng còn ai nhớ, chẳng còn ai hay biết. => Khi thay đổi hoàn cảnh, con người có thể dễ dàng quên đi quá khứ, có thể thay đổi về tình cảm, phản ánh một sự thực trong xã hội thời hiện đại. - Con người gặp lại vầng trăng trong một tình huống bất ngờ: + Tình huống: mất điện, phòng tối om. + “Vội bật tung”: vội vàng, khẩn trương đi tìm nguồn sáng -> Phép đảo ngữ từ láy “thình lình”, “đột ngột" được đưa lên đầu câu: nhấn mạnh sự việc bất ngờ là mất điện. + Ngay lúc đó trăng hiện ra “đột ngột” khiến con người bàng hoàng xúc động. => Sự xuất hiện bất ngờ của vầng trăng khiến nhà thơ ngỡ ngàng, bối rối, gợi cho nhà thơ bao kỉ niệm nghĩa tình. Xem lại nội dung hướng dẫn soạn bài Ánh trăng (Nguyễn Duy) * Phân tích bài thơ Ánh trăng 2 khổ cuối: Cảm xúc của tác giả về trăng và con người - Tâm trạng, cử chỉ của con người khi đối diện với vầng trăng + Tư thế “ngửa mặt lên nhìn mặt”: là tư thế trực tiếp đối mặt + Phép nhân hóa, từ mặt thứ hai chỉ vầng trăng tròn, đó là thiên nhiên hồn nhiên tươi mát, đó còn là quá khứ bạn bè tươi đẹp.
+ So sánh, liệt kê, điệp ngữ, lặp cấu tứ “như là đồng là bể - như là sông là rừng”: diễn tả dòng hoài niệm ùa về và con người thấy trăng là thấy người bạn tri kỉ ngày nào. => Cảm xúc chừng như nén lại nhưng cứ trào ra thổn thức. + Trăng tròn đầy vành vạnh có hai lớp nghĩa: nghĩa tả thực về sự tròn đầy lung linh của trăng, thiên nhiên vũ trụ vĩnh hằng, gợi quá khứ bạn bè tươi đẹp chẳng thể phai mờ + Trăng còn được nhân hóa “kể chi người vô tình - ánh trăng im phăng phắc” gợi thái độ bao dung, nhân hậu + Trăng tròn vành vạnh - con người vô tình, trăng im phăng phắc - con người vô tình. => Câu thơ cuối mang ý nghĩa nhân văn, cái giật mình thức tỉnh của con người từng bội bạc trở nên đáng trân trọng bởi nhớ quên là lẽ thường tình, quan trọng là biết thức tỉnh lương tâm. * Đánh giá về nghệ thuật - Thể thơ 5 chữ, nhịp thơ linh hoạt theo mạch cảm xúc - Phương thức biểu đạt tự sự kết hợp với trữ tình. - Giọng thơ mang tính tự bạch, chân thành sâu sắc. - Hình ảnh vầng trăng – “ánh trăng” mang nhiều tầng ý nghĩa. 3. Kết bài phân tích Ánh trăng - Khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ. - Nêu khái quát cảm nhận về bài thơ Ánh trăng của em. Ví dụ: Hình ảnh ánh trăng trong tác phẩm là một hình ảnh hết sức chân thực và sâu sắc. Qua những kỉ niệm của tác giả về trăng và những biểu hiện của hiện tại cho chúng ta thấy được sự thật về con người, khi cuộc sống đầy đủ thì người ta lại quên đi những khổ sở, khó khăn lúc trước. 4. Sơ đồ tư duy phân tích bài Ánh trăng Trên đây là sơ đồ tư duy phân tích Ánh trăng đơn giản nhất giúp em hiểu được cách triển khai nội dung cho bài văn định viết. Ngoài ra, các em cũng có thể xem tham khảo thêm các mẫu sơ đồ tư duy về bài Ánh trăng chi tiết hơn theo từng dạng văn phân tích và cảm nhận... III. Danh sách top 5 bài văn hay phân tích bài thơ Ánh trăng 1. Bài văn phân tích bài thơ Ánh trăng mẫu số 1 Thời xưa cũng như thời nay, thiên nhiên là nguồn cảm hứng sáng tác vô tận cho các nhà văn, nhà thơ, đặc biệt là ánh trăng. Xưa, Lý Bạch khi đối diện với vầng trăng đã giật mình thảng thốt nhớ cố hương. Nay, Nguyễn Duy một nhà thơ tiêu biểu trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ cũng góp vào mảng thơ thiên nhiên một "Ánh trăng". Đối diện trước vầng trăng, người lính đã giật mình về sự vô tình trước thiên nhiên, vô tình với những những kỉ niệm nghĩa tình của một thời đã qua. Bài thơ "Ánh trăng" giản dị như một niềm ân hận trong tâm sự sâu kín của nhà thơ. Mở đầu bài thơ là hình ảnh vầng trăng tình nghĩa hiền hậu, bình dị, gắn liền với kỉ niệm một thời đã qua, một thời nhà thơ hằng gắn bó: Hồi nhỏ sống với đồng với sông rồi với bể hồi chiến tranh ở rừng vầng trăng thành tri kỷ Nhớ đến trăng là nhớ đến không gian bao la. Những "đồng, sông, bể" gợi một vùng không gian quen thuộc của tuổi ấu thơ, có những lúc sung sướng đến hả hê được chan hòa ngụp lặn trong cái mát lành của quê hương như dòng sữa ngọt. Đến khi vào chiến trường, trăng thành người bạn tri kỉ, gắn bó với những kỉ niệm không thể nào quên của cuộc chiến tranh ác liệt của người lính trong rừng sâu: khi trăng treo trên đầu súng, lúc trăng soi sáng trên đường hành quân. Vầng trăng ấy cũng là "quầng lửa" theo cách gọi của nhà thơ Phạm Tiến Duật. Trăng thành người bạn chia ngọt sẻ bùi, đồng cam cộng khổ và những mất mát hi sinh, vầng trăng trở thành người bạn tri kỉ với người lính. Trăng khi đó là ánh sáng trong đêm tối chiến tranh, là niềm vui bầu bạn của người lính trong gian lao của cuộc kháng chiến - vầng trăng tri kỉ. Trần trụi với thiên nhiên hồn nhiên như cây cỏ ngỡ không bao giờ quên cái vầng trăng tình nghĩa Trần trụi và hồn nhiên là một vẻ đẹp bình dị, hiền hòa, vô tư đến lạ thường, không cầu kì, không trang sức. Hình ảnh so sánh đã tô đậm thêm sức quyến rũ đến lạ thường của trăng. Cái vầng trăng mộc mạc và giản dị đó là tâm hồn của những người nhà quê, của đồng, của sông của bể và của những người lính chân chất. Chính vẻ đẹp ấy đã khiến nhân vật trữ tình phải thốt lên "ngỡ không bao giờ quên / cái vầng trăng tình nghĩa". Câu thơ như một lời thề thiêng liêng giữa rừng sâu nước độc.
Hai tiếng nghĩa tình vang lên khiến cho ranh giới giữa con người với trăng tưởng chừng như mãi bền vững. Thế nhưng từ hồi về thành phố, tình cảm của con người đã thay đổi. Vầng trăng tri kỉ ngày nào nay đã trở thành người dưng, người khách qua đường xa lạ không quen biết. Còn con người đâu còn son sắt thủy chung. Một sự thay đổi phũ phàng khiến người ta không khỏi nhói đau, tình cảm xưa nay chia lìa. Nguyễn Duy đã diễn tả được cái đổi thay của lòng người. Nghệ thuật nhân hóa so sánh làm cho lời thơ trở thành lời tự thú chân thành của tác giả. Tác giả là người dũng cảm, dám đối diện với chính mình. Và lời thơ thực sự nhức nhối, xót xa bởi sự phản bội ở đây không chỉ với lịch sử, với thiên nhiên mà còn là sự phản bội chính bản thân mình. Trong sâu thẳm cõi lòng mình, hình như tác giả đã hoàn toàn quên đi vầng trăng hay nói cách khác là trong trái tim đủ đầy của nhà thơ không còn chỗ cho vầng trăng dù chỉ là một phần nhỏ nhất. Ý thơ trở nên trầm lặng, suy tư. Cuộc sống hiện tại với đầy đủ tiện nghi có thể coi là ước mơ của bao người. Ước mơ ấy nay đã trở thành hiện thực nhưng cái đáng mừng kia đôi khi phải trả giá đánh đổi bằng một cái mất. Khổ thơ như lan tỏa một cảm giác buồn nhẹ nhàng, thấm thía. Tưởng chừng như trăng cứ thế mà chìm khuất đi mãi mãi, người với trăng sẽ chẳng còn cơ hội mà gặp gỡ nhau. Bởi trước phồn hoa đô hội, dưới ánh sáng cửa gương, đèn điện, dưới sự bận bịu, lo toan cho cuộc sống của con người thì trăng sẽ trở nên nhạt nhòa, chìm khuất nhưng nó đã có dịp bừng sáng lên khi một tình huống bất ngờ xảy đến, để rồi đánh thức biết bao nhiêu là suy ngẫm, kỉ niệm dội về trong lòng thi nhân: Thình lình đèn điện tắt phòng buyn-đinh tối om vội bật tung cửa sổ đột ngột vầng trăng tròn Nếu ở các khổ thơ trước, giọng thơ đều đều, chậm dãi, miên man trong những kỉ niệm tươi đẹp của quá khứ thì đến khổ bốn, giọng thơ đã đột ngột cất cao, thể hiện sự choáng ngợp, bất ngờ trước sự xuất hiện đột ngột của vầng trăng trước khung của sổ. Mất điện, theo một lẽ tự nhiên khi con người chỉ tìm tới nơi có ánh sáng, hành động phản xạ như một thói quen “bật tung cửa sổ” và con người đã vô tình bắt gặp “vầng trăng tròn” tình nghĩa năm nào. Nghệ thuật đảo ngữ đã đẩy từ “đột ngột” lên đầu câu thơ, nhấn mạnh đến sự ngỡ ngàng, ngạc nhiên, bàng hoàng của con người khi bắt gặp vầng trăng. Vầng trăng tròn vành vạnh, chan chứa tình nghĩa vẫn luôn dõi theo, đồng hành cùng con người, vẫn luôn lặng lẽ tỏa sáng không hề hao khuyết. Còn con người thì lãng quên vầng trăng nên khi bắt gặp vầng trăng mới cảm thấy bất ngờ, đột ngột đến như vậy. Loay hoay trong gian phòng tối ấy để rồi trào lên bao suy tư, trăn trở: Ngửa mặt lên nhìn mặt Có cái gì rưng rưng Như là đồng là bể Như là sông là rừng Nghệ thuật nhân hóa, so sánh, từ láy, điệp ngữ đã diễn tả vầng trăng tít tắp trên trời cao đang đăm đắm nhìn xuống con người nơi mặt đất để gợi nhớ. Kỉ niệm xưa ào ạt nhìn về, vẹn nguyên trong sáng khiến cho con người xúc động rưng rưng. Nhân vật trữ tình lặng lẽ đối diện với vầng trăng - người bạn trữ tình mà mình lãng quên. Trăng đối diện với con người, quá khứ đối diện với hiện tại, thủy chung, tình nghĩa đối diện với bạc bẽo, vô tình và vô tình khoảnh khắc khắc ấy khiến nhà thơ hổ thẹn, ân hận về sự thay đổi của mình. Nhân vật trữ tình rưng rưng muốn khóc, anh ngơ ngác nhìn trăng, soi lòng mình vào trăng để nhận ra mình đã sai. Do vậy tâm hồn anh sẽ không thể nào tĩnh lặng: Trăng cứ tròn vành vạnh Kể chi người vô tình Vầng trăng im phăng phắc Đủ cho ta giật mình Trăng "tròn vành vạnh" là một vẻ đẹp viên mãn, "im phăng phắc" là im như tờ không một tiếng động nhỏ. Khổ thơ kết lại bài thơ bằng hai vế độc lập mà song song. Đối lập giữa sự đầy đặn của vầng trăng với cái hụt vơi của kẻ vô tình. Đối lập giữa cái im lặng của vầng trăng và sự thức tỉnh của con người. Cái sự giật mình thức tỉnh được diễn tả thật đáng quí vì khi ta giật mình thức tỉnh tức là đã nhận ra sự bạc bẽo của mình, nhận ra sai lầm của mình với quá khứ. Đó là thái độ ăn năn hối hận tự nhắc lòng
mình hãy ngưng lại nhịp sống hối hả để tìm lại chính mình, tìm lại những gì đã mất, đã lãng quên. Đó là sự thức tỉnh đầy nhân bản để tâm hồn con người trở về trong trẻo, thánh thiện như xưa. Nguyễn Duy đã thảng thốt lo âu trước sự thay đổi của con người khi chiến tranh đi qua, thế nhưng ông không mất niềm tin vào nhân cách của con người, giá trị tốt đẹp của cuộc sống. Có lần ông đã khẳng định "Cái tâm hồn nguồn cội của dân tộc Việt luôn chan chứa những giá trị nhân văn cao cả nhất. Con người có thể bị lãng quên, có thể chối bỏ những điều đó trong tâm hồn cá nhân anh ta. Thế nhưng dù anh ta có làm bất cứ điều gì đi nữa thì những giá trị văn hóa thuần khiết nhất của dân tộc vẫn vậy, bao bọc, che chở an ủi anh ta một cách vô hình. Đó chính là những nét nhân văn nhất của tinh thần Việt". Ở đây trăng độ lượng bao dung. Phải chăng trăng tượng trưng cho sự cao quý của nhân dân tượng trưng cho vẻ đẹp gian lao sâu nặng nghĩa tình của tổ quốc. Trăng tượng trưng cho vẻ đẹp của tình bạn, tình chiến đấu không thể nào quên. Qua hình tượng ánh trăng nhà thơ nhắc nhở chúng ta rằng phải biết sống ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ và đó chính là truyền thống uống nước nhớ nguồn tốt đẹp của dân tộc ta. "Ánh trăng" - hành trình về sự thức tỉnh hoàn thiện mình. Dù thời gian trôi đi, cuộc sống còn đổi thay nhưng những giá trị tinh thần, những tư tưởng đạo lý sẽ không thay đổi, sẽ còn mãi với thời gian bởi đó là một nét đẹp của người Việt, của dân tộc Việt. Chính vì thế mà Lương Kim Phương khi bình luận về bài thơ này đã khẳng định: "Bài thơ giống như một câu chuyện giàu chất thơ, đầy hiện thực cuộc sống. Tuy bài thơ không một chút đao to búa lớn mà sao khi đọc ta thấy như có ai đang quất vào mình đau đớn". 2. Phân tích bài thơ Ánh trăng mẫu số 2 "Cát trắng" và "Ánh trăng" là hai tập thơ của Nguyễn Duy, nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Một hồn thơ tươi trẻ tỏa mát bóng tre, như con sóng vỗ dòng sông thơ ấu phảng phất hương vị đồng quê: “Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá Níu váy bà đi chợ Bình Lâm Bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật Và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần". (Đò Lèn) "Tre Việt Nam”, “Hơi ấm ổ rơm", "Ánh trăng", "Đò Lèn"... là những bài thơ nổi tiếng của Nguyễn Duy. Bài thơ "Ánh trăng" rút trong tập thơ cùng tên, được tác giả viết vào năm 1978, tại Thành phố Hồ Chí Minh, 3 năm sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Bài thơ như một lời tâm sự chân thành: Vầng trăng không chỉ là vẻ đẹp thiên nhiên đất nước mà nó còn gắn bó với tuổi thơ, với những ngày kháng chiến gian khổ. Vầng trăng đối với mỗi chúng ta không bao giờ có thể quên và đừng cố tình lãng quên. Nếu như trong bài thơ "Tre Việt Nam" câu thơ lục bát có khi được tách ra thành hai hoặc ba dòng thơ để tạo nên hiệu quả nghệ thuật biểu đạt gây ấn tượng thì ở bài thơ "Ánh trăng" này lại có một nét mới. Chữ đầu của dòng thơ, câu thơ không viết hoa. Phải chăng nhà thơ muốn cho cảm xúc được dào dạt trôi theo dòng chảy của thời gian, kỉ niệm? Hai khổ thơ đầu nói về vầng trăng của tuổi thơ và vầng trăng thời chiến tranh. Vầng trăng tuổi thơ trải rộng trên một không gian bao la: "Hồi nhỏ sống với đồng - với sông rồi với bể". Hai câu thơ 10 tiếng, gieo vần lưng (đồng - sông); từ "với" được điệp lại 3 lần nhằm diễn tả một tuổi thơ đi nhiều, được hạnh phúc cảm nhận những vẻ đẹp kì thủ của thiên nhiên, từng được ngắm trăng trên đồng quê, ngắm trăng trên dòng sông và ngắm trăng trên bãi bể. Tuổi thơ của chúng ta dễ có mấy ai được cái cơ ấy như nhà thơ? Thuở bé nhà thơ Trần Đăng Khoa cũng chỉ được ngắm trăng nơi sân nhà: “Ông trăng tròn sáng tỏ - Soi rõ sân nhà em... (Trăng sáng sân nhà em). Tuổi thơ được ngắm trăng thích thế, như một chút hoài niệm xa vời. Hai câu thơ tiếp theo nói về hồi máu lửa, trăng với người lính, trăng đã thành "tri kỉ": "hồi chiến tranh ở rừng vầng trăng thành tri kỉ." "Tri kỉ”: biết người như biết mình, bạn tri kỉ là người bạn rất thân, hiểu biết mình. Trăng với người lính, với nhà thơ trong những năm ở rừng thời chiến tranh đã trở thành đôi bạn tri kỉ - "Người chiến sĩ nằm ngủ dưới trăng / Gối khuya ngon giấc bên song trăng nhòm” (Hồ Chí Minh).
Giữa rừng khuya sương muối, người chiến sĩ đứng chờ giặc tới "Đầu súng trăng treo" (Chính Hữu). Nẻo đường hành quân của người chiến sĩ nhiều đêm đã trở thành "nẻo đường trăng dát vàng". Trăng đã chia sẻ ngọt bùi hân hoan trong niềm vui thắng trận với người lính tiền phương. Đất nước trải qua những năm dài máu lửa, trăng với anh bộ đội đã vượt lên mọi tàn phá hủy diệt của bom đạn quân thù: “Và vầng trăng, vầng trăng Đất nước Vượt qua quầng lửa, mọc lên cao". (Phạm Tiến Duật) Các tao nhân xưa thường "đăng lâu vọng nguyệt", còn anh bộ đội cụ Hồ một thời trận mạc đã nhiều phen đứng trên đồi cao, hành quân vượt núi cũng say sưa ngắm vành trăng cao nguyên. Thật là thú vị khi đọc vần thơ Nguyễn Duy vì nó đã mở ra trong lòng nhiều người một trường liên tưởng: "hồi chiến tranh ở rừng - vầng trăng thành tri kỉ". Khổ thơ thứ hai như một lời nhắc nhở của tác giả về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu. Lại một vần lưng nữa xuất hiện - một ẩn dụ so sánh làm nổi bật chất trần trụi, chất hồn nhiên người lính những năm tháng ở rừng. Đó là cốt cách của các anh: "Trần trụi với thiên nhiên Hồn nhiên như cây cỏ” Vầng trăng là biểu tượng đẹp của những năm tháng ấy, đã trở thành "vầng trăng tri kỉ", "vầng trăng tình nghĩa” ngỡ như không bao giờ có thể quên. Một ý thơ làm động đến đáy tâm hồn, như một sự thức tỉnh lương tâm đối với những kẻ vô tình: "Ngỡ không bao giờ quên - Cái vầng trăng tình nghĩa”. Sự thay đổi của lòng người thật đáng sợ. Hoàn cảnh sống đổi thay, con người dễ thay đổi, có lúc dễ trở nên vô tình, có kẻ dễ trở thành “ăn ở bạc". Từ ở rừng, sau chiến thắng về thành phố, được trưng diện và xài sang: ở buyn-đinh, cao ốc, quen ánh điện, cửa gương... Và “vầng trăng tri kỉ", "vầng trăng tình nghĩa” đã bị người lãng quên, dửng dưng. Cách so sánh thấm thía làm chột dạ nhiều người: "Từ hồi về thành phố quen ánh điện cửa gương vầng trăng đi qua ngõ như người dưng qua đường." Trăng được nhân hóa, lặng lẽ đi qua đường, trăng như người dưng đi qua, chẳng còn ai nhớ, chẳng còn ai hay. Người có lương tâm, lương tri mới biết sám hối. Biết sám hối để tự hoàn thiện nhân cách, tự vươn lên, hướng tâm hồn về ánh sáng và cái cao cả. Không đao to búa lớn, không đại ngôn, mà trái lại, giọng thơ thầm thì như trò chuyện, giãi bày tâm sự, nhà thơ đang trò chuyện với mình. Chất trữ tình của thơ ca trở nên sâu lắng, chân thành. Cũng như dòng sông có thác ghềnh, có quanh co, uốn khúc. Cuộc đời cũng có nhiều biến động li kì. Ghi lại một tình huống "cuộc sống thị thành" của những con người mới ở rừng về thành phố, nhà thơ chỉ sử dụng 4 câu thơ 20 từ. Các từ “thình lình", "vội", "đột ngột” gợi tả tình thái đầy biểu cảm. Có nhà triết học nói: "Cuộc đời dạy ta nhiều hơn trang sách". Vần thơ của Nguyễn Duy nói với ta rất nhiều: "Thình lình đèn điện tắt phòng buyn đinh tối om vội bật tung cửa sổ đột ngột vầng trăng tròn.” Trăng xưa đã đến với người, vẫn "tròn", vẫn "đẹp", vẫn thủy chung với mọi người, mọi nhà, với thi nhân, với người lính. Người ngắm trăng rồi suy ngẫm trong bâng khuâng: "Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng, là bể như là sông là rừng". Nguyễn Tuân từng coi trăng là "cố nhân", nhà thơ Xuân Diệu, trong bài "Nguyệt cầm" viết cách đây 60 năm cũng có câu: "Trăng thương, trăng hở, lời trăng gần". Trở lại với tâm trạng người lính trong bài thơ này, một cái nhìn đầy áy náy xót xa: "Ngửa mặt lên nhìn mặt". Hai chữ "mặt" trong vần thơ: mặt trăng và mặt người cùng "đối diện đàm tâm". Trăng chẳng nói, trăng chẳng trách, thế mà người lính cảm thấy có cái gì rưng rưng. “Rưng rưng" nghĩa là vì xúc động, nước mắt đang ứa ra, sắp khóc. Giọt nước mắt làm cho lòng người thanh thản lại, trong sáng lại, cái tốt lành hé lộ. Bao kỉ niệm đẹp một đời người ùa về, tâm hồn gắn bó, chan hòa với thiên nhiên, với vầng trăng xưa, với đồng, với bể, với sông, với rừng, với quê hương đất nước. Cấu trúc câu thơ song hành, với biện pháp tu từ so sánh, với điệp từ là cho thấy ngòi bút của Nguyễn Duy thật tài hoa:.
.. "như là đồng, là bể, như là sông, là rừng". Đoạn thơ hay ở chất thơ bộc bạch chân thành, ở tính biểu cảm, ở tính hình tượng và hàm súc, từ ngôn ngữ hình ảnh đi vào lòng người, khắc sâu điều nhà thơ muốn tâm sự với chúng ta một cách nhẹ nhàng mà thấm thía. Khổ thơ cuối bài thơ mang tính hàm nghĩa độc đáo, đưa tới chiều sâu tư tưởng triết lí: "Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình" "Tròn vành vạnh" là trăng rằm, một vẻ đẹp viên mãn, "im phăng phắc” là im như tờ, không một tiếng động nhỏ. Vầng trăng cứ tròn đầy và lặng lẽ "kể chi người vô tình” là biểu tượng của sự bao dung độ lượng, của nghĩa tình thủy chung trọn vẹn trong sáng mà không hề đòi hỏi đền đáp. Đó cũng chính là phẩm chất cao cả của nhân dân mà Nguyễn Duy cũng như nhiều nhà thơ cùng thời đã phát hiện và cảm nhận một cách sâu sắc trong thời kì chiến tranh chống Mĩ. "Ánh trăng" là một bài thơ hay, thể thơ năm chữ đã được vận dụng sáng tạo, tài hoa. Sự phong phú vần điệu, ngôn ngữ trong sáng, giọng thơ tâm tình vừa hướng nội vừa hướng ngoại. Nhà thơ tâm sự với người đọc những sâu kín nhất nơi lòng mình. Chất triết lí thâm trầm được diễn tả qua hình tượng “ánh trăng" đã tạo nên giá trị tư tưởng và nghệ thuật của bài thơ. Không nên sống vô tình. Phải thủy chung trọn vẹn, phải nghĩa tình sắt son với bạn bè, đồng chí, với nhân dân đó là điều mà Nguyễn Duy nói thật hay, thật cảm động qua bài thơ này. >>> Phân tích ý nghĩa nhan đề bài thơ Ánh trăng 3. Phân tích bài Ánh trăng ngắn gọn mẫu số 3 Là một trong những nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Nguyễn Duy được biết đến với nhiều bài thơ hay, nhẹ nhàng, giàu cảm xúc chẳng hạn như Hơi ấm ổ rơm, Tre Việt Nam,… Một trong những bài thờ được nhiều người chú ý đó chính là bài thơ Ánh trăng. Bài thơ đã thể hiện được sự tài hoa của ông và thể hiện rõ chất suy tư trong thơ của Nguyễn Duy. Bài thơ Ánh trăng được nhà thơ Nguyễn Duy viết năm 1978. Một lý do khiến bài thơ này được yêu thích là bởi nội dung bài thơ chứa đựng những tình cảm chân thành, mới lạ nhưng vô cùng sâu sắc. Ở hai khổ thơ đầu tiên, nhà thơ đã nhắc đến những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ nơi quê nhà: Hồi nhỏ sống với đồng Với sông rồi với bể Hồi chiến tranh ở rừng Vầng trăng thành tri kỉ Từ những ngày còn ấu thơ, vầng trăng đã gắn bó với tác giả. Nói đến trăng là nói đến dòng sông, đồng ruộng, biển cả. Vậy cho nên dù có đi đến nơi đâu thì vầng trăng vẫn cứ gắn bó với con người. Con người đi một bước, vầng trăng cũng đi theo một bước. Vốn dĩ ban đầu trăng là bạn, tới khi nhà thơ đi lính, tham gia vào chiến trường gian khổ và ác liệt, vầng trăng mới trở thành tri kỉ đối với nhà thơ. Lúc này đối với nhà thơ, trăng trở thành người bạn không thể thiếu. Trăng cùng với nhà thơ chia sẻ những ngọt bùi, cùng nhà thơ vượt qua những khó khăn trong cuộc đời người lính. Cũng chính vì thế mà nhà thơ hiểu vầng trăng hơn. Nhà thơ miêu tả về vẻ đẹp của ánh trăng với một cảm xúc trẻ trung, tươi mới: Trần trụi với thiên nhiên Hồn nhiên như cây cỏ Ngỡ không bao giờ quên Cái vầng trăng tình nghĩa Vẻ đẹp của trăng là một vẻ đẹp bình dị, chẳng cần khoác lên mình bất cứ thứ gì, trăng vẫn đẹp một cách vô tư và hồn nhiên. Cũng chính vì tượng trưng cho vẻ đẹp hồn nhiên nên trăng hòa mình vào thiên nhiên cỏ cây. Trăng đẹp như vậy, gần gũi như vậy trăng lại còn từng đồng cam cộng khổ với mình nên nhà thơ ngỡ rằng sẽ chẳng bao giờ có thể quên được vầng trăng tình nghĩa ấy. Nhưng đó là nhà thơ nghĩ vậy còn thực tế cho thấy nhà thơ đã có lúc lãng quên vầng trăng: Từ hồi về thành phố Quen ánh điện cửa gương Vầng trăng đi qua ngõ Như người dưng qua đường Nếu như ở tuổi thơ của mình tác giả sống gần gũi với thiên nhiên, với sông, với bể, với rừng thì giờ đây môi trường sống của nhà thơ đã thay đổi rồi. Ông sống ở thành phố, nơi có những ánh đèn chiếu sáng được mọi ngõ ngách, mọi không gian. Chính vì ánh sáng của đèn điện, của cửa gương mà người ta không còn nhớ đến ánh sáng của vầng trăng nữa. Dần dần, vầng trăng tình nghĩa ngày nào bị đẩy lùi vào quên lãng.
Vầng trăng tượng trưng cho kỉ niệm, cho kí ức về những năm tháng đấu tranh gian khổ, cho những người bạn của tuổi thơ, cho những người đồng đội đã từng cùng nhau vào sinh ra tử. Vậy mà giờ đây, trăng trở thành người dưng qua đường. Khi cuộc sống thay đổi, nó kéo theo sự thay đổi trong suy nghĩ của con người. Vầng trăng có lẽ sẽ cứ trôi vào trong dĩ vãng như vậy nếu như không có chuyện thành phố bị mất điện: Phòng buyn đinh tối om Vội bật tung cửa sổ Đột ngột vầng trăng tròn Trong khoảnh khắc đèn điện vụt tắt ấy, ánh sáng của vầng trăng hiện lên thật bất ngờ. Dường như cùng với ánh trăng, mọi kí ức năm xưa ùa về trong lòng tác giả. Đó là sông, là bể, là rừng, là những năm tháng nghèo đói, thiếu thốn nhưng vẫn luôn đong đầy hạnh phúc. Chính vì lẽ đó đã khiến cho nhà thơ trở nên rưng rưng: Ngửa mặt lên nhìn mặt Có cái gì rưng rưng Ánh trăng im phăng phắc Đủ cho ta giật mình. Trăng vẫn như vậy, tròn trịa và vẹn nguyên. Thứ duy nhất thay đổi đó chính là lòng người. Chính vì đối diện với vầng trăng mà vầng trăng không nói gì khiến cho nhà thơ cảm thấy hổ thẹn với chính bản thân mình. Đúng là vầng trăng tình nghĩa đã quá bao dung và độ lượng. Với lối diễn đạt bình dị, bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy đã gây được nhiều xúc động đối với độc giả. Giọng thơ sâu lắng với thể thơ năm chữ cô đọng khiến cho bài thơ chan chứa cảm xúc. Qua bài thơ này, chúng ta cũng nên nhìn lại cách sống của bản thân để sống tốt đẹp hơn. 4. Nghe bài văn phân tích Ánh trăng hay nhất [embed]https://www.youtube.com/watch?v=Rt6x4vo0Egs[/embed] 5. Phân tích Ánh trăng bài văn mẫu số 5 Trăng - hình ảnh giản dị mà quen thuộc, trong sáng và trữ tình. Trăng đã trở thành đề tài thường xuyên xuất hiện trên những trang thơ của các thi sĩ qua bao thời đại. Nếu như Tĩnh dạ tứ của Lí Bạch tả cảnh đêm trăng sáng tuyệt đẹp gợi lên nỗi niềm nhớ quê hương, Vọng nguyệt của Hồ Chí Minh thể hiện tâm hồn lạc quan, phong thái ung dung và lòng yêu thiên nhiên tha thiết của Bác thì đến với bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy, chúng ta bắt gặp hình ảnh vầng trăng mang ý nghĩa triết lí sâu sắc. Đó chính là đạo lí “uống nước nhớ nguồn”. Những sáng tác thơ của Nguyễn Duy sâu lắng và thấm đẫm cái hồn của ca dao, dân ca Việt Nam. Thơ ông không cố tìm ra cái mới mà lại khai thác, đi sâu vào cái nghĩa tình muôn đời của người Việt. Ánh trăng là một bài thơ như vậy. Trăng đối với nhà thơ có ý nghĩa đặc biệt: đó là vầng trăng tri kỉ, vầng trăng tình nghĩa và vầng trăng thức tỉnh. Nó như một hồi chuông cảnh tỉnh cho mỗi con người có lối sống quên đi quá khứ. Tác giả đã mở đầu bài thơ với hình ảnh trăng trong kí ức tuổi thơ của nhà thơ và trong chiến tranh: Hồi nhỏ sống với đồng với sông rồi với bể hồi chiến tranh ở rừng vầng trăng thành tri kỉ Hình ảnh vầng trăng đang được trải rộng ra trong cái không gian êm đềm và trong sáng của tuổi thơ. Hai câu thơ với vỏn vẹn mười chữ nhưng dường như đã diễn tả một cách khái quát về sự vận động cả cuộc sống con người. Mỗi con người sinh ra và lớn lên có nhiều thứ để gắn bó và liên kết. Cánh đồng, sông và bể là nhưng nơi chốn cất giữ bao kỉ niệm của một thời ấu thơ mà khó có thể quên được. Cũng chính nơi đó, ta bắt gặp hình ảnh vầng trăng. Với cách gieo vần lưng “đồng”, “sông” và điệp từ “với” đã diễn tả tuổi thơ được đi nhiều, tiếp xúc nhiều và được hưởng hạnh phúc ngắm những cảnh đẹp của bãi bồi thiên nhiên của tác giả. Tuổi thơ như thế không phải ai cũng có được! Khi lớn lên, vầng trăng đã theo tác giả vào chiến trường để “chờ giặc tới”. Trăng luôn sát cánh bên người lính, cùng họ trải nghiệm sương gió, vượt qua những đau thương và khốc liệt của bom đạn kẻ thù. Người lính hành quân dưới ánh trăng dát vàng con đường, ngủ dưới ánh trăng, và cũng dưới ánh trăng sáng đó, tâm sự của những người lính lại mở ra để vơi đi bớt nỗi cô đơn, nỗi nhớ nhà. Trăng đã thật sự trở thành “tri kỉ” của người lính trong những năm tháng máu lửa. Khổ thơ thứ hai như một lời nhắc nhở về những năm tháng đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước hiền hậu, bình dị. Vầng trăng đó, người bạn tri kỉ đó, ngỡ như sẽ không bao giờ quên được:
Trần trụi với thiên nhiên hồn nhiên như cây cỏ ngỡ không bao giờ quên cái vầng trăng tình nghĩa Vần lưng một lần nữa lại xuất hiện: “trần trụi”, “hồn nhiên”, “thiên nhiên” làm cho âm điệu câu thơ thêm liền mạch, dường như nguồn cảm xúc của tác giả vẫn đang tràn đầy. Chính cái hình ảnh so sánh ẩn dụ đã tô đậm lên cái chất trần trụi, cái chất hồn nhiên của người lính trong những năm tháng ở rừng. Cái vầng trăng mộc mạc và giản dị đó là tâm hồn của những người nhà quê, của đồng, của sông, của bể và của những người lính hồn nhiên, chân chất ấy. Thế rồi cái tâm hồn - vầng trăng ấy sẽ phải làm quen với một hoàn cảnh sống hoàn toàn mới mẻ: Từ hồi về thành phố quen ánh điện, cửa gương vầng trăng đi qua ngõ như người dưng qua đường Thời gian trôi qua cuốn theo mọi thứ như một cơn lốc, chỉ có tình cảm là còn ở lại trong tâm hồn mỗi con người như một ánh dương chói lòa. Thế nhưng con người không thể kháng cự lại sự thay đổi đó. Người lính năm xưa nay cũng làm quen dần với những thứ xa hoa nơi “ánh điện, cửa gương”. Và rồi trong chính sự xa hoa đó, người lính đã quên đi người bạn tri kỉ của mình, người bạn mà tưởng chừng chẳng thể quên được, “người tri kỉ ấy” đi qua ngõ nhà mình nhưng mình lại xem như không quen không biết. Phép nhân hóa vầng trăng trong câu thơ thật sự có cái gì đó làm rung động lòng người đọc bởi vì vầng trăng ấy chính là một con người. Cũng chính phép nhân hóa đó làm cho người đọc cảm thương cho một “người bạn” bị chính người bạn thân một thời của mình lãng quên. Sự ồn ã của phố phường, những công việc mưu sinh và những nhu cầu vật chất thường nhật khác đã lôi kéo con người ra khỏi những giá trị tinh thần ấy, một phần vô tâm của con người đã lấn át lí trí của người lính, khiến họ trở thành kẻ quay lưng với quá khứ. Con người khi được sống đầy đủ về mặt vật chất thì thường hay quên đi những giá trị tinh thần, quên đi cái nền tảng cơ bản của cuộc sống, đó chính là tình cảm con người. Nhưng rồi một tình huống bất ngờ xảy ra buộc người lính phải đối mặt: Thình lình đèn điện tắt phòng buyn-đinh tối om vội bật tung cửa sổ đột ngột vầng trăng tròn Khi đèn điện tắt, cũng là khi không còn được sống trong cái xa hoa, đầy đủ về vật chất, người lính bỗng phải đối diện với cái thực tại tối tăm. Trong cái “thình lình”, “đột ngột” ấy, người lính vội bật tung cửa sổ và bất ngờ nhận ra một cái gì đó. Đó chẳng phải ai xa lạ mà chính là người bạn tri kỉ năm xưa của mình đây hay sao? Con người ấy không hề biết được rằng cái người bạn tri kỉ, tình nghĩa, người bạn đã bị anh ta lãng quên luôn ở ngoài kia để chờ đợi anh ta. “Người bạn ấy” không bao giờ bỏ rơi con người, không bao giờ oán giận hay trách móc con người vì họ đã quên đi mình. Vầng trăng ấy vẫn rất vị tha và khoan dung, nó cũng sẵn sàng đón nhận tấm lòng của một con người biết sám hối, biết vươn lên hoàn thiện mình. Cuộc đời mỗi con người không ai có thể đoán biết trước được. Không ai mãi sống trong một cuộc sống yên bình mà không có khó khăn, thử thách. Cũng như một dòng sông, đời người là một chuỗi dài với những quanh co, uốn khúc. Và chính trong những khúc quanh ấy, những biến cố ấy, con người mới thật sự hiểu được cái gì là quan trọng, cái gì sẽ gắn bó với họ trong suốt hành trình dài và rộng của cuộc đời. Dường như người lính trong bài thơ đã hiểu được điều đó! Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng Khi người đối mặt với trăng, có cái gì đó khiến cho người lính áy náy dù cho không bị quở trách một lời nào. Hai từ “mặt” trong cùng một dòng thơ: mặt trăng và mặt người đang cùng nhau trò chuyện. Người lính cảm thấy có cái gì “rưng rưng” tự trong tận đáy lòng và dường như nước mắt đang muốn trào ra vì xúc động trước lòng vị tha của người bạn “tri kỉ” của mình. Đối mặt với vầng trăng, bỗng người lính cảm thấy như đang xem một thước phim quay chậm về tuổi thơ của mình ngày nào, nơi có “sông” và có “bể”. Chính những thước phim quay chậm ấy làm người lính trào dâng những nỗi niềm và những giọt nước mắt tuôn ra tự nhiên, không chút gượng ép nào!
Những giọt nước mắt ấy đã phần nào làm cho người lính trở nên thanh thản hơn, làm tâm hồn anh trong sáng lại. Một lần nữa những hình tượng trong tuổi thơ và chiến tranh được láy lại làm sáng tỏ những điều mà con người cảm nhận được. Cái tâm hồn ấy, cái vẻ đẹp mộc mạc ấy không bao giờ bị mất đi, nó luôn lặng lẽ sống trong tâm hồn mỗi con người và nó sẽ lên tiếng khi con người bị tổn thương. Đoạn thơ hay ở chất thơ mộc mạc, chân thành, ngôn ngữ bình dị mà thấm thía, những hình ảnh đi vào lòng người. Vầng trăng trong khổ thơ thứ ba đã thực sự thức tỉnh con người: Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình Khổ thơ cuối cùng mang tính hàm súc độc đáo và đạt tới chiều sâu tư tưởng và triết lí. “Trăng tròn vành vạnh” là vẻ đẹp của trăng vẫn viên mãn, tròn đầy và không hề bị suy chuyển dù cho trải qua biết bao thăng trầm. Trăng chỉ im lặng phăng phắc, trăng không nói gì cả, trăng chỉ nhìn, nhưng cái nhìn đó đủ khiến cho con người giật mình. Ánh trăng như một tấm gương để cho con người soi mình qua đó, để con người nhận ra mình để thức tỉnh lương tri. Con người có thể chối bỏ, có thể lãng quên bất cứ điều gì trong tâm hồn anh ta. Nhưng dù gì đi nữa thì những giá trị văn hoá tinh thần của dân tộc cũng luôn vây bọc và che chở cho con người. "Ánh trăng" đã đi vào lòng người đọc bao thế hệ như một lời nhắc nhở đối với mỗi người: Nếu ai đã lỡ quên đi, đã lỡ đánh mất những giá trị tinh thần quý giá thì hãy thức tỉnh và tìm lại những giá trị đó. Còn ai chưa biết coi trọng những giá trị ấy thì hãy nâng niu những kí ức quý giá của mình ngay từ bây giờ, đừng để quá muộn. Bài thơ không chỉ hay về mặt nội dung mà còn có những nét đột phá trong nghệ thuật. Thể thơ năm chữ được vận dụng sáng tạo, các chữ đầu dòng thơ không viết hoa thể hiện những cảm xúc liền mạch của nhà thơ. Nhịp thơ biến ảo rất nhanh, giọng điệu tâm tình đã gây ấn tượng mạnh trong lòng người đọc. IV. Kiến thức mở rộng về bài thơ Ánh trăng - Ý nghĩa nhan đề Ánh trăng: + Ánh trăng không chỉ là hình ảnh của đất trời thiên nhiên, ánh sáng ấy có thể len lỏi vào những nơi khuất lấp trong tâm hồn con người để thức tỉnh họ nhận ra những điều sai trái, hướng con người ta đến với những giá trị đích thực của cuộc sống. + Ý nghĩa biểu tượng: ánh trăng như ánh sáng của hàng nghìn ngọn nến đã thắp sáng lên một góc tối của con người, thức tỉnh sự ngủ quên của con người về nghĩa tình thuỷ chung với quá khứ, với những năm tháng gian lao nhưng rất hào hùng của cuộc đời người lính. + Bài thơ nêu lên vấn đề của mọi người, mọi thời, đó là lời tự nhắc nhở, thấm thía về thái độ tình cảm đối với quá khứ gian lao, với thiên nhiên đất nước bình dị, hiện hậu đối với người đã khuất và đối với chính mình. - Một số ý kiến, nhận định về bài thơ Ánh trăng:  - "Từ một câu chuyện riêng, bài thơ Ánh trăng cất lên lời tự nhắc nhở thấm thía về thái độ, tình cảm của con người đối với những năm tháng quá khứ gian lao, tình nghĩa, đối với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu." - “Bài thơ nói về ánh trăng mà nói chuyện đời, chuyện tình nghĩa. Tác giả chọn một lối viết giản dị, dễ hiểu...Qua bài thơ, tác giả đối thoại với chính mình và thủ thỉ tâm sự với bạn đọc. Cái lối của bài thơ là sự chân thành, sự rung động trong một khoảnh khắc tâm tình rất thật.” (Nguyễn Bùi Vợi) "Bài thơ giống như một câu chuyện giàu chất thơ, đầy hiện thực đời sống. Tuy thế, bài thơ không một chút đao to búa lớn, cũng làm gì có roi vọt mà sao khi đọc ta thấy như có ai đang quất vào người mình đau đớn. Ánh trăng giản đơn, nhẹ nhàng về câu chữ, tự nhiên thuần thục về kết cấu; bình dị, dễ hiểu về ý thơ mà vẫn đọng lại trong lòng người đọc bao suy ngẫm xót xa... điều nhà thơ muốn nói còn nằm ngoài ngôn ngữ trong thơ, sức gợi bao la, vô kể." (Lương Kim Phương, Thơ, bốn phương cùng bình) Các em vừa tham khảo xong hướng dẫn chi tiết và mẫu dàn ý bài văn phân tích bài thơ Ánh trăng được THPT Ngô Thì Nhậm tuyển chọn với mong muốn sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho các em trong quá trình làm bài văn phân tích Ánh trăng của Nguyễn Duy.
 Chúc các em làm bài đạt kết quả cao !
0 notes
kien-thuc-noi-that · 26 days
Text
Bật mí bí quyết thiết kế nhà hàng hải sản ấn tượng, thu hút khách hàng
Bạn đang ấp ủ ý tưởng mở một nhà hàng hải sản? Chắc chắn bạn muốn không gian của mình không chỉ là nơi thưởng thức những món ăn tươi ngon, mà còn là một trải nghiệm đáng nhớ. Thiết kế nhà hàng chính là chiếc chìa khóa mở ra cánh cửa thành công.
Hãy tưởng tượng khách hàng bước vào một không gian đậm chất biển cả, với ánh đèn lung linh phản chiếu trên những chiếc ly thủy tinh, tiếng sóng vỗ rì rào từ những bức tranh tường, và mùi hương đặc trưng của hải sản tươi sống lan tỏa khắp không gian. Đó chính là sức mạnh của thiết kế nhà hàng hải sản.
Thực tế cho thấy, 75% khách hàng quyết định lựa chọn một nhà hàng dựa trên không gian và thiết kế của nó. Vì vậy, việc đầu tư vào thiết kế nhà hàng là một quyết định thông minh để thu hút khách hàng và tạo dấu ấn riêng.
Tầm quan trọng của thiết kế nhà hàng hải sản
Thiết kế nhà hàng hải sản không chỉ đơn thuần là việc sắp xếp bàn ghế, mà còn là một nghệ thuật. Một thiết kế đẹp mắt sẽ giúp:
Tạo ấn tượng ban đầu: Khi bước vào nhà hàng, khách hàng sẽ có những ấn tượng đầu tiên rất quan trọng. Một không gian được thiết kế đẹp mắt, ấn tượng sẽ tạo thiện cảm và khiến khách hàng muốn khám phá thêm.
Truyền tải thông điệp: Mỗi nhà hàng đều có một câu chuyện riêng. Thiết kế sẽ giúp bạn truyền tải câu chuyện đó đến khách hàng, tạo nên một thương hiệu độc đáo.
Tạo trải nghiệm đáng nhớ: Một không gian được thiết kế hài hòa, thoải mái sẽ mang đến cho khách hàng những trải nghiệm ẩm thực tuyệt vời. Họ sẽ cảm thấy thư giãn, tận hưởng từng khoảnh khắc và muốn quay lại.
Tumblr media
Các yếu tố quan trọng trong thiết kế nhà hàng hải sản
Để tạo nên một không gian nhà hàng hải sản ấn tượng, bạn cần chú ý đến các yếu tố sau:
Màu sắc: Màu xanh dương – màu của biển cả – là lựa chọn hoàn hảo để tạo cảm giác mát mẻ, thư thái. Kết hợp với màu nâu gỗ, màu kem sẽ tạo nên một không gian ấm cúng, gần gũi.
Ánh sáng: Ánh sáng tự nhiên sẽ mang đến cảm giác thoáng đãng, trong lành. Ánh sáng nhân tạo ấm áp sẽ tạo điểm nhấn cho các khu vực khác nhau.
Chất liệu: Gỗ, đá, tre, trúc là những chất liệu tự nhiên phổ biến trong thiết kế nhà hàng hải sản. Chúng tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên và mang đến vẻ đẹp mộc mạc, giản dị.
Nội thất: Bàn ghế, đồ trang trí, đèn chiếu sáng... tất cả đều cần được lựa chọn kỹ lưỡng để tạo nên một không gian hài hòa.
Bố cục không gian: Việc bố trí không gian hợp lý sẽ giúp khách hàng cảm thấy thoải mái và dễ chịu. Bạn có thể chia không gian thành các khu vực chức năng khác nhau như khu vực ăn uống, khu vực quầy bar, khu vực bếp...
==>Xem thêm: thiết kế cửa hàng hải sản
Các phong cách thiết kế nhà hàng hải sản phổ biến
Phong cách hiện đại: Đường nét đơn giản, màu sắc trung tính, nội thất tối giản.
Phong cách cổ điển: Vật liệu tự nhiên, nội thất cầu kỳ, chi tiết.
Phong cách rustic: Gần gũi với thiên nhiên, sử dụng các vật liệu thô sơ.
Phong cách nhiệt đới: Màu sắc tươi sáng, họa tiết hoa lá, tạo cảm giác mát mẻ.
Tumblr media
Ý tưởng thiết kế độc đáo cho nhà hàng hải sản
Bể cá cảnh: Tạo điểm nhấn ấn tượng, mang đến không gian sống động.
Tranh tường: Sử dụng tranh tường với hình ảnh biển cả, hải sản để tạo không gian sinh động.
Cây xanh: Mang đến không gian xanh mát, trong lành.
Quầy bar độc đáo: Thiết kế quầy bar sáng tạo để thu hút khách hàng.
==>Xem thêm: thiết kế nhà hàng bằng tre
Lưu ý khi thiết kế nhà hàng hải sản
Ngân sách: Lên kế hoạch ngân sách chi tiết để tránh phát sinh chi phí không cần thiết.
Diện tích: Tận dụng tối đa diện tích để tạo không gian thoải mái cho khách hàng.
An toàn: Đảm bảo các yếu tố an toàn trong quá trình thiết kế và thi công.
Phong cách: Lựa chọn phong cách thiết kế phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu.
Kết luận
Thiết kế nhà hàng hải sản là một quá trình sáng tạo và đòi hỏi sự đầu tư kỹ lưỡng. Một không gian đẹp mắt, ấn tượng sẽ giúp nhà hàng của bạn thu hút khách hàng và tạo nên một thương hiệu độc đáo.
Nếu bạn đang có ý định mở một nhà hàng hải sản, hãy tìm đến các đơn vị thiết kế chuyên nghiệp để được tư vấn và hỗ trợ. Họ sẽ giúp bạn biến những ý tưởng của mình thành hiện thực và tạo ra một không gian nhà hàng hoàn hảo.
0 notes
tretruchuyhoang · 1 month
Text
Đơn vị thi công vách ngăn tre uy tín chuyên nghiệp tại TPHCM
Vách ngăn tre là một trong những xu hướng decor thiết kế nội thất những năm gần đây. Đã thu hút và nhận được sự quan tâm của nhiều đối tượng khách hàng. Vách ngăn tre mang đến cảm giác mộc mạc, gần gũi và gần gũi với thiên nhiên cho không gian. Vì sao vách tre được xem là xu hướng trang trí cho không gian nội thất? Xem ngay bài viết dưới đây.
Tumblr media
Vách ngăn tre đa dạng kiểu dáng mẫu mã trong trang trí không gian kiến trúc
Tại sao vách ngăn tre là xu hướng trang trí cho không gian nội thất?
- Vách ngăn tre mang đến sự đơn giản, mộc mạc và gần gũi trong không gian sống. Với vẻ đẹp tự nhiên, vách ngăn tre trúc trở thành một điểm nhấn trang trí độc đáo cho căn phòng của bạn.
- Tre là một loại vật liệu truyền thống trong xây dựng nhiều năm qua. Với tính cơ học tốt và độ bền vượt trội, tre trúc là vật liệu lý tưởng để tạo ra những chi tiết vách ngăn đẹp mắt và chịu lực tốt.
- Vách ngăn tre được thiết kế với nhiều kiểu dáng và hoa văn khác nhau. Điều này mang đến sự mới mẻ, không bị nhàm chán và không có sự lặp lại kiểu dáng giữa các công trình với nhau.
Có thể thấy rằng, vách ngăn tre giúp tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên và mang lại sự tự nhiên cho không gian sống. Vì vậy vách tre được sử dụng để trang trí phổ biến cho các công trình tre trúc hiện nay.
Những kiểu dáng phổ biến của vách ngăn tre
Vách ngăn tre có rất nhiều kiểu dáng, hoa văn khác nhau, dễ dàng ứng dụng trong nhiều phong cách thiết kế khác nhau. Dựa vào yêu cầu và sở thích của gia chủ sẽ có những kiểu dáng vách ngăn tre với đầy đủ hình dáng đan: caro, chữ L, mắt cáo, đan khít, đan hở,… với nhiều cách trang trí hoa văn phong phú.
Các kiểu dáng đơn giản như vách ngăn đan khít mang lại sự riêng tư cho không gian, trong khi vách ngăn hình đan hở tạo ra cảm giác phóng khoáng thoáng mát. Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn những mẫu hoa văn tinh tế để tạo điểm nhấn cho căn phòng.
Sự đa dạng của vách ngăn ngăn tre trong không gian sống hiện đại
Vách ngăn tre được sử dụng trong nhiều không gian sống và kinh doanh. Mang lại sự độc đáo và tự nhiên cho không gian xung quanh. Một số ứng dụng phổ biến của phên tre trong không gian sống hiện nay:
- Nhà phố: Vách ngăn tre được sử dụng trong phòng khách, phòng ngủ hoặc phòng làm việc, tạo thành những không gian riêng biệt và tạo điểm nhấn trang trí.
- Hàng quán: Vách ngăn tre được sử dụng trong nhà hàng, quán ăn hoặc quầy bar, tạo nên không gian đặc sắc giúp thu hút khách hàng hơn.
- Spa: Vách ngăn tre trang trí được sử dụng để tạo ra không gian thư giãn khi kết hợp với các loại thảo mộc tự nhiên và tự nhiên giúp thu hút khách hàng hơn.
Đơn vị thi công vách ngăn tre uy tín chuyên nghiệp tại TP HCM
Tre Trúc Huy Hoàng đơn vị thi công các công trình tre trúc lớn nhỏ uy tín nhất tại TPHCM. Đội ngũ nhân công có chuyên môn nghề nghiệp cao, kinh nghiệm dày dặn trong thi công xây dựng. Đã thi công hàng trăm vách ngăn tre khác nhau cho nhà hàng, quán nhậu, quán café, spa, homestay. Luôn cam kết về chất lượng và tiến độ công trình. Khách hàng chỉ cần liên hệ với nhân viên chăm sóc khách hàng của Tre Trúc Huy Hoàng để nhận tư vấn báo giá miễn phí.
==============================================
Tre Trúc Huy Hoàng
Địa chỉ: 31B Đường TL14, P. Thạnh Lộc, Quận 12, TPHCM
Hotline: 0921.27.27.27
Website: tretruchuyhoang.com
0 notes
tretrucvn · 1 month
Text
Bán hàng rào tre trúc trang trí tại TPHCM
Hàng rào tre trúc không chỉ đẹp mắt mà còn có nhiều công dụng hữu ích khác. Chúng giúp bảo vệ ngôi nhà, tạo nên không gian riêng tư, đồng thời chúng còn mang lại vẻ đẹp tự nhiên và thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó, hàng rào tre trúc còn có khả năng điều hòa không khí, tạo bóng mát, góp phần làm giảm tiếng ồn.
Tumblr media
Hàng rào tre trúc giá bao nhiêu tiền 1m2?
Giá hàng rào tre trúc được thi công hoàn thiện tại Tre Trúc VN chỉ dao động từ 380.000đ – 480.000đ/m2. Chi phí làm hàng rào bằng tre trên đã bao gồm chi phí vật tư và chi phí nhân công.
Lưu ý: Mức giá thi công, thiết kế hàng rào tre cao hay thấp còn phụ thuộc vào từng kiến trúc của ngôi nhà cũng như loại vật liệu tre, trúc hay tầm vông.
Tumblr media
Quy trình thi công hàng rào tại Tre Trúc VN
Để có thể bắt đầu thi công hàng rào bằng tre trúc thì việc cần phải thực hiện những quy trình sau đây:
- Gặp mặt với khách hàng, trao đổi trực tiếp về nhu cầu thi công các hạng mục nào. Cho đội ngũ nhân viên thi công đến tại nơi khả sát, đo đạc, tính toán chi phí thi công cho khách hàng.
- Đội ngũ nhân viên sẽ lên ý tưởng thiết kế cho khách hàng và tư vấn thiết kế thích hợp nhất. Báo giá cụ thể và thời gian thi công cho khách hàng.
- Vật chuyển vật liệu tre trúc, thiết bị máy móc phục vụ thi công. Tiến hành thi công nhanh chóng bàn giao công trình cho khách hàng.
- Trong quá trình thi công khách hàng có nhu cầu thay đổi hoặc sửa chữa điều có thể được đáp ứng.
- Cuối cùng nghiệm thu bàn giao đúng hạn, hướng dẫn bảo quản, bàn giao và thanh toán.
Tumblr media
Cơ sở bán hàng rào tre đẹp, bền, giá rẻ tại TPHCM
Tre Trúc VN là địa chỉ cung cấp và gia công hàng rào bằng tre trúc trang trí cho nhà hàng, quán cafe, quán nhậu, biệt thự sân vườn, resort, homestay,… giá rẻ chất lượng tại TPHCM. Nhận gia công hàng rào theo mẫu đặt hàng riêng của khách. Ngoài ra chúng tôi nhận thi công lắp đặt trọn gói theo nhu cầu của khách hàng.
===============
Thông tin liên hệ --- Tre Trúc VN --- Địa chỉ: 399 Thạnh Lộc 19, Thạnh Lộc, Quận 12, TPHCM Hotline: 0938688993 Email: [email protected] Website: https://tretruc.vn
1 note · View note
docomatvn · 2 months
Text
Vách tivi phòng khách tại sao được ưa chuộng
Ngôi nhà đẹp thì cần có phòng khách ấn tượng. Chính vì vậy để phòng khách đẹp và ấn tượng thì vách tivi cho phòng khách là điều không thể thiếu.
Chính vì vậy việc thiết kế vách ngăn tivi được xem là việc rất quan trọng trong việc thiết thế thi công nội thất.
bài viết gốc:
bài viết tương tự:
1 note · View note
manhchenangngocduong · 2 months
Text
Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media
Cung Cấp Cây Guột Lợp Mái Nhà – Giải Pháp Chống Nóng Tối Ưu
Khi mùa hè đến gần, việc lựa chọn một giải pháp lợp mái nhà để chống nóng và nâng cao vẻ đẹp cho ngôi nhà của bạn trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Cây guột lợp mái là một lựa chọn lý tưởng, kết hợp hiệu quả chống nóng vượt trội với phong cách thiết kế thanh lịch.
Lá guột giúp giảm nhiệt độ bên trong ngôi nhà, tạo không gian sống mát mẻ và dễ chịu. Đồng thời, cây guột cũng mang lại vẻ đẹp tự nhiên và bền bỉ cho mái nhà. Với sự kết hợp hoàn hảo giữa tính năng chống nóng và thiết kế đẳng cấp, mái nhà lợp bằng cây guột sẽ làm nổi bật phong cách kiến trúc của bạn và bảo vệ ngôi nhà khỏi tác động của thời tiết khắc nghiệt.
Nguồn Cây guột lợp mái nhà
0 notes
winbethost · 2 months
Text
Trang đá gà trực tiếp- WINBET sân chơi đá gà đẳng cấp
Trong thời đại công nghệ số hiện nay, các trò chơi truyền thống như đá gà đã được hiện đại hóa và đưa lên môi trường trực tuyến. WINBET – Trang đá gà trực tiếp là một nơi an toàn và tiện lợi cho những người yêu thích môn thể thao đấu đá gà, vừa giải trí vừa thử vận may. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các loại cá cược đá gà phổ biến và các hình thức cược đá gà trực tiếp.
Đá gà trực tiếp là gì?
Đá gà trực tiếp là hình thức đá gà trực tuyến, nơi người chơi có thể theo dõi và đặt cược vào các trận đá gà diễn ra trên khắp thế giới. Hình thức cá cược này đã trở nên phổ biến trong những năm gần đây nhờ vào sự tiện lợi và tính giải trí cao mà nó mang lại.
Đá gà trực tiếp cho phép người chơi tham gia cá cược và xem trực tiếp các trận đấu từ bất cứ đâu, chỉ cần có thiết bị kết nối internet.
Tumblr media
Trang đá gà trực tiếp – WINBET cung cấp đa dạng loại cá cược đá gà
Trang đá gà trực tiếp của WINBET cung cấp cho người chơi nhiều loại đá gà để tham gia vào những trận đấu hấp dẫn. Dưới đây là một số loại cá cược đá gà tại nhà cái này:
Đá gà cựa sắt: Loại đá gà được sử dụng phổ biến nhất trong các trận đấu. Gà đá cựa sắt có hai cựa sắt ở mỗi chân, người chơi cần điều khiển gà để tấn công vào cựa sắt của đối thủ.
Đá gà cựa dao: Loại đá gà có một cựa dao ở mỗi chân. Người chơi điều khiển gà để tấn công vào cựa dao của đối thủ.
Đá gà trực tiếp: Hình thức đá gà trực tuyến, người chơi có thể xem các trận đấu trực tiếp tại các trường gà và tham gia cá cược trực tiếp tại nhà cái.
Đá gà tre: Loại đá gà sử dụng gà tre khỏe mạnh và có tố chất chiến đấu tốt để thi đấu.
Ngoài ra, WINBET còn cung cấp các loại đá gà khác như đá gà Mỹ, đá gà Campuchia, đá gà cựa kèo,… Tùy vào sở thích và kinh nghiệm của mỗi người chơi mà họ có thể lựa chọn loại đá gà phù hợp để tham gia vào các trận đấu.
Xem thêm: https://winbet.ceo/trang-da-ga-truc-tiep-winbet-san-choi-da-ga-dang-cap/ 
0 notes
tretrucsaigon · 2 months
Text
Thanh tre làm đèn trung thu
Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media
0 notes
thicongthamtraisan · 2 months
Text
Các yêu cầu và tiêu chuẩn kỹ thuật khi thi công thảm trải sàn
Việc lựa chọn và thi công thảm trải sàn đòi hỏi người thợ phải tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu và tiêu chuẩn kỹ thuật để đảm bảo tính thẩm mỹ, an toàn và tuổi thọ của sản phẩm. Bài viết này Thảm Hán Long sẽ đi sâu vào các yêu cầu cụ thể về vật liệu, quy trình thi công và các tiêu chuẩn kỹ thuật mà các chuyên gia và nhà thiết kế nội thất cần phải nắm rõ khi thực hiện dự án lắp đặt thảm trải sàn. Qua đó, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc áp dụng đúng các tiêu chuẩn này để đem lại hiệu quả tối ưu cho từng công trình.
Tumblr media
Các yêu cầu về vật liệu và chất lượng thảm
Loại vật liệu thảm và tiện ích của từng loại
Thảm tổng hợp: Thảm tổng hợp là lựa chọn phổ biến trong thi công thảm trải sàn nhờ vào độ bền cao và khả năng chống mài mòn tốt. Được sản xuất từ các hợp chất như polypropylene, nylon, và polyester, thảm tổng hợp thường có khả năng chịu nước và dễ vệ sinh. Nhờ tính linh hoạt và đa dạng trong thiết kế, nó phù hợp với nhiều không gian từ nhà ở đến văn phòng làm việc.
Thảm len: Thảm len được làm từ sợi len tự nhiên từ lông cừu, mang lại cảm giác mềm mại và sang trọng cho không gian. Ngoài tính năng giữ nhiệt và cách âm tốt, thảm len còn có khả năng tự làm sạch bằng cách hút ẩm và khử mùi tự nhiên. Tuy nhiên, để duy trì độ bền và sự hấp dẫn của nó, thảm len cần được bảo quản và vệ sinh đúng cách.
Thảm tự nhiên: Các loại thảm làm từ sợi tự nhiên như tre, lanh ngày càng được ưa chuộng với những ai quan tâm đến môi trường sống. Thảm tự nhiên không chỉ mang đến sự gần gũi với thiên nhiên mà còn có khả năng hấp thụ độ ẩm tốt và giữ được không khí trong lành cho không gian sống. Tuy nhiên, chúng thường ít bền hơn so với các loại thảm tổng hợp và thảm len.
Tìm hiểu thêm trong bài viết khác tại:
https://thicongthamtraisan.tumblr.com/post/755870323485851648/cong-ty-thi-cong-tham-trai-san-tai-ha-noi
Tiêu chuẩn về chất lượng
Độ bền và chống mài mòn: Để đảm bảo thảm trải sàn có tuổi thọ cao và không bị xuống cấp nhanh chóng, đặc biệt là trong các khu vực có lưu lượng đi lại lớn như khách sạn, văn phòng, cần lựa chọn thảm có khả năng chịu mài mòn tốt. Việc chọn sợi thảm với sự kết hợp phù hợp giữa sợi tự nhiên và tổng hợp sẽ giúp gia tăng độ bền cho sản phẩm.
Chịu nước: Mặc dù không phải là vật liệu chịu nước hoàn toàn, thảm trải sàn cần có khả năng chống thấm nước để bảo vệ sàn dưới, đặc biệt là trong các vùng có thể tiếp xúc trực tiếp với nước như phòng tắm, nhà bếp.
Khả năng chống trượt: An toàn là yếu tố hàng đầu khi lựa chọn thảm trải sàn. Các tiêu chuẩn này bao gồm việc áp dụng các lớp phủ bề mặt chống trượt hoặc thiết kế sợi thảm có tính năng chống trượt tự nhiên để giảm thiểu nguy cơ té ngã cho người sử dụng.
Yêu cầu kỹ thuật khi thi công
Chuẩn bị bề mặt sàn trước khi lắp đặt thảm
Trước khi lắp đặt thảm trải sàn, việc chuẩn bị bề mặt sàn là một bước rất quan trọng để đảm bảo tính bền vững và đẹp mắt của sản phẩm sau khi hoàn thành. Các bước chuẩn bị bao gồm:
Kiểm tra và làm phẳng bề mặt sàn: Đảm bảo bề mặt sàn không có lỗ hổng, vết nứt lớn hoặc bất kỳ điều kiện bất thường nào có thể ảnh hưởng đến việc lắp đặt thảm.
Làm sạch và làm khô bề mặt sàn: Loại bỏ mọi bụi bẩn, dầu mỡ và các tạp chất khác để đảm bảo thảm được lắp đặt trên một bề mặt sạch sẽ và khô ráo.
Tìm hiểu thêm trong bài chia sẻ khác của chúng tôi tại:
https://thicongthamtraisan.tumblr.com/post/755870478797783040/luu-y-khi-thi-cong-tham-trai-san-tai-ha-noi
Phương pháp lắp đặt thảm trải sàn
Có ba phương pháp chính để lắp đặt thảm trải sàn, phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng công trình và loại thảm:
Dán: Sử dụng keo chuyên dụng để dán thảm trải sàn trực tiếp lên bề mặt sàn. Phương pháp này thường được áp dụng cho các khu vực có diện tích lớn hoặc yêu cầu tính chắc chắn cao.
Ép: Đôi khi sẽ sử dụng phương pháp ép thảm, trong đó thảm được ép vào lớp nền có chất kết dính. Điều này thường được áp dụng trong những khu vực có yêu cầu đặc biệt về âm thanh hoặc cách âm.
Cố định bằng vật liệu cụ thể: Sử dụng các vật liệu như nẹp, băng kết dính hoặc các phương pháp cố định khác để giữ thảm trải sàn vào vị trí mong muốn. Phương pháp này phù hợp cho các khu vực yêu cầu tính tháo lắp linh hoạt.
Quy trình kiểm tra và đảm bảo chất lượng sau khi hoàn thành thi công
Sau khi hoàn thành thi công lắp đặt thảm trải sàn, quy trình kiểm tra và đảm bảo chất lượng là bước cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng. Các hoạt động chủ yếu bao gồm:
Kiểm tra tổng quát: Kiểm tra lại từng bức thảm trải sàn để đảm bảo không có sự cố nào xảy ra trong quá trình lắp đặt như lỗi cắt, lỗi dán không đúng.
Kiểm tra mối dính và sự chắc chắn của lắp đặt: Đảm bảo các mối nối, các đường băng keo và các chi tiết khác được thi công chính xác và an toàn.
Đánh giá tính thẩm mỹ và sự thoải mái khi sử dụng: Kiểm tra xem thảm trải sàn đã đáp ứng được yêu cầu thẩm mỹ và cảm giác thoải mái cho người sử dụng hay không.
Như vậy, việc áp dụng đúng các yêu cầu và tiêu chuẩn kỹ thuật khi thi công thảm trải sàn không chỉ là nghệ thuật kỹ thuật mà còn là sự kết hợp hài hòa giữa thẩm mỹ và tính thực tiễn. Thảm Hán Long hy vọng rằng thông qua bài viết này, quý độc giả đã có được cái nhìn tổng quan và những thông tin hữu ích cho quá trình lựa chọn và thi công thảm trải sàn.
Xem thêm về chúng tôi tại:
https://active.popsugar.com/@thamhanlong/profile
0 notes
ceonguyenthaibinh · 3 months
Text
Tumblr media
Đá Gà Tre Và Mẹo Cá Cược Luck8 - Bí Quyết Giành Chiến Thắng
Đá gà tre là một trong những trò chơi dân gian hấp dẫn, thu hút nhiều người yêu thích và tham gia cá cược. Với sự phát triển của công nghệ, giờ đây bạn có thể tham gia cá cược đá gà tre trực tuyến tại các nền tảng uy tín như Luck8. Bài viết này sẽ giới thiệu về đá gà tre, cách thức cá cược tại Luck8 và những mẹo hay để bạn có thể tăng cơ hội chiến thắng.
Giới Thiệu Về Đá Gà Tre
Đá gà tre là hình thức thi đấu giữa hai chú gà tre được nuôi dưỡng và huấn luyện đặc biệt để chiến đấu với nhau. Trò chơi này không chỉ đòi hỏi kỹ năng và bản lĩnh của những chú gà mà còn phụ thuộc vào sự phán đoán và kinh nghiệm của người nuôi. Đá gà tre có lịch sử lâu đời và được xem là một nét văn hóa đặc trưng ở nhiều quốc gia châu Á.
Cách Thức Cá Cược Đá Gà Tre Tại Luck8
Luck8 là một trong những nhà cái uy tín, cung cấp nền tảng cá cược đá gà tre trực tuyến chất lượng cao. Để tham gia cá cược, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Đăng ký tài khoản: Truy cập trang chủ Luck8 và thực hiện đăng ký tài khoản bằng cách điền đầy đủ thông tin cá nhân cần thiết. Nếu đã có tài khoản, bạn chỉ cần đăng nhập.
Bước 2: Nạp tiền vào tài khoản: Chọn phương thức nạp tiền phù hợp và thực hiện nạp tiền vào tài khoản Luck8 của bạn. Luck8 hỗ trợ nhiều hình thức thanh toán tiện lợi và an toàn.
Bước 3: Chọn trận đấu đá gà: Tại trang chủ hoặc mục "Đá gà", bạn sẽ thấy danh sách các trận đấu đang diễn ra hoặc sắp diễn ra. Lựa chọn trận đấu mà bạn muốn tham gia cá cược.
Bước 4: Đặt cược: Chọn loại cược (cược cho gà thắng, cược theo tỷ lệ, v.v.) và nhập số tiền cược. Sau đó, xác nhận đặt cược và chờ đợi kết quả.
Xem chi tiết: https://luck8.beauty/da-ga-tre-va-meo-ca-cuoc-dinh-cao-tu-cao-thu-2024/
0 notes
holethoa · 25 days
Video
youtube
Giới thiệuNuôi gà có thể là một trải nghiệm bổ ích, cung cấp trứng tươi, thịt và cảm giác tự cung tự cấp. Xây dựng một ngôi nhà tre cho gà của bạn là một cách tuyệt vời để tạo ra một cấu trúc bền vững, thân thiện với môi trường và tiết kiệm chi phí. Tre là một vật liệu bền và linh hoạt, lý tưởng để xây dựng chuồng gà sẽ tồn tại trong nhiều năm. Hướng dẫn này sẽ hướng dẫn bạn quy trình xây dựng chuồng tre cho gà và cung cấp các mẹo nuôi và chăm sóc đàn gà của bạn.1. Lập kế hoạch và chuẩn bịTrước khi bắt đầu xây dựng, điều cần thiết là phải lên kế hoạch cho chuồng gà tre của bạn. Vị trí: Chọn khu vực khô ráo, thoát nước tốt, tốt nhất là trên cao để tránh ngập lụt khi mưa lớn. Đảm bảo nó được che bóng trong thời gian nóng nhất trong ngày nhưng vẫn nhận được nhiều ánh sáng mặt trời. Kích thước: Xác định kích thước của ngôi nhà dựa trên số lượng gà bạn dự định nuôi. Một nguyên tắc nhỏ là cho phép 3-4 feet vuông mỗi con gà bên trong chuồng và 8-10 feet vuông cho mỗi con gà khi chạy ngoài trời. Thiết kế: Ngôi nhà nên có thông gió tốt để giữ cho không khí trong lành và ngăn ngừa các vấn đề về hô hấp. Nó cũng phải chống động vật ăn thịt, với cửa ra vào và cửa sổ an toàn.2. Vật liệu và dụng cụDưới đây là danh sách các vật liệu và công cụ bạn sẽ cần:Vật liệu:Công cụ:Cọc tre (có độ dày khác nhau)Dải tre hoặc thảm cho tườngVán gỗ cho đế (tùy chọn)Lưới thép kim loại hoặc lướiĐinh, ốc vít và vật liệu ràng buộc (như dây thừng sợi tự nhiên hoặc dây buộc)Tấm thiếc hoặc tranh cho mái nhàBản lề và khóa cho cửa ra vàoCát, xi măng và sỏi (để làm móng, nếu cần)Cưa tay hoặc máy cắt treBúa và đinhThước dâyXẻngMachete hoặc daoKhoan (tùy chọn)Thang3. Các bước xây dựngBước 1: Đặt nền móngXóa khu vực mảnh vụn đã chọn và san bằng mặt đất. Nếu khu vực dễ bị ngập lụt, hãy xem xét nâng cao nền chuồng bằng cách đào hố cột và đặt cọc tre vào móng bê tông. Tạo một khung cho cơ sở bằng cách sử dụng các cọc tre dày, đảm bảo nó đủ chắc chắn để hỗ trợ cấu trúc. Bước 2: Xây dựng khungSử dụng các cọc tre dày để thi công khung chính của ngôi nhà. Khung nên bao gồm đế, bốn trụ góc dọc và dầm để hỗ trợ mái nhà. Cố định các khớp bằng cách buộc chặt chúng bằng dây thừng hoặc sử dụng đinh và ốc vít. Thêm xà ngang để gia cố cấu trúc và cung cấp hỗ trợ cho các bức tường. Bước 3: Thi công tường và máiĐối với tường, gắn chiếu tre hoặc dải tre dệt vào khung. Đảm bảo có lỗ thông gió, nhưng che chúng bằng lưới thép kim loại để ngăn kẻ săn mồi xâm nhập. Mái nhà có thể được làm từ cọc tre phủ bằng tấm thiếc hoặc tranh. Đảm bảo mái nhà được nghiêng để nước mưa chảy ra dễ dàng. Lắp đặt cửa bằng ván tre hoặc gỗ và gắn bản lề và khóa để giữ an toàn. Bước 4: Thiết lập nội thấtBên trong chuồng, thêm các thanh gà trống làm bằng cọc tre nơi gà có thể đậu. Xây dựng các hộp làm tổ bằng ván tre hoặc gỗ, đặt chúng vào một góc tối, yên tĩnh của chuồng. Đặt máng ăn và tưới nước ở khu vực dễ tiếp cận. Bước 5: Đấu kiếm RunSurround khu vực chạy ngoài trời bằng lưới thép kim loại hoặc lưới gắn vào cột tre. Điều này sẽ cho phép gà đi lang thang tự do trong khi vẫn an toàn trước những kẻ săn mồi. Đảm bảo hàng rào đủ cao để ngăn gà bay ra ngoài và động vật ăn thịt nhảy vào.4. Nuôi và chăm sóc gàCho ăn và tưới nướcCung cấp một chế độ ăn uống cân bằng, bao gồm thức ăn công nghiệp, grains, và rau xanh tươi. Bạn cũng có thể bổ sung với phế liệu nhà bếp và sản phẩm làm vườn. Đảm bảo nước sạch, trong lành luôn có sẵn. Thường xuyên vệ sinh máy tưới nước để tránh ô nhiễm. Sức khỏe và Vệ sinhGiữ chuồng sạch sẽ bằng cách thường xuyên loại bỏ phân và thay thế vật liệu giường. Điều này giúp ngăn ngừa bệnh tật và giữ cho gà khỏe mạnh. Kiểm tra gà của bạn thường xuyên để biết các dấu hiệu bệnh, chẳng hạn như thờ ơ, chán ăn hoặc hành vi bất thường. Tiêm phòng cho gà của bạn và tuân theo lịch tẩy giun thường xuyên để giữ cho chúng khỏe mạnh. Thu thập và quản lý trứngThu thập trứng hàng ngày để tránh chúng bị bẩn hoặc vỡ. Bảo quản trứng ở nơi khô ráo, thoáng mát. Khuyến khích đẻ bằng cách cung cấp các hộp làm tổ thoải mái, sạch sẽ với giường mềm. Bảo vệ khỏi động vật ăn thịtBảo vệ chuồng mỗi đêm, đảm bảo tất cả các cửa ra vào và cửa sổ đều được đóng lại. Kiểm tra chuồng và chạy thường xuyên để tìm bất kỳ điểm yếu hoặc lỗ hổng nào mà động vật ăn thịt có thể xâm nhập. Cân nhắc sử dụng động vật bảo vệ, chẳng hạn như chó, để ngăn chặn kẻ săn mồi.5. Bảo trì và chăm sóc lâu dàiThường xuyên kiểm tra cấu trúc tre để tìm dấu hiệu hao mòn. Thay thế bất kỳ cột tre hoặc thảm bị hư hỏng khi cần thiết. Áp dụng lại xử lý chống chịu thời tiết cho tre hàng năm để kéo dài tuổi thọ của nó. Đảm bảo chuồng vẫn khô ráo và thông thoáng để tránh nấm mốc và thối.Cách xây dựng nhà tre cho gà, nuôi và chăm sóc gà
0 notes