Tumgik
#tiếng Trung về nông thôn
tramanhart · 1 year
Text
Mối liên hệ giữa nghệ thuật Phục Hưng với tượng đồng điêu khắc
Tượng đồng điêu khắc nói chung là một trong nhiều di sản đến từ nghệ thuật Phục Hưng của phương Tây.
Giai đoạn Phục Hưng là thời kỳ đến ngay sau sự kết thúc của thời Trung Cổ, mà đỉnh điểm là Thời kỳ đen tối được nhắc đến nhiều nhất trong các tư liệu hay sử sách phương Tây.
Không giống nhiều thời kỳ khác được ghi chép ở trong lịch sử, giai đoạn Phục Hưng lại là thời kỳ mà tiếng nói và tầm ảnh hưởng của nghệ thuật đương đại trở nên khác biệt, nổi trội hơn bao giờ hết.
Từ tranh ảnh mỹ thuật cho đến các tác phẩm điêu khắc, thời kỳ Phục Hưng cho đến nay vẫn được công nhận là đỉnh cao của nghệ thuật nhân loại. Phần lớn các tác phẩm xuất phát trong thời kỳ này vẫn đang được gìn giữ, trân quý và tích cực ứng dụng ở thì hiện tại.
Ngày hôm nay với vai trò nhà sưu tầm và phân phối các tác phẩm nghệ thuật uy tín, đội ngũ Trâm Anh Art muốn gửi đến mọi người bài chia sẻ có chủ đề: Mối liên hệ giữa nghệ thuật Phục Hưng với tượng đồng điêu khắc.
Hy vọng rằng với những thông tin và kiến thức nghệ thuật được chia sẻ phía bên dưới, người xem sẽ có góc nhìn cụ thể hơn về nghệ thuật Phục Hưng nói riêng, cũng như một thời kỳ Phục Hưng hùng tráng và đáng tự hào nói chung của người dân phương Tây.
Tumblr media
Nghệ thuật Phục Hưng là trang biên niên sử đáng tự hào của người phương Tây (ảnh: TheCollector).
Lược sử của thời kỳ và nghệ thuật Phục Hưng
Năm 476 khi đế chế hùng mạnh ở phía Tây La Mã suy sụp, lịch sử châu u đã bước sang một chương mới với tên gọi là Thời kỳ Trung Cổ. Thời Trung Cổ lại được chia làm ba giai đoạn nhỏ gồm có Sơ kỳ Trung Cổ, Trung kỳ Trung Cổ và Hậu kỳ Trung Cổ.
Trong đó Thời kỳ đen tối thuộc giai đoạn đầu tiên của thời Trung Cổ, mà đặc biệt những năm 900 – 1150 sau công nguyên là lúc tác động của thời kỳ đen tối thể hiện rõ nét nhất.
Quân đội của lãnh chúa phong kiến dần thay thế sự cai trị, điều hành thành phố của chính quyền đế quốc xưa kia. Tầng lớp dân thành thị suy giảm trầm trọng, ngược lại tầng lớp dân nông thôn vươn lên chiếm ưu thế. Một tác động tiêu cực nữa của thời kỳ đen tối là các hoạt động tôn giáo liên quan đến nhà thờ, giáo xứ cũng không còn mạnh mẽ như trước.
>> Xem thêm: Tượng đồng nghệ thuật và những giá trị thẩm mỹ
Tất cả đã dẫn đến một hệ luỵ nơi cả giao thương kinh tế lẫn giao lưu văn hoá, phát huy các giá trị đời sống tinh thần của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng theo. Đến khoảng cuối thế kỷ thứ 13 và đầu thế kỷ thứ 14, các nhà tư tưởng phương Tây cho rằng đã đến lúc thay đổi tư duy văn hoá cũng như nhiều giá trị bảo thủ của nền văn minh Trung Cổ.
Khởi nguồn từ nước Ý vào đầu những năm 1280, nhiều học giả và nghệ sĩ tại đây tin rằng mình đủ sức thức tỉnh để thay đổi nền văn hoá vốn lạc hậu, cũ kĩ bằng cách khôi phục lại các giá trị tinh hoa của người Hy Lạp và La Mã cổ đại.
Thời kỳ và nghệ thuật Phục Hưng cũng từ đó được ra đời, với sự đóng góp của một số nhà văn nổi tiếng như Petrarch hay Giovanni Boccaccio. Cùng những danh hoạ mà tên tuổi của họ đã sớm đi sâu vào trang lịch sử của cả nhân loại, chẳng hạn như Florentine Giotto hay Leonardo da Vinci.
Mối liên hệ giữa nghệ thuật Phục Hưng với nghệ thuật điêu khắc
Bên cạnh tranh vẽ, nghệ thuật Phục Hưng cũng chứng kiến thời kỳ huy hoàng nhất trong lịch sử của tác phẩm điêu khắc.
Dưới sự hỗ trợ của tầng lớp tư sản và đặc biệt là những gia đình thương nhân giàu có, tượng điêu khắc đã xuất hiện với tần suất ngày một lớn hơn tại những công trình văn hoá, nơi hoạt động tôn giáo cũng như trong hầu hết các gia đình hoàng tộc.
Tumblr media
Thời Phục Hưng là giai đoạn huy hoàng của nghệ thuật điêu khắc (ảnh: Artincontext).
Nhiều cộng đồng người dân của Ý thì “được cai trị” theo đường lối Quân chủ, với những người đứng đầu đến từ các gia tộc vô cùng giàu có. Không chỉ chứng tỏ tầm ảnh hưởng của mình trên trường chính trị, những gia tộc hiển hách còn là người bảo trợ quan trọng cho nghệ thuật Phục Hưng nói chung cũng như nghệ thuật điêu khắc thời kỳ này nói riêng.
Những bức tượng được hoàn thiện với tỉ lệ giải phẫu chính xác, yếu tố nghệ thuật được đảm bảo khi từng đường nét hình thể đều hiển hiện một cách chân thật và sống động. Tác phẩm điêu khắc chủ yếu thể hiện tinh thần và sự tự hào của dân tộc, trong đó hình thể con người là đối tượng chủ đạo làm nên các tác phẩm nổi tiếng thời bấy giờ.
Các tác phẩm điêu khắc từ nghệ thuật Phục Hưng cũng thể hiện sâu sắc chủ nghĩa cá nhân, từ chủ thể điêu khắc cho đến tư thế, nếp gấp và chi tiết nhận diện trên từng tác phẩm cũng dần trở nên đa dạng hơn.
Điều này là hoàn toàn phù hợp với quan điểm Tây phương về văn hoá lẫn nghệ thuật, nên dễ hiểu vì sao nghệ thuật Phục Hưng cũng như nghệ thuật điêu khắc thời kỳ này dần len lỏi, ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống tinh thần của cộng đồng người dân một cách tích cực.
Tumblr media
Tượng điêu khắc nghệ thuật Phục Hưng thể hiện rõ chủ nghĩa cá nhân (ảnh: Bored Art).
Cũng có thể nói nghệ thuật Phục Hưng cùng với các tác phẩm điêu khắc là một phần không thể tách rời, đối với chính các hoạt động tôn giáo mạnh mẽ và được tôn sùng ngay trong thời kỳ này.
Không gian bên ngoài và bên trong các nhà thờ lớn đều có sự xuất hiện của nghệ thuật Phục Hưng, nghệ thuật điêu khắc và thậm chí còn chi tiết hơn nữa, là sự hiện diện của nhiều tác phẩm ứng dụng đến từ đồng điêu khắc.
>> Có thể bạn quan tâm: https://sites.google.com/view/tramanhart/
Mãi cho đến sau này điêu khắc và tôn giáo vẫn là hai phạm trù khó lòng tách biệt, nhiều nghệ sĩ điêu khắc trẻ tuổi cũng đã đi lên từ nền tảng tôn giáo, củng cố đời sống tinh thần người dân có thể kể tên như Kris Kuksi, Michelangelo Buonarroti, Claus Sluter,…
Những tác phẩm điêu khắc nổi tiếng của nghệ thuật Phục Hưng
Có một điều không thể phủ nhận rằng giá trị của các tác phẩm điêu khắc không đến từ kích thước, trọng lượng hay quy trình dày công hoàn thiện của bản thân nghệ nhân và xưởng sản xuất. Câu chuyện luôn được nói đến khi đề cập về nghệ thuật Phục Hưng, nghệ thuật điêu khắc hoặc các tác phẩm đồng điêu khắc luôn là câu chuyện lịch sử giàu giá trị.
Bản thân một tác phẩm càng đắt giá, càng được nhiều nhà sưu tầm và nhân vật có giàu quyền uy săn lùng, thì giá trị và sức nặng sự nghiệp của một nhà điêu khắc lại càng to lớn hơn. Điển hình như Giambologna – nhà điêu khắc với tác phẩm để đời The Rape Of A Sabine Woman, được bán với giá hơn 3,6 triệu Euro vào năm 2014.
Tumblr media
Tác phẩm The Rape Of A Sabine Woman (ảnh: Khan Academy).
Vậy đâu là những tác phẩm điêu khắc có giá trị bậc nhất của nghệ thuật Phục Hưng, chúng mai lại câu chuyện lịch sử đầy uy nghi và hào hùng nào để sau nhiều trăm năm, cho đến nay vẫn nhận được sự quan tâm và ủng hộ mạnh mẽ từ đại bộ phận công chúng.
Tượng lực sĩ ném đĩa
Xu hướng các tác phẩm điêu khắc của nghệ thuật Phục Hưng luôn tôn vinh vẻ đẹp, sức mạnh và sự cường tráng của con người hoặc thần linh. Tác phẩm người lực sĩ ném đĩa chính là một đại diện của xu thế ngàn năm đó.
Tumblr media
Tác phẩm nghệ thuật Phục Hưng: Tượng lực sĩ ném đĩa (ảnh: Hidden History Travel).
Tác phẩm có tên gọi Discobolus đã khắc hoạ nên hình ảnh một vận động viên cường tráng, đầy sức mạnh đang ở trong tư thế chuẩn bị ném đĩa của mình. Dù sở hữu sắc vóc đáng nể, thần sắc uy nghiêm của một vận động viên chuyên nghiệp, nhưng bản thân anh chàng vẫn giữ được gương mặt cùng với thái độ dung dị, bình thản đến lạ thường.
Đây cũng chính là yếu tố giúp tác phẩm ghi điểm đậm nét trong nhận định của nhiều chuyên gia, nhà sử học cũng như các nhà phê bình danh giá trong thời kỳ này.
Tumblr media
Tác phẩm nghệ thuật Phục Hưng: Tượng thần Apollo (ảnh: Wilcox Classical Museum).
Tượng thần Apollo
Đúng như tên gọi tác phẩm này có nguồn cảm hứng được lấy từ thần Apollo – một trong 12 vị thần nổi tiếng nhất của Hy Lạp và La Mã cổ đại. Đây là một vị thần uy quyền, đa tài có thể cùng lúc đảm nhận nhiều trọng trách quan trọng như thần ánh sáng, thần tri thức, thần y khoa hay thần âm nhạc nghệ thuật.
Tác phẩm vẽ nên hình ảnh một vị thần có ngoại hình chững chạc, oai nghi và thường cầm theo một cánh cung quen thuộc. Tượng thần Apollo được đánh giá là một trong những tác phẩm vĩ đại nhất của thế kỷ thứ 18, đồng thời là tác phẩm danh giá hàng đầu của nghệ thuật Phục Hưng.
Thần Apollo còn là một vị thần có quyền năng xua đuổi mọi tai ương, nên tác phẩm này luôn được biến hoá trở thành nhiều phiên bản, kích thước khác nhau và được ưa chuộng ứng dụng trong nhiều hoàn cảnh cụ thể. Bao gồm cả tượng kích thước nhỏ để dùng làm tượng trang hoàng nhà cửa, giúp nội thất thêm phần khác biệt và đầy cổ kính.
Tumblr media
Tác phẩm nghệ thuật Phục Hưng: Bức tượng David (ảnh: Encyclopedia Britannica).
Bức tượng David
Michelangelo là một kiến trúc sư, kỹ sư trưởng và đồng thời còn là nhà điêu khắc danh tiếng tại Ý trong thời kỳ Phục Hưng. Nhắc đến lịch sử của nghệ thuật Phục Hưng mà lại quên gọi tên nhà điêu khắc nổi tiếng này thì sẽ là thiếu sót rất lớn, bởi ông là “cha đẻ” của tác phẩm điêu khắc danh giá bậc nhất thời kỳ này – bức tượng David.
Tác phẩm điêu khắc này có chiều cao hơn 5 mét, nặng khoảng 6 tấn và phải mất đến ba năm ròng rã mới có thể hoàn thiện.
Với tỉ lệ giải phẫu cực kì chính xác cũng như từng đường nét sống động, chân thật đến mức lột tả gần như mọi trạng thái vật lí của một con người. Tác phẩm tượng David được công nhận là đại diện xứng đáng cho sắc vóc, hình thể hoàn mỹ cùng với sức mạnh vô song vốn là xu thế chủ đạo của các tác phẩm nghệ thuật Phục Hưng.
Nguồn: https://www.tumblr.com/tramanhart
2 notes · View notes
lamiabaoloccity · 1 year
Text
Bật mí 3 lý do nên đầu tư vào Lamia Bảo Lộc
La Mia Bảo Lộc là một trong những dự án hiếm hoi tại thủ phủ tơ lụa có đủ hồ sơ pháp lý trước khi bung sản phẩm ra trên thị trường. Dự án trở thành "miếng mồi ngon" trong mắt nhà đầu tư.
Mặc khác bởi tình trạng sốt đất nên nhiều người dân, doanh nghiệp lợi dụng chủ trương thu hồi đất phục vụ sản xuất nông nghiệp đã tự ý chia lô tách thửa trên đất nông nghiệp, đất rừng phòng hộ không đúng quy định của pháp luật. Trong bối cảnh đó, thấu hiểu lo lắng của nhà đầu tư, Công ty Cổ phần Đầu tư Eras Đà Lạt – chủ đầu tư dự án Lamia Bảo Lộc đã hoàn thành nhiều thủ tục pháp lý cho dự án.
1. La Mia đảm bảo an toàn tính pháp lý
Dự án đã được UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt chủ trương đầu tư và chấp thuận chủ trương đầu tư tại quyết định số 210/QĐ-UBND vào ngày 09/02/2022.
Được UBND TP. Bảo Lộc phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu dân cư nông thôn mới đô thị xanh tại quyết định số 1167/QĐ/UBND vào ngày 12/04/2022.
Gần đây nhất, dự án được Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng cấp giấy phép xây dựng số 35/GPXD ngày 01/06/2022.
Như vậy, so với những dự án khác trên địa bàn, La Mia Bảo Lộc có rất nhiều lợi thế về pháp lý. Điều này giúp các nhà đầu tư giảm bớt lo lắng và rủi ro khi đầu tư vào dự án.
Tumblr media
2. Hạ tầng kết nối vùng giao thông thuận lợi
Dự án La Mia Bảo Lộc tọa lạc ngay trên mặt tiền Quốc lộ 20 (đường Trần Phú), xã Lộc Châu, TP. Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. Đây là tuyến đường huyết mạch vô cùng quan trọng của TP. Bảo Lộc bởi có thể kết nối dễ dàng đến TP. Đà Lạt.
Ngoài ra, từ vị trí này cũng dễ dàng tiếp cận nhiều tiện ích sẵn có của địa phương như: Vincom Plaza Bảo Lộc, Coopmart Bảo Lộc, Bệnh viện II Lâm Đồng, Bệnh viện Y học cổ truyền Bảo Lộc, Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt, Trường Trung cấp nghề Bảo Lộc, Đại học Tôn Đức Thắng, Thác Cầu Đôi, Hồ Lộc Thanh…
Xét về tổng thể, TP. Bảo Lộc có một vị trí quan trọng và được coi là nơi trung chuyển kết nối giữa TP.HCM với TP. Đà Lạt. Từ TP. Bảo Lộc cũng có thể dễ dàng di chuyển tới các khu du lịch nổi tiếng như TP. Phan Thiết, TP. Phan Rang – Tháp Chàm, TP. Nha Trang…
Đồng thời, việc chính phủ đang đẩy mạnh triển khai tuyến cao tốc Dầu Giây – Lâm Đồng giúp rút ngắn thời gian di chuyển từ TP.HCM đến Bảo Lộc. Điều này không chỉ tạo thuận lợi trong việc giao thương mà còn tác động mạnh mẽ tới thị trường bất động sản nơi đây.
Ngoài ra, với khí hậu Bảo Lộc luôn ôn hòa, mát mẻ rất tốt cho sức khỏe, trong khi TP. Đà Lạt đang bị bê tông hóa thì TP. Bảo Lộc vẫn giữ được không gian xanh với nhiều cây cối và gần gũi với thiên nhiên. TP. Bảo Lộc đang được nhiều lựa chọn và xem như Đà Lạt thứ 2.
Nhiều chuyên gia đánh giá, Bảo Lộc hội tụ được nhiều yếu tố trong phát triển về du lịch nghỉ dưỡng, so với Đà Lạt cũng không kém mà còn nhỉnh hơn vì còn nhiều dư địa phát triển trong tương lai không xa.
3. Hưởng lợi quy hoạch đồng bộ trong tương lai
Nằm trong khu vực TP. Bảo Lộc, dự án La Mia Bảo Lộc được hưởng lợi khá nhiều về quy hoạch Bảo Lộc trong tương lai. Gần đây, TP. Bảo Lộc cũng đã đưa ra những định hướng phát triển lâu dài trong tương lai.
Cụ thể, gần đây TP. Bảo Lộc mới phát đi công văn số 2101/UBND-VP, về việc tham gia góp ý báo cáo phương án phát triển thành phố Bảo Lộc, thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 để tích hợp vào Quy hoạch tỉnh Lâm Đồng.
Theo công văn, TP. Bảo Lộc có nhiều định hướng quan trọng trong phát triển không gian khi phát triển thành 3 khu chức năng đô thị.
Khu đô thị trung tâm thành phố Bảo Lộc gồm: phân khu đô thị mới phía Đông, phân khu phát triển giáo dục đào tạo chất lượng cao phía Tây, phân khu công nghiệp phía Nam, phân khu trung tâm hành chính mới phía Bắc… Đồng thời phát triển các khu vực y tế, công viên đô thị, trung tâm văn hóa kết hợp khu vực cây xanh tạo cảnh quan sinh thái đô thị.
Khu vực vùng phụ cận ngoài tuyến đường vành đai là khu đô thị chức năng thứ hai, trong đó, sông Đại Bình, sông Đại Nga, núi Đại Bình, núi Sa Pung khai thác phát triển dịch vụ, du lịch, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí.
Khu vực tuyến đường vành đai xanh là khu đô thị chức năng thứ ba. Khu vực này là vùng không gian đệm, quy hoạch các cực phát triển đô thị với chức năng đặc thù. Đây cũng là cửa ngõ gắn kết thành phố với vùng phụ cận.
Tumblr media
Thành phố Bảo Lộc đặt ra mục tiêu từng bước khắc phục và hoàn thiện các tiêu chuẩn chưa đạt của đô thị loại 2 trong giai đoạn 2026-2030. Để làm được việc này, giai đoạn trước năm 2025, thành phố sẽ khắc phục và hoàn thiện các tiêu chuẩn chưa đạt của đô thị loại 3. Sau đó lập đề án công nhận đô thị Bảo Lộc là đô thị loại 2 trước năm 2025.
Ngoài định hướng quy hoạch trên, hiện tại hạ tầng của TP. Bảo Lộc cũng đang được đẩy mạnh đầu tư với 48 dự án đang thu hút đầu tư. Mục đích nhằm đưa Bảo Lộc này trở thành phố thông minh, thành phố sinh thái và dịch vụ, nghỉ dưỡng. Nhiều dự án lớn như: dự án sân bay Lộc Phát với quy mô 50-100 ha… Đặc biệt, dự án khu tổ hợp dịch vụ, du lịch sinh thái sân golf, cáp treo núi Sapung với quy mô hơn 6.000 ha.
Trên đây là những chia sẻ tất tần tật về 3 lý do mà khách hàng nên lựa chọn La Mia Bảo Lộc là nơi để đầu tư. Hy vọng sau bài viết này nhà đầu tư sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích liên quan về dự án để có thể an tâm khi quyết định mua sản phẩm tại đây.
1 note · View note
thptngothinham · 4 days
Text
Phân tích Sang thu của Hữu Thỉnh, hướng dẫn chi tiết cách làm và tham khảo bài văn mẫu phân tích bài thơ Sang thu hay nhất trước khi làm bài Phân tích Sang thu của Hữu Thỉnh là đề văn thường gặp trong chương trình Ngữ Văn lớp 9. Ở bài viết này, THPT Ngô Thì Nhậm sẽ hướng dẫn các em cách phân tích bài Sang thu đầy đủ và chi tiết cũng như giới thiệu bài văn mẫu hay cho các em cùng tham khảo. Giới thiệu về tác giả Hữu Thỉnh và bài Sang thu 1. Tác giả Hữu Thỉnh a) Tiểu sử cuộc đời - Hữu Thỉnh (1942) tên đầy đủ là Nguyễn Hữu Thỉnh sinh ra trong một gia đình có truyền thống Nho học ở Phú Vinh, Duy Phiên, Tam Đảo (Tam Dương), Vĩnh Phúc. - Ông trải qua một tuổi thơ không mấy dễ dàng: 6 năm ở cùng bác ruột, đến năm 10 tuổi phải đi phu, làm đủ mọi thứ lao dịch cho các đồn binh Pháp. - Năm 1954, khi hòa bình lập lại ông mới được đến trường. - Hữu Thỉnh tốt nghiệp phổ thông và nhập ngũ năm 1963, sau đó tham gia các hoạt động tại trung đoàn 202 như viết báo và làm cán bộ tuyên huấn. - Ông là một trong số những học sinh khóa đầu tiên của trường Viết văn Nguyễn Du. - Từ 1982 đến nay, ông từng giữ nhiều chức vụ quan trọng của Tạp chí Văn nghệ Quân đội, Tuần báo Văn nghệ của Hội nhà văn Việt Nam. b) Sự nghiệp văn học - Phong cách thơ: Hữu Thỉnh là người viết nhiều, viết hay về con người và cuộc sống ở nông thôn với những lời thơ giản dị nhưng vô cùng tinh tế và sâu sắc. - Các giải thưởng văn học mà ông đã nhận được trong sự nghiệp: + Giải A, cuộc thi thơ báo Văn nghệ 1975 - 1976 bài Chuyến đò đêm giáp ranh, Trường ca Sức bền của đất. + Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1980 với Trường ca Đường tới thành phố. + Giải thưởng Bộ Đại học, trung học chuyên nghiệp và Trung ương Đoàn (1991) + Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1995 với tập thơ Thư mùa đông + Giải xuất sắc Bộ Quốc phòng năm 1994 với Trường ca biển + Giải thưởng Văn học ASEAN, 1999. + Giải thưởng Nhà nước về Văn học đợt I, 2001. + Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học Nghệ thuật năm 2012 c) Tác phẩm tiêu biểu - Những tác phẩm thơ: Sang thu, Âm vang chiến hào (in chung), Đường tới thành phố (trường ca, 1979), Tiếng hát trong rừng, Từ chiến hào đến thành phố (trường ca, thơ ngắn), Khi bé Hoa ra đời (thơ thiếu nhi, in chung), Thư mùa đông (1994), Trường ca biển (1994), Thương lượng với thời gian (2005), Trăng Tân Trào (2019)... - Những tác phẩm văn xuôi: Đường lửa mùa xuân (tập truyện ký, 1987), Mưa xuân trên tháp pháo (truyện ký, 2009), Lý do của hi vọng (truyện ký, 2010), Bến văn và những vòng sóng (tiểu luận, phê bình, 2020) 2. Tác phẩm Sang thu - Hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ: Năm 1977, khi đất nước vừa mới thống nhất hòa bình, Hữu Thỉnh đã sáng tác bài thơ Sang thu vào khoảng gần cuối năm và cho in trong tập “Từ chiến hào đến thành phố”. - Nội dung chính: Miêu tả những chuyển biến nhẹ nhàng của đất trời từ hạ sang thu, không chỉ có hình ảnh thiên nhiên mà còn có bóng dáng con người trước mùa thu của cuộc đời. - Ý nghĩa nhan đề " Sang thu": + “Sang thu” trước hết thể hiện nội dung tư tưởng của bài thơ đó là những tín hiệu đặc trưng của mùa thu ở đồng bằng Bắc bộ Việt Nam, những suy ngẫm về đời người lúc sang thu. + “Sang thu” mang nghĩa ẩn dụ cho một giai đoạn mới của cuộc đời con người - giai đoạn tuổi trung niên. 3. Một số nhận định về Hữu Thỉnh và bài thơ Sang thu “Bài thơ không chỉ báo cho người đọc biết thu đã trở trong cảnh sắc thiên nhiên mà còn ngay trong cuộc sống của con người, trong tâm hồn tôi và chắc với rất nhiều người yêu thu...”. (Hữu Thỉnh) “Chỉ mười hai câu thơ năm chữ mà anh đã vẽ lên một bức tranh “sang thu” vừa đúng, vừa đẹp, lại có tình, có chiều sâu suy nghĩ”. (Nguyễn Xuân Lạc, Báo Giáo dục và Thời đại, số 1114 ngày 22/9/2005). “Thiên nhiên và con người đều chung một nhịp sang thu. Nhan đề “Sang thu” vừa bao trùm lại vừa thấm vào từng từ ngữ, cảnh vật. Hương quả sang thu. Ngọn gió sang thu. Màn sương sang thu. Dòng sông, bầy chim, đám mây, bầu trời sang thu. Nắng sang thu. Mưa sang thu. Sấm chớp, giông bão, cây cối sang thu. Nhưng trong từng cảnh sang thu của thiên nhiên, đất trời, tạo vật là lồng lộn hồn người sang thu”.
(Vũ Nho, Thơ chọn và lời bình, NXB văn học, H. 1993) - “Bài thơ khép lại với hình ảnh “sấm” và “hàng cây” vừa có tính tả thực vừa mang ý nghĩa ẩn dụ, gợi ra những suy tư thâm trầm. Cuối hạ - đầu thu, khi đã không còn những cơn mưa xối xả thì sấm cũng bớt bất ngờ và dữ dội. Hàng cây đứng tuổi là hàng cây đã qua bao cuộc chuyển mùa? Không biết chính xác là bao nhưng chắc cũng đủ để điềm nhiên trước những biến động. Tựa như con người lịch lãm, từng trải có thể bình tâm trước những vang chấn của ngoại cảnh.” (Nguyễn Trọng Hoàn, Đọc và hiểu văn bản Ngữ văn 9, NXB Giáo dục, 2005) Trong một bài phỏng vấn, Hữu Thỉnh đã giải thích “Sấm là những khó khăn thử thách mà dân tộc Việt Nam đã trải qua hai cuộc chiến tranh ác liệt chống Pháp và Mỹ. Còn hàng cây là hình ảnh của đất nước, dân tộc ta vững vàng vượt qua thử thách. Trải qua bao nhiêu thử thách, bom đạn ác liệt, chúng ta không còn sợ bất cứ thế lực nào, vững vàng vượt lên phía trước trong công cuộc xây dựng đất nước”. Phân tích nội dung bài thơ Sang thu chi tiết 1. Bức tranh cảnh sắc thiên nhiên mùa thu a) Tín hiệu ban đầu khi giao mùa sang thu - Hương ổi bỗng phả vào gió se thơm ngào ngạt, nồng nàn đánh thức những cảm xúc trong lòng người. + "bỗng": chợt giật mình, không có sự chuẩn bị từ trước, cảm giác sững sờ, ngạc nhiên. + “hương ổi”: hương thơm bình dị đặc trưng của làng quê Bắc Bộ, báo hiệu mùa thu đã về. + “gió se”: gió heo may, khiến làn da cảm nhận được hơi lạnh và khô + “phả”: động từ chỉ hành động mạnh mẽ mang nghĩa tỏa vào, trộn lẫn, gợi sự sánh, hòa quyện, huơng thu hòa trong làn gió trải đều khắp các ngõ ngách làng quê. - Màn sương chùng chình qua ngõ, một chút ngỡ ngàng, bâng khuâng trong tâm hồn nhà thơ và sung sướng thầm thốt lên “Hình như thu đã về”. + "chùng chình": tính từ chỉ sự cố ý chậm lại, dềnh dàng, tạo cảm giác chậm chạp, lững thững. + Hình ảnh nhân hóa “sương chùng chình”: tả làn sương mỏng nhẹ bắt đầu xuất hiện như cố chậm lại có lẽ để đợi chờ ai. => Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên chớm thu được tác giả cảm nhận bằng nhiều giác quan tinh tế: khứu giác, xúc giác, thị giác và bằng tâm hồn, từ đó giúp người đọc hình dung rõ nét hơn, đẹp đẽ hơn những đặc trưng của mùa thu và bức tranh mùa thu nơi quê nhà thanh bình. b) Chuyển biến của đất trời lúc thu sang "Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu" - Không gian đất trời vào thu được gợi lên bằng những dấu hiệu và hình ảnh: + Dòng sông "dềnh dàng": dòng sông quê hương thướt tha mềm mại, hiền hòa trôi một cách nhàn hạ, thanh thản chứ không còn mang dòng chảy vội vã, hối hả. Dòng sông trôi chậm lại như để cảm nhận, tận hưởng vẻ đẹp yên bình của mùa thu. + Chim "vội vã": Những cánh chim chiều bắt đầu vội vã, hối hả bay về phương Nam tránh rét trong buổi hoàng hôn hay cũng có thể nó chỉ đang vội vã quay về tổ trước lúc những ánh mặt trời cuối cùng vỡ tan vào trong màn đêm. -> đối lập với vẻ lững thững, dềnh dàng của dòng sông. + Đám mây "vắt nửa mình: qua sự liên tưởng độc đáo bằng tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, yêu thiên nhiên tha thiết của tác giả, những đám mây được miêu tả đang trôi lững lờ, bảng lảng như một dải lụa nửa nghiêng về mùa hạ nửa ngả về mùa thu. => Con người vừa muốn níu kéo cái rực rỡ của mùa hè vừa muốn vội vã làm việc gì chưa xong khi mùa thu chưa ngả chiều. "Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi d���n cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi." + Những dư âm của mùa hạ như ánh nắng, những cơn mưa, tiếng sấm vẫn còn nhưng đã trở nên dịu dàng, hiền hòa hơn, không còn bất ngờ và gắt gỏng. => Tín hiệu mùa hạ vẫn còn nhưng đã nhạt dần. + Hình tượng "sấm" với lớp nghĩa ẩn dụ chỉ những vang động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. + Hình ảnh "hàng cây đứng tuổi" chỉ những con người từng trải. => Con người từng trải, từng vượt qua khó khăn, thăng trầm của cuộc đời sẽ càng vững vàng hơn trước mọi sóng gió, biến động của cuộc đời. 2. Cảm xúc của nhà thơ khi thu sang - Ngỡ ngàng, bối rối: Một loạt các từ “bỗng, phả, hình như” đã được tác giả sử dụng kết hợp thể hiện tâm trạng bối rối, ngỡ ngàng, bâng khuâng khi thu chợt đến:
+ "Bỗng nhận ra": trạng thái chưa được chuẩn bị trước, như là vô tình, sửng sốt + "Hình như thu đã về": Nhà thơ giật mình, ngỡ ngàng, bối rối, thì thầm tự hỏi khi nhận ra những dấu hiệu đầu tiên của mùa thu, hình như còn có chút gì chưa thật rõ ràng trong cảm nhận, chưa dám tin rằng mùa thu đã thực sự đến. => Tâm hồn thi sĩ biến chuyển nhịp nhàng với phút giao mùa của cảnh vật: "Chùng chình, bịn rịn, lưu luyến, bâng khuâng…". Từ hương nhận ra gió, từ gió nhận ra sương, trong sương có gió, có hương, có tình, từ không gian hẹp (vườn, ngõ) với những gì vô hình (hương, gió) chuyển sang không gian rộng lớn với nhiều tầng bậc cụ thể hơn. - Bâng khuâng, xao xuyến, lưu luyến, mong chờ: Cảnh vật sang thu gợi lên những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến trong lòng nhà thơ. Dòng sông, đàn chim, những đám mây,... tất cả đều mang một vẻ đẹp mơ hồ, giao thoa giữa hai mùa, khiến lòng người cũng trở nên nhẹ nhàng, sâu lắng. - Yêu thương, gắn bó với thiên nhiên: Nhà thơ cảm nhận sâu sắc sự thay đổi của thiên nhiên qua từng chi tiết nhỏ: hương ổi, gió se, sương chùng chình, sông dềnh dàng, chim vội vã... bằng sự quan sát tinh tế, tỉ mỉ. - Chiêm nghiệm về cuộc đời và con người: Những con người từng trải đã từng vượt qua những khó khăn, thăng trầm của cuộc đời sẽ càng trở nên vững vàng hơn. +  Hình ảnh ẩn dụ: “Sấm cũng bớt bất ngờ. / Trên hàng cây đứng tuổi”. Ý nghĩa tả thực: Sấm là hiện tượng thiên nhiên thường xuất hiện bất ngờ đi liền với những cơn mưa rào chỉ có ở mùa hạ (sấm cuối mùa, sấm cuối hạ cũng bớt đi, ít đi lúc sang thu).Ý nghĩa ẩn dụ: Những vang động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. “Hàng cây đứng tuổi” gợi tả những con người từng trải đã từng vượt qua những khó khăn, những thăng trầm của cuộc đời. Qua đó, con người càng trở nên vững vàng hơn. => Cảm xúc tiếc nuối. Phân tích Sang thu theo từng khổ thơ 1. Cảm nhận ban đầu khi bắt gặp tín hiệu giao mùa (khổ 1) a) Bức tranh thiên nhiên được cảm nhận từ những gì vô hình - Mùi hương quen thuộc của ổi chín, một hương vị đặc trưng của mùa thu phả trong gió se (se lạnh và hơi khô). + “Hương ổi” là làn hương đặc biệt của mùa thu miền Bắc được cảm nhận từ mùi ổi chín rộ. + Từ "phả" diễn tả sự lan tỏa mạnh mẽ của hương ổi, hòa quyện vào làn gió heo may se lạnh, báo hiệu sự chuyển mùa rõ rệt. -> gợi mùi hương ổi ở độ đậm nhất, thơm nồng quyến rũ, hòa vào trong gió heo may của mùa thu, lan tỏa khắp không gian tạo ra một mùi thơm ngọt mát - hương thơm nồng nàn hấp dẫn của những vườn cây sum sê trái ngọt ở nông thôn Việt Nam. - Sương mù mỏng nhẹ nhàng trôi, mang đến cảm giác mơ hồ, huyền ảo của buổi sáng mùa thu. Những hạt sương nhỏ li ti đang “cố ý” chuyển động chậm lại thong thả, nhẹ nhàng. Hạt sương sớm mai cũng như có tâm hồn. - Câu thơ "Hình như thu đã về" như một lời thì thầm tự hỏi, thể hiện sự ngỡ ngàng, bối rối khi nhận ra những dấu hiệu đầu tiên của mùa thu. b) Cảm xúc của nhà thơ - Kết hợp một loạt các từ: “Bỗng, phả, hình như” thể hiện tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng trước thoáng đi bất chợt của mùa thu. - Nhà thơ giật mình, hơi bối rối, hình như còn có chút gì chưa thật rõ ràng trong cảm nhận. Vì đó là những cảm nhận nhẹ nhàng, thoáng qua hay là vì quá đột ngột mà tác giả chưa nhận ra? - Tâm hồn thi sĩ biến chuyển nhịp nhàng với phút giao mùa của cảnh vật. Từng cảnh sang thu thấp thoáng hồn người: Chùng chình, bịn rịn, lưu luyến, bâng khuâng… 2. Những chuyển biến tinh tế của đất trời lúc thu sang (khổ 2) - Hình ảnh thiên nhiên sang thu được nhà thơ phát hiện bằng những hình ảnh quen thuộc làm nên một bức tranh mùa thu đẹp đẽ và trong sáng: + Dòng sông đã trôi chậm lại, không còn vội vã, hối hả nữa để cảm nhận, tận hưởng vẻ đẹp của mùa thu yên bình. + Đối lập với hình ảnh trên là những cánh chim chiều bắt đầu vội vã, hối hả đi tìm thức ăn và sửa soạn lại tổ ấm có lẽ để chuẩn bị cho cuộc hành trình di cư tránh rét. + Mây được miêu tả qua sự liên tưởng độc đáo bằng tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, yêu thiên nhiên tha thiết: mây mỏng, nhẹ, kéo dài của mùa hạ còn sót lại như lưu luyến. Đám mây mới chỉ “vắt nửa mình sang thu” vì vẫn còn lưu luyến mùa hè rộn rã.
=> Không phải vẻ đẹp của mùa hạ cũng chưa hẳn là vẻ đẹp của mùa thu mà đó là vẻ đẹp của thời khắc giao mùa được sáng tạo từ một hồn thơ tinh tế và nhạy cảm đang say thời khắc giao mùa này. 3. Những tâm tư, suy ngẫm về cuộc đời (khổ 3) - Thiên nhiên sang thu còn được gợi ra qua hình ảnh cụ thể: nắng - mưa + "Nắng": nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còn sáng nhưng đã nhạt dần, không còn chói chang, dữ dội, gay gắt. + "Mưa": mưa cũng đã ít đi, hết dần những cơn mưa rào ào ạt, bất ngờ. Từ “vơi” có giá trị gợi tả, diễn tả cái thưa dần, ít dần, hết dần. - Sấm khi sang thu đã thưa thớt hơn, không còn dữ dội làm lay động hàng cây nữa: “Sấm cũng bớt bất ngờ. Trên hàng cây đứng tuổi” + "Sấm": là những vang động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. + “Hàng cây đứng tuổi”: gợi liên tưởng như một đời người trưởng thành rồi già cỗi đi. -> Mùa thu khép lại những ngày tháng sôi nổi, bồng bột của tuổi trẻ để mở ra một mùa mới, một không gian mới điềm đạm hơn. => Những con người từng trải, đã nếm được hết mùi vị ngọt ngào, cay đắng, mặn mà hay chua chát của cuộc sống, đã trải qua những khó khăn của cuộc đời, thì giờ đây sẽ không phải rơi vào tình thế xao động hay lung lay trước những biến cố của vòng xoáy cuộc đời nữa. Tham khảo thêm: Dàn ý phân tích bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh 4. Phân tích các biện pháp tu từ trong bài Sang thu - Biện pháp đảo ngữ: "Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se" + Vị trí thông thường của câu sẽ là "Hương ổi bỗng phả vào trong gió se". => Sự đảo ngữ này nhấn mạnh vào từ "bỗng", thể hiện sự bất ngờ, ngỡ ngàng khi nhận ra dấu hiệu của mùa thu. - Nghệ thuật nhân hóa: + sương “chùng chình”: gợi lên dáng vẻ lãng đãng như đợi chờ, cố ý chậm lại đầy lưu luyến của màn sương. + mây “vắt nửa mình”: gợi hình dung mây mỏng như dải lụa treo trên bầu trời, nửa nghiêng về mùa hạ, nửa nghiêng về mùa thu, thể hiện sự quyến luyến. + chim bay "vội vã": những đàn chim dường như cũng vội vã hơn bởi chúng cũng đã cảm nhận được hơi se lạnh của mùa thu. + "hàng cây đứng tuổi": hàng cây đã trải qua bao mùa mưa nắng giống như những con người có tuổi đã trải qua bao khó khăn, gian nan trong cuộc đời. - Nghệ thuật đối: + “dềnh dàng” với “vội vã”: diễn tả hai động thái trái ngược của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa + “vẫn còn” với “vơi dần”; “nắng” với “mưa”: tái hiện sự vận động trái chiều của hai hiện tượng thiên nhiên. => Nghệ thuật nhân hóa và đối có tác dụng giúp cho hình ảnh tự nhiên trở nên gần gũi, thân thuộc với con người, có sức truyền cảm tới người đọc cũng như gợi lên những liên tưởng thú vị. - Nghệ thuật ẩn dụ: + "Sấm" ẩn dụ cho những vang động bất thường của ngoại cảnh, cuộc đời + "Hàng cây đứng tuổi" ẩn dụ cho một con người đã từng trải. Sơ đồ tư duy phân tích Sang thu Hướng dẫn phân tích Sang thu theo sơ đồ tư duy Bài văn mẫu đặc sắc phân tích Sang thu của Hữu Thỉnh Mùa thu luôn là đề tài khiến thi nhân phải động lòng thương yêu bởi đó là mùa của những gì nhẹ nhàng và dịu êm nhất, mùa của sự tĩnh lặng và những rung động sâu sắc nhất. Mùa thu đi vào thơ Nguyễn Khuyến bình dị, gần gũi; đi vào thơ Nguyễn Đình Thi là tiếng vọng từ đất nước ngàn đời. Còn mùa thu của Hữu Thỉnh qua bài thơ “Sang thu” thật đẹp, thật nên thơ và trữ tình, và tấm lòng của nhà thơ cũng thật duyên. Bài thơ đã phác họa thành công sự chuyển mùa kỳ diệu của đất trời và của lòng người. “Sang thu” là một bài thơ tái hiện lại một cách nhẹ nhàng sự chuyển mùa tinh tế, trời đất lúc sang thu có chút gì đó bối rối, có chút gì đó ngập ngừng và hơn hết là sự ngỡ ngàng, bồi hồi của nhà thơ khi nhận ra sự thay đổi của trời đất. Mùa thu về, mùa thu mang lại cho con người ta những giai điệu dịu êm nhất. Dấu hiệu của mùa thu trong thơ Hữu Thỉnh thực sự rất bình dị và gần gũi, không phải là hương cốm mùa thu, không phải mặt hồ tĩnh lặng, cũng không phải những mùa lá rụng. Mùa thu trong thơ ông chính là “hương ổi”, là thứ hương đặc trưng của vùng quê Việt Nam mỗi khi thu về: Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Phải thật tinh tế, thật khéo léo tác giả mới có thể nhận ra được thứ hương rất đỗi nhẹ nhàng và có thể bị gió cuốn đi lúc nào.
Cụm từ “bỗng nhận ra” giống như một phát hiện mới, một sự ngạc nhiên rất thú vị như khi khám phá ra điều gì đó đẹp đẽ. Đây là cụm từ diễn ra trạng thái ngỡ ngàng của tác giả khi nhận ra mùa thu đã chạm ngõ chỉ với “hương ổi”, mùi hương đồng nội thân quen khiến những người con xa quê khó quên được. Mùi hương ổi ấy đã “phả” vào trong “gió se” đầu mùa thu dịu nhẹ, se sắt. Động từ “phả” đã làm toát lên thần thái của mùa thu, của hương ổi. Nó diễn tả sự quyện chặt vào, sự gắn kết giữa hương ổi và làn gió đầu mùa. Chỉ qua hai câu thơ đầu, Hữu Thỉnh đã mang đến cho người đọc một cảm nhận mới về mùa thu, về sự chuyển mùa tinh tế nhất, về nhưng điều bình dị ở xung quanh chúng ta. Sương chùng chỉnh qua ngõ Hình như thu đã về Hai câu thơ rất duyên, rất tinh tế nhưng rất sâu sắc, gợi lên sự mơ hồ của giây phút chuyển mùa. Hình ảnh “sương chùng chình qua ngõ” khiến người đọc tưởng tượng ra khung cảnh sương đang ngập ngừng giăng mắc ở đầu ngõ. Từ láy “chùng chình” dùng rất đắt, đã làm toát lên thần thái của mùa thu, không vội vàng, hồ hởi mà luôn tạo nên sự mơ hồ và mông lung nhất. Tác giả phải thốt lên “hình như”, là chưa chắc chắn, không chắn chắn nhưng thực ra là tác giả tự khẳng định rằng mùa thu về thật rồi. Có lẽ mùa thu đã sang, là mùa thu của đất trời và mùa thu của lòng người mênh mang, nhiều tâm trạng. Đến khổ thơ thứ hai thì dường như mùa thu đã hiện rõ ra từng đường nét hình khối trong cảm nhận của tác giả: Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu Nước mùa thu dâng lên theo mùa “dềnh dàng”, những cánh chim trời bắt đầu “vội vã” bay. Thiên nhiên khi mùa thu về có chút gì đó vội vàng, gấp gáp hơn và trĩu nặng hơn nhưng vẫn giữ được thần thái đặc trưng nhất. Đường nét của mùa thu hiện lên rất rõ nét, không còn mơ hồ như ở khổ thơ thứ nhất nữa. Đây cũng là quá trình và là sự chuyển biến trong thiên nhiên và trong nhận thức của tác giả. Sự quan sát tinh tế, tỉ mỉ của tác giả còn thể hiện ở cách nhìn “đám mây mùa hạ” như “vắt” sang thu. Thật tài hoa, thật khéo léo và dường như ông động lòng với mùa thu, khí thu, vị thu rất nhiều nên mới tưởng tưởng ra viễn cảnh đám mây cao trên trời như đang chuyển mình cùng nhịp đập của mùa thu. Từ “vắt” dùng rất hay, rất độc đáo đã diễn tả được quá trình chuyển mình của mùa thu rất uyển chuyển, nhịp nhàng. Mùa thu có chút gì đó độc đáo, tinh nghịch và cũng không kém phần duyên dáng qua cảm nhận của Hữu Thỉnh. Mùa thu đã đến thật rồi, mùa thu mang theo những gì tinh khôi, nhẹ nhàng và dịu êm nhất. Bức tranh chuyển mùa qua lời thơ Hữu Thỉnh thực sự mềm mại, nhẹ nhàng và uyển chuyển biết bao. Đó chính là cái Tài của tác giả, tài dùng chữ vẽ tranh. Điều bất ngờ nằm ở khổ thơ cuối, mùa thu đã thực sự đến rồi và đất trời đã có nhưng chuyển biến khiến con người có thể nhận ra, nhưng tác giả đã chiêm nghiệm mùa thu bằng cách nhìn nhận của một đời người: Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi Mùa thu có nắng, là thứ nắng dịu nhẹ và tinh khôi, thứ nắng có chút se se lạnh của gió đầu mùa. Thiên nhiên mùa thu cũng trở nên tĩnh lặng và trầm ngâm hơn. Tiếng sấm không còn khiến con người giật mình nữa mà nó trở nên l���ng lẽ hơn trên hàng cây đứng tuổi. Tác giả đã đúc kết chiêm nghiệm và sự từng trải của một đời người qua sự liên tưởng đến “hàng cây đứng tuổi”. Tiếng sấm và hàng cây ở hai câu thơ cuối dường như là hiện thân của những con người từng trải, đã qua giai đoạn tuổi trẻ bồng bột, nhiều hối hả. Ở giai đoạn con người ta “đứng tuổi” mọi thứ cần chắc chắn và đứng đắn, tĩnh lặng hơn. Tác giả đã mượn hình ảnh “hàng cây đứng tuổi” để nói lên đời người ở tuổi xế chiều, cũng như mùa thu vậy; có chăng mùa thu là mùa của tuổi con người ta không còn trẻ trung nữa. Nhịp đập của mùa thu, sự chuyển động của mùa thu rất nhẹ nhàng và êm đềm. Có lẽ khi con người ta trải qua tuổi bồng bột, đến một lúc nào đó cần bình thản nhìn lại và nhẹ nhàng cảm nhận chúng. Khổ thơ cuối với giọng điệu trầm lắng khiến người đọc nhận ra rất nhiều điều trong cuộc sống này đáng suy ngẫm.
Hữu Thỉnh với bài thơ “Sang thu” độc đáo và thú vị, cách cảm nhận tinh tế nhẹ nhàng cùng những chiêm nghiệm đáng suy ngẫm đã khiến cho người đọc có cái nhìn khái quát và mới mẻ hơn về mùa thu. Gấp trang sách lại, mùa thu của Hữu Thỉnh vẫn còn quẩn quanh đâu đây trong trí óc của mỗi chúng ta. Kiến thức mở rộng về bài thơ Sang thu Dưới đây là một số thông tin kiến thức mở rộng mà các em có thể tham khảo để bổ sung vào nội dung bài phân tích Sang thu của mình cho hợp lý để bài văn có chiều sâu, hay và hấp dẫn người đọc hơn. 1. Giải thích nghĩa một số từ - Chùng chình: cố ý chậm lại - Dềnh dàng: chậm chạp, thong thả. 2. Tư liệu liên hệ, mở rộng cho bài phân tích Sang thu - Liên hệ khổ 1 Sang thu với bài Đây mùa thu tới (Xuân Diệu) “Đây mùa thu tới, mùa thu tới Với áo mơ phai dệt lá vàng” hay trong Truyện Kiều: “Lá vàng hiu hắt cảnh tiêu sơ Phảng phất bên song bóng nhạn thưa” - Liên hệ hình ảnh gió se trong bài Thu điếu của Nguyễn Khuyến: “Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo” - Liên hệ sự biến chuyển của thiên nhiên đất trời khi sang thu trong bài Chiều sông Thương của Hữu Thỉnh: “nắng thu đang trải đầy đã trăng non múi bưởi bên cầu con nghé đợi cả chiều thu sang sông” - Liên hệ khổ 2 Sang thu với bài Tràng giang của Huy Cận “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa” - ... 3. Gợi ý một số dạng đề viết đoạn văn phân tích về bài Sang thu a) Đoạn văn ngắn phân tích sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ về biến chuyển trong không gian lúc sang thu ở khổ thơ đầu. Gợi ý: - Nêu những chuyển biến của không gian lúc sang thu (hương vị, hình ảnh) + Hương vị: mùi ổi chín lan tỏa gợi nhớ về tuổi thơ êm đềm, về làng quê rợp bóng tre xanh, ăn sâu vào tiềm thức bao người. + Hình ảnh: Cơn gió se lướt trong không gian nhẹ nhàng.Sương thu như làn khói mỏng giăng mắc trước cổng nhà.Dòng sông không còn cuồn cuộn như trước mà êm đềm buông mình chậm rãiĐàn chim vội vã bay đi tránh rét.Trên trời, mây lững lờ trôi từng đámNắng đã nhạt hơn và mưa cũng vơi dần.Tiếng sấm thưa dần và dường như cũng nhẹ nhàng hơn. => Các từ “phả vào”,”dềnh dàng”, “chùng chình” để diễn tả cảm giác trạng thái thể hiện sự thay đổi của khung cảnh thiên nhiên một cách tinh tế trong thời điểm giao mùa; thể hiện tâm trạng bâng khuâng ngỡ ngàng của tác giả lúc thu sang. Đoạn văn mẫu: Mở đầu “Sang thu” là những cảm nhận tinh tế, bất ngờ của nhà thơ Hữu Thỉnh trước không gian nơi đồng quê êm đềm, dịu dàng mà thơ mộng: Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về. Đặt từ “bỗng” ở đầu khổ thơ, tác giả cho thấy, mùa thu đến khá bất ngờ và đột ngột, dường như không hẹn trước. Bắt đầu mùa thu không phải là nét đặc trưng của trời mây hay sắc vàng hoa cúc như trong thơ cổ mà là “hương ổi” nơi vườn quê. Cái hương thơm nồng nàn ấy, thân thuộc ấy đang “phả vào trong gió se” - thứ gió heo may, khô lạnh, dịu dàng chỉ xuất hiện độ giao mùa ở miền Bắc. Dùng từ “phả” tác giả gợi hương thơm ngan ngát của ổi chín như lắng đọng, sánh lại, lan tỏa trong không gian, thấm vào tâm tưởng, đánh thức những kỉ niệm tuổi thơ. Từ láy gợi hình cùng nghệ thuật nhân hóa - “sương chùng chình qua ngõ” gợi hình ảnh làn sương duyên dáng, yểu điệu như đang đợi chờ, đang lưu luyến nửa ở, nửa đi. Bằng tất cả các giác quan: khứu giác, xúc giác, và thị giác, tác giả cảm nhận những nét đặc trưng của mùa thu đều hiện diện. Phút giây giao mùa của thiên nhiên, cảm thấy rồi, nhìn thấy rồi, vậy mà thi nhân vẫn sững sờ, khó tin: “Hình như thu đã về”. b) Đoạn văn ngắn nêu cảm nhận về vẻ đẹp của hình ảnh "đám mây mùa hạ" trong khổ thơ thứ 2 Những chuyển biến nhẹ nhàng mà tinh tế của đất trời lúc hạ sang thu được nhà thơ Hữu Thỉnh cảm nhận sâu sắc qua bài thơ “Sang thu”. Ở đó có hương ổi nồng nàn, có gió thu se lạnh, có làn sương chùng chình, có dòng sông dềnh dàng, có cánh chim trời vội vã và: “Có đám mây mùa hạ - Vắt nửa mình sang thu”. Người đọc cảm nhận: hình như trong đám mây kia vẫn còn lại một vài tia nắng ấm của mùa hạ nên mới “Vắt nửa mình sang thu”. Ngôn ngữ thơ thật giàu
chất tạo hình! Trong khoảnh khắc giao mùa, đám mây như kéo dài ra, nhẹ trôi như tấm lụa mềm treo lơ lửng giữa bầu trời trong xanh, cao rộng. Nó vắt lên cái ranh giới lỏng lẻo, mỏng manh giữa hai mùa hạ - thu để rồi một thoáng qua đi cả đất trời đã nhuốm màu sắc thu. Có thể nói, bằng sự liên tưởng tinh tế, độc đáo, Hữu Thỉnh đã sáng tạo ra một hình ảnh đầy chất thơ thật quyến rũ, thật xốn xang lòng người! (Nguồn fanpage: Học văn lớp 9) TÀI LIỆU THAM KHẢO - https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%AFu_Th%E1%BB%89nh - Văn bản Sang thu, trang 70 SGK Ngữ văn 9 tập 2 -/- Trên đây là gợi ý chi tiết cách làm bài văn mẫu lớp 9 hay phân tích bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh, các em có thể tham khảo để hoàn chỉnh bài phân tích của mình theo đúng hướng và yêu cầu đề bài. Chúc các em học tốt!
0 notes
lamkieu112 · 5 days
Text
[SPOILER ALERT & WALL OF TEXT]
ĐẦU TIÊN HỌ G.I.E.T CHA TÔI (2017)
👉Rate: 9/10, mỗi một phút giây trong bộ phim hơn 2 tiếng quả thực rất đáng giá.
*Tóm tắt nội dung: Trong chiến tranh Việt Nam, chiến sự đã lan dần sang nước láng giềng Cambodia, cũng như Hoa Kỳ đã rút hết người bao gồm lính và đại sứ quán về nước. Sau đó, Khmer đỏ bắt đầu hoành hành và lùa dân thường về khu tị nạn ở nông thôn (còn những người trí thức cấp cao như văn sĩ, nhà báo, chính trị gia,...đều đã được bị Khmer đỏ liệt vào danh sách cần phải trừ khử). Bao gồm cả nhà 9 người của sĩ quan làm việc cho Lực lượng Vũ Trang Quốc gia Khmer (tên Ung), cũng như đứa nhỏ trong nhà (tên Loung Ung, 5 tuổi) cũng bị đày đi theo. Tại đây, lính Khmer đỏ bắt tất cả mọi người đã được lùa về làm việc khổ sai trên cánh đồng ruộng mà thành quả lại bị đưa đi phục vụ cho chiến tranh. Điều kiện sinh hoạt, ăn uống đói kém khiến nhiều người không chịu nổi lâm bệnh nặng. Dẫu vậy, lính Khmer đỏ vẫn không ngừng tuyên truyền về một nước Cambodia mới, nhân danh Angkar (*) để thúc giục họ làm việc không ngưng nghỉ tựa gia súc, gia cầm. Chúng có quyền bắt giữ người, tra tấn, chặt đầu,..bất kỳ người nào mà trái ý của chúng.
Loung Ung, một cô bé 5 tuổi đã trải qua 2 năm sống và làm việc dưới trướng Khmer đỏ. Chứng kiến nhiều người chết dưới lưỡi rìu, họng súng của tụi nó, cũng như bố mẹ và người chị gái lớn của em thì lành ít dữ nhiều. Sau khi Loung kịp di tản đến trại lao động khác với tư cách là trẻ mồ côi, em được nhận vào làm lính của Khmer đỏ, trải qua hàng đống bài luyện tập bạo lực: Loung học cách chiến đấu tay đôi, bắn súng và gài bẫy, cũng như đặt mìn chống lại quân Việt Nam. Trẻ em liên tục bị tuyên truyền lòng căm thù người Việt Nam, nhưng chúng được ăn nhiều hơn và được đối xử tốt hơn những công nhân trong các trại lao động.
Song, khi mà quân Việt Nam tràn sang biên giới Cambodia để cứu người dân. Trại lao động của em bị phá hủy và em bắt buộc phải tị nạn sang (cùng hai anh chị còn sót lại) khu dành cho người tị nạn do người Việt Nam quản lý. Khi khu trại bị quân Khmer Đỏ tấn công vào sáng hôm sau, họ tháo chạy còn quân đội Việt Nam ở lại để chiến đấu với quân Khmer Đỏ và bảo vệ cho họ, họ tiến về phía rừng rậm, nơi Loung bị tách khỏi anh chị của mình và chứng kiến những quả mìn mà chính em đã đặt gây thương vong cho nhiều người tị nạn.
Tuy nhiên, ba anh em đoàn tụ trong một trại tị nạn khác do Hội chữ Thập Đỏ quản lý. Ở đó Loung thấy người ta đánh một tên tù binh Khmer Đỏ. Em xem hắn như ba mình và nhớ lại những điều đau lòng đã xảy ra trong cuộc đời em. Khi em gọi tên tù binh là "Pa" thì những người khác bỏ đi ngay lập tức. Loung nhìn tên tù binh rồi sau đó cũng rời đi. Khi chiến tranh kết thúc, Loung đoàn tụ với anh chị của mình. Nhiều năm sau, những đứa trẻ giờ đây đều đã trưởng thành và cầu nguyện cho những người thân đã khuất tại một ngôi chùa đổ nát.
*Cảm nghĩ cá nhân: Tính ra coi phim thấy tụi nhỏ bị tẩy não kinh khủng, tuyên truyền, hô hào khẩu hiệu chống Việt Nam, quân đội Camodia là nhất. Đồng thời vạch ra được tội ác của Khmer đỏ khi dùng hành hình, lao động cưỡng búc, tra tấn giết chết 1/4 dân số của Cambodia. Bên cạnh đó, lý do mà khiến người dân ban đầu tin vào Khmer đỏ là bởi khi ấy Mỹ đã ném bom bí mật hơn 2,7 triệu tấn thuốc nổ lên một đất nước trung lập bấy giờ là Cambodia. Nên họ chỉ còn cách bám víu niềm tin vào Khmer đỏ, nhưng lại không tưởng tượng nổi một cảnh tượng khủng khiếp như thế này.
Phim được dựa trên hồi ký của Loung ngoài đời.
#MovieReviewing
Tumblr media
0 notes
Text
Phạm Băng Băng gây tò mò khi hẹn hò 'vua son môi'
Ngôi sao 39 tuổi Phạm Băng Băng bị đồn đang đi lại với hot Douyiner 29 tuổi Austin Li.
Tin đồn rộ lên sau khi Băng Băng bị bắt gặp đi ăn tối với Austin Li - người có ảnh hưởng hàng đầu trên mạng xã hội Douyin Trung Quốc (ở Việt Nam là Tik Tok). Cặp đôi bị cánh săn ảnh ghi hình khi rời một nhà hàng Thượng Hải cùng trợ lý của họ hôm tuần trước. Trong khi một số người dùng mạng cho rằng Phạm Băng Băng và Austin quen nhau vì lý do liên quan đến công việc, không ít khán giả tin rằng họ đang hẹn hò.
Fan của Austin Li nhận định câu chuyện này "nực cười", vì Băng Băng năm nay đã sắp bước sang tuổi 40, trong khi Austin Li chỉ mới 29. Số khác còn nói rằng hình ảnh đã bị hoen ố do scandal trốn thuế của Băng Băng có thể gây tác động xấu đến tiếng tăm của Austin Li - một người có ảnh hưởng tích cực trên mạng xã hội Trung Quốc. Bản thân Austin từng bị đồn hẹn hò với trợ lý lâu năm của mình, tuy nhiên anh đã lên tiếng phủ nhận với cổng thông tin Sohu vào năm 2020. Ngôi sao này từng chia sẻ: "Tôi thực hiện 389 chương trình phát sóng trong 365 ngày. Tôi không có thời gian để ăn và ngủ, vậy bạn có nghĩ rằng tôi có thời gian cho hẹn hò, yêu đương không?".
Tumblr media Tumblr media
Austin - người được mệnh danh là "vua son môi" - hiện có hơn 40 triệu người hâm mộ trên Douyin. Anh có được biệt danh này sau khi bán được hơn 15.000 thỏi son trong vòng 5 phút, trong một buổi livestream bán hàng. Theo tờ Sina, Austin Li kiếm hàng triệu USD mỗi năm từ việc bán trực tuyến rất nhiều loại sản phẩm, chẳng hạn như mỹ phẩm, đồ dùng nhà bếp và đồ ăn nhẹ... Đa phần các mặt hàng thường bán hết chỉ trong vài giây.
Tumblr media
Austin Li còn được biết đến với các nỗ lực làm từ thiện của mình. Không chỉ quyên góp hàng triệu USD để xây dựng trường học ở các thị trấn nông thôn, anh còn tặng khẩu trang N95 và vật tư y tế cho các thành phố lớn, nhỏ của Trung Quốc khi đại dịch Covid-19 hoành hành ở mức tồi tệ nhất. Austin Li cũng sử dụng nền tảng trực tuyến khổng lồ của mình để quảng cáo sản phẩm (nông sản, thực phẩm... ) xuất xứ từ các vùng nghèo trong cả nước. Người hâm mộ của anh đã đáp lại bằng cách thi nhau đặt hàng, từ đó giúp các địa phương nghèo vượt qua tình trạng kinh doanh trầm lắng trong thời gian đại dịch.
Trong khi đó, theo ST, nữ diễn viên Phạm Băng Băng đã luôn giữ thái độ kín tiếng kể từ khi vụ bê bối trốn thuế nổ ra vào năm 2018. Nhiều ý kiến cho rằng ngôi sao họ Phạm đang nỗ lực xoay xở để "phá băng" - tình thế khó khăn mà cô rơi vào trong suốt ba năm nay.
Tumblr media
Trước khi dính ồn ào hiện tại, Băng Băng từng nhiều năm hẹn hò Lý Thần. Cô chia tay anh sau 4 năm, đúng vào thời điểm scandal trốn thuế chấm dứt và sự nghiệp tụt dốc. Chia sẻ về việc chia tay Lý Thần, cô từng nói: "Tôi chưa bao giờ hối hận vì bước vào mối quan hệ này. Tôi biết ơn anh ấy vì những khoảng thời gian tốt đẹp mà chúng tôi đã trải qua cùng nhau".
Phạm Băng Băng sinh ngày 16/9/1981 tại Sơn Đông, Trung Quốc. Từ nhỏ, cô đã sớm bộc lộ tài năng nghệ thuật được di truyền từ cha mẹ. Năm lên 17 tuổi (1998), người đẹp bắt đầu sự nghiệp diễn xuất và được nhiều người biết đến khi đóng vai Kim Tỏa trong phim Hoàn Châu cách cách. Trong hơn 20 năm hoạt động nghệ thuật, mỹ nhân góp mặt trong nhiều tác phẩm nổi tiếng cả điện ảnh lẫn truyền hình như Võ Mị Nương truyền kỳ, Tôi không phải Phan Kim Liên... Tuy nhiên, nữ diễn viên vướng vào scandal trốn thuế năm 2018 và bị buộc tội trốn thuế, phải đền bù hơn 100 triệu USD để thoát cảnh tù tội.
0 notes
bloglamrang · 1 month
Text
Chi Phí Niềng Răng Trong Suốt
Tổng Quan Về Niềng Răng Trong Suốt
1.1. Khái Niệm Về Niềng Răng Trong Suốt
Niềng răng trong suốt, hay còn gọi là aligner trong suốt, là một phương pháp niềng răng hiện đại sử dụng các khay nhựa trong suốt để điều chỉnh vị trí răng mà không gây cản trở lớn đến thẩm mỹ và sự tự tin của người sử dụng. Khác với niềng răng truyền thống, niềng răng trong suốt không sử dụng mắc cài và dây cung mà thay vào đó là các khay nhựa được thiết kế riêng biệt cho từng giai đoạn điều trị.
>>Xem thêm: Giá niềng răng trong suốt
1.2. Lợi Ích Của Niềng Răng Trong Suốt
Niềng răng trong suốt mang lại nhiều lợi ích đáng kể. Đầu tiên, tính thẩm mỹ cao vì các khay nhựa gần như vô hình, giúp người dùng cảm thấy tự tin hơn trong giao tiếp. Thứ hai, các khay này có thể dễ dàng tháo lắp, giúp việc vệ sinh răng miệng trở nên thuận tiện hơn. Cuối cùng, niềng răng trong suốt thường giúp giảm thiểu sự khó chịu và đau đớn so với các phương pháp niềng răng truyền thống.
1.3. Quy Trình Điều Trị Niềng Răng Trong Suốt
Quá trình niềng răng trong suốt bắt đầu bằng việc chụp X-quang và lấy dấu răng để tạo mô hình 3D của hàm răng. Dựa trên mô hình này, bác sĩ sẽ thiết kế các khay nhựa phù hợp với từng giai đoạn của quá trình điều trị. Người dùng cần thay khay định kỳ, thường là 2 tuần một lần, và đến kiểm tra định kỳ để theo dõi tiến độ.
Tumblr media
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chi Phí Niềng Răng Trong Suốt
2.1. Độ Phức Tạp Của Trường Hợp
Chi phí niềng răng trong suốt phụ thuộc lớn vào độ phức tạp của tình trạng răng miệng. Những trường hợp cần điều chỉnh nhiều răng hoặc có vấn đề nghiêm trọng hơn sẽ cần nhiều khay và thời gian điều trị lâu hơn, từ đó làm tăng chi phí. Đối với những trường hợp đơn giản, chi phí sẽ thấp hơn.
>>Link: https://www.tumblr.com/bloglamrang/759137959267254272/chi-ph%C3%AD-ni%E1%BB%81ng-r%C4%83ng-trong-su%E1%BB%91t
2.2. Thương Hiệu Và Công Nghệ Sử Dụng
Thương hiệu và công nghệ của aligner cũng ảnh hưởng đến chi phí. Các thương hiệu nổi tiếng và sử dụng công nghệ tiên tiến như Invisalign hoặc ClearCorrect có thể có giá cao hơn so với các thương hiệu ít nổi tiếng hơn. Công nghệ mới và cải tiến giúp tăng hiệu quả và thoải mái, nhưng cũng đồng nghĩa với việc chi phí cao hơn.
2.3. Địa Điểm Điều Trị
Chi phí niềng răng trong suốt cũng có sự khác biệt tùy theo địa điểm điều trị. Tại các thành phố lớn như TP. Hồ Chí Minh hoặc Hà Nội, chi phí có thể cao hơn do chi phí sinh hoạt và mặt bằng ở những khu vực này thường cao hơn. Ngược lại, ở các khu vực nông thôn hoặc thành phố nhỏ, chi phí có thể thấp hơn.
Tumblr media
So Sánh Chi Phí Niềng Răng Trong Suốt Với Các Phương Pháp Khác
3.1. Niềng Răng Truyền Thống
So với niềng răng truyền thống, niềng răng trong suốt thường có chi phí cao hơn. Niềng răng truyền thống sử dụng mắc cài và dây cung có chi phí thấp hơn và có thể là lựa chọn kinh tế hơn cho những người có ngân sách hạn chế. Tuy nhiên, niềng răng truyền thống có thể gây cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến thẩm mỹ hơn so với niềng răng trong suốt.
3.2. Niềng Răng Bằng Kim Loại
Niềng răng bằng kim loại cũng là một lựa chọn phổ biến với chi phí thấp hơn niềng răng trong suốt. Tuy nhiên, niềng răng kim loại có thể gây sự chú ý và không thoải mái bằng phương pháp trong suốt. Chi phí cho niềng răng kim loại thường thấp hơn vì không cần công nghệ tiên tiến và vật liệu đặc biệt như khay nhựa trong suốt.
>>Theo dõi: Niềng răng trong suốt invisalign là gì
3.3. Niềng Răng Bằng Sứ
Niềng răng bằng sứ là một phương pháp trung gian giữa niềng răng truyền thống và niềng răng trong suốt về chi phí. Mặc dù niềng răng bằng sứ có tính thẩm mỹ tốt hơn niềng răng kim loại, chi phí vẫn thấp hơn niềng răng trong suốt. Niềng răng bằng sứ sử dụng các mắc cài sứ có màu tương đồng với màu răng, giúp giảm bớt sự chú ý.
Nhìn chung, chi phí niềng răng trong suốt là một khoản đầu tư đáng giá cho sự thoải mái và thẩm mỹ. Việc lựa chọn phương pháp phù hợp phụ thuộc vào nhu cầu cá nhân, ngân sách và mức độ ưu tiên của mỗi người.
0 notes
tintucsuckhoecom · 1 month
Link
0 notes
xeotodiens · 1 month
Text
Xe ô tô điện: Bước ngoặt xanh cho giao thông Việt Nam
Trong bối cảnh ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu đang là những thách thức cấp bách, xe ô tô điện (EV) nổi lên như một giải pháp đột phá, hứa hẹn mang đến một tương lai giao thông xanh và bền vững cho Việt Nam. Sự phát triển của xe điện không chỉ phản ánh xu hướng công nghệ toàn cầu mà còn thể hiện nỗ lực của Việt Nam trong việc bảo vệ môi trường và thúc đẩy sự phát triển bền vững.
>> Xem thêm: ô tô điện
Ưu điểm vượt trội của xe ô tô điện:
Thân thiện với môi trường: Xe điện không phát thải khí thải độc hại, giúp cải thiện đáng kể chất lượng không khí, giảm thiểu tiếng ồn và hạn chế tác động của biến đổi khí hậu. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với các đô thị lớn của Việt Nam, nơi ô nhiễm không khí đang ở mức báo động.
Tiết kiệm chi phí: Chi phí vận hành xe điện thấp hơn đáng kể so với xe chạy xăng, nhờ giá điện rẻ hơn và ít bộ phận cần bảo dưỡng. Người dùng có thể tiết kiệm đáng kể chi phí nhiên liệu và bảo trì trong suốt vòng đời của xe.
Hiệu suất vận hành cao: Động cơ điện mang lại khả năng tăng tốc nhanh chóng, vận hành êm ái và không gây tiếng ồn, tạo nên trải nghiệm lái xe thú vị và thoải mái.
Công nghệ tiên tiến: Xe điện thường được trang bị các tính năng công nghệ hiện đại như hệ thống hỗ trợ lái xe an toàn, màn hình cảm ứng thông minh, kết nối internet và cập nhật phần mềm từ xa, mang đến sự tiện nghi và an toàn cho người dùng.
>> Xem thêm: https://www.blockdit.com/xeotodiens
Thách thức và tiềm năng phát triển tại Việt Nam:
Mặc dù có nhiều ưu điểm, xe điện vẫn phải đối mặt với một số thách thức tại thị trường Việt Nam:
Tumblr media
Giá thành ban đầu cao: Giá xe điện ban đầu thường cao hơn so với xe chạy xăng, tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ và quy mô sản xuất, giá xe điện đang có xu hướng giảm dần. Bên cạnh đó, các chính sách ưu đãi từ chính phủ như giảm thuế, phí trước bạ cũng đang thu hẹp khoảng cách này, giúp xe điện trở nên dễ tiếp cận hơn với người tiêu dùng.
Hạ tầng sạc chưa phát triển: Mạng lưới trạm sạc điện vẫn chưa phổ biến, đặc biệt ở các vùng nông thôn và xa trung tâm. Tuy nhiên, các doanh nghiệp và chính phủ đang đẩy mạnh đầu tư để giải quyết vấn đề này bằng cách xây dựng thêm nhiều trạm sạc công cộng và khuyến khích lắp đặt trạm sạc tại nhà.
Nhận thức của người tiêu dùng: Nhiều người vẫn còn e ngại về phạm vi hoạt động và thời gian sạc của xe điện. Cần có các chiến dịch truyền thông để nâng cao nhận thức về lợi ích của xe điện và xóa bỏ những quan niệm sai lầm.
Tumblr media
Tương lai đầy hứa hẹn:
Với những lợi ích vượt trội, sự hỗ trợ từ chính phủ và nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng, xe điện được kỳ vọng sẽ có sự phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam trong những năm tới. Xe điện không chỉ góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm năng lượng mà còn thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô và công nghệ trong nước, tạo ra nhiều cơ hội việc làm và đóng góp vào sự phát triển kinh tế.
>> Xem thêm: https://www.notebook.ai/users/869605
Xe ô tô điện là một bước tiến quan trọng trong việc xây dựng một tương lai giao thông xanh và bền vững cho Việt Nam. Với sự chung tay của chính phủ, doanh nghiệp và người dân, chúng ta hoàn toàn có thể kỳ vọng vào một tương lai không xa, khi xe điện trở thành phương tiện giao thông phổ biến trên khắp các đường phố Việt Nam, mang lại một môi trường sống trong lành và chất lượng cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người.
1 note · View note
thenutcrackers2021 · 2 months
Text
Mùa hè của Đồng Đồng - Hạ Gia
Tumblr media
Về tác giả
Vương Dao (王瑶/Wang Yao), thường được biết đến với bút danh Hạ Gia (夏笳/Xia Jia) là một nhà văn khoa học viễn tưởng và kì ảo người Trung Quốc. Cô học chuyên ngành Khoa học Khí quyển ở Đại học Bắc Kinh, trước khi nhận bằng Tiến sĩ ở lĩnh vực Văn học so sánh và Văn học thế giới tại đây. Hạ Gia bắt đầu sáng tác khoa học viễn tưởng từ năm 2005 và nhanh chóng trở thành một trong những tên tuổi nổi bật của thể loại này ở Trung Quốc. Các tác phẩm của cô đề cập đến nhiều chủ đề hiện đại như công nghệ, môi trường, tương lai và bản sắc văn hóa.
Về tác phẩm
Mùa hè của Đồng Đồng (bản Trung: 童童的夏天, bản Anh: Tongtong's Summer) là một truyện ngắn của Hạ Gia. Truyện đã được dịch sang nhiều thứ tiếng khác nhau: Anh, Ba Lan, Ý, Séc, Pháp. Bản dịch tiếng Anh của Ken Liu được đăng trên tạp chí Clarkesworld năm 2014.
๋࣭ ⭑⚝
Mẹ nói với Đồng Đồng, “Vài ngày nữa, ông ngoại sẽ chuyển đến ở với chúng ta nhé.”
Sau khi bà ngoại mất, ông ngoại sống một mình. Mẹ bảo Đồng Đồng rằng vì ông ngoại đã làm cách mạng cả đời nên ông chẳng thể nhàn rỗi được. Dù tuổi đã ngoài tám mươi, ông vẫn nhất quyết đến phòng khám hàng ngày để thăm khám cho bệnh nhân. Mấy hôm trước, do trời mưa nên ông đã ngã trên đường trở về từ phòng khám và bị thương ở chân.
May mắn thay, ông nhanh chóng được đưa đến bệnh viện, ở đó họ bó bột cho ông. Sau vài ngày nghỉ ngơi và hồi phục, ông đã sẵn sàng xuất viện.
Mẹ nhấn mạnh từng lời của mình, “Đồng Đồng, ông của con đã già và không phải lúc nào cũng có tâm trạng tốt. Con đã đến tuổi biết nghĩ rồi. Cố gắng đừng làm ông phiền lòng, được chứ?”
Đồng Đồng gật đầu, nghĩ ngợi, Nhưng chẳng phải mình vẫn luôn quan tâm đến ông sao?
๋࣭ ⭑⚝
Chiếc xe lăn của ông ngoại trông giống một chiếc ô tô điện thu nhỏ, với một cần điều khiển nhỏ xíu gắn bên tay vịn. Ông ngoại chỉ cần đẩy nhẹ cần điều khiển về một hướng là chiếc xe lăn sẽ lướt êm ái theo hướng đó. Đồng Đồng nghĩ rằng nó thật là ngộ.
Kể từ ngày Đồng Đồng bắt đầu biết nhớ, cô bé đã có chút sợ ông ngoại mình. Ông có khuôn mặt vuông với đôi lông mày dài, trắng và rậm rạp như những chiếc lá thông cứng. Cô bé chưa từng thấy ai có lông mày dài như vậy.
Cô cũng gặp chút khó khăn để hiểu được lời ông. Ông ngoại nói tiếng phổ thông với chất giọng địa phương khá nặng. Trong bữa tối, khi mẹ giải thích với ông rằng cả nhà cần phải thuê người chăm sóc ông, ông liên tục lắc đầu dứt khoát và lặp đi lại lại: “Đừng lo lắng, ha!” Câu đó của ông thì Đồng Đồng còn hiểu được.
Hồi bà ngoại bị ốm, mọi người cũng từng thuê một người chăm sóc bà. Đó là một phụ nữ tới từ nông thôn. Cô ấy thấp và nhỏ, nhưng rất khỏe mạnh. Chỉ một mình cô có thể nhấc bà ngoại - vốn đã tăng cân - ra khỏi giường, tắm cho bà, giúp bà đi vệ sinh, và thay cho bà quần áo. Đồng Đồng đã tận mắt chứng kiến cô làm những điều mạnh mẽ không tưởng ấy. Sau này khi bà ngoại đã mất, người phụ nữ ấy không còn đến nữa.
Sau bữa tối, Đồng Đồng khởi động tường ảnh động để chơi một số trò chơi. Thế giới trong game khác xa so với thế giới xung quanh mình nhỉ, cô bé nghĩ. Trong trò chơi, một người vừa chết. Họ không bị ốm, cũng chẳng ngồi xe lăn. Sau lưng cô, mẹ và ông ngoại vẫn tiếp tục tranh cãi về vấn đề người chăm sóc.
Bố bước tới và nói, “Đồng Đồng, tắt thứ đó đi. Con chơi quá nhiều rồi đó. Nó sẽ làm hỏng mắt của con đấy.”
Bắt chước ông ngoại, Đồng Đồng lắc đầu và nói, “Đừng lo lắng, ha!”
Cả bố và mẹ đều phá lên cười, nhưng ông ngoại thì không hề cười. Ông ngồi với khuôn mặt lạnh như đá, thậm chí khóe miệng còn chẳng buồn nhếch lên.
๋࣭ ⭑⚝
Vài ngày sau, bố trở về nhà với một con robot trông đến là ngốc nghếch. Nó có đầu tròn, cánh tay dài, và hai bàn tay màu trắng. Ở chỗ lẽ ra là hai bàn chân, nó mang một cặp bánh xe để có thể di chuyển tịnh tiến và quay vòng tròn.
Bố nhét một vật gì đó vào phía sau đầu con robot. Cái đầu hình quả trứng đang trống trơn bỗng nhấp nháy ánh xanh nhạt ba lần, thế rồi trên bề mặt xuất hiện khuôn mặt một người đàn ông trẻ tuổi. Độ phân giải tốt đến mức trông nó giống như một người thật.
“Ồ,” Đồng Đồng nói. “Bạn là người máy à?”
Khuôn mặt mỉm cười. “Xin chào! Tên tôi là A Phúc.”
“Tôi có thể chạm vào bạn không?”
“Dĩ nhiên rồi!”
Đồng Đồng đặt tay lên khuôn mặt mịn màng, và sau đó cô bé sờ nắn cả hai  cánh tay và đôi bàn tay của chú người máy. Cơ thể của A Phúc được bao phủ bởi một lớp silicone mềm mại, cảm giác ấm áp như lớp da thật vậy.
Bố bảo Đồng Đồng rằng A Phúc được tạo ra bởi Công ty Công nghệ Guokr, vẫn còn trong giai đoạn thử nghiệm. Ưu điểm lớn nhất của nó là thông minh như người: nó biết gọt táo, rót trà, nấu ăn, rửa bát, thêu thùa, viết lách, chơi piano… Dù sao thì, có A Phúc ở bên đồng nghĩa với việc ông ngoại sẽ được chăm sóc chu đáo.
Ông ngoại ngồi đó, mặt vẫn lạnh như đá, vẫn không nói gì.
๋࣭ ⭑⚝
Sau bữa trưa, ông ngoại ngồi trên ban công để đọc báo. Một lúc sau thì ông ngủ gật. A Phúc đi tới không một tiếng động, dùng hai cánh tay mạnh mẽ bế ông ngoại lên, đưa ông vào phòng ngủ, nhẹ nhàng đặt ông xuống giường, đắp chăn cho ông, kéo rèm rồi bước ra đóng cửa, vẫn không gây ra bất cứ tiếng ồn nào.
Đồng Đồng đã đi theo A Phúc và theo dõi mọi thứ.
A Phúc vỗ nhẹ lên đầu Đồng Đồng. “Sao bạn cũng không chợp mắt đi?”
Đồng Đồng nghiêng đầu và hỏi, “Bạn có thực sự là một người máy không?”
A Phúc mỉm cười. “Ồ, bạn không nghĩ vậy sao?”
Đồng Đồng nhìn A Phúc một cách cẩn thận. Sau đó, cô bé nói, một cách rất nghiêm túc, “Tôi chắc chắn bạn không phải người máy.”
“Tại sao?”
“Một người máy sẽ không cười như vậy.”
“Bạn chưa bao giờ nhìn thấy một robot biết cười à?”
“Khi một con robot cười, nó trông thật đáng sợ. Nhưng nụ cười của bạn không đáng sợ. Vì vậy, bạn chắc chắn không phải là một người máy.”
A Phúc bật cười. “Bạn có muốn xem tôi thực sự trông như thế nào không?”
Đồng Đồng gật đầu. Nhưng tim cô bé lại đập thình thịch.
A Phúc di chuyển tới bức tường video. Từ đỉnh đầu anh ta, một chùm ánh sáng bắn ra và chiếu một hình ảnh lên tường. Ở đó, Đồng Đồng nhìn thấy một người đàn ông đang ngồi trong một căn phòng bừa bộn.
Người đàn ông trong ảnh vẫy tay chào Đồng Đồng. Đồng thời, A Phúc cũng vẫy tay theo cách tương tự. Đồng Đồng xem xét người đàn ông trong hình ảnh: anh ta mặc một bộ áo liền quần dài tay mỏng, màu xám, đeo một đôi găng tay màu xám. Đôi găng tay được bao phủ bởi nhiều ánh sáng nhỏ. Anh ta cũng đeo một bộ kính bảo hộ lớn. Khuôn mặt sau chiếc kính bảo hộ nhợt nhạt và gầy, trông giống khuôn mặt của A Phúc.
Đồng Đồng choáng váng. “Ồ, vậy anh là A Phúc thật ạ!”
Người đàn ông trong ảnh lúng túng gãi đầu và nói, hơi xấu hổ, “A Phúc chỉ là tên mà bọn anh đặt cho con robot. Tên thật của anh là Vương. Em cứ gọi anh là Tiểu Vương nhé.”
Tiểu Vương nói với Đồng Đồng rằng anh là sinh viên đại học năm thứ tư đang thực tập tại bộ phận Nghiên cứu và phát triển của Công ty Công nghệ Guokr. Nhóm của anh đã phát triển A Phúc.
Anh giải thích rằng dân số già dẫn đến các vấn đề xã hội nghiêm trọng: nhiều người lớn tuổi không thể sống độc lập, nhưng con cái của họ không có thời gian để chăm sóc họ. Các viện dưỡng lão khiến họ cảm thấy cô đơn và xa cách với xã hội, và nhu cầu về những người chăm sóc được đào tạo chuyên nghiệp là rất nhiều.
Nhưng nếu một ngôi nhà có A Phúc, mọi thứ sẽ tốt hơn rất nhiều. Khi không được sử dụng, A Phúc có thể chỉ ngồi đó, không hề làm phiền. Khi cần thiết, một yêu cầu có thể được đưa ra và một người điều hành có thể tiếp cận trực tuyến để giúp đỡ người lớn tuổi. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và chi phí để người chăm sóc đến nhà, đồng thời tăng hiệu quả và chất lượng chăm sóc.
A Phúc mà họ đang nhìn là một nguyên mẫu thế hệ đầu tiên. Cả nước chỉ có ba nghìn con robot như vậy, đang được ba nghìn gia đình thử nghiệm.
Tiểu Vương nói với Đồng Đồng rằng bà của anh cũng từng bị ốm và phải đến bệnh viện điều trị dài ngày, vì vậy anh có một số kinh nghiệm trong việc chăm sóc người cao tuổi. Đó là lý do tại sao anh tình nguyện đến nhà cô để chăm sóc cho ông ngoại. May mắn thay, anh với ông ngoại là đồng hương, và anh có thể hiểu được giọng địa phương của ông. Một robot thông thường có lẽ sẽ không thể làm được điều đó.
Tiểu Vương đã giải thích bằng nhiều từ ngữ chuyên môn, và Đồng Đồng không chắc cô bé hiểu hết mọi thứ. Nhưng cô nghĩ ý tưởng về A Phúc thật tuyệt vời, gần giống như một câu chuyện khoa học viễn tưởng.
“Vậy, ông ngoại có biết anh thực sự là ai không ạ?”
“Bố mẹ em biết, nhưng ông ngoại thì chưa. Tạm thời chúng ta đừng nói với ông nhé. Bọn anh sẽ cho ông biết trong vài ngày tới, sau khi ông đã quen với A Phúc hơn.”
Đồng Đồng nghiêm nghị hứa, “Đừng lo lắng, ha!”
Cô bé và Tiểu Vương cùng cười.
๋࣭ ⭑⚝
Ông ngoại thực sự không thể chỉ ở nhà và nhàn rỗi. Ông khăng khăng bắt A Phúc đưa ông đi dạo. Nhưng chỉ sau một lần đi bộ, ông phàn nàn rằng bên ngoài trời quá nóng, và không chịu đi nữa.
A Phúc đã bí mật nói với Đồng Đồng rằng đó là do ông ngoại cảm thấy mất tự chủ, khi có người đẩy ông trên xe lăn. Ông nghĩ mọi người trên đường nhìn chằm chằm vào ông.
Nhưng Đồng Đồng lại nghĩ, Có lẽ tất cả họ đều đang nhìn A Phúc ấy chứ.
Vì ông ngoại không thể ra ngoài nên việc bị nhốt ở nhà khiến tâm trạng của ông trở nên tồi tệ hơn. Vẻ mặt của ông ngày càng chán nản, và đôi khi ông còn bộc phát cơn giận dữ. Có một vài lần ông hét lên và la mắng bố mẹ, nhưng họ không nói gì cả. Họ chỉ đứng đó và lặng lẽ chịu đựng tiếng mắng mỏ của ông.
Nhưng một lần nọ, Đồng Đồng đi vào bếp và bắt gặp mẹ đang trốn sau cánh cửa, khóc.
Ông ngoại bây giờ chẳng có gì giống với ông ngoại mà cô bé nhớ. Sẽ tốt hơn rất nhiều nếu ông chưa từng trượt chân và bị thương. Đồng Đồng ghét ở nhà. Sự căng thẳng khiến cô bé như nghẹt thở. Mỗi buổi sáng, cô chạy ra khỏi cửa và ở bên ngoài cho đến giờ ăn tối.
Bố nghĩ ra một giải pháp. Bố mang về một vật dụng khác do Guokr sản xuất: một cặp kính. Bố đưa kính cho Đồng Đồng và bảo cô đeo chúng vào và đi vòng quanh nhà. Bất cứ điều gì cô nhìn và nghe thấy đều được hiển thị trên bức tường video.
“Đồng Đồng, con có muốn đóng vai ông ngoại không?”
Đồng Đồng đồng ý. Cô bé tò mò về bất cứ điều gì mới mẻ.
๋࣭ ⭑⚝
Mùa hè là mùa yêu thích của Đồng Đồng. Cô bé có thể mặc váy, ăn dưa hấu và kem que, đi bơi, tìm xác ve sầu trong cỏ, tạt qua vũng nước mưa trong đôi dép, đuổi theo cầu vồng sau một cơn giông, tắm nước lạnh sau khi chạy xung quanh và làm việc đổ mồ hôi, uống nước mận chua, bắt nòng nọc trong ao, hái nho và sung, ngồi ngắm sao ở sân sau vào buổi tối, săn dế bằng đèn pin sau khi trời tối… Nói một cách ngắn gọn: mọi thứ đều tuyệt vời vào mùa hè.
Đồng Đồng đeo kính mới và đi chơi bên ngoài. Cặp kính nặng trĩu và cứ tuột khỏi mũi cô. Cô sợ đánh rơi nó.
Kể từ khi bắt đầu kỳ nghỉ hè, cô bé và hơn chục người bạn, cả nam và nữ, đã cùng chơi với nhau mỗi ngày. Ở tuổi của họ, những trò chơi nhiều vô kể. Sau khi chơi hết các trò chơi cũ, họ sẽ phát minh ra những trò chơi mới. Nếu mệt hoặc quá nóng, họ sẽ đi qua sông và nhảy vào như một đĩa bánh bao được cho vào nồi vậy. Mặt trời chói chang trên cao, nhưng nước sông lại trong lành và mát mẻ. Nơi đây đúng là thiên đường!
Có người đề nghị họ trèo cây. Bên bờ sông có một cây hòe cao vút, thân cao và dày như một con rồng đang vươn lên trời xanh.
Nhưng Đồng Đồng nghe thấy giọng nói khẩn thiết của ông ngoại bên tai cô: “Đừng trèo lên cái cây đó! Nguy hiểm lắm!”
Hả, vậy kính cũng hoạt động như một chiếc điện thoại vậy. Cô bé mừng rỡ hét lại, “Ông ơi, đừng lo lắng, ha!” Đồng Đồng rất giỏi trèo cây. Tới mức cha cô bé còn nói rằng kiếp trước cô hẳn là một con khỉ.
Nhưng ông ngoại sẽ không để cô yên. Ông cứ nói liên tục bên tai cô, và cô không thể hiểu ông đang nói gì. Điều đó làm Đồng Đồng lo lắng, nên cô tháo kính ra và thả chúng xuống bãi cỏ dưới chân cây. Cô cởi dép và bắt đầu leo lên, vươn lên trời cao như một đám mây.
Leo cái cây này thật dễ dàng. Những cành nhánh rậm rạp vươn ra như bàn tay, kéo cô bé lên. Cô ngày càng leo cao hơn và nhanh chóng bỏ xa những người bạn đồng hành của mình. Cô sắp leo đến ngọn. Làn gió thoảng qua kẽ lá, và ánh nắng chiếu xuyên qua vòm cây. Thế giới thật yên tĩnh.
Cô dừng lại để hít thở, nhưng rồi cô nghe thấy giọng nói của cha mình từ xa vọng lại: “Đồng Đồng, mau… xuống… đây…”
Cô thò đầu ra nhìn xuống. Một dáng người nhỏ như con kiến xuất hiện ở phía xa bên dưới. Đó là bố.
Trên đường trở về nhà, bố thực sự nổi giận.
“Sao con có thể ngốc đến vậy? Con trèo lên tận ngọn cây đó mà chỉ có một mình. Con không biết chuyện đó rủi ro tới mức nào sao?”
Cô bé biết rằng ông ngoại đã mách bố. Còn ai khác có thể biết cô đang làm gì?
Đồng Đồng hậm hực. Ông không thể trèo cây nữa, và bây giờ ông cũng sẽ không cho người khác trèo cây? Chán ghê! Và thật xấu hổ khi bố xuất hiện và quát tháo mình như vậy.
Sáng hôm sau, cô bé lại bỏ nhà đi từ sớm. Nhưng lần này, cô không đeo kính nữa.
๋࣭ ⭑⚝
“Ông ngoại chỉ là lo lắng cho em thôi,” A Phúc nói. “Nếu chẳng may em bị ngã gãy chân, không phải em sẽ phải ngồi trên xe lăn giống ông sao?”
Đồng Đồng bĩu môi, không nói gì.
A Phúc nói với cô bé rằng qua chiếc kính để lại dưới gốc cây, ông ngoại có thể nhìn thấy Đồng Đồng ở trên cao tít. Ông lo lắng đến mức hét lên khản cả cổ, và suýt ngã nhào khỏi xe lăn.
Nhưng Đồng Đồng vẫn giận ông ngoại. Có gì phải lo lắng nhỉ? Cô bé đã trèo lên nhiều cái cây cao hơn cái cây đó, và chưa một lần bị thương.
Vì cặp kính không được sử dụng, nên bố đã đóng gói chúng và gửi lại cho Guokr. Ông ngoại một lần nữa bị mắc kẹt ở nhà không có gì để làm. Bằng cách nào đó, ông đã tìm thấy một bộ cờ tướng cũ và yêu cầu A Phúc chơi cùng.
Đồng Đồng không biết chơi, vì vậy cô kéo một chiếc ghế đẩu và ngồi cạnh bảng chỉ để kiểm tra nó. Cô thích thú nhìn A Phúc cầm lên những quân cờ cũ làm bằng gỗ, màu sắc đã phai mờ vì thời gian, với những ngón tay mảnh mai, trắng nhợt; cô thích thú khi nhìn con robot gõ nhẹ ngón tay lên bàn khi nó xem xét các nước cờ. Bàn tay của người máy rất đẹp, trông gần giống như được chạm khắc từ ngà voi vậy.
Nhưng sau một vài ván cờ, ngay đến Đồng Đồng cũng có thể nói rằng A Phúc không phải là đối thủ của ông ngoại. Một vài nước đi sau đó, ông ngoại một lần nữa ăn được một trong những quân của A Phúc bằng một tiếng búng tay lớn trên bàn cờ.
“Ôi, con chơi trò này tệ quá,” Ông ngoại lẩm bẩm.
Để tỏ ra hữu ích, Đồng Đồng cũng nói, “Anh chơi tệ thật!”
“Một người máy thực sự sẽ chơi tốt hơn,” Ông ngoại nói thêm. Ông đã tìm ra sự thật về A Phúc và người điều hành nó.
Ông ngoại tiếp tục giành chiến thắng, và sau một vài ván chơi, tâm trạng của ông đã tốt hơn. Không chỉ khuôn mặt ông trở nên rạng rỡ, ông còn gật gù ngâm nga những giai điệu dân gian. Đồng Đồng cũng cảm thấy hạnh phúc, và cơn giận trước đó của cô với ông ngoại đã tan biến.
Chỉ có A Phúc là không vui vẻ như vậy. “Cháu nghĩ cháu phải tìm cho ông một đối thủ khó nhằn hơn mới được,” anh nói.
๋࣭ ⭑⚝
Khi Đồng Đồng trở về nhà, cô bé gần như nhảy dựng lên. Ông ngoại đã biến thành một con quái vật!
Lúc này ông đang mặc một bộ đồ liền thân dài tay mỏng, màu xám, và một đôi găng tay màu xám. Nhiều ánh sáng li ti chiếu khắp găng tay. Ông đeo một bộ kính bảo hộ khổng lồ trên mặt, ông vẫy tay và ra hiệu trong không khí.
Trên bức tường video trước mặt ông xuất hiện một người đàn ông khác, nhưng không phải là Tiểu Vương. Người đàn ông này già như ông ngoại, đầu đầy tóc bạc trắng. Ông ấy không đeo kính bảo hộ. Trước mặt ông là một bàn cờ tướng.
“Đồng Đồng, đến đây chào đi nào,” ông ngoại nói. “Đây là ông Triệu.”
Ông Triệu là bạn của ông ngoại khi họ còn đi lính cùng nhau. Ông ấy vừa được đặt một chiếc stent vào tim. Giống như ông ngoại, ông ấy cảm thấy buồn chán, và gia đình ông cũng có A Phúc của riêng họ. Ông cũng là một người đam mê cờ tướng, và suốt ngày phàn nàn về trình độ kỹ năng của A Phúc.
Tiểu Vương có cảm hứng gửi thiết bị viễn thông qua đường bưu điện cho ông ngoại và sau đó dạy ông cách sử dụng nó. Và trong vòng vài ngày, ông ngoại đã đủ thành thạo để có thể điều khiển A Phúc của ông Triệu từ xa để chơi cờ với ông.
Không chỉ có thể chơi cờ, hai ông lão còn có thể trò chuyện với nhau bằng giọng nói của quê hương. Ông ngoại trở nên vui mừng và phấn khích đến mức trong mắt Đồng Đồng, ông không khác nào một đứa trẻ.
“Xem này,” ông ngoại nói.
Ông nhẹ nhàng vẫy tay trong không khí, và qua bức tường video, A Phúc của ông Triệu nhấc bàn cờ bằng gỗ lên, vững vàng tùy ý, khéo léo xoay nó trong không khí, và đặt nó trở lại mà không làm xáo trộn một miếng nào.
Đồng Đồng nhìn tay ông ngoại không chớp mắt. Có phải đây cũng chính là những bàn tay loạng choạng, run rẩy luôn khiến ông ngoại khó làm được việc gì không? Việc này còn tuyệt vời hơn cả ma thuật.
“Cháu thử được không ạ?” cô bé hỏi.
Ông ngoại tháo găng tay và giúp Đồng Đồng đeo vào. Đôi găng tay co giãn và không quá lỏng trên bàn tay nhỏ bé của Đồng Đồng. Đồng Đồng cố gắng ngọ nguậy ngón tay, và A Phúc trong bức tường video cũng ngoe nguẩy ngón tay. Đôi găng tay cung cấp lực cản bên trong giúp ổn định và làm trơn tru các chuyển động của Đồng Đồng, và do đó cũng là các chuyển động của A Phúc.
Ông ngoại nói, “Đến đây, cháu thử bắt tay với ông Triệu đi.”
Trong video, ông Triệu đang tươi cười đưa tay ra. Đồng Đồng cẩn thận đưa tay ra bắt tay. Cô có thể cảm nhận được sự thay đổi áp lực ngay lập tức, tinh tế bên trong chiếc găng tay, như thể cô đang thực sự bắt tay một người - thậm chí còn cảm thấy có chút ấm áp! Điều này tuyệt quá!
Sử dụng găng tay, cô hướng A Phúc chạm vào bàn cờ, quân cờ và tách trà bốc khói bên cạnh chúng. Đầu ngón tay cô cảm nhận được sức nóng đột ngột từ chiếc cốc. Cô giật mình buông ngón tay ra, chiếc cốc rơi xuống đất vỡ tan tành. Bàn cờ bị lật, quân cờ lăn lộn khắp nơi.
“Aiya! Cẩn thận, Đồng Đồng!”
“Đừng lo lắng! Đừng lo lắng!” Ông Triệu cố gắng đứng dậy để lấy chổi và chổi quét bụi, nhưng ông ngoại bảo ông hãy ngồi yên. “Cẩn thận bàn tay của ông!” Ông ngoại nói. “Để tôi dọn cho.” Ông đeo găng tay vào và chỉ đạo A Phúc của ông ngoại Triệu nhặt từng quân cờ một, sau đó quét sạch sàn nhà.
Ông ngoại không giận Đồng Đồng, và không dọa sẽ nói với bố về tai nạn mà cô ấy gây ra.
“Con bé chỉ là một đứa trẻ, có hơi thiếu kiên nhẫn,” ông ngoại nói với ông Triệu. Hai ông lão bật cười.
Đồng Đồng cảm thấy vừa nhẹ nhõm vừa có chút bị hiểu lầm.
๋࣭ ⭑⚝
Bố và mẹ lại tranh cãi với ông ngoại.
Cuộc tranh luận diễn ra hơi khác so với trước đây. Ông ngoại cứ lặp đi lặp lại, “Đừng lo lắng, ha!” Nhưng giọng điệu của mẹ ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Quan điểm thực tế của cuộc tranh cãi càng trở nên khó hiểu với Đồng Đồng khi cô bé càng cố lắng nghe. Tất cả những gì cô biết là nó có liên quan gì đó đến chiếc stent tim của ông Triệu.
Cuối cùng, mẹ nói, “Ý bố là gì? ‘Đừng lo lắng’ sao? Nếu có tai nạn khác xảy ra thì sao? Làm ơn đi bố, đừng gây thêm rắc rối nữa được không?”
Ông ngoại giận đến mức đóng cửa phòng và không chịu ra ngoài, kể cả khi ăn tối.
Bố và mẹ gọi cho Tiểu Vương qua video call. Cuối cùng, Đồng Đồng cũng hiểu chuyện gì đã xảy ra.
Ông Triệu đang chơi cờ với ông ngoại, nhưng trò chơi khiến ông phấn khích đến mức tim đập mạnh - dường như, chiếc stent không được đặt vào một cách hoàn hảo. Không có ai khác ở nhà vào thời điểm đó. Ông ngoại là người đã điều khiển cho A Phúc để hô hấp nhân tạo cho ông Triệu, đồng thời cũng gọi xe cấp cứu.
Đội cứu hộ khẩn cấp đã đến kịp thời và cứu sống ông Triệu.
Điều mà không ai có thể đoán trước được là ông ngoại đề nghị ông sẽ đến bệnh viện để chăm sóc cho ông Triệu - không, ý ông không phải là ông sẽ đích thân đến, mà là họ đưa A Phúc đến, và ông sẽ điều khiển A Phúc từ nhà.
Nhưng bản thân ông ngoại cũng cần một người chăm sóc. Ai là người phải chăm sóc cho người chăm sóc đây?
Hơn nữa, ông ngoại còn nảy ra ý tưởng rằng khi ông Triệu bình phục, ông sẽ dạy cho ông Triệu cách vận hành thiết bị điều khiển từ xa. Hai ông lão sẽ có thể chăm sóc cho nhau và họ sẽ không cần những người chăm sóc khác.
Ông Triệu nghĩ rằng đây là một ý tưởng tuyệt vời. Nhưng cả hai gia đình đều cho rằng kế hoạch này thật vô lý. Ngay cả Tiểu Vương cũng phải suy nghĩ một lúc rồi nói: “Ừm… Tôi phải báo cáo tình hình này với những người giám sát của mình.”
Đồng Đồng đã suy nghĩ rất nhiều về điều này. Chơi cờ vua qua A Phúc rất đơn giản. Nhưng chăm sóc nhau thông qua A Phúc? Cô càng nghĩ về nó, nó càng có vẻ phức tạp. Cô thông cảm phần nào cho sự bối rối của Tiểu Vương.
Hầy, ông ngoại chỉ như một đứa trẻ. Ông sẽ không nghe lời bố mẹ đâu.
๋࣭ ⭑⚝
Ông ngoại bây giờ dành toàn bộ thời gian của mình ở trong phòng. Lúc đầu, Đồng Đồng nghĩ rằng ông vẫn còn giận bố mẹ cô. Nhưng sau đó, cô bé thấy rằng tình hình đã thay đổi hoàn toàn.
Ông thực sự rất bận. Một lần nữa, ông bắt đầu gặp bệnh nhân. Không, ông không đến phòng khám; thay vào đó, bằng cách sử dụng thiết bị điều khiển từ xa của mình, ông đã điều hành các A Phúc trên khắp đất nước và xuất hiện trong nhà của những người lớn tuổi khác. Ông sẽ lắng nghe những lời phàn nàn của họ, bắt mạch cho họ, thăm khám cho họ và viết ra đơn thuốc. Ông cũng muốn thực hiện các liệu pháp châm cứu thông qua các A Phúc, và để thực hành kỹ năng này, ông đã điều khiển A Phúc của chính mình để tự châm kim vào người mình!
Tiểu Vương nói với Đồng Đồng rằng những phát kiến của ông ngoại có thể thay đổi toàn bộ hệ thống y tế. Trong tương lai, có thể bệnh nhân không còn cần phải đến bệnh viện và lãng phí hàng giờ trong phòng chờ. Các bác sĩ có thể đến thăm khám tận nhà thông qua một A Phúc được lắp đặt ở mỗi khu phố.
Tiểu Vương nói rằng bộ phận R&D của Guokr đã thành lập một nhóm chuyên trách để phát triển một mô hình A Phúc đặc biệt, cải tiến hơn cho các ứng dụng điện thoại y tế như vậy, và họ đã mời ông ngoại làm cố vấn. Vì vậy, ông ngoại thậm chí còn bận rộn hơn.
Vì chân của ông ngoại vẫn chưa hoàn toàn bình phục nên Tiểu Vương vẫn đang chăm sóc cho ông. Nhưng họ đang nghiên cứu để phát triển một hệ thống dựa trên web cho phép bất kỳ ai có thời gian nhàn rỗi và quan tâm đến việc giúp đỡ những người khác đăng ký làm tình nguyện viên. Sau đó, các tình nguyện viên sẽ có thể đăng ký với các A Phúc tại các ngôi nhà trên khắp đất nước để chăm sóc người lớn tuổi, trẻ em, bệnh nhân, vật nuôi và giúp đỡ theo những cách khác.
Nếu kế hoạch thành công, đó sẽ là một bước để mang lại thời k�� hoàng kim mà Khổng Tử đã hình dung cách đây hàng thiên niên kỷ: “Và khi đó nhân loại sẽ quan tâm đến tất cả những người lớn tuổi như thể họ là cha mẹ của mình, yêu thương tất cả trẻ em như thể chúng là con cái của mình. Người già sẽ già đi và chết trong sự an toàn; thanh niên sẽ có cơ hội đóng góp và phát triển thịnh vượng; và trẻ em sẽ lớn lên dưới sự hướng dẫn và bảo vệ của tất cả mọi người. Góa phụ, trẻ mồ côi, người tàn tật, bệnh tật - mọi người sẽ được chăm sóc và yêu thương.”
Tất nhiên, một kế hoạch như vậy cũng có những rủi ro của nó: quyền riêng tư và bảo mật, tội phạm lạm dụng khả năng điều khiển từ xa, trục trặc và tai nạn, thoạt đầu là vậy. Nhưng vì sự thay đổi công nghệ đã có ở đây, nên tốt nhất là đối mặt với hậu quả và hướng chúng đến những mục tiêu mong muốn.
Cũng có những diễn biến mà không ai có thể lường trước được.
Tiểu Vương đã cho Đồng Đồng xem rất nhiều video trên web: Các A Phúc trong video làm đủ mọi công việc thú vị: nấu ăn, chăm sóc trẻ em, sửa chữa hệ thống ống nước và hệ thống điện xung quanh nhà, làm vườn, lái xe, chơi tennis, thậm chí dạy trẻ em nghệ thuật cờ vây và thư pháp và khắc con dấu và chơi đàn nhị...
Tất cả những A Phúc này đều được vận hành bởi những người lớn tuổi, những người cũng cần được chăm sóc. Một số người trong đó thậm chí còn không thể di chuyển dễ dàng, nhưng họ vẫn có đôi mắt, đôi tai và trí óc nhạy bén; một số không còn có thể nhớ mọi thứ một cách dễ dàng, nhưng họ vẫn có thể thực hiện các kỹ năng mà họ đã hoàn thiện khi còn trẻ; và hầu hết họ thực sự gặp ít vấn đề về thể chất, nhưng bị trầm cảm và cô đơn. Nhưng giờ đây, với A Phúc, mọi người đều ra ngoài và làm mọi việc.
Không ai có thể tưởng tượng rằng A Phúc có thể được sử dụng cho tất cả những công dụng này. Không ai nghĩ rằng những người đàn ông và phụ nữ ở độ tuổi bảy mươi tám mươi vẫn có thể sáng tạo và giàu trí tưởng tượng như vậy.
Đồng Đồng đặc biệt ấn tượng bởi một dàn nhạc dân gian truyền thống gồm hơn một chục A Phúc. Họ tụ tập quanh một cái hồ trong công viên và chơi rất nhiệt tình và ồn ào. Tiểu Vương nói dàn nhạc này đã trở nên nổi tiếng trên mạng. Những người điều hành các A Phúc này là những người đàn ông và phụ nữ bị mất thị lực, vì vậy họ tự gọi mình là “Những kẻ mù già.”
“Đồng Đồng à,” Tiểu Vương nói, “ông của em đã mang lại một cuộc cách mạng”.
Đồng Đồng nhớ rằng mẹ đã thường nhắc đến ông ngoại là một nhà cách mạng lão thành. “Ông ngoại đã làm việc cho cách mạng cả đời; đã đến lúc ông phải nghỉ ngơi rồi.” Nhưng ông chẳng phải là bác sĩ sao? Ông tham gia “cách mạng” từ bao giờ vậy? Và “làm việc cho cách mạng” nghĩa là gì? Tại sao ông phải làm điều đó cả đời?
Đồng Đồng không thể hình dung ra điều đó, nhưng cô bé nghĩ “cách mạng” là một điều tuyệt vời. Ông ngoại bây giờ lại có vẻ giống như ông ngoại mà cô từng biết.
๋࣭ ⭑⚝
Mỗi ngày, ông đều tràn đầy năng lượng và cảm hứng. Bất cứ khi nào có một chút thời gian cho riêng mình, ông lại hát một vài câu của Hí khúc truyền thống:
Bên ngoài trại, ba phát đại bác vang như sấm rền
Và ra khỏi Nhà Thiên Ba, người đàn bà sẽ bảo vệ quê hương.
Mũ giáp vàng nằm hiên ngang trên mái tóc màu ánh kim,
Áo giáp cũ bằng sắt khoác trên vai lần nữa.
Lá cờ thêu chữ Mộc uy nghiêm đẹp đẽ
Mộc Quế Anh lại sắp ra trận ở tuổi năm ba!
Đồng Đồng cười. “Nhưng ông ơi, ông đã tám mươi ba tuổi rồi ạ!”
Ông ngoại cười khúc khích. Ông đứng và tạo dáng như thể ông là một vị tướng cổ đại cầm kiếm khi ông ngồi trên con ngựa chiến của mình. Mặt ông đỏ bừng lên vì vui sướng.
Vài ngày nữa, ông ngoại sẽ bước sang tuổi tám mươi tư.
๋࣭ ⭑⚝
Đồng Đồng tự chơi ở nhà.
Có những đĩa thức ăn chín trong tủ lạnh. Vào buổi tối, Đồng Đồng lấy chúng ra, hâm nóng và ăn một mình. Không khí buổi tối nặng nề và ẩm thấp, tiếng ve kêu không ngừng.
Bản tin thời tiết cho biết sẽ có giông bão.
Một ánh sáng xanh lam lóe lên ba lần trong một góc phòng. Một bóng người lao ra khỏi góc ồn ào: A Phúc.
“Bố mẹ đưa ông ngoại đến bệnh viện. Họ vẫn chưa trở lại.”
A Phúc gật đầu. “Mẹ của em đã nói anh đến để nhắc em đừng quên đóng cửa sổ trước khi trời mưa.”
Cùng nhau, người máy và cô bé đi đóng tất cả các cửa sổ trong nhà. Khi cơn giông ập đến, những hạt mưa đập vào ô cửa sổ như tiếng trống. Những đám mây đen bị xé thành từng mảnh bởi những tia chớp trắng và tím, sau đó là một tiếng sấm rền vang trên đầu, làm cho tai của Đồng Đồng ù đi.
“Em không sợ sấm sét à?” A Phúc hỏi.
“Không. Còn anh thì sao?”
“Hồi nhỏ thì anh sợ, nhưng giờ thì không.”
Một câu hỏi quan trọng hiện lên trong đầu Đồng Đồng: “A Phúc, anh có nghĩ rằng mọi người đều phải lớn không?”
“Anh nghĩ là vậy.”
“Và rồi chuyện gì sẽ xảy ra?”
“Và rồi em già đi.”
“Và sau đó?”
A Phúc không trả lời.
Họ bật tường video để xem phim hoạt hình. Đó là chương trình yêu thích của Đồng Đồng: “Làng gấu cầu vồng.” Dù ngoài trời có mưa to đến đâu thì những chú gấu nhỏ của làng vẫn luôn sống hạnh phúc bên nhau. Có lẽ mọi thứ khác trên đời đều là giả mạo; có lẽ chỉ có thế giới của những chú gấu nhỏ là có thật.
Dần dần, mí mắt của Đồng Đồng trở nên nặng trĩu. Tiếng mưa có tác dụng thôi miên. Cô bé dựa vào người A Phúc. A Phúc ôm cô trên tay, bế cô vào phòng ngủ, nhẹ nhàng đặt cô xuống giường, đắp chăn cho cô và kéo rèm cửa lại. Bàn tay của cậu ta giống như bàn tay thật, ấm áp và mềm mại.
Đồng Đồng thì thầm, “Tại sao ông ngoại vẫn chưa về ạ?”
“Nào ngủ đi. Khi nào em thức dậy, ông ngoại sẽ về.”
๋࣭ ⭑⚝
Ông ngoại không về.
Chỉ có bố mẹ quay lại. Trông cả hai đều buồn và mệt mỏi.
Nhưng họ thậm chí còn bận rộn hơn. Hàng ngày, họ phải ra khỏi nhà và đi đâu đó. Đồng Đồng ở nhà một mình. Đôi khi cô bé chơi trò chơi, và xem phim hoạt hình vào những lúc khác. A Phúc thỉnh thoảng đến nấu ăn cho cô.
Vài ngày sau, mẹ gọi Đồng Đồng. “Mẹ có chuyện muốn nói với con.”
Ông ngoại có một khối u trong đầu. Lần trước ông ngã là do khối u chèn vào dây thần kinh. Bác sĩ đề nghị phẫu thuật ngay lập tức.
Ở tuổi của ông ngoại, phẫu thuật rất nguy hiểm. Nhưng không phẫu thuật còn nguy hiểm hơn. Bố mẹ và ông ngoại đã đi đến một số bệnh viện và có nhiều ý kiến khác nhau, và sau khi bàn bạc với nhau nhiều đêm, họ quyết định rằng sẽ phải mổ.
Cuộc phẫu thuật kéo dài một ngày. Khối u có kích thước bằng một quả trứng.
Ông ngoại vẫn hôn mê sau ca mổ.
Mẹ ôm Đồng Đồng và khóc nức nở. Cơ thể mẹ run bần bật.
Đồng Đồng ôm mẹ lại thật chặt. Cô bé nhìn và thấy những sợi tóc trắng xen lẫn với màu đen trên đầu. Mọi thứ dường như không thực.
๋࣭ ⭑⚝
Đồng Đồng đến bệnh viện với mẹ.
Trời quá nóng, và mặt trời chói chang. Đồng Đồng và mẹ dùng chung một chiếc ô che nắng. Trên tay mẹ là một phích nước hoa quả màu đỏ tươi lấy từ tủ lạnh.
Có rất ít người đi bộ trên đường. Những con ve sầu tiếp tục tiếng hát không dứt của chúng. Mùa hè đã gần kết thúc.
Bên trong bệnh viện, gió điều hòa thổi vù vù. Hai mẹ con đợi ở hành lang một chút trước khi một y tá đến nói với họ rằng ông ngoại đã tỉnh. Mẹ bảo Đồng Đồng vào trước.
Ông ngoại như một người xa lạ. Tóc ông bị cạo sạch và khuôn mặt sưng vù. Một mắt được băng gạc, và mắt còn lại đã thì nhắm chặt. Đồng Đồng nắm tay ông ngoại, và cô bé sợ hãi. Cô nhớ đến bà. Trước đây, xung quanh bà toàn là các ống và tiếng máy kêu bíp bíp.
Cô y tá gọi tên ông ngoại. “Cháu gái của ông đang ở đây để gặp ông này.”
Ông ngoại mở to mắt và nhìn Đồng Đồng. Đồng Đồng cử động, và con mắt của ông di chuyển theo cô. Nhưng ông không thể nói hay làm gì.
Cô y tá thì thầm, “Cháu có thể nói chuyện với ông đó. Ông nghe được tiếng cháu.”
Đồng Đồng không biết phải nói gì. Cô nắm chặt tay ông ngoại, và cô có thể cảm thấy tay ông ngoại cũng đang siết lại.
Ông ngoại! Cô bé thầm kêu lên trong đầu. Ông có thể nhận ra cháu sao?
Đôi mắt ông dõi theo Đồng Đồng.
Cuối cùng cô bé cũng tìm thấy giọng nói của mình. “Ông ngoại!”
Nước mắt rơi trên ga trải giường trắng. Người y tá cố gắng an ủi cô bé. “Đừng khóc! Ông của cháu sẽ rất buồn khi thấy cháu khóc”.
Đồng Đồng được đưa ra khỏi phòng, và cô bé khóc - nước mắt chảy dài trên khuôn mặt như một đứa trẻ nhỏ, nhưng cô bé không quan tâm đến những ánh mắt nhìn - trong hành lang một lúc lâu.
๋࣭ ⭑⚝
A Phúc đã rời đi. Bố đã đóng gói cậu ta để gửi lại cho Công ty Công nghệ Guokr.
Tiểu Vương giải thích rằng anh muốn đích thân đến để nói lời từ biệt với Đồng Đồng và gia đình cô. Nhưng thành phố anh sống ở xa quá. Ít nhất thì bây giờ có thể dễ dàng liên lạc trong khoảng cách xa và họ có thể trò chuyện qua video hoặc điện thoại trong tương lai.
Đồng Đồng đang ở trong phòng vẽ tranh. A Phúc tiến đến gần, không một tiếng động. Đồng Đồng đang vẽ nhiều con gấu nhỏ trên giấy, và tô chúng bằng bút chì màu. A Phúc nhìn vào những bức tranh. Một trong những con gấu lớn nhất được tô bằng tất cả các màu sắc của cầu vồng, và nó đeo một miếng che mắt màu đen để chỉ lộ một bên mắt.
“Đây là ai?” A Phúc hỏi.
Đồng Đồng không trả lời. Cô bé tiếp tục, với lòng quyết tâm không suy suyển rằng phải tô lên con gấu bằng tất cả màu sắc trên đời
A Phúc ôm Đồng Đồng từ phía sau. Cơ thể cậu ta run lên. Đồng Đồng biết rằng A Phúc đang khóc.
๋࣭ ⭑⚝
Tiểu Vương đã gửi một tin nhắn video cho Đồng Đồng.
Đồng Đồng, em có nhận được gói hàng mà anh gửi cho em không?
Bên trong gói hàng là một con gấu bông lông xù. Nó có màu như cầu vồng, với một miếng che mắt màu đen, chỉ để lại một bên mắt. Nó giống như bức tranh mà Đồng Đồng đã vẽ.
Chú gấu được trang bị một bộ điều khiển từ xa và kết nối với các thiết bị tại bệnh viện: nhịp tim, hơi thở, mạch đập, nhiệt độ cơ thể. Nếu mắt gấu nhắm lại, điều đó có nghĩa là ông của em đang ngủ. Nếu ông của em tỉnh táo, gấu sẽ mở mắt.
Mọi thứ mà gấu nhìn thấy và nghe thấy đều được chiếu lên trần của căn phòng tại bệnh viện. Em có thể nói chuyện với nó, kể chuyện, hát cho nó nghe, và ông của em sẽ nhìn thấy và nghe thấy.
Ông chắc chắn có thể nghe và nhìn thấy. Mặc dù ông không thể cử động cơ thể của mình, nhưng bên trong ông vẫn tỉnh táo. Vì vậy, em phải nói chuyện với gấu, chơi với nó và để nó nghe thấy tiếng cười của em. Chỉ có vậy, ông của em mới không đơn độc.
Đồng Đồng áp tai vào ngực chú gấu: thình thịch. Nhịp tim chậm và yếu ớt. Lồng ngực của nó ấm áp, phồng lên và xẹp xuống từ từ theo từng nhịp thở. Nó đang ngủ say.
Đồng Đồng cũng muốn ngủ. Cô bé đặt con gấu lên giường với mình và đắp chăn cho nó. Khi ông ngoại thức dậy vào ngày mai, cô nghĩ, mình sẽ đưa ông ra ngoài để tắm nắng, leo cây, đi đến công viên và nghe các ông bà ngâm nga vài khúc Hí kịch. Mùa hè vẫn chưa kết thúc. Có rất nhiều điều thú vị để làm.
๋࣭ ⭑⚝
“Ông ơi, đừng lo lắng, ha!” cô thì thầm. Khi ông thức dậy, mọi thứ sẽ ổn thôi.
Hết
Dịch theo bản chuyển ngữ tiếng Anh Tongtong's Summer của Ken Liu. Có tham khảo bản tiếng Trung 童童的夏天.
Biên dịch: Tiểu Ngọc
Biên tập: Diệu Mây
๋࣭ ⭑⚝
Tác giả Hạ Gia (Ảnh: University of Leeds)
Tumblr media
0 notes
jennifertple · 2 months
Text
KHI CHIẾC LÁ ĐẮT HƠN CẢ CĂN NHÀ
bài viết hay về thị trường trà phổ nhĩ từ tờ The Paper (theo Soha), đây là cách làm mà thương nhân Trung Quốc đã làm đi làm lại, và nông dân của chúng ta đã ăn đi ăn lại những trái đắng đó, có khi còn đắng họng đến tận bây giờ. Phương Thôn ở Phổ Nhĩ cũng cảnh nạn nhân.
vẽ chuyện, chiêu trò nâng giá đến mức lá cây đắt hơn cả căm nhà là loại bệnh dịch kinh khủng tàn phá cuộc sống yên bình của mỗi chúng ta, và có vẻ bệnh này đang theo gió bắc thổi đến Tây Côn Lĩnh, thổi qua Hoàng Liên Sơn, thổi về tận Hà Nội, vào mãi Sài Gòn, nó bắt đầu làm bẩn những búp trà.
* trong ảnh là đồi trà canh tác để làm ra Phổ Nhĩ, sự thực trà Phổ Nhĩ đc làm ra từ cây cổ thụ như của chúng ta chiếm tỷ lệ khá thấp trong thị trường trà Phổ Nhĩ hiện nay.
---------
Sau khi thị trường sụp đổ, các nhà đầu tư mất tất cả chỉ sau một đêm. Giấc mơ làm giàu giờ trở thành cơn ác mộng không thể vượt qua.
Thời hoàng kim của trà Phổ Nhĩ
Vào mùa xuân năm 2005, một đoàn người ngựa hiện đại chở trà cống, mô phỏng theo dấu chân người xưa trên "Con đường tơ lụa", đi từ quê hương trà Phổ Nhĩ, Vân Nam lên đến đường Mã Liên, Bắc Kinh.
Đoàn diễu hành gồm hơn 40 người, 120 con ngựa và la đã đi 1.200 km qua 5 tỉnh của Trung Quốc.
Tại cuộc đấu giá 5 tháng sau, một ống trà Phổ Nhĩ đặc biệt có giá khởi điểm 20.000 NDT sau đó được bán với giá cuối cùng là 1,6 triệu NDT (khoảng hơn 5,5 tỷ VNĐ theo tỷ giá hiện nay), hơn giá cả căn nhà ở nhiều vùng Trung Quốc. Có một thời gian, "mọi người ở chợ đường Mã Liên đều nghĩ đến việc bán trà Phổ Nhĩ".
Trong giới trà, uống Phổ Nhĩ, gọi đúng hơn là "thưởng thức" Phổ Nhĩ, chỉ những người có thể "thưởng thức" - cảm nhận được lá trà đó đến từ địa phương nào mới được coi là những người sành sỏi thực sự.
Phó giáo sư Đại học Khoa học và Công nghệ miền Nam Trương Tịnh Hồng nhận xét rằng: “Chỉ cần chỉ vào một bản đồ nhỏ thì A Văn cũng có thể chỉ ra hương vị khác nhau từ lá trà của các địa phương ngay cả khi anh ta đang không uống trà".
Khi người buôn trà tên A Văn nhấp ngụm trà hái từ cây trà cổ thụ của người dân tộc Dao ở Tây Song Bản Nạp, ông đã mô tả nó theo cách này: "Có một làn hương mát lạnh không có trong trà từ khu vực trung tâm Dị Vũ, xộc thẳng vào cổ họng. Nhấp một ngụm, miệng bạn sẽ tràn ngập chất lỏng, vị ngọt sẽ lan đến phổi và toàn thân bạn sẽ tràn ngập hương trà".
Có một kiến thức khó hiểu xung quanh trà Phổ Nhĩ. Theo quy trình sản xuất thì Phổ Nhĩ có trà sống và trà chín; theo thời gian bảo quản có thể phân loại thành trà mới và trà cũ; theo công nghệ và tiêu chuẩn, mỗi vùng sẽ tùy theo khẩu vị ưa thích của người dân địa phương mà cho ra những vị trà khác nhau.
Thời gian sẽ có trách nhiệm tạo thêm một lớp "sương mù" cho trà Phổ Nhĩ vốn đã khó lường này. Ví dụ, một miếng bánh trà Phổ Nhĩ nặng 358 gram từ những năm 1980 có giá khoảng 1.000 NDT vào thời điểm đó; vào thập niên 1990, giá trị của nó có thể tăng lên 10.000 NDT; và sau đó đến năm 2000, giá nó đã tăng vọt, thậm chí bán đấu giá có thể lên tới hơn 1 triệu NDT.
Những người đấu giá thành công thường không thực sự bỏ trà ra dùng, họ chờ thời gian trôi qua và tăng thêm giá trị cho bánh trà này.
Khi nói đến trà Phổ Nhĩ, người Trung Quốc không thể không nhắc đến thị trấn Dị Vũ, tỉnh Vân Nam.
Đến năm 2019 Dị Vũ vẫn là một thị trấn nhỏ có diện tích 938 km2, dân số chỉ 14.000 người. Hầu hết người dân địa phương là người Di, trong lịch sử, họ đã trồng ít nhất 5.000 mẫu cây chè trước khi người Hán đến.
Dị Vũ là nơi sản xuất trà cống nạp về Bắc Kinh kể từ thời nhà Thanh và là điểm khởi đầu của hoạt động buôn bán trà của Vân Nam. Sau khi những người nông dân trồng chè hái lá trà, nguyên liệu thô được các đoàn lữ hành vận chuyển từ phủ Phổ Nhĩ (thành phố Phổ Nhĩ ngày nay) để chế biến, sau đó được vận chuyển đến Bắc Kinh, Tây Tạng và Đông Nam Á.
Từ đây, con đường trà cổ đã ra đời. Trên đường đi, tiếng chuông trên lưng ngựa vang lên hàng thế kỷ.
Trong ba hướng của con đường trà cổ, trà vận chuyển Tây Tạng có nhu cầu cao nhất nhưng chính con đường trà cổ đi Đông Nam Á mới khiến trà Phổ Nhĩ nổi tiếng thời.
"Sản xuất tại Vân Nam, bảo tồn ở Hồng Kông và tỏa sáng ở Đài Loan". Đây là câu nói đã được lưu truyền trong giới trà Trung Quốc. Trên thực tế, Hồng Kông và Đài Loan (Trung Quốc) đều là những điểm dừng chân quan trọng trên con đường trà cổ xuôi Đông Nam Á.
Người Hồng Kông từ lâu đã quen với việc sử dụng trà Phổ Nhĩ để giải ngấy cùng với vị thế là một thành phố cảng quốc tế nên Hồng Kông nhanh chóng trở thành trung tâm phân phối chính cho việc bán trà Phổ Nhĩ.
Vào những năm 1990, một số lượng lớn người Hồng Kông đã bán trà Phổ Nhĩ cũ và các thương nhân trà Đài Loan đã trở thành bên tiếp quản. Vài người trong số họ thậm chí còn nảy ra ý tưởng đến tận nơi xuất xứ để tìm hiểu thêm về trà Phổ Nhĩ. Chính chuyến đi này đã thay đổi cục diện của vùng trà Phổ Nhĩ về lâu dài.
Để tiến sâu vào làng Dị Vũ trên núi, các doanh nhân Đài Loan đã đi khắp nơi và họ còn mang đến hương vị Phổ Nhĩ mà người dân địa phương chưa từng nếm thử. Đặc biệt khi doanh nhân Đài Loan đưa ra mức giá 15.000 nhân dân tệ cho một miếng bánh trà, có thể nói thế giới quan của người Dị Vũ gần như bị đảo lộn.
Người dân Dị Vũ không bao giờ ngờ rằng trà Phổ Nhĩ lại có danh tiếng cao như vậy ở những nơi khác. Tận dụng cơ hội này, chính quyền Phổ Nhĩ đã tìm những bậc thầy pha trà ở những thương hiệu lâu đời và thành lập một nhóm, sử dụng những chiếc bánh trà cũ do các thương gia trà Đài Loan mang đến làm "nguyên mẫu" và chế biến ra nhiều kiệt tác Phổ Nhĩ khác.
Bánh xe vận mệnh của trà Phổ Nhĩ cũng bắt đầu chuyển động vào thời điểm này.
Câu chuyện quay trở lại năm 2005.
Trong vòng một năm, 99% cửa hàng ở chợ trà Phương Thôn, Quảng Châu, chợ bán buôn trà lớn nhất Trung Quốc, đã bán trà Phổ Nhĩ. Ở đây trà được bán theo kiện. Một kiện có 84 bánh trà. Những người buôn trà mỗi khi nghe thấy có người hỏi: "Một kiện bán bao nhiêu tiền?", họ sẽ mỉm cười kéo ghế ra và nói: "Nào, hãy ngồi xuống và chúng ta từ từ nói chuyện nhé!".
Một số cửa hàng trước đây chuyên bán Thiết Quan Âm cũng bắt đầu bán trà Phổ Nhĩ. Năm 2006, tổng doanh số bán trà tại chợ này là 67 triệu NDT, trong đó chè Phổ Nhĩ chiếm 1/3.
Cơn sốt Phổ Nhĩ đã trở thành chủ đề nóng trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc vào thời điểm đó. Từ năm 2005 đến năm 2006, số lượng cửa hàng bán trà Phổ Nhĩ trên cả nước đã tăng gấp ba lần và con số này vẫn tăng trong năm thứ hai. Tình trạng "toàn dân bán trà" đã khiến trà Phổ Nhĩ trở thành mặt hàng được ưa chuộng trên thị trường vốn, có thể tăng giá trị ngay khi sang tay.
Đến mùa xuân năm 2007, trấn Dị Vũ rất náo nhiệt. Những người buôn trà và những người yêu trà từ khắp nơi trên thế giới kéo đến đông đúc. Sau khi dân làng hái trà xong, họ nhanh chóng bước vào công đoạn pha chế và đóng gói. Vào mùa thu năm trước, giá một kg trà đắt nhất là 130 NDT, hai mùa sau, giá của sản phẩm tương tự đã tăng lên 300 NDT, tăng hơn gấp đôi.
Có người thậm chí còn bán với giá 800 NDT/kg và có người còn bán cao hơn, 1.200 NDT/kg, một mức giá cao ngất trời.
Trà Phổ Nhĩ trở lại đúng giá trị
Trong cơn sốt, ngày càng có nhiều người bước vào "đấu trường" nhưng một cơn sóng lớn ập đến.
Đầu tháng 6/2007, một "cơn địa chấn" đã xảy ra ở Phổ Nhĩ. Sự kiện này dường như là điềm báo cho cú sốc của giới trà Trung Quốc nửa tháng sau đó. Chỉ chưa đầy một tháng, giá trà Phổ Nhĩ ở chợ Phương Thôn đã giảm một nửa.
Huyền thoại về trà Phổ Nhĩ đã vỡ lở. CCTV cũng tiết lộ bí mật đầu cơ thị trường trà Phổ Nhĩ: Các đại lý mua số lượng lớn trà Phổ Nhĩ nhưng chỉ tung ra 20% số lượng ra thị trường và đẩy mức giá cao chót vót, sau đó lại tung tiếp số lượng lớn cùng chủng loại. Sau nhiều lần tăng giá, giá trà Phổ Nhĩ đạt mức cao nhất, gây nên hiện tượng "bong bóng" và sụp đổ.
Ở chợ Phương Thôn, trà Phổ Nhĩ chất cao như núi. Một người trong ngành trà đã thẳng thắn nói: "Từ nay trở đi, chỉ cần một gam trà Phổ Nhĩ không được xuất thì thị trường Quảng Đông sẽ cần 5 đến 8 năm để uống hết số trà Phổ Nhĩ hiện có".
Sau khi thị trường sụp đổ, nhiều thương nhân đã phải vứt bỏ trà hoặc bán giá rẻ. Có thể nói, chỉ trong khoảng thời gian ngắn ngủi này, nhiều nhà đầu tư đã phá sản, mất trắng hàng chục triệu USD. Trà Phổ Nhĩ vốn từng ấp ủ giấc mơ làm giàu giờ trở thành cơn ác mộng không thể vượt qua.
Dị Vũ bắt đầu trở nên vắng vẻ, khung cảnh sôi động ngày xưa cũng không còn nữa. Giá trà mùa thu cũng thấp đến mức chạm đáy, vào mùa xuân, một kg trà đại thụ được bán với giá 400 NDT, nhưng vào mùa thu chỉ bán được hơn 100 NDT.
Sau khi bước xuống "ngai vàng", trà Phổ Nhĩ dường như đã trở về vị trí ban đầu - đó là loại trà đại chúng, dưỡng ẩm cổ họng cho hàng nghìn hộ gia đình.
Trải qua nhiều năm phát triển của ngành trà Phổ Nhĩ, Dị Vũ từ lâu đã không còn giống một ngôi làng cổ nữa. Những ngôi nhà gạch ngói đã được thay thế bằng thép và bê tông, hình ảnh gió Tây xưa và con ngựa gầy gò chỉ còn là quá khứ.
Nhưng cây trà Phổ Nhĩ vẫn bám rễ sâu trong lòng đất Vân Nam và ngày nay Dị Vũ vẫn là nơi hành hương trở về của trà Phổ Nhĩ. Hàng năm vào tháng 3, tháng 4, trước và sau khi hái chè xuân, những người buôn trà, người uống trà và những người đam mê du lịch sẽ đến tham quan, mang đến khung cảnh nhộn nhịp.
Theo báo cáo ngành trà Phổ Nhĩ của Trung Quốc, quy mô thị trường của ngành trà đã vượt 20 tỷ NDT vào năm 2022. Đến năm 2026, con số này dự kiến sẽ đạt 31,1 tỷ NDT. Đằng sau khung cảnh “những năm tháng yên tĩnh” của Phổ Nhĩ có một dòng chảy lịch sử ngầm và vẫn chưa biết liệu nó có dâng trào trở lại trong tương lai hay không.
Sưu tầm: Facebook Thưởng Trà
0 notes
vinfastvf9 · 2 months
Text
Nhược Điểm Xe VinFast VF 9
Nhược Điểm Xe VinFast VF 9
Xe Vinfast VF 9 là một trong những mẫu xe điện tiên tiến của hãng VinFast, nổi bật với nhiều tính năng hiện đại và thiết kế sang trọng. Tuy nhiên, như bất kỳ sản phẩm nào, xe VinFast VF 9 cũng có những nhược điểm cần được xem xét kỹ lưỡng trước khi quyết định mua. Dưới đây là một số nhược điểm của mẫu xe này.
1. Giá Cả Cao
Một trong những nhược điểm lớn nhất của xe VinFast VF 9 là giá cả. Với mức giá khởi điểm cao, VF 9 thuộc phân khúc xe điện cao cấp, không phải là lựa chọn phù hợp cho mọi đối tượng khách hàng. So với một số đối thủ cùng phân khúc, giá của VF 9 vẫn còn khá cao, điều này có thể làm giảm sự hấp dẫn đối với những người tiêu dùng có ngân sách hạn chế.
2. Thời Gian Sạc Pin
Mặc dù VF 9 có khả năng di chuyển quãng đường xa với một lần sạc, nhưng thời gian sạc đầy pin vẫn còn là một vấn đề. Trong khi công nghệ sạc nhanh đang ngày càng phổ biến, thời gian sạc đầy của VF 9 vẫn kéo dài, đặc biệt là khi sử dụng bộ sạc thông thường tại nhà. Điều này có thể gây bất tiện cho những người dùng cần sử dụng xe thường xuyên.
3. Hệ Thống Trạm Sạc
Hiện nay, hệ thống trạm sạc công cộng cho xe điện ở Việt Nam vẫn chưa được phát triển đồng bộ. Mặc dù VinFast đã và đang xây dựng nhiều trạm sạc trên toàn quốc, nhưng số lượng và độ phủ của các trạm sạc này vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu của người dùng. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người sống ở các khu vực nông thôn hoặc xa thành phố lớn, nơi mà trạm sạc vẫn còn khan hiếm.
4. Độ Bền Pin
Độ bền và tuổi thọ của pin xe điện là một vấn đề mà nhiều người tiêu dùng quan tâm. Pin của VF 9, giống như nhiều loại pin xe điện khác, sẽ dần bị hao mòn theo thời gian và số lần sạc. Điều này có thể dẫn đến việc giảm quãng đường di chuyển tối đa của xe sau một thời gian sử dụng. Thay thế pin mới cũng không phải là một chi phí nhỏ, có thể ảnh hưởng đến tổng chi phí sở hữu xe.
Xem thêm: https://vntre.vn/author/quoc-hung-kawasaki
Tumblr media
5. Trọng Lượng Xe
VinFast VF 9 có trọng lượng khá nặng do trang bị nhiều công nghệ và pin dung lượng lớn. Trọng lượng xe lớn có thể ảnh hưởng đến khả năng tăng tốc và hiệu suất tổng thể của xe. Ngoài ra, việc điều khiển xe trong các điều kiện đường xá phức tạp hoặc khi đỗ xe cũng có thể gặp khó khăn hơn so với các dòng xe nhẹ hơn.
6. Dịch Vụ Hậu Mãi
Dịch vụ hậu mãi và bảo hành là yếu tố quan trọng khi mua một chiếc xe mới. Mặc dù VinFast đã thiết lập nhiều trung tâm bảo dưỡng trên toàn quốc, nhưng hệ thống dịch vụ của hãng vẫn còn trong giai đoạn phát triển. Sự thiếu hụt về kinh nghiệm và ph��� tùng thay thế có thể gây ra một số bất tiện cho người dùng khi cần bảo dưỡng hoặc sửa chữa xe.
Xem thêm: https://www.cgalliance.org/forums/members/vinfastvf9.32244/#about
7. Hệ Thống Giải Trí và Kết Nối
Hệ thống giải trí và kết nối của VF 9 mặc dù hiện đại nhưng vẫn chưa thật sự hoàn thiện. Một số người dùng đã phản ánh về việc hệ thống này đôi khi gặp trục trặc hoặc không hoạt động mượt mà như mong đợi. Sự tương thích với các thiết bị di động cũng là một điểm cần cải thiện để mang lại trải nghiệm tốt hơn cho người dùng.
8. Tiếng Ồn
Một số người dùng đã nhận xét rằng xe VinFast VF 9 phát ra tiếng ồn từ hệ thống điều hòa không khí và quạt gió, gây khó chịu trong quá trình sử dụng. Điều này đặc biệt rõ ràng khi xe di chuyển ở tốc độ cao hoặc khi điều hòa hoạt động ở công suất lớn. Đây là một điểm trừ khi so sánh với những dòng xe điện khác vốn nổi tiếng về sự yên tĩnh.
Tumblr media
Kết Luận
Mặc dù xe VinFast VF 9 có nhiều nhược điểm cần lưu ý, nhưng không thể phủ nhận những ưu điểm và tiềm năng mà nó mang lại. Với sự cải tiến không ngừng và sự quan tâm của VinFast đến phản hồi của khách hàng, hy vọng rằng trong tương lai, những nhược điểm này sẽ được khắc phục để mang lại trải nghiệm tốt hơn cho người tiêu dùng. Nếu bạn đang cân nhắc mua một chiếc xe điện cao cấp, hãy xem xét kỹ lưỡng các yếu tố này để đưa ra quyết định đúng đắn.
#Vntre, #Vinfastvf9plus, #Xevinfastvf9
1 note · View note
blogwiseenglish · 2 months
Text
Tumblr media
Chi phí các khóa học tại các trung tâm tiếng anh cho trẻ em mới nhất
------
Bạn đang tìm kiếm thông tin về học phí các trung tâm tiếng Anh cho trẻ em? Đây là vấn đề khá đau đầu đối với các bậc phụ huynh khi có nhu cầu tìm kiếm nơi phù hợp cho trẻ từ sớm.
Những điểm cần chú ý trước lựa chọn các gói học phí trung tâm tiếng anh cho trẻ em
Để hiểu rõ hơn về học phí tiếng Anh cho trẻ em, chúng ta cần phải tìm hiểu những yếu tố quyết định ảnh hưởng đến số tiền mà cha mẹ phải bỏ ra cho việc này. Dựa vào đó, chúng ta có thể so sánh và lựa chọn trung tâm tiếng Anh phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của gia đình.
1.1. Lựa chọn nơi phù hợp nhất hay nơi rẻ nhất
Lựa chọn địa chỉ phù hợp là rất quan trọng khi tìm kiếm nơi gởi gắm trẻ. Nếu đang sống tại thành phố lớn, việc lựa chọn trung tâm tiếng Anh gần nhà là điều hiển nhiên vì sẽ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại. Tuy nhiên, nếu sống ở các vùng quê xa xôi hay nông thôn, có thể cân nhắc lựa chọn các trường tiếng Anh trực tuyến hoặc trung tâm có chi nhánh gần nơi sinh sống.
1.2. Lựa chọn trung tâm phù hợp với việc đi lại, phương pháp học phù hợp để tiết kiệm chi phí và thời gian
2. Học phí các trung tâm tiếng anh cho trẻ em hiện nay
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều trung tâm tiếng Anh dành cho trẻ em, với các mức học phí khác nhau. Cùng WISE KIDs tìm hiểu giá học phí của một số trung tâm tiếng Anh uy tín hiện nay nhé
2.1. Trung tâm tiếng anh WISE KIDS – Phương pháp học dựa trên Lập Trình Tư Duy (NLP) và Ngôn Ngữ (Lingguistics)
Phương pháp học tại WISE KIDs dựa trên 2 nền tảng Lập Trình Tư Duy (NLP) và Ngôn Ngữ (Linguistics), giúp bé rút ngắn đến 80% thời gian học mà vẫn đạt kết quả cao. Ngoài ra, các con sẽ được áp dụng phương pháp Transcribing để nâng cao kĩ năng nghe tự động, giúp con phát âm chuẩn như người bản xứ và tự tin giao tiếp tiếng Anh.
Hiện tại, WISE KIDs đang cung cấp nhiều khóa học dành cho mọi lựa tuổi khác nhau, từ mẫu giáo, từ 4 – 6 tuổi, từ 6 đến 11 – 12 tuổi được lựa chọn 50% – 100% giáo viên nước ngoài, 100% giáo viên Việt Nam. Tùy từng gói sẽ có giá khác nhau, thời gian sẽ tính tùy theo gói tháng 3 – 6 – 15 tháng. Ngoài ra, phụ huynh còn có thể lựa chọn các gói 1 kèm 1.
2.2. Apollo English – Một trong nhưng trung tâm tiếng anh hàng đầu Việt Nam
Apollo English là một trong những trung tâm tiếng Anh hàng đầu tại Việt Nam với chương trình học đa dạng và giáo viên nước ngoài dày dạn kinh nghiệm. Học phí tương đối cao nhưng được đảm bảo bởi chất lượng dạy và môi trường học tập chuyên nghiệp
3. Kết luận
Việc lựa chọn trung tâm tiếng Anh cho trẻ em phù hợp là rất quan trọng để nâng cao kỹ năng tiếng Anh và tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Khi xem xét các trung tâm, phụ huynh cần chú ý đến chất lượng giáo dục, phương pháp học, học phí các trung tâm tiếng Anh cho trẻ em và các chính sách hỗ trợ.
Trên đây, trung tâm tiếng anh WISE KIDs đã cung cấp cho bạn một góc nhìn tổng quan việc đầu tư vào học phí các trung tâm tiếng Anh cho trẻ em sẽ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ tốt hơn, mở rộng kiến thức và có cơ hội tốt hơn trong tương lai. Chúc các bậc phụ huynh và các em học sinh tìm được trung tâm tiếng Anh ưng ý như WISE KIDs và đạt được thành công trong học tập!
---
Xem bài viết gốc tại đây: https://wiseenglish.edu.vn/hoc-phi-cac-trung-tam-tieng-anh-cho-tre-em
0 notes
thptngothinham · 8 days
Text
[Văn mẫu 10] Tham khảo bài phân tích những bài ca dao hài hước, bài ca dao phê phán những người đàn ông yếu đuối hay những người đàn bà lười biếng, cẩu thả, vô duyên. Phân tích những bài ca dao hài hước với nghệ thuật trào lộng đặc trưng nhằm tạo ra tiếng cười, phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội. Cùng tham khảo bài hướng dẫn phân tích dưới đây của THPT Ngô Thì Nhậm để tìm hiểu sâu hơn về những bài ca dao này em nhé! Dàn ý phân tích những bài ca dao hài hước I. Mở bài - Giới thiệu về ca dao: Là thể loại trữ tình dân gian kết hợp giữa lời và nhạc diễn tả đời sống nội tâm của con người. - Giới thiệu về chùm ca dao hài hước: Tập trung những nét đặc sắc của nghệ thuật trào lộng dân gian Việt Nam nhằm tạo ra tiếng cười, phê phán những thói hư, tật xấu. >> Ôn lại kiến thức: Soạn bài ca dao hài hước II. Thân bài 1. Tiếng cười tự trào, vui tươi hóm hỉnh (bài 1) * Lời dẫn cưới của chàng trai: - Sử dụng biện pháp liệt kê, chàng trai đưa ra một loạt vật dẫn cưới: voi, trâu bò, chuột béo. - Lối nói khoa trương, cường điệu, phóng đại: Chàng trai định dẫn cưới bằng những lễ vật rất có giá trị. ⇒ Chàng trai đang tưởng tượng về một lễ cưới linh đình, sang trọng. Đó là ước mơ của những chàng trai thôn quê về một ngày vu quy sung túc. - Cách nói giảm dần từ voi – trâu – bò và cuối cùng dừng lại ở con chuột béo: Tái hiện lại hành trình từ tưởng tượng đến trở về với hiện thực của chàng trai. - Thủ pháp tương phản đối lập được sử dụng tài tình, khéo léo để nói về hiện thực: Dẫn voi – quốc cấm, dẫn trâu – máu hàn, dẫn bò – co gân. ⇒ Lời giải thích hợp tình hợp lí, chính đáng vì lí do chấp hành pháp luật, lo cho sức khỏe họ hàng hai bên chứ không phải vì chàng trai không có. ⇒ Cách nói thể hiện sự hài hước, dí dỏm, đáng yêu, thông minh của chàng trai. - Chi tiết hài hước: “Miễn là có thú bốn chân/dẫn con chuột béo mời dân mời làng” + Thú bốn chân gợi ra hình ảnh những con vật to lớn, có giá trị + Con chuột béo: Loài vật nhỏ bé, có hại và bị người nông dân ghét bỏ. + Sự bất thường của chi tiết: Xưa nay chưa từng thấy ai mang chuột đi hỏi vợ và cũng không thể có một con chuột nào to lớn để có thể mời dân mời làng. ⇒ Chi tiết hài hước vừa đem lại tiếng cười sảng khoái, vừa thể hiện sự vui tươi, hóm hỉnh của chàng trai, một tâm hồn lạc quan, phóng khoáng, yêu đời. * Lời thách cưới của cô gái - Thái độ của cô gái + Trước lời dẫn cưới của chàng trai cô gái “lấy làm sang”. ⇒ Đây là cô gái dí dỏm, vui tươi không kém bạn đời + Lời nói “Nỡ nào em lại phá ngang” ⇒ Ý nhị, khiêm tốn, thông cảm với hoàn cảnh của chàng trai - Thủ pháp tương phản đối lập: người ta – nhà em, lợn gà – nhà khoai lang ⇒ Sự độc đáo, bất thường trong lời thách cưới bởi những lễ vật ấy bình dị đến mức tầm thường. Chính điều này đã tạo nên tiếng cười đùa vui, hóm hỉnh - Lời giải thích của cô gái về yêu cầu của mình: + Cách nói giảm dần: To – nhỏ - mê – rím – hà ⇒ Cô gái sẵn sàng đón nhận những lễ vật tầm thường, không cần lựa chọn, sắp xếp gì. + Lễ vật được cô chia phần, sắp xếp hợp lí: Mời làng, mời họ, con trẻ, lợn gà ⇒ Cô gái là người phụ nữ đảm đang, tháo vát, khéo léo, sống có trước có sau, coi trọng tình nghĩa. → Thông qua lời thách cưới và dẫn cưới bất bình thường của chàng trai và cô gái đã cho thấy tâm hồn lạc quan, yêu đời, hài hước của những chàng trai, cô gái thôn quê trong cảnh nghèo khó. Chàng trai tự ý thức được cái nghèo của mình mà tự trào, tự cười cợt, cô gái thấu hiểu cảnh ngộ của hai gia đình mà vui vẻ đón nhận vì cô là người coi trọng tình nghĩa hơn của cải. 2. Tiếng cười phê phán, mỉa mai, châm biếm a. Bài 2 - Câu ca dao mở đầu bằng chí “làm trai” + Làm trai: Phải mạnh mẽ, cứng cỏi, khỏe khoắn, quyết đoán, là trụ cột của gia đình và xã hội + Liên hệ với chí làm trai trong văn dân gian và văn học trung đại “Làm trai cho đáng lên trai Xuống đông đông tĩnh lên đoài đoài yên” (Ca dao) “Vũ trụ nội mạc phi phận sự” (Cao Bá Quát), - Thủ pháp tương phản đối lập: + “Khom lưng chống gối”: Gợi động tác mạnh mẽ, dứt khoát của một người làm công việc nặng nhọc, vất vả
+ “Gánh”: Hoạt động di chuyển những vật nặng + Hai hạt vừng”: Thứ vô cùng nhỏ bé nhỏ bé ⇒ Tiếng cười được cất lên. Tư thế khoa trương nhưng hành động tầm thường → Chế giễu người đàn ông yếu đuối, tầm thường không đáng làm trai → Tiếng cười không chỉ đả kích mà còn là lời nhắc nhở sâu cay về thói hư, tật xấu của con người b. Bài 3 - Cặp từ đối xứng chồng em – chồng người: Chứa đựng ngụ ý so sánh hơn thua - Chồng người - Đi ngược về xuôi, tung hoành ngang dọc, thỏa chí tang bồng, tháo vát tài giỏi ⇒ Thể hiện sự ngưỡng mộ, trân trọng - Chồng em – quanh quẩn nơi xó bếp sờ đuôi con mèo, lười nhác, đoản chí, không đáng mặt trang nam nhi ⇒ Thể hiện sự thất vọng, buồn bã → Qua sự đối lập, tương phản, bài ca dao đã nói lên lời tâm sự, niềm thất vọng, xấu hổ của cô vợ có anh chồng lười nhác, hèn kém. → Phê phán, chế giễu loại đàn ông lười nhác, thấp hèn, không có ý chí. → Là bài học cho những kẻ làm trai, làm chồng về lối sống và phẩm chất. c. Bài 4 - Hình ảnh người vợ. + Quan niệm về người phụ nữ xưa: Dịu dàng, khéo léo, đảm đang, tháo vát, biết chăm sóc cho bản thân, cho chồng con. Nhưng người vợ trong bài ca dao lại được khắc họa vô cùng đặc biệt. + Ngoại hình: lỗ mũi mười tám gánh lông ⇒ Hình ảnh phóng đại bất ngờ tạo ra tiếng cười sảng khoái. Bài ca dao sử dụng cách chơi chữ “gánh lông” để miêu tả về một chiếc mũi kinh dị, kì quái + Những tật xấu: Đêm nằm gáy o o, đi chợ hay ăn quà, bẩn thỉu (trên đầu những rác cùng rơm) ⇒ Phép liệt kê tăng tiến những thói xấu của cô vợ không chỉ ở nhà mà còn ra ngoài cả xã hội, phóng đại làm nổi bật những tật xấu, sự vô ý tứ không thể chấp nhận ở một người phụ nữ. → Chế giễu người phụ nữ xấu người xấu cả nết, vô duyên đỏng đảnh. - Hình ảnh người chồng: + Trân trọng chiếc mũi kinh dị của vợ, xem đó là của hiếm “râu rồng trời cho”. + Trước những tật xấu của vợ, anh chồng còn bao biện mà không góp ý: “gáy cho vui nhà”, “về nhà đỡ cơm”, “hoa thơm rắc đầu”. → Người chồng yêu thương, nâng đỡ, che chở cho vợ một cách mù quáng, bao biện cho vợ bằng những lí lẽ ngụy biện, phi lí. ♦ Bài ca dao không chỉ đem lại tiềng cười đầy sảng khoái mà còn mỉa mai, chế giễu những thói hư, tật xấu của con người ♦ Khuyên người phụ nữ phải biết giữ gìn vẻ đẹp của mình, không nên sống buông thả, lôi thôi, luộm thuộm. Như vậy, vừa làm hạ thấp mình, vừa không tôn trọng người xung quanh. ♦ Cảnh tỉnh những anh chồng yêu vợ một cách mù quáng, không có chính kiến, không biết góp ý chân thành để người mình yêu thương trở nên tốt hơn. III. Kết bài - Khái quát lại đặc điểm chung của ca dao hài hước - Trình bày ấn tượng của mình về ca dao hài hước: ngắn gọn, súc tích, đem lại tiếng cười trực tiếp vừa ròn rã vừa sâu cay để châm biếm, nhắc nhở, thức tỉnh chứ không phải dán cách, ghét bỏ. Bài văn mẫu phân tích những bài ca dao hài hước Ca dao hài hước, châm biếm là một bộ phận không thể không thể thiếu của kho tàng ca dao Việt Nam. Những bài ca dao hài hước là tiếng cười mua vui, giải trí thỏa mãn về nhu cầu giải trí tinh thần của người lao động xưa. Bài ca dao còn thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của nhân dân lao động, họ là những người lạc quan, yêu đời. Bài ca dao thứ nhất là tiếng cười tự trào, mang ý vị hài hước, vui vẻ của người lao động trong cảnh nghèo. Lời đối đáp giữa chàng trai và cô gái trong việc thách cưới vô cùng lạ lùng, thú vị. Bài ca dao có lối kết cấu đối đáp, lượt lời đầu tiên là của chàng trai, bằng lối nói khoa trương, phóng đại, anh chàng đã nói về những lễ vật của mình. Nhưng cách nói lại sử dụng biện pháp đối lập: tự nêu ra nhưng chính anh chàng lại tự phủ định: Cưới chàng anh toan dẫn voi/ Anh sợ quốc cấm, nên voi không bàn/ Dẫn trâu, sợ họ máu hàn/ Dẫn bò sợ nhà nàng co gân./ Miễn là có thú bốn chân./ Dẫn con chuột béo mười dân, mời làng. Lí lẽ anh chàng đưa ra vô cùng hài hước: Dẫn voi thì sợ quốc cấm ; Dẫn trâu thì sợ họ máu hàn ; Dẫn bò thì sợ họ co gân. Và cuối cùng kết luận dùng con chuột béo mời dân mời làng, hi vọng con chuột béo ấy sẽ đủ để mời dân mời làng. Đáp lại lời chàng trai cô gái cũng hết sức ý nhị, dỉ dỏm, cô thách cưới một nhà khoai lang.
Số khoai lang được phân phát theo trình tự hết sức hợp lí : cho dân, cho làng, cho trẻ con và cho cả những con vật trong nhà. Những lời đối đáp ấy đã cho thấy sự chu đáo, biết lo toan, đồng thời cũng rất hồn nhiên, yêu đời của cô gái. Bài ca dao thể hiện niềm lạc quan, yêu đời, ham sống của người lao động trong cuộc sống còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Đồng thời thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của những chàng trai, cô gái xưa : Chàng trai mang trong mình sự hài hước, lạc quan, vui vẻ, tình cảm chân thành, còn cô gái là sự bằng lòng, vui vẻ, đảm đang, tháo vát, tình cảm và sự chu đáo dành cho làng xóm, họ hàng xung quanh. Bài ca dao số hai, số ba đều tập trung phê phán những người đàn ông yếu đuối, ươn hèn, vô tích sự. Câu thơ mở đầu bằng mô tip quen thuộc làm trai, nhưng có những điểm khác biệt: Làm trai cho đáng sức trai/ Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng. Câu thơ đầu cho thấy chí làm trai oai hùng đầy kiêu hãnh, như đang gánh vác việc to lớn, việc giang sơn xã tắc. Nhưng câu thơ thứ hai đã cho thấy rõ công việc anh ta gánh vác gánh hai hạt vừng. Bài ca dao sử dụng biện pháp khoa trương, câu thơ đầu nâng cao rồi đột ngột hạ thấp, để phê phán chàng trai yếu đuối về thể xác, hèn yếu về tinh thần. Quả thật đáng lên án, phê phán. Bài ca dao sau : Chồng người đi ngược về xuôi, Chồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèo. Bài ca dao trên đã sử dụng thủ pháp đối lập giữa chồng người và chồng em, đồng thời gợi lên sự đối lập về không gian: đi ngược về xuôi còn chồng em không gian hoạt động chỉ ở nơi xó bếp, không gian bếp núc vốn của phụ nữ. Để hoàn chỉnh bức tranh về anh chồng nhu nhược, yếu đuối là hành động sờ đuôi con mèo. Qua đó tiếng cười bật lên, hướng vào những ông chồng vô tích sự, lười nhác. Bài ca dao cuối cùng phê phán những người đàn bà lười biếng, cẩu thả, vô duyên. Trong truyện cười dân gian, các tác giả dân gian thường lấy đối tượng là nam để châm biếm, phê phán như tham lam, khoác lác, lười biếng nhưng người con gái lại rất ít khi trở thành đối tượng để châm biếm, đả kích. Ca dao đã hoàn thiện sự khuyết thiếu đó. Hình ảnh người phụ nữ ẩu đoảng, lười biếng hiện lên vô cùng rõ nét: Lỗ mũi mười tám gánh lông/ Chồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho/…/ Trên đầu những rác cùng rơm/ Chồng yêu chồng bảo hoa thơm rắc đầu. Bài ca dao chế giễu những người đàn bà đỏng đảnh, vô duyên: Hình dáng thô kệch, xấu xí, có nhiều thói quen xấu: Luộm thuộm, bẩn thỉu. Tiếng cười cất lên phê phán những người đàn bà đoảng vị đồng thời cũng phê phán những người chồng mù quáng, vì quá yêu vợ mà không phân biệt tốt – xấu, thực – hư. Ba bài ca dao, tiếng cười ở đây tập trung phê phán cái xấu, cái chưa hoàn thiện trong nội bộ nhân dân. Tiếng cười có ý nghĩa giải trí, đồng thời cũng là cuộc đấu tranh của nhân dân với cái xấu, cái lạc hậu, bảo thủ trong xã hội. Ca dao hài hước châm biến thành công đều nhờ việc xây dựng tình huống gây cười, hàm chứa những mâu thuẫn gây cười. Biện pháp khoa trương, phóng đại được sự dụng thành công ở cả bốn bài ca dao. Ngoài ra biện pháp nâng cao ở phía trước hạ thấp ở phía sau cũng phát huy tác dụng để phê phán những cái xấu, cái tiêu cực trong xã hội. Bài ca dao là lời châm biếm hài hước, nhẹ nhàng những thói hư, tật xấu trong xã hội. Đồng thời bài thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người dân lao động xưa: sự lạc quan, yêu đời của họ trong cảnh đời còn nhiều khó khăn, vất vả. ********** Trên đây là hướng dẫn làm bài phân tích những bài ca dao hài hước bao gồm dàn ý chi tiết và những bài văn mẫu chọn lọc hay nhất. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích phục vụ việc học tập của các em. Ngoài ra, các em hãy truy cập doctailieu.com để tham khảo những bài văn mẫu 10 phong phú khác mà chúng tôi đã sưu tầm và tổng hợp nhé. Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao!
0 notes
holethoa · 2 months
Video
Cô gái thành phố trở về ngôi nhà cũ của gia đình ở nông thôn và bắt đầu c ...
Sarah luôn là một cô gái thành phố. Lớn lên giữa những tòa nhà chọc trời và những con phố nhộn nhịp, cô phát triển mạnh nhờ năng lượng và cơ hội mà cảnh quan đô thị mang lại. Tuy nhiên, sâu thẳm, có một phần trong cô khao khát một cái gì đó khác biệt, một cái gì đó yên tĩnh hơn và kết nối nhiều hơn với thiên nhiên.
Khi bà ngoại qua đời, Sarah bất ngờ được thừa kế ngôi nhà cũ của gia đình nép mình ở trung tâm vùng nông thôn. Đó là một nơi cô đã không đến từ khi còn nhỏ, chứa đầy những kỷ niệm về những mùa hè vô tư chạy qua những cánh đồng và hái rau tươi từ vườn.
Quyết định nghỉ ngơi từ cuộc sống thành phố nhịp độ nhanh của mình, Sarah đã đưa ra quyết định táo bạo là chuyển về nông thôn. Ngôi nhà nông trại cũ chào đón cô bằng ván sàn ọp ẹp và đồ nội thất phủ đầy bụi, một sự tương phản hoàn toàn với những căn hộ kiểu dáng đẹp và tiện nghi hiện đại mà cô đã quen. Tuy nhiên, thay vì cảm thấy lạc lõng, Sarah cảm thấy một cảm giác thân thuộc mà cô đã không trải qua trong nhiều năm.
Xác định
Khi làm việc, Sarah phát hiện ra một sự đánh giá mới về sự đơn giản và thanh thản của cuộc sống nông thôn. Những buổi sáng yên tĩnh tràn ngập tiếng chim hót líu lo thay vì tiếng còi inh ỏi, và những đêm đầy sao mang đến một sự yên bình không thể tìm thấy trong ánh đèn rực rỡ của thành phố.
Mỗi ngày trôi qua, ngôi nhà bắt đầu biến đổi. Sarah đã trồng một khu vườn rực rỡ, làm sống lại những bông hoa và thảo mộc yêu quý của bà ngoại. Cô sửa chữa hàng rào và chuồng trại, hình dung ra một tương lai nơi đất đai sẽ một lần nữa phát triển mạnh với chăn nuôi và cây trồng.
Tin tức về nỗ lực của Sarah lan truyền khắp cộng đồng nông thôn nhỏ, và ngay sau đó những người hàng xóm đã ghé qua để giúp một tay hoặc chia sẻ những câu chuyện về lòng tốt của ông bà cô. Sarah thấy mình tạo ra những kết nối mà cô chưa bao giờ mong đợi, len lỏi sâu hơn vào kết cấu của vùng nông thôn.
Nhiều tháng biến thành nhiều năm khi quyết tâm và tình yêu của Sarah dành cho cội nguồn của mình đã thúc đẩy những nỗ lực của cô. Ngôi nhà cũ của gia đình không còn chỉ là một ngôi nhà; nó đã trở thành một nơi tôn nghiêm—một nơi mà quá khứ và hiện tại đan xen, và là nơi Sarah thấy mình, thực sự và sâu sắc, ở nhà.
3.5
0 notes
ruou-tot · 3 months
Text
Marche
Marche từ lâu đã được coi là một trong những điểm du lịch nổi tiếng nhất ở Ý. Khu vực này quả thực có rất nhiều đặc điểm hấp dẫn: Vô số thị trấn cổ, đồi và núi Apennines xinh đẹp ôm lấy những bãi biển dài trên biển Adriatic. Không chỉ vậy, khu vực này còn là một cái tên có sức hút cực kì lớn đối với những người yêu mến rượu vang và ham tìm tòi, khám phá.
Vùng rượu vang Marche nằm ở đâu? Vùng đất Marche nằm ở phía đông nước Ý, giữa biển Adriatic và núi Apennine. Khu vực này tiếp giáp với các vùng đất được mệnh danh là viên ngọc rượu vang của Tuscany, Emilia-Romagna, Umbria và Abruzzo. Cảnh quan đặc trưng của Marche là các dãy đồi núi và những bãi biển đầy cát.
Nếu bạn khám phá sâu hơn một chút, đi vào sâu trong đất liền, bạn sẽ bị bất ngờ bởi vẻ đẹp nông thôn duyên dáng của nó. Nơi đây được bao quanh bởi những ngôi làng thời trung cổ, những cây ô liu xanh ngát và những vườn nho trải dài đến tận chân đồi.
Phía sau những ngọn đồi màu mở của đất nước Italia với những vườn nho rộng gần 18000 ha là lịch sử làm vang lâu đời của khu vực. Tiềm năng của vùng rượu vang Marche đã được khám phá bởi người Celt cổ đại và người Etruscans, những người đã trồng những cây nho đầu tiên. Và cũng giống với đa phần những vùng đất khác, Marche sau đó được mở rộng bởi người La Mã.
Tìm hiểu về phong cách rượu vang của khu vực Marche Hiện nay, trên thị trường rượu vang Việt Nam, có rất nhiều các loại rượu đến từ Marche được công nhận và yêu thích bởi người tiêu dùng cũng như các tín đồ chuyên nghiệp. Dưới đây là một vài những chai vang Marche mà bạn không nên bỏ lỡ:
Rượu Vang Ludi Velenosi DOCG 98 điểm
Rượu Vang Roggio Velenosi
Rượu Vang Visciole Velenosi
Rượu vang đỏ Marche Khu vực phía nam là nơi cho ra đời những chai vang đỏ có chất lượng tốt nhất ở Marche. Loại rượu vang đỏ quan trọng nhất và gắn liền với danh tiếng của khu vực là Rosso Piceno. Hỗn hợp rượu Piceno chứa ít nhất là 60% Sangiovese, trong khi đó Rosso Conero trong vùng lại có ưu thế thuộc về Montepulciano. Rượu vang này phải được làm từ 85% Montepulciano và có thể được thêm vào 15% nho Sangiovese dựa trên quyết định của các nhà sản xuất rượu.
Rượu vang trắng Marche Hầu hết các loại rượu vang trắng của Marche đều được lên men từ giống nho Verdicchio. Được biết đến nhiều nhất là Verdicchio dei Castelli di Jesi và Verdicchio di Matelica. Những chai vang này thường có các loại hương vị vô cùng đặc trưng như: Tươi mát, có vị trái cây với độ chua mạnh và các hậu vị thường kết thúc với các note hương hạnh nhân nồng nàn. Trong những năm gần đây, chất lượng của rượu Verdicchio đã tăng lên rất nhiều so với danh tiếng của một loại rượu nhẹ trước đó.
Giá rượu vang Marche tại Rượu Tốt Rượu vang Marche trên thị trường hiện nay có giá giao động từ 390,000vnđ đến vài triệu đồng/chai, tùy thuộc vào số lượng và loại sản phẩm mà giá thành có thể thay đổi. Tại Rượu Tốt, chúng tôi đảm bảo luôn offer mức giá bình ổn với chiết khấu hấp dẫn và nhiều chương trình quà tặng hấp dẫn.
Rượu vang Marche được cung cấp bởi rượu tốt với các loại mức giá rất đa dạng, phổ rộng từ giá rẻ đến phân khúc cao cấp. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm mua rượu vang Marche hay các loại rượu vang Ý chính hãng nói chung tại Hà Nội, hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn nhanh nhất.
Mua rượu vang Marche giá tốt ở đâu? Không quá khó để bạn có thể tìm thấy một địa chỉ cung cấp rượu vang từ Marche trên thị trường. Tuy nhiên, không phải đơn vị nào cũng có thể thực hiện những cam kết đảm bảo về chất lượng cũng như xuất xứ của sản phẩm. Đến với Rượu Tốt, bạn hoàn toàn có thể an tâm về vấn đề đó.
Không chỉ có rượu vang đến từ Marche, còn rất nhiều những cái tên khác nữa đều được bày bán với mức giá vô cùng phải chăng. Hãy liên hệ ngay hôm nay để nhận được những ưu đãi vô cùng hấp dẫn đến dành cho khách hàng mới.
Tumblr media
#wine #winelover #vangphap #Marche #ruoutot
0 notes
devatravel60 · 5 months
Text
youtube
DU LỊCH BÌNH BIÊN MÔNG TỰ TRUNG QUỐC
Du lịch Bình Biên và Mông Tự ở Trung Quốc mang đến cho du khách những trải nghiệm đầy màu sắc và độc đáo về văn hóa, thiên nhiên và lịch sử của đất nước này.
Bình Biên, địa điểm đầu tiên trong hành trình du lịch của bạn, nằm tại tỉnh Shaanxi, phía Tây Trung Quốc. Với vẻ đẹp hoang sơ và hùng vĩ của những ngọn núi đá vôi và thảo nguyên xanh bát ngát, Bình Biên thu hút du khách bởi cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp và bình dị. Du khách có thể tham gia vào các hoạt động như leo núi, thám hiểm hang động hay thảo nguyên trekking để khám phá vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng và thảo nguyên nơi đây.
Tumblr media
Ngoài ra, Bình Biên cũng nổi tiếng với di tích lịch sử và văn hóa đáng giá như Đại Bảo Tượng Phật, một công trình kiến trúc tôn giáo lớn và quan trọng, cùng với Lăng mộ Đông Hán, nơi lưu giữ những bí mật của quá khứ. Du khách có cơ hội khám phá lịch sử và văn hóa độc đáo của Trung Quốc thông qua những di tích này.
Xem thêm: Du lịch Nhật Bản
Về ẩm thực, Bình Biên cũng không làm bạn thất vọng. Các món ăn đặc sản như Mì Bình Biên, được chế biến từ nguyên liệu tự nhiên và độc đáo của địa phương, hay các món hải sản tươi ngon là điều không nên bỏ qua. Du khách có thể thưởng thức những hương vị độc đáo và trải nghiệm văn hóa ẩm thực độc đáo của vùng đất này.
Tiếp theo, hành trình của bạn sẽ dẫn bạn đến Mông Tự, một vùng đất nông thôn phía Bắc Trung Quốc. Mông Tự nổi tiếng với cảnh quan đồng bằng mênh mông và văn hóa truyền thống của người Mông Cổ. Ở đây, du khách có cơ hội tham gia vào các trò chơi truyền thống như đua ngựa, cuộc thi bắn cung, hoặc tham quan những trại ngựa của người Mông Cổ. Cảm nhận sự kỳ diệu của văn hóa dân gian thông qua âm nhạc, vũ đạo và ẩm thực truyền thống của người Mông Cổ.
Du lịch Bình Biên và Mông Tự không chỉ là hành trình khám phá vẻ đẹp tự nhiên và lịch sử của Trung Quốc, mà còn là cơ hội để du khách trải nghiệm sâu sắc về văn hóa đa dạng và phong phú của đất nước này.
0 notes