Tumgik
#tuyển tập thơ hay
tieuduongnhi · 1 year
Text
Dùng những câu từ dịu dàng nhất để nói “Em không còn thích anh nữa”.
_______________
1. Núi xưa đẹp nhất mùa thu, đoạn tương tư này nên dừng tại hôm nay.
- "Cố sơn"
2. Tuy tiệm hoa đã đóng cửa, nhưng hoa vẫn phải nở.
- Trích “Tuyển tập thơ” của Thái Nhân Vĩ.
3. Em không thể quay về như lời hứa ngày xưa được nữa, liệu rằng đây có phải là ý nghĩa của việc chia li ?
- Bắc Đảo “Daydream”.
4. Nếu sau này không thể gặp lại em nữa, vậy anh chúc em buổi sáng tốt lành, buổi chiều vui vẻ, buổi tối ngủ ngon.
- “Buổi diễn của Truman”.
5. Khi trái tim không vướng bận, không đau khổ vì tình yêu, không sợ hãi tương lai, không đau buồn vì quá khứ. Như vậy, sẽ bình yên biết bao nhiêu.
- “Sống vốn đơn thuần” - Phong Tử Khải.
6. Trong tim em từng có hình bóng của anh, thích một người không phải là việc gì phạm pháp, nhưng em chỉ có thể thích anh được vậy thôi.
- “The grand master”
7. Lòng chàng đã hai ý, tình thiếp dứt từ đây. - “Ngâm khúc bạc đầu” - Trác Văn Ngôn.
8. “Sau nay cẩm thư đừng gửi
Hoạ lâu mưa gió thình lình”
- Trích “Thanh bình nhạc” - Án Kỷ Đạo, (bản dịch của Nguyễn Chí Viễn)
9. Mưa rơi không giọt ngược
Nước đổ vớt tro đầy
Tình chàng cùng ý thiếp
Đôi ngả chảy đông tây
- Trích “Người đán bà mệnh bạc” - Lý Bạch
10. Đợi mưa, đợi gió, cũng không đợi được anh.
11. Trái tim tôi đã nguội lạnh cùng bầu trời mùa thu.
12. Thà yêu gió sáng sớm còn hơn mơ mộng đêm khuya.
13. Em rất thích biển nhưng em không thể nhảy xuống biển.
14. Lần sau gặp lại, hãy xem nhau như người lạ.
15. Hoàng hôn hôm nay thật rực rỡ, gió thổi nhè nhẹ, nhưng sau này em phải bên cạnh người khác rồi.
16. Hôm đó trong biển người em tìm thấy anh, hôm nay em trả anh về lại nơi biển người ấy.
17. Quan hệ giữa chúng ta, cũng chỉ xem như cái diều. Lúc bắt đầu anh theo gió trôi bạt khắp nơi, còn em vẫn đứng đó.
18. Dù anh có là ngôi sao đẹp nhất, anh cũng không thuộc về hành tinh của em.
19. Lần này, hoa hướng dương từ bỏ mặt trời thật rồi!
20. Anh xem, mây trên trời phân tán hết rồi.
21. Anh rất đặc biệt trong mắt em, nhưng không còn tồn tại trong giấc mơ của em nữa.
22. Hãy đi bảo vệ công chúa nhỏ của anh đi, em vẫn muốn làm ác quỷ ở thế giới này.
23. Em không ngoan chút nào, vì vậy anh muốn trừng phạt em. Hình phạt chính là sau này em không thể gặp anh nữa.
24. Mùa hạ chia tay bao lần, lòng em bỗng trở nên lạnh lẽo.
25. Em duỗi tay lâu như vậy, không có anh cầm em thấy rất mệt, vì vậy em thu tay lại rồi.
26. Em không thể dành cả đời cho anh, anh cũng không thể dành một đời cạnh em.
27. Em nghĩ mình phải trở nên tốt hơn, đây là lúc em đợi thiên sứ được an bài xuất hiện trong cuộc đời em rồi.
28. Chúc anh đoạn đường tới hạnh phúc.
29. Nhìn cảnh hoàng hôn và những đám mây thật đẹp, nhưng em sẽ không chụp cho anh nữa.
Gặp người tốt chuyện vui, em sẽ không kể anh nghe nữa.
Ăn món ngon, em cũng sẽ không cho anh biết nữa.
Gặp chuyện buồn, em sẽ không nhớ đến anh nữa.
Nghĩ kỹ lại, không có anh em cũng không thiếu gì.
Lúc vui vẻ, em vẫn sẽ vui vẻ.
Lúc buồn, em vẫn sẽ buồn.
Nhưng, chúng ta đều đã thành người lạ từng quen.
Cre: Một chút đáng yêu của ngôn tình
#Rose
#of9420
267 notes · View notes
nhungcuonsachhay · 1 year
Text
Tumblr media
VÌ SAO.
Bữa trước giêng hai dưới nắng đào, Nhìn tôi cô muốn hỏi “vì sao?” Khi tôi đến kiếm trên môi đẹp Một thoáng cười yêu thoả khát khao.
Vì sao giáp mặt buổi đầu tiên, Tôi đã đày thân giữa xứ phiền, Không thể vô tình qua trước cửa, Biết rằng gặp gỡ đã vô duyên? -
Ai đem phân chất một mùi hương Hay bản cầm ca! Tôi chỉ thương, Chỉ lặng chuồi theo giòng xảm xúc Như thuyền ngư phủ lạc trong sương
Làm sao cắt nghĩa được tình yêu! Có nghĩa gì đâu, một buổi chiều Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt, Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu…
Cô hãy là nơi mấy khóm dừa Dầm chân trong nước, đứng say sưa, Để tôi là kẻ qua sa mạc Tạm lánh hè gay; - thế cũng vừa.
Rồi một ngày mai tôi sẽ đi. Vì sao, ai nỡ bỏ làm chi! Tôi khờ khạo lắm, ngu ngơ quá Chỉ biết yêu thôi, chẳng hiểu gì.
Nhà thơ Xuân Diệu Nguồn: Tuyển tập Tự lực văn đoàn (tập III), NXB Hội nhà văn, 2004
7 notes · View notes
itsnothingbutluck · 7 months
Text
Bài thơ: Dại khờ​ - Xuân Diệu
Người ta khổ vì thương không phải cách, Yêu sai duyên, và mến chẳng nhằm người. Có kho vàng nhưng tặng chẳng tuỳ nơi, Người ta khổ vì xin không phải chỗ.
Đường êm quá, ai đi mà nhớ ngó! Đến khi hay, gai nhọn đã vào xương. Vì thả lòng không kiềm chế dây cương, Người ta khổ vì lui không được nữa.
Những mắt cạn cũng cho rằng sâu chứa; Những tim không mà tưởng tượng tràn đầy; Muôn ngàn đời tìm cớ dõi sương mây, Dấn thân mãi để kiếm trời dưới đất.
Người ta khổ vì cố chen ngõ chật, Cửa đóng bưng nên càng quyết xông vào. Rồi bị thương, người ta giữ gươm dao, Không muốn chữa, không muốn lành thú độc.
Nguồn: 1. Xuân Diệu, Gửi hương cho gió, NXB Hội nhà văn, 1992 2. Tuyển tập Tự lực văn đoàn (tập III), NXB Hội nhà văn, 2004
2 notes · View notes
phuongdg · 11 months
Text
Tuyển tập những câu thơ về mẹ ngắn hay và ý nghĩa nhất
Tumblr media
“Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ” - chẳng gì có thể đong đếm được công lao trời biển của mẹ dành cho con cái. Tuy nhiên bạn đã bao giờ nói lời cảm ơn đến mẹ, người đã sinh thành và nuôi dưỡng ta nên người chưa? Nếu bạn cảm thấy khó mở lời thì hãy tham khảo ngay những câu thơ về mẹ hay và ý nghĩa nhất dưới đây nhé!
2 câu thơ về mẹ ngắn gọn, ý nghĩa
Cha mẹ chỉ có 1 trên đời và công ơn nuôi dưỡng, dạy dỗ của cha mẹ là vô cùng to lớn. Các bài thơ về cha mẹ có thể truyền tải được tình cảm của cha mẹ dành cho con cái của mình và ngược lại. Mong rằng các bạn hãy quan tâm hơn đến cha mẹ của mình nhiều hơn, hãy thể hiện hành động yêu thương và đừng ngại nói lời “cảm ơn” nhé. Nếu như bạn yêu thích sự ngắn gọn, đơn giản thì chắc hẳn không thể bỏ qua những bài thơ chỉ 2 câu về mẹ dưới đây. Mặc dù chỉ là 2 câu thơ ngắn ngủi nhưng nó vẫn bao hàm ý tứ đầy sâu sắc.
Tumblr media
Câu thơ ngắn gọn về mẹ Bài số 1: Con suốt đời là dòng sông nhỏ bé Còn mẹ hiền là biển cả mênh mông. Bài số 2: Mẹ là nguồn suối yêu thương Mẹ là quê hương con đó. Bài số 3: Võng đưa ai hát xa vời Tưởng như thấy lại từng lời mẹ ru. Bài số 4: Con đi khắp vạn nẻo đường. Giờ con mới hiểu tình thương mẹ hiền. Bài số 5: Cơm người khổ lắm ai ơi Chẳng như cơm mẹ vừa ngồi vừa ăn Bài số 6: Ngó lên ngó xuống mà vui Ngó về quê mẹ ngậm ngùi nhớ thương. Bài số 7: Mẹ tôi chẳng đẹp cũng chẳng sang Nắng mưa tần tảo một đời vì con. Bài số 8: Con dù lớn vẫn là con của mẹ Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con. Bài số 9: Cánh cò cõng nắng cõng mưa Mẹ tôi cõng cả bốn mùa gió sương. Bài số 10: Lời ru của mẹ thuở nào Đưa con qua những sóng đời bể dâu.
Tumblr media
Thơ ngắn, ý nghĩa về mẹ Bài số 11: Mẹ hiền như thể trăng sao Một khi trăng lặn đất trời lung lay. Bài số 12: Con về nhặt ánh hoàng hôn Thắp lên nhớ mẹ bồn chồn mẹ ơi! Bài số 13: Người con yêu quý nhất đời Chính là mẹ đó tuyệt vời tình sâu. Bài số 14: Dẫu con đi suốt cuộc đời Vẫn không đi hết những lời mẹ ru. Bài số 15: Dấu chân mẹ dãi dầm thân cát bui Gánh tình thương rong ruổi giữa chợ đời. Bài số 16: Dù đi trăm suối nghìn sông Cũng không ra khỏi tấm lòng mẹ tôi. Bài số 17: Xin ấp ủ trọn đời tình mẹ Bóng mẹ hiền giữa trái tim con. Bài số 18: Mẹ là đất, mẹ là hoa Mẹ là chân lý soi con sáng ngời. Bài số 19: Thời gian nước cuốn xuôi dòng Lòng con nhớ mẹ như sông chảy hoài. Bài số 20: Cúi đầu mong mẹ thứ tha Chữ hiếu chưa trả xót xa nỗi lòng.
Những câu thơ lục bát về mẹ đầy sâu lắng
Thơ lục bát là những bài thơ đòi hỏi cao hơn về sự tinh tế của người viết. Nó cũng giúp cho bạn có được những câu thơ hay để gửi đến mẹ của mình. Rất nhiều tác giả nổi tiếng đã mượn những vần thơ lục bát để gửi gắm vào đó những tâm tư, tình cảm cũng như bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đối với mẹ. Hãy tham khảo ngay một số câu thơ về mẹ dưới đây.
Tumblr media
Câu thơ lục bát về mẹ Bài số 1: Công cha ngàn đời tâm tưởng mãi Nghĩa mẹ muôn thuở nhớ thương hoài. Bài số 2: Đêm đêm con thắp đèn trời Cầu cho cha mẹ sống đời với con. Bài số 3: Khi con tát cạn biển đông Thì con mới hiểu tấm lòng mẹ cha. Bài số 4: Trăng khuya trăng rụng xuống cầu Vì con cha mẹ dãi dầu nắng mưa. Bài số 5:  Mẹ là sức mạnh của con Trong tim có mẹ phúc tròn tháng năm Mẹ là bóng nguyệt đêm rằm Vì con vất vả bao năm chẳng nề Bài số 6: Mẹ tôi nay đã già rồi . Tóc mẹ nay đã điểm bồi hoa dâm. Đôi mắt mẹ đã quầng thâm . Bởi bao sương gió dãi dầm nắng mưa . Bài số 7: Cầu cho cha được thanh nhàn  Chúc cho mẹ được an khang tuổi già. Bài số 8: Nắng mưa Mẹ gánh trên vai Nuôi con khó nhọc để mai thành người Lưng cơm của Mẹ luôn vơi Chắt chiu dành dụm cả đời vì con. Bài số 9: Mẹ ơi! dù có bao xa Con vẫn mong mãi mẹ là giờ thôi Mong mãi nhìn thấy mẹ ngồi Để nói yêu mẹ đời đời được không. Chim trời ai dễ đếm lông,  Nuôi con ai dễ kể công tháng ngày. Bài số 10: Ta đi trọn kiếp con người Cũng không đi hết những lời mẹ ru
Những câu thơ 4 chữ về mẹ chạm đến trái tim
Mẹ chính là nguồn cội, là người đã ban cho chúng ta sự sống và nuôi nấng ta nên người. Đã có rất nhiều bài thơ hay và xúc động được viết ra để tôn vinh người phụ nữ đáng kính này. Còn đối với những nhà thơ bán chuyên hay bạn chỉ đơn thuần là một người yêu thơ thì thơ 4 chữ là thể loại được yêu thích nhất. Bởi lẽ câu thơ ngắn, vừa dễ viết mà vừa có đề tài phong phú. Dưới đây là những bài thơ về mẹ 4 chữ ấn tượng và tình cảm nhất mà bạn có thể tham khảo.
Tumblr media
Câu thơ 4 chữ về mẹ Bài số 1: Mẹ là tia nắng Cho con hi vọng Mẹ là bình minh Sưởi ấm lòng con Mẹ làm tất cả Chỉ mong cho con Có một tương lai Tươi sáng ngời ngời Bài số 2: Mẹ là dòng sông Cho tôi tắm mát Mẹ là khúc hát Ru tôi lớn khôn Bài số 3: Tình mẹ bao la Vượt trên tất cả Tháng năm vất vả Tần tảo vì con Mong con lớn khôn Đáp đền ơn mẹ! Bài số 4: Lòng mẹ bao la Biển cả một tình Tình thương con cần Chỉ có mẹ thôi. Bài số 5: Chín tháng mười ngày Mẹ nâng niu con Khi được vuông tròn Mẹ chăm mẹ bẵm Tuổi xanh tươi thắm Đến lúc bạc đầu Mẹ vẫn lo âu Con mình bé bỏng Từng đêm trông ngóng Con ngủ bình yên Tiếng nói dịu hiền Mẹ khuyên con học Nhận bao khó nhọc Mẹ bao bọc con Khôn lớn vẫn còn Cơm no, áo ấm Mồ hôi mẹ thấm Bước đường con đi Mẹ chẳng có gì Ngoài con tất cả Trời cao hỷ xả Xin nhận lời con Để mẹ mãi còn Bên con mãi mãi! Bài số 6: Như một giấc mơ Khi con có mẹ Bàn tay rất nhẹ Mòn mỏi hao gầy Vuốt bờ tóc mây Tuổi con vừa lớn Sông sâu biển lớn Vời vợi Thái Sơn Lời mẹ khuyên lơn Làm sao hiểu hết Qua bao cái Tết Tóc mẹ thêm màu       Con đã thêm cao Ngày thơ đi mất Cảm tình chân thật Không nói thành lời Mẹ vẫn đợi chờ Từ khi con bé Để đến bên mẹ Nói lời yêu thương Vất vả nắng sương Mẹ đâu quản ngại Đàn con thơ dại Khôn lớn thêm rồi Leo tận núi đồi Vẫn chưa thấy được Tình mẹ biển nước Dạt dào ru êm Hạnh phúc bên thềm Khi con có mẹ Mẹ ơi chờ nhé Lời nói yêu thương Con sẽ thốt lên Mẹ con tuyệt nhất Lòng mẹ cao ngất Con sẽ leo lên Mãi mãi không quên Biển trời tình mẹ. Bài số 7: Ai đã sinh con Ai đã chăm con Năm tháng mỏi mòn Từ khi đỏ hỏn Lúc tuổi còn son Dẫu là núi non Dẫu là biển lớn Sao bằng tình mẹ Luôn dành cho con. Bài số 8: Mẹ là nguồn sáng Chiếu rọi lòng con Mẹ là tình thương Trao con mỗi ngày Mẹ là tia nắng Sưởi ấm cõi lòng Mẹ là ánh trăng Theo con hàng đêm Bài số 9: Từ tuổi còn thơ Mẹ ầu mẹ ơi… Bên thềm gió mát Cho con ngủ say… Đêm khuya sương xuống Cỏ uống sương rơi Lơ lửng nền trời Một vầng trăng khuyết Như trên trời biếc Một chiếc thuyền trôi Đêm đã khuya rồi Mẹ còn dọn dẹp. Bài số 10: Tôi yêu mẹ tôi Người đã già rồi Vất vả sớm hôm Nuôi tôi khôn lớn Hàng Tháng đi chợ Mua quà cho tôi Mẹ tôi là thế Mỗi sáng đi chợ Dậy cho thật sớm Làm đồ ăn sáng Rồi mới càng co Lúc đi chợ về Hàng đống hoa quả Cho ăn đến chán Mồ hôi ướt đầm Thấm xuống vai mẹ Ôi!Thương biết mấy Mẹ yêu của con Những lúc mẹ vui Cười nhiều lắm đó Mà khi chuyện buồn Lo lắng bao nhiêu Những khi con ốm Thổn thức nhiều đêm Vì lo cho con Lâu rồi chưa khỏi Cũng như người khác Luôn luôn nghiêm khắc Những lúc tức giận Mẹ mắng con nhiều Những lời mẹ mắng Làm con hiểu hơn Mái tóc mượt mà Được mẹ bím gọn Thương con vô cùng Lo cho ăn học Mẹ tôi là thế! Tôi yêu mẹ tôi Người đã cho tôi Cuộc đời trong sáng. Có thể bạn quan tâm: Ẩn tuổi là gì? Con ẩn tuổi cha, tuổi mẹ có ý nghĩa gì? Lòng vị tha là gì? Biểu hiện và dẫn chứng về lòng vị tha Trên đây là tổng hợp những câu thơ về mẹ hay và ý nghĩa nhất mà chúng tôi đã tổng hợp. Tất cả đều chứa đựng tình cảm biết ơn, thấu hiểu sự hy sinh của mẹ với con cái. Chúng tôi tin rằng khi mẹ nhận được bài thơ từ bạn chắc chắn sẽ thấy rất vui và hạnh phúc đấy! Read the full article
3 notes · View notes
dxxxath · 9 months
Text
Unkillable by Faker
Bản dịch dựa trên bản Tiếng Anh, dịch bởi: dxath
.
Tên tôi là Lee Sang-hyeok. Fans Mỹ gọi tôi là “God”. Fans Hàn lại biết tôi với cái tên “the Unkillable Demon King.” Tôi thì thích cách gọi “God” hơn, vì cảm giác khi nghe sẽ ngầu hơn một chút.
Trong game, tôi chỉ đơn giản là Faker, một người bình thường 20 tuổi, đồng thời cũng là player mạnh nhất Thế Giới của trò chơi “Liên Minh Huyền Thoại”    
Năm 8 tuổi, bố mẹ mua cho tôi chiếc PC đầu tiên trong đời, nhưng trước đó tôi đã bắt đầu hành trình gaming của mình giống như bao đứa trẻ khác. Tôi chơi PlayStation và các trò consoles. Thời đó, để máy game chạy mượt, không biện pháp nào hiệu quả hơn thổi phù phù vào mấy cái băng game. Và những ký ức tuổi thơ sống động nhất của tôi chính là chơi Dragon Ball Z: Budokai, đánh nhau chí chóe với đám bạn mình.
Hồi còn nhỏ, tôi không hứng thú với những trò chơi mang tính cạnh tranh. Cái suy nghĩ chơi game giữa hàng ngàn người tại một hội trường đông nghẹt, còn có hàng triệu người theo dõi online chưa từng xuất hiện trong đầu tôi. Vào năm 2011, khi tôi còn đang học trung học, đó là lần đầu tiên tôi biết đến League of Legends. Tôi đoán có lẽ các bạn sẽ bảo tôi nhuần nhuyễn trò này khá nhanh. Tôi từng coi thi đấu StarCraft hồi còn bé, nhưng chưa từng hâm mộ bất kì một tuyển thủ Esports nào. Nhưng thời gian đầu mới tiếp xúc với LoL, tôi biết tới “HooN”, cựu đường giữa của EDG (T/N: Một đội tuyển LoL đời đầu của Hàn Quốc tên Extreme Dive Gaming, không phải EDG của Trung Quốc), tôi đọc hướng dẫn của anh ấy về Ryze - một vị tướng đôi khi tôi vẫn chơi ở thời điểm hiện tại - và đây cũng cũng là bước đệm để tôi bước vào con đường thi đấu chuyên nghiệp. Tôi chơi ngày càng giỏi và khi đạt cấp 30, tôi được xếp đấu trận với những tài năng hàng đầu Hàn Quốc lúc bấy giờ. Lúc ấy tôi là gà tơ, nhưng vẫn thắng nhé, thậm chí còn đạt top 1 ở máy chủ xếp hạng.
Tôi không thực sự bàn bạc với gia đình trước khi đặt bút ký hợp đồng với SK Telecom vào năm 2013. Thật ra tôi chưa từng có cuộc trò chuyện nào với họ về việc sẽ trở thành một tuyển thủ chuyên nghiệp. Thay vào đó, tôi chỉ nói đại khái với họ là nếu làm nghề với thái độ nghiêm túc thì sự nghiệp tuyển thủ cũng OK. Đúng như tôi nghĩ, phuj huynh không quá tán thành hay ủng hộ tôi, nhưng họ cho phép tôi tự do theo đuổi ước mơ của mình. Esports có thể là một môi trường nhiều biến động nên tôi hiểu sự lo lắng của họ. Nhưng tôi nghĩ tới giờ này thì mọi chuyện vẫn đang khá ổn.
Tôi thừa nhận.
Thứ sáu tuần trước, khi ROX Tiger hủy diệt ván đấu thứ ba tại vòng bán kết LoL Worlds 2016 và đưa chúng tôi đến tỷ số 2-1, có một khoảnh khắc tôi đã nghĩ chúng tôi có thể sẽ thua series này.
Tôi cố không thể hiện cảm xúc trong khi thi đấu. Tôi cũng bảo những người đồng đội của mình hãy làm như thế. Chúng tôi giữ bình tĩnh, duy trì sự điềm đạm và gắng hết sức đi bước nào chắc bước đó. Tôi cố nhớ lại bản thân cũng đã gặp phải tình huống như vậy rồi. Năm 2014 chúng tôi để thua KTR Bullet tại chung kết hè OGN, rồi sau đó lật ngược tình thế quét sạch 3 ván tiếp theo và thắng series một cách ngoạn mục. Trong League of Legends chỉ khi có những pha xử lý xuất sắc mới có thể xoá đi sự lo lắng. Thế nên, khi ROX thắng chúng tôi dễ dàng tại ván thứ 3 hồi thứ sáu tuần trước, tôi đã có hơi nghi ngờ, nhưng tôi cũng biết chỉ cần giữ tập trung chúng tôi có thể lật ngược thế cờ một cách nhanh chóng.
Cũng có một số các cuộc thi đấu nhỏ hơn diễn ra suốt năm nay, nhưng Worlds là tất cả những gì mà chúng tôi hướng đến. Trên sàn đấu rực rỡ, chiếc cúp vô địch lấp lánh và hàng triệu đô la đang chờ đón người chiến thắng, không giải đấu nào trong bộ môn Esports mang lại nhiều tiền thưởng và danh tiếng như bộ môn của chúng ta. Đội của tôi đã thắng Worlds hai lần, một ở 2013 và một ở 2015. Nếu chúng tôi tiếp tục thắng giải năm nay, chúng tôi sẽ mang về danh hiệu quán quân ba lần trong suốt bốn năm sự nghiệp tuyển thủ của tôi.
Thắng càng nhiều càng tốt là một chuyện rất quan trọng vì bạn sẽ không bao giờ biết khi nào sự nghiệp của bạn sẽ kết thúc. Tôi đã từng chứng kiến rất nhiều người chơi tài năng đạt đỉnh vinh quang và rồi nhanh chóng đuối sức. Luôn luôn có người nhăm nhe muốn vượt qua bạn. Khi chúng tôi thua ROX, tôi để ý đám đông bắt đầu hò reo to hơn cho Smeb và Peanut. Họ là những người chơi tuyệt vời, họ xứng đáng được công nhận, nhưng sẽ là nói dối nếu tôi bảo rằng việc reo hò đó không khiến tôi tức giận. Nghe thì có vẻ kiêu căng đấy, nhưng tôi thật sự tự tin rằng tôi rất giỏi. Nếu tôi thua những người mà tôi biết rằng họ không cùng một đẳng cấp với tôi, tôi sẽ rất bực. Hai trận cuối của series đó, bạn có thể thấy được khi tôi cọc tôi chơi cỡ nào.
Sau thất bại, chúng tôi nhanh chóng lấy lại phong độ và áp đảo đối thủ trong ván 4. Ngay khi tôi bẫy Kuro để Bengi backdoor gank là tôi biết chúng tôi sẽ chiến thắng. Tôi chơi với Bengi từ lúc gia nhập SKT, và đó là một trong những trận đấu hay nhất trong suốt sự nghiệp của cậu ấy. Tất cả đã kết thúc ngay sau khi chúng tôi ăn Baron và quét sạch đội của họ ở trên top. Trước ván 5, bầu không khí trong phòng thay đồ của chúng tôi đã dễ thở hơn nhiều. Chúng tôi rà lại chiến lược và tôi ăn một thanh chocolate. Một tiếng sau, chúng tôi ăn mừng lần thứ ba lọt vào chung kết tổng.
Giờ nghĩ lại, thật hài hước khi chỉ vài tháng sau khi gia nhập SKT, tôi đã có mặt tại Trung tâm Staples Center ở L.A., thi đấu trong Giải vô địch thế giới Liên Minh Huyền Thoại đầu tiên của mình. Nâng cao chiếc cúp trước sự cổ vũ của hàng nghìn người hâm mộ sẽ mãi mãi là thời khắc huy hoàng trong sự nghiệp của tôi. Đó là lần đầu tiên tôi nhận ra rằng có nhiều người nước ngoài biết đến tôi. Khi tôi ngồi trước PC, tôi rất cảm động trước tình cảm mãnh liệt của những fan không phải người Hàn Quốc - cái cách mà họ cuồng nhiệt và cổ vũ. Một trong những lần mà tôi thích nhất đó là giải đấu All Star 2014 tại Paris, khi cả một hội trường hát “Happy Birthday” dành tặng tôi. Tôi hơi choáng ngợp bởi không khí cuồng nhiệt của khán giả trực tiếp, nhưng giờ thì tôi tận hưởng nó. Điều đó khiến cho nền công nghiệp này trở nên tuyệt vời. Nếu bạn muốn trở thành một pro gamer, bạn cần phải thích nghi được với môi trường náo nhiệt, tôi không còn là mình của vài năm trước, giờ đây, tôi thoải mái khi đứng dưới ánh đèn sân khấu.
Lúc mới bắt đầu với LoL, tôi đã mường tượng sẽ như thế nào khi trở nên nổi tiếng. Hiện tại, sau khi có quá nhiều trải nghiệm bị “dí” ở nơi công cộng, tôi không thể nói rằng tôi hoàn toàn tận hưởng sự nổi tiếng này. Nhưng mỗi lần tôi tạo dáng để chụp ảnh với fan hay được hỏi xin chữ kí, tôi luôn nhớ rõ việc tốt bụng là chuyện quan trọng đến nhường nào. Đó là điều mà tôi sẽ mang theo suốt quãng đời còn lại của mình, cả trong và ngoài esport.
Liệu điều đó có nghĩa là tôi muốn gắn bó với LoL cả đời này không nhỉ? Tôi không biết nữa. Có quá nhiều điều tôi muốn làm. Tôi thường hay nghĩ khi mà sự nghiệp esport kết thúc tôi sẽ trở lại trường và nghiên cứu khoa học. Tôi luôn cảm thấy vật lý và hoá học vô cùng hấp dẫn, nhưng giờ tôi lại càng đam mê thần kinh học hơn.
Thêm hai mươi năm nữa, tôi chắc rằng esports sẽ phát triển ở mức độ mà chúng ta không thể tưởng tượng nổi, với nhiều người chơi hơn, nhiều người xem hơn, và những sân khấu lớn hơn khắp toàn thế giới. Ai mà biết được, lúc đó có một đội Mỹ lại thắng được Worlds á chứ? Tôi không biết lúc ấy tôi đang ở đâu - có khi là vẫn còn đang gắn bó với LoL, hoặc là làm một cái gì đó khác hẳn. Đồng đội và tôi đều sẽ thành người bình thường. Tôi thích Taylor Swift, và đôi khi chúng tôi sẽ chơi Warcraft III vào những ngày nghỉ (Bật mí: Tôi là người chơi Warcraft giỏi nhất team, và cả thế giới nữa). Nói thật, điều duy nhất tôi thực sự quan tâm là mọi người sẽ nhìn lại quãng thời gian đỉnh cao của tôi với sự yêu mến. Nếu những thế hệ tương lai lớn lên và muốn trở thành người như Faker, vậy thì tôi sẽ làm hết sức để là một hình mẫu tuyệt vời.
Tuần này, chúng tôi sẽ trở lại Trung tâm Staples để chiến đấu với Samsung Galaxy trong trận chung kết Thế Giới. Như mọi lần, chúng tôi kì vọng về một chiến thắng.
Quãng thời gian với SKT đã là một cuộc hành trình kỳ diệu, và tôi biết ơn về điều đó mỗi ngày. Đầu năm nay, tôi cảm thấy mình đang dần kém đi. Giống như là kỹ năng của tôi đang dần mai một đi trong khi những người khác lại đang tiến bộ lên. Tôi thường tự hỏi điều gì khiến tôi trở nên xuất sắc tại LoL, và cách hay nhất để tôi có thể miêu tả đó chính là phong cách chơi game dựa trên tính toán và trực giác. Tôi luôn học những điều mới. Tôi có thể dự đoán được một sự việc trước khi nó diễn ra, và điều đó giúp tôi luôn ở đúng vị trí và tạo ra những pha game sớm hơn người khác.
Có một khoảng thời gian, tôi thấy trực giác của mình không còn nhạy, và tôi ko biết mình có thể vực lại được không. Nhưng giờ đây, tôi cảm giác mình có thể chơi suốt đời. Đầu năm, tôi lo rằng mình đang trượt dốc và có lẽ người ta đã đúng khi nói những người chơi khác đang vượt mặt tôi.
Nhưng giờ thì không còn như vậy nữa.
.
Nguồn:
Unkillable by Faker | The Players' Tribune (theplayerstribune.com)
2 notes · View notes
empty---set · 2 years
Text
Tumblr media
/CAPTION HAY ĐỂ CƯA ĐỔ CRUSH/
1.đặt ra những tiêu chuẩn
rồi nó cũng bằng không
vì từ ngày em đến
tôi vốn đã bằng lòng.
2. hôm ấy gặp, chị bảo:
“em bé thích gì này?”
thẹn thùng em khẽ đáp:
“em thích mình chạm tay.”
3. “hôm nay em coi bói
xem một quẻ tinh tường”
“quẻ bảo làm sao ấy?”
“nói tụi mình dễ thương.”
_____
Sách "Nếu như tôi nói nhớ, em có trở về không?"
Tuyển tập thơ dành tặng những trái tim tan vỡ
Tìm sách tại đây: tinyurl.com/nntnnectvk-sp
5 notes · View notes
gaixinhbikini1 · 2 years
Text
Kho Sưu Tầm Hình Ảnh Gái Xinh Nhật Bản Đẹp Nhất Hiện Nay
Nhật Bản là một trong những đất nước cực kỳ nổi tiếng với hình ảnh gái xinh. Những cô nàng Nhật Bản mang cho mình một vẻ đẹp có sự pha trộn giữa dịu dàng, ngây thơ và sự trưởng thành, quyến rũ đầy cuốn hút. Có lẽ bởi vì thế mà hình ảnh gái xinh Nhật Bản nhận được rất nhiều sự quan tâm của người đọc. Nếu bạn cũng là một người đam mê ngắm ảnh gái xinh Nhật Bản thì đừng vội vàng bỏ qua bài viết này nhé.
Tumblr media
Bộ sưu tập cô gái xinh nhất nhật bản Kame đẹp xinh say đắm
1. Tuyển tập gái xinh Nhật Bản dễ thương, ngọt ngào
Đại đa số gái xinh Nhật Bản đều mang vẻ đẹp ngọt ngào, tươi tắn và dễ thương. D�� cho xuất hiện trong những bức ảnh đời thường trên mạng xã hội hay trên tạp chí thì gái xinh Nhật Bản vẫn có sức hút rất lớn đối với nam giới.
Tumblr media
Ngắm hình gái nhật Mai Nga mặt mộc duyên dáng
Tumblr media
Những hình cô gái xinh nhất nhật bản An Nhiên cực cool hot trên mạng xã hội
Tumblr media
Bộ sưu tập ảnh gái đẹp nhật bản Kim Chi baby sociu làm hình nền
Tumblr media
Những hình cô gái nhật bản Mẫn Tiên cực dễ thương điệu đà
Tumblr media
Bộ gái nhât bản Gia Hân đẹp xinh làm ảnh nền
Tumblr media
Bộ hình ảnh gái xinh nhật bản Minh Anh cute dễ thương dịu dàng
Tumblr media
Bộ hình ảnh gái xinh nhật bản Izanami cool ngầu hot nhất
Tumblr media
Tổng hợp hình ảnh gái xinh nhật bản Aiko xinh xắn nhìn là yêu
Đặc điểm ấn tượng nhất của các cô gái xứ sở Hoa Anh Đào có lẽ là nằm ở đôi mắt. Theo đó, các cô nàng Nhật Bản sở hữu đôi mắt long lanh, dịu dàng và dễ thương do đó luôn tạo cho người xem cảm giác trong sáng, đầy thiện cảm, không nỡ rời đi. Ngoài ra, hình ảnh gái xinh Nhật Bản khoác lên mình bộ trang phục truyền thống và đồng phục học sinh tươi mát nhận được rất nhiều sự yêu thích của người xem.
Tumblr media
Chia sẻ gái đẹp nhất nhật bản Maeko cực đẹp mê hồn
Tumblr media
Bộ sưu tập hình sẽ nhật bản gái đẹp Mika cực cool ngọt ngào
Tumblr media
Những hình ảnh gái xinh nhật bản Kazuko cực đáng yêu cá tính
Tumblr media
Tổng hợp hình ảnh gái đẹp nhật bản Hatsu baby sociu hot trên mạng xã hội
Tumblr media
Tổng hợp gái nhật đẹp nhất Amaya mặt mộc hot trên mạng xã hội
Tumblr media
Top những gái xinh nhật bản Nori mặt đẹp điệu đà
Tumblr media
Ngắm hình xăm gái nhật Mika cực đáng yêu nhìn là mê
Tumblr media
Ảnh nền gái xinh nhật bản mặc bikini Ichiko đáng yêu duyên dáng
Tumblr media
Top hình xăm gái nhật Bato cực cool vạn người mê
Tumblr media
Bộ sưu tập gái đẹp nhật Iku cực dễ thương say đắm
Xem thêm: 101+ ảnh gái châu âu xinh đẹp siêu cute làm hình nền
2. Tổng hợp những hình ảnh gái xinh Nhật Bản quyến rũ chất lượng cao
Vẻ đẹp của gái xinh Nhật Bản có sự pha trộn giữa sự ngây thơ, non nớt và trưởng thành, quyến rũ. Dù cho sở hữu khuôn mặt bầu bĩnh, hơi chút trẻ con thế nhưng thân hình của các cô nàng lại không như thế. Theo đó, họ có vòng eo thon gọn, uyển chuyển, vòng ngực và vòng 1 đầy đặn, cuốn hút. Dù cho đã khoác lên mình bộ trang phục cực kỳ kín đáo thế nhưng sự quyến rũ của gái xinh Nhật Bản lại không hề giảm đi chút nào.
Tumblr media
Ảnh nền gái nhật cute Băng Tâm gợi cảm nhất
Tumblr media
Chia sẻ gái xinh nhật Thanh Mẫn sexy đẹp mới cập nhật
Tumblr media
Tải ảnh gái nhật xinh Diễm Trang cực nuột nà siêu nét
Tumblr media
Bộ sưu tập hình gái nhật bản Chi Anh khoe vóc dáng làm hình nền
Tumblr media
Những hình xăm cô gái nhật đẹp Koko baby sociu mê mẫn
Tumblr media
Những hình gái nhật Hama đẹp xinh mê mẫn
Tumblr media
Những hình gái xinh nhất nhật bản Gin đẹp làm avatar
Ngoài ra, các cô nàng Nhật Bản cũng yêu thích những bộ trang phục cắt xẻ hoặc bó sát táo bạo, để khoe trọn những đường cong tinh tế của bản thân. Bây giờ hãy cùng Gái Xinh Bikini chiêm ngưỡng những hình ảnh gái xinh Nhật Bản đầy quyến rũ chất lượng cao thôi nào.
Tumblr media
Những hình ảnh gái xinh nhật bản Tuệ Nghi ngực khủng với vòng 1 căng tròn
Tumblr media
Những gái nhật bản đẹp Ánh Tiên cực sexy làm ảnh nền
Tumblr media
Hình nền gái xinh nhật bản Diễm My sexy mới cập nhật
Tumblr media
Bộ sưu tập hình gái nhật bản Minh Thy thân hình gợi cảm hút hồn
Tumblr media
Top ảnh gái xinh nhật bản Kiều Trang cực gợi cảm thu hút
Tumblr media
Dung mạo những cô gái nhật Tuệ Nhi ngực khủng siêu nét
Tumblr media
Bộ sưu tập gái nhât bản Aki cute đáng yêu cuốn hút
Gái xinh Nhật Bản tựa như những cánh hoa Anh Đào rực rỡ vào mùa xuân. Họ có sự mềm mỏng, yêu kiều và có sự trưởng thành, thu hút mà không cô gái nước nào khác có được. Hy vọng với bài viết chia sẻ hình ảnh đẹp của gái xinh Nhật Bản trên đây, bạn sẽ tìm được những bức hình ưng ý để cài đặt làm hình nền máy tính, điện thoại hay ảnh đại diện trên các nền tảng mạng xã hội. Cuối cùng, đừng quên Gái Xinh Bikini vẫn sẽ tiếp tục đồng hành cùng các bạn độc giả trong quá trình chia sẻ hình ảnh gái xinh nhé!
Thông tin liên hệ:
Gái Xinh Bikini
Địa chỉ: 125 Đường Hồ Mễ Trì, Phường Trung Hoà, Quận Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 0823465304
Website: https://gaixinhbikini.com/
🌏 Map: https://goo.gl/maps/WyFB4XWtbsiemQrj6
Nguồn ảnh: https://gaixinhbikini.com/gai-xinh-nhat-ban/
2 notes · View notes
thptngothinham · 4 hours
Text
Hướng dẫn làm bài và tuyển tập những bài văn hay chủ đề phân tích vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.    Phân tích vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến của Quang Dũng là một trong những đề bài thú vị và thường gặp khi học nghị luận văn học. Cùng tham khảo hướng dẫn làm bài, dàn ý và những bài văn mẫu hay do THPT Ngô Thì Nhậm tổng hợp và biên soạn để hoàn thành tốt đề bài này em nhé! Đề bài: Phân tích vẻ đẹp hình tượng người lính trong bài Tây Tiến của Quang Dũng. Hướng dẫn làm bài phân tích vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến 1. Phân tích đề - Yêu cầu đề bài: phân tích những vẻ đẹp về tính cách, tâm hồn của người lính Tây Tiến. - Phạm vi tư liệu dẫn chứng: các chi tiết, hình ảnh có trong bài thơ Tây Tiến làm rõ vẻ đẹp của người lính Tây Tiến - Phương pháp lập luận chính: phân tích. 2. Các luận điểm cơ bản cần triển khai - Luận điểm 1: Nỗ lực vượt lên những khó khăn gian khổ của người lính - Luận điểm 2: Vẻ đẹp ngoại hình của người lính Tây Tiến - Luận điểm 3: Vẻ đẹp nội tâm của người lính Tây Tiến - Luận điểm 4: Tinh thần hi sinh cao cả của người lính Tây Tiến Lập dàn ý phân tích chi tiết vẻ đẹp người lính Tây Tiến Mở bài phân tích người lính Tây Tiến - Giới thiệu nhà thơ Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến - Giới thiệu hình tượng người lính Tây Tiến: Hình tượng chủ đạo xuyên suốt trong bài thơ Tây Tiến. Thân bài phân tích người lính Tây Tiến * Vẻ đẹp tinh thần: nỗ lực, vượt lên những khó khăn gian khổ Chặng đường hành quân gian khổ: + Địa danh Sài Khao, Mường Lát gợi sự hẻo lánh, xa xôi; các từ láy giàu tính tạo hình: “khúc khuỷu”, “thăm thẳm”, “heo hút”, điệp từ “dốc” gợi địa hình hiểm trở, quanh co, gập ghềnh. + Nhịp thơ bẻ đôi “Ngàn thước... xuống” gợi tả sự nguy hiểm tột cùng. + Hình ảnh nhân hóa: “cọp trêu người”, “thác gầm thét” gợi sự hoang sơ, man dại; thời gian: “chiều chiều”, “đêm đêm” những người lính phải thường xuyên đối mặt với điều hiểm nguy chốn rừng thiêng nước độc. + Hình ảnh “súng ngửi trời” thể hiện tầm cao của núi non mà người lính phải vượt qua nhưng cũng có cái hóm hỉnh của người lính trong hoàn cảnh gian khổ. + Khung cảnh thiên nhiên cũng có lúc êm dịu, đậm hương vị cuộc sống: “nhà ai Pha Luông ...”, “cơm lên khói”, “Mai Châu mùa em ...”, thanh bằng tạo cảm giác nhẹ nhàng, yên bình. Là tiếng thở phào nhẹ nhõm sau chặng đường dài hành quân. * Vẻ đẹp ngoại hình: dữ dội, lẫm liệt, oai phong + “đoàn binh không mọc tóc”: hậu quả của những trận sốt rét rừng khắc nghiệt. Phần nào cho thấy phong thái ngang tàng, gan góc, ngạo nghễ của những người lính trẻ. + “quân xanh màu lá”: là hình ảnh làn da tái xanh như màu lá do bệnh sốt rét rừng (có thể là màu xanh của lá ngụy trang, có thể hiểu là màu xanh áo lính). Đó cũng là những mất mát hi sinh thầm lặng (dần mất sức khỏe, sức trai tráng). + “mắt trừng”: cái nhìn dữ dội, người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp của những người tráng sĩ xưa, cũng gợi hình ảnh khuôn mặt hốc hác do điều kiện vật chất thiếu thốn. + “đoàn binh”: gợi hình ảnh một tập thể đông đảo mang những nét chung phổ biến của mọi người lính (đầu không mọc tóc, da xanh, mắt trừng dữ dội) - Nhận xét: tác giả đã làm nổi bật vẻ đẹp dữ dội, lẫm liệt, oai phong của người lính Tây Tiến. * Vẻ đẹp nội tâm: hào hoa, đa tình, lãng mạn của những người lính trẻ + “Kìa em xiêm áo... xây hồn thơ”: cái nhìn đắm say, tình tứ của những người lính Tây Tiến trước vẻ đẹp duyên dáng của con người Tây Bắc. Tâm hồn người lính bay bổng, say mê trong không khí ấm áp tình người. + “gửi mộng”, “đêm mơ”: lính Tây Tiến là những con người mơ mộng, là những người trai xuất thân từ đất hà thành nên họ mang vào chiến trường cả nét thi vị, lãng mạn trong tâm hồn (so sánh người lính xuất thân từ nông dân trong bài Đồng Chí – Chính Hữu). + “Hà Nội” là khung trời thương nhớ, là không gian khác hẳn đời sống gian khổ chiến trường, đó là nỗi nhớ quê hương. + “dáng Kiều thơm” gợi hình ảnh những thiếu nữ Hà Nội yêu kiều, kiêu sa, hình bóng người thương của lính Tây Tiến. Đó là nguồn động lực để họ chiến đấu nơi chiến trường gian khổ.
=> Trong hoàn cảnh chiến đấu khắc nghiệt họ vẫn giữ được những nét hào hoa, lãng mạn vốn có của những thanh niên trí thức Hà Nội. * Vẻ đẹp của lẽ sống: tinh thần hi sinh cao cả - Hình ảnh bi hùng về người lính Tây Tiến “dãi dầu không bước nữa”, “gục lên súng mũ bỏ quên đời”: đó là sự nghỉ ngơi vĩnh viễn, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng. - Sẵn sàng cống hiến tuổi trẻ của mình cho đất nước: “rải rác biên cương mồ viễn xứ”, “chẳng tiếc đời xanh”, “anh về đất”, ra đi thanh thản, nhẹ nhàng. - Cái chết đã được lí tưởng hóa như hình ảnh những tráng sĩ xưa: “áo bào”, “khúc độc hành”; thiên nhiên cũng đau đớn thay cho nỗi đau họ phải chịu. => Những người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp bi tráng, tầm vóc của họ sánh ngang với các tráng sĩ xưa. Với cảm hứng lãng mạn Quang Dũng đã bất tử hóa hình ảnh của họ. Kết bài phân tích người lính Tây Tiến - Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật: + Nội dung: Hình tượng người lính trong tác phẩm Tây Tiến mang một vẻ đẹp rất riêng, rất lạ, đặc trưng cho phong cách thơ Quang Dũng. + Nghệ thuật: Sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật: phép tương phản, đối lập gây ấn tượng mạnh; sử dụng nhiều từ Hán Việt gợi sắc thái cổ kính; biện pháp tu từ nhân hoá, ẩn dụ… ngôn ngữ sử thi, lãng mạn, hào hùng; chất thơ mang đậm dấu ấn của trí thức tiểu tư sản. - Nêu cảm nhận về hình tượng người lính Tây Tiến. Sơ đồ tư duy Sơ đồ tư duy chi tiết phân tích hình tượng người lính Tây Tiến >> Xem thêm: Phân tích vẻ đẹp bi tráng của người lính Tây Tiến // Các bạn vừa tham khảo một số lưu ý về cách làm bài, lập dàn ý và sơ đồ tư duy cho đề văn phân tích vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến. Để viết được một bài văn hay, rành mạch, các em cũng nên lưu ý đến cách trình bày cũng như mở rộng vốn từ ngữ của mình qua việc đọc một số bài văn mẫu hay được tổng hợp dưới đây: Văn mẫu tham khảophân tích vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến Phân tích hình tượng người lính Tây Tiến bài mẫu số 1 Sự nghiệp của Quang Dũng không phong phú, đồ sộ như nhiều nhà thơ khác, nhưng mỗi tác phẩm ông để lại đều khắc dấu ấn đậm sâu trong lòng bạn đọc. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, nổi bật nhất là tác phẩm Tây Tiến. Qua những vần thơ đầy tinh tế mà cũng vô cùng chân thực, ông đã tái hiện thành công chân dung người lính, binh đoàn Tây Tiến. Tây Tiến được sáng tác năm 1948, tại Phù Lưu Chanh, sau khi Quang Dũng đã rời binh đoàn Tây Tiến để nhận nhiệm vụ khác. Mặc dù đã rời binh đoàn nhưng nỗi nhớ, tình yêu với binh đoàn vẫn luôn tha thiết, nó đã giúp ông kết tinh nên tác phẩm nghệ thuật này. Bởi vậy, trong tác phẩm cảm xúc chủ đạo là nỗi nhớ tha thiết, sâu đậm. Trong phần đầu của tác phẩm, Quang Dũng đã tái hiện một thiên nhiên vừa hoang dã, bí ẩn vừa nên thơ trữ tình và thấp thoáng trong đó ta cũng thấy dáng hình binh đoàn Tây Tiến: “Anh bạn dãi dầu không bước nữa/ Gục lên súng mũ bỏ quên đời”. Câu thơ tái hiện chân thực cái chết của người lính trên đường hành quân, nhưng cách nói về cái chết của Quang Dũng rất đặc biệt. Ông diễn tả cái chết bằng hình ảnh “không bước nữa”, “bỏ quên đời” đó vừa là cách nói giảm nói tránh làm dịu bớt cảm giác đau thương mất mát, nhưng quan trọng hơn cách nói như vậy tạo nên giọng thơ gân guốc, rắn rỏi, ngang tàng. Không phải người lính không nhìn thấy những khó khăn nhưng họ dám chấp nhận đối diện với hiện thực. Bởi vậy, khắc họa những khó khăn gian khổ cũng là cách Quang Dũng tạo thử thách để nhận ra những phẩm chất đẹp đẽ của người lính. Nếu như ở hai phần thơ đầu tiên mới chỉ là những nét vẽ hết sức ít ỏi về người lính, thì sang phần thứ ba, chân dung của họ mới thực sự được tái hiện chân thực, rõ nét. Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Hai câu thơ đầu tiên đã chạm khắc nổi bật ngoại hình của người lính Tây Tiến. Câu thơ là sự phản ánh hết sức chân thực, những người lính không mọc tóc, người gầy yếu xanh xao do bệnh sốt rét rừng gây ra, cùng với sinh hoạt còn nhiều thiếu thốn, khó khăn, cực khổ, chính những yếu tố đó đã khiến người lính có vẻ bề ngoài thật khác thường. Quang Dũng không tô vẽ hiện thực, mà ông phản ánh như đúng những gì nó diễn ra.
Nhưng cái mà ông muốn nhấn mạnh không phải những gian khổ, khó khăn mà đó chỉ là những thử thách để thấy được bản lĩnh, sự phi thường của những người lính Tây Tiến. Bởi vậy, tác giả đã xây dựng hình ảnh đối lập với những khó khăn ấy chính là hình ảnh “dữ oai hùm” - thần thái oai phong, dữ dội và vô cùng anh dũng. Kết hợp với kiểu câu chủ động “không mọc tóc” tạo nên hơi thơ gân guốc, rắn rỏi, bản lĩnh hiên ngang, sẵn sàng vượt lên mọi khó khăn, gian khổ. Đằng sau ngoại hình gai góc là một tâm hồn đầy mộng mơ, lãng mạn: “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới/ Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”. Câu thơ thứ nhất đã nói lên khát vọng muôn đời của biết bao thế hệ, chính là giết giặc lập công. Ánh mắt ấy vừa chất chứa hờn căm với lũ giặc cướp nước, vừa hừng hực khí thế chiến đấu, sẵn sàng vùng lên chống lại kẻ thù. Nhưng bằng sự nhạy cảm, tinh tế của mình, Quang Dũng còn phát hiện được vẻ đẹp bề sâu, bề sau của người lính Tây Tiến, câu thơ thứ hai nhiều vần bằng, nhịp thơ trở nên trầm xuống, nhẹ nhàng hơn. Chữ “mơ” gói trong mình biết bao ý nghĩa, có thể là nỗi nhớ nhà da diết khắc khoải, cũng có thể là những ước mơ, khát vọng của người lính Tây Tiến. Bên cạnh nhiệm vụ lớn lao, chiến đấu vì Tổ quốc, người lính vẫn dành một góc nhỏ trong tâm hồn mình cho quê hương, gia đình. Giấc mơ của người lính đã hé lộ thế giới tâm hồn đầy lãng mạn, mộng mơ. Họ khác với những người lính nông dân, nhớ về những điều dung dị như: “Ruộng nương anh để bạn thân cày/ Gian nhà không mặc kệ gió lung lay/ Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” (Đồng chí – Chính Hữu). Người lính xuất thân từ trí thức tiểu tư sản lại mơ về những “dáng kiều thơm” – dáng vẻ tha thướt của thiếu nữ Hà thành. Chính nỗi nhớ ấy đã tiếp thêm động lực, sức mạnh chiến đấu trong họ. Nhưng nổi bật và đẹp đẽ nhất là vẻ đẹp trong lý tưởng chiến đấu của họ: Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Sử dụng bút pháp nhất quán từ đầu tác phẩm, đến đây tiếp tục là những khắc họa hết sức chân thực về cái chết của người lính. Hình ảnh “rải rác biên cương” vẽ ra không gian xa xôi, biên viễn nơi biên ải, ở đó biết bao chiến sĩ hi sinh, phải để lại thân xác nơi đất khách quê người. Có lẽ đây là câu thơ hiện thực trần trụi, đau đớn và xót xa nhất trong toàn bộ tác phẩm của ông. Nhưng không vì thế mà câu thơ trở nên bi lụy, ngay sau đó, ông đã khẳng định “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”. Đời người chỉ có một lần “xanh” một lần tuổi trẻ đẹp đẽ, nhưng họ không hề tiếc nuối, họ sẵn sàng hi sinh vì mục đích cao cả, bởi nếu “ai cũng tiếc thì còn chi tổ quốc” (Thanh Thảo). Hai câu thơ đã khắc họa đầy bi tráng về cái chết của người lính Tây Tiến: Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành. Cuộc sống chiến đấu nhiều khó khăn, thiếu thốn, khi các anh hi sinh, ngay cả những nghi thức tang lễ đơn giản nhất cũng không được cử hành, thay vào đó chỉ là manh áo bọc lấy thân rồi trở về với đất mẹ. Bằng tất cả sự yêu thương, cảm thông, trân trọng Quang Dũng đã nâng nó lên thành chiếc áo bào, khiến cái chết trở nên trang trọng hơn. Cùng với đó là sự sử dụng mật độ dày đặc các từ Hán Việt tạo nên sắc thái trang trọng, cổ kính và biến cái chết của người lính Tây Tiến vốn là sự hữu hạn trở thành sự sống vô hạn, bất tử. Hai chữ "về đất" đã giảm bớt sự đau buồn, cái chết trở nên nhẹ nhàng, thanh thản hơn. Và cuối cùng là khúc tráng ca của sông Mã đưa các anh trở về với đất mẹ. Động từ “gầm” vừa diễn tả nỗi đau đớn tột cùng chứa đựng trong đó cả sự uất hận, nghẹn ngào. Nhưng có bi mà không hề lụy, bởi nó không thê lương mà là một khúc tráng ca độc hành tiễn người lính về với đất mẹ thiên nhiên. Với lớp ngôn từ tinh tế, chan chứa tình cảm cảm xúc, Quang Dũng đã tái hiện chân thực vẻ đẹp của người lính Tây Tiến. Họ hiện lên với những nét vẽ vừa chân thực, vừa lãng mạn, tài hoa. Nhưng nổi bật hơn cả là lòng yêu nước, sự anh dũng sẵn sàng hi sinh cho độc lập của đất nước. Vẻ đẹp của người lính Tây Tiến cũng chính là vẻ đẹp chung của những người lính trong thời kì kháng chiến chống Mĩ oanh liệt, hào hùng.
Phân tích hình tượng người lính Tây Tiến bài mẫu số 2 Mỗi lần nhắc tới nhà thơ Quang Dũng là mọi thế hệ độc giả yêu thơ lại nhớ tới một hồn thơ phóng khoáng, lãng mạn và tài hoa. “Tây Tiến” là một tác phẩm đặc sắc cho phong cách thơ của nhà thơ Quang Dũng. Thông qua tác phẩm tác giả đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến một thời và mãi mãi với vẻ đẹp hùng tráng đầy ấn tượng. “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành” Đoàn binh Tây Tiến được thành lập đầu năm 1947 có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt – Lào và đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở Thượng Lào cũng như ở miền Tây Bắc Bộ Việt Nam. Địa bàn đóng quân và hoạt động của đoàn quân Tây Tiến khá rộng bao gồm các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình, miền tây Thanh Hóa và cả Sầm Nưa (Lào). Chiến sỹ Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh, sinh viên, chiến đấu trong những hoàn cảnh rất gian khổ, vô cùng thiếu thốn về vật chất, bệnh sốt rét hoành hành dữ dội. Người lính Tây Tiến hiện ra với một hình dáng đặc biệt và lạ lùng khiến người đọc cảm thấy thương xót: “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm” Quang Dũng miêu tả sự thật về đời sống chiến đấu gian khổ của người lính Tây Tiến vừa thiếu ăn vừa phải đối mặt với căn bệnh sốt rét rừng. Điều này làm cho diện mạo của các anh trở nên khác lạ "không mọc tóc”, da “xanh màu lá”. Với nét vẽ “không mọc tóc” của tác giả Quang Dũng chúng ta có thể hiểu theo hai cách. Người lính Tây Tiến cạo trọc tóc để thuận tiện trong chiến đấu, cũng có thể hiểu đó là hậu quả của những trận sốt rét rừng đã hành hạ họ. Với nét vẽ “xanh màu lá” cũng có hai cách hiểu. Xanh là sắc xanh của lá ngụy trang hay làn da xanh xao, ốm yếu của người chiến sỹ. Dù hiểu theo cách nào thì điều tác giả muốn gửi gắm chính là những khó khăn, gian khổ mà đồng đội mình đã trải qua: “Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi” Với nhà thơ Quang Dũng vẫn là hình dáng không mọc tóc, xanh màu lá ấy nhưng câu thơ còn gợi lên cái khẩu khí ngang tàn, cái khí thế c���a người lính. Nghệ thuật đảo trật tự từ “không mọc tóc” cho thấy tư thế ngạo nghễ của những chàng trai Tây Tiến. Cách nói “dữ oai hùm” tạo cho người lính dáng vẻ oai phong như con hổ chốn rừng thiêng để chế ngự sự khắc nghiệt của thiên nhiên, của hoàn cảnh. “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm” Câu thơ đầu tiên đề cập đến lí tưởng sống và chiến đấu của người lính Tây Tiến. Lí tưởng ấy được gửi gắm qua ánh “mắt trừng” giận dữ, nảy lửa làm kẻ thù phải xóa bỏ đi tham vọng, họ muốn lập công giết chết lũ giặc xâm lược. Song hành cùng lòng căm thù chính là nỗi nhớ quê hương, gia đình, người thân đặc biệt là nỗi nhớ “dáng kiều thơm”. Dáng kiều thơm là ai vậy? Có thể là hình bóng Hà Nội trong nỗi nhớ người lính: vàng son, thanh lịch, hoa lệ. Cũng có thể hiểu đó là người con gái thanh lịch, yêu kiều. Dáng kiều thơm gợi tả cả vóc dáng, hương sắc của người thiếu nữ. Bốn câu thơ cuối đã lột tả một cách trần trụi về sự thật tàn khốc của chiến tranh. Nhưng với cảm hứng lãng mạn và bút pháp bi tráng tác giả đã tái hiện lại cái chết ấy một cách độc đáo, khác thường mang màu sắc bi tráng: “Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” Trên con đường hành quân các chiến sỹ đã gặp rất nhiều nấm mồ của những người đồng đội nằm lại ven đường hành quân, các anh nằm lại đó cô đơn, côi cút, lạnh lẽo. Điều đặc sắc ở đây là câu thơ của Quang Dũng không gây cảm giác bi lụy mà để lại trong lòng người đọc cảm giác bi tráng, oai hùng. Tác giả dùng một loạt các từ Hán Việt: "biên cương, viễn xứ" tạo sắc thái trang trọng, thiêng liêng, nâng tầm cái chết của người lính. Sức mạnh thiêng liêng giúp người lính vững bước trên con đường hành quân chính là quan niệm lí tưởng về lẽ sống và cái chết.
Họ luôn tâm niệm “chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”. “Đời xanh” là hình ảnh ẩn dụ chỉ tuổi thanh xuân của các chàng trai. Họ cống hiến cho quê hương cho đất nước cả tuổi thanh xuân của mình. Khi xông pha chiến trường không ai nói trước được sự sống và cái chết: “Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành” Một sự thật đau xót hiện ra khiến con tim chúng ta tan nát, khi người chiến sĩ nằm xuống manh chiếu bọc thây cũng không có. Với cái nhìn thương yêu, trân trọng, Quang Dũng đã khâm liệm đồng đội mình trong tấm chiến bào sang trọng của ngôn từ. Họ đã “về đất”, đã trở về với cát bụi. Đất mẹ dang rộng vòng tay đón các anh vào thế giới vĩnh hằng của cha ông. Đất êm đềm đón nhận người lính còn sông Mã hùng vĩ cất lên âm hưởng hùng tráng đưa các anh vào thế giới vĩnh hằng. Những vần thơ của nhà thơ Quang Dũng đã khắc họa phần nào cuộc sống thiếu thốn của đoàn quân Tây Tiến. Đối với họ cái chết không phải là cái đáng sợ, với họ được cống hiến tuổi xuân cho quê hương cho đất nước là một niềm hạnh phúc. Tác giả đã xây dựng thành công bức tượng đài bất tử về người lính một thời và mãi mãi. Tham khảo các bài văn nghị luận văn học khác: Phân tích và so sánh hình tượng đất nước trong hai bài thơ cùng tên Đất nướcPhân tích hình tượng đất nước trong hai bài thơ cùng tên Đất nước Phân tích hình tượng người lính Tây Tiến bài mẫu số 3 Trong nền văn học nước nhà, thơ ca cách mạng Việt Nam luôn được coi là tài sản vô giá của dân tộc, bởi chúng phản ánh cả một giai đoạn lịch sử đấu tranh hào hùng của đất nước và con người Việt Nam. Đặc biệt trong thời kì kháng chiến, với cảm hứng yêu nước, thi ca đã thực sự hun đúc nên tượng đài của những chiến sĩ anh hùng, những “Thạch Sanh của thế kỉ XX”. Hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ trở thành hình tượng đẹp nhất, đáng tự hào nhất của thơ ca kháng chiến chống Pháp. Họ là những người sống có lí tưởng sẵn sàng lấy máu mình để tô thắm lá cờ cho Tổ quốc, đồng thời đó cũng tràn đầy tâm hồn lãng mạn hào hoa. Qua việc tìm hiểu hình ảnh anh bộ đội trong bài thơ “Tây Tiến”, một bài thơ tiêu biểu nhất của Quang Dũng nói riêng, của thơ ca kháng chiến chống Pháp nói chung, chúng ta có thể thấy rõ. Tây Tiến là tên của một đơn vị bộ đội được thành lập năm 1947, giữa những ngày đầu vô cùng gian khổ của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Lính Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh, sinh viên, trí thức trẻ. Đơn vị này hoạt động chủ yếu trên địa bàn núi rừng miền Tây Bắc sang tới Thượng Lào, có nhiệm vụ bảo vệ biên giới Việt - Lào và phối hợp với bộ đội Lào đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp. Sinh hoạt vô cùng thiếu thốn và gian khổ nhưng lính Tây Tiến vẫn phơi phới tinh thần lãng mạn anh hùng. Bài thơ được viết ở Phù Lưu Chanh (Hà Tây) cuối năm 1948, lúc Quang Dũng rời xa đơn vị chưa lâu. Bài thơ ban đầu có tên là Nhớ Tây Tiến, sau đổi lại là Tây Tiến. Qua nỗi nhớ cảnh vật và con người Tây Tiến, bài thơ bày tỏ niềm ngưỡng mộ những người lính trong kháng chiến chống Pháp và ngợi ca một thời gian khổ mà anh hùng trong lịch sử dân tộc. Nỗi nhớ ấy xuyên suốt cả ba đoạn và bốn câu kết thúc của bài thơ. Trước hết là khổ thơ đầu của bài, Quang Dũng thể hiện nỗi nhớ của mình về đoàn quân Tây Tiến thông qua nỗi nhớ ấy ta thấy được những hình ảnh bi tráng thể hiện vẻ đẹp của những anh hùng Tây Tiến: Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi Nỗi nhớ ấy bắt đầu bằng tiếng gọi "Tây Tiến ơi". Tiếng gọi đó sao mà nghe tha thiết như thế, nó như vọng vào không gian của con sông Mã, quay ngược lại với những kỉ niệm thời xưa. Một thời đạn bom đó đã để lại nỗi ám ảnh cho những người trực tiếp tham gia chiến đấu. Cách hiệp vần ở những chữ cuối mỗi câu khiến cho câu thơ càng vang xa, ngân mãi trong đêm: ”ơi, vơi, hơi”. Nó giống như lúc những anh lính Tây Tiến trút hơi thở mệt mỏi sau một ngày hành quân. Hai địa danh Sài Khao và Mường Lát hiện lên khắc sâu vào nỗi nhớ của tác giả.
Hai địa danh ấy gắn với những cuộc hành quân của đoàn quân Tây Tiến. “Đêm hơi” khiến cho độc giả nghĩ tới nhiều sự vật kì vĩ, đêm hơi có thể là đêm đầy sương và hơi sương, đêm hơi còn là đêm của không khí lạnh của rừng sâu, nhưng cũng có thể là sự di chuyển nhẹ nhàng của những chiến sĩ đoàn quân Tây Tiến hay chính là những hơi sương trong đêm hành quân ấy thể hiện những khó khăn vất vả của đoàn quân. Những khó khăn của những người lính Tây Tiến lại trở nên đẹp đẽ và nên thơ trong những vần thơ của Quang Dũng. Đó là những gian nan mà những người lính phải trải qua, chính những gian nan đó lại càng tô đậm vẻ đẹp bi tráng của họ… Những triền dốc khiến người ta mới nhìn đã thấy ngại, hai từ "thăm thẳm" trong câu thơ khiến độ hun hút của những con dốc lại càng trở nên nguy hiểm biết bao nhiêu. Chưa dừng lại đó, những hình ảnh hun hút, đầu súng của những người lính đang đùa giỡn với mây trời: Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây, súng ngửi trời Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi Những chi tiết, hình ảnh thơ của tác giả đầy ấn tượng. Sương dày như lấp cả đoàn quân, mưa nhiều đến nỗi làm cho những ngôi nhà như trôi bồng bềnh giữa biển khơi… Nhiều câu thơ sử dụng hàng loạt thanh trắc: “dốc”, “khúc khuỷu”, “thăm thẳm”… làm hiện lên cái gập ghềnh, thăm thẳm, khúc khuỷu, cheo leo của con đường hành quân. Những độ cao độ sâu ấy được tính bằng ngàn thước, nhấn mạnh vào những gian khổ mà đoàn quân phải vượt qua. Tiếp đó là những chữ dùng rất bạo, nhất là ba chữ “súng ngửi trời” gợi lên độ cao chóng mặt. Hai câu sau có sự phối thanh rất độc đáo. Điệp ngữ "ngàn thước" là một ước lệ nghệ thuật có tính định lượng, khắc họa vẻ đẹp hùng vĩ, chênh vênh, kì thú của núi rừng miền Tây. Yếu tố tương đồng của điệp ngữ "ngàn thước" và tính chất tương phản của các động từ "lên – xuống" trong hai vế câu đã tạo ra cảm giác về một nét gập đột ngột, dữ dội cho câu thơ, cũng là cách để nhà thơ gợi tả thật tài hoa độ cao của dốc, độ sâu của vực: bên này đường lên núi dựng đứng, vút cao; bên kia vực đổ xuống hun hút, hiểm trở. Trong cả câu thơ đặc biệt giàu tính tạo hình và biểu cảm, dốc núi miền Tây được miêu tả hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp nhưng đều khắc họa được đồng thời cả sự hiểm trở lẫn vẻ đẹp hùng vĩ, kì thú. Thông qua bức tranh thiên nhiên, có thể thấy vẻ đẹp tâm hồn của những người lính Tây Tiến: họ lạc quan, mạnh mẽ, coi thường mọi gian truân, vất vả; những thử thách của thiên nhiên chỉ càng làm rõ hơn ý chí, sức mạnh, tâm hồn trẻ trung và tư chất nghệ sĩ của họ. Sau những câu thơ hun hút, nhọc nhằn miêu tả dốc núi, câu thơ tả mưa miên man trong bảy thanh bằng, cùng với rất nhiều âm tiết mở; câu thơ đã gợi tả một không gian mênh mang, dàn trải, nhạt nhòa trong mưa "Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi". Dòng thơ mở ra một khoảng không gian bát ngát, câu thơ như bay ngang trời. Ta như hình dung được người lính đang leo lên những cồn mây, một hôm nào đó, dừng chân bên dốc núi phóng tầm mắt nhìn ngang ra xa. Ánh mắt những người lính xa nhà bâng khuâng hướng tới những ngôi nhà bồng bềnh, thấp thoáng, ẩn hiện trong màn mưa hư ảo… Sắc thái phiếm chỉ khiến cụm từ "nhà ai" trở nên mơ hồ, xa xăm. Sắc thái nghi vấn lại gợi nỗi trăn trở trong lòng người. Cả câu thơ chỉ có duy nhất tiếng "nhà" mang thanh huyền như một thoáng trầm lắng, suy tư để rồi sau đó, tất cả những thanh không chơi vơi trong nỗi nhớ. Giữa mưa rừng buốt lạnh, giữa núi rừng mênh mông, ở những địa danh như Sài Khao, Mường Lát, Mường Hịch, Pha Luông… rất xa lạ, làm tăng thêm ấn tượng về sự hoang sơ, kì vĩ, bí mật của rừng thiêng, hình ảnh ngôi nhà gợi cảm giác ấm áp, nhớ nhung dễ làm xao xuyến lòng người xa quê. Chúng cho biết không chỉ miền đất mà người lính đã đi qua mà khi “vừa mới đọc lên thôi đã thấy mòn chân mỏi gối” (Trần Lê Văn). Núi rừng miền Tây tiếp tục được miêu tả trong những nét vẽ đầy ấn tượng: "Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người" "Thác gầm thét" và "cọp trêu người" là hai hình ảnh nhân hóa thể hiện sự dữ dội, hoang sơ đầy bí hiểm của núi rừng miền Tây. Bút pháp đối lập của cảm hứng lãng mạn được sử dụng trong phép đối thanh rất tinh tế ở hai câu thơ này. Nếu câu trên có các tiếng "thác", "thét" mang thanh trắc ở âm vực cao thì câu dưới là các tiếng "Hịch", "cọp" cũng mang thanh trắc nhưng lại thuộc âm vực thấp. Và có thể thấy những dấu sắc trong câu trên như gợi âm thanh của tiếng thác nước man dại ở vòm cao thăm thẳm; những dấu nặng liên tiếp trong câu thơ dưới lại như một phỏng tiếng bước chân nặng nề của thú dữ, gợi ra cái thâm u, bí ẩn đầy đe dọa ở vòm tối thấp của núi rừng. "Chiều chiều" và "đêm đêm" là những trạng ngữ chỉ dòng thời gian tuần hoàn, miên viễn, vĩnh hằng. Những sức mạnh thiên nhiên khủng khiếp đã ngự trị núi rừng miền Tây không phải một chiều, một đêm mà là "chiều chiều – đêm đêm" - sự ngự trị muôn đời! Nhưng cũng chính điều này lại càng khiến chân dung người chiến sĩ Tây Tiến thêm hào hùng, mạnh mẽ: họ đã hành quân qua những vùng đất hoang sơ, dữ dội, vắng bóng con người, những vùng đất tưởng như chỉ là vương quốc riêng của heo hút mây trời, của rừng thiêng nước độc; vùng đất ấy nay đã in dấu chân của những người chiến sĩ kiên cường, dũng cảm trong đoàn quân Tây Tiến. Sự vất vả, gian truân cũng như vẻ đẹp trong tâm hồn người lính Tây Tiến đã ít nhiều thể hiện trong những câu thơ miêu tả cảnh thiên nhiên miền Tây và hành trình qua miền Tây, ngoài ra còn có những câu thơ trực tiếp miêu tả hình ảnh người lính cũng như những kỉ niệm của họ trong chặng đường hành quân. Trước hết là một kí ức sâu đậm của Quang Dũng về hình ảnh một người chiến sĩ Tây Tiến trên đường hành quân: "Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời!  Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói Mai Châu mùa em thơm nếp xôi" Từ láy "dãi dầu" đã thể hiện toàn bộ những vất vả, nhọc nhằn của các anh khi hành quân qua miền Tây, khi vượt qua những núi cao, vực sâu, thác ghềnh dữ dội, vượt qua những nắng mưa, sương gió miền Tây... Hai câu thơ tựa như một bức kí họa đầy ấn tượng về người lính Tây Tiến. Sự hồn nhiên của người lính được thể hiện qua những giây phút mệt mỏi, gục lên ba lô và ngủ, bỏ lại sau đó những khó khăn vất vả, những hiểm nguy của kháng chiến. Hình ảnh người lính gục lên súng mũ dãi dầu không bước nữa là một hình ảnh đẹp. Câu thơ nhằm nói giảm đi cái chết, c��i hi sinh của những người chiến sĩ ấy. Đó là một vẻ đẹp bi tráng, cái hi sinh kia là bi nhưng trong cái bi ấy ta lại thấy một cái tráng lệ vô cùng. Họ có thể hi sinh nhưng trong một tư thế rất nhẹ nhõm, “bỏ quên đời” những kí ức về những lúc dừng chân mệt mỏi, những kỉ niệm với những buổi chiều và ban đêm với những con thú dữ gầm rú lên, nhớ những đêm mùa nếp xôi ở Mai Châu. Ở đoạn thơ tiếp theo người lính hiện ra với vẻ hồn nhiên, có một đời sống tinh thần cũng vô cùng vui vẻ lạc quan, những hình ảnh liên hoan đời thường, cùng với cô gái Viên Chăn xinh đẹp kiều diễm với tình dân quân thân thiết đẹp sao. Bỏ qua những vất vả những người lính hiện ra với vẻ đẹp oai hùng mà cũng hồn.  Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa Kìa em xiêm áo tự bao giờ Khèn lên man điệu nàng e ấp Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ “Doanh trại” là nơi đóng quân của Tây Tiến cũng là nơi diễn ra lễ hội văn hóa đậm đà tình quân dân. Đồng bào dân tộc đã tụ họp về đây để sinh hoạt và góp vui tinh thần với bộ đội Tây Tiến. Từ “Bừng” gợi cảm giác ấm áp, gợi niềm vui lan tỏa. Đêm rừng núi thành đêm hội. Ngọn đuốc nứa, đuốc lau thành “đuốc hoa” (“Đuốc hoa” là hoa chúc – cây nến đốt lên trong phòng cưới, đêm tân hôn). Ở đây, “đuốc hoa” có ý nghĩa là gợi không khí ấm cúng gợi niềm vui, niềm hạnh phúc trong lòng các chiến sĩ. “Bừng” chỉ ánh sáng của đuốc hoa, của lửa trại sáng bừng lên; cũng còn có nghĩa là tiếng khèn, tiếng hát, tiếng cười nói tưng bừng rộn rã. Có thể hình dung đêm hội mà Quang Dũng viết trên đây như một đám cưới tập thể. Từ “Kìa em” trong câu thơ thứ hai thể hiện sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng của lính
Tây Tiến trước vẻ đẹp của cô gái vùng cao trong trang phục “xiêm áo” lộng lẫy cùng dáng vẻ “e ấp” rất thiếu nữ. Quang Dũng phát hiện ra vẻ đẹp rực rỡ của cô gái bằng cả niềm yêu, niềm say đến cảm phục. Yêu say từ vóc dáng đến trang phục. Chính trang phục truyền thống đậm đà bản sắc văn hóa của các thiếu nữ Tây Bắc càng tôn vinh lên vẻ đẹp của họ. Quang Dũng không khỏi không thán phục đến ngạc nhiên tr­ước vẻ đẹp ấy. Em trở thành hạt nhân của bức tranh với vẻ đẹp xứ lạ phư­ơng xa. Những thiếu nữ Mường, những thiếu nữ Thái, những cô gái Lào xinh đẹp, duyên dáng “e ấp”, xuất hiện trong bộ xiêm áo rực rỡ. Cũng có thể hiểu người lính đang đóng giả con gái trong những trang phục dân tộc rất độc đáo, tạo tiếng cười vui cho đêm văn nghệ. Ngỡ ngàng nữa là tiếng khèn “man điệu”. Khèn là một loại nhạc cụ của người dân tộc miền núi Tây Bắc còn “man điệu” là một điệu nhạc “lạ” đặc trưng văn hoá của những con người nơi đây. Và hòa vào tiếng khèn ngất ngây ấy là điệu múa Lam vông quyến rũ của những cô gái Lào đã “xây hồn thơ” trong lòng các chàng lính trẻ. Chính cái lạ ấy làm đắm say tâm hồn những chàng trai Tây Tiến gốc Hà Nội hào hoa. Chính trong không khí của âm nhạc, vũ điệu ấy đã chắp cánh cho tâm hồn những ngư­ời lính Tây Tiến thăng hoa, mọi mỏi mệt như bị đẩy lùi, thêm vào đó là lòng yêu đời, yêu miền đất lạ. Chính vì thế mọi cảm giác mỏi mệt, mọi vất vả đều tan biến. Thay vào đó là niềm lạc quan, yêu đời nâng bước họ mạnh mẽ hơn trên con đường hướng về “Viên Chăn xây hồn thơ”. Từ đó, ta có thể thấy được rằng các chiến sĩ của chúng ta dù trong những giờ phút vui vẻ, thoải mái nhất thì tâm hồn của họ vẫn luôn hướng về lí tưởng cách mạng cao đẹp. Bốn câu sau là khung cảnh chia tay trên nền sông nước Tây Bắc vừa thực vừa mộng hoang vắng, tĩnh lặng, buồn thi vị. Cả bốn câu là cảnh sắc Tây Bắc gợi cảm giác mênh mang, huyền ảo: Người đi Châu Mộc chiều sương ấy Có thấy hồn lau nẻo bến bờ Có nhớ dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa  So với bốn câu thơ trên là hình ảnh không khí đêm lễ hội tưng bừng hoà hợp với ánh sáng lung linh và tâm hồn trẻ trung, yêu đời của các chiến sĩ Tây Tiến thì bốn dòng thơ tiếp theo, Quang Dũng đưa người đọc đến với hình ảnh của con người và núi rừng Tây Bắc trong một buổi chiều sương… Một không gian bảng lảng khói s­ương như­ trong cõi mộng cứ thế hiện ra. Thiên nhiên Tây Bắc hiện lên theo chiều hướng nhẹ hoá. Cái dữ dội, khốc liệt được đẩy lùi đi và thay vào đó là những hình ảnh nhẹ nhàng và thơ mộng. Hình ảnh đầu tiên là hình ảnh chiều sương cho ta thấy nét đặc trưng vốn có của núi rừng nơi đây. Nhưng sương ở đây không phải là sương lấp, sương che hay sương phủ mà là ''Người đi Châu Mộc chiều sương ấy''. Nó gợi màu sắc bảng lảng, sương khói vừa có nỗi buồn man mác. Đại từ ''ấy'' làm rõ nghĩa hơn cho từ chiều sương để nhấn mạnh rằng đây là một buổi chiều sương rất đặc biệt, chiều sương trong nỗi nhớ đã thành kỷ niệm nên tình người cũng man mác, bâng khuâng! Không gian nên thơ ấy làm nền cho ngư­ời thơ xuất hiện: Giữa hình ảnh thiên nhiên Tây Bắc hiện lên đầy sức sống và lãng mạn thì hình ảnh con người nơi đây hiện lên mang một vẻ đẹp khỏe khoắn, bất khuất, kiên cường: ''Có nhớ dáng người trên độc mộc''. Điệp ngữ “có thấy – có nhớ” luyến láy như chạm khắc vào lòng người một nỗi nhớ da diết, cháy bỏng khôn nguôi. Độc mộc là một loại thuyền được làm từ thân cây gỗ lớn, dài. Dáng người trên độc mộc ở đây có thể là hình ảnh mềm mại, uyển chuyển của những cô gái Thái, Mèo đang đưa các chiến sĩ vượt sông. Cũng có thể hiểu là dáng hình kiêu dũng của các chiến sĩ Tây Tiến đang chèo chống con thuyền vượt sông, vượt thác dữ tiến về phía trước. Tất cả những hình ảnh ấy đều đã để lại trong lòng của Quang Dũng một hình ảnh khó phai nhoà… Thiên nhiên Tây Bắc vốn nổi tiếng với con sông Mã, một dòng sông đã chứa trong nó biết bao dữ dội. Nhưng ở đây, dòng sông Mã đã hiện lên với sự nhẹ nhàng đến kỳ lạ. Những cánh hoa rừng không bị ''dồi lên dập xuống'' mà là “Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa''. Từ láy “đong đưa” được sử dụng rất gợi: Cánh hoa rừng như cũng quyến luyến con người.
Cánh hoa rừng như bàn tay vẫy chào người lính, tiễn người lính vượt sông đi đánh giặc. Với những nét kiên cường dù cho sự khắc nghiệt làm cho ý chí và lòng quyết tâm của chiến sĩ không hề bị phôi phai, những đoàn binh phải chịu đựng hàng trăm những gian nan và nguy hiểm đó đã tác động xấu đến thân thể của người lính, nhưng nó không làm phôi phai đi tinh thần của người chiến sĩ Tây Tiến. “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm” Không chỉ khó khăn trên chiến trường chiến đấu, những câu chuyện về bệnh tật và nơi khí hậu khắc nghiệt cũng được đưa vào trong thơ của Quang Dũng. Không một chút giấu diếm, sự thiếu thốn hay những căn bệnh như sốt rét. Chính Hữu trong bài thơ "Đồng chí" đã trực tiếp miêu tả căn bệnh ấy: "Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi" Căn bệnh đáng sợ khiến cả binh đoàn bị rụng hết tóc được Quang Dũng khai thác hết sức chân thực của người lính Tây Tiến, dù khó khăn khắc nghiệt nhưng tinh thần chiến đấu chưa bao giờ kết thúc. Hình ảnh quân xanh màu lá là những hình ảnh gầy gò ốm nhưng không hề yếu mà vẫn dữ oai hùm. Mắt trừng gợi cho ta liên tưởng đến sự căm thù giặc của những anh hùng tây tiến. Những ánh mắt hiện lên lửa hi vọng và tinh thần chiến đấu oai hùng, không một chút phó mặc cho số phận, cũng có thể đó chính là sự thức trắng không ngủ được vì lo cho biên giới hoặc mở mắt để nhớ những bóng kiều thơm kia. Đó là sự hi sinh của những người chiến sĩ ấy, họ phần lớn là những trí thức Hà Thành ngày đêm nghĩ đến quê nhà với những bóng hồng mà không bao giờ mờ nhạt trong lòng họ. Đó chính là cái bi của vẻ đẹp người lính. Nhưng nó lại rất tráng vì người ta chết đi vì lí tưởng cao cả của mình thì đó chính là cái chết đẹp. Thay vì chiếu đắp lên, sự ra đi của các anh được ví như sự ra đi của những người được những người khác tôn trọng và biết ơn. Những áo bào thì thay bằng chiếu thể hiện sự giản dị của những người lính. Chiến trường khắc nghiệt làm cho anh phải ra đi chỉ có mảnh chiếu che thân. Đất mẹ chính là nơi các anh sinh ra cũng là nơi mà các anh về, đất mẹ che chở cho các anh mãi mãi yên bình với giấc ngủ ngàn thu của mình. Một lần nữa, hình ảnh sông Mã hiện ra, gầm lên khúc hành ca, như kính cẩn tiễn đưa linh hồn các anh, không phải là sự chơi vơi nữa mà là tiếng gầm, nó càng tạo nên chất tráng cho bài thơ. “Tây Tiến” được xem là một thi phẩm xuất sắc, gần như đạt đến sự toàn bích về nghệ thuật. Bút pháp hiện thực kết hợp lãng mạn, đậm chất bi tráng, nhiều sáng tạo về hình ảnh, ngôn ngữ, giọng điệu. Hình ảnh thơ sáng tạo mang sắc thái thẩm mĩ phong phú. Ngôn ngữ thơ đa sắc thái, phong cách; (trang trọng, cổ kính; sinh động, gợi tả gợi cảm…), có những kết hợp từ độc đáo (nhớ chơi vơi, Mai Châu mùa em…), tên địa danh vừa cụ thể xác thực vừa gợi cảm giác lạ lẫm. Bao trùm bài thơ là giọng điệu khi tha thiết bồi hồi, khi hồn nhiên vui tươi, khi bâng khuâng man mác, khi trang trọng, khi trầm lắng… Cả bài thơ là nỗi nhớ da diết của nhà thơ đối với đơn vị Tây Tiến: Nhớ những chặng đường hành quân với bao gian khổ, thiếu thốn, hi sinh mất mát mà vẫn có nhiều kỉ niệm đẹp, thú vị, ấm áp; nhớ những đồng đội Tây Tiến anh hùng… Qua đó, tác giả đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến hào hùng, hào hoa và vẻ đẹp hùng vĩ thơ mộng của thiên nhiên miền Tây tổ quốc. Cũng từ đó mà toát lên chất lãng mạn bi tráng và vẻ đẹp độc đáo của hình tượng người lính cách mạng trong thơ Quang Dũng Dưới ngòi bút hào hoa của Quang Dũng những hình ảnh về những người lính Tây Tiến vừa hồn hậu, giản dị lại hết sức khí phách. Qua đây ta cũng thấy được vẻ đẹp bi tráng của những chiến binh Tây Tiến, cảm nhận được như thế chúng ta càng thêm yêu hơn những con người vì quê hương đất nước. Bài thơ xứng đáng là một tượng đài bằng ngôn ngữ đã bất tử hóa phẩm chất anh hùng của anh bộ đội cụ Hồ trong cuộc kháng chiến chống Pháp rất đỗi gian khổ và vui tươi, hào hùng: “Tây Tiến biên cương mờ khói lửa
Quân đi lớp lớp động cây rừng Và con người ấy, bài thơ ấy Vẫn sống muôn đời cùng núi sông”. Xem thêm: Hướng dẫn soạn bài Tây Tiến (Quang Dũng)Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng (bài văn mẫu) Phân tích hình tượng người lính Tây Tiến bài mẫu số 4​​​​​​​ Hình ảnh người lính nói chung và những người lính thời kỳ chống Pháp nói riêng từ lâu đã đi vào văn chương như một nguồn thi cảm. Các nhà thơ viết về người lính với tất cả niềm kiêu hãnh, tự hào. Giữa muôn vàn những tác phẩm như vậy, Tây Tiến là bài thơ có vị trí đặc biệt. Tây Tiến là một trong những bài thơ sớm nhất viết về người lính cách mạng, ra đời ngay trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và trở thành thi phẩm xuất sắc của nền thơ Việt Nam từ sau năm 1945 cùng với hình tượng người lính Tây Tiến. Tây Tiến là một đơn vị quân đội được thành lập đầu năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt - Lào và đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở Thượng Lào và miền Tây Bắc Việt Nam. Địa bàn đóng quân và hoạt động của đoàn quân Tây Tiến khá rộng, bao gồm các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình, miền Tây Thanh Hóa và cả Sầm Nưa (Lào). Về xuất thân, các chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh, sinh viên. Mặc dù hoàn cảnh chiến đấu rất gian khổ, thiếu thốn về vật chất, thuốc men với căn bệnh sốt rét hoành hành dữ dội nhưng những người lính Tây Tiến vẫn sống rất lạc quan và chiến đấu rất dũng cảm. Có thể nói những người lính Thủ đô đã đi vào cuộc kháng chiến mang theo vẹn nguyên cái mộng mơ, lãng mạn, hào hoa của người con đất Hà Thành. Bài thơ được hình thành từ một nỗi nhớ, nỗi nhớ da diết về những người đồng đội và những ngày tháng, những kỉ niệm không thể nào quên của chính tác giả với đoàn quân Tây Tiến, gắn với vùng đất miền Tây hùng vĩ, hiểm trở và thơ mộng. Nỗi nhớ ấy đã đánh thức mọi ấn tượng, kí ức để kết tinh tập trung trong bức chân dung người lính Tây Tiến. Bằng bút pháp lãng mạn mà không thoát li hiện thực, bài thơ đã khắc họa sừng sững bức tượng đài người lính trường tồn, bất tử mãi mãi với không gian, thời gian. Trước hết, đó là nét gân guốc, lạ hóa trong ngoại hình của người lính Tây Tiến: Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Ta đã từng thấy một “Tiểu đội xe không kính” dí dỏm trong thơ Phạm Tiến Duật thì nay lại thấy một “đoàn binh không mọc tóc” trong thơ Quang Dũng. Nhưng nét gân guốc, lạ hóa trong ngoại hình của người lính Tây Tiến bắt nguồn từ chính hiện thực đến từng chi tiết. Không mọc tóc là hậu quả của những trận sốt rét rừng khủng khiếp, rừng thiêng nước độc, thuốc men không có nên quân xanh màu lá cũng là thực tế hiển nhiên. Tố Hữu khi vẽ chân dung anh vệ quốc quân trong bài Cá nước cũng không quên nhắc tới sức ảnh hưởng ghê gớm của căn bệnh quái ác đó: Giọt mồ hôi rơi Trên má anh vàng nghệ Nhưng ẩn sau ngoại hình ấy là sức mạnh nội tâm là tâm hồn, khí phách của những người lính Tây Tiến: Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Nếu câu thơ thứ nhất nhấn mạnh chữ "mộng" thì câu thơ thứ hai nhấn mạnh chữ “mơ”. Câu thơ mang vẹn nguyên cả ước vọng và điểm đến cuối cùng của đời lính Tây Tiến. Chữ “trừng” được sử dụng khá độc đáo. Người đọc có cảm tưởng như mọi ước mơ khao khát tận đáy lòng đã trào dâng và đong đầy trong ánh mắt người lính. Tứ thơ ấy gợi nhắc đến hình ảnh thơ quen thuộc: Những đêm dài hành quân nung nấu Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu. (Đất nước – Nguyễn Đình Thi) Thì ra bao giờ cũng vậy, đích đến cuối cùng của những người lính luôn là hạnh phúc. Nỗi nhớ của họ hướng cả về “dáng kiều thơm”, những bóng hình giai nhân yêu kiều, thướt tha, thanh lịch nào đó ngoài cuộc đời. Họ ra đi chiến đấu vì tự do, độc lập, nhưng trước hết là vì cuộc sống tương lai hạnh phúc mà họ khao khát. Chính vì vậy mà “dáng kiều thơm” trở thành điểm tựa, niềm hi vọng để tiếp thêm cho họ sức mạnh để chiến đấu và chiến thắng. Những người lính Tây Tiến sống anh dũng mà hi sinh cũng anh hùng. Quang Dũng không hè né tránh hiện thực khắc nghiệt nhất, đau thương nhất, tàn nhẫn nhất của chiến tranh đó là sự hi sinh:
Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời; ... Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh; Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành. Ba lần Quang Dũng nhắc tới sự hy sinh, nhưng lần nào cũng là hình ảnh ẩn dụ để tránh đi từ “chết”. Dường như khi người lính Tây Tiến ngã xuống chỉ là khi anh tạm nghỉ chân trước cuộc đời. Cái chết không đồng nghĩa với ngừng chiến đấu vì tâm hồn, vì ước nguyện của anh sẽ mãi trường tồn với thời gian. Anh ngã xuống nhưng vẫn kịp trao ngọn lửa tuổi trẻ cho những đồng đội tiếp tục con đường cách mạng vinh quang. Sự hi sinh của các anh làm người đọc không khỏi nghẹn ngào: “Rải rác biên cương mồ viễn xứ”. Chữ “rải rác” được đảo lên đầu câu, nhấn mạnh cho sự quạnh quẽ, lạnh lẽo, hoang vắng gợi cảm giác xót xa đau đớn những đôi cánh của lí tưởng quên mình vì Tổ quốc “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” đã xoa dịu nỗi đau làm sáng lên vẻ đẹp tâm hồn của người lính Tây Tiến. Có lẽ hình tượng người lính Tây Tiến đã trở thành bất tử với muôn đời. Dòng lịch sử có thể đổi thay nhưng mọi thế hệ sau vẫn gợi nhắc đến các anh như hình tượng đẹp đẽ nhất. Qua dòng hồi tưởng của Quang Dũng, những chiến sĩ Tây Tiến hiện lên trong sự đối mặt với khó khăn, gian khổ, hi sinh nhưng lúc nào cũng lạc quan phơi phới yêu đời. Với âm hưởng thơ lúc dữ dội, khi sôi nổi, lúc lại vang vọng, trầm lắng, bài thơ đã dẫn hồn người đọc trở về một thời quá khứ xưa, để cùng lắng cảm trong nỗi nhớ thương da diết của Quang Dũng. Kiến thức mở rộng * Khái quát chung về bài thơ - Tây Tiến: là tên một đoàn quân được thành lập năm 1947, có nhiệm vụ kết hợp với bộ đội Lào để bảo vệ biên giới Việt - Lào, làm hao mòn lực lực giặc Pháp. - Xuất thân lính Tây Tiến: phần đông là người Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh, sinh viên. - Cảm hứng sáng tác bài thơ: Quang Dũng viết bài thơ để bày tỏ nỗi nhớ với đoàn quân Tây Tiến sau khi chuyển sang công tác ở đơn vị khác. * Một số nhận định hay về bài thơ Tây Tiến có thể vận dụng vào bài làm - “… Tây Tiến là sự tiếp tục của một dòng thơ lãng mạn nhưng đã được tác giả thổi vào hồn thơ rất trẻ, rất mới, khác hẳn những tiếng thơ bi lụy não nùng. Cũng khơi nguồn cảm hừng từ một thời gian khổ và oanh liệt của lịch sử đất nước nhưng Tây Tiến đã được thể hiện một cách đặc sắc qua ngòi bút Quang Dũng, với một tâm trạng cụ thể - nỗi nhớ đồng đội trong đoàn quân Tây Tiến. Chính niềm thương nhớ da diết và lòng tự hào chân thành của tác giả về những người đồng đội của mình đã khiến người đọc của nhiều thế hệ rung cảm sâu xa và đó cũng chính là âm hưởng chủ đạo của bài thơ này…”. (Vũ Thu Hương, Vẻ đẹp văn học cách mạng) - “… Tây Tiến… nơi mà con người Tây Tiến, chiến sĩ Tây Tiến, núi rừng Tây Tiến đã vượt ra ngoài những cảm quan ban đầu của hồn thơ Quang Dũng để đến với đại ngàn thi hứng. Nơi ấy, cuồn cuộn dòng chảy lạnh lùng và đa tình, hiện thực và lãng mạn, bi và tráng. Một Tây Tiến không chỉ níu kéo bước chân người lính trong nỗi niềm nhớ… Tất cả đều gợi ấn tượng của sự “lạ hóa”, của những vẻ đẹp kì ảo khó gọi tên…”. (Đinh Minh Hằng, Vẻ đẹp văn học cách mạng) - “… Tôi làm bài thơ này rất nhanh. Làm xong, đọc trước đại hội được mọi người hoan nghênh nhiệt liệt. Hồi đó tấm lòng và cảm xúc của mình ra sao thì viết vậy. Tôi chả chút lị luận gì về thơ cả…”. (Quang Dũng) - “Đọc Tây Tiến, ta có cảm tưởng như ngậm nhạc trong miệng”. (Xuân Diệu) - "Cảm xúc bao trùm toàn bộ bài thơ là một nỗi nhớ: Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi... Qua nỗi nhớ ấy, hình ảnh núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, hiểm trở và dữ dội hiện lên như một bức tranh hoành tráng. Và trong bài, người viết không che giấu những gian khổ, hy sinh của người lính Tây Tiến. Chỉ có điều, nó được thể hiện bằng một ngòi bút lãng mạn. Qua cái nhìn của nhà thơ, cái bi bỗng trở thành cái hùng (bi tráng)". (GS. Nguyễn Đăng Mạnh & PTS. Trần Đăng Xuyên) - "Trong Tây Tiến có một chữ “về” rất đáng chú ý: hoa về, nhạc về, về đất, và đặc biệt ở câu thơ cuối: Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi. Chữ "về" này dẫu là phụ từ hay động từ, cũng
đều gợi lên hướng đến một nơi có khả năng kết nạp, bao dung, lưu giữ; tức là những nơi mà nhà thơ suốt đời mắc nợ, suốt đời để nhớ... Bởi thế, ban đầu bài thơ có cái tên khá rõ ràng là Tây Tiến, hẳn nhà thơ viết ra cốt mong sao cho vợi, cho hả “cái nhớ” ấy. Chẳng biết có đỡ chút nào không, chỉ biết nhờ nỗi nhớ khôn cùng kia, thi sĩ đã để lại một bài thơ xuất sắc." (Văn Giá, Bình văn) -/- // Hy vọng rằng dàn ý chi tiết cùng bài tham khảo phân tích vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến trên đây sẽ giúp các em hoàn thành bài làm của mình một cách hoàn thiện và thuận lợi nhất. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu 12 khác được cập nhật thường xuyên tại doctailieu.com. Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao nhé!
0 notes
halyyhpa · 1 month
Text
Có đôi lúc tớ nghĩ về chuyện xuyên không😗
Tớ rất muốn về một vài thời điểm trong quá khứ. Nhưng trong hiện tại, nếu có cơ hội xuyên không, chữ “nếu” mà không bao giờ xảy ra được đâu, tớ muốn về đúng thời gian này của một năm về trước. Vì đó là lúc tớ bắt đầu bước vào quá trình ôn thi vào 10, là lúc đất trời bước vào thu cũng như bây giờ nhưng lại mang một nét gì đó khang khác hơn, là lúc tớ còn một năm nữa để đồng hành cùng A7, là lúc tớ quyết định sẽ tiếp tục theo đuổi đội tuyển Văn, là lúc tớ biết mình có sự yêu quý với cô Yến, là lúc tình cảm của tớ bắt đầu nảy mầm với nhà Nhã, là lúc sẵn lòng tạm xa những ngày hè dù còn nhiều điều vương vấn quá, là lúc mong ngóng từng ngày để bước vào năm học mới…
Tháng năm ấy vẫn còn khiến tớ lưu luyến nhiều quá. Nếu hiện tại tớ vẫn thầm nhớ nhung thời gian ấy thì ở quá khứ, khi ấy tớ cũng đã đặt ra rất nhiều câu hỏi về tương lai, liệu mùa thu năm sau mình sẽ đứng dưới mái trường nào nhỉ, liệu mình sẽ ôn thi thế nào, ngày thi mình sẽ ra sao, điểm số của mình là bao nhiêu nhỉ, mình có đạt đúng kì vọng không, mà kì vọng của mình là gì nhỉ, phải đợi đợt khảo sát đầu tiên thôi, không biết sẽ được bao nhiêu điểm nhỉ, những đợt khảo sát sau liệu mình có làm tốt hơn không,… Và ở hiện tại, những câu trả lời cho các câu hỏi ấy cũng đã thuộc về thời gian trong quá khứ rồi😊 Nhanh thật đấy… Ừm, nói là nhanh nhưng giai đoạn đầu ôn thi ấy, mình thấy thời gian dài lê thê, cũng ước ngày mai thi luôn cho rồi. Thế mà ngày thi cấp 3 của tớ cũng qua rồi đấy.
Nhưng ngày đó thực ra ôn thi vẫn chưa áp lực lắm, vì giai đoạn nửa đầu mà, nên mỗi ngày tớ vẫn vui cười, tích cực. Mỗi sáng thức dậy, dưới ánh bình minh dịu dàng bước qua ô cửa đánh thức cả căn phòng, tớ cảm thấy sảng khoái lắm, có lúc ngồi ngẩn ngơ mà ngắm mãi. Tự dưng có động lực để đến trường, ngày ấy tớ cũng hóng đi học lắm, tự nhiên tâm hồn vui vẻ nó vậy à. Phải nói là ngày nào đi học tớ cũng được gặp cô Yến nên cảm thấy rất phấn khích, có đợt xếp lại thời khoá biểu có hôm không có tiết của cô nên tớ chán học hẳn. Ừ nói cô là động lực đến trường của tớ thì cũng không sai nhưng chưa đủ, tớ còn những người bạn của tớ cơ mà, tớ có nhóm bạn thân 5 người (ở thời điểm đó là 5, bây giờ là 6 gòi): Vy, Trúc Linh, Yến Linh, Mai và tớ, tớ còn có Quyên ngồi ở phía trên nữa, và nhiều bạn có mấy trò tấu hài:). Nói là đi học có ngày cười không xong đi về tớ cũng dám cãi mà gật đầu lia lịa.
Gọi là ôn thi đấy nhưng trong giai đoạn đầu, cái gọi là áp lực chỉ lững lờ bay bay thôi, không rõ hình dạng, mặt mũi thế nào. Vì nếu là Văn, tớ học chưa đến 1 tuần là xong tài liệu của cô, nếu là Toán, chủ yếu là luyện tập, cũng nhuần nhuyễn rồi nên không việc gì, có khi bài tập cô giao cũng không thèm làm, đằng nào cô có kiểm tra đâu (“con xin lỗi cô Mĩ nhiều”), còn tiếng Anh, ôi 3 môn chính thì môn này tớ kém nhất, đây nói là áp lực thì chỉ ở đây thôi (may sao lúc thi thật, ông bà tổ tiên độ, trời thương được tận 9đ, nếu ông bà tổ tiên, trời cao có thiêng, con xin được cảm ơn rất nhiều). Còn trong những tiết khác tớ ôn bài 3 môn chính (cái này hình như không xảy ra nhiều) hoặc chủ yếu là ngồi viết văn thơ, lời bài hát, tô vẽ chữ bằng bút highlights, sợ người bên cạnh đọc được thì lật tiểu thuyết để he hé dưới ngăn bàn mang ra đọc, thầy cô trên bảng viết gì thì mới chép vào, để đủ bài lấy điểm, chứ thầy cô dừng phấn là lại lật tiểu thuyết, hì (có người bàn trên giống mình đấy).
Đến giờ ra chơi thì một là ngồi ôm khư khư quyển sách, hai là ra chỗ mấy nhỏ bạn thân nói chuyện trên trời dưới biển này kia (may không như lớp 8 giờ ra chơi sang tận lớp ai, người ta đi đâu cũng bám theo như gián điệp theo dõi🤦‍♀️). Vì ngồi xa mấy đứa bạn mà nên giờ ra chơi cũng quý báu lắm, nói mãi mà không hết ấy.
Ca học sáng xong, tớ không ăn bán trú mà đi về nhà. Nếu sáng hôm đó, tiết cuối là tiết của cô Yến, tớ thường cố tình đi cùng đường với cô và kiếm một cơ hội để trò chuyện với cô, điều ấy khiến tớ vui lắm nhưng có hôm cô bận họp hoặc là tự dưng đi khác đường khiến không nói chuyện được, tớ cũng hơi buồn. Khi ra đến ngoài đường, tớ đứng đợi bố tớ dưới một bóng cây, trước một quán ăn. Tớ còn nhớ quán ăn đó là được cho thuê, chủ đầu thuê có một em mèo vàng rất cuốn người, sẵn sàng để người ta vuốt ve, chạm vào mình, dễ thương lắm, thấy tớ vuốt nên em cũng nũng nịu. Đến chủ thứ hai thuê cũng có một em mèo mướp, em này có phần lạnh lùng hơn em trước nhưng vẫn thích để người ta vuốt ve mình, em mèo này xinh lắm ấy. Tớ thích mèo mà nên ngày nào đứng chờ bố ở đó, tớ cũng mong được gặp em mèo. Có hôm mải sờ mèo mà không để ý bố đón, phải để bộ đợi ở chỗ khác một lúc lâu=)))
Buổi chiều học ở trường thì tớ tập trung hơn buổi sáng vì hầu hết là tiết chính mà, lấy đâu ra thì giờ để lơ mơ. Có hôm tớ thích nhất là hôm thứ năm, vì hôm đó rất nhiều tiết văn, có hôm tận 8 tiết (trung bình 9 tiết/ngày), đã vậy chiều tối thứ năm, cô Yến còn thêm thời gian bổ trợ đến 6h30. Kì 1 thì cô cho nhiều bạn ở lại theo kiểu tự nguyện ấy nhưng sang kì 2 cô chỉ giữ những bạn yếu văn thôi.
Khi ấy chiều thứ 4 và thứ 7, tớ còn lê quận học đội tuyển văn nữa. Ở đó rất nhiều bạn giỏi nên tớ cảm thấy hơi e dè, nhưng tớ lại có Quỳnh Anh và Hà Minh nên cũng cảm thấy vui. Thực ra đã phần thời gian của chúng tớ ở trên đó là cười☺️. Và tớ là người hay bày trò nhất.
Đến tối thì có khi tớ đi học thêm cô Hải Anh, thầy Nghinh. Ở lớp học thêm tớ không kết bạn nên cũng chẳng có gì để nói nhiều. Và khi trở về nhà, có đêm tớ cũng thức học văn hoặc đơn giản là lướt tiktok và khi lên giường không có mẹ ngủ cạnh sẽ lại trùm chăn mang đèn và sách ra để đọc (lúc đó thì qua mặt được nhưng mà đến đợt 30/4-1/5 gì đó bị bắt một lằn, tự dưng thấy hơi lạnh sống lưng vì cũng đang trùm chăn viết bài này).
Một ngày trong thời gian ấy của tớ như vậy đấy, nhắc lại mà sống dậy trong lòng bao cảm xúc. Thực ra mỗi ngày cùng chu trình ấy nhưng lại có điều thú vị khác nhau nhưng ở đây tớ không thể đi sâu nói hết được🥹.
Điều khiến tớ viết bài này chính là những story trên ig của tớ. Hồi ấy tớ đăng rất nhiều về idol, vài khoảng khắc đời sống. Mấy hôm nay tớ xem lại nên trong lòng bỗng trỗi dậy những kỉ niệm ấy. Người ta nói rằng đừng sống mãi trong quá khứ, kỉ niệm sẽ kaf thứ giết chết chúng ta nhưng thật sự những ngày ấy quá đẹp, tớ muốn về lại lắm…
Tumblr media
1 note · View note
tyso001com · 3 months
Text
​Tuyển Bỉ diện trang phục Tintin độc đáo, nhận cơn mưa lời khen từ CĐV
Đức, 27/6/2024: Trong khuôn khổ vòng bảng EURO 2024, tuyển Bỉ đã thu hút sự chú ý của giới truyền thông và người hâm mộ bởi bộ trang phục thi đấu độc đáo lấy cảm hứng từ nhân vật Tintin trong tập truyện tranh cùng tên.
Khác với hai bộ trang phục truyền thống màu đỏ đen trước đó, trong trận gặp Ukraine, các cầu thủ Bỉ diện áo xanh và quần nâu, tương đồng với trang phục của Tintin - một biểu tượng văn hóa của Bỉ.
Ngay khi xuất hiện trên sân, bộ trang phục này đã nhận được "cơn mưa" lời khen từ các CĐV. Trang The Sun tổng hợp một số bình luận như: "Bộ trang phục đẹp nhất tôi từng thấy tại EURO", "Thật tuyệt vời", "Lần đầu tiên Bỉ diện trang phục Tintin ở EURO, tôi đã nghĩ về ngày này rất lâu rồi", "Chiếc áo thi đấu khiến tôi tin đây là Kevin De Bruyne lúc anh ấy chơi cho Man City".
Bên cạnh sự độc đáo và đẹp mắt, bộ trang phục này còn thể hiện niềm tự hào dân tộc của người Bỉ. Tintin là một nhân vật truyện tranh nổi tiếng được sáng tạo bởi Hergé, một họa sĩ người Bỉ. Những cuộc phiêu lưu của Tintin đã trở thành một phần không thể thiếu trong tuổi thơ của nhiều thế hệ người Bỉ.
Tuy nhiên, kết quả thi đấu của tuyển Bỉ trên sân cỏ không mấy khả quan khi họ chỉ có được trận hòa 0-0 trước Ukraine. Với vị trí nhì bảng, Bỉ sẽ phải đối mặt với ứng cử viên vô địch Pháp ngay ở vòng 1/8.
Dù vậy, hình ảnh các cầu thủ Bỉ thi đấu trong bộ trang phục Tintin độc đáo chắc chắn sẽ còn lưu lại ấn tượng đẹp trong lòng người hâm mộ, góp phần quảng bá văn hóa Bỉ đến với bạn bè quốc tế.
0 notes
lientranglienhanh · 4 months
Text
97.646 bài thơ, 5.058 tác/dịch giả
Toggle navigation
Nhớ rừng
Thơ » Việt Nam » Hiện đại » Thế Lữ » Mấy vần thơ (1941)
Thơ » Việt Nam » Hiện đại » Thế Lữ » Mấy vần thơ (1935)
☆☆☆☆☆
5304.31
Thể thơ: Thơ tự do
Thời kỳ: Hiện đại
25 bài trả lời: 19 thảo luận, 6 bình luận
63 người thích
Từ khoá: hổ (3) rừng (12) thiên nhiên (5) vườn bách thú (4) thơ sách giáo khoa (669) Ngữ văn 8 [2003-2017] (15)
Tuyển tập chung
- Thi nhân Việt Nam 1932-1941 (1942)
- 100 bài thơ Việt Nam hay nhất thế kỷ XX (2007)
Chia sẻ trên Facebook
Trả lời
In bài thơ
Tài liệu đính kèm 4
Một số bài cùng từ khoá
- Hồi 03: Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (Nguyễn Đình Chiểu)
- Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải)
- Đi thi tự vịnh (Nguyễn Công Trứ)
Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua,
Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
Giương mắt bé diễu oai linh rừng thẳm,
Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,
Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi.
Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,
Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.
Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ,
Thủa tung hoành hống hách những ngày xưa.
Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,
Với khi thét khúc trường ca dữ dội,
Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,
Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc.
Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc,
Là khiến cho mọi vật đều im hơi.
Ta biết ta chúa tể cả muôn loài,
Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi.
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
*
Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu,
Ghét những cảnh không đời nào thay đổi,
Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối:
Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng;
Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng
Len dưới nách những mô gò thấp kém;
Dăm vừng lá hiền lành, không bí hiểm,
Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu
Của chốn ngàn năm cao cả, âm u.
Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ!
Là nơi giống hầm thiêng ta ngự trị.
Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa,
Nơi ta không còn được thấy bao giờ!
Có biết chăng trong những ngày ngao ngán,
Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn
Để hồn ta phảng phất được gần ngươi,
- Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!
Nhớ rừng - Thế Lữ
1 note · View note
Text
Nhà thơ Nguyễn Xuân trường - Một người không ngừng sáng tạo trong văn thơ
Với mong mỏi sẽ phần nào đó khơi dậy văn hóa đọc truyền thống – một nét văn hóa có vẻ như đang dần mai một ở thế hệ trẻ, ông luôn tìm cách làm mới trong cách sáng tác thơ của mình. Dẫu đã có khá nhiều sáng tác, tuyển tập thơ văn (in chung) nhưng Xuân Trường vẫn muốn một ngày nào đó ông tự biên tập để cho ra đời tuyển tập thơ của chính ông. 
Tumblr media
2 tập thơ in chung của nhà thơ Nguyễn Xuân Trường
Điều quan trọng là người ta viết gì, viết như thế nào trên những thể thơ đã từng được khơi nguồn từ hàng trăm năm qua để cho ra đời một tác phẩm thật sự có ý nghĩa cho đời. Bởi “chiếc áo không làm nên thầy tu”, nên không thể nói thể thơ làm cho con người ta trở nên lỗi thời lạc hậu. Biết làm mới từ những điều tưởng như đã cũ như cách mà Nguyễn Xuân Trường đã làm trong thơ anh sẽ luôn đem đến cho chúng ta và cho cuộc sống niềm vui và bất ngờ thú vị.
Tumblr media
Từ những phân tích ở trên hẳn mỗi bạn đọc đều có thể đồng ý với tôi một điều rằng: Chọn cho mình một lối viết thơ truyền thống hay thơ hiện đại, thơ tự do… không còn quá quan trọng. 
Tumblr media
Nhà Thơ Nguyễn Xuân Trường hiện là Tư vấn chuyên môn cho The Poet Magazine - trang thông tin thơ ca tổng hợp. The Poet sưu tầm thơ theo tác giả và chủ đề, ca dao tục ngữ, câu nói hay ý nghĩa của các danh nhân Việt Nam, thế giới Trang xây dựng tính năng Kiểm Tra Chính Tả để bạn đọc dễ dàng tra cứu và chuyên mục Blog với thông tin phong thủy hữu ích.
Nhà Thơ Nguyễn Xuân Trường không chỉ đưa ra phân tích chuyên sâu cho nhiều tác phẩm, anh còn đóng vai trò kiểm duyệt nội dung cho các chuyên mục về thơ ca đảm b��o tính chuyên môn cho diễn đàn The Poet Magazine.
Xem thêm các thông tin về nhà thơ Nguyễn Xuân Trường tại Website của chúng tôi nhé!
0 notes
nhungcuonsachhay · 9 months
Text
Thơ Duyên - Xuân Diệu
Tumblr media
THƠ DUYÊN.
Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên, Cây me ríu rít cặp chim chuyền. Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá, Thu đến – nơi nơi động tiếng huyền.
Con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu, Lả lả cành hoang nắng trở chiều. Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn, Lần đầu rung động nỗi thương yêu.
Em bước điềm nhiên không vướng chân, Anh đi lững đững chẳng theo gần. Vô tâm – nhưng giữa bài thơ dịu, Anh với em như một cặp vần.
Mây biếc về đâu bay gấp gấp, Con cò trên ruộng cánh phân vân. Chim nghe trời rộng giang thêm cánh, Hoa lạnh chiều thưa sương xuống dần.
Ai hay tuy lặng bước thu êm, Tuy chẳng băng nhân gạ tỏ niềm. Trông thấy chiều hôm ngơ ngẩn vậy, Lòng anh thôi đã cưới lòng em.
Bài thơ "Thơ Duyên" này từng được sử dụng trong chương trình SGK Văn học 11 giai đoạn 1990-2006, nhưng đã được lược bỏ trong SGK Ngữ văn 11 từ 2007.
Nguồn: Tinh tuyển văn học Việt Nam (tập 7: Văn học giai đoạn 1900-1945), Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, NXB Khoa học xã hội, 2004 (dẫn lại từ Tổng tập văn học Việt Nam (tập 27), NXB Khoa học xã hội, 1990)
5 notes · View notes
meohayaz · 6 months
Text
Bộ sưu tập những bài thơ theo tháng hay và ý nghĩa nhất
Thời gian thấm thoát thoi đưa, cuộc sống luôn vận hành không ngừng nghỉ, từng phút từng giây đều cho chúng ta những góc nhìn khác nhau về thế giới. Trong văn học, con người, khung cảnh, cảm xúc và kỷ niệm theo thời gian đều được các tác giả gửi gắm trong từng con chữ. Ngay sau đây sẽ là tuyển tập những bài thơ theo tháng hay nhất, mỗi bài thơ sẽ là một hành trình trải nghiệm cảm xúc sâu sắc khác…
Tumblr media
View On WordPress
0 notes
tranductungkoji · 6 months
Text
Giới thiệu Trần Đức Tùng
Công ty TNHH Cảnh quan KOJI được sáng lập và điều hành bởi Anh Trần Đức Tùng. Anh Tùng hiện đang giữ chữ vụ Giám đốc điều hành (CEO) của doanh nghiệp. Anh được biết đến là một nhà quản lý có nhiều kinh nghiệm và luôn sẵn sàng phục vụ khách hàng bằng tất cả trái tim.
Anh sinh ra và lớn lên tại Sơn La – Một tỉnh nghèo thuộc vùng núi cao phía Tây Bắc Việt Nam. Cuộc sống thời thơ ấu ở vùng núi cao đã mang tới cho anh những trải nghiệm đặc biệt mà khó đứa trẻ nào ở thành thị có cơ hội được tiếp xúc. Tuổi thơ của anh gắn liền với thiên nhiên qua những khu rừng, những ngọn đồi cao, những bờ sông, dòng suối chảy xiết… Những thứ thiên nhiên tươi đẹp ấy đã đồng hành cùng anh trong suốt những năm tháng trưởng thành, bồi đắp thêm cho anh tình yêu với tự nhiên, cây cối.
Dù không được theo học những trường chuyên từ nhỏ nhưng anh Tùng đã bộc lộ trí thông minh, nhanh nhạy của mình. Qua những bài học tại các mái trường đơn sơ ở Sơn La, anh đã không ngừng tích lũy thêm kiến thức, học hỏi thêm từ những người xung quanh. Năm 17 tuổi, Anh Tùng chọn trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân tại Hà Nội và bắt đầu cuộc hành trình mới của mình.
Ngay từ những năm đầu Đại Học, Anh Tùng đã có cơ hội tiếp xúc với môi trường công việc liên quan đến cảnh quan, môi trường, thiết kế kiến trúc tại những công ty cảnh quan ở Hà Nội. Và những kiến thức mà anh tích lũy được từ khi còn nhỏ đã trở thành bước đệm cho anh phát triển thêm về công việc ngành này. Đây cũng chính là cơ duyên giúp anh quyết định gắn liền sự nghiệp của mình liên quan đến lĩnh vực cảnh quan.
Tumblr media
Sau khi tốt nghiệp Đại học, anh chính thức bắt đầu theo nghề và quyết tâm xây dựng sự nghiệp của mình. Trải qua nhiều lần hợp tác và hoạt động cùng các doanh nghiệp lớn trong ngành kiến trúc cảnh quan, Anh Trần Đức Tùng đã quyết định đứng ra thành lập công ty. Đó chính là Công ty TNHH Cảnh quan KOJI hiện tại.
Từ những ngày đầu thành lập, anh đã lựa chọn sứ mệnh “Thổi hồn vào từng công trình, biến ngôi nhà trong mơ của mỗi khách hàng thành nơi để kết nối giữa thiên nhiên và con người”. Với sứ mệnh đó, anh đã xây dựng tầm nhìn và các giá trị cốt lõi cho công ty KOJI. Đội ngũ nhân sự luôn được anh lựa chọn khắt khe, tuyển chọn giữa những người tài có cùng hệ tư tưởng. Tất cả vì mong muốn phục vụ tốt nhất cho khách hàng.
Trong gần 8 năm đi vào hoạt động, dưới sự điều hành của Trần Đức Tùng, Công ty TNHH Cảnh quan KOJI đã luôn hoạt động và đi đúng hướng, tập trung phát triển theo đúng sứ mệnh ngày thành lập. Anh Tùng cũng đội ngũ nhân sự đã không ngừng nỗ lực để mang tới sự hài lòng cao nhất tới khách hàng. Mỗi bản vẽ thiết kế đều được tạo nên từ kiến thức chuyên môn, sự tư vấn chuyên nghiệp nhờ am hiểu ngành và hơn hết cả đó là sự thấu hiểu và nắm bắt mong muốn khách hàng.
Nhờ vậy nên, mọi công trình do KOJI thực hiện đều được đánh giá cao về cả thẩm mỹ lẫn công năng. Các bản thiết kế nhà vườn hay các mẫu hồ cá Koi do KOJI hoàn thiện đều có những nét đẹp ấn tượng, những điểm nhấn nổi bật, đặc sắc khó bắt gặp ở bất cứ đâu trên thị trường. Đúng theo sứ mệnh, KOJi đã luôn nỗ lực để “biến ngôi nhà trong mơ của khách hàng thành nơi để kết nối giữa thiên nhiên và con người”.
Tính đến năm 2024, Anh Tùng đã dẫn đắt công ty phát triển vượt bậc, sánh vai cùng các doanh nghiệp khác trong TOP 3 công ty cảnh quan hàng đầu Việt Nam. Hiện nay, KOJI đã chính thức đồng hành cùng gần 500 chủ đầu tư trên cả nước. Hơn 1000 công trình đã được thiết kế và thi công hoàn thiện trên khắp miền Bắc.
Với sự cố gắng và tinh thần học hỏi bền bỉ, không biết mệt của mình, anh Trần Đức Tùng đã từng bước hoàn thiện và đưa KOJI chuyển mình, trở thành một cái tên đáng nhớ và từng bước trở thành công ty dẫn đầu ngành cảnh quan, thiết kế sân vườn tại Việt Nam.
LIÊN HỆ:
Địa chỉ: 60 P. Hồ Học Lãm, Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại: 0975559193
Website: https://koji.vn/tran-duc-tung
Koji Landscape: https://koji.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/tranductungkoji/
Twitter: https://twitter.com/tranductungkoji
Pinterest: https://www.pinterest.com/tranductungkoji/
Tumblr: https://tranductungkoji.tumblr.com/
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCIt8gcn6LlJsPGHKa4Te9zg
1 note · View note
itsnothingbutluck · 7 months
Text
0 notes