Tumgik
#tuybut
sachdoc · 4 years
Photo
Tumblr media
Đọc sách
0 notes
xindunghenuoc · 7 years
Quote
Sau này, tôi cũng đã nếm trải cảm giác dùng cả trái tim mình đặt cược hết vào canh bạc cuối, cũng đã từng vì một người mà thao thức không yên. Tôi cũng đã nếm trải cay đắng của sự mất mát, hiểu được nỗi khổ của việc muốn có nhưng lại không có được.
1987 rồi/ Lý Dịch Phong
159 notes · View notes
hiraeth-p · 8 years
Video
(via https://www.youtube.com/watch?v=Wtq8biajqio)
“Ca khúc được cộng đồng mạng viết lời trên nền nhạc bài Phong Thanh để tưởng nhớ cây bút trẻ Nam Khang Bạch Khởi. Nam Khang là tác giả 2 cuốn tùy bút nổi tiếng “Phù sinh lục ký” và “Em đợi anh đến năm ba lăm tuổi”. “Phù sinh lục ký” viết về quãng thời gian hạnh phúc của anh và người yêu trong suốt 7 năm. Còn “Em đợi anh đến năm ba lăm tuổi” được viết sau khi Nam Khang và bạn trai chia tay. 2 năm sau khi chia tay, 2 năm sống trong cô đơn và tuyệt vọng, Nam Khang mắc chứng trầm cảm. Cuối cùng, anh đã gieo mình dưới dòng sông Tương Giang. Ngày 27/3/2008, sau 15 ngày trôi nổi trên sông Tương, xác anh được tìm thấy và được vớt lên ở Nhạc Dương. Khi chết, anh chưa tròn hai mươi tám…”
Kỉ niệm 9 năm ngày mất của Nam Khang. Nếu còn sống, năm nay anh đã 37 tuổi, đã vượt qua ngưỡng tuổi 35, và “người ấy” không quay lại, vậy nên, anh chờ “người ấy” mãi mãi.
Tôi biết đến bài hát này trước tiên, nghe và cảm nhận, rồi tìm đọc những tác phẩm anh để lại. Sự thật, tôi không có nhiều cảm xúc khi đọc “Phù sinh lục ký”, là không ấn tượng, chỉ nhớ rằng đó là những câu chuyện nhỏ. Chỉ khi đọc đến “Em đợi anh đến năm ba lăm tuổi”, tôi mới có ấn tượng sâu sắc.
Tùy bút mang hơi hướng hồi tưởng, kể lại, có sự hoài niệm, có niềm tiếc thương, cũng có sự đau xót, rất nhiều cung bậc cảm xúc. Tôi không biết những người yêu nhau, hay đã từng bên nhau, khi “nửa kia” trước đây của mình lập gia đình, họ sẽ cảm thấy như thế nào? Tôi tưởng tượng, và thấy đau lòng, không nỡ, cũng không cam lòng. Vậy Nam Khang, anh đã nghĩ gì khi đính kèm câu nói “Mong cho cuộc sống yên ổn, tháng năm an lành.”  lên món quà cưới tặng “người ấy”? Anh nói: “Tôi thích nhất hai câu nói này, đến lúc đó sẽ đính kèm lên trên món quà đem tặng cho anh, bởi vì bản thân đã chẳng thể dùng được nữa rồi.” Thật chua xót làm sao! Nhưng tôi lại thấu hiểu suy nghĩ ích kỷ của anh, khi anh gửi tin nhắn cho “người ấy”:  “Em đợi anh đến năm ba mươi lăm tuổi, nếu như tới khi ấy anh vẫn không đến, thì em sẽ tìm người khác.” Vậy nhưng, “Cái người đã nói chờ đến năm 35 tuổi đó, giờ đã bước qua cánh cửa sinh tử kia mất rồi.”
 Có mấy ai cam lòng khi thấy người mình yêu ở bên cạnh một người khác đâu? Cũng có lẽ, khi trải qua nỗi đau ở một mức độ nhất định, con người ta sẽ có những dự cảm về tương lai, như anh, anh cũng dự cảm được rằng:  “Tôi nghĩ đến mai sau có lẽ sẽ phải trải qua rất nhiều năm như thế này, chỉ nghĩ thế thôi cũng đã đủ khiến cho người ta cảm thấy hoảng hốt hoang mang, vì thế nên sợ hãi, và cũng có thể sẽ không kiên trì đến năm ba mươi lăm tuổi được nữa.”
Tôi không phải một người đồng tính, nhưng chưa từng có suy nghĩ miệt thị hay xúc phạm về họ, hơn hết, tôi cảm thông, và thấu hiểu họ. Một vài người bạn của tôi, là người đồng tính, tuy họ chưa từng thể hiện sự dằn vặt, sự khuyết thiếu của họ, nhưng tôi hiểu họ nhạy cảm hơn những người khác rất nhiều, đối với họ tình yêu rất cao đẹp, một vài người tôn thờ và cực đoan với tình yêu ấy, như bạn tôi nói rằng, họ không có sự lựa chọn. Kể cả đến bây giờ, khi cộng đồng LBGT đã có nhiều người chấp nhận, nhưng vẫn còn những người từ chối sự tồn tại của họ, miệt thị và xúc phạm. Vậy vào cái thời của Nam Khang, vào thời kì đầu của năm 2000 ấy, anh đã vượt qua những lời lẽ cay nghiệt đó như thế nào? Anh kể rằng: “Ở thành phố nhỏ nơi quê tôi, lạc hậu, thiếu hiểu biết, hẳn là chuyện hai người đàn ông có thể yêu nhau cũng chưa từng nghe qua, hoặc có lẽ hoàn toàn từ chối việc tin rằng trên thế gian lại có thứ chuyện như thế tồn tại.” “Bảy năm bên nhau giờ dứt bỏ hỏi có nhiêu đau đớn?”, có lẽ anh đã phải chịu quá nhiều lời dè bỉu, vậy mà sự chẳng thành, anh không có được kết quả như ý muốn với “người ấy”, hơn hết, “người ấy” của anh lại chối bỏ bản thân là người đồng tính, tôi nghĩ anh đã rất trăn trở về điều này, chẳng khác gì chối bỏ tình cảm giữa hai người. Vậy nên, tôi càng xót thương cho anh. “Đời này kiếp này, thân phận chẳng thể công khai.”
Ai cũng vậy, khi không còn được ở bên cạnh người mình yêu nữa, nếu thực sự yêu, cũng sẽ mong sau này người ấy được hạnh phúc, dù không cam lòng: “ Tôi là người tha thiết cầu mong anh được hạnh phúc hơn bất kì ai khác trên cõi đời này, chỉ có điều khi nghĩ đến niềm hạnh phúc đó không có phần mình, vẫn sẽ cảm thấy rất đau.” Tùy bút khép lại lửng lơ ở những hồi tưởng của anh về “người ấy”, về sự chờ đợi của anh, hy vọng “người ấy” sẽ quay trở lại. “Một người đang yến tiệc tân hôn, còn một người đắm mình dưới sông băng giá.” Hai khoảnh khắc đối lập, lại kết thúc một đời người như thế.
Nếu có kiếp sau, tôi mong rằng anh sẽ được hạnh phúc, không còn chờ đợi “người ấy” nữa, quên hẳn “người ấy” đi, có một tình yêu đẹp, một thân phận công khai. Bởi lẽ, những người từng đã từng chịu qua tổng thương, đều đáng được hạnh phúc, Tôi tin vậy.
“Nhìn thủy triều dâng rồi hạ, kiếp người vẫn vậy/Chỉ mong sao dưới ánh dương này, có thể đường đường nắm chặt tay nhau/Bên nhau đến vĩnh cửu.” - Đó là những lời mà độc giả yêu mến đã viết tặng cho anh trong “Ngày qua tựa như gió”.
9/3/2008 - 9/3/2017.
13 notes · View notes
doiratlabuon · 9 years
Text
Tuỳ bút ngày mưa bão
Dạo gần đây bị buồn phiền đủ thứ chuyện trên đời , hmmmm Đó là nói quá lên cho có vậy thôi chứ thực ra quanh đi quẩn lại vẫn là chuyện gia đình và chuyện bản thân . Về vấn đề gia đình thì kiểu như mất niềm tin vào nó luôn , chẳng biết nên diễn tả cảm xúc nó như nào cả Còn về bản thân thì kiểu làm cái đ' gì cũng bị so sánh này nọ các thứ ;_; Nói chung là suy nghĩ nhiều nên lại bị đau đầu nữa rồi Chán mình quá đi mất
0 notes