Tumgik
#xung đột Nga Ukraine
decemberwind · 1 month
Text
Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media
NGOẠI GIAO CÂY TRE CỦA VIỆT NAM DƯỚI GÓC NHÌN CHIÊM TINH
Việt Nam đã trở thành một quốc gia vô cùng đặc biệt trên vũ đài quốc tế, đạt được thành tựu ngoại giao đáng kinh ngạc khi thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với cả ba cường quốc Mỹ, Nga, Trung Quốc. Điều này diễn ra bất chấp bối cảnh xung đột phức tạp ở Ukraine và mối quan hệ không hòa thuận giữa ba quốc gia này. Thành công đó phần lớn nhờ vào định hướng ngoại giao "cây tre" của Việt Nam, một chiến lược mềm dẻo nhưng kiên cường, thấm đẫm tinh thần của một dân tộc kiên trung và bất khuất. Dưới góc độ Chiêm tinh, liệu chúng ta có thể thấy gì về bản chất và tầm nhìn ngoại giao của Việt Nam?
🤝 𝐂𝐡𝐢𝐞̂𝐦 𝐓𝐢𝐧𝐡 & 𝐓𝐨̂̉𝐧𝐠 𝐐𝐮𝐚𝐧 𝐁𝐚̉𝐧 Đ𝐨̂̀ 𝐒𝐚𝐨 𝐂𝐮̉𝐚 𝐕𝐢𝐞̣̂𝐭 𝐍𝐚𝐦
🔹 #Chiêm_tinh không chỉ dừng lại ở nghiên cứu con người, mà còn mở rộng để nghiên cứu vận mệnh của các quốc gia, gọi là Mundane Astrology. Theo đó, mỗi quốc gia cũng có một bản đồ sao dựa vào thời điểm lập quốc, từ đó có "cá tính" và số phận riêng. Dựa trên thời điểm lập quốc vào ngày 2/9/1945 lúc 14h, bản đồ sao của nước CHXHCN Việt Nam tiết lộ nhiều điều về "cá tính" và con đường phát triển của đất nước.
🔹 Mặc dù Việt Nam được sinh ra trong thời kì đầy khó khăn với chiến tranh và xung đột, nhưng đây cũng là đất nước của những con người kiên tâm, quật cường, có khả năng chịu khổ và vượt lên trên chông gai (#cung_Mọc #Ma_Kết). Người Việt Nam sống đoàn kết, tình nghĩa, yêu thương gia đình quê hương, coi trọng cội nguồn. Nền văn minh lúa nước làm nên tính cách siêng năng, cần cù, hiếu học, giỏi các công việc thủ công. Thế nhưng cũng đi kèm với tật hay lo lắng, soi mói phê bình, dễ bất an và quan ngại trước mọi thứ xung quanh, có khuynh hướng phải làm gì đó để cải thiện môi trường từ những điều nhỏ nhặt (#Mặt_trời #Xử_Nữ và #Mặt_trăng #Cự_Giải). Họ cũng xem trọng các giá trị tinh thần và vật chất lâu bền, đã trải qua bao thăng trầm thời gian mà vẫn vẹn nguyên ý nghĩa. Chẳng hạn lịch sử, văn hóa, bản sắc truyền thống của dân tộc. Hoặc các đối tác thân tín lâu năm mà đôi bên đã từng đồng cảm cộng khổ sẽ luôn được ghi nhớ và thắt chặt tình hữu nghị.
Việt Nam luôn thể hiện sự chủ động, tập trung, quyết đoán trong việc tận dụng các nguồn lực hỗ trợ từ môi trường dù là trong chiến tranh hay hòa bình, nhưng là để phục vụ và bảo vệ lợi ích dân tộc (bản đồ sao dạng bó, trội #Tiên_phong và thiên về nửa phải). Việt Nam luôn nhận thức rõ vị thế của mình trong khu vực Đông Nam Á cũng như trên thế giới, nên luôn biết phải làm gì và đi những bước nào nhằm xây dựng mối quan hệ đối tác với các nước xung quanh để phát triển quốc gia (trội nhà 7). Đặc biệt là cho sự tiến lên của các lĩnh vực y tế, dịch vụ công (nhà 6), kinh tế, viện trợ và các nguồn vốn đầu tư nước ngoài (nhà 8 ), giáo dục, văn hóa, giao thông hàng hải, hàng không (nhà 9).
🔹 Thêm vào đó, #bản_đồ_sao của nước Việt Nam có ba góc chặt v��i độ lệch chỉ 2º liên quan đến nhà 7:
1/ Mặt trăng trùng tụ sao Thổ nhà 7
2/ Sao Kim nhà 7 lục hợp sao Hải Vương nhà 9
3/ Sao Kim nhà 7 lục hợp sao Mộc nhà 9
Kết hợp khu vực nhà 7 có cả Mặt trăng - Kim- Thổ - #La_Hầu cùng án ngữ, và chủ tinh của bản đồ sao cũng nằm ở nhà 7. Điều này cho thấy ngoại giao là một tiềm năng nổi bật của Việt Nam, là mối ưu tiên hàng đầu, là lĩnh vực giúp Việt Nam khẳng định vị thế và cá tính với các nước khác. Đồng thời, ngoại giao cũng sẽ đưa đến các bước ngoặt lớn định hình vận mệnh quốc gia cho Việt Nam.
🤝 𝐐𝐮𝐚𝐧 𝐇𝐞̣̂ 𝐍𝐠𝐨𝐚̣𝐢 𝐆𝐢𝐚𝐨 𝐂𝐮̉𝐚 𝐕𝐢𝐞̣̂𝐭 𝐍𝐚𝐦
🔹 Mặt trăng Cự Giải và #Kim_tinh #Sư_Tử nhà 7 chỉ ra Việt Nam là quốc gia yêu chuộng hòa bình và giàu lòng nhân ái, ưu tiên ứng xử mềm mỏng khéo léo trong quan hệ ngoại giao. Việt Nam ưu tiên giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, nhưng không bao giờ thỏa hiệp về những giá trị cốt lõi. Sự cân bằng và mềm dẻo trong ngoại giao giúp Việt Nam xây dựng được lòng tin và thiện cảm với nhiều quốc gia.
🔹 #Sao_Thổ (chủ tinh bản đồ sao) #trùng_tụ chủ tinh nhà 7 khẳng định Việt Nam giữ vững lập trường và nguyên tắc về chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích quốc gia, phát huy nội lực và khả năng tự cường, kiên trì luật pháp quốc tế, qua đó kiến tạo các mối quan hệ hợp tác bền vững. Thêm vào đó, mối quan hệ với các siêu cường quốc trên thế giới là một chủ đề quan trọng, không chỉ trong đối ngoại mà còn trong chính sự tồn vong của chế độ và đất nước Việt Nam. Trải qua những đau thương chiến tranh quá khứ, bài học xương máu mà cha ông để lại cho đất nước đòi hỏi ngoại giao Việt Nam khi đàm phán với các siêu cường quốc phải hết sức thận trọng, nghiêm túc.
🔹 #Sao_Kim nhà 7 lục hợp #Mộc_tinh và #Hải_Vương_tinh nhà 9 cho thấy Việt Nam tích cực tham gia và đóng góp vào các diễn đàn, tổ chức quốc tế, từ đó tăng cường sự hiện diện và vai trò của mình là nước CHXHCN trên trường quốc tế. Đồng thời, mở rộng hợp tác quốc tế và thúc đẩy hợp tác song phương, đa phương, đối xử bình đẳng với tất cả các cường quốc, để tận dụng các nguồn lực bên ngoài nhằm phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh quốc gia.
🤝 𝐂𝐚̂𝐲 𝐓𝐫𝐞 – 𝐁𝐢𝐞̂̉𝐮 𝐓𝐮̛𝐨̛̣𝐧𝐠 𝐂𝐡𝐨 𝐍𝐠𝐨𝐚̣𝐢 𝐆𝐢𝐚𝐨 𝐕𝐢𝐞̣̂𝐭 𝐍𝐚𝐦
Những điều trên khiến cho sách lược ngoại giao của Việt Nam được ví như cây tre, với những đặc tính nổi bật:
🔹 Hình tượng cây tre trong văn hóa phương Đông thường đại diện cho sự văn nhã, ôn nhu, khí phách: Chỉ ra những phẩm chất đặc trưng của con người Việt Nam trong đối ngoại như nhân ái, khiêm nhường, có lòng tự tôn và tự hào dân tộc cao.
🔹 Dù rễ tre ban đầu phát triển chậm, nhưng một khi rễ đã bám sâu vào đất thì gốc rễ sẽ cực kì vững chắc: Ngoại giao Việt Nam dựa trên độc lập dân tộc và lợi ích quốc gia làm trọng, cần thời gian để xây dựng nhưng khi đã vững chắc thì không dễ bị lay chuyển
🔹 Cây tre có thể trồng và phát triển trên nhiều loại đất khác nhau: Ngoại giao Việt Nam cần thích nghi với các loại môi trường và điều kiện phức tạp của chính trường quốc tế.
🔹 Thân tre mềm dẻo, có thể uốn cong trước gió nhưng không dễ gãy: Phản ánh cách Việt Nam định hình chính sách ngoại giao của mình là giữ vững các nguyên tắc cơ bản, kiên trì luật pháp quốc tế, tinh thần kiên cường mạnh mẽ, nhưng đồng thời cũng sẵn sàng thích ứng và linh hoạt trước những thay đổi của tình hình quốc tế, biết mình biết người, uyển chuyển ôn hòa để xử lí các xung đột.
🤝 𝐂𝐡𝐢𝐞̂́𝐧 𝐋𝐮̛𝐨̛̣𝐜 𝐍𝐠𝐨𝐚̣𝐢 𝐆𝐢𝐚𝐨 𝐂𝐚̂𝐲 𝐓𝐫𝐞 𝐓𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐁𝐨̂́𝐢 𝐂𝐚̉𝐧𝐡 𝐇𝐢𝐞̣̂𝐧 𝐓𝐚̣𝐢
🔹 Một ví dụ điển hình cho định hướng ngoại giao cây tre của Việt Nam là phản ứng trước cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine. Việt Nam đã bỏ phiếu trắng trong nghị quyết của Liên Hiệp Quốc yêu cầu Nga rút quân khỏi Ukraine, thể hiện rõ sự trung lập. Việt Nam vẫn duy trì quan hệ đối tác chiến lược toàn diện hữu hảo với Nga, đồng thời cũng kêu gọi hòa bình và sẵn sàng hỗ trợ nhân đạo cho Ukraine.
Hiện nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với gần 200 quốc gia; và có mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với 7 quốc gia: Mỹ, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia. Đặc biệt từ tháng 10/2023 đến tháng 6/2024, đã có ba chuyến viếng thăm cấp nhà nước của lãnh đạo ba cường quốc vốn nhiều căng thẳng là Mỹ - Trung Quốc – Nga đến Việt Nam. Đây chính là biểu hiện rõ nét của sự linh hoạt và khéo léo trong tư tưởng ngoại giao của Việt Nam, vừa giữ vững lập trường, vừa thích ứng với tình hình quốc tế để bảo vệ lợi ích quốc gia, giúp Việt Nam đứng vững và phát triển trong một thế giới đầy biến động.
🔹 Vì thế, ngoại giao cây tre không chỉ là một phương pháp đối ngoại, mà còn là sự kết tinh của trí tuệ và bản lĩnh của dân tộc Việt Nam. Nó thể hiện sức mạnh mềm của một quốc gia biết cách thích ứng và tồn tại vững chắc trong mọi hoàn cảnh, đồng thời kiên định với những giá trị cốt lõi của mình trên trường quốc tế.
~#MãNhânNgư~
2 notes · View notes
vietnamjournal · 2 years
Text
WB đánh giá về 4 động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022 và triển vọng năm 2023
WB đánh giá về 4 động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022 và triển vọng năm 2023
BNEWS Năm 2022, thế giới chứng kiến biến động ở nhiều khu vực, từ “tàn dư” của dịch COVID-19 đến cuộc xung đột Nga-Ukraine và những hệ lụy đi kèm, khiến kinh tế toàn cầu rơi vào vùng “không xác định”.   Giữa bối cảnh đó, kinh tế Việt Nam vẫn cho thấy sự ổn định. Điều này được thể hiện qua việc Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá Việt Nam sẽ là nền kinh tế dẫn đầu khu vực Đông Á-Thái Bình Dương với…
Tumblr media
View On WordPress
3 notes · View notes
hoicodo · 1 month
Text
Chuyên gia Thổ Nhĩ Kỳ chỉ ra 'sai lầm chiến lược' của Ukraine
Chuyên gia Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng sai lầm của Tổng thống Zelensky trong việc từ chối đàm phán với Nga đã đẩy Ukraine vào ngõ cụt, và nếu không có giải pháp cụ thể, xung đột có thể bị đóng băng. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phát biểu họp báo tại Kiev ngày 15/7/2024. Ảnh: Getty Images/TTXVN Theo nhận định của Engin Ozer, nhà khoa học chính trị Thổ Nhĩ Kỳ ngày 23/8, cuộc xung đột giữa Ukraine…
0 notes
tinnongngay · 2 months
Text
Căng Thẳng Tăng Cao Tại Biển Đen: Nga Tố Mỹ Khiêu Khích, Ukraine Bắn Hạ Máy Bay
Tình hình tại Biển Đen đang chứng kiến sự gia tăng căng thẳng nghiêm trọng, với Nga cáo buộc Mỹ có hành động khiêu khích và Ukraine thông báo về việc bắn hạ một máy bay Su-25 của Nga. Các hành động này không chỉ gây lo ngại về sự leo thang quân sự mà còn về khả năng xảy ra xung đột trực tiếp giữa các thế lực lớn trong khu vực.Cùng theo dõi những thông tin của tin nóng ngày đặc biệt hôm nay. Trong khi đó, Ukraine vừa công bố thông tin về việc bắn hạ một máy bay cường kích Su-25 của Nga.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga, Andrei Belousov, đã chỉ đạo quân đội nước này thực hiện các biện pháp đáp trả đối với những "hành động khiêu khích" của Mỹ. Theo Bộ Quốc phòng Nga, Mỹ đã sử dụng UAV trinh sát RQ-4B Global Hawk để theo dõi các hệ thống phòng không S-300 và S-400 của Nga, và sau đó cung cấp tọa độ của các hệ thống này cho Ukraine. Nga lo ngại rằng các hoạt động do thám này có thể làm gia tăng nguy cơ xung đột trực tiếp giữa Nga và NATO.
Ngoài ra, quan chức Lầu Năm Góc, Amanda Dory, đã thông báo rằng quân đội Mỹ đang phối hợp với công ty SpaceX để vô hiệu hóa hàng trăm thiết bị internet Starlink của Nga. Tỷ phú Elon Musk khẳng định rằng SpaceX không bán Starlink cho Nga, và Điện Kremlin cũng phủ nhận việc sử dụng thiết bị này trong các hoạt động quân sự. Tuy nhiên, các báo cáo từ Ukraine cho thấy Moscow đã mua các bộ kết nối Starlink qua một quốc gia trung gian.
Vào ngày 28/6, Lực lượng Vệ binh Quốc gia Ukraine đã công bố đoạn video ghi lại cảnh bắn hạ một máy bay cường kích Su-25 của Nga tại khu vực Donetsk. Theo thông tin từ phía Ukraine, Lữ đoàn Số 31 đã sử dụng tên lửa cầm tay vác vai Igla để tấn công và máy bay đối phương đã bị hạ gục chỉ sau một phát đạn. Báo cáo của trang theo dõi quân sự Oryx cho biết Nga đã mất tổng cộng 31 cường kích Su-25 kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt.
Xem thêm: https://tinnongngay.com/
#tinnongngayhomnay #xem tinnongngayhomnay #tinnongngayhomqua #tinnongngayqua #tinnongngaymoi #tinnongngay #tinnongtrongngay #tinnongtrongngay #tinnongtrongngayhomnay #tinnonghomnay #tinnongmoingay #tinnongthegioi #tinnonghomnay #tinnongmoinhat #tinnongmoinhatngayhomnay
0 notes
betvndmobi · 3 months
Text
Tumblr media
Xung đột giữa Ukraine và Nga đã leo thang đáng kể trong những ngày gần đây. Lực lượng Ukraine đã phát động một cuộc phản công ở khu vực phía đông Donbas, nhắm vào các vị trí chiến lược do phe ly khai được Nga hậu thuẫn nắm giữ. Cuộc tấn công nhằm mục đích đòi lại lãnh thổ đã mất kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu vào năm 2014. Phản ứng của quốc tế đã nhanh chóng, trong đó NATO bày tỏ sự ủng hộ đối với Ukraine đồng thời kêu gọi cả hai bên tìm kiếm giải pháp ngoại giao. Liên Hợp Quốc đã kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức để cho phép viện trợ nhân đạo đến được với dân thường bị ảnh hưởng.
https://www.linkedin.com/in/betvndmobi/
0 notes
wingedmilkshakewolf · 4 months
Text
Nga gửi viện trợ quân sự cho nước khác giữa xung đột với Ukraine
0 notes
tsllogisticsvn · 5 months
Text
Hướng dẫn tính giá cước vận chuyển quốc tế - TSL Logistics
Cảng biển là nơi giao thương hàng hóa quan trọng giữa các quốc gia với nhau. Việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là phương thức phổ biến nhất. Tuy nhiên, giá cước vận tải biển quốc tế đang có xu hướng tăng mạnh trong thời gian gần đây do tình hình kinh tế thế giới biến động phức tạp.
Cụ thể, trong năm 2022 này, giá cước vận chuyển container quốc tế đã tăng đến 4-7 lần so với cùng kỳ năm 2021. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, nguồn cung container và tàu biển khan hiếm, các cảng biển quá tải ✨. Bên cạnh đó, xung đột Nga-Ukraine cũng làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, tác động tiêu cực đến doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Theo số liệu thống kê từ Tổ chức Vận tải biển quốc tế (IMOF), giá cước vận chuyển container 40 feet từ khu vực châu Á sang châu Âu hiện đang ở mức 12.000 USD/container 📦. Con số này cao gấp 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Tuyến vận tải từ ch - 50lrl8i6le
Tumblr media
0 notes
4gspeed · 6 months
Link
Thẻ thanh toán Mir của Nga sẽ ngừng hoạt động ở Kyrgyzstan từ ngày 5.4, theo nhà điều hành thanh toán của Kyrgyzstan đã thông báo hôm 3.4. Nhà điều hành này nói rằng cơ sở hạ tầng công nghệ của Kyrgyzstan có nguy cơ hứng phải các lệnh trừng phạt thứ cấp liên quan xung đột Nga - Ukraine. Các cơ quan quản lý ở Kazakhstan cho đến nay vẫn chưa đưa ra tuyên bố nào.Trong tháng trước, Liên minh Ngân hàng Armenia cho hay các ngân hàng của Armenia sẽ ngừng chấp nhận thẻ Mir từ ngày 30.3, với lý do tương tự. Belarus và Tajikistan cũng có thể ngừng chấp nhận thẻ Mir, theo một nguồn tin giấu tên được báo Kommersant trích dẫn.Trước đó, hệ thống thanh toán thẻ quốc gia của Nga (NSPK), vận hành Mir, cho hay họ đã nhận được cảnh báo từ hệ thống thanh toán quốc gia Elkart của Kyrgyzstan rằng Mir sẽ ngừng hoạt động tại Kyrgyzstan vào cuối tuần này.Hệ thống thẻ thanh toán Mir trở nên phổ biến sau các lệnh trừng phạt liên quan xung đột Nga - UkraineTheo đơn vị điều hành Elkart là Trung tâm xử lý liên ngân hàng (IPC), người dùng thẻ Mir sẽ không còn có thể thực hiện thanh toán không tiền mặt tại các điểm bán hàng, rút tiền mặt từ máy ATM, hoặc thực hiện thanh toán trên internet.Hệ thống thẻ thanh toán Mir đã phổ biến hơn sau khi các biện pháp cấm vận liên quan cuộc xung đột ở Ukraine đã khiến Nga hầu như không thể thực hiện các giao dịch xuyên biên giới sử dụng các hệ thống thanh toán của phương Tây như SWIFT, theo RT. Vào tháng 2, Bộ Tài chính Mỹ đã cập nhật danh sách đen của mình về các cá nhân và tổ chức Nga, bổ sung thêm NSPK vào danh sách đó.Điểm xung đột: Đồng minh 'vạch đường' cho Ukraine tấn công; Israel hứng làn sóng phẫn nộPhó chủ tịch thứ nhất của Ngân hàng Nga Olga Skorobogatova cho hay cơ quan quản lý đang nỗ lực giải quyết vấn đề về việc các ngân hàng nước ngoài từ chối chấp nhận thẻ Mir. Ngân hàng Nga đang nghiên cứu khả năng mở rộng mạng lưới ATM của những chi nhánh thuộc các ngân hàng Nga và sử dụng Hệ thống thanh toán nhanh hơn (SBP) ở các quốc gia khác, theo RT.
0 notes
congty-vmex · 6 months
Text
Dầu tăng nhẹ khởi đầu quý 2
 Các hợp đồng dầu thô tương lai tăng vào ngày đầu tiên của quý 2 trong phiên giao dịch ngày thứ Hai (01/04), trong bối cảnh có thông tin rằng lãnh sự quán Iran ở Damascus, Syria, đã bị tấn công bằng tên lửa.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 01/04, hợp đồng dầu WTI tiến 54 xu (tương đương 0.65%) lên 83.71 USD/thùng. Hợp đồng dầu Brent cộng 42 xu (tương đương 0.48%) lên 87.42 USD/thùng.
Truyền thông nhà nước Syria và Iran vào ngày thứ Hai đưa tin rằng một cuộc tấn công bằng tên lửa của Israel đã nhằm vào lãnh sự quán Iran ở Damascus.
Leo Mariani, Chuyên gia phân tích tại Roth MKM, nhận định: “Tin tức này, nếu được xác nhận, rõ ràng là sự leo thang xung đột ở Trung Đông và có khả năng tiếp tục thúc đẩy giá dầu trong ngắn hạn”.
Rủi ro địa chính trị vẫn hiện hữu trên thị trường, khi Ukraine tấn công các cơ sở lọc dầu của Nga và các cuộc tấn công của phiến quân Houthi ở Biển Đỏ đã dẫn đến việc chuyển hướng vận chuyển dầu thô quanh Mũi Hảo Vọng ở miền Nam châu Phi.
Dầu cũng tăng cao trong năm 2024 do kỳ vọng nhu cầu toàn cầu mạnh mẽ, khi OPEC+ hỗ trợ thị trường cho đến ít nhất quý 2/2024.
Dầu WTI và dầu Brent đã có 3 tháng tăng liên tiếp. Từ đầu năm đến nay, dầu WTI leo dốc 17.8% còn dầu Brent vọt 14.2%.
1 note · View note
Text
Giá dầu thô nối dài đà tăng, giá lúa mì tiếp tục gặp sức ép
Giá lúa mì (ZWAK24 -0,92%) mở cửa phiên sáng với lực bản áp đảo khi thị trường phản ứng rõ nét hơn về triển vọng mùa vụ tại Argentina. Cụ thể, theo Trung tâm khí tượng quốc gia Argentina (SMN), độ ẩm đất liên tục được cải thiện trong suốt 24 giờ qua nhờ lượng mưa dồi dào bao phủ khắp các vùng nông nghiệp trọng điểm của Argentina. Hơn thế, với dự báo mưa sẽ tiếp tục kéo dài trong những ngày tới, điều này đã hỗ trợ cho hoạt động trồng lúa mì bắt đầu vào tháng 5.
Giá dầu (CLEJ24 +0,18%) mở rộng đà tăng trước mối lo ngại về khả năng gián đoạn nguồn cung tại Nga khi Ukraine liên tục tăng cường các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào các nhà máy lọc dầu của nước này. Một dấu hiệu khác cho thấy xung đột Nga - Ukraine có thể leo thang hơn nữa khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố Nga sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân nếu chủ quyền hoặc độc lập của Nga bị đe dọa.
Đầu tư hàng hoá
Đầu tư hàng hoá
Đầu tư hàng hoá
0 notes
loisongcanbang · 9 months
Text
Tổng thống Brazil nói EU chỉ muốn chiến tranh, vũ khí và sự mở rộng của NATO, trong khi các nước BRICS muốn giải pháp hòa bình:
"Làm sao chúng ta có thể đạt được hòa bình giữa Nga và Ukraine nếu không ai nói đến hòa bình? Mọi người đều nói về chiến tranh, nói về việc cung cấp vũ khí để hỗ trợ Ukraine, hay việc NATO mở rộng về phía đông tới biên giới Nga. Vì vậy, chúng ta phải tìm những quốc gia tìm kiếm hòa bình." .
Trung Quốc muốn hòa bình. Brazil muốn hòa bình. Indonesia muốn hòa bình Ấn Độ mong muốn hòa bình. Vì vậy, hãy tập hợp các quốc gia này lại với nhau và đưa ra đề xuất hòa bình cho Ukraine. Tôi từng tin tưởng EU vì EU luôn đóng vai trò quan trọng là lực lượng cân bằng và chưa bao giờ trực tiếp tham gia vào các cuộc chiến tranh.
Tuy nhiên, EU trực tiếp tham gia vào cuộc xung đột này. Khi Thủ tướng Đức Olaf Scholz đến thăm Brazil và yêu cầu Brazil bán tên lửa cho EU để giúp Ukraine, tôi đã nói với ông ấy là 'không' vì Brazil không muốn tham gia vào chiến tranh và hy vọng hòa bình."
https://twitter.com/KanekoaTheGreat/status/1647676957658849282
@KanekoaTheGreat
0 notes
decemberwind · 2 years
Text
Tumblr media
NĂM 2023 - BỨC TRANH THẾ GIỚI TỪ ĐIỂM NHÌN SỐ 7
Bên cạnh khám phá các sự kiện #Chiêm_tinh tiêu biểu của năm 2023 và sự tác động của chúng đến các #cung_Hoàng_đạo đã được mình chia sẻ ở bài viết: https://tinyurl.com/mwyyy5e3. Chúng mình hãy cùng thử một vài cách tiếp cận khác để nhìn ra được bức tranh toàn cảnh thế giới năm 2023 nhé.
🎯 Năm 2023 được gọi năm số 7 vì chúng ta có tổng các con số cộng lại là 7 (2+0+2+3=7).
🎯 Theo #Tarot, số 7 được gắn với hai lá bài #Ẩn_chính là The Chariot (lá bài số 7) và lá bài The Tower (lá bài số 16).
🔸 Ở #The_Chariot (VII), chúng ta được nhắc nhở về bài học nỗ lực trung hòa các mâu thuẫn nội tại, qua đó vượt qua thử thách ngoại cảnh. 2023 được dự báo là một năm đầy rẫy mâu thuẫn giữa các thế lực đối lập trên thế giới: Xung đột Nga - Ukraine dự báo chưa thể kết thúc khi hai bên đều từ chối đàm phán và chưa có dấu hiệu áp đảo hoàn toàn đối phương, đây là cuộc chiến thi gan xem ai bền sức hơn bên đó thắng. Tương tự căng thẳng giữa Trung Quốc và phương Tây (Mỹ, EU) vẫn tiếp tục leo thang. Xung đột giữa sự phát triển kinh tế và ô nhiễm môi trường...
Tất cả đều là những thử thách đòi hỏi sự dung hòa từ các bên liên quan để đi đến một thống nhất chung nhằm vượt qua khủng hoảng của suy thoái kinh tế, lạm phát, chiến tranh và biến đổi khí hậu.
🔸 Trong #The_Tower (XVI), chúng ta nhận được bài học đắt giá khi bị sụp đổ lòng tin vào bản thân hoặc những điều từng tin tưởng theo đuổi, khi bị ngoại cảnh tác động và tấn công. Trong thực tế, năm 2022 là năm đáng buồn với thị trường tiền điện tử. Sự sụp đổ của TerraUSD (stablecoin thuật toán phi tập trung của blockchain Terra) đã tạo ra hiệu ứng domino khiến nhiều đơn vị khác sụp đổ theo như Three Arrows Capital, Voyager Digital, Celsius Network, FTX, BlockFi... Chưa hề có dấu hiệu nào cho thấy mùa đông tiền ảo sẽ kết thúc trong năm 2023. Tình hình chiến sự của Nga và Ukraine càng kéo dài, thương vong và tổn thất về kinh tế/lương thực/năng lượng do hệ quả của nó sẽ càng lớn (các nước bên Châu Phi là thiệt hại nặng nề nhất)... Đồng thời, liên tiếp các biến động xấu khiến người dân khắp thế giới bắt đầu có những quan ngại về chính sách của các nhà cầm quyền, kéo theo nhiều cuộc biểu tình diễn ra... Những điều đó biến năm 2023 thành một năm nguy cơ suy thoái toàn cầu.
Chỉ khi nhìn thẳng vào các cuộc khủng hoảng sẽ xảy đến trên thế giới trong năm 2023, nhận ra bản chất và sự thật ẩn sâu trong đó, mỗi người mới biết cách tự bảo vệ mình, tự đứng lên từ những thất bại và đổ vỡ để xây dựng lại niềm tin vào bản thân, vào các giá trị cốt lõi mà mình đang/sẽ theo đuổi.
🎯 Con số 7 cũng xuất hiện trong nhiều nền văn hóa và các học thuyết thần bí khác. Nên đó là con số gắn với ý nghĩa tâm linh và thế giới tinh thần.
▪ Trong sách Sáng thế kí của Đạo Thiên Chúa, nguồn gốc của sự sống là do Đức Chúa trời sắp đặt và chịu trách nhiệm thông qua 7 ngày. Ngày thứ 7 là ngày của sự hoàn thành và nghỉ ngơi. Từ đó con số 7 gắn với quá trình năng lượng ở vùng thấp, rút lui và thu hồi.
▪ Có 7 tổng lãnh thiên thần trên Thiên đàng theo thần thoại Ki-tô giáo.
▪ Chúng ta có 7 luân xa trên cơ thể (tham khảo thêm bài viết về Luân xa và ý nghĩa của chúng: https://tinyurl.com/2zeyj4w5)
▪ Cầu vồng có 7 sắc: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.
▪ Có 7 Đại dương trong văn hóa Ả Rập thời trung cổ: Vịnh Ba Tư, Vịnh Khambhat, Vịnh Bengal, eo biển Malacca, eo biển Singapore, Vịnh Thái Lan, Biển Đông.
▪ Thế giới có 7 châu lục: Á, Phi, Nam Mỹ, Bắc Mỹ, Âu, Úc và Nam Cực.
▪ Chu kì 7 năm trong sự phát triển của con người, gắn với các độ tuổi: 7, 14, 21, 28, 35, 42, 49 tuổi.
🎯 Theo #Thần_số_học, nhìn lại hành trình năm 2021 (năm số 5), chúng ta đã chứng kiến sự phá vỡ các nền tảng và cấu trúc xã hội đã hình thành lâu dài do ảnh hưởng của dịch bệnh. Năm 2022 (năm số 6) là hành trình tập trung vào các kết nối cộng đồng và mối quan hệ dựa trên trái tim, để vượt qua nỗi sợ hãi và khủng hoảng hậu Covid.
Thì năm 2023 (năm số 7) sẽ là năm của sự tiến hóa về mặt tâm linh, tri thức. Mọi người được khuyến khích tập trung vào xem xét nội tâm và phát triển từ bên trong một cách độc lập, thay vì bị chi phối bởi thế giới bên ngoài, nhất là khi thế giới bên ngoài đã đủ khó khăn và nhiễu nhương rồi.
Thông qua việc liên tục gặp phải các khó khăn, thử thách, thậm chí là thất bại như thể từ đỉnh cao rớt xuống vực sâu, hành trình cô đơn và gian khó ấy sẽ mang đến sự dũng cảm, hiểu biết, trí tuệ để bạn học hỏi từ thất bại và trưởng thành hơn.
~#MãNhânNgư~
-----
🔯 Công việc của mình:
https://www.facebook.com/Mana.AstroTarot/services
🔯 Feedback từ khách hàng:
https://tinyurl.com/mwnu2bu4
5 notes · View notes
doanhnhantre · 1 year
Text
Theo các hãng thông tấn của Nga, một tòa án tại Moscow đã phạt Apple 400.000 rúp vì “nội dung không chính xác” về chiến dịch quân sự tại Ukraine trên các ứng dụng và podcast.
0 notes
vmexdautu · 1 year
Text
Nhà đầu tư ngày càng bi quan về triển vọng kinh tế châu Âu
 Các nhà đầu tư đang tăng cường đặt cược rằng châu Âu sẽ rơi vào suy thoái kinh tế nghiêm trọng do chịu áp lực nặng nề bởi lãi suất tăng cao, trái ngược với niềm tin ngày càng tăng về việc Mỹ đang hướng tới một cuộc “hạ cánh mềm”, theo tạp chí Financial Times đưa tin.
Đồng Euro đã giảm 2,6% so với đồng USD kể từ giữa tháng 7, trong khi đà tăng bất ngờ của cổ phiếu châu Âu trong năm nay đã chững lại, và trái phiếu chính phủ Đức, loại trái phiếu ưa thích của các nhà đầu tư trong thời kỳ kinh tế có nhiều biến động, đang tăng giá.
Các số liệu chính thức tuần trước cho thấy nền kinh tế Mỹ tăng trưởng với tốc độ hàng năm là 2,4% trong quý II/2023, cao hơn nhiều so với mức 1,8% mà các nhà kinh tế đã dự báo, trong khi lạm phát hạ nhiệt nhanh hơn dự kiến ​​vào tháng 6, củng cố cho kỳ vọng “hạ cánh mềm”. Trong khi đó, châu Âu đang mấp mé bên bờ vực suy thoái, trong khi lạm phát dịch vụ ở khu vực đồng Euro đạt mức kỷ lục 5,6% trong tháng 7.
Các nhà phân tích cho biết việc tăng lãi suất để hạ nhiệt lạm phát ở châu Âu có ít hiệu quả hơn so với ở Mỹ, bởi vì phần lớn lạm phát tại châu Âu chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi giá lương thực và năng lượng, vốn đã biến động mạnh kể từ cuộc xung đột Nga - Ukraine.
Trên thị trường chứng khoán, các công ty trên Stoxx 600 đang chứng kiến mức giảm lợi nhuận hàng quý lớn nhất kể từ giai đoạn đầu của đại dịch COVIC-19, báo cáo thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) trong quý II giảm 17% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn gấp đôi mức giảm của EPS S&P500 của Mỹ.
Xem thêm:
Hàng hoá phái sinh là gì
Quyền chọn hàng hóa
VMEX
0 notes
imoim36news · 1 year
Text
Tumblr media
Kiểm chứng sức bền giữa biến động Năm 2022 được coi là năm mà sức bền của toàn ngành ngân hàng được kiểm chứng khi phải căng mình đồng hành cùng nền kinh tế đối mặt với hai cuộc chiến: xung đột Nga - Ukraine và cuộc chiến chống lạm phát toàn cầu. Song song với đó, biến động tỷ giá khi đồng USD mạnh lên đáng kể, trái phiếu tắc, thị trường bất động sản ngưng trệ và tâm lý thị trường suy yếu sau loạt sai phạm “rung chuyển” thị trường vốn bị phanh phui đã làm liên đới và đặt áp lực lên ngân hàng - kênh dẫn vốn chủ lực cho nền kinh tế. Với năm 2023, các ngân hàng tham gia khảo sát của Vietnam Report chỉ ra top 5 cơ hội cho sự tăng trưởng, bao gồm: (1) Các ngân hàng tăng cường đầu tư công nghệ số; (2) Những chính sách mới của NHNN; (3) Kỳ vọng từ các gói kích thích kinh tế; (4) Các ngân hàng đang chuyển hướng mạnh mẽ trong cơ cấu hoạt động; và (5) Triển vọng phục hồi của nền kinh tế Việt Nam. Theo Vietnam Report, lịch sử phát triển của bất kỳ ngân hàng nào cũng trải qua quá trình cải tổ và tái cơ cấu. Tỷ lệ các ngân hàng tin tưởng vào cơ hội từ việc chuyển hướng cơ cấu hoạt động - quá ...
Tumblr media
0 notes
tinsukien · 1 year
Text
NATO chia rẽ về tương lai kết nạp Ukraine
Bài toán hoạch định lộ trình kết nạp Ukraine vào NATO đang gây chia rẽ giữa các nhóm thành viên trong liên minh quân sự lớn nhất thế giới.
Cuộc thảo luận giữa các thành viên NATO về triển vọng kết nạp Ukraine đang tăng nhiệt trước thềm hội nghị thượng đỉnh của liên minh ở Litva vào đầu tháng 7. Vấn đề trở nên gấp rút sau khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho rằng đã đến lúc NATO đưa ra quyết định chính trị để mời Kiev gia nhập liên minh và muốn biết thời điểm được kết nạp.
Tumblr media
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg (trái) và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại cuộc họp báo ở Kiev ngày 20/4. Ảnh: Reuters
Hơn 15 năm sau khi Mỹ vận động NATO đưa ra Tuyên bố Thượng đỉnh Bucharest tại Romania về triển vọng Ukraine gia nhập, câu hỏi khi nào Kiev có thể bước vào liên minh và các bên có thể làm những gì trong thời gian chờ đợi đang gây ra bất đồng, chia rẽ giữa các thành viên.
Theo tiết lộ từ quan chức các nước NATO với Washington Post, hầu như toàn bộ 31 thành viên liên minh đều nhất trí loại phương án chính thức mời Ukraine gia nhập trong hội nghị thượng đỉnh của khối ở thủ đô Vilnius của Litva ngày 11-12/7.
Nhưng mâu thuẫn nảy sinh khi nhóm Đông Âu yêu cầu NATO tại hội nghị thượng đỉnh ít nhất phải đưa ra cam kết về lộ trình gia nhập cho Ukraine với những mốc thời gian cụ thể. Trong khi đó, Mỹ và các thành viên Tây Âu muốn những bước đi khiêm tốn hơn, thậm chí mang tính thủ tục, như nâng cấp cơ quan hợp tác NATO - Ukraine hoặc mở rộng hỗ trợ kỹ thuật của NATO cho Kiev trong lĩnh vực quốc phòng.
"Hội nghị thượng đỉnh Vilnius sẽ không mang ý nghĩa lịch sử nào nếu không đưa ra được quyết định về tương lai của Ukraine trong liên minh", Nataliia Galibarenko, trưởng phái đoàn đại diện của Ukraine tại NATO, chia sẻ.
Bà nói Ukraine hiểu rằng việc kết nạp một quốc gia đang trong tình trạng chiến tranh là bài toán khó cho NATO. Dù vậy, Kiev tin tưởng đây là thời điểm phù hợp để NATO xác định rõ con đường vào liên minh, thay vì lặp lại tuyên bố quen thuộc về chính sách mở cửa với thành viên mới.
Những nước ủng hộ đẩy nhanh tiến độ kết nạp Ukraine vào NATO lập luận rằng quyết định này không nên phụ thuộc vào kết quả cuối cùng của chiến sự Nga - Ukraine. Theo họ, điều kiện này đồng nghĩa Nga sẽ nắm "phiếu phủ quyết" cho lộ trình vào NATO của Ukraine, qua đó thúc đẩy Moskva kéo dài chiến sự để ngăn viễn cảnh Kiev gia nhập liên minh quân sự.
Vạch ra con đường gia nhập phù hợp cho Ukraine cũng là đề xuất của Ngoại trưởng Czech Jan Lipavsky. Ông tiết lộ "mức độ ý chí chính trị" về vấn đề này là nội dung đang được các thành viên NATO tập trung thảo luận trước thềm hội nghị thượng đỉnh Vilnius.
Một số quan chức các nước vùng Baltic thậm chí cho rằng NATO nên gửi lời mời gia nhập chính thức cho Ukraine ngay trong tháng 7. Phương án còn lại được nhóm Baltic đề xuất là khởi động một tiến trình nội bộ, nhằm xác định khung thời gian và điều kiện gia nhập rõ ràng cho Ukraine.
Tuuuli Duneton, quan chức cấp cao trong Bộ Quốc phòng Estonia, nhấn mạnh hội nghị thượng đỉnh NATO tại Litva cần gửi đến Ukraine thông điệp cụ thể. "Sau những điều mà nước này hứng chịu trong cuộc chiến, họ xứng đáng có một vị trí trong NATO và chúng ta sẽ hoan nghênh họ tham gia", ông nói.
Tuy nhiên, khác với Thượng đỉnh Bucharest năm 2008, Mỹ cùng nhóm thành viên Tây Âu giờ đây không mấy hào hứng với phương án mở đường cho Ukraine nhanh chóng gia nhập NATO.
Tumblr media
Lính Ukraine điều khiển pháo tự hành gần thành phố Bakhmut, tỉnh Donetsk ngày 7/4. Ảnh: Reuters
"Lúc này chúng ta phải tập trung vào những hỗ trợ thực chất và cách duy trì hỗ trợ an ninh tốt nhất cho Ukraine. Đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng nhất hiện nay", một quan chức cấp cao Mỹ trả lời báo chí ở Brussels hồi tháng 4.
Quan chức này cho rằng quan hệ NATO - Ukraine sau khi chiến sự kết thúc sẽ rơi vào trạng thái mơ hồ nếu các bên ngay lúc này "không đảm bảo chắc chắn rằng chúng ta đủ sức duy trì hỗ trợ an ninh cho họ".
Một số nước lo ngại quyết định kết nạp Ukraine khi xung đột chưa kết thúc sẽ đẩy NATO vào tình cảnh đối đầu trực tiếp với Nga. Điều 5 trong hiệp ước thành lập NATO quy định khối có nghĩa vụ bảo vệ bất cứ thành viên nào bị tấn công vũ trang.
"Mục tiêu từ nay đến thượng đỉnh Vilnius là thúc đẩy thỏa thuận thể hiện đoàn kết và hỗ trợ cụ thể cho Ukraine, đồng thời duy trì chính sách mở cửa với thành viên mới và cho thấy nguyện vọng gia nhập của Ukraine có tiến triển. Thỏa thuận này cũng cần phản ánh được mối quan ngại của một số nước thành viên", một nhà ngoại giao Anh tiết lộ.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nhiều lần khẳng định NATO ủng hộ nguyện vọng gia nhập của Ukraine, song chưa lần nào công bố điều này sẽ diễn ra vào thời điểm nào và phương thức ra sao. Trong chuyến thăm Kiev hồi tháng 4, ông lặp lại lời kêu gọi các thành viên liên minh tập trung vào hỗ trợ Ukraine đẩy lùi lực lượng Nga trên chiến trường.
"Nếu Ukraine không giữ được chủ quyền và độc lập, mọi cuộc thảo luận về tư cách thành viên của Kiev đều vô nghĩa", ông nói.
Kể từ khi chiến sự bùng phát vào tháng 2/2022 đến nay, NATO vẫn chưa có động thái hỗ trợ nào cho Ukraine với danh nghĩa toàn thể liên minh, thay vào đó là từng nước hoặc nhóm nước thành viên đưa ra những gói viện trợ riêng lẻ. Đại sứ Galibarenko cho biết Kiev muốn thuyết phục NATO tư vấn thiết kế lưới phòng không và hệ thống đánh chặn tên lửa tối ưu cho những vũ khí họ nhận được từ các nước phương Tây.
Ngoài ra, giới lãnh đạo Ukraine còn đang vận động NATO hỗ trợ thành lập hệ thống điều trị cho thương binh nước này và nghiên cứu xây dựng chương trình viện trợ nhân đạo về rà phá bom mìn. Song, Galibarenko nhấn mạnh mục tiêu cuối cùng của Kiev vẫn là chiếc ghế trong liên minh quân sự.
"Nếu không có Ukraine, bảo vệ sườn đông NATO sẽ trở thành nhiệm vụ bất khả thi. Giống như tác động của Phần Lan và Thụy Điển đối với sườn bắc của NATO khi hai nước này gia nhập liên minh, chúng tôi sẽ giúp NATO đảm bảo an ninh ở Đông Âu và Biển Đen", trưởng phái đoàn đại diện của Ukraine tại NATO lập luận.
1 note · View note