Tumgik
tritieuchayotre · 11 months
Text
Thuốc trị tiêu chảy ở trẻ em
Điểm danh 5 nhóm thuốc trị tiêu chảy ở trẻ em
Tiêu chảy có thể gây mất nước, điện giải và rối loạn hệ vi sinh vật đường ruột. Vì vậy, phác đồ điều trị chủ yếu cần kết hợp giữa bù nước, điện giải, cân bằng hệ sinh vật đường ruột. Ngoài ra, trong một số trường hợp có nhiễm khuẩn, bé sẽ cần dùng thêm kháng sinh.
Bổ sung oresol cho trẻ bị tiêu chảy
Oresol là thuốc được sử dụng khi cơ thể gặp tình trạng mất nước, điện giải do các nguyên nhân như: tiêu chảy cấp, nôn mửa nhiều, sốt cao. Bố mẹ có thể tự mua oresol ngoài hiệu thuốc mà không cần bác sĩ kê đơn. Tuy nhiên bố mẹ đừng quên tham khảo ý kiến dược sĩ để đảm bảo an toàn cho bé.
Cách sử dụng: Oresol thường có 2 dạng là dạng bột và viên sủi. Mẹ chú ý cách pha oresol theo đúng tỷ lệ in trên bao bì, mỗi loại sẽ có hàm lượng, cách đóng gói và cách pha khác nhau, phổ biến là loại pha theo tỷ lệ 4,1g với 200ml nước. Liều dùng oresol trị tiêu chảy sau khi pha của trẻ như sau:
Trẻ em dưới 24 tháng tuổi: Uống 50ml/ lần, ngày 2–3 lần.
Trẻ 2–6 tuổi: Uống 100ml/lần, ngày 2 -3 lần.
Trẻ từ 6–12 tuổi: Uống 150ml/ lần, ngày 2 -3 lần.
Lưu ý khi sử dụng: Oresol nên pha với nước lọc, để nguội và chỉ sử dụng trong 24 giờ.
Tumblr media
Men vi sinh cho trẻ bị tiêu chảy
Bổ sung men vi sinh cho trẻ đang bị tiêu chảy có tác dụng cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột, hạn chế nhiễm trùng tiêu hóa và giúp tăng cường miễn dịch đường ruột cho trẻ nhanh khỏi tiêu chảy hơn.
Men vi sinh được chuyên gia khuyên dùng trong các trường hợp sau:
Tiêu chảy do nhiễm trùng: Trẻ bị tiêu chảy do lây nhiễm vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng như Rotavirus, E.Coli.
Tiêu chảy do dùng kháng sinh: Kháng sinh tiêu diệt cả vi khuẩn có hại và vi khuẩn có lợi, trẻ dùng thuốc này dễ mất cân bằng hệ vi sinh vật. Vì vậy, mẹ nên dùng men vi sinh cho bé trước, trong và cả sau khi ngừng dùng kháng sinh để bổ sung lợi khuẩn, giúp cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột.
Tiêu chảy có nguyên nhân do bệnh lý: Các bệnh lý như viêm ruột, hội chứng ruột kích thích.
Sản phẩm: Dưới đây là những sản phẩm bổ sung men vi sinh cho bé và những ưu nhược điểm của chúng để mẹ dễ dàng cân nhắc.
Lưu ý: Khi sử dụng men vi sinh cho trẻ cần uống sau khi sử dụng kháng sinh ít nhất 2 giờ.
Thuốc kẽm cho trẻ bị tiêu chảy
Sử dụng kẽm cho trẻ bị tiêu chảy làm giảm các triệu chứng của bệnh, thúc đẩy phục hồi hệ tiêu hóa và giảm nguy cơ bé bị lại trong 3 tháng tiêu theo. Đồng thời, kẽm còn kích thích bé ăn ngon miệng, lập lại quá trình hấp thu dưỡng chất của ruột, do đó, sức khỏe của bé sẽ được phục hồi nhanh hơn. Mẹ nên cho con uống kẽm sớm, ngay từ khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng để cải thiện tình trạng tiêu chảy tốt hơn.
Sản phẩm: Dưới đây là một số sản phẩm bổ sung kẽm cho bé được nhiều mẹ ưa chuộng
Lưu ý: Mẹ không nên cho bé uống chung kẽm với canxi và sắt, một số loại kháng sinh như tetracyclin, ciprofloxacin để tránh làm giảm hấp thu.
Thuốc giảm tiết nước trong phân trị tiêu chảy ở trẻ em
Thuốc giảm tiết nước trong phân (Loperamide) là loại thuốc ba mẹ có thể mua tại hiệu thuốc mà không cần kê đơn của bác sĩ. Loperamid có tác dụng giảm nhu động ruột và giảm nước trong phân. Nhờ thế, bé giảm số lần đi ngoài, phân thành khuôn tốt hơn. Loperamid được dùng cho trẻ đang bị tiêu chảy cấp hoặc mạn tính do viêm ruột.
Liều lượng, cách dùng: Loperamid không được khuyên dùng cho trẻ dưới 6 tuổi và không nên dùng thường xuyên. Với trẻ trên 6 tuổi sẽ dùng với liều như sau:
Trẻ 6–12 tuổi: Uống 0.08–0.24mg/kg cân nặng/ ngày, chia làm 2–3 lần.
Trẻ 6–8 tuổi: Uống 2mg/ lần x 2 lần/ ngày.
Trẻ 8–12 tuổi: Uống 2mg/ lần x 3 lần/ ngày.
Lưu ý: Loperamide chỉ cải thiện triệu chứng chứ không giải quyết nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy. Khi chưa xác định được nguyên nhân gây tiêu chảy thì tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc.
Thuốc kháng sinh trị tiêu chảy ở trẻ em
Trẻ mắc bệnh tiêu chảy do nhiễm khuẩn (vi khuẩn, kí sinh trùng) sẽ được bác sĩ chỉ định dùng kháng sinh để loại bỏ nguyên nhân gây bệnh.
Dưới đây là một số kháng sinh chỉ định cho bệnh tiêu chảy ở trẻ em:
Thuốc kháng sinh Ciprofloxacin: Kháng sinh đường uống hoặc truyền với liều 12mg/kg/lần, chia 2 lần/ngày trong 3 ngày, không dùng cho trẻ dưới 12 tuổi.
Thuốc kháng sinh Metronidazol: Kháng sinh này chỉ định cho trường hợp trẻ bị Lỵ Amip với liều uống 10mg/kg/ngày, chia 3 lần, trong 5- 10 ngày (10 ngày với bệnh nhi nặng). Tổng liều 1 ngày không vượt quá 750mg.
2. Một số loại thuốc khác
Ngoài các nhóm thuốc trị tiêu chảy ở trẻ em, tùy thuộc vào các triệu chứng của bệnh mà trẻ sẽ được kê thêm 1 số thuốc như thuốc chống nôn, thuốc hạ sốt.
Thuốc hạ sốt: Nếu trẻ có dấu hiệu bị sốt do tiêu chảy (sốt trên 38.5 độ C), ba mẹ hãy dùng thuốc chứa Paracetamol để giảm sốt cho bé. Liều lượng của thuốc là 10–15 mg/kg cân nặng/ lần, uống cách nhau 4–6 giờ và không quá 60 mg/kg cân nặng/ ngày. Loại thuốc thường dùng nhất là Hapacol 80, 120 và 150mg dạng thuốc bột pha uống, không sử dụng viên đặt hậu môn vì trẻ bị tiêu chảy dễ làm mất tác dụng của thuốc.
Thuốc chống nôn: Thuốc chống nôn được sử dụng khi trẻ nôn, trớ nhiều, kéo dài và cần có sự chỉ định từ bác sĩ, dược sĩ. Hai loại thuốc chống nôn thường dùng nhất là Domperidon và Metoclopramide. Mẹ chú ý cho bé uống thuốc chống nôn trước bữa ăn và không dùng quá 3 lần/ ngày.
3. Lưu ý khi dùng thuốc trị tiêu chảy ở trẻ em giúp nhanh khỏi, an toàn
Mẹ hãy lưu ý thực hiện chế độ ăn uống, chăm sóc sau đây để giúp con nhanh khỏi bệnh và hồi phục.
Chế độ dinh dưỡng phù hợp: Mẹ nên cho bé bú thường xuyên hơn để cung cấp đủ nước và dinh dưỡng cho bé. Nếu con đã ăn dặm, ăn cơm, mẹ có thể chia nhỏ thành nhiều bữa ăn, lựa chọn thực phẩm mềm, thanh đạm, dễ tiêu như súp, cháo, đồ ăn luộc, hấp. Không nên cho bé ăn các ăn các loại thực phẩm có nhiều xơ, các loại ngũ cốc nguyên hạt (ngô, đỗ, vv…) vì chúng gây khó tiêu hoá; đồng thời hạn chế đồ ngọt, quá nhiều dầu mỡ và thức uống có ga.
Cho trẻ nghỉ ngơi: Khi mắc tiêu chảy, trẻ hay bị mất nước, tiêu hao nhiều năng lượng nên cần được nghỉ ngơi nhiều hơn để hồi phục sức khỏe sau khi mắc bệnh.
Dấu hiệu cảnh báo cần đưa trẻ tới viện: Khi trẻ có những biểu hiện sau, mẹ cần đưa trẻ tới bệnh viện càng sớm càng tốt: Trẻ dưới 6 tháng tuổi, trẻ tiêu chảy từ 6–8 lần/ ngày, trẻ sốt cao, co giật,…
Không tự ý sử dụng thuốc cầm tiêu chảy khi trẻ bị tiêu chảy cấp: Thuốc cầm tiêu chảy có tác dụng làm giảm nhu động ruột nên giảm số lần đi ngoài, trong khi trẻ bị tiêu chảy cấp thường do virus, ngộ độc nên cần thải trừ hết virus, độc tố gây bệnh. Nếu dùng thuốc cầm tiêu chảy, trẻ vẫn bị tiêu chảy nhưng các tác nhân gây bệnh lại bị thải hồi rất chậm, làm cho bệnh càng thêm kéo dài, thậm chí nặng hơn.
Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ khi bé đang sử dụng các thuốc khác: Hãy thông báo với bác sĩ nếu bé đang dùng bất kỳ loại thuốc nào, kể cả là thực phẩm chức năng. Điều này tránh các tương tác thuốc có thể xảy ra gây nguy hiểm cho sức khỏe của con.
LIÊN HỆ:
Địa chỉ: 21 Ngõ 92 Trần Thái Tông, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 0918382020
Website: https://www.bioacimin.com/5-thuoc-tri-tieu-chay-o-tre-em.html
Xem thêm:
+ Cốm vi sinh Boacimin
+ Tiêu chảy ra máu là bệnh gì
+ Trẻ 8 tháng biếng ăn
+ Phòng bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em
Facebook: https://www.facebook.com/tritieuchayotre
Twitter: https://twitter.com/tritieuchayotre
1 note · View note