Tumgik
varesearch · 2 months
Text
13 tips from Jewish billionaire Sam Altman
Hiện nay, người trẻ ở Israel rất ngưỡng mộ và học theo Sam Altman. Và rất nhiều người thực sự cất cánh (khai phóng được năng lực bị kìm hãm do thiếu minh triết)
Cựu sinh viên xuất sắc của trường đại học danh tiếng Stanford đã quyết định từ sớm rằng việc tự tìm tòi học hỏi và trực tiếp làm việc sẽ hiệu quả hơn là tiếp thu thụ động kiến thức từ giảng đường, và do đó đã thực hành một lối sống khá độc lập và khác người.
Công chúng biết đến Altman chủ yếu là qua trang blog cá nhân của ông, vốn thường đăng những chiêm nghiệm rất sâu sắc và thú vị về cuộc sống, công nghệ và kinh doanh.
Bài blog gần đây của Altman về bí quyết thành công là kết quả của một quá trình suy tư lâu dài, cũng như ông ấy nói đó là muốn làm một điều gì đó thực sự có ý nghĩa cho mọi người. Bài blog ghi nhận hơn 700,000 lượt xem trên trang web cá nhân của Altman, chưa kể hàng vạn lượt re-up trên các mạng xã hội Twitter và Facebook. Sau đây là 13 lời khuyên của ông:
1. Lãi suất kép
Khi đầu tư vào quỹ tiết kiệm của ngân hàng, bạn luôn nhận được lời khuyên đừng rút tiền ra vội mà hãy để phần lãi cũ được tái đầu tư để sinh ra lãi mới, và cứ như vậy tốc độ và tầm vóc khoản tiền tiết kiệm đó sẽ ngày một khổng lồ trong thời gian ngày càng ngắn hơn. Trong mọi mặt của cuộc sống cũng như vậy, hãy tìm tới những công việc cho phép bạn càng về sau càng phát triển hơn trước, công việc cho phép bạn làm 10 năm sẽ có năng suất gấp nhiều hơn 10 lần người chỉ làm một năm. Quản lý, kinh doanh, ứng dụng công nghệ, làm thương hiệu, đầu tư là những ngành như vậy. Mặt khác cũng có những ngành nghề chỉ cho phép bạn phát triển tới một mức nhất định theo từng nấc định sẵn, những nghề nghiệp như vậy rất ổn định nhưng sẽ không giúp bạn thành công vượt trội.
2. Hãy tự tin
Tự tin là cá tính không thể thiếu của những cá nhân thành công vượt trội. Khi thời gian trôi đi và bạn nhận thấy những phán đoán của mình ngày một chính xác hơn, hãy dựa vào đó và tin tưởng bản thân trong các hoàn cảnh tương lai. Luôn giữ vững nhuệ khí của chính mình, và tiếp đó là của đội nhóm, một đội ngũ tự tin ngay cả trong nghịch cảnh là một lực lượng đáng gờm. Khi Elon Musk dắt tôi đi thăm nhà máy SpaceX của ông ấy một vài năm trước và luyên thuyên một cách đầy tự tin rằng ông ấy sẽ đưa con người lên sao hoả, tôi nhìn vào đó và lấy ông ấy làm tiêu chuẩn để lượng giá bản lĩnh của mình. Đi ngược lại đám đông cũng là cách để tránh khỏi cạnh tranh không cần thiết.
3. Tập suy nghĩ độc lập
Khởi nghiệp là một điều trường học không thể dạy bạn, ngược lại họ tưởng thưởng cho sự đi theo lề lối và phương pháp đã có sẵn. Nếu bạn muốn khởi nghiệp, phải có một chút ngược đời, nhưng không phải là sự ngược đời vì ghét đám đông, mà là bởi vì bạn có một niềm tin riêng của mình về cái gì là đúng. Bắt đầu bằng những nguyên tắc luôn đúng, sau đó tự sáng tạo ra các ý tưởng dựa trên nguyên tắc đó, đem nó ra bàn thảo với đội ngũ của mình, rồi tìm ra cách nào đó thật nhanh và rẻ để kiểm tra độ hiệu quả của nó trong thực tế. Tôi sẽ thất bại nhỏ rất nhiều lần, và thành công một lần nhưng rất vang dội. Một trong những bài học lớn nhất mà tôi rút ra được đó là, mọi vấn đề dù có khó đến đâu, cũng đều có cách giải quyết, chỉ cần bạn tự suy nghĩ, thử sai, và kiên trì thêm một chút nữa thôi.
4. Bạn phải biết bán hàng
Nhiều công việc không bao gồm kỹ năng bán hàng, đó là các công việc lặp đi lặp lại và ai cũng làm giống như nhau đến mức không có gì khác biệt để mà đem ra bán. Muốn thành công bạn phải làm khác đi, phải có tầm nhìn gây ảnh hưởng, khả năng giao tiếp tốt để truyền đạt tầm nhìn đó cho khách hàng tiềm năng, sự duyên dáng và bằng chứng thuyết phục.
Nếu bạn có tầm nhìn rõ ràng và khả năng giao tiếp mô tả chính xác thì bạn sẽ nhận được giá trị gia tăng. Và phải nhớ bạn đi cung cấp giá trị, một giá trị mới mẻ khác lạ và ít người làm như vậy trước đây, nên nó đòi hỏi bạn phải giải thích cho khách hàng hiểu, nhưng không phải là bạn bịa đặt ra những điều không có thật.
5. Tạo điều kiện để dễ chấp nhận rủi ro
Rủi ro là cần thiết, đằng sau rủi ro là phần thưởng, không chỉ về mặt tài chính mà còn là sự thoả mãn tâm hồn. Bạn cần phải đảm bảo các nhu cầu thiết yếu của mình đã được an toàn, từ đó bạn có thể rảnh tay lao vào các thử thách thú vị hơn. Tuy nhiên, cũng đừng tích trữ quá nhiều những vật ngoài thân không cần thiết. Nhu cầu con người thật ra rất đơn giản, ngoài sức khoẻ của mình và người thân, một môi trường sinh sống, học tập văn minh hiện đại, thì chúng ta thật ra không còn cần thêm gì nữa. Tự trói buộc mình vào danh tiếng, địa vị sẽ làm giới hạn khả năng khám phá điều mới.
6. Tập trung
Đa số mọi người làm rất nhiều việc không quan trọng. Lẽ ra họ nên dành thời gian để dừng lại suy nghĩ xem việc gì cần làm và việc gì nên để người khác làm. Khi đã hiểu rõ thứ tự ưu tiên đầu việc chiến lược, tập trung tất cả sức lực để chốt hạ cho xong chúng. Làm một số việc quan trọng thật nhanh và xuất sắc là đặc điểm của người thành công.
7. Lao động cật lực
Làm việc thông minh có thể đưa bạn đến một ngưỡng nhất định, làm việc chăm chỉ cũng sẽ giúp bạn theo cách tương tự. Nhưng để thành công, bạn cần cả hai, phải suy nghĩ tận cùng và phải làm việc hết mình. Lao động cật lực sẽ làm bạn phải đánh đổi nhiều thứ khác, cho nên hãy quyết định cho kỹ điều gì là quan trọng trong đời bạn, như tôi đã nói ở trên, số lượng những điều quan trọng trong cuộc đời mỗi chúng ta thật ra khá ít, hãy đánh đổi những thứ khác không cần thiết như cắt bỏ mỡ thừa và chú tâm vào lao động cật lực. Một điều nữa, để tránh kiệt sức vì lao động cật lực, bạn cần chọn công việc mà bạn yêu, được làm cùng với những người mà bạn thích trong suốt một thời gian dài.
8. Dũng cảm
Thành công nhờ làm điều lớn lao dễ hơn nhờ làm điều vụn vặt. Đó là bởi vì những công việc thú vị dễ gây hứng thú và nhận được nhiều sự trợ giúp hơn. Đừng sợ làm những điều bạn thực sự muốn làm, dù nó có vẻ khó hơn là làm những điều bạn không thực sự muốn làm nhưng dễ làm. Làm điều bạn thực sự thích sẽ kích hoạt adrenaline trong bạn và trong cả những người theo dõi bạn, và bạn sẽ nhận ra khả năng của mình lớn hơn nhiều so với trước đây.
9. Ý chí
Tôi chưa từng thấy người thành công bi quan nào cả. Để thành công bạn cần tin rằng mọi thứ rồi sẽ tốt đẹp, mọi khó khăn sẽ kết thúc và ngày vinh quang sẽ soi sáng tâm hồn bạn. Nghi hoặc, bỏ cuộc, nản lòng là mẫu số chung của đa số. Nếu bạn có thể tâm niệm, tôi sẽ cố gắng đến cùng cho đến bao giờ thành công mới thôi, dẫu có gian nan nhưng tôi sẽ tìm ra bằng được cách để vượt qua, thì rồi bạn sẽ thành công.
10. Trở nên đặc biệt và không ai cạnh tranh được
Mọi người đều biết các công ty thành công nhất là những công ty có giá trị khác biệt và làm cho sự cạnh tranh với họ trở nên rất khó khăn. Nhưng ít ai nhận ra điều này cũng đúng ở cấp độ cá nhân. Nếu bạn chỉ bắt chước bất kì ai bạn gặp thì rồi người ta cũng sẽ làm y như bạn và bạn sẽ bị cạnh tranh khốc liệt. Hãy khác biệt, có nhiều cách: xây dựng một mối quan hệ cá nhân sâu sắc, xây dựng thương hiệu cá nhân đầy cá tính, học nhiều chuyên môn khác nhau và tìm cách kết hợp chúng thành một món duy nhất bạn có…
11. Mạng lưới con người
Không ai có thể tự mình làm tất cả mọi thứ. Bạn cần có những người tài năng giúp đỡ ở những mặt bạn còn yếu. Mỗi người đều có điểm mạnh và điểm yếu, bạn cần cải thiện điểm yếu nhưng một khi chúng đã đạt một ngưỡng chấp nhận được bạn cần tập trung phát huy điểm mạnh mà thôi. Và cũng hãy tập nhìn thấy điểm mạnh của người khác, ngay cả khi chính họ còn không nhìn ra. Đặt họ vào vị trí phù hợp nhất, thúc đẩy họ vượt lên và giúp đỡ khi họ gặp khó khăn. Chắc chắn mọi người sẽ cảm ơn bạn và không ngại giúp bạn đạt được điều tương tự. Đó cũng là một điều quan trọng, đừng ngại phải nhận sự giúp đỡ từ một người đỡ đầu tài năng, bạn cần họ để phát triển, ngược lại hãy đem lòng tốt của họ ra phát tán đi ngày một nhiều hơn nữa.
12. Bạn cần sở hữu tài sản
Từ nhỏ tôi đã có một ngộ nhận mà tôi chắc ai cũng như vậy, đó là người ta giàu vì nhận lương cao. Thật ra trừ một số ngành nghề nhất định, như ngành showbiz và giải trí, còn lại không một ai trong danh sách Forbes trở nên giàu có nhờ lương cao cả. Bạn trở nên giàu có bằng cách đầu tư vào các tài sản ngày càng gia tăng về giá trị, đó có thể là cổ phần trong doanh nghiệp, bất động sản, tài nguyên thiên nhiên, sở hữu trí tuệ, hoặc cái gì đó tương tự. Quan trọng là bạn cần sở hữu gì đó thay vì chỉ bán đi sức khoẻ và thời gian của mình.
13. Động lực bên trong
Đa phần mọi người lấy động lực từ bên ngoài, họ làm mọi việc để gây ấn tượng với người khác. Đây là một sai lầm vì ít nhất hai lý do:
Thứ nhất, để làm vừa lòng nhiều người, bạn cần làm những điều mọi người đều đã đồng thuận, việc này khiến giá trị bạn tạo ra không có gì đặc sắc, và người khác cũng dễ dàng bắt chước làm ra sản phẩm y như bạn.
Thứ hai, bạn sẽ dễ lao vào các cuộc ganh đua không có ý nghĩa. Tư tưởng phải bằng bạn bằng bè sẽ khiến bạn chỉ cố gắng đầu tư vào những khía cạnh so sánh được với người khác. Trong khi đó một động lực đến từ bên trong sẽ giúp bạn phát triển những giá trị không so sánh được, khác biệt hoàn toàn, và xuất phát thuần từ lăng kính bản thể tự nhiên độc nhất vô nhị là bạn.
Hãy làm điều bạn thích và cho là quan trọng dù nó có vẻ không phải thứ mọi người thường hay mong đợi, kết quả của bạn có thể trở nên đặc sắc và gây ấn tượng lớn. Còn nếu nó không đem lại phản ứng tốt ư, chẳng sao cả, hãy tiếp tục dự án tiếp theo.
0 notes
varesearch · 2 months
Text
Người giàu thật sự theo đuổi điều gì ?
Không phải khoe của hay tiền bạc, đây mới là những nguyên tắc trong cuộc sống mà giới nhà giàu theo đuổi :
1. Luôn kín miệng
Người giàu luôn làm nhiều điều khác biệt. Họ không nói quá nhiều về tiền của họ và không cố gắng thể hiện rằng họ đang giàu đến mức nào. Quần áo của họ có chất lượng tốt và phong cách, nhưng không quá gây chú ý. Ngược lại, người thu nhập thấp hay cố gắng gây ấn tượng và khoe sự giàu có cũng như mặc trang phục nhái nhãn hiệu nổi tiếng.
2. Quan tâm tới sức khỏe
Những người giàu thường chi trả một khoản phí lớn hằng năm cho việc chăm sóc sức khỏe. Họ tập trung vào dịch vụ chăm sóc sức khỏe phòng ngừa hơn biện pháp điều trị khi có bệnh. Mặc dù vậy, bạn không cần giàu vẫn có thể khỏe mạnh. Không khí trong lành và chế độ ăn lành mạnh cùng với ngủ ngon vào buổi tối là những gì bạn cần theo đuổi.
3. Hiểu giá trị của giáo dục
Có một câu nói nổi tiếng rằng: "Nếu bạn cho người đói con cá, bạn sẽ giúp anh ta ăn trong một ngày. Nhưng nếu bạn cho anh ta một chiếc cần câu và dạy cách câu cá, bạn sẽ giúp anh ta ăn cả đời". Giá trị giáo dục trong câu nói này là chiếc "cần câu".
Những người giàu thường đầu tư vào giáo dục. Họ sẵn sàng mời các giáo viên tốt nhất và những trường đại học tốt nhất cho con cái. Những kiến thức và kỹ năng mới đồng nghĩa với các cơ hội mới để phát triển và gia tăng sự giàu có. Đó là lý do tại sao giáo dục là dự án đầu tư kéo dài cả đời.
4. Tập trung vào tiết kiệm và đầu tư
Bạn chắc chắn đã nghe nói: "Một công việc không thể giúp bạn trở nên giàu có". Nhưng nếu vậy thì bạn phải làm thật nhiều việc cùng lúc hay chẳng cần đi làm nữa?
Hầu hết chúng ta vẫn phải gắn bó với một công việc cố định để kiếm sống. Nhưng với những người giàu, họ biết cách tiết kiệm và đầu tư để đồng tiền tự sinh lời. Đó có thể là chơi chứng khoán, đầu tư vào trái phiếu chính phủ, trái phiếu thành phố… hay bất cứ khoản đầu tư nào, chỉ cần tiền tự sinh ra tiền và họ thu thêm được một khoản lãi ngoài công việc chính là được.
5. Mua đồ tốt, nhưng không đắt tiền
Tiền có thể giúp bạn cảm thấy thỏa mãn hơn và giúp giải quyết những vấn đề hằng ngày. Nhưng ngay sau khi mua những thứ cần thiết, bạn sẽ cảm thấy ít hạnh phúc hơn, ngay cả khi thu nhập tăng lên.
Những người giàu thường có 3 nguyên tắc: Không qua những thứ đắt tiền để gây ấn tượng với người khác, không phí tiền vào xe hơi sang trọng vì chúng sẽ nhanh mất giá và tiết kiệm những gì có thể để cố gắng đầu tư tối đa.
Steve Jobs từng nói rằng: "Tôi thấy những người làm việc tại Apple kiếm được rất nhiều tiền, nhưng họ không hạnh phúc. Một số người mua xe hơi đắt tiền và thuê quản gia. Vợ của họ phẫu thuật thẩm mỹ quá nhiều khiến họ trở thành những người hoàn toàn khác lạ. Tôi không muốn sống theo cách đó. Nó thật điên rồ".
0 notes
varesearch · 1 year
Text
Đơn giản chính là đỉnh cao của mọi sự tinh tế
0 notes
varesearch · 1 year
Text
Believe in yourself. Your inner strength is greater than any obstacle. Don't wait for others to believe in you, do it yourself. Your power to achieve your dreams lies within. Trust in your unique gifts and abilities. When you believe in yourself, amazing things happen.
1 note · View note
varesearch · 1 year
Text
“In investing, self-education and self-reflection are the top prerequisites. As long as you depend on others to make decisions for you, that day you are cruel to yourself.”
0 notes
varesearch · 1 year
Text
Đâu là giới hạn trong sự nghiệp của bạn?
Đây là một trong những bài báo kinh điển và được tái bản nhiều nhất trong lịch sử của Harvard Business Review, do “Cha đẻ của quản lý” Peter Drucker đã vạch ra chính xác những khía cạnh có thể nâng tầm giá trị sự nghiệp mỗi người.
Thời đại chúng ta đang sống đầy rẫy những cơ hội chưa từng có: Nếu bạn sở hữu tham vọng và không thiếu trí tuệ, thì dù bạn bắt đầu từ đâu, bạn vẫn có thể đi theo con đường mình chọn để vươn tới đỉnh cao sự nghiệp.
Tuy nhiên, đã có cơ hội thì cũng có trách nhiệm. Các công ty ngày nay không quan tâm nhiều đến sự phát triển nghề nghiệp của nhân viên; trên thực tế, nhân viên tri thức phải trở thành giám đốc của chính mình. Bạn nên lập kế hoạch rõ ràng, biết khi nào cần thay đổi con đường phát triển, khi nào nên tiếp tục làm việc chăm chỉ và đạt được kết quả, giúp sự nghiệp kéo dài đến 50 năm.
Chỉ khi mọi công việc đều dựa vào thế mạnh của bản thân, bạn mới có thể thực sự nổi bật. Giống như những vĩ nhân trong lịch sử — Napoléon, Leonardo da Vinci, Mozart, họ đều là thiên tài trong việc tự quản. Và nhờ đó họ đã đạt được những thành tựu khác với người thường.
Để làm tốt những điều này, trước tiên bạn phải hiểu sâu sắc về bản thân — không chỉ biết điểm mạnh và điểm yếu của bản thân mà còn biết cách học hỏi kiến ​​thức mới và làm việc với mọi người khác nhau, đồng thời hiểu giá trị của bạn.
01 — Điểm mạnh của tôi là gì?
Hầu hết mọi người nghĩ rằng họ biết những gì họ giỏi. Thực tế thì không phải vậy, thường thì mọi người chỉ biết những gì họ không giỏi.
Tuy nhiên, nếu một người muốn tạo ra sự khác biệt, họ chỉ có thể dựa vào thế mạnh của bản thân, và nếu họ lao vào công việc mà mình không giỏi thì sẽ khó lòng trụ vững, chứ chưa nói đến thành công.
Cách duy nhất để khám phá điểm mạnh của bạn là thông qua Phân tích phản hồi.
- Viết ra những mục tiêu bạn mong đạt được
- Kiểm tra lại kết quả sau 9–12 tháng
- Xây dựng điểm mạnh
Chỉ cần kiên trì sử dụng phương pháp đơn giản này, chúng ta có thể phát hiện ra điểm mạnh của mình trong một khoảng thời gian tương đối (có thể mất tới 2 hoặc 3 năm). Cùng với đó, bạn sẽ có thể biết những gì bạn đang làm (hoặc không làm) sẽ ngăn cản quá trình phát triển bản thân như thế nào.
Từ đó, hãy tập trung vào điểm mạnh và đặt mình vào một không gian cho phép bạn tận dụng và tối ưu chúng.
Thứ hai, củng cố thế mạnh của bạn. Phân tích phản hồi sẽ nhanh chóng cho bạn thấy điểm nào cần cải thiện hoặc học hỏi thêm kỹ năng mới. Nó cũng sẽ cho bạn thấy những lỗ hổng về kiến ​​thức — những lỗ hổng này thường có thể được lấp đầy.
Thứ ba, khám phá và vượt qua mọi định kiến ​​và sự ngu dốt gây ra bởi tính kiêu ngạo. Quá nhiều người cho rằng đầu óc thông minh có thể thay thế kiến thức, hoặc có xu hướng gạt bỏ những thường thức trong lĩnh vực khác.
Ví dụ, nhiều người làm kỹ thuật bất lực khi xử lý vấn đề liên quan tới con người, nhưng họ tự hào vì cảm thấy tư duy của người khác quá hỗn loạn, không biết tổ chức.
Tuy nhiên, nếu mọi người tự mãn về sự thiếu hiểu biết như vậy thì không khác gì đang tự hủy hoại bản thân. Thực tế, nếu muốn phát huy hết thế mạnh của mình, bạn nên chăm chỉ học những kỹ năng mới và tiếp thu kiến ​​thức mới.
Một điểm khác không kém phần quan trọng — hãy sửa những thói quen xấu ảnh hưởng đến hiệu quả và hiệu suất công việc của bạn. Khi một người lập kế hoạch và cuối cùng đi đến thất bại, anh ta sẽ luôn cho rằng nguyên nhân không nằm ở kế hoạch, mà do mình không thực hiện kế hoạch đến cùng.
So sánh kết quả mong đợi và thực tế, bạn sẽ thấy mình không thể làm được điều gì. Mỗi người chúng ta đều có nhiều lĩnh vực không chuyên, thậm chí là không chút hiểu biết. Do đó, thay vì cố gắng nhét mình vào một nhiệm vụ không thích hợp, hãy sử dụng năng lượng vào những điểm mạnh để tối ưu giá trị bản thân.
02 — Phương thức làm việc và học tập của tôi như thế nào?
Giống như điểm mạnh, phương thức làm việc và học tập của một người cũng là giá trị đã được hình thành từ rất lâu trước khi một người bước vào nơi làm việc. Về cơ bản, nó được cố định, có thể điều chỉnh một chút nhưng không thể thay đổi hoàn toàn. Và mọi người có thể dễ dàng đạt được kết quả tốt nhất khi họ áp dụng theo phương thức thích hợp nhất với bản thân.
Để làm được điều đó, hãy nhớ 3 điều:
- Đừng cố thay đổi bản thân
- Cải thiện phương thức mình làm tốt
- Tránh những phương thức mình làm không tốt
Thông thường, một số đặc điểm tính cách sẽ quyết định phong cách làm việc của một người.
Chẳng hạn như, bạn nên xác định mình thuộc kiểu người đọc (quen đọc thông tin) hay kiểu người nghe (quen nghe thông tin).
Ví dụ như, khi Dwight Eisenhower là chỉ huy tối cao của Đồng minh châu Âu, ông luôn là con cưng của giới truyền thông với phong cách trả lời ngắn gọn, rõ ràng trong 2–3 câu. Sau đó 10 năm, khi ông lên làm Tổng thống, vẫn là nhóm phóng viên đó nhưng họ lại cười nhạo ông nói năng lộn xộn, không mạch lạc rõ ràng, càng không đúng trọng tâm vấn đề.
Eisenhower rõ ràng không biết rằng mình là người đọc, không phải người nghe. 10 năm trước, các trợ lý luôn chuẩn bị sẵn danh sách câu hỏi của giới truyền thông ít nhất nửa giờ, giúp ông nắm bắt rõ ràng. Nhưng 10 năm sau, khi tham gia họp báo tự do đặt câu hỏi, ông không giỏi tiếp nhận thông tin khi lắng nghe, dẫn tới kết quả không khả quan.
Điều này cũng tương ứng với phương thức mà bạn học tập và tiếp nhận tri thức. Nếu xác định được đúng cách, người ta sẽ thành công trong sự nghiệp dễ dàng hơn.
03 — Giá trị của tôi là gì?
Để có thể quản lý bản thân, câu hỏi cuối cùng bạn phải hỏi là: Giá trị của tôi là gì?
Bạn sẽ làm rõ điều này thông qua “thử nghiệm gương”. Đầu tiên, hãy đứng trước gương. Sau đó tự hỏi mình: Bạn muốn trông thấy bản thân như thế nào trong gương?
Vào đầu thế kỷ 20, đại sứ Đức tại Vương quốc Anh là nhà ngoại giao được kính trọng nhất của tất cả các cường quốc ở London lúc bấy giờ. Ông rất tài năng ở vị trí này, gánh vác được nhiều trọng trách nặng nề và nếu kiên trì, sau này, với những thành tựu đó, ít nhất ông có thể trở thành Ngoại trưởng quốc gia.
Tuy nhiên, vào năm 1906, ông đột ngột từ chức và không muốn tổ chức bữa tối do phái đoàn ngoại giao tổ chức cho Vua. Nhà vua là một kẻ hư hỏng khét tiếng và đã ám chỉ rõ “loại tiệc tùng” mà ông ta muốn tham dự.
Khi đó, một số nguồn tin cho rằng, đại sứ Đức đã nói: “Tôi không muốn nhìn thấy một ma cô trong gương khi cạo râu mỗi sáng”.
Nếu hệ thống giá trị của bản thân không được chính mình chấp nhận hoặc không tương thích, họ sẽ cảm thấy thất vọng và làm việc không hiệu quả.
Phong cách làm việc của một người và điểm mạnh của anh ta hiếm khi xung đột, ngược lại, cả hai có thể bổ sung cho nhau. Tuy nhiên, giá trị đôi khi lại mâu thuẫn với điểm mạnh.
Một người làm tốt thậm chí có thể được cho là rất tốt và rất thành công trong một khía cạnh nào đó — nhưng điều đó lại khiến anh ta bài xích. Trong trường hợp này, sự nghiệp hiện tại dường như không xứng đáng để nỗ lực cả đời.
1 note · View note
varesearch · 1 year
Text
0 notes
varesearch · 2 years
Text
13 QUY LUẬT TIỀN TỆ TRONG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
------------------------
1. Quy luật tăng tốc
Bạn càng tiến nhanh đến mục tiêu, trở nên độc lập về tài chính, mục tiêu đó cũng sẽ càng tiến nhanh về phía bạn
2. Quy luật thu hút
Càng tiết kiệm và tích lũy nhiều tiền, bạn càng thu hút được nhiều tiền vào cuộc đời mình
3. Quy luật tích lũy
Mọi thành công lớn về tài chính đều là kết quả của rất nhiều sự hy sinh và nỗ lực thành công
4. Quy luật lãi kép
Đầu tư tiền bạc một cách cẩn thận và lãi kép từ thương vụ đầu tư sẽ giúp bạn trở nên giàu có.
5. Quy luật đầu tư
Hãy nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi bạn đầu tư
6. Quy luật kiềng ba chân
Sự độc lập về tài chính như một chiếc kiềng ba chân vững chãi gồm có: tiết kiệm, bảo hiểm và đầu tư
7. Quy luật Parkinson
Chi phí luôn tăng để bắt kịp mức thu nhập. Hệ quả thứ nhất: Bạn sẽ độc lập về tài chính nếu biết phá vỡ quy luật Parkinson
Hệ quả thứ hai: Bạn sẽ được độc lập về tài chính nếu biết duy trì mức chi tiêu thấp hơn mức thu nhập và dùng khoản dư ra để tiết kiệm hay đầu tư
8. Quy luật bảo toàn
Yếu tố quyết định tương lai tài chính của bạn không phải là bạn kiếm được bao nhiêu mà là bạn giữ được bao nhiêu
9. Quy luật tiết kiệm
Sự tự do về tài chính sẽ đến với những ai biết tiết kiệm 10% trở lên từ thu nhập của mình trong suốt cuộc đời của họ
10. Quy luật viễn cảnh thời gian
Người thành đạt nhất trong bất kỳ môi trường xã hội nào chính là người biết dành thời gian để cân nhắc các quyết định hàng ngày của họ
11. Quy luật đồng vốn
Tài sản quý nhất, chính là vốn tinh thần, thể chất và khả năng kiếm tiền của bạn
12. Quy luật trao đổi
Đồng tiền là phương tiện trung gian mà con người dùng để trao đổi hàng hóa và dịch vụ phù hợp với nhu cầu bản thân
13. Quy luật giàu có
Thế giới chúng ta đang sống luôn đảm bảo sự giàu có cho những ai thực sự mong muốn và sẵn sàng tuân theo những quy luật chi phối sự mưu cầu đồng tiền
0 notes
varesearch · 2 years
Text
ĐỒNG HỒ CÓ THỂ LÀ KHOẢN ĐẦU TƯ TỐT NHẤT CỦA BẠN
ĐỒNG HỒ CÓ THỂ LÀ KHOẢN ĐẦU TƯ TỐT NHẤT CỦA BẠN
Một chiếc đồng hồ Rolex hay Patek Philippe đã có thời điểm tăng gấp chục lần so với giá trị ban đầu. Đây là một thực tế và rất nhiều doanh nhân đã tận dụng nó để biến thú chơi đồng hồ trở thành một khoản đầu tư với biên lợi nhuận cao.
CÓ 3 LÝ DO CHÍNH KHIẾN ĐỒNG HỒ XA XỈ TRỞ THÀNH KHOẢN ĐẦU TƯ HẤP DẪN:
Các thương hiệu ấn định mức tăng giá hàng năm: Chính sách này được nhen nhóm bởi các thương hiệu thời trang xa xỉ như Chanel tăng 5-12%, Fendi tăng 6%, Hermes tăng 4% chỉ trong năm 2022.
Không nằm ngoài xu thế đó, Rolex tăng giá các sản phẩm phổ biến nhất lên khoảng 10%, Patek Philippe đã tăng giá từ 3-5%. Gần đây, các thương hiệu thuộc phân khúc trung và cận cao cấp như Frederique Constant từ Thụy Sỹ hay Orient từ Nhật Bản cũng đồng loạt tăng giá sản phẩm tới 10-15%.
Sản lượng đồng hồ giảm do đại dịch và biến động thế giới Đại dịch khiến chuỗi cung ứng bị gián đoạn và ảnh hưởng tới việc sản xuất đồng hồ tại các đất nước sản xuất hàng đầu như Thụy Sĩ và Nhật Bản. Hiện tại, các thương hiệu vẫn rất dè chừng bởi những biến động tiêu cực của nền kinh tế gần đây. Chính điều này đã khiến sản lượng đồng hồ cung cấp ra thế giới sụt giảm và việc mua một chiếc đồng hồ cao cấp trở nên khó khăn.
Thị trường thứ cấp bùng nổ Tình trạng khan hiếm dẫn tới hiện tượng bùng nổ về giá của những chiếc đồng hồ cũ trên thị trường mua bán lại. Ở đó, sản phẩm được săn lùng với mức giá cao hơn hẳn so với các cửa hàng bán lẻ.
Chẳng hạn, một chiếc đồng hồ thép Daytona được quảng cáo trên trang web của Rolex có giá là 13.150 USD. Thế nhưng, cũng sản phẩm đó trên Chrono24 - nền tảng thương mại điện tử chuyên mua bán lại đồng hồ xa xỉ - lại có giá tới 36.000 USD.
MỘT SỐ KINH NGHIỆM ĐỂ LỰA CHỌN ĐỒNG HỒ:
Đồng hồ có nhu cầu sử dụng cao: Một thương hiệu lâu đời được yêu thích và có khả năng giữ giá trị theo thời gian l�� sự lựa chọn lý tưởng số 1 cho các nhà đầu tư.
Tìm kiếm các mẫu cụ thể với tính năng độc đáo: Một thiết kế thú vị, mặt số độc đáo hoặc tính năng phức tạp, số lượng sản xuất giới hạn,...sẽ thỏa mãn được nhu cầu của các tay chơi đồng hồ chuyên nghiệp, đem lại giá bán tốt hơn.
Đầu tư vào đồng hồ cơ: Vì đây là dòng đồng hồ có nhu cầu sử dụng cao hơn cả và người ta cũng luôn bị lôi cuốn bởi các bộ chuyển động cơ khí hơn là đồng hồ thạch anh.
Đầu tư vào đồng hồ phiên bản giới hạn: Thông thường, các dòng đồng hồ này không phải lúc nào cũng có và nguồn cung không nhiều. Do đó, khi đầu tư vào đồng hồ giới hạn bạn sẽ có cơ hội kiếm lợi nhuận cao hơn.
Tumblr media
0 notes
varesearch · 2 years
Text
30 BÀI HỌC CỦA NGƯỜI DO THÁI GIÚP BẠN KHÔN NGOAN HƠN
30 BÀI HỌC CỦA NGƯỜI DO THÁI GIÚP BẠN KHÔN NGOAN HƠN
1. Thời gian tốt nhất để trồng cây là vào 20 năm trước. Thời gian tốt thứ hai là ngay bây giờ.
2. Nếu không học tập, cho dù đi vạn dặm đường xa thì mãi vẫn chỉ là người đưa thư mà thôi.
3. Trên đời có 3 thứ không thể bị ai cướp mất: Đầu tiên là thức ăn đã vào trong dạ dày, hai là ước mơ đã ở trong lòng, ba là những kiến thức đã học trong đầu.
4. Một người chỉ ra sai sót của bạn chưa chắc đã là kẻ thù của bạn; một người luôn luôn ca ngợi bạn chưa hẳn đã là bạn của bạn.
5. Khi bạn khóc vì không có giày để đi, hãy nhìn những người không có chân.
6. Đừng sợ đi chậm. Chỉ sợ đứng yên.
7. Bông lúa càng nhiều hạt, đầu nó càng rủ xuống. Người giỏi thường hay khiêm tốn.
8. Phần lớn người ta thất bại không phải do họ không có khả năng, mà là vì ý chí không kiên định.
9. Ai cũng than vãn thiếu tiền, nhưng chả ai than thở thiếu trí khôn cả!
10. Đừng nói gì trừ khi bạn đã học được cách im lặng.
11. Một hành trình ngàn dặm cũng chỉ khởi đầu từ bước đi đầu tiên.
12. Nếu bạn bị vấp ngã, điều đó chưa chắc có nghĩa bạn đang đi sai đường.
13. Không có tình huống vô vọng, chỉ có giải pháp không chính xác.
14. Luôn luôn nhìn vào mặt tươi sáng của sự vật. Nếu không thấy, hãy đánh bóng cho đến khi nó tỏa sáng.
15. Đừng sợ rằng bạn không biết một cái gì đó. Hãy sợ rằng bạn không chịu tìm hiểu về nó.
16. Một khi bạn mắc một sai lầm, điều tốt nhất bạn có thể làm là cười vào nó.
17. Hầu như những loại hoa có màu trắng đều rất thơm, hoa có màu sắc đẹp đẽ thường không thơm. Người cũng vậy, càng mộc mạc giản dị, càng tỏa hương thơm từ bên trong.
18. Một người đàn ông có thể chuyển núi bắt đầu từ việc mang đi những viên đá nhỏ.
19. Ngủ trên gối êm không có nghĩa có giấc mơ đẹp.
20. Khi bồ câu kết bạn với quạ, mặc dù cánh của nó vẫn còn màu trắng, nhưng trái tim thì dần dần chuyển sang màu đen.
21. Lúc nào vô công rỗi nghề thì người ta sẽ làm những việc long trời lở đất.
22. Cái khuy áo đầu tiên sai, cái sau cùng khó mà chữa được.
23. Cười là loại mỹ phẩm rẻ nhất, vận động là loại y dược rẻ nhất, chào hỏi là loại chi phí giao tiếp rẻ nhất.
24. Hạnh phúc chỉ đến khi cánh cửa đã được mở.
25. Nếu bạn thực sự tài năng, thì bạn sẽ không sợ mình kém may mắn.
26. Kinh nghiệm giống như một chiếc lược mà cuộc đời chỉ ban tặng sau khi chúng ta đã mất hết cả tóc.
27. Một ngôi nhà nhỏ đầy ắp tiếng cười có giá trị hơn một cung điện đầy nước mắt.
28. Khi còn trẻ phải làm những việc bạn nên làm, thì khi về già mới có thể làm những việc bạn muốn làm.
29. Nếu bạn không thể xử lý những việc nhỏ, thì những việc lớn của bạn sẽ trở nên vô nghĩa.
30. Khi chúng ta đem hoa tặng cho người khác, thì người ngửi được mùi hương đầu tiên là chính chúng ta. Khi chúng ta nắm bùn ném vào người khác, thì người bị làm bẩn đầu tiên là bàn tay chúng ta
0 notes
varesearch · 2 years
Text
LÀM VIỆC HÃY HỌC "GIAN HÙNG" TÀO THÁO
Tào Tháo (155 - 15/3/220), tự Mạnh Đức, người huyện Tiêu (nay thuộc Hào Châu, tỉnh An Huy), một nhà chính trị gia, nhà quân sự, nhà thơ và thư pháp kiệt xuất cuối thời Đông Hán. Tào Tháo cũng là người sáng lập ra chính quyền Tào Ngụy thời Tam Quốc (220 - 280). Ông là người có công thống nhất miền Bắc Trung Quốc, đồng thời thực hiện hàng loạt chính sách phục hồi sản xuất kinh tế và trật tự xã hội, đặt nền móng cho việc lập ra chính quyền Tào Ngụy.
Tào Tháo là người tinh thông binh pháp, có tham vọng chính trị cá nhân và giỏi thơ ca. Các tác phẩm của ông một mặt phản ánh đời sống cực khổ lầm than của người dân thời Hán mạt, có khí thế hào hùng và sự cô liêu đến rợm ngợp của thời đại, cảm thông với những nỗi đau của dân chúng thời loạn Đông Hán. Nhà văn Lỗ Tấn từng nhận xét về Tào Tháo là "bậc sư tổ về cải tạo văn chương". Ngoài ra, Tào Tháo cũng là một nhà thư pháp lỗi lạc, đặc biệt là lối viết chữ Chương Thảo (một loại của chữ Thảo, có giữ đặc điểm của kiểu viết chữ Lệ).
Tào Tháo với sự quyết đoán, bản lĩnh anh dũng nên dù có rơi vào tình thế hiểm nghèo cũng vẫn tự mình tìm được lối ra.
1. Có thể uốn lưng cong gối, không đắc chí nhất thời
Chỉ xưng Vương chứ quyết không xưng Đế, không quan tâm đến danh tiếng nhất thời.
Biết co biết duỗi, giỏi thích nghi với mọi thời cuộc.
Làm chủ tình hình, tiến lùi hợp lý và thỏa hiệp có chừng mực.
Hiểu rõ "cách cúi đầu" cũng là một loại trí tuệ.
2. Táo bạo liều lĩnh nhưng cũng cẩn thận tỉ mỉ, dám nghĩ dám làm mới thành nên nghiệp lớn
Không hành động rập khuôn sẵn có mà tự xây dựng điểm đột phá riêng.
Giỏi bộc lộ bản thân chính là cách biểu hiện năng lực cạnh tranh.
Hành động tích cực ứng với suy nghĩ của mình.
Sống có đam mê và lý tưởng mãnh liệt.
3. Rèn luyện sức mạnh bên trong đầy đủ mới có thể bộc phát năng lực mạnh mẽ bên ngoài
Luôn có đủ tự tin và khí thế trước vạn sự trong thiên hạ.
Tự hoàn thành con đường của bản thân.
Tự giữ kỷ luật nghiêm túc, lấy bản thân làm gương sáng cho người khác.
Gặp nguy hiểm cũng không rối loạn, xử lý biến cố cũng không bàng hoàng.
4. Giỏi mượn tay người khác làm việc của mình
Dựa vào sự ủng hộ, trợ giúp của cả đội nhóm, nâng cao tinh thần hợp tác của tất cả thành viên.
Coi trọng năng lực, biết quản lý người tài bất kể xuất thân.
Kết giao rộng lớn, tận dụng mọi mối quan hệ khắp nơi.
Đối xử tốt đẹp, tử tế hết mực để thu hút lòng trung thành của người khác.
5. Nhìn xa trông rộng nhưng không bỏ quên tiểu tiết
Chuyện lớn thì quyết đoán, chuyện nhỏ thì tinh tế.
Nhìn xa trông rộng, biết chọn người kế vị.
Hiểu rõ đạo lý: Muốn nhận được cái gì, trước hết phải cho đi.
Để đạt được mục đích có thể bất chấp thủ đoạn và mưu kế.
6. Lãnh đạo là một môn học vấn "khó xơi"
Không được phép mềm lòng trước bất kỳ yếu tố nào gây bất lợi đến sự phát triển của tổ chức.
Thưởng - phạt phải được xác định rõ ràng.
Phong cách quản lý linh hoạt và đa dạng.
Luôn giữ lòng đa nghi, nghi người nhưng vẫn dùng.
7. Tính trước kỹ càng, không bao giờ đầu hàng thất bại
Muốn chơi với sói, trước tiên phải biến mình thành sói.
Làm việc có đầu có cuối, không để lại hậu hoạn về sau.
Dám từ chối, dám nói "Không".
Gặp khó khăn vẫn thản nhiên đối mặt, không bao giờ bỏ cuộc.
Tumblr media
0 notes
varesearch · 2 years
Text
10 câu trích dẫn truyền cảm hứng nhất của Steve Jobs
Steve Jobs là một cái tên quá nổi tiếng, người đồng sáng lập nên đế chế Apple này được xem như là một trong những người có sức ảnh hưởng bậc nhất thế giới công nghệ. Trên hành trình đi đến sự thành công, dẫn dắt Apple trở thành công ty công nghệ hàng đầu như hiện nay, Steve Jobs đã có nhiều câu nói truyền cảm hứng đến cho người khác. Dưới đây là 10 trích dẫn truyền cảm hứng nhất của Steve Jobs.
"The People Who Are Crazy Enough To Think They Can Change The World Are The Ones Who Do"
Tạm dịch: “Những người đủ điên để nghĩ họ có thể thay đổi thế giới chính là những người làm được” - Steve Jobs (1997)
youtube
Có rất nhiều sản phẩm mà Steve Jobs đã tham gia phát triển, chẳng hạn như iPhone, nó giống như một thiết bị khoa học viễn tưởng đối với những ai sống ở những năm 1990. Jobs luôn có một cách nhìn độc đáo về thế giới, bởi vì ông cảm thấy rằng mình có khả năng định hình lại nó. Và nếu ông không tự tin để đưa sản phẩm của mình ra trước công chúng thì có lẽ ông đã không thể thay đổi ngành công nghiệp.
Câu nói này nhằm mục đích truyền cảm hứng cho mọi người muốn “thay đổi thế giới”. Miễn là họ đủ tự tin để tin rằng họ có thể tạo ra sự thay đổi, họ sẽ có khả năng. Tất cả những gì cần là ý chí, sự tự tin và một ý tưởng, nó có thể thúc đẩy họ tiến về phía trước.
"The Most Precious Resource We All Have Is Time"
"The Only Way To Be Truly Satisfied Is To Do What You Believe Is Great Work"
Tạm dịch: "Cách duy nhất để thực sự hài lòng với công việc là làm những gì mà bạn tin rằng nó là điều tuyệt vời." - Steve Jobs (2005).
youtube
Khi một người thực sự tận tâm với công việc, họ có thể làm được những điều tuyệt vời. Những nỗ lực và tận tâm trong công việc có thể thay đổi hoàn toàn cuộc đời, cho dù bạn là ai.
QUẢNG CÁO
Xét cho cùng, công việc là thứ mà mọi người làm trong phần lớn cuộc đời, vì vậy công việc phải là thứ mà chúng ta cảm thấy có giá trị. Nếu chúng ta không thể hoàn thành tốt công việc nào đó thì cần phải xem lại và tìm một công việc thực sự phù hợp.
"Sometimes When You Innovate, You Make Mistakes"
"Death Is Very Likely The Single Best Invention Of Life"
Tạm dịch: "Chết là phát minh vĩ đại nhất của cuộc sống" - Steve Jobs (2005).
Trong khi nhiều người cảm thấy sợ khi nghĩ đến cái chết, Steve Jobs đã sử dụng nó như một công cụ tạo động lực. Sau tất cả, ông tin rằng cái chết là thứ khiến cuộc sống trở nên đáng giá hơn. Nó buộc mọi người phải cố gắng đưa ra sự thay đổi thường xuyên nhất có thể trước khi cái chết đến.
Jobs đã sống như thể mỗi ngày sẽ là ngày cuối cùng của mình, vì vậy ông đã cố gắng làm cho cuộc sống của mình trở nên đáng giá. Nó thúc đẩy ông tiếp tục cố gắng hết sức có thể, để giới thiệu sự thay đổi mà ông thấy là cần thiết. Khi làm như vậy, ông ấy thực sự đã để lại dấu ấn của mình với thế giới.
"Don’t Let The Noise Of Others’ Opinions Drown Out Your Own Inner Voice"
“Sometimes Life Hits You In The Head With A Brick. Don't Lose Faith"
“Let’s Go Invent Tomorrow Rather Than Worrying About What Happened Yesterday”
Tạm dịch: "Hãy bắt đầu phát minh vào ngày mai thay vì lo lắng về những gì đã xảy ra ngày hôm qua" - Steve Jobs (2007) Các tỷ phú công nghệ giàu nhất ngày nay tiếp tục cách mạng hóa thị trường bằng cách giới thiệu các công nghệ mới và tốt hơn. Từ ô tô tự lái đến những con tàu vũ trụ, họ có xu hướng tập trung vào việc tạo ra thứ gì đó mới mà thế giới chưa từng thấy trước đây. Trong khi nhiều người có thể bị sa lầy trong ký ức về những thất bại từ quá khứ, nhưng điều quan trọng nhất là bạn phải biết buông bỏ những thất bại đó và tiến về phía trước. Nhận ra những sai lầm đó và sửa chữa chúng. Vì thế giới luôn phát triển!
“Your Time Is Limited, So Don't Waste It Living Someone Else's Life”
Tạm dịch: “Thời gian của bạn có hạn, đừng lãng phí nó để sống cuộc đời của người khác.” - Steve Jobs (2005) Mỗi người đều là một cá thể duy nhất với quan điểm, lối sống riêng, tất cả đều đáng giá. Mỗi người đều cần phải sống cuộc sống của chính mình và ........ phía trước. Bạn có thể gặp khó khăn khi cố gắng sống theo kỳ vọng của cha mẹ, vợ/ chồng,... Tuy nhiên, khi bạn gạt bỏ những kỳ vọng đó sang một bên, và có một sống cuộc sống của riêng mình, bạn có thể đạt được sự vĩ đại thực sự và thay đổi mọi thứ theo hướng tốt đẹp hơn.
"We Are Influencing The Future"
1 note · View note
varesearch · 2 years
Text
Triết lý giá trị của Netflix
Netflix luôn tâm niệm rằng giá trị công ty không phải là những gì chúng ta nói ra, mà là những gì chúng ta thực hiện. Netflix sử dụng 10 giá trị này để ghi nhận và khen thưởng những nhân viên xuất sắc. Nội dung các giá trị này được tóm lược ngắn gọn như sau:
1. Phán đoán và ra quyết định: Đưa ra quyết định khôn ngoan, xác định nguyên nhân gốc r�� thay vì chỉ xử lý bề nổi, suy nghĩ một cách chiến lược và rõ ràng những gì bạn đang cố gắng đạt được.
2. Giao tiếp: Lắng nghe cẩn thận tốt hơn là phản ứng nhanh, ngắn gọn và rõ ràng trong lời nói và viết, giữ bình tĩnh trong các tình huống căng thẳng và đối xử với mọi người bằng sự tôn trọng bất kể địa vị hoặc sự khác biệt về quan điểm.
3. Tầm ảnh hưởng: Hoàn thành tốt công việc với hiệu suất cao, tập trung vào kết quả hơn là quá trình.
4. Sự tò mò: Học hỏi nhanh chóng, am hiểu về doanh nghiệp và ngành, đóng góp nhiều hơn ngoài chuyên môn của bạn.
5. Đổi mới: Nhận thức lại các vấn đề để khám phá các giải pháp thực tế, thách thức các giả định và đề xuất các cách tiếp cận mới, giảm thiểu sự phức tạp và tìm thời gian để đơn giản hóa.
6. Dũng cảm: Nói những gì bạn nghĩ, ngay cả khi nó gây tranh cãi, đưa ra quyết định phức tạp, chấp nhận rủi ro một cách thông minh, đặt câu hỏi về những hành động không phù hợp với giá trị của bản thân.
7. Niềm đam mê: Truyền cảm hứng cho người khác, ăn mừng chiến thắng, kiên trì và quan tâm sâu sắc đến thành công của công ty.
8. Trung thực: Trực tiếp nhưng không công kích khi bất đồng quan điểm với người khác, chỉ nói những điều về đồng nghiệp mà bạn muốn nói thẳng với họ, nhanh chóng nhận ra những sai sót.
9. Vị tha: Tìm kiếm những gì tốt nhất cho công ty, không phải cho bản thân hay nhóm của bạn. Hãy bớt cái tôi, dành thời gian giúp đỡ đồng nghiệp và chia sẻ thông tin một cách cởi mở và chủ động.
0 notes
varesearch · 2 years
Text
10 BƯỚC ĐỂ TỰ THOÁT RA KHỎI VÙNG AN TOÀN CỦA CHÍNH MÌNH ------------------------------ 1. Để ý tới những gì nằm ngoài vùng an toàn của bạn: Bằng cách trả lời câu hỏi sau: Đâu là những điều bạn tin là rất đáng làm nhưng lại ngại thử vì không tự tin vào năng lực của bản thân hay bị ám ảnh bởi thất bại?
Hãy vẽ ra một vòng tròn và viết những điều ấy ở bên ngoài, đồng thời viết những điều quen thuộc bạn vẫn làm ở bên trong vòng tròn đó. Điều này sẽ giúp bạn xác định được những gì làm nên “vùng an toàn” bấy lâu nay của mình.
2. Xác định rõ những nỗi sợ mà bạn muốn vượt qua: Bây giờ hãy lập ra một danh sách những điều làm bạn cảm thấy không thoải mái, và đi vào chi tiết. Nhớ rằng cảm giác bạn đang muốn vượt qua là nỗi sợ. Từ đấy đặt ra câu hỏi rằng nỗi sợ này sẽ ra sao khi đặt nó vào từng trường hợp cụ thể. Có thể bạn luôn sợ khi phải đứng đối diện với nhiều người và giới thiệu về bản thân.
Vì sao? Có phải là vì bạn không thích giọng nói của mình? Hay bạn tự ti về ngoại hình của mình? Hay là bạn vốn rất sợ cảm giác bị người khác lờ đi?
3. Làm quen với những nỗi sợ đó: Bạn nên đặt mục tiêu ban đầu là nói không với suy nghĩ sẽ chạy trốn khi phải đối diện trực tiếp với nỗi sợ của mình.
Hãy hít một hơi thật sâu để lấy lại bình tĩnh, tự nhắn nhủ mình rằng nỗi sợ này không phải là tận cùng của thế giới, và thử áp dụng một bí quyết của người Nhật có tên là “Kaizen” (cải tiến mỗi ngày). Kiên trì đặt mình vào những hoàn cảnh khiến bạn cảm thấy không thoải mái và dần dần bạn sẽ thấy quen với nó thôi.
4. Coi thất bại như một người thầy: Nhiều người trong số chúng ta rất sợ thất bại và từ đó dẫn đến sự tự thỏa hiệp rằng thà không làm gì còn hơn là chấp nhận rủi ro để đến với giấc mơ của mình.
Nhưng bây giờ bạn thử nghĩ khác xem, nghĩ rằng liệu mình có thể học được gì từ những trải nghiệm và áp dụng nó ra sao để tăng khả năng thành công của mình trong những lần tiếp theo.
5. Bước những bước nhỏ: Đừng cố nhảy ra khỏi vùng an toàn ngay lập tức, vì rất có khả năng bạn sẽ bị choáng, hay cảm thấy quá sức và liền trở về vòng tròn của mình.
Thay vào đó hãy coi mình như một đứa trẻ mới chập chững tập đi, bước những bước nhỏ thôi để tiến dần tới mục tiêu của mình. Nếu bạn muốn tự tin thuyết trình trước đám đông thì nên bắt đầu với những nhóm nhỏ trước.
Tìm mọi cơ hội có thể, ví dụ như gia đình hay bạn bè của bạn cũng là một lựa chọn tốt trong trường hợp này.
6. Trao đổi với những người truyền cảm hứng: Nếu bạn muốn trở nên tốt hơn ở một lĩnh vực nào đó, bạn nên tiếp xúc với những người cũng đang theo đuổi lĩnh vực ấy.
Họ sẽ truyền cảm hứng cho bạn, hay bạn có thể cũng nảy sinh cảm giác ganh đua (theo nghĩa tích cực) mà sẽ tự nhiên dành công sức và tâm huyết để tìm hiểu.
7. Thành thật với bản thân khi bạn bắt đầu đưa ra những lý do để chùn bước: Đưa ra vô số những lời biện hộ nghe có vẻ hợp lý dường như là sở thích lớn nhất của bộ não chúng ta. Có khi nào bạn nói “Ôi bây giờ mình không có thời gian để làm cái này” mà trong sâu thẳm lại nghĩ “Thật ra là mình sợ làm cái này vì mình đã bao giờ thử đâu!”.
Ngưng trì hoãn mà hãy thực sự bắt tay vào thực hiện những gì bạn tin là cần thiết, nhé.
8. Nghĩ tới những điều tốt đẹp: Hãy thử tưởng tượng những gì bạn sẽ nhận lại được nếu hoàn thành xuất sắc những thử thách bạn tự đặt ra cho mình. Luôn ghi nhớ những điều ấy và chúng sẽ trở thành động lực để bạn vượt qua nỗi sợ.
9. Đừng thúc ép bản thân quá mức: Hãy tự thưởng cho mình một vài quãng nghỉ để lấy lại cân bằng sau những cố gắng không ngừng để thay đổi bản thân. Đồng thời cũng đừng đặt áp lực quá nặng nề lên vai mình, bởi đây mới là lần đầu của bạn mà, sao có thể trông chờ sự hoàn hảo được.
10. Cố gắng tìm niềm vui trong mọi việc bạn làm: Điều cuối cùng bạn nên nhớ là niềm vui có thể biến mọi thứ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều, và việc gì cũng có hai mặt của nó, điều bạn cần làm là để ý kĩ hơn tới mặt tích cực và cứ thế mà tận hưởng thôi!
Hi vọng bạn có đủ ý chí và can trường!
0 notes
varesearch · 2 years
Text
NGƯỜI TRẺ MUỐN KIẾM TIỀN, BƯỚC ĐẦU NÊN LÀM GÌ?
Bạn còn trẻ, khao khát làm giàu, khao khát “làm một thứ gì để đời”?
Bạn đang gặp vấn đề đầu tiên: Không biết phải làm gì?
Bây giờ bạn sẽ biết mình phải làm gì. Cụ thể:
- Bạn sẽ có một danh sách ý tưởng
- Biết cách tìm ý tưởng phù hợp nhất
- Khai phá những kỹ năng đã có
- 2 cách khiến bản thân mình trở nên có giá
- 2 cách cơ bản nhất để kiếm tiền
1. Danh sách ý tưởng
Liệt kê những điều mà bạn thích làm, muốn làm, và có khả năng làm được. Hãy bắt đầu từ việc chọn ngành, rồi đi sâu dần đến những ý tưởng nhỏ hơn, như rễ cây phân nhánh.
Ví dụ:
Kinh doanh -> Viết sáng tạo -> Nội dung -> Tin tức -> Phóng viên -> Làm việc tự do (freelancer) -> Mảng ẩm thực – du lịch.
Marketing -> Marketing điện tử -> Marketing mạng xã hội -> Facebook ads -> Mảng công nghệ
Huấn luyện -> Huấn luyện cá nhân -> Thể dục thể thao -> Yoga -> Yoga Yin & Yang
Khởi nghiệp -> Công nghệ -> Ứng dụng điện thoại -> Lĩnh vực giáo dục -> Thông tin liên lạc giữa nhà trường và phụ huynh
Danh sách rất dài. Hãy hỏi những chuyên gia trong lĩnh vực bạn muốn biết để tìm hiểu thêm. Tìm hiểu kỹ năng mà ngành bạn đang khao khát là gì, và học mọi thứ về nó.
Bạn có thể xem xét thêm:
- Bạn muốn làm toàn thời gian hay chỉ bán thời gian thôi?
- Bạn muốn làm qua mạng hay làm trực tiếp?
- Công việc này có tiềm năng sinh lợi không?
- Công việc có kích thích trí thông minh của bạn?
2. Tìm Ý Tưởng Hoàn Hảo Với Bạn
Những thứ nên xác định rõ ràng:
- Nhu cầu: Bạn phải làm gì? Để có thể nuôi sống bản thân và gia đình?
- Khả năng: Bạn có thể làm gì? Kiến thức và kỹ năng nào của bạn khiến người khác phải móc ví ra mua?
- Sở thích: Bạn muốn làm gì? Bạn có thể làm gì, nói về điều gì cả ngày không dứt?
- Lý tưởng: Bạn nên làm gì? Điều đó có ích cho bạn, cho người khác, cho xã hội hay không?
Chỉ cần đạt được 2 trong 4 thôi là bạn đã có thể kiếm một khoảng kha khá rồi. Tránh phí thời gian với những công việc không thỏa mãn được ít nhất 2/4 nhu cầu.
3. Khai Phá Kỹ Năng Sẵn Có
Hoặc bạn đã sống một cách vô ích, hoặc bạn chưa khám phá ra kỹ năng của mình. Bất cứ việc gì bạn đã làm đều mang lại thành quả. Phụ giúp quán cafe là kỹ năng xử lý phàn nàn của khách hàng, kỹ năng giao tiếp. Trông trẻ em là kỹ năng quản lý nhóm thiếu niên, kỹ năng truyền đạt và ra lệnh.
Muốn biết kỹ năng mình đã có so với yêu cầu công việc là gì? Hãy gõ từ khóa “[tên công việc] mô tả công việc” hoặc “[job name] job description”.
Nếu bạn chưa có nhiều kỹ năng xài được, thì học dựa theo bảng mô tả công việc. Một khi phát triển thêm nhiều kỹ năng, thu nhập của bạn cũng tăng x2, x4.
4. 2 Cách Trở Nên Có Giá Trị
Bạn có thể trở thành một trong những người có mức thu nhập cao nếu bạn:
- Giỏi nhất (top 1%) hoặc lạ nhất về một lĩnh vực cụ thể.
- Khá giỏi (top 25%) trong càng nhiều lĩnh vực càng tốt để bạn có thể kết hợp lại.
Cách thứ nhất phù hợp cho những người đã làm việc lâu năm hoặc có khát vọng khởi nghiệp.
Cách thứ hai dễ hơn và nhanh đạt được hơn với bạn trẻ. Sự linh hoạt và khả năng hoạt động đa vùng của bạn sẽ giúp người khác giải quyết được nhiều vấn đề hơn, ví dụ kỹ năng vi tính văn phòng, nghiên cứu trên Internet, kiến thức kinh doanh, Anh ngữ, kiến thức phát triển web. Tuy nhiên, kiến thức mỗi lĩnh vực phải đủ vững chắc, đừng bị dính “lời nguyền trung bình”.
5. 2 Cách Cơ Bản Nhất để Kiếm Tiền
- Tạo ra Giá Trị: tạo ra sản phẩm và dịch vụ mang lại lợi ích cho khách hàng.
- Giao & quảng bá Giá Trị: giới thiệu quảng bá sản phẩm và dịch vụ đến khách hàng.
Tạo ra Giá Trị và Quảng Bá Giá Trị là 2 luồng bánh xe của cùng một chiếc xe.
Trong cả hai trường hợp, hợp tác với người có cùng chí hướng là một điều tốt. Bạn có thể là người tạo ra sản phẩm, dịch vụ đầy tiềm năng và cần tìm “cạ cứng” để xây dựng một quy trình kinh doanh hoàn hảo.
Hoặc bạn có thể hợp tác với những người giỏi chuyên môn hơn, còn mình thì kiếm hợp đồng, tìm hiểu nhu cầu khách hàng và hối thúc dự án. Bạn có một người bạn thông minh am tường về lĩnh vực nào đó không? Bạn có thể quảng bá giới thiệu người ấy không? Bạn có thể giúp bạn ấy có thêm nhiều khách hàng? Tạo ra một bộ máy vận hành tốt qua Website, Blog, mạng xã hội?
Có như vậy, cả hai bên đều có thể nâng tầm kiến thức và túi tiền mình lên. Mọi người cùng thắng.
1 note · View note
varesearch · 2 years
Text
21 MÁNH KHÓE KIẾM TIỀN BÍ MẬT CỦA NGƯỜI GI.À.U
1. Đừng nên kinh doanh thứ mà mọi người đều khẳng định và tán đồng. Bởi trong đám đông luôn tồn tại những kẻ ng.ố.c. Khi kinh doanh thứ mà đến kẻ ng.ố.c cũng thừa nhận và tán đồng thì bạn nghĩ bạn sẽ thành công sao?
2. Đừng làm .tổn thư.ơng lò.ng tự trọng của người ngh.èo và đồng thời không nên kinh doanh với họ. Bởi họ ngh.èo không phải vì họ không có tiền mà là vì họ ngh.èo ngay trong chính tâm trí của mình, đ.ầu ó.c họ chưa mở mang.
3. Kinh doanh thì phải có lãi, đấy mới là bằng chứng thép cho sự tài giỏi. Còn kinh doanh mà không lãi thì dù nói gì đi chăng nữa, tất cả đều là sằng bậy.
4. Tuyệt đối không kinh doanh những gì vi phạm đạo đức. Đạo đức là bất diệt, là làm được cái gì cho bản thân, xã hội, đất nước. Bạn phải luôn không ngừng tự mình vươn lên bằng những điều đúng đắn.
5. Hãy kinh doanh những gì mà bạn có sự am hiểu và biết rõ về nó. Đồng thời, hãy hợp tác kinh doanh, xây dựng mối quan hệ với những người hiểu bạn và thích bạn.
6. Ngừng ngay việc đ.ố k.ỵ với những người xuất sắc hơn bạn, nhất là những người đồng đội mà hãy học hỏi họ. Bên cạnh đó, không nên coi thường hay kh.i.nh mi.ệt những người kém cỏi hơn bạn, bởi vì “sông có khúc, người có lúc”.
7. Hãy tập thói quen nói lời cảm ơn, biết ơn những người giúp đỡ bạn. Càng trân trọng biết ơn, bạn sẽ nhận được càng nhiều. Nếu không, bạn sẽ thất bại hoặc m.ất đi càng nhiều.
8. Có cho mình một ý tưởng hay thì hãy lập tức ghi chép lại và lập tức hành động. Trì hoãn, chần chừ chính là thứ g.i.ế.t ch.ế.t mọi ý tưởng.
9. Hãy đối xử tốt với người phụ nữ của bạn, bởi sự ủng hộ và động viên của họ có sức "s.át thư.ơng" rất lớn và lớn hơn rất nhiều so với bất kỳ điều gì khác có thể khích lệ tinh thần của bạn.
10. Người bạn thực sự là người luôn cảm thấy vui và mừng cho sự tiến bộ của bạn. Khi bản thân làm bất cứ điều gì, họ cũng đều sẽ cổ vũ và ủng hộ.
11. Luôn có nhiều dự án kinh doanh, cơ hội để kiếm tiền. Vấn đề nằm ở chỗ, bạn có nắm bắt và tận dụng được hay không? Hãy nhớ rằng, không được tham lam, nhất định phải tập trung và tập trung.
12. Không có bất kỳ việc kinh doanh kiếm tiền nào là vĩnh cửu. "Sống nhờ ưu tư, ch.���.t vì an lạc". Hãy ghi nhớ rõ điều này.
13. Hãy liên tục theo dõi, tích cực nắm bắt, phát hiện những ưu điểm của người bạn đồng hành. Bởi, tất cả bí mật kinh doanh kiếm tiền đều nằm ở chỗ họ.
14. Tên gọi của chúng ta chính là thương hiệu. Do đó, nhất định phải biết quý trọng và bảo vệ thương hiệu của mình.
15. Kiếm tiền không thể chỉ dựa vào vận may mà phải dựa vào thực lực. Do đó, hãy không ngừng nâng cao năng lực của chính mình, phủ nhận bản thân mỗi ngày.
16. Hãy xây dựng thói quen tiết kiệm tiền. Đừng phung phí tiền cho những thứ vô ích.
17. Hãy nghĩ và nghĩ thật nhiều tới việc làm thế nào để dự án kinh doanh của bạn có thể nhanh chóng tạo ra được lợi nhuận và lợi nhuận liên tục.
18. Là đàn ông, nếu không thể nuôi sống dự án kinh doanh của mình thì sẽ không thể nuôi sống gia đình, mà không thể nuôi sống gia đình thì thật sự không xứng đáng để kết hôn.
19. Kinh doanh thì phải nhẫn nại, cũng giống như việc nuôi dạy con trẻ vậy. Nếu không hiểu thì không nên giả vờ hiểu. Nếu không biết hay chưa hiểu thì hãy học hỏi nhiều hơn. Chỉ có như vậy, mới có nhiều cơ hội kiếm được nhiều tiền.
20. Đối với tất cả các dự án kinh doanh bạn có thể nghe và nhìn thấy được thì hãy nghiên cứu và tự rút ra bài học cho riêng mình. Điều này giúp bạn đưa ra được những quyết định đúng đắn cho dự án của mình, tránh phạm phải sai lầm mà người khác đã mắc phải và biết được nước đi thế nào là đúng đắn.
21. Dù dự án kinh doanh của bạn có ngầu đến mức nào thì cũng không phải là điều đáng tự hào ngay được. Hãy đợi cho đến khi nó đứng vững được trên thị trường chứng khoán thì hãy tự hào cũng chưa muộn.
0 notes
varesearch · 2 years
Text
ĐIỀU GÌ TẠO NÊN MỘT NGƯỜI GIỎI?
Tumblr media
Có bao giờ bạn tự hỏi điều gì tạo nên một vận động viên giỏi? Một nhà khoa học giỏi? Hay một người lãnh đạo giỏi? Tại sao một số người đạt được mục tiêu của họ trong khi những người khác lại thất bại?
Có bao giờ bạn tự hỏi điều gì tạo nên một vận động viên giỏi? Một nhà khoa học giỏi? Hay một người lãnh đạo giỏi? Tại sao một số người đạt được mục tiêu của họ trong khi những người khác lại thất bại?
Đâu là lý do tạo nên sự khác biệt này?
Đa số chúng ta sẽ cho rằng do tài năng vốn có. Họ phải thông minh, có cơ thể hoàn hảo hoặc bộ óc nhạy bén trong kinh doanh từ nhỏ. Nhưng trên thực tế, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, tài năng và trí thông minh không đóng vai trò lớn như mọi người thường nghĩ. Chúng chỉ đóng góp 30% vào thành tựu. Vậy, yếu tố nào tạo tác động l��n hơn so với tài năng hay trí thông minh?
Câu trả lời là SỨC MẠNH TINH THẦN.
Tại sao sức mạnh tinh thần rất quan trọng? Hãy cùng xem xét ví dụ của Học viện Quân sự Hoa Kỳ.
Mỗi năm, khoảng 1.300 tân sinh viên gia nhập vào Học viện Quân sự Hoa Kỳ, West Point. Trong dịp hè đầu tiên tại doanh trại, các sinh viên được yêu cầu hoàn thành một loạt các bài kiểm tra khắt khe. Học viện gọi chương trình khởi động hè này là “Beast Barracks.” Nó được thiết kế nhằm mục đích kiểm tra các giới hạn về năng lực thể chất, cảm xúc và tinh thần.
Bạn có thể tưởng tượng các sinh viên hoàn thành thành công chương trình Beast Barracks là những người to lớn hơn, khỏe mạnh hơn hay thông minh hơn các bạn đồng trang lứa. Nhưng Angela Duckworth, một nhà nghiên cứu tại Đại học Pennsylvania, đã phát hiện ra điều gì đó khác biệt.
Duckworth nghiên cứu về thành tựu, cụ thể hơn là sức mạnh tinh thần, sự kiên cường và đam mê tác động như thế nào đến khả năng đạt được mục tiêu. Tại West Point, cô đã theo dõi tổng cộng 2.441 tân sinh viên của hai khóa nhập học. Cô ghi nhận lại xếp hạng học lực trung học, điểm số SAT, Điểm số Tiềm năng Lãnh đạo, Bài thi Đánh giá Thể chất, và Thang đo sự Quyết tâm.
Đây là những gì cô khám phá ra…
Sức khỏe, trí thông minh hay tiềm năng lãnh đạo không phải là yếu tố dự đoán chính xác liệu một tân sinh viên có hoàn thành xong chương trình Beast Barracks hay không. Thay vào đó, yếu tố quyết định là sự quyết tâm và đam mê đạt được những mục tiêu dài hạn.
Nghiên cứu của Duckworth đã tiết lộ tầm quan trọng của sức mạnh tinh thần trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Cụ thể, cô đã khám phá ra rằng:
Các sinh viên theo học ở những trường đại học hàng đ.ầu ở đông bắc Mỹ có nhiều quyết tâm hơn thì cũng có điểm số trung bình cao hơn so với các bạn đồng trang lứa - mặc dù họ có số điểm SAT thấp hơn và không “thông minh” bằng.
Khi so sánh hai người cùng độ tuổi nhưng có trình độ học vấn khác nhau, thì sự quyết tâm (không phải trí thông minh) có thể dự đoán chính xác hơn người nào sẽ học tập tốt hơn.
Các thí sinh trong cuộc thi đánh vần National Spelling Bee đánh vần tốt hơn so với các bạn đồng trang lứa không phải vì chỉ số thông minh, mà vì duy trì việc luyện tập thường xuyên hơn.
Sức mạnh tinh thần và sự quyết tâm không chỉ hữu ích trong việc học. Duckworth và các đồng nghiệp đã nghe những câu chuyện tương tự khi họ bắt đầu phỏng vấn những người giỏi nhất trong tất cả các lĩnh vực.
Angela Duckworth nói rằng: “Giả thuyết của chúng tôi đưa ra đó là lòng quyết tâm là yếu tố quan trọng cho thành tựu cao được phát triển trong các cuộc phỏng vấn với các chuyên gia ở các lĩnh vực ngân hàng đầu tư, hội họa, báo chí, học thuật, y khoa và pháp luật. Khi được hỏi phẩm chất nào ph.ân biệt những người giỏi nhất trong lĩnh vực tương ứng của họ, các cá nhân này đã đề cập đến lò.ng quyết tâm.”
Và biểu hiện của lò.ng quyết tâm chính là sự kiên định theo đuổi những mục tiêu dài hạn
Các vận động viên thành công thì thường kiên định hơn người khác. Họ không bỏ sót những buổi tập luyện. Họ không bỏ sót những bài tập. Họ luôn có đồng đội thúc đẩy phía sau.
Những lãnh đạo thành công thì kiên định hơn những nhà lãnh đạo khác. Họ có một mục tiêu rõ ràng mà họ hành động hướng tới mỗi ngày. Họ không để những khoản lợi nhuận ngắn hạn, những phản hồi ti.êu c.ực, hay lịch trình rất bận rộn ngăn cản họ khỏi việc tiếp tục phát triển hướng đến tầm nhìn của họ. Họ có thói quen khen ngợi những người xung quanh - không chỉ một lần, nhưng là hết lần này đến lần khác.
Những họa sĩ, tác giả và nhân viên có sức mạnh tinh thần làm việc một cách kiên định hơn hết. Họ làm việc có kế hoạch, chứ không phải chỉ khi nào họ cảm thấy có động lực. Họ giải quyết công việc như dân chuyên nghiệp, chứ không phải một người nghiệp dư. Họ làm điều quan trọng nhất trước tiên và không trốn tránh các trách nhiệm.
Trong xã hội, tài năng được đánh giá quá cao, trong khi nó không phản ánh được nhiều khả năng thành công trong tương lai. Vậy nên, hãy trau dồi cho mình lò.ng quyết tâm và sự kiên cường bởi chính chúng mới xác định bạn là ai.
--------------------------
3 PHƯƠNG PHÁP TRONG THỰC TẾ ĐỂ PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH TINH THẦN
1. Xác định sức mạnh tinh thần nghĩa là gì đối với bạn
Tùy mỗi người sẽ có định nghĩa khác nhau về sức mạnh tinh thần. Đối với bạn, nó có thể là:
- Duy trì một tháng không bỏ sót một buổi tập thể dục
- Duy trì một tuần không ăn thực phẩm đóng gói sẵn hay đã được xử lý
- Liên tục trong hai ngày hoàn thành công việc trước kế hoạch
- Tập thiền mỗi sáng trong tuần này
- Tiếp tục tập luyện mỗi bài tập thêm một lần nữa tại phòng tập thể dục vào ngày hôm nay
- Gọi điện cho một người bạn để cập nhật thông tin vào mỗi thứ Bảy trong tháng này
- Dành một tiếng đồng hồ mỗi tối để làm điều gì đó sáng tạo trong tuần này
Bất kể điều gì, hãy rõ ràng về thứ bạn đang theo đuổi. Sức mạnh tinh thần phải ��ược có liên kết với những hành động rõ ràng. Bạn không thể tưởng tượng cách diệu kỳ việc trở nên có tinh thần mạnh mẽ mà phải chứng minh với bản thân bằng các hành động thực tế.
2. Sức mạnh tinh thần được xây dựng thông qua những chiến thắng nhỏ
Chúng ta thường suy nghĩ rằng sức mạnh tinh thần là phải thể hiện thông qua những thời điểm khó khăn, như:
- Bạn tiếp tục gượng dậy trước sự ra đi của một thành viên trong gia đình
- Bạn bắt đầu mọi thứ sau khi công ty phá sản và bản thân trắng t.ay
- Bạn lấy lại sự vui vẻ, yêu đời khi người yêu lâu năm phản bội
Đương nhiên, những tình huống cực kỳ khó khăn sẽ kiểm tra lòng can đảm, sự kiên cường và sức mạnh tinh thần của chúng ta. Nhưng trên thực tế, sức mạnh tinh thần giống như cơ bắp. Nó cần được luyện tập để lớn lên và phát triển. Nếu bạn không thúc đẩy bản thân bằng những thử thách nhỏ, nhiều khả năng, bạn sẽ khó kiên trì trụ vững trước những khó khăn lớn.
Hãy chạy 10km khi 9km đã trở nên dễ dàng
Hãy viết 1000 chữ khi 900 chữ đã trở nên dễ dàng
Hãy hoàn thành công việc sớm khi đúng hạn trở nên dễ dàng
Hãy chứng minh với bản thân - từng chút một - rằng bạn có đủ can đảm để đối diện và chiến đấu với cuộc sống.
Sức mạnh tinh thần được bồi đắp thông qua những chiến thắng nhỏ. Đó là những lựa chọn cá nhân mỗi ngày để cải thiện cho “cơ bắp sức mạnh tinh thần” của chúng ta. Bạn không thể tưởng tượng để trở nên có tinh thần mạnh mẽ. Chính các hành động mới chứng minh nghị lực, tinh thần của bạn.
3. Sức mạnh tinh thần là thói quen, không phải động lực
Động lực thường thay đổi. Ý chí có rồi lại m.ất.
Sức mạnh tinh thần không phải là nhận được một liều thuốc cảm hứng hay can đảm bất ngờ.
Sức mạnh tinh thần là việc xây dựng những thói quen hàng ngày cho phép bạn liên tục theo một kế hoạch và vượt qua những thách thức và những phân tâm hết lần này đến lần khác.
Những người có sức mạnh tinh thần không phải là can đảm hơn, tài giỏi hơn hay thông minh hơn - mà chỉ là kiên định hơn. Họ phát triển hệ thống những nguyên tắc giúp tập trung vào những việc quan trọng bất kể bao nhiêu chướng ngại của cuộc sống. Điều đó tạo nên nền tảng khiến họ trở nên khác biệt.
Khi mọi thứ khó khăn, hầu hết mọi người tìm đến thứ dễ dàng hơn. Còn với người có sức mạnh tinh thần, họ tìm cách để duy trì kế hoạch.
0 notes