Tumgik
#đội cửa dưới là chữ màu đen. Thời gian thi đấu: Được chia thành 2 phần là cược cho hiệp 1 hoặc hiệp 2. Cả hai hiệp đều tính kèm với kết qu
bk8bio · 8 months
Link
Kèo Châu Á đã trở thành một công cụ hút khách tại các nhà cái nhờ vào cách chơi đơn giản. Tuy nhiên, với những tân thủ thì phương pháp cược này cũng còn khá mơ hồ. Bài viết của chúng tôi hôm nay sẽ giới thiệu đến bạn cách đọc tỷ lệ kèo cược [...]
#Kèo Châu Á đã trở thành một công cụ hút khách tại các nhà cái nhờ vào cách chơi đơn giản. Tuy nhiên#với những tân thủ thì phương pháp cược này cũng còn khá mơ hồ. Bài viết của chúng tôi hôm nay sẽ giới thiệu đến bạn cách đọc tỷ lệ kèo cược#kèo Châu Á còn có nhiều tên gọi khác như: Kèo chấp#kèo Macau#kèo cược Handicap#…Phương pháp đặt cược này phát triển sôi nổi tại thị trường Châu Á. Nhà cái đưa ra một tỷ lệ cược nhất định nhằm đánh giá thực lực và tạo sự#những hiệp phụ khác đều bỏ qua. Bạn có thể đặt cược thêm vài cửa phụ để tăng tiền thưởng. Người chơi dựa vào tỷ lệ kèo bóng đá Châu Á để đ#kèo chấp sẽ có nhiều con số và ký hiệu phức tạp hơn trên bảng tỷ lệ nhà cái#cụ thể là: Tên đội: Đội kèo trên (đội được đánh giá là có thực lực và khả năng chiến thắng cao hơn) sẽ được viết bằng chữ đỏ. Ngược lại#đội cửa dưới là chữ màu đen. Thời gian thi đấu: Được chia thành 2 phần là cược cho hiệp 1 hoặc hiệp 2. Cả hai hiệp đều tính kèm với kết qu#bạn cần phải hiểu rõ về cách đọc từng loại cửa cược. Kèo đồng banh Loại kèo cá cược Châu Á này thường được sử dụng trong trường hợp hai đ#nhà cái sẽ tiến hành hoàn tiền cho người chơi theo tỷ lệ đã quy ước ban đầu. Kèo đồng banh nửa trái Đội kèo trên sẽ chấp đội ở cửa dưới k#bạn đã nhận được tiền thưởng. Tuy nhiên#khi đội kèo trên thua#anh em phải chịu mất hết toàn bộ tiền cược đã bỏ ra. Trường hợp hòa thì người chơi gỡ gạc được ½ tiền vốn. Kèo chấp một ăn nửa Kèo trên t#người đặt cược cho đội cửa trên chỉ nhận được ½ tiền cược. Đội ở kèo trên chiến thắng từ 2 bàn trở lên#bet thủ sẽ nhận được tiền vốn cùng tiền lời. Hướng dẫn cách đọc kèo chấp một ăn nửa 4 mẹo bắt kèo Châu Á siêu đỉnh từ chuyên gia Kèo bón#bạn cần phải nghiêm túc nghiên cứu những kinh nghiệm quý giá từ các chuyên gia được tổng hợp dưới đây: Nghiên cứu và quan sát đội bóng liê#đối với những kèo cược quốc tế khác#người chơi thường rơi vào trạng thái phó mặc cho số phận. Họ không muốn tốn thời gian cập nhật tin tức#chỉ đặt kèo dựa trên cảm tính. Điều này thực chất vô cùng nguy hiểm#bạn sẽ không thể nào chiến thắng nếu chỉ mãi cầu may. Khi cá cược kèo Châu Á#anh em phải nghiên cứu#tổng hợp chi tiết phong độ#đội hình#lịch sử đối đầu để đưa ra những nhận định có tính logic#chính xác hơn. Chọn kèo cược đều nhau không chênh lệch nhiều Bạn nên ưu tiên những kèo cược cân bằng#các trận đấu lớn#có sự canh tranh cao về điểm số. Lúc này#đa phần các đội đều cố gắng thi đấu để mang về vinh dự cho quốc gia
0 notes
xuongmayrozaco · 3 years
Text
Áo Đấu Mùa 2021/2022 Đan Mạch Sân Nhà Và Sân Khách
Áo đấu sân nhà và sân khách 2021-2022 đội tuyển Đan Mạch chính thức ra mắt với mẫu mã, màu sắc vô cùng đẹp. Rozaco tiết lộ cho các Fan hâm mộ đội tuyển Đan Mạch mẫu áo đấu 2021-2022 dưới đây.
Giới thiệu về lịch sử đội tuyển Đan Mạch
Đan Mạch (tiếng Đan Mạch: Danmark) là một quốc gia thuộc vùng Scandinavia ở Bắc Âu và là thành viên chính của Vương quốc Đan Mạch. Đan Mạch nằm ở vùng cực nam của các nước Nordic, nằm phía Tây Nam của Thụy Điển, phía Nam của Na Uy và giáp với Đức về phía Nam. Đan Mạch giáp cả biển Baltic và biển Bắc. Đan Mạch bao gồm một bán đảo lớn, Jutland (Jylland) và nhiều đảo, được biết đến nhiều nhất là Zealand (Sjælland), Funen (Fyn), Vendsyssel-Thy, Lolland, Falster, Bornholm, và hàng trăm đảo nhỏ thường được gọi là quần đảo Đan Mạch. Đan Mạch từ lâu đã kiểm soát cửa ngõ vào biển Baltic. Trước khi có kênh đào Kiel, nước chảy vào biển Baltic qua ba eo biển được gọi là những eo biển Đan Mạch.
Đan Mạch là một quốc gia quân chủ lập hiến với thể chế đại nghị. Đan Mạch có một chính phủ cấp quốc gia và chính quyền địa phương ở 98 khu tự quản. Đan Mạch là thành viên của Liên minh châu Âu từ năm 1973, mặc dù không thuộc khu vực đồng Euro. Đan Mạch là 1 trong những thành viên sáng lập của NATO và OECD.
Áo Đan Mạch sân nhà chính thức 2021/2022
Như đã đề cập ở trên , áo đấu dựa trên thiết kế của nó dựa trên mẫu áo được ghi nhớ bởi người Đan Mạch tại World Cup 1986, chia mặt trước và mặt sau thành hai nửa với các mẫu khác nhau: một với các đường dọc mỏng và một có sọc chéo. Các jersey và logo (làm bằng cao su) được thể hiện trong sắc thái của màu đỏ.
Các cổ các tính năng của khẩu hiệu “Đối với Danmark” (đối với Đan Mạch) và “Den Røde Mur” (The Red Wall, đề cập đến các fan), cũng được áp dụng theo hình thức âm. Các họa tiết khác biệt tô điểm cho tay áo trơn. Quần đùi và tất màu đỏ sẽ hoàn thiện bộ đồng phục.
Áo Đan Mạch sân khách chính thức 2021/2022
Chiếc áo này , giống như bộ quần áo bóng đá trên sân nhà, nhằm tôn vinh kỷ niệm 25 năm ngày thành lập sân vận động Riverside trở thành trụ sở chính của câu lạc bộ, trong một thiết kế lấy màu trắng làm chủ đạo và kết hợp, với sự kết hợp màu đỏ và đen, đồ họa của các đường tạo thành hình ảnh mái nhà của sân vận động trong khi tọa độ của tòa nhà cũng có thể được nhìn thấy ở gáy. Cổ tay áo và cổ tay áo sẽ có màu đỏ.
Như một chi tiết gây tò mò, nhà tài trợ 32Red đã để trống khoảng trống trên áo để ưu tiên thiết kế, trong một chiếc áo khoác có logo của nền tảng câu lạc bộ xuất hiện như quảng cáo, nằm bên cạnh logo HummelÁo
Áo Đan Mạch Thứ Ba Chính Thức 2021/2022
Bộ quần áo bóng đá thứ ba của Charlton Athletic có màu xanh lam và có phong cách cổ điển giống như hai chiếc áo thi đấu mới khác của họ . Cả cổ tay áo và cổ tay áo đều được sử dụng kết hợp giữa hai màu đen và trắng . Bộ đồ thứ ba mới của trang phục London được hoàn thành với quần trắng với các chi tiết màu xanh và tất xanh với cao su đen.
Biểu tượng của câu lạc bộ thể hiện màu sắc ban đầu của nó và được đặt trên ngực trái. Về phần mình, logo Hummel được tìm thấy trên ngực phải và chạy dọc cả hai tay áo. Màu trắng được sử dụng cho các chi tiết của chữ ký Đan Mạch trên áo đấu .
Xưởng Rozaco nhận may áo Đan Mạch 2022 cho các Shop
Xưởng may rozaco với hơn 8 năm kinh nghiệm trong việc setup và xây dựng đội ngũ. Chúng tôi đã cho ra thị trường những mẫu áo bóng đá thiết kế chất lượng nhất hiện nay, số lượng mẫu đã lên đến 10.000 mẫu áo dành cho các mẫu áo không logo, câu lạc bộ, đội tuyển, áo công ty, áo 12 con giáp và các mẫu áo cầu lông, áo bóng rổ, áo bóng chuyền và áo game thủ.
Thời gian sản xuất đang là thế mạnh của Rozaco khi chỉ may có 2 ngày là khách hàng có thể nhận hàng để sử dụng. Chất lượng may được thị trường đánh giá là tốt nhất thị trường Miền Bắc hiện nay. Nhiều dòng vải để lựa chọn với các dòng vải rẻ tiền dành cho sinh viên và các dòng vải cực kỳ cao cấp dành cho giới văn phòng và các đội bóng phủi.
Xem thêm bài gốc tại đây
0 notes
topconfession · 7 years
Text
HLU Confessions [Dài lắm, đọc tạm] #2044 sắp tháng 7 rồi. các em k38 sắp l…
[Dài lắm, đọc tạm] #2044
sắp tháng 7 rồi. các em k38 sắp lên đường đi mai lĩnh. mình muốn chia sẻ cho mọi ng vài trang nhật kí của mình về những ngày mai lĩnh 1 năm trước. có thể thú vị chăng. 1 đợt quân sự 22 ngày, nhiều chuyện xảy ra lắm, nên xin ngắt ra nhiều đoạn nhé. mong các bạn đừng lười đọc. các em k38 có thể thấy được phần nào cuộc sống quân ngũ để chuẩn bị trước, đừng như t năm trước, bỡ ngỡ quá nên hơi khổ. :)))
MAI LĨNH – 22 NGÀY LÀM LÍNH.
Ngày 11/07/2013, tôi đã ba lô túi xách lên xe hành quân về Mai Lĩnh. Đêm trước ngày lên đường, mấy đứa nằm chung với nhau mà không thể ngủ được. Căn phòng nhỏ đêm ấy còn đón thêm 3 đứa bạn đến ngủ nhờ để sáng sớm hôm sau đi cho kịp. Và cứ thế, chúng tôi buôn đủ mọi chuyện trên trời dưới biển cho đến tận 12 rưỡi đêm mới chìm vào giấc ngủ chập chờn… Ba giờ sáng hôm sau tôi đã tỉnh giấc. Nhìn sang bên cạnh, bọn bạn đều đã tỉnh như sáo. Và khi tôi xách hai cái ba lô căng phồng bước ra khỏi nhà trọ, mặt trời vẫn ẩn ở nơi nào xa lắm… Trên trời vẫn còn thấp thoáng vài ngôi sao muộn. Hà Nội sáng sớm cũng trong lành chẳng kém quê nhà là mấy. Hít sâu một hơi, tự nhủ: Bắt đầu rồi đấy! Phố Pháo Đài Láng sáng sớm cũng đã nhộn nhịp. Nhà nhà đã dậy để dọn hàng hóa chuẩn bị cho một ngày buôn may bán đắt. Đi trước chúng tôi là một đoàn toàn con trai, cũng vai ba lô tay xách quạt vừa ra khỏi quán net. Có lẽ do nhà trọ xa nên tận dụng quán net làm nơi trú ngụ chăng? Trong lòng tôi chợt trào lên một nỗi niềm ganh tị nho nhỏ… Con trai là vậy đấy, lê la, vạ vật ở ngoài tùy thích, họ chẳng bao giờ bị xét nét, chịu điều tiếng như con gái. Đồ đạc mang theo lại đơn giản, gọn nhẹ, mỗi bạn chỉ có một chiếc ba lô nhỏ như đi du lịch vậy. Cám cảnh thay cho mình, tôi mất cả ngày để lôi ra, xếp vào, bớt cái nọ, bỏ cái kia… mà giờ vẫn một ba lô lớn trên lưng, một ba lô vừa trên tay. Đi bên cạnh tôi, BC cũng một ba lô to và một túi xách nặng trĩu… Hai đứa lặc lè lê ra cổng trường – nơi xe đang đợi chúng tôi. Sinh viên luật phần lớn ở trong Pháo Đài Láng thì phải, trên đường tôi gặp rất nhiều “bản sao” của mình cũng đang è cổ với đống đồ đạc cồng kềnh hướng về phía 87 Nguyễn Chí Thanh… Bất giác tôi cười nhẹ, bỗng có cảm giác như mình đang thấy chính mình đi phía trước… Trời vẫn tối, dưới ánh đèn đường là những chiếc xe lớn đang đỗ trước cổng trường luật. Đã có rất nhiều các bạn đứng chờ ở đó, va li, túi xách, ba lô cũng đã được chất thành từng đống đồ sộ chờ được đưa vào cốp. Và rất nhanh chóng, chúng tôi được lùa lên xe để lên đường ngay cho kịp. Chưa kịp ngoảnh lại nhìn tòa nhà hình chữ L đồ sộ với cán cân công lý lần nữa, xe đã lăn bánh mất rồi… Thế là tôi đã bắt đầu một quãng thời gian đặc biệt nhất của thời sinh viên… Phố Mai Lĩnh, thị trấn Phụng Châu, huyện Chương Mĩ, thành phố Hà Nội là nơi có trường đại học sư phạm thể dục thể thao đóng đô, đó cũng là nơi đặt cơ sở của Trung tâm giáo dục quốc phòng Hà Nội I – doanh trại của lính tráng HLU đấy. Bao ngày qua tôi đã tưởng tượng về nơi này… Với một đứa sinh viên luật suốt ngày chui ra chui vô cái trường bé tí ở nội đô thì quả thực khuôn viên đại học sư phạm thể dục thể thao làm tôi choáng ngợp. Ngay ở cổng vào là bể bơi lớn với khán đài nhô cao có mái che, tiếp đó là hai sân bong rổ liền kề nhau được che bởi nhiều tán xà cừ cổ thụ vô cùng râm mát. Sân điền kinh lại càng đẹp hơn với thảm cỏ xanh mướt, đường chạy màu đỏ bao quanh sân cũng mịn màng như phủ nhung vậy. Đó đúng là địa điểm lý tưởng cho các đôi hẹn hò, cũng như các bạn gái lẻn vào bên trong để chụp ảnh kỉ niệm. Nhà thi đấu đa năng to và đồ sộ với những bức tượng màu đồng hun được đặt trước khu nhà mô phỏng những vận động viên đang chơi thể thao… Sân bong chuyền và sân bong đá cũng rất đẹp. Tôi thích nơi đây bởi những tán lá xanh, nhưng cơn gió lùa mát lộng từ cánh bãi bên cạnh, thích vì được có những ngày cùng với bè bạn có một cuộc sống tập thể mà đâu phải lúc nào cũng có được… Một buổi sáng ngồi vật vờ ở sân nhà C7 chờ được xếp nhà. Bọn con trai được phân phòng trước, tụi nó được ở nhà C8, một tòa nhà mới xây nhìn cũng lung linh. Khoa luật học được phân vào nhà C7 và C9. Khoa kinh tế ngồi mỏi mòn chờ, mỏi mòn đoán với nhau xem mình sẽ được đút nhét vào đâu… Sau mấy tiếng ngồi ê mông ở sân, sốt ruột nhìn bè bạn đã cất hết đồ đạc, đã bắt đầu giặt chăn màn phơi đầy ban công, cuối cùng cũng đã đến lượt. Tôi chính thức được biên chế vào tiểu đội **, trung đội **, nhận phòng *** nhà C6 kèm câu nói của thầy: “cấm được tán các anh bộ đội đẹp trai nghe chưa!”. Sau cả buổi sáng dài dằng dặc phải chờ đợi trong mệt mỏi, chẳng hiểu nhiệt huyết trong tôi đã bay đâu mất sạch… Thực sự cảm giác chán nản và kinh hoàng đã bắt đầu xâm lấn trong tôi lúc đó. Nhà C6 là một dãy nhà cũ kĩ, ẩm mốc, đầy mạng nhện. Nhưng đến khi cánh cửa phòng *** được mở ra, cả bọn như rơi xuống một cái vực sâu hơn của địa ngục. Dường như nơi này đã bị bỏ hoang đến mấy năm. 4 chiếc giường tầng phủ đầy mạng nhện và bụi bặm. Dưới sàn thì gạch hoa đã ngả màu dưới mấy phân bụi bẩn, những vỏ bim bim, vỏ kẹo đã mọc rêu mốc xanh rì… Bước ra sân đằng sau, cảnh tượng còn kinh hoàng hơn: hai chiếc thùng lớn chứa nước cũng đầy rêu mọc dưới đáy, mực nước ngập lưng thùng thì đầy cung quăng ngọ nguậy. Và khi nhìn vào cái nhà vệ sinh, 9 đứa đã hòa chung một điệu hét… Bây giờ nghĩ lại mới thấy mình trẻ con quá. Mới gặp một chút khó khăn mà đã chùn bước, đã nản chí rồi… Thực ra, cô vẫn chưa lớn đâu cô sinh viên năm nhất ạ… Công cuộc dọn phòng bắt đầu. Quét rác, bụi, đất ra khỏi gầm giường, lau sạch các mạng nhện và bụi bám trên những chiếc giường cũ kĩ, mở bốn cánh tủ ám đầy mùi giày và moi rác đọng lại trong đó, quét mạng nhện trên các góc tường… Nhà vệ sinh và nhà tắm thì phải thuê người đến cọ, chẳng hiểu lần gần đây nhất có người ở khu nhà C6 này là khi nào nữa… Chúng tôi còn phải đi nhận quân phục, mũ, chăn, màn và chiếu sạch, xô, chậu để dung trong những ngày ở đây. Do được phân phòng muộn, nên khi đi lấy quân trang thì đồ nữ đã được phân hết, thôi đành nhận đồ nam về vậy, mà lại hết cả thắt lưng luôn… Thôi thì đã thiệt thì thiệt cho trót – chúng tôi tự an ủi nhau như thế đấy… ……… Mai Lĩnh ơi – ngày đầu tiên qua trong bụi bặm Trong những tiếng thở dài, trong ánh mắt xa xăm Lạnh lùng căn phòng ẩm mốc đã vài năm Bắt đầu một quãng đời, ngàn vàng không đánh đổi..
Chương thứ nhất: BỮA CƠM NHÀ BẾP.
Tôi đặt chân đến Mai Lĩnh vào ngày thứ năm của tuần thứ hai của tháng 7. Nhà trường chưa nấu cho chúng tôi ăn bữa trưa hôm đó, phải tự túc thôi. Canteen của trường thể dục thể thao tuy rộng hơn canteen luật, nhưng cảm giác đầu nhìn vào là nó ẩm thấp, khu vực nấu với khu rửa bát lại sát bên nhau, những dòng nước bẩn đen ngòm chảy qua cả khu vực nấu một cách rất hồn nhiên… Thôi, nhắm mắt mà làm ngơ đi các cô gái trẻ! Các cô có nhịn được một tháng không? Khuất mắt trông coi thì ngon hết. Bữa đầu tiên ở Mai Lĩnh tôi ăn cơm rang. Khác với cơm rang ở Hà Nội, cơm rang ở đây được phục vụ nhanh đến khó tin. Sau này tôi mới phát hiện ra, cơm thừa khách không ăn hết, nhà bếp thu lại, rồi khi khách sau vào, họ chỉ đảo lại qua loa cho nóng rồi bưng ra. Nhưng lúc đó dọn phòng mệt, nên cả bọn chẳng nghĩ được nhiều, 9 đứa ăn 5 suất cơm mà vẫn còn bỏ dở, phần vì ghê ghê, phần vì mệt quá không nuốt nổi… Chỉ muốn ngủ… Bữa cơm nhà bếp đầu tiên được háo hức chờ đợi hơn dự định. Trước khi đi học quân sự, tôi cũng đã chuẩn bị tâm lý khá kĩ lưỡng, đã tham khảo ý kiến của các anh chị khóa trước, thậm chí còn được chiêm ngưỡng các món ăn qua ảnh chụp lại… Anh trai tôi – cũng đã từng có 1 tháng trời nơi đây – bảo: “Các cô cứ làm quá lên, chứ người ta sống được, thì các cô không chết được đâu mà lo!” Vâng, 186 khóa trước tôi, người ta đã ăn như vậy và đã sống sót trở về thì chẳng có lý do gì mà tôi không thể! Nghĩ vậy nên tôi đã gạt bỏ hết những lời đề nghị của mẹ về việc làm ruốc, rang lạc, giã muối vừng mang đi… để rồi bây giờ hối hận… Tôi đón chờ những món ăn đại loại như “tôm hùm baby”, “Vây cá mực”, “canh đại dương”, “thịt như ý”, “đậu phụ nhuộm rắc cà chua”, “xả ớt xào gà”… có phần thản nhiên và bình tĩnh. Tôi nhìn và nghe các tiểu thư, công tử xung quanh méo miệng kêu gào mà đón nhận thực tại. Dù nhớ bữa cơm ở nhà da diết, nhưng tôi không kêu ca, giống như 186 khóa trước, tôi sẽ sống được và vượt qua được. Đón nhận thực tại một cách bình thản nhưng không khỏi không đầy thắc mắc. Các món canh ở đây không bao giờ được nêm muối. Dường như trong một nồi canh đầy khoảng 20 lít nước, họ chỉ cho vào đó vài quả sấu chua làm màu. Nhưng thôi, đun sôi lên rồi là được, coi như đỡ tốn nước lọc ở phòng. Nước chấm cũng nhạt gần như canh, nó có vẻ là nước mắm cốt chính hiệu mặn chát đã được pha loãng với nước sôi cho sinh viên đỡ hại thận. Thức ăn có vài món chính như đã kể ở trên, các món đó được đổi hàng ngày, cách vài ngày mới lặp lại một lần. Sau vài lần đi ăn về, một cô bạn rỉ tai tôi nói nhỏ: hôm đó trời mưa, cô bạn không mang ô, phải ngồi chờ mưa tạnh mới về được. Và tận mắt bạn tôi chứng kiến nhà bếp đi dọn đồ ăn thừa vương vãi trên bàn, cho vào âu lớn cất trong tủ lạnh để đến vòng quay 4 ngày sau mang ra xào nấu lại… Thảo nào thỉnh thoảng trên đĩa thức ăn lại có miếng giò hay miếng dưa chuột nào đấy có vết răng người cắn dở. Những trung đội ăn ca 2 lại cứ đổ cho ca 1 ăn thừa bỏ lại… Giờ mới tá hỏa là các bạn ca 1 cũng đâu có được ăn đồ mới đâu… Các luật sư tương lai láu cá mới bàn nhau: ăn không hết thì đổ chung vào, trộn lẫn lộn lên để nhà bếp bắt buộc phải bỏ đi. Tiền ăn đã nộp vào 17500 đồng một bữa mà ăn như thế thì đau bụng cả lũ. Thực hiện được mấy hôm, lại có bạn nhìn thấy thằng cu nhà bếp dùng tay gạn bỏ nước canh trong bát tôm rồi lại đổ tôm vào âu lớn, cất tủ lạnh… Đến nước này thì thôi, không có trộn làm gì nữa, cũng không có rình nhà bếp đi dọn đồ ăn làm gì nữa… Cố nuôt cho trôi rồi còn về phòng… Mấy hôm đầu còn đi ăn đủ, nhưng mấy hôm sau vì mệt muốn ngủ nhiều nên các bạn thường hay bỏ ăn. Các mâm dọn ra nhiều khi thừa dù một mâm ngồi có 4 người thay vì 6. Trung đội trưởng làm mẫu đi lấy đồ ăn ở các mâm thừa về mâm mình, thấy vậy, các mâm khác cũng làm theo. Lâu dần thành quen. Trưa hôm ấy, trời mưa bay bay…. phòng tôi cũng bỏ ăn đến một nửa. Lên nhà ăn, thấy vắng teo, các mâm ngồi lác đác được 2,3 người. Mâm tôi ngồi 4, quen mui khều đĩa xả ớt xào gà của mâm trống bên cạnh, tặc lưỡi: “chắc hết người rồi, các bạn ấy không đi ăn nữa đâu…” Vừa ngồi được một lúc thì có một đoàn vào muộn, ngơ ngác tìm chỗ ngồi… Cả bọn ngượng chín người, “thôi chết, thiếu của các bạn ấy rồi”. M khều khều dưới chân tôi: “Liệu mai chúng mình có bị kỉ luật vì ăn hết phần các bạn không nhỉ?” Cả bọn ngồi cười sặc ra khi nghĩ đến cái viễn cảnh điêu tàn ấy. Nhưng may quá, vẫn còn mâm trống cho các bạn đến sau… Một thú vui tao nhã của chúng tôi khi cơm nước xong xuôi là kem và sữa chua. Nhưng kem hay sữa chua lại là một cuộc đấu tranh tốn nhiều mồ hôi và nước mắt… Tất nhiên là sữa chua thường thắng. Chiều nào cũng vậy, sau bữa cơm, chúng tôi lại trở về C6 với túi sữa chua vung vẩy trên tay, vác ghế nhựa ra hành lang ngồi đón gió từ cánh bãi mát rượi và hàn huyên đủ thứ chuyện trên trời dưới bể. H kể chuyện quê mình với những đồi thông, những rừng thưa nơi tuổi thơ chăn trâu cắt cỏ, chuyện ao nhà nơi bạn có những chiều ngồi câu cá dưới bóng cây, chuyện mỗi chiều lũ trẻ trong xóm lại rủ nhau đi nhặt vỏ đạn ở nơi tập bắn của doanh trại quân đội đóng gần đó… Ôi miền Trung, tôi thích giọng nói của miền Trung ruột thịt, lúc thì nặng như đượm đầy muối biển, có lúc lại nhẹ bẫng như đong đầy nắng gió…. Chẳng hề nũng nịu như giọng miền Nam, nó chân chất, mộc mạc như con người nơi ấy, lam lũ mà tảo tần nhưng có sức sống, nghị lực mãnh liệt. Đừng hỏi tớ vì sao tớ thích nghe H nói, thích H dạy tớ nói giọng miền Trung…. vì lâu rồi tớ đã yêu câu hát “chừ đi mô ta cụng nhớ về Hà Tịnh…” Q thì kể chuyện Hạ Long. Chuyện cầu Bãi Cháy – nơi hàng chục con người đã lao xuống từ đó tự tử… Những cái chết tức tưởi. Những người đó chắc hẳn phải mang trong lòng nỗi niềm uất nghẹn không thể giãi bày nên mới dại dột tự kết thúc cuộc sống của mình như thế. Biển Hạ Long xanh nhưng ngậm trong mình biết bao ai oán… ======================================= Cfs bổ ích nhưng dài quá, mà dự là còn phần 2,3,5… Bản thân mình thì vẫn muốn nói thêm 1 bí mật nho nhỏ để giúp cuộc sống ở Mai Lĩnh dễ thở hơn 1 tí tẹo Cháu nào muốn biết thì inbox riêng nhé
#2900 (tiếp theo nội dung của 2899) MAI LĨNH KÍ – to be continued… :))) Chương thứ 2: KỈ LUẬT LÀ SỨC MẠNH CỦA QUÂN ĐỘI. Một trong những điều thú vị của việc học quân sự theo hình thức đi học tập trung như thế này là các thầy sẽ rèn sinh viên theo kỉ luật quân đội. Mà cái dòng chữ to nhất ở trung tâm không phải là cái tên: “trung tâm giáo dục quốc phòng Hà Nội I” mà là dòng chữ: “Kỉ luật là sức mạnh của quân đội.” Kỉ luậ t là xếp hàng mọi lúc mọi nơi. Xếp hàng lúc đi học, xếp hàng lúc đi về, xếp hàng lúc đi ăn, xếp hàng lúc đi điểm danh…vv… Lần gần đây nhất tôi phải xếp hàng nối đuôi nhau đi rồng rắn như thế là hồi cấp 1, hình như chỉ đến khoảng lớp 3, 4 gì đấy. Sau này học thể dục tôi vẫn phải xếp hàng, nhưng xếp hàng kiểu “tĩnh” tức là xếp hàng xong rồi đứng yên đấy. Chứ ở đây, chúng tôi xếp hàng rồi đi theo hàng lối thẳng tắp, người nọ nối người kia đúng theo trật tự mà đi học, đi ăn, đi tập trung điểm danh… Tại mỗi ngã rẽ, mỗi góc khuất, lại có các thầy mồm ngậm còi, mặt đăm đăm sẵn sàng thổi “toét” một cái, thế là thôi xong. Một trung đội sẽ bị đứng lại, bị sạc cho nên thân và phải chờ đấy để đi sau cùng, bất kể mưa nắng bão bùng. Kỉ luật là đúng giờ giấc, đúng hiệu lệnh. Hằng ngày, 5h 15 phút sáng sẽ có một hồi còi báo. Đến đúng 5h 30, còi báo thức sẽ réo ầm ĩ và tiếp đó sẽ là cái giọng gây ức chế nhiều nhất cho sinh viên k37 HLU nói riêng trong khóa học 187 vừa qua, và có lẽ cho tất cả 187 khóa đã từng học ở Mai Lĩnh nói chung: “Đã đến giờ báo thức, các em khẩn trương dậy làm vệ sinh cá nhân. Hôm nay là thứ 2, các trung đội chẵn các em khẩn trương xuống sân chạy thể dục…” và sau đó là: “Tôi xin nhắc lại….” Và những hôm nào đại úy Nam nhận nhiệm vụ báo thức buổi sáng, những tiếng càu nhàu được tăng lên gấp bội. Thầy Nam có một chất giọng đặc trưng với ma lực mãnh liệt làm cho không đứa nào có thể ngủ tiếp được. Thôi, dậy quách đi cho đỡ phải nghe một tràng “Dậy chưa? Dậy chưa thế???” ầm ầm trên loa. Nhớ buổi đầu tiên còn được một vụ cười nổ ruột vì vụ báo thức buổi sáng. Tôi đến Mai Lĩnh vào ngày thứ 5, sáng thứ 6 là buổi sáng đầu tiên tôi thức giấc trên chiếc giường tầng ở phòng ***. Hôm đó, cả bọn lạ giường nên không ngủ nổi. Sáng ra, tôi mở mắt lúc 4 rưỡi. Nhìn quanh thấy các bạn cũng đều tỉnh rồi. Ánh đèn led điện thoại hắt ra le lói từ phía các giường. Cả lũ dậy bật điện để đánh răng, rửa mặt. Các phòng xung quanh cũng dậy gần hết. Tưởng dậy sớm là tốt, ai dè, đến tối lúc điểm danh, thầy nhắc: “ Đây là buổi đầu tiên nên tôi tha. Lần sau mà còn thế nữa thì…” Cả bọn méo mặt: dậy sớm cũng không được, dậy muộn cũng không xong… Cứ phải đúng 5 rưỡi mới được bật đèn và mở cửa. Ai dậy sớm muốn làm gì thì cũng phải mò trong bóng tối, chứ không được bật đèn. Thôi, kỉ luật nó là như thế, cố mà chấp hành… Mỗi tối, đúng 22h 30 là phải tắt điện, bất kể có ngủ được hay không. Sinh viên từ lâu đã quen ngủ ngày cày đêm, nay tự dưng đồng hồ sinh học bị đảo lộn rất khó thích nghi. Mấy đêm đầu cứ nằm chong chong, điện thoại còn không dám mở vì sợ các thầy đi tuần túm cổ để rồi sáng hôm sau mắt nhắm mắt mở đánh răng rửa mặt, rồi lên giảng đường gục xuống bàn ngủ vùi. Đi ăn cũng phải đúng giờ giấc. Mấy hôm đầu chưa quen nên kỉ luật còn lỏng, chứ mấy hôm sau đúng là ác mộng. Tuần cuối cùng, phòng tôi đi ăn trưa đã xuống muộn 4 phút, lại trúng vào ca trực của thầy Nam! Thế là cả lũ ăn hành. Có lẽ đến tận lúc nhắm mắt xuôi tay, tôi cũng chẳng thể nào quên được giây phút đó, lúc sấp ngửa chạy như bay xuống cầu thang khi thấy cả đại đội đã đông đủ dưới sân C7. Giọng thầy đanh và gai gai, nghe phát rùng mình: “ Các cô đang chạy kia, lên hết trên này cho tôi!” Thế là 9 đứa ngậm ngùi xếp thành hàng phía trên. Trung đội ** hôm đó 9 nhân mạng đi muộn, 2 chiến sĩ bị ốm đã báo cáo… còn đâu 15 đồng chí vắng mặt không lý do. Thế là ăn hành tập thể… Trưa hôm đó, cả phòng trong trạng thái căng thẳng tột độ. Một vài đứa cố gắng tự ru mình vào giấc ngủ được chăng hay chớ trước khi thầy gọi cổ xuống sân. Một vài đứa thì ngồi chọc chọc hộp sữa chua, ăn lạnh cho tỉnh táo, đỡ buồn ngủ. Tự dưng có tiếng còi “toét” ở dưới sân. Tôi giật mình đổ cả thìa sữa chua ra áo, mấy đứa đang thiu thiu ngủ nhảy dựng dậy. Thế là vội vội vàng vàng nhét áo vào trong quần, ôm vả sách vở, ghế nhựa xuống sân ngồi phơi. Thầy nhất quyết không cho đứa nào tận hưởng tí mát mẻ trong râm, hình phạt phơi nắng tháng 7 quả là khủng khiếp. Áo quân phục tuy dày mà da thịt cứ như đang trên chảo rang. Cái mũ tai bèo hấp nhiệt nóng như trong lò bát quái. Mồ hôi đứa nào đứa nấy chảy ròng ròng… Vâng, thân làm tội đời nó như thế đấy… Kỉ luật là một người mắc lỗi thì phạt cả trung đội. Cái này gọi là trách nhiệm tập thể. Ví dụ, một trung đội xếp hàng đi ngang qua, bỗng thầy thổi còi toét một phát, hóa ra trong hàng có bạn mặc áo mà không sơ vin. Thế là cả trung đội đó cứ thế mà đứng nắng, chờ cho bạn đó sơ vin lại tử tế, chờ các trung đội khác đi qua hết rồi mới được đi. Biện pháp này đánh vào lương tâm, sự áy náy của con người mà giữ kỉ luật. Có những bạn sẽ rất áy náy nếu như vì một mình mình mà bao nhiêu bạn bè của mình bị phạt cùng. Những cũng có bạn mặc xác bao nhiêu con người còn lại trong trung đội, cứ gan lì chiến đấu đến cùng theo ý mình. Tôi nhớ có một buổi sáng, tuần thứ 4 rồi thì phải. Hôm ấy các bạn trung đội chẵn phải chạy thể dục buổi sáng. Thầy hò như hò đò ở dưới sân, trung đội ** vẫn chưa đủ người để chạy. Cả trung đội ** cứ xếp hàng đứng ở dưới, các bạn còn thiếu vẫn không chịu xuống để cho đủ người mà chạy. Nghe tiếng loa của thầy mà các trung đội không phải đi chạy hôm đó cũng phát bực mình. Hóa ra trong xã hội vẫn còn nhiều con người chủ nghĩa cá nhân quá lớn, họ chẳng biết đến ai ngoài bản thân họ… Kỉ luật là trong lớp phải nghiêm chỉnh, phải ngồi thẳng lưng, không được chống tay vào cằm, không được “gật gù đồng ý” hay “gật gù hiểu bài”… Có những thầy giáo rất nghiêm khắc, phạt người ngủ gật hay dùng điện thoại có thể là đình chỉ thi môn đó, hoặc cho lên góc lớp đứng hết tiết. Nhưng cũng có những thầy vô cùng vui tính, thầy mang máy ảnh tới lớp, chụp ảnh những bạn nào ngủ gục xuống bàn rồi dọa tung lên mạng… Trộm nghĩ, thực ra nghiêm khắc nhiều khi lại không duy trì kỉ luật tốt như mềm dẻo… Chương thứ 3: NHỮNG NGƯỜI THẦY VÀ NHỮNG BÀI HỌC QUÂN SỰ. Một khóa học quân sự của chúng tôi có 4 học phần: A, D, K, và Q. Trung đội chúng tôi bắt đầu với môn K trước. Môn K chính là học phần về súng tiểu liên AK và bài thi bắn ác mộng. Buổi học đầu tiên diễn ra ở ngoài sân C6. Cả buổi chiều ngồi ghế nhựa quả thật là ê mông, đau hết mình mẩy. Bù lại, thỉnh thoảng chúng tôi được vài cơn gió trời mát rượi thổi qua, nhưng chúng hiếm hoi đến phát bực. Thầy giáo rất am hiểu về súng tiểu liên AK, điều này thì chẳng có gì đáng thắc mắc. Chỉ có bọn trẻ ranh chúng tôi là chẳng biết gì về súng ống. Ngày xưa học cấp 3, tôi chỉ được học trên mô hình súng chứ chưa bao giờ được tháo lắp súng thật cả. Khi thầy đang mê mải giảng trên bục, bỗng xuất hiện một thằng bé cầm trong tay một quả bóng, chắc là con thầy giáo nào đó trong trung tâm vì nó đi ra đi vô lớp học rất tự nhiên. Thầy giảng ở trên thì ở dưới thằng cu chen vô. Rồi nó chạy lên bục giảng của thầy: “Bác cho cháu mượn khẩu súng đi.” – “Về bảo Hào hói cho mượn súng, đi ra đằng kia cho bác dạy…” Nhưng thằng cu cũng đâu phải đứa vừa, em nó quậy ở đấy đến tận lúc gần hết tiết. Nhưng dù sao thằng cu con thầy “Hào hói” nào đó cũng làm cho lớp học bớt mệt mỏi. Để rồi đến hôm sau, khi ra thao trường, gặp một thầy giáo đầu hói tự giới thiệu: “thầy tên là Hoàng Tuấn Hào”, cả bọn đã ồ lên: “À, Hào hói!” May mà thầy không nghe thấy… Trong lớp học bắn của tôi có một vài phần tử đi học lại. Chẳng hiểu vì sao, tôi không ưa mấy bạn này từ cái nhìn đầu tiên. Sau học cùng mấy buổi mới nhận ra cảm nhận của mình quá chuẩn. Tôi ghét một tên con trai, đã học lại rồi mà còn ra vẻ. Mỗi giờ tập ngắm là khoanh tay đi ngang đi dọc trong lớp hướng dẫn mọi người, rồi tranh thủ tán tỉnh mấy bạn xinh xinh, rồi thì xưng “anh” để mọi người nghĩ là hơn tuổi, sau đó mới lòi đuôi ra cũng 94 như ai… Có vẻ như tuổi 19 chỉ là cái vỏ của tôi thôi, chứ bên trong có lẽ tôi chỉ 15, 16… Trẻ con quá đi mất… Môn K là môn tôi tự tin thi đỗ nhất thì lại phải thi lại với kết quả bắn là 7-0-0. Chẳng hiểu lúc đó làm sao nữa, nhìn các bạn thi xong ra về mà lòng đau như cắt. Trời còn mưa lâm thâm cho nhòe kính cận, cái mũ sau đợt thi K cũng chia xa luôn không còn gặp lại. Phòng tôi 9 đứa thì chỉ đỗ được 3 sau đợt bắn đầu tiên. Lần thi lại thì tôi qua với số điểm là 8-9-10 và vĩnh biệt môn bắn ở đó. Nhưng có những người ví dụ như huynh Tống Sơn Tuân trung đội 5 chẳng hạn, lập kỉ lục với 9 con 0 và qua với điểm vớt vát các thầy cho ở lần thi thứ 4… Các bài học A, Q và D nối nhau tiếp tục. Môn Q có lẽ là môn học khó nhằn nhất đối với mọi khóa sinh viên. Bài học về thuốc nổ, về bom nguyên tử hay với thầy giáo vui tính. Thầy nguyên là bác sĩ quân y nên cuối giờ thầy còn khuyến mại cho sinh viên trung đội 29,30 một bài học miễn phí về ung thư vú. Và chúng tôi lại gặp lại thầy trong bài sơ cứu và chuyển thương. Bài học cũng rất thú vị khi thầy hướng dẫn cách ga rô ở … cổ nếu bị rắn cắn vào mặt. Một trong những thầy giáo tôi ấn tượng sâu sắc nhất ở trung tâm là thầy Đinh Trọng Tuấn, trưởng khoa Chính trị. Có lẽ thầy là thầy giáo duy nhất mà tôi đã từng học lại giảng bài với cảm xúc, với tâm huyết mãnh liệt như thế. Ngồi nghe thầy nói về Bác Hồ, về 10 cô gái thanh niên xung phong ở ngã ba Đồng Lộc… mà nước mắt cứ chực trào khỏi mi… Học xong bài học của thầy, lòng yêu nước dâng trào trong tôi, nhiệt huyết như lại được hâm nóng. Một thầy giáo nữa cũng đã để lại ấn tượng trong lòng sinh viên là thầy Hoàng Thanh Sơn, hay còn được mệnh danh là thầy “Sơn sấm sét”. Thầy nổi danh với rất nhiều fan hâm mộ bởi những điệu nhảy điêu luyện trên sân khấu. Bình thường, thầy là một thầy giáo rất nghiêm khắc, hay quát mắng học sinh nên bị gán cái tên “sấm sét”, nhưng khi trên sân khấu, thầy hồn nhiên và đáng yêu như một cậu bé ở độ tuổi 14, 15, chân tay như không có xương, dẻo quẹo còn hơn con gái… Còn một thầy giáo mà tôi chưa kịp biết tên, thầy có vẻ ngoài giống diễn viên hài Tự Long như 2 anh em vậy. Thầy cũng vui tính và hài hước chẳng kém diễn viên hài. Mỗi giờ nghỉ, thầy lại cho bọn học trò xem những video ngộ nghĩnh mà thầy quay được, hoặc những chương trình TV mà thầy down được trên mạng về. Những giờ học của thầy thật đáng nhớ. Còn nhiều nhiều, nhiều lắm nữa những điều về các thầy mà tôi chưa biết, hoặc chưa tiện để nói ra đây… Nhưng từ sâu thẳm đáy lòng, em xin cảm ơn các thầy ở trung tâm giáo dục quốc phòng Hà Nội I đã dạy dỗ, bảo ban, rèn giũa chúng em trong suốt 1 tháng trời vừa qua ở Mai Lĩnh. p/s: hé 1 chút về chương tới cho các bạn háo hức nhé: Chương 4 có tựa đề: CON MA MAI LĨNH. #2901: Đã hết chưa ? Chưa hết thì đề nghị đồng chí són nốt 1 phát cuối để tôi up cho đỡ tốn diện tích page -Cờ- ============================== MAI LĨNH KÍ to be continued… Chương thứ 4: CON MA MAI LĨNH. Có lẽ đây sẽ là chương mà tôi giành ra nhiều tâm huyết nhất để viết về nó. Con ma Mai Lĩnh chẳng biết tự bao giờ đã trở thành một nỗi ám ảnh của khóa trước để dọa các khóa sau khi khóa sau bắt đầu nhăm nhé ba lô, túi dết lên đường. Tôi nghe cái cụm từ “con ma Mai Lĩnh” nhiều lắm rồi, từ trước khi đi học quân sự mấy tháng liền. Một hôm, tôi hỏi một chị k36: “Chị ơi, con ma Mai Lĩnh là thế nào hả chị?” Chị ấy trả lời với 1 vẻ mặt rùng rợn: “Ối, ghê lắm em ạ…” – “Ghê là như nào, chị kể đi chị…” – “À, chị cũng không biết, chị chỉ biết là ghê lắm thôi….” Mất niềm tin vào k36, tôi tiếp tục với một anh k35: “anh ơi, anh kể cho em nghe về con ma Mai Lĩnh đi anh!” Anh này, con trai có khác, chẳng thể hiện tí cảm xúc nào cả: “Ối giời, các cô lại bị chúng nó dọa chứ gì… Làm gì có ma mãnh. Lắm chuyện.” Thế là tôi lên đường đến Mai Lĩnh với một sự hồ nghi nhất định. Ngày trước tôi đâu có tin vào ma quỷ, nhưng dạo gần đây tôi lại có thói quen tối nào cũng lướt qua page “Thế giới tâm linh” đọc truyện các bạn chia sẻ trước khi đi ngủ nên cũng rờn rợn. Và những chuyện kì dị cứ thế bắt đầu…. Ngày đầu tiên, khi mới nhận phòng ở C6, tôi đã nghe đứa bạn rỉ tai: “C6 là khu có ma đấy”. Tôi giật mình, hôm sau ra hành lang nhìn sang khu đất trồng chuối bên cạnh, chợt nhìn thấy người ta đào những cái hố hình chữ nhật vuông thành sắc cạnh, ở trên đầu lại còn cắm những tấm ván đánh dấu nhìn giống những ngôi mộ chưa lấp đất vô cùng rùng rợn. Gọi đám bạn ra xem thì mỗi đứa tưởng tượng một kiểu, nhưng cuối cùng cũng không ai biết những cái hố đó để làm gì. Bắt đầu bất an, phấp phỏng từ đó. Một tối, cả trường đang tập trung để điểm danh trước sân nhà C7 bỗng dưng có một tiếng hét thất thanh phát ra từ tầng 3, không phải chỉ 1 tiếng hét, mà nhiều tiếng hét nối nhau vang lên. Thầy lao như bay lên tầng 3, cả đại đội nháo nhác đứng hết cả dậy, thầy cũng không thể trấn an nổi. Đêm ấy trăng mờ mờ khuất sau mây, dưới ánh đèn leo lét của nhà C7, những cành đa cứ xào xạc dù trời không có gió. Tự dưng tôi thấy lạnh hết cả người. Tiếng hét phát ra từ phía bên phải của tầng 3, trung đội tôi ngồi phía bên trái nên không nhìn thấy gì hết. Một lúc sau thầy mới thông báo, chuyện là: Có một bạn bị đau bụng, nhưng không đi trạm xá mà cứ ngồi trong phòng khóc. Phòng đi tập trung thì phải tắt điện, nên bạn ấy ngồi khóc trong bóng tối. Một bạn khác đi ngang qua, thấy trong bóng tối lại có tiếng khóc nên hét lên. Mọi người thở phào, điểm danh xong đi về, đêm ấy ngủ ngon. Hôm sau, tôi gặp lại con bạn thân, nó ở nhà C7. Bạn tôi đêm hôm trước ngồi điểm danh ở vị trí thẳng khu vực phòng có tiếng hét, nó kể với tôi là đêm hôm trước cả lũ ngồi ở đấy nhìn thấy có bóng người trèo lên lan can định nhảy xuống, nhưng có người ở đằng sau giữ chặt lại, ôm ngang bụng rồi vác xuống tầng 1. Và tụi nó cũng phát hiện ra tầng 3 nhà C7 có một bát hương được đặt kín đáo trong cái phòng 3**, cái phòng có tiếng hét hôm trước. Tôi gọi điện cho ông anh, anh ý buông một câu tỉnh bơ: “Cái bát hương ấy có từ hồi cái thằng ở đấy nó nhảy lầu tự tử mà…” – “Anh bảo cái gì cơ?” – “Hồi anh học cái phòng tầng 3 đấy bỏ trống mà, các cô lại bị xếp vào đấy à?” Tôi tắt máy, không nói nữa. Trước khóa của bọn tôi, khóa 186 là sinh viên trường Đại học Hà Nội đã có một vụ được lên báo Dân trí với cái tít: “Nữ sinh đại học Hà Nội rơi từ tầng 4 xuống không chết.” Hồi đó ở nhà, tôi cũng đọc và còn share link đó lên tường nhà mình nữa kìa. Cả khóa đi học, có tới hơn 2000 người chứ không ít. Có người tin có ma, có người chả đặt tí niềm tin nào vào ma mãnh… Nhưng cũng không ai giải thích được hiện tượng phòng 3** nhà C7 sáng điện cả đêm dù nội quy không hề cho phép. Một đêm không trăng khác, tôi bị dựng dậy lúc nửa đêm vì nghe thấy tiếng hét chói tai phát ra đâu đó rất gần. Mở mắt ra, phòng tôi vẫn im phăng phắc, các bạn vẫn đang say giấc nồng, tôi tự hỏi liệu mình có nằm mơ mà tự tưởng tượng ra cái tiếng hét kia không? Tự dưng tôi thấy gai người, giữa đêm mà chỉ có một mình mình thức trong căn phòng tối om, không một tiếng động. Với tay lấy cái điện thoại, bật màn hình thấy lúc đó mới có gần 2 giờ sang. Tôi tắt quạt, kéo chăn trùm kín mặt và cố ru mình ngủ lại. Sáng hôm sau, Hòa nói bạn ấy cũng có nghe tiếng hét đêm hôm trước nhưng không dám động đậy, cũng nằm im vì tưởng cả phòng không ai nghe thấy. Cho đến tận lúc kết thúc khóa học trở về nhà, tôi lên youtube tìm kiếm những video của các khóa làm về Mai Lĩnh cho đỡ nhớ, tôi mới xem được một clip mang tên: “Những điều kì bí về Mai Lĩnh” do chính các bạn khóa 187 cùng với tôi thực hiện. Hóa ra tiếng hét đó bắt nguồn từ chính C6 – dãy nhà mà tôi ở – nhưng ở phía bên kia song sắt, hay bọn tôi vẫn gọi đùa là “phía bên kia chiến tuyến”. 4 bạn ở phòng đó cùng nhìn thấy một bong đen thấp thoáng trong phòng và cùng hét lên. Sau tiếng hét đó thì bong đen cũng biến mất không còn chút dấu tích nào cả… Sinh viên lâm vào tâm trạng hoảng loạn chung. Sau một cuộc họp phòng khẩn cấp, phòng tôi đã ra nghị quyết: từ nay đi đâu, làm gì cũng phải đi thành tập đoàn, không được bỏ đứa nào ở lại một mình trong phòng bất kể có xảy ra chuyện gì. Hôm ấy là chiều chủ nhật. Tôi trở về Mai Lĩnh sau khi đăng kí về tranh thủ dịp cuối tuần. Ngoài quà bánh mang về cho bọn bạn từ Hà Nội, tôi còn mang thêm một con dao và hai củ tỏi. Nhưng bấy nhiêu đó chẳng thấm vào đâu với cái tâm lý sợ hãi cứ lởn vởn bao trùm. Cả 9 đứa hùa nhau đi tìm cây dâu trong khuôn viên nhà trường. Lượn lờ chán chê quanh khu vực nhà bắn, chẳng thấy tí tẹo tung tích nào của dâu, cả bọn chán nản đi ra cổng tìm mua thêm tỏi. Nào ngờ, khi đi qua trung tâm thư viện của trường thể dục thể thao, Hòa nhìn thấy một cây dâu nho nhỏ khuất sau đám cây lá um tùm dù trời đã nhập nhoạng tối. Và cô ấy đã trở thành anh hùng như thế đấy… Tôi dẫn đầu đoàn người đột nhập vào thư viện, tiến hành diệt tận gốc cây dâu mang về. Chiến lợi phẩm đã giành được với không ít cam go khi phải chiến đấu với hang đàn muỗi đói cứ vo ve đốt đỏ mẩn hết cả chân tay. Nhưng tất cả vì giấc ngủ yên lành cho phòng 301! Ôm một đống cành lá um tùm đi trong sân, chúng tôi thu hút rất nhiều ánh mắt. Trời cũng chưa tối đến mức các bạn ấy không nhìn thấy chúng tôi cầm cái gì trong tay. Một bạn nữ hỏi với theo chúng tôi bằng giọng run run: “Các bạn lấy ở đâu thế?” – Tôi đáp bằng cái giọng mà tôi tin là cũng có chút áy náy: “Bạn ơi, bọn tớ vặt trụi cả bụi mất rồi…” Bạn ấy quay đi với vẻ mặt thiểu não đến tội nghiệp. Có lẽ sự chuẩn bị của chúng tôi càng làm cho bạn ấy thêm phần sợ hãi… Có lẽ tâm lý chung của bọn con gái chúng tôi là sợ ma, nhưng lại cực thích nghe kể chuyện ma. Và nếu bạn học trong trường đại học luật, bạn mới biết được, số lượng con trai trong trường mà không sợ ma chỉ đếm trên đầu ngón tay. Mỗi tối, bọn con trai hay sang nhà C6 chơi và cười đùa ầm ĩ. Nhưng từ khi nổi lên truyền kì về con ma Mai Lĩnh thì tiếng cười có phần thưa thớt hơn. Thím Đức sang xin bằng được mấy cành dâu về xỏ dây làm thành một cái vòng đeo vào cổ tay trái. Tên này cũng là đứa hóng hớt chuyện ma chẳng kém con gái là mấy. Phòng con trai tụi nó còn đọc truyện ma hằng đêm mỗi khi tắt điện buổi tối để dọa nhau. Nhưng dọa mà làm gì khi cả thằng đọc lẫn thằng nghe đều run, kéo chăn trùm kín đầu… Có một câu nói cửa miệng của bọn hay đi kể chuyện ma, đó là: “tao kể cho mày thôi đấy, đừng có kể cho ai nữa, không thì con ma đấy nó đi theo mày luôn….” làm đứa nghe sợ xanh mắt. Nhưng vài hôm sau lại thấy đứa nghe câu chuyện hôm đó ghe tai đứa khác với cái điệp khúc: “mày mà kể lại cho người khác thì con ma đấy nó đi theo mày luôn…” Và cứ thế, con ma Mai Lĩnh trở thành huyền thoại, chẳng có ai là không biết. Và cũng chẳng có ai giải thích được vì sao phòng 3** nhà C7 lại được bật đèn cả ngày lẫn đêm, vì sao phòng 3**, 3** nhà C7 lúc nào cũng có người ốm, vì sao các thầy cấm tiệt không ai được lên tầng 3 nhà C7 khi chỉ có một mình… Có nhiều chuyện các thầy không công khai lắm, và cũng vì thế mà đám học trò tranh thủ đầu óc tưởng tượng phong phú của mình mà thêu dệt cho li kỳ, hấp dẫn. Tôi nghĩ chuyện gì cũng có ít nhất một nửa là sự thật, còn các thứ mắm muối mà các khóa sinh viên bỏ thêm vào chỉ phần nào thôi… Mai Lĩnh vẫn còn đó, vẫn hứa hẹn đón hàng trăm khóa nữa đến học tập và rèn luyện. Nhà C7 vẫn sừng sững đứng đó, và gốc đa cũng cứ lẩn khuất nơi góc tối nhất của sân C7… Nó ẩn chứa điều gì tâm linh và bí ẩn, nó là nhà của “ai đó” hay không thì tôi không dám khẳng định. Tôi chỉ có thể cho các em khóa sau lời khuyên khi đến đó, các em nên chuẩn bị cho mình một con dao, một củ tỏi và hãy đến trung tâm thư viện của trường thể dục thể thao, tìm ở sát góc tường phía bên phải khi đi vào cổng, biết đâu các em lại tìm được cây dâu mà bọn chị đã từng tìm ra… Chương thứ 5: GIẢI ĐẤU THỂ THAO VÀ CHƯƠNG TRÌNH ĐỒNG CHÍ. Một trong những hoạt động sôi nổi nhất của sinh viên Đại học luật Hà Nội khi đến với trung tâm giáo dục quốc phòng là chương trình Đồng chí. Chương trình gồm có giải kéo co, cầu lông, blog radio và các chương trình văn nghệ đặc sắc. Nghe có vẻ rất thú vị. Nói thật chứ đó mới đúng là những gì mà tôi tưởng tượng ra khi vẫn còn xếp đồ đạc ở nhà. Hồi đó mình đã nghĩ những gì nhỉ? À, đi học quân sự là suốt ngày lăn, lê, bò, trườn ở thao trường, là tối tối được quây quần liên hoan văn nghệ… Thế mà đến đây tôi mới biết, có mỗi môn K là ra ngoài trời, còn đâu tất cả các môn còn lại đều là ngồi mòn mông trong giảng đường, chép còn hơn ngày xưa học đội tuyển văn, và lúc nào “quân dung” cũng phải tươi tỉnh, không được gù lưng, không được chống cằm, không được “gật gù” theo lời thầy giảng… Tôi thà lăn, lê bên ngoài còn hơn là ngồi trong giảng đường như những vị la hán trong chùa Tây Phương như thế. Nhưng nào có được… Vâng, Đồng chí bắt đầu với việc đăng kí tham gia đội kéo co, hay đánh cầu lông. Tôi rất thích chơi thể thao, trừ kéo co, nhưng lại chẳng mang theo vợt, cũng chẳng quen ai mà mượn vợt để tập đánh. Nghĩ ngợi chán chê, tôi mới rủ một thằng con trai đánh đôi nam nữ. Theo tính toán thì nếu rủ thằng đó cùng đánh, rất có khả năng nó sẽ mượn được vợt cho cả hai. Nhưng cuối cùng đời không như là mơ… ….. – mày đi đánh cầu lông với tao nhé? – Ơ, trường có giải à? – Giải trong chương trình Đồng chí mà… – Thế à? Có đánh đôi nam không mày? – Có. Mày hỏi làm gì? – À, tao hỏi để tao đánh với anh Khánh, mày đánh một mình đi nhé… Cuộc điện thoại kết thúc như thế đấy… Tôi cáu, bảo bọn bạn trong phòng là “…không có cầu lông, cầu lá gì nữa…” Các bạn cũng cụt hứng. Khoa Kinh tế nói chung, và cái nhóm tôi nói riêng, chẳng hiểu sao chưa bao giờ thấy tham gia bất kì cái hoạt động nào của Đoàn hay hội… Chẳng phải do chúng tôi đụt, mà chỉ là trầm hơn các bạn Luật học thôi. Thấy tôi định đi thi cầu lông nên các bạn đã chuẩn bị sẵn tinh thần đi cổ vũ, nhưng tóm lại là nhiệt huyết lại bay đâu sạch sẽ rồi… Tối hôm ấy, một thằng bạn khác nhắn tin rủ tôi đi đánh đôi với nó. Ừ thì đăng kí, mấy khi được tham gia phong trào của đoàn thể… Đăng kí xong, tôi về phòng ngồi run. Tôi vẫn ghét cái tật đó mà không làm sao bỏ được. Kiểu thi như thi đại học thì run đã đành, đằng này cả khi đi thi cầu lông, cờ vua, hay trước một trận bóng đá thì tôi cũng run và mất ngủ… Nhưng thôi, cả đời sinh viên chỉ có một lần đi quân sự, chỉ có một lần được tham gia vào Đồng chí chứ làm gì có lần hai! Chiều hôm sau, y hẹn, tôi vác mặt đi tập. Đã lâu lắm rồi tôi mới lại chơi một môn thể thao. Bụng bảo dạ: thôi, kiểu gì về cũng căng cơ mà chết… Nhưng vẫn cứ đi vì tôi đã chuẩn bị đến hai hộp salonpad ở phòng rồi cơ mà. Thời gian nghỉ buổi chiều của tôi chỉ có một chút hiếm hoi từ 4 giờ 30 cho tới 6 giờ. Thông thường, tôi hay dùng khoảng thời gian này để chúi mũi vào facebook hay đọc truyện, chờ đến lượt đi tắm, và thỉnh thoảng chen vô mấy câu vào câu chuyện tiếu lâm của cả phòng. Nhưng nay, tắm giặt cũng phải để sau, đi tập cầu lông cái đã. Tóm lại vẫn chưa hết rắc rối. T – đứa bạn đánh đôi cùng với tôi, nó lại có lịch ăn ca 1, nghĩa là thời gian nghỉ của nó chỉ từ 4h 30 đến 5h 15 mỗi chiều. Tất nhiên là sau khi ăn thì không còn đứa nào hâm đến nỗi lại vác vợt ra sân chạy qua chạy lại. Suy tính chán chê, tôi rủ nó trốn ăn ca 1, đợi ca 2 thì ăn cùng bọn con gái chúng tôi. Mọi việc coi như xong xuôi. Chúng tôi ung dung vác vợt đi tập trong lúc hội con trai đi ăn ca 1. Sân nhà C4 lố nhố những người là người, ai cũng tay vợt tay cầu với dáng vẻ thể thao chuyên nghiệp đến phát sợ. Tôi chẳng thể chú tâm được vào việc tập luyện của mình mà cứ ngó nghiêng sang hai bên xem các bạn khác đập mạnh ra sao để rồi về run. Chắc là lúc nhìn thấy cái vẻ mặt của tôi, thằng T cũng bực, nhưng trót đăng kí đánh đôi với tôi rồi, nên nó đành phải chịu, làm gì có sự lựa chọn nào khác. Nó càu nhàu, đại ý là cứ đánh đi, thua thì thôi, chơi cho vui… Nhưng sự ám ảnh về việc bị loại ngay từ vòng gửi xe trong tôi chẳng giảm được tí tẹo nào. Đến giờ ăn ca 2, mọi thứ bắt đầu diễn ra như trong phim hài. Theo lời xúi bẩy của tôi, thằng T đã rình sẵn ở trước cửa nhà ăn để nhập bọn khi bọn tôi đi từ nơi tập trung đến nhà ăn. Tôi quên mất tình tiết này, đó là giữa một biển con gái ăn ca 2, tự nhiên lòi ra một thằng con trai cao kều, cắt đầu đinh gần như trọc lóc. Khi phát hiện ra điều này, thằng bạn tôi cũng ngại chả kém. Chính cái vẻ ngại ngùng của nó làm tôi cười sặc sụa, chẳng giống nó ngày thường tí nào cả. Các bạn nữ xung quanh cũng cứ quay lại để ngó nghiêng làm thằng bé ngượng tím mặt, cố chui sâu vào trong góc trong góc trong cùng. Tôi động viên nó: Thôi, ăn cho nhanh rồi còn chuồn… Nhưng chuyện không dừng lại ở đó, P đập vào vai nó ở phía sau và cho một tràng: “mày không thấy ngại hả T? Mày có nhìn thấy thằng con trai nào ở đây không?…” Tí nữa thì cả bọn sặc nước canh… Hôm sau, thằng T nhất quyết không chịu đi ăn ca 2 nữa, tôi cũng thôi, chả ép nó làm gì. Tôi đang bị căng cơ, giơ tay còn chả nổi nói chi đến đánh cầu… Chiều hôm ấy, tôi đang ngồi hóng gió ngoài hành lang, chợt có 1 bạn trong hội sinh viên đến tìm. Đại loại là do số nam quá ít nên không thể tổ chức đánh đôi nam nữ được, may quá, tôi xin rút luôn khỏi danh sách thi đấu. Thôi, máu me thể thao chấm dứt ở đấy. Hôm sau tôi chỉ có đi cổ vũ cho tụi bạn nữa mà thôi. Cuộc thi kéo co diễn ra náo nhiệt như mong đợi. Hò hét, kêu gào khản cả cổ, nhưng cuối cùng sau thất bại của trung đội 29 dưới tay của 1 trung đội các bạn khoa thương mại quốc tế, phòng tôi hết hứng với thể thao. Và có vẻ độ tự kỉ của tôi ngày càng phát triển mạnh, nên mọi hứng thú với các hoạt động ngày càng tỉ lệ nghịch với số năm có mặt trên đời. Các buổi giao lưu âm nhạc nghệ thuật hầu như không đọng lại nhiều ấn tượng sâu sắc. Tuy nhiên sẽ là thiếu sót lớn nếu như tôi không nhắc đến, và xin được bày tỏ lòng ngưỡng mộ chân thành đến ban nhạc RAU XANH trong đêm Đồng chí đầu tiên ở Mai Lĩnh. Ấn tượng về các bạn với khan giả tại trường quay lúc đó không phải là kỉ niệm 1 đời có thể quên được. #2902: Kỳ cuối của “MAI LĨNH KÝ”. Độ dài cũng gần bằng 81 kiếp nạn như “TÂY DU KÝ” rồi đấy :-s Anw, cảm ơn chủ thớt đã có những chia sẻ rất hay cho các em K38 Chúc các em có 1 kỳ quân sự vui vẻ và hơn hết là học xong được về nhà chứ không bị điều động ra biển luôn -Cờ- ======================================= MAI LĨNH KÍ. phần cuối. Chương 7: MAI LĨNH – NƠI TÌNH BẠN THĂNG HOA VÀ NƠI TÌNH YÊU CHẮP CÁNH 22 ngày lăn lộn nơi thao trường Mai Lĩnh. Dù có mệt, có nắng nóng, có than phiền vì ăn uống kham khổ, có gọi điện về nhà than vãn với mẹ mỗi tối, có sợ ma muốn chết… Nhưng để chọn lại, tôi sẽ vẫn đi. Vì suốt 22 ngày nơi đây, tình bạn đã thăng hoa, và tình yêu cũng được chắp cánh. 9 con người và một căn phòng nhỏ có 4 cái giường tầng, 1 cái nhà tắm bé xíu và 1 nhà vệ sinh lúc nào cũng tắc. Cuộc sống vui hơn tôi tưởng tượng lúc còn ở nhà dù có nhiều bất tiện. Những tối mưa lâm thâm, chúng tôi được nghỉ tập trung điểm danh tối. Và đây là thời gian vàng để nghịch ngợm, phá phách. Tầng 1 lúc nào cũng vang tiếng ghi ta và tiếng hát. Phòng tôi không thế, chỉ khi nào trải nghiệm rồi, bạn mới nhận ra 1 lũ con gái ở với nhau sẽ chí chóe, ầm ĩ còn hơn cả 1 cái chợ. Chúng tôi chơi bài quỳ, cá ngựa… Thỉnh thoảng bọn con trai kéo sang theo tập đoàn. Ừ thì vui, cười đùa ầm ĩ, nhưng cũng không khỏi thắc mắc: hội con trai luôn kéo cả phòng đi chơi , dù đến nơi chỉ có những đứa chơi thân với nhau mới dám lao vào đánh bài hay chơi cá ngựa với phòng con gái. Các bạn còn lại lúc nào cũng e lệ đứng ở cửa, hoặc ngồi ghé xuống mép giường suốt cả buổi, không hé câu nào… Không biết có liên quan không, nhưng tình trạng này diễn ra kể từ khi nổ ra truyền kì con ma Mai Lĩnh. Phải là con gái, các bạn mới hiểu được, có những tình huống chỉ muốn độn thổ. Cả phòng có 9 đứa con gái với nhau, ăn mặc “mát mẻ”, “bà tưng” là chuyện bình thường. Nhưng tình trạng bắt đầu rắc rối vì sự hồn nhiên tai hại có phần vô duyên của tụi con trai. Có lần, chúng nó xộc lên phòng đột ngột, làm cả lũ không kịp trở tay, rồi lao vào hội bài bạc đỏ đen ngồi cả buổi tối không về dù cả lũ con gái cứ cười nham hiểm, trừ 1 đứa mặt đỏ tía tai ngồi ôm gối suốt buổi tối không dám ho he gì… Lúc tụi nó về, gia chủ còn phát hiện ra trên cái giường lúc nãy 1 đám các bạn nam vừa ngồi xuất hiện lù lù 1 cái bra trên gối. Quần áo thì phải giặt, phải phơi, nhưng điểm phơi đồ ở sân sau cũng như con trai luật lại quá “thoáng”. Một lần, 1 tên con trai dám nhăn nhở rỉ tai tôi: “Đêm qua tao gác ở sau C6 nhà mày, thấy cái … bị gió cuốn xuống, nhưng tao không dám nhặt hộ…” Nói về chuyện ăn ở, tôi sẽ hối hận chết mất nếu không đề cập đến nhà C8. Các bạn nữ chắc hiếm có ai đi lên nhà C8 của bọn con trai. Nhưng có một lần tôi lò dò lên C8 để mượn vợt cầu lông của thằng bạn. Nhưng chưa lên được tới tầng cần đến, tôi đã lâm vào tình cảnh mắt chữ A mồm chữ O khi đập vào mắt tôi là 1 thiên thần Victoria Secret chỉ mặc nội y đùa nhau thái quá nên xộc cả ra ngoài hành lang… Ước sao lúc đó tôi có áo khoác tàng hình của Harry Potter, hoặc ai đó hiện ra kéo tôi độn thổ ôm… Cũng không thể nói được giữa tôi và “thiên thần Victoria Secret” đó ai kinh hoàng hơn, cả đôi bên đều vắt chân lên cổ chạy thục mạng. Và về đến phòng, mặt tôi vẫn còn có thể chiên chín được trứng nữa kìa. Từ đó cạch mặt C8. (nhưng xin tiết lộ cho các bạn nam C8 1 bí mật, tớ ở C6 không liên quan, nhưng các bạn C7 bắt gặp cảnh các bạn “mát mẻ” rồi chạy quanh phòng là điều thường xuyên mỗi ngày… ) Một điều thú vị khi đi học quân sự là được về phép ngày cuối tuần. Hàng tuần mỗi trung đội được chỉ tiêu về khoảng 5,6 bạn. Nhưng những chiến sĩ nhà xa thì chẳng về làm gì, nên bọn nhà gần được hưởng lợi về nhiều hơn. Tôi xin về phép nhưng không về nhà mình, mà về nhà trọ với mục đích củng cố lại lương thảo. Nhưng đêm ấy, cái cảm giác ngủ trên chiếc đệm thân quen ở phòng trọ sao lại lạ lẫm, trằn trọc mãi mới thiếp đi một giấc ngủ chập chờn. Sáng hôm sau bừng tỉnh lúc 5h 30, tưởng đâu tiếng còi báo thức đang văng vẳng bên tai, nhận ra mình đã quen cái nếp sống quân ngũ sau chỉ có 2 tuần. Với 1 ba lô căng phồng, tôi quay về Mai Lĩnh. Chưa đến sân C6, đã nghe tiếng hét ầm ĩ của lũ bạn trên tầng 3, hóa ra chúng nó dành cả ngày để hóng những đứa về phép. Chưa hết xúc động thì chợt nhận ra chúng nó ngóng quà chứ không ngóng mình… Rồi có những lúc quay quần cả lũ bên nhau ăn mì tôm úp bằng mấy cái vỏ hộp kem, chôm chỉa đũa từ nhà ăn, mà sao thấy ngon đến thế… Rồi những lúc phụ huynh 1 đứa nào trong phòng lên tiếp tế đồ ăn, cả bọn lại chí chóe với nhau ầm ĩ… Đó là những kỉ niệm mà không phải quãng đời nào cũng được trải qua. Quả thật, những tháng ngày Mai Lĩnh đã đưa tôi đến gần hơn với những người bạn của mình, đưa những đứa sinh viên quen thân với cả bác thông cống lúc nào cũng nói: “bác thương chúng mày nhất cái tầng 3” dù chẳng đứa nào muốn phải gọi đến bác… Ở nơi này, những bộ luật, điều khoản tự động bay hết, những mệt mỏi về học hành, thi cử được xóa sạch. Chúng tôi bên nhau, và chỉ vậy thôi… Nếu không nói đến tình yêu được chắp cánh từ Mai Lĩnh, hẳn các bạn sẽ nghĩ tôi FA nên GATO với hội kiếm được gấu từ những ngày nắng nóng tháng 7 năm ngoái. Sẽ không thể thống kê được có bao nhiêu đôi uyên ương được hình thành từ nơi này. Nhưng có những chuyện tình sẽ đi vào huyền thoại từ những điều tưởng chừng như bình dị, dân dã nhất. Tôi sẽ nhớ đến chết chuyện tình của đứa bạn thân được chắp cánh bởi … xe rác Mai Lĩnh. “chàng” thì ở trung đội cơ động, còn “nàng” thì sáng nào cũng xung phong đi vứt rác cho cả phòng mặc kệ hôm đó đứa nào trực nhật. Vẫn biết tình yêu là thanh cao, là không biên giới, không hoàn cảnh, dù có tỏ tình bên đống rác thì cũng vẫn lãng mạn biết bao… )) nhưng mỗi khi nhớ lại vẫn không khỏi cười sặc sụa… (câu chuyện này hoàn toàn không đề cập đến một đối tượng cụ thể nào, nên mọi sự trùng lặp với sự kiện thực tế nào đã từng xảy ra thì đều là trùng hợp ngẫu nhiên.) Tình yêu có hai mảng màu: sáng và tối. Mảng màu sáng tượng trưng cho vị ngọt của tình yêu, sự yên bình, hạnh phúc của 2 trái tim cùng hòa chung một nhịp đập. Mảng màu tối tượng trưng cho vị đắng, cho những hờn ghen, những giận dỗi phải có để làm bền chặt thêm sợi dây tình cảm của thần Eros. Hai mảng màu này tách biệt nhau, xuất hiện vào những thời điểm khác nhau trong một cuộc tình dài. Chính vì thế, mà hình thành tình yêu trong sáng, và tình yêu trong tối. Mai Lĩnh rộng, nhiều cây cổ thụ xanh rì, nhiều lùm bụi khả nghi để các thầy phải mất thêm công sức đi lung sục mỗi tối sau khi tập trung điểm danh. Thường thì tụ điểm của các cặp đôi tại thời điểm trong sáng hay ngồi là sân các dãy nhà, các quán trà đá… còn các bạn yêu trong tối thì đương nhiên chọn những địa điểm không đèn, vì mắt các bạn nhìn xuyên được cả màn đêm nên không cần có đèn trang trí thêm vẫn thấy khung cảnh lãng mạn xung quanh. Mà kể cả không nhìn thấy cũng đã sao, như những nhà nghiên cứu về người khiếm thị cho biết: Người có thị giác khiếm khuyết sẽ có xúc giác cực kì phát triển. Điều này giải thích vì sao các bạn khiếm thị có thể dùng tay sờ chữ nổi đọc được như chúng ta đọc bằng mắt. Các đôi này thường chọn vị trí xung quanh nhà bắn (theo như các thầy đi tuần kể lại nhé.) Nhưng nếu chia theo tiêu chí khác, ta sẽ được các loại tình yêu khác. Có một dạo, cứ ra ngoài vào sáng sớm tôi lại được chứng kiến một bạn nam xách túi nặng, hôm thì xôi, hôm thì bánh mì kẹp đầy ắp mang đến phòng *** gõ cửa. Và bước từ trong ra là 1 thiên thần trong áo hai dây và quần 5 phân uể oải đón cái túi đi vào kệ chàng ta thẫn thờ một lúc mới đi về. Mới đầu, tôi ngưỡng mộ Mai Lĩnh tuy ngoại thành mà đã phát triển dịch vụ ship đồ ăn sáng tận nơi, nhưng sau này thì biết là không phải. Và chàng trai nào giật mình khi đọc được cái cf này thì cho phép tớ xin được bày tỏ lòng ngưỡng mộ sâu sắc đối với bạn. Kh��ng phải ai trong quá trình tán tỉnh mà đã hi sinh được nhiều như bạn đâu. Những lá thư cho chương trình quà tặng âm nhạc được treo ở gốc dừa cũng là phương tiện tỏ tình hữu hiệu của các chàng trai cô gái nếu bỏ qua sự thật là cái loa quá rè. Nhưng cái loa rè cũng làm tốt nhiệm vụ khích lệ tinh thần của các bạn ngày nào cũng ra ban công ngóng xem nó có đọc đến tên mình không. (nếu không có thì là loa rè quá, mình không nghe rõ nên chắc bỏ lỡ mất bài hát mà cậu ấy gửi.. :3) Và còn bạn nam tỉa dưa hấu, mình không biết dưa bạn tỉa như thế nào, nhưng thực sự hôm đấy, mình cũng là 1 trong các thành phần ố, á, hú, hét ầm ĩ lúc bạn ôm quả dưa tiến về trung đội 24. Một tình yêu dám bày tỏ công khai như vậy thật đáng ngưỡng mộ. Tóm lại, những dòng trên nếu có chút nào … thì các bạn cứ xem đó là sự GATO của 1 con bé 20 tuổi đầu nhưng không mảnh tình vắt vai với các bạn có gấu. Mai Lĩnh là chiếc nôi đẹp và lãng mạn, nên không yêu thì phí lắm k38 ạ. Còn nhiều, nhiều, nhiều, nhiều lắm những kỉ niệm, những cảm xúc của tôi về nơi đó, về Mai Lĩnh mà tôi không tiện kể ra ở đây… Thôi thì lưu lại trong tim tôi những nỗi nhớ về những người bạn của tôi, về C6.301 là đủ… Dù không hẳn là cái gì cũng đẹp, cũng hoàn hảo, nhưng đó là một phần trong tôi, một khoảng thời gian đẹp mà tôi sẽ chẳng thể nào quên được trong suốt quãng đời sinh viên đầy mơ mộng… Tạm biệt nhé tháng học quân sự, tạm biệt nhé Mai Lĩnh thân thương… Chôn chặt trong tim một thời để mỗi lần nhớ lại, ta lại chẳng thể nào nuối tiếc vì những tháng năm đã sống hoài, sống phí. Tuổi trẻ liệu được mấy lần? Nên hay cháy đi, cháy hết mình đi! Tháng 7 năm 2013. Dưới mưa dông, trong cơn bão số 6. PHỤ LỤC: BÀI CẢM TƯỞNG CUỐI KHÓA. MAI LĨNH – 22 NGÀY ĐÊM Tạm biệt màu xanh áo lính Áo trắng sinh viên, mặc lại giữa thời bình Để khi Tổ quốc cần ta, vẫy gọi Lại lên đường, mê mải cuộc trường chinh. Mai Lĩnh ơi, một tháng trời quân đội Nuôi trong ta lòng yêu nước thương nòi Chặng đường dài, không sờn lòng mỏi gối Giữa thao trường, ta đổ giọt mồ hôi… Cả tháng trời, sát cánh bạn và tôi Tình bạn chúng mình ngày càng thêm gắn bó Chín đứa sum vầy trong một căn phòng nhỏ Tiếng cười đầy ắp, kỉ niệm đẹp khó quên Nhớ ngày nào bỡ ngỡ buổi đầu tiên Xách túi lên đường, hành quân về Mai Lĩnh Đêm đầu trằn trọc trong lặng yên tĩnh mịch Lạ giường, thao thức ngủ chẳng yên… Môi trường quân đội sống không quen Mỗi sáng cau mày vì tiếng còi báo thức Giờ giấc tập trung luôn yêu cầu đúng mực Quân trang nghiêm chỉnh, sách vở sẵn trong tay. Thời gian dài mà qua lại mau thay Vậy đã bốn tuần trong màu áo lính Đã quen dần tiếng gọi nhau “đồng chí” Quen giờ tắt điện, chẳng đợi chuông reo Tiếng còi của thầy cũng in vào tiềm thức Réo rắt từng hồi, “bộ đội nhỏ” tái xanh Còi lúc xếp hàng, báo thức, điểm danh Thúc giục sinh viên thực hành cho nghiêm chỉnh Nhà C6 chẳng bao giờ mất nước Chẳng cần xếp hàng tắm dịch vụ tư nhân Các bạn nhà khác có quen thân Mang quần áo đến lần khân tắm nhờ… Nước nhìn trong nên dùng không e ngại Tắm giặt, gội đầu, mỗi đứa mỗi ca Một phòng bốn đứa rô-na May mà dịch ghẻ chưa qua lộng hành… Giờ giấc ngủ nghỉ mới đầu chưa quen được Đến giờ đi ngủ mà mắt cứ chong chong Sáng ra dậy sớm cũng không xong Phải đúng giờ giấc mới mong yên lành Giảng đường Mai Lĩnh to và đẹp Chẳng bù trường luật bé con con Dù không gác tía lầu son Tình yêu với luật vẹn tròn trong tim Nhiều giờ học kéo dài lê thê thế Cơn ngủ vùi cứ kéo mí mắt thâm Tiếng còi hết tiết réo ngoài sân Trung đội gục hết, bất cần thầy la Rồi tin đồn đại về ma Truyền kì C7 làm ta giật mình Dù không hiểu chuyện tâm linh Nhưng cũng dao, tỏi đầu giường cho yên… Ba tuần đầu sống bình yên Đến tuần thứ 4 chuyện liền xảy ra Cả phòng chuẩn bị đi ăn, Nhìn quanh mới biết muộn ba phút rồi Đại đội đã xuống sân ngồi Giờ này mới xuống thầy mời lên trên Cả lũ phải đứng một bên Kiểm tra quân số ghi liền tên ngay Giữa trưa trời nắng chay chay Trung đội đi xuống xếp hàng ngồi phơi…. Kỉ niệm nhiều lắm ai ơi Giữ trong tim nhé, suốt đời không quên Rồi có dịp sẽ lại lên Thăm lại Mai Lĩnh – sinh viên một thời ………. Sau này, nếu có chiến tranh Ta sẽ lại trở về cuộc đời làm lính Xếp bút nghiên để lên đường cầm súng Đi theo tiếng gọi của Tổ quốc thiêng liêng… Sát cánh bên tôi nhé bạn hiền Sẵn sàng ra đi vì an nguy đất nước Nắng hay mưa đâu sờn nhịp chân bước Vì ta mang trong mình dòng máu nóng VIỆT NAM!!!!! Tháng 7 năm 2013. Viết tại giường số 5, phòng 301 nhà C6. Đôi dòng nhắn gửi: Hồi ức Mai Lĩnh của t kết thúc ở đây. cảm ơn các bạn đã bỏ thời gian đọc mấy dòng loăng quăng của t. tớ không phải dân khối C, càng không học chuyên văn nên viết còn lộn xộn. đơn giản lúc ngồi gõ những dòng này t chỉ muốn giải tỏa cảm xúc sau 1 kì học quân sự dài cảm ơn các nhận xét đầy thiện ý của một số bạn, và t cũng đã đọc một số cm muốn đấm vào mõm tớ. đừng làm thế, t sợ vỡ màn hình laptop lắm. Chúc K38 có 1 học kì quân sự đầy kỉ niệm. Những khó khăn các em, các bạn rồi sẽ phải trải qua sẽ không thấm gì với niềm thích thú được sống 1 quãng đời đặc biệt. Hi vọng sẽ được đọc những dòng nhật kí của 1 bạn nào nữa viết về quãng thời gian này. thân ái. :))))
#Đờ HLU Confessions
The post HLU Confessions [Dài lắm, đọc tạm] #2044
sắp tháng 7 rồi. các em k38 sắp l… appeared first on Top Confesions.
from HLU Confessions [Dài lắm, đọc tạm] #2044 sắp tháng 7 rồi. các em k38 sắp l…
0 notes