Tumgik
#Bài thơ: CHỈ CÒN ĐÔI TA VỚI MỘT CON ĐƯỜNG | diễn ngâm: Đài Trang | thơ: Bùi Trọng Hiển | Thơ dành cho Lễ Tình Nhân Valentine"s Day Đăng ký
Video
youtube
CHỈ CÒN ĐÔI TA VỚI MỘT CON ĐƯỜNG | diễn ngâm: Đài Trang | thơ: Bùi Trọng...
2 notes · View notes
teebonsai · 4 years
Text
Tumblr media
SAIGON NIỀM NHỚ
Anh chị thân thương
Không biết các anh chị ghé duyên về sống ở vùng đất Saigon vào lúc nào? Quê tôi ở BếnTre từ trước năm 1954. Ba tôi sau khi vào làm sở Bưu Điện mà hồi xưa hay gọi là nhà giây thép. Lần đầu tiên, Ba tôi nhận nhiệm sở ở Vũng Tàu không có mang gia đình theo cùng. Má tôi và gia đình nhỏ tá túc ông nội tôi ở Bến Tre, cách nhà ông ngoại Phương Khanh có vài ba căn phố trên đường từ sở thú ra đến bến sông. Muốn tới bến sông, phải băng qua ngã tư. Đến ngã tư, rẻ trái sang Cầu Cá Lóc về Giồng Trôm, rẻ phải ra chợ Bến Tre và Tòa Bố ( tên gọi Văn Phòng tỉnh lỵ thời xưa). Từ đầu ngã tư này đến cửa vườn thú ( sau này xây trường trung học Bến Tre) là nhà ông nội tôi xa hơn nữa là hồ Trúc Bạch. Sau khi Nhật đảo chánh Tây, ba tôi thất nghiệp cho tới Tây trở lại Đông Dương sau thế chiến. Lúc đó, nhà nước mới triệu hồi ra làm việc. Ba tôi lên Saigon nhận nhiệm sở vào năm nào tôi không rỏ, từ đó tôi trở thành dân Sài Gòn. Ba tôi làm công chức tuy là có đồng vào, đồng ra, nhưng chạy tiền mua nhà rất vất vả, đành ở thuê. Tôi theo gia đình di chuyễn từ Nancy qua Khánh Hội xưa có tên là Xóm Chiếu, nằm trong quận Tư, thành phố Saigon. Sau đó, từ Khánh Hội qua Lê Lai gần nhà thờ Huyện Sĩ, rồi quay trở lại Khánh Hội. Năm 1963, tôi mới dời nhà về Gò Vấp, Gia Định, và ở tại đó cho đến 1975. Cư ngụ từ nhà sàn, sang nhà gạch, đến nhà phố, đời tôi cũng đã gởi gắm nhiều về Saigon. Khi trí nhớ tôi bắt đầu lúc tôi 8 tuổi, hình ảnh Saigon càng ngày càng ghi đậm trong lòng tôi. Theo thời gian, từ lúc đón nhận người Bắc di cư năm 1954, đến giặc Bình Xuyên, rồi Đệ Nhất Cộng Hòa qua với 2 lần đảo chánh, một lần ném bom tại dinh Tổng Thống . Và từ sau năm 1963, tiếp theo nền đệ nhất Cộng Hòa sụp đổ, Saigon trầm luân trong cuộc chiến, thay đổi chính phủ, không lúc nào yên, nổi bật nhất vào những năm 1968, 1972, Saigon rất nhiều thay đổi, theo sự nhọc nhằn với chiến tranh. Sai gòn trở mình do biến đổi xã hội nhanh chóng. Người Mỹ mang một nền văn minh mới lạ đôi khi va chạm với nền đạo lý truyền thống của người Việt. Đời sống giao động theo chiến tranh và kinh tế lạm phát mãi tận đến ngày không bao giờ quên là ngày 30 tháng 4 năm 1975. Lúc đó, tôi mới đành từ giã Saigon. Saigon không phai mờ trong trí óc. Saigon một thời là nhịp thở của tôi.
Có lẽ thời gian sau năm 1954 là thời gian mà Sai gòn chuyễn mình mạnh nhất về xã hội, kinh tế, giáo dục và văn hóa. Con người và nếp sống tự do ngắn ngủi trong chừng 20 năm rồi đành giả biệt, mang rất nhiều vương vấn, thương nhớ Sài gòn. Sài gòn có từ hơn 300 năm, Sài gòn trãi qua nhiều giai đoạn thăng trầm, trở mình từ buổi sơ khai do di dân từ đời chúa Nguyễn, rồi Nhà Nguyễn qua nhiều triều đại cho đến khi trở thành thuộc địa của Pháp. Dầu với hình thức thể chế nào đi nữa, người dân Saigon chưa bao giờ phủ nhận là mình không phải là người Việt Nam mặc dầu với kinh tế, giáo dục, tiếp cận Âu Tây sớm hơn. Có nhiều cơ hội để miền Nam tách ra thành một quốc gia độc lập, nhưng người Miền Nam và dân Saigon vẫn một lòng với chúa, với vua, giử trọn đạo cương thường. Saigon từ xưa vốn không phải là nơi đặc biệt dành cho người Nam Kỳ mà là nơi có nhiều sắc dân từ lâu sinh sống chung đụng hài hòa: người miền Nam, miền Bắc, miền Trung, người Hoa, người Miên , Chàm, Ấn Độ, Pháp. Ai muốn giữ ngôn ngữ, tiếng nói của mình thì giữ, không có sự đồng hóa. Người Tàu, người Việt (Bắc, Trung), người Pháp ngay cả người Miên, Ấn Độ vẫn có trường học dạy tiếng của họ.Tại Saigon có đủ chùa, đình, miểu, nhà thờ, mosque hồi giáo. Họ sống hòa đồng quý mến nhau, không gây gắt kỳ thị.
Ai đã từng ở Saigon, thở không khí Saigon, sống giữa những trưa hè oi ả. Tiếng ve sầu kêu vang suốt mùa, lặng nhìn những cơn mưa rào nặng hột trên mái hiên, những con đường lầy lội, phập phồng chiếc bong bóng nước, hay sau buổi tan trường khi cơn mưa chợt đến, đành đội mưa mà đi, tuy quần áo ướt sủng mà lòng phơi phới hân hoan không cần ô dù, cứ để mặc nước tuông vào người. Nhớ hoài cái cảm giác lâng lâng, cái cảm nhận sâu sắc về cơn mưa rào trong lòng người Saigon.
Có những lúc, cả nhà ngồi quay quần bên chiếc Radio nghe tuồng cải lương với tình tiết ly kỳ, những màn thoại kịch bi hài: Vũ Đức Duy, Dân Nam, Kim Cương, Túy Hồng, tay phe phẩy quạt muỗi giữa khí trời nóng nực , tha hồ mà ngậm ngùi rơi lệ với tuồng Lá Sầu Riêng hay Đời Cô Lựu. Lại có bữa khác, hồi họp nghe Huyền Vũ truyền thanh trận banh quốc tế. Sao mà mê tơi như là mình thấy cầu thủ đang vẽ vời những đường banh ngoạn mục trên sân cỏ. Trên những con đường phố xưa, sau buổi cơm chiều, bắt ghế bố ngồi hóng mát trước sân, cùng hàng xóm chia xẻ nỗi buồn vui. Tình Saigon là thế
Lòng rộn ràng được cô chú dẫn đi xem một tuồng cải lương, một buổi đại nhạc hội say sưa thả hồn theo màn trình diễn. Hay trốn học ghé vào những rạp xi-nê tình tứ trong góc hẻm Lê thánh Tôn chéo chợ Bến Thành (rạp Lê Lợi thì phải), rạp Eden trong hẻm Eden, rạp hát Catina trong ngỏ hẻm vắt ngang đường Charner (Nguyễn Huệ) và đường Catina ( Tự Do). Lạ lùng, đó những rạp xiné nhỏ trang trí khá sang trọng chứa ít người. Người xem ăn mặc chỉnh tề như vào những rạp có tiếng là sang: Rex, Majestic, Casino. Có gì vui bằng vào rạp Cathay gần Ngân Hàng Quốc Gia, mặc quần tiều (xà lỏn) ướt sủng vì mưa, ngồi chồm hõm trên ghế cho khô quần, say mê xem phim “ Canon de Navarone”. Thời đó thiếu gì rạp hát chiếu với giá 5 đồng 2 phim, đặt biệt là phim hay đứt nửa chừng. Mình ngồi ngáp dài chờ nối phim. Chỉ thấy ở những rạp bình dân ở Saigon.
Tuổi thơ Saigon có gì vui ? nhiều lối chơi lắm: trong nhà, nhất là trời mưa: Bắn thun, bắn bì, diễn tuồng. Ngoài sân: tụm ba tụ bảy với hàng xóm, trời không mưa : đá banh, táng trổng, đánh đáo, chơi bông vụ, đá cầu lông, bắn bi chai, đá dế, đá cá lia thia, tạc hình, nút phén đập dẹp, bao thuốc lá, ném đá trên lưng người cổng. Trời mưa: tắm mưa ngoài phố, trượt xi măng láng, bắt cá bằng lồng bẩy chuột trong cống dẫn nước từ sông Saigon chảy ngược vào.v,v.
Trèo lên nóc nhà thả diều, bẩy chim khoen, bắt dế cơm ở Ngân Hàng Quốc gia bên kia cầu Mống lúc trời tối. Đánh lộn với trẻ con của khu phố khác. Cờ bạc: Hốt lú, bánh bài, tạc hay khẻ tường, đổ xí ngầu ăn vò viên ăn bò bía. Ban đêm: u mọi, bỏ khăn, chờ xe taxi qua cộng số xe bài cào để thay phiên nhau cổng. Khi nào tôi cố nhớ lại viết một bài về” tuổi thơ của tôi ở Khánh Hội, Saigon”
Ăn hàng vặt ở Saigon thì muôn hình vạn trạng: tuổi thơ được vài đồng mỗi buổi sáng cha mẹ cho là vui rồi, số tiền đó vừa ăn vừa dè sẻn mới có được những trò chơi ở trên (nhất là trò chơi cờ bạc). Vài đồng thì ăn được cái gì hở? một tô cháo huyết, cháo đậu xanh vớí đường thẻ, cháo lòng. Một gói xôi đậu xanh và dừa nạo, bọc bánh phồng, xôi bắp kiểu Nam, kiểu Bắc, cốm dẹp trộn dừa, bánh mì chang sốt cà, một đỉa cơm tấm bì nhỏ, bách ướt với một nửa bánh đậu chan nước mắm đỏ thẫm thật cay, khác với bánh cuốn thanh trì chờ lâu vì tráng bánh, một tô bánh hoành thánh nước lèo, một đĩa ốc gạo với nước mắm chanh, một đĩa ốc len sào dừa, một tô bánh canh nhỏ, một đĩa bánh tầm bì, bánh bèo bì. Chắc tạm đủ, thêm những lặt vặt khác: như kẹo kéo, keo đậu phụng kẹp bánh tráng, một chiếc chuối nướng bọc nếp, một chiếc chuối nướng trên lò than, đập dẹp chan nước dừa. Một miếng khô mực nướng, khô cá đuối nướng, khô mực nướng tráng mõng chấm tương ớt. Một trái cóc chẻ ngâm cam thảo, một trái ổi, một miếng soài tượng ăn với mắm ruốc hay muối ớt, một miếng khóm ngọt.v.v. Còn chè thì đủ loại: táo soạn, chè thưng, chè trôi nước, chí mè phủ, chè đậu xanh, chè đậu xanh bột bán, chè đậu đỏ, sương sa hột lựu nước dừa, đá nhận chan nước siro, cà rem cây đậu xanh đậu đỏ…v.v.. anh chị nhớ mệt nghĩ.
Ở Saigon, hàng sách báo tự do mở khắp nơi, nhật báo, tuần báo nguyệt san, báo Xuân. Nhà sách lớn nhỏ, cho đến những quán sách vĩa hè đông đúc người đọc. Chờ báo Hồng Kong của Kim Dung, tiểu thuyết mới xuất bản của Quỳnh Dao là một trong món ăn tinh thần đầy lôi cuốn của người dân Saigon. Món ăn tinh thần phong phú đến đổi mỗi một góc phố Saigon, đều có hiệu sách thuê. Cứ thuê mà đọc khỏi phải mua.
Sau năm 1954, phòng trào văn nghệ phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết, từ báo chí, đến sách vỡ, tiểu thuyết, truyện dịch. Số nhà văn , nhà thơ tăng lên gắp bội. Nhạc sĩ, ca sĩ cũng vậy, ta có nhiều nhạc phẩm tuyệt vời còn lưu lại đến bây giờ. Phòng trà, quán cà phê ca nhạc bỏ túi, phong trào nhạc trẻ và những danh ca ngoại quốc len lỏi vào tâm hồn giới trẻ: Sylvie Vartan, Francois Hardy, Christophe, the Beatle, the Animal, Elvis Presley, Pat Boone v.v.
Chỉ có Saigon mới có những ngày Giáng Sinh thật tưng bừng. Nó đến như ngày vui quốc lễ, không phân biệt tôn giáo, ai cũng vui vẽ đón mừng. Những hang đá làm bằng giấy bồi, những ngôi sao có ren tua thấp sáng báo tin Chúa ra đời, những chiếc thiệp với lời chúc nồng ấm. Phố xá đông nhiều hơn, mua bán nhiều hơn, dân bát phố đổ ra đường nhiều hơn, chen chân mà đi. Hàng quán lung linh ánh đèn chớp, đóng cửa trễ hơn. Đúng là rộn ràng một nỗi vui. Đêm Giáng Sinh, con đường dẫn đến nhà thờ Đức Bà đông hơn bao giờ hết. Tan lễ rồi, ai vội vả về nhà ăn reveillon thì về. Ai thưởng thức phố khuya thì lang thang trên những con đường đang vào cơn ngủ muộn.
Nhớ nhiều những rộn ràng cả tuần lễ trước Tết, khí hậu êm dịu, mát lạnh . Hàng hóa tuông về thành phố. Những quày hàng dưa hấu lớn có, nhỏ có. Gian hàng treo những ngọn đèn khí đá. Cây cảnh, quất tắc, mai, đào đươm nụ chờ đến ngày tết. Hàng quán bánh mứt, pháo đỏ, rượu hồng chưng bày làm tăng nét yêu kiều chào đón mùa xuân mới. Những bài hát Xuân lập đi lập lại trên đài phát thanh không ngừng nghỉ, những phong pháo, hàng vải lụa là mới tinh. Những cánh thiệp xuân treo dài trong quán báo nhỏ. Đi chợ hoa Nguyễn Huệ là một thú vị, nhưng có người lớn theo cùng vì sợ lạc.
Sai gòn trong tâm tư của tôi không bao giờ xóa hết cho đến khi tôi rời xa Sài gòn năm 28 tuổi và lưu lạc hơn 40 năm. Tôi nghĩ anh chị dầu là người Bắc , người Trung, người Hoa đã sống ở Saigon, tâm hồn anh chị thế nào cũng chất chứa nổi nhớ nhung Saigon. Không phải chỉ tổng quát Saigon, mà từng con đường, từng khu phố, ngỏ hẻm, từng công viên, từng chiếc lá me, lá chuồn chuồn tung bay trước gió, từng khu chợ, từng món ăn chơi trên vỉa hè, món chè món cháo không nơi nào mà không lưu dấu chân kỷ niệm của các anh chị. những địa danh quen thuộc đến tận bây giờ: Đa Kao, Tân Định, Chợ Cũ, Bàn Cờ, Xóm Chiếu, Khánh hội, Vĩnh Hội, Tân Thuận, Bình Tây, Chợ lớn, Phú Lâm, Cầu kho, Đồn Đất, Ba son, Bến Bạch Đằng, Chợ Đủi, Chợ Quán, Ngã Sáu, Ngã bảy, Ngả tư Bảy Hiền, Phú Thọ, Phú Nhuận, Hàng Xanh, Ngã ba Chú Ía.v,v
Làm sao quên được tiếng rao hàng lanh lảnh giữa đêm. Tiếng mỳ gỏ ở cuối ngỏ. Tiếng súc sắc tẩm quất. Tiếng gánh hàng kẻo kẹt giữa đêm về sáng. Tiếng chân ngựa thồ gỏ từng nhịp bước trên đường phố. Rất thú vị bước lang thang dưới ánh đèn đường héo hắc khi thành phố Saigon yên giấc, ngủ vùi trong đêm.
Ngày xưa, anh chị còn nhớ, khi tan trường về, nhìn những tà áo dài trắng và chiếc nón lá của nữ sinh phất trước gió. Từng nhóm nhỏ, họ đi bộ hay xe đạp về hướng trung tâm thành phố như những cánh bướm trắng yêu kiều bay từng đàn nhỏ trên cánh đồng xanh và chỉ một thoáng sau đó, có vài giờ những tà áo trắng tan trong ngày nắng vội, không còn nữa. Sài gòn, ôi đẹp làm sao giây phút ngắn ngủi đó.
Hình ảnh ấy vẫn còn vương vấn mãi không biết cho đến bao giờ. Bây giờ đã ngoài 70, mà ký ức xa xưa vẫn còn lãng vãng đâu đây.
Tôi cố tìm những bài viết và hình lưu niệm về một Saigon xa xưa mà giờ đây chỉ còn là hồn thu thảo, bóng tịch dương. Tôi gửi đến anh chị hi vọng lưu dấu trong anh chị cho một chút gì để nhớ để thương.
Những loạt bài này dài lắm, có thể lập đi lập lại nhiều lần do nhiều tác giả theo dòng lịch sử những con người sống một thời, hay của nhiều thời, góp vào một Sài Gòn dấu yêu.
Chỉ được mong anh chị kiên nhẫn đọc chầm chậm những bài sắp tới, vừa thả hồn mơ về một vùng ký ức xa xưa phai mờ dần.
Hi vọng làm anh chị nhớ lại Saigon. Rồi chợt bổng thấy mình chơi vơi chìm đắm một cái gì thân yêu mà mình thờ ơ đánh mất.
Ôi Saigon của tôi !! Xin dành một phút suy tư về một nơi chốn đã và đang chìm dần vào một bóng tối thâm thẩm của niềm nhớ. Saigon xưa chỉ còn hư ảo
Mà thật, Saigon bây giờ khác, khác hơn Saigon xưa nhiều nhiều lắm.
Thân mến
Lê minh Đức
1 note · View note
beatyroseflower · 5 years
Text
Tinh túy truyền thống: Nhạc vũ cung đình thời Trần
Đoạt ngai vàng một cách êm thấm từ tay nhà Lý, nhà Trần lên ngôi kế thừa nguyên vẹn thành tựu văn hóa triều trước. Vì vậy, nhìn chung, xu thế phát triển và chỉnh thể nền nhạc vũ cho đến thời Trần là sự kế thừa và phát triển nền nhạc vũ trước đó.
Bài nghiên cứu chuyên sâu của tác giả Ngọc Yến - Viện Hán Nôm
Nhìn chung, nhạc vũ cung đình thời Trần cũng rất phong phú, Thái thường tự vẫn là cơ quan chuyên trách nhạc vũ cung đình, Thái thường nhạc chuyên được dùng trong các lễ nghi quan trọng của triều đình[1]. Không chỉ phục vụ triều nghi, tiếp đón tân khách, nhạc vũ còn thường xuyên được trình diễn mua vui cho vua quan quý tộc nhà Trần.
[caption id=“attachment_591659” align=“alignnone” width=“564”] (Ảnh: pinterest.com)[/caption]
Lê Quý Đôn trong “Kiến văn tiểu lục” 見文小錄 có trích một đoạn miêu tả buổi tiếp sứ giả của vua Trần ở điện Tập Hiền được chép trong “Sứ Giao Châu tập” 使交洲集 của Trần Phu (Trần Cương Trung) sứ thần nhà Nguyên sang nước ta vào niên hiệu Trùng Hưng năm thứ 9 (1293) như sau:
“Từng dự yến ở điện Tập Hiền, thấy con trai diễn trò, con gái hát (Nam ưu nữ xướng), tất cả mười người, đều ngồi dưới đất. Có các loại đàn tỳ bà, đàn tranh, Độc huyền (đàn bầu). Tiếng hát và tiếng đàn phụ họa nhau, lúc hát thì nỉ non rồi sau mới hát thành lời. Dưới điện có các trò leo dây, múa rối trên đầu gậy, lại có người cởi trần đóng khố vải nhảy nhót hò reo. Đàn bà để chân trần uốn éo mười ngón tay đứng múa, hơn mười người con trai đều cởi trần khoác vai dậm chân vòng quanh mà hát theo. Các hàng, một người giơ tay thì mười mấy người cùng giơ tay, bỏ tay xuống cũng vậy. Hát thì có các khúc Trang Chu mộng điệp, Mẫu biệt tử của Bạch cư Dị, Vĩ sinh ngọc tiêu, Đạp ca, Thanh ca v.v…, chỉ than vãn thời thế, rất là buồn thương ai oán, nhưng tản mạn khó hiểu. Đại yến ở trên điện, dàn đại nhạc bày ở phía sau bên dưới giải vũ[2], nhạc khí và người đều không nhìn thấy, mỗi lần rót rượu thì hô lớn: “Nhạc tấu khúc …’, dưới nhà giải vũ liền tấu khúc đó.
Ca khúc có Giáng chân long, Nhập hoàng đô, Yến Dao trì, Nhất thanh phong, âm điệu cũng gần với thời cổ, nhưng ngắn ngủi mà thôi“[3]. Và ông nhận định: “Tôi [Lê Quý Đôn] cho đó là nhạc của triều Trần, nay cũng không còn nữa“.
“An Nam chí lược” 安南誌略 cũng chép lại lời kể trong một ghi chép của Trương Lập Đạo nhà Nguyên sang sứ nước ta thời Trần (năm 1291), trong đó có đoạn: “…Sau đó xuống điện Tập Hiền thết tiệc. Đại nhạc tấu ở dưới điện, còn Tiểu nhạc tấu trên điện“.
Bài thơ “Tặng bánh xuân” cho Trương Hiển Khanh – sứ thần nhà Nguyên - của vua Trần Nhân tông cũng cho biết triều đình cho múa Giá chi vũ để tiếp sứ giả.
Lê Trắc là một nhân vật đương thời từng được tham gia vào các sinh hoạt cung đình kể lại trong “An Nam chí lược” rằng: “Hàng năm, vào 30 tết, vua ngồi ở cửa Đoan Củng, các quan làm lễ xong xem con hát biểu diễn bách hý (quan linh nhân trình bách hý).
Ngày mồng một tết, Sáng sớm, vua ngồi trên điện Thiên An, phi tần xếp hàng ngồi quanh, quan trong cung đứng trước điện, nhạc tấu ở đại đình (nhạc tấu vu đại đình).
[caption id=“attachment_591739” align=“alignnone” width=“564”] (Ảnh: pinterest.com)[/caption]
Tháng hai khởi dựng Xuân Đài, con hát hóa trang làm mười hai vị thần, múa hát trên đài (Linh nhân trang thập nhị thần ca vũ kỳ thượng) Về nhạc, có trống cơm (phạn cổ ba), vốn là của Chiêm Thành, thân dài, nghiền cơm miết lên giữa mặt trống mà vỗ thì tiếng kêu trong trẻo, hợp với kèn (tất lật), sáo ngắn (tiểu quản), chũm chọe (tiểu bạt), trống lớn (đại cổ), gọi là Đại nhạc, chỉ vua mới được dùng.
Hàng tôn thất quí quan, nếu không phải là tế tự thì không được dùng. Còn đàn cầm, đàn tranh, tỳ bà, đàn thất huyền (có thể là đàn không hầu nằm, xin xem chú dẫn ở phần tư liệu), đàn song huyền (có thể là nhị hồ, đàn nguyệt), sáo, tiêu, thì gọi là Tiểu nhạc, sang hèn đều dùng.
Nhạc khúc thì có Nam thiên nhạc, Ngọc lâu xuân, Đạp thanh du, Mộng du tiên, Canh lậu trường,… không thể chép hết. Có khi dùng thổ ngữ làm thơ phú phổ vào nhạc để tiện ca ngâm, ngụ đủ tình cảm hoan lạc sầu oán. Ấy là tục của nước ta vậy“.
Những tư liệu trên đã cho biết ở thời kỳ này nhạc vũ cung đình rất phong phú, nhạc vũ bản địa và nhạc vũ Trung Quốc được pha trộn trong các chương trình diễn xướng. Một số tên gọi các nhạc khúc là tên gọi quen thuộc của các nhạc khúc từ điệu thời Đường - Tống, và đã được chính Trần Phu xác nhận là “âm điệu cũng gần giống nhạc cổ nhưng chỉ gấp rút hơn mà thôi”.
Trần Phu là người thời Nguyên do đó nhạc cổ mà ông ta nói ở đây có thể là âm nhạc thời Đường, song đã được phổ lời Việt vào và có lẽ đã có đôi chút sai lệch do quá trình lưu truyền cộng với sự cải biên pha trộn của các nghệ nhân cho phù hợp với trình độ thẩm mỹ và thị hiếu của người Việt. Như vậy ở thời kỳ này đã có sử dụng nhiều nhạc khúc thời Đường - Tống được điền ca từ bằng thơ phú tiếng Việt.
Đặc biệt trình độ biểu diễn khá điêu luyện, “gợi được tình cảm hoan lạc hoặc sầu oán”. Ngoài ra tư liệu còn cho biết tên của một số bản nhạc cung đình thời Trần như Giáng chân long降真龍, Nhập hoàng đô入黃都, Yến Dao trì宴瑤池, Nhất thanh phong壹清風, Nam thiên nhạc南天樂, Ngọc lâu xuân玉樓春, Đạp thanh du踏青遊, Mộng du tiên夢遊仙, Canh lậu trường更漏長 , và một số khúc hát như Trang Chu mộng điệp莊朱夢蝶, Mẫu biệt tử母別子, Vĩ sinh ngọc tiêu葦生玉簫, Đạp ca踏歌, Thanh ca青歌[4]. Lê Trắc còn cho biết nhạc khúc rất nhiều, không thể chép hết.
Kiến văn tiểu lục cũng cho biết một số điệu hát thời Trần được lưu truyền đến thời Lê sơ như đàn hát Nghênh tiên 迎仙 , Xướng tầng 唱層 (Tiểu kiều dương câu ba câu bảy), Hát trai (Dương luật 陽律 ), Hát gái ( m luật 陰律 ). Rồi hát Phượng tài 鳳裁 , Bát đoạn cẩm 八斷錦 , Hà tây chiết liễu 河西折柳 , Vãn vỉa 輓為 , Hà nam 河南 , Quất dương trường 橘楊長 v.v …Chỉ nam ngọc âm指南玉音 cũng nói đến Hát gái (Tiểu kiều dương 小橋陽 ) Hát trai (Dương luật xướng 陽律唱 ) Ngũ vận 五韻 (Nữ thanh giang 女青江 ) Hát thày (Hà nam 河南 ) Hát rối (Thượng hạ xá 上下舍 ).
Tổ chức dàn nhạc
Về tổ chức dàn nhạc thì “An Nam chí lược” cho biết ở thời Trần, dàn nhạc cung đình có Đại nhạc 大樂 và Tiểu nhạc 小樂 . Đại nhạc gồm Trống cơm (Phạn cổ ba 飯古波), kèn (tất lật 毖篥), sáo ngắn (tiểu quản 小管), chũm chọe (tiểu bạt 小鈸), trống lớn (đại cổ 大鼓). Còn Tiểu nhạc gồm đàn cầm 琴, đàn tranh箏, đàn tỳ bà 琵琶 , đàn thất huyền 七絃琴 , đàn song huyền 雙絃琴 , sáo 笛 , tiêu 簫 .
Tham khảo thêm trong “Chỉ Nam ngọc âm” - tác phẩm cuối thời Trần - có thể biết nhạc khí trong cung đình đến thời Trần đã hết sức phong phú, bao gồm các nhạc khí của người Việt sáng tạo và nhạc khí ngoại lai như: Trống cơm (Phạn cổ ba / Yết cổ), Kèn (Thiết địch), Sáo ngắn (Tiểu quản, thổi dọc), Chũm chọe (Tiểu bạt), Trống lớn (Đại cổ), Đàn cầm, Đàn tranh (Chu huyền), Tỳ bà (Long thủ), Đàn thất huyền (có thể là Không hầu nằm), Đàn song huyền (Có thể là Nguyệt), Đàn bầu (Nhất huyền / Độc huyền / Huyền lô), Trống cù (Lôi môn, trống treo lớn), Bông la (Trượng cổ), Tiêu (Trúc Tiêu), Sáo (Trúc địch), Thuần vu ( nhạc khí bằng đồng, giống quả chuông nhưng trên to dưới nhỏ, có núm treo, gõ để phối hợp với trống), Cồng la, Phách (Phách bản), Sênh (Ngọc chấn), Tu hú đất (Nhã huân), Sáo đôi ( Nhã trì), Nhị hồ (Hồ cầm), Tu hú trúc dài (Sa tụng huân)
[caption id=“attachment_591820” align=“alignnone” width=“700”] (Ảnh: pinterest.com)[/caption]
Về cây đàn bầu, Trần Phu trong “Sứ Giao châu tập” gọi là Độc huyền, Trần Văn Khê ở mục viết về đàn bầu trong sách Du ngoạn trong truyền thống âm nhạc Việt Nam ngờ rằng chưa chắc đó là tiền thân của cây đàn bầu sau này. Tuy nhiên sách Chỉ nam ngọc âmgiải nghĩa đã dùng chữ Hán là弦蘆 (Huyền lô) để chỉ cây đàn này[5] và chú âm Nôm là 彈保 (Đàn bầu), mà theo chữ Hán, “蘆 Lô“ là hồ lô tức quả bầu, “弦 Huyền“ là dây đàn. Vậy, việc cây đàn này có mặt từ thời Trần là không còn nghi ngờ gì nữa[6].
Vũ múa thời Trần
Về múa, đặc biệt ở thời Trần vẫn bảo lưu lối múa Hồ vũ thịnh hành ở thời Đường. Toàn thư chép: “Niên hiệu Thiệu Long năm thứ 11 (1268), đời vuaThánh tông, mùa đông tháng 10, vua cùng anh là Tĩnh Quốc đại vương Quốc Khang đùa vui trước mặt Thượng hoàng. Thượng hoàng đang mặc chiếc áo bằng bông gạo màu trắng, Tĩnh Quốc múa điệu múa của người Hồ (Hồ nhân vũ胡人舞 ), Thượng hoàng cởi áo ban cho. Vua cũng múa điệu múa của người Hồ để xin“.
Tư liệu này nhắc đến Hồ vũ, đồng thời còn cho biết vua quan hoàng tộc nhà Trần thích và thạo múa Hồ vũ. Hồ vũ - theo các nhà nghiên cứu lịch sử âm nhạc Trung Quốc - là lối múa của dân tộc vùng Tây Vực, được truyền nhập vào Trung Quốc rồi truyền sang nước ta vào thời Đường. Hồ vũ là vũ đạo dân gian Tây Vực bao gồm vũ đạo của các dân tộc thiểu số Tân Cương, vũ đạo dân gian Udơbec và Ấn Độ.
Phong cách của Hồ vũ phóng khoáng sảng khoái vui vẻ, rất thích hợp với phong thái ung dung đại lượng và tinh thần văn hóa thời Đường, do đó Hồ nhạc Hồ vũ truyền vào Trung Quốc rất nhanh. Ở thời Đường nơi nơi đều múa Hồ vũ. Hồ toàn vũ胡旋舞 xoay chuyển nhanh, vừa làm cho người biểu diễn thích thú, cũng làm cho người đứng xem thích thú, Hồ đằng vũ胡騰舞 sở trường về nhảy cao nhảy dài, làm mọi người kinh ngạc.
Ngoài ra bài thơ “Tặng bánh xuân” cho sứ thần Trương Hiển Khanh của vua Nhân tông cũng nhắc đến một điệu Hồ vũ nữa là Giá chi vũ. Giá chi vũ柘枝舞cũng là một điệu Hồ vũ được triều đình cho biểu diễn trong dịp tiếp đãi sứ thần.Điệu múa này – theo các nhà nghiên cứu lịch sử âm nhạc Trung Quốc - vào thời Đường được lưu truyền rộng rãi trong giáo phường, quân doanh và trong nhà các sĩ đại phu.
Người biểu diễn mặc áo lụa dài tay chẽn, lưng thắt giải lụa điều, chân đi hài thêu, đầu đội mũ uốn vành, đeo lục lạc, tư thế vừa mềm mại vừa mạnh mẽ, giàu sắc thái Trung Á. Hồ đằng, Hồ toàn và Giá chi đều do nữ kỹ ca múa, chúng được đưa vào cung đình, trở thành những tiết mục quan trọng trong những dịp yến hội lớn[7].
[caption id=“attachment_591745” align=“alignnone” width=“564”] (Ảnh: Pinterest.com)[/caption]
Không chỉ vậy, tư liệu về thời kỳ này còn cho biết có một số lối múa khác. Kiến văn tiểu lục và Khảo giáo phường thức考教坊式 nói đến múa Dương án ma陽按磨 (tục gọi là Múa trai), m án ma陰按磨 (tục gọi là Múa gái), Bát đoạn cẩm, Tam túc vũ三足舞 , Bào lão胞老 , Đạp vũ ca (tục gọi là Sông thao bồ đề), Giao vũ交舞 , Bắc vũ北舞 , Múa bát. Chỉ nam ngọc âm cũng nhắc đến Múa tiên某仙 (Thiên tiên cách 天仙格 ) Múa chàng某撞 (Tam túc cách 三足格 ), Múa lưỡng某兩 (Khánh thọ bảo thần 慶壽保神 ), Múa nhởn某眼 (Nghênh tiên vũ迎仙舞 ) và Bắc vũ北舞. Đặc biệt trong những lối múa này có nhiều điệu mang màu sắc đạo giáo.
Chẳng hạn về Dương án ma, Âm án ma, sách Khảo giáo phường thức miêu tả như sau:
Cách Nam án ma vũ, Trước tiên bày bùa ngũ phương, thắt lưng thắt về bên trái, cầm ấn tam tài. Nhất bái thiên, nhị bái địa, tam bái thần. Ngón cái của tay trái áp vào tay phải ấn thập nhị thì thần (12 giờ) gồm Tý Sửu Dần Mão v.v. Giờ Tý, hai tay vỗ cùng hai bên; giờ Sửu, hai tay co lại; giờ Dần, tay phải nắm lấy cổ tay trái; giờ Mão xoa tóc; giờ Thìn, tay phải chắp vào bụng; giờ Tỵ, chắp vào sườn bên phải, hướng tay phải theo sở nguyện; giờ Ngọ, ngón trỏ chỉ lên trời; giờ Mùi, hai tay hướng ra trước mà nâng; giờ Thân, xoa từ đỉnh đầu đến thắt lưng; giờ Dậu, hai tay xoa rốn; giờ Tuất, tay phải xòe ra, hai chân nhảy một cách thảnh thơi; giờ Hợi, ngồi xuống nhảy lên.
Cách Nữ án ma vũ: Đào mặc áo đỏ áo tía, uốn ngón tay mà múa, tay tả vẫy bách phúc nhập tả, tay hữu tống chư tai xuất hữu. Có thể thấy ngay ở đây dấu ấn thuật dưỡng sinh của Đạo giáo. Án ma vũ nguyên là thuật dưỡng sinh kiện thân của Đạo gia, có hai loại văn và võ.
Loại văn thuộc về công phu tĩnh tọa án ma (xoa bóp) để dẫn khí lưu thông. Hai điệu múa Án ma vừa trình bày ở trên có lẽ là Án ma vũ của Đạo giáo được đạo sĩ Trung Quốc truyền sang nước ta rồi diễn biến thành múa âm dương dành cho cả nữ và nam.
Hoặc như Bào lão cũng nguyên là tiết mục của hý kịch thời Tống, tiết mục này ở Trung Quốc diễn viên mặc quần áo hoa nhũ, vẽ mặt xõa tóc, miệng nhe răng sói, phun khói lửa như hình dạng quỷ thần, đeo thanh la nhảy múa tiến lui, mang tính chất diệt quỷ trừ tà.
Chú giải:
[1] Trần Hưng Đạo trong Dụ chư tỳ tướng hịch văn từng đau xót vì nhạc Thái thường bị đem ra để phục vụ yến tiệc thết đãi sứ Nguyên: “Nghe nhạc Thái thường để đãi yến sứ giả mà không biết căm”
[2] Dãy nhà ngang ở hai bên điện
[3].Đoạn văn này có chép ở bài thơ An Nam tức sự  trong Giao châu cảo của Trần Phu. Bài thơ An Nam tức sự trong Giao châu cảo từng được Trần Nghĩa dịch và công bố trong bài viết Một bức ký họa về xã hội nước ta thời Trần. Bài thơ “An Nam tức sự” của Trần Phu, đăng Tạp chí văn học số 1 năm 1972.Tuy nhiên bản dịch có một  số câu chữ sai lệch với trích dẫn của Lê Quý Đôn. Ở nước ta bài thơ này cũng được sách Bắc thưtái Nam sự  (Sách phương Bắc chép về sự việc phương Nam) hiện lưu trữ tại thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm ký hiệu A.177 sao chép lại, nhưng lại thiếu mất đoạn văn trên. Do không được tiếp xúc với nguyên bản chữ Hán Trần Nghĩa dùng để dịch và công bố nên chúng tôi không dẫn tư liệu này ở phần tư liệu. Bạn đọc nếu cần tìm hiểu có thể tham khảo thêm theo thông tin của chúng tôi. 
[4] Theo Âm Pháp Lỗ . Sđd, Tr234: các ca từ Trang Chu mộng điệp, Mẫu biệt tử của Bạch Cư Dị v.v…và các nhạc khúc Giáng hoàng long, Yến Dao Trì v.v…ở đây đều là từ Trung Quốc truyền đến. 
Đạp ca là nhạc khúc thời Đường, Ngọc lâu xuân, Thanh giang dẫn, Vọng Giang Nam là từ điệu đời Tống.
[5] Ở thế kỷ XV, Lê Thánh tông trong bài thơ Tiểu yến quan kỹ gọi cây đàn này là Bào huyền (匏絃), chữ bào ở đây cũng để chỉ quả bầu.
[6]Có tài liệu cho biết, Nam Man truyện trong Đường thư của Trung Quốc có một đoạn viết về cây đàn bầu như sau : “Dĩ bạch mộc vi chi, bất gia sức, tào h��nh trường như nhật tự dạng, dụng trúc tác tào bính, xuyên dĩ không hồ, trương huyền vô chẩn, hữu thủ dĩ trúc phiến bát huyền dĩ phát thanh, tả thủ nhân trúc can nhi thành điệu.” Nghĩa là: “Lấy gỗ nhẹ mà làm, không chạm vẽ gì, thùng đàn dài hình chữ nhật, dùng tre làm cần đàn, xâu vào một trái bầu rỗng, căng dây không phím, tay phải lấy mảnh tre gẩy lên dây để phát ra tiếng, tay trái nắn cần tre mà thành điệu.” Như vậy theo tư liệu này thì vào thế kỷ thứ  VI thứ VII đàn bầu đã xuất hiện ở Việt Nam. Tuy nhiên do chưa kiểm chứng được tư liệu nên chúng tôi chỉ ghi chú để tham khảo thêm
[7] Sách Khảo giáo phường thức còn ghi lại cách phục sức bằng mũ lông kiểu Hồ trong điệu Bát đoạn hành chinh và Nghênh tiên phượng cùng lối “nhịp nhàng tiến lui như kiểu múa phương Bắc”  trong điệu múa Thanh giang dẫn 
Ngọc Yến
from Đại Kỷ Nguyên - Feed - https://ift.tt/2IWalYS via https://ift.tt/2IWalYS https://www.dkn.tv from Đại Kỷ Nguyên https://ift.tt/2C84AWS via IFTTT
0 notes
daikynguyen · 5 years
Text
Tinh túy truyền thống: Nhạc vũ cung đình thời Trần
Đoạt ngai vàng một cách êm thấm từ tay nhà Lý, nhà Trần lên ngôi kế thừa nguyên vẹn thành tựu văn hóa triều trước. Vì vậy, nhìn chung, xu thế phát triển và chỉnh thể nền nhạc vũ cho đến thời Trần là sự kế thừa và phát triển nền nhạc vũ trước đó.
Bài nghiên cứu chuyên sâu của tác giả Ngọc Yến - Viện Hán Nôm
Nhìn chung, nhạc vũ cung đình thời Trần cũng rất phong phú, Thái thường tự vẫn là cơ quan chuyên trách nhạc vũ cung đình, Thái thường nhạc chuyên được dùng trong các lễ nghi quan trọng của triều đình[1]. Không chỉ phục vụ triều nghi, tiếp đón tân khách, nhạc vũ còn thường xuyên được trình diễn mua vui cho vua quan quý tộc nhà Trần.
[caption id="attachment_591659" align="alignnone" width="564"] (Ảnh: pinterest.com)[/caption]
Lê Quý Đôn trong "Kiến văn tiểu lục" 見文小錄 có trích một đoạn miêu tả buổi tiếp sứ giả của vua Trần ở điện Tập Hiền được chép trong "Sứ Giao Châu tập" 使交洲集 của Trần Phu (Trần Cương Trung) sứ thần nhà Nguyên sang nước ta vào niên hiệu Trùng Hưng năm thứ 9 (1293) như sau:
“Từng dự yến ở điện Tập Hiền, thấy con trai diễn trò, con gái hát (Nam ưu nữ xướng), tất cả mười người, đều ngồi dưới đất. Có các loại đàn tỳ bà, đàn tranh, Độc huyền (đàn bầu). Tiếng hát và tiếng đàn phụ họa nhau, lúc hát thì nỉ non rồi sau mới hát thành lời. Dưới điện có các trò leo dây, múa rối trên đầu gậy, lại có người cởi trần đóng khố vải nhảy nhót hò reo. Đàn bà để chân trần uốn éo mười ngón tay đứng múa, hơn mười người con trai đều cởi trần khoác vai dậm chân vòng quanh mà hát theo. Các hàng, một người giơ tay thì mười mấy người cùng giơ tay, bỏ tay xuống cũng vậy. Hát thì có các khúc Trang Chu mộng điệp, Mẫu biệt tử của Bạch cư Dị, Vĩ sinh ngọc tiêu, Đạp ca, Thanh ca v.v..., chỉ than vãn thời thế, rất là buồn thương ai oán, nhưng tản mạn khó hiểu. Đại yến ở trên điện, dàn đại nhạc bày ở phía sau bên dưới giải vũ[2], nhạc khí và người đều không nhìn thấy, mỗi lần rót rượu thì hô lớn: “Nhạc tấu khúc ...’, dưới nhà giải vũ liền tấu khúc đó.
Ca khúc có Giáng chân long, Nhập hoàng đô, Yến Dao trì, Nhất thanh phong, âm điệu cũng gần với thời cổ, nhưng ngắn ngủi mà thôi“[3]. Và ông nhận định: “Tôi [Lê Quý Đôn] cho đó là nhạc của triều Trần, nay cũng không còn nữa“.
"An Nam chí lược" 安南誌略 cũng chép lại lời kể trong một ghi chép của Trương Lập Đạo nhà Nguyên sang sứ nước ta thời Trần (năm 1291), trong đó có đoạn: “...Sau đó xuống điện Tập Hiền thết tiệc. Đại nhạc tấu ở dưới điện, còn Tiểu nhạc tấu trên điện“.
Bài thơ "Tặng bánh xuân" cho Trương Hiển Khanh – sứ thần nhà Nguyên - của vua Trần Nhân tông cũng cho biết triều đình cho múa Giá chi vũ để tiếp sứ giả.
Lê Trắc là một nhân vật đương thời từng được tham gia vào các sinh hoạt cung đình kể lại trong "An Nam chí lược" rằng: “Hàng năm, vào 30 tết, vua ngồi ở cửa Đoan Củng, các quan làm lễ xong xem con hát biểu diễn bách hý (quan linh nhân trình bách hý).
Ngày mồng một tết, Sáng sớm, vua ngồi trên điện Thiên An, phi tần xếp hàng ngồi quanh, quan trong cung đứng trước điện, nhạc tấu ở đại đình (nhạc tấu vu đại đình).
[caption id="attachment_591739" align="alignnone" width="564"] (Ảnh: pinterest.com)[/caption]
Tháng hai khởi dựng Xuân Đài, con hát hóa trang làm mười hai vị thần, múa hát trên đài (Linh nhân trang thập nhị thần ca vũ kỳ thượng) Về nhạc, có trống cơm (phạn cổ ba), vốn là của Chiêm Thành, thân dài, nghiền cơm miết lên giữa mặt trống mà vỗ thì tiếng kêu trong trẻo, hợp với kèn (tất lật), sáo ngắn (tiểu quản), chũm chọe (tiểu bạt), trống lớn (đại cổ), gọi là Đại nhạc, chỉ vua mới được dùng.
Hàng tôn thất quí quan, nếu không phải là tế tự thì không được dùng. Còn đàn cầm, đàn tranh, tỳ bà, đàn thất huyền (có thể là đàn không hầu nằm, xin xem chú dẫn ở phần tư liệu), đàn song huyền (có thể là nhị hồ, đàn nguyệt), sáo, tiêu, thì gọi là Tiểu nhạc, sang hèn đều dùng.
Nhạc khúc thì có Nam thiên nhạc, Ngọc lâu xuân, Đạp thanh du, Mộng du tiên, Canh lậu trường,... không thể chép hết. Có khi dùng thổ ngữ làm thơ phú phổ vào nhạc để tiện ca ngâm, ngụ đủ tình cảm hoan lạc sầu oán. Ấy là tục của nước ta vậy“.
Những tư liệu trên đã cho biết ở thời kỳ này nhạc vũ cung đình rất phong phú, nhạc vũ bản địa và nhạc vũ Trung Quốc được pha trộn trong các chương trình diễn xướng. Một số tên gọi các nhạc khúc là tên gọi quen thuộc của các nhạc khúc từ điệu thời Đường - Tống, và đã được chính Trần Phu xác nhận là “âm điệu cũng gần giống nhạc cổ nhưng chỉ gấp rút hơn mà thôi”.
Trần Phu là người thời Nguyên do đó nhạc cổ mà ông ta nói ở đây có thể là âm nhạc thời Đường, song đã được phổ lời Việt vào và có lẽ đã có đôi chút sai lệch do quá trình lưu truyền cộng với sự cải biên pha trộn của các nghệ nhân cho phù hợp với trình độ thẩm mỹ và thị hiếu của người Việt. Như vậy ở thời kỳ này đã có sử dụng nhiều nhạc khúc thời Đường - Tống được điền ca từ bằng thơ phú tiếng Việt.
Đặc biệt trình độ biểu diễn khá điêu luyện, “gợi được tình cảm hoan lạc hoặc sầu oán”. Ngoài ra tư liệu còn cho biết tên của một số bản nhạc cung đình thời Trần như Giáng chân long降真龍, Nhập hoàng đô入黃都, Yến Dao trì宴瑤池, Nhất thanh phong壹清風, Nam thiên nhạc南天樂, Ngọc lâu xuân玉樓春, Đạp thanh du踏青遊, Mộng du tiên夢遊仙, Canh lậu trường更漏長 , và một số khúc hát như Trang Chu mộng điệp莊朱夢蝶, Mẫu biệt tử母別子, Vĩ sinh ngọc tiêu葦生玉簫, Đạp ca踏歌, Thanh ca青歌[4]. Lê Trắc còn cho biết nhạc khúc rất nhiều, không thể chép hết.
Kiến văn tiểu lục cũng cho biết một số điệu hát thời Trần được lưu truyền đến thời Lê sơ như đàn hát Nghênh tiên 迎仙 , Xướng tầng 唱層 (Tiểu kiều dương câu ba câu bảy), Hát trai (Dương luật 陽律 ), Hát gái ( m luật 陰律 ). Rồi hát Phượng tài 鳳裁 , Bát đoạn cẩm 八斷錦 , Hà tây chiết liễu 河西折柳 , Vãn vỉa 輓為 , Hà nam 河南 , Quất dương trường 橘楊長 v.v ...Chỉ nam ngọc âm指南玉音 cũng nói đến Hát gái (Tiểu kiều dương 小橋陽 ) Hát trai (Dương luật xướng 陽律唱 ) Ngũ vận 五韻 (Nữ thanh giang 女青江 ) Hát thày (Hà nam 河南 ) Hát rối (Thượng hạ xá 上下舍 ).
Tổ chức dàn nhạc
Về tổ chức dàn nhạc thì "An Nam chí lược" cho biết ở thời Trần, dàn nhạc cung đình có Đại nhạc 大樂 và Tiểu nhạc 小樂 . Đại nhạc gồm Trống cơm (Phạn cổ ba 飯古波), kèn (tất lật 毖篥), sáo ngắn (tiểu quản 小管), chũm chọe (tiểu bạt 小鈸), trống lớn (đại cổ 大鼓). Còn Tiểu nhạc gồm đàn cầm 琴, đàn tranh箏, đàn tỳ bà 琵琶 , đàn thất huyền 七絃琴 , đàn song huyền 雙絃琴 , sáo 笛 , tiêu 簫 .
Tham khảo thêm trong "Chỉ Nam ngọc âm" - tác phẩm cuối thời Trần - có thể biết nhạc khí trong cung đình đến thời Trần đã hết sức phong phú, bao gồm các nhạc khí của người Việt sáng tạo và nhạc khí ngoại lai như: Trống cơm (Phạn cổ ba / Yết cổ), Kèn (Thiết địch), Sáo ngắn (Tiểu quản, thổi dọc), Chũm chọe (Tiểu bạt), Trống lớn (Đại cổ), Đàn cầm, Đàn tranh (Chu huyền), Tỳ bà (Long thủ), Đàn thất huyền (có thể là Không hầu nằm), Đàn song huyền (Có thể là Nguyệt), Đàn bầu (Nhất huyền / Độc huyền / Huyền lô), Trống cù (Lôi môn, trống treo lớn), Bông la (Trượng cổ), Tiêu (Trúc Tiêu), Sáo (Trúc địch), Thuần vu ( nhạc khí bằng đồng, giống quả chuông nhưng trên to dưới nhỏ, có núm treo, gõ để phối hợp với trống), Cồng la, Phách (Phách bản), Sênh (Ngọc chấn), Tu hú đất (Nhã huân), Sáo đôi ( Nhã trì), Nhị hồ (Hồ cầm), Tu hú trúc dài (Sa tụng huân)
[caption id="attachment_591820" align="alignnone" width="700"] (Ảnh: pinterest.com)[/caption]
Về cây đàn bầu, Trần Phu trong "Sứ Giao châu tập" gọi là Độc huyền, Trần Văn Khê ở mục viết về đàn bầu trong sách Du ngoạn trong truyền thống âm nhạc Việt Nam ngờ rằng chưa chắc đó là tiền thân của cây đàn bầu sau này. Tuy nhiên sách Chỉ nam ngọc âmgiải nghĩa đã dùng chữ Hán là弦蘆 (Huyền lô) để chỉ cây đàn này[5] và chú âm Nôm là 彈保 (Đàn bầu), mà theo chữ Hán, “蘆 Lô“ là hồ lô tức quả bầu, “弦 Huyền“ là dây đàn. Vậy, việc cây đàn này có mặt từ thời Trần là không còn nghi ngờ gì nữa[6].
Vũ múa thời Trần
Về múa, đặc biệt ở thời Trần vẫn bảo lưu lối múa Hồ vũ thịnh hành ở thời Đường. Toàn thư chép: “Niên hiệu Thiệu Long năm thứ 11 (1268), đời vuaThánh tông, mùa đông tháng 10, vua cùng anh là Tĩnh Quốc đại vương Quốc Khang đùa vui trước mặt Thượng hoàng. Thượng hoàng đang mặc chiếc áo bằng bông gạo màu trắng, Tĩnh Quốc múa điệu múa của người Hồ (Hồ nhân vũ���人舞 ), Thượng hoàng cởi áo ban cho. Vua cũng múa điệu múa của người Hồ để xin“.
Tư liệu này nhắc đến Hồ vũ, đồng thời còn cho biết vua quan hoàng tộc nhà Trần thích và thạo múa Hồ vũ. Hồ vũ - theo các nhà nghiên cứu lịch sử âm nhạc Trung Quốc - là lối múa của dân tộc vùng Tây Vực, được truyền nhập vào Trung Quốc rồi truyền sang nước ta vào thời Đường. Hồ vũ là vũ đạo dân gian Tây Vực bao gồm vũ đạo của các dân tộc thiểu số Tân Cương, vũ đạo dân gian Udơbec và Ấn Độ.
Phong cách của Hồ vũ phóng khoáng sảng khoái vui vẻ, rất thích hợp với phong thái ung dung đại lượng và tinh thần văn hóa thời Đường, do đó Hồ nhạc Hồ vũ truyền vào Trung Quốc rất nhanh. Ở thời Đường nơi nơi đều múa Hồ vũ. Hồ toàn vũ胡旋舞 xoay chuyển nhanh, vừa làm cho người biểu diễn thích thú, cũng làm cho người đứng xem thích thú, Hồ đằng vũ胡騰舞 sở trường về nhảy cao nhảy dài, làm mọi người kinh ngạc.
Ngoài ra bài thơ "Tặng bánh xuân" cho sứ thần Trương Hiển Khanh của vua Nhân tông cũng nhắc đến một điệu Hồ vũ nữa là Giá chi vũ. Giá chi vũ柘枝舞cũng là một điệu Hồ vũ được triều đình cho biểu diễn trong dịp tiếp đãi sứ thần.Điệu múa này – theo các nhà nghiên cứu lịch sử âm nhạc Trung Quốc - vào thời Đường được lưu truyền rộng rãi trong giáo phường, quân doanh và trong nhà các sĩ đại phu.
Người biểu diễn mặc áo lụa dài tay chẽn, lưng thắt giải lụa điều, chân đi hài thêu, đầu đội mũ uốn vành, đeo lục lạc, tư thế vừa mềm mại vừa mạnh mẽ, giàu sắc thái Trung Á. Hồ đằng, Hồ toàn và Giá chi đều do nữ kỹ ca múa, chúng được đưa vào cung đình, trở thành những tiết mục quan trọng trong những dịp yến hội lớn[7].
[caption id="attachment_591745" align="alignnone" width="564"] (Ảnh: Pinterest.com)[/caption]
Không chỉ vậy, tư liệu về thời kỳ này còn cho biết có một số lối múa khác. Kiến văn tiểu lục và Khảo giáo phường thức考教坊式 nói đến múa Dương án ma陽按磨 (tục gọi là Múa trai), m án ma陰按磨 (tục gọi là Múa gái), Bát đoạn cẩm, Tam túc vũ三足舞 , Bào lão胞老 , Đạp vũ ca (tục gọi là Sông thao bồ đề), Giao vũ交舞 , Bắc vũ北舞 , Múa bát. Chỉ nam ngọc âm cũng nhắc đến Múa tiên某仙 (Thiên tiên cách 天仙格 ) Múa chàng某撞 (Tam túc cách 三足格 ), Múa lưỡng某兩 (Khánh thọ bảo thần 慶壽保神 ), Múa nhởn某眼 (Nghênh tiên vũ迎仙舞 ) và Bắc vũ北舞. Đặc biệt trong những lối múa này có nhiều điệu mang màu sắc đạo giáo.
Chẳng hạn về Dương án ma, Âm án ma, sách Khảo giáo phường thức miêu tả như sau:
Cách Nam án ma vũ, Trước tiên bày bùa ngũ phương, thắt lưng thắt về bên trái, cầm ấn tam tài. Nhất bái thiên, nhị bái địa, tam bái thần. Ngón cái của tay trái áp vào tay phải ấn thập nhị thì thần (12 giờ) gồm Tý Sửu Dần Mão v.v. Giờ Tý, hai tay vỗ cùng hai bên; giờ Sửu, hai tay co lại; giờ Dần, tay phải nắm lấy cổ tay trái; giờ Mão xoa tóc; giờ Thìn, tay phải chắp vào bụng; giờ Tỵ, chắp vào sườn bên phải, hướng tay phải theo sở nguyện; giờ Ngọ, ngón trỏ chỉ lên trời; giờ Mùi, hai tay hướng ra trước mà nâng; giờ Thân, xoa từ đỉnh đầu đến thắt lưng; giờ Dậu, hai tay xoa rốn; giờ Tuất, tay phải xòe ra, hai chân nhảy một cách thảnh thơi; giờ Hợi, ngồi xuống nhảy lên.
Cách Nữ án ma vũ: Đào mặc áo đỏ áo tía, uốn ngón tay mà múa, tay tả vẫy bách phúc nhập tả, tay hữu tống chư tai xuất hữu. Có thể thấy ngay ở đây dấu ấn thuật dưỡng sinh của Đạo giáo. Án ma vũ nguyên là thuật dưỡng sinh kiện thân của Đạo gia, có hai loại văn và võ.
Loại văn thuộc về công phu tĩnh tọa án ma (xoa bóp) để dẫn khí lưu thông. Hai điệu múa Án ma vừa trình bày ở trên có lẽ là Án ma vũ của Đạo giáo được đạo sĩ Trung Quốc truyền sang nước ta rồi diễn biến thành múa âm dương dành cho cả nữ và nam.
Hoặc như Bào lão cũng nguyên là tiết mục của hý kịch thời Tống, tiết mục này ở Trung Quốc diễn viên mặc quần áo hoa nhũ, vẽ mặt xõa tóc, miệng nhe răng sói, phun khói lửa như hình dạng quỷ thần, đeo thanh la nhảy múa tiến lui, mang tính chất diệt quỷ trừ tà.
Chú giải:
[1] Trần Hưng Đạo trong Dụ chư tỳ tướng hịch văn từng đau xót vì nhạc Thái thường bị đem ra để phục vụ yến tiệc thết đãi sứ Nguyên: “Nghe nhạc Thái thường để đãi yến sứ giả mà không biết căm”
[2] Dãy nhà ngang ở hai bên điện
[3].Đoạn văn này có chép ở bài thơ An Nam tức sự  trong Giao châu cảo của Trần Phu. Bài thơ An Nam tức sự trong Giao châu cảo từng được Trần Nghĩa dịch và công bố trong bài viết Một bức ký họa về xã hội nước ta thời Trần. Bài thơ “An Nam tức sự” của Trần Phu, đăng Tạp chí văn học số 1 năm 1972.Tuy nhiên bản dịch có một  số câu chữ sai lệch với trích dẫn của Lê Quý Đôn. Ở nước ta bài thơ này cũng được sách Bắc thưtái Nam sự  (Sách phương Bắc chép về sự việc phương Nam) hiện lưu trữ tại thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm ký hiệu A.177 sao chép lại, nhưng lại thiếu mất đoạn văn trên. Do không được tiếp xúc với nguyên bản chữ Hán Trần Nghĩa dùng để dịch và công bố nên chúng tôi không dẫn tư liệu này ở phần tư liệu. Bạn đọc nếu cần tìm hiểu có thể tham khảo thêm theo thông tin của chúng tôi. 
[4] Theo Âm Pháp Lỗ . Sđd, Tr234: các ca từ Trang Chu mộng điệp, Mẫu biệt tử của Bạch Cư Dị v.v…và các nhạc khúc Giáng hoàng long, Yến Dao Trì v.v…ở đây đều là từ Trung Quốc truyền đến. 
Đạp ca là nhạc khúc thời Đường, Ngọc lâu xuân, Thanh giang dẫn, Vọng Giang Nam là từ điệu đời Tống.
[5] Ở thế kỷ XV, Lê Thánh tông trong bài thơ Tiểu yến quan kỹ gọi cây đàn này là Bào huyền (匏絃), chữ bào ở đây cũng để chỉ quả bầu.
[6]Có tài liệu cho biết, Nam Man truyện trong Đường thư của Trung Quốc có một đoạn viết về cây đàn bầu như sau : "Dĩ bạch mộc vi chi, bất gia sức, tào hình trường như nhật tự dạng, dụng trúc tác tào bính, xuyên dĩ không hồ, trương huyền vô chẩn, hữu thủ dĩ trúc phiến bát huyền dĩ phát thanh, tả thủ nhân trúc can nhi thành điệu." Nghĩa là: "Lấy gỗ nhẹ mà làm, không chạm vẽ gì, thùng đàn dài hình chữ nhật, dùng tre làm cần đàn, xâu vào một trái bầu rỗng, căng dây không phím, tay phải lấy mảnh tre gẩy lên dây để phát ra tiếng, tay trái nắn cần tre mà thành điệu." Như vậy theo tư liệu này thì vào thế kỷ thứ  VI thứ VII đàn bầu đã xuất hiện ở Việt Nam. Tuy nhiên do chưa kiểm chứng được tư liệu nên chúng tôi chỉ ghi chú để tham khảo thêm
[7] Sách Khảo giáo phường thức còn ghi lại cách phục sức bằng mũ lông kiểu Hồ trong điệu Bát đoạn hành chinh và Nghênh tiên phượng cùng lối “nhịp nhàng tiến lui như kiểu múa phương Bắc”  trong điệu múa Thanh giang dẫn 
Ngọc Yến
from Đại Kỷ Nguyên - Feed - https://ift.tt/2IWalYS via https://ift.tt/2IWalYS https://www.dkn.tv
0 notes
lookintomyeyeblog · 5 years
Text
Tinh túy truyền thống: Nhạc vũ cung đình thời Trần
Đoạt ngai vàng một cách êm thấm từ tay nhà Lý, nhà Trần lên ngôi kế thừa nguyên vẹn thành tựu văn hóa triều trước. Vì vậy, nhìn chung, xu thế phát triển và chỉnh thể nền nhạc vũ cho đến thời Trần là sự kế thừa và phát triển nền nhạc vũ trước đó.
Bài nghiên cứu chuyên sâu của tác giả Ngọc Yến - Viện Hán Nôm
Nhìn chung, nhạc vũ cung đình thời Trần cũng rất phong phú, Thái thường tự vẫn là cơ quan chuyên trách nhạc vũ cung đình, Thái thường nhạc chuyên được dùng trong các lễ nghi quan trọng của triều đình[1]. Không chỉ phục vụ triều nghi, tiếp đón tân khách, nhạc vũ còn thường xuyên được trình diễn mua vui cho vua quan quý tộc nhà Trần.
[caption id="attachment_591659" align="alignnone" width="564"] (Ảnh: pinterest.com)[/caption]
Lê Quý Đôn trong "Kiến văn tiểu lục" 見文小錄 có trích một đoạn miêu tả buổi tiếp sứ giả của vua Trần ở điện Tập Hiền được chép trong "Sứ Giao Châu tập" 使交洲集 của Trần Phu (Trần Cương Trung) sứ thần nhà Nguyên sang nước ta vào niên hiệu Trùng Hưng năm thứ 9 (1293) như sau:
“Từng dự yến ở điện Tập Hiền, thấy con trai diễn trò, con gái hát (Nam ưu nữ xướng), tất cả mười người, đều ngồi dưới đất. Có các loại đàn tỳ bà, đàn tranh, Độc huyền (đàn bầu). Tiếng hát và tiếng đàn phụ họa nhau, lúc hát thì nỉ non rồi sau mới hát thành lời. Dưới điện có các trò leo dây, múa rối trên đầu gậy, lại có người cởi trần đóng khố vải nhảy nhót hò reo. Đàn bà để chân trần uốn éo mười ngón tay đứng múa, hơn mười người con trai đều cởi trần khoác vai dậm chân vòng quanh mà hát theo. Các hàng, một người giơ tay thì mười mấy người cùng giơ tay, bỏ tay xuống cũng vậy. Hát thì có các khúc Trang Chu mộng điệp, Mẫu biệt tử của Bạch cư Dị, Vĩ sinh ngọc tiêu, Đạp ca, Thanh ca v.v..., chỉ than vãn thời thế, rất là buồn thương ai oán, nhưng tản mạn khó hiểu. Đại yến ở trên điện, dàn đại nhạc bày ở phía sau bên dưới giải vũ[2], nhạc khí và người đều không nhìn thấy, mỗi lần rót rượu thì hô lớn: “Nhạc tấu khúc ...’, dưới nhà giải vũ liền tấu khúc đó.
Ca khúc có Giáng chân long, Nhập hoàng đô, Yến Dao trì, Nhất thanh phong, âm điệu cũng gần với thời cổ, nhưng ngắn ngủi mà thôi“[3]. Và ông nhận định: “Tôi [Lê Quý Đôn] cho đó là nhạc của triều Trần, nay cũng không còn nữa“.
"An Nam chí lược" 安南誌略 cũng chép lại lời kể trong một ghi chép của Trương Lập Đạo nhà Nguyên sang sứ nước ta thời Trần (năm 1291), trong đó có đoạn: “...Sau đó xuống điện Tập Hiền thết tiệc. Đại nhạc tấu ở dưới điện, còn Tiểu nhạc tấu trên điện“.
Bài thơ "Tặng bánh xuân" cho Trương Hiển Khanh – sứ thần nhà Nguyên - của vua Trần Nhân tông cũng cho biết triều đình cho múa Giá chi vũ để tiếp sứ giả.
Lê Trắc là một nhân vật đương thời từng được tham gia vào các sinh hoạt cung đình kể lại trong "An Nam chí lược" rằng: “Hàng năm, vào 30 tết, vua ng��i ở cửa Đoan Củng, các quan làm lễ xong xem con hát biểu diễn bách hý (quan linh nhân trình bách hý).
Ngày mồng một tết, Sáng sớm, vua ngồi trên điện Thiên An, phi tần xếp hàng ngồi quanh, quan trong cung đứng trước điện, nhạc tấu ở đại đình (nhạc tấu vu đại đình).
[caption id="attachment_591739" align="alignnone" width="564"] (Ảnh: pinterest.com)[/caption]
Tháng hai khởi dựng Xuân Đài, con hát hóa trang làm mười hai vị thần, múa hát trên đài (Linh nhân trang thập nhị thần ca vũ kỳ thượng) Về nhạc, có trống cơm (phạn cổ ba), vốn là của Chiêm Thành, thân dài, nghiền cơm miết lên giữa mặt trống mà vỗ thì tiếng kêu trong trẻo, hợp với kèn (tất lật), sáo ngắn (tiểu quản), chũm chọe (tiểu bạt), trống lớn (đại cổ), gọi là Đại nhạc, chỉ vua mới được dùng.
Hàng tôn thất quí quan, nếu không phải là tế tự thì không được dùng. Còn đàn cầm, đàn tranh, tỳ bà, đàn thất huyền (có thể là đàn không hầu nằm, xin xem chú dẫn ở phần tư liệu), đàn song huyền (có thể là nhị hồ, đàn nguyệt), sáo, tiêu, thì gọi là Tiểu nhạc, sang hèn đều dùng.
Nhạc khúc thì có Nam thiên nhạc, Ngọc lâu xuân, Đạp thanh du, Mộng du tiên, Canh lậu trường,... không thể chép hết. Có khi dùng thổ ngữ làm thơ phú phổ vào nhạc để tiện ca ngâm, ngụ đủ tình cảm hoan lạc sầu oán. Ấy là tục của nước ta vậy“.
Những tư liệu trên đã cho biết ở thời kỳ này nhạc vũ cung đình rất phong phú, nhạc vũ bản địa và nhạc vũ Trung Quốc được pha trộn trong các chương trình diễn xướng. Một số tên gọi các nhạc khúc là tên gọi quen thuộc của các nhạc khúc từ điệu thời Đường - Tống, và đã được chính Trần Phu xác nhận là “âm điệu cũng gần giống nhạc cổ nhưng chỉ gấp rút hơn mà thôi”.
Trần Phu là người thời Nguyên do đó nhạc cổ mà ông ta nói ở đây có thể là âm nhạc thời Đường, song đã được phổ lời Việt vào và có lẽ đã có đôi chút sai lệch do quá trình lưu truyền cộng với sự cải biên pha trộn của các nghệ nhân cho phù hợp với trình độ thẩm mỹ và thị hiếu của người Việt. Như vậy ở thời kỳ này đã có sử dụng nhiều nhạc khúc thời Đường - Tống được điền ca từ bằng thơ phú tiếng Việt.
Đặc biệt trình độ biểu diễn khá điêu luyện, “gợi được tình cảm hoan lạc hoặc sầu oán”. Ngoài ra tư liệu còn cho biết tên của một số bản nhạc cung đình thời Trần như Giáng chân long降真龍, Nhập hoàng đô入黃都, Yến Dao trì宴瑤池, Nhất thanh phong壹清風, Nam thiên nhạc南天樂, Ngọc lâu xuân玉樓春, Đạp thanh du踏青遊, Mộng du tiên夢遊仙, Canh lậu trường更漏長 , và một số khúc hát như Trang Chu mộng điệp莊朱夢蝶, Mẫu biệt tử母別子, Vĩ sinh ngọc tiêu葦生玉簫, Đạp ca踏歌, Thanh ca青歌[4]. Lê Trắc còn cho biết nhạc khúc rất nhiều, không thể chép hết.
Kiến văn tiểu lục cũng cho biết một số điệu hát thời Trần được lưu truyền đến thời Lê sơ như đàn hát Nghênh tiên 迎仙 , Xướng tầng 唱層 (Tiểu kiều dương câu ba câu bảy), Hát trai (Dương luật 陽律 ), Hát gái ( m luật 陰律 ). Rồi hát Phượng tài 鳳裁 , Bát đoạn cẩm 八斷錦 , Hà tây chiết liễu 河西折柳 , Vãn vỉa 輓為 , Hà nam 河南 , Quất dương trường 橘楊長 v.v ...Chỉ nam ngọc âm指南玉音 cũng nói đến Hát gái (Tiểu kiều dương 小橋陽 ) Hát trai (Dương luật xướng 陽律唱 ) Ngũ vận 五韻 (Nữ thanh giang 女青江 ) Hát thày (Hà nam 河南 ) Hát rối (Thượng hạ xá 上下舍 ).
Tổ chức dàn nhạc
Về tổ chức dàn nhạc thì "An Nam chí lược" cho biết ở thời Trần, dàn nhạc cung đình có Đại nhạc 大樂 và Tiểu nhạc 小樂 . Đại nhạc gồm Trống cơm (Phạn cổ ba 飯古波), kèn (tất lật 毖篥), sáo ngắn (tiểu quản 小管), chũm chọe (tiểu bạt 小鈸), trống lớn (đại cổ 大鼓). Còn Tiểu nhạc gồm đàn cầm 琴, đàn tranh箏, đàn tỳ bà 琵琶 , đàn thất huyền 七絃琴 , đàn song huyền 雙絃琴 , sáo 笛 , tiêu 簫 .
Tham khảo thêm trong "Chỉ Nam ngọc âm" - tác phẩm cuối thời Trần - có thể biết nhạc khí trong cung đình đến thời Trần đã hết sức phong phú, bao gồm các nhạc khí của người Việt sáng tạo và nhạc khí ngoại lai như: Trống cơm (Phạn cổ ba / Yết cổ), Kèn (Thiết địch), Sáo ngắn (Tiểu quản, thổi dọc), Chũm chọe (Tiểu bạt), Trống lớn (Đại cổ), Đàn cầm, Đàn tranh (Chu huyền), Tỳ bà (Long thủ), Đàn thất huyền (có thể là Không hầu nằm), Đàn song huyền (Có thể là Nguyệt), Đàn bầu (Nhất huyền / Độc huyền / Huyền lô), Trống cù (Lôi môn, trống treo lớn), Bông la (Trượng cổ), Tiêu (Trúc Tiêu), Sáo (Trúc địch), Thuần vu ( nhạc khí bằng đồng, giống quả chuông nhưng trên to dưới nhỏ, có núm treo, gõ để phối hợp với trống), Cồng la, Phách (Phách bản), Sênh (Ngọc chấn), Tu hú đất (Nhã huân), Sáo đôi ( Nhã trì), Nhị hồ (Hồ cầm), Tu hú trúc dài (Sa tụng huân)
[caption id="attachment_591820" align="alignnone" width="700"] (Ảnh: pinterest.com)[/caption]
Về cây đàn bầu, Trần Phu trong "Sứ Giao châu tập" gọi là Độc huyền, Trần Văn Khê ở mục viết về đàn bầu trong sách Du ngoạn trong truyền thống âm nhạc Việt Nam ngờ rằng chưa chắc đó là tiền thân của cây đàn bầu sau này. Tuy nhiên sách Chỉ nam ngọc âmgiải nghĩa đã dùng chữ Hán là弦蘆 (Huyền lô) để chỉ cây đàn này[5] và chú âm Nôm là 彈保 (Đàn bầu), mà theo chữ Hán, “蘆 Lô“ là hồ lô tức quả bầu, “弦 Huyền“ là dây đàn. Vậy, việc cây đàn này có mặt từ thời Trần là không còn nghi ngờ gì nữa[6].
Vũ múa thời Trần
Về múa, đặc biệt ở thời Trần vẫn bảo lưu lối múa Hồ vũ thịnh hành ở thời Đường. Toàn thư chép: “Niên hiệu Thiệu Long năm thứ 11 (1268), đời vuaThánh tông, mùa đông tháng 10, vua cùng anh là Tĩnh Quốc đại vương Quốc Khang đùa vui trước mặt Thượng hoàng. Thượng hoàng đang mặc chiếc áo bằng bông gạo màu trắng, Tĩnh Quốc múa điệu múa của người Hồ (Hồ nhân vũ胡人舞 ), Thượng hoàng cởi áo ban cho. Vua cũng múa điệu múa của người Hồ để xin“.
Tư liệu này nhắc đến Hồ vũ, đồng thời còn cho biết vua quan hoàng tộc nhà Trần thích và thạo múa Hồ vũ. Hồ vũ - theo các nhà nghiên cứu lịch sử âm nhạc Trung Quốc - là lối múa của dân tộc vùng Tây Vực, được truyền nhập vào Trung Quốc rồi truyền sang nước ta vào thời Đường. Hồ vũ là vũ đạo dân gian Tây Vực bao gồm vũ đạo của các dân tộc thiểu số Tân Cương, vũ đạo dân gian Udơbec và Ấn Độ.
Phong cách của Hồ vũ phóng khoáng sảng khoái vui vẻ, rất thích hợp với phong thái ung dung đại lượng và tinh thần văn hóa thời Đường, do đó Hồ nhạc Hồ vũ truyền vào Trung Quốc rất nhanh. Ở thời Đường nơi nơi đều múa Hồ vũ. Hồ toàn vũ胡旋舞 xoay chuyển nhanh, vừa làm cho người biểu diễn thích thú, cũng làm cho người đứng xem thích thú, Hồ đằng vũ胡騰舞 sở trường về nhảy cao nhảy dài, làm mọi người kinh ngạc.
Ngoài ra bài thơ "Tặng bánh xuân" cho sứ thần Trương Hiển Khanh của vua Nhân tông cũng nhắc đến một điệu Hồ vũ nữa là Giá chi vũ. Giá chi vũ柘枝舞cũng là một điệu Hồ vũ được triều đình cho biểu diễn trong dịp tiếp đãi sứ thần.Điệu múa này – theo các nhà nghiên cứu lịch sử âm nhạc Trung Quốc - vào thời Đường được lưu truyền rộng rãi trong giáo phường, quân doanh và trong nhà các sĩ đại phu.
Người biểu diễn mặc áo lụa dài tay chẽn, lưng thắt giải lụa điều, chân đi hài thêu, đầu đội mũ uốn vành, đeo lục lạc, tư thế vừa mềm mại vừa mạnh mẽ, giàu sắc thái Trung Á. Hồ đằng, Hồ toàn và Giá chi đều do nữ kỹ ca múa, chúng được đưa vào cung đình, trở thành những tiết mục quan trọng trong những dịp yến hội lớn[7].
[caption id="attachment_591745" align="alignnone" width="564"] (Ảnh: Pinterest.com)[/caption]
Không chỉ vậy, tư liệu về thời kỳ này còn cho biết có một số lối múa khác. Kiến văn tiểu lục và Khảo giáo phường thức考教坊式 nói đến múa Dương án ma陽按磨 (tục gọi là Múa trai), m án ma陰按磨 (tục gọi là Múa gái), Bát đoạn cẩm, Tam túc vũ三足舞 , Bào lão胞老 , Đạp vũ ca (tục gọi là Sông thao bồ đề), Giao vũ交舞 , Bắc vũ北舞 , Múa bát. Chỉ nam ngọc âm cũng nhắc đến Múa tiên某仙 (Thiên tiên cách 天仙格 ) Múa chàng某撞 (Tam túc cách 三足格 ), Múa lưỡng某兩 (Khánh thọ bảo thần 慶壽保神 ), Múa nhởn某眼 (Nghênh tiên vũ迎仙舞 ) và Bắc vũ北舞. Đặc biệt trong những lối múa này có nhiều điệu mang màu sắc đạo giáo.
Chẳng hạn về Dương án ma, Âm án ma, sách Khảo giáo phường thức miêu tả như sau:
Cách Nam án ma vũ, Trước tiên bày bùa ngũ phương, thắt lưng thắt về bên trái, cầm ấn tam tài. Nhất bái thiên, nhị bái địa, tam bái thần. Ngón cái của tay trái áp vào tay phải ấn thập nhị thì thần (12 giờ) gồm Tý Sửu Dần Mão v.v. Giờ Tý, hai tay vỗ cùng hai bên; giờ Sửu, hai tay co lại; giờ Dần, tay phải nắm lấy cổ tay trái; giờ Mão xoa tóc; giờ Thìn, tay phải chắp vào bụng; giờ Tỵ, chắp vào sườn bên phải, hướng tay phải theo sở nguyện; giờ Ngọ, ngón trỏ chỉ lên trời; giờ Mùi, hai tay hướng ra trước mà nâng; giờ Thân, xoa từ đỉnh đầu đến thắt lưng; giờ Dậu, hai tay xoa rốn; giờ Tuất, tay phải xòe ra, hai chân nhảy một cách thảnh thơi; giờ Hợi, ngồi xuống nhảy lên.
Cách Nữ án ma vũ: Đào mặc áo đỏ áo tía, uốn ngón tay mà múa, tay tả vẫy bách phúc nhập tả, tay hữu tống chư tai xuất hữu. Có thể thấy ngay ở đây dấu ấn thuật dưỡng sinh của Đạo giáo. Án ma vũ nguyên là thuật dưỡng sinh kiện thân của Đạo gia, có hai loại văn và võ.
Loại văn thuộc về công phu tĩnh tọa án ma (xoa bóp) để dẫn khí lưu thông. Hai điệu múa Án ma vừa trình bày ở trên có lẽ là Án ma vũ của Đạo giáo được đạo sĩ Trung Quốc truyền sang nước ta rồi diễn biến thành múa âm dương dành cho cả nữ và nam.
Hoặc như Bào lão cũng nguyên là tiết mục của hý kịch thời Tống, tiết mục này ở Trung Quốc diễn viên mặc quần áo hoa nhũ, vẽ mặt xõa tóc, miệng nhe răng sói, phun khói lửa như hình dạng quỷ thần, đeo thanh la nhảy múa tiến lui, mang tính chất diệt quỷ trừ tà.
Chú giải:
[1] Trần Hưng Đạo trong Dụ chư tỳ tướng hịch văn từng đau xót vì nhạc Thái thường bị đem ra để phục vụ yến tiệc thết đãi sứ Nguyên: “Nghe nhạc Thái thường để đãi yến sứ giả mà không biết căm”
[2] Dãy nhà ngang ở hai bên điện
[3].Đoạn văn này có chép ở bài thơ An Nam tức sự  trong Giao châu cảo của Trần Phu. Bài thơ An Nam tức sự trong Giao châu cảo từng được Trần Nghĩa dịch và công bố trong bài viết Một bức ký họa về xã hội nước ta thời Trần. Bài thơ “An Nam tức sự” của Trần Phu, đăng Tạp chí văn học số 1 năm 1972.Tuy nhiên bản dịch có một  số câu chữ sai lệch với trích dẫn của Lê Quý Đôn. Ở nước ta bài thơ này cũng được sách Bắc thưtái Nam sự  (Sách phương Bắc chép về sự việc phương Nam) hiện lưu trữ tại thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm ký hiệu A.177 sao chép lại, nhưng lại thiếu mất đoạn văn trên. Do không được tiếp xúc với nguyên bản chữ Hán Trần Nghĩa dùng để dịch và công bố nên chúng tôi không dẫn tư liệu này ở phần tư liệu. Bạn đọc nếu cần tìm hiểu có thể tham khảo thêm theo thông tin của chúng tôi. 
[4] Theo Âm Pháp Lỗ . Sđd, Tr234: các ca từ Trang Chu mộng điệp, Mẫu biệt tử của Bạch Cư Dị v.v…và các nhạc khúc Giáng hoàng long, Yến Dao Trì v.v…ở đây đều là từ Trung Quốc truyền đến. 
Đạp ca là nhạc khúc thời Đường, Ngọc lâu xuân, Thanh giang dẫn, Vọng Giang Nam là từ điệu đời Tống.
[5] Ở thế kỷ XV, Lê Thánh tông trong bài thơ Tiểu yến quan kỹ gọi cây đàn này là Bào huyền (匏絃), chữ bào ở đây cũng để chỉ quả bầu.
[6]Có tài liệu cho biết, Nam Man truyện trong Đường thư của Trung Quốc có một đoạn viết về cây đàn bầu như sau : "Dĩ bạch mộc vi chi, bất gia sức, tào hình trường như nhật tự dạng, dụng trúc tác tào bính, xuyên dĩ không hồ, trương huyền vô chẩn, hữu thủ dĩ trúc phiến bát huyền dĩ phát thanh, tả thủ nhân trúc can nhi thành điệu." Nghĩa là: "Lấy gỗ nhẹ mà làm, không chạm vẽ gì, thùng đàn dài hình chữ nhật, dùng tre làm cần đàn, xâu vào một trái bầu rỗng, căng dây không phím, tay phải lấy mảnh tre gẩy lên dây để phát ra tiếng, tay trái nắn cần tre mà thành điệu." Như vậy theo tư liệu này thì vào thế kỷ thứ  VI thứ VII đàn bầu đã xuất hiện ở Việt Nam. Tuy nhiên do chưa kiểm chứng được tư liệu nên chúng tôi chỉ ghi chú để tham khảo thêm
[7] Sách Khảo giáo phường thức còn ghi lại cách phục sức bằng mũ lông kiểu Hồ trong điệu Bát đoạn hành chinh và Nghênh tiên phượng cùng lối “nhịp nhàng tiến lui như kiểu múa phương Bắc”  trong điệu múa Thanh giang dẫn 
Ngọc Yến
from Đại Kỷ Nguyên - Feed - http://bit.ly/2MuhH8Z via IFTTT
0 notes
devostm · 6 years
Text
Tác giả 'Hai mùa Noel' kể chuyện tình | Văn hóa
New Post has been published on https://rssvn.com/tac-gia-hai-mua-noel-ke-chuyen-tinh-van-hoa/
Tác giả 'Hai mùa Noel' kể chuyện tình | Văn hóa
Trong cái se lạnh rất hiếm của TP.HCM và trong không khí rộn ràng chuẩn bị chào đón Noel 2017, chúng tôi đã tìm gặp nhạc sĩ Đài Phương Trang, tác giả của nhiều bản “nhạc xưa”, trong đó có bài Hai mùa Noel hết sức quen thuộc với công chúng. Ông đã cùng chúng tôi trở về trong hoài niệm của một mùa Noel cách đây 45 năm.
Từ một sự tình cờ
Ông kể: “Từ xưa đến nay, người dân Sài Gòn vẫn giữ nét văn hóa là cứ vào mỗi dịp Noel, dù là lương hay giáo đều đổ ra đường vào đúng đêm 24.12 để đón mừng Giáng sinh và xem đây là một lễ hội chung của khắp hành tinh.
Tôi nhớ đêm Noel năm 1972, tôi hòa vào dòng người đi dự lễ ở Vương cung Thánh đường Sài Gòn (nhà thờ Đức Bà), vào khoảng 9 giờ đêm. Đến n��i, tôi thấy một thanh niên trang phục lịch sự đứng bên một gốc cây, có vẻ đang ngóng đợi ai đó. Trong khi mọi người đều tiến về phía giáo đường thì người thanh niên ấy vẫn mải đứng đấy, mắt nhìn bốn phía, gương mặt lộ vẻ lo âu, thỉnh thoảng xem đồng hồ… Hình ảnh đó cứ ám ảnh trong tôi. Rồi khi tan lễ vào lúc nửa đêm, đoàn người lũ lượt ra về, tôi để ý và rất ngạc nhiên khi thấy người thanh niên vẫn còn đứng ở chỗ cũ với vẻ bồn chồn, buồn bã. Tôi đi ngang qua và khẽ nhìn khuôn mặt người ấy, lòng thầm cám cảnh cho một người mãi đợi chờ mà người kia không hiểu vì sao lại không đến chỗ hẹn?”.
Theo lời nhạc sĩ thì mùa Noel năm sau (1973), nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông lúc đó là chủ Hãng đĩa Continental có đề nghị ông viết một ca khúc về Noel. Nhạc sĩ Đài Phương Trang nhớ lại hình ảnh năm trước và cảm xúc cũ lại ào ạt hiện về. Chỉ trong vòng 2 tiếng đồng hồ ông đã hoàn thành ca khúc Hai mùa Noel. Bài hát này được ca sĩ Anh Khoa thu âm đầu tiên và được phát hành vào dịp Noel năm 1973.
Gặp lại người trong nhạc phẩm
Hơn 40 năm, nhạc sĩ vẫn nhớ rõ: “Không ngờ chỉ sau 2 tuần phát hành ca khúc, tôi nhận được bức thư của người tên Thanh, thư ký của một hãng in tư nhân. Trong thư, Thanh tự nhận mình là người thanh niên trong ca khúc Hai mùa Noel và ngỏ lời cảm ơn tôi đã viết lên nỗi lòng của mình. Thanh cho biết nhờ ca khúc này mà anh đã gặp và nối lại tình yêu với Duyên, người con gái đã không đến chỗ hẹn vào đêm Giáng sinh năm 1972 vì một sự hiểu lầm. Tình yêu của họ ngỡ đã tan vỡ, nhưng nhờ bài hát với những ca từ và hình ảnh về chàng trai cứ đứng chờ người yêu, mãi đến lúc tan lễ mà vẫn chưa về đã gây xúc động cho Duyên. Cô cảm nhận được tình cảm chân thành của Thanh, bao nhiêu hờn trách, hiểu lầm vụt tan biến và họ đã nối lại mối duyên tình”.
tin liên quan
‘Hai mùa Noel’ cho người… xa lạ
Những ngày này, khi giai điệu da diết của ‘mùa Noel đó chúng ta quen bên giáo đường’ cùng cái lạnh len lỏi khắp mọi nẻo đường thành phố, tác giả của bài hát bất ngờ báo tin ‘Giáng sinh của chàng trai năm xưa không còn buồn nữa’.
Sau đó, nhạc sĩ có hẹn gặp Thanh và nhận ra đúng anh là người thanh niên năm trước đã để lại trong trí ông một ấn tượng khó quên. Càng vui hơn vì khoảng 3 tháng sau ông nhận được thiệp hồng và đã đến dự lễ cưới của Thanh – Duyên.
Nhạc sĩ Đài Phương Trang ẢNH: T.L
“Tôi được thêm 2 người bạn mới. Nhưng sau ngày 30.4.1975 Thanh và Duyên không còn ở Sài Gòn nữa mà chuyển về quê tận Cần Thơ sinh sống. Bẵng đi một thời gian, khoảng 3 năm sau tôi nhận được tin vợ chồng họ đã ra nước ngoài. Từ đó đến nay, đã gần 40 năm rồi, tôi không hề nhận được một tin tức nào về Thanh và Duyên. Không biết họ ở đâu? Mỗi năm vào mùa Giáng sinh, lòng tôi lại rộn lên những cảm xúc buồn vui khó tả. Vui vì ca khúc Hai mùa Noel qua mấy chục năm vẫn được công chúng hát lên đón mừng Giáng sinh. Buồn vì không biết hai người bạn có liên quan đến nội dung của ca khúc này, bây giờ trôi dạt đến phương trời nào? Nhưng dù bây giờ hai bạn ấy ở bất cứ nơi đâu tôi vẫn luôn mong họ được an lành trong mỗi mùa Noel và trong cuộc sống hằng ngày. Qua Báo Thanh Niên, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn và tri ân đến các bạn yêu nhạc, dù qua mấy mươi năm nhưng cứ mỗi dịp đón Giáng sinh lại vẫn nhớ đến và hát lên ca khúc Hai mùa Noel” đầy cảm xúc và nỗi niềm của tôi”, nhạc sĩ trầm ngâm nói.
Nhạc sĩ Đài Phương Trang tên thật Phạm Văn Tứ, sinh năm 1940 tại Sài Gòn. Ông còn các bút danh khác như: Thanh Viên, Phạm Vũ Anh Tứ, Phạm Tứ, Quang Tứ… Ông là tác giả của nhiều ca khúc quen thuộc như: Hoa mười giờ, Căn nhà dĩ vãng, Chuyến xe miền Tây, Tình nghèo có nhau, Ước mộng đôi ta... Đặc biệt, ca khúc Người yêu cô đơn (viết năm 1973, dưới bút danh Phạm Vũ Anh Tứ) đã giúp đưa tên tuổi của ca sĩ Tuấn Vũ đến với công chúng khắp nơi.
Riêng về nhạc Giáng sinh, ngoài Hai mùa Noel, nhạc sĩ Đài Phương Trang còn sáng tác một chùm ca khúc như: Nhớ mùa Noel, Tình ca đêm Noel, Lời nguyện cầu đêm Giáng sinh… Riêng ca khúc Hai mùa Noel 2 là tâm tình của một người về thăm lại ngôi giáo đường xưa đầy kỷ niệm.
Ngoài ra, nhạc sĩ Đài Phương Trang cũng đã sáng tác khá nhiều ca khúc hài hước, dí dỏm (bắt đầu viết từ năm 1990). Ông có hoài bão là lập nhóm ca hài, sáng tác và biểu diễn giống như nhóm AVT tại Sài Gòn trước năm 1975. Ông từng lập nhóm Hai con dế ra sân khấu với trang phục truyền thống áo dài khăn đóng và chơi đàn guitar. Bạn diễn với ông là Phương Khanh, diễn viên Đoàn kịch Kim Cương; rồi Kông Thanh Bích (cả 2 nghệ sĩ này đều đã mất). Sau đó đến Hải Thanh, Đức Tân và bây giờ là diễn viên Trương Hoàng Long.
Khán giả có thể đến gặp gỡ và giao lưu với nhạc sĩ Đài Phương Trang vào mỗi đêm thứ bảy tại phòng trà Đồng ca nhỏ (hẻm 12G, Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1, TP.HCM, đối diện Đài truyền hình TP.HCM).
Hà Đình Nguyên
(function () )(); window._fbq = window._fbq || []; window._fbq.push(['track', 'PixelInitialized', ]); (function (d, s, id) var js, fjs = d.getElementsByTagName(s)[0]; if (d.getElementById(id)) return; js = d.createElement(s); js.id = id; js.src = "http://connect.facebook.net/vi_VN/sdk.js#xfbml=1&version=v2.8&appId=943773152426325"; fjs.parentNode.insertBefore(js, fjs); (document, 'script', 'facebook-jssdk'));
Đây chỉ là bài Rss, chi tiết bài viết các bạn xem tại đây!
0 notes
wikimooncake · 7 years
Text
Tết trung thu còn có tên gọi khác là gì?
Tết Trung Thu còn có nhiều tên gọi khác là Tết Thiếu Nhi, Tết Trông Trăng, Tết Đoàn viên. Trong dịp Tết này, trẻ con thường được người lớn tặng đồ chơi như đèn ông sao, mặt nạ, súng phun nước, tò he, các loại bánh và trái cây nhiều màu sắc, nghe những bài hát trung thu. Khi trăng lên cao, trẻ em sẽ vừa rước đèn lồng, vừa phá cỗ Trung Thu, hát những bài hát trung thu và tham gia các hoạt động vui chơi như múa Lân, múa Rồng hay bịt mắt bắt dê, sử dụng các câu đố tết trung thu… Chính vì vậy mà trẻ em luôn mong chờ đến Tết Trung Thu nên từ lâu ngày này còn được gọi với cái tên là Tết Thiếu Nhi.
Nguồn gốc của ngày tết trung thu
Chuyện xưa kể rằng vua Đường Minh Hoàng (713-741 Tây Lịch) dạo chơi vườn Ngự Uyển vào đêm rằm tháng tám âm lịch. Trong đêm Trung Thu, trăng rất tròn và trong sáng. Trời thật đẹp và không khí mát mẻ. Nhà vua đang thưởng thức cảnh đẹp thì gặp đạo sĩ La Công Viễn còn được gọi là Diệp Pháp Thiện. Đạo sĩ có phép tiên đưa nhà vua lên cung trăng. Ở đấy, cảnh trí lại càng đẹp hơn. Nhà vua hân hoan thưởng thức cảnh tiên và du dương với âm thanh ánh sáng huyền diệu cùng các nàng tiên tha thướt trong những xiêm y đủ màu xinh tươi múa hát. Trong giờ phút tuyệt vời ấy nhà vua quên cả trời gần sáng. Đạo sĩ phải nhắc, nhà vua mới ra về nhưng trong lòng vẫn bàng hoàng luyến tiếc.
Về tới hoàng cung, nhà vua còn vấn vương cảnh tiên nên đã cho chế ra Khúc Nghê Thường Vũ Y và cứ đến đêm rằm tháng tám lại ra lệnh cho dân gian tổ chức rước đèn và bày tiệc ăn mừng trong khi nhà vua cùng với Dương Quí Phi uống rượu dưới trăng ngắm đoàn cung nữ múa hát để kỷ niệm lần du nguyệt điện kỳ diệu của mình. Kể từ đó, việc tổ chức rước đèn và bày tiệc trong ngày rằm tháng tám đã trở thành phong tục của dân gian.
Đường Minh Hoàng cho xây dựng ngay “Vọng Nguyệt đài”-Đài ngắm trăng. Khi trăng giữa tháng-đêm rằm, nhà vua lên Vọng Nguyệt đài thích thú ngắm trăng, có cảm giác là ngày đêm đẹp nhất, như ngày vui, ngày hội. Thế là, nhà vua liền đặt ra Tết Trung thu khi rằm tháng 8 đến. Từ đó, Tết Trung thu trở thành tục lễ hàng năm, khi trăng tròn, tỏa sáng, là có vũ-nhạc “Khúc nghê thường” vang trong Cung đường.
Các nghi lễ trong ngày lễ trung thu
+ Rước đèn trung thu:
Trong mỗi dịp trung thu thì khi đón trăng-đón Tết Trung Thu, khắp nơi, mọi nhà, mọi người, nhất là các em nhỏ, được người lớn chuẩn bị cho tết, hướng dẫn trẻ em ngắm trăng vui chơi, múa hát, đánh trống, rước đèn ông sao và các hình con vật, cùng nhiều đồ chơi thích thú. Người lớn không chỉ mua sắm, tổ chức, hướng dẫn cho con trẻ, mà cũng cùng các em vui chơi thoả chí và thích thú đón trăng, phá cỗ dưới trăng làm nên sự thăng hoa tình cảm, trí tuệ, trước thiên nhiên, cuộc sống, khi mùa thu êm ả, mát mẻ, dễ chịu, thoải mái, hứng khởi đi tới tương lai của cộng đồng và mỗi người.
+ Chuẩn bị đồ trung thu
Cũng trong dịp này người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng, và các ân nhân khác.
Thật là dịp tốt để con cháu tỏ lòng biết ơn ông bà cha mẹ và để người đời tỏ lòng săn sóc lẫn nhau.
Cỗ mừng trung thu gồm bánh trung thu, kẹo, mía, bưởi, và các thứ hoa quả khác nữa. Đây là dịp để con cái hiểu được sự săn sóc quí mến của cha mẹ đối với mình một cách cụ thể. Vì thế, tình yêu gia đình lại càng khắng khít thêm.
+ Phá cỗ:
Về phá cỗ Trông Trăng, ngoài vũ nhạc, thời nhà Đường, người ta còn làm bánh “trông trăng”-có hình mặt trăng để liên hoan khi Tết Trung thu về. Tục lệ đó, đã có ở nước ta từ lâu đến nay. Nên dịp Tết Trung thu, khắp nơi trong nước sản xuất nhiều loại đồ chơi, làm nhiều loại bánh, kẹo trung thu nhiều hình nhiều vẻ, nhiều màu sắc, nhiều hương vị, bày bán khắp nơi để phục vụ Tết Trung thu.
Rước đèn đêm Trung thu, đã là tục lệ và nguồn vui của mọi người, nhất là thiếu nhi.
Tục lệ này có từ Trung Hoa cổ xưa. Thời nhà Tống (960-1269), chuyền lan một huyền thoại là: có con cá chép vàng, tu luyện thành tinh, thường hóa phép thành người, để trêu và lừa phụ nữ. Thấy thế, ông Bao Công bày cho mọi nhà mang đèn Cá Chép và nhiều loại hình con gia súc, gia cầm khác, treo trước cửa nhà, để cá quỷ không dám đến nhũng nhiễu, làm hại. Từ đó, trung thu đến, nhà nhà thả cá chép xuống ao hồ và treo nhiều loại đèn, có đèn hình cá chép và cho trẻ rước đèn Ông Sao vui chơi dưới vầng trăng toả sáng tươi đẹp.
Ý nghĩa của ngày tết Trung thu
Đối với người Việt, tết Trung Thu mới đầu là tết của người lớn để thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên, ăn bánh, và uống trà ngắm trăng rằm vào giữa tiết Thu. Dần dần Tết Trung Thu trở thành Tết Trẻ Em hay Tết Nhi Đồng, nhưng người lớn cũng dự phần trong đó. Các em có dịp vui chơi rước đèn, ca hát, phá cỗ do cha mẹ anh chị bày cho và nhất là có dịp ăn bánh kẹo thả cửa mà không sợ bị quở mắng là “ăn kẹo hư răng.”
Tết Trung Thu là một phong tục rất có ý nghĩa. Đó là ý nghĩa của chăm sóc, của báo hiếu, của biết ơn, của tình thân hữu, của đoàn tụ, và của thương yêu. Cần cố gắng duy trì và phát triển ý nghĩa cao đẹp này. nguồn
Trung thu của người Nhật
So với truyền thống tết trung thu tại Việt Nam và một số nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc thì lễ hội ngắm trăng của Nhật Bản có đôi chút khác biệt. Tại Nhật thì lễ hội ngắm trăng diễn ra 2 lần trong năm (thay đổi hàng năm tùy theo âm lịch). Một lần vào ngày trăng tròn giữa mùa thu gọi là JUGOYA (十五夜), gắn với phong tục cổ truyền "Otsuki-mi" (お月見) có nghĩa là ngắm trăng vào ngày rằm giữa mùa thu, kế đến là hội JUSANYA nhằm ngày 13 tháng 10
Otsukimi, còn được gọi là Tsukimi, tiếng Nhật nghĩa đen là ngắm trăng. Lễ hội này được ra đời nhằm tôn vinh mặt trăng trong mùa thu .Otsukimi được diễn ra vào ngày 15 tháng thứ 8 trong âm lịch. 
Tsukimi được biết đến như một lễ hội truyền thống của Nhật Bản nơi người ta ăn mừng mùa gặt. Tục lệ này ban đầu được tổ chức bởi nhũng quý tộc thời Heian, họ tập trung lại và tổ chức ngâm thơ dưới ánh trăng rằm vào Tháng 8 âm lịch, được biết đến như "Trăng giữa Thu". Từ cổ xưa, người nhật miêu tả tháng 8 âm lịch (khoảng giữa tháng 9 theo lịch Gregorian) là thời khắc tuyệt vời nhất để ngắm trăng, bởi vị trí của Trái đất, Mặt Trời và Mặt trăng khiến cho trăng vô cùng sáng. Vào những đêm trăng sáng, đã có một truyền thống được đặt ra, mọi người tụ tập tại nơi có thể nhìn rõ mặt trăng nhất, những cánh đồng cỏ ở Nhật, và dùng bánh gạo (được biết đến là Tsukimi dango), khoai môn, đậu ván, hạt dẻ và nhiều loại đồ ăn khác, thêm vào đó là rượu sake để dâng tặng cho mặt trăng vì một vụ mùa bội thu. Những món ăn đó được biết đến với tên gọi các món ăn Tsukumi (月見料理, tsukimi ryouri) .Do trong các món ăn đó có rất nhiều khoai lang và khoai môn nên ở nhiều nơi trên Nhật Bản, lễ hội này được biết đến với cái tên Imomeigetsu (芋名月) hay "Lễ hội khoai"
Từ năm 862 cho đến năm 1683, lịch Nhật Bản đã được chỉnh sửa sao cho trăng rằm rơi vào ngày 13 của mỗi tháng. Tuy nhiên, vào năm 1684, lịch đã được thay đổi sao cho trăng non rơi vào ngày thứ nhất của mỗi tháng, di chuyển trăng rằm hai ngày sau, đến ngày 15 của tháng. Trong khi số người ở Edo (ngày nay là Tokyo) chuyển tsukimi của họ đến ngày thứ 15 của tháng, những người khác tiếp tục thực hiện lễ hội vào ngày 13. Hơn nữa, có một số vùng ở Nhật Bản cùng kỷ niệm vào ngày 17 của tháng, cũng như kỷ niệm Phật giáo ngày 23 hoặc ngày 26, tất cả đều được sử dụng như cái cớ cho các bữa tiệc suốt đêm trong mùa thu trong thời Edo. Tập tục này nhanh chóng lụi tàn giữa thời Minh Trị.
Lễ hội dành riêng cho mặt trăng có một lịch sử lâu dài tại Nhật Bản, có niên đại xa như thời Jomon. Những nguyên lý cơ bản suốt thời Heian bắt nguồn từ lễ hội giữa thu của Trung Quốc được du nhập vào Nhật Bản. Các thành viên thuộc dòng dõi quý tộc sẽ tổ chức sự kiện ngắm trăng trên thuyền để có thể xem hình ảnh phản chiếu của mặt trăng trên mặt nước. Tác giả của thơ Tanka cũng là một phần trong những khách viếng thăm lễ hội Trăng trung thu.
Có những thuật ngữ riêng trong tiếng Nhật để chỉ những dịp khi không thể nhìn thấy mặt trăng vào đêm trung thu truyền thống bao gồm Mugetsu (無月 nghĩa là: không trăng) và Ugetsu (雨 月 mưa trăng). Ngay cả khi không thể nhìn thấy rõ mặt trăng, lễ hội Tsukimi vẫn được tổ chức.
Truyền thống Tsukimi bao gồm trưng bày đồ trang trí làm từ cỏ hoang Nhật Bản (susuki) và ăn bánh bao gạo gọi là Tsukimi dango để ca tụng vẻ đẹp của chị Hằng. Thức ăn theo mùa cũng được làm đồ tế trăng. Khoai tây ngọt được dâng hiến lúc trăng tròn, trong khi đậu hay hạt dẻ được cúng lúc trăng non vào tháng tiếp theo. Những tên khác nhau của lễ kỷ niệm, Imomeigetsu "trăng vụ mùa khoai tây" và Mamemeigetsu "trăng vụ mùa đậu" hoặc Kurimeigetsu "trăng vụ mùa hạt dẻ" bắt nguồn từ đấy.
Trẻ em Nhật Bản rước đèn cá chép trong các hội thưởng trăng. Đứa trẻ nào cũng có đèn cá chép kể từ khi lọt lòng mẹ vì cá chép tượng trưng cho lòng can đ��m, nhất là đối với các em trai. Truyền thuyết cho rằng cá chép là hiện thân của võ sĩ SAMURAI vì nó dám lội ngược dòng thác nước. Theo truyền thống, để chuẩn bị cho đêm JUYOGA, mọi gia đình đều dùng cỏ bông bạc để cắm thay hoa trong nhà.
Bánh trung thu của Nhật khác hoàn toàn bánh trung thu Trung Quốc và Việt Nam ở chỗ không có trứng muối ở bên trong. Chính vì vậy, hầu hết người Nhật đều không biết có tồn tại một loại bánh trung thu như thế. Tuy Otsukimi có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng nó đã trở thành một phong tục tập quán rất riêng và rất đặc sắc của người Nhật.
Tuy nhiên do xã hội ngày càng phát triển cùng với nhịp sống bận rộn nên phong tục ngắm trăng tại Nhật hiện nay ở Nhật đã mai một khá nhiều, nhất là các vùng đô thị lớn thì hầu như các gia đình không còn tổ chức Tsukimi cho con cái họ nữa. nguồn
  https://wikimooncake.joomla.com/thu-vien-kien-thuc/26-tet-trung-thu-co-ten-goi-khac-la-gi
0 notes
gundamkid · 7 years
Text
Tháng Năm, nghe Phượng hoàng gãy cánh
Tumblr media
Có một tượng đài Phượng hoàng gãy cánh tại Sài Gòn, đặc biệt trong lòng người yêu nhạc trẻ miền Nam. Tượng đài nằm im lặng trong trái tim mỗi người, nhưng luôn ngân vang với những câu hát trở thành lịch sử âm nhạc hiện đại của Việt Nam – vốn từng mở màn cho một giai đoạn cách tân âm nhạc độc nhất vô nhị.
Thật khó biết là nhạc sĩ Lê Hựu Hà qua đời vào lúc nào. Theo báo cáo pháp y, người ta chỉ tìm thấy ông vào ngày 11 tháng 5, 2003, nhưng dự đoán thời gian qua đời có thể từ 5 ngày trước. Lê Hựu Hà là một người cô đơn. Và những ngày cuối đời của ông lại càng cô đơn hơn khi đi về chỉ một mình, đóng cửa lặng lẽ đọc sách, nghe nhạc, mở ti vi cho có tiếng người chung quanh mình. Chính vì ti vi vẫn mở suốt nhiều ngày liền, nên chung quanh hàng xóm không ai ngờ rằng ông đã qua đời. Chỉ đến khi vài người bạn đến tìm, gọi chuông không được thì sau đó mọi người mới phát hiện rằng ông đã đi rất xa rồi.
Những ngày bạn bè đến thăm nhạc sĩ Lê Hựu Hà lần cuối, Lúc ấy, trời lất phất mưa, mây trĩu xám. Đám tang vừa phải và khiêm tốn, không khác gì tính cách của ông lúc sinh thời. Nhạc sĩ Minh Châu tay cắp giỏ, ánh mắt bàng hoàng “lẽ nào vậy sao?”. Minh Châu vốn là một người yêu say đắm dòng nhạc Phượng Hoàng với những bài hát mà nhạc sĩ Lê Hựu Hà khai sinh. Anh ghé qua thắp nén nhang với chiếc áo sơ-mi bó, quần ống hơi loe, không khác gì thập niên 60, thì thầm “chừng nào chúng ta lại có một Lê Hựu Hà hay Nguyễn Trung Cang?”.
Câu hỏi đó thật khó trả lời. Phượng Hoàng sinh ra từ lửa và hóa kiếp trong lửa, tuần hoàn vô lượng. Nhưng để nhận biết là điều bất khả. Thật khó hình dung nền nhạc trẻ Việt Nam thập niên 60-70 nếu không Lê Hựu Hà, Nguyễn Trung Cang, Elvis Phương… thì hôm nay sẽ là gì? Ban nhạc Phượng Hoàng của Lê Hựu Hà thành lập năm 1963, với chủ trương dứt khoát của Lê Hựu Hà là “người Việt phải chơi nhạc Việt”, nhằm tạo một khuynh hướng khác biệt với hàng loạt các nhóm nhạc trẻ lúc đó, phần lớn đang cover lại các bài hát ngoại quốc, và lấy tên tiếng nước ngoài như The Enterprise, CBC, The Dreammers, Les Vampires… nhạc trẻ thuần Việt được coi như khai sinh từ đó. Nếu lịch sử âm nhạc Anh Quốc có cột mốc vĩ đại từ cuộc nói chuyện vô tình trên tàu điện giữa Paul McCartney và John Lennon, thì ở Việt Nam cũng có chương lịch sử âm nhạc kỳ thú từ sự kết nối giữa Lê Hựu Hà và Nguyễn Trung Cang.
Là một ban nhạc rất trẻ, nhưng các sáng tác của Lê Hựu Hà và Nguyễn Trung Cang làm không ít người sửng sốt về tính triết lý sâu đậm trong ca từ. Nếu Nguyễn Trung Cang vung vẩy tung tóe màu sắc hiện sinh với Mặt Trời Đen, Sống Cho Qua Hôm Nay… thì Lê Hựu Hà dàn trãi từ khuynh hướng yêu tha nhân vô kiện của Kant cho đến tâm trạng hippy phản chiến, kêu gọi yêu thương. Trong các phẩm của Lê Hựu Hà, là niềm yêu tha nhân dù khổ đau vẫn phải gìn giữ như một định mệnh “Hãy cứ yêu thương người – dù người không yêu ta”. Từ cảm giác đó, Lê Hựu Hà bước theo lộ trình nhận thức thế giới không khác gì John Lennon từ việc viết về tình yêu cho đến hát về người nghèo khó, về một cuộc sống đầy súng đạn và hận thù. Hãy Nhìn Xuống Chân hay Lời Người Điên… là một dòng phát triển rất đặc biệt của nhạc sĩ Lê Hựu Hà bên cạnh những bài tình ca nhạc trẻ độc đáo của ông. Chỉ tiếc là sau 1975, chế độ kiểm duyệt của Nhà nước Cộng sản đã bóp chết không ít niểm cảm hứng và sự phát triển của nhiều văn nghệ sĩ, trong đó có nhạc sĩ Lê Hựu Hà.
Nhạc sĩ Phạm Duy, lúc sinh thời không phải là người dễ tính, cũng đã phải thốt lên rằng âm nhạc của Phượng Hoàng đầy chất tâm hoặc (psychedelic culture) và phản ánh một tâm thức của thế hệ trẻ không lối thoát trong một xã hội chiến tranh, bất an không hồi kết. Sau tháng 4/1975, khi bị buộc phải đi học tập cải tạo tư duy với các cán bộ cách mạng, nhạc sĩ Lê Hựu Hà cũng phải viết tự kiểm, nhận định rằng âm nhạc của ông là thứ suy đồi và tiểu tư sản thối nát. Nhưng Lịch sử âm nhạc Việt Nam đã may mắn biết mấy khi có được dòng nhạc “thối nát” đó làm nền tảng cho mọi phát triển hiện đại sau này. Lê Hựu Hà cũng như nhiều nhạc sĩ miền Nam tự do khác, cũng được khuyến cáo viết những tác phẩm cho nền “văn hóa mới” – một nền văn hóa mà không ít người vẫn tự hỏi nó sinh ra từ đâu, để làm gì?
Có một điều không may cho nhạc sĩ Lê Hựu Hà là sau 1975, có một trung tâm sản xuất băng nhạc chống Cộng lấy tên Phượng Hoàng, cho ra chương trình và gửi vào trong nước. Trong thời buổi còn chưa đủ sức phân biệt được trắng đen, công an đã coi nhạc sĩ Lê Hựu Hà như là một trong những thành phần sản xuất chương trình đó. Đã vậy, có lúc ông còn bị Sở VHTT Cộng sản những ngày đầu kiểm soát miền Nam nhầm lẫn tên ban nhạc của Lê Hựu Hà và hệ thống tình báo Phượng Hoàng của VNCH. Hai điều đó hoàn toàn không liên quan. Ủy ban tình báo Phượng Hoàng, vốn là tên gọi khác của Intelligence and Operations Coordinating Centre, do giám đốc CIA thời đó là William Colby dựng nên, hoạt động từ 1967 và chấm dứt vào 1973. Vốn đã bất đắc chí vì thời cuộc, việc bị truy vấn bởi công an mật vụ liên tục trong thời gian đó đã khiến nhạc sĩ Lê Hựu Hà trở nên trầm uất, và luôn lo sợ. Thậm chí, khi đi đường, nghe tiếng còi của cảnh sát giao thông cũng làm ông kinh hoảng, dừng xe, dù đó không phải là chuyện của ông. Đã vậy, sau năm 1968, bị gọi nhập ngũ, nhạc sĩ Lê Hựu Hà đến học tại trường Bộ Binh Thủ Đức, rồi làm việc ở Cục Quân Nhu, và dù không cầm súng bắn phát nào, nhưng do mang lý lịch là “ngụy quân” nên sự nghiệp của ông không bao giờ có thể nối tiếp trọn vẹn được nữa.
Những khó khăn từ vật chất cho đến đời sống tinh thần vẫn đeo đuổi đến tận ngày nhạc sĩ Lê Hựu Hà qua đời, dù tài năng của ông vẫn chinh phục mọi giới. Những tác phẩm mới sáng tác sau 1975 như Vào Hạ, Ngỡ Đâu Tình Đã Quên Mình, Vị Ngọt Đôi Môi… luôn gây nên những cơn sốt trong thính giả. Nhưng cũng ít ai biết rằng các bài hát như Hãy Yêu Như Chưa Yêu Lần Nào là bài hát viết cho phim Vết Chân Hoang (chuyển thể từ tiểu thuyết Tuổi Choai Choai của Trường Kỳ), được sửa lời và chút ít giai điệu. Bài Lời Trái Tim Muốn Nói cũng là một ca khúc viết lại một văn bản cũ, trong đó ông lặng lẽ để vào chút tâm tư của mình,qua những câu chữ như “những tháng năm không có ngày vui”.
Năm 1999, khi đang là thành viên trong ban nhạc Phiêu Bồng của nhạc sĩ, tôi cầm lấy những bài hát của ông và đi đến nhiều hãng băng đĩa, đề nghị làm album tác giả, nhưng mọi nơi đều lắc đầu, nói khéo. Chân thật nhất là một biên tập viên của Xí nghiệp băng đĩa nhạc Sài Gòn Audio, Hãng phim Bông Sen, đã nói thẳng thừng “Lê Hựu Hà là một người nhân thân có vấn đề”. Sau này, khi nhạc sĩ Lê Hựu Hà căn vặn hỏi mãi, tôi đành phải kể lại. Ông mỉm cười nhã nhặn và buồn. Sau đó, ngay khi tập bài cho các buổi diễn, tôi đề nghị chơi lại những bài hát nhẹ nhàng, không bị soi mói về quan điểm chính trị như Tôi Muốn, Yêu Em… ông chỉ lắc đầu, cười nhẹ. Khó biết được đằng sau cặp kính của người nhạc sĩ hết sức uyên bác đó là những suy nghĩ gì về cuộc sống khốn khó này. Về sau, nhạc sĩ Bảo Thu “luồn lách” bằng cách nào đó, cũng in ra được một băng cassette pha trộn các tác phẩm của Lê Hựu Hà cùng các bài hát dịch lời Việt của ông, nhưng cũng không dám quảng cáo hay tổ chức ra mắt công khai như các ca sĩ, nhạc sĩ bây giờ.
Giờ đây khi tìm kiếm trên internet, thấy những tấm ảnh sau 1975 của ông, lòng tôi chợt chùng lại. Để mừng một ngày sinh nhật của nhạc sĩ Lê Hựu Hà, tôi “dỗ” ông cho chụp vài tấm ảnh, tự mình design bìa CD cho ông, gom những bài hát làm thành một đĩa master rồi đi tìm Tuấn – biệt danh là Tuấn Chó (do có logo thương hiệu bầy chó đốm), một trong những ông trùm sản xuất CD lậu thời đó ở Sài Gòn, nhờ chép ra phát hành giùm. Thật buồn cười và mỉa mai, khi người nhạc sĩ cầm lấy những bài hát của mình được lén lút phát hành bất hợp pháp ngay trong đất nước của mình, và cười như một hạnh phúc. Tôi vẫn còn nhớ.
Có lần, trong một buổi tập ở nhà, nhạc sĩ Lê Hựu Hà cao hứng đàn và hát cho tôi nghe vài bản nhạc chưa ra mắt công chúng của ông. Những bài hát mang đầy niềm cảm hứng mãnh liệt của một thời Phượng Hoàng trai trẻ nhưng đầy sự buồn chán muốn rời xa cõi nhân thế quá trớ trêu. Hát xong,ông quay qua nhìn tôi, cười trầm “Đừng hỏi, anh biết tỏng em muốn hỏi gì. Anh không muốn đưa những bài hát này ra nữa đâu. Không còn để làm gì”. Im lặng. Tôi vẫn tự hỏi là có bao nhiêu con người tài năng trên đất nước này đã chối từ đại lộ và nói với bạn bè, con cháu mình khi quay về ngõ nhỏ, rằng “không còn để làm gì”.
Cuộc sống của nhạc sĩ Lê Hựu Hà sau năm 1975 hết sức khó khăn, đã vậy ông còn mang nhiều mặc cảm khi người vợ của mình, ca sĩ Nhã Phương, phải đi hát, đi làm tất bật để trang trãi cho cả gia đình. Ông chọn quay lại sân khấu một phần vì yêu âm nhạc, một phần khác vì đó là cách kiếm sống duy nhất của ông. Lê Hựu Hà đã thử làm nhiều thứ như hùn mở quán cà phê, cho thuê băng video… nhưng rồi không có gì tồn tại lâu. Tài sản lớn nhất, và có lẽ vĩ đại nhất đất nước, là bộ sưu tập đĩa nhựa âm nhạc của ông. Tất cả những đĩa quý nhất của thế giới, những ấn bản hạn chế của Rolling Stones, Beatles… ông đều có đủ và luôn làm bạn bè kinh ngạc ngưỡng mộ. Thế nhưng một ngày mùa hè cách mạng, các nhân viên Sở Văn hóa Thông tin đã ập đến lục soát và tịch thu, theo “tố giác của quần chúng nhân dân”. Nhìn từng chiếc xe ba gác chồng chất các bản đĩa mà ông nâng niu, chở ra đi, là một trong những điều suy sụp lớn của đời ông. Nhạc sĩ Bảo Chấn kể rằng đời ông chưa bao giờ hoảng sợ bằng nhìn thấy hình ảnh nhạc sĩ Lê Hựu Hà ngồi gọi rượu đế ra uống một mình, trầm ngâm và khóc. Đó là lần uống rượu duy nhất trong đời của người nhạc sĩ chơi rock, Phật tử và không biết thuốc lá, rượu bia.
Trong một lần đi diễn ở Đông Âu và Nga, sau khi hệ thống Cộng sản ở đây sụp đổ. Lê Hựu Hà mang về những viên đá, lấy ra từ những mảnh vỡ của bức tường ô nhục Berlin, để tặng cho bạn bè. Đêm đó, ngồi hát ở một quán bar nhỏ Old Friends với Phước, tay cao bồi già yêu nhạc rock, nhà thơ hippy Đỗ Trung Quân, Lê Hựu Hà đưa cho mọi người, ông cười, thì thầm với tôi “đây là tự do”. Sau cặp mắt kính cận ấy, là ánh mắt thông minh, ẩn chứa biết bao nỗi niềm và dường như không còn niềm vui nữa, dù miệng vẫn cười.
Lê Hựu Hà đến Nga, ứa nước mắt khi nhìn thấy tự do trở lại trên đất nước tuyết trắng, nghĩ đến phận mình. Ông ra phố Arbat ở Moscow, nơi lừng danh của giới nghệ sĩ. Khi đang đi dạo thì Lê Hựu Hà nhìn thấy một người ngồi bệt dưới đất, đánh đàn và hát tiếng Anh ở phố, dưới chân có hộp đàn mở ra cho khách qua lại bỏ tiền vào. Nhìn thấy cây đàn đẹp và quý, ông dè dặt hỏi xem đàn có bán không. Người nghệ sĩ Nga lạnh lùng nhìn và nói “Anh không mua nổi đâu, vì trên đàn đã có dấu tay của tôi”. Sau này ông được giới thiệu cho biết đó là một nghệ sĩ rất nổi tiếng ở Nga về tài năng cũng như độ kiêu hãnh. Ghé vào một cửa hàng gần đó, nhạc sĩ Lê Hựu Hà đổi một ít tiền lẻ và đến ngồi kế bên. Những bài hát tiếng Anh thời thập niên 60 – 70 mà người nghệ sĩ Nga ấy hát, đã là thứ thuộc nằm lòng của Lê Hựu Hà nên ông vừa nghe, vừa hát bè theo. Cứ mỗi bài hát kết thúc, ông lại bỏ vào hộp đàn một chút tiền lẻ. Người nghệ sĩ Nga từ thái độ lạ lùng, tò mò, dần dần chuyển sang cảm mến. Cho đến khi hết tiền bỏ vào, Lê Hựu Hà đứng lên chào và đi. Người nghệ sĩ Nga bất chợt gọi lại “Anh là ai?”. Lê Hựu Hà cười “Tôi là một người thích nhạc”. “Nếu anh quá thích cây đàn, tôi có thể bán cho anh, vì anh rất thú vị”, người nghệ sĩ Nga nói. “Cám ơn, tôi đã có thứ tôi muốn rồi”, Lê Hựu Hà nói, “hát với anh, tôi đã có lại tất cả những kỷ niệm đẹp nhất mà tôi đã mất”.
Trong đánh giá của giới phê bình âm nhạc, vẫn hay có hiện tượng bất toàn về overrated và underrated. Tức có những nhạc sĩ mà công lao hay khả năng chỉ vừa phải thôi, nhưng vì lý do gì đó luôn được tung hô. Ngược lại, có những người vô cùng quan trọng với lịch sử âm nhạc nhưng lại bị coi nhẹ hay lãng quên. Nhạc Nguyễn Trung Cang hay sĩ Lê Hựu Hà là một trong những trường hợp underrated của Việt Nam, khi giá trị tiền phong của họ xuất hiện ở mọi nẻo của âm nhạc hiện đại, nhưng lại bị phủ lấp bởi truyền thông, quan điểm chính trị hay sự cố tình chôn lấp quá khứ văn hóa vàng son của một miền Nam VNCH.
Tháng Năm, nghe vua nhạc Blues B.B.King qua đời. Tháng Năm nhớ Chuck Brown, tay guitar có biệt danh là “Godfather of Go-Go”. Tháng Năm rồi cũng góp vào ký ức nhân loại một tượng đài Phượng hoàng Việt Nam gãy cánh, với đường bay chưa trọn. Tượng đài của Lê Hựu Hà, một người tài hoa, khiêm tốn và nhã nhặn, chưa bao giờ dám mong ai dựng tượng mình, nhưng lại đứng trên quê hương mình, trong trái tim của những người yêu âm nhạc, của một nền văn hóa vàng son của miền Nam mãi lấp lánh trong ký ức con người.
———————————
(Kỷ niệm 12 năm, ngày mất của nhạc sĩ Lê Hựu Hà)
———————————
(Sưu tầm)
0 notes
beatyroseflower · 5 years
Text
Tinh túy truyền thống: Nhạc vũ cung đình thời Trần
Đoạt ngai vàng một cách êm thấm từ tay nhà Lý, nhà Trần lên ngôi kế thừa nguyên vẹn thành tựu văn hóa triều trước. Vì vậy, nhìn chung, xu thế phát triển và chỉnh thể nền nhạc vũ cho đến thời Trần là sự kế thừa và phát triển nền nhạc vũ trước đó.
Bài nghiên cứu chuyên sâu của tác giả Ngọc Yến - Viện Hán Nôm
Nhìn chung, nhạc vũ cung đình thời Trần cũng rất phong phú, Thái thường tự vẫn là cơ quan chuyên trách nhạc vũ cung đình, Thái thường nhạc chuyên được dùng trong các lễ nghi quan trọng của triều đình[1]. Không chỉ phục vụ triều nghi, tiếp đón tân khách, nhạc vũ còn thường xuyên được trình diễn mua vui cho vua quan quý tộc nhà Trần.
[caption id=“attachment_651835” align=“alignnone” width=“564”] (Ảnh: pinterest.com)[/caption]
Lê Quý Đôn trong Kiến văn tiểu lục 見文小錄 có trích một đoạn miêu tả buổi tiếp sứ giả của vua Trần ở điện Tập Hiền được chép trong Sứ Giao Châu tập 使交洲集 của Trần Phu (Trần Cương Trung) sứ thần nhà Nguyên sang nước ta vào niên hiệu Trùng Hưng năm thứ 9 (1293) như sau:
“Từng dự yến ở điện Tập Hiền, thấy con trai diễn trò, con gái hát (Nam ưu nữ xướng), tất cả mười người, đều ngồi dưới đất. Có các loại đàn tỳ bà, đàn tranh, Độc huyền (đàn bầu). Tiếng hát và tiếng đàn phụ họa nhau, lúc hát thì nỉ non rồi sau mới hát thành lời. Dưới điện có các trò leo dây, múa rối trên đầu gậy, lại có người cởi trần đóng khố vải nhảy nhót hò reo. Đàn bà để chân trần uốn éo mười ngón tay đứng múa, hơn mười người con trai đều cởi trần khoác vai dậm chân vòng quanh mà hát theo. Các hàng, một người giơ tay thì mười mấy người cùng giơ tay, bỏ tay xuống cũng vậy. Hát thì có các khúc Trang Chu mộng điệp, Mẫu biệt tử của Bạch cư Dị, Vĩ sinh ngọc tiêu, Đạp ca, Thanh ca v.v…, chỉ than vãn thời thế, rất là buồn thương ai oán, nhưng tản mạn khó hiểu. Đại yến ở trên điện, dàn đại nhạc bày ở phía sau bên dưới giải vũ[2], nhạc khí và người đều không nhìn thấy, mỗi lần rót rượu thì hô lớn: “Nhạc tấu khúc …’, dưới nhà giải vũ liền tấu khúc đó.
Ca khúc có Giáng chân long, Nhập hoàng đô, Yến Dao trì, Nhất thanh phong, âm điệu cũng gần với thời cổ, nhưng ngắn ngủi mà thôi“[3]. Và ông nhận định: “Tôi [Lê Quý Đôn] cho đó là nhạc của triều Trần, nay cũng không còn nữa“.
[caption id=“attachment_591626” align=“alignnone” width=“631”] (Ảnh: Pinterest.com)[/caption]
An Nam chí lược安南誌略 cũng chép lại lời kể trong một ghi chép của Trương Lập Đạo nhà Nguyên sang sứ nước ta thời Trần (năm 1291), trong đó có đoạn: “…Sau đó xuống điện Tập Hiền thết tiệc. Đại nhạc tấu ở dưới điện, còn Tiểu nhạc tấu trên điện“.
Bài thơ Tặng bánh xuân cho Trương Hiển Khanh – sứ thần nhà Nguyên - của vua Trần Nhân tông cũng cho biết triều đình cho múa Giá chi vũ để tiếp sứ giả.
Lê Trắc là một nhân vật đương thời từng được tham gia vào các sinh hoạt cung đình kể lại trong An Nam chí lược rằng: “Hàng năm, vào 30 tết, vua ngồi ở cửa Đoan Củng, các quan làm lễ xong xem con hát biểu diễn bách hý (quan linh nhân trình bách hý).
Ngày mồng một tết, Sáng sớm, vua ngồi trên điện Thiên An, phi tần xếp hàng ngồi quanh, quan trong cung đứng trước điện, nhạc tấu ở đại đình (nhạc tấu vu đại đình).
Tháng hai khởi dựng Xuân Đài, con hát hóa trang làm mười hai vị thần, múa hát trên đài (Linh nhân trang thập nhị thần ca vũ kỳ thượng) Về nhạc, có trống cơm (phạn cổ ba), vốn là của Chiêm Thành, thân dài, nghiền cơm miết lên giữa mặt trống mà vỗ thì tiếng kêu trong trẻo, hợp với kèn (tất lật), sáo ngắn (tiểu quản), chũm chọe (tiểu bạt), trống lớn (đại cổ), gọi là Đại nhạc, chỉ vua mới được dùng.
Hàng tôn thất quí quan, nếu không phải là tế tự thì không được dùng. Còn đàn cầm, đàn tranh, tỳ bà, đàn thất huyền (có thể là đàn không hầu nằm, xin xem chú dẫn ở phần tư liệu), đàn song huyền (có thể là nhị hồ, đàn nguyệt), sáo, tiêu, thì gọi là Tiểu nhạc, sang hèn đều dùng.
Nhạc khúc thì có Nam thiên nhạc, Ngọc lâu xuân, Đạp thanh du, Mộng du tiên, Canh lậu trường, không thể chép hết. Có khi dùng thổ ngữ làm thơ phú phổ vào nhạc để tiện ca ngâm, ngụ đủ tình cảm hoan lạc sầu oán. Ấy là tục của nước ta vậy“.
Những tư liệu trên đã cho biết ở thời kỳ này nhạc vũ cung đình rất phong phú, nhạc vũ bản địa và nhạc vũ Trung Quốc được pha trộn trong các chương trình diễn xướng. Một số tên gọi các nhạc khúc là tên gọi quen thuộc của các nhạc khúc từ điệu thời Đường - Tống, và đã được chính Trần Phu xác nhận là “âm điệu cũng gần giống nhạc cổ nhưng chỉ gấp rút hơn mà thôi”.
Trần Phu là người thời Nguyên do đó nhạc cổ mà ông ta nói ở đây có thể là âm nhạc thời Đường, song đã được phổ lời Việt vào và có lẽ đã có đôi chút sai lệch do quá trình lưu truyền cộng với sự cải biên pha trộn của các nghệ nhân cho phù hợp với trình độ thẩm mỹ và thị hiếu của người Việt. Như vậy ở thời kỳ này đã có sử dụng nhiều nhạc khúc thời Đường - Tống được điền ca từ bằng thơ phú tiếng Việt.
Đặc biệt trình độ biểu diễn khá điêu luyện, “gợi được tình cảm hoan lạc hoặc sầu oán”. Ngoài ra tư liệu còn cho biết tên của một số bản nhạc cung đình thời Trần như Giáng chân long降真龍, Nhập hoàng đô入黃都, Yến Dao trì宴瑤池, Nhất thanh phong壹清風, Nam thiên nhạc南天樂, Ngọc lâu xuân玉樓春, Đạp thanh du踏青遊, Mộng du tiên夢遊仙, Canh lậu trường更漏長 , và một số khúc hát như Trang Chu mộng điệp莊朱夢蝶, Mẫu biệt tử母別子, Vĩ sinh ngọc tiêu葦生玉簫, Đạp ca踏歌, Thanh ca青歌[4]. Lê Trắc còn cho biết nhạc khúc rất nhiều, không thể chép hết.
Kiến văn tiểu lục cũng cho biết một số điệu hát thời Trần được lưu truyền đến thời Lê sơ như đàn hát Nghênh tiên 迎仙 , Xướng tầng 唱層 (Tiểu kiều dương câu ba câu bảy), Hát trai (Dương luật 陽律 ), Hát gái ( m luật 陰律 ). Rồi hát Phượng tài 鳳裁 , Bát đoạn cẩm 八斷錦 , Hà tây chiết liễu 河西折柳 , Vãn vỉa 輓為 , Hà nam 河南 , Quất dương trường 橘楊長 v.v …Chỉ nam ngọc âm指南玉音 cũng nói đến Hát gái (Tiểu kiều dương 小橋陽 ) Hát trai (Dương luật xướng 陽律唱 ) Ngũ vận 五韻 (Nữ thanh giang 女青江 ) Hát thày (Hà nam 河南 ) Hát rối (Thượng hạ xá 上下舍 ).
[caption id=“attachment_591633” align=“alignnone” width=“564”] (Ảnh: Pinterest.com)[/caption]
Tổ chức dàn nhạc
Về tổ chức dàn nhạc thì An Nam chí lược cho biết ở thời Trần, dàn nhạc cung đình có Đại nhạc 大樂 và Tiểu nhạc 小樂 . Đại nhạc gồm Trống cơm (Phạn cổ ba 飯古波), kèn (tất lật 毖篥), sáo ngắn (tiểu quản 小管), chũm chọe (tiểu bạt 小鈸), trống lớn (đại cổ 大鼓). Còn Tiểu nhạc gồm đàn cầm 琴, đàn tranh箏, đàn tỳ bà 琵琶 , đàn thất huyền 七絃琴 , đàn song huyền 雙絃琴 , sáo 笛 , tiêu 簫 .
Tham khảo thêm trong Chỉ Nam ngọc âm - tác phẩm cuối thời Trần - có thể biết nhạc khí trong cung đình đến thời Trần đã hết sức phong phú, bao gồm các nhạc khí của người Việt sáng tạo và nhạc khí ngoại lai như: Trống cơm (Phạn cổ ba / Yết cổ), Kèn (Thiết địch), Sáo ngắn (Tiểu quản, thổi dọc), Chũm chọe (Tiểu bạt), Trống lớn (Đại cổ), Đàn cầm, Đàn tranh (Chu huyền), Tỳ bà (Long thủ), Đàn thất huyền (có thể là Không hầu nằm), Đàn song huyền (Có thể là Nguyệt), Đàn bầu (Nhất huyền / Độc huyền / Huyền lô), Trống cù (Lôi môn, trống treo lớn), Bông la (Trượng cổ), Tiêu (Trúc Tiêu), Sáo (Trúc địch), Thuần vu ( nhạc khí bằng đồng, giống quả chuông nhưng trên to dưới nhỏ, có núm treo, gõ để phối hợp với trống), Cồng la, Phách (Phách bản), Sênh (Ngọc chấn), Tu hú đất (Nhã huân), Sáo đôi ( Nhã trì), Nhị hồ (Hồ cầm), Tu hú trúc dài (Sa tụng huân)
[caption id=“attachment_651844” align=“alignnone” width=“564”] (Ảnh: Pinterest.com)[/caption]
Về cây đàn bầu, Trần Phu trong Sứ Giao châu tập gọi là Độc huyền, Trần Văn Khê ở mục viết về đàn bầu trong sách Du ngoạn trong truyền thống âm nhạc Việt Nam ngờ rằng chưa chắc đó là tiền thân của cây đàn bầu sau này. Tuy nhiên sách Chỉ nam ngọc âmgiải nghĩa đã dùng chữ Hán là弦蘆 (Huyền lô) để chỉ cây đàn này[5] và chú âm Nôm là 彈保 (Đàn bầu), mà theo chữ Hán, “蘆 Lô“ là hồ lô tức quả bầu, “弦 Huyền“ là dây đàn. Vậy, việc cây đàn này có mặt từ thời Trần là không còn nghi ngờ gì nữa[6].
Vũ múa thời Trần
Về múa, đặc biệt ở thời Trần vẫn bảo lưu lối múa Hồ vũ thịnh hành ở thời Đường. Toàn thư chép: “Niên hiệu Thiệu Long năm thứ 11 (1268), đời vuaThánh tông, mùa đông tháng 10, vua cùng anh là Tĩnh Quốc đại vương Quốc Khang đùa vui trước mặt Thượng hoàng. Thượng hoàng đang mặc chiếc áo bằng bông gạo màu trắng, Tĩnh Quốc múa điệu múa của người Hồ (Hồ nhân vũ胡人舞 ), Thượng hoàng cởi áo ban cho. Vua cũng múa điệu múa của người Hồ để xin“.
[caption id=“attachment_591659” align=“alignnone” width=“564”] (Ảnh: pinterest.com)[/caption]
Tư liệu này nhắc đến Hồ vũ, đồng thời còn cho biết vua quan hoàng tộc nhà Trần thích và thạo múa Hồ vũ. Hồ vũ - theo các nhà nghiên cứu lịch sử âm nhạc Trung Quốc - là lối múa của dân tộc vùng Tây Vực, được truyền nhập vào Trung Quốc rồi truyền sang nước ta vào thời Đường. Hồ vũ là vũ đạo dân gian Tây Vực bao gồm vũ đạo của các dân tộc thiểu số Tân Cương, vũ đạo dân gian Udơbec và Ấn Độ.
Phong cách của Hồ vũ phóng khoáng sảng khoái vui vẻ, rất thích hợp với phong thái ung dung đại lượng và tinh thần văn hóa thời Đường, do đó Hồ nhạc Hồ vũ truyền vào Trung Quốc rất nhanh. Ở thời Đường nơi nơi đều múa Hồ vũ. Hồ toàn vũ胡旋舞 xoay chuyển nhanh, vừa làm cho người biểu diễn thích thú, cũng làm cho người đứng xem thích thú, Hồ đằng vũ胡騰舞 sở trường về nhảy cao nhảy dài, làm mọi người kinh ngạc.
Ngoài ra bài thơ Tặng bánh xuân cho sứ thần Trương Hiển Khanh của vua Nhân tông cũng nhắc đến một điệu Hồ vũ nữa là Giá chi vũ. Giá chi vũ柘枝舞cũng là một điệu Hồ vũ được triều đình cho biểu diễn trong dịp tiếp đãi sứ thần.Điệu múa này – theo các nhà nghiên cứu lịch sử âm nhạc Trung Quốc - vào thời Đường được lưu truyền rộng rãi trong giáo phường, quân doanh và trong nhà các sĩ đại phu.
[caption id=“attachment_651871” align=“alignnone” width=“564”] (Ảnh: Pinterest.com)[/caption]
Người biểu diễn mặc áo lụa dài tay chẽn, lưng thắt giải lụa điều, chân đi hài thêu, đầu đội mũ uốn vành, đeo lục lạc, tư thế vừa mềm mại vừa mạnh mẽ, giàu sắc thái Trung Á. Hồ đằng, Hồ toàn và Giá chi đều do nữ kỹ ca múa, chúng được đưa vào cung đình, trở thành những tiết mục quan trọng trong những dịp yến hội lớn[7].
Không chỉ vậy, tư liệu về thời kỳ này còn cho biết có một số lối múa khác. Kiến văn tiểu lục và Khảo giáo phường thức考教坊式 nói đến múa Dương án ma陽按磨 (tục gọi là Múa trai), m án ma陰按磨 (tục gọi là Múa gái), Bát đoạn cẩm, Tam túc vũ三足舞 , Bào lão胞老 , Đạp vũ ca (tục gọi là Sông thao bồ đề), Giao vũ交舞 , Bắc vũ北舞 , Múa bát. Chỉ nam ngọc âm cũng nhắc đến Múa tiên某仙 (Thiên tiên cách 天仙格 ) Múa chàng某撞 (Tam túc cách 三足格 ), Múa lưỡng某兩 (Khánh thọ bảo thần 慶壽保神 ), Múa nhởn某眼 (Nghênh tiên vũ迎仙舞 ) và Bắc vũ北舞. Đặc biệt trong những lối múa này có nhiều điệu mang màu sắc đạo giáo.
Chẳng hạn về Dương án ma, Âm án ma, sách Khảo giáo phường thức miêu tả như sau:
Cách Nam án ma vũ, Trước tiên bày bùa ngũ phương, thắt lưng thắt về bên trái, cầm ấn tam tài. Nhất bái thiên, nhị bái địa, tam bái thần. Ngón cái của tay trái áp vào tay phải ấn thập nhị thì thần (12 giờ) gồm Tý Sửu Dần Mão v.v. Giờ Tý, hai tay vỗ cùng hai bên; giờ Sửu, hai tay co lại; giờ Dần, tay phải nắm lấy cổ tay trái; giờ Mão xoa tóc; giờ Thìn, tay phải chắp vào bụng; giờ Tỵ, chắp vào sườn bên phải, hướng tay phải theo sở nguyện; giờ Ngọ, ngón trỏ chỉ lên trời; giờ Mùi, hai tay hướng ra trước mà nâng; giờ Thân, xoa từ đỉnh đầu đến thắt lưng; giờ Dậu, hai tay xoa rốn; giờ Tuất, tay phải xòe ra, hai chân nhảy một cách thảnh thơi; giờ Hợi, ngồi xuống nhảy lên.
[caption id=“attachment_651861” align=“alignnone” width=“564”] (Ảnh: Pinterest.com)[/caption]
Cách Nữ án ma vũ: Đào mặc áo đỏ áo tía, uốn ngón tay mà múa, tay tả vẫy bách phúc nhập tả, tay hữu tống chư tai xuất hữu. Có thể thấy ngay ở đây dấu ấn thuật dưỡng sinh của Đạo giáo. Án ma vũ nguyên là thuật dưỡng sinh kiện thân của Đạo gia, có hai loại văn và võ.
Loại văn thuộc về công phu tĩnh tọa án ma (xoa bóp) để dẫn khí lưu thông. Hai điệu múa Án ma vừa trình bày ở trên có lẽ là Án ma vũ của Đạo giáo được đạo sĩ Trung Quốc truyền sang nước ta rồi diễn biến thành múa âm dương dành cho cả nữ và nam.
Hoặc như Bào lão cũng nguyên là tiết mục của hý kịch thời Tống, tiết mục này ở Trung Quốc diễn viên mặc quần áo hoa nhũ, vẽ mặt xõa tóc, miệng nhe răng sói, phun khói lửa như hình dạng quỷ thần, đeo thanh la nhảy múa tiến lui, mang tính chất diệt quỷ trừ tà.
Chú giải:
[1] Trần Hưng Đạo trong Dụ chư tỳ tướng hịch văn từng đau xót vì nhạc Thái thường bị đem ra để phục vụ yến tiệc thết đãi sứ Nguyên: “Nghe nhạc Thái thường để đãi yến sứ giả mà không biết căm”
[2] Dãy nhà ngang ở hai bên điện
[3].Đoạn văn này có chép ở bài thơ An Nam tức sự  trong Giao châu cảo của Trần Phu. Bài thơ An Nam tức sự trong Giao châu cảo từng được Trần Nghĩa dịch và công bố trong bài viết Một bức ký họa về xã hội nước ta thời Trần. Bài thơ “An Nam tức sự” của Trần Phu, đăng Tạp chí văn học số 1 năm 1972.Tuy nhiên bản dịch có một  số câu chữ sai lệch với trích dẫn của Lê Quý Đôn. Ở nước ta bài thơ này cũng được sách Bắc thưtái Nam sự  (Sách phương Bắc chép về sự việc phương Nam) hiện lưu trữ tại thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm ký hiệu A.177 sao chép lại, nhưng lại thiếu mất đoạn văn trên. Do không được tiếp xúc với nguyên bản chữ Hán Trần Nghĩa dùng để dịch và công bố nên chúng tôi không dẫn tư liệu này ở phần tư liệu. Bạn đọc nếu cần tìm hiểu có thể tham khảo thêm theo thông tin của chúng tôi. 
[4] Theo Âm Pháp Lỗ . Sđd, Tr234: các ca từ Trang Chu mộng điệp, Mẫu biệt tử của Bạch Cư Dị v.v…và các nhạc khúc Giáng hoàng long, Yến Dao Trì v.v…ở đây đều là từ Trung Quốc truyền đến. 
Đạp ca là nhạc khúc thời Đường, Ngọc lâu xuân, Thanh giang dẫn, Vọng Giang Nam là từ điệu đời Tống.
[5] Ở thế kỷ XV, Lê Thánh tông trong bài thơ Tiểu yến quan kỹ gọi cây đàn này là Bào huyền (匏絃), chữ bào ở đây cũng để chỉ quả bầu.
[6]Có tài liệu cho biết, Nam Man truyện trong Đường thư của Trung Quốc có một đoạn viết về cây đàn bầu như sau : “Dĩ bạch mộc vi chi, bất gia sức, tào hình trường như nhật tự dạng, dụng trúc tác tào bính, xuyên dĩ không hồ, trương huyền vô chẩn, hữu thủ dĩ trúc phiến bát huyền dĩ phát thanh, tả thủ nhân trúc can nhi thành điệu.” Nghĩa là: “Lấy gỗ nhẹ mà làm, không chạm vẽ gì, thùng đàn dài hình chữ nhật, dùng tre làm cần đàn, xâu vào một trái bầu rỗng, căng dây không phím, tay phải lấy mảnh tre gẩy lên dây để phát ra tiếng, tay trái nắn cần tre mà thành điệu.” Như vậy theo tư liệu này thì vào thế kỷ thứ  VI thứ VII đàn bầu đã xuất hiện ở Việt Nam. Tuy nhiên do chưa kiểm chứng được tư liệu nên chúng tôi chỉ ghi chú để tham khảo thêm
[7] Sách Khảo giáo phường thức còn ghi lại cách phục sức bằng mũ lông kiểu Hồ trong điệu Bát đoạn hành chinh và Nghênh tiên phượng cùng lối “nhịp nhàng tiến lui như kiểu múa phương Bắc”  trong điệu múa Thanh giang dẫn 
Ngọc Yến
from Đại Kỷ Nguyên - Feed - http://bit.ly/2MuhH8Z via http://bit.ly/2MuhH8Z https://www.dkn.tv from Đại Kỷ Nguyên http://bit.ly/2AVwp4i via IFTTT
0 notes
daikynguyen · 5 years
Text
Tinh túy truyền thống: Nhạc vũ cung đình thời Trần
Đoạt ngai vàng một cách êm thấm từ tay nhà Lý, nhà Trần lên ngôi kế thừa nguyên vẹn thành tựu văn hóa triều trước. Vì vậy, nhìn chung, xu thế phát triển và chỉnh thể nền nhạc vũ cho đến thời Trần là sự kế thừa và phát triển nền nhạc vũ trước đó.
Bài nghiên cứu chuyên sâu của tác giả Ngọc Yến - Viện Hán Nôm
Nhìn chung, nhạc vũ cung đình thời Trần cũng rất phong phú, Thái thường tự vẫn là cơ quan chuyên trách nhạc vũ cung đình, Thái thường nhạc chuyên được dùng trong các lễ nghi quan trọng của triều đình[1]. Không chỉ phục vụ triều nghi, tiếp đón tân khách, nhạc vũ còn thường xuyên được trình diễn mua vui cho vua quan quý tộc nhà Trần.
[caption id="attachment_651835" align="alignnone" width="564"] (Ảnh: pinterest.com)[/caption]
Lê Quý Đôn trong Kiến văn tiểu lục 見文小錄 có trích một đoạn miêu tả buổi tiếp sứ giả của vua Trần ở điện Tập Hiền được chép trong Sứ Giao Châu tập 使交洲集 của Trần Phu (Trần Cương Trung) sứ thần nhà Nguyên sang nước ta vào niên hiệu Trùng Hưng năm thứ 9 (1293) như sau:
“Từng dự yến ở điện Tập Hiền, thấy con trai diễn trò, con gái hát (Nam ưu nữ xướng), tất cả mười người, đều ngồi dưới đất. Có các loại đàn tỳ bà, đàn tranh, Độc huyền (đàn bầu). Tiếng hát và tiếng đàn phụ họa nhau, lúc hát thì nỉ non rồi sau mới hát thành lời. Dưới điện có các trò leo dây, múa rối trên đầu gậy, lại có người cởi trần đóng khố vải nhảy nhót hò reo. Đàn bà để chân trần uốn éo mười ngón tay đứng múa, hơn mười người con trai đều cởi trần khoác vai dậm chân vòng quanh mà hát theo. Các hàng, một người giơ tay thì mười mấy người cùng giơ tay, bỏ tay xuống cũng vậy. Hát thì có các khúc Trang Chu mộng điệp, Mẫu biệt tử của Bạch cư Dị, Vĩ sinh ngọc tiêu, Đạp ca, Thanh ca v.v..., chỉ than vãn thời thế, rất là buồn thương ai oán, nhưng tản mạn khó hiểu. Đại yến ở trên điện, dàn đại nhạc bày ở phía sau bên dưới giải vũ[2], nhạc khí và người đều không nhìn thấy, mỗi lần rót rượu thì hô lớn: “Nhạc tấu khúc ...’, dưới nhà giải vũ liền tấu khúc đó.
Ca khúc có Giáng chân long, Nhập hoàng đô, Yến Dao trì, Nhất thanh phong, âm điệu cũng gần với thời cổ, nhưng ngắn ngủi mà thôi“[3]. Và ông nhận định: “Tôi [Lê Quý Đôn] cho đó là nhạc của triều Trần, nay cũng không còn nữa“.
[caption id="attachment_591626" align="alignnone" width="631"] (Ảnh: Pinterest.com)[/caption]
An Nam chí lược安南誌略 cũng chép lại lời kể trong một ghi chép của Trương Lập Đạo nhà Nguyên sang sứ nước ta thời Trần (năm 1291), trong đó có đoạn: “...Sau đó xuống điện Tập Hiền thết tiệc. Đại nhạc tấu ở dưới điện, còn Tiểu nhạc tấu trên điện“.
Bài thơ Tặng bánh xuân cho Trương Hiển Khanh – sứ thần nhà Nguyên - của vua Trần Nhân tông cũng cho biết triều đình cho múa Giá chi vũ để tiếp sứ giả.
Lê Trắc là một nhân vật đương thời từng được tham gia vào các sinh hoạt cung đình kể lại trong An Nam chí lược rằng: “Hàng năm, vào 30 tết, vua ngồi ở cửa Đoan Củng, các quan làm lễ xong xem con hát biểu diễn bách hý (quan linh nhân trình bách hý).
Ngày mồng một tết, Sáng sớm, vua ngồi trên điện Thiên An, phi tần xếp hàng ngồi quanh, quan trong cung đứng trước điện, nhạc tấu ở đại đình (nhạc tấu vu đại đình).
Tháng hai khởi dựng Xuân Đài, con hát hóa trang làm mười hai vị thần, múa hát trên đài (Linh nhân trang thập nhị thần ca vũ kỳ thượng) Về nhạc, có trống cơm (phạn cổ ba), vốn là của Chiêm Thành, thân dài, nghiền cơm miết lên giữa mặt trống mà vỗ thì tiếng kêu trong trẻo, hợp với kèn (tất lật), sáo ngắn (tiểu quản), chũm chọe (tiểu bạt), trống lớn (đại cổ), gọi là Đại nhạc, chỉ vua mới được dùng.
Hàng tôn thất quí quan, nếu không phải là tế tự thì không được dùng. Còn đàn cầm, đàn tranh, tỳ bà, đàn thất huyền (có thể là đàn không hầu nằm, xin xem chú dẫn ở phần tư liệu), đàn song huyền (có thể là nhị hồ, đàn nguyệt), sáo, tiêu, thì gọi là Tiểu nhạc, sang hèn đều dùng.
Nhạc khúc thì có Nam thiên nhạc, Ngọc lâu xuân, Đạp thanh du, Mộng du tiên, Canh lậu trường, không thể chép hết. Có khi dùng thổ ngữ làm thơ phú phổ vào nhạc để tiện ca ngâm, ngụ đủ tình cảm hoan lạc sầu oán. Ấy là tục của nước ta vậy“.
Những tư liệu trên đã cho biết ở thời kỳ này nhạc vũ cung đình rất phong phú, nhạc vũ bản địa và nhạc vũ Trung Quốc được pha trộn trong các chương trình diễn xướng. Một số tên gọi các nhạc khúc là tên gọi quen thuộc của các nhạc khúc từ điệu thời Đường - Tống, và đã được chính Trần Phu xác nhận là “âm điệu cũng gần giống nhạc cổ nhưng chỉ gấp rút hơn mà thôi”.
Trần Phu là người thời Nguyên do đó nhạc cổ mà ông ta nói ở đây có thể là âm nhạc thời Đường, song đã được phổ lời Việt vào và có lẽ đã có đôi chút sai lệch do quá trình lưu truyền cộng với sự cải biên pha trộn của các nghệ nhân cho phù hợp với trình độ thẩm mỹ và thị hiếu của người Việt. Như vậy ở thời kỳ này đã có sử dụng nhiều nhạc khúc thời Đường - Tống được điền ca từ bằng thơ phú tiếng Việt.
Đặc biệt trình độ biểu diễn khá điêu luyện, “gợi được tình cảm hoan lạc hoặc sầu oán”. Ngoài ra tư liệu còn cho biết tên của một số bản nhạc cung đình thời Trần như Giáng chân long降真龍, Nhập hoàng đô入黃都, Yến Dao trì宴瑤池, Nhất thanh phong壹清風, Nam thiên nhạc南天樂, Ngọc lâu xuân玉樓春, Đạp thanh du踏青遊, Mộng du tiên夢遊仙, Canh lậu trường更漏長 , và một số khúc hát như Trang Chu mộng điệp莊朱夢蝶, Mẫu biệt tử母別子, Vĩ sinh ngọc tiêu葦生玉簫, Đạp ca踏歌, Thanh ca青歌[4]. Lê Trắc còn cho biết nhạc khúc rất nhiều, không thể chép hết.
Kiến văn tiểu lục cũng cho biết một số điệu hát thời Trần được lưu truyền đến thời Lê sơ như đàn hát Nghênh tiên 迎仙 , Xướng tầng 唱層 (Tiểu kiều dương câu ba câu bảy), Hát trai (Dương luật 陽律 ), Hát gái ( m luật 陰律 ). Rồi hát Phượng tài 鳳裁 , Bát đoạn cẩm 八斷錦 , Hà tây chiết liễu 河西折柳 , Vãn vỉa 輓為 , Hà nam 河南 , Quất dương trường 橘楊長 v.v ...Chỉ nam ngọc âm指南玉音 cũng nói đến Hát gái (Tiểu kiều dương 小橋陽 ) Hát trai (Dương luật xướng 陽律唱 ) Ngũ vận 五韻 (Nữ thanh giang 女青江 ) Hát thày (Hà nam 河南 ) Hát rối (Thượng hạ xá 上下舍 ).
[caption id="attachment_591633" align="alignnone" width="564"] (Ảnh: Pinterest.com)[/caption]
Tổ chức dàn nhạc
Về tổ chức dàn nhạc thì An Nam chí lược cho biết ở thời Trần, dàn nhạc cung đình có Đại nhạc 大樂 và Tiểu nhạc 小樂 . Đại nhạc gồm Trống cơm (Phạn cổ ba 飯古波), kèn (tất lật 毖篥), sáo ngắn (tiểu quản 小管), chũm chọe (tiểu bạt 小鈸), trống lớn (đại cổ 大鼓). Còn Tiểu nhạc gồm đàn cầm 琴, đàn tranh箏, đàn tỳ bà 琵琶 , đàn thất huyền 七絃琴 , đàn song huyền 雙絃琴 , sáo 笛 , tiêu 簫 .
Tham khảo thêm trong Chỉ Nam ngọc âm - tác phẩm cuối thời Trần - có thể biết nhạc khí trong cung đình đến thời Trần đã hết sức phong phú, bao gồm các nhạc khí của người Việt sáng tạo và nhạc khí ngoại lai như: Trống cơm (Phạn cổ ba / Yết cổ), Kèn (Thiết địch), Sáo ngắn (Tiểu quản, thổi dọc), Chũm chọe (Tiểu bạt), Trống lớn (Đại cổ), Đàn cầm, Đàn tranh (Chu huyền), Tỳ bà (Long thủ), Đàn thất huyền (có thể là Không hầu nằm), Đàn song huyền (Có thể là Nguyệt), Đàn bầu (Nhất huyền / Độc huyền / Huyền lô), Trống cù (Lôi môn, trống treo lớn), Bông la (Trượng cổ), Tiêu (Trúc Tiêu), Sáo (Trúc địch), Thuần vu ( nhạc khí bằng đồng, giống quả chuông nhưng trên to dưới nhỏ, có núm treo, gõ để phối hợp với trống), Cồng la, Phách (Phách bản), Sênh (Ngọc chấn), Tu hú đất (Nhã huân), Sáo đôi ( Nhã trì), Nhị hồ (Hồ cầm), Tu hú trúc dài (Sa tụng huân)
[caption id="attachment_651844" align="alignnone" width="564"] (Ảnh: Pinterest.com)[/caption]
Về cây đàn bầu, Trần Phu trong Sứ Giao châu tập gọi là Độc huyền, Trần Văn Khê ở mục viết về đàn bầu trong sách Du ngoạn trong truyền thống âm nhạc Việt Nam ngờ rằng chưa chắc đó là tiền thân của cây đàn bầu sau này. Tuy nhiên sách Chỉ nam ngọc âmgiải nghĩa đã dùng chữ Hán là弦蘆 (Huyền lô) để chỉ cây đàn này[5] và chú âm Nôm là 彈保 (Đàn bầu), mà theo chữ Hán, “蘆 Lô“ là hồ lô tức quả bầu, “弦 Huyền“ là dây đàn. Vậy, việc cây đàn này có mặt từ thời Trần là không còn nghi ngờ gì nữa[6].
Vũ múa thời Trần
Về múa, đặc biệt ở thời Trần vẫn bảo lưu lối múa Hồ vũ thịnh hành ở thời Đường. Toàn thư chép: “Niên hiệu Thiệu Long năm thứ 11 (1268), đời vuaThánh tông, mùa đông tháng 10, vua cùng anh là Tĩnh Quốc đại vương Quốc Khang đùa vui trước mặt Thượng hoàng. Thượng hoàng đang mặc chiếc áo bằng bông gạo màu trắng, Tĩnh Quốc múa điệu múa của người Hồ (Hồ nhân vũ胡人舞 ), Thượng hoàng cởi áo ban cho. Vua cũng múa điệu múa của người Hồ để xin“.
[caption id="attachment_591659" align="alignnone" width="564"] (Ảnh: pinterest.com)[/caption]
Tư liệu này nhắc đến Hồ vũ, đồng thời còn cho biết vua quan hoàng tộc nhà Trần thích và thạo múa Hồ vũ. Hồ vũ - theo các nhà nghiên cứu lịch sử âm nhạc Trung Quốc - là lối múa của dân tộc vùng Tây Vực, được truyền nhập vào Trung Quốc rồi truyền sang nước ta vào thời Đường. Hồ vũ là vũ đạo dân gian Tây Vực bao gồm vũ đạo của các dân tộc thiểu số Tân Cương, vũ đạo dân gian Udơbec và Ấn Độ.
Phong cách của Hồ vũ phóng khoáng sảng khoái vui vẻ, rất thích hợp với phong thái ung dung đại lượng và tinh thần văn hóa thời Đường, do đó Hồ nhạc Hồ vũ truyền vào Trung Quốc rất nhanh. Ở thời Đường nơi nơi đều múa Hồ vũ. Hồ toàn vũ胡旋舞 xoay chuyển nhanh, vừa làm cho người biểu diễn thích thú, cũng làm cho người đứng xem thích thú, Hồ đằng vũ胡騰舞 sở trường về nhảy cao nhảy dài, làm mọi người kinh ngạc.
Ngoài ra bài thơ Tặng bánh xuân cho sứ thần Trương Hiển Khanh của vua Nhân tông cũng nhắc đến một điệu Hồ vũ nữa là Giá chi vũ. Giá chi vũ柘枝舞cũng là một điệu Hồ vũ được triều đình cho biểu diễn trong dịp tiếp đãi sứ thần.Điệu múa này – theo các nhà nghiên cứu lịch sử âm nhạc Trung Quốc - vào thời Đường được lưu truyền rộng rãi trong giáo phường, quân doanh và trong nhà các sĩ đại phu.
[caption id="attachment_651871" align="alignnone" width="564"] (Ảnh: Pinterest.com)[/caption]
Người biểu diễn mặc áo lụa dài tay chẽn, lưng thắt giải lụa điều, chân đi hài thêu, đầu đội mũ uốn vành, đeo lục lạc, tư thế vừa mềm mại vừa mạnh mẽ, giàu sắc thái Trung Á. Hồ đằng, Hồ toàn và Giá chi đều do nữ kỹ ca múa, chúng được đưa vào cung đình, trở thành những tiết mục quan trọng trong những dịp yến hội lớn[7].
Không chỉ vậy, tư liệu về thời kỳ này còn cho biết có một số lối múa khác. Kiến văn tiểu lục và Khảo giáo phường thức考教坊式 nói đến múa Dương án ma陽按磨 (tục gọi là Múa trai), m án ma陰按磨 (tục gọi là Múa gái), Bát đoạn cẩm, Tam túc vũ三足舞 , Bào lão胞老 , Đạp vũ ca (tục gọi là Sông thao bồ đề), Giao vũ交舞 , Bắc vũ北舞 , Múa bát. Chỉ nam ngọc âm cũng nhắc đến Múa tiên某仙 (Thiên tiên cách 天仙格 ) Múa chàng某撞 (Tam túc cách 三足格 ), Múa lưỡng某兩 (Khánh thọ bảo thần 慶壽保神 ), Múa nhởn某眼 (Nghênh tiên vũ迎仙舞 ) và Bắc vũ北舞. Đặc biệt trong những lối múa này có nhiều điệu mang màu sắc đạo giáo.
Chẳng hạn về Dương án ma, Âm án ma, sách Khảo giáo phường thức miêu tả như sau:
Cách Nam án ma vũ, Trước tiên bày bùa ngũ phương, thắt lưng thắt về bên trái, cầm ấn tam tài. Nhất bái thiên, nhị bái địa, tam bái thần. Ngón cái của tay trái áp vào tay phải ấn thập nhị thì thần (12 giờ) gồm Tý Sửu Dần Mão v.v. Giờ Tý, hai tay vỗ cùng hai bên; giờ Sửu, hai tay co lại; giờ Dần, tay phải nắm lấy cổ tay trái; giờ Mão xoa tóc; giờ Thìn, tay phải chắp vào bụng; giờ Tỵ, chắp vào sườn bên phải, hướng tay phải theo sở nguyện; giờ Ngọ, ngón trỏ chỉ lên trời; giờ Mùi, hai tay hướng ra trước mà nâng; giờ Thân, xoa từ đỉnh đầu đến thắt lưng; giờ Dậu, hai tay xoa rốn; giờ Tuất, tay phải xòe ra, hai chân nhảy một cách thảnh thơi; giờ Hợi, ngồi xuống nhảy lên.
[caption id="attachment_651861" align="alignnone" width="564"] (Ảnh: Pinterest.com)[/caption]
Cách Nữ án ma vũ: Đào mặc áo đỏ áo tía, uốn ngón tay mà múa, tay tả vẫy bách phúc nhập tả, tay hữu tống chư tai xuất hữu. Có thể thấy ngay ở đây dấu ấn thuật dưỡng sinh của Đạo giáo. Án ma vũ nguyên là thuật dưỡng sinh kiện thân của Đạo gia, có hai loại văn và võ.
Loại văn thuộc về công phu tĩnh tọa án ma (xoa bóp) để dẫn khí lưu thông. Hai điệu múa Án ma vừa trình bày ở trên có lẽ là Án ma vũ của Đạo giáo được đạo sĩ Trung Quốc truyền sang nước ta rồi diễn biến thành múa âm dương dành cho cả nữ và nam.
Hoặc như Bào lão cũng nguyên là tiết mục của hý kịch thời Tống, tiết mục này ở Trung Quốc diễn viên mặc quần áo hoa nhũ, vẽ mặt xõa tóc, miệng nhe răng sói, phun khói lửa như hình dạng quỷ thần, đeo thanh la nhảy múa tiến lui, mang tính chất diệt quỷ trừ tà.
Chú giải:
[1] Trần Hưng Đạo trong Dụ chư tỳ tướng hịch văn từng đau xót vì nhạc Thái thường bị đem ra để phục vụ yến tiệc thết đãi sứ Nguyên: “Nghe nhạc Thái thường để đãi yến sứ giả mà không biết căm”
[2] Dãy nhà ngang ở hai bên điện
[3].Đoạn văn này có chép ở bài thơ An Nam tức sự  trong Giao châu cảo của Trần Phu. Bài thơ An Nam tức sự trong Giao châu cảo từng được Trần Nghĩa dịch và công bố trong bài viết Một bức ký họa về xã hội nước ta thời Trần. Bài thơ “An Nam tức sự” của Trần Phu, đăng Tạp chí văn học số 1 năm 1972.Tuy nhiên bản dịch có một  số câu chữ sai lệch với trích dẫn của Lê Quý Đôn. Ở nước ta bài thơ này cũng được sách Bắc thưtái Nam sự  (Sách phương Bắc chép về sự việc phương Nam) hiện lưu trữ tại thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm ký hiệu A.177 sao chép lại, nhưng lại thiếu mất đoạn văn trên. Do không được tiếp xúc với nguyên bản chữ Hán Trần Nghĩa dùng để dịch và công bố nên chúng tôi không dẫn tư liệu này ở phần tư liệu. Bạn đọc nếu cần tìm hiểu có thể tham khảo thêm theo thông tin của chúng tôi. 
[4] Theo Âm Pháp Lỗ . Sđd, Tr234: các ca từ Trang Chu mộng điệp, Mẫu biệt tử của Bạch Cư Dị v.v…và các nhạc khúc Giáng hoàng long, Yến Dao Trì v.v…ở đây đều là từ Trung Quốc truyền đến. 
Đạp ca là nhạc khúc thời Đường, Ngọc lâu xuân, Thanh giang dẫn, Vọng Giang Nam là từ điệu đời Tống.
[5] Ở thế kỷ XV, Lê Thánh tông trong bài thơ Tiểu yến quan kỹ gọi cây đàn này là Bào huyền (匏絃), chữ bào ở đây cũng để chỉ quả bầu.
[6]Có tài liệu cho biết, Nam Man truyện trong Đường thư của Trung Quốc có một đo���n viết về cây đàn bầu như sau : "Dĩ bạch mộc vi chi, bất gia sức, tào hình trường như nhật tự dạng, dụng trúc tác tào bính, xuyên dĩ không hồ, trương huyền vô chẩn, hữu thủ dĩ trúc phiến bát huyền dĩ phát thanh, tả thủ nhân trúc can nhi thành điệu." Nghĩa là: "Lấy gỗ nhẹ mà làm, không chạm vẽ gì, thùng đàn dài hình chữ nhật, dùng tre làm cần đàn, xâu vào một trái bầu rỗng, căng dây không phím, tay phải lấy mảnh tre gẩy lên dây để phát ra tiếng, tay trái nắn cần tre mà thành điệu." Như vậy theo tư liệu này thì vào thế kỷ thứ  VI thứ VII đàn bầu đã xuất hiện ở Việt Nam. Tuy nhiên do chưa kiểm chứng được tư liệu nên chúng tôi chỉ ghi chú để tham khảo thêm
[7] Sách Khảo giáo phường thức còn ghi lại cách phục sức bằng mũ lông kiểu Hồ trong điệu Bát đoạn hành chinh và Nghênh tiên phượng cùng lối “nhịp nhàng tiến lui như kiểu múa phương Bắc”  trong điệu múa Thanh giang dẫn 
Ngọc Yến
from Đại Kỷ Nguyên - Feed - http://bit.ly/2MuhH8Z via http://bit.ly/2MuhH8Z https://www.dkn.tv
0 notes