thiendoanng · 1 year ago
Text
698 / TỘI TÌNH CHI CẦU MONG EM ĐÃ XIN PHƯỚC LÀNH CHO CẢ TRẦN GIAN. . .
Em khắc khoải tìm tòi trong cõi nhớ , Của một thời nức nở lúc chia phôi . Lênh đênh biển sóng cuối chân trời , Hình ảnh thân yêu xa vời cách biệt …!
Bơ vơ nỗi buồn đêm da diết , Vòng tay mềm tha thiết còn đâu ? Nhớ nhung rụng chín trái sầu , Tàn canh thức trắng nguyện cầu ơn trên .
Gió hiu hắt ngọn đèn leo lét , Trên trần nhà kèo kẹt mái tranh . Lung lay thoáng đẩy qua mành , Song thưa soi bóng dưới vành trăng treo .
Phương nao đó chèo heo mất hút , Có nhớ về mẹ cút con côi ? Lang thang xứ lạ đất người , Một mình cặm cụi cuộc đời cô đơn …
Mến yêu nhau giận hờn không thể , Khổ nước nhà phải để ra đi . Quê cha điêu đứng bởi vì , Tham tàn quân cướp suy vi giống nòi …!
Gát tình riêng tràn rơi vĩnh biệt , Em đắng lòng nào biết phân bua ? Nâng niu có mấy cho vừa , Xa xôi đứt ruột khổ chưa hỡi chàng …!
Má đào phận cưu mang than thở , Kiếp đọa đày trăn trở niềm đau . Tha hương sương nắng dãi dầu , Cô phòng gối chiếc giọt châu u hoài …!
Ra khơi lạc loài trên con sóng , Trắng bạc đầu lồng lộng dâng cao . Cuồng phong trút xuống ào ào , Chơi vơi chiếc lá lao chao giữa dòng .
Lời ước nguyện , cầu mong em đã , Xin phước lành cho cả trần gian . Người đi đến chốn mây ngàn , Âm linh phò hộ dặm đàng an khang …
Mình chia cách muôn vàn mộng vỡ , Đọc thư về nhớ nhớ thương thương . Than ơi mưa nắng thất thường , Đố ai sắc đá không vương lệ sầu …!
Thôi đành cũng vì đâu nên nỗi , Trách ông trời bão tới phong ba . Xui chi vận nước sơn hà , Chia lìa đất mẹ lệ nhòa buông xuôi …
Không , hay có tình đời chung thủy , Em một lòng sống thế nuôi con , Ngóng trông cơ thể hao mòn , Miễn sao gặp mặt gói tròn yêu thương …
Ghi lại ngày đau đớn phải ra đi … mồng 04 tháng 02 Âm Lịch năm 1980 ….
Nguyễn Doãn Thiện Antioch , California Ngày 29 tháng 01 năm 2018
Tumblr media
2 notes · View notes
bengoan · 9 months ago
Text
*698  /  TỘI TÌNH CHI CẦU MONG EM ĐÃ             XIN PHƯỚC LÀNH CHO CẢ TRẦN GIAN .   .   . Em khắc khoải tìm tòi trong cõi nhớ , Của một thời nức nở lúc chia phôi . Lênh đênh biển sóng cuối chân trời , Hình ảnh thân yêu xa vời cách biệt ...! Bơ vơ nỗi buồn nghe da diết , Vòng tay mềm tha thiết còn đâu ? Nhớ nhung rụng chín trái sầu , Tàn canh thức trắng nguyện cầu ơn trên . Gió hiu hắt ngọn đèn leo lét , Trên trần nhà kèo kẹt mái tranh . Lung lay thoáng đẩy qua mành , Song thưa soi bóng dưới vành trăng treo . Chốn nào đó chèo heo mất hút , Có nhớ về mẹ cút con côi ? Lang thang xứ lạ đất người , Một mình cặm cụi cuộc đời cô đơn ... Yêu nhau giận hờn mình không thể , Khổ nước nhà phải để ra đi . Quê cha điêu đứng bởi vì , Tham tàn quân cướp suy vi giống nòi ...! Tình gác lại tràn rơi vĩnh biệt , Em đắng lòng nào biết phân bua ? Nâng niu có mấy cho vừa , Xa xôi đứt ruột khổ chưa hỡi chàng ...! Má đào phận cưu mang than thở , Kiếp đọa đày trăn trở niềm đau . Tha hương sương nắng dãi dầu , Cô phòng gối chiếc giọt châu u hoài ...! Thuyền ở chốn khơi lạc loài con sóng , Trắng bạc đầu lồng lộng dâng cao . Cuồng phong trút xuống ào ào , Chơi vơi chiếc lá lao chao giữa dòng . Ơn trên nguyện , cầu mong em đã , Xin phước lành cho cả trần gian . Người đi đến chốn mây ngàn , Âm linh phò hộ dặm đàng an khang ... Khổ chiu chắt muôn vàn mộng vỡ , Đọc thư về nhớ nhớ thương thương . Than ơi mưa nắng thất thường , Đố ai sắc đá không vương lệ sầu ...! Thôi đành cũng vì đâu nên nỗi , Trách ông trời bão tới phong ba . Xui chi vận nước sơn hà , Chia lìa đất mẹ mặn mà buông xuôi ... Có không vẫn tình đời chung thủy , Em một lòng sống thế nuôi con , Ngóng trông cơ thể hao mòn , Miễn sao gặp mặt chu toàn yêu thương ... Ghi lại ngày đau đớn phải ra đi ... mồng 04 tháng 02 Âm Lịch năm 1980 .... Nguyễn Doãn Thiện Antioch , California Ngày 29 tháng 01 năm 2018
Tumblr media
0 notes
barbh · 3 years ago
Text
My Cincinnati Foodie Adventure
At the end of July Connie and I took a road trip to Cincinnati.  She only stayed a couple of days but I hung around for an extra week and took an early morning flight back to Chicago. This doesn’t include all of our “meals”, but it does give you an idea of what epicurean delights are available in that part of the world. Happy Wok – Rockford, IL Instead of stopping for dinner, my co-pilot picked…
Tumblr media
View On WordPress
0 notes
wild-equoriums · 4 years ago
Text
Năm 20 tuỗi, và những con đường.
Đến với tôi là một tình yêu đầu tiên, một mối tình vụng dại và ngây thơ. Chỉ đơn giản: “ Yêu là cưới” nhưng đâu ngờ được đoạn đường giữa hai từ đấy là cả một quá trình, một đoạn đường đầy gian nan. Đôi lần đó là những chiều nắng đạp xe chở nàng chen giữ dòng người xô bộn mặc cho mồ hôi ướt áo, là những lần dìu nhau té ngã trong sàn patin hay cùng nhau ngắm dòng nước êm ả giữa đêm thanh vắng. Đó là tuỗi trẻ! Còn trẻ, ta còn thời gian. Không bao giờ có hình ãnh chiếc đồng hồ trên tay, không còn bị giới hạn giữa những vạch kim. Khoác lên mình chếc áo da đã sờn vì sương gió, mang vội vào chiếc quần bò đã nhướm màu cũ kĩ, bay lên con chiến mã 250 phân khối thân thuộc. Tôi phiêu bạc ở những cung đường, phóng bạt mạng trên những con đường vắng mạc cho hàng cây chỉ còn là những đốm nhỏ mờ ão chạy về sau hay cười sằn sặc sau những chuyến đi với anh em Hoàng Tử Đen rồi lại buông tay lái kê cho nguy hiểm để rồi thấy mình như những con chim sãi cánh trên nền trời xanh. Đó là tự do! Tôi đã như thế, tự do giữa cái khung trời bất định mà tôi tạo ra. Không cần biết đến ngày mai. Thói quen ôm một cốc cà phê ra ngoài cữa sỗ và phì phò điếu thuốc ngắm những ngọn đèn đường, tôi vẫn vô định như cái khung trời đó, vẫn lê lết thâu đêm cạnh những chai bia rỗng cạnh mấy thằng bạn thân, chia nhau vài mẫu thuốc tàn của ngày cuối tuần khi hết máu. Tạm quên đi cái hiện tại hoang đường mà mỗi đứa trong chúng tôi chưa ai biết được con đường của chính mình, mục đích của chính mình. Những câu chuyện không đầu không cuối, lúc ngu ngốc, lúc bồng bột hoà trộn vào nhau thành một thứ gì đó dại khờ. Đó là tình bạn! Tôi ngồi yên, trước màn hình vi tính sáng lập loè, với đống project làm chưa xog. Vẫn giữ những tâm sự sâu trong lòng, sẽ chẵng bao giờ ai biết được. Sẽ chẵng ai biết tôi nghĩ gì! Bởi tôi đã quen với sự cô độc, sự lang thang trong chính cái suy nghĩ của mình, Nhưng có điều gì đó, chợt nghĩ nếu có ai đó hỏi tôi sẽ hối tiếc không? phí hoài không khi tuỗi trẽ đã qua? Tôi sẽ trả lời: “Không”. Vì nó tạo nên con người tôi hôm nay, nó làm nên một phần tính cách tôi bây giờ. Vì vâyh tôi không bao giờ hối tiếc, tôi chỉ buồn khi thấy thời gian của mình trôi đi nhanh quá, chẵng thể nào với tay lấy lại được, chưa kịp làm hết những điều mà mình muốn. Tuỗi trẽ luôn băng khoăng về những con đường, chãng bao giờ có sẵn, mà phải tự đi tìm, tự vạch những hàng cây gai góc, mò mẫm, đi mãi. Sau thành những vệt loan trên đất, đó là trãi nghiệm, đó là đường mòn cho thế hệ sau dù họ có muốn đi trên nó hay không hay tự vạch con đường khác cho mình như tôi đã làm. Bời vậy, hãy cứ đi, đi thì mới đến. Rõ ràng quá còn gì là vui nữa. Phải không? Chợt nhớ về bản Happy New Year, “No more champagne, and the fireworks are through. Here we are, me and you, feeling lost and feeling blue, It's the end of the party”. Rõ ràng nó không phải là một bản nhạc vui mừng, hạnh phúc. “Blue” một từ gần như là cấm với nghĩa hai, đến mức không ai đặt tên con bằng blue. Vì nó mang một ý nghĩa buồn, sầu thãm vô tận. Phương tây họ như thế đấy, họ em cái kết thúc nó là hy vọng, là một sự bắt đầu. Chẵng khi nào quá muộn để bắt đầu, khi chỉ vừa kết thúc. Bởi vì nó là một! Chỉ khác nhau là điều gì sẽ xãy ra sau cái kết thúc cũng như bắt đầu đó. Believe and try on!
4 notes · View notes
nghilucseo01 · 4 years ago
Text
Nơi từng đùm bọc người Quảng Ngãi ở kinh thành Huế
Nơi từng đùm bọc người Quảng Ngãi ở kinh thành Huế
Tumblr media
(Báo Quảng Ngãi)- Gần 145 năm là Kinh đô của nước Việt Nam, Huế là vùng đất quy tụ tất cả giai tầng trong xã hội, từ quan lại, binh lính… cho đến đội ngũ dân thường. Chọn Huế làm “quê hương thứ hai”, nhu cầu kết nối, thắt chặt tình làng nghĩa xóm trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu của không ít người xa hương lạc xứ lúc bấy giờ. Có lẽ, “Quảng Ngãi đồng châu hội” là hội đồng hương có mặt khá sớm trên đất Huế, để lại một dấu ấn vô cùng đậm nét.   Quảng Ngãi đồng châu hội là hội “không thuộc về tôn giáo”, một tổ chức “chính trị, xã hội, nghề nghiệp” có đầy đủ tư cách pháp nhân, được thừa nhận bởi chính quyền lúc bấy giờ, cơ cấu tổ chức chặt chẽ và có ngân sách riêng.   Khối đại đoàn kết cộng đồng   Hội Quảng Ngãi đồng châu ra đời không phải vì mục đích về kinh tế, không phục vụ lợi ích cá nhân, cốt yếu để xây dựng “khối đại đoàn kết cộng đồng”. Trong phần đầu của bản Điều lệ, các thành viên thống nhất hướng đến một lý tưởng chung, đó là gây tình liên lạc trong các hội viên và giúp đỡ người đồng châu bất kỳ lúc nào và tùy theo điều kiện của phổ. 
Tumblr media
Bản tấu của bộ Lại về việc thành lập Quảng Ngãi đồng châu hội.
Hội viên của hội bao gồm 3 dạng hội viên: Danh dự hội viên, Ân nghĩa hội viên và Thực hành hội viên. Ân nghĩa hội viên được xác định là những người có lòng hảo tâm “biếu tặng” cho hội một số tiền, nhưng không đòi hỏi quyền lợi từ phổ. Thực hành hội viên là những hội viên được thừa hưởng quyền lợi trực tiếp từ phổ và chỉ có hàng quan viên mới đủ điều kiện vào được Thực hành hội viên.    Theo quy định của hội, ban trị sự của hội tổng cộng có 7 người, với cơ cấu nhân sự như: Chánh Phổ trưởng, Phó Phổ trưởng, Chánh Thư ký, Phó Thư ký, Chánh Thủ quỹ, Phó Thủ quỹ, Kiểm sát. Nhiệm kỳ của ban trị sự có thời hạn 1 năm và được bầu thông qua “bỏ phiếu kín”. Hằng năm, Đại hội đồng tổ chức họp 1 lần, cụ thể là ngày Chủ nhật sau ngày Đông chí.   Căn cứ quyết định được ban hành vào ngày 16 tháng 3 năm 1935, Ban Trị sự Tạm thời của hội, gồm có: Nguyễn Hữu Tiễn (Chánh Phổ trưởng), Lưu Văn Mậu (Phó Phổ trưởng), Lưu Đức Phương (Chánh Thư ký), Nguyễn Tấn Lang (Phó Thư ký), Nguyễn Phú Phu (Chánh Thủ quỹ), Nguyễn Phú Hoán (Phó Thủ quỹ), Nguyễn Hữu Duyên (Kiểm sát). Có thể dễ dàng nhận thấy những cái tên đã rất quen thuộc trong danh sách ban Trị sự Tạm thời của Quảng Ngãi đồng châu hội. Đặc biệt hơn là, sự góp mặt của một trong những danh tướng khá nổi tiếng dưới hai triều vua cuối cùng của nhà Nguyễn, đó chính là Trung quân Đô thống Nguyễn Hữu Tiễn.   Nguyễn Hữu Tiễn là con trai của Đông Các Đại học sĩ Nguyễn Hữu Thảng và bà Đặng Thị Thạnh. Theo một số tư liệu cho biết, ông sinh vào năm 1884, tại Chánh Lộ, phủ Tư Nghĩa, Quảng Ngãi. Năm 1903, ông “sánh duyên” cùng Công chúa Nguyễn Phúc Hỷ Hỷ (Ngọc Sơn công chúa), con gái vua Đồng Khánh và bà Tiệp dư Hồ Thị Quy. Ông mất vào ngày 23 tháng 11 năm 1958, hưởng thọ 75 tuổi. Ngôi nhà vườn tuyệt đẹp nằm ở địa chỉ số 31, đường Nguyễn Chí Thanh (phường Phú Hiệp, TP.Huế) chính là phủ thờ của Công chúa Ngọc Sơn và Phò mã Nguyễn Hữu Tiễn. Đây cũng là tư gia của ông Phan Thuận An – nhà nghiên cứu văn hóa Huế.   Quảng Ngãi đồng châu hội không phân biệt tuổi tác, sang hèn, ai muốn gia nhập hội thì làm đơn xin ông Chánh Hội trưởng và trình ban Trị sự xem xét. Hội không chấp nhận những thành phần nhân danh hội để mưu cầu chính trị, đả kích tôn giáo hoặc những ai đã can án tù tội thì nhất quyết không cho gia nhập. Về bổn phận, quyền lợi của hội viên. Căn cứ trên bảng lương và thu nhập của từng hội viên, Quảng Ngãi đồng châu hội quy định cụ thể số tiền nộp hội phí.   Những nghĩa cử nhân văn   Theo quy ước của hội, khi một người Quảng Ngãi bất kỳ đi đường mà chẳng may bị trộm cướp hoặc đau ốm hết tiền, không có tiền về lại quê hương thì ban Trị sự “phải cấp tiền” và cấp đủ số tiền chi phí ăn uống, tiền tàu xe. Đối với những người lao động nghèo, thu nhập thấp nếu bị bệnh thì hội phải lo liệu việc liên lạc với người nhà và hỗ trợ tiền thuốc thang. Trong trường hợp có người đồng châu qua đời tại Huế, thì hội sẽ đứng ra chu toàn việc mai táng. Có thể nói, đây là một “nghĩa cử” hết sức nhân văn, mà cho đến thời điểm hiện tại, giá trị của nó là điều mà không một ai có thể phủ nhận.   Quảng Ngãi đồng châu hội được hình thành dựa trên nguyên tắc tự nguyện, tự giác, không áp đặt, không mang màu sắc tôn giáo, chính trị và hoàn toàn “phi lợi nhuận”. Đây là địa chỉ sinh hoạt của tất cả các hội viên; qua đó, gắn kết và hỗ trợ lúc khó khăn hoạn nạn, sẵn sàng đùm bọc lẫn nhau nơi đất khách quê người, trên tinh thần “ly hương bất ly tổ”.   Dẫu rằng, Quảng Ngãi đồng châu hội tồn tại trong một khoảng thời gian khá ngắn, nhưng có thể nói đây là dấu mốc vô cùng đặc biệt.
Ra đời năm 1935   Trong khoảng 30 năm đầu của thế kỷ XX, tiếp nối “mô hình” của Bắc Kỳ Châu phả hội, các tổ chức đồng hương ở miền Trung cũng lần lượt chính thức “chào đời”, như: “Quảng Nam đồng châu hội”, “Bình Định đồng châu hội”. Việc hình thành các châu phả đã góp phần tác động mạnh mẽ đến tất cả thành viên là những người sinh quán ở Quảng Ngãi, thường trú tại Huế. Qua đó, họ thấy rõ sự cần thiết để tiến tới thành lập một hội, nhóm trên cơ sở cam kết pháp lý chung. Trải qua một thời gian dài vận động, với sự hỗ trợ và tán dương tích cực của cụ Lưu Văn Mậu (Đề đốc Hộ thành), Phò mã Nguyễn Hữu Tiễn, một hội đồng hương khác trên đất Huế mang tên “Quảng Ngãi Quan viên Đồng châu Tương tế phổ” được thành lập. Căn cứ bản “Tấu” của bộ Lại “về việc xin cho lập hội Quảng Ngãi quan viên đồng châu tương tế phổ”, thì Quảng Ngãi đồng châu hội được vua Bảo Đại và Khâm sứ chuẩn y, cho phép hoạt động vào năm 1935.
Đỗ Minh Điền             . Nguồn: Baoquangngai.vn
0 notes
qdsmile · 4 years ago
Text
Nơi từng đùm bọc người Quảng Ngãi ở kinh thành Huế
Source - https://xn---quangngai-az-olb.vn/noi-tung-dum-boc-nguoi-quang-ngai-o-kinh-thanh-hue/
Tumblr media
(Báo Quảng Ngãi)- Gần 145 năm là Kinh đô của nước Việt Nam, Huế là vùng đất quy tụ tất cả giai tầng trong xã hội, từ quan lại, binh lính… cho đến đội ngũ dân thường. Chọn Huế làm “quê hương thứ hai”, nhu cầu kết nối, thắt chặt tình làng nghĩa xóm trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu của không ít người xa hương lạc xứ lúc bấy giờ. Có lẽ, “Quảng Ngãi đồng châu hội” là hội đồng hương có mặt khá sớm trên đất Huế, để lại một dấu ấn vô cùng đậm nét.   Quảng Ngãi đồng châu hội là hội “không thuộc về tôn giáo”, một tổ chức “chính trị, xã hội, nghề nghiệp” có đầy đủ tư cách pháp nhân, được thừa nhận bởi chính quyền lúc bấy giờ, cơ cấu tổ chức chặt chẽ và có ngân sách riêng.   Khối đại đoàn kết cộng đồng   Hội Quảng Ngãi đồng châu ra đời không phải vì mục đích về kinh tế, không phục vụ lợi ích cá nhân, cốt yếu để xây dựng “khối đại đoàn kết cộng đồng”. Trong phần đầu của bản Điều lệ, các thành viên thống nhất hướng đến một lý tưởng chung, đó là gây tình liên lạc trong các hội viên và giúp đỡ người đồng châu bất kỳ lúc nào và tùy theo điều kiện của phổ. 
Tumblr media
Bản tấu của bộ Lại về việc thành lập Quảng Ngãi đồng châu hội.
Hội viên của hội bao gồm 3 dạng hội viên: Danh dự hội viên, Ân nghĩa hội viên và Thực hành hội viên. Ân nghĩa hội viên được xác định là những người có lòng hảo tâm “biếu tặng” cho hội một số tiền, nhưng không đòi hỏi quyền lợi từ phổ. Thực hành hội viên là những hội viên được thừa hưởng quyền lợi trực tiếp từ phổ và chỉ có hàng quan viên mới đủ điều kiện vào được Thực hành hội viên.    Theo quy định của hội, ban trị sự của hội tổng cộng có 7 người, với cơ cấu nhân sự như: Chánh Phổ trưởng, Phó Phổ trưởng, Chánh Thư ký, Phó Thư ký, Chánh Thủ quỹ, Phó Thủ quỹ, Kiểm sát. Nhiệm kỳ của ban trị sự có thời hạn 1 năm và được bầu thông qua “bỏ phiếu kín”. Hằng năm, Đại hội đồng tổ chức họp 1 lần, cụ thể là ngày Chủ nhật sau ngày Đông chí.   Căn cứ quyết định được ban hành vào ngày 16 tháng 3 năm 1935, Ban Trị sự Tạm thời của hội, gồm có: Nguyễn Hữu Tiễn (Chánh Phổ trưởng), Lưu Văn Mậu (Phó Phổ trưởng), Lưu Đức Phương (Chánh Thư ký), Nguyễn Tấn Lang (Phó Thư ký), Nguyễn Phú Phu (Chánh Thủ quỹ), Nguyễn Phú Hoán (Phó Thủ quỹ), Nguyễn Hữu Duyên (Kiểm sát). Có thể dễ dàng nhận thấy những cái tên đã rất quen thuộc trong danh sách ban Trị sự Tạm thời của Quảng Ngãi đồng châu hội. Đặc biệt hơn là, sự góp mặt của một trong những danh tướng khá nổi tiếng dưới hai triều vua cuối cùng của nhà Nguyễn, đó chính là Trung quân Đô thống Nguyễn Hữu Tiễn.   Nguyễn Hữu Tiễn là con trai của Đông Các Đại học sĩ Nguyễn Hữu Thảng và bà Đặng Thị Thạnh. Theo một số tư liệu cho biết, ông sinh vào năm 1884, tại Chánh Lộ, phủ Tư Nghĩa, Quảng Ngãi. Năm 1903, ông “sánh duyên” cùng Công chúa Nguyễn Phúc Hỷ Hỷ (Ngọc Sơn công chúa), con gái vua Đồng Khánh và bà Tiệp dư Hồ Thị Quy. Ông mất vào ngày 23 tháng 11 năm 1958, hưởng thọ 75 tuổi. Ngôi nhà vườn tuyệt đẹp nằm ở địa chỉ số 31, đường Nguyễn Chí Thanh (phường Phú Hiệp, TP.Huế) chính là phủ thờ của Công chúa Ngọc Sơn và Phò mã Nguyễn Hữu Tiễn. Đây cũng là tư gia của ông Phan Thuận An – nhà nghiên cứu văn hóa Huế.   Quảng Ngãi đồng châu hội không phân biệt tuổi tác, sang hèn, ai muốn gia nhập hội thì làm đơn xin ông Chánh Hội trưởng và trình ban Trị sự xem xét. Hội không chấp nhận những thành phần nhân danh hội để mưu cầu chính trị, đả kích tôn giáo hoặc những ai đã can án tù tội thì nhất quyết không cho gia nhập. Về bổn phận, quyền lợi của hội viên. Căn cứ trên bảng lương và thu nhập của từng hội viên, Quảng Ngãi đồng châu hội quy định cụ thể số tiền nộp hội phí.   Những nghĩa cử nhân văn   Theo quy ước của hội, khi một người Quảng Ngãi bất kỳ đi đường mà chẳng may bị trộm cướp hoặc đau ốm hết tiền, không có tiền về lại quê hương thì ban Trị sự “phải cấp tiền” và cấp đủ số tiền chi phí ăn uống, tiền tàu xe. Đối với những người lao động nghèo, thu nhập thấp nếu bị bệnh thì hội phải lo liệu việc liên lạc với người nhà và hỗ trợ tiền thuốc thang. Trong trường hợp có người đồng châu qua đời tại Huế, thì hội sẽ đứng ra chu toàn việc mai táng. Có thể nói, đây là một “nghĩa cử” hết sức nhân văn, mà cho đến thời điểm hiện tại, giá trị của nó là điều mà không một ai có thể phủ nhận.   Quảng Ngãi đồng châu hội được hình thành dựa trên nguyên tắc tự nguyện, tự giác, không áp đặt, không mang màu sắc tôn giáo, chính trị và hoàn toàn “phi lợi nhuận”. Đây là địa chỉ sinh hoạt của tất cả các hội viên; qua đó, gắn kết và hỗ trợ lúc khó khăn hoạn nạn, sẵn sàng đùm bọc lẫn nhau nơi đất khách quê người, trên tinh thần “ly hương bất ly tổ”.   Dẫu rằng, Quảng Ngãi đồng châu hội tồn tại trong một khoảng thời gian khá ngắn, nhưng có thể nói đây là dấu mốc vô cùng đặc biệt.
Ra đời năm 1935   Trong khoảng 30 năm đầu của thế kỷ XX, tiếp nối “mô hình” của Bắc Kỳ Châu phả hội, các tổ chức đồng hương ở miền Trung cũng lần lượt chính thức “chào đời”, như: “Quảng Nam đồng châu hội”, “Bình Định đồng châu hội”. Việc hình thành các châu phả đã góp phần tác động mạnh mẽ đến tất cả thành viên là những người sinh quán ở Quảng Ngãi, thường trú tại Huế. Qua đó, họ thấy rõ sự cần thiết để tiến tới thành lập một hội, nhóm trên cơ sở cam kết pháp lý chung. Trải qua một thời gian dài vận động, với sự hỗ trợ và tán dương tích cực của cụ Lưu Văn Mậu (Đề đốc Hộ thành), Phò mã Nguyễn Hữu Tiễn, một hội đồng hương khác trên đất Huế mang tên “Quảng Ngãi Quan viên Đồng châu Tương tế phổ” được thành lập. Căn cứ bản “Tấu” của bộ Lại “về việc xin cho lập hội Quảng Ngãi quan viên đồng châu tương tế phổ”, thì Quảng Ngãi đồng châu hội được vua Bảo Đại và Khâm sứ chuẩn y, cho phép hoạt động vào năm 1935.
Đỗ Minh Điền             . Nguồn: Baoquangngai.vn
0 notes
thiendoanng · 9 months ago
Text
*698 / TỘI TÌNH CHI CẦU MONG EM ĐÃ XIN PHƯỚC LÀNH CHO CẢ TRẦN GIAN . . .
Em khắc khoải tìm tòi trong cõi nhớ , Của một thời nức nở lúc chia phôi . Lênh đênh biển sóng cuối chân trời , Hình ảnh thân yêu xa vời cách biệt …!
Bơ vơ nỗi buồn nghe da diết , Vòng tay mềm tha thiết còn đâu ? Nhớ nhung rụng chín trái sầu , Tàn canh thức trắng nguyện cầu ơn trên .
Gió hiu hắt ngọn đèn leo lét , Trên trần nhà kèo kẹt mái tranh . Lung lay thoáng đẩy qua mành , Song thưa soi bóng dưới vành trăng treo .
Chốn nào đó chèo heo mất hút , Có nhớ về mẹ cút con côi ? Lang thang xứ lạ đất người , Một mình cặm cụi cuộc đời cô đơn …
Yêu nhau giận hờn mình không thể , Khổ nước nhà phải để ra đi . Quê cha điêu đứng bởi vì , Tham tàn quân cướp suy vi giống nòi …!
Tình gác lại tràn rơi vĩnh biệt , Em đắng lòng nào biết phân bua ? Nâng niu có mấy cho vừa , Xa xôi đứt ruột khổ chưa hỡi chàng …!
Má đào phận cưu mang than thở , Kiếp đọa đày trăn trở niềm đau . Tha hương sương nắng dãi dầu , Cô phòng gối chiếc giọt châu u hoài …!
Thuyền ở chốn khơi lạc loài con sóng , Trắng bạc đầu lồng lộng dâng cao . Cuồng phong trút xuống ào ào , Chơi vơi chiếc lá lao chao giữa dòng .
Ơn trên nguyện , cầu mong em đã , Xin phước lành cho cả trần gian . Người đi đến chốn mây ngàn , Âm linh phò hộ dặm đàng an khang …
Khổ chiu chắt muôn vàn mộng vỡ , Đọc thư về nhớ nhớ thương thương . Than ơi mưa nắng thất thường , Đố ai sắc đá không vương lệ sầu …!
Thôi đành cũng vì đâu nên nỗi , Trách ông trời bão tới phong ba . Xui chi vận nước sơn hà , Chia lìa đất mẹ mặn mà buông xuôi …
Có không vẫn tình đời chung thủy , Em một lòng sống thế nuôi con , Ngóng trông cơ thể hao mòn , Miễn sao gặp mặt chu toàn yêu thương …
Ghi lại ngày đau đớn phải ra đi … mồng 04 tháng 02 Âm Lịch năm 1980 …. Nguyễn Doãn Thiện Antioch , California Ngày 29 tháng 01 năm 2018
Tumblr media
0 notes
bengoan · 2 years ago
Text
0860 / TỘI TÌNH CHI CẦU MONG EM ĐÃ XIN PHƯỚC LÀNH CHO CẢ TRẦN GIAN. . .
Em khắc khoải tìm tòi trong cõi nhớ , Của một thời nức nở lúc chia phôi . Lênh đênh biển sóng nơi cuối chân trời , Hình ảnh thân yêu xa vời cách biệt …!
Nỗi đau khổ buồn chi da diết , Vòng tay mềm tha thiết còn đâu ? Nhớ nhung rụng chín trái sầu , Tàn canh thức trắng van cầu ơn trên .
Gió hiu hắt ngọn đèn leo lét , Trên trần nhà kèo kẹt mái tranh . Lung lay thoáng đẩy qua mành , Song thưa soi bóng dưới vành trăng treo .
Anh xa lắc non đèo mất hút , Có nhớ về mẹ cút con côi ? Lang thang xứ lạ đất người , Một mình cặm cụi cuộc đời cô đơn …
Tình thương mến giận hờn không thể , Mất nước nhà phải để ra đi . Quê cha điêu đứng bởi vì , Tham tàn quân cướp suy vi giống nòi …!
Đời tan nát tràn rơi vĩnh biệt , Em đắng lòng nào biết phân bua ? Nâng niu có mấy cho vừa , Xa xôi đứt ruột khổ chưa hỡi chàng …!
Bẽ bàng số cưu mang than thở , Kiếp đọa đày trăn trở niềm đau . Tha hương sương nắng dãi dầu , Cô phòng gối chiếc giọt châu u hoài …!
Thuyền trôi nổi lạc loài con sóng , Trắng bạc đầu lồng lộng dâng cao . Cuồng phong trút xuống ào ào , Chơi vơi chiếc lá lao chao giữa dòng .
Em tâm nguyện , thầm mong như đã , Xin phước lành cho cả trần gian . Người đi đến chốn mây ngàn , Âm linh phò hộ dặm đàng an khang …
Tình cách trở lìa tan mộng vỡ , Đọc thư về nhớ nhớ thương thương . Than ơi mưa nắng thất thường , Đố ai sắc đá không vương lệ sầu …!
Thôi đành cũng vì đâu nên nỗi , Trách ông trời bão tới phong ba . Xui chi vận nước sơn hà , Chia ly đất mẹ mặn mà buông xuôi …
Không hay có chuyện đời chung thủy , Vẫn đợi chờ thủ thỉ bên con , Ngóng trông cơ thể hao mòn , Miễn sao gặp mặt gói tròn yêu thương …
Ghi lại ngày đau đớn phải ra đi …mồng 04 tháng 02 Âm Lịch năm 1980 ….
Nguyễn Doãn Thiện Antioch , California Ngày 29 tháng 01 năm 2018
Tumblr media
0 notes
hoanvu-2016-us · 5 years ago
Text
Quy hoạch báo chí và tự do báo chí (phần cuối)
(bởi adminTD, 27/03/2020)
Nguyễn Thông, 27-3-2020
(tiếp theo phần 1 và phần 2)
(truy cập từ https://baotiengdan.com/2020/03/27/quy-hoach-bao-chi-va-tu-do-bao-chi-phan-cuoi/)
Cái gọi là quy hoạch báo chí mà nhà nước (cụ thể là ban tuyên giáo và bộ thông tin – truyền thông, còn gọi là bộ 4T) đang thực hiện, thực ra không phải mới mẻ gì. Nó đã được thai nghén, chuẩn bị từ những năm 2010 – 2012 và bản đề án cứ lằng nhằng thò thụt mãi trên bàn thủ tướng lúc bấy giờ là Nguyễn Tấn Dũng.
Những tai to mặt lớn có “công” khai sinh đề án tới thời điểm này hầu hết thân tàn ma dại, cụ thể nhất là Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn. Ngay cả Nguyễn Tấn Dũng, dù không phê duyệt đề án trong nhiệm kỳ của mình, có thể vì lý do nào đó mà sau này những bí mật hậu trường cần được bạch hóa, cũng là kẻ chịu trách nhiệm chính trong việc để cho tình hình báo chí nước nhà lộn xộn, lụn bại, ngột ngạt, mất tự do.
Còn nhớ, vào khoảng năm 2012, khi trả lời phỏng vấn của báo chí nước ngoài, Ba Dũng đã xưng xưng tuyên bố “Việt Nam không bao giờ chấp nhận báo chí tư nhân”, có thể hiểu là không chấp nhận quyền tự do báo chí kiểu ở nhiều nước trên thế giới, báo chí truyền thông đều phải do nhà nước nắm, điều khiển, chi phối, quyết định. Một tờ, một bài, một chữ cũng phải thông qua nhà nước. Đó là tự do báo chí ở Việt Nam.
Cũng dễ hiểu, lúc Nguyễn Tấn Dũng mạnh mồm như vậy, ông ta đang đắc chí, coi mình như trời, thậm chí lấn át cả trời. Lại được đám Gia-ve an ninh phò tá, làm quân sư tham mưu, đương sự cứ tưởng mình vững như bàn thạch, “anh hùng làng này cóc thằng nào bằng ta”, nên trói báo chí, chứ trói cả trời cũng dám làm.
Chợt liên tưởng tới một “anh hùng làng” khác là Đinh Thế Huynh. Năm 2011, khi mới chỉ ủy viên trung ương, tổng biên tập báo Nhân dân, tức là cũng dạng làng nhàng, nhưng có lẽ biết mình đã được cơ cấu vào bộ chính trị nên Huynh rất mạnh mồm. Cũng giả nhời báo chí, Huynh tuyên bố (cái điều mà nhẽ ra phải chí ít là tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng mới được phát ngôn), rằng: “Việt Nam chúng tôi không có nhu cầu đa nguyên đa đảng và dứt khoát không đa nguyên đa đảng”. Nghe rất khiếp, nhất lại từ miệng một anh hơi quèn quèn, chỉ đóng chức tổng biên tập một tờ báo.
Nhưng có nhẽ ai đó đã mớm cho Huynh, rồi Huynh gặp thời phất lên như diều, và thất thế… lặn một hơi mất tăm. Xin hãy nhớ cho, tới thời điểm này (tháng 3.2020) đương sự Huynh vẫn còn là ủy viên bộ chính trị, đại biểu quốc hội, chưa hề có bất cứ quyết định phế truất, kỷ luật, sa thải nào. Hú ba hồn bảy vía Đinh Thế Huynh lang thang vất vưởng ở đâu thì về cho bàn dân thiên hạ biết là còn sống nhá.
Cả Dũng và Huynh, không biết giờ này có muốn đính chính những điều mình đã hùng hổ nói văng mạng không. Biết đâu lại tiếc, giá “hồi xưa” mình đừng cấm báo chí tư nhân, đừng cấm đa nguyên đa đảng thì bây giờ có cái mà dùng…
Lại nhớ khi người ta rập rình quy hoạch báo chí, năm 2013, khi ấy tôi còn đang tòng sự báo Thanh niên, một trong 2 tờ báo “lớn” nhất nước (cùng với tờ Tuổi trẻ), thấy các vị lãnh đạo họp hành căng lắm. Chả biết số phận tờ báo rồi thế nào. Nếu báo chí do bạn đọc quyết thì đã đi một nhẽ (phát hành hơn 300 nghìn bản/kỳ, quảng cáo đăng đầy), đằng này do cái tư tưởng thống soái quyết, chết đến nơi rồi.
Hình như đã có những cuộc lobby, vận động hành lang, chạy này chạy nọ. Lọ mọ một thời gian, một hôm họp, sếp thở phào thông báo xong rồi, ngon rồi, cứ yên tâm mà thẳng tiến. Tôi chợt hiểu, quy hoạch thì quy hoạch nhưng vẫn có những ngóc ngách, con đường, lối thoát nằm ngoài mà chỉ người trong cuộc mới biết.
Vừa rồi hồi tháng 2, theo bước 1 (giai đoạn 1) tính tới năm 2020, người ta xoa tay thông báo đã làm xong chặng này, đã gộp hoặc chuyển thành tạp chí 19 tờ báo. Chẳng hạn gộp tờ Thời trang trẻ vào báo Thanh niên, nhập tờ Hoa học trò vào báo Tiền phong, chuyển những tờ báo điện tử của đoàn thể, tổ chức hội này nọ như Năng lượng mới, Đời sống pháp luật, Một thế giới… thành tạp chí.
Thực ra, phần lớn sự đổi thay ấy họ (nhà nước) chỉ làm cho có, đánh bùn sang ao, rốt cục cũng chỉ như cuộc cách mạng ở làng Mùi bên Tàu. Tôi cam đoan, cứ kiểu cách rình rang này, rồi vẫn thế thôi. Nếu đã muốn thực sự làm cuộc cách mạng với báo chí nước nhà, đâu cần phải ra rả “cuộc kháng chiến của ta có 3 giai đoạn, giai đoạn phòng ngự, giai đoạn cầm cự, giai đoạn tổng phản công”.
Cái quyết định 362/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 do ông thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký đã vẽ ra bức tranh rất rườm rà, cải lương, chẳng hạn: “Riêng trung ương đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đến hết năm 2020 sắp xếp còn tối đa 3 cơ quan báo; đến năm 2025 hoàn thành việc sắp xếp còn 1 cơ quan báo”.
Rồi các vị chống mắt lên mà xem, có nhập tờ Tiền phong và Thanh niên làm một được, tôi cứ đi bằng đầu. Dẹp được tờ Tuổi trẻ (do cấp địa phương quản lý), có mà tới mục thất…
Vì sao? Nói thẳng ra, nếu họ quy hoạch để nhằm mục đích triệt bớt những tờ báo ăn bám, tiêu tốn ngân sách, những báo lá cải, vô bổ làm băng hoại xã hội, những báo địa phương (cơ quan của đảng bộ…) chỉ vài trăm người đọc, những báo chống lại đất nước, dân tộc, nhân dân… thì việc dẹp, quy hoạch thắt chặt là phải. Chả cần tồn tại những thứ ấy, lại càng không cần chi tiền thuế của dân nuôi những thứ ấy.
Quy hoạch vậy rất đáng hoan nghênh, ủng hộ. Nhưng không, căn vào bản quy hoạch và từng bước thực hiện quy hoạch thì chỉ thấy họ làm cải lương, nửa vời, làm để chứng tỏ quyền lực, ra vẻ ta đây. Mà quy hoạch làm gì, khi gần 900 tờ báo, tạp chí, cơ quan báo đài, truyền thông chỉ răm rắp làm theo cái gậy đe nẹt của trung ương tập quyền. Đã buộc và chấp nhận định hướng, đã tuân chỉ thì đừng nói tới tự do.
Có quy hoạch giời cũng vẫn thừa. Chỉ cần 1 tờ đã là nhiều. Còn đối với nhu cầu, khao khát thông tin đa chiều của dân chúng thì vạn tờ vẫn thiếu. Một khi còn độc quyền thông tin, cấm cản tự do báo chí, có tổ chức quy hoạch trăm lần cũng chả giải quyết được gì. Thừa vẫn thừa, mà thiếu vẫn thiếu.
Không cần quy hoạch. Chỉ cần quản lý báo chí bằng pháp luật. Ai muốn ra báo cứ ra, báo in hoặc báo điện tử đều được. Muốn báo cho báo, muốn tạp chí cho tạp chí, tùy vào khả năng và ý nguyện. Thông tin không hạn chế. Báo của hội nuôi ong nhưng muốn phản ánh tình hình chiến sự Syria hoặc chuyện cách ly ngăn dịch Cô Vít, cứ tha hồ, miễn là tôn trọng sự thật khách quan.
Lấy pháp luật mà điều chỉnh mọi hoạt động của báo chí. Vi phạm thì phạt, đình bản, tước giấy phép. Xây dựng một nền báo chí đa dạng, sinh động, tự do khoe sắc, không có vòng kim cô, chỉ thượng tôn pháp luật. Lẽ dĩ nhiên phải là thứ pháp luật đàng hoàng, tử tế, văn minh, chứ không phải kiểu “mày nói xấu đảng thì tao phạt mày”.
Và điều quan trong là mỗi cơ quan báo chí truyền thông phải tự nuôi sống mình, kể cả báo lẫn đài phát thanh, đài truyền hình. Tuyệt đối không dùng ngân sách nuôi những tờ giấy gói xôi.
Thế thì cần chi quy hoạch. Rởm.
0 notes
Text
Cô Chín Sòng Sơn
Cô Chín Sòng Sơn
Đền Cô Chín Sòng Sơn tại Phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn. Nếu từ Hà Nội về Thanh Hóa thì đền Mẫu Sòng nằm ở bên phải dường thì đền Cô Chín Sòng nằm bên trái. Hai đền chỉ cách nhau khoảng 500 m.
Đền Cô Chín Sòng Sơn là nơi thờ chính của Cô Chín Sòng Sơn và cũng là nơi được coi là thờ chính của  Mẫu Cửu, Chầu Cửu. Do danh tiếng của Cô Chín Sòng Sơn quá lớn ,nên đôi khi chúng ta chỉ nghĩ rằng đây là nơi thờ chính của riêng Cô Chín. Hiện nay, trong cung cấm của Đền Cô là nơi thờ Mẫu Cửu. Còn Chầu Cửu có một cung riêng ở bên tay trái của Cung Cô Chín.
Xem thêm: Thân thế của Thánh Cô trong tứ phủ thánh cô.
Tại sao Đền Cô Chín Sòng Sơn còn được coi là nơi thờ chính của Mẫu Cửu và Chầu Cửu
Cô Chín là hầu cận không chỉ của Mẫu Liễu, mà còn là hầu cận của Mẫu Cửu Trùng, vì thế, Mẫu Cửu được thờ tại cung cấm của Đền Cô Chín Sòng Sơn. Mẫu Cửu tuy không giáng trần, nhưng có một đền thờ riêng tại Đền Mẫu Cửu tại Ninh Sở, Thường Tín, Hà Nội. Đền Mẫu Cửu Ninh Sở được coi là nơi thờ chính của Mẫu, còn Đền Cô Chín Sòng Sơn được coi là nơi thờ chính thứ hai của Mẫu Cửu.
Chầu Cửu là hậu cận của Mẫu Cửu, chuyên biên chép sổ sách. Tương truyền, Chầu giáng hiện tại đất Thanh Hóa, đôi khi giá ngự trong Đền Sòng. Vì vậy, đôi khi người ta cũng gọi là Chầu là Chầu Cửu Đền Sòng. Chính vì vậy, Đền Cô Chín Sòng Sơn được coi là một nơi thờ chính của Chầu Cửu.
Cũng có quan niệm cho rằng bà là Thụy Hoa Công Chúa trên Thiên Cung xuống Đồi Ngang, Phố Cát, kề cận bên Mẫu Liễu.Vì coi là kề cận bên Mẫu Liễu nên Chầu Cửu thường được thờ chính ở những ngôi đền chính của Mẫu như Đền Rồng -Thanh Hóa và Phủ Bóng – Nam Định. Ngoài ra, ở một số đền còn thờ chầu làm Chầu Thủ Đền coi giữ trong bản đền. Chính thế, Đền Cô Chín Sòng Sơn cũng được coi là nơi thờ chính của Chầu Cửu, bởi Chầu Cửu không giáng trần nên không có đền thờ riêng.
Có phải có 2 đền Cô Chín Sòng Sơn ở Sòng Sơn
Tại phía trước Đền Cô Chín Sòng Sơn, nằm ở bên dòng suối có một Đền Cô Chín Sòng Sơn nữa. Đây là ngôi đền nhỏ của một thanh đồng tự xây dựng. Ngôi đền này chỉ mới được xây dựng vào cỡ năm 1993. Ngôi đền này thuộc phần quản lý tư nhân của những người lập gian bán hàng trước cổng đền Cô Chín. Ngôi đền này không được công nhận là di tích lịch sử và không thuộc sự quản lý của nhà nước. Ngôi đền này đã làm nhiều người lầm tưởng đó mới là ngôi đền cổ của Cô Chín Sòng Sơn. Nền ngôi đền cổ ngày xưa chính là ngôi đền hiện nay được xây trên sườn đồi.
Trước đây, Đền Cô nơi đây chỉ là một đền nhỏ, đơn sơ. Sau này, với công đức của khách thập phương và quyết tâm của chính quyền địa phương đền Cô đã được xây dựng khang trang như ngày hôm nay.
Tại sao Cô Chín Sòng còn gọi là Cô Chín Giếng
“Tương truyền Cô Chín Sòng Sơn- chính là Cửu Thiên Huyền Nữ – con gái thứ 9 của Ngọc hoàng Thượng đế. Khi tiên cô Cửu Thiên Huyền Nữ (tức Cô Chín) giáng trần, cô bán nước ở cổng đền Ba Dọi. Ban đầu những kẻ người trần mắt thịt không tin, nghĩ cô là yêu quái nên quở trách, đánh đuổi và tìm mọi cách diệt trừ. Vì tức giận nên cô đã về tâu với thiên đình cho thu giam hồn phách những người này rồi hành cho dở dại dở điên. Chính thế, trong văn của cô có câu: “Làm cho trăm chứng hiểm nghèo. Khi lội dưới suối khi trèo lên cây”.
Với phép thần thông quảng đại lại có biệt tài bói toán. Cô Chín đã phò vua giúp nước bằng cách tiên đoán trận mạc, nhờ đó trăm trận trăm thắng. Với công lao to lớn, vua đã truyền dân lập đền thờ cô. Trước đền lúc đó có đến 9 miệng giếng tự nhiên do đền cô cai quản. Vì thế có câu: Cô Chín quyền cai chín giếng” là vậy. Vậy nên Cô Chín Sòng Sơn còn gọi với tên Cô Chín Giếng. Nghe đâu các giếng này đã bị lấp khi trải qua nhiều thời kỳ lịch sử.
Các tên gọi khác của Cô Chín
Ở một số địa phương đều thờ cô và tôn với các danh khác như Cô Chín Rồng, Cô Chín Suối, Cô Chín Thượng nhưng chính đều là Cô Chín Sòng Sơn được thờ phụng tại đền thờ vọng. Còn có một số nơi thờ Cô Chín Thượng (có thể là Cô Chín Thượng Ngàn hay Cô Chín Thượng Thiên). Theo quan điểm của người viết thì tất cả đều chỉ là Cô Chín Sòng Sơn. Theo quan điểm riêng của người viết: Cô Chín đại điện cho cả ba ngôi Thượng Thiên, Thượng Ngàn và Thoải phủ. Tuy nhiên, người viết cũng chưa biết nơi đâu thờ Cô Chín Thoải.
Về sự tích và sự linh tiêng của đền Cô Chín Sòng Sơn các bạn có thể tham khảo tài liệu dưới đây:
Sự tích về sắc phong của đền Cô Chín Sòng Sơn
Nghe nói, khi nhân dân xây dựng lại đền thì có một người đàn ông ở Hà Nội đến đền và đưa cuốn sắc phong của đền mà không biết tại sao thất lạc đến nhà ông. Đây là cuốn sắc phong của đời vua Lê Cảnh Hưng năm thứ hai, 1780.
Phá đền vì sợ mê tín
Vào những năm 70 của thế kỷ XX, chính quyền đã phá đền để thực hiện công cuộc bài trừ mê tín dị đoan của nhà nước. Ông chủ nhiệm hợp tác xã chỉ huy trực tiếp cuộc phá dỡ. Ông còn lớn tiếng tuyên bố: “Nhiều người bảo đền cô linh thiêng, tôi phá xem có còn linh thiêng hay không”.
Nhưng sau đó gia đình ông luôn gặp những điều không may. Vợ con ông chết gần hết, chỉ còn một cậu con trai, nhưng lơ ngơ, lang thang và nay lưu lạc nơi đâu không biết.
Thân thế:
Theo truyền thuyêt, Cô Chín vốn là một tiên nữ trên Thiên Đình, có một lần vô tình đánh vỡ một chén ngọc nên Ngọc Hoàng giáng xuống hạ giới để theo hầu Mẫu Liễu Hạnh. Khi được giáng trần Cô đã bôn ba bốn phương khắp ngả trời Nam, sau về đến đất Thanh Hóa thấy cảnh lạ vô biên, cô hài lòng liền hội họp thần nữ năm ba bạn cát, lấy gỗ cây sung làm nhà, còn cây si mắc võng. Nhân dân cầu đảo linh ứng liền lập đền thờ. Có lẽ vì vậy, người ta sau này hay dâng Cô Chín võng đào.
Hiện chưa thấy tài liệu nào là cô giáng sinh vào một nhân vật nào trên trần gian. Như vậy thân thế về cô mang tính huyền ảo và như vậy thân thế về Cô nghiêng về phía thiên thần chứ không có hình dáng của nhân thần.
Cô Chín là một thánh cô có nhiều quyền phép. Những người có căn Cô Chín thường có khả năng xem bói, chữa bệnh và gọi hồn. Tuy nhiên, trong khi giáng hầu Cô Chín chỉ hay cho thuốc chữa bệnh.
Cô Chín rất hay ngự đồng. Hết các thanh đồng khi Hầu Thánh đều có hầu giá Cô Chín. Khi giáng hầu Cô Chín thường mặc áo hồng phơn phớt màu đào phai và cô múa quạt tiến Mẫu. Đôi khi Cô cũng múa cờ tiến Vua, cũng có khi cô thêu hoa dệt lụa, rồi lại múa cánh tiên. Ai cầu đảo cô đều sắm sửa lễ vật: Nón đỏ, hài hoa, vòng hồng hay võng đào.
Có lẽ Cô Chín là một Thánh Cô nổi tiếng nhất trong các Thánh Cô nên hầu hết các đền, phủ đều có thờ Cô. Tại các đền phủ, Cô Chín có thể có ban thờ riêng hoặc thờ chung với Cô Bơ hoặc thờ chung trong Cung Tứ Phủ Thánh Cô; hoặc Cô được thờ ở một Lầu Cô riêng biệt.
Hát văn Cô chín:
Gió đưa thoảng ngát hương lan
Trăng soi chín giếng nước vàng long lanh
Hoa đất lạ mệnh án thủy huyền
Đền sòng sơn đất tốt tự nhiên
Cảnh thiên tạo danh truyền Nam Việt
Địa linh nhân kiệt thiên lý lai long
Giếng âm dương leo lẻo nước trong
Thượng lưu để điêu hoa linh thái
Bốn phương đem lại gió mát trăng trong
Thấy cảnh vui Cô Chín hài lòng
Hợp thần tử dăm ba ban cát
Cung cấm quảng ngàn Hằng Nga
Mẫu sai Cô xuống dương gian ngự đồng
Vốn xưa hầu Mẫu Sòng Sơn
Hài hoa hoán ngọc hầu trong lâu đài
Tuổi vừa mười tám đôi mươi
Đôi quạt hầu 36 nan xương
Cô cầm đến quạt Cô lại thương các thanh đồng
Cô Chín quạt cho sóng lặng biển an
Cho trăng sáng tỏ xua tan đám mây mờ
Cô Chín lên trời quạt gió quạt mây
Xuống sông quạt nước
Cô Chín về đây quạt cho các thanh đồng
Gió thu thoảng ngát hương lan
Trăng soi chín giếng nước vàng long lanh
Thanh Hoa sơn thủy hữu tình
Có Cô Chín Giếng anh linh khác thường
Sinh thời hầu cận mẫu vương
Dọn hàng quán mát âm dương núi sòng
Cầm đàn luyện khúc năm cung
Gọi hồn non nước dục lòng thế nhân
Cung thương gió chuyển mây vần
Hồ cầm vọng nguyệt hoa xuân mỉm cười
Sự lòng cố cuốc đầy vơi
Sông thu nước chảy thuyền xuôi ngược dòng
Xế chiều sương tỏa tuyết đông
Công hồ tạm biệt tạ lòng quân vương
Líu lô tiếng vượn gọi bầy
U ơ tiếng dế nỉ non canh trường
Sáng trời gà gáy tan sương
Còn vang khúc nhạc canh trường đầy vơi
Tuy rằng theo mẫu về giời Anh linh
Cô xuất hiện núi đồi Thanh Hoa
Cây xung Cô lấy làm nhà
Cây lan cổ thụ lắm hoa nhiều cành
Đền Cô phong cảnh hữu tình
Đôi bên long hổ đua tranh chầu vào
Linh đường tụ thủy hợp giao.
Xem Thêm: Cô chín là ai ?
Xem thêm tại: Cô Chín Sòng Sơn
0 notes
congnghemang · 6 years ago
Text
Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay, Thứ Năm 24/1/2019
youtube
Chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau: 1- Đức Thánh Cha lên đường đi tham dự Đại hội Giới Trẻ Thế Giới tại Panama ngày 23 tháng 1, 2019. 2- Thông điệp Đức Thánh Cha gửi Cuộc Tụ Tập Tuổi Trẻ bản địa tại Soloy, Panama. 3- Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi sử dụng ứng dụng “Click To Pray”. 4- Đức Thánh Cha bãi bỏ Ủy ban ”Ecclesia Dei” và nhập vào Bộ Giáo Lý Đức Tin. 5- Lần đầu tiên Đức Thánh Cha giải tội cho các tù nhân trẻ trong kỳ Đại hội Giới Trẻ Thế Giới. 6- Ban nhạc rock “The Sun”, với tinh thần Kitô trình diễn tại Panama. 7- Hoa Kỳ có 12,000 người và 34 Giám mục lên đường tham dự Đại hội Giới Trẻ Thế Giới. 8- 11 giáo phận Mễ Tây Cơ bị lừa, 400 bạn trẻ đi tham dự Đại hội Giới Trẻ Thế Giới lang thang ở phi trường. 9- Tội ác lạm dụng tính dục của hàng giáo sĩ làm phương hại đến chứng tá phò sinh của Giáo Hội. 10- Trường Cao Đẳng Hòa Bình Xuân Lộc khai giảng khóa đào tạo Giáo viên Mầm Non, bậc Đại Học.
0 notes
Text
Những bộ phim hành động Nhật Bản hay nhất
New Post has been published on https://wikicachlam.com/nhung-bo-phim-hanh-dong-nhat-ban-hay-nhat/
Những bộ phim hành động Nhật Bản hay nhất
Tumblr media
Nhắc đến phim hành động, khán giả sẽ liên tưởng đến các siêu anh hùng Marvel đấu tranh vì chính nghĩa hay các ông trùm lớn của đất nước tự do – Mỹ. Mặc dù thể loại hành động không phải là thế mạnh của xứ sở hoa anh đào nhưng không vì thế mà kém hấp dẫn, nếu bạn đã từng xem qua hào khí của các samurai thì đừng nên bỏ lỡ những bộ phim hành động Nhật Bản hay nhất dưới đây.
Top những bộ phim hành động Nhật Bản hay nhất
Bảy võ sĩ đạo
Bộ phim nói về nạn đói hoành hành nước Nhật năm 1586, giặc cướp nổi lên nhiều do thiên tai và sự thống trị của phong kiến, người dân trong làng rất hoang mang và lo sợ. Cũng vào thời điểm đó, người dân sắp sửa thu hoạch mùa màng thì càng làm mối lo thêm lớn nên họ quyết định họp toàn thể để quyết định xem là đối với bọn giặc ta nên chống đối hay phục tùng vì người dân biết rõ, khi họ thu hoạch lúa xong cũng là thời điểm bị cướp cái ăn. Trưởng làng uy quyền quyết định sẽ chống trả lại bọn chúng nhưng cả làng đều nhìn nhau mà rằng: Thế ai sẽ là võ sĩ đạo chống lại bọn chúng, giúp đỡ dân làng?
Cuộc chiến sinh tử
Phim lấy bối cảnh trong một thời kỳ đổ nát, khi mà bệnh tật, đói nghèo đang sà vào nước Nhật, Battle Royale ra đời vào năm 2000 của đạo diễn Kinji Fukasaku. Khi ấy tất cả người lớn đều mất lòng tin vào những đứa trẻ, chưa dừng lại ở đó, họ quyết định chọn ra lớp học để đào tạo những đứa trẻ ấy thành sát thủ chuyên nghiệp và máu lạnh. Lớp học 7B được chọn trong hoàn cảnh đó. Bọn trẻ đáng thương tỉnh dậy trên 1 đảo hoang không bóng người, điều đáng sợ không phải khung cảnh xung quanh mà là người thầy của bọn trẻ đã trở thành quái vật đội lốt người, sẵn sàng giết chết học sinh của mình bằng những hình thức khốc liệt, dã man và tàn ác.
Rurouni Kenshin: Kết thúc một huyền thoại
Phim kể về Himura Kenshin là một Samurai trong thời Thiên Hoàng Minh Trị nổi tiếng sử dụng kiếm ngược, anh đã từ bỏ tư cách của một samurai để ngao du giúp đỡ mọi người trong suốt 10 năm. Anh ở lại võ đường của Kaoru, yên bình chưa bao lâu thì kẻ thù lại tìm tới. Lưỡi kiếm của anh sẽ gác vào hay một lần nữa ngập mùi tanh của máu kẻ thù? Kết thúc của series phim này thì The Legend Ends mang đến trải nghiệm gì cho khán giả?
Hiệp sĩ mù
Khi ra mắt bộ phim, nhắc đến kiếm sĩ mù thì không thể không nói đến Zatoichi, một võ sĩ đạo nổi tiếng của lịch sử Nhật Bản. Zatoichi gặp được 2 chị em là Osei và Okinu, hỏi ra thì biết được họ đang truy tìm bọn sát thủ đã giết gia đình họ. Trong trận đấu kịch liệt, cuối cùng Zatoichi cũng đã chiến thắng Hattori- một võ sĩ làm cho cướp đánh đổi tiền chữa trị cho vợ mình. Vậy là cũng đã báo thù cho hai chị em và tiếp tục lật mặt tên đầu đảng khét tiếng, Zatoichi mang lại bình yên cho người dân nơi đây.
Sát Thủ Số 1
Phim nói về Yakuza là một thế giới đầy rẫy những tên tội phạm khét tiếng, Ichi bề ngoài tuy nhát gan nhưng khi bắt tay vào việc mang tên tàn sát thì hắn không ngần ngại và cảm thấy vui sướng. Kakihara cũng là một tên giết người không gớm tay, cuộc chiến giữa 2 anh chàng này không hồi kết. Qua cuộc chiến này sẽ làm rõ hơn bản chất tàn khốc và cực kì bạo lực của thế giới mang tên Yakuza.
Loạn (1985)
Ran là một tác phẩm siêu kinh điển của đạo diễn đại tài Akira Kurosawa, câu chuyện xoay quanh mối quan hệ vua, quân thần, cha con. Tâm lý các nhân vật trong phim thường được đẩy lên cao độ, làm người xem ngạt thở. Hidetora có 3 người con, khi ông trao lại quyền vị cho người con cả thì cuộc chiến tranh đoạt chính thức nổ ra. Đây là bộ phim chiến trận độc đáo thu hút rất nhiều người theo dõi.
Rashomon
Rashomon là một bộ phim tâm lý hành động Nhật Bản của đạo diễn Akira Kurosawa. Người vợ của một võ sĩ đạo bị tên cướp Tajomaru hãm hiếp trong rừng. Sau đó hắn ta giết cô vợ bằng một thanh kiếm đâm xuyên ngực. Từ bốn lời khai của những người trong cuộc và nhân chứng sẽ đưa đẩy người xem vào mê cung phán xét, không biết đâu mới là sự thật. Con người sẽ mãi mãi không thể tìm thấy được sự thật, bởi sự yếu đuối và ích kỷ của chính mình, cốt truyện này được dựa theo truyện ngắn có tên Yabu no naka của nhà văn Atugawa Ryunosuke.
13 sát thủ
Bộ phim được sản xuất bởi Toshiaki Nakazawa chọn bối cảnh nước Nhật giữa thế kỷ 19(1844-1845). Một người đàn ông trung niên tự mổ bụng mình trước tư dinh của lãnh chúa Naritsugu để phản đối các hành vi tàn ác của chế độ trên. Cái chết của ông làm cho cả dòng họ của mình bị xử tử. Tướng Naritsugu, một người hung dữ độc ác,là em trai của Mạc chúa Akashi, người nắm giữ mọi thực quyền ở triều đình Nhật đóng quân tại kinh thành Edo, trên danh nghĩa là để phò tá Thiên hoàng nhưng thật ra là lấn quyền kiểm soát trong hoàng cung. Dòng họ Akashi rất là ngang tàng, gây thù chuốc oán với các gia đình quý tộc khác, trong đó có lãnh chúa Owari.
Yojimbo
Bộ phim lấy bối cảnh Nhật Bản thế kỷ 19, Sanjuro là một võ sĩ lang thang. Khi biết thị trấn bị chia giữa hai băng đảng, ông quyết tâm đánh đổ cả 2 băng đảng này với mong muốn mang lại sự bình yên cho mọi người.
Kagemusha
Bộ phim nói về tên trộm Kagemusha được thoát án tử hình bởi vì giống lãnh chúa Shingen Takeda. Lấy bối cảnh nước Nhật thế kỷ 16, Takeda chiến đấu với hai lãnh chúa khác để giành quyền thống trị cả nước nên hay sử dụng người đóng thế mình trong các trận chiến để tránh nguy hiểm tính mạng. Kagemusha lại rất giống Takeda nên được ưu tiên chọn làm chiến binh đóng thế. Tuy nhiên mọi việc lại thay đổi hoàn toàn khi Takeda bị thương nặng và chết trong khi đang quan sát trận chiến.
Các bạn đã xem được bao nhiêu bộ phim hành động Nhật Bản hay nhấ nêu trên rồi? Chưa xem hết thì nhanh nhanh tranh thủ mở máy lên và xem đi nào, nhớ là phải có bắp rang kế bên nha!
0 notes
daikynguyen · 6 years ago
Text
Sức mạnh thần kỳ của âm nhạc (P.3): Nghe nhạc biết trước họa phúc, tồn vong của quốc gia
“Xem xét âm nhạc một quốc gia, có thể biết trạng thái chính trị của quốc gia đó, cũng có thể biết được nên trị sửa thế nào. Nhạc thái bình thịnh thế, an tường lại vui vẻ, quốc gia đó nhất định chính trị thông đạt, con người hài hòa. Nhạc loạn thế, chứa đầy ai oán và phẫn nộ, quốc gia đó nhất định thực hiện các chính sách ngược lòng người trái đạo trời".
Tiếp theo P.1, P.2
Nghe nhạc biết trước triều Tùy diệt vong, Tùy Dạng Đế bị giết
Trong “Thần tiên thập di” và “Tùy thư – Vạn Bảo Thường truyện” có ghi chép:
Vạn Bảo Thường tư chất thông minh, có tài năng âm nhạc thiên bẩm. Một lần tình cờ được Thần tiên điểm hóa, truyền thụ cho ông phép diễn tấu bát âm sắp bị thất truyền, còn dạy cho ông âm nhạc của các triều đại, đồng thời sửa lại những chỗ sai lầm trong các khúc nhạc. Vạn Bảo Thường được Tiên nhân truyền thụ, từ đó tinh thông tất cả các loại âm nhạc ở nhân gian.
Năm Khai Hoàng thứ nhất, Tùy Văn Đế lệnh cho Bái quốc công Trịnh Dịch thẩm định nhạc luật. Sau này Văn Đế triệu kiến Vạn Bảo Thường, hỏi ông những âm nhạc mà Trịnh Dịch tu sửa có được không. Bảo Thường nói, đó là âm nhạc vong quốc, giai điệu ai oán dâm dật phóng túng, không phải là âm thanh chính phái cao nhã, đồng thời ra sức phản đối sử dụng loại âm nhạc này, xin được dùng thước nước làm thước luật, để điều chỉnh thanh điệu nhạc cụ.
Vạn Bảo Thường cũng sáng tạo ra khúc nhạc mới, nhưng khúc nhạc mới điển nhã, êm đềm, lại không được người đương thời yêu thích, các quan lễ nhạc thái thường đại đa số đều bài xích, phỉ báng nó.
Vạn Bảo Thường đã từng nghe nhạc khúc Thái Thường tự diễn tấu, nghe xong, rơi lệ khóc. Mọi người hỏi tại sao khóc, Vạn Bảo Thường nói: “Tiếng nhạc này bạo ngược lại bi ai, báo trước thiên hạ sắp tới sẽ tự tàn sát lẫn nhau, hơn nữa con người cũng sẽ bị giết gần hết”.
Lúc đó triều Tùy đang ở thời kỳ toàn thịnh, tất cả mọi người đối với lời nói của Vạn Bảo Thường đều cho là không đúng. Không lâu sau, đến năm Đại Nghiệp Tùy Dạng Đế thứ 14, thiên tai họa loạn nổi lên khắp nơi, cuối cùng đã ứng nghiệm dự ngôn của Vạn Bảo Thường.
Sách “Thông điển” có chép:
Trước khi Tùy Dạng Đế tuần du Giang Đô, con trai của nhạc công Vương Lệnh Ngôn từ trong cung trở về nhà, ở bên ngoài nhà dùng đàn tỳ bà gảy khúc “An công tử”. Vương Lệnh Ngôn nghe thấy nét mặt bỗng biến sắc, trong lòng kinh hãi, vội vàng khuyên răn con trai rằng: “Con không nên phò giá đi Giang Đô, khúc nhạc này không có tiếng cung, cung đại diện cho quân chủ, hoàng thượng khẳng định sẽ không trở về”. Sau đó, Tùy Dạng Đế quả nhiên bị giết chết ở Giang Đô.
[caption id="attachment_900849" align="alignnone" width="680"] Tùy Dạng Đế quả nhiên bị giết chết ở Giang Đô, nhà Tùy diệt vong. (Ảnh: youtube.com)[/caption]
Anh trai Đường Huyền Tông nghe nhạc biết trước chiến loạn
Sách “Đường Ngữ lâm” có chép:
Năm Khai Nguyên cuối triều Đường, đô đốc phủ Tây Lương dâng lên khúc nhạc mới, Đường Huyền Tông bèn chiêu đãi các vương thưởng thức. Sau khi khúc nhạc kết thúc, mọi người đều chúc mừng tới tấp, duy có anh trai Đường Huyền Tông là Ninh Vương lặng câm không nói. Huyền Tông hỏi duyên cớ, Ninh Vương trả lời rằng:
“Khúc nhạc này tuy hay, nhưng hạ thần nghe nói, một khúc nhạc bắt đầu bằng âm 'cung', kết thúc bằng âm 'thương', ở giữa là các âm 'giốc', 'chủy', 'vũ' tổ hợp thành, đầu, đuôi đều phải đối ứng cung, thương. Khúc nhạc này, bắt đầu đã rời khỏi điệu cung, ở giữa cũng rất ít dùng âm chủy, mà điệu thương dùng rất tạp loạn, hơn nữa lại có thế tăng cường.
Hạ thần lại nghe nói, trong ngũ âm, ‘cung’ đại diện cho vua, ‘thương’ đại diện cho bề tôi, điệu cung không cường thịnh thì thế lực của vua nhỏ yếu, điệu thương quá mạnh thì bề tôi có dấu hiệu làm loạn phạm thượng. Sự tình hiện hình ở trong âm luật, gieo rắc trong lời ca, mà thấy ở việc con người. Hạ thần sợ rằng có một ngày sẽ có cái họa loạn thần làm loạn ép vua, e rằng bệ hạ có cái nạn lưu lạc, đều được dự báo ở trong khúc nhạc này rồi”.
Hoàng đế Huyền Tông tinh thông âm luật nghe xong trầm ngâm không nói. Sau này, khi loạn An Sử xảy ra, Huyền Tông cuống quýt chạy trốn khỏi Trường An, toàn quốc hỗn loạn, lúc đó mới chứng thực khả năng dự đoán qua âm nhạc của Ninh Vương.
[caption id="attachment_900879" align="alignnone" width="681"] Hoàng đế Huyền Tông trầm ngâm... Sau này đúng như dự đoán của Ninh Vương. (Ảnh: youtube.com)[/caption]
Nghe nhạc biết họa phúc, thịnh suy, tồn vong
Trong “Nhạc ký” ghi chép:
“Xem xét âm nhạc một quốc gia, có thể biết trạng thái chính trị của quốc gia đó, cũng có thể từ đó biết được nên trị sửa thế nào.
Nhạc thái bình thịnh thế, an tường lại vui vẻ, quốc gia đó nhất định chính trị thông đạt, con người hài hòa.
Nhạc loạn thế, chứa đầy ai oán và phẫn nộ, quốc gia đó nhất định thực hiện các chính sách ngược lòng người trái đạo trời.
Nhạc vong quốc, chứa đầy bi ai và ưu tư, bách tính sẽ rơi vào khốn cảnh tuyệt vọng.
Đạo âm thanh, là tương thông với chính trị. Trong ngũ âm, âm 'cung' đại diện cho quân vương, âm 'thương' đại diện cho bề tôi, âm 'giốc' là dân, âm 'chủy' là sự việc, âm 'vũ' là vật.
Quân, thần, dân, sự, vật - năm cái này không loạn, thì sẽ không có âm thanh không hài hòa.
Nếu âm 'cung' loạn, thì tiếng nhạc hoang loạn, quân vương quốc gia này nhất định ngạo mạn phóng túng vô độ.
Âm 'thương' loạn, thì tiếng nhạc khuynh loát, biểu thị quan lại quốc gia này bại hoại.
Thanh 'giốc' loạn, thì tiếng nhạc ưu thương, bách tính ắt oán hận nhiều.
Âm 'chủy' loạn, thì tiếng nhạc bi ai, quốc gia ắt nhiều sự việc không yên ổn.
Tiếng 'vũ' loạn, thì khúc điệu khuynh nguy, biểu thị quốc gia này tài vật kiệt quệ.
Nếu cả 5 âm thanh đều loạn, xâm lăng lẫn nhau, thì gọi là khinh mạn. Quốc gia này cách diệt vong chẳng còn bao xa nữa.
Từ đó có thể thấy, nhạc còn có thể dùng để dự đoán hưng suy tồn vong, họa phúc của một quốc gia, đây cũng là tách ra từ chức năng trị quốc của nhạc mà ra”.
Thời Xuân Thu, một lần Vệ Linh Công đến nước Tấn thăm Tấn Bình Công. Buổi tối, họ ở trong một khách xá thượng đẳng bên bờ sông Bộc Thủy. Vào lúc nửa đêm, Vệ Linh Công đột nhiên nghe thấy âm thanh tiếng đàn, liền hỏi mọi người ở bên có nghe thấy không, mọi người nói không nghe thấy gì cả. Vệ Linh Công bèn triệu Sư Quyên nói:
“Ta nghe thấy tiếng đàn, nhưng hỏi mọi người xung quanh đều nói không nghe thấy, xem ra có lẽ là âm thanh của quỷ thần, ta thuật lại âm thanh ta nghe thấy cho khanh, khanh hãy ghi lại”.
Thế là Vệ Linh Công thuật lại, Sư Quyên đem đàn ra, ghi lại theo miêu tả của Vệ Linh Công, đến khi trời sáng mới ghi lại xong. Sau khi ghi lại xong, Sư Quyên lại luyện tập mấy ngày, luyện tập thành thạo rồi, họ mới đi gặp Tấn Bình Công.
Sau khi đến nước Tấn, Tấn Bình Công mở tiệc rượu khoản đãi họ. Uống rượu đúng lúc đang vui thích, Vệ Linh Công bèn xin được đem khúc nhạc nghe được trên đường đàn cho Tấn Bình Công nghe để góp vui. Tấn Bình Công rất vui, bèn lệnh cho Sư Quyên ngồi bên Sư Khoáng chơi đàn.
Sư Quyên là nhạc sư của Vệ Linh Công, mà Sư Khoáng là nhạc sư của Tấn Bình Công. Khúc nhạc của Sư Quyên vẫn chưa đàn xong, Sư Khoáng bèn vội vàng ngăn lại, ông nói: “Đây là âm thanh vong quốc, không được chơi nữa”.
Tấn Bình Công bèn hỏi Sư Khoáng tại sao. Sư Khoáng nói:
“Khúc đàn cầm này là Sư Diên trước đây sáng tác cho Trụ Vương. Sau khi Võ Vương đánh Trụ, Sư Diên chạy trốn về phía đông, cuối cùng nhảy xuống sông Bộc Thủy. Khúc nhạc này chắc chắn là nghe được ở trên sông Bộc Thủy, người nào nghe thấy khúc đàn cầm này trước thì quốc gia sẽ suy bại”.
Nhưng Tấn Bình Công chẳng để ý, vẫn cứ để Sư Quyên chơi tiếp.
Sau khi nghe, Tấn Bình Công ý còn chưa dứt, bèn hỏi Sư Khoáng: “Trên thế giới này có lẽ không có âm nhạc nào bi thương hơn khúc nhạc này phải không?”.
Sư Khoáng nói: “Có!”.
Tấn Bình Công hỏi Sư Khoáng có thể chơi khúc nhạc đó nghe được không. Sư Khoáng nói: “Đức hạnh của bệ hạ không đủ, không thể nghe khúc nhạc này”.
[caption id="attachment_901063" align="alignnone" width="640"] Tấn Bình Công chưa thỏa mãn tâm ý cứ muốn nghe Sư Khoáng đàn (Ảnh: youtube.com)[/caption]
Tấn Bình Công vẫn khăng khăng ép Sư Khoáng đàn tấu, Sư Khoáng không còn cách nào khác đành phải tấu lên. Vừa mới chơi được một đoạn, liền có 16 con hạc tiên từ trên trời bay xuống, tụ tập trước hành lang; Khi đàn đoạn thứ hai, những con hạc tiên này vươn cổ ra kêu, còn đập đập cánh theo tiếng đàn nhảy múa.
Tấn Bình Công vui lắm, đứng dậy chúc rượu Sư Khoáng, sau đó lại hỏi Sư Khoáng: “Có lẽ không có khúc nhạc nào bi thương hơn khúc vừa rồi nhỉ?” .
Sư Khoáng nói:
“Có, xưa kia, lúc Hoàng Đế triệu tập quỷ Thần đã đàn tấu khúc “Thanh giác”, còn bi thương hơn khúc này, nhưng bệ hạ đức mỏng quá, không xứng được nghe khúc nhạc này, nếu không sẽ gây ra tai họa bại vong”.
Tấn Bình Công nói:
“Ta đã tuổi cao ngần này rồi, còn để ý đến bại vong nữa sao? Ta chỉ thích âm nhạc hay, chỉ muốn được nghe bản nhạc đó”.
Sư Khoáng không còn cách nào khác, lại đàn tấu lên. Đàn hết một đoạn, thì có mây trắng từ phương tây ùn ùn kéo đến. Lại đàn đoạn thứ hai, mưa to gió lốc mù mịt đất trời, ngói trên mái nhà đều bị tốc mái bay hết, mọi người xung quanh sợ quá chạy tán loạn, Tấn Bình Công cũng sợ quá bò trên sàn nhà. Sau đó, nước Tấn liền bị đại hạn 3 năm, cọng cỏ cũng không mọc được.
Trong “Vương Tử niên thập di ký” còn ghi chép câu chuyện của Sư Diên:
“Sư Diên là nhạc sư của triều Thương, nhưng người này thần bí khôn lường, không ai có thể hiểu được ông ta. Ông ta đã từng là nhạc quan thời Hoàng Đế, cũng đã từng là nhạc quan triều Hạ, có thể dự đoán các quốc gia hưng suy tồn vong qua tiếng nhạc của các nước. Triều Thương sắp hưng thịnh, liền ôm nhạc cụ đến phụng sự Thương Thang. Nhưng đến thời Trụ Vương, do Trụ Vương chìm đắm trong thanh sắc, nên đã nhốt giam Sư Diên ở trong âm cung, chuẩn bị dùng hình phạt nướng chết.
Sư Diên ở trong âm cung đàn tấu lên âm nhạc cao nhã, ngục tốt coi tù liền bực mình nói: “Đây là những khúc nhạc cổ lỗ từ xưa rồi, không phải là nhạc mà chúng tôi thích nghe”.
Thế là Sư Diên lại đàn âm nhạc dâm mê, diễn tả hoan lạc thâu đêm, bọn coi ngục nghe, thần hồn nổi sóng, mê mất tâm trí, Sư Diên bèn thừa cơ trốn thoát. Trên đường chạy trốn, Sư Diên nghe nói Chu Võ Vương muốn xuất binh đánh Trụ, thế là ông ta trong khi đi qua sông Bộc Thủy trầm mình xuống sông mất tích”.
Theo Minh Huệ Net Triêu Lộ
from Đại Kỷ Nguyên - Feed - https://ift.tt/2o3lcaR via https://ift.tt/2o3lcaR https://www.dkn.tv
0 notes
ngokchie0601-blog · 6 years ago
Text
Ngày 1/6/2018
hôm nay mình viết nhật kí trong 1 không gian khác hơn bình thường. mình đang trong phòng ngủ của mình, rất muộn, bật đèn tinh dầu, Bôn đang thở phì phò bên cạnh mà đang cắn cái rẻ lau chân, và ngoài trời đang mưa khá nặng hạt. Thực sự mình đang ko mốn viết 1 tí nào, mình buồn ngủ, và mệt, và chẳng muốn viết gì cả hừ hừ, thôi mình sẽ cố gắng hết sức để viết nhé.
Buổi sáng mình bị khách bỏ bom, nên lang thang ở Bitexco, vừa mất tiền đi oto 2 lượt, vì mất tiền mua nước và bánh ngọt. Dạo này ko biết là do súc khoẻ của mình kém đi, hay lâu mình chưa đi oto, mà mình ngồi oto có 1 tí mà mệt dã man, người đơ đơ luôn, buổi chiều cũng ko có gì đăc sắc. Mình định mai sẽ đến coong ty làm thêm 1 ít việc nữa. Mình cũng đã quyết tâm đi ctập yoga được thêm 1 buôir nữa, tổng cộng tuần này được 2 buổi thôi nè, cũng được, mình khá thích, mình đặc biệt enjoy việc lúc hoàn thành xong buổi tập và được nằm nghỉ thư giãn, mình rất thích lúc đấy, được tha thẩn đầu óc nghĩ về mọi chuyện linh tinh, hoặc ko nghĩ gì, chỉ tập trung vào hơi thở. và hôm nay mình đã phải cố gắng để không khóc, thật ra mình đã khóc. Tối đi xem phim Nhắm mắt tới mùa hè, phim khá hay mình khá thích phim này đấy, mình thấy phim nhẹ nhàng và hợp với style của mình, dù không có gfi quá đặc sắc. và mình lại khóc, có thể mình sắp bị nên tâm trạng bị bối rối và dễ buồn bã tủi thân hơn. Mình đã 1 lần nữa, sau rất lâu rồi, lại nhói tim lên, và nhớ Hoàng kinh khủng, lay lắt, trong 1 khoảng khắc lúc xem phim, nhưng mình cũng đã kìm chế để ko khóc quá nhiều, mình đã tự hứa với bản thân là lúc về nhà ngủ trước ngủ sẽ ôm Bôn hoặc gối và khóc thật nhiều thật đã.
lúc nghỉ ngơi, hình ảnh của Hà Nội lấp loáng trong đầu mình, mình nhớ Hà Nội lay lắt, mình nhớ những con phố, nhớ dọc Trần Hưng Đạo có cửa hàng phở trộn 2 chị em thường dừng lại mua, Bôn chạy tung tăng trên vỉa hè đái ỉa bậy bã rồi nghịch xương, mình nhớ Yết Kiêu Bôn cũng hay nhảy xuống tè bậy, và lần mình và Hoàng cãi nhau ỏm tỏi lúc đi trên Yết Kiêu. Nhớ cô Vân và quán trà đá nhỏ ở Lý Thường Kiệt, nơi mình và Hoàng có 1 vài lần đến với nhau, và 1 lần mình và bạn ấy giận dỗi nhau, bạn ấy giảng hoà, và mình ép Hoàng hôn em đi hì hì. Mình nhớ HN, nhớ Hoàng, nhớ về quãng thời gian bên nhau, hững kỉ niệm vui có buồn có, minh hôm qua còn nghĩ sẽ quên được Hoàng, mà chưa hẳn.
0 notes
umovestore · 7 years ago
Text
HOA VÀNG TRÊN CỎ XANH - PHÚ YÊN
"Hãy đi theo dấu hoa vàng , chúng ta sẽ thấy công chúa", cậu em Tường đáng yêu luôn nghĩ mình sẽ là phò mã với cậu bạn thân là anh chàng Cóc Tía đã nói vậy với anh mình. Tôi tin lời, cũng từ Ghềnh đá đĩa, đi theo dấu hoa vàng trên cỏ xanh để lang thang đến bãi Xép nơi quay phim, hi vọng thấy công chúa Đinh Ngọc Diệp đang mặc bikini tắm biển, Victor Vũ bận quay phim để mình làm "phò mã" một phen.
Toàn cảnh Bãi Xép ở độ cao 500m
Bãi Xép nằm cạnh một ngọn núi sát biển, khu vực này trước đây có núi lửa nên bãi đá ở dưới đen sẫm màu nham thạch. Ngọn núi hiện tại chỉ có cỏ xanh, không có hoa vàng vì phải đến tháng 10 mới là mùa hoa nở , nhưng ngập tràn xương rồng và những chú bò hiền lành thẩn thơ gặm cỏ . Thay vì chơi diều như bé Mận, bé Thiều, bé Tường thì cả đoàn Phiêu Lưu chúng tôi tung tăng chơi Flycam với “đạo diễn Phạm Cường”.
Mảnh đất "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh"
Nước biển Phú Yên thật đặc biệt, tôi ngâm mình trong làn nước mát lạnh và có cảm giác các đốt xương của mình bị hút xuống mặt nước . " Do Titan đó anh ạ" Vũ vừa nói vừa múc một nắm cát vừa chỉ vào những hạt li ti màu đen , đó chính là Titan sa khoáng, tập trung nhiều ở các vùng có núi lửa như ở Phú Yên.
Bãi Xép nhìn từ hướng Biển
Titan được phát hiện ra ở Anh bởi William Gregor vào năm 1791. Nguyên tố được phát hiện lại một cách độc lập nhiều năm sau bởi nhà hóa học người Đức Martin Heinrich Klaproth trong quặng rutil. Klaproth xác nhận nó là nguyên tố mới vào năm 1795 và đặt tên cho nó là Titan. Trong thần thoại Hy Lạp, những thần khổng lồ Titan (tiếng Hy Lạp: Τιτάν, số nhiều Τιτάνες) là một nhóm các vị thần đầy sức mạnh thống trị suốt thời gian huyền thoại trước khi mười hai vị thần trên đỉnh Olympus chiếm vị trí tối cao. Các thần khổng lồ Titans khởi thủy bao gồm 12 người gắn liền với rất nhiều khái niệm như đại dương, trí nhớ, tầm nhìn và quy luật tự nhiên. Các thần khổng lồ Titan cuối cùng lại bị các vị thần trên đỉnh Olympus, dẫn đầu là Zeus, soán ngôi trong Titanomachy ("Cuộc chiến với các thần khổng lồ Titan"), và rất nhiều người trong số họ đã bị cầm tù tại Tartarus (Ταρταρος), tận cùng của địa ngục. Phim về chủ đề này các bạn có thể xem ở đây :
Bò được chăn thả trên Bãi Xép
Những chú bò gặm cỏ hiền lành
Xương rồng mọc trên Bãi Xép
Một bông hoa trên cỏ xanh Phiêu Lưu chụp được tại phim trường
"Nếu không có bộ phim Hoa vàng trên cỏ xanh giờ đã trở thành tên vùng đất Phú Yên, có khả năng chính bãi Xép này cũng trở thành một điểm khai thác Titan chứ không phải là một điểm du lịch như bây giờ anh ạ " Vũ trầm ngâm khi nói về nạn khai thác titan bừa bãi để bán và đã để lại những hậu quả môi trường nghiêm trọng khi xuất thô chủ yếu sang Trung quốc với giá rẻ mạt, và tự nhiên Phiêu Lưu tôi lại nảy ra vài vần thơ con cóc :) sau khi nghĩ rằng chúng tôi đã tìm thấy công chúa, và mong nàng mãi mãi ngủ ngoan trên mảnh đất này , đừng bị những anh chàng hám titan đánh thức dậy
Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh Nơi titan nằm trong cát hiền lành Những chú bò thẩn thơ chiều gặm cỏ Ước gì Phú Yên mãi mãi xanh
0 notes
gianhovn · 7 years ago
Text
Du lịch Ninh Bình nhất định phải check-in cho bằng hết 19 điểm đến này
Cách thủ đô Hà Nội náo nhiệt không xa, nhưng Ninh Bình luôn mang đến cho du khách một cảm giác bình yên và nhẹ nhàng đến kỳ lạ.
Du lịch Ninh Bình nhất định phải check-in cho bằng hết 19 điểm đến này
Ngôi làng thổ dân
Khu vực phim trường Kong: Skull Island được dựng lại nằm trong khu quần thể sinh thái Tràng An – Ninh Bình. Để vào tới làng bạn sẽ phải đi qua một đảo nhỏ, rồi một loạt những ngôi chùa sẽ thấy có tấm bảng ghi lối vào phim trường. Leo lên tầm trăm bậc thang là bạn sẽ vào tới khu trưng bày – nơi có dựng lại chiếc tàu của đoàn thám hiểm mô phỏng như trong phim. Đi qua thuyền là tới làng thổ dân rồi đấy!
Ảnh:@peee.kayy
Làng thổ dân được phục dựng lại ở Ninh Bình gồm khoảng 40 túp lều được dựng bằng tre nứa. Tất cả nằm trên nền đất khá rộng. Chúng được dựng xen kẽ nhau ở 2 bên, ở giữa là con đường đá.
Ảnh:@phanh1297
Một điều đặc biệt nữa là rất nhiều người dân địa phương đã hoá trang giống hệt như các thổ dân trong phim, từ khuôn mặt cho tới trang phục và ngồi trong các túp lều. Thế nên du khách tới tham quan cứ có cảm giác như đang sống… trong phim vậy!
Hang Múa
Hang Múa nằm dưới chân núi Múa, trong quần thể khu du lịch sinh thái thuộc địa phận thôn Khê Đầu Hạ, xã Ninh Xuân, Hoa Lư, Ninh Bình. Khi đến với Hang Múa các bạn sẽ được thử sức dẻo dai của mình khi leo lên đỉnh núi thông qua 486 bậc thang đá, và từ đỉnh núi chúng ta có thể chiêm ngưỡng được toàn bộ vẻ đẹp của khu vực Tam Cốc với những cánh đồng lúa bạt ngàn, xanh mướt.
Ảnh:@carissanguyen
Giữa trung tâm của di tích là hồ nhân tạo lớn màu xanh cổ kính rêu phong. Không gian vô cùng thoáng đẹp bởi cây xanh rợp bóng. Những bậc đá trắng phau dẫn lên đỉnh núi như con đường lên chốn thần tiên.
Ảnh: Mộng Kha
Trên đỉnh núi được đặt một tượng Quan Thế Âm Bồ Tát hướng mắt xuống vùng đất cố đô xưa. Với vẻ yên bình và một tầm mắt nhìn bao quát cả một vùng đất Hoa Lư rộng lớn, hẳn không ít người kiềm được lòng mà vỡ òa trong những câu nói xuýt xoa.
Từ quốc lộ 1A hướng vào thành phố Ninh Bình, các bạn sẽ rẽ trái vào khu danh thắng Tràng An hoặc Bích Động men theo đường tỉnh 491C sẽ đến được Hang Múa.
Đầm Vân Long
Không chỉ là khu bảo tồn thiên nhiên, vùng đất ngập nước Vân Long còn là nơi có cảnh quan hấp dẫn. Vân Long được mệnh danh là “vịnh không sóng” vì khi đi trên thuyền trên đầm, du khách sẽ thấy mặt nước phẳng như một tấm gương khổng lồ. Bức tranh thuỷ mặc phản chiếu rõ từng nét tạc mạnh mẽ của những khối núi đá vôi mang hình dáng đúng với tên gọi như núi Mèo Cào, núi Mâm Xôi, núi Hòm Sách, núi Đá Bàn, núi Nghiên, núi Mồ Côi, núi Cô Tiên.
Ảnh:@_blueautumn_
Ảnh:@lan.jun22
Động Am Tiên 
Động Am Tiên nằm trong quần thể di tích cố đô Hoa Lư, thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, cách trung tâm thành phố khoảng 10 km. Động Am Tiên được bao quanh 4 bề là núi, tạo ra một thế giới riêng biệt. Phong cảnh nơi đây hùng vĩ, nên thơ nhưng ám một màu u buồn, huyền bí như còn lưu dấn ấn tàn dư của pháp trường năm xưa.
Ảnh:@huonghoang.oct
Ảnh:@huongg_ly
Để vào được động, sau khi qua cổng, bạn phải đi xuống một lối đi bên phía tay trái, cạnh hồ nước rộng được thả sen, súng, cá rô Tổng Trường và rùa. Nước ở đây đặc biệt trong xanh, có thể nhìn thấy tận đáy với nhiều rong rêu.
Tam Cốc
Tam Cốc nằm ở xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, Ninh Bình, nơi đây còn được ưu ái gọi là “vịnh Hạ Long trên cạn” hay “Nam thiên đệ nhị động”. Tam Cốc, có nghĩa là “ba hang”, gồm hang Cả, hang Hai và hang Ba. Cả ba hang đều được tạo thành bởi dòng sông Ngô Đồng đâm xuyên qua núi.
Ảnh:@leduc.anhthu
Ảnh:@travelasia.fairyland
Cũng giống như Tràng An, để đi tham quan Tam Cốc, du khách phải đi bằng thuyền, xuôi theo dòng sông Ngô Đồng thơ mộng, nước trong vắt tới đấy để chiêm ngưỡng lần lượt 3 hang. Khung cảnh Tam Cốc nổi bật bởi sự kết hợp hài hòa của đá và nước. Các ngọn núi với ở đây mang những hình thù đa dạng, nối tiếp nhau, ngọn này đến ngọn khác.
Thung Nắng 
Thung Nắng là một địa danh du lịch thuộc thôn Đam Khê, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, Ninh Bình. Đây là một quần thể di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh đẹp, hoang sơ, hội tụ nhiều yếu tố tài nguyên du lịch như: du lịch tâm linh, du lịch sinh thái, leo núi…
Ảnh:@justinle8x
Đường vào Thung Nắng phải đi bằng thuyền khoảng 3 km. Từ bến đò Thạch Bích (Khu du lịch Tam Cốc – Bích Động), hoà mình trong không gian rộng lớn của thung lũng đầy nắng đúng như tên gọi của nó, du khách sẽ có cảm giác như được hoà mình vào vũ trụ bao la, được hưởng bầu không khí trong lành yên tĩnh.
Ảnh:@thanh.ly.ly
Ở những khoảng đồng trống trên đường vào thung thấp thoáng mái nhà dân yên ả, thanh bình. Giữa đường vào còn có ngôi đền Vối cổ kính, hàng trăm năm tuổi với kiến trúc đá được trạm khắc công phu, tinh tế.
Chùa Bái Đính
Chùa Bái Đính nằm trong Quần thể Danh thắng Tràng An, cách thành phố Ninh Bình khoảng 15 km, nằm ở phía Tây khu di tích lịch sử cố đô Hoa Lư, là ngôi chùa lớn nhất Việt Nam, được biết đến với nhiều kỷ lục như tượng Phật bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á, chuông đồng lớn nhất Đông Nam Á, hành lang có nhiều tượng Phật nhất…
Tại đây có hàng trăm bức tượng La Hán được đặt dọc theo lối đi vào và ra khỏi chùa. Khi đi ngang qua mỗi bức tượng, nhiều người thường dùng tay chạm vào để mong cầu những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Chùa có các điểm tham quan chính như: cổng Tam Quan, tháp chuông, các điện Quan Âm, Pháp Chủ, Tam Thế. Để đến một điểm tham quan, bạn phải đi qua một đoạn đường khá dài, đa số là các bậc thang. Điều này như một cách để thể hiện lòng kiên nhẫn và tâm nguyện được đặt chân đến chốn thanh tịnh của con người.
Ảnh: Mộng Kha
Chùa Bái Đính mở cửa từ 6h sáng tất cả các ngày trong tuần và thường đóng cửa lúc 21h tối, khi khách vãn hoàn toàn. An ninh tại khu vực chùa Bái Đính khá tốt và trật tự, sạch sẽ. Tuy vậy, du khách vẫn nên lưu ý bảo quản tài sản cá nhân và không vứt rác bừa bãi.
Tràng An
Tràng An là một trong những khu du lịch nổi tiếng nhất của Ninh Bình hiện nay. Phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, tuyệt đẹp của Tràng An đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên và di sản văn hóa thế giới. Khung cảnh nơi đây được tạo nên từ dòng sông chạy uốn lượn qua các dãy núi đá vôi, tạo thành vô vàn những hang động tự nhiên huyền ảo, kỳ bí.
Ảnh: Mộng Kha
Ảnh: Mộng Kha
Bích Động
Bích Động nằm cách bến Tam Cốc 2 km, có nghĩa là “động xanh”, là tên do tể tướng Nguyễn Nghiễm, thân phụ của đại thi hào Nguyễn Du đặt cho động năm 1773. Phía trước động là một nhánh sông Ngô Đồng uốn lượn bên sườn núi, bên kia sông là cánh đồng lúa.
Ảnh:@camillerou
Vườn quốc gia Cúc Phương
Vườn quốc gia Cúc Phương là một địa điểm du lịch nổi tiếng về sinh thái, môi trường. Cúc Phương thu hút khoảng vài trăm nghìn lượt khách hàng năm. Du khách đến đây để khám phá hệ động thực vật phong phú, chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên đẹp, tham gia các chương trình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, lửa trại, mạo hiểm, nghiên cứu và văn hóa lịch sử. Trung tâm vườn đặt tại xã Cúc Phương, Nho Quan, Ninh Bình.
Ảnh:@victoriaxamaral
Ảnh:@lienlocoseyo
Nhà thờ đá Phát Diệm
Trong khuôn viên rừng có một số tuyến điểm du lịch sau: Động Người Xưa, hang Con Moong, động Trăng Khuyết, động Sơn Cung, động Phò Mã, động Thủy Tiên, đỉnh mây bạc, hồ Yên Quang, động Phò Mã …
Ảnh:@cua288
Ảnh:@hionmee
Nhà thờ chính tòa Phát Diệm (thường gọi là Nhà thờ đá Phát Diệm) là một quần thể nhà thờ Công giáo rộng khoảng 22 ha, nằm tại thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Nhà thờ đá Phát Diệm được báo chí đánh giá là một trong những nhà thờ đẹp nhất Việt Nam, được ví như “kinh đô công giáo” của Việt Nam.
Vườn Chim Thung Nham
Vườn Chim Thung Nham nằm ở xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, là một trong những điểm du lịch hội tụ đầy đủ các yếu tố văn hóa, tâm linh, cảnh quan và đa dạng sinh học. Bên cạnh cảm giác thú vị khi ngồi trên thuyền, chiêm ngưỡng khu đầm, du khách còn được khám phá cuộc sống hoang dã của gần 40 loài chim với khoảng 50 ngàn con.
Ảnh: vuonchimthungnham.com
Động Thiên Hà
Động Thiên Hà nằm ở xã Sơn Hà, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Động nằm ẩn mình trong dải núi Tướng, một ngọn núi thuộc dãy Tràng An. Núi Tướng được xem như một vọng gác tiền tiêu bảo vệ thành Hoa Lư thời vua Đinh Tiên Hoàng và vua Lê Đại Hành. Để khám phá động Thiên Hà, du khách sẽ di chuyển từ bản Mường Thổ Hà, xã Sơn Hà đi theo dòng kênh nhỏ có chiều dài chừng 1 km thuộc hệ thống sông Bến Đang, sau đó tiếp tục bộ hành trên con đường đá dài 500 m ven chân núi Tướng để tới cửa động.
Ảnh:@dihimi
Cố đô Hoa Lư
Cố đô Hoa Lư là quần thể di tích quốc gia đặc biệt quan trọng đồng thời là 1 trong 4 vùng lõi của quần thể di sản thế giới Tràng An. Khu di tích lịch sử Cố đô Hoa Lư hiện nay có diện tích quy hoạch 13,87 km² thuộc tỉnh Ninh Bình. Với bề dày thời gian hơn 1000 năm, Cố đô Hoa Lư là nơi lưu trữ các di tích lịch sử qua nhiều thời đại.
Ảnh:@_bo0ng_bong
Ảnh:@macy_truong
Đền Thái Vi 
Đền Thái Vi ở thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư thờ vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông… Tương truyền đền Thái Vi được xây dựng trên nền cung điện của hành cung Vũ Lâm của các vua Trần. Cứ 3 năm một lần vào các năm Tí, Ngọ, Mão, Dậu, đền Thái Vi tổ chức lễ hội trong 3 ngày từ 14-16/3 (Âm lịch) thu hút rất nhiều du khách thập phương.
Ảnh:@virgo7717
Cồn nổi ven biển Kim Sơn
Bãi Ngang hay còn gọi là cồn nổi ven biển Kim Sơn được UNESCO công nhận là khu dự tr�� sinh quyển thế giới. Khu vực có khoảng 200 loài chim, trong đó có gần 60 loài chim di cư, hơn 50 loài chim nước. Nhiều loài quý hiếm được ghi trong sách đỏ thế giới như cò thìa, mòng bể, rẽ mỏ thìa, cò trắng bắc… Hiện nay, còn ít du khách biết đến địa danh này.
Ảnh: Dulichninhbinh365 .
Hồ Đồng Chương
Hồ Đồng Chương là một hồ nước ngọt thiên nhiên nằm ở huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Hồ nằm uốn lượn quanh các vạt đồi thông và có chu vi gần 8 km. Xung quanh hồ là những vạt đồi thông soi bóng tạo nên một không gian trong lành và thơ mộng giữa núi rừng đại ngàn.
Ảnh: Đỗ Kiên.
Ninh Binh Valley Homestay
Ninh Binh Valley Homestay là một nơi lý tưởng với những du khách yêu thích vẻ đẹp gần gũi với thiên nhiên. Homestay được xây dựng trong một thung lũng rộng lớn của vùng quê yên bình của huyện Hoa Lư, xung quanh homestay là nước và núi nên mỗi buổi chiều về bạn có thể ngắm mặt trời lặn dần xuống dưới những ngọn núi. Ngồi tại những căn nhà tre bạn cũng sẽ thấy những con cò trắng trở về thung lũng tìm chỗ ngủ.
Ảnh:@andreavmiranda
Ảnh:@marin_seo
Các bungalow ở đây đều được thiết kế với những vật liệu gần gũi với thiên nhiên và thân thiện với môi trường như gỗ, tre, mái lá… mát vào mùa hè và ấm vào mùa đông. Ở bất kỳ vị trí nào của homestay, bạn cũng có thể phóng tầm nhìn ra thiên nhiên xanh mướt. Đây chắc chắn sẽ là trải nghiệm khó quên của bất kỳ vị khách nào khi ở lại đây.
Chezbeo Valley Bungalows
Nếu đã quá ngán những resort, khu nghỉ dưỡng view biển mát rượi tràn ngập ánh nắng, và muốn tìm một nơi nào đó thật bình dị, đơn giản và tịnh tâm, thì hãy thử ghé Chezbeo Valley Bungalows, nơi mà chắc hẳn bạn sẽ có cảm giác như ở nhà, và lòng bình yên đến lạ khi mỗi sáng thức dậy với trước mắt là không gian thiên nhiên xanh mướt.
Ảnh: Hoàng Tuấn Anh
Chezbeo là một homestay nằm trong làng Khả Lương, Hoa Lư, Ninh Bình, rất gần Tam Cốc, Bích Động. Từ Hà Nội, bạn có thể đi xe máy để đến địa điểm này, sau đó tham quan các danh thắng nổi tiếng ở Ninh Bình cũng rất tiện.
Ảnh:@linhtra_n
Chezbeo đặc biệt thu hút dân phượt ngay cái nhìn đầu tiên bởi thiết kế hoàn toàn khác biệt. Thay vì ở trong những căn nhà kiên cố thì bạn sẽ có cảm giác “ở ẩn” trong những căn chòi lợp lá tranh giữa không gian một bên là núi rừng, một bên là sông nước.
IVIVU.COM GỢI Ý MỘT SỐ KHÁCH SẠN NINH BÌNH GIÁ TỐT
1. Khách sạn Vissai Ninh Bình 
2. Resort Emeralda Ninh Bình 
3. Thanh Binh Hotel 
IVIVU.COM GỢI Ý MỘT SỐ TOUR DU LỊCH NINH BÌNH GIÁ TỐT
1. Tour Miền Bắc 4N3Đ: Hà Nội – Hạ Long – Ninh Bình
2. Tour Miền Bắc 6N5: Hà Nội – Sapa – Hạ Long – Ninh Bình
Theo iVIVU.com
Xem thêm các bài viết:
Đến Tràng An check-in ở ‘ngôi làng thổ dân’ tại phim trường Kong Skull Island
Bướm rừng lộng lẫy ở Vườn quốc gia Cúc Phương
Chiêm ngưỡng chùa Bích Động, nam thiên đệ nhị động của Ninh Bình
***
Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com
iVIVU.com July 21, 2017
Đánh giá bài viết này
(1 votes, average: 5.00 out of 5)
Du lịch Ninh Bình nhất định phải check-in cho bằng hết 19 điểm đến này
Bởi 1
Loading…
Xem khuyến mãi Nguồn:
0 notes