Tumgik
#bà bầu 12 tuần bị đau lưng
Text
Cách giảm đau lưng khi mang thai 12 tuần hiệu quả
Đau lưng khi mang thai khiến mẹ bầu gặp không ít phiền toái, thậm chí là ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hàng ngày. Bài viết này sẽ lý giải nguyên nhân khiến mẹ bầu đau lưng 12 tuần và gửi đến mẹ một số bí quyết giúp giảm đau lưng khi mang thai để thai phụ được thoải mái hơn.
Xem thêm: loại sắt nào không gây táo bón
Bà bầu 12 tuần đau lưng là do đâu?
Các nguyên nhân gây ra tình trạng đau lưng có thể kể đến như:
Thừa cân khi mang thai: Mẹ bầu thừa cân có nguy cơ bị đau lưng hơn so với người có cân nặng chuẩn, do cột sống của mẹ không chịu được sức nặng của toàn bộ cơ thể và sức nặng của thai nhi ngày một lớn. Cơ bụng yếu: Cơ bụng yếu khiến mẹ bầu bị đau lưng 3 tháng đầu, do cơ bụng hỗ trợ cột sống, và khi cơ bụng yếu thì áp lực lên cột sống, cơ, khớp, dâu chằng ở lưng gia tăng và gây đau nhức. Thay đổi nội tiết tố: Cơ thể mẹ tự động tiết ra hormone relaxin khi mang thai giúp cho cổ tử cung và cơ xương chậu thư giãn, giúp quá trình chuyển dạ suôn sẻ. Tuy nhiên tác động của hormone relaxin khiến cho dây chằng và khớp giãn ra làm cho mẹ bị đau lưng và mệt mỏi. Do thay đổi trọng tâm cơ thể: Thai nhi càng phát triển lớn thì trọng tâm người mẹ sẽ càng nghiêng về phía trước và dễ bị ngã, để duy trì cân bằng thì cột sống và các bộ phận khác sẽ cố gắng tự điều chỉnh, tạo áp lực cho lưng và xương khớp lân cận, gây ra tình trạng bị đau lưng. Nguyên nhân khác: Một số nguyên nhân khác khiến cho bà bầu 12 tuần bị đau lưng còn có mẹ bầu đa thai, mẹ đứng hay ngồi sai tư thế trong thời gian dài hoặc chế độ dinh dưỡng không lành mạnh, ăn uống thiếu chất..
Xem thêm: vitamin tổng hợp cho bà bầu uống tối được không
Cách giảm đau lưng khi mang thai 12 tuần hiệu quả
Bầu 3 tháng đầu bị đau lưng mặc dù không nguy hiểm nhưng ít nhiều khiến các mẹ khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt. Khi đó, mẹ có thể áp dụng những cách dưới đây để giảm đau nhanh chóng và đảm bảo an toàn nhé:
Massage giảm cơn đau nhức
Massage là một trong những biện pháp hữu hiệu để giúp làm giảm các cơn đau lưng suốt thai kỳ. Mẹ có thể nằm nghiêng hay ngồi, sau đó nhờ người thân massage từ gáy, xoa bóp nhẹ nhàng xuống tới hông và quay ngược trở lại vùng vai, kéo dọc cơ thể tỏa ra hai bên mạn sườn để giảm đau mỏi.
Thực hiện tập luyện thể thao nhẹ nhàng
Thực hiện thói quen vận động mỗi ngày với các bài tập thể thao nhẹ nhàng như bơi lội, đi bộ, pilate hay yoga để tăng sức co giãn tại vùng cơ lưng, cơ xương chậu, kích thích tuần hoàn máu ở lưng và hỗ trợ giảm đau mỏi lưng hiệu quả hơn.
Chế độ dinh dưỡng đủ chất
Chế độ dinh dưỡng không đủ chất, thiếu canxi và các vi chất quan trọng khác cũng có thể là nguyên nhân khiến cho mẹ bị đau lưng, đau nhức các bộ phận trên cơ thể. Do đó, mẹ bầu cần chú ý kết hợp một chế độ dinh dưỡng đa dạng với các thực phẩm lành mạnh và đừng quên bổ sung các viên uống, nhất là nhất là sắt và các loại canxi hữu cơ cho bà bầu. Đây là bộ đôi vi chất rất quan trọng cần tăng cường trong suốt các giai đoạn bầu bí và cả sau sinh.
Xem thêm: canxi không gây táo bón cho bà bầu
Đau lưng khi mang thai mặc dù xuất hiện ở hầu hết mẹ bầu, đặc biệt là các bà bầu bị đau lưng 3 tháng đầu, nhưng bạn không nên chủ quan. Thay vào đó, những bà bầu bị đau lưng nên tích cực nghỉ ngơi, thư giãn và đến ngay cơ sở y tế gần nhất nếu cơn đau có kèm theo các triệu chứng bất thường khác.
0 notes
Bạn có nên mang thai khi đang bị thoát vị đĩa đệm?
“Bị thoát vị đĩa đệm có mang thai được không” là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Cũng có khá nhiều luồng ý kiến khác nhau về vấn đề này. Cùng tìm hiểu nhé.
Xem thêm: bầu 12 tuần nên uống thuốc gì
Thoát vị đĩa đệm có ảnh hưởng đến mang thai không?
Các bác sĩ cho biết, thoát vị đĩa đệm không ảnh hưởng tới khả năng sinh sản, người bị thoát vị đĩa đệm có thể mang thai và sinh con bình thường mà không cần lo lắng tới vấn đề di truyền hay sức khỏe của em bé khi chào đời.
Dù vậy, quá trình mang thai sẽ gây áp lực lên cột sống và các đĩa đệm, có thể khiến cho các cơn đau nghiêm trọng hơn. Hoạt động sinh nở cũng có thể làm tăng nguy cơ gặp các biến chứng bị thoát vị đĩa đệm và ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh. Dù hiếm xảy ra, thai phụ có sức khỏe yếu có thể làm tăng nguy cơ bị sinh non hay sinh con có sức khỏe yếu.
Do đó, để xác định bị thoát vị đĩa đệm có mang thai được không, người bệnh nên tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể. Các bác sĩ sẽ xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh và lập kế hoạch mang thai, sinh nở an toàn nhất.
Xem thêm: canxi nước và canxi viên loại nào tốt hơn
Cách chữa thoát vị đĩa đệm khi mang thai
Việc chữa trị thoát vị đĩa đệm khi mang thai đòi hỏi trình độ chuyên môn cao từ các chuyên gia y tế để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Dưới đây là những phương pháp chữa trị thông thường được áp dụng:
Dành thời gian nghỉ ngơi
Phụ nữ mang thai nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, nằm trên đệm có độ cứng phù hợp, gối đầu thấp ở tư thế phù hợp. Nếu nằm ngửa, mẹ nên kê thêm gối nhỏ dưới đầu để hạn chế các tác động lên cột sống. Nếu nằm nghiêng, mẹ hãy kê gối nhỏ giữa hai đầu gối để duy trì đường cong tự nhiên của cột sống. Việc nghỉ ngơi phù hợp sẽ giúp giảm áp lực lên cột sống, giúp các đốt sống, đĩa đệm và dây thần kinh bị chèn ép được thư giãn.
Xem thêm: loại sắt nào không gây táo bón
Duy trì vận động một cách hợp lý
Nghỉ ngơi có thể giúp giảm áp lực tới cột sống, tuy nhiên mẹ bầu bị thoát vị đĩa đệm cũng cần duy trì vận động phù hợp để làm giảm đau tốt hơn. Khi tập thể dục, cơ thể sẽ giải phóng endorphin làm giảm đau và giúp cải thiện tâm trạng. Một số hoạt động mẹ có thể tập thường xuyên là đi bộ, tập yoga bầu, bơi lội..
Xây dựng và thực hiện chế độ ăn uống hợp lý
Bị thoát vị đĩa đệm khi mang thai, mẹ cần thực hiện chế độ dinh dưỡng đủ chất để cải thiện cảm giác đau và tăng cường sức khỏe. Chế độ ăn cần tăng thêm các loại rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt và uống nhiều nước. Chế độ ăn uống lành mạnh cũng góp phần giúp mẹ chống viêm, giảm đau, tăng cường sức khỏe hệ xương khớp và hỗ trợ quá trình sinh con thuận lợi hơn.
Ngoài việc ăn uống với các thực phẩm giàu dinh dưỡng, người bị thoát vị đĩa đệm cần chú ý bổ sung đầy đủ các vi chất cần thiết với sức khỏe xương khớp: canxi, magie, Vitamin D3, … Trường hợp bị chẩn đoán thiếu canxi, magie, cần kết hợp bổ sung qua cả chế độ ăn và viên uống để đảm bảo nhu cầu của cơ thể.
Xem thêm: bà bầu uống sắt và canxi bị nóng phải làm sao
Khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ
Các bà bầu bị thoát vị đĩa đệm nên khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để kiểm soát các triệu chứng, phòng tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra và có kế hoạch điều trị phù hợp nhất. Khám thai giúp bác sĩ kiểm tra, xác định sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh.
Thoát vị đĩa đệm có ảnh hưởng đến mang thai không? Câu trả lời là có thể, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Đừng để tình trạng đau lưng ảnh hưởng đến hành trình làm mẹ của bạn.
0 notes
spachamsocbauhanoi · 2 months
Text
3 tháng đầu mẹ bầu có được ngồi xổm không?
Trong thời kỳ mang thai tư thế ngồi cũng ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của bé. Nhiều người không biết mang thai 3 tháng đầu có được ngồi xổm không?
Xem thêm: Bầu 12 tuần nên bổ sung thuốc gì
3 tháng đầu mẹ bầu có được ngồi xổm không?
việc bà bầu ngồi xổm khi đang mang thai không phải là điều cấm kỵ hoàn toàn, vì tư thế này cũng không phải quá gây hại đến thai nhi. Chỉ khi bà bầu ngồi liên tục ở tư thế ngồi xổm trong thời gian dài và lặp đi lặp lại thì mới là không nên. Bởi:
Áp lực đè lên tử cung, bàng quang: Khi ngồi xổm, sức nặng của toàn bộ cơ thể sẽ đè lên phần bụng dưới gây áp lực cho tử cung và bàng quang, điều này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và làm gia tăng nguy cơ sẩy thai. Gây phù nề và giãn tĩnh mạch: Tư thế ngồi xổm có thể cản trở lưu thông máu đến tử cung, làm giảm lượng dưỡng chất và oxy mà thai nhi nhận được. Đồng thời, khi mạch máu bị tắc nghẽn sẽ khiến mẹ bị tê chân, phù nề và giãn tĩnh mạch. Gây đau nhức xương khớp ở chân: Tư thế ngồi xổm làm tăng áp lực cho xương bánh chè ở đầu gối và dây thần kinh đùi. Vì thế, khi mẹ bầu ngồi xổm nhiều sẽ dễ bị đau chân, đặc biệt là đau đầu gối. Gây tổn thương cột sống: Trong 3 tháng đầu, bào thai đnag lớn dần kéo theo cân nặng tăng lên. Điều này tạo ra một áp lực cho cột sống nhằm giữ được cân bằng cho cơ thể. Vì vậy, cột sống của mẹ bầu dễ tổn thương và gây ra cảm giác đau nhói.
Xem thêm: loại sắt nào không gây táo bón
Tư thế ngồi "chuẩn không cần chỉnh" cho các mẹ bầu
Những thông tin dưới đây sẽ giúp các bạn chỉ ra những tư thế ngồi dễ chịu nhất với mẹ bầu mà vẫn đảm bảo an toàn cho thai nhi.
Tư thế ngồi làm việc tại nhà
Khi mẹ bầu ngồi làm các công việc ở nhà như: Nhặt rau, giặt quần áo, ngồi ăn cơm… Mẹ bầu cần lưu ý những điều sau để tránh việc tạo áp lực ở vùng bụng:
Loại ghế: Mẹ bầu nên lựa chọn ghế có lưng tựa và có chiều cao sao cho khi ngồi xuống chân mẹ có thể gập 90 độ. Mẹ bầu không nên chọn ghế quá thấp khiến cho việc đứng lên ngồi xuống khó khăn hơn. Tư thế ngồi: Đảm bảo lưng thẳng, chân chạm sàn và mở ra để tránh gây áp lưc ép vào bụng. Điều này giúp giảm căng thẳng và đau lưng. Khi ngồi và đứng dậy: Mẹ bầu nên từ từ đứng lên và ngồi xuống để tránh bị ngã đột ngột do máu chưa kịp lên não gây nên chóng mặt. Tư thế mẹ nên tránh: Mẹ bầu khi mang thai trong 3 tháng đầu nên tránh ngồi gập người về phía trước để tránh áp lực lên bụng gây nguy hiểm cho thai nhi. Ngoài ra, mẹ cũng không nên ngồi ngửa ra đằng sau, mông không chạm phần lưng ghế vì nó khiến mẹ bị mỏi cột sống và dễ bị trượt ngã về đằng trước. Không ngồi quá lâu: Mẹ bầu không nên ngồi quá lâu sẽ khiến cơ thể bị nhức mỏi, tê chân.
Xem thêm: uống 2 viên canxi cùng lúc được không
Tư thế khi thư giãn
Tư thế ngồi thư giãn như: Đọc sách, uống trà… mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu nên lựa chọn ghế, tư thế ngồi, cách đứng lên ngồi xuống… như dưới đây để tạo cảm giác thoải mái nhất Lựa chọn ghế: Các mẹ nên lựa chọn ghến sofa rộng, có điểm tựa lưng để có thể dựa vào khi ngồi. Hoặc mẹ có thể lựa chọn ghé chuyên dụng được thiết kế phù hợp với cơ thể của mẹ trong 3 tháng đầu. Tư thế ngồi: Khi ngồi thư giãn, mẹ nên đặt mông hoàn toàn trong ghế, lưng tựa vào ghế và dưỡi 2 chân ra song song với mặt đất Cách đứng lên ngồi xuống: Mẹ nên đứng lên ngồi xuống chậm rãi, tay bám vào một vị trí chắc chắn trên ghế để đặt mông ngồi xuống trước, sau đó mẹ đưa lưng sát vào lưng ghế. Các mẹ có thể dùng thêm một chiếc gối kê vùng lõ của lưng để giảm cơn đau mỏi lưng Tư thế mẹ nên tránh: Mẹ bầu nên tránh những tư thế nửa nằm nửa ngồi hoặc ngồi ngửa vì nó sẽ ảnh hưởng đến cột sống thắt lưng gây đau nhức lưng. Mẹ bầu trong 3 tháng đầu nên tránh buông tư thế buông thõng vai, ngồi không tựa… Vì sẽ khiến trọng lượng cơ thể đè lên phần cột sống làm cho lưng bị mỏi do cột sống bị tổn thương.
Tư thế ngồi làm việc văn phòng
Đối với mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu và đi làm công việc văn phòng thì cần chú ý những điều sau:
Tư thế ngồi: Mẹ bầu nên ngồi thẳng lưng và cổ, người không nên cúi về phía trước để tránh tình trạng cong cột sống gây mỏi và đau lưng. Thay vào đó mẹ có thể dùng gối tựa cho vùng võng lưng để giảm mỏi lưng. Lựa chọn ghế làm việc: Mẹ nên lựa chọn ghế có lưng tựa và cao 40cm để đảm bảo chân chạm với mặt phẳng của sàn. Việc này sẽ giúp mẹ bầu giảm bớt mỏi và không bị mất thăng bằng khiến mẹ bị ngã về phía trước. Tránh tư thế ngồi vắt chéo chân, ngồi nửa mông: Tư thế ngồi nửa mông khiến cho phần cột sống và chân phải cố gắng chống đỡ cho cơ thể để mẹ giữu thăng bằng. Còn tư thế vắt chéo chân khiến dây thần kinh đùi bị căng ra làm cho đùi và gối dễ bị tê phù. Lưu ý: Các mẹ không nên ngồi lâu quá 1 tiếng vì nó khiến mạch máu hoạt động chậm hơn gây tê mỏi. Thay vào đó, cứ sau 40 – 45 phút ngồi làm việc thì nên đứng dậy đi lại để thoải mái cho cơ thể và tinh thần.
Ngoài việc mẹ bầu chú ý đến những tư thế cần hạn chế khi mang thai trong 3 tháng đầu, mẹ cũng nên bổ sung đa dạng các dưỡng chất thông qua các thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày, cùng với đó là sự kết hợp bổ sung các vi chất thiếu yếu như: DHA, sắt và canxi cho bà bầu, axit folic, … với những viên uống chuyên biệt cho bà bầu
Xem thêm: tại sao uống sắt lại buồn nôn
Như vậy, qua bài viết “Mang thai 3 tháng đầu có được ngồi xổm không?” Hy vọng những thông tin hữu ích chia sẻ đã có thể giúp mẹ bầu tránh được những lỗi chủ quan như ngồi vắt chéo chân, tư thế buông thõng vai… đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.
0 notes
Text
Phụ nữ nên đi massage bầu mấy lần 1 tuần?
Bà bầu trong quá trình mang thai sẽ thường có một số sự thay đổi về vóc dáng, cơ thể mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, thậm chí là phù nề chân, đau nhức lưng,… Để cải thiện các triệu chứng này, mẹ bầu nên quan tâm đến các liệu pháp thư giãn massage tốt cho cả mẹ và bé. Vậy 1 tuần nên massage bầu mấy lần?
Xem thêm: thuốc sắt cho bà bầu loại nào tốt nhất
Phụ nữ nên đi massage bầu mấy lần 1 tuần?
Để có thể duy trì được trạng thái tốt nhất cho bà bầu và thai nhi, mẹ có thể massage 1-2 lần một tuần, phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của mẹ và tài chính cá nhân. Khi mẹ có tinh thần thoải mái, cơ thể khỏe mạnh thì thai nhi có thể phát triển toàn diện nhất. Hiện nay một số nghiên cứu cho rằng, việc massage bầu thường xuyên sẽ có thể hỗ trợ quá trình vượt cạn trở nên dễ dàng và suôn sẻ hơn cho các mẹ.
Xem thêm: các loại canxi hữu cơ cho bà bầu tốt nhất
Lợi ích của việc massage cho bà bầu đúng kỹ thuật
Massage bầu mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho bà bầu và thai nhi như sau:
Massage cho mẹ bầu giúp hệ thống máu và hệ bạch huyết trong cơ thể tuần hoàn thuận lợi, từ đó giúp việc đào thải chất độc ra ngoài tốt hơn. Đồng thời massage còn làm tăng lượng oxy trong máu thêm từ 10% -15% so với trước khi chưa massage cho mẹ bầu. Các mẹ bầu có thể tham khảo ý kiến của các bác sĩ hoặc các kỹ thuật viên massage có kinh nghiệm để có thể thực hiện massage thường xuyên. Massage cho mẹ bầu trong quá trình mang thai theo từng giai đoạn phát triển của thai kỳ sẽ góp phần cải thiện sức khỏe, đồng thời các mẹ cũng dễ dàng lấy lại vóc dáng chuẩn sau khi sinh. Massage cũng tác động trực tiếp đến thai nhi, giúp bé thư giãn, hấp thụ tốt dưỡng chất từ mẹ, sẽ giúp bé sau sinh ra đời có giấc ngủ tốt hơn. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng những mẹ bầu massage thường xuyên sẽ giúp thai nhi đạt cân nặng chuẩn và quá trình trở dạ cũng nhanh hơn. Trong quá trình mang thai, các mẹ bầu thường có hiện tượng phù nề do trọng lượng của tử cung gây áp lực lên các mạch máu, giảm sự lưu thông máu trong cơ thể. Massage giúp kích thích các mô mềm giúp lưu thông máu tốt hơn góp phần làm giảm phù nề cho các mẹ bầu. Massage góp phần làm giảm lo âu, giảm các triệu chứng trầm cảm cho các mẹ bầu thông qua các kỹ thuật massage khác nhau. Từ đó giúp giảm căng thẳng và tăng cường quá trình lưu thông hệ bạch huyết giúp tuần hoàn máu tốt hơn, các mẹ bầu ngủ dễ hơn và sâu hơn.
xem thêm: Bà bầu nên uống canxi nước hay viên
Những lưu ý khi massage cho bà bầu
Massage khi mang thai đem lại rất nhiều lợi ích, tuy nhiên để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi, cần lưu ý:
Người massage cho mẹ cần có kỹ thuật chuyên môn cao. Bên cạnh đó mẹ có thể sử dụng thêm dầu massage giúp tăng sự thoải mái và hiệu quả. Mẹ nên chọn loại dầu massage chiết xuất từ thiên nhiên, không chứa chất hóa học, chất bảo quản để tránh gây ra tình trạng buồn nôn và những cơn co thắt tử cung. Mẹ không nên massage vào 12 tuần đầu của thai kỳ có thể dẫn đến nguy cơ sảy thai. Tốt nhất mẹ nên massage trong giai đoạn thời kỳ từ tuần thứ 12 đến tuần thứ 32. Mẹ không nên massage khi có tiền sử sinh non, bị tăng huyết áp, tiền sản giật, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Mẹ cũng cần chú ý không thực hiện những động tác massage bầu quá mạnh làm ảnh hưởng tới thai nhi.
Ngoài ra, mẹ cũng cần đảm bảo nhu cầu dưỡng chất tốt nhất cho cơ thể giúp cho cơ thể luôn đầy đủ dưỡng chất và thai nhi phát triển toàn diện. Ngoài việc xây dựng chế độ ăn thật khoa học và hợp lý, mẹ cũng cần kết hợp thứ tự uống sắt canxi và dha cho bà bầu qua viên uống sẽ đảm bảo nhu cầu dưỡng chất cho cơ thể mẹ cân đối.
Nếu tuân thủ theo các lưu ý trong bài viết cũng như lựa chọn được loại hình massage phù hợp nhất, mẹ bầu chắc chắn sẽ có thể nâng cao được sức khỏe cho cả bản thân mình và thai nhi.
0 notes
wodeblogs · 2 years
Text
Đi tiểu nhiều lần trong ngày ở nữ giới làm ngay cách này!
Có nhiều nguyên nhân gây đi tiểu thường xuyên, từ nhẹ đến nặng. Xử lý cũng khác nhau và cần được điều chỉnh theo nguyên nhân. Do đó, điều quan trọng là phải biết nguyên nhân của việc đi tiểu nhiều lần để có thể tiến hành điều trị thích hợp.
Tumblr media
1. Nguyên nhân đi tiểu nhiều lần trong ngày ở nữ giới
1.1. Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) là nguyên nhân phổ biến nhất của việc đi tiểu nhiều lần trong ngày ở nữ giới. Tình trạng này xảy ra khi không đảm bảo vệ sinh khiến vi khuẩn xâm nhập đường tiết niệu từ hậu môn vào niệu đạo do 2 bộ phận này gần nhau.
Nhiễm trùng do vi khuẩn có thể gây viêm cản trở khả năng giữ nước tiểu của bàng quang. Các triệu chứng điển hình đi kèm với nhiễm trùng tiểu là sốt và đau ở vùng bụng dưới hoặc thắt lưng.
1.2. Bàng quang hoạt động quá mức
Bàng quang tăng hoạt hay bàng quang hoạt động quá mức xảy ra khi bàng quang co bóp quá mức mặc dù chưa đầy nước tiểu. Kết quả là những người mắc chứng này thường xuyên buồn tiểu.
Ngoài việc đi tiểu thường xuyên, bàng quang hoạt động quá mức được đặc trưng bởi cảm giác muốn đi tiểu khó trì hoãn và thức dậy vào ban đêm để đi tiểu.
1.3. Nhiễm trùng thận
Nhiễm trùng thận thường xảy ra do nhiễm trùng bàng quang lan đến thận. Triệu chứng nhiễm trùng thận thường xuất hiện hai ngày sau khi bệnh nhân nhiễm vi khuẩn.
Các triệu chứng mà những người bị nhiễm trùng thận gặp phải bao gồm đi tiểu thường xuyên, sốt, đau lưng và cảm giác nóng rát hoặc đau khi đi tiểu.
1.4. Sỏi thận
Đi tiểu thường xuyên có thể là triệu chứng của bệnh sỏi thận. Ngoài việc đi tiểu thường xuyên, các triệu chứng xuất hiện ở bệnh nhân sỏi thận là buồn nôn và nôn, đau bụng dưới , tiểu ra máu và nước tiểu có màu đục.
1.5. Mang thai
Trong ba tháng đầu, bà bầu sẽ đi tiểu thường xuyên hơn. Điều này xảy ra vì tử cung đang phát triển có thể gây áp lực lên bàng quang.
Ngoài tam cá nguyệt đầu tiên, bà bầu sẽ đi tiểu thường xuyên hơn trong tam cá nguyệt thứ ba. Tình trạng này xảy ra do đầu của em bé đã lọt vào khung xương chậu nên có thể đè lên bàng quang.
1.6. Bệnh tiểu đường
Đi tiểu thường xuyên là triệu chứng ban đầu của bệnh tiểu đường Điều này xảy ra bởi vì cơ thể cố gắng loại bỏ glucose không sử dụng trong máu qua nước tiểu.
1.7. Tác dụng của thuốc lợi tiểu
Việc sử dụng thuốc lợi tiểu nhằm mục đích loại bỏ chất lỏng dư thừa trong cơ thể. Loại thuốc này thường được sử dụng để điều trị tăng huyết áp hoặc tích tụ chất lỏng trong cơ thể sẽ được bài tiết qua nước tiểu.
Do đó, dùng các loại thuốc này có thể làm tăng tần suất đi tiểu.
1.8. Viêm túi thừa
Viêm túi thừa là một bệnh nhiễm trùng túi thừa, là những túi hình thành dọc theo thành ruột già. Viêm túi thừa được đặc trưng bởi đau ở vùng bụng dưới bên trái, đi tiểu thường xuyên, tiêu chảy và chảy máu từ hậu môn.
Ngoài một số bệnh lý trên, đi tiểu nhiều lần còn có thể do rối loạn thần kinh, đột quỵ, rối loạn lo âu …
2. Cách chữa đi tiểu nhiều lần tại nhà
Cách chữa đi tiểu nhiều lần nếu nguyên nhân là do nhiễm trùng đường tiết niệu, bác sĩ có thể cho thuốc kháng sinh, chẳng hạn như fosfomycin trometamol và nitrofurantoin.
Trong khi đó, việc xử lý tình trạng đi tiểu thường xuyên do bàng quang hoạt động quá mức có thể được hỗ trợ bằng các mẹo sau:
Đào tạo bàng quang
Bạn có thể huấn luyện bàng quang của mình để kiểm soát việc đi tiểu. Bạn có thể thực hiện bài tập này trong khoảng 12 tuần. Mục đích là để luyện cho bàng quang giữ nước tiểu lâu hơn. Bằng cách đó, tần suất đi tiểu có thể trở lại bình thường.
Thực hiện bài tập Kegel
Các bài tập Kegel có thể tăng cường các cơ xung quanh bàng quang và niệu đạo để chúng có thể làm giảm cảm giác muốn đi tiểu. Kiểm soát bàng quang có thể được thực hiện bằng các bài tập tập trung vào các cơ vùng chậu. Thực hiện các bài tập Kegel trong 5 phút 3 lần một ngày.
Đặt chế độ ăn kiêng
Để giảm cảm giác muốn đi tiểu, bạn nên tránh các loại thực phẩm và đồ uống có thể gây kích thích bàng quang hoặc lợi tiểu. Thực phẩm hoặc đồ uống có chứa caffein, chất làm ngọt nhân tạo và thực phẩm cay có thể làm tăng nhu cầu đi tiểu.
Vì vậy, bạn nên giảm tiêu thụ các loại thực phẩm hoặc đồ uống này. Thay vào đó, hãy bổ sung đầy đủ chất xơ và uống nước, nhưng tránh uống nhiều trước khi đi ngủ vào buổi tối.
Nguyên nhân gây đi tiểu nhiều lần có thể khác nhau và cách điều trị không giống nhau. Do đó, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ khi gặp triệu chứng đi tiểu nhiều lần. Có như vậy mới xác định được nguyên nhân và xử lý thích hợp.
Nếu bạn đang gặp tình trạng này, hãy liên hệ hotline 087.658.8866 để được các chuyên gia của Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh tư vấn bạn nhé!
0 notes
Text
Công thức chế biến món yến sào chưng mật ong
Như các bạn đã biết yến sào là thực phẩm giàu dinh dưỡng và mang đến nhiều lợi ích sức khỏe cho con người. Trong thành phần tổ yến có chứa rất nhiều protein, khoáng chất và các axit amin có lợi cho cơ thể. Mật ong chứa rất nhiều protein, axit amin, các loại vitamin và khoáng chất khác nhau. Do đó, tổ yến chưng mật ong là món ăn rất giàu dưỡng chất tốt cho sức khỏe.
1. Thành phần của yến sào mang lại những lợi ích gì ?
1.1 Lợi ích của yến sào đối với phụ nữ mang thai
Trytophan: Nhóm chất giúp thai nhi phát triển cân bằng và khỏe mạnh.
Cannxi, sắt…Nhóm chất cung cấp dinh dưỡng và vi chất cần thiết cho bà bầu.
Vì thế, phụ nữ mang thai trên 3 tháng nên bổ sung yến sào để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cả mẹ và bé.
Tumblr media
1.2 Lợi ích của yến sào đối với trẻ em
Axit amin cystein, phenylalamine (4,50%), canxi và sắt, mangan, brôm, đồng, kẽm…Nhóm chất có tác dụng, tăng cường trí nhớ, tăng dẫn truyền xung động thần kinh, tăng trí thông minh, giúp trẻ tăng cân, kích thích ăn ngon, tiêu hóa tốt, hấp thụ vitamin D giúp phát triển xương. Vì thế, trẻ em trên 12 tháng tuổi nên sử dụng tổ yến, giúp cho cơ thể bé phát triển toàn diện.
1.3 Lợi ích của yến sào đối với phụ nữ
Nhóm chất giúp phụ nữ làm đẹp, giúp làm cho da sáng mịn, đầy sức sống, chống nổi mụn, tàn nhan ngăn ngừa nếp nhăn, vết nám, chống lão hóa và kéo dài tuổi thanh xuân …. : aspartic acid (4,69%), proline (5,27%) có tác dụng tái tạo tế bào cơ, các mô và da.
Threonine hỗ trợ hình thành collagen và elastin — là hai chất tái tạo lại cấu trúc da, sức sống. Đây là loại dược phẩm thần kì giúp phu nữ trở nên đẹp hơn mà không lo tăng cân
1.4 Lợi ích của tổ yến đối với nam giới
Nhóm chất giúp tăng cơ, tăng cường sinh lực phái mạnh: Agrinine (11,4%), Histidine (2,09%).
1.5 Lợi ích của tổ yến đối với người bệnh
Đối với nhóm người bệnh và người cao tuổi, tổ yến sào có tác dụng phục hồi nhanh khi cơ thể bị nhiễm xạ hay tổn thương hồng cầu, Tyrosine và acid syalic (8,6%) giúp phục hồi nhanh cơ thể bệnh nhân ung thư sau xạ trị, hóa trị, bệnh nhân sau khi mổ (nhất là về phổi, thận).
1.6 Lợi ích của tổ yến đối với người cao tuổi
Tổ Yến giúp người cao tuổi cải thiện không chỉ về thể chất mà còn về trí não, các vấn đề về gan, đường ruột, tăng khả năng hấp thu canxi, chống lão hóa cột sống, chống viêm khớp, giúp phục hồi sụn bao khớp trong trường hợp thoái hóa cột sống, điều chỉnh lượng đường trong máu….: acid syalic, Tyrosine, Phenylalanine, Threonine), Histidine, Leucine, Lysine, Methionine.
1.7 Lợi ích của tổ yến đối với người bệnh HIV
Hiện nay, yến sào đang được nghiên cứu điều trị nhiễm HIV-AIDS vì nó kích thích sinh trưởng những tế bào bạch cầu có tác dụng sinh kháng thể. Nó cũng được khuyên dùng cho bệnh nhân ung thư sau xạ trị, bệnh nhân sau mổ giúp cơ thể phục hồi nhanh.
2. Có nên sử dụng mật ong chung với yến sào ?
Tumblr media
Thành phần có trong mật ong rất giàu vitamin B và vitamin C: Đây là 2 loại dưỡng chất rất tốt cho da, giúp làn da khỏe mạnh và mịn màng, đồng thời hỗ trợ giảm cân, giữ dáng cực kỳ hiệu quả.
Ngoài ra, mật ong còn có lợi cho hệ tiêu hóa, giúp dạ dày hoạt động hiệu quả hơn, không để cơ thể tích lũy mỡ thừa, chính vì vậy mà người dùng mật ong điều độ thường không mắc chứng béo phì. Tuy nhiên mật ong cung cấp ít năng lượng cho cơ thể.
Như các bạn đã biết yến sào là thực phẩm giàu dinh dưỡng và mang đến nhiều lợi ích sức khỏe cho con người. Trong thành phần tổ yến có chứa rất nhiều protein, khoáng chất và các axit amin có lợi cho cơ thể.
Sử dụng yến sào giúp hệ thống miễn dịch của mỗi người tốt hơn, giúp phòng chống các bệnh về tim mạch hay huyết áp. Bên cạnh đó những vấn đề về xương khớp, đau lưng, mệt mỏi ở người già cũng sẽ được đẩy lui nếu sử dụng tổ yến.
Qua những công dụng của Yến sào và Mật ong, chúng ta thấy một điều là sự kết hợp giữa 2 thực phẩm này với nhau sẽ tạo thành một món ăn cực kỳ bổ dưỡng, hoàn toàn không gây nguy hại như nhiều người vẫn nghĩ.
Cũng giống như yến sào hạt sen, yến sào bồ câu, yến sào đường phèn… yến sào kết hợp với mật ong sẽ tạo ra một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng, mang lại lợi ích trăm đường.
Tuy nhiên, Các bạn hãy lưu ý nên lựa chọn một cơ sở bán yến sào hay mật ong uy tín để mua hàng bởi ngày nay các cơ sở hàng giả với giá cả rẻ đang len lỏi khắp thị trường.Chúng không hề chất lượng mà ngược lại gây nên những tác dụng xấu cho sức khỏe cho người sử dụng chúng nữa.
3. Cách chưng yến sào với mật ong
3.1 Mật ong được xem là thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ
Trong mật ong chứa khá nhiều chất dinh dưỡng khác nhau có lợi cho cơ thể của trẻ nhỏ, hàm lượng đường glucoza và đường fructoza chiếm khoảng 70%. Nếu kết hợp với tổ yến sẽ mang lại tác dụng cực kì hiệu quả.
3.2 Yến chưng mật ong giúp trẻ em bổ phế
Bước 1: Bạn cho yến sào khô vào ngâm nước cho yến sào nở đều ra. Thời gian ngâm của yến sào cũng tùy vào từng loại yến khác nhau. Yến đảo sẽ có thời gian ngâm lâu hơn yến nuôi. Thông thường yến nhà hoặc bạch yến thì có thời gian ngâm nở khoảng 30–45 phút.
Bước 2: Sau khi đã ngâm yến sào nở đều thì bạn vớt yến sào ra một cái rây, rửa sơ qua với nước lọc. Sau đó cho yến sào vào chén sứ có nắp đậy và cho chén yến vào nồi nước để chưng yến cách thủy.
Bước 3: Bạn cho nước sạch vào vừa ngập tổ yến và bắt đầu bật bếp để chưng yến với khoảng thời gian là 20 phút. Lúc đầu thì chỉnh bếp với lửa to còn sau khi nước trong nồi đã sôi thì bạn chỉnh bếp nhỏ lại để tránh cạn nước. Bạn nên nhớ không được cho mật ong vào chưng cùng với tổ yến ngay từ đầu nhé.
Bước 4: Hòa 2 thìa mật ong cùng với 1 chút nước ấm, sau khi thấy tổ yến sào đã chín và nở đều thì bắt đầu đổ phần mật ong vào cùng với yến sào, cho thêm vài lát gừng tùy khẩu vị rồi tiếp tục chưng thêm 5 phút nữa.
Bước 5: Cuối cùng bạn tắt bếp và múc phần yến sào chưng mật ong ra bát, dùng nóng hay dùng lạnh đều được vì cả khi nóng và lạnh đều không làm mất đi chất dinh dưỡng của tổ yến sào.
Nhưng bạn nên lưu ý là khi ăn tổ yến sào tốt nhất vào lúc sáng sớm ngủ dậy, giữa bữa chiều hoặc tối trước khi đi ngủ 30 phút để cơ thể hấp thu yến sào một cách đầy đủ nhất nhé. Chúc các bạn thành công với món ăn bổ dưỡng này.
3.3 Chưng yến với mật ong và quả lê giúp hỗ trợ điều trị bệnh ho
3.3.1 Nguyên liệu:
Yến sào tinh chế: 5–10 gram.
1 quả lê tươi
2–3 thìa mật ong
3.3.2 Các bước thực hiện chưng yến sào với quả lê:
Bước 1: Đầu tiên bạn cho 5–10gram yến sào tinh chế vào chiếc bát sạch sau đó cho nước vào ngâm khoảng 30 phút để tổ yến nở ra nhé.
Bước 2: Bạn gọt vỏ quả lê, cắt một ít trên đầu quả lê và khoét ruột đủ để phần yến.
Bước 3: Sau khi đã ngâm yến sào nở đều thì bạn vớt yến sào ra cho vào bên trong quả lê rồi bỏ vào một chiếc nồi hoặc bát bằng sành để chưng cách thủy.
Bước 4: Hòa mật ong cùng với 1 chút nước ấm, sau khi thấy tổ yến sào đã chín và nở đều ( chưng lửa nhỏ khoảng 30 phút) thì bắt đầu đổ phần mật ong vào cùng với yến sào và quả lê cho thêm vài lát gừng tùy khẩu vị rồi tiếp tục chưng thêm 5 phút nữa.
Bước 5: Cuối cùng bạn tắt bếp và dùng nóng hay dùng lạnh đều được vì cả khi nóng và lạnh đều không làm mất đi chất dinh dưỡng của tổ yến sào.
3.4 Yến chưng hoa cúc với mật ong giúp giải nhiệt cơ thể
Tumblr media
3.4.1 Nguyên liệu:
Hoa cúc: 5gram.
Yến sào tinh chế: 10 gram.
Mật ong: 2 thìa.
3.4.2 Chuẩn bị:
Hoa cúc rửa sạch. Yến sào ngâm với nước khoảng 40 phút cho nở đều.
3.4.3 Các bước chế biến:
Bước 1: Cho nước vào nồi, nấu hoa cúc với tí đường phèn và mật ong trước trong 15 phút.
Bước 2: Khi nấu hoa cúc sẽ vụn ra, nên chúng ta phải lọc sạch hoa cúc trước khi cho chung với yến.
Bước 3: Ngâm tổ yến cho nở mềm đều, sau đó chưng cách thủy khoảng 30 phút. Bạn có thể cho thêm vài bông hoa cúc lên chén yến cho đẹp.
Bước 4: Hòa mật ong vào với tí nước tạo thành hỗn hợp loãng nhẹ, sau đó bạn cho mật ong vào chưng cùng với yến khoảng 2–3 phút.
Bước 4: Trước khi sử dụng bạn cho yến ra bát hoặc ly, hòa đều nước hoa cúc vào cùng với yến và thưởng thức.
3.4.4 Hướng dẫn sử dụng:
– Nên sử dụng Tổ yến chưng đường phèn bong mỗi tuần 3 chén. – Tốt nhất là ăn trước khi ngủ.
Bạn cũng có thể cho nước yến hoa cúc vào chai có nắp đậy kín và bảo quản trong tủ lạnh dùng dần khoảng 1–2 ngày.
Trên đây là 3 cách chưng yến với mật ong đơn giản, dễ làm nhưng mang lại hiệu quả cao. Bạn hãy cùng Sâm Yến Linh Chi thực hiện các món thơm ngon, bổ dưỡng nhé !
>> Có thể bạn quan tâm: cach chung yen
1 note · View note
Text
Chế biến tổ yến chưng mật ong như thế nào cho đúng ?
Yến sào và Mật ong là thực phẩm có nguồn gốc hoàn toàn từ tự nhiên với rất nhiều dưỡng chất bổ ích cho cơ thể con người, từ xa xưa nó đã được xếp vào hàng cực phẩm. Mật ong chứa rất nhiều protein, axit amin, các loại vitamin và khoáng chất khác nhau. Yến sào có khoảng 31 nguyên tố vi lượng, giàu protein và khoáng chất. Do đó, tổ yến chưng mật ong là món ăn rất giàu dưỡng chất tốt cho sức khỏe.
Tumblr media
1. Thành phần của yến sào mang lại những lợi ích gì ?
1.1 Lợi ích của yến sào đối với phụ nữ mang thai
Trytophan: Nhóm chất giúp thai nhi phát triển cân bằng và khỏe mạnh.
Cannxi, sắt…Nhóm chất cung cấp dinh dưỡng và vi chất cần thiết cho bà bầu.
Vì thế, yến sào với mật ong khiến bạn bất ngờ vì nó đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cả mẹ và bé.
1.2 Lợi ích của yến sào đối với trẻ em
Axit amin cystein, phenylalamine (4,50%), canxi và sắt, mangan, brôm, đồng, kẽm…Nhóm chất có tác dụng, tăng cường trí nhớ, tăng dẫn truyền xung động thần kinh, tăng trí thông minh, giúp trẻ tăng cân, kích thích ăn ngon, tiêu hóa tốt, hấp thụ vitamin D giúp phát triển xương. Vì thế, trẻ em trên 12 tháng tuổi nên sử dụng tổ yến, giúp cho cơ thể bé phát triển toàn diện.
1.3 Lợi ích của yến sào đối với phụ nữ
Nhóm chất giúp phụ nữ làm đẹp, giúp làm cho da sáng mịn, đầy sức sống, chống nổi mụn, tàn nhan ngăn ngừa nếp nhăn, vết nám, chống lão hóa và kéo dài tuổi thanh xuân …. : aspartic acid (4,69%), proline (5,27%) có tác dụng tái tạo tế bào cơ, các mô và da.
Threonine hỗ trợ hình thành collagen và elastin — là hai chất tái tạo lại cấu trúc da, sức sống. Đây là loại dược phẩm thần kì giúp phu nữ trở nên đẹp hơn mà không lo tăng cân.
1.4 Lợi ích của tổ yến đối với nam giới
Nhóm chất giúp tăng cơ, tăng cường sinh lực phái mạnh: Agrinine (11,4%), Histidine (2,09%).
1.5 Lợi ích của tổ yến đối với người bệnh
Đối với nhóm người bệnh và người cao tuổi, tổ yến sào có tác dụng phục hồi nhanh khi cơ thể bị nhiễm xạ hay tổn thương hồng cầu, Tyrosine và acid syalic (8,6%) giúp phục hồi nhanh cơ thể bệnh nhân ung thư sau xạ trị, hóa trị, bệnh nhân sau khi mổ (nhất là về phổi, thận).
1.6 Lợi ích của tổ yến đối với người cao tuổi
Tổ Yến giúp người cao tuổi cải thiện không chỉ về thể chất mà còn về trí não, các vấn đề về gan, đường ruột, tăng khả năng hấp thu canxi, chống lão hóa cột sống, chống viêm khớp, giúp phục hồi sụn bao khớp trong trường hợp thoái hóa cột sống, điều chỉnh lượng đường trong máu….: acid syalic, Tyrosine, Phenylalanine, Threonine), Histidine, Leucine, Lysine, Methionine.
1.7 Lợi ích của tổ yến đối với người bệnh HIV
Hiện nay, yến sào đang được nghiên cứu điều trị nhiễm HIV-AIDS vì nó kích thích sinh trưởng những tế bào bạch cầu có tác dụng sinh kháng thể. Nó cũng được khuyên dùng cho bệnh nhân ung thư sau xạ trị, bệnh nhân sau mổ giúp cơ thể phục hồi nhanh.
2. Có nên sử dụng mật ong chung với yến sào ?
Thành phần có trong mật ong rất giàu vitamin B và vitamin C: Đây là 2 loại dưỡng chất rất tốt cho da, giúp làn da khỏe mạnh và mịn màng, đồng thời hỗ trợ giảm cân, giữ dáng cực kỳ hiệu quả.
Ngoài ra, mật ong còn có lợi cho hệ tiêu hóa, giúp dạ dày hoạt động hiệu quả hơn, không để cơ thể tích lũy mỡ thừa, chính vì vậy mà người dùng mật ong điều độ thường không mắc chứng béo phì. Tuy nhiên mật ong cung cấp ít năng lượng cho cơ thể.
Tumblr media
Như các bạn đã biết yến sào là thực phẩm giàu dinh dưỡng và mang đến nhiều lợi ích sức khỏe cho con người. Trong thành phần tổ yến có chứa rất nhiều protein, khoáng chất và các axit amin có lợi cho cơ thể.
Sử dụng yến sào giúp hệ thống miễn dịch của mỗi người tốt hơn, giúp phòng chống các bệnh về tim mạch hay huyết áp. Bên cạnh đó những vấn đề về xương khớp, đau lưng, mệt mỏi ở người già cũng sẽ được đẩy lui nếu sử dụng tổ yến.
Qua những công dụng của Yến sào và Mật ong, chúng ta thấy một điều là sự kết hợp giữa 2 thực phẩm này với nhau sẽ tạo thành một món ăn cực kỳ bổ dưỡng, hoàn toàn không gây nguy hại như nhiều người vẫn nghĩ.
Chế biến tổ yến chưng mật ong như thế nào cho đúng? Cũng giống như yến sào hạt sen, yến sào bồ câu, yến sào đường phèn… yến sào kết hợp với mật ong sẽ tạo ra một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng, mang lại lợi ích trăm đường.
Tuy nhiên, Các bạn hãy lưu ý nên lựa chọn một cơ sở bán yến sào hay mật ong uy tín để mua hàng bởi ngày nay các cơ sở hàng giả với giá cả rẻ đang len lỏi khắp thị trường.Chúng không hề chất lượng mà ngược lại gây nên những tác dụng xấu cho sức khỏe cho người sử dụng chúng nữa.
3. Cách chưng yến sào với mật ong
3.1 Mật ong được xem là thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ
Trong mật ong chứa khá nhiều chất dinh dưỡng khác nhau có lợi cho cơ thể của trẻ nhỏ, hàm lượng đường glucoza và đường fructoza chiếm khoảng 70%. Nếu kết hợp với tổ yến sẽ mang lại tác dụng cực kì hiệu quả.
Tumblr media
3.2 Yến chưng mật ong giúp trẻ em bổ phế
Bước 1: Bạn cho yến sào khô vào ngâm nước cho yến sào nở đều ra. Thời gian ngâm của yến sào cũng tùy vào từng loại yến khác nhau. Yến đảo sẽ có thời gian ngâm lâu hơn yến nuôi. Thông thường yến nhà hoặc bạch yến thì có thời gian ngâm nở khoảng 30–45 phút.
Bước 2: Sau khi đã ngâm yến sào nở đều thì bạn vớt yến sào ra một cái rây, rửa sơ qua với nước lọc. Sau đó cho yến sào vào chén sứ có nắp đậy và cho chén yến vào nồi nước để chưng yến cách thủy.
Bước 3: Bạn cho nước sạch vào vừa ngập tổ yến và bắt đầu bật bếp để chưng yến với khoảng thời gian là 20 phút. Lúc đầu thì chỉnh bếp với lửa to còn sau khi nước trong nồi đã sôi thì bạn chỉnh bếp nhỏ lại để tránh cạn nước. Bạn nên nhớ không được cho mật ong vào chưng cùng với tổ yến ngay từ đầu nhé.
Bước 4: Hòa 2 thìa mật ong cùng với 1 chút nước ấm, sau khi thấy tổ yến sào đã chín và nở đều thì bắt đầu đổ phần mật ong vào cùng với yến sào, cho thêm vài lát gừng tùy khẩu vị rồi tiếp tục chưng thêm 5 phút nữa.
Bước 5: Cuối cùng bạn tắt bếp và múc phần yến sào chưng mật ong ra bát, dùng nóng hay dùng lạnh đều được vì cả khi nóng và lạnh đều không làm mất đi chất dinh dưỡng của tổ yến sào.
Nhưng bạn nên lưu ý là khi ăn tổ yến sào tốt nhất vào lúc sáng sớm ngủ dậy, giữa bữa chiều hoặc tối trước khi đi ngủ 30 phút để cơ thể hấp thu yến sào một cách đầy đủ nhất nhé. Chúc các bạn thành công với món ăn bổ dưỡng này.
3.3 Chưng yến với mật ong và quả lê giúp hỗ trợ điều trị bệnh ho3.3.1 Nguyên liệu:
Yến sào tinh chế: 5–10 gram.
1 quả lê tươi
2–3 thìa mật ong
3.3.2 Các bước thực hiện chưng yến sào với quả lê:
Bước 1: Đầu tiên bạn cho 5–10gram yến sào tinh chế vào chiếc bát sạch sau đó cho nước vào ngâm khoảng 30 phút để tổ yến nở ra nhé.
Bước 2: Bạn gọt vỏ quả lê, cắt một ít trên đầu quả lê và khoét ruột đủ để phần yến.
Bước 3: Sau khi đã ngâm yến sào nở đều thì bạn vớt yến sào ra cho vào bên trong quả lê rồi bỏ vào một chiếc nồi hoặc bát bằng sành để chưng cách thủy.
Bước 4: Hòa mật ong cùng với 1 chút nước ấm, sau khi thấy tổ yến sào đã chín và nở đều ( chưng lửa nhỏ khoảng 30 phút) thì bắt đầu đổ phần mật ong vào cùng với yến sào và quả lê cho thêm vài lát gừng tùy khẩu vị rồi tiếp tục chưng thêm 5 phút nữa.
Bước 5: Cuối cùng bạn tắt bếp và dùng nóng hay dùng lạnh đều được vì cả khi nóng và lạnh đều không làm mất đi chất dinh dưỡng của tổ yến sào.
Tumblr media
3.4 Yến chưng hoa cúc với mật ong giúp giải nhiệt cơ thể3.4.1 Nguyên liệu:
Hoa cúc: 5gram.
Yến sào tinh chế: 10 gram.
Mật ong: 2 thìa.
3.4.2 Chuẩn bị:
Hoa cúc rửa sạch. Yến sào ngâm với nước khoảng 40 phút cho nở đều.
3.4.3 Các bước chế biến:
Bước 1: Cho nước vào nồi, nấu hoa cúc với tí đường phèn và mật ong trước trong 15 phút.
Bước 2: Khi nấu hoa cúc sẽ vụn ra, nên chúng ta phải lọc sạch hoa cúc trước khi cho chung với yến.
Bước 3: Ngâm tổ yến cho nở mềm đều, sau đó chưng cách thủy khoảng 30 phút. Bạn có thể cho thêm vài bông hoa cúc lên chén yến cho đẹp.
Bước 4: Hòa mật ong vào với tí nước tạo thành hỗn hợp loãng nhẹ, sau đó bạn cho mật ong vào chưng cùng với yến khoảng 2–3 phút.
Bước 4: Trước khi sử dụng bạn cho yến ra bát hoặc ly, hòa đều nước hoa cúc vào cùng với yến và thưởng thức.
Tumblr media
3.4.4 Hướng dẫn sử dụng:
– Nên sử dụng Tổ yến chưng đường phèn bong mỗi tuần 3 chén. – Tốt nhất là ăn trước khi ngủ.
Bạn cũng có thể cho nước yến hoa cúc vào chai có nắp đậy kín và bảo quản trong tủ lạnh dùng dần khoảng 1–2 ngày.
Trên đây là 3 cách chưng yến với mật ong đơn giản, dễ làm nhưng mang lại hiệu quả cao. Bạn hãy cùng Sâm Yến Linh Chi thực hiện các món thơm ngon, bổ dưỡng nhé !
4. Mua Yến sào Khánh Hòa xuất khẩu đi Mỹ ở đâu?
Yến sào là sản phẩm quý hiếm và bổ dưỡng không ai có thể phủ nhận. Tuy nhiên để tìm được địa chỉ uy tín mua sản phẩm thật đảm bảo chất lượng thì khách hàng cần sự cân nhắc tham khảo thật kỹ để tránh tình trạng “tiền mất tật mang” nhé.
Cửa hàng 719 CMT8, phường 6, quận Tân Bình là cửa hàng chuyên kinh doanh các sản phẩm Yến sào xuất khẩu đi Mỹ… với chất lượng tốt nhất và giá cả không thể nào hợp lý hơn tại TPHCM hiện nay.
Tumblr media
Hồ sơ yến xuất khẩu đi Mỹ
Cửa hàng này chuyên cung cấp các loại sản phẩm yến sào xuất khẩu đi Mỹ với chất lượng cao, mẫu mã được thiết kế khá bắt mắt. Thêm vào đó, nơi đây còn sở hữu đội ngũ nhân viên kinh doanh năng động, chuyên nghiệp, có kiến thức sâu về sản phẩm, khả năng tư vấn tốt giúp khách hàng hoàn toàn yên tâm khi đặt niềm tin tại đây.
Khỏi phải nói, để vượt qua hàng loạt các tiêu chuẩn khắt khe của FDA và các cơ quan kiểm soát an toàn thực phẩm Mỹ, sản phẩm này chắc chắn phải có chất lượng hàng đầu và vượt trội.
Tumblr media
Soup, cháo yến vừa ngon vừa bổ, giá chỉ… 100 ngàn
Tumblr media
Chè Yến cực kỳ thơm ngon,.. giá chỉ từ 80 ngàn.
Thêm 1 điểm cộng nữa đó là ở đây có những món chè yến rất ngon với giá khá mềm: chỉ với 80 ngàn. Hàng ngày vào mỗi buổi chiều tối, rất đông lượng khách ghé đến đây để thưởng thức các món ăn ngon, bổ và rẻ này.
Đa số khách hàng đánh giá đây là cửa hàng kinh doanh yến sào lớn nhất và uy tín nhất tại TPHCM hiện nay.
Mong rằng thông qua bài viết này, các bạn có thêm kiến thức về cách sử dụng Tổ Yến, cũng như tìm được một địa chỉ uy tín để có thể mua được những sản phẩm yến sào tốt nhất dành tặng cho bạn bè và người thân của mình.
Nguồn : Yến sào xuất khẩu đi Mỹ
1 note · View note
thehinhcom · 6 years
Link
Yoga cho phụ nữ mang thai giúp bạn giữ dáng, giúp mẹ bầu khỏe mạnh và còn mang lại nhiều lợi ích cho em bé sắp chào đời. Yoga trước khi sinh là một bài tập thể dục tuyệt vời cho cả mẹ và bé, mang đến cơ hội kết nối giữa mẹ và em bé, bạn có thể tận hưởng nhiều lợi ích của tập yoga khi mang thai.
Dưới đây là những thông tin bạn cần biết về Yoga cho phụ nữ mang thai và 5 tư thế yoga tốt nhất
Lợi ích tập Yoga cho phụ nữ mang thai trước sinh
Ngày nay, tập yoga khi mang thai rất phổ biến. Yoga là một sự lựa chọn phù hợp để mẹ bầu giữ dáng. Nếu đây là lần đầu mang thai hoặc từng mang thai thì yoga có thể giúp bạn dẻo dai, săn chắc cơ bắp hơn, đồng thời cải thiện sự cân bằng và lưu thông máu trong suốt thai kỳ. Dưới đây là 7 lợi ích sẽ khiến bạn bất ngờ tập yoga cho bà bầu:
Cơ thể bạn sẽ trở nên khỏe mạnh hơn: Khi mang thai cơ thể bạn chịu sự thay đổi về thể chất lẫn cảm xúc. Các hormone như estrogen, progesterone, prolactin, relaxin và oxytocin đột ngột tăng cao. Tập yoga sẽ là cách để cân bằng những thay đổi trong cơ thể.
Tập luyện kỹ thuật hô hấp: Kỹ thuật hô hấp tại sao được nhắc đến trong quá trình mang thai? Vì tập luyện kỹ thuật có lợi cho sức khỏe và giúp tâm lý ổn định hơn. Sự thay đổi về hormone diễn ra trong cơ thể gây ảnh hưởng đến tâm lý, vì thế tâm trạng của bạn thay đổi xoành xoạch. Do đó, để kiểm soát được cảm xúc, bạn cần tập luyện hít thở . Ngoài ra việc tập luyện hít thở đúng cách l��m tăng tối đa lượng oxy cung cấp cho đứa bé trong bụng, giảm đau đớn trong lúc sinh vì “hô hấp đúng cách là người bạn tốt nhất ở cạnh bạn trong lúc sinh nở”.
Giảm đau lưng: tập yoga cho phụ nữ mang thai giúp lưu thông máu huyết, phát triển thể lực cũng như cân bằng cơ thể, đồng thời giúp các cơ lưng được co giãn và điều hòa.
Cơ bắp dẻo dai: Yoga khi mang thai được xây dựng dành cho những bó cơ cần thiết trong khi vượt cạn vì nó giúp phần hông được uống dẻo và linh hoạt hơn. Trong đó gồm tư thế squat làm giãn phần hông và xương chậu, kiểm soát được những cơ co thắt hành hạ.
Đem lại sự thư giãn: Thông thường phụ nữ mang thai thường có rất nhiều lỗi no dẫn đến trình trạng trầm cảm hoặc chứng mất ngủ. Kiên trì tập yoga, bạn sẽ học được cách hít vào thở ra thật sâu và chậm rãi, từ đó sẽ cảm thấy thư giãn hơn, ngủ ngon lành hơn.
Tạo sợi dây liên kết với đứa trẻ: Ngoài những chuyển động hay tư thế yoga để làm bé thấy thoải mái, huấn luyện viên còn dạy cho bạn cách trò chuyện với con như xoa bụng trước tập giúp kết nối giữa mẹ và bé nhiều hơn.
Làm quen với những bà mẹ khác: Ngoài lợi ích mà các bài tập yoga mang lại thì việc tập luyện yoga cùng các mẹ bầu khác cũng rất là thú vị. Bạn có thể làm quen, trao đổi những thông tin về sinh sản, bệnh viện nào tốt, bác sĩ nào giỏi, loại sữa, tã lót nào chất lượng và thích hợp nhất. Do đó hãy đến phòng tập yoga để xây dựng một cuộc sống khỏe mạnh và tích cực với những người bạn mới của mình nhé.
Tập Yoga khi mang thai có an toàn không?
Tập Yoga cho phụ nữ mang thai chưa nhận được nhiều nghiên cứu khoa học nhưng nó thường được coi là an toàn và có lợi cho hầu hết các bà mẹ và thai nhi. Một thai kỳ được chia thành 3 tháng, mỗi giai đoạn trong tam cá nguyệt sẽ giúp bạn thích nghi phù hợp với bài tập yoga.
Ngoài ra cơ thể bạn sản xuất một loại hormone được gọi là relaxin trong suốt thai kỳ, giúp làm mềm cơ thể để em bé lớn dần và chuẩn bị cho việc sinh nở. Sự hiện diện của relaxin có thể khiến bạn linh hoạt hơn bình thường, tập yoga giúp relaxin ổn định các khớp và dây chằng trong thời gian này.
Mối nguy hiểm lớn nhất với chị em phụ nữ mang thai là: ngã. Do đó để giảm thiểu rủi ro đó, đặc biệt là khi bụng của bạn bắt đầu nhô ra. Tập bài tập thở pranayama yoga có thể khiến bạn ngất xỉu. Các bài tập hot yoga làm ấm nhiệt độ cơ thể nên cũng cần tránh. Ngoài ra bạn cũng nên xem lời khuyên, khuyến nghị và biện pháp tập yoga cho phụ nữ mang thai an toàn.
Tập yoga trong tam cá nguyệt đầu tiên
Đối với yoga khi mang thai trong 3 tháng đầu, những thay đổi về tư thế là khá nhỏ và kích thước vòng bụng chưa thực sự là vấn đề. Trong tam cá nguyệt đầu tiên bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và buồn nôn, vì vậy hãy tập các tư thế dễ dàng. Hầu hết phụ nữ đã từng tham gia các lớp học yoga có thói quen tập thường xuyên vẫn tiếp tục tập khi biết mình mang thai. Nếu bạn tập yoga lần đầu tiên, sẽ rất tốt khi bắt đầu với một lớp học tiền sản.
Tập yoga trong tam cá nguyệt thứ hai
Tam cá nguyệt thứ hai là thời điểm lý tưởng để bắt đầu tập yoga trước khi sinh. Thời điểm này bạn đã qua cơn ốm nghén tồi tệ nhất, và bụng cũng bắt đầu xuất hiện vì vậy bạn cần nhiều hơn về tư thế và lời khuyên cụ thể khi mang thai.
Khi tử cung mở rộng, đã đến lúc ngừng thực hiện bất kỳ tư thế nào mà nằm úp và tránh những động tác khó, không thoải mái. Hướng dẫn tập yoga cho bà bầu trong tam cá nguyệt thứ hai sẽ cung cấp nhiều thông tin và lời khuyên chuyên sâu hơn.
Tập yoga trong tam cá nguyệt thứ ba
Trong yoga ba tháng thứ ba, bụng của bạn đã rất lớn và các bài tập yoga ở giai đoạn này sẽ tập trung vào tư thế đứng.
Nếu bạn mới tập Yoga
Đọc về cách bắt đầu tập yoga nếu bạn là người mới bắt đầu. Khi tìm kiếm một lớp học, tìm lớp "yoga trước khi sinh”, vì giáo viên của họ có thể hướng dẫn bạn một cách thích hợp. Nếu bạn đến một lớp học bình thường, hãy nói với giáo viên rằng bạn đang mai thai nhé. Một số phụ nữ vẫn làm việc trong suốt thai kỳ và chỉ tập yoga trước khi sinh trong tam cá nguyệt thứ ba. Bạn vẫn sẽ nhận được lợi ích tập yoga nếu bạn giống trường hợp trên, nhưng nếu có thể hãy bắt đầu tập càng sớm càng tốt nhé!
Nếu bạn đã có kinh nghiệm
Những tín đồ yoga chắc sẽ rất vui khi biết rằng họ có thể tiếp tục tập yoga trong suốt thai kỳ. Khi bụng bạn to dần lên, sự thích nghi với việc tập luyện yoga thường xuyên là cần thiết. Bạn có thể tiếp tục tham gia các lớp học bình thường miễn là bạn cảm thấy thoải mái, nhưng cũng cần cho giáo viên biết là bạn đang mang thai để không cảm thấy bắt buộc phải thực hành tư thế cường độ cao. Cũng cần nghiên cứu những tư thế cần tránh trong 3 tháng cuối. Đây cũng là một ý tưởng tốt để tham gia một số lớp học tiền sản và tìm hiểu về việc sinh nở.
Top 5 tư thế yoga cho phụ nữ mang thai
Tư thế Cat - Cow Stretch: Một cách nhẹ nhàng cột sống của bạn dẻo dai giúp em bé vào tư thế tốt nhất để sinh nở
Tư thế Gate pose: Giúp kéo giãn cơ vùng bụng của bạn
Chiến binh II: Giúp tăng cường sức mạnh cho đôi chân và mở hông
Cobbler’s Pose: giúp mở hông nhẹ nhàng, kéo giãn đùi trong
Legs up the wall: giúp mắt cá chân và bàn chân đỡ bị sưng vù.
Yoga sau khi mang thai
Sau khi sinh em bé, bạn có thể háo hức để quay trở lại tập luyện yoga. Các bác sĩ thường đề nghị thời gian nghỉ ngơi hồi phục là 6 tuần cho sinh nở tự nhiên và lâu hơn nếu bạn sinh mổ. Có rất nhiều các tư thế yoga sau sinh để giúp các bà mẹ cho con bú chống lại cơn đau lưng và cổ.
Điều quan trọng là hãy tự chăm sóc bản thân, vì vậy tận dụng mọi cơ hội mà bạn có thể tự mình đến lớp học yoga. Các lớp học yoga cho mẹ và bé là một cách tuyệt vời để quay trở lại và gặp gỡ các phụ huynh khác.
Kết
Yoga cho phụ nữ mang thai cung cấp các tư thế giúp bạn tận hưởng khoảng thời gian thú vị, đặc biệt là bí ẩn khi mang thai. Mặc dù mỗi phụ nữ đều có bạn đời trong thai kỳ, nhưng người đó sẽ không trải qua và hiểu được những thay đổi về thể chất mà bạn đang gặp phải. Tham gia một cộng đồng phụ nữ mang thai là một điều rất tốt và mang lại nhiều giá trị!
The post Yoga cho phụ nữ mang thai và 5 tư thế yoga khi mang thai tốt nhất appeared first on Thể Hình Channel - Hướng dẫn tập thể hình, tập gym, fitness.
Nguồn: Thể Hình Channel
1 note · View note
TOP 3 loại thuốc canxi bầu của nhật tốt nhất
Hiện nay có rất nhiều loại canxi khác nhau từ nguồn gốc, thành phần, dạng bào chế... Các loại thuốc canxi tốt cho bà bầu của Nhật ngập tràn trên thị trường. Chúng ta cùng tìm hiểu rõ các sản phẩm đó ở bài viết dưới đây nhé!
Tiêu chí chọn canxi tốt cho bà bầu
Tiêu chí chọn canxi tốt cho bà bầu gồm có:
Tumblr media
Là viên uống chính hãng, được Bộ Y tế cho phép lưu hành
Có hàm lượng tiêu chuẩn
Không bao gồm sắt và canxi, các loại khoáng chất khác vì sắt và canxi có thể gây ức chế, cản trở hấp thụ lẫn nhau, tạo ra chất lắng cặn trong đường tiêu hóa, gây áp lực cho dạ dày. Canxi cũng có thể gây cản trở hấp thụ cho hầu hết các khoáng chất khác, cũng tạo thành lắng cặn dạ dày. Đây chính là nguyên nhân khiến mẹ bầu uống canxi bị táo bón, nóng trong, lâu ngày có thể dẫn đến viêm hoặc suy gan – thận.
Có vitamin D3 hỗ trợ canxi hấp thụ tốt nhất
Là canxi ion hữu cơ, dễ hấp thụ, hạn chế tác dụng phụ
>>Xem thêm: vitamin d có uống chung với canxi được không
Các loại thuốc canxi cho bà bầu của Nhật
Các sản phẩm bảo vệ sức khỏe của các thương hiệu Nhật, trong đó có các loại canxi cho bà bầu nhận được sự tín nhiệm của nhiều người dùng Việt Nam. Tuy nhiên các sản phẩm canxi cho bà bầu của Nhật cũng không quá phong phú, chúng tôi đã tổng hợp được một số sản phẩm như sau: 1. Viên uống bổ sung Canxi và Magie DHC Viên uống bổ sung Canxi và Magie DHC giúp bổ sung canxi và magie là 2 khoáng chất cần thiết cho xương, thúc đẩy quá trình chuyển hóa năng lượng, tăng cường tuần hoàn máu, có ích cho sức khỏe thai kỳ. Thành phần:
Canxi: 360mg
Magie: 206mg
Vitamin D: 2.2mcg
Casein Phospho Peptide (CPP): 9.7mg. Đây là  vi chất giúp tăng cường khả năng hấp thụ canxi, sắt, kẽm và các vi chất dinh dưỡng có trong thực phẩm. Đây là thành phần có trong công thức đặc quyền của DHA.
Công dụng: Bổ sung canxi cho bà bầu, mẹ sau sinh, người bị thiếu canxi, loãng xương, người cao tuổi, người sau chấn thương, trẻ em từ 12 tuổi trở lên bị thiếu canxi
>>Xem thêm:  bổ sung canxi cho bà bầu vào tháng thứ mấy 2. Nature Made Super Calcium Viên uống canxi Nature Made Super Calcium là một thương hiệu Mỹ sản xuất tại Nhật Bản, bổ sung canxi và các vi chất dinh dưỡng quan trọng đối với sức khỏe thai kỳ. Thành phần:
Canxi: 600mg
Vitamin D: 5mcg
Protein: 0 – 0.1g
Lipid: 0 – 0.1g
Natri: 0 – 10mg
Năng lượng: 0.87 kcal
Carbohydrate: 0.185g
Công dụng: Bổ sung canxi và vitamin D chống còi xương bẩm sinh cho trẻ, ngăn ngừa nguy cơ mẹ bị loãng xương sau khi mang thai. Tăng cường khả năng miễn dịch và dẫn truyền thần kinh cho cả mẹ bầu và thai nhi. 3. Sản phẩm bổ sung canxi hữu cơ Yakumo Gensai Yakumo Gensai là sản phẩm bổ sung canxi cho bà bầu dạng hữu cơ, với những nguyên liệu được chiết xuất từ thiên nhiên, dễ hấp thụ, hạn chế tác dụng phụ. Nguyên liệu sản xuất gồm có: bột vỏ sò hóa thạch Hokkaido, casein, bột nước ép nho, CPP nguồn gốc từ sữa, collagen tươi,… Thành phần:
Canxi: 26.4mg
Natri: 276mg
Chất đạm: 15.6g
Chất béo: 3.4g
Carbohydrate: 10.9g
Năng lượng: 137kcal
Công dụng: Bổ sung canxi từ thiên nhiên cho cơ thể, giúp cân bằng lượng canxi máu, cung cấp đủ cho thai nhi và bảo vệ sức khỏe xương khớp của bà bầu trong và sau khi mang thai. Giảm nguy co bị loãng xương, thoái hóa xương, mất xương ở mẹ bầu. Đồng thời cải thiện tình trạng đau lưng, co rút cơ hiệu quả.
>>Xem thêm: bà bầu nên uống canxi vào lúc nào Việc lựa chọn loại thuốc bổ sung canxi cho bà bầu là rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vì vậy mẹ bầu cần tham khảo và sáng suốt lựa chọn cho mình sản phẩm bổ sung canxi tốt nhất nhé!
0 notes
Text
Bà bầu 3 tháng đau lưng có sao không?
Mẹ bầu đau lưng 3 tháng đầu là một tình trạng phổ biến. Có người bị đau lưng thoáng qua trong thời gian ngắn, song có nhiều trường hợp đau dai dẳng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tâm trạng của mẹ bầu. Vậy bầu 3 tháng đầu đau lưng có sao không và làm thế nào để phòng tránh tình trạng này?
Xem thêm: bầu 12 tuần nên bổ sung thuốc gì
Bà bầu 3 tháng đau lưng có sao không?
Đau lưng khi mang thai là hiện tượng sinh lý bình thường, và giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ cơn đau không diễn ra nghiêm trọng nên mẹ không cần lo lắng. Nếu cơn đau lưng dữ dội, đi kèm với các dấu hiệu bất thường sau thì mẹ cần đi khám sớm:
Sốt cao. Đau lưng đột ngột hay mức độ đau lưng ngày càng nghiêm trọng. Khó tiểu, cảm thấy bị nóng rát khi đi tiểu. Chảy máu âm đạo. Đau nhức tứ chi một cách dữ dội.
Xem thêm: vitamin tổng hợp cho bà bầu không gây táo bón
Cách tránh đau lưng nhanh cho mẹ bầu suốt thai kỳ
Đau lưng rất thường gặp nhưng mẹ hoàn toàn có thể giảm đau bằng cách áp dụng một số cách sau:
Duy trì tư thế đúng hàng ngày
Giữ thói quen sinh hoạt đúng tư thế là biện pháp giúp mẹ phòng tránh bị đau lưng:
Tư thế đứng: Đứng thẳng sao cho lưng và đầu thẳng hàng, căng cơ hông và cơ bụng để vùng lưng cảm thấy dễ chịu hơn. Tư thế ngồi: Cần đảm bảo vùng lưng được nâng đỡ, kê gối nhỏ sau lưng hay ngồi trên gối lõm chữ D. Tư thế nằm: Không nên nằm đệm quá cứng hay quá mềm bởi có thể làm tình trạng đau lưng nặng hơn.
Xem thêm: bầu mấy tháng thì uống sắt và canxi
Không sử dụng giày cao gót
Đi giày cao gót khi mang thai sẽ làm cho toàn bộ trọng lượng của cơ thể dồn vào ngón chân và ảnh hưởng tới thần kinh hai bên hông. Cơ thể sẽ hướng về phía trước, làm gia tăng triệu chứng bị đau thắt lưng. Mẹ nên lựa chọn giày dép đế bằng, chất liệu mềm mại với độ rộng vừa đủ để nâng đỡ bàn chân tốt hơn.
Tránh cúi, khom hay thực hiện nâng vật nặng
Dây chằng khớp rất dễ bị lỏng lẻo trong các giai đoạn mang thai. Do đó mẹ cần hạn chế cúi, khom người hay nâng vật nặng để phòng ngừa rủi ro. Trường hợp buộc phải mang vác, cần chùng đầu gồi thay vì khom lưng xuống, không vặn người và đưa vật thể sát về phía cơ thể.
Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ
Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ bầu và em bé. Mẹ nên bổ sung thêm các thực phẩm giàu canxi và magie để giảm tình trạng mệt mỏi khi mang thai, lại củng cố sức khỏe xương khớp và giúp thai nhi phát triển tốt. Trường hợp cần bổ sung thêm viên uống, mẹ hãy sử dụng đúng theo chỉ định của bác sĩ về liều lượng uống mỗi ngày, lưu ý uống canxi, uống sắt và magie B6 cùng lúc được không để không làm cản trở sự hấp thu vi chất lẫn nhau trong cơ thể.
Xem thêm: uống vitamin tổng hợp có cần uống thêm sắt và canxi không
Đau lưng 3 tháng đầu thai kỳ là tình trạng thường gặp, do nhiều nguyên nhân gây ra. Sản phụ nên áp dụng những phương pháp trên giúp cải thiện tình trạng đau lưng. Tuy nhiên một số trường hợp có kèm dấu hiệu khác sản phụ cần lưu ý để đến bác sĩ khám kịp thời.
0 notes
Những dấu hiệu thai nhi sắp chào đời mẹ nên biết
Thực tế là rất khó xác định thời điểm chính xác bạn sẽ chuyển dạ là khi nào để có thể chuẩn bị mọi thứ cho cuộc vượt cạn. Song bạn đừng quá lo lắng, vào giai đoạn cuối của thai kỳ sẽ xuất hiện những các dấu hiệu bà bầu sắp sinh thật sự cho bạn biết bé yêu sẵn sàng chào đời.
Chuyển dạ sắp sinh như thế nào?
Các cơn co tử cung mạnh và đều: Cơn co tử cung là động lực của cuộc chuyển dạ. Thai nhi và bánh nhau được đẩy ra khỏi buồng tử cung qua con đường âm đạo.
Tumblr media
Trẻ đủ tháng ra đời khi tuổi thai từ 38-42 tuần (dự kiến sinh trung bình ở tuần 40), khi đó, thai nhi đã trưởng thành và có khả năng sống độc lập khi tách ra khỏi cơ thể mẹ.
Mẹ sinh non khi tuổi thai từ 23-37 tuần, ra đời trong khoảng tuần thai này thai nhi vẫn có thể sống được.
Mẹ sinh già tháng khi tuổi thai lớn hơn hoặc bằng 42 tuần.
TOP dấu hiệu thai nhi sắp chào đời 
Mẹ bé cùng tham khảo những dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh của mẹ bầu để chuẩn bị thật kỹ càng cho việc đón thiên thần nhỏ chào đời nhé:
Hiện tượng cổ tử cung giãn nở Cổ tử cung sẽ bắt đầu giãn ra, mỏng đi và mở trong một vài ngày hoặc vài tuần trước khi mẹ bắt đầu chuyển dạ. Khi mẹ đi khám thai định kỳ, bác sĩ sẽ đo lường và theo dõi độ giãn, mỏng của cổ tử cung trong khi thăm khám âm đạo để dự đoán sát hơn thời gian mẹ lâm bồn.
>>Xem thêm: thuốc bổ sung canxi cho bà bầu giảm đau nhức xương
Bụng bầu bị tụt xuống, sa bụng xuống Bắt đầu vào giai đoạn cuối thai kỳ, thai nhi sẽ di chuyển dần xuống khu vực khung xương chậu để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ sắp tới. Mẹ có thể thấy bụng bầu bị tụt xuống trước một vài tuần trước khi sinh, cơ thể cảm thấy dễ thở hơn khi thai nhi không còn chèn ép vào phổi, tuy nhiên khi thai nhi tụt xuống gây áp lực lên cổ tử cung, đè lên bàng quang lại khiến mẹ buồn đi tiểu nhiều hơn. Với những mẹ sinh con đầu lòng, dấu hiệu này hiện rất rõ.
Tumblr media
Dịch nhầy cổ tử cung thay đổi báo hiệu sắp sinh Dịch nhầy tích tụ ở cổ tử cung trong suốt thai kỳ tạo thành nút nhầy cổ tử cung. Ở khoảng tuần 37-40, mẹ sẽ thấy dịch âm đạo nhiều hơn và nhớt hơn. Đây chính là hiện tượng nút nhầy cổ tử cung bong ra, dọn đường cho em bé chuẩn bị chào đời. Màu sắc dịch nhầy có thể trong suốt, sậm màu hoặc hồng nhạt, có khi lẫn máu. Tuy nhiên nếu thấy dịch nhầy quá nhiều máu (gần giống như khi có kinh), thì mẹ cần tới bệnh viện ngay bởi đây là dấu hiệu chuyển dạ nguy hiểm. Mẹ bị chuột rút và đau lưng nhiều hơn Khi sắp sinh bé, nhiều mẹ bầu gặp tình trạng chuột rút thường xuyên hơn, kèm theo tình trạng đau mỏi vùng lưng và hai bên háng. Với những mẹ mang thai lần đầu tiên, các dấu hiệu thai nhi sắp chào đời này khá rõ ràng khi các cơ khớp vùng xương chậu và tử cung bị kéo căng ra để chuẩn bị cho kỳ chuyển dạ.
>>xem thêm: đau lưng có phải sắp sinh không Mẹ bỗng dưng mệt mỏi và muốn ngủ thật nhiều Tình trạng bỗng dưng mệt mỏi, uể oải và muốn ngủ nhiều hơn cũng phổ biến với mẹ bầu sắp sinh. Bụng bầu càng to, gây chèn ép bàng quang khiến mẹ ngủ không ngon giấc vì tiểu đêm nhiều. Nếu mẹ cảm thấy buồn ngủ, hãy tranh thủ chợp mắt và lấy lại sức để chuẩn bị cho giai đoạn sắp tới. Ngược lại, cũng có nhiều mẹ bầu bỗng nhanh nhẹn và hoạt bát, thích dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị đồ cho em bé.
Vỡ nước ối báo hiệu mẹ đã sẵn sàng chuyển dạ Dấu hiệu thai nhi sắp chào đời cho thấy mẹ sẽ chuyển dạ sau 12-24 giờ rất chính xác. Tùy cơ địa mỗi người mà lượng nước ối có thể chảy ra nhiều hay ít, nhỏ giọt hay chảy thành dòng, màu sắc trắng lợn cợn hoặc vàng nhạt. Nghiên cứu cho thấy, chỉ có từ 8-10% mẹ bầu có hiện tượng vỡ ối trước khi sinh, không phải ai cũng có dấu hiệu này. Mẹ bầu vỡ ối trước tuần thai 37 cần thận trọng khi vỡ ối và tới viện ngay.
Xuất hiện các cơn co gò tử cung Một trong những dấu hiệu thai nhi sắp chào đời dễ phát hiện nhất chính là các cơn gò chuyển dạ. Trong thai kỳ, các cơn co thắt tử cung vẫn xuất hiện nhưng không đều đặn, đây là các cơn co thắt sinh lý Braxton Hicks, không phải biểu hiện sắp sinh. Những cơn co thắt báo hiệu sinh nở thật sự sẽ mạnh mẽ và khiến mẹ đau đớn hơn nhiều. Tần suất các cơn co diễn ra liên tục, cứ 5-7 phút sẽ có cơn co kéo dài từ 30 giây tới 1 phút và cho tới tận khi sinh nở.
>>Xem thêm: thuốc DHA cho bà bầu loại nào tốt
Giai đoạn cuối thai kỳ là thời điểm rất nhạy cảm, mẹ bầu cần chú ý đến các biểu hiện của cơ thể. Trường hợp nhận thấy các dấu hiệu em bé sắp chào đời cần liên hệ với bác sĩ và đến ngay bệnh viện khi cần thiết. Điều này giúp bạn có được quá trình sinh nở an toàn, tốt cho cả mẹ và bé yêu.
0 notes
blogtintonghop24h · 4 years
Text
Cuộc sống mẹ góa con côi của cụ bà sinh đôi ở tuổi 73
Tumblr media
Bà Yerramatti bên hai con gái nhỏ, hiện 17 tháng tuổi. Ảnh: Cover Asia Press.
Năm 2019, hàng loạt tờ báo trên khắp thế giới đặt cho Yerramatti Mangayamma là "bà mẹ già nhất thế giới" sau khi bà sinh hạ cặp song sinh ở tuổi 73.
Nhưng hiện tại, Yerramatti đối mặt với những ngày cuối đời là một bà mẹ đơn thân sau khi chồng bà, ông Raja, 84 tuổi, qua đời hồi năm ngoái do đau tim, để lại người vợ già và hai con gái Rama Tulasi và Uma Tulasi.
"Mỗi khi nghĩ đến việc ông ấy đã ra đi tôi lại không kìm được sự xúc động", Yerramatti, hiện 75 tuổi, sống ở bang Andhra Pradesh, chia sẻ. "Ông ấy chỉ có 12 tháng ở bên hai đứa con của mình, nhưng ít nhất thì ông ấy cũng đã được trải qua cảm giác làm cha trước khi chết".
Suốt những năm đầu sau khi kết hôn, bà Yerramatti và ông Raja đã làm đủ mọi cách để thụ thai, từng đến tư vấn nhiều chuyên gia và thử nhiều loại thuốc nhưng vẫn không có tác dụng. Nỗ lực có con của họ đi đến kết thúc đau lòng khi bà Yerramatti bi mãn kinh sớm ở tuổi 40.
"Đó là khoảng thời gian tồi tệ", bà Yerramatti, người kết hôn với chồng trong một cuộc hôn nhân sắp đặt hồi năm 1962, nói. "Cảm giác như cánh cửa cứ đóng chặt trước mắt chúng tôi. Vợ chồng tôi từng định nhận con nuôi, nhưng cuối cùng thì cũng không làm thế".
Tumblr media
Ông Raja qua đời tháng 10 năm ngoái, để lại bà Yerramatti thành mẹ đơn thân. Ảnh: Cover Asia Press.
Không chỉ đau đớn vì không thể có con, Yerramatti còn bị họ hàng gọi là "người phụ nữ không biết đẻ" và không ít lần bắt gặp họ hàng bàn tán sau lưng mình.
Cảm giác đau buồn và mất mát dường như lúc nào cũng bám lấy bà Yerramatti. Hè năm 2018, khi Yerramatti đã 72 tuổi, bà nghe đến trường hợp một phụ nữ ngoài 30 trong làng vừa sinh con nhờ phương pháp thụ tinh nhân tạo (IVF).
"Tôi chưa bao giờ nghe nói đến chuyện đó và rất muốn tìm hiểu thêm", bà chia sẻ. "Biết tôi khát khao có một đứa con, cô ấy cho tôi thông tin về phòng khám. Tôi biết IVF chắc chắn sẽ không dễ dàng, nhưng vẫn muốn thử".
Yerramatti nhanh chóng liên lạc với Tiến sĩ Umashankar Sanakkayala, thuộc phòng khám Ahalya Nursing Home ở Guntur, bang Andhra Pradesh, phía nam Ấn Độ. Đến tháng 11/2018, họ gặp nhau lần đầu.
"Bác sĩ tiến hành vài xét nghiệm để kiểm tra tình hình sức khỏe của tôi và khi có kết quả tốt, họ đồng ý giúp tôi. Lúc đó, tôi đã khóc vì sung sướng. Con đường bầu bí của tôi đã quá khó khăn, nhưng chỉ cần nhận một chút tin tích cực thôi tôi đã quá hạnh phúc rồi", Yerramatti nói tiếp.
Tumblr media
Tiến sĩ Umashankar Sanakkayala, người giúp bà Yerramatti đạt khát khao làm mẹ. Ảnh: Cover Asia Press.
Cặp vợ chồng già đã chi 65.000 rupee (hơn 900 USD) từ tiền tiết kiệm để chi trả cho đợt điều trị đầu tiên. Và do bà Yerramatti không thể rụng trứng nên các bác sĩ đã sử dụng trứng hiến tặng để thụ tinh với tinh trùng của ông Raja.
Tháng 1/2019, cặp vợ chồng nhận được tin vui mà họ đã nghĩ sẽ không bao giờ xảy ra, đó là khi Tiến sĩ Umashankar Sanakkayala xác nhận bà Yerramatti đã thụ thai. 3 tháng sau, bà biết mình đang mang thai đôi. Hai bé Rama Tulasi và Uma Tulasi chào đời bằng phương pháp mổ vào ngày 6/9/2019, mỗi bé chỉ nặng chưa tới 2 kg.
"Cảm giác khi lần đầu bế các con thật sự quá tuyệt vời. Chúng tôi được giữ lại trong bệnh viện vài tuần để các bác sĩ đảm bảo rằng ba mẹ con tôi đều khỏe mạnh. Và may sao cuối cùng chúng tôi cũng được về nhà. Mới đầu, mọi chuyện khá khó khăn. Bác sĩ nói tôi không nên cho con bú, vì như thế cơ thể tôi sẽ bị áp lực, do đó tôi sử dụng sữa ở ngân hàng sữa mẹ. Những đêm không ngủ cứ liên tục kéo đến, nhưng tôi nhận thấy phương pháp thiền đã rất tác dụng", cụ bà hiện 74 tuổi nói.
Tiến sĩ Umashankar Sanakkayala, 46 tuổi, người đã nỗ lực làm việc suốt đời để giúp đỡ những người muốn sinh con bằng IVF thì nói: "Lúc mới mở phòng khám, tôi muốn mọi người đều có thể tiếp cận IVF, chứ không chỉ những người giàu. Tôi muốn giúp bất cứ người nào đã có gia đình bởi ở Ấn Độ này, gia đình là tất cả. Và nếu mọi người không có đủ tiền, chúng tôi sẽ sắp xếp để hỗ trợ họ về mặt tài chính".
Tumblr media
Bà Yerramatti hiện hạnh phúc với niềm vui sướng khi được làm mẹ sau khoảng thời gian dài không thể sinh con. Ảnh: Cover Asia Press.
Tuy nhiên, ban đầu Umashankar không hề biết bà Yerramatti già thế nào trước khi chữa trị cho bà.
"Tôi thực sự đã tưởng bà Yerramatti mới ngoài 50 bởi nhiều người thuộc thế hệ trước ở Ấn Độ không có giấy khai sinh", ông Umashankar giải thích. "Tôi chỉ phát hiện ra bà ấy đã 73 tuổi khi bà mang bầu 8 tháng. Tôi hoàn toàn bị sốc. Nhưng may mắn là bà ấy rất khỏe mạnh. Tô chỉ giúp cho những phụ nữ đạt yêu cầu các xét nghiệm y khoa và bà ấy đã làm được điều đó. May mắn là bà ấy đã có một thai kỳ suôn sẻ và ca sinh nở thực sự là một khoảnh khắc kỳ diệu. Đó là một ngày đặc biệt với chúng tôi khi cặp song sinh chào đời".
Đáng tiếc là chỉ một năm sau khi lên chức bố, ông Raja qua đời vào tháng 10/2020 ở tuổi 84.
Ở tuổi 74, bà Yerramatti hiện vừa phải chuẩn bị tư tưởng cho cái chết của chính mình, vừa phải chăm sóc cho các con. Bà đã giao phó cho một thành viên gia đình chăm con khi bà không thể tiếp tục đồng hành cùng chúng. Nhưng hiện tại, tình yêu thương vô bờ dành cho các con, thứ mà Yerramatti từng nghĩ sẽ không bao giờ có được, đang giúp bà vượt qua nỗi đau và những khó khăn.
"Thật khó khăn khi không có ông ấy ở bên, nhưng gia đình và bạn bè tôi vẫn ở bên, và tôi cũng còn một khoản tiết kiệm. Tôi chắc chắn sẽ tiếp tục sống để chứng kiến các con trưởng thành, nhưng cũng đã nhờ một người bạn của gia đình nuôi dưỡng chúng nếu như có điều gì đó xảy đến với mình. Hiện tại, tôi vẫn vui khi được làm mẹ sau bao nhiêu năm đau khổ vì không thể sinh con", Yerramatti nói.
Theo Ngôi sao
Let's block ads! (Why?)
Nguồn https://ift.tt/2OCs28l
0 notes
muoigentis · 4 years
Text
Những nỗi đau bà bầu phải trải qua
Em bé là món quà quý giá nhất, nhưng để có được người mẹ đã phải trải qua rất nhiều cơn đau, thậm chí còn nguy hiểm tới tính mạng với những ca sinh khó.
Những nỗi đau phụ nữ có thai phải trải qua
- Đau ngựcSau khi phụ nữ mang thai, progesterone bên trong cơ thể biến đổi sẽ kích thích tuyến vú nên phụ nữ mang thai sẽ bị căng tức vú, sưng và đau. Đừng lo lắng quá, vì những điều này là để chuẩn bị cho việc nuôi con bằng sữa mẹ sau này. Các cơn đau kiểu này thường kéo dài 3-4 tháng đầu thai kì, nhưng cũng có một số người kéo dài suốt cả thời kì mang thai, đa mảng sẽ không ảnh hưởng đến tính mạng.
nipt là gì ?
- Đau dạ dàytrong giai đoạn trước khi có bầu, dạ dày & ruột cũng bị ảnh hưởng bởi sự biến đổi của progesterone, mẹ bầu sẽ có những phản ứng về đường tiêu hóa như buồn nôn, nôn, ợ chua, trào ngược axit… rất giống với đau dạ dày.trong trường hợp này, bạn cũng đừng quá lo lắng, không nên ăn các thức ăn tạo kích thích, tránh cảm lạnh, ăn ít bữa hơn.- Nhức đầuNgoài ra, một số người mang thai bên trong giai đoạn đầu mang bầu chóng mặt, đau đầu, đây là một trong những phản ứng đầu thai kì, thường hết bên trong khoảng tuần thứ 12. Nhưng nếu cơn đau kéo dài sau tam cá nguyệt đầu tiên, bạn nên đi chẩn đoán kịp thời.- Đau bụngSau khi mang thai, phụ nữ có thai thường cảm thấy các cơn đau quặn ở 2 bên bụng dưới, khi cử động sẽ rõ ràng hơn. Điều này là do cảm giác ngứa ran do tử cung mở rộng và dây chằng bị kéo giãn, bạn đừng quá lo lắng.Để tránh tình trạng này, bà bầu không nên vận động mạnh và tránh kéo giãn dây chằng.Càng về những tháng cuối thời kì mang thai, tình trạng đau lưng của phụ nữ mang thai cũng sẽ lộ rõ. Điều này là do bụng bầu ngày càng lớn và trọng lượng cơ thể biến đổi, những cơn đau thường do cột sống bị chèn ép.
xét nghiệm triple test và những điều mẹ bầu cần biết !
các phụ nữ mang thai không cần đứng hoặc ngồi lâu, thay đổi tư thế nhiều hơn, cần tập thể dục đúng cách khi có bầu.- Đau muĐau mu cũng là một trong những cơn đau phổ biến khi mang thai. Đây cũng là 1 bên trong những nỗi đau khó quên trong đời, càng về cuối thời kì mang thai càng nghiêm trọng hơn.- Đau chânỞ giai đoạn cuối thai kì, phụ nữ có thai thường gặp tình trạng chuột rút vào ban đêm, điều này có thể bị nhiễm lạnh hoặc thiếu canxi. Phụ nữ mang thai nên giữ ấm, bổ sung canxi hợp lý theo sự hướng dẫn của bác sĩ.các cơn đau sau khi sinhTùy theo phương pháp sinh nở mà có các cơn đau khác nhau.
Sinh thường- Đau trước khi chuyển dạcác cơn đau gò tử cung ban đầu có thể như muỗi đốt, sau đó là như bị cáu véo, bị đánh & cho tới nỗi đau không thể diễn tả thành lời. Cơn đau này kéo dài bên trong vài giờ hoặc vài ngày, cả ngày lẫn đêm.- Đau do tổn thương vùng kínHầu hết những người mẹ sinh thường đều phải đối mặt với nỗi đau khủng khiếp đó là rạch tầng sinh môn, thực sự rất đau và xấu hổ.mặc dù vậy, quá trình này diễn ra ở giai đoạn thứ 2 của quá trình chuyển dạ, khi em bé chào đời, hầu hết các người mẹ chỉ muốn sinh con an toàn, điều này sẽ làm phân tán 1 vùng sự chú ý của họ & sẽ không cảm thấy quá đau đớn nữa.
- Cơn đau co thắt tử cung sau sinhSinh con xong không phải là hết đau ngay, người mẹ sẽ bị co thắt tử cung sau sinh. Điều này sẽ thúc đẩy quá trình hồi phục của tử cung về kích thước và trạng thái ban đầu, đặc biệt khi cho con bú, cơn đau không kém cơn đau chuyển dạ.
Sinh mổNhiều bà mẹ chọn phương pháp sinh mổ vì sợ sinh thường quá đau đớn, nhưng mổ lấy thai không đơn giản như nhiều người nghĩ, nó vẫn có các cơn đau không thể chịu nổi.- Đau khi đặt ống thôngSinh mổ chắc chắn phải đặt ống thông tiểu, nhiều bà mẹ cảm thấy việc này đặc biệt đau đớn, xấu hổ & tâm lý khó chịu.- Đau vết mổSinh mổ xét cho cùng là một ca mổ, nó cần được cắt từng lớp từ bụng ngoài cùng đến tử cung, sau khi em nhỏ được đưa ra ngoài sẽ được khâu lại từng lớp một. Thuốc tê bên trong lúc mổ sẽ không cảm thấy quá đau nhưng khi hết tác dụng sẽ rất đau đớn.- Đau co thắt sau sinhnhững mẹ đã từng sinh mổ cũng sẽ gặp phải những cơn co thắt sau sinh, nhân viên y tế sau khi mổ sẽ giúp mẹ ấn huyệt nhiều lần. Tưởng tượng vết mổ ban đầu đau, ấn trực tiếp vào gần vết thương, chẳng khác nào rắc muối vào vết thương, đau càng thêm đau.
Đọc thêm: bảng giá xét nghiệm nipt tại gentis
0 notes
Mẹ bầu uống canxi nước có tốt không?
Trong giai đoạn mang thai, bà bầu cần phải bổ sung đầy đủ lượng canxi cần thiết để thai nhi phát triển. Tuy nhiên, canxi cho bà bầu dạng nước có tốt không? Thực tế rất nhiều mẹ thắc mắc vấn đề này. Thế nên trong bài viết mình sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi trên nhé!
Sự cần thiết của canxi trong thai kỳ  
Canxi là dưỡng chất không thể thiếu mà mẹ cần bổ sung trong thai kỳ.Bởi vì:
Tumblr media
Đối với thai nhi: Canxi là khoáng chất quan trọng góp phần hình thành hệ xương và răng của bé, là tiền đề phát triển chiều cao tối ưu sau này. Bổ sung canxi trong thai kỳ giúp hình thành hệ thần kinh và hormon, tạo nên một trái tim khỏe mạnh và góp phần hình thành các cơ bắp trong cơ thể. Nếu thiếu canxi, bé sinh ra có nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng, thấp còi, biến dạng xương, còi xương bẩm sinh..
Đối với mẹ bầu: Khi lượng canxi không được cung cấp đủ, cơ thể sẽ rút canxi dự trữ từ trong xương của mẹ để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi trong bụng. Mẹ bầu thiếu canxi sẽ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe như đau nhức xương khớp, chuột rút, răng yếu, gãy móng tay, đau lưng..
>>Xem thêm: canxi nào tốt cho bà bầu
Nhu cầu canxi của mẹ bầu và thời điểm nên bổ sung canxi
Nhu cầu canxi của mẹ sẽ tăng dần trong các giai đoạn của thai kỳ từ mức 1.000mg/ngày lên tới 1.500mg/ngày ở giai đoạn sau sinh và cho con bú. Thực phẩm có thể cung cấp hàm lượng canxi vào khoảng 800 – 1.000mg. Do đó, để không bị thiếu canxi trong suốt quá trình bầu bí, phụ nữ mang thai cần bổ sung từ 280 – 300mg canxi/ngày thậm chí nhiều hơn từ các viên uống canxi hoặc canxi nước cho bà bầu.
Thời điểm bổ sung canxi tốt nhất khoảng từ tháng thứ 4 hoặc tính theo tuần thai thứ 12. Đây là thời điểm hệ khung xương của thai nhi bắt đầu phát triển mạnh mẽ, cần được tăng cường canxi để cung cấp đủ cho sự tăng trưởng cần thiết. Mẹ nên duy trì việc dùng viên uống canxi cho đến hết giai đoạn sau sinh cho con bú hoặc tối thiểu là 6 tháng đầu sau sinh để bảo vệ sức khỏe xương khớp cũng như bổ sung canxi cho bé qua dòng sữa.
>>Xem thêm: sau sinh uống canxi loại nào
Canxi nước cho bà bầu có tốt không?
Bên cạnh viên uống canxi, canxi dạng nước dành cho bà bầu cũng là một lựa chọn mẹ có thể tham khảo. Một số ưu nhược điểm của thuốc canxi dạng nước như sau:
Ưu điểm của canxi dạng nước dành cho bà bầu
Canxi dạng nước dễ hòa tan, hấp thu nhanh hơn viên uống
Giúp ổn định dịch axit trong dạ dày tốt hơn
Nhược điểm của canxi dạng nước dành cho bà bầu
Khó kiểm soát hàm lượng canxi bổ sung mỗi lần uống
Không phù hợp với mẹ bầu hay nôn nghén, trào ngược dạ dày
Khó bảo quản và không tiện mang đi xa
Canxi có vị không dễ uống
Giá thành thường cao do điều kiện sản xuất và bảo quản khó khăn
Lựa chọn canxi dạng nước mẹ nên biết
Nếu mẹ vẫn quyết định lựa chọn canxi nước để bổ sung trong thai kỳ thì khi mua sản phẩm cần chú ý đến một số yếu tố sau:
Sản phẩm có chứa thành phần canxi dễ hấp thu vào cơ thể
Không gây tác dụng phụ khi sử dụng như táo bón, nóng trong, gây mụn mọc
Hàm lượng được sản xuất đúng tiêu chuẩn của WHO
Phù hợp với mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, huyết áp cao, tiền sản giật
Sử dụng canxi không gây buồn nôn
>>Xem thêm: bà bầu uống canxi vào lúc nào tốt nhất
Mong rằng những thông tin chúng tôi cung cấp đã giúp bạn có thể nắm bắt được về sản phẩm Canxi dành cho bà bầu dạng nước. Từ đó có thể lựa chọn được dòng Canxi phù hợp nhất với cơ thể.
0 notes
Text
Phương pháp giúp giảm đau lưng khi mang thai 3 tháng đầu
Mẹ bầu đau lưng 3 tháng đầu là tình trạng gây ra không ít khó khăn, vất vả. Nó còn đi kèm theo chứng ốm nghén khiến mẹ vô cùng mệt mỏi. Vậy mẹ có biết bầu 3 tháng đầu đau lưng phải làm sao để cải thiện?
Xem thêm: bầu 12 tuần nên bổ sung thuốc gì
Phương pháp giúp giảm đau lưng khi mang thai 3 tháng đầu
Bà bầu đau lưng 3 tháng đầu hay trong suốt thời kỳ mang thai đều gây ra nhiều phiền toái, khó chịu. Để vượt qua tình trạng này, mẹ bầu có thể tham khảo và thực hiện những cách dưới đây:
Duy trì tư thế đúng để tránh bị đau lưng
Khi thai nhi đã lớn dần, trọng tâm của cơ thể bà bầu sẽ chuyển về phía trước. Để không bị ngã về phía trước, theo quán tính mẹ bầu sẽ ngả người về phía sau, vô tình làm căng các cơ lưng dưới và gây đau lưng. Mẹ cần duy trì tư thế đúng để hạn chế cơn đau:
Khi đứng mẹ cần đảm bảo giữ cho vai và cột sống thẳng. Khi ngồi mẹ cần ngồi ghế hỗ trợ lưng, hoặc đặt gối nhỏ phía sau lưng dưới để nâng đỡ lưng. Khi nằm mẹ hãy ưu tiên nằm nghiêng bên trái để tăng cường lưu thông máu tốt hơn, giảm đau lưng khi mang thai Xem thêm: loại sắt nào không gây táo bón
Thực hiện bài tập thể dục giảm đau lưng nhẹ nhàn
Bầu 3 tháng đầu đau lưng phải làm sao để cải thiện? Một số bài tập nhẹ nhàng giúp cải thiện tình trạng đau lưng khi mang thai. Mẹ có thể tham khảo bài tập yoga giảm đau lưng và thư giãn như sau:
Nằm sấp, chống hai tay và đầu gối vuông góc với thảm tập. Giữ lưng, vai và đầu sao cho tạo thành một đường thẳng. Hóp bụng và cong nhẹ lưng, trong khi đầu hơi cúi xuống. Giữ trong khoảng 5 giây. Thả lỏng về tư thế chuẩn bị ban đầu, giữ lưng thẳng. Lặp lại động tác trên tập 10 lần. Massage kết hợp chườm nóng hay chườm lạnh
Không ít mẹ bầu bị đau lưng khi mang thai đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ. Các mẹ có thể thực hiện massage xoa bóp đặc biệt ở thắt lưng, kết hợp với việc chườm nóng hay chườm lạnh để tăng hiệu quả giảm đau tốt hơn.
Duy trì chế độ dinh dưỡng đủ chất cân bằng
Chế độ dinh dưỡng hợp lý không chỉ giúp duy trì sức khỏe tổng thể cho bà bầu mà còn giảm nhẹ tình trạng đau lưng. Để cải thiện tình trạng đau lưng, mẹ bầu nên tăng cường thêm thực phẩm giàu chất xơ, canxi, vitamin D, Omega-3, magie. Nguồn chất xơ tốt gồm có hoa quả, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt.. Canxi giúp xương chắc khỏe và giảm nguy cơ loãng xương, trong khi axit béo Omega-3 có trong cá hồi, quả óc chó, hạt chia giúp giảm viêm, giảm đau lưng..
Xem thêm: bầu mấy tháng thì uống sắt và canxi
Chọn giày dép thấp và trang phục rộng rãi phù hợp
Đi giày cao gót làm tăng áp lực lên cột sống lưng và khiến bà bầu bị đau lưng, lại không an toàn cho mẹ và bé. Do đó, mẹ nên lựa chọn các loại giày bệt đế thấp, đi giày vừa chân và thoải mái, đồng thời chọn trang phục mềm mại rộng rãi, tránh dùng các bộ đồ bó sát khó chịu.
Nghỉ ngơi và chăm sóc sức khỏe tinh thần
Căng thẳng khi mang thai là điều khó tránh khỏi khi mẹ phải suy nghĩ về nhiều vấn đề vì đã có thêm em bé, các loại chi phí, áp lực từ người thân về cách giáo dục con.. Cùng với sự thay đổi của hormone, tình trạng này có thể tồi tệ hơn gây ra các vấn đề trong thai kỳ và trong đó có đau lưng. Để cải thiện tình trạng này, bà bầu nên nghỉ ngơi đầy đủ, thư giãn tinh thần bằng cách nghe nhạc, trò chuyện với bạn bè, thực hiện sở thích cá nhân..
Xem thêm: uống viên sắt và dha cùng lúc được không
Đau lưng 3 tháng đầu thai kỳ là tình trạng thường gặp, do nhiều nguyên nhân gây ra. Sản phụ nên áp dụng những phương pháp trên giúp cải thiện tình trạng đau lưng. Tuy nhiên một số trường hợp có kèm dấu hiệu khác sản phụ cần lưu ý để đến bác sĩ khám kịp thời.
0 notes
crapbaghihi · 4 years
Text
Retrospect
Tôi luôn mong được quay trở lại tuổi thơ, quãng thời gian có bà, có thời gian ngồi xem ti vi, và hơn tất cả, là có những khoảng lặng thật bình an. 
Có lẽ bạn sẽ phàn nàn rằng làm một đứa trẻ thật đơn giản. Cuộc sống chỉ xoay quanh ba hạt nhân là gia đình - nhà trường - bạn bè. Ngày nào cũng một vòng luẩn quẩn của việc đến trường, gặp cùng một vài con người suốt 300 ngày, và tối thì phải bám đít với chiếc bàn học và một chồng sách cao chênh vênh. Ừ thì cũng mệt thật ấy! Sáng nào cũng dậy cuồng cuống để kịp giờ vào lớp, vào tiết học thì chỉ lo cô kiểm tra bài cũ, đến lúc về nhà lại sợ không làm đủ bài tập. Ai bảo làm trẻ con không mệt nào?
Tôi lớp 12 cũng đã nghĩ vậy đấy. Điên cuồng lao vào những hoạt động ngoài lề cùng với anh chị đại học và mải mê đi làm cho thoả cơn khát làm người lớn đã cuốn những năm tháng cuối cùng của tuổi học trò đi mất. Ngày bế giảng tôi không mặc áo dài mà mặc đồng phục. Thay vì đi ăn với lớp tôi chọn đi làm. Tôi không còn thấy luyến tiếc với cuộc s���ng luẩn quẩn của một đứa trẻ mà thay vào đó là sự háo hức khi sắp được chính thức “sổ lồng”.
Sự mong mỏi của tôi được hồi đáp. Trong bầu trời rộng lớn, tôi được sải đôi cánh, thoải mái làm những điều mình muốn, tôi được thử hết thú vui này đến thú vui khác, tôi được tự chọn cho bản thân những thứ phù hợp nhất. Chà! Mùi của tự do quả là gây nghiện. Tôi điên cuồng chạy theo những điều mới mẻ, gây dựng những đam mê vẫn đau đáu trong lòng. Nhưng để làm được điều này, tôi đã đánh đổi bản thân. Để có được 1 tiếng đi gym mỗi ngày là 8 tiếng ngồi văn phòng gõ bàn phím như máy. Để có được một chuyến đi xa là những buổi tối làm việc đến nửa đêm. Để được vui chơi với bạn bè là những ngày đi lại như con thoi đến quá tờ mờ sáng mới đặt lưng xuống giường. 
Giống như một chiếc xe được lên giây cót, bạn chỉ có thể chạy đến khi dây đã thu hết. Còn nếu bạn cố kéo, dây sẽ bị kẹt và chiếc máy không thể hoạt động trơn tru nữa. Với lịch trình hoạt động dày đặc từ 8h30 sáng đến 11h đêm, tôi tự nhủ “work hard, play hard.” Nhưng chiếc ly đã đầy thì đến ngày cũng sẽ tràn. Tôi bắt đầu hụt hơi và rơi tự do. 
Để đảm bảo thời gian và khối lượng công việc, tôi hy sinh giờ tập và thể thao. Thời gian rảnh rỗi ngày cuối tuần thì tôi chạy việc nhà và dự án ngoài. Vậy là bạn bè và bản thân được gác sang một bên. Vòng xoáy của công việc nuốt chửng lấy tôi. Tôi cứ mải miết chạy theo hình bóng không tưởng để rồi một ngày gặp lại chính mình của năm 17 tuổi. 
Đó là một người bừng cháy khát khao được sống và cống hiến. Đó là một tâm thế tưng tửng sẵn sàng đối mặt với mọi thử thách. Đó là một tâm hồn bay bổng nhưng luôn biết lo nghĩ (đôi khi quá mức) đến vạn vật xung quanh. Đó cũng là thứ mà tôi đã đánh rơi mất trong lúc mải tìm kiếm những giá trị vật chất. Hoá ra bấy lâu nay, điều tôi khắc khoải là những cái tôi vẫn luôn dắt theo người. Sự bộn bề của cuộc sống đã kéo tôi chạy theo những thứ phù phiếm của bên ngoài mà quên không để ý đến tâm ở trong. Tôi quên mất sự bình an. 
Thời gian luôn xô con người về phía trước, dù có muốn hay không. Nhưng mỗi chúng ta đều có một chiếc điều khiến giúp ta nhìn thấu những giá trị cốt lõi của bản thân. Vậy nên khi nào cảm thấy mệt, bạn hãy dừng lại, tìm sự bình an, và đánh thức con người thật của chính mình. 
Bình an ai bán mà mua 
Ai cho mà lấy 
Ai thừa mà xin
0 notes