Tumgik
#ceo phạm ngọc đỉnh
phamngocdinh · 7 months
Text
Gỗ óc chó - Vẻ đẹp trường tồn cùng thời gian
Đội ngũ nghệ nhân tài hoa tại xưởng sản xuất nội thất gỗ óc chó luôn thổi hồn vào từng sản phẩm, biến những khối gỗ thô thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, mang đậm dấu ấn cá nhân của bạn.
Hotline: 0906 23 25 28
Địa chỉ: Tầng 3 tòa CT1- C14 Bắc H��, Tố Hữu, Nam Từ Liêm, HN
https://twitter.com/ntducduong/status/1763022003735580984
2 notes · View notes
ngocnhuy78win · 1 year
Text
Ngoc Nhu Y 78WIN
Tác giả Ngọc Như Ý hiện tại đang là CEO thành lập “Bắt Kèo Cược Đỉnh” tại nhà cái 78win và có hiểu biết sâu rộng về thế giới cá cược cùng kỹ năng chơi game. Họ và tên: Ngọc Như Ý Ngày sinh: 07/12/1990 Địa chỉ: 85/8 Phạm Viết Chánh, phường 19, Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh Mã bưu chính: 71800 Quê quán: Hồ Chí Minh Hotline: +8463419536 Email: [email protected] Website: https://78win.page/
1 note · View note
newstinxahoi · 4 years
Text
Bong bóng giá bất động sản phình to nhưng khó vỡ
Tumblr media
Nửa thập niên qua, giá nhà đất liên tục tăng cao, dấy lên quan ngại bong bóng giá được bơm căng mất kiểm soát, nhưng theo chuyên gia nó rất khó vỡ.
Đầu xuân Tân Sửu, Covid-19 bùng phát trở lại và diễn biến phức tạp song bất chấp biến số này đang tác động đến đời sống người dân và nền kinh tế, các chuyên gia đều tin giá bất động sản khó giảm, thậm chí vẫn tăng.
Các dự báo dựa trên cơ sở trước đó, năm Covid thứ nhất (năm 2020), giá bất động sản cũng đã tăng bất thường suốt hai đợt dịch. Xa hơn, nhìn lại dữ liệu từ các đơn vị khảo sát thị trường trong 5 năm trở lại đây (từ đầu năm 2016 đến nay), giá nhà đất vẫn chinh phục các kỷ lục mới, trong đó đỉnh điểm là những cơn sốt giai đoạn 2016-2017 và đầu năm 2018.
Dù trong điều kiện bình thường hay đại dịch, hàng hóa dồi dào hay khan hiếm, thanh khoản cao hay thấp, giá bất động sản vẫn tăng mạnh. Dù nhiều người lạc quan khi giá tài sản leo thang, không ít chuyên gia bắt đầu quan ngại về hiện tượng bong bóng giá tích tụ, ngày càng được bơm căng, đe dọa sự phát triển bền vững của thị trường địa ốc.
Trao đổi với VnExpress, Phó trưởng khoa Kinh doanh quốc tế - Marketing Đại học Kinh tế TP HCM Huỳnh Phước Nghĩa thừa nhận: "Bong bóng giá bất động sản đang phình to nhưng khó vỡ. Đây là một nghịch lý nhưng lại hợp lý xét trong bối cảnh cá biệt của thị trường Việt Nam".
Ông Nghĩa phân tích, trước tiên hãy nhìn lại vì sao giá nhà đất tăng. Có rất nhiều nguyên nhân: chi phí đầu vào cao (chủ yếu là quỹ đất) khó tạo lập, chi phí tài chính ngày càng lớn, chi phí vật tư - nhân công leo thang. Vướng pháp lý dẫn đến nguồn cung chậm, khan hiếm hàng hóa mới khiến giá bị đội lên, hạ tầng phát triển liên tục cũng kích giá tài sản được bơm thổi té nước theo mưa...
Một nguyên nhân chủ quan khác là các nhà phát triển bất động sản và giới đầu tư đua nhau bán giá cao. Tuy nhiên, có một nhóm các nguyên nhân nguy hiểm hơn tác động đến việc hình thành bong bóng giá đó là kỳ vọng của nhà đầu tư vào thị trường này quá lớn, thậm chí mạnh mẽ đến mức không gì ngăn cản được.
Tumblr media
Thị trường bất động sản TP Thủ Đức. Ảnh: Quỳnh Trần.
"Với đa phần người Việt, kênh đầu tư bất động sản là 'con gà đẻ trứng vàng'. Hoặc nếu họ không xem nhà đất là tài sản đầu tư, họ vẫn mua bằng mọi giá với mục đích trú ẩn và để dành. Đây là khởi nguồn của các hành vi bất thường sau đó", ông Nghĩa nhận định.
5 năm qua giá bất động sản tăng vọt ở biên độ cực lớn do kỳ vọng được thổi phồng. Bức tranh thị trường luôn được nhìn qua lăng kính lạc quan, một số có cơ sở, song rất nhiều kỳ vọng chỉ là giả định cho tương lai. Tất cả các bên tham gia thị trường địa ốc đều đặt kỳ vọng giá tài sản tăng. Doanh nghiệp kỳ vọng, nhà đầu tư thứ cấp, đầu cơ, khách hàng F1, F2... cũng kỳ vọng theo.
Thay vì sử dụng và khai thác các chức năng của nhà đất, giới đầu tư bất động sản có đặc điểm chung là chỉ có người bán giao dịch với nhau. Cụ thể, người bán thứ nhất (F1) bán cho khách hàng F2, sau đó trở thành người bán thứ hai đi săn lùng khách hàng F3, sẽ là người bán thứ ba. Vòng quay này phổ biến đến mức có khá ít giao dịch bán cho người tiêu dùng (mua để sử dụng). Cứ mỗi người bán bất động sản lại gửi gắm kỳ vọng vào mức giá cao hơn, hình thành nên khái niệm giá kỳ vọng. Nếu kỳ vọng quá nhiều, đồng nghĩa với giá bất động sản được bơm căng quá nhanh, sẽ tích tụ thành bong bóng giá. Nếu bong bóng càng phình to quá mức sẽ rất nguy hiểm vì có thể dẫn đến vỡ (sụp đổ).
Theo ông Nghĩa, nghịch lý lớn nhất chính là bong bóng giá bất động sản đang phình to nhưng khó vỡ. Bởi lẽ dù giá tài sản leo thang nửa thập niên qua nhưng vẫn chưa xuất hiện cú sốc về giá. Để dễ hình dung, cú sốc về giá là hiện tượng sụp đổ giá kỳ vọng, có nghĩa là nhà đất hét giá cao không ai mua, bên bán vì muốn xả hàng phải hạ giá nhưng vẫn khó tìm được người mua sau cùng phải bán tháo (bán lỗ) để thoát hàng. Thị trường chưa xảy ra hiện tượng này trong 5 năm qua vì ngay cả khi bán giá thấp hơn, nhà đầu tư vẫn lãi. Thực tế cũng chứng minh các dự án mới chào bán giá kỷ lục so với mặt bằng giá khu vực vẫn có khách mua.
"Hiện nay khả năng bong bóng giá nhà đất vỡ là không có vì những người đang nắm giữ tài sản quyết tâm ôm hàng, giữ giá cao, sẵn sàng chấp nhận chậm giao dịch để bảo toàn giá kỳ vọng. Nói cách khác, các chủ tài sản, tức những người bán chưa rơi vào thế bí phải bán đổ bán tháo", ông Nghĩa giải thích.
Phó trưởng khoa Kinh doanh quốc tế - Marketing Đại học Kinh tế TP HCM cảnh báo, khi bong bóng giá nhà đất phình to là lúc không nên chủ quan. Bởi lẽ một khi bong bóng giá sụp đổ hệ lụy rất khó lường. Bong bóng giá bất động sản bị bơm căng quá mức sẽ không đóng góp gì vào sự phát triển của nền kinh tế, thậm chí tác động xấu thêm. Khi phải tốn quá nhiều chi phí cho bất động sản sẽ mất dần chi phí đầu tư cho sáng tạo và mất dần cơ hội tái đầu tư cho nền kinh tế. Thậm chí bất ổn an sinh xã hội cũng xảy ra vì giá nhà đất quá cao.
Ông Nguyễn Lộc Hạnh, Tổng giám đốc Công ty Ngọc Châu Á xác nhận, giá bất động sản nhiều nơi đang tăng bất thường trong năm 2020, bất chấp trước đó đã tăng nhiều năm liền, dẫn đến nguy cơ hình thành bong bóng giá là rất lớn. Tuy nhiên rất khó để đo lường hệ số rủi ro hay quy chụp bong bóng giá nhà đất cho toàn thị trường vì bất động sản mang tính địa phương rất cao.
Các dấu hiệu để nhận biết bong bóng giá là so sánh giá từng khu vực (vì biến động giá mỗi nơi mỗi khác), đồng thời còn phải xét đến tính thanh khoản. Giả định lạc quan rằng sẽ luôn có ai đó sẵn lòng mua nhà đất đang chào bán trên thị trường với mức giá cao kỷ lục và không màng đến giá trị thật sự của tài sản, câu hỏi đặt ra là có bao nhiêu giao dịch thật sự thành công. Khi thấy giá tăng, lo ngại bong bóng giá, hãy nhìn vào thanh khoản đạt ở ngưỡng nào. Nếu giá cao, thanh khoản cũng cao có nghĩa là chu kỳ tăng trưởng vẫn chưa kết thúc. Trường hợp nếu giá cao thanh khoản thấp hoặc không ai mua, có thể bong bóng giá đã bắt đầu xuất hiện.
Ông Phạm Lâm, CEO DKRA Việt Nam cho rằng giá nhà đất tăng cao là biểu hiện thị trường địa ốc vẫn đang trong chu kỳ tăng trưởng. Thay vì lo ngại bong bóng giá bất động sản, hãy để thị trường tự điều tiết vấn đề này.
CEO DKRA giải thích, thị trường hoạt động theo quy luật cung cầu. Khi cung cầu gặp nhau (giao dịch thành công), tức là mức giá dù cao hay đắt đến đâu đã được chấp nhận và đây là giá thật, còn gọi là giá thị trường.
Bong bóng giá bất động sản chỉ thật sự xảy ra khi tài sản bán không ai mua, còn gọi là giá ảo. Mặc dù giá bất động sản tăng chủ yếu do kỳ vọng vào tương lai, nhưng chỉ những kỳ vọng có cơ sở vững chắc mới thúc đẩy sự tăng trưởng. "Hãy để thị trường tự lên tiếng đâu là giá thật và đâu là giá bong bóng", ông Lâm nói.
Minh Lê
0 notes
phuonglinhtpr-blog · 5 years
Text
Bất động sản Phú Quốc đang diễn tiến thế nào những tháng cuối năm 2019.
Bất động sản Phú Quốc đang diễn tiến thế nào những tháng cuối năm 2019 đang là một câu hỏi mà nhiều nhà đầu tư quan tâm. Hãy cùng WikiLand nhìn nhận lại những thông tin, những diễn biến của thị trường Bất Động Sản Phú Quốc trong thời gian qua.
Tumblr media
Để hiểu rõ hơn chúng ta cùng điểm lại tình hình thị trường bất động sản (BĐS) của Phú Quốc một giai đoạn:
1. Bất động sản Phú Quốc trước nhưng năm 2013
Từ đầu năm 2007, UBND tỉnh Kiên Giang phê duyệt điều chỉnh bổ sung quy hoạch sử dụng đất đến năm 2015, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
Từ đó thị trường BĐS Phú Quốc bắt đầu có những diễn tiến tích cực, nhiều Chủ đầu tư ra lập và quy hoạch dự án. Nhưng ở thời điểm này Phú Quốc còn khó khăn về nhiều mặt như điều kiện kinh tế còn thấp, cơ sở hạ tầng yếu kém, chưa có lưới điện, khó khăn trong việc kết nối đến đất liền,… nên giá trị bất động sản còn thấp.
Đến khoảng cuối năm 2012, Cảng hàng không Quốc tế Phú Quốc bắt đầu vận hành, hoạt động. Phú Quốc được biết đến với danh xưng Đảo Ngọc, số lượng khách du lịch đến Phú Quốc bắt đầu gia tăng. BĐS Phú Quốc bắt đầu có những đợt nóng, những tranh chấp giữ các chủ đầu tư và người dân trong vấn đề đền bù giải tỏa để quy hoạch dự án.
Đảo Phú Quốc đang rõ nét dần là một “thiên đường du lịch” đạt đẳng cấp quốc tế.
Từ năm 2012, giá đất trên đảo Phú Quốc ngày càng “nóng” dần lên. Và cũng đã có không ít người từ đất liền đến đảo, lúc đó còn dân còn nói đừa với nhau : “Mua “đất chỉ” ở đảo Phú Quốc, mất tiền tỷ như chơi”.
Từ thị trấn An Thới hay các hòn đảo xinh xắn nằm ngoài khơi An Thới kéo dài đến thị trấn Dương Đông rồi ngược lên Bắc đảo, như một đại công trường bởi có đến hàng trăm dự án, trong đó nhiều nhất là dự án hạ tầng giao thông và du lịch đang được triển khai.
>>Xem thêm: Phân tích thị trường bất động sản Phú Quốc từ năm 2013 đến 2020
2. Bất động sản Phú Quốc từ năm 2014 đến 2017
Mãi đến Ngày 2 tháng 2 năm 2014, Huyện đảo Phú Quốc mới chính thức có điện lưới quốc gia.
Ngày 17 tháng 9 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1676/QĐ-TTg công nhận huyện đảo Phú Quốc là đô thị loại II.
Từ cuối năm 2014, đầu 2015 Giá đất Phú Quốc có những đợt tăng bất thường, được xem là đợt sốt đất cao nhất trong vòng 10 năm qua. Có những lô đất chỉ trong vài tháng đã qua 5-7 đời chủ và giá cũng vọt lên 3-4 lần
Giá đất ở Phú Quốc “ăn theo” các dự án nghìn tỉ đang được rầm rộ triển khai. Những “đại gia” balô tiền mặt.
Tại một số quán cà phê sang trọng trên các trục đường chính của thị trấn Dương Đông (huyện Phú Quốc) như Bưu Điện, Bảo An… những ngày này dễ bắt gặp cảnh tượng các “đại gia” xách balô tiền mặt hàng chục tỉ đồng đi mua đất. Còn lực lượng “cò” đất tay xách nách ôm hàng đống bản photocopy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Vào những ngày cuối tuần, không khó để phát hiện ra những tay săn đất. Phú Quốc giờ đây ngập tràn các loại xe hơi đời mới có bảng số xe ở nhiều địa phương khác nhau. Họ đến đây nườm nượp, có khi đi theo từng nhóm để liên kết cùng mua những khu đất rộng lớn hàng công hay sào
Mua bán đất giờ đây đang trở thành chủ đề chính của người dân và khách thập phương đến đảo ngọc này.
Trong sáu tháng đầu năm 2015, tại Chi cục Thuế huyện Phú Quốc có gần 4.500 hồ sơ kê khai thuế liên quan đến nhà đất (bình quân mỗi tháng 750 hồ sơ), trong đó 80% là kê khai chuyển nhượng, mua bán.
Giá đất tăng chóng mặt kể từ khi Phú Quốc có quyết định của Chính phủ là đặc khu kinh tế (vào tháng 6-2014). Đến tháng 10-2014 Phú Quốc lên đô thị loại 2. Tiếp đó là các dự án lớn như Vingroup đưa vào hoạt động ở bãi Dài, các trục đường lớn đưa vào hoạt động, sân bay quốc tế Phú Quốc mở đường bay thẳng đến các thành phố lớn… người dân các vùng miền đổ về càng tạo thêm sốt đất cho Phú Qu��c.
Nhiều người đến Phú Quốc mang theo cả bao tiền mặt hàng chục, thậm chí hàng trăm tỉ đồng mua đất như mua rau.
Chạy theo cơn sốt đất suốt hơn tại Phú Quốc, nhiều người dân bỗng chốc trở thành tỷ phú sau một đêm thức dậy.
Lúc này, Thị trường cùng chuyên gia bắt đầu lo lắng nguy cơ vỡ bong bóng, và có nhận định giá đất tại Phú Quốc đã có quá nhiều vị trí bị sốt ảo. Các giao dịch thỏa thuận ngầm tiềm ẩn nhiều rủi ro vì đã mua đi bán lại quá nhiều lần bằng giấy tay với giá bán sau luôn cao hơn giá trước
Bắt đầu cuối 2015, giao dịch nhà đất nhỏ lẻ ở Phú Quốc bắt đầu giảm nhiệt, Các nhà đầu tư nhỏ lẻ bắt đầu chùn tay vì nghĩ rằng giá đất đã lên đến đỉnh điểm
Tuy nhiên trong thời gian này, ở mảng bất động sản nghỉ dưỡng thì Phú Quốc vẫn là điểm đến của nhiều “ông lớn” địa ốc.
Một số dự án biệt thự biển của các “ông lớn” như Vingroup, BIMGroup, CEO Group hay Sun Group cho thấy hầu như sản phẩm nào được tung ra thị trường đều được khách hàng mua ngay. Mục đích chính vẫn là mua để đầu tư và cho thuê trong thời gian tới.
Bất động sản nghỉ dưỡng Phú Quốc lúc này là “cuộc chơi” nghìn tỷ của nhiều đại gia địa ốc, trong số đó phải kể đến Vingroup, Sungroup, Bim group, CEO Group,…
Hạ tầng của Phú Quốc bắt đầu phát triển: Sân bay quốc tế Phú Quốc, Cảng du lịch quốc tế Phú Quốc, Đường trục chính Bắc – Nam đảo Phú Quốc, đường vòng quanh đảo Phú Quốc,…
3. Bất động sản Phú Quốc từ năm 2017 đến 2019
Đến những tháng cuối năm 2017, đầu 2018 Trước thông tin huyện đảo Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) sắp trở thành đặc khu, các đại gia, nhà đầu tư từ Hà Nội, TP.HCM… ồ ạt ra đây săn lùng đất, khiến giá chuyển nhượng tăng từng ngày.
Giá nhà đất tại Phú Quốc tiếp tục biến động theo chiều hướng tăng, thậm chí có nơi giá đất tăng phi mã khiến giới đầu tư địa ốc “đứng ngồi không yên”.
Giới đầu cơ sôi sục với hiện tượng chuyển nhượng đất nền khiến giá đất tăng cao. Các sản phẩm biệt thự biển, liền kề và shophouse ở một số dự án BĐS cũng tăng giá liên tục.
Từ năm 2010, Phú Quốc đã diễn ra 3 “cơn sốt” đất. Thời điểm mạnh nhất là vào năm 2015. Sau một thời gian trầm lắng thì kể từ cuối năm 2017 đến 2018, đất Phú Quốc tiếp tục vào “cơn sốt” đất thứ 3.
Giá đất Phú Quốc tăng từng giờ. Có thửa, một ngày mua đi – bán lại 4 lần, đẩy giá từ 5 tỉ lên 20 tỉ đồng/công. Đất sốt giá, người ta đổ xô vào tận các ngõ, ngách để “thu gom”, bất chấp nơi đó có phù hợp với quy hoạch chung hay không. Giá đất Phú Quốc tăng dựng đứng, và sốt gấp nhiều lần so với đợt sốt 2015. Khắp nơi là dân đầu tư đất, cò đất, và câu chuyện luôn là về đất.
Trước sự hỗn loạn của thị trường BĐS Phú Quốc đầu tháng 4/2018, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình chỉ đạo Thanh tra Chính phủ thanh tra đất nông nghiệp ở đảo ngọc Phú Quốc. Tỉnh ủy Kiên Giang cũng có văn bản yêu cầu các ngành siết chặt công tác quản lý đất đai, chỉ đạo công an điều tra phá rừng, bao chiếm đất ở nơi sắp trở thành đặc khu kinh tế.
Ngày 15.5, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Phạm Vũ Hồng đã ký văn bản về việc cho tạm ngưng các hoạt động phân lô, tách thửa, chuyển mục đích sử dụng đất cho đến khi Luật đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt được thông qua.
Sau quyết định này, tình trạng sốt đất ở các địa phương Phú Quốc đã “giảm nhiệt” rõ nét. Lượng người đi mua đất giảm cũng khiến giới cò đất vắng bóng, người đi mua đất e dè, không còn hiện tượng sốt sắng hùn tiền mua đất, nhiều nhà đầu tư mắc cạn.
Thị trường đất nền trầm lắng, trong khi với một số dự án được quy hoạch bài bản vẫn hút những nhà đầu tư dài hạn. Tính đến giữa năm 2019, nhiều chủ đầu tư lớn như Vin Group, Bim Group, Sun Group, MIK Group… vẫn triển khai hàng loạt dự án và được sự đón nhận của nhà đầu tư
4. Bất động sản Phú Quốc sẽ diễn tiến thế nào trong thời gian tới?
Rõ ràng Phú Quốc đã có những chuyển biến ấn tượng trong một thời gian ngắn. Tình hình tăng trưởng được dự kiến sẽ tiếp tục duy trì. Cũng như những thị trường khác, Phú Quốc có thể cũng sẽ có một hay hai giai đoạn khó khăn. Song, ở góc độ dài hạn, Phú Quốc có tiềm năng trở thành một trong những điểm đến hàng đầu của Việt Nam trong ít năm tới. Nơi trở thành điểm đến nổi bật của khu vực Đông Nam Á.
Ngày 29/7, UBND tỉnh Kiên Giang sẽ tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Kiên Giang. Tại đây, nhiều nhà đầu tư lớn đã ký kết đầu tư hàng loạt dự án vào Phú Quốc với số vốn hàng chục nghìn tỷ đồng. Cũng trong thời gian qua có thông tin UBND tỉnh Kiên Giang xin ý kiến Bộ Chính trị thành lập thành phố Phú Quốc – Thành phố biển đảo đầu tiên ở Việt Nam. Qua đó có thể thấy tiềm lực của Phú Quốc và tiềm năng giá trị BĐS Phú Quốc là rất lớn.
Đã qua 3 “đợt sốt” đất tại Phú Quốc và cứ mỗi sau đợt sốt tâm lý nhà đầu tư thương chùn tay, e dè và nghĩ rằng giá trị BĐS tại Phú Quốc đã lên đỉnh điểm. Nhưng liệu qua những thông tin quá trình diễn tiến Bất động sản Phú Quốc một vài năm trở lại đây mà WikiLand đá trình bày ở trên, Liệu rằng giá trị BĐS Phú Quốc đã ở đỉnh điểm? Có hay không diễn ra đợt sốt thứ 4, thứ 5? Chắc mỗi nhà đầu tư sẽ có một cách nhìn nhận riêng và có một câu trả lời riêng.
Mong rằng, qua bài tổng hợp thông tin diễn tiến thị trường bất động sản Phú Quốc ở trên, WikiLand đã mang đến một số thông tin có ích với nhà đầu tư và quý nhà đầu tư sẽ có cách nhìn tổng thể hơn về thị trường bất động sản đầy tiềm năng này.
0 notes
vhglandceo-blog · 5 years
Text
Tổng quan Dự án Wyndham Soleil Ánh Dương Đà Nẵng - PPC An Thịnh
Wyndham Soleil Ánh Dương Đà Nẵng là tòa nhà sở hữu tầm nhìn hoàn hảo để có thể ngắm nhìn toàn bộ thành phố trên từng cao độ. Dự án được quy hoạch trên diện tích 2,2ha ngay trung tâm thành phố.
Tumblr media
Về tổ hợp Wyndham Soleil Đà Nẵng
Khu tổ hợp Soleil Đà Nẵng gồm 01 tòa khách sạn và 03 tòa căn hộ condotel cao cấp đạt chuẩn 5 sao. Tập đoàn PPC An Thịnh Việt Nam là chủ đầu tư của dự án có tầm nhìn nhất tại Đà Nẵng này. Soleil Ánh Dương được quản lý và vận hành bởi tập đoàn Wyndham Hotel Group (Mỹ). Dự án được đánh giá là tâm điểm của miền Trung. Không chỉ đem đến cho chủ nhân cuộc sống thượng lưu, đẳng cấp mà còn là không gian xanh, rộng mở.
Tổng quan Wyndham Soleil Ánh Dương Đà Nẵng
Tên: Wyndham Soleil Ánh Dương Đà Nẵng
Quy mô: 2,2ha
Chủ đầu tư: Công ty CP PPC An Thịnh Đà Nẵng
Quản lý và vận hành: Wynham Hotel Group
Thiết kế: AEDAS (Anh)
Tư vấn và giám sát: ARTELIA (Pháp)
Vị trí: 02 Phạm Văn Đồng, p. Phước Mỹ, Sơn Trà, TP. Đà Nẵng
Lý do bạn nên sở hữu căn hộ tại Soleil Đà Nẵng
Kiến trúc độc đáo được lấy ý tưởng từ những rặng san hô và sóng biển êm dịu. Hơn nữa, 4 tòa tháp lừng lững như ngọn hải đăng soi sáng thành phố Đà Nẵng. Nó đã làm tôn vinh thành phố biển đang phát triển từng ngày. Thiết kế đảm bảo bảo sự riêng tư, kín đáo giảm thiểu tiếng ồn hiệu quả.
Cây cầu kết nối không gian dự án là một trong những điểm nhấn ấn tượng của Soleil Đà Nẵng. Không chỉ góp phần thống nhất không gian thành một tổng thể không thể tách rời mà còn tượng trưng cho hình ảnh Nối Vòng Tay Lớn. Hình ảnh thấm đẫm tinh thần đoàn kết, hòa bình, an lạc. Khoảng không đặc biệt, sang trọng ở phần cuối tòa nhà tạo không gian sống năng động, một công trình kiến trúc đỉnh cao có 1 không 2. Kiến trúc xanh hướng con người đến với thiên nhiên, hòa quyện với thiên nhiên.
Tumblr media
Công trình hàng đầu tại Việt Nam được xây dựng với khả năng chịu lực và chống cháy hiệu quả. Các căn hộ tiện nghi hoàn thiện mang màu sắc mới và sang trọng.
Nằm tại vị trí kim cương hướng ra biển đẹp nhất Việt Nam trên con đường triệu đô Võ Nguyên Giáp.
Công trình đạt các tiêu chuẩn quốc tế về condotel và khách sạn được vận hành, quản lý bởi Tập đoàn Wyndham Hotel Group. Về động đất đạt cấp VII tương đương 6/6.5 độ richter. Cấp độ gió 3B tương đương cấp 17 (cấp cao nhất được ghi nhận tại vùng biển Việt Nam). Ngoài ra, hệ cốt pha trượt KSB theo công nghệ hiện đại của Hàn Quốc.
Dự án Wyndham Soleil Đà Nẵng nằm trong tổ hợp Dự án cao nhất Việt Nam và có 2 cầu nối giữa các tòa nhà. Chưa hết, Soleil Ánh Dương này còn đạt kỷ lục Tổ hợp có nhiều thang máy nhất Việt Nam (21 thang).
Điểm HOT của Dự án Soleil Ánh Dương Đà Nẵng
Soleil Ánh Dương Đà Nẵng là tâm điểm sáng của thành phố Đà Nẵng, nó còn được coi như là một hòn ngọc tỏa sáng một vùng trời miền Trung. Tại sao dự án này lại hot đến vậy?
Vị trí địa lý: Tuyến đường huyết mạch
Vị trí của dự án Soleil Đà Nẵng nằm tại giao lộ Võ Nguyên Giáp - Phạm Văn Đồng, đối diện Công viên Biển Đông - nơi diễn ra các cuộc họp, sự kiện lớn. Vị trí thuận lợi hướng view biển Mỹ Khê tuyệt đẹp, ngắm ngìn cầu sông Hàn. Tại sao lại gọi là vị trí KIM CƯƠNG cũng từ đó mà ra. Giao thông thuận tiện phía Bắc giáp đường Morrison; Phía Tây giáp đường Hồ Nghình; Phía Nam giáp đường Phạm Văn Đồng; Phía Đông giáp đường Võ Nguyên Giáp.
Tumblr media
Mặt tiền hướng ra biển Đông thơ mộng, không gian rộng lớn thích hợp để nghỉ dưỡng. Wyndham Soleil Đà Nẵng hứa hẹn sẽ trở thành nét chấm phá đặc sắc không chỉ với cảnh quan kiến trúc thành phố mà còn trong góp phần làm nên điểm mới trong cảnh quan kiến trúc Việt Nam. Điều này tạo nên sức hấp dẫn vô cùng lớn đối với khách du lịch cũng như các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Dự án Wyndham Soleil Ánh Dương Đà Nẵng với 4 mặt tiền tiếp giáp những trục đường du lịch sầm uất, đông đúc dân cư. Nằm đối diện Công viên Biển Đông - nơi thường xuyên diễn ra các sự kiện nổi bật của thành phố Đà Nẵng. Siêu phẩm căn hộ khách sạn sẽ trở thành biểu tượng mới của thành phố Đà Nẵng.
Vị trí thuận tiện, cách bãi tắm Mỹ Khê chỉ 100m với tầm nhìn ra cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ. Cách sân bay quốc tế Đà Nẵng chỉ 20 phút đi xe, vào phố cổ Hội An chỉ 30 phút di chuyển. Chưa kể đến các địa điểm du lịch hấp dẫn khác như núi Sơn Trà, chùa Linh Ứng...
Giá trị đất Vàng
Soleil Ánh Dương như một bản giao hưởng hòa quyệt giữa đất trời. Dự án đem lại giá trị gia tăng của bất động sản tính gia tăng theo thời gian. Đây là cơ hội để khai thác và cho thuê làm khách sạn với tỷ suất lấp phòng cực cao. Hoàn toàn có thể trở thành chủ nhân của những căn hộ khách - condotel cao cấp view tuyệt vời: view biển, view núi, view sông Hàn...
Dịch vụ tiện ích tại Wyndham Soleil Ánh Dương Đà Nẵng
Đến với Ánh Dương Soleil Đà Nẵng, khách hàng có cơ hội sở hữu ngay những dịch vụ tiện ích bậc nhất tại Đà Nẵng như:
Swimming Pool
Wyndham Soleil Ánh Dương Đà Nẵng sở hữu 4 bể bơi tràn trên tầng thượng và bể bơi tại khối đế. Điều này nhằm đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng, thư giãn cho khách du lịch và chủ sở hữu tạo sự khác biệt về đẳng cấp cho dự án. Thỏa thích vùng vẫy với làn nước mát lạnh và tận hưởng khung cảnh kỳ vỹ, trong lành họa quyện từ biển và đất trời Đà Nẵng.
Tumblr media
Spa & Fitness
Trải nghiệm dịch vụ tiện ích với hệ thống spa, phòng tập gym và yoga club trang bị hiện đại. Ngoài ra, hệ thống spa & fitness còn có đội ngũ huấn luyện viên, kỹ thuật viên chuyên nghiệp, tận tâm sẽ đem lại cho bạn nhiều trải nghiệm tốt nhất.
Bar & Restaurant
Tổ hợp Wyndham Soleil Đà Nẵng cung cấp các dịch vụ vui chơi giải trí và ăn uống tiêu chuẩn 5 sao với hệ thống các quán bar, nhà hàng nằm tại khối đế. Đặc biệt đây cũng là tiện ích cầu nối giữa các tòa nhà và hệ thống nhà hàng VIP & Bar trên tầng thượng. Hưởng thụ cuộc sống thượng lưu, đẳng cấp với thức uống trà chiều, bữa tối lãng mạn hay vui vẻ cùng ly cocktail ngắm nhìn vẻ đẹp của Đà Nẵng trời đêm.
Business Center
Vị trí kim cương tạo cơ hội để Soleil Ánh Dương khẳng định đẳng cấp của mình. Không chỉ là tổ hợp khách sạn - condotel coa cấp mà còn khai thác trung tâm thương mại và giải trí hiện đại. Dự án là nơi lý tưởng để diễn ra các cuộc họp donah nghiệp với tiện nghi phòng hội nghị, phòng business nhỏ tích hợp các công nghệ hiện đại để phục vụ Business Center. Vị trí đắc địa tầm nhìn ra hướng biển, hướng sông Hàn hứa hẹn tạo nên không gian làm việc đầy cảm hứng.
Tổng quan căn hộ nằm trong dự án Wyndham Soleil Ánh Dương Đà Nẵng
Các căn hộ thuộc dự án Wyndham Soleil Ánh Dương đều được trang bị cửa kính lõi sợi thủy tinh có sức bền và cực an toàn. Mỗi thiết kế của các tòa nhà, căn hộ đều nhằm đảm bảo tầm view hướng biển. Thiết kế không gian thoáng đãng và thu hút tối đa ánh sáng.
Nhà thầu cơ điện Sigma với hệ thống cơ điện theo tiêu chuẩn quốc tế: đường ống Rehau đ���n từ Đức có bộ tứ ngăn mùi, cách âm đạt chuẩn <40dcb. Dự án với thiết kế 100% căn hộ có ban công. Đây chính là điểm khác biệt mà chưa có dự án condotel nào tại Việt Nam có được thiết kế như vậy. Các căn hộ được thiết kế với nhiều loại diện tích dành cho Studio, căn hộ 1 phòng ngủ đến 2 phòng ngủ, penthouse thông tầng. Với tiêu chí "Mang đến giá trị thật cho khách hàng", các căn hộ đều được trang bị 100% nội thất cao cấp chuẩn 5 sao. Như vậy sẽ phù hợp với các nhu cầu sử dụng khác nhau.
Căn hộ Studio
Với thiết kế căn hộ Studio tạo không gian sống sáng tạo, khai thác tối đa tầm nhìn ra đại dương. Hệ thống ánh sáng chuyên nghiệp và thông gió tự nhiên với từng phòng căn hộ.
Diện tích tim tường: 30.73m2 - 41.78m2
Diện tích thông thủy: 26.87m2 - 37.14m2
Căn hộ 1 phòng ngủ
Tại Soleil Đà Nẵng, căn hộ 1 phòng ngủ + 1 sofa bed được thiết kế thông minh. Nhằm tận dụng tối đa diện tích mà không làm ảnh hưởng đến không gian thoáng đãng, nghỉ ngơi và thư giãn.
Diện tích tim tường: 60.64m2 - 86.31m2
Diện tích thông thủy: 54.98m2 - 79.17m2
Căn hộ 2 phòng ngủ
Với ban công bao quanh cực thoáng đãng trải nghiệm không gian sống bất tận từ thiên nhiên. Khai thác tối đa hóa không gian ngoài trời và mở rộng tầm nhìn hướng biển.
Diện tích tim tường: 111.4m2 - 125.7m2
Diện tích thông thủy: 102.46m2 - 115.85m2
Tumblr media
Chính sách cam kết của Wyndham Soleil Ánh Dương Đà Nẵng
Chủ đầu tư áp dụng chiết khấu thanh toán sớm cho các mức thanh toán như:
Khách hàng thanh toán trước 50% giá trị tạm tính của căn hộ: Chiết khấu 2% giá trị tạm tính của căn hộ (không bao gồm VAT và KPBT);
Khách hàng thanh toán trước 70% giá trị tạm tính của căn hộ: Chiết khấu 3% giá trị tạm tính của căn hộ (không bao gồm VAT và KPBT);
Khách hàng thanh toán trước 95% giá trị tạm tính của căn hộ: Chiết khấu 6% giá trị tạm tính của căn hộ (không bao gồm VAT và KPBT);
Với vị trí kim cương, thiết kế hiện đại và đẳng cấp cùng các tiện ích vượt trội. Wyndham Soleil Ánh Dương Đà Nẵng chắc chắn sẽ mang đến cho khách hàng phong cách nghỉ dưỡng có 1 không 2 xứng tầm. Trải nghiệm ngay cuộc sống thượng lưu và cơ hội đầu tư hấp dẫn sinh lời nhất này!
Tổng quan Dự án Sonasea Villas & Resort Phú Quốc – CEO Group
Tổng quan dự án The Coastal Hill Quy Nhơn
Tổng quan dự án Movenpick Cam Ranh Resort – Eurowindow Holding
Tổng quan dự án Cocobay Đà Nẵng – Siêu dự án nghỉ dưỡng, giải trí
Căn hộ nghỉ dưỡng Condotel – Câu chuyện trên bàn trà
Công ty TNHH phân phối VHG
Hotline: 0912.330.038
Website: vhgland.com.vn
0 notes
hinodexkld · 4 years
Text
Danh sách công ty có giấy phép XKLĐ ở Hà Nội
Hiện nay khi nhiều công ty XKLĐ mọc lên khiến người lao động cảm thấy hoang mang và phân vân. Trong bài viết dưới đây sẽ cung cấp danh sách công ty có giấy phép XKLĐ ở Hà Nội để bạn có thể tham khảo đưa ra sự lựa chọn chính xác cho bản thân mình.
Thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động
Dịch vụ xuất khẩu lao động là hoạt động kinh tế dưới hình thức cung ứng lao động Việt Nam ra nước ngoài theo hợp đồng có thời hạn, với mục đích phục vụ cho nhu cầu nhân công lao động của doanh nghiệp nước ngoài.
Các doanh nghiệp muốn hoạt động kinh doanh ngành nghề trên phải đáp ứng đủ điều kiện của pháp luật và phải có giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Dưới đây sẽ là những tư vấn về thủ tục cấp giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động theo đúng quy định của pháp luật hiện nay mà các doanh nghiệp có tham khảo.
Doanh nghiệp được xem xét cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp có 100% vốn điều lệ của các tổ chức, cá nhân Việt Nam.
Các doanh nghiệp muốn hoạt động kinh doanh xuất khẩu lao động phải đáp ứng đủ điều kiện của pháp luật.
Điều kiện cấp giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động
Doanh nghiệp phải có đủ các điều kiện dưới đây sẽ được cấp giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động:
Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải có vốn pháp định là 5 tỷ đồng;
Doanh nghiệp phải có đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
Doanh nghiệp phải có bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
Người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải có trình độ từ đại học trở lên, có ít nhất 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc hoạt động trong lĩnh vực hợp tác và quan hệ quốc tế;
Có tiền ký quỹ 1 tỷ đồng tại Ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Trình tự, thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động
Bước 1: Nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động:
Doanh nghiệp có yêu cầu nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động tại Cục quản lý lao động ngoài nước – Bộ lao động – thương binh và xã hội.
Bước 2: Xử lý hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động:
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét cấp giấy phép cho doanh nghiệp sau khi lấy ý kiến của một trong những người có thẩm quyền sau đây:
Thủ trưởng cơ quan ra quyết định thành lập hoặc đề nghị Thủ tướng Chính phủ thành lập đối với doanh nghiệp nhà nước;
Người ra quyết định thành lập đối với doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp;
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính đối với doanh nghiệp không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
Trường hợp không cấp giấy phép, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phải trả lời và nêu rõ lý do bằng văn bản cho doanh nghiệp.
Danh sách công ty có giấy phép xkld ở Hà Nội
Danh sách công ty có giấy phép XKLĐ ở Hà Nội
Như các bạn đã biết trong những năm gần đây số lượng lao động đi xuất khẩu nước ngoài ngày càng tăng không chỉ tại thị trường Nhật Bản mà còn có cả thị trường Đài Loan, Singapore… Điều này cũng đồng nghĩa với việc các công ty xuất khẩu lao động tại Hà Nội mọc lên liên tục.
Đọc thêm: danh sách công ty xuất khẩu lao động vừa mới bị thu hồi giấy phép hoạt động
Vì quyền lợi của người lao động, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn danh sách một số công ty có giấy phép XKLĐ ở Hà Nội vẫn đang hoạt động và chịu sự quản lý của Bộ Lao động – Thương binh và Xã Hội Việt Nam.
1. Công ty cổ phần thương mại quốc tế Nozomi Japan
Tên giao dịch: Công ty cổ phần thương mại quốc tế Nozomi Japan
Địa chỉ: Tầng 5, Toàn nhà M5, 91 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội
2. Công ty cổ phần cung ứng nhân lực và thương mại VIETCOM
Tên giao dịch: Công ty cổ phần cung ứng nhân lực và thương mại VIETCOM
Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà vinaconex 9, đường Phạm Hùng, P. Mễ Trì Hạ, Q. Nam Từ Liêm, Hà Nội
3. Công ty cổ phần du lịch IIG
Tên giao dịch: IIG TRAVEL.,JSC
Địa chỉ: Phòng 103, A18, khu tập thể Đồng Xa, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội
4. Công ty cổ phần cung ứng dịch vụ Hàng Không
Tên giao dịch: AIRSERCO
Địa chỉ: Số 1, ngõ 196 Nguyễn Sơn, phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội
5. Công ty cổ phần Thương mại, Tư vấn đầu tư và Xây dựng TMDS
Tên giao dịch: TMDS., JSC
Địa chỉ: 106 phố Định Công, phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, Hà Nội
6. Tổng công ty hàng hải Việt Nam
Tên giao dịch: VINALINES
Địa chỉ: Số 1 Đào Duy Anh, phường Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
7. Công ty cổ phần Thương mại Phát triển Kỹ thuật & Nhân lực Quốc tế
Tên giao dịch: JV NET., JSC
Địa chỉ: Số 30 đường Trần Cung, xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, Hà Nội
8. Công ty cổ phần hàng hải Đông Đô
Tên giao dịch: DONGDO MARINE
Địa chỉ: Tầng 19, tháp văn phòng quốc tế Hoà Bình, số 106 Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, cầu giấy, Hà Nội
9. Công ty cổ phần Nhân lực Quốc tế Việt
Tên giao dịch: VILACO
Địa chỉ: Số 16 B TT10, khu đô thị Văn Quán, phường Văn Quán, Hà Nội
10. Công ty cổ phần phát triển Liên Việt
Tên giao dịch: VINADE, JSC
Địa chỉ: Số 25, ngõ 630 đường Trường Chinh, phường Ngã Tư Sở, quận Đống Đa, Hà Nội
11. Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu chuyên gia, lao động và kỹ thuật
Tên giao dịch: IMS
Địa chỉ: Số 473 đường Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân, Hà Nội
12. Công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ tổng hợp Hà Nội
Tên giao dịch: SERVICO HANOI
Địa chỉ: Số 12, ngõ 84 Ngọc Khánh, phường Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
13. Công ty TNHH Thương mại quốc tế
Tên giao dịch: TRADECO
Địa chỉ: Số 8 Dốc Ngọc Hà, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội
14. Công ty cổ phần phát triển dịch vụ C.E.O
Tên giao dịch: CEO
Địa chỉ: Tầng 5, tháp CEO, lô HH2-1, khu đô thị Mễ Trì Hạ, đường Phạm Hùng, Từ Liêm, Hà Nội
15. Công ty TNHH một thành viên đào tạo và cung ứng nhân lực-Haui
Tên giao dịch: LETCO
Địa chỉ: Xã Minh Khai, huyện Từ Liêm, Hà Nội
16. Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại CTM
Tên giao dịch: CTM CORP
Địa chỉ: Số 39 phố Nguyễn Đình Chiểu, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
17. Tổng công ty Thành An
Tên giao dịch: THANH AN CORPORATION
Địa chỉ: 141 Hồ Đắc Di, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội
18. Công ty TNHH Cung ứng nhân lực và Thương mại quốc tế Sao Việt
Tên giao dịch: SAOVIET INCORES CO., LTD
Địa chỉ: Tổ 32 Cụm 5, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội
19. Công ty cổ phần Dịch vụ & Thương mại hàng không
Tên giao dịch: TRANSMECO
Địa chỉ: Đường Khuất Duy Tiến, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội
20. Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Hợp tác đầu tư VILEXIM
Tên giao dịch: VILEXIM
Địa chỉ: 170 Giải Phóng, phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, Hà Nội
21. Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội
Tên giao dịch: HANDICO
Địa chỉ: Số 34, Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
22. Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thương mại Hợp tác Nhân lực Quốc tế Việt Nam
Tên giao dịch: VINAINCOMEX., JSC
Địa chỉ: Tầng 5, toà nhà C’ Land, 156 Xã đàn, phường Nam đồng, quận Đống Đa, Hà Nội
23. Tổng công ty Cổ phần Thương mại Xây dựng
Tên giao dịch: VIETRACIMEX
Địa chỉ: 201 Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
24. Công ty cổ phần Xây dựng, Thương mại và Du lịch Quốc tế Milaco
Tên giao dịch: MILACO ., JSC
Địa chỉ: Số 10-12/203 Hoàng Quốc Việt, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội
25. Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 8
Tên giao dịch: CIENCO 8
Địa chỉ: 18 Hồ Đắc Di, quận Đống Đa, Hà Nội
26. Công ty vận tải và xây dựng
Tên giao dịch: TRANCO
Địa chỉ: Số 83 A phố Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
27. Tổng công ty Xây dựng Hà Nội
Tên giao dịch: HANCORP
Địa chỉ: 57 Quang Trung, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
28. Trung tâm Hợp tác chuyên gia và nhân lực y tế với nước ngoài
Tên giao dịch: HMSC
Địa chỉ: 138 A Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội
29. Công ty TNHH Đầu tư, Thương mại và dịch vụ Quinn Hà Nội
Tên giao dịch: QUINN HN CO.,LTD
Địa chỉ: Số nhà 26, ngách 126/51, tổ dân phố Trung 7, phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
30. Công ty cổ phần Traum Việt Nam
Tên giao dịch: TRAUM JSC
Địa chỉ: Tầng 5,21T2 dự án Hapulico Complex, số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Phường Thanh Xuân Trung Quận Thanh Xuân, Hà Nội
31. Công ty cổ phần Phát triển Nhân lực và Thương mại Việt Nam
Tên giao dịch: VINAMEX.,JSC
Địa chỉ: BT1-Lô 1, khu đô thị mới Mễ Trì Hạ, Từ Liêm, Hà Nội
32. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu dịch vụ và Du lịch Hùng Vương
Tên giao dịch: HAVIMEC.,JSC
Địa chỉ: Số 7B3, lô B5, đường Nguyễn Cảnh dị, Khu đô thị Đại Kim, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội
33. Công ty cổ phần Đầu tư thương mại và Xuất Nhập khẩu Hoàng Hưng
Tên giao dịch: HOANGHUNG CI.,JSC
Địa chỉ: Ô 217-Lô C, Khu đô thị mới Đại Kim, Định Công, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội
34. Công ty cổ phần nhân lực dịch vụ Á Châu
Tên giao dịch: AMASCO
Địa chỉ: Số 32, Ngõ 7, Thôn Thượng Phúc, Xã Bắc Hồng, huyện Đông Anh, Hà Nội
35. Công ty cổ phần Quản lý – Tư vấn Đầu tư Nhân lực Hoàng Việt
Tên giao dịch: HOANG VIET MIC., JSC
Địa chỉ: Số 26, Lô FX 1, Pháp Vân, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội
36. Công ty TNHH hợp tác lao động quốc tế Hải Việt
Tên giao dịch: HAIVIET INTERNATIONAL LABOR CO., LTD
Địa chỉ: Số 7, ngách 19/2 đường Kim Đồng, phường Giáp Bát, Quận Hoàng Mai, Hà Nội
37. Công ty cổ phần Xuất khẩu lao động và Thương mại du lịch
Tên giao dịch: COLECTO., JSC
Địa chỉ: Số 103 Quán Thánh, phường Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội
38. Công ty cổ phần tiến bộ quốc tế
Tên giao dịch: AIC., JSC
Địa chỉ: Số 69 Tuệ Tĩnh, P. Nguyễn Du, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội
39. Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu C.I.P Co
Tên giao dịch: C.I.P CO IMEX., JSC
Địa chỉ: Số 28 đường Nguyễn Cảnh Dị, phường Đại KIm, quận Hoàng Mai, Hà Nôi
40. Công ty cổ phần nguồn nhân lực Hoàng Hà
Tên giao dịch: Công ty cổ phần nguồn nhân lực Hoàng Hà
Địa chỉ: Số nhà 62 Ngõ 447 đường Lạc Long Quân, Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội
41. Công ty Cổ phần Nhân lực Việt Tín
Tên giao dịch: Công ty Cổ phần Nhân lực Việt Tín
Địa chỉ: Lô TT3, Khu tái định cư, Phú Diên, phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
42. Công ty cổ phần Vạn Xuân Vivaxan
Tên giao dịch: VIVAXAN
Địa chỉ: Số 15, tổ 6 Phú Mỹ, phưỡng Mỹ đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
43. Công ty CP Thương mại và Cung ứng Việt Lực
Tên giao dịch: VILUTS.,JSC
Địa chỉ: Số 12 ngõ 245 tổ 54 phố Mai Dịch, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội
44. Công ty cổ phần Đào tạo và phát triển công nghệ Hà Nội
Tên giao dịch: HA NOI HTD., JSC
Địa chỉ: BT 4A-Lô số 2, tiểu khu đô thị Vạn Phúc, phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, Hà Nội
45. Công ty cổ phần ISSHIN
Tên giao dịch: ISSHIN., JSC
Địa chỉ: A5/D21, ngõ 11, phố Duy Tân, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
46. Công ty Cổ phần ITC Quốc tế
Tên giao dịch: Công ty Cổ phần ITC Quốc tế
Địa chỉ: Tầng 1 Toàn nhà Sông Đà 9, đường Phạm Hùng, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
47. Công ty cổ phần Intraco Quốc tế
Tên giao dịch: INTRACO INC. JSC
Địa chỉ: Số 09, 560/3/14 Ngõ 560 Đường Nguyễn Văn Cừ, phường Gia Thụy, Quận Long Biên, Hà Nội
48. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và hợp tác quốc tế
Tên giao dịch: VINAEXEMCO., JSC
Địa chỉ: Số 86 đường Kim Giang kéo dài, xóm Vực, Xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội
49. Công ty cổ phần đầu tư tài chính và phát triển thương mại quốc tế
Tên giao dịch: INVESTCO. Ltd
Địa chỉ: Tầng 3 Số 2 Trần Thánh Tông, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
50. Công ty cổ phần hợp tác thương mại quốc tế Việt Nhật
Tên giao dịch: VJITCO
Địa chỉ: Nhà số A10/D7 Khu đô thị Cầu Giấy, phường dịch vọng , quận Cầu Giấy, Hà Nội
Như vậy, danh sách công ty có giấy phép XKLĐ ở Hà Nội trong bài viết trên sẽ giúp bạn có thêm cơ sở để lựa chọn cho mình một công ty xuất khẩu lao động uy tín, chính xác nhất trong tương lai!
Xuất khẩu lao động sang Nhật
Công ty cổ phần đầu tư quốc tế Hinode Việt Nam
Hotline: 0393 12 51 51
Địa chỉ: Tầng 19, tòa nhà Vinaconex 9, đường Phạm Hùng, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Bài viết Danh sách công ty có giấy phép XKLĐ ở Hà Nội đã xuất hiện đầu tiên vào ngày xuất khẩu lao động sang nhật.
from xuất khẩu lao động sang nhật https://ift.tt/3f9PaC3 via IFTTT
0 notes
dvtvn · 5 years
Text
Tiểu sử Nguyễn Thị Phương Thảo – Nữ doanh nhân tỷ đô tài giỏi
Nguyễn Thị Phương Thảo sinh năm 1970 tại Hà Nội, là một nữ doanh nhân, tỷ phú hiện trên cương vị là tổng giám đốc của VietJet Air, Phó chủ tịch thường trực Hội đồng quản trị Ngân hàng HDBank. Bà là người Việt Nam thứ 2 được Forbes ghi nhận là tỉ phú USD, sau Phạm Nhật Vượng. Hãu cùng chúng tôi tì hiểu thêm thông tin về nữ doanh nhân tài giỏi này nhé!
[caption id="attachment_75407" align="aligncenter" width="637"] Nguyễn Thị Phương Thảo[/caption]
Tiểu sử Nguyễn Thị Phương Thảo
Nguyễn Thị Phương Thảo sinh ngày 7/6/1970 tại Hà Nội, là một nữ doanh nhân, nữ tỷ phú đô la đầu tiên của Việt Nam được Forbes ghi nhận sau tỷ phú Phạm Nhật Vượng. Hiện bà đang giữ chức vụ tổng giám đốc của VietJet Air, Phó chủ tịch thường trực Hội đồng quản trị Ngân hàng HDBank. Bà là Cử nhân Kinh tế và Tài chính, Tín dụng – Ngân hàng, Tiến sĩ Kinh tế.
Phần lớn tài sản của bà Thảo đến từ số cổ phần đã niêm yết của Vietjet Air (mã chứng khoán VJC) sau khi hãng bay này IPO vào tháng 2/2017.
Tuổi thơ
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo được sinh ra trong một gia đình gốc Hà Nội. Bà may mắn có cơ hội được đi du học đại học ngành Kinh tế tài chính năm 17 tuổi. Bà Thảo nhanh chóng nổi tiếng trong cộng đồng không chỉ với thành tích học tập xuất sắc mà còn có tài kinh doanh thiên bẩm.
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo bước vào thương trường khi còn là sinh viên năm thứ 2. Nhân cơ hội thị trường Đông Âu đang trong tình trạng thiếu thốn hàng tiêu dùng, mọi thứ đều khan hiếm, bà Thảo đã bắt đầu kinh doanh đủ thứ từ hàng điện tử, máy tính, máy fax đến băng đĩa, đồng hồ, thậm chí cả hàng nông sản từ các nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, HongKong (Trung Quốc) sang Đông Âu… Song song với đó, bà cũng đưa về Việt Nam những mặt hàng thị trường khan hiếm và cần thiết như thiết bị, sắt thép, phân bón…
Học vấn
[caption id="attachment_75408" align="aligncenter" width="527"] Tiểu sử Nguyễn Phương Thảo[/caption]
Tiến sỹ Điều khiển học kinh tế Cao đẳng Kinh tế lao động – Cao đẳng Kinh tế Quốc dân Matxcova Cử nhân Tài chính Tín dụng – Học viện Thương mại Matxcova – Nga
Sự nghiệp
Triệu phú đô la tuổi 21 Khi bắt đầu khởi nghiệp, vốn liếng của bà Thảo lúc bấy giờ chỉ là một chữ tín và sức lao động chăm chỉ đến phi thường của bản thân. Đối với bà Thảo, việc kinh bắt đầu lúc 5h sáng và kết thúc lúc 2h sáng hôm sau là điều bình thường. Bà chia sẻ: “Khi thấy mình chăm chỉ và có trách nhiệm thì các đối tác phân phối lớn sẽ chọn là đại lý để phân phối hàng cho họ nên mình không cần nhiều vốn. Do mình làm việc rất hiệu quả và trung thực. Ví dụ, thị trường giá cả hay biến động thì mình làm việc theo cách ngày nào giá bao nhiêu và doanh thu ngày hôm đấy tương ứng với giá hôm ấy mình đều thông báo cho họ rất cẩn thận. Bởi vậy, người ta có niềm tin và thấy được làm việc với mình hiệu quả, doanh thu lợi nhuận đảm bảo tốt”.
Chỉ bằng niềm tin mãnh liệt và sức lao động cần củ, sau 3 năm bà Thảo đã có 1 triệu USD đầu tiên (thời đó là rất lớn). Trở thành triệu phú đô la đầu tiên khi mới 21 tuổi nhờ kinh doanh các loại hàng điện tử, máy văn phòng, máy fax và cao xu tự nhiên. Với số vốn này, bà Thảo cũng bắt đầu chuyển sang kinh doanh những mặt hàng công nghiệp như sắt thép, máy móc, phân bón và một số loại hàng hóa khác.
Tuổi thơ êm ấm và được hưởng nền giao dục và tình thương của gia đình chính là chìa khóa giúp bà Thảo sẵn sàng đối mặt và chinh phục thử thách lớn.
Gia đình
Chắc hẳn không ít người thắc mắc chồng của của nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo là ai?. Tuy ít xuất hiện trước báo chí nhưng khi nhắc đến Vietjet, giới doanh nhân sẽ nghĩ ngay đến cặp vợ chồng doanh nhân quyền lực Thảo – Hùng. Nhất là khi biết về lý lịch khủng của người chồng luôn đứng phía sau, là chỗ dựa vững chắc cho bà Thảo.
Ông Nguyễn Thanh Hùng hiện là Thành viên Hội đồng tư vấn doanh nghiệp của APEC (ABAC) do Thủ Tướng phê chuẩn, Phó chủ tịch diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Nhật Bản, Uỷ viên Ban chấp hành hội Hữu nghị Việt Nam – Hoa Kỳ. Đồng thời là thành viên duy nhất của DN Việt Nam tại diễn đàn kinh tế thế giới, và được diễn đàn này họp tại Davos Thụy Sĩ năm 2007 bầu chọn là Nhà lãnh đạo trẻ toàn cầu.
Ông cũng chính là nhà đồng sáng lập cùa Sovico Hodings – tập đoàn lớn đang hoạt động ở nhiều lĩnh vực bao gồm: Tài chính ngân hàng, bất động sản, hàng không ở Việt Nam. Và còn là sáng lập viên của VIB và Techcombank.
Quan điểm kinh doanh
Nhận được khá nhiều câu hỏi tương tự nhau về bí quyết thành công trong thương trường, bà Thảo nói mình không sử dụng chiêu trò. Thay vào đó, bà nhắc nhiều đến việc mơ lớn, kinh doanh lương thiện và tự tin.
Nhiều người từng tiếp xúc cho rằng, bà Thảo không phải là mẫu doanh nhân nói suông mà giống kiểu một “nữ chiến binh” có tinh thần lăn xả hơn. Nhân viên của bà kể, phòng làm việc của tổng giám đốc sáng đèn đến 2-3h sáng, kể cả những ngày nghỉ lễ, là chuyện bình thường.
Những ai đã từng tiếp xúc với bà Nguyễn Thị Phương Thảo đều có ấn tượng đặc biệt về người phụ nữ này.
Không chỉ có gu thời trang chuộng tông màu nổi bật, thường xuất hiện với mái tóc buông dìa hoặc búi cao trên đỉnh đầu, và không thiếu tóc mái hỉ nhi vốn đã trở thành thương hiệu.
Không chỉ có vẻ ngoài điềm đạm, nhu mì, CEO Vietjet Air là người có nụ cười ngọt ngào, duyên dáng, khi nói chuyện luôn lễ phép với tiếng “Dạ, thưa”. Bà từng được Tổng giám đốc John Leahy của Airbus nhận xét: bà Thảo là “người phụ nữ có bàn tay sắt bọc nhung” bởi sự cứng rắn bên trong vẻ ngoài mềm mỏng mỗi khi đàm phán hợp đồng.
Hơn nữa, tuy sở hữu khối tài sản khổng lồ, thế nhưng bà Thảo chia sẻ: “Tôi chưa bao giờ ngồi đếm xem mình có bao nhiêu tiền”.
Những giải thưởng mà nữ doanh nhân đạt được
[caption id="attachment_75409" align="aligncenter" width="741"] Những giải thưởng mà nữ doanh nhân đạt được[/caption]
Tháng 11/2018, Tổng thống Singapore Halimah Yacob và Chủ tịch Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN Robert Yap trao cho bà Nguyễn Thị Phương Thảo hai giải thưởng Nữ doanh nhân xuất sắc tại khu vực ASEAN và Nữ doanh nhân xuất sắc Việt Nam.
Đến tháng 12/2018, Forbes chính thức vinh danh nữ doanh nhân của Vietjet Air trong danh sách 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới, với vị trí thứ 44, tăng 11 bậc so với bảng xếp hạng năm ngoái.
nguyễn thị phương thảo Bà Thảo là một trong 50 nhà lãnh đạo tiêu biểu toàn cầu 2018 Ngoài ra, Bloomberg cũng đánh giá bà là một trong 50 nhà lãnh đạo tiêu biểu toàn cầu 2018, bên cạnh những nhân vật toàn cầu như Chủ tịch Cục dự trữ Liên bang Mỹ, Giám đốc tài chính của Microsoft, Ngoại trưởng Canada, Tổng thống Nam Phi…
Người đàn ông đứng sau sự thành công của Phương Thảo
Có người phụ nữ nào hạnh phúc hơn khi có người chồng giỏi giang nhưng sẵn sàng nhường ánh hào quang cho vợ? Người đàn ông nhường ánh sáng vinh quang ấy cho tỷ phú Phương Thảo không ai khác chính là ông Nguyễn Thanh Hùng- Chủ tịch tập đoàn Sovico. “Phía sau một người đàn ông thành công có bóng hình của một người phụ nữ và phía sau một người phụ nữ thành công cũng có bóng dáng của một người đàn ông”. Tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo may mắn được tỏa sáng nhờ một người đàn ông như thế.
Trong số rất nhiều cặp vợ chồng doanh nhân Việt, trường hợp của vợ chồng tỷ phú hàng không Nguyễn Thị Phương Thảo và Nguyễn Thanh Hùng có thể xem là khác biệt nhất. Sở dĩ nói vậy vì trong khi “Madam Vietjet” đã có tên trong danh sách tỷ phú Forbes hai năm nay rồi thì thường xuyên xuất hiện trên các phương tiện truyền thông thì người chồng đại gia của bà cũng là Chủ tịch tập đoàn Sovico l��i rất kín tiếng. Tuy nhiên, xét về độ giỏi giang và chiến tích thương trường thì ông lại chẳng hề kém cạnh vợ chút nào.
[caption id="attachment_75411" align="aligncenter" width="580"] Người đàn ông đứng sau sự thành công của Phương Thảo[/caption]
Tài chính - Ngân hàng - Chân dung người chồng 'ẩn thân' để tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo được tỏa sáng Vợ chồng tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo-Nguyễn Thanh Hùng. Ông Nguyễn Thanh Hùng, chồng tỷ phú Phương Thảo sinh năm 1967 tại một vùng quê thuộc xứ dừa Bến Tre. Ông Hùng từng có bằng Kỹ sư Điện từ trường Đại học Kharkov và Tiến sỹ chuyên ngành tự động hóa từ Viện hàn lâm Khoa học Liên bang Nga.
Nhắc đến ông Nguyễn Thanh Hùng thì những ai thuộc thế hệ 6X, 7X từng lập nghiệp ở Đông Âu, không ai là không biết.
Nói vậy vì ông cũng là một trong những đại gia ẩn danh, cùng thời với ông Đặng Khắc Vỹ, Hồ Hùng Anh, Nguyễn Đăng Quang,… từng có quãng thời gian lập nghiệp tại các nước Đông Âu trước đây.
Theo chia sẻ của cộng đồng người Việt Nam tại Đông Âu, ông Hùng bà Thảo là một trong những cặp vợ chồng người Việt giàu nhất tại khu vực này, trong nhiều năm liên tiếp.
Trong danh sách này còn có Đặng Khắc Vỹ, Chủ tịch HĐQT VIB, Nguyễn Chí Dũng - Chủ tịch VPBank và Hường "chợ Vòm" (biệt danh của ông Lê Ngọc Hường - ông chủ chợ Vòm ở Nga).
[caption id="attachment_75412" align="aligncenter" width="491"] Người đàn ông đứng sau sự thành công của Phương Thảo[/caption]
Ở thời điểm hiện tại, tài sản trên thị trường chứng khoán của vị đại gia này tính tới 16h ngày 6/5 cũng tới hơn 1.150 tỷ đồng.
Giữ nhiều vị trí quan trọng tại nhiều doanh nghiệp song ông Hùng gây chú ý nhất ở vị trí Chủ tịch tập đoàn Sovico. Tập đoàn Sovico do ông Nguyễn Thanh Hùng làm Chủ tịch HĐQT, được biết đến với nhiều thương vụ đầu tư bất động sản lớn, ở cả Việt Nam và nước ngoài.
Sovico Holdings hiện kinh doanh trên 4 lĩnh vực chính là bất động sản; Đầu tư tài chính - ngân hàng; Điện - năng lượng và Hàng không.
Sovico Holdings là cổ đông sáng lập và cổ đông lớn nhất của hãng Hàng không tư nhân VietJet Air (mã chứng khoán: VJC). Ở Vietjet Air, trong khi bà Nguyễn Thị Phương Thảo xuất hiện trên diện rộng với vài trò Tổng Giám đốc thì ông Nguyễn Thanh Hùng giữ vị trí Phó Chủ tịch HĐQT.
Hiện tại, nhóm các cổ đông có liên quan đến Sovico là những cổ đông chính và nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng HDBank (mã CK: HDB). Tại HD Bank, bà Thảo giữ vị trí Phó chủ tịch thường trực. Bên cạnh HDBank, Sovico Holdings còn là cổ đông lớn của Chứng khoán Phú Gia và Công ty Quản lý Quỹ Tài chính Dầu khí PVFC Capital.
Trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, Sovico Holdings đã mua lại khu resort Furama ở Đà Nẵng. Bên cạnh đó, Sovico còn rót vốn vào Khách sạn Hồ Gươm tại Hà Nội, Dự án Ariyana ở Đà Nẵng, CTCP Địa ốc Phú Long (dự án Dragon City), Abacus Tower tại Quận 1, TP.HCM…
Là ông chủ của một trong những tập đoàn lớn nhất Việt Nam, song ông Nguyễn Thanh Hùng lại rất kín tiếng. Cũng chính vì vậy mà ít người biết, cặp vợ chồng đình đám này là một trong những người tham gia sáng lập 2 ngân hàng lớn ở Việt Nam là VIB và Techcombank. Vợ chồng ông Hùng cũng là một trong những đại gia có máu mặt trong lĩnh vực bất động sản, với nhiều dự án trong và ngoài nước.
Nhiều người tò mò không rõ người chồng luôn ở phía sau nâng đỡ tỷ phú Vietjet là người như thế nào. Tìm hiểu thì không có thông tin gì nhiều ngoại trừ lý lịch ngắn gọn của ông Hùng trên trang chủ của Sovico. Theo đó, ông Nguyễn Thanh Hùng là 1 trong 3 thành viên sáng lập và gây dựng tập đoàn từ những ngày đầu thành lập - năm 1992.
Ông Hùng cũng có bằng kỹ sư Năng lượng, Tiến sĩ chuyên ngành Tự động hóa, Viện sĩ Viện hàn lâm nghiên cứu hệ thống quốc tế Liên bang Nga.
Ngoài là người sáng lập và chủ tịch HĐQT Sovico, ông Nguyễn Thanh Hùng còn giữ rất nhiều vị trí quan trọng tại các doanh nghiệp khác như Phó chủ tịch HĐQT ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank); Thành viên HĐQT CTCP Dầu khí Đông Đô (PFL).
Tháng 7/2007, ông Nguyễn Thanh Hùng được bổ nhiệm làm Phó chủ tịch HĐQT CTCP Hàng không Vietjet. Ông cũng là thành viên Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC (ABAC Việt Nam) được bổ nhiệm bởi Thủ tướng Việt Nam từ năm 2006.
Tài chính - Ngân hàng - Chân dung người chồng 'ẩn thân' để tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo được tỏa sáng (Hình 2). Ông Hùng từng là đại diện Việt Nam tham dự nhiều diễn đàn, hội nghị tầm cỡ thế giới. Ngoài ra, ông còn là Phó chủ tịch Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản, Ủy viên BCH Hội Hữu nghị Việt Nam - Hoa Kỳ; Thành viên duy nhất của doanh nghiệp Việt Nam tại Diễn đàn kinh tế thế giới và được diễn đàn này họp tại Davos Thụy Sĩ năm 2007 bầu chọn là Nhà lãnh đạo trẻ toàn cầu.
Năm 2013, ông Nguyễn Thanh Hùng là đại diện Việt Nam duy nhất tham dự diễn đàn kinh doanh Nga- Singapore (RSBF), để học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm về việc kinh doanh cũng như các cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp Việt.
Trước đó, ở nhiều diễn đàn kinh tế cấp cao khác trong khu vực, thế giới, Chủ tịch HĐQT Sovico cũng là gương mặt đại diện tham gia.
Giới doanh nhân truyền tai nhau về sự giàu có và hạnh phúc của vợ chồng bà Nguyễn Thị Phương Thảo. Đó có lẽ chẳng phải ngoa ngôn bởi người đàn ông nào hạnh phúc hơn khi có một người vợ là tỷ phú nhưng vẫn tự tay may vá quần áo cho chồng con? Và có người phụ nữ nào hạnh phúc hơn khi có người chồng giỏi giang nhưng sẵn sàng nhường ánh hào quang cho vợ? Người đàn ông nhường ánh sáng vinh quang ấy cho bà Thảo không ai khác chính là ông-Nguyễn Thanh Hùng.
Ngành hàng không của Việt Nam đổi mới nhờ Phương Thảo
[caption id="attachment_75405" align="aligncenter" width="693"] Nguyễn Thị Phương Thảo và chồng[/caption]
Đối với thế giới, trong lịch sử gần 120 năm của ngành hàng không, những nữ phi công đã hiếm, nữ CEO của một hãng hàng không lại càng hiếm hơn. Còn ở Việt Nam, một CEO thành công đã khó, nữ CEO thành công cùng một lúc ở nhiều lĩnh vực lại càng khó bội phần. Và cái tên Nguyễn Thị Phương Thảo là một trong số ấy.
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo của Việt Nam là nữ doanh nhân duy nhất khởi nghiệp và điều hành một hãng hàng không thương mại - Vietjet Air. Từ một vài chặng bay nội địa khi mới ra mắt, Vietjet đã dần mở rộng và đến thời điểm tháng 10/2019, hãng đang thực hiện gần 400 chuyến bay mỗi ngày, đã vận chuyển hơn 90 triệu lượt hành khách với 129 đường bay phủ khắp các điểm đến tại Việt Nam và các đường bay quốc tế đến Ấn Độ, Nhật Bản, Hồng Kông, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan, Myanmar, Malaysia, Indonesia, Campuchia…
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo trở thành một đại diện tiêu biểu trong danh sách Những nữ doanh nhân quyền lực nhất – tôn vinh những người dám thách thức và phá vỡ mọi rào cản – trong những năm qua.
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo hiện đang lên kế hoạch phát triển đội máy bay để tận dụng lợi thế từ sự bùng nổ thị trường du lịch hàng không trong khu vực và đưa Vietjet ra toàn cầu. Những hoạt động sôi nổi của Vietjet trên thị trường quốc tế khiến cho thế giới biết nhiều hơn về đất nước Việt Nam đổi mới, nền kinh tế thị trường đang trỗi dậy thần kỳ, điểm đến của du lịch và đầu tư quốc tế.
Khi đề cập về ngành hàng không, bà Thảo hào hứng cho biết, hàng không có khả năng phản ánh sức sống của nền kinh tế. Bởi cứ 1% tăng trưởng của hàng không thì đồng thời kéo theo 0,5% tăng trưởng GDP.
Triết lý sống :" Hãy cho đi và đừng mong nhận lại"
Với doanh nhân Nguyễn Thị Phương Thảo, dù công việc bận rộn song bà vẫn cân bằng mọi thứ rất tốt. Đó chắc chắn là lý do khiến người phụ nữ tuổi này trông lúc nào cũng trẻ trung và căng tràn sức sống.
Sự cân bằng của bà là mang chất phụ nữ vào kinh doanh, mang những lý thuyết hàn lâm vào thực tiễn điều hành. “Tôi vẫn có thời gian xem phim với con lớn, tắm và bế ẵm con bé. Ngày nay, mọi người nói nhiều đến bình đẳng giới để phụ nữ được coi trọng. Có người hỏi tôi suy nghĩ thế nào về triết lý của Khổng Tử về việc đấu tranh cho quyền lợi của phụ nữ. tôi nghĩ là Khổng Tử, triết lý phương Đông hay phương Tây thì cũng đều hướng tới những điều tốt đẹp, tôi nghĩ hãy cứ cho đi và đừng mong chờ nhận lại điều gì.” – Người phụ nữ 3 con chia sẻ về triết lý cuộc sống.
Nữ tỷ phú cho biết thêm, khi cho đi với tất cả tâm và sự bao dung của người phụ nữ thì sẽ được mọi người trong đó có cộng đồng, đối tác ghi nhận. Khi đó, chúng ta sẽ đạt được sự bình đẳng, tôn trọng.
[caption id="attachment_75415" align="aligncenter" width="507"] Triết lý sống :" Hãy cho đi và đừng mong nhận lại"[/caption]
Nhìn lại con đường đã đi qua, bất cứ ai cũng có thể cảm nhận được sự quyết liệt và nhạy bén trong kinh doanh của người phụ nữ tài sắc vẹn toàn này. Trong cuộc sống thường nhật, nữ tỷ phú được biết là người rất sôi nổi trong các hoạt động đoàn thể và chăm đi làm từ thiện. Những chuyến đi trao quà cho các em nhỏ có hoàn cảnh nghèo khó, các em bé đang chờ phẫu thuật, người dân các bản vùng cao, vùng khó khăn… thường xuyên có sự góp mặt âm thầm của nữ doanh nhân Nguyễn Thị Phương Thảo. Những mái ấm tình thương tại huyện Kỳ Sơn, Hòa Bình, hay Làng trẻ em SOS Nha Trang, Khánh Hòa, Nghệ An đến các tỉnh vùng xa nghèo khó, trường tình thương ở Ấn Độ... không thể thiếu bà chủ Vietjet - vị Phó Chủ tịch Thường trực HDBank đến trao quà tận tay, tận tình thăm hỏi, hào hứng tham gia các trò chơi với các em nhỏ hay thậm chí hát tặng người dân.
Những câu nói bất hủ của doanh nhân Phương Thảo
Nếu bạn luôn thắc mắc về việc làm sao người phụ nữ này có thể làm việc suốt 21 tiếng mỗi ngày suốt hơn 30 năm thì đây chính là câu trả lời từ nữ tỷ phú:
[caption id="attachment_75410" align="aligncenter" width="742"] Những câu nói bất hủ của doanh nhân Phương Thảo[/caption]
“Mọi người hỏi tôi làm thế nào để có thời gian cho mọi việc, và câu trả lời của tôi là hãy có cách nhìn lãng mạn về các vấn đề, cùng với sự lạc quan và óc hài hước, bởi vì sự nghiệp của một doanh nhân vốn chẳng bao giờ êm ả, và những thách thức chỉ có thể vượt qua nhờ tinh thần và thái độ như thế”.
– Nguyễn Thị Phương Thảo nói về thái độ nhìn nhận sự việc để có thể đối mặt với nó mỗi ngày.
“Tôi tin rằng, tôi cũng như bất cứ người phụ nữ Á Đông nào đều đã được dạy đức sự hy sinh, sự quan tâm, chăm sóc tỉ mỉ, tính dịu dàng, bao dung, cho đi mà không đòi hỏi, nghĩ về những người khác trước khi nghĩ về mình, và mang những đức tính ấy vào công vệc của mình… Ngoài ra, nếu bạn càng ít mong đợi từ những người khác, bạn sẽ càng hạnh phúc khi nhận được điều gì đó ngay lúc bạn không ngờ tới nhất”.
Là lãnh đạo thì càng phải tìm cách mang lại môi trường làm việc và những điều kiện tốt nhất cho cán bộ, nhân viên. Và thực tế chúng tôi – những con người của Vietjet đã làm việc, cống hiến và phát triển.
Trên đây là nhũng thong tin liên quan đến doanh nhân triệu đô Nguyễn Thị Phương Thảo do dvt.vn tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có thêm những thông tin cần thiết liên quan đến nữ doanh nhân này.
Coi thêm ở : Tiểu sử Nguyễn Thị Phương Thảo – Nữ doanh nhân tỷ đô tài giỏi
0 notes
lookintomyeyeblog · 5 years
Text
Từ Khải Silk đến Asanzo: Đạo đức trên thương trường đáng giá bao nhiêu tiền một cân?
“Asanzo theo đuổi các giá trị thật, xây dựng các sản phẩm điện tử tốt nhất cho mọi gia đình”. Đó đã từng là châm ngôn kinh doanh nổi tiếng của Asanzo ít nhất là cho đến trước khi những sản phẩm “Made in China” của hãng này bị báo giới đồng loạt phanh phui. Câu chuyện về đạo đức kinh doanh lại trở nên nóng hơn bao giờ hết, trên tất cả mặt báo và ngay trong chính sự giận dữ của dư luận.
Nhiều người đã thầm liên tưởng scandal lần này của Asanzo với cú phốt rùm beng dư luận của một thương hiệu “Made in Vietnam” trước đây là Khải Silk. Năm 2017, khách mua hàng phát hiện khăn lụa của Khải Silk đột nhiên có dán hai loại nhãn mác. Bên cạnh tem “Made in Vietnam” là cái mác “Made in China” còn chưa kịp tháo bỏ. Sau khi báo chí vào cuộc, ông chủ Hoàng Khải của thương hiệu này buộc phải thừa nhận rằng mình đã nhập bán khăn lụa từ Trung Quốc và gắn giả mác Việt Nam trong suốt gần 30 năm.
[caption id="attachment_1168103" align="alignnone" width="640"] Một chiếc khăn có 2 mác: Một mác "Made in China", một mác "Made in Việt Nam". (Ảnh: dantri.com.vn)[/caption]
Đối với nhiều người đó là một cú sốc lớn, một cú đấm thẳng vào lòng tự tôn. Họ ủng hộ Khải Silk không phải vì chất lượng quá vượt trội của nó mà là từ niềm tin rằng mỗi chiếc khăn mình mua có thể giúp cho ngành tơ lụa vốn đang kiệt quệ hưng khởi trở lại. Nghĩa là người tiêu dùng đã đặt trọn niềm tin và đã bị lừa dối theo cái cách tàn nhẫn nhất.
Chẳng ai ngờ, chỉ gần 2 năm sau, một kịch bản tương tự lại tái diễn. Asanzo, trước đó được tung hô là “hàng Việt Nam chất lượng cao”, CEO Phạm Văn Tam thậm chí trở thành hình mẫu của hàng triệu người trẻ khởi nghiệp thì nay “cháy nhà ra mặt chuột”. Chuyện hàng Trung Quốc “đội lốt” Việt Nam để tiếp cận người tiêu dùng nội địa đã được rất nhiều chuyên gia cảnh báo kể từ khi cuộc thương chiến Mỹ - Trung bước vào hồi căng thẳng. Nhưng việc một thương hiệu Việt công nhiên nhập khẩu hàng Trung Quốc về, cạo tem mác gốc, đè tem Việt lên, lắp ráp và bán ra thị trường với cái danh “đỉnh cao công nghệ Nhật Bản” là chuyện khó tưởng tượng nổi ngay cả với những người vui tính nhất.
Cho đến lúc này, khi tất cả còn đang chờ đợi kết luận chính thức từ cơ quan chức năng thì Asanzo đã bị tẩy chay từ chính những người trước đó còn hết sức ủng hộ họ. Báo giới hôm trước còn PR cho ông chủ Phạm Văn Tam, gọi ông “người mở đường” thì hôm nay rần rần đưa tin Asanzo gian lận, khui ra đủ “phốt” trong quá khứ. Các đại lý, những sàn thương mại điện tử cũng đang nối nhau gỡ hết sản phẩm của Asanzo khỏi kệ bày bán. Còn người tiêu dùng, cư dân mạng thì tới tấp ùa vào Fanpage của Asanzo không tiếc lời sỉ vả, mắng nhiếc, khiến kênh Fanpage có hơn 170 nghìn lượt theo dõi này phải chặn “hết công suất” những bình luận tiêu cực. Mới đây, danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao” của Asanzo cũng chính thức bị tước bỏ với lý do tập đoàn này cố tình khai báo sai xuất xứ hàng hóa.
Sự suy sụp tinh thần ấy của Asanzo khiến rất nhiều người không khỏi bất ngờ bởi trước đó tập đoàn này còn đang băng băng tăng trưởng với cấp số nhân. Chỉ trong vòng 4 năm (2014 – 2018), doanh thu của họ đã tăng gấp hơn 10 lần, đạt mốc 6.250 tỷ đồng, một chiến tích mà ai cũng phải ghen tị.
[caption id="attachment_1168105" align="alignnone" width="675"] Sản xuất tivi tại Công ty Asanzo (Ảnh: nld.com.vn)[/caption]
Vậy vấn đề đặt ra ở đây là: kiếm tiền giỏi liệu có phải là tiêu chí đo lường sự thành công của một doanh nghiệp?
Chưa hẳn. Lợi nhuận chỉ là một phần rất nhỏ của kinh doanh và chưa bao giờ được cho là mục tiêu theo đuổi của những ông lớn trên thương trường. Để “đi lại trên giang hồ”, người ta cần nhiều thứ hơn tiền bạc, chính là thứ sinh ra tiền bạc: Chữ tín. Những thương nhân chân chính trong lịch sử đều cực kỳ coi trọng chữ tín trong giao dịch. Với họ, uy tín và danh dự là những thứ không thể mang ra mặc cả, không thể đánh đổi với bất cứ giá nào. Kinh doanh, với người xưa, đã trở thành một thứ “Đạo”, tương đương với đạo học, đạo làm người, đạo trị quốc…
Xã hội phát triển, quốc gia mở cửa, ai nấy đổ xô đi làm kinh doanh, ai nấy cũng đều muốn kiếm chác, trục lợi trong một thời đại mà đồng tiền đã trở thành thước đo của đạo đức. Anh kiếm tiền giỏi thì mặc nhiên là người sang trọng, đức cao vọng trọng, lời nói có uy lực, danh tiếng nổi như cồn. Chính kiểu lý luận rất nông cạn ấy đã đẻ ra ngày càng nhiều những gian thương chỉ biết đặt lợi nhuận lên hàng đầu. Câu nói “Mười người buôn, chín kẻ gian” cũng mặc nhiên trở thành định lý cho giới doanh nhân. Kỳ thực, khi đạo đức đã xuống cấp trầm trọng thì không chỉ người đi buôn trở thành kẻ gian mà ở bất kỳ lĩnh vực nào người ta cũng có thể nhìn ra được điều gian dối, từ y tế, giáo dục đến chính trường. Điều đó đã khiến nhiều người không khỏi giật mình: Đạo đức trong xã hội này thực sự đáng bao nhiêu tiền một cân?
Quan niệm biến dị về thương nhân, kinh doanh ấy, đến lượt nó, tiếp tục tạo ra ảnh hưởng vô cùng tiêu cực tới nhận thức xã hội. Dần dần, người ta chấp nhận sự gian dối một cách vô điều kiện, chấp nhận như một chuyện đã rồi. Giao dịch công bằng, làm ăn chân thật mới là đạo lý chân chính của việc kinh doanh.
Trong kinh doanh, ông chủ có tâm là ông chủ biết nghĩ cho nhân viên, cho khách hàng trước khi nghĩ cho chính mình. Kinh doanh trước tiên là phục vụ khách hàng, bồi đắp đạo đức nhân luân, làm cho xã hội phồn thịnh, sau đó mới là kiếm lấy lợi nhuận cho bản thân. Thương gia như thế mới đáng được gọi là tinh anh, là viên ngọc quý của xã hội.
Phật gia cho rằng của cải, bạc tiền của người ta rốt cuộc chỉ là thứ ảo mộng, trăm năm chớp mắt qua đi hai bàn tay trắng lại hoàn tay trắng, cát bụi lại về với bụi cát mà thôi. Làm giàu đương nhiên là việc tốt. Nhưng chỉ sống vì bạc tiền thì lại là một thứ suy đồi. Nó có thể dẫn đến sự phá hủy đạo đức, nhân luân.
Tại sao rất nhiều tỷ phú ở phương Tây đều cam kết ủng hộ từ thiện đến 99% tài sản mà mình vất vả cả đời kiếm được? Tại sao họ không để lại cho con cháu mình thừa hưởng? Câu trả lời chỉ có thể là giữa bạc tiền và đạo đức, họ đã lựa chọn điều thứ hai. Ông cha ta hay nói: “Có đức mặc sức mà ăn”. Đạo đức chính là nền tảng của mọi thứ của cải vật chất, mọi sự sang giàu vinh hiển trên đời này.
Bạn đang đọc bài viết: "Từ Khải Silk đến Asanzo: Đạo đức trên thương trường đáng giá bao nhiêu tiền một cân?" tại chuyên mục Văn hóa của Đại Kỷ Nguyên. Để cập nhật thêm nhiều bài viết hay, quý độc giả vui lòng truy cập Fanpage chính thức của chúng tôi:  facebook.com/DaiKyNguyenVanhoa/. Mọi ý kiến phản hồi và tin bài cộng tác xin gửi về hòm thư: [email protected]. Xin chân thành cảm ơn!
[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/tinh-khi-cang-on-hoa-thi-phuc-bao-cang-day-sau_830fd9b79.html"]
from Đại Kỷ Nguyên - Feed - https://ift.tt/2FzSDeu via IFTTT
0 notes
wikiphuquoc · 5 years
Text
Bất động sản Phú Quốc đang diễn tiến thế nào những tháng cuối năm 2019.
Bất động sản Phú Quốc đang diễn tiến thế nào những tháng cuối năm 2019 đang là một câu hỏi mà nhiều nhà đầu tư quan tâm. Hãy cùng WikiPhuQuoc nhìn nhận lại những thông tin, những diễn biến của thị trường Bất Động Sản Phú Quốc trong thời gian qua.
Để hiểu rõ hơn chúng ta cùng điểm lại tình hình thị trường bất động sản (BĐS) của Phú Quốc một giai đoạn:
Bất động sản Phú Quốc đang diễn tiến thế nào?
1. Bất động sản Phú Quốc trước nhưng năm 2013 
Từ đầu năm 2007, UBND tỉnh Kiên Giang phê duyệt điều chỉnh bổ sung quy hoạch sử dụng đất đến năm 2015, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
Từ đó thị trường BĐS Phú Quốc bắt đầu có những diễn tiến tích cực, nhiều Chủ đầu tư ra lập và quy hoạch dự án. Nhưng ở thời điểm này Phú Quốc còn khó khăn về nhiều mặt như điều kiện kinh tế còn thấp, cơ sở hạ tầng yếu kém, chưa có lưới điện, khó khăn trong việc kết nối đến đất liền,… nên giá trị bất động sản còn thấp.
Đến khoảng cuối năm 2012, Cảng hàng không Quốc tế Phú Quốc bắt đầu vận hành, hoạt động. Phú Quốcđược biết đến với danh xưng Đảo Ngọc, số lượng khách du lịch đến Phú Quốc bắt đầu gia tăng. BĐS Phú Quốc bắt đầu có những đợt nóng, những tranh chấp giữ các chủ đầu tư và người dân trong vấn đề đền bù giải tỏa để quy hoạch dự án.
Cảng hàng không Quốc tế Phú Quốc bắt đầu vận hành, hoạt động.
Đảo Phú Quốc đang rõ nét dần là một “thiên đường du lịch” đạt đẳng cấp quốc tế.
Từ năm 2012, giá đất trên đ���o Phú Quốc ngày càng “nóng” dần lên. Và cũng đã có không ít người từ đất liền đến đảo, lúc đó còn dân còn nói đừa với nhau : “Mua “đất chỉ” ở đảo Phú Quốc, mất tiền tỷ như chơi”. Từ thị trấn An Thới hay các hòn đảo xinh xắn nằm ngoài khơi An Thới kéo dài đến thị trấn Dương Đông rồi ngược lên Bắc đảo, như một đại công trường bởi có đến hàng trăm dự án, trong đó nhiều nhất là dự án hạ tầng giao thông và du lịch đang được triển khai.
2. Bất động sản Phú Quốc từ năm 2014 đến 2017
Mãi đến Ngày 2 tháng 2 năm 2014, Huyện đảo Phú Quốc mới chính thức có điện lưới quốc gia. Ngày 17 tháng 9 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1676/QĐ-TTg công nhận huyện đảo Phú Quốc là đô thị loại II. Từ cuối năm 2014, đầu 2015  Giá đất Phú Quốc có những đợt tăng bất thường, được xem là đợt sốt đất cao nhất trong vòng 10 năm qua. Có những lô đất chỉ trong vài tháng đã qua 5-7 đời chủ và giá cũng vọt lên 3-4 lần
Giá đất ở Phú Quốc “ăn theo” các dự án nghìn tỉ đang được rầm rộ triển khai. Những “đại gia” balô tiền mặt.
Nhà đầu tư đi lùng sục đất để đầu tư tại Phú Quốc.
Tại một số quán cà phê sang trọng trên các trục đường chính của thị trấn Dương Đông (huyện Phú Quốc) như Bưu Điện, Bảo An… những ngày này dễ bắt gặp cảnh tượng các “đại gia” xách balô tiền mặt hàng chục tỉ đồng đi mua đất. Còn lực lượng “cò” đất tay xách nách ôm hàng đống bản photocopy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Vào những ngày cuối tuần, không khó để phát hiện ra những tay săn đất. Phú Quốc giờ đây ngập tràn các loại xe hơi đời mới có bảng số xe ở nhiều địa phương khác nhau. Họ đến đây nườm nượp, có khi đi theo từng nhóm để liên kết cùng mua những khu đất rộng lớn hàng công hay sào
Mua bán đất giờ đây đang trở thành chủ đề chính của người dân và khách thập phương đến đảo ngọc này.
Trong sáu tháng đầu năm 2015, tại Chi cục Thuế huyện Phú Quốc có gần 4.500 hồ sơ kê khai thuế liên quan đến nhà đất (bình quân mỗi tháng 750 hồ sơ), trong đó 80% là kê khai chuyển nhượng, mua bán.
Giá đất tăng chóng mặt kể từ khi Phú Quốc có quyết định của Chính phủ là đặc khu kinh tế (vào tháng 6-2014). Đến tháng 10-2014 Phú Quốc lên đô thị loại 2. Tiếp đó là các dự án lớn như Vingroup đưa vào hoạt động ở bãi Dài, các trục đường lớn đưa vào hoạt động, sân bay quốc tế Phú Quốc mở đường bay thẳng đến các thành phố lớn… người dân các vùng miền đổ về càng tạo thêm sốt đất cho Phú Quốc.
Nhiều người đến Phú Quốc mang theo cả bao tiền mặt hàng chục, thậm chí hàng trăm tỉ đồng mua đất như mua rau.
Chạy theo cơn sốt đất suốt hơn tại Phú Quốc, nhiều người dân bỗng chốc trở thành tỷ phú sau một đêm thức dậy.
Lúc này, Thị trường cùng chuyên gia bắt đầu lo lắng nguy cơ vỡ bong bóng, và có nhận định giá đất tại Phú Quốc đã có quá nhiều vị trí bị sốt ảo. Các giao dịch thỏa thuận ngầm tiềm ẩn nhiều rủi ro vì đã mua đi bán lại quá nhiều lần bằng giấy tay với giá bán sau luôn cao hơn giá trước
Bắt đầu cuối 2015, giao dịch nhà đất nhỏ lẻ ở Phú Quốc bắt đầu giảm nhiệt, Các nhà đầu tư nhỏ lẻ bắt đầu chùn tay vì nghĩ rằng giá đất đã lên đến đỉnh điểm
Tuy nhiên trong thời gian này, ở mảng bất động sản nghỉ dưỡng thì Phú Quốc vẫn là điểm đến của nhiều “ông lớn” địa ốc.
Một số dự án biệt thự biển của các “ông lớn” như Vingroup, BIMGroup, CEO Group hay Sun Group cho thấy hầu như sản phẩm nào được tung ra thị trường đều được khách hàng mua ngay. Mục đích chính vẫn là mua để đầu tư và cho thuê trong thời gian tới.
Dự án Intercontinental Phu Quoc Long Beach Resort của CĐT BIM Group.
Bất động sản nghỉ dưỡng Phú Quốc lúc này là “cuộc chơi” nghìn tỷ của nhiều đại gia địa ốc, trong số đó phải kể đến Vingroup, Sungroup, Bim group, CEO Group,…
Hạ tầng của Phú Quốc bắt đầu phát triển: Sân bay quốc tế Phú Quốc, Cảng du lịch quốc tế Phú Quốc, Đường trục chính Bắc – Nam đảo Phú Quốc, đường vòng quanh đảo Phú Quốc,…
3. Bất động sản Phú Quốc từ năm 2017 đến 2019
Đến những tháng cuối năm 2017, đầu 2018 Trước thông tin huyện đảo Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) sắp trở thành đặc khu, các đại gia, nhà đầu tư từ Hà Nội, TP.HCM… ồ ạt ra đây săn lùng đất, khiến giá chuyển nhượng tăng từng ngày. Giá nhà đất tại Phú Quốc tiếp tục biến động theo chiều hướng tăng, thậm chí có nơi giá đất tăng phi mã khiến giới đầu tư địa ốc “đứng ngồi không yên”.
Sốt đất Phú Quốc 2018.
Giới đầu cơ sôi sục với hiện tượng chuyển nhượng đất nền khiến giá đất tăng cao. Các sản phẩm biệt thự biển, liền kề và shophouse ở một số dự án BĐS cũng tăng giá liên tục.
Từ năm 2010, Phú Quốc đã diễn ra 3 “cơn sốt” đất. Thời điểm mạnh nhất là vào năm 2015. Sau một thời gian trầm lắng thì kể từ cuối năm 2017 đến 2018, đất Phú Quốc tiếp tục vào “cơn sốt” đất thứ 3.
Giá đất Phú Quốc tăng từng giờ. Có thửa, một ngày mua đi – bán lại 4 lần, đẩy giá từ 5 tỉ lên 20 tỉ đồng/công. Đất sốt giá, người ta đổ xô vào tận các ngõ, ngách để “thu gom”, bất chấp nơi đó có phù hợp với quy hoạch chung hay không. Giá đất Phú Quốc tăng dựng đứng, và sốt gấp nhiều lần so với đợt sốt 2015. Khắp nơi là dân đầu tư đất, cò đất, và câu chuyện luôn là về đất.
Trước sự hỗn loạn của thị trường BĐS Phú Quốc đầu tháng 4/2018, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình chỉ đạo Thanh tra Chính phủ thanh tra đất nông nghiệp ở đảo ngọc Phú Quốc. Tỉnh ủy Kiên Giang cũng có văn bản yêu cầu các ngành siết chặt công tác quản lý đất đai, chỉ đạo công an điều tra phá rừng, bao chiếm đất ở nơi sắp trở thành đặc khu kinh tế.
Ngày 15.5, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Phạm Vũ Hồng đã ký văn bản về việc cho tạm ngưng các hoạt động phân lô, tách thửa, chuyển mục đích sử dụng đất cho đến khi Luật đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt được thông qua.
Công văn tạm ngưng chuyển đổi mục đích sử dụng đất Phú Quốc.
Sau quyết định này, tình trạng sốt đất ở các địa phương Phú Quốc đã “giảm nhiệt” rõ nét. Lượng người đi mua đất giảm cũng khiến giới cò đất vắng bóng, người đi mua đất e dè, không còn hiện tượng sốt sắng hùn tiền mua đất, nhiều nhà đầu tư mắc cạn.
Thị trường đất nền trầm lắng, trong khi với một số dự án được quy hoạch bài bản vẫn hút những nhà đầu tư dài hạn. Tính đến giữa năm 2019, nhiều chủ đầu tư lớn như Vin Group, Bim Group, Sun Group, MIK Group… vẫn triển khai hàng loạt dự án và được sự đón nhận của nhà đầu tư
4. Bất động sản Phú Quốc sẽ diễn tiến thế nào trong thời gian tới?
Rõ ràng Phú Quốc đã có những chuyển biến ấn tượng trong một thời gian ngắn. Tình hình tăng trưởng được dự kiến sẽ tiếp tục duy trì. Cũng như những thị trường khác, Phú Quốc có thể cũng sẽ có một hay hai giai đoạn khó khăn. Song, ở góc độ dài hạn, Phú Quốc có tiềm năng trở thành một trong những điểm đến hàng đầu của Việt Nam trong ít năm tới. Nơi trở thành điểm đến nổi bật của khu vực Đông Nam Á.
Tiềm năng phát triển Bất động sản Phú Quốc là rất lớn.
Ngày 29/7, UBND tỉnh Kiên Giang sẽ tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Kiên Giang. Tại đây, nhiều nhà đầu tư lớn đã ký kết đầu tư hàng loạt dự án vào Phú Quốc với số vốn hàng chục nghìn tỷ đồng. Cũng trong thời gian qua có thông tin UBND tỉnh Kiên Giang xin ý kiến Bộ Chính trị thành lập thành phố Phú Quốc – Thành phố biển đảo đầu tiên ở Việt Nam. Qua đó có thể thấy tiềm lực của Phú Quốc và tiềm năng giá trị BĐS Phú Quốc là rất lớn.
Đã qua 3 “đợt sốt” đất tại Phú Quốc và cứ mỗi sau đợt sốt tâm lý nhà đầu tư thương chùn tay, e dè và nghĩ rằng giá trị BĐS tại Phú Quốc đã lên đỉnh điểm. Nhưng liệu qua những thông tin quá trình diễn tiến Bất động sản Phú Quốc một vài năm trở lại đây mà WikiLand đá trình bày ở trên, Liệu rằng giá trị BĐS Phú Quốc đã ở đỉnh điểm? Có hay không diễn ra đợt sốt thứ 4, thứ 5? Chắc mỗi nhà đầu tư sẽ có một cách nhìn nhận riêng và có một câu trả lời riêng.
Mong rằng, qua bài tổng hợp thông tin diễn tiến thị trường bất động sản Phú Quốc ở trên, WikiLand đã mang đến một số thông tin có ích với nhà đầu tư và quý nhà đầu tư sẽ có cách nhìn tổng thể hơn về thị trường bất động sản đầy tiềm năng này.
Nguồn: WikiLand
source https://wikiphuquoc.com/bat-dong-san-phu-quoc-dang-dien-tien-the-nao-nhung-thang-cuoi-nam-2019/
0 notes
baovietnamnet · 6 years
Link
 Rất nhiều tin đồn liên quan đến ông chủ Tập đoàn Hoa Sen – Lê Phước Vũ – hiện sống ở đâu khi không hề xuất hiện trong bối cảnh tập đoàn đang trở thành tâm điểm của dư luận.
Chủ tịch Lê Phước Vũ lên núi sống tĩnh tâm
Ông Vũ cho hay: “Nếu đang làm Cà Ná thì phải đứng công trường từ sáng đến tối ròng rã 1 tháng 30 ngày. Vì không làm Cà Ná nên giờ tôi ở trên núi, 3 giờ sáng dậy tập công phu đến 5-6 giờ, cuộc sống an lành và vui lắm, tâm an thì trí sáng, quý vị nào thích lên tắm suối, suối của tôi tuyệt vời”.
Lên núi rồi, người đứng đầu Hoa Sen chia sẻ ngộ nhận một điều rằng: “Mình sống thanh tịnh, cái trí mình sáng, cái lòng mình vui”.
Ông Vũ cho biết thêm, mặc dù ở xa nhưng bản thân vẫn nắm hết công việc, bởi không thể Chủ tịch hai mươi mấy năm nay đi đòi nợ, đi bán hàng, đi kiểm kê kho, đi xuống công trường,.. đến lúc cũng phải được nghỉ nếu không “chết sớm thì sao”. Ngày xưa tay chân yếu giờ tay chân khỏe rồi, ông Vũ cho biết chỉ còn dùng cái đầu thôi, như vậy mới là Chủ tịch!
Ông Vũ cho biết ông đang ở ẩn trên núi, nếu ai có muốn gặp thì hãy lên núi. Ở Đà Lạt, ngay dưới chân đèo Bảo Lộc, có một ngọn núi ở đó.
Câu chuyện hôm nay của ông chủ Lê Phước Vũ Hoa Sen khiến ta nhớ ngay đến một lãnh đạo khác – ông Đặng Lê Nguyên Vũ của Tập đoàn Trung Nguyên. Cũng đột ngột biến mất và 5 năm trở lại, ông Đặng Lê Nguyên Vũ mang một phong thái hoàn toàn khác.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng không tiếc tiền đầu tư
Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng rót hàng tỷ USD vào dự án Vinfast và đang triển khai rầm rộ kéo dài về hướng Cát Bà. Bất động sản vẫn là mảng sinh lời chủ lực nhưng Vingroup cũng bắt đầu những dự án trăm tỷ đồng cho công nghệ.
Ngay sau khi công bố chiến lược mới với công nghệ là cốt lõi, thay vì gần như toàn bộ lợi nhuận đến từ bất động sản như hiện tại, Vingroup đã thành lập công ty VinTech để tập trung nghiên cứu trí tuệ nhân tạo (AI), sản xuất các phần mềm và nghiên cứu phát triển các nguyên vật liệu thế hệ mới.
Mảng bất động sản vẫn là mảng sinh lời chủ yếu cho Vingroup. Năm 2018, ông Vượng cũng đã tách mảng bất động sản thành thương hiệu Vinhomes (VHM) và đưa hàng tỷ cổ phiếu VHM lên sàn. Vinhomes trở thành DN địa ốc số 1 Việt Nam với tổng vốn hóa có lúc ước tính lên tới gần 15 tỷ USD.
Lần đầu lộ diện của thiếu gia tỷ phú Trần Đình Long
Công ty TNHH Thương mại và Đầu tư Đại Phong (Đại Phong) vừa có thông báo giao dịch gửi sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM về việc đăng ký mua vào 1 triệu cổ phiếu HPG của công ty CP Tập đoàn Hòa Phát. Đáng lưu ý, ông Trần Vũ Minh, Giám đốc công ty Đại Phong, chính là con trai của ông Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT tập đoàn Hòa Phát.
Trước đó, ông Minh chưa nắm giữ cổ phiếu nào tại tập đoàn của cha mình. Điều này có nghĩa là nếu thương vụ mua 1 triệu cổ phiếu HPG thành công, thiếu gia nhà tỷ phú Trần Đình Long sẽ chính thức lộ diện ở tập đoàn Hòa Phát với tỷ lệ sở hữu 0,05%.
Tính đến ngày 30/6/2018, ông Long đang trực tiếp sở hữu hơn 534,17 triệu cổ phiếu HPG, tương đương 25,15% tổng số cổ phiếu đang lưu hành. Vợ ông Long là bà Vũ Thị Hiền hiện cũng nắm giữ 7,29% cổ phần tập đoàn này.
Bầu Đức tiền sẽ lại về như nước
Giá cao su thế giới bất ngờ tăng rất mạnh, đây là một thông tin tốt lành cho các doanh nghiệp ông Đoàn Nguyên Đức (Bầu Đức) vốn đã bỏ ra số tiền cả chục ngàn tỷ đồng để đầu tư trồng cao su với diện tích khoảng 40 ngàn hecta tại vùng đất Attapeu khô cằn ở Nam Lào.
Sau 5 năm, những vườn cao su đầu tiên đã cho mủ và cho tới nay diện tích khai thác hiện lên tới khoảng 18 ngàn hecta. Việc giá cao su tăng mạnh trong 2 tháng qua hứa hẹn HAGL Agrico và HAGL của Bầu Đức sẽ có những khoản thu lớn và lợi nhuận cao ngay trong năm 2019.
Đại gia Việt mất 400 triệu USD
CTCP Vicostone (VCS) của ông Hồ Xuân Năng (thường được gọi với cái tên “Năng Do Thái”) vừa công bố biên bản họp HĐQT thông qua các giao dịch năm 2019 về việc mua bán hàng hóa/dịch vụ giữa VCS và các công ty liên quan. Đây đều là các doanh nghiệp liên quan tới ông Hồ Xuân Năng, do ông Năng làm chủ tịch HĐQT hoặc là thành viên có lợi ích liên quan.
Tỷ phú Hồ Xuân Năng trực tiếp và gián tiếp sở hữu khoảng 120 triệu cổ phiếu VCS. Do vậy, ở vào thời điểm đỉnh cao, đại gia này có khối tài sản quy ra từ cổ phiếu VCS trị giá khoảng 17 ngàn tỷ đồng (khoảng 750 triệu USD).
Tuy nhiên, khối tài sản của ông Năng giờ chỉ còn hơn 7  ngàn tỷ đồng, tương đương khoảng 320 triệu USD. Gần đây, VCS gặp rất nhiều khó khăn do sự cạnh tranh khốc liệt về giá của các sản phẩm đá Trung Quốc trên thị trường toàn cầu.
Vợ hồi két vài trăm tỷ, chồng sang Mỹ làm lớn
Năm 2019, Minh Phú cũng đón nhận khá nhiều tin vui với việc giá tôm nguyên liệu có thể còn giảm thấp nữa nhờ công nghệ nuôi mới, quy mô ao của người dân mở rộng; MPC không thuộc diện bị áp thuế chống bán phá giá của Mỹ.
Gần đây, MPC cũng đã hé lộ thông tin hợp tác với đối tác Nhật, vừa có thêm một nguồn vốn lớn (vài trăm triệu USD) vừa có thêm đối tác để mở rộng thị trường tại Nhật.
Trước đó, gia đình ông Lê Văn Quang bà Chu Thị Bình cũng đón nhiều tin vui. Giấc mơ tỷ USD đang dần trở thành hiện thực sau nhiều năm gặp khó khăn. Bà Chu Thị Bình cũng rút về vài trăm tỷ đồng sau vụ bị thụt két tại Ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam – Chi nhánh TP.HCM (Eximbank TP.HCM).
Ngày của tỷ phú Trịnh Văn Quyết
Bà Lê Thị Ngọc Diệp – vợ ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Hội đồng quản trị FLC Faros đã bán xong toàn bộ hơn 26,66 triệu cổ phiếu ROS tương ứng 4,7% tổng số cổ phiếu đang lưu hành của FLC Faros như đã đăng ký và chính thức không còn là cổ đông của công ty này. Theo lý thuyết, vợ của ông Trịnh Văn Quyết sẽ thu về số tiền rất lớn, lên tới cả ngàn tỷ đồng tiền mặt.
Hiện tại, ông Trịnh Văn Quyết sở hữu hơn 382 triệu cổ phiếu ROS, chiếm tỷ lệ 67,34% vốn doanh nghiệp. Tổng tài sản quy ra từ cổ phiếu (chủ yếu là ROS, thêm FLC và ART) của ông Quyết có lúc lên tới vài tỷ USD, nhưng giờ ở mức hơn 14 ngàn tỷ đồng, tương đương 620 triệu USD).
Bà Nguyễn Thanh Phượng thương vụ 500 tỷ
Doanh nghiệp của bà Nguyễn Thanh Phượng tiếp tục phát hành trái phiếu 500 tỷ đồng sau khi thành công thương vụ bán 800 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ với kỳ hạn tương tự cho các nhà đầu tư cá nhân, tổ chức trong nước (hơn 620 tỷ đồng) và ngoài nước (gần 179 tỷ đồng).
Đầu năm 2019, doanh nghiệp của bà Nguyễn Thanh Phượng đón nhận tin vui với việc vươn lên vị trí số 1 về thị phần môi giới trong quý 4/2018, bất chấp mọi thứ không còn thuận lợi, thị trường không sôi động như trước đây và cổ phiếu chìm sâu ở đáy hơn 1 năm qua. Đột biến này có thể nhờ thương vụ CTCP Tập đoàn Masan (MSN) của tỷ phú USD Nguyễn Đăng Quang bán toàn bộ 110 triệu cổ phiếu quỹ cho Tập đoàn SK Group của Hàn Quốc, thu về 470 triệu USD.
Nỗi lòng tỷ phú Vietjet
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, CEO Vietjet bày tỏ mong muốn có được sự “tuyên truyền khách quan, không để hình ảnh doanh nghiệp tư nhân xấu xí, ảnh hưởng tới tinh thần khởi nghiệp, ý chí của DN tư nhân”.
  Lấy dẫn chứng vụ máy bay Vietjet hạ cánh nhầm đường băng chưa khai thác ở sân bay Cam Ranh, bà Nguyễn Thị Phương Thảo giãi bày: “Vietjet là công ty có chứng chỉ an toàn khai thác quốc tế, chúng tôi cũng có Chỉ số an toàn chất lượng thuộc nhóm các DN hàng không dẫn đầu khu vực châu Á Thái Bình Dương”.
Nhưng chúng ta ứng xử với cùng một sự cố đáp xuống sân bay Cam Ranh của hai hãng hàng không lại khác nhau. Cách nhau khoảng 4-5 tháng gì đó nhưng chúng ta thấy giữa DN tư nhân và DN nhà nước nhận được những phản ứng khác nhau.
“Tất nhiên ở đây có thể là sự kỳ vọng, là mong muốn, hoặc là sự quan tâm với DN tư nhân, nhưng chúng tôi mong muốn có một cái nhìn tin tưởng hơn và công bằng hơn giữa doanh nghiệp tư nhân và các DN khác”, bà Nguyễn Thị Phương Thảo bày tỏ.
Chia đôi tài sản, Đặng Lê Nguyên Vũ phản pháo không biết gì
Đại diện Trung Nguyên cho biết, nguyên đơn Bà Lê Hoàng Diệp Thảo không nộp cho tòa án và không gửi cho ông Đặng Lê Nguyên Vũ, chủ tịch Trung Nguyên bất kỳ phương án phân chia tài sản nào.
Khối tài sản và thương hiệu Trung Nguyên, G7 sẽ được giải quyết như thế nào để hai thương hiệu này tiếp tục phát triển là điều mà dư luận hết sức quan tâm.
Sau nhiều lần hoà giải nhưng mối tình của vợ chồng đại gia Trung Nguyên vẫn chưa đi tới hồi kết. Cuối năm 2015, bà Thảo lần đầu gửi đơn ly hôn ra tòa, yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo vệ quyền đồng sở hữu tài sản của vợ chồng tại tập đoàn Trung Nguyên trong vụ án ly hôn.
TAND TP.HCM đã mở 3 phiên hòa giải dành cho vợ chồng ông chủ cà phê Trung Nguyên. Theo đó, ông Vũ và bà Thảo đã thuận tình ly hôn nhưng chưa thống nhất được việc cấp dưỡng nuôi con và phân chia tài sản.
Bảo Anh (Tổng hợp)
Nguồn bài viết
The post Cùng lên núi sống, đại gia Lê Phước Vũ khác Đặng Lê Nguyên Vũ như thế nào? appeared first on Tin tức - Đọc báo tin tức online, tin nhanh 24h.
0 notes
huongtran1723-blog · 7 years
Text
New Post has been published on Tất tay sới
New Post has been published on http://tattaysoi.net/game-ban-ca-dinh-cao-chinh-phuc-cua-cac-game-thu/
Game ban ca đỉnh cao chinh phục của các game thủ
Con đường chinh phục game ban ca
“Một game ban ca cao cấp thì không sống bằng lương. Nhưng lương là một thước đo để đánh giá khả năng, mức cống hiến của một người lao động”Định nghĩa về lương của Học viện nhân sự thuộc Đại học Ateneo de Manila, Philipine.Bà Vũ Thị Thuận Chủ tịch HĐQT kiêm CEO Công ty cổ phần Traphaco có mức lương 12 triệu đồng mỗi tháng dành cho Game cao boi. Ông Nguyễn Thành Long, CEO Công ty Vàng bạc đá quý Tp. Hồ Chí Minh (SJC) nhận mức lương 30 triệu đồng chưa tính thuế để chơi Game cao boi và  game keo ngot. Bà Phạm Thị Việt Nga,
Chủ tịch HĐQT kiêm CEO Công ty cổ phần Dược Hậu Giang có mức lương 40 triệu đồng chơi  game keo ngot. Bà Cao Thị Ngọc Dung, Chủ tịch HĐQT kiêm CEO Công ty cổ phần cổ phần Vàng bạc đá quí Phú Nhuận (PNJ)  có mức lương 45 triệu đồng. Ông Võ Quốc Thắng, Chủ tịch kiêm CEO Đồng Tâm Group nhận mức lương 50 triệu đồng mỗi tháng chưa thuế. Ông Đặng Lê Nguyên Vũ thích game ban ca, CEO Công ty café Trung Nguyên  Tất tay sới và  tự trả cho mình 65 triệu đồng mỗi tháng. Ông Cao Tiến Vị, Chủ tịch HĐQT của Công ty cổ phần Giấy Sài Gòn nhận lương 80 triệu đồng mỗi tháng. Bà Mai Thanh Tải slot machine thời sinh viên mộng mơ
Quá trình tôi luyện kĩ thuật chơi game ban ca
Chủ tịch HĐQT và CEO của Công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật cơ điện lạnh (REE) có mức lương 100 triệu đồng/tháng .Thành viên HĐQT có quyền được thanh toán các chi phí ăn, ở, đi lại và chi phí chơi game ban ca hợp lý khác mà Mẹ bảo đau mới đẻ được mà,mẹ đang đánh bài ăn điểm và chi trả khi thực hiện nhiệm vụ được giao;CEO được trả lương và tiền thưởng để có Kinh nghiệm soi kèo. Tiền lương của CEO do HĐQT quyết định.
Thù lao của thành viên HĐQT, tiền lương của CEO và người quản lý khác được tính vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định  chơi game ban ca của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và phải được thể hiện thành mục riêng trong báo cáo tài chính hằng năm của doanh nghiệp, phải báo cáo Nhà cái uy tín và Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp thường niên. CEO không được tăng lương, trả thưởng khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ đến hạn.
0 notes
lookintomyeyeblog · 5 years
Text
Từ Khải Silk đến Asanzo: Đạo đức trên thương trường đáng giá bao nhiêu tiền một cân?
“Asanzo theo đuổi các giá trị thật, xây dựng các sản phẩm điện tử tốt nhất cho mọi gia đình”. Đó đã từng là châm ngôn kinh doanh nổi tiếng của Asanzo ít nhất là cho đến trước khi những sản phẩm “Made in China” của hãng này bị báo giới đồng loạt phanh phui. Câu chuyện về đạo đức kinh doanh lại trở nên nóng hơn bao giờ hết, trên tất cả mặt báo và ngay trong chính sự giận dữ của dư luận.
Nhiều người đã thầm liên tưởng scandal lần này của Asanzo với cú phốt rùm beng dư luận của một thương hiệu “Made in Vietnam” trước đây là Khải Silk. Năm 2017, khách mua hàng phát hiện khăn lụa của Khải Silk đột nhiên có dán hai loại nhãn mác. Bên cạnh tem “Made in Vietnam” là cái mác “Made in China” còn chưa kịp tháo bỏ. Sau khi báo chí vào cuộc, ông chủ Hoàng Khải của thương hiệu này buộc phải thừa nhận rằng mình đã nhập bán khăn lụa từ Trung Quốc và gắn giả mác Việt Nam trong suốt gần 30 năm.
[caption id="attachment_1168103" align="alignnone" width="640"] Một chiếc khăn có 2 mác: Một mác "Made in China", một mác "Made in Việt Nam". (Ảnh: dantri.com.vn)[/caption]
Đối với nhiều người đó là một cú sốc lớn, một cú đấm thẳng vào lòng tự tôn. Họ ủng hộ Khải Silk không phải vì chất lượng quá vượt trội của nó mà là từ niềm tin rằng mỗi chiếc khăn mình mua có thể giúp cho ngành tơ lụa vốn đang kiệt quệ hưng khởi trở lại. Nghĩa là người tiêu dùng đã đặt trọn niềm tin và đã bị lừa dối theo cái cách tàn nhẫn nhất.
Chẳng ai ngờ, chỉ gần 2 năm sau, một kịch bản tương tự lại tái diễn. Asanzo, trước đó được tung hô là “hàng Việt Nam chất lượng cao”, CEO Phạm Văn Tam thậm chí trở thành hình mẫu của hàng triệu người trẻ khởi nghiệp thì nay “cháy nhà ra mặt chuột”. Chuyện hàng Trung Quốc “đội lốt” Việt Nam để tiếp cận người tiêu dùng nội địa đã được rất nhiều chuyên gia cảnh báo kể từ khi cuộc thương chiến Mỹ - Trung bước vào hồi căng thẳng. Nhưng việc một thương hiệu Việt công nhiên nhập khẩu hàng Trung Quốc về, cạo tem mác gốc, đè tem Việt lên, lắp ráp và bán ra thị trường với cái danh “đỉnh cao công nghệ Nhật Bản” là chuyện khó tưởng tượng nổi ngay cả với những người vui tính nhất.
Cho đến lúc này, khi tất cả còn đang chờ đợi kết luận chính thức từ cơ quan chức năng thì Asanzo đã bị tẩy chay từ chính những người trước đó còn hết sức ủng hộ họ. Báo giới hôm trước còn PR cho ông chủ Phạm Văn Tam, gọi ông “người mở đường” thì hôm nay rần rần đưa tin Asanzo gian lận, khui ra đủ “phốt” trong quá khứ. Các đại lý, những sàn thương mại điện tử cũng đang nối nhau gỡ hết sản phẩm của Asanzo khỏi kệ bày bán. Còn người tiêu dùng, cư dân mạng thì tới tấp ùa vào Fanpage của Asanzo không tiếc lời sỉ vả, mắng nhiếc, khiến kênh Fanpage có hơn 170 nghìn lượt theo dõi này phải chặn “hết công suất” những bình luận tiêu cực. Mới đây, danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao” của Asanzo cũng chính thức bị tước bỏ với lý do tập đoàn này cố tình khai báo sai xuất xứ hàng hóa.
Sự suy sụp tinh thần ấy của Asanzo khiến rất nhiều người không khỏi bất ngờ bởi trước đó tập đoàn này còn đang băng băng tăng trưởng với cấp số nhân. Chỉ trong vòng 4 năm (2014 – 2018), doanh thu của họ đã tăng gấp hơn 10 lần, đạt mốc 6.250 tỷ đồng, một chiến tích mà ai cũng phải ghen tị.
[caption id="attachment_1168105" align="alignnone" width="675"] Sản xuất tivi tại Công ty Asanzo (Ảnh: nld.com.vn)[/caption]
Vậy vấn đề đặt ra ở đây là: kiếm tiền giỏi liệu có phải là tiêu chí đo lường sự thành công của một doanh nghiệp?
Chưa hẳn. Lợi nhuận chỉ là một phần rất nhỏ của kinh doanh và chưa bao giờ được cho là mục tiêu theo đuổi của những ông lớn trên thương trường. Để “đi lại trên giang hồ”, người ta cần nhiều thứ hơn tiền bạc, chính là thứ sinh ra tiền bạc: Chữ tín. Những thương nhân chân chính trong lịch sử đều cực kỳ coi trọng chữ tín trong giao dịch. Với họ, uy tín và danh dự là những thứ không thể mang ra mặc cả, không thể đánh đổi với bất cứ giá nào. Kinh doanh, với người xưa, đã trở thành một thứ “Đạo”, tương đương với đạo học, đạo làm người, đạo trị quốc…
Xã hội phát triển, quốc gia mở cửa, ai nấy đổ xô đi làm kinh doanh, ai nấy cũng đều muốn kiếm chác, trục lợi trong một thời đại mà đồng tiền đã trở thành thước đo của đạo đức. Anh kiếm tiền giỏi thì mặc nhiên là người sang trọng, đức cao vọng trọng, lời nói có uy lực, danh tiếng nổi như cồn. Chính kiểu lý luận rất nông cạn ấy đã đẻ ra ngày càng nhiều những gian thương chỉ biết đặt lợi nhuận lên hàng đầu. Câu nói “Mười người buôn, chín kẻ gian” cũng mặc nhiên trở thành định lý cho giới doanh nhân. Kỳ thực, khi đạo đức đã xuống cấp trầm trọng thì không chỉ người đi buôn trở thành kẻ gian mà ở bất kỳ lĩnh vực nào người ta cũng có thể nhìn ra được điều gian dối, từ y tế, giáo dục đến chính trường. Điều đó đã khiến nhiều người không khỏi giật mình: Đạo đức trong xã hội này thực sự đáng bao nhiêu tiền một cân?
Quan niệm biến dị về thương nhân, kinh doanh ấy, đến lượt nó, tiếp tục tạo ra ảnh hưởng vô cùng tiêu cực tới nhận thức xã hội. Dần dần, người ta chấp nhận sự gian dối một cách vô điều kiện, chấp nhận như một chuyện đã rồi. Giao dịch công bằng, làm ăn chân thật mới là đạo lý chân chính của việc kinh doanh.
Trong kinh doanh, ông chủ có tâm là ông chủ biết nghĩ cho nhân viên, cho khách hàng trước khi nghĩ cho chính mình. Kinh doanh trước tiên là phục vụ khách hàng, bồi đắp đạo đức nhân luân, làm cho xã hội phồn thịnh, sau đó mới là kiếm lấy lợi nhuận cho bản thân. Thương gia như thế mới đáng được gọi là tinh anh, là viên ngọc quý của xã hội.
Phật gia cho rằng của cải, bạc tiền của người ta rốt cuộc chỉ là thứ ảo mộng, trăm năm chớp mắt qua đi hai bàn tay trắng lại hoàn tay trắng, cát bụi lại về với bụi cát mà thôi. Làm giàu đương nhiên là việc tốt. Nhưng chỉ sống vì bạc tiền thì lại là một thứ suy đồi. Nó có thể dẫn đến sự phá hủy đạo đức, nhân luân.
Tại sao rất nhiều tỷ phú ở phương Tây đều cam kết ủng hộ từ thiện đến 99% tài sản mà mình vất vả cả đời kiếm được? Tại sao họ không để lại cho con cháu mình thừa hưởng? Câu trả lời chỉ có thể là giữa bạc tiền và đạo đức, họ đã lựa chọn điều thứ hai. Ông cha ta hay nói: “Có đức mặc sức mà ăn”. Đạo đức chính là nền tảng của mọi thứ của cải vật chất, mọi sự sang giàu vinh hiển trên đời này.
Tiêu Vũ
Bạn đang đọc bài viết: "Từ Khải Silk đến Asanzo: Đạo đức trên thương trường đáng giá bao nhiêu tiền một cân?" tại chuyên mục Văn hóa của Đại Kỷ Nguyên. Để cập nhật thêm nhiều bài viết hay, quý độc giả vui lòng truy cập Fanpage chính thức của chúng tôi:  facebook.com/DaiKyNguyenVanhoa/. Mọi ý kiến phản hồi và tin bài cộng tác xin gửi về hòm thư: [email protected]. Xin chân thành cảm ơn!
[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/tinh-khi-cang-on-hoa-thi-phuc-bao-cang-day-sau_830fd9b79.html"]
from Đại Kỷ Nguyên - Feed - https://ift.tt/2FzSDeu via IFTTT
0 notes