Tumgik
#mưa xanh cây lúa
thiendoanng · 3 months
Text
0623 /. LÒNG ĐAU XÓT ,
XA TÌNH PHỤ MẪU …
( Cảm tác vần thơ ” Tiếng Mẹ Chiều Đông ”
của Nữ Thi Sỹ Nguyễn Thanh Vy )
Nàng Bân rét mướt lan dần xơ xác ,
Lá mạ oằn mình đọng hạt sương mai .
Chân lấm tay bùn cặm cụi miệt mài ,
Thương quá mẹ cha khổ hoài năm tháng …!
Căm căm lạnh trời mây chiều chạng vạng ,
Mắt mơ hồ gió thoáng giữa đêm đông .
Của thời con gái chăm bón ruộng đồng ,
Suốt đời chắt chiu vun trồng tuổi trẻ .
Thắt thẽo đói no nhìn cha nhỏ lệ ,
Tiễn đưa người bóng xế chiều hôm .!
Cô đơn đeo đẵng chiếc bóng vô hồn ,
Ra đi biệt vắng trống trơn cảnh nhà …
Não nề mắt lệ nhoà nhấp nhoáng ,
Chỉ một mình quờ quạng canh hôm.
Gió mưa ướt dẫm thổi dồn ,
Thời gian cách trở mỏi mòn chờ mong …
Vào buổi cuối năm lòng con bối rối ,
Xa mẹ hiền tức tưởi tuôn rơi !
Nghiêng vai gồng gánh thân yếu rã rời ,
Vẫn cố nai lưng chịu đời sao thấu…!
Lòng đau xót , xa tình phụ mẫu ,
Vì phận nghèo bám vấu bôn ba .@
Quê cha quạnh quẽ cảnh @nhà ,
Con về cùng mẹ chan hoà yêu thương ….
Nguyễn Doãn Thiện
Antioch,California Ngày 27 tháng 01 năm 2018
&. &. &. &. &.
TIẾNG MẸ CHIỀU ĐÔNG
Cái rét nàng Bân vẽ màu mắt phố
Cây mạ quê mình cóng hạt sương đông
Thương mẹ tay bùn chân lấm gieo neo
Đời mẹ quạnh hiu bếp nghèo năm tháng…
Tháng chạp căm căm rít chiều gió vãng
Mắt mẹ mỏi mòn từ thuở cài hoa
Yếm áo thơm hương lúa đòng con gái
Vun vén cả đời đắp đổi con xa
Chuyện từ một ngày nắng đổ mưa sa
Tiễn bóng cha đi mùa không trở lại
Lạnh suốt xuân thu mẹ buồn xa ngái
Cha nghiệp không thành lặng khóc… bao năm!
Tháng chạp lại về con vẫn xa xăm
Thương mẹ từng đêm thị thành con khóc
Rét buốt mong manh mùa đông khó nhọc
Lầm lũi lưng gầy tay cấy mẹ run
Những ngày tháng này nỗi nhớ đầy đong
Phiên chợ làng xa gánh gồng trơn trợt
Giò chã chuối xanh nếp mềm ngâm vớt
Hương áng bàn thờ ai giúp mẹ tay?!
Tháng chạp mẹ ơi rét lắm chiều nay
Đừng có đồng xa cóng bàn tay cấy
Xin đợi con về ngày vui ấm lại
Bên bếp lửa hồng vang tiếng mẹ kêu!
Nguyễn Thanh Vy ______ Buôn Hồ 17/01/2018
Tumblr media
2 notes · View notes
deriskvietnamacb · 7 days
Text
Các loại sâu bệnh hại lúa thường gặp và biện pháp phòng trừ
youtube
Nhận biết các loại sâu bệnh hại lúa, phát hiện và phòng trừ kịp thời sẽ đảm bảo cho lúa phát triển tốt, hạn chế hư hại và ảnh hưởng năng suất cây trồng. Bài viết sau đây, mời bà con nông dân cùng Việt Thắng Hà Nội tìm hiểu các loại sâu, bệnh hại lúa và các biện pháp phòng trừ hữu hiệu.
Các loại sâu bệnh hại lúa thường gặp
1. Các loại sâu hại lúa
1.1. Sâu cuốn lá nhỏ hại lúa
Sâu cuốn lá nhỏ là loại sâu bệnh hại lúa gây hậu quả nghiêm trọng trên cây lúa. Sâu cuốn lá gây hại từ khi lúa đẻ nhánh tới khi lúa ngậm sữa. Dịch thường phát sinh nặng vào thời điểm khí hậu mát mẻ, độ ẩm cao, mưa nắng xen kẽ trên những ruộng lúa xanh tốt, rậm rạp có bản lá rộng, ruộng gần bờ mương, đường đi, ruộng ven làng. Sâu cuốn lá thường phát sinh 6-7 lứa mỗi năm, gây hại lúa nặng nhất trong vụ mùa, tập trung từ trung tuần tháng 8 đến đầu tháng 9 trên lúa mùa chính vụ.
Tumblr media
Nhận biết một số đặc điểm gây hại của sâu cuốn lá nhỏ hại lúa
Sâu cạp phần nhu mô lá, để lại lớp biểu bì trắng dọc theo gân lá. Sâu cuốn lá thành ống và trú ngụ bên trong. Ruộng lúa bị gây hại nặng từ giai đoạn đòng trổ về sau có thể ảnh hưởng đến năng suất do sâu cuốn lá làm giảm khả năng quang hợp, tăng tỉ lệ hạt lép. Ruộng sạ dày, rậm rạp, bón nhiều phân đạm thường bị hại nặng hơn.
https://vietthanghanoi.vn/wp-content/uploads/2022/04/sau-cuon-la-nho-gay-hai-tren-lua.jpg
Biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ gây hại trên cây lúa
– Vệ sinh đồng ruộng, diệt sạch cỏ dại xung quanh bờ để sâu không có nơi cư trú chờ gây hại cho vụ sau.
– Bón phân với tỉ lệ N, P, K cân đối, không bón thừa đạm hay bón đạm muộn.
– Lưu ý gieo sạ mật độ vừa phải, nhất là đối với những giống lúa có lá to, chịu phân.
– Giai đoạn lúa trước 40 ngày tuổi sau sạ hoặc trước 30 ngày sau cấy thường không bị ảnh hưởng năng suất, do đó không cần phun thuốc nhằm bảo vệ thiên địch, giúp khống chế bớt mật độ số sâu vào giai đoạn sau.
– Thăm đồng thường xuyên để nhận biết các loại sâu bệnh hại lúa và phòng trừ sớm khi bướm xuất hiện hay sâu non chưa gây hại.
– Nếu mật độ sâu cao vào giai đoạn lúa làm đòng – trổ đòng, có thể sử dụng một số loại thuốc như Vithadan 95WP, FM-Tox 25EC, Fartack 50EC, Bestox 5EC phun vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát.
1.2. Sâu đục thân hai chấm hại lúa
Sâu đục thân hai lúa thường gặp trên lúa vào vụ mùa. Sâu non đục vào thân mạ, lúa cắn nõn lúa gây ra dảnh héo giai đoạn lúa đẻ nhánh, hoặc cắt đứt ngang cuống đòng, cuống bông gây ra bạc bông giai đoạn lúa trổ.
1 note · View note
thptngothinham · 1 month
Text
Hướng dẫn viết bài tập làm văn số 3 lớp 6 đề 5 chi tiết bao gồm những bài văn mẫu hay với nội dung kể về những đổi mới ở quê em Đọc tài liệu gửi đến các em tổng hợp những bài văn thuộc bài viết số 3 lớp 6 đề 5 với tiêu đề kể về những đổi mới ở quê em bao gồm những bài văn hay nhất để các em tham khảo. --------- Viết bài tập làm văn số 3 lớp 6 đề 5 kể về những đổi mới ở quê em Bài văn mẫu 1 Văn mẫu kể về những đổi mới ở quê em hay nhất Quê hương -hai tiếng thiêng liêng vang lên mỗi khi ai đó nhớ về chốn đã từng chôn rau cắt rốn, gắn bó với biết bao kỉ niệm, bao kí ức đẹp đẽ. Quê hương tôi, một miền quê trù phú với sông nước hữu tình, đang từng ngày đổi mới, thay da đổi thịt, trở nên đẹp đẽ và văn minh hơn. Tôi thường được nghe bà kể lại về những khó khăn vất vả thời xưa, thời mà đường làng vẫn còn đất đỏ, chỉ cần một trận mưa thì trơn như đổ mỡ, còn nắng thì con đường trở thành cơn lốc bụi, người đi sau không thấy người đi trước. Bà vẫn hay kể, ngày xưa, cây cối ở đây um tùm, toàn phải sống trong nhà tranh, nhà nào có nhà ngói thì phải gọi là giàu nhất làng. Bà còn bảo, ngày xưa nước sông trong veo, cứ mỗi sáng mọi người lại rủ nhau đi gánh nước tấp nập không khác gì đi hội. Bà hay đi chợ phiên, mỗi hôm có chợ phiên là bà và ông phải dậy thật sớm, đi bộ hàng ki lô mét mới tới chợ. Mà ngày xưa nghèo lắm, chẳng như bây giờ, mua được bao nhiêu thứ thì cũng phải nhìn trước nhìn sau. Tôi thích nghe những câu chuyện như thế, để tôi thấy bây giờ cuộc sống và quê hương mình thay đổi như thế nào. Thật là mọi thứ đã thay đổi, không còn như ngày xưa, sống động, giàu có và văn minh hơn. Trên con đường đi học, tôi cùng bạn bè trang lứa được đi trên những con đường trải nhựa tăm tắp, nắng hay mưa cũng không lo như thời của bà của mẹ nữa. Nhìn những con đường uốn lượn trải dài y như những con rồng chạy quanh khắp xóm làng. Những ngôi nhà mái đỏ, nhấp nhô những ngôi nhà cao tầng đủ màu sắc càng tô điểm thêm khung cảnh của quê hương. Những quán ăn, hàng tạp hóa ,chợ được xây dựng khang trang hơn, thuận tiện cho mọi người mua sắm. Cây cối cũng được phát quang, nhà mọc lên như nấm, người ta thường trồng nhiều loại cây cảnh để trang trí cho ngôi nhà. Không chỉ có nhà cửa cảnh quan thay đổi mà từ khi công nghệ phát triển, mạng internet có khắp mọi nơi, khiến cho công việc và tìm kiếm thông tin càng trở nên dễ dàng. Những dự án mới ngày càng được chú trọng xây dựng cho quê hương ngày càng giàu đẹp hơn. Sân vận động cho các hoạt động thể dục thể thao, trạm phát thanh của xã được xây dựng và phát triển đi vào hệ thống. Những chương trình sự kiện được tổ chức thường xuyên nhằm thúc đẩy hoạt động văn hóa văn nghệ. Đền đài và các di tích lịch sử được tu sửa, đời sống tinh thần của con người cũng phong phú đa dạng hơn. Trên con đường đổi mới từng ngày, tôi lại càng thấy quê hương mình giàu đẹp và trù phú biết bao nhiêu. Tôi lại càng yêu quê hương và lại nhẩm mấy câu hát "quê hương em biết bao tươi đẹp, đồng lúa xanh núi rừng hàng cây.." Gợi ý thêm cho bạn: Kể về sự đổi mới ở xóm làng hoặc phố phường của em Bài văn mẫu 2 Văn mẫu viết bài tập làm văn số 3 lớp 6 đề 5 ngắn gọn Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn, là nơi đây gắn bó với tuổi thơ êm đềm của em. Giờ đây, ngắm nhìn quê em đang thay da đổi thịt, lòng em lại xốn xang và tự hào. Em làm sao có thể quên được, con đường làng dẫn em tới trường nhỏ nhắn quen thuộc, chạy ngoằn ngoèo qua các rặng cây tốt um. Nếu trước đây nó là con đường đất đỏ, gồ ghề hay xuất hiện những ổ gà. Mùa nắng, đoạn đường ấy bụi bay mù mịt khi có một làn gió thổi qua, còn mùa mưa, con đường lầy lội hơn, đất níu mãi bước chân người dân quê em. Vậy mà giờ đây, em không khỏi ngỡ ngàng khi chứng kiến con đường được trải bê tông bằng phẳng. Con đường chạy thẳng tắp tạo nên không ít thuận lợi cho cuộc sống sinh hoạt. Những ngả đường, bờ mương , bờ ruộng được chính quyền lên kế hoạch “ bê tông hóa”. Cánh cò trắng vẫn sải rộng đôi cánh trên triền cỏ, những cánh đồng xanh trải dài tít tắp và có khi tần ngần đáp trên mảnh ruộng. Phải chăng chúng cũng ngạc nhiên trước sự đổi mới của quê em?
Giờ đây, dãy nhà cao tầng đồ sộ mọc lên san sát nhau đan xen những vườn cây xanh tốt trông chẳng khác nào một thiên đường thay thế những mái rạ, nhà cấp bốn xiêu vẹo. Cột điện mọc lên thẳng tắp như hàng ngũ chú lính chì oai nghiêm, mang lại ánh sáng văn minh thế chỗ ngọn đèn dầu lay lắt, chập chờn. Dọc con đường xuất hiện nhiều cửa hàng tiện lợi như nấm tạo nên không khí của cuộc sống hiện đại. Đồ gia dụng cho tới thực phẩm được kiểm duyệt hơn, tiện nghi hơn xưa. Lũ trẻ chúng em có một khu giải trí riêng, bãi đất trống trải đầy cỏ xanh là nơi chúng em vui đùa thỏa thích với trái bóng tròn. Tiếng cười nói giòn tan, vô tư như ngày nào hòa trong tiếng hót thánh thót của mấy chú chim sẻ. Những công trình công cộng được nhà nước chú tâm hơn. Mạch ống chạy nhầm dưới các con đường để dẫn nước thải tới nơi xử lý, bảo đảm môi trường xanh, sạch, đẹp. Ngôi trường huyện được kiến thiết khang trang và trang bị nhiều thiết bị hữu ích cho công cuộc giảng dạy như bàn ghế ngay ngắn, máy chiếu và máy tính. Cuộc sống nông nghiệp phần nào bớt nặng nhọc hơn bởi máy móc được đưa vào sử dụng giúp tăng năng suất lao động, công nghiệp hóa nền nông nghiệp mang lại nguồn lợi lớn cho nông sản. Nhiều hàng hóa của quê em xuất khẩu trên thị trường quốc gia và thế giới như vải thiều, cam, nhãn nhờ quy trình chế biến tiên tiến. Chất lượng cuộc sống người dân quê em được cải thiện rõ rệt, lượng người thất nghiệp giảm và lượng người lao động qua đào tạo tăng lên nhanh chóng. Điều đó góp phần thúc đẩy trong công cuộc xây dựng đất nước phát triển bền vững. Nhịp sống của thời đại đã thổi vào quê hương em, tạo nên những nhảy vọt trong lao động sản xuất và đời sống tinh thần. Nhưng có những điều vẫn vẹn nguyên, đó tình người thắm thiết, tình quê sâu đậm. Ngắm nhìn quê hương đổi thay, lòng em rạo rực niềm vui sướng, nó mở ra tương lai tươi đẹp, rạng ngời phía trước của người dân quê em. Em thầm hứa cố gắng học tập thật tốt để góp sức mình phát triển quê nhà mãi giàu đẹp. Bài văn mẫu 3 Bài viết số 3 lớp 6 đề 5: Kể về quê hương em đổi mới Đã rất lâu rồi em không có dịp về thăm quê nội. Hôm nay, sau một năm học vất vả, em được bố mẹ thưởng một chuyến về quê chơi. Chao ôi! Quê em đổi mới nhiều quá! Từ xa nhìn lại quê hương em như một bức tranh nhiều màu sắc. Đến gần là rặng tre làng, cánh đồng lúa,... Đứng lên trần nhà bà nội, em phóng tầm mắt nhìn dòng sông Đáy hiền hoà chảy quanh năm. Những trưa hè nóng bức, chúng em thường lội xuống dòng sông để rửa chân, tay và tắm mát. Dòng nước như ôm những đứa con vào lòng. Đông vui và tấp nập nhất là lúc 6 - 7 giờ sáng. Lúc đó là các bạn học sinh đi học, các bác đi làm và các cô đi chợ trên chiếc cầu phao bằng gỗ nối từ bờ sông này sang bờ sông kia. Ở dưới sông, tàu bè xuôi ngược. Trước mặt em là cánh đồng lúa. Từ xa cánh đồng như một tấm thảm màu xanh, lác đác có vài bác nông dân đi thăm lúa. Ra về, ai cũng khen lúa năm nay tốt thật. Em nghe bà kể rằng: "Xưa kia cánh đồng lúa này mọc toàn cỏ, một sào chỉ thu hoạch được gần một tạ thế mà giờ đây một sào có thể thu hoạch được ba tạ thóc. Phía bên phải em là những dãy núi, dãy núi này chồm lên dãy nọ. Những cây mọc quanh sườn núi trông xanh mượt. Em xuống dưới nhà, chỉ cần bước qua khỏi cổng là đã đứng trên con đường làng. Mẹ em nói: "Con đường này trước đây còn là đường đất, khi trời đổ mưa thì đường lầy lội, trơn như đổ mỡ và có rất nhiều ổ gà. Ngày ấy, mẹ đi học toàn bị ngã, nước bắn bẩn hết quần áo, phải về nhà thay". Thế mà giờ đây được sự quan tâm của xã, con đường làng em đã được khoác trên mình một tấm áo bê tông. Hai bên đường trước dãy là những ngôi nhà mái tranh vách đất, cứ lúc mưa là lại bị dột. Ngày ấy cũng chưa có điện, cứ đến chập tối là thắp đèn dầu và đóng cửa ở trong nhà, ngại sang nhà hàng xóm chơi vì trời tối quá. Thế mà giờ đây hai bên đường san sát những ngôi nhà hai tầng mọc lên. Đèn điện được thắp sáng trưng. Những cột giàn ăng ten dựng lên cao ngất. Chắc hẳn ở khắp các miền quê trên đất nước ta, có r��t nhiều nơi có cảnh đẹp và sự đổi mới giống như quê em
Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nổi thành người Câu hát trên cứ văng vẳng bên tai. Em nghĩ lớn lên dù có đi đâu xa, em cũng không thể quên nơi chôn rau, cắt rốn. Hiện nay, đang ngồi trên ghế nhà trường em nghĩ sẽ học tập giỏi để mai này lớn lên, xây dựng quê hương em ngày càng giàu đẹp, để không phụ công lao dưỡng dục của cha mẹ và thầy cô. ------- Các em vừa tham khảo qua top 3 bài văn mẫu hay nhất trong phần viết bài tập làm văn số 3 lớp 6 với nội dung kể về những đổi mới ở quê em mà Đọc tài liệu đã biên tập. Qua bài viết này hy vọng đã giúp các em có thêm nhiều nội dung tham khảo để bổ sung vào bài viết của mình được phong phú hơn. Chúc các em học tốt môn văn mẫu 6
0 notes
tonghoptintucseo24h · 2 months
Text
5 Mùa Du Lịch Miền Tây: Khám Phá Vẻ Đẹp Mỗi Thời Điểm
Miền Tây sông nước - vùng đất trù phú với vẻ đẹp bình dị, mộc mạc luôn là điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Mỗi mùa ở miền Tây lại mang một nét đẹp riêng, tạo nên những trải nghiệm độc đáo cho du khách. Hãy cùng khám phá 5 mùa du lịch miền tây mùa nào đẹp để lựa chọn thời điểm phù hợp cho chuyến đi của bạn.
 Mùa Nước Nổi (Từ Tháng 8 Đến Tháng 11)
Mùa nước nổi là mùa đặc trưng nhất của miền Tây, khi nước từ thượng nguồn sông Mekong đổ về, mang theo phù sa bồi đắp cho đồng bằng. Lúc này, miền Tây như khoác lên mình tấm áo xanh mướt, sông nước mênh mông, tạo nên khung cảnh thiên nhiên thơ mộng.
Hoạt động trải nghiệm:
 Đi thuyền len lỏi qua các kênh rạch, khám phá cuộc sống của người dân địa phương.
 Câu cá, giăng lưới, thưởng thức những món ăn đặc sản từ cá linh, bông điên điển.
 Tham quan chợ nổi Cái Răng, Phong Điền, Ngã Bảy - nét văn hóa đặc trưng của miền Tây.
 Ngắm nhìn những cánh đồng lúa chín vàng óng ả, trải dài như tấm thảm khổng lồ.
Tumblr media
 Mùa Thu Hoạch (Từ Tháng 12 Đến Tháng 2)
Sau mùa nước nổi, miền Tây bước vào mùa thu hoạch. Lúc này, những cánh đồng lúa chín vàng óng ả, báo hiệu một mùa bội thu. Khung cảnh làng quê yên bình, trù phú sẽ mang đến cho bạn cảm giác thư thái, dễ chịu.
Hoạt động trải nghiệm:
 Tham gia thu hoạch lúa cùng người dân địa phương, trải nghiệm cuộc sống của người nông dân.
 Chụp ảnh với những cánh đồng lúa chín vàng, lưu giữ những khoảnh khắc đẹp của miền Tây.
 Thưởng thức những món ăn đặc sản từ gạo mới, như bánh tét, bánh chưng, cơm tấm.
 Tham quan các làng nghề truyền thống, tìm hiểu văn hóa địa phương.
 Mùa Hè (Từ Tháng 3 Đến Tháng 5)
Mùa hè ở miền Tây là mùa của những lễ hội truyền thống, rực rỡ sắc màu. Lúc này, thời tiết nắng nóng, nhưng không khí lại vô cùng sôi động, náo nhiệt.
Hoạt động trải nghiệm:
 Tham gia các lễ hội truyền thống như lễ hội đua ghe ngo, lễ hội Ok Om Bok, lễ hội Nghinh Ông.
 Tham quan các vườn trái cây trĩu quả, thưởng thức những loại trái cây đặc sản của miền Tây.
 Tắm sông, chèo thuyền, tận hưởng không khí mát mẻ của vùng sông nước.
 Khám phá các khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.
 Mùa Mưa (Từ Tháng 6 Đến Tháng 7)
Mùa mưa ở miền Tây có thể gây một số bất tiện cho việc di chuyển, nhưng đây cũng là thời điểm để bạn cảm nhận vẻ đẹp yên bình, thơ mộng của vùng đất này. Lúc này, cây cối xanh tươi, hoa nở rực rỡ, tạo nên khung cảnh thiên nhiên đầy sức sống.
Hoạt động trải nghiệm:
 Ngồi nhâm nhi ly cà phê, ngắm nhìn mưa rơi tí tách ngoài hiên nhà.
 Tham quan các khu du lịch sinh thái, tận hưởng không khí trong lành.
 Chụp ảnh với những bông hoa rực rỡ, lưu giữ những khoảnh khắc đẹp của mùa mưa.
 Thưởng thức những món ăn nóng hổi, đậm đà hương vị miền Tây.
Tumblr media
 Mùa Xuân (Từ Tháng 4 Đến Tháng 5)
Mùa xuân ở miền Tây là mùa của hoa nở, tạo nên khung cảnh rực rỡ, thơ mộng. Lúc này, thời tiết mát mẻ, dễ chịu, thích hợp cho việc tham quan, khám phá.
Hoạt động trải nghiệm:
 Tham quan các vườn hoa, chụp ảnh với những loài hoa rực rỡ.
 Đi thuyền trên sông, ngắm nhìn cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp.
 Tham gia các lễ hội truyền thống, hòa mình vào không khí vui tươi, náo nhiệt.
 Thưởng thức những món ăn đặc sản của miền Tây, như bánh xèo, bún riêu, hủ tiếu.
 Lời Kết
Mỗi mùa ở miền Tây đều mang một vẻ đẹp riêng, tạo nên những trải nghiệm độc đáo cho du khách. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn lựa chọn được thời điểm phù hợp cho chuyến du lịch miền Tây của mình. Chúc bạn có một chuyến đi vui vẻ và đáng nhớ!
0 notes
mindful-anne · 3 months
Text
Ngày thứ nhất tại Đức
Hôm nay là lần đầu tiên mình bay đi châu Âu, cũng là ngày đầu tiên đến Đức. Tụi mình đi theo chương trình Edelweiss Tour Bike với vài chục người đồng hương (Việt Nam) nữa.
Về chuyến bay: mình tự đặt chuyến bay HAN - MUC (Hà Nội - Munich), giá vé là $2800 cho hai người, hãng hàng không Qatar. Các anh chị khác đa số đi theo đoàn từ SG, hãng hàng không Emirates, nên đến sau chúng mình khoảng nửa ngày và chi phí cũng cao hơn một chút.
Về khách sạn: tất cả các khách sạn đều là công ty tour đặt cho đoàn. Khách sạn lần này là Henry Hotel tại Erding, phong cách rất đồng quê và cổ điển. Phòng nào cũng chill và tưởng là nhỏ, nhưng có những phòng họp rất rộng và cả tầng hầm để xe thoải mái. Bên hông ban công là một khu vườn nhỏ với chim hót véo von. Vì đến sớm (khoảng 8h30 sáng) nên chúng mình cất đồ, đi dạo. Đi siêu thị, đi mua camera (vì bị lost trong chuyến in transit), rôi đi tới khu downtown của thị trấn.
Tumblr media
Tumblr media
Tumblr media
Tumblr media
Cảm nhận ban đầu của mình về Munich, Erding như sau:
Khu downtown có vẻ là đông đúc nhất thì cũng hơi nhỏ, đi bộ một vòng là hết. Tại đây, đa số quán xá là cafe bánh ngọt, một số ít có thêm kem, đồ ăn truyền thống châu Á, một số cửa hàng shopping bày mẫu manocanh rất bắt mắt, hầu như quán nào cũng vắng vẻ.
Khu uptown nhiều cây nhưng không có người. Lác đác xa xăm có một cửa hàng tiện ích cũng không có khách. Mình đi tới 4-5 cửa hàng tiện ích (như tạp hóa hoặc siêu thị mini) thì trong đó đa số là hóa mỹ phẩm, hầu như tất cả đồ ăn đều đóng gói chế biến sẵn hoặc sơ chế như thực phẩm làm từ lúa mì, bánh kẹo, hiếm khi thấy có rau xanh, ở siêu thị mới có hoa quả.
Trạm (cửa hàng) bán xăng dầu rất nhiều
Đồ ăn phần lớn bán ở cửa hàng là fastfood nên chúng mình có thử mua cà phê, uống cũng không ngon, hơi loãng và đắng, thua xa kiểu robusta của Việt Nam. Hôm nay đi siêu thị mình mua táo, đào, chuối ăn ngon. Socola 99% nguyên chất nên đắng và hơi chua nhẹ. Mỳ tôm thì rất dở, một nửa giống Cung Đình nhưng nước sốt giống nước sốt chua ngọt sệt sệt. Kết luận nhẹ, ẩm thực Việt Nam thực sự là chân ái.
Tumblr media
Đồ ăn ở hotel khá ổn và đầy đặn, dễ ăn hơn mấy món đi lượm từ siêu thị về. Buôn dưa lê với mấy bác dẫn guide đoàn Việt Nam rất vui, các bác đa số là người Đức, nói tiếng Đức rất giỏi và đã lớn tuổi rồi (60-70 tuổi). Các bác cũng kể là đoàn biker Việt Nam tính tuổi trung bình thì trẻ hơn rất nhiều so với các đoàn khác trên thế giới.
Đường phố sạch tới nỗi càng đi bộ thì giày của chúng mình càng sạch, thời tiết khá đẹp, lúc nắng lúc mưa. Khi nắng buổi chiều thì không khí rất giống mùa thu Việt Nam, nhưng khi không có nắng thì lại se lạnh như mùa đông.
Một số kỷ niệm khác:
Sân bay transit tại Doha thực sự rất rộng lớn và người ta còn trồng cây trong nhà. Cửa được đánh số thành nhiều khu A, B, C,... Chúng mình đi từ cửa số C1 tới cửa của mình số C58 là hết 15 phút đi bộ (có hỗ trợ của line nhanh). Đi mới biết được mở mang tầm mắt.
Anh Cẩm lỡ quên camera tại khu chờ nối chuyến, khi nhớ ra thì đã lên máy bay mất rồi. Sau đó may mắn tới khách sạn được hai bạn đoàn khác hướng dẫn đi bộ tới Media Markt gần đó để mua, tuy không hịn bằng nhưng cũng có cái dùng.
Ngày mai chúng mình sẽ lên xe đi trải nghiệm ngày đầu tiên, hẹn tiếp tục cập nhật với cả nhà nhen.
0 notes
thaiantravel2 · 6 months
Text
Cổ Trấn Từ Khí Khẩu (Ciqikou Old Town) - Vẻ đẹp ngàn năm ở Trùng Khánh
Nhiều người mê du lịch có nói rằng “Đến thăm Trùng Khánh mà chưa ghé đến Cổ trấn Từ Khí Khẩu thì chưa biết Trùng Khánh”. Quả thực đúng là như thế, vì nơi đây vốn được ví như một Trùng Khánh thu nhỏ, Cổ Trấn Từ Khí Khẩu (Ciqikou Old Town) là nơi lý tưởng để bạn vừa có thể thưởng thức ẩm thực đặc sắc cùng với khám phá nhiều nét kiến trúc truyền thống của vùng đất này. Hãy cùng Thái An Travel ghé đến Trung Khánh xem cổ trấn Từ Khí Khẩu có gì thú vị nhé.
1. Giới thiệu về Cổ Trấn Từ Khí Khẩu (Ciqikou Old Town)
Nằm ở ngoại ô thành phố Trùng Khánh, được xây dựng từ thời nhà Tống năm 998. Thị trấn cổ xưa này nổi tiếng với những con dốc bậc đá cổ kính, hai bên đường là các quán trà lầu đèn lồng đỏ cùng những cửa tiệm, nhà hàng đậm chất phong kiến Trung Hoa. Cổ trấn này còn được biết đến với tên gọi “Long Ẩn Trấn”.
Cổ trấn Từ Khí Khẩu Trùng khánh có diện tích chỉ khoảng 1,5km2 tọa lạc bên bờ sông Gia Lăng, nơi đây có vị thế giao thông rất thuận tiện phát triển ngành vận tải đường sông. Vào đầu triều Thanh, nơi đây nổi tiếng với các sản phẩm có men trắng và họa tiết xanh mang lại danh tiếng vượt bậc cho nơi này và cái tên Ciqikou có nghĩa là cảng đồ sứ. Đến nay thì đã có hơn 20 tàn tích lò nung cổ đã tìm được tìm thấy tại thị trấn, chứng tỏ sự thịnh vượng của nghề này tại đây trong quá khứ.
Với lịch sử hơn 1.800 năm, nó mang một số nét văn hóa truyền thống đặc trưng của vùng núi. Phố cổ chỉ có hai con phố chính và chúng có đủ loại cửa hàng. Bây giờ nó có tất cả 12 con phố và trong số đó các quàn trà đóng một vai trò quan trọng trong văn hóa địa phương.
2. Nên tham quan Cổ Trấn Từ Khí Khẩu (Ciqikou Old Town) vào thời điểm nào?
Phố cổ Từ Khí Khẩu thích hợp để ghé thăm quanh năm, ngoại trừ một số giờ trưa  vào mùa hè nóng nực. Phố cổ Từ Khí Khẩu có khí hậu gió mùa cận nhiệt đới ẩm, với nhiệt độ trung bình hàng năm là 18oC. Tháng 1 là thời điểm lạnh nhất và tháng 7 đến tháng 8 là thời điểm nóng nhất. Trùng Khánh còn được gọi là “bếp lò” vì mùa hè rất nóng và nhiệt độ ngoài trời vào mùa hè có thể cao hơn 40oC. Trong khi mùa đông luôn có sương mù dày đặc và đây không phải là thời điểm tốt để đi du lịch.
Theo kinh nghiệm du lịch Trùng Khánh thì khoảng thời gian lý tưởng nhất để tham quan nơi này là vào khoảng mùa xuân và mùa thu.  Lúc này thời tiết khá dễ chịu, ít mưa, không gian trong lành và thơ mộng phù hợp với chuyến tham quan khám phá phố cổ Ciqikou.
-  Mùa xuân (từ tháng 3 - tháng 5) khí hậu ôn hòa và thời tiết ấm áp, ngàn hoa nở rộ, tạo nên một khung cảnh rực rỡ tuyệt đẹp. Ngoài ra, đây còn là thời điểm thích hợp để khám phá văn hóa địa phương với các lễ hội mùa xuân truyền thống.
-  Mùa thu (từ tháng 9 - tháng 11) là mùa lúa chín và lá cây chuyển màu. Lúc này tiết trời vô cùng mát mẻ và dễ chịu làm cho việc tham quan các điểm du lịch và khám phá văn hóa địa phương trở nên thú vị hơn.
3. Khám phá những điểm du lịch nổi tiếng ở Cổ Trấn Từ Khí Khẩu (Ciqikou Old Town)
Cổ Trấn Từ Khí Khẩu (Ciqikou Old Town) - Nhà truyền thống
Con đường nhỏ với san sát những dãy nhà truyền thống đều có niên đại từ triều đại nhà Minh và nhà Thanh, thời kỳ mà nhiều kiệt tác kiến ​​trúc Trung Quốc được tạo ra. Cấu trúc các ngôi nhà hầu như được làm bằng tre hoặc gỗ, những viên gạch và cột màu xanh làm nổi bật những bức tường trắng như tuyết, tương phản với những cánh cửa màu đỏ son và cửa sổ mắt lưới. Những tấm bảng màu đen và những chiếc đèn lồng tô điểm cho các cánh cổng để hoàn thiện vẻ ngoài chân thực và truyền thống của khu nhà.
Một trong những ngôi nhà thu hút đông đảo du khách nhất ngôi nhà của gia tộc Zhong. Vào khoảng những năm 1980 ngôi nhà được xây dựng, trải qua nhiều năm thăng trầm, nhưng đến nay ngôi nhà vẫn còn giữ được những nội thất như giường cổ, bàn cổ từ thời nhà Thanh. Ngôi nhà mang đậm nét kiến trúc của những ngôi nhà hình tứ giác ở Bắc Kinh và cũng mang nét tinh tế của kiến ​​trúc ở miền nam Trung Quốc.
Những ngôi nhà sàn cũng rất đặc biệt ở thị trấn. Người ta không còn sống trong những ngôi nhà sàn nữa, và là một hình thức kiến ​​trúc sinh thái, những ngôi nhà sàn ngày nay chỉ còn được đánh giá cao và chúng phản ánh sự kiên trì của người xưa.
Dòng nước lặng lẽ chảy của sông Gia Lăng chảy ngang qua phía trước ngôi làng và từ lâu đã trở thành huyết mạch của ngôi làng mà bất cứ ai cũng có thể nhớ được. Vì chính dòng sông đã đưa hàng hóa và con người đến đây cũng như đưa sản phẩm địa phương đến với khách hàng trong và ngoài nước.
Cổ Trấn Từ Khí Khẩu (Ciqikou Old Town) - Các ngôi đền cổ
Tại Cổ Trấn Từ Khí Khẩu đã từng tồn tại 9 ngôi đền đạo giáo và 18 ngôi chùa phật giáo. Ngày xưa, tất cả các loại nghi lễ sẽ được tổ chức trong các ngôi chùa khi có những dịp quan trọng, giống như tất cả các loại lễ hội.
Hiện nay, ngôi đền Bảo Luận là ngôi chùa được bảo tồn tốt nhất. Được xây dựng vào đầu thời nhà Đường (618 ~ 907) và tọa lạc tại đồi Baiyan, chùa Bảo Luân là một trong những ngôi chùa Phật giáo nổi tiếng nhất ở Trùng Khánh. Theo truyền thuyết, vị hoàng đế thứ hai của nhà Minh – Hoàng đế Minh Huệ đã ẩn náu trong chùa Baolun sau khi bị chú của mình – Minh Thành Tổ lật đổ. Vì thế, chùa Bảo Luân còn có tên là chùa Ẩn Long, bởi ở Trung Quốc, rồng ám chỉ hoàng đế. Đây là một trong những ngôi đền biểu tượng, rất rộng lớn và thịnh vượng cùng nhiều sảnh và viện bên trong. Có khoảng 300 nhà sư đang tu tập ở đây và rất nhiều người dân đến thờ cúng ở đây.
Cổ Trấn Từ Khí Khẩu (Ciqikou Old Town) - Các quán trà cổ
Đến Trung Quốc du khách không nên bỏ qua hoạt động uống trà cổ thư giãn. Những quán trà cổ truyền thống có lịch sử khá lâu đời, đây là một nét độc đáo đã trở thành một trong những dấu ấn thị trấn cổ kính này. Quán trà không chỉ là nơi uống trà mà còn là nơi giải trí, bởi vì hầu hết các quán trà sẽ cung cấp các buổi biểu diễn nghệ thuật dân gian cho công chúng, như Kinh kịch Tứ Xuyên và các buổi biểu diễn kể chuyện.
Hiện nay tại khu phố cổ, trong khoảng khu vực 100m có đến hơn 13 quán trà cổ đang hoạt động. Một số quán nổi tiếng phải kể đến là quán trà Suchang thu hút đông đảo khách. Phòng trà Shuchang còn được gọi là Phòng trà nghệ sĩ và là nơi để đánh giá cao nghệ thuật dân gian. Nó có nhiều buổi biểu diễn opera khác nhau, như hát ngồi trong Opera Tứ Xuyên, hát với đàn tỳ bà và kể chuyện,… thu hút rất đông khách tham dự mỗi khi có buổi biểu diễn.
4. Thưởng thức ẩm thực địa phương tại Cổ Trấn Từ Khí Khẩu (Ciqikou Old Town)
Một trong những hoạt động mà du khách thích thú nhất khi đến với cổ trấn Từ Khí Khẩu là khám phá nền ẩm thực tại đây.
Dưới đây là ba món mà khi đặt chân đến Từ Khí Khẩu bạn nhất định phải thử, phải nói đây là linh hồn của ẩm thực Từ Khí Khẩu. Các món ngon được chế biến với công thức khá cầu kỳ, tạo nên một hương vị đậm đà khó quên.
- Lươn nấu với tiết canh vịt
- Đậu phụ cắt lát chiên
- Đậu phộng muối 
Ngoài ra, ẩm thực đường phố bao gồm các món ăn vặt ngọt như bánh nếp, quẩy xoắn hay kẹo Shu là những món ăn “khoái khẩu” của đông đảo du khách, chúng được bày bán rất nhiều dọc các con ngõ nhỏ trên phố. Ẩm thực Trùng Khánh nổi tiếng bởi hương vị cay nồng. Đặc biệt Lẩu Trùng Khánh, cá luộc sốt ớt, cá nướng và gà hấp sốt ớt đều là những món ăn được ưa chuộng.
5. Hướng dẫn di chuyển đến Cổ Trấn Từ Khí Khẩu (Ciqikou Old Town)
Theo kinh nghiệm du lịch Trùng Khánh tự túc thì hiện nay chưa có chuyến bay nào đi thẳng từ Việt Nam đến Trùng Khánh, vì vậy bạn bắt buộc phải đi đến sân bay quốc tế Baiyun Quảng Châu. Sau đó bay tiếp đến sân bay Quốc tế Giang Bắc Trùng Khánh và bắt taxi hoặc đi tàu điện vào trung tâm thành phố Trùng Khánh cách đó tầm 20km.
Nếu đi bằng tàu hỏa, Trùng Khánh có một số ga đường sắt và hai ga được sử dụng nhiều nhất là Ga xe lửa Trùng Khánh và Ga xe lửa Bắc Trùng Khánh. Có thể đến ga Trùng Khánh bằng đường sắt tuyến 1 và tuyến 3, do đó từ đó, du khách có thể bắt tuyến 1 để đến thẳng Ciqikou và sẽ mất khoảng nửa giờ. Đối với Ga xe lửa Bắc Trùng Khánh, đây hiện là ga đường sắt lớn nhất ở phía tây nam Trung Quốc. Tàu cao tốc từ Thành Đô đến Trùng Khánh (mất khoảng 1,5 ~ 2 tiếng) sẽ đến ga Bắc Trùng Khánh. Cách Ciqikou khoảng 17km (khoảng 40 phút lái xe). Du khách có thể đi taxi tới đó với giá khoảng 40 yên hoặc chỉ cần đi xe buýt công cộng số 202 và sẽ mất khoảng 55 phút. Kiểm tra thêm về ga xe lửa Trùng Khánh >>
THÁI AN TRAVEL - Chuyên cung cấp đa dạng các Tour du lịch uy tín chất lượng
Hãy cùng khám phá với Thái An Travel - đơn vị chuyên cung cấp những tour du lịch đa dạng, uy tín và chất lượng. Với sứ mệnh mang đến trải nghiệm du lịch tuyệt vời cho khách hàng, Thái An Travel đã khẳng định vị thế của mình trong ngành công nghiệp du lịch.
Với sự đa dạng về các tour du lịch, Thái An Travel đáp ứng mọi nhu cầu và sở thích của khách hàng. Từ những chuyến du lịch thám hiểm đầy hấp dẫn đến những tour thư giãn thảnh thơi trên bãi biển hoặc trong thiên nhiên hoang dã, Thái An Travel luôn tìm cách mang đến những trải nghiệm đáng nhớ.
Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và tận tâm của Thái An Travel sẽ giúp bạn lựa chọn tour phù hợp với mong muốn của mình và hướng dẫn bạn suốt hành trình. Từ việc đặt vé máy bay, đặt khách sạn, tổ chức các hoạt động thú vị, cho đến việc đảm bảo an toàn và tiện nghi cho khách hàng, Thái An Travel luôn đảm bảo chất lượng dịch vụ hàng đầu.
Hãy để Thái An Travel trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy trong hành trình khám phá thế giới. Với sự uy tín và chất lượng được khẳng định, Thái An Travel sẽ mang đến cho bạn những kỷ niệm tuyệt vời và trọn vẹn nhất trong mỗi chuyến du lịch.
Thái An Travel
Thái An Travel - Đơn vị lữ hành uy tín chuyên tour & sự kiện du lịch -Dịch vụ đặt phòng, combo du lịch - Tour du lich trong nước và Tour nước ngoài. 
- Hotline: 0862.880.833
- Địa chỉ: Số 27 Lô 5 Đền Lừ 2, Hoàng Mai, Hà Nội.
- Website: https://thaiantravel.com/
0 notes
Text
Tổng hợp: Giá ngô đánh mất gần 4%, dẫn dắt đà giảm của cả nhóm
Tổng hợp: Giá ngô đánh mất gần 4%, dẫn dắt đà giảm của cả nhóm
Khép lại tuần giao dịch 19 – 25/2, xu hướng giảm giá vẫn tiếp tục chiếm ưu thế trên thị trường ngô và nhóm họ đậu. Triển vọng nguồn cung tích cực ở Argentina, cùng với số liệu xuất khẩu kém khả quan của Mỹ là yếu tố chính đã gây sức ép đến các mặt hàng này. Trong khi đó, giá lúa mì lại đảo chiều và là mặt hàng duy nhất kết tuần trong sắc xanh với mức tăng gần 2%.
Sở Giao dịch Ngũ cốc Buenos Aires (BAGE) cho biết, năng suất ngô và đậu tương của Argentina đang cải thiện đáng kể nhờ những cơn mưa gần đây. Khoảng 52% diện tích đậu tương và 57% diện tích ngô được hưởng lợi từ điều kiện trung bình - tuyệt vời, cao hơn so với tuần trước đó. Ngoài ra, theo BAGE, lượng mưa “vừa phải đến dồi dào" dự kiến sẽ tiếp tục xuất hiện ở vùng đồng bằng Pampas và hỗ trợ cây trồng trong những ngày tới. Những thông tin trên đã giúp xoa dịu lo ngại về đợt nắng nóng tại Argentina vào cuối tháng 1 - đầu tháng 2, đồng thời thúc đẩy lực bán đối với ngô và đậu tương.
Còn tại Mỹ, USDA cho biết, trong tuần 9 - 15/2, nước này bán được 820.419 tấn ngô, giảm 37,2% từ tuần trước đó, trong khi khối lượng xuất khẩu đậu tương chỉ đạt 55.919 tấn - mức doanh số hàng tuần thấp nhất kể từ tháng 5/2023. Điều này phản ánh nhu cầu quốc tế đối với nguồn cung từ Mỹ đã sụt giảm mạnh trong thời gian qua, tạo sức ép lên giá CBOT. Kết tuần, giá ngô hợp đồng tháng 5 suy yếu gần 4%, trong khi đậu tương cũng lao dốc 2,93%, mức giảm tuần mạnh nhất kể từ đầu tháng 1.
Đối với lúa mì, bên cạnh những vấn đề nguồn cung tại EU, giá cũng phạt sâu rộng để đánh dấu kỷ niệm hai năm ngày Nga xâm chiếm Ngoài ra, Refinitiv mới đây đã hạ báo sản lượng lúa mì của Anh và
được hỗ trợ bởi những lo ngại về các lệnh phạt mà Mỹ áp đặt đối với Nga có thể ảnh hưởng đến xuất khẩu của nước này. Cụ thể, ngày 23/2, Mỹ đã ban hành các lệnh trừng Ukraine, bao gồm áp đặt cấm vận đối với hệ thống thanh toán Mir của Nga, cùng với hơn hàng chục ngân hàng, nhằm cắt đứt liên hệ của Moscow với hệ thống tài chính quốc tế. EU xuống còn 142,3 triệu tấn do năng suất lúa mì Pháp thấp hơn so với dự kiến, khi mà mưa lớn trong giai đoạn gieo trồng đã ảnh hưởng đáng kể đến mùa vụ.
Giao dịch hàng hoá
Giao dịch hàng hoá
Giao dịch hàng hoá
0 notes
itsnothingbutluck · 8 months
Text
Chế Lan Viên - Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?
Hỡi sông Hồng tiếng hát bốn nghìn năm Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?
Chưa đâu! Và ngay cả trong những ngày đẹp nhất Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hoá thành văn Khi Nguyễn Huệ cưỡi voi vào cửa Bắc Hưng Đạo diệt quân Nguyên trên sóng Bạch Đằng…
Những ngày tôi sống đây là ngày đẹp hơn tất cả Dù mai sau đời muôn vạn lần hơn! Trái cây rơi vào áo người ngắm quả Đường nhân loại đi qua bóng lá xanh rờn Mặt trời đến mỗi ngày như khách lạ Gặp mỗi mặt người đều muốn ghé môi hôn…
Cha ông xưa từng đấm nát tay trước cửa cuộc đời Cửa vẫn đóng và Đời im ỉm khoá “Những pho tượng chùa Tây Phương” không biết cách trả lời Cả dân tộc đói nghèo trong rơm rạ… Văn chiêu hồn từng thấm giọt mưa rơi!
Có phải cha ông đến sớm chăng và cháu con thì lại muộn Dẫu có bay giữa trăng sao cũng tiếc không được sống phút bây giờ Buổi đất nước của Hùng Vương có Đảng Mỗi người dân đều được thấy Bác Hồ Thịt xương ta giặc phơi ngoài bãi bắn Lại tái sinh từ Pắc Bó, Ba Tơ…
Không ai có thể ngủ yên trong đời chật Buổi thuỷ triều vẫy gọi những vầng trăng Mỗi gié lúa đều muốn thêm nhiều hạt Gỗ trăm cây đều muốn hoá nên trầm Mỗi chú bé đều nằm mơ ngựa sắt Mỗi con sông đều muốn hoá Bạch Đằng…
Ôi! Trường Sơn vĩ đại của ta ơi! Ta tựa vào Ngươi, kéo pháo lên đồi Ta tựa vào Đảng ta, lên tiếng hát Dưới chân ta, đến đầu hàng Đờ Cát Rồng năm móng vua quan thành bụi đất Mỗi trang thơ đều dội tiếng ta cười! Đều lộng hương thơm những cánh đồng hợp tác Chim cu gần, chim cu gáy xa xa… Ruộng đoàn tụ nên người thôi chia cắt Đêm no ấm, giọng chèo khuya khoan nhặt Lúa thêm mùa khi lúa chín về ta
Rồi với đôi tay trắng từ Đinh, Lý, Trần, Lê… Đảng làm nên công nghiệp Điện trời ta là sóng nước sông Hồng An Dương Vương hãy dậy cùng ta xây sắt thép Loa thành này có đẹp mắt Người chăng?
Ong bay nhà khu tỉnh uỷ Hưng Yên Mật đồng bằng mùa nhãn ngọt môi em Cây xanh ngắt đất bạc màu Vĩnh Phúc… Ôi! cái thuở lòng ta yêu Tổ quốc Hạnh phúc nào không hạnh phúc đầu tiên?
Ôi, cái buổi sinh thành và tái tạo Khi thiếu súng và khi thì thiếu gạo Nhưng phù sa này đẻ ra những Cà Mau thịnh vượng mai sau Dẫu là Chúa cũng sinh từ ruột máu Ta đẻ ra Đời, sao khỏi những cơn đau
Hãy biết ơn vị muối của đời cho thơ chất mặn! Ôi! thương thay những thế kỷ vắng anh hùng Những đất nước thiếu người cầm thanh gươm nghìn cân ra trận… Nhà thơ sinh đồng thời với mưa phùn và những buổi hoàng hôn Cả xứ sở trắng một màu mây trắng! Ai biết mây trên trời buồn hơn hay thơ mặt đất buồn hơn? Chọn thời mà sống chăng? Anh sẽ chọn năm nào đấy nhỉ? Cho tôi sinh ra buổi Đảng dựng xây đời Mắt được thấy dòng sông ra gặp bể Ta với mẻ thép gang đầu là đứa trẻ sinh đôi Nguyễn Văn Trỗi ra đi còn dạy chúng ta cười… Cho tôi sinh giữa những ngày diệt Mỹ Vóc nhà thơ đứng ngang tầm chiến luỹ Bên những dũng sĩ đuổi xe tăng ngoài đồng và hạ trực thăng rơi
0 notes
lamdep-eva · 9 months
Text
Rượu mơ xanh choya kishu 720ml của Nhật Bản, giá tốt đại lý
Rượu mơ nhật Choya Kishu là một loại rượu mơ uống vào mùa đông, được sản xuất tại Nhật Bản. Rượu được chiết xuất từ cây mơ Kishu có nguồn gốc từ vùng Kishu, tỉnh Wakayama nổi tiếng với những vườn cây mơ hàng trăm năm tuổi. Vùng Kishu có khí hậu ôn hòa với lượng mưa vừa phải, đất đai màu mỡ giúp cây mơ phát triển tốt, đem lại hương vị ngọt thanh đặc trưng và tinh dầu trái mơ giàu dinh dưỡng
Sau khi thu hái, quả mơ được chuyển đến nhà máy để sơ chế, phơi khô thành bột mơ. Bột mơ sẽ được lên men từ 21-28 ngày với men rượu đặc biệt, kết hợp với nguồn nước ngầm trong lành của vùng để tạo ra rượu với độ cồn thấp, khoảng 14-16 độ. Rượu Choya Kishu sẽ được lão hóa thêm trong thùng gỗ sồi Akita để nâng cao hương vị.
Rượu có màu sắc vàng nhạt, mùi thơm nhẹ nhàng của trái mơ xen lẫn vị ngọt mơ kết hợp cùng vị đắng thanh đặc trưng của rượu lúa mạch Nhật. Khi thưởng thức, rượu Choya Kishu sẽ mềm mại, êm dịu
Tumblr media
0 notes
phantranghy-blog · 10 months
Text
PHẠM DUY VỚI MÙA THU
Tumblr media
PHẠM DUY VỚI MÙA THU
      Mùa Thu trong âm nhạc được nhiều nhạc sĩ viết. Từng có Buồn Tàn Thu của Văn Cao, Con Thuyền Không Bến của Đặng Thế Phong, Thu Quyến Rũ của Đoàn Chuẩn, Từ Linh v.v… Và riêng Phạm Duy cũng có những bản nhạc viết về mùa Thu như hòa điệu cùng các nhạc sĩ khác trong làng tân nhạc Việt Nam. Ở đây, tôi xin chia sẻ đôi điều về mùa Thu trong lời ca của Phạm Duy.
      Mùa Thu được Phạm Duy làm ca từ trong những bài hát, rung động bao trái tim yêu nhạc một thời. Đó là mùa Thu của cuộc chiến chống thực dân Pháp với bao chàng trai lên đường cứu nước theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc:
          Từ ngày, từ ngày chinh chiến mùa Thu
          Có chàng ra lính biên khu ai ơi tung hoành (ư ư ừ)
          Chiều về trên cánh đồng xanh.
                  (Nhớ Người Thương Binh)
      Đó còn là Thu của những chiều bình yên với hình ảnh trâu bò hiền lành, với hình ảnh áo chàm thân thiết, bình dị để rồi một ngày người dân cày góp công sức vào cuộc kháng chiến:
          Thu về đồng lúa nương chiều
          Tay dân cày ngừng giữa làn gió
          Lúa ngát thơm trên những cánh nương
          Tiếng súng xa nghe lẫn oán thương
          Đây nhà nông phá rừng gây luống
          Mai về để lúa trên ngàn
          Ta nuôi người gìn giữ non nước
          Lấy sức tôi chen với sức anh
          Lấy máu tô cho thắm núi xanh
          Đem mồ hôi tưới đồng lúa xanh.
                  (Nương Chiều)
      Trong bài ca Thu Chiến Trường, Phạm Duy đã viết về mùa Thu vào một chiều biên khu. Nghe gió rừng, tưởng là lời ngàn năm vọng lại; nghe gió Thu lại thương bao kiếp người mong manh trong cõi chiến tranh. Chỉ có lời nguyện cầu cho đất nước hòa bình, để muôn người ca câu thái hòa:
          Thu ơi Thu! Ta vỗ súng ca
          Ca cho đời, cho Thu với ta.
          Nơi biên khu, mong nhớ khúc ca
          Câu Thái Hòa cho muôn chúng ta.
      Tiếp đến là mùa Thu trong lòng trẻ thơ. Mỗi khi đến Rằm tháng Tám, tôi thường nghe những bài hát về Trung Thu trên radio như Thằng Cuội (Lê Thương, 1946-1954), Rước Đèn Tháng Tám (Đức Quỳnh, 1950). Và có cả Ông Trăng Xuống Chơi (1973) của Phạm Duy, với ca từ phù hợp với trẻ thơ:
          Ông trăng xuống chơi cây cau thì cau sẽ cho mo
          Ông trăng xuống chơi học trò thì học trò cho bút
          Ông trăng xuống chơi ông bụt thì ông bụt cho chùa
          Ông trăng xuống chơi nhà Vua thì nhà Vua cho lính…
      Ai đã từng qua lứa tuổi thơ, dễ gì quên được tết Trung Thu! Có trống múa lân rộn ràng, có bánh kẹo ngọt thơm. Nhưng có lẽ thú nhất, ấn tượng nhất là được rước đèn, rước đuốc vui múa lân theo nhịp trống:
          Kìa trăng sáng ngời
          Đêm rằm Trung, Trung (ứ ư ư) Thu
          Đời vui trống ròn
          Tiếng ca lẫy (ý y y) lừng
          Từ ngõ ngách làng
          Đèn đuốc rước triền mien
          Bao người đóng góp
          Vui chung một (ư ừ ư) miền.
                  (Em Bé Quê)
      Bên cạnh đó, Phạm Duy còn sáng tác những ca khúc liên quan mùa Thu, hầu hết nói về tình yêu đôi lứa. Từng có Mùa Thu Paris (Sài Gòn, 1959, phổ thơ Cung Trầm Tưởng): “Mùa Thu Paris/ Trời buốt ra đi/ Hẹn em quán nhỏ/ Hẹn em quán nhỏ/ Rượu rưng rưng ly đỏ tràn trề…”, hoặc Mùa Thu Chết (Sài Gòn, 1965?, phỏng thơ Guillaume Apollinaire): “Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo/ Em nhớ cho: Mùa Thu đã chết rồi!”…
      Ai đã từng yêu, chắc hẳn đều mong được sống cùng nhau. Có kẻ bị gia đình ngăn cấm; có người bị hoàn cảnh này, hoàn cảnh nọ không đến với nhau được. Chỉ có nỗi sầu muôn thuở. Chỉ có nước mắt dành cho nhau. Chỉ có niềm đau chất chồng theo năm tháng. Chẳng oán trách, chẳng giận hờn. Chẳng còn gì trên thế gian so với cuộc tình chôn vùi theo năm tháng, theo những giọt mưa Ngâu tháng Bảy:
          Còn gì nữa đâu mà phải khóc nhau
          Có đi theo mùa Ngâu tới suối reo nghìn thâu
          Tình chôn đã lâu
          Còn gì nữa đâu mà kể với nhau
          Có sống bao đời sau thì đã mất nhau
          Còn gì nữa đâu mà gọi mãi nhau.
                  (Còn Gì Nữa Đâu)
      Và cũng ca từ nhắc đến mưa Ngâu, nhưng không phải để mừng rơi nước mắt khi gặp lại, mà để tìm cõi thiên thu, nơi chốn không còn vướng nợ trần gian, nơi gọi là tình yêu vĩnh cửu:
          Một người bèn ra ven sông
          Buông theo nước cuồn cuộn mau
          Một người chìm sâu
          Trong khi mưa Ngâu bỗng ngừng ngang đầu
          Cuộc tình thương đau
          Êm êm trôi theo nước xuôi về đâu?
          Hẹn hò gặp nhau thiên thu cho phong phú đời người sau.
                  (Hẹn Hò)
      Viết về mùa Thu, nhiều thi nhân cũng như nhạc sĩ đều dùng hình ảnh lá vàng khô, lá rơi… Lưu Trọng Lư từng viết: “… Con nai vàng ngơ ngác/ Đạp trên lá vàng khô?” (Tiếng Thu). Cũng thế, Đoàn Chuẩn, Từ Linh rung cảm bằng giai điệu: “… Với bao tà áo xanh đây mùa Thu/ Hoa lá tàn, hàng cây đứng hững hờ/ Lá vàng, từng cánh rơi từng cánh/ Rơi xuống âm thầm trên đất xưa…” (Gửi Gió Cho Mây Ngàn Bay). Còn Phạm Duy mượn hình ảnh lá Thu rụng cuối mùa để diễn tả nỗi sầu của đôi lứa yêu nhau bởi cách ngăn giữa dòng đời còn biên giới:
          Người đi chưa hết hương sầu lữ thứ
          Hồn theo cánh gió quên tình xa xưa
          Tuổi xanh như lá Thu rụng cuối mùa
          Mộng về đêm đêm khát vừng trán ngây thơ.
                  (Bên Cầu Biên Giới)
      Mùa Thu như là thời khắc để tiếng lòng cất lên tiếng khóc. Không thể không khóc khi ai đó từ giã cõi trần, khi tình yêu bị lừa dối, hạnh phúc mỏng manh, khi niềm tin đánh mất, khi người xa người. Đặc biệt là khóc cho chính mình, bởi như Nguyễn Công Trứ từng viết: “Trần có vui sao chẳng cười khì?” (Chữ Nhàn):
          Nước mắt mùa Thu khóc than một mình
          Một đời ca sĩ hát trong buồn tênh
          Giọng ca buồn bã vào trong đời úa
          Thời gian còn đó còn thương còn nhớ hoài
          Trời ơi nước mắt mùa Thu khóc thân phận mình.
                  (Nước Mắt Mùa Thu)
      Cũng là nhớ thương, than khóc, nhưng đây là nỗi niềm thương nước, thương nòi. Tiếng khóc nh�� da diết cho “bốn ngàn năm mệnh nước nổi trôi” (Tình Ca):  
          Mùa thương nhớ ai, mà mùa Thu khóc?
          Nước thương nhớ ai, nước nhọc nhằn trôi?
          Ôi! Thương nhớ ơi, thương giống nòi lòng man mác!
          Ôi! Thương nhớ ơi, tìm giọng hát bài thơ.
                  (Thương Ai Nhớ Ai)
      Mùa Thu còn là mùa để ai kia hòa lòng vào tình nhung nhớ, yêu thương. Chỉ có những giấc mơ hiền hòa hòa điệu tơ lòng . Chỉ có khúc tình ca bảng lảng sương Thu. Có cả hương gây mùi nhớ, có cả trăng đa tình cùng gió cho tình Thu đẹp ngời:
          Đêm Thu yêu kiều, hớn hở (ơ ớ)
          Như lòng trinh nữ
          Đón gió muôn phương
          Bay về đây
          Hương ngọc ngà
          Đêm Thu mơ màng ru ngủ (u ú)
          Những người yêu Thu
          Có những tình tơ trong bài thơ.
                  (Tình Ca Mùa Thu)
      Còn trong bài Mộng Du, hình ảnh mùa Thu như hòa vào cái tôi đa tình, lãng mạn của Phạm Duy. Một chốn mơ hồ, phiêu bồng lãng đãng cõi tình Thu:
          Đêm đêm người mở lòng ra
          Ôm ta trong cánh tay ngà
          Giã từ đời bằng mây gió
          Thả hồn theo cánh mây xa.
          Ta đi bằng một sợi tơ
          Lung linh luồn trong khói mờ
          Ta treo hồn vào tình Thu
          Thấy mình trôi loãng trăng lòa.
      Viết về Thu, nhưng lời ca lại ấm ấp tình yêu. Mùa Thu không còn buồn thương, khóc nhớ, mà là mùa khơi mở tình yêu sau mùa Xuân, bởi “Mùa Thu là mùa Xuân thứ hai khi mỗi chiếc lá là một đóa hoa” (Albert Camus). Thu sang, tình yêu lại nở đầy. Tình yêu nở đẹp tương lai:
          Bàn tay ôm anh trong cuộc tình đầy
          Một Thu sang, tim anh nở tròn ngày
          Bàn tay ấm áp, ôi bàn tay bão táp
          Bàn tay son, vẽ đời đôi.
                  (Một Bàn Tay)
      Trong Một Đời Nhìn Lại – Ngàn Lời Ca, Phạm Duy viết: “Bước vào thập niên 90, tôi bước vào mùa Thu của đời mình. Tôi soạn bài Tình Thu để tặng mình nhiều hơn là để tặng người nghe nhạc”. Quả thật, nghe bài này, ta thấy Phạm Duy ngộ được đời người, ngộ được sự tuần hoàn, sinh hóa của đất trời:
          Đã Thu về đó, ới ơ người tình
          Đã già thêm nửa hành trình thương yêu
          Đã nghe nhịp sống, ới ơ đìu hiu
          Đã nghe gần gũi nhạc thiều âm ty
          ……………………………………
          Đã Thu vàng úa, ới ơ tình rồi
          Tôi còn mê mải cuộc đời đi quanh
          Hát lên một tiếng, ới ơ buồn tênh
          Tiếng Thu một khúc mà thành thiên thu.
      Mùa Thu không của riêng ai. Mỗi người có cách cảm riêng của mình về nó. Phạm Duy cũng vậy. Ông có nỗi đau hạnh phúc riêng nên ông cảm thấu mùa Thu bằng âm nhạc, bằng những lời ca còn mãi với thời gian.
0 notes
imoim36news · 1 year
Text
Tumblr media
Mùa này, trong bữa cơm gia đình của người Việt thường phải có món canh để giải nhiệt. Rau ngót trở thành sự lựa chọn quen thuộc để có được những chén canh mát lành, bổ dưỡng…Hàng rau ngót xanh. Ảnh: Tác giả cung cấpChẳng ai xa lạ gì rau ngót, quen gọi là bồ ngót, thứ rau bình dị thân thương đã gắn bó mật thiết với con người từ xưa đến nay. Dù mùa mưa hay nắng, dù nơi ruộng đồng soi bãi hay nương rẫy núi đồi, đâu đâu cũng dễ dàng tìm thấy rau ngót xanh mướt vươn lên. Bồ ngót có sức sống mãnh liệt, chịu được đất cằn khô hạn, hơn nữa nó còn là thực phẩm giàu dưỡng chất, cũng là vị thuốc nam hỗ trợ điều trị có hiệu quả một số bệnh thông thường, nên rất được nhiều người yêu thích. Vì thế, nhà nào ở quê cũng trồng vài bụi rau ngót để có nấu canh, nhất là vào mùa nắng nóng. Ký ức tôi hiện về hàng rau ngót của nhà mình thuở trước, được trồng khá dày ven lối ra vào, vừa làm hàng rào tạm nhưng chủ yếu là để lấy lá nấu canh. Mùa mưa, cha cắt cành giâm xuống đất, chẳng mấy chốc cây lớn cao, trái già tự rụng và cây con lại mọc lên. Cứ thế, hàng rau ngót càng um tùm, xanh mát qua bao năm tháng nắng mưa. Những ngày hè bỏng rát, nhìn màu xanh thẫm của lá rau giúp cho ta có cảm giác như được xoa dịu phần nào và nghĩ ngay đến chén canh rau ngót… Rau ngót và tôm. Ảnh: Tác giả cung cấpNhớ những mùa cắt lúa tháng ba âm lịch, nắng đổ lửa đổ củi, má tôi vừa về đến nhà là chạy ra bụi rau ngót, tuốt một mớ lá non, hái thêm ít lá mồng tơi, cắt trái mướp trên giàn sẽ có ngay nồi canh tập tàng ngon ngọt. Nếu có tôm, tép hoặc một ít thịt băm để nấu với rau ngót thì ngọt ngon phải biết. Hồi đó khó khăn, quán chợ đường xa, bạc tiền chẳng có, nên thức ăn chủ yếu là rau trái trong vườn. Dẫu cho bí, bầu, dưa, mướp và các loại rau khác được trồng nhiều quanh nhà nhưng trước khí hậu khắc nghiệt của mùa hè, chúng nhanh tàn úa, chẳng sánh nổi với sức sống bền bỉ của rau ngót. Cây rau ngót cứ lặng lẽ, xanh um, để rồi hiến dâng vị mát lành của đời...
Tumblr media
0 notes
thiendoanng · 1 year
Text
*331 / MƠ LẠI TUỔI THƠ
Đất trời xứ Mỹ rộng thênh thang , Tìm lại hương xưa của tuổi vàng . Anh thẩn thờ đi trong mộng tưởng , Văn Lâu bến vắng chuyến đò ngang .
Đường em tha thướt đang chầm chậm , Vội vã lên đò chân bước nhanh . Ngồi cạnh bên nhìn quanh suy ngẫm, Mắt mơ màng lẫm bẫm môi xinh .
HOANG VẮNG
Ghềnh đá cheo leo một cánh bèo , Trôi theo dòng nước chảy cong queo . Lơ phơ trong gió hồn phiêu lạc , Kìa nấm mồ hoang dưới chân đèo …
Đâu động đậy nghe lòng rạo rực , Oan hồn tất bật bước chân theo . Mái tranh cheo leo trên bờ vực , Bỏ đi rồi cảnh vật vắng teo …
KIẾP TRẦN GIAN
Bạc trắng như vôi giữa chợ đời , Tranh giành chi lắm hỡi người ơi . Luân hồi bể khổ vay vay nữa , Nghiệp chướng trần ai chảy chảy hoài …
Sinh diệt ái tình cơn gió thoảng , Tồn vong danh lợi áng mây trôi . Dòng chuyển biến đời không đứt đoạn , Cát bụi hoán về cát bụi thôi …
BÁNH VẼ
Đường trần chân bước kéo lê thê , Gối lẻ giường đơn chán cảnh về . Gay gắt vật mình buồn chán ngán , Êm đềm hé cửa gọi say mê …
Đường quen mật đắng đành thoái thác , Vòng môi hồng khao khát đam mê … Bánh vẽ tình đời nghe chua chát , Mặn mòi muối xát tội tình ghê …!
THUYỀN TÌNH BỂ KHỔ
Buồn đau dằn vặt tuổi yêu đương , Nó đến rồi đi ai có lường …? Cất bước xa đành tình vĩnh biệt , Em trông vời vợi bóng bên đường .
Sầu bi nặng gối đêm nhung nhớ , Lệ tuôn rơi nức nở cõi lòng …! Khổ thuyền tình long đong cách trở , Biết khi nào hạnh ngộ cầu mong …
BẼ BÀNG
Trăng thanh vằng vặc chiếu qua mành , Ai ngồi tựa cửa dưới mái tranh .? Thơ thẩn thả hồn trên núi thẳm , Tuôn theo dòng suối xuống sông xanh …
Yêu da diết lòng em bộc phát , Sao nỡ thoái thác quá bẽ bàng …! Đau đớn hỡi chàng sao bội bạc , Mối tình chất phác đã cưu mang…
VIỄN KHÁCH
Trên đường khúc khuỷu gập ghềnh đưa , Nghe tiếng lung lay ngọn gió lùa . Vạt nắng hữu tình xanh lá biếc , Tiếng đàn vô ảnh cuộn rừng thưa …
Ào ào đổ xuống dòng nhung mượt , Vang nghe phía trước tiếng gọi mùa . Viễn khách dừng chân nhìn con nước , Bóng nàng tha thướt dưới cơn mưa …
BUỔI CHIỀU HÔM
Chiều tà đổ xuống phủ đồi thông , Gió thổi hiu hiu giữa cánh đồng . Phất phưỡng mùi thơm hương lúa mới , Reo reo đưa đẩy phấn bông vàng .
Bên kia bờ vắng ai thấp thoáng , Mục tử chăn trâu đứng giữa dòng . Xa đưa tiếng chuông chùa nghe ngóng, Thế thời biến động có như không …
XUÂN ĐẾN
Ánh xuân chiếu rọi xuống muôn phương , Tỏa rộng khắp nơi nẻo phố phường . Sáng rực vườn hoa vờn cánh bướm , Nhởn nhơ lướt gió giữa rừng hương .
Tung bay áo tà lay lay động , Dồn dập con tim đắng cõi lòng ! Cuộc tình trường long đong ngấp ngỏng , Hồn trôi lạc lỏng chốn cô phòng .
VE SẦU
Rộn ràng hè về vang tiếng kêu , Về sầu mong nhớ bóng người yêu ! Thương mình bạc phước ai đành bỏ , Oán hận tình đời mối thương đau …
Bão cuốn tả tơi cuồn cuộn sóng , Hồn cô quạnh chiếc bóng canh thâu… Mùa hè đỏ ối màu hoa phượng , Cuộc đời vất vưởng biết về đâu ?
THU SANG
Chiều vàng nhấp nháy phía chân đồi , Một thoáng heo may lá thu rơi . Rặng liễu bên bờ buông ủ rũ , Phù dung trước gió lạnh lùng trôi …
Đàn cò lội bơi dòng sông vắng , Nhạn lạc tìm bầy tận núi non . Những hạt sương rơi còn ứ đọng , Sâm Thương lấp lánh bóng dập dồn …
ĐÔNG VỀ
Cành cây trụi lá tiếng ru hời , Gió cuốn mưa gào đánh tả tơi . Vỗ ngực anh hùng nơi núi vắng , Xuống tay cứu khổ ngút ngàn khơi .
Đêm đông hút heo ào ào thổi , Ngọn đèn le lói một mình côi .. Tuyết phủ trắng phiêu trời tăm tối , Hồn trôi lạc lối phía chân đồi …
TUYỆT VỜI
Trời mưa nhè nhẹ gió heo may , Thấp thoáng em về dưới bóng cây . Lất phất bàng hoàng cơn gió thoảng , Vai gầy thấm ướt hạt mưa bay …
Vòng môi đỏ thắm nhìn bỡ ngỡ , Mấp máy miệng cười ngó vu vơ. Gác vắng trông chờ buồn than thở , Mặt mày rạng rỡ mối tình thơ .
( Bài số *331 gồm 13 bài ngắn tám câu , nếu muốn mình có thể ghi số riêng từng bài ..) Nguyễn Doãn Thiện Antioch,California USA
Tumblr media
0 notes
bengoan · 1 year
Text
*331 / MƠ LẠI TUỔI THƠ
Đất trời xứ Mỹ rộng thênh thang , Tìm lại hương xưa của tuổi vàng . Anh thẩn thờ đi trong mộng tưởng , Văn Lâu bến vắng chuyến đò ngang .
Đường em tha thướt đang chầm chậm , Vội vã lên đò chân bước nhanh . Ngồi cạnh bên nhìn quanh suy ngẫm, Mắt mơ màng lẫm bẫm môi xinh .
HOANG VẮNG
Ghềnh đá cheo leo một cánh bèo , Trôi theo dòng nước chảy cong queo . Lơ phơ trong gió hồn phiêu lạc , Kìa nấm mồ hoang dưới chân đèo …
Đâu động đậy nghe lòng rạo rực , Oan hồn tất bật bước chân theo . Mái tranh cheo leo trên bờ vực , Bỏ đi rồi cảnh vật vắng teo …
KIẾP TRẦN GIAN
Bạc trắng như vôi giữa chợ đời , Tranh giành chi lắm hỡi người ơi . Luân hồi bể khổ vay vay nữa , Nghiệp chướng trần ai chảy chảy hoài …
Sinh diệt ái tình cơn gió thoảng , Tồn vong danh lợi áng mây trôi . Dòng chuyển biến đời không đứt đoạn , Cát bụi hoán về cát bụi thôi …
BÁNH VẼ
Đường trần chân bước kéo lê thê , Gối lẻ giường đơn chán cảnh về . Gay gắt vật mình buồn chán ngán , Êm đềm hé cửa gọi say mê …
Đường quen mật đắng đành thoái thác , Vòng môi hồng khao khát đam mê … Bánh vẽ tình đời nghe chua chát , Mặn mòi muối xát tội tình ghê …!
THUYỀN TÌNH BỂ KHỔ
Buồn đau dằn vặt tuổi yêu đương , Nó đến rồi đi ai có lường …? Cất bước xa đành tình vĩnh biệt , Em trông vời vợi bóng bên đường .
Sầu bi nặng gối đêm nhung nhớ , Lệ tuôn rơi nức nở cõi lòng …! Khổ thuyền tình long đong cách trở , Biết khi nào hạnh ngộ cầu mong …
BẼ BÀNG
Trăng thanh vằng vặc chiếu qua mành , Ai ngồi tựa cửa dưới mái tranh .? Thơ thẩn thả hồn trên núi thẳm , Tuôn theo dòng suối xuống sông xanh …
Yêu da diết lòng em bộc phát , Sao nỡ thoái thác quá bẽ bàng …! Đau đớn hỡi chàng sao bội bạc , Mối tình chất phác đã cưu mang…
VIỄN KHÁCH
Trên đường khúc khuỷu gập ghềnh đưa , Nghe tiếng lung lay ngọn gió lùa . Vạt nắng hữu tình xanh lá biếc , Tiếng đàn vô ảnh cuộn rừng thưa …
Ào ào đổ xuống dòng nhung mượt , Vang nghe phía trước tiếng gọi mùa . Viễn khách dừng chân nhìn con nước , Bóng nàng tha thướt dưới cơn mưa …
BUỔI CHIỀU HÔM
Chiều tà đổ xuống phủ đồi thông , Gió thổi hiu hiu giữa cánh đồng . Phất phưỡng mùi thơm hương lúa mới , Reo reo đưa đẩy phấn bông vàng .
Bên kia bờ vắng ai thấp thoáng , Mục tử chăn trâu đứng giữa dòng . Xa đưa tiếng chuông chùa nghe ngóng, Thế thời biến động có như không …
XUÂN ĐẾN
Ánh xuân chiếu rọi xuống muôn phương , Tỏa rộng khắp nơi nẻo phố phường . Sáng rực vườn hoa vờn cánh bướm , Nhởn nhơ lướt gió giữa rừng hương .
Tung bay áo tà lay lay động , Dồn dập con tim đắng cõi lòng ! Cuộc tình trường long đong ngấp ngỏng , Hồn trôi lạc lỏng chốn cô phòng .
VE SẦU
Rộn ràng hè về vang tiếng kêu , Về sầu mong nhớ bóng người yêu ! Thương mình bạc phước ai đành bỏ , Oán hận tình đời mối thương đau …
Bão cuốn tả tơi cuồn cuộn sóng , Hồn cô quạnh chiếc bóng canh thâu… Mùa hè đỏ ối màu hoa phượng , Cuộc đời vất vưởng biết về đâu ?
THU SANG
Chiều vàng nhấp nháy phía chân đồi , Một thoáng heo may lá thu rơi . Rặng liễu bên bờ buông ủ rũ , Phù dung trước gió lạnh lùng trôi …
Đàn cò lội bơi dòng sông vắng , Nhạn lạc tìm bầy tận núi non . Những hạt sương rơi còn ứ đọng , Sâm Thương lấp lánh bóng dập dồn …
ĐÔNG VỀ
Cành cây trụi lá tiếng ru hời , Gió cuốn mưa gào đánh tả tơi . Vỗ ngực anh hùng nơi núi vắng , Xuống tay cứu khổ ngút ngàn khơi .
Đêm đông hút heo ào ào thổi , Ngọn đèn le lói một mình côi .. Tuyết phủ trắng phiêu trời tăm tối , Hồn trôi lạc lối phía chân đồi …
TUYỆT VỜI
Trời mưa nhè nhẹ gió heo may , Thấp thoáng em về dưới bóng cây . Lất phất bàng hoàng cơn gió thoảng , Vai gầy thấm ướt hạt mưa bay …
Vòng môi đỏ thắm nhìn bỡ ngỡ , Mấp máy miệng cười ngó vu vơ. Gác vắng trông chờ buồn than thở , Mặt mày rạng rỡ mối tình thơ .
( Bài số *331 gồm 13 bài ngắn tám câu , nếu muốn mình có thể ghi số riêng từng bài ..) Nguyễn Doãn Thiện Antioch,California USA
Tumblr media
1 note · View note
thptngothinham · 2 months
Text
Văn mẫu tả cánh đồng nơi Dế Mèn sinh sống từ truyện ngắn Dế Mèn phiêu lưu kí, THPT Ngô Thì Nhậm sẽ hướng dẫn các em cách để làm bài văn tả cánh đồng của Dế Mèn thật đặc sắc, đạt điểm cao. Đề bài: viết đoạn văn khoảng 10 đến 15 dòng miêu tả nơi dế mèn và dế choắt sinh sống theo tưởng tượng của em Cũng giống như những bài văn tả cánh cánh đồng khác, bài văn tả cảnh cánh đồng nơi Dế Mèn sinh sống cũng sẽ có những điểm cơ bản lấy từ truyện ngắn Dế Mèn phiêu lưu kí. Rồi từ đó, các em học sinh tưởng tượng và kết hợp thêm nhiều yếu tố về sinh hoạt, đời sống khác để đưa thêm vào bài văn cho sinh động. Hướng dẫn làm bài 1. Mở đầu Giới thiệu về cánh đồng nơi Dế Mèn và Dế Choắt cùng sinh sống. 2. Thân bài - Miêu tả về về cánh đồng Phần này các em triển khai dựa trên nội dung bài truyện ngắn: chiếc hang, mùa mưa, mùa khô... Thêm vào đó, các em có thể tưởng tượng ra thêm các cảnh sắc xung quanh: mặt trời, cây cối, đầm nước... - Miêu tả những sinh hoạt diễn ra trên cánh đồng Phần miêu tả những sinh hoạt diễn ra trên cánh đồng, các em viết dựa trên những hoạt động được liệt kê trong tác phẩm: cảnh kiếm ăn của Cò, Vạc,... Ngoài ra, bạn có thể thêm những cảnh sinh hoạt của con người: chăn trâu, cắt cỏ, cày cấy, bắt tôm, bắt cá... để bức tranh cánh đồng thêm sinh động. 3. Kết thúc Nêu cảm nhận của em về cánh đồng nơi Dế Mèn sinh sống. Tham khảo thêm: Bài văn tả cảnh cánh đồng Từ hướng dẫn làm dàn ý tả cánh đồng của Dế Mèn ở trên, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh sẽ liên hệ với thực tế cánh đồng lúa của làng quê mình để từ đó giúp các con hình thành nên những suy nghĩ về cách làm bài văn tả cánh đồng nơi Dế Mèn sinh sống thật hay. Văn mẫu tả cánh đồng nơi Dế Mèn sinh sống Bài mẫu 1 Nơi sinh sống của Dế Mèn và Dế Choắt ở bên cạnh một cánh đồng lúa. Vào mỗi một mùa, thì cánh đồng lại có một màu khác nhau. Vào mùa lúa chín, cánh đồng như một biển lúa vàng nhấp nhô gợn sóng. Còn khi cánh đồng đang thì con gái, cánh đồng lại có một màu xanh hòa bình êm dịu như những hạt thóc đang ấp ủ bên trong những thân lúa. Trước hang cửa của Dế Mèn là một nơi cỏ mọc um tùm có nhiều hang của các loại động vật, hang Dế Choắt nằm bên cạnh hang của Dế Mèn. Gần đấy, có một cái đầm rộng, những lúc mưa là cái đầm như một biển cả rộng mênh mông, còn có rất nhiều cua cá tràn về. Vào mùa khô, nước cạn, diện tích đầm lại thu lại như một cái ao làng. Có khi những người dân nơi đây lại trồng thêm hoa sen, hoa súng.Vào những mùa gặt, cánh đồng nơi đây lại trở nên nhộn nhịp.Những chiếc xe tới tấp chở lúa đi.Sau khi thu hoạch thì chỉ còn lại mỗi gốc rạ. Chúng không cần lo chuyện thức ăn vì chỉ cần ra đầu hang là đã thấy mấy nhánh cỏ tươi để ăn rồi. Chiều chiều, làng dế lại mở tiệc. Cánh đồng lại trở nên yên tĩnh vì thiếu tiếng nói, cười của những người nông dân. Bài mẫu 2 Trên một cánh đồng, nơi đầy cỏ cây xanh mát. Nơi đây đẹp biết bao, hiện rõ lên vẻ đẹp của thiên nhiên, nó tựa như bức tranh vẽ về cánh đồng xung quanh bao phủ cỏ cây của một họa sĩ tài ba xen lẫn với trí tưởng tượng phong phú, ngộ nghĩnh của trẻ thơ. Cánh đồng mênh mông như biển. Mỗi lần chị gió chạy qua đưa hương thơm của cỏ bay qua. Trên mỗi ngọn cỏ có những giọt sương long lanh như những viên pha lê bé xíu. Khi nhìn gần phía xung quanh như văng vẳng vang lên tiếng của cô, cậu dế râm rang ca hát. Gần hơn nữa có một cái ao, những lúc ông trời nhỏ giọt nước mắt xuống, cái ao lại đầy nước. Lúc này, sẽ bắt gặp tiếng cãi nhau ầm ĩ của bác cò, bác sếu, anh vạc, chị cốc, em vịt trời,… giành lấy phần ăn ngon lành như cua, cá dưới ao. Đúng là một cảnh đẹp tuyệt vời. Các bạn có nghĩ thế không? Bài mẫu 3 Nơi đây chính là một cánh đồng quê thoáng mát vào buổi sáng, yên tĩnh vào buổi trưa và vô cùng vui nhộn vào lúc chiều tà. Vào những buổi sáng, từ trên bầu trời trong xanh rơi xuống những hạt sương sớm làm cho hang của Dế Mèn và Dế Choắt mát mẻ, thông thoáng khí hơn rất là nhiều. Những chú chim đã dang đôi cánh nhỏ bay rời tổ và cất tiếng hót chào buổi sáng. Khi trời đã chuyển trưa thì không còn tiếng chim hót líu lo nủa mà thay vào đó là một quang cảnh yên bình, yên tĩnh vô cùng.
Những cơn gió luồn qua các kẽ lá tạo ra những âm thanh rì rào nghe rất rõ của buổi trưa hè. Mặt trời đang chuẩn bị xuống núi để đi ngủ, cũng đồng nghĩa với việc màn đêm cũng dần dần buống xuống. Từ đâu mà có các anh các chị cò, vạc, sếu bay tới các cánh đồng để tìm kiếm thức ăn. Tiếng các con vật kêu lên mà cứ như là tiếng cãi nhau của các bác nông dân vậy. Thật là ồn ào. Đây thực sự là một vùng quê rất đẹp của Dế Mèn và Dế Choắt. Bài mẫu 4 Mỗi người sẽ có một cuộc sống riêng, sẽ có một nơi để ở. Dế Mèn cũng như vậy. Cậu cũng có nơi sinh sống - một cánh đồng bình yên, không ồn ào và náo nhiệt. Hằng ngày, Dế Mèn luôn được hít thở bầu không khí trong lành mỗi sáng bình mình. Cạnh nhà Dế Mèn và Dế Choắt còn có một cái đầm lớn. Nơi đây có biết bao nhiêu tôm cá nên Cò, Vạc, Cốc luôn đến đây kiếm ăn. Dế Mèn thường dậy sớm nên cậu luôn được thấy những giọt sương mai đọng trên lúa. Quả thật nhìn rất đẹp! Có khi, Dế Mèn và Dế Choắt còn trông thấy vài bác nông dân đi thăm lúa. Vào mùa gạt, lúc chín vàng, những bông lúa trĩu nặng. Những lúc gió thổi, những bông lúa ấy va vào nhau như thì thầm trò chuyện. Cánh đồng này có thể nói là nơi ở tuyệt vời nhất mà Dế Mèn được ở sau tổ ấm gia đình Dế Mèn . *** Với những bài văn mẫu tả cánh đồng nơi Dế Mèn sinh sống ở trên, hi vọng các em học sinh sẽ có những bài văn thật hay, giàu cảm xúc và đạt được điểm cao.
0 notes
batnhuahanviet · 2 years
Text
Cach su dung bat xanh cam hieu qua trong nganh nong nghiep
Trong đời sống hiện nay, bạt xanh cam đang được nhiều người quan tâm và tin tưởng sử dụng trong các lĩnh vực khác nhau trong đời sống đặc biệt là ngành nông nghiệp. Thật vậy trong ngành nông nghiệp bạt xanh cam được ứng dụng rất đa dạng với nhiều mục đích khác nhau. Vậy bạn đã biết hết về những công dụng của loại bạt này hay chưa? Hãy cùng Bạt Nhựa Hàn Việt tìm hiểu về cách sử dụng bạt xanh cam hiệu quả trong lĩnh vực nông nghiệp.
Tumblr media
1. Sử dụng bạt xanh cam làm lều
Theo chia sẻ của nhiều người dân, việc sử dụng bạt xanh cam làm lều ở tạm trong nương rẫy là vô cùng tiện lợi và hữu dụng. Đây là những chỗ nghỉ ngơi tạm thời của người dân trong những ngày trời nắng nóng và oi bức. Mặc dù chỉ lều chỉ được làm một cách sơ sài nhưng sinh hoạt bên trong cũng khá tiện lợi và không có gì quá bất tiện. Ngoài ra, bạt xanh cam cũng có khả năng chống nước tốt, đây cũng có thể là một chỗ trú an toàn trong những ngày mưa bất chợt mà không lo bị ướt. Thêm vào đó, bạt xanh cam cũng được sử dụng để che chắn không cho côn trùng, các loài bò sát bên ngoài. Có thể nói bạt xanh cam là một chất liệu vô cùng phù hợp để làm lều che nắng, che mưa.
2. Sử dụng bạt xanh cam làm hồ trữ nước để tưới tiêu
Đối với những cây trồng của người nông dân, việc cung cấp đủ nước trong các mùa khô, hạn hán và cực kỳ quan trọng. Theo kinh nghiệm của người dân, việc đào mương sau đó lót 2 lớp bạt xanh cam ở giữa nhằm dự trữ nước là một sáng kiến tuyệt vời. Với khả năng chống thấm ưu việt, bạt xanh cam có khả năng giữ nước trong mùa hạn hán qua đó giúp cây trồng được tưới nước một cách đều đặn. Nhờ sáng kiến này, người dân đã đỡ nhiều công sức đi lấy nước từ sông suối, lại còn tiết kiệm được thời gian đi lại để tưới tiêu.
Tumblr media
3. Dùng bạt xanh cam giúp thu hoạch cây trồng
Bề mặt của bạt xanh cam trơn, bóng nhoáng nên sẽ rất tiện để dùng cho việc đựng quả cũng như các loại củ, hạt khác. Thêm vào đó, lót bạt sẽ giúp củ quả không bị dính bụi đất bẩn, không bị dập, hư hại cũng như đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Ngoài ra, việc sử dụng bạt xanh cam lót bên dưới cũng giúp cho hoa quả hay nông sản luôn giữ được vẻ tươi mới, sạch sẽ.
4. Sử dụng bạt khổ lớn xanh cam làm tấm phơi sấy nông sản
Trong quy trình thu hoạch nông sản, quá trình phơi sấy là một trong những công đoạn vất vả nhất. Theo cách truyền thống, người dân phải phơi lúa trên nền xi măng, phải để ý điều kiện thời tiết. Khi có những cơn mưa bất chợt xảy ra, người dân phải vất vả gom lại khá là vất vả và cực nhọc. Tuy nhiên, kể từ khi có bạt xanh cam, việc phơi lúa của người dân trở nên nhẹ nhàng và đỡ vất vả hơn nhiều. Trong điều kiện thời tiết xấu người nông dân chỉ cần sử dụng bạt xanh cam đậy nông sản đang phơi lại và khi trời nắng lại tiếp tục giăng bạt ra và phơi nông sản.
Tóm lại, qua bài viết trên Bạt Nhựa Hàn Việt đã giới thiệu đến bạn cách sử dụng bạt xanh cam hiệu quả trong ngành nông nghiệp. Hy vọng với những chia sẻ ở trên sẽ giúp cho người nông dân có thể áp dụng vào thực tế và đỡ vất vả hơn khi lao động.
0 notes
pulpficat · 3 years
Text
Những kiệt tác hội họa về mùa thu
Thời tiết mùa thu thật thất thường. Có những ngày trời xanh trong vắt như pha lê, nắng ửng vàng lấp lánh. Có những ngày khác mây sà xuống thấp, sương xám lãng đãng quanh những cành c��y bắt đầu rụng lá. Mùa thu vui hay buồn, cảnh vật tươi tắn hay ảm đạm, dường như đều là phản chiếu tâm trạng của con người.
Tumblr media
John Everett Millais đã ghi lại những cảm xúc độc đáo của mùa thu trong hai bức tranh: Lá thu (1855) và Tháng 10 giá lạnh (1870). Cả hai bức tranh đều được vẽ ở Perth, Scotland, nơi Millais sống. Trong Lá thu, bốn thiếu nữ đang gom lá, chất thành một đống và đốt lửa trại. Những cụm khói màu xám bắt đầu bốc lên. Khu vườn phía sau tối tăm với những cây cao mảnh khảnh, đây đó vài đám mây vương như tơ xanh trên nền trời ửng màu vàng cam rực rỡ. Mặt trời lặn khuất bóng trên gương mặt các thiếu nữ. Má họ ửng hồng như cũng nhuốm màu lá đỏ. Người xem như cảm nhận được tiếng những chiếc lá xào xạc giòn tan, làn khói ấm tỏa ra trong buổi chiều tà se lạnh. Millais vẽ nhiều loại lá, đủ hình dạng và màu sắc, rơi rụng, được xếp thành từng lớp, như báo hiệu thời khắc giao mùa, lại như gợi lên những suy nghĩ về tuổi thanh xuân, rực rỡ trong thoáng chốc rồi nhanh chóng tàn lụi theo dòng chảy bất biến của thời gian.
Tumblr media
Tháng 10 giá lạnh lại gợi lên cảm nhận của người xem về cả thời tiết lẫn tâm trạng, được truyền tải trong phong cảnh mùa thu phương Bắc. Một bầu trời điểm xuyết vài dải mây nhạt nhòa soi bóng xuống mặt sông Tuy phẳng lặng. Từ trên bờ sông, mặt nước chỉ là một dải ánh sáng dẫn thẳng đến ngọn đồi xanh mờ ảo phía xa. Một doi đất nhỏ ở giữa sông với những hàng cây hun hút, đám lau sậy ven bờ ken dày như một tấm thảm vàng, tầng tầng lớp lớp đều như cô lập người xem ở bên ngoài bức tranh, bên phía nỗi cô đơn, lạnh lẽo và u ám.
Nhưng ẩn khuất trong Tháng 10 giá lạnh vẫn có một vẻ đẹp tĩnh lặng, trong những đám mây sáng ửng màu ngọc trai dịu dàng, trong những cánh chim xa bay đầy tự do, nổi bật trên phông nền rộng lớn, hoang sơ của những đám lau sậy vàng rực ven mặt nước. Trong nỗi buồn của mùa thu, vẫn có hy vọng.
Tumblr media
Dù buồn hay vui, màu sắc của mùa thu thường trầm và ấm: vàng, cam, đỏ, nâu. Như trong những bức tranh vẽ phong cảnh mùa thu tại Alyscamps, một nghĩa địa La Mã cổ đại ở Arles, Pháp, van Gogh hào phóng tuôn màu vàng rực rỡ trên hai hàng cây dương, tương phản mạnh mẽ với những dãy bia mộ đá. Gauguin đi cùng ông đến Alyscamps ngày hôm đó và đã chọn đưa vào trong tranh của mình một góc nhìn khác về nơi này, một con đường rợp bóng cây đầy lãng mạn lưu dấu chân những giai nhân. Trong những ngày cuối tháng 10 năm 1988, hai họa sĩ đã miệt mài vẽ sáu bức tranh ở Alyscamps, cho đến khi một cơn mưa kéo đến mang theo hơi lạnh chấm dứt mùa thu.
Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media
Các họa sĩ dường như chưa bao giờ tiếc công dát vàng lên những bức tranh về mùa thu, từ Childe Hassam, Gustav Klimt cho đến Henri Rousseau, Pierre Bonnard và Egon Schiele. Màu vàng của nắng trời, lá khô, hoa cúc và cánh đồng lúa chín... hay là màu vàng bất tận của cánh rừng bạch dương trong tranh của Levitan đã khiến bao người thương nhớ nước Nga. Dòng sông uốn lượn men theo vàm cỏ thoai thoải nối với rừng cây, gợi lên cảm giác bâng khuâng vô định. Bầu trời xanh trong veo với những tầng mây lơ lửng bay theo làn gió nhẹ và những vạt nắng yếu ớt trải dài, tạo nên sự huyền ảo lung linh của thời khắc giao mùa, tươi sáng nhưng vẫn ẩn khuất nỗi buồn man mác.
Tumblr media Tumblr media
Với độ chính xác màu đáng kinh ngạc, Công viên Hyde ở London, Anh trông đẹp hơn bao giờ hết trong tranh của Camille Pissaro, khi vẻ đẹp của thiên nhiên được phô bày một cách trọn vẹn mà không hề trần tục. Họa sĩ người Anh Joseph Mallord William cũng đã bộc lộ rõ tài năng tái hiện sự kỳ diệu của thiên nhiên bằng màu nước và sơn dầu, đã giúp nâng tầm thể loại tranh phong cảnh lên đúng vị trí của nó, như khung cảnh mùa thu ngoạn mục trong Suối nguồn lười biếng. Mùa thu trong tranh của Jean-Francois Millet thì nhuốm màu trầm hơn, nhưng không u buồn mà trái lại, thấm đẫm phong vị thanh bình êm ả của chốn đồng quê thôn dã sau mùa gặt.
Tumblr media Tumblr media
Nhưng mùa thu cũng là mùa của những vấn vương, thương nhớ và hoài niệm. Trong những cơn mưa chợt đến, chợt đi, cảnh vật chuyển màu héo hắt, dễ khiến con người cảm thấy buồn vu vơ, và có gì đó như là cô độc. Mùa thu trong tranh Wassily Kandinsky sao mà lạnh lẽo đến thế, tán lá đỏ kia có sưởi ấm lòng người được chút nào không?
Tumblr media
Còn Edward Hopper lại níu giữ khoảnh khắc mùa thu tàn phai ở Cape Cod, với con đường hoang vắng như được quan sát cảnh từ cửa sổ của một chiếc xe đi ngang qua, khắp đất trời như chuyển màu xám tĩnh lặng để nhường chỗ cho đông về.
Tumblr media
Những bức tranh mùa thu của Paul Klee lại trừu tượng hơn và bảng màu cũng đa dạng hơn. Nhìn qua thì có vẻ đơn giản, trẻ con và ngây thơ, tranh của ông đã sử dụng nhiều phương pháp như màu nước, mực, dầu, phấn màu, kết hợp chúng với nhau, phức tạp và đa dạng cả về kỹ thuật và màu sắc, từ đơn sắc đến đa sắc.
Tumblr media
Nói về những bức tranh phong cảnh đẹp nhất của mùa thu thì không thể bỏ qua Claude Monet và những tác phẩm của ông về vùng nông thôn Pháp. Cách sử dụng màu sắc và những nét bút vẽ mềm mại của ông gần như hoàn hảo. Điều đó thể hiện trong những bức tranh về mùa thu ở Argenteuil hay Con đường trên đảo Saint Martin.
Tumblr media
Claude Monet vẽ Hiệu ứng mùa thu ở Argenteuil vào cuối năm 1873, thời điểm mà phong trào Ấn tượng bắt đầu nở rộ tại Paris. Khi ấy, Argenteuil là một trung tâm công nghiệp đang phát triển ở ngoại ô Paris, đồng thời là một đề tài xuất hiện thường xuyên trong tranh của nhiều họa sĩ Ấn tượng vì thị trấn nhỏ này đóng vai trò như một khu nghỉ dưỡng cuối tuần cho giới thị dân Paris. Bức tranh mang màu sắc rực rỡ của một ngày thu đầy nắng lấp loáng trên mặt nước khi cây lá và bầu trời phản chiếu xuống dòng sông Seine. Sự tương phản nổi bật giữa những tán lá vàng và làn nước trong xanh có thể khiến người xem liên tưởng đến những bức tranh khắc gỗ của Nhật Bản.
Tumblr media
Với hơn 30.000 tác phẩm, nhưng Katsushika Hokusai được biết đến nhiều nhất với tư cách là tác giả của loạt tranh khắc gỗ 36 cảnh núi Phú Sĩ, trong đó Sóng lừng ở Kanagawa đã trở thành biểu tượng của Nhật Bản. Hokusai còn có một loạt tranh nổi tiếng khác được sử dụng làm minh họa cho cuốn sách Hiaku-nin-isshiu (Những bài ca của một trăm nhà thơ). Bài thơ đầu tiên là Hoàng đế Tenchi, kể về việc Hoàng đế đã trú mưa trong một túp lều bên đường trong khi xem những người thợ gặt làm việc. Trong bức tranh minh họa, vài lữ khách đi ngang qua một con đường hẹp nơi những người nông dân đang đang gánh lúa về. Phía xa xa là vài túp lều đơn sơ ẩn giữa những tán cây, đằng sau là những ngọn đồi thấp thoáng trong màn sương. Ở giữa bức tranh, ba ngọn cây cao vút, mảnh mai nổi bật trên nền trời hoàng hôn. Nét bút của Hokusai uyển chuyển và tự do, dù bức tranh sử dụng màu sắc trầm buồn, nhưng khúc chiết và lắng đọng tinh thần hội họa Nhật Bản. 
Tumblr media
Jasper Francis Cropsey thường được gọi là “họa sĩ của mùa thu” với hàng chục bức tranh phong cảnh mùa thu rực rỡ, phần lớn ở vùng Đông Bắc Mỹ như New York và New Jersey. Phong cảnh nước Mỹ hiện lên trong tranh của Cropsey thường rộng lớn, khoáng đạt mà yên bình, ấm áp với tông màu vàng, cam và đỏ lộng lẫy. Khi Nữ hoàng Victoria đến xem triển lãm của Cropsey ở London, bà cho rằng những bức tranh không hoàn toàn chân thực và họa sĩ đã phóng đại về màu sắc mãnh liệt của những tán lá thu ở quê nhà. Cropsey đã cho gửi những chiếc lá vàng, lá đỏ từ Mỹ sang Anh để chứng tỏ cho Nữ hoàng và cả thế giới thấy vẻ đẹp diệu kỳ của mùa thu Bắc Mỹ trong tranh của ông là hoàn toàn chân thực. Đây có lẽ là trường hợp đầu tiên trong lịch sử mà một nghệ sĩ phải chứng minh rằng mình “không dùng filter”!
Tumblr media
Bao năm qua, mùa thu dịu dàng đã là nàng thơ của bao họa sĩ tài danh trên khắp thế giới, với một chút buồn man mác, của những con đường phủ lá cây khô, những cơn gió heo may cuộn dài trên phố, những vạt nắng hanh hao cuối cùng còn sót lại trước khi tiễn hè đi. Người họa sĩ dường như cũng nhạy cảm hơn khi thu về, chỉ cần một chiếc lá rơi xào xạc, một giọt nắng rơi bên thềm cũng đủ để họ cầm cọ lên và tâm sự với mùa thu.
10 notes · View notes