Tumgik
#nguồn nhân lực
datutudau · 2 years
Text
Giải bài toán thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao
Bài viết mới nhất: Giải bài toán thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao
Tumblr media
>>>Năng lực doanh nghiệp ngành công nghiệp tương trợ còn thấp Chương trình Thực tập sinh tài năng của Viettel, những sinh viên khoa học được hướng dẫn bởi những chuyên gia hàng đầu của Viettel và trên toàn cầu về điện toán đám  Năm 2022, trong công cuộc chuyển đổi số, Việt Nam với thể …
#Blog #ChuyểnĐổiSố, #ĐàoTạoNhânSựAI, #NguồnNhânLực DauTuTuDau: https://daututudau.vn/giai-bai-toan-thieu-hut-nguon-nhan-luc-chat-luong-cao/
0 notes
sophieacre · 2 years
Text
công việc bán thời gian Không cần phải đi ra ngoài chỉ 2 giờ 100 USD nếu quan tâm xin vui lòng liên hệ với tôi🤩
0 notes
navigossearch1 · 2 years
Text
Tumblr media
2 notes · View notes
phanmemnhansuamishrm · 11 months
Text
Quản trị nguồn nhân lực là gì? Khái quát về quản trị nguồn nhân lực
Xem link bài gốc: https://amis.misa.vn/86714/quan-tri-nguon-nhan-luc-la-gi/
Nguồn nhân lực luôn được xem là yếu tố quan trọng, tác động trực tiếp tới sự thành công của doanh nghiệp trong tương lai. Tuy nhiên quản trị nguồn nhân lực là gì và làm thế nào để quản trị nguồn nhân lực hiệu quả, phát huy tối đa hiệu suất thì nhiều nhân sự vẫn còn e ngại và chưa thực sự hiểu rõ.
Bài viết dưới đây sẽ giúp lãnh đạo doanh nghiệp và nhân sự có cái nhìn toàn diện và khái quát nhất về chủ đề này.
Tumblr media
0 notes
tslaitheluyen · 1 year
Text
Tại sao nguồn nhân lực của các doanh nghiệp cần được đào tạo thêm về các kỹ năng mềm ?
Các doanh nghiệp ngày nay đang phải đối mặt với một môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp và thay đổi nhanh chóng. Để tồn tại và phát triển trong thị trường cạnh tranh này, các doanh nghiệp cần có nguồn nhân lực có kỹ năng mềm mạnh mẽ. Dưới đây là những lý do tại sao đào tạo thêm các kỹ năng mềm cho nhân lực của doanh nghiệp là cần thiết: Kỹ năng mềm giúp xây dựng mối quan hệ tốt: Kỹ năng…
Tumblr media
View On WordPress
0 notes
baominhland · 1 year
Text
Doanh nghiệp địa ốc phá sản, giải thể tăng mạnh
Bộ Xây dựng nhận định, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản (BĐS) đang gặp nhiều trở ngại do khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng, phát hành trái phiếu và huy động vốn của khách hàng… Dự án đang mở bán: Vinhomes Móng Cái Tại báo cáo mới đây, Bộ Xây dựng đã chỉ ra, năm 2022 số doanh nghiệp BĐS tuyên bố phá sản, giải thể tăng khoảng 38,7% so với cùng kỳ năm…
Tumblr media
View On WordPress
0 notes
linkv8 · 2 years
Text
o-day-co-cong-thuc-ca-do-bong-da-hoan-hao-cho-ban
Tumblr media
0 notes
baosam1399 · 11 months
Text
"Thân xác con người lớn lên dần dần theo thời gian nhưng suy nghĩ thì không phải như vậy. Suy nghĩ một lúc nào đó sẽ được khai sáng bằng lời nói hữu ý hoặc vô tình. Thậm chí chỉ là một cảnh tượng liếc mắt" - Sầm Từ /Cách Một Cánh Cửa.
Tumblr media
하노이, 토요일 (7월29일)
Em có tin có thế giới song song không? Hồi còn nhỏ, chúng ta luôn hy vọng mình sẽ trở thành những người vĩ đại, nhỉ?
Ví dụ như trở thành bác sĩ, trở thành giáo viên, trở thành tiếp viên, trở thành anh hùng đi giải cứu trải đất... chúng ta mê mẩn những bộ phim hoạt hình siêu nhiên, hiếu kì với tất cả mọi thứ,... nhưng khi ta lớn lên, phải nếm trải những trái đắng của xã hội thì mới hiểu chúng ta mong muốn được làm người bình thường biết bao nhiêu... Chúng ta thu lại những hiếu kì, những vui vẻ, những khổ nạn. Chị luôn nghĩ, khi con người phải trải qua quá nhiều sự mài dũa của cuộc sống, họ sẽ trở nên như thế nào... chán ghét, yêu thích, buông bỏ hay vẫn lựa chọn nghị lực sống tiếp.....
Những người lựa chọn từ bỏ cuộc sống này, liệu ở một thế giới khác, họ có sống tốt không? Có được làm chuyện mà bản thân thích không? Có được sống một cuộc sống mà họ mong muốn không?
Những người lựa chọn kiên cường đối mặt với sự tàn khốc của cuộc sống có đạt được thứ mà họ mong ước không? Cuộc sống liệu có mỉm cười với họ không?
Những người đánh mất đi những thứ "ban đầu" của bản thân (sơ tâm, lòng nhân hậu, sự lương thiện, sự trong sáng), một ngày nào đó khi ngoảnh đầu nhìn lại, liệu họ có cảm thấy hối hận về những gì mình đã làm, liệu có cảm thấy áy náy với những người đã luôn sát cánh bên họ từ đầu hay không, liệu có một khắc nào đó, vì những quyết định đã từng của bản thân mà xấu hổ không?. Câu hỏi này khó trả lời thật sự, vì chị không biết phải bắt đầu từ đâu!
Chị hy vọng một bản thân chị ở một thế giới song song nào đó trên Thế Giới, đang được sống một cuộc sống vui vẻ hơn, hòa đồng hơn, có dũng khí hơn, yêu thương bản thân và những người bên cạnh hơn. Có nhuệ khí nói ra những sự yêu ghét giận hờn. Những sự không thỏa đáng và lên án những quyết định chưa thực sự sáng suốt của "người ấy" suốt những năm tháng qua.
Mấy hôm trước chị về NH8 chơi, mọi người vẫn như cũ nhỉ! Chị luôn cảm nhận được NH8 mang lại cho người khác một sức sống rất mãnh liệt, họ rưới những làn sóng thanh xuân nhiệt huyết tới mọi ngóc ngách trong chị, mãnh liệt tới mức khi chị quay lại NH4 cũng chưa từng cảm nhận được cảm giác ấy, mọi người vẫn như vậy, chỉ có câu chuyện về từng người là thay đổi thôi. Ừhm, khi chị biết được một sự thật thật ra không hẳn đã là sự thật hoặc nói cách khác, nó đã không còn là sự thật nữa, cảm giác của chị là.. chẳng có cảm giác gì cả! Hoặc giả thật ra từ rất lâu trước đó, trong chị đã có gì đó cảm nhận được "điều mờ ám" ấy, chỉ là chị của lúc ấy dù có quan tâm cũng làm như không thấy, mà chị của hiện tại cũng không thực sự quan tâm tới vậy. Chị nói với AE rằng nhiều khi vì chị luôn mặc định rằng "người ấy" là người tốt đẹp nhất trong tim, vì khi họ đối xử với chị quá tốt đẹp nên chị không lờ được những điều đó đi.
Chị từng nói rằng thật ra dù mọi chuyện có ra sao chị vẫn sẽ luôn lựa chọn cứ đứng về phía họ như vậy. Dù người khác có nói gì đi nữa, chị vẫn là chị, chị vẫn là người đã từng nhận được những niềm yêu thương vô bờ bến ấy, những lần chị giận dỗi, những lần chị gục ngã, những lần chị cần động viên an ủi, họ đã không ngần ngại mà dang tay về phía chị. Nhưng.. thực ra, hình như càng là những người thân cận, mới càng khó có thể quên đi những chuyện đã xảy ra với đối phương..
Từ khi biết được tin tức tới giờ chị chỉ nhắn đúng một tin nhắn cho người, báo với người rằng mọi chuyện thực ra vẫn ổn. Hy vọng dù ở nơi đâu người vẫn sẽ hạnh phúc và vui vẻ. Dòng nước thuận nguồn này rồi sẽ đẩy mọi người về đâu con không biết. Nhưng người hãy cứ yên tâm, vì có một con cá ngốc nghếch là con đây vẫn đang bạt mạng bơi ngược lại phía khởi đầu của câu chuyện để nhắc nhở mọi người nhớ rằng, dù có ra sao, con vẫn sẽ ở bên mọi người thôi.
135 notes · View notes
chang-trai-cua-gio · 1 month
Text
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA NGƯỜI ĐỌC NHIỀU SÁCH VÀ NGƯỜI KHÔNG ĐỌC SÁCH
______
Đọc nhiều tiểu thuyết, bạn sẽ nhìn thấy biết bao cuộc đời lên voi xuống chó, gặp bao mánh lới xâu xé bẩn thỉu, chứng kiến bao kiểu nhục dục đê hèn, cảm nhận được nỗi xót xa và không cam lòng, hiểu thế nào là bất lực, u ám. Bạn sẽ đọc được đủ loại chuyện trên thế gian này khiến bạn trầm luân trong chúng, và từ đây trở về sau dù bạn có đối diện chuyện gì đi chăng nữa, đều là những chuyện mà từ trong sâu thẳm trái tim bạn, bạn đã được trải nghiệm qua một lần.
Đọc nhiều sách lịch sử, bạn sẽ đọc được đủ loại quyền uy và biết bao cá thể nhỏ bé bị dòng nước lũ của số mệnh cuốn trôi. Bạn sẽ nhận ra con người nhỏ bé biết mấy còn cuộc đời thì luôn đầy những biến động.
Đọc nhiều sách triết học, bạn được chứng kiến sự hình thành của đủ kiểu giá trị quan, vô vàn những lời giải đáp cho những thắc mắc nhỏ nhặt nhất. Bạn sẽ phát hiện những gì mình luôn vững tin vào sự tồn tại của nó lại hóa ra chỉ là một tràng hư ảo, những điều bạn luôn chế nhạo là xuẩn ngốc lại uẩn chứa nhiều nội hàm cao siêu. Bạn không còn cố chấp với những gì đã từng luôn chấp nhất, dùng ánh mắt tư biện* để nhìn nhận thế giới nửa thực nửa giả này. (tư biện: chỉ đơn thuần suy nghĩ, không dựa vào kinh nghiệm thực tiễn)
Đọc nhiều sách về xã hội học, bạn lần nữa bắt gặp những chuyện vốn quen quá hóa thường, hóa ra đều có nguồn gốc đáng tìm hiểu. Bạn sẽ nhận thấy xã hội loài người chẳng qua chỉ là một bản phác thảo trong tưởng tượng. Bạn cũng sẽ tìm hiểu ra đằng sau những câu chuyện ấp áp lại thường ẩn chứa bao tính toán lạnh lùng, bạn là một phần tử trong cả một hệ thống, là cánh bèo trôi dạt giữa dòng đời.
Đọc nhiều sách về nhân học, bạn hiểu được hóa ra con người cũng chỉ là một loài động vật cực kì đặc biệt, rằng con người chúng ta kỳ thực cũng đâu cao quý đến vậy đâu. Nếu không sở hữu nét đặc thù, thì chúng ta chẳng qua chỉ là một lớp thú khoác lên mình cái áo của văn minh hiện đại.
Không đọc sách nhiều thì cũng chẳng phải là chuyện gì xấu xa cả, vì nhiều khi càng đọc nhiều, càng thấy lạnh nhạt với thế gian.
Dịch bởi: Cao Đức Hiếu
Via: Study With Me
Tumblr media
#skybooks
25 notes · View notes
windaroma · 2 months
Text
NGUỒN LỰC CÓ HẠN VÀ KIÊN NHẪN VÔ HẠN
Kiên nhẫn là một năng lực (hay kỹ năng) có giá trị cao nhưng bị đánh giá thấp trong thời đại ngày nay.
Kiên nhẫn là sự lặp lại và chờ đợi một kết quả xảy ra trong một khoảng thời gian. Đối ngược với sự kiên nhẫn là tính ưa trải nghiệm thông tin nhanh ngắn và vô cùng phong phú.
Tính kiên nhẫn có thể biểu lộ qua lựa chọn và hành vi của mỗi người.
Nếu bạn có thể đọc một cuốn sách mỗi ngày, nhiều khả năng bạn sẽ thành công trong những lĩnh vực cần đầu tư nhiều thời gian như học tập và kinh doanh.
Nếu bạn không thể kiểm soát được sự chú tâm của mình khi liên tục truy cập internet để xem và đọc những thông tin vô bổ, thì bạn sẽ chẳng thể tập trung để hoàn thành một công việc phức tạp.
Nếu có bạn cũng sẽ mất nhiều thời gian hơn và chất lượng đạt được cũng kém hơn.
Trong thời đại số, kỷ luật và tập trung chính là những năng lực hiếm có. Nhưng kể cả có hai năng lực này chưa chắc kết quả bạn muốn sẽ sớm xuất hiện.
Kiên nhẫn chính là yếu tố quan trọng gắn kết những kỹ năng lại với nhau.
Kỷ luật giúp bạn làm việc phải làm ngay cả khi không thích.
Tập trung giúp bạn hoàn thành những công việc khó nhất trong thời gian nhanh nhất.
Và kiên nhẫn chính là điểm cân bằng giúp bạn duy trì kỷ luật với sự tập trung trong một thời gian dài.
Với kiên nhẫn, bạn có thể đọc 99 cuốn sách để tìm ra 1 cuốn thay đổi tư duy của mình.
Với kiên nhẫn, bạn có thể cho phép mình học một kỹ năng mới trong 1 năm và sử dụng kỹ năng này suốt đời.
Và với kiên nhẫn, bạn có thể biến mọi khoản đầu tư nhỏ bé của mình trở thành một gia tài trong tương lai.
Cre: Đức Nhân
12 notes · View notes
muahexanhla204 · 1 month
Text
Tumblr media
Thú thật, trong một thời gian khá dài, tôi đã đứng từ xa ngắm nhìn cái poster Schindler’s list trôi bồng bềnh trên bảng danh sách phim Netflix của mình, và chưa bao giờ cho phép mình dừng lại ngắm nhìn quá ba giây bởi nó thuộc thể loại phim đen trắng. 
Bộ phim khơi gợi trong tôi câu hỏi về nguồn gốc chiến tranh và ý nghĩa của sự tồn tại.  Ban đầu, có lẽ cuộc chiến chỉ nằm trong đầu Adolf Hitler - một ý tưởng vừa tượng hình trong não bộ như một cơn gió thu nhẹ chỉ đủ sức làm lay động những chiếc lá vàng sắp lìa cành. Sau đó vào một ngày tháng 9 năm 1939, chẳng biết một con bướm nào đã vỗ đôi cánh để rồi tiếp sức cho cơn gió bé nhỏ kia trở thành một cơn cuồng phong quét sạch mọi nẻo đường nó đi qua. Khi đó, sinh mạng của con người Do Thái chỉ nằm vỏn vẹn một dòng duy nhất trên những danh sách mà đội quân SS thống kê để cai trị và chà đạp.
Tumblr media
Mở màng với gam màu nắng chiều vàng ấm cúng nhưng vô cùng buồn bã trong một căn phòng nhỏ, nơi các sắc màu vẫn còn hiện diện đầy đủ trên gương mặt các thành viên của một gia đình Do Thái tiêu biểu ở Ba Lan. Có lẽ đấy là buổi chiều cuối cùng trước khi người Đức tuyên bố chiến thắng và họ biết buổi lễ Sabbath này không thể kéo dài mãi. Hai ngọn nến lập loè trên bàn là linh hồn của buổi lễ. Các cảnh sau đó vẫn còn màu sắc nâu vàng nhưng không còn sự hiện diện của đại gia đình Do Thái nọ. Kết thúc khi nến đã tan chảy chỉ còn lại hai ngọn tim đèn yếu ớt mở ra trường đoạn trắng đen của bộ phim, báo động một thời kỳ đen tối chính thức bắt đầu. Màu sắc lúc này như một tấm ảnh đã bị một đàn muỗi vằn khát máu bu kín, hút sạch chỉ để lại một màu đen trắng của tan tác và mùi tanh của sợ hãi. 
Tumblr media
Nội dung phim kể về Oskar Schindler, một doanh nhân máu mặt thuộc đảng Đức Quốc xã, đã khéo léo nhận ra chiến tranh mang lại cơ hội sản xuất thương mại với chi phí nhân công vô cùng rẻ mạt. Với lợi thế sở hữu các mối quan hệ thân tín với giới chính trị, quân đội Đức, Oskar đã mua lại một xưởng sản xuất địa phương tại Krakow rồi tái thiết lại thành một đế chế sản xuất nồi và chảo phục cho quân đội. Khi vợ ông đến thăm, ông hồ hởi chia sẻ việc kinh doanh trong quá khứ là vô nghĩa khi so sánh với hiện tại. “Mỗi thương vụ anh đã từng thử giờ anh đã thấy rồi, không phải do anh thất bại”. “Nó luôn thiếu hụt một thứ gì đó”. “Dù anh biết nó là gì, anh cũng không thể tạo ra nó. Nó tạo ra sự khác biệt giữa thành công và thất bại”. Cô vợ ngây thơ thắc mắc: Là may mắn sao anh? Câu trả lời cáo già của Schindler khiến tôi sởn da gà: CHIẾN TRANH. 
Sáu triệu người dân Do Thái đã chết không kể đàn ông, đàn bà, người già, trẻ nhỏ hay em bé sơ sinh… Một số đã bị bắn khi đang đi trên đường, hoặc đang đẩy xe lao động cật lực, hay vừa ngồi xuống cột cọng dây giày. Một số bị tống vào lò hơi ngạt tập thể. Một số nấp dưới tủ chén. Một số dán mình dính vào gầm giường. Một số nín thở dưới hầm xí. Một số tháo chạy vào đường cống. Một số chỉ run cầm cập. Một số chỉ đứng nhìn vô định. Một số chỉ có tội già nua. Một số cứ nối tiếp nhau bước vào một cánh cửa mà không biết sẽ bị giết bằng thú vui tiêu khiển nào… Đau đớn nhất là lúc tôi tưởng tượng cảnh các cháu tôi bị bọn Pháp xít thảm sát, nước mắt tôi rớt lúc nào không hay.
Tumblr media
Quan chỉ huy SS - Amon Goth - đại diện cho tất cả sự ác độc của Đức Quốc Xã. Người hầu gái Goth đã tiết lộ cho khán giả thấy được sự tuyệt vọng của mình khi sống chung với một con quái vật đội lốt người. Cô đã chứng kiến nhiều vụ việc khi nòng súng của Goth nã vô tội vạ vào người dân Do Thái. Bất lực vì đã cố tìm hiểu lý do, nhưng cô không thể nào hiểu được. Những người bị bắn, “họ không ốm cũng không gầy”, “không làm chậm mà cũng không làm nhanh hơn bất kỳ ai”. “Càng chứng kiến Ngài Chỉ huy, tôi càng hiểu chẳng có nguyên tắc nào để có thể sống sót”.  Cô đã chấp nhận việc Goth sẽ bắn cô vào một ngày nào đó. Việc sống mà nơm nớp có người giết mình bất kỳ lúc nào thì chỉ là sự tồn tại của một bóng ma.
Phẫn nộ, uất hận, bàng hoàng, thẫn thờ là một mớ cảm xúc tôi trải qua khi bộ phim kết thúc. Nếu được định nghĩa lại từ “chiến tranh” trong từ điển, thì nó phải là địa ngục. Triết gia Jean Paul Sartre nổi tiếng của Pháp ở Thế kỷ XX đã từng suy nghĩ như vậy: Con người là địa ngục của nhau. Bạn ngẩm thử xem…
Tumblr media
Trong cái địa ngục đó, Oskar Schindler đã cầm ngọn đuốc rọi sáng màn đêm. Để giải cứu gần 1,200 người Do Thái, ông chiêu mộ họ dưới vỏ bọc thợ lành nghề cho xưởng sản xuất của mình. Với mỗi người được giải cứu, ông đã tiêu tốn một phần tài sản cá nhân. Và đến một lúc khi con số lên đến 1,200 người thì đó là tất cả tài sản mà ông có được; đến nỗi có một lần kế toán công ty, Itzhak Stern, phải vội vã đến hỏi Oskar xem ông ta có giấu mình bất kỳ một khoản tiền nào không vì với "độ hào phóng" như hiện tại thì có lẽ không bao lâu sẽ chẳng còn một xu trong tài khoản.
Điều làm nên vẻ đẹp của bộ phim chính là xuất thân của Oskar - một tên Phát xít,  nhưng người xem có thể nói ngay trái tim ông không thuộc về một đảng cầm quyền nào cả.  Ông đã trao cho những người nô lệ Do Thái niềm tin vào nhân loại giữa lúc hỗn mang nhất. Phân cảnh Schindler hôn một phụ nữ Do Thái khi cô ta cầm trên tay cái bánh kem đến chúc mừng sinh nhật ông thật đẹp. Một nụ hôn như bản tuyên ngôn về tình yêu và bình đẳng. Nụ hôn cũng là lời chế nhạo đối với những kẻ nhân danh đủ thứ trên đời để có thể trưng trổ thứ quyền lực thô thiển. Nếu có một tôn giáo mà tôi theo đuổi, thì đó chính là thứ tôn giáo cho phép con người ta trao nhau những nụ hôn như thế. 
Tumblr media
Thật may mắn khi cuộc thanh trừng người Do Thái của Hitler đã chấm dứt, nhưng dường như cánh cửa địa ngục trần gian mà ông ta đã mở ra sẽ không bao giờ thực sự khép lại. Những sang chấn tâm thần, nỗi sợ hãi, sự ô nhục vẫn còn vương lại đâu đó sẽ được truyền lại bằng cách này hay cách khác cho các thế hệ tiếp theo như một màng sương không màu chứa đựng bên trong những bóng ma chực chờ đội mồ sống dậy. Một cách tự nhiên, nó sẽ  được điều chỉnh vào gene của con cái của những con bướm sống sót sau cuộc di cư vạn dặm, như Ocean Vuong đã viết trong cuốn tiểu thuyết của mình.
Định kiến là một bức tường dày. Cuộc chiến tranh nào cũng bắt đầu từ một ý nghĩ lệch lạc của một ai đó. Từ đó, máu và nước mắt sẽ tụ thành hồ và được chứa bên trong những bờ kênh tường dày kiên cố. 
Giữa muôn vàng cơ hội được sống như một ông hoàng, Oskar Schindler đã chọn cho mình một thế khó. Ông đã cầm đầu những công nhân Do Thái thoát ra cánh cổng địa ngục ở các trại tập trung.  
Tumblr media
Ai dám đứng lên cầm trên tay cây búa để đập nát định kiến của chính mình sẽ tạo nên phép màu nhân gian. Schindler đã làm được điều đó. Ông tự mua cho mình một tấm vé đến thiên đàng. Nhưng trước hết ông phải tự mình bước ra khỏi cái bậc cửa nơi ông đã đi vào (hay vô tình mở ra). Tự dưng tôi có cảm giác có lẽ ông đã nhận ra bên trên cánh cổng địa ngục đó ở phía bên này lại có một cái tên khác là “thiên đàng”. 
 Long hải, 08/05/2024
Nhân Trần
Tumblr media
P.S.
Trái ngược với các bài bình luận cho rằng trước khi "thức tỉnh" thì Schindler ban đầu chỉ là một tên tài phiệt Phát xít máu lạnh và trơ trẻn tự gán cho mình cái quyền thượng đẳng, tôi nhìn thấy một Oskar từ đầu bộ phim đã bị nuốt chửng bởi nỗi cô đơn và sự kinh tởm khi cố che dấu tính người để có thể tồn tại với thời cuộc. Tấm hình bên trên là khi ông đang ngồi tiệc tùng giữa giới tinh hoa tại Krakow, bạn nói xem ánh mắt đó có phải thuộc về một người đang tận hưởng say đắm không?
6 notes · View notes
phongkhamsinhduong · 17 days
Text
Điều trị bệnh lao phổi ở đâu?
Bệnh lao phổi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, nó có thể gây tử vong cho người bệnh nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách. Phòng khám Sinh Đường là cơ sở y tế chuyên về khám và điều trị các bệnh lao và các bệnh phổi. Nếu quan tâm đến nơi điều trị bệnh lao phổi ở đâu, vui lòng xem tiếp bài viết này.
Bệnh lao là gì?
Tumblr media
Bệnh lao là bệnh truyền nhiễm do vi trùng lao gây nên. Bệnh có thể diễn biến ở tất cả các bộ phận của cơ thể như: lao phổi, lao màng phổi, lao màng não, lao xương khớp, lao màng bụng, lao hạch bạch huyết, lao ruột… Tuy nhiên lao phổi là phổ biến nhất và là nguồn lây chính cho người xung quanh.
Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lao phổi
Lao phổi thường có những dấu hiệu và các triệu chứng đặc thù:
Chán ăn (không cảm thấy thèm ăn) & sút cân
Phát sốt, sốt nhẹ về chiều, đổ mồ hôi trộm về đêm
Cơ thể mệt mỏi
Ho kéo dài hơn 3 tuần (ho khan, ho có đờm, ho ra máu)
Đau ngực, nặng ngực, thỉnh thoảng khó thở
Khạc ra đờm
Nếu bạn đang có các dấu hiệu và triệu chứng kể trên, cần đi khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bạn cũng có thể đến phòng khám Sinh Đường, chúng tôi sẽ thăm khám và ra hướng điều trị phù hợp.
Bệnh lao phổi lây nhiễm như thế nào?
Bệnh lao phổi lây nhiễm qua đường hô hấp.
Bệnh lao phổi chủ yếu gây ra viêm phổi do trực khuẩn lao. Người mắc bệnh lao phổi nặng sẽ phát tán trực khuẩn lao khi ho, hắt hơi…
Những người xung quanh bị lây nhiễm do hít vào trực tiếp trực khuẩn lao.
Tuy nhiên, dù bị lây nhiễm nhưng không có nghĩa bị phát bệnh. Thông thường, hệ miễn dịch sẽ ngăn chặn sự sinh sôi của trực khuẩn lao. Nếu hệ miễn dịch suy yếu và không thể ngăn chặn được sự sinh sôi của trực khuẩn lao, thì sẽ phát bệnh lao.
Thời gian phát bệnh lao phổi có thể lên tới 2 năm kể từ khi bị lây nhiễm. Khả năng phát bệnh tùy thuộc vào sức khỏe và khả năng chống đỡ của hệ miễn dịch.
Điều đáng sợ nhất của bệnh lao phổi là vô tình làm lây nhiễm vi khuẩn lao sang những người xung quanh.
Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh lao
Bệnh lao dễ phát bệnh khi hệ miễn dịch suy yếu. Đặc biệt cần chú ý đến các nhóm đối tượng sau:
Người đang mắc các bệnh mãn tính
Người có thể lực suy yếu
Người đã trải qua phẫu thuật lớn
Người đang dùng thuốc Steroid và thuốc điều trị chống ung thư
Người có tình trạng dinh dưỡng kém
Người nhiễm HIV…
Người tiếp xúc thường xuyên với người bệnh lao mà không có dụng cụ bảo hộ
Các xét nghiệm y khoa liên quan đến bệnh lao
Nếu nghi ngờ lây nhiễm lao hoặc sống chung phòng với người đang bị lao. Bạn có thể đến các cơ sở y tế chuyên khoa để làm các xét nghiệm dưới đây:
Xét nghiệm phản ứng Tuberculin (tiêm dưới da để tìm bệnh lao – hay được gọi là xét nghiệm phản ứng Mantoux). Các nhân viên y tế sẽ tiêm một lượng nhỏ Tuberculin dưới da (bên trong cánh tay). Người đã bị lây nhiễm trực khuẩn lao và người đang tiêm BCG thì da sẽ có phản ứng màu đỏ.
Xét nghiệm máu. Các nhân viên y tế sẽ lấy một lượng máu và đem đi xét nghiệm để kiểm tra sự lây nhiễm của bệnh lao. Phương pháp này rất hưu hiệu vì nó không bị ảnh hưởng bởi người đã tiêm phòng BCG.
Xét nghiệm QuantiFERON-TB. Tìm vi trùng lao tiềm ẩn. Hãy cân nhắc làm xét nghiệm này nếu đang sống gần gũi với người đang mắc bệnh lao. Đây là xét nghiệm có vai trò hỗ trợ trong việc xác định lao hoạt động. Chẩn đoán phân biệt giữa nhiễm lao và tiêm chủng BCG. Tuy nhiên, nó rất đắt, bạn có thể tìm hiểu thêm về xét nghiệm QuantiFERON-TB tại đây. Xét nghiệm IGRA.
Xét nghiệm X-Quang vùng ngực (hay còn gọi là chụp X-quang tim phổi; chụp X-quang ngực thẳng). Phát hiện sự thay đổi bệnh lý bên trong của phổi. Phương pháp này chỉ hữu hiệu nếu bạn có các dấu hiệu hoặc triệu chứng nghi ngờ mắc lao.
Theo thống kê của WHO, trong đa số các trường hợp bệnh lao, trên 80% là lao phổi.
Điều trị bệnh lao ở đâu?
Khi bác sĩ chẩn đoán là bạn mắc bệnh lao, đừng vội lo lắng. Bạn nên biết rằng: Nếu được điều trị thích hợp ngay từ giai đoạn đầu, bệnh sẽ được chữa khỏi hoàn toàn.
Bạn có thể điều trị bệnh lao phổi ở đâu?
Để điều trị lao phổi, bệnh nhân có hai hướng điều trị: điều trị dịch vụ (tự túc về chi phí) hoặc đăng ký điều trị theo chương trình Chống Lao Quốc Gia (được hỗ trợ về chi phí).
Người nghi ngờ mắc bệnh lao cần đến trạm y tế xã, phường để được giới thiệu đến trung tâm y tế quận, huyện khám phát hiện bệnh lao. Bệnh nhân khám theo đúng tuyến điều trị được hỗ trợ thuốc theo chương trình Chống lao quốc gia. TS.BS Vũ Xuân Phú – Phó GĐ Bệnh viện Phổi T.W
Lưu ý: Điều trị lao theo chương trình Chống lao quốc gia cần có thẻ BHYT và điều trị đúng tuyến mới được hỗ trợ về kinh phí.
Thông tin về Chương trình Chống lao Quốc gia: xem ngay
Bạn cũng có thể đăng ký với chúng tôi để được thăm khám, chẩn đoán, điều trị với đội ngũ bác sĩ tuyến TW. Các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực khám và điều trị các bệnh về lao và phổi.
Nơi chữa bệnh lao phổi tốt nhất
Mặc dù bạn có thể được hỗ trợ và điều trị lao theo chương trình chống lao Quốc gia. Nhưng nếu không rảnh về thời gian và có tài chính vững vàng. Bạn có thể chuyển hướng điều trị theo hướng dịch vụ cũng là một giải pháp.
Phòng khám Sinh Đường 110 Đốc Ngữ là cơ sở y tế chuyên khám và điều trị các bệnh lao và các bệnh phổi. Chúng tôi có trên 16 năm kinh nghiệm khám và điều trị, hãy để chúng tôi bảo vệ sức khỏe của bạn.
Lợi ích về việc khám chữa bệnh lao dịch vụ:
Khám chủ động về thời gian, không phải xếp hàng chờ đợi.
Dùng thuốc điều trị theo yêu cầu.
Tiếp cận được các loại thuốc điều trị lao tốt nhất. Giảm thiểu các tác dụng phụ của thuốc điều trị lao gây ra.
Được khám, chẩn đoán và điều trị bởi các bác sĩ đầu ngành về Lao & các bệnh Phổi ở Việt Nam.
Phác đồ điều trị chuẩn theo hướng dẫn của Bộ Y Tế, WHO.
Phòng khám Sinh Đường cung cấp dịch vụ khám và điều trị lao trực tiếp với đội ngũ bác sĩ đến từ bệnh viện tuyến TW. Chỉ cần đăng ký khám, chúng tôi sẽ sắp lịch để bạn được khám với những bác sĩ chữa bệnh lao tốt nhất.
Đăng ký khám tại đây: https://phongkhamsinhduong.com/lien-he/
5 notes · View notes
nguyet-quang · 7 months
Text
Bảy Kiết Sử
Kiết Sử (hay Kết Sử): là sự ràng buộc, sai khiến chúng sanh, khiến chúng sanh toan tính, hành động không đúng với chánh Pháp và mãi chịu luân hồi sinh tử.
ÁI
Điều đầu tiên này nghe không giống như một kiết sử. Đúng ra nghe nó còn có vẻ như một điều gì khá tốt. Dĩ nhiên cũng tốt nếu ta có sức lôi cuốn đối với ai đó, nhưng chớ lầm tình cảm yêu thương với sự bám víu, chấp chặt, vì đó chính là nguồn gốc của bao phiền não - đó là vấn đề mà ta thường phải đối diện khi ta yêu ai đó, nhưng không hiểu rằng tình yêu là một chức năng của con tim. Thay vào đó, cái mà ta gọi là tình yêu là cái mà sự hấp dẫn, lôi cuốn ngay lập tức biến thành sự bám víu với ước muốn được chiếm hữu, và sự lệ thuộc vào việc đối tượng của tình yêu của ta có đáp trả lại sự chiếu cố của ta không. Chúng ta không thể sống mà không có sự hiện diện, quan tâm, và lòng chung thủy của họ.
Loại tình thương này luôn bị sợ hãi làm hoen ố và sân hận phủ mờ. Sợ hãi, sân hận có cùng những đặc tính tiêu cực: vì chúng ta không thể thật sự yêu những gì ta sợ, mà chính là những gì ta sợ có thể đem lại sân hận cho ta. Chúng ta sợ phải mất người ta yêu. Nói như thế không có nghĩa là ta ghét họ: chúng ta chỉ ghét cái ý nghĩ phải mất họ và tình yêu của họ.
Một khi chúng ta đã chọn lựa một hoặc hai người (trong sáu tỷ người trên trái đất) để yêu, thì dường như họ cũng phải yêu trả lại ta. Nếu điều đó không xảy ra, hay nếu ta không giữ được họ, do họ chết, hay vì họ thay đổi quan điểm, đối tượng để yêu, ta coi đó là một bi kịch. Nhưng đó không phải là cách hiểu đúng vế ý nghĩa của tình yêu hay cuộc sống, và không đúng với giáo lý của đức Phật.
Mấu chốt của tình yêu và cuộc sống là để phát triển hơn nữa khả năng yêu thương của trái tim ta. Cũng như là tri thức thì được huấn luyện bằng sự nỗ lực nắm bắt các dữ liệu, trái tim cũng cần những cơ hội để phát triển, và bất cứ nỗ lực để thương yêu nào cũng giúp cho trái tim được trưởng thành. Mục đích duy nhất của trái tim là để thương yêu, nhưng nếu chúng ta chỉ áp dụng điều đó với một người, một số trường hợp ta chọn lựa, thì ta đã làm cho khả năng phát triển của trái tim bị hạn hẹp, và tự xây những bức tường quanh ta để giam cầm bản thân.
Khi ái kết hợp với chấp, thì sự tiến hóa của cá nhân đó bị cản trở vô cùng. Chấp là đeo bám người ta - thường chỉ là một người - và điều đó cản trở khả năng yêu thương của ta được phát triển, trong khi khả năng đó lý ra phải là vô điều kiện thì nó mới có thể tự do phát triển. Khi không có điều kiện, chúng ta sẽ không còn chọn lựa người nào đó để yêu thương, như là họ phải dễ thương, họ sẵn lòng yêu thương ta hay họ là người đã thương yêu ta trước.
Tất cả những điều kiện trong tình thương yêu chế chính tình thương của ta. Dầu hạn chế như thế, loại tình thương này lại đưa đến bao tấn bi kịch trong đời sống hằng ngày, bao nỗi sợ hãi, bao xáo trộn không ngừng trong tâm hồn ta, và nó sẽ không bao giờ có thể giải phóng được con tim ta. Giáo lý của đức Phật là giáo lý để giải thoát mọi khổ đau. Qua sự thực hành các giáo lý này, đời sống của ta mỗi ngày đều được deã chịu hơn, nhưng đó chỉ là yếu tố phụ, không phải là trọng tâm của Phật giáo. Để có thể hoàn toàn hiểu rõ được ý nghĩa của các giáo lý, chúng ta phải hoàn toàn chuyển đổi cách suy nghĩ thông thường, và vun trồng khả năng yêu thương của ta là một phần trong quá trình chuyển đổi này. Điều này không thể tự động xảy ra, mà ta phải coi mọi giao tiếp với người như là những cơ hội để ta huân tập, rồi bắt đầu thực hành trong những hoàn cảnh này.
Cơ hội tuyệt vời là khi ta phải đối đầu với những người ta thấy khó ưa nhất, vì ta có thể phát triển tình thương yêu trong một sự liên hệ không phải lệ thuộc nhiều vào các điều kiện, và tất cả những thứ gì khác mà ta cần để ươm mầm cho tình yêu thương sẽ tự động từ đó tuôn trào. Điều này lúc đầu có thể khó thực hành, nhưng chúng ta sẽ không phải quá khó nhọc nếu như ta đã tập luyện cho mình tánh quan tâm, lo lắng đối với những người mà ta chỉ có mối liên hệ bình thường. Dĩ nhiên là yêu thương người ta có lòng ưa thích sẽ không khó khăn gì, nhưng để tập yêu thương người mà bình thường ta cũng chẳng hứng thú gì thì đó là một việc đáng thực hành. Cuối cùng ta còn phải thực tập yêu thương những người mà ta không cảm thấy ưa thích. Nhưng nếu chúng ta không cố gắng làm việc đó, thì trong tận cùng sâu thẳm, chính là ta tự làm tổn thương bản thân và trái tim ta sẽ không bao giờ được yên ổn.
SÂN
Kiết sử thứ hai, sân, phát khởi từ sự thiếu khả năng thương yêu không giới hạn của chúng ta. Phần đông chúng ta không mong đợi một cuộc sống không có sân hận, nên ta cảm thấy quá phiền phức khi cố gắng chế ngự chúng – vì dầu sao khi sinh ra đời là ta đã mang theo bao sân hận, nếu không ta đâu có mặt ở nơi này. Tuy nhiên, sân hận ở đây bao gồm căm ghét, ác ý, giận hờn, và các tình cảm này có những ảnh hưởng rất tiêu cực. Dầu tình cảm tham ái suy cho cùng cũng tai hại không kém, nhưng tình cảm sân hận này có ảnh hưởng độc hại hơn đối với chúng ta.
Phần đông chỉ cố gắng dẹp bỏ những tình cảm xung đột của họ khi chúng đã bành trướng lên thành giận hờn, căm ghét, và thường được thực hiện không đúng cách, bằng cách tránh mặt người khiến ta cảm thấy khó chịu. Đây là một hành động khó thể thực hiện, vì chúng ta sẽ chẳng bao giờ có thể hoàn toàn trốn tránh những hoàn cảnh khó xử, kể cả việc phải gặp gở những người khó chịu. Trốn tránh họ không phải là giải pháp; chạy trốn vấn đề không phải là cách giải quyết vấn đề. Cũng có những lúc ta bó buộc phải lùi bước trước những tình huống quá sức chịu đựng của ta. Tuy nhiên, khi điều đó xảy ra, ta phải tự thú nhận rằng ta không có khả năng thương yêu, trong mọi hoàn cảnh, hơn là viện cớ rằng vì ta không thể chịu đựng nổi người kia. Đó là sự thất bại nơi chính bản thân ta, không phải ai khác hơn.
Tất cả đều xảy ra ngay nơi tâm ta. Ta không cần một nơi chốn đặc biệt nào cho cuộc sống tâm linh, không cần y áo đặc biệt nào, không cần ngôn ngữ bí truyền nào. Chúng ta cần biết rằng tất cả tùy thuộc vào ta, rằng hoàn cảnh, trạng thái, tha nhân và ngoại cảnh, không là gì hơn là những chất kích hoạt. Chỉ khi nào ta nhìn ra được như thế, ta mới có thể cất bước trên con đường tâm linh, trái lại khi nào ta còn thấy thế giới quanh ta đáng trách, thì ta không thể tu tập được. Mong đợi người khác thay đổi tốt hơn căn bản là tự đánh lừa mình, vì cuối cùng thì ai cũng làm những gì họ nghĩ là đúng theo quan điểm của họ, không phải của chúng ta.
Bất cứ ai trong chúng ta khi gặp phải một hoàn cảnh khó xử, đều cố gắng thoát ra khỏi đó, nhưng nếu ta đang thực hành theo một con đường tâm linh thì ta chỉ bỏ cuộc sau khi đã nhiều lần cố gắng thương yêu, hoà giải với một người hay một nhóm người nào đó mà không thành công. Lúc đó ta sẽ hiểu rằng sự bực bội, căm ghét, tranh chấp là mảnh đất để ta tu tập, và những người liên quan chính là các vị thầy của ta. Họ giúp ta khám phá ra những gì đang diễn ra trong nội tâm ta.
Chúng ta sẽ hoàn toàn đánh mất sự tự do ngay khi ta để mình bị vướng mắc trong các xúc cảm của mình - dầu đó là tham hay sân. Chúng ta sẽ không có tự do nếu để tham trói buộc hay sân chế ngự – và cuối cùng thì hai loại phản ứng này sẽ đi chung với nhau, vì cả hai chỉ là biến tướng của sự bám víu, cố chấp. Càng có nhiều những quan điểm cá nhân, ta càng chất chứa nhiều xung đột trong nội tâm. Trái lại, càng tách biệt khỏi sự bám víu, cố chấp, chúng ta càng có thể phát triển tình cảm thân thiện, tương trợ đối với người.
Sự đối nghịch tích cực của sân là từ bi, và Đức Phật đã mạnh mẽ khuyên chúng ta vun trồng tình cảm đó đến với mọi chúng sanh qua thiền quán từ bi (metta bhavana).Trước hết, đức Phật khuyên ta nên coi mọi nghịch cảnh, sự đối đầu với người như một cơ hội để tu tập. Mỗi ngày, từ sáng đến tối, chúng ta đều có cơ hội để xem người khác như thầy của mình, bất cứ khi nào ta giao tiếp và đối xử với họ với lòng từ bi; chúng ta luôn có cơ hội để hành động với trái tim thương yêu, không bám víu.
Tình thương yêu của ta bị cản trở bởi thành kiến, chỉ trích, so sánh và phán đoán, dầu chắc chắn rằng mục đích sống của nhân loại không phải là để đảm nhiệm vai trò của một quan toà, để phán xét bản thân hay người khác. Nhưng thực tế là chúng ta thường phán đoán người khác, do đó ta cần phải tự khẳng định với mình rằng hành động đó chỉ là một sự lãng phí thời gian, năng lượng và cản trở sự phát triển của một trái tim yêu thương.
Thật thú vị khi đức Phật so sánh sân hận với sự rối loạn hoạt động của túi mật, vì ngay như bây giờ, khi ai đó nổi giận, người ta cũng bảo là họ sôi mật (sôi gan). Điều đức Phật muốn chỉ rõ ở đây là không phải đối t��ợng của sự nóng giận của ta bị tổn thương, mà là chính bản thân chúng ta.
Đức Phật cũng so sánh sân hận với ngọn gió thổi trên mặt hồ nước, làm dậy sóng khiến ta không thể soi rõ mình dưới đó. Cũng thế, sân hận cản trở sự tự biết mình, vì tình cảm giận dữ không cho ta có cái nhìn rõ ràng về bản thân. Đó là nguyên nhân của bao khổ đau trong các mối liên hệ giữa người với người, của những sự đổ vỡ trong tình bạn, khiến nội tâm ta bị xáo trộn. Không biết phải phản ứng với tha nhân như thế nào, ta tránh gặp họ trừ những người mà ta có thể dựa vào sự thân thiện, lòng tốt của họ - dầu rằng ta cũng không bảo đảm là có được sự thân thiện đó. Vấn đề là sự quá bám víu vào sự hỗ trợ tình cảm của kẻ khác; chúng ta chạy đuổi theo những lời khen tặng và trốn tránh những lời khiển trách – là những việc làm phí sức và phí thời gian. Khi nào ta còn là nô lệ cho các cảm xúc và các vấn đề của mình, thì sự liên hệ giữa ta và người có thể chỉ yên ổn ở bề mặt, chứ không phải ở một mức độ sâu hơn, từ trái tim đến trái tim. Chúng ta sẽ có đủ tự tin trong các phản ứng của mình, chứ không phải đợi người khác phải thân thiện hay chấp nhận ta trước khi ta sẵn sàng đến với người – chỉ khi ta đã tu tập tưới tẳm trái tim mình - để phát triển khả năng yêu thương của chúng ta. Chúng ta phải học nhìn mọi việc như là một cơ hội để hiểu về bản thân hơn; và với cái nhìn đó, với sự hiểu biết rõ ràng hơn về bản thân, ta sẽ dễ hòa đồng với người hơn.
Bằng cách đó chúng ta có thể chấp nhận được mọi hoàn cảnh. Mọi người ta gặp đều có thể giúp ta nhìn rõ mình hơn - dầu đó là người phát thư, hàng xóm, đồng nghiệp hay chỉ là một ai đó ngồi trong chiếc xe đậu ở kế bên, hay kẻ mới vừa giành chỗ đậu xe với mình. Lúc nào chúng ta cũng có thể phát khởi tâm thương yêu đối với họ. Điều này còn dễ thực hiện hơn nhiều nếu ta nhận ra rằng tất cả mọi người đều ở trong những hoàn cảnh như nhau; nếu chúng ta có thể nhận thức được rằng dầu khổ đau chỉ là do ta tạo ra, nhưng không phải ta là người duy nhất khổ đau. Khổ đau là đặc tính chung của muôn loài, và tất cả những hoàn cảnh riêng của từng cá nhân mà ta biết tới đều là các biến thể của chung một chủ đề. Sự hiện hữu của nhân loại thắm đẫm khổ đau trong từng giây phút, từng giờ, từng ngày. Dĩ nhiên là chúng ta rất muốn gạt chúng sang một bên, nhưng điều đó khó thể thực hiện. Một khi ta biết chấp nhận điều này, cuộc sống sẽ trở nên đơn giản hơn nhiều, và khi lòng bi mẫn đối với bao nỗi khổ đau quanh ta phát khởi, ta sẽ không còn nhiều phiền não trong liên hệ với người nữa.
KIẾN
Kiết sử thứ ba bao gồm tất cả mọi ý kiến, quan điểm cá nhân để tạo nên một nền tảng qua đó ta có thể dùng để đưa ra các phán đoán. Theo đức Phật, nói cho cùng, tất cả đều sai, vì chúng được dựa trên những cái nhìn hai chiều của ‘tôi’ và ‘anh/chị’. Quan điểm này khiến chúng ta nghĩ rằng các ý niệm về tốt, xấu của ta là tiếng nói của chân lý. Chúng ta sống trong một thế giới tương đối qua đó có rất nhiều cách khác nhau để nhìn sự vật. Do đó, ta thường thấy ý kiến của người khác với của ta. Cái mà ta thấy tốt, thấy đẹp, thì người khác thấy xấu, thấy không ưa. Chưa chứng ngộ, chúng ta không thể biết đâu là sự thật tuyệt đối – và ngay nếu như có chứng ngộ, ta cũng không thể phán đoán về điều gì đó mà được tất cả mọi người đều đồng ý, vì phàm nhân chỉ có thể chấp nhận sự thật tương đối.
Điều đó có nghĩa là chúng ta đang sống trong một thế giới huyễn hoặc, vì có sự khác biệt giữa quan điểm, ước vọng của ta và thực tại. Sự việc không bao giờ diễn ra theo như ý ta muốn, dĩ nhiên rồi, và ta sẽ phản ứng bằng sự chống đối lại với những gì không giống như ý ta mong muốn. Trên thế giới này, do đó, chỉ có những cái nhìn sai lầm, nhưng ta tiếp tục sử dụng những quan điểm cá nhân của ta như một nền tảng đạo đức mà ta dựa vào đó để sống cuộc đời mình - để ước mơ và hành động.
Trên bình diện của sự thật tuyệt đối, chúng ta không thể chọn lựa một quan điểm về sự thật; ta chỉ có thể chứng nghiệm nó. Và khi chúng ta đã kinh nghiệm được sự thật tuyệt đối, ta sẽ không còn có nhu cầu phán xét, kết tội ai, không còn cần phải nắm bắt hay xua đuổi điều gì. Khi chúng ta đã chứng nghiệm được rằng mọi thứ đều luôn bị chi phối bởi vô thường, sinh sinh diệt diệt, từ sát na này qua sát na khác, thì không còn cần phải phiền muộn về bất cứ điều gì. Nếu ta có thể huân tập sao cho tâm trí mình có thể phát triển tình thương yêu và hiểu biết, thì trở ngại lớn nhất mà ta còn phải đối đầu chính là các quan điểm của ta. Vì chúng ta đầy các quan điểm nên không thể học hỏi thêm điều gì mới lạ.
Đức Phật so sánh trạng thái tâm này với một chiếc bình đất chứa nước đầy tới miệng bình, nên không thể chế thêm nước vào. Khi đối diện với điều gì mới lạ, tự động chúng ta xét xem những điều ấy có thích hợp với các quan điểm đã thành hình trong ta không trước khi chấp nhận chúng. Nhưng dựa trên căn bản đó thì con đường ta đi sẽ bị cản trở, vì một con đường tâm linh thật sự, dựa trên sự thật tuyệt đối, không bao giờ có thể hợp với các ý kiến, quan điểm cá nhân đó. Vì thế càng có nhiều ý kiến, cuộc sống tâm linh của ta càng khó khăn. Trái lại, một thái độ cởi mở như một đứa trẻ thơ có thể giúp ta nhiều hơn, một khả năng để nhìn các sự kiện mới như chúng là mà không có thành kiến chen vào. Là người trưởng thành, chúng ta thường có thói quen bám víu vào tính đáng tin cậy của hồi ức hay thói không thể bỏ được các ý kiến chúng ta về sự vật phải như thế nào. Nhưng một trong những giây phút đại ngộ thực sự chỉ có thể xảy ra khi ta có thể nhìn sự vật như chúng là, chứ không phải như chúng ta đã tưởng tượng ra trước đó. Không được bảo đảm bởi sự khách quan tuyệt đối, những suy nghĩ chủ quan của ta không bao giờ có thể phản ảnh được thực tại, vậy mà chúng ta a dua theo bất cứ các phong trào tư tưởng thời thượng đương thời nào, khiến cho ta trở nên phụ thuộc vào ý kiến của người khác thay vì sự tự tin ở mình và tự suy nghĩ mọi sự rốt ráo.
Đức Phật đã nói Ngài chỉ là người hướng dẫn, và chính chúng ta phải ứng dụng các phương pháp Ngài đã chỉ dạy bằng cách tự kiểm chứng chúng với thực tế cuộc sống. Bất cứ đối tượng nào chúng ta hướng tới - đồng loại, bản thân, cuộc sống, thế giới - những gì chúng ta theo đuổi vẫn là những tình cảm, cảm thọ dễ chịu, với hy vọng rằng khổ đau, phiền não sẽ có thể qua đi càng nhanh càng tốt. Dĩ nhiên, hy vọng đó thật hão huyền: vì những gì tốt đẹp, dễ chịu sẽ không kéo dài và những khổ đau, khó chịu không thể đè nén chúng lâu.
Chỉ việc có thân đã đủ để khiến cuộc sống không dễ chịu. Thân luôn đòi hỏi ta phải chăm sóc nó, và vì ta đã đặt ra cho mình một trách nhiệm khó hoàn thành là giữ cho nó luôn ở trong trạng thái khỏe mạnh, không bao giờ bị gián đoạn, tâm ta sẽ luôn lo nghĩ phải làm sao để được như thế, khiến chúng ta vô cùng căng thẳng. Tự cố gắng để theo đuổi điều gì khác hơn là mục đích tâm linh - kể cả sự tìm kiếm những gì dễ chịu- đều không ích lợi cho đời sống tâm linh. Đời sống tâm linh là sự tìm kiếm không phải những gì dễ chịu, mà là những gì đúng, là tuệ giác về bản chất của sự vật như chúng là.
Việc đầu tiên chúng ta quan sát được ở sự vật như chúng là, là chúng thay đổi từ giây phút này sang giây phút khác. Mỗi ngày qua đi rất nhanh và cuộc đời của chúng ta cũng qua nhanh. Tất cả những tư tưởng đã qua đi trong đầu hoàn toàn biến mất. Chúng ta có thể cẩn thận viết một vài điều xuống với chi tiết, nhưng ta sẽ không bao giờ có thể khôi phục lại được sự tinh nguyên của tư tưởng lúc ban đầu. Tình cảm và cảm xúc chúng ta nhớ lại không còn ở đó nữa, vậy mà ta vẫn tin rằng mình là một cái gì vững chắc. Khi nhìn lại những hình ảnh cũ , chúng ta có thể nói, ‘À tôi nhớ cái này’, nhưng ta không thể hoàn toàn tin tưởng vào ký ức - chúng chỉ là biểu hiện của quá khứ. Nếu ta nhìn hình ảnh của mình một cách trung thực, thì cái ý nghĩ về sự vững bền của chúng ta trở nên khó chấp nhận.
Bằng cách đó và trong quá trình thực tập tâm linh, chúng ta có thể dần dần nhận thức được rằng mỗi giây phút là một chuyển đổi, và bắt đầu hiểu được sự thật tuyệt đối là gì. Thông thường, tất cả mọi thứ chúng ta kinh nghiệm qua chỉ là tương đối, và loại thực tại này là những gì chúng ta cố gắng nắm bắt qua các giác quan, khi ta nhìn, nghe, nếm, ngửi, sờ và nghĩ. Điều đó sẽ không bao giờ là một sự thực tập hoàn toàn thành công khi nói về kinh nghiệm của những gì đang xaûy ra, vì mục đích của nó làm cho chúng ta cảm thấy dễ chịu thoải mái. Với một mục đích như thế tâm lập tức phân loại các xúc chạm giác quan nhö là dễ chịu hay khó chịu, và sẽ không có sự suy nghĩ chân chánh nào phát sinh vì mọi người nghĩ và cảm xúc khác nhau về sự vật. Một cách nhìn sự vật không thể bao giờ cũng đúng cho tất cả mọi người: tiếng chuông bò và mùi phân bò có thể gợi những kỷ niệm dễ chịu cho ai đó, trong khi người khác có thể thấy khó chịu và bực bội. Vì thế tất cả mọi việc ta cảm nhận qua mũi, mắt, tai và xúc chạm, là hoàn toàn có tính cách cá nhân và tự động liên hệ tới một cái nhìn cá nhân. Những quan điểm này làm cho cuộc đời chúng ta khó khăn và càng khiến ta sân hận và tham ái. Chúng ta luôn bị lôi kéo giữa hai tình cảm này, kéo tới kéo lui, kéo lên kéo xuống, giống như một lưỡi cưa.
Để chấm dứt tình trạng khổ đau này và tìm được sự thanh tịnh, tâm trí ta phải kết hợp với nhau để tạo ra những kinh nghiệm thực chứng. Chúng ta phải kinh nghiệm các sự kiện như chúng thật sự là, không phải như ta tưởng tượng chúng như thế nào. Đức Phật đã so sánh cách sống của chúng ta với trẻ con chơi trong căn nhà lửa. Chúng không muốn ra khỏi nhà vì chúng không muốn để lại đồ chơi - những quan niệm đã giữ chúng ta lại trong nhà. Vì thế những ‘quan điểm sai lầm’ không phải là việc không nắm bắt được những gì đang xảy ra trong cuộc sống hàng ngày và đưa ra những kết luận sai lầm. Mà đúng ra, chúng là biểu hiện của khuynh hướng cấu thành ý kiến, đánh giá, và phán đoán sự vật. Sự quán sát về các sự vật như chúng là, mặt khác, đòi hỏi sự thực tập, thời gian, và ý muốn nhận thức được sự thật. Với một ý chí như thế ai cũng có thể đạt được tri kiến thực sự.
NGHI
Kiết sử kế tiếp, nghi như một trạng thái cố định của tâm, đôi khi cũng được gọi là hoài nghi. Đức Phật so sánh nghi với những người lữ hành lạc hướng, đi lòng vòng trên sa mạc, mà không có bản đồ hay lương thực. Cuối cùng rồi họ cũng bị bọn cướp trấn lột và giết đi. Kiết sử nghi là khuynh hướng đối chiếu mọi thứ với những ý kiến riêng của chúng ta, và loại bỏ tất cả những gì không hợp với chúng. Nếu những suy nghĩ của chúng ta đủ mạnh, ta sẽ nghi ngờ tất cả những gì không đúng theo ý kiến của ta.
Để có thể chấp nhận một quan điểm mới mẻ, chúng ta phải chuẩn bị để nghi vấn ngay chính quan điểm của mình. Thiền quán là một phương cách hữu hiệu để bắt đầu quá trình này: bất cứ ai đã hành thiền một vài lần phải biết rằng tư tưởng của chúng ta căn bản là không đáng tin cậy. Chúng tự phát khởi lên không cần mời mọc, rồi sau đó biến mất đi. Hơn thế nữa, chúng thường là vô nghĩa. Nếu chúng ta rời khỏi chiếu thiền và tiếp tục coi những tư tưởng này là nghiêm túc, mà không nghi nghờ gì về những ý kiến mà chúng dựa vào, là chúng ta đã không tập trung khi hành thiền.
Cần phải có thời gian trước khi ta đạt đến một thời điểm trong thiền khi chúng ta có thể định tâm đến nỗi không có tư tưởng nào phát khởi lên. Ngay bây giờ thì, thiền sinh có cơ hội để kinh nghiệm sự phát khởi của các tư tưởng như là những chuyển động của tâm, cũng như hơi thở là chuyển động của thân, để nhận thấy rằng cả hai hiện tượng vừa sinh vừa diệt. Lúc ấy sự việc trở nên rõ ràng rằng các suy nghĩ của ta chắc chắn không phải là chân lý. Khi chúng ta bắt đầu đặt nghi vấn về các quan điểm và phán đoán của chính mình, ta bắt đầu được giải phóng khỏi kiết sử nghi, và có thể bắt đầu buông bỏ các quan điểm của mình để đón nhận những điều mới lạ. Lòng nghi hoặc lúc đó sẽ không còn là một kiết sử nữa mà là một sự cởi mở đối với những điều mới lạ.
Đó thật là một thử thách, vì cách suy nghĩ của chúng ta đã huân tập theo những con đường, mẫu mực quen thuộc suốt cuộc đời, và thái độ nghi ngờ đối với những gì trái ngược với chúng đã tiềm ẩn trong ta, khiến con đường tâm linh khó khăn hơn. Nó đòi hỏi một sự chuyển hướng hoàn toàn ngược lại - không phải trong cái nghĩa là không còn có thể sống trên thế gian này nữa nhưng là một sự chuyển đổi hoàn toàn trong thái độ của chúng ta.
Kiết sử nghi cũng là một vấn đề trong mối liên hệ hàng ngày của phần đông chúng ta. Không phát triển được khả năng thương yêu của con tim, chúng ta không chỉ nghi ngờ về khả năng của chính mình, chúng ta còn cho phép mình chấp nhận sự nghi ngờ của người khác về mình. Một thái độ như vậy hoàn toàn không cần thiết: nếu người khác không chấp nhận chúng ta, đó là thái độ và nghiệp của họ. Đó là điều tiên quyết chúng ta cần nhận thức - rằng bất cứ điều gì người khác làm đó là vấn đề của họ, không phải của chúng ta, ta không cần phải phản ứng lại. Chúng ta thường vội vàng xem những phản ứng của người khác đối với ta như là một điều gì đó có liên quan đến ta, trong khi thật ra chúng chỉ là những việc ngẫu nhiên xảy ra hàng ngày ở quanh ta. Chúng ta không cảm thấy phiền muộn bởi những gì một người nào đó ở Phi Châu có thể nói hay làm vào lúc này; vậy thì tại sao, ta lại bị phiền toái bởi những gì người láng giềng của ta vừa nói hay làm - là một điều thật ra cũng chẳng quan trọng gì với ta? Điều quan trọng trong quan hệ giữa ta với người là phát triển tình thương yêu đối với nhau.
Khi lòng hoài nghi còn hiện hữu, chúng ta không bao giờ có thể chắc chắn rằng một điều gì đó có ích lợi, tốt đẹp cho chúng ta không, ta có khả năng thực hiện một điều gì đó không, hay người khác có vui lòng, có chấp nhận điều gì đó không. Để có thể thực hành theo lời dạy của đức Phật, chúng ta trước hết phải chấm dứt cách suy nghĩ này. Chỉ khi thực hành rồi chúng ta mới có thể khám phá ra là chúng có tốt, có hữu ích hay không và chúng sẽ có những ảnh hưởng gì.
MẠN
Kiết sử mạn (tự cao) bao gồm có lẽ không nhiều về thái độ cao ngạo, tự phụ, mà là sự tin tưởng, về mặt tri thức và tình cảm, rằng có một điều gì đó về chúng ta thường hằng, cá biệt, cần được bảo vệ. Đây là một trong những kiết sử nguy hại nhất. Ngã mạn, niềm tin rằng chúng ta là một ai đó – hay hơn nữa, là một người đặc biệt, một người thông minh hơn người - là hình thức căn bản của tự cao, tạo nên bao vấn đề không dứt cho ta, và sẽ tiếp tục khiến cuộc sống thêm căng thẳng nếu như ta vẫn khư khư bám lấy nó. Đó là cái ngã khiến ta ảo tưởng rằng mình hiểu biết, và chạy đuổi theo những gì mang lại cho ta sự thoải mái, dễ chịu, trốn tránh sự khổ đau, khó chịu. Ngã là một ảo tưởng, một huyễn hoặc mà tất cả nhân loại đều tin vào đó, khiến cho không biết bao thảm họa đã xảy ra. Lý do duy nhất khiến nhân loại tạo ra chiến tranh, dối trá, sát hại, tham ô là vì họ muốn được an toàn, muốn bảo vệ cái ngã của họ.
Chúng ta tin vào cái ngã cũng giống như ta tin vào tất cả mọi vọng tưởng khác. Ngã mạn đã sẵn ươm mầm trong quá trình tư duy của chúng ta, do đó nó đã cắm rể sâu trong lãnh địa cảm xúc của ta: nếu ta nghĩ về vấn đề gì đó đủ lâu, ta có thể cảm giác được nó. Khi nào ta còn tự nhìn mình như những con người tách biệt, và tiếp tục suy nghĩ theo cách đó, ta sẽ tiếp tục có những tình cảm ‘Tôi, của tôi’ là nguồn gốc không dừng dứt của bao vấn đề, bao phiền não. Chúng ta sẽ tiếp tục coi màn kịch này, và nền tảng mà ta dựa trên đó để đóng vai trò của mình, một cách tuyệt đối nghiêm chỉnh. Khi chúng ta ngồi trước màn ảnh truyền hình để xem một vở tuồng, ta không coi nó là thực – nhưng đối với cuộc đời thì ta coi thật sự nghiêm trọng, dầu rằng căn bản thì nó cũng được dựng thành bởi những điều tương tự.
Ngã mạn là gốc của mọi vấn đề, các vấn đề khác phát sinh từ đó, và chúng ta không thể hy vọng sẽ giải quyết được nó ngay lập tức – các kiết sử tham sân và nghi cần được chuyển đổi trước. Con đường hành đạo theo sự hướng dẫn tâm linh của đức Phật không phải là để hủy diệt tự ngã, mà là để chúng ta có thể buông bỏ, và nhìn thấu suốt ngã tưởng, để một ngày ta có thể nhận ra rằng tất cả mọi lăng xăng, bao lo toan của ta không để làm gì cả, và cuộc đời ta sẽ giống như một cuộn phim đang diễn ra trước mắt ta.
ĐỐ KỴ
Kiết sử đố kỵ, ganh ghét là một biểu hiện của sân và sự thiếu vắng tình thương yêu. Nó phát sinh từ sự thiếu hiểu biết rằng chúng ta thuộc về một tổng thể mà bản năng muốn tách biệt chỉ có thể làm nguy hại cho ta. Do đó, nó có thể được đối trị bằng tâm hoan hỉ, lòng thông cảm, phát sinh từ nhận thức rằng tất cả chúng ta tùy thuộc vào nhau và không có gì khác nếu ta hay ai đó được điều tốt lành nào. Tất cả chúng ta đều có mặt ở đây trên trái đất này với nhau, cùng như tất cả chúng ta đều được cấu tạo bởi những thành phần giống nhau. Dầu có ý thức được điều đó hay không, tất cả chúng ta đều tương quan với nhau. Nếu thảm hoạ xảy ra ở một nơi nào đó, tất cả chúng ta đều bị ảnh hưởng. Khi chiến tranh bùng nổ ở một nơi nào trên thế giới, thì những chấn động tiêu cực cũng lan đi khắp hành tinh nhỏ bé này. Dĩ nhiên khi điều tốt lành xảy ra cũng giống như thế, niềm hân hoan thông cảm cũng phát đi những chấn động tích cực, chế ngự sự phát khởi của lòng ganh tỵ.
Đức Phật đã khuyên chúng ta chỉ cần vun trồng bốn loại tình cảm, không cần gì khác hơn. Chúng được gọi là ‘brah- ma vihara’ hay tình cảm thánh thượng. Đầu tiên là một trái tim thương yêu vô điều kiện, thứ hai là lòng bi mẫn, thứ ba là tâm hoan hỷ (đối nghịch với lòng ganh tỵ), và từ những tình cảm này phát sinh tâm xả, là điều thứ tư và cao thượng nhất của mọi tình cảm.
CHẤP NGÃ
Kiết sử cuối cùng - được dịch thẳng từ tiếng Đức Selbst- sucht (self-addiction), mà tôi dùng ở đây để nói đến kiết sử này - là sự bám víu vào ngã. Chúng ta quá quan tâm đến cái ngã của mình, hay là những gì mà ta coi là ngã. Ngoài nó ra, ta không thấy điều gì tốt lành ở người hay ở hoàn cảnh mà ngã không quan tâm đến. Chúng ta hoàn toàn tập trung vào những vấn đề của ngã; điều quan trọng là ta phải xét xem cuộc đời mình được tạo dựng trong sự ích kỷ đến mức độ nào và để nhận thức rằng điều đó thật sự đã làm cuộc sống hàng ngày của ta khó khăn đến độ nào - rằng không có bất cứ kết quả tích cực nào có thể phát sinh từ đó. Lòng ích kỷ ngăn trở sự hình thành của bất cứ sự thực hành tâm linh nào, khiến cho lý tưởng về tình thương yêu vô điều kiện vẫn là một ảo tưởng vô vọng. Nếu cái ngã là trung tâm điểm của mọi việc và không có gì quan trọng hơn, thì ta không thể nào diệt trừ được sân hận vì bất cứ điều gì có thể đe dọa cái ngã hay khiến nó lo sợ phải đánh mất sự hỗ trợ mà nó mong muốn, sẽ bị chống đối.
Tánh ích kỷ là một thái độ luôn có mặt, hình thành theo thói quen và rất phổ biến: tất cả nhân loại đều coi rằng mình rất quan trọng và cả thế giới phản ảnh sự chấp ngã này.
Những khó khăn mà một cá nhân phải đối mặt có thể truy nguồn từ ngã chấp. Chỉ khi nào ta có thể quán sát về điều này một cách nghiêm chỉnh, thì ta mới không tưởng tượng rằng nếu buông bỏ cái tôi sẽ là một thiệt hại, và không thể tránh khỏi thất bại. Sự thật là điều ngược lại; đó mới chính là cách để đoạn trừ những vấn đề của chúng ta. Điều này cũng chẳng mới lạ gì, vì những hành động và cách sống theo thói quen, dựa trên chấp ngã, đã đưa ta đến không biết bao nhiêu vấn đề (không kể đến việc nghiện rượu hay các chất độc hại khác). Chỉ việc bảo vệ cái ngã một cách điên cuồng và đặt nó ở trung tâm của mọi hành động của chúng ta cũng đủ khiến cuộc đời thêm khó khăn. Nó luôn là nguyên do đưa đến sự xung đột, hiềm khích giữa người với nhau, tất cả cùng với một sự chấp ngã như nhau.
Việc buông bỏ cái ngã chỉ có thể xảy ra khi ta có tri kiến. “À, điều đó nghe cũng tốt – tôi sẽ thực hành buông bỏ nó”, tự nhủ mình như thế chưa đủ, vì nó không dễ dàng như thế. Chúng ta cần phải thực tập buông bỏ trong cuộc sống hằng ngày cũng như khi hành thiền, đối mặt với nó từng phút giây. Suốt con đường tâm linh là một cuộc hành trình của sự buông bỏ -đó là, buông bỏ mà không trước hết phải có sự thay thế. Tuy nhiên ở cuối cuộc hành trình, một khi chúng ta đã buông bỏ tất cả, Đức Phật bảo rằng chúng ta sẽ được tự do, chấm dứt mọi đau khổ - một cuộc đời không bám víu, đoạn diệt sân hận, thoát khỏi tà kiến, khỏi nghi, khỏi tự cao, khỏi ganh tỵ và khỏi chấp ngã.
Sống được như thế sẽ giúp chúng ta hỗ trợ người khác đi cùng con đường. Những người đang tìm kiếm sự giải thoát cho chính mình thường có thể cảm nhận và cuốn hút theo tinh thần giải thoát ở người khác. Đây là những lời dạy của đức Phật và cơ hội để thực hành chúng dành cho tất cả mọi người.
Nguồn bài viết: https://thuvienhoasen.org/a9667/chuong-8-bay-kiet-su
Sư Hạnh Tuệ giảng giải: https://www.youtube.com/watch?v=mbtO9EhPMvE&list=PL4JCp4qfxq-qDltBLc8c11i4l6vCvBjEf&index=11
11 notes · View notes
goc-xanh · 6 months
Text
Mình lướt lướt Reddit thì vô tình bắt gặp post này. Câu chuyện muôn thuở và chẳng của riêng ai.
Tumblr media
Dĩ nhiên mình cũng không thoát khỏi cảnh bị gia đình, người quen hỏi thăm chuyện hôn nhân, tình cảm. Nhưng mình lại không thấy áp lực, mà chỉ thấy muốn cười. Biết là cười trong tình cảnh ấy thì không được bình thường cho lắm, nhưng mình không nhịn được.🥲Dị nên lúc nào “bị” hỏi, mình cũng dui dẻ đáp lại một cách rất xà lơ.
.
Cậu khuyên, cũng lớn tuổi rồi, lo lấy chồng đi con. Mình giả vờ nghiêm túc, chắc con không lấy chồng đâu. Thế là được ngồi nghe giảng một lúc lâu. Ba mẹ đã quá quen nên đành nói với cậu, kệ đi, nó nói khùng nói điên í mà.
Chú hỏi, sao về có một mình vậy, lần sau là phải về hai mình đó nghen. Mình cười nói, dạ con cũng đang ráng tìm mà chưa có ai hết trơn. Thế là bị hỏi vặn lại, có tìm thiệt hông. Đứa cháu (không còn) nhỏ tuy bị nắm thóp nhưng vẫn cứng họng, con có tìm thiệt mà.🙃
Cô bảo, ba mẹ cũng xây nhà xong rồi, giờ con đi lấy chồng nữa là ba mẹ hết lo. Mình nửa giỡn nửa thiệt, có nhà mới thì phải để con ở ít năm đã chứ, tự nhiên bắt con đi lấy chồng. Cô hỏi trong bất lực, rồi muốn ở với ba mẹ tới khi nào.
Riêng ba mẹ thì chiêu cứng - mềm gì mình cũng xài rồi. Lúc tâm trạng tốt thì tự bảo, kiếp trước con là ni cô, không vướng bụi trần; nên kiếp này không duyên không nợ với ai. Khi thì nói, thân là tiên nữ không thể động lòng phàm. Hoặc đôi lần sẽ giở trò nịnh nọt, con muốn lấy người giống như ba, mà giờ đốt đuốc tìm cũng không có thì biết làm sao.🥺 Có những lần tinh thần hơi ủ ê mà ba mẹ lại nhắc đến chủ đề này, mình chỉ đáp ngắn ngủn, con không thích, con không muốn, ba mẹ đừng hỏi nữa.
Duy chỉ có dượng là nói đỡ cho mình. Dượng bảo, em họ tới 32 mới cưới nên mình cũng không cần phải vội. Ơ khoan, người vội vốn dĩ đâu phải là mình.😮
.
Mình nghĩ, việc thấy áp lực không xuất phát từ những lời dò hỏi của mọi người. Mà bắt nguồn từ việc, chính bản thân ta cũng e sợ, lo lắng chuyện kết hôn.
Sao mình tới từng tuổi này rồi mà không tìm được người phù hợp? Bạn bè, anh chị em đều có gia đình hết rồi, sao chỉ có mình là cô đơn? Nếu không cưới chồng, lấy vợ; vậy mình sẽ sống thui thủi một mình à? Nếu như đến khi gặp được người phù hợp, mình không còn đủ sức khỏe để sinh con, chăm con thì sao? Nếu mình không kết hôn thì ai sẽ bên mình lúc về già?
Trăm ngàn câu hỏi ta tự đặt ra, rồi tự làm khó chính mình. Vậy nên khi người khác hỏi đến, chạm phải những trăn trở lo âu vốn đang được giấu kín; ta lại xù lông nhím để có thể tự bảo vệ bản thân.
.
Mình không biết cách thoát pressing, vì bản thân chưa bao giờ cảm thấy bị press về chuyện này. Chẳng có bí quyết cao siêu gì cả. Chỉ là mình áp dụng ba điều "không" vô cùng đơn giản. Không tạo áp lực cho bản thân. Không nghĩ mọi người đang gây sức ép. Và không ngừng tận hưởng niềm vui của cuộc sống độc thân.
Nhưng phải thú thật là; nói thì dễ, làm mới khó. Mình đã từng trăn trở nhiều, cũng tự vấn bản thân không ít. Có dạo còn tự ti, rưng rưng nước mắt trước mặt bạn bè. Đến giờ nghĩ lại vẫn thấy quê. Nhưng nếu không trải qua những ngày tháng ấy, mình sẽ chẳng được thoải mái, lạc quan như bây giờ.
Tóm lại thì kết hôn cũng được, mà không kết hôn cũng được. Miễn là chúng ta luôn yêu bản thân và hạnh phúc với lựa chọn của chính mình.🫶
.
Mình từng nói với ba mẹ rằng, con không muốn lấy chồng mà muốn ở với ba mẹ suốt đời. Cũng ngọt nhạt bảo cả hai đừng kì vọng gì, để sau này không phải đau buồn vì thất vọng. Mình nói trước để ba mẹ chuẩn bị tâm lý, mà có vẻ hai người không một ai tin đó (có thể) là sự thật.🤣
youtube
7 notes · View notes
ultraman-pluto · 1 year
Text
Tumblr media
[ZHIHU] SAI LẦM LÀ SỰ NUỐI TIẾC TẠM THỜI, BỎ LỠ MỚI LÀ SỰ NUỐI TIẾC VĨNH HẰNG.
*TIÊU ĐỀ DỊCH GIẢ TỰ ĐẶT*
-----------
1. Có người chờ đợi cơn mưa, có người lại trách cơn mưa bất chợt.
2. Niềm hy vọng là thứ đẹp đẽ nhất, cũng có thể là sự hoàn hảo tuyệt đối của cuộc sống, và những điều đẹp đẽ sẽ không bao giờ biến mất.
3. Tớ lạc đường rồi nhưng bởi vì phong cảnh hữu tình nên có thể tha thứ.
4. Chúng ta của hiện tại không được gọi là đang sống, đây chẳng qua chỉ là không c.h.ế.t đi thôi.
5. Cậu giống như một kho báu tôi nhặt được ở chốn nhân gian này.
6. Chân thực nhưng nhẹ nhàng, thực tế nhưng không cầu kì.
7. Nguyện thế giới trở nên dịu dàng hơn, cũng nguyện em bớt chút ưu sầu.
8. Hãy là chính bản thân, bởi vì trở thành người khác đã có người khác làm rồi.
9. Chẳng ai khi sinh ra đã là một hòn đảo cô độc tự ôm lấy mình trong biển xanh rộng lớn.
10. Nguyện ước cho tất cả những người mang gánh nặng trên vai có thể gặt hái được thành công.
11. Tức giận cũng giống như bản thân đang uống thuốc độc nhưng lại mong chờ người khác đau khổ.
12. Hành động chiến thắng tất cả. Nếu như chúng ta không hành động thì làm sao có thể thành công.
13. So với việc đợi chờ khô héo chẳng thà bùng cháy một lần.
14. Hạnh phúc chính là đặt tâm hồn ở vị trí thích hợp nhất.
15. Mượn chút nắng trong trẻo làm cho con tim này xao xuyến.
16. Mọi sự thuận lợi diễn ra, không phí hoài vô ích.
17. Muốn giấc mơ trở thành hiện thực trước hết phải tỉnh dậy từ trong giấc mộng.
18. Sống thật tốt ngày hôm nay, bởi ngày hôm trước đã qua, ngày mai vẫn chưa đến.
19. Đời người ngắn ngủi, bởi thế nên đừng mang theo hối tiếc tỉnh giấc mỗi ngày.
20. Đã từng bi quan nên bây giờ lạc quan rồi.
21. Sự thật hiếm khi trong sạch, cũng tuyệt đối không giản đơn.
22. Đừng lãng quên đi những thứ ta từng có, càng phải trân trọng những điều ta không thể nắm giữ.
23. Nỗi nhớ tựa ngân hà, khắp ngân hà chỉ có em.
24. Nếu bản thân không nhận được sự công nhận, thì bạn không cần lo lắng. Hãy nỗ lực khiến bản thân mình được công nhận.
25. Khi bạn quá quan tâm một thứ gì đó, chính nó sẽ giày vò bạn.
26. Những điều kinh ngạc thảng thốt bạn nhìn thấy đều được tôi luyện bởi những người tầm thường.
27. Nếu không trồng hoa tươi thì cỏ dại sẽ mọc trong cõi lòng ta.
28. Nếu em có thể kiên định bước tiến về phía anh, thì anh sẽ nhiệt tình đáp lại em.
29. Nguyện rằng tất cả những chuyện bạn bỏ công sức nỗ lực đều sẽ có một cái kết lãng mạn.
30. Mong cho bạn có những lý thú có những kỳ vọng, không phụ tình yêu cháy bỏng trong trái tim mình.
31. Phải tiếp tục tiến bước mới gom góp thêm được nhiều sự bất ngờ trong thế giới vô tri này.
32. Vạn vật nhân gian chẳng bằng em.
33. Khoảnh khắc tươi đẹp nhất trong cuộc đời luôn là vô hình. Đó chính là lý do tại sao chúng ta nhắm mắt khi hôn môi, khi khóc và ước nguyện.
34. Phải sống thật vui tươi, đừng để chính mình tự thấy có lỗi với bản thân.
35. Sống hòa hoãn với quá khứ thì quá khứ mới không làm lãng phí hiện tại của bạn.
36. Sai lầm là sự nuối tiếc tạm thời, bỏ lỡ mới là sự nuối tiếc vĩnh hằng.
37. Em không ngần ngại chi đợi chờ, chỉ mong người cuối cùng ấy chính là anh.
38. Bầu trời thích hợp để ngưỡng vọng, không thích hợp để sinh sống.
39. Chỉ "suy nghĩ" sẽ không có được những gì bạn muốn, chỉ "chờ đợi" sẽ không thể biến những gì bạn muốn thành sự thật.
40. Em yêu cơn gió mùa hạ, mặt trời lặn chiều hôm và khoảnh khắc ta dành cho nhau.
---------
Dịch bởi: Ultraman | Bài dịch thuộc quyền sở hữu của dịch giả, vui lòng không tự ý repost!
Nguồn: 有什么一眼万年的短句文案?
20 notes · View notes
chienluocmarketinghbr · 2 months
Text
Bạn đang điều hành một doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) và đang loay hoay tìm kiếm những chiến lược marketing hiệu quả để bứt phá trong thị trường cạnh tranh khốc liệt?
Hãy đến với Trường Doanh nhân HBR!
Tại đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức và bí quyết thiết thực để xây dựng và thực hiện một chiến lược marketing thành công, phù hợp với nguồn lực và đặc thù của doanh nghiệp bạn.
Bài viết này sẽ chia sẻ với bạn:
Làm thế nào để phân tích môi trường kinh doanh một cách hiệu quả: Xác định rõ thị trường, đối thủ cạnh tranh và khách hàng mục tiêu là chìa khóa để xây dựng chiến lược marketing thành công.
Cách xác định mục tiêu marketing cụ thể và đo lường được: Mục tiêu rõ ràng sẽ giúp bạn đánh giá hiệu quả chiến lược marketing của doanh nghiệp.
Lựa chọn kênh marketing phù hợp: Lựa chọn những kênh marketing phù hợp với ngân sách, sản phẩm/dịch vụ và đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn.
Bí quyết để xây dựng nội dung marketing hấp dẫn: Nội dung thu hút và chất lượng cao là yếu tố then chốt để thu hút và giữ chân khách hàng.
Phương pháp đo lường và tối ưu hóa chiến dịch marketing hiệu quả: Theo dõi hiệu quả của các chiến dịch marketing và điều chỉnh chiến lược khi cần thiết để đạt được mục tiêu đề ra.
Bài viết này dành cho:
Chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ
Nhà quản lý marketing
Nhân viên marketing
Bất kỳ ai quan tâm đến marketing cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Với những kiến thức và bí quyết được chia sẻ trong bài viết này, bạn sẽ có thể:
Xây dựng chiến lược marketing hiệu quả phù hợp với doanh nghiệp của bạn
Tăng cường nhận thức thương hiệu và thu hút khách hàng tiềm năng
Thúc đẩy doanh số bán hàng và tăng trưởng doanh nghiệp
Cạnh tranh hiệu quả trong thị trường
Hãy tham gia cùng chúng tôi tại Trường Doanh nhân HBR để được tư vấn chiến lược marketing hiệu quả dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ!
2 notes · View notes