Tumgik
#thủy cầm
hoantovet · 11 months
Text
Phòng trị bệnh Reovirus trên vịt
Nguyên nhân của Bệnh Đầu Đen ở Vịt và Cách Phòng Tránh Bệnh Đầu Đen ở vịt là một bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus Reoviridae, được gọi là Duck Reovirus (DRV). Đây không chỉ là một bệnh nguy hiểm mà còn gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng trong ngành chăn nuôi vịt. Cách Lây Nhiễm và Triệu Chứng của Bệnh Bệnh có thể lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với vịt bị nhiễm bệnh, gây nhiễm trùng đường…
View On WordPress
0 notes
iam-annhien · 4 months
Text
Tumblr media
Nếu được sống lại một lần. Đời tôi sẽ khác hơn không???
Năm 18 tuổi, chân ướt chân ráo lên SG. Lần đầu tiên đi làm cho công ty sản xuất thuốc thủy hải sản, anh Đ - giám đốc công ty L.G để cho tôi, cô bé mới tốt nghiệp lớp 12 ra trường làm việc part time ở đó. 18 tuổi với một sức sống tràn đầy và nhiệt huyết, tôi dành cả thời gian của tôi cho trường học và công việc. Trụ sở công ty chính tại Sài Gòn, anh mướn một cái nhà - kim cái kho để tiện viện phân phối sản phẩm. Tôi - cô con gái học mới xong cấp 3, có cái bằng vi tính cơ bản, tối nào cũng ngồi nhồi nhét con số, anh chỉ dẫn tận tình cách làm số liệu, tôi kiêm luôn kế toán, thu ngân, thủ kho và đòi nợ. Bất cứ thời gian rãnh nào ngoài việc học là tôi dành hết cho công việc đó. Lương lúc đó ở tuổi 18 rất nhiều, anh trả lương hậu hỉnh cho tôi lắm, làm được hơn một năm tôi nghỉ để đi du lịch, số tiền dành dụm được cộng tiền cầm sợi dây chuyền tôi có cũng đủ để đi bụi đời hai tháng ở đất Việt từ Nam chí Bắc!
Ở tuổi mười tám tôi cũng có ước mơ cháy bỏng về nghề nghiệp, có những ước mơ không với được trong tay, tuổi trẻ bồng bột không chia sẻ với cha mẹ, nên tôi bạo ngược tự xây dựng ước mơ một mình - TÔI THẤT BẠI VỀ ƯỚC MƠ, NHƯNG VỮNG CHÃI VỀ KINH NGHIỆM - Ừ TÔI THUỘC TUÝP NGƯỜI MÊ LÀM VIỆC, MÊ CHƠI, VÀ ĐẶC BIỆT TÔI CỰC THÍCH XÀI TIỀN!
Phóng khoáng và nỗ lực, tôi trải qua cuộc sống ở Sài Gòn hoa lệ - hoa khi có lương, lệ khi hết tiền đóng trọ, nhưng tôi vẫn anh hùng bảo bọc được vài người quan trọng trong cuộc đời tôi! Có lẽ sẽ nếu tính tôi thông minh chút, sống nghiêng về lý trí chút và… ít mê trai chút thì chắc tôi sẽ thành công hơn bây giờ!
Thời đó, bạn sẽ thấy tầm 1-2 giờ khuya có cô gái chạy xe đạp màu xám đạp về từ Thái Văn Lung, ghé trái cây Nguyễn Trãi ngồi ăn mình ên. Ừ - nó thích cảm giác mình ên cực kì vì nguyên ngày nó đã phải cười nói từ chổ làm - nó làm dịch vụ từ bán quần áo xuất khẩu ở chợ Tân Bình, tới làm lễ tân của số 3A Lê Hồng Phong, thu ngân ở siêu thị co.op mart đến hotesse của highland, kế toán quầy của chuỗi nhà hàng khách sạn Quê Hương rồi Le Bouchon de Saigon...
Có thể thấy rằng tuổi thanh xuân của tôi rực rỡ, đầy kỉ niệm và tôi cũng có một tình yêu rất đẹp. Có thể đây là một câu chuyện tôi sẽ kể cho con tôi nghe (nếu như kết hôn và sinh con) với ý niệm muốn truyền đạt - CỐNG HIẾN, NỖ LỰC VÀ YÊU THƯƠNG LÀ MỘT TRONG NHỮNG GIÁ TRỊ SỐNG CỦA CUỘC SỐNG NÀY CẦN CÓ VÀ LUÔN PHẢI NÂNG CAO!
Tôi thích kiếm tiền đến nỗi ai cũng hỏi sao tôi có thể có thời gian làm được 2 jobs và còn đi học, tôi cười: Học thì hay cúp cua, mượn bài các bạn, mấy môn ko thích thì tịch luôn, rồi thức xuyên đêm để tự học ở nhà. Nhưng mà đi làm thì ko ai thay thế được. Không đi làm thì làm gì có tiền, ai sẽ là người cung phụng cho cái nước thích xài tiền của tôi!
Đó là Thanh Xuân, thanh xuân rong chơi đầy biến cố và trải nghiệm, những kí ức tuyệt vời mà nếu có quay lại, tôi vẫn chắc sẽ rực rỡ như thế. Còn bây giờ?
Những ngày tháng giữa năm của năm hai ngàn không trăm hai mươi bốn
Tôi. 30 tuổi. Làm sai 2 lần và mất đi 2 người đàn ông tôi yêu.
Tôi. Ở tuổi 30. Một mình nơi đất khách quê người. Với niềm hy vọng có hạnh phúc và bình an. Tôi có một công việc khá tốt. Job phụ cũng quá tuyệt vời. Tôi có chỗ ở tốt, cũng có thể tự mua những món đồ mình thích, ăn những món ngon mà không cần lăn tăn quá nhiều và đi du lịch bất kỳ lúc nào tôi muốn.
Thành phố này không phụ tất cả những phấn đấu tuổi trẻ của tôi.
Tôi có hạnh phúc không? Tôi không biết.
Trước kia tôi dành hết thời gian để vừa làm vừa học nên hầu như chưa bao giờ ngủ đủ 6 tiếng. Bây giờ, tôi có thời gian nhiều hơn nhưng lại không thể nào ngủ được. Một ngày. Nhiều nhất tôi chỉ có thể ngủ 3 tiếng nếu cộng hết giấc ngủ vụn vặt lại.
Tôi có bình an không? Tôi cũng không biết. Tôi sống cùng 1 em mèo. Chúng tôi nương tựa vào nhau ở nơi này. Có lúc tôi thấy đủ. Có lúc lại thấy thiếu.
Tôi bất ngờ với bản thân mình hiện tại. Bất ngờ đến độ ngay cả tôi cũng không thể tin được. Một người phong bạc như tôi lại có thể lành đến thế. 2 người bạn thân nhất của tôi nói: Ở bên cạnh tôi bình an như một cái hồ... không bao la, không sóng lớn, không gì khác ngoài tĩnh lặng, và an toàn…
Nhưng mà. Chỉ một mình tôi biết. Lòng tôi như biển lúc nửa đêm. Toàn sóng lớn. Tối tăm và nghẹt thở.
7 notes · View notes
chuyen-cua-gio · 11 months
Text
Bảy Kiết Sử
Kiết Sử (hay Kết Sử): là sự ràng buộc, sai khiến chúng sanh, khiến chúng sanh toan tính, hành động không đúng với chánh Pháp và mãi chịu luân hồi sinh tử.
ÁI
Điều đầu tiên này nghe không giống như một kiết sử. Đúng ra nghe nó còn có vẻ như một điều gì khá tốt. Dĩ nhiên cũng tốt nếu ta có sức lôi cuốn đối với ai đó, nhưng chớ lầm tình cảm yêu thương với sự bám víu, chấp chặt, vì đó chính là nguồn gốc của bao phiền não - đó là vấn đề mà ta thường phải đối diện khi ta yêu ai đó, nhưng không hiểu rằng tình yêu là một chức năng của con tim. Thay vào đó, cái mà ta gọi là tình yêu là cái mà sự hấp dẫn, lôi cuốn ngay lập tức biến thành sự bám víu với ước muốn được chiếm hữu, và sự lệ thuộc vào việc đối tượng của tình yêu của ta có đáp trả lại sự chiếu cố của ta không. Chúng ta không thể sống mà không có sự hiện diện, quan tâm, và lòng chung thủy của họ.
Loại tình thương này luôn bị sợ hãi làm hoen ố và sân hận phủ mờ. Sợ hãi, sân hận có cùng những đặc tính tiêu cực: vì chúng ta không thể thật sự yêu những gì ta sợ, mà chính là những gì ta sợ có thể đem lại sân hận cho ta. Chúng ta sợ phải mất người ta yêu. Nói như thế không có nghĩa là ta ghét họ: chúng ta chỉ ghét cái ý nghĩ phải mất họ và tình yêu của họ.
Một khi chúng ta đã chọn lựa một hoặc hai người (trong sáu tỷ người trên trái đất) để yêu, thì dường như họ cũng phải yêu trả lại ta. Nếu điều đó không xảy ra, hay nếu ta không giữ được họ, do họ chết, hay vì họ thay đổi quan điểm, đối tượng để yêu, ta coi đó là một bi kịch. Nhưng đó không phải là cách hiểu đúng vế ý nghĩa của tình yêu hay cuộc sống, và không đúng với giáo lý của đức Phật.
Mấu chốt của tình yêu và cuộc sống là để phát triển hơn nữa khả năng yêu thương của trái tim ta. Cũng như là tri thức thì được huấn luyện bằng sự nỗ lực nắm bắt các dữ liệu, trái tim cũng cần những cơ hội để phát triển, và bất cứ nỗ lực để thương yêu nào cũng giúp cho trái tim được trưởng thành. Mục đích duy nhất của trái tim là để thương yêu, nhưng nếu chúng ta chỉ áp dụng điều đó với một người, một số trường hợp ta chọn lựa, thì ta đã làm cho khả năng phát triển của trái tim bị hạn hẹp, và tự xây những bức tường quanh ta để giam cầm bản thân.
Khi ái kết hợp với chấp, thì sự tiến hóa của cá nhân đó bị cản trở vô cùng. Chấp là đeo bám người ta - thường chỉ là một người - và điều đó cản trở khả năng yêu thương của ta được phát triển, trong khi khả năng đó lý ra phải là vô điều kiện thì nó mới có thể tự do phát triển. Khi không có điều kiện, chúng ta sẽ không còn chọn lựa người nào đó để yêu thương, như là họ phải dễ thương, họ sẵn lòng yêu thương ta hay họ là người đã thương yêu ta trước.
Tất cả những điều kiện trong tình thương yêu chế chính tình thương của ta. Dầu hạn chế như thế, loại tình thương này lại đưa đến bao tấn bi kịch trong đời sống hằng ngày, bao nỗi sợ hãi, bao xáo trộn không ngừng trong tâm hồn ta, và nó sẽ không bao giờ có thể giải phóng được con tim ta. Giáo lý của đức Phật là giáo lý để giải thoát mọi khổ đau. Qua sự thực hành các giáo lý này, đời sống của ta mỗi ngày đều được deã chịu hơn, nhưng đó chỉ là yếu tố phụ, không phải là trọng tâm của Phật giáo. Để có thể hoàn toàn hiểu rõ được ý nghĩa của các giáo lý, chúng ta phải hoàn toàn chuyển đổi cách suy nghĩ thông thường, và vun trồng khả năng yêu thương của ta là một phần trong quá trình chuyển đổi này. Điều này không thể tự động xảy ra, mà ta phải coi mọi giao tiếp với người như là những cơ hội để ta huân tập, rồi bắt đầu thực hành trong những hoàn cảnh này.
Cơ hội tuyệt vời là khi ta phải đối đầu với những người ta thấy khó ưa nhất, vì ta có thể phát triển tình thương yêu trong một sự liên hệ không phải lệ thuộc nhiều vào các điều kiện, và tất cả những thứ gì khác mà ta cần để ươm mầm cho tình yêu thương sẽ tự động từ đó tuôn trào. Điều này lúc đầu có thể khó thực hành, nhưng chúng ta sẽ không phải quá khó nhọc nếu như ta đã tập luyện cho mình tánh quan tâm, lo lắng đối với những người mà ta chỉ có mối liên hệ bình thường. Dĩ nhiên là yêu thương người ta có lòng ưa thích sẽ không khó khăn gì, nhưng để tập yêu thương người mà bình thường ta cũng chẳng hứng thú gì thì đó là một việc đáng thực hành. Cuối cùng ta còn phải thực tập yêu thương những người mà ta không cảm thấy ưa thích. Nhưng nếu chúng ta không cố gắng làm việc đó, thì trong tận cùng sâu thẳm, chính là ta tự làm tổn thương bản thân và trái tim ta sẽ không bao giờ được yên ổn.
SÂN
Kiết sử thứ hai, sân, phát khởi từ sự thiếu khả năng thương yêu không giới hạn của chúng ta. Phần đông chúng ta không mong đợi một cuộc sống không có sân hận, nên ta cảm thấy quá phiền phức khi cố gắng chế ngự chúng – vì dầu sao khi sinh ra đời là ta đã mang theo bao sân hận, nếu không ta đâu có mặt ở nơi này. Tuy nhiên, sân hận ở đây bao gồm căm ghét, ác ý, giận hờn, và các tình cảm này có những ảnh hưởng rất tiêu cực. Dầu tình cảm tham ái suy cho cùng cũng tai hại không kém, nhưng tình cảm sân hận này có ảnh hưởng độc hại hơn đối với chúng ta.
Phần đông chỉ cố gắng dẹp bỏ những tình cảm xung đột của họ khi chúng đã bành trướng lên thành giận hờn, căm ghét, và thường được thực hiện không đúng cách, bằng cách tránh mặt người khiến ta cảm thấy khó chịu. Đây là một hành động khó thể thực hiện, vì chúng ta sẽ chẳng bao giờ có thể hoàn toàn trốn tránh những hoàn cảnh khó xử, kể cả việc phải gặp gở những người khó chịu. Trốn tránh họ không phải là giải pháp; chạy trốn vấn đề không phải là cách giải quyết vấn đề. Cũng có những lúc ta bó buộc phải lùi bước trước những tình huống quá sức chịu đựng của ta. Tuy nhiên, khi điều đó xảy ra, ta phải tự thú nhận rằng ta không có khả năng thương yêu, trong mọi hoàn cảnh, hơn là viện cớ rằng vì ta không thể chịu đựng nổi người kia. Đó là sự thất bại nơi chính bản thân ta, không phải ai khác hơn.
Tất cả đều xảy ra ngay nơi tâm ta. Ta không cần một nơi chốn đặc biệt nào cho cuộc sống tâm linh, không cần y áo đặc biệt nào, không cần ngôn ngữ bí truyền nào. Chúng ta cần biết rằng tất cả tùy thuộc vào ta, rằng hoàn cảnh, trạng thái, tha nhân và ngoại cảnh, không là gì hơn là những chất kích hoạt. Chỉ khi nào ta nhìn ra được như thế, ta mới có thể cất bước trên con đường tâm linh, trái lại khi nào ta còn thấy thế giới quanh ta đáng trách, thì ta không thể tu tập được. Mong đợi người khác thay đổi tốt hơn căn bản là tự đánh lừa mình, vì cuối cùng thì ai cũng làm những gì họ nghĩ là đúng theo quan điểm của họ, không phải của chúng ta.
Bất cứ ai trong chúng ta khi gặp phải một hoàn cảnh khó xử, đều cố gắng thoát ra khỏi đó, nhưng nếu ta đang thực hành theo một con đường tâm linh thì ta chỉ bỏ cuộc sau khi đã nhiều lần cố gắng thương yêu, hoà giải với một người hay một nhóm người nào đó mà không thành công. Lúc đó ta sẽ hiểu rằng sự bực bội, căm ghét, tranh chấp là mảnh đất để ta tu tập, và những người liên quan chính là các vị thầy của ta. Họ giúp ta khám phá ra những gì đang diễn ra trong nội tâm ta.
Chúng ta sẽ hoàn toàn đánh mất sự tự do ngay khi ta để mình bị vướng mắc trong các xúc cảm của mình - dầu đó là tham hay sân. Chúng ta sẽ không có tự do nếu để tham trói buộc hay sân chế ngự – và cuối cùng thì hai loại phản ứng này sẽ đi chung với nhau, vì cả hai chỉ là biến tướng của sự bám víu, cố chấp. Càng có nhiều những quan điểm cá nhân, ta càng chất chứa nhiều xung đột trong nội tâm. Trái lại, càng tách biệt khỏi sự bám víu, cố chấp, chúng ta càng có thể phát triển tình cảm thân thiện, tương trợ đối với người.
Sự đối nghịch tích cực của sân là từ bi, và Đức Phật đã mạnh mẽ khuyên chúng ta vun trồng tình cảm đó đến với mọi chúng sanh qua thiền quán từ bi (metta bhavana).Trước hết, đức Phật khuyên ta nên coi mọi nghịch cảnh, sự đối đầu với người như một cơ hội để tu tập. Mỗi ngày, từ sáng đến tối, chúng ta đều có cơ hội để xem người khác như thầy của mình, bất cứ khi nào ta giao tiếp và đối xử với họ với lòng từ bi; chúng ta luôn có cơ hội để hành động với trái tim thương yêu, không bám víu.
Tình thương yêu của ta bị cản trở bởi thành kiến, chỉ trích, so sánh và phán đoán, dầu chắc chắn rằng mục đích sống của nhân loại không phải là để đảm nhiệm vai trò của một quan toà, để phán xét bản thân hay người khác. Nhưng thực tế là chúng ta thường phán đoán người khác, do đó ta cần phải tự khẳng định với mình rằng hành động đó chỉ là một sự lãng phí thời gian, năng lượng và cản trở sự phát triển của một trái tim yêu thương.
Thật thú vị khi đức Phật so sánh sân hận với sự rối loạn hoạt động của túi mật, vì ngay như bây giờ, khi ai đó nổi giận, người ta cũng bảo là họ sôi mật (sôi gan). Điều đức Phật muốn chỉ rõ ở đây là không phải đối tượng của sự nóng giận của ta bị tổn thương, mà là chính bản thân chúng ta.
Đức Phật cũng so sánh sân hận với ngọn gió thổi trên mặt hồ nước, làm dậy sóng khiến ta không thể soi rõ mình dưới đó. Cũng thế, sân hận cản trở sự tự biết mình, vì tình cảm giận dữ không cho ta có cái nhìn rõ ràng về bản thân. Đó là nguyên nhân của bao khổ đau trong các mối liên hệ giữa người với người, của những sự đổ vỡ trong tình bạn, khiến nội tâm ta bị xáo trộn. Không biết phải phản ứng với tha nhân như thế nào, ta tránh gặp họ trừ những người mà ta có thể dựa vào sự thân thiện, lòng tốt của họ - dầu rằng ta cũng không bảo đảm là có được sự thân thiện đó. Vấn đề là sự quá bám víu vào sự hỗ trợ tình cảm của kẻ khác; chúng ta chạy đuổi theo những lời khen tặng và trốn tránh những lời khiển trách – là những việc làm phí sức và phí thời gian. Khi nào ta còn là nô lệ cho các cảm xúc và các vấn đề của mình, thì sự liên hệ giữa ta và người có thể chỉ yên ổn ở bề mặt, chứ không phải ở một mức độ sâu hơn, từ trái tim đến trái tim. Chúng ta sẽ có đủ tự tin trong các phản ứng của mình, chứ không phải đợi người khác phải thân thiện hay chấp nhận ta trước khi ta sẵn sàng đến với người – chỉ khi ta đã tu tập tưới tẳm trái tim mình - để phát triển khả năng yêu thương của chúng ta. Chúng ta phải học nhìn mọi việc như là một cơ hội để hiểu về bản thân hơn; và với cái nhìn đó, với sự hiểu biết rõ ràng hơn về bản thân, ta sẽ dễ hòa đồng với người hơn.
Bằng cách đó chúng ta có thể chấp nhận được mọi hoàn cảnh. Mọi người ta gặp đều có thể giúp ta nhìn rõ mình hơn - dầu đó là người phát thư, hàng xóm, đồng nghiệp hay chỉ là một ai đó ngồi trong chiếc xe đậu ở kế bên, hay kẻ mới vừa giành chỗ đậu xe với mình. Lúc nào chúng ta cũng có thể phát khởi tâm thương yêu đối với họ. Điều này còn dễ thực hiện hơn nhiều nếu ta nhận ra rằng tất cả mọi người đều ở trong những hoàn cảnh như nhau; nếu chúng ta có thể nhận thức được rằng dầu khổ đau chỉ là do ta tạo ra, nhưng không phải ta là người duy nhất khổ đau. Khổ đau là đặc tính chung của muôn loài, và tất cả những hoàn cảnh riêng của từng cá nhân mà ta biết tới đều là các biến thể của chung một chủ đề. Sự hiện hữu của nhân loại thắm đẫm khổ đau trong từng giây phút, từng giờ, từng ngày. Dĩ nhiên là chúng ta rất muốn gạt chúng sang một bên, nhưng điều đó khó thể thực hiện. Một khi ta biết chấp nhận điều này, cuộc sống sẽ trở nên đơn giản hơn nhiều, và khi lòng bi mẫn đối với bao nỗi khổ đau quanh ta phát khởi, ta sẽ không còn nhiều phiền não trong liên hệ với người nữa.
KIẾN
Kiết sử thứ ba bao gồm tất cả mọi ý kiến, quan điểm cá nhân để tạo nên một nền tảng qua đó ta có thể dùng để đưa ra các phán đoán. Theo đức Phật, nói cho cùng, tất cả đều sai, vì chúng được dựa trên những cái nhìn hai chiều của ‘tôi’ và ‘anh/chị’. Quan điểm này khiến chúng ta nghĩ rằng các ý niệm về tốt, xấu của ta là tiếng nói của chân lý. Chúng ta sống trong một thế giới tương đối qua đó có rất nhiều cách khác nhau để nhìn sự vật. Do đó, ta thường thấy ý kiến của người khác với của ta. Cái mà ta thấy tốt, thấy đẹp, thì người khác thấy xấu, thấy không ưa. Chưa chứng ngộ, chúng ta không thể biết đâu là sự thật tuyệt đối – và ngay nếu như có chứng ngộ, ta cũng không thể phán đoán về điều gì đó mà được tất cả mọi người đều đồng ý, vì phàm nhân chỉ có thể chấp nhận sự thật tương đối.
Điều đó có nghĩa là chúng ta đang sống trong một thế giới huyễn hoặc, vì có sự khác biệt giữa quan điểm, ước vọng của ta và thực tại. Sự việc không bao giờ diễn ra theo như ý ta muốn, dĩ nhiên rồi, và ta sẽ phản ứng bằng sự chống đối lại với những gì không giống như ý ta mong muốn. Trên thế giới này, do đó, chỉ có những cái nhìn sai lầm, nhưng ta tiếp tục sử dụng những quan điểm cá nhân của ta như một nền tảng đạo đức mà ta dựa vào đó để sống cuộc đời mình - để ước mơ và hành động.
Trên bình diện của sự thật tuyệt đối, chúng ta không thể chọn lựa một quan điểm về sự thật; ta chỉ có thể chứng nghiệm nó. Và khi chúng ta đã kinh nghiệm được sự thật tuyệt đối, ta sẽ không còn có nhu cầu phán xét, kết tội ai, không còn cần phải nắm bắt hay xua đuổi điều gì. Khi chúng ta đã chứng nghiệm được rằng mọi thứ đều luôn bị chi phối bởi vô thường, sinh sinh diệt diệt, từ sát na này qua sát na khác, thì không còn cần phải phiền muộn về bất cứ điều gì. Nếu ta có thể huân tập sao cho tâm trí mình có thể phát triển tình thương yêu và hiểu biết, thì trở ngại lớn nhất mà ta còn phải đối đầu chính là các quan điểm của ta. Vì chúng ta đầy các quan điểm nên không thể học hỏi thêm điều gì mới lạ.
Đức Phật so sánh trạng thái tâm này với một chiếc bình đất chứa nước đầy tới miệng bình, nên không thể chế thêm nước vào. Khi đối diện với điều gì mới lạ, tự động chúng ta xét xem những điều ấy có thích hợp với các quan điểm đã thành hình trong ta không trước khi chấp nhận chúng. Nhưng dựa trên căn bản đó thì con đường ta đi sẽ bị cản trở, vì một con đường tâm linh thật sự, dựa trên sự thật tuyệt đối, không bao giờ có thể hợp với các ý kiến, quan điểm cá nhân đó. Vì thế càng có nhiều ý kiến, cuộc sống tâm linh của ta càng khó khăn. Trái lại, một thái độ cởi mở như một đứa trẻ thơ có thể giúp ta nhiều hơn, một khả năng để nhìn các sự kiện mới như chúng là mà không có thành kiến chen vào. Là người trưởng thành, chúng ta thường có thói quen bám víu vào tính đáng tin cậy của hồi ức hay thói không thể bỏ được các ý kiến chúng ta về sự vật phải như thế nào. Nhưng một trong những giây phút đại ngộ thực sự chỉ có thể xảy ra khi ta có thể nhìn sự vật như chúng là, chứ không phải như chúng ta đã tưởng tượng ra trước đó. Không được bảo đảm bởi sự khách quan tuyệt đối, những suy nghĩ chủ quan của ta không bao giờ có thể phản ảnh được thực tại, vậy mà chúng ta a dua theo bất cứ các phong trào tư tưởng thời thượng đương thời nào, khiến cho ta trở nên phụ thuộc vào ý kiến của người khác thay vì sự tự tin ở mình và tự suy nghĩ mọi sự rốt ráo.
Đức Phật đã nói Ngài chỉ là người hướng dẫn, và chính chúng ta phải ứng dụng các phương pháp Ngài đã chỉ dạy bằng cách tự kiểm chứng chúng với thực tế cuộc sống. Bất cứ đối tượng nào chúng ta hướng tới - đồng loại, bản thân, cuộc sống, thế giới - những gì chúng ta theo đuổi vẫn là những tình cảm, cảm thọ dễ chịu, với hy vọng rằng khổ đau, phiền não sẽ có thể qua đi càng nhanh càng tốt. Dĩ nhiên, hy vọng đó thật hão huyền: vì những gì tốt đẹp, dễ chịu sẽ không kéo dài và những khổ đau, khó chịu không thể đè nén chúng lâu.
Chỉ việc có thân đã đủ để khiến cuộc sống không dễ chịu. Thân luôn đòi hỏi ta phải chăm sóc nó, và vì ta đã đặt ra cho mình một trách nhiệm khó hoàn thành là giữ cho nó luôn ở trong trạng thái khỏe mạnh, không bao giờ bị gián đoạn, tâm ta sẽ luôn lo nghĩ phải làm sao để được như thế, khiến chúng ta vô cùng căng thẳng. Tự cố gắng để theo đuổi điều gì khác hơn là mục đích tâm linh - kể cả sự tìm kiếm những gì dễ chịu- đều không ích lợi cho đời sống tâm linh. Đời sống tâm linh là sự tìm kiếm không phải những gì dễ chịu, mà là những gì đúng, là tuệ giác về bản chất của sự vật như chúng là.
Việc đầu tiên chúng ta quan sát được ở sự vật như chúng là, là chúng thay đổi từ giây phút này sang giây phút khác. Mỗi ngày qua đi rất nhanh và cuộc đời của chúng ta cũng qua nhanh. Tất cả những tư tưởng đã qua đi trong đầu hoàn toàn biến mất. Chúng ta có thể cẩn thận viết một vài điều xuống với chi tiết, nhưng ta sẽ không bao giờ có thể khôi phục lại được sự tinh nguyên của tư tưởng lúc ban đầu. Tình cảm và cảm xúc chúng ta nhớ lại không còn ở đó nữa, vậy mà ta vẫn tin rằng mình là một cái gì vững chắc. Khi nhìn lại những hình ảnh cũ , chúng ta có thể nói, ‘À tôi nhớ cái này’, nhưng ta không thể hoàn toàn tin tưởng vào ký ức - chúng chỉ là biểu hiện của quá khứ. Nếu ta nhìn hình ảnh của mình một cách trung thực, thì cái ý nghĩ về sự vững bền của chúng ta trở nên khó chấp nhận.
Bằng cách đó và trong quá trình thực tập tâm linh, chúng ta có thể dần dần nhận thức được rằng mỗi giây phút là một chuyển đổi, và bắt đầu hiểu được sự thật tuyệt đối là gì. Thông thường, tất cả mọi thứ chúng ta kinh nghiệm qua chỉ là tương đối, và loại thực tại này là những gì chúng ta cố gắng nắm bắt qua các giác quan, khi ta nhìn, nghe, nếm, ngửi, sờ và nghĩ. Điều đó sẽ không bao giờ là một sự thực tập hoàn toàn thành công khi nói về kinh nghiệm của những gì đang xaûy ra, vì mục đích của nó làm cho chúng ta cảm thấy dễ chịu thoải mái. Với một mục đích như thế tâm lập tức phân loại các xúc chạm giác quan nhö là dễ chịu hay khó chịu, và sẽ không có sự suy nghĩ chân chánh nào phát sinh vì mọi người nghĩ và cảm xúc khác nhau về sự vật. Một cách nhìn sự vật không thể bao giờ cũng đúng cho tất cả mọi người: tiếng chuông bò và mùi phân bò có thể gợi những kỷ niệm dễ chịu cho ai đó, trong khi người khác có thể thấy khó chịu và bực bội. Vì thế tất cả mọi việc ta cảm nhận qua mũi, mắt, tai và xúc chạm, là hoàn toàn có tính cách cá nhân và tự động liên hệ tới một cái nhìn cá nhân. Những quan điểm này làm cho cuộc đời chúng ta khó khăn và càng khiến ta sân hận và tham ái. Chúng ta luôn bị lôi kéo giữa hai tình cảm này, kéo tới kéo lui, kéo lên kéo xuống, giống như một lưỡi cưa.
Để chấm dứt tình trạng khổ đau này và tìm được sự thanh tịnh, tâm trí ta phải kết hợp với nhau để tạo ra những kinh nghiệm thực chứng. Chúng ta phải kinh nghiệm các sự kiện như chúng thật sự là, không phải như ta tưởng tượng chúng như thế nào. Đức Phật đã so sánh cách sống của chúng ta với trẻ con chơi trong căn nhà lửa. Chúng không muốn ra khỏi nhà vì chúng không muốn để lại đồ chơi - những quan niệm đã giữ chúng ta lại trong nhà. Vì thế những ‘quan điểm sai lầm’ không phải là việc không nắm bắt được những gì đang xảy ra trong cuộc sống hàng ngày và đưa ra những kết luận sai lầm. Mà đúng ra, chúng là biểu hiện của khuynh hướng cấu thành ý kiến, đánh giá, và phán đoán sự vật. Sự quán sát về các sự vật như chúng là, mặt khác, đòi hỏi sự thực tập, thời gian, và ý muốn nhận thức được sự thật. Với một ý chí như thế ai cũng có thể đạt được tri kiến thực sự.
NGHI
Kiết sử kế tiếp, nghi như một trạng thái cố định của tâm, đôi khi cũng được gọi là hoài nghi. Đức Phật so sánh nghi với những người lữ hành lạc hướng, đi lòng vòng trên sa mạc, mà không có bản đồ hay lương thực. Cuối cùng rồi họ cũng bị bọn cướp trấn lột và giết đi. Kiết sử nghi là khuynh hướng đối chiếu mọi thứ với những ý kiến riêng của chúng ta, và loại bỏ tất cả những gì không hợp với chúng. Nếu những suy nghĩ của chúng ta đủ mạnh, ta sẽ nghi ngờ tất cả những gì không đúng theo ý kiến của ta.
Để có thể chấp nhận một quan điểm mới mẻ, chúng ta phải chuẩn bị để nghi vấn ngay chính quan điểm của mình. Thiền quán là một phương cách hữu hiệu để bắt đầu quá trình này: bất cứ ai đã hành thiền một vài lần phải biết rằng tư tưởng của chúng ta căn bản là không đáng tin cậy. Chúng tự phát khởi lên không cần mời mọc, rồi sau đó biến mất đi. Hơn thế nữa, chúng thường là vô nghĩa. Nếu chúng ta rời khỏi chiếu thiền và tiếp tục coi những tư tưởng này là nghiêm túc, mà không nghi nghờ gì về những ý kiến mà chúng dựa vào, là chúng ta đã không tập trung khi hành thiền.
Cần phải có thời gian trước khi ta đạt đến một thời điểm trong thiền khi chúng ta có thể định tâm đến nỗi không có tư tưởng nào phát khởi lên. Ngay bây giờ thì, thiền sinh có cơ hội để kinh nghiệm sự phát khởi của các tư tưởng như là những chuyển động của tâm, cũng như hơi thở là chuyển động của thân, để nhận thấy rằng cả hai hiện tượng vừa sinh vừa diệt. Lúc ấy sự việc trở nên rõ ràng rằng các suy nghĩ của ta chắc chắn không phải là chân lý. Khi chúng ta bắt đầu đặt nghi vấn về các quan điểm và phán đoán của chính mình, ta bắt đầu được giải phóng khỏi kiết sử nghi, và có thể bắt đầu buông bỏ các quan điểm của mình để đón nhận những điều mới lạ. Lòng nghi hoặc lúc đó sẽ không còn là một kiết sử nữa mà là một sự cởi mở đối với những điều mới lạ.
Đó thật là một thử thách, vì cách suy nghĩ của chúng ta đã huân tập theo những con đường, mẫu mực quen thuộc suốt cuộc đời, và thái độ nghi ngờ đối với những gì trái ngược với chúng đã tiềm ẩn trong ta, khiến con đường tâm linh khó khăn hơn. Nó đòi hỏi một sự chuyển hướng hoàn toàn ngược lại - không phải trong cái nghĩa là không còn có thể sống trên thế gian này nữa nhưng là một sự chuyển đổi hoàn toàn trong thái độ của chúng ta.
Kiết sử nghi cũng là một vấn đề trong m��i liên hệ hàng ngày của phần đông chúng ta. Không phát triển được khả năng thương yêu của con tim, chúng ta không chỉ nghi ngờ về khả năng của chính mình, chúng ta còn cho phép mình chấp nhận sự nghi ngờ của người khác về mình. Một thái độ như vậy hoàn toàn không cần thiết: nếu người khác không chấp nhận chúng ta, đó là thái độ và nghiệp của họ. Đó là điều tiên quyết chúng ta cần nhận thức - rằng bất cứ điều gì người khác làm đó là vấn đề của họ, không phải của chúng ta, ta không cần phải phản ứng lại. Chúng ta thường vội vàng xem những phản ứng của người khác đối với ta như là một điều gì đó có liên quan đến ta, trong khi thật ra chúng chỉ là những việc ngẫu nhiên xảy ra hàng ngày ở quanh ta. Chúng ta không cảm thấy phiền muộn bởi những gì một người nào đó ở Phi Châu có thể nói hay làm vào lúc này; vậy thì tại sao, ta lại bị phiền toái bởi những gì người láng giềng của ta vừa nói hay làm - là một điều thật ra cũng chẳng quan trọng gì với ta? Điều quan trọng trong quan hệ giữa ta với người là phát triển tình thương yêu đối với nhau.
Khi lòng hoài nghi còn hiện hữu, chúng ta không bao giờ có thể chắc chắn rằng một điều gì đó có ích lợi, tốt đẹp cho chúng ta không, ta có khả năng thực hiện một điều gì đó không, hay người khác có vui lòng, có chấp nhận điều gì đó không. Để có thể thực hành theo lời dạy của đức Phật, chúng ta trước hết phải chấm dứt cách suy nghĩ này. Chỉ khi thực hành rồi chúng ta mới có thể khám phá ra là chúng có tốt, có hữu ích hay không và chúng sẽ có những ảnh hưởng gì.
MẠN
Kiết sử mạn (tự cao) bao gồm có lẽ không nhiều về thái độ cao ngạo, tự phụ, mà là sự tin tưởng, về mặt tri thức và tình cảm, rằng có một điều gì đó về chúng ta thường hằng, cá biệt, cần được bảo vệ. Đây là một trong những kiết sử nguy hại nhất. Ngã mạn, niềm tin rằng chúng ta là một ai đó – hay hơn nữa, là một người đặc biệt, một người thông minh hơn người - là hình thức căn bản của tự cao, tạo nên bao vấn đề không dứt cho ta, và sẽ tiếp tục khiến cuộc sống thêm căng thẳng nếu như ta vẫn khư khư bám lấy nó. Đó là cái ngã khiến ta ảo tưởng rằng mình hiểu biết, và chạy đuổi theo những gì mang lại cho ta sự thoải mái, dễ chịu, trốn tránh sự khổ đau, khó chịu. Ngã là một ảo tưởng, một huyễn hoặc mà tất cả nhân loại đều tin vào đó, khiến cho không biết bao thảm họa đã xảy ra. Lý do duy nhất khiến nhân loại tạo ra chiến tranh, dối trá, sát hại, tham ô là vì họ muốn được an toàn, muốn bảo vệ cái ngã của họ.
Chúng ta tin vào cái ngã cũng giống như ta tin vào tất cả mọi vọng tưởng khác. Ngã mạn đã sẵn ươm mầm trong quá trình tư duy của chúng ta, do đó nó đã cắm rể sâu trong lãnh địa cảm xúc của ta: nếu ta nghĩ về vấn đề gì đó đủ lâu, ta có thể cảm giác được nó. Khi nào ta còn tự nhìn mình như những con người tách biệt, và tiếp tục suy nghĩ theo cách đó, ta sẽ tiếp tục có những tình cảm ‘Tôi, của tôi’ là nguồn gốc không dừng dứt của bao vấn đề, bao phiền não. Chúng ta sẽ tiếp tục coi màn kịch này, và nền tảng mà ta dựa trên đó để đóng vai trò của mình, một cách tuyệt đối nghiêm chỉnh. Khi chúng ta ngồi trước màn ảnh truyền hình để xem một vở tuồng, ta không coi nó là thực – nhưng đối với cuộc đời thì ta coi thật sự nghiêm trọng, dầu rằng căn bản thì nó cũng được dựng thành bởi những điều tương tự.
Ngã mạn là gốc của mọi vấn đề, các vấn đề khác phát sinh từ đó, và chúng ta không thể hy vọng sẽ giải quyết được nó ngay lập tức – các kiết sử tham sân và nghi cần được chuyển đổi trước. Con đường hành đạo theo sự hướng dẫn tâm linh của đức Phật không phải là để hủy diệt tự ngã, mà là để chúng ta có thể buông bỏ, và nhìn thấu suốt ngã tưởng, để một ngày ta có thể nhận ra rằng tất cả mọi lăng xăng, bao lo toan của ta không để làm gì cả, và cuộc đời ta sẽ giống như một cuộn phim đang diễn ra trước mắt ta.
ĐỐ KỴ
Kiết sử đố kỵ, ganh ghét là một biểu hiện của sân và sự thiếu vắng tình thương yêu. Nó phát sinh từ sự thiếu hiểu biết rằng chúng ta thuộc về một tổng thể mà bản năng muốn tách biệt chỉ có thể làm nguy hại cho ta. Do đó, nó có thể được đối trị bằng tâm hoan hỉ, lòng thông cảm, phát sinh từ nhận thức rằng tất cả chúng ta tùy thuộc vào nhau và không có gì khác nếu ta hay ai đó được điều tốt lành nào. Tất cả chúng ta đều có mặt ở đây trên trái đất này với nhau, cùng như tất cả chúng ta đều được cấu tạo bởi những thành phần giống nhau. Dầu có ý thức được điều đó hay không, tất cả chúng ta đều tương quan với nhau. Nếu thảm hoạ xảy ra ở một nơi nào đó, tất cả chúng ta đều bị ảnh hưởng. Khi chiến tranh bùng nổ ở một nơi nào trên thế giới, thì những chấn động tiêu cực cũng lan đi khắp hành tinh nhỏ bé này. Dĩ nhiên khi điều tốt lành xảy ra cũng giống như thế, niềm hân hoan thông cảm cũng phát đi những chấn động tích cực, chế ngự sự phát khởi của lòng ganh tỵ.
Đức Phật đã khuyên chúng ta chỉ cần vun trồng bốn loại tình cảm, không cần gì khác hơn. Chúng được gọi là ‘brah- ma vihara’ hay tình cảm thánh thượng. Đầu tiên là một trái tim thương yêu vô điều kiện, thứ hai là lòng bi mẫn, thứ ba là tâm hoan hỷ (đối nghịch với lòng ganh tỵ), và từ những tình cảm này phát sinh tâm xả, là điều thứ tư và cao thượng nhất của mọi tình cảm.
CHẤP NGÃ
Kiết sử cuối cùng - được dịch thẳng từ tiếng Đức Selbst- sucht (self-addiction), mà tôi dùng ở đây để nói đến kiết sử này - là sự bám víu vào ngã. Chúng ta quá quan tâm đến cái ngã của mình, hay là những gì mà ta coi là ngã. Ngoài nó ra, ta không thấy điều gì tốt lành ở người hay ở hoàn cảnh mà ngã không quan tâm đến. Chúng ta hoàn toàn tập trung vào những vấn đề của ngã; điều quan trọng là ta phải xét xem cuộc đời mình được tạo dựng trong sự ích kỷ đến mức độ nào và để nhận thức rằng điều đó thật sự đã làm cuộc sống hàng ngày của ta khó khăn đến độ nào - rằng không có bất cứ kết quả tích cực nào có thể phát sinh từ đó. Lòng ích kỷ ngăn trở sự hình thành của bất cứ sự thực hành tâm linh nào, khiến cho lý tưởng về tình thương yêu vô điều kiện vẫn là một ảo tưởng vô vọng. Nếu cái ngã là trung tâm điểm của mọi việc và không có gì quan trọng hơn, thì ta không thể nào diệt trừ được sân hận vì bất cứ điều gì có thể đe dọa cái ngã hay khiến nó lo sợ phải đánh mất sự hỗ trợ mà nó mong muốn, sẽ bị chống đối.
Tánh ích kỷ là một thái độ luôn có mặt, hình thành theo thói quen và rất phổ biến: tất cả nhân loại đều coi rằng mình rất quan trọng và cả thế giới phản ảnh sự chấp ngã này.
Những khó khăn mà một cá nhân phải đối mặt có thể truy nguồn từ ngã chấp. Chỉ khi nào ta có thể quán sát về điều này một cách nghiêm chỉnh, thì ta mới không tưởng tượng rằng nếu buông bỏ cái tôi sẽ là một thiệt hại, và không thể tránh khỏi thất bại. Sự thật là điều ngược lại; đó mới chính là cách để đoạn trừ những vấn đề của chúng ta. Điều này cũng chẳng mới lạ gì, vì những hành động và cách sống theo thói quen, dựa trên chấp ngã, đã đưa ta đến không biết bao nhiêu vấn đề (không kể đến việc nghiện rượu hay các chất độc hại khác). Chỉ việc bảo vệ cái ngã một cách điên cuồng và đặt nó ở trung tâm của mọi hành động của chúng ta cũng đủ khiến cuộc đời thêm khó khăn. Nó luôn là nguyên do đưa đến sự xung đột, hiềm khích giữa người với nhau, tất cả cùng với một sự chấp ngã như nhau.
Việc buông bỏ cái ngã chỉ có thể xảy ra khi ta có tri kiến. “À, điều đó nghe cũng tốt – tôi sẽ thực hành buông bỏ nó”, tự nhủ mình như thế chưa đủ, vì nó không dễ dàng như thế. Chúng ta cần phải thực tập buông bỏ trong cuộc sống hằng ngày cũng như khi hành thiền, đối mặt với nó từng phút giây. Suốt con đường tâm linh là một cuộc hành trình của sự buông bỏ -đó là, buông bỏ mà không trước hết phải có sự thay thế. Tuy nhiên ở cuối cuộc hành trình, một khi chúng ta đã buông bỏ tất cả, Đức Phật bảo rằng chúng ta sẽ được tự do, chấm dứt mọi đau khổ - một cuộc đời không bám víu, đoạn diệt sân hận, thoát khỏi tà kiến, khỏi nghi, khỏi tự cao, khỏi ganh tỵ và khỏi chấp ngã.
Sống được như thế sẽ giúp chúng ta hỗ trợ người khác đi cùng con đường. Những người đang tìm kiếm sự giải thoát cho chính mình thường có thể cảm nhận và cuốn hút theo tinh thần giải thoát ở người khác. Đây là những lời dạy của đức Phật và cơ hội để thực hành chúng dành cho tất cả mọi người.
Nguồn bài viết: https://thuvienhoasen.org/a9667/chuong-8-bay-kiet-su
Sư Hạnh Tuệ giảng giải: https://www.youtube.com/watch?v=mbtO9EhPMvE&list=PL4JCp4qfxq-qDltBLc8c11i4l6vCvBjEf&index=11
14 notes · View notes
tamthoitiet · 1 month
Text
5 Phương pháp đo, so màu phổ biến hiện nay
Việc so sánh màu sắc đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực, từ ngành in ấn, thời trang, thực phẩm đến nhuộm vải. Khả năng phân biệt và phối màu một cách hợp lý giúp nâng cao chất lượng sản phẩm và tạo khác biệt trong thiết kế và sản xuất. Có nhiều phương pháp so màu được áp dụng, trong bài viết này sẽ chia sẻ 5 phương pháp đo, so màu đơn giản nhất, dễ dàng thực hiện. 
Phương pháp so màu bằng mắt thường
Mắt thường của con người có khả năng phân biệt và nhận biết nhiều màu sắc khác nhau, đặc biệt là các màu sắc cơ bản như đỏ, vàng, xanh lục, xanh lam, đen, trắng, và tím. Mặc dù, có khả năng phân biệt màu sắc rất tốt nhưng phương pháp này vẫn có những giới hạn nhất định.
Hơn nữa, hiện nay đã có tới hơn 300 màu sắc được định nghĩa và sử dụng. Vì thế, so màu bằng mắt thường chủ yếu được sử dụng trong các trường hợp như sản phẩm đo cần đánh giá nhanh và không yêu cầu quá cao về độ chính xác. 
Phương pháp so màu với quạt so màu
Quạt so màu được chia thành nhiều loại, gồm quạt màu ral, quạt màu pantone hay sách màu. Quạt so màu chủ yếu được sử dụng để kiểm tra nhanh mã màu của nhiều loại màu sắc và so sánh giữa các màu. 
Cách so màu bằng máy đo màu 
Đo, so màu bằng máy đo màu sắc là một trong những phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay. Đây là phương pháp đo màu hiện đại, được nhiều dùng ưa chuộng bởi sự chính xác và nhanh chóng mà nó đem lại. 
Máy đo màu được sản xuất và phát triển dựa trên 2 phương pháp: phương pháp đo màu Colorimetry và phương pháp đo màu quang phổ Spectrophotometry tương ứng với máy đo màu và máy đo màu quang phổ. Thiết bị đo màu này có độ chính xác cao và nhất quán cao, giúp loại bỏ sai số khi đo màu bằng mắt thường.
Hiện nay, máy đo màu được ứng dụng trong lĩnh vực khác nhau như công nghiệp sơn, công nghiệp thực phẩm, dệt may,... Người dùng có thể tham khảo một số dòng máy đo màu như Total Meter CM-200S, Máy so màu cầm tay CS, máy đo màu quang phổ CS-Series,... 
Sử dụng tủ so màu
Tủ so màu là phương pháp đo, so màu hiện đại, ứng dụng công nghệ tiên tiến. Như tên gọi, tủ so màu được thiết kế dưới dạng một chiếc tủ, kích thước khá lớn. Bên trong có nhiều bóng đèn màu với nhiều ánh sáng khác nhau. Tủ so màu được sử dụng chủ yếu trong các lĩnh vực như thời trang, dệt may, nhuộm vải, thậm chí trong sản xuất sơn, nhựa, đồ gốm,...
Cách thức thực hiện so màu bằng tủ so màu vô cùng đơn giản. Người dùng chỉ cần cho vài mẫu vải vào tủ so màu thì thiết bị đo màu sẽ tự động đo và phân biệt các màu sắc. 
Phương pháp so màu bằng hóa chất
Cuối cùng, phương pháp đo, so màu được sử dụng phổ biến là sử dụng hóa chất. Phương pháp hóa chất này có khả năng phân biệt màu sắc nhanh và tính chính xác cao. Người dùng nên lựa chọn các loại hóa chất chuyên dụng để phù hợp với từng vật mẫu để đảm bảo sự chính xác. 
Cách đo, so màu có cách thực hiện rất đơn giản. Người dùng chỉ cần lấy vài giọt mẫu dung dịch mẫu cần đo, cho vào ống nghiệm hoặc ống thủy tinh chứa Sau ít phút, người dùng quan sát sự thay đổi của màu sắc bằng mắt thường. Tiến hành ghi lại kết quả.
Trên đây là 5 phương pháp đo, so màu phổ biến hiện nay mà bạn có thể sử dụng trong cuộc sống. Nếu có nhu cầu mua máy đo màu chính hãng, bạn có thể liên hệ trực tiếp với THB Việt Nam qua HOTLINE Hà Nội: 0904 810 817 - TP.HCM: 0979 244 335 hoặc truy cập website: thbvietnam.com, maydochuyendung.com để nhận tư vấn kịp thời, miễn phí. 
2 notes · View notes
nguyentutiensinh · 1 month
Text
Tumblr media
洞房昨夜停紅燭, 待曉堂前拜舅姑。 妝罷低聲問夫婿, 畫眉深淺入時無。
《閨意-近試上張水部朱慶餘》【朱慶餘】
Khuê ý (Cận thí thướng Trương thuỷ bộ)
Phiên âm: Động phòng tạc dạ đình hồng chúc, Đãi hiểu đường tiền bái cữu cô. Trang bãi đê thanh vấn phu tế: “Hoạ mi thâm thiển, nhập thì vô?”
Dịch Thơ: Phòng hoa vừa tắt ngọn đèn hồng, Chờ sáng lên thăm bố mẹ chồng. Mày kẻ vừa xong, khe khẽ hỏi: "Anh xem sẫm nhạt, hợp thời không ?" - Chu Khánh Dư - dịch Nam Trân
Trước kia từng đọc được câu thơ của Âu Dương Tu đời Tống, "Dưới song bước đến đỡ dìu nhau, hỏi nhỏ kẻ mày đậm nhạt, hợp thời không."
Bỗng thấy xúc động khôn xiết, muôn mối tình sâu hiện lên trước mắt. Về sau lại đọc được câu thơ của Chu Khánh Dư: "Mày kẻ vừa xong, khe khẽ hỏi: 'Anh xem sẵm nhạt, hợp thời không?' " Lại càng cảm thấy dịu dàng đa tình, không quá thẹn thùng.
Trước gương đang điểm trang, phu quân phong độ ngời ngời như cây ngọc đón gió đã đứng phía sau. Nàng cầm bút vẽ nét mày cong như liễu mảnh trăng khuyết, tú lệ tự nhiên, dịu dàng đáng yêu. Chàng chăm chú ngắm nhìn, sóng mắt long lanh, tình nồng ý thắm, khen không dứt miệng.
Đây là một đôi vợ chồng mới, đêm qua động phòng hoa chúc, quấn quýt dịu dàng khôn xiết, sáng ra trang điểm, tình chàng ý thiếp, ân ái mặn nồng.
Thời xưa trong dân gian, việc cưới gả đều nghe theo ý cha mẹ, lời mối mai, có được mấy người thực lòng yêu nhau, thề nguyện bạc đầu đâu?
Song rất nhiều cặp vợ chồng, tuy chẳng mấy khi tình ý nồng nàn, nhưng trong cuộc sống bình thường vẫn kính trọng nhau như khách. Nàng vì chàng rửa tay nấu canh, nâng khăn sửa túi, chàng vẽ mày cho nàng trước gương, khoác thêm áo cho nàng bên song. Có lẽ tình yêu bình đạm chỉ đơn giản là bên nhau như thế, không cùng sống chết, nhưng cùng ăn ở, ngọt bùi đắng cay vẫn bên nhau.
Bấy giờ tôi cũng đương độ tuổi xuân, tấm lòng như hoa sen chớm nở mùa hạ, chẳng vướng bụi trần. Nguyện tìm cho được một người đàn ông ôn hòa trong trẻo, tôi làm người vợ như hoa mai của chàng, sinh con đẻ cái cho chàng, ngày tháng êm đềm tươi đẹp. Chẳng cần chàng thề hẹn, chỉ cần vẽ mày cho tôi suốt đời. Biết bao suy nghĩ, lại như gió thu như nước chảy, một đi không trở lại. Giờ thì thanh xuân đã hết, chỉ còn mấy mảnh hồi ức tàn khuyết cùng chút hơi ấm dịu dàng thỉnh thoảng mới gặp lại trong mơ.
Đời người có hối hận, có tiếc nuối, có nỗi trống trải không sao lấp đầy, cũng có sự tổn thương không gì bù đắp nổi. Tôi từng nói tình yêu đẹp nhất phải như ngọc thạch, ấm áp kiên định, cả đời không biến chất, không vơi tình. Thực may, tôi đã từng có cảm giác mình mong muốn, cũng từng nhận được vô vàn ân sủng. Thực không may, hết thảy ân tình đã bị dòng thời gian vội vã vùi chôn, mà kết cục cũng bị sửa đổi, cả hai chúng tôi đều có những quá khứ không thể quay lại được.
Về sau mới biết, Chu Khánh Dư viết bài thơ này để dâng lên Trương Tịch trước khi thi tiến sĩ. Ông tự ví mình như nàng dâu mới, ví Trương Tịch như chú rể, lại ví quan chủ khảo như bố mẹ chồng, nhân đó xin ý kiến Trương Tịch. Thời Đường, những sĩ tử dự thi tiến sĩ đều gửi văn thơ tới những đạt quan quý nhân để xin giới thiệu. Đối tượng mà Chu Khánh Dư dâng bài thơ này lên là quan thủy bộ lang trung Trương Tịch. Nghe nói bài thơ của
Chu Khánh Dư được Trương Tịch ưa thích, còn làm thơ tặng lai:
越女新妝出鏡心, 自知明豔更沈吟。 齊紈未是人間貴, 一曲菱歌敵萬金。
《 寄朱慶餘 》【 張籍 】
Gái Việt bên gương mới điểm trang, Biết mình xinh đẹp vẫn mơ màng. Lụa Tề chưa đủ cho người quý, Một khúc "Lăng ca" giá vạn vàng. 
- Bài Ký Chu Khánh Dư - dịch Lãng Xẹt Tử
Trương Tịch ví Chu Khánh Dư với cô gái hái ấu, khen nàng dung nhan xinh đẹp, tiếng ca trong trẻo, ắt sẽ được người ta yêu mến, ngầm ám chỉ
Chu Khánh Dư không cần lo về việc thi cử.
Bất luận Chu Khánh Dư về sau có đỗ cao hay không thì đời người gặp được kẻ hiểu tài mình như thế cũng đủ rồi. Xưa nay biết bao tài tử phong lưu không gặp được minh chủ, không ai thưởng thức, long đong suốt đời.
Kẻ sĩ chết vì người tri kỷ, biết bao duyên phận trên đời, ghi lòng tạc dạ, còn sâu nặng hơn ái tình nam nữ. Trương Tịch chân thành làm thơ tặng, thật lòng đối đãi, tình cảm này chẳng khác đức lang quân đa tình vẽ mày cho người con gái mình yêu trước gương, tình cảm thắm thiết. Còn Chu Khánh Dư lại giống cô dâu mới cưới, đêm qua nến đỏ soi chiếu, sáng hôm sau lại phải ra chào hỏi cha mẹ chồng, nên mới dậy sớm trang điểm để tới sảnh hành lễ, chấm than vẽ mày, lại không biết nên vẽ đậm hay nhạt, đành khẽ khàng hỏi nhỏ: "Anh xem sẵm nhạt, hợp thời không?" Câu hỏi khẽ này thực e thẹn kín đáo, rung động lòng người. Chỉ một tiếng hỏi nhỏ đã khắc họa hoàn chỉnh nội tâm dịu dàng của cô dâu mới. Nhà thơ ví nỗi lo không biết có thể thuận lợi bước vào con đường làm quan hay không với tâm tình của cô dâu mới lần đầu gặp cha mẹ chồng, thực là khéo léo mới mẻ, khiến người ta xúc động.
Thơ Chu Khánh Dư mới mẻ tinh tế, miêu tả tỉ mỉ, mang đậm phong vị riêng. Mà câu trả lời của Trương Tịch cũng hết sức khéo léo tự nhiên, có thể nói là xứng đôi vừa lứa, trở thành giai thoại thiên cổ. Bất luận là đời thịnh hay đời loạn, đều không thiếu tài tử cao sĩ, cuộc đời đằng đằng, những người có duyên hợp được với họ có thể nói là cực kỳ ít ỏi. Bạn dốc hết cả đời ra tranh danh đoạt lợi, song thành bại được mất chỉ trong một thoáng qua. Duyên trần cũng vậy, biết bao tài tử giai nhân, từng thề cùng sống chết, hứa hẹn bạc đầu, cuối cùng lại phụ bạc nhau, làm lỡ người mà tổn thương mình. Những đôi có thể nâng án ngang mày, bình đạm sống hết đời như Mạnh Quang và Lương Hồng, chỉ có ở nhà dân chúng tầm thường. Còn những mối tình đẹp đẽ trong sách vở hay kịch hát phần nhiều là bi kịch, không được viên mãn. Cũng phải, cái đẹp nhất của cuộc đời là giản dị, tình ái cũng nên như nét mày giai nhân mới kẻ, đậm nhạt phải lẽ, không ấm không lạnh.
Người chẳng gì bằng cũ, vợ tào khang không thể coi thường.
Nữ nhi xinh đẹp tới đâu cũng chỉ được mười mấy năm ngắn ngủi, dẫu có nhan sắc nghiêng thành thì cuối cùng cũng sẽ phai tàn và già đi. Mà tình như rượu ủ, phải chôn giấu thật kĩ, càng lâu vị càng thuần, để lâu ngày mới đem ra thưởng thức. Nhưng có lúc, buông tay cũng là một cách thành toàn, thuận theo vận mệnh là để giải thoát linh hồn, khoan dung với người khác cũng là đối tốt với mình.
Nếu hỏi thế nào là may mắn, thì ấy là đời này yêu được người mình chờ đợi đã lâu, hơn nữa đôi bên có được nhau hoàn toàn, không phải chia lìa.
Nguyện cả đời trang điểm vì người ấy, mãi tới khi tóc bạc sắc phai, vẫn hạ giọng hỏi khẽ: "Anh xem sẵm nhạt, hợp thời không?"
Trích: Một Quyển Phong Hoa Đại Đường - Bạch Lạc Mai - Tố Hinh
3 notes · View notes
yukidaro · 5 months
Text
TMNT - Mở con mắt thấu nhân tính, nhìn nhận thế gian lạnh lẽo
Khi nhỏ xem nhiều phim võ hiệp, trong lòng chỉ có hai nhân vật – anh hùng và kẻ xấu, đen trắng rõ ràng. Lớn lên mới nhận ra, thế giới không đơn giản như phim võ hiệp, không có người tốt tuyệt đối, cũng không có kẻ xấu tuyệt đối.
Lão Tử có câu: “nước trong quá thì không có cá”, thực ra ngoài đen trắng, còn có một vùng xám, vùng xám này là chìa khóa để thành công.
Tại sao nhiều người khởi nghiệp trên thị trường đều thất bại?
Đa số mọi người đều theo đuổi sự bình yên trong lòng, theo đuổi lương tâm, khi đối mặt với lợi ích thường chọn đạo đức. Bạn có thể quan sát lịch sử đen tối của Edison, ông ấy chỉ đơn giản là một người làm kinh doanh, nhiều bằng sáng chế ông ta mua lại, không phải do chính ông phát minh ra. Suốt đời Edison chìm đắm trong các vụ kiện tụng, từ đó bạn có thể hiểu điều gì đằng sau? Việc của Edison ở nước ngoài là chuyện đẳng cấp.
Nhiều người thành công khi xuất hiện trước công chúng kể về cách họ thành công, nhưng bạn tuyệt đối đừng tin. Điều bạn cần học là làm thế nào họ kiếm được đồng tiền đầu tiên? Tại sao nói nhiều ông chủ đều có tội nguyên thủy? Tội nguyên thủy này thường xảy ra khi họ kiếm được đồng tiền đầu tiên.
Nọc độc ghen tỵ trong bản chất con người 
Con người thà chấp nhận người xa lạ tốt hơn mình còn hơn là để người thân cận tốt hơn. Gặp người xa lạ tốt hơn hay vượt trội xa mình thì sẽ ghen tỵ, ngưỡng mộ, đầu hàng tâng bốc. Gặp người thân cận tốt hơn hoặc hơn mình một chút thì sẽ ghen ghét, căm thù, ấp ủ ác ý. Đa số nỗi khổ của con người không phải vì nghèo khó mà là vì nhìn thấy người thân cận vượt qua mình, khó chịu không thể chấp nhận được, loại người này đần độn đến mức ngay cả lợn cũng khinh miệt. 
Kể một sự việc có thật xảy ra ở Tứ Xuyên – Trung Quốc, có một cặp vợ chồng rất mực yêu thương nhau, trong vòng 12 năm liên tiếp gánh chịu những đả kích lớn. 12 năm qua, mỗi lần sinh con, không đến 3 năm thì 3 đứa con trước đều chết một cách thảm khốc, hoặc do ngộ độc, hoặc do cấp cứu không kịp. Khi họ dồn hết tâm sức chăm sóc đứa con thứ 4 thì bi kịch vẫn xảy ra…Năm 2008, đứa nhỏ chưa đầy 3 tuổi cũng ra đi.
Loại vợ chồng nào mới có thể trải qua thử thách khủng khiếp ở nhân gian như vậy? Họ cầu cứu cảnh sát, sau khi điều tra, cảnh sát loại trừ tai nạn, xác định là giết người cố ý. Kết quả cuối cùng của cuộc điều tra, hung thủ lại chính là chị dâu của họ, khi khai nhận tội, người phụ nữ nông thôn này với khuôn mặt không chút cảm xúc nói một câu: “Đằng ấy cứ đẻ nhiều con trai, còn tôi chỉ đẻ con gái thôi, tôi không thích như vậy…”
Khi sự ghen tỵ của con người đạt tới một mức độ nhất định, cơn giận dữ bùng lên trong lòng còn khủng khiếp hơn những gì bạn tưởng tượng.
Họ có thể vứt bỏ tất cả tình cảm thân thiết, đạo đức, ranh giới, trong lòng chỉ gào thét lên…”Những gì tôi không có, bạn cũng không được có, chỉ vì bạn sống tốt hơn tôi một chút, bạn đã có tội rồi”.
Ngoại trừ cha mẹ, không ai muốn bạn sống tốt hơn, đặc biệt là những người thân thiết nhất, bề ngoài lễ phép tuyệt vời, miệng nói chúc mừng nhưng lòng cầm dao đâm sau lưng bạn. Điều đáng buồn nhất là, sau khi chiến thắng tất cả khó khăn bên ngoài, bạn lại bị người thân thiết nhất đâm một nhát dao sau lưng. Kẻ thù lớn nhất của cuộc đời không phải là những khẩu súng lộ liễu mà là những mũi tên ngầm tàn ác từ người thân cận.
Sự ghen tỵ, tham lam trong bản chất con người khi bị đẩy lên cực điểm khiến người ta phải rùng mình, bạn có thể tin tưởng con người, nhưng đừng tin tưởng bản chất con người.
Nhân tính không thể chịu đựng được thử thách, khi phải đối mặt với thử thách thực sự, chính bạn cũng không thể đối mặt với chính mình, hoài nghi luôn an toàn hơn là tin tưởng. Từ xưa đến nay, có vị hoàng đế nào mà không nghi kỵ nặng nề, Tào Tháo, Lưu Bang, Chu Nguyên Chương đều sẵn sàng giết oan hơn là tin tưởng nhân tính.
Nếu đối phương yếu hơn bạn, thua kém bạn, khốn khó hơn bạn, bạn sẽ thật lòng mong họ trở nên tốt đẹp hơn, bởi vì đó là một cảm xúc gồm sự tự phụ và lòng thương hại. Nếu đối phương đạt được thành công trước bạn hoặc vượt qua bạn, bạn sẽ cảm thấy vô cùng đau khổ, bởi vì cảm giác tự phụ của người chiến thắng đã mất đi. Người bạn thân nhất của bạn thi không đạt, bạn sẽ cảm thấy rất buồn. Người bạn thân nhất của bạn đạt điểm số cao nhất, bạn sẽ cảm thấy buồn hơn nữa. Ai mà không như vậy?
Đó là mặt tối của bản chất con người, đừng cứ ca ngợi cái đẹp cái tốt này nọ suốt ngày, mà không biết chính mình đần độn, rồi khắp nơi hát những bài hát ngu xuẩn để giáo huấn người khác.
Đừng kể với người khác về những điều vui mừng, bởi họ sẽ không vui mà chỉ ghen tỵ với bạn. Cũng đừng nói với họ về những điều buồn bã, họ sẽ không thương hại mà chỉ chế giễu bạn.
Khống chế bản chất con người, không sợ hãi thì sáng suốt 
Ông trùm của Thượng Hải là Đỗ Nguyệt Sanh, lúc đầu khi về Thượng Hải chỉ là một thiếu niên nghèo khổ gầy yếu, làm người hầu trong dinh thự nổi tiếng của Hoàng Kim Vinh – ông trùm Thanh Bang Hội. Vậy làm thế nào một thiếu niên bình thường ấy lại trở thành ông trùm bến Thượng Hải?
Bởi vì Đỗ Nguyệt Sanh đã phát hiện ra bí mật của bản chất con người. Có một lần, dinh thự Hoàng Công Quán bị một tên cướp cướp đồ, lúc đó vị chủ nhân muốn người hầu ra đuổi bắt tên cướp, nhưng không ai dám vì biết kẻ dám cướp nhà họ Hoàng chắc chắn là một tên cướp hung hãn tàn bạo. Cuối cùng, một cách vô tình vị chủ nhân gọi Đỗ Nguyệt Sanh ra đuổi bắt. Và một cách ngu ngơ, hắn đơn thân đuổi theo, thật không ngờ lại bắt được tên trộm.
Khi gặp tên cướp, Đỗ Nguyệt Sanh rất sợ hãi, nhưng trong khoảng khắc đối đầu, qua ánh trăng, hắn đã nhìn thấy một bí mật lớn của thế giới này trên khuôn mặt của tên trộm, đó là vẻ hoảng sợ tột cùng.
Tên cướp nghĩ, chắc hẳn người này hẳn là một tay sát thủ hàng đầu của nhà họ Hoàng, mới dám đơn thân đuổi theo. Trong sự hoảng loạn tột cùng, chỉ trong chớp nhoáng tên cướp đã bị Đỗ Nguyệt Sanh bắt được.
Sợ hãi! Sợ hãi!! Sợ hãi!!! Đỗ Nguyệt Sanh như tỉnh ngộ.
Trên thế giới này, có vô số người thông minh, vô số người có tư tưởng, vô số người có năng lực, vô số người học vấn cao, vô số người lưu loát.
Nhưng tại sao thực sự có thể thành công lại ít ỏi như vậy?
Điều này là tại sao? Bởi vì trong lòng người sợ hãi, có hai lực lượng tương phản, đó là lý trí và nỗi sợ hãi, khi một người sợ hãi thì trí tuệ của họ cơ bản là 0. Đêm đó, Đỗ Nguyệt Sanh trên phố dài lạnh lẽo và vắng vẻ của Thượng Hải, cuối cùng đã hiểu được thế giới này.
Trong dinh thự Hoàng, có nhiều anh hùng hảo hán như rồng vẽ và hổ điêu, thực tế tất cả đều bị nỗi sợ hãi khiến cho không một ai dám ra tay chống lại cướp bóc, chỉ bởi vì họ quá sợ hãi, quá lo sợ. Còn những người cướp hàng, thực tế cũng đang sợ hãi cái chết, sợ hãi bị sát thủ không sợ chết nhất trong Hoàng phủ tìm thấy.
“Hóa ra thế giới này, là thế giới của những kẻ nhát gan” , Đỗ Nguyệt Sanh đã cười…
Vậy thì, tất cả mọi người đều sợ như vậy, ta còn sợ cái gì?
Trước đó, hắn nghĩ mình quá nhỏ bé, không biết tương lai phải làm sao? Trong lòng có rất nhiều sự hoang mang. Bây giờ hắn hiểu rồi, thực ra! tất cả mọi người đều hoang mang giống như hắn, và vì những nỗi hoang mang này mà giảm bớt trí tuệ của họ
Mọi người, đều khao khát có một người mạnh mẽ xuất hiện, chỉ ra phương hướng và quyết định cho họ, và họ chỉ cần theo sau người đó, làm bất cứ điều gì người đó nói.
Vậy thì, quá nhiều người khao khát sự xuất hiện của người mạnh mẽ, tại sao tôi không trở thành người mạnh mẽ đó, thế giới này chính là người có gan lớn làm chủ những kẻ nhút nhát, người có gan trời làm chủ những người có gan lớn.
Về việc vay tiền
Gần đây, một video về người phụ nữ quỳ xuống đòi nợ trên mạng đã trở nên phổ biến, vì quan hệ với bạn bè của mình rất tốt, nên bạn bè đã vay của cô ấy 2 tỉ đồng, và cô ấy đã đồng ý. Vì quan hệ tốt, cũng không lập bất kỳ giấy tờ nào, sau khi vay xong, đến ngày trả nợ, người bạn của cô ấy đã biến mất, không thể liên lạc được. Sau cùng, cuối cùng đã chặn được người phụ nữ nợ tiền trên một con phố, và đòi nợ ngay trên đường, còn người phụ nữ nợ tiền, cứng rắn khẳng định không có tiền. Người phụ nữ vay tiền thực sự không còn cách nào, chỉ có thể quỳ xuống trên đường, cầu xin người phụ nữ nợ tiền nói:
“bạn không cần trả tôi 2 tỉ, bạn trả tôi 1 tỉ rưỡi là được”, thực sự như phiên bản thực tế, người cho vay là cháu, còn người nợ tiền là ông.
Đừng vay tiền từ người khác, điều này sẽ khiến bạn mất đi thói quen tiết kiệm, và càng không nên cho người khác vay tiền, bởi vì bạn sẽ không chỉ mất đi vốn ban đầu, mà còn mất đi bạn bè. Nếu bạn trân trọng tình bạn của mình, thì tốt nhất là không nên có bất kỳ giao dịch kinh tế nào, đừng cho người khác vay tiền, bởi vì trong việc vay tiền này có một hiện tượng rất phổ biến, đó là những người thường xuyên vay tiền là sẽ không trả tiền.
Bạn bè có thể nói, tôi cũng biết khả năng trả tiền của đối phương rất thấp, nhưng vì lý do mặt mũi mà rất khó xử. Đa số mọi người đều sợ bị bạn bè người thân vay tiền? Khi người khác hỏi bạn vay tiền, bạn sẽ cho vay hay không?
Nếu bạn là người không dễ từ chối, bạn sẽ rất dễ trở thành người cho họ vay không lãi lần này qua lần khác. Và điều tồi tệ nhất của con người là, có lần thứ nhất sẽ có lần thứ hai, có lần thứ hai sẽ có lần thứ ba, có lần thứ ba sẽ có vô số lần…
Thực ra từ góc độ tình người, bạn bè, người thân gặp khó khăn, nên cho vay tiền giúp đỡ, đây là điều không thể từ chối. Nhưng đa số mọi người đều có kinh nghiệm là, sau khi cho người khác vay tiền, vấn đề của người khác được giải quyết, nhưng cuộc sống hàng ngày của bản thân lại trở nên không dễ chịu. Bạn hỏi họ trả tiền, lại cảm thấy không thoải mái, không hỏi họ trả tiền, họ lại không chủ động, thực ra cho người khác vay tiền, chính là chuyển vấn đề của người khác sang mình, vất vả mà không được đáng.
Tôi có một người dì, vợ chồng họ làm việc ở Phúc Kiến, làm việc 20 năm, tiết kiệm được khoảng 7 tỉ đồng, họ làm việc tại công ty của em trai mình, do quan hệ họ hàng, nên đãi ngộ cũng không tồi. Hai vợ chồng này đều là người thật thà, không có kinh nghiệm về kinh doanh, nên đã chịu nhiều thiệt thòi, 7 tỉ này, họ mua một căn nhà ở Giang Tây, mua một chiếc xe, tiêu hết 2 tỉ.
Phần còn lại 5 tỉ họ định làm gì? Phần lớn đã bị những người họ hàng và bạn bè mượn mất. Bởi vì ở quê nghèo quá nhiều, chỉ cần ai có tiền, mọi người sẽ đổ xô đến vay mượn.
Năm ngoái, một người bạn của cô ấy thua cược và đã hỏi mượn tiền, dì tôi bị mọi người mượn đến nỗi không còn bao nhiêu tiền, thực sự không muốn cho mượn, đã gọi điện hỏi tôi phải làm sao? Hỏi tôi có không có cách nào tốt để cô ấy từ chối.
Tôi trực tiếp nói với cô ấy, từ chối người khác không cần bất kỳ kỹ năng nào, chỉ cần một từ “Không”, sau đó dì tôi ngay lập tức nói, làm như vậy không quá tốt, sau đó còn tiếp tục hỏi tôi, có không có phương pháp từ chối nào tốt hơn không.
Các bạn biết tại sao dì tôi không dám nói “Không” không? Bởi vì cô ấy sợ sẽ làm tổn thương tình cảm. Tôi nói với cô ấy, nếu cô ấy vẫn muốn làm bạn với người đó, thì phải từ chối họ. Nếu cô ấy không cho mượn tiền, cô ấy và người kia vẫn có thể là bạn. Giả sử họ vì không cho mượn tiền mà không liên lạc với cô ấy nữa, vậy thì người bạn này không cần giữ cũng được.
Thực tế, bạn bè vì bạn không cho mượn tiền mà không liên lạc với bạn là quá ít, ngược lại, bạn bè không liên lạc với bạn, lại chính vì bạn đã cho họ mượn tiền. Một người không biết từ chối là một người chưa trưởng thành, làm bất cứ điều gì cũng quan tâm đến cảm giác của người khác, mãi mãi sống trong ánh mắt của người khác. Nếu không biết từ chối, người khác sẽ thường xuyên làm phiền bạn, cuối cùng sẽ trở thành một người tốt một cách ngu ngốc.
Bạn sẽ phát hiện ra rằng đại đa số mọi người khi mượn tiền đều nói giọng nhỏ nhẹ, và lời nói ngon ngọt, nhưng khi tiền đã vào tay, thái độ của họ sẽ thay đổi 180 độ, và còn kéo dài không trả. Nếu bạn đuổi theo họ một chút, đối phương còn tỏ ra khó chịu hơn bạn, có thể còn trách bạn, “tôi có tiền còn không phải sẽ trả ngay cho bạn sao, bạn vội vã như vậy làm gì?”. Kết quả là, khiến bạn tức giận đến mức nói ra câu nói kinh điển, “coi như là tôi đã mù mắt, không ngờ bạn là loại người như vậy, cứ coi như tôi tiêu vài triệu để nhìn rõ một người, cũng đáng giá”.
Thực ra đó chỉ là tự an ủi bản thân mà thôi, khi đi trong giang hồ, mối quan hệ tan dần giữa bạn bè hầu hết bắt đầu từ việc mượn tiền. Khi một người mượn tiền của bạn, bạn là hoàng đế, họ là nô lệ, tiền một khi đã cho mượn, khi đến lúc đòi nợ, họ chính là bạo chúa, bạn chính là kẻ ăn mày.
Trong tâm lý học có một khái niệm gọi là hiệu ứng tổn thất, nghiên cứu phát hiện, người ta cảm thấy đau khổ khi mất đi một thứ, so với niềm vui họ nhận được khi có được thứ đó, lớn hơn 2.5 lần.
Nghĩa là nếu bạn mất đi 1 triệu, cảm giác đau đớn đó cần phải nhặt được 2,5 triệu mới có thể cân bằng, bạn nghĩ xem công ty thưởng bạn 1 triệu bạn sẽ vui bao lâu, nếu phạt bạn 1 triệu bạn sẽ đau khổ bao lâu?
Hiệu ứng tổn thất là bản năng con người, để có thể đảm bảo mượn nợ phải trả, cần phải có kỷ luật mạnh mẽ, để chiến thắng bản năng này. Những người mượn tiền, thường là bởi vì họ không quản lý tài chính của bản thân tốt, cơ bản là biểu hiện của sự không tự kỷ luật. Vì vậy, chúng ta có thể rút ra một kết luận, để người mượn tiền trả tiền chính là bắt một người không tự kỷ luật, làm một việc cần sự tự kỷ luật mới có thể làm được. Đây chính là lý do tại sao trong đời sống thực tế, có người mượn tiền không trả. Một người trưởng thành bắt đầu từ việc từ chối, bởi vì họ biết bản thân là có hạn, thời gian có hạn, năng lượng có hạn, tiền bạc có hạn, phải đặt nguồn lực hạn chế vào nơi sinh ra lợi ích lớn nhất.
Hai phương pháp tâm lý khi từ chối người khác:
Thứ nhất, sử dụng ngôn ngữ ngắn gọn nhất để từ chối người khác.
Thứ hai, đừng sợ từ chối sẽ làm mất lòng người khác. Khi người khác hỏi bạn mượn tiền, hoặc là bạn nói thẳng “Không”, để cho đối phương không có bất kỳ ý nghĩ nào khác.
Nếu bạn có một người bạn gặp khó khăn và nhờ bạn giúp đỡ, nếu bạn thực sự muốn giúp người bạn đó, bạn phải làm điều đầu tiên là cho họ 10 triệu đồng trước khi họ kịp nói gì, nói với họ: “Đây có 10 triệu, cậu cầm lấy để xoay xở đã, tôi chỉ có thể giúp đến đây, phần còn lại cậu tự lo liệu”. Lưu ý rằng số tiền này chắc chắn nằm trong khả năng và ý muốn của bạn.
Tuy nhiên, bạn cần chuẩn bị tâm lý, số tiền bạn cho người bạn không phải là cho vay mà là cho tặng. Khi nói với người bạn, bạn nói là cho vay, nhưng trong lòng bạn nên nghĩ là “bố thí”, như vậy nếu người bạn không trả lại, bạn cũng sẽ không giận dữ hay buồn bã, bởi vì ngay từ đầu bạn đã cho rằng họ sẽ không trả. Nếu may ra họ trả lại số tiền đó, thì càng tốt, bạn coi như trúng số vậy.
Khi bạn đã nghĩ rằng người bạn cho vay sẽ khó trả lại tiền cho bạn, mà bạn vẫn cho họ vay, đó mới là đỉnh cao của việc cho vay. Trong lúc bạn hoàn toàn tuyệt vọng về bản chất con người, nhưng vẫn muốn giúp đỡ người khác, đây mới là sự giúp đỡ đích thực. Nếu người bạn đó báo đáp, niềm vui của bạn sẽ càng lớn hơn.
Tất nhiên bạn cũng không nên vay nợ người khác, vì điều đó không chỉ làm mất đi một phần tình bạn, mà còn thể hiện với bên ngoài rằng công việc của bạn đang gặp khó khăn. Trong hoàn cảnh thiếu vốn, đừng vội mua nhà, mua xe hay những thứ xa xỉ, điều đó sẽ đẩy bạn vào tình trạng khó khăn về tài chính trầm trọng, khiến bạn không dám học hỏi, không dám chọn công ty có triển vọng phát triển hơn, không dám khởi nghiệp, và cuối cùng nghèo khổ cả đời.
Nhận ra mưu kế của kẻ lừa đảo, học cách xử sự của người lão luyện
Có hai loại người dễ bị lừa gạt nhất:
Loại thứ nhất, người muốn giàu có trong một đêm, rất nhiều người bị “thành công học” làm hỏng não, tin rằng quan hệ chính là nguồn tiền, nên họ khắp nơi kết giao. Nếu bạn tin vào quan niệm “quan hệ là nguồn tiền” để kết bạn, thì kết cục cuối cùng sẽ như con cừu trên đồng cỏ, chỉ cúi đầu ăn cỏ mà không biết sói đã tới. Một người không có giá trị, dù có nhiều quan hệ cũng vô ích. Loại người này đầy hy vọng về tương lai, tìm kiếm cơ hội khắp nơi, tính toán làm giàu một sớm một chiều. Họ nghĩ nhờ quan hệ, quen biết mà có thể kiếm được tiền mà không cần lao động, chỉ cần bỏ ra một chút là có thể làm giàu.
Loại thứ hai, người gặp khó khăn, họ chỉ muốn thoát khỏi hoàn cảnh éo le hiện tại nên rất dễ bị lợi dụng. Khi gặp khó khăn, họ rất bối rối và hoang mang. Do đó, chỉ cần thấy cơ hội thoát khỏi khó khăn, họ thường đâm đầu vào mà không cân nhắc hậu quả, đi đến đường cùng. Khi gặp khó khăn, con người sẽ dễ hoảng loạn, càng vùng vẫy trong đầm lầy sẽ chỉ càng khiến bản thân chìm sâu hơn.
Thực ra, loại người này không bị hoàn cảnh gây khó khăn, mà bị tâm lý của chính họ gây khó khăn. Lý do họ dễ bị lừa là bởi con người vốn có bản năng tự vệ. Đối với người gặp khó khăn, cách đúng đắn là bình tĩnh chờ đợi cơ hội thoát khỏi khó khăn.
Ví dụ như khi bạn bị mắc kẹt trong một đoạn dây thừng, càng giẫy giụa càng bị mắc kẹt chặt hơn, càng muốn thoát ra thì càng mắc kẹt nghiêm trọng hơn. Lối thoát duy nhất là đừng cựa quậy, quan sát kỹ những sợi dây lộn xộn, tìm ra những nút bị rối thực sự của tình trạng mắc kẹt, rồi từ từ thoát ra mới là phương pháp khôn ngoan.
Người nào khó bị lừa gạt nhất?
Đó là những người có tính cách của điệp viên thuộc loại phân tích, có trí tuệ giống Sherlock Holmes, có ý thức cảnh giác rất cao, đặt ra các rào cản phòng vệ cao. Loại người này rất dễ nhìn ra người khác có nói dối hay không. Trong thế giới của họ, họ đã giả định trước rằng mọi người đều có mục đích và động cơ riêng trong việc làm và lời nói của mình, họ tin rằng không có bữa trưa miễn phí nào trên đời. Mỗi khi có cơ hội nào đó, họ sẽ giống như cảnh sát hỏi cung tội phạm, cẩn thận, dò xét tận gốc rễ, tuyệt đối không dễ dàng tin vào lời nói một chiều của bất kỳ ai. Đây vừa là ưu điểm, vừa là nhược điểm của họ. Họ rất nhạy cảm với sự dối trá, nhưng đồng thời cũng rất kém về nhận biết khi người khác nói thật.
Mọi giá trị đều được đóng gói từ bên ngoài. Nhiều doanh nghiệp thích đóng gói, đóng gói là để nâng cao giá trị, nhưng phần lớn giá trị đó là giả tạo. Doanh nghiệp đóng gói không trực tiếp lừa người, họ hoạt động trong khu vực xám mờ, miễn là không xung đột với lương tâm, thì đây là một chiến thuật marketing tốt. Đóng gói chính là đánh lừa bằng những tuyên bố trơn tru, lợi dụng những ảo giác của con người, gián tiếp trình bày những gì bạn muốn họ tin, khiến đối phương tự nguyện đưa ra giả định có lợi cho bạn.
Tôi gặp một giáo viên dạy thành công, ông ta rất hăng hái, vừa gặp mặt đã nói với tôi rằng ông ta kiếm được bao nhiêu tiền, rồi nói một vị giám đốc nào đó phải làm thẻ vài chục triệu chỉ để gặp mặt ông ta, ông ta nói liên tục như súng máy. Ông ta dạy rất tận tâm, mỗi lần giảng đều đầy nhiệt huyết, có vài lần giảng đến mức phải phun máu.
Tôi nghe mà cười thầm, suýt phun ra ngụm nước mình chưa kịp nuốt xuống. Tôi vội vàng kìm nén, sợ cười quá đáng làm ông ta mất mặt. Tôi còn sợ hơn là ông ta sẽ trực tiếp phun máu cho tôi xem để chứng minh những gì ông ta nói là thật, ông ta nói nhiều như vậy chỉ để tôi trả phí làm đại lý của ông ta mà thôi. Nếu là bạn, bạn có tin người đó không? Khi người khác nói điều gì với bạn, bạn có nhất định phải tin họ không? Mọi người hãy ghi nhớ, hoài nghi là năng lực quan trọng nhất của bạn, dùng hoài nghi để xác minh sự thật còn quan trọng hơn nhiều so với việc tin lầm.
Chúng tôi không lo bị người khác hoài nghi, bởi vì tư tưởng và khóa học của chúng tôi có thể giúp ích cho bạn hay không, chính bạn đã có cân nhắc trong lòng, không cần chúng tôi dùng miệng nói thêm, sản phẩm tự nó đã nói lên tất cả. Quân Thư Binh Pháp của Tôn Tử dạy chúng ta “binh giả, quỷ đạo dã”, tức là lừa gạt, trong chiến tranh thương mại có ai tuyệt đối không lừa dối không? Câu trả lời là không có.
Trước đây, chúng tôi có một nhân viên giỏi nhất về bán hàng, sau này mới biết anh ta khi bán hàng cho khách đều nói rằng công ty của chúng tôi có nhà xưởng hàng nghìn mét vuông. Trên thực tế chỉ có vài trăm mét vuông, đây không phải là lừa dối sao?
Xưa nay vẫn vậy, chỉ cần là người thì sau ba tuổi đều sẽ biết cách lừa dối, quá trình lớn lên của con người chính là quyết định điều gì có thể cho người khác biết, điều gì không thể cho họ biết, ai cũng không thoát khỏi. Việc lừa dối là một bản năng tồn tại của động vật. Trong tự nhiên, một số động vật cũng biết lợi dụng màu sắc để đánh lừa kẻ thù.
Mark Twain nói: “tất cả chúng ta đều từng nói dối, lừa dối người khác, và cũng đều phải nói dối, lừa gạt”.
Cao thủ nói dối sẽ không ngờ nghệch đến mức nói toàn lời dối trá, nói toàn lời giả dối thì người khác sẽ không tin. Để người khác tin, bạn phải nói lẫn lộn giữa thật và giả, giả nhưng hòa lẫn vài câu thật rõ ràng, người nghe mới sẽ tin đó là sự thật.
Cao thủ lừa dối sẽ không ngốc nghếch đến mức nói toàn lời dối trá, nói toàn lời dối trá thì không ai tin. Để người khác tin, thì phải thật giả đan xen. Trong một đống lời dối trá xen lẫn vài câu nói thật rất rõ ràng, người nghe mới sẽ tin là thật.
Trong thực tế, những kẻ lừa đảo vay tiền thường không vay một lượng lớn ngay từ đầu, mà để đối phương tin tưởng dần dần.
Đầu tiên, chúng vay 50 ngàn, có vay có trả, sau đó vay 100 ngàn, cũng có vay có trả, lặp đi lặp lại nhiều lần, số tiền vay sẽ ngày càng lớn, khi đã lớn thì chúng vay nhanh trả nhanh, cho đến khi đối phương hoàn toàn tin tưởng thì chúng vay một lượng rất lớn, rồi bỏ trốn…
Khi gặp người như vậy, nhất định phải thận trọng!
Có người đã thống kê, người trưởng thành trung bình nói dối 1-3 lần mỗi tuần, trong đó có 1-2 lần là nói dối vợ/chồng, 90% người thừa nhận thường xuyên nói dối, 20% người chỉ cần không nói dối trong một ngày thì sẽ cảm thấy rất khó chịu. Có người khảo sát và phân tích hàng nghìn lời nói dối, phát hiện ra sinh viên đại học trung bình nói dối 1 lần trong 3 lần đối thoại (khảo sát chỉ mang tính chất tham khảo, không đại diện cho nguồn tin đáng tin cậy).
Ngay cả người dân bình thường cũng nói dối, huống hồ là những người buôn bán xảo quyệt.
Chúng ta cần có “nhãn quan âm dương” để nhận ra mưu kế của kẻ lừa đảo, chúng ta phải có cách xử sự khôn khéo hơn chúng.
Cao thủ khi nói dối thường thêm một câu ở đầu “Thực ra bạn không cần phải hoàn toàn tin tôi”, câu nói này sẽ khiến bạn dễ tin họ hơn. Khi bị lừa, đừng mắng người ta, hãy tự hỏi tại sao mình lại dễ dàng tin người khác đến vậy.
Động vật cũng rất khéo léo, ví dụ khi mèo đánh nhau, lông trên toàn thân chúng sẽ dựng đứng lên, tạo cảm giác chúng to hơn thực tế, trong thương trường cũng có nhiều “con mèo” như vậy.
Học hỏi từ kẻ lừa đảo
Đúng vậy, bạn không nghe nhầm, nói lại một lần nữa, học hỏi từ kẻ lừa đảo, không chỉ học thủ đoạn của họ mà còn phải học cả tính cách và tầm nhìn xa của họ.
Xét từ góc độ đạo đức, hành vi của kẻ lừa đảo sẽ bị xã hội lên án, pháp luật cũng không thể dung thứ cho họ, ngoại trừ trái tim đầy ác ý đó, những ưu điểm trên người họ chắc chắn là điều mỗi người đều cần học hỏi. Khổng Tử đã nói, “trộm cũng có đạo”, điều chúng ta cần học là cách họ sinh tồn. Đạo của kẻ lừa đảo là kỹ năng mà tất cả mọi người làm kinh doanh đều phải học.
• Thứ nhất: Học tầm nhìn xa của kẻ lừa đảo
Nói chung, khi làm kinh doanh, người ta chỉ có những tưởng tượng ngây thơ lãng mạn rằng mọi người đều là khách hàng của mình, không phân biệt rõ ai là khách hàng thực sự, không có một phương pháp tốt để xác định và kiểm tra khách hàng. Mỗi lần gặp khách hàng, họ đều rất quan tâm đến khách, làm giá trị bản thân giảm xuống, chỉ có thể đặt sự tôn trọng khách hàng trong lòng chứ không thể thể hiện ra ngoài, càng tôn trọng bề ngoài thì khách càng khinh thường, như vậy thì khó lòng kiếm được tiền từ họ.
Tôi đã thấy một số nhân viên bán hàng qua điện thoại một ngày gọi vài trăm, thậm chí vài nghìn cuộc gọi mà không thể chốt được đơn hàng nào, tâm trạng không tốt, một ngày hút vài gói thuốc, tại sao vậy? Bị khách hàng phía bên kia điện thoại chửi đấy!
Kẻ lừa đảo chắc chắn không bao giờ có tâm trạng lo lắng, họ không đi lừa mỗi người, họ chỉ chọn mục tiêu để lừa. Họ có một phương pháp hệ thống để xem xét khách hàng, ai sẽ bị lừa, ai sẽ không bị lừa, họ có thể thấy rõ ràng ngay từ lần đầu tiên, không lãng phí thời gian tìm nhầm đối tượng.
• Thứ hai: Học tính cách của kẻ lừa đảo
Rất nhiều người khi đi tìm kiếm khách hàng mới thường bị khách hàng từ chối, dẫn đến tâm trạng chán nản. Họ bắt đầu tự lừa dối bản thân rằng càng bị từ chối nhiều lần thì chắc chắn sẽ có khách hàng nói “yes” với mình. Khi thực sự bất lực, họ chỉ có thể đi tìm các chuyên gia truyền cảm hứng để truyền dạy nội công.
Những tay lừa đảo sẽ tin theo một triết lý: “Kẻ trộm không bao giờ đi tay không”. Nếu một thủ đoạn lừa gạt không thành công, họ sẽ lập tức đổi sang một thủ đoạn lừa khác, tuyệt đối không bao giờ bó tay. Họ sẽ tiếp tục cho đến khi lừa được ai đó, và không hềnản lòng, tinh thần của họ tốt hơn bạn rất nhiều. Thủ đoạn này không được thì đổi sang thủ đoạn khác, biến hóa vô cùng đa dạng, đâm lung tung cho đến khi bạn bị thương chảy máu.
Họ không tin rằng, khi càng nhiều người từ chối bạn, chỉ cần bạn kiên trì, khách hàng tiếp theo chắc chắn sẽ nói ‘yes’ với bạn như một câu chuyện cổ tích.
• Thứ ba: Học phương pháp của kẻ lừa đảo
Khi gặp khách hàng, bạn hạ thấp mình quá mức, không thể khiến khách hàng cảm thấy họ cần đến bạn. Ngược lại, bạn làm cho khách hàng cảm thấy rằng bạn rất cần đến họ, giá trị của khách luôn cao hơn giá trị của bạn, bạn địa vị thấp kém thì rất khó bán được sản phẩm cho một người có địa vị cao hơn mình.
Kẻ lừa đảo – một khi ra tay, có thể khiến giá trị của bản thân trở nên rất cao, giá trị của nạn nhân trở nên rất thấp, nhiều kẻ lừa đảo, đều được đóng gói như những ông trùm giàu có, khiến nạn nhân không còn quyền kiểm soát, khiến nạn nhân cảm thấy rất cần họ, phương pháp của họ rất cao minh, khiến nạn nhân không có quyền lựa chọn, ngược lại họ có nhiều quyền lựa chọn hơn.
Họ nhìn thấu bản chất con người, chỉ cần bạn kinh doanh và muốn bán sản phẩm, thì phải nắm bắt được bản chất con người. Nếu không nhìn thấu bản chất con người, dù bạn có tư tưởng, sản phẩm tốt và nhân phẩm cao cấp đến đâu thì cũng không kiếm được nhiều tiền. Những tay lừa đảo nghiên cứu tính người một cách thâm sâu, họ nhìn thấy được sự tham lam và điểm yếu trong con người. Họ có thể dẫn dắt con người từng bước để đạt được mọi thứ mình muốn.
Nguyên lý của các chuyên gia marketing và những tay lừa đảo là như nhau, chỉ khác ở chỗ một người phạm pháp, một người không phạm pháp mà thôi.
• Thứ tư: Học tinh thần học hỏi của họ
Hầu hết mọi người không thành công bởi vì họ không thích học hỏi, Lôi Quân (CEO của Xiaomi) đã nói: “thế giới này không thiếu những người thông minh mà thiếu những người biết nắm bắt thời cơ”. 
Kẻ lừa đảo một khi thấy phương pháp không hiệu quả, ngay lập tức đắm chìm vào việc học hỏi, họ luôn đi đầu trong công nghệ. Bạn xem những ngành nghề mờ ám trên internet, những người bán thuốc cường thể cho đàn ông, tiếp thị làm rất tốt, họ luôn đi cùng với thời đại, nâng cấp và cải tiến bản thân, trong khi hầu hết mọi người chỉ biết làm công việc chân tay để kiếm tiền.
Điều bạn ghét chính là điều bạn cần, những gì bạn thích không phải là những gì bạn cần.
Những gì bạn ghét chính là những gì bạn cần. Trước tiên, tôi hỏi các bạn một câu, có ai thích uống cà phê đen không, có ai thích uống bia không, có ai thích ăn hàu tươi không, có ai thích hút thuốc không, rồi có ai thích ăn sầu riêng không?
Tôi nghĩ rằng rất nhiều người lớn sẽ thích ăn những thứ mà tôi vừa nêu trên, những thức ăn mà tôi hỏi có thể không phải là thứ mọi người đều thích ăn, nhưng bạn sẽ nhận ra rằng những người một khi đã thích những thức ăn này, thường sẽ khó có thể từ bỏ, thậm chí thường xuyên nhớ đến chúng.
Vậy, tôi sẽ hỏi bạn một câu nữa, những thứ ăn mà tôi vừa nói, bạn cảm thấy chúng ngon không khi bạn ăn lần đầu? Tôi nghĩ đa số mọi người sẽ nói, không chỉ không ngon mà còn khó chịu khi ăn lần đầu. Nhưng chỉ cần chúng ta tiếp tục ăn, dần dần sẽ có thể cảm nhận được một hương vị khác từ sự đắng cay, chúng ta có thể cảm nhận được vị ngọt ngào từ cà phê đắng, cảm nhận được sự mát mẻ từ vị đắng của bia, từ hàu sống cảm nhận được vị kích thích, thậm chí từ mùi hôi của sầu riêng cảm nhận được mùi thơm nồng nàn.
Những thứ tôi vừa nêu đều là thức ăn mà người lớn thích, xin hỏi mọi người có dùng cà phê đen, bia, hàu sống, sầu riêng để cho trẻ con ăn không? Tôi nghĩ bạn chắc chắn không sẽ ngốc đến mức làm như vậy bởi vì vị giác của trẻ em rất đơn giản, họ chủ yếu chỉ thích ăn bánh kem, thích ăn kẹo mềm, thích uống đồ ngọt. Nhưng vị giác của người lớn đã được phát triển, đã trở nên đa dạng, lưỡi của người lớn có thể cảm nhận được hương vị thiên đường từ các loại vị đắng, thậm chí là mùi hôi.
Mọi người cũng sẽ phát hiện một hiện tượng, không phụ thuộc vào quốc gia nào bạn đến, những món ăn được mọi người ca ngợi nhất, cơ bản không phải là những món khó ăn, thì là những món có mùi khó chịu. Ví dụ, một trong những món ăn yêu thích nhất của tôi là món cua say, chỉ cần đặt cua sống vào trong rượu, để một thời gian, sau đó có thể ăn ngay.
Tôi nhớ mỗi lần mua món cua say này để ăn, cơ bản chỉ có mình tôi ăn, tại sao vậy? Bởi vì nhiều người chỉ cần ăn một miếng chưa kịp nuốt đã nôn ra. Họ cảm thấy quá khó ăn, nhưng họ không biết, chỉ cần ăn thêm vài lần, sẽ có thể cảm nhận được hương vị thiên đường từ vị khó ăn của cua say.
Vì vậy, chúng ta đưa ra kết luận, nếu bạn đã là người lớn và vẫn cho rằng chỉ có vẻ đẹp trong con người cần được khích lệ và phát triển, còn mặt xấu xí bạn hoàn toàn không thể chấp nhận, thì bạn giống như một đứa trẻ to xác với vị giác chưa phát triển, bạn vẫn chưa trưởng thành, bạn vẫn sống trong thế giới suy nghĩ của trẻ em mẫu giáo.
Nếu bạn chỉ tuyên truyền về nhân nghĩa đạo đức cả ngày, thì điều đó tương đương với việc bạn lặp đi lặp lại rằng những thứ ngọt ngào là ngon nhất, còn những thứ chua, đắng, cay, thối, tanh đều là đồ ăn của người hạ đẳng. Tuy nhiên, sự thật là, tôi tin rằng bạn cũng khá thích ăn những thức ăn chua, đắng, cay, thối, tanh đúng không?
Nếu bạn chỉ thích ăn đồ ngọt thì chắc chắn bạn còn là một đứa trẻ, chỉ có thể chấp nhận những điều đẹp đẽ, đạo đức, lương thiện mà thôi. Giống như trẻ con chỉ thích ăn đồ ngọt, chưa trưởng thành. Khi nào bạn bắt đầu chấp nhận được cái ích kỷ, xấu xa trong bản chất con người thì lúc đó bạn mới bắt đầu hiểu được bản chất con người.
Trên 80% đại chúng sẽ không thể chấp nhận điều này, chỉ có 20% cao nhân mới có thể chân thành công nhận và chấp nhận. Đó chính là nguyên lý 2/8 về giàu nghèo.
3 notes · View notes
nguoihattinhca94 · 5 months
Text
Bóng Già - Part 3 - End ***** Quang vô cảm nhìn cái xác chính mình dười sàn nhà tắm. Hắn vẫn nằm dang háng ra, lồn vẫn lấp đầy bởi con plug cao su đầy chặt. Bên trong lồn, chắc hẳn vẫn còn đống tinh trùng và nước đái của thằng ranh con Long kia. Trên tay phải, hắn vẫn còn đang cầm bơm xi lanh lẫn chút máu. Khuôn mặt già nua, nhăn nheo tối sầm nở một nụ cười. Hai mắt lồi lên, trợn trắng dã. Ừ, hình như, hắn chết rồi nhỉ. Chết vì shock thuốc. Một cái chết trắng xóa. Phật dạy: Như một bọng cây nổi trên mặt biển, theo sóng gió trôi giạt khắp nơi. Có con rùa mù nằm dưới đáy biển, một trăm năm mới trồi đầu lên một lần, ý chỉ vạn kiếp mới có thân người một lần. Ấy thế mà hắn lại dùng cái cơ hội quý giá ấy chỉ để tìm vui ở giữa háng của đàn ông.  Cả một cuộc đời không vợ không con, không nhà không cửa, hắn đều cống hiến vì buồi. Vậy mà đến lúc chết còn không ai biết, chẳng ai nhớ, cũng chẳng cầm theo được cái gì ngoại trừ sự trống rỗng sâu thẳm trong linh hồn mục ruỗng. Body chau chuốt giữ gìn, rồi cũng tự hắn phá hoại trở thành bộ dáng ghê gớm, bẩn thỉu sa đọa, tất thảy cuối cùng cũng trở thành mồi cho lũ chuột, kiến gián trong nhà. Hắn nghĩ, chẳng biết đến cái lúc mà xác hắn rữa ra, có ai tìm thấy và đem hắn đi chôn không. ***** Quang cười.  Tất thảy quá khứ, hiện tại - cả một cuộc đời hang say, làm tất cả để được úp mặt vào khoảng giữa hai chân của muôn vạn đàn ông, với coóng thủy tinh, vơi ma túy, với khói đêm, với ống tiêm của hắn hiện lại rõ mồn một như thước phim quay chậm. Rực rỡ trong điêu tàn, chơi vơi trong khoái lạc, nhưng chẳng hề có chút dấu ấn nào sâu đậm. Hắn nhớ từng có một bộ phim nổi tiếng về mai thúy của Hồng Kong là Môn đồ. Cuối phim, nhân vật chính có lời thoại. "Bây giờ tôi hiểu vì sao người ta chơi ma túy. Vì sự Trống rỗng (Emptiness). Như vậy giữa sự Trống rỗng và Ma túy, cái nào hại hơn? Hắn không rõ, hắn không trả lời được. Bóng tối bao phủ lấy linh hồn hắn. Phía xa xa, ba ngọn lửa xanh đen hiện lên chầm chậm, soi tỏ ba lối đi tối đen như mực. Hết. Caominhvu, 28/04/24.
5 notes · View notes
trongkien1008 · 7 months
Text
Buông đi những gì đã cũ, phũ đi những thứ đã tàn, đã không còn là gì của nhau thì đừng vớt vát quá khứ nữa...
Có những điều tưởng như là tha thiết nhưng cuối cùng chẳng biết đã về đâu. Có những tình tưởng rằng rất đậm sâu nhưng một thoáng xa xôi là xa mãi.Hạnh phúc thật chỉ như mảnh thủy tinh. Chạm thật nhẹ mảnh thủy tinh mờ nhạt. Nắm thật chặt bàn tay sẽ chảy máu. Đánh rơi rồi có tìm lại được đâu.
Vì vậy, đừng để quá khứ mệt mỏi và muộn phiền lấy đi hạnh phúc cuộc sống của hiện tại, cũng đừng cố nhớ đến để tìm kiếm vài niềm vui kí ức nhỏ nhoi rồi lại không thôi buồn bã cả ngày dài, bạn đã không còn sống ở đó nữa, không còn tồn tại ở nơi nặng nề đã thuộc về hai chữ "quá khứ" kia nữa rồi.
Tumblr media
Đừng buồn vì những thứ qua, tất cả chỉ còn trong dĩ vãng chẳng thể níu kéo được. Cái gì đã qua hãy để nó qua, bong bóng muốn bay thì hãy buông tay để ta nhẹ lòng. Đôi khi sự từ bỏ một tình yêu, một quá khứ lại là cơ hội để ta đi tìm những niềm vui, những sắc màu cuộc sống.
Thứ gì có thể cầm lên được, thì phải bỏ xuống được.Thứ gì vỡ rồi thì đừng cố chắp vá, chỉ làm cứa máu tim, chỉ làm chúng ta trở nên đáng thương và thảm hại. Thay vì vùi mặt trong chăn gối khóc lóc sưng mắt và đầu tóc rối bù, thay vì chờ đợi và tìm kiếm như con ngốc, tự hủy hoại bản thân bằng nuối tiếc và đau thương thì hãy vui lên, thật xinh đẹp và tự tin trong "mùa hoa nở".Hãy giữ cho trái tim của mình luôn vẹn nguyên. Đừng để trái tim đau thương mình mà lại vô tình làm đau thương người đến sau...Cũng đừng vì đổ vỡ mà sợ yêu, sợ nắm tay ai khác. Bởi tim là thứ duy nhất có thể hoạt động ngay cả khi tan vỡ, thế nên đừng để yêu thương như nắm cát trôi qua kẽ tay hờ hững.
Tumblr media
Đừng xua đuổi tình yêu như thể mình không đáng được người ta yêu. Và cũng đừng bi lụy tình yêu như thể nó là cả sự sống. Không có ai được chỉ định sẽ là của ai mãi mãi, bởi mãi mãi ở đâu, không một ai biết, không một ai hay? Đừng bao giờ ngã giá với thương yêu và ngã giá với chính bản thân. Ai cũng có quyền được hạnh phúc theo cách mình muốn, chỉ là với ai, ở đâu, và đến bao giờ? Chúng ta sinh ra để hạnh phúc chứ không phải đau khổ vì những thứ mãi mãi không bao giờ còn nữa.
3 notes · View notes
levantu · 8 months
Text
ĐỌC SÁCH KINH ĐIỂN TS LÊ VĂN TƯ:  BINH THƯ YẾU LƯỢC  TRẦN HƯNG ĐẠO
ĐỌC SÁCH KINH ĐIỂN TS LÊ VĂN TƯ:  BINH THƯ YẾU LƯỢC  TRẦN HƯNG ĐẠO
Những trận đánh chiến thắng quân Nguyên vào thế kỷ 13, nổi tiếng, vượt thời gian của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, tức Đức Thánh Trần Hưng Đạo, là niềm tự hào về tinh thần dựng nước và giữ nước của cha ông ta, Ông còn là một nhà lãnh đạo kiệt xuất với áng văn bất hủ “Hịch tướng sĩ” (nguyên văn chữ Hán là Dụ Chư Tỳ tướng hịch văn) làm nức lòng quân dân Đại Việt trong lúc thế giặc mạnh như chẻ tre, mà mọi người Việt Nam đều ghi nhớ.
Binh gia diệu lý yếu lược hay còn gọi là Binh thư yếu lược là một tác phẩm  là của Trần Hưng Đạo (Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn), viết về nghệ thuật quân sự.
Về bản thân và gia đình
Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (1228 - 1300) là con của An Sinh Vương Trần Liễu, cháu nội của Trần Thái Tổ, gọi vua Trần Thái Tông là chú. Ông có dung mạo khôi ngô, thông minh tài trí, được rèn dạy từ khi còn rất nhỏ nên văn võ hơn người, lúc chưa tròn 30 tuổi đã là võ tướng hàng đầu của triều đình.
Sau những tranh chấp trong dòng tộc nhà Trần, do Trần Thủ Độ đạo diễn,   Trần Liễu thù hận Thái Tông đến  lúc lâm chung, Trần Liễu dặn dò ông: "Con mà không vì cha lấy được thiên hạ, thì cha chết dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được". Nhưng Trần Quốc Tuấn là vị tướng đầy trách nhiệm với vận nước, một bề tôi trung nghĩa với nhà Trần nên ông gạt bỏ tư thù, trung thành củng cố nội lực,  quân lực,… giữ nước.
Về sách Binh thư yếu lược
Binh thư yếu lược gồm có 4 quyển, với các chương như:
-Quyển 1: gồm 9 chương: Thiên tượng, Kén mộ, Chọn tướng, Đạo làm tướng, Kén luyện, Quân lễ, Tuyển người làm việc dưới trướng, Đồ dùng của binh lính, Hiệu lệnh.
-Quyển 2: gồm 10 chương: Hành quân, Hướng đạo, Đồn trú, Tuần canh, Quân tư, Hình thế, Phòng bị, Điểm về việc binh, Phép dùng gián điệp, Dùng cách lừa dối.
-Quyển 3: gồm 7 chương: Liệu thế giặc, Quyết chiến, Đặt cờ, Dã chiến, Sơn chiến, Thủy chiến, Lâm chiến.
-Quyển 4: gồm 7 chương: Đánh thành, Giữ thành, Công thành, Xông vây - ứng cứu, Lui đánh, Thắng và đặt phục, Phép nhận hạng.
Một trong những chương quan trọng trong Binh Thư yếu lược có tên là “Hành quân” nằm ở quyển II trong bộ sách 4 quyển của Trần Hưng Đạo, “Trước tiên, phải có đội du binh (mà ngày nay gọi là lính trinh sát), mỗi đội phái ra mỗi đạo 9 người, chia làm 3 nhóm cách nhau ước một tầm  trông được thấy nhau. Sai người lên cao mà quan sát hay leo cây mà trông thấy rõ quân địch nhiều hay ít, chuyển về kíp báo. Đến ngày xuất quân, chọn giờ lành, lấy tù và thổi 3 hồi thì quân cầm khí giới, 1 tiếng chiêng thì quân bày hàng ngồi, đánh 3 tiếng trống thì đứng dậy, đánh 3 tiếng la đồng thì dựng cờ, 3 tiếng trống lớn thì đi. Tiếng trống đánh thưa thì đi thong thả, đánh mau thì đi nhanh, đến nơi dừng nghỉ thì đánh 3 tiếng rất gấp.
Đến điểm dừng thì trống điểm 2 tiếng gấp, quân đi trước dừng lại, đánh 6 tiếng thì quân đi sau đến hết”.
Ông  biết tận dụng mọi nguồn nhân lực, vật lực trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc. Tài năng đỉnh cao và lòng tận trung báo quốc đã có những tướng tài kiệt xuất như Yết Kiêu, Dã Tượng, Nguyễn Địa Lô… mãi ngời sáng trong sử Việt. Các mưu kế như "vườn không nhà trống", thủ thành Thăng Long kết hợp du kích quấy rối hậu cứ trong đêm, đặc biệt là "cọc nhọn Bạch Đằng" đã giành thắng lợi từ bí kíp  Binh Thư Yếu Lược.
-Nói về nghệ thuật làm tướng ông viết"Tướng mà che điều gian, giấu điều họa, không nghĩ đến sự quân chúng oán ghét, tướng ấy chỉ huy mười người. Tướng mà sớm dậy khuya nằm, lời lẽ kín đáo, tướng ấy chỉ huy được trăm người. Tướng thẳng mà biết lo, mạnh mà giỏi đánh đó là tướng chỉ huy được nghìn người. Tướng mà ngoài mặt hăm hở, trong lòng ân cần, biết người khó nhọc, thương kẻ đói rét, đó là tướng chỉ huy được vạn người. Tướng mà gần người, tiến người tài, ngày thường cẩn thận, thành thực rộng rãi, giỏi việc dẹp loạn, đó là tướng chỉ huy được mười vạn người.
Tướng mà dùng nhân ái đối với kẻ dưới, lấy tín nghĩa để phục nước láng giềng, trên biết thiên văn, dưới biết địa lý, giữa biết việc người, coi bốn biển như một nhà, đó là tướng chỉ huy được cả thiên hạ không ai địch nổi".
-Khi Trần Hưng Đạo bị bệnh nặng, vua Trần Anh Tông đến thăm ông tại Vạn Kiếp và hỏi kế sách giữ nước. Ông đã dặn dò: “Đại khái quân giặc cậy vào trường trận, quân ta cậy vào đoản binh, đem đoản binh đánh lại trường trận là việc thường trong binh pháp. Nhưng cần phải xét: Nếu thấy quân giặc tràn sang như gió, như lửa, thì thế giặc có thể dễ dàng chống cự được; nếu giặc dùng cách chiếm cứ dần, như tằm ăn dâu, không vơ vét của dân, không mong đánh được ngay, thì mình phải dùng tướng giỏi, phải xem xét tình thế biến chuyển như người đánh cờ tùy thời cơ mà ứng biến cho đúng, làm thế nào thu hút được quân lính, như cha con một nhà mới có thể chiến thắng được. Và phải khoan dùng sức dân để làm cái kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước không còn gì hơn”. 
Chiến công hiển hách Trần Hưng Đạo
Vào năm 1284, Thoát Hoan chỉ huy quân Nguyên Mông xâm lược nước ta  chiếm được ải Chi Lăng, quân ta phải lui binh về Vạn Kiếp. Vua Trần Nhân Tông  mời Trần Hưng Đạo đến để hỏi ý kiến nên đánh hay nên hàng.
Trần Hưng Đạo đã dứt khoát: “ Nếu bệ hạ muốn hàng, xin trước hết hãy chém đầu thần đi đã, rồi sau hãy hàng".
Nhờ tài năng của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn mà quần tụ được 20 vạn quân sĩ ở Vạn Kiếp và khích lệ quân sĩ bằng “Hịch tướng sĩ”, ông đã  viết sách “Binh thư yếu lược” để cho quân tướng của mình biết các binh pháp đối phó với giặc.
Mùa Xuân năm 1287, quân Nguyên Mông lại rầm rộ kéo sang nước ta lần hai.
Cuộc chống quân xâm lược Nguyên Mông lần thứ ba thì hào hùng  với chiến thắng Bạch Đằng nổi tiếng, trong đó,  Thoát Hoan phải “chui ống đồng” mới có thể thoát về bên kia biên giới.
Trần Hưng Đạo đã cầm quân đánh thắng ba cuộc xâm lược của Nguyên Mông, diễn ra từ năm 1257 đến năm 1288. Đây là một trong những chiến công vĩ đại nhất lịch sử quân sự thế giới, đưa tên tuổi Hưng Đạo Vương vào danh sách những Đại tướng lẫy lừng của mọi thời đại trên toàn cầu. Trong 30 năm chiến đấu ông đã trực tiếp huấn luyện binh sĩ và ra trận. Tư duy quân sự của Trần Hưng Đạo từ thế kỷ 13 đã rất tiến bộ phát triển độc đá,   đó là "Binh quí hồ tinh bất quí hồ đa", nghĩa là quân đội cần tinh nhuệ chứ không nhất thiết phải đạt số lượng đông đảo.
Trong lần thứ 2 và thứ 3 kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông, Trần Hưng Đạo được vua phong làm Quốc Công Tiết Chế thống lĩnh chư quân.
Và trên đất nước Việt Nam, các đền thờ ông đều gọi là Đức Thánh Trần.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các chính khách, quân đội, hoạt động xã hội và trong kinh doanh.
(Tổng hợp)
ĐỌC SÁCH KINH ĐIỂN TS LÊ VĂN TƯ:  BINH THƯ YẾU LƯỢC  TRẦN HƯNG ĐẠO
#docsachkinhdientslevantu#binhthuyeuluoctranhngdao#kenhyoutubetslevantu#kenhtiktoktslevantu#hoasinhtanhd
3 notes · View notes
votpickleball · 10 months
Text
Bán Vợt Pickleball Chính Hãng Chất Lượng Giá Tốt 2023
Bán vợt Pickleball chính hãng
Bán vợt Pickleball chính hãng, chất lượng, giá rẻ tại Thiên Trường Sport. Mua vợt Pickleball tặng bao đựng vợt + bóng pickleball + cuốn cán vợt & tem cứng.
Tumblr media
Pickleball là môn thể thao có cách chơi kết hợp các bộ môn quần vợt, cầu lông và bóng bàn. Pickleball có thể chơi trong nhà hay ngoài trời, kích thước sân chuẩn bằng kích thước sân thi đấu cầu lông, lưới sử dụng là lưới sân tennis.
Bộ môn pickleball xuất hiện trên thế giới từ những năm 60 của thế kỉ XX. Cách thức chơi, thi đấu đơn độc đáo nhưng không quá phức tạp nên rất được ưa chuộng tại Mỹ và nhiều quốc gia trên thế giới ở mọi lứa tuổi. Khoảng gần 3 năm trở lại đây, bộ môn này bắt đầu phổ biến hơn tại Việt Nam.
Vợt pickleball có kiểu dáng giống với mái chèo, độ cứng cao và sức mạnh đánh bóng tốt. Vật liệu sử dụng làm vợt thường là từ sợi thủy tinh, carbon, lõi tổ ong Polypropylene. Mặt vợt ngoài đánh bóng còn giúp người chơi dễ dàng kiểm soát bóng hơn.
Phần tay cầm thiết kế có khả năng thấm mồ hôi và chống trơn trượt khi cầm đánh bóng. Lớp quấn cán vợt là lớp đệm có đục lỗ thoáng khí, có độ êm tay, tạo cảm giác thoải mái nhất khi chơi pickleball thời gian dài.
Tumblr media
Thiên Trường Sport chuyên cung cấp vợt Pickleball chính hãng, chất lượng với giá rẻ. Cùng nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn, mua vợt Pickleball tặng bao đựng vợt + bóng pickleball + cuốn cán vợt & tem cứng. Hotline: 0968650686. Website: https://www.thethaothientruong.vn/vot-pickleball/ Liên hệ ngay chúng tôi để được tư vấn & hỗ trợ : Địa chỉ : 208D Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội Email: [email protected] Hotline: 0243 566 7337
2 notes · View notes
lemd · 2 years
Text
Tumblr media
Hôm trước xem qua bộ Chuyện thường ngày của nam sinh trung học (Danshi Koukousei no Nichijou) buồn cười vãi chưởng. Nhớ hồi còn đi học (thực ra giờ vẫn còn đi học) cũng làm nhiều trò và suy nghĩ nhảm nhí thật.
Có chuyện này hôm nay hồi tưởng với 2 thằng bạn thân hồi đại học như sau: Có 1 ngày đẹp trời, bạn thân #1 alo bảo, ê tôi mới mua được con bè cao su ở tiệm đồ chơi, anh em bơi ra vịnh cho vui. Thế là 2 đứa hì hục dùng quả bơm xe đạp bơm sao cho cái bè nó phình ra, vừa đủ cho 2 thằng leo lên. Cầm bè ra bờ biển, thấy có 1 con thuyền gỗ cũ lật ngược người ta bỏ ở đó, có 1 mái chèo gỗ, thế là cầm theo (vì cái bè cao su có 2 cái mái chèo nhựa bé tí).
Hai thằng hạ thủy, lấy 2 cái mái chèo nhựa chèo hì hục mà bè không đi ra xa được. Thế là lấy cái mái chèo gỗ ra dùng thì như kiểu gắn động cơ phản lực vậy, vèo phát ra giữa vịnh. Thích thú vãi.
NHƯNG. Đúng rồi, câu chuyện nào cũng có 1 chữ nhưng rất to.
Ra đến giữa vịnh, không hiểu sao cái bè cao su có dấu hiệu xì hơi. Nó cứ xẹp dần đi. 2 thằng mặt tái mét. Bỏ mẹ rồi, chèo vào bờ ông ơi! Mà khổ quá, 2 cái mái chèo nhựa nó vừa bé, vừa không đủ lực đẩy. Mà chỉ có 1 cái mái chèo gỗ thôi, chỉ có 1 thằng chèo hết sức để cứu mạng cả 2 thằng trẻ ranh ngu si đi ra biển mà không mặc áo phao. Đúng rồi đấy các bạn ạ, KHÔNG mặc áo phao! Không có kế hoạch nếu bị thủng bè thì làm sao cả huhuhu ngu thế chứ.
Chèo vào được đến gần bờ, hết cả hơi, thấy cây mọc dưới nước, tưởng nước nông lắm rồi, nhảy xuống. Ai ngờ chỗ đấy là loại cây rong rêu nó dài, trời ơi chân không chạm đáy! Mà lại còn sợ bị cây quấn vào chân nữa thì thôi, ngày này năm sau là đám giỗ rồi 2 ông nội trẻ ơi!!!!!
Nhưng cơ bản là ăn ở hiền lành, sống có đức (Mô phật!), được phù hộ nên cuối cùng thì cái bè cũng vào được đến sát bờ, và không ai chết đuối cả. Nhưng được 1 quả bài học nhớ đời. À thực ra lúc đấy nghĩ nó là trải nghiệm đáng nhớ thôi chứ có học được cái quái gì đâu...
Nhưng mà bài học đấy các bạn ạ. Hãy nghĩ đến tai nạn có thể xảy ra. Hãy mặc áo mưa... à nhầm, áo phao, khi leo lên 1 chiếc bè đơn sơ đi ra giữa biển. Không có ông bà nào phù hộ được mãi đâu. Gánh còng cả lưng!
18 notes · View notes
hoantovet · 1 year
Text
Five-Mexicam
HẠ SỐT, GIẢM ĐAU, KHÁNG VIÊM, CHỐNG ĐỘC TỐ Loại thuốc Kháng sinh, Dung dịch tiêm Đối tượng Gia súc, Gia cầm, thủy cầm Loại thuốc Kháng sinh, Dung dịch tiêm Công dụng chính HẠ SỐT, GIẢM ĐAU, KHÁNG VIÊM, CHỐNG ĐỘC TỐ Thành phần Meloxicam 2 g Special solvent (Propylene Glycol…) ad 100 ml Thông tin chi tiết CÔNG DỤNG:-Kháng viêm, giảm đau sau khi phẫu thuật, thiến, hoạn, cưa sừng, các…
Tumblr media
View On WordPress
0 notes
vuhoangbang · 1 year
Text
Tumblr media
Xin Lỗi Tôi Không Thể Buông Em
Thể loại: Trùng sinh, ngược...
Chương 1: Tỉnh dậy trong thân xác mới
Trước mắt Huyền Chi xuất hiện một gương mặt hoàn toàn xa lạ, đang nhìn chằm chằm vào mình. Khi chớp mắt thì gương mặt ấy cũng chớp theo, khi chạm vào mặt cô gái ấy cũng chạm theo
“Đau quá…”
Huyền Chi nhìn xuống cổ tay, giật mình phát hiện máu ở cổ tay chảy ra rất nhiều, cô hoang mang không biết chuyện gì đang xảy ra với mình. Cổ tay đau nhói đã chứng minh đây không phải mơ, cô nhớ mình bị ngã xuống biển khi mở mắt ra lại thấy mình ngồi trên sàn nhà với cổ tay dính đầy máu.
“Mình đang ở đâu?” Cô nhìn xung quanh căn phòng, nơi này rất xa lạ. Cô lại soi mình trong gương, dơ năm ngón tay véo vào mặt, kỳ lạ thay là người ở đối diện cũng hành động y chang như cô.
Huyền Chi hoang mang khi nhìn thấy chính mình ở trong gương.
“Là mơ..."
“Không phải mà là sự thực.”
Nhìn thấy con dao gọt hoa quả đặt bên cạnh, Huyền Chi cầm lên, mơ hay thật thử sẽ biết ngay thôi.
Cô không do dự cắt ngay vào cổ tay, cơn đau nhức lan tỏa khắp các sợi dây thần kinh khiến đầu óc cô trở nên thanh tỉnh, đã chứng minh đây là sự thực.
Tiếng dao rơi xuống sàn phát ra âm thanh rất rõ, cô ngồi thất thần nhìn cô gái trong gương, ngón tay run run chạm vào gương.
“Đây là sự thật sao?”
Huyền Chi cười như một kẻ tâm thần, tâm trạng của cô lúc này rất hoang mang, khi biết mình sống lại trong thân xác của người khác.
Khá lâu sau cô mới bình tĩnh trở lại, nhìn kỹ mình trong gương.
“Cô gái này…”
“Không ngờ linh hồn của mình lại nhập vào thân xác của Thanh Nhã.”
“Một người nổi tiếng giật chồng em gái.”
“Bị giam cầm ở lâu đài, về sau không ai biết cô ta sống như thế nào, rồi dần rơi vào dĩ vãng.”
“Nhưng vài ngày trước, không biết ai đã đăng một video về cuộc sống khốn khổ của Thanh Nhã tại lâu đài.”
“Cũng dấy lên một làn sóng hiếu kỳ của những kẻ vô công rồi nghề.”
“Câu chuyện của cô ta bị lãng quên gần hai năm, nay lại có dịp nhắc đến.”
“Mấy đứa bạn của mình rất hứng thú với chuyện này, chúng nó kiên nhẫn hàng giờ để tìm những tin tức cũ, sau đó chia sẻ lên trang cá nhân.”
“Người ta thắc mắc vì sao Lý Nam Vương, biết kẻ thù rồi mà vẫn bằng lòng cưới. Nhiều ý kiến đồng tình cho rằng, cưới về để hành hạ. Hai năm trở về đây người ta mới biết thân phận thực sự của Lý Nam Vương.”
“Trước đây người ta chỉ biết, Lý Nam Vương là kẻ lông bông đầu đường xó chợ. Là một tên du côn suốt ngày đánh đấm, sau đó thì trở thành tài xế riêng đưa đón Linh đi học.”
“Đây là câu chuyện tốn rất nhiều giấy mực, của cánh phóng viên, nhà báo. Và trong câu chuyện này, thực hư ra sao chỉ có người trong cuộc mới biết được.”
Luồng suy nghĩ bị cắt đứt khi nghe tiếng bước chân bên ngoài hành lang. Cánh cửa phòng mở ra, một người đàn ông mặc tây phục màu đen xuất hiện.
Hắn là Lý Nam Vương, là người nổi tiếng giàu có và đẹp trai. Đồng thời cũng là niềm mơ ước khát khao của bao phụ nữ.
Và hắn chính là chồng của cô - Thanh Nhã hiện giờ.
Lý Nam Vương nhìn Thanh Nhã, ánh mắt dừng tại vết cắt ở cổ tay.
“Hừ..”
Hắn nở nụ cười lạnh, nhẫn nhịn cơn thịnh nộ.
Cô đột ngột bị hắn túm gáy, dúi xuống vũng máu trên sàn nhà.
“Cô nghĩ muốn chết là có thể chết dễ dàng à?”
Mùi máu tanh nồng mặn chát, khiến Thanh Nhã rất muốn nôn.
“Cô đã đạt được mục đích thì phải sống để hưởng thụ, chết đi cô không cảm thấy tiếc nuối à? Cũng phải, tôi đã để cô sống trong cô độc gần hai năm nay. Xem ra phải làm một chút gì đó để cô cảm thấy bớt tĩnh mịch nhỉ?”
Ánh mắt Lý Nam Vương lạnh nhạt nhìn cô.
Còn khuôn mặt xinh đẹp của cô đang tái xanh vì sợ.
“Tôi sẽ cho cô một cuộc sống tốt đẹp như mong muốn, nếu cô còn đem cái chết ra để chơi với tôi. Hậu quả ra sao tôi không thể nói cho cô biết trước.”
Dứt lời Lý Nam Vương đẩy Thanh Nhã ngã ra sàn nhà.
“Vào đi.”
Vừa dứt lời, từ bên ngoài xuất hiện bốn gã đi vào.
“Bốn người chăm sóc cô ta chu đáo một chút.”
“Vâng!”
Bốn người kia vâng m���nh.
Lý Nam Vương ngả lưng vào thành ghế.
Một vệ sĩ bưng khay rượu đi tới, trên khay có ly thủy tinh chứa chất lỏng màu đỏ, đây là thứ rượu vang hảo hạng mà hắn thích.
Cô muốn chạy trốn nhưng chợt nhận ra, chân không thể đứng lên vì không còn sức lực.
“Người đẹp, đừng sợ cùng bọn anh vui vẻ một lúc nào.”
Một gã cười cợt, trong ánh mắt lộ rõ sự dâm đãng.
Gã túm lấy tay Thanh Nhã trói lại, cô hoảng loạn hét lớn.
Ông trời cũng biết cách trêu đùa, cô vừa tỉnh dậy còn chưa hiểu rõ nguyên nhân, vì sao lại biến thành Thanh Nhã, thì bây giờ lại đối diện với điều tồi tệ nhất.
Vết thương ở cổ tay bị sợi dây thừng cọ xát, khiến đầu óc cô tỉnh táo hơn.
“Ả đàn bà này còn có sức giãy giụa quá đấy.” Gã vung tay tát.
Thanh Nhã bị một cái bạt tai thật mạnh, khóe môi cô rỉ máu. Trên khuôn mặt tái nhợt in dấu bàn tay.
“Buông ra.”
“Cha mẹ ơi cứu con.”
“Ở đây không có cha mẹ, chỉ có tụi tao cứu cô em thôi.”
“Hê hê… “
“Con mồi này, nuột thật.”
“Hít hà… Lại thơm nữa.”
“Đầu lưỡi liếm qua da thịt đã cảm thấy kích thích rồi, thịt thật thơm.”
Mấy gã cợt nhả, sàm sỡ trêu đùa cô.
Quần áo thì bị xé rách, cơ thể gần như trần truồng trước mặt bốn gã.
Cô vùng vẫy trong cơn tuyệt vọng.
Lý Nam Vương nhàn nhã hưởng thụ ly rượu trên tay. Còn ánh mắt vẫn không rời khỏi cô vợ của mình.
“Tuyệt…”
“Hương vị rượu này, khiến lòng ta mê say, sảng khoái không ngừng.”
Hắn cảm cảm thấy tâm trạng lúc này cực kỳ vui.
“Cô cảm thấy khi rơi vào nỗi sợ hãi có tuyệt không?”
Cảm giác ưa thích của hắn, chính là nhìn thấy nỗi đau của người khác, rơi vào tuyệt vọng.
Đúng lúc có kẻ chuẩn bị xâm nhập vào cơ thể của cô, hắn chợt ra hiệu cho dừng lại.
“Dừng.”
Một chữ súc tích gọn nhẹ bao trùm một mệnh lệnh.
Bốn gã nhìn cơ thể nóng bỏng của cô, lòng đầy tiếc nuối, đành nuốt nước miếng rồi rời đi.
Hắn nhìn Thanh Nhã, nửa như dừng lại trên cơ thể, nửa như nhìn ra bên ngoài cửa sổ.
Cho dù là nhìn đi đâu thì vẫn thấy rõ sự khinh bỉ.
“Có điều, cũng phải khen ngợi cô, khi sở hữu một cơ thể quyến rũ như vậy.”
“Chỉ có từng đó, thì không thể gây hứng thú đối với tôi.”
“Cơ thể của cô chỉ thích hợp với loài cầm thú.”
“Nếu không tận mắt nhìn thấy, thì tôi vẫn nghĩ cô, là một người lương thiện.”
“Nếu Linh không chết thì cô làm gì có ngày hôm nay.”
“Cô nghĩ mình ở vị trí này là do ai?”
“Là do em gái cô trước khi chết để lại di ngôn, là phải cưới cô.”
“Cô nghĩ mình thay thế, được vị trí của em gái, thì tôi sẽ yêu thương cô sao?”
“Không, cô nhầm rồi.”
“Người tôi yêu chỉ có thể là Linh, còn cô tôi lấy về là để hành hạ.”
Da mặt cô tái xanh vì sợ, cố lết về phía sau khi Lý Nam Vương tiến lại gần.
“Thế nào, có cảm thấy hạnh phúc khi được một người chồng biết lo cho cô không?”
Lý Nam Vương tính nói tiếp, đúng lúc cửa phòng mở ra, một người con gái xinh đẹp xuất hiện.
“Anh làm gì mà để người ta chờ lâu vậy?”
“Em vào đây làm gì?”
Giọng Lý Nam Vương trở nên dịu dàng, sau đó vội vàng tới bên che mắt cô gái lại.
“Không nên nhìn những thứ này, rất dơ bẩn con mắt.”
Hắn bịt mắt cô gái dẫn ra ngoài.
Trước khi rời đi, hắn nghiêng đầu nhìn phía sau, giọng nói không dịu dàng ấm áp mà rất lạnh nhạt.
“Ngoan ngoãn sống cho tốt, đừng nghĩ tới chuyện kết thúc cuộc đời của cô.”
Cánh cửa phòng đóng lại, còn vang vọng tiếng dỗ dành của hắn dành cho cô gái.
Thanh Nhã ngồi rũ rượi ra sàn, chân tay cô như bị rút sạch gân cốt.
Cổ họng thì nghẹn lại khóc không thành tiếng.
Đầu óc thì trở nên trống rỗng mù mịt, nghĩ cho cùng đây chỉ là một cơn ác mộng, sau khi tỉnh dậy sẽ biến mất.
Cổ tay lúc này lại truyền đến cơn đau, nói cho cô hay đây là sự thực chứ không phải là mơ như cô suy nghĩ.
Cô vẫn chưa chấp nhận sự thật rằng mình đã chết.
Và linh hồn cô đã nhập vào thân xác của Thanh Nhã.
Cô nhìn xung quanh căn phòng, ánh mắt trở nên ảm đạm.
“Không lẽ cuộc đời của mình vĩnh viễn bị giam cầm ở đây.”
“Không, nhất định mình sẽ rời khỏi đây để trở về nhà.”
Thanh Nhã vịn tay vào tường đứng dậy, bước chân đi loạng choạng vào nhà tắm.
Dòng nước mát lạnh xối lên người khiến cô tỉnh táo hơn, đồng thời cũng giảm cơn đau do vết thương đem đến.
Cô chà khắp cơ thể để loại bỏ thứ mùi ghê tởm mà bốn gã kia đem đến.
2 notes · View notes
sanie-sanie · 2 years
Photo
Tumblr media
Một buổi sáng Saigon nhẹ nhàng,
Tình cờ nghe khúc cổ cầm Cao Sơn Lưu Thủy, bản thân bất chợt rung động không nói nên lời, vừa hiểu mà cũng vừa chưa hiểu.
Cảm giác thân thuộc quấn quanh, có lẽ một kiếp nào đó mình cũng đã từng đánh khúc đàn này?
hoặc cũng có thể là kiếp này?
8 notes · View notes
cuahangzare · 2 years
Text
Tiêu Chí Lựa Chọn Mua Ví Da Nam Đẹp Phù Hợp Với Người Dùng
Để chọn mua ví da nam tốt thì bạn cần tìm hiểu những cách lựa chọn ví da theo nhu cầu, chất liệu, kiểu dáng phù hợp với bản thân. Để lựa chọn tốt cần nắm giữ những bí quyết lựa chọn mua ví da nam, trong bài viết này ZARE sẽ chia sẻ cho bạn những thông tin về việc lựa chọn ví da nam đẹp nhé!
Lựa chọn mua ví da nam theo chất liệu
Một trong những yếu tố mua ví da nam cần cân nhắc đầu tiên là chất liệu của ví, hiện nay trên thị trường có nhiều loại chất liệu được lựa chọn để làm ví da nam, từ tổng hợp tới tự nhiên nhưng vật liệu được sử dụng nhiều nhất đó là da nhờ được đảm bảo về cả độ bền lẫn thẩm mỹ.
Có 2 chất liệu da làm ví đó là da thật và da nhân tạo:
• Da thật: Được lấy từ da động vật, người ta sử dụng chất liệu da bò là chính. Ngoài ra có thể sử dụng các loại da khác như: cừu, rắn, cá sấu, đà điểu,... Những sản phẩm ví da nam sử dụng da thật sẽ có độ bền cao và thể hiện được đẳng cấp của người sử dụng. Nhưng ví da thật khá đắt đỏ và một số loại khá hiếm trên thị trường.
• Da nhân tạo: Còn có tên gọi là da tổng hợp gồm có vải cotton, lụa và được phủ trên bề mặt lớp hóa chất để tạo nên vẻ ngoài giống như da thật. Những sản phẩm ví da làm từ chất liệu nhân tạo có độ bền không cao bằng da thật nhưng sẽ mang lại sự lựa chọn với mức giá thấp hơn. Nhiều người không thích việc lấy da động vật làm ví cũng sẽ ủng hộ sử dụng các sản phẩm da tổng hợp.
Tumblr media
Chọn mua ví da theo nhu cầu sử dụng
Tùy theo nhu cầu sử dụng thì bạn sẽ có thể tìm mua ví da nam phù hợp, những nhu cầu khác nhau thì kiểu dáng ví cũng sẽ khác nhau:
• Ví đựng thẻ: Nếu bạn tìm mua ví da nam dùng để đựng các loại thẻ ngân hàng, thẻ CCCD,... thì bạn nên lựa chọn loại ví mini tiện dụng và nhỏ gọn, kiểu dáng ví nam này không có thiết kế cầu kỳ mà còn có thể nhét vừa túi quần làm cho không bị cộm.
• Ví đựng thẻ và tiền: Một trong các loại ví nam dáng ngang hoặc ví đứng là loại được nhiều người ưa chuộng vừa có thể đựng tiền và vừa có thể đựng thẻ hoặc giấy tờ,... nhiều mẫu mã, kiểu dáng đa dạng cho nam.
• Ví da cầm tay: Kiểu dáng ví da này có khóa kéo, kích thước tương đối lớn có thể đựng được nhiều đồ. Kiểu ví da cầm tay này làm mưa làm gió trên thị trường gần đây vì tính tiện dụng và sành điệu của nó. Ví cầm tay không những đựng được nhiều đồ còn có thể khẳng định gu thẩm mỹ cá tính của bản thân.
Tumblr media
Xem thêm: Có Nên Mua Ví Da? Không Những Ưu Điểm Khi Sử Dụng Ví Da
Chọn đường chỉ may chắc chắn
Nếu muốn chọn mua ví da nam chất lượng tốt thì phải đảm bảo đường may sắc sảo, đường viền với các góc và dây khóa kéo bên trong chắc chắn. Nếu đường may kém thì ví rất dễ rách trong quá trình sử dụng, có thể dẫn tới việc làm rơi rớt giấy tờ hay tiền từ ví ra ngoài.
Lựa chọn bề mặt ví cao cấp
Bề mặt ví da có nhiều loại vân khác nhau sẽ phụ thuộc vào loại da làm ví, bạn có thể lựa chọn bề mặt ví da trơn bóp, có vân hạt nhưng phải được xử lý chống nước và chống xước để đảm bảo được chất liệu chắc chắn.
Màu sắc khi mua ví da nam
Màu sắc cũng là một điều cần phải lựa chọn để phù hợp với outfit. Nếu bạn là người ưa thích sự đơn giản và không cầu kỳ thì màu đen, nâu là hai lựa chọn an toàn nhưng bạn cũng có thể lựa chọn nhiều màu sắc đa dạng để thay đổi phong cách thường xuyên.
Nếu bạn là những tín đồ phong thủy thì có thể lựa chọn màu ví hợp với quy luật của ngũ hành hay mệnh như:
• Với người mệnh Kim: Hợp với màu xám bạc, vàng ánh kim 
• Với người mệnh Thủy: Hợp với ví màu đen, xanh biển và màu ánh kim
• Với người mệnh mộc: Hợp với những màu đen, màu xanh biển, xanh lá
• Với người mệnh Hỏa: Hợp ví đỏ, cam, vàng, hồng, xám
• Với người mệnh Thổ: Hợp nâu
Tumblr media
Trên đây là những cách lựa chọn mua ví da nam trên mong rằng bạn sẽ lựa chọn được những chiếc ví phù hợp với bạn. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu thêm những loại ví hãy liên hệ đến ZARE để được tư vấn và hỗ trợ.
8 notes · View notes
blue-blue-blues · 1 year
Text
Fuck social media.
Cái gì làm ta thay đổi thế này?
Từ bao giờ cuộc sống, tình yêu, niềm vui nỗi buồn lại đến từ, và phụ thuộc vào mạng xã hội thế này?
Cuộc sống ở thành phố chết tiệt, nó giết chết những thứ nguyên thủy của con người, những cảm xúc thuần khiết dần cũng bị bóp méo, những kết nối nhỏ nhoi làm ta hi vọng, rồi lại làm ta thất vọng chỉ vì không còn những tin nhắn nhàm chán?
Chết tiệt, ta lại phụ thuộc vào những màn hình chết tiệt này.
Chúng mang ta ra ngoài thế giới rộng lớn, nhưng lại nhốt chúng ta trong những ô chữ nhật nhỏ xíu. Chúng để chúng ta dễ dàng kết nối với hàng ngàn người, rồi lại giam cầm ta đằng sau bóng tối của màn hình đã tắt.
Chết tiệt.
3 notes · View notes