Tumgik
#vật dụng làm nông
annong1376 · 10 months
Text
Cây duối là một loại cây có sức sống mãnh liệt, thích nghi tốt với những điều kiện khắc nghiệt. Cây sống khoẻ, không bị mối mọt, ít bị sâu bệnh và có tuổi thọ cao… Loại cây được giới thiệu chi tiết trong bài là cây duối cảnh, là mẫu cây cảnh có giá thành rất cao, có thể cũng không mua được bằng tiền.
Chi tiết: https://annong.vn/cach-trong-cay-duoi-de-lam-canh/
Tumblr media
1 note · View note
ngocpsycho · 2 months
Text
Hiểu bản thân bằng Holland
Đặt cho chính mình các câu hỏi
Bạn thân mến, khi đặt câu hỏi trên, đâu đó ở bạn đang có sự băn khoăn và thiếu vắng niềm vui với những điều hiện đang làm?
Thật sự niềm vui đấy nó đến từ công việc, từ môi trường văn hóa học tập và làm việc, hay từ những sự cố vừa diễn ra?
Trước khi muốn biết bản thân mình phù hợp với công việc gì, bạn cần hiểu rất rõ: Đặc điểm cá nhân, tính chất công việc và tìm cách kết nối giữa cá nhân với công việc.
Để hiểu về bản thân, bạn có thể bắt đầu với các câu hỏi như:
Bạn thích làm gì?
Bạn giỏi làm gì?
Bạn quan tâm đến điều gì?
Bạn muốn tạo ra sự khác biệt như thế nào?
Mở rộng trải nghiệm
Để có thể trả lời những câu hỏi trên, bạn nên thu thập thông tin từ nhiều phía, từ nhiều người, cũng có thể mở rộng thêm trải nghiệm như:
Quan sát, khám phá thêm bản thân ở các môi trường khác nhau.
Trải nghiệm thực tế qua việc thực hành.
Nhận lời khuyên từ người khác như bè bạn, thầy cô, đồng nghiệp, chuyên gia,...
Tìm hiểu rộng hơn về các lĩnh vực, ngành nghề, thị trường lao động.
Tumblr media
Vận dụng lý thuyết hướng nghiệp
Nhằm giúp bạn có góc nhìn rõ ràng, mình muốn giới thiệu đến bạn Lý thuyết hướng nghiệp Holland. Có gì ở lý thuyết này mà nó trả lời được cho câu hỏi của bạn?
Theo tiến sĩ John Holland (1919-2008), khi một người chọn được công việc phù hợp với đặc tính hoặc thiên hướng nghề nghiệp của họ, họ sẽ dễ dàng hài lòng, phát triển và thành công hơn trong công việc.
Và với tiến sĩ, mỗi người đều có một hoặc nhiều đặc tính nghề nghiệp, được xếp vào 06 nhóm điển hình, gọi tên là: Nhóm kỹ thuật (Realistic); Nhóm nghiên cứu (Investigative); Nhóm nghệ thuật (Artistic); Nhóm xã hội (Social); Nhóm quản lý (Enterprising); Nhóm nghiệp vụ (Conventional).
Tumblr media
Nhóm Kỹ thuật
Thích làm việc đồ vật cụ thể, với máy móc, dụng cụ. Yêu động thực vật và các hoạt động ngoài trời. Những người có thiên hướng Kỹ thuật thường có lối sống ngăn nắp, ít quan tâm đến các hoạt động giáo dục hoặc chữa trị. Ngược lại, họ dành sự quan tâm lớn cho các yếu tố hữu hình như: Địa vị, quyền lực, tiền bạc, máy móc, vật dụng cụ thể.
Một số ngành nghề phù hợp với đặc tính Kỹ thuật gồm: Kiến trúc, xây dựng, công nghiệp dân dụng, kỹ thuật, lái xe, huấn luyện viên, nghề mộc, nông – lâm nghiệp (quản lý trang trại, nhân giống cá, lâm nghiệp…), cơ khí (chế tạo máy móc, luyện kim, cơ khí ứng dụng, bảo trì và sửa chữa thiết bị,…), địa lý – địa chất (đo đạc, vẽ bản đồ địa chính), dầu khí, hải dương học, điện – điện tử, quản lý công nghiệp…
Tumblr media
Nhóm Nghiên cứu
Thích tìm tòi, suy ngẫm để phát hiện ra vấn đề. Họ thường có khả năng quan sát, điều tra, phân tích, đánh giá để giải quyết các vấn đề về văn hóa, thế giới, môi trường tự nhiên. Những người thuộc nhóm Nghiên cứu thường học tốt ở trường, thích thông tin chính xác và tin tưởng vào khoa học. Nhưng mặt khác, họ có thể thiếu kỹ năng thuyết phục. 
Nếu bạn thấy mình có các đặc điểm trên, rất có khả năng bạn sẽ phù hợp với những ngành nghề như: Khoa học công nghệ (công nghệ thông tin, quản trị mạng máy tính; môi trường, vật lý kỹ thuật,….); nông lâm (nông học, thú y…); khoa học tự nhiên (nghiên cứu toán, lý, hóa, sinh, địa lý, thống kê…); khoa học xã hội (nhân học, tâm lý học, pháp luật, sử học, địa lý…); y – dược (bác sĩ, y sĩ, điều dưỡng, nha sĩ, dược sĩ, kỹ thuật lâm sàng,…);
Tumblr media
Nhóm Nghệ thuật
Thường được biết đến với khả năng nhạy cảm, trực giác tốt, tính sáng tạo cao, trí tưởng tượng phong phú ưa thích hướng đi tự do không rập khuôn hoặc tuân theo yêu cầu. Họ thích thể hiện sự sáng tạo trong các hoạt động nói và viết, biểu diễn, kịch nghệ, hội họa và sử dụng hình ảnh.
Ngành nghề phù hợp với nhóm Nghệ thuật có thể kể đến: Văn học; báo chí (bình luận viên, dẫn chương trình, biên tập viên,…); truyền thông (truyền thông phát triển xã hội, tổ chức sự kiện, quan hệ công chúng, quảng cáo, …); sân khấu điện ảnh (diễn viên, đạo diễn, dựng phim, ca sĩ, nghệ sĩ múa… ), mỹ thuật, kiến trúc, thiết kế, thời trang, hội họa, nhà sáng tạo nội dung, giáo viên dạy Lịch sử/Anh văn,…
Tumblr media
Nhóm Xã hội
Thích làm việc với con người, thích giảng dạy, hỗ trợ cộng đồng, chăm sóc sức khỏe. Sẽ thấy đó đều là các hoạt động tương tác với người khác. Họ có năng lực và khuynh hướng giúp đỡ, huấn luyện, phát triển con người, nhưng lại tránh né các hoạt động chỉ tập trung vào công cụ, máy móc.
Ngành nghề phù hợp của nhóm Xã hội có thể kể đến là: Giáo viên; hướng dẫn viên du lịch; tư vấn tâm lý, công tác xã hội, tình nguyện viên, tư vấn – hướng nghiệp, sức khỏe cộng đồng, bác sĩ chuyên khoa, thẩm định giá, nhân sự, cảnh sát, nhà trị liệu tâm lý, nhân viên xã hội học, điều dưỡng, chuyên gia dinh dưỡng…
Tumblr media
Nhóm Quản lý
Thích các hoạt động đòi hỏi tương tác với người khác nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức hoặc lợi ích kinh tế. Họ có khả năng quản lý, tác động, thuyết phục người khác và thể hiện ý kiến cá nhân nhằm đóng góp cho lợi ích nhóm. Dẫu là những người “dám nghĩ dám làm”, tuy vậy họ lại thiếu năng lực nghiên cứu sâu một vấn đề.
Một số ngành nghề phù hợp với nhóm Quản lý như: Quản trị kinh doanh, thương mại, marketing, kế toán – tài chính, tài chính – ngân hàng, luật sư, kinh tế đối ngoại, kinh doanh quốc tế, dịch vụ khách hàng, tiếp viên hàng không, nhân viên sales, pha chế rượu, quy hoạch đô thị,…
Tumblr media
Nhóm Nghiệp vụ
Thích làm việc với các con số, dữ liệu, các hoạt động đòi hỏi sự trật tự, nề nếp. Họ có khả năng tỉ mỉ, cẩn thận thường tuân theo quy trình và có khuynh hướng không thích các hoạt động mơ hồ hoặc thiếu hệ thống.
Nhóm Nghiệp vụ rất tốt với hồ sơ, tài liệu; lưu trữ và quản lý dữ liệu. Vì giỏi tính toán, làm việc có quy trình nên những người trong nhóm Nghiệp vụ có thể đảm nhận các công việc liên quan đến: Vận hành chuỗi cung ứng, quản lý hành chính, y dược, thanh tra ngành, kế toán, kiểm toán, tài chính-ngân hàng, thống kê, kiểm duyệt,...
Tumblr media
Kết luận của bạn
Từ những đặc điểm trên, mỗi một người có thể thấy bản thân nằm trong một hoặc một vài nhóm đặc tính nhất định. Và trong thực tế, một người có thể có đặc điểm của một, hai hoặc nhiều nhóm kể trên. Ví dụ: Nghệ thuật – Xã hội. Với Lý thuyết Holland này, bạn sẽ liệt kê được rõ hơn sở thích và khả năng làm việc của bản thân, từ đó có thể chọn lựa được công việc phù hợp, hoặc đơn giản là tìm môi trường để có thể tập trung vào những điều bạn yêu thích. Nhờ vậy mà bạn có thể phát triển bản thân theo cách thức phù hợp, có nhiều sự thỏa mãn trong công việc hơn. Bây giờ, sau khi đã hiểu lý thuyết hướng nghiệp Holland, đến lượt bạn, bạn thấy mình có thiên hướng của các nhóm Holland nào?
2 notes · View notes
placebelongstoalex · 2 years
Text
Thư không gửi đến em #3.
Cách đây ít lâu, tôi đã sử dụng chất kích thích. Trong cơn mê man phiêu bồng đó, tôi thấy em. Tôi thấy chúng ta cùng trở về nhà, tôi thấy chúng ta bước vào phòng khách, tôi khoá cửa lại. Sau đó, em vào phòng ngủ, tôi theo sau. Ảo mộng kết thúc. Chỉ vậy thôi mà tôi khóc ướt mặt mình. 
Tôi thấy cả người tê dại, đầu đau buốt. Lý trí bảo mày phải dừng lại thôi, với sức khoẻ hiện tại nếu cố liều mày sẽ chết nhưng trái tim tôi van vỉ bản thân chỉ một lần, chỉ một lần nữa thôi. Vậy là tôi lại tiếp tục trầm luân chỉ để mua về một ảo mộng cả hai cùng nhau trở về nhà. Tôi nhìn em bước vào căn phòng của chúng tôi, tay tôi còn nguyên cảm giác mình đã khoá cửa, khoá hết bão giông sau cánh cửa kia để chúng tôi lại bình yên như quá khứ. Hồi ức đó đẹp lắm, cũng đau đớn tận tâm can. 
Sau lần đó, tôi hứa với em sẽ không sử dụng chất kích thích nữa. Chắc em thất vọng về tôi lắm, tôi sống chẳng ra gì sau chia tay, tôi trẻ con và nông cạn vậy đấy. 
Thời gian này, tôi để cảm xúc hoành hành quá mức đến nỗi không thể làm việc được. Sau những đêm say khướt, những ngày vật lộn với cơn đau, những lần nước mắt tuôn mà lòng thì không còn thiết tha cuộc sống, tôi thấy đã đến lúc mình dừng lại. Bởi trong một khoảnh khắc, tôi nhận ra bản thân ở hiện tại không còn khả năng bảo vệ em nữa. Tôi sợ điều đó. Tôi sợ hơn cả cái chết.
Em thương yêu vô vàn của tôi ơi, bởi định mệnh đã sắp đặt chúng mình ở cạnh nhau nên nếu ngày nào em còn đây, tôi sẽ nâng niu em bằng cả trái tim của mình. 
Tôi sẽ lại là tôi, thậm chí là tôi tốt hơn những ngày đã cũ. Em bình yên nhé, nơi ngực trái của tôi này. 
27 notes · View notes
chuyen-cua-gio · 1 year
Text
"Tôi xin kể một câu chuyện để các ông hiểu vì sao tiền bạc, vật chất là một trở lực lớn cho người tu.
Câu chuyện như sau.
Một đệ tử quyết tâm cầu đạo, xin học với một đạo sư. Sau thời gian học hành chăm chỉ, một hôm sư phụ có việc phải đi xa nên dặn học trò ở lại phải chăm lo tu hành. Học trò nghe theo lời thầy, thiền định sớm hôm không hề bê trễ. Vì nếp sống tu hành thanh bần, tu sĩ chỉ có độc một miếng khố che thân. Nhưng chiếc khố cứ bị chuột cắn rách hoài, nên tu sĩ cứ lâu lâu lại đi xin một mảnh vải che thân khác. Dân làng thấy vậy bèn biếu tu sĩ một con mèo để trừ lũ chuột. Tu sĩ đem con mèo về nuôi, từ đó chuột không dám lộng hành nữa. Nhưng tu sĩ lại phải lo thêm một phần ăn. Ngoài thực phẩm chay tịnh, tu sĩ phải xin thêm sữa để nuôi con mèo. Một tín đồ thấy vậy bèn tình nguyện dâng cúng tu sĩ một con bò cái để có sữa nuôi mèo. Tu sĩ vui vẻ nhận con bò. Nhưng nuôi được mèo lại không có rơm cho bò ăn. Do đó ngoài thức ăn khất thực, người tu sĩ lại phải xin thêm rơm về nuôi bò. Dân làng thấy vậy bèn biếu tu sĩ một mảnh đất và một dụng canh nông để tu sĩ trồng trọt nuôi bò. Tu sĩ ra công cày cấy, rau trổ thật nhiều, bò ăn không hết phải mang bán ngoài chợ. Miếng đất thật màu mỡ sinh hoa màu quá nhiều phải mướn người làng đến làm giúp. Lạ thay miếng đất cứ thế sinh sôi nảy nở, trồng gì cũng tươi tốt và chả mấy chốc trở nên một đồn điền trù phú. Tu sĩ có nhiều hoa lợi bèn xây một đền thờ to lớn, đẹp đẽ, thuê thợ khác tượng, đúc chuông thật vĩ đại, nhưng thời gian tu hành không còn là bao. Vị tu sĩ phải lo trông nom đồn điền, phải lo sổ sách giao dịch buôn bán, kiểm soát nhân công trồng tỉa. Rồi có tiền bạc phải lo đầu tư bỏ vốn, mua thêm đất dai khai khẩn thêm nữa.
Một hôm sư phụ trở về, không trông thấy túp lều đơn sơ nữa mà thay vào đó là một ngôi đền tráng lệ, nô nức khách hành hương. Trong đền ồn ào những tiếng vừa cúng bái vừa buôn bán. Trông thấy sư phụ, tu sĩ mừng rỡ chạy ra chào. Sư phụ ôn tồn hỏi, tại sao lại có sự thay đổi như thế.
Tu sĩ trả lời: "Thưa thầy. Thật tâm con muốn tu hành nhưng lũ chuột cứ cắn rách áo hoài. Để bảo vệ cái áo, con nuôi mèo, để có sữa cho mèo ăn con phải nuôi bò,và để có rau nuôi bò con phải canh tác. Rồi thì trúng mùa liên tiếp, sức con làm không xuể nên phải gọi thêm người làm giúp. Rồi thì buôn bán thành công, tiền bạc nhiều thêm, con phải đích thân trông nom mọi việc. Sau đó con cho xây cất đền thờ to tát, đúc tượng thật vĩ đại, con còn mướn người việc cúng tế nhang đèn cẩn thận."
Sư phụ thở dài:"Xây cất đền thờ thật to để bị trói buộc chứ nào phải giải thoát, tụ tập tín đồ cho đông, ồn ào phúc tạp chỉ gây trở ngại cho việc thanh tu. Chì vì một cái khố rách mà con đã đi thật xa, xa hẳn con đường mà ta đã chỉ dạy nhằm đạt được giải thoát. Con chỉ đi lầm một chút mà đã đi lệch lúc nào không hay. Trói buộc vào những thứ đõ rồi làm sao có thể thoát được""
Trích: Hành trình về phương Đông - Nguyên Phong
Tumblr media
Câu chuyện ngoài nói về vật chất với sự tu hành, còn gợi lên cho mình một ý rằng: "Vốn dĩ ban đầu, con người vô cùng tối giản, ít nhu cầu. Nhưng dần dần bị cuốn vào một vòng xoáy mà ngày càng bồi đắp thêm vật chất, mà càng ngày càng nhiều, càng xa rời tự nhiên. Càng xa cái khởi thủy theo hướng tham sân si, lại càng dễ sai."
Pic: Pinterest/Le Nhat Quang
10 notes · View notes
tapnhan · 5 months
Text
Tumblr media
FOR ALL THE TEA IN CHINA - SARAH ROSE
Lâu lâu mới lại trồi lên. Cuốn này kể chuyện lịch sử mấy thế kỷ trước, thời mà người ta còn đi lại bằng thuyền buồm, Anh & Trung Hoa vẫn còn là đế quốc ngồi gây nghiện cho nhau bên thì thông qua nha phiến bên thì qua … trà. Trà lần đầu được giới thiệu ở Anh quốc vào những năm 1600 như là 1 phần của hồi môn của công chúa Bồ Đào Nha, Catherine của Braganza khi cô được gả cho vua Charles II. Được xem như 1 loại xa xỉ phẩm nhập khẩu từ Viễn Đông xa xôi uống vào vừa để thể hiện đẳng cấp mà lại còn vừa miệng ở cái thời tiết vừa lạnh vừa mưa suốt ngày tại Anh nên là càng ngày trà càng được phổ biến rộng rãi. Trà lại vừa nhẹ vừa bảo quản được lâu, rất phù hợp với việc di chuyển hàng tháng trời trên hải trình nên càng được nhà buôn tích cực thúc đẩy tiêu thụ. Dân tình ham uống trà vô độ, đến giữa thế kỷ 18 lượng tiêu thụ trà tại Anh còn nhiều hơn cả bia. Tương truyền cứ 1/10 bảng chính quyền thu được là đến từ riêng thuế nhập khẩu và bán trà không là đủ biết người Anh thời đó đưa trà lên hàng thức uống quốc dân như nào rồi.
Trong khi đó Trung Quốc thời đó vốn là xã hội nông nghiệp tự túc nên là ko có nhu cầu với hàng hoá của châu Âu, bán gì dân Tàu cũng ko chuộng. Công ty Đông Ấn thời ấy đang được hưởng vị thế độc quyền trên đường giao thương Trung-Anh vò đầu bứt tai mãi ko biết buôn gì để lấy tiền mua trà thoả mãn cơn khát tại nhà. May cái lúc ấy mới giành được quyền kiểm soát Ấn Độ, kế thừa lại ngay ngành công nghiệp thuốc phiện từ Đế chế Mughal đang suy tàn, nhanh trí tuồn lậu mặt hàng này sang TQ bán ngay đặng lấy bạc cân bằng lại cán cân thương mại. Mấy trăm năm trời buôn bán đang ngon trớn đếm tiền mỏi tay tự nhiên đến ngày triều Thanh thấy dân tình nghiệp ngập dữ quá cả ngày suốt ngày bay lak, quốc kế dân sinh khó khăn nên là mạnh tay hẳn trong việc cấm hút chích, ngăn chận việc nhập lậu thuốc phiện từ nước ngoài.
Anh Quốc lúc ấy mới tả hoả là thâm hụt nguồn thu thế này thì tiền đâu mà mua trà bây giờ. Nên là một mặt kéo ngay hạm đội Hải quân hùng hậu sang “ngoại giao” pháo hạm, oánh cho quân TQ chạy tụt quần. Triều Thanh thua cuộc buộc phải ký Hiệp ước Nam Kinh nhượng tại Hồng Kong cho người Anh toàn quyền sử dụng cũng như cho phép các thương nhân nước ngoài được quyền giao thương và cư trú từ 1 cảng duy nhất trước giờ ở Quảng Châu lên 5 cảng mậu dịch mới để tha hồ buôn bán. Bên cạnh đó chính phủ Anh cũng lên kế hoạch tự trồng và sản xuất trà để ko bị phụ thuộc vào nguồn hàng trà đến từ TQ nữa. Vốn thấy rặng Himalaya ở Ấn Độ cho có núi cao án ngữ, đất đai thì màu mỡ trưa có sương, sáng sớm còn có giá vừa có thể cung cấp nước cũng như bảo vệ cây chè khỏi nắng gắt mặt trời vừa giúp làm ngọt lá trà làm hương vị đậm đà tinh tế hơn. Tựu chung thời tiết rất giống với những vùng trồng trà nổi tiếng của TQ.
Trước đó Anh cũng đã thử nghiệm tự trồng trà ở đất Ấn rồi với lá trà bản địa ở tỉnh Assam. Vị trà Assam chát, uống ko thanh, ko thể sử dụng mà sản xuất ra mặt hàng chất lượng cao được (ngay cả hiện tại trà Assam cũng ko được xem là dòng trà cao cấp mà thường chủ yếu dùng để pha ra các loại blend khác). Mặc dù giống trà được trồng thử nghiệm số lượng nhỏ ở Himalaya trước đó cũng là giống trà được nhập chính từ nguồn TQ nhưng do chỉ được nhập trộm từ cảng Quảng Đông nơi duy nhất người Anh được phép lai vãng trước chiến tranh nha phiến lần thứ 1 nên chất lượng ko được tốt. Vậy nên là cần phải có giống tốt nhất cũng như phương thức sản xuất chuẩn chỉnh cũng kinh nghiệm đến từ chính người TQ. Mà những cái này trước giờ Trung Quốc giữ như giữ của chắc chắn ko thể nào lấy được từ con đường ngoại giao bình thường được. Thôi hỏi ko nói thì ta tự đi … chôm. Công ty Đông Ấn đã tiến hành phái cử Robert Fortune - thợ săn cây kiêm nhà thực vật học người Scotland thực hiện nhiệm vụ thời nay có thể xem như là 1 loại gián điệp kinh tế thâm nhập vào sâu bên trong nội địa TQ, tới những khu vực trồng trà nổi tiếng vốn vẫn bị cấm chỉ với người nước ngoài và mang về giống trà xanh tốt nhất  cũng như phương thức sản xuất bí truyền để về tự thử nghiệm lại tại Ấn Độ.
Cuốn này hơn 300 trang non-fiction nhưng do được cô nhà báo tổng hợp viết lại nên rất là bánh cuốn. Đọc hiểu được nỗi khổ của cái thời đi phượt mà ko biết tiếng, hiểm hoạ vây quanh từ bệnh tật đến cướp biển, sơn tặc, đến thuê nhân viên làm phiên dịch kiêm bảo kê mà còn bị tụi phản chủ này nó lừa rồi có lúc bị bỏ rơi thiếu tý nữa là ko còn mạng trở về. Để kiếm được cây giống trà xanh và trà đen (TQ gọi là hồng trà) cũng như giải được những câu đố về việc sản xuất trà trước giờ vẫn được giới trí thức phương Tây thần thoại hoá (vì TQ đóng cửa mà có biết thông tin gì đâu. Noại giao xin xỏ uy hiếp bao nhiêu năm trời TQ nhất quyết ko chịu share trà thế sản xuất như nào, được trồng ở đâu. Tên gì mà toàn Long Đỉnh, Bích La Xuân, Thiết Quan Âm … chả hiểu liên quan gì đến nhau)
Thực ra 2 loại này đều từ 1 loại cây nhưng chỉ có cách chế biến khác nhau thôi.) thì Fortune đi lần lượt tới khu trồng trà xanh ở Chiết Giang, An Huy sau đó đi về mạn núi Vũ Di, Phúc Kiến. Việc đi về vùng trà xanh thì dễ dàng hơn chỉ cần xuôi dòng Dương Tử là có thể đến được. Riêng trà đen là loại được chuộng ở Anh quốc hơn thì do loại này chủ yếu trồng sâu trong núi, tít bên trong nội địa vốn là khu vực người nước ngoài trước giờ bị cấm cửa. Từ Thượng Hải để đến được biên giới giữa tỉnh Phúc Kiến và tỉnh Giang Tây gần được khu vực này cũng phải đi đường bộ mất 3 tháng vô cùng gian khổ. Cũng may là mấy tộc Trung Quốc mạn phương Bắc có những người có nét rất Tây, Fortune cạo đầu để đuôi sam rồi bận đồ Trung Quốc vào mặc dù cũng có nổi bật hơn bình thường nhưng vẫn xem như trà trộn được nên là công tác này mặc dù có nhiều khó khăn nhưng SPOILER (thực ra ai cũng biết: )) đã thành công vận chuyển một lượng lớn hạt giống trà cũng như các thiết bị vật tư cần thiết được sử dụng tại các xưởng của TQ. Việc trồng thử nghiệm ở Ấn Độ  và sau này ở khác thuộc địa trồng trà khác như Sri Lanka …đã thành công rực rỡ.
Do trà được trồng tại các khu thuộc địa này được điều chỉnh để phù hợp với khẩu vị phương Tây hơn (hồi trước lúc chưa trồng được ng Anh chỉ mua được trà hạng thấp từ TQ thôi, song song với việc ngành công nghiệp làm được ở thuộc địa châu Mỹ phát triển nên trà Anh chuộng bỏ đường để uống nên sẽ sử dụng những loại trà có vị chát hơn) nên riêng về mảng trà đen thì sau này được đánh giá là vượt hẳn trà Tàu về mặt chất lượng, số lượng cũng như giá cả. Trong khi đó ở TQ trà là uống trơn ko ko bỏ đường hay pha lẫn bất cứ thứ gì nhưng vẫn vô cùng ngọt và thơm, đặc biệt là trà xanh, trà hoa TQ vẫn là ở một đẳng cấp riêng khó nơi nào có thể sánh bằng.
Nói đúng chủ đề yêu thích nên hơi dài nhưng lâu rồi mới đọc được quyển lôi cuốn và đọc trôi như vậy nên đặc biệt với những bạn nào mê trà nói chung rất recommend cuốn này.
3 notes · View notes
maybaynongnghiepdrone · 7 months
Text
Top 4 ưu điểm khi sử dụng máy bay phun thuốc
Nông dân ngày nay, càng quan tâm và sử dụng công nghệ thông minh vào trong canh tác nông  nghiệp. Việc áp dụng đã mang nhiều hiệu quả tích cực cũng như gia tăng năng suất, tiểu điểm nhất là ứng dụng máy bay phun thuốc trừ sâu. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ưu điểm của máy bay phun thuốc qua bài viết sau đây.
TỐI ĐA HIỆU QUẢ DIỆT TRỪ SÂU BỆNH TRÊN CÂY TRỒNG:
Máy bay nông nghiệp sử dụng công nghệ phun ly tâm cắt nhỏ hạt thuốc thành kích thước siêu nhỏ, thấm nhanh qua các tán lá cây. Thiết bị bay còn giúp nông dân quản lý giai đoạn phun theo cây trồng một cách nhanh chóng. So với phương pháp thủ công, cơ giới việc sử dụng máy bay phun thuốc hiệu quả nhanh hơn từ 15 đến 35%  phòng trừ sâu bệnh, dập dịch nhanh chóng.
Tumblr media
Thiết bị bay còn nổi bật với ứng dụng lưu trữ bản đồ diện tích cần phun, dùng lại lần sau. Phun chính xác và đồng đều trên cây trồng và tự động đo lường lượng thuốc trong bình khi gần hết. Ngoài việc phun thuốc trừ sâu, bón phân, gieo sạ máy bay nông nghiệp còn hoạt động cả ngày lẫn đêm.
TIẾT KIỆM CHI PHÍ SẢN XUẤT, Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG:
Với công nghệ phun thuốc bằng thiết bị máy bay không người lái đã tiết kiệm đến 30% dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, tiết kiệm 90% lượng nước tiêu thụ so với phương pháp truyền thống, giảm đáng kể một phần chi phí sản xuất. Theo nhiều nông dân chia sẻ, sử dụng máy bay nông nghiệp mang nhiều tiện lợi cho bà con về việc phun thuốc nhanh, loại trừ sâu bệnh trên cây trồng kịp thời, an toàn sức khoẻ so với phun trực tiếp bằng tay.
PHUN THUỐC BẰNG MÁY BAY RẺ HƠN SO VỚI THÊU NHÂN CÔNG PHUN THUỐC:
Lao động trẻ và trung niên ngày càng khan hiếm, giá thuê nhân công ngày càng cao vì tốn khá nhiều công sức, thuốc trừ sâu có hại cho sức khoẻ con người. Đặc biệt, người trẻ không muốn phun thuốc trừ sâu đa phần tập trung vào các khu công nghiệp, thành phố lớn. Máy bay không người lái phun thuốc có thể vận hành từ xa tranh nguy hiển cho nông dân không tiếp xúc trực tiếp với thuốc, đảm bảo an toàn hoạt động phun. Ngoài ra, thời gian làm việc nhanh thiết bị có thể hoạt động cả ngày lẫn đêm, giá thành thuê phun rẻ hơn giá thuê nhân công.
Tumblr media
TỰ ĐỘNG HOÁ TRONG CANH TÁC, SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP:
Sự chuyển dịch phát triển nông nghiệp, trang trại quy mô lớn sẽ ngày càng nhiều sẽ tác động lớn đến ngành trồng trọt sẽ tăng lên. Áp dụng công nghệ máy bay phun thuốc có diện tích hoạt động trong ngày lên đến 80ha, hiệu quả làm việc gấp đôi so với phương pháp thủ công. Hoạt động của máy thông qua điều hướng và điều khiển các chuyến bay hoạt động. Trước khi phun, thông tin được định vị GPS các loại cây trồng đất nông nghiệp thu thấp và tuyến đường được lên kế hoạch. Nông dân dễ dàng quản lý diện tích đất nông nghiệp, giai đoạn phát triển của cây trồng. Những ưu điểm trên máy bay phun thuốc trừ sâu sẽ là một công cụ đắc lực cho bà con nông dân trong thời đại nông nghiệp 4.0. Cho nông dân tăng được hiệu quả công việc, đảm bảo kinh tế lâu dài về sau.
2 notes · View notes
Text
Cách đơn giản hóa cuộc sống của bạn suốt cả năm
Nếu bạn đang hy vọng biến năm nay thành năm cuối cùng bạn đơn giản hóa cuộc sống của mình, thì đây là hướng dẫn từng tháng để làm cho ngôi nhà của bạn cảm thấy rộng rãi hơn và lịch trình của bạn nhẹ nhàng hơn. Hãy xem ngay bây giờ để xem những dự án nào bạn có thể muốn đưa vào danh sách của mình, sau đó lưu nó vào sổ ý tưởng của bạn để tiện sử dụng trong suốt các mùa.
Tumblr media
Tháng 1
Dọn dẹp bừa bộn khỏi nhà của bạn trong tháng này, bắt đầu từ phòng khách. Sử dụng đồng hồ bấm giờ để duy trì sự tập trung và dọn dẹp sự lộn xộn trong các đợt ngắn .
Đặt quyết tâm loại bỏ hai thứ cho mỗi món đồ mới bạn mang vào nhà.
Hợp nhất các cuộc hẹn, ngày sinh nhật và việc cần làm trên một lịch chính (giấy hoặc điện tử) và ném các mẩu tin lưu niệm.
Tìm hiểu vị trí và giờ làm việc của một tổ chức địa phương chấp nhận quyên góp hộ gia đình, điểm thu gom rác thải điện tử và điểm thu gom vật liệu nguy hiểm, đồng thời lưu trữ thông tin trong điện thoại của bạn.
>>> Làm đệm ghế gỗ đẹp tự chọn kích thước và chất liệu
Tháng 2
Dọn dẹp và dọn dẹp kỹ lưỡng phòng ngủ của bạn để tạo ra một hang động cho giấc ngủ tuyệt vời nhất .
Nhìn vào lịch trình của bạn và từ bỏ những cam kết không cần thiết và không còn mang lại cho bạn niềm vui.
Tạo ra một số khoảng thời gian rảnh rỗi mỗi ngày để hòa mình vào thiên nhiên, trò chuyện với một người bạn hoặc chỉ đơn giản là ngồi xuống và thưởng thức một tách trà nóng.
Tumblr media
Tháng 3
Thiết lập một hệ thống đơn giản để xử lý giấy tờ đến: phân loại thư ở cửa, ngay lập tức ném rác vào thùng tái chế và đặt phần còn lại vào một vị trí được xác định rõ ràng, chẳng hạn như giỏ hoặc tệp.
Sắp xếp hợp lý các tệp giấy, hủy tài liệu và tái chế tài liệu mà bạn không cần nữa.
Sao lưu các tệp máy tính (bao gồm cả ảnh kỹ thuật số) với sự kết hợp giữa lưu trữ dựa trên đám mây và ổ cứng ngoài.
Tự động hóa khoản tiết kiệm và thanh toán hóa đơn của bạn nếu có thể, để cắt giảm giấy tờ (và làm cho cuộc sống của bạn dễ dàng hơn một chút).
Tháng tư
Ghé thăm chợ nông sản địa phương của bạn để mua trái cây và rau tươi mùa xuân, mật ong và các sản phẩm địa phương khác.
Đơn giản hóa thói quen dọn dẹp của bạn bằng những thói quen dễ dàng hàng ngày , chẳng hạn như lau sạch bồn rửa trong phòng tắm và gương sau khi tắm buổi sáng.
Chọn một hoặc hai vật dụng dùng một lần phổ biến trong nhà bếp để đổi lấy đồ tái sử dụng; chẳng hạn, đổi khăn giấy lấy vải và đổi chai nước bằng nhựa lấy thép không gỉ.
Tumblr media
Tháng 5
Mùa xuân là thời điểm tuyệt vời để tự thưởng cho mình những bông hoa tươi. Tìm hoa tử đinh hương , hoa cẩm tú cầu (hiển thị ở đây) hoặc mẫu đơn ở chợ địa phương của bạn và mang về nhà một bó.
Dọn dẹp đống lộn xộn từ xung quanh và dưới bồn rửa nhà bếp của bạn. Chỉ thay những sản phẩm bạn thường xuyên sử dụng, đồng thời chuẩn bị một chiếc khăn lau bếp và miếng bọt biển mới.
Bỏ qua ô tô và đi dạo trong khu phố của bạn. Hãy thử một quán cà phê, nhà hàng hoặc cửa hàng mà bạn chưa từng đến trước đây.
Tháng 6
Dọn dẹp đống bừa bộn từ hiên trước và rửa sạch bên ngoài ngôi nhà của bạn .
Tổng hợp các tác phẩm nghệ thuật và bài báo của trẻ em sau giờ học. Lưu trữ các mục yêu thích trong một danh mục đầu tư hoặc quét chúng và biên soạn các hình ảnh thành một cuốn sách; tái chế phần còn lại.
Thêm những điểm nhấn thông thường cho mùa hè: Cất khăn tắm biển cuộn lại ở cửa, để sẵn dép xỏ ngón trong giỏ và dành không gian trên quầy bếp cho khu vực ăn sáng tự phục vụ.
Tháng 7
Ăn ngoài trời. Nướng vào cuối tuần là một cách dễ dàng để giải trí — nhưng nó cũng có thể khiến bữa ăn tối trong tuần trở nên đặc biệt .
Giữ những ngày cuối tuần đột xuất khi có thể. Hãy tạo cho mình một chút không gian thở để thư giãn, đọc sách hoặc chơi với chú chó.
Thời tiết tuyệt vời và vô số sản phẩm trong mùa với giá cả phải chăng và các hoạt động ngoài trời miễn phí khiến tháng 7 trở thành thời điểm tốt để thử một tháng mua ít . Là một thử thách thú vị và có lợi, hãy tập trung vào những niềm vui đơn giản và các hoạt động miễn phí trong cộng đồng của bạn.
Tháng 8
Dọn dẹp tủ quần áo của bạn. Trước khi mua sắm vào mùa thu, hãy dành thời gian để loại bỏ những món đồ không cần thiết khỏi tủ quần áo của bạn và ghi lại những khoảng trống bạn muốn lấp đầy.
Sửa đổi thói quen uống cà phê hoặc trà buổi sáng của bạn . Hãy khởi đầu buổi sáng tốt lành bằng một tách cà phê hoặc trà được pha ngon và một nơi yên tĩnh để thưởng thức.
Tumblr media
Tháng 9
Làm cho phòng tắm bùn của bạn. Hãy sẵn sàng cho một mùa thu bận rộn với một không gian chăm chỉ có thể xử lý tất cả giày ống, khăn quàng cổ và túi xách mà bạn ném vào đó. Thêm móc, giỏ và thùng, cộng với một tấm thảm cứng để bảo vệ sàn nhà của bạn.
Tổ chức trao đổi thu hoạch với bạn bè và hàng xóm. Bắt kịp trong khi bạn đổi bí xanh lấy cà chua và mang về nhiều sản phẩm ngon, siêu địa phương.
Ấm cúng cho mùa thu với chăn ấm trên giường, một chiếc ghế dài mềm mại, những cuốn sách hay để đọc và đồ trang trí đ��n giản, tự nhiên như cành lá mùa thu hoặc một bát đầy táo.
Tháng 10
Thực hiện một số công việc nấu ăn với số lượng lớn và dự trữ các bữa ăn tự chế biến trong tủ đông của bạn. Bản thân trong tuần trong tương lai của bạn sẽ cảm ơn bạn!
Ấm cúng lên trước hiên nhà của bạn. Thêm các chi tiết theo mùa quyến rũ, từ gối ghế mới đến quả bí ngô, để giúp hiên nhà của bạn chuyển từ mùa hè sang mùa thu .
Thưởng thức một truyền thống mùa thu thú vị như hái táo trong vườn cây ăn quả, lái xe ngắm lá hoặc tận hưởng buổi dã ngoại trong công viên địa phương.
Tumblr media
Tháng 11
Bắt đầu một dự án tri ân. Với một tờ nhật ký hoặc ghi chú trên điện thoại, hãy bắt đầu liệt kê những điều nhỏ nhặt khiến bạn hạnh phúc.
Sắp xếp các ảnh kỹ thuật số của bạn từ năm nay và đặt hàng các bản in hoặc sách ảnh yêu thích của bạn.
Nếu bạn đang tổ chức bữa tối Lễ tạ ơn, hãy chuẩn bị trước: Dọn dẹp phòng tắm, mua sắm xong xuôi, lên lịch nấu ăn và giao các nhiệm vụ khác.
Trả lại. Chọn một tổ chức địa phương có lý do gần gũi với trái tim của bạn và quyên góp những gì bạn có thể: thời gian, tiền bạc hoặc vật phẩm mà tổ chức đó cần.
Tháng 12
Bắt đầu với một nhà bếp sạch sẽ. Dọn tủ đựng thức ăn, tủ lạnh và tủ đông để nhường chỗ cho thức ăn tiệc tùng và bánh quy Giáng sinh. Chà sạch các bề mặt và giữ cho quầy sạch sẽ để bạn có nhiều không gian nấu nướng.
Tumblr media
Đơn giản hóa kỳ nghỉ của bạn : Đặt ý định cho trải nghiệm bạn muốn có trong kỳ nghỉ lễ và ghi nhớ chúng khi bạn quyết định những truyền thống và sự kiện nào sẽ đưa vào lịch trình của mình.
Dành thời gian chăm sóc bản thân và nghỉ ngơi. Cho phép bản thân chợp mắt , ngâm mình trong bồn tắm đầy bong bóng hoặc thư giãn trên chiếc ghế yêu thích của bạn với một cuốn sách hay.
>>> Cre: https://bocghesofahanoi.com - https://amazyta.com
18 notes · View notes
huyentrangdna · 1 year
Text
Mình yêu quý bác nhiều, nên muốn lưu lại vài hình ảnh của bác. Có lẽ nơi này sẽ phù hợp, nơi không nhiều người biết mình, nên mình sẽ sến và yếu đuối một chút.
——————
Bác hiền và tử tế lắm. Khi nào mình từ Hà Nội về quê, bác cũng hay cho mình quà là cây quả hay trứng gà trứng vịt bác nuôi trồng được. Mẹ bảo lần nào ra chơi bác cũng hỏi mình có về không. Hôm nay bác ra cho mình mấy quả mướp trước khi mình đi, mình chẳng ăn mướp, nhưng thấy vui và biết ơn bác vì luôn quan tâm cô cháu gái như mình.
Bác là anh trai của bố mình, ngày trẻ bác đi bộ đội, có chút sự cố nên một tai bác không nghe rõ. Sau về nhà, suốt mấy chục năm bác chỉ làm nông. Quanh năm 4 mùa, không kể nắng mưa, không kể nóng rét, từ sáng sớm đến chiều muộn, mùa nào cây nấy. Thật sự mình ít thấy người nào chăm chỉ, chịu khó, am hiểu cây trông vật nuôi và hiền lành như bác.
Bác trông có nhiều nét giống bố mình, giờ bác già đi nhiều rồi, nên cũng bớt giống, nhưng trong các bác các cô chú, mình vẫn thương và thấy gắn kết với bác nhất.
Bác là người tử tế, đã sống cả đời chăm chỉ, và xứng đáng tuổi già được an nhàn, hạnh phúc. Thế nhưng cuộc sống lại chẳng bao giờ như mình mong muốn. Bác Lí đi xa, có lẽ trong lòng bác buồn nhiều, nhưng mình chẳng bao giờ biết thật sự bác nghĩ gì. Mình không biết nên cảm thấy gì, hay an ủi tâm sự với bác ra sao. Mình chỉ luôn cố gắng nói chuyện vui, nhắc về bác Lí mỗi lần ra nhà bác chơi, mình ước gì mọi thứ vẫn vậy, như ngày mình còn bé. Hoặc như vài năm trước thôi cũng được. Thương bác Lí, mình càng thương bác hơn.
Hơn một năm nay bác bị bệnh run tay. Bác bảo tay run nhiều khi ra ngoài cũng ngại, cầm cốc nước mà nước cứ bắn văng ra ngoài. Đêm ngủ run tay không ngủ được. Sinh hoạt hằng ngày cũng hạn chế. Bác vốn lại là người làm mọi thứ rất chậm, giờ ở một mình lại bệnh, mình nghe mà sao thấy xót xa. Dạo này tay còn lại cũng bắt đầu hơi run, bác bảo sợ chẳng biết một vài năm nữa có còn tự chăm sóc được cho mình. Thật sự, mình chẳng biết nói gì, động viên bác thế nào.
Hôm nay mình cầm tay bác, hình như là lần đầu, mình thấy thương bác. Cả cuộc đời vất vả, đến lúc già vừa cô đơn vừa có bệnh. Uống nhiều thuốc tây cũng có tác dụng phụ khiến bác đau khắp nơi. Giờ nghĩ đến bác mình lại chực khóc. Bác là một người tốt và hiền lắm, nhưng sao lại thế nhỉ?
Mình đang xúc động, nên cũng chẳng biết viết thế nào.
Mình mong bác luôn mạnh khỏe, mong bác sẽ không cô đơn. Thật sự yêu và thương bác nhiều.
——————
Mình không muốn kết thúc bài viết này về bác bằng sự buồn bã bi thương nên sẽ kể thêm câu chuyện cười mà mẹ hay nhắc lại với mình.
Hồi bé có lần mình bảo, bác Lí xinh gái sao lại yêu và lấy bác Kiên vừa điếc vừa xấu trai. Bác Lí thấy thế liền bảo thế để t đi lấy chồng mới, nao bác Kiên già cho cái Huyền ra chăm, với nuôi bác. Mẹ bảo mình nghe thế xong, nghĩ một lúc lại bảo lại, là cháu thấy bác Kiên cũng đẹp trai mà :))
Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media
2 notes · View notes
link-kute-blog · 2 years
Text
NGHỊCH LÝ KHÔNG THỂ "NGƯỢC ĐỜI" HƠN CỦA NGƯỜI HIỆN ĐẠI
1. Cần nhà hơn là tổ ấm
Người Việt chúng ta với tâm lý “an cư lạc nghiệp” nên luôn muốn sở hữu một căn nhà. Vì vậy, ai cũng phấn đấu kiếm tiền tậu được ngôi nhà mơ ước. Có người vay nợ để mua cho được căn nhà rồi ráng làm lụng kiếm tiền trả dần.
Có nhà rồi, chúng ta vẫn dành phần lớn thời gian ở ngoài đường chứ không phải ở nhà. Chúng ta vẫn tiếp tục ra đường “cày bừa” vất vả ngoài đường để có thể đổi nhà khác to hơn, mua sắm cho nhà nhiều vật dụng tiện nghi hơn. Lẽ nào chúng ta cần một “căn nhà” hơn là một “tổ ấm” ?
2. Đẻ con cho người giúp việc
Vợ chồng ở với nhau chỉ mong có đứa con cho vui cửa vui nhà. Cặp vợ chồng nào chẳng may vô sinh hiếm muộn thì quáng quàng đi bác sĩ Đông Tây đủ thể loại mong kiếm được mụn con. Trông mong vậy nhưng đến khi có con, chúng ta mặc nhiên giao con của mình cho người giúp việc trông nom, chăm sóc.
Việc dạy dỗ con cái cũng khoán luôn cho người giúp việc. Còn chúng ta – những người đã sinh ra những đứa trẻ thiên thần ấy thì mải mê đi làm kiếm tiền. Mỗi ngày gặp con chưa được 1, 2 tiếng đồng hồ. Vậy, chúng ta đẻ con để người giúp việc có được niềm vui nâng niu ẵm bồng chớ đâu phải cho ta ?
3. Người nghèo sang hơn người giàu
Chúng ta ở thành phố, mức sống cao, thu nhập cao nhưng mấy khi chúng ta sắm được cho cha mẹ ở quê những thứ tốt nhất. Hầu hết những gì chúng ta gửi về nông thôn là những thứ đồ cũ chúng ta không xài nữa, đã hư hỏng hoặc không hợp thời.
Ngược lại, những người “nghèo khó” ở nông thôn luôn chọn những thứ tốt nhất gửi lên cho người thành phố. Con gà béo nhất, buồng chuối to nhất, trái mít ngọt nhất… Chẳng phải dân nhà quê “chơi sang” hơn người thành phố sao ?
4. Kiếm tiền mua sức khỏe
Chúng ta muốn kiếm thật nhiều tiền, vì thế chúng ta phải làm việc thật nhiều. Làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm, tuần làm 40 giờ không đủ tranh thủ thêm cuối tuần. Hậu quả là cơ thể không một phút nghỉ ngơi khiến cho mắt mờ chân run, đầu óc mụ mị, lục phủ ngũ tạng rệu rã… phải vào bệnh viện.
Lúc đó, bao nhiêu tiền do làm lụng vất vả mà có lại đưa hết cho thầy thuốc để mua sức khoẻ. Liệu có mua được không ?
5. Thế giới ảo “thực” hơn thế giới thực
Công nghệ càng phát triển, chúng ta càng kết nối được nhiều người, khoảng cách địa lý không còn là vấn đề nữa. Ngồi một chỗ, chúng ta có thể trò chuyện với bạn bè khắp thế giới, kết nối mọi thông tin thông qua cái điện thoại bé xíu cầm trên tay. Nhiều quan hệ quá, nhiều thông tin quá nên chúng ta không còn thời gian cho quan hệ thật, đời sống thật nữa.
Bữa cơm gia đình mỗi người bưng một tô ăn với một cái điện thoại. Gặp gỡ cà phê cũng mỗi người cầm một điện thoại hí hoáy chấm quẹt, thỉnh thoảng ngước lên nhìn nhau gượng gạo cười lấy lệ rồi lại cắm cúi chấm quẹt. Thế giới ảo hấp dẫn hơn thế giới thật mất rồi
11 notes · View notes
maybedaisatchiho · 1 year
Text
Lợi Ích Của Máy Đan Lưới B40
CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ - CHẾ TẠO CHÍ HƯỚNG (CHIHO) là một đơn vị sản xuất hàng đầu trong lĩnh vực máy đan kẽm gai, máy đan lưới (b40) mắt cáo và đặc biệt là máy bẻ đai sắt tự động. Chúng tôi tự hào là nhà cung cấp các sản phẩm tiên tiến và chất lượng nhất hiện nay trong ngành công nghiệp cơ khí.
Tumblr media
Với sự cam kết và nỗ lực không ngừng nghỉ, CHIHO đã xây dựng được uy tín và danh tiếng trên cả nước và quốc tế. Sản phẩm của chúng tôi không chỉ được cung cấp trong nước mà còn xuất khẩu đi các nước như Malaysia, Campuchia, Lào, Ấn Độ, Thái Lan, Mauritius, UAE và nhiều quốc gia khác trên toàn cầu.
Mục tiêu của chúng tôi là thực hiện giấc mơ của người Việt, đó là trở thành một nhà cung cấp hàng đầu trong ngành công nghiệp cơ khí, mang đến cho người dân Việt Nam những sản phẩm tốt nhất và đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về công nghệ và hiệu suất sản xuất.
Công ty Chiho đặt ra mục tiêu "Sản Phẩm Của Người Việt - Vì Người Việt". Để thực hiện điều này, chúng tôi không ngừng nâng cao công nghệ và áp dụng mô hình công nghiệp tiên tiến nhất trên thế giới. Chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng cao, đáng tin cậy và hiệu suất vượt trội.
Chúng tôi tự hào vì đã đóng góp vào sự phát triển của ngành công nghiệp cơ khí tại Việt Nam và hân hạnh được phục vụ quý khách hàng trong và ngoài nước. Với sự chuyên nghiệp, tận tâm và kinh nghiệm của đội ngũ nhân viên, CHIHO tin rằng chúng tôi sẽ tiếp tục khẳng định vị thế của mình trên thị trường và góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp cơ khí.
Cấu tạo của lưới B40 (lưới mắt cáo) như thế nào?
Lưới B40 được cấu tạo dựa trên một quy trình đơn giản và hiệu quả. Với sự tiến bộ trong công nghệ sản xuất lưới, quy trình này đã trở  nên đơn giản hơn rất nhiều so với trước đây. Dưới đây là mô tả về cấu tạo và kích thước thông thường của lưới B40:
Nguyên liệu đầu vào: Để sản xuất lưới B40, chúng ta cần chuẩn bị những thanh thép mạ kẽm có độ dày tối thiểu là 3mm. Đây là nguyên liệu chính để tạo ra lưới với khả năng chịu lực và chống oxi hóa tốt.
Quy trình sản xuất: Sau khi có nguyên liệu đầu vào, quy trình sản xuất lưới B40 bao gồm các bước sau:
Chuẩn bị: Thanh thép mạ kẽm được cắt thành các đoạn ngắn với chiều dài tương ứng với kích thước của lưới B40 cần sản xuất.
Đan lưới: Các đoạn thanh thép được đan xen lẫn nhau theo một mẫu hoặc khuôn mẫu nhất định để tạo thành cấu trúc lưới B40. Đường kính và ô của lưới phải tuân thủ theo yêu cầu của khách hàng, đảm bảo chuẩn xác và chính xác.
Tumblr media
Cuộn lưới: Sau khi đan lưới hoàn thành, máy sẽ tự động cuộn lưới thành các cuộn nhỏ, có kích thước và độ dày khác nhau. Điều này cho phép sản xuất lưới B40 với nhiều kích thước và đặc điểm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Kích thước thông thường: Độ dày của lưới B40 thường được đo bằng đơn vị "ly" và có một số thông số phổ biến như: 3ly7, 3ly8, 4.5ly. Đây là các độ dày được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực xây dựng và công nghiệp. Riêng về khổ lưới, có một số thông số thông thường như: 1m, 1.2m, 1.5m, 1.8m, 2m, 2.4m và nhiều khổ lưới khác.
Lưới B40 có công dụng như thế nào?
Lưới B40 có rất nhiều công dụng quan trọng và đa dạng. Dưới đây là một số công dụng phổ biến của lưới B40:
Làm hàng rào: Lưới B40 được sử dụng rộng rãi để làm hàng rào cho nhiều mục đích khác nhau. Trước đây, việc xây dựng hàng rào bằng gỗ, sắt hoặc xây tường mất rất nhiều thời gian và công sức. Tuy nhiên, lưới B40 giúp giảm thiểu thời gian và công sức trong quá trình xây dựng hàng rào. Với tính linh hoạt và dễ dàng di chuyển, lưới B40 là sự lựa chọn lý tưởng để tạo ra hàng rào cho các khu vực như sân vườn, khuôn viên, trang trại, ao nuôi và nhiều nơi khác.
Làm hàng rào chăn nuôi và trồng trọt: Lưới B40 được sử dụng phổ biến trong việc xây dựng chuồng trại để chăn nuôi gia súc, gia cầm, như gà, vịt, heo, bò và các loại động vật khác. Ngoài ra, lưới B40 cũng được sử dụng trong nông nghiệp để tạo hàng rào bảo vệ và hỗ trợ cây trồng như rau, hoa, cây ăn trái và các loại cây trồng khác.
Quy trình sản xuất máy đan lưới mắt cáo
youtube
Sử dụng trong công trình xây dựng: Lưới B40 cũng được sử dụng làm hàng rào tạm thời trong các công trình xây dựng, đặc biệt là trong việc sửa chữa cầu đường hoặc các khu vực xây dựng tạm thời trong các khu vực đông dân cư. Lưới B40 giúp giới hạn khu vực công trường và bảo vệ an toàn cho công nhân và người đi qua.
Tóm lại, lưới B40 là một vật liệu đa năng và tiện ích có rất nhiều ứng dụng trong xây dựng, chăn nuôi và nông nghiệp. Được đánh giá cao về tính linh hoạt, dễ dàng sử dụng và di chuyển, lưới B40 là một giải pháp hiệu quả và tiết kiệm thời gian trong việc tạo ra các hàng rào và khu vực bảo vệ.
Ngoài ra quý khách có thể tìm hiểu thêm về mua máy đan lưới B40 ở đâu chất lượng nhất tại Tây Nguyên?
CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ – CHẾ TẠO CHÍ HƯỚNG
282 Lê Thị Riêng, P. Thới An, Quận 12 TPHCM
Website: 
cokhitudongchiho.com | maybedaisatcaheoviet.com | maybedaichiho.com
Điện thoại: 0947 000 155 – 0948 844 411
Điện thoại bàn: 028.66.50.51.55
2 notes · View notes
reallicy2510 · 2 years
Text
Đi để biết mình chẳng bằng ai
Khởi đầu năm mới bằng một chuyến đi trải nghiệm đong đầy ý nghĩa và an lạc. Gặp những con người mới, chiêm nghiệm những điều mới mẻ mà có lẽ suốt 20 năm cuộc đời chưa từng biết tới...
Tại sao mình lại nói đây là chuyến đi khiến mình nhận ra giữa cuộc sống này “Mình chẳng bằng ai"?
“Bằng” ở đây không phải chỉ sự so sánh về nhan sắc, tiền bạc hay năng lực và tài năng. Bằng ở đây chính là bằng cái TÂM. Có lẽ chúng ta đều hiểu rất rõ về ý nghĩa của chữ TÂM nhưng dường như chẳng ai có thể đong đếm hay định lượng về nó. Nhất là việc chỉ ngang qua một người hay gặp gỡ thông thường thì làm sao có thể thấy được cái tâm của đối phương nó như thế nào.
Mình vẫn luôn nhận thấy bản thân là người sống rất tình cảm, mình không ngại việc thể hiện tình cảm với những người mình chân trọng, yêu thương. Thậm chí mình hay tự ngầm so sánh mình với những người xung quanh và tự nhận thấy bản thân sâu sắc và tràn trề tình yêu thuơng hơn họ. Vậy mà khi lên đến Thiền viện trúc lâm, mình đã nhận ra mình chẳng bằng ai cả. Cái tâm của mình nó nông cạn vô cùng, làm sao mà so sánh được với những người đang ở trước mắt mình, những người mang trái tim ấp áp, tình yêu thương và lòng hiếu thảo không thể diễn tả hết qua lời nói. Những dòng nhắn nhủ ẩn danh “Con mong bà nội sẽ sống thật lâu mạnh khỏe, bà phải sống đến khi con lấy vợ bà nhé!", "Cầu cho những em bé đỏ hỏn đã mất của mẹ con được siêu thoát và tái sinh trong một cơ thể xinh đẹp và khoẻ mạnh", "Con mong em trai con năm mới sẽ ngoan ngoãn và nghe lời mẹ" đã khiến mình lần đầu cảm nhận được tình yêu thương của những người lạ dù nó không dành cho mình. Thật là thiêng liêng và đáng nể bởi mình nhận thấy bản thân chưa từng dành tình yêu thương lớn cho bất kì ai dù là người thân yêu. Phải chăng, à không chắc chắn là mình đã sống quá ích kỷ, dù có bao biện thế nào thì thực ra mình đã nuôi dưỡng sự ích kỉ cùng khả năng bao biện cho bản thân rất tốt trong suốt bao năm qua.
Tình yêu thương có một sức mạnh rất lớn nhưng không phải ai cũng có khả năng để sử dụng sức mạnh ấy. Người có tính yêu thương dành trao thì người được yêu thương lại chẳng thể cảm thấu, người lại sống và yêu mình hơn yêu người, người lại hờ hững chẳng yêu mình cũng chẳng yêu người. Theo mình hiểu và cũng là ý hiểu của mình theo lời dạy của Phật, thì việc yêu bản thân và sống với bản ngã của mình chính là rào cản lớn nhất trong con đường tìm về với bản chất vốn có của con người. Những cái nguyên sơ và những thứ nằm sâu nhất trong tâm hồn mỗi người mang vẻ đẹp và ý nghĩa rất lớn - tự mình không thể gọi tên. Nhưng chắc chắn đa phần loài người sẽ không thể tìm về được bản chất ấy bởi mọi người vẫn nghĩ hạnh phúc là đích đến chứ không hiểu được rằng hạnh phúc chỉ là hành trình để ta đi đến các đích của cuộc đời, của giá trị khi được sinh ra là một con người.
Cuộc đời vô thường có nghĩa là không bình thường bởi vì nó luôn biến động theo không gian và thời gian ngay cả với những chi tiết nhỏ nhất. Ví dụ như từng cử chỉ của tay chân, thời tiết, hay thậm chí là hơi thở. Vậy nên điều quan trọng nhất là chánh niệm - tập trung vào thực tại nhất có thể. Nhưng không đồng nghĩa với việc mình không có sự tính toán và kế hoạch cho tương lai và nhìn nhận quá khứ ( thầy Phó chủ trì dặn ). 
“- Phải biết mình sinh ra để làm gì?
- Để kiếm tiền à? Thế mình có làm ra tiền được nhiều bằng cái máy in tiền không?”
Một số điều mình nhận ra: 
Không phải ai đi tu cũng là từng khổ, chỉ là họ nhận ra được lý tưởng của bản thân và nơi họ thật sự thuộc về. Trong đạo phật chữ Hiếu rất được coi trọng, nhưng nhiều người nghĩ sư không làm trọn chữ hiếu bởi vì không thể ở bên chăm sóc hay cũng cấp vật chất cho cha mẹ. Tuy nhiên, thực tế những người tu hành lại là những người làm trọn chữ hiếu nhất “nhà có người đi tu thì bảy đời người nhà khi mất đều được thăng thiên" - không bị giáng địa ngục, không thành quỷ, ma. Việc tu hành không hẳn cho bản thân mà còn cho cả cha mẹ, chúng sinh. Hiện nay, người có tiền thì cho cha mẹ vật chất đầy đủ hưởng thụ đi du lịch sang trọng, ăn sơn hào hải vị nhưng lại không tích đức với đời và cũng là gián tiếp để cha mẹ phạm tội sát sinh, gián tiếp để cha mẹ xuống địa ngục và không được hoá kiếp làm người. Người có tài cho cha mẹ, dòng họ vẻ vang bằng tai tiếng. Người tu hành lại cho cha mẹ có cơ hội làm người vào kiếp sau, khi chết được lên trời thay vì vất vưởng và thành ma quỷ.
Tâm bình thường là đạo. 
4 notes · View notes
Text
Máy nung cao tần Phước Lộc
Tumblr media
Nung cao tần là phương pháp sử dụng nguyên lý cảm ứng điện từ. Nó sử dụng nguồn điện tần số cao để đi qua vật liệu dẫn nhiệt và gây ra hiện tượng gia nhiệt cảm ứng. Gia nhiệt cảm ứng tạo ra nhiệt cực lớn trong lòng phôi. Lượng nhiệt này dẽ dàng nung nóng đỏ phôi giúp ta có thể nung phôi dập nóng, gia công, tôi, luyện phôi, chi tiết máy, vật dụng kim loại chắc chắn…Chính vì những lý do đó, máy nung cao tần được ứng dụng rộng rãi trong thời đại công nghiệp hiện nay.
Tumblr media
Hình 1: Ứng dụng máy nung cao tần Phước Lộc trong sản xuất sắt mỹ thuật
Máy nung cao tần là gì? Nguyên lý hoạt động của lò nung điện cao tần
Máy nung cao tần còn được gọi là lò nung nung cao tần, máy gia nhiệt cảm ứng cao tần, máy tôi cao tần... là thiết bị dùng để nung phôi, dập nóng, xử lý nhiệt bề mặt kim loại và được ứng dụng rộng rãi trong thời đại công nghiệp hiện nay.
Nguyên lý hoạt động của máy nung cao tần
Máy nung cao tần là thiết bị gia nhiệt cảm ứng sử dụng linh kiện hiện đại nhất hiện nay – Linh kiện bán dẫn IGBT và hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng diện từ - Khi đưa một khối kim loại vào trong từ trường biến thiên thì do sự biến thiên của từ trường sẽ xuất hiện một dòng điện xoáy (dòng faucault). Khi dùng dòng điện có tần số rất cao (tới hàng ngàn đến chục ngàn héc (hz)) thì dòng dòng faucault cũng sẽ có tần số cao tương ứng, do đó phát sinh nhiệt rất cao và nung nóng kim loại.
youtube
Video Ứng dụng máy nung cao tần Phước Lộc trong sản xuất sắt mỹ thuật.
Đặc điểm tối ưu của máy so với các phương pháp khác
- Đơn giản, gọn nhẹ, dễ sử dụng.
- Tốc độ nung nóng nhanh với cường độ làm việc cao, tiêu hao năng lượng thấp.
- Sử dụng kỹ thuật biến tần bán dẫn với dòng linh kiện bán dẫn hiện đại nhất IGBT.
- Có volum điều chỉnh công suất mạnh yếu.
- Cài đặt thời gian theo yêu cầu của từng sản phẩm
- Báo lỗi trên màn hình LCD khi có sự cố xảy ra.
- Báo lỗi nước trên màn hình LCD
- Máy có khả năng hoạt động liên tục 24/24 nên sẽ linh hoạt hơn cho người sử dụng.
- Với các trang bị bảo hộ đầy đủ và kỹ năng sử dụng máy chính xác, người lao động sẽ không gặp phải bất cứ trở ngại hay nguy hiểm nào trong quá trình làm việc với máy nung cao tần
Tumblr media
Hình 2: Ứng dụng máy cao tần Phước Lộc trong tôi trục, bánh răng, nhong dĩa xe.
ỨNG DỤNG CỦA MÁY NUNG CAO TẦN TRONG CÔNG NGHIỆP
Nung phôi, hàn rèn và làm nóng chảy phôi cũng như các chi tiết kỹ thuật bằng kim loại như răng cưa, đầu mũi khoan, lỗ trục, lưỡi cưa, phay đĩa, dao tiện, dụng cụ mộc, …
Tumblr media
Hình 3: Ứng dụng của máy trong nghè rèn.
Tôi bánh răng, đinh tán, bu lông ốc vít.
youtube
Video ứng dụng máy cao tần Phước Lộc trong sản xuất bulong, con tán.
Nung nông cụ ( xà beng, búa, đục...).
Nung ống gia nhiệt nấu keo
Nung ống gia nhiệt bồn nấu keo
Nung gia nhiệt bạc đạn tháo lắp mô tơ.
Hàn dao doa, lưỡi cưa, phay đĩa, dao tiện,  dụng cụ mộc, …
Xử lý nhiệt bánh răng, nhông, các linh kiện khác với nhiều kích cở lớn nhỏ khác nhau.
youtube
Video ứng dụng của máy trong tôi nhong, dĩa xe.
Nung sắt mỹ thuật
Luyện nấu kim loại ( vàng, bạc, đồng...).
youtube
Và nhiều ứng dụng khác.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về máy nung cao tần, hy vọng phần nào đó giúp các bạn hiểu rõ hơn về thiết bị này. Nếu có nhu cầu mua hoặc tìm hiểu về sản phẩm, các bạn đừng ngần ngại, hãy nhắc máy lên và gọi cho chúng Tối – Công Ty TNHH SX TM DV Cơ Khí Phước Lộc - hotline 0369 580 596 hoặc tư vấn kỹ thuật 0973 870 279. Nhân viên chúng tôi sẽ trực tiếp tư vấn và hỗ trợ các bạn.
youtube
Video ứng dụng máy nung cao tần trong rèn dao
Thông tin liên hệ:
Công Ty TNHH SX TM DV Cơ Khí Phước Lộc
Địa chỉ: 94/6 KP2 Nguyễn Văn Quá, P. Đông Hưng Thuận, Q. 12, Tp. HCM Xưởng sản xuất: Đường 164, Ấp 5, Xã Bình Mỹ, Huyện Củ Chi, TP.HCM
Chi nhánh Miền Bắc: Tiến Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa
Phone/zalo: 036 958 0596 Hoặc 0973 870 279
Website: https://chetaomayphuocloc.com
3 notes · View notes
hanasbooks · 2 years
Text
TỘI LỖI KHÔNG CHỨNG CỨ - Tử Kim Trần
Tumblr media
TỘI LỖI KHÔNG CHỨNG CỨ
Tóm tắt:
Lạc Vấn là một thiên tài về lĩnh vực pháp y và giám định vật chứng của thành phố Ninh. 8 năm trước, ông được cử đi một chuyến đi công tác dài ngày tại Bắc Kinh. Sau khi trở về nhà, trước mặt ông là một căn nhà trống trơn không hề có dấu vết của vợ con. Cả căn phòng được lau chùi sạch sẽ không hề để lại một dấu vết nào và cũng không có bất kì vết tích cạy phá cửa, vì thế vụ án chỉ được quy thành vụ mất tích. Sau khi xem xét kĩ ngôi nhà, ông phát hiện 1 dấu vân tay duy nhất còn sót lại, một chút tàn thuốc lá Lợi Quần, dấu vết cho thấy hung thủ thuận tay trái và thông tin về một người nhặt rác đã biến mất ngay sau khi sự việc xảy ra. Người đàn ông đó là nông dân sống tại phía Tây thành phố Hàng. Nhưng vì manh mối để lại quá ít, chỉ có duy nhất 1 dấu vân tay thế nên cho dù chức vị ông cao, cũng không thể huy động lấy dấu vân tay của một lượng lớn dân cư để đối chiếu. 5 năm với không một tiến triển, ông quyết định nghỉ việc tại Sở Cảnh Sát, tạo ra một chuỗi vụ án giết người hàng loạt không chứng cứ. Ông dùng mã số cảnh sát, truy cập tìm kiếm những tên tội phạm đã mãn hạn tù sống tại thành phố Hàng và giết chúng. Ông luôn để lại ở hiện trường một điếu thuốc lá Lợi Quần trong miệng nạn nhân, dùng dây nhảy thắt cổ và cố ý dùng lực tay trái mạnh hơn, dấu vân tay giả được đặt làm và một tờ giấy "Hãy đến bắt ta đi" để khiến vụ án rầm rộ hơn trong công chúng. Khi chuẩn bị giết tên nạn nhân thứ 6 - một tên côn đồ hay trêu ghẹo cô gái bán mì, ông chứng kiến cảnh cô gái và một người bạn đã vô tình ngộ sát hắn. Cuối cùng, ông quyết định giúp họ trốn thoát tội bằng cách tạo ra vụ án "không vật chứng - không nhân chứng - không khẩu cung", dạy họ cách đối đáp với câu hỏi của cảnh sát. Đến tận những phút cuối cùng, cho dù Nghiêm Lương - người đồng nghiệp cũ và là thiên tài về suy luận logic đã đoán ra được tất cả phương thức gây án của ông bằng "phương pháp lặp", cũng vì không thể tìm được chứng cứ để kết tội ông, Nghiêm Lương ví những vụ án bình thường là phương trình bậc thấp, chỉ cần áp dụng công thức để giải nghiệm, nhưng vụ án này là một phương trình bậc cao, chúng ta chỉ có thể sử dụng phương pháp lặp, giả định nghiệm sau đó mới thay vào phương trình để xem có hợp lý hay không. Cùng lúc đó, cảnh sát đã tìm ra chủ nhân của dấu vân tay để lại trong hiện trường và anh ta đã thừa nhận giết hại gia đình Lạc Vấn và vứt xác xuống hồ - nơi đã được san bằng để xây chung cư. Ông xác định sẽ ra đầu thú sau khi chứng kiến hắn bị xử tử hình. Nghiêm Lương không còn cách nào khác đành thả ông về. Trên xe khi đi qua quán mì, thấy người anh bị thọt của cô gái liên tục nhận tội thay vì tưởng em mình giết người, ông đã do dự và cuối cùng tự thú, tự sát ngay trước mặt Nghiêm Lương. Cô gái và người bạn nhìn thấy cảnh tượng đó cũng suy sụp và đầu thú.
Cảm nghĩ:
Mình biết đến quyển sách này qua 1 câu review trong group kindle trên facebook và thật sự rất ấn tượng:" Khi thiên tài trong một lĩnh vực gây án". Nhưng mình khá thất vọng khi đọc quyển sách này bởi mình không nghĩ "lĩnh vực" đó lại là pháp y, giám định vật chứng. "Lĩnh vực" đó khiến cho mình không còn háo hức như lúc mới đầu nữa. Mình nghĩ một lĩnh vực khác, không mật thiết liên quan đến phạm tội sẽ khiến mình ấn tượng hơn nhiều. Tuy nhiên cuốn sách cũng vẫn đủ hấp dẫn để khiến mình muốn tiếp tục đọc, muốn biết kết cục của các nhân vật sẽ ra sao. M��t điều nữa mình không hài lòng đó chính là nhân vật "Nghiêm Lương", mình cảm giác như đến hơn nửa câu chuyện sau ông mới xuất hiện và bất thình lình trở thành nhân vật chính phá án? Thật khiến mình đặt dấu hỏi lớn cho sự xuất hiện những nhân vật cảnh sát trước đó, nhất là người bạn của Nghiêm Lương - người phụ trách vụ án. Ông xuất hiện xuyên suốt quyển truyện nhưng hầu như không có giá trị gì mấy nên mình còn không đề cập vào bản tóm tắt nên mình quên tên ổng rùi :> Còn chi tiết Nghiêm Lương nghi ngờ Lạc Vấn chỉ vì chiếc xe ông đi thì thật sự mình thấy hơi cấn... Tuy nó cũng rất hợp lý, và Nghiêm Lương đã giải thích rất rõ nhưng với mình, nó vẫn chưa được "đã cái nư", mình muốn mọi thức mind-blowing hơn nữa, khiến mình phải ồ lên, tim mình đập thình thịch!! Chi tiết các nhân vật tự đi đầu thú ở cuối cùng cũng rất...
Đánh giá:
Bình thường. Sẽ không đọc lại. Không recommend.
2 notes · View notes
thptngothinham · 1 day
Text
[ Văn mẫu 9] Thuyết minh về cây chuối, giới thiệu về cây chuối việt nam, những bài văn mẫu hay thuyết minh về cây chuối.. Thuyết minh về cây chuối - loài cây gắn bó với người dân Việt Nam từ bao đời nay từ đời sống vật chất đến tinh thần. Cùng THPT Ngô Thì Nhậm tìm hiểu về cây chuối, niềm tự hào của mẹ thiên nhiên và của Việt Nam nhé. Đề bài Viết một bài văn thuyết minh về cây chuối Dàn ý thuyết minh về cây chuối 1. Mở bài: Giới thiệu chuối là cây trồng thân thuộc với người dân Việt Nam. 2. Thân bài: Dựa vào những chi tiết sau để viết bài. - Hiện nay Việt Nam có các loại chuối như chuối tiêu, chuối ngự, chuối cau, chuối hột, chuối ba hương (chuối lùn). - Đặc điểm của chuối: Sinh trưởng tốt ở những nơi ẩm ướt.Rễ chuối thuộc loại rễ chùm cho nên không ăn sâu vào mặt đất.Chuối tự sinh trưởng trong môi trường tự nhiên. - Chuối thường mọc từng bụi từ, nhưng để chuối sinh trưởng tốt người dùng trồng mỗi bụi từ 1 - 3 cây. Những cây nhỏ, yếu sẽ được loại bỏ. Nếu bụi chuối quá nhiều cây, có thể đào chuối và trồng ở chỗ khác. - Thân chuối có hình tròn thẳng đứng và nhẵn thín như những chiếc cột nhà bóng loáng. Thân của chuối được cấu tạo từ những bẹ gộp vào nhau, bên trong bẹ chuối có những lỗ hình vuông nhỏ chạy song song với cây chuối. Bẹ càng ở phía ngoài thì màu sắc càng thẫm và bẹ nằm ở chính giữa thì có màu trắng. - Thân chuối có những công dụng sau: Sau khi lấy quả chuối, thân chuối được dùng để làm thức ăn cho gia súc, gia cầm bằng cách xắt mịn ra từng lớp.Ngoài ra có thể dùng thân chuối để làm dây trói cua bằng cách tách từng bẻ chuối và phơi dưới nắng mặt trời. Khi khô bẹ chuối rất dẻo và dai nên có thể dùng làm đây buộc. - Lá chuối lúc mới ra: Cuộn tròn như chiếc hoa loa kèn, lúc đã khôn lớn xanh mướt và rộng như một tấm phản. Mặt trên của lá chuối có màu xanh thẫm, mặt dưới của lá chuối có màu xanh nhạt và có phấn trắng. Công dụng của lá chuối: - Dùng để gói bánh. - Làm thức ăn cho gia cầm. - Lá chuối khô có thể được dùng làm nguyên liệu đốt. Lá chuối khô: Khi lá chuối đã già chúng rũ xuống bám chặt lấy thân cây chứ không rơi rụng và lìa xa như những lá cây khác. Ban đầu còn vàng tươi sau đó khô dần dần thành màu nâu nhạt. Để loại bỏ lá chuối khô, người ta dùng dao cắt đứt lá. Phần xương chạy theo lá chuối khô rất bền, có thể dùng nó để buộc rau ra chợ bán.Nõn chuối mới ra giống như một bức thư thuở xưa được viết trên giấy hoa tiên còn phong kín.Bắp chuối: Có màu đỏ tươi, hình dáng giống như một búp sen khổng lồ treo ngược. Khi nải trong bắp đã nở hết, người dân cắp bắp chuối để xào hoặc làm nộm rất ngon.Buồng chuối: Để chuối to, đẹp và đều. Mỗi buồng tối đa người nông dân để lại khoảng 10 buồng.Quả chuối: Cong cong như một vầng trăng lưỡi liềm đầu tháng. Chuối xanh có thể xắt lát mỏng và dùng để quấn ăn với thịt, bún.... Chuối chín thơm ngon và có nhiều dinh dưỡng. Có thể ăn ngay hoặc dùng chuối chín để làm bánh kẹo. 3. Kết bài: Chuối rất gần gũi với con người Việt Nam và món ăn bổ dưỡng trong đời sống hàng ngày. Tham khảo thêm một số dàn ý thuyết minh về cây chuối chọn lọc để nắm rõ được bố cục và đặc điểm của cây chuối từ đó phác thảo viết bài cho tốt. Sơ đồ tư duy Thuyết minh về cây chuối (Sơ đồ tư duy bài văn thuyết minh về cây chuối) 20 bài văn mẫu tuyển chọn thuyết minh về cây chuối hay Bài văn đạt điểm cao thuyết minh về cây chuối lớp 9 - Mẫu 1 Nhắc đến Việt Nam là nhắc đến quê hương của những loài cây ăn quả phong phú và độc đáo. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tạo điều kiện thuận lợi cho những loài cây này phát triển nhanh chóng. Một trong số những loài cây dễ trồng và nhanh cho thu trái là cây chuối. Chuối ở Việt Nam hiện nay được biến đến là một loại cây tương đối phổ biến gồm một số loại thông dụng như chuối tiêu, chuối tây, chuối ngự, chuối hột hay chuối lùn,…, ngoài ra còn một số loại chuối rừng…Là một loại cây dễ sống, chuối thích hợp khi được trồng ở những nơi có khí hậu ẩm ướt. Về đặc điểm sinh trưởng, chuối có thể tự sinh trưởng trong môi trường tự nhiên. Chuối thường mọc theo bụi, tuy nhiên để chuối có sự phát triển đầy đủ nhất, người ta thường trồng chuối thành những bụi từ một cho tới bốn cây.
Nếu như một bụi chuối quá nhiều, thông thường, người trồng chuối sẽ đánh ra những bụi khác nhau. Chuối là một loại cây thuộc dạng rễ chùm, chính bởi vậy, người ta sẽ thấy rễ của chuối không ăn quá sâu vào lòng đất nhưng những loại cây ăn quả có rễ cọc khác. Tuy nhiên với đặc điểm rễ mọc thành từng chùm nên chuối vẫn có thể sinh trưởng tốt từ các chất dinh dưỡng và muối khoáng mà các nhánh rễ thu nhận được. Thân chuối có dạng hình trụ thẳng đứng. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, đây chỉ được gọi là thân giả. Chiếc thân giả này sẽ tùy từng loại cây mà có chiều cao khác nhau, thông thường khoảng từ 1,5 cho tới 2,5 m. Từ mỗi chiếc thân này, có thể mọc ra một một buồng chuối trước khi nó được thay thế bởi một chiếc thân giả khác. Đặc điểm tiêu biểu của thân chuối là bề mặt nhẵn mịn và bóng từ ghép lại thành các lớp chồng lên nhau. Thân chuối có nhiều công dụng, trước hết thân chuối có thể được dùng làm thức ăn cho gia súc gia cầm để bổ sung nước và chất xơ.. ngoài ra thân chuối non còn được sử dụng thái lát mỏng thành một món rau sống ưa thích của con người. Lá chuối rộng bản và to, có màu xanh non đẹp mắt. Một thân chuối sẽ có nhiều lá chuối mọc xòe ra xung quanh và bên trên ngọn. Hai mặt của lá chuối sẽ có hai màu khác nhau. Mặt bên trên được đón nhận nhiều ánh nắng mặt trời nên sẽ có màu xanh thẫm, mặt bên dưới, do nhận được ít ánh sáng mặt trời hơn nên sẽ có màu xanh nhạt và kèm theo phấn trắng. Lá chuối cũng có rất nhiều công dụng đối với đời sống con người. Người ta sẽ thường sử dụng lá chuối để gói các loại thức ăn như xôi, cốm,… vì rất sạch và thân thiện với môi trường. Đặc biệt hơn, lá chuối khi nhai dập có thể cầm máu. Ngoài ra, lá chuối khô sẽ thường dùng để gói các loại bánh như bánh gai,…. Phần cuống của lá chuối khô rất chắc và dai, vì vậy, những người dân thường sẽ dùng để bó rau. Lá chuối khô cũng có thể dùng làm chất đốt,… Không thể bỏ qua một bộ phận quan trọng khi nói đến cây chuối, đó là hoa chuối hay còn gọi là bắp chuối. Bắp chuối có màu đỏ thẫm và trông giống như một giọt nước khổng lồ treo ngược. Bắp chuối ở những miền đồng bằng khác bắp chuối rừng về màu sắc, thông thường những hoa chuối ở đồng bằng sẽ có màu màu tím chứ không đỏ tươi như bắp chuối rừng. Hoa chuối ngon sẽ là hoa chuối khi cầm chắc và nặng tay. Hoa chuối thường được sử dụng làm món ăn kèm với các loại bún nước, làm gỏi, hay nộm cũng rất ngon. Đó đều là những món ăn thanh mát rất được người dân Việt Nam ưa chuộng. Chuối mọc thành từng buồng. Buồng chuối là tập hợp của nhiều nải chuối. Tùy từng giống chuối khác nhau mà mỗi buồng chuối sẽ có số lượng nải chuối không giống nhau. Có những buồng chuối chỉ có vài nải, nhưng cũng có những buồng chuối có số lượng nải lên đến hàng trăm. Để chuối phát triển tốt, quả đều và đẹp, thông thường người trồng chỉ để lại từ mười cho tới mười hai nải trên một buồng. Tùy từng loại khác nhau mà quả chuối cũng sẽ có hình dạng và vị khác nhau. Quả chuối thường có màu xanh lúc còn non và màu vàng khi chínvới hình dạng cong như lưỡi liềm. Thông thường mỗi nải chuối sẽ có từ mười hai cho tới hơn hai chục quả. Quả của những cây chuối rừng sẽ thường có hột lớn hơn và cứng hơn những loại chuối được trồng tại các hộ gia đình. Chuối là một loại quả mang lại giá trị kinh tế cho con người, trong những trang trại lớn người ta trồng chuối nhằm mục đích xuất khẩu. Tuy nhiên có nhiều hộ gia đình cũng trồng chuối với mục đích để tráng miệng hoặc thắp hương mỗi ngày tết ngày rằm. Chuối chín có vị rất ngọt và có mùi rất thơm, người người ta có thể sử dụng để ăn trực tiếp hoặc dùng làm nguyên liệu cho những món ăn mùa hè rất thơm ngon như kem chuối hay chè chuối,…Chuối xanh cũng có thể được sử dụng để làm thành các món như chuối nấu ốc, chuối om đậu hay dùng xắt lát ăn kèm với những món thịt.Trong đời sống văn hóa của con người, chuối là một loại cây gắn bó với làng quê. Ở đâu ta cũng thấy những cây chuối mọc thành từng bụi xanh tốt. Cây chuối là một loài cây mộc mạc và giản dị, nó cũng tượng trưng cho sự sống của con người dù môi trường khắc nghiệt như thế nào cũng mạnh mẽ vươn lên.
Đó là một loại cây có giá trị kinh tế và nhiều công dụng đối với đời sống con người, bởi vậy mỗi người cần yêu quý và trân trọng loài cây hữu ích này. Bài văn mẫu 2 thuyết minh về cây chuối Việt Nam Đất nước Việt Nam ta được thiên nhiên ban tặng cho rất nhiều loại trái cây thơm ngon. Mỗi loài mang một hương vị khác nhau, một hình dáng khác nhau. Và có lẽ về sự dẻo thơm thì chuối là loại quả thơm ngon nhất trong số tất cả các loại hoa quả. Ngoài ra, cây chuối còn rất nhiều tác dụng trong đời sống Việt Nam. Chuối được trồng rất nhiều ở nông thôn và rất ưa nước nên người ta thường trồng bên ao hồ rất nhanh tươi tốt; còn ở rừng, bên những khe suối hay thung lũng, chuối mọc thành rừng bạt ngàn, vô tận. Chuối phát triển rất nhanh. Chuối có gốc tròn như đầu người, lớn dần theo thời gian, có rễ chùm nằm dưới mặt đất. Thân chuối thuôn, thẳng, có màu xanh rì là do từng lớp lá mọc đè lên nhau thành từng lớp, từng lớp, bao trùm cái ruột rỗng bên trong. Lá chuối mọc thành từng tàu, to bản. Mỗi cây chuối đều cho một buồng chuối. Có buồng chuối trăm quả và nhiều hơn thế. Không thiếu những buồng chuối dài từ ngọn cây uốn trĩu xuống tận gốc cây. Chuối chặt theo nải. Quả chuối có nhiều hình dạng tuỳ thuộc vào từng loại khác nhau. Ví dụ: chuối ta có dáng thuôn dài, vỏ xanh; còn chuối tiêu quả căng tròn, vỏ mỏng, thịt dày, vỏ vàng. Ngoài ra còn có chuối hương, chuối ngự. chuối sứ, chuối mường... Trong đời sống vật chất của con người Việt Nam thì chuối là một loài cây hữu dụng từ thân đến lá, từ gốc đến hoa, quả. Thân chuối rỗng nên người xưa hay dùng thay phao, ngoài ra còn làm thức ăn cho gia súc. Lá chuối tươi rửa sạch dùng để gói xôi, bánh giầy, bánh cốm, bánh chưng... và một trò chơi dân gian mà trẻ con hay chơi là cưỡi ngựa. Lá chuối khô cũng dùng để gói bánh gai hay cuộn chặt thay nút chai khá tốt. Bắp chuối thì chẻ ngọn nhỏ làm nộm, tương tự với nõn chuối làm rau sống hay ăn kèm với bún ốc, bún riêu. Trái chuối xanh hay được nấu cùng các thức ăn có vị tanh như ốc, lươn,... vừa khử tanh lại vừa làm cho món ăn thêm ngon, thêm đa dạng. Trái chuối chín là một thức quả được nhiều người ưa chuộng. Cây chuối cho ta thật nhiều công dụng, không chỉ trong đời sống vật chất mà còn ở đời sống tinh thần: cây chuối là biểu tượng cho làng quê Việt Nam. Nải chuối chín không thể thiếu trong các mâm cúng trời, đất, tổ tiên. Cây chuối gắn liền với cuộc sống nông thôn, với đất nước, dân tộc ta. Cây chuối gắn bó từ bao đời nay và đã dâng hiến tất cả cho con người Việt Nam, từ đời sống vật chất cho tới đời sống tinh thần. Cây chuối là niềm tự hào không chỉ của thiên nhiên, của đất mẹ mà còn của nông dân Việt Nam; cây chuối sẽ mãi là hình ảnh đẹp trong lòng mọi người. Bài văn mẫu 3 thuyết minh về cây chuối Trong những hoa thơm trái ngọt mà thiên nhiên tạo hóa diệu kì đã ban tặng cho đất nước Việt Nam xinh đẹp của chúng ta không thể thiếu đi chuối- một loại quả thơm ngon dẻo ngọt và rất được ưa dùng. Chuối được trồng rất nhiều ở nông thôn và là một loài cây ưa nước nên khi đến thăm những vùng quê ta sẽ bắt gặp những bụi chuối mọc hàng ngàn bên cạnh bờ ao, suối. Cây chuối được trồng chủ yếu để lấy trái, và ở mức độ ít hơn là lấy thân và để trang trí. Chuối có gốc tròn, rễ chùm nằm ở bên dưới. Thân chuối thuôn, thẳng, có màu xanh rì, từng lớp lá mọc đè lên nhau thành từng lớp, từng lớp, bao trùm cái ruột rỗng bên trong. Lá chuối xanh, mọc thành từng tàu, to bản. Mỗi cây chuối có một buồng chuối, mọc ở tít phần cao nhất của thân cây, bên dưới mặt những tán lá to rộng. Mỗi buồng phải có tới trăm quả chi chít nhau hoặc hơn thế nữa. Quả chuối ra thành nải treo, mỗi tầng (gọi là nải) có tới hai mươi quả quả, và mỗi buồng có ba đến hai mươi nải như thế. Quả chuối có nhiều hình dạng tuỳ thuộc vào từng loại khác nhau. Chuối ta có dáng thuôn dài, vỏ xanh còn chuối tiêu quả căng tròn, vỏ mỏng, thịt dày, vỏ vàng. Ngoài ra còn có chuối hương, chuối ngự. chuối sứ, chuối mường... vô cùng phong phú, đa dạng. Cây chuối trong đời sống thường ngày, từ thân, lá quả đều có giá trị, công dụng riêng.
Thân cây thái nhỏ ra có thể làm thức ăn cho lợn rất tốt. Lá chuối để gói xôi, gói bánh rất tiện lợi, sạch sẽ và dễ kiếm. Lá chuối khô có thế dùng làm chất đốt, để quấn bánh gai hoặc quấn nhỏ làm nút chai rượu. Hoa chuối mà để làm món nộm hoa chuối thì ngon còn gì bằng, không những dễ làm mà còn thơm ngon và rẻ. Quả chuối có lẽ là nhiều công dụng nhất. Chuối là một loại trái cây rất bổ dưỡng, hội tụ đầy đủ thành phần những chất dinh dưỡng cần thiết cho con người. Trong chuối có chứa nhiều chất vitamin, ăn vào rất tốt cho một làn da mịn màng. Và chủ yếu chuối thường dùng để ăn nhiều hơn vì nó rất ngon. Ở nông thôn, chuối còn là một phần thu nhập của người nông dân, người nông dân trồng chuối, bán những nải chuối kiểm lấy tiền để cải thiện đời sống tốt hơn. Không chỉ có ích trong đời sống vật chất mà còn mang giá trị tinh thần rất cao. Từ lâu, cây chuối đã trở thành một trong những biểu tượng của làng quê Việt Nam, nông thôn Việt Nam. Hình ảnh nải chuối như đôi tay ngửa nâng đỡ, ôm ấp, hứng lấy nắng sương đọng thành quả ngọt và che chở, bảo bọc, không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên. Vì vậy, cây chuối luôn là biểu tượng cho tâm hồn mỗi con dân đất Việt. Bổ ích và ý nghĩa như vậy, ở Việt Nam, chuối được trồng và bán rộng rãi, giá thành rất rẻ so với những loại hoa quả khác, hầu như mọi gia đình đều có khả năng mua để ăn hàng ngày nhưng việc để chọn được những quả chuối ngon về cho gia đình thì vẫn còn là một vấn đề nan giải. Khi chọn mua, nên tránh những quả chuối dập nát, nhũn. Có thể mua chuối xanh. Chọn nải chuối có màu xanh sẫm, quả căng bóng cong đều, nếu có lốm đốm chỗ chuyển sang vàng nhẹ thì càng ngon. Vỏ chuối càng xanh nhạt thì là chuối càng non, khi mua về sẽ khó chín, chín cũng không ngon. Chuối già có thể để tự nhiên chỗ thoáng, khô cũng chín. Còn nếu bạn muốn mua chuối để ăn ngay thì nên chọn nải chuối có quả xanh quả vàng. Chuối giấm bằng thuốc sẽ chín đều cả nải nên đây được coi là một yếu tố rất quan trọng chọn chuối an toàn cho gia đình. Hoặc là chọn những quả chuối có chấm màu đen (dân gian gọi là trứng cuốc), vỏ chuối nhăn, da màu vàng có chấm hồng, trên vỏ thi thoảng có những vạch màu đen. Nải chuối chín tự nhiên sẽ chín đều cả cuống, thân quả chuối. Nếu quả chuối vàng ruộm đẹp mắt mà cuống, đầu ngọn quả chuối còn xanh là chắc chắn người bán đã dùng thuốc bắt chuối chín ép. Cây chuối từ lâu đã trở thành một phần quan trọng không thể thiếu trong đời sống của người dân Việt Nam. Nhắc đến cây chuối là như nhắc đến cả hồn cốt của tâm hồn người Việt. Bài văn mẫu 4 thuyết minh về cây chuối Thiên nhiên đã ban tặng con người hoa thơm và trái ngọt, mỗi cây mỗi loại đều mang lại những công dụng diệu kỳ cho con người. Một trong những loài cây có sự gắn bó mật thiết với cuộc sống con người là cây chuối. Hình ảnh những thân chuối thẳng tắp, từ vườn cây áo cá, bụi bờ đã trở thành hình ảnh quen thuộc ở khắp các miền quê trên lãnh thổ Việt Nam. Chúng ta có thể bắt gặp cây chuối ở bất kì nơi đâu trên khắp hành tinh này, từ Châu Á tới châu Âu, châu Phi. Không ai biết cây chuối xuất hiện từ thời kì nào, thế nhưng có ý kiến cho rằng, cây chuối có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Á và Úc hoặc từ vùng đầm lầy Kuk của Papua New Guinea từ 5000 TCN. Chuối được thuần hóa từ những cây chuối rừng với hạt to và cứng, trở thành loài cây phổ biến với quả ngọt, ít hạt trên khắp hành tinh. Chuối thuộc chi Musa, là loài cây thân thảo lớn nhất. Hiện tại, chuối đã có mặt rộng rãi trên thế giới, ít nhất 107 quốc gia có sự xuất hiện của chúng. Chuối thường được trồng nhiều ở các vùng quê và miền núi. Đây là loài ưa nước, thường mọc thành bụi tầm ba bốn cây bên cạnh những nơi có nước như ao, hồ, sông suối. Chuối có thể cao từ hai đến tám mét, cây chuối gồm các bộ phận như thân, củ, lá, hoa, quả chuối. Thân chuối còn được gọi là thân giả có hình trụ, cao từ sáu mét tới hơn bảy mét. Chúng được hình thành bởi các bẹ chuối xếp chồng lên mau, bao bọc lấy nhau tạo thành. Thân chuối trơn nhẵn, màu xanh nhạt, bẹ bên ngoài có màu sắc đậm hơn so với bẹ bên trong.
Nó được mọc lên từ một thân ngầm dưới mặt đất. Thân ngầm này được gọi là củ, mọc rễ chùm. Củ có hình vòng cung nửa tròn, màu nâu đậm và tiếp giáp với thân giả. Một bộ phận khác của cây chuối là lá chuối. Lá chuối có hình xoắn, mọc lên từ thân cây. Nõn chuối phía trong màu xanh non, cuộn tròn như cuốn thư thời xưa. Một thân chuối gồm nhiều tàu lá mọc lên tua tủa. Lá chuối to và dài, rộng tầm sáu mươi centimet, và có màu xanh đậm. Sống lá dọc dài từ bẹ đến đầu tàu lá, có thể dài tới hơn ba mét. Lúc lá chuối già sẽ ngả từ màu vàng sang nâu rồi rũ dần xuống thân cây. Chuối là loài cây có hoa. Hoa chuối là hoa lưỡng tính, hoa cái sẽ tạo thành quả còn hoa đực sẽ phát triển thành bắp chuối. Khi mọc, hoa chuối sẽ hướng thẳng lên trời rồi dần dần đâm sang ngang và cuối cùng là cúi xuống mặt đất. Một hoa chuối sẽ phát triển thành một buồng chuối với nhiều nải. Mỗi buồng có từ ba đến hai mươi nải, mỗi nải sẽ có nhiều quả xếp xen kẽ với nhau. Chuối còn non có màu xanh đậm, sau khi chín sẽ bắt đầu ngả vàng. Quả chuối khi xanh sẽ có vị chát, khi chín có vị ngọt, mềm và rất thơm. Bao quanh quả là lớp vỏ dai, kế tiếp là nhiều bó sợi libe nằm giữa thịt và vỏ, sau cùng mới là lớp thịt ngon mềm phía trong. Chuối là loại quả bổ dưỡng bởi chúng tích hợp rất nhiều vitamin a, vitamin C cũng như kali và các chất dinh dưỡng khác. Cây chuối rất phổ biến và được trồng ở khắp nơi, chính vì thế mà chúng có nhiều loại khác nhau và mỗi loại đều có những đặc điểm riêng của mình. Phân loại theo độ thuần hóa, ta có chuối rừng và chuối bình thường đã thuần hoá. Chuối rừng hay chuối dại có nhiều hạt cứng, ít thịt. Còn chuối bình thường thì thiếu hạt cũng như phần thịt bên trong rất nhiều, mềm và ngọt hơn. Chuối đã được thuần hóa cũng phân thành các loại khác nhau như chuối ngự, chuối tiêu, chuối sứ, ... Mỗi loại đều có vị ngon riêng của mình. Phân loại theo vỏ chuối. ta có chuối vỏ đỏ, vỏ vàng và vỏ tím. Trong đó, chuối vỏ vàng là loại phổ biến nhất. Chuối rất phổ biến, bởi hầu hết các bộ phận của chúng đều có thể ăn cũng như sử dụng được. Quả chuối khi chín rất thơm ngon nên rất nhiều người yêu thích loại trái cây này. Chúng có thể phòng chống các bệnh về ung thư, cũng như các bệnh về tim mạch hay chuột rút,... Chúng cũng giúp phụ nữ trong quá trình làm đẹp, bởi vậy mà ngày xưa, chuối còn được coi là một cống phẩm xa xỉ dành cho vua chúa. Quả chuối xanh được sử dụng trong các món ăn thường ngày, dùng để ăn kèm với thịt luộc hay nấu kèm với các thực phẩm có vị tanh như cá hay ốc. Chuối xanh có vị chát sẽ giúp khử mùi tanh rất tốt, đồng thời làm món ăn thêm ngon và đa dạng hơn. Lá chuối dùng để gói rau củ hoặc gói bánh đều rất an toàn và tiện dụng, lá chuối khô và bẹ chuối khô được tận dụng để làm dây buộc, cũng như có thể đan thành những đồ vật trang trí như giỏ hoa, quà,...rất an toàn với con người và bảo vệ môi trường. Hoa chuối, củ chuối cũng có thể làm thành các món ăn thơm ngon khác như nộm hay salad,...Thân chuối tươi có thể chế biến thức ăn cho gia súc, gia cầm. Ngoài ra, hạt chuối là một vị thuốc rất tốt trong Đông y dùng để chữa bệnh sỏi thận hay tiết niệu, ... Đặc biệt, mỗi dịp Tết đến xuân về, trên mâm ngũ quả ở miền Bắc Việt Nam thường không thể thiếu nải chuối. Chuối tượng trưng cho sự đông đủ, sum họp, cho sự hòa thuận và bình yên. Không chỉ dùng làm thức ăn, chuối hiện nay đã được dùng để trang trí nhà cửa, tạo nên không gian trong mát, tươi mới cho căn nhà của chúng ta. Cây chuối đã gắn liền với đời sống của người Việt Nam ta từ xưa, từ thời cha ông chúng ta đến nay. Chuối cũng như cây tre đã đi vào những vần thơ, ca dao tục ngữ: "Chị em như chuối nhiều tàu Tấm lành che tấm rách, đừng nói nhau nặng lời" Hay nhà thơ Nguyễn Trãi cũng đã từng làm thơ về cây chuối với tựa "Ba tiêu" như sau: "Tự bén hơi xuân, tốt lại thêm Đầy buồng lạ, màu thâu đêm Tình thư một bức phong còn kín Gió nơi đâu gượng mở xem" Chuối đã gắn bó với con người Việt Năm bao đời nay và sẽ gắn bó mãi về sau này. Hình ảnh cây chuối sẽ mãi là hình ảnh loài cây đẹp đẽ trong lòng mỗi người chúng ta.
Bài văn mẫu 5 thuyết minh về cây chuối Đất nước Việt Nam ta có truyền thống nông nghiệp, trồng cây ăn quả lâu năm. Với đất đai màu mỡ và thiên nhiên phù hợp, rất nhiều loại quả ngon ra đời, trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Trong đó, loại quả quen thuộc nhất, loài cây hữu ích nhất chính là cây chuối. Chuối được trồng ở nhiều nơi với nhiều loại giống khác nhau, từ đồng bằng đến miền núi, từ Nam ra Bắc đâu đâu cũng có họ hàng nhà chuối sinh sống. Dù là loại chuối nào thì chuối cũng có đang thẳng, tròn như một cái trụ mọng nước, gồm nhiều bẹ ấp lại mà thành, ở giữa có lõi dẫn chất dinh dưỡng để nuôi sống cây. Phía đầu mỗi bẹ thì có lá mọc xung quanh, mỗi tàu lá có cuống lá dài chạy dọc giữa bản, lá rộng cỡ 40-50cm. Theo thời gian, bộ lá của họ chuối vàng, già, héo quắt đi và nằm rủ khô quanh thân. Còn củ chuối thì có vỏ đen, sần sùi, khi gọt vỏ ngoài thì để lộ màu ngà đặc trưng. Xung quanh củ có rễ chùm màu nâu hoặc đen, rễ có nhiệm vụ hút chất dinh dưỡng để nuôi cây. Điều không thể không nhắc tới là hoa chuối, hoa có màu phơn phớt hồng giống như bếp lửa của thiên nhiên kỳ diệu. Qua quá trình miệt mài hút chất dinh dưỡng để bồi bổ cho hoa, hoa sẽ phát triển thành buồng chuối, mỗi buồng có từ 8-10 nải, mỗi nải có từ 10-15 quả. Lúc đầu quả còn xanh, lớn dần chín có màu vàng và mùi vị đặc trưng riêng. Họ chuối cũng đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển chung của đất nước, những nải chuối tươi ngon sẽ được thu hoạch về và đóng gói làm hàng xuất khẩu. Còn trong cuộc sống hàng ngày, họ nhà chuối cũng mang lại nhiều lợi ích cho con người: thân già thì làm phao bè vượt sông; thân non có thể thái ghém làm rau sống ăn rất mát; hoa chuối thì có thể cắt về làm nộm hoặc nấu với ốc, lươn; .... Nhưng có một điều rất quan trọng là chuối còn trở thành vật thờ cúng tổ tiên, ngày lễ Tết thì người ta thờ chuối xanh còn ngày giỗ kinh người ta thờ chuối chín. Cây chuối gắn bó từ bao đời nay và dâng hiến tất cả “tuổi xuân” của mình cho con người Việt Nam cả về đời sống vật chất và tinh thần. Nó sẽ luôn là loại cây, loại quả mà mỗi con dân đất Việt luôn tự hào về nhắc về Cây chuối còn gắn liền với tuổi thơ của nhiều người không bởi cái hương viij của nó mà là những kí ức không thể phai mờ bên gia đình, bên bạn bè. Hiện nay, tuy chuối vẫn đóng góp một phần không nhỏ trong thu hoạch hằng năm của người nông dân, song cũng đã có rất nhiều những vườn chuối đã bị phá đi do nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy vậy nhưng những kí ức về tuổi thơ chơi trốn tìm trong vườn chuối, lén ba mẹ hái những quả chuối chín sớm hay những hòm đánh trận giả lấy lá chuối làm cờ vẫn mãi là kỉ niệm đẹp nhất không thể phai mờ. Những thế hệ hôm nay, các em có ít những trải nghiệm ấy, nhưng mỗi khi ăn trái chuối ngọt thơm, hãy nhớ lấy công lao của những người trồng cây đã chăm bón từng ngày để được có quả ngon như ngày hôm nay. Bài văn mẫu 6 thuyết minh về cây chuối Chuối có tác dụng vô cùng lớn trong đời sống của người dân Việt. Chuối thường được dùng với món bún bò Huế, bún riêu…Thật sự sẽ kém ngon, nếu không có rau ăn kèm và lõi non của thân, bắp chuối. Ngoài ra, chuối còn được dùng để làm thức ăn cho trâu bò, lợn gà. Lá chuối cũng được sử dụng để gói thực phẩm. Quả chuối là nguồn bổ sung năng lượng hoàn hảo, có thể dùng tươi hay đem chiên, an chè, bánh, kẹo. Quả xanh (chuối chat) xắt lát ăn với món cuốn. Chuối hột: chữa bệnh sạn thận, tiểu đường. Bên cạnh đó, các chị em phụ nữ còn dùng chuối để làm mặt nạ, dưỡng da chăm sóc sắc đẹp cho phái đẹp Chuối dường như đã đi vào đời sống của người dân Việt. Đi vào thi ca, nhạc họa, đời sống văn hóa. Nhân dân luôn tin tưởng cây chuối và ví nó như người mẹ già của con người chúng ta. “Mẹ già như chuối chín cây” Bên cạnh đó, chuối  còn đi vào tranh của các danh họa, từ vẻ đẹp dân dã, giản dị của làng của làng. Người ta còn dùng chuối thắp hương như một lễ vật dâng cho thần linh để thể hiện lòng tôn kính. Chính vì tất cả những lí do trên để cho thấy chuối là một loại cây hết sức quan trọng trong đời sống, nhất là trong hoàn cảnh kinh tế còn nhiều eo hẹp.
Ở nông thôn Việt Nam, mỗi khi chuối chín, người ta thường cắt thành từng nải đem đi bán, những nải chuối đó đều rất rẻ nên nhiều người mua. Đặc biệt, trong đời sống văn hóa của người Việt, cây chuối cũng như bưởi hay hồng, nóc cũng là một trong năm loại quả dâng lên tổ tiên, nhất là các dịp lễ Tết. Trong tâm thức mỗi người Việt Nam, cây chuối là một loại cây tượng trưng cho sự thanh bình của làng quê, nhất là thời thơ ấu. Cây chuối từ lâu đã chiếm một phần to lớn trong cộc sống của người Việt Nạm. Đối với mỗi người, cây chuối trở thành một loại cây vô cùng gần gũi, thân thiết không chỉ trong đời sống thực tế mà còn đời sống tinh thần và tín ngưỡng của người dân. Bài văn mẫu 7 thuyết minh về cây chuối Trong đời sống của những người nông dân nơi làng quê, hình ảnh cây chuối đã trở nên hết sức quen thuộc và mang nhiều ý nghĩa. Cùng với cây tre, cây chuối có lẽ chính là người bạn thân thiết nhất đối với tất cả những người con. Chuối là một loại cây thường mọc thành bụi và được trồng rất nhiều trong vườn. Ở nông thôn, hầu như nhà nào cũng trồng những cây chuối bởi rất nhiều những lợi ích của nó. Thân cây chuối có hình trụ và được tạo thành bởi rất nhiều những bẹ lá hình vòng cung có màu trắng xanh. Nhìn thân cây chuối cao to như vậy, thế nhưng kết cấu bên trong của cây chuối thì rất rỗng và xốp. Thân chuối thường bao giờ cũng có lớp bẹ ngoài có màu đậm hơn nhiều so với những lớp bên trong. Do tác động của thời tiết, lớp bẹ ngoài ấy thường có màu ngả nâu như lớp áo bảo vệ cả thân cây. Lá chuối rất to. Hai mặt của lá chuối có màu không đều nhau cho lắm. Mặt trên của lá có màu đậm hơn so với mặt trên có tác dụng nhận lấy ánh mặt trời để tạo thành chất diệp lục. Còn mặt dưới thì nhạt màu hơn. Trên tàu lá, những đường gân mọc chi chít theo thứ tự nhất định, đều tăm tắp. Những tàu lá chuối không hề mọc cùng một phía mà mọc theo nhiều hướng khác nhau, vươn ra khắp mọi nơi như bàn tay để hứng lấy nắng, lấy gió thiên nhiên. Chuối là một loại cây ăn quả phát triển khá nhanh. Do vậy, chỉ sau khoảng 2 - 3 tháng, cây chuối đã bắt đầu trổ hoa. Hoa chuối có hình thoi, cũng được tạo thành bởi rất nhiều những lớp áo có màu đỏ tía. Mỗi lớp đều ôm ấp những đài họa bé tí xíu chỉ bằng ngón tay út của chúng ta mà thôi. Chính những đài hoa bé nhỏ này sau này sẽ trở thành những nải chuối thơm ngon. Chuối cũng là loại cây có khả năng thích nghi rất cao, lại nhanh có quả ăn. Do đó, cây chuối cũng được rất nhiều người trồng trong những khu vườn của từng gia đình. Chuối cũng là một loại cây có rất nhiều những công dụng to lớn. Hầu như các bộ phận ở trên cây chuối đều có thể sử dụng được. Quả chuối là một loại quả rất giàu chất dinh dưỡng cả với chuối xanh và chuối chín. Chuối xanh dùng để ăn cắt lát với những món như thịt ếch, dê, bò… chuối chín có rất nhiều những chất dinh dưỡng năm trong nó. Lõi thân cây chuối và hoa chuối có thể dùng để làm rau sống ăn rất ngon và mát. Lá chuối có thể dùng để gói và bọc thực phẩm. Với những người chăm làm đẹp, hẳn chúng ta đã từng có ít nhất một lần dùng chuối xay nhuyễn để đắp mặt nạ, dưỡng da. Tất cả những bộ phận trên cây chuối hầu như chúng ta đều có thể sử dụng chúng được. Đó chính là những đặc điểm mà không phải loại cây nào cũng có thể làm được. Thế mới biết, giá trị của cây chuối lớn như thế nào. Trong đời sống văn hóa, cây chuối cũng được so sánh, liên tưởng tới rất nhiều những hình ảnh. “mẹ già như chuối chín cây”. Hình ảnh của những cây chuối đang có quả chín được so sánh với người mẹ phải hy sinh rất nhiều để chăm lo cho con cái có một cuộc sống tốt đẹp. Những buồng chuối chín dần thì thân cây lại càng thêm khô héo cũng như người mẹ nuôi con, cho tới khi con cái được lớn khôn trưởng thành thì cũng là lúc mẹ đã già đi, không còn được như ngày nào nữa. Đó chính là sự liên tưởng tương đồng của những người mẹ và cây chuối. Hay như trong những bức tranh của các danh hoa thì hình ảnh của cây chuối luôn được người họa sĩ ưu ái để đưa vào trong những đứa con của mình. Tóm lại, cây chuối là một loại cây vô cùng hữu dụng và có rất nhiều những giá trị trong nó.
Không chỉ giúp cho chúng ta có được thu nhập mà chúng còn giúp nuôi dưỡng tâm hồn của mỗi người chúng ta để chúng ta biết thêm nhiều hơn về cuộc sống. Bài văn mẫu 8 thuyết minh về cây chuối Chuối là loài cây rất quen thuộc và không thể thiếu trong đời sống của con người. Bởi cây chuối có rất nhiều công dụng, quả chuối là món ăn thơm ngon và bổ dưỡng, các bộ phận khác từ cây chuối được dùng làm rất nhiều việc khác nhau. Đi dọc một vòng từ bắc vào nam chúng ta sẽ thấy cây chuối được trồng ở mọi nơi trên khắp đất nước Việt. Cây chuối được trồng ở khắp mọi nơi ở bờ ao, trong vườn nhà, ở ruộng, hay những vùng đất bãi phù sa. Thân cây mọc thẳng đứng và tròn, được tạo thành bởi lớp bẹ xếp khít vào nhau, bên trong hơi xốp, bề mặt ngoài của thân rất bóng và nhẵn. Lá chuối được mọc ra từ ngọn. Ban đầu những chiếc nõn chuối màu xanh non, sau đó lá xòa dần mọc chìa ra các phía và có màu đậm hơn. Mỗi chiếc là chuối có một đường gân lá nằm ở giữa, hai bên có hai dải mềm mại rủ xuống. Khi lá già thì các là sẽ tự khô đi để nhường chỗ cho những lá non đang chuẩn bị chồi ra ngoài. Khi cây chuối đủ tuổi để trưởng thành, chúng bắt đầu trổ buồng. Mỗi cây chuỗi đều cho một buồng, mỗi buồng lại có nhiều nải, mỗi nải lại có nhiều quả. Có giống cho hàng trăm quả một buồng. Buồng chuối được mọc thành từ những chiếc hoa mọc từ thân ra. Hoa chuối giống như ngọn lửa màu hồng,sau đó những chiếc bẹ nở dần ra rụng xuống là lúc những nải chuối non xuất hiện. Quả chuối lớn rất nhanh, chúng càng phát triển quả chuối càng cong hình lưỡi liềm, khi xanh có có màu xanh, khi chín có màu vàng. Chuối cũng có rất nhiều loại và được đặt tên với những cái tên rất hấp dẫn như chuối hương, chuối ngự, chuối hột. Mỗi loại chuối đều có đặc điểm, mùi hương thơm ngon riêng. Trong đó chuối ngự được trồng ở vùng Nam Định được coi là loại chuối thơm ngon nhất. Trong ẩm thực, quả chuối xanh có thể ăn với thịt dê, ăn gỏi, kho cá hay nấu với ốc, ếch đều rất ngon. Với những quả chuối già, chúng sẽ chín cây hoặc đem giấm đi cho chín. Chuối chín có rất nhiều vitamin rất tốt cho sức khỏe, người già và người trẻ đều có thể sử dụng loại chuối này. Xưa kia chuối được coi là loại quả quý thường để tiến vua, ngay nay chuối được coi là món ăn dân giã, quen thuộc. Trồng chuối rất nhanh cho thu hoạch, mang lại giá trị kinh tế cho người nông dân và con phục vụ xuất khẩu. Đây là một trong những loại quả được sử dụng nhiều nhất ở châu Âu vì nó là loại quả không chỉ ngon mà còn sạch. Không chỉ trồng chuối để ăn quả, khi thu hoạch chuối xong, người ta sẽ dùng thân cây chuối thái ra có thể làm thức ăn cho lợn, trâu bò rất tốt. Thân chuối non có thể dùng gói xôi, bánh nem rất tiện lợi, lá chuối non có thể gói bánh, gói giò, lá chuối khô có thể dùng làm chất đốt. Dây chuối khô có thể dùng để làm dây buộc các vật dụng, rất dai và bền. Người ta có thể dùng hoa chuối đã nở hết buồng để làm nộm hoặc để luộc. Củ chuối cũng có thể làm nộm hoặc nấu lươn, ốc, ếch rất ngon. Chuối là loại quả để thắp hương trong ngày rằm, mùng một, là loại quả không thể thiếu trong mâm ngũ quả ngày tết. Chuối còn tượng trưng cho sự thanh bình của làng quê. Chuối rất dễ sống và nhanh lớn, nhưng vòng đời của chúng rất ngắn, chỉ khoảng một năm. Mỗi cây chuối lớn lên trưởng thành và chỉ ra bông một lần rồi chết. Vào mua gió bão, nếu chuối có buồng cần phải chống để cây khỏi đổ. Khi thu hoạch cần phải nhẹ nhàng tránh rơi gãy. Cây chuối gắn bó từ bao đời nay và đã dâng hiến tất cả cho con người Việt Nam, từ đời sống vật chất cho tới đời sống tinh thần. Cây chuối là niềm tự hào không chỉ của thiên nhiên, của đất mẹ mà còn của nông dân Việt Nam; cây chuối sẽ mãi là hình ảnh đẹp trong lòng mọi người. Bài văn mẫu 9 thuyết minh về cây chuối Đi khắp các làng quê Việt Nam, không khó để bắt gặp hình ảnh những vườn, bụi chuối xanh mướt với những buồng chuối trĩu nặng. Cây chuối ưa sống ở vùng nhiệt đới, chính vì vậy cây chuối đã trở nên quá đỗi quen thuộc với người nông dân Việt Nam từ bao đời. Cây chuối thuộc họ Chuối. Là loại cây được trồng để lấy quả.
Cây chuối có một thân ngầm (củ chuối) ở dưới đất.Từ thân ngầm thân giả của cây mọc lên có thể cao từ 3 đến 5 m, có dạng trụ tròn, màu xanh lá khi còn non, màu nâu hơi đỏ khi trưởng thành. Giữa thân chuối là nơi các tàu lá mọc ra. Ban đầu tàu lá cuộn tròn như một chiếc ống chồi dần lên từ giữa ngọn cây, sau đó lá chuối từ từ xòe ra và tàu chuối cũng không vươn lên bầu trời nữa mà từ từ ngả ngang xuống bởi vì lúc này tàu lá chuối đã lớn và nặng hơn. Tàu lá chuối giống như một chiếc quạt cầm tay lớn, xanh mướt không tì vết. Nhưng sau khi bị gió quật, lá chuối rách thành nhiều mảnh. Và khi già, lá chuối sẽ có màu nâu, héo rũ xuống thân cây chuối. Tàu là chuối sẽ thay phiên nhau mọc lên, cho đến khi cây trưởng thành cây chuối giống như một chiếc ô vững mình đứng trong gió. Rồi vào một buổi sáng tinh mơ nào đó, bạn sẽ bất ngờ nhìn thấy hoa chuối mọc ra từ giữa thân cây. Hoa chuối có màu đỏ đậm, cấu tạo như một búp sen hướng xuống mặt đất. Từng lá của hoa chuối sẽ nở rồi cuộn lên phía cuống chuối, làm lộ ra nải chuối với những quả chuối bé chỉ bằng ngón tay út. Trong một hoa chuối có rất nhiều nải chuối nhưng để khiến quả to, đều, đẹp người ta sẽ không để hoa chuối nở hết mà cắt hoa đi để dành chất dinh dưỡng nuôi quả lớn. Bộ phận nào của cây chuối cũng mang những lợi ích riêng. Ngày nay, không mấy ai còn biết tới củ chuối nhưng trong thời kỳ nghèo đói của cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ, củ chuối đem hầm lên là một loại thức ăn chống đói quen thuộc với người nông dân. Thân cây chuối cũng được đem thái nhỏ dùng để làm thức ăn cho các loại gia súc. Lá chuối thì lại được dùng để gói bánh. Những chiếc bánh giậm, bánh giò được gói bằng lá chuối xanh mướt. Gạo nếp trắng óng lên vị xanh, dậy hương thơm của lá là một món ăn ngon được làm vào các dịp lễ hoặc để ăn lót dạ vào buổi sáng. Món nem chua Thanh Hóa cũng dùng những chiếc là chuối để gói tạo độ thơm cho nem. Lá chuối khô không chỉ dùng để gói bánh gai mà còn được dùng làm chất đốt. Ngay cả hoa chuối người ta cũng nghĩ ra món nộm giải ngán hay món gỏi ngon tuyệt. Còn quả chuối cũng được ăn với nhiều cách khác nhau. Chuối khi còn xanh được dùng để nấu với thịt hoặc xương, ta cũng có thể đem chuối xắt lát đem chiên tẩm đường hoặc sấy khô tạo thành một món ăn vặt ngòn ngọt, giòn tan. Chuối chín mang nhiều chất dinh dưỡng có thể ăn trực tiếp hoặc làm thành các loại chè, bánh. Cây chuối rất dễ sinh trưởng trong môi trường đất ẩm. Ta chỉ cần lấy củ chuối vùi vào trong đất ẩm, sau vài ngày thân chuối sẽ mọc lên. Cây chuối ưa nắng nhưng trong điều kiện ít nắng cây vẫn phát triển tuy nhiên sẽ sinh trưởng và phát triển chậm hơn. Có rất nhiều loại chuối khác nhau như: chuối tiêu, chuối hột, chuối hương, chuối ngự, nhưng đặc biệt nhất là loại chuối ngự. Loại chuối này dáng quả nhỏ, chỉ to bằng hai ngón tay chụm lại, khi chín chuối có màu vàng cam đẹp mắt, cuống có màu xanh tươi nên ngày xưa loại chuối này thường được dùng để tiến vua. Giống như cây lúa, cây cau, cây chuối là loài cây quen thuộc với người nông dân việt Nam từ hàng nghìn năm này, là người bạn thân thiết, là một thứ không thể thiếu trong đời sống của người Việt Nam ta. Bài văn mẫu 10 thuyết minh về cây chuối Một trong những cây trồng rất phổ biến ở các làng quê của Việt Nam là cây chuối. Đã từ lâu, cây chuối đã trở thành một loại cây có vai trò quan trọng quan trọng với cuộc sống của con người. Cây chuối thuộc họ Chuối, có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới thuộc Đông Nam Á và Úc. Loài chuối được trồng ở khoảng 107 quốc gia trên thế giới. Đa số loại cây được trồng để lấy trái, phục vụ nhu cầu ăn uống của con người. Cây chuối thường mọc thành bụi (được gọi là bụi chuối), được trồng bằng cách tách rời cây non, từ cây non sẽ mọc ra bụi cây mới. Thân chuối (hay còn gọi là thân giả) được tạo nên bởi các bẹ của tàu chuối. Các bẹ này xếp từng lớp bọc lấy nhau tạo thành thân chuối. Thân chuối trơn, bóng có màu xanh hơi vàng. Thân chuối có thể cao khoảng 2 - 8m, chiều dài của lá có thể kéo dài 3,5m. Như bất kỳ loại cây ăn quả nào, cây chuối cũng có hoa, hoa chuối thuộc loại lưỡng tính.
Hoa cái ra phía trên hoa đực. Hoa cái tạo ra những quả chuối phát triển được còn hoa đực thì không sinh sản, còn được gọi là bắp chuối. Khi phần hoa cái kết thành quả và ngày càng phát triển thì sẽ tạo thành buồng chuối. Mỗi buồng chuối có khoảng từ ba đến hai mươi nải. Mỗi nải có thể có tám quả trở lên. Khi non quả có màu xanh non. Khi già, quả có màu xanh đậm và khi chín quả có màu vàng. Cuối cùng là củ chuối là phần nằm dưới đất, có rễ chùm. Củ chuối có hình nửa vòng tròn. Phía dưới tiếp giáp đất có hình nửa vòng tròn, phía trên củ chuối tiếp giáp với thân. Củ chuối có thể ăn được - là món ăn gắn với một thời gian khó của dân tộc Việt Nam. Cây chuối là loài cây ưa ẩm ướt, nên thường sống ở ven các ao, hồ. Có rất nhiều loại chuối khác nhau. Ở Việt Nam có một số loại chuối phổ biến như chuối tiêu, chuối tây, chuối ngự, chuối ngự, chuối sứ, chuối bom, chuối quạ… Một số loại chuối nhập khẩu từ nước ngoài như chuối Laba (Pháp), chuối Dacca (Trung Mỹ)… Các bộ phận của cây chuối đều có ích. Chuối là loại trái cây bổ ích cho con người. Nó đã trở thành mặt hàng xuất khẩu với giá trị kinh tế cao của nhiều nước nhiệt đới. Quả chuối xanh còn có thể dùng làm nguyên liệu nấu ăn (bánh chuối, canh chuối…). Có loại chuối còn dùng để ăn kèm với những món ăn khác như cốm tạo ra thứ hương vị rất ngon miệng. Thân chuối non cùng củ chuối có thể thái ra ăn kèm với ốc, lươn để khử tanh rất tốt, lại có thể làm cho món ăn thêm ngon, thêm đa dạng. Tàu lá chuối thường được phơi khô rồi dùng gói lá bánh, gói xôi… Trong đời sống tinh thần, chuối là một trong những loại quả không thể thiếu trong mâm ngũ quả của ngày tết. Cây chuối còn xuất hiện trong các bức tranh phong cảnh làng quê - trở thành một trong những biểu tượng của thôn quê Việt Nam. Chuối còn xuất hiện trong các bài hát, bài thơ quen… Như vậy, cuối có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người. Dù thời gian qua đi thì những cây chuối vẫn gắn bó với người nông dân nói riêng, con người Việt Nam nói chung. Bài văn mẫu 11 thuyết minh về cây chuối Nhắc đến Việt Nam là không thể không nhắc đến hình ảnh cây chuối. Chuối là một loài cây rất mực thân quen và gần gũi trong đời sống con người. Từ khắp mọi nẻo đường, đâu đâu ta cũng có thể bắt gặp hình ảnh tàu lá chuối xanh tốt. Cây chuối đóng góp một vai trò quan trọng trong đời sống nhân dân. Cây chuối thuộc họ Chuối, là một loại cây ăn trái vốn được thuần hóa từ lâu đời. Cây chuối có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Đến nay, người ta ước tính có khoảng ba trăm giống chuối được trồng và sử dụng trên khắp thế giới. Cây chuối ở Việt Nam có nguồn gốc từ giống chuối hoang dại. Nó được trồng nhiều ở nông thôn và rất ưa nước nên người ta thường trồng bên ao hồ, ở rừng, ở những khe suối hay thung lũng. Chuối được phân thành nhiều loại. Về cơ bản có chuối ăn quả, chuối lấy lá. Ở Việt Nam có một số loại chuối phổ biến như chuối tiêu, chuối tây, chuối ngự, chuối ngự, chuối sứ, chuối bom, chuối quạ… Một số loại chuối nhập khẩu từ nước ngoài như chuối Laba (Pháp), chuối Dacca (Trung Mỹ)… Chuối là loại cây có thân ngầm. Phần thân chính nằm dưới đất gọi là củ chuối. Phía trên chỉ là một thân giả mọc thẳng đứng và tròn, được tạo thành từ nhiều lớp bẹ xếp khít vào nhau, bên trong hơi xốp, bề mặt trơn bóng và nhẵn. Lá chuối mọc thành từng tàu, to bản. Ban đầu, những chiếc nõn chuối còn xanh non, sau đó lá xòe ra có màu xanh đậm hơn. Khi già, lá ngả dần về màu vàng đất, rũ xuống để nhường chỗ cho lá tươi. Khi cây chuối trưởng thành, nó bắt đầu trổ buồng. Mỗi cây chuối đều có một buồng, mỗi buồng gồm nhiều nải mỗi nải có nhiều quả. Buồng chuối mọc từ hoa từ thân ra. Giữa tán lá xanh mát, hoa chuối như ngọn lửa hồng chiếu sáng cả vòm lá xanh. Hoa sắp thành hai hàng theo kiểu xoắn tạo thành nải chuối. Sau đó những chiếc bẹ rụng dần là lúc những nải chuối con xuất hiện. Khi chuối còn xanh thì có màu xanh đậm còn khi chín thì ngả sang màu vàng. Trong đời sống nhân dân Việt Nam, chuối là một loại cây hữu dụng từ thân, lá đến hoa, quả. Quả chuối cung cấp hàm lượng đường cần thiết cho cơ thể hoạt động.
Chuối ăn dễ tiêu hóa, vừa sáng mắt lại tốt cho da, làm cho làn da luôn sáng mịn. Thân chuối có thể làm thức ăn cho trâu, bò, lợn rất tốt. Thân chuối non cùng củ chuối có thể thái ra ăn kèm với ốc, lươn để khử tanh rất tốt, lại có thể làm cho món ăn thêm ngon, thêm đa dạng. Lá chuối có thể dùng để gói bánh, gói xôi... khi phơi khô có thể làm chất đốt. Người ta có thể dùng hoa chuối đã nở hết buồng để làm nộm hoặc để luộc. Chuối là thức quả để thắp hương trong các ngày lễ, tết. Trong ngày rằm hoặc mùng một, người ta dùng chuối chín. Đây còn là loại quả không thể thiếu trong mâm ngũ quả ngày Tết. Chuối là loại cây khá dễ sống ưa đất phù sa, đất bãi ven sông. Quá trình sinh trưởng của một cây chuối không dài khoảng một năm. Mỗi cây chuối chỉ một lần trổ buồng, sau khi thu hoạch người ta chặt cây đào gốc lên để cho cây con phát triển. Một cây chuối mẹ có thể đẻ nhiều cây chuối con rồi đẻ nhiều cây chuối cháu, sinh trưởng rất nhanh. Vì dễ trồng lại nhanh cho quả nên chuối được người nông dân ưa chuộng. Nếu không may chuối bị sâu có thể cắt bỏ lá sâu, bắt sâu. Nếu chuối ra buồng cần phải chống cho cây khỏi đổ. Khi thu hoạch cần phải nhẹ nhàng tránh rơi gãy. Bên cạnh những loại cây gần gũi như trầu, cau, dừa… thì chuối còn tượng trưng cho sự bình dị, thanh bình của làng quê. Cây chuối có từ ngàn đời. Nó dâng hiến tất cả những gì đẹp đẽ nhất của mình cho con người. Cây chuối là nét đẹp thanh bình của thiên nhiên, của đất mẹ, của nông thôn Việt Nam. Bài văn mẫu 12 thuyết minh về cây chuối Nhắc đến những loài cây được trồng phổ biến trong vườn nhà người dân Việt Nam ta, không thể không kể đến cây chuối – loài cây nổi tiếng với công dụng triệt để của nó. Chuối bắt nguồn từ Đông Nam Á và Úc. Nay, chuối được trồng rộng rãi hơn và hiện là loài cây ăn quả được trồng phổ biến nhất ở vùng nhiệt đới trên toàn thế giới. Chuối thường được trồng ở nông thôn và các vùng miền núi, thường được trồng cạnh bờ sông bờ suối để cung cấp đủ nước cho đặc tính ưa nước của cây. Thân chuối là thân giả với dáng thẳng đứng và lớp ngoài nhẵn bóng, được tạo thành từng nhiều bẹ xếp lớp vào nhau, bẹ ở ngoài có màu sẫm hơn màu của bẹ ở trong. Lá chuối to, gân lá dày, khi còn non sẽ có màu xanh nõn ăm ắp nước đến khi về già lá sẽ chuyển thành màu nâu và khô lại. Hoa chuối mới ea thì hướng lên trời, sau thì càng ngày càng trĩu xuống đất, sau khi rụng hết bẹ thì phát triển trở thành buồng quả. Một buồng chuối thường có 10 nải, vô cùng sai quả, trĩu nặng cả thân cây, thậm chí người trồng phải lấy gậy đẻ cố định thân chuối tránh cho vì buồng chuối quá nặng mà làm đổ cây. Quả chuối là loại quả có hột, khi còn non có màu xanh, sau khi chính thì chuyển thành màu vàng, cong cong như miệng cười duyên của người thiếu nữ. Tuy chuối có nhiều loại những đều mang những đặc điểm chung như trên. Như đã nói, ta có thể tận dụng triệt để mọi bộ phận của cây chuối. Thân chuối nhiều nước, khi đi rừng, người ta thường lấy nước từ thân chuối đẻ uống thay nước ngọt khi gặp phải tình trạng hết nước dự trữ. Vì có nhiều nước nên thân chuối có thể nổi dễ dàng trên mặt nước, trẻ con vùng nông thôn ngày trước hay dùng thân chuối để thay phao tập bơi ở ao hồ sông suối. Lá chuối cả tươi cả già đều có thể dùng gói bánh, khi tươi có thể đem rửa sạch và bọc nhiều lớp quanh đặc sản nem chua còn khi già thì được khéo léo bọc lấy bánh gai đen, vừa tạo mùi thơm lại vừa bảo vệ môi trường. Hoa chuối khi chưa kết buồng có thể dùng làm nộm, sau khi kết buồng thành từng nải chuối chín vàng thì lại trở thành món loại quả bổ dưỡng đối với cơ thể. Không chỉ hữu ích trong đời sống sinh hoạt đời thương, chuối còn là loài cây mang ý những ý nghĩa trang trọng. Chuối ở vùng Nam Định xưa từng được vua yêu thích không thôi, là thứ quả ngự dụng của nhà vua và sau cũng đổi tên thành chuối ngự. Còn ngày nay, nải chuối vẫn không thể thiếu trên mâm ngũ quả ngày tết vừa với hàm ý về sự đủ đầy và đoàn kết vừa là sự tưởng nhớ và lòng hiếu thảo của con cháu đối với ông bà tổ tiên trong dịp tết đến xuân về. Đến ngày nay, chuối xuất
hiện với nhiều hình thức đa dạng trong cuộc sống con người Việt Nam: từ chuối sấy khô đến những món bánh chuối, kem chuối. Và dù đất nước có hiện đại đến đâu, chuối vẫn là thức quả dinh dưỡng được nhân dân ta ưa chuộng và cây chuối vẫn sẽ không ngừng mọc lên ở những vùng nông thôn và vùng núi cao, vừa đem lại kinh tế cho người nông dân vừa là sự lưu giữ một loài cây mang đậm màu sắc văn hóa nước Việt. Bài văn mẫu 13 thuyết minh về cây chuối Nhắc đến Việt Nam là nhắc đến quê hương của những loài cây ăn quả phong phú và độc đáo. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tạo điều kiện thu��n lợi cho những loài cây này phát triển nhanh chóng. Một trong số những loài cây dễ trồng và nhanh cho thu trái là cây chuối. Chuối ở Việt Nam hiện nay được biến đến là một loại cây tương đối phổ biến gồm một số loại thông dụng như chuối tiêu, chuối tây, chuối ngự, chuối hột hay chuối lùn,…, ngoài ra còn một số loại chuối rừng…Là một loại cây dễ sống, chuối thích hợp khi được trồng ở những nơi có khí hậu ẩm ướt. Về đặc điểm sinh trưởng, chuối có thể tự sinh trưởng trong môi trường tự nhiên. Chuối thường mọc theo bụi, tuy nhiên để chuối có sự phát triển đầy đủ nhất, người ta thường trồng chuối thành những bụi từ một cho tới bốn cây. Nếu như một bụi chuối quá nhiều, thông thường, người trồng chuối sẽ đánh ra những bụi khác nhau. Chuối là một loại cây thuộc dạng rễ chùm, chính bởi vậy, người ta sẽ thấy rễ của chuối không ăn quá sâu vào lòng đất nhưng những loại cây ăn quả có rễ cọc khác. Tuy nhiên với đặc điểm rễ mọc thành từng chùm nên chuối vẫn có thể sinh trưởng tốt từ các chất dinh dưỡng và muối khoáng mà các nhánh rễ thu nhận được. Thân chuối có dạng hình trụ thẳng đứng. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, đây chỉ được gọi là thân giả. Chiếc thân giả này sẽ tùy từng loại cây mà có chiều cao khác nhau, thông thường khoảng từ 1,5 cho tới 2,5 m. Từ mỗi chiếc thân này, có thể mọc ra một một buồng chuối trước khi nó được thay thế bởi một chiếc thân giả khác. Đặc điểm tiêu biểu của thân chuối là bề mặt nhẵn mịn và bóng từ ghép lại thành các lớp chồng lên nhau. Thân chuối có nhiều công dụng, trước hết thân chuối có thể được dùng làm thức ăn cho gia súc gia cầm để bổ sung nước và chất xơ.. ngoài ra thân chuối non còn được sử dụng thái lát mỏng thành một món rau sống ưa thích của con người. Lá chuối rộng bản và to, có màu xanh non đẹp mắt. Một thân chuối sẽ có nhiều lá chuối mọc xòe ra xung quanh và bên trên ngọn. Hai mặt của lá chuối sẽ có hai màu khác nhau. Mặt bên trên được đón nhận nhiều ánh nắng mặt trời nên sẽ có màu xanh thẫm, mặt bên dưới, do nhận được ít ánh sáng mặt trời hơn nên sẽ có màu xanh nhạt và kèm theo phấn trắng. Lá chuối cũng có rất nhiều công dụng đối với đời sống con người. Người ta sẽ thường sử dụng lá chuối để gói các loại thức ăn như xôi, cốm,... vì rất sạch và thân thiện với môi trường. Đặc biệt hơn, lá chuối khi nhai dập có thể cầm máu. Ngoài ra, lá chuối khô sẽ thường dùng để gói các loại bánh như bánh gai,…. Phần cuống của lá chuối khô rất chắc và dai, vì vậy, những người dân thường sẽ dùng để bó rau. Lá chuối khô cũng có thể dùng làm chất đốt,... Không thể bỏ qua một bộ phận quan trọng khi nói đến cây chuối, đó là hoa chuối hay còn gọi là bắp chuối. Bắp chuối có màu đỏ thẫm và trông giống như một giọt nước khổng lồ treo ngược. Bắp chuối ở những miền đồng bằng khác bắp chuối rừng về màu sắc, thông thường những hoa chuối ở đồng bằng sẽ có màu màu tím chứ không đỏ tươi như bắp chuối rừng. Hoa chuối ngon sẽ là hoa chuối khi cầm chắc và nặng tay. Hoa chuối thường được sử dụng làm món ăn kèm với các loại bún nước, làm gỏi, hay nộm cũng rất ngon. Đó đều là những món ăn thanh mát rất được người dân Việt Nam ưa chuộng. Chuối mọc thành từng buồng. Buồng chuối là tập hợp của nhiều nải chuối. Tùy từng giống chuối khác nhau mà mỗi buồng chuối sẽ có số lượng nải chuối không giống nhau. Có những buồng chuối chỉ có vài nải, nhưng cũng có những buồng chuối có số lượng nải lên đến hàng trăm. Để chuối phát triển tốt, quả đều và đẹp, thông thường người trồng chỉ để lại từ mười cho tới mười hai nải trên một buồng.
Tùy từng loại khác nhau mà quả chuối cũng sẽ có hình dạng và vị khác nhau. Quả chuối thường có màu xanh lúc còn non và màu vàng khi chín với hình dáng cong như lưỡi liềm. Thông thường mỗi nải chuối sẽ có từ mười hai cho tới hơn hai chục quả. Quả của những cây chuối rừng sẽ thường có hột lớn hơn và cứng hơn những loại chuối được trồng tại các hộ gia đình. Chuối là một loại quả mang lại giá trị kinh tế cho con người, trong những trang trại lớn người ta trồng chuối nhằm mục đích xuất khẩu. Tuy nhiên có nhiều hộ gia đình cũng trồng chuối với mục đích để tráng miệng hoặc thắp hương mỗi ngày tết ngày rằm. Chuối chín có vị rất ngọt và có mùi rất thơm, người người ta có thể sử dụng để ăn trực tiếp hoặc dùng làm nguyên liệu cho những món ăn mùa hè rất thơm ngon như kem chuối hay chè chuối,...Chuối xanh cũng có thể được sử dụng để làm thành các món như chuối nấu ốc, chuối om đậu hay dùng xắt lát ăn kèm với những món thịt. Trong đời sống văn hóa của con người, chuối là một loại cây gắn bó với làng quê. Ở đâu ta cũng thấy những cây chuối mọc thành từng bụi xanh tốt. Cây chuối là một loài cây mộc mạc và giản dị, nó cũng tượng trưng cho sự sống của con người dù môi trường khắc nghiệt như thế nào cũng mạnh mẽ vươn lên. Đó là một loại cây có giá trị kinh tế và nhiều công dụng đối với đời sống con người, bởi vậy mỗi người cần yêu quý và trân trọng loài cây hữu ích này. Bài văn mẫu 14 thuyết minh về cây chuối Đi khắp các miền quê trên đất nước Việt Nam, cũng như cây tre, cây lúa, cây chuối được trống nhiều và trở thành người bạn thân thiết của người dân bởi nó đem lại nhiều lợi ích cho con người. Có thể nói cây chuối đã trở thành 1 loài cây cung cấp loại quả không thể thiếu trong cả đời sống vật chất lẫn tinh thần của người dân Việt Nam từ xưa đến nay. Cây chuối là 1 loài cây dân dã gần gũi quen thuộc với người dân quê. Người ta có thể trống chuối ở bờ ao, trong vườn nhà, ở ruộng, hay những vùng đất bãi phù sa thì càng tốt. Cây chuối trưởng thành từ 2-3m. Thân cây có dáng tròn, thằng màu xanh non trông như 1 cái cột trụ mọng nước, gợi cảm giác mát mẻ, dễ chịu. Thân chuối được tạo thành bởi lớp bẹ xếp khít vào nhau, bên trong hơi xốp. Lá chuối được mọc ra từ các bẹ ở thân chuối và giữa ngọn trở ra. Ban đầu những chiếc nõn chuối màu xanh non, sau đó lá xòa dần mọc chìa ra các phía. Ở giữa là 1 đường gân lá, 2 bên lá mềm mại rủ xuống khoảng 20cm. Chiều dài của là cũng hơn 1m. Nhìn Những chiếc lá chuối xanh rờn dưới ánh nắng mỗi khi có gió lại vẫy vẫy như những cánh tay trông thật đẹp mắt. Còn lá chuối khô, cành lá đều rủ xuống chuyển nâu thành giòn, còn đường gân giữa dẻo dai như sợi dây. Cây chuối trưởng thành bắt đầu trổ buồng. Mỗi cây chuỗi đều cho 1 buồng, mỗi buồng lại có nhiều nải, mỗi nải lại có nhiều quả tùy theo từng giống, có giống cho hàng trăm quả 1 buồng, có giống cho đến nghìn quả nhiều cây quả còn trĩu xuống tận gốc. Buồng chuối cũng mọc từ giữa thân ra. Bắp chuối có màu đỏ, còn gọi là hoa chuối. Hoa chuối giống như ngọn lửa màu hồng, sau đó những chiếc bẹ nở dần ra rụng xuống là lúc những nải chuối non xuất hiện. Quả chuối lớn dần hơi cong hình lưỡi liềm, khi xanh có có màu xanh, khi chín có màu vàng. Có rất nhiều loại chuối khác nhau, người ta gọi tên theo đặc điểm hoặc nguồn gốc suất sứ hay cũng có khi gắn với giai thoại nào đó. Các loại chuối phổ biến như chuối hương, chuối ngự, chuối hột…Mỗi loại chuối đều có đặc điểm, mùi hương thơm ngon riêng, tạo ra nét đặc biệt không thể lẫn với các loại khác, nổi tiếng nhất có lẽ là chuối ngự được trồng ở nam định. Loại chuối này quả nhỏ chín có màu vàng tươi thơm ngon. Ngày xưa được dùng vào cung tiến vua Cây chuối có ý nghĩa to lớn trong cả đời sống vật chất và tinh thần. Về giá trị vật chất, quả chuối xanh có thể ăn với thịt dê, ăn gỏi, kho cá hay nấu với ốc, ếch đều rất ngon. Chuối chín có rất nhiều vitamin rất tốt cho sức khỏe. Từ người giàu đến người nghèo, từ già tới trẻ đều thích ăn chuối. Ngày xưa chuối là loại quả qúy thường để tiến vua. Ngày nay nó rất thông dụng được bày trong các mâm cỗ.
Chuối còn mang lại giá trị kinh tế cho người nông dân và con phúc vụ xuất khẩu. Đây là 1 trong những loại quả được sử dụng nhiều nhất ở châu Âu vì nó là loại quả không chỉ ngon mà còn sạch. Thân cây chuối thái ra có thể làm thức ăn cho lợn, trâu bò rất tốt. Thân chuối non có thể dùng gói xôi, bánh nem rất tiện lợi…lá chuối khô có thể dùng làm chất đốt. Dây chuối dùng để bó rau bó rơm. Hoa chuối có thể dùng làm nộm hoặc để luộc. Củ chuối cũng có thể làm nộm hoặc nấu lươn, ốc, ếch rất ngon.về giá trị tinh thần, quả chuối có giá trị to lớn trong đời sống văn hóa của người dân Việt Nam. Người ta dùng chuối nguyên nải thắp hương trong các dịp lễ tết hay giỗ để thể hiện lòng tôn kính. Chuối là loại quả không thể thiếu trong mâm ngũ quả để lên tổ tiên, ngày lễ lớn trong tiềm thức mỗi người cây chuối tượng trưng cho sự thanh bình của làng quê. Chuối là loại cây khá dễ sống ưa đất phù sa, đất bãi ven sông. Quá trình sinh trưởng của 1 cây chuối không dài, khoảng 1 năm. Mỗi cây chuối chỉ 1 làn trổ buồng, sau khi thu hoạch người ta chặt cây đào gốc lên để cho cây con phát triển một cây chuối mẹ có thể đẻ nhiều cây chuối con rồi đẻ nhiều cây chuối cháu, sinh trưởng rất nhanh. Vì dễ trồng lại nhanh cho quả nên chuối được người nông dân ưa chuộng nếu không may chuối bị sâu có thể cắt bỏ lá sâu, bắt sâu. Nếu chuối ra buồng cần phải chống cho cây khỏi đổ. Khi thu hoạch cần phải nhẹ nhàng tránh rơi gẫy Cây chuối từ lâu đã có 1 vị trí quan trọng trong cuộc sống của người Việt Nam. Cho dù cuộc sống có đổi thay hiện đại hơn nhiều, xuất hiện nhiều loại quả ngon nhưng vẫn không thể thay thế được cây chuối quả chuối trong đời sống vật chất tinh thần của con người bở nó có quá trình gắn bó gần gũi thân thiết trong đời sống con người. Bài văn mẫu 15 thuyết minh về cây chuối Nói đến cây chuối, đã là người Việt Nam thì không ai là không biết. Cây chuối đã tồn tại cùng con người như một người bạn thân thiết. Có thể nói, cây chuối đã trở thành một thứ không thể thiếu trong đời sống người Việt Nam xưa và nay. Chuối có tới năm bảy loại, nào là hương chuối, chuối ngự, chuối mường, chuối tiêu… Mỗi loại chuối đều có hương vị thơm ngon riêng, tạo ra nét đặc biệt không thể lẫn với những loại khác. Thế nhưng các loại chuối lại mang một vẻ bề ngoài giống nhau. Thân cây tròn, thấp, trơn bóng, và có cây còn to bằng cả cái cột đình. Lá cây xanh non, to, dài và các gân đối xứng nhau. Thế nhưng lá chuối khô lại có màu nâu, giòn là cứng. Bắp chuối có màu đỏ, thuôn dài, còn gọi là hoa chuối. Nõn chuối xanh non, mịn và mỏng. Mỗi cây chuối trưởng thành đều có thể cho ta một buồn chuối. Tùy theo từng loại, có loại cho ta hàng trăm quả một buồng, có cả loại mỗi buồng cho ta hàng nghìn quả. Nhiều cây còn trĩu trịt quả từ ngọn xuống gốc. Để có được vai trò quan trọng như hiện nay trong đời sống con người Việt Nam, chuối đã "cống hiến" cho đời sống vật chất không biết bao nhiêu. Thân cây thái nhỏ ra có thể làm thức ăn cho lợn hoặc hươu nhà, trâu bò rất tốt. Còn lá cây thì giúp ta trong các việc như là để gói xôi, gói bành rất tiện lợi và dễ kiếm. Lá chuối khô có thể làm chất đốt, để quấn bánh gai hoặc ở nông thôn ta còn thấy là chuối khô còn có thể quấn làm nút chai rượu. Không chỉ thế, hoa chuối còn dùng để làm rau. Món nộm hoa chuối được rất nhiều người ưa thích, đặc biệt sinh viên vì nó vừa ngon lại vừa rẻ. Thái một ít nõn chuối ra cho vào đĩa rau muống xanh mướt là ta đã có được một đãi rau vừa ngon vừa đẹp mắt. Quả chuối có lẽ là nhiều công dụng nhất. Các chị, các cô, các bà hay ăn chuối vì chủ yếu chuối thường chứa rất nhiều vitamin rất tốt cho một làn da mịn màng. Và chủ yếu chuối thường dùng để ăn nhiều hơn vì nó rất ngon. Người ta còn dùng chuối thắp hương như một lễ vật dâng cho thần linh để thể hiện lòng tôn kính. Chính vì vậy, chuối là một loại cây khá quan trọng, nhất là trong hoàn cảnh kinh tế còn nhiều eo hẹp. Ở nông thôn, mỗi khi chuối chín, người ta thường cắt thành từng nải đem đi bán, những nải chuối đó đều rất rẻ nên nhiều người mua. Còn trong đời sống văn hóa
của người Việt, cây chuối cũng như bưởi hay hồng, nó cũng là một trong năm loại quả dâng lên tổ tiên, nhất là các dịp lễ Tết. Trong tâm thức mỗi người, cây chuối là một loại cây tượng trưng cho sự thanh bình của làng quê, nhất là thời thơ ấu. Cây chuối từ lâu đã chiếm một phần to lớn trong cộc sống của người Vệt Nam. Đối với mỗi người, cây chuối đã trở thành một loại cây vô cùng gần gũi, thân thiết. Bài văn mẫu 16 thuyết minh về cây chuối Đất nước Việt Nam ta được thiên nhiên ban tặng cho rất nhiều loại trái cây thơm ngon. Mỗi loài mang một hương vị khác nhau, một hình dáng khác nhau. Và có lẽ về sự dẻo thơm thì chuối là loại quả thơm ngon nhất trong số tất cả các loại hoa quả. Ngoài ra, cây chuối còn rất nhiều tác dụng trong đời sống Vi��t Nam. Chuối được trồng rất nhiều ở nông thôn và rất ưa nước nên người ta thường trồng bên ao hồ rất nhanh tươi tốt; còn ở rừng, bên những khe suối hay thung lũng, chuối mọc thành rừng bạt ngàn, vô tận. Chuối phát triển rất nhanh. Chuối có gốc tròn như đầu người, lớn dần theo thời gian, có rễ chùm nằm dưới mặt đất. Thân chuối thuôn, thẳng, có màu xanh rì là do từng lớp lá mọc đè lên nhau thành từng lớp, từng lớp, bao trùm cái ruột rỗng bên trong. Lá chuối mọc thành từng tàu, to bản. Mỗi cây chuối đều cho một buồng chuối. Có buồng chuối trăm quả và nhiều hơn thế. Không thiếu những buồng chuối dài từ ngọn cây uốn trĩu xuống tận gốc cây. Chuối chặt theo nải. Quả chuối có nhiều hình dạng tùy thuộc vào từng loại khác nhau. Ví dụ: chuối ta có dáng thuôn dài, vỏ xanh; còn chuối tiêu quả căng tròn, vỏ mỏng, thịt dày, vỏ vàng. Ngoài ra còn có chuối hương, chuối ngự, chuối sứ, chuối mường... Trong đời sống vật chất của con người Việt Nam thì chuối là một loài cây hữu dụng từ thân đến lá, từ gốc đến hoa, quả. Thân chuối rồng nên người xưa hay dùng thay phao để tập bơi, ngoài ra còn làm thức ăn cho gia súc. Lá chuối tươi rửa sạch dùng để gói xôi, bánh giầy, bánh cốm, bánh chưng... và một trò chơi dân gian mà trẻ con hay chơi là cưỡi ngựa. Lá chuối khô cũng dùng để gói bánh gai hay cuộn chặt thay nút chai khá tốt. Bắp chuối thì chẻ ngọn nhỏ làm nộm, tương tự với nõn chuối làm rau sống hay ăn kèm với bún ốc, bún riêu. Trái chuối xanh hay được nấu cùng các thức ăn có vị tanh như ốc, lươn,... vừa khử tanh lại vừa làm cho món ăn thêm ngon, thêm đa dạng. Trái chuối chín là một thức quả được nhiều người ưa chuộng. Cây chuối cho ta thật nhiều công dụng, không chỉ trong đời sống vật chất mà còn ở đời sống tinh thần: cây chuối là biểu tượng cho làng quê Việt Nam. Nải chuối chín không thể thiếu trong các mâm cúng trời, đất, tổ tiên. Cây chuối gắn liền với cuộc sống nông thôn, với đất nước, dân tộc ta. Cây chuối gắn bó từ bao đời nay và đã dâng hiến tất cả cho con người Việt Nam, từ đời sống vật chất cho tới đời sống tinh thần. Cây chuối là niềm tự hào không chỉ của thiên nhiên, của đất mẹ mà còn của nông dân Việt Nam; cây chuối sẽ mãi là hình ảnh đẹp trong lòng mọi người. (Nguồn: Bài văn của bạn Đỗ Thị Nhàn lớp 9A trường THCS Ngô Thì Nhậm) Bài văn mẫu 17 thuyết minh về cây chuối Nhắc đến Việt Nam thật không thể không nhắc đến hình ảnh cây chuối gắn liền với những khu vườn cây trái thanh bình, mộc mạc. Từ khắp mọi miền quê, dọc những ngã đường, bên bờ đê, bờ suối đâu đâu ta cũng thấy cây chuối với tàu lá mỏng manh nhưng xanh thắm, tràn trề sức sống. Từ lâu, cây chuối trở thành nguồn thực phẩm không thể thiếu trong đời sống con người. Cây chuối thuộc họ chuối, là một loại cây ăn trái vốn đã được thuần hóa từ lâu đời. Toàn bộ cây chuối đều có thể xử dụng trong cuộc sống. Cây chuối có nguồn gốc ở vùng Đông Nam Á, mọc phổ biến ở các khu rừng nhiệt đới. Đến nay, người ta ước tính có khoảng 300 giống chuối được trồng và sử dụng trên khắp thế giới. Các giống chuối có ở việt nam vốn có nguồn gốc từ các giống chuối hoang dại. Việt Nam là nước nhiệt đới và là một trong những xứ sở của chuối với nhiều giống chuối rất quý như: chuối tiêu, chuối bom, chuối ngự,… với những đặc điểm trên chuối được xem là mặt hàng có triển vọng xuất khẩu ở Việt Nam, nhất là đối với giống chuối già và chuối cau.
Đầu thế kỉ XX. Người pháp mang vào nước ta một vài giống chuối mới, với loại quả to, cho năng xuất cao hơn các loài chuối bản địa. Ngày nay, chuối được trồng ở ít nhất 107 quốc gia. Có nhiều cách phân loại các loại chuối. Về cơ bản có loại chuối ăn quả, loại chuối lấy lá. Ở Việt Nam có một số loại chuối phổ biến như: chuối tiêu, chuối sứ, chuối ngự, chuối tây, chuối bom, chuối xiêm, chuối quạ,… Các giống chuối nhập ngoại: chuối Laba (Pháp), chuối Dacca (Trung Mỹ),… Chuối là loại cây có thân ngầm. Phần thân chính nằm dưới đất gọi là củ chuối. Phần trên chỉ là một thân giả do các bẹ lá cấu tạo thành. Cây chuối cao trung bình khoảng 3 – 5 m, có giống như chuối sáp cao tới 10m. Chuối có bản lá rộng, mọc đối xứng qua gân chính, phiến lá dày 0,35 – 1mm, có các gân phụ song song nhau và thẳng góc với gân chính. Một cây chuối đang phát triển tốt thường có từ 10 – 15 lá, trong đó có 4 – 5 lá trên ngọn là quang hợp mạnh nhất. Nhiều lá chuối có thể rộng 70cm và dài đến hơn 2-3 mét. Nụ hoa trổ ở ngọn rồi tạo thành buồng. Trong buồng chứa rất nhiều hoa nhỏ. Nhiều hoa chuối có thể đếm lên tới 19 ngàn cái. Hoa sắp thành hai hàng theo kiểu xoắn cuốn tạo thành nải chuối. Các hoa đực nằm ở nải trên ngọn, không sinh sản, còn được gọi là bắp chuối, còn ở gần cọng của nụ là hoa lưỡng phái. Hoa có 5 tiểu nhụy, bầu noãn 3 tâm bì tạo thành 3 buồng, mỗi buồng có nhiều tiểu noãn, vòi nhụy duy nhất với nuốm hình chùy. Quả chuối ra thành nải treo, mỗi tầng (gọi là nải) có tới 20 quả. Các nải kết dính quanh một trục gọi là một buồng, nặng 30–50 kg. Mỗi quả riêng có vỏ dai chung quanh thịt mềm ăn được. Vỏ và thịt đều ăn được ở dạng tươi hay đã qua chế biến (nấu). Trong cùng một nải, trái ở hàng trên lớn hơn trái ở hàng dưới. Một vài loại chuối khi quả chín thường chuyển sang màu vàng. Chuối sinh trưởng và phát triển thuận lợi trong phạm vi 25-35oC. Khi nhiệt độ giảm đến 100C thì quả chuối nhỏ, phẩm chất kém, sinh trưởng chậm. Chuối là cây ưa nước nhưng lại không chịu ngập úng. Hàm lượng nước trong các bộ phận cây chuối rất cao. Chuối thường phát triển mạnh về mùa mưa. Chuối có khả năng thích ứng trong phạm vi cường độ ánh sáng tương đối rộng. Những cây chuối có biểu hiện thiếu sáng thì lá vàng trắng. Khi trồng không nên để cây chuối quá nhiều cây con dễ gây cạnh tranh ánh sáng. Vườn trồng chuối phải quang đãng để có đủ ánh sáng quang hợp. Đất thích hợp cho việc trồng chuối là đất phù sa nhiều mùn hoặc đất bazan tơi xốp. Ở các loại đất khác, cây chuối cũng phát triển nhưng cho năng xuất không cao, mau già cỗi. Chuối có khả năng chịu mặn khá, chịu được đất chứa Fe, Al khá cao. Người ta thường dùng loại chồi con để trồng. Chồi con được hình thành từ những mầm ngủ mọc trên thân ngầm của chuối, thường có 2 loại chồi con: chồi con đuôi chiên và chồi con lá rộng. Ngày nay, để tăng năng xuất và rút ngắn thời gian sinh trưởng của chuối, người ta dùng kĩ thuật phôi tế bào, tạo ra hàng loạt cây chuối con, trồng trên diện tích rộng. Kích thước hố trồng phải đảm bảo 40 cm x 40 cm x 40 cm. Trước khi trồng phải bón lót để tạo độ mùn giúp cây con phát triển. Sau khi trồng cần phải chú ý tưới nước, bón phân làm cỏ và phòng trừ sâu hại cho cây chuối. Cây chuối thường bị sâu rầy hại phá, bệnh cuốn lá, vàng lá, thối rễ cũng thường xuất hiện ở cây chuối. Để chăm sóc tốt, cây chuối cho năng xuất cao, chất lượng quả đạt yêu cầu cần chú ý bón cho cây một vài lại phân khoáng cần thiết như kem, photphat, kali,… Nếu thu hoạch để ăn, khi buồng chuối già ta cắt buồng treo lên đợi quả chín. Nếu thu hoạch để bán thì tuỳ thuộc vào khoảng cách cần vận chuyển, chuối có thể thu hoạch ở những độ chín khác nhau. Để tiêu thụ ở chợ địa phương, chỉ cần thu trước khi chín vài ngày. Để vận chuyển xa phải thu hoạch sớm hơn. Tuy nhiên, để giữ được vị ngọt tự nhiên, cần thiết phải thu hoạch chuối ở giai đoạn chín. Thu hoạch chuối làm nguyên liệu chế biến thường sớm hơn so với để ăn tươi. Để làm chuối nhanh chín người ta tiến hành ủ chuối trong lá cây, thùng kín. Để làm chuối lâu chín thuận tiện vận chuyển đa xa người ta thường bảo quản chuối trong kho lạnh.
Giá trị kinh tế: Trên thế giới, chuối là loại cây nhiệt đới được trồng phổ biến ở nhiều quốc gia và vùng miền, đồng thời cũng chiếm một tỷ trọng đáng kể trong thương mại rau quả toàn cầu. Xuất khẩu chuối đứng đầu về khối lượng và đứng thứ hai về kim ngạch, sau cam trong cơ cấu xuất khẩu trái cây của thế giới. Cùng với gạo, lúa mỳ, ngũ cốc, chuối cũng là một trong số những mặt hàng chủ lực của nhiều nước đang phát triển. Giá trị về dinh dưỡng: Giá trị dinh dưỡng trong chuối khá cao. Cung cấp hàm lượng đường, năng lượng cho cơ thể hoạt động. Hàm lượng vitamin rất phong phú như vitamin A, B1, B2, C. Chuối lại rất dễ tiêu hóa, sau khi ăn vào chuối 1 giờ 45 phút đã được hấp thu hết, trong khi đó cam quýt phải 2 giờ 45 phút, vì thế chuối rất thích hợp cho những người yếu mệt. Giá trị dược liệu: Theo Đông y, chuối có vị ngọt, tính bình, có tác dụng nhuận phế, chỉ khát, lợi tràng vị. Củ chuối vị ngọt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Theo phân tích khoa học, chuối chín bao gồm nhiều chất bột, chất đạm, chất xơ, sinh tố và khoáng chất. Đặc biệt chuối có hàm lượng kali rất cao và chứa đủ cả 10 loại amino acid thiết yếu của cơ thể. Y học dân gian dùng chuối hột để trị sạn thận và sạn mật, làm hạ huyết áp cao, làm thư giãn cơ bắp. Chuối là nguồn bổ sung năng lượng hoàn hảo cho hoạt động thể lực. Chuối xanh chữa bệnh loét dạ dày, bệnh nóng dạ dày, tá tràng, bảo vệ thành dạ dày khỏi bị loét và giúp hàn gắn nhanh chóng chỗ loét đã hình thành trước đó. Chuối chín chữa táo bón và ngăn ngừa ung thư ruột già, tăng khả năng miễn dịch; phòng trúng gió, giúp điều trị các bệnh về tâm lý, ngăn ngừa bệnh thiếu máu và điều trị các bệnh về da. Toàn bộ cây chuối đều có ích, dùng trong chăn nuôi, trong công nghiệp nhuộm v.v… Quả chuối là nguyên liệu quan trọng để chế biến bánh, kẹo, tinh dầu, nước chuối, rượu chuối… Tóm tại, chuối là một nguồn dinh dưỡng quí giá và dễ tìm, dễ ăn, nên được bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày. Cây chuối là loại cây ăn quả được trồng lâu đời ở Việt Nam, song lại ít được chú ý đến bón phân nhất, chính vì thế năng suất chuối thường không cao, hiệu quả thấp. Tuy nhiên nếu muốn phát triển nghề trồng chuối với quy mô công nghiệp và xuất khẩu thì việc bón phân cho chuối cần phải quan tâm. Cây chuối vốn gần gũi trong đời sống của người nông dân Việt Nam. Hình ảnh cây chuối đi vào thơ ca, nhạc, họa tạo nên nét đẹp dịu dàng, đằm thắm của làng quê yên bình, mộc mạc. Quả chuối còn trở thành phẩm vật thờ cúng thần linh hoặc tổ tiên trong những ngày lễ kỵ. Bài văn mẫu 18 thuyết minh về cây chuối Thiên nhiên tạo hóa đã ưu ái ban tặng cho con người nhiều loại trái cây thơm ngon. Biết bao loại cây, mỗi loại lại có một dáng vẻ, một công dụng khác nhau. Chuối là một loài cây đã vô cùng quen thuộc, gần gũi với làng quê. Đi khắp đất nước Việt Nam, đâu đâu ta cũng có thể bắt gặp hình ảnh những cây chuối, bụi chuối xanh tốt vươn lên từ bờ ao, bờ sông. Chuối là loại cây có quả được ăn rộng rãi nhất. Nguồn gốc của cây chuối là từ vùng nhiệt đới ở Đông Nam Á và Úc. Ngày nay, nó đã được trồng khắp vùng nhiệt đới. Chuối có mặt ở ít nhất 107 quốc gia. Quả của những cây chuối dại có nhiều hột lớn và cứng. Nhưng hầu hết loại chuối để ăn đều thiếu hột vì đã được thuần hóa lâu đời. Chuối thường được trồng nhiều ở nông thôn và miền núi. Vì là loài ưa nước nên nó thường mọc ở bên bờ sông, bờ suối. Thân chuối thẳng, nhẵn bóng như cái cột nhà. Thân chuối do nhiều bẹ chuối ôm lấy nhau tạo thành. Bẹ ở ngoài thường có màu đậm hơn, bẹ nằm chính giữa thì có màu trắng. Thân chính này là một thân giả của chuối. Nõn chuối màu xanh non, có hình dạng giống cuốn thư thời xưa. Cây chuối có rất nhiều tàu lá, lá chuối to như tấm phản, gân lá to chạy dọc phiến lá. Lúc lá chuối còn tươi thì có màu xanh nhạt, lúc già thì rũ xuống thân cây, chuyển thành màu nâu. Hoa chuối lúc mới ra thì hướng thẳng lên trời, sau quay sang ngang rồi đâm xuống đất. Sau khi hoa chuối già, bẹ ở ngoài rụng hết thì bắt đầu phát triển thành quả. Một buồng chuối có nhiều nải chuối, thường là 10 nải.
Những buồng chuối có khi dài từ đỉnh xuống tận gốc, trĩu nặng cả thân cây. Quả chuối màu xanh lúc còn non, khi chín chuyển thành vàng, trông như vầng trăng lưỡi liềm. Chuối có rất nhiều công dụng, hầu như bộ phận nào của cây cũng không cần bỏ đi. Quả chuối chín thơm ngon, bổ dưỡng được nhiều người ưa chuộng. Ăn chuối còn có tác dụng làm đẹp cho da. Quả chuối xanh ăn kèm với thịt luộc và thường được nấu kèm với cá, ốc, trai..., vừa khử tanh vừa làm cho món ăn thêm đa dạng. Lá chuối tươi dùng để gói quà, gói bánh. Lá chuối khô có thể làm chất đốt hoặc dây buộc. Củ chuối, hoa chuối thì nấu canh hoặc làm món nộm, salad. Thân chuối thái nhỏ làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. Hạt chuối có thể làm một vị thuốc tốt trong Đông y. Chuối có một vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng của người Việt. Vào ngày Tết, trên mâm ngũ quả của mỗi gia đình không thể thiếu một nải chuối để cúng tổ tiên. Chuối vốn dĩ chỉ trồng để ăn quả nhưng hiện nay nó còn được dùng để trang trí trong nhà. Tàu lá rộng, xanh mướt của chuối tạo cảnh quan đẹp mắt, mang lại cảm giác tươi mới, êm đềm, tin cậy tượng trưng cho tình yêu của mẹ thiên nhiên. Những năm tháng chiến tranh đói ăn, đói mặc, chuối là nguồn thực phẩm dồi dào đã cứu sống không biết bao nhiêu mạng người. Chuối cũng khá phong phú, đa dạng về chủng loại. Một số loại chuối tiêu biểu như: chuối ta quả dài như lưỡi liềm, chuối tây quả tròn và ngắn hơn, chuối hột, chuối mật, chuối trứng cuốc. Chuối ngự quả ngắn nhưng ruột vàng và có vị rất thơm ngon. Khi xưa, chuối ngự là món ăn hoàng gia, chỉ có vua chúa mới được thưởng thức. Chuối ngự chính là đặc sản của cùng Hòa Hậu, Lý Nhân, Hà Nam Cây chuối mọc thành từng bụi và được trồng bằng cách tách rời thân non đem trồng thành bụi mới. Ta nên trồng chuối ở nơi gần nguồn nước như ao, hồ để tiện tưới tắm. Chuối là loại cây dễ trồng và phát triển khá nhanh nên không cần tốn công chăm sóc. Nguyễn Trãi đã từng làm bốn câu thơ về cây chuối, gọi là “Ba tiêu” : “Tự bén hơi xuân, tốt lại thêm  Đầy buồng lạ, mầu thâu đêm  Tình thư một bức phong còn kín,  Gió nơi đâu gượng mở xem” Trải qua bao nhiêu năm nữa, chuối vẫn sẽ có một ý nghĩa đặc biệt trong đời sống vật chất cũng như tinh thần của người dân Việt Nam. Bài văn mẫu 19 thuyết minh về cây chuối Đối với mỗi người dân VN thì cây chuối chính là loại cây bình dị mà quen thuộc, không thể thiếu ở những vùng quê yên bình, dân dã. Cây chuối là loại cây có rễ chùm ăn sâu dưới lòng đấy và lớn dần theo thời gian, để hút chất dinh dưỡng nuôi cây. Thân cây chuối mềm, hình trụ, tán lá dài to bản và xanh mướt. Lá chuối to bản và dài, có màu xanh ngà vàng, thường được dùng để gói bánh chưng hoặc lót các vật dụng ở nông thôn. Trên thân cây, có những buồng chuối xanh đang chín dần và ngả màu vàng đẹp mắt. Tùy buồng chuối mà mỗi cây có số lượng quả khác nhau, có thể chục, hoặc thậm chí là trăm quả. Buồng chuối xếp tầng đẹp mắt treo trên cây tựa như một đàn lợn con tí hon. Ta thường thấy cây chuối mọc ở vùng bên sông, bên hồ vì đó là loài cây ưa ẩm. Đồng thời, cây chuối còn mọc thành khóm, có sức sống phát triển rất nhanh. Họ hàng nhà chuối cũng vô cùng đa dạng: chuối sứ, chuối ngự, chuối cau, chuối tiêu, chuối lùn, chuối hột, chuối cảnh,... Cây chuối đem đến rất nhiều công dụng cho con người. Lá chuối dùng để gói bánh, quả chuối là nguồn cung cấp chất khoáng và vitamin, hoa chuối để làm nộm, thân chuối, củ chuối làm thức ăn cho gia súc,...Tóm lại, cây chuối chính là loại cây gần gũi, bình dân và dân dã đối với người dân Việt Nam. Bài văn mẫu 20 thuyết minh về cây chuối Khi nhắc đến quê hương Việt Nam, người ta nghĩ ngay đến cây tre, cây lúa, đó là những biểu tượng mang tính truyền thống của đất nước ta. Có một loại cây không mang tính đặc thù của riêng người Việt, nhưng cũng rất gắn bó, quen thuộc trong đời sống chúng ta đó là cây chuối. Hình ảnh cấy chuối, quả chuối, hoa chuối, lá chuối hay buồng chuối… thậm chí còn đi vào thơ ca Việt Nam như là hình tượng điển hình. Hình dáng và đặc điểm của các loại chuối hầu như
không có gì quá khác biệt, mặc dù chuối rất đa dạng về chủng loại, có thể kể tên các loại chuối như: chuối hương, chuối ngự chuối cau, chuối mường, chuối tiêu, chuối hột, chuối sáp…Hương vị của các trái chuối khác nhau thì không giống nhau, các loại chuối khi ăn đều mang lại sự ngọt ngào, thơm ngon riêng không lẫn lộn với chuối khác được. Cây chuối về cơ bản đều có cac đặc điểm như: thân cây tròn, thấp, trơn bóng, vòng thân lớn có khi bằng cả cái cột đình. Lá chuối có màu xanh non, to, dài và có các đường gân đối xứng, lá chuối trở về già thì chuyển sang màu xanh thẫm. Trong khi đó lá chuối khô lại mang màu nâu, lá giòn cứng rất dễ gãy. Bắp chuối hay còn gọi là hoa chuối có màu đỏ tươi hoặc đỏ thâm, hình dáng thon dài. Nõn chuối xanh non, cuộn tròn, rất mịn và mỏng. Bất kỳ cây chuối nào khi sinh trưởng đến độ đều có thể cho ta một buồng chuối. Tùy từng loại chuối mà cho ta số lượng trái chuối nhiều ít khác nhau, có những buồng chuối hàng trăm, cũng có những buồng chuối hàng nghìn quả, lại có những giống chuối mà buồng chuối trĩu trịt quả từ ngọn chuối đến gốc chuối. Toàn bộ cây chuối từ thân chuối, lá chuối, hoa chuối, trái chuối…đều mang lại những lợi ích vô cùng lớn trong đời sống của con người. Thân cây chuối khi để nguyên cây hay thái nhỏ chế biến với các loại thức ăn khác đều là thức ăn rất tốt cho cả gia xúc và gia cầm, đặc biệt các loài vật nuôi như lợn, hươu, trâu, bò. Lá chuối thường được dùng để gói xôi và phần lớn được sử dụng để gói các loại bánh như bánh chưng, bánh giò, bánh nếp…Lá chuối khô lại là nguyên liệu đốt rất hữu ích, ngay cả khi đã khô lá chuối vẫn được tận dụng để gọi bánh gai hay làm nút chai rượu nấu ở vùng nông thôn Việt Nam nữa. Từ nông thôn lên thành thị, món nộm hoa chuối rất ở ưa thích, hoa chuối được sử dụng như một loại rau ăn kèm như các loại rau ăn sống. Là bởi vì hoa chuối khi thái nhỏ có thể kết hợp với rất nhiều loại rau như rau muống, giá đỗ, rau xà lách… để ăn. Quả chuối xuất hiện khắp nơi, trong mọi hoàn cảnh và trong nhiều mục đích để phục vụ đời sống người Việt chúng ta. Quả chuối khi dùng để ăn mang lại rất nhiều lợi ích to lớn đối với sức khỏe của con người, quả chuối cũng được dùng làm thực phẩm ngay cả khi còn xanh để chế biến các món ăn đậm chất Việt. Và tất nhiên khi đã chín, quả chuối không chỉ để ăn trực tiếp mà chúng ta dễ dàng tìm thấy chuối trong các món chè, món bánh… Hơn thế nữa, quả chuối chín ngày nay còn được phát hiện là nguyên liệu tự nhiên hỗ trợ cho chị em phụ nữ trong việc chăm sóc sắc đẹp. Chuối kết hợp với các nguyên liệu khác như mật ong, chanh, trứng gà… là loại mặt nạ vô cùng lý tưởng cho phái đẹp. Quả chuối để nguyên nải còn là thứ trái cây không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên mỗi gia đình Việt, quả chuối là trái cây con người nghĩ ngay đến khi chọn hoa trái thờ cúng, thắp hương. Vì những lợi ích thiết yếu mà cây chuối mang lại cho đời sống con người Việt, cây chuối ngày nay cũng là một trong những loài cây nông nghiệp mang lại lợi ích kinh tế cho người nông dân. Khi khoa học hiện đại ngày càng phát triển, có nhiều phát hiện mới mẻ từ quả chuối, thì việc trồng, thu hoạch và tiêu thụ chuối đã trở thành chiến lược trong chiến lươc kinh tế của nước nhà. Cây chuối cùng với cây tre, cấy lúa, cây đa, giếng nước, đình làng… đi vào tiềm thức của rất nhiều người con đất Việt. Quả chuối để lại trong lòng những người yêu mến ẩm thực Việt những dư vị dịu ngọt, thiết tha. Chuối ở trong đời sống người Việt cực kỳ hữu ích, chuối ỏ trong lòng người Việt vô cùng đơn sơ mà gần gũi. Yêu cây chuối biết bao. ---------- Trên đây là những bài văn mẫu 9 thuyết minh về cây chuối bao gồm những bài văn đạt điểm cao nhất, hay nhất được THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn. Còn rất nhiều những bài văn mẫu khác đang chờ các bạn tham khảo, hãy truy cập vào trang doctailieu.com để xem được nhiều hơn nhé. Tuyển tập những bài văn hay lớp 9
0 notes
elearingtnu · 3 days
Text
Học đại học online - Giải pháp học tập cho người đi làm bận rộn
Học đại học online đã trở thành xu hướng tất yếu trong thời đại số. Với hình thức học này, bạn không chỉ được tiếp cận kiến thức chuyên sâu mà còn được trải nghiệm một môi trường học tập hiện đại, linh hoạt. Đặc biệt, học online còn giúp bạn nâng cao khả năng tự học, làm việc độc lập và thích nghi với môi trường làm việc chuyên nghiệp.
Tumblr media
Học đại học online là gì?
Học đại học online là hình thức học tập đại học thông qua mạng internet. Thay vì đến trường, sinh viên sẽ tương tác với giảng viên và các bạn cùng lớp thông qua các nền tảng học trực tuyến. Tất cả các hoạt động học tập, từ việc theo dõi bài giảng, làm bài tập, thảo luận nhóm đến thi cử đều được thực hiện trực tuyến.
Ưu điểm của học đại học online:
Linh hoạt về thời gian và không gian: Bạn có thể học mọi lúc, mọi nơi chỉ cần có thiết bị kết nối internet.
Tự chủ trong học tập: Bạn chủ động sắp xếp lịch học và tốc độ học tập của mình.
Chi phí thấp hơn: So với hình thức học truyền thống, học online thường có chi phí thấp hơn.
Tiếp cận nguồn tài liệu phong phú: Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm và tham khảo tài liệu học tập từ khắp nơi trên thế giới.
Cơ hội tương tác với cộng đồng học tập toàn cầu: Bạn có thể kết nối và học hỏi từ những người đến từ nhiều quốc gia khác nhau.
Nhược điểm của học đại học online:
Thiếu sự tương tác trực tiếp: Việc thiếu các buổi học trực tiếp có thể khiến bạn cảm thấy cô đơn và khó khăn trong việc giải đáp các thắc mắc.
Yêu cầu tự giác cao: Bạn cần có ý thức tự học và kỷ luật cao để theo đuổi chương trình học.
Cần có kỹ năng sử dụng công nghệ: Bạn cần thành thạo các công cụ và phần mềm học trực tuyến.
Những điều cần lưu ý khi học đại học online:
Lựa chọn chương trình học phù hợp: Hãy tìm hiểu kỹ về chương trình học, đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất của trường trước khi quyết định đăng ký.
Xây dựng kế hoạch học tập rõ ràng: Lập một lịch học cụ thể và tuân thủ nghiêm túc để đảm bảo tiến độ học tập.
Tìm kiếm sự hỗ trợ: Đừng ngần ngại hỏi giảng viên, trợ lý hoặc các bạn cùng lớp khi gặp khó khăn.
Tham gia các hoạt động trực tuyến: Tích cực tham gia các diễn đàn, nhóm học tập để trao đổi kiến thức và kinh nghiệm.
Nên học đại học online trường nào tốt?
1. Đại học Thái Nguyên:
Ưu điểm: Truyền thống lâu đời, cơ sở vật chất khá tốt, chương trình đào tạo đa dạng, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp và kỹ thuật.
Nhược điểm: Cần đầu tư hơn nữa vào việc nâng cấp hệ thống học trực tuyến và cập nhật nội dung giảng dạy.
2. Học viện Tài chính:
Ưu điểm: Chương trình đào tạo chuyên sâu về tài chính, kế toán, ngân hàng, đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm.
Nhược điểm: Số lượng ngành học còn hạn chế.
3. Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông:
Ưu điểm: Cơ sở vật chất hiện đại, chương trình đào tạo cập nhật theo xu hướng công nghệ, đội ngũ giảng viên có chuyên môn cao.
Nhược điểm: Chủ yếu tập trung vào các ngành công nghệ thông tin, viễn thông.
4. Trường Đại học Mở Hà Nội:
Ưu điểm: Kinh nghiệm lâu năm trong đào tạo trực tuyến, đa dạng chương trình học, học phí hợp lý.
Nhược điểm: Chất lượng đào tạo có thể không đồng đều giữa các chương trình học.
5. Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên:
Ưu điểm: Thế mạnh về các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, chương trình học thiết thực.
Nhược điểm: Số lượng ngành học còn hạn chế.
6. Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ Thái Nguyên:
Ưu điểm: Cơ sở vật chất hiện đại, chương trình đào tạo tập trung vào các ngành kỹ thuật.
Nhược điểm: Số lượng chương trình đào tạo trực tuyến còn hạn chế.
7. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân:
Ưu điểm: Uy tín lâu đời, chương trình đào tạo chất lượng cao về kinh tế.
Nhược điểm: Học phí khá cao.
Chi tiết tại: https://elearning-tnu.edu.vn/hoc-dai-hoc-online-giai-phap-hoc-tap-toi-uu-trong-thoi-dai-4-0/
0 notes
plasticsaigons · 5 days
Text
Là một trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực nhựa Imart luôn tạo được niềm tin cho khách hàng bởi những sản phẩm nhựa vừa đa dạng vừa chất lượng. Không chỉ nổi trội với những mặt hàng nhựa gia dụng, nhựa nông nghiệp công ty chúng tôi còn được biết đến như nơi chuyên cung cấp các sản phẩm nhựa công nghiệp chất lượng, đặc biệt với các loại ống nhựa. Hiện tại Imart đang kinh doanh nhiều loại ống nhựa nhưng bán chạy nhất vẫn là ống nhựa PVC. Ống nhựa PVC là sự lựa chọn hàng đầu được nhiều người tin dùng. Bởi loại ống nhựa này không chỉ có chất lượng cao mà còn đảm bảo được khi vận chuyển không rò rỉ nước ra ngoài. Vậy ống nhựa PVC là gì? Những ưu điểm và chức năng ra sao mời bạn đọc đến với nội dung sau. ♻️ NHỮNG THÔNG TIN CƠ BẢN CỦA ỐNG NHỰA TRÒN MÀU ĐEN PVC ✅Tên sản phẩm: Ống nhựa tròn màu đen pvc ✅Chất liệu: Nhựa PVC, PVC/ABS ✅Màu sắc: Đen, xám, đa dạng màu sắc ✅Kích thước: Làm theo yêu cầu của khách hàng ✅Hình dáng: Hình tròn ✅Công dụng: Sử dụng trong đa dạng lĩnh vực (công nghiệp, nông nghiệp,…) ♻️ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM ỐNG NHỰA TRÒN MÀU ĐEN PVC ✅ Ống nhựa PVC được làm từ polyvinyl clorua. Đây là một loại hợp chất không mầu, không mùi, dạng rắn và được ứng dụng nhiều trong việc sản xuất ống nhựa. ✅ Loại ống nhựa PVC giá rẻ này được sử dụng nhiều bởi chúng có nhiều ưu điểm nổi bật. Trong đó phải kể đến khả năng lưu thông tốt và chống ăn mòn. Do ống nhựa được làm từ chất liệu nhựa dẻo nên bề mặt luôn nhẵn mịn giúp hạn chế được sự tác động của các vật cản bên ngoài. Từ đó mà dòng chảy chất lỏng ở áp suất cao đạt hiệu quả cao. Cùng với đó ống nhựa còn có khả năng hạn chế bị ăn mòn, giảm được tối đa chi phí bảo dưỡng và sửa chữa. ✅ Ống nhựa PVC còn có khả năng tránh được rò rỉ cao bởi đây là loại ống khá dày dặn nên khi đấu nối độ kín của ống sẽ được đảm bảo và chất lỏng chảy bên trong sẽ không thể rò rỉ. Cùng với đó ống nhựa còn được xem là một trong những chất liệu nhựa bền, có tính linh hoạt cao khi có thể lắp đặt tại hầu hết các loại địa hình. ✅ Vì được con người sử dụng nhiều mà sản phẩm ống nhựa này luôn đảm bảo được độ an toàn với chất liệu không độc hại hay ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dùng. Với nhiều ưu điểm như thế nhưng so với các loại ống nhựa bê tông hay ống thép, sắt thì giá ống nhựa luôn hợp lý với túi tiền của người tiêu dùng hơn. ♻️ ĐỊA CHỈ CUNG CẤP NHỰA CÔNG NGHIỆP CHẤT LƯỢNG CAO ✅ Không chỉ ống nhựa mà những phụ kiện ống nhựa tại công ty chúng tôi cũng luôn là những mặt hàng được nhiều người săn đón. Những sản phẩm nhựa tại Imart sở hữu nhiều ưu điểm nổi trội, được nhập trực tiếp từ nước ngoài nên khách hàng không cần quá lo lắng vì chúng tôi luôn có giấy tờ, nguồn gốc đầy đủ. ✅ Chúng ty Imart chúng tôi luôn tự hào là địa chỉ uy tín chuyên cung cấp các mặt hàng nhựa chất lượng với giá thành rẻ. Hơn nữa khách hàng cũng không cần quá lo lắng về chất lượng dịch vụ vì tại đây chúng tôi luôn có chính sách bảo hành tốt nhất. Để quá trình đặt hàng được nhanh chóng quý khách có thể liên hệ trực tiếp qua hotline: 0909.653.337 hoặc có thể ấn vào website: https://www.imart.com.vn/ để tìm hiểu thêm thông tin. Rất hân hạnh được đón tiếp quý khách!
0 notes