Tumgik
#Khủng hoảng Hiếp dâm
gillmaseo · 2 years
Text
Mẹo hay nhất để làm cho thú vui tình dục hiếp dâm
Tumblr media
1 note · View note
blogtintonghop24h · 3 years
Text
3 tuổi bị cưỡng hiếp, 10 tuổi bị xếp lịch 'phục vụ' các ngài: Ký ức của các bé gái sống sót kể về 'địa ngục' trong giáo phái quái dị
Nghe thấy một người phụ nữ bước qua cửa, Verity Carter, 11 tuổi, cầu nguyện rằng cuối cùng em sẽ được cứu thoát khỏi tay "ông chú" ác quỷ. Nhưng người có thể cứu cô bé đã quay lưng và lặng lẽ bỏ đi, để Verity với nước mắt giàn giụa và nỗi hoảng sợ tột cùng...
Cô bé Verity, sinh ra ở thành phố Glasgow (Scotland) là một trong số hàng nghìn bé gái "được" nuôi dưỡng trong một giáo phái mang cái tên đầy yêu thương "Children of God" (Tạm dịch: Những đứa trẻ của Chúa) nhưng nó lại chẳng khác gì một "động quỷ" chôn vùi tuổi thơ, thậm chí cướp đi tính mạng và trở thành nỗi ám ảnh suốt cuộc đời của các nạn nhân.
Giáo phái quái dị đội lốt "tình yêu"
Giáo phái này được thành lập năm 1968 bởi gã đàn ông tên David Brandt Berg ở bang California (Mỹ) sau đó lan rộng "phủ sóng" với 130 cộng đồng trên khắp thế giới, chứa chấp 13.000 thành viên, trong đó có nhiều người ở Anh.
Berg thuyết phục những thành viên giáo phái của mình rằng ngày tận thế sắp đến và dạy họ rằng tình dục là cách để được thấy Chúa trời và “cái chết là cực khoái tột cùng”. Hắn khuyến khích lạm dụng tình dục trẻ em, đánh đập tàn ác cả những đứa trẻ mới 3 tuổi và các bé gái ở độ tuổi lên 10 bị đưa vào danh sách "phục vụ" tình dục cho đàn ông trưởng thành.
Tumblr media
Hình ảnh tên David Brandt Berg khi còn sống.
Gã Berg còn "tẩy não" các thành viên bằng hình ảnh phụ nữ và trẻ em khỏa thân, hình ảnh khiêu dâm và video đồi trụy, đồng thời lập ra một “lịch trình chia sẻ”, trong đó phụ nữ và trẻ em gái phải sẵn sàng phục vụ cho bất kỳ người đàn ông nào muốn quan hệ với họ.
Trong một cuốn sách được Berg giới thiệu cho các thành viên thậm chí còn có chi tiết vụ lạm dụng tình dục khủng khiếp đối với đứa con trai sơ sinh của chính hắn và khuyến khích, dỗ dành những người đi theo hắn làm điều tương tự.
 'Tôi bị đánh đập tàn nhẫn vì làm đổ nước trái cây'
Verity (hiện 41 tuổi) đã cùng các nạn nhân người Anh khác là Hope Bastine và Celeste Jones, tham gia một bộ phim tài liệu mang tựa đề "Children of the Cult", để kể câu chuyện của họ. Bộ phim công chiếu hôm 21/8 mới đây ở Anh. 5 phần của bộ phim bao gồm các cảnh quay từ bên trong nơi hoạt động "ngầm" của các thành viên giáo phái, những tiết lộ về cuộc sống kinh hoàng nơi đó và cuộc chiến dai dẳng đòi lại công bằng của những nạn nhân sống sót, thoát khỏi "động quỷ".
Tumblr media
Cô bé Verity bị lạm dụng tình dục bởi chính cha ruột và các thành viên khác của giáo phái.
Celeste nói: “Thường mọi người nghĩ về "Những đứa con của Chúa" như một giáo phái tình dục, nơi mọi người được quan hệ tình dục tự do với bất kỳ ai họ muốn nhưng không phải vậy. Đó là một phương pháp kiểm soát. David Berg nói rằng chúng tôi cần chia sẻ tình dục với các thành viên khác. Nói tóm lại là bị chỉ định”.
Sau khi mở rộng phạm vi hoạt động sang Vương quốc Anh, vào những năm 1970, tên Berg đã sử dụng một "đội quân" gồm những người theo dõi trẻ tuổi để mồi chài những "con mồi" tiềm năng tham gia, thuyết phục những người đang gặp vấn đề trong cuộc sống rằng họ sẽ cảm thấy được trân trọng và yêu mến trong cộng đồng của hắn.
Tumblr media
Hình ảnh tên David Brandt Berg khỏa thân trên giường.
Mẹ của Verity, khi ấy là một thiếu nữ sống trong gia đình không hạnh phúc. Đúng lúc bà đang cảm thấy "lạc lõng và dễ bị tổn thương" thì bọn chúng tiếp cận và dụ bà vào tròng.
Verity kể: “Chúng sẵn sàng đáp ứng cho mẹ tôi thứ bà ấy cần và lần đầu tiên trong đời, bà ấy cảm thấy bản thân sống có ý nghĩa, là một phần của điều gì đó quan trọng. Đó là cách mẹ tôi đặt chân vào giáo phái".
Một ký ức mà Verity vẫn còn nhớ là cô bị đánh đập tàn bạo vì làm đổ nước nho đen lên tấm rèm tại một cơ sở hoạt động của giáo phái ở Renfrewshire, Scotland. Khi ấy cô bé mới 3 tuổi.
Năm 4 tuổi, Verity bị lạm dụng tình dục bởi chính cha đẻ của mình, tên Alexander Watt.
“Tôi nhớ bố tôi đã hôn tôi và tôi đã khóc và yêu cầu ông dừng lại”, cô nói. "Tôi rất khó chịu vì ông ấy đã không thèm quan tâm đến tiếng khóc và sự sợ hãi của tôi... Đó là ký ức đầu tiên của tôi về việc lạm dụng tình dục nhưng không may nó không phải là điều tồi tệ nhất trong cuộc đời của tôi”.
Từ khi còn nhỏ, Verity thường xuyên bị cưỡng hiếp bởi "ông chú" của mình - một thuật ngữ chỉ bất kỳ nam giới trưởng thành nào trong giáo phái - và cô được dạy rằng đó là nhiệm vụ.
Cô nói: “Những bức thư và cuốn sách khuyên tôi rằng không có cái gọi là cưỡng hiếp vì tôi nên tự nguyện hiến dâng thân xác mình, bất kể điều gì hay ai và hãy hạnh phúc khi có cơ hội. Tôi nghĩ chắc có điều gì đó không ổn xảy ra với tôi và tôi đã rất buồn khi điều đó xảy ra với mình".
Verity nhớ lại khoảnh khắc cô (khi mới 11 tuổi) từ bỏ hy vọng có ai đó trong giáo phái sẽ giúp đỡ mình: "Một thành viên khác trong giáo phái, kẻ bạo hành đáng sợ nhất, đang cưỡng hiếp tôi, và một người phụ nữ bước vào. Đó là khoảnh khắc mà tôi nghĩ rằng mình sắp được giải cứu nhưng mọi chuyện sẽ kết thúc. Cô ta quay đầu bước ra ngoài và ngay lúc đó tôi biết dù có làm gì đi chăng nữa thì sẽ không ai giải cứu mình".
Đứa trẻ 8 tuổi tìm đến cái chết vì quá nhục nhã
Hope Bastine nhớ lại cuộc sống bình dị ở dãy núi Pyrenees (Pháp) khi cô mới chập chững biết đi. Cô sống với cha và mẹ của mình trong túp lều nhỏ. Nhưng khi cô lên 2, họ bắt đầu gia nhập giáo phái hoạt động ở gần đó, mẹ của cô đã "lên giường" với tên thủ lĩnh Derek Lincoln rồi mang thai con của ông ta. Sau một cuộc tranh giành quyền lực, cha của Hope bị đuổi ra ngoài.
Tumblr media
Hình ảnh cô bé Hope.
“Tôi choáng ngợp với cảm giác bị bỏ rơi, và tôi đã bỏ chạy”, Hope buồn bã kể lại. “Tôi chạy ra cánh đồng, cố gắng tìm kiếm cha mình trong vô vọng. Cho đến đêm, mẹ tôi mới tìm thấy tôi, đang ngủ dưới luống ngô và cuộc sống của tôi không bao giờ được êm đềm như trước đó nữa”.
Khi Hope 3 tuổi, tên Lincoln bắt đầu lạm dụng tình dục cô "ở mức độ nghiêm trọng nhất" và khi mẹ cô sinh thêm 7 đứa con với hắn ta, cô buộc phải tự tay chăm sóc những đứa em của mình.
“Khi tôi 8 tuổi, em gái tôi 5 tuổi và một bé gái khác lên 3 tuổi, chúng tôi được dạy cái gọi là điệu nhảy khiêu dâm. Tất cả đều được quay video lại và gửi cho Berg. Có một sự cố khiến tôi phải lên tiếng thanh minh nhưng tôi đã bị trừng phạt nghiêm khắc vì điều đó và bị nhốt trong phòng vài ngày trong khi những người đàn ông trưởng thành thay nhau trừng phạt tôi”, cô nói.
Hope, hiện 42 tuổi, là một nhà tâm lý học, cũng kể rằng cô bị lạm dụng thể chất khủng khiếp, với những hình phạt thường xuyên và cực đoan cho hành vi không vâng lời. Chúng tàn ác đến mức khiến cô phải tự tử khi mới 8 tuổi. May mắn sau đó cô được phát hiện kịp thời và giữ được mạng sống.
10 tuổi bị xếp lịch "phục vụ các ngài"
Mẹ của Celeste gia nhập giáo phái vào ngày sinh nhật thứ 16 của bà. Bà đã nhất quyết làm làm theo ý mình trước sự kinh hãi của cha mẹ và chị gái.
Thế rồi bà và gặp cha của Celeste ngay trước cửa nhà. “Họ tin rằng họ muốn ở bên nhau. Họ thực sự tin rằng họ đang thực hiện sứ mệnh giải cứu thế giới", Celeste kể về tình yêu mù quáng của cha mẹ mình.
Cặp đôi chuyển đến Ấn Độ khi Celeste được 10 tháng tuổi và em gái Kristina của cô được sinh ra ở đó, nhưng mọi thứ dần thay đổi.
“Berg có một quy định rằng giáo phái của ông ta không thể chứa chấp những gia đình hoàn chỉnh. Vợ của mọi người là của mọi người, con của mọi người là của mọi người, chỉ có một khái niệm tồn tại duy nhất là Children of God", Celeste kể.
Tumblr media
Hình ảnh tên Berg và con trai Ricky - hay còn gọi là Davidito. Chính cậu bé này cũng bị bạo hành từ 10 tháng tuổi.
Thế rồi, cha của Celeste quan hệ với vợ của những người đàn ông khác cùng giáo phái nhưng mẹ của cô không hài lòng khi bạn đời của mình có con với người phụ nữ khác. Cô phản đối và mang tôi "kẻ gây rối" và bị đuổi về Anh, bỏ Celeste và cha cô ở lại.
Cũng như những bé gái khác, Celeste bị những tên thủ lĩnh bệnh hoạn dạy dỗ về giới tính từ khi còn nhỏ.
Cô kể: “Mọi khía cạnh trong cuộc sống của chúng tôi, mọi video chúng tôi được phép xem, mọi tác phẩm văn học mà chúng tôi đọc đều chỉ liên quan đến giới tính, tình dục”.
Năm 10 tuổi, Celeste được đưa vào "Lịch trình chia sẻ" - một bảng luân chuyển hàng tuần quy định những người đàn ông trưởng thành mà cô sẽ phải ngủ cùng.
Tumblr media
Celeste (trái) với chị gái Amy.
“Chúng tôi được chải chuốt. Chúng tôi phải tham gia các nghi thức được tổ chức hàng tuần.. Tôi mới 10 tuổi. Tại thời điểm đó, tôi đã nói 'Tôi không muốn' và tôi đã bị trừng phạt vì điều đó. Tôi đã bị một số người đàn ông trưởng thành cưỡng hiếp, ép làm những việc mà tôi không muốn làm. Thế nhưng, chẳng có bàn tay nào chìa ra giúp đỡ, nên tôi cũng chẳng có lối thoát”.
Đấu tranh cho công lý
Đối với Verity, Hope và Celeste, con đường dài đến với công lý bắt đầu khi họ thoát khỏi giáo phái.
Hope, người rời khỏi giáo phái năm 18 tuổi, cuối cùng đã đến trình diện cảnh sát ở tuổi 25, sau khi thoát khỏi một mối quan hệ lạm dụng. Tên Derek Lincoln, người cũng đã lạm dụng Verity, đã bị kết án 12 năm tù vào năm 2020.
Tumblr media
Năm 2018, Verity đã lên tiếng tố cáo cha đẻ của mình.
Verity bỏ chạy năm 15 tuổi, sau khi một thành viên nam của giáo phái cố gắng thực hiện kỷ luật với cô bằng thắt lưng và cô đã chống cự để thoát khỏi hắn ta, nhưng phải 16 năm sau cô mới có thể kể lại câu chuyện của mình cho cảnh sát.
Cha của Verity, Alexander Watt, đã bị kết tội lạm dụng tình dục đối với cô và một đứa trẻ khác, nhưng không bị bỏ tù. Nhưng cô vẫn hy vọng sẽ tìm ra và bắt được những kẻ đã lạm dụng cô. “Điều khó chịu là những kẻ lạm dụng tôi vẫn đang đi lại tự do. Tôi sẽ cảm thấy nhẹ lòng phần nào khi kẻ bạo hành tôi tồi tệ nhất đã bị bắt".
Tumblr media
Celeste hiện đã lên tiếng về những ám ảnh tâm lý mà mình phải chịu đựng.
Hiện tại, giáo phái quái dị này vẫn tồn tại, dưới tên The Family International, và được điều hành bởi Karen Zerby.
Giờ đây Hope, Verity và Celeste hy vọng sẽ có nhiều người sẵn sàng đứng lên để vạch mặt những tên bạo hành trẻ em. Verity nói: "Tôi hy vọng có thể liên hệ với những người khác, không chỉ là những nạn nhân của giáo phái tàn ác kia, mà bất kỳ ai bị lạm dụng, để cho mọi người biết rằng công lý sẽ ở bên họ nếu họ dũng cảm nói ra. 
Nếu không bao giờ tiết lộ sự thật thì mọi người làm sao biết được? Có những người sẽ tin bạn và ngay cả khi bạn không đòi lại được công bằng, thì ít nhất câu chuyện của bạn sẽ tiếp thêm sức mạnh cho bạn và giúp bạn vượt qua được những ký ức đau buồn".
Nguồn: The Sun
L.T
Adblock test (Why?)
Nguồn https://ift.tt/3yx1czm
0 notes
hoanvu-2016-us · 4 years
Text
Chặng cuối của vụ án Hồ Duy Hải: Chúng ta ứng xử thế nào trước phán quyết sau cùng?
(bởi adminTD, 05/05/2020)
Luật khoa, Võ Văn Quản, 5-5-2020
(truy cập từ https://baotiengdan.com/2020/05/05/chang-cuoi-cua-vu-an-ho-duy-hai-chung-ta-ung-xu-the-nao-truoc-phan-quyet-sau-cung/)
Tumblr media
Hồ Duy Hải (Ảnh trên mạng)
 Giám đốc thẩm là thủ tục tố tụng đặc biệt, nhằm xem xét lại bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án.
Giám đốc thẩm không xem xét lại sự thật khách quan của vụ án. Nó chỉ xem xét xem cơ quan tiến hành tố tụng có sai sót trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử hay không.
Kết luận của phiên tòa giám đốc thẩm vì vậy có thể tồn tại dưới nhiều dạng: (1) giữ nguyên bản án có hiệu lực và bác kháng nghị; (2) hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực để điều tra lại; (3) hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực để xét xử lại ở cấp sơ thẩm; (4) hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực và đình chỉ vụ án; (5) trực tiếp sửa bản án đã có hiệu lực pháp luật; và (6) đình chỉ xét xử giám đốc thẩm.
Vụ án Hồ Duy Hải đang đi đến thủ tục tư pháp này.
***
Hồ Duy Hải bị bắt vào tháng Ba năm 2008.
Tháng 12 năm 2008, tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Long An tuyên anh án tử hình.
Tháng Tư năm 2009, tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP. Hồ Chí Minh bác đơn kháng cáo của Hải, giữ nguyên hình phạt tử hình.
Hai lần nhận án tử hình, bị cáo Hồ Duy Hải đã đi trên dây giữa sự sống và cái chết được hơn 11 năm.
Một phần đời người. Và cả đời tuổi trẻ của một thanh niên.
Chúng ta đang đi đến những quãng cuối cùng của sự chờ đợi thống khổ ấy, với phiên tòa giám đốc thẩm của hội đồng thẩm phán – tòa án nhân dân tối cao, cấp xét xử cao nhất mà Hải có thể đi tới.
Ta sẽ phải đối mặt với phán quyết này như thế nào? Ta sẽ phải lựa chọn thái độ ra sao?
***
Người ta thường hay nói về tính chính danh trong xã hội hiện đại, nhưng ít ai định nghĩa chính danh là gì.
Chính danh chính trị (political legitimacy) thường được giải quyết bằng câu hỏi quyền lực nhà nước có đại diện cho số đông và bảo vệ số đông người dân hay không. Song tính chính danh tư pháp (judicial legitimacy) không có cái diễm phúc được hiểu thông qua cách thức giản đơn như vậy.
Ở bất kỳ quốc gia nào, bản chất của một tòa án là phi dân chủ. Họ không được nhân dân bầu ra, không có trách nhiệm tuân thủ nguyện vọng của nhân dân, và không có trách nhiệm giải trình về bản án của mình trước nhân dân. Tính chính danh của một tòa án, vì vậy, thường được cho là đến “từ quá trình xét xử”: Tòa có độc lập hay không? Tòa có thượng tôn pháp luật hay không?
Hiển nhiên, đây không phải là cách duy nhất người ta nhìn nhận về tính chính danh của tòa. Trong quyển “courts: a comparative and political analysis”, Giáo sư Martin Shapiro (đại học Harvard) phản đối việc chỉ dựa vào tiến trình tố tụng để lý giải cho sự cần thiết của chế định tư pháp tòa án.
“Tòa cần phải được đánh giá dựa trên bản án cuối cùng của nó” – ông nói. Theo cách tiếp cận này, phép thử dân chủ cho sự chính danh của một tòa án nằm ở chỗ “kết quả cuối cùng” của nó có hướng tới công lý, có nhằm bảo vệ và cải thiện đời sống con người hay không. Nếu bản án không có đóng góp gì cho mục tiêu xây dựng xã hội tốt đẹp hơn, việc bảo vệ thứ độc lập trừu tượng của hệ thống tư pháp cũng chẳng có ý nghĩa gì.
Nhưng thế nào là xã hội tốt đẹp hơn? Thế nào là công lý? Thật khó để tìm ra một điểm dung hòa cả hai luồng ý kiến. Ngay cả những thẩm phán tài ba của Tối cao pháp viện Hoa Kỳ cũng luôn phải tự nhắc nhở mình về tính chính danh của cơ quan tư pháp quyền lực nhất liên bang, vốn luôn được rất nhiều luật gia trên thế giới thần tượng.
Trong ghi chép phần tranh luận (oral argument) tại Tối cao pháp viện của án lệ nổi tiếng Gill v. Whitford hồi năm 2016 liên quan đến việc đảng Dân chủ tại Wisconsin cáo buộc chính quyền tiểu bang do đảng Cộng hòa cầm quyền cố tình đưa ra các đạo luật để “thao túng vùng bầu cử” (partisan gerrymander), chánh thẩm John Robert đã phải cân nhắc:
“Giả sử tin về việc đảng Dân chủ thắng vụ kiện này đến tai một người dân trên đường phố Wisconsin, họ sẽ nói gì? Nếu họ đủ bình tĩnh, có thể họ sẽ hỏi vì sao đảng Dân chủ thắng. Và câu trả lời của chúng ta, đối với họ, đơn giản chỉ là những mớ thuật ngữ pháp lý xã hội vô nghĩa lý (sociological gobbledygook). 
Trong khi đó, đường phố rõ ràng cũng không có chỗ cho sự lịch thiệp nói trên. Họ sẽ gọi chúng ta là đám vớ vẩn. Rằng Tối cao pháp viện đang ủng hộ đảng Dân chủ và thù ghét đảng Cộng hòa. Khi điều này xảy ra, vai trò và sự chính trực của Tối cao pháp viện đang bị đe dọa nghiêm trọng trước con mắt quốc dân”.
Lo lắng của chánh thẩm John Robert được Giáo sư Luis Fuentes-Rohwe, trường đại học Indiana Bloomington, nhìn nhận dưới góc độ “sự trung thành chính thể” (institutional loyalty).
Ông nhận định, người Mỹ đã từng rất thần tượng hệ thống tòa án Hoa Kỳ. Sự tin tưởng đó không phải bởi kết quả bản án, hay thậm chí là quá trình xét xử. Nó được xây dựng bởi lòng tin của toàn bộ quốc gia đối với vai trò đọc, hiểu và giải thích pháp luật được chính Hiến pháp trao cho Tối cao pháp viện Hoa Kỳ.
Công chúng có thể không hài lòng với kết quả của một vụ án cụ thể. Nhưng họ không thách thức trí tuệ và sự công minh của các thẩm phán. Đối với họ, các thẩm phán khác biệt hoàn toàn với chính trị gia “tráo trở và gian dối”. Đây chính là mấu chốt khiến cho vị thế của tòa án đặc biệt, khiến cho công chúng còn phải “ngước nhìn” các thẩm phán.
Khi “sự trung thành với chính thể” của một quốc gia không còn; đó là lúc các thẩm phán bị xem là những tay chơi chính trị, đơn thuần “choàng áo thụng” để xử án.
Sự lo lắng của thẩm phán Robert quả thật không thừa. Từ năm 2016, môi trường chính trị Hoa Kỳ đã hoàn toàn thay đổi với sự thắng thế của Donald Trump. Với việc ông này cổ vũ phong trào thách thức thể chế chính trị Hoa Kỳ, rồi kế đó là khủng hoảng phân cực tồi tệ nhất Hoa Kỳ sau Nội chiến, niềm tin vào chính thể mà Hiến pháp Hoa Kỳ đã xây dựng, trong số đó có Tối cao pháp viện, đang sụt giảm nghiêm trọng.
Người ủng hộ Trump gọi thẩm phán Ruth Bader Ginsburg là “con chó cái của đảng Dân chủ” sau khi bà phê bình cách nói chuyện của Trump.
Người ghét Trump gọi thẩm phán Brett Kavanaugh (do Trump bổ nhiệm) là một “thằng hiếp dâm” không hơn không kém sau những cáo buộc dành cho ông này.
Tối cao pháp viện Hoa Kỳ đang phải đối mặt với khủng hoảng niềm tin chưa từng có tiền lệ.
***
Vậy người Việt Nam tin vào điều gì?
Chúng ta có sở hữu “sự trung thành chính thể” đối với tòa án Việt Nam hay không?
Có thể tự tin mà nhận định rằng người Việt Nam chưa bao giờ có một niềm tin “son sắt” dành cho hệ thống tư pháp Việt Nam như người Mỹ dành cho hệ thống của họ.
Chúng ta chưa từng nhìn thẩm phán như những con người vượt lên trên chính trị.
Làm sao những người dân bình thường có thể làm điều đó, khi mà ngay cả hiến pháp và luật Tổ chức tòa án còn khẳng định các cơ quan tư pháp là cánh tay thể chế, phải trung thành với các loại tuyên ngôn chính trị từ cao xuống thấp?
Hay người Việt Nam có niềm tin về quá trình và sự công tâm của tòa án Việt Nam hay không?
Vẫn là con số không.
Trong nghiên cứu có tên “Corruption in Asia: rethinking the governance paradigm” của Giáo sư luật Timothy Lindsey và Giáo sư kinh tế – sử Howard W. Dick thuộc đại học Melbourne, hai khoa học gia cho thấy người Việt không có mấy niềm tin vào hệ thống tư pháp quốc gia. Theo họ, điều này không chỉ do tác động của thực trạng pháp luật quốc gia, mà còn do đặc điểm lịch sử – văn hóa.
Từ việc đặt đạo đức lên trên pháp luật của ngàn năm Khổng giáo, sự yếu kém đã thành bản chất của các cơ chế tư pháp phong kiến, cho đến sự lộn xộn của nền chính trị thời chiến, người dân kỳ vọng và tin tưởng hơn vào các công cụ cưỡng chế bạo lực của cơ quan hành pháp, khi so sánh với “những tờ giấy vụn” do cơ quan tư pháp ban hành. Nghiên cứu này được thực hiện vào tận đầu những năm 2000. Song giá trị phân tích của nó 20 năm sau tại Việt Nam vẫn còn đó.
Thực tế trên đẩy người Việt Nam vào thế chỉ còn có thể chọn một niềm tin rất thực dụng khi nói đến các cơ quan tư pháp – kết quả.
Miễn là kết quả đúng với mong muốn hay nguyện vọng của mình, cơ quan tư pháp sẽ trở nên “công minh”, “sáng suốt”. Nhưng nếu kết quả đi ngược lại điều này, tòa án đơn giản chỉ là “con rối”, nơi tập hợp “những kẻ nhận hối lộ”. Cách tiếp cận này chỉ càng khiến vai trò và niềm tin vào hệ thống tư pháp của Việt Nam sụt giảm.
***
Với vụ án của Hồ Duy Hải, nhờ vào sự kiên cường của thân mẫu anh, nhờ vào sự nhiệt thành của các luật sư tham gia, nhờ sự lên tiếng của báo chí, và quan trọng nhất là nhờ vào công luận Việt Nam, chúng ta có lẽ đang được chứng kiến một quy trình tư pháp phần nào công khai và sòng phẳng.
Một ngày trước ngày thi hành án tử cho anh (4/12/2014), chủ tịch nước Trương Tấn Sang gửi công văn cho chánh án TAND tối cao và viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị hoãn thi hành án tử hình để xem xét kỹ trước khi thi hành án, từ đó tạo thêm nhiều thời gian cho quá trình xem xét lại thủ tục tố tụng trước đó.
Đại biểu quốc hội Lê Thị Nga cũng can đảm dấn thân vào vụ án, với báo cáo của bà ghi nhận bản án kết tội Hồ Duy Hải “chưa đủ cơ sở vững chắc”, và “có đầy đủ căn cứ để giám đốc thẩm” cũng như “cần phải xem xét, kháng nghị giám đốc thẩm vụ án này”.
Đến năm 2019, viện KSND tối cao ra quyết định kháng nghị giám đốc thẩm. Họ nhận định bản án sơ thẩm và phúc thẩm tuyên tử hình Hồ Duy Hải là chưa phù hợp với tình tiết khách quan vụ án; việc thu thập, đánh giá chứng cứ, tài liệu chưa đầy đủ; vụ án có nhiều nội dung cần chứng minh nhưng chưa được làm rõ.
Có thể nói mọi thủ tục tư pháp, mọi cân nhắc pháp luật đã được gần như mọi cơ quan có liên quan xem xét và đánh giá.
Chúng ta không hề biết sự thật. Và tôi tin là ngay cả các thẩm phán của tòa án nhân dân tối cao cũng vậy. Điều họ có thể làm là nhìn vào quy trình tố tụng và chứng cứ để đưa ra phán quyết cuối cùng.
Với những chứng cứ rất rõ ràng, tôi tin vụ án Hồ Duy Hải ít nhất cũng sẽ được trả hồ sơ để xét xử lại, nếu không nói là phải trả hồ sơ để điều tra lại từ đầu.
Song với những đặc trưng khó có thể chối bỏ nói trên của nền tư pháp Việt Nam, không khỏi bùi ngùi khi nghĩ rằng bản án sẽ không thể nào làm thay đổi cách nhìn của người dân đối với hệ thống tư pháp, và lại càng không thể làm thay đổi chính bản chất thật sự của hệ thống.
Dù phán quyết chung thẩm có là gì đi chăng nữa, những vấn đề cốt lõi gây ra án oan của hệ thống tư pháp Việt Nam vẫn còn nguyên đó.
Trả lại sự trong sạch cho Hồ Duy Hải theo đúng như những gì hồ sơ thể hiện là cần thiết, là việc phải làm. Nhưng công lý vẫn chưa chiến thắng, khi người Việt Nam ta còn chưa định hình được công lý là gì.
0 notes
yenvan1106-blog · 7 years
Photo
Tumblr media
Q : Không học lại, không thi lại, không phải sinh viên! 1. Mọi khi thì topic béo/xấu/FA/vân vân chỉ làm tổn thương một bộ phận dân số thôi, còn topic hôm nay lại seckill toàn bộ quần chúng! (sec-kill : một phát chết hết, chết không kịp kéo quần, ai chơi game hiểu mà ha =v=) 2. Kinh dị nhất là không ai học lại cùng mình! Cứ như một mình chống mafia với đám lớp dưới ấy! 3. 99%... 0kb/s... download failed…… 4. Chỉ cần có người làm cùng, nhiệm vụ khó khăn cỡ nào tui cũng sẽ vui vẻ làm. 5. Mỗi lần đăng kí môn là một lần bị hiếp dâm tinh thần. 6. Nuôi gà nửa năm, đến kì sinh sản mới biết nó vô sinh. 7. Có ai hiểu được cảm giác trong phòng thi rộng lớn mà chỉ có mỗi mình thôi không? 8. Tình thầy trò là gì, tình cô trò có ăn được không, ngay cả sự tín nhiệm cơ bản nhất giữa người với người cũng không giữ được! 9. Mang thai 9 tháng cuối cùng khó sinh. 10. Thằng A “tao làm bài thấy gớm quá, thi lại chắc luôn!” Thằng B “tao cũng không hơn gì mày đâu” Thằng C “hẹn ngày thi lại chúng ta cùng tao ngộ”. Mắc éo gì mà giờ có mỗi mình tao thi lại vậy…… 11. Làm sanh diêng phải có dũng khí đối mặt với thi lại, làm không được thì sau này sẽ chẳng được tích sự gì hết. 12. Hồi nhỏ bài thi được 9 thì khóc vì buồn, lớn lên bài thi được 6 thì gào rú vì đủ qua môn. 13. Hồi nhỏ phát bài ra được 9 thì cảm thấy rất xấ hổ, lớn lên phát bài ra được 6 thì cảm thấy hãnh diện vô cùng. 14. Giống như đèn đỏ í, gặp nhiều là quen, nhưng lần nào cũng vẫn thấy đau. 15.“Học kì sau phải cố gắng học hành!” lúc nào cũng thế. 16. Tranh thủ làm thân với bọn lớp dưới, trong lớp và trong phòng thi nhờ tụi nó giúp đỡ. 17. Năm nhất thi lại 2 môn học lại 1 môn. Năm hai thi lại 1 môn. Năm ba thi lại 6 môn học lại 1 môn. Năm tư không thi cử gì nhưng vẫn chưa được tốt nghiệp. 18. “Cô rất tiếc, em chỉ thiếu đúng 0.1 nữa thôi”…… 19. Một môn ít nhất 2 chỉ, 1 chỉ ít nhất 240NDT, chừng đó là được 480 cái trứng gà luộc nước trà rồi đó! (mính có hột gà nướng thì nó có trứng luộc trà =))))) 20. Cứ nghĩ thi lại là trời sập đến nơi rồi, nhưng thật ra là cả vũ trụ đều sập. 21. Đi ị, điện thoại – check, thuốc lá – check, bật lửa – check, giấy vệ sinh… đ*t mẹ…… 22. Giáo viên bộ môn nhẹ nhàng thông báo, học kì sau muốn gặp lại tui. 23. Trước lạ sau quen, không cần hốt hoảng. 24. Học trong nước, thi lại học lại thì là điều bình thường, nhưng du học sinh như tui đây thì đó là cả một vấn đề đấy, và vấn đề ấy không phải nghiêm trọng thường đâu! Có nhiều chuyện, nếu không liên quan đến sự sống còn thì chẳng ai nghiêm túc cả. 25. Bình tĩnh tự tin không cay cú, âm thầm chịu đựng nghĩ cách sửa giấy báo điểm về nhà từ 1.9 thành 7.9 26. “Em yêu, sao con mình nhìn giống ông hàng xóm thế?” => cảm giác này đây. 27. Gõ bàn, là tín hiệu quay cóp, im lặng, là điềm báo nợ môn. 28. Ăn hành nửa năm tìm chiến thuật, boss còn 0.1%, toàn đội đồng loạt rớt mạng. 29. Quen rồi thì chẳng sao cả. 30. Trong mọi hoàn cảnh, chỉ cần có bạn bè, khó khăn sẽ chẳng là gì, cảm giác như vừa rơi xuống đáy vực, nhìn sang thì thấy bạn bè cũng rơi cùng, hạnh phúc lắm. 31. Biết tin mình thi lại, sét đánh ngang tai. Biết tin bạn mình cũng thi lại, mây đen tan bớt. Biết tin đứa trâu bò nhất lớp cũng thi lại, trời trở nên quang đãng. Biết tin còn nhiều người khác cũng thị lại, gió mơn man nhẹ thổi. Biết tin cái đứa mình ghét cay ghét đắng cũng thi lại, nắng chiếu lung linh muôn hoa vàng~ 32. Thím nào ở trên nói đi ị nhớ mang hết quên mang giấy í, bao thuốc lá cũng là giấy, xé ra dùng đỡ đi. 33. Cảm giác đầu tiên không phải là buồn bã khổ sở gì mà là nghĩ cách làm thế nào để nói với mẹ… 34. Người khác khai giảng, you là cuối kì, người khác cuối kì, you khai giảng, cứ thế lặp lại. 35. Ai cũng nói đại học mà thi lại là thứ không đàng hoàng, nhưng thiệt ra đại học mà không thi lại mới là thứ không đàng hoàng. 36. Người khác học 4 năm, tui học 6 năm. 37. “Không sao đâu, mọi việc sẽ ổn thôi, để ba đánh mày một trận là được rồi.” 38. Có ai hiểu cảm giác đã quay bài trót lọt mà vẫn phải thi lại là như thế nào không? 39. Quay cóp đã là gì, môn thi cho phép dùng tài liệu mà vẫn phải thi lại đây này! 40. Một đám cùng nhau than thở, cuối cùng chỉ có mỗi mình thi lại, lũ phản bội, bọn lừa đảo. 41. Học sinh hâm mộ sinh viên chỉ cần đủ điểm là lọt, sinh viên hâm mộ học sinh không cần đủ điểm vẫn lọt. 42. Còn giữ chữ tín hơn cả đèn đỏ, cái đó còn sớm trễ vài ngày chứ thi cử là chết đúng ngày đúng tội. 43. Trước khi thi đếch biết cái vẹo gì, thi xong cái vẹo gì cũng biết. 44. Thể dục mà cũng phải thi lại là cái đách gì! 45. Nô cảm giác, không đau vì quá đau. 46. Mấy thím có hiểu cảm giác thiếu 0.1 thôi mà học bổng hai năm cuốn theo chiều gió luôn không? 47. Ít ra mấy thím còn được thi lại trong trường đại học, ông đây sắp phải thi đại học lần thứ 4 đây! 48. Học lại một môn, dâng cho trường những 800NDT, bao nhiêu đứa như thế, bao nhiêu môn như thế, trường không cho qua môn là đúng rồi. 49. Thi lại học lại giống như bị hiếp dâm, nếu không thể chống cự thì hãy hưởng thụ nó. 50. Thím ở trên, không chỉ có mỗi mình thím phải thi lại môn thể dục đâu. 51. Giống con gái lần đầu có đèn đỏ thôi mà, lần đầu thì vừa sợ vừa xấu hổ, cắn răng chịu đựng lần sau phải cẩn thận hơn các kiểu, sau này quen dần thì chả ngại nữa, có ngại cũng không thay đổi được sự thật. 52. Lần đầu bị sờ mông, rất sợ hãi, lần hai bị sợ ngực, rất hoảng hốt, lần ba bị hiếp dâm, rất khủng khiếp, sau này thì quen rồi, bị hiếp cũng thấy sướng, ngon thì tới, xem ai sợ ai. • Dịch: Vi Dôlô
2 notes · View notes
daycattocgiare · 5 years
Text
Rùng mình sự thật đằng sau những vụ cưỡng bức gây sốc nhất làng giải trí
(Dân Việt) Chỉ khi nạn nhân nữ lên tiếng, tội ác của những "yêu râu xanh" mới bị đưa ra ánh sáng.
Liên tiếp những vụ cưỡng bức liên quan đến ngôi sao showbiz Hoa, Hàn được phơi bày khiến dư luận bức xúc. Với những nữ diễn viên, có người bị lạm dụng tình dục đến mức tự sát hoặc phát điên. Có người phải điều trị tâm lý một thời gian dài.
Trong đó, không ít thủ phạm là các sao nam hay những ông trùm đội lốt "yêu râu xanh".
Một loạt sao nam Hàn Quốc bị tố có hành vi cưỡng bức
Phong trào MeToo (chống quấy rối và bạo hành tình dục) dâng cao trong showbiz Hàn thời gian gần đây với 3 scandal lớn nhất thuộc về nam ca sĩ Seungri, vụ án Jang Ja Yeon và cựu Thứ trưởng Bộ Tư pháp Kim Hak Eui.
 Nam ca sĩ Seungri thừa nhận hành vi phát tán ảnh phi pháp
Nam ca sĩ Seungri cùng nhóm bạn trong nhóm chat Kakao Talk có nhiều đoạn nói chuyện về việc chuốc thuốc mê với các cô gái, sau đó cưỡng bức họ trên xe ô tô. Không những thế, nhóm này còn chụp hình khỏa thân, quay clip sex trong lúc cưỡng bức họ rồi phát tán trong nhóm chat.
Hiện tại, nam ca sĩ Jung Joon Young đang bị khởi tố vì hành vi này. Ngoài ra, Seungri - cựu thành viên nhóm Big Bang cũng bị đặt nghi vấn tương tự. Tuy nhiên, Seungri chỉ thừa nhận hành vi phát tán ảnh phi pháp chứ không thực hiện việc quay video sex.
Nam ca sĩ Lee Jong Hyun của nhóm CNBlue cũng bị phát hiện có đời sống tình dục thác loạn khi liên tục "khoe chiến tích" lên giường với nhiều cô gái trong 1 ngày.
Mới đây nhất, nam ca sĩ Kim Hyung Jun nhóm SS501 còn bị một nữ nhân viên quán bar tố hành vi cưỡng bức từ nhiều năm trước. Hiện tại, Kim Hyung Jun đã lên tiếng phủ nhận, nói cả hai quan hệ đồng thuận.
 Nam ca sĩ Kim Hyung Jun bị tố cáo cưỡng bức nhưng phủ nhận
Chưa hết, cựu Thứ trưởng Bộ Tư pháp Hàn Quốc - Kim Hak Eui cũng bị điều tra lại về vụ nhận hối lộ tình dục và cản trở điều tra vụ án Jang Ja Yeon bị biến thành công cụ nô lệ tình dục.
Liên tiếp những hành vi thác loạn của những sao nam Hàn Quốc đang hé lộ mảng tối đáng sợ phía sau ánh hào quang của những gương mặt nam thần ngây thơ. Còn nhớ CEO Jang Seok Woo của công ty giải trí Open World đã bị phạt 6 năm tù giam vì hành vi xâm hại tình dục những thực tập viên nữ. Có nạn nhân còn ở độ tuổi vị thành niên.
Jang đã bỏ thuốc kích dục vào nước uống, cưỡng bức các cô gái. Theo lời kể của một cựu thực tập sinh, Jang làm tất cả những điều tồi tệ nhất với một cô bé chỉ mới học lớp 6.
 Jang Seok Woo bị lĩnh án vì tội hiếp dâm
Sau khi vụ việc về CEO “yêu râu xanh” này qua đi, showbiz Hàn tiếp tục xuất hiện thêm những vụ việc kinh hoàng khác. Có tới 8 trên 10 công ty giải trí ở Hàn vướng bê bối lạm dụng đối với học viên.
Những nữ diễn viên bị cưỡng bức đến thân tàn ma dại
Jang Ja Yeon là trường hợp nổi cộm thời gian gần đây do được nhắc đến liên tục. Vụ tự sát của nữ diễn viên vào năm 2009 tới 10 năm sau mới được điều tra lại. Đài SBS đưa tin Jang Ja Yeon bị biến thành công cụ tình dục cho 31 nhân vật quyền lực với hơn trăm lần.
Nhiều nghi phạm giữ chức vụ cao tại các cơ quan truyền thông, giải trí, kinh tế, pháp luật. Tuy nhiên, nhiều năm qua, vụ án vẫn chưa được xét xử minh bạch khiến hơn 70% dân Hàn bức xúc yêu cầu phải điều tra lại.
 Jang Ja Yeon bị cưỡng bức tập thể nhiều lần trước khi qua đời
Qua những lời kể của người thân thiết với Jang Ja Yeon, nữ diễn viên này nhiều lần bị cưỡng hiếp tập thể. Có khi cô bị ép ngủ với 3-5 người đàn ông cùng lúc. Trước khi qua đời, cô cũng bị tấn công tình dục.
Người quản lý công ty còn ép cô viết ra bản ghi chép những người cô từng phục vụ nhưng sau đó ông ta bảo cô nên chết đi. Vì quá tuyệt vọng, Jang Ja Yeon đã treo cổ tự sát.
Riêng ở Hong Kong, Lam Khiết Anh từng được coi là ngọc nữ màn ảnh với nhan sắc trong sáng. Nhưng cuộc đời đi tới bi thảm khi nữ diễn viên này bị cưỡng bức. Tinh thần của Lam Khiết Anh suy giảm trầm trọng, từng nhiều lần có ý định tự tử.
Cô sống lang thang đầu đường xó chợ trong trạng thái nửa tỉnh nửa điên. Lý do khiến cô bị rơi vào khủng hoảng do chuyện tình tan vỡ, cộng thêm việc 2 lần bị cưỡng bức. Đầu năm 2018, cô trả lời báo chí, vạch trần 2 "yêu râu xanh" đã cưỡng bức cô trước đây là ông trùm Tăng Chí Vỹ và nam diễn viên Đặng Quang Vinh.
Cả hai đều là những nhân vật đình đám trong showbiz Hong Kong. Trước cáo buộc này, Tăng Chí Vỹ phủ nhận còn Đặng Quang Vinh đã qua đời trước đó.
 Ảnh ngày trẻ của ngọc nữ Lam Khiết Anh
Tháng 11 năm ngoái, người ta phát hiện ra thi thể Lam Khiết Anh đã bị phân hủy 2, 3 ngày trước khi được tìm thấy nằm ngã trong nhà vệ sinh. Cuộc đời bi thảm của nữ diễn viên khiến nhiều người xót xa. Trước khi cô qua đời, kẻ mà cô tố cáo cưỡng bức vẫn nằm ngoài vòng pháp luật.
Những lời tố cáo muộn màng của nạn nhân nữ trong showbiz
"Yêu râu xanh" chỉ bị bắt khi chính những nạn nhân lên tiếng tố cáo. Nữ diễn viên Lee Mae Ri mới đây được coi là Jang Ja Yeon thứ hai.
Cô lên tiếng tố cáo những nhân vật "máu mặt" trong giới chính trị - kinh tế Hàn đã ép cô tiếp rượu, quấy rối tình dục trong xe. Ngay khi vừa lên tiếng, Lee Mae Ri đã bị cảnh cáo bởi sự quyền lực của nhân vật này. Vậy nhưng, cô không sợ hãi vì muốn lên tiếng vạch trần tội ác.
 Lưu Cẩm Linh
Diễn viên Hong Kong Lưu Cẩm Linh từng bị gây mê, cưỡng hiếp sau đó còn bị tống tiền. Cô không dám nói ra sự thật vì sợ uy quyền của kẻ cưỡng bức. Cô không còn cơ hội đóng phim những năm gần đây, mà quay ra làm nhân viên bảo hiểm.
Có thể nói scandal cưỡng hiếp gây bức xúc nhất năm 2012 thuộc về thiếu gia thác loạn xứ Đài - Lý Tông Thụy. Hàng loạt bức ảnh, video ghi lại cảnh đồi bại của người đàn ông này bị phát tán trên mạng. Lý Tông Thụy dùng thuốc mê, cưỡng bức 60 nữ nghệ sĩ hạng A.
Chỉ tới khi một số nạn nhân dám lên tiếng tố cáo, thiếu gia này mới bị xử án. Hành vi đồi trụy của hắn bị phạt mức án 39 năm 2 tháng tù giam với tội danh quay lén cảnh khỏa thân và cưỡng bức quan hệ tình dục. Kiểm tra máy tính của Lý Tông Thụy, tại thư mục có tên là "Collection" (bộ sưu tập), cảnh sát phát hiện 93 đoạn clip sex do chính y thực hiện và 176 bức ảnh khỏa thân của các "chân dài" đã qua tay hắn.
Vụ án kéo dài suốt 5 năm, tổng số nạn nhân lên con số kỷ lục, hầu hết là người mẫu, diễn viên, MC có tiếng trong làng showbiz xứ Đài.
Tag:  sao han, sao hoa, scandal cuong buc, scandal sao han, scandal sao hoa   
Nguồn: Sưu Tầm
0 notes
cuocdoisutu · 4 years
Text
Đừng cố trốn tránh như một con rùa rụt cổ vì điều này không làm bạn trở nên tốt hơn. Thay đổi sẽ khiến bạn mất đi một thứ gì đó có thể tốt nhưng bù lại sẽ ban tặng cho bạn một thứ khác tốt hơn ban đầu.
Bạn đã từng nghe câu này: "Đôi khi, chạy trốn không đáng để bạn xấu hổ, mà là cách hay để bạn giải quyết vấn đề". Có một vài chuyện khiến người trẻ đau đầu không biết phải xử trí thế nào cho vẹn cả đôi đường. Họ chỉ muốn thoát ra khỏi tiềm thức của mình. Chẳng hạn, khi họ bị thất tình, họ tìm đến rượu để quên sầu, quên người yêu cũ, làm tê liệt não mình bằng rượu. Hoặc công việc quá khổ cực, bạn không muốn làm, hoặc là bạn tắt điện thoại để trốn sếp, hoặc tìm rượu giải sầu. Nhưng liệu trốn chạy có phải là cách tối ưu để giải quyết vấn đề?
Có một quyển sách mang tên "Tại sao chúng ta luôn trốn chạy?" của nhà trị liệu tâm lý người Mỹ Joseph Burgo, tác giả tin rằng để thoát khỏi đau khổ, chúng ta sẽ tự dối lòng mình bằng nhiều cách khác nhau, nhưng những cách này thường tiêu cực và vô dụng.
Bạn có phải là người thường chạy trốn không?
Trong những năm gần đây, độ tuổi 9X được quan tâm nhiều nhất: một số người trẻ 9X đã tìm đến cửa phật và quyết định xuất gia, một số người khác lại cho rằng mình không còn tin vào tình yêu và không màng đến chuyện cưới hỏi và cũng không ít người đã kết hôn nhưng lại li hôn không lâu sau đó. Nhiều bạn trẻ chưa đủ chín chắn, thiếu can đảm để đối mặt với cuộc sống nên họ sẽ chọn cách thoát khỏi nỗi đau để tránh trái tim họ bị tổn thương. Do đó, trong mắt công chúng, 9X là nhóm đặc biệt nhạy cảm và dễ bị tổn thương và khi bạn bị rơi vào tình huống như vậy, bạn chỉ muốn trốn thoát.
Em họ của tôi sinh năm 1996, khi đi chơi cùng bạn trai, cô ấy luôn cố tình giữ khoảng cách. Bởi vì em tôi sợ phải tiếp xúc với các mối quan hệ thân mật đến khi bị "đá" sẽ rất khủng hoảng và hụt hẫng. Dù trong công việc hay cuộc sống, khi cô gặp rắc rối, phản ứng đầu tiên của cô là xử lý các mối quan hệ xấu và sợ gây rắc rối cho người khác nên khước từ mọi sự giúp đỡ bên ngoài. Vì việc hay trốn chạy, cô đã bỏ lỡ nhiều người quan trọng trong cuộc đời mình.
Có những trường hợp tương tự trong cuốn sách. Chẳng hạn, một cô gái, cha mẹ li hôn khi cô còn rất nhỏ, không có tình yêu và sự quan tâm trong gia đình mới và thậm chí còn bị hiếp dâm. Để thoát khỏi nỗi sợ hãi trong lòng, cô chọn cách ăn uống nhiều đến mức nôn mửa để quên đi cảm giác bị hành hạ. Một ví dụ khác, có một chàng trai không muốn đối mặt với cuộc sống sau khi kết hôn nên trước giờ cử hành hôn lễ, anh đã không từ mà biệt. Trước thực tế bất hạnh, áp lực xã hội và lo lắng về các mối quan hệ, những người trẻ này đã chọn cách trốn thoát và tự lừa dối chính bản thân mình.
Trốn tránh đồng nghĩa với sự sợ hãi khó khăn, thờ ơ với cuộc đời của chính mình. Họ dường như không muốn yêu cầu bất cứ điều gì và họ có thái độ thờ ơ với mọi thứ.
Nhưng nếu suy xét kĩ thì họ thực sự quan tâm đến quan điểm và sự phán xét của người khác về bản thân mình. Họ muốn nhưng hay viện cớ. Họ rõ ràng rất thích một món đồ nhưng khi họ không có được món đồ yêu thích, họ nhẹ nhàng tặc lưỡi và bảo :"Dù sao tôi cũng không cần". Đây là một cơ chế bảo vệ tâm lý tương tự như câu chuyện con cáo và chùm nho xanh, con cáo không thể ăn nho trên cây và tự lừa dối mình với lý do nho bị chua, để đạt được sự cân bằng bên trong lòng nó, để nó bớt đau khổ khi không lấy được chùm nho.
Có một điểm rất sắc nét trong "Tại sao chúng ta luôn trốn chạy?":
Trốn chạy là phụ thuộc. Mỗi khi bạn trốn thành công thì bạn tạm thời tránh được cảm giác đau đớn, tâm trí và cơ thể của bạn sẽ được an ủi và thư giãn trong thời gian này. Lần sau, khi có một tình huống tương tự, bạn sẽ nghĩ ngay đến việc trốn chạy vì bạn tin cách này là tốt nhất.
Do đó, chúng ta phải hiểu rằng khi bạn trốn tránh nỗi sợ hãi và lo lắng, bạn sẽ càng sợ hãi và lo lắng hơn vào lần tiếp theo. Vấn đề sẽ không những không được giải quyết, mà bạn sẽ bị giam trong một vòng luẩn quẩn không thể tìm được đường ra.
Tại sao trốn chạy là tiêu cực và vô dụng?
Bản chất của việc trốn chạy là một cơ chế bảo vệ tâm lý, điều này là vô thức. Mục đích chính là khiến bạn cảm thấy không đau khổ và loại trừ những điều bạn không thể chịu đựng được. Trong nhiều trường hợp, chúng là tiêu cực và vô dụng. Joseph đưa ra rất chi tiết một số cơ chế bảo vệ tâm lý trong cuốn sách và cho thấy ba cơ chế con người hay áp dụng:
Cơ chế bảo vệ tâm lý phổ biến nhất là "đàn áp". Nếu bạn nghĩ về điều gì đó làm phiền bạn đến mức bạn không thể chịu nổi, vậy bạn có sẵn sàng nghĩ về nó lần nữa không? Hầu hết mọi người trong tiềm thức nói với bản thân rằng nếu tôi không nghĩ về điều đó, tôi sẽ không đau khổ.
Tôi có một người bạn đã sử dụng tiền tiết kiệm của mình để chơi game ngoài tiệm net. Vừa tiết kiệm tiền nhưng cô lại lấy tiền đó để chơi game. Kết quả là, tiền để dành không còn, tiền chơi game lại không có. Cô như người mất hồn vì game đã ăn vào máu cô. Để làm cho bản thân tốt hơn, cô chọn cách không nghĩ về điều đó và cố gắng kìm nén sự lo sợ của mình.
Những thứ bị đè nén vào tiềm thức chưa bao giờ biến mất, chúng vẫn luôn tồn tại và chúng sẽ ảnh hưởng đến hành vi của mọi người thông qua những cách vô thức. Người bạn này có thể kìm nén cảm xúc của mình, nhưng cuộc sống đã bắt đầu trở nên tồi tệ và mất trật tự, ngày nào cô cũng ăn mì thay cơm khi không có quá nhiều tâm tư cũng khiến cô bận lòng. Trốn chạy được một lúc cũng khá đấy, nhưng bạn có thể trốn tránh cả đời được không?
Ngoài ra, một cơ chế bảo vệ tâm lý cũng rất phổ biến, đó là "trút giận".
Mục đích chính của những người áp dụng cơ chế "trút giận" để thoát khỏi nỗi đau. Bằng cách này, họ chống lại sự bất hạnh bên trong và trút cảm xúc của mình cho người khác.
Ví dụ, nếu chồng bạn đi làm về, bạn chỉ đang xem TV. Anh ấy yêu cầu bạn lấy hộ đôi dép hay cái gì đó. Nhưng khổ nỗi bạn không nghe kịp hay như thế nào, bạn không lấy thì anh ấy bắt đầu phàn nàn. Lúc này, bạn sẽ nói: " Anh bất bình có bằng tôi không? Ở nhà chắc tôi ngồi không hay sao?"
Vì vậy, anh trở nên tức giận và trút mọi lời phàn nàn và bất hạnh của ông chủ vào công việc hôm nay: "Tôi cực khổ làm việc là vì ai? Nói vài lời cũng không được nữa sao?"
Mặc dù loại cơ chế này có thể mang đến một sự giải thoát cho trái tim của một người, nhưng chắc chắn sẽ làm tổn thương bạn bè và gia đình gần gũi với b��n.
Cơ chế bảo vệ tâm lý phổ biến thứ ba là "phân liệt". So với các cơ chế bảo vệ tâm lý khác, sự phân liệt là khó phát hiện nhất. Có một ví dụ điển hình trong cuốn sách:
Khi Tiểu Mĩ và bạn trai ở bên nhau, họ cảm thấy rằng họ yêu nhau rất nhiều. Mặc dù cô cảm thấy hạnh phúc nhưng trong lòng cô vẫn có những nghi ngờ và không biết liệu mình có lựa chọn đúng hay không.
Khi ở bên bạn trai, bất cứ khi nào cô ấy cảm thấy tức giận hoặc thất vọng, cô ấy lại nghĩ mình đã quyết định sai, sau đó cô ấy bỏ bạn trai của mình và liên lạc với đối tượng mà cô ấy từ chối trước đó.
Vấn đề của Tiểu Mĩ là cô không thể nói cho anh bạn trai biết, vì anh ta chắc chắn sẽ khó chịu hoặc đánh cô ấy. Chỉ cần cô ấy cảm thấy tức giận hoặc thất vọng, cô ấy sẽ nghi ngờ gốc rễ của mối quan hệ hiện tại.
Cô lý tưởng hóa tình yêu của mình là một trạng thái hoàn hảo, không chấp nhận những cảm xúc phức tạp khác và chống lại ngay khi cô cảm nhận được nó.
Theo quan điểm của Joseph, đây là một loại "suy nghĩ không trắng thì đen". Nó đặt mọi thứ ở cực điểm tốt đến cực xấu và trong các mối quan hệ quan trọng, nó đi kèm với những thay đổi cảm xúc cực kỳ tích cực đến hoàn toàn tiêu cực. Nó sẽ khiến một người có sự biến động rất lớn trong nhận thức của người khác, từ thiên đường đến địa ngục chỉ sau một đêm.
Không chạy trốn, hãy kiên cường và sống tích cực hơn
Joseph tin rằng mọi người phải tự nhận thức khi họ sống và dù cho ai đó cho rằng sự tự nhận thức này là nhỏ và tiến bộ mờ nhạt nhưng đó cũng đem lại có giá trị cho bản thân người đó.
Để được tư vấn về cách nói lời tạm biệt để trốn chạy, có hai gợi ý trong cuốn sách để bạn tham khảo:
Trước hết, chúng ta phải có can đảm để sống một cuộc sống tích cực. Tất cả có thể bắt đầu bằng cách nhận ra những gì mà bạn cho rằng không thể. Chỉ khi bạn hoàn toàn hiểu bản thân và hiểu cơ chế bảo vệ tâm lý của chính mình, bạn mới có thể phá vỡ vòng luẩn quẩn của sự trốn tránh và phát triển hơn. Thứ hai, trước áp lực, đừng trốn tránh, phải đối mặt và thay đổi.
Trong quá trình thay đổi, bạn có thể có một sức đề kháng mạnh mẽ. Bạn có thể sợ hãi, lo âu hoặc ghê tởm, nhưng nếu bạn can đảm và kiên trì, bạn sẽ vượt qua.
Tôi có một người bạn tốt làm trợ lý tổng giám đốc trong một công ty.
Mặc dù công việc cơ bản được thực hiện tốt, nhưng những công việc sếp giao, cô ấy hoàn thành không tốt lắm. Cô ấy nói với tôi rằng cô ấy không giỏi toán. Cô rất ngán môn toán khi còn trên ghế nhà trường. Trước những báo cáo, cô ấy rất khó chịu và mất tập trung. Vì trong lòng rất ghét tính toán nên tiến độ công việc luôn chậm. Tôi có thể cảm thấy rằng khi đối mặt với áp lực và thử thách, tiềm thức cô ấy thích trở thành một đứa trẻ mãi mãi thay vì chủ động thay đổi và thích nghi. Vì vậy, cô ấy thích tất cả các công việc mà bản thân đã quen thuộc và nếu có sự việc ngoài ý muốn xảy ra sẽ gây cho cô cảm giác bực bội và khó xử.
May mắn thay, sau khi bị ông chủ góp ý hết lần này đến lần khác, cô dần nhận ra cái giá mình phải trả cho sự thụ động của mình. Vì vậy, quyết tâm làm một cái gì đó đã thôi thúc cô thoát khỏi sự lảng tránh và vô tình với công việc.
Quá trình này không bao giờ dễ dàng cả. Có câu: "Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời". Nhiều lần, cô muốn từ bỏ và tìm lý do mới để trốn thoát.Tuy nhiên, khi cô mở lòng chấp nhận sự thay đổi và những thiếu sót của chính mình, cô bắt đầu học phần mềm tài chính mới và đăng ký khóa học kế toán. Sau đó, công việc bắt đầu trở nên suôn sẻ và lương của cô cũng nhảy lên nấc cao hơn. Thay đổi có thể khiến bạn mất đi một thứ gì đó có thể tốt nhưng đó sẽ ban tặng cho bạn một thứ khác tốt hơn ban đầu.
Bạn có thể có sự nhạy cảm sâu sắc, nhưng đừng lo lắng về việc bị choáng ngợp bởi nó, và tin rằng những cảm xúc này sẽ mang lại cho cuộc sống và các mối quan hệ nhiều ý nghĩa hơn.
Mặc dù bạn không hài lòng 100% với bản thân, nhưng bạn tin chắc rằng bạn là một người có giá trị.
Mọi người đều lớn lên và gặp những điều và những người có thể họ không muốn gặp và muốn trốn tránh để không phải khó xử. Nếu bạn sẵn sàng mở lòng, hãy đối mặt với cuộc sống. Có lẽ bạn sẽ có được một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc hơn.
Đối với những người bình thường, chúng ta không có cách nào để chọn điểm bắt đầu của cuộc sống và chúng ta không thể sống một cuộc sống mà không phải lo lắng.
Tuy nhiên, chúng ta có thể chọn cách để làm bản thân tốt hơn.
Để làm được điều này, hãy nói lời tạm biệt hai chữ trốn tránh.
sT
0 notes
tuyensinh · 5 years
Text
Vụ án 'hiếp dâm' của Warwick phơi bày những thất bại của các trường đại học về bạo lực tình dục | Nicole Westmarland
https://tuyensinh.top/?p=623 Vụ án của Warwick được nhiều người gọi là vụ án hiếp dâm trên mạng. Nghe có vẻ tương đối vô hại trong lần nghe đầu tiên, nhưng thực sự đề cập đến một trường hợp nghiêm trọng về hành vi sai trái tình dục bao gồm cả việc đe dọa hiếp dâm. Nhiều xã hội sinh viên hoặc các khóa học hiện có các nhóm trò chuyện lớn trên Facebook hoặc WhatsApp bên ngoài các hệ thống truyền thông đại học chính thức. Vụ án Warwick liên quan đến một nhóm trò chuyện với 11 sinh viên nam, những người đã gửi những tin nhắn cực kỳ khiêu dâm và bạo lực (cũng như phân biệt chủng tộc) trong một khoảng thời gian dài. Tin nhắn bao gồm các tham chiếu đến hãm hiếp tập thể và cắt xén bộ phận sinh dục. Nhiều phụ nữ trong cuộc sống công cộng và riêng tư – các nghị sĩ nữ có lẽ nổi bật nhất – đang sống với các mối đe dọa về bản chất tình dục và / hoặc bạo lực một cách thường xuyên, đôi khi hàng ngày. Các mối đe dọa hiếp dâm trên Twitter đã trở nên thường xuyên đến mức chúng gần như là tiếng ồn nền. Trong phản ứng yếu ớt trước vụ án hiếp dâm, chứng kiến ​​trường đại học cấm các thủ phạm trong nghiên cứu của họ chỉ trong một năm, Warwick đã đánh giá sai về mức độ nghiêm trọng của hình thức bạo lực tình dục này, gây ra sự phản đối từ cộng đồng của chính họ và công chúng. Bây giờ phó hiệu trưởng đã công khai xin lỗi, thiệt hại danh tiếng cho trường đại học là rõ ràng. Vụ án này có một số điểm tương đồng với vụ tấn công tình dục của Đại học Sussex mà tôi đã dẫn đầu một cuộc điều tra vào năm 2016. Những phụ nữ ở trung tâm của các vụ án cảm thấy thất vọng vì phản ứng của các trường đại học của họ, và trong cả hai trường hợp, các phản ứng chỉ được cải thiện một lần các trường hợp nhận được truyền thông quốc gia. Cũng có những thất bại liên lạc liên tục. Trong mỗi trường hợp, tác hại gây ra bởi phản ứng của trường đại học nghèo lại vượt xa những người khiếu nại ban đầu – đối với các sinh viên, nhân viên và cựu sinh viên khác. Theo trường hợp độc lập của luật sư Tiến sĩ Sharon Persaud, trong trường hợp của Warwick, sự tổn hại này đã tạo ra một di sản của người không tin tưởng, theo đánh giá độc lập của luật sư Tiến sĩ Sharon Persaud. Đánh giá làm cho nhiều khuyến nghị âm thanh. Như Tiến sĩ Persaud tuyên bố, nhiều trong số này có thể không gây tranh cãi, như các khuyến nghị xung quanh hỗ trợ chuyên gia cho người khiếu nại, các điều khoản tham khảo rõ ràng cho ủy ban đánh giá kỷ luật của sinh viên và đưa vào bộ quy tắc ứng xử vào hợp đồng sinh viên. Tôi rất hoan nghênh khuyến nghị để làm cho thông tin liên lạc bên ngoài trở nên xác thực hơn và tập trung vào người sống sót. Theo tôi, một trong những sai lầm trung tâm trong vụ án ở Warwick là chỉ định giám đốc báo chí là sĩ quan điều tra. Tiến sĩ Persaud sườn khuyến cáo rằng các cuộc điều tra chỉ nên được thực hiện bởi các chuyên gia, và cần có sự đào tạo nghiêm ngặt cho các nhà điều tra, là một điều quan trọng. Hội đồng kỷ luật cũng cần được đào tạo chuyên gia trong quan hệ đối tác với các tổ chức khu vực theo luật định và tự nguyện, như cảnh sát, trung tâm giới thiệu tấn công tình dục và trung tâm khủng hoảng hiếp dâm. Các trường đại học không cần phải phát minh lại bánh xe với phần lớn công việc này – chúng tôi có rất nhiều chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực bạo lực tình dục chuyên gia cần được rút ra khi thích hợp. Một khuyến nghị tôi thấy có vấn đề là tất cả các bên được yêu cầu ký một thỏa thuận hạn chế tiết lộ thông tin. Cho đến nay, tôi chưa thấy cách tiếp cận này có lợi cho những người sống sót. Thay vào đó, tôi đã thấy các cơ chế pháp lý được sử dụng để làm im lặng thêm những người sống sót và cản trở cơ hội của họ để được tư vấn và hỗ trợ khác. Với vai trò lên tiếng công khai trong cả hai vụ án của Sussex và Warwick, khả năng này sẽ không bao giờ bị đóng cửa. Phá vỡ sự im lặng phải được khuyến khích, không được nản lòng. Sự dũng cảm của những người khiếu nại trong cả hai trường hợp này đã thay đổi căn bản cách các trường đại học đối phó với bạo lực tình dục. Thuật ngữ bài học đã được học tiếng Anh chắc chắn là cụm từ được sử dụng nhiều nhất trong các thông cáo báo chí về bạo lực tình dục. Các trường đại học của chúng tôi là một trong những trường tốt nhất trên thế giới – chúng tôi cần phải chủ động, không phản ứng. Và chúng ta cần xây dựng dựa trên kiến ​​thức dựa trên học thuật, dựa trên thực tiễn và nạn nhân để dẫn dắt các bài học, không chỉ đơn giản là học các bài học. . (tagsToTransTable) Các trường đại học (t) Giáo dục (t) Giáo dục đại học (t) Hiếp dâm và tấn công tình dục (t) Xã hội (t) Luật (t) Học sinh Nguồn: The Guardian
0 notes
lookintomyeyeblog · 5 years
Text
Điểm tin thế giới 13/5: Mỹ sắp đánh thuế toàn bộ, Trung Quốc nói sẽ ‘không đầu hàng’; Tướng Venezuela: đã đến lúc người dân phải vùng lên
Mục Điểm tin thế giới của Đại Kỷ Nguyên News ngày 13/5 xin gửi tới quý độc giả những tin sau:
Mỹ sắp đánh thuế toàn bộ, Trung Quốc nói sẽ 'không đầu hàng'
Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố hôm thứ Hai (13/5) rằng nước này sẽ không bao giờ đầu hàng trước sức ép từ bên ngoài, sau khi Washington đe dọa áp thuế đối với tất cả hàng nhập khẩu của Trung Quốc, theo Reuters.
Sau khi Tổng thống Trump chỉ đạo Đại diện thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer khởi động kế hoạch đánh thuế 25% với phần hàng nhập khẩu còn lại của Trung Quốc, khoảng 300 tỷ đô, Bắc Kinh đã lên tiếng nói rằng họ sẽ viện tới các biện pháp cần thiết để đáp trả, tuy nhiên không nói chi tiết các biện pháp đó là gì.
"Về chia tiết, xin vui lòng tiếp tục theo dõi", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Cảnh Sảng trả lời trước câu hỏi của phóng viên yêu cầu cho biết kế hoạch cu thể của Trung Quốc đáp trả chính sách thuế của Mỹ.
Hiện Trung Quốc đã đánh thuế hầu hết các mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ, hãng truyền thông DW của Đức nhận định rằng Bắc Kinh gần như đã hết dư địa để "phản đòn".
[caption id="attachment_1141917" align="aligncenter" width="472"] Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng. (Ảnh: AP)[/caption]
Tướng Venezuela: đã đến lúc người dân phải vùng lên
Một tướng quân đội Venezuela có tên Ramon Rangel, hôm Chủ nhật (12/5), đã kêu gọi Lực lượng vũ trang đứng lên chống lại chính phủ Maduro, theo Reuters.
Ông Maduro được cho là vẫn còn duy trì được quyền lực, trong bối cảnh đất nước khủng hoảng toàn diện, là do còn nhận được sự hậu thuẫn của quân đội.
Ông Ramon Rangel nói rằng chính phủ Maduro đang bị chế độ độc tài cộng sản ở Cuba, một đồng minh chủ chốt của Maduro, kiểm soát.
"Chúng ta phải tìm cách để thoát khỏi nỗi sợ hãi, hãy xuống đường, phản đối và tìm kiếm một liên minh quân sự để thay đổi hệ thống chính trị này", ông Rang Rangel, cầm trên tay một bản hiến pháp, phát biểu trong một video đăng trên YouTube. "Đã đến lúc vùng lên".
[caption id="attachment_1141837" align="aligncenter" width="620"] Tướng Ramon Rangel. (Ảnh: Youtube)[/caption]
Hai tàu của Ả Rập Xê Út bị tấn công ngoài khơi của UAE
Ả Rập Xê Út thông báo hôm thứ Hai rằng hai tàu chở dầu của họ đã bị tấn công ngoài khơi bờ biển của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và bị "thiệt hại đáng kể", một trong hai con tàu đang trên đường lấy dầu chuyên chở sang Mỹ, theo AP.
Giới chức UAE từ chối nói cụ thể về vụ phá hoại, và cũng không xác định ai là đối tượng có khả năng phải chịu trách nhiệm. Nhưng thông tin này xuất hiện sau khi Mỹ đưa ra cảnh báo rằng “Iran hay các lực lượng đại diện” có thể tấn công vào những phương tiện trên biển ở khu vực. Trước đó, Mỹ triển khai một tàu sân bay và nhóm máy bay ném bom B-52 đến vịnh Ba Tư để gây sức ép với Tehran.
Tổng thư ký Hội đồng hợp tác vùng Vịnh gồm 6 thành viên, gọi vụ tấn công này là sự “leo thang nghiêm trọng”. Trong khi đó Hạm đội 5 của Hải quân Mỹ, lực lượng phụ trách khu vực này, chưa đưa ra bình luận nào về vụ việc.
[caption id="attachment_1141801" align="aligncenter" width="700"] Một tàu chở dầu tiếp cận Cầu tàu trong buổi khai trương cơ sở chế biến dầu trị giá 650 triệu USD ở Fujairah, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. (Ảnh: AP / Kamran Jebreili)[/caption]
Sắp công bố quyết định có hay không điều tra Assange tội cưỡng hiếp
Các công tố viên Thụy Điển sắp công bố quyết định có hay không mở lại cuộc điều tra về cáo buộc cưỡng hiếp đối với người đồng sáng lập Wikileaks, Julian Assange, theo BBC.
Ông Assange, người phủ nhận cáo buộc hiếp dâm, đã trốn tránh việc bị dẫn độ sang Thụy Điển trong 7 năm bằng cách trốn tại đại sứ quán Ecuador ở London vào năm 2012. Nhưng vào tháng trước ông này đã bị cảnh sát Anh bắt và phải chịu mức án 50 tuần tù vì vi phạm các quy định tại ngoại hầu tra.
Hoa Kỳ cũng muốn dẫn độ Assange vì cho rằng ông này đứng sau việc công bố tài liệu quân sự và ngoại giao mật của Mỹ vào năm 2010.
[caption id="attachment_1141877" align="aligncenter" width="472"] Người sáng lập WikiLeaks, Julian Assange, được nhìn thấy trong một chiếc xe cảnh sát, sau khi anh ta bị cảnh sát Anh bắt giữ, tại London, ngày 11 tháng 4 năm 2019. (Ảnh: REUTERS / Henry Nicholls)[/caption]
Malaysia muốn cùng ASEAN giải quyết vấn đề Biển Đông với Trung Quốc
Malaysia đang tìm cách giải quyết vấn đề Biển Đông cùng với ASEAN thay vì thông qua các phương thức song phương, Ngoại trưởng Datuk Saifuddin Abdullah cho biết, theo Malaymail.
Ông Abdullah nói rằng những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với Biển Đông là "hơi quá", và nói thêm rằng họ thường nói đùa về những gì sẽ xảy ra nếu Ấn Độ cũng quyết định làm điều tương tự với Ấn Độ Dương.
"Malaysia đang theo cách lấy ASEAN làm trung tâm trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông với Trung Quốc. [Trong khi đó] Họ [Trung Quốc] muốn đàm phán song phương với mỗi nước trong khối". Ông Sai Saifuddin cho hay.
"Chúng tôi luôn nói với Bắc Kinh rằng chúng tôi sẽ thảo luận về Biển Đông ở cấp độ nhóm. Không nhất thiết phải cứng nhắc như vậy, nhưng theo như Malaysia hiểu, có liên quan thì việc giải quyết vấn đề phải theo nhóm", ông Saifuddin nói, đề cập tới việc Bắc Kinh không nhất thiết phải yêu cầu chỉ đàm phán song phương.
[caption id="attachment_1141947" align="aligncenter" width="553"] Ngoại trưởng Malaysia Datuk Saifuddin Abdullah. (Ảnh: Mukhriz Hazim)[/caption]
Đại Kỷ Nguyên News
[videobottom id="2419"]
from Đại Kỷ Nguyên - Feed - http://bit.ly/2LAHbV1 via IFTTT
0 notes
blogtintonghop24h · 5 years
Text
Nghịc cảnh nỗi đau của đàn ông bị hiếp dâm
Khi Callum Hancock lên 10 tuổi, cậu bé bị một kẻ thường xuyên bắt nạt trong vườn sau nhà. “Chúng làm điều đó như một trò chơi. Chúng nói việc này giống như hút thuốc, thứ bạn sẽ làm khi bạn lớn lên, và chúng dọa rằng nếu tôi nói với bố mẹ, tôi sẽ gặp rắc rối”, chàng thanh niên 28 tuổi Hancock kể lại.
Hình ảnh từ camera an ninh của kẻ đã hiếp dâm gần 200 người đàn ông Reynhard Sinaga. Ảnh: Guardian.
Bằng chất giọng phóng khoáng của vùng Sheffield, Hancock kể lại thời thơ ấu hạnh phúc và tình yêu thương của cha mẹ. “Nhiều ngày lễ, rất nhiều tiếng cười, tất cả đã sụp đổ sau sự cố năm 10 tuổi”, anh chia sẻ với Guardian.
Sau đó, khi đến tuổi dậy thì, Hancock bắt đầu để ý các cô gái. Thế nhưng, chàng trai trẻ đã tự hỏi liệu có phải anh bị hãm hiếp vì mình đồng tính hay không. Hancock bắt đầu tự hỏi mình đã có thể làm gì để ngăn việc đó xảy ra. Anh tập đấm bốc vì đó là “cách tôi chứng minh rằng tôi là đàn ông và tôi sẽ làm mọi thứ để chứng minh tôi thuộc phái mạnh”.
Tuy nhiên, sự giận dữ vẫn bủa vây tâm trí Hancock và chúng đã khiến anh phải đối mặt với hệ thống pháp luật hình sự. Năm 23 tuổi, Hancock phải vào tù vì hành hung một người gác cổng câu lạc bộ. “Tôi cần được giúp đỡ”, anh nói với Guardian. “Tôi có thể đã tự sát hoặc giết chết người đã gây ra tội ác với mình - hoặc làm cả hai”.
Rào cản từ xã hội
Nạn hiếp dâm và lạm dụng tình dục nam giới là một cuộc khủng hoảng lớn vẫn đang bị ẩn giấu. Chúng ta biết hầu hết phụ nữ bị hiếp dâm giấu kín bi kịch này. Con số này với những nạn nhân nam còn cao hơn. Trung bình phải mất ba thập kỷ để một người đàn ông dám nói ra việc mình đã bị lạm dụng tình dục.
Tuần trước, Reynhard Sinaga - kẻ đã lạm dụng tình dục gần 200 người đàn ông ở Manchester, Anh - đã bị kết án. Vụ việc này đã khiến công chúng Anh phẫn nộ. Tuy nhiên, khi vụ án được xếp vào danh sách những vụ án tồi tệ nhất nước Anh này dần khép lại, điều nguy hiểm mà những cuộc trò chuyện bình thường không bao giờ nhắc tới là việc thiếu sự hỗ trợ cho những nạn nhân nam và cách các chuẩn mực về giới tính khiến họ bị tổn thương và phải đấu tranh như thế nào.
Kẻ biến thái Reynhard Sinaga. Ảnh: Guardian.
Cách nơi tên Sinaga phạm tội ác 1,6 km, Survivors Manchester - một tổ chức dành riêng cho những nạn nhân lạm dụng tình dục là nam - đang tổ chức một hội nghị chuyên đề. Duncan Craig, giám đốc điều hành của tổ chức, đã thành lập nó hơn một thập kỷ trước, bắt đầu với một trang web anh tạo ra trên Microsoft Word.
Đối với Hancock, sự hỗ trợ của Survivors Manchester đã thay đổi cuộc sống, “hay thậm chí là cứu mạng” anh. Tuy nhiên, mọi việc không phải luôn dễ dàng. Khi nói về trường hợp của mình trên chương trình của BBC Victoria Derbyshire năm 2018, anh nhận được nhiều tin nhắn từ những nạn nhân nam khác. Mặc dù họ đã cổ vũ và động viên, Hancock vẫn không thể quên đi nỗi đau của chính mình. “Tôi cảm thấy tội lỗi, tôi cảm thấy xấu hổ. Tôi sống như một cái máy”, anh nói.
Xã hội nhồi nhét các chuẩn mực giới tính vào các bé trai ngay cả trước khi chúng biết nói: đàn ông phải “mạnh mẽ” và “cứng cỏi”, không được thể hiện sự yếu đuối hay mềm lòng. Đó là thứ mà Hancock phải trải qua: “Tôi luôn đeo mặt nạ. Tôi luôn muốn mang khuôn mặt dũng cảm và giúp đỡ người khác. Thể hiện việc dễ bị tổn thương, sự yếu đuối không phải là tính cách của tôi”.
Khi nói về nạn hiếp dâm và lạm dụng tình dục nam giới, các chuẩn mực giới tính thường khiến nỗi đau trở nên không thể chịu đựng được. Nhiều nạn nhân cảm thấy tội lỗi hoặc xấu hổ, tự hành hạ mình bằng những câu hỏi như tại sao họ không bằng cách nào đó chống lại kẻ tấn công họ hoặc có điểm yếu nào khiến họ trở thành mục tiêu. Những định kiến sai trái như “đàn ông thực thụ không bị hãm hiếp”, “người bị hãm hiếp hoặc lạm dụng tình dục là người đồng tính”, “hiếp dâm là để thỏa mãn tình dục chứ không liên quan đến quyền lực và sự kiểm soát” hay “những người bị hiếp có thể đi hiếp người khác” là rào cản to lớn khiến nạn nhân không thể đối mặt với nỗi đau của họ.
Anh Alex Feis-Bryce, người đứng đầu tổ chức SurvivorsUK nói: “Rất nhiều đàn ông cảm thấy hoàn toàn sụp đổ sau khi bị hãm hiếp. Đó là thứ khiến họ không dám kể với ai”. Bản thân anh Feis-Bryce cũng từng bị đánh thuốc mê và cưỡng hiếp năm 18 tuổi như những nạn nhân của tên Sinaga. Thêm vào đó, đàn ông thường được dạy rằng nói về cảm xúc và việc đấu tranh với cảm xúc là không nam tính. Do đó, không có gì lạ khi nhiều nạn nhân buộc phải tự làm hại mình như lạm dụng rượu, ma túy hoặc, như Hancock, bị tống giam.
Đàn ông cần được giúp đỡ
Anh Craig, người từng bị lạm dụng tình dục năm 11 tuổi, nói với Guardian: “Đàn ông rất muốn tâm sự. Bạn chỉ cần nói với họ rằng việc bày tỏ không sao cả”. Tổ chức của anh cố gắng giúp các nạn nhân vượt qua các chuẩn mực giới của xã hội, giúp họ ổn định, cảm thấy an toàn và đối mặt với những gì họ đã trải qua và sống có ý nghĩa.
Đối với một số nạn nhân, quá trình này mất nhiều thời gian hơn những người khác và không phải ai cũng có trải nghiệm giống nhau. Nhiều người thích nói chuyện qua điện thoại. Ông Neil Henderson, Giám đốc điều hành của Safeline, đường dây trợ giúp những nạn nhân lạm dục tình dục nam giới, nói với Guardian: “Đó là phản xạ có điều kiện. Nếu bạn nói với tôi điều gì, đó tôi sẽ phản ứng ngay cả khi tôi cố gắng không làm vậy. Tuy nhiên, bạn sẽ không thấy phản ứng của tôi khi nói chuyện qua điện thoại”.
Với một số người, chỉ cần một cuộc gọi là đủ. Họ chỉ cần nhận được xác nhận rằng họ không có lỗi, đó không phải là lỗi của họ và họ không có gì bất thường. Số lượng cuộc gọi đến đường dây trợ giúp đã tăng theo cấp số nhân: từ 4.000 cuộc gọi trong năm đầu tiên lên 29.000 cuộc gọi vào năm ngoái. Và khi các vụ án nghiêm trọng xảy ra, con số này tăng đột biến. Sau khi Sinaga bị kết án, các cuộc gọi đã tăng lên 5000%. Một số người đã giữ câu chuyện trong lòng quá lâu. Cuối năm ngoái, một người đàn ông 93 tuổi đã gọi điện để lần đầu tiên kể về việc bị lạm dụng tình dục lúc 6 tuổi vào đầu những năm 1930.
Sinaga sống tại Montana House ở đường Princess, Manchester, nơi hắn thực hiện tội ác của mình. Ảnh: Guardian.
Công việc của những tổ chức như vậy làm thay đổi cuộc sống của nhiều người. Tuy nhiên, không có luật hỗ trợ cho những nạn nhân nam và nạn hiếp dâm nam giới thường bị lấn át bởi các chiến dịch chống bạo lực nữ giới của chính phủ. Tiền và tài nguyên không đủ cho các hoạt động này. Trong khi những nạn nhân ở Manchester có một tổ chức để được giúp đỡ, vậy còn những người ở các thị trấn nhỏ hay ở nông thôn? Ai sẽ giúp họ?
Và ở đây, một lần nữa, chúng ta thấy hậu quả của các chuẩn mực giới tính lên đàn ông. Ở Anh, nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất ở đàn ông dưới 45 tuổi là do tự tử, thường là vì họ cảm thấy không được hỗ trợ.
“Để hỗ trợ nam giới, chúng ta cần phải suy nghĩ khác: dễ bị tổn thương là một điều rất bình thường”, anh Craig nói. “Bây giờ tôi biết điểm yếu của tôi cũng là điểm mạnh của tôi. Tôi nhận ra nó thì sẽ không ai khác có thể dùng nó chống lại tôi. Đó là vũ khí giúp tôi vượt qua thời kỳ đen tối”.
Những nạn nhân nam đang phải đau khổ và chịu đựng, phần lớn là trong im lặng, nhưng không phải vì họ không muốn nói ra. Thách thức tất cả chúng ta là phải xây dựng xã hội có thể giúp họ sẵn sàng trải lòng.
Theo Zing.vn
Nguồn https://ift.tt/364W1Iw
0 notes
hoicodo · 6 years
Text
Doris Reisinger Bị Hiếp Dâm Khi Còn Là Nữ Tu Sĩ Nhà Dòng
Doris Reisinger Bị Hiếp Dâm Khi Còn Là Nữ Tu Sĩ Nhà Dòng
DORIS REISINGER BỊ HIẾP DÂM KHI CÒN LÀ NỮ TU SĨ NHÀ DÒNG
Đó là tên một bài viết mà Báo ảnh đăng hôm 4-3-2019, trong đó có đoạn:
Doris Reisinger (35 tuổi, nhà thần học), cho đến năm 2011 là một nữ tu sĩ nhà dòng và sống trong cộng đồng Công giáo “Das Werk” ở Rome. Ở đó cô bị lạm dụng tình dục nhiều lần.
Hội nghị thượng đỉnh khủng hoảng của Giáo hội Công giáo ở Rome vào cuối tháng 2 ban đầu đã…
View On WordPress
0 notes
beatyroseflower · 6 years
Text
An ninh biên giới – Sinh mệnh của quốc gia
Trong tháng Hai này, hơn 90 triệu con dân Việt Nam đau xót tưởng niệm 40 năm chiến tranh biên giới Việt-Trung, một cuộc chiến đã khiến hàng chục ngàn người thương vong.
Chúng ta ai cũng biết rằng những kẻ thù hung hãn nhất đều đến từ phía bên kia biên giới. Bảo vệ biên giới chính là bảo vệ sinh mệnh của quốc gia.
Thế nhưng, thật đáng ngạc nhiên khi biết rằng tại đất nước hùng mạnh nhất địa cầu cả về kinh tế và quân sự - Hoa Kỳ - có rất rất nhiều chính trị gia quyền lực đang xem nhẹ vấn đề biên giới.
Không chỉ vậy, những người này đang ra sức chống lại nỗ lực bảo đảm an ninh biên giới từ vị Tổng thống thứ 45 của đất nước họ, ông Donald Trump.
Họ cổ súy một biên giới “mở” và không có Cơ quan Thực thi Hải quan và Di trú (ICE) - một cơ quan thực thi pháp luật không thể thiếu trong bảo vệ an ninh quốc gia.
Đại diện tiêu biểu nhất của nhóm chính trị gia này, bà Nacy Pelosi - Chủ tịch Hạ viện kiêm lãnh đạo đảng Dân chủ, thậm chí cho rằng việc xây dựng một bức tường biên giới là hành vi thiếu nhân đạo, “vô đạo đức”.
[caption id=“attachment_1081197” align=“aligncenter” width=“700”] Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi nói xây tường biên giới là “vô đạo đức”. (Ảnh: Foreign Policy)[/caption]
Thời gian qua, tranh cãi giữa đảng Cộng hòa của Tổng thống Trump với đảng Dân chủ của bà Pelosi về xây dựng bức tường biên giới đã trở thành nguyên nhân chủ chốt khiến chính phủ Hoa Kỳ phải đóng cửa một phần trong thời gian kỷ lục.
Vậy trong vấn đề này, ai đúng ai sai?
Vấn nạn di dân lậu ở nước Mỹ
Vấn nạn di dân lậu đã có từ ngày Tổng thống Ronald Reagan ra sắc lệnh không được trục xuất khoảng 7-8 triệu di dân khi đó đang cư trú bất hợp pháp tại Mỹ. Điều này đã tạo ra một thông điệp sai: khiến người Mexico và Nam Mỹ nghĩ rằng cho dù xâm nhập lậu, họ vẫn có cơ hội trở thành công dân Mỹ.
Đến thời Tổng thống Bill Clinton, vấn nạn di dân leo thang, trở thành khủng hoảng. Năm 1998, có hơn 1,6 triệu di dân phi pháp tràn vào Mỹ, trung bình có gần 5.000 người vào Mỹ phi pháp mỗi ngày. Điều này khiến ông Clinton phải ra luật chống di dân gắt gao nhất và bà Hillary khi đó đã phụ họa theo chồng, cảnh giác mối nguy di dân lậu tràn ngập Mỹ.
Tổng thống Clinton cũng tung ra một ‘vũ khí’ mới chống nạn di dân lậu: xây tường. Tuy nhiên, việc xây tường khi đó rất giới hạn dù được Nghị viện do đảng Dân chủ nắm đa số ủng hộ.
Đến thời Tổng thống George Walker Bush (Bush con), giới chính trị gia đều đồng thuận cần có một giải pháp căn cơ để chống việc có tới 5.000 di dân lậu vào đất nước mỗi ngày.
Nhờ đó, Bush con đã được Nghị viện phê chuẩn việc xây 700 dặm tường dọc biên giới Mexico, khoảng một phần ba chiều dài biên giới phía Nam.
Đến thời Tổng thống Barack Obama, ông tiếp tục xây bức tường dở dang của Bush. Mặt khác, ông xin và được quốc hội phê chuẩn 40 tỷ USD để tăng cường việc phòng thủ biên giới qua các biện pháp khác như tăng cường lính biên phòng, thiết lập các đồn canh, các phương tiện truy lùng dân vượt biên, các máy điện tử tối tân nhất.
Ông Obama cũng phát động cái mà ông hãnh diện khoe là một chính sách trục xuất di dân lậu mạnh nhất và nhanh nhất, đưa đến việc trục xuất nhiều di dân lậu nhất.
Tóm lại, cả 3 tổng thống tiền nhiệm của Tổng thống Trump đều coi việc phòng thủ biên giới chống di dân lậu là một trong các biện pháp an ninh thiết yếu nhất.
[caption id=“attachment_1080570” align=“aligncenter” width=“700”] Tổng thống Donald Trump đang cầm một bức ảnh khi ông dẫn đầu cuộc thảo luận bàn tròn về an ninh biên giới với các nhà lãnh đạo địa phương vào Thứ Sáu ngày 11/1/2019, trong Phòng Nội các của Nhà Trắng ở Washington. (Ảnh: Jacquelyn Martin AP)[/caption]
Tuy nhiên, có một thực tế là di dân vẫn tăng vọt dưới ba đời tổng thống đó, số di dân lậu đã leo thang mau chóng lên tới ít nhất 12 triệu người, thậm chí có thể lên tới 20 triệu người, tùy theo nguồn thống kê.
Vì vậy, từ trước khi lên làm tổng thống, ông Trump đã kêu gọi củng cố an ninh biên giới, mà cụ thể là bằng việc tiếp tục xây kín bức tường còn dang dở ở phía Nam (khoảng 1.300 dặm - 2/3 chiều dài biên giới).
Theo ông, đó là một biện pháp vừa rẻ, vừa bền vững. Quả thật, nếu so với gói an ninh biên giới 40 tỷ của Tổng thống Obama, thì số tiền 5,7 tỷ USD ông Trump đề xuất để xây tường chẳng đáng là bao. Trong khi bức tường có thể đứng vững hàng chục năm với ít chi phí vận hành.
Không có công nghệ mới nào hoặc một hàng rào di chuyển được có thể thay thế một bức tường cao, vững chắc. Công nghệ mới có thể có trục trặc hoặc lỗi phần mềm, và điều gì xảy ra nếu những tin tặc xâm nhập hoặc sự cố mất điện xảy ra, khiến chúng dừng hoạt động?
Thế nhưng, thật ngạc nhiên là chính đảng Dân chủ từng ủng hộ ông Obama xây tường và chi 40 tỷ USD để bảo vệ biên giới, nay lại phản bác việc xây tường của Tổng thống Trump, thậm chí bà Pelosi còn tỏ ra mỉa mai khi cam kết chỉ chi 1 USD cho bức tường và đề xuất “xén cỏ cũng sẽ giải quyết được vấn đề”.
Trăm điều hại
Nhiều người không thể lý giải. Tại sao các chính trị gia Dân chủ và nhiều hãng truyền thông “dòng chính” lại ủng hộ mở cửa biên giới, để mặc cho nhập cảnh phi pháp và cùng với đó là dòng chảy của ma túy, mại dâm và các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia?
Chỉ tính riêng năm 2017, số người Mỹ chết vì quá liều ma túy đã chạm kỷ lục mới với hơn 70.000 người tử vong. Phần lớn ma túy gây ra những cái chết bi kịch này đều được tuồn vào qua biên giới phía Nam.
Gần đây, Cơ quan Bảo vệ Biên giới và Hải quan thông báo đã phá được vụ buôn bán chất fentanyl lớn nhất từ trước tới nay, tịch thu 115kg loại chất này – đủ để giết chết 57 triệu người Mỹ.
Ngoài ra, ICE đã bắt giữ 266.000 người nhập cư bất hợp pháp mang tính chất tội phạm trong 2 năm qua. Những người bị bắt giữ đối mặt 100.0000 cáo buộc tội tấn công, 30.000 cáo buộc tội phạm tình dục và 4.000 cáo buộc tội giết người.
[caption id=“attachment_1032650” align=“aligncenter” width=“700”] Những người biểu tình cầm biểu ngữ tiếng Tây Ban Nha, phải đối đoàn di dân, có ý nghĩa: “Hãy cứu Tijuana, không có thêm dân caravan” phản đối sự hiện diện của hàng ngàn người di cư Trung Mỹ tại địa phương, Tijuana, Mexico hôm Chủ nhật, (Ảnh: AP)[/caption]
Không chỉ vậy, người nhập cư còn có thể làm giảm cơ hội việc làm của công dân Mỹ và đẩy mặt bằng lương xuống thấp, do di dân lậu sẵn sàng làm mọi việc với mức lương rất thấp.
Trong khi đó, họ làm tăng gánh nặng phúc lợi của xã hội khi khiến chính phủ Mỹ phải tốn tiền duy trì an ninh trật tự, phụ cấp nhân đạo cho những di dân lậu bị giam giữ.
Việc mở cửa biên giới còn tạo ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo khi nó khuyến khích người dân các nước xung quanh liều lĩnh vượt biên vào Mỹ.
“Một phần ba số phụ nữ di cư ở các đoàn lữ hành bị hãm hiếp trong hành trình dài hướng về phía Bắc. Những kẻ buôn lậu sử dụng trẻ em di cư như những con tốt người để khai thác [những khe hở trong] hệ thống luật pháp của chúng ta và dùng [những đứa trẻ này] để tiếp cận đất nước chúng ta. Những kẻ buôn người và nô lệ tình dục lợi dụng các khu vực mở giữa các cảng nhập cảnh của chúng ta để buôn lậu hàng ngàn cô gái trẻ và phụ nữ vào Hoa Kỳ và bán họ cho các ổ mại dâm và nô lệ thời hiện đại”, Tổng thống Trump cho biết trong Thông điệp liên bang ngày 5/2.
Có thể thấy, mở cửa biên giới quả thật chỉ có trăm điều hại.
Bảo vệ an ninh, sự thịnh vượng và ‘giá trị Mỹ’
Vì trăm điều hại như vậy, nên từ trong lịch sử xa xưa cho đến nay, hoàn toàn không thể tìm thấy quốc gia nào lại có chính sách mở toang cánh cửa biên giới, chỉ “xén cỏ” để giải quyết vấn đề như bà Pelosi nói.
Ngược lại, các quốc gia cho dù hùng cường hay nhược tiểu, đều cố gắng bảo vệ đường biên giới của mình, và nhiều trong số đó đã chọn cách xây tường.
Năm ngoái, nhà sử học David Frye đã viết một bài báo với tiêu đề Lịch sử văn minh là Lịch sử của những bức tường Biên giới, được trích ra từ cuốn sách của ông, Bức tường: Lịch sử văn minh trong máu và gạch.
Trong đó, ông cho biết Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc đã được xây dựng trong các thời đại khác nhau, và công trình hoàn thành cao khoảng 6-9m, với các cung đường đủ rộng để 5 con ngựa hoặc 10 người đi bộ cạnh nhau.
Tất nhiên Trung Quốc không đơn độc trong việc xây dựng các bức tường biên giới.
Ông Frye liệt kê các quốc gia sau đây trong lịch sử đã từng xây dựng tường hoặc hàng rào biên giới: “Iraq, Syria, Ai Cập, Iran, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Bulgaria, Romania, Ukraine, Nga, Anh, Algeria, Libya, Azerbaijan, Uzbekistan, Afghanistan, Peru, Trung Quốc và Hàn Quốc”.
Đó chỉ là một phần danh sách.
[caption id=“attachment_226035” align=“aligncenter” width=“675”] Vạn lý trường thành Trung Quốc.[/caption]
Một bức tường biên giới chống giữ và bảo vệ cho những công dân và cư dân hợp pháp. Nó bảo vệ an ninh và sự thịnh vượng của một quốc gia, cũng như nền văn hóa của quốc gia đó.
Một đất nước, cho dù là giàu có nhất hành tinh như nước Mỹ, cũng sẽ nhanh chóng kiệt quệ nếu mở toang biên giới để mặc dòng người nhập cư từ các nước nghèo hơn ùa vào.
Nền văn hóa với truyền thống tín Thần, đặt trọn niềm tin vào Thượng đế (In God We Trust) của họ chắc chắn cũng sẽ bị xóa sổ bởi sự xâm nhập văn hóa không chọn lọc.
Ai cũng biết rằng, một dân tộc sẽ không còn là dân tộc đó, nếu văn hóa của họ bị xóa sổ.
Giá trị Mỹ có còn không, khi di dân lậu tràn ngập?
Xây tường không phải là ‘đóng cửa’
Ai cũng biết Hoa Kỳ là “hợp chủng quốc”, là xứ của di dân. Xứ sở này từ xưa chẳng những sẵn sàng đón di dân mà còn cần di dân để có thể tồn tại và tiến bộ. Ngay cả Tổng thống Trump cũng là di dân thế hệ hai.
Nên cần nhìn nhận rõ: Ông Trump hoàn toàn không chống lại việc di dân, mà ông chống “di dân bất hợp pháp”.
“Tôi muốn người di cư đến nước ta với số lượng lớn nhất từ trước đến nay, nhưng họ phải đến một cách hợp pháp”, Tổng thống Trump đã khẳng định như vậy trong Thông điệp liên bang mới nhất.
Tổng thống Trump hoàn toàn không phải muốn đóng cửa nước Mỹ, không nhận di dân nữa, vì nước Mỹ vẫn mở cửa, vẫn nhận di dân hợp pháp như thường lệ, không có gì thay đổi.
Vấn đề là di dân vào Mỹ phải có kiểm soát, có trật tự, vào Mỹ trong khuôn khổ luật pháp hiện hành.
[caption id=“attachment_1097485” align=“aligncenter” width=“700”] Tổng thống Donald J. Trump phát biểu Thông điệp Liên bang tại Nghị viện Hoa Kỳ, ngày 5/2/2019, tại Washington, D.C. (Ảnh chính thức của Nhà Trắng)[/caption]
Đúng như thượng nghị sỹ gốc Cuba, ông Marco Rubio đã nói, bức tường không phải là để đóng cửa không nhận di dân nữa, mà chỉ là phương thức hữu hiệu nhất để hướng dẫn di dân vào Mỹ qua những địa điểm có kiểm soát, hợp pháp, trong trật tự, không cho phép họ tràn vào Mỹ bất hợp pháp qua vùng đồng không mông quạnh nữa.
Điều không thể chấp nhận là việc cả triệu người tìm cách vào bất hợp pháp để rồi có thể được hợp thức hóa tức thì trong khi biên giới phải mở toang cửa cho ai muốn vào kiểu nào thì vào.
Những diễn tiến hiện thấy tại San Diego là chuyện kỳ quái không ai hiểu nổi khi cả chục ngàn người đến biên giới, đòi hỏi nước Mỹ phải mở toang cửa nhận họ, nếu không phải trả 50.000 đô la một đầu người để họ trở về nước.
Vì lợi ích nhóm, bất chấp Tổ quốc?
Như vậy, việc xây tường, bảo vệ an ninh biên giới chỉ có trăm điều lợi mà không một điều hại. Thế tại sao đảng Dân chủ, nhiều hãng truyền thông dòng chính và những người chống Trump lại cực lực phản đối? Có phải những người này tin rằng bức tường không có lợi ích gì?
Trong thực tế, có lẽ tất cả mọi người đều biết được công dụng của bức tường. Đó là “bảo vệ những gì mà ta yêu quý”.
Bà Pelosi nói với truyền thông rằng xây tường biên giới là “vô đạo đức”. Thế nhưng, hãng Fox News gần đây đã đăng một phóng sự chi tiết về dinh cơ của bà ở San Francisco với tường cao bao bọc.
Cựu quan chức cấp cao thời Tổng thống Bush Brad Blakeman viết: “Biệt thự Pelosi khép kín với một bức tường cao bao bọc, súng bảo mật và súng phun xăng SUV. ‘Làm như tôi nói - KHÔNG như tôi làm’. Lãnh đạo Pelosi! Đập bức tường đó xuống!”.
[caption id=“attachment_1099314” align=“aligncenter” width=“616”] Dinh thự kín cổng cao tường của bà Pelosi ở San Francisco. (Ảnh: Fox News)[/caption]
Đây là một thực tế mà Tổng thống Trump đã đề cập trong bài phát biểu trước toàn dân ngày 8/1: “Một số người cho rằng xây bức tường là vô đạo đức. Vậy thì tại sao các chính trị gia giàu có xây tường, hàng rào và cổng xung quanh nhà của họ?”.
Sau đó, Tổng thống Trump giải thích: “Họ không xây dựng những bức tường vì họ ghét những người bên ngoài, mà vì họ yêu mến những người bên trong. Điều duy nhất được coi là vô đạo đức, đó chính là các chính trị gia không làm gì cả và tiếp tục cho phép nhiều người vô tội hơn nữa trở thành các nạn nhân đáng thương”.
Trong Thông điệp liên bang, ông Trump đã lặp lại điều này một lần nữa: “Các chính trị gia và các nhà tài trợ giàu có [của họ] cổ súy cho biên giới mở, trong khi cuộc sống của họ [được bảo vệ] đằng sau những bức tường có cổng và lính canh.
“Trong khi đó, những người Mỹ thuộc tầng lớp lao động phải trả giá cho việc nhập cư bất hợp pháp ồ ạt, cơ hội việc làm giảm, lương thấp hơn, trường học quá tải, bệnh viện đông tới mức họ không còn có chỗ, tội phạm gia tăng và sự an toàn của xã hội suy giảm trầm trọng”.
Và ông kết luận: “Khoan dung cho nhập cư bất hợp pháp không phải là từ bi, nó thực sự rất tàn nhẫn”.
Vậy, phải chăng những người phản đối xây bức tường biên giới là do không yêu quý những gì ở bên trong biên giới? Hay vì họ đặt lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân lên trên lợi ích quốc gia?
Điều này không ai dám khẳng định. Nhưng có một thuyết âm mưu từng rất phổ biến trên mạng về kế hoạch hủy hoại nước Mỹ trong vòng 16 năm.
[caption id=“attachment_495843” align=“aligncenter” width=“840”] Thuyết âm mưu Kế hoạch 16 năm hủy hoại nước Mỹ của đảng Dân chủ.[/caption]
Theo đó, đảng Dân chủ sẽ sử dụng 8 cầm quyền của Tổng thống Obama và 8 năm của bà Hillary Clinton (nếu đắc cử) để tiến hành nhiều chiến lược làm suy yếu nước Mỹ, tạo ra một trật tự thế giới mới.
Trong 8 năm của Obama, các chiến lược vạch ra gồm: Cài cắm điệp vụ; cho rò rỉ thông tin tình báo và cơ sở quân sự; cắt tài trợ cho quân đội; mở cửa biên giới cho những người nhập cư bất hợp pháp để đảm bảo đảng Dân chủ chiến thắng trong bầu cử; phớt lờ chương trình hạt nhân của Triều Tiên; bắt tay với chương trình hạt nhân của Iran; giảm tài trợ cho NASA….
Tất cả những điều này đều liên quan đến những việc Obama thực sự đã làm trong khi tại nhiệm và không có gì để gây tranh cãi, theo giới quan sát.
Trong thuyết âm mưu kế hoạch 16 năm, một chiến lược đáng chú ý được nhắc tới là “Chiến dịch Con chim nhại” (Operation Mockingbird). Trong chiến dịch này, CIA đã cài nhiều toán nhân viên làm phóng viên và nhà báo. Nhiệm vụ của họ là lật đổ nước Mỹ bằng cách thúc đẩy những tuyên truyền dối trá mà mọi người sẽ tin là sự thật.
Đây có lẽ là lý do tại sao ngày nay có quá nhiều hãng tin “dòng chính” lại trở thành “fake news” và ra rả tuyên truyền chống Trump như hiện nay, bất chấp thực tế ông đã làm được rất nhiều cho nước Mỹ và cả thế giới.
Không ai dám khẳng định thuyết âm mưu nói trên là đúng, hay là sai. Nhưng thực tế là đảng Dân chủ đang cổ súy mạnh mẽ cho mở cửa biên giới và nhập cư lậu.
Luật trú ẩn – ‘Thư mời’ nhập cư lậu
Có thể thấy, trong năm đầu ông Trump lên nắm quyền, di dân lậu đã suy giảm rõ rệt. Có thể do những lời lẽ cứng rắn của ông về di dân lậu xuyên suốt cuộc bầu cử đã khiến những người có ý định nhập cư lậu phải chùn chân.
Sau thất bại của bà Hillary, đảng Dân chủ đã nhận chân ra vấn đề sinh tử của họ là lá phiếu của di dân gốc Latinh. Ở đây không phải là số phiếu của nhóm di dân lậu, mà thật ra đảng Dân chủ nhắm vào lá phiếu hiện hữu của dân gốc Nam Mỹ đang sống hợp pháp có quyền đi bầu và sẽ bầu cho đảng nào họ thấy là đang ủng hộ sự hiện diện của đồng hương của họ.
Và nếu hàng triệu di dân lậu trở thành di dân hợp pháp trong tương lai, đảng Dân chủ lại hưởng lợi lớn.
Giới quan sát cho rằng với mục đích kiếm phiếu cử tri, đảng Dân chủ tại một số nơi đã tung ra luật trú ân cho di dân, gọi là “sanctuary laws”, trong đó các chính quyền địa phương hay cả tiểu bang tìm mọi cách bảo vệ di dân lậu.
Sanctuary laws ngay lập tức như những bức “thư mời” gửi đến cho người dân ở Trung và Nam Mỹ.
Hàng triệu người dân nghèo khổ đang mơ mộng một thiên đường mới, bị những kẻ buôn người khuyến khích, dụ dỗ, hứa hẹn và tổ chức để mang qua Mỹ bằng mọi cách, hợp pháp cũng như bất hợp pháp. Chiêu bài mới là chỉ cần qua lọt biên giới sẽ được các sanctuary laws bảo vệ không bị trục xuất về xứ. Nghe quá hấp dẫn, không thể không thử thời vận. Dù sao cũng nên “hy sinh đời bố, củng cố đời con”!
[caption id=“attachment_1099323” align=“aligncenter” width=“700”] Tấm biển ghi: Chào mừng đến Calìornia. Bang trú ẩn chính thức. Sát nhân, nhập cư bất hợp pháp và MS13 (băng đảng khét tiếng ở Nam Mỹ) được chào đón! Đảng Dân chủ cần lá phiếu!. (Ảnh qua: Instagram)[/caption]
Các thống kê cho thấy số người tìm cách vượt biên lậu từ ngày ông Trump tuyên thệ đến nay đã tăng gấp 15 lần, từ 2.000 người lên tới 30.000 người một tháng.
Đã vậy, cả đoàn ‘lữ hành’ với cả chục ngàn người ùn ùn đi bộ từ Trung Mỹ băng qua Mexico để tìm cách vào Mỹ. Tình hình thay đổi mau chóng. Chuyện di dân đã trở thành khủng hoảng khẩn cấp, không thể không giải quyết.
Các luật sanctuary laws được ban hành là vì tính nhân đạo hay vì lá phiếu, có lẽ mọi người đều nhìn rõ.
Và phải nhìn nhận, đảng Dân chủ đã thành công lớn. Thống đốc California ký luật cả tiểu bang là tiểu bang trú ẩn, đưa đến chiến thắng lớn chưa từng thấy cho Dân chủ trong cuộc bầu cử tháng 11/2018 vừa qua, trong một tiểu bang mà 40% là dân gốc Latinh.
Nhìn vào sự thành công tại California, cấp lãnh đạo Dân chủ chỉ thấy có một chuyện: di dân gốc Latinh quả thật đúng là những cứu tinh cho đảng. Tất cả mọi chính sách, mọi cố gắng, mọi nỗ lực phải tập trung vào việc tìm kiếm hậu thuẫn của khối dân này.
Nó giải thích rõ sự cứng rắn của bà Pelosi và khối Dân chủ trong việc nhất định không cho Tổng thống Trump xây tường cản di dân Latinh.
Tuyên bố tình trạng khẩn cấp để xây tường – Hành động vì dân và hợp hiến
Mới đây, 16 tiểu bang Hoa Kỳ đã ký đơn kiện Tổng thống Donald Trump vì ông đã ban bố tình trạng khẩn cấp nhằm xây dựng bức tường biên giới để bảo vệ họ.
Nhóm các tiểu bang, bao gồm California và New York – những bang Dân chủ kiểm soát, đã buộc tội tổng thống và các quan chức hàng đầu trong chính quyền dùng tiền đóng thuế cho cộng đồng của họ để thực hiện lời hứa từ chiến dịch năm 2016 của ông nhằm hạn chế nhập cư bất hợp pháp và buôn lậu ma túy.
Hôm thứ Ba (19/2), ông Trump nói với các phóng viên trong Phòng Bầu dục rằng ông không lo lắng hay ngạc nhiên trước những thách thức pháp lý của bang.
“Tôi nghĩ rằng, cuối cùng, chúng tôi sẽ rất thành công với vụ kiện”, ông Trump nói.
Ông nói vậy, vì hành động của ông dựa theo luật pháp. Tổng thống Trump tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia theo Luật đã quy định từ năm 1976.
Năm 1976, Nghị viện đã thông qua Đạo luật Tình trạng khẩn cấp quốc gia, trao cho tổng thống quyền lực to lớn trong tình huống quốc gia đối mặt với khẩn cấp.
Từ đó tới tuyên bố mới nhất ngày 15/2 vừa qua, các tổng thống phe Dân chủ như Jimmy Carter, Bill Clinton và Barack Obama cùng với Tổng thống phe Cộng hòa như George W. Bush và Donald Trump đã tuyên bố 58 tình trạng khẩn cấp quốc gia. Tổng cộng 31 sắc lệnh tình trạng khẩn cấp trong số đó vẫn còn hiệu lực tới ngày nay.
Ngay cả Chủ tịch ủy ban Quân lực Hạ viện Adam Smith có thời điểm cũng thừa nhận rằng Tổng thống có quyền tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia.
[caption id=“attachment_1065582” align=“aligncenter” width=“1023”] Tổng thống Trump cầm hình ảnh về một đoạn bức tường đang xây dựng dở giữa Mỹ và Mexico. (Ảnh: AFP)[/caption]
Trong bài bình luận trên trang Fox News, bà Kayleigh McEnany, phát ngôn viên quốc gia của Ủy ban Quốc gia Cộng hòa, nhận định: Với việc tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, Tổng thống Trump đã thực hiện bước đi táo bạo và quyết định, vì lợi ích tốt nhất của người dân Mỹ. Từ đó, ông có thể có tiền xây hàng rào rất cần thiết dọc biên giới Mỹ-Mexico nhằm ngăn chặn nạn buôn người, buôn ma túy và hạn chế tội phạm vượt biên.
Theo bà Kayleigh McEnany, tuyên bố tình trạng khẩn cấp hoàn toàn nằm trong quyền hành pháp của tổng thống.
Các chuyên gia pháp lý cho biết những thách thức đối với tuyên bố khẩn cấp của ông Trump sẽ phải đối mặt với một cuộc chiến khó khăn và có thể thua trong một cuộc đấu tranh có thể sẽ được quyết định bởi Tòa án Tối cao đa số bảo thủ của Hoa Kỳ.
Nếu một hành động vì dân vì nước mà bị xử thua, thì tương lai của nước Mỹ có thể sẽ rất ảm đạm. Đó là điều có lẽ không người dân Mỹ nào mong muốn, cho dù họ ủng hộ ông Trump hay không.
Tương Tử
<!--td {border: 1px solid #ccc;}br {mso-data-placement:same-cell;}-->
[videoplayer link=“https://ift.tt/2EkSpHL]
from Đại Kỷ Nguyên - Feed - https://ift.tt/2T7baGM via https://ift.tt/2T7baGM https://www.dkn.tv from Đại Kỷ Nguyên https://ift.tt/2H1IWqK via IFTTT
0 notes
daikynguyen · 6 years
Text
An ninh biên giới – Sinh mệnh của quốc gia
Trong tháng Hai này, hơn 90 triệu con dân Việt Nam đau xót tưởng niệm 40 năm chiến tranh biên giới Việt-Trung, một cuộc chiến đã khiến hàng chục ngàn người thương vong.
Chúng ta ai cũng biết rằng những kẻ thù hung hãn nhất đều đến từ phía bên kia biên giới. Bảo vệ biên giới chính là bảo vệ sinh mệnh của quốc gia.
Thế nhưng, thật đáng ngạc nhiên khi biết rằng tại đất nước hùng mạnh nhất địa cầu cả về kinh tế và quân sự - Hoa Kỳ - có rất rất nhiều chính trị gia quyền lực đang xem nhẹ vấn đề biên giới.
Không chỉ vậy, những người này đang ra sức chống lại nỗ lực bảo đảm an ninh biên giới từ vị Tổng thống thứ 45 của đất nước họ, ông Donald Trump.
Họ cổ súy một biên giới “mở” và không có Cơ quan Thực thi Hải quan và Di trú (ICE) - một cơ quan thực thi pháp luật không thể thiếu trong bảo vệ an ninh quốc gia.
Đại diện tiêu biểu nhất của nhóm chính trị gia này, bà Nacy Pelosi - Chủ tịch Hạ viện kiêm lãnh đạo đảng Dân chủ, thậm chí cho rằng việc xây dựng một bức tường biên giới là hành vi thiếu nhân đạo, “vô đạo đức”.
[caption id="attachment_1081197" align="aligncenter" width="700"] Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi nói xây tường biên giới là "vô đạo đức". (Ảnh: Foreign Policy)[/caption]
Thời gian qua, tranh cãi giữa đảng Cộng hòa của Tổng thống Trump với đảng Dân chủ của bà Pelosi về xây dựng bức tường biên giới đã trở thành nguyên nhân chủ chốt khiến chính phủ Hoa Kỳ phải đóng cửa một phần trong thời gian kỷ lục.
Vậy trong vấn đề này, ai đúng ai sai?
Vấn nạn di dân lậu ở nước Mỹ
Vấn nạn di dân lậu đã có từ ngày Tổng thống Ronald Reagan ra sắc lệnh không được trục xuất khoảng 7-8 triệu di dân khi đó đang cư trú bất hợp pháp tại Mỹ. Điều này đã tạo ra một thông điệp sai: khiến người Mexico và Nam Mỹ nghĩ rằng cho dù xâm nhập lậu, họ vẫn có cơ hội trở thành công dân Mỹ.
Đến thời Tổng thống Bill Clinton, vấn nạn di dân leo thang, trở thành khủng hoảng. Năm 1998, có hơn 1,6 triệu di dân phi pháp tràn vào Mỹ, trung bình có gần 5.000 người vào Mỹ phi pháp mỗi ngày. Điều này khiến ông Clinton phải ra luật chống di dân gắt gao nhất và bà Hillary khi đó đã phụ họa theo chồng, cảnh giác mối nguy di dân lậu tràn ngập Mỹ.
Tổng thống Clinton cũng tung ra một ‘vũ khí’ mới chống nạn di dân lậu: xây tường. Tuy nhiên, việc xây tường khi đó rất giới hạn dù được Nghị viện do đảng Dân chủ nắm đa số ủng hộ.
Đến thời Tổng thống George Walker Bush (Bush con), giới chính trị gia đều đồng thuận cần có một giải pháp căn cơ để chống việc có tới 5.000 di dân lậu vào đất nước mỗi ngày.
Nhờ đó, Bush con đã được Nghị viện phê chuẩn việc xây 700 dặm tường dọc biên giới Mexico, khoảng một phần ba chiều dài biên giới phía Nam.
Đến thời Tổng thống Barack Obama, ông tiếp tục xây bức tường dở dang của Bush. Mặt khác, ông xin và được quốc hội phê chuẩn 40 tỷ USD để tăng cường việc phòng thủ biên giới qua các biện pháp khác như tăng cường lính biên phòng, thiết lập các đồn canh, các phương tiện truy lùng dân vượt biên, các máy điện tử tối tân nhất.
Ông Obama cũng phát động cái mà ông hãnh diện khoe là một chính sách trục xuất di dân lậu mạnh nhất và nhanh nhất, đưa đến việc trục xuất nhiều di dân lậu nhất.
Tóm lại, cả 3 tổng thống tiền nhiệm của Tổng thống Trump đều coi việc phòng thủ biên giới chống di dân lậu là một trong các biện pháp an ninh thiết yếu nhất.
[caption id="attachment_1080570" align="aligncenter" width="700"] Tổng thống Donald Trump đang cầm một bức ảnh khi ông dẫn đầu cuộc thảo luận bàn tròn về an ninh biên giới với các nhà lãnh đạo địa phương vào Thứ Sáu ngày 11/1/2019, trong Phòng Nội các của Nhà Trắng ở Washington. (Ảnh: Jacquelyn Martin AP)[/caption]
Tuy nhiên, có một thực tế là di dân vẫn tăng vọt dưới ba đời tổng thống đó, số di dân lậu đã leo thang mau chóng lên tới ít nhất 12 triệu người, thậm chí có thể lên tới 20 triệu người, tùy theo nguồn thống kê.
Vì vậy, từ trước khi lên làm tổng thống, ông Trump đã kêu gọi củng cố an ninh biên giới, mà cụ thể là bằng việc tiếp tục xây kín bức tường còn dang dở ở phía Nam (khoảng 1.300 dặm - 2/3 chiều dài biên giới).
Theo ông, đó là một biện pháp vừa rẻ, vừa bền vững. Quả thật, nếu so với gói an ninh biên giới 40 tỷ của Tổng thống Obama, thì số tiền 5,7 tỷ USD ông Trump đề xuất để xây tường chẳng đáng là bao. Trong khi bức tường có thể đứng vững hàng chục năm với ít chi phí vận hành.
Không có công nghệ mới nào hoặc một hàng rào di chuyển được có thể thay thế một bức tường cao, vững chắc. Công nghệ mới có thể có trục trặc hoặc lỗi phần mềm, và điều gì xảy ra nếu những tin tặc xâm nhập hoặc sự cố mất điện xảy ra, khiến chúng dừng hoạt động?
Thế nhưng, thật ngạc nhiên là chính đảng Dân chủ từng ủng hộ ông Obama xây tường và chi 40 tỷ USD để bảo vệ biên giới, nay lại phản bác việc xây tường của Tổng thống Trump, thậm chí bà Pelosi còn tỏ ra mỉa mai khi cam kết chỉ chi 1 USD cho bức tường và đề xuất “xén cỏ cũng sẽ giải quyết được vấn đề”.
Trăm điều hại
Nhiều người không thể lý giải. Tại sao các chính trị gia Dân chủ và nhiều hãng truyền thông “dòng chính” lại ủng hộ mở cửa biên giới, để mặc cho nhập cảnh phi pháp và cùng với đó là dòng chảy của ma túy, mại dâm và các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia?
Chỉ tính riêng năm 2017, số người Mỹ chết vì quá liều ma túy đã chạm kỷ lục mới với hơn 70.000 người tử vong. Phần lớn ma túy gây ra những cái chết bi kịch này đều được tuồn vào qua biên giới phía Nam.
Gần đây, Cơ quan Bảo vệ Biên giới và Hải quan thông báo đã phá được vụ buôn bán chất fentanyl lớn nhất từ trước tới nay, tịch thu 115kg loại chất này – đủ để giết chết 57 triệu người Mỹ.
Ngoài ra, ICE đã bắt giữ 266.000 người nhập cư bất hợp pháp mang tính chất tội phạm trong 2 năm qua. Những người bị bắt giữ đối mặt 100.0000 cáo buộc tội tấn công, 30.000 cáo buộc tội phạm tình dục và 4.000 cáo buộc tội giết người.
[caption id="attachment_1032650" align="aligncenter" width="700"] Những người biểu tình cầm biểu ngữ tiếng Tây Ban Nha, phải đối đoàn di dân, có ý nghĩa: "Hãy cứu Tijuana, không có thêm dân caravan" phản đối sự hiện diện của hàng ngàn người di cư Trung Mỹ tại địa phương, Tijuana, Mexico hôm Chủ nhật, (Ảnh: AP)[/caption]
Không chỉ vậy, người nhập cư còn có thể làm giảm cơ hội việc làm của công dân Mỹ và đẩy mặt bằng lương xuống thấp, do di dân lậu sẵn sàng làm mọi việc với mức lương rất thấp.
Trong khi đó, họ làm tăng gánh nặng phúc lợi của xã hội khi khiến chính phủ Mỹ phải tốn tiền duy trì an ninh trật tự, phụ cấp nhân đạo cho những di dân lậu bị giam giữ.
Việc mở cửa biên giới còn tạo ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo khi nó khuyến khích người dân các nước xung quanh liều lĩnh vượt biên vào Mỹ.
“Một phần ba số phụ nữ di cư ở các đoàn lữ hành bị hãm hiếp trong hành trình dài hướng về phía Bắc. Những kẻ buôn lậu sử dụng trẻ em di cư như những con tốt người để khai thác [những khe hở trong] hệ thống luật pháp của chúng ta và dùng [những đứa trẻ này] để tiếp cận đất nước chúng ta. Những kẻ buôn người và nô lệ tình dục lợi dụng các khu vực mở giữa các cảng nhập cảnh của chúng ta để buôn lậu hàng ngàn cô gái trẻ và phụ nữ vào Hoa Kỳ và bán họ cho các ổ mại dâm và nô lệ thời hiện đại”, Tổng thống Trump cho biết trong Thông điệp liên bang ngày 5/2.
Có thể thấy, mở cửa biên giới quả thật chỉ có trăm điều hại.
Bảo vệ an ninh, sự thịnh vượng và ‘giá trị Mỹ’
Vì trăm điều hại như vậy, nên từ trong lịch sử xa xưa cho đến nay, hoàn toàn không thể tìm thấy quốc gia nào lại có chính sách mở toang cánh cửa biên giới, chỉ “xén cỏ” để giải quyết vấn đề như bà Pelosi nói.
Ngược lại, các quốc gia cho dù hùng cường hay nhược tiểu, đều cố gắng bảo vệ đường biên giới của mình, và nhiều trong số đó đã chọn cách xây tường.
Năm ngoái, nhà sử học David Frye đã viết một bài báo với tiêu đề Lịch sử văn minh là Lịch sử của những bức tường Biên giới, được trích ra từ cuốn sách của ông, Bức tường: Lịch sử văn minh trong máu và gạch.
Trong đó, ông cho biết Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc đã được xây dựng trong các thời đại khác nhau, và công trình hoàn thành cao khoảng 6-9m, với các cung đường đủ rộng để 5 con ngựa hoặc 10 người đi bộ cạnh nhau.
Tất nhiên Trung Quốc không đơn độc trong việc xây dựng các bức tường biên giới.
Ông Frye liệt kê các quốc gia sau đây trong lịch sử đã từng xây dựng tường hoặc hàng rào biên giới: “Iraq, Syria, Ai Cập, Iran, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Bulgaria, Romania, Ukraine, Nga, Anh, Algeria, Libya, Azerbaijan, Uzbekistan, Afghanistan, Peru, Trung Quốc và Hàn Quốc”.
Đó chỉ là một phần danh sách.
[caption id="attachment_226035" align="aligncenter" width="675"] Vạn lý trường thành Trung Quốc.[/caption]
Một bức tường biên giới chống giữ và bảo vệ cho những công dân và cư dân hợp pháp. Nó bảo vệ an ninh và sự thịnh vượng của một quốc gia, cũng như nền văn hóa của quốc gia đó.
Một đất nước, cho dù là giàu có nhất hành tinh như nước Mỹ, cũng sẽ nhanh chóng kiệt quệ nếu mở toang biên giới để mặc dòng người nhập cư từ các nước nghèo hơn ùa vào.
Nền văn hóa với truyền thống tín Thần, đặt trọn niềm tin vào Thượng đế (In God We Trust) của họ chắc chắn cũng sẽ bị xóa sổ bởi sự xâm nhập văn hóa không chọn lọc.
Ai cũng biết rằng, một dân tộc sẽ không còn là dân tộc đó, nếu văn hóa của họ bị xóa sổ.
Giá trị Mỹ có còn không, khi di dân lậu tràn ngập?
Xây tường không phải là ‘đóng cửa’
Ai cũng biết Hoa Kỳ là “hợp chủng quốc”, là xứ của di dân. Xứ sở này từ xưa chẳng những sẵn sàng đón di dân mà còn cần di dân để có thể tồn tại và tiến bộ. Ngay cả Tổng thống Trump cũng là di dân thế hệ hai.
Nên cần nhìn nhận rõ: Ông Trump hoàn toàn không chống lại việc di dân, mà ông chống “di dân bất hợp pháp”.
“Tôi muốn người di cư đến nước ta với số lượng lớn nhất từ trước đến nay, nhưng họ phải đến một cách hợp pháp”, Tổng thống Trump đã khẳng định như vậy trong Thông điệp liên bang mới nhất.
Tổng thống Trump hoàn toàn không phải muốn đóng cửa nước Mỹ, không nhận di dân nữa, vì nước Mỹ vẫn mở cửa, vẫn nhận di dân hợp pháp như thường lệ, không có gì thay đổi.
Vấn đề là di dân vào Mỹ phải có kiểm soát, có trật tự, vào Mỹ trong khuôn khổ luật pháp hiện hành.
[caption id="attachment_1097485" align="aligncenter" width="700"] Tổng thống Donald J. Trump phát biểu Thông điệp Liên bang tại Nghị viện Hoa Kỳ, ngày 5/2/2019, tại Washington, D.C. (Ảnh chính thức của Nhà Trắng)[/caption]
Đúng như thượng nghị sỹ gốc Cuba, ông Marco Rubio đã nói, bức tường không phải là để đóng cửa không nhận di dân nữa, mà chỉ là phương thức hữu hiệu nhất để hướng dẫn di dân vào Mỹ qua những địa điểm có kiểm soát, hợp pháp, trong trật tự, không cho phép họ tràn vào Mỹ bất hợp pháp qua vùng đồng không mông quạnh nữa.
Điều không thể chấp nhận là việc cả triệu người tìm cách vào bất hợp pháp để rồi có thể được hợp thức hóa tức thì trong khi biên giới phải mở toang cửa cho ai muốn vào kiểu nào thì vào.
Những diễn tiến hiện thấy tại San Diego là chuyện kỳ quái không ai hiểu nổi khi cả chục ngàn người đến biên giới, đòi hỏi nước Mỹ phải mở toang cửa nhận họ, nếu không phải trả 50.000 đô la một đầu người để họ trở về nước.
Vì lợi ích nhóm, bất chấp Tổ quốc?
Như vậy, việc xây tường, bảo vệ an ninh biên giới chỉ có trăm điều lợi mà không một điều hại. Thế tại sao đảng Dân chủ, nhiều hãng truyền thông dòng chính và những người chống Trump lại cực lực phản đối? Có phải những người này tin rằng bức tường không có lợi ích gì?
Trong thực tế, có lẽ tất cả mọi người đều biết được công dụng của bức tường. Đó là “bảo vệ những gì mà ta yêu quý”.
Bà Pelosi nói với truyền thông rằng xây tường biên giới là “vô đạo đức”. Thế nhưng, hãng Fox News gần đây đã đăng một phóng sự chi tiết về dinh cơ của bà ở San Francisco với tường cao bao bọc.
Cựu quan chức cấp cao thời Tổng thống Bush Brad Blakeman viết: “Biệt thự Pelosi khép kín với một bức tường cao bao bọc, súng bảo mật và súng phun xăng SUV. ‘Làm như tôi nói - KHÔNG như tôi làm’. Lãnh đạo Pelosi! Đập bức tường đó xuống!”.
[caption id="attachment_1099314" align="aligncenter" width="616"] Dinh thự kín cổng cao tường của bà Pelosi ở San Francisco. (Ảnh: Fox News)[/caption]
Đây là một thực tế mà Tổng thống Trump đã đề cập trong bài phát biểu trước toàn dân ngày 8/1: “Một số người cho rằng xây bức tường là vô đạo đức. Vậy thì tại sao các chính trị gia giàu có xây tường, hàng rào và cổng xung quanh nhà của họ?”.
Sau đó, Tổng thống Trump giải thích: “Họ không xây dựng những bức tường vì họ ghét những người bên ngoài, mà vì họ yêu mến những người bên trong. Điều duy nhất được coi là vô đạo đức, đó chính là các chính trị gia không làm gì cả và tiếp tục cho phép nhiều người vô tội hơn nữa trở thành các nạn nhân đáng thương”.
Trong Thông điệp liên bang, ông Trump đã lặp lại điều này một lần nữa: “Các chính trị gia và các nhà tài trợ giàu có [của họ] cổ súy cho biên giới mở, trong khi cuộc sống của họ [được bảo vệ] đằng sau những bức tường có cổng và lính canh.
“Trong khi đó, những người Mỹ thuộc tầng lớp lao động phải trả giá cho việc nhập cư bất hợp pháp ồ ạt, cơ hội việc làm giảm, lương thấp hơn, trường học quá tải, bệnh viện đông tới mức họ không còn có chỗ, tội phạm gia tăng và sự an toàn của xã hội suy giảm trầm trọng”.
Và ông kết luận: “Khoan dung cho nhập cư bất hợp pháp không phải là từ bi, nó thực sự rất tàn nhẫn”.
Vậy, phải chăng những người phản đối xây bức tường biên giới là do không yêu quý những gì ở bên trong biên giới? Hay vì họ đặt lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân lên trên lợi ích quốc gia?
Điều này không ai dám khẳng định. Nhưng có một thuyết âm mưu từng rất phổ biến trên mạng về kế hoạch hủy hoại nước Mỹ trong vòng 16 năm.
[caption id="attachment_495843" align="aligncenter" width="840"] Thuyết âm mưu Kế hoạch 16 năm hủy hoại nước Mỹ của đảng Dân chủ.[/caption]
Theo đó, đảng Dân chủ sẽ sử dụng 8 cầm quyền của Tổng thống Obama và 8 năm của bà Hillary Clinton (nếu đắc cử) để tiến hành nhiều chiến lược làm suy yếu nước Mỹ, tạo ra một trật tự thế giới mới.
Trong 8 năm của Obama, các chiến lược vạch ra gồm: Cài cắm điệp vụ; cho rò rỉ thông tin tình báo và cơ sở quân sự; cắt tài trợ cho quân đội; mở cửa biên giới cho những người nhập cư bất hợp pháp để đảm bảo đảng Dân chủ chiến thắng trong bầu cử; phớt lờ chương trình hạt nhân của Triều Tiên; bắt tay với chương trình hạt nhân của Iran; giảm tài trợ cho NASA….
Tất cả những điều này đều liên quan đến những việc Obama thực sự đã làm trong khi tại nhiệm và không có gì để gây tranh cãi, theo giới quan sát.
Trong thuyết âm mưu kế hoạch 16 năm, một chiến lược đáng chú ý được nhắc tới là “Chiến dịch Con chim nhại” (Operation Mockingbird). Trong chiến dịch này, CIA đã cài nhiều toán nhân viên làm phóng viên và nhà báo. Nhiệm vụ của họ là lật đổ nước Mỹ bằng cách thúc đẩy những tuyên truyền dối trá mà mọi người sẽ tin là sự thật.
Đây có lẽ là lý do tại sao ngày nay có quá nhiều hãng tin “dòng chính” lại trở thành “fake news” và ra rả tuyên truyền chống Trump như hiện nay, bất chấp thực tế ông đã làm được rất nhiều cho nước Mỹ và cả thế giới.
Không ai dám khẳng định thuyết âm mưu nói trên là đúng, hay là sai. Nhưng thực tế là đảng Dân chủ đang cổ súy mạnh mẽ cho mở cửa biên giới và nhập cư lậu.
Luật trú ẩn – ‘Thư mời’ nhập cư lậu
Có thể thấy, trong năm đầu ông Trump lên nắm quyền, di dân lậu đã suy giảm rõ rệt. Có thể do những lời lẽ cứng rắn của ông về di dân lậu xuyên suốt cuộc bầu cử đã khiến những người có ý định nhập cư lậu phải chùn chân.
Sau thất bại của bà Hillary, đảng Dân chủ đã nhận chân ra vấn đề sinh tử của họ là lá phiếu của di dân gốc Latinh. Ở đây không phải là số phiếu của nhóm di dân lậu, mà thật ra đảng Dân chủ nhắm vào lá phiếu hiện hữu của dân gốc Nam Mỹ đang sống hợp pháp có quyền đi bầu và sẽ bầu cho đảng nào họ thấy là đang ủng hộ sự hiện diện của đồng hương của họ.
Và nếu hàng triệu di dân lậu trở thành di dân hợp pháp trong tương lai, đảng Dân chủ lại hưởng lợi lớn.
Giới quan sát cho rằng với mục đích kiếm phiếu cử tri, đảng Dân chủ tại một số nơi đã tung ra luật trú ân cho di dân, gọi là “sanctuary laws”, trong đó các chính quyền địa phương hay cả tiểu bang tìm mọi cách bảo vệ di dân lậu.
Sanctuary laws ngay lập tức như những bức “thư mời” gửi đến cho người dân ở Trung và Nam Mỹ.
Hàng triệu người dân nghèo khổ đang mơ mộng một thiên đường mới, bị những kẻ buôn người khuyến khích, dụ dỗ, hứa hẹn và tổ chức để mang qua Mỹ bằng mọi cách, hợp pháp cũng như bất hợp pháp. Chiêu bài mới là chỉ cần qua lọt biên giới sẽ được các sanctuary laws bảo vệ không bị trục xuất về xứ. Nghe quá hấp dẫn, không thể không thử thời vận. Dù sao cũng nên “hy sinh đời bố, củng cố đời con”!
[caption id="attachment_1099323" align="aligncenter" width="700"] Tấm biển ghi: Chào mừng đến Calìornia. Bang trú ẩn chính thức. Sát nhân, nhập cư bất hợp pháp và MS13 (băng đảng khét tiếng ở Nam Mỹ) được chào đón! Đảng Dân chủ cần lá phiếu!. (Ảnh qua: Instagram)[/caption]
Các thống kê cho thấy số người tìm cách vượt biên lậu từ ngày ông Trump tuyên thệ đến nay đã tăng gấp 15 lần, từ 2.000 người lên tới 30.000 người một tháng.
Đã vậy, cả đoàn ‘lữ hành’ với cả chục ngàn người ùn ùn đi bộ từ Trung Mỹ băng qua Mexico để tìm cách vào Mỹ. Tình hình thay đổi mau chóng. Chuyện di dân đã trở thành khủng hoảng khẩn cấp, không thể không giải quyết.
Các luật sanctuary laws được ban hành là vì tính nhân đạo hay vì lá phiếu, có lẽ mọi người đều nhìn rõ.
Và phải nhìn nhận, đảng Dân chủ đã thành công lớn. Thống đốc California ký luật cả tiểu bang là tiểu bang trú ẩn, đưa đến chiến thắng lớn chưa từng thấy cho Dân chủ trong cuộc bầu cử tháng 11/2018 vừa qua, trong một tiểu bang mà 40% là dân gốc Latinh.
Nhìn vào sự thành công tại California, cấp lãnh đạo Dân chủ chỉ thấy có một chuyện: di dân gốc Latinh quả thật đúng là những cứu tinh cho đảng. Tất cả mọi chính sách, mọi cố gắng, mọi nỗ lực phải tập trung vào việc tìm kiếm hậu thuẫn của khối dân này.
Nó giải thích rõ sự cứng rắn của bà Pelosi và khối Dân chủ trong việc nhất định không cho Tổng thống Trump xây tường cản di dân Latinh.
Tuyên bố tình trạng khẩn cấp để xây tường – Hành động vì dân và hợp hiến
Mới đây, 16 tiểu bang Hoa Kỳ đã ký đơn kiện Tổng thống Donald Trump vì ông đã ban bố tình trạng khẩn cấp nhằm xây dựng bức tường biên giới để bảo vệ họ.
Nhóm các tiểu bang, bao gồm California và New York – những bang Dân chủ kiểm soát, đã buộc tội tổng thống và các quan chức hàng đầu trong chính quyền dùng tiền đóng thuế cho cộng đồng của họ để thực hiện lời hứa từ chiến dịch năm 2016 của ông nhằm hạn chế nhập cư bất hợp pháp và buôn lậu ma túy.
Hôm thứ Ba (19/2), ông Trump nói với các phóng viên trong Phòng Bầu dục rằng ông không lo lắng hay ngạc nhiên trước những thách thức pháp lý của bang.
“Tôi nghĩ rằng, cuối cùng, chúng tôi sẽ rất thành công với vụ kiện”, ông Trump nói.
Ông nói vậy, vì hành động của ông dựa theo luật pháp. Tổng thống Trump tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia theo Luật đã quy định từ năm 1976.
Năm 1976, Nghị viện đã thông qua Đạo luật Tình trạng khẩn cấp quốc gia, trao cho tổng thống quyền lực to lớn trong tình huống quốc gia đối mặt với khẩn cấp.
Từ đó tới tuyên bố mới nhất ngày 15/2 vừa qua, các tổng thống phe Dân chủ như Jimmy Carter, Bill Clinton và Barack Obama cùng với Tổng thống phe Cộng hòa như George W. Bush và Donald Trump đã tuyên bố 58 tình trạng khẩn cấp quốc gia. Tổng cộng 31 sắc lệnh tình trạng khẩn cấp trong số đó vẫn còn hiệu lực tới ngày nay.
Ngay cả Chủ tịch ủy ban Quân lực Hạ viện Adam Smith có thời điểm cũng thừa nhận rằng Tổng thống có quyền tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia.
[caption id="attachment_1065582" align="aligncenter" width="1023"] Tổng thống Trump cầm hình ảnh về một đoạn bức tường đang xây dựng dở giữa Mỹ và Mexico. (Ảnh: AFP)[/caption]
Trong bài bình luận trên trang Fox News, bà Kayleigh McEnany, phát ngôn viên quốc gia của Ủy ban Quốc gia Cộng hòa, nhận định: Với việc tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, Tổng thống Trump đã thực hiện bước đi táo bạo và quyết định, vì lợi ích tốt nhất của người dân Mỹ. Từ đó, ông có thể có tiền xây hàng rào rất cần thiết dọc biên giới Mỹ-Mexico nhằm ngăn chặn nạn buôn người, buôn ma túy và hạn chế tội phạm vượt biên.
Theo bà Kayleigh McEnany, tuyên bố tình trạng khẩn cấp hoàn toàn nằm trong quyền hành pháp của tổng thống.
Các chuyên gia pháp lý cho biết những thách thức đối với tuyên bố khẩn cấp của ông Trump sẽ phải đối mặt với một cuộc chiến khó khăn và có thể thua trong một cuộc đấu tranh có thể sẽ được quyết định bởi Tòa án Tối cao đa số bảo thủ của Hoa Kỳ.
Nếu một hành động vì dân vì nước mà bị xử thua, thì tương lai của nước Mỹ có thể sẽ rất ảm đạm. Đó là điều có lẽ không người dân Mỹ nào mong muốn, cho dù họ ủng hộ ông Trump hay không.
Tương Tử
<!--td {border: 1px solid #ccc;}br {mso-data-placement:same-cell;}-->
[videoplayer link="https://video2.dkn.tv/tong-thong-trump-de-tro-thanh-mot-cuong-quoc-chung-ta-phai-co-duong-bien-gioi-on-dinh_a43871b7b.html"]
from Đại Kỷ Nguyên - Feed - https://ift.tt/2T7baGM via https://ift.tt/2T7baGM https://www.dkn.tv
0 notes
tintuc24hhomnay · 6 years
Text
Hai chú ruột hiếp dâm nhiều lần cháu gái 14 tuổi ở Cần Thơ
Tin mới: Trong 2 năm từ 2016 đến 2018, hai chú ruột hiếp dâm nhiều lần cháu gái 14 tuổi đến mức khủng hoảng tinh thần, sợ hãi phải bỏ nhà đi.
[caption id="attachment_1160" align="aligncenter" width="600"] Hai chú ruột hiếp dâm nhiều lần cháu gái 14 tuổi ở Cần Thơ[/caption]
Ngày 18/12, Cơ quan CSĐT Công an TP. Cần Thơ đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Hồ Tuấn Hùng (38 tuổi) và Hồ Văn Dil (27 tuổi, ngụ xã Trung Hưng, huyện Cờ Đỏ) để điều tra về hành vi Hiếp dâm trẻ em và Giao cấu với trẻ em.
Trước đó, ngày 29/11 em Hồ Thị T E. (SN 2004) có kể với cha mẹ về chuyện bị 2 người chú ruột là Hồ Tuấn Hùng (38 tuổi) và Hồ Văn Dil (27 tuổi, ngụ xã Trung Hưng, huyện Cờ Đỏ) nhiều lần hãm hiếp đến khủng hoảng tinh thần.
Sau đó, mẹ em E. đã đến cơ quan chức năng trình báo về vụ việc. Đối tượng Hùng và Dil bị cơ quan chức năng mời về làm việc và cả hai khai nhận toàn bộ hành vi của mình.
Vào năm 2016, đối tượng Dil đã dùng vũ lực để thực hiện hành vi quan hệ tình dục với cháu E. Sau đó thấy cháu E. không tố giác nên Dil tiếp tục thực hiện hành vi trên nhiều lần từ năm 2016 đến tháng 9/2018.
Còn đối tượng Hùng khai nhận, do nhiều lần thấy em ruột là Hồ Văn Dil quan hệ tình dục với cháu E. và nạn nhân không có hành vi kháng cự nên cũng nảy sinh ý định hãm hiếp cháu ruột mình.
Theo đó, từ tháng 6/2018 đến tháng 9/2018, Hùng lợi dụng lúc vắng người đã nhiều lần thực hiện hành vi quan hệ tình dục với E. Sau mỗi lần thực hiện hành vi quan hệ tình dục, Hùng cho cháu E. 50.000 đồng.
Đến tháng 11/2018, cháu E. sợ hai chú ruột tiếp tục quan hệ tình dục với mình nên đã bỏ nhà đi khỏi địa phương. Đến ngày 29/11 cháu E. trở về trong sự khủng hoảng tinh thần.
Được cha mẹ gặng hỏi, lúc này cháu E. mới kể lại toàn bộ sự việc bị 2 gã chú ruột hãm hiếp nhiều lần.
Bên cạnh đó, sự việc cũng khiến cả xóm nghèo ấp Thạnh Phú 1 (xã Trung Hưng, huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ) càng xôn xao và phẫn nộ với hành vi đồi bại của 2 gã chú ruột.
Tuy nhiên, người dân vẫn không thể ngờ 2 nghi phạm được nhận xét là người hiền lành nhưng lại gây ra sự việc vi phạm pháp luật, trái đạo đức và thuần phong mỹ tục như vậy.
Được biết, sau vụ việc, cả gia đình cháu E. cũng đóng cửa nhà rời đi. Được biết anh Hồ Văn A. (cha cháu E.) đã dẫn vợ con lên TP.HCM để làm thuê sinh sống. Hiện cháu E. đã tạm ổn định tinh thần.
Trong khi đó, từ khi biết được sự việc trên chị Nguyễn Thị N. (vợ của Hùng) và chị Bùi Thị H. (vợ của Dil) thì khóc nức nở vì không thể nào chấp nhận sự trớ trêu và bi kịch đau khổ đến vậy.
Theo cả hai người vợ, có nằm mơ họ cũng không thể ngờ lại có chuyện đó xảy ra. Khi Hùng và Dil bị cảnh sát đến nhà bắt giữ mới cả hai người vợ vẫn không biết sự việc gì đã xảy ra.
Sau đó đến chính quyền địa phương hỏi sự việc mới biết thì cả hai gần như suy sụp tinh thần vì không còn mặt mũi nào nhìn cha mẹ và em trong gia đình chứ đừng nói chi hàng xóm.
Trong sự việc trên, có lẽ đau đớn nhất là người bà nội của em E., người mẹ của Hùng và Dil là bà Nguyễn Thị S. Ở tuổi ngoài 60 bà S. chưa bao giờ lại chịu sự đau đớn như nỗi đau này, đến tận bây giờ, bà và các người thân trong giờ đình vẫn chưa dám tin điều sự thật đã xảy ra đến gia đình mình.
Bà S. thời dài trong đau khổ: "Hùng và Dil thương cháu E. như con ruột của mình, nhưng không hiểu sao lại có chuyện động trời như vậy xảy ra".
Hiện vụ việc đang tiếp tục được điều tra xử lý.
https://ift.tt/2A9kWh7 Hai chú ruột hiếp dâm nhiều lần cháu gái 14 tuổi ở Cần Thơ
0 notes
newstinxahoi · 6 years
Text
Cần Thơ: Cháu gái 14 tuổi phải bỏ nhà đi vì bị 2 chú ruột nhiều lần hiếp dâm
Tumblr media
Ngày 18/12, Cơ quan CSĐT Công an TP. Cần Thơ đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Hồ Tuấn Hùng (38 tuổi) và Hồ Văn Dil (27 tuổi, ngụ xã Trung Hưng, huyện Cờ Đỏ) để điều tra về hành vi Hiếp dâm trẻ em và Giao cấu với trẻ em.
Trước đó, ngày 29/11 em Hồ Thị T E. (SN 2004) có kể với cha mẹ về chuyện bị 2 người chú ruột là Hồ Tuấn Hùng (38 tuổi) và Hồ Văn Dil (27 tuổi, ngụ xã Trung Hưng, huyện Cờ Đỏ) nhiều lần hãm hiếp đến khủng hoảng tinh thần.
Sau đó, mẹ em E. đã đến cơ quan chức năng trình báo về vụ việc. Đối tượng Hùng và Dil bị cơ quan chức năng mời về làm việc và cả hai khai nhận toàn bộ hành vi của mình.
Vào năm 2016, đối tượng Dil đã dùng vũ lực để thực hiện hành vi quan hệ tình dục với cháu E.
Sau đó thấy cháu E. không tố giác nên Dil tiếp tục thực hiện hành vi trên nhiều lần từ năm 2016 đến tháng 9/2018.
Còn đối tượng Hùng khai nhận, do nhiều lần thấy em ruột là Hồ Văn Dil quan hệ tình dục với cháu E. và nạn nhân không có hành vi kháng cự nên cũng nảy sinh ý định hãm hiếp cháu ruột mình.
Theo đó, từ tháng 6/2018 đến tháng 9/2018, Hùng lợi dụng lúc vắng người đã nhiều lần thực hiện hành vi quan hệ tình dục với E. Sau mỗi lần thực hiện hành vi quan hệ tình dục, Hùng cho cháu E. 50.000 đồng.
Đến tháng 11/2018, cháu E. sợ hai chú ruột tiếp tục quan hệ tình dục với mình nên đã bỏ nhà đi khỏi địa phương. Đến ngày 29/11 cháu E. trở về trong sự khủng hoảng tinh thần. Được cha mẹ gặng hỏi, lúc này cháu E. mới kể lại toàn bộ sự việc bị 2 gã chú ruột hãm hiếp nhiều lần.
Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng tiếp tục điều tra làm rõ.
0 notes
daycattocgiare · 5 years
Text
Rùng mình sự thật đằng sau những vụ cưỡng bức gây sốc nhất làng giải trí
(Dân Việt) Chỉ khi nạn nhân nữ lên tiếng, tội ác của những "yêu râu xanh" mới bị đưa ra ánh sáng.
Liên tiếp những vụ cưỡng bức liên quan đến ngôi sao showbiz Hoa, Hàn được phơi bày khiến dư luận bức xúc. Với những nữ diễn viên, có người bị lạm dụng tình dục đến mức tự sát hoặc phát điên. Có người phải điều trị tâm lý một thời gian dài.
Trong đó, không ít thủ phạm là các sao nam hay những ông trùm đội lốt "yêu râu xanh".
Một loạt sao nam Hàn Quốc bị tố có hành vi cưỡng bức
Phong trào MeToo (chống quấy rối và bạo hành tình dục) dâng cao trong showbiz Hàn thời gian gần đây với 3 scandal lớn nhất thuộc về nam ca sĩ Seungri, vụ án Jang Ja Yeon và cựu Thứ trưởng Bộ Tư pháp Kim Hak Eui.
 Nam ca sĩ Seungri thừa nhận hành vi phát tán ảnh phi pháp
Nam ca sĩ Seungri cùng nhóm bạn trong nhóm chat Kakao Talk có nhiều đoạn nói chuyện về việc chuốc thuốc mê với các cô gái, sau đó cưỡng bức họ trên xe ô tô. Không những thế, nhóm này còn chụp hình khỏa thân, quay clip sex trong lúc cưỡng bức họ rồi phát tán trong nhóm chat.
Hiện tại, nam ca sĩ Jung Joon Young đang bị khởi tố vì hành vi này. Ngoài ra, Seungri - cựu thành viên nhóm Big Bang cũng bị đặt nghi vấn tương tự. Tuy nhiên, Seungri chỉ thừa nhận hành vi phát tán ảnh phi pháp chứ không thực hiện việc quay video sex.
Nam ca sĩ Lee Jong Hyun của nhóm CNBlue cũng bị phát hiện có đời sống tình dục thác loạn khi liên tục "khoe chiến tích" lên giường với nhiều cô gái trong 1 ngày.
Mới đây nhất, nam ca sĩ Kim Hyung Jun nhóm SS501 còn bị một nữ nhân viên quán bar tố hành vi cưỡng bức từ nhiều năm trước. Hiện tại, Kim Hyung Jun đã lên tiếng phủ nhận, nói cả hai quan hệ đồng thuận.
 Nam ca sĩ Kim Hyung Jun bị tố cáo cưỡng bức nhưng phủ nhận
Chưa hết, cựu Thứ trưởng Bộ Tư pháp Hàn Quốc - Kim Hak Eui cũng bị điều tra lại về vụ nhận hối lộ tình dục và cản trở điều tra vụ án Jang Ja Yeon bị biến thành công cụ nô lệ tình dục.
Liên tiếp những hành vi thác loạn của những sao nam Hàn Quốc đang hé lộ mảng tối đáng sợ phía sau ánh hào quang của những gương mặt nam thần ngây thơ. Còn nhớ CEO Jang Seok Woo của công ty giải trí Open World đã bị phạt 6 năm tù giam vì hành vi xâm hại tình dục những thực tập viên nữ. Có nạn nhân còn ở độ tuổi vị thành niên.
Jang đã bỏ thuốc kích dục vào nước uống, cưỡng bức các cô gái. Theo lời kể của một cựu thực tập sinh, Jang làm tất cả những điều tồi tệ nhất với một cô bé chỉ mới học lớp 6.
 Jang Seok Woo bị lĩnh án vì tội hiếp dâm
Sau khi vụ việc về CEO “yêu râu xanh” này qua đi, showbiz Hàn tiếp tục xuất hiện thêm những vụ việc kinh hoàng khác. Có tới 8 trên 10 công ty giải trí ở Hàn vướng bê bối lạm dụng đối với học viên.
Những nữ diễn viên bị cưỡng bức đến thân tàn ma dại
Jang Ja Yeon là trường hợp nổi cộm thời gian gần đây do được nhắc đến liên tục. Vụ tự sát của nữ diễn viên vào năm 2009 tới 10 năm sau mới được điều tra lại. Đài SBS đưa tin Jang Ja Yeon bị biến thành công cụ tình dục cho 31 nhân vật quyền lực với hơn trăm lần.
Nhiều nghi phạm giữ chức vụ cao tại các cơ quan truyền thông, giải trí, kinh tế, pháp luật. Tuy nhiên, nhiều năm qua, vụ án vẫn chưa được xét xử minh bạch khiến hơn 70% dân Hàn bức xúc yêu cầu phải điều tra lại.
 Jang Ja Yeon bị cưỡng bức tập thể nhiều lần trước khi qua đời
Qua những lời kể của người thân thiết với Jang Ja Yeon, nữ diễn viên này nhiều lần bị cưỡng hiếp tập thể. Có khi cô bị ép ngủ với 3-5 người đàn ông cùng lúc. Trước khi qua đời, cô cũng bị tấn công tình dục.
Người quản lý công ty còn ép cô viết ra bản ghi chép những người cô từng phục vụ nhưng sau đó ông ta bảo cô nên chết đi. Vì quá tuyệt vọng, Jang Ja Yeon đã treo cổ tự sát.
Riêng ở Hong Kong, Lam Khiết Anh từng được coi là ngọc nữ màn ảnh với nhan sắc trong sáng. Nhưng cuộc đời đi tới bi thảm khi nữ diễn viên này bị cưỡng bức. Tinh thần của Lam Khiết Anh suy giảm trầm trọng, từng nhiều lần có ý định tự tử.
Cô sống lang thang đầu đường xó chợ trong trạng thái nửa tỉnh nửa điên. Lý do khiến cô bị rơi vào khủng hoảng do chuyện tình tan vỡ, cộng thêm việc 2 lần bị cưỡng bức. Đầu năm 2018, cô trả lời báo chí, vạch trần 2 "yêu râu xanh" đã cưỡng bức cô trước đây là ông trùm Tăng Chí Vỹ và nam diễn viên Đặng Quang Vinh.
Cả hai đều là những nhân vật đình đám trong showbiz Hong Kong. Trước cáo buộc này, Tăng Chí Vỹ phủ nhận còn Đặng Quang Vinh đã qua đời trước đó.
 Ảnh ngày trẻ của ngọc nữ Lam Khiết Anh
Tháng 11 năm ngoái, người ta phát hiện ra thi thể Lam Khiết Anh đã bị phân hủy 2, 3 ngày trước khi được tìm thấy nằm ngã trong nhà vệ sinh. Cuộc đời bi thảm của nữ diễn viên khiến nhiều người xót xa. Trước khi cô qua đời, kẻ mà cô tố cáo cưỡng bức vẫn nằm ngoài vòng pháp luật.
Những lời tố cáo muộn màng của nạn nhân nữ trong showbiz
"Yêu râu xanh" chỉ bị bắt khi chính những nạn nhân lên tiếng tố cáo. Nữ diễn viên Lee Mae Ri mới đây được coi là Jang Ja Yeon thứ hai.
Cô lên tiếng tố cáo những nhân vật "máu mặt" trong giới chính trị - kinh tế Hàn đã ép cô tiếp rượu, quấy rối tình dục trong xe. Ngay khi vừa lên tiếng, Lee Mae Ri đã bị cảnh cáo bởi sự quyền lực của nhân vật này. Vậy nhưng, cô không sợ hãi vì muốn lên tiếng vạch trần tội ác.
 Lưu Cẩm Linh
Diễn viên Hong Kong Lưu Cẩm Linh từng bị gây mê, cưỡng hiếp sau đó còn bị tống tiền. Cô không dám nói ra sự thật vì sợ uy quyền của kẻ cưỡng bức. Cô không còn cơ hội đóng phim những năm gần đây, mà quay ra làm nhân viên bảo hiểm.
Có thể nói scandal cưỡng hiếp gây bức xúc nhất năm 2012 thuộc về thiếu gia thác loạn xứ Đài - Lý Tông Thụy. Hàng loạt bức ảnh, video ghi lại cảnh đồi bại của người đàn ông này bị phát tán trên mạng. Lý Tông Thụy dùng thuốc mê, cưỡng bức 60 nữ nghệ sĩ hạng A.
Chỉ tới khi một số nạn nhân dám lên tiếng tố cáo, thiếu gia này mới bị xử án. Hành vi đồi trụy của hắn bị phạt mức án 39 năm 2 tháng tù giam với tội danh quay lén cảnh khỏa thân và cưỡng bức quan hệ tình dục. Kiểm tra máy tính của Lý Tông Thụy, tại thư mục có tên là "Collection" (bộ sưu tập), cảnh sát phát hiện 93 đoạn clip sex do chính y thực hiện và 176 bức ảnh khỏa thân của các "chân dài" đã qua tay hắn.
Vụ án kéo dài suốt 5 năm, tổng số nạn nhân lên con số kỷ lục, hầu hết là người mẫu, diễn viên, MC có tiếng trong làng showbiz xứ Đài.
Tag:  sao han, sao hoa, scandal cuong buc, scandal sao han, scandal sao hoa   
Nguồn: Sưu Tầm
0 notes
lookintomyeyeblog · 6 years
Text
An ninh biên giới – Sinh mệnh của quốc gia
Trong tháng Hai này, hơn 90 triệu con dân Việt Nam đau xót tưởng niệm 40 năm chiến tranh biên giới Việt-Trung, một cuộc chiến đã khiến hàng chục ngàn người thương vong.
Chúng ta ai cũng biết rằng những kẻ thù hung hãn nhất đều đến từ phía bên kia biên giới. Bảo vệ biên giới chính là bảo vệ sinh mệnh của quốc gia.
Thế nhưng, thật đáng ngạc nhiên khi biết rằng tại đất nước hùng mạnh nhất địa cầu cả về kinh tế và quân sự - Hoa Kỳ - có rất rất nhiều chính trị gia quyền lực đang xem nhẹ vấn đề biên giới.
Không chỉ vậy, những người này đang ra sức chống lại nỗ lực bảo đảm an ninh biên giới từ vị Tổng thống thứ 45 của đất nước họ, ông Donald Trump.
Họ cổ súy một biên giới “mở” và không có Cơ quan Thực thi Hải quan và Di trú (ICE) - một cơ quan thực thi pháp luật không thể thiếu trong bảo vệ an ninh quốc gia.
Đại diện tiêu biểu nhất của nhóm chính trị gia này, bà Nacy Pelosi - Chủ tịch Hạ viện kiêm lãnh đạo đảng Dân chủ, thậm chí cho rằng việc xây dựng một bức tường biên giới là hành vi thiếu nhân đạo, “vô đạo đức”.
[caption id="attachment_1081197" align="aligncenter" width="700"] Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi nói xây tường biên giới là "vô đạo đức". (Ảnh: Foreign Policy)[/caption]
Thời gian qua, tranh cãi giữa đảng Cộng hòa của Tổng thống Trump với đảng Dân chủ của bà Pelosi về xây dựng bức tường biên giới đã trở thành nguyên nhân chủ chốt khiến chính phủ Hoa Kỳ phải đóng cửa một phần trong thời gian kỷ lục.
Vậy trong vấn đề này, ai đúng ai sai?
Vấn nạn di dân lậu ở nước Mỹ
Vấn nạn di dân lậu đã có từ ngày Tổng thống Ronald Reagan ra sắc lệnh không được trục xuất khoảng 7-8 triệu di dân khi đó đang cư trú bất hợp pháp tại Mỹ. Điều này đã tạo ra một thông điệp sai: khiến người Mexico và Nam Mỹ nghĩ rằng cho dù xâm nhập lậu, họ vẫn có cơ hội trở thành công dân Mỹ.
Đến thời Tổng thống Bill Clinton, vấn nạn di dân leo thang, trở thành khủng hoảng. Năm 1998, có hơn 1,6 triệu di dân phi pháp tràn vào Mỹ, trung bình có gần 5.000 người vào Mỹ phi pháp mỗi ngày. Điều này khiến ông Clinton phải ra luật chống di dân gắt gao nhất và bà Hillary khi đó đã phụ họa theo chồng, cảnh giác mối nguy di dân lậu tràn ngập Mỹ.
Tổng thống Clinton cũng tung ra một ‘vũ khí’ mới chống nạn di dân lậu: xây tường. Tuy nhiên, việc xây tường khi đó rất giới hạn dù được Nghị viện do đảng Dân chủ nắm đa số ủng hộ.
Đến thời Tổng thống George Walker Bush (Bush con), giới chính trị gia đều đồng thuận cần có một giải pháp căn cơ để chống việc có tới 5.000 di dân lậu vào đất nước mỗi ngày.
Nhờ đó, Bush con đã được Nghị viện phê chuẩn việc xây 700 dặm tường dọc biên giới Mexico, khoảng một phần ba chiều dài biên giới phía Nam.
Đến thời Tổng thống Barack Obama, ông tiếp tục xây bức tường dở dang của Bush. Mặt khác, ông xin và được quốc hội phê chuẩn 40 tỷ USD để tăng cường việc phòng thủ biên giới qua các biện pháp khác như tăng cường lính biên phòng, thiết lập các đồn canh, các phương tiện truy lùng dân vượt biên, các máy điện tử tối tân nhất.
Ông Obama cũng phát động cái mà ông hãnh diện khoe là một chính sách trục xuất di dân lậu mạnh nhất và nhanh nhất, đưa đến việc trục xuất nhiều di dân lậu nhất.
Tóm lại, cả 3 tổng thống tiền nhiệm của Tổng thống Trump đều coi việc phòng thủ biên giới chống di dân lậu là một trong các biện pháp an ninh thiết yếu nhất.
[caption id="attachment_1080570" align="aligncenter" width="700"] Tổng thống Donald Trump đang cầm một bức ảnh khi ông dẫn đầu cuộc thảo luận bàn tròn về an ninh biên giới với các nhà lãnh đạo địa phương vào Thứ Sáu ngày 11/1/2019, trong Phòng Nội các của Nhà Trắng ở Washington. (Ảnh: Jacquelyn Martin AP)[/caption]
Tuy nhiên, có một thực tế là di dân vẫn tăng vọt dưới ba đời tổng thống đó, số di dân lậu đã leo thang mau chóng lên tới ít nhất 12 triệu người, thậm chí có thể lên tới 20 triệu người, tùy theo nguồn thống kê.
Vì vậy, từ trước khi lên làm tổng thống, ông Trump đã kêu gọi củng cố an ninh biên giới, mà cụ thể là bằng việc tiếp tục xây kín bức tường còn dang dở ở phía Nam (khoảng 1.300 dặm - 2/3 chiều dài biên giới).
Theo ông, đó là một biện pháp vừa rẻ, vừa bền vững. Quả thật, nếu so với gói an ninh biên giới 40 tỷ của Tổng thống Obama, thì số tiền 5,7 tỷ USD ông Trump đề xuất để xây tường chẳng đáng là bao. Trong khi bức tường có thể đứng vững hàng chục năm với ít chi phí vận hành.
Không có công nghệ mới nào hoặc một hàng rào di chuyển được có thể thay thế một bức tường cao, vững chắc. Công nghệ mới có thể có trục trặc hoặc lỗi phần mềm, và điều gì xảy ra nếu những tin tặc xâm nhập hoặc sự cố mất điện xảy ra, khiến chúng dừng hoạt động?
Thế nhưng, thật ngạc nhiên là chính đảng Dân chủ từng ủng hộ ông Obama xây tường và chi 40 tỷ USD để bảo vệ biên giới, nay lại phản bác việc xây tường của Tổng thống Trump, thậm chí bà Pelosi còn tỏ ra mỉa mai khi cam kết chỉ chi 1 USD cho bức tường và đề xuất “xén cỏ cũng sẽ giải quyết được vấn đề”.
Trăm điều hại
Nhiều người không thể lý giải. Tại sao các chính trị gia Dân chủ và nhiều hãng truyền thông “dòng chính” lại ủng hộ mở cửa biên giới, để mặc cho nhập cảnh phi pháp và cùng với đó là dòng chảy của ma túy, mại dâm và các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia?
Chỉ tính riêng năm 2017, số người Mỹ chết vì quá liều ma túy đã chạm kỷ lục mới với hơn 70.000 người tử vong. Phần lớn ma túy gây ra những cái chết bi kịch này đều được tuồn vào qua biên giới phía Nam.
Gần đây, Cơ quan Bảo vệ Biên giới và Hải quan thông báo đã phá được vụ buôn bán chất fentanyl lớn nhất từ trước tới nay, tịch thu 115kg loại chất này – đủ để giết chết 57 triệu người Mỹ.
Ngoài ra, ICE đã bắt giữ 266.000 người nhập cư bất hợp pháp mang tính chất tội phạm trong 2 năm qua. Những người bị bắt giữ đối mặt 100.0000 cáo buộc tội tấn công, 30.000 cáo buộc tội phạm tình dục và 4.000 cáo buộc tội giết người.
[caption id="attachment_1032650" align="aligncenter" width="700"] Những người biểu tình cầm biểu ngữ tiếng Tây Ban Nha, phải đối đoàn di dân, có ý nghĩa: "Hãy cứu Tijuana, không có thêm dân caravan" phản đối sự hiện diện của hàng ngàn người di cư Trung Mỹ tại địa phương, Tijuana, Mexico hôm Chủ nhật, (Ảnh: AP)[/caption]
Không chỉ vậy, người nhập cư còn có thể làm giảm cơ hội việc làm của công dân Mỹ và đẩy mặt bằng lương xuống thấp, do di dân lậu sẵn sàng làm mọi việc với mức lương rất thấp.
Trong khi đó, họ làm tăng gánh nặng phúc lợi của xã hội khi khiến chính phủ Mỹ phải tốn tiền duy trì an ninh trật tự, phụ cấp nhân đạo cho những di dân lậu bị giam giữ.
Việc mở cửa biên giới còn tạo ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo khi nó khuyến khích người dân các nước xung quanh liều lĩnh vượt biên vào Mỹ.
“Một phần ba số phụ nữ di cư ở các đoàn lữ hành bị hãm hiếp trong hành trình dài hướng về phía Bắc. Những kẻ buôn lậu sử dụng trẻ em di cư như những con tốt người để khai thác [những khe hở trong] hệ thống luật pháp của chúng ta và dùng [những đứa trẻ này] để tiếp cận đất nước chúng ta. Những kẻ buôn người và nô lệ tình dục lợi dụng các khu vực mở giữa các cảng nhập cảnh của chúng ta để buôn lậu hàng ngàn cô gái trẻ và phụ nữ vào Hoa Kỳ và bán họ cho các ổ mại dâm và nô lệ thời hiện đại”, Tổng thống Trump cho biết trong Thông điệp liên bang ngày 5/2.
Có thể thấy, mở cửa biên giới quả thật chỉ có trăm điều hại.
Bảo vệ an ninh, sự thịnh vượng và ‘giá trị Mỹ’
Vì trăm điều hại như vậy, nên từ trong lịch sử xa xưa cho đến nay, hoàn toàn không thể tìm thấy quốc gia nào lại có chính sách mở toang cánh cửa biên giới, chỉ “xén cỏ” để giải quyết vấn đề như bà Pelosi nói.
Ngược lại, các quốc gia cho dù hùng cường hay nhược tiểu, đều cố gắng bảo vệ đường biên giới của mình, và nhiều trong số đó đã chọn cách xây tường.
Năm ngoái, nhà sử học David Frye đã viết một bài báo với tiêu đề Lịch sử văn minh là Lịch sử của những bức tường Biên giới, được trích ra từ cuốn sách của ông, Bức tường: Lịch sử văn minh trong máu và gạch.
Trong đó, ông cho biết Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc đã được xây dựng trong các thời đại khác nhau, và công trình hoàn thành cao khoảng 6-9m, với các cung đường đủ rộng để 5 con ngựa hoặc 10 người đi bộ cạnh nhau.
Tất nhiên Trung Quốc không đơn độc trong việc xây dựng các bức tường biên giới.
Ông Frye liệt kê các quốc gia sau đây trong lịch sử đã từng xây dựng tường hoặc hàng rào biên giới: “Iraq, Syria, Ai Cập, Iran, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Bulgaria, Romania, Ukraine, Nga, Anh, Algeria, Libya, Azerbaijan, Uzbekistan, Afghanistan, Peru, Trung Quốc và Hàn Quốc”.
Đó chỉ là một phần danh sách.
[caption id="attachment_226035" align="aligncenter" width="675"] Vạn lý trường thành Trung Quốc.[/caption]
Một bức tường biên giới chống giữ và bảo vệ cho những công dân và cư dân hợp pháp. Nó bảo vệ an ninh và sự thịnh vượng của một quốc gia, cũng như nền văn hóa của quốc gia đó.
Một đất nước, cho dù là giàu có nhất hành tinh như nước Mỹ, cũng sẽ nhanh chóng kiệt quệ nếu mở toang biên giới để mặc dòng người nhập cư từ các nước nghèo hơn ùa vào.
Nền văn hóa với truyền thống tín Thần, đặt trọn niềm tin vào Thượng đế (In God We Trust) của họ chắc chắn cũng sẽ bị xóa sổ bởi sự xâm nhập văn hóa không chọn lọc.
Ai cũng biết rằng, một dân tộc sẽ không còn là dân tộc đó, nếu văn hóa của họ bị xóa sổ.
Giá trị Mỹ có còn không, khi di dân lậu tràn ngập?
Xây tường không phải là ‘đóng cửa’
Ai cũng biết Hoa Kỳ là “hợp chủng quốc”, là xứ của di dân. Xứ sở này từ xưa chẳng những sẵn sàng đón di dân mà còn cần di dân để có thể tồn tại và tiến bộ. Ngay cả Tổng thống Trump cũng là di dân thế hệ hai.
Nên cần nhìn nhận rõ: Ông Trump hoàn toàn không chống lại việc di dân, mà ông chống “di dân bất hợp pháp”.
“Tôi muốn người di cư đến nước ta với số lượng lớn nhất từ trước đến nay, nhưng họ phải đến một cách hợp pháp”, Tổng thống Trump đã khẳng định như vậy trong Thông điệp liên bang mới nhất.
Tổng thống Trump hoàn toàn không phải muốn đóng cửa nước Mỹ, không nhận di dân nữa, vì nước Mỹ vẫn mở cửa, vẫn nhận di dân hợp pháp như thường lệ, không có gì thay đổi.
Vấn đề là di dân vào Mỹ phải có kiểm soát, có trật tự, vào Mỹ trong khuôn khổ luật pháp hiện hành.
[caption id="attachment_1097485" align="aligncenter" width="700"] Tổng thống Donald J. Trump phát biểu Thông điệp Liên bang tại Nghị viện Hoa Kỳ, ngày 5/2/2019, tại Washington, D.C. (Ảnh chính thức của Nhà Trắng)[/caption]
Đúng như thượng nghị sỹ gốc Cuba, ông Marco Rubio đã nói, bức tường không phải là để đóng cửa không nhận di dân nữa, mà chỉ là phương thức hữu hiệu nhất để hướng dẫn di dân vào Mỹ qua những địa điểm có kiểm soát, hợp pháp, trong trật tự, không cho phép họ tràn vào Mỹ bất hợp pháp qua vùng đồng không mông quạnh nữa.
Điều không thể chấp nhận là việc cả triệu người tìm cách vào bất hợp pháp để rồi có thể được hợp thức hóa tức thì trong khi biên giới phải mở toang cửa cho ai muốn vào kiểu nào thì vào.
Những diễn tiến hiện thấy tại San Diego là chuyện kỳ quái không ai hiểu nổi khi cả chục ngàn người đến biên giới, đòi hỏi nước Mỹ phải mở toang cửa nhận họ, nếu không phải trả 50.000 đô la một đầu người để họ trở về nước.
Vì lợi ích nhóm, bất chấp Tổ quốc?
Như vậy, việc xây tường, bảo vệ an ninh biên giới chỉ có trăm điều lợi mà không một điều hại. Thế tại sao đảng Dân chủ, nhiều hãng truyền thông dòng chính và những người chống Trump lại cực lực phản đối? Có phải những người này tin rằng bức tường không có lợi ích gì?
Trong thực tế, có lẽ tất cả mọi người đều biết được công dụng của bức tường. Đó là “bảo vệ những gì mà ta yêu quý”.
Bà Pelosi nói với truyền thông rằng xây tường biên giới là “vô đạo đức”. Thế nhưng, hãng Fox News gần đây đã đăng một phóng sự chi tiết về dinh cơ của bà ở San Francisco với tường cao bao bọc.
Cựu quan chức cấp cao thời Tổng thống Bush Brad Blakeman viết: “Biệt thự Pelosi khép kín với một bức tường cao bao bọc, súng bảo mật và súng phun xăng SUV. ‘Làm như tôi nói - KHÔNG như tôi làm’. Lãnh đạo Pelosi! Đập bức tường đó xuống!”.
[caption id="attachment_1099314" align="aligncenter" width="616"] Dinh thự kín cổng cao tường của bà Pelosi ở San Francisco. (Ảnh: Fox News)[/caption]
Đây là một thực tế mà Tổng thống Trump đã đề cập trong bài phát biểu trước toàn dân ngày 8/1: “Một số người cho rằng xây bức tường là vô đạo đức. Vậy thì tại sao các chính trị gia giàu có xây tường, hàng rào và cổng xung quanh nhà của họ?”.
Sau đó, Tổng thống Trump giải thích: “Họ không xây dựng những bức tường vì họ ghét những người bên ngoài, mà vì họ yêu mến những người bên trong. Điều duy nhất được coi là vô đạo đức, đó chính là các chính trị gia không làm gì cả và tiếp tục cho phép nhiều người vô tội hơn nữa trở thành các nạn nhân đáng thương”.
Trong Thông điệp liên bang, ông Trump đã lặp lại điều này một lần nữa: “Các chính trị gia và các nhà tài trợ giàu có [của họ] cổ súy cho biên giới mở, trong khi cuộc sống của họ [được bảo vệ] đằng sau những bức tường có cổng và lính canh.
“Trong khi đó, những người Mỹ thuộc tầng lớp lao động phải trả giá cho việc nhập cư bất hợp pháp ồ ạt, cơ hội việc làm giảm, lương thấp hơn, trường học quá tải, bệnh viện đông tới mức họ không còn có chỗ, tội phạm gia tăng và sự an toàn của xã hội suy giảm trầm trọng”.
Và ông kết luận: “Khoan dung cho nhập cư bất hợp pháp không phải là từ bi, nó thực sự rất tàn nhẫn”.
Vậy, phải chăng những người phản đối xây bức tường biên giới là do không yêu quý những gì ở bên trong biên giới? Hay vì họ đặt lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân lên trên lợi ích quốc gia?
Điều này không ai dám khẳng định. Nhưng có một thuyết âm mưu từng rất phổ biến trên mạng về kế hoạch hủy hoại nước Mỹ trong vòng 16 năm.
[caption id="attachment_495843" align="aligncenter" width="840"] Thuyết âm mưu Kế hoạch 16 năm hủy hoại nước Mỹ của đảng Dân chủ.[/caption]
Theo đó, đảng Dân chủ sẽ sử dụng 8 cầm quyền của Tổng thống Obama và 8 năm của bà Hillary Clinton (nếu đắc cử) để tiến hành nhiều chiến lược làm suy yếu nước Mỹ, tạo ra một trật tự thế giới mới.
Trong 8 năm của Obama, các chiến lược vạch ra gồm: Cài cắm điệp vụ; cho rò rỉ thông tin tình báo và cơ sở quân sự; cắt tài trợ cho quân đội; mở cửa biên giới cho những người nhập cư bất hợp pháp để đảm bảo đảng Dân chủ chiến thắng trong bầu cử; phớt lờ chương trình hạt nhân của Triều Tiên; bắt tay với chương trình hạt nhân của Iran; giảm tài trợ cho NASA….
Tất cả những điều này đều liên quan đến những việc Obama thực sự đã làm trong khi tại nhiệm và không có gì để gây tranh cãi, theo giới quan sát.
Trong thuyết âm mưu kế hoạch 16 năm, một chiến lược đáng chú ý được nhắc tới là “Chiến dịch Con chim nhại” (Operation Mockingbird). Trong chiến dịch này, CIA đã cài nhiều toán nhân viên làm phóng viên và nhà báo. Nhiệm vụ của họ là lật đổ nước Mỹ bằng cách thúc đẩy những tuyên truyền dối trá mà mọi người sẽ tin là sự thật.
Đây có lẽ là lý do tại sao ngày nay có quá nhiều hãng tin “dòng chính” lại trở thành “fake news” và ra rả tuyên truyền chống Trump như hiện nay, bất chấp thực tế ông đã làm được rất nhiều cho nước Mỹ và cả thế giới.
Không ai dám khẳng định thuyết âm mưu nói trên là đúng, hay là sai. Nhưng thực tế là đảng Dân chủ đang cổ súy mạnh mẽ cho mở cửa biên giới và nhập cư lậu.
Luật trú ẩn – ‘Thư mời’ nhập cư lậu
Có thể thấy, trong năm đầu ông Trump lên nắm quyền, di dân lậu đã suy giảm rõ rệt. Có thể do những lời lẽ cứng rắn của ông về di dân lậu xuyên suốt cuộc bầu cử đã khiến những người có ý định nhập cư lậu phải chùn chân.
Sau thất bại của bà Hillary, đảng Dân chủ đã nhận chân ra vấn đề sinh tử của họ là lá phiếu của di dân gốc Latinh. Ở đây không phải là số phiếu của nhóm di dân lậu, mà thật ra đảng Dân chủ nhắm vào lá phiếu hiện hữu của dân gốc Nam Mỹ đang sống hợp pháp có quyền đi bầu và sẽ bầu cho đảng nào họ thấy là đang ủng hộ sự hiện diện của đồng hương của họ.
Và nếu hàng triệu di dân lậu trở thành di dân hợp pháp trong tương lai, đảng Dân chủ lại hưởng lợi lớn.
Giới quan sát cho rằng với mục đích kiếm phiếu cử tri, đảng Dân chủ tại một số nơi đã tung ra luật trú ân cho di dân, gọi là “sanctuary laws”, trong đó các chính quyền địa phương hay cả tiểu bang tìm mọi cách bảo vệ di dân lậu.
Sanctuary laws ngay lập tức như những bức “thư mời” gửi đến cho người dân ở Trung và Nam Mỹ.
Hàng triệu người dân nghèo khổ đang mơ mộng một thiên đường mới, bị những kẻ buôn người khuyến khích, dụ dỗ, hứa hẹn và tổ chức để mang qua Mỹ bằng mọi cách, hợp pháp cũng như bất hợp pháp. Chiêu bài mới là chỉ cần qua lọt biên giới sẽ được các sanctuary laws bảo vệ không bị trục xuất về xứ. Nghe quá hấp dẫn, không thể không thử thời vận. Dù sao cũng nên “hy sinh đời bố, củng cố đời con”!
[caption id="attachment_1099323" align="aligncenter" width="700"] Tấm biển ghi: Chào mừng đến Calìornia. Bang trú ẩn chính thức. Sát nhân, nhập cư bất hợp pháp và MS13 (băng đảng khét tiếng ở Nam Mỹ) được chào đón! Đảng Dân chủ cần lá phiếu!. (Ảnh qua: Instagram)[/caption]
Các thống kê cho thấy số người tìm cách vượt biên lậu từ ngày ông Trump tuyên thệ đến nay đã tăng gấp 15 lần, từ 2.000 người lên tới 30.000 người một tháng.
Đã vậy, cả đoàn ‘lữ hành’ với cả chục ngàn người ùn ùn đi bộ từ Trung Mỹ băng qua Mexico để tìm cách vào Mỹ. Tình hình thay đổi mau chóng. Chuyện di dân đã trở thành khủng hoảng khẩn cấp, không thể không giải quyết.
Các luật sanctuary laws được ban hành là vì tính nhân đạo hay vì lá phiếu, có lẽ mọi người đều nhìn rõ.
Và phải nhìn nhận, đảng Dân chủ đã thành công lớn. Thống đốc California ký luật cả tiểu bang là tiểu bang trú ẩn, đưa đến chiến thắng lớn chưa từng thấy cho Dân chủ trong cuộc bầu cử tháng 11/2018 vừa qua, trong một tiểu bang mà 40% là dân gốc Latinh.
Nhìn vào sự thành công tại California, cấp lãnh đạo Dân chủ chỉ thấy có một chuyện: di dân gốc Latinh quả thật đúng là những cứu tinh cho đảng. Tất cả mọi chính sách, mọi cố gắng, mọi nỗ lực phải tập trung vào việc tìm kiếm hậu thuẫn của khối dân này.
Nó giải thích rõ sự cứng rắn của bà Pelosi và khối Dân chủ trong việc nhất định không cho Tổng thống Trump xây tường cản di dân Latinh.
Tuyên bố tình trạng khẩn cấp để xây tường – Hành động vì dân và hợp hiến
Mới đây, 16 tiểu bang Hoa Kỳ đã ký đơn kiện Tổng thống Donald Trump vì ông đã ban bố tình trạng khẩn cấp nhằm xây dựng bức tường biên giới để bảo vệ họ.
Nhóm các tiểu bang, bao gồm California và New York – những bang Dân chủ kiểm soát, đã buộc tội tổng thống và các quan chức hàng đầu trong chính quyền dùng tiền đóng thuế cho cộng đồng của họ để thực hiện lời hứa từ chiến dịch năm 2016 của ông nhằm hạn chế nhập cư bất hợp pháp và buôn lậu ma túy.
Hôm thứ Ba (19/2), ông Trump nói với các phóng viên trong Phòng Bầu dục rằng ông không lo lắng hay ngạc nhiên trước những thách thức pháp lý của bang.
“Tôi nghĩ rằng, cuối cùng, chúng tôi sẽ rất thành công với vụ kiện”, ông Trump nói.
Ông nói vậy, vì hành động của ông dựa theo luật pháp. Tổng thống Trump tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia theo Luật đã quy định từ năm 1976.
Năm 1976, Nghị viện đã thông qua Đạo luật Tình trạng khẩn cấp quốc gia, trao cho tổng thống quyền lực to lớn trong tình huống quốc gia đối mặt với khẩn cấp.
Từ đó tới tuyên bố mới nhất ngày 15/2 vừa qua, các tổng thống phe Dân chủ như Jimmy Carter, Bill Clinton và Barack Obama cùng với Tổng thống phe Cộng hòa như George W. Bush và Donald Trump đã tuyên bố 58 tình trạng khẩn cấp quốc gia. Tổng cộng 31 sắc lệnh tình trạng khẩn cấp trong số đó vẫn còn hiệu lực tới ngày nay.
Ngay cả Chủ tịch ủy ban Quân lực Hạ viện Adam Smith có thời điểm cũng thừa nhận rằng Tổng thống có quyền tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia.
[caption id="attachment_1065582" align="aligncenter" width="1023"] Tổng thống Trump cầm hình ảnh về một đoạn bức tường đang xây dựng dở giữa Mỹ và Mexico. (Ảnh: AFP)[/caption]
Trong bài bình luận trên trang Fox News, bà Kayleigh McEnany, phát ngôn viên quốc gia của Ủy ban Quốc gia Cộng hòa, nhận định: Với việc tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, Tổng thống Trump đã thực hiện bước đi táo bạo và quyết định, vì lợi ích tốt nhất của người dân Mỹ. Từ đó, ông có thể có tiền xây hàng rào rất cần thiết dọc biên giới Mỹ-Mexico nhằm ngăn chặn nạn buôn người, buôn ma túy và hạn chế tội phạm vượt biên.
Theo bà Kayleigh McEnany, tuyên bố tình trạng khẩn cấp hoàn toàn nằm trong quyền hành pháp của tổng thống.
Các chuyên gia pháp lý cho biết những thách thức đối với tuyên bố khẩn cấp của ông Trump sẽ phải đối mặt với một cuộc chiến khó khăn và có thể thua trong một cuộc đấu tranh có thể sẽ được quyết định bởi Tòa án Tối cao đa số bảo thủ của Hoa Kỳ.
Nếu một hành động vì dân vì nước mà bị xử thua, thì tương lai của nước Mỹ có thể sẽ rất ảm đạm. Đó là điều có lẽ không người dân Mỹ nào mong muốn, cho dù họ ủng hộ ông Trump hay không.
Tương Tử
<!--td {border: 1px solid #ccc;}br {mso-data-placement:same-cell;}-->
[videoplayer link="https://video2.dkn.tv/tong-thong-trump-de-tro-thanh-mot-cuong-quoc-chung-ta-phai-co-duong-bien-gioi-on-dinh_a43871b7b.html"]
from Đại Kỷ Nguyên - Feed - https://ift.tt/2T7baGM via IFTTT
0 notes