Tumgik
#rửa mũi cho bé
chuaviemmuivn · 4 months
Text
Mũi là bộ phận quan trọng của hệ hô hấp, có chức năng bảo vệ đường thở khỏi các tác nhân gây hại từ bên ngoài. Tuy nhiên, do tác động của môi trường ô nhiễm, virus, vi khuẩn,... mũi thường xuyên bị viêm nhiễm, gây ra các triệu chứng khó chịu như nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau đầu,...
0 notes
Text
Tumblr media
con dai yêu, mẹ yêu con rất nhiều. mẹ biết điều đó. bản thân mẹ biết mẹ còn nhiều thiếu sót và nhiều sự ích kỷ bản thân, đôi khi mẹ ghét mình vô cùng. những tưởng tượng của mẹ về cuộc sống sau khi có con và thực tế bây giờ khác xa nhau quá.. hơn 8 tháng rồi mà nhiều thứ mẹ vẫn chưa thể thích nghi.
trước khi có con, mẹ tự nhủ mẹ sẽ cho con nhiều sự yêu thương nhất có thể đến từ một người mẹ, để cho con không phải chịu đựng những buồn tủi, thiệt thòi giống như mẹ đã từng với mẹ của mẹ.
trước khi có con, mẹ tưởng tượng những cảnh cả ngày được nằm âu yếm, ngắm nhìn con, vuốt ve đôi tai, chiếc mũi hay bàn tay nhỏ xíu của con, chiều chiều mát xa cho con trước khi tắm, con nằm lim dim mỉm cười tận hưởng.
trước khi có con, mẹ tự bảo mình sẽ không bao giờ la hét, mất bình tĩnh lên với con, phải kiên nhẫn với con vì nếu mẹ không làm vậy, thì ai có thể kiên nhẫn với con đây. mẹ là người hiểu rõ hơn cả về sức công phá của ngôn từ và sự nạt nộ tới một đứa trẻ.
trước khi có con, mẹ đọc sách người ta bảo rằng không được ép con ăn, mẹ tự nhủ ừ tất nhiên rồi, ép dầu ép mỡ chứ ai lại ép ăn.
trước khi có con, mẹ thậm chí còn không biết liệu mình có sẵn sàng làm mẹ hay không, mình có đủ khả năng nuôi dạy một đứa trẻ thật tốt hay không, mẹ khóc rất nhiều lần và bảo bố rằng mẹ sợ mẹ không làm nổi.
thế mà rồi sau khi có con…
đôi khi mẹ thấy ghét, mẹ ghét mình, ghét 4 bức tường, ghét những tiếng gào khóc la hét không hồi kết, ghét những đêm mất ngủ, ghét việc không thể đi vệ sinh hay làm bất kỳ điều gì cho bản thân một cách tử tế, mẹ ghét lây cả con, dù cho mẹ biết, trong mắt con, một em bé sơ sinh, mẹ là người đầu tiên và thường xuyên con sẽ bám víu. khi bác sĩ lôi con ra khỏi bụng mẹ và lần đầu nghe tiếng con khóc, hay như khi lần đầu tiên cô y tá đưa con đến để mẹ nhìn mặt con và ấp con vào người, mẹ vẫn không có cảm xúc gì nhiều hay ý thức được việc mình đã trở thành mẹ, cho đến khi cái bàn tay bé xíu của con cứ dò dẫm rồi tự nhiên nắm chặt lấy ngón tay mẹ, mẹ mới “à, thì ra đây là cảm giác có con đây, con cần được nâng niu che chở lắm đây mẹ ơi!”.
không còn những tưởng tượng đẹp đẽ về việc mát xa rồi vuốt ve em bé của mẹ, thực tế rằng làm việc nhà, mùa đông ngày sờ tay vào nước nóng thay bỉm cho con hơn chục lần, rửa bình hơn chục lần, cành cạch ngồi vắt sữa rồi lại lau lau rửa rửa, tay của mẹ khô ráp và nứt toác, làm mẹ chẳng dám sờ vào con. rồi con bị viêm da, chuỗi ngày đè con ra bôi kem trét thuốc bắt đầu chưa biết hồi kết, đôi bàn tay của mẹ chẳng được êm ái nhẹ nhàng, làm con khó chịu khi mẹ sờ vào con rất nhiều, thành ngoài lúc thay bỉm bôi kem, mẹ không dám sờ vào da con nữa.
mẹ la hét với con, khi dỗ mãi con không ngủ, khi con cứ gào lên không hiểu vì gì, mẹ hét lên trong sự bất lực, mệt mỏi và mất mọi sự kiểm soát cảm xúc. khi thấy mẹ như vậy, con hoảng sợ lắm, lẽ ra con cần ôm ấp vỗ về, mẹ lại gào lên với con, để rồi con khóc to hơn, mẹ khóc to hơn, mẹ con ôm nhau ngồi khóc.
đôi khi mẹ cũng sốt ruột khi thấy con không ăn, mẹ lại mắng con và mẹ cố ép. mẹ cứ luôn đặt câu hỏi cho mình, em bé của mẹ hồi xưa ăn uống trộm vía thế, sao giờ lại thế. mẹ sốt ruột mỗi khi con không ị, mỗi khi con không ăn, mỗi khi con sụt cân, 2 tháng chẳng tăng lạng nào, sợ con nôn, sợ con ốm đau ở đâu.
giờ mẹ biết mẹ vẫn chưa hoàn toàn sẵn sàng để làm một người mẹ tốt, một người mẹ luôn dịu dàng với con của mình, nhưng mẹ cũng chỉ biết cố thôi, em bé hãy đợi mẹ nhé, mẹ sẽ tự deal với những cơn trầm cảm của mẹ, rồi nó sẽ sớm qua, mẹ hứa. mẹ hứa và mẹ hứa.
thơm em!
2 notes · View notes
lilydasimp · 4 months
Note
suzu ơi bà nghĩ sao về cái prank ngoại tình ver sakusa
kiểu nó ngon vỗn lài í sakusa ảnh ưa sạch vì v ảnh sẽ phạt mình thiệc nặng lmao 😭
cái prank ngoại tình lúc nào cũng ngon nghẻ bà ơi, phải nói là, nếu chúng ta muốn hâm nóng một mối quan hệ, cách tốt nhất để thoả mãn cơn khát đó là chọc giận chồng.
cứ trêu cho người ta điên lên thôi, càng điên càng tốt, sau đó thì, không còn sau đó nữa :>>
𝐰: cheating prank, punishment, slight-nsfw, sakusa (bản thân anh ấy đã là một cái warning siêu cháy rồi), tui không rõ bà muốn shot này nsfw hay sfw nên không dám đào quá sâu :<
Tumblr media
sakusa ghét cay ghét đắng thái độ của em tối nay. và anh ấy sẽ là một kẻ "rất có vấn đề" nếu không để ý vết đỏ hồng kì lạ trên cổ em, không để ý hương nước hoa nam phảng phất cứ khi nào em lướt qua anh.
vậy mà em... vẫn nhởn nhơ như không có chuyện gì?
"gì đây?"
em không rõ sakusa đứng sau em từ khi nào, chỉ biết lúc em quay lại là đôi mắt đó đã tia em từ trên xuống dưới, rồi lại từ dưới lên trên. và ánh mắt đó, trực giác sắc bén của em mách bảo, đang nhắm tới vết tích hồng hồng lạ mắt trên cổ em.
mồi đã giăng, sakusa đã dính bẫy. giờ chỉ cần thêm dầu vào lửa là xong xuôi.
"em... sặc mùi của đàn ông."
y/n cả gan né tránh cái nhìn của lão công, lại còn ra vẻ lúi húi che đi vệt hồng rõ là bắt mắt trên cổ, cố ý gợi thêm đợt sóng hoài nghi trong lòng sakusa, nhiều hơn, em cúi gằm mặt; dữ dội hơn, em bối rối liếc nhìn anh ấy, rồi chột dạ, em ngoảnh mặt qua bên.
"..."
sakusa cúi xuống, lọn tóc sóng lơi cạ vào cằm em. em bối rối, còn anh ấy vùi sống mũi cao cao lên những đường gân xanh ngọc lấp ló dưới da em.
"...tch."
"vừa đi đâu?"
sakusa... ghét tất cả những gì... bẩn thỉu. tanh tưởi. em đang mang trên mình thứ mùi rẻ rúng của kẻ khác không phải anh... sakusa căm ghét nó.
"làm gì?"
"với ai?"
"tắm cho sạch đi rồi vào nói chuyện."
rời khỏi hõm cổ em, rồi ngay lập tức vào thẳng vấn đề chính. cung cách lòng vòng, là ai chứ không bao giờ là sakusa.
"e-em..."
vẫn giữ bình tĩnh để "nhắc nhở" bé con. tuy thế thì cũng không được quá lâu sau khi em rón rén bước vào phòng tắm, khi nước ấm vừa kịp đong đầy chiếc bồn tắm, lúc mấy chú vịt đồ chơi vô tri tung tăng trong đống bọt xà bông trắng tinh, sakusa lại đẩy cửa, và lặng lẽ bước vào.
"...eh?"
em nghĩ anh ấy sẽ nhắm mắt làm ngơ lần này à?
không.
trước khi tận tai nghe được câu trả lời từ chính miệng em, sakusa sẽ tự tay gột rửa dấu tích của kẻ khác khỏi cơ thể em, chắc chắn là như thế.
𝐝: 25/05/2024
4 notes · View notes
thiendao1998 · 2 years
Text
Tumblr media
Mũi Điện - Phú Yên
Anh thức giấc trễ hơn mọi ngày trong năm một chút, nhưng vẫn đủ để hít thở cái không khí miền biển mang lại. Phải rất lâu rồi từ lúc không còn chinh chiến anh mới mua được cây mùi già để tắm tẩy trần, rửa mặt, y như hồi bé vẫn thường háo hức được bố làm cho ngày ba mươi. Chỉ chưa đầy một ngày nữa thôi, ngọn hải đăng này sẽ đón những tia nắng đầu tiên trên đất liền, từ ải Nam Quan tới mũi Cà Mau. Nơi đây sẽ được mặt trời ghé tới sớm nhất. Anh cảm thấy tươi tắn, trẻ trung như khi còn tráng niên vài chục năm trước, như việc đuôi mắt đầy vệt chân chim và làn da xạm đi bởi nắng Xích đạo chỉ là miếng mề đay cài lên tấm áo vốn đầy huy hiệu.
7 notes · View notes
flying-dancing-164 · 1 year
Text
Tumblr media
Cũng không có thời gian cho tumblr lắm, nhưng vì lúc tối trước khi đi ngủ Hà My vừa khóc nức nở vì nhớ Miu nên mình lò dò vào đây để note lại ngày hôm nay.
Trưa nay hai chị em mới đưa Miu tới nhà đồng nghiệp của mình để gửi nuôi Miu giúp vì mẹ mình không chịu được việc phải nuôi động vật trong nhà nữa. Phần là vì cả nhà mình ng thì đi làm, ng thì đi học, không ai có thời gian ở nhà chơi với nó. Nó cứ lủi thủi một mình cũng tội. Trong khi nó lại thuộc kiểu "chân đi", cứ ở nhà là không chịu được. Nó toàn đu lên tay cầm cửa để mở cửa đi chơi. Chiều nào đi làm về mình cũng để cửa mở cho nó đi ra đi vào tới tối mới khoá lại để nó không chạy ra nữa. Chưa kể ghế sofa các thứ trong nhà nó cào nát bươm.
Cũng may là Moni có nhà riêng, sân vườn rộng rãi. Hồi đầu nói cho Miu đi làm phải làm công tác tư tưởng cho em mình dữ lắm. Rằng là ở nhà đồng nghiệp mình, Miu sẽ có thêm bạn chơi cùng, Miu có chỗ chạy nhảy thoải mái, đi ra đi vào cả ngày mà không lo gì hết. Chứ ở nhà mình chẳng khác gì nhốt nó lại cái lồng, rất tội cho nó. Dần dần thì em mình cũng xuôi xuôi, chịu cho Miu đi. Mình cũng trì hoãn mãi tới hôm nay. Chứ đồng nghiệp mình nói có thể cho qua từ tháng 3 thàng 4 lận rồi. Mà mình sợ mùa đông, Miu ở chuồng mèo không có lò sưởi như ở nhà mình bây h thì bị lạnh không quen.
Không những em mình, mà trước lúc cho Miu đi mình cũng rất buồn. Kiểu nghĩ tội cho nó, h lớn vậy rồi mà thay đổi chỗ ở, không biết nó có quen không. Rồi nhà đồng nghiệp mình ở sát đường như vậy, nó leo trèo ra ngoài rồi biết đuờng về không, có bị xe đâm hay không... Nó cũng ở nhà mình được 3 năm rồi, từ lúc nó còn bé xíu xiu ý. Giờ nó lớn tới nỗi gần không vừa vào cái lồng vận chuyển nữa rồi.
Tới Phan chủ nhật tuần trước, lúc về còn chào Miu vì lần tới đến sẽ không còn gặp được Miu nữa. ;-(
Tối nay mình đứng trong bếp, mỗi lần quay qua quay lại mình lại nghĩ tới việc Miu hay bất chợt đi từ ngoài cửa vào, chạy tới chỗ đồ ăn của nó. hay là nhảy lên bệ rửa bát hóng mình rửa bát xong để nhìn cái xoáy nước chảy. Giờ thì không có Miu nữa rồi. Đi đâu cũng không phải lo phải về sớm để Miu không bị ở nhà quá lâu một mình, trời tối quá không ai bật đèn, hay không ai cho nó thêm đồ ướt để ăn. Từ giờ nhà cửa sẽ bớt đồ đi một chút, bớt mùi đi một chút, bớt đi nhiều chút lông lá rụng khắp nhà nhưng cũng sẽ rất trống trải ;-(
Khi nãy Hà My vào nhà tắm đi tự nhiên mình thấy mắt mũi đỏ hoe, mình hỏi giận gì chị à, hay bố mẹ trêu gì em mà em khóc? Nó lắc đầu, xong tự nhiên oà lên. Chắc là thấy cái nhà vệ sinh của Miu đã biến mất, từ h tối trước đi ngủ không còn "được" dọn nhà vệ sinh cho Miu nữa nên buồn rồi khóc.
Nhưng sân vườn nhà Moni rất đẹp, Miu sẽ tha hồ chạy nhảy, bắt chuột, tắm nằm chill chill và ra oai với mấy em mèo khác của Moni vì nó to hơn hẳn và là con đực duy nhất. Sẽ oki cả thôi. :)
Ps: Chiều nay trong lúc ngồi vừa ngồi làm diamond painting, vừa nghe sách nói. Cuối chương có một bài hát hay lắm, rất hợp với dòng chảy của câu chuyện lúc đó. Vậy mà mình search hoài theo cái lyrics mà nó không ra. Cũng hơi "khó chịu" rùi á. Nên phải kiếm đủ mọi cách để tìm ra. Cuối cùng mình phải mở shazam trên laptop lên rùi bật bài đó trên điện thoại để tìm kiếm. Cuối cùng ra bài này. Hiu hiu, hay quá nên đã nghe cả tối rồi. Mà đúng là cái bài hơi cũ và ít nổi nên sau khi biết tên có tìm lyrics nó cũng không ra luôn á :))
youtube
5 notes · View notes
6 cách chữa hắt hơi sổ mũi cho phụ nữ mang thai
Tình trạng hắt hơi sổ mũi xảy ra trong thai kỳ khiến nhiều chị em hoang mang, lo lắng. Để khắc phục tình trạng này, các giải pháp tự nhiên thường được ưu tiên lựa chọn để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Dưới đây là top 6 cách chữa hắt hơi sổ mũi cho bà bầu an toàn, cho hiệu quả nhanh chị em không nên bỏ qua.
Xem thêm: vitamin tổng hợp không gây táo bón cho bà bầu
6 cách chữa hắt hơi sổ mũi cho phụ nữ mang thai
Nếu như nguyên nhân hắt hơi, sổ mũi do cảm lạnh hoặc viêm mũi thì bà bầu có thể áp dụng một số cách hữu hiệu dưới đây:
Chữa hắt hơi sổ mũi bằng giấm táo
Thành phần giấm táo có chứa nhiều Vitamin C và nhiều loại axit hữu cơ, có tác dụng sát khuẩn và ức chế hoạt động của các tác nhân gây nhiễm trùng mũi xoang, làm giảm hiện tượng sưng phù ở niêm mạc mũi. Giúp giảm nhầy tiết ra trong mũi, cải thiện triêu chứng chảy nước mũi và hắt hơi ở mẹ bầu.
Cách thực hiện:
Đun một ít nước sôi Cho nước nóng đun sôi ra tô và thêm 2 – 3 thìa giấm táo Mẹ đưa mặt lại gần tô nước và giữ khoảng cách vừa đủ để không bị bỏng, tiến hành xông mũi khoảng 5-7 phút hoặc ngắn hơn nếu mẹ thấy khó thở.
Xem thêm: bà bầu đau đầu có được dán cao không
Chữa hắt hơi sổ mũi bằng lá tía tô
Lá tía tô là một trong những thảo dược có tính ấm có thể giảm cảm, kháng viêm và trị hắt hơi, sổ mũi, đồng thời cũng có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh ở đường hô hấp. Các mẹ bầu có thể dùng lá tía tô để nấu cháo để tận dụng những lợi ích mà thảo dược này mang lại khi bị hắt hơi, sổ mũi. Tuy nhiên, mẹ chỉ dùng lượng ít lá tía tô và tránh dùng quá nhiều để không gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Chữa hắt hơi sổ mũi từ gừng
Theo Đông Y, gừng có rất nhiều tác dụng như: Hoạt huyết, giảm đau, tiêu thũng, giữ ấm đường thở… Gừng có nhiều lợi ích cho sức khỏe và có thể giúp làm giảm triệu chứng hắt hơi và sổ mũi.
Cách làm trà gừng tươi với mật ong trị sổ mũi:
Đun sôi một lát gừng tươi trong nước khoảng 10 phút. Thêm một chút mật ong và chanh để tăng cường hiệu quả. Uống trà gừng 2-3 lần mỗi ngày.
Xem thêm: uống sắt và dha cùng lúc được không
Dùng nước muối sinh lý
Xịt hoặc nhỏ nước muối sinh lý vào mũi có thể giúp làm sạch đường hô hấp và giảm tình trạng sổ mũi. Mẹ bầu có thể mua nước muối sinh lý từ hiệu thuốc hoặc tự làm tại nhà bằng cách hòa 1/4 thìa cà phê muối vào 240ml nước ấm!
Chữa hắt hơi sổ mũi bằng chanh và mật ong
Chanh cung cấp vitamin C, giúp tăng cường hệ miễn dịch và làm dịu cổ họng. Trong khi đó mật ong có tính kháng khuẩn và chống viêm, giúp làm giảm triệu chứng viêm họng và ho.
Cách thực hiện:
Chuẩn bị 1 quả chanh và 10ml mật ong nguyên chất Rửa sạch chanh để cả vỏ và thái thành lát mỏng Bỏ chanh vào chén cùng với mật ong, sau đó hấp cách thủy khoảng 20 phút Chắt nước chanh hấp mật ong uống mỗi lần 2 – 3 thìa và mỗi ngày uống 2 lần để trị hắt hơi sổ mũi khi mang thai
Chữa hắt hơi sổ mũi bằng lá húng chanh
Lá húng chanh (hay còn gọi là cây tần dày lá) là một loại thảo dược được sử dụng rộng rãi để điều trị các vấn đề như ho, hắt hơi, sổ mũi, viêm mũi, và viêm họng. Trong lá húng chanh có hàm lượng cao carvacrol và codein, giúp diệt khuẩn, ức chế virus và giảm phản ứng viêm nhiễm trong đường hô hấp.
Cách làm lá húng chanh hấp đường phèn:
Thái nhỏ 20g lá húng chanh tươi, rửa sạch. Bỏ lá v��o chén hấp cùng với đường phèn. Uống nước hấp và ăn cả xác lá để có hiệu quả tốt hơ
Bên cạnh đó, đừng quên bổ sung đầy đủ các vi chất thiết yếu cho cơ thể, nhất là axit folic, sắt và canxi cho bà bầu, DHA,… qua cả chế độ ăn và viên uống. Chú ý lịch uống sắt canxi dha cho bà bầu là yếu tố quan trọng với sức đề kháng của mẹ và thai nhi, hỗ trợ bé phát triển toàn diện!
Hy vọng qua bài viết này các bà bầu có những biện pháp điều trị phù hợp với từng nguyên nhân bệnh gây ra để mẹ và bé đều được khỏe mạnh và đặc biệt giúp bé phát triển tốt trong suốt quá trình mang thai.
0 notes
tintucsuckhoecom · 21 days
Link
0 notes
debetquest · 24 days
Text
Triệu chứng cảm cúm và cách chăm sóc trẻ nhỏ mắc cúm (phần 2)
Cảm cúm là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt trong giai đoạn chuyển mùa. Khi bé yêu bị cảm cúm, bố mẹ nào cũng lo lắng, tìm cách chữa trị cho con nhanh khỏi. Bên cạnh các phương pháp điều trị hiện đại, nhiều mẹ tin tưởng lựa chọn các mẹo dân gian được lưu truyền từ xa xưa.
Hiểu được nỗi lòng của các bậc phụ huynh, a.care Việt Nam xin chia sẻ những thông tin hữu ích về cách nhận biết, điều trị và phòng ngừa cảm cúm ở trẻ bằng phương pháp dân gian, kết hợp với lời khuyên từ chuyên gia để giúp bé yêu khỏe mạnh.
1. Nhận biết dấu hiệu cảm cúm ở trẻ:
Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên rất dễ mắc cảm cúm. Để có biện pháp xử lý kịp thời, bố mẹ cần nhận biết sớm các triệu chứng:
Sốt: Thường là dấu hiệu đầu tiên, sốt cao từ 39.5 - 41 độ C. Tuy nhiên, một số trường hợp trẻ bị cúm nhưng không sốt.
Các biểu hiện khác: Ớn lạnh, run rẩy, ho khan, đau họng, sổ mũi/nghẹt mũi, mệt mỏi, kém ăn, đau tai, quấy khóc, cáu gắt.
Trường hợp nặng: Nôn mửa, tiêu chảy, đau đầu, đau cơ.
Lưu ý: Cảm cúm và cảm lạnh đều là bệnh đường hô hấp nhưng do virus khác nhau gây ra. Cúm thường khiến bé mệt mỏi, khó chịu hơn cảm lạnh.
2. Mẹo dân gian hạ sốt nhanh chóng, an toàn:
Khi trẻ bị sốt, điều quan trọng là hạ sốt kịp thời để tránh biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số mẹo dân gian đơn giản, dễ thực hiện mà hiệu quả:
Lau người bằng nước ấm: Dùng nước ấm khoảng 33-35 độ C (thử bằng khuỷu tay), lau nhẹ nhàng khắp cơ thể bé, tập trung vào trán, nách, bẹn. Thay khăn thường xuyên và lau liên tục cho đến khi nhiệt độ hạ xuống.
Cho trẻ uống nhiều nước: Bù nước cho cơ thể, giúp hạ sốt hiệu quả. Nên cho bé uống từng ngụm nhỏ, nước ấm hoặc nước trái cây.
Mặc quần áo thoáng mát: Giúp cơ thể bé tỏa nhiệt tốt hơn. Không nên ủ ấm quá mức khi trẻ đang sốt.
3. Bài thuốc dân gian trị ho, sổ mũi hiệu nghiệm:
Húng chanh: Chứa tinh dầu có tác dụng sát khuẩn, tiêu đờm, giảm ho. Giã nát lá húng chanh, thêm nước ấm, chắt lấy nước cho bé uống.
Tỏi: Tính ấm, kháng khuẩn, long đờm. Nướng tỏi, giã nhuyễn, thêm nước ấm cho bé uống hoặc cho tỏi vào cháo.
Mật ong (trên 1 tuổi): Kháng khuẩn, làm dịu cổ họng. Cho bé ngậm 1/2 thìa cà phê mật ong hoặc pha với nước ấm.
Hấp quất mật ong/đường phèn: Giúp long đờm, giảm ho. Quất rửa sạch, thái lát mỏng, hấp với mật ong/đường phèn, cho bé uống nước và ăn cả quất.
4. Lưu ý khi áp dụng mẹo dân gian:
Tham khảo ý kiến bác sĩ/lương y: Trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp nào, đặc biệt với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cần tham khảo ý kiến chuyên gia để đảm bảo an toàn.
Theo dõi phản ứng của trẻ: Ngưng sử dụng ngay lập tức nếu bé có dấu hiệu bất thường và đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất.
Kết hợp chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý: Cho bé ăn thức ăn dễ tiêu hóa, bổ sung vitamin C từ rau củ quả, nghỉ ngơi đầy đủ.
5. Phòng ngừa cảm cúm cho bé:
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, bố mẹ có thể áp dụng một số biện pháp sau để tăng cường sức đề kháng cho bé, hạn chế nguy cơ mắc cảm cúm:
Cho bé bú mẹ đầy đủ: Sữa mẹ là nguồn kháng thể tự nhiên quý giá.
Tiêm phòng đầy đủ: Tiêm vắc xin cúm hàng năm cho trẻ từ 6 tháng tuổi.
Vệ sinh sạch sẽ: Rửa tay thường xuyên cho bé, vệ sinh đồ chơi, môi trường sống sạch sẽ.
Hạn chế tiếp xúc nguồn bệnh: Tránh cho bé tiếp xúc với người bệnh, nơi đông người.
Tăng cường sức đề kháng: Cho bé ăn uống đủ chất, vận động hợp lý, ngủ đủ giấc.
a.care Việt Nam hy vọng bài viết đã cung cấp những kiến thức hữu ích cho các bậc phụ huynh trong việc chăm sóc sức khỏe cho bé yêu. Hãy là những bậc cha mẹ thông thái, lựa chọn phương pháp phù hợp và an toàn nhất cho con!
👉 >> Xem thêm thông tin chi tiết và lời khuyên từ chuyên gia trong bài viết: https://www.acare.abbott.vn/trieu-chung-cam-cum-va-cach-cham-soc-tre-nho-mac-cum-phan-2/
Tumblr media
0 notes
chuaviemmuivn · 4 months
Text
Thực hiện việc vệ sinh mũi cho trẻ thường xuyên được coi là một biện pháp hiệu quả để loại bỏ các chất nhờn, vi khuẩn và giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh hô hấp. Tuy nhiên, nếu không thực hiện đúng phương pháp rửa mũi cho trẻ, có thể gây tác dụng ngược, như sặc hoặc gây tổn thương cho niêm mạc mũi của trẻ.
0 notes
Text
Đang cho con bú uống thuốc cảm có an toàn không?
Cảm cúm là một căn bệnh vô cùng phổ biến và cũng dễ điều trị. Tuy nhiên, với mẹ bầu đang cho con bú việc chữa cảm cúm bằng việc sử dụng thuốc kháng sinh cần được lựa chọn một cách thận trọng. Nhiều mẹ bầu khá băn khoăn không biết liệu trong thời gian cho con bú có nên uống thuốc cảm cúm hay không?
Xem thêm: canxi nào không gây táo bón
Đang cho con bú uống thuốc cảm có an toàn không?
Câu trả lời là có. Mẹ cho con bú hoàn toàn có thể uống các loại thuốc trị cảm nhưng phải đúng loại thuốc và uống đúng cách để không gây ảnh hưởng đến việc sản xuất sữa mẹ. Bệnh cảm xuất hiện khi cơ thể bị suy giảm sức đề kháng và bị các chủng virus tấn công. Các triệu chứng bệnh phổ biến gồm: hắt hơi, đau họng, chảy nước mũi trong, nghẹt mũi, khó thở, chóng mặt, đau đầu, sốt, ho,…
Thông thường thì điều trị cảm sử dụng các thuốc điều trị triệu chứng như thuốc hạ sốt và các vitamin nâng cao sức khỏe thì không ảnh hưởng tới việc cho con bú. Mẹ có thể sử dụng các loại thuốc hạ sốt, trị ho, trị đau họng dành riêng cho mẹ cho con bú. Nếu bệnh cảm được kiểm soát tốt và mẹ dùng đúng những loại thuốc cảm cho phụ nữ cho con bú, các triệu chứng ở mẹ cho con bú sẽ hết sau 7-10 ngày.
Xem thêm: sắt và canxi uống cách nhau bao lâu
Mẹo chữa cảm an toàn cho mẹ đang cho con bú
Nếu chỉ bị bệnh ở mức độ nhẹ, mẹ có thể chưa cần dùng đến các loại thuốc cảm cúm cho phụ nữ cho con bú. Thay vào đó, mẹ có thể áp dụng các biện pháp sau đây:
Nghỉ ngơi điều độ và ngủ đủ 8 -10 giờ/ngày. Không thức khuya. Ăn uống lành mạnh, đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, bổ sung nhiều trái cây và rau xanh để cơ thể có thêm năng lượng, tăng cường sức đề kháng giúp mau chóng phục hồi. Những món ăn nóng như trà gừng, cháo gà và cháo tía tô giúp giảm ho khan và cảm lạnh rất tốt cho mẹ sau sinh. Ăn những món này giúp mẹ trị bệnh cảm nhanh chóng. Đây cũng là kinh nghiệm dân gian chăm sóc bà đẻ hiệu quả mẹ không nên bỏ qua. Uống nhiều nước ấm để làm dịu các triệu chứng đau rát họng. Mẹ có thể uống thêm trà chanh mật ong để điều trị cảm cho mẹ cho con bú. Xông hơi bằng các loại dược liệu tự nhiên như: húng chanh, lá và vỏ bưởi, tía tô, sả,… đã được đun sôi để giải cảm. Giữ tâm trạng vui vẻ, thoải mái, tránh căng thẳng. Mẹ có thể nhờ chồng hoặc người thân giúp đỡ chăm con để có nhiều thời gian nghỉ ngơi. Giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ bằng cách tắm hoặc lau người bằng nước ấm 1 lần/ngày. Sau khi tắm nhanh trong phòng kín gió, mẹ cần lau khô người trước khi mặt quần áo. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn để hạn chế vi khuẩn lây lan cho bé.
Sau sinh đặc biệt là giai đoạn cho con bú, các mẹ cần bổ sung đa dạng các dưỡng chất như sắt, canxi, axit folic, vitamin B6, B12, C…đặc biệt là bổ sung sắt cho mẹ sau sinh. Đây không chỉ là vi chất cần thiết với sức khỏe của mẹ sau sinh mà còn giúp bé có nguồn sữa mẹ giàu sắt – vi chất quan trọng với sự phát triển của bé trong giai đoan sơ sinh!
Bài viết vừa rồi đã giải đáp được thắc mắc về việc cho con bú uống thuốc cảm được không. Chuẩn bị sẵn sàng cho những tình huống rủi ro là một phần không thể thiếu trong việc bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và trẻ, giúp cả hai cùng nhau phát triển một cách toàn diện.
0 notes
kamidivietnam2 · 3 months
Text
Công dụng tuyệt vời khi sử dụng máy hút mũi Kamidi Fastly cho bé yêu
Bạn đang tìm kiếm giải pháp hiệu quả để giúp bé yêu vượt qua những cơn nghẹt mũi? Máy hút mũi Kamidi Fastly là lựa chọn hoàn hảo để bảo vệ sức khỏe đường hô hấp của bé. Hãy cùng khám phá công dụng tuyệt vời của máy hút mũi này và tại sao nó lại được nhiều bậc phụ huynh tin dùng.
Tại sao nên sử dụng máy hút mũi cho bé yêu?
Tầm quan trọng của việc giữ đường hô hấp sạch sẽ Đường hô hấp của trẻ nhỏ rất nhạy cảm và dễ bị tắc nghẽn bởi dịch mũi. Nghẹt mũi không chỉ khiến bé khó chịu mà còn gây khó khăn trong việc ăn uống và ngủ nghỉ. Việc sử dụng máy hút mũi giúp làm sạch dịch mũi, giảm nghẹt mũi và cải thiện hô hấp cho bé.
Lợi ích của máy hút mũi so với phương pháp truyền thống
Trước đây, nhiều bậc phụ huynh thường sử dụng các phương pháp truyền thống như bông gòn, hay hút bằng miệng. Tuy nhiên, những phương pháp này không chỉ kém hiệu quả mà còn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng. Máy hút mũi Kamidi Fastly với thiết kế hiện đại, an toàn, giúp hút dịch mũi nhanh chóng và hiệu quả.
➡️➡️ Tham khảo ngay:
Công dụng của máy hút mũi Kamidi Fastly
Thiết kế tiện lợi và dễ sử dụng Máy hút mũi Kamidi Fastly có thiết kế nhỏ gọn, vừa tay cầm, dễ dàng mang theo và sử dụng ở bất cứ đâu. Chỉ với một vài thao tác đơn giản, bạn đã có thể làm sạch mũi cho bé một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Hiệu quả hút mũi vượt trội Với công nghệ hút mũi tiên tiến, Kamidi Fastly có khả năng hút sạch dịch mũi một cách nhẹ nhàng mà không gây đau đớn hay khó chịu cho bé. Đặc biệt, máy còn có các đầu hút silicone mềm mại, an toàn cho niêm mạc mũi nhạy cảm của trẻ.
An toàn và vệ sinh dễ dàng Máy hút mũi Kamidi Fastly được làm từ chất liệu an toàn, không chứa BPA và các chất độc hại. Sau khi sử dụng, bạn có thể dễ dàng tháo rời và vệ sinh máy, đảm bảo vệ sinh tuyệt đối cho lần sử dụng tiếp theo.
Hướng dẫn sử dụng máy hút mũi Kamidi Fastly đúng cách Chuẩn bị trước khi sử dụng Trước khi sử dụng máy hút mũi, hãy rửa tay sạch sẽ và đảm bảo máy đã được vệ sinh kỹ lưỡng. Đặt bé ở tư thế thoải mái, có thể bế bé hoặc để bé nằm ngửa.
Các bước thực hiện Lắp đầu hút phù hợp: Chọn đầu hút phù hợp với độ tuổi và tình trạng mũi của bé. Lắp đầu hút vào máy. Hút dịch mũi: Đưa đầu hút vào lỗ mũi của bé, bật máy và nhẹ nhàng di chuyển đầu hút để hút sạch dịch mũi. Vệ sinh máy: Sau khi sử dụng, tháo rời các bộ phận của máy và rửa sạch bằng nước ấm. Để máy khô hoàn toàn trước khi lắp lại.
Những lưu ý khi sử dụng máy hút mũi Kamidi Fastly Không lạm dụng máy hút mũi Mặc dù máy hút mũi Kamidi Fastly rất hiệu quả, nhưng bạn không nên lạm dụng. Chỉ nên sử dụng khi thực sự cần thiết, tránh làm tổn thương niêm mạc mũi của bé.
Kiểm tra tình trạng mũi của bé thường xuyên Hãy thường xuyên kiểm tra tình trạng mũi của bé và sử dụng máy hút mũi khi cần thiết. Nếu bé có biểu hiện viêm nhiễm hoặc tình trạng nghẹt mũi kéo dài, hãy đưa bé đến bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Đảm bảo vệ sinh máy thường xuyên Vệ sinh máy hút mũi Kamidi Fastly sau mỗi lần sử dụng để đảm bảo máy luôn sạch sẽ và an toàn cho bé. Hãy kiểm tra máy thường xuyên để phát hiện và khắc phục kịp thời những hỏng hóc nếu có.
➡️➡️ Xem thêm:
Kết luận Máy hút mũi Kamidi Fastly là giải pháp hiệu quả và an toàn giúp bé yêu của bạn dễ thở hơn, ăn uống và ngủ ngon hơn. Với thiết kế tiện lợi, hiệu quả vượt trội và dễ dàng vệ sinh, Kamidi Fastly xứng đáng là người bạn đồng hành đáng tin cậy của mỗi gia đình có trẻ nhỏ. Hãy trang bị cho bé yêu của bạn một chiếc máy hút mũi Kamidi Fastly để bảo vệ sức khỏe hô hấp cho bé mỗi ngày.
0 notes
tithomecaresausinh · 4 months
Text
Dịch vụ tắm bé tại nhà Home Care
Trải nghiệm dịch vụ tắm bé tại nhà của Home Care, bé yêu sẽ được các cô chăm sóc massage chân, ngực, bụng, tay, lưng, cổ, vai, gáy. Tắm rửa sạch toàn thân cho bé. Tắm kháng viêm, kháng khuẩn bằng các sản phẩm độc quyền của Home Care. Vệ sinh tai, mắt, mũi, miệng. Vệ sinh bộ phận sinh dục. Vệ sinh rốn, chăm sóc da. Giữ ấm cơ thể. Chi tiết tìm hiểu thêm tại website: https://spasausinh.vn/dich-vu-tam-be
Tumblr media
0 notes
Bà bầu có uống thuốc sổ mũi được không?
Trong thời gian mang thai nhiều mẹ bầu bị sổ mũi cảm thấy vô cùng lo lắng cho sức khỏe thai nhi. Vậy bà bầu bị sổ mũi có uống thuốc được không?
Xem thêm: thuốc sắt cho bà bầu loại nào tốt nhất
Nguyên nhân gây tình trạng sổ mũi khi mang thai
Có nhiều nguyên nhân gây sổ mũi khi mang thai cho bà bầu. Trong đó có 4 nguyên nhân phổ biến gồm:
Phần lớn mẹ bầu bị sổ mũi do đường hô hấp bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ở môi trường như: thời tiết, phấn hoa, bụi bẩn,…hoặc do mẹ đang mắc phải các bệnh lý như viêm mũi dị ứng, viêm xoang, cảm cúm,… Sổ mũi kèm theo hắt hơi do dị ứng sẽ hắt hơi dài từng cơn, điều này diễn ra trong nhiều giờ, nước mũi sẽ trong, nhiều kèm theo biểu hiện nghẹt mũi, ngứa ngáy, khó chịu, nhức đầu đôi khi xuất hiện thêm cảm giác căng ở vùng xoang mặt. Bên cạnh đó, tình trạng hắt hơi, sổ mũi trong thời gian mang thai còn theo chu kỳ. Hiện tượng này xuất hiện khi mẹ mới ngủ dậy, giảm đi trong ngày và sẽ xuất hiện khi gặp các luồng gió, cơ thể tiếp xúc với bụi bẩn. Thời gian đầu nước mũi trong rồi biến thành đặc mủ, nước mũi dần chảy thành từng đợt. Trong suốt thời gian mang thai, nhau thai còn sản sinh ra lượng estrogen sẽ làm tăng sản xuất chất nhầy dẫn đến hiện tượng nghẹt mũi, sổ mũi. Lượng estrogen này có thể gây ra viêm, sưng ở trong mũi đồng thời cản trở quá trình thở bình thường khiến mẹ cảm thấy khó chịu.
Xem thêm: canxi nước và canxi viên loại nào tốt hơn
Bà bầu có uống thuốc sổ mũi được không?
Mẹ trong thời gian mang thai nên hạn chế sử dụng thuốc, trường hợp mẹ bị sổ mũi nặng hoặc muốn uống thuốc cho mau khỏi cần nghe theo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.
Khi mới chớm bị hắt hơi, sổ mũi, mẹ bầu có thể sử dụng các nguyên liệu từ tự nhiên nhằm đảm bảo an toàn cho mẹ và bé. Mẹ tham khảo và áp dụng một số giải pháp dân gian chữa hắt hơi, sổ mũi cho mẹ như:
Sử dụng thảo dược: mẹ bầu có thể sử dụng các loại thảo dược an toàn như húng, gừng, chanh, tía tô, quất. Các loại nguyên liệu này chứa tinh dầu có công dụng giảm triệu chứng sổ mũi, ngứa mũi, hắt hơi, ngạt mũi một cách hiệu quả. Ngửi củ hành tây: hành tây chứa các thành phần có tác dụng tốt với các triệu chứng viêm mũi dị ứng như sổ mũi, hắt hơi, khó thở, ngạt mũi. Vệ sinh mũi bằng nước muối: nước muối có công dụng diệt khuẩn đồng thời giảm viêm nhiễm, loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh và làm sạch mũi hiệu quả. Massage và áp dụng các kỹ thuật bấm huyệt mũi: đây là giải pháp giúp đẩy các chất lỏng ra khỏi mũi, giảm tình trạng nghẹt mũi đồng thời giúp đường hô hấp thông thoáng. Một số biện pháp khác: mẹ bầu có thể đặt máy phun sương trong ngày nhằm tăng độ ẩm, sử dụng gối cao khi ngủ, tập thể dục hợp lý, duy trì thói quen uống nước, tích cực ăn thực phẩm giàu vitamin C, ăn cháo giải cảm cho bà bầu và tránh sử dụng các chất kích thích. Mẹ cần chú ý đảm bảo giữ ấm chân trong thời tiết lạnh.
Xem thêm: uống sắt và vitamin c cùng lúc được không
Những lưu ý khi chữa sổ mũi cho bà bầu
Nghẹt mũi trong giai đoạn mang thai khá phổ biến. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng nhẹ và đơn giản khi chữa trị. Việc áp dụng các giải pháp chữa nghẹt mũi phải đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé. Nếu tình trạng nghẹt mũi kéo dài nên khám bác sĩ chuyên khoa Tai - Mũi - Họng để tìm nguyên nhân gây nghẹt mũi. Ngoài ra, mẹ bầu cần lưu ý:
Mẹ khi bị sổ mũi tuyệt đối không được tự ý đi mua thuốc hay sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Mẹ bầu không nên quá lo lắng, căng thẳng, cần giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ. Khi có dự định mang thai, mẹ bầu nên đi tiêm phòng cúm, tránh tiếp xúc với người đang bị cảm cúm. Mẹ nên thường xuyên rửa tay bằng cồn, nước sát khuẩn hoặc xà phòng nhằm loại bỏ các loại vi khuẩn, virus trong không khí. Mẹ nên tắm bằng nước ấm, tránh tắm bằng nước lạnh hoặc nước quá nóng. Mẹ nên đi thăm khám sức khỏe định kỳ để theo dõi sức khỏe trong thời gian mang thai. Mẹ bầu nên tích cực ăn rau xanh, các loại trái cây tươi chứa nhiều vitamin C nhằm tăng đề kháng.
Ngoài ra, để có sức khỏe tốt trong thời gian mang thai, mẹ cũng nên xây dựng chế độ ăn khoa học, tích cực ăn thực phẩm giàu vitamin C để nâng cao sức đề kháng. Bên cạnh đó, đừng quên bổ sung đầy đủ sắt và canxi cho bà bầu – bộ đôi vi chất quan trọng với sức khỏe của mẹ và bé trong thai kỳ!
Xem thêm: bầu uống sắt và canxi đến khi nào
Trên đây là một số cách trị sổ mũi cho bà bầu tại nhà đơn giản, dễ thực hiện, trong trường hợp đã áp dụng các cách trên mà cơn sổ mũi vẫn còn thì mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và tìm ra phương pháp điều trị tốt nhất.
0 notes
Text
Các nguyên nhân gây ra sổ mũi cho bà bầu
Sổ mũi là tình trạng bình thường nhưng khi mang thai, bà bầu bị nghẹt mũi hắt hơi sẽ rất ngại việc uống thuốc bởi lo lắng sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Tìm hiểu nguyên nhân mẹ bầu bị sổ mũi để sớm có giải pháp khắc phục.
Xem thêm: uống sắt có bị nóng không
Các nguyên nhân gây ra sổ mũi cho bà bầu
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra sổ mũi cho bà bầu, trong đó cần chú ý đến các nguyên nhân chủ yếu sau:
Hệ miễn dịch của mẹ suy giảm: nhất là ở 3 tháng đầu, hệ miễn dịch của mẹ bị suy giảm tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn dễ xâm nhập vào cơ thể khiến mẹ bị bệnh, phổ biến là các bệnh liên quan đến đường hô hấp với biểu hiện là sổ mũi. Nội tiết tố thay đổi: nội tiết tố của mẹ thay đổi thất thường khiến nồng độ hormone estrogen tăng lên làm cho màng mũi của mẹ bị sưng và đóng dịch nhầy. Đây cũng là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị nghẹt mũi, sổ mũi hay chảy nước mũi. Dị ứng: mẹ bị dị ứng cũng dẫn đến tình trạng hắt hơi, sổ mũi. Triệu chứng rõ nhất báo hiệu mẹ bị sổ mũi là mẹ bị hắt hơi kéo dài từng cơn, chảy nước mũi trong suốt kèm theo đau nhức đầu, khoang mũi cảm thấy không thoải mái. Mắc một số bệnh: mẹ trong thời gian mang thai dễ mắc các bệnh điển hình như cảm cúm, cảm lạnh, hen suyễn, mẹ bị polyp mũi,…
Xem thêm: canxi nào không gây táo bón
Mẹ bầu bị sổ mũi có sao không?
Như đã biết, mẹ bị sổ mũi có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trường hợp mẹ bầu bị sổ mũi do cảm lạnh, viêm xoang, viêm mũi dị ứng, polyp mũi thì không gây nguy hiểm cho em bé trong bụng. Tuy nhiên, đối với mẹ bị sổ mũi do cảm cúm hoặc hen suyễn sẽ gây nguy hiểm cho thai nhi, cụ thể:
Đối với mẹ: mẹ bầu bị hắt hơi sổ mũi liên tục kéo dài dễ khiến cơ thể mẹ bị chán ăn, mệt mỏi, mất ngủ,… Lâu ngày mẹ bầu sẽ bị stress, xanh xao, cơ thể suy nhược, sụt cân nhanh,… Đối với thai nhi: nếu mẹ bị hắt hơi sổ mũi do hen suyễn sẽ tác động không tốt tới quá trình hình thành và phát triển của em bé trong bụng, đặc biệt là sự phát triển não bộ của bé. Trường hợp nặng hơn thì em bé có thể bị dị tật bẩm sinh, sứt môi, dị dạng phần đầu hoặc tim bẩm sinh,… Ngoài ra, nếu mẹ bầu bị hắt hơi, sổ mũi kèm theo sốt cao sẽ khiến tử cung bị kích thích tạo ra các cơn co bóp dẫn đến tình trạng thai nhi bị sinh non, thậm chí là thai chết lưu.
Xem thêm: uống sắt và vitamin e cùng lúc được không
Cách chữa sổ mũi vô cùng đơn giản cho bà bầu
Nếu đang phải đối mặt với tình trạng sổ mũi khi mang thai vô cùng khó chịu. Mẹ bầu có thể áp dụng những biện pháp dưới đây, vừa đơn giản, dễ làm mà lại đem đến hiệu quả cao.
Xông mũi: đây là giải pháp vừa giúp mẹ thông mũi vừa nhanh chóng, an toàn. Mẹ chỉ cần chuẩn bị nguyên liệu bao gồm nước cốt gừng tươi, sả và nước nóng. Mẹ chú ý khi xông để cách mũi tầm 50cm, chỉ xông mũi chứ không được xông toàn tháng hơn. Ăn cháo giải cảm: một số loại cháo giải cảm cúm cho bà bầu nên ăn là cháo tía tô, cháo hành và tiêu sẽ giúp làm cơ thể mẹ ấm lên, tiết ra mồ hôi, từân. Rửa mũi bằng nước muối sinh lý: mỗi sáng mẹ nên rửa mũi bằng nước muối sinh lý sẽ giúp các chất nhầy trong mũi được loại bỏ, mũi thông tho đó cải thiện tình trạng hắt hơi, sổ mũi. Giải pháp ăn cháo này vừa giúp mẹ bổ sung chất dinh dưỡng vừa giảm các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi an toàn. Trường hợp mẹ bầu có cơ địa nhạy cảm hoặc đang bị dọa sảy thai, động thai thì nên cân nhắc khi ăn các loại cháo này.
Ngoài ra, để có sức khỏe tốt trong thời gian mang thai, mẹ cũng nên xây dựng chế độ ăn khoa học, tích cực ăn thực phẩm giàu vitamin C để nâng cao sức đề kháng. Bên cạnh đó, đừng quên bổ sung đầy đủ thuốc sắt và canxi cho bà bầu – bộ đôi vi chất quan trọng với sức khỏe của mẹ và bé trong thai kỳ!
Hy vọng qua bài viết này các bà bầu có thể nắm rõ những nguyên nhân gây ra chứng hắt hơi sổ mũi, qua đó có những biện pháp điều trị phù hợp với từng nguyên nhân bệnh gây ra để mẹ và bé đều được khỏe mạnh và đặc biệt giúp bé phát triển tốt trong suốt quá trình mang thai.
0 notes
ovixbaby-blog · 4 months
Text
Ovix cứu cánh cho bé viêm tai giữa
Tumblr media
Bộ sản phẩm cứu cánh cho bé em viêm tai giữa. Đau ví một chút nhưng đổi lại là việc con không tái đi tái lại viêm tai giữa và mũi họng nặng nữa. Cũng một đợt viêm amidan có ổ mủ đi khám phải dùng kháng sinh, mà nhờ xịt mũi họng ovix mà bé Xoài không phải sử dụng đến 1 chút kháng sinh nào. Tất nhiên nhiều người nói mình lãng phí, mình khùng điên, nhưng có đi khám cho trẻ mới thấy việc lạm dụng kháng sinh hại con trẻ như thế nào. Được tư vấn và hỗ trợ mẹ cháu cũng như các mẹ khác nhiệt tình và tận tâm.
Tumblr media
Đổi lại con không kháng sinh nên mẹ cháu sẵn sàng suốt ngày trái gió trở trời con lại mũi, tai giữa đi khám các bác kê kháng sinh ít ngày khỏi nhưng lại tái đi tái lại, có duyên gặp Ovix tư vấn, chia sẽ cách chăm sóc con khi mũi nhiều, phải rửa mũi làm sạch mũi trước khi xịt ovix mũi họng, rồi uống tăng đề kháng tối và sáng.khi ra khỏi giường lại bôi sáp ấm vào chân hầu họng con thế là con tự ổn, không cần đến 1v kháng sinh mà cả 2 bạn trộm vía cứ mỗi lần con sốt khi bị virut mẹ hoảng cuống ôm con đi bs lại kê cả đống thuốc, nhưng bây giờ theo dõi hạ sốt, bù nước kèm thuốc sẵn bác nên ít ngày trộm vía bé lại khoẻ mà không cần dùng đến kháng sinh cảm ơn bác rất nhiều ạ
Tumblr media
thuốc mẹ cháu chụp không hết nhưng lúc nào sẵn trong nhà lúc con khoẻ rồi cứ sáng tối xịt phòng mũi họng ngày lần đúng bài con khoẻ mẹ nhàn tênh
Tumblr media
0 notes
ganolamum · 4 months
Text
Các lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh tại nhà
Tumblr media
Chăm sóc trẻ sơ sinh là một việc làm cần thiết và quan trọng trong giai đoạn đầu của cuộc sống. Để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển tốt đẹp cho bé, các bậc cha mẹ cần phải có kiến thức và kỹ năng chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách. Bài viết này Ganola Mum sẽ cung cấp cho bạn các lưu ý cần thiết khi chăm sóc trẻ sơ sinh tại nhà từ 0-6 tháng tuổi.
Đảm bảo vệ sinh cho trẻ sơ sinh
Điều quan trọng nhất khi chăm sóc trẻ sơ sinh chính là vệ sinh. Đây là cách để bảo vệ bé khỏi vi khuẩn và bệnh tật. Dưới đây là những lưu ý cần thiết để đảm bảo vệ sinh cho trẻ sơ sinh:
Rửa tay thường xuyên
Trước khi tiếp xúc với bé, bạn cần rửa tay thật sạch bằng xà phòng và nước. Đây là cách đơn giản nhất để ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn. Nếu không có điều kiện rửa tay bằng xà phòng và nước, bạn có thể sử dụng nước rửa tay khô hoặc dung dịch sát khuẩn để làm sạch tay trước khi tiếp xúc với bé.
Vệ sinh mũi và miệng cho bé
Việc vệ sinh mũi và miệng cho bé cũng rất quan trọng. Bạn có thể dùng bông gòn ẩm lau nhẹ nhàng quanh mũi và miệng của bé sau khi bé ăn hoặc khi bé bị nghẹt mũi. Bông gòn cần được thay mới sau mỗi lần sử dụng để đảm bảo vệ sinh.
Cắt móng tay và móng chân cho bé
Móng tay và móng chân của bé cần được cắt thường xuyên để tránh bé tự cào hay tự đạp vào mặt hay cơ thể. Bạn có thể dùng kéo chuyên dụng để cắt móng cho bé, nhưng cần phải cẩn thận và chắc chắn để tránh làm đau bé.
Vệ sinh vùng bỉu
Vùng bỉu là nơi tiềm ẩn vi khuẩn và dễ gây ra các bệnh ngoài da cho bé. Do đó, bạn cần vệ sinh vùng bỉu cho bé sau mỗi lần đi vệ sinh. Sử dụng nước ấm và bông gòn lau nhẹ nhàng là cách đơn giản và hiệu quả.
Thay tã thường xuyên
Trẻ sơ sinh cần được thay tã thường xuyên, ít nhất 6-8 lần trong ngày. Tã bẩn và ẩm ướt có thể gây ra kích ứng da cho bé và để lại mùi khó chịu. Hơn nữa, việc thay tã thường xuyên cũng giúp tránh tình trạng hăm da cho bé.
Chăm sóc da cho trẻ sơ sinh
Da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm và dễ bị kích ứng. Do đó, bạn cần lựa chọn các sản phẩm và cách chăm sóc phù hợp để bảo vệ làn da mỏng manh của bé.
Sử dụng sản phẩm dịu nhẹ
Khi chọn sản phẩm dành riêng cho trẻ sơ sinh, bạn nên chọn những sản phẩm có thành phần dịu nhẹ và không gây kích ứng da. Nên tránh các loại sản phẩm có mùi thơm hoặc chứa hóa chất độc hại. Nếu có dấu hiệu kích ứng da, bạn nên ngừng sử dụng sản phẩm đó và thay thế bằng sản phẩm khác.
Massage cho bé
Massage là một hoạt động rất tốt để giúp bé thư giãn và kích thích sự phát triển của cơ thể. Bạn có thể sử dụng dầu thực phẩm như dầu oliu, dầu hướng dương hoặc dầu massage chuyên dụng để massage cho bé. Nhớ làm ấm dầu trước khi sử dụng và áp dụng các động tác nhẹ nhàng để không làm tổn thương da của bé.
Chọn quần áo phù hợp
Quần áo cũng rất quan trọng trong việc chăm sóc da cho bé. Bạn nên chọn quần áo có chất liệu mềm mại và thoáng khí để tránh làm kích ứng da cho bé. Bạn nên giặt quần áo của bé bằng xà phòng dịu nhẹ và không sử dụng chất tẩy rửa có mùi thơm.
Thực hiện việc cho con bú đúng cách
Cho con bú đúng cách là điều quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của bé. Dưới đây là những lưu ý cần thiết khi cho con bú:
Chọn tư thế thoải mái cho cả bạn và bé
Việc chọn tư thế cho con bú là rất quan trọng để đảm bảo sự thoải mái cho cả bạn và bé. Bạn có thể chọn tư thế nằm ngang hoặc ngồi reclin để cho bé bú. Hãy nhớ luôn giữ cho cơ thể của bé ngay sau mỗi bữa ăn, không để bé ngủ với tư thế uống sữa.
Kiểm tra vú và miệng bé trước khi cho bé bú
Trước khi cho bé bú, bạn cần kiểm tra vú và miệng bé xem có dấu hiệu bất thường gì hay không. Nếu thấy gì đó không bình thường, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức.
Thanh lọc và bảo quản sữa mẹ đúng cách
Nếu bạn cho con bú bằng sữa mẹ, bạn cần nhớ thanh lọc và bảo quản sữa mẹ đúng cách. Các bước cơ bản bao gồm: rửa sạch tay, rửa sạch dụng cụ và bình sữa, đun sôi bình sữa trong nước khoảng 5 phút, và bảo quản sữa trong tủ lạnh hoặc tủ đông (nếu cần).
Tạo môi trường an toàn cho trẻ sơ sinh
Một trong những việc quan trọng nhất của cha mẹ là tạo ra một môi trường an toàn và thoải mái cho bé. Dưới đây là những điều cần lưu ý để tạo một môi trường an toàn cho bé:
Điều chỉnh nhiệt độ phòng
Nhiệt độ phòng cần được điều chỉnh khoảng 24-26 độ C để đảm bảo bé không bị quá nóng hoặc quá lạnh. Bạn có thể sử dụng máy điều hòa hoặc quạt để điều chỉnh nhiệt độ phòng.
Hỗ trợ bé khi ngủ
Trẻ sơ sinh cần được hỗ trợ khi ngủ để tránh ngã lộn và nguy cơ hít nước. Để bé nằm ngửa một cách an toàn, bạn có thể dùng gối đầu để nâng đầu bé lên. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng giường cũi có chân chống để tránh nguy cơ bé té ra khỏi giường.
Lưu ý khác
Ngoài các lưu ý trên, còn có một số điều khác cần lưu ý trong việc tạo một môi trường an toàn cho bé:
Tắm cho bé đúng cách: Bạn nên tắm bé bằng nước ấm và sử dụng sản phẩm để tắm dành riêng cho trẻ sơ sinh. Hãy nhớ làm ấm phòng trước khi tắm để bé không bị cảm lạnh.
Đổi tã thường xuyên: Như đã đề cập ở trên, việc đổi tã thường xuyên giúp tránh hăm da và tăng cường vệ sinh cho bé.
Chọn đồ chơi an toàn: Nếu bạn muốn cho bé chơi đồ chơi, hãy chọn những đồ chơi được làm từ chất liệu an toàn và không gây nguy hiểm cho bé.
Điều chỉnh ánh sáng trong phòng: Ánh sáng quá mạnh có thể làm bé khó ngủ hoặc gây kích ứng cho bé. Vì vậy, bạn nên điều chỉnh ánh sáng trong phòng cho phù hợp với bé.
Kiểm tra sức khỏe của bé định kỳ: Điều quan trọng nhất là bạn cần kiểm tra sức khỏe và tình trạng phát triển của bé thường xuyên để bắt kịp các vấn đề sức khỏe và sự phát triển của bé.
Các lưu ý khác khi chăm sóc trẻ sơ sinh
Ngoài các lưu ý cần thiết trong việc vệ sinh, chăm sóc da, cho con bú và tạo môi trường an toàn cho bé, còn có một số lưu ý khác sau đây cũng rất quan trọng:
Lựa chọn quần áo phù hợp cho trẻ sơ sinh
Quần áo là một yếu tố không thể thiếu trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh. Bạn nên lựa chọn những chiếc quần áo có kích cỡ phù hợp, không quá chật hoặc quá rộng cho bé. Ngoài ra, bạn cũng nên chọn quần áo có chất liệu mềm mại và thoáng khí để giúp bé thoải mái và tránh kích ứng da.
Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
Trẻ sơsinh cần được chăm sóc dinh dưỡng đúng cách để phát triển toàn diện. Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, chế độ ăn chính là sữa mẹ hoặc sữa công thức theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bạn cần đảm bảo rằng bé được ăn đủ lượng và đúng cách theo từng độ tuổi.
Chăm sóc răng miệng cho trẻ sơ sinh
Ngay từ khi mới sinh, việc chăm sóc răng miệng cho trẻ sơ sinh cũng rất quan trọng. Bạn có thể sử dụng bông tã, khăn ướt hoặc bàn chải răng cho trẻ sơ sinh để làm sạch nhẹ nhàng sau mỗi bữa ăn. Điều này giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn và bảo vệ răng của bé.
Tập thể dục cho trẻ sơ sinh
Dù là trẻ sơ sinh nhưng việc tập thể dục nhẹ nhàng cũng có ích cho sự phát triển cơ thể của bé. Bạn có thể thực hiện các động tác massage nhẹ nhàng, uốn éo hay xoay mình cho bé để giữ cho cơ bắp linh hoạt và kích thích sự phát triển motor skill cho bé.
Câu hỏi thường gặp
Làm sao để biết bé đang đói?
Các dấu hiệu cho thấy bé đang đói bao gồm: chu môi, vỗ tay hoặc mút tay, quấy khóc, hoặc quay đầu tìm vú. Nếu bé thường xuyên cho dấu hiệu cần được bú, hãy cho bé bú thường xuyên và theo yêu cầu.
Bao lâu nên cho con bú một lần?
Trẻ sơ sinh cần được cho bú khoảng 8-12 lần mỗi ngày trong khoảng thời gian ngắn (mỗi 2-3 giờ/lần). Mặc dù thời gian bú mỗi lần có thể thay đổi tuỳ theo nhu cầu của bé, nhưng bạn cần đảm bảo bé được bú đều đặn để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng.
Khi nào nên bắt đầu cho bé tắm?
Bạn có thể bắt đầu tắm cho bé khi rốn của bé đã lành hoặc theo khuyến nghị của bác sĩ. Thông thường, việc tắm cho bé nên bắt đầu từ 1-2 lần mỗi tuần và tăng dần lên tùy vào nhu cầu vệ sinh và thoải mái của bé.
Làm thế nào để biết bé đang cảm lạnh?
Dấu hiệu cho thấy bé đang cảm lạnh bao gồm: da lạnh, ngón tay và ngón chân lạnh, bé gầy nhẹ, hoặc bé không muốn ăn hoặc ngủ. Nếu bạn nghi ngờ bé bị cảm lạnh, hãy kiểm tra nhiệt độ cơ thể của bé và liên hệ với bác sĩ nếu cần.
Bé nên ngủ nhiều giờ mỗi ngày?
Mỗi trẻ sơ sinh có nhu cầu ngủ khác nhau tuy theo độ tuổi và tình trạng sức khỏe. Tuy nhiên, một số hướng dẫn tổng quát là: trẻ sơ sinh 0-1 tháng tuổi nên ngủ khoảng 16-18 giờ mỗi ngày, trẻ 1-3 tháng tuổi nên ngủ 14-17 giờ mỗi ngày, và trẻ 4-6 tháng tuổi nên ngủ 12-16 giờ mỗi ngày.
>>>Xem thêm:
Mẹ bầu uống Sting được không? Ảnh hưởng thế nào đến thai nhi
Chàm da trẻ sơ sinh là gì? Nguyên nhân, triệu chứng
Kết luận
Trên đây là những lưu ý quan trọng cần được áp dụng khi chăm sóc trẻ sơ sinh. Việc chăm sóc đúng cách không chỉ giúp bé phát triển toàn diện mà còn tạo ra môi trường an toàn và thoải mái cho bé. Đặc biệt, việc tạo thói quen vệ sinh và dinh dưỡng lành mạnh từ khi còn nhỏ sẽ ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe và tương lai của bé. Hy vọng rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách chăm sóc trẻ sơ sinh và áp dụng chúng vào cuộc sống hàng ngày. Chúc các bậc phụ huynh thành công trong việc chăm sóc và nuôi dạy con cái!
Nguồn bài viết: Các lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng
0 notes